Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »


Image

Thư ngỏ của Nhạc sĩ Tô Hải gửi Trần Mạnh Hảo
ĐỒNG MẾN GỬI CÁC CÂY VIẾT ĐỒNG TÂM, ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG TÀI NHƯNG KHÔNG ĐỒNG “GAN CÓC TÍA” NHƯ HẢO Từ hôm Hảo đi đại hội (còng số) 8 về mà không bị còng tay tại chỗ ,tớ cứ mong được đón tiếp Hảo để nghe Live mọi chuyện lí thú xảy ra tại cái đại hội mà hôm Hảo lên đường, tớ không biết để khuyên nhủ Hảo gửi bài tham luận đi khắp thế giới thế là đủ rồi,

việc quái gì phải đi ra Hà Nội nữa.! Nhỡ ra do bản tham luận (mang nhiều tính chất chính trị hơn văn học) của Hảo sẽ đưa tới một hậu quả xấu nhất cho Hảo. Tớ vội gọi điện ra ngoài ấy để góp ý cho Hảo:
1) Chắc chắn là bản tham luận ,do đã được phổ biến quá sớm, nhất là trên các trang mạng của các ”lực lượng thù địch” thì không đời nào họ cho đọc rồi. Hảo cũng đồng ý với tớ là chuyện này sẽ xảy ra nhưng….không sao.

2) Hết sức bình tĩnh, chớ để bị khiêu khích,bị kích động mà người ta có thể lấy cớ khác để lên án, xử tội Hảo trước khi bị bắt ra toà. Hảo cũng trả lời: “Ông anh cứ yên chí !”

Vậy mà lại xảy ra quá nhiều vấn đề tại chỗ. Nào Hảo bị … cắt micro, nào vạch trần tài văn- hoạ- nhạc kịch-báo” của trung tướng Hữu Ước đường đường trên ghế chủ tịch đoàn để đến nỗi ông ta xếp Hảo vào loại…. Lý Tống. Mặc dù Hảo chỉ ” xịt hơi cay” bằng lời chứ không bằng một ống spray cụ thể như Lý Tống xịt vào mặt Mr Đàm( bị “bom-bác-đê” thành lãnh tụ thanh niên cộng sản?!)

Sau đó ,trở về Sài Gòn an toàn, không bị xảy ra tai nạn xe cộ hay uống phải chai nước giải khát nào đó mà lăn đùng ra chết tại chỗ (hay về nhà vài tháng mới chết), Hảo lại còn lên mạng tiếp tục viết những bài “Goodbye (Farewell thì đúng hơn) Hội nhà văn bịt- bịp mồm”. Lại thêm một bài chẳng ra thơ ra thẹo, chẳng ra kí ra kẹo, chẳng ra bình luận bình lẹo oánh thẳng vào ông trung tướng chủ tịch đoàn HƯ ,đồng thời trả lời phỏng vấn một loạt đài “thù địch”. Thế là, tớ bắt đầu hiểu ra vì sao về SG cả tuần rồi Hảo đã chẳng dám bước chân ra khỏi cửa. Tớ không tin là cả nhà Hảo đang “khóc lóc thảm thiết như ri”, “đang lo vãi đái” như Hảo đã viết và tung lên trên mạng. Nhưng tớ tin rằng đi ra khỏi nhà lúc này là không có lợi cho tính mạng của Hảo chút nào. Thôi thì tớ đành mượn bức thư ngỏ này tâm sự đôi điều với Hảo và với những ai cũng nung nấu trong lòng nỗi uất ức vì vừa viết văn, vừa lo phải đi tù thậm chí đi tù không phải vì chuyện viết văn mà là chuyện “chống phá cách mạng”, “nói xấu lãnh đạo” (dù lãnh đạo nào đó thật cực cực xấu) thậm chí vì những tội vu vơ như buôn lậu, trốn thuế , gây thương tích cho người khác vv…vv

Trước tiên, tớ phải nói với Hảo rằng : Cậu xứng danh là bậc đàn anh của tớ mặc dầu tớ hơn cậu 20 tuổi .Vì ở cái tuổi của cậu, tớ vẫn còn mang nặng nỗi “Sợ” khi nghĩ đến những vụ án “nhân văn giai phẩm” “xét lại”, những vụ “đi tù không án” mút mùa chỉ vì một bài báo như Phùng Cung với “Con voi già của chúa Trịnh” hay Tuân Nguyễn với một cuốn sổ tay ghi chép những gi dến giờ vẫn không ai biết.bị ăn cắp. Tớ lại thương cho các ông Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại,… bị mang đủ tội danh đáng lên máy chém của ngay các “cây bút cơ hội” .

Tớ nghĩ lại quá trình đấu tranh cho 4 chữ tự do sáng tác bao giờ cũng xuất phát từ Hội của các cậu, chứ còn mấy cái hội như Hội xướng ca (có loài) của tớ hay các hội kệch sĩ, nhiếp sĩ, điện ảnh sĩ… thì chẳng bao giờ có được một tiếng nói phản biện bất cứ cái gì,bất cứ ai,bất cứ thời điểm nào!. Ở Hội tớ cũng có vài anh tham gia nhân văn giai phẩm. Nhưng chẳng ai ra “bị” gì như mấy bố nhà văn, thậm chí sau này “cải tạo khéo” còn được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước, còn được phong giáo nọ, sư kia. Trái lại, Hội các cậu luôn là cái Hội “đứng mũi chịu sào”,là một cái Hội “khó bảo nhất”. Từ bài “Hiện thực phải đạo” của Hoàng Ngọc Hiến gây sốc ,cho đến những bản tham luận đại hội VII của các cậu như “Nỗi niềm tác phẩm đỉnh cao” của Hoàng Quốc Hải hoặc “Về mỗi quan hệ giữa Tự Đức và Nguyễn Du hay là Vấn đề muôn thuở của tự do sáng tác” của Trần Mạnh Hảo tại đại hội lần thứ 7 cho đến các bài viết hoặc tham luận không được đọc mà chỉ công bố trên mạng gần đây của hàng loạt các nhà văn trẻ (với tớ), quả thực các cậu không phải chỉ hơn tớ một cái đầu mà hơn tớ cũng như khối anh văn nghệ sĩ khác ở cả trái tim và …buồng gan nữa. Đặc biệt cái Hội nhà văn, nếu tớ không nhầm, trong số 922 hội viên có tới hơn 600 đảng viên thì quả là chuyện của đất nước này xưa nay hiếm .Té ra càng phức tạp càng cần có nhiều đảng viên hay sao ?

Tớ thật ngạc nhiên khi các “website và blog có uy tín” của các nhà văn hàng ngày tung ra mọi điều mà hơn 700 tờ báo lề phải chưa bao giờ được phép nói. Gần đây,tớ đặc biệt chú ý tới bài viết của Lê Hoài Nguyên tức Thái Kế Toại, đại tá công an phụ trách A25 với đầu đề rất sốc : ” Nhân Văn- Giai Phẩm , một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học không thành” , trong đó ông đề cao cái bọn bị coi là ”Phản đảng, phản tổ quốc” và phủ nhận mọi thứ “vu oan giáo hoạ” cho những người này khi họ chỉ đòi hỏi có một điều :được tự do tư tưởng,tự do sáng tác. Tớ cũng rất thích thú với những bài bình luận, những “ngâm khúc” của Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện , Trương Huy Nhất… và đặc biệt phục lăn những mẩu hồi kí vụn của Nguyễn Quang Lập .Chỉ với vài trang kể chuyện “Bà bán nước cửa Viện văn học”, Lập đã kể lai một cách mỉa mai, sâu độc quá trình hình thành cái Viện mà “chỉ có bà bán nước và một viện sỹ là chưa được làm tiến sĩ”,! Riêng chuyện “Xóm gái hoang”, Lập đã miêu tả cái hiện thực đau buồn của một thời mà số phận con người ở nông thôn đều nằm ở trong tay những kẻ ngu dốt, nhân danh nãnh đạo,nhân danh Đảng đã giết người dân quê cả về thể xác lẫn tinh thần như thế nào. Lập đã bóc trần cái nghề của chúng tớ : Làm nhạc sĩ . Qua nhân vật nhạc sĩ Tinh Tuý, Lập đã vạch trần cái “nghề dễ làm nhất và dễ nổi danh nhất trong nghề văn nghệ” !Đó là làm… nhạc sỹ !Nó phản ảnh thực trạng của rất nhiều nhạc sĩ mà “một nốt nhạc bẻ làm đôi” không biết! cũng như văn sĩ mù chữ nói cho người khác chấp bút,nhạc sỹ nước ta khối anh,chị đó ghi nổi một bài chính tả âm nhạc kể cả bài của mình ề a ra.Tớ bảo đảm là có thật 1005!Nói sai chết liền!

Tớ cũng phục tất cả những trang web, blog đã công bố “hộ” những bài viết, những tuyên bố của các nhà văn, nhà báo không có điều kiện (thiếu hiểu biết về computer hoặc hiểu biết quá về computer nên bị… tịch thu,bị niêm phong)

Điều tớ càng ngạc nhiên là chính nhờ các trang web, blog này mà các ý kiến của Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc, Hà Sỹ Phu…. được cả thế giới biết sớm.

Tóm lại, so với thời u60, u70 của tớ thì Hảo cùng các bạn đã làm được nhiều, quá nhiều cho một nền văn nghệ đích thực! Không đến nỗi sau này, con cháu đọc bất cứ cái gì của các cậu cũng phải thốt lên 2 tiếng “Nhạt!” “Hèn!”

Tuy nhiên, là một người đã trên nửa thế kỉ mang tiếng là “Kĩ sư tâm hồn”, nhưng cuối đời kiểm điểm lại ,tớ thấy đúng như Nguyễn Khải nói “chỉ còn lại là một mớ táp nham chẳng có một xu giá trị nghệ thuật”.Muốn làm một “cái gì đó” thì sức tàn lực kiệt. Chỉ trông chờ vào bọn cậu hãy nghe dại tớ: Hãy dán trước bàn làm việc của mình khẩu hiệu: ” Chỉ có sự thật mới cứu rỗi được văn chương” Ở dưới dán thêm một khẩu hiệu nữa “ Đảng chấp nhận mọi tìm tòi, mọi khuynh hướng” “Trích lời tuyên bố của ông Trương Tấn Sang, uỷ viên bộ chính trị, bí thư thường trực ban bí thư phát biểu tại đại hội nhà văn lần VIII” rồi… ngồi xuống hoặc dùng chữ của Lê Đạt ,”phục xuống mà sáng tác!” . Hãy viết đi! Hãy nuốt mọi uất ức mà làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài thoải mái sáng tạo,tìm tòi. Thực tế đang ngồn ngộn trước mắt đang xốn xang trong lòng ….Chẳng phải đi đau xa .Qua khứ, lịch sử đang có bao lỗ hổng,lỗ đen cần phải có những tác phẩm như kiểu “Thời của thánh thần”, “Dòng sông mía” làm sống lại như nó đã có ….Nhất là từ nay, với sự khuyến khích công khai của ông TTS, chắc chắn các ngòi bút như Hảo, như Bùi Minh Quốc,như Nguyễn Duy và nhiều người khác đang được cởi trói lần thứ hai.(miễn là ông Sang chẳng như ông Linh ,Nói hay nhưng để…phủi tay về vườn”

. Hãy làm một Tạ Văn Sỹ, người thi sĩ -xe ôm hàng ngày vẫn có thể làm những bài thơ đầy cảm xúc mà vẫn chạy xe ôm nuôi bốn đứa con và một vợ không vì sợ đói mà bẻ cong ngòi bút.(xem blog Nhuyễn Trọng Tạo)

Thôi STOP cái miệng và và START cái tay , vái đầu và con tim.! Viết và viết thật mạnh, thật sắc, thật…THẬT !. Ai cũng nghĩ và viết được như Hảo kêu gào,van xin , lẽ nào tác phẩm xứng với tầm thời đại sẽ chẳng ra ùn ùn và giải Nobel về văn chương lẽ nào lại không tới với các cậu. Hơn thế nữa, các cậu sẽ làm gương cho “các bậc đàn anh còn xót lại trong rừng dối” hãy mau mau sám hối, ít nhất là kể lại đời mình đã phải viết theo ý người khác như thế nào ,đã phạm tội,đã “mặt tôi nủa xanh nửa đỏ”,đã “dây rợ buộc mình” ,đã dối trá,lừa lọc ,đã ác động”,đã ú ớ trước “người thương binh ngực đầy huân chương , ngồi bán nước không nuôi nổi đàn con mình…”(trích Nguyễn d Thi và Chế lan Viên). Được thế,dù chỉ là một bài thơ,một mẩu ký ức nhỏ…..Văn Học Việt Nam chẳng trở thành văn học Việt Nam sẽ ,chẳng phải mời hội nghị hội thảo cũng khối nền văn học khắp thế giới tranh nhau xin dịch ra tiếng Mỹ,tiếng Pháp,tiếng Tây,và có khi cả đến tiếng Tầu nữa cũng nên!..

T-B Chúc Hảo mạnh khoẻ, tỉnh táo,viết bạo, viết nhiều.Không cần đến thăm tớ như đã hứa.Tơ không giận đâu!

Nhạc sĩ Tô Hải
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Vũ Thành An, con vật tế thần
chiến tranh, đời riêng và, dòng nhạc của chính mình


Du Tử Lê
Image
1. Vũ Thành An, 2. Du Tử Lê, 3. Trương Trọng Trác. Lớp Ðệ Ngũ, trường Trần Lục, niên khóa 1957-1958.
(Hình: tác giả cung cấp)

Tôi không biết đã bao năm trôi qua, khuất nhưng thảng hoặc ký ức tôi vẫn lóe lên chút ánh sáng liu điu của những ngọn nến trên cao rớt xuống mặt bàn nhà một người bạn, nơi quê người.

Ðó là những lúc tôi được tin người bạn này mới ra đi. Người bạn kia vừa bước tới. Ðó là những đêm nơi tôi ở, mưa bất ngờ trở về, rất khuya.

Ðó là lúc tôi cúi xuống tuổi già của mình. Ðăm đăm nhìn những lượng sáp cạn dần của những thân nến trong đài nâng, hay đìu hiu một mình giữa bóng tối vây khổn.

Ðó là lúc những cây nến đang ăn lần phần đời của chúng. Cũng như tôi, như bằng hữu tôi, những người thuộc thế hệ 1930, 1940 đang ăn lần (ăn nốt) phần đời còn sót lại của chính mình.

Những giây phút đó, hình ảnh từ nhiều chục năm trước của một quá khuya, hình ảnh những mái đầu mới thôi, còn xanh, nay đã ngả màu, cùng cúi xuống. Mỗi kẻ tuồng đang cúi xuống cảnh tượng đời riêng của chính mình.

Họ thấy gì? Chẳng một ai biết được! Tôi nghĩ ngay họ, có khi cũng phải tự hỏi, ta đã thấy gì khi tiếng hát của người đàn ông (có mái tóc không còn xanh tốt) trong bọn, cất lên.

Tiếng hát mang theo những mũi tên tâm thức tòe đầu. Tiếng hát mang theo đất nước lở loét, phương xa. Núi sông bầm giập cuối sóng. Tiếng hát mang theo gần bảy mươi năm làm người. Tiếng hát trượt trên vầng trán khắc khoải nếp nhăn. Tiếng hát mang theo định mệnh nửa thiên thần, nửa thú vật của riêng nó và, định mệnh cùng hệ quả của một thời chinh chiến. Tiếng hát, không còn cạnh sắc lóng lánh của những miểng thủy tinh cứa trên từng tấc thịt da nhuận tươi rung động tuổi trẻ. Nhưng nó cho lại chúng tôi, quá khứ. Cho lại chúng tôi quê hương lầm than, tổ quốc buồn bã, nghìn trùng. Nó cho lại chúng tôi những ngôi trường đã mất. Những mái nhà đã bỏ. Những ruột thịt, tình nghĩa gối chăn xưa, nay bỗng hận thù, bằn bặt lạ xa...


“Dòng đời nào đưa em về đâu - Sao không thấy qua đây một lần - Dòng đời nào đưa em về đâu - Những bến bờ xưa cũ đã mờ - Ôi mái tóc mây bay - Giờ còn đây tiếng nói thơ ngây - Giờ còn không, em có vui không? Hai má có hồng? - Tuổi thơ qua mau quá - tôi ngỡ như ngày nào - đôi mắt em như sao - soi thấu tâm hồn nhau - Giờ đời tôi đã úa - tay cố vui cùng người - Tim có vui không em? Ðôi mắt quầng thâm rồi!”

(Trích “Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em” Vũ Thành An)


Tôi nhớ, khi tiếng hát của người đàn ông (có mái tóc không còn xanh tốt,) cất lên thì, dường như những vết thương ngủ vùi trên thân thế những người đàn ông một thời, chọc trời, khuấy nước - Những tuổi trẻ một thời, bừng bừng chí cả - Luôn cả những tuổi trẻ hèn nhát, một thời trốn chạy nghiệp chung đều điếng lặng quanh bàn...

Tôi cho, những dấu ấn một thời ngang dọc, những dấu ấn một thời thúc thủ, một thời chân cùm, một thời tay xích, ở từng đời người, ở từng lưu vong là những dấu ấn thời đại. Tôi nghĩ, những dấu ấn hằn xuống tâm can, khôn phai. Những dấu ấn địa ngục, bản năng, còn mãi.

Dù một mai không xa, những thịt xương ngục tù sẽ tan và sẽ rữa. Dù một mai không xa, những trái tim Việt Nam đây đó, thôi đập. Nhưng những dấu ấn đời đời, vẫn còn. Như nó đã từng còn, từng ở lại mãi mãi, với thinh không:


“Ta lần mò leo mãi, không qua được vách sầu - Ta tìm một tiếng yêu, thấy toàn là sầu đau - Ước vọng ngày thơ ấu, chưa xin được chút nào - suốt đời còn ước ao, khát vọng còn cấu cào - Ôi thôi đời ta phung phí, trong cơn muộn phiền - ta xin tháng ngày rồi bình yên - Ô hay tại sao ta sống chốn này - Quay cuồng mãi hoài, có gì vui!

(Trích “Ðời Ðá Vàng” Vũ Thành An)


Người đàn ông có tiếng hát như những mũi tên tòe đầu đó, là Vũ Thành An.

Những ca từ mộc mạc chân thật, dung dị thiết tha đó là một phần đòi nhạc họ Vũ.

Như tuổi trẻ Việt Nam, như tuổi trẻ của chính chàng, những năm cuối thập niên 60. Lúc cuộc chiến lần lượt lấy đi khỏi những lồng ngực phơi phới thanh xuân, những bình minh chói lòa nghĩa sống. Lúc bom đạn đã khóa kín mọi nẻo ngõ tương lai. Lúc những người trẻ Việt Nam ở cả hai miền đất nước, không thấy màu xanh. Không kịp uống ngụm nước tình yêu đầu nguồn, ơn sủng.

Ngụm nước tình yêu thứ nhất, trong họ, đã là những ngụm nước chứa đầy thuốc nổ biệt ly. Những ngụm nước thủy ngân, tàn khốc hủy hoại.

Sự xuất hiện của đời nhạc Vũ Thành An, lập tức là một đáp ứng, đắp bù cho những thẳm sâu thiếu hụt. Cho những đáy cùng bơ vơ. Cho những cụt đường, lạc loài, xuất huyết thanh xuân.

Nhưng đời nhạc Vũ Thành An, không chỉ là những phủ dụ, những dỗ dành, lê lết về phía sự sống cùng đường... Bởi vì, cách gì thì những cây nến cũng tự ăn lần đời của chúng.

Như thế hệ của các thập niên 1930 và 1940, cách gì cũng đang ăn lần (ăn nốt) phần đời còn lại của chính mình.

Tôi muốn nói, nếu độc tài, nếu tù ngục không chặt đứt được nguồn sống bền bỉ của một dân tộc có gần năm nghìn năm lịch sử thì, những thảm kịch trên một phận người, những chao đảo, những vấp ngã trên những dặm đường lẽ sống, cũng muôn đời, không dập tắt được nguồn lực truyền đời nơi những trái tim Việt Nam cuối đường: Khả năng đứng lên. Ði tiếp. Về phía chân trời.

Nguồn nhạc Vũ Thành An, ở giai đoạn sau thập niên 1980, theo tôi, đã cho thấy cái nguồn lực truyền đời đó. Nguồn lực hay khả năng đứng lên. Ði tiếp. Về chân chân trời.


“Ôi kỳ diệu thay - những đám tinh vân vần xoay - ôi kỳ diệu thay những bước luân lưu tháng ngày - hãy lặng mà nghe tiếng chim ca ngoài sân - hãy lặng mà xem những đóa hoa xuân đầu mùa - đếm nhịp đời đong đưa - góp lại bao thương nhớ - dệt những câu ca tặng người - ước nguyện trào dâng cao hạnh phúc trên địa cầu - an ủi cho những người khổ đau...”

(Trích “Hãy Nhìn Lên Trời Cao” Vũ Thành An)


Tôi vẫn nghĩ, trước những va vấp bản năng, con người thường có cho mình một trong hai cung cách ứng phó: Buông xuôi. Thả trôi mình trong phế bỏ. Hoặc, đứng lên, hóa thân thành lửa ngọn, soi lấy đường mình đi.

Tôi nghĩ, Vũ Thành An ở trường hợp thứ hai. Họ Vũ đã gặt hái được những đọt mầm thương yêu, những bông hoa đức tin từ cánh rừng khổ đau và bất hạnh.


“Mùa xuân đang về đây - em vào thay áo mới - hồng lên đôi làn môi - mái tóc chảy phất phới - em đứng lặng yên gió thổi - không thấy còn vương vấn bụi - tình yêu ấy - tình yêu ấy - tặng người...

(Trích “Nhân Bản 6” Vũ Thành An)


Những dấu ấn đậm nét nhất, lại chính là những nét chém hằn trong tâm hồn một con người bình thường, như mọi người và cùng lúc, lại là một nhạc sĩ, khác hơn mọi người.

Tôi gọi đó là trường hợp nhị trùng bản ngã. Nhị trùng bản ngã Vũ Thành An.

Ít ngày qua, Cali. nơi tôi ở, có nhiều đêm mưa. Tôi có nhiều khuya cúi xuống tuổi già mình. Ðăm đăm nhìn lượng sáp cạn dần của những thân nến trong các đài nâng; hay đìu hiu một mình giữa bóng tối vây khổn. Ðó là lúc những cây nến đang ăn lần (hay ăn nốt) phần đời của chính chúng.

Cũng như tôi, như bằng hữu tôi và cả bạn (dù bạn chỉ mới chớm thanh xuân, đã giữa đường nhân thế thì, cũng đừng quên), chúng ta cũng đang ăn lần (hay ăn nốt) phần đời của mình vậy.

Từ cảm nghiệm này, tôi thấy, dường như những người thuộc thế hệ 1930 và 1940 (trong đó có Vũ Thành An,) là một con vật tế thần. Con vật tế thần chiến tranh và, đời riêng, mỗi kẻ. Ðồng thời, chúng ta cũng đừng quên, họ Vũ còn là vật tế thần của những dòng nhạc, đi ra từ chính ông nữa.

Du Tử Lê
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Arsenal nhọc nhằn cầm chân Liverpool
Phải nhờ đến một sai lầm của thủ thành Pepe Reina ở phút bù giờ hiệp hai, Arsenal mới kiếm được trận hòa 1-1 trong chuyến làm khách đến sân Anfield tối chủ nhật.

Cầm bóng nhiều nhưng Arsenal không thể tận dụng để tạo nên khác biệt trong hiệp một. Điểm lợi duy nhất của họ có lẽ là việc tân binh Joe Cole của Liverpool lĩnh thẻ đỏ trực tiếp sau pha vào bóng nguy hiểm với trung vệ Laurent Koscielny.

Tuy nhiên chính chủ nhà ghi bàn thắng trước nhờ pha dứt điểm siêu hạng của David Ngog ngay đầu hiệp hai. Họ sau đó thi đấu khởi sắc và có lúc tưởng như đã có thể giành trọn ba điểm. Nhưng rồi một thoáng bất cẩn của thủ thành Reina đã khiến Liverpool để vuột mất chiến thắng.

Trước khi trận đấu kết thúc Arsenal cũng bị đuổi một người. Đó là trung vệ Koscielny sau khi lĩnh hai thẻ vàng liên tiếp chỉ trong vòng vài phút bù giờ.
Image
Kết quả hòa 1-1 là chấp nhận được đối với cả hai đội.
Do ảnh hưởng của World Cup 2010, tối qua đôi bên đều không thể tung ra lực lượng mạnh nhất. Liverpool không dám mạo hiểm với Fernando Torres vừa bình phục chấn thương nên để anh ngồi dự bị. Ngog do đó được giao nhiệm vụ đá trung phong với hộ công Joe Cole ngay sau lưng, trong sơ đồ 4-2-3-1. Vị trí tiền vệ đánh chặn vẫn thuộc về Javier Mascherano - người từng lên tiếng đòi rời bỏ Liverpool mùa hè năm nay - chứ không phải tân binh Christian Poulsen.

Trong khi đó danh sách đăng ký thi đấu của Arsenal không có tên thủ quân Cesc Fabregas. Tiền đạo Robin Van Persie cũng không vào sân ngay từ đầu. Đá thay vị trí mũi nhọn của anh là tân binh Marouane Chamakh. Một cầu thủ mới khác của Arsenal là Koscielny cũng được đá chính, cặp trung vệ cùng Thomas Vermaelen.

Xáo trộn hơn về nhân sự nhưng Arsenal nhập trận vẫn tự tin. Trong 9 trận ra quân ở Ngoại hạng Anh gần đây nhất, họ thắng đến 8. Liverpool cũng thuộc hàng đại gia nhưng thời gian qua không phải là đối thủ có thể khiến Arsenal khiếp sợ. Trong 18 cuộc đối đầu gần đây tính riêng tại Ngoại hạng Anh, "Pháo thủ" mới chỉ chịu thua 3 lần.

Với một tuyến tiền vệ bốn người năng động và kỹ thuật cao, Arsenal nhanh chóng chiếm lĩnh thời lượng kiểm soát bóng và sớm gây cho Liverpool khó khăn. Phút thứ 5 một cơ hội ăn bàn rõ nét đã được họ tạo ra trong lúc dàn xếp đá phạt. Thủ thành Reina phải phản xạ xuất thần mới hóa giải được cú sút như búa bổ của Vermaelen.

Trong trận đấu mà tính thể hiện đòi hỏi rất lớn, Liverpool tất nhiên không chịu để Arsenal làm mưa làm gió lâu. Họ nhanh chóng tổ chức lại khâu đánh chặn trên diện rộng, nhằm hạn chế các đường lên bóng của Arsenal. Có phần thụ động nhưng giải pháp này đã giúp khung thành của Liverpool giảm thiểu nguy cơ bị đe dọa. Arsenal về cơ bản chỉ còn biết dựa vào những tình huống cố định hay sút xa bất ngờ như của Gael Clichy.

Ở chiều ngược lại cơ hội của Liverpool cũng không nhiều. Mãi đến phút 45, cú ra chân quyết đoán của Glen Johnson mới mang đến cho đội chủ nhà một cơ hội rõ ràng, nhưng bóng vọt xà gang tấc. Không lâu sau đó từ quả đá phạt góc của Gerrard, Ngog đánh đầu cận thành nhưng bị Clichy phá ra ngay trước vạch vôi cầu môn Arsenal.

Bất lợi đột nhiên xảy đến với Liverpool khi phút bù giờ đầu tiên của hiệp một, Joe Cole vào bóng thô bạo ở gần đường biên với hậu vệ Koscielny. Cựu tiền vệ của Chelsea sớm khép lại trận ra mắt đội chủ sân Anfield bằng chiếc thẻ đỏ từ trọng tài Martin Atkinson.
Image
HLV Hogson hứa hẹn sẽ mang lại cho Liverpool luồng gió mới.
Tuy vậy Liverpool đã không gục ngã. Họ khởi đầu hiệp hai đầy mạnh mẽ, và ngay phút 46 đã tận dụng được lỗ hổng trong tuyến phòng thủ của Arsenal để mở tỷ số. Được tạo cơ hội dứt điểm, Ngog đã hoàn thành xuất sắc. Từ góc hẹp chếch bên phải, tiền đạo đội chủ nhà sút thật lực đưa bóng cắm thẳng vào góc cao khiến thủ thành Manuel Almunia không thể xoay sở.

Bàn mở tỷ số giúp Liverpool hưng phấn. Garrard nhiều lần rời bỏ nhiệm vụ đánh chặn để nhao lên tấn công. Ngog cũng một số lần có thêm cơ hội gia tăng cách biệt.

Chơi hơn người nhưng lại bị dẫn bàn và lâm vào thế yếu, HLV Arsene Wenger buộc phải điều chỉnh bằng cách tăng cường cho hàng công. Phút 60 Theo Walcott và Tomas Rosicky cùng vào sân. Và sự bổ sung này đã giúp Arsenal cải thiện phần nào. Cơ hội bắt đầu đến với họ. Phút 70 từ đường chuyền của Rosicky, Vermaelen bật cao đánh đầu nhưng bóng chệch đích. Chừng 3 phút sau Walcott tung ra quả đá phạt nguy hiểm khiến thủ môn Reina phải ra sức cản phá.
Image
Sai lầm dẫn đến bàn thua của Reina phút cuối trận
.

Cảm thấy chơi chùng xuống trước Arsenal là không ổn, HLV Hodgson quyết định tung tiền đạo Torres vào sân. Ngay lập tức Arsenal đáp lại bằng việc đưa Van Persie vào thay tiền vệ Diaby phút 76. Chừng 10 phút sau đó tiền đạo đội tuyển Hà Lan là người hỗ trợ để Rosicky tung ra cú dứt điểm nguy hiểm, buộc thủ thành Reina một lần nữa phải trổ tài cứu nguy.

Đã làm rất tốt trong phần lớn thời gian nhưng đến phút bù giờ đầu tiên của hiệp hai, Reina lại mắc sai lầm khiến đội nhà mất chiến thắng. Từ cánh trái Rosicky lật bóng vào cấm địa. Pha lao vào tranh chấp của Chamakh có vẻ như khiến Reina lúng túng. Anh không bắt dính mà để bóng vuột ra đập cột dọc rồi văng vào lưới, giúp Arsenal có bàn gỡ hòa 1-1 may mắn.

Đội hình thi đấu:

Lieverpool: Reina, G Johnson, Agger, Carragher, Skrtel, Gerrard, J Cole, Mascherano (Lucas 78), Jovanovic (Maxi 65), Kuyt, Ngog (Torres 74).
Bàn thắng: Ngog 46'

Arsenal: Almunia, Sagna, Vermaelen, Laurent Koscielny, Clichy, Eboue (Walcott 59), Diaby (Van Persie 76), Nasri, Wilshere (Rosicky 60), Arshavin, Chamakh.

Bàn thắng: Reina phản lưới 90'+1

Doãn Mạnh
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Tiger Woods không qua nổi vòng loại Ryder Cup
Kết quả thất vọng ở USPGA Championship cuối tuần qua khiến tay golf số một thế giới thất bại trong cuộc đua tranh suất vào thẳng tuyển Mỹ dự giải đồng đội Ryder Cup.

Kết thúc ngày thi đấu cuối cùng hôm qua, Woods chỉ đứng thứ 28 trên bảng xếp hạng các tay golf dự USPGA Championship tại Whistling Straits, Wisconsin.
Image
Woods vẫn chưa thể tìm lại phong độ từng giúp anh giành 18 danh hiệu và vươn lên ngôi số một làng golf nam thế giới. Ảnh: AFP.
Dẫu khả quan hơn cách anh xếp áp chót tại giải WGC-Bridgestone Invitational mới đây với 18 gậy nhiều hơn tiêu chuẩn, kết quả thi đấu của Woods tại USPGA Championship vẫn tác động tiêu cực tới vị trí của anh trên bảng xếp hạng Ryder Cup. Cụ thể, từ vị trí thứ 10 trước khi tranh tài ở Whistling Straits, Woods tụt thêm hai bậc. Trong khi đó, chỉ có 8 tay golf đứng cao nhất trên bảng vị trí Ryder Cup mới được gọi vào tuyển Mỹ dự giải đồng đội danh tiếng này.

Cơ hội để Woods dự Ryder Cup (diễn ra từ ngày 1/10 đến 3/10) giờ phụ thuộc cả vào việc lãnh đội tuyển Mỹ có chọn anh hay không cho một trong 4 suất đặc cách. Danh sách các tay golf nhận đặc cách này sẽ được công bố vào ngày 7/9 tới.

Trước đó, khi được hỏi về khả năng trao suất đặc cách cho Woods, thủ quân tuyển Mỹ dự Ryder Cup, Corey Pavin chỉ trả lời lấp lửng: "Còn quá sớm để nói về việc chọn ai, gạt ai cho các suất đặc cách, bởi như thế là thiếu tôn trọng với các vận động viên đang nỗ lực tối đa để cạnh tranh chỗ đứng trong tuyển Mỹ".

Woods, sau khi thi đấu tệ hại ở WGC-Bridgestone Invitational, thì nói rằng anh sẽ rút lui khỏi Ryder Cup nếu không cải thiện phong độ: "Tôi đơn giản không thể đánh như thế này. Nếu cứ như thế, tôi sẽ không thể giúp các đồng đội. Chẳng ai có thể giúp các đồng đội, nếu đánh vượt tới 18 gậy. Nhưng tôi hy vọng mọi việc sẽ sớm khá hơn và tôi vẫn còn nhiều thời gian để tập luyện thêm".

Phương Minh
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Việt Nam – Cá Hồi, Cá Người

“Thuyền nhân (Boat People), cái danh từ có một âm tượng mà mỗi khi chính quyền Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ ngay đến từ đồng “Đô La”. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh xẩy ra cho danh từ đó” – Michelle Tauriac (Viet Nam Le Dossier Noir Du Communism)

Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Cá hồi sinh ở sông nhưng phần lớn thời gian sống ở biển. Ðặc điểm của loài cá này là dù có rong chơi phiêu du ở chân trời góc biển nào chăng nữa, thế nào cũng tìm về nơi chôn nhau cắt rốn để sinh nở.

Cá hồi Thái Bình Dương (Pacific salmon), sau khi từ giã nếp sống hải hồ, sẽ không bao giờ trở lại biển cả nữa. Lý do giản dị chỉ vì chúng sẽ chết sau khi đẻ và cho thụ tinh lứa trứng đầu tiên.
Cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu đem con bỏ chợ, để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp và mang bán.
Cách họ kiếm tiền ngó bộ dễ và (chắc) là nhiều. Bởi vậy, có kẻ bắt chước. Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (tên kêu gọn thường dùng là Việt Cộng hay Cộng Sản Việt Nam) cũng học theo cách làm ăn không vốn gần như vậy. Chỉ khác có chút xíu là họ dùng người để kinh doanh, thay cá.

Từ năm 1978 cho đến năm 1990, bằng hình thức này hay hình thức khác, chính thức, bán chính thức … Việt Cộng đã “thả” ít nhất là hai triệu cá người ra biển. Người ta ước tính rằng trên bước đường lưu lạc cứ ba con cá người rời bến sông ra đi thì ít nhất cũng có một con bỏ mạng. Nó trở thành mồi săn cho loài người, cho loài chim, hoặc những loài cá khác. Tương tự, trong số hai triệu người Việt phiêu lưu vào biển cả – tối thiểu – cũng phải một phần ba đã vong mạng (hơn 600 ngàn người chết).
Họ chết vì bão tố, vì hải tặc, hay vì bị xô đuổi một cách lạnh lùng tàn nhẫn tại bến bờ của những quốc gia lân cận. Nơi đây thuyền bè của họ thường bị lôi kéo trở ngược ra khơi. Họ sẽ lênh đênh giữa trời nước bao la cho đến chết vì không còn tìm được nơi để đến, và cũng không còn đủ lương thực (cũng như nhiên liệu) để tiếp tục đi.
Những kẻ may mắn thoát nạn đều sẽ biến thành cá hồi (theo tinh thần của Nghị quyết 36) của nhà đương cuộc Hà Nội. Đám dân trôi sông lạc chợ này sẽ bị tận tình khai thác, và khai thác dài dài, cho đến khi tắt thở, bằng nhiều cách.

Nếu cá hồi Thái Bình Dương chỉ hồi hương một lần rồi chết thì những thuyền nhân rời khỏi Việt Nam sau ngày 19 tháng 6 năm 1988 – đã có thời gian dài sống tạm trú ở những quốc gia Ðông Nam Á – cũng mang số phận y như vậy. Họ bị cưỡng bách hồi hương và không bao giờ còn có dịp ra đi nữa. Riêng với những thuyền nhân ở Hồng Kông – khi phần đất này còn thuộc Anh – Anh Quốc đã thoả thuận trả sáu trăm hai chục Mỹ kim mỗi đầu nguời để Hà Nội chịu nhận họ trở về, cùng với lời hứa hẹn là họ sẽ không bị hành hạ hay ngược đãi!
Số người Việt may mắn hơn, hiện đang phiêu bạt tứ tán khắp bốn phương trời, có thể được coi như là cá hồi Ðại Tây Dương – giống cá có khả năng đi đi về về nhiều lần từ sông ra biển và ngược lại. Những kẻ này vẫn tiếp tục kiếp sống tha phương cầu thực, chăm chỉ cặm cụi kiếm và để dành tiền, rồi hàng năm làm đơn “xin phép” được hồi hương. Mỗi Việt kiều về thăm quê nhà chắc chắn đều chi trải một số tiền không phải chỉ là sáu trăm Mỹ kim mà có thể là đến sáu ngàn Ðô la, hay nhiều hơn nữa.

Tuổi Trẻ Online, đọc được vào ngày 7 tháng 1 năm 2010, cho biết: “Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31-12-2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Riêng tại Saigon, kiều hối năm 2009 đạt 3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó.”
Hà Nội có lý do để hãnh diện về thành quả này – thành quả kinh tế duy nhất (thực sự) vượt chỉ tiêu – về kỹ nghệ xuất và nhập cảng người, sau hơn nửa thế kỷ mà họ đã nắm được quyền bính ở Việt Nam.

Với số tiền ngoại tệ do Việt Kiều cống hiến, ban Kinh Tài Việt Cộng đã dùng một số tiền khoảng 50 triệu USD xây dựng khoảng 14 Websites tại Hải Ngoại, hổ trợ và đở đầu cho các Đoàn Văn Công (Nghị quyết 36) tuyên truyền các dịch vụ du lịch Việt Nam, lấy vợ, lấy chồng Việt Nam, Quê Hương trong tầm mắt, Tiếng nói của Người Việt Hải Ngoại … Họ đã vận dụng các sinh viên du học và thành phần Trí Thức Cộng Sản viết bài về yêu quê hương, yêu dân tộc, họ không còn dùng những từ ngữ thất học “ Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền” mà họ thay thế bằng từ “Việt Kiều Yêu Nước” hay “Khúc ruột ngàn trùng”… Đã làm cảm động hàng triệu con tim của những người Việt xa xứ, mong ước được trở về thăm lại quê nhà, được nhìn lại quê cha đất tổ dù chỉ một lần thôi !!!

Họ đẩy ra khỏi nước những con nguời cùng quẫn không lối thoát, sôi sục câm hờn và lòng đầy thù hận, rồi “thu về” những Việt kiều Triệu Phú, Tỉ Phú và những khúc ruột bằng vàng. Một lợi tức chưa từng có trong lịch sử loài người ... Thiệt khoẻ! Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam ngồi chơi xơi nước mà lợi tức của cá hồi Việt Nam vẫn mang vào cao nhất so với tất cả các ngành sản xuất khác …

Tác giả : Hoàng Lâm
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

*Chuyện phiếm đàn ông: Cắt của quý*
*Một bữa nọ, Thượng Đế nói với Adam:
“Ta có một tin vui và một tin xấu cho con. Con muốn nghe tin nào trước?”
Adam ngước nhìn Thượng Đế và trả lời:
“Xin hãy cho con được biết tin vui trước.”*

“Được! Ta cho con hai bộ phận mới, một cái gọi là não. Nó sẽ giúp con tạo ra
những thứ mới lạ, giải quyết các vấn đề và có những cuộc trò chuyện thông
minh với Eva. Cái thứ hai là bộ phận sinh dục. Nó sẽ mang lại cho con những
khoái cảm thể chất, giúp con lưu truyền lại trí tuệ của mình và nhân rộng
cuộc sống trên trái đất. Eva sẽ rất hạnh phúc khi con có bộ phận này để giúp
nàng sinh con. ”
Adam vui sướng thốt lên :
“Đó là những món quà thật tuyệt vời mà Ngài ban cho con. Còn tin gì xấu sau
sự kiện vui mừng này, xin Ngài cho con biết.”
Thượng Đế nhìn Adam với đôi mắt xót xa và nói:
“Con sẽ không thể sử dụng hai món quà này cùng một lúc!”
Nhận được hai món quà quý giá này Adam giữ chúng bằng hai cách khác nhau.
Ông giấu bộ não vào sâu trong một chiếc hộp trên đầu và khơi khơi gắn bộ
phận sinh dục vào giữa hai chân. Ở trong một vị trí chông chênh như vậy, bộ
phận quý giá này đã không biết nép mình kín đáo lại cứ hay nghểnh cổ lên
nhìn khắp chung quanh. Cứ vênh váo lên như một khẩu súng ngoài chiến trường,
bộ phận này quên chỉ thị của Thượng Đế là “Eva sẽ rất hạnh phúc khi con có
bộ phận này để giúp nàng sinh con” mà hào phóng ban…hạnh phúc cho khắp bàn
dân thiên hạ. Đó là chuyện về sau này của con cháu ông Adam, còn vào thời kỳ
của chính Adam thì ông chẳng còn cách nào khác hơn là chỉ có mỗi bà Eva
để…mưa móc.
Chính lòng…bác ái của con cháu ông Adam đã gây chiến tranh trên khắp quả địa
cầu này! Nguyên do là tại…Thượng Đế. Ngài đã ban cho ông Adam và dòng dõi
của ông một khẩu súng thần! Cứ tha hồ tác xạ mà đạn vẫn cứ còn.

*bao năm đeo lủng lẳng
một khẩu colt 45
khóa an toàn mở sẵn
viên đạn vẫn trong lòng…
*(Luân Hoán)

Dư đạn, súng cứ ngông nghênh đi tác chiến trên khắp các vùng chiến thuật,
chẳng màng tới lãnh thổ nhà. Vậy là có chuyện. Chuyện lớn chứ không phải
chơi. Đó là chuyện chia lìa tức tưởi. Chuyện biệt ly này xảy ra trên khắp
thế giới và Việt Nam chúng ta cũng là một bãi chiến trường lớn.
Dư luận ở Việt Nam vừa hoảng hốt ghi nhận những “trận đánh” sau xảy ra ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 7 năm 2005, ông C., 55 tuổi, bị chị T.
dùng lưỡi hái cắt lúa phăng ngay cái hoang đàng hư đốn.
Ngày 25/8/2005, ông N.H.T. ở Tân Biên, Tây Ninh bị vợ cắt phăng súng khi
đang ngủ.
Tối 14/9 ông Nguyễn văn Đ. ở Đức Hòa cũng bị vợ phong tước hoạn quan. Ngày
5/10 ông Nguyễn K. ở quận 2, Sài gòn, bị lưỡi dao lam của vợ sớt đẹp cục
thịt dư.
Rồi anh M., cư ngụ tại ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, tỉnh Cà Mau bị vợ thiến
trong khi anh đang say mèm, máu chảy ra lênh láng cả nhà mà không ai biết!
Đó là tình hình chiến sự mới nhất tại Việt Nam.
Bản tin chiến sự đau buồn này chỉ là tiếp nối tình hình sôi động trên khắp
thế giới mà vụ anh John Wayne Bobbitt xảy ra vào ngày 23 tháng 6 năm 1993
tại Virginia, Mỹ, là cao điểm. Cũng cần nhắc lại vụ cắt nổi danh này để cùng
nhau…học tập. Trong cái ngày “lịch sử” đó, bà vợ Lorena Bobbitt để cho chồng
thỏa mãn sau khi anh đi uống rượu về, và sau khi chồng ngủ say, bà mới vào
bếp lấy con dao bén nhất ra thi hành…án quyết!
Cắt xong, bà cho cái của nợ vào túi nhựa mang đi vứt vào một bụi cây tại một
khu vực của thành phố Manassas, tiểu bang Virginia. Cảnh sát đã phải mất
nhiều thời gian kiếm tìm mới thấy được cái túi oan nghiệt đó. Họ liền bỏ
ngay vào thùng nước đá mang về bệnh viện để cho các bác sĩ nối lại. Sau đó
là màn ly dị như mọi người đều đoán được. Phiên tòa xử vụ án này diễn ra vào
tháng 2 năm 1994, theo cuộc thăm dò của tuần báo Newsweek, đã được 60% dân
số Hoa Kỳ căng mắt theo dõi!
Nhưng câu chuyện của anh Bobbitt lại ồn ào hơn khi anh chơi một màn náo động
dư luận sau khi… súng gãy lại lành. Anh chứng tỏ cùng bàn dân thiên hạ là
súng của anh vẫn tốt bằng cách đi đóng phim sex! Dĩ nhiên những cuốn phim
này bán đắt như tôm tươi vì anh nào cũng muốn rút kinh nghiệm.

Cái thứ đầy gân cốt nhạy cảm khi trồi khi sụt đó khi bị cắt lìa lại có
thể…nối vòng tay lớn đánh đông dẹp bắc được như vậy sao? Được chứ! Bác sĩ
Dương Quang Vũ thuộc chuyên khoa niệu, bệnh viện Chợ Rẫy, Sài gòn, đã bật mí
việc phẫu thuật tế nhị này. Trong trường hợp bị cắt, bệnh nhân phải đến bệnh
viện trong vòng 6 tiếng mới có khả năng nối lại và hồi phục được.
Thông thường một ca phẫu thuật mất từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng rưỡi. Trong
thời gian sửa soạn ra tay, các bác sĩ phải… tu sửa khúc đoạn trường này
trong môi trường lạnh. Đầu tiên, phẫu thuật gia sẽ khâu nối hai thể hang và
thể xốp. Sau đó mới nối các mạch máu. Phải rửa sạch máu trong lòng mạch để
tránh tắc mạch sau khi nối. Tiếp theo là sử dụng các dụng cụ vi phẫu thuật
nối động mạch và tĩnh mạch lưng của chú nhỏ. Động tác này khá rắc rối vì có
khi không tìm được động mạch và tĩnh mạch để nối, các bác sĩ bắt buộc phải
bỏ qua giai đoạn này mang tới kết quả thảm sầu là chú nhỏ chỉ có thể là một
vật trang trí cho đẹp mắt chứ không sử dụng được trong trường đao trận kiếm!
Trong trường hợp phẫu thuật thành công thì chỉ 20 ngày sau vết thương có thể
lành. Khi các mạch máu đã được nối và thông trở lại thì mọi hoạt động tâm
sinh lý đều có thể coi là bình thường.
Việc có thể phục hồi được những vật thể ý nghĩa nhất của cuộc đời đã phân
chia ra hai loại…sát nhân!
Thứ nhất là loại “còn một chút gì”. Cái còn đây là những…mảnh đời đứt đoạn.
Cắt nhưng vẫn còn vương vấn chẳng nỡ đành đoạn. Trong 5 trường hợp ra tay
của những bà vợ Việt Nam trong năm ngoái, 2005, đã được diễn tả ở trên thì
có ba trường hợp các bà vợ vẫn còn…từ tâm! Các bà đã nộp chiến lợi phẩm cho
bệnh viện và các bác sĩ đã nối lại thành công.
Thứ hai là loại “cạn tàu ráo máng”. Cắt xong là phi tang phần mềm vừa rời
khỏi nguồn gốc một cái rột! Các bà thuộc loại này có rất nhiều sáng kiến.
Như bà Kim Trần ở Alaska. Sau khi cắt xong, bà ném cái của nợ vào bồn cầu
rồi giật nước cho trôi đi. Cảnh sát đã phải gọi cho Sở Vệ Sinh đến xem xét
mọi ngõ ngách trong ống cống để tìm xem nó có toòng teeng ở đâu không. Phúc
bảy mươi đời cho nạn nhân, sau hai tiếng đồng hồ lục lạo, họ đã tìm được anh
chàng cố thủ ngay dưới cổ bồn cầu hình chữ S.
Bên Đài Loan, bà Hsiu Chan cũng làm y chang bài bản như bà Kim Trần ở
Alaska. Cũng mạnh tay dục vào trong bồn cầu, cũng giận dữ giật nước cho trôi
đi cái thứ khó nuốt. Báo hại cảnh sát cũng phải mầy mò tìm kiếm. Lần này
“chàng” phiêu lưu xa hơn, chạy tuốt ra tận ống cống!
Nàng Antoinette Pasquez, 26 tuổi, bên xứ Côte d’Ivoire, chơi trò…nội trợ!
Sau khi dùng dao bén cắt phăng thằng nhỏ của anh chàng chồng hờ lãng mạn 39
tuổi người Pháp từ mẫu quốc sang, nàng bèn bắc chảo chiên cục thịt không mất
tiền mua như chiên xúc xích. Sau đó nàng trút ra đĩa làm một màn điểm tâm
ngon lành. Khi bị bắt, nàng khai là vì quá thương yêu anh chàng Jean này mà
chàng thì cứ mang gươm đi múa loạn xạ trong vườn của người khác nên cắt đi
để giữ độc quyền. Cắt xong, báu vật đã nắm trong tay, nàng vẫn còn thương
nên cho vào bụng để có được niềm riêng một cách chắc ăn. Nghe dễ thương biết
bao!
Cũng thuộc trường phái bếp núc nhưng kỹ càng hơn là bà Kristina Popova, 28
tuổi, người Nga. Chắc là vì bà kiêng mỡ nên sau khi cắt cái…gậy thằng ăn mày
của chồng là anh nhân viên hỏa xa Nikolai Ivanovich, 36 tuổi, bà liền cắt
thành từng khúc, cho vào nồi hầm với khoai và cà rốt như hầm ragout rồi ngồi
ăn ngon lành món ngầu pín!
Tại Houston, Texas, cô Delmy Ruiz lại mở ra một trường phái khác. Cô đã ra
tay hành động khi ông chồng Rene Aramando đang say giấc điệp. Cô vứt cái thứ
bạc bẽo đó qua cửa sổ cho chú cẩu sơi tái!
Dù vì lý do gì đi nữa thì hành động đành đoạn của các bà vợ có máu hoạn thư
nồng độ cao này cũng phải ra tòa trả lời trước pháp luật. Họ bị kết tội gì
bây giờ nhỉ? Tội ăn cướp đồ vật của người khác? Hay là tội xâm phạm…tư gia?
Tội chiếm đoạt một thứ đã tưởng như là của riêng? Hay là tội ăn cắp…thịt?
Luật gia Huỳnh Minh Vũ cho biết là những bà cắt của quý của chồng bị ghép
vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
được dự liệu trong điều 104 của Bộ Hình Luật ở Việt Nam. Nguyên văn điều
luật này như sau: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng
thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: dùng hung khí gây nguy
hiểm; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; người ốm đau hoặc không có khả năng tự
vệ; đối với người nuôi dưỡng mình; có tổ chức; có tính chất côn đồ hoặc tái
phạm nguy hiểm”.
Như vậy rõ ràng cắt là tội cố ý gây thương tích chứ không phải những cái tội
cà chớn mà tôi đã hài ra ở trên. Nhưng có phải chỉ là cố ý gây thương tích
thôi chăng? Có mỗi thằng nhỏ làm vốn cho cuộc sống có hương hoa mà chơi luôn
một phùa trăm phần trăm như thế e rằng chuyện phải…ầm ĩ hơn nhiều.
Đau đớn thay phận đàn ông!
Chưa hết. Người vợ chỉ bị ra ba tòa quan lớn nếu ông chồng làm đơn khởi tố
theo đúng qui định trong Điều 105 của bộ luật Tố Tụng Hình Sự! Như vậy, nếu
sự giận dữ không lớn bằng sự mắc cở không muốn chường mặt ra trước công
chúng với vết thương lòng thì huề cả làng. Nếu ông chồng nhất định khiếu tố
thì hình phạt và mức án do tòa án tuyên xử tùy theo tính chất của hành vi vi
phạm và mức độ thương tích. Ngoài ra còn có những yếu tố giảm khinh: các bà
thuộc loại “còn một chút gì” mà lại còn tỏ ra ăn năn hối lỗi, bảo vệ con
chim đã rời tổ ấm, đưa chồng đi bệnh viện nối cánh chim giang hồ sẽ có điểm
trước tòa. Còn các bà chằng thuộc trường phái “cạn tàu ráo máng” cho tang
vật một đi không trở lại thì sẽ bị coi như là tăng trách nhiệm hình sự.
Luật thì như vậy, nhưng với tòa án…nhân dân thì luật nó lung tung lắm. Như
trường hợp bà Kim Trần. Không phải bà Kim Trần ở vùng xứ lạnh cóng Alaska
nói ở trên đâu mà là bà cũng tên Kim Trần ở Vancouver, Canada cơ. Bà này 38
tuổi, có 6 con với ông chồng tên Phùng Học Vi, 42 tuổi. Ông Vi ham vui có
một cô bồ non trẻ đẹp khiến bà vợ nổi máu tam bành lên. Bà cắt lìa gươm
thiêng của chồng bằng một con dao làm bếp. Sự việc ra trước tòa án của Tỉnh
bang British Columbia, Canada do ông chánh án Patrick Dohm chủ trì. Tòa đã
cân nhắc các sự kiện như sau.
Thứ nhất, người chồng Phùng Học Vi đã chung sống 18 năm với bà Kim Trần và
có 6 đứa con, nay lại léng phéng có nhân tình khiến bà vợ ra tay cắt đứt của
quý, tuy đã được nối lại nhưng hoạt động tiểu tiện và truyền giống không còn
được như xưa.
Thứ hai, người vợ Kim Trần là người lo săn sóc cho 6 đứa trẻ mà nếu bà vào
tù thì 6 đứa trẻ này sẽ mất đi tình mẫu tử thiêng liêng, gia đình sẽ tan vỡ
để lại hậu quả điêu đứng cho những trẻ nhỏ. Do đó, tòa tuyên án 2 năm tù
treo.
Tòa xử xong, tòa án…nhân dân mới cãi cọ. Dựa vào sự kiện bà Kim Trần đã
trình bày trong nước mắt trước tòa là bà đã nài nỉ van xin chồng bỏ người
tình trở về chung sống với vợ con mà ông vẫn say duyên mới không đoái hoài
gì tới gia đình nên bà mới cắt vì quá thương yêu ông, Hội Phụ Nữ Chống Bạo
Hành Với Phụ Nữ mà đại diện là bà Fatima Jaffer mới phát biểu: “Thật là bất
công khi người chồng đi theo một phụ nữ khác mà bỏ rơi người đàn bà có con
cái như vậy!”
Phía các ông phản pháo lại. Tiến sĩ Gerry của Hội Bảo Vệ Người Đàn Ông Bị
Sách Nhiễu vùng Vancouver mỉa mai: “Thật kinh ngạc khi một người làm hành vi
tệ mạt đến thế mà vẫn được quyền sống chung và săn sóc đám trẻ thơ.”
Một hội đực rựa khác, Liên Đoàn Các Người Đàn Ông vùng Lower Mainland tại
Canada hỏi móc lại: “Chúng ta thử lấy ví dụ người vợ bị cắt mất một vú thì
người chồng làm việc đó trong cơn cuồng nộ sẽ bị tòa án xử phạt ra sao?”. Ừ,
không trả thù được vào cái chỗ đáng phải cắt mà không thể cắt được thì kiếm
chỗ dễ cắt mà cắt chứ sao? Nhưng đã biết tìm tới điểm đáng cắt mà cắt như
vậy thì bình tĩnh quá đi chứ, cuồng nộ ở chỗ nào? Trong ví dụ này, các ông
đã xử dụng tới cái não, bộ phận mà Thượng Đế đã cấm dùng khi đã dùng tới cái
thứ ở miệt dưới. Hóa ra Con Tạo thông minh tiên liệu hết mọi chuyện từ trước
rồi.
Có thấy vụ cắt cái gò bồng đảo của vợ bao giờ đâu! Cũng rắc rối đấy chứ!
Anh chàng Tarzan mình trần chỉ có độc một cái khố trong rừng xanh tưởng một
mình một cõi, thế mà cũng rắc rối. Chàng đã mất cái chỗ để giải thủy. Chẳng
ai cắt cả, chỉ là một…chiến công!
Sau trận huyết chiến với chúa tể sơn lâm để dành quyền cai trị khu rừng già,
cọp chúa bị hạ gục nhưng Tarzan bị thương nặng: mất một mắt, một cánh tay
và…cái đó. Tất cả thú rừng bèn họp lại để quyết định cứu người hùng. Chim
ưng tặng Tarzan một con mắt, đười ươi tặng một cánh tay và một chú voi con
tặng chàng… cái vòi. Sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện, Tarzan trở lại rừng
xanh, báo đen hỏi:
“Chẳng hay người hùng có bằng lòng với một thân thể mới như thế này không?”
Tarzan ngậm ngùi trả lời:
“Mắt chim ưng cho ta rất tốt, ta có thể nhìn được rất xa và rất rõ. Cánh tay
của đười ươi cũng rất tốt, dài và khỏe. Chỉ duy có cái vòi của chú voi nhỏ
tặng ta thì hơi bất tiện. Suốt ngày nó cứ vặt cỏ rồi nhét vào mông của ta!”

*Song Thao*
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

THÈM
Tiểu Tử
Tụi bây biết không ? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975, trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu...

Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được ?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à ! Khó tin nhưng có thật ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà... khó tin đó.

Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc... Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải... dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách... khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không nói nhứt nữa, mà nói nhất. Nghe... cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì... kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó... lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó... lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác... vân vân và vân vân... Kể không hết !

Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được... giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin keo !

Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một nghành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ... Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng... không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.

Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó... lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy !). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu ! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.

Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn - những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv - bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….

Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay... bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải... vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải... bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn ?

Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn... tét phổi ! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn - nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế ! - đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay (của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc !) để ém, lận, cuốn, xe... cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá... tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt !

Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ... đoán giờ thôi !). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.

Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, trong sở ( Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ... tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi ! Tao nuốt nước miếng.

Thèm quá ! Tao thèm ăn ngay một tô mì ! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi ! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi ! Thì ăn... đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì... làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng...

Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má...


( Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ nên tôi xin… )



Tiểu Tử
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Nếu Việt Nam Cộng Hoà Thắng…...

Trần Văn Giang


“Điều mà tôi biết chắc chắn đó là: Tôi không phải là Mác-xít”(F. Engels – cha đẻ của thuyết cộng sản, bạn thân của Karl Marx - viết trong một lá thư gởi cho bạn là Eduard Bernstein ngày 2 tháng 11 năm 1882). “As Karl Marx used to say about the French "Marxists" in the 1870s, What is certain is that I myself am not a Marxist” (in Friedrich Engels’ letter to Eduard Bernstein of 2 November 1882).

Đã có nhiều lời kêu gọi, nhắn nhủ, mồi chài... thành thật cũng có, lừa phỉnh cũng có của cả phe ta lẫn phe cs thứ thiệt, cs cò mồi, cs điếu đóm, cs phản tỉnh, cs giờ thứ 25 (30/4)… về vấn đề gọi là “hãy quên quá khứ,” “nhìn về tương lai,” “hòa hợp hòa giải…” làm cho một số lớn phe ta (tị nạn cs) ở hải ngoại đang có sẵn lượng mỡ hơi cao trong máu hoang mang rồi nhào dzô “hồ hởi” tham gia tổ chức này, hội đoàn nọ với các chủ trương / cương lĩnh “cương điệu” loạn xà bần, cùng với ban chấp hành gồm các thành viên “tả pín lù” liệt kê thành tích lại tùy hỷ với hoạt động nồi chõ; rồi chửi bới lẫn nhau nghe như hát hay… Bài này rất tiếc lại không bàn về cái hũ “tương chao” “hãy quên quá khứ, nhìn về tương lai…” mà lại thử “hoang tưởng” vẽ lại một quang cảnh “không thực” (unreal) và góp bừa vài ý kiến may ra làm sáng tỏ những hoang mang không cần thiết vô bổ đang lưu hành qua các “tuyến” truyền thông Việt ngữ (loại truyền thông chỉ làm cho áp huyết người đọc lên cao một cách “vô tư” lảng xẹc). Đó là vấn đề:

Nếu (“what if”) trong cuộc chiến tranh Nam Bắc – Quốc cộng vừa qua, chính quyền miền Nam (VNCH) thắng cộng sản bắc việt thì điều gi sẽ xảy ra? và điều gi đã không xảy ra?

Trước hết, tạm dùng như tiền đề, người viết mạo muội trình bày vài ý kiến chủ quan cá nhân về các vấn đề chính trị đang sôi nổi; rồi sau đó xin kính mời quí vị đọc giả cùng tha hồ tham gia, trao đổi nhận định, quan điểm, nhận xét, bàn loạn, chụp mũ (nếu cần!)…

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, chăm phần chăm, HCM sẽ được coi như là hồ chính mi gian dâm, một tên vô lại thất học, nhân vật chính trị gian ác, lường gạt quốc tế, nhưng lại ngu xuẩn nhắm mắt nhắm mũi tuân theo mệnh lệnh phản dân tộc của quan thầy cs quôc tế “cắt mạng” biết bao nhiêu sinh linh Việt vô tội, đưa dân tộc và đất nước Việt Nam vào con đường oan nghiệt tàn hại đến xuống hàng chó ngựa qua con đường chủ nghĩa xã hội vô duyên thối hoắc. Huyền thoại thần thánh, tư tưởng và đạo đức của HCM sẽ chỉ thấy có trong các trang mục vui cười, chuyện cấm đàn bà, chuyện cấm trẻ em dưới 18 tuổi. Tất nhiên sẽ không bao giờ có cái gọi là “lăng bác Hồ” tốn kém công quỹ và lãng phí địa ốc (real estate) … Nếu “lăng” loại này đã lỡ xây cất xong rồi thì sẽ có 3 trường hợp xẩy ra cho kiến trúc sai lầm lớn lao này:

- một là sẽ bị san bằng thành bình địa, biến thành trại nuôi súc vật (animal farm) hay bãi đậu xe (parking lot);

- hai là sẽ được dùng làm viện bảo tàng để triển lãm các tội ác diệt chủng, hại dân, bán nước của HCM và tập đoàn csvn;

- ba là sẽ được sửa chữa lại thành nhà xí công cộng với giá “khuyến mãi” phải chăng để giải tỏa bớt phần nào quốc nạn đái đường, ỉa bụi của dân Hà nội…

Việt Nam

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, đầu tiên, hiển nhiên sẽ không có hàng trăm, hàng ngàn quân cán chính miền Nam bị ngang nhiên xử tử, tù đầy, hành hạ, tra tấn trong các trại “tù cải tạo” của cs. Lịch sử cho thấy Hoa kỳ và đồng minh sau khi thắng trận ở Âu châu cũng như tại Thái bình dương không hề bao giờ lập ra tại tập trung để “cải tạo” hàng trăm ngàn người thuộc phe thua trận (phe trục Nhật - Đức). Hoa kỳ và đồng minh chỉ đem ra xử ở “Tòa án tội ác chiến tranh” tổng cộng 112 nhân vật dân sự và tư lệnh quân đội quan trọng của Đức quốc xã (trong đó 11 người lãnh án từ hình) và 43 nhân vật dân sự và tư lệnh quân đội quan trọng thuộc quân phiệt Nhật (chỉ 7 người lãnh án tử hình). Những người Đức và Nhật bị tử hình (xử bắn hoặc treo cổ) đều có thành tích nổi tiếng đã giết hàng ngàn, hàng trăm ngàn dân vô tội và tù binh đồng minh. VNCH cũng theo cái tiền lệ này, dưới sự giám sát của quốc tế và đồng minh, sẽ đem xử các tội phạm chiến tranh cs qua các “Tòa án tội ác chiến tranh.” Dĩ nhiên, một số nhỏ gồm nhân vật lãnh đạo chóp bu cs sẽ được cho đi chầu lê-nin vì đã có thành tích khát máu giết hại dân Việt như Hồ chí minh (nếu còn sống), Trường chinh (qua vụ “Cải cách ruộng đất 1953-1956” phát động bởi chủ tịch nhà nước cs Hồ chí minh dựa theo mô hình “thổ địa cải cách” của Trung cộng 1946–1949; Trường chinh chỉ đạo trực tiếp qua chức vụ tổng bí thư đảng csvn, đã giết và bức tử trên 100 ngàn dân vô tội). VNCH sẽ xóa sổ, cho lên bảng phong thần ngồi ngắm gà khỏa thân cái đám điếu đóm Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân, Lê văn Hảo, Trần quan Long, Phan chánh Dinh…. đã nhúng tay vào máu đồng bào Huế trong vụ thản sát tết Mậu thân 1968 (Theo tổng kết của Douglas Pike, và từ các quan sát viên độc lập không thân Mỹ và VNCH, năm 1970 thì trong vụ thảm sát tết Mậu thân 1968 tại Huế của cs tổng số dân sự tử vong ở Huế và vùng phụ cận là 7.600 - chết lẫn mất tích, có trên 2000 người vẫn còn mất tích).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sẽ không có ai hưởn di tản di tiếc, chạy trốn bỏ quê hương làm khỉ gì? Rồi ngày hôm nay sẽ còn có hàng trăm ngàn người vô tội vẫn còn đang sống sót, không phải bỏ xác ngoài biển cả, không bị hải tặc Thái lan hãm hiếp, cướp bóc… tên đường vượt biên vượt biển tìm tự do.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự thống nhất nước Việt Nam mới thật sự có ý nghĩa bời vì dân miền Nam tự do đã có cơ hội sống tiếp cận, thấm nhuần văn minh giòng chính (main stream) của thế giới tự do (chứ không phải loại văn minh “đỉnh cao” đểu giả bánh vẽ qua tuyên truyền khoác lác, thông tin một chiều bưng bít của cs) dễ dàng chấp nhận và bao bọc dân miền Bắc (bằng chứng như đã thấy dân Tây Đức của khối tự do gánh vác gánh nặng của cs Đông Đức sau khi bức tường Bá linh bị đập bỏ).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự sung túc, trù phú của miền Nam dễ cảm hóa, dễ khai hóa dân miền Bắc một cách êm thắm.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người miền Nam (VNCH) sẽ không thể làm cho người miền Nam có cái mặc cảm ngây ngô “cà rem ở miền bắc nhiều quá ăn không hết phải đem phơi,” hay là “ôi thôi cái gì chứ ở ngoài Bắc ti-vi và tủ lạnh chạy đầy đường…” quái đản…

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sử sách nước Việt sẽ được ghi chép đúng sự thật. Sài gòn vẫn mang cái tên là thân yêu hiền hòa “Sài gòn Hòn ngọc viễn đông” với các con đường và công viên mang tên các anh hùng dân tộc chống tầu chống Pháp chứ không mang tên những tên cha căng chú kiết cs quốc tế hay các thứ thổ phỉ, giả tưởng bố láo, trợ lý rẻ tiền, “hài” nhảm nhí ba xu của cs như loại Lê-nin, Xít-ta-lin, HCM, Lê duẫn, Lê văn tám, Võ thị sáu, Nguyễn văn trỗi, Nguyễn thị minh khai, Nguyễn văn cừ, Hồ tùng mậu,

Nếu miền nam (VNCH) thắng, thể chế chính trị của Việt Nam sẽ tiếp tục tiến triển theo khuôn khổ thể chế dân chủ thực sự dân chủ Tây phương với 3 ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập và kiểm soát lẫn nhau (“check and balance”) chứ không theo có cái thể chế cs man rợ độc đảng hoành hành áp bức dân theo luật rừng như đảng cướp mafia ở Việt Nam: “đảng là nhà nước,” “đảng và nhà nước là một,” “quốc hội (lập pháp) nhà nước (hành pháp) và tòa án nhân dân (tư pháp) là một,” “đại biểu quốc hội là do đảng cử dân bầu!” Cái gì cũng có “đảng” nhúng tay vào; cái gì cũng “văn hóa đảng…” Tất cả là vì “đảng” và “do “đảng” thì dân chủ và dân tộc đâu có nghĩa gì đâu?!

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người Việt Nam ở mọi nơi sẽ không có “nỗi buồn” đến nỗi phải dùng những từ ngữ nghèo nàn, ngược ngạo tréo lưỡi, ngớ ngẩn… như hiện nay. Anh ngữ vẫn tiếp tục là một ngoại ngữ phổ thông. Nga và Hoa ngữ chỉ có trong sách tự điển bán tại tiệm sách chứ sẽ không có lớp học, không có ai điên khùng đi học hai ngoại ngữ bần tiện này làm cái quái gì.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, không có người miền Bắc tràn vào miền Nam cướp nhà cướp đất, cư xử với dân miền Nam ngày nay tệ còn hơn cách cư xử của những tên thực dân ngoại chủng đã đến cai trị Việt Nam ngày trước.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, bản chất người miền Nam hiền hòa, nhân hậu, bao dung, với sự xung túc no ấm sẽ không có các cuộc dàn xếp trả thù tiểu nhân hèn hạ và những vụ vơ vét của cải chở về Bắc như đã thấy từ người miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, nước Việt Nam sẽ có một nền kinh tế phồn thịnh nhất nhì Đông nam Á. Việt Nam sẽ là một nước sản xuất và xuất cảng hàng tiêu thụ mạnh mẽ như Đại hàn (cùng hoàn cảnh với Việt Nam - nhưng cs Bắc hàn không thắng Nam hàn), Đài loan, Tân gia ba… chứ không là một quốc gia nghèo rách rưới như ăn mày, bị khinh rẻ, chịu nhục nhã, đi làm điếm, làm lao động giá rẻ mạt ở nước láng giềng không hơn gì Việt Nam, xếp hàng xin lấy chồng Đại hàn, Đài loan, Trung quốc...

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người dân Việt Nam phó thường dân, dân ngu khu đen mỗi ngày ra ngõ không gặp phải anh hùng, kiệt xuất, liệt sĩ, tiến sĩ…

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Trịnh công sơn có lẽ còn sống và có vợ con đàng hoàng yên ổn; và thay vì TSC hát:

“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi…”
thì TCS sẽ hát:
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi u mê
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…”

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Phạm duy không cần thiết phải lộ chân tướng phản thùng “chống gậy;” đỡ phải thất công sáng tác loại nhạc “tình người (?)” loại “nhổ rồi liếm” như loại bài “54, 75:”

“Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sàigòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
Ðất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
Ðời của cha con: hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong hận đau…”

Hoa kỳ

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, uy tín của Hoa kỳ trên vai trò đồng minh và khả năng yểm trợ kinh tế quân sự sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn. Ảnh hưởng của Hoa kỳ trong vấn đề đối tác thương mại và đầu tư ở Việt Nam cũng vậy. Riêng sự đầu tư mạnh mẽ của Hoa kỳ vào Việt Nam sẽ làm đời sống dân Việt khá hơn về mọi mặt - mức sống (standard of living), y tế an sinh (health & welfare), giáo dục và đào tạo (education & training).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, có một số người Việt cứ thong thả nộp đơn xin di dân (immigrant) sang sinh sống ở Hoa kỳ chứ không phải đi chui, như hoàn cảnh dân Việt vượt biên tị nạn cs khố rách áo ôm hay FOB, ODP, HO đến Mỹ!!! tương tự như dân Nhật và dân Đại hàn đã di dân sang Mỹ từ nhiều thế kỷ qua; rồi lập các phố Nhật “Little Tokyo” hay phố Đại hàn “Korean town” trên các thành phố lớn ở Hoa kỳ.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, cựu chiến binh Hoa kỳ tham chiến ở Việt Nam ( Vietnam veterans) sẽ có mức độ trầm cảm (depression) rất thấp. Những tên trước đây từng ồn ào biểu tình phản chiến chống đối chính sách tham chiến ở Việt Nam của chính quyền Hoa kỳ sẽ được xem như như những tên phản bội, hèn nhát thay vì những người yêu chuộng hòa bình.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ có thể sẽ công nhận là “chất độc da cam” (Agent Orange) đã gây độc hại gây ung thư và khuyết tật (birth defects); và sẽ tận tình tài trợ, giúp đỡ các nạn nhân người Việt.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ sẽ xây đài tưởng niệm chiến sĩ Hoa kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam tai Việt Nam thay vì ở Washington DC .

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, phim “Killing Fields” sẽ chỉ thuần túy là một phim thuộc loại giả phim tưởng (fiction) của Hollywod; và sẽ không đọat được giải gì cả..

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ sẽ xây Disneyland tại Hà nội, Huế và Sài gòn; sẽ mở quán hamburger Mac Donald và cà phê Starbucks tại mỗi góc đường của các thanh phố lớn; sẽ mở hàng loạt các sòng bài (casinos) tại biên giới Việt-Trung hoa và Việt-Cam bốt để dân tầu và dân Miên tha hồ vui vẻ xếp hàng đến chung tiền cho Việt Nam thay vì cứ lăm le chiếm đất, lấn dân, lấn biển…

Trung cộng

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự hiện diện của Hoa kỳ ở Việt Nam làm Trung cộng không dám ngang nhiên “chấn áp” Việt nam và các nước lân cận như chúng ta đang thấy. Kể từ năm 1971, người Mỹ đã có ý định bỏ rơi Việt Nam, TT Nixon bắt đầu cho thi hành việc rút quân đội Mỹ có hệ thống ra khỏi Việt Nam trong chương trình gọi là “Việt nam hóa chiến tranh Việt Nam” (Vietnamization of the VietNam war / Peace in Honor ? – “rút lui ? trong danh dự”). Đánh hơi được sự kiện then chốt này (và sự thỏa thuận ngầm giữa Nixon và Chu ân lai) Trung cộng đã cưỡng chiếm của Việt Nam các đảo Hoàng sa năm 1974; rồi Trường sa năm 1988,

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, thì với ảnh hưởng chính trị cũng như sức mạnh quân sự của Hoa kỳ ở Việt Nam , Trung cộng không thể và không có đủ khả năng xâm lăng Việt Nam và “dậy cho Việt nam một bài học” năm 1979… Ngoại trừ Trung cộng muốn có thế chiến thứ III. Theo Luật sư Lê Chí Quang, chính phủ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã “nhượng bộ” cho Trung cộng chiếm đóng, kiểm sóat vùng lãnh địa biên giới (khoảng 720 kí-lô-mét vuông) và lãnh hải (3200 hải lý vuông – vào khoảng 11,000 ki-lô-mét vuông) của Việt Nam.

Nếu miền nam (VNCH) thắng, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ở Á châu sẽ không cho phép hàng hóa rẻ tiền, thiếu phẩm chất, nguy hại của Trung cộng thao túng thị trường và đầu độc dân Việt Nam như ngày hôm nay.

Đông nam Á

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, không có sự triệt thoái quân sự của Hoa kỳ ở Việt Nam thì sẽ không có thuyết “Domino;” Có nghĩa là, Cam bốt vẫn tiếp tục nhận sự viện trợ của Hoa kỳ, sẽ đứng vững không mất vào tay thổ phỉ Khmer đỏ; và sẽ không có chuyện “Killing Field” làm cho một phần ba dân Cam bốt (trên 2 triêu nhân mạng) bị giết bởi Khmer đỏ man rợ.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sẽ không có cuộc chiến tranh biên giới Việt - Cam bốt năm 1977-1978 (kéo dài mãi đến năm 1989 mới ngưng hẳn) làm hàng ngàn thanh niên Việt và Cam bốt hy sinh. Dân Việt sẽ tiếp tục sang buôn bán giao thương với dân Cam bốt thay vì trẻ con Việt Nam chạy sang Cam bốt làm điếm để sống, để nuôi gia đình nghèo ở Việt nam.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự hiện hiện của người Mỹ ở Việt Nam cùng với các kỹ thuật khoa học tân tiến nhất hoàn cầu sẽ thiết lập các cơ sở tiên đoán và dự phòng thiên tai (chẳnh hạn như động đất, sóng thần..) cho vùng Đông nam Á… Có lẽ sẽ làm giảm thiểu rất nhiều những tổn thất về tài sản và nhân mạng trong trận sóng thần Tsunami vào tháng 12 năm 2004 (làm thiệt mảng trên 230 ngàn người!)

Toàn cầu (Global)

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, hàng hóa “Made inVietnam” sẽ tràn ngập thị trường thế giới; sẽ hiên ngang đối chọi với hàng hóa “Made in China.” Việt Nam sẽ làm cho hàng hóa “Made in China ” thực sự là biểu hiệu của sự khinh bỉ made in china…

Lời cuối

Câu chuyện “Nếu miền Nam (VNCH) thắng…” chưa thể chấm dứt ở đây. Người viết chỉ chỉ xin tạm ngừng để nghỉ xả hơi và chờ đợi…
Ngoài ra, cũng nên biết, cộng sản luôn luôn tuyên truyền láo khóet là:
“Chủ nghĩa tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm!”
Nhưng mà hiện nay cs lại cho là chủ nghĩa cộng sản vinh quang, vô địch tiến xa hơn tư bản một bước! Thì tính lại, chủ nghĩa cộng sản đang (đứng / nằm / ngồi) ở đâu vậy?” (con số “lucky” này hình như chỉ còn lại có “4” thì phải?)
Chờ xem! Làm gì phải “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt!”

Trần Văn Giang
Orange County - 06 /25/2010
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Thủ quân tuyển Pháp tiết lộ vụ bê bối ở World Cup
Patrice Evra vừa đáp trả mạnh mẽ những lời chỉ trích nhắm vào anh và tố rằng chính cựu HLV Domenech mới là ngọn nguồn của mọi bất hòa dẫn tới scandal tại Nam Phi hè vừa qua.

Patrick Evra cùng với 4 đồng đội trong tuyển Pháp là Anelka, Eric Abidal, Franck Ribery và Jeremy Toulalan vừa phải ra điều trần trong phiên họp đặc biệt của LĐBĐ Pháp (FFF). Hậu vệ trái của MU, trong vai trò thủ quân tuyển Pháp, bị quy kết là kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn, dẫn tới việc cả đội bỏ tập ở Knysa (Nam Phi) và làm hoen ố hình ảnh tuyển Pháp ở World Cup 2010 vừa qua.
Image
Evra (giữa) trong buổi họp của các cầu thủ trên sân tập ở Nam Phi, trước khi cả đội quyết định lên xe bus, bỏ tập. Ảnh: AFP.


Đây là lý do khiến cựu danh thủ Lilian Thuram mới đây đã kêu gọi FFF cùng tân HLV Laurent Blanc có thêm nhiều hình phạt khác cho nhóm cầu thủ nói trên. Thuram thậm chí còn cho rằng tuyển Pháp cần cấm cửa vĩnh viễn nhóm 5 cầu thủ cầm đầu dù trước đó, toàn bộ 23 cầu thủ dự World Cup 2010 đã bị Blanc kỷ luật một trận bằng cách gạt khỏi danh sách tập trung chuẩn bị đá giao hữu với Na Uy ngày mai.

Tuy nhiên, trên tờ Le Figaro (Pháp) hôm qua, Evra đã phản bác: "Điều chúng ta cần làm là bước qua trang sử đen tối ở World Cup và hướng tới tương lai. Việc loại cả đội khỏi trận giao hữu với Na Uy đã đủ nặng nề rồi. Tại sao lại định phạt chúng tôi nặng hơn những người khác? Thuram nghĩ rằng anh ta là vua thiên hạ, nên anh ấy bôi nhọ tên tuổi tôi mà không cần biết chuyện gì đã xảy ra ở Nam Phi. Cách hành xử của Thuram chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa".

Evra cũng tiết lộ những chi tiết hậu trường trong 15 phút giải lao trận Pháp thua Mexico 0-2 ở vòng bảng World Cup. Theo đó, chính HLV Domenech mới là nguồn cơn của mọi việc tồi tệ sau đó, bao gồm vụ Anelka bị đuổi về nước, toàn đội bỏ tập và Domenech đọc bức thư ngỏ của 23 tuyển thủ gửi tới truyền thông Pháp ngay trên sân tập Knysa.

"Suốt 10 phút đầu của buổi họp trong giờ nghỉ, HLV Domenech chẳng nói gì, rồi đột ngột chửi rủa Anelka và cho rằng cậu ấy không tuân thủ chỉ đạo chiến thuật ở hiệp một. Anelka sau đó đã phản ứng lại, nhưng không nghiêm trọng như tờ L'Équipe đưa sau đó. Tôi cùng trợ lý HLV Boghossian và các đồng đội Ribéry, Toulalan, Gallas, Henry, Abidal, Govou can ngăn, rồi yêu cầu Anelka công khai xin lỗi HLV. Anelka đồng tình trước tập thể, nhưng sau đó lại không thực hiện khi báo chí hỏi tới.
Image
Scandal Anelka bị đuổi về nước vì lăng mạ HLV Domenech là một vết ố của tuyển Pháp ở World Cup 2010. Ảnh: AFP.


Còn vụ bỏ tập thì tất cả đều cảm nhận từ ngày hôm trước. Một số cầu thủ đã nói thẳng với Domenech rằng họ chán bóng đá. Trên xe bus, tôi đã nói với các đồng đội rằng ai không đồng tình thì có thể xuống để thực hiện buổi tập, nhưng tất cả đều chọn giải pháp ngồi lại. Một bức thư ngỏ nêu rõ lý do đội bỏ tập được Toulalan soạn ra và tôi được cử thay mặt toàn đội đọc bức thư ấy trước báo giới. Nhưng sau đó, Domenech đã giành làm việc đó".

Hậu vệ trái 29 tuổi này cũng nói về lý do khiến cả đội bất mãn với Domenech: "Giữa chúng tôi với HLV không có sự trao đổi. Trước trận giao hữu với Costa Rica, một vài cầu thủ muốn được Domenech đưa ra những chỉ dẫn rõ hơn, nhưng điều đó làm ông ta có cảm giác bị tấn công. Domench từ chối mọi thảo luận và làm cầu thủ ức chế. Trên cường vị thủ quân, tôi đã chuyển thông điệp của các đồng đội tới tới HLV trưởng qua các trợ lý, nhưng chẳng ăn thua".

Phương Minh
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

BS Lê Nguyên Sang trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra khỏi tù
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2010-08-17
Nhà bất đồng chính kiến, bác sĩ Lê Nguyên Sang, thuộc Đảng Dân chủ Nhân Dân, vừa trở về gia đình vào 8:30’ sáng ngày 17 tháng 8 năm 2010,
sau bốn năm ở trong nhà tù vì bị kết tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Image
Bác sĩ Lê Nguyên Sang vội vã chia tay với mẹ trước khi vào trại giam
Ngay sau khi về đến với gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Lê Nguyên Sang dành cho Đài Á Châu Tự do cuộc phỏng vấn sau đây. Mời quí thính giả theo dõi.

Từ nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn

Gia Minh: Trước hết xin chung vui với bác sĩ đã mãn hạn thi hành án, và về với gia đình. Xin ông chia xẻ cảm xúc của ông vào lúc này?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Ở tù cộng sản, người ta bị đàn áp nhiều về mặt tinh thần, vật chất- mệt mỏi lắm. Nhưng khi bước ra khỏi tù, cảm giác tự do làm cho con người như ‘lâng lâng’: một thế giới mới đối với mình. Do đó, cảm giác chóang ngợp không thể diễn tả hết được. Thế nhưng tôi đoan chắc đã bước qua một giai đọan nghiệt ngã nhất trong cuộc đấu tranh vì dân chủ của đất nước. Sau khi bước ra khỏi tù tôi còn nhiều việc phải làm nữa.

Đối với tôi nhà tù cộng sản chỉ là nhà tù nhỏ thôi, ngoài nhà tù đó còn nhà tù lớn hơn nữa. Ai ở tù đều có cảm giác, đều biết sau bốn bức tường, còn thêm bốn bức tường, tiếp đó nữa là cái xà lim chỉ nhốt đủ một một người mà thôi.


Đối với tôi nhà tù cộng sản chỉ là nhà tù nhỏ thôi, ngoài nhà tù đó còn nhà tù lớn hơn nữa. Ai ở tù đều có cảm giác, đều biết sau bốn bức tường, còn thêm bốn bức tường, tiếp đó nữa là cái xà lim chỉ nhốt đủ một một người mà thôi.
Gia Minh: Thời gian bác sĩ ở trong xà lim đó bao lâu?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi ở hơn một năm. Một năm rất nghiệt ngã, không có không khí để thở, ánh sáng để hưởng. Nhu cầu của con người là ánh sáng và không khí, hai thứ không mất tiền; thế nhưng trong nhà tù cộng sản hai thứ đó không được hưởng. Đó là sự ép bức, đày đọa thể xác, tinh thần con người.

Gia Minh: Trong khỏang thời gian một năm trời đó, ông được ra vào bao lâu?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi đi hỏi cung thôi. Và người tù ở xà lim muốn được đi hỏi cung để được ra bên ngoài. Một tháng đi hỏi cung một lần. Khi đi ra là lảo đảo vì bị giam trong xà lim lâu nên người tù ở xà lim muốn ra ngoài cho được thỏai mái. Từ đó việc đưa đi hỏi cung như là một đặc ân, và người tù xà lim có thể sẽ khai hết.
Gia Minh: Thời gian hỏi cung là bao lâu?

Tôi lên Chí Hoà, Bố Lá. Chí Hoà nổi tiếng nơi có các ‘anh chị đại bàng’. Do tính chất và vị thế của tôi nên tôi chịu nhiều khắc nghiệt hơn các tù nhân khác: bị biệt giam, cách ly, chịu đựng nhiều hơn. Họ làm tôi rất mệt mỏi. Thật ra mới ra khỏi tù tôi cũng rất mệt mỏi.

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tùy theo cán bộ. Nếu họ thấy cần thiết thì sáng kêu, chiều kêu; nhưng sau đó một tháng trời không kêu nữa.
Gia Minh: Thời gian biệt giam trong xà lim đối với ông vào lúc nào?
Image
Bác sĩ Lê Nguyên Sang sau khi lãnh bản án. Courtesy vietvungvinh.org
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Từ ngày 17 tháng 8 năm 2006 đến 17 tháng 10 năm 2007.
Gia Minh: Sau đó đến những nhà giam nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Sau tôi lên Chí Hoà, Bố Lá. Chí Hoà nổi tiếng nơi có các ‘anh chị đại bàng’. Do tính chất và vị thế của tôi nên tôi chịu nhiều khắc nghiệt hơn các tù nhân khác: bị biệt giam, cách ly, chịu đựng nhiều hơn. Họ làm tôi rất mệt mỏi. Thật ra mới ra khỏi tù tôi cũng rất mệt mỏi.

Không vượt biên vì hy vọng đất nước thay đổi

Gia Minh: Còn những người tù chung với ông tại những nơi đó đối xử với ông thế nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Khi chưa biết mình là tù chính trị thì khác, nhưng khi biết rồi họ ‘dè sẻn’ hơn. Bởi vì tại những nơi có những ‘đại bàng’ như thế họ có những lối đối xử gọi theo tiếng lóng là ‘bass, treb’ tức đá, đấm hành hạ nạn nhân. Đối với tù nhân chính trị, người ta ‘dè’ hơn và mình có cách cư xử đối với họ: đem sự thương yêu, công bằng, thái độ lịch sự ra đối xử, không ‘ba trời- ba búa’ thì họ không làm gì mình hết.
Đấu tranh thì đâu cũng đấu tranh được nên trong nhà tù cũng nói để tù hình sự hiểu được con đuờng đấu tranh chính trị chống lại sự hà khắc của chế độ cộng sản. Trong tù, dù ‘đại bàng- đại bác’ cũng sợ cán bộ; nên cán bộ sử dụng những đối tượng đó để trị tù hình sự khác. Bản thân tôi khi mới vào tù chưa có kinh nghiệm.

Tôi nói không vượt biên vì yêu đất nước này, và nghĩ rằng chế độ cộng sản từ từ sẽ tốt đẹp hơn. Bản thân gia đình tôi trước kia từng ‘thân cộng’; nhưng sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản đối với bản thân tôi càng tăng, buộc tôi quay lại chống và phải vào tù.

Sau khi kháng án để được xử phúc thẩm, tôi đi một mình và đã học được nhiều điều để tạo nên bản lĩnh. Vào tù tôi cũng gặp những anh em đi vượt biên, bị tù ở Thái Lan; họ hỏi sao không vượt biên: tôi nói không vượt biên vì yêu đất nước này, và nghĩ rằng chế độ cộng sản từ từ sẽ tốt đẹp hơn. Bản thân gia đình tôi trước kia từng ‘thân cộng’; nhưng sự khắc nghiệt của chế độ cộng sản đối với bản thân tôi càng tăng, buộc tôi quay lại chống và phải vào tù.

Con đường dân chủ của bác sĩ Sang

Gia Minh: Trong tù với cách cư xử của ông thì hiệu quả đối với những tù nhân khác ra sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tất nhiên đối nhân xử thế tùy theo người. Không phải ai mình cũng ‘xun xeo’ hết; mà có trường hợp cần phải mạnh miệng , cứng rắn mới thành công. Trong chính trị cũng vậy thôi. Trong tù có lúc tôi phải ‘đánh lộn’ rồi, dù là bác sĩ, trí thức nhưng phải làm vậy thôi để khẳng định mình.

Do tính cách không chịu được sự ngang trái nên từ Chí Hoà, Bố Lá, Xuân Lộc nơi nào tôi cũng đụng chạm nhiều. Chính vì không chịu sự áp bức đối với bản thân nên tôi chống lại cộng sản, mà đã dám làm thế thì một ‘đại bàng- đại bác’ đối với cá nhân tôi không sợ. Trong lý lịch trại giam tôi đã từng thách thức đánh tay đôi với người khác; nếu không làm vậy sẽ bị đàn áp.
Gia Minh: Trong thời gian bốn năm hẳn ông cũng có lúc đuợc giam chung với những tù chính trị khác. Trong lúc đó các tù chính trị có trao đổi những điểm chung với nhau thế nào?

Nhóm chúng tôi không chủ trương sử dụng bạo lực mà dùng dân chủ, tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam thấy con đường Cộng sản đi là con đường bế tắc, không có gì tươi sáng cho dân tộc. Cuối cùng cộng sản sẽ sụp đổ.

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi nghiền ngẫm về chính trị nhiều. Có nhiều nhóm với nhiều quan điểm ngồi với nhau để phân tích vấn đề. Trước đây có những nhóm chủ trương dùng vũ lực, vũ trang như nhóm của anh ‘Chánh’; nhóm chúng tôi không chủ trương sử dụng bạo lực mà dùng dân chủ, tuyên truyền cho nhân dân Việt Nam thấy con đường Cộng sản đi là con đường bế tắc, không có gì tươi sáng cho dân tộc. Cuối cùng cộng sản sẽ sụp đổ. Nhiệm vụ của chúng tôi là đứng ra gánh vác đất nước này, vì cộng sản không có khả năng lãnh đạo đất nước, không có khả năng nói cho dân chúng nghe.

Uống trà với ‘ người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi vừa nói chuyện, uống trà với anh Cầu trước khi bước ra khỏi cổng. Hòan cảnh anh Cầu rất đặc biệt- anh bị án chung thân. Đặc biệt ở chỗ ông bị bắt hồi ngày 9 tháng 10 năm 1982, vì những bài báo, bài viết, bài nhạc gì đó… tố cáo Viện truởng Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang, và phó chủ tịch tỉnh này. Họ bắt và xét xử theo luật 003. Sắc luật 003 do Hồ Chí Minh ký năm 1967. Sắc luật này qui định xét xử của chính quyền không cần tòa án. Ông Cầu bị kết án chung thân và đến ngày 9 tháng 10 năm nay ông ở tù đủ 29 năm. Tôi nghĩ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nên trả tự do cho ông Cầu vì ở quá lâu rồi.
Gia Minh: Sức khỏe của ông Cầu thế nào? Có tin nói ông này bị mù hai mắt rồi?

Anh Cầu bị bắt hồi ngày 9 tháng 10 năm 1982, vì những bài báo, bài viết, bài nhạc gì đó… tố cáo Viện truởng Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang, và phó chủ tịch tỉnh này. Họ bắt và xét xử theo luật 003. Sắc luật 003 do Hồ Chí Minh ký năm 1967. Sắc luật này qui định xét xử của chính quyền không cần tòa án.

Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Anh Cầu khỏe về thể chất. Ông bị đục thủy tinh thể, và đã mổ một con rồi. Một con sáng, một con mù; đeo kính vào có thể thấy đường. Nhưng anh muốn mổ thêm con nữa. Thể chất anh khỏe vì anh có thể đi đuợc, có thể tắm ngoài mưa được. Anh rất hài hước, lạc quan và rất tin tưởng trong đợt đặc xá ngày 2 tháng 9 này anh sẽ được Đảng và Nhà Nước thả ra.
Gia Minh: Vấn đề thăm nuôi ông thế nào?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Hằng tháng gia đình tôi đều thăm nuôi. Tuy nhiên có những người lâu không có ai thăm nuôi, và chúng tôi gọi là ‘mồ côi’. Họ là những người thuộc nhóm anh ‘Chánh’ bị bắt từ Thái Lan về.
Trước đây có khó khăn thăm nuôi đuợc bảy ký thôi. Anh em tôi phải đấu tranh để được nhiều hơn, bởi vì bảy ký không thể san sẻ cho những người tù khác.

Cộng sản xưa và cộng sản ngày nay

Gia Minh: Còn thái độ của quản giáo đối với ông ra sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Trước đây nhiều người quản giáo rất xấu tính. Truớc đây khi ở K1, tôi thuộc đội hình sự nên người quản giáo đó xem tôi như hình sự. Họ buộc tôi phải ‘đạp điều’ đủ 21 cân, nếu không họ cùm tôi. Từ ngày qua K2 là tù chính trị, người quản giáo có học hơn một chút, từ trường lớp ra nên đối xử với anh em rất nhẹ nhàng; chứ không giống hồi ở K1, ông quản giáo Kháng từng hăm dọa, đòi đánh tôi, đòi đưa tôi đi cùm, tức giam trong xà lim treo chân lên; tuy nhiên tôi không bị như thế. Dẫu vậy, khi ở tù thì đi chuyển từ nơi này qua nơi khác cũng bình thường, chỉ cách nhau một bờ tường thôi.

Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều.

Gia Minh: Quản giáo làm nhiệm vụ kiểm sóat, xem xét, áp dụng hình phạt đối với tù nhân, và hỏi cung; thế nhưng trong tù có cơ hội nào để nói chuyện, tranh luận với họ không?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Thường họ né tránh tranh luận; họ chỉ nói đường lối của Đảng- Nhà nước, họ chỉ là người ‘giữ’ tù mà thôi. Còn tội là do Tòa. Họ ngại tranh luận vì không có khả năng tranh luận về vấn đề dân chủ, độc tài của đất nước, về sự vô tội của bản thân mình. Tôi cũng biết không nên ép họ vào thế đó; làm thế cũng tội cho họ. Giám thị trại giam cũng nói chỉ biết giam thôi, còn lệnh thả hay không là ở trên.


Trừ những quản giáo đánh tù mới la ó phản đối, còn nếu họ đối xử đàng hòang đối với tù, không việc gì phải la ó hết. Thật ra họ chỉ làm nhiệm vụ của họ thôi. Thật ra, đối với chế độ cộng sản ai mình cũng ‘cương’ hết thì mình không có khả năng sống được. Do vậy phải chấp nhận rằng có người đúng và có người sai. Sai là những người ở trên, chính sách sai. Ở đây cũng có người đàng hòang, họ mua thuốc sâu, hạt giống cho anh em tù; chứ không phải như cộng sản truớc đây cứ bắt người. Nay không còn chuyện đó nữa đâu. Bây giờ đất nước này tiến bộ rất nhiều.

Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều.

Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều. Nay Việt kiều về thăm nước nhiều hơn, có cởi mở hơn. Ngay tại tòa tôi cũng nói điều này rồi. Tuy nhiên, đảng bắt buộc phải cởi mở hơn nữa để dân chúng có thể hưởng những quyền lợi về dân chủ- tự do của họ.

Trong 4 năm tù học nhiều hơn 45 năm ngoài đời

Gia Minh: Sau bốn năm phải ở trong tù, ông có những suy nghĩ, chiêm nghiệm về đường lối mà ông theo trước khi bị bắt ra sao?
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi là người sinh ra ở miền nam truớc 75, cha tôi là cảnh sát; và nay tôi công nhận chế độ cộng sản có tiến bộ hơn cách đây 30 năm. Khỏang năm 80 họ tiến bộ hơn nhiều. Trước đó tôi viết bài cho Câu lạc bộ Dân chủ Việt Nam dưới bút danh Nguyễn Hải Sơn thì không thể bị bắt.


Người ta nói các anh ghê quá, các anh thành lập đảng, rải truyền đơn đòi lật đổ chế độ cộng sản. Tôi vạch tội chế độ cộng sản và rải truyền đơn đòi lật đổ nên người ta mới bắt tôi. Cán bộ điều tra nói phải bắt thôi vì không có chế độ nào đồng ý cho người ta kêu gọi lật đổ mình.

Trong bốn năm qua tôi thấy đảng và nhà nước này nhìn về dân chủ cởi mở hơn. Bốn năm trong tù tôi học nhiều hơn 45 năm tôi ở ngòai đời. Tôi học được cái khôn ngoan của một người trí thức. Từ trước tôi chỉ học chữ, rồi đi làm ăn mà không nghĩ đến sự khôn ngoan- đối đáp- bản lĩnh.

Từ khi vào tù rồi tôi học được rất nhiều kinh nghiệm. Trong bốn năm qua tôi thấy đảng và nhà nước này nhìn về dân chủ cởi mở hơn. Bốn năm trong tù tôi học nhiều hơn 45 năm tôi ở ngòai đời. Tôi học được cái khôn ngoan của một người trí thức. Từ trước tôi chỉ học chữ, rồi đi làm ăn mà không nghĩ đến sự khôn ngoan- đối đáp- bản lĩnh. Nhà tù dạy cho tôi hai thứ: một là tinh thần bản lĩnh, hai là cách giải quyết những vấn đề đôi khi rất đơn giản, mà nếu không biết cách sẽ trở thành phức tạp. Tôi thấy có đủ kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề của Việt nam.

Tôi nói chung bất mãn với nhà nước cộng sản, nhưng với tinh thần yêu nước, chúng tôi muốn cộng sản phải thay đổi hướng có lợi cho đất nước, cho dân tộc này, cho cả những cộng đồng người Việt ở nước ngòai. Tôi không đi vượt biên, và nằm nghĩ con người như bản thân mà không vượt biên, dứt khóat phải ở tù cộng sản thôi. Đến lúc này tôi nghĩ con đường mình chọn là đúng, và tôi giải quyết theo con đường đúng của mình.

Có thể tôi sẽ vào tù lại; nhưng con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được. Có thể tôi đi nhanh hơn người khác; ngay cả cộng sản Việt Nam cũng muốn dân chủ hơn, chứ không thể quay lại hướng độc tài; bởi con đường dân chủ Việt nam là con đường không thể thay đổi được.
Gia Minh: Cám ơn ông về thời gian ông dành cho chúng tôi khi mới rời nhà tù về với gia đình.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

BI HÀI KỊCH ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 105 (15-08-2010)
Boris Pasternak (1890-1960), Arthur Koestler (1905-1983), Milovan Djilas (1911-1995), Virgil Gheorghiu (1916-1992) Alexandre Soljenitsyne (1918-2008)… là những văn sĩ lừng danh thế giới với những tác phẩm sắc bén và mạnh mẽ, có cuốn đoạt giải Nobel. Boris Pasternak với cuốn “Bác sĩ Zhivago”, Arthur Koestler với cuốn “Bóng tối giữa trưa”, Milovan Djilas với cuốn “Giai cấp mới”, Virgil Gheorghiu với cuốn “Giờ thứ 25” và cuốn “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành”, Alexandre Soljenitsyne với cuốn “Quần đảo tù ngục”… Ngoại trừ cuốn “Giờ thứ 25” lên án chủ nghĩa Phát-xít Đức, các cuốn còn lại đều lên án chủ nghĩa và chế độ Cộng sản, bênh vực các nạn nhân của chế độ khốn nạn chưa từng có trong lịch sử này. Chính vì thế họ đã được nhân loại tôn phong như những chứng nhân và người tố cáo thời đại, trở thành khuôn mặt tiêu biểu của giới văn sĩ thế kỷ XX…

Nhà văn Ngô Minh, trong bài tham luận gởi Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 (Đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác) cũng viết: “Có thể khẳng định rằng, lịch sử các tác phẩm nổi tiếng của văn chương Việt Nam trước năm 1945 đều là lịch sử sự đồng hành của Nhà văn với người dân cùng khổ. Cổ điển có “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu v.v... Hiện đại trước Cách mạng có “Chí Phèo”, “Sống mòn” của Nam Cao, “Bỉ Vỏ” của Nguyên Hồng, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Giông tố”, “Số đỏ”, “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng, “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Thạch Lam, Kim Lân…”

Image
Gác chân lên ghế ngồi nghe

Image
Nghe chán quá bỏ ra ngoài ngồi nghỉ xả hơi
Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cũng có những nhà văn. 923 người trong họ là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam và vừa họp Đại hội lần thứ 8 tại Hà Nội (như nêu trên) từ hôm 4 đến 6-08 mới rồi. Đây là một sự kiện quan trọng, được đồng bào Việt Nam từ trong ra tới ngoài nước theo dõi. Ta thử xem có gì đáng để ý.

Trước hết, Đại hội nhóm họp tại hội trường Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (tức là trường Đảng). Khai mạc Đại hội, ông Phùng Hữu Phú, Phó thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương (tức người của Đảng) đã phát biểu chỉ đạo. Theo ông Phú thì Đại hội Nhà văn lần thứ 8 được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, đặc biệt qua việc có một Ban chỉ đạo Đại hội được thành lập! Tới dự buổi khai mạc này còn có ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư (lại Đảng ở cấp tối thượng). Ông Sang đánh giá đây là sự kiện chính trị quan trọng của các nhà văn Việt Nam (mà 624/923 là đảng viên), và ông đặt niềm tin vào họ trong “sứ mệnh vì sự cường thịnh của đất nước và vì phẩm giá con người”. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn khóa 7 đã thay mặt Hội nhận bức trướng Ban Bí thư tặng gồm 8 chữ vàng “Ðoàn kết - Dân chủ - Xây dựng - Sáng tạo” như khẩu hiệu của Đại hội từ tay ông Sang. Rõ ràng bóng ma đảng Cộng sản ngay từ đầu đã phủ lên Đại hội!

Tiếp đến, ngồi trên ghế chủ tịch đoàn trước hết có ông Hữu Thỉnh, một người nổi tiếng nhờ “tình yêu đắm đuối nhất nước dành cho Bác và Đảng”, nhờ lời tuyên bố trong Đại hội các nhà văn công an trước đó rằng nếu không đưa từ “chính trị” vào cương lĩnh Hội (Hội Nhà văn là một hội chính trị nghề nghiệp) thì sẽ xin ra khỏi Hội, và nhất là nhờ tài đạo thơ, lấy cả ý lẫn từ một bài thơ Đức (được dịch ở Sài Gòn trước năm 1975) để làm thành thi phẩm “Hỏi”, bị tờ Vietnamnet và nhà phê bình Đặng Tiến tố cáo. Hai bên ông ta là hai nhà văn công an (mang sắc phục đàng hoàng) mà một là trung tướng Hữu Ước. Ông này cũng nổi tiếng không kém, trước hết như tay chuyên bịa đặt vu khống các nhà dân chủ trên tờ An ninh Thế giới của ông (bị họ vạch mặt tố cáo nhiều lần), thứ đến như kẻ tự nhận đa tài nhưng lại bị nhà văn Trần Mạnh Hảo gọi là nhạc sĩ mù nhạc, họa sĩ mù màu, nhà văn ít chữ…, và trong chính Đại hội thì bị hầu hết các nhà văn đánh giá là điều hành Đại hội rất xách mé, côn đồ và trịch thượng.

Chính vì thế mà theo tin tức của báo chí, đặc biệt của chính các nhà văn truyền ra bên ngoài trong và sau Đại hội, những nhà văn nào lên đọc tham luận kiểu xã luận báo Nhân Dân thì được chủ tịch đoàn mở micro nghe hết cỡ. Còn những nhà văn nói về thân phận con người, số phận nhân dân, thảm trạng đất nước thì micro bỗng trở nên nhỏ không nghe được. Tham luận của Giáo sư Phong Lê có nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa, đến nguy cơ mất nước thì micro bị nhiễu, rè như kẻ khản đặc tiếng, nghe câu được câu chăng… Nhà thơ Bùi Minh Quốc, sau nhiều lần xin phát biểu mà không được (có lẽ vì bài tham luận phổ biến trước đó: “Tổ quốc và Tự do”), cuối cùng khi được lên nói, có nhắc đến Trường Sa, Hoàng Sa và tinh thần yêu nước, thì bị đuổi xuống bằng nhiều tràng vỗ tay đểu. Phát biểu của nhà văn bỏ đảng Phạm Đình Trọng thì bị micro đểu làm méo hết giọng.

Đau nhất có lẽ là nhà văn Trần Mạnh Hảo, một tín đồ Công giáo đồng thời là thành viên Khối 8406 (số đăng ký 42). Trước đó khoảng một tuần, trên mạng đã thấy lưu hành bài tham luận của ông nhan đề “Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước”. Đây là một bài gây chấn động cả trong lẫn ngoài nước vì thẳng thắn và mạnh mẽ, dám vạch trần những gian dối đủ mặt của chế độ Cộng sản qua ba loại sự thật đang bị chà đạp. Ông cho biết (qua bài trả lời phỏng vấn của BBC 09-08-2010): “Tôi có viết bài tham luận rất dài, đã nộp lên ban lãnh đạo Hội nhưng họ không cho đọc. Vậy nên hôm 05-08 tôi chỉ xin lên phát biểu mấy câu. Họ cũng không cho lên, nên mấy người bạn ở bên cạnh mới giành lấy chiếc micro đưa cho tôi. Tôi vừa nói được mấy chữ 'Kính thưa' thì micro tắt tiếng. Thế là tôi phải bước lên trên chỗ bục chủ tọa để dùng micro trên đó. Mới nói được như thế này: "Kính thưa quý vị, hình như tôi đã đi nhầm địa chỉ. Tôi cứ tưởng đây là Đại hội Nhà văn, nhưng hình như lại là Đại hội chính trị, tranh giành quyền lực. Tại sao mà chúng ta lại để không khí trở nên căng thẳng và thiếu văn hóa đến như vậy? Tôi thấy các vị đã đánh tráo khái niệm." Nói đến đó thì micro tắt tiếng. Tôi không biết nên vẫn tiếp tục nói thêm một lúc. Sau đó thì ông Hữu Thỉnh và ông Hữu Ước trên đoàn chủ tịch có giải thích là lý do kỹ thuật, ông Thỉnh cũng xin lỗi tôi ở trong Đại hội. Thế nhưng khi tôi bước xuống thì âm thanh trở lại bình thường”.

Chưa hết! Đến lúc bầu Ban chấp hành mới thì lại thấy thêm không khí “quần ngư tranh thực” rất vô văn hóa của Đại hội này. Nhà thơ Hữu Thỉnh, sau hơn 10 năm làm chủ tịch với thành tích quan trọng nhất là duy trì sự kiểm soát và khống chế của Đảng CS trên trái tim và đầu óc của các nhà văn, nay lại trúng cử chủ tịch lần thứ ba, tham quyền cố vị thêm 5 năm nữa. Về việc ông Thỉnh trúng cử với số phiếu cao nhất trong Ban chấp hành 15 người này, nhà văn Trần Mạnh Hảo nhận định (trong cuộc chat với Đàn Chim Việt): “Tín nhiệm nên mới đa số phiếu. Nhưng có Nhà văn bảo: bố ai biết ma ăn cỗ ở chỗ nào. Đám kiểm phiếu là người của ông Thỉnh… Cứ để ý mà xem, sau lần kiểm phiếu toàn thắng, mấy Nhà văn kiểm phiếu đều có thưởng, được ông Thỉnh cho đi thăm nước ngoài, gọi là thưởng cho tinh thần kiểm phiếu hết sức bí mật, hết sức trung thực của các đồng chí. Các đồng chí kiểm phiếu tuyệt, tuyệt vời, trên cả tuyệt vời, tốt tốt tốt”. Rồi theo tin từ trang web Talawas.org mấy hôm trước, khi Đại hội chưa bầu thì ông Trương Tấn Sang đã ký xong cho ông Hữu Thỉnh giấy bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Nhà văn VN từ tuần trước rồi. Quả không khác chi các trò hề bỏ phiếu Quốc hội kiểu “đảng cử (trước) dân bầu (sau)” tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua. Một chi tiết khôi hài khác là có đến 357 người được và tự đề cử vào Ban Chấp hành. Vị trí này chắc là béo bở lắm, vì từ năm 2005-2010, Hội Nhà văn đã được Nhà nước cấp 86,6 tỷ đồng, trong đó có chỉ có 14,7 tỷ tài trợ sáng tác, hơn 5 tỷ tài trợ tác phẩm chất lượng cao cho 235 Nhà văn, hơn 4,2 tỷ tài trợ công bố tác phẩm cho 802 lượt.

Rõ ràng Đại hội với khẩu hiệu om sòm “Ðoàn kết - Dân chủ - Xây dựng - Sáng tạo” chỉ là một màn kịch kệch cỡm khôi hài, càng khôi hài vì nhân sự lại là những con người lẽ ra phải có văn hóa, lịch lãm (chỉ trừ một thiểu số).

Tất cả chúng ta đều biết: xét như quyền lực độc tài và toàn trị, các đảng Cộng sản từ Đông sang Tây, từ trước tới giờ, đều thành lập Hội Nhà văn để kiểm soát thành phần ưu tú, tiếng nói dẫn dắt này của xã hội. Hội Nhà văn Việt Nam đã được Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1957, tách ra từ Hội Văn học và Nghệ thuật. Đảng lập ra Hội, thì hội viên phải viết theo đúng định hướng và chỉ thị của Đảng. Điều này được xác định rõ ràng trong Điều lệ của Hội (đoạn 3): “Hội Nhà văn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN; Hội hoạt động theo đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ theo quy định của pháp luật Nhà nước CHXHCNVN” Không những thành lập, đảng còn cấp kinh phí hoạt động như thấy trên. “Ai trả tiền, nấy điều khiển”. Nhận tiền của ai thì phải làm cho họ, phục vụ mục đích của họ. Ý thức mối nguy đó, 28 nhà văn đã cùng ký tên kiến nghị đại hội dứt khoát rời bỏ cơ chế bao cấp, chuyển từ hội xin tiền nhà nước thành hội tự nuôi tự quản. Với tiếng nói ít ỏi như thế, dĩ nhiên việc này sẽ thất bại.

Chính vì thế mà trong hơn 50 năm dưới chế độ CS, chẳng có tác phẩm nào lớn được xuất hiện, ngoại trừ những tác phẩm mang tính phê phán, đối kháng, trình bày thảm trạng con người và đất nước dưới sự cai trị của đảng. Nhiều nhà văn tiếp tục bán rẻ lương tâm, bẻ cong ngòi bút, tự nguyện trở thành nô bộc. Tiêu biểu như Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hữu Thỉnh, Hữu Ước, Vũ Hạnh… Các Đại hội Hội Nhà văn vẫn mãi là những hài kịch. Tuy nhiên đó cũng chính là bi kịch, vì nhà văn không còn (được) đóng vai trò tiếng nói của nhân dân, ngọn đuốc của quần chúng, phản ảnh trung thực của xã hội và lương tâm của thời đại. May mà còn có những nhà văn nhà thơ giữ được khí phách và tiết tháo như Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc, Võ Thị Hảo… nhất là 6 nhà văn (ngoài Hội) vừa được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tặng giải Hellman-Hammett.

BAN BIÊN TẬP
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Murray bảo vệ thành công Rogers Cup
Sau 15 năm Rogers Cup mới lại có một tay vợt bảo vệ được chức vô địch. Tối chủ nhật Andy Murray đánh bại Roger Federer với tỷ số 7-5, 7-5 ở trận chung kết tại Toronto, Canada.

Lần gần nhất có một nhà vô địch bảo vệ được danh hiệu ở Toronto là mùa giải năm 1995, với sự lên ngôi liên tiếp của Andre Agassi. Kể từ đó giải đấu này được xem là rất "sát nhà quán quân", đến nỗi những tay vợt nổi tiếng về sự ổn định như Federer cũng chưa từng hai lần đăng quang liên tiếp. Tuy nhiên, bằng tài năng và cái duyên của mình, Murray đã tạo ra sự khác biệt. Đây cũng là màn phục hận ngọt ngào của Murray sau khi đã chịu thua Federrer 0-3 ở chung kết Australia mở rộng hồi đầu năm.
Image
Andy Murray bên phần thưởng vô địch. Ảnh: AFP.
Tại Toronto, cuộc so tài giữa Federer và Murray diễn ra muộn 15 phút vì trời mưa. Murray sớm thể hiện quyết tâm khi giành hai break chỉ trong vòng 10 phút đầu, song dĩ nhiên đối thủ của anh không dễ dàng đầu hàng. Federer cũng giành lại một break để rút ngắn khoảng cách xuống còn 1-3 trước khi gỡ hòa 5-5. Tuy nhiên đến thời điểm này thì Federer lại tự thua khi không thể chiến thắng trong game cầm giao bóng sau đó để rồi sau đó nhận thất bại 5-7.

Đây là giải đấu đầu tiên của Federer kể từ sau cú ngã trước Berdych ở tứ kết Wimbledon. Sau khi hợp tác với HLV mới Paul Annacone, anh đã tuyên bố "muốn giành thêm 10 Wimbledon, 5 Roland Garros, HC vàng ở Olympic 2012 và thậm chí cả Davis Cup nữa". Quyết tâm trở lại đỉnh cao được thể hiện khi anh vươn lên dẫn 2-1 trong set thứ hai. Nhưng Murray đã xuất sắc gỡ hòa 2-2 trước khi trận chung kết phải dừng đến một tiếng đồng hồ vì mưa. Đây là hậu quả của một cơn bão đi qua Toronto lúc 4 giờ chiều. Với Murray, cơn bão ấy là cứu tinh bởi nó khiến đối thủ Federer giảm bớt hưng phấn. Trở lại sau quãng nghỉ, Murray là người chơi ổn định hơn và anh đã ấn định chiến thắng sau một cú trả bóng quá dài của tay vợt người Thụy Sĩ.

Đây mới là chức vô địch đầu tiên của Murray trong năm 2010. Trước đó, tay vợt số một Vương quốc Anh đã lọt vào đến chung kết Australia mở rộng và Farmer Classics nhưng đều lần lượt thất bại trước Federer và Sam Querrey. Chắc chắn chức vô địch Rogers Cup sẽ mang đến một sự khích lệ tinh thần rất tốt trước thềm Mỹ mở rộng, Grand Slam cuối cùng trong năm nay.

Cũng trong tối qua, giải Cincinnati Masters đã tìm được nhà vô địch xứng đáng. Đó là Kim Clijsters (4), hạt giống cao nhất còn trụ lại sau cơn bão bất ngờ ở tứ kết. Cô gái vàng của quần vợt Bỉ đã có cuộc lội ngược dòng đầy ngoạn mục để đánh bại Sharapova với tỷ số 3-6, 7-6 (4), 6-2. Thời điểm gay cấn nhất chính là lúc Kim phải đối mặt với 3 matchpoint khi bị dẫn 5-3 trong set đấu thứ hai. Tuy nhiên, cũng nhờ một cơn mưa, Kim đã có thời gian để tĩnh tâm và vượt qua khó khăn sau quãng thời gian nghỉ. Ở loạt tie-break, dù bị dẫn 0-3, tay vợt Bỉ vẫn giành thắng lợi cuối cùng 7-4.
Image
Kim Clijsters trong trận chung kết.
Chiến thắng này mang lại cho Kim danh hiệu WTA thứ 38 trong sự nghiệp. Cô cũng bỏ túi 380.000 USD tiền thưởng. Trong quá khứ, Kim Clijster thường khởi động rất tốt ở US Open Series và sau đó lên ngôi ở Mỹ mở rộng hai lần.

Tuấn Sơn
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Lại chuyện nón cối

Lữ Giang
Hôm 17.4.2009, hãng thông tấn Associated Press và các báo online ở vùng Bắc Mỹ như oregonlive.com, seattlepi.com, theolympian.com, columbian.com, onpointnews.com, article.wn.com, examiner.com, v.v. đều loan tin “Một người Việt Nam đã thắng trong một vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng” (Vietnamese man wins defamation case).

Tờ news.newamericamedia.org cho biết hôm 16.4.2009, Tòa Superior Court ở Thurston County, Washington State, đã đưa ra phán quyết rắng một người Việt Nam đã thắng trong một vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng. Đây là là trường hợp đầu tiên thuộc loại như vậy ở tiểu bang Washington.

Tòa nhận thấy rằng 5 bị đơn gồm có ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã vi phạm sai lầm khi lên án ông Tân Thục Đức, một cựu Trung Úy VNCH và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County (Vietnamese Community of Thurston County - VCTC) là thân cộng.

Các bị đơn bị phạt $310.000, trong số tiền phạt này ông Tân Thục Đức, hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County được hưởng $225.000, và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County do ông Hứa Minh Đức là chủ tịch được hưởng $85.000.

Vụ xét xử đã kéo dài trong ba tuần. Sau khi tòa tuyên án, các bị đơn đã xin tòa nguyên thẩm cho tái thẩm (retrial). Nhưng trong phiên toà ngày 29.5.2006 vừa qua, tòa đã bác đơn.

BỊ ĐÁNH TRÚNG HUYỆT

Trong khi hãng thông tấn Associated Press và các báo ở vùng Bắc Mỹ đã phổ biến tin tức về vụ án này một cách khá rộng rãi, đa số các báo Việt ngữ ở Hoa Kỳ gần như “phớt lờ” vụ án này. Trên các diễn đàn Internet, các tham dự viên thường rất năng nổ trong việc phổ biến và bình luận về các tin tức cộng đồng, tin này cũng chỉ được phổ biến rất giới hạn. Điều này rất dễ hiểu, vì đây là một lần nữa, toà án Mỹ lại đánh trúng huyệt của nhiều “xạ thủ chống cộng” trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là “huyệt nón cối”!

Tường thuật lại bản án nói trên là một sự nhức nhối đối với những người xưa nay vẫn coi nón cối như một võ khí “chống cộng”, và lúc nào cũng sẵn sàng dùng nó để triệt hạ bất cứ ai có chính kiến khác với họ, xâm phạm đến các quyền lợi hay địa vị của họ trong cộng đồng. Đây là một cơn bệnh trầm kha, nó đã phá tan các cộng đồng người Việt hải ngoại ra thành nhiều mãnh và khiến những người có khả năng và thiện chí nản chí, không muốn tham gia các sinh hoạt cộng đồng hay chống cộng nữa.

Tại Orange County, Nam California, chỉ có nhật báo Người Việt khai thác vụ án này. Trong sồ báo ra ngày 19.4.2009, báo này đã dựa vào bản tin của tờ The Olympian cho phổ biến một bài nói về vụ án này dưới đầu đề “Chụp mũ “Cộng Sản” bậy bạ, năm người Việt Nam bị tòa phạt hơn $300,000”. Bài báo đã mở đầu như sau:

“Một bài học cho những người chuyên chụp mũ bậy bạ người khác vừa xảy ra tại Tòa Thượng Thẩm Washington, Thurston County, hôm Thứ Năm vừa qua, sau khi bồi thẩm đoàn đồng ý phạt và bắt năm cá nhân trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng phải liên đới bồi thường $225,000 cho ông Tân Thục Đức, cựu trung úy QLVNCH, vì đã chụp mũ ông là “Cộng Sản,” một bản tin của nhật báo The Olympian cho biết như vậy.

“Ngoài ông Tân Thục Đức, năm cá nhân thuộc ủy ban nêu trên còn phải bồi thường cho Cộng Đồng Việt Nam tại Thurston County, Washington, nơi ông Đức sinh hoạt, $85.000.”

Cuối bài báo đã nhắc lại ba vụ án nón cối nghiêm trọng đã xẩy ra trong cộng đồng người Việt hải ngoại trước đây:

“Hôm Tháng Hai vừa qua, Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove, đã kiện ông Cao Sinh Cường, một nhà hoạt động cộng đồng của đảng Cộng Hòa Orange County, tội phỉ báng sau khi ông chụp mũ bà là “Cộng Sản.

“Bà cho rằng vì bị chụp mũ mà bà mất chức Tổng Quản Trị Học Khu Westminster hồi năm 2006. Vụ việc hiện đang do Tòa Kháng Án California thụ lý.

“Hồi năm 2003, ba cha con ông Hồ Ngộ tại tiểu bang Colorado đã thắng một vụ kiện trong đó họ bị chụp mũ “Cộng Sản,” và tòa án Denver đã phán quyết bị cáo bồi thường gần $4.8 triệu.

“Tại Saint Paul, Minnesota, ông Tuấn Phạm, một cựu quân nhân QLVNCH và là chủ chợ Capital Market, cũng bị một số người Việt Nam chụp mũ tương tự.

“Cuối cùng, tòa phán quyết bị cáo bồi thường cho ông Tuấn $693,000.”

Nhiều người tin rằng nhật báo Người Việt muốn dùng vụ án này để hù dọa những người đang tố cáo báo Người Việt là thân cộng. Bình thường, báo Người Việt thường tránh những cuộc “đụng độ” như thế trong cộng đồng. Điều này cho thấy “công an chống cộng” ở hải ngoại vẫn đang tiếp tục khống chế cộng đồng rập khuôn theo phương thức khống chế của cộng an CSVN ở trong nước.

ĐẦU ĐUÔI CỦA VỤ ÁN

Vào tháng 7 năm 2003, tại hội chợ Lakefair, một đầu bếp trong gian hàng của Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County (VCTC) mặc tạp dề (tablet – apron) mua ở chợ Mỹ, có hình ông già Noel đội nón đỏ có ngôi sao vàng và trên hai túi nền đỏ cũng có hai ngôi sao vàng. Sau đó, người đầu bếp này đã quay ngược mặt ngoài của tạp dề này vào bên trong.

Ngày 7.8.2003, ban đại diện của Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng gồm các ông Vũ Anh Tuấn, Hồ Tấn Đạt, Nguyễn Xuân Phiệt, Lê Thiện Ngọ, bà Trần Thanh Nhàn và bà Phạm Thị Nga, đã cho phổ biến “Bản Công Bố v/v Cộng Đồng Người Việt Quận Thurston trưng bày cờ Việt Cộng trá hình tại Lakefair, Olympia, Washington State”. Bản công bố đã kể lại câu chuyện xẩy ra với hình Ông Già Noel trên tạp dề mà người đầu bếp đã mặc và quy kết rằng “hình in trên áo đó muốn phô bày trước công chúng lá cở đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam”. Bản công bố viết tiếp:

“Còn khuôn mặt Già Noel gợi cho người xem hình ảnh của Già Hồ! Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khéo léo đội trên đầu Già Noel cái mũ có hình lưỡi liềm đỏ, tượng trưng cho cờ của đảng Cộng Sản Quốc Tế. Già Noel là biểu tượng của lòng yêu thương mang quà Noel đến cho mọi người. Còn trên tạp dề này, Gìa Hồ đeo găng boxing đánh bại Mỹ qua hình ảnh cờ Mỹ rơi hết vào trong hai găng tay.

“Chủ đích trưng ra các biểu tượng trên đây là để phổ biến sự hiện hữu của chế dộ cộng sản Hà Nội trong cộng đồng người Việt cho khoảng 250.000 người đến thăm Hội chợ, như chúng cố treo cờ VC tại SPSCC và vài nơi khác.”

Cũng trong ngày 7.8.2003, ông Vũ Anh Tuấn, lấy tư cách là Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng đã gởi email đi nhiều nơi “Công Bố Cộng Đồng Người Việt Quận Thurston đã trưng bày cờ Việt Cộng” và yêu cầu có biện pháp.

Các email kế tiếp của Ủy Ban đã yêu cầu các cộng đồng và cơ quan truyền thông của người Việt trên thế giới tẩy chay và trục xuất ông Tân Thục Đức và các thành viên hội đồng quản trị VCTC ra khỏi cộng đồng vì “họ đang làm việc cho CSVN.”

Ủy Ban đã mở cuộc họp báo vào ngày 17.8.2003 tại Rainier Community Center, Seatle, và hai cuộc họp báo khác tại Olympia và Tumwater để tố cáo như đã nói trên, và cho rằng ông Tân Thục Đức và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County là những người yểm trợ cho chế độ CSVN, thành viên của đảng CSVN, v.v.

Ủy Ban còn tố cáo rằng trong một buổi văn nghệ vinh danh một nhà thơ Việt Nam tổ chức tại Olympia năm 1997, một người trong ban nhạc do ông Tân Thục Đức mời đến đã đánh vài nốt nhạc trong bài quốc ca của Việt Nam Cộng Sản.

Ông Tân Thục Đức cũng bị tố cáo đã không treo cờ VNCH tại nơi ông dạy học là Trường Việt Ngữ Hùng Vương.

Kể từ khi vụ việc xảy ra, ban đại diện Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County chỉ còn lại 4 người, vì 11 người khác đã rút lui vì sợ bị chụp mũ. Riêng ông Tân Thục Đức còn bị đe dọa giết.

CÂU CHUYỆN XẨY RA TRƯỚC TOÀ

Ngày 3.3.2004, Luật sư Gregory M. Rhodes đã đại diện ông Tân Thục Đức và Hội Cộng Đồng Người Việt Thurston County truy tố các bị đơn sau đây ra Toà Superior Court của Washington State tại Thurston, về tội mạ lỵ phỉ báng:

- Norman Le và Phu Le, chồng và vợ;

- Tuan A. Vu và Huynh T. Vũ, chồng và vợ;

- Phiet X. Nguyen và Vinh T. Nguyen, chồng và vợ;

- Đat T. Ho và “Jean Doe” Ho, chồng và vợ;

- Nga T. Pham và Tri V. Duong, vợ và chồng;

- Nhan T. Tran và Mam M. Võ, vợ và chồng.

Ngày 30.3.2009, Toà Superior Court của Washington State tại Thurston với bồi thẩm đoàn, đã bắt đầu xử vụ này. Việc lấy lời khai các nguyên đơn, bị đơn và nhân chứng kéo dài đến 3 tuần. Chúng tôi xin tóm lược một vài đoạn chính để cho “đạo quân nón cối” thấy rằng những chuyện bịa đặt của họ nếu được đưa ra toà sẽ như thế nào:

1.- Vụ cái tạp dề:

Khi chất vấn một nhân chứng là Đại Tá Hứa Yển Lến, Luật sư Nguyễn Tâm, đại diện các bị can, đã chiếu lên screen hình cờ đỏ sao vàng của Việt Cộng và hỏi:

- Có phải đây là cờ CSVN không?

Đại Tá Lến trả lời:

- Đúng!

Luật sư Tâm chiếu hình cô gái mặc áo đỏ sao vàng đã từng được triển lảm tại Nam California và hỏi đó có phải là cờ CSVN không.

Đại Tá Lến cũng trả lời:

- Đúng.

Luật sư Tâm lại chiếu hình lá cờ đỏ sao vàng lớn và hỏi: Nếu hình này mà nhỏ cở này (đưa bàn tay chỉ kích thước của lá cờ) có phải là cờ CSVN không?

Đại Tá Lến vẫn trả lời “Đúng!”, nhưng bất thần ông quát lớn giữa toà:

- Tôi đến làm chứng cho ông Đức, tại sao cứ chiếu lá cờ này trước mặt tôi vậy?

Luật sư Tâm vội xin lỗi rồi đi vào chủ đề chính. Ông đưa các tạp dề lên và hỏi Đại Tá Lến:

- Đây là cái gì?

Đại Tá Lến trã lời:

- Đó là cái tạp dề...

Luật sư Tâm lại hỏi:

- Có phải lá cờ không?

Đại Tá Lến nói:

- Không, đó là cái tạp dề dùng ở nhà bếp.

Luật sư Tâm liền cho chiếu lại hình cô gái mặc áo có hình cờ đỏ sao vàng đã triển lảm ở Nam Cali và hỏi Đại Tá Lến:

- Sao lúc nảy ông nói hình này là lá cờ (CSVN)?

Đại Tá Lến hỏi lại Luật sư Tâm:

- Ông có thấy tượng Hồ Chí Minh kế đó không?

2.- Chuyện ông Tân Thục Đức không treo cờ vàng

Luật sư Gregory M. Rhodes của các nguyên đơn đã hỏi bị đơn Trần Thanh Nhàn:

- Bà có tới Trường Việt Ngữ ở Olympia không?

Bà trả lời:

- Không

Luật sư Rhodes lại hỏi:

- Bà có gọi điện thoại hỏi ông Tân Thục Đức về việc từ chối treo cờ (VNCH) tại Trường Việt Ngữ không?

Bà trả lời:

- Không.

Luật sư Rhodes nói:

- Thế mà bà có thể ký tên vào đơn tố cáo ông Tân Thục Đức (từ chối treo cờ)?

Luật sư Rhodes hỏi tiếp:

- Sự kiện ông Tân Thục Đức tổ chức Họp Mặt Mùa Thu năm 2002 có liên hệ gì với cuộc Cách Mạng Mùa Thu của Hồ Chí Minh (như đã nói trong Bản Công Bố) không?

Bà không hiểu câu hỏi hay không thể trả lời được, nên Luật sư Rhodes phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Bà đành im luôn.

Buổi chiều, Luật sư Rhodes đã hỏi một bị can khác là ông Hồ Tấn Dạt về những câu hỏi mà ông đã hỏi bà Trần Thanh Nhàn vào buổi sáng. Ông Đạt biện minh rằng ông ở xa hàng trăm miles nên không có tới Trường Việt Ngữ Olympia và cũng không điện thoại hỏi ông Tân Thục Đức. Ông cũng không trả lời được câu hỏi về cuộc Họp Mặt Mùa Thu đã nói trong Bản Công Bố.

Sau đó, Luật sư Rhodes đã quay qua hỏi bị can Nguyễn Xuân Phiệt:

- Ông Tân Thục Đức cho biết ông có tới Trường Việt Ngữ và đã thấy ở đó có treo cờ (VNCH), điều đó có đúng hay không?

Ông Phiệt trả lời:

- Có. Nhưng sau đó vài ba phút ông ấy có lấy xuống hay không, tôi không biết.

Luật sư Rhodes lại hỏi:

- Ông có thấy học sinh Trường Việt Ngữ đã chào cờ vàng (VNCH) và hát quốc ca (VNCH) trước khi vào lớp học hay không?

Ông Phiệt nói:

- Tôi không để ý...

Các nhân chứng khác đã khai rằng họ có thấy cờ VNCH được treo ở Trường Việt Ngữ và các em học sinh có chào cờ và hát quốc ca VNCH trước khi vào lớp.

Chúng tôi xin nói rõ trên đây chỉ là tóm lược vài câu chuyện xẩy ra tại phiên tòa. Khi nào có bản transcript (bản đánh máy lại bản tốc ký) của phiên toà, chúng tôi sẽ đăng nguyên văn để độc giả thấy sự thật bi thảm như thế nào. Tuy nhiên, một vài thí dụ cụ thể nói trên cũng đủ để cho “đạo quân nón cối” thấy rằng không phải họ muốn đội thứ nón cối gì lên các đối thủ của họ cũng được. Khi đáo tụng đình, những sự bịa đặt của họ để chụp mũ sẽ bị đưa ra trước ánh sáng ngay.

3.- “Public figure” và “actual malice”

Thông thường, luật sư của bị đơn thường nêu lên rằng nguyên đơn là “public figure”, tức một nhân vật nổi tiếng, nên phải chịu những sự phê phán của dư luận. Lúc đó, luật sư của nguyên đơn phải chứng minh rằng bị đơn có “actual malice”, có nghĩa là “có ác ý hiển nhiên”, tức vu khống người khác mặc dầu biết sự việc mình phát biểu là dối trá mà vẫn phát biểu không cần kiểm chứng hư thật.

“Actual malice” cũng là yếu tố để toà quyết định số thiệt hại bị trừng phạt.

Dĩ nhiên, “đạo quân nón cối” khi chụp mũ người khác thường chỉ nói ra những điều họ biết chắc là dối trá mà vẫn cứ nói, và vì biết đó là sự dối trá nên không khi nào họ kiểm chứng trước khi nói. Do đó, một khi bị đưa ra tòa “đạo quân nón cối” thường phải lãnh đủ vì đối phương có thể chứng minh “ác ý hiển nhiên” của họ một cách dễ dàng. Cứ xem Luật sư Rhodes quây các bị đơn như đã nói trên, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

Vụ án này cũng cho thấy nón cối đã được xử dụng để hạ nhau trong việc tranh chấp giữa các phe nhóm trong Cộng Đồng Thurston trong nhiều năm qua. Đây cũng là tình trạng đã xẩy ra tại các cộng đồng người Việt khác như ở San José, Orange County, Los Angeles, Houston, Atlanta, v.v. Sau nón cối Việt Cộng là nón cối Việt Tân!

NHỮNG CHUYỆN ĐÁNG BUỒN

Vụ một số thành viên trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng bị tòa Thurston phạt $310.000 là vụ thứ ba toà án Mỹ đã giáng những đòn chí tử xuống “đoàn quân nói cối”. Hai vụ trước đã xẩy ra tại Denver, Colorado và Minnesota.

1.- Nón cối từ cửa Phật

Hai tờ báo ở Denver, Colorado, là tờ “Rocky Mountain News” ngày 6.9.2003 và tờ “The Denver Post” ngày 7.9.2003 đã đề cập đến một bán án mà những kẻ chuyên bán nói cối trong cộng đồng người Việt không thể không biết đến. Dưới đầu đề “Chị em thắng một vụ kiện chống lại nhà chùa” (Sisters win suit against temple) tờ “Rocky Mountain News” viết:

“Một gia đình Việt Nam bị chụp mũ cộng sản sau khi họ tố cáo một nhà sư ở Denver đã có hành vi tình dục bất chánh, đã thắng gần 5 triệu đô la hôm thứ sáu qua một vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng.

“Bản án đã kết thúc một vụ tai tiếng làm chia rẽ cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại Denver trong 5 năm qua.

“Hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thi Thi, và người cha là Hồ Ngộ, nói rằng Tu Viện Phật Giáo Việt Nam tại Colorado và người tăng sĩ trụ trì, Lê Kim Cương, đã phát động một chiến dịch triệt hạ uy tín gia đình của họ sau khi hai chị em tố cáo nhà sư tấn công tình dục họ là những người đang vị thành niên.

“Sau bốn tuần xét xử, một bồi thẩm đoàn thuộc Tòa Quận Hạt Denver đã bắt Ban Quản Trị chùa Như Lai và nhà sư Lê Kim Cương phải bồi thường thiệt hại cho họ $4.800.000 về sự mạ lỵ phỉ báng, có hành động xâm phạm thô bạo và tác trách. Bồi thẩm đoàn cũng xác nhận nhà sư Lê Kim Cương có phạm tội bạo hành tình dục (sexual battery)”

Gia Đình của ông Hồ Ngộ đã khóc và ôm lấy bồi thẩm đoàn sau khi bản án được tuyên đọc. Cô Hồ Thị Thu, lúc đó đã 29 tuổi, nói với ký giả tờ Rocky Mountain News: “Tôi cảm thấy nhẹ nhàng sự việc đã kết thúc và cảm thấy vui sướng là sự thật đã được phơi bày.”

2.- Cũng phát xuất từ lá cờ vàng

Tờ Minneapolis dBusinessNews và hầu hết các báo ở Minnesota ngày thứ ba 23.3.2006, đều đăng một bản tin dưới đầu đề như sau: “Một người 70 tuổi đã được tòa quyết định ban cho 659.000 đô (thật sự là 693.000 đô) trong một vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng ở St. Paul”.

Sau đó, bài báo cho biết:

“Một cựu quân nhân Miền Nam Việt Nam, một người đã bị tù hơn hai năm sau chiến tranh Việt Nam và sau đó được Tổng Thống George W. Bush chỉ định vào Hội Giáo Dục Việt Nam tại St, Paul (St. Paul's Vietnamese Educational Foundation - VEF) đã thắng 659.000 đô (thật sự là 693.000 đô) trong một vụ kiện về mạ lỵ phỉ báng chống lại 7 bị đơn đã bị bồi thẩm đoàn đồng thanh xác nhận đã gây thiệt hại cho cơ sở thương mại và danh tiếng của ông ta. Tuấn J. Phạm, 70 tuổi, vợ ông ta là Mai Vũ và chợ Capital Market của họ ở đường University, đã thắng trong bản án hôm thứ tư ngày 22.3.2006, trong một cuộc chiến đầy thù hận đã gây chia rẻ trong cộng đồng người Việt tại Twin City và đã được tranh luận sôi nổi trên các chương trình phát thanh của người Việt trên toàn quốc.”

Vụ này do Tòa Liên Bang ở Ramsey County (Ramsey County Second Judicial District Court) ở Minnesota thụ lý và xét xử.

Cho đến khi phiên xử bắt đầu vào sáng thứ hai ngày 20.3.2006, nhiều bị đơn vẫn tin tưởng rằng “chính nghĩa tự do và lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ thắng”, Vì trong 18 tội phạm được gán cho ông Phạm Ngọc Tuận, có tội phạm đã ra lệnh hạ cờ vàng ba sọc đỏ. Nhưng qua các cuộc thẩm vấn tại phiên tòa, họ không nghe nói gì đến biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ mà chỉ được yêu cầu chứng minh ông Phạm Ngọc Tuận là tay sai Cộng Sản và đã vi phạm 18 tội đã được họ liệt kê. Không ai chứng minh được gì hết, kể cả chứng minh ông Tuận đã ra lệnh hạ cờ vàng, nên tòa đã thuyên phạt như trên.

CỜ VÀNG VÀ ĐẠO QUÂN NÓI CỐI

Ngày 2.2.2009, Hội Đồng Thành Phố Santa Ana, một thành phố lớn nhất tại Orange County, California, đã đưa ra nghị quyết như sau: “Chúng ta phải công nhận lá Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam. Đây là một biểu tượng của dân chủ.” Rất nhiều hội đồng thành phố tại những nơi có đông cử tri người Mỹ gốc Việt đi bầu cũng đã làm như vậy.

Chúng ta nhớ lại, ngày 5.8.2006, Thống Đốc Arnold Schwarzenegger của tiểu bang California, đã đưa ra quyết định như sau: "Kể từ nay lá cờ (Vàng Ba Sọc Đỏ) được phép treo trên tất cả các cơ sơ của tiểu bang khi có các sinh hoạt của cộng đồng người Việt".

Tuy nhiên, nhiều người Việt tỵ nạn đã không phân biệt được biểu tượng với mục tiêu. Mục tiêu chính mà chúng ta đang nhắm tới là liên kết mọi người và mọi phe nhóm, không phân biệt biểu tượng, để giải phóng đất nước khỏi áp bức và nghèo đói. Chúng ta cũng không thể đem biểu tượng của chúng ta áp đặt lên trên những người hay phe nhóm không công nhận hay coi trọng nó. Đó là nguyên tắc dân chủ mà chúng ta đang đòi hỏi cộng sản phải tuân theo.

Rất tiếc “đạo quân nón cối” thường dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm nón cối để hạ nhau, nhất là gây ra sự ngăn cách giữa những người đầu tranh từ phiá bên kia với nhũng người đấu tranh ở hải ngoại, gây khó khăn cho những nỗ lực liên kết để tạo sức mạnh đầu tranh.

Có thể nói sự quậy phá của “đạo quân nón cối” đã vô hiệu hoá hay phá vỡ nhiều nỗ lực chống cộng ở hải ngoại gấp trăm lần Nghị Quyết 36 của đảng CSVN. Nó cũng đã phá vỡ nhiều sinh hoạt cộng đồng. Chỉ có tòa án Mỹ mới ngăn chận được “đạo quân nón cối”. Nhưng đạo quân này chỉ biến đi khi thế hệ di dân đầu tiên của chúng ta qua đi. Đó là một điều bất hạnh cho dân tộc.

Lữ Giang
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Khám phá siêu khách sạn đắt giá nhất thế giới tại Singapore

Marina Bay Sands ở Singapore không những “đánh cắp” danh hiệu khách sạn đắt giá nhất thế giới mà còn làm mê đắm du khách bởi thiết kế vô cùng độc đáo,
với bể bơi khổng lồ giữa lưng trời, bảo tàng giống như bông hoa sen đang nở và sòng bạc siêu hiện đại...

Image
Khách sạn Marina Bay Sands là quần thể nghỉ mát hỗn hợp trị giá 5,7 tỷ USD, với 55 tầng và đã “ẵm” danh hiệu khách sạn đắt giá nhất thế giới.
Khách sạn gồm một bể bơi khổng lồ dài 151m trên đỉnh, một kênh đào trong nhà, một bảo tàng hình giống bông hoa sen,
các cửa hiệu, nhà hát, rạp chiếu phim, và một casino siêu lớn, siêu hiện đại.

Image
Để phục vụ những vị khách quyền cao chức trọng, khách sạn có Phòng Tổng thống rộng 509m2, có một quản gia,
3 phòng ngủ, một phòng tập lớn, một khu vực mát xa và một chiếc đàn piano lớn.

Image
Khách sạn được thiết kế rất độc đáo, trông giống như 3 cây gậy bóng chày đứng nghênh ngang giữa trời và ngự trên đỉnh là ...một chiếc tàu.

Image
Ngự trên đỉnh đó chính là “SkyPark” rộng tới một hecta, vươn rộng khắp 3 tháp của khách sạn cao 200m trên mực nước biển.
Ở SkyPark có Bể bơi Vô cực, một trong những bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới, dài gấp 3 lần chiều dài của một bể bơi Olympic.

Image
Khách sạn ngự trị trên khu du lịch nổi tiếng của quốc đảo Sư tử.

Image
Với không gian rộng 12.400m2, SkyPark bao gồm một đài quan sát và các nhà hàng, như The Sky on 57 của đầu bếp Justin Quek.

Image
Casino của khách sạn có 4 tầng, rộng 15.000m2.

Image
Casino bao gồm 600 bàn chơi và hơn 1.500 máy đánh bài.

Image
Quần thể khách sạn Marina Bay Sands nhìn từ bên dưới.

Image
Khách sạn nằm cách Singapore Flyer, vòng đu quay lớn nhất thế giới, vài bước chân.

Image
Khách sạn có rất nhiều nhà hàng với các đầu bếp nổi tiếng, ảnh là nhà hàng Jin Shan.

Image
Hiện các rạp chiếu phim trong khách sạn vẫn đang được xây dựng.

Image
Fuse Bar là một trong rất nhiều nơi có thể thưởng thức các món ăn.

Image
Bên trong Fuse Bar.

Image
Khác sạn được công ty Las Vegas Corporation xây dựng, gồm 2.560 phòng, trong đó có 18 loại phòng khác nhau, 230 phòng hạng sang.

Image
Các cặp“chân” hơi choãi ra của các tòa tháp nối với nhau ở tầng 23, để tạo thành một tòa.

Image
SkyPark dài hơn cả Tháp Eiffel, đủ lớn để đậu 4,5 chiếc máy bay A380.

Image
Sẽ có tổng cộng hơn 300 cửa hàng trong quần thể khách sạn này, với nhiều nhãn hàng nổi tiếng như Cartier,
CHANEL, Gucci, Hugo Boss, Louis Vuitton, Tiffany & Co và các hãng mới như Anne Fontaine và Stefano Ricci.

Image
Trung tâm hội nghị có 250 phòng họp, có sức chứa trên 45.000 đại biểu và có phòng đại tiệc lớn nhất Đông Nam Á, có sức chứa tới 11.000 người.

Image
Một phòng chơi bạc riêng ở casino.

[ìmg]http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/07/08/a21.jpg[/img]
Các phòng Atrium và Horizon với đầy đủ tiện nghi.

Image
Các phòng nằm ở những tầng thấp nhất của khách sạn có giá khoảng 304USD/đêm.

Image
Khách sạn đặt ở vị trí với một bên nhìn vào thành phố, một bên nhìn ra biển.

Image
Chủ tịch Las Vegas Sands Corporation, cha đẻ của công ty Marina Bay Sands,
ông Sheldon Adelson cho biết quần thể khách sạn sẽ thúc đẩy du lịch và đặt ra một tiêu chuẩn mới về thiết kế.

Image
Kiến trúc sư Safdie cho biết dự án, dựa trên ý tưởng một chiếc bàn đánh bài, vô cùng phức tạp.

Image
Khách sạn chính thức mở cửa vào ngày 23/6 vừa qua, trong một buổi lễ hoành tráng với sự tham dự của nhiều nhân vật nổi tiếng
như Kelly Rowland và Diana Ross, một nhóm leo lên các tháp của khách sạn và nhảy dù từ trên đỉnh.

Image
5 họa sỹ nổi tiếng đã được tuyển để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật cho quần thể,
trong đó có bức tượng của Antony Gormley dài 40m, làm từ 16.100 thanh thép.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Một Người tên V Huy

Đổ Duy Ngọc

Hắn tên là V. Huy, thật ra tên đầy đủ của hắn là Nguyễn Phúc Vĩnh Huy, vốn là con cháu giòng họ vua chúa triều Nguyễn. Bố hắn là giáo sư tiến sĩ, từng chữa bệnh cho Cụ Hồ. Ông nội hắn là Thượng thư bộ Lại trong triều vua gì đó của nhà Nguyễn. Mẹ hắn cũng là giáo sư nhưng hình như bên ngành Luật, tốt nghiệp từ bên Tây, nghe lời dụ dỗ của Cụ Hồ về nước tham gia đánh giặc. Lí lịch của hắn quá ư là đẹp, vừa quí tộc vừa cộng sản, không chê vào đâu được. Hắn tốt nghiệp Tiến sĩ ngành ngoại giao ở Liên Xô, cũng nghe nói là bằng đỏ đàng hoàng, và chắc chắn là bằng thật. Thế mà hắn lại xổ toẹt cái lí lịch đó, đái lên cái truyền thống đẹp như mơ đó. Hắn không bao giờ chịu thổ lộ cái tên trong khai sinh cho bất kì ai, và luôn luôn tự xưng tên tôi là V. Huy, cắt đứt mọi liên hệ với cái gia đình danh giá. Cũng chẳng biết tại sao. Và mọi người cũng không rảnh thì giờ để điều tra chuyện đó.

Tôi gặp hắn lần đầu trong quán cà phê. Quen qua quen lại mà thành thân gần tám năm nay. Hắn là một thằng có cá tính. Mà lại là cá tính quái dị. Tôi cũng vốn là một người quái đản - theo mọi người chung quanh bảo thế - nên khi gặp hắn là thành thân ngay, đi đâu cũng có nhau. Ngưu tìm ngưu, mã tìm mã mà.

Hắn có khuôn mặt của John Lennon: ngây thơ mà tinh quái. Cũng nét mặt gầy, mũi thẳng, tóc xoăn để dài đến bờ vai, chỉ khác là tóc màu đen. Hắn cũng đeo kính cận gọng tròn, nặng độ, dày như đít chai. Lúc nào hắn cũng kè kè cái ba lô nặng trĩu chứa tùm lum nào sách, nào khăn, nào đủ thứ như một túi rác. Nhưng hắn bảo hắn chứa cả càn khôn trong đó.

Hắn chỉ có độc một bộ đồ, chiếc áo jean bạc màu, áo jacket màu cứt ngựa có nhiều túi và cũng nhiều fermature. Chiếc quần jean rách ở đầu gối và sờn ở hai mông đít. Đôi giày lính Mỹ cao cổ loang lổ và ám bụi đường. Hắn không bao giờ giặt áo quần, cứ mặc cho đến tả tơi lại đi tìm bộ khác cũng y như thế. Công nhận hắn cũng giỏi săn lùng vì suốt tám năm quen hắn, tôi có cảm tưởng hình như hắn chẳng bao giờ thay kiểu quần áo.


Hắn là một thằng thông minh, rất thông minh. Và cũng uyên bác, rất uyên bác. Tôi là người rất ngạo mạn, ít khen ai và cũng ít nể ai, luôn khinh khi những thằng tiến sĩ dỏm nhiều như quân Nguyên chạy đầy đường. Nhưng gặp hắn, quen hắn, biết hắn thì tôi phải khen ngợi hắn thật lòng. Hắn nói tiếng Anh như dân xuất thân từ Oxford , đúng giọng và ngữ điệu. Hắn vi vu tiếng Pháp giọng Paris và hơn thế nữa là dùng ngôn ngữ từ Sorbonne ra. Hắn nói tiếng Ý như mưa rào và tiếng Nga thì thôi rồi, nghe không khác gì Putin. Hắn cũng giỏi tiếng Hán, viết thư pháp như múa, đặc biệt là chữ thảo, đọc toàn sách cổ văn, đọc tiếng Đức ầm ầm như bão tố. Ngoài ra hắn còn giỏi tiếng Bồ Đào Nha, đọc kinh Phật bằng tiếng Pali và nói thông thuộc tiếng Khmer. Hay nhất là dù hắn có mười mấy năm ở nước ngoài, có bằng Tiến sĩ ở Nga nhưng lại nói tiếng Việt rất chuẩn, tròn vành rõ chữ và dùng từ thì không chê vào đâu được. Nói tóm lại, xét về mặt ngôn ngữ, hắn là thằng trùm thiên hạ.

Không biết chính xác hắn ở đâu. Lúc thì bảo ở quận tư, có khi lại ở quận tám. Tóm lại hắn là thằng giang hồ. Một thằng trí thức nhất trong những thằng trí thức đúng nghĩa của Việt Nam đang là kẻ không nhà. Hắn là thằng ma – cà - bông. Cứ khoảng chín giờ sáng là có mặt hắn ở quán cà phê, kêu li đen và ngồi rít thuốc liên tục. Bất cứ vấn đề gì hắn cũng có thể nói được, và nói rất sâu. Gặp những từ ngữ cần chính danh, hắn có thể lấy giải nhĩa từ nguyên chữ Hán và có khi từ chữ gốc của tiếng La tinh. Hắn có thể nói từ chuyện văn chương kim cổ cho đến những phát minh từ xưa đến nay của loài người. Hắn giảng về Socrate, Platon cho đến các triết gia cận đại. Hắn nói về Mác thì ai cũng ngóng cổ lên mà nghe bởi vì toàn những vần đề mà những ngài tuyên huấn cộng sản không bao giờ biết đến và phân tích nổi. Khi hắn phân tích cách mạng Trung Hoa, cách mạng Việt Nam, rồi tương lai của toàn thế giới thì mọi người há mỏ nghe không ngậm lại được, mặt ai cũng nghệch ra như ngỗng ỉa. Trong mọi cuộc bàn luận, hắn trở thành trung tâm. Khi chưa có mặt hắn ở khu vực này, tôi được mọi người phong cho là bách khoa toàn thư, chuyện gì cũng biết. Nhưng từ khi có hắn, tôi như đèn dầu le lói mà hắn thì sáng như đèn pha. Ngay như chuyện chó mèo, chim cò, rắn rít, thú hoang hắn cũng rành như ông giáo sư Võ Qúy. Chuyện gì hắn cũng biết, mà biết rõ ngọn ngành rành mạch mới siêu chứ. Khi hắn đã nói thì chẳng còn ai có thể cãi lại hắn được. Với cái đầu của hắn, nếu được làm lãnh đạo hắn có thể l à người lãnh đạo giỏi hay ít nhất đất nước sẽ nở mày nở mặt khi hắn tiếp xúc với năm châu bốn bể. Nhưng hắn lại là thằng lang thang, sống bằng những bài dịch tin nước ngoài cho mấy tờ báo lá cải. Trong khi mấy thằng ngu thì chức cao quyền trọng, ghế cao chót vót. Đời là vậy đấy! C’est la vie!!

Theo những tin tức vỉa hè thì hồi mới về nước thì hắn cũng đi làm ở bộ ngoại giao. Là nhân viên của một cục, một vụ gì đấy. Nhưng vì hắn quá giỏi lại quá ngông, không chịu nghe theo những chỉ thị ngu xuẩn của lãnh đạo nên cuối cùng bị đẩy xuống làm anh chạy văn thư. Vì cảm thấy nhục, hắn cũng kiện tụng tùm lum mà chẳng đi đến đâu nên bỏ sở mà làm kẻ lang thang. Tôi nghĩ tánh khí ngang tàng không khuất phục chính là nguyên nhân bi kịch chối từ gia đình của hắn.

Cách đây mấy năm, tôi có người bạn Pháp, một chuyên gia sưu tầm cổ vật Đông phương sang Việt Nam mua được một chậu sứ Trung Hoa rất cổ, hình như là đời đầu Minh. Chậu sứ vẽ cảnh mục đồng chăn trâu men xanh rất đẹp. Nét vẽ uyển chuyển và tinh tế của một nghệ nhân bậc thầy. Ông bạn tôi mấy lần mang về Pháp đều bị chận lại vì hải quan không cho mang cổ vật ra khỏi nước. Chuyện đến tai hắn, hắn bảo sẽ mang đi được với điều kiện bạn tôi mua vé khứ hồi cho hắn kèm theo 1500 Euro cho hắn tiêu mấy ngày ở bên đó. Bạn tôi ok ngay. Và hắn mang đi được thật mà chẳng cần xin xỏ, khai báo gì cả. Dịp đó hắn đi hết mấy nước châu Âu; gần hai tháng sau hắn mới về. Hỏi hắn làm sao, hắn bảo có khó đéo gì đâu, vào đến phi trường tớ đến ngay quầy bán hoa lan của Đà Lạt, mua một giỏ hoa lan có cả chậu, vào ngay phòng vệ sinh, bỏ chậu ra, lấy chậu sứ thay vào. Thế là ung dung xách giò lan bước lên máy bay chẳng thằng nào, con nào hỏi một tiếng. Ai cũng bảo hắn giỏi. Hỏi hắn ở bên đó hai tháng lấy gì mà ăn, hắn bảo hắn làm hướng dẫn viên du lịch. Đến thành phố nào cứ thấy mấy thằng du khách ngơ ngác thì hắn sấn tới làm quen sau đó hướng dẫn người ta đi tham quan. Hỏi hắn chưa bao giờ đi qua đó, biết đếch gì mà hướng dẫn. Hắn gào lên xin lỗi mọi người à, trước khi đi tôi đã học thuộc mấy cuốn sách hướng dẫn du lịch của hơn mười nước Châu Âu rồi. Nghe sợ chưa?

Có lần tôi với hắn đi nghe một tay giáo sư người Mỹ nói chuyện văn chương, trong giờ giải lao, hắn bước đến nói chuyện với tay giáo sư đó. Chẳng biết nó nói những gì mà khi trở lại sân khấu để tiếp tục câu chuyện, tay giáo sư người Mỹ mời hắn lên ngồi chung và giới thiệu hắn với cử tọa bằng những lời rất trân trọng. Lần đó hắn bị công an văn hóa mời lên mấy lần để nói rõ mối quan hệ giữa hắn và tay người Mỹ. Hắn chỉ bảo là hắn không đồng tình một số ý của diển giả và người giáo sư nể hắn. Thế thôi. Bắt nó làm tường trình, nó bảo chẳng có đéo gì mà phải tường với trình, không tin thì cứ đi hỏi tay giáo sư người Mỹ chứ tại sao lại hỏi hắn. Cuối cùng huề, chẳng có chuyện gì mà ầm ĩ.

Hắn chưa bao giờ kể cho tôi nghe về mối quan hệ của hắn với phụ nữ. Thế mà có một lần, có một người đàn bà đẹp đến tìm hắn ở quán cà phê. Tôi ngỡ ngàng khi gặp người phụ nữ này, bởi vì cô ấy quá đẹp. Một sắc đẹp đài các, duyên dáng và rất trí thức. Một khuôn mặt mà thi ca và hội họa suốt đời ca tụng. Bữa đó không có mặt hắn ở quán và tôi tiếp chuyện với người đàn bà đẹp đó. Nàng tên là Bạch Huệ - hoa huệ trắng- cái tên nghe có vẻ hơi cải lương, nhưng cô gái đó nói chuyện rất thông minh và rất có trình độ. Nàng đi tìm hắn đã lâu rồi, và rồi không biết ai đó đã hướng dẫn nàng đến đây. Cô gái kể sơ cho tôi nghe về mối quan hệ giữa hắn và nàng. Yêu nhau từ ngày còn ở bên Nga, nàng là con gái rượu của đại sứ Vệt Nam ở đó. Một mối tình đẹp và môn đăng hộ đối. Hai người về Việt Nam và dự định khi ổn định cuộc sống sẽ làm lễ cưới. Nhưng rồi hắn chửi lãnh đạo, mất việc, bị bố nàng nói nặng nhẹ đụng chạm tự ái sao đó, hắn chửi ông bố vợ tương lai một trận ra trò và bảo các ngài chỉ là một lũ ngu rồi bỏ đi không dấu vết. Nàng đau khổ đi tìm. Vô vọng. Mò kim đáy bể. Cuối cùng nghe theo lời bố lấy chồng. Chồng nàng bây giờ là thứ trưởng một bộ rất quan trọng. Tôi bảo thế thì bây giờ cô còn tìm hắn làm gì, khi đã trở thành hai tầng lớp khác nhau, vị trí xã hội cũng đã không còn như xưa nữa. Cô ấy bảo là tìm để xem hắn sống ra sao, tìm lại hình ảnh mối tình xưa đã không còn nữa và quan trọng nhất là cô ấy vẫn còn yêu hắn.

Khi tôi kể lại cho hắn nghe cuộc gặp gỡ, hắn không nói gì chỉ lẩm bẩm chửi thề, chửi thề là thói quen của hắn, nên tôi không biết hắn đang chửi cái gì. Chửi số phận hay chửi mối tình của hắn. Sau đó hắn lầm lì mấy ngày rồi vắng mặt gần mười mấy hôm, cũng chẳng biết hắn đi đâu…..


Hắn xuất hiện trở lại chốn giang hồ với một cọc tiền khá lớn, hắn bảo hắn vừa lãnh tiền công viết luận án tiến sĩ cho một đồng chí lãnh đạo thành phố. Hắn nói đây là đồng tiền tanh hôi, đồng tiền đã làm lụn bại đất nước, nhưng nếu hắn không nhận làm thì thằng khác cũng làm, xã hội bây giờ thiếu gì thằng trí thức sẵn sàng làm thuê. Hắn gom mấy đứa trẻ bán báo, đánh giày, bán vé số lại. Thuê một chiếc xe mười lăm chỗ ngồi, chở hết mấy đứa trẻ vào thành phố, mua sắm áo quần, đồ chơi, sách vở. Lại còn cho mỗi đứa mấy trăm ngàn. Cả đám trẻ sung sướng. Còn hắn thì hả hê. Chưa bao giờ thấy khuôn mặt của hắn sướng đến như vậy. Mấy bà bán dạo quanh quán cà phê bảo hắn điên, hắn cười sảng khoái, gật gù: điên, điên, đúng là điên.


Tối hôm đó hắn đi vào bar Mưa Rừng, vừa bước vào cửa, mấy gã bảo vệ nhìn bộ dạng của hắn, định ngăn không cho vào. Hắn rút ra mấy tờ bạc giúi vào tay chúng. Hai gã bảo vệ nghiêng mình, mở cửa. Hắn vào bàn, ngoắc một em phục vụ ăn mặc nóng bỏng lại, kêu cho ly sữa tươi. Em cave nhìn hắn định cười khi dễ thì hắn đã rút hai tờ năm trăm nhét vào tay cô gái và bảo, em mua giúp anh ly sữa tươi. Dĩ nhiên là cô gái thực hiện ngay. Ai dại gì từ chối bán ly sữa tươi giá một triệu bạc bao giờ. Hắn uống một hơi hết ly sữa. Lại ngoắc em gái lần nữa và rút thêm một xấp tiền, bảo: vú em nhỏ quá, anh cho em chục triệu đi bơm vú to lên mà làm cho đời thêm tươi. Cô gái há hốc mồm không kịp nói gì thì hắn đã lẳng lặng rời ghế, đi về. Chuyện này được kể lại với nhiều tình tiết ly kỳ hơn, kéo dài mấy tháng trong giới cave, sau này trở thành giai thoại, báo chí cũng có đăng. Mọi người kháo nhau hắn là tỷ phú đóng vai kẻ nghèo vì chán cảnh giàu sang nhung lụa. Bữa đó hắn đi bộ về, vừa đi vừa khóc, chẳng ai hiểu tại sao?


Hắn lại mất hút. Cả tháng rồi tôi không gặp hắn. Cho đến hôm qua, lúc trưa, tôi nhận được điện thoại của công an hỏi tôi có phải là người thân của hắn không? Tôi ừ. Đồng chí công an bảo phát hiện hắn đã chết đêm hôm qua, trong tay có mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của tôi. Tôi chạy ngay đến đồn, họ chở tôi đến một căn nhà nhiều phòng ở một chung cư tại quận tư. Hắn nằm đó, khuôn mặt thanh thản và bình yên, trên môi phảng phất nụ cười. Chung quanh giường và tràn ngập căn phòng là những cành huệ trắng. Màu trắng của huệ, màu trắng của chiếc drap giường và bộ đồ trắng lần đầu tiên tôi thấy hắn mặc làm cho căn phòng tinh khiết lạ lùng và cũng tang tóc vô cùng. Trên đầu giường có một bức tranh sơn dầu nhỏ vẽ chân dung một cô gái cũng mặt chiếc váy trắng. Khuôn mặt trong hình rất quen. Đó là chân dung của Bạch Huệ. Thì ra hắn tự tử bằng hoa huệ. Hắn đã chất đầy căn phòng hoa huệ trắng, đóng kín cửa và hắn từ từ chết trong hương thơm ngào ngạt của loài hoa huệ trắng. Trong tờ giấy hắm nắm trong tay lúc ra đi, ngoài tên và số điện thoại của tôi, hắn còn ghi thêm hai dòng nữa. Dòng đầu hắn cho biết là hắn tự kết liễu đời mình, không liên lụy đến ai. Dòng sau hắn ghi là hắn không còn cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt nên nhờ tôi hỏa tang thân xác hắn và rải tro xuống sông để cho hắn được trôi ra biển lớn. Tôi đưa tay chào như chiến sĩ, như một lời chia tay.


Ba hôm sau, tôi nhận được mail của hắn. Nhìn thấy tên hắn là tên người gởi, tôi lạnh dọc sống lưng. Sao hắn chết ba hôm rồi, than xác hắn đã thành tro bụi rải xuống sông rồi. Sao lại còn có thư của hắn gởi.

Hắn viết:

“ Gởi anh.

Đã đến lúc tôi cảm thấy mình thừa thãi trong cuộc đời này. Tôi không còn lí do để tồn tại nữa. Phải biết đúng lúc để rút lui là người khôn ngoan. Tôi đã làm tròn phận sự và tôi phải ra đi. Biết đâu ở thế giới khác sẽ vui hơn trần gian điên dại này? Xem như không có V.Huy ở cuộc đời này, quá khứ cũng như tương lai.

Anh ở lại hãy sống vui.
V.Huy


Tái bút: Tôi nhờ anh đến địa chỉ…lấy một số vật dụng của tôi và đốt tất cả giúp tôi. Đốt hết và đừng giữ lại gì. Cám ơn anh.

Anh đừng sợ hãi khi nhận được thư này. Tôi gởi thư theo chế độ hẹn. Tôi hẹn ba ngày sau khi tôi ra đi, máy mới gởi thư đi”

Tôi đến địa chỉ hắn đã ghi, người ta giao cho tôi một thùng to, vất vả lắm tôi mới chở được về nhà. Những gì trong đó làm tôi kinh ngạc đến sững sờ.

18 cuốn nhật ký hắn ghi từ lúc bảy tuổi cho đến trước ngày hắn chết một tuần lễ với nhiều suy nghĩ gây sửng sốt.

72 bản dịch những cuốn tiểu thuyết của nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

4 bản dịch sang tiếng Đức cuốn Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Thơ các thiền sư đời Lý và cuốn Đoạn trường vô thanh.

3 tập phê bình và nhận định những sai lầm của chủ nghĩa Mác viết bằng tiếng Anh.

2 cuốn nói về sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỉ 21 viết bằng tiếng Pháp.

43 cuốn phân tích và phê bình về các tác giả Việt Nam từ thơ ca đến tiểu thuyết.

12 cuốn viết về các danh nhân văn hóa Trung Quốc và sự ảnh hưởng của họ.

5 cuốn dịch thơ Đường sang tiếng Việt.

3 cuốn chép tay kinh Phật bằng tiếng Pali.

1 cuốn dịch nhạc Trịnh Công Sơn sang tiếng Tây Ban Nha.

8 tập thơ hắn viết từ hồi 15 tuổi cho đến năm ngoái, tức là cả năm nay hắn không còn làm thơ.

1 cuốn luận án tiến sĩ của hắn với tiêu đề: “Tìm hiểu chính sách ngoai giao của nhà nước Việt Nam từ đời Lý đến 1945”..với nhiều lời phê khen ngợi.

Và nhiều bằng cấp giấy khen của nhiều trường học, tổ chức trong và ngoài nước. Nhiều bài báo của hắn viết trên nhiều tạp chí chuyên ngành của nhiều tổ chức khoa học tiếng tăm trên thế giới.



Một gia tài đồ sộ chứng tỏ sự uyên thâm cùng sức làm việc khủng khiếp của hắn.

Tôi mất gần cả năm nay mà vẫn chưa đọc hết những gì hắn đã viết, và tôi sẽ tiếp tục đọc để hiểu hắn hơn, để càng thêm cảm phục hắn. Một thiên tài đã sinh nhầm nơi chốn. Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ.

Tôi không đốt như ý nguyện của hắn. Tôi đóng một tủ sách khá đẹp, đem tất cả tác phẩm hắn đã viết sắp xếp thứ tự. Ngoài mặt tủ, tôi đi thuê khắc dòng chữ: “CÓ MỘT NGƯỜI TÊN V.HUY “

Saigon 12g45 AM ngày 11.8.2010
DODUYNGOC
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests