Thơ Tình

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by buikiem »

Image

Lời đá cuội

Lòng đá cuội cũng mềm như nước mắt
xếp trong veo như những tiếng thầm thì
Nằm im vắng bên bờ suối cạn
đợi trượt dài theo mỗi bước chân đi

em không biết
thật mà
em không biết
đã yêu anh tự buổi mai nào
chỉ thấy gió cồn cào mải miết
những lá vàng xô dòng chảy xôn xao

Mà anh cũng hững hờ vô tình lắm
Vội yêu em rồi lại vội vàng xa
Mưa tháng Giêng còn chưa kịp ấm
Đã đầy trời gió lạnh tháng Ba

Đã hẹn nhau đi đầu non cuối bể
Lại lạc nhau giữa ngã ba đường

Sông quá rộng mà sao lòng quá hẹp
Trời bao la mà gió chật khu vườn…

Lời đá cuội rơi trong lòng suối cạn
Vang lên trong vòm lá một thanh âm
Tiếng đá vỡ
Trong veo
Đau đớn Lời yêu chỉ nói một lần…


Đào Phong Lan
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by phaodai »


Image

Màu Áo Màu Mây
tặng Lộc em

có lẽ còn thương thời đi học
nên em thường mặc áo trắng dài?
áo ngày xưa bây giờ sờn rách
mà màu trắng ấy chẳng chi phai!

có lẽ còn thương thời lang bạt
mà ta thường ngó mây trôi đi
thà như mây một đời xuôi ngược
để cứ hoài mơ một buổi về ...

áo trắng em qua trời phố nhỏ
khi lòng ta còn muốn làm mây
dẫu nhiều năm cùn mòn vó ngựa
vẫn hí tương tư những tiếng đầy

màu áo màu mây xưa chẳng khác
đơn sơ như chút mộng ban đầu
vậy mà khó thể trong muôn một
em chẳng và ta chẳng có đâu!

áo em trắng gởi ngày mây nổi
bờ sông buổi sớm khói chìm sương
là khi ta thoáng nghe lời gọi
lòng hoá thành mây bay tha phương....


Hoàng Lộc
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image

Ai chờ ai mùa thu

Nắng ngã vàng mong nhớ
Ai chờ ai mùa thu
Bên thềm hoa nở biếc
Áo chiều xa sương mù

Một lời sao chẳng ngỏ
Ngày muộn rồi qua mau
Mưa giăng mờ dốc phố
Trên môi ai giọt sầu

Khúc quanh nào khuất nẻo
Sông nước trôi niềm đau
Nhịp cầu suông bến vắng
Ðêm lạnh gió ngang đầu

Ðã bao mùa lá rụng
Trong tim người lãng du
Sao mùa xuân đến chậm
Cho buồn rừng lá thu.


Cao Quảng Văn
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image

Hẹn Hò Tháng Chín

Tháng chín rồi anh nhớ lời hẹn không
Anh trở về với hương nồng hoa sữa
Khung trời hẹn hò hôm nay ngỏ cửa
Mặt hồ thu xanh ngắt sóng lăn tăn

Anh hãy về để quên hết nhọc nhằn
Xa xôi quá thời gian dần nhích lại
Đã lâu rồi cứ quen yêu xa mãi
Lần này nhé anh không được hẹn sai

Ta cùng nhau phiêu lãng tận chân mây
Để lấp lại những ngày dài xa cách
Đừng để em cứ giận hờn oán trách
Em khóc dòng để nghiêng cả hoàng hôn

Đừng lỡ hẹn thu của em tháng chín
Gió về rồi nắng hè còn bịn rịn
Trải yêu thương lên nhịp gõ thời gian
Em yêu anh trái tim vẫn nồng nàn

Tiếng dương cầm thoảng đưa sao da diết
Nắng thu vàng vẫn mải miết nhuộm cây
Nhớ thương ơi em mong anh về đây
Yêu đong đầy trong mắt thu tháng chín.


Vũ Dung
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by khieulong »



Rhythm of the Rain
The Cascades


Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again
The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know that when she left that day
Along with her she took my heart
Rain please tell me now does that seem fair
For her to steal my heart away when she don't care?
I can't love another when my hearts somewhere far away
The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know that when she left that day
Along with her she took my heart
Rain won't you tell her that I love her so
Please ask the sun to set her heart aglow
Rain in…
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by hoanghoa »

Image

Người em sầu mộng
Thơ : Lưu Trọng Lư
Nhạc : Y Vân
Tiếng hát : Vũ Khanh



Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa

Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời

Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau buồn
Ai bảo em ngồi bên song
Cho vướng nợ thi nhân

Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ đêm Xuân tràn
Cho tình dâng đầy trước ngõ
Cho mộng tràn gối chăn

Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by tiendung »

Image

Còn Yêu Em Mãi

Nhạc & Lời : Nguyễn Trung Cang
Tiếng hát : Vũ Khanh


Yêu em như thuở nào
Tình yêu còn biên đầy trang giấy
Yêu em như thuở nào
Tình yêu còn đong đầy trang sách

Dù biết trái tim đã già
Mà những thiết tha trắng nhòa
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng
Gọi tên nhau lúc cô đơn
để nghe sưởi ấm tâm hồn

Em ơi đây tiếng đàn
lời ca dệt ân tình năm tháng
Câu ca hay khúc nhạc
Tình yêu còn đong đầy khao khát

Dù có cách xa mỏi mòn
mà những dấu yêu mãi còn
Sưởi ấm xác thân héo gần
Tình yêu như gió đêm mây
Gọi mưa giăng kín khung trời

DK
Này em hỡi ta mơ ngày sẽ tới
Khi tương phùng em khóc
cho niềm vui vì hạnh phúc
Ngọt hay đắng trong cuộc đời mưa nắng
Ta luôn cười trong giấc mơ
hạnh phúc xưa tuyệt vời

Riêng ta nơi núi rừng
Về đêm càng nghe hồn băng giá
Câu ca hay khúc nhạc
Càng thêm sầu cho tình tan nát
Dù biết cách xa với đời
Dù biết…....
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image

Tàn thu

Ôi những hàng cây nhung nhớ nhung
Có như ta đứng lạnh vô cùng
Có nghe sương tuyết làm hon héo
Chút gì màng muộn thuở thanh xuân

Ôi những hàng cây ngơ ngẩn ngơ
Có khổ đau nghe lá hững hờ
Có như ta nửa đời hiu hắt
Muốn chết, sau đôi bận giã từ?

Ôi những hàng cây im đứng im
Ngùi tưởng bao nhiêu lá phụ tình
Có như ta đứng – tàn mơ mộng
Máu vẫn loang từ vết nhân duyên?

Này những hàng cây đứng trơ xương
Có đứng như ta đứng nát lòng
Có như ta đứng chờ không hẹn
Một người… không biết nhớ ta không?


Sarcelles, 25/11/79
Nguyễn Tất Nhiên
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image

Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du’, qua đời ở tuổi 77:
https://www.voatiengviet.com/a/du-tu-le ... 16522.html
------------------------------------------------------------------------------------------
Khúc Thụy Du [Anh Bằng & Du Tử Lê] Hồ Hoàng Yến hát :


Tạ ơn em -Thơ Du Tử Lê -Từ Công Phụng -Vũ Khanh:

--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu sử Du Tử Lê, cập nhật (Aug. 06-2018)

Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam. Năm 1954, theo gia đình di cư vào miền Nam. Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục rồi đại học Văn Khoa Saigon, nguyên sĩ quan QL/VNCH. Ông làm việc tại cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm Thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972”

Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 tháng 4-1975. Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

- Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994.

- Năm 1993, G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn “Understanding Vietnam,” xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu. Vẫn theo tác giả này thì cùng với Nguyên Sa, sự đóng góp trí tuệ của Du Tử Lê cũng như LM Thanh Lãng và Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam là điều không cần phải hỏi lại (Understanding Vietnam trang 344).

- Du Tử Lê là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ tới hôm nay / World Poetry - An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time” do nhà W.W. Norton New York, New York ấn hành năm 1998.

- Thơ của ông cũng được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ năm 1990. Ký giả Jean Claude Pomonti, một nhà báo hàng đầu của tạp chí Le Monde đã chọn một bài thơ của Du Tử Lê để dịch sang Pháp ngữ và phê bình trong tác phẩm “La Rage D’Être Vietnamien” do nhà Seuil de Paris, xuất bản năm 1975.

- Ông là một trong 7 nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là "7 Vì sao Bắc đẩu" của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên.

- Du Tử Lê là tác giả của trên 70 tác phẩm đã xuất bản. Thi phẩm đầu tiên xuất bản năm 1964. Sau tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời”, do công ty Văn hóa Cổ phần Phương Nam, Saigon, ấn hành tháng 4 năm 2017. “Mẹ về biển đông” do Hội Nhà Văn VN, Hà Nội, XB tháng 6 năm 2017. Và năm 2018, là tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du”, do nhà Phanbook, XB, Saigon, tháng 6- 2018; Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” và, truyện dài “Với nhau, một ngày nào (in lần thứ ba), do nhà Saigon Books XB, Saigòn tháng 7 năm 2018. Nếu Không kể những tác phẩm được tái bản thì tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” là tác phẩm thứ 73 của họ Lê, tính đến tháng 7-2018.

- Từ năm 1981 tới nay, Du Tử Lê đã có nhiều buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc Châu. Riêng với đại học Harvard (Boston, Mass.), hai lần ông được mời nói chuyện về thơ của mình.

- Từ năm 2009 tới 2012 mỗi năm Du Tử Lê đều có ít nhất một lần thuyết trình về thơ tại đại học Berkeley và Cal State Fullerton.

- Kể từ tháng 7 năm 2011, nhiều tranh của Du Tử Lê đã được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí XB tại Hoa Kỳ.

- Năm 2012, ông đã có 2 cuộc triển lãm cá nhân, một tại Houston, Texas và, một tại Seattle, Washington State.

- Cuộc triển lãm cá nhân lần thứ 3 của Du Tử Lê, vào Thứ Bảy, ngày 30 tháng 3-2013 tại Virginia, là triển lãm mở đầu cho năm 2013. Và năm 2014 được dánh dấu bằng cuộc triển lãm bỏ túi, với 7 tác phẩm hội họa của họ Lê đã được bán hết trong vòng 45 phút tại Coffee Lover, San Jose.

- Cuối năm 2012, với sự hướng dẫn của Giáo sư, TS Diêu Thị Lan Hương, Cô Trần Thị Như Ngọc, Hà Nội, đã chọn thơ Du Tử Lê cho luận văn Tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận Văn học của cô, tựa đề "Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật" đã được Hội đồng Giám khảo chấm đậu và được phép dùng để giảng dạy. Luận văn này hiện được lưu trữ tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội / Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Mã số: 60 22 01 20.

- Bước vào năm 2015, truyện dài "Với nhau, một ngày nào" (tái bản lần thứ nhất), và bộ sách dầy 700 trang, tựa đề "Sơ lược 40 năm Văn học Nghệ Thuật Việt 1975-2015" - tập 1, do cơ sở H.T. Productions xuất bản, công ty Amazon in và phát hành. Bộ sách "Sơ lược 40 năm Văn học Nghệ Thuật Việt 1975-2015" - tập 2 là đầu sách thứ 67, của nhà thơ Du Tử Lê cũng do công ty Amazon in và phát hành giữa tháng 9-2015.

Riêng năm 20018, tại Saigon, đã có 4 đầu sách của Du Tử Lê được xuất bản cũng như tái bản. Trong số đó, có các tuyển tập như:

- Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du” là tác phẩm thứ 72, do PhanBooks, XB, Saigon, tháng 6-2018.

-Tuyển tập thơ "Trên Ngọn Tình Sầu” là tác phẩm thứ 73, do Saigon Books ở Saigon, XB, Saigon, tháng 7 năm 2018.

-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, do PhanBooks, XB, Saigon, tháng 6-2018.

Cũng như một số tác phẩm trước đó, quý bạn đọc có thể đặt mua trực tiếp từ công ty Amazon hoặc qua Người Việt Books hay, nhà sách Tự Lực, Hoa Kỳ.

Muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, địa chỉ phanhanhtuyen@gmail.com, hoặc 9431 Catherine Ave. Garden Grove, CA 92841 USA

- Ở VN, xin vui lòng liên lạc với cô Sóc, Tel.: 090-360-4722.

Cùng gia đình, Du Tử Lê hiện cư ngụ tại thành phố Garden Grove, miền nam California.

(Lược dịch và cập nhật theo bản Anh ngữ của tạp chí The Writers Post, volume 12, số 2, tháng 7 năm 2010.).
-------------------------------------------------------------------------------------

Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Du Tử Lê - Thica.net:
https://www.thivien.net/Du-T%…/author-5 ... QXLFLKHe2Q

https://www.thica.net/tac-gia/du-tu-le/

Du Tử Lê: Những tâm tình sâu kín nhất!:

-------------------------------------------------------------------------------------------

Thi sĩ Du Tử Lê, tác giả của ‘Khúc Thụy Du,’ qua đời, hưởng thọ 77 tuổi
Đỗ Dzũng/Người Việt...

GARDEN GROVE, California (NV) – Thi sĩ Du Tử Lê vừa qua đời lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai, 7 Tháng Mười, tại tư gia ở Garden Grove, hưởng thọ 77 tuổi.

Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ của ông, cho nhật báo Người Việt biết lúc 11 giờ tối Thứ Ba.

Cô kể: “Em báo tin này hơi trễ vì bây giờ mọi việc mới xong. Thực ra, tim bố ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối Thứ Hai. Lúc đó, em vẫn gọi 911 và đưa bố vào bệnh viện. Bây giờ thì bố đã thật sự vĩnh viễn ra đi.”

Theo trang nhà dutule.com, nhà thơ Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam.

Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam.

Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục, rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan QLVNCH.

Ông làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong.

Năm 1969, ông theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana.

Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972.”

Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.

Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được ông dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983, và New York Times, 1994.

Năm 1993, Giáo Sư Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn “Understanding Vietnam,” do hai đại học UC Berkeley và UCLA và nhà xuất bản London ấn hành, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và Âu Châu.

Vẫn theo tác giả này, cùng với Nguyên Sa, sự đóng góp trí tuệ của Du Tử Lê cũng như Linh Mục Thanh Lãng và Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam là điều không cần phải hỏi lại (Understanding Vietnam, trang 344).

Du Tử Lê là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ 20, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ Tới Ngày Nay” (World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time) do nhà xuất bản W.W. Norton New York, New York, ấn hành năm 1998.

Thơ của ông cũng được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ năm 1990.

Ký giả Jean Claude Pomonti, một nhà báo hàng đầu của tạp chí Le Monde của Pháp, đã chọn một bài thơ của Du Tử Lê để dịch sang Pháp ngữ và phê bình trong tác phẩm “La Rage D’Être Vietnamien” do Seuil de Paris xuất bản năm 1975.

Du Tử Lê là một trong bảy nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “Bảy Vì Sao Bắc Đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, và Tô Thùy Yên.

Du Tử Lê là tác giả của trên 70 tác phẩm đã xuất bản.

Thi phẩm đầu tiên của ông xuất bản năm 1964.

Tùy bút của ông bao gồm “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời,” do công ty Văn Hóa Cổ Phần Phương Nam, Sài Gòn, ấn hành Tháng Tư, 2017; “Mẹ về Biển Đông,” do Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội, xuất bản Tháng Sáu, 2017; Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” do Phanbook, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018; Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” và truyện dài “Với nhau, một ngày nào” (in lần thứ ba), do Saigon Books xuất bản Tháng Bảy, 2018.

Nếu không kể những tác phẩm được tái bản thì tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” là tác phẩm thứ 73 của họ Lê, tính đến Tháng Bảy, 2018.

Là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, thơ của ông cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và trở thành những bài nhạc nổi tiếng như “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn,” “Hạnh Phúc Buồn (Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi),” “Giữ Đời Cho Nhau (Ơn Em),” “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển,” “Khúc Thụy Du,” “K Khúc Của Lê,” “Khi Cuộc Tình Đã Chết,”….

Từ năm 1981 tới nay, nhà thơ Du Tử Lê có nhiều buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức, và Úc. Ông từng hai lần được mời đến Harvard University để nói chuyện về thơ của mình.

Từ năm 2009 tới 2012, mỗi năm Du Tử Lê đều có ít nhất một lần thuyết trình về thơ tại đại học UC Berkeley và đại học Cal State Fullerton.

Ngoài thi ca, Du Tử Lê còn là một họa sĩ.

Kể từ Tháng Bảy, 2011, nhiều tranh của ông được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí xuất bản tại Hoa Kỳ.

Tính tới 2012, ông đã có hai cuộc triển lãm cá nhân, một tại Houston, Texas, và một tại Seattle, Washington.

Cuộc triển lãm cá nhân lần thứ ba của Du Tử Lê, vào Thứ Bảy, 30 Tháng Ba, 2013, tại Virginia, là triển lãm mở đầu cho năm.

Và năm 2014 của họ Lê được đánh dấu bằng cuộc triển lãm bỏ túi ở Coffee Lover, San Jose, California, với bảy tác phẩm hội họa, được bán hết trong vòng 45 phút.

Cuối năm 2012, với sự hướng dẫn của Giáo Sư Diêu Thị Lan Hương, cô Trần Thị Như Ngọc, cư dân Hà Nội, đã chọn thơ Du Tử Lê cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Lý Luận Văn Học, với tựa đề “Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật,” được hội đồng giám khảo chấm đậu và được phép dùng để giảng dạy. Luận văn này hiện được lưu trữ tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, mã số: 60 22 01 20.

Chưa hết, thi sĩ Du Tử Lê còn viết văn và biên khảo văn học.

Bước vào năm 2015, tác phẩm truyện dài “Với nhau, một ngày nào” (tái bản lần thứ nhất) của nhà thơ, và bộ sách dầy 700 trang, tựa đề “Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015” – tập 1, được cơ sở H.T. Productions xuất bản, công ty Amazon in và phát hành. Ngoài ra, bộ sách “Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015” – tập 2, đầu sách thứ 67, của nhà thơ Du Tử Lê cũng được công ty Amazon in và phát hành giữa Tháng Chín.

Riêng năm 2018, tại Sài Gòn, đã có bốn đầu sách của Du Tử Lê được xuất bản cũng như tái bản, trong số đó, có các tuyển tập như:

-Tuyển tập thơ “Khúc Thụy Du,” tác phẩm thứ 72, do PhanBooks, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018.

-Tuyển tập thơ “Trên Ngọn Tình Sầu,” tác phẩm thứ 73, do Saigon Books xuất bản Tháng Bảy, 2018.

-Tuyển tập tùy bút “Giữ Đời Cho Nhau” II, do PhanBooks, Sài Gòn, xuất bản Tháng Sáu, 2018. (Đỗ Dzũng)

Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Lâm Nguyễn
17 giờ
Ngày hôm nay, giấc ngủ dài của ông đã được nhắc đến trên nhiều tờ báo trong và ngoài nước cũng như trên mạng xã hội Facebook với lòng thương tiếc. Sau đây là lời kể của ông về hoàn cảnh ra đời bài thơ Khúc Thuỵ Du nổi tiếng. Nhưng mình thích nhất vẫn là bài “Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển”. Nỗi lòng của một người tha hương nghe buồn làm sao. Nhưng giờ đây ông đã hết buồn, những nỗi buồn muôn thưở của kiếp người.

“Khi tôi chết, nỗi buồn kia cũng hết. Đời lưu vong tận huyệt với linh hồn”.

DU TỬ LÊ

(FB Huỳnh Vĩnh Lộc)

“Khi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên Trường Dược ở Sài gòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3 năm 1968, tôi được chỉ định đi làm phóng sự về một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang giải tỏa khu Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Sài gòn vẫn còn giới nghiêm.

Trên đường đi, từ Cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Sài gòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay chiến binh Cộng sản… Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi cùng với mùi người chết sình thối khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…

Giữa tháng 3 năm 1968, nhà văn Trần Phong Giao, thư ký tòa soạn tạp chí Văn, gọi điện thoại hỏi tôi có thể viết cái gì đó cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mùng 1 Tết xảy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do là các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền Tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Sài gòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại. Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu.

Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình hay một chuyện tình mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng tôi thấy nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…

Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần sát với nội dung. Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, Bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác ngoài bản in đã kiểm duyệt trên Tạp chí Văn.

Thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên Đại học Dược khoa… Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này cộng với chữ đầu bút hiệu của tôi làm thành nhan đề bài thơ. Bài thơ ấy sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc, bộ môn thi ca (1973). Năm 1983, tôi cho tái bản tập thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975 cho lại.

Một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán cà phê Tay Trái (tọa lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview). Ông nói ông mới phổ nhạc bài “Khúc thuỵ du”. Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”.

Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành quán cà phê Tay Trái có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi cũng là lúc Việt Dzũng có mặt, đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.

Khi ca khúc “Khúc thụy du” ra đời dưới dạng cassette với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm như một thứ background mờ nhạt. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc thụy du”. Nhưng hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy Anh Bằng cũng có cái lý của ông…”
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by tiendung »

Image

Cũng

Cũng từ em một lần đau
Con tim ta đã úa màu xanh xao
Để nghe ngày tháng hư hao
Hỏi em ký ức chút nào còn không

Cũng buồn như ngọn sầu đông
Hôm nao cuối phố pháo hồng tung bay
Chiều hoang buốt lạnh tầm tay
Hồn cay đắng dấu lưu đày tình xa

Cũng từ em những phôi pha
Hàng cây vàng bóng như là vào thu
Ngủ vùi trong những lời ru
Trăm năm nỗi nhớ giam tù tình nhau


Khiếu Long
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by khieulong »


Đưa chân Du Tử Lê về với đất: ‘Đi với về cùng một nghĩa như nhau”

October 27, 2019

Image
Đưa tiễn nhà thơ Du Tử Lê về cõi vĩnh hằng.
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Sau những ngày nắng cháy da, sáng nay, mặt trời bỗng quên rực rỡ, để khoác lên người một chiếc áo nhạt màu. Âm u. Ảm đạm. Trong làn gió thổi phất phơ, nhẹ nhàng, mà lạnh thấm, gia đình, bằng hữu, người ái mộ cùng tề tựu lại nơi phòng số 5 của nhà quàn Peek Family ở Little Saigon để tưởng niệm và đưa chân nhà thơ Du Tử Lê về với đất, dù ai cũng hiểu, với ông, “Đi với về cùng một nghĩa như nhau.”


Du Tử Lê là nhà thơ lớn, “là ngôi sao thứ bảy trong chòm sao Bắc Đẩu” như cách nói của cố nhà văn Mai Thảo – một trong những đại thụ của nền văn học Việt Nam trước 1975 – nên nhiều người đến dự đám tang ông, dự buổi tưởng niệm ông cũng là những tên tuổi lớn.

Người ta có thể thấy nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã ngoài 90 vẫn chầm chậm từng bước vào viếng nhà thơ. Người ta có thể nhìn thấy nhà văn Nhã Ca, dù không thật khỏe vẫn thay chồng – nhà thơ Trần Dạ Từ – đến để gửi gắm những lời sau cùng đến với người bạn vong niên vừa ra đi rất đột ngột.
Image
Chân dung tự họa (dưới) và chân dung rất tươi của nhà thơ Du Tử Lê. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Và tài tử Kiều Chinh, họa sĩ Trịnh Cung, ca sĩ Lệ Thu, nhà văn Ngọc Hoài Phương, nhạc sĩ Đăng Khánh, ca sĩ Nguyên Khang, nhạc sĩ Diệu Hương, nhà thơ Đỗ Quý Toàn, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhạc sĩ Trúc Hồ, ca sĩ Nhật Hạ, nhạc sĩ Trần Duy Đức… và rất rất nhiều người nữa cùng đến để tiễn đưa bạn mình – nhà thơ Du Tử Lê – chứ không phải đến để người ái mộ biết có sự hiện diện của họ.

Trong số người đến, có lẽ hình ảnh của tác giả “Mắt lệ cho người” khiến người ta dễ xúc động. Bởi lẽ, bản thân ông, nhạc sĩ Từ Công Phụng, đang phải gồng gánh trên người nỗi mệt nhoài của căn bệnh ung thư, mà từ Oregon, ông vẫn theo hiền thê mình xuống Little Saigon để lần cuối được “chạm mặt” người bạn Du Tử Lê.

Ông lên phát biểu, tiếng ông yếu lắm, nhìn ông mệt lắm. Vậy mà không ngờ ông lại hát “Tạ Ơn Em” – bài hát ông phổ từ thơ Du Tử Lê – hay đến lạ, như một lời cám ơn về một tình bạn bền vững qua bao năm tháng. Lại còn hóm hỉnh trong cách nói, ánh mắt và nụ cười rất Từ Công Phụng, “Nhiều người thắc mắc về ý nghĩa một số ca từ trong bài, tôi nói hãy đi hỏi ông Du Tử Lê, rồi ông ấy giải thích cho” để nhiều tiếng cười phải bật lên.
Image
Quang cảnh tang lễ nhà thơ Du Tử Lê, với thân hữu đến chia tay lần cuối. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Dẫu vậy, lời chia sẻ của ông với phóng viên Người Việt thấm đẫm nỗi niềm của một tình bạn vong niên, “Tôi đã làm bạn với Du Tử Lê từ hơn nửa thế kỷ qua. Nên có rất nhiều kỷ niệm với nhau. Sự ra đi của Du Tử Lê là một sự mất mát lớn lao trong đời tôi. Có nhiều điều tôi muốn nói với Du Tử Lê nhưng chưa kịp nói. Có nhiều điều muốn tâm sự mà cũng không còn dịp tâm sự…”

Cũng trong cảm xúc đó, Nguyên Khang hát “Khúc Thụy Du” cũng trong một niềm xúc động đặc biệt, “Bài ‘Khúc Thụy Du’ Khang hát rất là nhiều, đi đâu cũng được đề nghị hát. Nhưng hôm nay Khang không ở trong tâm trạng hát, tại vì nỗi mất mát này với Khang quá lớn, mình mất đi một thói quen gặp gỡ với ông, vì mỗi tuần hai bố con gặp nhau ít nhất là 3 lần tại quán phở Hạt Ngò, điều này không thể thay thế được.”

“Khang gọi nhà thơ Du Tử Lê là bố,” ca sĩ Nguyên Khang kể. “Hai bố con biết nhau trong một dịp tình cờ khi ông mời Khang hát trong một show có những bài hát được phổ từ thơ ông, rồi từ đó trở thành thân với nhau lúc nào cũng không biết.”

Người ca sĩ có giọng ca trầm ấm tiếp tục, “Ai đã từng gần với nhà thơ Du Tử Lê đều biết ông là một người rất ấm áp, và là một người biết lắng nghe. Ông có thể ngồi nghe mình nói cả tiếng đồng hồ, đó chính là lý do vì sao hai bố con thường ra quán cà phê ngồi chuyện trò chia sẻ với nhau, vì Khang cũng là một người nói rất là nhiều, nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ông nghe rồi lâu lâu lại đưa ra ý kiến bố nghĩ là như vầy, nên là như vầy sẽ hay hơn. Để từ đó Khang học được rất nhiều thứ. Cho nên sự ra đi đột ngột của ông, với Khang, là một mất mát lớn quá.”
Image
Ca sĩ Nhật Hạ và nhạc sĩ Trần Duy Đức cùng tiễn đưa nhà thơ Du Tử Lê. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Có mặt tại buổi tưởng niệm, nữ ca sĩ Lệ Thu mỉm cười “tiết lộ”, “Tôi biết đến tên Du Tử Lê là một người đào hoa trước khi biết đến những bài thơ của ông. Ông là người đào hoa giống như tên gọi của ông: Cự Phách.”

Ca sĩ Lệ Thu là người cất tiếng hát đầu tiên trong buổi tưởng niệm, điều mà như cô nói “với người ca sĩ phải hát vào buổi sáng là một cực hình nhưng tôi vẫn muốn thực hiện điều này thay lời cám ơn anh, nhà thơ Du Tử Lê.”

Là một trong những người phổ nhiều thơ của Du Tử Lê, nhạc sĩ Đăng Khánh, từ Houston, Texas bay về dự tang lễ, tâm sự, “Nói về giao tình giữa nhà thơ Du Tử Lê và tôi thì từ 40 trước, khi tôi chạm vào thơ tình lộng lẫy của thi sĩ Du Tử Lê thì nói thật là sự rung động và cảm phục đã tạo nên một mối tình chân thật và tha thiết trong tôi đối với ông. Nhìn vào khối tác phẩm đồ sộ cũng như dòng thi ca trác tuyệt mà Du Tử Lê để lại, thì quả thật sự ra đi của ông không thể nào không để lại sự luyến tiếc và lỗ hỏng lớn trong trái tim mỗi người yêu tiếng Việt, yêu quê hương Việt Nam, yêu văn hóa Việt Nam, yêu văn học việc Nam, và nhất là yêu thơ tình Du Tử Lê.”
Image
Nhạc sĩ Từ Công Phụng (phải) và ca sĩ Nguyên Khang tại lễ tang nhà thơ Du Tử Lê (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Cũng có mặt từ sớm là nhạc sĩ Vũ Thành An. Rất nhẹ nhàng, thanh thản, tác giả của loạt “Bài Không Tên” bất hủ, cho biết, “Tôi học chung với Du Tử Lê từ lúc đệ thất, đệ lục, cho đến hết trung học, thành ra tôi đến đây với tư cách một người bạn cũ với Du Tử Lê. Tôi mừng khi Du Tử Lê qua đời nhưng để lại cho đời rất nhiều tác phẩm. Tôi có hai bài hát phổ thơ Du Tử Lê cũng mấy chục năm rồi nhưng chưa có dịp để gửi đến quý vị, cũng như tôi và Du Tử Lê hứa hẹn với nhau là sẽ sáng tác chung một bài để làm kỷ niệm, nhưng chưa kịp làm thì ông đã đi rồi. Nhưng tôi tin là sau đời sống này thì chúng ta lại có một đời sống vĩnh cửu mai sau. Tôi tin là sớm muộn gì anh và tôi cũng sẽ gặp nhau, nơi mà chúng ta vẫn thường gọi là thiên đàng hay niết bàn đó.”

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người từng biết đến sự nổi tiếng của nhà thơ Du Tử Lê từ năm 1973, khi còn là một sinh viên, nhận xét, “Tôi nghĩ anh Du Tử Lê đã đi rồi nhưng mai sau này người ta vẫn nhớ hoài những câu như ‘Nhớ ai buồn ngất trên vai áo. Mưa ở đâu về như vết thương,’ hay ‘Đi với về cùng một nghĩa như nhau, hoặc “Trong tay thánh nữ có đời tôi’ chẳng hạn. Tôi cho rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của một người nghệ sĩ là khi mọi người nói với nhau về thơ, về nhạc của họ, dù người ta có thể không biết rằng câu thơ đó, bài hát đó là của tác giả nào, nhưng điều đó cho thấy rằng tác giả và tác phẩm của họ đã đi vào lòng người. Anh Du Tử Lê có niềm hạnh phúc đó.”

Nhạc sĩ Trúc Hồ có mặt trong suốt buổi tưởng niệm, nói một cách mộc mạc, chân thành, “Hôm nay tôi có mặt ở đây xin nói lời cám ơn nhà thơ Du Tử Lê, qua thơ Du Tử Lê mà Trúc Hồ làm giàu thêm được vốn ngôn ngữ của mình. Lâu lâu làm nhạc mà bí, Trúc Hồ lại vào tìm để ‘chôm’ vài chữ của nhà thơ Du Tử Lê.”

Trong khi đó, nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, chít trên đầu vành tang trắng, trong vai trò của một người điều hợp chương trình buổi tưởng niệm, cố nén xúc động, chia sẻ, “Khi anh Du Tử Lê đi, tôi có cảm giác mình bị thiếu một cái gì đó. Thiếu một con đường đi, một hướng đi. Tôi và anh Du Tử Lê như có một cái duyên với nhau, anh em đã quen biết từ 47 năm qua, chưa bao giờ có điều gì giận hờn nhau. Anh Du Tử Lê đi, trong tôi có một sự hụt hẫng, một nỗi niềm mất mát lớn.”
Image
Toàn thể gia đình nhà thơ Du Tử Lê lưu luyến cùng nhà thơ Du Tử Lê lần chót. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Một người bạn khác của tác giả “Trên Ngọn Tình Sầu” là nhà thơ Ngọc Hoài Phương. Nhà thơ Ngọc Hoài Phương kể về những ngày cà phê với Du Tử Lê từ lúc còn ở Sài Gòn, qua đến Mỹ, vẫn tiếp tục cà phê.

“Những quán cà phê là do Du Tử Lê chọn. Từ cà phê Tao Nhân, đến Lan Hương, Tài Bửu, Lê chọn quán nào thì đi mãi quán đó, chỉ có quán bỏ Lê, thay tên đổi chủ, chứ Lê chưa bao giờ Lê bỏ quán. Mà những quán Lê chọn đều cùng nằm trên con đường Westminster. Nhưng lần này thì cà phê Hạt Ngò vẫn còn đó mà Lê đã ra đi. Tôi xin được chúc cho Lê một chuyến đi vui, an lành. Tôi không nói lời từ biệt với Lê,” nhà thơ Ngọc Hoài Phương nói.

Cũng trong tinh thần “xem cái chết nhẹ tựa hồng mao”, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn nhẹ nhàng chia sẻ, “Chúng tôi là bạn của nhau trên nửa thế kỷ rồi, rất là thân thiết, quý mến nhau, dù mỗi người trên mỗi phương diện. Hôm nay đến đưa anh Lê, tôi không có gì nói nhiều ngoài sự luyến tiếc. Anh Lê coi như đã bước qua cõi tạm này rồi để đến một cõi khác vui hơn ở đây. Tôi buồn vì vắng bạn nhưng lại mừng cho bạn đã bước qua được cuộc đời nhiều rắc rối này. Rồi đây thì anh em chúng tôi cũng sẽ lại gặp nhau ở một nơi nào đó tốt đẹp hơn ‘ở chốn nhân gian không thể hiểu’ này, dù Lê nói ‘đi với về cùng một nghĩa như nhau’.”

Thay mặt gia đình, cô Orchid Lâm Quỳnh, được xem như người con gái gần gũi nhất của nhà thơ Du Tử Lê, lên kể chuyện bố mình trước giờ tiễn đưa ông.

“Nhớ có lần trong bữa cơm, cả nhà nói chuyện với nhau về kiếp sau, tôi hỏi ‘nếu có kiếp sau bố muốn làm đàn ông hay đàn bà?’ thì bố trả lời ngay là ‘Bố muốn làm phụ nữ, bố không muốn làm đàn ông nữa.’ Cả nhà bật cười. Tôi lại hỏi tiếp, ‘Vậy nếu là phụ nữ thì bố sẽ lấy ai làm chồng?’ Nghe tôi hỏi bố ngồi tỏ vẻ suy nghĩ rất lâu, như bỏ nhiều tâm huyết vào để tìm câu trả lời. Tôi ‘giải mã’ cho ông bằng câu gợi ý ‘Có phải nếu kiếp sau làm phụ nữ thì bố sẽ lấy bác Trần Dạ Từ làm chồng không?’ thì ông mỉm cười có vẻ đồng ý lắm.” Cô kể một trong nhiều mẩu chuyện về nhà thơ – người được cả nhà quan tâm, thương yêu và chăm sóc như một đứa con – khiến ai cũng phải bật cười.
Image
Cháu đích tôn Lê Du Vĩ bên ông nội thân yêu. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Con gái nhà thơ kể tiếp, “Ông luôn lấy gia đình ra làm bia đỡ đạn, khi ông muốn từ chối ai hay không muốn đi chơi với ai thì ông hay nói ‘để anh về hỏi ý kiến chị Tuyền’ nhưng mà ông hề hỏi bao giờ. Khi bị bà nói ‘Sao anh cứ bắt em làm vai ác hoài vậy!’ thì ông bảo ‘anh xin lỗi’ và sau này ông mang hai đứa cháu ngoại là Rock và Roll làm bia đỡ đạn. Khi muốn từ chối ai, ông sẽ lấy cớ ‘Anh phải về nhà trông cháu’.”

Giống như ca sĩ Lệ Thu đã nói, “Ông đào hoa giống như tên gọi của ông: Cự Phách”, và người ta luôn tò mò với nhau về chuyện vợ con ông đã phải “chịu đựng” nhà thơ nổi tiếng đào hoa này như thế nào.

Ngày hôm nay, Orchid Lâm Quỳnh đã có câu trả lời cho tất cả.

“Cả nhà vẫn chìu ông, như một đứa trẻ. Một đứa trẻ vốn rất nhiều lỗi lầm, mà lỗi lầm lớn nhất của ông, theo tôi, là ông đã bay về trời, để lại nến luôn cháy đỏ mỗi ngày. Lâm Quỳnh, mẹ, và cả Rock and Roll sẽ nói với ông rằng ‘đã thương con rồi thì thương suốt đời, và thương cả những lầm lỗi của con. Đối với gia đình, nghìn năm con vẫn là đứa trẻ.”

Nụ cười ông, gương mặt ông, mà mỗi người bắt gặp qua tấm chân dung phóng lớn nơi trước cửa nhà quàn, chính là nụ cười hồn nhiên nhất của “đứa trẻ” luôn được yêu thương và tha thứ cho hết thảy lỗi lầm, bởi gia đình ông – những người yêu thương Du Tử Lê nhất mực trên đời.

Trời ngả chiều. Dòng người từ từ theo chân nhau đưa ông về với đất. Đâu đó, trong miền sâu thẳm, câu thơ “Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn nữa…” như một tiếng ngân, xao động. (Ngọc Lan)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »


Image

Tấm Ảnh
(ttặng em Thiếu Phụ
ngày anh nhận được những tấm ảnh của xóm cũ ngày xưa )


Tấm ảnh xưa đưa anh về kỷ niệm
Khu xóm nghèo với con phố buồn tênh
Qua nhà em những chiều xưa tan học
Chiếc cầu cây bằng gỗ rất gập ghềnh

Anh ngày xưa tuổi học trò mới lớn
Em thơ ngây những con chữ đầu đời
Bóng chiều rơi lung linh trên xóm nhỏ
Lời ru buồn vang vọng tiếng à ơi

Ở nơi đó có tháng ngày kỷ niệm
Nhửng cơn mưa như chẳng dứt bao giờ
Tiếng mưa rơi não nùng trên mái lá
Từ bao giờ anh đã biết làm thơ

Em thưở ấy ánh mắt buồn thơ dại
Anh mộng mơ lòng đã biết yêu người
Ngang nhà em chỉ nhìn cười khúc khích
Con nhà ai xinh như nụ hồng tươi

Chợt một hôm anh xa lìa xóm cũ
Xa luôn em cô bé thật ngoan hiền
Dòng đời trôi con nước nhiều trôi nổi
Bao gập ghềnh năm tháng nỗi sầu miên

Và như thế tưởng chừng không gặp lại
Mấy mươi năm cùng trôi nổi với đời
Ngày gặp nhau em trở thành thiếu phụ
Anh giang hồ ......đời vẫn mãi tả tơi


Khiéu Long
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image

Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em

Nhạc & Lời : Vũ Thành An
Tiếng hát : Bằng Kiều



Một lần nào
cho tôi gặp lại em
Đôi môi đó
đêm nào còn nồng
Một lần nào cho tôi gặp lại em
Rồi thiên thu
sẽ là nhung nhớ

Dòng đời nào đưa em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Một lần nào
cho tôi gặp lại em
Những bến bờ
xưa cũ đã mờ

Ôi mái tóc mây bay
Giờ còn không tiếng nói thơ ngây
Giờ còn không
em có vui không
Hai má còn hồng

Tuổi xuân qua mau quá tôi ngỡ như ngày nào
Đôi mắt em như sao soi thấu tâm hồn nhau
Giờ đời em đã úa tay cố bơi cùng người
Tim cố nuôi thân tôi
Đôi mắt quầng thâm rồi
Một lần nào cho tôi gặp lại em
Nghe em nói tôi vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại em
Còn chút tình đốt hết một lần
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »


Image

Nỗi nhớ tháng giêng

Đã lâu em không trở về
Tháng giêng mà cũng còn nghe lạnh tràn
Ta ngồi bên cạnh mùa đông
Mới hay chẳng có nỗi buồn nào xưa

Em đi từ đó đến giờ
Đời ta hóa những câu thơ dọc đường
Mây trời khổ mắt em không
Ngó lên, lại thấy vô cùng nổi trôi?

Đã coi chuyện của một thời
Mà sao cứ giữ một đời vậy em?



Hoàng Lộc
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thơ Tình

Post by bichphuong »

Image


Một Ngày Mùa Đông
Sáng Tác: Bảo Chấn
Trình Bày: Bằng Kiều



Rồi một ngày trời không biển xanh
Rồi một ngày hàng cây vắng tanh
Và cơn gió mang mùa đông tới
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi

Bờ cỏ này giọt sương đã tan
Bậc thềm này còn in dấu chân
Mùa đông tới anh chờ em mãi
Lá hoa thu sang nay đã úa tàn

Giờ đây anh biết anh biết đã mất anh rồi đấy
Ngày mùa đông đến nghe vắng xa tiếng mưa phùn rơi
Lòng anh đau đớn nhưng trái tim vẫn như thầm nói:
Còn yêu mãi...

Giờ đây anh biết anh biết đã mất em rồi đấy
Ngày mùa đông đến nghe vắng xa tiếng mưa phùn rơi
Lòng anh đau đớn nhưng trái tim vẫn như thầm nói:
Anh mãi yêu em
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests