Tạp Ghi

Post Reply
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Phạm Tín An Ninh: Văn Chương Tử Tế

Giao Chỉ
Trong đời sống của chúng ta, tìm được văn chương tử tế có lẽ cũng khá vất vả. Nếu không đánh phá, tấn công, đấu tranh mãnh liệt thì cũng nói nặng nói nhẹ, tiếng bấc tiếng chì. Và lịch sự lắm thì cũng ca cẩm phàn nàn. Đôi khi tác giả viết văn chỉ tử tế với mình còn xem ra thiên hạ chẳng có ai tử tế.

Văn chương của Phạm Tín An Ninh không đi vào những con đường gai góc đó. Chuyện của ông toàn là chuyện tử tế và may mắn. Thậm chí khi đi cải tạo thì gặp cả quản giáo cũng tử tế. Tác giả kể chuyện đi lính, hành quân, trận mạc dù ác liệt đến đâu cũng dữ dội vừa phải. Từ quê hương miền duyên hải ông An Ninh lấy vợ Ninh Hòa, mối tình rất êm đẹp ôn hòa, không trắc trở, không ngang trái. Cuộc đời cứ phẳng lặng như bãi cát trắng miền Thùy Dương. Chinh chiến, tù đày, vượt biên, tàu cứu, định cư cho đến lúc về già tất cả cuộc đời dàn trãi trên nhiều bài tạp bút với bao nhiêu tao ngộ tình cờ. Tất cả đều toát ra văn phong của một ngòi bút tử tế và hết sức lạc quan. Thậm chí cho đến những chuyện tang tóc chung sự, những cái chết cũng chung hậu ngọt ngào. Chuyện của ông là chuyện đời thường nhưng sao tràn ngập những tình cờ hạnh ngộ. Nhiều đến nỗi dù có thật hay tưởng như thật mà độc giả cũng vẫn có thể đặt dấu hỏi. Trên đời này quả thật có nhiều sự ngẫu nhiên huyền diệu như thế chăng.

Với lối văn kể chuyện, có đầu có đuôi, bình dị và lôi cuốn, phần lớn tác giả đã thuyết phục được độc giả đây là câu chuyện thật mắt thấy tai nghe đấy nhé.

Dù có một số độc giả khó tính vẫn thắc mắc nhưng có thể sẽ suy nghĩ khác, 90% là sự thật, còn lại 10% tác giả đóng vai thượng đế sắp xếp cho câu chuyện trở thành Đêm Màu Hồng. Khi câu chuyện sự thật đã xảy ra đẹp đẽ, ta có thể để nguyên văn. Nhưng nếu đoạn kết không được toàn bích, là tác giả, ta có toàn quyền sửa lại một chút. Chàng gặp lại nàng, ở hiền gặp lành, hiểu lầm giải tỏa và ngay cả người ra đi cũng yên giấc nghìn thu hay ngậm cười nơi chín suối. Vì vậy mới gọi là văn chương tử tế. Cuộc đời vốn đã lắm nỗi đau thương, hành hạ nhau làm gì bằng những thứ văn chương độc ác.

Khoảng 5 năm về trước, những truyện ngắn của tác giả Phạm Tín An Ninh từ Na Uy lần lượt phóng lên thế giới ảo và mau chóng được các độc giả chuyển đến cho nhau với lời giới thiệu rất nồng hậu. Xem ra ai cũng cảm thấy đây là câu chuyện của chính mình hay là chuyện của người hàng xóm. Gần gũi thân cận nhưng không kém phần nhiêu khê rắc rối. Có những chuyện tình éo le, như thoại kịch Kim Cương trên sân khấu Sài Gòn thủa trước. Có những chuyện như tâm sự của người chiến binh, người tù cải tạo và thuyền nhân lênh đênh trên bể khổ. Và cũng có nhiều chuyện tình rất đôn hậu. Truyện kể như thật mà cũng có truyện như giấc mơ. Thế giới ảo đã đón chào Phạm Tín An Ninh rất nhiệt tình. Đồng thời cũng có phần cảm thông với tác giả đang cô đơn ở xứ Na Uy trên miền Bắc Âu lạnh lẽo.

Thật ra, cuộc đời tác giả cũng không thực sự cô đơn. Sau bao nhiêu gian truân của kiếp người, tác giả tên họ thật là Phạm Tín An Ninh của xứ Vạn Giả, Nha Trang bây giờ đang có cuộc sống rất ổn định, ấm cúng và an toàn. Lập nghiệp cùng vợ con tại Na Uy, nhưng con cái lại định cư tại Cali và Pháp quốc. Mùa lạnh ông bà qua Cali tìm nắng ấm. Khi tối trời thì đến thăm Kinh Thành Ánh Sáng ở Paris.

Vì viết văn tử tế nên ông là người tử tế, đi đến đâu cũng có bạn bè, nào là bạn học suốt dọc miền duyên hải quân khu II, bạn lính trên cao nguyên, bạn tù ở miền Bắc và bạn vượt biên ở bốn phương trời. Bây giờ trong số các nhà văn viết muộn mà nổi tiếng sớm ta có Phạm Tín An Ninh. Nếu không tính đến cuốn sách chúng tôi giới thiệu vừa mới in xong tại San Jose thì ông lại là một nhà văn chưa có tác phẩm. Có phải không? Vì vậy tác giả thật sự có vẻ ngại ngùng khi được gọi là nhà văn.

Bây giờ lại được gọi là Người Viết Văn Tử Tế thì e rằng ông Phạm Tín An Ninh hết sức quản ngại. Vì vậy nên chúng tôi không đi xa vào tác phẩm. Xin để quí vị độc giả tự khám phá xem “Văn Chương Tử Tế” như thế nào? Dù sao, chắc chắn với tác phẩm đầu tay như thế này, tác giả sẽ là người may mắn. Đi đến đâu cũng sẽ gặp toàn bạn bè và độc giả tử tế.

Tác giả và độc giả chúng ta ai cũng đã trải qua thời kỳ học trò, rồi khoác áo chiến binh, tù đày, thuyền nhân, tị nạn và lưu vong. Tử tế được với nhau được lúc nào hay lúc đó. Sau cùng rồi ai cũng “Ở cuối hai con đường”. Đó là tên của tác phẩm, do tác giả tự xuất bản và in tại San Jose.

(GC-SJ)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Hai viên gạch xấu xí

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch.

Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.

Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!".

"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao" - vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm nhưng lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ.

Sưu Tầm
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

GIÚP "NHỮNG NGƯỜI BỊ BỎ QUÊN"

Huy Phương

Một buổi chiều tháng 6 năm 1977, trong khi chồng đang ở trong tù, người vợ phải đưa đứa con gái út đang bị sốt nặng vào bệnh viện tỉnh nhà. Trong lúc làm hồ sơ bệnh lý, người y tá hỏi chồng chị đâu, thật thà, chị trả lời là anh đang "đi cải tạo chưa về". Y không nói gì, nhưng một lúc sau, chị thấy y thầm thì gì với viên y sĩ đang khám bệnh, và sau đó kết quả là chúng bỏ mặc con gái chị nằm đợi trên sàn nhà cho tới lúc trời tối. Lúc thấy đứa bé sốt và bắt đầu mê man, nói lảm nhảm, chị hốt hoảng bồng con la hét cầu cứu. Môt viên y sĩ mới lên phiên đã khám bệnh cho con chị và cho chị biết cháu bị sưng màng óc, cần phải chích một loại thuốc phải đi mua ngoài với một số tiền mà chị không thể nào có được.

Chị phải ôm con suốt đêm, chờ sáng hôm sau, đến giờ làm việc mới bán được nửa lít máu, đủ tiền mua cho con một liều thuốc. Ðứa bé này lớn lên, mất hết trí nhớ, thường lên cơn động kinh, trở thành tàn tật suốt đời .

Ðó là điều người ta gọi là "đối xử phân biệt", không hề che dấu lòng thù hận một cách tàn bạo dưới chế độ Cộng Sản. Cũng như thế, hằng trăm nghìn người thương binh của miền nam, không thể nào che dấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống Cộng Sản ngoài mặt trận. Không còn khả năng làm lụng để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những người này còn phải sống trong không khí lạnh lùng, ngờ vực và khinh rẻ của kẻ chiến thắng không có tình người. Chính phủ, quân đội, đơn vị, cấp chỉ huy, đồng đội không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.

Trong xã hội mới, những người thương binh VNCH thật sự đã là "những người bị bỏ quên".

Những người con gái Việt Nam vì cơm áo, đã tự nguyện bỏ nước ra đi để lấy chồng ngoại quốc, chẳng may một số rơi vào hoàn cảnh bị bạc đãi, nhân phẩm bị chà đạp, ngay chính phủ đã đẩy họ vào con đường cùng cũng không làm gì để cứu họ. Vì họ là "những người bị bỏ quên" nên nhiều vị linh mục, cơ quan thiện nguyện đã gây quỹ để có thể đến tận nơi giúp đỡ, cứu vớt họ.

Những người chẳng may mắc phải những chứng bệnh phong cùi đang sống cuộc đời nghèo đói, bất hạnh trên khắp quê hương, trong khi chính phủ Việt Nam thờ ơ, không giúp đỡ, họ là "những người bị bỏ quên", đã được các cơ quan phước thiện mở những phong trào cứu trợ rộng lớn, để đồng hương hằng tâm hằng sản của chúng ta tận tình giúp đỡ.

Ở Việt Nam, dân chúng bần cùng là "những người bị bỏ quên": nhiều trẻ em ở các vùng nông thôn Việt Nam bụng đói, không có áo quần mặc và vì vậy cũng không có cơ hội đến trường. Nhiều nơi, người già không có cơm ăn. Nhiều trẻ em khuyết tật cần vá môi. Nhiều người mù cần mổ mắt. Hải ngoại luôn luôn nghĩ đến quê nhà và đồng bào nên đã có những chiến dịch rộng lớn để làm những công việc ấy, thường trực và khắp nơi vì cho rằng chính phủ Việt Nam không nghĩ đến hay không đủ sức lo cho họ. Trường học cần xây thêm, chùa và nhà thờ cũng cần phát triển rộng lớn hơn.

Ðã có những hội đoàn, những tổ chức, những nhóm thiện nguyện cứu đói, cứu nghèo, cứu bệnh tật, cứu gái sa chân, cứu trẻ bị bán đi, cứu già thiếu gạo...

Tôi có cảm tưởng những vùng đất cứu trợ trên đã được chính quyền trong nước cho khai quang, có khi còn giữ "an ninh bãi đáp" cho trực thăng đổ người xuống cứu trợ để đỡ tay đỡ chân cho đảng lo việc trấn áp dân chủ, nhân quyền. Còn địa hạt thương phế binh VNCH còn đầy mìn bẫy, hầm hố, thù hận khiến công việc cứu trợ phải tiến hành lén lút, bí mật hay đột kích gây thêm nhiều trở ngại, khó khăn cho cả phía những người hảo tâm và cả những nạn nhân xấu số này.

Thương phế binh, đáng lẽ là những người mà hải ngoại cần phải nhớ trước tiên, từ khi cấp chỉ huy quân đội miền nam bước chân lên Ðệ Thất Hạm Ðội hay đảo Guam, từ khi người vượt biển được đặt chân lên đất liền, từ khi người cựu tù được người ra đón ở sân bay, lại là những người bị quên lãng nhất.

Bà Dương Nguyệt Ánh, chuyên viên chất nổ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, tác giả trái bom "nhiệt áp" đã nói rằng, là một người tỵ nạn chiến tranh, bà "không bao giờ quên được hình ảnh người lính Hoa Kỳ và VNCH đã từng bảo vệ cho bà có một cuộc sống an toàn ở miền nam trước đây". Chúng ta cũng hiểu rằng người lính VNCH thiệt thòi hơn cả sau chiến tranh chính là người thương phế binh hôm nay.

Cô Liên Hương, một bác sĩ trong nhóm Huynh Ðệ Chi Binh ở San Jose, cũng như chúng ta đã có mặt tại Hoa Kỳ tự do, no ấm hôm nay sau những ngày "tan hàng" đã hoạt động để cứu giúp "những người bị lãng quên", vì cô nghĩ rằng cô đã mang ơn những người này, người thương phế binh VNCH:

"Tôi viết thư cho anh hôm nay không phải như một người Việt Kiều xa xứ được ưu đãi trong một đời sống an lành và thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần đang nghiêng mình xuống với người đồng loại bất hạnh, nhưng tôi viết với tâm trạng của một cô gái năm xưa đã lớn lên yên ổn giữa thành phố Saigon, nhìn tuổi thơ ấu của mình trôi qua dưới ánh hỏa châu và những tiếng bom đạn hằng đêm vẫn vọng về từ một chiến trường xa. Ở đó, bao nhiêu xương máu và nước mắt của cả một thế hệ tuổi trẻ đã đổ xuống để che chở cho những cô gái nhỏ như tôi được tiếp tục bình yên đến trường. Ở đó vẫn có biết bao nhiêu người chiến sĩ như các anh còn ôm tay súng chiến đấu đơn độc với những giờ phút chót, để gia đình chúng tôi có cơ hội xuống thuyền ra đi tìm đến những quê hương hạnh phúc mới bên này bờ biển Thái Bình Dương.

Chính với tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ đó mà hôm nay tôi thấy cần phải viết cho anh cho các bạn của anh, những lời các anh xứng đáng được nghe nhưng có lẽ đã chưa bao giờ được nghe từ gần ba mươi năm qua, để các anh hiểu được rằng những hy sinh của mình đã không lãng phí hay vô ích. Những tượng đài có thể bị đạp đổ, nhưng những hình ảnh thần tượng ghi khắc trong lòng sẽ chẳng bao giờ bị xóa nhòa. Chúng ta đã mất mát rất nhiều thứ, những người thương binh như các anh đã mất hết một phần thân thể, tình yêu và tuổi trẻ, và những người Việt tỵ nạn như tôi cũng đã mất hết một nơi chốn dung thân để phải tha hương lưu lạc khắp mọi phương trời. Có một điều ngày hôm nay tôi mong chúng ta sẽ không đánh mất là tình người đến với nhau, để khoảng không gian anh đang sống và hít thở bớt đi niềm lẻ loi và cô độc.

Cuối cùng dù tôi không thể gởi nguyên một bài hát về cũng xin cho tôi được tặng anh và những người bạn anh hùng không tên tuổi của anh lời tựa của bài hát "You Are My Heroes", bởi vì cuối cùng trong cuộc đời này không có điều gì anh hùng và cao thượng hơn là hy sinh cuộc đời mình để cho người khác được quyền sống. Trong mắt tôi mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những con người trai anh hùng một thời chọn cho mình con đường đi và và sống đích thực có ý nghĩa nhất".
(trích thư của cô Liên Hương gởi một người thương phế binh VNCH)

Những dòng chữ trên đây của một người con gái, một đứa em hậu phương cũng như tất cả chúng ta đã mang một món nợ không bao giờ trả nổi, món nợ xương máu mà chúng ta đã nương nhờ, vay mượn từ lúc chúng ta được yên ổn ở hậu phương, rất xa mặt trận, và cả đến lúc chúng ta ngoảnh mặt rời quê hương ra đi. Những năm trước, bức thư này đọc trên đài phát thanh ở Bắc Cali đã làm rơi lệ hằng nghìn người nghe ở hải ngoại, nhưng rồi cơm áo đa đoan, cuộc sống bề bộn, nhiều lúc chúng ta đã quên hẳn hình ảnh người thương phế binh Việt Nam một cách phụ bạc, nhẫn tâm mà đáng ra phải canh cánh ghi nhớ trong lòng.

Ở hải ngoại từ trước đến nay, những sự quyên góp giúp đỡ cho thương phế binh được đưa xuống hàng thứ yếu sau những chiến dịch dai dẳng cho người nghèo, cho trẻ thất học, cho chùa chiền, thánh thất, cho mổ mắt vá môi... Nếu có lòng, thì cũng với những hoạt động lẻ tẻ do một nhóm người, một tổ chức quy tụ một số thân hữu giúp cho năm bảy gia đình, hay khá hơn là vài trăm thương binh. Chúng ta chưa có được một ngày dành cho thương binh, một chiến dịch rộng lớn như những ngày chúng ta đóng góp cho quỹ kháng chiến, để rồi cuối cùng sự việc chẳng đi tới đâu, khiến lòng tin của hải ngoại mỗi ngày một suy kiệt.

Ẩn mình từ trong những xóm làng xa xuôi sống nhờ trên mảnh đất khô cằn khoai sắn, hay bầm giập giữa phố thị với xấp vé số trên tay, thậm chí còn trở thành kẻ hành khất kêu gọi tình thương của người qua đường đâu đó. Nỗi xót xa, tủi nhục ấy bao giờ tiêu tan được, cũng như những nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn họ không bao giờ hết, trong khi qua thời gian làn da nơi chân tay què cụt đã chai đá, những vết thương đã lành. Lớn hơn hết là những người thương phế binh này đã mang mặc cảm là "người đã bị bỏ quên" trên quê hương, nơi mà thù hận chưa nguôi, đối xử vẫn còn phân biệt như những người lính lạc đơn vị bị bỏ lại trên đất địch...

Ôi những vòng hoa chiến thắng ngày nào, những câu hát từ người em gái hậu phương, những mỹ từ và lời xưng tụng người ta đã dành cho anh. Số phận của người lính thất trận đã đổ nhào thêm lên tấm thân cụt què, yếu đuối. Họ sống cuộc đời cay đắng ấy (nếu còn có thể gọi đó là cuộc đời), có người mới hơn ba mươi năm, có người đã gần hết cuộc đời, thế giới ngày nay của họ có thể là một chiếc giường tre của người bị bại liệt, trên chiếc xe lăn của người què cụt lê lết hay ốm đau, già nua quanh quẩn trên sân nhà.

Thế giới hôm nay của chúng ta so với đời sống thương phế binh ở quê nhà là thiên đường và địa ngục, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Dù có san sẻ tới mức nào cũng không lấp đầy nỗi thống khổ, dù bù đắp tới mức độ nào cũng không xứng đáng với sự hy sinh. Nhưng không lẽ chúng ta khoanh tay để nhìn những thương binh VNCH sống lặng lẽ cho hết một cuộc đời tàn tạ mà không bày tỏ được một cử chỉ biết ơn hay sao?

Chúng ta, những người may mắn sống trên một đất nước tự do, hạnh phúc đã nhớ gì về những người lính đã chiến đấu cho chúng ta sống, đã ở lại cho chúng ta ra đi.

Ðài truyền hình SBTN, Trung Tâm Asia đã cũng với Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam Cali sẽ tổ chức
MỘT ÐẠI NHẠC HỘI NGOÀI TRỜI

mang tên:
“CÁM ƠN ANH, NGƯỜI THƯƠNG BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA, KỲ II”
SÂN VẬN ÐỘNG TRƯỜNG TRUNG HỌC BOLSA GRANDE
9401 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92844
Ngày chủ nhật 3 tháng 8 năm 2008 vào lúc 12:30 đến 7:00PM

* với sự hiện diện đặc biệt của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh và Nữ Ðại Úy Phi Công Elizabeth Phạm - cùng các Mcs Nam Lộc, Thùy D ương, Orchid Lâm Quỳnh, Giáng Ngọc , Minh Phượng, Ðỗ Tân Khoa . Các ban nhạc: The Soldier- Y2K - Moon Flowers - The Asia Band- Tù Ca Xuân Ðiềm...

* Cùng các ca sĩ Y Phương -Lê Nguyên -Tuấn Vũ -Trung Chỉnh- Thùy Hương- Phương Hồng Quế- Phi Nhung - Hoang Liên -Philip Huy- Băng Tâm- Ánh Minh- Ðan Nguyên- Diệp Thanh Thanh- Mai Lệ Huyền- Ngọc Minh- Nguyên Khang -Doanh Doanh -Diễm Liên -Lâm Nhật Tiến- Nguyễn Hồng Nhung- Mỹ Huyền -Thanh Lan- Y Phụng- Ý Lan -Trường Vũ- Thanh Tuyền -Ngọc Huyền- Quang Minh- Hồng Ðào - Phương Thảo- Ngọc Lễ -Hồ Hoàng Yến- Diệu Hương- Paolo -Nguyễn Tiến Dũng - Mỹ Lan- Bé Trần Thiện Anh Chí - Bé Ðan Vi và nhiều ca nhạc sĩ khác.

* Vé bán tại tất cả các nhà sách trong vùng Little Saigon, Hội H.O.

Cứu Trợ TPB-QP- VNCH và Liên Hội CCS-VNCH

Chi phiếu bảo trợ xin ghi: “ÐNH Cám Ơn Anh- Kỳ 2” và gởi về

- Ðài SBTN-TT Asia : P.O. Box 127- Garden Grove, CA 92842, hay

-Hội H.O. Cứu Trợ TPB-QP/VNCH: P.O. Box 25554 Santa Ana, CA 92799
Ðiện thoại liên lạc: (714) 669-0688 *(714) 590-8534
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Image

Trung Quốc muốn chiến tranh với Việt Nam?
Tác giả: Hồ Gươm



Thời gian gần đây mối tình hữu nghị núi liền núi sông liền sông vốn được tô vẽ trang điểm kỹ lưỡng, được đảm bảo bằng 16 chữ vàng giữa Việt Nam và Trung Quốc bỗng trở nên căng thẳng thấy rõ qua hàng loạt những sự kiện đã và đang sảy ra và được những hãng thông tấn nổi tiếng trên thế giới liên tục đưa tin, bài bình luận mà có lẽ gần gũi với người Việt chúng ta hơn cả là đài RFA cũng như đài BBC. Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ, hơn 800 tờ báo và đủ loại các phương tiện truyền thông khác của Việt Nam hầu như chẳng đưa ra được một nguồn tin nào có giá trị đáng kể khả dĩ làm cho đông đảo tầng lớp quần chúng nhân dân Việt nam ở trong nước hiểu rõ hơn những sự kiện nghiêm trọng đang xảy ra ngày một thường xuyên để họ có thể hình dung được một bức tranh toàn cảnh sát với thực tế ảm đạm hơn ngoài những mẩu tin ngắn ngủi, rời rạc về hiện tượng Tàu ...lạ xâm hại lãnh hải, bắn giết, cướp phá tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam.


Chúng ta cũng thường được nghe giới truyền thông quốc tế đưa tin về việc kiểm soát thông tin hết sức ngặt nghèo của chính quyền Trung Quốc thậm chí họ còn sẵn sàng bỏ tiền ra tuyển lựa một lực lượng hùng hậu để làm công tác hướng dẫn và tạo dư luận quần chúng, mỗi bài viết thuộc thể loại này được chính quyền Trung Quốc trả 50 xu tiền thưởng. Như vậy chúng ta có thể hiểu mà không sợ sai rằng những bài viết, những bàn luận được đăng tải trên những trang mạng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là những tấm gương phản ánh lại quan điểm của giới cầm quyền Trung Quốc thông qua những nội dung được đề cập đến ở trong những bài viết đó.


Tôi thật sự choáng váng khi cưỡi ngựa xem hoa qua 1 vài trang báo mạng của họ vì trong đó tràn ngập những bài viết kích động, cổ vũ cho một cuộc chiến tranh không khoan nhượng với Việt Nam, hình ảnh của Việt Nam bị bóp méo một cách rất lố bịch để phục vụ cho mục đích phát động cuộc chiến tranh này, có những tác giả không ngần ngại lớn tiếng kêu gọi chính quyền của họ cần sử dụng vũ khí Nguyên Tử để xóa sổ Việt Nam ra khỏi bản đồ hành chính thế giới.


Kinh nghiệm cho thấy, mỗi khi một cuộc chiến tranh thật sự bùng nổ thì trước đó bao giờ cuộc chiến tranh tâm lý cũng được phát động rộn rã và phải chăng thông điệp của những bài viết gần đây được phổ biến công khai và rộng rãi trên mạng lưới truyền thông của Trung Quốc chính là dấu hiệu cho chúng ta thấy chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu phát động cuộc chiến tranh tâm lý đó?


Một số bài viết của báo chí Trung Quốc trong thời gian gần đây:


Kêu gọi phát động một cuộc chiến tranh ngay lập tức với Việt Nam

Những tham vọng không cần dấu diếm

Một bài viết khác cần tham khảo

Một bài kích động khác

Những bài viết được giật bằng những cái Tít rất giật gân:

我们迫切需要战争吗? ( Chúng ta cần gấp chiến tranh?)

中国准备彻底拿下越南 ( Trung Quốc đã sẵn sàng đánh chiếm toàn bộ VN)

中国军事进攻越南A计划!只此一战,天下可定!
( Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN! Cuộc chiến này sẽ quyết định thế giới!)



曾宪梓表示:"从今以后中国人不会被越南欺负了!

Đặng Tiểu Bình chỉ rõ: Từ nay TQ sẽ không còn bị VN đe dọa!

对越战争的战略选择

( Chiến Tranh với VN, sự lựa chọn chiến lược!)



越南加紧调整军力部署试图进一步控制南沙岛礁

海军应蓄势待发:准备第二次对越自� �反击战!
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cụ ông có 86 bà vợ và 170 người con kể chuyện đời


Image
Abubakar là một trong những người đàn ông nhiều vợ nhất thế giới.

(Dân trí) - Cụ ông người Nigeria Mohammed Bello Abubakar, 84 tuổi, đã khuyên những người đàn ông khác không nên kết hôn với 86 người phụ nữ giống mình.

Ông Abubakar, một giáo viên và người truyền giáo đạo Hồi về hưu hiện đang sống tại bang Niger State cùng với các bà vợ và ít nhất 170 người con, cho biết ông không thể cáng đáng được cả gia đình nếu không có sự giúp đỡ từ Thượng đế.

"Một người đàn ông 10 vợ có thể quỵ ngã và chết, nhưng tôi có sức mạnh mà Thánh Allah trao cho. Đó là lý do tại sao tôi có thể quản lý 86 bà vợ", ông Abubakar tâm sự.

Ông Abubakar tiết lộ các bà vợ tự tìm tới ông vì ông nổi tiếng là người có khả năng chữa bệnh. "Tôi không đi tìm họ, họ tự đến với tôi đấy chứ!".

Theo Luật Hồi giáo, một người đàn ông được phép có 4 vợ, với điều kiện ông ta phải đối xử công bằng với họ. Việc ông Abubakar lấy quá nhiều vợ khiến các nhà chức trách Hồi giáo ở Nigeria không hài lòng.
Image
Một số các bà vợ của ông Abubakar thậm chí còn trẻ hơn vài người con của ông.
Nhưng ông Abubakar cho rằng kinh Koran không hề đề cập tới sự trừng phạt cho những người có nhiều hơn 4 vợ. "Theo hiểu biết của tôi, kinh Koran không đưa ra hạn chế. Việc có bao nhiêu vợ tùy thuộc vào khả năng của mỗi người".

"Thượng đế không nói sẽ phạt những người có nhiều hơn 4 vợ nhưng quy định rõ hình phạt đối với tội ngoại tình và thông dâm".

"Yêu cầu từ Thượng Đế"

Hầu hết các người vợ của ông Abubakar đều kém ông khoảng 15 tuổi và nhiều người trong số này thậm chí còn trẻ hơn vài người con của ông.

Các bà vợ cho biết, họ đã gặp ông Abubakar khi tìm đến ông để chữa các bệnh khác nhau và ông Abubakar đều chữa khỏi.

"Ngay khi tôi gặp ông ấy, cơn đau đầu biến mất" bà vợ Sharifat Bello Abubakar, người mới 25 tuổi khi gặp Abubakar năm ông 74 tuổi nhớ lại. "Thượng đế nói với tôi rằng hãy trở thành vợ của ông ấy. Cảm ơn Thượng đế giờ tôi là vợ của Abubakar".

Bà Ganiat Mohammed Bello kết hôn với ông Abubakar được 20 năm. Khi bà đang học phổ thông, người mẹ đã đưa bà tới tới chỗ ông Abubakar để chữa bệnh. Sau này, ông đã cầu hôn với bà.

"Tôi trả lời rằng tôi không thể lấy một người đàn ông nhiều tuổi. Nhưng ông ấy nói đó là yêu cầu trực tiếp của Thượng Đế".

Ganiat kết hôn với một người đàn ông khác nhưng họ đã chia tay. Ganiat sau đó quay về với ông Abubakar. "Bây giờ tôi là người phụ nữ hạnh phúc nhất quả đất. Khi bạn kết hôn với một người đàn ông có 86 người vợ, bạn sẽ hiểu rằng ông ấy biết cách chăm sóc họ".

Không việc làm

Ông Abubakar và các bà vợ đều không có việc làm. Nhưng ông Abubakar từ chối tiết lộ làm cách nào để kiếm đủ tiền trả cho các khoản chi tiêu khổng lồ trong một đại gia đình như vậy. Mỗi ngày, họ nấu 36kg gạo, tương đương 915 USD. "Tất cả từ Thượng đế", ông nói.
Image
Bà vợ Hafsat Bello Abubakar.
Người dân địa phương tại Bida, ngôi làng nơi Abubakar sinh sống, cũng không biết làm cách ông có thể nuôi sống cả gia đình.

Theo một trong số các bà vợ, ông Abubakar thỉnh thoảng yêu cầu các con đi ăn xin số tiền khoảng 1,69 USD. Và nếu cả 170 người con cùng đi, họ có thể mang về tổng cộng 290 USD.

Hầu hết các bà vợ của ông Abubakar sống trong những ngôi nhà tồi tàn ở Bida trong khi những người vợ khác sống ở Lagos, thủ đô thương mại của Nigeria.

Ông Abubakar từ chối cho phép bất kỳ ai trong gia đình hoặc các tín đồ được dùng thuốc chữa bệnh. "Khi bạn ngồi đây, nếu bạn có bệnh, tôi có thể nhìn thấy bệnh và loại bỏ ra khỏi cơ thể".

Nhưng ông không thể chữa khỏi bệnh cho tất cả mọi người. Một trong số những người vợ của ông là bà Hafsat Bello Mohammed cho biết, 2 người con của bà đã chết. "Chúng bị ốm và chúng tôi thông báo với Thượng đế. Thượng đế nói rằng đã đến lúc chúng ra đi".

Bà Hafsat cho hay, hầu hết các người vợ của Abubakar đều coi ông là người tiếp "nối nghiệp" nhà tiên tri Muhammad. Ông Abubakar khẳng định nhà tiên tri Muhammad đã nói chuyện riêng với ông và tiết lộ cho ông cách chữa bệnh.

Lưu Ly
Theo BBC
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Giựt Giàn (Cúng Cô Hồn)
Tác giả: Nguyễn thị Lộc Tưởng

Người ngoại quốc có ngày chúc mừng cho cha, cho mẹ (Mother Day, Father Day), người Việt theo đạo phật coi tháng bảy âm lịch là tháng báo hiếu, thiện nam tín nữ đi chùa cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ qua đời được siêu thoát, cha mẹ hiện tiền được bình an, khỏe mạnh sống đời với con. Tôi cũng không ngoại lệ dù là đạo “thờ ông bà” cũng đi chùa để cúng kiến. Dù chưa tới ngày rằm nhưng Chùa Việt Nam người vẫn đông như hội, nhìn đám trẻ khoảng chín, mười tuổi đi với cha mẹ ngồi yên nghe Thầy giảng về ngày Vu Lan sắp tới, tôi tự hỏi sao chúng ngoan quá, ngày xưa ở cái tuổi này tôi không hề ngồi yên nghe giảng, ngoại trừ bị “kẹp” ở lớp học, cho nên dù có theo anh chị đi chùa vào ngày rằm tháng 7 nhưng không có một chút ý niệm về ngày lễ Vu Lan chỉ biết nhờ lễ Vu Lan bọn trẻ chúng tôi có ngày “giựt giàn”.

****************
Cái thời xa xưa đó, mỗi năm ngày rằm tháng 7 cảnh chùa Châu Viên thị xã Châu Đốc thật là náo nhiệt, trước cổng chùa lúc nào cũng có vài anh xe lôi ngồi chờ khách, trong chùa người đông như kiến, trẻ già trai gái, người chánh điện đốt nhang lạy Phật, kẻ lang thang ngoài sân hút thuốc nói chuyện nắng mưa, trẻ con tụ năm tụ bảy ở mấy cây me tây, đứa dưới gốc, đứa trên cành, mặt mày hồ hỡi nói chuyện, cười giởn, múa tay, múa chân, trèo lên, nhảy xuống như bầy “khỉ” con. Mọi người đang chờ đợi màng náo nhiệt sắp diễn ra.

Đến giờ cơm chay (12 giờ trưa còn gọi “đúng ngọ”) dù là đoàn “hùng binh” không tướng soái nhưng với tinh thần tự giác mọi người rất trật tự sắp hàng vào ăn từng đợt. Họ không nghèo đói đến phải chờ ăn “chực” của chùa nhưng vì đồ chay chùa nấu rất ngon, có tiền cũng không có chổ để mua. Cơm nước xong, họ đi quan sát mấy cái cộ (¹) có mang số, Sư Ông vừa để trên giàn làm bằng cây có hình dạng như bậc thang (thí dụ: cộ bánh cấp mang số 1, cộ giấy tiền vàng bạc mang số 2, cộ 1 đồng mang số 3 .v..v), trẻ con nhìn cộ với cập mắt thèm thuồng mơ ước. Có đứa nói:

- Năm nay tao phải lấy cho được cộ 5 đồng!!!

Thằng khác nhỏ giọng chỉ đủ cả bọn nghe:

- Nghe tới cộ tiền mà ham, có năm nào được đâu, cái ông thầy chùa năm ngoái bè phái “thấy mẹ” quăng cái thẻ tiền cho đám thằng Quân cháu của ổng. Ông thầy chùa nầy mới tới, không biết có bà con ổng đi giựt không?”. (Tội cho chủ trì không biết có đúng vậy không?!! … Đời là thế, cái họ muốn lấy không được, thì nghi ngờ, trút tội lên đầu kẻ khác).

Khoảng 2 giờ tiếng trống chùa nổi lên như hồi trống thúc quân “ra trận” trong mấy tuồng hát. Mọi người tụ tập trước sân vẻ mặt khẩn trương, Sư Ông cầm một đống thẻ tre có ghi số, khi hồi trống dứt Sư Ông gõ mõ tụng kinh mọi người im lặng, không biết là họ đang đưa hồn theo lời kinh tiếng kệ hay đang trong tư thế “hồi hộp” đợi chờ. Khi tiếng kinh vừa dứt nhà Sư quăng thẻ tre từng đợt, khi quăng bên phải, lúc quăng bên trái, sân chùa trở nên hỗn loạn người nầy đè người kia. Tiếng la hét của người giựt lẫn người coi “vang dội” cả “góc trời”. Người bắt được thẻ tiền vui mừng hớn hở, kẻ bắt được thẻ “tiền giấy” mặt buồn như “đưa đám”. Nhưng cái cảm giác hơn thua chỉ trong chốc lát mọi người trở lại vui vẻ, cười giỡn “chọc quê” nhau (họ có mất mát gì đâu tại sao phải buồn). Sau phần thí thẻ tới phần lãnh cộ, cảnh chen lấn không còn nữa, người được thẻ lần luợt trình với Sư Ông tùy theo số Ông sẽ phát cộ, có người được 2, 3 cộ bánh phải cởi áo bọc đem về.

Gần 4 giờ chiều phần giựt giàn ở chùa đã xong, anh em tôi hối hả về nhà mặc dù phải bỏ coi “Ông Lên” (ở chùa ông trước cửa chợ cá của thị xã Châu Đốc). “Ông lên” hết sức rùn rợn, khi người được hồn ông Quan Công nhập vô (gọi là “Xác Ông”) dùng cây “Long Đao” thờ trong chùa cắt vào lưỡi rồi dùng máu của mình thấm vào mấy lá bùa màu vàng, người dân “thỉnh bùa” đem về treo trong nhà để ma quỷ không quấy phá . Có khi người “Xác Ông” biểu diễn “Xuyên Quai”, xỏ cây sắt nhỏ từ hàm bên nầy xuyên qua hàm bên kia không chảy máu (không ai giải thích được tại sao “xác ông” cắt lưỡi không đau, “xuyên quai” không chảy máu). Tôi rất thích coi nhưng không muốn mất phần giựt giàn ở xóm đành phải bỏ qua.

Tôi thích giựt giàn ở xóm hơn ở chùa dù bánh trái không có bao nhiêu nhưng rất vui (ở chùa sợ mang đầu máu về nhà, anh em tôi chỉ coi thiên hạ giựt mà lòng “ấm ức”, ở xóm chỉ có trẻ con người lớn không dự nên có “tham gia” cũng an toàn hơn). Trước khi mặt trời lặng chúng tôi chia thành từng nhóm bàn “kế hoạch hành quân”, nhà nầy cúng trước nhà kia không có bao lâu, đôi khi họ cúng cùng một lúc (nhà quê người ta cúng sau khi mặt trời lặn), chúng tôi phải tính thật kỹ nhà nào thường cúng “lớn” mới “dừng chân”. Phận sự tôi giữ “chiến lợi phẩm” để “đàn anh” rảnh tay, vì có lần sau khi “tàn cuộc chiến” ông anh phát hiện tôi nằm trong cái nia(²) như “con tôm kho tàu” hai tay chỉ giữ được khúc mía, trán thì “rướm máu” (Ông già chưởi cho một trận nên thân) để khỏi mang “tang chứng” về nhà, từ đó mỗi lần giựt giàn tôi chỉ làm “thủ kho”.

Cúng ở nhà không cần cộ như ở chùa, bánh cấp, bánh cúng, mía khúc, trái cây để trong cái nia lớn hoặc trong chiếc chiếu trước sân nhà (một xóm chỉ có một vài nhà cúng), chè xôi nước cúng trên bàn “Ông Thiên còn gọi là Thông Thiên” (chè để riêng đứa nào muốn ăn thì cho, nếu cúng chung với bánh đến khi giựt giàn chỉ có “Ông địa” mới được ăn). Trong lúc chủ nhà đốt nhang vái lạy, bọn con nít ngồi xung quanh cái nia chờ lịnh, đến khi nghe “xong rồi đó” thế là cả bọn “nhào vô” đụng gì thì lấy thứ đó, do dự chọn lựa thì chỉ có tay không, có đứa “ma giáo” thấy trong nia không còn bánh liền giựt trong tay của đứa khác thế là từ “giựt giàn” thành “giựt cùi chõ” rồi tới “vật lộn” (có người lớn kế bên, tình trạng “đánh đấm” không bao giờ lớn chuyện, hơn nữa “mất cái nầy gầy cái khác” lo đánh lộn sẽ không đủ thời gian đi nơi khác). Giựt bánh xong tới phần giựt tiền, chủ nhà rải “bạc cắc” trẻ con tranh nhau đứa nầy nhảy lên mình đứa kia như bầy chim se sẽ giành ăn. Chúng tôi giựt giàn không phải vì thiếu ăn, thiếu xài, mà ham vui đôi khi muốn chứng tỏ cho bè bạn biết mình “khỏe mạnh” hơn người, hoặc đây là cơ hội trả thù “ngàn năm một thuở”, trong lúc “lộn xộn” cứ “dộng” vào mặt kẻ thù vài “cú” cho đã giận chỉ có “trời biết, đất biết người không biết”.

Tôi không bao giờ quên lần giựt giàn nhà bà “Ba Đen” ở xóm dưới (gần bến đò Châu Giang), bà có tiệm “hàng xén”, rất hung dữ muốn giựt nợ của bà chỉ khi nào “nằm xuống lỗ”, nếu không dù bệnh liệt giường còn chút hơi thở vẫn còn nghe giọng “chanh chua” đòi nợ của bà. Đối với người sống bà “đanh đá” bao nhiêu, đối với người “khuất mặt, khuất mày” bà hiền lành bấy nhiêu. Tối nào cũng đốt nhang cúng lạy, ngoài đường cúng trời, trong nhà cúng phật. Bà cũng có cúng “cô hồn” với đầy đủ bánh trái như bao nhiêu nhà khác, nhưng không bao giờ chúng tôi được “giựt giàn” dù một khúc mía sâu của bà vì sau khi cúng bà đem đồ ngon để một bên rồi kêu mấy đứa cháu ra lấy chỉ còn xôi, cháu trắng, đường thẻ trong nia. Có một lần chúng tôi bàn nhau và quyết định đến nhà bà làm một chuyện “để đời”, thấy chúng tôi bà ra lệnh: “Tụi bây phải chờ tao cúng xong chừng nào tao cho mới được ‘giựt’ biết không? “, chúng tôi trả lời “Dạ biết” (giống như học trò cùng hát Quốc Ca). Nhìn cái nia nhà bà nào bánh cấp, bánh cúng, mía “thâm diệu” đỏ bầm, có cả mận và quít (ngon ơi là ngon), chúng tôi nhẫn nại nghe bà khấn vái: “Xin cô hồn các đảng bơ vơ không nơi nương tựa, hữu sinh vô dưỡng, sinh non chết dại, chết bờ chết bụi, chết đâm chết chém, đạn lạc tên bay, xe cán cây đè, rắn mổ rít cắn, thần vòng thắt cổ, một lổ nhiều thây, hãy về đây …. .Ôi!! sao bà nói lâu quá tay chân bọn tôi bắt đầu ngứa ngáy, theo chương trình chờ bà dứt lời mới ra tay nhưng vì bà nói dài quá nên thằng Hiệp đầu đàn nhịn hết nỗi la lên: “Giựt” thế là cả bọn nhào vô thích gì lấy đó, phần còn lại “hất” cho đổ xuống đất, “đánh nhanh rút lẹ”, tôi “ụt ịt” nhất cũng phải ráng sức chạy thật nhanh nếu để bà ta nắm đầu là mang họa, bà vừa rượt vừa chưởi: “Đồ cô hồn sống, đồ có cha sanh không có mẹ dạy, quỷ sứ sao không vặn họng bây chết hết cho rồi, bà nội cha bây tao chưa lạy xong …….. ” . (³)

Tội cho bà, bà quên tháng 7 âm lịch, Mục Liên khi đi cứu mẹ, thấy có nhiều ma đói không người cúng kiến nên xin Ngọc Hoàng mở cửa ngục, do đó mấy con ma nầy cùng với những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa “tháp tùng” lên dương thế kiếm ăn . Diêm Vương và quỷ sứ được một tháng nghỉ “phép” đâu có thời giờ ngó tới đám quỷ sống.

********************************

Chuyện đã gần nửa thế kỷ vẫn nghĩ như ngày hôm qua, lòng ngậm ngùi luyến tiếc. Con cháu mình ở xứ người đâu biết cái vui “giựt giàn”, còn ở bên kia bờ đại dương trẻ con có được cái vui nầy không? hay niền vui kia cũng ra đi theo thời thế . Nghe nói lúc này mấy ông lớn ăn quá no sợ “sình bụng” những ngày lễ lớn hay đi cúng chùa cho “xì” bớt vừa có tiếng vừa có “phước?!”.

Buồn thay đất nước “đổi đời”,
“Hồn ma bóng quế” được mời khói nhang.
Cô hồn sống lang thang đầu ngõ,
Bụng đói cào xin xỏ chẳng ai cho …

Nguyễn thị Lộc Tưởng
Boston, Mùa Vu Lan


Ghi Chú:

(¹) Cộ: Cộ hình cái tháp (giống cái nón lá thì đúng hơn) dưới lớn trên nhỏ cao khoảng 1 mét sườn làm bằng tre hoặc lồ ồ được bọc bằng giấy màu, đồ cúng gắn xung quanh rất công phu. Cộ có nhiều loại: cộ bánh cấp, cộ bánh cúng, cộ “giấy tiền vàng bạc”, cộ tiền .v.v… (Cộ tiền có 4 loại: cộ tiền 1 đồng, cộ 2 đồng, cộ 5 đồng và cộ bạc cắc). Có người chuyên môn làm cộ giá tiền tùy theo loại cộ và theo lời yêu cầu của người đặt. Thương gia hoặc người có tiền đặt cộ gởi vô chùa cúng với hy vọng “cô hồn các đảng” phù hộ họ làm ăn phát tài, tai qua nạn khỏi.

(²) Nia: Làm bằng tre hình tròn đường kính khoảng 2 thước dùng để phơi lúa, sẩy gạo.

(³) Những năm sau bà chỉ cúng cháo trắng và đường thẻ.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Những Giọt Nước Mắt Này Cho Nhau

Trịnh Du

Sống ở đời này có nhiều lúc chúng ta nhận được nhiều niềm vui và cũng lắm khi chúng ta gặp được những nỗi sầu vời vợi cuốn trôi theo ngày tháng lưu vong… rồi như một thoáng mây bay thì tất cả đã đi vào dĩ vãng chỉ để lại trong ta những kỷ niệm mà thôi.

Đêm hôm nay chúng ta kỹ niệm một tuần lễ sau biến cố 8808, biến cố này đã làm xáo trộn cuộc sống của mỗi người trong những gia đình có người thân trên chuyến xe Bus bất hạnh đó. Tôi chỉ là một con chiên bình thường như những con chiên lạc bầy khác trên đất khách quê người, đã hơn 23 năm nay biết bao nhiêu chuyện buồn vui xảy ra trong đời nhưng chưa có lần nào làm cho tôi thức tỉnh lương tâm như lần này, bởi vì, những người ra đi đã để lại quá nhiều vết thương lòng trong mỗi người thân còn sống, thân nhân của họ phải chịu những nỗi đau thật là xót xa và cay đắng.

Tại sao phải ra nông nỗi này?

Bác Bùi văn Phú trước khi bước chân lên chuyến xe Bus định mệnh 8808 đã là một người chồng gương mẫu, một người cha luôn yêu mến các con, và là một người ông thường vui đùa với đàn cháu khi chúng về thăm.

Ngược thời gian trở về quá khứ của những cuộc chiến thẩm khốc ngày xưa, bác Phú đã là một quân nhân đắc lực trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa nhưng sau biến cố 1975 thì mọi chuyện đã thay đổi, bác Phú phải làm đủ mọi nghề để nuôi dạy bầy con cho đến năm 1991 bác Phú được sang Hoa Kỳ cùng với gia đình để đoàn tụ với người con trai lớn đã qua đây từ nhiều năm trước. Cách nay hơn 5 năm, khi mà tôi còn chập chửng bước chân vào ngưỡng cửa của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là tôi đã hân hạnh gặp bác Phú trong buổi họp tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, lúc ấy tuy bác Phú đã ngoài 70 nhưng tinh thần của bác rất trẻ trung với nụ cười luôn ở trên môi, bác Phú thấy tôi ngây thơ như con nai tơ trong đàn nên bác nhích ghế đến ngồi gần tôi để tâm sự, sau này tôi có dịp gặp hai cô con gái của bác thì mới hiểu rằng vì sao bác vui tính như vậy. Tháng này qua tháng nọ chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua những lần họp hội của Liên Đoàn, rồi qua nhiều lần giáo xứ tổ chức hội chợ vào mỗi cuối năm là tôi đều thấy bác Phú hăng say trong công tác gây quỹ để xây dựng nhà thờ, nhưng nào ngờ mới ngày nào đây mà giờ này bác Phú đã ra đi vĩnh viễn để lại cho Liên Đoàn chúng tôi một nỗi sầu vời vợi. Hôm nay tôi đến nhà quàn TT để gởi vài lời phân ưu với gia đình của bác Phú, buổi lễ phát tang được Linh Mục Chánh Xứ làm phép tang thật trang nghiêm, quan khách nối tiếp nhau tiến lên từ giã bác Phú lần cuối, tôi thấy có nhiều người đội mũ tang, bên cạnh những người con đội mũ tang là những người quấn khăn tang cũng rất nhiều, chúng tỏ là khi còn ở trần gian, bác Phú đã có một gia đình hạnh phúc với con cháu đầy nhà.

“…Chiều thứ Năm tuần trước bác Phú cùng với 54 người khác leo lên chiếc xe Bus để tiến về vùng đất Thánh ở Misouri mà người Việt thường gọi là đi hành hương hay là đi dự Đại Hội Thánh Mẫu, nơi ấy nghe nói rất linh thiêng, ai cầu gì được nấy nên mỗi năm vào dịp đầu tháng Tám là có hàng vạn vạn người tìm đường đến đó từ khắp nơi.

Nói linh thiêng là nói theo giọng bình dân của những người dân chân đất tay bùn như chúng tôi vì thực tế trong gia đình của chúng tôi đã có người được đức mẹ Maria cứu giúp sau khi hai đôi vợ chồng của người em vợ sau 5 năm chung sống trong nhà cao cửa rộng mà vẫn không có bé tí nào ẳm bồng nhưng sau 3 ngày “sống” ngoài trời, họ chỉ cần chiếc chiếu trải trên cỏ và tấm màng vải che nắng thôi mà cũng được đức mẹ để ý để rồi chín tháng sau họ có đứa con trai duy nhất, nay cu John đã 11 tuổi thông minh lạ thường….

Trở lại với chuyện của bác Phú, sau khi xe Bus lăn bánh rồi thì hai cô gái của bác Phú về nhà lo việc cơm nước cho gia đình.

Trời Houston mấy đêm nay nóng bất thường, tám giờ tối mà con số chỉ nhiệt độ vẫn còn trên 80, đêm hôm ấy có vài người con của bác Phú không sao nhắm mắt đi vào giấc ngủ được. Tại Houston cô Út và cô Cả trằn trọc thâu đêm, trên Dallas thì anh thứ Tư xem truyền hình liên tục suốt đêm cho đến khi có bản tin nóng nói rằng có một chiếc xe Bus bị lật tại thị xã Shermann cách thành phố Dallas khoảng 60 dặm, những người ngồi trên xe là người công giáo Việt Nam từ Houston đi Misouri…

Anh thứ Tư vừa nghe đến đó thì tinh thần của anh ta trở nên khủng hoảng, song song với việc đầu tiên phải làm là anh Tư gọi phone báo cho cô hai cô em gái ở Houston và hỏi xem bố đi xe nào, anh Tư lái xe chạy gấp tới hiện trường hầu giúp đở quý đồng hương, anh Tư chưa tới nơi mà tâm hồn đã đầy ấp lệ vì hai cô em gái đã báo tin có tên bố Phú trong danh sách những người trên chuyến xe Bus đó…

Cảnh tượng trước mắt của anh Tư là hàng trăm xe cảnh sát và xe cứu thương vang còi inh ỏi cả một góc trời tỵ nạn, trên bầu trời tối mịt như đêm 30 tháng Tư năm nào đã có hàng chục máy bay trực thăng tấp nập lên xuống bốc vớt các nạn nhân, đàn ông có, đàn bà có, con nít có, cụ già có và…có cả người bố già thân yêu đang nằm bất động trên bãi cỏ lưu vong, nơi bố nằm cỏ không còn màu vàng úa của mùa hè viễn xứ mà đã nhuộm đỏ từ máu trong cơ thể của bố đổ ra…

Bố ơi,… sao lại thế này?...
Bố có bị sao không? ...

Chúa ơi!..

Tại sao máu chảy ra nơi đầu bố nhiều quá vầy???...

Anh Tư chỉ biết ôm bố thật chặt trong lòng mà khóc nức nở, như ngày nào anh ôm đồng đội trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa bên quê nhà…”

Sau khi nói lời từ biệt cùng với các anh chị em trong gia đình bác Phú thì tôi ra về, tự nhiên trong miệng tôi có vị gì vừa cay vừa đắng, có lẻ nước mắt chảy ra chưa hết khi tôi nói lời phân ưu nên giờ này những giọt nước mắt còn xót lại chảy ngược chiều làm thành giọt đắng giọt cay trong lòng tôi, đáng lý ra tôi phải vui mừng với bác Phú vì bác được chúa gọi về sau khi bác đã đọc kinh cầu nguyện qua tràng chuổi mân côi trên đường đi nhưng tôi cảm thấy có một cái gì đó làm tôi suy tư, từ suy tư biến thành tức giận một kẻ nào đó đã vô tình đưa bác Phú đi vào chổ chết, họ giết chết bác Phú không cần gươm dao hay súng đạn (vì vũ khí của cộng quân đã không làm rách da thịt của bác) nhưng họ chỉ cần một chiếc vé xe Bus trị giá 120 mỹ kim mà thôi! Nếu họ mướn chiếc xe tốt hơn với giá cao hơn và người tài xế đầy đủ kinh nghiệm hơn thì chưa chắc bác Phú đã qua đời một cách thảm thương như vậy! Nhớ lại lúc nãy tôi nhìn người nằm trong quan tài mà chẳng biết người đó là bác Phú vì khuôn mặt của Bác đã bị biến dạng sau khi chiếc xe Bus bị lật vào lúc 45 phút ngày 8/8/2008. (TD)

*Bài viết này đã được kiểm chứng bởi cô Út Trang, người đang lo mọi chuyện cho đại gia đình bác Phú. (TD)
Last edited by vuphong on Tue Aug 19, 2008 4:17 am, edited 1 time in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Thương lắm những búp trên cành!
Tác giả: Mạnh Hà


Image



Tôi không sao quên được những ánh mắt trẻ thơ ấy. Chúng ám ảnh tôi qua từng giấc mơ, và cả những khi vui vẻ nhất trong những bữa tiệc chiêu đãi. Nhìn những mâm cỗ quá dư thừa, những con cá hàng kg còn nguyên trên mâm, những ly rượu bổ rót đến tràn ly... tôi lại thấy xót thương cho thân phận của những búp trên cành ấy!

Ánh mắt đầu tiên ám ảnh tôi là trong chuyến công tác ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu). Tránh những bữa rựợu dài bất tận, tôi lấy cớ có người bạn mời cơm, định bụng lẻn ra đầu bản làm một bát mì tôm, nào ngờ đi vòng vo mãi mà chẳng có một quán ăn nào. Mệt mỏi quá, tôi ra bờ suối ngồi nghỉ, lục ba lô lấy thanh lương khô cuối cùng ra lót dạ. Vừa cắn miếng đầu tiên, bỗng tôi cảm thấy như có cái gì đó đằng sau, ngoảnh mặt lại, thì thấy 3 đứa trẻ mình trần như nhộng, đầu tóc bù xù, gương mặt tiều tuỵ với 6 con mắt đang nhìn hau háu vào thanh lương khô trên tay tôi. Nhìn vào ánh mắt của chúng, tôi hiểu chúng đang muốn gì. Mỉm cười thân thiện, tôi vẫy tay ra hiệu cho chúng lại chỗ mình, nhưng như cảnh giác với người lạ, chúng lùi lại. Bẻ bánh lương khô làm 3 tôi tiến lại chỗ chúng. Chúng giơ tay đón lấy nhưng chưa hết cảnh giác. Chúng nhìn nhau, và phát một tràng tiếng dân tộc, không hiểu lắm nhưng tôi thấy chúng rất vui.


Thằng bé lớn nhất tiến lại phía tôi, nó chỉ vào chiếc máy ảnh và hỏi: Súng à chú? Thì ra nó nói được tiếng Kinh. Xoa đầu nó, tôi bảo: Là máy ảnh. Nó lắc đầu không hiểu. Tôi liền giơ máy về phía 2 đứa kia bấm xoành xoạc mấy kiểu. Hai đứa trẻ chẳng hiểu mô tê gì, chạy về phía gốc cây to nép mình nhìn ngơ ngác. Bật màn hình lên tôi đưa cho thàng bé lớn xem. Nó thốt lên, rồi đưa tay vẫy 2 đưa kia lại xem...
Sau một hồi nói chuyện tôi và chúng trở lên thân thiện, tôi biết chúng là người dân tộc La Hủ. Biết tôi chưa ăn gì, chúng chạy lên đồi nhổ mấy khóm sắn. Chúng tôi cùng nướng sắn rồi ngồi ăn. Thú thực, trong đời tôi chưa bao giờ tôi thấy sắn nướng lại ngon đến thế.


Buổi chiều, tôi theo chúng về bản, vào nhà chúng, mà hình như không phải nhà, gọi là lều mới đúng. Nhìn quanh một lượt, một cảnh tượng thật sơ xác. Tài sản lớn nhất có lẽ là cái kiềng và mấy cái nồi méo mó.
Image

Lòng tôi càng thêm trĩu nặng! Tôi hỏi, thế bố mẹ đi đâu? Bố mẹ đi nương cả rồi, chỉ có mấy anh em ở nhà thôi, thằng bé lớn trả lời. Lục trong ba lô còn 2 gói mì tôm, tôi bảo chúng nấu mà ăn tối. Thằng lớn lễ phép nói: Cháu xin chú. Vừa ra đến cửa, hai thằng nhỏ đã lao vào giành gói mì tôm trên tay thằng lớn. Tôi biết với chúng mì tôm là cái gì đó xa xỉ lắm.


Dọc đường vào bản Ứ Ma, hình ảnh ba thằng bé ở trong một ngôi nhà như thế cứ ám ảnh tôi mãi, tôi chạnh lòng nghĩ đến tuổi thơ tôi, cũng từng ở trong cảnh nhà tranh vách đất nhưng có lẽ so với chúng tôi còn hạnh phúc hơn nhiều!


Đổ dốc thêm khoảng hơn một cây số đường ngoằn ngèo, luồn qua khu rừng nguyên sinh ẩm ướt, cuối cùng tôi đến được bản Ứ Ma. Vài chục nếp nhà tranh nằm nép mình bên sườn núi, những rác rưởi, phân động vật thả rông… tạo nên thứ mùi thật khó tả!


Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn. Những người đàn ông La Hủ thân hình tiều tuỵ, tóc tai bờm sờm, mắt lờ đờ như đói ăn.
Image
Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm.
Image
Thấy tôi đứng lặng người đi, thầy Nguyễn Đình Thiên, trưởng nhóm giáo viên cắm bản ghé tai tôi nói nhỏ: "Đàn ông ở đây gần như 100% nghiện thuốc phiện, họ lười lắm không chụi làm ăn gì đâu. Ở đây hầu như các gia đình đói ăn quanh năm, nguồn lương thực duy nhất là ngô và sắn, nhưng ngô cũng không đủ đến mùa tới, phần lớn phải chống đói bằng sắn mất vài tháng, có nhà ngô hết trước khi sắn kịp thu hoạch. Nhà nước cứu trợ rất nhiều nhưng chẳng ăn thua gì". Giờ thì tôi đã hiểu vì sao những đứa trẻ ở đây tội nghiệp đến thế.


Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn!
Image

Một ngày dài trôi qua. Đêm cuối cùng trên đất Pa Ủ sao mà khó ngủ! Tôi lại miên man với bao suy nghĩ về những mảnh đời và số phận của những đứa bé nheo nhóc, phải đến trường với cái bụng nép kẹp...

Mạnh Hà
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tàu và ta

Huy Phương
Ông Bá Dương, một người Ðài Loan đã viết cuốn sách khiến người Hoa khắp nơi trên thế giới nổi giận vì cuốn sách ấy nói về thói hư tật xấu của dân tộc ông. Ðây là một tác giả khá can đảm vì đã dám “vạch áo cho người xem lưng” vì theo dân mình thì nếu lưng có sẹo hay mụn cóc thì che đậy lại chớ có trưng ra như cái câu tục ngữ “xấu che, tốt khoe” mà chúng ta đã biết. Cuốn sách tổng hợp nhiều bài tiểu luận, bài nói chuyện hay tranh luận của ông, kiểu như “tạp ghi” đã xuất bản ngay ở Trung Hoa Lục Ðịa, và theo người dịch là ông Nguyễn Hồi Thủ thì cuốn sách này rất được hoan nghênh ở ngay cái xứ Cộng Sản. Theo dịch giả, đương nhiên là một người Việt, ông chưa thấy cái chỗ hay, chỗ đẹp nào của người Việt như “người Việt cao quý” hay “người Việt đáng yêu”, mà “gần đây chỉ thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.” Dịch giả hy vọng đọc cuốn sách này sẽ hiểu rõ hơn về Trung Quốc “và qua đó nhìn lại mà đánh giá bản thân, dân tộc và văn hóa của mình trong giai đoạn hiện nay.”


Nhan đề cuốn sách này là “Xú Lậu Ðích Trung Quốc Nhân.” Tiếng “xú lậu” chỉ cái xấu nhưng không phải là cái xấu về nhan sắc, hình dáng bên ngoài. Ông Nguyễn Hồi Thủ đã nói rằng tùy mạch văn, lúc ông dùng chữ “xấu xí,” lúc dùng “xấu xa,” theo tôi, hai chữ ấy khác nhau hoàn toàn trong tiếng Việt. “Xấu xí” nói về bề ngoài và “xấu xa” nói về tâm tính, nó cũng tương tự như “lạnh lẽo” nói về thời tiết nhưng “lạnh lùng” lại nói về tâm cảm hay thái độ của con người. Nếu ông nói người Trung Quốc “xấu xí” thì có gì đáng trách, vả lại đất nước đã sản xuất ra những mỹ nhân như Tây Thi, Dương Quý Phi, những người có dung mạo như Phan An, Tống Ngọc... thì đâu phải là một dân tộc “xấu xí” mà tác giả phải dịch “xú lậu” ra “xấu xa” mới đúng với nội dung cuốn sách.

Người Việt chúng ta có tới “1,000 năm lệ giặc Tàu,” đã du nhập một nền văn hóa trọng nhân nghĩa, với những khái niệm về quân tử, anh hùng nhưng tất nhiên không khỏi du nhập cả những cái xấu của con người Trung Hoa. Tôi chỉ nêu lên đây vài điều mà công dân nước Trung Hoa, ông Bá Dương đã nói về người Hoa để chúng ta xem lại có khác gì con người Việt Nam không?

Trong một đoạn ông Bá Dương đã viết: “Có thể nói người Trung Quốc trường kỳ thậm chí vĩnh viễn, sinh ra và lớn lên trong tham ô, hỗn loạn, chiến tranh, giết tróc bần cùng, cho nên chẳng bao giờ có cảm giác được an toàn, lúc nào cũng hoảng hốt lo âu. Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu và không tự thoát ra được.” Ông nói ai mà chúng ta nghe nhột nhạt tới tâm can?

Trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” tác giả đã nói rằng “từng cá nhân, một con người bần cùng quá lâu ngày, quá ư khổ sở, rồi đối với bất cứ việc gì cũng đều sinh ra cái tâm lý nghi ngờ.” Người Việt Nam chúng ta cũng đã bị gạt nhiều lần, còn ai tin tưởng được vào ai. Như ông Bá Dương khi nghe được ra tù, ông không tin và đã bị cho ăn “thịt thỏ” nhiều lần. Ngày cả trại tù tập họp ngoài sân để nghe đọc danh sách tha, tôi đang còn khai bệnh nằm nhà, tòn teng trên võng. Học tập 10 ngày, rồi ba năm, sáu năm tôi nghe đã chán. Dân đi làm thủy lợi thì được hô hào ai làm xong sẽ được về sớm, nhưng làm xong chỗ này thì lại được giao cho chỗ khác. Gần đây, nghe nói cho về sửa sang nghĩa trang quân đội, rồi lại tuyên bố không cho ai mó tay vào, vì đây là của nhà nước. Cả nước nói láo, toàn dân bị lừa, bị lừa đi lao động rồi “đem con bỏ chợ,” bị lừa đi kiếm việc làm rồi lùa vào ổ bán dâm. Cả nước sống trong nghi ngờ, mất lòng tin có khác chi bản chất của người Hoa như ông Bá Dương than thở.

Ông còn cho rằng người Trung Quốc không biết cười, từ cô y tá cho đến người soát vé trên xe buýt không biết cười, nhưng ở cửa tiệm thấy người ngoại quốc vào thì tươi cười đon đả. Ông có ám chỉ gì đến đồng hương của tôi ở Bolsa không hở ông? Ông chê dân ông không biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi đi vấp chân người ta, ông sẽ quen nếu ông về Việt Nam ít lâu và ông sẽ không còn thấy lạ lùng hay mặc cảm gì nữa.

Ngày miền Nam mới được “phỏng... giải phóng,” cả nước xếp hàng mới mua được miếng thịt hay cục xà bông, nên người ta nói đùa Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là “Xếp Hàng Cả Ngày,” nhưng biết xếp hàng là biết xử sự văn mình rồi đấy! Tác giả “Người Trung Hoa Xấu Xí” chê người Hoa không biết xếp hàng, sau 1,000 năm Tàu thuộc, người Cộng Sản miền Bắc lại lệ thuộc đàn anh vĩ đại thêm 30 năm “chống Mỹ” nữa, làm sao không khỏi giống nhau như hai giọt nước, anh em cùng một giuộc. Cứ nhìn ở chỗ bán vé xe lửa, bán vé vào xem đá banh, hay cảnh giẫm nhau mà leo xe lửa, xe buýt thì thấy Tàu có khác chi Ta!

Ông Bá Dương có viết rằng: “Chỗ nào có người Trung Hoa là đấu đá”. Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra mỗi chúng ta một hành vi đặc thù khác: “Chết cũng không nhận mình lỗi. Có ai nghe người Trung Quốc nhận lỗi mình chưa?” Thưa ông Bá Dương, chúng ta nghe Ðức Giáo Hoàng nhận lỗi rồi, thủ tướng Nhật cũng nhận lỗi rồi, người Trung Quốc của ông không nhận lỗi mình thì người Việt Nam chúng tôi cũng đâu ai có lỗi mà nhận? Bắt chước nước Tàu Cộng, nước tôi cũng cải cách ruộng đất bằng đấu tố, chết hàng chục nghìn người vô tội, ông Trường Chinh lại lên chức. Sau năm 1975, việc đánh đấm tư sản làm tiêu hao bao nhiêu năng lực, đấu tố, tù đày làm đất nước tiêu hao bao nhiêu nhân mạng và chất xám, có nghe ai nói lỗi phải gì đâu? Ngay ở hải ngoại này, có bao nhiêu cuốn hồi ký của các nhân vật quan trọng, chỉ có đánh bóng mình mà có ai nói một lời nhận lỗi “vì tôi mà nước mất” đâu?

Ông Bá Dương sau khi có dịp sang Mỹ đã nhận xét cộng đồng người Hoa của ông “có cánh tả, cánh hữu, trung lập, độc lập, thiên tả... vân vân và vân vân chẳng biết đường nào mà mò. Người này đối với kẻ nọ đều mang mối thù như nó giết bố mình. Thật không hiểu là thứ dân tộc gì?”

Ông Bá Dương quá bi quan đó chăng? Chính sự phân hóa trong cộng đồng của ông là sức mạnh vô địch mà ông không biết. Nếu như cộng đồng này đoàn kết thành một khối keo sơn, có lãnh tụ duy nhất, và nếu ông có kẻ thù, chúng nhắm đánh vào lãnh tụ và tổ chức vĩ đại này, như địch quân pháo kích tập trung vào trung tâm hành quân thì lấy gì mà chống đỡ, bằng chi chúng ta phân tán mỏng, địch không biết đâu mà mò là thượng sách. Vả lại, ông là người Ðài Loan, chúng tôi là người Việt Nam, chúng ta đâu có như người Cộng Sản mà phải “nhất trí,” “độc đảng,” chính có cánh này, cánh kia, bên tả bên hữu, chúng ta mới có dân chủ. Do vậy khi ông thấy một quận có hai đại diện cộng đồng, hay một tổ chức chỉ kiểu ái hữu cựu học sinh thôi cũng bể làm đôi, thì ông cứ nghĩ đó là ưu điểm của một xã hội dân chủ. Ở trong chế độ Cộng Sản, làm ăn kiểu này thì có mà sớm bị tống vào bệnh viện tâm thần hay bị kết tội làm “gián điệp cho nước ngoài.” Còn như ông nói người ta ghét nhau như kẻ kia giết bố mình, vì họ tranh nhau không danh, thì lợi. Những ai đứng được ngoài vòng cương tỏa này thì lòng rỗng không, đâu còn thù ghét ai!

Ông Dương đã viết rằng: “Số người Nhật di cư sang Mỹ so với Hoa kiều chỉ bằng một nửa, thế mà họ bầu lên được hai đại biểu Quốc Hội. Tôi có thể nói rằng: “Cả trăm năm nữa những di dân Trung Quốc vẫn không thể bầu nổi một đại diện của mình.” Gì chứ điều này thì tôi có thể hãnh diện mười mươi hơn ông. Việt kiều so với Hoa kiều tại Mỹ chỉ bằng 1/3, lại mới chân ướt chân ráo đến đây sau đợt di dân đầu tiên của người Hoa tới 127 năm (Tàu năm 1848 - Ta năm 1975), nhưng chúng tôi đã có hai dân biểu tiểu bang, nhiều thị trưởng và nghị viên thành phố. Theo đà này, nếu thêm hơn một thế kỷ nữa, nghĩa là có thời gian dài như người Hoa ở Mỹ bây giờ, chúng tôi dư sức có thống đốc tiểu bang, nghị sĩ liên bang, bộ trưởng và cả chức vụ tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Bá Dương đi chu du thế giới, tất nhiên ông thấy nhiều Phố Tàu (China Town) mà ông chê là động quỷ, ông chê văn hóa Trung Quốc là hũ tương. Ông liệt kê đủ tính xấu của người Hoa như lẩm cẩm, mưu lợi, cao ngạo, ganh ghét, hèn hạ, thiếu văn minh. Tôi sợ rằng ông quá lời chăng, và vì nước Việt đã quá lệ thuộc người Hoa trong quá khứ, nay lại sợ không tránh khỏi nanh vuốt của Trung Cộng, tôi cảm thấy buồn khi thấy đặc tính của dân tộc tôi cũng na ná dân tộc ông. Tôi cũng không hiểu sao cuốn sách ông lại được hoan nghênh ở khắp nơi, giá mà có một cuốn sách như thế, giả dụ nói đến người Việt xấu xa bần tiện, chia rẽ, liệu tác giả có bị đánh phá hay chụp cho năm bảy cái nón không?

Phần tôi, phần nào tôi cũng hãnh diện là người Việt có 4,000 năm văn hiến (bây giờ có thể nói là 4,060 rồi vì tôi nghe con số 4,000 từ hồi còn bé), nhưng có một người xấu hổ phải nhìn lại con người Việt Nam của mình. Ðó là một người Việt Nam đang sống tại Tokyo và đi làm trong một công ty Nhật, ông Minh, đã nghe đồng nghiệp của mình bàn tán về một đất nước Việt Nam thối nát, các viên chức nhà nước Cộng Sản đã trắng trợn nhận hối lộ trên tiền đấu thầu của công ty Pacific Consultants International (PCI) để làm xa lộ Ðông-Tây Saigon. Công trình này lên đến 1.1 tỷ Yen, và số tiền này, khổ thay là tiền chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam để xây dựng đường sá. Người ta đem tiền lại giúp đất nước mình, nhưng muốn đem giúp thì phải cắt 15% cho vào túi riêng của bọn tham ô, số tiền “trà nước” này đương nhiên là không vào túi riêng của tên phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Saigon mà phải được chia chác cho cấp trên, những ai đã có công bổ nhiệm tên này vào chức vụ béo bở trên. Một nước nghèo đã ngửa tay xin viện trợ lại vòi ăn vào số tiền người ta đã đem bố thí cho dân tộc mình, chúng ta dùng danh từ gì để mô tả những hành động này: vô liêm sỉ, không ra cái giống người.

Chúng ta hãy nghe người Việt Nam cư ngụ tại Nhật nói sao khi nghe các đồng sự Nhật nói về đất nước của mình? “Tôi cảm thấy tổn thương vô cùng và chỉ muốn đất dưới chân mình nứt ra để có chỗ cho tôi chui xuống!” Và ông đã kêu gọi: “Hãy làm gì đó để rửa cái mặt Việt Nam!” Thưa quý vị, chúng ta có thể hỏi Việt Nam là Việt Nam nào?
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Image

CHÚA ƠI! TÌNH YÊU CHÚA CAO VỜI BIẾT BAO..

Chu Tất Tiến


Lạy Chúa! Đôi khi con chỉ muốn giơ hai tay ra, giữa một khoảng không gian rộng lớn, trên núi, trên đồi cao, và dùng hết sức để kêu lên, hét to lên một câu: "Chúa ơi! Con yêu Chúa vô cùng!" Con yêu Chúa thật đấy! Không bởi vì những ơn vật chất Chúa cho con, mà chính vì tình yêu Chúa vĩ đại quá, không có sách vở nào, câu hát nào, lời nói nào, chữ nghĩa nào, dù thiên kinh vạn quyển, cũng không tả hết lòng Chúa yêu chúng con, từ hơi thở chào đời đến khi nhắm mắt về với Chúa. Chúa biết, con không phải là tu sĩ, không phải là nhà truyền giáo, nên không thể ca ngợi Chúa hàng ngày được. Con chỉ có thể họa hiếm lắm, gửi đến Chúa vài lời chân thành, còn ngoài ra, con lại trở về đời sống trần tục, đầy đấu đá, chém giết không nương tay, nơi mà người ta đùa rằng "chốn gió tanh, mưa máu". Con biết bản thân con không bao giờ tu trì được. Ngày xưa, hơn bốn chục năm trước, khi con còn học nội trú Đắc Lộ, con quậy quá chừng, mà Cha Cố Tường lại cứ nghĩ là con hiền lành. Ngài thấy con sưng tội, chịu lễ, hát thánh lễ sáng sớm, nên gọi con lên phòng Ngài, vỗ vai con bảo: "Tao thấy mày ngoan lắm, mày đi theo tao không?" Con cười cười, thưa với Ngài: "Con không dám đâu!" Ngài bảo con cứ về suy nghĩ đi, lúc nào thích thì nói với Ngài. Con đi ra mà lòng vui vui, con nghĩ thầm: "Cha ơi! Con không không thích làm Cha, con chỉ thích làm Bố thôi!" Ngài đâu biết là con quậy số một ở trong lớp. Con chính là thằng duy nhất, dám thách thằng Trịnh-Đa-Kao, tên du đãng sừng sỏ, chửi thề như máy, đánh lộn. Hai thằng đợi các Cha, các Thầy đang ăn cơm chiều, rủ nhau ra sân đá dăm, vật nhau ằng ặc. Cả lớp đứng dưới hiên coi, vỗ tay vang rân. Con cũng đánh nhau với thằng Lâm- Sì- cà- cồ nữa. Con đang đứng trước cửa lớp, thì thằng Lâm-Sì-cà-cồ nói giỡn: "Mẹ, chúng mày biết thằng Tiến Tây Lai nó đẻ hồi nào không? Mẹ nó có bầu vào đúng ngày Tây càn vào làng nó!" Thế là con nổi cơn, nhẩy tới, quật cho nó một đòn nháng lửa. Từ đó, nó sợ con luôn. Còn thằng Thanh-Răng-Vàng, có hai cái răng vàng ngay cửa, cứ bị con chọc. Hôm đó, con đứng bên cạnh giường ngủ, vừa vỗ tay vừa hát: "Cười lên đi cho răng vàng sáng chói! Hát lên đi cho răng vàng le lói.." Thế là nó nhào tới, đấm con một cái cũng nháng lửa. Con bất ngờ bị đòn, đuổi theo nó, đánh tơi bời. Nó bỏ chạy, vì biết con có "nghề", vừa hiền vừa mất dậy, vì tuổi thanh niên, con thiếu tình yêu. Con bị đòn đánh ở nhà, từ năm 12 tuổi, bị đánh đau quá xá rồi, ngất đi sống lại, nên da con lì như da trâu. Mẹ con tống con vào nội trú vì chịu không nổi cái tính lì đòn của con. Do đó, mà con không tha ai hết. Con còn quậy thầy Tổng Trác tưng bừng luôn! Thầy đâu biết con với thằng Trịnh-Đa-Kao, du đãng số một đó, rủ nhau ăn trộm cơm cháy nhà bếp, đem về dấu trong mùng, đợi thầy Tổng Trác ngủ, là hai thằng lấy hai miếng cháy ra, nhai rôm rốp. Giường Thầy ngủ ngay cửa, trấn không cho thằng nào đi chơi đêm, nghe thấy tiếng nhai, bật dậy, gầm lên:

-Thằng nào đó!

Cả hai thằng con im re! Đợi thầy ngủ tiếp, lại nhai tiếp. Thầy vác cái roi đi tuần, tụi con cười muốn sặc. Biết thầy không đánh mấy thằng học trò đệ nhị, chỉ đánh mấy thằng đệ tam trở xuống mà thôi. Tụi con còn phá thầy kinh khiếp luôn. Một hôm, con thách thằng Trịnh đá một cái mà gẫy cái cọc giường tròn, to cả hai xăngtimét. Thầy nổi giận lôi đình, chửi quá trời. Hai đứa con tức, lén vất một gói phân lên nóc giường Thầy, đang ngủ, Thầy phải dậy đi giặt mùng, vừa giặt vừa chửi mấy tên học trò khốn nạn. Nghĩ lại thấy tội nghiệp Thầy quá! Nhưng hồi đó, tụi con đâu có nghĩ chi, chỉ thích chọc phá cho cuộc đời đỡ tủi. Cả năm trời, con không được một người nhà thăm nuôi. Mỗi tháng con về nhà một lần, nhận tiền học xong, nói mấy câu với Mẹ, là trở lên trường ngay, không có chuyện trò tình cảm chi. Để tìm hương vị gia đình, bên ngoài trường học, con hay trốn ra ngoài, đi lang thang với thằng Trịnh. Nó rủ con đi ăn phở, rồi ăn cắp chanh, đường, đổ đầy vào túi, đem về cho anh em. Có hôm không có tiền, cũng đi ăn, nó bỏ chạy, để con lại. Thấy vẻ mặt con hiền lành, chủ tiệm cũng không nỡ nặng tay, tha Tào! Cái vẻ mặt trắng trẻo thư sinh của con, đã lừa gạt nhiều người, cả cha Cố Tường cũng tưởng con thánh thiện. Cha đâu biết, con đã từng ôm anh tu sinh H., (bây giờ là cha Giám Đốc), học cùng lớp, có bộ mặt trắng hồng như con gái, mà chọc ghẹo: "Em H. ơi! Anh thương em quá!" Con quậy phá không chỉ nam sinh, mà nữ sinh, con ghẹo tuốt luốt. Em Thanh, một trong năm em nữ sinh của lớp con, lúc nào cũng điệu đà, đi xe Vê lô Sô Lếch đen, mặc đồ trắng bóc, vào lớp khinh khỉnh nhìn tụi con trai, tu sinh, nội trú như một lũ khỉ. Cô nàng chả thèm liếc đến một lần. Con tức mình, lấy một cục phấn trắng nhuộm mực tím đen, ném một cái trúng cái mũ trắng của cô nàng treo trên cái đinh ngay trên đầu nàng. Cái mũ bỗng biến thành đen bẩn, khiếp đảm. Cô nàng thấy cái mũ mình loang lổ, ngồi gục đầu khóc nức nở. Lòng con trùng xuống một giây phút thôi, rồi lại đâu vào đấy. Gần ba mươi năm sau, gặp lại nhau, con hỏi nàng:

-Ê! Hồi ấy, tôi ném cục phấn làm dơ cái mũ của bà, bà có giận tôi không?

Nàng cười hì hì:

-Tôi mà biết là ông thủ phạm, tôi băm vằm ông nát nhừ ra! Tôi muốn xẻo thịt, lóc da cái thằng cha nào hại cái mũ tôi, cái mũ mà tôi cưng còn hơn cưng trứng ấy!

Vậy mà cha Cố Tường lại bảo con đi tu!

Ở nội trú, không ai thăm nuôi, không có tiền đãi bạn bè. Con lên năn nỉ thầy Phán là "nhà nghèo, chưa có tiền học", Thầy thấy tội nghiệp, cho khất. Con lấy tiền học tháng đó, tiêu đi, rồi lấy tiền tháng sau đóng vào tháng trước. Hồi đó, hơn 1,200 đồng cả ăn cả học là một số tiền lớn. Đến tháng chót, thì không còn tiền, phải xách va li về nhà, nói dối nữa là Cha cho về sớm. Rồi bắt đầu là đi kiếm tiền, khi chưa có bằng Tú Tài một. Dĩ nhiên là giao báo, làm cu li, chứ có việc nào cho thằng chưa có cái mảnh bằng nho nhỏ đút túi. Và, cứ thế mà đời con lao vào những ngõ hẹp không đèn. Toàn rác rưởi ô uế. Khinh bỉ, bần hàn. Xua đuổi từ chỗ này đến chỗ khác. Nhiều ngày không có ăn. Nhiều bữa lạnh, cảm. Lang thang đầu đường, xó chợ, ngủ trên vỉa hè, ngủ dưới gầm xe đò, ngủ trên xích lô, ngủ ngồi, ngủ đứng. Con không còn gia đình, chỉ có hai ông anh họ, thương con, thỉnh thoảng con lê gót đến, mấy ông anh ấy dúi cho ít tiền. Nếu không có tiền thì cho cái đồng hồ, cái áo vét, bảo: "Mày cầm ra tiệm, lấy ít tiền mà ăn." Con còn hai thằng bạn thân, lâu lâu ném cho một ổ bánh mì. Thằng Trịnh dẫn con đi giật đồ, cướp cạn ở góc Đa Kao, kiếm được cái gì thì đem đi cầm bán, đổi bánh mì ăn đỡ. Không được học, thì làm sao thi đỗ! Khi con rớt Tú Tài, đã leo lên nóc nhà, muốn nhẩy xuống tự tử, nhưng .. nghĩ đến Chúa, nên lại thôi. Chúa ơi! Hồi đó, con khóc với Chúa quá chừng! Chúa bỏ con rồi! Con bỏ Chúa luôn! Con không cần Chúa nữa! Còn Mẹ Maria ư? Chả thấy đâu! Chỉ là kỷ niệm! Những kỷ niệm nhạt nhòa, sương khói! Mẹ Hằng Cứu Giúp chỉ có trong tranh lộng lẫy ở nhà thờ Hà Nội, Bùi Chu, Hải Phòng, Hải Dương, rồi Sàigòn.. Chỗ nào treo hình Mẹ, là chỗ đó có đèn sáng rực rỡ. Nhưng Mẹ đi vắng rồi! Mẹ bỏ con đói rách, dơ bẩn, khốn khổ, nguy nan. Con đi theo tội lỗi và miếng cơm manh áo, có lý hơn! Con chỉ mỗi một gia tài là bức tranh con vẽ Mẹ Lên Trời, vẽ bằng Pastel, con say mê lắm. (Hồi đó, con vẽ chân dung nổi tiếng trong trường, tiếc là không dùng nghề đó kiếm ăn được). Hình Mẹ mặc áo xanh trắng, đang nhìn lên trời, hai tay chắp lại, chung quanh là những sợi giây bay bay theo gió, cũng khá đẹp, cao hơn một thước, treo ở nhà con, bị thằng bạn lại chơi, lấy mất. Hỏi nó, nó bảo đem tặng cho một ngôi nhà thờ ở miền Trung rồi! Thế là hình ảnh Mẹ trong con không còn nữa! Cả Chúa và Mẹ, đối với con hồi đó, là những huyền hoặc, không thực tế bằng chén cơm con mua được, khi không có cơm, thì ăn cháo trắng với muối, mỗi tô một đồng. Có hôm con ăn bánh mì chấm với nước mắt, vừa ăn vừa khóc. Nước mắt con rơi xuống ổ bánh mì không, mằn mặn.

Chúa ơi! Con chiến đấu với cuộc đời bằng cả trái tim "quậy" nhưng chân thành của con. Không đọc kinh tối nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn đi lễ Chúa Nhật và lễ Giáng Sinh, vì thói quen mà thôi. Tội lỗi, dĩ nhiên, cao như núi. Cho đến một lần nào đó, con không còn chịu nổi sức nặng cuộc đời nữa, con đã lê vào nhà thờ Đền Chúa Cứu Thế, quỳ dưới chân Mẹ mà khóc nức nở. Con nhìn lên, vẫn thấy cặp mắt Mẹ hiền dịu như năm xưa. Con tưởng như nghe Mẹ nói chuyện với con, an ủi con bằng những lời dịu dàng nhất mà chưa bao giờ con nghe được. Đột nhiên, con nghiệm ra, Mẹ vẫn đâu đó, bên con, trong những giờ phút sinh tử, con lại thấy có một bàn tay nào đó, cứu con ra khỏi cơn ngặt nghèo. Hóa ra Mẹ vẫn ở đó, Chúa vẫn có đó, không phút nào con lại không có Chúa. Con chỉ không nhìn thấy mà thôi. Mắt con đã mù không thấy. Tai con đã điếc không nghe. Trí con đã ngu, nên không nhận thức. Và con bừng tỉnh, con cố gắng thay đổi, học hành. Dần dần, con đường trước mặt, thông hơn, từng bước, con đi tới, dù trở ngại, dù tội lỗi luôn luôn theo như bị một hồn ma, bóng quế nào ám ảnh, nhưng với lời cầu nguyện, với sự phù trợ của Chúa, lời cầu nguyện của Mẹ, con đã luôn thắng lướt mọi vất vả. Số con, hình như đã được đặt để là không bao giờ an nhàn, thoải mái, dù cho chỉ một năm. Biết bao lần, cái chết tưởng như đã đến, cái thua tưởng chừng đã mang, súng chỉ vào đầu, đạn đã lên nòng, dao chém vào tim, rồi tù đầy, nhục nhã, ê chề, rồi làm ăn thất bại, rồi đời ập đến tặng cho tai họa, tiếng oan chập chùng, dầy vò đủ thức chỉ mong cho mình chết dấp dưới chân, thì thiên hạ mới thỏa lòng độc ác, nhưng mọi việc chỉ như là những tiếng nhắn gửi: "Con đừng ngã lòng, vẫn có Cha đây!" Một lần, khi còn ở tù, vì ương ngạnh không chấp nhận quỳ trước cán bộ trại, còn thách thức cán bộ xử lý, viên quản giáo đã nổi giận, rút súng, lên đạn, chĩa vào đầu, và chỉ trong tích tắc, sẽ dùi một viên đạn đồng vào đầu, nhưng cũng trong tích tắc ấy, con đã nghĩ đến Chúa, nếu Chúa muốn con chết, thì chốc nữa đây, con sẽ ngã xuống, nhưng nếu Chúa không muốn, chẳng có kẻ nào giết con được. Đúng thế, sau khi đằng đằng sát khí để nòng súng vào đầu con, đột nhiên, viên quản giáo đã lẳng lặng cất súng đi, nói giọng hìền hòa hơn, và cho cả toán con về trại. Một lần nữa, cũng bởi tính thách thức du đãng của con, viên chính ủy mặt nám đã rờ tay vào súng, và nghiến răng: "A! tên này muốn chết!" nhưng một anh bạn, giáo sư TĐT, hiện ở Canada, đột nhiên lanh trí can thiệp: "Báo cáo cán bộ, anh T. đang bị ấm đầu, từ sáng vẫn nói tầm bậy tầm bạ, cán bộ đừng để ý." Rồi anh gọi to: "Anh em ơi! ra khiêng anh T. vào, cạo gió tiếp đi!" Thế là anh em nhào ra, đè con xuôáng, cạo gió liên tục, khiến tên chính ủy ngơ ngác, buông tay khỏi súng. Chúa đã cứu con trong một thoáng giây, một chớp mắt. Chưa hết đâu, trước đó, khi còn ở Càtum, con cũng được Chúa cứu lạ lùng lắm. Hôm ấy, con vừa được thăm nuôi xong, cầm nguyên một bịch thư của gia đình các bạn gửi ké vào trại. Thấy không có lính đi theo, con lẻn bò vào một bụi tre, mở thư ra xem trước. Vừa mở lá thư đầu ra, con hoảng hốt, rùng mình vì đó là một lá thư của một người vợ bất mãn cùng cực với chế độ, gửi cho chồng. Trong thư , toàn là những lời chửi rủa Hồ chí Minh, và đảng Cộng một cách tàn tệ, không còn nhân nhượng chút nào. "Tên giặc già Hồ Chí Minh khốn nạn đã ăn cướp hết tài sản nhân dân rồi! Bọn chó đẻ Việt Cộng kia toàn là lũ ăn cướp! Chúng nó tịch thâu mất nhà mình rồi!.." Những lời chửi rủa đó, con nghĩ thầm, mà lọt vào tay bọn gác, thì chỉ một tiếng "đoàng" là đời con đứt ngay. Vừa nghĩ xong câu đó, con giật mình vì một mũi súng lạnh toát chọc vào lưng! Một tên lính gác theo dõi con, cùng bò vào bụi tre, thấy con đang cầm một tập thư , gần hai chục cái, quát lên: "Thằng này! đưa đây cho tao!" Con lặng lẽ đưa cho hắn, và nghĩ thầm: "Thôi! thế là vĩnh biệt em! Vĩnh biệt các con!' Tên gác thấy tập thư dầy quá, dựng súng vào ngang hông, hai tay cầm tập thư, đọc và đọc. Con không còn cách nào khác, chỉ biết nhắm mắt lại, nhìn lên trời, gọi Chúa: "Chúa ơi! Cứu con được không?" Lập tức, ngay sau khi đọc hết lá thư "phản động" ấy, tên gác lại đưa nguyên cả tập thư cho con, và nói giọng rất hiền:

"Thôi! Cầm lấy! Về trại đi!" Rồi hắn tửng tửng bỏ đi ra! Con chẳng hiểu sao, chỉ biết đứng lặng một lúc vì chân còn rung, và lại ngước lên trời, thầm thĩ:"Tạ ơn Cha!" Trong khi đó, cũng một người tù khác, nhận được một miếng giấy nhỏ, có vài lời chống đối, đã bị nhốt vào con-nếch, rồi đánh chết trong đêm.

Cũng chưa hết ơn của Cha, còn một lần suýt bị cưa chân vì bị hoại huyết, một lần BS ĐL và BS Ph. đã cố khiêng con ra trạm xá lần chót trước khi đem đi chôn.. rồi cũng được cứu một cách đặc biệt.

Từ đó, con đã nhận rõ là "Tình Yêu Chúa cao vời biết bao, mà con biết đắp đền thế nào, để cho cân xứng, Chúa ơi!" Từ đó, tình yêu duy nhất con mang trong lòng là Tình Yêu Chúa. Về sau, con rất thích câu chuyện tưởng tượng về một người vất vả, chán nản, đi dọc bãi biển, và đổ lỗi cho Chúa:

-Chúa ơi! Sao trên mặt cát biển này chỉ có mỗi dấu chân con? Con cô đơn quá!

Chúa nhỏ nhẹ nói:

-Không phải đâu, con ạ! Chỉ có một dấu chân, mà là dấu chân của Cha đấy! Cha đã bồng con trên tay đi suốt bãi biển này mà!

Con cũng thích những bài hát "Tình Chúa bao la như biển cả, tình con nhỏ bé như hạt sương". Nhiều bài hát tuyệt vời lắm, nhưng như con đã viết từ đầu, không một lời nào có thể ca tụng đủ tình yêu Chúa. Một người Cha trần thế hy sinh tính mạng cho đứa con của mình cũng là chuyện cao thượng, nhưng dù sao, người Cha ấy cũng chỉ là một xác thịt bình thường cùng được tạo ra bởi Thượng Đế. Tình yêu người Cha xác thịt ấy cũng chỉ giới hạn, vì chính vật chất đã làm cho giới hạn. Hai cánh tay chỉ che nổi một góc nhỏ xíu. Chỉ khi chính Thượng Đế, Đấng đã tác tạo ra con người, tự trên trời cao, hạ mình xuống trần gian, để tự mình hy sinh cái "Thượng Đế" của mình, để chuộc tội cho những cái tạo vật tầm thường, dơ bẩn, tội lỗi này, tình yêu đó, sự hy sinh đó, mới là vĩ đại, mới duy nhất, mới không thể ví von hay so sánh được. Chỉ khi chính Thượng Đế, Đấng có thể trách phạt con người, lại tha thứ cho tội lỗi của con người, không quở mắng tàn tệ, mà con nâng niu: "Này, cả nhà hãy làm tiệc, đãi đằng cho đứa con tưởng đã mất, nay trở về nhà Cha!"

Bởi vậy, con viết những chữ này, dâng lên Chúa, thay cho lời cảm tạ, dù hết sức mình, nhưng cũng vẫn trong hạn chế của ngôn từ, vật chất; con chỉ biết nhắc lại một câu hát "Con chẳng biết nói gì, khi nhìn lên Thánh Giá! Con chỉ biết cầu xin "Chúa ơi, đừng bỏ con!"



Chu tất Tiến.
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Vĩnh Biệt Sơn Nam
Tác giả: Tưởng Năng Tiến


Tưởng giếng sâu tui nối sợi dây dài.
Ai ngờ giếng cạn, tui tiếc hoài sợi dây.


(Câu hò miền Nam, VN)
Trong cuốn Một Mảnh Tình Riêng, do nhà Văn Nghệ (VN) xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự :“Mẹ tôi đi làm dâu nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu thế kỷ khó khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió... Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê thăm xứ một lần, tình trạng này tôi thử hư cấu, qua truyện ngắn ‘Gả Thiếp Về Rừng’... Qua sông Cái Bé thì dễ, nhưng gian nan nhất là qua sông Cái Lớn.”

Muốn biết chuyện làm dâu nơi xa, hồi đầu thế kỷ trước, gian nan và khó khăn ra sao, xin đọc vài đoạn (chính) trong truyện ngắn này của Sơn Nam:

“Câu chuyện xảy ra tại rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, đâu cũng vào khoảng năm 1939 ... tháng chạp năm đó, nhà ông Cả treo bông kết tuội để gả con, giữa tiếng dị nghị của bao chàng trai tơ ở rạch Bình Thủy.

Cô Út về làm dâu đất Cạnh Đền.

Hai năm qua.

Ba năm qua...

Chuyến đầu, đôi vợ chồng về thăm ông Cả bà Cả, đèo theo một đứa con gái nhỏ... sổ sữa dễ thương.

Chuyến sau họ về, lại thêm một đứa gái và một đứa thứ ba nữa đang nằm trong bụng mẹ.

Hai ông bà quá đỗi vui mừng.

Nhưng liên tiếp mấy năm sau họ bặt tin, ngày Tết ngày giỗ cũng chẳng về. Lo ngại quá! Có chuyện gì xảy ra bất lành không?

Hai ông bà muốn xuống Cạnh Đền thăm con nhưng ngại mình già sức yếu, đường xa xôi, phải vượt qua sông Cái Lớn. Nằm đêm, lắm khi bà khóc lóc mà trách ông:

- Tôi nói muỗi rừng ăn thịt hai đứa nó rồi. Xứ gì mà muỗi kêu như sáo thổi. Không đau bịnh rét thì cũng chói nước lớn bụng mà chết... Hồi đó ông cãi tôi, nhớ không?
“Ông Cả vô cùng buồn bực. Nhứt là khi nghe con nít chòm xóm hát đưa em:

Má ơi đừng gả con xa,

Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu?
...
Suốt tháng ngày, ông chống gậy đi quanh quẩn bên gốc tre già ở mé sông, mắt mòn mỏi nhìn bóng dáng các ghe thương hồ qua lại.

Trời đất nào phụ kẻ có lòng như ông!

Mãi đến buổi trưa đó, có chiếc ghe chèo chậm chậm ngang bến. Chồng trước mũi hỏi vợ sau lái:

- Phải chỗ cây mù u này không? Cậu Quỳnh nói nhà bên vợ ở đâu đây.
Chị vợ đáp:

- Không chừng... Đúng quá, cách ngã ba, qua hai cây cầu khỉ, nhà ngói có vườn quít.

Anh chồng ngó tới ngó lui, cãi lại:

- Mình mới qua một cây cầu. Chèo tới trước chỗ cây cấu khỉ, đằng kia kìa, họa may...

Ông Cả cố gom tất cả sức già, la lớn:

- Ở đây nè, bà con ơi! Nhà vợ thằng Quỳnh ở đây nè...
Ghe đậu lại. Hai vợ chồng nọ được mời lên ăn cơm với thịt gà tại bộ ván gõ giữa nhà ông Hương cả. Trong đời, họ chưa bao giờ được hân hạnh lớn như vậy! Ông Cả, bà Cả, người lối xóm xúm lại hỏi nhiều câu quá. Họ bối rối, trả lời vắn tắt:

- Dạ, vợ chồng cậu Quỳnh mạnh khỏe. Nhờ trời sanh được sáu đứa con. Bốn đứa sau đều là con trai.

Bà Cả mừng quýnh:

- Úy! Bộ con Út đẻ năm một sao? Con nhỏ đó thiệt giỏi!

Khách trả lời:

- Dạ, đẻ năm một. Đứa ăn thôi nôi, đứa lôi đầy tháng. Mẹ tròn con vuông. Hồi tôi đi đây, cô Út gần nằm chỗ một lần nữa. Thưa ông bà, miệt dưới ai cũng vậy. Như vợ chồng cháu đây có tám đứa con.

- Sao vậy cà? Sao vậy cà? Ở dưới cỡ này ra sao mà thiên hạ “đẻ nhiều quá vậy?

Khách ngượng nghịu, chập sau mới nói:

- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm. Chạng vạng là cả nhà, vợ “chồng con cái rút vô mùng... nói chuyện. Ít ai đi đâu.

Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cả bà Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng ‘muỗi kêu như sáo thổi’ ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở xứ không có muỗi.

Để đánh trống lảng, ông nói:

- Ừ! Phải vậy mới được. Xứ mình cần có dân đông để tạo lập thêm ruộng vườn, khai phá đất hoang.

Bà Cả nóng ruột:

- Anh chị đây có nghe vợ chồng nó nhắn chừng nào đem mấy đứa cháu ngoại của tôi về cho biết mặt?

Khách trả lời:

- Dạ không nghe. Con cái lũ khũ cả bầy, chắc vợ chồng cậu Quỳnh khó đi xa. Năm rồi mùa màng thất bát, ai cũng lo tay làm hàm nhai để nuôi con. Sông Cái Lớn mấy năm nay lại thêm sóng gió bất thường.

Bà thở dài, nói như rên siết:
- Nhớ mấy đứa nhỏ quá. Ông ơi! Hồi đó ông cãi tôi...
Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa nữa. Ngày đó, ai phò giá triệu, ai rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân: Măng non mọc kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi để ông thấy mặt lần đầu- và cũng là lần chót – khi ông tàn hơi. Nước mắt muốn tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời ông chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong tương lai vô biên vô tận:

- Ờ... ở dưới nó có lập vườn chưa? Lát nữa, anh chị chịu khó chở về giùm cho vợ chống con Út một gốc tre Mạnh Tông để làm giống. Chừng thấy măng non cận gốc già, mấy đứa cháu của tôi luôn luôn nhớ ông ngoại bà ngoại nó trên Bình Thủy.

Phật Trời thiêng liêng xin phù hộ chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ rồi, trên đất nước mình luống chịu cảnh sinh ly như ông Cả, như cô Út. Ðể cho nước mạnh dân còn” (*).


Truyện “Gả Thiếp Về Rừng” lấy bối cảnh rạch Bình Thủy, làng Long Tuyền, tỉnh Cần Thơ, vào khoảng năm 1939 – 40, khi tôi chưa ra đời. Ba mươi năm sau, lúc tôi đủ lớn để đọc và yêu thích Sơn Nam thì ghe thuyền gắn máy (đuôi tôm) đã chạy ngang dọc tá lả khắp sông rạch miền Nam.
Thế hệ của chúng tôi khó mà hiểu được nỗi “gian truân” của một người con gái lấy chồng xa nhà (cỡ) ... năm mươi cây số! Dù vậy, tôi vẫn cứ mến thương hết sức cái tình của Sơn Nam dành cho lớp người tiên phong, đi khai khẩn miền cực Nam của quê hương.

Cùng với Sơn Nam, nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng ghi lại nhiều tình cảm sâu đậm của mình đối với những lưu dân. Trong truyện ngắn “Rừng Mắm” của ông, có đoạn đọc mà muốn ứa nước mắt:

“Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia cây mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được.

Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:

Ông với lại tía của con là cây mắm, chân giẫm trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xồi, mít, dừa, cau.

Ðời cây mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu của họ hưởng”.

Đã bao nhiêu đời tràm, bao nhiêu đời mắm ngã rạp, bao nhiêu thế hệ phải chịu cảnh sinh ly như ông Cả, như cô Út ... nhưng quê hương mỗi lúc một lụn bại hơn, chứ không giàu mạnh thêm – như kỳ vọng của Sơn Nam hay Bình Nguyên Lộc. Và vì nghèo đói, cảnh chia ly xẩy ra mỗi ngày một nhiều.

“Hiện nay, ở Nam Hàn, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo:’Người già, người muốn tái hôn, người khuyết tật đều có thể kết hôn với những trinh nữ xinh đẹp ở Việt Nam ... Thậm chí những quảng cáo này còn liệt kê ưu điểm của con gái VN như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “dáng người đẹp nhất thế giới”, “giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng” (Bán tuần báo Việt Luận, số 2063, phát hành từ Sydney ngày 28/04/2006).

Chuyện “lấy chồng xa” của phụ nữ VN đã trở thành kỹ nghệ, ở mức “đại trà” - theo như tin của nguyệt san Khởi Hành, số 134, phát hành từ California, tháng 4 năm 2006:

“Cảnh sát Cam Bốt mới khám phá một tổ chức bán các bé gái Việt Nam tại một khu phố ở Nam Vang. Các em cho biết đã được chở từ quê nhà vùng nông thôn miền Nam qua biên giới trong những thùng sắt dùng trở hàng xuất cảng".


Những chuyện tủi nhục xót xa như thế đã xẩy ra (thường xuyên) từ mấy thập niên qua. Trong thời gian này, Sơn Nam vẫn cặm cụi cầm bút và vẫn in ấn đều đều. Tác phẩm mới nhất của nhà văn, có tên là Bình An, tập cuối trong bộ hồi ký của ông, và được giới thiệu là “cuốn sách đề cập đến những biến đổi lớn lao của Sài Gòn kể từ ngày giải phóng miền Nam 30/04/75 đến nay”.

Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn biết chắc rằng, trong cả bốn tập hồi ký của Sơn Nam sẽ không có một dòng chữ nào – nửa dòng cũng không - viết về những em bé Việt Nam bị “gả” đi xa, “trong những thùng sắt dùng chở đồ xuất cảng” như thế.

Tập Hương Rừng Cà Mau, trong đó có truyện “Gả Thiếp Về Rừng”, được mở đầu bằng một bài thơ của (chính) Sơn Nam, có đoạn như sau:

Trong khói sông mênh mông,
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền
Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả

Cái gì đã giết chết tinh thần “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” nơi Sơn Nam như thế? Ông đâu có chức quyền gì như Huy Cận hay Tố Hữu để mà sợ mất? Ông đâu có đụng chuyện với “cách mạng”, vào thời “Nhân Văn Giai Phẩm” mà hoảng hốt đến độ bị bắt ăn bánh vẽ nhưng vẫn phải làm bộ khen ngon - như Chế Lan Viên? Ở tuổi 80, Sơn Nam còn ngại gì nữa mà không (dám) nói lên đôi lời phải/quấy với bọn giặp cướp – đang tụ họp ở làng Ba Đình, Hà Nội – trước khi nhắm mắt?

Trong một chế độ “không cho phép ai được có một thái độ thứ ba” thì sự im lặng của Sơn Nam cũng chỉ là chuyện ... bình thường thôi sao? Thời phải thế, thế thời phải thế. Cả đống tu sĩ, nhân sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ – ở trong nước cũng như hải ngoại - đều giữ thái độ tương tự, trước việc phụ nữ VN bị gả bán như nô lệ, chứ đâu có riêng chi nhà văn Sơn Nam. Với thời gian - rồi ra - cả dân tộc Việt sẽ quen dần hết với mọi chuyện xấu xa tồi tệ, và có thể chấp nhận tất cả những tội ác một cách thản nhiên thôi.

Nghĩ cho cùng, có lẽ, đây chỉ là chuyện nhỏ và là chuyện (riêng) của cá nhân tôi với Sơn Nam. Chỉ vì lúc thiếu thời tôi yêu thích, quí mến ông ấy quá nên mới đặt thành vấn đề và cứ băn khoăn mãi.

Cho đến khi, qua Tuổi Trẻ Online, tôi tình cờ tìm ra được lý do khiến cho Sơn Nam đã bỏ rơi cái quan niệm sống “lộ kiến bất bình vung đao bạt tụy” – của Lục Vân Tiên – trong con người Nam Bộ của ông.

“Ngày 7-3, tổng công ty du lịch Sài Gòn khánh thành tượng chân dung nhà văn Sơn Nam tại làng du lịch Bình Quới 1 (Thanh Đa), để ghi nhận đóng góp của ông đối với nền văn hóa phương Nam”


Ý trời đất, như vậy là Sơn Nam đã bị hóa đá rồi – chớ còn khỉ gì nữa! Hèn gì, ông không còn nghe được tiếng dân kêu ai oán ở rừng U Minh Hạ. Ông cũng không còn bận lòng gì nữa về số phận gian truân của những người đồng hương đi lấy chồng xa – dù là xa nhà đến năm ngàn (hoặc hơn) chứ không phải chỉ là năm mươi cây số - và sang sông (tập thể) bằng tầu chở hàng, trong thùng container, thay vì bằng một chuyến đò ngang hay đò dọc.

Khi bàn về số phận của một số những người cầm bút ở miền Nam - bị cấm viết sau tháng 4 năm 1975 - nhà văn Võ Phiến gọi họ là những “tài năng bị chôn sống”. Sơn Nam (của tôi) dù được cho phép tiếp tục cầm viết, vẫn bị chôn sống như thường – bằng một hình thức khác, nhẹ nhàng hơn, vậy thôi. Thôi, vĩnh biệt Sơn Nam!



Tưởng Năng Tiến
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image


Kim Chính Nhật: thuở Học trò của một kẻ Bạo chúa
Tác giả: David McNeill



Một người thầy đang phải sống lưu vong của Kim Chính Nhật đã tiết lộ về cách mà lần đầu tiên ông gặp một học sinh 'bình thường', người đã trở thành quái vật giải thoát cho Bình Nhưỡng khỏi những con người tàn tật - và đã ra lệnh giết cả nhà ông.

Có vẻ như đó là một khoảnh khắc bình thường, lặp đi lặp lại tới hàng ngàn lần tại các trường học khắp nơi trên thế giới. Ngồi một bên là một đứa trẻ nhút nhát "với đôi gò má tấy đỏ", trả lời ấp úng qua một bài kiểm tra dịch tại văn phòng hiệu trường nhà trường. Ngồi bên cạnh là một gia sư được cha cậu thuê để coi sóc cậu học hành.

Thế nhưng ngôi trường này lại ở Bắc Triều Tiên, người cha là nhân vật huyền thoại sáng lập nên đất nước này, ông Kim Nhật Thành, và cậu bé là con ông và là nhà lãnh đạo tương lai, Kim Chính Nhật. Và mối quan hệ giữa người học trò và vị gia sư đã đạt đến đỉnh cao trong một kết cục khủng khiếp: cậu bé đã lớn lên rồi ra lệnh thi hành án tử hình tất cả gia đình của người thầy giáo đó.

Câu chuyện này được kể bằng những lý lẽ ôn hòa hơn của người thầy, ông Kim Hyun-sik, giờ đã 76 tuổi và là một giáo sư nghiên cứu tại trường đại học George Mason University, bang Virginia.

"Rất nhiều lần tôi đã hình dung là mình sẽ giết ông ta rồi tự sát," ông viết về người học trò cũ của mình trong một tự truyện mới đăng gây tác động mạnh trên tạp chí Foreign Policy góp phần vén lên bức màn về lai lịch của vị Lãnh tụ Tối cao này.

Đoạn hồi ức nằm trong những công bố có sức thuyết phục nhất ở Hoa Kỳ, có khả năng đổ thêm dầu vào lửa quanh vụ trang bị hạt nhân của Bắc Triều Tiên và khích lệ thêm những người trong giới bảo thủ Hoa Kỳ vẫn đòi có sự can thiệp quân sự vào nước này.

Song giáo sư Kim cho biết ông chỉ có một ước nguyện: rằng ông Kim Chính Nhật sẽ mở cửa đất nước cho tự do và thịnh vượng như phần còn lại của thế giới vẫn đang được hưởng. Cho tới lúc đó, chắc chắn ông sẽ nói tới mọi người những gì ông đã được thấy: "Một cậu bé ngây thơ trong trắng, người đã biến thành một ác quỉ, và một đất nước đầy khả năng bị biến thành một trại tập trung."

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1959. Vị giáo sư, người mà ông Kim Nhật Thành đã lựa chọn cẩn thận để dạy tiếng Nga cho gia đình mình, đã gọi Kim Chính Nhật khi đó mới 17 tuổi đến để thực hiện một cuộc kiểm tra vấn đáp.

Bối rối và "với những giọt mồ hôi trên trán", cậu bé đã chịu đựng cuộc sát hạch mà "không hề tỏ ra khoe khoang rằng mình là con trai của vị Lãnh tụ Vĩ đại".

Mấy năm sau khi Kim Chính Nhật thừa kế quyền lực độc nhất của cha mình, Giáo sư Kim cho biết rằng học sinh có thể yêu cầu nhà trường của ông quở trách để loại ra những địch thủ tiềm tàng đối với con cái Kim Chính Nhật.

Ông mô tả Kim Chính Nhật như một "học sinh khá là tầm thường" không có điểm gì trội và có rất ít bạn bè. Sau cuộc kiểm tra chỉ vài tháng, tính dễ hoảng sợ, thiếu tự tin của Kim Chính Nhật biến mất khi cậu ta phô trương những kỹ năng tiếng Nga của mình trước các giáo viên. "Với tư cách là một nhà giáo dục, tôi khá là hài lòng," vị giáo sư kể lại. Thế nhưng niềm hãnh diện đó đã biến thành cơn thịnh nộ.

Năm 1991, một nhân viên mật vụ Nam Triều Tiên đã tới gặp Giáo sư Kim khi ông đang ở Moscow, nói rằng anh ta có thể thu xếp cho ông một cuộc gặp với người chị gái.

Giống như hàng ngàn gia đình khác, gia đình ông Kim từng bị ly tán trong cuộc chiến tranh 1950-1953 đã chia cắt bán đảo Triều Tiên. Người chị, từ lâu bị cho là đã chết, lúc này đang sống ở Chicago và muốn em mình qua gặp. "Tôi đã cố kim nén cảm giác xúc động," ông viết.

Thế nhưng một ngày sau, vị giáo sư đã được lệnh trở về Bình Nhưỡng sau khi một điệp viên nhị trùng của Bắc Triều Tiên phản bội ông. Trong khi có một người trong cuộc được tin vậy với những hiểu biết gần gũi về gia đình đang nắm quyền cai trị đất nước này đã bị bắt vì chuyện trò với phe miền Nam thù nghịch, ông biết rằng việc trở về của mình có nghĩa là gì. "Tôi sẽ bị coi như là một kẻ phản bội." Ông đã trốn sang Seoul và không bao giờ nhìn thấy căn nhà của mình, trường đại học hay gia đình mình nữa.

Kim Chính Nhật đã bắt ông phải trả một cái giá khủng khiếp cho sự phản bội đó. Vợ, con gái vào con trai của giáo sư Kim, các con dâu rể và "thậm chí cả những đứa cháu nội ngoại thân yêu của chúng tôi" dường như đều bị tống vào các trại cải tạo kiểu gulag và bị giết. "Cho tới ngày này, tôi không biết chi tiết gì về cái chết của họ, rằng liệu họ có oán trách tôi khi họ bị giết hay không." Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày nay, có tới 200.000 người vẫn còn đang bị đày ải trong các trại cải tạo ở miền Bắc.

Cuốn hồi ký cũng kể đến những trò viện cớ "tẩy rửa" như kiểu Nazi của Đức quốc xã đối với những người tàn tật và "không đủ tiêu chuẩn".

Trong một chương, Giáo sư Kim đã miêu tả cách thức Bình Nhưỡng được "thanh lọc" khỏi tất cả những cư dân bị tàn tật ra sao trước khi diễn ra Festival Thanh niên Sinh viên Thế giới năm 1989, một màn phô trương được dàn dựng hơn hẳn Olympic được tổ chức tại Seoul năm trước. Hầu hết các nạn nhân là "những thợ đồng hồ, thợ chạm khắc, thợ khoá và thợ sửa giày" bị biến mất trong đêm.

Thậm chí cả những người thấp bé còi cọc cũng không được an toàn, Giáo sư Kim kể lại. Nhà nước phân phát những cuốn sách mỏng cho hàng ngàn người Bình Nhưỡng diễn tả một loại thuốc kỳ diệu sẽ nâng được chiều cao của họ. Để thay thế, "họ được gửi tới những hòn đảo bỏ hoang khác nhau trong một cố gắng kết liễu loại gene "không đạt tiêu chuẩn" của họ không để lặp lại trong một thế hệ mới khác. Để họ ở đó cho tới chết, và không ai trong số những người đó trở về nhà được."

Bradley K Martin, tác giả của cuốn Dưới Sự Chăm Sóc Đầy Tình Thương Yêu của Lãnh tụ Nhân từ như Người Cha và là một cựu ký giả chuyên viết về các vấn đề Bắc Triều Tiên, đã cho biết đúng là ta không thể tìm đâu ra những người tàn tật tại Bình Nhưỡng. "Nếu bạn muốn nhìn thấy những người phát triển không bình thường do đang phải chịu đựng tình trạng thiếu dinh dưỡng thì bạn phải ra khỏi thủ đô. Tôi không có lý do gì để nghi ngờ mục đích của chủ trương này."

Bản tố cáo gây bùng nổ dư luận của Giáo sư Kim, trích từ một cuốn sách được xuất bản năm ngoái tại Nam Triều Tiên có tựa đề là Một kẻ Du cư Ý thức hệ trong Thế kỷ 21, đã được công bố vào một thời điểm nhạy cảm. Sau bảy năm đe doạ, nội các của Tổng thống Bush vào tháng trước đã đưa Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách "những kẻ bảo trợ cho khủng bố", tỏ dấu hiệu rằng đàm phán, chứ không phải đối đầu, sẽ có một cơ hội tốt hơn để dỗ dành Bắc Triều Tiên đang trong tình trạng cô lập.

Đáp lại, Bình Nhưỡng đã gợi ý về một bản kê khai chương trình hạt nhân của mình và đã cam kết tháo dỡ các vũ khí hạt nhân. Mặc dù có những bước lùi, song các mối quan hệ của quốc gia này với Seoul cũng vẫn đang được cải thiện. Khoảng 70 công ty Nam Triều Tiên đã thiết lập các cơ sở tại phía bắc biên giới trong Khu Công nghiệp Kaesong, một dự án thí nghiệm mô hình tư bản có thể đem tới thịnh vượng cho đất nước bị bần cùng hóa này.

Thế nhưng Giáo sư Kim đưa ra khả năng về sự thay đổi ý kiến của Hoa Kỳ sẽ là một thắng lợi cho Lãnh tụ Kính yêu, người đã quyết định vào những năm 1990 rằng đất nước của ông ta, sẽ bị cô lập hơn nữa trước sự sụp đổ của người bảo trợ cho mình là Liên Xô, có thể sẽ khép kín trước ảnh hưởng quốc tế nếu như ưu tiên phát triển năng lực quân sự. "Ngày nay, rõ ràng như ông ta đã hy vọng, ảo mộng của Kim Chính Nhật đã được thực hiện," Giáo sư Kim viết. "[Ông ta] đã xoay xở để kiếm chác những niềm an ủi từ các quốc gia giàu có và mạnh hơn nhờ những cơn khủng hoảng sản xuất kinh doanh và phát sinh tình trạng mất ổn định quốc tế. Vết nhơ từ trò tống tiền bằng chương trình hạt nhân của ông ta là một sự bảo đảm trên thực tế cho viện trợ quốc tế vào cái thùng không đáy đối với một xã hội được quân sự hóa mạnh nhất trên thế giới."

Bài báo trên tạp chí Foreign Policy còn nêu chi tiết về một bộ máy bí mật thuộc các tổ chức nhà nước của Bắc Triều Tiên có tên gọi là Cục 3, hoạt động chống lại Nam Triều Tiên, bao gồm, theo như Giáo sư Kim khẳng định, việc ám sát đã được lên kế hoạch đối với tổng thống và đoàn tùy tùng trong một chuyến viếng thăm của ông tới Miến Điện năm 1983. Vụ nổ bom đã giết chết 17 thành viên nội các Nam Triều Tiên, song mục tiêu chính đã thất bại.

Tài liệu đã tiết lộ về cách thức mà những đứa trẻ thuộc thành phần ưu tú của đảng được gửi tới những ngôi trường dành riêng cho gia đình quyền thế và được nuôi bằng gạo, thịt, cá, trứng trong khi những đứa trẻ bình thường chỉ được ăn súp bột ngô và đậu tương. Lớp trẻ đặc quyền đặc lợi chỉ phải bắt buộc làm việc tại các nông trường ít ngày trong một năm lao động, không như những đứa trẻ nghèo hơn khác phải làm trung bình từ 60 đến 90 ngày.

Vị lãnh tụ này sẽ không cho phép các sinh viên tốt nghiệp cùng trường cũ với ông ta tham gia vào nhóm lãnh đạo hàng đầu. "Những ai đã từng biết Kim Chính Nhật từ thời trẻ sẽ nhìn nhận ông ta như một con người - chứ không phải là tâm điểm của một tư tưởng sùng bái như đức chúa trời trong một con người nổi tiếng," Giáo sư Kim giải thích. Ông cho biết mình vẫn lạc quan rằng Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi và ông muốn được gặp lại người học trò cũ của mình để có một bài học cuối cùng. "Tôi, người đã trở thành một giáo sư đại học phải cám ơn cha ông ta; tôi, người đã tới nước Nga, Seoul, và giờ đây là Washington - tôi không còn ghê tởm ông ta nữa. Tôi thương hại cho ông ta. Mặc dù ông ta đã giết cả gia đình tôi, nhưng tôi sẵn sàng tha thứ cho ông ta."

Những kẻ độc tài thời đi học


Robert Mugabe

Sinh năm 1924 tại nơi giờ đây là Rhodesia, Mugabe đã có một thời thơ ấu cô độc. Người cha đã từ bỏ gia đình khi Mugabe mới lên 10 và ông ta đã chịu ảnh hưởng của một thầy tu người Ái Nhĩ Lan, người đã nuôi dưỡng tinh thần cho ông ta bằng những câu chuyện tranh đấu của dân Ái Nhĩ Lan để giành độc lập trước người Anh. Khi còn là một đứa trẻ, ông ta đã phải lao động động cực nhọc ở trường song lại sống xa lánh những đứa trẻ khác, chỉ thích kiếm ăn một mình. Mugabe vào học tại trường đại học ở Nam Phi, nơi ông được giới thiệu về những tư tưởng chính trị dân tộc chủ nghĩa.

Adolf Hitler

Sinh tại Áo năm 1889, Hitler đã có một tuổi trẻ gian khó, khi hầu như hàng ngày bị cha đánh đập. Mặc dù chứng tỏ khả năng học tập giỏi ở trường, song ông ta đã làm bà mẹ thất vọng do quyết định không theo học để trở thành một linh mục. Hitler tới Viena khi 18 tuổi để theo đuổi giấc mơ trở thành một nghệ sĩ. Sau hai lần nỗ lực giành được vị trí trong viện hàn lâm nghệ thuật không thành, Hitler đã cố gắng theo học kiến trúc, song lại không có đủ tiền ăn học. Gần như không có bạn bè, ông ta đã phải chắt bóp tiền bạc để sống bằng việc vẽ tranh bán cho du khách. Bị quân đội Áo từ chối không cho gia nhập, Hitler đã tham gia quân đội Đức năm 1914.

Mao Trạch Đông

Sinh năm 1893 và là con trai cả trong một gia đình nông dân khá giả tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Cha ông có thể chu cấp học phí cho đi học, nhưng ông muốn giúp đỡ gia đình làm ruộng khi đang còn trẻ. Ông bỏ học năm 13 tuổi để đi làm cả ngày phụ giúp cha, song tính ham hiểu biết tri thức cuối cùng đã lôi cuốn ông đi tìm những người thầy mới trong một thị trấn lân cận. Nhờ vào việc hoàn thành chương trình học phổ thông, ông đã tới được Peking (nay là Bắc Kinh) để theo học tại trường Đại học Bắc Peking.

David McNeill

nguồn: www.independent.co.uk
www.doi-thoai.com
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Cười Cho Hết Hàm Răng

Nam Đan

Tôi đi miền Tây cũng nhiều lần, nhưng chưa bao giờ đến Sóc Trăng, lần này có dịp đi theo một người bạn về Vĩnh Châu. Vĩnh Châu là một huyện nhỏ, cách Sóc Trăng 30 cây số. Chúng tôi 5 người khởi hành ở Sài Gòn vào buổi trưa, khoảng chiều thì đến Cần Thơ, đi thêm hơn hai giờ thì đến Sóc Trăng, vừa kịp để đi chơi tối.

Sóc Trăng, cái tên thiệt là ngộ. Sóc là làng, bản, thôn... theo tiếng Khờ-me (ở đây người ta thường gọi là tiếng Miên) là điều dễ hiểu. Nhưng còn Trăng thì sao? Có phải là con trăng trong tiếng Việt hay là mang một nghĩa nào khác của tiếng Khờ-me? Ðiều này tôi chưa kịp hỏi, nhưng được biết ở đây có trên 30% là người Việt gốc Khờ-me, và cũng có rất nhiều người Hoa lập nghiệp đã từ bao nhiêu đời, nên nhiều người Sóc Trăng nói được cả ba ngôn ngữ Việt, Miên và Tiều.

Anh tài xế chở cả bọn dạo một vòng quanh thành phố cho biết và tìm nơi ngủ qua đêm. Ðêm Sóc Trăng không náo nhiệt như các thành phố miền Tây khác, và ấn tượng ban đầu có vẻ lành mạnh. Lành mạnh là vì qua khá nhiều con phố mà không thấy các bar rượu, phòng karaoke, hay tiệm mát-xa nào, nhưng dường như tôi lầm. Sinh hoạt về đêm chỉ tập trung ở vài con đường trung tâm có những nhà hàng, quán ăn bình dân. Chúng tôi thuê phòng trọ cách cầu Kinh Xáng một đỗi, chừng vài trăm thước. Hỏi ông chủ phòng trọ người Hoa ở đây có gì vui, ông khoát tay chỉ về hướng cầu, bảo mấy “hia” cứ đi rồi biết. Trời không mưa nên khá nóng, chỉ đi bộ một lát người đã đẫm mồ hôi. Quả là vui thật, thứ niềm vui bị giấu kín trong bóng tối. Ðoạn đường ngắn nhưng có rất nhiều quán cà phê đèn mờ, hay đúng hơn là ánh sáng được tiết chế đến mức tối om, chỉ lập lòe đủ để thấy bảng hiệu tên quán thường được kẻ sơn sơ sài, và vài cô gái ngồi chào mời khách trước cửa. “Cà phê đi anh, đi đâu cũng dzậy mà, dzô đây dzới mấy em cho dzui.” / “Có gì dzui mà mời?” Nụ cười của cô gái sáng lóe lên hàm răng trắng bóng trên gương mặt trùng màu với bóng đêm,“Nhóc”. Nhóc, tôi hình dung ra một chiếc khạp chứa đầy các niềm dzui lô nhô bên nhau, chen chúc bên nhau, khúc khích bên nhau đến độ đầy... nhóc. Không thể từ chối các niềm dzui như thế, chúng tôi ngồi vào chiếc bàn bên hàng hiên. Các cô bưng nước ra, kéo ghế ngồi bên, mỗi cô kêu thêm cho mình một lon nước yến, thêm đĩa kẹo gum, phong bánh pía. Quần jeans và áo pull hai dây thời trang, bàn tay da khô, các móng được sơn xanh đỏ. Câu chuyện không đầu không đuôi. Em người Miên lai Dziệt, cha Dziệt má Miên, làm guộng dưới wê, hết mùa theo chị em lên đây phụ bán wáng. Anh chắng chẻo đẹp chai wá, dzô chong kia mình tâm xự nhen. Chong kia là một lối hẹp có chắn tấm màn. Thôi, bữa khác. Ngồi ngoài này chơi với mấy em cũng dzui nhóc rồi. / Dzậy thì chút nữa bo nhe / Ừ, bo. / Cái mặt thiệt dễ thương, thiệt đó, thương nhóc luôn./ Chưa khuya mà dzìa xớm dzậy? Bái bai anh, bữa nào quởn mấy anh ghé chơi nữa nghen.

Chiếc máy lạnh trong phòng trọ quá cũ, kêu lọc xọc như xe tăng, như chuyến xe chạy chậm rì trên con đường dằn xóc. Suốt đêm anh tài xế than thở mãi về một đề tài duy nhất, sự bất hợp lý của tình trạng “ông nhà nước” chỉ định tốc độ được chạy trên đường quá sức chậm và mấy “ổng” bắn tốc độ khiếp quá.
*
Chúng tôi trả phòng sớm, ra uống cà phê. Quán “dzui nhóc” tối qua giờ còn đóng cửa, chắc chủ nhân chỉ mở từ chiều đến khuya. Sợi hủ tiếu Sóc Trăng trong và dai, còn bún nước lèo thì thật tuyệt. Giá cả so với thành phố khá rẻ, mỗi tô ăn no giá chỉ 5 ngàn. Còn sớm, chúng tôi đến thăm Chùa Dơi. Theo một vị sư trong chùa, ngôi chùa này do người Khờ-me lập vào năm 1569, còn có tên là chùa Mã Tộc, do được đọc trại ra từ chữ Mahatup, vì trong chùa có nhiều dơi nên gọi là Chùa Dơi. Vị sư trụ trì hiện nay là thuộc đời thứ 19. Chùa không lớn lắm nhưng nằm trong một khu đất rộng, chánh điện nằm một bên, bên kia là khu ăn ở bếp núc của các sư. Phía sau là một rừng nhiều loại cây cao, ở đó là lãnh địa của loài dơi. Vừa bước vào sân, chúng tôi đã nghe tiếng lao xao của bầy dơi hàng chục ngàn con treo mình trên các ngọn cây. Chúng quá nhiều đến nỗi khi nhìn lên, người ta ngỡ như đang thấy một loại trái cây kỳ dị treo lủng lẳng đầy các cành. Thỉnh thoảng lại vụt bay lên rợp trời như các đám mây đen trôi nhanh vùn vụt. Tương truyền có người thấy con dơi chúa sãi cánh dài hơn 1 mét 5, to như một con gà trống. Trong thời đại dịch H5N1, nhưng trên sân chùa thả đầy gà, đặc biệt là giống gà chọi. Gà chọi Sóc Trăng vốn nổi tiếng là đá hay. Ngoài lối vào chùa, một người phụ nữ ngồi bên hai chiếc lồng đựng đầy chim sẻ bán cho khách thập phương mua để phóng sinh. Khái niệm về sự nguy hiểm của cúm chim, cúm gà, đại dịch H5N1 có vẻ hoàn toàn là điều mơ hồ, xa lạ với họ. Ngoài sân đặt một chiếc ghe ngo, dài đến 26 mét, được sơn phết và trang trí sặc sỡ. Mỗi năm đội ghe ngo do chùa lập đều tham dự mấy cuộc đua. Trên các bậc tam cấp dẫn lên chánh điện, có những miếng đá mài ghi danh tính và nơi cư trú của các tín đồ đã đóng góp cho chùa, nhiều miếng do tín đồ từ nước ngoài về lập, có người ở tận Cali. Nhiều phần các nhà sư tôi gặp là người Khờ-me, họ đều rất trẻ và thân thiện, đang lăng xăng làm những việc tạp dịch như quét sân, chẻ củi, dọn dẹp vườn. Theo tập tục người Khờ-me, các thanh niên đều phải vào chùa tu vài ba năm, như một hình thức giáo dục, trước khi vào đời. Những gương mặt rất hồn nhiên, ai cũng sẵn sàng cười, cười rất tươi. Thầy có muốn hoàn tục lấy vợ không? Cười. Sao ăn chay mà các thầy lại nuôi gà nhiều vậy? Cười. Các vị chuẩn bị đi khất thực, mặc áo vàng tươi trong nắng mai, tay ôm bình bát trước bụng, cười thật lành.
*
Xe đậu lại một quán nước bên đường, quán cà phê võng. Võng được giăng thành hàng, cách nhau chừng hai mét, nằm dười tán lá của một khu vườn. Gió trưa mát rười rượi, văng vẳng tiếng vọng cổ từ mái hiên nhà, khiến tôi chỉ muốn ngủ. Cà phê võng thường được hình dung và gán đặt với ý xấu. Nhưng ở đây thì không phải vậy, chỉ đơn thuần là một chỗ cho khách đường xa dừng chân nghỉ ngơi, uống trái dừa, hay ly nước, có thể chợp mắt một lúc, rồi lên đường. Chúng tôi không có đủ thời gian cho trọn một chầu ca cổ ven đường. Một người đàn ông đứng tuổi dạo cây đàn ghi-ta phím lõm, ba người phụ nữ thay nhau hát. Tiếng đàn ca nhừa nhựa về một mối tình dang dở quyện nhau thật mùi, và buồn. Một cái buồn dai dẳng trì kéo nặng nề khó tả, chỉ đặc biệt mênh mang ở vùng sông nước miền Tây. Chúng tôi mua bánh pía và bánh mè láo là hai loại đặc sản của Sóc Trăng về làm quà. Sao lại gọi là mè láo? Chủ tiệm giải thích rằng vì bánh được làm bằng bột trộn với mạch nha và mè, chiên phồng lên thành từng bánh hình tròn như quả trứng gà, nhìn thì rất to nhưng bên trong rỗng ruột, thực chất không được bao nhiêu, nên... rất láo. Nhưng nghĩ lại thì rất thú vị, vì khi biết mình láo mà sẵn sàng công bố bản chất ấy ở cái tên gọi thì lại không láo chút nào, lại cực kỳ trung thực, phải không nào? Ông vỗ bụng cười phóng khoáng.
*
Những trại nuôi tôm nằm dọc con lộ nhỏ trên đường đến Vĩnh Châu. Chủ nhà là một người nuôi tôm sú có tiếng ở đây, chỉ trong vài năm anh đã tạo một gia sản vài tỷ đồng. Một vụ tôm trong khoảng 4 tháng rưỡi, nếu trúng, vốn 1 trăm triệu là có thể thu về 5, 6 trăm triệu. Tuy nhiên không phải ai cũng giỏi và may mắn như anh, có nhiều người đã thua lỗ rất nhiều. Anh đưa chúng tôi đi xem những vuông tôm chờ thu hoạch. Trưa đến, chị làm cơm đãi chúng tôi, thổ sản chính là tôm làm nhiều món: rang muối, chiên bơ, nướng, hấp bia, ăn sống với mù-tạt...

Tôm được họ gọi tắt là sú. Sú thật to, mỗi con lớn bằng hai ngón tay người lớn chặp lại, và ngọt thịt. Anh cho biết đây không phải là sú nhà nuôi, anh không ăn sú của nhà, mà phải gọi mua từ dịch vụ. Lý do là không nỡ. Không nỡ ăn con sú do chính mình chăm nuôi, vì chính chúng là thứ đã nuôi sống gia đình mình. Lẩm cẩm nhưng cũng ngộ, ai lại ân tình với cả con tôm. Cả hai ông bà cười ha hả.
*
Ðể diễn tả trạng thái vui sướng trong nụ cười người ta có rất nhiều cách nói khác nhau, có khi bằng cách nói văn hoa như “cười rạng rỡ”, “cười tươi tắn”... hoặc có khi bằng cách mộc mạc như “cười bò càng”, “cười thả ga”, “cười ngặt nghẽo”... Nhưng tôi vừa có được một cách diễn đạt khác đầy hình tượng, một cách mà tôi nghĩ ngay cả những người giàu chữ nghĩa như các nhà thơ cũng khó mà sáng tạo được. Một bé gái tôi gặp trên bãi biển Vĩnh Châu đã nói với tôi “cười lên cho vui, cười cho hết hàm răng”. Cười cho hết hàm răng, nụ cười của em thật vui, thật hồn nhiên. Nụ cười không chỉ ở trên môi, nó còn cả ở trên ánh mắt, trên các phần khác của gương mặt, cả màu da ngăm đen cũng cười theo. Em và mấy đứa bạn cùng trạc 10 tuổi ngồi với nhau trên bãi biển, mỗi đứa cầm theo đồ nghề là những rổ, vợt, sô nhựa. Ðứa nào cũng có màu da bắt nắng đen ơi là đen. Chúng đi bắt cua. Màu đất trên bãi biển đen xỉn, là phù sa đất bồi. Xa xa từng đoàn người lom khom mò bắt giữa bùn dưới ánh nắng trưa gay gắt. Các em cho biết mỗi ngày đi bắt cua như vậy có thể kiếm được khoảng trên 10 ngàn mang về cho má mua gạo. Ði học hả? Không, tụi tui nghỉ học hết chơn rồi. Lại cười.

Sóc Trăng có gì dzui? Có, có những nụ cười, cười cho hết hàm răng.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Chuyện dài CA SĨ HẢI NGOẠI về Việt Nam hát hò

Phạm Phong Dinh
Gần đây có nhiều thân hữu và độc giả đề nghị chúng tôi viết một vài bài về hiện tượng ca sĩ Việt Nam ở hải ngoại về nước và ca sĩ từ Việt Nam ra hải ngoại trình diễn. Ðây là một vấn đề khá nhạy cảm, vì nó động chạm đến nỗi niềm ấp ủ riêng trong lòng của từng người.

Hầu như bất cứ một người nào trở về Việt Nam đều trang bị sẵn cho mình 1001 lý do chính đáng nhất không chê vào đâu được, để khi có người nào chạm vào thì có cái để mà trưng ra làm bằng cớ và phản... pháo. Nào là “quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con diều biếc”, “ta” về Việt Nam ăn khế ngọt (bởi khế Mỹ chua thấy bà) và thả diều thì có gì sai? “Ta” về Việt Nam là “ta” thực hiện cái nhân quyền thiêng liêng của nước Mỹ ban bố cho ta, còn ai bẻ vào đâu được. Chính những kẻ nói này nói nọ, phê bình “ta” chuyện về Việt Nam để hoàn thành những hoài bão và tâm nguyện, những kẻ ấy mới là những kẻ không chịu “thực thi” nhân quyền. Ðất nước này, tức ở hải ngoại, là nơi tự do, là những free countries, “ta” muốn làm gì thì ta làm, ai làm gì được nhau thì cứ bảo.

Vấn đề đi đi về về giữa hải ngoại và Việt Nam của ca sĩ xoành xoạch như đi chợ, đã trở thành một cuốn truyện dài với nhiều tình tiết hấp dẫn, đại khái giống như cái mục Xe Cán Chó-Chó Cán Xe, tuy tầm phào bá láp nhưng độc giả rất thích tìm hiểu. Người ta muốn biết những khuôn mặt nào đã xé rào nhảy về Việt Nam kiếm ăn, những người ca sĩ nào vẫn còn nuôi trong tim lý tưởng quốc gia chân chính. Trong thời gian qua chúng tôi có nhặt nhạnh được chút ít tin tức về chuyện dài ca sĩ, xin được viết ra đây mấy hàng cho quý độc giả thân mến, coi như mua vui cũng được một vài trống canh. Nhưng càng viết thì càng thấy buồn, vì những nhân vật trong bài viết này đa số đều là những tai to mặt lớn trong vườn hoa văn nghệ Việt Nam hải ngoại, với những cái tên từ lâu nhận được rất nhiều sự thương mến của người Việt tị nạn lưu vong.

Sự đời nghĩ cũng có nhiều chuyện buồn cười. Ngày xưa, cũng chính rất nhiều trong số này, trong lúc chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn đang đổ máu xương chống ngăn làn sóng cộng sản xâm lược cho đến giờ thứ hai lăm, thậm chí sang đến giờ thứ bốn mươi tám, tức vài ngày sau ngày 30.4.1975, chính những con người vô loại này đã xách đít chạy trước rất sớm. Lúc ấy thê thảm lắm, quý độc giả cứ xem lại những cuốn phim tài liệu về di tản thì rõ, nước mắt nước mũi cứ là chàm ngoàm, đu bám trên những sợi dây thừng bên hông tàu trông rất rùng rợn, hay tranh nhau leo lên những bức tường vào tòa đại sứ Mỹ với những hàng dây thép gai nhìn vô cùng lạnh gáy. Ôi, cái tình yêu nước của những con người ấy sao mà nó cao cả và thiêng liêng lắm vậy. Thà chết ở xứ người, thà chịu không có cà pháo mắm tôm ăn, chứ không chịu đội chung bầu trời với vẹm cộng. Giờ đây, sau ba mươi năm, những con người này xênh xang áo gấm về làng cũng trước nhất hơn ai hết, sẵn lòng qụy lụy nâng bi vẹm với bất cứ giá nào để được về chúng ban cho mấy trái khế ngọt mà xơi. Ô là là, bây giờ thì tha hồ xơi cà pháo với mắm tôm chính gốc Việt Nam bằng thích nhé.

Hai trong số những ca sĩ quốc gia hải ngoại về đầu quân cho vẹm cộng sớm nhất là Hương Lan và Elvis Phương hơn một thập niên qua thì ai cũng đã biết hết rồi. Công cuộc làm ăn của Hương Lan và Elvis Phương ở “quê hương” coi bộ rất khấm khá, nên cô cậu phải giữ rịt lấy, như những con thú nhà ôm chặt lấy khúc xương của chủ quẳng cho. Theo Elvis Phương, thì nếu những ca sĩ về Việt Nam chịu chăm chỉ đi hát ở các phòng trà thì sẽ có cuộc sống dư dả. Nguồn tin quốc nội cho biết rằng cứ mỗi một phùa hát ở phòng trà, mỗi ca sĩ bợ nhẹ một ngàn đô la. Nếu hát trên live show, thì cứ hai bản cũng được một nghìn. Bản thân Elvis Phương luôn có một lịch trình đi hát đầy kín, đến nỗi bà vợ của Phương cũng kêu trời, có lẽ sợ chồng đi hát nhiều quá có ngày ngã lăn đùng ra bất đắc kỳ tử chăng, bởi anh ta đã một lần đi mổ tim rồi. Lần này tim vỡ như xác hoa tigone là chết chắc. Elvis Phương đang cư ngụ trong một ngôi biệt thự ở làng “Việt Kiều” trong khu vực An Phú Ðông, thuộc tỉnh Gia Ðịnh ngày trước thì phải. Hàng xóm của Phương có ca sĩ Anh Quý, Hương Lan và Ái Vân.

Hương Lan vừa đi hát vừa trông coi một nhà hàng ở quận Bình Thạnh. Ngoài ra nàng còn mở thêm trại nuôi cá, vườn cây ăn trái ở tỉnh Bình Phước (tức Bình Long và Phước Long). Có tin cho rằng, khi về già, Hương Lan sẽ về sống ở đấy. Trường hợp Ái Vân, ngày xưa, năm 1989 khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nàng đang là cán bộ văn nghệ thuộc tầm cỡ nghệ sĩ nhân dân của Hà Nội ở Ðông Ðức, đã chạy sang xin tị nạn chính trị bên Tây Ðức. Ðối với vẹm, đó là cái tội phản đảng, có lẽ sẽ bị tru di tam tộc. Nhưng giờ đây nàng vẫn cứ ung dung sinh sống tại Việt Nam, thế là thế nào. Câu trả lời thì đến một đứa bé cũng biết.

Những ca sĩ hải ngoại chạy về Việt Nam đa số thuộc về thế hệ “già”, cái thế hệ bôn tẩu ra nước ngoài trong những ngày lửa loạn cuối cùng ở Sài Gòn, hay trong những lần vượt biển sóng gió đi tìm tự do. Thời gian trôi qua, những nếp nhăn dần hằn đậm trên mặt, giọng hát đã dần tàn tạ, không nhanh chân về nước kiếm chác chút ít trước khi vĩnh viễn lùi vào bóng tối của sự lãng quên, thì còn đợi lúc nào nữa. Những giọng ca gọi là hàng đầu, những gì gọi là vượt không gian và thời gian như Lệ Thu, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Duy Quang, Lê Uyên, Thái Châu, Julie, Giao Linh, v.v.. đều đã có mặt ở quê nhà. Ðó là chưa nói đến ông cụ Phạm Duy, bởi nhiều người đã nói nhiều về cụ rồi. Một trong vài danh ngôn xanh dờn mà cụ để lại cho đời là “Tôi có chống cộng đâu, tôi chỉ chống gậy”. Có lẽ đó là lá bùa hộ mệnh giúp cụ được thung dung về lại Việt Nam và khiến cho Hà Nội hài lòng. Ngoài ra cụ còn cấm những người chống cộng hải ngoại không được hát nhạc của cụ nữa, chắc không muốn vẹm nghe lại những điệu nhạc hùng tráng và những lời lẽ “chống gậy” rất đanh thép của cụ dành cho chúng, làm chúng ngứa ngáy, không khéo chúng tống xuất cha con cụ trở ra ngoại quốc thì khốn cả lũ. Cụ Phạm Duy đi về đã đành, cụ còn kéo theo cả một lô một lốc con cái nhà cụ theo. Nào là Duy Quang, Duy Cường, rồi Duy Minh. Nào Thái Thảo, Thái Hiền. Thậm chí cô cựu dâu nhà họ Phạm là Julie cũng xách gói về. Ôi, người người cùng về, nhà nhà cùng về. Duy Quang đã tìm thấy hạnh phúc với một người vợ trẻ ở quê nhà. Trông tấm hình Duy Quang đứng bên cô dâu, làm gợi nhớ đến kép lão Michael Douglas bên nàng Catherine Zeta-Jones, còn nước nôi gì nữa.

Một nhân vật thuộc dạng quái chiêu không thể không nhắc đến là Chế Linh. Anh ta đã về Việt Nam cùng phái đoàn văn hóa UNICEF trong chương trình văn hóa thế giới và trình diễn ở Hà Nội. Danh chính ngôn thuận như thế, Chế Linh sợ đếch gì vẹm cộng. Thế mà anh ta đã xun xoe nói những lời bợ đỡ chúng, khiến cho những tên nói láo nhất cũng phải đỏ mặt xấu hổ. Lúc mới sang định cư ở Toronto, Gia Nã Ðại, trong dạng tị nạn cộng sản được mấy năm, tình yêu nước còn bồng bột, Chế Linh đã tình nguyện đóng vai một người tù của chế độ nằm trong một cái cũi giam diễn hành trên đường phố Toronto, để tố cáo chế độ tàn bạo của Hà Nội vẹm. Theo phái đoàn UNICEF vào Việt Nam, Chế Linh cứ hát hò cho người dân Hà Nội nghe trong tư cách một sứ giả của Liên Hiệp Quốc, anh không có điều gì phải sợ cộng sản hết. Anh không cần phải nịnh bợ chúng, để chúng quên đi cái cũi tù của anh. Cùng lắm, nếu vẹm có nhốt anh trở vào cũi, thì anh sẽ trở thành anh hùng dân tộc. Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt toàn thế giới sẽ tích cực tranh đấu đòi vẹm thả anh ra. Lúc đó, Chế Linh sẽ trở về hải ngoại trong ánh vinh quang. Thật đáng tiếc, Chế Linh không có được tầm vóc đó.

Lê Uyên, cái tên gợi đến cuộc tình thơ mộng và lãng mạn của đôi tài danh Lê Uyên-Phương cũng đã về hát trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam. Ngày xưa đôi uyên ương này rất thích trầm mình trong những cõi tình ái rong rêu. Lê Uyên đã cho biết rằng nàng sẽ về nước sinh sống luôn, sẽ mua nhà ở Ðà Lạt, một nơi chốn gợi nhiều kỷ niệm êm đềm của một thời vang bóng. Lê Uyên cũng dự định mở một nhà hàng, là sở trường làm ăn của nàng.

Nói đến nhà hàng ăn với uống thì không thể nhắc đến “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh. Nàng vốn là dân Gia Nã Ðại cư ngụ ở thành phố Toronto, như trường hợp Chế Linh. Chẳng rõ ngày xưa, Giao Linh đã mang cái biệt hiệu kỳ dị này là từ cái chuyện gì, quý độc giả kính mến có biết thì xin nói cho, thật cảm tạ. Nó cũng tương đương với cái danh hiệu “sầu nữ” của bà Út Bạch Lan, bởi giọng ca thê thiết nức nở và cuộc đời tình ái đầy tan vỡ của nàng. Về Việt Nam, Giao Linh thường theo các đoàn lưu diễn hát ở những tỉnh, và cũng có góp mặt trong những chương trình Bước Chân Hoàn Vũ. Hiện nay thì Giao Linh đang làm chủ nhân của một quán cơm tấm kiêm luôn quán phở ở đường Lê Văn Duyệt cũ, công việc làm ăn cũng phát đạt. Có lẽ nên cải danh cho nàng thành “nữ hoàng hớn hở” chăng. Cũng chuyện ăn uống, Duy Quang đang trông coi quán Phở 24, chẳng rõ 24 tượng trưng cho cái gì và hách xì xằng mở luôn phòng trà Tình Ca. Ngoài ra, Duy Quang cũng là một trong những cột trụ của những buổi nhạc hội Duyên Dáng Việt Nam.

Lệ Thu, tiếng hát cùng thời với những Giao Linh, Thanh Thúy, một giọng hát quý còn hơn cả vàng, thường làm chúng ta ngất ngây với những bài nhạc nhắc nhớ về Hà Nội và Miền Bắc thời tiền chiến, thời gian qua nàng đã có mặt trong những nhạc hội Bước Chân Hoàn Vũ ở Việt Nam. Ðức Huy có một phòng thu âm và hài lòng với những show trình diễn người ta mời. Nhạc sĩ kiêm diễn viên điện ảnh Tùng Giang năm, bảy năm trước đây di tản về Việt Nam, anh đã tìm thấy được một tình yêu đích thực với một cô gái rất trẻ. Nàng từng hứa sẽ trọn đời chăm sóc người chồng già nay đau mai ốm. Nhưng gần đây, tình yêu ấy đã vỗ cánh bay xa, Tùng Giang ngậm ngùi trở qua Mỹ với đứa con thơ và căn bệnh ngặt nghèo đang hành hạ thân thể anh. Lúc tình đời đi xuống như thế thì Tùng Giang mới nhận thấy cái tấm lòng của tình người hải ngoại trong một sự ấp ủ và bao dung. Nhiều bạn bè, thân hữu, khán giả ái mộ anh đã tìm đến ân cần giúp đỡ anh, Tùng Giang lại lên tinh thần và nuôi dưỡng một hy vọng để sống.

Những giọng ca hàng đầu vượt vũ trụ như Khánh Hà và Tuấn Ngọc cũng tìm thấy những cơ hội làm ăn ở Việt Nam, nên cũng nhanh chân xách gói chạy hộc tốc về. Kẻo thôi bọn đi trước chúng nó cười vào mũi, rằng trâu chậm uống nước đục. Hai con người thuộc một gia đình dòng dõi văn nghệ gộc này năm 2007 đã xuất hiện trong một đại nhạc hội, mẹ ơi, mang cái tên chỉ nghe thôi đã ớn lạnh, là Nối Vòng Tay Lớn. Những tay ký giả kịch tràng quốc nội đã viết những hàng bốc thơm Khánh Hà như sau: “Không ai nghĩ, sau ngần ấy năm Khánh Hà vẫn còn có nhiều khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ. Sức hút giọng ca đã thực sự chinh phục khán giả bỏ tiền ra mua vé xem cô diễn”.

Trông thấy những con trâu về trước đang nhai cỏ non và húp nước béo tưng bừng, nhộn nhịp không thể tả nổi, những con trâu còn chưa về Việt Nam nôn nao xốn xang quá đi. Có nguồn tin cho rằng, giọng ca vàng Ý Lan cũng có ý định về nước trình diễn, nhưng khổ nỗi lịch trình diễn ở hải ngoại cũng đã bận tối tăm mặt mũi lắm rồi, nên nàng “đành” hoãn việc ấy lại một thời gian. Hiện Ý Lan đang rất tích cực hoạt động trong lĩnh vực giúp phụ nữ phòng căn bệnh ung thư vú, mà nó rất phổ biến trong hạn tuổi từ 50 trở lên. Ðây là một căn bệnh gây khủng khiếp cho toàn thế giới, nó chiếm đến 10% số phụ nữ trong hạn tuổi đó. Có nghĩa là cứ một trong mười người phụ nữ sẽ vướng chứng bệnh này. Ý Lan cũng đã từng trải qua một cơn khủng hoảng tinh thần và đã vượt thoát được căn bệnh. Nàng hiểu rõ tâm trạng lo sợ của người đứng bên bờ vực thẳm, nên muốn san sẻ những thông tin hữu ích giúp người phụ nữ Việt Nam sớm biết trước để thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Hiện nay, có những chương trình giúp người phụ nữ theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình. Tại Canada, cứ hai năm một lần, phụ nữ trên 50 tuổi được chụp mammogram miễn phí. Chẳng những thế mà các cơ quan y tế nhiều tỉnh bang còn ân cần gởi thơ đến tận nhà mời đi chụp nữa.

Nguyễn Hưng, một khuôn mặt thuộc thế hệ trước 1975 được bà Thu Dung, giám đốc trung tâm băng nhạc Rạng Ðông ở Việt Nam thực hiện một chương trình live show trong tháng 12.2007 vừa qua. Nguyễn Hưng, một nghệ sĩ thuộc lò Thúy Nga, chỉ chuyên nhảy nhót và hát những bản tình ca vô thưởng vô phạt, nên vẹm cộng chẳng làm khó dễ gì anh, sẵn lòng cho anh về nước nhảy nhót cho công chúng xem. Thuộc dạng nhảy nhót, đôi vợ chồng Linda Trang Ðài-Tommy Ngô đã về nước từ khuya. Nhạc nhảy và gào ở trong nước hiện nay khá nhiều, nên Trang Ðài và Tommy Ngô tha hồ mà nhảy và gào.

Dường như để cảnh cáo những nghệ sĩ xuất hiện trong những chương trình nhạc hội chống cộng, mà những người viết trong nước gọi là “nhạy cảm về chính trị”, bà Rạng Ðộng đã nhắn nhe với những ai đang ôm mộng về ăn khế, thả diều và hát hò, rằng những ca sĩ muốn về Việt Nam, rất đơn giản, là đừng tham gia đến những nhạc hội chống đối lại vẹm cộng. Có phải chăng vẹm cộng muốn dần tách rời nghệ sĩ với những chương trình nhạc hội có tinh thần quốc gia dân tộc và chống cộng cương quyết như của Trung Tâm Asia chẳng hạn. Người nghệ sĩ hải ngoại nên xem đó là những lời đe dọa và khủng bố tinh thần, nó nằm trong chính sách trấn áp tư tưởng của chúng.

Hà Nội, thông qua bọn nô bút và cai thầu văn nghệ đã coi thường trình độ chính trị của nghệ sĩ hải ngoại quá đi. Chỉ mới có hơn một tá lớp nghệ sĩ già xun xoe về nước, mà chúng cứ tưởng giới nghệ sĩ hải ngoại sẽ sẵn sàng chạy theo và chịu quy hàng. Tình hình hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại đang có chiều hướng khả quan, các nghệ sĩ bận rộn đi trình diễn ở khắp tiểu bang, sang đến Canada, Úc, Nhật, châu Âu, thậm chí có trường hợp “xù show” vì nhiều lý do. Nhiều phòng trà lớn vẫn là nơi đón nhận những tài năng ca nhạc. Ca sĩ hải ngoại muốn hát nhạc gì thì hát, phần nhiều là những bài nhạc tình, nhạc lính cũ của ngày xưa. Sự thắng thế của nhạc Miền Nam ở toàn cõi Việt Nam ngày nay đang là một vấn đề xốn nhức của ngành văn hóa cộng sản. Công chúng thích nghe nhạc Miền Nam, thường được biết là Nhạc Vàng, thậm chí thế hệ trẻ ở Miền Bắc cũng nghe và nghêu ngao hát Nhạc Vàng. Những người về nước cho biết, hiện nay ở bất cứ đâu, ở những nơi công cộng, hàng quán, tiệm cà phê, trên xe đò liên tỉnh, người ta mở nhạc Miền Nam công khai, luôn cả nhạc lính của Trần Thiện Thanh. Thời gian là một sàng lọc và là một bằng chứng hùng hồn nhất trả lời cho câu hỏi Ai Thắng Ai trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và cả trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Anh khoe anh giỏi anh tài, thì anh cứ bảo bọn nhạc nô đặt nhạc cho nó hay hay lên, âm điệu bổng trầm du dương nhiều vào, lời nhạc trau chuốt lên như những vầng thơ, như những áng văn thêu hoa dệt gấm đi, thì công chúng sẽ lắng nghe nhạc của các anh. Anh mà làm được như thế thì chúng tôi xin tình nguyện đi bằng haià tay cho anh coi.

Trong chiều hướng gọi là phi chính trị đó, những nghệ sĩ không hay ít có những hoạt động ca hát chống cộng như Kim Anh, Carol Kim được cho về nước. Kim Anh đi vào lòng khán giả hải ngoại với những bản tình ca lãng mạn Trung Hoa, đặc biệt tên nàng gắn liền với Mùa Thu Lá Bay. Carol Kim, một ca sĩ nhạc tình cảm kiêm nhạc kích động quen thuộc của thập niên 1960, 1970, một cái tên cùng thời với những Phương Tâm, Mai Lệ Huyền trong thể loại nhạc vui và kích động. Liệu nàng có sánh nổi với những ca sĩ trẻ hơ hớ trong cùng dạng nhạc này ở trong nước hay không, hoặc nàng sẽ chỉ tìm về với những bài tình ca nhẹ nhàng? Những cái tên quen thuộc như Phương Dung, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc và cả nhạc sĩ Từ Công Phụng đang chờ đợi sự “duyệt xét” của những tòa đại sứ Việt cộng ở Hoa Kỳ và đang xin giấy phép hoạt động từ Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn ở Việt Nam. Ðây là một nguồn tin do các thợ viết vẹm tung ra trên các diễn đàn internet trong bản tin nhạc Việt, mức độ khả tín còn đang trong vòng được nghiên cứu và phối... kiểm. Tuy nhiên, đối với Phương Dung nếu quả đúng như thế thì có phiền phức đấy, vì nàng chuyên hát nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa, nàng rất hãnh diện khoe cái thành tích ấy mỗi lần lên sân khấu. Cho về bên nớ, có lẽ vẹm nên buộc nàng hát những nhạc “bộ đội”, đại khái như Cô Gái Sài Gòn Ði Tải Ðạn, Tiếng Chày Trên Sóc Bombo bụp bùm bum, ô hô, nên chăng. Các ông bà bầu show ở Việt Nam đang khuyên những nghệ sĩ lỡ vướng vào chuyện chính trị hãy sớm làm đơn giải trình cho ngành văn hóa, thì vẫn được vẹm cứu xét cho về Việt Nam theo nguyện vọng. Nói giải trình cho nhẹ một chút, chứ tình thực nó ở dạng những tờ tự thú trước bình minh, rằng chúng em lỡ dại, mong quý anh tha cho, chúng em xin cắn cỏ ngậm vành.

Thế hệ nghệ sĩ sau thời điểm 1975 mà đã thành danh ở hải ngoại nhờ vào lòng thương mến của công chúng như Hoài Linh, Mạnh Ðình, Gia Huy, Phi Nhung, Thành Lễ, Nhật Hạ cũng đã về Việt Nam trong nhiều năm qua. Rồi đây, có lẽ cái danh sách những con vẹt về nước hót sẽ được bổ sung thêm, tuy không nhiều. Với những người nghệ sĩ đã quay lưng lại với chính cái nhãn hiệu tị nạn chính trị của mình để khoác lên chiếc mặt nạ che giấu cảm xúc thật của họ trước cặp mắt cú diều của vẹm cộng, từ giây phút ấy tiếng hát của họ đã trở nên những âm thanh vô hồn. Cứ mỗi lần nhìn tất cả những con người đó hát trên sân khấu, dẫu là loại nhạc gì, tình ca hay tình lính, hẳn công chúng sẽ không còn tìm thấy được cảm xúc thật của mình hòa theo cùng được nữa. Bởi những tiếng hát ấy không xuất phát từ con tim thổn thức của mình mà chỉ là những chiếc máy hát, những chiếc máy có những cái khe để người ta bỏ những đồng tiền vào.

Ðối với những người nghệ sĩ Việt Nam chân chính ở hải ngoại mà cho đến thời điểm này vẫn còn khẳng khái ấp ủ tấm lòng son với chính nghĩa quốc gia, gìn giữ những giá trị nhân bản và truyền thống văn hóa của dân tộc, vẫn giữ lòng cương cường không chịu khuất phục trước bạo quyền Hà Nội, chúng ta xin được nghiêng mình cúi đầu giở nón trân trọng bày tỏ sự kính phục và yêu mến. Những tiếng hát này mới là những sợi dây tơ rung lên những cảm xúc thực sự, và chính là những giọng hát vượt không gian và thời gian.

Phạm Phong Dinh
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

"Share" Phòng

Nguyễn Thị Hồng Diệp
Báo Time kỳ này có kể chuyện 'share' phòng tại những thành phố lớn, chẳng hạn như New York, Las Vegas hoặc San Jose, nơi mà đất chật người đông, một tấc đất là một tấc vàng.

Hồi qua Nam Cali chơi, tôi đã từng chứng kiến cái cảnh một căn nhà mà có đến mấy gia đình làm chủ. Mỗi gia đình chiếm cứ một căn phòng ngủ, lớn nhỏ tùy khả năng tài chánh. Lẻ dĩ nhiên, vợ chồng chủ nhà luôn làm chủ cái master bedroom, những người “share” thì mỗi người một phòng. Cái bếp, cái phòng khách, phòng gia đình là của chung. Ai có khách cứ việc tiếp ở phòng khách. Còn bếp thì hình như mỗi nhà chia nhau nấu ăn vào một giờ khác nhau. Ðại khái như thế.

Tôi đã đến thăm một người bạn ở 'share' phòng. Tôi không được chứng kiến giang sơn biệt lập của cặp vợ chồng già này, nhưng được tiếp trong cái phòng khách chung đó. Vì là cha chung không ai khóc cho nên nó rất bẩn. Sau khi ở Cali về tôi rất cảm thấy mãn nguyện về cái xứ cao bồi của tôi. Ðất rộng, người thưa, nhà cửa rẻ như bèo. Ai cũng có nhà, mà lại nhà khang trang mới mẻ nữa. Nhưng ai cũng chê cái khí hậu nóng nung người của xứ tôi. Nhưng mà ở đời chẳng thể nào có tất cả mọi thứ. Ðược cái này thì hỏng cái kia. Tôi rất lấy làm sung sướng, nghiền ngẫm lời khuyên dạy của các cụ nhà mình: sống mỗi người mỗi nhà, già mỗi người mỗi mồ, mà lấy làm chí lý lắm.

Rồi hồi tôi lên New York thăm gia đình em tôi. Ði qua phố Tàu thấy người ta sống mà phát khiếp lên. Những cái - mà dân New York gọi là cái basement - một căn phòng nằm dưới hầm nhà, dưới mặt đất, chỉ có một cái lỗ, rộng chừng bằng hai cuốn vở học trò, có chấn song sắt là thò lên trên mặt đất thôi, gọi là cửa sổ. Qua cái lỗ thông hơi đó, nước cống và rác rến ngoài phố có thể lọt vào trong nhà như chơi. Xem một vài phóng sự về nhà cửa ở New York, một gia đình gồm bảy người chỉ đủ tiền thuê được một căn phòng bốn thước vuông, kê được hai chiếc giường một người. Người ta chia nhau ra mà ngủ, người này ngủ, người kia đi làm, khi người này dậy đi làm, thì người kia đi làm về, lăn ra trên chiếc giường đó mà ngủ. Thật là khủng khiếp. Chẳng khác gì cảnh mấy người anh em ta sống tại Hà Nội trong thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa, một gia đình gồm cha mẹ, vợ chồng con cái, chen chúc trong một căn phòng 4 mét vuông. Người sống ở trên giường, súc vật sống dưới gầm giường. Chẳng hề bỏ phí một tấc đất.

Những tưởng rằng, tình trạng này là độc quyền của những di dân, những dân nhược tiểu, đến từ đệ tam thế giới, cho nên chịu khổ đã quen rồi, chẳng nói làm gì, nhưng ngay dân bản xứ cũng khó lòng có một căn nhà để chui ra chui vào trong những miền đất tư bản này. Một số sinh viên, hoặc các dân ba cọc ba đồng, kiếm được một chỗ trọ là trần ai khoai củ. Vì thế nạn'share' phòng cũng xảy ra trong cộng đồng dân da trắng. Túng thì phải tính thôi.

Một số mấy ông độc thân, có công ăn việc làm tốt, thuộc giới lao động trí thức cao cấp, có nhà ờ những thành phố lớn này. Các ông không vợ, lại còn đèo bòng thêm con chó, chẳng có ai phụng sự giúp đỡ trong công việc nội trợ, mà mướn người làm thì không đủ khả năng, vì thế các ông bèn nghĩ ra cách tìm người 'share' phòng. Các ông không cho thuê để lấy tiền nhà. Nhưng các ông đổi công. Ông có phòng cho 'share', nhưng ông cần người giúp việc.

Ông đăng báo rao: Cần người nấu ăn, làm việc nhà và trông nom một con chó. Ðể đổi lại, cần biết nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con chó. Rất nhiều cô sinh viên đáp ứng cái rao vặt này. Tiện lợi cho cả đôi bên. Có ông giao hẹn, chỉ là bạn, chỉ là người 'share' phòng, tuyệt đối không được nhẩy bổ vào đời tư của nhau. Và nhất là cấm ngặt cái vụ giăng mắc ái tình, và tuyệt đối cấm léng phéng sếch siếc là không được.

Một ông tâm sự, cô 'share' của tôi rất tốt, làm việc rất gọn gàng ngăn nắp, những chỉ một thời gian sau, cô' share' lại nhẩy vào kiểm soát đường đi lối về của tôi và tỏ ra ghen với các bạn gái của tôi. Cô lý luận, cô sống trong nhà của tôi, chăm nom săn sóc tôi như một người tình (?) thì cô có quyền được biết những sinh hoạt, đường đi lối về của tôi. Tôi đành phải cám ơn cô và tìm người khác.

Có ông cẩn thận hơn giao hẹn, cô có thể có bạn, nhưng tuyệt đối không được tiếp bạn trai trong nhà tôi. Thế là ba bảy hai mốt ngày, cô bé dọn ra. Có một cô sinh viên, cô đã se với một ông và đã ở bình yên không tai tiếng suốt thời gian bốn năm đi học. Chả có điều tiếng gì. Cô nói cái deal này rất tốt, tiện lợi cho cả đôi bên miễn là mỗi người biết điều một tí. Nhưng cái chuyện biết điều là một vấn đề nan giải. Thường thường thì chẳng ông sinh tà thì cũng cô sinh tật, cho nên cái sự chung đụng này khó kéo dài.

Các cụ Việt Nam xưa đã chả từng tiên đoán là lửa gần rơm lâu ngày cũng bén là gì. Mà hồi đó, một bên là rơm còn một bên là lửa mà lâu lâu lại có những đám cháy bùng lên huống chi bây giờ, ai cũng là rơm mà ai cũng là lửa tránh làm sao được cái cảnh cháy nhà. Nam nữ thụ thụ bất thân mà lị. Chẳng chạy đi đâu được.

Một ông, sau khi cô 'share' dọn cơm cho ông ăn, ông nắm tay cô than thở: “Em nấu ăn cho tôi xong rồi em lại bỏ đi, là thế nào?” Ông này chắc nghĩ mình là anh đồ Tú Uyên, muốn nàng tiên ở trong tranh hiện ra nấu nướng cho anh xong bèn đóng đô ở Mê Linh thì phải. Nhưng cô tiên trong tranh lại lắc đầu: “Xin lỗi anh, chúng ta đã thỏa thuận là tôi chỉ có bổn phận nấu cơm thôi mà, chứ đâu có điều kiện phải ngồi xem ti vi với anh?” Sau đó, vì không muốn mất bức tranh, cô tiên người dọn ra.

Có ông lại than: cô 'share' hoạnh họe tôi đủ thứ. Cô nói “Tôi chăm sóc anh như một người vợ mà anh lại lạnh lùng với tôi như thế, coi sao được.” Thế là ông anh vắt giò lên cổ chạy vì ông vừa mới ly dị xong, ông còn đang tởn cái danh từ vợ còn hơn trẻ con sợ ông kẹ. Ông nói, chỉ vì cái danh từ vợ mà tôi đành gạt lệ chia tay. Cái gì chứ vợ thì không bao giờ tôi dám đèo bòng nữa đâu. Có cô than, đêm hôm, tắt lửa tối đèn, ông chủ than đau lưng đau bụng kêu tôi nhờ đấm bóp, xoa dầu cù là. Nhờ ông tí, tôi đâu phải là y tá hay má của ông. Tôi chả chơi, bộ bản mặt tôi ngu lắm hay sao mà ông hòng đem cái trò khổ nhục kế để dụ tôi vào tròng? Thế là rã đám.

Thành thử cái vụ 'share' phòng này tuy dễ mà lại khó. Ðàn ông đàn bà, trẻ trung, khỏe mạnh, trong người còn tràn đầy nhựa sống, con tim còn đập thình thình, ra vô đụng chạm trong một không gian chật hẹp làm sao làm tránh được rung động tâm hồn, làm cách nào cầm lòng cho đặng trước những cám dỗ? Có ông nói, chỉ vì cái vụ con tim đập trật nhịp mà tôi luôn luôn chọn những cô nào không hấp dẫn cho lắm, để tránh vạ. Thế những ông quên mất một điều, xấu như ma cũng là con gái, rồi thì tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh hay sao? Vì thế có ông tuyên bố, cứ cái mửng này, muốn yên thân, lần sau tôi sẽ chọn một cô lại cái hay là một cô vui vẻ, để yên trí lớn, khói lo cái vụ mỡ để miệng mèo.

Sao cái dân này thích lằng nhằng thế nhỉ? Cần người chăm sóc sao không lấy béng ngay một cô vợ có phải đỡ rắc rối cuộc đời không? Nhưng mà tất cả những ai được hỏi câu này đều lắc đầu quầy quậy, cần người giúp đỡ chân tay thật đấy, nhưng phải trả giá bằng một tờ hôn thú thì quá đắt. Làm hôn thú đã tốn kém rồi, xé hôn thú còn vỡ nợ hơn. Cho nên mới trong vòng mấy năm thôi, cái trò 'share' phòng này đã tăng gia từ 10% năm 2000, năm nay đã lên tới 25% rồi đấy.

'Share' phòng rút cục chỉ là một sự vần công, đổi việc. Ông mất của kia, bà chìa của nọ. Tiện đáo để.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests