Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Bị bắt vì phổ biến lời phát biểu của thủ tướng Dũng
Saturday, December 26, 2015 6:38:07 PM

SÀI GÒN (NV) - Anh Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động xã hội tại Sài Gòn vừa bị công an bắt giữ trong 24 giờ để thẩm vấn và đánh đập,
chỉ vì lưu trữ tờ rơi có trích dẫn lời thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập nghiệp đoàn độc lập.

Image
Anh Hoàng Bình và Đỗ Thị Minh Hạnh, sau khi anh Bình ra khỏi đồn công an sau 24 tiếng bị giam giữ. (Hình: VH/Người Việt)

Lúc 2 giờ chiều 25 tháng 12, hơn 30 nhân viên gồm công an chìm nổi cùng dân phòng kéo đến ngôi nhà số 36C Trần Tấn, quận Tân Phú, Sài Gòn, để tiến hành bắt giam đối với anh Hoàng Đức Bình, sinh năm 1982.

Sau đó, một số nhà hoạt động lên kêu cứu để giải vây cho anh Bình cũng đánh đập và bắt giam gồm cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Trần Bang, anh Trương Minh Đức và một số bạn trẻ.

Trả lời Người Việt sau khi ra khỏi đồn công an phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, Sài Gòn, sau 24 tiếng bị giam giữ trái phép, anh Bình cho biết: “Mới đầu họ dùng cảnh sát giao thông dừng xe tôi, và nói là xe này đang bị tình nghi gây tai nạn rồi bỏ trốn.”
Sau đó, họ áp giải tôi về đồn và nói rõ việc bị bắt là vì tôi đang đang giữ khoảng 4,000 tờ rơi của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) - một tổ chức rất có uy tín và hoạt động nhiều năm trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi người lao động tại Việt Nam. Nội dung tờ rơi kêu gọi thành lập nghiệp đoàn độc lập.

Mặt trước tờ rơi là ảnh chụp màn hình bài báo đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 18 tháng 11, 2015 với tiêu đề “Thủ tướng: có thể lập công đoàn riêng tại doanh nghiệp.”

Nội dung bài báo dẫn lời ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, người lao động Việt Nam sẽ được thành lập công đoàn độc lập, và không phải phụ thuộc với Tổng Liên Đoàn Lao Động của nhà nước. Đây là một trong những quy định quan trọng của Hiệp Định Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam sắp là một thành viên.

“Khi vào đồn, tôi đã bị đánh đập rất nhiều. Đến 9 giờ tối, tôi bị ngất xỉu và họ đưa một người bác sĩ đến truyền nước cho tôi, nhưng tôi không chấp nhận. Tôi cực lực phản đối hành động bắt bớ vô lý và cách hành xử vô pháp luật này của chính những người đang nhân danh pháp luật,” anh Bình nói.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Việt Nam nhập siêu 32 tỷ USD từ Trung Quốc năm 2015
Monday, December 28, 2015 6:29:14 PM

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam ngày càng nhập cảng đủ loại hàng hóa, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cho nhu cầu tiêu thụ đến sản xuất gia công
nên thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc ngày càng nặng.

Image
Việt Nam nhập cảng từ củ gừng củ tỏi đến vải vóc, nguyên phụ liệu sản xuất công nghệ từ Trung Quốc.
Thống kê nói nhập siêu từ nước này ngày càng tăng. (Hình: Internet)

Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê Hà Nội đưa ra và được tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn lại hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười Hai, 2015, thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc năm 2015 ước lượng 32.3 tỷ USD, tăng 12.5% so với năm ngoái.

Sau hơn hai tháng đối đầu căng thẳng trên biển khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam dò tìm dầu khí, có nhiều lời kêu gọi chế độ Hà Nội “thoát Trung.” Nhưng những con số thống kê mậu dịch giữa hai nước vẫn chỉ ra tình trạng mất cân đối ngày càng nghiêm trọng hơn về phía Việt Nam.

Điều này chứng minh cho thấy nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc không sao thoát ra được.

Các con số được Tổng Cục Thống Kê Hà Nội công bố ngày 26 Tháng Mười Hai, 2015 cho thấy “kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có một số biến động bất lợi,” theo TBKTVN mô tả. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 162.4 tỷ USD, tăng 8.1% so với năm 2014, loại trừ yếu tố giá tăng 12.4% (chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 3.8%).

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 81.6 tỷ USD. Từng có những nghi ngờ về sự trung thực của thống kê tại Việt Nam vì có sự khác biệt rất xa của cơ quan thống kê của Trung Quốc với cơ quan thống kê của Việt Nam khi đưa ra các bảng đối chiếu mậu dịch hai chiều.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam ước đạt 115.1 tỷ USD, tăng 13.8% trong khi khu vực sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 47.3 tỷ USD, giảm 3.5%. Nền kinh tế của Việt Nam trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng như các con số vừa kể cho thấy.

Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ trọng cao: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99.7%, điện tử máy tính và linh kiện chiếm 98.2%, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89.5%, giày dép chiếm 79.7%; hàng dệt may chiếm 60.4%, theo TBKTVN thuật lại.

Trong các nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 45.5% tổng kim ngạch, tăng 1.5 điểm phần trăm so với năm 2014; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39.9%, tăng 0.6 điểm phẩn trăm; nhưng hàng nông, lâm chiếm 10.5%, giảm 1 điểm phần trăm; hàng thủy sản chiếm 4.1%, giảm 1.1 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, theo TBKTVN dẫn các con số, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165.6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng 16.4%; khu vực kinh tế trong nước đạt 67.6 tỷ USD, tăng 6.3%. Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu giảm 5.8%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm tăng 18.9%, cao hơn mức tăng 13.2% của năm 2014.

Kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 23.1%; vải đạt tăng 8.2%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép tăng 7.5%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 24.2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 25.4%; ô tô tăng 59%, trong đó ô-tô nguyên chiếc tăng 87.7%.

Về thị trường nhập khẩu, Tổng Cục Thống Kê Hà Nội cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 49.3 tỷ USD, chiếm 28.8% tổng kim ngạch nhập khẩu và là thị trường lớn nhất trong các quốc gia Việt Nam có quan hệ mua hàng hóa. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện.

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, theo TBKTVN, Việt Nam cũng gia tăng nhập siêu từ các thị trường lớn khác như Hàn Quốc với 18.7 tỷ USD, tăng 28%; ASEAN 5.5 tỷ USD, tăng 45%. Một số thị trường trước đây Việt Nam vốn xuất siêu thì năm nay đã rơi vào trạng thái nhập siêu. Tiêu biểu nhất là Nhật Bản, sau nhiều năm Việt Nam xuất siêu, thì năm 2015 đã chuyển sang nhập siêu hơn 300 triệu USD.

Tuy nhiên, với hai thị trường lớn là Mỹ và EU, Việt Nam vẫn giữ được mức xuất siêu tương ứng 25.5 tỷ USD và 20.6 tỷ USD trong năm 2015, theo TBKTVN dẫn lại. Dù vậy, tính chung, cả năm Việt Nam vẫn thâm thủng mậu dịch với thế giới khoảng 3.2 tỷ USD.

Tổng Cục Thống Kê Hà Nội nhìn nhận, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng trong nhiều năm nay có “ Nguyên nhân là do nền sản xuất của chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ thị trường này, trong đó có khá nhiều ngành phải nhập đến 90% nguyên liệu từ Trung Quốc,” theo tờ TBKTVN. (TN)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Con thứ trưởng CSVN đi du học 'cũng không về'
Tuesday, December 29, 2015 5:39:33 PM

HÀ NỘI (NV) - Ðại đa số sinh viên Việt Nam đi du học đã không trở về nước sau khi học xong,
trong đó có cả hai con của thứ trưởng Bộ Nội Vụ cùng nhiều quan chức khác của chế độ.

Trong cuộc giải trình tại Quốc Hội về “chính sách thu hút nhân tài” của nhà cầm quyền CSVN, ông Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng được
thuật lời trên một số báo chính thống nói rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.”

Image
Một buổi tư vấn du học Mỹ tổ chức ở Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn.


Không có con số thống kê chính thức nào cho biết tổng số sinh viên từ Việt Nam đi du học là bao nhiêu và có bao nhiêu trong số đó không trở về. Cũng không có thống kê cho biết có bao nhiêu người nhận học bổng của nhà nước và của các chính phủ các nước đi du học với các cam kết phải trở về phục vụ sau khi thành tài mà đi luôn.

Nhiều lý do được nêu ra giải thích cho tình trạng thất thoát chất xám của Việt Nam, từ chính sách sử dụng khả năng chuyên môn, lương bổng, môi trường làm việc không thích hợp với những gì họ đã học hỏi được.

Theo Nhóm Công Tác Giáo Dục và Ðào Tạo thuộc Diễn Ðàn Doanh Nghiệp Thường Niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110,000 học sinh du học với mức học phí từ $30,000 đến $40,000 mỗi năm. Như vậy, người Việt mỗi năm chi gần $3 tỷ cho việc du học.

Ngày 17 tháng 11, 2015, tại “Ngày hội định hướng giáo dục và nghề nghiệp Mỹ,” Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn đã công bố số liệu trong báo cáo Trao Ðổi Giáo Dục Quốc Tế Open Doors (do tổ chức IIE thực hiện).

Theo đó, trong năm học 2014-2015, có tất cả 18,722 sinh viên từ Việt Nam theo học tại Mỹ, tăng đến gần 13% so với năm trước. Trong khi đó, năm 2013-2014, số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 16,579 người, chỉ tăng 3% so với năm trước đó.

Sinh viên Việt Nam đi du học tại rất nhiều nước trên thế giới từ Pháp và một số nước ở Âu Châu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Tây Lan, Canada nhưng theo một cuộc khảo sát, được đi du học tại Hoa Kỳ là ước mơ của phần đông du học sinh người Việt dù số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Úc đông đảo nhất.

Theo một bài viết trên VietNamNet hồi đầu tháng 12, 2015, chỉ có một ít các du học sinh tốt nghiệp các ngành kinh doanh, kinh tế, tài chính ở nước ngoài có thể về nước kiếm được việc tương đối tốt ở các công ty thương mại, kỹ nghệ. Nhưng những người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật thì “thật sự gặp khó khăn khi về nước.”

Môi trường làm việc tại Việt Nam “chả làm gì, có cái gì cho các em làm việc và nghiên cứu cả,” theo sự than phiền của tác giả bài viết “Ði đi, đừng về” là ông Nguyễn Tuấn Hải trên VietNamNet.

Nhiều lằm chỉ có thể đi dạy học với số tiền lương ít ỏi, không đủ sống. Chen vào guồng máy công quyền lại bị nạn bè phái, hệ thống đảng chèn ép.

Trên một số mạng xã hội người ta thấy một số tin tức liên quan đến con cái quan chức CSVN bề mặt là đi du học nhưng trên thực tế là làm đầu cầu để cha mẹ chuyển các số tiền tham nhũng, ăn hối lộ ra cất giấu, mua bất động sản chuẩn bị cho họ “bỏ chạy” khi đã hết quyền hành. (TN)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Việt-Trung lập 'đường dây nóng' liên lạc quốc phòng
Thursday, December 31, 2015 4:28:54 PM

Hà Nội tiếp tục nhận thêm phi cơ, tàu ngầm, hỏa tiễn từ Nga

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam và Trung Quốc vừa thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc Phòng ở thời điểm các hoạt động
bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển đông ngày càng khó đối phó.

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan báo: “Sáng 31 tháng 12, 2015, tại trụ sở Bộ Quốc Phòng, Ðại Tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên
Bộ Chính trị, bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc điện đàm với Thượng Tướng Thường Vạn Toàn, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc,
nhân dịp Bộ Quốc phòng hai nước chính thức thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc
chuẩn bị đón Năm Mới 2016 và kết thúc năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.”

Image
Minh họa giàn hỏa tiễn phòng không Spyder do Israel sản xuất mà Việt Nam mới mua thời gian gần đây. (Hình: Internet)

Nguồn tin này kể rằng, “Tại cuộc điện đàm, hai bộ trưởng thống nhất cho rằng việc thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ Quốc Phòng hai nước là một nội dung hợp tác mới thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện để lãnh đạo quân đội hai nước kịp thời trao đổi những vấn đề trong quan hệ quốc phòng song phương.”

Về bề ngoài, TTXVN nói rằng, “Hai bộ trưởng đánh giá cao quan hệ hợp tác quốc phòng thời gian qua và cho rằng sự hợp tác đã mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đáp ứng lợi ích của nhân dân mỗi nước; từng bước giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên cơ sở các nhận thức chung giữa lãnh đạo hai nước.”

Nhưng trên thực tế, Hà Nội vẫn âm thầm cải tiến khả năng đối phó với Bắc Kinh dù chỉ ở tầm mức răn đe. Hai năm qua, Trung Quốc đã ào ạt bồi đắp, biến 7 bãi đá ngầm tại quần đảo trường Sa thành 7 căn cứ nổi không lồ trên biển cho cả không quân và hải quân. Ðồng thời lại còn mở rộng một số đảo và một số căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa trong mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Ðông.

Hà Nội không có khả năng gì hơn ngoài những lời phản đối ngoại giao, khẳng định chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù bị kẻ thù truyền kiếp phương Bắc cướp đất cướp biển.

Cùng một ngày có cuộc điện đàm giữa hai ông bộ trưởng quốc phòng với các lời lẽ kêu gọi, “Thời gian tới cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là tăng cường giao lưu các cấp, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định,” báo chí tại Việt Nam cho hay Việt Nam mới nhận thêm 2 chiến đấu cơ Sukhoi SU-MK2 từ Nga.

Cùng ngày này còn thấy tin trên tờ Ðất Việt: “Học viện Phòng Không-Không Quân (PK-KQ) tổ chức lễ tốt nghiệp lớp bồi dưỡng tiếng Anh, kiến thức cơ sở ngành cho đối tượng chuyển loại khí tài tên lửa SPYDER.”

Hiện chiếc tàu ngầm thứ 5 trang bị hỏa tiễn mua của Nga đang trên đường về căn cứ Cam Ranh, dự trù cuối tháng 1 sang đầu tháng 2, 2016.

Với hai chiến đấu cơ Sukhoi SU-MK2 nhận vào ngày 29 tháng 12, 2015, Việt Nam từ năm 2013 đến nay đã nhận của Nga 32 chiếc loại này và còn 4 chiếc nữa sẽ nhận trong năm 2016, trong nhu cầu bảo vệ vùng trời và vùng biển trên Biển Ðông.

Theo các tin tức gần đây, Việt Nam đã chọn mua hỏa tiễn phòng không Spyder do công ty quốc phòng Rafael của Israel sản xuất thay vì mua hệ thống Pansir-S1 của Nga. Hỏa tiễn phòng không Spyder có 2 phiên bản tầm cực gần Spyder-SR và tầm trung, không thấy chi tiết cho biết Việt Nam chọn mua thứ nào hoặc cả hai và số lượng bao nhiêu.

Theo nhà sản xuất Rafael, Spyder-SR được đánh giá là mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn hiệu quả, có khả năng cơ động cao nó có thể tiêu diệt được các mục tiêu bay tầm thấp như máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, phương tiện bay không người lái và các loại vũ khí dẫn đường.

Rafael nói rằng Spyder-SR là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ các mục tiêu quan trọng cũng như xây dựng hệ thống phòng không toàn diện. Spyder-SR có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách từ 1km đến 20km ở độ cao từ 20m dến 9,000 mét. Ðây là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Israel hiện nay, mỗi hệ thống được trang bị 4 tên lửa đất đối không Derby và Python-5.

Theo báo điện tử Army Regconition, hệ thống phòng không tầm trung Spyder của Israel cùng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 của Nga và hệ thống radar cảnh giới tầm thấp 36D6 sẽ là xương sống của lực lượng phòng không Việt Nam trong tương lai.

Ngoài Irael, bốn quốc gia khác đã mua hệ thống Spyder là Georgia, Peru, Singapore, Việt Nam. Philippines cũng đã thăm dò mua thứ này từ năm 2013 nhưng chưa thấy có gì chính thức. (TN)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Nhiều 'vật thể lạ' rơi xuống Tuyên Quang, Yên Bái
Saturday, January 2, 2016 4:12:55 PM


YÊN BÁI (NV) - Sau một tiếng nổ lớn trên không, nhiều “vật thể lạ” bằng hợp kim,
hình cầu xuất rơi xuống vườn nhà người dân ở cả 2 tỉnh miền núi phía Bắc là Yên Bái và Tuyên Quang.

Image
“Vật thể lạ”' rơi xuống ở Tuyên Quang. (Hình: VTC News)

Sự việc kể trên khiến rất nhiều người dân tò mò, và theo VTC News, rất nhiều người cùng nhau tỏa đi tìm.

Báo này cho hay, sự kiện kể trên xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng ngày 2 Tháng Giêng tại xã Báo Đáp và Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Người dân giật mình nghe thấy tiếng rầm rầm như sấm trên trời dù trời không hề có mưa.

VTC News tường thuật: “Tại nhà vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1, xã Tân Đồng, người dân và lực lượng dân quân xã Tân Đồng đã tìm thấy một vật hình tròn đường kính khoảng 40cm.”

Cũng trong khoảng thời gian này, người dân xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang nghe thấy 3 tiếng nổ lớn trước khi phát hiện một vật thể lạ hình tròn nằm ở bãi đất trống ở thôn Nà Giang, cách khu dân cư vài trăm mét.

Công an xã Tân Mỹ cho biết có tiếng nổ lớn trước khi phát hiện vật thể lạ.

Theo công an xã Tân Mỹ mô tả, “Vật thể lạ có vỏ bằng kim loại, đường kính gần 100cm. Hiện vụ việc đang được điều tra.”
Image
Vật thể này được cho là lạ đã rơi xuống vườn nhà bà Trần Thị Lợi ở thôn 1 xã Tân Đồng, Trấn Yên, Yên Bái. (Hình: VTC News)

Báo Dân Trí dẫn lời bà Nguyễn Thị Tuyến, nhà cách nơi xảy ra vụ việc 17km cho biết: “Mặc dù nhà tôi ở khá xa, nhưng vào lúc 6 giờ 30 sáng nay tôi đã nghe thấy mấy tiếng nổ rất to. Ngay sau đó, nhân dân trong vùng đến xem thì thấy 1 vật thể lạ hình cầu, có đường kính khoảng 80-100cm nằm cạnh bờ suối. Công an và chính quyền địa phương đã phong tỏa hiện trường không cho người dân đến lại gần.”

Cũng theo báo Dân Trí dẫn lời ông Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam cho biết Bộ Quốc Phòng đã nắm được thông tin về hiện tượng lạ xảy ra tại Yên Bái, Tuyên Quang và đang cho tiến hành điều tra. (KN)
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm ‘Giấc mơ Trung Hoa’
Sunday, January 3, 2016 2:05:46 PM

BẮC KINH (NV) - Đó là nhận định của nhiều người sau khi Trung Quốc loan báo cải tổ quân đội để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”
và một tàu đánh cá của Việt Nam bị đâm nát trên biển Đông.

Image
Tàu QNg 98459 bị biến dạng sau khi bị “tàu nước ngoài to hơn gấp bốn, năm lần đâm liên tục.”

Trong vòng mươi ngày cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Trung Quốc đưa ra hàng loạt tuyên bố và hành động mà theo giải thích của ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc là nhằm thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” - đưa Trung Quốc trở thành một “đại cường quân sự”: Tuyên bố đóng hàng không mẫu hạm mới. Tuyên bố thành lập bộ phận tổng chỉ huy lục quân, thành lập binh chủng hạt nhân, thành lập các đơn vị yểm trợ tác chiến. Đưa giàn khoan 981 quay trở lại thăm dò - khai thác dầu khí ở biển Đông...

Chủ tịch nhà nước Trung Quốc giải thích việc cải tổ quân đội là nhằm gia tăng khả năng quân sự để có sức mạnh áp đảo không chỉ ở Châu Á mà có thể đương đầu với phương Tây. Ông ta khẳng định đó là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Song song với những hành động và tuyên bố vừa kể, tại biển Đông, ngay trong ngày đầu tiên của năm 2016, tàu đánh cá mang số hiệu QNg 98459 của ông Huỳnh Văn Thạch, 69 tuổi, ngụ ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam đã bị một “tàu nước ngoài to hơn gấp bốn, năm lần đâm chìm” ở vị trí cách đảo Cồn Cỏ, thuộc tỉnh Quảng Trị chỉ chừng 70 hải lý.

11 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 98459 đã được các ngư dân khác cứu cả người lẫn tàu và đưa về Đà Nẵng hôm 2 Tháng Giêng.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, một trong 11 ngư dân trên tàu QNg 98459 kể với tờ Tuổi Trẻ rằng, trưa ngày 1 Tháng Giêng, tàu của ông bị “một con tàu số hiệu rất dài” đâm liên tục cho đến khi chìm. Những cú đâm liên tục đã hất tám trong số 11 ngư dân văng xuống biển. Nửa tiếng sau, một số tàu đánh cá khác của ngư dân Việt Nam mới xúm lại giúp vớt người, bơm nước ra khỏi con tàu đang chìm rồi đưa cả người lẫn con tàu bị đâm nát bét vào bờ.

Theo tờ Tuổi Trẻ thì tàu QNg 98459 có một vết nứt lớn ngang hông, toàn bộ cabin bị sập. Những người góp vốn cho tàu QNg 98459 ra khơi đánh cá khóc ròng vì không biết sẽ tìm đâu ra tiền để trả nợ mua tàu, mua ngư cụ.

Cho đến nay, ngư dân Việt Nam vẫn được chính quyền Việt Nam khuyến khích, thậm chí cổ vũ ra biển để giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông bằng cả tài sản lẫn tính mạng của họ.

Đã hơn một tháng tính từ ngày ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm phụ bếp trên tàu đánh cá số hiệu QNg 95861 bị bắn chết ở quần đảo Trường Sa nhưng giới hữu trách tại Việt Nam vẫn chưa xác định được hai chiếc ca nô chở những kẻ lạ mặt có vũ trang, tấn công con tàu này hôm 28 Tháng Mười Một năm 2015 là của quốc gia nào.

Ông Bùi Văn Cu, thuyền trưởng tàu QNg 95861 kể với báo giới rằng, tàu của ông bị hai ca nô không rõ quốc tịch tấn công vào chiều 28 Tháng Mười Một, lúc đang thả neo gần bãi đá Suối Ngọc để ngư dân lặn tìm hải sản. Bãi đá Suối Ngọc cách bãi đá Vành Khăn - đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo khoảng 29 hải lý.

Khi ba trong số tám kẻ lạ mặt có vũ trang nhảy sang tàu QNg 96851, sợ bị cướp ngư cụ và cướp hải sản, ông Bảy đã dùng dao chặt đứt dây neo tàu để ông Cu lái tàu chạy trốn. Cũng vì vậy, một trong ba kẻ tấn công đã bắn chết ông Bảy. Ông Cu lao tới giật súng, vật ngã kẻ bắn chết ông Bảy, xô y xuống biển. Hai tên còn lại nhảy về ca nô của chúng. Ông Cu lái tàu bỏ chạy. Đến khi trời sụp tối, ông Cu mới cho tàu quay trở lại để đón những ngư dân của tàu, trước đó đã rời khỏi tàu để lặn tìm hải sản và đang lênh đênh trên hai chiếc thúng.

Ông Cu nhấn mạnh ông chỉ xác định được hai ca nô và những kẻ tấn công không phải là người Việt. Do hốt hoảng, ông không thể xác định được quốc tịch của chúng.

Đáng lưu ý là sau đó, báo chí Việt Nam được cung cấp một “báo cáo” của anh ruột thuyền trưởng QNg 95861. Ông này không ở trên tàu nhưng “trình báo” với giới hữu trách là hai ca nô đã tấn công QNg 95861 là “ghe của ngư dân Philppines”.

Một số facebooker có bạn bè ở Philippines đã liên lạc với họ để tìm hiểu và loan báo: (1) Giống như Việt Nam, Philippines cấm ngư dân của họ tự vũ trang. (2) Vào lúc này, do tình hình biển Đông căng thẳng, Philippines không cho ngư dân đánh cá xa bờ.

Thời gian dẫu chỉ một tháng nhưng cũng đủ để khiến sự kiện tàu QNg 95861 bị hai ca nô chở những kẻ lạ mặt có vũ trang tấn công ở quần đảo Trường Sa, khiến ông Trương Đình Bảy thiệt mạng rơi vào quên lãng.

Không rõ ngư dân Việt với những con tàu đánh cá nhỏ nhoi có còn giong tàu ra khơi để giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông trước “giấc mơ Trung Hoa” của Trung Quốc hay không? (G.Đ)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Trung Quốc tiếp tục khẳng định tham vọng độc chiếm Biển Đông
Wednesday, January 6, 2016 3:09:00 PM

Bất chấp phản đối và khuyến cáo của nhiều quốc gia, Trung Quốc tiếp tục điều động phi cơ thử hạ và cất cánh
tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Image
Một trong hai phi cơ dân sự của Trung Quốc thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.
(Hình: Tân Hoa Xã)

Ngày 6 Tháng Giêng, Trung Quốc đã điều động hai phi cơ dân sự lần lượt thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Theo Tân Hoa Xã thì hai phi cơ này cất cánh từ phi trường Hải Khẩu trên đảo Hải Nam, bay khoảng 1,000 cây số đến phi trường trên bãi đá Chữ Thập, hạ cánh tại đó rồi cất cánh quay về. Thời gian cho mỗi lượt bay là hai tiếng.

Trước đó bốn ngày, hôm 2 Tháng Giêng, Trung Quốc đã từng cho một phi cơ dân sự thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập và ngay sau đó đã có nhiều quốc gia chỉ trích kịch liệt hành động này.

Ngày hôm đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Công hàm cho rằng, hành động của Trung Quốc trái với các thỏa thuận giữa hai bên, vi phạm Tuyên Bố Về Ứng Xử Của Các Bên Ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam yêu cầu chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines thì tuyên bố, hành động của Trung Quốc đã khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn. Còn ngoại trưởng Nhật nhấn mạnh, Nhật “không thể chấp nhận” việc Trung Quốc hành động như thế, đặc biệt là khi cộng đồng quốc tế đã khuyến cáo Bắc Kinh không nên đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông, đặt cộng đồng quốc tế trước những chuyện đã rồi như bồi đắp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành những đảo nhân tạo và biến chuỗi đảo nhân tạo này thành căn cứ quân sự.

Kế đó, ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, lặp lại đề nghị mà Hoa Kỳ từng nhiều lần nêu ra với Trung Quốc, đó là Trung Quốc nên ngưng các hoạt động nhằm quân sự hóa vùng biển mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Đài Loan. Theo ông Kirby, việc Trung Quốc cho phi cơ thử hạ và cất cánh trên phi đạo vừa mới hoàn tất ở bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, đã khiến cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bất ổn hơn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho rằng, các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nên thảo luận để đạt đến một thỏa thuận về những hành động mà các bên “cùng có thể chấp nhận” tại khu vực đang có tranh chấp.

Sau khi đáp lại công hàm phản đối của Việt Nam rằng, việc cho phi cơ thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập là tất nhiên và chính đáng bởi Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi tại quần đảo Trường Sa và các vùng biển quanh đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng khuyên Hoa Kỳ nên tỏ ra có trách nhiệm, khách quan bằng những phát biểu thật sự có lợi cho hòa bình và sự ổn định của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn thách thức Thượng Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, người vừa mới công khai bày tỏ sự thất vọng khi chính phủ Hoa Kỳ không tiếp tục thực hiện những cuộc tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, rằng ông và những người lo ngại cho tự do lưu thông ở Biển Đông hãy đưa ra những bằng chứng chứng minh tự do lưu thông đang bị đe dọa. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh, tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Tự do lưu thông cả trên biển lẫn trên không theo luật pháp quốc tế không hề bị đe dọa. Cần nói thêm rằng, một số viên chức quốc phòng của Hoa Kỳ khẳng định, Hoa Kỳ không hề ngưng mà chỉ chưa xác định lúc nào sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Đông.

Tại quần đảo Trường Sa, ngoài phi đạo dài 3,000 mét trên bãi đá Chữ Thập, Trung Quốc còn hai phi đạo trên hai đảo nhân tạo khác. Các phi đạo đó đủ cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, vận tải cơ quân sự cất và hạ cánh. Điều này sẽ giúp quân đội Trung Quốc dễ dàng duy trì sự hiện diện cả trên biển lẫn trên không.

Đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia an ninh và quốc phòng tin rằng, Trung Quốc có thể sớm tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Theo những chuyên gia này, hành động mới nhất của Trung Quốc, qua việc cho phi cơ thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập, chứng tỏ Trung Quốc vẫn tuần tự tiến hành kế hoạch kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Chắc chắn Trung Quốc sẽ đưa các phi cơ quân sự đến những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng xong. Các căn cứ quân sự mà Trung Quốc thiết lập tại Biển Đông sẽ là nơi trú đóng cho các phương tiện quân sự, hậu thuẫn cho tuyên bố thiết lập ADIZ và cuối cùng là hỗ trợ cho yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. (G.Đ.)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cá chết hàng loạt, dân làng cá bè Đồng Nai trắng tay
Thursday, January 7, 2016 3:13:35 PM

ĐỒNG NAI (NV) - Chỉ sau một đêm, hơn 100 hộ nuôi cá bè trên sông Cái, thành phố Biên Hòa,
trắng tay do toàn bộ các bè cá nuôi chuẩn bị bán Tết Bính Thân chết hết do... “mật độ nuôi cá quá dày.”

Image
Người dân phải vớt cá chết đi tiêu hủy. (Hình: VNExpress)

Truyền thông Việt Nam loan tin, đã qua hai ngày cao điểm, nhưng cá của nhiều hộ nuôi ở làng bè Tân Mai với hơn 200 bè nằm kéo dài khoảng một cây số trên sông Cái, một nhánh sông Đồng Nai, vẫn tiếp tục chết.

Chị Bùi Thị Ngoãn (33 tuổi), từ Nam Định vào làng bè Tân Mai nuôi cá gần một năm, tích góp và vay mượn thêm người thân đầu tư cho vựa cá gần một tỷ nghẹn ngào nói: “Trắng tay rồi, Tết này coi như không còn gì. Chỉ còn vài ngày nữa là tôi bán suất cá đầu tiên mà bỗng dưng cá chết sạch.”

Cách lồng bè nhà chị Ngoãn chừng 20 mét, 15 tấn cá ước tính chừng 700 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Dương (42 tuổi) cũng “ra đi” trong vòng một đêm, trong đó, 10 tấn cá chép, diêu hồng, trắm, đang chờ bán, còn 5 tấn cá giống nuôi vỗ béo.

“Lứa cá nuôi gần tám tháng, đang chờ ngày bán Tết để chi trả nợ nần tiền thức ăn. Thay bằng bắt cá đi bán như mọi năm, tôi phải xúc cá vào bao tải cho xe chở đi đổ mà không đành,” ông Dương buồn bã nói.

Chị Ngoãn cho biết, mấy ngày trước làng bè cũng có cá chết nhưng ít, không đáng kể. Nhưng đêm 3 Tháng Giêng, nước trong bè đột nhiên đổi màu đen, bốc mùi, cá có dấu hiệu ngộp thở, liên tục ngoi lên mặt đớp khí. Mọi người thức trắng đêm chạy máy sủi bọt và làm nhiều cách để cứu cá nhưng nó cứ từ từ nổi lên.

Đến sáng, cả làng bè chỉ còn một màu trắng toát, cá trương bụng nổi lềnh bềnh kín lồng bè. Mọi người phải gom xác cá bỏ vào bao, bán cho những người nuôi cá trê hoặc nuôi heo làm thức ăn với giá 2,000 đồng/ký. Bán không hết, một số người thuê xe tải chở đi đổ hoặc vứt trôi sông.

Hơn 10 năm nuôi cá bè ở dòng sông này, ông Dương cho biết, đây là lần đầu tiên bị thiệt hại nặng nề như vậy.

Phòng kinh tế hạ tầng Biên Hòa phối hợp cùng ủy ban xã Hiệp Hòa xuống làng bè để thống kê thiệt hại, bước đầu xác định có 215 hộ dân có cá chết với mức độ khác nhau, tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn chục tỷ đồng.

Chiều 6 Tháng Giêng, công an tỉnh Đồng Nai cùng Cục Cảnh Sát Môi Trường đã khảo sát đoạn sông cá chết hàng loạt, điều tra nguyên nhân.

“Trước khi cá chết có biểu hiện lờ đờ, ngoi đầu do hàm lượng ôxy trong nước giảm thấp. Nguyên nhân có thể do nguồn nước bị ô nhiễm nặng,” một cán bộ Cục Cảnh Sát Môi Trường nói.

Thế nhưng, sáng ngày 7 Tháng Giêng, trả lời VNExpress, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Nguyên nhân là do mật độ nuôi cá quá dày đặc. Thêm vào đó, các hộ dân cho cá ăn các loại thức ăn không bảo đảm vệ sinh và chế độ ăn tăng cường đã làm phát sinh một lượng lớn vi khuẩn có hại trong nước làm cá chết.”

Tuy nhiên, người nuôi cá địa phương không đồng tình với lý do mà Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai đưa ra, và khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nước xả thải gây ô nhiễm dòng nước từ các nhà máy.

Theo họ, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại địa phương này. Vào các năm 2011, 2014, cá bè nơi đây cũng đã chết hàng loạt do nước thải từ các nhà máy lân cận gây ô nhiễm nguồn nước. (Tr.N)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Việt-Trung: Việt Nam chuẩn bị chuyển từ ‘đối thoại’ sang ‘đối đầu’
Friday, January 8, 2016 2:22:48 PM

Tuy giới lãnh đạo Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc sẽ “đối đầu” với Trung Quốc song dựa trên một số nguồn tin,
báo chí ngoại quốc bắt đầu đề cập đến điều này.

Image
Một trong năm tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua và đã nhận từ Nga. (Hình: VTC)

Tờ The Sydney Morning Herald của Úc vừa cho biết, theo thông tin thì Việt Nam đang chuẩn bị đưa một trong năm tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua (tổng cộng sáu chiếc) và đã nhận từ Nga vào biển Đông. Chiếc tàu ngầm đó sẽ tuần tra tại khu vực mà Việt-Trung đang có tranh chấp về chủ quyền.

The Sydney Morning Herald dẫn ý kiến của Carl Thayer - một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, cho biết, các tàu ngầm của Việt Nam có thể gây ra những khó khăn đáng kể cho Trung Quốc khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng chuỗi căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa.

The Sydney Morning Herald dẫn lại tuyên bố của một viên chức Việt Nam với Reuters hồi năm ngoái rằng, dù không muốn xung đột với Trung Quốc nhưng Việt Nam đã và đang chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất.”

Hồi trung tuần tháng trước, Reuters từng có một bài viết đề cấp đến việc Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự để đối mặt với Trung Quốc. Hãng này cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị toàn diện nhằm đối phó với chiến tranh, không để rơi vào thế bị động trước những tình huống bất ngờ.

Theo Reuters thì các viên chức và sĩ quan cao cấp của Việt Nam xác nhận, thực tế đã khiến sự chuẩn bị của Việt Nam vượt xa hơn dự kiến. Những đơn vị quân đội, đặc biệt là những đơn vị đang trấn đóng ở khu vực giáp với biên giới của Trung Quốc đã được đặt trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu.”

Mới đây, trên wsws.org - một trang web vốn thuộc loại thiên tả, ông John Braddock đã điểm lại nhiều sự kiện trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Nhật, Việt Nam-Ấn để chứng minh, Việt Nam đã có kế hoạch cho chiến tranh và đang trong quá trình tái vũ trang lớn nhất, tính từ sau năm 1975.

Ngoài những hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật, Ấn, Việt Nam chủ động mua thêm chiến đấu cơ, tàu ngầm, chiến hạm, phi cơ tuần thám, trực thăng vũ trang, radar, các loại hỏa tiễn từ Nga, Israel, châu Âu, Hoa Kỳ. Quân đội Việt Nam hiện có khoảng 450,000 quân nhân hiện dịch và Việt Nam đã bắt đầu sản xuất vũ khí cá nhân theo công nghệ của Israel để trang bị cho lực lượng này. Chưa kể Việt Nam còn mua lại công nghệ của Israel và Châu Âu để nâng cấp các thiết giáp cũ do Nga sản xuất. Quốc Hội Việt Nam cũng mới thông qua luật nghĩa vụ quân sự mới. Nâng thời gian bắt buộc tại ngũ từ 18 tháng lên hai năm.

Tuy nhiên theo ông Braddock, dù chuẩn bị thế nào thì giới lãnh đạo Việt Nam cũng vẫn chưa thoát ra khỏi đám bùng nhùng, đó là muốn nghiêng về phía Hoa Kỳ nhưng vẫn chưa phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ và sự lệ thuộc sâu vào Trung Quốc về kinh tế. (G.Đ)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

26 tổ chức đề nghị quốc tế yêu cầu phóng thích ông Đài và bà Hà
Sunday, January 10, 2016 1:42:19 PM

26 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên toàn thế giới vừa gửi một thư chung đề nghị cộng đồng quốc tế yêu cầu Việt Nam
phóng thích ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà.

Image
Ông Nguyễn Văn Đài. (Hình: facebooker Lê Anh Hùng)

Những tổ chức quốc tế này có trụ sở tại nhiều nơi ở Châu Âu, Châu Mỹ, kể cả Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan.

Ông Đài, 47 tuổi và bà Hà, 34 tuổi bị an ninh Việt Nam bắt giữ hôm 16 Tháng Mười Hai năm ngoái với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước.” Ông Đài là một trong những sáng lập viên Hội Anh Em Dân Chủ còn bà Hà, một giáo viên là quản trị viên của tổ chức này.

Mục tiêu Hội Anh Em Dân Chủ là thực hiện tất cả các biện pháp ôn hòa để cổ xúy cho nhân quyền, vận động dân chủ hóa Việt Nam và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Không có nhiều thông tin về bà Hà còn ông Đài là một người trước nay vẫn được cộng đồng quốc tế quan tâm một cách đặc biệt. Ông Đài vốn là một thành viên của Đoàn Luật Sư Hà Nội. Do tổ chức các buổi tọa đàm về những yếu tố căn bản của một xã hội tự do, tôn trọng pháp quyền, năm 2007, ông Đài và một đồng nghiệp (bà Lê Thị Công Nhân) bị bắt, bị truy tố ra tòa vì “tuyên truyền chống nhà nước.” Ông Đài bị phạt bốn năm tù và bốn năm quản chế. Cả ông Đài lẫn bà Nhân cùng bị loại khỏi Đoàn Luật Sư Hà Nội.

Sau khi được trả tự do vào năm 2011, ông Đài tiếp tục các hoạt động vận động cho dân chủ, nhân quyền và được xem là một nhân vật hoạt động không mệt mỏi để “trợ giúp pháp lý cho những người bị gạt ra bên lề xã hội và dễ bị tổn thương nhất.” Đó cũng là lý do ông trở thành một trong những người bị theo dõi thường xuyên, vô cớ bị sách nhiễu, hành hung.

Vụ hành hung gần nhất xảy ra khoảng mười ngày trước khi ông Đài bị bắt trở lại với cùng cáo buộc giống như trước đó tám năm: “Tuyên truyền chống nhà nước.” Ngày 6 Tháng Mười Hai năm ngoái, sau khi tham dự buổi họp mặt nhân dịp Ngày Nhân Quyền Quốc Tế, ông Đài bị một nhóm người lạ mặt tấn công, đánh đập tàn nhẫn, cướp sạch tư trang. Khi thương tích từ lần tấn công này chưa lành thì ông Đài bị khởi tố, tư gia bị lục soát và bị bắt giữ.

Cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã cùng lên tiếng, yêu cầu Việt Nam phóng thích ông Đài và bà Hà. Vụ bắt giữ ông Đài và bà Hà xảy ra ngay sau khi đại diện Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu vừa hoàn tất buổi đối thoại thường niên về nhân quyền. Giới hoạt động cho nhân quyền trên thế giới xem đây là một hành động tráo trở mà Việt Nam thường xuyên thực hiện. Đại diện tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) nhận định, Việt Nam biết đối thoại nhân quyền diễn ra mỗi năm một lần và ngay sau đối thoại, họ tiếp tục sử dụng những chiến thuật hung hãn để đàn áp như chúng ta từng thấy.

Hồi hạ tuần Tháng Mười Hai năm ngoái, ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhấn mạnh, Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại về sự kiện ông Đài và bà Hà bị bắt. Ông Kirby nhấn mạnh, Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam phải bảo đảm rằng hành động và luật pháp của Việt Nam phải tương ứng với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm. Ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định, Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể làm chứ không bỏ cuộc.

Theo một thống kê của HRW, tại Việt Nam, hiện có ít nhất 130 tù nhân lương tâm. (G.Đ)
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Chống Trung Quốc, Việt Nam muốn mua chiến đấu cơ Tây Phương
Wednesday, January 13, 2016 3:57:31 PM

WASHINGTON (National Interest) – Việt Nam đang thương lượng với các quốc gia Tây Phương để mua một số máy bay quân sự
bao gồm máy bay chiến đấu, tuần tra biển và máy bay không người lái để phòng thủ chống Trung Quốc.


Image
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon FRG 4 của Không Quân Hoàng Gia Anh. (Hình RAF via Wikipedia)


Hành động này nằm trong chiến lược của Hà Nội muốn giảm bớt lệ thuộc vào Nga về vũ khí và trong thực tế nhắm tới khả năng răn đe hơn là phải có chiến tranh với Trung Quốc.

Theo tin của phóng viên Reuters ở Á Châu, Việt Nam đã có những cuộc thảo luận với các nhà sản xuất chiến đấu cơ Saab JAS-39E/F Gripen của Thụy Điển, Eurofighter Typhoon của Liên Âu, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon và Boeing F/A 18E/F Super Hornet của Hoa Kỳ. Cũng có sự chú ý đến kiểu máy bay chiến đấu hạng nhẹ F/A-50 do Nam Hàn hợp tác phát triển với Lockheed.

Nếu đạt thỏa thuận, Việt Nam có thể mua tới hàng trăm máy bay chiến đấu để thay thế phi đội 144 máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-21 Fishbed và 38 máy bay oanh kích Sukhoi Su-22 Fitter đã lỗi thời. Những máy bay mới sẽ bổ sung cho phi đội máy bay tiêm kích “Flanker” (tên gọi của NATO) do Nga chế tạo. Không quân Việt Nam hiện có khoảng 20 chiếc Sukhoi Su-27 Flanker và 36 chiếc Su-32 Flanker kiểu mới hơn kể cả 4 chiếc mới đặt mua của Nga.

Mặc dù mối quan hệ tốt đẹp giữa Hà Nội và Washington trong những năm gần đây và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ vừa đến thăm Việt Nam hồi tháng 6 năm ngoái, nhưng việc mua máy bay chiến đấu của Mỹ có lẽ sẽ còn là một đoạn đường xa. Do đó theo Reuters, máy bay chiến đấu của Âu Châu như Typhoon có lợi thế dễ bán được hơn.

Nhưng không chỉ có máy bay chiến đấu, trong sự tranh chấp trên biển với Trung Quốc, Việt Nam cần các máy bay tuần tra biển và do thám điện tử để phát hiện đối phương như loại máy bay hai động cơ bán phản lực Saab 340 hoặc Saab 2000 của Thụy Điển.

Việt Nam đã thương lượng mua máy bay tuần tra biển Airbus C-295 của Âu Châu, Sea Hercule – phiên bản C-130 của Lockheed, và Boeing cũng chào hàng P-8 Poseidon loại không có trang bị chống tầu ngầm.

Ngoài ra Hà Nội muốn có máy bay không người lái để tuần phòng duyên hải nhưng chưa rõ muốn mua của nước nào.Tuy nhiên trong tình thế căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục không giảm bớt, chắc chắn Việt Nam sẽ thăm dò tất cả mọi phương án và như vậy càng ngày Hà Nội sẽ phải xích đến gần Washington hơn nữa. (HC)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Trung Quốc bày thêm trò mới tại biển Đông
Friday, January 15, 2016 2:03:47 PM

Tân Hoa Xã cho biết, chính quyền “thành phố Tam Sa” đã soạn xong kế hoạch kêu gọi tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng
trên những hòn đảo ở biển Đông.

Image
Nhóm du khách đầu tiên được Trung Quốc đưa đến “du lịch” tại “thành phố Tam Sa.” (Hình: Tân Hoa Xã)

Tam Sa là tên một “thành phố” được Trung Quốc thành lập vào Tháng Bảy năm 2012. Thành phố này thuộc tỉnh Hải Nam và bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cùng với tất cả các bãi đá nằm trong phạm vi mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại biển Đông. Thủ phủ của “thành phố Tam Sa” được đặt tại đảo Phú Lâm mà Trung Quốc cưỡng đoạt của Việt Nam hồi Tháng Giêng năm 1974 khi thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Qua Tân Hoa Xã, ông Phùng Văn Hải, một phó thị trưởng của “thành phố Tam Sa,” giới thiệu kế hoạch vừa kể (xây dựng Trung Tâm Cấp Cứu về Y Tế và Hàng Hải, kéo cáp quang và phủ sóng wifi trên tất cả các đảo, bãi đá có hay không có người ở,...) và nói thêm, kế hoạch mang tên “chương trình đối tác công-tư” này sẽ được thực hiện ngay trong năm nay. Cũng theo lời ông Hải thì kể từ năm nay, Trung Quốc sẽ thiết lập một đường bay, thường xuyên thực hiện các chuyên bay đưa người đến “thành phố Tam Sa.”

Bất chấp các đề nghị, khuyến cáo, phản đối của cộng đồng quốc tế về việc thay đổi hiện trạng biển Đông, khiến tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á càng lúc càng căng thẳng, chưa kể sự lo ngại Trung Quốc độc chiếm biển Đông, xâm hại quyền tự do lưu thông cả trên biển lẫn trên không trong khu vực này càng ngày càng lớn, Trung Quốc vẫn tiếp tục bày ra đủ chiêu, đủ trò để từng bước củng cố cho yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông.

Sau khi bồi đắp bảy bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, Trung Quốc ráo riết xây dựng hạ tầng trên chuỗi đảo nhân tạo đó. Trong khi các không ảnh được chụp từ vệ tinh cho thấy, hạ tầng trên chuỗi đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở quần đảo Trường Sa là hạ tầng của các căn cứ quân sự và chỉ có một cách lý giải, đó là các cảng, phi trường, công sự, nhà kho mà Trung Quốc đã và đang xây dựng chính là nhằm hỗ trợ cho mục tiêu khống chế toàn bộ biển Đông bằng cả Hải Quân lẫn Không Quân thì Trung Quốc thản nhiên giải thích, hệ thống đảo nhân tạo và những công trình trên đó chỉ nhằm... nghiên cứu khoa học, thực thi nghĩa vụ quốc tế (cứu nạn hoặc hỗ trợ cứu nạn khi xảy ra thảm họa, thiên tai trong khu vực). Trung Quốc cũng liên tục trấn an cộng đồng quốc tế rằng, Trung Quốc tôn trọng quyền tự do lưu thông và sẽ làm hết sức để bảo vệ các quyền đó. Thế nhưng ngay sau đó các Đài Kiểm Soát Không Lưu mà Trung Quốc vừa thiết lập tại biển Đông đã ra lệnh cho các phi cơ của Philippines, Hoa Kỳ đang thực hiện các phi vụ tuần thám ở biển Đông phải báo cáo vì “xâm nhập không phận của Trung Quốc” và yêu cầu những phi cơ này phải “rút ra ngay lập tức.”

Kế đó, Trung Quốc tổ chức xây dựng các hải đăng trên một số đảo nhân tạo. Xây dựng tổng kho nhiên liệu trên đảo Phú Lâm. Tổ chức cho các “phi cơ dân dụng” thử hạ và cất cánh tại phi trường trên bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Các chuyên gia an ninh-quốc phòng đã liên tục cảnh báo, những việc Trung Quốc đã và đang làm tại biển Đông không phải là tùy hứng. Trung Quốc có một kế hoạch toàn diện và đang tuần tự thực hiện kế hoạch độc chiếm toàn bộ biển Đông. Khi kế hoạch này hoàn tất, cộng đồng quốc tế sẽ bị đặt trước “một chuyện đã rồi.” (G.Đ)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Nông dân Việt Nam đi từ nghèo tới mạt
Saturday, January 16, 2016 4:31:21 PM


HÀ NỘI (NV) - Việt Nam vẫn xác định nông nghiệp là một trong những “trụ cột của nền kinh tế” (chiếm 20% GDP) song năm vừa qua,
tốc độ tăng GDP của lĩnh vực này thấp đến mức đáng ngạc nhiên.

Image
Được mùa nông dân cũng méo mặt. Năm 2015, tốc độ tăng GDP của nông nghiệp Việt Nam tiếp tục giảm tới mức chưa từng có
trong vòng năm năm vừa qua. (Hình: TBKTSG)

Trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2015, Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam cho biết, tốc độ tăng GDP của nông nghiệp Việt Nam chỉ có 2.41%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng năm năm vừa qua.

Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp tiếp tục sụt giảm vì khả năng cạnh tranh càng ngày càng kém. Tất cả các nông sản xuất cảng đều giảm cả về số lượng lẫn giá trị. Bao gồm cả những loại nông sản được xem là “chiến lược” như gạo, thủy sản, cà phê.

Phương thức cạnh tranh duy nhất của Việt Nam trong xuất cảng nông sản là giảm giá. Phương thức này được xem là đã vượt quá khả năng chịu đựng của nông dân. Bởi nuôi, trồng thứ gì, loại nào cũng lỗ, thậm chí mực độ thua lỗ càng ngày càng lớn, nông dân thi nhau bỏ ruộng, phá vườn, lấp ao.

Điều này khiến các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản thiếu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa cung ứng cho cả thị trường nội địa lẫn xuất cảng. Cũng vì vậy, các khoản chi cho việc nhập cảng nông sản, thủy sản càng lúc càng lớn. Năm ngoái, riêng nhập cảng thủy sản, Việt Nam đã phải chi ra hơn một tỷ Mỹ kim.

Chi phí nhập cảng các loại nguyên liệu khác như đậu nành, bắp, hoặc rau củ, trái cây... làm thực phẩm cũng tăng vọt - tương đương bốn tỷ Mỹ kim, gấp 1.4 lần so với số Mỹ kim thu về nhờ xuất cảng gạo.

Nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo, bởi nông nghiệp là lĩnh vực nuôi sống khoảng 60% dân số Việt Nam. Khi sức cạnh tranh giảm, nông nghiệp xiêu vẹo, nông dân không thể sống, hậu quả về kinh tế và xã hội sẽ khó có thể lường nhưng chính quyền Việt Nam chỉ đưa ra các tuyên bố nghe thì rất kêu nhưng không có hiệu quả.

Chẳng hạn dù chính quyền Việt Nam liên tục giới thiệu hang loạt chính sách được tuyên truyền là “ưu đãi” nhằm phát triển “tam nông” (nông dân-nông thôn-nông nghiệp) nhưng năm 2000, đầu tư vào nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) chỉ chiếm 4.7% GDP, đến năm 2005 giảm xuống còn 3.1%, năm 2010 còn 2.4% và năm 2012 chỉ còn 1.6%,...

Hồi 2001, vốn đầu tư của ngoại quốc (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Cho dù Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm những quốc gia xuất cảng gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su... nhiều nhất thế giới nhưng đến năm ngoái, FDI vào nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn khoảng 1.46% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Một số chuyên gia khẳng định, giới đầu tư ngoại quốc không mặn mà với việc rót tiền đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam một phần vì Việt Nam thiếu chiến lược phát triển nông nghiệp một cách rõ rang, ổn định, phần khác vì hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính nhiêu khê và phải chi quá nhiều khoản phi chính thức. Chẳng hạn muốn nuôi, mổ, chế biến một con gà, doanh nghiệp phải nộp tới... 14 loại phí! Hoặc giấy phép kiểm dịch trứng chỉ có giá trị... một ngày, kiểm dịch trứng làm giá bán trứng... tăng thêm 50 đồng/trái. Việc gọi là kiểm dịch đối với mật ong và con giống trong lĩnh vực thủy sản chỉ được thực hiện theo kiểu “ngó qua, giao giấy rồi thu tiền”... Giới đầu tư ngoại quốc không dại để dấn vào một lĩnh vực có quá nhiều bất cập và phi lý như thế.

Đó cũng là lý do khiến nông dân Việt Nam đi từ nghèo tới mạt. Trực tiếp làm ra nông sản, thủy sản song cuộc sống của họ Việt Nam luôn luôn bấp bênh vì có tiêu thụ được sản phẩm hay không (?), bán được rồi thì tiền thu về có đủ bù cho những chi phí và công sức đã bỏ ra hay không là những chuyện họ không thể biết và cũng chẳng có ai bảo đảm. (G.Đ)
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

CSVN 'không có giới hạn tuổi' với chức tổng bí thư
Monday, January 18, 2016 4:40:10 PM

HÀ NỘI (NV) - Đại hội đảng CSVN sắp khai diễn từ giữa tuần này, mà trọng tâm ngã ngũ ai sẽ trở thành lãnh tụ chóp bu
của đảng nhiệm kỳ 2016-2020 mà đang có nhiều đồn đoán trái ngược nhau.

Image
Một người bán hàng rong đi ngang tấm quảng cáo đại hội đảng sắp diễn ra từ ngày 21 tháng 1, 2016. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Giới bình luận quốc tế về thời sự chính trị Việt Nam dù dè dặt cũng có hai ý kiến khác nhau về ai sẽ trở thành tổng bí thư đảng CSVN khi được loan báo vào ngày kết thúc kỳ đại hội đảng 12, dự trù ngày 28 tháng 1, 2016.

Nhưng nhìn chung họ có vẻ thấy hoặc đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ ở thêm một nửa hay một nhiệm kỳ nữa. Hoặc ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ từ ghế thủ tướng lên ghế tổng bí thư, một điều hiếm xảy ra trong hệ thống quyền lực chế độ Hà Nội.

Gần đây, rộ lên những tin đồn ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị phe cánh Nguyễn Phú Trọng hất văng ra khỏi hệ thống trung tâm quyền lực mà những trang mạng ảo mang danh ông Nguyễn Tấn Dũng hay bênh ông Nguyễn Tấn Dũng đã gay gắt đả phá những cáo buộc nhắm vào ông này nhiều thứ tội.

Nhưng nhìn những gì hé lộ qua những lời phát biểu trên báo chính chính thống hoặc bán chính thống của những kẻ có thẩm quyền trong đảng CSVN, ít nhất sự tham quyền cố vị của một hay một số những đã “quá tuổi nghỉ hưu” (65 tuổi) là một thực tế không thể chối cãi.

Hoặc là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nay đã 71 tuổi, hoặc cả 4 ông trong “tứ trụ triều đình đỏ” đều quá tuổi nghỉ hưu muốn ngồi lại nên từ Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ 12 tháng 5 năm ngoái, đã có những tin bắn tín hiệu là sẽ có “một số trường hợp đặc biệt” tức quá tuổi nghỉ hưu trong Bộ Chính Trị khóa XI “được giới thiệu” ra nắm chức chóp bu đảng tại Đại Hội Đảng XII.

“Tổng bí thư phải là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, phải là nhà lãnh đạo xứng tầm. Không có giới hạn về tuổi đối với chức danh này.” Ông Lê Quang Vĩnh, phó văn phòng Trung Ương Đảng CSVN được thuật lời trên tờ báo điện tử Zing hôm Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016.Vấn đề “chức danh chủ chốt” thuộc loại quá hạn tuổi được nói đi nói lại trong các kỳ họp trung ương đảng vào tháng 12 năm ngoái và lần họp cuối cùng vào đầu tuần trước. Hiện người ta chỉ được biết tin đã có một danh sách “được giới thiệu” vào Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, mà ông Lê Quang Vĩnh nói rằng “Trung ương đã xem xét một vài trường hợp đặc biệt và rất ít thôi.”

Giải thích về “Điều 13 Quyết định 244 quy định các đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính Trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính Trị,” ông Lê Quang Vĩnh nói trên Zing rằng, “Ngay cả việc rút hay không cũng do đại hội quyết định, đại hội có cho rút hay không chứ không phải là nguyện vọng của cá nhân. Muốn rút mà đại hội không cho thì cũng không được.”

Điều này gián tiếp xác nhận tình trạng đấu đá giành giật ghế, đặc biệt ghế tổng bí thư, đã được các phe phái kết bè kết cánh điều đình, thỏa hiệp, mua chuộc ngầm với nhau từ trước. Cuộc bầu bán chính thức vào đại hội đảng chỉ là hợp thức hóa một cuộc đấu đã đã ngã ngũ. Đấy là một kiểu “dân chủ tập trung” đặc thù của đảng CSVN.

Dư luận có vẻ chú ý đến sự tranh giành quyền lực, sự tham quyền cố vị của cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng trên hết, dù kẻ nào trở thành tổng bí thư, đảng CSVN vẫn chỉ là một đảng độc tài, tiếp tục ép buộc dân chúng đi theo ảo tưởng “xã hội chủ nghĩa” mà chính ông Nguyễn Phú Trọng có lần từng nhìn nhận “cả trăm năm nữa” chưa biết có tới chưa.

Dù ai sẽ giật được cái ghế tổng bí thư, Việt Nam vẫn sẽ đánh đu giữa Mỹ và Trung Quốc, giới bình luận quốc tế hầu như đều đồng ý với nhau điều này. Nền kinh tế của Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc và đại đa số người dân vẫn khốn khó.

Ngày 19 tháng 1, 2011, khi được đôn lên làm tổng bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài diễn văn “tri ân những người do quá tuổi đã không ứng cử vào ban chấp hành trung ương khóa mới để tạo điều kiện và cơ hội cho những người trẻ,” theo tường thuật của VietNamNet. Dịp này ông, “Xin ghi nhận đóng góp và nghĩa cử của các đồng chí và xin các đồng chí tiếp tục đóng góp cho đất nước.”

Tới lần ông đã quá tuổi phải về vườn để “tạo điều kiện và cơ hội cho những người trẻ” thì lại làm ngược những gì ông đã “tri ân.” Năm năm sau, theo tin tức chính thống cũng như các thứ tin “ngoài luồng,” ông Nguyễn Phú Trọng đã phải đấu đá kịch liệt để cố loại những kẻ tranh ghế tổng bí thư của ông.

Theo đúng điều lệ, cả ông và 7 người khác đã quá tuổi về hưu, phải rời khỏi Bộ Chính Trị từ khóa tới. Nhưng dù kết cục ra sao, những kẻ nào sẽ ngồi ở chóp bu quyền lực CSVN thì người dân vẫn phải sống “một cổ hai tròng,” nhân quyền, dân chủ thật sự sẽ không có. (TN)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Rùa Hồ Gươm chết, truyền thông Việt Nam rối loạn
Tuesday, January 19, 2016 1:14:14 PM

HÀ NỘI (NV) - Truyền thông tại Việt Nam trải qua “một phen rối loạn” trước tin rùa Hồ Gươm chết hôm 19 Tháng Giêng
khi các báo điện tử loan tin rồi được lệnh rút xuống rồi lại cho lên, trước một ngày diễn ra đại hội lần thứ 12 của đảng CSVN.

Image
Xác “cụ” rùa nổi trên Hồ Gươm.

Rùa Hồ Gươm, mà truyền thông trong nước thường gọi là “cụ rùa,” được người dân phát hiện nổi lên và bốc mùi hôi khoảng 5 giờ chiều ngày 19 Tháng Giêng. Hiện xác rùa đã được đưa vào đền Ngọc Sơn, khói hương nghi ngút.

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội xác nhận với truyền thông Việt Nam, “cụ” rùa Hồ Gươm đã chết. Ban Quản Lý Hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa “cụ” vào ven bờ, tiến hành lau qua cơ thể để đưa vào đền Ngọc Sơn.

Theo báo Thanh Niên, đây là một tin khá bất ngờ đối với nhiều người dân Hà Nội, bởi hình ảnh “cụ” rùa và Hồ Gươm từ lâu vẫn gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội.

Theo người dân sống tại phố Lý Thái Tổ, khoảng 5 giờ chiều, xác “cụ” rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước trụ sở báo Hà Nội mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Nhiều người dân cho là “cụ” đã chết đã hiếu kỳ tụ tập theo dõi.

Xác “cụ” rùa sau đó được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn. Nhiều lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có mặt tại đây, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội. Giáo Sư Hà Đình Đức, người được gọi là nhà rùa học cũng được mời tới hiện trường, “Khoảng 6 giờ chiều 19 tháng 1, Ban Quản Lý Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho tôi,” ông Đức nói.

Đến 7 giờ 15 tối, cổng đền Ngọc Sơn đóng kín, không tiếp khách tham quan. Bên trong khói hương nghi ngút. Trên bờ người dân xem rất đông cùng lực lượng công an rải ra tứ phía từ Đài Cảm Tử vòng qua khu Thủy Tạ đến trước quán cafe Lục Thủy, còn đông hơn cả người dân.

Ngay lập tức, đến 8 giờ 39 tối cùng ngày, các tờ báo chính thống của Việt Nam được lãnh đạo Bộ Thông Tin truyền thông chỉ đạo với nội dung: “Các cơ quan báo chí đưa tin ngắn, không có ảnh, không đăng trang nhất, tuyệt đối không suy diễn gây hoang mang dư luận...”

Năm 2011, “cụ” rùa Hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết lở loét trên thân trong hơn ba tháng. Sau đó được trả về môi trường tự nhiên trong hồ, nơi người ta đã thả nhiều cá để làm thức ăn. Khi đó, “cụ” rùa có chiều dài toàn thân là 185 cm, chiều rộng mai 100 cm, chiều dài đuôi là 35 cm, nặng 169 ký

Rùa Hồ Gươm là cá thể cái, được các nhà khoa học trong nước cho là loài hoàn toàn mới ở Việt Nam. Trong khi đó các nhà khoa học nước ngoài cho rằng rùa này có một đồng loại ở Đồng Mô, Hà Nội và 2 con khác ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Lần nổi lên gần đây nhất của rùa Hồ Gươm là vào trưa ngày 21 tháng 12, 2015. Khi đó, “cụ” rùa nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ. Hiện tại khu vực hiện trường nơi cụ rùa nằm đã được phong tỏa.


Xôn xao trên mạng xã hội



Tuy các báo ở Việt Nam đều đã loan tin trở lại về sự kiện rùa Hồ Gươm đã chết, nhưng trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhiều người cho rằng việc “cụ” rùa chết trước ngày khai mạc đại hội đảng CSVN là một điềm gở và cách mà Ban Tuyên Giáo Trung Ương muốn báo chí hạn chế loan tin này là sự mê tín của giới lãnh đạo Cộng Sản ở Việt Nam tuy nói là “vô thần.”
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests