Đời sống quanh ta

tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

'Chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ!'

WASHINGTON (CSM) -Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chủ đề cho ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 Tháng Ba năm nay:
“Lời hứa là lời hứa: Ðã đến lúc hành động để chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ.”


Image
Tổng Thống Obama (trái) đứng bên có Phó Tổng Thống Joe Biden, thành viên các đoàn thể phụ nữ cùng nhiều giới chức
và đại biểu tổ chức khác, phát biểu trong buổi lễ ký ban hành đạo luật chống bạo hành với nữ giới, tại Bộ Nội Vụ ở thủ đô Washington hôm 7 Tháng Ba.
(Hình: Alex Wong/Getty Images)

Tại Hoa Kỳ, hôm Thứ Năm, 7 Tháng Ba, Tổng Thống Obama đã ký ban hành đạo luật triển hạn 5 năm luật ngăn chặn bạo hành với phụ nữ. Ðạo luật nguyên thủy từ năm 1994 do Phó Tổng Thống Joe Biden - lúc đó là thượng nghị sĩ tiểu bang Delaware - đề ra, Bộ Tư Pháp và Bộ Y Tế có trách nhiệm thi hành.

Tổng Thống Obama phát biểu trong buổi lễ tổ chức tại Bộ Nội Vụ: “Việc hôm nay là cho hàng triệu phụ nữ, những nạn nhân bạo hành trong gia đình và tấn công tình dục, đang trông chờ được bảo vệ và trợ giúp.” Theo ông: “Không chỉ là sự thay đổi quy định mà còn là sự thay đổi văn hóa của chúng ta.” Hiện diện trong buổi lễ ký ban hành có Phó Tổng Thống Joe Biden, các hội đoàn phụ nữ, giới chức các cơ quan công lực, lãnh đạo các bộ tộc thổ dân, những nạn nhân sống còn và các nhà lập pháp.

Ðạo luật vừa ban hành cho phép sử dụng tới $660 triệu mỗi năm vào những chương trình bảo vệ phụ nữ. Tòa Bạch Ốc cho biết 500,000 nhân viên công lực, pháp lý và những ngành khác sẽ được huấn luyện hàng năm cho công tác. Những điều khoản của luật cấm kỳ thị trong sự trợ cấp của liên bang căn cứ trên mọi loại giới tính, và được coi là một thắng lợi cho những người LGBT. Những bộ lạc thổ dân cũng được phép xét xử những người không ở trong khu bảo tồn (reservation), nhưng làm việc tại đó, nếu họ phạm luật.

Thượng Viện đã thông qua dự luật này hôm 12 Tháng Hai bằng 78-22 phiếu và Hạ Viện chấp thuận hôm 28 Tháng Hai với biểu quyết 268-138.

Tờ Christian Science Monitor trong một bài nói về ngày Quốc Tế Phụ Nữ cho rằng trong 4 thập kỷ vừa qua trên thế giới ước lượng có trên 100 triệu con gái “mất tích,” do bố mẹ đã cố ý phá thai hay giết chết từ lúc sơ sinh. Hành động gọi là “gendercide” (diệt chủng căn cứ theo giới tính) này có thể là hình thức bạo hành rộng lớn và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Bằng khả năng khoa học, người ta có thể dùng siêu âm để rà biết chính xác bào thai là nam hay nữ và ở những xã hội như Trung Quốc, Ấn Ðộ vẫn còn thứ văn hóa trọng nam khinh nữ.

Chủ đề ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm này là chống tất cả mọi hình thức bạo hành với phụ nữ nhưng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã phát động một chiến dịch mạnh mẽ ngăn chặn “gendercide.”

Theo Christian Science Monitor, các chuyên gia ghi nhận có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc và Ấn Ðộ đã cố gắng ngăn chận “gendercide,” noi theo mẫu mực của Nam Hàn.

Cách đây 2 thập niên Nam Hàn có tỷ lệ nam/nữ cao nhất ở trẻ nhỏ do sự phát triển nhanh của “gendercide,” hiện nay đã xuống ngang với tiểu chuẩn thế giới (khoảng 105 trai/100 gái). Thăm dò dư luận cho thấy số các bà mẹ Nam Hàn chỉ muốn có con trai đã giảm xuống nhiều.

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ có nguồn gốc từ cuối thế kỷ thứ 19 khi một số phụ nữ ở Hoa Kỳ tranh đấu cho quyền bình đẳng làm việc, lương bổng và sau đó đến quyền chính trị như bầu cử. Các đảng phái xã hội lúc đầu là chủ xướng phong trào này và ngày 8 Tháng Ba năm 1908 khi xảy ra cuộc biểu tình của 15,000 phụ nữ ở New York, các đảng xã hội ở Âu Châu đề nghị lấy làm Ngày Phụ Nữ. Sau Cách Mạng Tháng Mười, 1917, Liên Xô chọn ngày 8 Tháng Ba làm Ngày Phụ Nữ và các nước cộng sản noi theo, đo đó nhiều người coi ngày lễ này là của chế độ cộng sản.

Năm 1975 là Năm Quốc Tế Phụ Nữ của Liên Hiệp Quốc, và Liên Hiệp Quốc đề nghị lấy ngày 8 Tháng Ba làm ngày Nữ Quyền và Hòa Bình Thế Giới. Ðến nay gần 100 nước đã đồng ý theo kỷ niệm ấy tuy nhiên chưa hẳn coi là một ngày lễ. Mới chỉ có 29 nước (trong đó có Việt Nam) coi là một ngày nghỉ lễ và ở 7 nước khác (trong đó có Trung Quốc) đây chỉ là ngày nghỉ riêng cho phụ nữ.

Theo sự khuyến khích của Liên Hiệp Quốc, các nước nên tổ chức ngày Phụ Nữ Quốc Tế phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của mình. Do đó trên thực tế ở nhiều quốc gia và dân tộc, ngày này không mang ý nghĩa tranh đấu hay chính trị, mà trở thành một ngày lễ quần chúng, với hình thức phối hợp giữa Valentine's Day và Mother's Day. Tại Việt Nam ngày nay cũng như vậy, ngoài những lễ nghi về phía chính quyền chỉ mang tính cách tượng trưng, đây là ngày mà ở các thành phố hầu hết dân chúng đều tặng hoa hay quà cho phụ nữ: người thân, đồng nghiệp, bạn bè hoặc tình nhân. (HC)
tiendung
Posts: 879
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image

Đùi vịt quay xốt me ngon ngất ngây

Món đùi vịt quay xốt me vừa có vị thơm của vịt quay, vị chua chua, ngọt chọt của me, và cả vị cay cay, tê tê của ớt.

Nguyên liệu

Me, hoa hồi, hành lá, hạt tiêu, tỏi, bột năng, xì dầu và các loại gia vị.

Cách làm:

Đầu tiên là khâu sơ chế, đem đùi vịt đi nhặt sạch những lông còn sót lại, rửa bằng rượu gừng cho khử bớt mùi hôi của vịt, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.

Dùng một con dao khía chéo da của đùi vịt, sau đó ướp thịt vịt với nước cốt tỏi, hoa hồi đã rang vàng tán nhỏ, xì dầu, hạt tiêu, gia vị trong khoảng 15 phút. Tiếp theo, bỏ đùi vịt vào chảo chiên cho vàng đều các mặt rồi múc bớt mỡ vừa chiên vịt đi, sau đó lại đổ hỗn hợp nước ướp vịt vào và đậy vung hầm trong cho tới khi nước sánh lại thì vớt đùi vịt ra.

Bước thứ hai là chế biến nước sốt. Me đem nấu sơ qua rồi dầm lấy nước chua, ớt sừng bỏ hạt, thái sợi, hành lá cũng tước sợi, tỏi đập dập, bột năng hòa tan trong một chút nước lạnh. Phi thơm tỏi trong một chút dầu ăn, sau đó cho muối, đường, bột ngọt… vào nêm vừa ăn rồi đổ tiếp hành, ớt, nước me, nước bột năng vào và khuấy đều tay tới khi thấy nước sốt sôi là được.

Đùi vịt sau khi đã quay và để ráo chặt thành từng miếng vừa ăn, bày ra đĩa rồi rưới nước sốt lên trên, trang trí lại một chút cho đẹp là có thể mời cả nhà thưởng thức được rồi.
lengoi
Posts: 487
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Tiểu thuyết gia gốc Việt nhận giải nhất Văn học Bỉ

Nữ tiểu thuyết gia người Pháp gốc Việt Nguyễn Hoài Hương vừa được trao giải nhất văn học Bỉ năm 2013 với tác phẩm "Bóng mát dịu êm",
có bối cảnh là một giai đoạn lịch sử của Việt Nam.

Image
Nguyễn Hoài Hương đạt giải nhất văn học của của bỉ với cuốn tiểu thuyết "Bóng mát dịu êm". Ảnh: Rtbf.be

Đây là lần thứ bảy giải thưởng Văn học của Bỉ được trao cho một nhà văn trẻ. Cô gái gốc Việt đã vượt qua 19 tác giả khác để giành giải thưởng trị giá 5.000 euro.

Tiểu thuyết "Bóng mát dịu êm" được nhà xuất bản Viviane Hamy (Pháp) phát hành ngày 17/1, kể về một giai đoạn lịch sử của Việt Nam, về tình yêu của một cô gái trẻ người Việt với một người lính Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Chủ tịch ban giám khảo, Corinne Boulangier, mô tả cuốn tiểu thuyết là "một lời mời khơi gợi sự tò mò" và là một tác phẩm "có giá trị cả về mặt văn chương lẫn cảm xúc".

Trang RTBF của Bỉ dẫn lời Hoài Hương cho biết cô "vô cùng hạnh phúc và coi giải thưởng này là niềm động viên để tiếp tục công việc của mình".

Nguyễn Hoài Hương sinh năm 1976 tại Pháp, bố mẹ cô đều là người Việt Nam, sang Pháp từ những năm 1970. Tiếng mẹ đẻ cũng như văn hóa, lịch sử Việt Nam đã luôn gắn bó với tiểu thuyết gia gốc Việt này. Tên của cô cũng thể hiện tình cảm của gia đình đối với đất nước, quê hương.

Vũ Hà
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »


Image

Nước Uống
Theo Ðại học Washington.
Một ly nước uống sẽ lấy mất đi cảm giác đói suốt đêm
ho hầu hết những ai phải ăn kiêng

Thiếu nước là nguyên nhân số 1 gây ra sự mệt mỏi trong ngày
Nhiều nghiên cứu cho biết từ 8-10 ly nước trong ngày
có thể làm giảm những cơn đau lưng và đau khớp cho gần 80% những ai bị các bệnh nầy


Chỉ cần giảm 2% nước trong cơ thể con người
sẽ gây sự mất liên kết về trí nhớ trong thời gian ngắn,

những vấn đề về toán học và khó khăn khi phải tập trung

trước màn hình vi tính hay trước một trang giấy in.

Uống 5 ly nước mỗi ngày giãm 45 % nguy cơ ung thư ruột
và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% và 50% ung thư bàng quang.

Bạn đã uống đủ nước cần thiết mỗi ngày chưa?

Bạn có biết?

Thời kỳ uống nước thích hợp.... rất quan trọng

Uống nước vào những lúc chính xác sẽ tăng tối đa hiệu quả trong cơ thể
con người:

- 2 ly nước ngay khi thức dậy, giúp các cơ quan nội tạng khởi động

- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn giúp tiêu hóa tốt

- 1 ly nước trước khi đi tắm giúp hạ huyết áp>

- 1 ly nước trước khi đi ngủ tránh cho bạn các cơn nhồi máu cơ tim.

Hãy gởi thông tin này đến những người thương yêu của bạn
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Dân Argentina phát khóc mừng Giáo hoàng

Các giáo dân ở Argentina đứng bật dậy và vỗ tay ăn mừng khi Vatican công bố tin Hồng y Jorge Mario Bergoglio của nước này
được bầu là người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã.

Image

Các giáo dân tập trung tại Nhà thờ Chính tòa Metropolitan ở Buenos Aires
và cùng vỗ tay chào mừng Giáo hoàng thứ 266, Giáo hoàng Francis I.

Image

Một người phụ nữ khóc òa khi nghe tin Tổng giám mục của giáo xứ của mình trở
thành Giáo hoàng. Những người khác ôm hôn và chúc mừng nhau vì niềm vui quá lớn.

Image

Bên ngoài nhà thờ ở Buenos Aires, đám đông cũng reo hò và vẫy cờ Argentina
để ăn mừng.

Image

Người đàn ông mặc áo in hình Thiên Chúa và giương cao lá quốc kỳ
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

NEVER LOSE THE LIGHT

Nhớ chuẩn bị khăn giây lau mắt lệ - vì nhớ đến quê huơng mình qua bài hát này
Vừa hay vừa cảm động. Khó mà không rơi nước mắt !

Đừng bao-giờ mất ánh-sáng (Hy-Vọng), bài hát Tây-Tạng.
Bi cảm dưới chế-độ CHINA.

The Forbidden Tibetan Song " NEVER LOSE THE LIGHT "
by Serlha and Youlha


tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Hơn 30% bác sĩ không để ý kết quả thử nghiệm y khoa


Các nhà nghiên cứu thuộc Michael E DeBakey Veterans Affairs Medical Center ở Houston thực hiện một cuộc thăm dò
nơi 2,590 bác sĩ săn sóc y tế, và khám phá thấy, một phần ba trong số các bác sĩ này công nhận đã không để ý đến báo động kết quả thử nghiệm
do hệ thống thu thập hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp, vốn được thiết kế để thông báo kịp thời cho bác sĩ biết một khi bệnh nhân có kết quả
thử nghiệm có vẻ hơi thất thường, theo bài viết trong mục Health & Family đăng trong Time Magazine.

Image
(Hình minh họa: Ron Levine/Getty Images)
Theo bản nghiên cứu được đăng trong tập san Journal of the American Medical Association (JAMA), các khoa học gia báo cáo, các bác sĩ nhận được khoảng 63 báo động mỗi ngày, điều này dễ làm họ mau nhàm chán, khiến những kết quả quan trọng đòi hỏi giới bác sĩ phải lập tức chú ý lại dễ dàng bị vuột mất. 87% bác sĩ cho rằng số báo động họ nhận được là hơi quá đáng, 69.6% nói họ nhận được số báo động nhiều hơn mức họ có thể xử trí, trong khi 55.6% cho rằng hệ thống thu thập hồ sơ sức khỏe điện tử được thiết lập theo cách mà họ dễ bị để sót mất.

Trong khi iPad thay thế cho hồ sơ bệnh lý của bác sĩ, và hệ thống y tế sử dụng text messaging để theo dõi bệnh trạng, nguồn thông tin khổng lồ mà hệ thống kỹ thuật số có thể điều giải được, trên lý thuyết, được xem là giúp cho việc săn sóc y tế được dễ dàng hơn và có hiệu năng cao hơn. Tuy nhiên số lượng nhiều quá mức có thể trở nên không còn tốt đẹp cho công việc nữa.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, hệ thống mới khiến cho các bác sĩ dễ trở thành nạn nhân của sự bội dư thông tin. Bác Sĩ Hardeep Singh thuộc DeBakey VA Medical Center và cũng là tác giả của bản nghiên cứu nhận định: “Nếu quí vị nhận được 100 email mỗi ngày, quí vị có nhiều cơ may bị bỏ sót một số. Tôi là người nghiên cứu trong lãnh vực này vậy mà đôi khi tôi vẫn để bị sót thư. Tuy chúng ta có nhiều thiện chí nhưng mỗi khi cái gì trở nên quá nhiều thì thường dễ tạo nên vấn đề nhiêu khê.”

Dù sao thì đây cũng chỉ là một cái giá nhỏ nhoi so với lợi ích quá lớn do hồ sơ y khoa lẫn kết quả thử nghiệm kỹ thuật số mang lại cho giới y sĩ.

Bác Sĩ Singh cũng nhấn mạnh rằng bệnh nhân cũng có trách nhiệm phải theo dõi và dự phần vào việc chữa trị của mình. Ông nói: “Nếu bệnh nhân không nghe nói gì đến kết quả thử nghiệm của mình thì họ nên nỗ lực tự tìm hiểu.” Thông tin các bác sĩ nhận được hằng ngày bị thất lạc là điều khó thể tránh được. (T.P.)
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thế giới trước sự kiện Vatican có tân Giáo Hoàng

Ðức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Năm chủ tọa Thánh lễ đầu tiên với tư cách chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo.
Ngài kêu gọi các hồng y nên giữ đúng với căn bản của giáo lý và tránh mọi cám dỗ của thời đại.

Image
Tín đồ Công Giáo ở Argentina cầm cờ quốc gia có in hình tân Giáo Hoàng với hàng chữ bằng tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Francisco I,”
bên ngoài thánh đường chính của thủ đô Buenos Aires hôm 13 Tháng Ba. (Hình: AP/Ivan Fernandez)
Sáng sớm Thứ Năm, Ðức Giáo Hoàng Francis ghé lại khách sạn nơi ngài trú ngụ để thanh toán tiền phòng và mang theo hành lý của ngài, rồi sau đó đến cầu nguyện tại Nhà Nguyện Ðức Mẹ Maria. Cùng tháp tùng có Ðức Ông Georg Gaenswein, vốn là phụ tá thâm niên của vị giáo hoàng tiền nhiệm, Benedict 16, kiêm cai quản tư thất của giáo hoàng. Ðức Ông Gaenswein sẽ là người nắm mọi chương trình nghi lễ của vị tân Giáo Hoàng.

Cũng như mọi tín đồ Công Giáo ở Nam Mỹ, Ðức Giáo Hoàng Francis đặc biệt hết sức sùng kính Ðức Mẹ. Mỗi lần từ Argentina đến Rome công tác, ngài thường đến đây để cầu nguyện. Sau đó, ngài ghé qua điện chính, cầu nguyện tại di tích máng cỏ Bethlehem, nơi được xem là thánh địa quan trọng của các tu sĩ Dòng Tên (Jesuit).

Ðức Giáo Hoàng Francis gọi điện thoại nói chuyện với vị giáo hoàng tiền nhiệm, vị giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm và hiện đang sống tại lâu đài Castel Gandolfo. Tân Giáo Hoàng dự tính sẽ ghé thăm Giáo Hoàng Danh Dự Benedict 16 nội trong tuần này. Cuộc viếng thăm được xem là quan trọng vì có nhiều quan ngại về sự va chạm quyền lực, xuất phát từ tình huống đặc biệt, một bên là một giáo hoàng đang trị vì và một bên là một giáo hoàng về hưu.

Phản ứng từ khắp nơi trên thế giới

Lượng truy cập vào các trang mạng xã hội tăng mạnh vào chiều Thứ Tư, sau khi có tin Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina được chọn làm Giáo Hoàng. Twitter cho biết mỗi phút họ chuyển đi 130,000 tin nhắn, chỉ kém với con số 150,000 khi có trận Super Bowl ở Mỹ năm nay, nhưng lại gấp đôi so với buổi lễ trao giải Oscar hồi tháng trước. Nói chung, theo Twitter, có đến 7 triệu tweet thông tin về tân Giáo Hoàng được gửi đi hôm Thứ Tư. Không lạ gì, lượng truy cập lớn nhất, trên mức bình thường 50%, xảy ra tại Nam Mỹ, nơi lần đầu tiên trong lịch sử, một vị giáo hoàng được chọn từ vùng này. CNN nói số người truy cập vào trang nhà của họ tăng gấp bốn lần so với bình thường.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, gửi lời chúc mừng đến tân Giáo Hoàng Francis. Trong văn bản có đoạn ông nói: “Tôi mong có sự tiếp tục hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc với Tòa Thánh, dưới sự dìu dắt khôn ngoan của Ðức Giáo Hoàng Francis. Chúng ta đều có những mục đích chung, từ việc cổ xúy cho hòa bình, công bằng xã hội và nhân quyền, đến việc xóa bỏ đói nghèo.”

Tại Mỹ, Hồng Y Roger Mahony, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles, phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên TV rằng tác động của vị tân Giáo Hoàng đối với thế giới sẽ “ngoài sức tưởng tượng,” nhất là đối với Châu Mỹ La Tinh.

Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, ông John Boehner (Cộng Hòa-Ohio), người theo đạo Công Giáo cao cấp nhất trong Quốc Hội Hoa Kỳ, hôm Thứ Năm bác bỏ lời mời của Tổng Thống Barack Obama, tháp tùng phái đoàn Mỹ sang Rome dự lễ đăng quang của tân Giáo Hoàng vào tuần tới. Ông nại cớ còn bận tranh cãi về vấn đề ngân sách cùng nhiều nghị trình ở Quốc Hội. Phó Tổng Thống Joe Biden, cũng là tín đồ Công Giáo, sẽ hướng dẫn phái đoàn đại diện Hoa Kỳ đến Vatican.

Ðồng thời, nữ Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), lãnh tụ khối thiểu số tại Hạ Viện, mở đầu cuộc họp báo hằng tuần ở Quốc Hội hôm Thứ Năm, bằng lời chia sẻ sự vui mừng về vị giáo hoàng mới được bầu. Bà đặc biệt hài lòng khi tân Giáo Hoàng chọn danh hiệu “Francis,” trùng với tên của thành phố quê nhà của bà, San Francisco.

Cũng tại Hoa Kỳ, một thông điệp từ Equally Blessed, một liên minh của bốn tổ chức Công Giáo quan tâm đến vấn đề của giới đồng tính, lưỡng tính và đổi giống, thúc giục Ðức Giáo Hoàng Francis hãy lắng nghe mối quan tâm của họ. Thông điệp có đoạn: “Trong một cuộc vận động thất bại chống lại luật hôn nhân bình đẳng ở Argentina, ngài đã viết những lời lẽ được xem là có tính cách thù ghét, khi gọi luật cho phép hôn nhân đồng tính là 'một âm mưu của Cha Ðẻ của sự Lừa Dối.' Ngài còn nói cha mẹ đồng tính xin con về nuôi là một hình thức kỳ thị đối với trẻ em.”

Giới lãnh đạo Israel chúc mừng Ðức Giáo Hoàng Francis và gọi ngài là người bạn của tín đồ Do Thái Giáo. Tổng Thống Shimon Peres gửi lời mời tân Giáo Hoàng ghé thăm Israel, trong khi Thủ Tướng Benjamin Netanyahu nói ông tin tưởng đến “quan hệ tuyệt vời” giữa tín đồ Do Thái và Cơ Ðốc, cũng như giữa Israel và Vatican, sẽ không thay đổi.

Ông Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hôm Thứ Năm nói rằng Bắc Kinh hy vọng tân Giáo Hoàng sẽ có một thái độ “thực tiễn và linh động hơn, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cho mối quan hệ Trung Quốc-Vatican.” Ông Hua nói Trung Quốc có “hai nguyên tắc căn bản để đối phó trong quan hệ với Vatican,” đó là Vatican “phải cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Ðài Loan và công nhận chính quyền Trung Quốc như là đại diện hợp pháp duy nhất của nước Trung Hoa.” Kế đến “Vatican không nên xen vào công việc nội bộ của Trung Quốc, trong đó có việc viện lý do về tôn giáo.”

Thắc mắc lớn nhất về Ðức Giáo Hoàng Francis là: Phải chăng ngài sẽ là một giáo hoàng vận động chính trị như ngài từng làm ở Argentina? Liệu ngài sẽ là cái gai đối với các chính quyền tả phái bình dân ở các nước Nam Mỹ? Một số đồng ý ngài sẽ như vậy. Trong thời gian còn là tổng giám mục Buenos Aires và chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Argentina, ngài thường có quan hệ căng thẳng với chính quyền nữ Tổng Thống Cristina Fenandez de Kirchner và người chồng quá cố của bà là cựu Tổng Thống Nestor Kirchner. Ngài bị tố cáo là “phát ngôn viên của phe đối lập.”

Sau khi được chọn như là Giáo Hoàng đầu tiên từ Châu Mỹ La Tinh, nhiều người thắc mắc liệu ngài sẽ có những tác động chính trị đối với vùng này, như cố Giáo Hoàng John Paul 2, sinh quán ở Ba Lan, từng có đối với quê hương Ðông Âu của ngài vào thập niên 1980.

Ông Daniel Alvarez, giáo sư môn tôn giáo học tại Florida International University, nhận định: “Ðức Giáo Hoàng Francis sẽ trở thành người chỉ trích các chính quyền ở Venezuela, Ecuador hay Bolivia, giống như Giáo Hoàng John Paul 2 đối với chủ nghĩa Cộng Sản ở Ðông Âu. Tân Giáo Hoàng có thể tạo một tác động chính trị nếu ngài đến viếng những quốc gia này và nói ra những điều ngài nghĩ.”

Với việc Hồng Y Jorge Mario Bergoglio được chọn làm Giáo Hoàng, Tổng Thống Cristina Fenandez de Kirchner hy vọng có được một đồng minh có quyền uy trong lúc bà đang vận động giành lại đảo Falkland từ tay người Anh. Ngài nổi tiếng khi từng tuyên bố Falkland bị Anh “chiếm đóng,” tạo nên hy vọng ngài sẽ dùng địa vị của mình để gây ảnh hưởng đến tương lai của hòn đảo này. Tuy ngài có sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa đôi bên, Tổng Thống Cristina Fernandez vẫn hy vọng việc ngài trúng cử là một tác nhân mạnh giúp lấy lại hòn đảo Argentina mà gọi tên là Las Malvinas. Tuy nhiên, một số phân tích gia cho rằng ngài sẽ không can thiệp vào vụ tranh chấp lãnh thổ. Ông Victor Bulmer-Thomas, thành viên của Chatham House, nhận định: “Với tư cách một công dân Argentina tốt, lẽ tự nhiên ngài sẽ đứng vào vị thế như mọi người dân Argentina khác, nhưng giờ đây ngài không còn đại diện cho Argentina, mà cho tất cả tín đồ Công Giáo.”

Trong khi đó, việc tân Giáo Hoàng mới được chọn, mang lại cho Hollywood một số ý tưởng sáng tạo. Sundance Selects thuộc IFC, hãng phim từng tung ra cuốn “We Have a Pope,” nói tiếng Ý, của Nanni Moretti cách đây một năm, sẽ trình chiếu lại phim này ít nhất một tuần lễ tại Lincoln Plaza Cinema ở New York. Cuốn phim xoay quanh việc những gì xảy ra khi một hồng y được chọn làm giáo hoàng và tập trung vào việc giáo hoàng tương lai này tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Tòa Thánh, điều có lẽ không xảy ra với Ðức Giáo Hoàng Francis. Phim đã được phát hành bằng DVD, và IFC hy vọng số bán sẽ tăng.

Ðồng thời, Sony Pictures đưa ra một thông cáo báo chí giật gân vào lúc cả thế giới đang hướng mắt về Vatican để chờ kết quả từ phòng mật nghị của các hồng y: “Ðây là thời điểm lý tưởng nhất để xem lại hai cuốn phim “The Da Vinci Code” và “Angels & Demons.”

Những trùng hợp kỳ lạ liên quan đến tân Giáo Hoàng

Ðức Giáo Hoàng Francis rất ái mộ câu lạc bộ bóng đá San Lorenzo de Almagro của Argentina, đến nỗi ngài trở thành hội viên chính thức của hội ái mộ đội banh từ năm 2008. Vào ngày ngài được chọn làm Giáo Hoàng, lô độc đắc xổ số ở quốc gia này bỗng nhiên trùng với bốn số cuối trong thẻ hội viên của ngài. Câu lạc bộ này tin đây là dấu hiệu thiên khải và cho rằng họ sẽ giành được chức vô địch trong năm nay.

Hôm 11 Tháng Hai, bà Yolanda de Mena gửi đi một tweet bằng tiếng Tây Ban Nha: “Tối qua, bạn tôi thức giấc lúc 4 giờ sáng, cho hay vừa mơ thấy một tân Giáo Hoàng có tên là 'Francis I'. Ðúng hôm nay Giáo Hoàng Benedict lại tuyên bố thoái vị.” Tweet này từ đó được gửi lại đến 54,000 lần.

Hôm 11 Tháng Ba, đặc phái viên Elisabetta Pique của tờ La Nacion ở Vatican chụp được tấm hình một người đàn ông cầm tấm bảng ghi “Giáo Hoàng Francis I.” Phải chăng đây là một sự trùng hợp may mắn.

Sau khi tên của tân Giáo Hoàng được công bố, trên bầu trời Miami, Florida, có một đám mây trông giống như một thiên thần đang giương ra đôi cánh trắng. (TP)
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cô hàng xóm cũ kể về ‘thư tình’ của Giáo Hoàng Francis

BUENOS AIRES, Argentina (AP) - Một phụ nữ Argentina, từng là hàng xóm của người sau này trở thành chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo thế giới,
kể lại rằng bà từng có một thời kỳ ngắn ngủi có được sự trìu mến của ngài, khi họ mới cùng 12 tuổi.

Image
Hình do gia đình cung cấp cho thấy Jorge Mario Bergoglio khi còn là một thiếu niên ở Buenos Aires, Argentina.
Hôm 13 Tháng Ba, người thiếu niên Bergoglio năm xưa được chọn làm Giáo Hoàng,
khiến ngài trở thành người đầu tiên ở vùng Nam Mỹ trở thành nhà lãnh đạo Vatican. (Hình: AP/Bergoglio Family)
Cụ bà Amalia Damonte, 76 tuổi, vẫn còn sống trong ngôi nhà ở Flores, thuộc vùng phụ cận của Buenos Aires. Nhà bà chỉ cách căn nhà thời niên thiếu của Ðức Giáo Hoàng tương lai bốn căn.

Cụ Damonte cho biết, ngay từ đầu cụ đã hiểu rõ ngài muốn dâng hiến cuộc đời cho Chúa. Cụ kể rằng cụ đặc biệt nhớ mãi một lá thư viết tay ngài để lại cho cụ vì hồi đó lá thư này mang lại cho cụ biết bao rắc rối.

Cụ tiếp: “Tôi còn nhớ rất rõ lần đó ngài kéo tôi vào trong một căn nhà nhỏ màu trắng có mái đỏ, và nói ‘Anh sẽ mua nhà này khi chúng ta lấy nhau.’”

“Và ngài có ý nói thêm 'nếu không lấy được em, anh sẽ đi tu để trở thành linh mục,'” cụ Damonte nói tiếp.

Truyền thông Argentina có được một ngày sôi nổi với những hồi ức của cụ Damonte, họ còn gọi cụ là “bạn gái” của Ðức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, cụ khẳng định: “Ðây chỉ là chuyện trẻ con, không hơn không kém.”

Cha mẹ cụ nổi giận khi khám phá lá thư. Cụ kể: “Mẹ tôi quyết cắt đứt quan hệ tình cảm giữa chúng tôi. Bà đi thẳng đến trường và nói: ‘Vậy là con thư từ với trai phải không?!’’” Sau đó, cha mẹ cụ làm đủ mọi cách để không bao giờ hai người có thể được gần nhau.

Gia đình dòng họ Bergoglio dọn khỏi đường Membrillar cách đây mấy thập niên. Cụ Damonte cũng dọn đi xa, rồi lấy chồng và có một mái ấm gia đình.

Tân Giáo Hoàng trong 48 giờ đầu tiên

Tân Giáo Hoàng Francis gặp vị chủ chăn tiền nhiệm hôm Thứ Sáu tại cung điện Mùa Hè Castel Gandolfo, nơi Ðức Giáo Hoàng Danh Dự Benedict 16 tạm trú trong khi tư thất vĩnh viễn của ngài ở Vatican đang được tân trang. Như vậy, Ðức Giáo Hoàng Francis trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử hiện đại gặp gỡ với người tiền nhiệm, theo tin của NBC News.

Những gì hai người thảo luận không ai biết được, và cuộc gặp gỡ có tính cách riêng tư, không có nghi lễ chuyển giao quyền lực hay là một cuộc diện kiến chính thức.

Nghị trình hàng đầu sẽ là trọng trách to lớn mà vị tân Giáo Hoàng sẽ phải đối phó. Vụ tai tiếng xâm phạm tình dục, sự phân hóa trong hàng giáo phẩm của giáo hội, và sự minh bạch trong việc giao dịch tiền bạc ở ngân hàng của Vatican, là vài trong nhiều vấn đề, vốn có thể là ngoài tầm giải quyết của một vị Giáo Hoàng sức khỏe kém như Benedict 16.

Cũng hôm Thứ Sáu, Ðức Giáo Hoàng Francis ngỏ lời cảm ơn các hồng y đã bỏ phiếu chọn ngài làm người kế vị Ðức Giáo Hoàng Benedict 16. Cũng hôm Thứ Sáu, ngài bị trượt chân và mất thăng bằng nhưng không té, khi tiếp Hồng Y Angelo Sodano, viện trưởng Hồng Y Học Viện, khi mới bắt đầu buổi triều kiến. Ðưa ra lời nhận xét trước các hồng y, ngài nói, phân nửa các vị trong phòng đều cao tuổi cả và ngài nhắc nhở họ nên truyền thụ kinh nghiệm lại cho giới trẻ. Ngài nói: “Cũng như rượu càng để lâu càng ngon. Chúng ta hãy truyền lại cho người trẻ những trí tuệ của cuộc đời.”

Lần đầu tiên từ lúc Ðức Giáo Hoàng Francis được bầu cách đây hai ngày, Vatican hôm Thứ Sáu chính thức lên tiếng bênh vực ngài về những tố cáo có từ cách đây nhiều thập niên, liên hệ đến cuộc chiến mệnh danh là “Cuộc Chiến Bẩn Thỉu” ở Argentina. Bấy giờ, ngài đang là chức sắc cao cấp của Dòng Tên, nên bị cáo buộc, dù biết rõ nhân quyền trong nước bị vi phạm nghiêm trọng, nhưng đã không phản ứng đủ mạnh để ngăn chận.

Những thắc mắc về quá khứ của ngài không ngừng bị phơi bày trở lại, khi nhắc đến cuộc xung đột mà có đến 30,000 người bị chế độ độc tài thủ tiêu, tra tấn hoặc bị giết. Trong khi đó, giáo hội không ngừng lập lại là ngài và giáo hội không có liên hệ gì với chế độ độc tài hồi thập niên 1970. Trong bài phỏng vấn được đăng trên một nhật báo ở Argentina vào năm 2010, ngài nói rằng từng giúp che chở nhiều người tránh khỏi bị bắt vì bất đồng chính kiến, kể cả từng giúp một số khác rời khỏi Argentina. Ðồng thời, ngài cũng từng vận động trực tiếp với giới lãnh đạo quân sự đòi hỏi phải phóng thích những người bị bắt.

Thủ tướng Anh, ông David Cameron, hôm Thứ Sáu nói Ðức Giáo Hoàng Francis hoàn toàn sai về vấn đề đảo Falkland, khi tuyên bố hồi năm ngoái rằng nước Anh đã “chiếm đoạt” đảo này của Argentina. Khi còn là tổng giám mục Tổng Giáo Phận Buenos Aires, ngài thường xuyên nói hòn đảo thuộc chủ quyền Argentina. Ngài từng chủ tế một thánh lễ cầu hồn các tử sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tại quần đảo này vào năm 1982 khi Argentina đụng độ ngắn ngủi với Anh và phải chịu sự thất bại.

Một luật sư ở Chicago tên Chris Connors, 39 tuổi, cho biết, ông từng mua một “Internet domain” có tên “popefrancis.com” với mục đích giải trí hồi năm 2010. Sau khi hay tin một tân Giáo Hoàng chọn Francis làm danh hiệu, ông dự trù hiến tặng lại “domain” này cho Giáo Hội Công Giáo. Ông Connors cho biết ông đã liên lạc với các giới chức thuộc Tổng Giáo Phận Chicago, và Hồng Y George sau đó cho hay ngài đã nhận được lời nhắn đó.

Nguồn tin của một công ty về “domain” ở Anh cho biết, ngay sau khi tên Francis được tân Giáo Hoàng chọn, nhiều cư dân mạng chuyên rình rập chờ cơ hội đã nhanh tay mua lại hơn 600 “domain” có tên liên quan đến chữ “francis,” trong đó có “popefrancisi.com,” do ông Andrew Chen đăng ký ở Florida; “popefrancis.org,” do một nhóm tư nhân ở Arizona đứng tên mua, và “popefrancis.fr” được đăng ký ở Úc.

Francis là một biểu tượng quan trọng

Ðối với nhiều giáo dân Công Giáo, “Francis” là một biểu tượng quan trọng, vì đó là tên của Thánh Francis de Assisi, sống vào thế kỷ 13, xuất thân trong gia đình giàu có, nhưng bỏ cuộc sống nhung lụa để sống với những người khó nghèo của giáo xứ St. Peter tại Rome, với ý muốn “xây dựng lại Giáo Hội Công Giáo với những viên đá sống động là những người cùng khổ”.

“Ngài luôn tận tụy săn sóc những người bị bệnh AIDS và những bệnh tật hiểm nghèo nhất. Ngài cũng quan tâm đến những người đàn bà phải một mình nuôi con, và những trẻ sơ sinh bị các linh mục khác khước từ không rửa tội,” Linh Mục Thomas Rosica, phụ tá phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican, nói.

Thánh Francis de Assisi quan niệm rằng xây dựng giáo hội không phải là xây dựng các tổ chức, các bộ, các ngành, mà là xây dựng con người, nhất là những người cùng khổ.

Không phải là Giáo Hoàng đầu tiên ngoài Châu Âu

Nhiều người cho rằng Ðức Giáo Hoàng Francis là người đầu tiên không phải là người Châu Âu, nhưng điều này chỉ đúng trong lịch sử cận đại.

Thật ra, vào thế kỷ thứ 8, Ðức Giáo Hoàng Gregory 3, người Syria, đã lãnh đạo giáo hội từ năm 731 đến năm 741 trước Tây lịch. Trước đó, còn có Ðức Giáo Hoàng St. Evaristus, từ Bethlehem, trị vì từ năm 97 đến năm 105; Ðức Giáo Hoàng Theodore, từ Jerusalem, làm chủ chăn từ năm 642 đến năm 649; Ðức Giáo Hoàng Victor, gốc Libya, từ năm 189 đến năm 199, trước Tây lịch.


Một con người khiêm tốn, bình dị


“Tân Giáo Hoàng là một người rất khiêm nhường,” Linh Mục Eduardo Mangiarotti, người Argentina, nói. “Mỗi ngày ngài đều đi xe bus.”

Ngoài ra, thay vì dùng xe limousine có tài xế, khi còn là hồng y, Ðức Giáo Hoàng Francis sống trong một chung cư, thay vì ngôi nhà nguy nga do tổng giáo phận chu cấp. Và theo tường thuật của ký giả John Allen, đặc trách về Tòa Thánh Vatican của CNN, ngài còn tự nấu ăn cho chính mình, không làm phiền người giúp việc.

Và nếu ai chưa biết trước về con người khiêm tốn của Ðức Giáo Hoàng Francis, họ đã bị ngài chinh phục ngay từ những giây phút đầu tiên, khi ngài kêu gọi khoảng hơn 150,000 người chen chân đứng ở công trường St. Peter cầu nguyện cho ngài, ngay phút đầu tiên ngài bước ra ban công của Tòa Thánh, sau khi được mật nghị hồng y chọn, thay vì chúc phúc cho họ trước.

Giám Mục Luis Rafael Zarama, thuộc Tổng Giáo Phận Atlanta ở tiểu bang Georgia, phát biểu: “Sự bình dị của ngài, ai cũng thấy, ngay khi ngài yêu cầu giáo dân cầu nguyện và ban phước cho mình. Ðó là một dấu hiệu của sự thân tình và khiêm tốn.”

Không những thế, khi được giới thiệu với thế giới là vị Giáo Hoàng mới của Giáo Hội Công Giáo, ngài từ chối đứng trên bục, khiến ngài cao hơn những vị hồng y cùng đứng bên cạnh.

“Ngài nói, tôi sẽ đứng dưới này,” Hồng Y Timothy Dolan, vị chủ chăn của Tổng Giáo Phận New York, kể. “Ngài đứng cùng với chúng tôi.” (T.P. & H.G.)
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Nông dân trắng tay vì trồng ớt giống Trung Quốc

QUẢNG NAM (NV) - Nông dân huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam đang lâm vào bi kịch:
Ðổ tiền đầu tư trồng hàng trăm héc ta chỉ thu được loại ớt giống Trung Quốc héo vàng, sâu bệnh.

Image
Loại ớt giống Trung Quốc khiến hàng trăm nông dân Quảng Nam phá sản. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Chương, nông dân xã Duy Châu thuộc huyện Duy Xuyên cho biết hồi tháng 9 năm rồi, một số người Trung Quốc lạ mặt xuất hiện trong vùng, hô hào mọi người trồng loại ớt giống “đặc biệt”. Họ phân phát một loại ớt giống lạ, nói là của Trung Quốc cho bất kỳ ai muốn bỏ công sức ra trồng và hứa hẹn sẽ thu mua khi thu hoạch với giá cao hơn giá thị trường.

Ông Nguyễn Chương còn cho biết, loại ớt mà ông nhận được đựng trong bao bì in chữ Trung Quốc, có hình một chùm ớt xanh.

Nghe lời hứa hẹn về “đầu ra,” ông Chương và nhiều nông dân khác trong vùng lập tức ươm hạt giống, rải ra đất vườn. Ông Chương nói rằng thoạt đầu cây ớt cũng nẩy mầm, lên cây như các loại ớt khác. Tuy nhiên, khi cây ớt phát cao chừng hai tấc thì bị rụi lá, thối rễ và “sụm” chết hàng loạt. Cũng có vài cây ớt còn sống sót, ra quả to nhưng cây không đủ sức chịu. Trái ớt cứ sa xuống mặt đất bị thối gần hết.

Theo báo Tuổi Trẻ, gia đình ông Chương hái vội được vài ký ớt tươi sau thời gian đầu tư cho mùa ớt kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, hầu hết tư thương đều không chịu mua ớt Trung Quốc của nhà ông Chương trồng hoặc trả giá giá rất “bèo,” khoảng 3,000 đồng một ký.

“Coi như mùa ớt năm nay trắng tay,” ông Chương tâm sự với giọng não nùng. Ông cho biết trong các mùa ớt trước, số tiền bán ớt thu được của gia đình ông không năm nào dưới 60 triệu đồng, tương đương 3,000 đô la. Còn năm nay, với giống “ớt Trung Quốc” mới trồng, ông chỉ “vớt vát” được vài triệu bạc là cùng.

Báo Tuổi Trẻ cũng cho biết, hàng trăm nông dân hai huyện Duy Xuyên và Ðại Lộc trở thành nạn nhân “phong trào” trồng ớt giống Trung Quốc nói trên. Ông Thái Minh Thứ, phó ban nông nghiệp xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên xác nhận ở xã ông có ít nhất 15 nông dân trồng loại ớt giống Trung Quốc nói trên trên vùng đất khoảng 2 héc ta.

Khoảng 30% cây ớt giống Trung Quốc được trồng sớm bị chết gục, còn lại bị sâu bệnh, mắc chứng thối rữa trước mùa thu hoạch. Sản lượng của loại ớt này thu được chỉ bằng 10% so với loại ớt giống Ấn Ðộ mà nông dân Quảng Nam gieo trồng từ trước đến nay.

Phó ban nông nghiệp xã Duy Châu - ông Lê Phước Hải cũng thừa nhận, có ít nhất 21 nông dân xã mình “ôm nợ” vì ớt giống Trung Quốc “quái ác” kể trên. (P.L.)
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Các quốc gia du lịch thân thiện và ít thân thiện nhất

Một báo cáo do World Economic Forum công bố, đăng trên ABC News, liệt kê 140 quốc gia xếp hạng dựa theo
“thái độ của dân sở tại đối với du khách ngoại quốc.”

Image
Bolivia nằm cuối danh sách 140 nước, so sánh theo mức thân thiện đối với du khách nước ngoài. (Hình: Getty Images)

Những câu hỏi được nêu ra như: “Quí vị sẽ chào đón khách ngoại quốc đến thăm nước quí vị như thế nào?” Và câu trả lời được tính theo thang điểm từ 1 đến 7, theo đó 1 cho câu trả lời “không màng đến du khách” và 7 cho câu “rất thích đón khách nước ngoài.”

Kết quả là Bolivia nằm cuối danh sách với điểm 4.1, trong khi Iceland đứng đầu đồng hạng với New Zealand ở 6.8 điểm. Kiwis trở thành thân thiện hơn so với láng giềng Úc, là quốc gia được 6.5 điểm và đứng hạng 27, và từ lâu được tiếng nằm trong số những nước thân thiện nhất thế giới.

Quí vị có thể đang tự hỏi nước Mỹ nằm ở vị trí nào trong danh sách. Hoa Kỳ được xếp hạng thứ 102 với số điểm 6.0.

10 nước thân thiện nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm: Iceland, New Zealand, Morocco, Macedonia, Áo, Senegal, Bồ Đào Nha, Bosnia and Herzegovina, Ireland, và Burkina Faso.

10 quốc gia nằm cuối bảng, bắt đầu từ ít điểm nhất, có: Bolivia, Venezuela, Liên Bang Nga, Kuwait, Latvia, Iran, Pakistan, Slovak, Bulgaria, và Mông Cổ. (Mông Cổ được 5.5 điểm, đồng hạng với Trung Quốc, Nam Hàn, và Saudi Arabia.) (TP)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Bộ trưởng Tài chính Mỹ gây xôn xao vì 'bữa trưa đạm bạc'

Bữa ăn trưa tại Bắc Kinh của ông Jacob Lew đang là chủ đề bàn tán của dư luận Trung Quốc bởi nó chỉ tốn hơn 17 USD,
quá thấp so với những bữa tiệc tùng của giới quan chức nước này.

Image
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew (giữa) ăn trưa với các đồng nghiệp tại nhà hàng Bao Yuan hôm 19/3. Ảnh: AP
Ông Lew vừa có chuyến thăm Trung Quốc và gặp gỡ tân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp dài 45 phút, hai bên đã trao đổi về nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có an ninh mạng, Triều Tiên, sở hữu trí tuệ và tiền tệ. Ông Tập khẳng định Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy những lợi ích cốt lõi của nhau, giải quyết những mối quan tâm chung và xóa bỏ những khác biệt.

Sau cuộc gặp, ông tranh thủ đến nhà hàng Bánh bao Bao Yuan, một nhà hàng gần sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh để ăn trưa hôm 19/3. Đây là quán ăn ưa thích của nhiều người nước ngoài và dân địa phương vì thực đơn phong phú mà giá cả lại hợp lý.

Tổng chi phí bữa trưa của ông Lew và hai nhân viên của Bộ Tài chính Mỹ là 109 nhân dân tệ, tương đương 17,5 USD. Một bức ảnh chụp lại tờ hóa đơn bữa ăn được một người dùng mạng xã hội Sina Weibo đưa lên mạng sau đó và nhanh chóng nhận được phản hồi ngợi ca dành cho ông Lew.

"Một bữa ăn 109 tệ. Ông đang cố khơi gợi điều gì ở những quan chức trên trời của chúng tôi?", một người viết. "Ông Bộ trưởng Tài chính, ông không sợ dầu ăn bẩn của chúng tôi sao? Ông thật dũng cảm! Các quan chức của chúng tôi chẳng bao giờ ăn ở những nơi như thế này".

"Các quan chức Trung Quốc, hãy nhìn người Mỹ mà đỏ mặt. Họ tự trả tiền ăn, trong khi các quan chức của chúng ta tiêu hàng nghìn tệ tiền của chúng ta", một người khác viết.

Trước nghi ngờ rằng bộ trưởng Mỹ cố tình tạo hình ảnh đẹp trong mắt công chúng Trung Quốc, một người dùng Internet bình luận: "Có người cho rằng việc này được sắp xếp trước nhưng quan chức chúng ta thậm chí còn chẳng làm như thế".

Thông tin về bữa ăn "đạm bạc" của ông Lew diễn ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang mạnh tay trấn áp lối sống xa hoa, lãng phí của giới quan chức nước này, sau hàng loạt bê bối tham nhũng bị công chúng vạch trần.
Image
Tờ hóa đơn bữa ăn của ông Jacob Lew với giá 109 tệ. Ảnh: Weibo
Trước ông Lew, phó tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng "ghi điểm" mạnh với công chúng Trung Quốc khi chọn ăn trưa tại một nhà hàng bình dân nằm khiêm tốn trong một khu dân cư ở Bắc Kinh hồi tháng 8/2011.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke cũng là một minh chứng tiết kiệm của giới chức Mỹ khi được bắt gặp mua cà phê bằng phiếu giảm giá và tự mang hành lý của mình ở sân bay. Hình ảnh này khiến người dân Trung Quốc bối rối xen lẫn ngưỡng mộ bởi nó khác xa hình ảnh của các quan chức Trung Quốc lâu nay.

Nhân Mã
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Mắc bệnh vì uống quá nhiều trà.
Các chuyên gia nghi ngờ rằng người phụ nữ này bị chứng bệnh xương bị nhiễm chất fluoride, là một căn bệnh về xương, có nguyên nhân là do ăn hoặc uống quá nhiều chất fluoride (là một loại khoáng chất có trong trà cũng như trong nước uống). Nồng độ chất fluoride trong máu bệnh nhân cao gấp 4 lần so với mức bình thường.


DETROIT, Michigan - Một phụ nữ 47 tuổi đã mắc một căn bệnh lạ về xương, sau khi bà uống gần 100 gói trà mỗi ngày trong suốt 17 năm.

Một phụ nữ sống tại thành phố Detroit có thói quen pha gần 100 gói trà vào một bình lớn để uống mỗi ngày, và bà uống trà như vậy trong 17 năm liền. Đến một ngày, người phụ nữ này phải đi bác sĩ, sau khi bà bị đau nhức vùng lưng, cánh tay, chân, và hông, kéo dài suốt 5 năm. Phim chụp X quang cho thấy bệnh nhân có vùng xương rất đặc trên các đốt xương sống và bị vôi hóa dây chằng trên cánh tay, theo lời Bác Sĩ Sudhaker D. Rao, bác sĩ tại bệnh viện Henry Ford, chuyên khoa nội tiết, xương, và trao đổi khoáng chất.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng người phụ nữ này bị chứng bệnh xương bị nhiễm chất fluoride, là một căn bệnh về xương, có nguyên nhân là do ăn hoặc uống quá nhiều chất fluoride (là một loại khoáng chất có trong trà cũng như trong nước uống). Nồng độ chất fluoride trong máu bệnh nhân cao gấp 4 lần so với mức bình thường.

Xương nhiễm fluoride là căn bệnh thường xuất hiện tại những vùng mà nước uống có nồng độ fluoride cao, bao gồm một số vùng tại Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng rất ít khi xuất hiện tại Châu Âu và Bắc Mỹ. (Tại Mỹ, một lượng rất nhỏ chất fluoride được cho vào nước uống để giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, nhưng không nhiều đến mức có thể gây ra chứng xương nhiễm fluoride).

Bác Sĩ Rao nói rằng, ban đầu, người phụ nữ này được chuyển đến chỗ ông là vì bác sĩ của bà nghi ngờ bà bị bệnh ung thư, vì bệnh ung thư khi chụp ảnh X quang cũng cho thấy những vùng xương bị đặc như vậy. Tuy nhiên, vì Bác Sĩ Rao đã từng nhìn thấy nhiều ca bệnh xương nhiễm fluoride tại quê hương của ông là Ấn Độ, nên ông nhận ra bệnh này ngay lập tức. Thông thường, chất fluoride sẽ được lọc qua thận và thải ra ngoài cơ thể. Nhưng nếu ăn hoặc uống quá nhiều chất này trong thời gian dài, như trong trường hợp này là bệnh nhân uống quá nhiều trà, chất fluoride dần dần kết tụ thành dạng tinh thể nằm trong xương của bệnh nhân.

Đã từng có một số trường hợp bệnh tương tự xuất hiện tại Hoa Kỳ, nguyên nhân cũng là do uống quá nhiều trà. Trong những trường hợp này, bệnh nhân thường uống khoảng 1 gallon nước trà mỗi ngày. Bác Sĩ Rao đã hướng dẫn bệnh nhân ngưng uống trà, và sau đó, tình trạng của bệnh nhân đã tốt lên rất nhiều. Chất fluoride trong xương dần dần được thải ra ngoài, khi các tế bào xương sinh sôi để tự chữa trị cho mình, đây là một quá trình xảy ra thường xuyên trong cơ thể người. (T.L.)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image
VIỆN DƯỠNG LÃO

Bác sĩ Trần Công Bảo
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.

Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL:

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2-Ăn uống
3-Theo dõi thuốc men
4-Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5-24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6-Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-Medicare
2-Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3-Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4-Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ: thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".

NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2-Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng
quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?
Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
2-Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3-Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
a- Làm sao để lựa chọn VDL:
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
_ Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

Bs. Trần Công Bảo
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Mỉm cười để đón nhận tất cả



Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có như thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mà mình đã chọn… Khi có một chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, để niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, để mọi người có thể vui cùng niềm vui của bạn…

Khi có một ai đó rời xa cuộc đời của bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù cho đó là một cái kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng là một cái kết thúc, và ngay sau nó là một khởi đầu mới cho cả hai người, mỉm cười để chúc cho cái khởi đầu ấy sẽ thật tươi sáng và vui vẻ…

Khi có một ai đó đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để chào đón họ, để chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt đẹp, để họ sẽ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như bao người trước đo'...

Khi bạn đánh mất niềm tin vào một người nào đó, hãy mỉm cười để chấp nhận điều ấy. Ai cũng là con người, cũng có lúc sai lầm, có lúc vấp ngã, và hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm một phần…

Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ lại đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng bạn ngập tràn trong thù hận hay đớn đau. Và một nụ cười sẽ xoá đi tất cả…

Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt phía trước, và bạn không biết cuộc đời bạn sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để cho mình một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng chúng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai, hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc mình còn có ngày mai…

Khi việc bài vở làm bạn chán ngán, hãy mỉm cười để giúp mình thư giãn một chút. Vì chẳng phải ai cũng là thiên tài cả. Và một nụ cười sẽ không phải là quá xa xỉ để thư giãn…

Khi tình yêu không đến với bạn, hãy mỉm cười để chào tạm biệt nó. Vì đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…

Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, khi mỗi bước chân của bạn rỉ máu vì những mũi gai, hãy mỉm cười để cho mình thêm một chút dũng khí, để vững tin bước đi trên con đường đời phía trước. Và ít nhất thì mỉm cười để làm chỗ dựa cho người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn, mỉm cười để không ai phải buồn khổ như ta nữa…

Khi mỗi ngày mới đến với cuộc đời bạn, hãy mỉm cười để cảm ơn cuộc đời đã cho bạn thêm một ngày để được yêu thương, để có thêm thời gian nói với những người bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm đến mức nào…

Khi bạn gặp một vấn đề thật khó khăn để giải quyết, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình tĩnh. Và như thế vấn đề sẽ dễ hơn trước nhiều…

Khi một người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để cho họ thêm một chút niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests