Đời sống quanh ta

dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

6 hiểm họa đe dọa sức khỏe từ thức ăn


1/- Món gan luộc chưa chín kỹ - nguồn bệnh viêm màng não.

Gần đây, các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện ra rằng, loại khuẩn trùng Campylobacter không chỉ sống trên bề mặt của các loại thịt đỏ mà còn nằm sâu trong gan động vật. Campylobacter bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, song nếu gan chưa được nấu chín kỹ thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh. Campylobacter được phân lập từ máu và phân ở những bệnh nhân nhiễm trùng tiêu hóa lần đầu tiên vào năm 1938. Chúng không chỉ gây bệnh tiêu chảy tiêu chảy, sốt, nôn mà có thể gây ra tình trạng du khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc hoặc viêm màng não. Do vậy, khi chế biến món gan, cần thái thành miếng nhỏ rồi mới luộc hay rán. Sau khi chín, đậy vung đun nhỏ lửa khoảng 2 - 3 phút để gan chín kỹ, để nhiệt độ cao thâm nhập tới từng thớ gan, tiêu diệt hết loại trùng khuẩn nguy hiểm này.

2/- Chế biến rau xanh - cạn kiệt nguồn vitamine

Các nghiên cứu mới đây tại Viện Thực phẩm và Dinh dưỡng Ba Lan cho thấy, rau xanh chế biến ở nhiệt độ trên 70 độ thì vitamine C bị phân hủy hầu như hoàn toàn. Chỉ cần luộc trong vòng 5 phút rau cải xanh giàu vitamine C, lượng vitamine C bị tiêu hủy 90%. Khi cho tỏi đã giã vào chảo nóng chỉ trong vòng 1 phút hợp chất allyl sulfocyanate bị phân hủy hoàn toàn. Hợp chất này là thành phần quý của tỏi có tác dụng chống ung thư. Để bảo đảm nguồn vitamine không bị tiêu hủy hoàn toàn, cần luộc rau bằng cách cho rau vào nước đang sôi có pha muối hoặc luộc cách thủy. Các nhà khoa học Ba Lan cho biết, rau cải xanh luộc cách thủy chỉ mất 10% các vitamine. Xào rau ngập trong dầu cũng là cách bảo tồn lượng vitamine ít bị thất thoát. Còn đối với tỏi, để hợp chất allyl sulfocyanate không bị tiêu hủy, nên giã tỏi và để 15 phút cho hợp chất ổn định bền vững mới cho vào chảo.

3/- Chảo chống dính - nguồn gây ung thư tiềm tàng

Việc chọn lựa son, chảo chế biến thực phẩm đặc biệt có ý nghĩa đối với sức khỏe. Cái thời dùng các đồ bằng nhôm đã đi vào dĩ vãng. Bởi lẽ, khi nhôm bị đun nóng sẽ giải phóng những hợp chất độc hại cho sức khỏe con người. Dùng đồ tráng men an toàn, tuy nhiên khi bị xước bề mặt hay bong vẩy men thì lại trở thành nguy hại cho sức khỏe. Các bà nội trợ đua nhau mua chảo không dính (non stick). Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Toronta (Canada) cho biết, khi chảo chống dính ở nhiệt độ 360 độ thì giải phóng những phân tử có tên PTFE có khả năng gây ung thư. Các chuyên gia thuộc Tổ chức chống ngộ độc quốc tế (TFLC) cho rằng, để tránh hiểm họa cho sức khỏe, tốt nhất nên dùng những đồ nấu bằng inox.

4/- Cơm nguội... ổ vi khuẩn

Theo báo cáo của Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đã từng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại hai trường mẫu giáo (tiểu bang Virginia) do ăn cơm rang thịt gà chế biến từ cơm nguội nhiễm khuẩn Bacillus cereus. Các cháu phải nhập viện với các triệu chứng nôn mửa, đau quặn bụng và tiêu chảy. Sau đó các chuyên gia y tế đã phát hiện ra nguyên nhân vụ ngộ độc là do nhân viên cấp dưỡng của trường đã nấu cơm từ tối hôm trước, để nguội ở điều kiện nhiệt độ trong phòng, sau đó cho vào tủ lạnh và rang lại cho các cháu ăn vào bữa trưa hôm sau. Theo cơ quan Food Standards Agency của Vương quốc Anh, cơm nguội, dù về cảm quang không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu - thậm chí đã rang lại - vẫn có thể gây ngộ độc. Thủ phạm là vi khuẩn Bacillus cereus có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch. Quá trình nấu cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã chuyển sang dạng bào tử. Nếu cơm được ăn nóng ngay sau khi bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại và tiết ra một số độc tố gây ngộ độc cho người ăn. Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ trong phòng càng lâu thì lượng độc tố và vi khuẩn càng nhiều. Dù có rang hay hâm nóng cũng không loại bỏ được các độc tố, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn Bacillus cereus. Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cơm nguội, song lại bị bỏ qua vì nghỉ là ngộ độc do thức ăn.

5/- Món tái và nướng - những trái bom bệnh

Nhiều món thịt tái đang trở thành đồ nhậu khoái khẩu của các đệ tử ma men. Song cần cẩn thận, trong miếng thịt tái chứa đầy hiểm họa. Gần đây, Viện Sức khỏe Cộng đồng Ba Lan đã phát hiện trong món tái thịt dê, bò, lợn có nhiễm loại vi khuẩn chủng loại Yersinia enterocolitica. Triệu chứng khi ăn phải loại vi khuẩn trong các món tái là tiêu chảy, sốt cao và đau quặn bụng dưới. Nhiều trường hợp đã chẩn đoán nhầm là bị đau ruột thừa, đưa bệnh nhân lên bàn mổ. Theo tiến sĩ Jolanta Szych thuộc Viện Sức khỏe Cộng đồng Ba Lan, các món tái nhiễm khuẩn Yersinia enterocolitica còn chứa đựng nguy cơ bệnh tự miễn dịch, khi đó cơ thể con người coi các tế bào của chính mình là kẻ ngoại nhập. Lúc đó người bệnh sẽ đối mặt với căn bệnh viêm khớp kèm theo viêm đường tiết niệu.
Những món nướng được mọi người ưa thích cũng nằm trong tầm cảnh báo của các chuyên gia an toàn thực phẩm. Những giọt mỡ chảy xuống bếp than, bốc hơi bám vào đồ nướng sẽ biến thành thứ độc tố gây tổn thương DNA và cũng là yếu tố tiềm tàng gây ung thư.

6/- Tủ lạnh có an toàn cho sức khỏe?

Nhiều người lầm tưởng rằng, tủ lạnh sẽ là kho dự trữ thực phẩm lý tưởng cho gia đình. Tuy nhiên bạn nên nhớ hai điều: Thứ nhất - không có loại tủ lạnh nào giúp cho thực phẩm kéo dài được thời hạn sử dụng, thứ hai - thực phẩm có thể bị lây nhiễm đủ loại vi khuẩn độc hại từ một số sản phẩm.
* Đối với thịt tươi, trứng tươi: Những loại vi khuẩn từ thịt tươi, trứng gia cầm nhanh chóng nhiễm sang các loại thực phẩm khác và trở thành mối đe dọa cho sức khỏe. Thế nên, thịt tươi hay trứng gia cầm cần đựng trong túi hay hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ.
* Đối với các loại đồ hộp: Không nên để những thực phẩm đóng hộp kim loại đã mở vào tủ lạnh, mà nên cho sang hộp nhựa. Nên vứt bỏ thực phẩm đóng hộp khi đã bị phồng rộp. Lý do: Đó là dấu hiệu sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn độc hại.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Những điểm lợi ích của trái chanh :

-Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư

- Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)

- Tại sao chúng ta không biết gì về nó ?

- Bởi vì có những nhà bào chế thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lơi nhuận cho họ hơn mà thôi.

- Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.

- Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học.

- Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị

- Đã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hang tỹ bạc của những nhà kinh doanh ?

- Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?)

- Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh v.v.v.v……

- Người ta cho trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu.

- Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư

- Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp xuất cao và rối loạn thần kinh

- Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là:

Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)…

- Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư

- Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.

Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore, MD. 1201
- Hảy gởi đi khắp nơi trên thế giới-
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Khi miệng hết thơm

Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức
Quý độc giả có thể đọc thêm bài viết của BS Nguyễn Ý Ðức trên trang mạng bsnguyenyduc.com.


Cô Mộng Hoàng tâm sự rằng người yêu của cô không vui lắm, vì khi gần nhau thì dường như có mùi không thơm từ miệng cô toát ra.

Cô đã được nhiều bác sĩ, nha sĩ điều trị mà miệng vẫn còn phảng phất mùi hôi hôi. Bạn cô nói tại vì cô ăn uống không giữ gìn, lại hay ăn quà vặt luôn miệng nên bị như vậy.

Cô muốn biết tại sao miệng lại hôi, vì chẳng những người yêu không vui mà bản thân cô cũng buồn buồn. Và làm sao để miệng thơm trở lại.

Chúng tôi thông cảm với hoàn cảnh của cô và nỗi buồn của một thanh nữ đang nhiều sức sống mãnh liệt mà rơi vào tình trạng trầm buồn. Theo như cô tả lại thì cô bị chứng hôi miệng từ lâu và đã điều trị mà không hết. Thực tâm mà nói, chứng bệnh này không phải chỉ mình cô mắc phải đâu, mà còn nhiều người khác cũng vướng phải và cũng đang ngượng ngập, buồn buồn.

Trước hết, xin cùng với cô ôn lại về miệng và bệnh này một chút nhé.

Ở loài người, miệng là cửa ngõ của sự tiêu hóa và hô hấp, nơi mà không khí cũng như thực phẩm ra vào. Cấu trúc của miệng cũng khá phức tạp với phía trước là cặp môi và hàm răng; hai bên cạnh là xương hàm và má, phía sau thông với cuống họng. Phía trên là hàm ếch, mặt dưới là lưỡi.

Miệng có nhiệm vụ quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm.

Răng để nhai nhuyễn món ăn với sự trợ giúp của lưỡi. Tuyến nước miếng tiết ra nước miếng để làm món ăn nhuyễn nhỏ đồng thời cũng để giữ gìn vệ sinh răng miệng, giúp phát âm hoạt bát. Nước miếng còn chứa men tiêu hóa amylase để chuyển hóa tinh bột ra đường.

Miệng còn chứa thanh quản, một cơ quan phát âm. Không khí cũng ra vào theo miệng mặc dù mũi là cơ quan chính sự hô hấp.

Xét vậy thì miệng có vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe, như các cụ ta thường nói: “Bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra.” Ý giả các cụ bảo là nhiều bệnh gây ra do sự ăn uống cẩu thả mà nhiều tai ương cũng từ cửa miệng khi phát ngôn bừa bãi mà nên chuyện. Chẳng khác chi câu nói cổ nhân “miệng nhà sang có gang có thép.”

Miệng quan trọng như vậy mà không khéo giữ gìn thì cũng bệnh, cũng đau. Mà hôi miệng là một trong những bệnh.

Sanh ra em bé miệng thơm tho sạch sẽ, ai cũng muốn “thơm” một tý. Vì em chỉ bú sữa mẹ dễ tiêu, và cũng vì chưa có răng cho nên vi sinh vật có hại chưa có nơi ẩn núp. Lớn lên, răng bắt đầu nhú mà kém vệ sinh răng miệng là lúc bắt đầu có vấn đề.

Hôi miệng, hơi thở hôi hoặc thối miệng là dấu hiệu một bệnh nào đó của cơ thể. Ðây là một chứng bệnh rất phổ biến với nhiều nguyên nhân phức tạp. Thậm chí danh từ chuyên môn y học gọi là Halitosis cũng bắt nguồn từ hai ngôn ngữ khác nhau: “halitus” từ tiếng La tinh có nghĩa là hơi thở, và suffix Hy Lạp “osis” là tình trạng.

Thường thường, khi nói tới hôi miệng thì nhiều người cứ cho là do bao tử mà nên nỗi. Nhưng thực ra những 85% trường hợp hôi miệng lại chính từ miệng, còn lại 15% đến từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có vấn đề dinh dưỡng, ăn uống như bạn cô nói.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân đưa tới hôi miệng

1. Từ miệng

Miệng được một số khoa học gia ví như một sở thú, trong đó chen chúc sinh sống cả dăm ba trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi. Ða số các vi khuẩn này thuộc nhóm kỵ khí nghĩa là chúng chỉ tăng sinh trong môi trường không có oxy như trong bựa răng, khe răng, túi nha chu nhất là ở mặt sau của lưỡi.

Khi há miệng soi vào gương, ta thấy lợn cợn những vệt trắng với nhiều vi khuẩn phủ trên lưỡi. Thức ăn sót lại trong miệng hoặc ở các kẽ răng là món ăn hấp dẫn đối với chúng và sẽ bị phân hóa tạo ra mùi hôi.

-Nhiễm trùng ở nướu răng cũng tại mấy cô cậu vi khuẩn bám vào các cục bựa chất béo, calci ở chân răng mà ra. Bựa vôi đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và đưa đến hôi miệng.

-Khi miệng khô, như ngủ ban đêm thở bằng miệng hoặc dưới tác dụng của vài dược phẩm, hút thuốc lá khiến cho miệng khô, đóng bựa, vi khuẩn tác dụng vào và tạo ra mùi hôi.

-Các bệnh nấm trong miệng tạo mùi ngọt trái cây.

-Răng giả không được chùi rửa sạch sẽ.

2. Một số thực phẩm có chất dầu gây hôi cho hơi thở như tỏi, hành. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa, chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít thở mà bay ra cửa miệng.

Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.

3. Một số bệnh về bộ máy hô hấp như nhiễm trùng phổi kinh niên, viêm xoang mãn tính, chất lỏng ở sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, ung thư phổi, viêm cuống họng, tiểu đường với mùi trái cây hư ủng, bệnh gan mùi trứng thối, thận mùi tanh cá ươn, rối loạn tiêu hóa cũng tạo ra hơi thở hôi. Ðặc biệt là bệnh nhân tiểu đường là hay bị bệnh nướu răng, máu lưu thông giảm. dinh dưỡng kém, nướu mau hư.

Những bệnh về bao tử ít gây ra hôi miệng vì van thực quản-dạ dày luôn luôn khép kín, hơi không bốc lên được ngoại trừ khi ói mửa hoặc ợ chua, trào ngược nước chua từ bao tử vào thực quản, thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) hoặc hẹp môn vị (pyloric stenosis).

Nhiễm trùng tổng quát, bị nóng sốt làm cho miệng khô.

4. Rối loạn về sự co bóp của bao tử, thực phẩm chậm tiêu hóa ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi ta ợ.

5. Một nguyên nhân tâm lý là nhiều người quá chú tâm tới dung nhan mình, có ảo tưởng là cơ thể mình hư hao, phát tiết ra mùi khó chịu. Nhiều người mỗi khi nói chuyện là che miệng, như thể là miệng mình hôi.

6. Trong thời kỳ kinh nguyệt cũng hay có mùi hôi lưu huỳnh từ miệng gây ra do thay đổi kích thích tố trong cơ thể.

7. Dược phẩm gây ra khô miệng cũng gián tiếp tạo mùi hôi như thuốc chống dị ứng benadryl, trị tâm thần, trầm cảm, thuốc lợi tiểu tiện, trị bệnh Parkinson, cao huyết áp.


Phân tích mùi hôi

Ða số mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như hydrogen sulfide có mùi hôi trứng thối, methyl mercaptan, và dimethyl disulfides. Ðôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amin (indole, skatole, cadaverine và putrescine).

Bình thường các chất này được hòa tan trong nước miếng và hấp thụ vào tế bào ở miệng. Nhưng khi có quá nhiều hoặc miệng quá khô, chúng sẽ tỏa ra hơi thở từ miệng, khiến cho hơi thở kém thơm tho.


Chẩn đoán hôi miệng

Nhiều người cứ tự hỏi không biết miệng mình thơm hôi ra sao nhất là khi cần rù rì tâm sự sát với tai người khác. Sau đây là mấy phương thức:

-Tự mình tìm hiểu bằng cách thở hoặc bôi nước miếng vào lòng bàn tay đợi vài giây cho nước miếng khô rồi hửi xem thơm hôi ra sao.

-Khi ta bịt mũi thở ra bằng miệng mà thấy hôi thì đa phần là mùi xuất phát từ miệng. Ngược lại ngậm miệng thở ra bằng mũi mà hôi là do bệnh cơ quan nội tạng. Mùi hôi ngấm vào máu, thoát lên phổi rồi thở ra ngoài.

-Nhờ người khác khám phá khi họ kề sát mũi vào miệng mình hửi hơi thở. Nhớ giữ khoảng cách an toàn, tránh nước miếng văng vào mũi miệng mình.

-Dùng máy khám phá mùi hôi (Halimeter). Máy rất chính xác có thể đo nồng độ cao thấp khác nhau của mùi lưu huỳnh trong hơi thở.

Xin cô thử duyệt lại các nguyên do kể trên, xem mình ở vào trường hợp nào rồi ta từ từ loại bỏ, chữa trị.


Ðiều trị

Về điều trị thì xin đề nghị với cô các phương thức sau đây:

1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ miệng.

Ðề nghị với cô để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Ðánh răng sau khi ăn, nhất là nếu cô có thói quen hay ăn vặt, ưa món ăn ngọt. Cô không cần dùng kem đánh răng, mà chỉ cần chà nhẹ mặt trong mặt ngoài của răng cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, đặc biệt là ở kẽ răng.

-Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.

- Cô nên khám nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiễm độc nướu thì xin chữa.

-Giữ miệng ẩm ướt bằng cách lâu lâu uống một chút nước.

-Nếu lưỡi đóng bựa, bám nhiều vi khuẩn thì cạo cho hết, nhất là mặt sau của lưỡi.

2. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.

Nhắc nhở với cô là trước khi gặp người yêu, không nên ăn các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như hành tỏi, cá mú. Ðồng thời có thể tạm thời làm giảm mùi hôi với:

-Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước miếng mà công dụng là vừa loại các miếng bựa vừa diệt vi khuẩn trong miệng,

-Súc miệng với các mỹ phẩm làm thơm miệng. Các chất này chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian ngắn sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng đâu.

-Trái cây có nhiều chất xơ như táo, cà rốt, lê khi nhai có thể làm sạch miệng.

-Ăn một ly sữa chua, một miếng pho mát cũng có tác dụng sạch miệng, trừ hôi.

-Các loại cây lá có mùi thơm như quế, gừng, rau mùi tây, bạc hà, hồi, chè xanh... cũng tạm thời át mùi hôi ở miệng.

-Pha một chút bột nở baking soda với nước cũng diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi ở miệng.

-Mạnh hơn nếu cô pha 50% nước oxy già hydrogen peroxide với 50% nước rồi súc miệng. Ðây là dung dịch diệt trùng rất tốt.

Nhớ đừng quá chén, nhiều rượu hoặc cà phê nhé, vì các chất này lợi tiểu, làm miệng mau khô, lời nói không dẻo mà vi khuẩn lại tăng sinh, hôi miệng.

Chúc cô có nhiều niềm vui trong hơi thở vẫn thơm, cho tăng tình yêu lứa đôi.


Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức M.D.
Texas-Hoa Kỳ.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

BẠCH QUẢ: trường sinh dược thảo

Image
Cây Bạch Quả
Ginkgo Biloba Có bán ở Cosco nên mua loại 120 mg ,giúp cho trí nhớ cùng đau khớp xương hay lắm .

Cách đây 3 năm tôi đến Pensylvania vào mùa thu trước lễ Tạ Ơn. Trời bắt đầu lạnh gần độ đông đá. Một buổi sáng xuống phố, ánh mặt trời chói chang trong những lùm cây. Cây cối trơ trụi, ngọai trừ một số cây màu vàng dọc theo lề đường với những lá hình rẻ quạt, tôi nhận ra ngay đó là cây bạch quả. Mùa xuân lá cây mơn mởn từng chùm trên từng đốt dọc theo cành cây vươn ra tứ phía. Mùa hè lá biến thành xanh đậm. Mùa thu lá đổi màu vàng trông rất đẹp.
Ngồi trong quán ăn điểm tâm nhìn ra phía trước, tôi thấy mấy người vừa đàn ông vừa đàn bà đang lượm những trái bạch quả rụng quanh gốc cây. Tôi hỏi cô cháu bé thì được biết các ông bà này trong mùa thu, khi thấy trái bạch quả rụng, thì họ cố lượm cho thật nhiều , nấu chè rồi đưa vào sở làm quà cho bạn bè mỗi người một ly. Các ông bà trong sở lấy làm thú vị lắm: chè ăn vừa ngon vừa bổ, lại có vị thơm vị bùi.
Mùa thu đã mang lại cho những người Trung Hoa này một mong đợi đầy lý thú. Với họ chỉ là lượm trái cây, nấu chè, không hơn không kém.
Hai hôm sau chúng tôi đi lượm lá chớ không lượm trái. Ở New Jersey tương đối dễ vơ lá hơn . Chúng tôi chỉ cần tới một cây vào buổi sớm, sau một đêm lạnh, lá rụng chồng đống tại gốc cây, bóc mấy phút là được mấy bịch rác. Chúng tôi mang về nhà soạn lấy những lá tốt, còn những lá úa lọai đi. Sau đó cho vào máy sấy, cứ 24 tiếng lại được một mẻ, hai cậu cháu lượm có thể đủ làm trà uống cả năm. Chúng tôi trộn 2/3 lá bạch quả và 1/3 trà để giữ cho lá khỏi bị ẩm ướt. Vả lại cũng cần uống trà có lợi cho cơ thể rất nhiều.
Câu hỏi được mọi người đặt ra là cây bạch quả là cây gì? Người Trung Hoa gọi là bạch quả vì sau khi trái rụng màu của nó vàng nâu giống như trái mơ, khi rửa sạch vỏ chỉ còn có hạt, lúc phơi khô, hạt thành trắng, vì thế người ta còn dịch ra tiếng Anh là white nut. Cây bạch quả cũng được người Tây phương gọi là Ginkgo Biloba, hay người Hoa kỳ gọi là maidenhair, cây tóc tiên nữ.

Bạch quả xuất hiện đã lâu trên trái đất vào thời khủng long mà người ta tìm thấy trên các địa tầng trái đất trên các đại lục đông và tây bán cầu. Ở Á Châu người ta thấy cây bạch quả được trồng trong khuôn viên các chùa ở Trung Hoa và Nhật Bản. Bạch quả cũng có một sức sống dẻo dai. Năm 1945 sau cuộc thả bom nguyên tử ở Hiroshima, người ta thấy tất cả những cây khác bị tiêu diệt, nhưng cây bạch quả vẫn sống ngạo nghễ giữa gió bụi phong trần.
Vào thế kỷ 18, người Âu châu chú trọng đến cây bạch quả vì hình thù và sắc đẹp của nó. Ông Englebert Kaempfer, một y sĩ và nhà thực vật học người Đức, lần đầu tiên trong cuộc đời ông được thấy cây bạch quả trong chuyến công du Nhật Bản. Sau đó ông Carolus Linnaeus, người Thụy Điển, cũng là một nhà thực vật học, trong việc xếp lọai hệ thống các lọai động vật và thực vật, đã đặt tên Ginkgo Biloba cho cây bạch quả. Năm 1727, người ta mang cây bạch quả từ Trung Hoa tới Âu châu và trồng tại vườn dành cho những cây nhiệt đới. Tại Hoa Kỳ, năm 1784 ông Halmilton là người đầu tiên trồng cây bạch quả tại sân nhà ông ở Philadelphia. Bây giờ cây ấy hãy còn sống và ở ngay cạnh nghĩa trang Woodlawn. Rồi cứ thế, người này bảo người kia, kể cả rất nhiều thành phố lập ngay dự án trồng cây hai bên đường phố để làm tăng vẻ đẹp cho đô thị. Hiện nay ở Philadelphia, nếu ai muốn trồng cây bạch quả, chỉ cần liên lạc với sở thiết kế đô thị để được mua một cây bạch quả 15 gallon với giá $75.00 thay vì giá thị trường là $150.00. Ở Hoa kỳ hiện nay cũng có nhiều nông trại trồng lọai cây này, chẳng hạn như ở South Carolina để sản xuất và cung cấp lá cho các nhà bào chế các sản phẩm bạch quả.
Cây bạch quả sống lâu hơn các lọai cây khác. Cây có thể sống nhiều ngàn năm. Cây cũng có cây đực cây cái. Cây đực cung cấp nhụy. Cây cái sinh quả. Cây bạch quả phải kể tới 50 năm sau khi trồng mới có trái. Trái bạch quả khi chín sẽ đổi màu vàng ố và rớt xuống đất có mùi hôi. Vì thế nhiều nơi khi thấy cây sinh trái đã chặt cây, chỉ để lại cây đực.

Dược tính của cây bạch quả.

Người Trung Hoa đã sử dụng dược tính của cây bạch quả từ nhiều thế kỷ. Cho tới nay, nhiều khi trong các thang thuốc cũng có mấy hạt bạch quả được trộn lẫn với những vị thuốc khác. Các thầy thuốc Bắc dùng trái bạch quả trị các bệnh về não, bệnh suyễn, sưng cuống phổi. Trong các sách thuốc Trung Hoa vào thế kỷ 15, 16, người ta cũng dùng hạt bạch quả rang khô để trị các bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa. Ngòai ra trái bạch quả chín còn được ngâm vào dầu ăn 100 ngày trược khi dùng trị bệnh phổi. Lá bạch quả cũng được người Trung Hoa dùng trị bệnh tiêu chảy, vò những lá tươi xát vào da khi bị khô vì trời lạnh, hay bị cháy nắng có những vết như tàn nhang, hoặc da bị trầy trụa. Tại Nhật người ta khám phá thấy sau khi bóc vỏ hạt bạch quả có một màng thật mỏng bao chung quanh nhân, màng này tao ra chất sát trùng có thể giết sâu bọ. Vì lý do đó, người Nhật thường để những hạt bạch quả ở các ô hộc trong kệ sách để tránh mối bọ. Lá bạch quả sinh ra những chất khiến sâu bọ không thể ở trên cây và cũng khử được những ô nhiễm nữa.

Vào những thập niên gần đây, rất nhiều các quốc gia tại Âu châu đã lập những viện nghiên cứu và lập các nhà bào chế ép những chất trong lá bạch quả để tìm hiểu dược tính của nó và dùng những chất ép từ lá cây bạch quả chế biến ra những viên hay đặt vào trong những bao nhộng có các cân lượng từ 60 mg, 120mg bán ra thị trường. Cũng có khi họ thêm vào những vị khác như các lọai nhân sâm.
Hiện nay người Hoa kỳ cũng trồng thật nhiều cây bạch quả để chế biến dùng lọai dược thảo này áp dụng song song với những lọai thuốc tây khác. Trong việc tìm hiểu những đặc tính dược thảo, các nước Âu Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về chất liệu của các thứ cây có khả năng chữa bệnh.
Đứng trước những khó khăn của y học Tây phương trong việc chữa trị bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những phương dược của Đông phương....
....(bỏ một đoạn)
Tôi có người anh kết nghĩa năm nay 82 tuổi. Cách đây trên mười năm, vì rủi ro, anh đang lái xe bỗng dưng buồn ngủ, đâm vào chiếc xe 18 bánh đang đậu bên đường. Kết quả bị gẫy hai chân, gẫy hai tay và mất một cái đầu gối. Sau mấy tháng nằm bệnh viện, anh đã phải qua nhiều cuộc giải phẫu và cuối cùng anh được xuất viện. Anh tiếp tục tập luyện, cuối cùng đi lại bình thường. Mỗi khi trái gió trở trời, anh bị đau nhức thê thảm. Anh đi bác sĩ và được cho toa. Nhưng uống thuốc tê thấp không phải lúc nào cũng dễ vì nếu uống thuốc lâu, thuốc có thể làm nguy hại đến những bộ phận khác trong cơ thể. Một hôm, anh nghe người ta chỉ, dùng trà bạch quả, anh thấy dễ chịu hẳn lên, lại cảm thấy tâm trí thỏai mái, trí nhớ được phục hồi có thể ngồi viết lại những phần nhật ký anh chưa hoàn tất được. Rồi sau đó anh tìm hiểu nhiều về các lọai dược phẩm. Nay anh đã được bình phục và không còn đau nhức nhiều như trước kia nữa, thật là một an ủi lớn cho anh.

Một người khác, bạn của anh tôi, năm nay 73 tuổi. Anh bị đau ở bả vai phải, kéo xuống cánh tay và bàn tay rất khó chịu. Anh đã đi mấy bác sĩ, uống năm sáu toa thuốc không thấy khỏi. Anh dùng sản phẩm bạch quả trong hai tuần, anh đã hết bệnh, sau đó anh đi mua ngay cây bạch quả 15 gallon, đưa về trồng trước cửa nhà. Mỗi sáng đi tập thể dục về, anh lấy mấy lá nhai rồi nuốt đi. Cách đây ít lâu, anh cho biết là lá bạch quả đã đem lại cho anh sức khoẻ lạ thường, cảm thấy người thật là cường tráng.

Hai tháng nay, tôi được biết một người bạn, tâm hồn rất sáng suốt minh mẫn, nhưng cơ thể anh xuống dốc thê thảm. Các khớp xương của anh đau nhức. Mỗi khi cơn đau lên như thế, các bắp thịt kéo co lại đau đớn lắm. Anh tìm đọc tài liệu về sản phẩm bạch quả. Mấy hôm sau anh mua về dùng. Ngày hôm sau anh cho biết chưa bao giờ anh có được giấc ngủ ngon như thế, một tuần sau anh cho tôi biết các khớp xương hãy còn đau nhưng bắp thịt không co lại và không còn đau nữa.

Những chuyện tôi vừa kể trên chỉ phần nào nói lên ích lợi của bạch quả. Chúng ta lần lượt tìm hiểu thêm những nghiên cứu của các dược phòng qua những công trình làm việc của nhiều khoa học gia, cũng từ đó người Tây phương nhìn nhận và thử nghiệm bạch quả một cách hữu hiệu như thế nào.
Bắt đầu từ 1930 ngành Y khoa Tây phương chú trọng về ích lợi của cây bạch quả trong việc bảo vệ sức khỏe và chữa trị bệnh tật. Sau khi các khoa học gia Đức và Nhật đã ép nước từ lá bạch quả và phân chất, người ta tìm thấy hai nhóm hóa chất quan trọng: flovone glycosides va terpene lactones.
Flovone glycosides là những hóa chất lọai flavonoids. Hóa chất này là một số hợp chất tìm thấy trong nhiều cây trái, nhất là những lọai chanh, cam, bưởi. Nó là những chất chống oxi't hóa, có nghĩa la nó làm sạch những chất ô nhiễm trong máu. Chất flavonoies cũng có đặc tính bảo vệ các tế bào khỏi bị vỡ do chất acid và các lọai acid béo do đó các tế bào lúc nào cũng ở tình trạng khỏe mạnh và có khả năng thẩm thấu. Chất flavonoies cũng giúp cho các hạt máu không bị dính vào nhau, nó giúp cho việc tuần hoàn máu trong cơ thể, đánh tan những cục máu, khiến ta tránh được đứt gân máu. Nó giúp cho những mạch máu không bị cứng, có khả năng giúp tồn trữ sinh tố C và giữ gìn nó lâu trong cơ thể.

Chất terpene lactones trong cây bạch quả giúp cho sự tuần hoàn máu tới não và các bộ phận trong cơ thể, chuyển dưỡng khí tới các mô, giúp cho việc hấp thụ chất đường (glucose) tới các mô. Việc này giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và có thêm sức lực. Chất này cũng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và có thêm sức lực. Chất này cũng giup cho kiện toàn trí nhớ và giúp cho não vậh chuyển và được hoàn phục sau khi bị đứt gân máu. Chất bilobalides và ginkgolides chỉ tìm thấy nơi cây bạch quả, nó gồm có những phân tử của ba lọai ginkgolides A, B và C có một cách cấu tạo đặc biệt giống như một cái lồng mà không có cách nào các nhà hóa học có thể chế ra một hợp chất gắn liền như thế được.

Cuối năm 1950, bác sĩ Willmar schwabe thuộc hãng Schwabe ở Tây Đức đã rút từ lá bạch quả hợp chất gồm có 24% flavone glycosides và 6% terpene lactones, tỉ lệ 24-6 được gọi là GBE. GBE có ba ảnh hưởng lớn trong cơ thể:
1) giúp cho mạch máu được vận chuyển nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các bộ phận như tim, não, tai, mắt.
2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá họai.
3) ngăn chận chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo nguy hiểm cho tế bào não.

Lá bạch quả gồm có những hóa chất thật hữu hiệu cho cơ thể con người. Qua nhiều cuộc nghiên cứu, người ta thấy nếu dùng bạch quả với một số lượng bình thường thì không thấy những phản ứng, cũng như dùng nó trong một thời gian khoảng ba tháng rồi ngưng một khoảng cách một vài tuần hay một hai tháng tùy theo kinh nghiệm và chúng ta có thể đo lường những tác dụng của nó trong cơ thể. Một phần thật nhỏ là có thể có người bị phản ứng chẳng hạn ngứa, sẩn hay chảy máu cam. Nếu thấy có những phản ứng như thế, nên tạm ngưng một thời gian rồi tiếp tục lại. Vì tác dụng của bạch quả làm giãn nở mạch máu, nên khi dùng bạch quả thì không nên dùng St John worts hay aspirin. Những người đang dùng các lọai thuốc làm nở mạch máu tim hay làm loãng máu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được chỉ dẫn hoặc ấn định cách thức dùng. Trong những trường hợp không bình thường trong cơ thể hoặc có những bệnh trạng đặc biệt, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết rõ số lượng dùng. Hiện nay trên thị trường có lọai viên hay con nhộng từ 60mg, 80 mg, 120 mg, 160mg, 240mg. Vì bạch quả là dược thảo nên không cần toa bác sĩ, tuy nhiên chúng ta không nên vì thế mà lạm dụng nó. Tốt nhất khi dùng bạch quả, chúng ta nên nghe ngóng cơ thể xem phản ứng để có thể lui tới sao cho có lợi ích thiết thực cho cơ thể.

Bạch quả và hệ thống não.
Bạch quả có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer nếu chưa bị bệnh , Khi bị bệnh rồi, dùng bạch quả giúp cho bệnh thuyên giảm hay giữ ở tình trạng không phát triển. Bạch quả giúp cho máu chuyển lên não, giúp cho các tế bào thần kinh truyền thông với nhau, làm phục hồi trí nhớ. Bạch quả cũng giúp cho não nhận được nhiều dưỡng khí và tẩy sạch những ô nhiễm trong não. Nó cũng giúp cho người sử dụng nhiều về trí não được sáng suốt, bền gỉ, giúp cho chống lại với những suy bại theo tuổi già.

Bạch quả và hệ thống tuần hoàn.
Bạch quả giúp cho máu di chuyển trong cơ thể được dễ dàng, làm tiêu mỡ, tiêu những chất độc trong máu, đánh tan những cục máu (blood clots), làm cho máu không bị dính vào nhau, làm cho các mạch máu mềm mại, như thế có thể tránh được tình trạng đứt gân máu. Bạch quả cũng giúp phục hồi các mạch máu bị nguy hại vì chất nicotine, giúp cho hạ cholesterol vì nó khử được các chất oxit hóa. Bạch quả cũng làm cho giãn mạch máu, nhất là khi tuổi già, mạch máu nổi gân xanh ở chân sẽ được giảm đi và do đó các cụ có thể đi lại, di chuyển một cách dễ dàng hơn. Sự thông máu trong hệ thống tuần hoàn giúp đưa máu và đồ ăn tới những li ti huyết quản, khai thông những bế tắc đó là nguyên nhân chính mang lại sức khoẻ toàn vẹn cho con người.

Bạch quả với dị ứng và hen suyễn.
Mới đây ở Hoa kỳ, người ta đã dùng bạch quả để chữa bệnh dị ứng (allergy) và hen suyễn (asthma). Bạch quả làm dịu những vết sưng do dị ứng gây nên, và những liên hệ đến hệ thống hô hấp do dị ứng rồi đi đến nặng hơn đó là hen suyễn. Vì là dược thảo nên khi chúng ta dùng nó kết quả có khi cũng chậm hơn, do đó khi bị dị ứng nặng bất ngờ hay hen suyễn có nguy hại tới tính mạng, tốt hết ta hãy tìm gặp các y sĩ để điều trị cấp thời rồi sau đó tham khảo ý kiếng với y sĩ để dùng bạch quả. Người ta cũng dùng bạch quả thoa trên các lớp da khi bị khô hay bị cháy nắng hoặc ngứa sẩn lên.

Bạch quả với các bà và các ông.
Các bà khi có kinh thường hay khó chịu, có khi bị đau trong cơ phận liên hệ. Dùng bạch quả, các bà thấy dễ chịu, tay chân đỡ bị sưng, đỡ đau bắp thịt, các bộ phận liên hệ không bị sưng, hết nhức đầu, hết chóng mặt nhờ lượng máu di chuyển đều hòa tới các bộ phận trong cơ thể.
Với các ông cũng thế, kết quả thử nghiệm cho thấy rất khả quan khi các ông dùng bạch quả, máu huyết di chuyển điều hòa trong các cơ phận, khiến giảm thiểu tình trạng bất lực, làm cho các ông phấn khởi và trở nên tin tưởng vào sự cường tráng của mình, trở nên yêu đời hơn.

Bạch quả và thính giác và thị giác.
Nếu quý vị thấy bắt đầu bị lãng tai, mất thăng bằng, dĩ nhiên chúng ta phải đi ngay bác sĩ để biết nguyên do. Quý vị nên bàn thảo với bác sĩ để dùng bạch quả, vì khi dùng bạch quả nó đưa lại kết quả thật khả quan, bạch quả làm cho máu huyết di chuyển tới tai đều đặng, tạo sự liên hệ giữa não và tai. Bạch quả cũng chữa được bệnh ù tai.
Khi lớn tuổi, mắt bắt đầu yếu có thể vì con người hay võng mô, sự co giãn không đúng mức, sự hiện hình trên võng mô không rõ rệt, hay các cơ không còn điều tiết chính xác hay bị ảnh hưởng do bệnh tiểu đường. Khi thấy mắt có những triệu chứng bất bình thường, chúng ta phải đi gặp bác sĩ nhãn khoa để khám nghiệm để được chữa trị. Sau khi biết rõ bệnh và được điều trị, chúng ta nên dùng bạch quả, vì nó giúp đưa máu tới mắt, đưa chất bổ dưỡng tới mắt, làm cho mắt được khoẻ mạnh, đồng thời khử các chất độc trong mất, phục hồi các tế bào võng mô. Trong kết quả dùng bạch quả của bác sĩ Georges Halpern, một khoa hoc gia Đức, năm 1990 đã chẩn bệnh cho 25 người tuổi 75. Những người này dùng 160 mg bạch quả mỗi ngày trong 4 tuần lễ thấy mắt họ khả quan hơn trước nhiều. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết bạch quả giúp cho dẫn máu tới những mạch máu thật nhỏ và có tính cách thật quan trọng trong võng mô. Bạch quả cũng giúp cho người bị tiểu đường bằng cách làm cho mạch máu được mạnh và tẩy sạch những chất độc trong các tia máu trong mắt. Bạch quả giữ cho máu khỏi bị hủy họai do bệnh tiểu đường, do bệnh già và những yếu tố môi sinh gây ra.
Nói tóm lại, bạch quả giúp cho chúng ta có một trí óc minh mẫn trong một cơ thể cường tráng. Nhờ đó giúp cho cho các tế bào và các mô là những đơn vị nhỏ nhất trong cơ thể con người được nuôi dưỡng, tẩm bổ, được tinh khiết, chống những phóng xạ do môi sinh, dụng cụ máy móc của cuộc sống văn minh tạo ra.
Bạch quả giúp chúng ta chống lại những suy thóai của cơ thể khi về già, giúp đưa lại sinh lực và niềm tin, đem lại trí nhớ, trị hen suyễn, dị ứng, tê thấp, yếu tai mắt, máu huyết điều hòa và giúp cho hệ thống thần kinh được bén nhạy.

Tài liệu tham khảo:1. Ginkgo Biloba, an herbal fountain of youth for your brain. Glenn S. Rothfelf, MD, MAC and Suzanne Le Vert
2. Ginkgo, A practiacl guide, Georges Halpern, MD, PhD.

Sưu Tầm
Last edited by KýCóp on Fri Dec 24, 2010 4:26 am, edited 1 time in total.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

MẸO VẶT ĐỂ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
TRONG MÙA LỄ LỘC


Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng thức ăn thức uống dơ bẩn, không được tồn trữ đúng cách, hư thối hoặc đã bị nhiễm trùng, nhiễm virus, ký sinh trùng, nấm mốc hoặc một hóa chất độc hại nào đó, v.v…
Không cẩn thận thì ngộ độc thực phẩm là vấn đề có thể xảy ra…
Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt nóng, v.v… là những dấu hiệu tiêu biểu khi bị trúng thực sau một buổi tiệc.

PHÒNG BỆNH HƠN LÀ CHỮA BỆNH

Để tránh những trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến 4 điểm then chốt sau đây:
- Rửa Kỹ: Rửa tay kỹ lưỡng với savon, tối thiểu 20 giây mỗi lần, trước và sau khi làm bếp, hoặc trước khi sờ mó vào thức ăn. Dụng cụ nhà bếp cần được rửa kỹ với savon và nước nóng. Có thể pha 1 muổng café (5ml) nước javel trong 3 tách nước (750 ml) để rửa dao và thớt. Luôn luôn rửa kỹ rau cải và trái cây với nước lạnh trước khi sử dụng. Chùi rửa kỹ kệ bếp, bàn ăn khi xong việc.

- Tách Riêng: Để tránh nhiễm trùng lẫn nhau, không nên giữ thịt cá tươi sống cùng chung một ngăn tủ lạnh với thức ăn đã được nấu chín rồi. Thịt cá tươi cần được gói kỹ và cất giữ ở ngăn cuối cùng bên dưới của tủ lạnh để tránh nước thịt có thể lây nhiễm vào những thực phẩm khác. Gói và đậy kỹ lưỡng những thức ăn nào mình chưa dùng đến. Sử dụng một thớt riêng biệt cho thịt cá và một thớt khác cho rau cải tươi.
- Nấu Kỹ: Nấu nướng kỹ là điều cần thiết để ngừa ngộ độc thực phẩm. Thời gian và nhiệt độ nấu nướng khác biệt nhau cho mỗi loại thức ăn. Nhiệt độ lò nướng không được thấp hơn 160oC (320oF) cho thịt gà và thấp hơn 121oC (250oF) cho thịt bò, thịt heo. Đa số vi khuẩn đều bị diệt khi thực phẩm đạt tới nhiệt độ 71oC (160oF). Muốn biết thịt đã thật sự chín hay chưa, thì hãy dùng một nhiệt kế đặc biệt của nhà bếp và đâm thẳng vào khối thịt để đo. Thịt rôti: chín vừa ở 70oC (167oF). Gà vịt nguyên con: 82-85oC (180-185oF).
- Trữ Lạnh: Trữ lạnh và đông lạnh không diệt được vi khuẩn, nhưng chỉ ngăn chặn sự phát triển của chúng mà thôi. Điều chỉnh tủ lạnh ở +4oC (39.2oF) và tủ đông lạnh ở mức -18oC (OoF). Trữ lạnh hoặc đông lạnh tất cả thực phẩm tươi, thịt cá, sữa, thức ăn vừa mới được nấu chín và thức ăn dư bữa càng sớm càng tốt. Không nên để các loại thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ bên ngoài tủ lạnh, lâu hơn 2 giờ đồng hồ. Thịt mua về, nên phân ra thành từng gói nhỏ, cho vô bọc và đem cất vào ngăn đông lạnh ngay lập tức. Ăn tới đâu mới đem ra xài tới đó.
* Để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm nên áp dụng câu: “Boil it, Cook it, Peel it or Forget it” (Nấu cho sôi, nấu cho chín, lột bỏ vỏ hay hãy quên nó đi).

NÊN TRỮ THỊT TRONG THỜI GIAN BAO LÂU?

Sau khi mua các thực phẩm tươi sống về, chúng ta nên cất giữ tối đa trong thời gian:

Tủ lạnh Tủ đông lạnh
- Thịt bằm, thịt xay, thịt hamburger 1 ngày 3 tháng
- Đồ lòng (tim, gan, thận) 2 ngày 4 tháng
- Gà vịt nguyên con 3 ngày 12 tháng
- Gà vịt đã được cắt xẻ 3 ngày 6 tháng
- Thịt tươi 3 ngày 6-9 tháng
- Thịt đã được nấu chín 3 ngày 12 tháng

NHỮNG ĐIỀU CẦN NÊN ĐỂ Ý

1*- Đi chợ, chúng ta nên lựa thịt nào còn thật lạnh, bao bì còn nguyên vẹn không bị rách và nhớ xem kỹ ngày vô bao (date d’emballage, packaged on); ngày giới hạn sử dụng (date meilleure avant, best before). Phẩm chất sản phẩm có thể bị giảm đi sau ngày giới hạn.
2*- Mua thịt, cá, sữa, crème, fromage chót nhất trước khi ra quầy trả tiền.
3*- Nếu trên gói thịt bằm có ghi câu: “produit déjà congelé, made from frozen meat” (làm từ thịt đông lạnh) hoặc “peut contenir des produits déjà congelés” (có thể chứa những thành phần đã được làm đông lạnh), thì chúng ta không nên làm đông lạnh lại ở nhà nữa mà phải sử dụng liền, ngoại trừ sau khi ta đã nấu chín rồi.

Luật Canada và Hoa Kỳ bắt buộc các siêu thị phải ghi thêm trên gói thịt xay (ground meat, viande hachée) hai câu trên nếu nó được làm từ thịt đã được đông lạnh sẵn từ trước đó.
Xin nói rõ thêm là thịt đã tan đá thường có nhiều nguy cơ nhiễm trùng và cũng thường bị mất đi ít nhiều dưỡng chất vì đã bị chảy đi theo nước thịt.
4*- Chỉ hâm nóng một phần thức ăn vừa đủ dùng ngay mà thôi. Tránh hâm nóng đi hâm nóng lại và để nguội lại nhiều lần. Sự kiện nầy sẽ tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn dễ phát triển và sản xuất ra độc tố. Nên nhớ là độc tố của vi khuẩn Staphilococcus aureus có thể tồn tại ở nhiệt độ rất cao.
5*- Thịt bằm, thịt xay, nem nướng, hamburger phải ăn thật chín (cắt ra chính giữa không có màu hồng hồng!). Thịt hamburger dễ bị nhiễm trùng nhất, vì lúc xay thịt vi khuẩn từ bên ngoài đã bị đem trộn lẫn vào bên trong.
6*- Thịt bít tết (steak) có thể ăn hơi sống bên trong (saignant, rare, medium). Vi khuẩn nếu có cũng chỉ nhiễm ở ngoài mặt của miếng thịt và chúng đã bị diệt lúc chiên rồi.
7*- Khi ướp thịt xong, chớ để ở bên ngoài bếp, nên đem cất trong tủ lạnh chờ cho nó thấm.
8*- Không dùng lại mâm dĩa trước đó đã được sử dụng để chứa thịt tươi sống để đựng thịt vừa được nướng chín.
9*- Không bao giờ làm tan đông (defrost, décongeler) thịt trên kệ bếp. Nên để thịt trong tủ lạnh chờ cho đá từ từ tan đi. Cũng có thể làm tan đá trong lò vi ba (microwave oven), hoặc dưới robinet, trường hợp nầy thịt cần phải được nấu ngay liền sau đó.
Thịt đông lạnh để trên kệ bếp qua đêm cho tan đá sẽ tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển và sản xuất ra độc tố lúc thịt trở nên ấm dần từ bên ngoài vào bên trong.
10*- Trường hợp bị cúp điện, hay tủ lạnh bị hỏng: Nếu thịt còn lạnh, còn dính đá thì có thể làm đông lạnh lại được. Nếu đá đã tan hết, nhưng thịt vẫn còn lạnh, thì nên nấu chín thịt, sau đó có thể làm đông lạnh trở lại nếu muốn. Nếu thịt hết còn lạnh, thì nên bỏ đi.
11*- Trên nguyên tắc vùng nhiệt độ nguy hiểm, tức là vùng nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nẩy nở và phát triển là khoảng từ +4oC (39.2oF) đến +60oC (140oF). Vậy, muốn giữ lạnh một thức ăn thì phải giữ ở nhiệt độ từ +4oC trở xuống, còn muốn giữ nóng thì phải giữ từ +60oC trở lên. Đây là nhiệt độ chính thức đã được các giới y tế Canada và Hoa Kỳ cũng như Cơ Quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) chính thức quy định trong vấn đề vệ sinh và bảo quản thức ăn.

Vậy chúng ta cần nên lưu ý các điểm sau đây:

*- Giữ gìn thức ăn thức uống ở nhiệt độ thích hợp:
Thức ăn nóng thì phải giữ nóng từ 60 độ C trở lên. Thức ăn lạnh thì phải giữ ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống.
Nên nhớ là vùng nhiệt độ nguy hiểm để cho vi khuẩn dễ phát triễn là từ 4 độ C đến 60 độ C.
*- Chuẩn bị – Sửa soạn thức ăn – Buffet:
Nguyên tắc hai giờ:
+ Nên chuẩn bị nhanh chóng và dùng càng sớm càng tốt sau khi làm xong.
+ Không nên để thức ăn nguội lạnh trên bàn, hoặc trên bàn thờ quá lâu trên hai giờ đồng hồ rồi mới ăn.
+ Trong lúc chờ đợi nhập tiệc, tốt hơn hết là nên giữ thức ăn nóng trên bếp, vặn lửa nhỏ… còn thức ăn lạnh như mấy món gỏi, thịt nguội và fromage thì nên giữ trong tủ lạnh.
+ Trong trường hợp phải mang đi xa, thì đối với rau cải trái cây, thịt nguội, bơ, sữa, fromage phải ướm nước đá để trong thùng.
+ Chúng ta không nên đem thức ăn mới nấu từ bếp châm thêm vào dĩa thức ăn nguội lạnh đã để quá lâu hơn hai giờ trên bàn tiệc!
*- Chuyên chở thức ăn đi xa
+ Thức ăn nóng: nên gói trong giấy nhôm, quấn vải dầy để giữ cho nóng và cất giữ trong thùng cách nhiệt 60 độ C (140oF).
+ Thức ăn lạnh: để trong thùng nước đá (có thêm nước đá!) để giữ lạnh ở 4 độ C (40oF). Khỏi phải nói, chắc chắn các bạn cũng nhớ để mấy lon beer và coke trong thùng nầy rồi.
*- Nhớ rửa tay kỹ lưỡng
Trước khi sờ mó vào thức ăn và trước khi ăn, phải rửa tay kỹ lưỡng bằng savon.
Xin mời quý bạn cùng nâng ly mừng năm mới!

Montreal, Dec 23, 2010
- Viết theo tài liệu của CFIA
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Nhiễm Độc Khí Thải Mùa Đông: Carbon Monoxide
Tin tức từ Cali Today News cho hay, ngày Thứ sáu 10/12/2010 cảnh sát thông báo là các cuộc mổ thử nghiệm xác chết cho thấy có thể toàn bộ 4 người trong một gia đình ở vùng đông Missouri đã thiệt mạng do hít phải khí carbon monoxide.

Hai vợ chồng gần 30 tuổi và 2 đứa con của họ, một bé trai 4 tuổi và bé gái 3 tuổi, đã được khám phá qua đời tối thứ năm trong thành phố St.Clair.
Cảnh sát đã đến ngôi nhà khám xét sau khi các đồng nghiệp của người chồng thấy lạ lùng là anh đã không đi làm từ nhiều ngày qua, theo lời cảnh sát trưởng là Bill Hammack cho biết.
Ông Hammack nói ‘bên trong căn nhà có 4 xác người nhưng không có dấu vết của tội ác’. Các thân nhân của 4 nạn nhân cho biết chiều thứ ba thì họ còn gặp các nạn nhân và người chủ căn nhà than ‘là khó chịu do bị bệnh và buồn nôn’
Theo cơ quan CDC thì hàng năm ở Mỹ có gần 500 người chết do hít phải khí độc carbon monoxide, trong số gần 20,000 ca phải cấp cứu ở các bệnh viện, do hệ thống sưởi có vấn đề và người chủ gia đình dùng máy phát điện chạy bằng xăng.

Bác sĩ Paul Garbe của CDC nói: “Các nguy hiểm của hệ thống máy sưởi xộc xệch, không được bảo trì là nguyên nhân số một gây tử vong vì người ta hít phải khí carbon monoxide ở Hoa Kỳ vào mùa đông. CDC yêu cầu mỗi gia đình phải có thiết bị báo động về carbon monoxide trong nhà.
Tin tức trên cho thấy hầu như hàng năm, mỗi khi mùa đông đến đều xuất hiện những tai nạn tương tự như tin tức vừa kể trên ở một vài vùng trên đất Hoa Kỳ nầy.

Mỗi năm vào khoảng tháng giêng tây, các công ty lò sưởi và máy lạnh gởi đến từng nhà một vài thông tin liên quan đến việc phòng ngừa các khí thải trong mùa đông như: "Do you have the flu or Carbon Monoxide poisoning? Hay "How a hidden leak in your furnace can make you sick". Các tài liệu trên sẽ giúp các bạn có thể tránh được một số tai nạn cho chính bạn và gia đình.

Vào mùa đông, ở các xứ lạnh như Hoa Kỳ thường có thêm nhiều tai nạn về các vụ ngộ độc trong không khí do các khì thải từ các lò sưởi trong nhà. Đây là một trong những nguyên nhân làm chết người vào mùa đông. Tai nạn nầy có thể nói hiện đang xảy ra nhiều nhất ở Hoa Kỳ và Pháp. Hàng năm có độ khoảng trên 40.000 người nhập viện, trong đó khoảng 500 người bị tử vong vì hít phải khí carbon monoxide (CO), một loại khí thải qua việc đốt lò sưởi và nhiều nguyên nhân khác. Thêm nữa theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bịnh tật (CDCP), cũng tại Hoa Kỳ, hàng năm có trên 500 người bị chết vì vô tình hít phải khí CO, và hơn 2.000 người đã dùng phương nầy để tự tử.

Khí carbon monoxide

Trước hết khí đốt (gas) chuyền trong đường ông dẫn vào nhà bạn là một khí không màu và không mùi. Chính vì thế các công ty khí đốt trộn thêm vào hóa chất để cho khí có mùi trứng thúi (rotten egg) để chúng ta khám phá dể dàng mỗi khi đường ống bị thất thoát ra ngoài không khí. Khí carbon monoxide (CO) là một khí độc tạo thành qua sự đốt cháy các khí đốt trong lò sưởi hay bếp núc. Và một khi nồng độ của khí nầy lên cao, nó có thể gây ra sự phát nổ làm nổ tung nhà của bạn.

Khí carbon monoxide (CO) là một khí không màu không mùi vị, không gây ra ngứa ngái…do đó con người khó có thể phát hiện được sự hiện diện của khí nầy trong nhà hay vùng không gian chung quanh chúng ta.
Trong không khí và ở chỗ thông thoáng, nồng độ trung bình của CO là 0,1 phần triệu (ppm) tức 0,1cm3/lít không khí. Trong nhà, nồng độ cao hơn chiếm khoảng 0,5 đến 5 phần triệu. Vùng không khí chung quanh lò sưởi khi hoạt động có từ 5 đến 15 phần triệu. Ống khói các lò sưởi dùng củi để đốt có nồng độ 5.000 phần triệu. Và nếu tính khói thuốc lá không bị loãng trong không khí, nghĩa là khí CO phát ra từ khói thuốc đậm đặc, nồng độ CO lên đến 30.000 phần triệu.

Khí CO nầy có được do sự đốt cháy các hợp chất hữu cơ như củi, than, xăng dầu, v. v…trong điều kiện không đủ oxy để hoàn tất sự đốt cháy. Nếu sự đốt cháy hoàn tất, các hợp chất trên sẽ phóng thích ra khí carbonic (CO2). Nếu không đủ oxy, khí CO sẽ bị phóng thích.

Tóm lại, các nguồn phóng thích CO thường thấy chung quanh đời sống của chúng ta là lò sưởi than củi, bếp than (stoves), khói thuốc lá, khói xe hơi, các bình gas để đi cắm trại, máy phát diện chạy than hay dầu, máy cưa,v.v… thậm chí nhà cháy cũng phát thải ra nhiều khí carbon monoxide. Vì vậy không khí là môi trường ô nhiễm CO thường xuyên, và khí nầy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự hâm nóng toàn cầu. Một phân tử CO gây tác hại gấp ngàn lần sự huỷ hoại từng ozon so với một phân tử CO2.

Đối với lượng phát thải CO trong khói xe, Luật Không khí sạch (Clean Air Act) và EPA Hoa Kỳ từ năm 1990 đã giảm giới hạn sự phát thải của xe xuống còn 3,4 gram cho một dặm Anh, so với trước đó là 87 grams và xe hơi các đời sau 2006 phải lấp đặt hệ thống hấp thụ khí CO có khả năng hấp thụ đến 99% khí CO phát thải ra.
Đây là một loại khí được xếp vào hạng độc hại có khả năng làm chết người nếu bị ngộ độc cấp tính. Nếu bị ngộ độc dài hạn và từ nhẹ đến nặng, con người có thể bị nhức đầu, chóng mặt, hoặc có những hiện tượng như cảm cúm. Nếu bị nhiễm nhiều hơn nữa CO có thể đi vào hệ thần kinh và hệ tuần hoàn có thể gây ra chết người. Đối với các bà mẹ đang mang thai, CO có thể gây tử vong cho thai nhi.
Phương pháp chữa trị tốt nhất là đem bịnh nhân vào chỗ thoáng khí và tiếp trợ khí oxygen vào khí quản mà thôi.

Nhưng phương pháp hay nhất để tránh tai nạn có thể xảy ra là phương cách phòng ngừa.

Biện pháp đề phòng khi mùa đông đến

Mỗi năm khi mùa đông đến chúng ta cần chuẩn bị hệ thống sưởi trước khi xử dụng. Trước hết, chúng ta cần phải mở của lò sưởi bằng cách mở miếng chắn gió trong ống khói (đã đóng lại khi mùa đông chấm dứt) và kiểm soát xem ống khói có bị nghẹt hay không? Sau đó cần kiểm soát các đường ống dẫn gas:

- Cần kiểm soát chung quanh lò sưởi xem có đủ không khí cung cấp cho lò sưởi khi được đốt lên hay không? Một lò sưởi trung bình đốt 12 feet3/ngày. Do đó, nơi gần lò sưởi cần phải thoáng để cho không khí mới thế vào. Nếu không, khí độc như CO có thể kết tụ chung quanh lò sưởi;

- Thứ hai, cần phải kiểm soát cần phải xem lại đường ống gas và hệ thống trao đổi nhiệt (heat axchanger) trong lò sưởi có bị rò rỉ hay không?
- Sau cùng cũng cần xem lại hệ thống nước nóng (nếu chạy bằng gas) và lò sưởi trung ương (central heater) chung quanh các ống nối.
Tốt nhứt là bạn nên gọi một thơ chuyên môn để kiểm tra lại toàn thể hệ thống sưởi nhà bạn trước khi mùa đông đến.

Đó là:
- Lau sạch hệ thống đốt (burner);
- Hút bụi bậm chung quanh hệ thống trao đổi nhiệt và thử nghiệm rò rỉ hệ thống nầy;
- Kiểm tra hệ thống thông gió;
- Kiểm tra lại sự vận hành của lò sưởi trung ương và hệ thống nước nóng, v.v…

Các triệu chứng của sự ngộ độc CO

Triệu chứng cấp tính: Đối với việc tiếp nhiễm ở nồng độ thấp, các hiện tượng xảy ra làm cho chúng ta có thể nhầm lẫn với việc bị cảm cúm, mệt mõi, hay bần thần không vui. Do đó việc chẩn đoán rất khó khăn. Và việc chẩn đoán chỉ được xác định bị nhiễm hay không là nhờ phương pháp đo lượng CO trong hồng huyết cầu mà thôi.

Hai hệ thống tuần hoàn và thần kinh là hai vị trí bị ảnh hưởng nặng nhất. CO có thể làm tăng áp suất máu, làm nhức đàu nặng, xây xẩm mặt mày, lên cơn kích ngất và cò thể bị hôn mê nếu bị ngộ độc nặng.
Nếu bị nhiễm độc dài hạn, các chứng sau đây có thể xảy ra bị sưng phổi, tim mạch, ảnh hưởng lên thị giác và thính giác, thận có thể bị giảm hoạt động và bị liệt. Một điểm có thể khám phà bằng mắt khi bị nhiễm độc CO, là da nạn nhân biến thành màu hồng.

Sau đây là nồng độ của carbon monoxide tức CO có thể gây ngộ độc từ nhẹ tới nặng như sau
- Nếu con người hít thở không khí chứa 400 phần triệu lượng khí CO có thể bị tử vong;
- Nếu bị tiếp nhiễm 35 phần triệu trong vòng 6 giờ có thể bị nhức đầu và chóng mặt;
- Nếu bị tiếp nhiễm 800 phần triệu, nạn nhân bị ói mữa, co giựt trong vòng 45 phút và bị hôn mê trong vòng 2 giờ;
- Nếu bị nhiễm 6.400 phần triệu, nạn nhân có thể chết trong vòng dưới 20 phút.

Carboxyhemoglobin

Monoxide carbon hay CO là một khí có ái lực (affinity) với sắt (Fe –Iron) nghĩa là kết nối dễ dàng với nguyên tố sắt trong hồng huyết cầu qua cầu nối hoá học để cho ra carboxyhempglobine (COHb).Tính ái lực của CO đối với hồng huyết cầu mạnh hơn tình ái lực của oxygen đối với hồng huyết cấu gấp 240 lần. Do đó, khi bị nhiễm vào trong máu, CO sẽ tách oxygen ra khỏi hồng huyết cầu và làm giảm lượng oxy trong máu, và cơ thể sẽ thiếu oxy để nuôi dưỡng toàn thể con người. Và con người bắt đầu bị nhiễm độc từ hiện tượng nầy.

Thông thường lượng CO trung bình trong hồng huyết cầu là 5%. Một người hút hai gói thuốc một ngày có thể làm tăng lượng CO trong máu gấp hai lần nghĩa là 10%. Nạn nhân gọi là bị nhiễm độc khi lượng CO trong huyết cầu tăng lên 25%. Và có thể đưa đến tử vong nếu lượng CO tăng lên đến 70%.

Biện pháp phòng ngừa

Đây là một vấn đề y tế công cộng áp dụng cho cộng đồng. Việc giáo dục và gây ra ý thức an toàn trong việc sưởi ấm, khói xe, nhất là trong mùa đông, nhà cửa bị đóng kín, lượng không khí "sạch" bên ngoài không được thông thoáng với bên trong nhà.

Vì vậy, biện pháp hay nhất để phòng ngừa sự nhiễm độc CO là phương pháp lấp đặt hệ thống phát hiện CO trong không khí. Một hệ thống gây ra tiếng động (alarm), tạo ra sự chú ý của người trong vùng không khí đang bị ô nhiễm để thoát hiễm bằng cách rời khỏi nơi chúng ta đang hiện diện. Hệ thống nầy cần lấp đặt trên trần nhà, gần nơi đặt lò sưởi hay những lò nấu nướng vì khí CO nhẹ hơn không khí cho nên lơ lững phía trên trần nhà. Giá trung bình của hệ thống trên vào khoảng từ 20 đến 60 Mỹ kim chạy bằng pin.

Hệ thống khám phá khí CO tuy không bị bắt buộc lấp đặt trong nhà ở, nhưng hầu hết các cơ quan an toàn sức khoẻ đều đề nghị cần có ít nhất một hệ thống trong nhà. Gần đây nhất, thành phố New York ra luật phải có một hệ thống trên trong giấy phép xây cất nhà mới. Tiểu bang Illinois và Massachesetts ra luật áp đặt hệ thống trên kể tử ngày 1/1/2007.

Các khí độc khác

Ngoài khí CO phát thải trong nhà vào mùa đông, khí CO và một số khí thải khác như nitrogen oxides (NOx) và khói chì (lead) cũng là những nguyên nhân gây tác hại cho công nhân trong những khu sản xuất công nghiệp nhất là các công nghệ luyện kim và hầm mõ. Theo Cơ quan An toàn Sức khỏe trong Công nghiệp (OSHA) cũng như các định mức độc tố của Bộ Y tế HK, nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc nầy trong vòng một giờ đầu tiên thì chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra. Nghĩa là trong giờ đầu tiên, con người chưa bị ảnh hưởng nhiều vì CO đang còn trong giai đoạn kết hợp với hồng huyết cầu. Nhưng sau đó, vì thiếu oxy cho cơ thể cho nên người công nhân sẽ thở mạnh, ngắn, hơi thở đứt quảng khi lượng CO trong máu lên đến 20 đến 30%. Từ 30 đến 50%, thần kinh sẽ bị giao động, chóng mặt, thị giác không còn hoạt động được nữa và sẽ đưa đến hôn mê. Nếu bị tiếp nhiễm trên 50% CO, có thể bị tử vong sau đó.

Còn về nitrogen oxides: Đây là một khí độc, gây khó chịu cho da và mắt trước tiên khi bị tiếp nhiễm. Thông thường, NOx xuất hiện dưới dạng khí khi acid nitric tác dụng lên chất hữu cơ như gỗ, mạc cưa, hay acid nitric đun nóng, hoặc các chất hữu cơ có chứa nitrogen bị đốt cháy. Trong các lò luyện kim, hay hàn xì, nitrogen và oxy trong không khí gây ra phản ứng để tạo ra NOx. Đặc tính của NOx là hòa tan trong nước để tạo thành acid nitric hay acid nitrous. Đây là phản ứng trong cơ thể khi hấp thụ NOx qua đường khí quản. Các acid tạo thành làm cho cổ họng và cuống phổi bị khô vì mất nước. Các acid vừa mới tạo thành sẽ bị trung hòa bằng cách kết hợp với các mô trong cơ thể. Và chất sau nầy sẽ làm cho các động mạch nở lớn làm giảm áp suất của máu gây chứng nhức đầu chóng mặt. Nếu nồng độ tiếp nhiễm từ 60 đến 150 phần triệu, người công nhân sẽ bị khô mũi và cổ họng, ho và đau ngực. Nếu sau đó được hít thở không khí sạch, thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ. Nếu bị tiếp nhiễm liên tục trong 24 giờ, hơi thở sẽ bị đứt quảng, mất ngũ, có thể bị chứng cyanosis (máu xanh ở móng tay như trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nitrate) và sau cùng có thể đi đến tử vong.

Sau cùng đối với khói chì, kim loại nầy đã được EPA HK xếp vào loại gây ra ung thư cho con người. Phổi và thận là hai cơ quan trực tiếp bị ảnh hưởng. Nhiễm độc hơi chì là một mối ưu tư hàng đầu trong tất cả loại nhiễm độc trong công nghiệp. Chì đi vào cơ thể qua đường khí quản, thực quản hay qua các mô da dưới dạng bụi, khói, hay khí ẩm. Thông thường con người bị tiếp nhiễm nhiều nhất dưới dạng chì hữu cơ. Khi chì đi vào cơ thể, một phần sẽ không bị hấp thụ và được tống khứ ra ngoài bằng đường đại tiện. Phần còn lại sẽ đóng trong túi mật. Chì xâm nhập qua đường khí quản độc hại hơn chì qua đường thực quản. Khi bị tiếp nhiễm chì bám vào tế bào máu, làm cho tế bào bị vỡ ra gây chứng thiếu máu (anemia). Và điểm đến sau cùng của chì trong cơ thể là thận, gan, hệ thống thần kinh và tế bào máu.

Kết luận

Qua những thông tin được nêu trên, khí CO và NOx là hai tác nhân nguy hiểm nhất trong mùa đông, vì khí NO có tỷ trọng thấp hơn không khí, và trong mùa đông, lượng hơi nước làm tăng độ ẩm của không khí. Do đó, một số khí độc khác như khói chì vẫn còn lơ lững nơi tầng ozone thấp, tức gần mặt đất. Vì vậy, nguy cơ bị tiếp nhiễm các khí trên rất cao.
Chúng ta cần phải bảo vệ sức khoẻ của chính mình; việc phòng ngừa những điều đáng tiếc có thể xảy ra là cần thiết, cũng như trách nhiệm nhắc nhở những người chung quanh về các thảm hoạ nhiễm độc trên cũng là một cung cách ứng xử tốt của một công dân có trách nhiệm đối với xã hội vậy.

Mai Thanh Truyết
VAST- 12/2010
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image


Mười điều cố gắng thực hiện trong năm mới 2011


1. Ít thịt, Nhiều rau.
2. Chua Nhiều, Ít mặn,
3. Ít Đường, Nhiều trái.
4. Nhai Nhiều, Ít miếng,
5. Tắm nhiều, Ít Áo
6. Ít Nói, Nhiều Làm,
7. Ít Ham, Nhiều Cho.
8. Ít Lo, Nhiều nghỉ.
9. Bộ Nhiều, Ít Xe,
10. Nhiều Cười, Ít Giận,
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Mốt chụp ảnh cưới khỏa thân ở Trung Quốc

Hiệp hội các nhiếp ảnh gia ở Trung Quốc muốn cấm việc chụp ảnh khoe da thịt của các cặp tân lang, tân nương, một trào lưu mới trong giới trẻ ở đây.

Image
Một bức ảnh quảng cáo cho hình thức chụp ảnh cưới khỏa thân ở Trung Quốc. Ảnh: qq.com.

Hiệp hội kinh doanh cưới hỏi ở Thượng Hải cho biết những bức ảnh đó trái với truyền thống kết hôn ở Trung Quốc. Họ cảnh báo sẽ gây áp lực lên chính phủ và yêu cầu cấm cửa các hiệu ảnh thực hiện những bức ảnh hở hang của cô dâu chú rể, AFP dẫn tin trên tờ Shanghai Daily hôm nay cho biết.

"Chúng tôi không ủng hộ hình thức chụp ảnh này vì nó không hợp với truyền thống của Trung Quốc", phó chủ tịch hiệp hội He Lina cho hay. "Đám cưới là buổi lễ linh thiêng, vì thế chúng tôi mong giới trẻ tôn trọng nó".

Ảnh cưới của các cặp tình nhân Trung Quốc thường được chụp vài tháng trước lễ kết hôn. Họ thường tạo dáng trong trang phục phương Tây hoặc truyền thống.

Giờ đây, nhiều phòng chụp bắt đầu đưa ra dịch vụ ảnh chân dung khỏa thân. Các cô dâu, chú rể hoặc là không mặc gì, hoặc phần kín của họ được che bằng giấy và các thứ khác một cách khéo léo.

Luật sư Liu Chunquan cho hay việc chụp ảnh như trên không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bất cứ ai phát tán những bức ảnh đó đều có thể đối mặt với cáo buộc về khiêu dâm.

Tuy thế, những mẫu ảnh cưới khỏa thân vẫn được đăng trên Internet, kéo theo một loạt cuộc tranh luận. Những fan của hình thức này cho rằng ảnh sẽ ghi lại được tình yêu sâu đậm của cặp tình nhân.

Mai Trang
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Image


Nên lấy vợ sớm vì những lợi ích sau đây:
1. Vợ dậy cho ta tính phục thiện (sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả)

2. Vợ dậy cho ta tính kiên nhẫn, chờ đợi không biết mệt (để vợ sửa soạn đi lễ, đi chùa, hay đi sắm đồ)

3. Vợ cho ta sức khỏe (cấm không cho hút thuốc lá, uống rượu, uống bia, đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn)

4. Vợ dậy cho ta sự tế nhị (không chê bai dù cơm khét, canh mặn)

5. Vợ dậy cho ta sự lễ phép (đi thưa về trình)

6. Vợ dậy cho ta sự rộng lượng (kiếm được bao nhiêu tiền tặng vợ hết)

7. Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta (làm vườn, cắt cỏ, đổ rác, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, mang vác)

8. Vợ dậy cho ta tính gọn gàng, trật tự (chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ vợ dành cho)

9. Vợ dậy cho ta sự công chính (ra đường cứ thẳng đường mà đi, không nhìn ngang, liếc dọc, nhất là chỗ có đông phụ nữ

10. Vợ giúp ta trở thành người cha gương mẫu (thay tã, tắm rửa cho con, ru con ngủ, cho con bú, dậy con học, ...)

11. Vợ dậy cho ta biết giá trị của hai chữ tự do (nay mình không còn nữa)

12. Vợ dậy cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh (muốn chết mà cứ phải sống

Lợi ích do vợ đem lại nhiều khôn xiết kể. Ai không tin, cứ thử rồi biết.


quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Gan nhiễm mỡ

Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể với trọng lượng khoảng 1.4 kg.

Nằm ở phía trên bên phải của bụng, ngay dưới xương lồng ngực, gan có hai thùy. Thùy phải lớn và gồm có ba mảnh ghép với nhau. Thùy trái nhỏ hơn, nằm lên phần dạ dày tiếp cận với thực quản.

Về cấu tạo, gan có khoảng từ 50,000 tới 100,000 tiểu thùy nhỏ với một tĩnh mạch ở giữa. Từ tĩnh mạch tỏa ra cả trăm tế bào gan đan xen với hệ thống ống dẫn mật và mạch máu nhỏ xíu. Gan có mầu đỏ tươi tương tự như gan súc vật bày bán ở cửa hàng thịt.

Với khoảng 300 tỷ tế bào, gan có khả năng tự tái tạo và duy trì được chức năng dù chẳng may vì một lý do nào đó đã mất đi 90% khối lượng. Nhưng nếu cả trăm phần trăm tế bào gan bị hư hao vì bệnh tật thì con người chỉ sống nếu được ghép một miếng gan.

Gan tiếp nhận máu qua tĩnh mạch cửa và động mạch gan. Mỗi phút các mạch máu này chuyển qua gan khoảng 1.5 lít máu. Máu trong động mạch gan chứa nhiều oxy còn máu ở tĩnh mạch cửa chuyển tải các chất phế thải của sự tiêu hóa.

Gan được ví như một nhà máy chế biến hóa học cực kỳ tinh vi với cả trăm nhiệm vụ quan trọng khác nhau.

1. Gan là kho tiếp nhận đường glucose hấp thụ từ ruột non rồi tích trữ dưới dạng glycogen. Sau mỗi bữa ăn, khi đường huyết lên cao thì insulin từ tụy tạng sẽ thúc đẩy gan biến hóa glucose thành glycogen. Vài giờ sau đó, khi đường huyết xuống thấp, gan lại chuyển glycogen ra glucose, đưa vào máu và cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu.

2. Ngoài vai trò kể trên, gan còn biến hóa đường và chất béo thành chất đạm và cũng làm chất đạm và chất béo biến thành glucose.

3. Gan chế tạo khoảng 0.5-0.9 lít mật mỗi ngày. Mật là chất lỏng mầu vàng-xanh, vị đắng với thành phần cấu tạo quan trọng nhất là muối mật, cần thiết cho sự tiêu hóa chất béo trong thức ăn.

4. Gan loại bỏ các chất độc hại như rượu, một vài loại dược phẩm như acetaminophen.

5. Gan tổng hợp ure, một phế chất trong sự chuyển hóa chất đạm và loại ra ngoài qua thận.

6. Gan hủy hoại các hồng huyết cầu hư hao, già nua cũng như tiêu diệt các vi khuẩn lẫn trong thực phẩm ở ruột.

7. Gan tích trữ các sinh tố A, B, D, E và K.

8. Gan tạo ra các chất đạm trong máu như albumin, globulin và yếu tố đông máu.


Gan nhiễm mỡ


Mới nghe gan nhiễm mỡ, nhiều bà con cũng giựt mình e ngại. E ngại vì gan có mỡ thì làm sao mà sống được.

Thực tế ra thì trong gan cũng như các bộ phận khác của cơ thể, chỗ nào cũng có mỡ. Mỡ là thành phần cấu tạo của các tế bào. Chỉ khi nào mỡ trong gan quá 5% trọng lượng gan và lấn át, chiếm chỗ của các tế bào gan lành mạnh. thì mới có vấn đề. Khi đó thì gan sẽ có mầu vàng béo, lớn hơn và nặng hơn bình thường.

Cắt một lát mỏng ở gan không bệnh rồi quan sát qua kính hiển vi, ta thấy máu tràn ngập khoảng trống giữa các tế bào gan. Thành tế bào gan sẽ lấy đi các chất độc hại, vi khuẩn, chất béo khiến cho máu trở nên sạch sẽ. Do đó gan giữ vai trò của một cái lọc. Nếu bây giờ trong tế bào gan và khoảng trống lại đầy những chất béo thì việc lọc và các chức năng khác của gan sẽ suy giảm đưa tới hậu quả xấu cho cơ thể. Các chất béo này đa số thuộc nhóm triglycerit.

Có nhiều loại gan nhiễm mỡ:

1. Nhiễm mỡ không do rượu

Bệnh rất phổ biến tại các quốc gia phát triển và chiếm 24% các bệnh về gan tại Hoa Kỳ. Bệnh có thể chỉ là tăng chất mỡ trong gan, không gây ra triệu chứng gì hoặc vừa tăng mỡ vừa bị viêm tế bào gan rồi đưa tới xơ gan.

Nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng sau đây là một số rủi ro gây bệnh:

-Hội chứng chuyển hóa với chẩn đoán tiểu đường loại 2, mập phì, cao cholesterol/ triglycerid trong máu. Bệnh thường thấy ở phụ nữ từ 40-60 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi giới mọi tuổi.

Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng xảy ra vì các rủi ro khác như:

-Suy dinh dưỡng, thiếu chất đạm.

-Một số dược phẩm như amiodarone, tamoxifen, methotrexate, valproic acid, tetracycline, thuốc chống virus zidovudine.

-Phẫu thuật dạ dày để giảm cân.

-Ðộc chất, thuốc diệt sâu bọ.

-Bệnh Wilson trong đó khoáng chất đồng tích tụ trong gan.

Bệnh âm thầm diễn tiến, đôi khi không có dấu hiệu rõ rệt. Một số than phiền đau ngầm ngầm nơi bụng trên, mệt mỏi, kém ăn. Khám bệnh, bác sĩ thấy gan hơi to.

Xét nghiệm máu thấy men gan lên cao và sinh thiết gan cho hay trong tế bào gan có những túi chất béo nhỏ li ti.

Ðiều trị căn bản nhắm vào việc loại bỏ các rủi ro gây bệnh cũng như duy trì mức độ đường huyết và cholesterol bình thường, giảm cân, không dùng các chất độc hại

2. Nhiễm mỡ do rượu

Mỗi ngày tiêu thụ trên 60 g rượu trong thời gian 10 năm là đủ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Phụ nữ dễ bị bệnh này hơn nam giới dù chỉ dùng 1/3 số lượng rượu kể trên. Lý do là quý bà ít có loại men gan bảo vệ với sự hấp thụ chất rượu ở dạ dày. Bệnh cũng thường xảy ra cho người trong cùng huyết tộc, nhiễm viêm gam C, tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa động vật hoặc có quá nhiều chất sắt tích tụ ở gan.

Sau khi tiêu thụ, rượu được dạ dày và ruột non hấp thụ rồi hầu hết được oxy hóa, tạo ra các chất có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì lẽ đó, các acid béo từ thức ăn không được dùng đến khiến cho triglycerid tích tụ trong gan và tăng chất béo trong máu.

Dấu hiệu bệnh không có gì đặc biệt: đau âm ỉ phía gan, mệt mỏi, tâm trí rối loạn, kém ăn, vàng da, gan to. Trường hợp trầm trọng sẽ có viêm tế bào gan, xơ hóa và xơ cứng gan.

Bệnh có thể chẩn đoán với gan lớn qua siêu âm, xét nghiệm tế bào gan thấy nhiễm mỡ trong tế bào gan.

Không có thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ vì tiêu thụ quá nhiều rượu. Chỉ cần ngưng rượu khoảng dăm tuần lễ là tình trạng nhiễm mỡ được cải thiện liền. Sau đó, dinh dưỡng đầy đủ đúng cách, dùng thêm một số vitamin như các sinh tố nhóm B, khoáng chất vì người nghiện rượu thường thiếu các chất này.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Image

Ăn sầu riêng coi chừng ngộ độc!

vanhuong
Mình là thần dân mê trái cây, trong đó trái sầu riêng là mình thích nhất, bởi hương thơm và mùi vị của nó.
Trong dịp thằng bạn về quê mình tháp tùng theo nó vì quê nó trồng rất nhiều sầu riêng, nhất là các giống sầu riêng hộl lép nổi tiếng như : Sáu ri, Mõm thon rất ngon. Mình biết tên các loại sầu riêng nầy là do thằng bạn mình mỗi khi về quê lên hắn ta mang cho bọn mình vài trái loại nầy ăn rất ngon, cơm vàng nghệ, hột lép, ngọt béo rất tuyệt!.

Kỳ nầy mình nghĩ bụng là trong mấy ngày ở quê nó sẽ ăn sầu riêng no bụng,đã thèm luôn vì nhà hắn trồng rất nhiều sầu riêng và lại là vựa mua bán sầu riêng.
Nhưng hổi ơi! Hy vọng đã trở thành thất vọng chẳng những không ăn sầu riêng no bụng mà từ nay trở đi không dám ăn sầu riêng nữa!
Số là như vầy mình tận mắt chứng kiến công đoạn chuan bi. trái sầu riêng trước khi đem ra thị trường bán. Thương lái, vựa sầu riêng sẽ mua sầu riêng sống họ đem về tạo ra trái sầu riêng chín vàng,cơm vàng,để lâu không bị thối.

Họ pha các loại thuốc trái sầu riêng như sau:
-Một loại thuốc làm cho trái sầu riêng từ sống chuyển sang chín vàng (theo lời thằng bạn nói chỉ 2 ngày sau là trái chín ăn được ngay ) thuốc dạng nước có tên là “Trái chín”.
- Một Thuốc làm cho trái sầu riêng không bị thối khi để lâu, dạng thuốc nước có tên là Agrifos.
-Một loại thuốc bột màu vàng không có tên công dụng làm cho cơm trái sầu riêng từ trắng chuyển sang màu vàng, làm trái không bị sượng.
Các loại thuốc trên được pha chung trong một xô nước sau đó người ta đem lần lượt từ trái sầu riêng ngâm vào trong xô nước đó rồi lấy ra đóng thùng đem đi bán ở Sài gòn,hoặc miền bắc...

Mình thấy vậy hỏi thằng bạn Sao không để trái chín tự nhiên lại phải sử dụng các loại thuốc trên? Hắn nói để chín tự nhiên rất lâu,cơm không vàng, trái dể bị hư khó bán.
Mình hỏi các loại thuốc trên dính trên trái 2-3 ngày sau là bán cho người tiêu dùng như vậy có độc cho người tiêu dùng không, có ai cho phép làm như vậy không?
Hắn nói dĩ nhiên là không ai cho phép làm như vậy, còn độc hay không độc thì thấy bấy lâu nay bán cho người ăn đâu thấy ai bị ngộ độc gì đâu mà sợ.Các loại thuốc trên đều co bán đầy ở các cửa hàng thuốc trừ sâu cứ ra nói dung cho trái sầu riêng là người ta bán cho.

Hắn còn cho biết hầu hết sầu riêng bán ra thị trường hiện nay đều được xử lý như vậy cả.
Hắn còn khoe ở đây người trồng sầu riêng có kỹ thuật rất cao người ta làm ra những trái sầu riêng tròn như quả banh bán được giá cao, vì để tự nhiên các giống sầu riêng Sáu ri, mõm thon có dạng dài bán,to bán không có giá nên làm cho nó tròn bằng cách phun một loại thuốc có tên là Bắc-lo lên trái làm cho trái sầu riêng từ dài chuyển sang ngắn lại được thương lái ưa chuộng bán giá cao. Mình hỏi phun vào trái sầu riêng làm cho trái ngắn lại vậy người ta ăn trái sầu riêng đó có bị ngắn lại, có bị ngộ độc không? Hắn cười trả lời mầy sao khéo lo.

Hắn nói: hầu hết trái sầu riêng ở đây đều được làm như vậy cả, chẳng những vậy kỹ thuật nầy còn được đem phổ biến lên miền Đông nơi trồng nhiều sầu riêng.
Mình lo lắng hỏi: Như vậy làm sao chọn mua được trái sầu riêng chín tự nhiên không phun thuốc Bắc lo gì đó và không nhúng các loại thuốc trên lên trái?
Mi có nắm mơ không vậy, tao đã nói với toàn bộ trái sầu riêng đang bán ngoài thị trường đều được làm như vậy ngay cả ở những gia đình người ta cũng nhúng thuốc trước khi đem bán và cho biếu.
Mình la lên: như vậy trước nay mi cho bọn nầy ăn những trái sầu riêng đều làm như vậy sao?
Hắn cười và gật đầu nói: mầy thấy không đâu có chết thằng tây nào mà mầy lo!

Hắn nói người trong nghề nhìn là biết ngay trái sầu riêng có phun thuốc làm tròn trái và nhúng thuốc trái ngay.Vì vậy kiếm trái sầu riêng không có làm như trên là rất khó.Nhưng mầy cứ lựa những trái sầu riêng to dài là những trái không phun thuốc làm tròn, nhưng còn không nhúng thuốc thì không thể có vì hiện nay tất cả sầu riêng đều hái sống và đều nhúng thuốc cả.

Từ bửa đó mình cảm thấy không yên tâm khi ăn sầu riêng nên sau khi trở lên Sài gòn mình tìm hiểu các loại thuốc trên vì nghề của mình là ngành hóa, hỏi các bạn bên chuyên ngành thì họ cho biết chất làm chin trái là Ethrel rất độc trong diễn đàn đã có nói đến (Coi chừng trái cây ngậm thuốc thúc chín).

Còn chất làm trái không thối là một loại thuốc trừ nấm gây bệnh trên cây trồng, không ai đem nhúng vào trái như vậy người ăn có thể bị ngộ độc.
Chất màu vàng làm cơm sầu riêng vàng ngon thì không biết là chất gì, nhưng chắc có lẽ là chất nầy cũng không tốt cho người ăn, có thể rất độc cho người ăn, nên không có nhản hiệu.

Còn chất Bắc-lo là loại thuốc trừ cỏ chứa chất Clo rất độc gây ung thư cho người,lưu tồn lâu nên không có nước nào trên thế giới lại làm cho trái sấu riêng tròn đẹp bằng cách nầy.
Các bạn thấy chưa trái sầu riêng hiện nay đang bày bán chứa quá nhiều chất độc hại trên trái gây hại cho người ăn, các bạn có dám ăn không riêng mình thì từ nay không dám rớ tới trái sầu riêng rồi.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Phương pháp lấy sạn thận mà không cần mổ
Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển ở VN thường dùng cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau :

- Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly.
Image
Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non.

Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu.

Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai. Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đi cầu…Sau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, những triệu chứng kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người hết bệnh…

Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-2 tháng sau chờ anh hồi phục sức khỏe mới mổ tiếp.

Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý định làm nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua. Anh hỏi tôi :

- Dung dịch này uống vào có sao không ?

Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những cục phèn chua để khuấy lọc nước sơng dùng làm nước ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu. Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng đau và mệt mỏi kể trên. Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận không thấy còn cục sạn, bác sĩ xin chai nước dứa phèn chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm. Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông côngnhận dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận.

Sang đến Canada, bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng.

Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần trái dứa VN, cho nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sang hôm sau uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ.

Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận, muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn chua nhưng sợ có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra tiệm thuốc bắc mua loại thuốc thuốc bào chế sẵn của đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là đá, lâm là đi tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim tiền thảo (cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục. Uống 2 ngày nếu nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều người uống cũng có kết qủa.

Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống 1-2 lọ, đi khám lại cũng thấy mất sạn không cần phải cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗi năm uống một lần, làm sạch sạn trong thận, bàng quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt (prostate) cũng có kết qủa.

Kèm theo đây là email rất qúy về tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị Phung nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Pham Hochst Germany, nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image


QUÀ MỘT THỜI
Vân Giang

Lời tác giả: Thân tặng bạn bè tôi, những người dân Sài Gòn đã sống cùng thời với tôi trên mảnh đất thân yêu này, dù còn ở lại hay đã đi xa; Những người bạn mới quen và cả những người chưa từng quen biết. Để nhớ về những món quà tuyệt diệu của tuổi thơ mà bây giờ chỉ còn lưu lại trong chúng ta hương vị ngọt ngào của một thời đã xa mãi mãi.

Tôi là một người có "tâm hồn ăn uống". Cái thân hình đều đặn ba vòng bằng nhau(hấp dẫn quá) bây giờ là kết quả (hay hậu quả?!) của mấy chục năm miệt mài thưởng thức một cách hết sức nhiệt tình những món ngon và chưa ngon của hầu hết những quán hàng tiệm ăn to nhỏ lớn bé trong lòng thành phố! Ăn trong nhà hàng máy lạnh có nhạc nhè nhẹ êm dịu mọi người nói năng nhỏ nhẹ lịch sự hay ăn trong một quán nướng ồn ào tiếng cụng ly côm cốp cười nói rân trời của mấy ông bợm nhậu, hay ăn nhỏ nhẻ mát mẻ trong một sân vườn cạnh bờ sông bốn bề gió lộng nước lách tách vỗ sóng bên sàn gỗ dưới chân...

Tôi đã ăn cùng với bạn bè, người thân, người yêu và cả với người ghét (thí dụ như phải đi ăn đám cưới của cảnh sát khu vực chẳng hạn!) những món ăn đã có từ thời xưa hay những món vừa được sáng chế ra lúc mới đây, những món có tên gọi bình dân hay những món nghe nghĩ mãi chẳng biết là món gì bởi cái tên gọi vừa cầu kỳ vừa bí hiểm! Có món tôi thích, có món không. Nhưng chưa bao giờ có một món ăn nào làm cho tôi chợt ngẩn người vì một nỗi nhớ nhung lạ lùng, đến dường như khắc khoải, như trong một lần gần đây khi đi qua một ngôi trường tiểu học nhỏ nằm cạnh một đường ray xe lửa, trong khi đứng chờ bên cạnh thanh chắn ngang đường ray, giữa tiếng bánh sắt nghiến rầm rập, hình ảnh hai em bé học sinh cùng uống chung một chiếc ly nhựa nhỏ nước xi rô bất giác làm tôi nhớ đến món quà của tuổi nhỏ ngày xưa, bây giờ không còn thấy bán nữa: cục đá nhận! Và tôi nhớ đến bàng hoàng tha thiết những món quà hồi tôi còn nhỏ, những món quà của một thời!

Ồ, nói ra thì thấy lạ lùng, chứ hồi nhỏ quả không mấy ai là không mê cái vị ngọt lạnh dễ chịu của cục đá nhận mà cách làm vừa đơn giản vừa… mất vệ sinh của xe nước giải khát bán ở cổng trường! Có lẽ khi ấy kem cây chưa có nhiều, lại mắc không phù hợp với túi tiền ít ỏi của lũ học trò nhỏ chúng tôi, nên cục đá nhận vừa lạnh vừa ngọt, có màu sắc rực rỡ lại rẻ tiền được hoan nghênh số một!

Người bán hàng dùng một cái bàn bào nước đá bằng gỗ bốn chân có một lưỡi dao bào bằng thép trên mặt đặt cục nước đá lên, bào ra những vụn đá tơi xốp trắng toát đầy cái đĩa nhôm nhỏ hứng ở dưới, nhanh nhẹn dùng một cái ly nhựa nhỏ hốt đầy đá bào vào ấn chặt như cách ta làm bánh bằng khuôn, gõ nhẹ cho cục đá bào đã được nén chặt trong ly rớt ra, vớ lấy chai xi rô màu xanh, đỏ hay vàng theo yêu cầu (xanh lá cây là mùi Bạc Hà, vàng là Chanh, đỏ là Cam hay Lựu) trên nắp chai xi rô bằng nhựa đã đục sẵn một lỗ nhỏ, xịt mấy cái trên cục đá nhận cho nước xi rô thấm vào, vừa xịt vừa khéo léo xoay tròn cục đá cho màu loang đều, có khi còn rưới thêm một chút nước chanh muối lên trên nếu được nằn nì xin thêm. Đứa học trò trả tiền chộp ngay lấy cục đá nhận ngửa cổ mút lấy mút để vị ngọt lạnh trong lúc đứa bạn không có tiền kiên nhẫn chờ kế bên đợi khi cục đá nhạt màu vì đã gần hết xi rô thì được mút ké một chút, cứ thế hai đứa nhỏ vừa đi vừa kề đầu chụm vai chia nhau một cục nước đá nhận đã hết cả vị ngọt lẫn mùi thơm, chỉ còn trơ cái lạnh và nhạt trên đầu lưỡi bị nhuộm màu!


Ở cổng trường tiểu học của tôi hồi đó có nhiều hàng quà rong lắm. Mặc dù đã có lời dạy không nên ăn quà vặt nhưng hầu hết học sinh đều vi phạm bởi sức hấp dẫn của những món quà này. Mà ngày xưa thì quà bánh cũng chẳng lấy gì làm phong phú đẹp đẽ như ngày nay, chỉ những món đơn giản rẻ tiền mà sao nhớ nhung đến thế, hay vì trong những món quà thời ấy còn chất chứa cả một thời trẻ dại hồn nhiên chưa biết nghĩ suy gì?! Trẻ con ngày nay đi học hầu hết đều được Cha Mẹ đưa đón bằng xe riêng, ít thấy em nào đi một mình, hàng quà lại bị cấm bày bán trước cổng nên chẳng còn cảnh lê la ăn quà trước khi vào lớp như chúng tôi ngày xưa. Hồi tôi nhỏ, đi học toàn là tự đi bộ một mình, mấy đồng bạc cắc đút túi cứ như muốn nhảy ra khỏi tay trước những mẹt quà bày sát lối vào trường, thôi thì đủ món đủ thức tùy theo mùa theo vụ:

Đây là hàng bánh tráng kẹo có bà bán hàng mặc áo nâu nhanh nhẹn trở bánh trên bếp than nhỏ trong một cái nồi bầu miệng loe bằng đất nung, vừa thoăn thoắt bẻ bánh mới nướng xong còn đang nóng hổi, kéo những đường mạch nha dẻo quẹo trên mặt bánh rắc lên nhúm dừa nạo trắng muốt rồi gập đôi miếng bánh lại, món quà này tương đối mắc tiền, chỉ khi nào có tiền nhiều một chút tôi mới ăn.

Đây là mẹt hàng của một chị còn trẻ tuổi tóc búi gọn phía sau gáy, bán đủ thứ bánh kẹo xanh đỏ rất ưa nhìn:


Những cái bánh bằng bột gạo nướng với đường nhỏ xíu tròn tròn như những cái móc dùng để treo màn cửa màu vàng cam được xâu từng chùm vào một sợi dây lác để đeo vào cổ như một sợi dây chuyền, những xấp me ngào bột màu nâu đỏ nhỏ cỡ đồng xu ăn với muối ớt chua chua ngọt ngọt, những viên cốm nếp ngào đường tròn cỡ nắm tay thơm thơm mùi gừng, những cục kẹo ú đẫm bột hình khối tam giác màu vàng nhạt, những cục kẹo sữa màu trắng đục cắn vào có vị bùi béo của đậu phụng rang giã nhuyễn gói bằng giấy màu trắng có chữ màu xanh, những viên kẹo màu xanh màu vàng màu đỏ bọc giấy bóng kiếng trong thơm mùi trái cây, những bịch mứt dừa nhuộm đủ màu, những bịch bánh tráng tròn nhỏ màu vàng đỏ mặn mà…

Còn ai nhớ vị ngọt chát của những trái Trâm to bằng đầu ngón tay cái màu tím thẫm ăn vào nhuộm tím cả lưỡi cả miệng? Những trái Nhãn Lồng mọc hoang nhỏ cỡ đầu ngón tay út vỏ màu trắng ngà với chút xíu cơm mỏng dính ngòn ngọt. Những trái Sung chín đỏ nhìn ngon mắt nhưng nhạt phèo và ruột đôi khi có đầy kiến gió. Những trái Chùm Ruột chua ghê răng ăn với muối ớt. Những trái Bình Bát trông giống như trái Mãng Cầu Xiêm nhưng lổn nhổn hạt chua chua… Loại trái cây mọc hoang dại trong lùm, trong bụi nơi vùng ngoại ô thành phố được bày bán trong những mẹt hàng nho nhỏ bên cổng trường thuở ấy đã gợi thèm thuồng biết bao đứa học trò nhỏ mỗi lúc ghé nhìn.

Và đây nữa, những trái Cóc xanh gọt vỏ rồi tách thành một bông hoa nhiều cánh ngâm trong nước Cam Thảo vàng, những lát xoài sống ăn với mắm ruốc tím có điểm những khoanh ớt đỏ thắm, chùm trái Trường trông giống như những trái Vải tí hon vỏ màu đỏ nâu, những chùm trái Sai vỏ đen nhung với lớp ruột màu vàng cam có cái hạt dẹp dẹp nho nhỏ trông giống như .. một con ve chó lớn! Và Thơm xẻ miếng, và Đu Đủ, Mận, Mít bày trong một cái tủ nhỏ bằng kính có đặt cục đá ướp lạnh.

Tôi không biết ăn Ô Môi. Thứ trái cây dài ngoằng và cứng ngắt ấy không ngờ là hậu thân của những bông hoa đỏ thắm xinh đẹp vẫn mọc dọc bờ sông nhiều nhà ở miền tây Lục Tỉnh. Trái Ô Môi hơi giống trái Phượng nhưng to hơn, cũng có vỏ màu nâu đen. Khi ăn phải hái phơi kỹ trên nóc nhà cho khô, dùng dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ trái cho lộ ra lớp hạt xếp đều đặn dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen như nước màu kho cá, và cái mùi thum thủm của nó thì thật khó tả! Tôi chịu! Chỉ nghe đã muốn bịt mũi chạy xa, vậy mà bọn bạn tôi cứ mua từng khúc gặm ngon lành, còn cẩn thận mút cho bằng hết những chiếc hạt ấy, nghe kể rằng ngọt nhưng hơi chát ăn mãi không chán!

Tôi rất thích đến bên thùng xe làm bắng sắt tròn của ông hàng Kẹo Bông Gòn. Ở giữa tâm vòng tròn có một cái lõi nhỏ, mỗi khi ông bán Kẹo cho vào đó ít đường cát trắng, vừa đạp cái bàn đạp cho vòng thùng tròn quay thì lớp đường kéo tơ hiện ra càng lúc càng nhiều, đưa đôi đũa quơ quanh một vòng thành một lớp bông gòn xốp mịn nhìn thật đẹp mắt, cho vào miệng lớp bông ấy tan nhanh để lại vị ngọt ram ráp trên đầu lưỡi như một chút tiếc nuối. Hàng kẹo kéo thì lúc nào cũng có quay số, số bao nhiêu thì được trúng bấy nhiêu kẹo, nhưng hễ số kẹo càng nhiều thì ông hàng kẹo kéo lại kéo nhỏ cây kẹo thêm một chút, rốt cuộc nếu gộp tất cả số kẹo trúng thưởng vào chung thì có lẽ vừa bằng một cây kẹo mua bằng tiền không quay số mà thôi!

Còn hàng kem cây.

Ngày xưa chúng tôi gọi là hàng “Cà Rem” . Người bán Kem có hai bình thủy để cân đối hai bên “boọc ba ga” một bên đựng kem các mùi như Va ni, Sầu Riêng, Dừa… một bên đựng kem đá với các màu xanh đỏ vàng tượng trưng cho Cam, Chanh và Bạc Hà. Mỗi khi bán, tùy theo giá tiền người bán sẽ dùng dao cắt cục kem lớn nhỏ khác nhau, dùng một que nhỏ ghim vào miếng kem mà đưa. Một loại kem khác, thứ này mắc tiền hơn, mà người ta thường bán trong tiệm nhưng cũng có những xe đẩy bán trước cổng trường, là loại kem múc bằng muỗng tròn để lên trên những cái bánh bột mỏng hình loe dài như một đài hoa xinh xắn có đủ các màu vàng xanh trắng, rưới lên trên khi thì một ít đậu phụng rang giã nhuyễn với một chút sữa đặc có đường, khi thì một chút xi rô xanh xanh đỏ đỏ. Trẻ con không thích ăn kem ly, phải đứng tại chỗ mà ăn, mất thì giờ; vừa đi vừa ăn ngon mà nhanh hơn. Hôm nào có tiền kha khá một chút thì mua hẳn một cái bánh mì ngọt kẹp mấy cục kem có rưới sữa và rắc đậu vào thì quả là ngon hết chỗ chê!

Buổi sáng đến trường sớm mà chưa ăn sáng ở nhà, đã có hàng xôi của bà hàng với hơi nóng nghi ngút bốc lên kèm theo mùi thơm hấp dẫn! Bà hàng lấy một miếng lá chuối cỡ hai bàn tay xoè, đặt lên trên đó một miếng bánh tráng phồng cỡ bàn tay, thường có hai loại xôi là xôi đậu xanh và Xôi Nếp than, ai muốn ăn gì thì bà sẽ xới xôi ấy lên trên miếng bánh phồng, trét một lớp nhưn đậu xanh nấu chín tán mịn lên, rưới một muổng mỡ hành có lẫn mấy miếng tóp mỡ béo ngậy, rắc một lớp đường cát trắng và sau cùng là chan lên một muổng nước cốt dừa. Xôi được gói chặt lại sao cho miếng bánh phồng bọc kín hết như một lớp vỏ bánh, cắn vào vừa bùi vừa béo, thơm ngon làm sao! Cạnh đó lại có bà cụ người Bắc mặc áo vải trắng đầu vấn khăn nhung bày một thúng bán xôi Lúa hay còn gọi là Xôi bắp, cụ có hàm răng đen nhánh với miệng cười hiền từ, thoăn thoắt xé lá gói những gói Xôi bắp với những hạt Bắp màu trắng đục hầm mềm và những hạt nếp dẻo thơm phức, cũng là đậu xanh nấu chín nhưng đậu của xôi Bắp thì giã tơi thành một lớp bột khô rắc lên trên, chan vào một muổng nhỏ hành tím bào mỏng phi vàng rồi sau cùng là một muổng muối đường.

Ít tiền hơn đã có hàng khoai luộc. Cũng tỏa khói nghi ngút nhưng giản dị hơn, chỉ một nồi hay rá nhỏ đặt trên bếp lửa, này là khoai lang Bí vỏ nâu đỏ ruột vàng, khoai lang Dương Ngọc vỏ hồng tím ruột tím nhạt, cả khoai lang trắng ruột trắng như bột, khoai Đà Lạt thì củ nhỏ mà ốm nhưng mật tươm cả ra ngoài vỏ, lâu lâu mới thấy bán. Khoai Mì (Sắn) thì cắt thành từng khúc xếp ngay ngắn bên cạnh những củ khoai Mì Tinh (có người còn gọi là khoai Bình Tinh) và củ Chuối (Dong Riềng) và những củ Từ vỏ vàng nhạt hay những củ khoai Môn tròn trĩnh.

Cũng là khoai mì, nhưng khoai mì quết dừa làm bằng những củ khoai bột tán nhuyễn, trộn thêm xác dừa khô nạo và đường cát trắng, thêm chút muối đậu, gói trong lá chuối, có thể dùng lá cây Dứa dại cắt ngắn từng khúc thay cho muổng xúc ăn, hay nắm lại thành nắm như nắm xôi mà ăn; vừa ngọt, vừa bùi. Lại thơm và béo của dừa khô trộn lẫn, ngon không biết tả sao cho vừa!

Khoai mì mài ra lấy bột đem lọc kỹ, để ráo sẽ cắt thành sợi dài mà dẹp, hấp chín rồi cũng trộn chung với dừa khô nạo nhuyễn là sẽ thành món bánh tằm khoai mì trộn dừa, muốn có màu sắc hồi đó người bán không dùng màu hóa chất mà lấy màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu đỏ của trái gấc chín, nên những sợi bánh tằm ăn vào mỗi màu có một mùi thơm riêng biệt, vì vậy ăn ít ngán hơn.

Hồi đó trước cổng trường tôi có một bà già người Tàu mà mọi người thường gọi là Thím Xẩm bán bánh ướt rất ngon. Bánh ướt của người Tàu khác bánh ướt của người Việt ở chỗ bánh họ tráng dầy hơn, lại thoa lên trên một lớp mỡ có hành lá xắt nhỏ rồi cuộn lại thành từng cuộn dẹp, ăn với nước mắm pha loãng và giá trụng. Bà Tàu già ấy quanh năm chỉ thấy mặc một chiếc áo vải màu đen bạc phếch, một chiếc quần ngắn trên mắt cá bó ống và một đôi giày vải đen có thêu đã cũ mèm. Tóc bà cắt ngắn tới ngang cổ, cài một chiếc lược sừng đã bóng lộn vì thời gian. Mặc cho lũ chúng tôi tíu tít hối thúc bà già vẫn chậm chạp cắt bánh, lấy rau, rót nước mắm, rửa đĩa, thu tiền, những động tác chậm chạp của tuổi già và đôi mắt một mí hum húp như thuộc về một nơi chốn khác, không phải là cái nơi ồn ào nhộn nhịp của một cổng trường đang giờ sắp mở cửa.

Cái bánh tôm ăn chung với bánh ướt của bà Tàu già cũng ngon lạ lùng. Khá giống với bánh Cóng của Sóc trăng, nhưng không có tôm, cũng không có giá, tuy gọi là bánh tôm nhưng chỉ có đậu xanh hột được hấp chín và bột gạo, chiên vàng thành những cái bánh tròn xốp, ăn không biết chán.

Cùng một thứ ăn với nước mắm như bánh ướt là huyết heo hấp. Những miếng huyết heo vuông vức cỡ lòng bàn tay màu đỏ nâu được hấp chín rải lên trên từng lớp mỡ hành xếp đầy trong chiếc nồi được ủ nóng bằng mấy lớp bao bố dầy cộm. Người bán dùng dao cắt miếng huyết heo thành từng lát, cho thêm mỡ hành, giá trụng và một nhúm rau thơm cắt nhỏ, chan nước mắm lên, thế là xong! Nhưng món quà này ăn mau ngán, nên người bán hàng, một ông già mặc áo quần màu nâu, đầu đội mũ cối nhựa trắng, chở chiếc nồi trên yên sau chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, lâu lâu mới ghé qua cổng trường, dựng chiếc xe đạp vào một góc tường quen thuộc, vừa phì phà điếu thuốc vấn vừa chờ đợi đám khách hàng nhỏ tuổi.

Cũng bán hàng trên xe đạp và cùng là đàn ông bán hàng là món gỏi khô bò. Trong chiếc thùng một mặt có kính đựng đầy ắp những sợi đu đủ xanh bào mỏng, khô bò màu đen sánh cất trong một ngăn tủ nhỏ, chai giấm trắng, chai nước tương đen, chai nước ớt màu đỏ xếp cạnh chồng đĩa nhôm nhỏ, nắm đũa nhôm chiếc cong chiếc thẳng cắm trong một ống đựng treo lủng lẳng, ông hàng gỏi có một chiếc kéo sắt đen và to vừa dùng để cắt khô bò, vừa dùng nhắp thành những tiếng đều đều báo hiệu thay cho tiếng rao mời.

Cái đĩa nhôm trầy trụa và trẹt lét của ông hàng gỏi chỉ được tráng qua nước rồi lau vội bằng một cái khăn màu cháo lòng sau khi có khách ăn xong, lại được bốc đầy có ngọn nắm đu đủ bào, vài sợi khô bò nhỏ xíu cỡ đầu que diêm đặt khéo léo lên trên, một chút rau thơm thái sợi và một nhúm đậu phọng rang vàng giã dập, chan đẫm nước giấm và nước tương, thêm chút ớt đỏ cay cay, chúng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa xin thêm giấm, thêm nước tương, ăn hết đu đủ húp cạn hết cả nước giấm mà vẫn còn thấy thòm thèm!

Bánh mì tương cũng là món quà được bọn học trò chúng tôi chiếu cố tận tình vì rẻ mà lại ngon; chỉ có một khúc bánh mì không xẻ ra, rưới một muổng tương đen, một muổng tương đỏ, thứ tương người ta vẫn dùng để ăn phở nhưng có lẽ người bán đã cho thêm ít đường cho dịu bớt, và thêm ít bột cho sánh lại, gắp vào một ít đồ chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt cắt sợi ngâm giấm đường là có một món vừa ngon vừa no bụng. Nếu có tiền thì ăn bánh mì bì, bì làm bằng da heo cắt sợi nhuyễn, thêm chút thịt đùi heo chiên cắt nhỏ như que tăm, trộn một chút thính gạo rang vàng cho thơm, bánh mì bì ăn với hành lá xắt nhỏ phi chín chung với tóp mỡ, chan nước mắm chua ngọt, ngon hơn bánh mì tương một bậc, và cũng mắc tiền hơn!

Bắp thì có hai thứ, bắp luộc đựng trong thúng ủ tấm bàng tròn, hơi nóng bốc lên cùng với mùi lá dứa thơm phức, những trái bắp vỏ ướt nước nóng hổi cầm bỏng cả tay, xé lớp vỏ như những lần lụa mỏng mềm mại phía trong cùng là lớp hạt vàng rực đều đặn hiện ra trông thật bắt mắt, hạt bắp luộc dẻo và ngọt, nếu ăn bắp non thì cái cùi bắp mềm mà ngọt không thua gì mía hấp. Bắp nướng thì phải ngồi đợi một bên cái bếp than làm như một cái máng chữ nhật nhỏ của bà hàng, chờ lớp vỏ ngoài cháy đen một phần, bà mới bóc hết làn vỏ bắp ra để những hạt bắp được nướng chín trên lửa từ từ trỡ sang màu vàng ruộm, rồi vàng cháy, mùi bắp nướng thơm lừng tỏa ra trong không khí, xé một miếng vỏ bắp bọc lấy cái cuống trái bắp nướng dốc ngược đầu xuống một chén mỡ hành đặt cạnh bếp, dùng một đoạn sống lá chuối chẻ dập đầu thoa đều mỡ hành lên khắp trái bắp, mùi thơm của bắp và mỡ hành làm chúng tôi nuốt nước miếng thèm thuồng, cầm vội vàng trái bắp nóng hôi hổi trên những ngón tay lóng ngóng và gặm hối hả, vị mặn mà của mỡ hành có lẫn vài miếng tóp mỡ dòn dòn, hạt bắp vừa cứng vừa dẻo, nhồm nhoàm một cái đã thấy chỉ còn trơ lại cái cùi khô khốc vô duyên!

Bây giờ ít thấy bán đậu đỏ bánh lọt, thứ quà ngon mà mắc tiền hơn đá nhận xi rô, vẫn bán trước cổng trường trên những chiếc xe đẩy bằng nhôm sáng loáng thuở nào. Trong những chiếc thẩu tròn xếp thành dãy người ta đựng nào là đậu xanh hấp chín màu vàng đậm đà, nào là đậu đen chín bở, đậu đỏ đều hạt, đậu Mỹ màu trắng hạt to như đầu ngón tay cái,và một cái thẩu đầy những sợi bánh lọt màu trắng trong và dai ngập trong nước đừa đục màu sữa, lại có cả hạt É lấm tấm như những chùm trứng Ếch tí hon có lẫn những tảng nhỏ Lười Ươi nâu như màu mận chín, nước đường thắng kẹo đựng trong hũ thủy tinh trong được múc bằng một cái muổng đặc biệt làm bằng nửa quả Mù U khô cắm trong một cây đũa tre dài.

Đã lâu lắm tôi không còn thấy ai bán Bông Cỏ với Hột Lựu. Hình như món ăn này, cũng như món mía hấp, mía ghim đã lặng lẽ biến mất tự lúc nào chẳng ai hay biết. Mía hấp thì thường là một người đàn ông trung niên đẩy xe ba bánh rao bán trên đường phố vào khoảng tối khuya, tiếng rao "Mía hấp" kéo dài hơi ngân nga và ánh sáng chập chờn của một ngọn đèn dầu nhỏ thắp trong chiếc lồng đèn vuông thường gợi nhớ vào những tối trời tạnh mưa, không khí ẩm và lạnh mà mùi thơm ngọt ngào của những cây mía nóng hổi khi mở nắp chiếc vung to lớn của ông hàng mía lan tỏa trong không gian thật là dễ chịu. Ông hàng Mía hấp có một cái bào to với một bên thân bào là dao bén ngót. Những khúc mía màu nâu tím hay vàng mơ được hấp chín trong một loại nước có vị thuốc Bắc xếp đầy trong một cái thùng sắt to đặt trên bếp than cháy âm ỉ để giữ cho nước trong nồi lúc nào cũng nóng già, khi có người mua ông dùng bào róc sạch vỏ rồi nhanh nhẹn trỡ lưỡi dao tiện thành từng khẩu mía ngắn và đều nhưng không tiện đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau, mía hấp ăn thơm và mềm, người già răng yếu cũng có thể ăn được. Mía ghim thì chỉ là mía thường, róc vỏ, bỏ mắt và tiện ra thành những lóng ngắn nhỏ cỡ một đốt ngón tay, ghim vào trong một đoạn tre ngắn được chẻ ra nhiều thanh nhỏ ở một đầu thành ra một bông hoa ngộ nghĩnh xoè tròn người ta thường bán trước cửa rạp hát hay rạp xi nê hồi đó. Mía bây giờ người ta đựng trong bịch nylon, tuy cũng tiện tròn nhưng nhìn tẻ nhạt chứ không xinh xắn hấp dẫn như mía ghim thuở đó!

Bông Cỏ thì đặc biệt hơn, trông giống như Sương Sa nhưng hơi mềm mình, và lại thơm ngon hơn nhiều. Có lẽ tuổi nhỏ với khẩu vị đơn giản và đồng tiền có hạn nên món nào hồi xưa mình ăn đều thấy ngon lạ ngon lùng, hay bởi vì những món ăn thời ấy còn chất chứa cả một khung trời ký ức êm đềm dịu ngọt nữa mà bây giờ cho dẫu có ăn bất cứ món gì mình cũng thấy không thể sánh bằng? nhưng món Bông Cỏ thì quả là hơn đứt Sương Sa hay Thạch của người Bắc, Đông Sương của người Trung. Bông Cỏ hình như là xuất xứ từ bên Tàu, cách làm cũng khá lạ, phải ngâm nước một đêm cho nở rồi mới cho vào trong một cái bao vải dày (gọi là bao bồng bột) cùng với một vài (bao nhiêu?) trái chuối Xiêm chín, nhồi lấy nước sền sệt pha chung với nước lã sao cho vừa đủ lượng nước cần dùng, cho vào thau để yên trong mấy giờ sẽ đông lại như Sương Sa nhưng mềm và dẻo hơn, dùng cái muổng như cái vá xới cơm nhưng dẹp và mỏng hơn vát nhẹ thành từng miếng mỏng cho vào ly, ăn với bột mì tinh cắt nhỏ vuông vức pha màu hồng đỏ luộc vừa chín còn cái ngòi bột trăng trắng nhỏ xíu trông giống như những hột Lựu tươi vừa tách ra khỏi trái chín cây (vậy nên mới được gọi tên là Bông Cỏ Hột Lựu), chan nước đường thắng kẹo và nước cốt dừa béo ngậy, thêm vào chút dầu chuối đựng trong cái ve nhỏ xíu mà thơm lừng. Đôi khi người ta còn bán chung với Sương Sáo và Sương Sâm, một thứ màu đen có mùi hôi nhẹ của thuốc Bắc, một thứ màu xanh biếc của lá cây với những đám bọt nhỏ phía trên mặt, ăn cùng với đường cát trắng lạo xạo trong miệng và những vụn đá bào mát lạnh.

Lớn thêm một chút, vào Trung Học, tôi nhớ tới những xe bán Bò Bía trước cổng trường, người bán thoăn thoắt gói những cuốn nhỏ bánh tráng có ít củ sắn và cà rốt thái sợi xào chín giữ nóng trong một cái thau nhỏ đặt trên bếp lửa, cho thêm vài lát Lạp Xưởng mỏng tanh, một ít tép ruốc chấy vàng nhuộm đỏ, có khi một ít trứng chiên vàng cắt sợi, một lá Sà lách, vài ngọn rau thơm, ăn với tương ngọt và tương ớt có ít đồ chua, một ít hành phi dòn và một ít đậu phọng rang giã dối. Cuốn Bò Bía ngọt thì chỉ là một cuốn bánh bột mỏng gói cây kẹo dòn và ít dừa nạo sợi, rắc ít mè rang vàng, chỉ tiện ở chỗ có thể cất vào trong cặp dành ăn trong giờ ra chơi, còn thì chẳng có gì đặc biệt!

Xi rô kem khác với kem ly, vì có cả đá bào và nước xi rô trộn chung với mấy muổng kem thành một thứ vừa dùng để múc ăn vừa có thể uống như nước được, có thấy bọn học trò xúm quanh hối thúc bà hàng thì mới thấy món quà này được ưa chuộng ra sao. Ya ua cũng có thể ăn theo cách này, chung với đường và đá gọi là ya ua đá. Sinh tố bịch thì làm bằng các loại trái cây cho vào máy xay nhuyễn, thêm đường thêm nước thành một loại thức uống ngon lành cho vào bịch ny lon nhỏ cột chặt bỏ tủ đá cho đông cứng lại, bọn con gái chúng tôi vẫn thường mút một đầu bao mút như mút đá nhận mặc cho bọn con trai tròn mắt thèm thuồng mà giả vờ trêu chọc.

Những quả ổi luộc ngâm trong nước cam thảo màu vàng luôn là món hấp dẫn tôi hơn cả Me và Cà Na ngâm. Xẻ đôi trái Ổi ra, màu ruột vẫn trắng ngà và dòn tan, nhưng lớp vỏ ngoài lại hơi mềm và ngọt mùi cam thảo, trét lên một lớp muối ớt cay cay thì thật là tuyệt! Me thì dòn và đã được lấy sạch hột, Cà Na hơi chát mà chua chua, trời ơi còn Xoài sống thì cắn miếng nào biết miếng đó, Chùm ruột chỉ nhìn thôi đã ứa nước miếng vì thèm, Cóc chín trái vàng lườm và thơm nức mũi. Những món trái cây ngâm ấy được gói trong mấy tấm lá chuối xanh rờn, một góc là nhúm muối ớt đỏ tươi ngon lành, buổi trưa trời nắng đổ lửa hay buổi sáng rét nhẹ chúng tôi đều chiếu cố tận tình như nhau! Vậy mà chẳng thấy đứa nào đau bụng đau bão gì, ấy thế mới lạ!

Còn hàng Phá Lấu trên đường Pasteur, nơi có xe nước mía Viễn Đông nổi tiếng một thời với những cây tăm tre xiên vào từng xâu nhỏ gan, lưỡi, tim … phá lấu màu nâu đen thơm phức vừa miệng đặt trong mấy cái đĩa nhôm bày trên một mẹt hàng có bốn chân gác chéo, mà tôi đã đi ăn cùng với người bạn trai đầu tiên. Ly nước mía mát lạnh hơn cả những câu chuyện thủ thỉ không đầu không đuôi tuổi học trò nhớ lại vẫn còn cảm thấy ngọt ngào. Hẻm Casino SaiGon có hàng Bún chả và bánh cuốn Thanh Trì một ngày nào đã dung dăng dung dẻ cùng các bạn vào ăn sau khi mỏi chân mỏi mắt khắp phố phường, trong Crystal Place hay trong Passage Eden. Hiệu kem Pole Nord nằm bên thương xá Tax với một dãy ki ốt hoa tươi trên đường Nguyễn Huệ một tối nào tôi nhận từ tay người bạn trai sắp theo tàu đi xa một bông hồng màu đỏ thắm với bàn tay ấm áp ân cần. Quán cơm Bà cả Đọi nằm trên một căn phòng nhỏ thấp sâu trong hẻm với những món ăn được dọn ra trên chiếc đi văng bóng gỗ bóng màu thời gian, những món ăn quen thuộc như bữa cơm thường ngày gợi nên cảm giác gia đình cùng ăn với bọn bạn là sinh viên miền Trung vào SaiGon trọ học….

Vậy mà thoắt cái đã mấy mươi năm! Những món ăn tôi đã ăn trong cả một thời ấu thơ cùng với bạn bè, những món ăn tôi đã chia sẻ cùng với những người thân thương một thuở, bây giờ có món vẫn còn bày bán đâu đó trong thành phố, có món đã lâu lắm chẳng còn nhìn thấy lại. Nhưng cùng với thời gian trôi qua, và mọi điều đã thay đổi, tôi mãi mãi sẽ chẳng bao giờ còn có thể thêm một lần nữa nếm được cái hương vị ngọt ngào tuyệt diệu của những món quà ấy, cho dù có tha thiết ước ao, hay thèm thuồng mong đợi đến thế nào!

Như có lần tôi đã bày tỏ cùng một người bạn ít tuổi hơn nhiều, và lại không cùng sinh ra, lớn lên trong cùng một hoàn cảnh sống, về những món ăn ở một nơi mà cô đã đến, nghe ca tụng nhưng thất vọng lúc nếm thử, rằng cái hương vị trong ký ức của mỗi một người khi ăn một món ăn nào là hương vị rất đặc biệt chỉ riêng người ấy mới cảm nhận được, gói ghém cả những ngọt ngào của quá khứ và kỷ niệm, mà không phải ai cũng có thể sẻ chia. Nhớ lại những món ăn một ngày nào, là tôi nhớ lại biết bao là êm ái và dịu ngọt, mà những món quà tuy tầm thường bé nhỏ ngày xưa ấy, cho dẫu chỉ là quà của một thời, nhưng lại là một thời của những tháng ngày yên vui mãi mãi trong tâm tưởng, mà những khoảnh khắc quý báu ấy thì mãi mãi tôi chẳng bao giờ có thể nguôi quên.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Tránh rủi ro tự dùng thuốc

Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức

Một bản tin vào tháng 9, 2010 cho hay: “Cách đây chục hôm, Na bị sốt, viêm họng, em được người nhà cho dùng 3 loại thuốc, trong đó có kháng sinh Ampicillin.

Image



Sau đó vài giờ, mắt em sưng húp, miệng cũng phồng rộp, rồi cả người bị sẩn mề đay. Vài hôm sau, thấy tình trạng của con không đỡ, người nhà đưa em đến bệnh viện Nhi Trung Ương để điều trị. Bác sĩ cho biết, cháu Na bị hội chứng dị ứng Lyell do phản ứng với thuốc kháng sinh...”

Trong khi đó thì tại Hoa Kỳ, cơ quan Kiểm Soát Bệnh CDC luôn luôn nhắc nhở dân chúng rằng hàng năm có cả ngàn em bé dưới 12 tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi được cha mẹ cho dùng các thuốc trị ho, cảm lạnh bán không cần toa bác sĩ.

Ðó là hậu quả của việc tự chữa bệnh với các loại thuốc mua tự do không cần toa bác sĩ tại tiệm tạp hóa, siêu thị, nhà thuốc tây.

Tự chữa bệnh không phải là sự việc mới xảy ra mà đã có từ ngàn xưa, khi mà nền y khoa chưa được phát triển và tiến bộ như hiện nay. Chẳng may mà bị bệnh tật thương tích, con người đã tìm cách tự chữa với các loại cây con. Ðó là bản năng tự sinh tự tồn, bảo vệ sức khỏe. Ngày nay, tự mua thuốc chữa bệnh cũng là chuyện thường thấy vì nhiều lý do:

-Số bệnh nhân ngày càng tăng mà chuyên viên y tế nhiều nơi lại thiếu.

-Chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời giờ chờ đợi khám chữa bệnh khá lâu, thuốc men quá đắt.

-Kinh tế khủng hoảng khiến cho người dân ít đi bác sĩ khi mắc những bệnh thông thường.

-Kiến thức về sức khỏe, tự chăm sóc của người dân cũng nhiều hơn qua sách báo, truyền thông.

Cho nên, thấy đau bụng, nhức đầu cảm lạnh là ra tiệm mua mấy viên thuốc, vài chai xi rô về uống, coi xem ra sao đã. Vì nhiều người tin tưởng rằng thuốc đã được chính quyền cho phép bày bán thì chắc là phải công hiệu, an toàn như quảng cáo.

Nhưng hầu hết dược phẩm dù là cần toa hay không đều là những hóa chất được chế biến, tổng hợp trong phòng thí nghiệm mà mục đích là để thay đổi chức năng cơ thể theo chiều hướng tốt, nhưng cũng vẫn có thể có những tác dụng có khả năng gây hại. Các tác dụng này có thể là biết trước hoặc bất chợt xảy ra. Chẳng hạn thuốc đa dụng corticosteroid được cho phép dùng từ thập niên 70 mà tác hại lên nhồi máu cơ tim chỉ mới được biết vào thời điểm 2000. Ðặc biệt là các thuốc chứa 2, 3 hoạt chất khác nhau có thể gây ra tác dụng ngoài ý muốn.

Ngoài hoạt chất chính, một số chất cho thêm vào thuốc trong khi sản xuất với mục đích giữ gìn, bảo quản, hoặc tạo hương vị cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn trong sirop thuốc ho chứa chất cồn có thể gây ngây ngất buồn ngủ; đường trong thuốc nước có thể khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Thêm vào đó, thuốc không cần toa cũng tương tác với nhau hoặc tương tác với sinh tố khoáng chất, thực phẩm nước uống.

Do đó muốn tự mua thuốc về dùng thì cũng cần hiểu biết về chúng. Chẳng nên quá đặt tin tưởng vào những lời quảng cáo, nhất là với loại quảng cáo rộng rãi tốn kém. Vì “hữu xạ tự nhiên hương,” tiếng lành đồn xa, đâu cần phải “huênh hoang” giới thiệu quá lố. Chỉ những mặt hàng “dỏm,” có tính cách lường gạt mới cần áp đảo “tuyên truyền” nhồi nhét vào tai vào mắt giới tiêu thụ. Hậu quả là nhiều chục ngàn người cả tin, đặc biệt là các cháu bé, quý lão bà, lão ông, bà mẹ mang thai phải nhập viện vì tự dùng các thuốc qua quảng cáo, mà lẽ ra họ không nên dùng và vì cho rằng vô hại.

Sau đây là mấy điều cần nhớ khi dùng thuốc, dù là thuốc do bác sĩ cho toa hoặc do mình tự mua:

1. Ðọc kỹ và hiểu rõ các chi tiết về thuốc ghi trong nhãn thuốc drug facts label như tên thuốc, công dụng, liều lượng, uống khi nào và tác dụng phụ của thuốc.

2. Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian và số lần uống mỗi ngày như chỉ dẫn.

3. Ðừng dùng cùng một lúc các thuốc có công dụng tương tự. Thí dụ vừa uống aspirin cho đau nhức lại uống thêm thuốc chống đau loại acetaminophen.

4. Mua thuốc đúng với dấu hiệu bệnh của mình. Chẳng hạn nếu chỉ bị sổ mũi thì đừng mua thuốc chữa cả ho và nóng sốt.

5. Hỏi người bán thuốc hoặc dược sĩ coi nếu thuốc có ảnh hưởng gì tới những bệnh mãn tính mình đang có như tiểu đường, cao huyết áp.

6. Ðừng dùng chung thuốc do bác sĩ cho toa và thuốc mình tự mua, trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ

7. Ðừng dùng thuốc đã quá hạn hoặc thuốc do người khác cho.

8. Không dùng thuốc nghi ngờ là không an toàn như mất tem bảo đảm, hộp chai đựng bị hở, rách, sản phẩm đổi mầu hoặc có mùi bất thường.

9. Nếu chẳng may dùng quá liều lượng hoặc nhầm thuốc, nên thông báo cho bác sĩ hoặc phòng cấp cứu hay ngay.

10. Nên có một danh sách ghi các thuốc đang dùng, dù là do bác sĩ cho toa hoặc mua tự do. Mỗi lần đi khám bệnh, nên đưa cho bác sĩ coi để được hướng dẫn.

Cuối cùng là, nên thân thiện với các vị dược sĩ. Vai trò của họ không chỉ giới hạn trong việc bán thuốc mà còn được huấn luyện, để cố vấn cho giới tiêu thụ mỗi khi cần thuốc. Họ là người giúp ta có hiểu biết về thuốc, về công dụng, về tác dụng phụ, uống khi nào, uống bao nhiêu...

Bác Sĩ Nguyễn Ý Ðức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Đậu nành chống được hai bệnh ung thư

Đậu nành có thể giúp con người đương đầu với bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt,
các nhà khoa học khẳng định điều này trong hai nghiên cứu độc lập mới đây.

Image
Ảnh: express.
Theo sify.com, trong công trình đầu tiên, nhóm nghiên cứu từ Đại học Northwestern, Chicago (Mỹ), đã tìm thấy rằng khi uống mỗi ngày một viên genistein (hóa chất ­isoflavone tự nhiên trong đậu nành) dường như làm chậm lại hoặc dừng hẳn hiện tượng di căn của khối ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dầu thí nghiệm mới được thực hiện trên nhóm nhỏ chỉ 38 người đàn ông, song các nhà khoa học cho rằng kết quả này có thể mang tới liệu pháp không độc hại đầu tiên ngăn chặn các tế bào ung thư di căn.

“Bước nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi là xem liệu thuốc này có tác dụng mà bạn muốn trên các tế bào và tuyến tiền liệt hay không, và câu trả lời là có”, giáo sư Raymond Bergan cho biết.

“Nếu loại thuốc này có thể buộc khối u tuyến tiền liệt ngừng di chuyển trong cơ thể, thì về lý thuyết, cách trị liệu tương tự có thể mang lại tác dụng tương tự trên các tế bào ung thư loại khác”, ông nói.

Trong công trình thứ hai, trên gần 1.300 phụ nữ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Buffalo, New York (Mỹ) đã chỉ ra rằng chất isoflavones từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Cụ thể, những người ăn nhiều chất này nhất thì giảm được 30% nguy cơ bị u vú ác tính, và giảm 60% nguy cơ bị khối u lành tính.

T. An
Theo vnexpress.net
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests