Thời Sự, Bình Luân

phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Image

42 năm - Xin lỗi và Ghi ơn
Paulus Lê Sơn
(Danlambao) - Ngày này cách đây 42 năm đã xảy ra một trận chiến đẹp nhất trong những trận chiến từ sau 45 đến 75. Trận chiến đúng nghĩa của những anh hùng dân tộc đánh đuổi và bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc. Ngày 19.01.1974, 74 sĩ tử đã hiên ngang, oanh liệt mà chiến đấu với quân thù Trung Quốc, và chính ngày hôm ấy các anh đã phơi mình nơi xa trận để non nước vẹn toàn.

Chúng tôi là những người trai trẻ của thế hệ sau các anh. Một lời xin lỗi tới vong linh các anh và gia đình các anh tự đáy lòng vì một nỗi; chúng tôi đã không biết gì về sự hy sinh lớn lao của các anh dành cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam.

Chúng tôi không muốn đưa ra lý do để biện minh cho sự ‘’không biết’’ này về các anh. Nhưng phải nói, phải nói cho cụ thể. Thế hệ 8X như chúng tôi đây, học dưới mái trường XHCN. Họ nhồi nhét cho chúng tôi về những "trận chiến oanh liệt, hào hùng và vẻ vang của người cộng sản Bắc Việt chiến thắng ‘ngụy quân, ngụy quyền’". Họ nói về VNCH như là một sản phẩm của Hoa Kỳ, rất man rợ và tàn ác đối với nhân dân và dân tộc?.

Trong lịch sử chế độ XHCN đã ghim vào đầu chúng tôi được biết đến các anh như là bán nước, phản động, theo Mỹ. Họ ca ngợi Trung Quốc, Liên Xô, những người anh em XHCN đã trợ giúp cho họ đầy đủ quân lực nhu yếu phẩm trong cuộc chiến Bắc-Nam.

Họ đã nhồi sọ chúng tôi về tư tưởng Mác-Lê, đạo đức Hồ Chí Minh trong suốt phân nửa thời gian chúng tôi cắp sách tới trường từ mẫu giáo cho tới đại học. Thử hỏi, chúng tôi sẽ biết gì về các anh, về VNCH là một chính thể, một quốc gia và thế giới bên ngoài?

Họ không hề nói gì đến các cuộc chiến chống quân Trung Quốc mà điển hình như trận hải chiến năm 1974 các anh đã tưới máu cho đất Mẹ thêm nồng nàn tình yêu. Chúng tôi không biết về các anh đơn giản vì các anh là sĩ quan trong quân lực VNCH, và vì Trung Quốc là đồng chí tốt với thể chế cộng sản.

Anh linh các anh khôn thiêng chắc hiểu thấy chúng tôi tội nghiệp lắm? Chúng tôi giống như những sinh vật sống trong khung cửi của chủ nhân mà không biết gì về bên ngoài.

May mắn thay, nhờ Internet, nhờ Facebook, mạng xã hội. Chúng tôi biết có 74 anh hùng của dân tộc đã chết cho tổ quốc.

Trong suốt hơn 40 năm qua, các anh không được cái xã hội này, đất nước này dưới sự cai trị của cộng sản quan tâm. Một phần lỗi lớn do chính chúng tôi. Vì chúng tôi đang làm chủ đất nước này nhưng lại quá hèn nhát, quá sợ hãi, quá nhu nhược không dám lên tiếng để tri ân và ghi ơn các anh cùng thân nhân các anh.

Giờ đây, hiện tại những ngày tháng này, chúng tôi nhận thấy các anh trong dòng máu người Việt yêu nước, nhưng than ôi! để tỏ bày lòng thành kính, lời xin lỗi muộn màng cùng sự ghi ơn vội vã của những con người có thiện chí từ Bắc vào Nam mà họ đã chịu biết bao nguy hiểm.

Một đoàn người từ Sài Gòn còn sống về biển với một đoàn người đã chết nhưng đã bị chặn, bị cấm. Lẵng hoa gởi nơi xa các anh đang nằm đó nhưng lại bị nhà Quan phá nát. Nhà Quan nói với đoàn người còn sống đến tưởng niệm các anh hùng dân tộc bằng một câu ráo hoảnh, quyền lực mà thất đức với người chết cũng như kẻ còn sống. “Đây là chỉ thị của cấp trên xuống cho chúng tôi cấm các anh không được lên đây”. Vũng Tàu, hoa nát hương tàn, xót xa và tủi nhục cho kẻ còn sống cũng như người đã chết.

Không vì thế mà chúng tôi chùn bước, dù giặc thù mưu mô chước quỉ, chúng tôi vẫn tiến lên và ghi ơn các anh hùng nghĩa sĩ, chúng tôi trọn một lòng cho đất nước dân tộc như khi xưa các anh đã từng sống và từng chết cho quê hương.

Hồn thiêng sông núi tựa như nén hương lòng, nén hương lòng của tình yêu đất nước được khơi gợi từ cái chết anh dũng của các anh đã, đang âm ỉ và bùng cháy trong mỗi người thanh niên Việt Nam. Và họ đang biến nó thành hành động. Chống Trung Quốc diễn ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam từ đông sang tây, từ già đến trẻ, nam thanh nữ tú. Hy vọng những điều chúng tôi đang làm là để ghi ơn sự hy sinh của các anh.

Trước vong linh của các anh, chúng tôi, những người dân Việt Nam nguyện từ bỏ cả tính mạng như các anh để gìn giữ từng tấc đất mà mà cha ông để lại nếu quân thù hoặc tay sai của quân thù muốn xâm phạm.

Một phút Tưởng niệm 74 anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa 19.01.1974 để xin lỗi và ghi ơn, để lịch sử đất nước tạc trong tâm khảm những người dân Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo, để chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của người Việt Nam.

19.01.2016
Paulus Lê Sơn
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam :
Đấu đá giành chức lãnh đạo cao nhất


Image

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, hôm nay 20/01/2016, mở ra với phiên họp trù bị, ngày mai khai mạc chính thức và sẽ kết thúc vào 28/01. Đây là kỳ đại hội làm đã làm dấy lên trong giới quan sát chính trị trong và ngoài Việt Nam nhiều phán đoán sôi nổi nhất từ trước tới nay xung quanh việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo.


Hàng tháng trước Đại hội, các luồng thông tin đồn đoán trái ngược nhau, độ xác thực lại càng mù mờ hơn đến mức ít ai có thể mạo hiểm đánh cược với dự đoán của mình về danh tính của dàn lãnh đạo chủ chốt sắp tới của Việt Nam sau Đại hội này.

Tuy nhiên, trong nhiều luồng thông tin hỗn loạn đó, giới quan sát có thể dễ dàng nhận thấy một cuộc đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực đang diễn ra rất quyết liệt trong đảng Cộng sản Việt Nam.

RFI giới thiệu bài viết “Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam : Đấu đá để giành chức lãnh đạo cao nhất”, trên website Asiaone.com hôm nay 20/01/2016, nhận xét về hai nhân vật chính của cuộc đấu đá này.

*

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức 5 năm một lần, khai mạc vào ngày mai, 21/01/2016, trong bối cảnh có cuộc ganh đua quyết liệt vào chức vụ cao nhất trong Đảng, giữa một bên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - ứng viên và lãnh đạo Đảng hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng, năm nay 71 tuổi, một chính trị gia bảo thủ, có tiếng là thâm trầm và mang dáng dấp học giả, hy vọng sẽ được bầu lại làm tổng bí thư, một vị trí quyền lực nhất nước.

Thế nhưng, không có nhiều người sẵn sàng phủ nhận uy tín của ông Dũng, năm nay 66 tuổi. Ông chủ trương tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với phương Tây để cân bằng lại sự thâm hụt thương mại đang ngày càng gia tăng với Trung Quốc.

Theo giáo sư Zachary Abuza, thuộc Trường Chiến tranh Quốc gia, ở Washington, thì « ông Dũng là người đi đầu trong việc tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (hiệp định tự do mậu dịch) và rõ ràng là thân Hoa Kỳ, thân phương Tây hơn ông Trọng ».

Trong thời gian xẩy ra va chạm với Trung Quốc hồi năm 2014, khi giàn khoan dầu của Trung Quốc được kéo vào và đặt tại vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình, ông Dũng là vị lãnh đạo nói thẳng vấn đề này ra, ông có lập trường cứng rắn phù hợp với những người dân đã xuống đường biểu tình phản đối chống Trung Quốc.

Giáo sư Vuving so sánh một cách ví von rằng: « Ông Trọng là một nhà Nho, còn ông Dũng là một nhà tư bản ; một người trung thành với các nguyên tắc của mình, còn người kia thì nhắm tới các lợi ích. Tính cách trái ngược nhau này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc đối đầu nghiêm trọng ».

Một trong những lý do ông Dũng muốn giành chức vụ tổng bí thư đảng là nếu không có được chức này thì chắc chắn ông sẽ phải về hưu. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một người được ông Dũng đỡ đầu, có thể lên thay thế, đảm nhiệm chức thủ tướng, còn ông Dũng thì bị gạt ra khỏi bộ máy quyền lực.

Bất chấp những xì xào về chuyện tham nhũng và gia đình trị, ông Dũng vẫn « sống sót » và làm thủ tướng hai nhiệm kỳ, một chức vụ chỉ dưới chức tổng bí thư.

Theo giáo sư Abuza, « ở đây cũng có một chút tự ái và chắc chắn là ông Dũng cố gắng bảo vệ quyền lợi của bạn hữu và gia đình ông ». Hai người con trai ông Dũng hiện là các quan chức của Đảng ở cấp tỉnh và một người con gái làm việc trong khu vực công.

« Nhưng ông Dũng có một tầm nhìn cơ bản để đưa đất nước tiến lên phía trước và ông cho rằng ông Trọng kéo lùi đất nước. Vẫn thường có những cáo buộc về chuyện gia đình trị… nhưng điều này không có nghĩa là ông ta dấn thân thực hiện cải cách kinh tế. Không có một ai thúc đẩy tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước mạnh mẽ như ông Dũng ».

Cuộc đấu đá, bình thường ra thì vẫn được che đậy trong một Nhà nước độc đảng lãnh đạo, đã lan ra phương tiện truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội bình luận nhiều đến mức một vị thứ trưởng phụ trách thông tin và truyền thông phải lên tiếng cảnh báo là công chúng cần phải dè chừng với các tin tức thất thiệt.

Nếu ông Trọng tiếp tục giữ chức lãnh đạo Đảng, giới chuyên gia không hy vọng là sẽ có bất kỳ thay đổi triệt để nào trong đường hướng của Việt Nam – hoặc trong chính sách đối với Trung Quốc – chủ yếu là nhằm đối phó với các quyết đoán ngày càng mạnh mẽ của nước láng giềng phương bắc qua việc sưởi ấm quan hệ với Hoa Kỳ.

Tuy vậy, bản thân ông Trọng cũng có thay đổi. Khi ông nhậm chức tổng bí thư vào năm 2011, rất nhiều người coi ông là thân Trung Quốc. Nhưng năm ngoái, ông đã gặp tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ông Obama dự kiến thăm Việt Nam vào tháng Năm (2016). Hiệp định TPP được thông qua dưới sự giám sát của ông Trọng.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông Chan Jin Lai, một nhà phân tích rủi ro thuộc Công ty nghiên cứu BMI Research, trụ sở tai Singapore, nhận định: « Chúng tôi không thấy có bất kỳ lý do nào để các tân lãnh đạo Việt Nam đi chệch ra khỏi các chính sách kinh tế hiện nay ».

Cho dù có những lúc thăng trầm, các chính sách kinh tế này đã cho phép Việt Nam kết thúc năm 2015 với tỷ lệ tăng trưởng trong quý bốn cao nhất kể từ 5 năm qua, lên tới 7,01%, so với mức 6,9% của cùng thời kỳ này năm 2014.

Theo nhà phân tích Chan Jin Lai: « Động lực của nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi một tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy nhanh chóng và dường như không thay đổi nào tại Hà Nội có thể làm chao đảo mức tăng trưởng ổn định được thể hiện rõ trong những năm gần đây ».

Giáo sư Abuza bổ sung : « Các chính sách mà chúng ta nhìn thấy trong ít năm gần đây đang được tiếp tục thực hiện. Các chính sách này sẽ không bị đảo ngược. Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông Trọng thì các chính sách đó sẽ không được thực hiện nhanh chóng ».
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ðảng Cộng Sản là đảng phản bội

Ngô Nhân Dụng
Chúng ta cùng thắp một nén hương cầu nguyện cho vong hồn quý ông Trương Văn Danh (33 tuổi); Hà Văn Ðức (36 tuổi); Trần Văn Năm (53 tuổi); Lê Văn Quảng (35 tuổi); và Phạm Văn Trường. Họ đã qua đời ngày hôm qua, 22 Tháng Giêng năm 2016, trong vụ sập mỏ đá ở xã Yên Lâm, tỉnh Thanh Hóa. Những tảng đá từ trên sườn núi ập xuống; họ chạy trốn, giãy giụa, nhưng không thoát chết. Hai nạn nhân khác bị đất đá sạt lở vùi lấp là Phạm Văn Phi (23 tuổi) và Ðinh Văn Hoàng (34 tuổi), có thể cũng đã thiệt mạng.

Khu công nghiệp với nhiều mỏ đá thuộc xã Yên Lâm đã từng xảy ra nhiều tai nạn chết người. Nhưng chính quyền Cộng Sản vẫn không đặt ra những luật lệ bắt chủ nhân phải có biện pháp an toàn bảo vệ người lao động, mà lương bổng họ mỗi ngày chưa bằng lương tối thiểu ở California cho một giờ làm việc! Trong lúc năm bẩy công nhân làm đá chết trong tức tưởi, vợ con họ nheo nhóc không biết nay mai làm sao kiếm đủ sống, thì đảng Cộng Sản Việt Nam đang họp đại hội để chửi bới nhau, bôi tro trát trấu vào mặt nhau, tranh giành những chiếc ghế ngồi trên đầu trên cổ 90 triệu dân. Ðảng Cộng Sản vẫn tự xưng là một “đảng tiên phong của giai cấp lao động.” Nhưng trong thực tế, họ đã phản bội giới lao động. Ðảng Cộng Sản là một đảng phản bội.

Các chính sách, hành động của Ðảng Cộng Sản luôn luôn phản bội giới lao động, từ lúc họ còn tôn thờ chủ nghĩa giáo điều cho tới khi họ sợ hãi quay ngược đầu chạy theo bám gót tư bản, khi biết “nếu không đổi mới thì chết!” Sau 30 năm “đổi mới,” chế độ Cộng Sản đã tự biến thành chế độ “Tư bản nhà nước.” Ðảng biến thành một đảng mafia, từ trên xuống dưới cấu kết với tư bản đỏ khai thác tài nguyên của dân, bóc lột giới công nhân và cướp đất ruộng của nông dân cho tư bản làm giầu.

Tiêu biểu cho cảnh đồng lõa giữa mafia cộng sản và tư bản đỏ là những khu “đô thị mới” mang danh Ciputra International City complex, ở ngay Hà Nội, và khu Ecopark ở phía Ðông thành phố. Cả hai khu này vốn là đất ruộng của nông dân, đã bị chính quyền Cộng Sản đuổi đi, tước đoạt nguồn sống của người cầy để giới tư bản đỏ có cơ hội làm giầu.

Nhật báo The Guardian ở Anh Quốc mới đăng một bài về những khu cư xá vĩ đại này, trưng bầy cảnh tương phản giữa cuộc sống xa hoa của những người sống trong đó với những người dân sống bám chung quanh. Khu Ciputra rộng 300 mẫu (hectares), được xây dựng trong mười năm trước, dự trù có 50,000 người cư ngụ. Khu Ecopark rộng đến 500 hectares, đã hoàn thành một phần.

Những “đô thị mới” này tách biệt với cuộc sống bên ngoài bởi những bức tường xi măng cao và dày, với cổng sắt lúc nào cũng có người gác 24/24 giờ. Bên trong là một môi trường đầy đủ các tiện nghi để sống, nghỉ ngơi, mua sắm, giải trí, trẻ em học hành, tất cả trong cùng một địa điểm! Có những biệt thự và các căn hộ trong cao ốc sang trọng, các hồ bơi, trường học tư, từ mẫu giáo lên tới trung học (sẽ xây dựng một đại học), với các cửa hàng bán đủ thứ không cần ra ngoài mua, đặc biệt là các món xa xỉ bên ngoài không có như rượu vang đắt tiền, vàng ngọc, quần áo, ví sách tay sang trọng. Những chiếc xe hạng sang giá hàng nửa triệu Mỹ kim đậu dưới các hàng cây xanh, bên những pho tượng Hy Lạp mầu trắng.

Những người sống trong Ecopark hay Ciputra không cần giao dịch với thế giới bên ngoài. Ciputra tự quảng cáo là một “ốc đảo bình yên” giữa thành phố Hà Nội nhộn nhịp (kẹt xe và ngập lụt), với không khí và nước dùng trong sạch khác hẳn bên ngoài. Dân bán hàng rong không được phép đi qua những cánh cổng bằng thép để vào trong bán bất cứ thứ quà cáp nào. Ecopark tự quảng cáo là nơi “hòa hợp giữa con người và thiên nhiên” với những “khoảng không gian để quý vị cùng với gia đình đi dạo chơi, hay ngồi ăn ngoài trời dưới bóng cây râm mát, tận hưởng cảnh thiên nhiên tuyệt vời!”

Khu Ecopark dự trù hoàn tất vào năm 2020, nay đã lập một làng Palm Springs, lấy tên mấy khu cư trú đắt tiền ở California và Florida, những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Mỹ. Trong khu này đã có 1,500 căn hộ cao ốc và 500 biệt thự, với 150 cửa hàng để cung cấp cho các nhu cầu của dân cư ngụ. Trong tương lai, một trường đại học ngoại quốc, British University Vietnam, sẽ được dựng lên để thu nhận 7,000 sinh viên, chi phí lên tới 70 triệu Mỹ kim.

Quý vị độc giả Người Việt chắc nghe tên Ecopark thấy quen quen. Bởi vì đó là nguyên nhân gây ra bao nhiêu cuộc biểu tình của nông dân huyện Văn Giang chống lại chính sách truất hữu ruộng đất để xây dựng đô thị mới cho giới giầu sang. Năm 2006, công trình xây cất phải đình hoãn vì nông dân biểu tình; năm 2009 lại bùng lên lần nữa. Năm 2012, người dân đã dùng bom xăng chống trả với công an, họ bị phun hơi cay và ném lựu đạn cay. Nhiều nông dân đã bị công an bắt đem đi, một nhà báo đi chụp hình săn tin cũng bị công an đánh đập và bắt giữ.

Phóng viên báo The Guardian đã gặp một nông dân mất đất. Ông Phu (hay Phú, Phụ...) làm ruộng, ở xã Xuân Quang. Gia đình ông đã mất 1,000 mét vuông ruộng khi chính quyền cộng sản bắt phải bán để xây dựng Ecopark. Họ được bồi thường 50 triệu đồng Việt Nam, tương đương hơn 2,000 đô la Mỹ. Với số tiền đó họ không biết dùng làm gì, chỉ đủ sống nửa năm. “Tôi với con cái tôi chỉ biết làm ruộng. Nông dân thì chỉ làm ruộng cũng như công nhân thì làm nhà máy. Không ai muốn bán ruộng cả, bây giờ chúng tôi không biết làm gì!” Dân mất ruộng cũng không được mướn vào làm con sen, thằng ở trong các căn hộ hay biệt thự thuộc Ecopark hoặc Ciputra. Nhưng có ai muốn con cháu mình tiếp tục đi làm đầy tớ như vậy suốt đời hay không?

Trong khi người nông dân mất ruộng được bồi thường 2000 đô la cho 1,000 mét vuông đất thì một căn hộ trong khu Ciputra cho thuê với giá hơn 4,000 đô la một tháng. Bên trong cửa kính một cửa hàng bán đồ gia dụng, phóng viên thấy một cây đèn điện để phòng khách, giá bán cao bằng 1,700 đô la, nhà báo The Guardian tính ra bằng mười lần đồng lương tối thiểu ở Việt Nam!

Nhưng thực ra lợi tức của người Việt Nam còn thấp hơn nhiều. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới thì mỗi người dân một năm kiếm được “trung bình” khoảng 2,000 đô la. Nhưng lợi tức trung bình không phản ảnh được đời sống thực. Trong khi những người giàu có trong Ciputra trả hơn 4,000 đô la tiền thuê nhà một tháng, thì một nửa dân số Việt Nam đang sống với 2 đô la một ngày! Ông Phu ở xã Xuân Quang được bồi thường 1000 đô la, bằng nửa lợi tức trung bình một người trong một năm, trong khi mất ruộng là mất tất cả nguồn sống của gia đình họ suốt đời.

Chính quyền Cộng Sản không nương tay trước làn sóng phản đối của nông dân. Vì đất đai là thứ tài nguyên họ có thể khai thác dễ dàng nhất, lấy tiền chia nhau bỏ túi. Tât cả đất đai đều thuộc quyền nhà nước, mà nhà nước là tay chân của đảng. Làn sóng cưỡng chiếm ruộng đất của nông dân nổi lên từ các đạo luật đất đai. Những Luật Ðất Ðai năm 2003 và 2007 đã trao quyền chuyển nhượng và khai thác đất đai cho các quan địa phương quyết định, mở cửa cho các tham quan chiếm của công biến thành tư lợi. Ðây là một “món quà” của Nguyễn Tấn Dũng tặng cho các ủy viên Trung Ương Ðảng đang nắm các tỉnh, các huyện, vì trước đó chỉ thủ tướng nắm quyền này. Ðây là một trong những món hối lộ của Nguyễn Tấn Dũng để mua chuộc tay chân trung thành, nhờ thế anh ta luôn luôn chiếm đa số khi họp Trung Ương Ðảng. Một tên ăn cướp lấy của cải do đảng cướp được chia cho đàn em bên dưới để mua chuộc lòng trung thành. Ðó đúng là một băng đảng mafia!

Hiện nay, một “món quà” khác cũng béo bở không kém mà Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Tấn Dũng có thể hứa hẹn với tay chân là chương trình “cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước. Với việc thi hành hiệp định thương mại TPP, chương trình tư nhân hóa sẽ phải được thực hiện trong các năm sắp tới. Trước đây đảng Cộng Sản đã cướp của dân thứ tài sản quốc gia lớn nhất là ruộng đất, Nguyễn Tấn Dũng đã chia phần cho đàn em ở các tỉnh. Bây giờ món hàng ăn cướp mới là các xí nghiệp lớn thuộc cả trung ương và địa phương sắp được “giải tư.” Trị giá các xí nghiệp quốc doanh là một món tài sản khổng lồ; các tham quan đang nhòm ngó, tối mắt không biết sẽ được đem chia chác ra sao. Anh nào lên ngồi ghế cao sẽ nắm quyền vẽ ra những luật lệ cốt ban phát tài sản quốc gia cho tay chân dưới trướng! Cuộc chạy đua lên cái ghế cao nhất trong đảng cộng sản sẽ được trả giá bằng tài sản chung của 90 triệu người dân Việt Nam! Ðảng Cộng Sản đúng là một băng đảng ăn cướp.

Những công nhân qua đời trong tai nạn tại mỏ đá Tuấn Hùng, tỉnh Thanh Hóa, đáng lẽ không phải chết thê thảm như vậy, nếu nước Việt Nam có một chính quyền do người dân bầu lên, thay vì do một đảng mafia quyết định với nhau trong vòng bí mật. Khi mọi người cầm quyền đều phải lo tranh cử sau mỗi nhiệm kỳ, họ sẽ phải lo đặt ra những luật lệ đúng với lòng dân. Trong đó có những luật bảo vệ an toàn lao động.

Hãy so sánh hai nước Mỹ dân chủ và Trung Cộng độc tài đảng trị. Năm 2014 có 68,061 công nhân người Tàu chết vì tai nạn ở nơi làm việc, trung bình 186 người chết mỗi ngày; mà đó là đã giảm bớt 5.4% so với năm 2012. Còn ở Mỹ, trong năm 2013 có l4585 vụ chết vì tai nạn lao động, trung bình 13 người chết mỗi ngày. Giả thử dân số nước Tàu gấp bốn lần dân số Mỹ, nếu vấn đề an ninh lao động ở bên Tàu cũng do một chính quyền dân chủ tự do lo lắng, chăm sóc thì số công nhân Trung Hoa thiệt mạng sẽ chỉ có 52 người mỗi ngày, 13 nhân 4. Tổng số công nhân chết tai nạn ở bên Tàu sẽ chỉ có 19,000 người một năm chứ không phải 68,000. Vì dân Trung Hoa không được sống dưới chế độ tự do dân chủ, có tới gần 50,000 người lao động chết oan.

Ðảng Cộng Sản đã phản bội gia cấp công nhân! Nhưng không phải chỉ có thế.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng phản bội dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhắm mắt áp dụng các chính sách kinh tế phá sản của Stalin, Mao Trạch Ðông, đẩy đất nước thụt lùi, tụt hậu so với tất cả các nước Á Ðông.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam thờ phụng tư tưởng Mao Trạch Ðông, nô lệ hóa đồng bào, làm tay sai, dâng đất đai, biển đảo, tài nguyên cho Trung Cộng.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam phản bội tổ tiên, làm cho văn hóa, đạo lý suy đồi.

Ðảng Cộng Sản là một đảng phản bội.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Chủ tịch nước, Thủ tướng được đề cử vào Trung ương khoá XII

Có một số ủy viên Bộ Chính trị trong những người được giới thiệu bổ sung để bầu vào Trung ương khóa XII.

Trong 62 người được giới thiệu bổ sung để bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá mới tại Đại hội Đảng lần thứ XII,
có đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...

Chu tich nuoc, Thu tuong duoc de cu vao Trung uong khoa XII

Image
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào Trung ương khoá XII.

Đây là nguồn tin từ ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ông Hoàng cũng cho biết thêm, gần 50% trong số những người được giới thiệu bổ sung là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, trong đó có một số vị ủy viên Bộ Chính trị. Các ông Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Tô Huy Rứa cũng được đề cử.

"Ai xin rút thì sẽ xin ý kiến Đại hội"

Cho biết bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII, ông Hoàng nói hiện chưa có ai tự ứng cử. "Chỉ có một người đề cử cũng được tổng họp vào danh sách", ông nói thêm.

Về quy trình tiếp theo, ông Hoàng cho biết Đại hội sẽ xem ý kiến của những người được đề cử, có thể sẽ có người xin rút, sau đó sẽ xin ý kiến Đại hội xem có cho rút hay không, sau đó lập danh sách chính thức để bỏ phiếu.

"Với những ai xin rút thì Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo xin ý kiến Đại hội", ông Vũ Ngọc Hoàng nói.

"Tất cả những người xin rút lập thành danh sách và có thể Đại hội sẽ bỏ phiếu kín, có thể là như thế, còn tuỳ thuộc vào điều hành".

Ngoài 62 vị được đề cử thêm để bầu uỷ viên Trung ương khoá mới, thì có 10 vị được đề cử bổ sung để bầu uỷ viên dự khuyết, một nguồn tin cho biết.

Một nguồn tin khác cho biết, Thủ tướng là người được giới thiệu nhiều nhất trong danh sách được đề cử bổ sung.

Ông Hoàng cũng nói thêm, với các nhân sự đang là uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành khoá XI nhưng không được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu, giờ được đề cử thêm, nếu Đại hội quyết định vẫn để trong danh sách bầu, thì việc bầu cũng không có áp lực gì, khi bỏ phiếu kín

Theo giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, có 199 ứng viên để bầu 180 uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII chính thức. Và có 22 ứng viên để bầu 20 vị uỷ viên dự khuyết.

Như vậy, số dư để bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII do Ban Chấp hành Trung ương khoá XI giới thiệu là 10%.

Đại hội đã quyết định số dư để bầu không quá 30%, vì thế nhân sự ứng cử, để cử bổ sung sẽ không được vượt quá 39 người (để bầu cử uỷ viên chính thức và uỷ viên dự khuyết).

Kết quả công bố sáng 28/1

Chiều nay (24/1), Đoàn Chủ tịch Đại hội nghe các trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.

Sáng thứ Hai (25/1), Đoàn Chủ tịch sẽ thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đến các đoàn.

Cũng tại đoàn, đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử Ban Chấp hành khoá mới (nếu có). Tiếp đó, Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút.

Buổi chiều, tại hội trường, Đoàn Chủ tịch báo cáo với đại hội về việc bầu cử và danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút trước khi đại hội thực hiện quy trình để biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 và tiến hành bầu ban kiểm phiếu.

Đầu giờ sáng 26/1, đại biểu nhận danh sách bầu cử chính thức tại đoàn, ghi phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới tại đoàn. Điều này được một số vị đại biểu nhận xét là hợp lý, có thời gian để đại biểu cân nhắc và tập trung hơn khi ghi phiếu ở hội trường.

9h30 ngày 26/1, đại biểu tiến hành bỏ phiếu tại hội trường và kết quả sẽ được công bố vào cuối chiều cùng ngày.

Cả ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII họp hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Kết quả bầu cử các chức danh nói trên sẽ được công bố tại phiên bế mạc Đại hội vào sáng thứ Năm, ngày 28/1.

Theo VnEconomy
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Khi lòng yêu nước bị từ khước

Image
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016

Nguyẽn Hưng Quôc
Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14 và bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 1.

Mà hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử; người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được cho là tân tổng bí thư ấy: người thì khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối cùng vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên những gì người ta tưởng tượng và mong ước.

Điều thú vị là hầu như ai cũng biết dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị Việt Nam cũng không có gì thay đổi. Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có gì thay đổi đã đành: Ông đã nắm giữ chức tổng bí thư từ đại hội khoá 11, năm 2011; trong suốt năm năm ấy, ông không đưa ra được một chính sách nào mới cả. Thêm năm năm nữa thì cũng vậy. Với Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là thân Mỹ, người ta hy vọng ông sẽ cương quyết hơn trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng hy vọng ấy chỉ là một ảo vọng. Thứ nhất, chuyện ai thân Mỹ và ai thân Trung Quốc trong Bộ chính trị vẫn là một bí mật. Trừ một vài câu tuyên bố mị dân, không ai biết chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ hơn Nguyễn Phú Trọng. Đó là chưa kể Nguyễn Tấn Dũng bị mang tai tiếng rất nhiều về việc tham nhũng và gắn liền với các “nhóm lợi ích”: Với ông, tư lợi không chừng còn quan trọng hơn cả tương lai của đất nước. Thứ hai là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thường có tính chất tập thể. Mọi chính sách quan trọng đều phải thông qua Bộ chính trị gồm 16 người. Không phải cứ tổng bí thư là muốn làm gì thì làm. Thời của những tổng bí thư “mạnh” và chuyên quyền như Lê Duẩn đã qua rồi.

Biết vậy, hầu như ai cũng biết vậy, nhưng người ta, trong đó có tôi, vẫn cứ tò mò theo dõi từng động tĩnh mơ hồ trước đại hội và vẫn cứ tưởng tượng cũng như mong đợi sẽ có một thay đổi nào đó trong vận mệnh của đất nước.

Tôi cho đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

Lâu nay, chúng ta vẫn nói nhiều đến lòng yêu nước. Nhưng thế nào là yêu nước? Tôi cho trong cái gọi là lòng yêu nước có ba biểu hiện chính: Một là cảm thấy mình là một thành viên không tách rời của cả cộng đồng dân tộc; hai là quan tâm đến những sự thay đổi dù nhỏ dù lớn của cộng đồng ấy; và ba, sẵn sàng hy sinh, nếu cần, để bảo vệ dân tộc. Biểu hiện thứ ba chỉ xảy ra trong những trường hợp hoạ hoằn khi đất nước lâm vào chiến tranh. Hai biểu hiện đầu phổ biến và dễ thấy hơn, ngay cả trong các cộng đồng lưu vong đang sống ở hải ngoại: Dù ở đâu và làm gì, người ta cũng đau đáu hướng về đất nước, vui với những thành công và thắng lợi của đất nước, buồn trước những thất bại và những sự khốn cùng của đất nước, và phập phồng lo lắng khi đất nước đối diện với những thử thách và nguy hiểm. Lúc nào người ta cũng thấy mình là một phần tử trong cái khối đất nước mênh mông và cực kỳ đa dạng ấy.

Chính vì vậy, tôi xem những lời bàn luận sôi nổi của người Việt trên các trang mạng xã hội trong mấy tuần vừa qua về các diễn biến chung quanh đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản, dù thuộc bất cứ khuynh hướng nào, với bất cứ thái độ nào, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không yêu, người ta không có sự quan tâm như thế. Không yêu, người ta không có những sự tưởng tượng và mong đợi về một sự thay đổi trong cục diện chính trị Việt Nam như thế.

Nhưng chính quyền Việt Nam đã làm gì trước những tình cảm yêu nước nồng nhiệt như thế?

Họ hoàn toàn im lặng. Trên báo chí chính thống trong nước suốt mấy tuần vừa qua, người ta loan tin rất nhiều về hội nghị 13 và 14 cũng như những công việc chuẩn bị cho đại hội thứ 12, nhưng người ta tuyệt đối không hề tiết lộ bất cứ một chi tiết nào liên quan đến tình hình nhân sự trong bộ máy lãnh đạo trong tương lai. Người ta nói đến những nguyên tắc lựa chọn lãnh đạo; người ta khoe đã bỏ phiếu đến hai lần để chọn ra những người lãnh đạo cao cấp nhất cho cả nước; người ta tuyên bố là những việc lựa chọn ấy rất dân chủ, từng lá phiếu được tôn trọng, nhưng người ta lại giấu nhẹm điều quan trọng nhất: những người được lựa chọn để bầu cho những chức danh cao nhất trong dàn lãnh đạo ấy là những ai?

Việc giấu nhẹm tình hình chọn lựa nhân sự cho đại hội đảng ấy chứng tỏ hai điều:

Thứ nhất, người ta tự thú là họ hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên tắc của dân chủ. Việt Nam hay tự xưng là nước dân chủ, thậm chí, có người còn cho dân chủ tại Việt Nam còn cao gấp vạn lần hơn các nền dân chủ ở Tây phương. Nhưng dân chủ không phải là những khẩu hiện của dân, do dân và vì dân chung chung. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Điều khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được/bị kiểm soát còn dưới chế độ độc tài thì không. Để được kiểm soát, chính quyền cần có ít nhất hai yếu tố: minh bạch (transparency) và khả kiểm (accountability). Hai yếu tố ấy chỉ thành hiện thực với hai điều kiện: dân chúng được quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Có thể nói, với việc giấu giếm các chọn lựa về nhân sự trong các cuộc hội nghị chuẩn bị cho đại hội, người ta tự từ khước tính chất dân chủ mà người ta vẫn ồn ào tuyên truyền.

Thứ hai, người ta coi dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết. Có thể nói nếu sự tò mò và quan tâm của dân chúng đối với việc chuẩn bị nhân sự cho dàn lãnh đạo quốc gia, như đã phân tích ở trên, là biểu hiện của lòng yêu nước, việc giấu nhẹm kết quả bàn thảo trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng là một sự từ khước đối với lòng yêu nước ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »


Image

Thủ tướng xin rút để dồn tín nhiệm cho Tổng Bí thư
Ủy viên Trung ương khóa XI Vũ Trọng Kim cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhân sự khác của Bộ Chính trị đã tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Ngày 24-1, trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội XII), ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết nhân sự dự kiến của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII được chuẩn bị kỹ ở 3 hội nghị Trung ương, đặc biệt Hội nghị Trung ương 14 vào đầu tháng 1-2016 chuẩn bị cho 4 vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Theo ông Vũ Trọng Kim, trong Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ theo báo cáo và thảo luận từng trường hợp một.

“Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị tín nhiệm 100%. Có một số đồng chí khác được giới thiệu vào vị trí Tổng Bí thư đã tự rút để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” - ông Kim nói.

Ông Vũ Trọng Kim cho biết khi phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14 ông đã hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác của Bộ Chính trị đã tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

“Đó là trách nhiệm, tâm huyết và chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay” - ông Kim nêu rõ.

Ông Vũ Trọng Kim cho biết khi ra hội nghị Trung ương đã có giới thiệu 5 nhân sự vào vị trí Tổng Bí thư và đã qua 3 lần bỏ phiếu.

Thứ nhất, là chọn phương án nào trong 3 phương án: Giữ một vị trí Tổng Bí thư; giữ 2 vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch nước và giữ cả 3 vị trí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Và Trung ương đã bỏ phiếu chọn phương án 1.

Lần thứ 2, là với các nhân sự được đề cử chức danh chủ chốt thì đưa ra Trung ương cho ý kiến xem đồng chí nào nên ở lại và các đồng chí được giới thiệu đã khẳng định không ở lại.

Lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI biểu quyết riêng việc giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra Đại hội XII bầu vào vị trí Tổng Bí thư với đa số phiếu.

Theo ông Vũ Trọng Kim, công tác nhân sự chủ chốt làm như vậy là rất kỹ, cho đến khi không còn ý kiến gì khác nữa và cách làm thể hiện dân chủ trong Trung ương rất cao.

“Tôi tham gia 14 lần kiểm phiếu tại hội nghị Trung ương cho các chức danh đó. Đầu tiên thống nhất phương án, sau đó đi vào nhân sự và đề cử xong rồi bớt ra, thêm vào ở vị trí chủ chốt thì các đồng chí chủ chốt đều cao” - ông Kim cho biết.

Ông Vũ Trọng Kim bày tỏ tin tưởng các đại biểu tham dự Đại hội XII ủng hộ sự chuẩn bị kỹ về công tác nhân sự, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ.

“Khi dân chủ, cởi mở, thoải mái bằng lá phiếu quyết định rồi thì sự thống nhất và đoàn kết trong Đảng rất cao.

Bên ngoài có nói thế này thế kia thì đó là luận điệu của kẻ xấu hoặc những người không có đủ thông tin. Còn vào tổ chức Đảng, tôi rất tin tưởng các đại biểu là những người được đảng viên cả nước tin tưởng gửi gắm” - ông Kim nói.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »


Image
Từ trái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 20/1/2016.

Ý ĐẢNG.. LÒNG DÂN

Bùi Tín
Đại hội XII được nhân dân theo dõi rất sát vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh của dân tộc. Nhưng ý đảng và lòng dân có vẻ như tách xa nhau.

Nhân dân mong muốn một Đại hội đoàn kết, dân chủ, đổi mới, nhưng xem ra không phải như thế. Các phe nhóm giành ghế nhau quyết liệt. Dở cả trò vi phạm hiến pháp và điều lệ Đảng để quyết giữ ghế bằng mọi giá.

Nhìn thật kỹ thì thái độ phụ thuộc Trung Quốc không ai hơn ai, cũng không ai kém ai, vì hiện tượng và bản chất có khi khớp nhau lai có khi trái nhau.

Về đạo đức, liêm khiết, không tham nhũng thì một bên lộ liễu, rõ ràng, nhưng phía bên kia ai biết rõ có thật trong sạch không, có thể ăn to chùi mép giỏi thì sao. Hơn nữa dù không tham nhũng nhưng quan điểm chính trị độc đoán, độc đảng, không tôn trọng nền pháp trị thì chính là mở rộng cửa cho tham nhũng hoành hành vô độ thì còn tệ hại không kém, không nhẹ tội hơn được.

Về quan điểm lựa chọn bạn tốt để liên minh, có thể nói cả hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng rất giống nhau, chưa có quan điểm rõ ràng dứt khoát, vừa muốn gắn bó nhiều với TQ lại vừa muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây, do bị sức ép dư luận xã hội và sức ép quốc tế hơn là do suy tính chính trị của bản thân, cho nên cũng là không ai hơn ai, đều thiếu bản lĩnh chính trị sắc sảo.

Cho nên hai nhân vật có thể nói là ngang bằng nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, cả hai ông Trọng và ông Dũng đều nên về nghỉ hưu cho phải đạo lý.

Tôi nghe ngóng trao đổi rộng rãi thì bộ tứ trụ như sau có thể là tối ưu: Tổng Bí thư nên là Bùi Quang Vinh; Chủ tịch nước nên là Nguyễn Thiện Nhân; Thủ tướng nên là Vũ Đức Đam; Chủ tịch Quốc hội nên là Nguyễn Thị Kim Ngân.

Như vậy có mới có cũ có mới, có trẻ, có người đứng tuổi, có nam có nữ, có người ít giáo điều cơ hội cực đoan, có thể đổi mới từ từ nhưng vững chắc cả đường lối, chính sách, coi trọng ý dân, vì có đến 80 phần trăm nhân dân muốn thoát Trung, và 82 phần trăm nhân dân, nhất là tuổi trẻ, muốn xích gần thế giới dân chủ giàu mạnh và văn minh, có nền pháp trị vững chắc, theo hãng thăm dò dư luận PEW (11/2015).

Tôi mạnh dạn đề nghị như trên, mong rằng được Đại hội cân nhắc kỹ lưỡng, vì lợi ích

của toàn dân. Biết đâu người ở xa quan sát, so sánh, suy nghĩ lại có lý cũng nên. Người ta nói cờ ngoài bài trong là vậy.

Xin kính chúc Đại hội kết quả tốt đẹp, không phụ lòng dân.

Như vậy có thể là ý đảng và lòng dân hoà hợp rất là chặt chẽ và đẹp đẽ.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »


Thằng Nào Ở, Đứa Nào Đi, Cũng Rứa:
Kết thúc buồn cho Nguyễn Tấn Dũng.


Người Buôn Gió

Như trong bài phân tích trước có tên Ngõ Hẹp cho Nguyễn Tấn Dũng đã nêu. Nếu ông Dũng đi theo lộ trình của nghị quyết 244 cơ hội của ông sẽ cực kỳ nhỏ. Bất cứ cửa ải hẹp nào đều có các đối thủ chực sẵn để phá.


Nguyễn Tấn Dũng đã được sự đề cử rất cao để ở lại. Nhưng nghị quyết 244 lại có một điều rất oái ăm, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Là người được đề cử phải làm đơn xin rút. Sau đó đại hội xét bỏ phiếu lần nữa xem có đồng ý cho rút hay không.


Khi Nguyễn Tấn Dũng đến bước này, Vũ Ngọc Hoàng vốn là phó trưởng ban tuyên giáo, đồng hương với Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trắng trợn trên báo chí là không nên bỏ phiếu cho những người đã xin rút.


http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/ ... 44250.html

Cuộc kiểm phiếu đồng ý cho rút kết thúc ngày 25 tháng 1 năm 2015 vào ban tối giờ Hà Nội. Kết quả đưa ra là tất cả những uỷ viên BCT khoá trước được đề cử đều được đại hội đồng ý cho rút.

Phải nói âm mưu của phe Nguyễn Phú Trọng rất chặt chẽ và chi tiết. Mọi cửa ngõ mà Dũng phải đi qua đều cực hẹp và dễ dàng bị ách lại bất cứ lúc nào bởi động tác nhỏ của đối phương.

Ngay từ cửa đề cử, phe Nguyễn Phú Trọng đã xác định số lượng người đề cử Dũng không phải là ít. Bởi thế đúng như dự đoán, họ đã tung thật nhiều đề cử khác để tranh chấp làm loãng lá phiếu . Những người như Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải...tất cả được phe Trọng đề cử ra đại hội để ở lại. Dù có người chỉ được số phiếu có vài phần trăm.

Số lượng nhân sự được đại hội đề cử rất nhiều, trong khi đầu vào chỉ có hạn. Chính là nguyên nhân khiến số phiếu dành cho Nguyễn Tấn Dũng bị giảm, nhất là quy định phải có đến 800 lá phiếu không cho rút mới được ở lại. Con số quá là hoang đường. Đây là bài toán mà Tô Huy Rứa vạch ra cho Nguyễn Phú Trọng, cứ bầu đi, bầu lại, ý kiến đi, ý kiến lại thì con số ủng hộ sẽ giảm vì bị nguội lạnh.

Nhưng Tô Huy Rứa cũng chỉ là con cờ của kẻ thâm độc như Nguyễn Phú Trọng. Để đi được đến thế độc tôn như này, Trọng đã đẩy bao con người lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực suốt mấy năm. Đầu tiên Trọng hứa cho Nguyễn Bá Thanh vào BCT, rồi hứa tiếp cho Phạm Quang Nghị là TBT, hứa cho Phùng Quang Thanh làm CTN đến khi cả ba nhân vật này vì quá ham lời hứa của Trọng mà ra sức thi thố, lực kiệt, hơi tàn. Đến giữa canh Trọng hứa cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa chức TBT. Cả ba người Sang, Rứa, Hùng đều nỗ lực mỗi người một vẻ theo khả năng của mình để đánh Nguyễn Tân Dũng.

Những cuộc chiến liên miên ấy đã khiến Dũng bị hai tổn người và vật. Đến trận cuối cùng thì sức hết, lực cùng như Tô Huy Rứa đã dự tính.


Bây giờ là chuyện tương lai.



Nguyễn Phú Trọng nếu làm TBT tiếp tục, thông tin nói rằng ông sẽ làm một hay hai năm và nhường chỗ cho người khác. Điều đó cho thấy , ông Trọng chỉ cố trụ lại để chặn cửa không cho Dũng vào chức TBT. Khi Dũng ra về, ông mới nhường lại cho người khác làm TBT. Người đó là ai, đó là một câu hỏi đến nay chưa ai rõ. Nhưng rất có thể là Trần Đại Quang, người được đề cử làm CTN và giữa nhiệm kỳ sẽ tiếp quản chức TBT.


Dường như Nguyễn Phú Trọng có niềm uất hận gì với tự do, đổi mới. Cho nên bằng mọi giá, một cách điên cuồng và bẩn thỉu, ông ta cố gạt được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, để đưa một gã công an lên làm CTN và một kẻ bất tài như Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng.


Chuyện biến thái về nhân cách, tư tưởng không phải là hiếm trong giới lãnh đạo. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng có hằn thù gì với dân tộc và đất nước này. Cho nên ông ta mới làm những điều điên loạn bất chấp công bằng đến như vậy.


Ngay sau khi có kết quả về số phiếu không đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ được 41%. Không được 50% như dự định. Lập tức có nhiều bài viết bắt đầu bóng gió đe doạ những người đã ủng hộ ông Dũng như ông Đặng Ngọc Tùng của tác giả nặc danh nhưng giọng điệu đầy de doạ của tuyên giáo. Đặc biệt tác giả phê phán việc ông Tùng vì dám nhắc nhở đến những chiến sĩ VNCH đã hy sinh. Đòi hỏi phải xử lý ông Tùng vì có động cơ chính trị.


Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng hồ hởi có ngay một bài báo nhắc đến việc tới đây sẽ những kẻ thuộc về phe thất thế sẽ bị thanh trừng bởi phe mới lên.

http://basamnews.info/2016/01/25/6737-n ... vinh-biet/

Được làm vua, thua làm giặc. Đấy là phương ngôn của người xưa, nhưng trong chế độ cộng sản, những kẻ thua chẳng bao giờ đủ gan làm giặc. Chúng chỉ biết cúi đầu chờ đồng bọn hành xác mình một cách ngạo nghễ, hả hê.


Năm tới chắc chắc sẽ không có gì sáng lạn, thậm chí là nhiều năm tới nữa.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Nó lú nhưng 'các chú' nó khôn
Ngô Nhân Dụng
Cuối cùng đảng Búa Liềm vẫn giữ nguyên đặc tính Búa Liềm: Trên bảo dưới nghe, đứa nào cãi coi chừng đi mò tôm! Ðại Hội XII đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu tất cả các ứng cử viên do Bộ Chính Trị đưa ra, gạt bỏ tất cả những người mà các đại biểu đề nghị tại chỗ.

Ðại hội trong suốt mấy ngày không bàn cãi sôi nổi chuyện gì về tương lai đất nước, bảo vệ chủ quyền, sửa đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện giáo dục, y tế, vân vân. Tất cả năng lực và thời giờ của hơn 1,500 con người được dành vào việc chia ghế. Một truyền thống lâu đời của đảng Cộng Sản vẫn còn được bảo tồn! Thống Chế Stalin chắc hẳn phải hài lòng.

Nhiều quan sát viên ngoại quốc bàn tán rằng Ðại Hội XII khác các đại hội trước của đảng Cộng Sản, vì thấy hai phe đấu đá nhau gay go suốt mấy năm và kéo dài tới giờ phút chót. Nghĩ thế là chỉ thấy bề ngoài. Trong lịch sử đảng Cộng Sản những cuộc đấu đá gay go vẫn diễn ra thường xuyên. Như khi Hồ Chí Minh tìm cách loại bỏ phe cánh của Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập để đưa đám đàn em mình vào. Khi Lê Duẩn hạ thủ Võ Nguyên Giáp. Khi Lê Ðức Thọ phá đám buộc Trường Chinh phải lui. Ðại Hội XII có bề ngoài khác trước vì ngày nay có các phương tiện truyền thông mới. Những cú đấm cú đá trước đây diễn ra trong phòng kín, được che đậy vì đảng kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Bây giờ thông tin bùng nổ, cảnh ô nhục bị phơi bày trước công chúng, đảng Cộng Sản hiện nguyên hình là nhóm người tranh giành xôi thịt trâng tráo nhất thế giới!

Trong phòng họp đại hội, hàng chữ lớn nhất trên bồn hoa nghênh ngang nêu ra bốn khẩu hiệu: Ðoàn Kết, Dân Chủ, Kỷ Cương, Ðổi Mới. Hai khẩu hiệu Ðoàn Kết và Kỷ Cương bảo đảm tinh thần Búa Liềm vẫn được bảo vệ. Ðổi Mới là khẩu hiệu không thể thiếu, nó giải thích tại sao một đảng Mác-Lênin lại làm ăn theo lối tư bản. Hai chữ Dân Chủ bẽ bàng, vì cho nói, cho đề cử, nhưng cuối cùng không nên trò trống nào hết! Tấn hài kịch được blogger Huỳnh Ngọc Chênh gọi là một “trò hề quốc sự.”

Trò hề Dân Chủ khiến nhiều quan sát viên ngay tình suy đoán lầm từ lúc đầu. Dựa vào những gì đã thấy mấy năm qua, ai cũng tin rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua mặt Nguyễn Phú Trọng.

Dũng đã nắm quyền suốt 10 năm, chia chác lợi lộc kinh tế cho các đàn em, cho nên đã được đa số Trung Ương Ðảng tín nhiệm trong tất cả các lần bỏ phiếu trước đây. Dũng đã phong cho hàng loạt tướng công an và quân đội. Phe đảng của Dũng đã được ăn chia đầy đủ qua các doanh nghiệp nhà nước.
Dũng sẽ chiếm thế thượng phong trong hội nghị Trung Ương Ðảng, do đó, trong cả đại hội.

Nhưng Dũng đã thất bại ngay trong hội nghị thứ 14. Vì Nguyễn Phú Trọng nắm đằng chuôi, với Quyết định số 244-QÐ/TW về “Quy chế bầu cử trong Ðảng” do Trọng ký năm 2014. Cái chuôi trong quyết định này là “Ở các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí Thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính Trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính Trị.” Mà trong Bộ Chính Trị, Trọng chiếm được đa số. Sau hội nghị 14, Dũng bị gạt ra, Trọng vẫn còn vì được miễn không bị giới hạn tuổi.

Nhưng các nhà quan sát vẫn tiếp tục phỏng đoán. Họ thấy rằng Trung Ương Ðảng dành cho các đại biểu trong đại hội quyền đề nghị các ứng cử viên mới, ngoài danh sách áp đặt! Nếu vậy thì Dũng vẫn có cơ đảo ngược tình hình: Các đại biểu dự đại hội, trên nguyên tắc có quyền tối cao, có thể dùng lá phiếu quyết định cho Dũng ở lại. Và họ đã thi hành quyền đề nghị ứng cử viên mới, có 36 người được đưa thêm vào danh sách bầu chọn. Nghe có vẻ dân chủ lắm.

Cuối cùng, Trọng thắng, trên 50% đại biểu “đồng ý cho Dũng rút lui” sau khi được đề cử. Hơn nữa, tất cả ứng cử viên được đề cử tại chỗ trên sàn đại hội đều rớt. Còn tất cả 220 người do Bộ Chính Trị đề nghị đều lọt vào Ban Chấp Hành Trung Ương mới. Kỷ Cương và Ðoàn Kết là như thế. Kỷ Cương tức là trên bảo dưới nghe. Ðoàn Kết là đoàn kết với kẻ đang nắm Kỷ Cương, đứa nào không đồng ý sẽ bị kết tội “mất đoàn kết.” Huỳnh Ngọc Chênh có lý, đúng là một “trò hề quốc sự.”

Nhưng lý do nào khiến cho hơn 1,500 đại biểu bỏ phiếu theo bài bản của Nguyễn Phú Trọng? Có phải vì suốt mấy ngày họ đã nhìn mãi khẩu hiệu Kỷ Cương và Ðoàn Kết hay không?

Chắc không phải. Những cán bộ Cộng Sản đã uốn lưng leo lên đến những cái ghế đại biểu đều biết “khẩu hiệu chỉ là khẩu hiệu,” nghĩa là chỉ ở cái miệng. Các khẩu hiệu xưa nay vẫn chỉ dùng để bịp dân. Không ai đem khẩu hiệu ra đổi lấy được nhà lầu, xe hơi xịn, vợ con có dịp chuyển tiền tính kế lập nghiệp lâu dài ở ngoại quốc. Các lãnh tụ lớn nhỏ đều biết quyền lợi cá nhân là trên hết. Thế mới là “Ðổi Mới!”

Ðảng Cộng Sản đã chuyển mình trong 30 năm qua từ khi đảng “đổi mới,” không phải chờ tới năm 2016 mới bắt đầu chuyển. Luật chơi trong đảng đã thay đổi đúng tinh thần kinh tế tư bản: Ðồng tiền là động cơ quyết định.

Trong đám 175 ủy viên Trung Ương khóa 11, nhiều người đã được Nguyễn Tấn Dũng chia chác no nê. Sao không ai đóng vai Lê Lai liều mình cứu đồng chí Ếch? Nhưng chúng ta biết cán bộ Cộng Sản vốn vô ơn, bất nghĩa, có hương hồn bà Nguyễn Thị Năm làm chứng. Họ biết rằng nếu Nguyễn Tấn Dũng đã ban phát được các quyền cướp đất cho các bí thư tỉnh, huyện, quyền biển thủ các giám đốc xí nghiệp và ngân hàng quốc doanh, quyền bắt cóc cho công an, quyền bán đất quân đội cho các ông tướng khác, thì bất cứ người nào lên ngồi vào chỗ của Dũng cũng làm được y như vậy, cho 180 ủy viên khóa 12. Nhân sự đổi nhưng guồng máy vẫn còn nguyên. Yếu tố quan trọng nhất không phải là Dũng còn hay mất. Quan trọng nhất, là “Ðảng còn thì mình còn.” Nhật lệnh của đám công an cũng là điều tâm niệm của các cấp ủy từ trên xuống dưới.

Dựa trên tiêu chuẩn “Ðảng còn thì mình còn,” Nguyễn Phú Trọng có vẻ bảo đảm “Ðảng còn” nhiều hơn Nguyễn Tấn Dũng. Ðó là lý do những đàn em cũ của Dũng cũng líu ríu theo Kỷ Cương và Ðoàn Kết với Trọng.

Nhiều lý do khiến người ta lo Nguyễn Tấn Dũng có thể làm mất đảng. Họ không lo Dũng sẽ cố ý giảm vai trò của đảng đối với nhà nước, sẽ thay đổi chế độ, hay dám điên rồ giải tán đảng. Nhưng điều đáng lo là Dũng sẽ làm cho đảng yếu dần dần, như đã thấy. Trong một năm đấu đá để gạt Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng không dùng các món võ chính truyền Cộng Sản mà lại vận dụng thứ vũ khí tư bản. Dũng dùng các phương tiện truyền thông mới tìm cách gây ảnh hưởng trên dư luận bên ngoài. Dũng tung ra các đòn tấn công từ Nguyễn Bá Thanh đến Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, vân vân, qua mạng lưới Internet. Ở các nước tư bản thì các đảng chính trị mới lo vận động dư luận của dân, chế độ Cộng Sản mà dùng con dao hai lưỡi đó thì sẽ có ngày tự đứt tay, chặt chân mình!

Khi anh vận dụng dân chúng ngoài đảng, có nghĩa là anh đề cao tầm quan trọng của dư luận. Anh muốn dựa vào đám thường dân hơn là dựa vào quyền hành tuyệt đối của đảng. Vô hình trung, anh khiến người ta nghĩ uy quyền của đảng đang yếu dần, một điều mà đảng phải lo che giấu. Anh lại khuyến khích dư luận bên ngoài cho dân chúng nó tưởng bở, nhất là đám trẻ có học quen dùng Internet, chúng nó hăng hái phấn khích hơn, muốn bày tỏ ý kiến hơn. Hành động đó trái ngược với chủ thuyết Lênin, chỉ làm hại uy thế đảng. Khi vận dụng dư luận anh còn phơi bày những cái xấu xa nhơ bẩn bên trong cho bên ngoài thấy, trực tiếp bôi nhọ mặt đảng. Ðó là một điều khiến các đàn em của Nguyễn Tấn Dũng phải lo lắng.

Một sai lầm khác của Dũng là muốn đóng vai người hùng. Dũng tuyên bố: “Ðảng bảo làm gì thì tôi làm, chính tôi không xin chức tước địa vị nào cả” để tự xóa bỏ tất cả các tội lỗi tham ô, nhũng lạm, những vụ mất hàng tỷ đô la trong xí nghiệp quốc doanh. Ðó là một lối thách thức: “Ðảng có dám làm gì tôi không? Có giỏi thì cách chức tôi đi?” Chưa thấy một lãnh tụ Cộng Sản nào dám thách đố đảng như vậy. Cũng là một cách khác làm giảm uy thế của đảng. Sau thời Lê Duẩn, đảng Cộng Sản không chấp nhận bất cứ một lãnh tụ nào nổi bật lên. Anh nổi bật lên tức là anh làm hình ảnh của đảng xuống thấp! Toàn thể các cán bộ chỉ lo kiếm chác trong cơn đổi mới kinh tế hỗn độn, họ cần một tổng bí thư chỉ biết ăn no ngủ kỹ như Nông Ðức Mạnh.
Ðừng làm gì khiến cho con thuyền tròng trành, sóng có thể lật thuyền! Hãy để yên cho người ta làm ăn!

Ðiều đáng lo nhất đối với các cấp ủy Cộng Sản là Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nói xỏ xiên, chửi xéo Trung Cộng! Từ hội nghị Thành Ðô đến nay, Cộng Sản Việt Nam vẫn tâm niệm rằng vận mệnh đảng gắn liền với Trung Cộng. Phải dựa vào các “đồng chí anh em,” vú nuôi rút bầu sữa thì chết. Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu đã để lại di sản khẩu hiệu “Trung Cộng còn thì Ðảng còn.” Chưa nói đến quân sự, riêng mặt kinh tế không thôi, rời khỏi vòng tay Trung Cộng là chết cả lũ.

Cho nên nhiều người thấy theo Nguyễn Tấn Dũng hơi nguy hiểm, còn đi với Nguyễn Phú Trọng có thể an toàn. Trọng giống Nông Ðức Mạnh hơn.

Những phân tích trên đây tạm giải thích tại sao nhiều người sẵn sàng bỏ Dũng theo Trọng. Nhưng tâm lý đó cũng không đủ để bảo đảm họ một lòng ủng hộ Nguyễn Phú Trọng đánh bại Nguyễn Tấn Dũng. Cách giải thích này còn dựa trên giả thiết là Nguyễn Phú Trọng đủ khôn ngoan thuyết phục được kỳ họp thứ 14 của Trung Ương Ðảng, khiến họ xoay chiều, đổi chủ soái. Ðiều này cũng không đáng tin. Chắc phải có một nguyên nhân thầm kín khác khiến đại đa số trong đại hội quyết tâm bỏ Dũng theo Trọng. Vì trước đó, ai cũng đánh cá rằng Nguyễn Tấn Dũng đã nắm trong tay hầu hết các ủy viên trung ương. Nguyên nhân thầm kín này là gì?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã được dân Hà Nội phong danh hiệu “Trọng Lú.” Liệu ông có tính toán được hết những nước cờ mới dùng đánh Nguyễn Tấn Dũng hay không? Có lẽ ông Nguyễn Sinh Hùng nắm trong tay câu trả lời. Ông Hùng là người sau cùng đi gặp Tập Cận Bình trước đại hội đảng. Ông là người đủ thẩm quyền biết ý kiến của các “đồng chí anh em,” như thế nào. Chỉ cần “các chú” nói rành mạch một câu, khẳng định một lời, chắc chắn thông điệp đó sẽ được các đại biểu suy đi nghĩ lại. Ðảng còn thì mình còn, đúng rồi. Nhưng nếu mất “các chú” thì liệu Ðảng có còn không? Cuối cùng, chỉ nên tuân hành, “cung kính bất như phụng mệnh,” cho nó an toàn. Trọng Lú nhưng các chú thì “khôn,” vì các chú luôn nắm dao đằng chuôi.
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nguyễn Phú Trọng chia rẽ Nam Bắc

Ngô Nhân Dụng
Nếu ai còn nghi ngờ dân Hà Nội đã nói oan khi đánh giá ông Nguyễn Phú Trọng là “Lú như Trọng,” nên đọc bài diễn văn của ông Trọng Lú khi trình diện Bộ Chính Trị mới, năm 2016, sẽ hết nghi.

Trước ống kính truyền hình cho cả nước coi, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đảng của ông sẽ tiếp tục “vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội...”

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chết từ lâu rồi, sau khi đã làm kiệt quệ cả kinh tế lẫn đời sống tinh thần của hãng tỷ con người. Ngay ở Trung Quốc bây giờ, bọn lãnh đạo cũng không còn tin ở chủ nghĩa đó nữa. Họ chăm chỉ học tập cách làm ăn theo chủ nghĩa tư bản thế kỷ 19.

Thứ hai, Hồ Chí Minh không bao giờ nhận mình có “tư tưởng.” Ông đã nói rằng tất cả những gì cần viết đã có Mao Trạch Ðông viết hết cả rồi, chính ông ta không cần suy nghĩ thêm nữa. Ông thỏa mãn với địa vị “Mao Nhỏ” (Tiểu Mao) nên cho bồi bút ca ngợi mình: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao.”

Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng nói đảng ông “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Một đảng đề cao “độc lập dân tộc” mà vẫn nhắm mắt cho Cộng Sản Trung Hoa chiếm đất, chiếm đảo của nước mình từ 1958 đến 1974, lại 1988 là làm sao? Tại sao chúng nó tấn công giết hại đồng bào năm 1979 mà lại cúi đầu khom lưng tiếp tục ôm chân “đồng chí anh em” khắng khít từ hội nghị Thành Ðô (1990)?

Nhưng cái lú hiển nhiên nhất là ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chính miệng ông đã từng nói, “đến cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Chính ông cũng không biết cái chủ nghĩa xã hội nó thế nào mà xây dựng, bây giờ ông lại nhất định “lãnh đạo” hơn 90 triệu con người Việt Nam tiến đến cái thế giới mù mù mờ mờ đó! Phải nói rằng ông lú, lú quá!

Nói như vậy rồi, cũng phải công nhận rằng lời phê “Lú như Trọng” có phần hơi oan. Bởi vì con đường lú lẫn theo chủ nghĩa Cộng Sản ông Trọng đã đi học người khác chứ không phải chính ông nghĩ ra. Cả đảng Cộng Sản lú chứ không riêng mình Nguyễn Phú Trọng. Cái Lú của ông Trọng có tính chất hệ thống. Niềm hãnh diện lớn nhất trong đời Hồ Chí Minh là “Giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin.” Ðó là đại họa của các đảng viên Cộng Sản và cả dân tộc Việt Nam.

Trong đời sống cá nhân, lúc ứng xử với đời, Nguyễn Phú Trọng không lú chút nào cả. Trái lại, ranh ra phết! Nếu không tinh ma quỷ quái thì làm sao hạ Nguyễn Tấn Dũng rớt đài tơi tả một cách ngoạn mục như thế?

Một trò tinh ma hạ cấp nhất là khích động óc kỳ thị địa phương. Thế kỷ 16, thời Trịnh Nguyễn phân tranh, người Việt đã có mâu thuẫn Ðằng Trong chống Ðằng Ngoài. Thực dân Pháp chia ba miền Nam, Trung, Bắc, đào thêm hố chia rẽ. Trước ngày họp hành bầu bán, phe Nguyễn Phú Trọng đã cho truyền tai nhau, rằng chức tổng bí thư phải là người Bắc, “người ngoài mình!” Nguyễn Tấn Dũng tất nhiên không “đạt yêu cầu!”

Kỳ thị Bắc Nam là một món võ hiệu nghiệm. Vì hiện nay 70% đảng viên Cộng Sản là người Bắc, dù miền này chưa bằng 46% dân số Việt Nam. Tỷ lệ người miền Bắc vào đảng Cộng Sản cao hơn cả nước. Trong số 11 tỉnh mà số đảng viên chiếm 6% dân số hoặc cao hơn thì 9 tỉnh nằm ở châu thổ sông Hồng và ở biên giới Ðông Bắc giáp với Trung Quốc; hai tỉnh khác là Nghệ An và Quảng Bình. Những tỉnh với tỷ lệ đảng viên từ 4% tới 6% đều nằm từ Quảng Trị trở lên, cộng thêm thành phố Ðà Nẵng và Hà Nội, với số đảng viên hơn 5% số dân.

Ngược lại, số người vào đảng Cộng Sản ở miền Nam rất thấp, càng xuống phía Nam càng thấp. Bốn tỉnh ở ngay dưới vĩ tuyến 17 và Kontum, Daknong còn có được 3% tới 4% là đảng viên; các tỉnh Bình Thuận, Lâm Ðồng, Bình Phước, Ðồng Tháp, Kiên Giang, An Giang tỷ lệ đảng viên chiếm dưới 2%. Sài Gòn và các tỉnh khác có 2% tới 3% dân là đảng viên Cộng Sản.

Tỷ lệ đảng viên Cộng Sản ở miền Nam thấp dễ hiểu, vì điều kiện lịch sử và chính sách kỳ thị của đảng. Ðảng Cộng Sản đã hoạt động chính thức ở miền Bắc 30 năm trước khi vào Nam năm 1975, số đảng viên phải cao hơn. Dân miền Nam chán ghét Cộng Sản ngay từ những ngày đầu “mở mắt ra” cho nên ít người muốn theo đuôi. Hơn nữa, muốn vào đảng họ sẽ vướng cái rào cản lý lịch. Cha mẹ từng là quân nhân hay công chức Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn khó vào. Một người muốn vào đảng còn phải kê khai lý lịch cả thân bằng quyến thuộc, kể cả những bà con, anh chị em, cô dì, chú bác đang sống ở nước ngoài; đó là những hàng rào cản trở lớn.

Nhưng ngay tại các tỉnh miền Nam với số đảng viên thấp, hiện nay nhiều đảng viên cũng vốn gốc miền Bắc. Họ vào Nam để chiếm lấy các địa vị quan trọng trong mỗi đơn vị đảng. Tất nhiên khi chọn đại biểu từ mỗi tỉnh hay thành phố đi dự đại hội, số người gốc miền Bắc cũng chiếm đa số vì họ nắm trong tay guồng máy đảng.

Với những con số trên đây, trong thành phần dự trong đại hội vừa rồi, người gốc miền Bắc tất nhiên chiếm đại đa số, đa số áp đảo. Cho nên thủ đoạn kích thích tự ái địa phương có hiệu quả, âm mưu chia rẽ Nam Bắc đã thành công. Trong 19 người vào Bộ Chính Trị mới, có 13 người gốc miền Bắc, miền Nam có 4 người và miền Trung chỉ có 2 người. Trong khóa trước, mỗi miền Nam, Bắc có 6 người, với 4 người sinh ở miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An, đến Quảng Nam. Nguyễn Phú Trọng đã đạt mục đích, ngồi yên ở ghế tổng bí thư, nhưng đã phá nát tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tình trạng phân biệt đối xử đã diễn ra từ khi Cộng Sản chiếm miền Nam. Sau năm 1975, cán bộ miền Bắc đã trở thành một đạo quân chiếm đóng trong vùng dưới vĩ tuyến 17. Trong đợt đầu, họ đã tháo gỡ nhiều máy móc, thiết bị đem về Bắc, nhiều khi không biết dùng làm gì, để han rỉ rồi phế thải. Trong khi đó cơ xưởng ở miền Nam phải ngưng hoạt động. Mặc dù bị cưỡng chiếm và bóc lột như vậy, sau thập niên 1980 miền Nam vẫn phát triển nhanh hơn, mức sống lên cao hơn, trở thành đầu tàu kinh tế cho cả nước. Ðể bảo vệ quyền lợi miền Bắc, đảng Cộng Sản đã thu góp tài nguyên cả nước để cung phụng cho miền Bắc. Người dân miền Nam sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn, nhưng tiền thuế họ đóng góp, tiền tiết kiệm họ gửi ngân hàng được đem nuôi dưỡng các cán bộ trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước khi các ngân hàng quốc doanh cho vay theo chỉ thị của đảng. Các xí nghiệp quốc doanh chiếm hơn 50% số tiền vay từ các ngân hàng trong khi đóng góp dưới một phần ba tổng sản lượng nội địa. Trong số 25 xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, 22 xí nghiệp nằm trong vùng Hà Nội.

Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục chính sách Lấy Nam Nuôi Bắc; Sài Gòn làm, Hà Nội ăn. Óc kỳ thị địa phương lên trở thành một chính sách không cần văn bản. Nhà báo Huy Ðức, người Thanh Hóa, tác giả sách Bên Thắng Cuộc, nói rằng: “Chế độ này không bao giờ muốn hòa giải thật sự. Họ lúc nào cũng tự xưng họ là kẻ thắng, họ là chủ nhân của đất nước.”

Một nước chia rẽ là một nước suy yếu. Thực dân Pháp đã theo chính sách chia để trị khi lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền. Năm 1945 cả nước bừng lên phong trào thống nhất. Ngày nay thực dân Pháp không có mặt nữa, vậy đế quốc nào được lợi nhất khi người Việt Nam tiếp tục tinh thần kỳ thị, chia rẽ Nam Bắc? Chỉ có đế quốc đỏ Trung Cộng.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc trên Biển Đông
Hà Tường Cát/Người Việt

Hôm Thứ Bảy 30 tháng 1, 2016, lần đầu tiên một khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ, chiếc USS Curtis Wilbur,
đi vào hải phận đảo Triton thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Image
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur DDG-54. (Hình: US Navy)

Đây là lần thứ nhì trong 3 tháng, chiến hạm Mỹ đi vào vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, sau lần khu trục hạm USS Lassen đến gần Subi Reef trong quần đảo Trường Sa hồi cuối tháng 10 năm ngoái.

Hai chuyến hải hành này đều là những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Tự Do Lưu Thông Hàng Hải của Hải Quân Hoa Kỳ trên các vùng biển quốc tế, có tên là U.S. FONOP (United States Freedom Of Navigation Operations) bắt đầu thi hành từ năm 1983.

Tuy nhiên chuyến đi của chiến hạm USS Curtiss Wilbur mang nhiều ý nghĩa hơn và có những điểm đáng chú ý như sau:

1. Lần đầu tiên Hoa Kỳ công khai xác định không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.

2. Khác với Subi Reef (tên Việt Nam là Đá Xu Bi) là một rạn san hô vòng (atoll) trên đó Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự, Triton Island (tiếng Việt gọi là đảo Tri Tôn) là một hải đảo thiên nhiên, và cho đến nay Trung Quốc chưa xây dựng cơ sở gì trên đó.

3. Đây là một hành động cụ thể, thách thức ý đồ bành trướng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong kế hoạch chiến lược về châu Á.

4. Hành động này được thực hiện trùng hợp với thời điểm sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh “đặc biệt” ASEAN theo đề nghị của Tổng Thống Obama, dự trù vào giữa tháng 2 tại Sunnylands, Rancho Mirage, California.

Bản thông cáo của văn phòng bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đưa ra một ngày sau chuyến hải hành của USS Curtis Wilbur nói rõ: “Tôi có thể xác định rằng Bộ Quốc Phòng đã tiến hành FONOP ở quần đảo Hoàng Sa ngày 30 tháng 1 (giờ địa phương) kế cận đảo Triton, nhằm không thừa nhận những yêu sách chủ quyền hải dương quá đáng của các bên về quần đảo này. Cuộc hải hành nhằm thách thức mưu toan do ba bên gồm Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam - muốn hạn chế quyền tự do hàng hải quanh các thực thể mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi hỏi phải xin phép trước hoặc thông báo việc đi qua lãnh hải. Những sự tự xác định chủ quyền quá lố như thế đối với đảo Triton là không phù hợp công pháp quốc tế về luật biển”.

Bản thông cáo cũng tái xác định rằng Hoa Kỳ không có lập trường đứng về bên nào trong các việc đòi hỏi chủ quyền những “hải đảo thiên nhiên” ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ giữ lập trường vững mạnh trong việc bảo vệ quyền lợi, tự do, bảo đảm sự sử dụng hợp pháp hải phận không phận cho tất cả mọi quốc gia và rằng mọi đòi hỏi chủ quyền phải tuân thủ công pháp quốc tế.

USS Curtis Wilbur (DDG-54) cũng như USS Lassen (DDG-82) ở trong số 62 khu trục hạm thuộc lớp Arleigh Burke đang hoạt động của Hải Quân Hoa Kỳ. Chiến hạm có lượng rẽ nước trên 8,000 tấn, vận tốc tối đa hơn 30 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 280. Đây là những chiến hạm đa năng trang bị nhiều loại hỏa tiễn từ phòng không tới chống hạm, săn tàu ngầm và hỏa tiễn bình phi tấn công các mục tiêu trong đất liền. Hai chiến hạm này đều hải hành đơn độc khi vào vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa.

Đại tá Jeff Davis, một phát ngôn viên bộ quốc phòng Mỹ cho hay, không có chiến hạm hải quân Trung Quốc nào có ý ngăn cản khu trục hạm USS Curtis Wilbur. Tuy nhiên Bắc Kinh sau đó mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành động khiêu khích “xâm nhập lãnh hải Trung Quốc”.

Tri Tôn là một đảo trong nhóm Lưỡi Liềm, nhóm đảo phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm cách mũi Ba Làng An trên đất liền Việt Nam 135 hải lý (250 km) cách đảo Lý Sơn 123 hải lý (227,8 km) và cách đảo Hải Nam Trung Quốc gần 300 hải lý. Đảo Tri Tôn diện tích khoảng 1.5 km2, lớn thứ ba trong các đảo thuộc Hoàng Sa.

Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến hạ đặt tại một vị trí cách đảo Tri Tôn 17 hải lý về phía nam, gây ra cuộc tranh chấp căng thẳng với Việt Namvề vấn đề giàn khoan này Quan điểm của phía Việt Nam cho rằng nơi đặt giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Còn phía Trung Quốc lập luận là họ đang tác nghiệp bình thường vì nơi đặt giàn khoan nằm trong "vùng biển của quần đảo Tây Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa)

Từ khi người Pháp chấm dứt chế độ thuộc địa ở Đông Dương, Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam ngoại trừ đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất bị quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng chiếm giữ từ năm 1947 và tới 1949 Cộng Sản thắng trên toàn lục địa rồi chiếm luôn Phú Lâm. Năm 1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Hoa Kỳ không có phản ứng và mặc nhiên coi quần đảo này thuộc về Trung Quốc, thể hiện qua việc chiến hạm của Hạm Đội 7 được lệnh không đến gần dưới 12 hải lý. Ngược lại bây giờ khi khu trục hạm Curtis Wilbur thi hành chuyến hải hành FONOP thì có nghĩa Hoa Kỳ vẫn coi Hoàng Sa còn là đất tranh chấp giữa ba nước Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và không nước nào có chủ quyền chắc chắn,

Khác với việc chiến hạm USS Lassen thi hành công tác FONOP ở Đá Xu Bi hồi cuối tháng 10, theo luật biển (UNCLOS) Xu Bi là đảo nhân tạo không có lãnh hải, còn Tri Tôn là đảo thiên nhiên nên trên nguyên tắc có lãnh hải 12 hải lý. Do đó chiến hạm Curtis Wibur tuần trước đã bất ngờ đi gần Tri Tôn dưới 12 hải lý mà Hoa Kỳ không báo trước cho bất cứ quốc gia nào. Như thế về mặt pháp lý, hai chuyến FONOB này khác hẳn nhau. Hoa Kỳ coi Xu Bi là đá ngầm, không phải đảo, và coi Tri Tôn là đảo nhưng không là lãnh thổ của nước nào trong ba nước tranh chấp.

Chuyến đi của USS Curtis Wilbur sẽ không phải là FONOP cuối cùng trong Biển Đông. Gần đây, Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh quân lực Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, trong một cuộc nói chuyện ở Washington D.C. đã khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục công tác xác định quyền tự do hàng hải, quý vị sẽ thấy nhiều chuyến FONOB phức tạp hơn do bối cảnh những thách thức trong vùng Biển Đông”. Trung Quốc cũng vẫn tiếp tục mạnh mẽ phản đối nhưng người ta không tin rằng sẽ dám có hành động cụ thể nào khác có thể đưa đến xung dột, ít lắm là trong tương lai gần. (HC)
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Dân chủ thế này là cùng

Ngô Nhân Dụng
Có lẽ bản tin được nhiều người Mỹ đọc nhất ngày hôm qua, 2 Tháng Hai năm 2016, là tin Nghị Sĩ Ted Cruz đã thắng tỷ phú Donald Trump và Nghị Sĩ Marco Rubio sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Iowa. Nhưng người ta đọc tin xong rồi chắc cũng không mấy người hào hứng đưa tin lên mạng chuyển cho nhiều người khác cùng chia sẻ.

Trái lại, trong mấy ngày qua một bản tin đã truyền lan nhanh như một cơn cháy rừng là câu chuyện Quasimodo được cứu sống. Quasimodo là một con chó lạc. Nó lang thang trong tuyết giá ở tiểu bang Kentucky, nước Mỹ, được người ta cứu, đưa tới một hội chăm sóc thú đi lạc ở Minnesota.

Ở nước Mỹ, việc cứu một con chó mất chủ có gì lạ đâu? Nhưng chàng Quasimodo đặc biệt, vì có cái lưng gù. Trên thế giới chỉ có 13 con chó bị chứng bệnh “ngắn xương sống.” Nhân viên hội từ thiện đặt tên cậu chó này là Quasimodo, nhân vật Anh Gù trong truyện Nhà Thờ Ðức Bà của Victor Hugo. Họ mở một trang Facebook mới cho Quasimodo. Các công dân mạng ở Mỹ loan tin cho nhau, rồi chuyền đi khắp thế giới. Trong mấy ngày, số người “thích” Quasimodo lên hàng ngàn, chục ngàn, rồi trăm ngàn!

Số người bỏ phiếu ủng hộ quý ông Ted Cruz và Donald Trump đông hàng triệu! Trong mấy ngày nữa, báo, đài sẽ còn nhắc nhở tới hai ông, vì các tiểu bang khác sắp bỏ phiếu sơ bộ mà chưa biết ai sẽ thắng. Cuộc chạy hồi hộp từ đầu vì đây là một trò chơi dân chủ. Ðảng Cộng Hòa ở Mỹ không có một “Bộ Chính Trị,” nhưng những người có vai vế nhất trong đảng không ai ưa cả ông Trump lẫn ông Cruz. Một tuần trước, cựu Nghị Sĩ Bob Dole, hơn 90 tuổi, từng là một ứng cử viên tổng thống, còn tới Iowa tuyên bố rằng để cho Ted Cruz thắng là một “đại họa,” thà Trump thắng còn hơn! Một ngày trước khi dân bỏ phiếu, tờ báo địa phương Des Moines Register còn loan tin Trump dẫn đầu trong dư luận cử tri, 28% so với Cruz 23%. Hai vị cựu tổng thống tên là Bush tất nhiên ủng hộ ông Jeb Bush. Sau cùng, Jeb Bush chỉ được 3% số phiếu so với Cruz 28% và Trump 24%. Mai mốt, trong cuộc đua ở các tiểu bang New Hampshire và South Carolina sẽ còn gay cấn, thế cờ có thể đảo ngược nhiều lần!

Trong xã hội dân chủ, tranh cử là một trò hồi hộp. Chạy đua để được một đảng đưa ra tranh cử tổng thống hay đại biểu Quốc Hội đã hồi hộp lắm rồi, chưa nói đến tranh cử giữa hai, ba đảng. Nhiều cử tri Cộng Hòa ủng hộ Ted Cruz và Donald Trump một phần vì họ chán ngán với các nhà chính trị khác, những người vẫn đóng vai “lãnh đạo đảng” những năm qua. Sau cùng, Ted Cruz và Donald Trump chưa chắc đã đóng vai ứng cử viên tổng thống, nhưng tiếng nói của những khối cử tri ủng hộ họ chắc chắn phải được công nhận. Ý nguyện của họ sẽ được ghi vào chính sách của đảng Cộng Hòa. Nhưng trên mỗi chặng đường tranh cử và bỏ phiếu, bao giờ cũng sẵn sàng diễn ra những kết quả bất ngờ.

Dưới chế độ Cộng Sản thì ngược lại. Một truyền thống từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông và Ceausescu, là kết quả các cuộc bỏ phiếu đều được bên trên định sẵn. Tại Việt Nam năm nay, trước khi đại hội đảng họp, một nhóm người đã quyết định ai sẽ trúng cử vào ban chấp hành mới - nhóm người này gồm 9 người trong Bộ Chính Trị. Họ gọi trò sắp xếp này là “công tác nhân sự.” Sau khi đắc thắng, ông Nguyễn Phú Trọng còn vỗ bụng tự khen rằng: “Kết quả bầu cử lần này... hoàn toàn đúng với phương hướng công tác nhân sự.”

Chỉ “đúng phương hướng” thôi, vì ông Trọng còn nói: “Cũng có đồng chí được trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được giới thiệu nhưng được đại hội giới thiệu cũng trúng cử.” Có bao nhiêu trường hợp bất ngờ như vậy? Chắc có hai, ba người, trong danh sách 200 người được bầu! Với kết quả như thế, Nguyễn Phú Trọng còn khoe rằng có đại biểu Quốc Hội tâm sự với ông: “Dân chủ thế này là cùng! Không thể dân chủ gì hơn!”

Tới đây thì chúng ta hiểu tại sao dân Hà Nội đã ghi vào bia miệng ngàn năm: “Lú như Trọng!”

Lú, vì nói đến dân chủ mà ông Nguyễn Phú Trọng không biết gì về chế độ dân chủ cả.

Chúng ta có thể làm một cuộc trắc nghiệm. Ðặt câu hỏi: “Một cuộc bầu cử mà chỉ có một danh sách ứng cử viên được ở trên đưa ra, cuối cùng 99% trong danh sách đó đắc cử, như vậy có dân chủ hay không?”

Chắc chắn những em bé lên mười đang sống ở các nước tự do dân chủ sẽ biết ngay câu trả lời: “Không.” Nhiều em bé còn bực mình hỏi lại: “Bộ chú tưởng cháu ngu lắm hả?” Ông Nguyễn Phú Trọng còn thua những em bé lên mười. Ông không biết gì về chế độ dân chủ hết!

Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng lại đi khoe một “cái hay” của đảng Cộng Sản Việt Nam là “nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.” Ông so sánh, “Ðứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không?” Ông nhắc tới một số nước mà không nêu tên, “Cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”

Không biết có một nước xưng là dân chủ nào mà lại có cảnh “cá nhân quyết định tất?” Các vị tổng thống, thủ tướng ở các nước tự do dân chủ không bao giờ được quyền “cá nhân quyết định tất.” Họ bị Quốc Hội theo dõi, kiểm tra, phê bình, không bao giờ nghỉ. Các quốc hội quyết định ngân sách quốc gia, bỏ phiếu chấp thuận thành phần chính phủ, đàn hặc và bãi chức các bộ trưởng, các thẩm phán. Họ không để cho ai một mình “quyết định tất!” Cảnh “cá nhân quyết định tất” chỉ có dưới thời các ông Stalin, Ceausescu, Mao Trạch Ðông, Pol Pot! Rõ ràng là ông Nguyễn Phú Trọng lú, lú quá!

Cả đời ông Nguyễn Phú Trọng chưa sống trong một chế độ dân chủ nào cả. Ông từng đứng đầu Hội Ðồng Lý Luận Trung Ương, công việc chính là nhai đi nhai lại những giáo điều mác xít, lê nin nít. Ông nói về dân chủ cũng giống như một người điếc bàn về âm nhạc. Cái lú của ông là “Lú hệ thống!” Ông không biết thể chế dân chủ nó hoạt động ra sao mà cũng không hiểu được tinh thần dân chủ là thế nào. Một bằng cớ là ngay trong bài phát biểu sau khi tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra một thí dụ, về bà Tòng Thị Phóng.

Bà Tòng Thị Phóng quê ở Sơn La, năm nay 62 tuổi, thuộc một sắc tộc người Thái. Bà từng là bí thư Sơn La, phó chủ tịch Quốc Hội, trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, được vào Bộ Chính Trị năm 2011 và năm nay vẫn còn ghế. Ông Nguyễn Phú Trọng kể chuyện: “Tôi đi nước ngoài, người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới (tức là bình đẳng giữa nam và nữ).” Và Nguyễn Phú Trọng đã nói về người bạn đồng viện của mình như thế này:

“Hôm trước đi Mỹ, tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi sang họp với bà con Việt kiều. Tôi bảo ‘Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ? Vừa nữ, vừa dân tộc. Người ta cứ bảo là mình vi phạm dân chủ, nhân quyền với lại không bình đẳng giới!’”

Tóm lại, ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy ông đã sử dụng bà Tòng Thị Phóng như một món hàng đem trưng bày: Bà vừa là đàn bà con gái; lại vừa thuộc một sắc tộc thiểu số! Món hàng đó được đem ra trưng để chứng rõ đảng Cộng Sản Việt Nam có dân chủ, có bình đẳng giới tính, và tôn trọng nhân quyền!

Dùng một phụ nữ sắc tộc để khoe khoang đảng, không khác gì ông đưa bàn chân lên hỏi, “Ðôi bít tất của tôi mới toanh thế này! Ðứa nào dám bảo là chân tôi hôi?”

Không những thế, Nguyễn Phú Trọng còn hãnh diện hỏi các “Việt kiều” về món hàng mẫu của mình: “Ðấy, bà con xem, có oai vệ không? Cũng đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ?” Không biết bà Tòng Thị Phóng nghe mấy câu đó có đỏ mặt vì bị xúc phạm sỗ sàng hay không? Hay là tối hôm đó bà lại về phòng soi gương, tự hỏi: “Bà con xem, có oai vệ không? Có đàng hoàng ngang ngửa quốc tế không?”

Trong xã hội quen sống dân chủ, tự do, người được giáo dục và biết suy nghĩ không bao giờ đem thân phận “thiểu số được nâng đỡ” của người khác ra phơi bày trước công chúng như vậy. Hành động đó chứng tỏ mình mang trong đầu óc kỳ thị. Những tờ báo trong xã hội dân chủ loan tin “một người tình nghi ăn trộm đã bị bắt.” Họ không bao giờ dám viết “một người Việt (hay người Mễ, người Nga, người đàn bà...) nghi ăn trộm đã bị bắt.” Nêu rõ sắc tộc, giới tính của người ta ra chỉ chứng tỏ trong đầu mình chứa đầy thành kiến.

Mà không cần phải sống ở nơi tự do dân chủ người ta mới nên giữ mực thước cư xử này. Những người được cha mẹ giáo dục, người biết phép lịch sự, cũng không ai nói như vậy. Giống như một bà mẹ chồng giới thiệu con dâu mới: “Cháu nó người Thái đấy, nhưng nó cũng ‘đàng hoàng, oai vệ,’ có khác gì người Việt mình đâu?” Nến giáo dục dân chủ bảo đảm óc kỳ thị không được biểu lộ trâng tráo như thế.

Nhiều người Mỹ đang chuyền cho nhau coi những bức hình của Quasimodo, con chó lưng gù được cứu sống. Bản tin này được phổ biến rộng cũng vì Quasimodo là một trong số 13 con chó bị tật ngắn xương sống, trên toàn thế giới (không hiểu sao người ta đếm được kỹ như vậy!) Ông Nguyễn Phú Trọng đem bà Tòng Thị Phóng ra khoe. Nhưng nếu có người Mỹ nào đó nhận Quasimodo về nuôi rồi đem ra khoe để tự ca ngợi lòng thương yêu súc vật của mình thì chắc chắn sẽ bị dư luận chê cười! Người được cha mẹ giáo dục đàng hoàng không ai “lú” như vậy.
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Tuyệt vọng và bất lực

Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Tuần rồi, tôi gặp một số người quen từ Việt Nam sang Úc chơi. Hầu hết đều là người miền Nam và thuộc giới khoa bảng, có bằng cấp cao và hiện giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Việt Nam. Lúc chuyện trò, chẳng hiểu sao, câu chuyện lại hướng về đại hội đảng lần thứ XII vừa mới kết thúc.

Ðiều khiến tôi ngạc nhiên vô cùng là không ai có vẻ hiểu biết gì về đại hội ấy. Người ta biết rất lờ mờ về kết quả bầu cử; về chuyện ai đi ai ở lại; về chuyện trong Bộ Chính Trị hay Ban Chấp Hành Trung Ương có bao nhiêu người; và hoàn toàn không biết gì về những cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với chút ngượng nghịu, họ thú nhận là họ không biết gì nhiều. Rồi, cũng với chút ngượng nghịu, họ phân bua: Họ không để ý theo dõi. Không đợi tôi hỏi, họ phân bua tiếp: Ông nào lên, ông nào xuống thì Việt Nam cũng vẫn thế. Không có gì thay đổi cả. Biết vậy thì quan tâm để làm gì? Thì giờ, người ta để dành cho việc kiếm sống. Rảnh, thì rủ bạn bè ra quán, nhậu. Vậy thôi.

Chưa hết, người ta còn thanh minh thêm: Không phải chỉ có họ, mà ngay cả các đảng viên ở Sài Gòn cũng vậy, cũng chả tha thiết gì đến chuyện chính trị. Rồi họ đọc cho tôi nghe một câu ca dao mới nói về tính cách của người “Nam kỳ”:

Nam kỳ ăn nhậu lai rai
Nghị quyết đọc hoài chẳng nhớ một câu.

Thú thực, tôi đã nghe những lời phân trần như vậy khá nhiều lần. Và lần nào cũng ngạc nhiên. Bởi nó khác hẳn kinh nghiệm thường ngày của tôi tại Úc. Ở Tây phương, người ta hay khuyên không nên nói đến chuyện chính trị vốn là yếu tố rất dễ gây ra bất đồng. Nhưng đó là lời khuyên dành cho những người lạ, ở chỗ sơ giao. Trên thực tế, trong khoa tôi dạy, giữa các đồng nghiệp, chúng tôi vẫn rất hay nói đến chuyện chính trị. Người ta ít khi trình bày lộ liễu chủ kiến của mình nhưng qua sự phân tích, hầu như ai cũng chứng tỏ là họ rất hiểu biết về các biến động trong sinh hoạt chính trị tại Úc cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ. Sự hiểu biết ấy trở thành một dấu chỉ của khái niệm trí thức.

Sẽ rất đơn giản nếu chúng ta quy việc thiếu quan tâm đến chính trị của người Việt Nam như một biểu hiện của chứng vô cảm. Ðành là đúng. Sống trong một quốc gia mà người ta không hề để ý đến các biến cố quan trọng có sức ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước và tương lai của dân tộc, nếu không gọi là vô cảm thì là cái gì? Nhưng vấn đề là: tại sao người ta vô cảm như vậy? Câu trả lời đầu tiên là chính sách tuyên truyền cho tất cả hãy để cho “nhà nước lo” ở Việt Nam. Hậu quả của chính sách tuyên truyền ấy là mọi người xem chuyện đất nước thuộc trách nhiệm của ai đó, không dính líu gì đến mình. Không quan tâm đến đất nước, người ta cũng chả thèm để ý đến các sinh hoạt chính trị như đại hội đảng hay các cuộc hội nghị trung ương.

Tuy nhiên, bên cạnh sự vô cảm ấy, tôi nghĩ còn có một tâm lý khác: tuyệt vọng.

Ðảng Cộng Sản, trong giai đoạn giành chính quyền, để thu phục nhân tâm, lúc nào cũng vẽ ra bao nhiêu hy vọng cho dân chúng, từ hy vọng về độc lập cho đất nước đến hy vọng về tự do và no ấm, hay xa và lớn hơn nữa, về một thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người đều bình đẳng với nhau. Giành được chính quyền rồi, trong những giai đoạn chiến tranh hay kinh tế khó khăn, người ta lại vẽ nên những hy vọng khác, về thống nhất và về thịnh vượng. Tuy nhiên, sau năm 1975, tất cả những gì người dân chứng kiến và kinh nghiệm đều chỉ là sự áp bức và sự khốn cùng. Chỉ có giai đoạn gọi là đổi mới, những tia hy vọng ấy mới sáng lên trong lòng dân chúng. Nhưng chỉ được vài năm. Sau đó, tuy đời sống của người dân khá lên một chút, nhưng kinh tế đất nước vẫn ì ạch trì trệ với số các đại công ty bị phá sản càng lúc càng nhiều và đặc biệt, nợ công càng lúc càng chồng chất. Giáo dục và đạo đức càng ngày càng suy đồi. Cán bộ thì tham nhũng. Ði đâu cũng gặp tham nhũng. Những lời hứa hẹn diệt trừ tham nhũng cứ như những lời nói đùa. Những lời hứa hẹn cải cách này nọ chỉ là những lời hứa hẹn hão. Dân chúng, từ lâu, biết rõ điều đó, nên họ đúc kết thành ca dao: “Sửa sai thì lại sửa sai / Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai.” Sống trong hoàn cảnh như thế, kéo dài cả hơn nửa thế kỷ, dần dần người ta đâm ra tuyệt vọng. Không ai còn tin là đảng cầm quyền sẽ thực sự thay đổi hoặc có một chính sách nào thực sự có hiệu quả để đất nước được phú cường và dân chủ cũng như nhân quyền được tôn trọng.

Bên cạnh sự tuyệt vọng ấy là cảm giác bất lực.

Ở đâu quyền lực chính trị cũng chỉ nằm trong tay một số người. Tuy nhiên, ở các quốc gia dân chủ, những người bị trị ít nhất cũng có một số quyền lực nhất định. Ở việc bầu cử. Ở việc lên tiếng phê phán hoặc thậm chí, xuống đường phản đối một số chính sách họ cho là sai lầm. Giới lãnh đạo không thể không quan tâm trước những sự phê phán và những sự phản đối ấy bởi, nếu không, họ có thể bị thất cử ở kỳ bỏ phiếu kế tiếp. Ở Việt Nam, ngược lại. Dân chúng hoàn toàn không có quyền bỏ phiếu cho những người lãnh đạo đất nước: Ðó là công việc trong nội bộ đảng của họ. Dân chúng chỉ được quyền bầu các đại biểu Quốc Hội, tuy nhiên, ở đây lại có hai điều đáng chú ý: Một, tất cả những đại biểu ấy đều do đảng lựa chọn và đề cử; hai, thắng cử rồi, các đại biểu ấy đều làm việc và bỏ phiếu theo chỉ thị của đảng chứ không phải theo nguyện vọng của cử tri. Còn việc phê phán và phản đối của dân chúng đối với các chính sách của đảng và của chính phủ thì hoàn toàn bị cấm đoán. Dân chúng, do đó, dù biết các chính sách của nhà nước là sai lầm và nguy hại, cũng không có cách gì ngăn chận được. Họ hoàn toàn bị bất lực.

Cảm giác tuyệt vọng và bất lực ấy được thấy rõ nhất trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ai cũng biết Trung Quốc đã từng chiếm hải đảo Việt Nam và đang âm mưu lấn chiếm cả vùng biển của Việt Nam. Và ai cũng biết, trước các nguy cơ lấn chiếm ấy của Trung Quốc, phản ứng của chính quyền Việt Nam rất yếu ớt và không có hiệu quả. Biết vậy, nhưng người ta không làm gì được. Xuống đường biểu tình chống đối Trung Quốc thì bị đánh đập, bắt bớ, tù đày. Sợ hãi và mệt mỏi, người ta đành buông xuôi.

Sự tuyệt vọng, bất lực và buông xuôi ấy rõ ràng là một tai họa cho đất nước. Việt Nam không thể thay đổi, không thể mạnh hơn và không thể bảo vệ được chủ quyền của mình trên biển đảo nếu dân chúng đều mặc kệ như thế.

Tuy nhiên, oái oăm là chính quyền lại muốn nuôi dưỡng cái tinh thần mặc kệ ấy.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ
Đoan Trang -

Kể từ khi cầm quyền đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm đủ trò để biến chính trị thành một thứ xấu xa, gớm ghiếc, đáng khinh, đáng sợ, trong suy nghĩ của người dân. Người nào thanh cao, trong sạch thì phải biết tránh xa chính trị, lo làm tốt bổn phận của mình, còn các vấn đề vĩ mô thì đã có Đảng và Nhà nước lo - Đảng dạy dân như thế.

Mà đúng là chính trị của Đảng xấu xa, gớm ghiếc thật. Đảng có một cơ chế nhân sự kỳ lạ sao đó, sàng lọc rất giỏi: Phàm người nào vừa tài giỏi vừa nhân hậu và trung thực, tóm lại vừa có tài vừa có đức, chắc chắn sẽ không bao giờ lên cao trong hệ thống của Đảng và Nhà nước được. Càng làm to, mức độ tài đức của quan chức cộng sản càng giảm. Cứ thế, cho đến đỉnh cao là Bộ Chính trị và Tứ trụ thì tài đức còn bao nhiêu, chúng ta tự hiểu.

Chính trị của Đảng là thứ chính trị ưu tiên sự xảo trá, giảo quyệt... nôm na là lưu manh.

Chính trị của Đảng là thượng đội hạ đạp, là nịnh trên nạt dưới.

Chính trị của Đảng là phá rất giỏi, nhưng xây thì tồi tệ, be bét. Bất kỳ cái gì có chữ “phá”, người cộng sản đều làm tốt cả: phá tư sản, phá kinh tế, phá rừng phá núi, phá cầu phá đường, phá đình phá chùa, phá làng phá xóm, phá thương hiệu, phá uy tín, đương nhiên là cả “phá án” luôn, trong đó có phần “phá phản động”.

Vì chính trị của Đảng như thế, nên cũng có phần sự thực là, nếu là người lương thiện, chẳng mấy ai muốn dây vào nó.

Nhưng cũng chính vì thế, những người tài, người tốt cứ để Đảng phè phỡn trong quyền lực, muốn làm gì thì làm, muốn ra chính sách gì thì ra, muốn phá gì thì phá, cứ thoải mái ghìm chặt đất nước, không cho phát triển suốt hàng chục năm nay.

* * *

Cuộc bầu cử Quốc hội 2016 lần này, đứng trên mặt Đảng mà xét, sẽ chẳng có thay đổi gì, vì cơ chế là do Đảng đề ra, luật là do Đảng đề ra, nhân sự, quần chúng cũng là do Đảng chỉ định, thuê mướn để diễn trò.

Nhưng về phía những người tiến bộ, mong muốn đất nước thay đổi, thì có một cái khác: Đây là dịp (duy nhất trong vòng 5 năm tới) để chúng ta tham gia vào nền chính trị của Đảng, không phải để hy vọng sẽ thay thế được Đảng, mà đơn giản là để lột trần cái màn kịch dân chủ của Đảng.

Chúng ta hãy tranh cử vào Quốc hội - cho đến nay vẫn đã và đang luôn luôn là của Đảng Cộng sản Việt Nam với 95% đại biểu là đảng viên cộng sản. Hãy tranh cử để thay đổi tỷ lệ này dù ít dù nhiều.

Hãy tranh cử để ít nhất là làm cho Đảng phải mệt sức, tốn tiền đối phó. (Tiền thì tất nhiên cũng là của ngân sách nhà nước thôi, chứ Đảng ngoài lừa và cướp ra thì có bao giờ gây được quỹ. Nhưng ngân sách hay nguồn lực nào mà chẳng có hạn).

Hãy tranh cử, bởi vì một sự thực này:

TA KHÔNG THỂ BỎ MẶC THẾ GIỚI NÀY CHO NHỮNG KẺ MÀ TA KHINH BỈ (*).

---------

(*) Ayn Rand (tác giả Suối Nguồn), tháng 5/1968

Đoan Trang

http://www.phamdoantrang.com/2016/02/kh ... ke-ma.html
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Hà Nội thúc đẩy xã hội chủ nghĩa, không thoát Trung
Võ Long Triều
Tân Tổng Bí Thư Nhuyễn Phú Trọng tuyên bố với báo chí: “Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời vì ý thức hệ nà hai đảng đang theo.” Ông nhấn mạnh: “Sẽ tiếp tục hợp tác để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện,” và để “thúc đẩy tư tưởng xã hội chủ nghĩa.” Lời tuyên bố trên đây của một nhân vật nắm quyền tối cao, trong chế độ độc quyền cai trị, đủ xác quyết sự lệ thuộc toàn diện kẻ thù phương Bắc, đã và đang từng bước xâm lược nước ta.

Nguyễn Phú Trọng được tiếng là người thân Trung Quốc, khi ông còn là chủ tịch Quốc Hội, mỗi nhân vật cao cấp Trung Quốc đến viếng thăm Việt Nam đều tiếp xúc với ông trước khi gặp tổng bí thư hay chủ tịch nước. Cũng vào thời gian đó cách đây năm năm, mọi người biết trước rằng Đại Hội Đảng XI sẽ bầu ông Trọng làm tổng bí thư. Khác với lần nầy ông phải dài công mưu tính, dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng sức ép gần như công khai của Trung Quốc, khoe khoang ông là người biết “lý luận,” và cho đàng em rêu rao tổng bí thư phải là người miền Bắc như tự bao giờ.

Trung Quốc đã ảnh hưởng vào cuộc bầu cử ban lãnh đạo Việt Nam bằng cách nào? Từ sự hâm he đe dọa với vọng điệu kẻ cả xấc xược, đến những lời vuốt ve dụ dỗ. Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc viết rằng: “Việt Nam không nên theo đuổi các mục tiêu ngoại giao bằng mọi giá, kể cả việc đánh đổi mối quan hệ truyền thống khó khăn lắm mới đạt được với Trung Quốc.” Ngày 20 tháng 1, 2016, đúng ngày khai mạc Đại Hội Đảng XII, hãng tin Xinhua còn nhấn mạnh: “Cần phải làm rõ rằng bất kỳ ai thổi bùng tinh thần dân tộc trong mối quan hệ Việt-Trung sẽ chỉ tự hại mình.” Và sau đó đưa ra lời dụ dỗ “kế hoạch đầy tham vọng của Việt Nam trong 5 năm tới, cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.”

Sau Đại Hội, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phái đặc sứ là Tổng Đào, trưởng Ban Liên Lạc Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đến Việt Nam chúc mừng tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình “bày tỏ hy vọng dưới sự lãnh đạo của tân tổng bí thư, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách ở Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được các tầm cao mới.” Nguyễn Phú Trọng hứa với Tổng Đào, Hà Nội sẽ hợp tác với Bắc Kinh để “thúc đẩy tư tưởng xã hội chủ nghĩa,” và bày tỏ sự “biết ơn chân thành” đối với Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Đại Hội Đảng lần thứ XII cho thấy sự tranh giành quyền lực trong nội bộ căng thẳng, ầm ĩ, đầy kịch tính chưa từng có từ nhiều năm qua. Dư luận cho rằng đây là cuộc đối đầu giữa hai phe, đảng thân Trung Quốc và chính phủ thân Tây phương, đặc biệt thân Hoa Kỳ, mà hai ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện.

Cả đôi bên đều biết nếu sự đấu tranh giành quyền căng thẳng đến tận cùng thì sự chia rẽ có thể dẫn đến sự tan rã của Đảng Cộng Sản và chế độ, điều đó sẽ nguy hại cho cả hai phe. Cho nên cũng có thể một sự thỏa thuận nào đó tạm thời hòa hoãn chờ những cơ hội và thời cơ khác. Bằng cớ của sự đấu đá quyết liệt khiến ông Nguyễn Phú Trọng phải đi thăm nhiều đơn vị quân đội, công an để chỉ thị phải bảo đảm an ninh tuyệt đối cho đại hội. Hành động nầy chứng tỏ ông Trọng muốn đối phó bằng mọi cách với Nguyễn Tấn Dũng. Ba ngày sau đó, công an và quân đội mở cuộc thao dượt quy mô chống mọi cuộc biểu tình sẽ bị trấn áp ngay lập tức. Đã vậy ông Trọng còn yêu cầu cục an toàn thực phẩm phải cắc cử cán bộ đến túc trực 24 trên 24 tại các nhà hàng, nhà bếp phục vụ đại hội để ngăn ngừa những vụ ngộ độc có thể xẩy ra.

Dư luận bên ngoài cho rằng đã có sự thỏa thuận như nói trên để cho Nguyễn Thanh Nghị, bí thư thành ủy Rạch Giá, con trai Nguyễn Tấn Dũng được vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Tiếng đồn ông Dũng “hy sinh đời bố để củng cố đời con.” Có lẽ ông Nghị sẽ thay cha hoàn tất những gì mà ông Dũng chưa đạt thành, giữa các mối quan hệ chằng chịch trong nội bộ đảng và bên ngoài. Tạm thời Nguyễn Thanh Nghị sẽ là nhân vật có khả năng bảo vệ tài sản và an ninh cho gia đình.

Cho dù có sự thỏa thuận, nhưng cuộc đấu đá gay gắt, không khoan nhượng với mọi thủ đoạn hèn hạ chưa từng thấy, chắn chắn “ngon lửa hận thù” sẽ còn chái ngầm trong tương lai. Bên thắng cuộc sẽ tìm cách cắt tỉa phe cánh đối phương, bên thua cuộc sẽ dự trù mưu mô chống đỡ và chờ cơ hội lật ngược thế cờ. Một bên ôm chặt đảng và “xã hội chủ nghĩa,” với sự ủng hộ của Bắc Kinh. Một bên khác có vẽ muốn hội nhập thế giới tự do, chủ trương bảo vệ lãnh thổ quốc gia, thuận với lòng dân đang câm ghét giặc Tàu xâm lăng đất nước.

Cơ thể của Đảng Cộng Sản đang mang bệnh nan y do hai luồn tư tưởng đối nghịch: Thân Tàu hay chống giặc Trung Quốc xâm lăng? Hội nhập thế giới bên ngoài để hy vọng bảo vệ quốc gia, hay bán nước làm tay sai cho Tàu Cộng? Hai loại vi trùng nầy sẽ soái mòn làm tiêu hao độc tài đảng trị.

Một ngày trước đại hội, cuộc thăm dò của voatiengviet.com cho thấy trong số 2,500 cư dân sử dụng mạng xã hội trên Internet trả lời câu hỏi “Ai sẽ là tân tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam?”, tính từ đầu giờ ngày 19 tháng 1, 2016 (giờ Việt Nam), hơn 65% cho biết họ chọn thủ tướng chính phủ hiện thời là Nguyễn Tấn Dũng, và 25% chọn đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lú.

Sau đại hội, ngày 29 thang 1, 2016 tạp chí The Economist đăng bài với tít: “Một Thủ tướng hoa Mỹ ra đi, những người u ám ở lại.” Tờ báo đặt câu hỏi, liệu giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản với thành phần giáo điều theo chủ nghĩa Mac-Lê cũ kỹ, “bụi bậm,” có còn song hành với đa số tuổi trẻ Việt Nam không? Tuổi trẻ ngày nay giao tiếp được với thông tin bên ngoài nhờ tiến bộ kỹ thuật Internet, bức màng tre hay bức màng sắt không còn tác dụng làm ngu dân như trước.

Giới trẻ không còn sợ hãi, giới trí thức tham gia ngày càng đông, đòi hỏi tự do nhân quyền, nhiều đảng viên công khai từ bỏ đảng, một số khác phản ánh sai lầm của đảng bằng kiến nghị hay tâm thư. Chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ “tự diễn biến,” thay vì lo sợ và cảnh giác “diễn biến hòa bình” do những kẻ thù địch và ngoại bang xách động.

Trước hiện tình đất nước, chủ trương bành trướng Bắc Kinh ngày càng rõ nét, đặc biệt trên biển Đông, Việt Nam mất đảo, ngư dân mất quyền đánh cá, không còn phương tiện sinh sống. Thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ làm thức tỉnh những con người Việt Nam, dù là Cộng Sản ở bất cứ chức vị nào ,cũng phải hồi tâm với chút lòng yêu nước trong mỗi con người của họ. Chừng đó sẽ dấy lên một phong trào chống Tàu xâm lăng để cứu quốc. Ai sẽ là Nguyễn Huệ, hay Trần Hưng Đạo? Dân tộc Việt Nam ngàn đời không thiếu anh hùng.

1- Tuy nhiên cuộc đấu đá dành quyền báo hiệu sự rạn nứt khó hàng gắn của đảng Cộng Sản. Những thủ đoạn gian manh hèn hạ loại đối phương bằng mọi cách khó tránh hận thù chia rẽ.

2- Nhìn chung vẫn không có tia sáng nào báo hiệu tư do dân chù. Có điều phải thay đổi hệ thống kinh tế vì TPP và Âu Châu.

3- Tương lai phải chờ dân chúng và đảng viên ý thức và can đảm phản ứng. Truyền thống và lịch sử nhiều lần thoát trung. Dân tộc anh hùng chắc chắn sẽ có “quí nhân xuất hiện” cho dù phải chờ đợi lâu dài, lịch sử ghi nhận muôn đời Cộng Sản hại dân bán nước.

*** Có điểm đáng chú ý trong các khuôn mặt mới được bầu chính thức vào ủy viên trung ương có Nguyễn Thanh Nghị, con trai của Thủ Tướng Dũng... Ông Nghị sẽ thay thế cha hoàn tất nốt những gì mà ông Dũng còn dang dở giữa các mối quan hệ chằng chịt trong nội bộ lẫn bên ngoài. Nguyễn Thanh Nghị sẽ là nhân vật bảo vệ cho khối tài sản của gia đình và đây là điều mà thủ tướng đánh đổi để an tâm về hưu mà không sợ bị thanh trừng hay di hại về sau.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests