Dien Ảnh Ca Nhạc

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Diễn viên Charles Heston từ trần, thọ 84 tuổi
Sunday, April 06, 2008


LOS ANGELES - Ông Charles Heston, một ngôi sao lớn trên bầu trời điện ảnh Hollywood, từng đóng những vai hào hùng hoặc vĩ đại như Thánh Moses, đã từ trần vào đêm Thứ Bảy, 5 Tháng Tư, tại tư gia ở Beverly Hills, hưởng thọ 84 tuổi. Vợ của ông, bà Lydia, đã có mặt bên cạnh giường trong lúc ông trút hơi thở cuối cùng.

Sự nghiệp điện ảnh của ông Heston đã lên tận cao điểm trong thập niên 1950 và 1960. Sau này ông là nhà vô địch trong cuộc tranh đấu của khối bảo thủ trong vai trò chủ tịch Hội Súng Quốc Gia. Một đại diện cho gia đình đã không cho biết chi tiết hoặc nguyên nhân đưa đến sự qua đời.

“Charles Heston đã được thế giới xem lớn hơn đời thường. Người ta nhớ ông là một nhân vật có chiếc cằm đẹp như điêu khắc, vai rộng và giọng nói vang dội, và lẽ đương nhiên ông được ghi nhớ qua những vai mà ông đã thủ diễn,” một văn thư của gia đình đã viết như vậy.

Vào năm 2002, ông Charles Heston đã tiết lộ ông bị triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Với thân hình to lớn, lực lưỡng, khuôn mặt chạm trổ, một tiếng nói trầm vang rền, ông Charles Heston đã trở thành một ngôi sao lý tưởng trong giai đoạn Hollywood thực hiện những phim lớn với hình ảnh vĩ đại thuộc loại panorama, để mô tả những câu chuyện ly kỳ trong lịch sử và tôn giáo.

“Tôi có một khuôn mặt của một thế kỷ khác,” ông thường nói.

Tài tử này cũng nhận vai trò lãnh đạo trong đời sống bên ngoài thế giới điện ảnh. Ông từng là chủ tịch Hội Diễn Viên và chủ tịch Viện Ðiện Ảnh Hoa Kỳ. Ông cũng tham dự những cuộc diễn hành cho dân quyền trong thập niên 1950.

Với số tuổi lớn hơn, ông Charles Heston đã trở nên bảo thủ hơn và vận động cho các ứng cử viên có lập trường bảo thủ. Vào Mùa Hè năm 1998, ông được bầu vào chức chủ tịch hội súng NRA, một tổ chức khuynh hữu. Trên bích chương quảng cáo cho hội NRA, ông đã cầm một khẩu súng trường.

Ông Heston từng tuyên bố một câu bất hủ rằng chỉ một cách giật súng ra khỏi tay của ông là khi “tay tôi lạnh, chết ngắt.”

Trong lời chia buồn vào ngày Chủ Nhật, cựu Ðệ Nhất Phu Nhân Nancy Reagan nói rằng bà đau buồn khi nghe tin ông Heston qua đời.

“Tôi không bao giờ quên ông Chuck (tên gọi thân mật dành cho người tên Charles), một người hùng trên màn ảnh lớn trong những vai mà ông đã thủ diễn. Thế nhưng quan trọng hơn nữa, tôi xem ông ấy là một người hùng trong đời sống trong nhiều lần mà ông đã đứng lên để ủng hộ Ronnie (ông Ronald Reagan) trong những việc mà Ronnie làm,” bà Nancy viết.

Tên tuổi của ông Charles Heston đã gắn liền với những phim nổi tiếng trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 20. Phim “Ben-Hur“đã thắng 11 giải Oscar, huề kỷ lục với hai phim sau này là “Titanic” năm 1997 và “The Lord of the Rings: The Return of the King” năm 2003. Ông đã thắng giải Oscar vào năm 1959 qua vai “Ben-Hur.”

Ông chào đời tại Chicago năm 1923 với tên Charles Carter. Gia đình ông dọn qua Michigan để làm nghề gỗ. Ông lớn lên trong miền rừng núi, hầu như không có bạn để chơi. Ông thích truyện phiêu lưu mạo hiểm, tự bày ra những trò chơi trong lúc lang thang ở miền quê với một khẩu súng trường. Sau khi ly dị, mẹ của ông lấy một người mang tên Chester Heston, sống ở khu thượng lưu nằm về phía Bắc Chicago. Vì không quen đời sống ở thành phố, ông gặp khó khăn tại trường trung học, có ít bạn và tìm nguồn vui trong lớp kịch nghệ, và bắt đầu dùng tên sân khấu Charles Heston.

“Ðóng kịch giúp cho tôi có cơ hội được trở thành nhiều loại người khác nhau,” ông kể trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1986. “Lúc đó tôi không hài lòng với chính mình.”

Sự nghiệp điện ảnh của ông bắt đầu trong thập niên 1940. Sau những “film noir” không đáng kể, ông Heston được đạo diễn Cecil B. DeMille vớt ra khỏi một định mệnh dành cho những tài tử không mấy đặc sắc. Lúc đó đạo diễn muốn thực hiện một phim mới về “Mười Ðiều Răn.” Từ đó tên tuổi lẫy lừng của ông Heston đã gắn liền với những phim về tôn giáo và lịch sử, được ghi nhớ qua những vai như Moses, Ben-Hur, El Cid, và Michelangelo. (h.d.)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Con Ma Nhà Hát’ trở lại Quận Cam!
DanChi Nguyen

COSTA MESA, CA - “Phantom of the Opera” của Andrew Lloyd Webber là vở ca kịch chiếm kỷ lục về số lượt trình diễn trong lịch sử sân khấu Broadway. Từng thắng bảy giải Tony Awards, trong đó có giải Tác Phẩm Ca Kịch Xuất Sắc Nhất, vở “Phantom of the Opera” đã có hơn 80 triệu khán giả trên 119 đô thị của 24 quốc gia và số thu tổng cộng đã lên tới hơn 3 tỷ đô la.

Vở ca kịch này dựa theo một cuốn tiểu thuyết của Gaston Leroux bằng tiếng Pháp nhan đề Le Fantôme de l'Opéra, kể chuyện một người che mặt sống trong những hầm cống khổng lồ bên dưới tòa nhà hát Opera của thành phố Paris.

Dân Quận Cam lại có dịp thưởng thức vở ca kịch nổi tiếng này từ ngày 26 Tháng Ba đến ngày 19 Tháng Tư 2008, trên sân khấu Trung Tâm Trình Diễn Nghệ Thuật Quận Cam. Ðây là một xuất phẩm lưu diễn toàn quốc Hoa Kỳ, với Jason Mills thủ vai 'Con Ma' Phantom, Sara Jean Ford vai Christine Daaé, cô đào trẻ giọng soprano, và Greg Mills vai Raoul, Công Tước Chagny.

Nhạc kịch bắt đầu với cảnh đấu giá một số kỷ vật còn lại của cái gọi là “Nhà Hát Bình Dân” đã dẹp tiệm trước đó. Rồi bất ngờ với chuyển động ngoạn mục của chiếc đèn treo pha lê lộng lẫy, sân khấu quay lại thời nhà hát còn hoạt động với tiếng nhạc và đào kép đầy màu sắc. Rồi tới cảnh cô đào Carlotta Giudicelli (Kimilee Bryant) biểu diễn một bản đơn ca trong vở Hannibal là xuất phẩm cuối cùng của nhà hát. Một cánh màn nhung bỗng bị rớt xuống đập vào cô và thế là cô ta không chịu diễn tiếp nữa.

Những người trong nhà hát cho rằng đó là một hành động phá hoại của “Con Ma”. Christine Daaé được dịp thay thế Carlotta Giudicelli, và tiết lộ với người bạn tên Meg (Polly Baird) rằng sở dĩ cô ta hát hay được đến thế chính là nhờ có một nhân vật phải nói là “Thiên Thần Âm Nhạc” tập luyện cho. Ðó là lúc màn bí mật giao thiệp lén lút giữa Christine và “Con Ma” được vén lên.

Trong những buổi trình diễn tiếp theo có lần một người bạn thân yêu của Christine từ thời niên thiếu, Công Tước Raoul de Chagny, nhận ra người xưa... Thế là một tình yêu bừng nở trở lại giữa hai người, một điều mà “Con Ma” không lấy làm bằng lòng! Rồi vì lo sợ người đẹp Christine bị mất về tay chàng Raoul, “Con Ma” đưa nàng xuống dưới hầm cống, hi vọng quyến rũ nàng bằng âm nhạc qua khúc hát “Music of the Night.”

Màn hai tập trung vào mối tình tam giác “Con Ma”, Christine, và Raoul. Bắt gặp Christine và Raoul đang cùng nhau tình tự, “Con Ma” nổi giận, bắt Christine xuống hầm sâu và tìm cách buộc nàng thuận làm vợ mình. Phần sau của vở ca kịch cho thấy “Con Ma” đã áp đảo tinh thần và tình cảm của Christine như thế nào.

Jason Mills biểu diễn sống động nhân vật “Con Ma” bị giằng xé giữa hai mặt của một con người, vừa bị lôi cuốn bởi khuynh hướng bạo lực, vừa cũng vẫn không thiếu những tình cảm nhân bản. Và giọng hát của Mills rất đủ sức truyền cảm khi trình diễn ca khúc nổi tiếng “Music of the Night” với tất cả say mê và nhiệt tình. Sara Jean Ford tỏ ra rất hạp vai Christine, với trình độ vững vàng của giọng hát. Cô và Greg Mills, trong vai Raoul, đã cống hiến một màn song ca đầy thú vị trong bản “All I Ask of You.”

Nói chung xuất phẩm này của Cameron Mackintosh/Really Useful Theatre Company, với sự đạo diễn của Harold Prince, trong đợt lưu diễn này quả không phụ lòng hâm mộ của khán thính giả đối với vở ca kịch “Phantom of the Opera”. Và sự hâm mộ này không phải là chuyện đáng ngạc nhiên: đây là một chuyện tình đầy xúc động được diễn bằng âm nhạc với những giai điệu tuyệt vời.

“Phantom of the Opera” đang được diễn trên sân khấu Trung Tâm Trình Diễn Nghệ Thuật Quận Cam, còn tiếp tục đến ngày 19 Tháng Tư. Giá vé $21.25 - $73.25, có bán tại quầy vé của trung tâm ở 600 Town Center Drive, Costa Mesa, hoặc gọi 714-556-2787, hoặc lên mạng OCPAC.org.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Ngày Quốc Tổ Hùng Vương 20/4/2008 tại Paris

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ đến vị vua đầu tiên đã sáng lập ra nước Việt Nam, cách đây hơn 4 ngàn năm….Hàng năm cộng đồng Việt Nam tại Paris cùng tụ về dự Đại Lễ Quốc Tổ Hùng Vương thường được tổ chức trong một ngày đầu xuân tháng 4.

Đã lâu lắm rồi, cũng đã 10 năm tôi chưa có dịp quay về Paris dự ngày Giỗ Tổ...Ngày Quốc Tổ năm nay tại Paris được tổ chức vào ngày Chúa Nhật 20/4/2008, tại Bảo Tàng Viện Quốc Gia “Musée National des Arts et Traditions Populaires” ở quận 16, nhằm lúc các con tôi bắt đầu có những ngày nghỉ mùa xuân… Ở thành phố hiện tôi đang sinh sống, vì cộng đồng Việt Nam rất ít oi, cho nên những ngày lễ như thế này thiệt hiếm hoi…Vì thế, tôi đã quyết định về Paris sớm hơn dự định hai ngày để cho các con tôi có thể có một ngày sinh hoạt truyền thống tìm về cội nguồn, với lịch sử khai quốc của dân tộc Việt…

Mặc dầu ngoài trời mưa suốt cả ngày nhưng trong một không khí trang nghiêm, có rất đông đảo người Việt Nam đến tham dự, từ những ông cụ bà cụ đầu tóc bạc phơ đến những em nhỏ xúng xính trong những chiếc áo dài. Những tà áo dài thướt tha lụa là, tiếng chào đón ngọt ngào của các thanh thiếu niên trong ban Tiếp Tân, gợi cho tôi những cảm giác quen thuộc thân thương của những năm tháng tôi còn sinh hoạt ở Paris…Tôi rất vui khi tìm lại những khuôn mặt bạn bè quen thuộc trong đoàn văn nghệ ngày xưa, những bạn bè mà tôi đã cách xa cũng hơn mười năm rồi…Còn nỗi vui nào hơn khi gặp lại nụ cuời xinh tươi của chị Thanh Vân …Sự giam cầm phi lý của chính quyền Hà Nội cũng không ngăn bước tiến của chị trong công cuộc đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho người dân Việt Nam trong nước. Cũng ở đây, tôi có dịp biết được một khuôn mặt đấu tranh khác đến từ Thụy Sĩ, đó là nữ bác sĩ Xuân Trang, một nhà trí thức trẻ nhưng lại là một nữ anh thư với một sự dũng cảm phi thường, một tinh thần yêu nước, trung nghĩa vẹn toàn …Nhìn chị với dáng dấp mảnh mai, tôi vẫn không tài nào tưởng tượng sức mạnh nào đã thôi thúc cho chị dám về Việt Nam, gõ cửa nhà tù để xin thăm những chiến hữu của mình đang còn bị giam cầm …Việc làm của chị như tiếng trống đồng gióng lên từ hồn thiêng sông núi giòng giống Lạc Hồng…

Ngày Quốc Tổ Hùng Vương năm nay có sự góp mặt của nhiều hội đoàn như ban Tế Tự Paris, Ban Giảng Huấn Việt Tộc Paris, Hội Ái Hữu vùng Bắc Paris, hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris, lớp Việt Ngữ Massy, Việt Tân, và đặc biệt là Đoàn Thanh Niên Hướng Việt đến từ Thụy Sĩ …Buổi lễ bắt đầu với nghi thức Tế Tổ, Hưởng Lộc Tổ cổ truyền …Các con tôi lần đầu tiên mới thấy được phong lễ cúng tế Việt Nam truyền thống và trang nghiêm.


[center]Image



Chương trình Văn Nghệ chính thức khai mạc sau nghi thức chào cờ và mặc niệm những người đã vị quốc vong thân.


Image


Những lời chia sẻ với đồng hương về vận mệnh tương lai của một đất nước Việt Nam thật sự tự do dân chủ và nhân quyền của nhà lãnh đạo tài năng trẻ Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân, đã gây nhiều cảm xúc…


Tiếp theo sau đó là những màn văn nghệ đặc sắc… Những bản hợp ca hùng tráng,


Image


những tình khúc quê hương


Image


xen kẻ với những bài ca vọng cổ, như nỗi lòng của một nàng Huyền Trân Công Chúa nặng chữ hiếu trung đành chôn chặt một uẩn tình qua điệu Phụng Hoàng do nghệ sĩ Ngọc Tâm trình diễn…


Image


Những điệu múa trẻ trung của giới trẻ Việt nam trong những tà áo dài trắng thướt tha, hay trong những chiếc áo bà ba xinh xắn …làm cho tôi chợt nhớ những năm tháng còn đi sinh hoạt văn nghệ…


Image


Những màn múa độc đáo của Hội Thanh Niên Hướng Việt đến từ Thụy Sĩ cho tôi thấy giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại vẫn luôn thiết tha tìm về với cội nguồn dân tộc…


Image


Image


Một buổi họp mặt chia sẻ như thế này không thể nào quên được những hình ảnh của các thiên thần trong bóng tối như Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy …những tiếng gọi bi than của dân oan ở khắp mọi nơi trong nước…


Image


Image


Bản Nhạc Cảnh vinh danh những thiên thần bóng tối đã kết thúc chương trình văn nghệ ngày Quốc Tổ trong tiếng vỗ tay vang dội …


Tôi ra về trong niềm luyến tiếc nhớ thương, hằng mong sẽ có dịp gặp lại những bạn bè thân thương của mình trong một dịp gần đây...
[/center]



Tiểu Vũ Vi
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »



Image

Nữ tài tử Hilary Swank đóng vai nữ phi công Amelia Earhart
LOS ANGELES, California.- Tờ báo chuyên về nghệ thuật điện ảnh Variety đăng tải là nữ tài tử Hilary Swank, từng hai lần đoạt giải Oscar, sẽ đóng vai Amelia Earhart, trong cuốn phim mới, nói về nữ phi công tiền phong của thế giới, đã mất tích trong một chuyến bay trên vùng biển Thái Bình Dương vào năm 1937.

Hilary Swank sẽ đóng chung với tài tử Richard Gere, một tài tử kỳ cựu của Hollywood và là đệ tử của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng.

Cuốn phim do đạo diễn Ấn Ðộ Mira Nair thực hiện, mang tựa đề “Amelia”, được quay ngoại cảnh tại Canada và Nam Phi, sẽ kể lại cuộc đời của nữ phi công đầu tiên của thế giới dám bay một mình ngang qua Ðại Tây Dương trước khi biến mất trong một chuyến bay trên vùng biển Thái Bình Dương vào năm 1937, lúc đó Amelia mới có 40 tuổi.

Trong cuốn phim này, tài tử Gere sẽ đóng vai người chồng của Earhart, có tên là George Putnam.

Nữ tài tử Swank, 33 tuổi, đã đoạt giải Oscar đầu tiên hồi năm 2000 qua vai trò chánh trong cuốn phim có tranh luận về giới tính “Boys don't cry”, và sau đó đoạt giải Oscar thứ nhì hồi năm 2004, trong vai một nữ võ sĩ quyền Anh, trong cuốn phim mang tựa đề “Million Dollar Baby”.

Tài tử Gere, 57 tuổi, từng đoạt giải Trái Cầu Vàng (Golden Globe) về nam tài tử xuất sắc nhất qua vai trò trong cuốn phim ca nhạc “Chicago”, trước đây có xuất hiện trong các cuốn phim trở thành cổ điển như “Pretty Woman” đóng chung với nữ tài tử Julia Roberts hồi năm 1990 và “American Gigolo” hồi năm 1980. (L.T.)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm
Đôi Dòng Phi Lộ...

Sau đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm do tác giả Hương Kiều Loan thực hiện. Nhiều chi tiết trong bài phỏng vấn này cho ta nhìn thẳng vào cuộc đời mà nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm từng trải qua như:

1) Chức phận: Đã có lần tôi hỏi anh vì sao bị ghim lon trong quân đội, anh trả lời như trong bài này. Xuất thân cùng thời cùng đợt với các tường lãnh trong quân đội VNCH, nhưng không may cho anh chỉ vì trình diện trễ sau ngày đám cưới, anh bị báo cáo đào ngũ. Từ đó hồ sơ quân bạ bị ghi điểm xấu và đường hoạn lộ bị lận đận về sau.

2) "Gọi Người Yêu Dấu": Có thể nói rằng nhiều nhiều người đàn ông, nhất là giới nghệ sĩ chia chung tâm trạng với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (VĐN) về hình bóng của một Ly Cơ nào đó và để rồi nhạc phẩm này trở nên bất hủ.

3) Thanh Lan: Tháng 11 năm 1969 Thanh Lan tình cờ gặp VĐN hỏi anh nếu có bài nào mới không. VĐN giao cho TL bài "Gọi Người Yêu Dấu" trên Đà Lạt. Rồi một hôm VĐN ngồi trong quán cà phê anh lại xúc động nghe nhạc phẩm này do TL đầu tiên hát lăng xê bài nhạc và do trung tâm Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh thu thanh.

4) Tình cảm: Là người chồng thương yêu vợ VĐN tâm sự sau khi hiền thê của anh thăm anh sau bao ngày xa vắng, anh lén lút những cặp mắt cú vọ của bọn cán bộ để hôn vợ mình cho thoả lấp những nỗi nhớ thương. Cái tình yêu đó, cái tâm tình đó anh đã đem vào thơ và nhạc:

“Khi nụ hôn trao nhau vội vàng

Còn ấm chút hương môi,

Em đã xa tôi rồi, tay rời tay, con tim bồi hồi.”

5) Hình phạt:

Trong một buổi đi lao động mệt mỏi và đói bụng về, anh tước một nhánh lúa non trong cánh đồng ngậm đỡ, bọn lính canh CS bắt được đem anh ra đánh hội đồng trừng phạt vì tội ăn cắp. Mang thân phận hàng binh hay người tù CS, chỉ có Thượng Đế mới cứu giúp họ được mà thôi. Oái oăm thay bọn lính CS đó lại non choẹt chừng 18, 19 tuổi đã nhẫn tâm đánh đập người tù nghệ sĩ tuổi gần 60 vốn ốm yếu. Chúng đấm đá, thoi thụi anh đến khi anh ngất xỉu.

6) Bao dung:

Vốn là người sùng đạo anh có trái tim bao dung, anh tha thứ cho kẻ thù. Anh tâm sự lòng: "... tôi đã tin theo Thiên Chúa, và làm theo lời Ngài dạy là tha thứ cho kẻ thù mình. Làm đuợc như thế, lòng mình thanh thản hơn. Còn kẻ ác, hãy để Thượng Đế xét xử họ."

7) Ái quốc:

Trong trại tù, khi anh nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của bọn CSVN ngạo nghễ tung bay trong nắng sớm. Anh chua xót cho thân phận lưu đầy biệt xứ của người tù khổ sai, gia đình tan nát, vợ con nheo nhóc, quê hương đồng bào quằn quại duới gót giầy bạo tàn của kẻ chiến thắng, anh lấy một chiếc lá sắn úa, mầu vàng như màu nghệ, đặt lên lòng bàn tay; trên lá sắn vàng, anh đặt ba cọng lá sắn đỏ rực rỡ song song, thành hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá quốc kỳ cuả miền Nam thân yêu, giờ đã bị giặc chiếm đóng, và đồng bào vô tội bị đọa đầy, bao nhiêu ngươì đã chết trên đường vượt biên và trong tù "cải tạo". Xúc động đến cùng cực, anh nghẹn ngào mà nước mắt tuôn trào ra. Chị Hương Kiều Loan cũng chia sẻ tâm trạng của năm di tản 75, nỗi vui mừng trước khi rời tàu lên đất liền của hải đảo Guam, mọi người đứng nghiêm chào quốc kỳ từ giả cũng trong nghẹn ngào.

Việt Hải cũng đã mang cùng tâm trạng như vậy, khi tàu vào hải phận Subic Bay xin tị nạn, chính quyền Phi Luật Tân yêu cầu tàu VNCH phải hạ cờ mới cho vào, đứng trước tình thế mới của kẻ tị nạn lưu vong hàng ngàn đồng bào đồng ca quốc ca VNCH trước khi hạ kỳ, bài quốc ca thân yêu vang dội cả một góc trời Subic Bay, người tị nạn nghẹn ngào chia sẻ tâm tư như Vũ Đức Nghiêm, như Hương Kiều Loan. Dù chúng ta đứng ở chân trời góc biển nào, dù từ miền rừng Việt Bắc hay hải đảo Guam hay căn cứ quân sự của Đồng Minh Subic Bay, chúng ta nghẹn ngào vì miền nam thân yêu tức VNCH bị xóa tên trên bản đồ.

Bài phỏng vấn của HKL rất súc tích về cuộc đời và kỷ niệm của nhạc sĩ VĐN, xin quý vị đọc tiếp. Việt Hải Ghi Chú.

***
Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm

Hương Kiều Loan
Trong một khu vườn trăm hoa đua nở, thông thường những bông hoa sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt hoặc có một kích thước dễ được nhìn thấy, thường được tự phô bầy ngay trước mắt khiến mọi người có thể nhận thức được ngay khi mới bước vào vườn hoa. Còn có những loài hoa với hương thơm nhẹ dịu, quyến rũ và với những mầu sác hài hoà thanh nhã, tuy đã hiện hữu cùng với những loài hoa khác, nhưng loài hoa hiếm quí này không dễ gì mà thấy chúng dễ dàng được.

Trong vườn hoa âm nhạc, Vũ Đức Nghiêm là một trong những loài hoa hiếm quí ấy. Nhạc cuả ông thanh nhã, tiết điệu rất tuyêt vời, không quá cầu kỳ để trở thành diêm dúa lố bịch, nhưng cũng không giản dị mộc mạc thái quá để dễ bị đồng hoá với hình ảnh cuả người “nhà quê đi guốc mộc”.

Nhạc cuả VĐN có một sức quyến rũ lạ thường rất dễ thông cảm, càng nghe càng thấm thía và thích thú. Nhạc cuả VĐN không ồn aò xô bồ, mà lãng đãng như mây trời, có khi như tiếng suối reo, có khi ầm ì như sóng biển vỗ trên ghềnh đá và đôi lúc tuôn trào như thác lũ. Cũng có chút thoáng buồn nhưng không cay đắng. Bằng thanh âm trầm bổng trong tiếng nhạc VDN đã diễn tả tài tình một “Tình Yêu” thanh nhã, thật lãng mạn nhưng cũng không kém đam mê. Tình yêu qua nhạc VDN quả thật là những bông hồng, những nụ hồng hiếm, thật đẹp, trân quí và nồng nàn cho “người yêu dấu”.

VĐN, một tên tuổi đi vào lòng người không bằng xảo thuật cuả thương trường âm nhạc, không bằng những quảng cáo ồn ào nặng mùi thương mại, mà bằng những nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng đầm ấm, rất dễ ru hồn người vào những cơn mộng ảo cuả “Tình Yêu”.

Hôm nay Hương Kiều Loan mời độc giả bước vaò khu vườn hoa cuả nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm để trò chuyện cùng ông, và cùng thưởng thức những đóa hoa thơm, xinh đẹp mà nhạc sĩ đã tặng cho người và cho đời.

***

( HuongKieuloan) HKL : Thưa anh, sau khi nghe cái CD “ Đoá Hồng Cho Người Yêu Dấu” thì tôi đã nghĩ phaỉ nhấc điện thoại, để nói lời cảm tạ nhạc sĩ đã cho nghe những bản nhạc mà tôi rất yêu thích. Nhân tiện, cũng xin anh cho độc giả biết chút it về thân thế, tiểu gia đình và đại gia đình cuả anh ạ.

( VuDucNghiem) VDN: Tôi sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, tỉnh Nam Định. Tôi là con thứ nhì trong một gia đình gồm 8 anh em trai và 2 em gái. Chín anh em tôi đang sống rải rác nhiều nơi ở hải ngoại. Một người còn đang ở Việt nam.

Tôi lập gia đình năm 1954. Chúng tôi được 7 cháu, tất cả đều đã có gia đình.

HKL : Xin anh cho biết ngoài CD ”Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu”, anh có ra những CD khác không ạ? và thể loại của nhạc? Tình cả Thánh cả Quân hành?

VDN: Ngoài CD “Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu”, tôi còn có mấy CD về Tôn Vinh Ca, và về Giáng Sinh. Tôi gọi là Tôn Vinh Ca, mà không dám gọi là Thánh Ca, vì “Thánh Ca” là những bài đã được giáo hội công nhận từ bao thế kỷ. Tôi chỉ viết Tôn Vinh Ca để ca ngợi Thương Đế, chứ không dám có cao vọng viết thánh ca, từ ngữ có vẻ lớn lao quá. Tôi đã thực hiện những CD Tôn Vinh Ca 1, 2, 3, 4 và một vài CD về Giáng Sinh mà tôi sẽ cho ra mắt trong dịp Giáng sinh năm tớị Còn về nhạc quân hành, thì ngày xưa, tôi có viết, nhưng bây giờ, còn có ai hát quân hành nữa đâu. Bản nhạc Tôn Vinh Ca đầu tiên tôi sáng tác trong tù là Thi Thiên 90, bài thánh vịnh cổ nhất, cũng là bài cầu nguyện cuả thánh Mô Se.

Vào tù rồi, nhưng Vũ Đức Chỉnh , em tôi, đã giấu đuợc một cuốn Kinh Thánh. Đây là cuốn Kinh Thánh của bố tôi cho, trước khi mất nước. Trong tù, hai anh em tôi đã phải lén lút, mỗi lần đọc Kinh Thánh. Một hôm, đọc đến Thi Thiên 90, tôi đã phổ ngay bài này trong vòng tuần lễ sau đó. Tôi tìm cách chuyển bài hát ra ngoài, và Thi Thiên 90 đã đuợc phổ biến rộng rãi ở nhiều Hội Thánh Tin Lành trong nước, cũng như ở ngọai quốc. Ca khúc này dài vào khoảng 200 trường canh. Nhạc sĩ Vĩnh Phúc, cô em tôi ở nhà thờ Tin Lành Saigòn, đã tìm cách chuyển đuợc bản nhạc qua Mỹ, gửi làm nhiều lần, mỗi lần một vài tờ.

HKL: Xin anh cho biết cơ duyên nào khiến anh bước vào lãnh vực âm nhạc?

VDN: Ngay từ ngày còn nhỏ, tôi thường đi hát trong ca đoàn cuả nhà thờ, đến khi là tráng niên cũng vậỵ Tôi yêu âm nhạc, có lẽ do ảnh hưởng của bố tôi. Ông cụ ngâm thơ rất haỵ Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn còn thấy bồi hồi, tưởng như đang nghe đươc giọng ngâm thơ cuả cụ, Hơn nữa, tôi cũng được ảnh hưởng của mẹ tôi, qua những lời ru ngọt ngào của bàï, nên từ đó, lòng yêu âm nhạc đã gắn liền với tôi tự bao giờ không hay.

HKL: Anh có tốt nghiệp ở trường âm nhạc nào, hay là theo học với một nhạc sĩ nào không?

VDN: Thưa không, tôi không hề được đặt chân đến một trường âm nhạc nào, và cũng như chưa đựợc theo học một nhạc sĩ nào cả. Tôi tự học, và học hỏi qua bạn bè. Tôi có nhưng người bạn thân rất giỏi về âm nhạc như Phạm Đình Chương, Nhật Bằng đã chỉ vẽ cho tôị Sau này, thì đuợc thêm một số nhạc sĩ khác chỉ bảo chọ Ngoài ra, khi ở trong tù, tôi có cơ may đươc hoc hỏi thêm về âm nhạc qua những nhạc sĩ Thiên Quang, Lê Như Khôi, và Lê Ngọc Linh.

HKL: Bản nhạc đầu tiên anh sáng tác vào thời điểm nào, xin anh cho độc giả đuợc biết.

VDN: Bản nhạc đầu tiên tôi sáng tác là một bản nhạc tình, tặng cho cô bạn gái cùng tuổi, học cùng trường ở Hải Phòng. Năm đó, chúng tôi mới 15, 16 tuổi, cùng thích hát, thường nghêu hát với nhau. Bây giờ nhớ lại, bản đó thật quá đơn sơ về nhạc lý, nhưng vẫn thấy lòng bồi hồi rung cảm, bởi vì đó là bản nhạc đầu tiên mình viết được.

HKL: Thưa anh, trong đại gia đình anh, có người nào có khả năng về văn nghệ như anh không ? Nếu có, thì trong lãnh vực nào ? Văn , thơ , hoạ? v.v.

VDN : Tôi có người anh lớn, chơi Violon, nhưng chỉ là chơi nhạc chứ không sáng tác. Ngoài ra, tôi có người em gái là Bạch Cúc, chơi piano, và người em út, Vũ Trung Hiền, chơi guitar, và hát, nghe cũng được. Vũ Trung Hiền viết cuốn Duyên Anh và Tôi, Những Câu Chuyện Bên Ly Rượu, xuất bản đầu năm 2000, ghi lại rất nhiều kỷ niệm với Duyên Anh.

HKL: Vâng, để xin ngắt lời anh, HKL đã đuợc nghe anh Hiền hát, và tự đệm pianọ Anh Hiền nói là “ Play by ears” , nhưng làm HKL lé mắt luôn, để xin mời qúy độc giả nghe anh Vũ Trung Hiền trong bản : “Này Cô Bé Yêu”, thơ Bùi Vi Thiện, mà anh VDN mới phổ nhạc.

Nguời ta nói văn thơ thường vận vào đời sống, số mạng con người. Anh thấy những nhận xét này có đúng không ạ ? Và nếu đúng, đã vận vào số mệnh anh như thế nào ?

VDN: Theo tôi nhận xét, những người nghệ sĩ thường được Thiên Chúa ban cho một sự linh cảm nhiệm mầu, đôi khi họ có thể cảm đươc những gì sẽ xẩy đến, Thí dụ như Nhạc Sĩ Phạm Duy, cách đây mấy chục năm, ông đã viết bản nhạc "Viễn Du Ra sông, biết mặt trùng duơng, biết trời mênh mông, biết đời viển vông, biết ta hãi hùng”. Tôi có cảm tưởng như Phạm Duy đã đuợc một mặc thị nào đó, và tiên đoán đuợc những gì xẩy ra cho đất nước ở tương lai.

Riêng với tôi, những năm còn ở Đàlạt, tôi đã viết bài hát Trong Ngục Tù Bao La khi nghĩ đến người yêu bé nhỏ của mình, vì hoàn cảnh trái ngang, phải xa tôi. Nàng đi lấy chồng, và người chồng đó vì quá ghen tuông, sau đám cưới, đã nhốt nàng ở nhà, không cho nàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tôi đã hình dung ra một nàng cung phi bị giam nơi lãnh cung, khi nghĩ và nhớ về nàng.

Không đầy sáu năm sau, tôi đã bước vào tù ngục, khi miền Nam chúng ta thua trận, hàng trăm ngàn đồng bào và đồng đội của tôi đã bị giam nhốt vào cái ngục tù bao la đó.

HKL: Được biết anh đã bị cầm tù trong trại cải tạo tới 13 năm, thưa anh trong tù, anh có gặp đuợc những nhạc sĩ nào? Và đã có những kỷ niệm vui buồn nào anh muốn chia sẻ với độc giả HQ ?

VDN: Tôi đã gặp đươc các nhà thơ Hà Thượng Nhân, Tô Thùy Yên, Nguyễn Xuân Thiệp..v.v, và anh em đã chia xẻ với nhau những vui buồn, nâng đỡ tinh thần nhau, và sáng tác chung với nhau. Trong thời gian bị biệt giam cùng với Hà Thượng Nhân, tôi có dịp trao đổi với ông về những cảm xúc dạt dào nhớ vợ thương con, và tôi đã phổ nhạc một số bài thơ tù của Hà Thuợng Nhân, cùng mấy bài thơ cuả Tô Thùy Yên (Mùa Hạn) và Nguyễn Xuân Thiệp (Điệu Hoài Hương Xanh, Giả sử Mai Ta Về).Tôi nghĩ đó là những tuyệt bút sẽ đưa tên tuổi của họ vào thi sử, nhất là trong địa hạt thơ tù. Bài thơ “ Xin Làm Cỏ Biếc Vương Chân Em Đi” của Hà Thượng Nhân, do tôi phổ nhạc năm 1981 đã được thu băng (Bích Ngọc hát). Bài này còn được biết đến dưới tên Mai Em, Anh Về. Bài thơ đó như sau:

Xin làm cỏ biếc vương chân em đi

Mai em, anh về

Xin làm cỏ biếc

Vương chân em đi

Xin làm giọt mưa

Mưa dầm rưng rức

Trên vai người yêu

Anh cầm tay em

bàn tay khô héo

anh nhìn mắt em

gió lùa lạnh lẽo



anh nhìn lòng mình

muà đông mông mênh

cỏ non mùa xuân

còn xanh dấu chân

trăng non mùa hạ

uớt đôi vai trần

có xa không nhỉ

ngày xưa thật gần

có xa không em?

Ngày xưa thật gần.

Mong rằng có dịp thu âm lại và gửi HKL để tạ lòng tri kỷ, xin HKL vui lòng chờ nhé.



HKL: Được biết anh đã từng ở trong trại tù Long Giao. Kỷ niệm nào đặc biệt tại nơi đây đã khiến anh viết bản nhạc Mưa Long Giao?

VDN: Trong hơn 13 năm tù ngục, có một thời gian tôi ở cùng trại với nhạc sĩ Nhật Bằng (đài phát thanh quân đội), nhạc sĩ Thiên Quang, chỉ huy trưởng quân nhạc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Chúng tôi có nhiều lần trao đổi tâm tình và kinh nghiệm sáng tác. Thiên Quang cũng giúp tôi học hỏi thêm về hòa âm. Những ngày tù đầu tiên ở trại Long Giao, tôi cũng ở gần các nhạc sĩ Lê Như Khôi, Lê Ngọc Linh và cũng học hỏi đuợc thêm từ hai anh nhiều kinh nghiệm sáng tác và lý thuyết hòa âm.

Bây giờ kể đến kỷ niệm những ngày ở trại tù Long Giao, năm 1975. Có nhiều hôm trời mưa, mưa nhiều như nuớc mắt những người tù. Hà Thuợng Nhân ở tù chung với tôi trong thời gian đó. Ông là một nhà thơ nổi tiếng từ lâu. Lúc ấy, ông đã khỏang 60 tuổi rồi, nên coi tôi như một người em. Một hôm, anh Hà Thượng Nhân đưa tôi một bài thơ, và bảo:

- Tôi mới làm bài này, cậu xem có được không?

Tôi xem xong, nói ngay:

- Em sẽ phổ nhạc bài thơ này.

Bài thơ như sau:

Mưa Buồn Long Giao

Trời có điều chi buồn

Mà trời mưa mãi thế

Cây cỏ có chi buồn

Mà cỏ cây đẫm lệ

Mà cỏ cây lệ tuôn?

Anh nhớ em từng phút

Anh thương con từng giây

Chim naò không có cánh

Cánh naò không thèm bay

Người nào không có lòng

Lòng naò không ngất ngây

Gủi làm sao nỗi nhớ

Trao làm sao niềm thương



Nhớ thương như trời đất

Trời đất cũng vô thường

Ngày xưa chim hồng hộc

Vượt chín tầng mây cao

Ngày xưa khắp năm châu

Bước chân coi nhỏ hẹp

Bây giờ giữa Long Giao

Ngồi nghe mưa sùi sụt

Cuộc đời như chiêm bao

Có hay không neỏ cụt?

Anh châm điếu thuốc lào



Mình say, mình say sao?

HKL: Thưa anh, làm cách nào anh cho bản nhạc đi thoát ra ngoài để đến tay người nhà và được phổ biến sau đó ạ?

VDN: Năm đó có người tù đuợc thả về. Tôi gửi anh bạn tù bản nhạc, nhờ anh mang ra ngoài. Anh ta nói nếu đề tên VDN, thì không cách gì lọt qua được mạng lưới kiểm soát của họ, nhưng nếu ghi là Nhạc Liên Xô, chắc mang ra đuợc. Nhờ thế, bản nhạc đã đến tay người nhà tôi.

HKL: Trong 13 năm bị giam cầm đó, xin anh cho biết, anh đã trải qua những trại giam nào ? Và nơi nào đã có những kỷ niệm vui buồn, đau thương, đặc biệt nhất?

VDN:Từ trại giam Tân Hiệp, Biên Hòa, tôi bị đưa ra Bắc (Hoàng Liên Sơn), tháng Sáu 1976, và chuyển qua nhiều trại ở vùng Yên Báy, Lào cay,v.v.

Tháng 10,1978, chuyển trại về trại giam Nghệ Tĩnh G (NT 6)

Tháng 1/1981 chuyển trại về Hàm Tân

Tháng 4/1982 chuyển về trại Xuân Phước (Phú Khánh), cho đến tháng 9/88, đuợc trả tự do.

HKL: Nhiều bạn bè khen bản nhạc Giả Sử Mai Ta Về, thơ Nguyễn Xuân Thiệp, do Vũ Đức Nghiêm phổ nhạc. Anh có kỷ niệm đặc biệt nào với nhà thơ đó không? Và do đâu anh có cảm xúc để viết thành bản nhạc?

VDN: Tôi rất thích thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Bài Giả Sử Mai Ta Về đã gợi trong tâm hồn tôi một nỗi buồn khi nghĩ đến thân phận mình ngày đuợc thả về, nếu như có một ngày như thế.

Bài thơ ấy như sau:

Giả Sử Mai Ta Về

Giả sử mai đây ta về lại trên đường, gặp tuổi thơ ta cười giòn tan trong nắng

Đuổi bắt trái sao khô xoay tròn khi gió vang, ai gọi ta mà mùa Thu rơi đỏ mộng

Giả sử mai đây ta về trên con phố cũ, ai đốt lên cho ta những ngọn đèn trong sương?

Có đôi mắt nào nhìn ta qua khung cửa kính?

Ôi con gấu bông vàng từng mơ mùa chín mật hương

Ôi cuộc đời dẫu đã xa còn y như ngày trước

Những bức tường nghiêng và những khóm tầm xuân

Ai trèo lên cao mà vừa nghe húyt sáo

Mặt trời, bạn hiền ơi, chờ ta qua mấy ngọn thùy dương



Bởi chiếc roi bạo lực chẳng thể vung hòai trong gió

Chú ngựa non reo tiếng lạc trên đồi

Các con ta duới vầng trăng tuổi nhỏ với ước vọng xanh như người thổi bóng lên trời

Và em nữa tất nhiên vẫn là em thời trẻ, của Saigon nằm mở cửa những đêm vui

Em và Saigon ăn ô mai ngòai phố, em và Saigon như một vệt son môi

Đã lâu lắm dường như ta không còn trẻ nữa

Con chim biếc bay rồi vườn vắng cây khô

Chợt một buổi nghe dòng sông nức nở, gọi ta về thầm kể những đêm xưa

Ôi giả sử mai đây ta về lại bên đời

Dẫu chẳng còn ai biết đến ta chẳng còn ai đợi cửa

Thì trọn kiếp ta xin làm người nghệ sĩ rong chơi

Đi đọc thơ ta giữa vùng bụi đỏ.

HKL: Trong tù, bị kiểm soát nghiêm ngặt như vậy, làm thế nào những người nghệ sĩ như các anh vẫn sáng tác được, và làm sao để giấu được những sáng tác của mình?

VDN: Tôi có đọc một cuốn sách tựa đề “Hót Trong Tháng Tù”. Bià sách in hình mấy con chim nhảy nhót trong lồng. Tôi thầm nghĩ “Trong ngục tù chim vẫn hót mà sao ta không hót được?”. Do đó, tôi tiếp tục sáng tác trong tù để nói lên tâm tư, tình cảm, và những uớc vọng thiết tha nhất của mình. Tất cả đều đuợc ghi trong ký ức, sau khi tôi đã nghiền ngẫm, suy nghĩ về cấu trúc và lời ca. Có một số bài đặc biệt, như Thi Thiên 90, Khi Tôi Quỳ Nơi Chân Chuá, và Tôi Uớc Mơ Là Viên Than Hồng đều được chuyển tới tay Vĩnh Phúc ( tác giả ca khúc Ngàn Thu Aó Tím, viết cùng với Hoàng Trọng) bằng đường bưu điện. Thật là một phép lạ, vì nếu cai ngục kiểm duyệt thư, biết được tôi chuyển nhạc đạo ra ngoài, thì họ cùm tôi là cái chắc! Những bài hát ấy đã được chuyển qua Mỹ và được hát nhiều lần trên đài phát thanh Far East Broadcasting Company( FEBC) và các Hội Thánh Tin Lành hải ngoại.

Bản nhạc đó đã viết năm 86, 87 tại trại giam Xuân Phước. Hơn 10 năm mòn mỏi trong tù, cuả chờ đợi và tuyệt vọng, bản nhạc đã nói lên tâm tư người tù là tôi, và những người khác nói chung.

HKL: Có kỷ niệm nào trong tù mà anh không quên được?

VDN: Một kỷ niệm đau thương mà tôi nhớ mãi, là một lần đi lao động về, ngang qua một cánh đồng luá mới đâm bông, lúa non vừa lên đòng đòng. Theo thói quen cuả một người nhà quê, tôi đã tuốt một cọng lúa non, cho vào miệng nhâm nhi, vì lúa khi đó ngọt lắm. Không ngờ tôi bị hai tên cán binh bắt gặp. Khi về đến trại, bọn cán binh tuổi chừng 18, 19, lôi tôi ra sân. Mỗi đứa đứng một góc, chúng đấm đá tôi văng từ đầu này qua đầu kia, và chỉ đấm đá vào ngực, vào bụng tôi thôi. Lúc ấy tôi đã gần 60, rất ốm yếu vì thiếu ăn, và lao lực. Chúng đánh dã man lắm, đánh đến khi tôi chịu không nổi, tiêu tiểu trong quần và ngất đi, lúc đó chúng mới dừng tay!. Anh em bạn tù đã vực tôi dậy, đưa tôi về phòng và dùng nước muối xoa bóp những vết thương cho tôi.

HKL: Thưa anh, chắc là những tù nhân khác cũng bị hành hạ, không dưới hình thức naỳ thì cũng ở hình thức khác? Đau đớn thật, tại sao con người có thể trở thành dã man đến như thế!

VDN: Vâng, nếu nhắc lại thì còn phải kể nhiều nỗi đau thương khác nữa, nhưng tôi đã tin theo Thiên Chúa, và làm theo lời Ngài dạy là tha thứ cho kẻ thù mình. Làm đuợc như thế, lòng mình thanh thản hơn. Còn kẻ ác, hãy để Thượng Đế xét xử họ.



HKL: Anh có thể cho biết tên một số bản nhạc mà anh đã sáng tác trong thời gian bị caỉ tạo, và những bản nhạc đã được thu vaò CD.

VDN: Trong CD Đoá Hồng Cho Người Yêu Dấu, có chừng 10 bản tôi sáng tác trong tù, như Tâm Tư Chiều, Muôn Trùng Xa Em Về, Như Mây Bay Về, Tâm Khúc Đêm Sao, Đoá Hồng Cho Ngươì Yêu Dấu, v..v.

HKL: Chắc bản nhạc này anh đã sáng tác khi vợ hiền lên thăm nuôi?

VDN: Vâng, một kỷ niệm quá vui là được nhìn thấy mặt vợ con mà mình hằng ngày đêm mong nhớ. Sau bao nhiêu năm xa vắng, thế mà nào có đuợc cầm tay nhau! Nhưng cuối cùng cũng ráng lén hôn vợ được một cái.

“Khi nụ hôn trao nhau vội vàng

Còn ấm chút hương môi,

Em đã xa tôi rồi, tay rời tay, con tim bồi hồi.”

HKL: Thưa anh, không phải mình HKL đâu, mà HKL tin rằng những bản nhạc hay, những bài văn,thơ hay, được độc giả thình yêu thích là vì họ tìm thấy họ trong tác phẩm cuả tác giả, không ở khía cạnh này, thì ở khía cạnh khác. Thông thường những tác phẩm về tình cảm, nhất là về tình yêu, thì đều đuợc dễ dàng đón nhận.

VDN: Vâng đúng vậy, “Yêu Em anh bỗng thành thi sĩ. Ở tù anh bỗng thành nhạc sĩ”. Những bài thơ và nhạc viết trong tù, thường rất cảm động và hay. Trong tù có những anh em, không phaỉ là nhạc sĩ, mà họ cũng sáng tác nhạc bằng âm điệu, nghe hát lên cũng hay lắm. Bản đầu tiên tôi sáng tác trong tù là một bản tôn vinh Chúa, vì trong tình trạng tuyệt vọng cuả cuộc sống, lúc đó chỉ còn biết cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi có đươc cuốn thánh kinh, do người em là Vũ Đức Chỉnh giấu được, nên anh em có những ngày mang ra chỗ sáng để đọc, và tôi đã phải nhập tâm đoạn nguyện cầu đó, rồi tôi đã phổ. Bài này đuợc phổ biến nhiều ở Hội Thánh Tin Lành. Đưa về Saì gòn, sau đó chuyển qua Mỹ, dài vào khaỏng 200 trường canh, cỡ 5, 6 tờ. Nhạc sĩ Vĩnh Phúc, cô em tôi ở nhà thờ Tin Lành Saigòn, đã tìm cách chuyển đuợc bản nhạc qua Mỹ, gửi làm nhiều lần, gửi rời từng tờ một.

HKL: Anh đã sáng tác đuợc bao nhiêu bài tôn vinh ca tất cả?

VDN: Khoảng 50 đến 70 bài, tôi cũng có sáng tác Tù ca, một CD 12 bài, phần lớn viết trong tù. Thơ nhạc viết trong giai đoạn ở tù này đã nâng đỡ tinh thần tôi rất nhiều. Nên tôi đã viết: “Xin tạ ơn Chúa, đã ban cho con một đời tự do, xin tạ ơn Chúa đã ban cho con ngày tháng lao tù”.

HKL: Anh còn kỷ niệm naò trong tù, muốn chia xẻ với độc giả nữa không ạ?

VDN: Suốt mười ba năm dài đằng đẵng, hẳn HKL cũng biết chúng tôi có bao nhiêu là kỷ niệm đau buồn trong tù. Kể sao cho hết, nhưng có một kỷ niệm đây tôi muốn nhắc đến:

Khi ở Hoàng liên Sơn, tôi đi đánh sắn trên đồi mang về trại. Trên đồi cao nhìn xuống trại tù, tôi đau lòng nhìn thấy 1 lá cờ đỏ sao vàng ngạo nghễ bay trong nắng sớm. Nghĩ đến thân phận lưu đầy biệt xứ của người tù khổ sai, gia đình tan nát, vợ con nheo nhóc, quê huơng đồng bào quằn quại dưới gót giầy bạo tàn cuả giặc Cộng, tôi lấy một chiếc lá sắn úa, mầu vàng như màu nghệ, đặt lên lòng bàn tay; trên lá sắn vàng, tôi đặt ba cọng lá sắn đỏ rực song song, thành hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá quốc kỳ cuả miền Nam thân yêu tôị, nay đã bị giặc chiếm đóng, và đồng bào tôi bao nhiêu ngươì đã chết trên đường vượt biên và trong tù "cải tạo". Xúc động đến cùng cực, tôi nghẹn ngào, nước mắt trào ra. Phải một lúc lâu sau, mới qua cơn xúc động. Tôi lau nước mắt gánh sắn về trại.

HKL: Nghe nhạc sĩ nhắc đến vụ lá cờ, HKL đây cũng có một kỷ niệm khó quên, xin phép độc giả, để HKL kể một kỷ niệm của mình: năm 75, đếm Guam bằng chiếc tàu Đại Dương, qua rất nhiều ngaỳ lênh đênh trên biển, thiếu nuớc, thiếu ăn, v.v. Lúc tàu cập bến, truớc khi đặt chân lên đất liền, tự động mọi người chẳng ai bảo ai, bỗng cùng đứng thẳng, không hiểu ở đâu trên tàu còn giữ đuợc lá cờ vàng ba sọc đỏ. Và thế là bài quốc ca đuợc mọi người cùng đồng thanh hát. Thú thật, HKL lúc đó mắt nhoà đi, không hát được và chưa bao giờ thấy đau đớn như thế trong ý nghĩ rồi đây có bao giờ, và biết đến bao giờ mình mới lại đuợc nhìn thấy lá cờ thân yêu đó bay phất phới trên vùng trời thân yêu như ngày xưa, khi mà thân ta đang lưu đầy tỵ nạn như thế này, chưa biết tương lai ra sao của bao dân VN lưu lạc. Nỗi đau đớn đó bây giờ nhớ lại vẫn thấy trào nước mắt anh ạ. Để trở lại những câu hỏi, được biết anh có phổ nhạc một bàì thơ cuả Cao Tiêu?

VDN: Thưa đúng vậy, thi sĩ Cao Tiêu, tức đại tá Hoàng Ngọc Tiêu Tôi đã xúc động khi đọc những câu thơ sau của Cao Tiêu:

“Hàng binh gom sư đoàn

Bắt quân lính con nít đưa vô Nam

Bắt phải vaò chỗ chết

Thương cho em mười lăm

Em cũng quê Hà Nội

Em cúi đầu khẽ nói

Em gọi ta bằng ông”

Cao Tiêu viết về những em bé lính miền Bắc bị bắt làm tù binh. Sau khi quân ta chiếm lại được Cổ Thành Quảng Trị, nhà thơ Cao Tiêu lúc đó là Cục Trưởng Tâm Lý Chiến, đã ra thăm Quảng Trị. Anh chứng kiến cảnh tù binh CS toàn là con nít ở tuổi vị thành niên, đã bị CS đưa vào Nam và cảnh Cổ Thành Quảng Trị điêu tàn sau khi giặc cộng bị tiêu diệt. Đó cũng là lúc ra đời của bài hát Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu. Tiếng hát đầy nước mắt “... lòng ta như thành này. Vinh quang trong tan nát”. Đó là mấy câu cuối trong bàì thơ của Cao Tiêu mà tôi phổ nhạc.

HKL : Khi nhỏ, anh có từng dự thi về sáng tác nhạc trong một buổi tổ chức nhạc không ạ?

VDN: Những năm cuối thập niên 50, tôi có tham dự cuộc thi sáng tác ca khúc do đài quân đội tổ chức, tôi được may mắn trúng tuyển một số bài:

1955 Đoàn Quân Bắc Tiến

1956 Chào Mừng Quốc Khánh 26 tháng 10

1960 Chúng Ta Đi Xây Nền Cộng Hoà

Ngoài ra tôi cũng viết một số nhạc, vài bản Quân Hành Khúc.

1956 Sư Đoàn 3 Hành Khúc (sau đổi là Sư Đoàn 5)

1958-59 Sư Đoàn 22 hành khúc

1967 Sư Đoàn 23 Hành Khúc.

Ngoài ra tôi cũng đuợc giaỉ thưởng cuộc thi viết nhạc cho các sư đoàn; như Sư Đoàn 22 ở KonTum. Bản Sư Đoàn 22 Hành Khúc gồm 62 trường canh:

“Sư đoàn 22 đi lên

Sơn hà mang trên vai”

Và năm 67 viết hành khúc cho sư đoàn 23, đuợc giaỉ nhất. Khi đó sư đoàn ở dưới quyền đại tá tư lệnh Trương Quang Ân.

Tôi cũng viết hành khúc cho sư đoàn 3, sau đổi thành sư đoàn 5, bản nhạc cũng đổi tên theo luôn, “ Đi lên sư đoàn 5, Muôn dân đang chờ ta. Làm cho nuí sông lừng danh Sư Đoàn 5”. Bài hát đó, từ năm 70 tới 73, đuơc nhạc sĩ Thục Vũ, khi đó là trưởng phòng 5 cuả sư đoàn cho hát hàng tuần trên đài phát thanh Sàì Gòn.

HKL: Được biết anh học khóa đầu tiên của Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, năm 1951, cùng khóa với những tên tuổi lớn sau này, như Trung tướng Nguyễn Baỏ Trị, Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, Trung tướng Lê Nguyên Khang.Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ,v.v. Xem như vậy, coi như đường binh nghiệp cuả anh không đựợc may mắn như những người bạn cùng khoá, vì họ lên lon vù vù. Anh có thể cho biết vì nguyên nhân nào đã làm cản trở sự thăng cấp bậc cuả anh không ạ?

VDN: Thuở còn là trung uý đóng ở miền Bắc, tôi lập gia đình giữa năm 1954. Sau đám cưới, tôi về phép trễ đến 7, 8 ngày, và bị cấp trên báo cáo đào ngũ. Tôi bị nhiều ngày trọng cấm. Do đó việc thăng cấp của tôi sau này bị lận đận.

HKL: Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất trong đời văn nghệ cuả anh?

VDN: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời văn nghệ của tôi là vào năm 1969, tháng 11, sau khi viết Gọi Người Yêu Dấu, tôi tình cờ gặp ca sĩ Thanh Lan ở Đàlạt. Thanh Lan hỏi tôi có bài nào mới viết không? Tôi đã đưa bài Gọi Người Yêu Dấu cho Thanh Lan. Sau đó ít lâu, khi tôi đang uống cà phê ở một tiệm nước khu Hoà Bình, gần chợ Đàlạt, chợt nghe tiếng hát rất quen. Đó là tiếng Thanh Lan hát Gọi Người Yêu Dấu mà Ngọc Chánh thu thanh trong băng Shotguns Nhạc vàng 70. Tôi xúc động lắm, nghe Thanh lan hát bài ấy lần đầu tiên.

HKL: Tên anh đuợc gắn liền với bản nhạc naỳ khi bản nhạc được ra đời, đã là top hit của giai đoạn đó, và bản nhạc đến bây giờ vẫn còn hay, vẫn làm người nghe bồi hồi xao xuyến, nếu không muốn nói là ray rứt trong cái đau thương mất mát cuả tình yêụ, HKL nhớ đến những tình khúc trong CD, có những lời nhạc. Khi đọc lên, không khỏi ngậm ngùi, nhất là khi nghe nhạc đuợc hát. HKL nhận thấy không phải chỉ có bản. Gọi Người Yêu Dấu là xuất sắc, trong cáí CD 12 bản nhạc kia, đã có những bản nhạc xuất sắc, mà chưa có cơ hội để được 5 phổ biến rộng rãi, như bản Bâng Khuâng Nhớ Tình Xưa, Tâm Tư Chiều, Vùng Trời Kỷ Niệm, Thấp Thoáng Như Giấc Mơ,v.v.

VDN: Cám ơn HKL đã rất rộng lượng đối với những nhạc phẩm của tôi. Tìm đuợc tri kỷ cảm thông được những gì mình viết ra, thật hiếm và quý.

HKL: Âm nhạc là tiếng nói chân thành nhất cuả người nhạc sĩ, tình khúc cuả anh mang nhiều giai điệu tha thiết, luyến nhớ, tuyệt vọng. Phải chăng đã phản ảnh phần nào cuộc đời tình cảm riêng tư cuả anh?

Thưa anh, trước khi hỏi anh về một chút riêng tư, HKL phải xin rào trước đón sau như thế này: Từ bao thế hệ, ngay cả bây giờ, nhiều người vẫn còn thắc mắc về những nhân dáng trong bài thơ hay nhạc đã nổi tiếng. những bản nhạc đã đi vào lòng người mãnh liệt cuả những mối tình không trọn, dang dở, đau khổ dấu kín trong một góc đời của thi, nhạc sĩ nên đã khiến họ viết đuợc những tuyệt tác để lại cho đời.

Bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu cuả anh cũng đã đuợc coi như nằm trong những con số nói trên. Người ta cũng ao ước muốn được biết chút xíu về những nhân dáng nào, đã đánh động đuợc tâm linh nhạc sĩ như thế, nhất là anh khi viết về Gọi Người yêu Dấu. Anh có thể tâm sự chút it với độc giả được không ạ?

VDN: Tôi xin cám ơn HKL đã thông cảm tâm trạng tôi trong hoàn cảnh trái ngang: một người nghệ sĩ khi đã có gia đình, không thể phụ bạc vợ con để đi theo tiếng gọi của tình yêu, nên thật đau đớn lúc cắt đứt chuyện tình đó. Kết quả của nỗi đau đớn khôn nguôi ấy là bài Gọi Người Yêu Dấu. Cho đến cả chục năm sau, có đêm trong tù, khi nhớ về kỷ niệm xưa, tôi đã mơ thấy Ly Cơ, và gọi tên nàng trong giấc mộng. Ngày xưa, những năm còn nhỏ, đọc truyện Tàu, tôi đã say mê những nhân vật Bao Tự, Ly Cơ... Ly Cơ là người yêu cuả Sở Bá Vuơng. Ly Cơ với dáng đi dịu dàng, tha thướt kiêu sang.

HKL: Thưa anh, như vậy nhân dáng Ly Cơ chắc là nhìều lắm trong các nhạc phẩm cuả anh?

VDN: Vâng, đúng vậy, bản nhạc đó đã viết riêng cho nàng, cho Ly Cơ. Nàng là nhân dáng trong bài Gọi Người Yêu Dấu.

HKL: Thưa anh, những gì người nghệ sĩ viết ra từ cảm xúc chân thành nhất, bao giờ cũng là những tác phẫm hay, làm rung động lòng người, và theo thiển ý của HKL thì Gọi Người Yêu Dấu đã là bản nhạc mà tất cả những ai đã yêu, đuợc yêu, hoặc mất tình yêu, đều thấy bóng dáng mình trong đó. Thế còn Vùng Trời Kỷ Niệm, Thấp Thoáng Như Giấc Mơ, anh đã viết chung về một nhân dáng hay từ những cảm xúc khác.

VDN: Tôi đã viết cho Ly Cơ, cho nhân dáng trong Gọi Người Yêu Dấụ Cám ơn HKL thật nhiều về những cảm nhận từ giòng nhạc tôi viết. Phần lớn các baì hát đều hướng về một nhân dáng. Ly Cơ là một nhân vật có thật, hiện sống tại Mỹ nhưng đã không còn liên hệ gì mật thiết từ hơn 30 năm. Biệt hiệu Ly Cơ tôi tặng nàng là do một bài thơ của Xuân Diệu mà tôi yêu thích:

Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi

Tôi yêu Ly Cơ hình nhịp nhàng

Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng

Trong trăng nhớ nàng Dương Quý Phi

( Nhị Hồ của Xuân Diệu)

HKL:Trong số những bản nhạc anh đã sáng tác, anh ưu aí bản nhạc nào nhất ạ? và vì sao?

VDN: Tôi có bẩy người con, tôi đều yêu quý như nhau, thì những đứa con tinh thần cũng vậy. Có những bản nhạc, may mắn đuợc hiều người biết đến, và có những bản nhạc kém may, vẫn nằm đâu đó trong hộc tủ, nhưng không phải vì thế mà tôi không yêu quý. Tôi qúy tất cả những gì mình đã sáng tác. Tôi ưu aí tất cả những bản nhạc đã viết, đặc biệt là Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu và những baì Tôn Vinh Ca đã viết trong tù.

HKL: Hiện nay có rất nhiều nhạc sĩ trẻ, amateur, nhưng nhạc họ sáng tác thật hay, và họ cũng bị kẹt như nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác khi không đuợc những trung tâm lăng xê, cho nên những bản nhạc hay đành ngậm ngùi phổ biến trong nhóm nhỏ bạn bè, hoặc may mắn trên mạng luới. Tuy nhiên, nghe nhạc trên mạng lưới không thể hay bằng những bản nhạc đã được thâu vào CD, với hoà âm, phối khí chuyên nghiệp. Anh có điều gì nhắn nhủ hay góp ý với những nhạc sĩ trẻ này không?

VDN: Xin cứ tiếp tục theo đường lối của mình, không sáng tác theo thị hiếu quần chúng, nên trau dồi nghệ thuật, học hỏi, trao đổi với các bạn cùng chí hướng. Thận trọng trong sáng tác và thực hiện băng nhạc.

HKL: Về môi truờng phổ biến hạn hẹp cuả loại nhạc A (xin xem bàì phỏng vấn NNN) thì anh có nghĩ loại nhạc này sẽ dần dần mai một; và rồi trong tuơng lai, loại nhạc A này sẽ không còn thấy nữa?

VDN: Tôi không nghĩ rằng loại nhạc A sẽ có ngày mai một. Không phaỉ là trình độ thẩm âm cuả người nghe quá kém, nhưng là sự lan tràn cuả loại nhạc rẻ tiền quá mạnh, gây một thói quen thưởng ngọan quá dễ dãi trong quần chúng. “Hữu xạ tự nhiên hương”, cái gì hay và có giá trị sẽ tồn tại. Điển hình là những ca khúc tiền chiến cuả các nhạc sĩ Văn cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Qúy, Đoàn Chuẩn đến nay vẫn còn được mến mộ.

HKL: Anh có ý kiến gì để chúng ta có thể duy trì loại nhạc A mà chúng ta yêu thích?

VDN: Sự lan tràn của nhạc rẻ tiền chỉ có tính cách giai đoạn. Sẽ có ngày, người ta sẽ chán những loại ca khúc này, và sẽ đi tìm kiếm những ca khúc có giá trị nghệ thuật. Tôi cũng hy vọng các nhà sản xuất băng nhạc sẽ lưu tâm phổ biến những ca khúc có giá trị nghệ thuật để nâng cao trình độ thưởng ngoạn cuả đa số quần chúng.

HKL: HKL rất thích CD Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu. Quả thật CD này đã như một món quà qúy giá tặng tất cả những người vợ hiền đã vất vả lo nuôi con, nuôi chồng trong những năm dài tù tội. Biết bao nhiêu người vợ VN , và chỉ có những người vợ VN thôi, mới có thể kiên nhẫn chịu đựng những nỗi khốn khó nhọc nhằn trong giai đoạn tang thương, tuyệt vong đó. Có phải thế không, anh Vũ Đức Nghiêm? Anh có kỷ niệm nào đặc biệt hôm ra mắt CD Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu không ?

VDN: HKL thật tinh ý. Vâng, có một câu chuyện nhỏ. Hôm ra mắt CD đó, anh MC có hỏi khó tôi một câu: “Đóa hồng này có phải cho người trong bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu và người đó có phải là hiền nội của nhạc sĩ bây giờ?”. Tôi không thể nói dối, nên tránh né như sau: “ Gọi Người Yêu Dấu là gọi người mình yêu mà mình đem giấu đi. Keỏ vợ biết thì nguy lắm. Còn Cho Người Yêu Dấu là tặng người vợ hiền đã vất vả vì tôi trong suốt 13 năm tù tội”.

HKL: Cái tựa CD của anh rất hay, chắc anh đã lấy từ tên một bài thơ nào chăng?

VDN: Thưa không phải. Lúc đầu, tôi định đặt là: “Đóa Hồng Cho Vợ Hiền” thì các con tôi góp ý là nghe không thơ, không lãng mạn gì cả, và đề nghị tôi đổi là “Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu”. Khi viết Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu, tôi đã hình dung ra đến ngày mình đuợc trở về, 13 năm hay hơn nữa, chắc sẽ thấy vợ hiền biến thành một bà già lụ khụ rồi.

“...Xin cho tôi hôn maí tóc điểm sương

Xin cho tôi hôn vầng trán ưu phiền

Xin cho tôi hôn đôi mắt héo hon, năm tháng mỏi mòn, chờ người xa vắng

Xin cho tôi hôn bàn tay chai sần, thay chồng nuôi con, một đời vất vả...”

HKL: Bức hình anh chụp trên bià CD cuả anh, coi rất nghệ sĩ và rất là lãng tử khiến HKL nhớ đến đoạn văn cuả Ký giả Lô Răng đã viết về anh: "Hồi ông ấy ở tiểu đoàn 6 bộ binh đang theo dấu trung đoàn của VC đến vùng duyên hải Buì Chu, Phát Diệm, nơi xứ đạo đang yên vui thì bùng khói lửa, tại đó ông đã gặp Trung uý Nguyễn Bảo Trị, Trung Uý Nguyễn Đức Thắng.v..v..và Trung Uý Vũ Đức Nghiêm”. Qua vùng Hoành Nha, một miền xứ đạo thuần thánh, có những chiếc cầu đá rêu phong bò qua những con nước trong leo lẻo tôi gặp một sinh viên khoá một nưã. Trung Uý Vũ Đức Nghiêm đồn trưởng Hoành Nha. Nhưng khác với những quân nhân ném cả tâm hồn lẫn thể xác vaò cuộc chiến. Tôi thấy Vũ Đức Nghiêm ngồi một mình trên lô cốt, đang nghiêng đầu trên cây gưitar, dạo một khúc đàn. Một hình ảnh tương phản hẳn vói tình hình chiến trận ở chung quanh. Hình như người dạo đàn kia đang quên trời quên đất, quên chiến sự đang sôi sục, để sống riêng cho hoài cảm cuả mình”

VDN: HKL nhận xét thật tinh đó. Tấm ảnh đó là do nhiếp gia danh tiếng Nguyễn Ngọc Hạnh chụp tặng cho tôi.

HKL: Xin cám ơn anh đã đành cho HKL buổi phỏng vấn này, và xin chúc anh tiếp tục sáng tác thật nhiều.

HƯƠNG KIỀU LOAN
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tom Cruise từng hẹn hò với 'bà già' Cher
Trước khi sánh đôi với những người đẹp như Nicole Kidman, Penelope Cruz và Katie Holmes, nam tài tử điển trai là người tình của bà hoàng nhạc disco. Lúc đó, Tom mới 20 tuổi, còn Cher đã 36.

Cuộc tình chị em của họ diễn ra cách đây 25 năm, khi Cher đang ở đỉnh cao sự nghiệp còn Tom mới chập chững bước vào làng điện ảnh. Hai người hẹn hò trong suốt 3 năm và chỉ chia tay năm 1986, khi Tom phải chuyển từ Los Angeles đến Chicago để tham gia bộ phim The Color Of Money.
Image
Cher và Tom trong một dịp gặp gỡ năm 2002.
Ảnh: Dailymail.

"Suốt một thời gian dài, rất dài, chúng tôi không hề hé răng đề cập đến chuyện đó. Tôi không hiểu tại sao. Cả tôi và anh ấy đều im lặng", Cher cho biết.

Nhưng bí mật vừa được giọng ca Believe tiết lộ. Cher thừa nhận, bà từng yêu Tom thực sự.

"Anh ấy là người đàn ông đáng tôn thờ nhất mà bạn có thể tưởng tượng được. Khi chúng tôi còn bên nhau, Tom là người rất kín đáo. Bây giờ, tôi thật khó hình dung nổi khi thấy anh ấy xuất hiện trên truyền hình. Không biết bao nhiêu lần Tom nhảy cẫng lên trên chiếc ghế của Oprah?", Cher nhận xét, tỏ ý khó hiểu trước thái độ bốc đồng của Tom khi thể hiện tình yêu với Katie Holmes.
Image
Ca sĩ Cher. Ảnh: cherconvention.

Ca sĩ nổi danh còn cho biết, huyền thoại nhạc rock & roll Elvis Presley từng gọi điện mời bà "phiêu lưu" một tuần với ông tới Las Vegas. Nhưng vì "quá nhát", bà đã từ chối. Đó là một trong những điều khiến Cher ân hận đến tận bây giờ.

Ở tuổi 61, Cher vẫn đang tìm kiếm một tình yêu mới.

"Tôi muốn tìm một người đàn ông có thể khiến tôi cười, một người dễ thương và vẫn dám làm những điều ngốc nghếch khi yêu", bà thổ lộ.

Chồng cũ của Cher - Sonny Bono - qua đời năm 1998.

L.H. (theo Dailymail)
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »


Image

Tạp chí FHM: Nữ tài tử Megan Fox hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2008
NEW YORK.- Tạp chí dành riêng cho nam giới FHM đã bầu chọn nữ tài tử Megan Fox, 21 tuổi, đứng đầu danh sách 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2008 này.

Người ta biết đến nữ tài tử Fox khi cô đóng chung với tài tử Shia Labeouf trong cuốn phim tình ăn khách hồi Mùa Hè năm qua, mang tựa đề Transformers, mặc dù Fox đã xuất hiện trước đó ít lâu trong cuốn phim Hope & Faith.

Fox đã có mặt trong danh sách 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới từ hai năm nay, nhưng ở các hạng thứ yếu, như hồi năm qua còn xếp hạng 65, tuy nhiên năm nay Fox đã qua mặt vô số nữ tài tử thống lãnh danh sách này từ bấy lâu nay.

Thật vậy trong danh sách của năm 2008 này, Fox đã vượt qua cả nữ tài tử Jessica Alba, Angelina Jolie, Jessica Biel, Beyoncé Knowles...

Trong 10 phụ nữ hấp dẫn nhất còn có Elisha Cuthbert, Scarlett Johansson, Emmanuelle Chiriqui, Hilary Duff, Tricia Helfer, Blake Lively, Kate Beckinsale... và xếp dưới cùng, tức hạng 100 là nữ ca sĩ kiêm tài tử Britney Spears...

Chủ bút tạp chi FHM Online, JR Futrell đã nhận xét về Fox như sau:

“Cô ta trẻ, nóng bỏng, ngôi sao đang lên, cộng với sức thu hút của cô, khiến cô dễ dàng giành được ngôi vị đầu bảng này. Tôi tin rằng con đường tương lai của cô còn rất xán lạn.”

Danh sách 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới trên, vẫn được tạp chí FHM tổ chức bầu chọn hàng năm, và năm nay đã có đến gần 9 triệu người tham dự. (L.T.)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Nữ ca sĩ Lệ Thu: "Mỗi lần hát là một lần sống lại"

Trong thời gian tập luyện chuẩn bị cho live show 24-25.8 tại Sài Gòn, ca sĩ Lệ Thu bao giờ cũng đến sớm nhất. Có những bài hát dù đã trình diễn trên sân khấu không biết bao lần, chị vẫn kiên nhẫn tập đi tập lại với ban nhạc từ sáng đến chiều.

Giọng hát chuẩn và độ rung hoàn hảo của Lệ Thu đã khiến nhiều giảng viên thanh nhạc nhạc viện ngừng dạy, sang nghe chị hát.

Vẫn sẽ "Mười năm tình cũ", "Serenade", "Chiếc lá cuối cùng", nhưng là một Lệ Thu khác. Chị nói, 40 năm ca hát, nhưng mỗi lần cất giọng là một lần rung cảm khác nhau, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, trải nghiệm cũng khác. Mỗi lần hát là một lần sống lại, nhất là khi diện kiến khán giả trong nước. Lần này, Lệ Thu sẽ song ca cùng Trọng Tấn bản "Thu vàng", cùng Cao Minh "Cho lần cuối" và cả ba cùng hát chung "Tình hoài hương".

- 40 năm đi hát, chị nhận ra điều gì quý nhất trong đời?

- Có hai điều: Điều đầu tiên, tôi đã được trời cho một giọng hát để hát vì vui thích; sau là hát thành nghề. Điều thứ hai, cho đến bây giờ tôi vẫn cảm nhận được sự thương yêu của khán giả dành cho mình.

- Có những người hát bằng cái tôi của mình, nhưng cũng có người hát bằng cái tôi trữ tình trong tác phẩm, chín trong từng lời. Đó mới là độ sâu của một giọng hát, lý trí mà vẫn nồng nàn...

- Câu nói ấy cũng có thể dành cho tôi đấy. Những gì có trong tôi tự bộc lộ khi thể hiện bài hát bằng trực giác, bằng rung cảm. Trước khi nhận một bài hát, bao giờ tôi cũng đọc lời trước. Ca từ có sáng tạo, có hay thì mới nhận. Và khi hát, chắt lọc tất cả những gì mình cho là hay, là nhiều xúc cảm, là tâm trạng thật của tác giả.

- Chị thường hát những tình ca cũ, phải chăng vì không muốn thay đổi?

- Tôi có nhiều bài mới lắm chứ, nhưng khán giả thích hoài niệm, nên cứ muốn nghe lại những bài quen thuộc, gắn bó với họ một thời. Gần đây, tôi rất thích bài "Mơ về Hà Nội" của nhạc sĩ Dương Thụ. Nghe ca từ đã thấy hay rồi, đã thấy tâm hồn, tim óc của mình ở trong đó. "Tôi mong về Hà Nội/để nghe gió sông Hồng thổi/để thương áo len cài vội/một chiều đông rét mướt...".

- Có những bài như "Giáng Ngọc", "Bản tình cuối", ca sĩ Khánh Ly xin nhường lại sự độc quyền cho chị. Chị không chọn bài của một nhạc sĩ, mà luôn kén chọn ca khúc của những người nổi tiếng. Một sự khôn ngoan?

- Trời cho mỗi người một tính cách riêng. Bên cạnh đó, cha mẹ cho tôi bộ óc khôi hài. Chính vì thế, khi chọn bài hát cũng phải phù hợp với tính cách. Khánh Ly là người rất thông minh và dí dỏm. Nhưng nếu nói đến việc lựa chọn bài hát thì chắc là không ai kỹ bằng tôi.

- Thế hệ ca sĩ như chị sở dĩ có sức lay động người nghe là vì đằng sau giọng hát là một cái phông văn hoá dày dặn, là những trải nghiệm để đi đến tận cùng bằng tiếng hát. Dường như càng có tuổi, họ vẫn có sức thuyết phục riêng?

- Cho đến bây giờ, có người vẫn hỏi vì sao tôi giữ được giọng hát bền như vậy, tôi cho là vì tôi tập yoga, tập thiền từ khi còn trẻ. Hơn nữa, tâm mang nặng tính Phật. Ơ đây, tôi không nói đến chuyện ăn chay trường mà chính là mình làm đúng những gì có trong tâm.

- Chị hát buồn thế, liệu cuộc đời có yêu chị?

- Cuộc đời vẫn yêu quý tôi như chính tôi yêu cuộc đời. Người ta cũng thường nghĩ đời người đi hát buồn lắm. Nhưng nhờ thiền mà tôi luôn buông bỏ, luôn nhìn thấy cuộc đời tươi mới, thú vị. Tôi rất thích câu "Tôi là ai mà yêu quá đời này" của Trịnh Công Sơn.

- Xin cảm ơn chị.

Minh Thi thực hiện
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Asia58,
và kỷ niệm 30 tháng Tư


Việt Hải/Dương Hà


Gần đến ngày 30 tháng Tư thì những ngày tan thương, kỷ niệm đau thương lại về với tôi. Trên màn ảnh của chiếc máy vi tính là bức email của anh Phan Nhật Nam gửi đến.



"Nầy bạn hiền, tháng Tư không phải riêng bạn buồn đâu, những tháng Tư đến với tôi không một chút bình an. Tôi có mặt từ ngày 13/03/75 tại mặt trận Pleiku cho đến ngày chót của VNCH, 30/04/75, tôi có mặt trước tiền đình Hạ Viện. Một trang sử cũ thật u buồn."
Image
Phan Nhật Nam là lính Dù tác chiến, anh có khả năng ngòi bút đặc biệt về văn phóng sự chiến trường, tôi thích đọc tác phẩm của anh, từ Mùa Hè Đỏ Lửa, Dấu Binh Lửa, Dựa Lưng Nỗi Chết, Dọc Đường Số Một, đến quyển Tù Binh và Hòa Bình.

Anh kể tôi nghe những mưu toan khi người cộng sản xua quân xé bỏ Hiệp định Paris để xâm lăng cưỡng chiếm Miền Nam, vào tháng 12 năm 1974 các binh đoàn Bắc Việt ào ạt tấn công Phước Long, rồi mùa xuân tháng 3 năm 1975 lại tấn chiếm Ban Mê Thuột. Vết dầu loang lan dần về thủ đô Sài Gòn. Sách Tù Binh và Hòa Bình, ra đời vào 1974 tại Sài Gòn. Anh kể về những thua thiệt cay đắng.

Hiệp định này không có một mảy may giá trị qua tất cả mọi điều khoản khi mang ra thi hành... Từ việc phân định vùng giao tranh, lập các tổ kiểm soát, và ngay cả chi tiết cụ thể như việc trao trả tù binh bị các bên giam giữ. Vì trong phần vụ công tác, Phan Nhật Nam là người lập kế hoạch trao trả, và thực hiện kế hoạch ấy qua nhiều địa điểm trao trả suốt hai miền Nam, và ra Bắc. Điều khoản I về Nghị Định Thư Tù Binh đã làm biến mất toàn thể khối tù binh ra đi từ các trại quân miền Bắc. Để đối lại, trong danh sách tù binh của VNCH lại thiếu vắng toàn diện những quân nhân bị bắt trước trận chiến Mùa Hè 1972. Những sĩ quan VNCH như Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Trung Tá Nguyễn Văn Châu; Thiếu Tá Trần Văn Đức, Đại Úy Nguyễn Quốc Trụ ... cùng những quân nhân thuộc Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù bị bắt ở mặt trận Hạ Lào, tức Hành quân Lam Sơn 719, vào năm 1971, đã bị gạch bỏ khỏi danh sách trao trả. Thật ra việc thi hành Hiệp Định Paris là để người Hoa Kỳ cốt yếu cần mang về 588 tù binh và hoàn tất việc rút quân ra khỏi Việt Nam trong "danh dự". Tuy vậy sự hào hùng của người lính được ghi nhận vào những giờ phút lâm nguy nhất cho thấy dù kết quả có chiến bại. Tác giả Nguyễn Vi Túy của bài viết "Ngã Tư Bảy Hiền - Tháng Tư Đen" viết:
Image
"Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Sàigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu. Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt phòng ngự này."



Trong quyển "Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân", tác giả Dương Viết Điền ghi nhận hai trong số rất nhiều sự kiện tan thương nhưng can trường của người lính VNCH như sau:



- Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam (The Seven Samurai in VietNam): Theo tài liệu về ngày 30 tháng 4, năm 1975 trong kho dữ liệu của hãng Thông tấn Nhật bản Kyodo ghi nhận lại phút chót của những anh em Nhảy Dù. Khi giờ đau thương đã diểm, ngày 30-04-1975, là lúc QLVNCH bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.



- Thiên thần Mũ Đỏ can trường trong chiến bại:

Chuyện kể tang thương thứ hai về sự hào hùng. Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston đã chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 anh em quân nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng của người lính QLVNCH, ví dụ hiển vinh cho sự kiện "can trường trong chiến bại".



Nhà văn Phan Nhật Nam có tham dự vào show quay cho cuốn DVD Asia-58, mang chủ đề "Lá Thư Từ Chiến Trường". Anh là một trong hai guest emcees, người kia là KHG Dương Nguyệt Ánh, ngoài những Asia emcees nồng cốt như Nam Lộc, Việt Dzũng, Thuỳ Dương. Anh cho biết anh rất vui khi tham dự trong một chương trình vinh danh người lính VNCH. Tôi đồng ý vì sự can đảm của họ khi bảo vệ quê hương của họ phải đáng ca ngợi.

Cuộc chiến đấu 20 năm (1955-1975) mà vai trò của quân đội VNCH là bảo vệ an ninh bờ cõi, bảo quốc an dân, gìn giữ xóm làng được an bình từ lúc khởi đầu 1955 đến phút cuối cùng của sự kiện "can trường trong chiến bại". Trong biến cố 30 tháng Tư quân sử VNCH cũng đã ghi khắc sự tri ân 6 vị sĩ quan cao cấp dũng cảm đã tuẫn tiết như Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Khoa Nam, và Lê Văn Hưng.
Image
Hôm quay phim Asia-58 tôi được xem hai MC Dương Nguyệt Ánh và Phan Nhật Nam giới thiệu về trường hợp tướng Lê Văn Hưng. Theo phim tài liệu thì ông sinh ngày 27 tháng 3 năm 1933 tại Hốc Môn. Tốt nghiệp hai quân trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Võ Bị Đà Lạt. Cấp bậc cuối cùng là Chuẩn tướng, ông có 50 huy chương đủ loại, mà trong số đó có nhiều huy chương cao quý. Chức vụ cuối là Tư lệnh phó Quân đoàn 4, trú đóng tại Cần Thơ. Năm 1972, ông lập chiến công anh dũng tại An Lộc, sau trận An Lộc nên được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh; năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, vì không chấp nhận đầu hàng địch quân, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt anh em binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích lẫy lừng một thuở tại mặt trận An Lộc đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối.

Là chương trình văn nghệ nên bản nhạc được xếp vào màn này là nhạc phẩm Người Chết Trở Về của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, và qua hai giọng ca Nhật Trường và Thanh Lan đã nhắc lại nét oai hùng của người, khi họ ra đi là sự can đảm thương tâm.

Trong cuộc chiến 20 năm đó thì trận tiến quân đánh sang Cam Bốt để phá hủy căn cứ hậu cần của địch quân được xem là rất thành công. Cuối năm 1970 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III xử dụng ba Sư đoàn cơ hữu là 5, 18, 25 và 2 Liên đoàn 3 và 5 Biệt Động Quân thay phiên nhau mở cuộc hành quân sang lãnh thổ Kampuchia, phá tan hậu cần VC dọc theo biên giới: mật khu Ba Thu, Mỏ Vẹt, Móc Câu. Đồng thời tiến sâu vào các tỉnh Svay Rieng, Kompong Trach, Prey Vieng, tiếp cứu đồng bào VN thoát khỏi cảnh nạn cáp duồng, đưa họ trở về VN định cư. Gần Tết các đơn vị được rút về VN ăn Tết, đồng thời chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô Toàn Thắng 1/71 trên lãnh thổ Kampuchia.

Trung tướng Đỗ Cao Trí Tư lệnh Quân đoàn III đã chỉ huy tại mặt trận, ông quan sát từ trực thăng bay trên không theo dỏi địa hình và điều khiển cuộc hành quân. Ông chủ trương phải thanh toán để tiến nhanh đến mục tiêu chính là đồn điều Chup, nơi ẩn náu của cục R, không để họ tẩu thoát. Ông là một Napoleon mưu lược, và ông là một McArthur tài ba về chiến trận.

Với tài thao lược chỉ huy, khi đảm nhiệm chức Tư lệnh Vùng III Chiến Thuật chỉ trong một thời gian ngắn, ông bình định xong nông thôn, và thực hiện các cuộc hành quân tấn công hầu ngăn chận và tiêu diệt lực lượng đối phương xâm nhập lãnh thổ miền Nam. Trận đánh phá hủy cục R bên Cam Bốt là điển hình.

Tháng 3 năm 1970, Ông bình định lãnh thổ Vùng 3 do ông phụ trách. Thực hiện cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 42", phối hợp với Lực Lượng II Dã Chiến Hoa Kỳ, để lần lượt bứng tận gốc các chốt đóng quân của lực lượng Bắc Việt dọc theo bên kia ranh giới Việt- Miên ở mật khu Mỏ Vẹt và Móc Câu, càn quét địch quân đẩy lui cục R và các sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận mạn Đông Bắc Cam Bốt ở vùng Đambe và Chlong. Tháng 2 năm 1971, ông dùng chiến thuật trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng ông đổ quân xuống Chlong, cho quân tấn chiếm mật trận Đambe, quân CS co rụm lại ở thế thủ. Theo kế hoạch tốc chiến tốc thắng khi địch quân tháo chạy, ông mở cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 1/71" tiến chiếm Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Vì khi chiếm được Kratié, chúng ta cắt đứt con đường huyết mạch chính mà địch quân tiếp vận từ miền Bắc Việt xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kế hoạch thành công phá hủy căn cứ hậu cần của địch quân.

Tướng Đỗ Cao Trí sinh tại Biên Hòa vào ngày 20-11-1929, tốt nghiệp trường Võ Bị Coetquidan, trường Nhảy Dù Pau ở Pháp năm 1949 và tốt nhiệp Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ ở Fort Leavenworth năm 1959. Ông là vị Tư Lệnh Nhảy Dù đầu tiên của QLVNCH. Ngày 23 tháng 2 năm 1971 ông tử nạn vì trực thăng phát nổ trên không phận Tây Ninh, sau đó ông được vinh thăng lên Đại tướng.



Để tưởng niệm sự mất mát này chương trình Asia 58 cho trình bày nhạc phẩm Chân Trời Tím của Trần Thiện Thanh với 2 ca sĩ Nguyên Khang và Ngọc Hạ.

Vị tướng thứ ba được đề cập đến trong Asia-58 là tướng Nguyễn Viết Thanh, một vị tướng thanh liêm, chính trực, chỉ huy giỏi, được binh sĩ, đồng bào cảm mến. Ông tốt nghiệp khóa 4 trường Võ Vị Đà Lạt, hầu hết các nhiệm sở ông đảm trách thuộc Vùng III và Vùng IV Chiến thuật. Như ông phục vụ tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, làm tỉnh trưởng Long An, Gò Công, sau này nắm chức Tư lệnh Sư Đoàn 7. Cuối cùng ông được đôn lên Tư lệnh Quân Khu IV.

Trong cuộc hành quân Toàn Thắng 42 sang Cam Bốt, ông đưa quân yểm trợ tướng Đỗ Cao Trí từ Vùng IV. Vào tháng 5 năm 1970, máy bay chở ông chẳng may đụng phải chiếc trực thăng loại Cobra của quân đội Hoa Kỳ khiến ông tử nạn.

Với Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tin tưởng ở khả năng quân sự của ông. Tướng Westmoreland đánh giá ông là vị tướng tài ba của QLVNCH.

Thiếu tướng George S. Eckhardt sau này nhắc chuyện cũ cho phóng viên Hoa Kỳ nghe về tình quân dân cảm mến tướng Thanh. Khi tướng Thanh làm Tư lênh Vùng IV, hai ông trong một chuyến công tác chung, bay trực thăng ngang qua Mỹ Tho (nơi đặt Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 7 mà ông đóng trước đây), hai ông ghé vào tìm một quán kín đáo để ăn trưa, nhưng khi đồng bào nghe tin tướng Thanh ghé địa phưong của họ, dân làng và binh sĩ vây quanh ông mừng rỡ, khiến ông bỏ bữa ăn trưa để bắt tay và chào hỏi bà con đến kéo thăm. Tướng Eckhardt cho biết bên ngoài khả năng lãnh đạo quân sự, tướng Thanh có đức tính đắc nhân tâm, thương mến người dân. Trong gia đình ông còn có người em trai là Đại Tá Nguyễn Viết Cần, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Ông đã anh dũng hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ giải vây An Lộc vào mùa Hè năm 1972. Đại Tá Cần cũng từng được coi như một cấp chỉ huy có tình nhân ái.



Vị tướng thứ Tư được Asia-58 vinh danh khi cho chiếu tài liệu về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng được xem là một trong những vị tướng xuất sắc nhất về chiến trường trong hàng ngũ tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã phục vụ trong quân đội từ năm 1954 đến 1975. Là người hùng Quảng Trị khi đánh bật quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt, tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, mang số quân:49/100.012. Ông sinh ngày 13/12/1929 , tại tỉnh Kiến Hòa. Nhập ngũ ngày 17/11/1953 , tốt nghiệp Khóa 4 Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức, tháng 6/1954. Ra trường với cấp bậc Thiếu úy, được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Thành tích sáng chói của ông rất nhiều. Kể từ năm 1970 ông được thăng cấp Trung tướng.

Trong cuộc hành quân Toàn Thắng 42 đánh sang Cam Bốt, khởi sự ngày 2/5/1970, Quân đoàn IV đã phối hợp với Quân đoàn III do Tướng Đổ Cao Trí chỉ huy, vượt biên giới Việt-Miên tiến vào mật khu Ba Thu của Cộng sản Bắc Việt tại Mõ Vẹt. Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân đoàn IV đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc hành quân này. Do đó, Trung Tướng Trưởng được đưa sang nhiệm chức Tư Lệnh Quân đoàn IV kiêm Tư lệnh Quân khu IV để thay thế sự ra đi của Tướng Thanh. Ông giữ nhiệm vụ này mãi đến tháng 5/1972.

Vào năm 1972 của mặt trận Mùa hè đỏ lửa bùng nổ, quân Cộng sản mở cuộc tấn công mãnh liệt vào Quân khu I. Lực lượng của VNCH tại Quân khu I bị tổn thất nhiều tại tỉnh Quảng Trị . Tướng Ngô Quang Trưởng được điều động ra thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, để giữ chức Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I. Tướnh Trưởng có công mang lại niềm tin và những nổ lực cải tổ lực lượng chiến đấu cho Quân khu I. Sư đoàn 1 Bộ Binh được cải cách để bảo vệ tuyến địa đầu của quê hương. Ông chủ trương Quân khu I cần được tăng phái với toàn bộ lực lượng tổng trừ bị của Quân Lực VNCH và được sự yểm trợ từ xa bởi Đệ Thất Hạm đội của Hoa Kỳ, chỉ trong vòng một thời gian ngắn lực lượng VNCH đẩy lui quân CS và tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, và tiến quân dành lại những phần lãnh thổ ở phía Nam sông Mỹ Chánh, và Cửa Việt.

Chiến công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị đã gây tiếng vang xa, Tướnh Trưởng được dư luận quốc tế cũng như trong nước đáng giá rất cao, xem ông như một vị tướng tài ba thao lược đầy hy vọng của Quân Lực VNCH. Bao nhiêu bút mực đã viết về ông.

Trong biến cố đau thương năm 1975, người ta âm mưu hãm hại, chặt tay chân của Quân Lực VNCH, những quyết định kỳ quái đã làm cho một lực lương tinh nhuệ của miền Nam Việt Nam tan rã nhanh chóng. Ông cùng gia đình được đưa sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang Virginia , ông sống ẩn dật, kín đáo. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã từ trần tại quận Fairfax , Virginia vào ngày 22 tháng Giêng, năm 2007.



Ông được xem là một trong 4 vị tướng thanh liêm, trong sạch nhất của Quân Lực VNCH, qua câu nói: "Nhất Thắng (Nguyễn Đức Thắng), nhì Chinh (Phan Trọng Chinh), tam Thanh (Nguyễn Viết Thanh), tứ Trưởng (Ngô Quang Trưởng)". Chính đức tính thanh liêm và khiêm tốn của ông đã làm cho binh sĩ và đồng bào kính trọng và quý mến ông.

Trung Tướng (hồi hưu) John H. Cushman trở thành người bạn thân với ông sau thời gian làm việc chung với Trung Tướng Trưởng đã đưa ra nhận xét: "Không như những vị Tướng khác làm giàu nhờ chức vụ, Trung Tướng không có lấy một bộ suit", và gia đình ông sống rất thanh bạch, vợ Trung Tướng Trưởng vẫn nuôi heo tại nhà, trong khu cư xá sĩ quan.

Ông thành công trong đời binh nghiệp có lẽ nhờ vào các biện pháp cứng rắn, và sát cánh chiến đấu với binh sĩ ngoài mặt trận. Ông thường xuyên thị sát các tiền đồn hẻo lánh, đầy nguy hiểm.

Là một vị tướng thiên về tác chiến chuyên nghiệp, ông chọn lựa không tham gia những hoạt động chính trị và tuyệt đối trung thành với quân kỷ. Ông đã từng tuyên bố với mọi người về quan niệm của mình: "Quân đội là quân đội và tôi chỉ nhận lệnh của Tổng Tư lệnh Quân đội". Những câu chuyện được kệ về ông như ông thường xuất hiện trong bộ quân phục tác chiến, áo giáp, nón sắt, bình bi đông nước và cả một cái xẻng cá nhân, để làm gương cho thuộc cấp. Đó là hình ảnh của vị Tướng Tư Lệnh Vùng, mà đặc biệt đồng bào vùng I và IV, khó thể nào quên được.

Làm việc cực lực bảy ngày một tuần, dành hết tâm huyết cho công vụ. Ông được tiếng thương mến thuộc cấp, chia sẽ mọi lợi lộc nếu có, và thưởng phạt phânn minh.



Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là con rể của nhà văn tiền chiến Thạch Lam. Do lời mời của Trung tâm Quân sử Quân lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History), nhờ ông ghi lại những kinh nghiệm chiến đấu qua 3 tác phẩm hiện còn lưu trữ tại trung tâm này:

1/ The Easter Offensive of 1972 (viết 1983),

2/ Territorial Forces (viết 1984),

3/ RVANF and US Operational Cooperational Coordination (viết 1984).



Nhận định về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, dư luận Hoa Kỳ rất nể phục ông, theo Đại Tướng H. Norman Schwarzkopf, nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung Đông và tư lệnh quân đội Đồng Minh trong chiến dịch Bão Sa Mạc 1991, đã viết về Tướng Trưởng như là người chỉ huy chiến thuật kiệt xuất nhất mà ông đã từng được biết.

Trong cuốn hồi ký viết năm 1992, Đại tướng Schwarzkopf đã ca ngợi Tướng Trưởng như một anh hùng trong trận đánh tại thung lũng Ia-Drang.Khi đó Tướng Trưởng là Trung Tá và Tướng Schwarzkopf là Thiếu Tá Sĩ quan Cố vấn. Ia-Drang là trận thư hùng thử lửa, trận đánh lớn đầu tiên và đẩm máu nhất giữa lực lượng CSBV với lực lượng Bộ Binh Không Kỵ Hoa kỳ và sau đó với lực lượng Nhảy Dù của Quân VNCH, vào tháng 11/1965. Khi quân xâm lăng CSBV quyết định chuyển từ cuộc chiến tranh du kích sang chiến tranh quy ước, tham chiến với cấp số tiểu đoàn và trung đoàn. Trong trận giao tranh này, quân CSBV chuốt lấy thảm bại về số thương vong.



Trung tá George W. Smith, nguyên cố vấn Sư đoàn 1 Bộ Binh, trong quyển hồi ký "The Siege at Huế" đã viết: "Tướng Trưởng là một người cứng rắn, kỷ luật, và hết lòng với binh nghiệp. Không như một số đồng liêu của ông thăng quan tiến chức bằng quen biết hay đút lót, ông đeo sao trên vai bằng chiến công tại mặt trận. Ông là nguời cần mẫn, thanh liêm, và không tự cao tự đại. Dưới mắt người Mỹ thì ông là người chỉ huy chiến đấu tài giỏi nhất của quân đội Nam Việt Nam ." Nói chung thì dư luận Mỹ hầu như dành cho ông sự thiệm cảm đặc biệt. Nhân khi được tin Tướng Trưởng mạn phần, nhật báo Washington Post trong số ra ngày 25/01/2007 đã viết những lời khen ngợi Trung Tướng Trưởng là một trong những tướng thanh liêm và tài ba nhất của quân đội VNCH.

Tiến sĩ Sử gia Lewis Sorley, nguyên là Sĩ Quan Thiết Giáp Hoa Kỳ, tốt nghiệp Võ Bị West Point, từng tiếp xúc với Tướng Trưởng nhiều lần, đã nói là ông rất vinh dự được tiếp chuyện với tướng Trưởng cách đây ít tuần, và rằng ông rất ngưỡng phục sự can trường của tướng Trưởng khi chống chọi với căn bệnh lúc cuối đời cũng như ông ngưỡng mộ bao nhiêu trận chiến hào hùng và tài chỉ huy thao lược của Tướng Trưởng. Trong một email gởi đến những người bạn đồng khóa của ông tại quân trường West Point , khóa 1956 để báo tin Trung Tướng Trưởng đã qua đời. Tiến sĩ Lewis Sorley đã không quên nhắc nhỡ cho những bạn của ông nhớ là những lời nhận xét và khen ngợi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và Sư đoàn I Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của Tướng Creighton Abrams, vị Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam từ những năm 1968 đến 1972. Tướng Creighton Abrams đã từng tuyên bố là Tướng Trưởng, trong nhận định của riêng ông, là một vị chỉ huy đầy khả năng chuyên nghiệp mà quân đội VNCH có được trên chiến trường... Nói về tài chỉ huy khi Tướng Trưởng coi Sư Đoàn I, Tướng Abrams đã nhận xét là Sư Đoàn I là một đơn vị tinh nhuệ. Điều này chứng tỏ VNCH có một lực lượng thiện chiến nhất... Và rồi Tiến sĩ Lewis Sorley đã viết cho những bạn của ông lời cuối cùng chia tay: "Chào vĩnh biệt một trong những chiến binh xuất chúng, một con người khiêm cung, đáng kính và chính trực".

Kế tiếp gần đây khi biến cố cuối năm 2007, nhà cầm quyền Trung Cộng công bố rằng Quốc Vụ Viện của họ xác nhận việc thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, khiến người dân Việt Nam khắp nơi phẫn nộ vì quê hương tiếp tục bị mất lãnh thổ và lãnh hải. Asia 58 cho chiếu một video clip để làm sống lại sự hào hùng của Quân Lực VNCH. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà (1943–1974) được nhắc đến như lời vinh danh và tri ân.

Cố Trung tá HQ Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà là Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, ông cùng hai thuộc cấp pháo thủ đã anh dũng chiến đấu với quân thù để giữ màu cờ sắc áo HQ VNCH được ghi nhớ mãi.

Cố Trung Tá HQ VNCH Ngụy Văn Thà sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 Trảng Bàng, Tây Ninh. Ông tốt nghiệp khóa 12 Trường Sĩ Quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Nha Trang, khóa Đệ Nhất Song-Ngư, ngành Chỉ-Huy, tháng 03 năm 1964 với cấp bậc Thiếu-Uý. Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên Hải Vận Hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải Quân Việt nam Cộng Hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:

- Hạm Phó Tuần Dương Hạm Ngô Quyền (HQ-17),

- Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,

- Hạm trưởng Tuần-Duyên-Đĩnh Kèo Ngựa (HQ-604),

- Hạm trưởng Giang pháo hạm Tầm Sét (HQ-331), và

- Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ-10) từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.

Ông được ân thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ-10) do ông chỉ huy đang tuần tiễu tại vùng biển Đà Nẵng thì được lệnh hành quân trực chỉ Hoàng Sa, tiếp ứng hải đội VNCH đang hành quân. Trong thời điểm này, HQ-10 bị hư một máy chính và radar hải hành bất khiển dụng, tuy nhiên khi tham chiến HQ-10 đã chiến đấu anh dũng nhất trong tất các chiến hạm hiện diện trong trận đánh.

Tất cả chiến hạm VNCH đồng loạt khai hỏa vào chiến hạm TQ lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ngay từ giây phút đầu giao tranh, sự kiện cho thấy HQ Trung Quốc bị trúng đạn thiệt hại đáng kể, mặc dù tổng số tàu Trung Cộng tham chiến hơn gấp 3 lần tàu của HQ VNCH. 12 chiến hạm của TC cùng nhiều ngư thuyền giả dạng dân đánh cá. Trong khi phía VNCH chỉ có 4 chiếc tàu gồm Khu trục hạm HQ 4, hai tuần dương hạm HQ 5 và HQ 16, và hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10. Tuy nhiên với tinh thần bất khuất quyết chiến đấu. HQ VNCH đã khai hỏa và tấn công trước, gây ra thiệt hại nặng nề cho hai chiến hạm của Trung Cộng là 271 và 274, mà trong đó chiếc Kronstadt 271 được xem là tàu chỉ huy của bên địch quân. Nhiều sĩ quan cao cấp cùng thủy thủ đoàn Trung Cộng có mặt trên chiến hạm này đã bị tử thương.

Trong lúc giao tranh pháo tháp HO-10 bị trúng đạn, làm hạm phó Đại úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, tay lái bất khiển dụng và HQ-10 cũng bị trôi dạt. Thấy chiến hạm bị hư hại nặng, hạm trưởng Thà ra lệnh cho thủy thủ đoàn di tản bắng bè, nhưng hai pháo thủ đã tự nguyện ở lại cùng ông tiếp tục chiến đấu. Tới 11 giờ 49 phút, HQ Trung Cộng gửi thêm tàu vào vòng chiến yểm trợ cuộc xâm lăng Hoàng Sa, 2 chiến hạm Trung Cộng mang số 281 và 282 được tăng phái vào đã tập trung hỏa lực bắn diệt HQ-10. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo chìm cùng hạm trưởng và anh em pháo thủ ở lại sống chết với tàu, ghi nhận HQ-10 khai tử tại địa điểm 2.5 hải-l‎ý về hướng Nam bãi san hô Antelope, lúc 14 giờ 52 phút ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Thế hệ trước 75 đã chiến đấu vì lý tưởng tự do, Asia trình bày cho thấy những người trẻ gốc Việt lớn lên tại hải ngoại, họ nối gót thế hệ cha chú khoác áo chiến binh. Điều này nói lên cá tính oai hùng của người Việt Nam . Nam nhi đi chiến đấu là chuyện thường tình. Nhưng nữ nhi ra chiến trận lái may bay phản lực có lẽ hiếm thấy với người Việt chúng ta. Người nữ anh hùng mang dòng máu Triệu Trưng này không ai khác hơn là Đại úy phi công Elizabeth Phạm, thuộc không đoàn "Bats 242" Yểm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh tại Seattle tiểu bang Washington. Liz Phạm chào đời tại Seattle cách đây 29 năm, tốt nghiệp từ Đại Học USD (University of San Diego) và theo học về kỷ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T 34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola (Florida) với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỷ thuật bay cấp cao T 45 Goshawk tại Trung tâm Huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Tốt nghiệp, Elizabeth Phạm đỗ "Top Hook" (Thủ Khoa) và được Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp đồng thời được tuyển chọn là Phi Công đầu tiên của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ điều khiển một phóng pháo cơ siêu thanh F-18 Hornet vào cuối năm 2003 với cấp bậc là Trung Úy. Năm 2005 Liz Phạm thăng Đại Úy. Cô thành hôn với Đại Úy Alexander Roloss cũng là một sĩ quan Phi Công F-18 Hornet và tốt nghiệp sau Liz Phạm một khóa huấn luyện, Đại Úy phu quân của Liz Phạm cũng phục vụ trong cùng một đơn vị. Theo thân phụ của Đại Úy Elizabeth Phạm cho biết thì cặp vợ chồng này như "Mặt Trăng và Mặt Trời". Chồng từ chiến trường trở về Mỹ thì Vợ lại bay ra chiến trường và khi Vợ về thì Chồng lại vút lên không trung bay đi Iraq. Và khi show Asia khai diễn thì Đại Úy Elizabeth Phạm đang nghĩ ngơi tại Mỹ và sẽ lên đường trở lại Iraq vào trung tuần tháng 01/2009 và Alex Roloss sẽ trở về Mỹ cùng thời gian đó.

Trên chiến trường Falujah ở mạn Bắc Baghdad, Iraq, là một chiến trường mà không phận được mô tả là mỗi khi lực lượng bộ binh chạm địch thì hàng loạt máy bay đủ các loại của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời từng lớp, từng lớp từ trên cao nhìn xuống "như một đàn ong" đang dang cánh bay lượn trên không trung, từ tuốt trên cao độ rồi nó lao sầm xuống với một tốc độ kinh hồn là 1190 Miles một giờ hay 2380 cây số giờ để thả một quả bom chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn chỉ có 200 mét rồi vụt bay ngược theo tốc độ vút lên cao mất hút trong không gian. Hình ảnh này mô tả được những phi công điều khiển các phóng pháo cơ F-18 Hornet tối tân của Hoa Kỳ là những tài năng ưu tú của đất nước. Điều cần ghi nhận là trị giá mỗi chiếc F-18 là 35 triệu mỹ kim, và Đại Úy Elizabeth Phạm luôn góp mặt trong các thành phần phi công ưu tú đó.

Quốc hội Hoa Kỳ đã từng tranh cãi nên hay không nên để phụ nữ tham dự trong các công tác chiến đấu. Có những khó khăn tế nhị cho phụ nữ khi ra mặt trận. Quá khứ cho thấy nước Mỹ nhức nhối tại chiến trường tại Iraq hay Bosnia mỗi khi máy bay bị bắn rơi.

Ngày 02 tháng 5 năm1995 Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ Scott O’Grady điều khiển một oanh tạc cơ siêu thanh F-16 bị hỏa tiển SA-6 Địa-Không của địch quân bắn rơi trên bầu trời Bosnia. Đại Úy O’Grady bung dù thoát ra khỏi máy bay và rơi xuống trong một khu rừng rậm dày đặc địch quân đang săn lùng lục soát khu vực để tìm bắt. O’Grady phải lẫn trốn đến 6 ngày dài trong các bụi rậm và sống trong lo âu đói khát. Đại Tá TQLC Hoa Kỳ Martin Berndt mang sứ mang đi tìm và giải cứu cho O’Grady đã dẫn 40 binh sĩ, không ngại nan nguy với hai chiếc trực thăng H-53 cất cánh từ một căn cứ ở Ý bay đến Bosnia hạ cánh ngay trên đầu địch quân, đúng vào lúc mà O’Grady đang lẫn trốn và bốc ngay O’Grady trong vòng 4 phút và bình yên bay trở về Ý. Sự nguy hiểm như vậy nếu là phụ nữ thì vấn đề sẽ phức tạp hơn.

Trong sự gian nguy của mỗi công tác bay chiến đấu, người phi công như Elizabeth Phạm hay các bạn sẽ phải thử thách với không gian, với những nguy hiểm của phi vụ. F-18 bay với vận tốc 2,380 cây số giờ để lao mình xuống ném bom ở Iraq, rồi trở về với hàng chục lỗ đạn xuyên thủng thân máy bay, còn 2 cánh thì nứt ra từng mãnh gần như sắp gãy lìa. Do đó bạn bè tặng cho cô biệt danh là "The Miracle Woman" khi bay trở về căn cứ an toàn từ cõi chết.

Asia-58 mang tựa đề "Lá Thư Từ Chiến Trường" chứa đựng một nội dung tình cảm của người chiến sĩ qua nhiều bức thư cũ tiêu biểu cho cả một quá khứ đầy hào hùng, cũng như đầy tình cảm nhân bản của những chinh nhân nơi xa trường. Tôi nghe những lá thư nồng nàn của chiến sĩ như Hải Quân Hoàng Đình Báu, của chiến sĩ Nhảy Dù Nguyễn Văn Ngôn, của chiến sĩ BĐQ Phan Huy Mộng, của chiến sĩ Trần Quang Thâu, của cô Diệu tại Phước Tuy, của các em gái hậu phương như Minh Hiếu, Thanh Tuyền, Phương Dung, hoặc Phương Hồng Quế, của Bà Mẹ Kim Nguyễn, của Thomas Thọ Nguyễn, của một khóa sinh tên Thạch gửi từ quân trường,...





DVD Asia-58 ra đời vào dịp 30 tháng Tư, 33 năm sau kể từ 1975, nhằm mục đích vinh danh người chiến sĩ oai hùng của QL VNCH, chúng ta không quên ơn của những chiến sĩ Dù Hoàng Văn Thái và các dồng đội của anh, như Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của anh đến những hình ảnh của các vị tướng lãnh anh dũng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Lê văn Hưng và Ngô Quang Trưởng. Những hình ảnh này tiêu biểu cho hàng triệu chiến sĩ của chúng ta ngày xưa.

Nhà văn nghiên cứu về quân sử VNCH Phạm Phong Dinh cho là Asia-58 ra đời rất cần thiết trong bối cảnh hiện tại khi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam tiếp tục mất dần vào tay ngoại bang, vì chính những người CSVN đã tạo ra những sự kiện như vậy. Người dân VNCH lưu luyến với ngày vùng dậy từ Huế, Sài Gòn, Quảng Trị,... hâm nóng những ước mơ một ngày quật khởi đạp đổ những áp bức, những độc tài đang đè nén nhân dân.

Nhà văn Dương Viết Điền, một sĩ quan HO thuộc ngành Chiến tranh Chính trị thì cho là Trung tâm Asia đang đảm nhận công việc cần thiết của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị VNCH ngày xưa.

Xét cho cùng thì tuổi trẻ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 hiến thân cho Tổ Quốc hay các hậu duệ ngày nay tiếp tục xả thân chiến đấu cho ý nghĩa tự do và dân chủ. Hàng triệu thanh niên của QLVNCH và các thế hệ trẻ tiếp nối đứng lên đáp lời sông núi, và ước mong là quê hương Viẹt Nam sớm thật sự có tự do dân chủ và thái hòa.

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hưng Đạo Vương, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm, chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
Quyết bảo vệ giang san, từng tấc đất, từng cây cỏ,
Từng phố phường, từng con đường, từng bờ biển quê hương.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san ta thà chết cho quê hương.
Đây muôn triệu con tim, đây muôn triệu khối óc,
Cùng giòng máu Việt Nam.
Đây Hai Bà Trưng, đây Lý Lê Trần,
Bốn ngàn năm chưa một lần khuất phục ngoại xâm.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi,
Quyết bảo vệ giang san, ta thà chết cho quê hương.
VIỆT NAM, VIỆT NAM, VIỆT NAM .....
(Trúc Hồ ©2008 )

Việt Hải/Dương Hà

(*):Xin cám ơn ký giả Nguyễn Tấn Lai về tài liệu phi công Elizabeth Phạm và nhà văn Phạm Phong Dinh cung cấp những sử liệu trong bài.
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Madona
"Bốc Lửa"
Với Justin Timbelake


Image
Cặp đôi của single đình đám 4 Minutes đã cống hiến một màn biểu diễn bốc lửa và hấp dẫn trên sân khấu Roseland ở New York City hôm thứ Tư vừa qua.

Đây là buổi biểu diễn nhằm quảng bá cho album Hard Candy mới “ra lò” của nữ hoàng nhạc pop Madonna.

4 Minutes là single đầu tiên của album này, đã mang về cho Madonna khá nhiều thành tích. Ca khúc này leo lên vị trí thứ 3 trên BXH Billboard Hot 100, là ca khúc thứ 37 lọt vào top 10 tại Mỹ của Madonna và là single đầu bảng thứ 13 tại Anh.

Trong vòng 38 phút của buổi hòa nhạc, Madonna đã biểu diễn 6 ca khúc bao gồm Hard Candy, Miles Away, 4 Minutes, Hung Up, Give It To Me và Music.

Khi biểu diễn ca khúc Give It To Me, Madonna hét to với đám đông khán giả: “Hãy trao cho tôi, New York. Tôi vẫn chưa thấy các bạn nhảy múa nhiệt tình đâu!”.

Chứng kiến nữ ca sĩ này biểu diễn bốc lửa và hết mình tại buổi hòa nhạc không ai có thể ngờ rằng cô đã bước sang tuổi ngũ tuần.

Có lẽ đó cũng là một nỗ lực tất nhiên để Madonna có thể giữ được vị trí hàng đầu trong làng nhạc pop thế giới.

Album Hard Candy ngày đầu tiên phát hành tiêu thụ được 100.000 bản, hứa hẹn sẽ leo lên vị trí quán quân trong các tuần sắp tới. Nếu thế, đây sẽ là album No.1 thứ 7 tại Mỹ của cô.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Britney Spears hôn trộm chồng cũ
Nhân dịp Kevin Federline đến đón con về, “công chúa nhạc pop” áp sát để hôn vào môi anh.
Image
Britney Spears và Kevin Federline hồi còn chung sống. Ảnh: Ballz.
Mối quan hệ của Britney và Kevin trở nên đặc biệt nồng ấm, sau khi hai người bí mật gặp gỡ hôm 23/3. Gần đây, thay vì để vệ sĩ đưa Sean Preston và Jayden James về, Kevin đã thân chinh tới nơi từng là tổ ấm của anh và Britney để đón các con. Hôm 8/4, trong lúc chàng cựu vũ công đang thao thao nói về hai đứa trẻ và sức khỏe của chúng, Britney Spears đột nhiên tiến sát tới và hôn Kevin.

Người chứng kiến cảnh này nói: “Brit làm thế vì cô ấy cảm thấy họ đứng quá gần nhau. Tất nhiên Kevin thích mê đi. Anh chỉ hơi bối rối vì họ hôn nhau trước mặt con”. Tuy nhiên, Britney chẳng xấu hổ chút nào. Cô nói: “Mình là cha mẹ của chúng nó cơ mà”.

Mai Trần (theo Mirror)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image
Siêu Mẫu
Playboy
Quyến Rũ
Trên Sun



Image

Từng xuất hiện trên tạp chí nổi tiếng Playboy, mới đây Lindsey Vuolo lại có dịp khoe sắc khi được mời cộng tác với mục thể thao của tờ báo có lượng ấn bản hàng đầu thế giới Sun (của Anh).

Lindsey Vuolo sinh năm 1981 tại Mỹ. Cô hiện là người mẫu nổi tiếng và từng được phong tước hiệu “Nữ hoàng đêm hội thể thao” trong một chương trình giải trí ở Hoa Kỳ.

Những hình ảnh tươi mát của Lindsey Vuolo đang gây xôn xao tràn ngập khắp thế giới...

Image
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nhạc sĩ Trịnh Hưng đã vĩnh viễn ra đi.
Tuyết Mai, May 11, 2008


Cali Today News - Nhạc sĩ Trịnh Hưng đã vĩnh viễn ra đi ngày 10 Tháng 5, 2008 tại Paris, Pháp Quốc, hưởng thọ 78 tuổi. Theo tài liệu, Nhạc sĩ Trịnh Hưng sinh năm 1930, quê quán ở Bắc Ninh. Năm 1945 tới 1953 ông theo kháng chiến chống Pháp, làm đội phó văn công Trung Đoàn Thăng Long. Năm 1954 ông hồi cư về Hà Nội sau đó vào Nam. Ông bắt đầu sáng tác nhạc năm 1950 nhưng mãi sau 1956 nhiều nhạc phẩm của ông mới được nồng nhiệt đón nhận.

Ông thuật lại trước năm 1954 ông là văn công ở ngoài Bắc, lúc đó ở ngoài Bắc có đấu tố nhiều quá, những người trí thức đã bỏ về hết nên ông theo người di cư vào Nam. Vào Nam ông mở lớp dạy dàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng, Saigon . Ông có nhiều học trò và nhiều người đã trở thành ca sĩ nổi tiếng như Ca sĩ Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy và Nhạc sĩ Đỗ Lễ , Trúc Phương cũng là học trò của Ông.

Ở Miền Nam, vùng đất tự do với nắng ấm chan hòa đã gây cho ông cảm hứng để sáng tác nhiều tác phẩm về đồng quê, trong đó có nhiều bản rất nổi tiếng là “Tôi Yêu” , “Lối Về Xóm Nhỏ”, “Lúa Mùa Duyên Thắm” “Tình Thắm Duyên Quê”, “Tiếng Ca Dân Lành “, “Trăng soi duyên lành” … Nhạc đồng quê của ông rất được yêu chuộng bởi lời ca mộc mạc, trong sáng, tiếng nhạc vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn giả nên rất được yêu thích.

Sau 30 Tháng Tư, 1975, Nhạc sĩ Trịnh Hưng tiếp tục dạy nhạc kiếm sống, nhưng người con trai lớn của Ông bị bắt đi lính, đẩy qua Cambodia, ở đó lính Việt bị chết nhiều quá, nên con ông trốn. Hai năm sau công an bắt được đã đánh con ông chết. Ông vô cùng căm hận nên viết bản nhạc “Ta Quyết Tâm Giết Lũ Hồ”, vì bản nhạc đó mà ông bị tù tám năm, từ 1982 đến 1990. Sau khi mãn tù Ông được gia đình bảo lãnh sang Pháp, ông đã cộng tác với nhiều tạp chí văn học hải ngoại .

Tháng Mười, 2003, Nhạc sĩ Trịnh Hưng ra mắt CD “Tôi Yêu” do Thư Viện Diên Hồng tại Pháp tổ chức để vinh danh ông. Đây có lẽ là CD duy nhất ông ghi âm thu lại những nhạc phẩm của mình để kỷ niệm cho con cháu và cho bạn bè .

Trong CD “Tôi Yêu” này có 12 bản nhạc trong đó có bản do Ông sáng tác, có bản ông phổ thơ của người khác. Tháng 11 năm 2004 Hội thơ Tài Tử tại Bắc Cali mời ông sang Hoa Kỳ trong ba tháng. Ông được báo chí và các đài phát thanh phỏng vấn và đông đảo đồng hương đến dự những buổi vinh danh người nhạc sĩ lão thành từ Âu Châu đến.

Ngoài nhạc ra Nhạc sĩ Trịnh Hưng còn có tài vẽ hí họa và làm thơ. Trong số những bài thơ của ông, bài được nhiều người biết đến là bài “Một mình”.

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"
(Thơ của Trịnh Hưng)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Nói Về Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Thanh Lan
Những người Việt Nam yêu nhạc không ai mà không biết đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, một tài năng đã dâng hiến cho đời, biết bao dòng nhạc vui buồn trải dài đã mấy mươi năm. Từ khi nền tân nhạc VN còn phôi thai cho đến hiện nay, những bài hát do nhạc sĩ họ Hoàng sáng tác vẫn là một niềm vương vấn trong tâm tư của người nghe.
Mỗi bài hát ghi dấu mỗi thời điểm. Một câu nhạc vang lên là một kỷ niệm ập về, gây xôn xao bao niềm thương nhớ.

Có lẽ tôi là một tiếng hát thường được chú Thơ giao cho trọng trách đưa bài của chú đến với khán thính giả khi chú có bài mớị Dấu giày in trên cát con sóng nào đã cuốn trôi đi... Chữ tình in trên cát, cơn gió nào đã xóa tan đi... Đó là những lời hát vang lên từ màn ảnh
vô tuyến truyền hình của Sàigòn ngày xưa, những lời trong một sáng tác của chú Thơ, còn thực tế thì tâm hồn và sự rung cảm của chú sẽ không có con sóng nào cuốn trôi đi, mà vẫn mãi mãi còn nằm sâu trong đáy lòng những người mến mộ nhạc sĩ họ Hoàng.

Ngoài bài hát trên, tôi còn được chú Thơ ân cần giao cho những bản nhạc rất được ưa chuộng sau này như Chuyện tình cô lái đò bến Hạ, Chuyện tình trinh nữ tên Thi, Ô kìa đời bỗng dưng vui... Riêng Tạ Tình rất đặc biệt để hát trong phim Tiếng Hát Học Trò, cuốn phim đầu tiên do tôi đóng vai chính hãng film Alpha sản xuất và đạo diễn Thái Thúc Nha thực hiện. Đó là câu chuyện một cô nữ sinh mới lớn, buồn vì mẹ không gần gũi vỗ về, thất vọng vì mối t ình đầu không thần tiên đẹp đẽ như cô hằng mơ tưởng, chán chường vì cuộc đời có quá nhiều chuyện xấu xa dồn dập xảy đến cho cô, cô sanh ra depressed đến nỗi bệnh nặng. Cũng may cô còn có một cô bạn gái thân thiết để mà tâm sự và để mà cố gắng hy vọng rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng giúp chúng ta tiếp tục sống mà, phải không quý vị?

Tôi rất yêu mến chương trình ca vũ nhạc do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ thực hiện tại Maxim's, một nhà hàng ăn có sân khấu huy hoàng tráng lệ nằm cuối đường Tự Do, Saigon. Nhà hàng có sân khấu tròn nằm gọn giữa sân khấu lớn, được nâng cao lên, khiến người ca sĩ đang đứng hát nơi đó như được bay bổng giữa không trung đầy màu sắc. Thực khách quên cả những món ăn ngon, nhìn sững lên sân khấu, quên cả thực tạị Ngoài ra một phần của sân khấu được trải dài theo những dãy bàn ăn, nên thực khách có thể chiêm ngưỡng nghệ sĩ với xiêm y mũ mão đang từng bước đến gần với người xem, sân khấu và cuộc đời như hoà nhập một.

Cuối năm 1974, tôi qua Noumea, một hòn đảo thuộc New Caledonia trình diễn trở về, nghe nói chú Thơ dẫn đoàn văn nghệ Việt Nam đi diễn ở Nhật trong dịp Tết. Từ đó bẵng đi mấy mươi năm tôi không được gặp chú Thơ, đoàn của chú ở lại Nhật sau ngày 30/04/1975, tôi thì quanh quẩn tại Việt Nam. Vậy mà cũng có những kỷ niệm nho nhỏ liên quan đến chú như là đã có lần cùng đi vượt biên với anh Hoàng Thi Thao, cháu của chú Thơ. Có dạo tôi nghe những người con của chú Thơ sắp sửa được đi đoàn tụ với chú và cô Thúy Nga, tôi mừng thầm cho các em. Và rồi thật lâu, thật lâu sau đó, có lần chú về VN thăm họ hàng, chú đã ghé qua thăm tôi, vào đầu những năm 90. Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của chú.

Đầu năm 94 tôi qua đến Mỹ, chú cũng là người nghệ sĩ đầu tiên thăm hỏi, giúp đỡ tôi. Cô Thúy Nga đã cho tôi mượn chiếc măng tô da màu đen để quay video cho cuốn băng Washington by nignt và chú chính là người hướng dẫn đưa tôi đi vì lúc đó tôi chỉ qua Mỹ mới có một tuần. Lần đó tôi có quay hình bài Điệu Buồn Dang Dở, tôi xúc động khóc thật nhiều khi trình diễn. Không hiểu sao T.T Băng Nhạc Washington By Night ngưng phát hành, nên chỉ mới có trình làng có cuốn băng trong đó tôi hát Con Thuyền Không Bến và một bài hát Pháp. Nhưng có lẽ chú Thơ cũng xúc động nhiều khi xem tôi trình diễn bản nhạc đó nên chú lại yêu cầu tôi để dành bản Điệu Buồn
Dang Dở cho tôi khi T.T Thuý Nga Paris thực hiện cuốn băng nhạc chủ đề về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Tôi rất cảm động khi nghe chú nhắc vào giờ ăn trưa rằng những bài hát của chú ngày xưa bán rất chạy nhờ "cái người này này" và chú chỉ vào tôi, mắt nhìn qua các ca sĩ đang ngồi cùng bàn, rồi lại nhìn qua tôi cười đầy vẻ hài lòng.

Dịp Tết vừa rồi, tôi không dự ngày thượng thọ của chú được vì bận đi hát tại Noumea (lại Noumea, tôi sẽ viết một bài riêng về chuyến trở về sau 25 năm này), nhưng tôi tin rằng đêm đó chú rất hài lòng với tình cảm của những người bạn đồng niên và tất cả những nghệ sĩ của thế hệ tiếp nối đến chung vui với chú.

Thưa chú Thơ, cháu xin chân thành "Tạ Tình", tạ ơn những ân tình chú đã dành cho đời. Chú là một trong những hạt ngọc lấp lánh tô điểm cho đời sống phong phú và nhẹ nhàng hơn, khiến người vui càng vui hơn, kể buồn vơi đi nỗi buồn. Sự tươi trẻ của tâm hồn chú là
điểm sáng xóa tan đi những ê chề của cuộc sống. Dù là nghệ sĩ hay không là nghệ sĩ, chúng ta hãy lắng tai nghe những bài hát của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ để ru hồn vào một cõi tuyệt vời, không hận thù, không chiến tranh, không ganh đua oán ghét, một thế giới thần tiên
được hiện ra theo từng nốt nhạc, từng lời ca. Một lần nữa, xin cảm tạ chú Thơ đã tin tưởng vào cháu từ lúc cháu mới xuất hiện trên Tivi cho đến ngày hôm naỵ

Chân thành kính chúc chú luôn luôn bình yên và vui vẻ.

Cháu của chú

Thanh Lan
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Megan Fox Gợi Tình "Khoe Thân"

Mỹ nhân sexy nhất thế giới năm 2008 vừa khiến công chúng choáng váng khi những hình ảnh ngực trần trong bộ phim mới của cô có tên “Jennifer’s Body” càn quét trên mạng Internet suốt nhiều giờ qua.

Image
Megan quay cảnh ngực trần trong bộ phim mới.
Theo Hollywood, những tấm ảnh này không phải do một nhóm paparazzi bám trụ ở bờ biển California chụp mà nó bắt nguồn từ một cảnh quay trong bộ phim hài kinh dị dành cho tuổi teen Jennifer’s Body bị rò rỉ. Trong đó, ngôi sao của phim Đại chiến robot bước lên từ dưới nước, và phơi bày ra phần cơ thể nóng bỏng từ phần eo trở lên.

Thoạt nhìn, các fan sẽ nghĩ Megan Fox hoàn toàn nude phần trên, nhưng thực tế, có vài cảnh nữ diễn viên 22 tuổi dính một loại phụ kiện như tấm mạng nhưng… siêu mỏng để che phủ một phần gò bồng đảo. Ngoài ra, nàng chỉ mặc độc chiếc quần short ngắn khi quay phim.

Nữ diễn viên 22 tuổi vừa tiếm ngôi của Jessica Alba trong danh sách các mỹ nhân sexy nhất thế giới.

Megan Fox sẽ tròn 22 tuổi vào thứ sáu này 16/5. Tháng trước, người đẹp đã tiếm ngôi Người phụ nữ sexy nhất thế giới của “thiên thần bóng tối” Jessica Alba trên tạp chí FHM do phái mạnh bầu chọn.

Bộ phim Jennifer’s Body đang bấm máy và dự định phát hành vào năm 2009. Phim do nhà biên kịch Diablo Cody, từng giành một tượng vàng Oscar với siêu phẩm Juno cùng danh hiệu Kịch bản xuất sắc, viết kịch bản.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests