Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

CSVN vô trách nhiệm, 8 người dân gánh nỗi oan suốt 40 năm
April 5, 2019

Image
Sau 40 năm bị khởi tố oan, đến khi nhận được quyết định đình chỉ vụ án những người liên quan sắp "lìa cõi trần." (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

TÂY NINH, Việt Nam (NV) – Quyết định đình chỉ điều tra được cơ quan hữu trách của tỉnh Tây Ninh ký từ năm 1983 nhưng mãi đến nay, những người bị oan mới chính thức nhận được, dù mấy mươi năm qua họ liên tục đi đòi.

Ngày 4 Tháng Tư, 2019, ông Thân Văn Danh, trưởng Phòng 8, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, đã trao quyết định đình chỉ điều tra cho những người bị giam oan trong vụ cướp nhà máy xay lúa ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.


Theo báo Người Lao Động, bảy người gồm các ông, bà Hồ Long Chánh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Chiến, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “nhỏ”), ông Nguyễn Thành Nghị (đã mất), bà Nguyễn Thị Thương, bà Nguyễn Thị Lan.

Riêng ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) đã nhận quyết định đình chỉ điều tra năm 1983.

Đáng nói, những người bị giam oan được trao bản sao y bản chính quyết định đình chỉ điều tra do ông Trịnh Quốc Anh, phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, ký ngày 11 Tháng Năm, 1983, tức cách đây hơn… 36 năm.

Theo ông Danh, sau khi báo chí loan tin, các cơ quan hữu trách vào cuộc thì Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh mới tìm ra và trao quyết định cho bảy nạn nhân.
Image
Cụ bà Nguyễn Thị Thương, 94 tuổi, từ Bình Dương đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Tây Ninh nhận quyết định đình chỉ điều tra được ký từ 36 năm trước.
(Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Nói qua điện thoại với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) cho biết, cả gia đình rất vui mừng khi đã được minh oan. “Từ nay gia đình tôi không phải là người phạm tội. Sắp tới gia đình sẽ nhờ luật sư làm đơn yêu cầu bồi thường theo quy định.”

Luật Sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đoàn Luật Sư Sài Gòn, một trong những người bảo vệ quyền lợi cho người bị oan cho biết, vụ án oan sai gây hậu quả hết sức nặng nề và bi thảm: các nạn nhân bị bắt tạm giam, bị tra tấn, nhục hình, dẫn đến đau bệnh, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe thể chất và tinh thần, để lại nhiều di chứng. Không chỉ tám người lương thiện bị oan, gánh chịu hậu quả đau đớn, mà gia đình, người thân họ cũng bị ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm trong suốt gần bốn chục năm qua.

Sắp tới đây, theo Luật Trách Nhiệm Bồi Thường, các nạn nhân và người đại diện sẽ được các luật sư thiện nguyện giúp đỡ làm các thủ tục yêu cầu khôi phục danh dự (xin lỗi và cải chính) và bồi thường thiệt hại, kể cả giúp đỡ họ trong quá trình thương lượng hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ tại tòa án các cấp để đòi bồi thường theo đúng luật.

Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Văn Dũng (Dũng “lớn”) đã kiện, yêu cầu bồi thường hơn 10.4 tỷ đồng ($448,275). Qua hai cấp xét xử là Tòa Án Nhân Dân huyện Gò Dầu, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Tây Ninh chỉ chấp nhận bồi thường 615 triệu đồng ($26,508). Ông Dũng đang khiếu nại bản án trên.

Báo Pháp Luật TP.HCM dẫn hồ sơ vụ án cho biết, khoảng 11 giờ đêm 26 Tháng Bảy, 1979, một nhà máy xay lúa ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, xảy ra một vụ cướp.

Chỉ 30 phút sau đó, công an đã bắt ngay một người đàn ông tình nghi. Rồi từ lời khai nhận của người này, lần lượt bốn người đàn ông nữa bị bắt.

Cán bộ điều tra đã dùng nhục hình khiến những người đàn ông này phải nhận tội cướp tài sản đem về cho vợ con cất giấu. Ba người phụ nữ bị bắt tiếp theo sau đó cũng bị dùng nhục hình nên buộc phải nhận đã cất giấu tài sản cướp được.

Tám cuộc đời đang bình yên bỗng nhiên khốn khổ vì những cáo buộc vu vơ và những tháng ngày oan khiên tù tội, gia đình tan tác. Nhiều lần công an dẫn đi lấy tang vật nhưng không có mà chỉ có năm chỉ vàng. Công an buộc người nhà họ đem nộp để bảo lãnh người thân về.

Quyết định đình chỉ điều tra ghi: Xét đủ bằng chứng chứng minh các bị can không phạm tội cướp tài sản riêng của công dân. “Như vậy, việc họ đều đã nhận tội cướp và cất giấu tài sản cướp được là do từ nghi vấn điều tra nhục hình bắt họ nhận, chớ họ không phạm tội này,” quyết định đình chỉ nêu rõ. (Tr.N)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Post by bichphuong »

Ông Nguyễn Phú Trọng “đang hôn mê tại bệnh viện Chợ Rẫy”
April 14, 2019

Image
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng. (Hình: Reuters)
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14 Tháng Tư, 2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái.”

Hiện tại Bộ Công An CSVN đang phong toả toàn bộ khu vực này.


Đây là tin mới nhất về sức khoẻ của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng được đăng trên tờ Thời Báo của nhà báo Lê Trung Khoa lúc 3 giờ 30 chiều giờ Việt Nam, dẫn nguồn từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô gái Đồ Long. Hiện tại Bộ Công An CSVN đang được lệnh phong toả khu vực bệnh viện Chợ Rẫy.

Thông tin về Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông đang gây chấn động mạng xã hội.
Image
Máy bay trực thăng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân tới Kiên Giang chiều 14/4, ngay sau khi nhận được tin Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhập viện cấp cứu ( Hình: FB Lê Nguyễn Hương Trà)
Trước đó, cũng ngày 14 Tháng Tư, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger được xem là người luôn có nguồn tin đáng tin cậy về chính trường Việt Nam và thường đưa tin trước báo chí nhà nước về các vụ “nóng” viết trên trang cá nhân:

“Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng!”

Ít giờ sau facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cập nhật: “Xuất viện 15:35 bằng trực thăng. BCA được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy. 17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy. Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi, ổn thì đưa về Hà Nội.”

Truyền thông nhà nước CSVN hoàn toàn không lên tiếng về việc này, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang.

Báo Tuổi Trẻ hôm 14 Tháng Tư tường thuật: “Sáng 14 Tháng Tư, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước [CSVN] Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Bí Thư Tỉnh Ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị [con trai cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng] báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay.”
Image
Truyền thông tại Việt Nam nói ông Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến làm việc tại Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14 Tháng Tư.
(Hình: Báo Thanh Niên)
Đây không phải lần đầu mạng xã hội lan truyền tin ông Trọng “bị bệnh nặng”. Hồi Tháng Mười Hai, 2017, các báo nhà nước đồng loạt đăng tin “Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính Trị về công tác cán bộ” sau khi có tin đồn ông này “bị đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu.”

Tin đồn căn cứ vào việc không thấy ông Trọng xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, hôm 29 Tháng Mười Một, 2017.

Tình hình về sức khỏe của lãnh đạo CSVN lâu nay được xem là điều cấm kỵ ở Việt Nam. Do đó, người dân trong nước thường được biết đến qua các thông tin lan truyền trên mạng xã hội, khởi nguồn từ các blogger được cho là “rõ chuyện cung đình.” Truyền thông nhà nước chỉ đưa tin khi nhân vật đó chính thức qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân qua đời vẫn chỉ “được” loan báo rất “khiêm tốn.”

Trường hợp nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì “virus hiếm” là một ví dụ.

Đáng lưu ý, tuy các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN có hẳn Ban Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Cán Bộ Trung Ương nhưng hầu hết quan chức khi bị bệnh đều chọn ra nước ngoài chữa trị, chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội Chính Trung Ương) đi Mỹ trước khi mất, Trần Đại Quang (chủ tịch nước) đi Nhật trước khi mất, Phùng Quang Thanh (nguyên bộ trưởng Quốc Phòng) đi Pháp, Đinh Thế Huynh (Thường trực Ban Bí Thư) đi Nhật,… (T.K.)
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Ông Nguyễn Phú Trọng có ngồi xe lăn đến đọc điếu văn tại tang lễ ông Lê Đức Anh?
April 28, 2019

Image
Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tại quốc tang Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang hồi Tháng Chín, 2018. (Hình: BaoChinhPhu.vn)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau khi đảng CSVN loan báo Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang cựu Chủ Tịch Nước CSVN Lê Đức Anh, dân mạng đang hồi hộp chờ xem ông Trọng sẽ tái xuất trong tình trạng thế nào, có “ngồi xe lăn và đã bị méo mồm” như tin đồn lan truyền hay không.

Blogger Lê Nguyễn Hương Trà, người đầu tiên đưa tin trên mạng xã hội về việc ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang, bình luận trên trang cá nhân: “Hôm nay [ông Trọng] lưỡi còn cứng, miệng chưa tròn vành rõ chữ. Không biết tình [ông] sẽ đọc điếu văn ra sao…”


Do lễ truy điệu trong quốc tang của lãnh đạo CSVN đương nhiên được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia, người ta sẽ chờ xem ông Trọng xuất hiện tại sự kiện này thế nào.

Trước đó, tờ Thời Báo ở Đức, loan tin: “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải ngồi xe lăn và tập nói để chuẩn bị làm trưởng ban tang lễ cho Lê Đức Anh.”

Đáng lưu ý, trong vụ tổ chức quốc tang hai ngày cho ông Lê Đức Anh, Bộ Chính Trị CSVN cho thấy họ đã không tôn trọng ý nguyện “tổ chức giản dị, giảm một ngày so với quy định” và “các hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ” mà ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Anh, công khai trên trang tin cá nhân.

Bà Nguyễn Thế Thanh, cựu tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM cũng tán đồng ý nguyện của gia đình Lê Đức Anh trên trang cá nhân: “Gia đình ông Lê Đức Anh mong muốn vậy và nhiều người cũng mong vậy, với sự trân trọng. Từ tang lễ của đại tướng, nhà nước nên nhân đây sửa đổi quy định tổ chức tang lễ của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước, kể cả đương nhiệm và tiền nhiệm. Nhân dân và cán bộ, đảng viên chắc chắn sẽ ủng hộ cách làm nào hài hòa được cùng lúc lễ nghĩa và lợi ích của nhân dân. Trọng quan nhưng trước hết phải trọng dân. Dân vi bản (tư tưởng lấy dân làm gốc).”

Việc đảng CSVN phớt lờ mọi ý kiến nêu trên có thể hiểu là do quốc tang của cựu “tứ trụ” cũng là dịp để bộ máy tuyên truyền hoạt động hết công suất trong lúc xã hội “ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.”

Trong một diễn biến khác, vài ngày sau khi bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN công khai việc ông Trọng “không khỏe, nhưng sẽ sớm quay lại làm việc,” các báo nhà nước tiếp tục đăng tin ông Trọng “gửi điện mừng quốc khánh Nam Phi, Togolese Republic, Sierra Leone và Tanzania.”

Hành động này khiến công luận nhớ lại thời điểm Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang bệnh nặng hồi năm ngoái, các báo nhà nước vẫn liên tục đưa tin ông này “gửi điện,” thậm chí còn “viết thư chúc Tết Trung Thu gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng” ngay trước khi qua đời. (T.K.)
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Công an ngăn chặn giới hoạt động đón Anh Ba Sàm ra tù
May 4, 2019
Image
Ông Nguyễn Hữu Vinh phiên tòa năm 2016. (Hình: Facebook Thị Minh Hà Lê)

THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Dự trù hôm 5 Tháng Năm, ông Nguyễn Hữu Vinh, thường được biết đến với biệt danh Anh Ba Sàm, blogger và là cựu sĩ quan an ninh, mãn hạn 5 năm tù.

Là chủ trang web Ba Sàm, ông Vinh được ghi nhận là một trong những người tiên phong “khai trí” cho người dân Việt Nam về tình xã hội, dân chủ và nhân quyền trên mạng Internet.


Ông bị bắt ngày 5 Tháng Năm, 2014, tại một chung cư ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng 5 ngày sau thì gia đình mới nhận được thông báo từ công an.

Hồi Tháng Ba, 2016, Tòa Án Nhân Dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Vinh 5 năm tù với cáo buộc “Bôi nhọ, xuyên tạc sự thật nhà nước.”

Các bài viết được nhiều người đọc của ông Vinh bị chính quyền CSVN coi là sai trái bao gồm: “Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi,” “Tín nhiệm hay còn ai tín nhiệm nữa,” “Không còn đảng, không còn mình – Không còn đảng, mình vẫn còn,” “Khởi công xây dựng mộ treo thứ hai cho Hồ Chí Minh,” “Ủng hộ thủ tướng thay đổi thể chế”…

Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh cho biết trên trang cá nhân rằng trong những ngày cuối cùng ở tù, ông Vinh bị giam trong khu giam riêng K3, Trại Giam số 5,Thống Nhất, Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Bà cũng tố cáo chuyện một cán bộ của Trại Giam số 5 đe dọa gia đình: “Nếu chỉ những người trong gia đình đi đón ông Vinh [hôm 5 Tháng Năm] thì chúng tôi sẽ trả ở cổng chính. Còn nếu có đông người giăng cờ, biểu ngữ, trại sẽ phải tính toán thả [ông Vinh] trên đường vắng một cách bất ngờ nhất…”

Hôm 4 Tháng Năm, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội viết trên trang cá nhân: “Đoàn Thị Hương là ai, là một ngôi sao, một anh hùng làm rạng danh đất nước? Vui mừng cô ấy thoát án không có nghĩa là chào đón cô ấy như một người anh hùng. Cùng lúc đó an ninh Hà Nội dốc toàn lực lượng ngăn chặn, cấm đoán dân đón ông Nguyễn Hữu Vinh một người đấu tranh cho dân chủ tự do, chủ quyền lãnh thổ, mãn hạn tù. Chỉ tính riêng mình tôi đã có bốn viên an ninh canh gác. Đất nước có bao giờ mạt như thế này không?”

Một số nhà hoạt động, bloger khác ở Hà Nội cũng xác nhận tin họ bị công an canh cửa nhà để ngăn việc hẹn nhau đi đón ông Vinh, dù hôm 4 Tháng Năm, thủ đô có mưa to.

Trong khi đó, nhà hoạt động Đặng Bích Phượng mô tả trên Facebook rằng việc ngăn cản đón cựu tù nhân lương tâm “đương nhiên và không mới.” Bà viết: “Lúc tống người ta vào tù, chúng nó không muốn người tù thấy cả bạn bè lẫn ‘người dưng’ đến cổ vũ họ. Đến khi họ ra tù, chúng nó vẫn không muốn bạn bè lẫn ‘người dưng’ đi đón rước họ như đón người chiến thắng trở về. Chúng nó vây đánh người đi đón, chở người tù ra chỗ vắng vẻ, ‘vứt’ họ ở đó. Nhân đạo của chúng nó là thế đấy.”

Luật Sư Trần Vũ Hải, người từng tham gia bào chữa cho ông Vinh trong phiên tòa hồi năm 2016, bày tỏ: “Tôi hy vọng báo chí Việt Nam và quốc tế quan tâm đến sự trở lại của Anh Ba Sàm, mạng xã hội sẽ chào đón nồng nhiệt ông, một anh hùng thật sự của thời đại thông tin 4.0! Bản án dành cho ông là án oan sai dựa trên quá trình tố tụng vi phạm luật nghiêm trọng!” (T.K.)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Blogger ‘Anh Ba Sàm’ ra khỏi tù, về nhà vẫn bị ‘an ninh’ bủa vây
May 6, 2019

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Rất nhiều an ninh đã được huy động đến trước nhà của Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 5 Tháng Năm, 2019, ngày ông mãn án 5 năm tù vì cáo buộc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 1999.

VOA dẫn lời bà Lê Thị Minh Hà, vợ anh Ba Sàm cho biết chồng bà được trả tự do trong tình trạng an ninh ở trại giam và khu vực lân cận bị thắt chặt.


Bà Minh Hà cho hay: “Xung quanh cổng trại giam có hàng trăm cảnh sát giao thông lẫn an ninh chìm, đồng thời có hai xe ôtô đi trước và sau xe của gia đình trong suốt một chặng đường dài sau khi xe rời khỏi trại giam.”

Ông Nguyễn Hữu Vinh, từng là đảng viên đảng CSVN, thiếu tá an ninh, nhưng đã tự xin ra khỏi ngành.

Năm 2007, ông mở trang blog Anh Ba Sàm, tự gọi là “Thông Tấn Xã Vỉa Hè”, chuyên về điểm tin tình hình trong nước, thế giới và các bài viết về dân chủ, nhân quyền. Trang blog này nhanh chóng trở thành một trang thông tin nổi tiếng, có tiếng nói trái ngược với truyền thông “lề phải” của ĐCSVN.

Ông Vinh bị bắt vào ngày 5 Tháng Năm, 2014 ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng 5 ngày sau thì gia đình mới nhận được thông báo từ công an.

Tháng Ba, 2016, Tòa Án thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Vinh 5 năm tù với cáo buộc “Bôi nhọ, xuyên tạc sự thật nhà nước”.

Các bài viết được nhiều người đọc của ông Vinh bị chính quyền CSVN coi là sai trái bao gồm: “Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi,” “Tín nhiệm hay còn ai tín nhiệm nữa,” “Không còn đảng, không còn mình – Không còn đảng, mình vẫn còn,” “Khởi công xây dựng mộ treo thứ hai cho Hồ Chí Minh,” “Ủng hộ thủ tướng thay đổi thể chế”…
Image
Blogger anh Ba Sàm sau khi ra khỏi tù và luật sư Trần Đình Triển. (Hình: tạp chí Luật Khoa)
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tạp chí Luật Khoa ngay khi về đến nhà riêng tại phố Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, vào ngày 5 Tháng Năm, ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết “rất vui được trở về nhà và đã gần như quên hết mọi mệt mỏi sau khi phải làm việc liên tục với trại giam trong 10 ngày qua”.

Ông Vinh kể trên tạp chí Luật Khoa, khoảng 10 ngày trước có hai sĩ quan cấp đội phó của Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an) tới yêu cầu làm việc với ông. Họ cho biết đến theo chỉ thị của cấp trên để tìm hiểu nguyện vọng của ông sau khi mãn án.

Nhưng ông Vinh từ chối làm việc với cấp đội phó và đề nghị họ nếu có làm việc thì cử người có thẩm quyền nhất định, thấp nhất là cấp cục phó, có tuổi tác, vốn sống và hiểu biết về quá trình hoạt động của ông.

Theo ông Vinh, phó giám thị trại giam sau đó yêu cầu miệng cho anh giao nộp các văn bản ghi chép của ông theo hình thức thống kê danh sách, đánh số, đóng thùng và niêm phong gửi về Cục An ninh Nội địa.

Ông Vinh nói: “Tôi hỏi họ căn cứ vào đâu mà làm chuyện này thì họ nói lệnh trên như vậy, tôi hỏi lệnh trên nào thì họ không cho biết. Tổng cộng tôi có trên 1,000 trang ghi chép. Họ nói sẽ cho tôi số điện thoại của Cục để sau khi ra tù tôi liên hệ làm việc. Tôi lập tức khiếu nại lên Viện Kiểm sát Nhân dân Thanh Hoá.”

Ông Vinh kể tiếp: “Hôm sau họ lại đến thuyết phục, tôi vẫn không chấp nhận. Cho đến sáng ngày 4 Tháng Năm, họ ra lệnh khám buồng giam của tôi, nói là để tạm giữ giấy tờ tài liệu để kiểm duyệt”.
Image
Anh Ba Sàm tại nhà riêng sau khi ra khỏi tù. Trước nhà anh có đông người được cho là cảnh sát mặc thường phục. (Hình: facebook Vu Hai Tran)
Tuy nhiên ông Vinh lại tiếp tục từ chối làm việc, không ký tá gì cả, và ghi vào biên bản là: “Tôi (anh Ba Sàm) bác bỏ toàn bộ nội dung biên bản. Tôi để kệ cho họ đóng tài liệu thành từng tập, mãi đến 6 giờ tối mới xong. Việc này là sai vì theo Luật Thi hành án Hình sự là họ phải hoàn tất mọi thủ tục mãn hạn tù cho phạm nhân trong ngày cuối cùng chấp hành án. Họ cũng không cho tôi biết là thu giữ đến khi nào, gửi đi đâu, cũng không cho tôi biết là họ sẽ liên hệ hay tôi sẽ phải liên hệ để giải quyết như thế nào.”

VOA Tiếng Việt vào ngày 6 Tháng Năm dẫn lời luật sư Trần Vũ Hải, người từng bào chữa cho ông Vinh cho biết ông bị ngăn cản khi đến thăm anh Ba Sàm.

Luật sư Hải viết trên Facebook vào ngày 5 Tháng Năm: “Tôi vừa mang hoa đến thăm bạn tôi, Nguyễn Hữu Vinh tức Anh Ba Sàm, vừa được tự do sau 5 năm tù và trở về nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên đến trước ngõ nhà anh, gần 50 người, phần lớn không mặc quân phục chặn tôi.”

Trước đó, một số nhà hoạt động viết trên Facebook rằng họ được an ninh đến tận nhà “khuyên” và “ngăn không cho đi đón” blogger Ba Sàm.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A viết trên Facebook rằng: “Công an đe những người quý anh Vinh từ cả tháng nay: Không được đi đón ông Vinh.”

VOA dẫn lời ông Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động sống ở Hà Nội, biết rằng việc ngăn cản người đến chào đón những tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm mãn hạn tù “là chuyện bình thường dưới chế độ Cộng sản,” vì “họ không muốn ngày ra tù của một người tù chính trị lại trở thành một sự kiện truyền thông.”

Cho đến rạng sáng ngày 7 Tháng Năm giờ Việt Nam, vẫn chưa có bất cứ tin tức gì từ báo chí, truyền thông trong nước loan tin về việc blogger Ba Sàm tức ông Nguyễn Hữu Vinh ra tù. (G.P)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Công an Hà Tĩnh ‘cầu cứu’ do bất lực với chất thải độc hại từ Formosa
May 7, 2019

Image
Một góc nhà máy Formosa Hà Tĩnh ngày đêm phun chất thải vượt ngưỡng. (Hình: Một Thế Giới)

HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Công an Hà Tĩnh cho biết Formosa đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng ngàn tên chất thải độc hại khác nhau, nhưng không cung cấp cho cơ quan hữu trách để theo dõi, xử lý.

Theo báo Một Thế Giới ngày 6 Tháng Năm, 2019, trong công văn liên quan đến việc “Xử lý chất thải của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS)” gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Trọng Hải, giám đốc Công An tỉnh Hà Tĩnh, cho biết theo đánh giá của Cảnh Sát Môi Trường, Công An Hà Tĩnh, quá trình hoạt động của FHS “đã phát sinh rất nhiều loại chất thải, được phân thành 14 nhóm và 64 danh mục với hàng ngàn tên chất thải trên tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm là 3,360,000 tấn.


Cụ thể: Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10,700 tấn; bùn phối trộn tồn kho 28,737 tấn; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70,000 tấn; bùn lò chuyển phát sinh khoảng 128,000 tấn và xỉ thép phát sinh 2,500 tấn/ngày, tồn kho khoảng 780,000 tấn.

“Việc phân định các loại bùn, bụi đều do Formosa thuê các đơn vị tư nhân (được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép) để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và căn cứ vào đó để phân loại có nguy hại hay không. Trong khi đó, các cơ quan hữu trách không lấy mẫu đối chứng để kiểm tra tính chính xác của kết quả phân tích, do đó việc phân định chất thải rất khó mang tính khách quan, chính xác (như việc bùn lò cao trước đây phân tích là chất thải nguy hại, nhưng sau đó phân tích lại kết quả là chất thải thông thường). Đặc biệt, các kết quả phân tích chất thải ‘vượt ngưỡng,’ Formosa không cung cấp cho cơ quan hữu trách để theo dõi, quản lý,” theo công văn.

Bên cạnh đó, “Formosa cố tình đánh tráo tên các loại chất thải. Chẳng hạn, FHS gọi các loại bùn thải là ‘bùn quặng, bùn khoáng’… không thể hiện đúng bản chất. Bởi các loại bùn của Formosa là chất thải sản xuất công nghiệp, trong khi “bùn khoáng” là loại bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi của địa chất là cố tình làm sai lệch bản chất của chất thải.”

Dù có đưa ra phương án tái chế chất thải rắn, bùn lò cao, lò chuyển chứa nhiều kẽm (Zn) không thể tái sử dụng trực tiếp bằng việc đầu tư lò đáy quay RHF dùng để tách kẽm trong bùn để tái sử dụng, nhưng chỉ đạt 30-70%, phần còn lại thì… chịu.

Bởi vì Formosa “không đánh giá các thành phần nguy hại khác trong bùn, sẽ gây nguy hại cho môi trường. Và khi xử lý xỉ thép bằng công nghệ lò điện hồ quang sẽ phát sinh khí thải SO2 lớn vì xỉ thép có hàm lượng lưu huỳnh cao…”


Văn bản Công An tỉnh Hà Tĩnh tố Formosa không cung cấp thông tin về chất thải cho cơ quan hữu trách theo dõi, quản lý. (Hình: Một Thế Giới)
Cũng theo công văn này, trong bảy loại xỉ thép, có ba loại xỉ thép đã được “hợp chuẩn” dùng làm vật liệu cấp phối, san lấp cho công trình xây dựng, giao thông, phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng cho chính FSH nhưng bốn loại còn lại là thép xỉ, bột xỉ từ lò chuyển, gang xỉ, bột từ xỉ khử lưu huỳnh được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc bán cho các nhà máy luyện thép.

“Trong đó, bột từ xỉ khử lưu huỳnh có hàm lượng lưu huỳnh cao (S), khi đưa vào các nhà máy luyện thép công nghệ lò điện hồ quang (công nghệ cũ) sẽ phát sinh khí thải SO2 rất lớn, nếu không có hệ thống xử lý khí thải được đầu tư bảo đảm sẽ gây ô nhiễm môi trường.”

Công an Hà Tĩnh đã yêu cầu Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng các bộ hữu trách “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và yêu cầu” Formosa phân loại xử lý các loại chất thải theo đúng nội dung cam kết trong báo cáo ĐTM (đánh giá tác động môi trường) và quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Sau khi công văn trên được báo chí Việt Nam loan tin, công luận bất bình cho rằng, biển đã chết vì Formosa và tới đây có thể tài nguyên đất và không khí.

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ phẫn nộ bày tỏ trên trang Facebook cá nhân: “Điều nguy hiểm là Formosa cố tình giấu nhẹm các cơ quan hữu trách, nhập nhèm không minh bạch trong vấn đề xử lý chất thải độc hại và người lãnh đủ sẽ là người dân Việt Nam, tài nguyên Việt Nam và môi trường Việt Nam. Trong khi đó, những kẻ mở cửa rước Formosa về giày mả tổ thì vẫn ung dung hưởng thụ những đồng tiền tanh bẩn từ việc bán đứng một vùng quê cho Formosa vùng vẫy.” (Tr.N)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Dịch tả heo Châu Phi lan rộng tại Việt Nam, khắp 29 tỉnh, thành
May 13, 2019

Image
Heo bị dịch chết nổi lềnh bềnh trên sông ở Bắc Giang. (Hình: Dân việt)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dịch tả heo Châu Phi lan tới 29 tỉnh, thành tại Việt Nam, với trên 1.22 triệu con heo bệnh bị tiêu hủy, theo thông tin từ “Ban Chỉ Ðạo Quốc Gia về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.”

Tờ Dân Việt ngày Thứ Hai, 13 Tháng Năm, 2019, cho hay: “Ban Chỉ Ðạo Quốc Gia về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi họp trực tuyến với các tỉnh, thành để bàn biện pháp đối phó” vì bệnh dịnh đã tới tận “thủ phủ” của kỹ nghệ nuôi heo tại Việt Nam. Nguy cơ lây lan dịch bệnh ra nhiều tỉnh thị khác tại miền Nam lên rất cao.


Nguồn tin dẫn báo cáo từ “Ban Chỉ Ðạo” nói trên cho biết: “Tính đến ngày 12 Tháng Năm, 2019, bệnh dịch tả lợn (heo) Châu Phi (DTLCP) đang xảy ra tại 2,296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 1,220,488 con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn khoảng 30 triệu con của cả nước).” Đây là các con số thống kê mới, vượt xa các con số người ta được thấy thông tin chỉ hai ba ngày trước.

Thời gian qua có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, một số tỉnh công bố hết dịch nhưng sau đó “lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác” trong cùng địa phương.

Cho đến ngày 9 Tháng Năm, 2019, báo chí trong nước cho hay dịch tả heo Phi Châu đã lây lan tới tỉnh Bình Phước, tức là tỉnh thứ 25 được loan báo có dịch. Nhưng như tờ Dân Việt dẫn “báo cáo” của “Ban Chỉ Ðạo Quốc Gia về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi” thì tổng số tỉnh thành có dịch là 29 địa phương. Vậy có 4 tỉnh có dịch nhưng không thấy được nêu tên trong tất cả các bản tin trên báo chí trong nước từ khi có dịch đến nay.

Như tin ngày 10 Tháng Năm, 2019, dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra tại 25 tỉnh, thành phố tại Việt Nam theo thứ tự trước sau là Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Bình Phước.

Nhà cầm quyền từ trung ương đến các tỉnh thị có dịch có những dấu hiệu lúng túng, không phối hợp và không đủ khả năng đối phó với tình hình dịch bệnh. Trên hết, Cục Thú Y lờ tịt, không hề đưa các thông tin về tình hình diễn tiến dịch tả heo Châu Phi trên cả nước. Dù vậy, trong cuộc họp nêu trên, Cục Thú Y khoe “thường xuyên thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có dịch, địa phương nguy cơ cao để kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện nhưng việc tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập.”

Hồi Tháng Ba, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) đã khuyến cáo Hà Nội công bố dịch nhưng đến nay vẫn chỉ thấy các địa phương nhìn nhận có dịch trong khi nhà cầm quyền trung ương không công bố gì cả.

Theo tờ Dân Việt tường thuật: “Một số địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện; có trường hợp chưa kịp bố trí lực lượng tiêu hủy lợn, để lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác lợn ra môi trường (vườn nhà, sông suối, ao, rạch…).”

Như tại khu vực cầu phao sông Hóa và cầu phao dân sinh – cầu ông Khởi – nơi giáp ranh giữa Hải Phòng và Thái Bình, “các lực lượng đã phải thu gom, xử lý tiêu hủy 395 xác lợn.” Nhiều địa phương khác như Bắc Giang, Thừa Thiên-Huế cũng thấy tin trên mặt báo cho hay xác heo chết dịch trôi đầy trên sông.

Phải kể đến việc đưa heo bệnh đi tiêu hủy cũng không đúng nguyên tắc bảo đảm kỹ thuật để ngăn chặn sự lây lan của dịch như “lợn bệnh được vận chuyển từ hộ chăn nuôi đến nơi tiêu hủy bằng các phương tiện thô sơ nhưng không có bạt/nylon để lót, che đậy, dẫn đến các chất thải, phân lợn, các loại dịch tiết, thậm chí cả máu lợn rơi vãi ra môi trường…”

Về phía nhà cầm quyền thì “chậm hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy và chưa bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, nhiều địa phương chậm hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn buộc tiêu hủy.”

Nói chung, tình hình dịch tả heo Châu Phi trong những ngày tới đây được dự báo là “nguy cơ lây lan rất cao.” Một số trong những nguyên nhân được kể đến như sự chậm trễ và tiêu hủy không đúng cách heo bệnh dẫn đến khả năng tái dịch hoặc lan xa tới các địa phương khác.” Khi mà dịch bệnh “có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường.”

Theo tờ Dân Việt, trước nguy cơ dịch lây lan ra cả nước, Ban Chỉ Ðạo “đã nêu ra một số biện pháp gấp, đối với các địa phương” như cần “huy động các lực lượng của địa phương (kể cả lực lượng công an, quân đội, dân quân,…) để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời, triệt để trong vòng 24 giờ theo đúng quy định; thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch; tránh tình trạng để lâu, vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.”

Đại dịch được mô tả là “chưa từng có” đối với kỹ nghệ nuôi heo tại Việt Nam, tương tự như dịch cúm gia cầm hồi thập niên 2000 đã xảy ra trên phần lớn các tỉnh thị cả nước, buộc phải tiêu hủy hơn 140 triệu gà vịt.

Thịt heo chiếm khoảng ba phần tư lượng thịt người Việt Nam tiêu thụ hàng ngày. (N.T)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền hình
May 14, 2019

Image
Hình ông Nguyễn Phú Trọng họp “lãnh đạo chủ chốt” ngày 14 Tháng Năm, 2019, trên trang mạng của TTXVN. (Hình chụp lại trang web TTXVN)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, tái xuất hiện “chủ trì” một cuộc họp; hình ảnh được cả hệ thống tuyên truyền của chế độ đưa lên.

Ngày Thứ Ba, 14 Tháng Năm, 2019, đúng một tháng sau khi ông đang ở Rạch Giá, Kiên Giang, bỗng biến mất, gây nên những lời đồn ông ta bị đột quỵ, toàn bộ hệ thống tuyên truyền từ truyền hình đến báo điện tử theo nhau đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng “chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước.”


Bản tin các báo đăng nguyên văn theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), một số báo điện tử kèm theo video clip dài khoảng 6 phút 30 giây; các mạng Tuổi Trẻ, VNExpress, Thanh Niên, Dân Trí, Dân Việt chiếu lại bản tin của đài truyền hình Việt Nam VTV1. Trong đoạn phim này ông Trọng nói về chống tham nhũng và cài cắm nhân sự phe cánh từ cấp thấp tới cấp cao, chuẩn bị cho đại hội đảng vào đầu năm 2021.

Video clip chỉ cho thấy ông Trọng ngồi một chỗ và nói. Về chuẩn bị đại hội đảng, ông Trọng nói, “tất cả các chương trình, kế hoạch đã đề ra cần phải bám sát để kiểm tra, đôn đốc thực hiện…” Và về chống tham những, ông nói “Tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần kiên quyết, kiên trì; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất cao ở các cấp, các ngành…”

Ông Trong đột ngột biến mất từ Rạch Giá tháng trước khiến có nguồn tin ông ta bị đột quy.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà tiết lộ ông được sơ cứu ở Rạch Giá rồi đưa về bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn bằng trực thăng. Hai ngày sau ông được đưa về Hà Nội nằm tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108, nơi chăm sóc sức khỏe, bệnh tật cho tất cả lãnh tụ cấp cao.

Còn thấy trên mạng cả những tin không ai có thể kiểm chứng được là ông Nguyễn Phú Trọng liệt nửa người, phải tập đi, tập nói, méo mồm và cả thông tin ông được bí mật đưa sang Nhật Bản điều trị.

Khoảng hai tuần sau khi thấy dư luận quá ồn ào với những lời đồn đoán, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN mới nói ông Nguyễn Phú Trọng “không khỏe” và “sớm trở lại làm việc bình thường.” Ông Trọng “không khỏe” đến cả tháng, chắc bệnh tình nghiêm trọng hơn nhiều.

Trong cuộc họp với “lãnh đạo chủ chốt” ngày 14 Tháng Năm, qua hình ảnh người ta thấy có các ủy viên Bộ Chính Trị như Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường Trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng, Bí Thư Trung Ương Đảng-Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng Nguyễn Văn Nên.

Không thể kiểm chứng được video clip đã được quay ngay trong cuộc họp ngày 14 Tháng Năm hay vào một dịp trước khi ông ta đi Rạch Giá cách đây một tháng. Nhưng chỉ một tuần lễ nữa, Quốc Hội CSVN sẽ bắt đầu khóa họp đầu năm, ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và cũng là “đại biểu Quốc Hội” thì không thể vắng mặt. (TN)
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Indonesia đã đánh chìm 284 tàu đánh cá Việt Nam
May 17, 2019

Image
Một trong những chiếc tàu đánh cá của Việt Nam bị bơm nước cho ngập rồi chìm hôm Thứ Bảy, 4 Tháng Năm, 2019, thay vì bị bắn cho chìm như trước. (Hình: AP)

JAKARTA, Indonesia (NV) – Hơn 500 chiếc thuyền các nước bị đánh chìm, bao gồm 284 tàu cá Việt Nam kể từ Tháng Mười, 2014 đến nay, sau khi bị bắt với cáo buộc “đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia.”

Vụ gần nhất là hôm 4 Tháng Năm, 2019, chính quyền Indonesia đã cho đánh chìm 51 tàu cá ngoại quốc bị nước này bắt giữ. Trong số này có 38 thuyền treo cờ Việt Nam, sáu thuyền Malaysia, hai thuyền Trung Quốc và một thuyền Philippines. Số còn lại là những thuyền có chủ người ngoại quốc nhưng treo cờ Indonesia.


Việc Indonesia đánh chìm một số lượng lớn tàu đánh cá ngoại quốc diễn ra chỉ một tuần sau cuộc đụng độ giữa lực lượng Hải Quân Indonesia với một số tàu kiểm ngư của Việt Nam tại vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn chủ quyền giữa hai nước.

Thế nhưng, chính sách này được người dân Indonesia ủng hộ nhiệt liệt và khiến bà Susi Pudjiastuti, bộ trưởng Hàng Hải và Nghề Cá Indonesia trở thành “gương mặt chính trị gia được yêu thích.” Nó cũng gây nên căng thẳng và quan ngại từ các nước láng giềng.

Báo Zing ngày 17 Tháng Năm, dẫn lời Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu ISEAS-Yusof Ishak, (Singapore), cho biết hôm 27 Tháng Tư, Indonesia cũng đã bắt tàu cá Bình Định cùng 12 ngư dân Việt Nam trên tàu ở khu vực Việt Nam và Indonesia “đang tiến hành phân định vùng EEZ.”

Vấn đề là các tàu cá của Việt Nam bị bắt có thực sự vi phạm vùng biển của Indonesia hay không, hay nằm trong vùng biển EEZ chồng lấn chưa được phân định giữa hai nước?

“Nếu các ngư dân và giới chức Việt Nam chứng minh được là việc bắt giữ của phía Indonesia là sai, nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán của Indonesia, thì họ có thể khởi kiện phía Indonesia và đòi bồi thường cho các thiệt hại đã bị gây ra,” ông nói.

Ông Hiệp cho rằng “Indonesia cũng cần lưu tâm tới quan ngại của Việt Nam và các nước liên quan, đồng thời cần đối xử nhân đạo với các ngư dân như tinh thần của DOC 2002 (về quy tắc ứng xử trên Biển Đông).”

Nói với báo Zing về vụ đánh chìm tàu cá hồi đầu Tháng Tư của Indonesia, Tiến Sĩ Mustafa Izzuddin, Viện Nghiên Cứu Nam Á (Đại học Quốc gia Singapore), nói rằng Indonesia đang ở trong “tâm trạng bầu cử” và vào lúc cả nước chờ đợi kết quả chính thức của cuộc bầu cử, chính quyền Tổng thống Widodo sẽ phải chứng minh cho công chúng thấy rằng họ mạnh mẽ và đủ năng lực bảo vệ chủ quyền.

“Đánh chìm thuyền và tỏ ra cứng rắn trước Việt Nam sẽ lấy được lòng bộ phận dân chúng giàu tinh thần dân tộc ở Indonesia,” ông nói. “Vì cả nước đang trong tâm trạng bầu cử, mối quan tâm của các lãnh đạo là tình hình trong nước, không phải quan hệ Việt Nam–Indonesia.”

Trong khi đó, Tiến Sĩ Gregory Poling, giám đốc chương trình Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS, Mỹ), nói với Zing, dù Việt Nam khiến Indonesia trở thành “gương mặt đại diện cho cuộc chiến toàn cầu chống lại các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không thể kiểm soát,” nó cũng “sẽ làm gia tăng căng thẳng của Jakarta với các láng giềng, đặc biệt khi lực lượng chấp pháp Indonesia bắt tàu cá ngoại quốc trên những vùng EEZ tranh chấp.”

Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp cũng cho rằng, các căng thẳng này chủ yếu là do việc hai nước chưa phân định xong khu vực chồng lấn giữa vùng biển EEZ của hai nước. Chính vì vậy, những vụ như thế này có thể giúp hai nước có thêm động lực để đẩy nhanh quá trình đàm phán.

“Việt Nam cần giao thiệp với phía Indonesia để vừa thúc đẩy quá trình đàm phán phân định EEZ, vừa thuyết phục Indonesia dùng các biện pháp ít cực đoan hơn trong việc xử lý các tàu cá và ngư dân Việt Nam mà họ cho là vi phạm các vùng biển của họ. Ngoài ra, bản thân Việt Nam cũng cần hướng dẫn ngư dân để họ hạn chế đánh bắt cá trong các khu vực chồng lấn, nhất là những nơi quá gần EEZ của Indonesia, để tránh các sự cố không đáng có.”

“Tuy nhiên, theo tôi hiểu, sự chậm trễ trong đàm phán ngoài các lý do từ hai nước thì còn do sự can thiệp, cản trở của bên thứ ba. Vì vậy, có thể những sự cố tương tự vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới,” ông Hiệp nói thêm. (Tr.N)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Ngoại trưởng Việt Nam gặp ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ
May 23, 2019

Image
Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Mike Pompeo gặp nhau tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ)
WASHINGTON, D.C. (NV) – Ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN, vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ trong hai ngày, gặp Ngoại Trưởng Mike Pompeo tại Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm Thứ Tư, 22 Tháng Năm, và ngày hôm sau gặp ông Patrick Shanahan, quyền bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ, tại Ngũ Giác Đài.

Hai cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Phạm Bình Minh, cũng là một thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, được cả hai bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng của Mỹ xác nhận.


Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, hai bên thảo luận về nỗ lực củng cố quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam.

Hình thức thực hiện được nói đến là: “Làm sâu sắc thêm mối quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế và giao lưu nhân dân, cũng như hợp tác trong các vấn đề nhân đạo và vấn đề chiến tranh để lại. Hai bên khẳng định cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng chào mừng dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 2020.”

Trong khi đó, theo Bộ Quốc Phòng Mỹ, ông Minh có đến Ngũ Giác Đài hội đàm với ông Shanahan và hai người có một cuộc họp báo sau đó.

Sau lời chào hỏi thân thiện, ông Shanahan nói với ông Minh bằng giọng hơi khôi hài: “Ông biết không, Bộ Trưởng Mattis nói rất tốt về quan hệ Mỹ-Việt được xây dựng trong thời gian qua, và ông cũng giao cho tôi nhiệm vụ là đừng làm hỏng mối quan hệ này.”

Trước khi làm quyền bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, ông Shanahan là thứ trưởng của ông James Mattis, người từ chức hồi Tháng Mười Hai, 2018.

Cũng trong năm 2018, ông Mattis hai lần đến Việt Nam trong vòng chưa đầy năm tháng.

Ông Shanahan cũng nói với ông Minh rằng hai bên sẽ thảo luận nhiều vấn đề, trước khi ông đi Singapore dự hội thảo Shangri-La, đồng thời khen ngợi các việc làm mà Mỹ và Việt Nam thực hiện chung trong thời gian qua.
Image
Ông Phạm Bình Minh ký sổ lưu niệm trước khi có cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài. Bên trái là ông Patrick Shanahan,
phía sau là ông Hà Kim Ngọc, đại sứ Việt Nam tại Mỹ. (Hình: Bộ Quốc Phòng Mỹ)
Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng nói đến chuyện hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh trong khu vực, và “làm thế nào chúng ta có thể trợ giúp lẫn nhau trong lúc chúng ta tự phòng thủ.”

Đáp lại, ông Minh đánh giá cao vai trò của Bộ Quốc Phòng và cá nhân ông Shanahan trong việc gia tăng quan hệ song phương.

“Tôi thật sự đánh giá cao vai trò của Bộ Quốc Phòng và cá nhân ông trong việc làm tốt hơn quan hệ giữa hai nước. Và chúng tôi tin rằng sự cân bằng toàn bộ giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục phát triển, và tôi mong đợi có các cuộc thảo luận đầy kết quả về quan hệ song phương,” Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh được trích lời nói.

Trong khi đó, giới quan sát cho rằng chuyến đi Hoa Kỳ lần này của ông Phạm Bình Minh còn có mục đích khác, đó là chuẩn bị cho chuyến công du sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ngỏ lời mời ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ trong năm 2019 nhân chuyến thăm Hà Nội để dự thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn hồi cuối Tháng Hai vừa qua.

Trở lại Bộ Ngoại Giao, bộ này cho biết, nhân dịp này, ông Mike Pompeo chào mừng kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ song phương Việt-Mỹ, sẽ diễn ra vào năm 2020.

Ngày 11 Tháng Bảy, 1995, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ Tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trong 25 năm qua, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những phát triển đáng kể. Đặc biệt, từ khi cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam vào năm 1994.

Theo ông Alexander Feldman, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US-ABC), kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ vài triệu đô la vào năm 1994 lên đến gần $60 tỷ vào năm 2018. (C.Lynh, Đ.D.)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Post by vuongquan »

Nhiều ‘lãnh đạo’ CSVN sắp về vườn vẫn đi ngoại quốc ‘học tập’
June 9, 2019

Image
Công ty Xổ Số Kiến Thiết Kiên Giang tổ chức đoàn 10 người đi học tập kinh nghiệm xổ số tại Canada và Mỹ nhưng thực chất chỉ lấy cớ để đi chơi.
(Hình: Báo Dân Trí)
HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) – Dù sắp nghỉ hưu nhưng quan chức “lãnh đạo” tại thành phố Hải Phòng vẫn đi nước ngoài để “tìm hiểu, học tập kinh nghiệm.” Đây là trò lấy tiền thuế của dân đi du hí vẫn diễn ra dài dài ở Việt Nam.

Tờ Giáo Dục Việt Nam (GDVN) hôm 9 Tháng Năm cho hay một phái đoàn của “Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng” đi ba nước Belarus, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ ngày 3 Tháng Sáu đến 12 Tháng Sáu để “tìm hiểu, học tập kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách, phát triển và quản lý đô thị, quản lý kiến trúc, quản lý di sản văn hóa lịch sử.”


Nghiên cứu gì, học tập được cái gì khi “cưỡi ngựa xem hoa” chớp nhoáng qua ba nước?

Theo tờ GDVN, trong số các “lãnh đạo” thành phố Hải Phòng đi “học tập kinh nghiệm” có “hai cán bộ sẽ nghỉ hưu vào khoảng Tháng Bảy, Tháng Tám, 2019; một số cán bộ sẽ nghỉ hưu vào năm 2020.”

Tiền đài thọ cho chuyến đi “được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hải Phòng và ngân sách thành phố,” tức là tiền thuế của dân.

Tờ GDVN nói: “Dư luận cho rằng, Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Hải Phòng cử nhiều cán bộ đi Châu Âu với nội dung tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, song thực chất là kết hợp đi tham quan, du lịch.

Trong đoàn cán bộ có thành phần là những người chuẩn bị nghỉ hưu cho đi nước ngoài mang tính “tri ân” để tiêu xài tiền ngân sách chứ không đem lại hiệu quả thực tế.”

Chuyện quan chức nhà nước sắp nghỉ hưu hay không lấy cớ đi “học tập kinh nghiệm” để đi du hí, mua sắm hay lo chuyện riêng, diễn ra dài dài những năm qua dù đã từng có lệnh kiểm soát và giới hạn các chuyến đi nước ngoài. Đi học tập từ quản trị hành chính đến thanh tra, đánh cá, đến cả xổ số, đủ hết mọi thứ người ta có thể mượn cớ để hợp thức hóa cho trò “mượn đầu heo nấu cháo.”

Giữa Tháng 5Năm vừa qua, tờ Đất Việt kể là công ty Xổ Số Kiến Thiết Kiên Giang tổ chức đoàn 10 người đi học tập kinh nghiệm xổ số tại Canada và Mỹ nhưng thực chất chỉ lấy cớ để đi chơi.

Cũng giữa Tháng Năm, 2019, tờ Tuổi Trẻ nói trong hai năm 2016-2017, ông Tề Trí Dũng – tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận (công ty IPC) tại Sài Gòn đi nước ngoài đến 106 ngày.
Image
Biếm họa của tờ Tuổi Trẻ về quan chức đưa nhau đi “học tập kinh nghiệm” ở nước ngoài, thực chất chỉ là lấy tiền thuế của dân đi du lịch.
Nhưng một trong những người mượn cớ công vụ để đi nước ngoái nhiều nhất có lẽ là ông cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 28 Tháng Sáu, 2018 nói ông Hoàng thời còn làm bộ trưởng Bộ Công Thương “có năm ở nước ngoài tổng cộng 163 ngày, chiếm hơn nửa thời gian làm việc trong năm.”

Tháng Bảy năm ngoái, VNExpress thuật tin từ Thanh Tra Nhà Nước cho biết 4 bộ, ngành gồm Bộ Tài Chính, Công Thương, Thông Tin Truyền Thông và Ngân Hàng Nhà Nước và 6 tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang giai đoạn 2012-2016, đã “cử trên 17,500 đoàn đi nước ngoài với gần 53,000 lượt cán bộ.” Các ông bà này đã ngốn của ngân sách nhà nước hơn 1,000 tỷ đồng.

Trong đó “Hầu hết các bộ ngành, địa phương đều có lãnh đạo đi nước ngoài quá 2 lần mỗi năm, vẫn có đoàn bố trí hai lãnh đạo chủ chốt của cùng bộ, địa phương đi chung đoàn; có đoàn số lượng trên 10 người đi, thời gian hơn 10 ngày; nhiều lãnh đạo cơ quan tham gia các đoàn do doanh nghiệp mời; nhiều đoàn có thành phần tham gia là người chuẩn bị nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu (mang tính tri ân).”

Thanh Tra nhà nước là những người được cắt đặt để kiểm soát các quan chức cán bộ đảng viên để họ đừng làm bậy, nhưng chính các ông này cũng là những giới chức này cũng tham nhũng, ăn hối lộ đủ kiểu.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 8 Tháng Tư, 2019 kể là từ Tháng Tám, 2018 đến Tháng Ba, 2019, Thanh Tra Chính Phủ tổ chức các đoàn cán bộ đi dự hội nghị, làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng tại các nước Đan Mạch, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc khu Hồng Kông…Trong những đoàn công tác này đều có cán bộ là lãnh đạo cấp phòng, vụ sắp nghỉ hưu.” Và “Có trường hợp quyết định đi nước ngoài và nghỉ hưu ký cùng 1 ngày.” (TN)
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Nhà cầm quyền Sài Gòn ‘ăn đất Thủ Thiêm’ nhưng không nêu tên cụ thể
June 26, 2019

Image
Khu đô thị Thủ Thiêm sau 22 năm quy hoạch. (Hình: Lao Động)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Trong quá trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy Ban Nhân Dân thành phố và các sở, ngành liên quan đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm.”

Đây là kết luận của Thanh Tra Chính phủ CSVN thông báo hôm 26 Tháng Sáu, 2019, về việc “thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.”


Cơ quan này nêu rõ “trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn và các sở, ngành liên quan đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm.”

Tuy nói là “có nhiều khuyết điểm, vi phạm” nhưng bản kết luận không nêu tên một giới chức cụ thể nào, trong thời mà ông Lê Thanh Hải làm bí thư thành ủy Sài Gòn.

Báo VNExpress dẫn tin cho biết, “Theo đó khu đô thị mới này đã giải tỏa mặt bằng trên 99%. Công tác đền bù, hỗ trợ giải tỏa mặt bằng, tái định cư cơ bản được thực hiện theo quy định.”

“Thành phố Sài Gòn đã ký hợp đồng với một số nhà đầu tư dự án, chủ yếu theo hình thức BT, như: bốn tuyến đường chính; cầu Thủ Thiêm 2; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc, hoàn thiện đường trục Bắc-Nam đoạn từ chân Cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ…”

“Ngoài các vi phạm về quy hoạch và bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ, bố trí tái định cư đã được thông báo Tháng Chín, 2018, Ủy Ban thành phố “đã ban hành điều lệ quản lý xây dựng Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm chưa đầy đủ, kịp thời; không thực hiện việc lập các dự án theo thứ tự ưu tiên và trình duyệt theo quy định cũng như ý kiến chỉ đạo của thủ tướng… Vi phạm này dẫn đến việc đầu tư xây dựng các dự án thiếu đồng bộ, khó quản lý; có nơi buông lỏng quản lý, chậm triển khai đầu tư xây dựng.”

Cụ thể, thành phố phê duyệt chi phí đầu tư bình quân cho một mét vuông đất thương mại-dịch vụ-nhà ở là 26 triệu đồng/mét vuông, giảm khoảng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu… Từ đó, các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn (chênh lệch địa tô) từ việc được đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo hình thức hợp đồng BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao).
Image
Bốn con đường kê thêm giá 1,500 tỷ đồng ($64.3 triệu) ở Thủ Thiêm.
Theo Thanh Tra Chính Phủ CSVN, Ủy Ban thành phố phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là 12,000 tỷ đồng ($514.7 triệu) cho dự án bốn tuyến đường chính khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan là không đúng quy định. Qua thanh tra, phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1,500 tỷ đồng ($64.3 triệu).

Công Ty Cổ Phần Đại Quang Minh đang hạch toán chi phí, trong đó có 25 tỷ đồng ($ 1.07 triệu) “không đủ điều kiện để quyết toán trong chi phí cho dự án.”



Khi đề xuất phương án giá trên, các sở, ngành và Ủy Ban thành phố “đã không tính lãi đối với khoản tiền được tạm ứng từ ngân sách nhà nước, dẫn đến, tổng mức đầu tư đã xác định và phê duyệt là không đúng quy định.”

Toàn bộ quỹ đất trong Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm hơn 221 hécta được tạo ra bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhưng Ủy Ban thành phố “đã sử dụng quỹ đất chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chính khu đô thị này, không thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, không qua đấu giá quyền sử dụng đất, là vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.”

Nguyên nhân và trách nhiệm chính đã để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm trên do lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn “không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của thủ tướng; trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như: Kế Hoạch Đầu Tư, Tài Chính, Tài Nguyên Môi Trường, Xây Dựng, Ban Quản Lý Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm…”

Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng Thanh Tra Chính Phủ kiến nghị thủ tướng “chỉ đạo Ủy Ban thành phố thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, đến 30 Tháng Chín, 2018 là hơn 26,315 tỷ đồng ($1.1 tỷ); sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này là 4,286 tỷ đồng đồng ($183.8 triệu).”

Đồng thời “tính lại tiền sử dụng đất của các dự án đã giao cho nhà đầu tư; bảo đảm không thất thoát tài sản nhà nước và xác định khắc phục tình trạng mất cân đối chi phí đầu tư bình quân đối với diện tích đất sạch mà nhà nước đã dùng tiền ngân sách để đền bù, giải tỏa mặt bằng, đầu tư hạ tầng Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.”

Trên cơ sở “xác định đúng” này, làm mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư dự án theo quy định. Trong đó, kiểm tra, làm rõ và báo cáo thủ tướng đối với khoản lãi trên số tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước khoảng 10,503 tỷ đồng ($ 450.6 triệu); xem xét, kiến nghị xử lý đối với khoản chênh lệch do xác định, trình và phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 17,042 tỷ đồng ($731.1 triệu).

Các công việc nêu trên được đề nghị hoàn thành trước ngày 30 Tháng Chín tới để báo cáo thủ tướng chính phủ.

Theo báo Tuổi Trẻ, Thanh Tra Chính Phủ đã chuyển kết luận thanh tra đến Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương để “xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.”

“Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31 Tháng Mười Hai, 2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý…” kết luận thanh tra nêu. (Tr.N)
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Post by hoangphong »

Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi 'bị Trump dọa'?
29 tháng 6 2019

Image
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Donald Trump tại Washington hôm 31/7/2017

Việt Nam mua thêm hàng hóa của Mỹ để giúp giảm thặng dư hiện ở mức 39,5 tỷ đô la, sau khi bị ông Trump gọi là kẻ lạm dụng thương mại, theo Bloomberg.

Chính phủ Việt Nam cho biết hôm thứ Sáu 28/6 rằng Bộ thương mại sẽ ký một biên bản ghi nhớ với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, bao gồm việc mua khối lượng lớn khí đốt hóa lỏng từ Mỹ, theo Bloomberg.

Chính phủ Việt Nam cũng cho hay ông Trump, trong cuộc gặp với ông Phúc tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, đã khen ngợi Việt Nam vì những nỗ lực trấn áp gian lận thương mại.

Động thái này được đưa ra sau khi ông Trump trả lời phỏng vấn Fox Business Network hôm 26/6 và đưa ra bình luận: "Nhiều công ty đang chuyển sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc."

Khi được hỏi ông có muốn đánh thuế Việt Nam không, ông Trump không bác bỏ.

"Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất (nguyên văn: it's almost the single worst abuser of everybody)."

Ông Trump cũng cho rằng Việt Nam là nước có tình trạng "lạm dụng thương mại với Mỹ" và nói rằng việc việc một số công ty Trung Quốc chuyển tới Việt Nam để né đòn áp thuế của Mỹ là hiện tượng "đáng quan tâm".

Trong phỏng vấn, ông Trump khen Việt Nam đã mua nhiều than từ bang West Virginia, khiến "tôi vui".

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt quá 20 tỷ đô la kể từ năm 2014, đạt 39,5 tỷ đô la vào năm 2018, mức cao nhất kể từ năm 1990, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ được Bloomberg trích dẫn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Một với Bloomberg rằng Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhập khẩu từ Hoa Kỳ, từ máy bay Boeing tới các sản phẩm dầu khí.

Phản hồi của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản hồi về tuyên bố của ông Trump trong vấn đề thương mại song phương, được ông Trump nêu ra trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network phát hôm 26/6.

"Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cho hay hôm 28/6.


Bà Hằng cũng nói Việt Nam "đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Mỹ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Mỹ."

"Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hoá nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác. Việt Nam và Mỹ thường xuyên trao đổi thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh", bà Hằng nói.

Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ và hai nước thời gian qua đã chứng kiến những bước tiến triển rất tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ai đẩy dân Thủ Thiêm vào ‘cuộc sống lầm than’ vẫn chưa có câu trả lời
June 29, 2019

Image
Nhiều người dân Thủ Thiêm đến tham dự buổi tiếp xúc. (Hình: Thanh Niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Người dân Thủ Thiêm yêu cầu chỉ rõ sai phạm trong quy hoạch Thủ Thiêm, bởi oan ức kéo dài, chậm trễ của dự án Thủ Thiêm đã khiến cuộc sống của họ rơi vào cảnh lầm than “cha xa con, vợ xa chồng, xóm làng ly tán.”

Chiều 29 Tháng Sáu, 2019, Tổ Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố Sài Gòn, đơn vị quận 2, trong đó có ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Thành Ủy, tiếp xúc cử tri quận này trước kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân thành phố.


Báo Zing cho hay, từ 2 giờ chiều cùng ngày, rất đông cử tri quận 2 đã có mặt tại Trung Tâm Chính Trị quận 2 tham gia hội nghị. Buổi tiếp xúc này diễn ra sau khi Thanh Tra Chính Phủ công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.

Theo đó, kết luận của Thanh Tra Chính Phủ vừa công bố chỉ ra hàng loạt sai phạm của Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn trong việc quy hoạch, sử dụng đất, sử dụng nguồn vốn, đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT (Xây dựng- chuyển giao).
Image
Cử tri Phạm Văn Thoi xin lỗi người dân vì “tin vào chính sách để rồi hại dân”. (Hình: Thanh Niên)
Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế trước ngày 31 Tháng Mười Hai, 2019, thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại buổi họp, người dân bị giải tỏa ở Thủ Thiêm, cho biết trong nhiều năm qua, từ khi thực hiện dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, họ thường xuyên tập trung khiếu nại đông người ở một số cơ quan ở Sài Gòn. Thậm chí, nhiều người còn ra tận Hà Nội gửi đơn đến các cơ quan Trung Ương và tìm đến nhà riêng của lãnh đạo cấp cao để trình bày bất bình.

Ông Phạm Văn Thoi, cử tri phường Cát Lái (quận 2), cho hay cách đây 10 năm ông là cử tri của phường Bình Khánh và là một nạn nhân của dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Nhân đây ông Thoi cúi đầu xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì trước đây ông cùng với một số người đại diện địa phương vận động người dân ủng hộ di dời, giao đất cho dự án.

Báo Thanh Niên tường thuật, tại hội nghị ông Thoi nêu vai trò giám sát của Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn. Cầm trên tay biên bản chương trình hành động của các Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố, ông Thoi cho hay dự án Thủ Thiêm diễn ra hơn 20 năm qua nhưng chưa khi nào người dân Thủ Thiêm thấy được đại biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố có ý kiến về những cái bất cập của khu đô thị này trên nghị trường.

Ông Thoi nêu vấn đề Nghị quyết 18 của Ủy Ban thành phố trước đây khẳng định rằng “những người thuộc dự án di dời đến nơi ở mới phải được bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.” Từ đó, ông Thoi đặt câu hỏi hiện nay Hội Đồng Nhân Dân thành phố có nắm được có bao nhiêu người di dời có cuộc sống hơn, bằng và thua so với nơi ở cũ: “Các vị có nắm cuộc sống của họ hiện nay thế nào không? Cha xa con, vợ xa chồng, xóm làng li tán, biết bao cuộc sống lầm than…,” ông Thoi chua xót nói

Ông Thoi nói tiếp vấn đề này nhiều lần ông hỏi nhưng chưa được chính quyền trả lời: “Nhiều lần chúng tôi đấu tranh nhưng ‘cóc kêu trời không thấu.’”

Cũng như ông Thoi, vấn đề mà cử tri quận 2 nêu tại hội nghị đều xoay quanh dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm quá kéo dài, chậm trễ khiến cuộc sống họ phải khốn khổ.

Là một trong số hơn 15,000 gia đinh bị thu hồi đất để thực hiện dự án, bà Mai Thị Cánh (phường Thủ Thiêm) bất bình trước việc quận 2 điều chỉnh diện tích thu hồi đất nhưng lại không bồi thường đầy đủ. Ngoài ra, bà Cánh cũng thất vọng trước cách hành xử của một số cán bộ. Cụ thể, nhà đông người, bà làm đơn xin mượn thêm một căn tạm cư nữa để có chỗ “chui ra chui vào” nhưng bị “hành lên hành xuống” cả chục lần vẫn chưa được cấp.

Ông Nguyễn Xuân Đức (phường Thạnh Mỹ Lợi) nói: “Kết luận thanh tra vừa rồi của Thanh Tra Chính Phủ có đề cập đến sai phạm của chính quyền nhưng chưa thấu đáo khi chưa xem xét năm khu phố thuộc ba phường mà người dân khẳng định nằm ngoài ranh. Ngoài dự án Thủ Thiêm, tôi đề nghị chính quyền kiểm tra xem quận 2 còn bao nhiêu dự án treo không khả thi về khả năng triển khai để có phương án phù hợp.”
Image
Ông Nguyễn Văn Hiếu trả lời ý kiến phản ánh của cử tri. (Hình: Thanh Niên)
Trả lời cử tri, ông Nguyễn Văn Hiếu “ghi nhận ý kiến” của cử tri nêu và “sẽ tổng hợp báo cáo với Ủy Ban Nhân Dân thành phố.”

“Hiện Ủy Ban đang tham mưu với Thành ủy để thực hiện triển khai kết luận của Thanh Tra Chính Phủ. Những nội dung mà cử tri phản ánh là những vấn đề lớn không chỉ được Ủy Ban thành phố mà cả Chính phủ quan tâm chỉ đạo và giải quyết. Với vai trò là Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân thành phố, chúng tôi ghi nhận những ý kiến của cử tri để phản ánh lên những cấp thẩm quyền liên quan,” ông Hiếu nói.



Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Hinh đánh giá việc xử lý những sai phạm khi thực hiện dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm là cả một vấn đề dài và đặt câu hỏi về vai trò của Hội Đồng Nhân Dân thành phố trong giám sát hoạt động của Ủy Ban thành phố.

Ông Hinh cho biết từ khi triển khai dự án đến nay, ông đã cầm trong tay bốn kết luận thanh tra. Từ khi có kết luận của Thanh Tra Sài Gòn năm 2008, người dân rất bất bình về khu tái định cư 160 hécta của dân nhưng cuối cùng vẫn bị thu hồi.

“Tại sao Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm lúc nào cũng nóng, không dứt điểm? Chúng ta tìm là phải tìm cái gốc, còn chỉ chữa cháy thì không thể biết được,” ông Hinh nói.

Còn ông Trương Văn Sinh, kể rằng trong các cuộc họp trước, người dân đã đưa ra rất nhiều vấn đề nhưng đến nay Tổ Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân dù “ghi nhận” nhưng chưa trả lời cử tri. Ông yêu cầu Ủy Ban thành phố cần tham khảo “hàng tấn bản đồ và hồ sơ mà người dân đã gửi đến lãnh đạo thành phố ” để có câu trả lời hợp lý cho người dân về vấn đề quy hoạch và đền bù. (Tr.N)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by vuongquan »

Quốc Hội CSVN tiếp tục ‘trốn món nợ’ Luật Biểu Tình
September 11, 2019

Image
Chính quyền CS ở Sài Gòn đã lắp đặt hàng ngàn máy thu hình trên đường để nhận diện người biểu tình.

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Trong báo cáo của Chính Phủ [CSVN] chỉ rõ bây giờ chúng ta đang có ba luật đã nằm trong kế hoạch rồi nhưng vẫn chưa được ban hành, đó là Luật Biểu Tình, Luật Về Hội và Luật Hiến Máu. Đề nghị phân tích rõ nguyên nhân và cũng xác định lộ trình để ban hành chứ không thể để kéo dài, bởi vì đây là những quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến Pháp.” Đó là phát ngôn tại nghị trường của ông Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc Hội CSVN được tờ Tuổi Trẻ hôm 11 Tháng Chín dẫn lại.

Các chi tiết đề cập về Luật Biểu Tình chỉ được nêu vắn tắt trong bài báo.

Cùng ngày, báo Zing được ghi nhận phải sửa tựa bài “Không để Quốc Hội [CSVN] mãi nợ dân Luật Biểu Tình” thành một tựa khác ít “nhạy cảm” hơn: “Bao giờ cử tri được bãi nhiệm đại biểu do mình bầu?”

Phát ngôn của ông Lưu một lần nữa cho thấy giới chức Quốc Hội CSVN tiếp tục “cà khịa”, biện hộ cho việc họ lần lữa Luật Biểu Tình từ năm này qua năm khác.

Tại Việt Nam, quyền biểu tình đã được ghi trong Hiến Pháp tại Điều 25, Chương II: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Từ Tháng Năm, 2014, dự án Luật Biểu Tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội CSVN nhưng đến nay vẫn chưa được trình lên Quốc Hội.

Tuy vậy, trên thực tế, mỗi khi đề cập đến người biểu tình ôn hòa, các lãnh đạo CSVN cũng như báo nhà nước đều gọi những người này là “các đối tượng chống đối, kích động, gây rối và bị thế lực thù địch lôi kéo.”
Image
Lực lượng Thanh Niên Xung Phong lắp hàng rào kẽm gai ngăn người biểu tình ở Sài Gòn hồi Tháng Sáu, 2018.
(Hình: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)
Báo Thanh Niên hồi cuối Tháng Tám cho hay 1,600 tỉ đồng ($68.9 triệu) là khoản ngân sách mà chính quyền ở Sài Gòn dự trù cấp cho “hệ thống camera giám sát đô thị giai đoạn 2019 – 2025”, tức CCTV, với 10,000 camera được lắp đặt thêm ngoài 37,000 camera đã được khai triển.

Việc chính quyền dùng CCTV để phát hiện và giám sát các cuộc biểu tình của người dân được tờ báo diễn giải: “Hệ thống camera còn phân tích hình ảnh, nhận diện và định danh khuôn mặt nhằm tìm kiếm đối tượng; nhận diện theo độ tuổi, giới tính, đếm khuôn mặt và tần suất xuất hiện; nhận diện hành vi và phát hiện đám đông tụ tập, đếm số lượng người, phát hiện hướng di chuyển của đám đông.”

Bản Phúc Trình Toàn Cầu 2019 do Human Rights Watch (Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền) phát đi hồi Tháng Giêng, 2019 đưa cáo buộc: “Trong năm 2018, nhà cầm quyền CSVN tìm cách triệt phá nhiều mạng lưới bất đồng chính kiến. Có ít nhất 42 người bị kết án chỉ vì công khai thể hiện ý kiến phê phán chính phủ, tham gia các cuộc biểu tình một cách ôn hòa hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ. Trong đó bao gồm chín thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ và 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết.”

Trước các cáo cuộc về trấn áp người biểu tình cũng như các lời kêu gọi điều tra về trách nhiệm của công an, nhà cầm quyền CSVN không đưa ra phản hồi.

Đến nay, quan điểm “xuống đường biểu tình là do bị thế lực kích động” luôn được các “đại biểu quốc hội” nhiệt liệt tán thành. Hồi Tháng Sáu, 2018, thời điểm các cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ tại Sài Gòn, Hà Nội, đại biểu Dương Trung Quốc được báo Zing trích lời: “Cần có Luật Biểu Tình để phân tách người kích động, quá khích. Nếu có luật, người dân được bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ và chúng ta có thể điều chỉnh được những người quá khích.” (T.K.)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests