Đời sống quanh ta

nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by nguyenvsau »

Bạo loan đòi phá tượng đài tại Paris


Paris Riots || Émeutes à Paris || Paris Protests || Paris Burning || French Riots || Police Beatdown
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by MatVit »

Image

CÁCH ĐỐI ĐÃI VỚI KẺ TIỂU NHÂN
Khi đã nhận biết được kẻ tiểu nhân, nếu không thể tránh xa thì phải hiểu được nên đối đãi chung sống với họ như thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên của cổ nhân.

1. Đừng “đắc tội” với tiểu nhân
Tiểu nhân thường không cho rằng bản thân mình là người gian trá và không phúc hậu. Họ có độ mẫn cảm rất cao lại khuyết thiếu đức hạnh. Cho nên, chỉ cần thấy người khác đối xử không vừa ý, cho rằng đắc tội với mình là họ làm ra những việc bất chấp hậu quả. Cổ nhân ví, tiểu nhân có “mắt tinh như ưng, lưỡi sắc như kiếm”, nên bạn tuyệt đối không phải là đối thủ của họ.

2. Giữ khoảng cách
Cổ nhân nói: “Kính nhi viễn chi” (kính trọng nhưng không gần gũi). Đối với tiểu nhân, nhất định cần giữ khoảng cách. Khi đối mặt với tiểu nhân cần phải giữ tâm bình thản. Bởi vì tiểu nhân “khẩu phật tâm xà”, trở mặt vô tình nên rất khó khiến người khác kịp trở tay.

3. Nói chuyện cẩn thận
Nói chuyện với tiểu nhân cần phải cẩn thận và giữ mức khách sáo. Nếu phê bình hoặc đàm luận chuyện riêng tư của tiểu nhân thì chính là bạn đang kích thích mối thù hận trong họ. Nếu như họ phê bình hay đàm luận chuyện riêng tư của người khác thì nhất định không nên nghe.

4. Không nên có mối liên hệ lợi ích với họ
Điều mà người quân tử coi trọng là đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào. Cho nên, tiểu nhân sẽ vì lợi ích bản thân mà học cách giao tiếp lấy lòng người.
Thoạt nhìn, kẻ tiểu nhân thường hòa đồng, nhiệt tình và có nhiều chỗ tốt nhưng ngàn vạn lần không nên dựa vào họ để đạt được lợi ích của mình. Bởi vì hồi báo mà họ muốn nhận được phải gấp nhiều lần điều bạn muốn. Vì thế, dựa vào tiểu nhân thì thường sẽ “mất nhiều hơn được”.

5. Chịu thiệt một chút
Trong cuộc sống, đôi khi tranh giành với kẻ tiểu nhân chẳng những không lấy lại được công đạo mà trái lại còn kết thù hận. Cổ nhân nói: “Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, có những khi chịu thiệt một chút trước mắt nhưng lại hóa giải được mối họa về sau. Huống chi, công đạo là ở trong lòng người, biết rõ đó là tiểu nhân, ai còn dám kết giao?

Nguồn: Hoa Augustino
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Cách giặt khẩu trang đúng cách để sử dụng nhiều lần
Jul 12, 2020 cập nhật lần cuối Jul 6, 2020

Image
Giặt khẩu trang thường xuyên để bảo vệ sức khỏe bản thân.
(Hình: Isabel Infantes/AFP via Getty Images)

ATLANTA, Georgia (NV) – Giờ đây, đeo khẩu trang là một việc không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Cho dù lệnh ở nhà được dở bỏ hay kinh tế dần mở cửa thì đại dịch COVID-19 vẫn chưa dứt nên việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa lây lan là điều cực kỳ quan trọng.

Đeo khẩu trang là một trong những điều phải làm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả những người xung quanh. Với những khẩu trang sử dụng được nhiều lần, làm sao để giặt khẩu trang sạch sẽ là điều không phải ai cũng biết.

Theo Bác Sĩ Brian Sansoni ở trung tâm American Cleaning Institute, việc sử dụng lại khẩu trang phụ thuộc vào yếu tố người đeo thường xuyên, và phải nên rửa sạch, giặt thường xuyên để không bị vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe.


Giặt bằng máy giặt

Theo bà Carolyn Forte, giám đốc Good Housekeeping Institute’s Home Appliances and Cleaning Products Lab, thì cách tốt nhất, đơn giản nhất và tiết kiệm thời gian nhất để giặt khẩu trang là sử dụng máy giặt. Bạn nên chọn tính năng nước ấm, hoặc thậm chí là nước nóng để giúp khử trùng và loại bỏ vi khuẩn dính trên khẩu trang. Bên cạnh đó, bạn nên chọn loại bột giặt có tính chất tẩy rửa tốt và không gây dị ứng da.

Một lưu ý khác bạn cần chú ý đó chính là đừng để thùng giặt quá nhiều đồ mà nên có không gian cho khẩu trang có thể rơi tự do khi giặt ở nhiệt độ nóng, giúp vải khẩu trang được giặt sạch sẽ và được khử trùng tốt nhất.

Giặt bằng tay

Đối với những khẩu trang làm bằng chất liệu vải xịn hoặc được thiết kế thêm có miếng vải lọc không khí thì tốt nhất là nên giặt bằng tay. Trước tiên, bạn có thể ngâm khẩu trang trong nước ấm hoặc nóng trong 15 phút, rồi sau đó dùng miếng cọ vải nhẹ nhàng chà ít nhất là từ 20 đến 30 giây.

Bên cạnh đó, bạn có thể pha loãng bột giặt dạng lỏng trong nước nóng, rồi cho khẩu trang ngâm 20 phút để bụi bẩn và những thứ khác dính trên khẩu trang được trôi đi. Tiếp theo, bạn chỉ cần rửa kỹ và để khô.

Một điều nữa bạn cần chú ý là không nên sử dụng chất tẩy rửa khi giặt khẩu trang vì trong chất tẩy rửa có nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng da mặt.

Loại bỏ vết bẩn trên khẩu trang

Nếu vải khẩu trang bị ố sau khi sử dụng thường xuyên, bạn có thể dùng sản phẩm lau chùi vết bẩn với thành phần tẩy enzyme.

Ngoài ra, khẩu trang cũng rất dễ bị dính kem chống nắng khi bạn bôi hằng ngày và phải tiếp xúc trực tiếp với khẩu trang khi đeo lên mặt. Trong thành phần kem chống nắng hay có chất avobenzone không dễ rửa khi xài với bột giặt có chứa chlorine. Vì thế, bạn nên tránh thành phần này ra. (K.D) [qd]
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by bichphuong »

Image

Dân tỵ nạn và việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỷ

Từ ngày có ông Trump ra tranh cử thì dân tỵ nạn bắt đầu chú ý nhiều hơn, nhưng cũng không nhiều lắm. Cho đến sau khi ông Trump đã đắc cử, thì bất thình lình, chính trị Mỹ, hay chính xác hơn, TT Trump, đã biến thành đề tài lớn trên bàn nhậu, trong các bữa cơm gia đình, trong các buổi họp mặt của đủ thứ hội hè.

Đặc biệt hơn cả, trong khoảng từ hơn 1-2 năm nay, cả cộng đồng có vẻ như bất thình lình lên cơn say sóng, con vi khuẩn chính trị phe đảng lây lan nhanh gấp vạn lần vi khuẩn corona.


TT Trump thành đề tài sốt dẻo nhất, không thể không nói tới trong bất cứ buổi gặp gỡ nào. Mà không cần gặp gỡ thì ông Trump cũng là đề tài, lý do ra đời của cả trăm, cả ngàn báo, đài radio, TV, clip YouTube, diễn đàn,… Hộp thư email tràn ngập những tin thật, tin phịa, tin xuyên tạc, tin chửi bới, tin hoan hô,… ủng hộ hay chống TT Trump chết bỏ.

Bạn bè nối khố mấy đời, huynh đệ chi binh mấy chục năm, cả anh em và bố con, bất thình lình vác bút đâm nhau vì bênh hay chống Trump, hay nhẹ nhất thì cũng cạch, không nói chuyện với nhau nữa.

Không quen biết nhau thì dĩ nhiên, nếu không tặng nón cối cho nhau thì cũng nhục mạ hơn tát nước, bằng những thậm từ thô bỉ và tục tằn nhất.

Một cụ cuồng chống Trump rất ‘hoành tráng’ tố những người ủng hộ Trump là “lên đồng” mà tiếu lâm thay, lại không nhìn thấy chính mình cũng đang lên đồng.

Đúng là tột cùng của vô lý

Trump đến rồi đi, không vài tháng nữa thì vài năm nữa, sao lại phải cuồng và hận thù đến vậy?

Qua Mỹ nửa đời người vẫn chưa hiểu nên không thể tôn trọng tự do tư tưởng được sao?

Mà cái lạ là càng nhiều tóc bạc thì lại càng cuồng hơn đám ngựa non háu đá, đúng như các cụ ta vẫn nói, gừng càng già càng cay.

Và càng trí thức thì càng chửi giống du đãng, chỉ khác là du đãng không biết viết, chỉ chửi miệng, không thể cay nghiệt bằng trí thức chửi nhau bằng văn chương.

Nghĩ cho cùng, tiếng nói của cộng đồng ta hăng say như vậy, có dư âm hay hậu quả gì trên chính trường Mỹ không

Hay chỉ là một đám khùng điên tranh nhau làm dã tràng

Không cần phải là chuyên gia nghiên cứu sâu xa gì thì ai cũng biết tiếng nói chính trị của cộng đồng tỵ nạn rất nhỏ, nhỏ hơn tiếng muỗi vo ve trong đêm tịch mịch.

Có nhiều yếu tố khiến tiếng nói của chúng ta rất nhỏ.
Cộng đồng tỵ nạn quá ít người. Theo những thống kê mới nhất, tổng cộng số dân tỵ nạn Việt ở Mỹ chưa tới 1,5 triệu, chưa tới 0,4% dân số Mỹ.

Mà lại rất ít để ý đến chính trị, nhất là chính trị của ‘người ta’ (Mỹ) chứ không phải của ‘ta’. Cũng không quen thuộc với chuyện bầu bán, không nhìn rõ nhu cầu phải đi bầu.

Không có ông bà tỵ nạn nào rảnh hơi đứng xếp hàng cả nửa ngày để đi bỏ phiếu, trừ khi đi bỏ phiếu cho ông bạn của bố, hay cho ông con của ông bạn già cùng binh chủng.

Cũng không thể quên "một số lớn" dân tỵ nạn ta qua đây với hai bàn tay trắng, nhưng với quyết tâm thành đạt, chú tâm lo làm ăn kiếm sống, lo chuyện ăn học của con cái, không rảnh xía vào chuyện chính trị Mỹ là chuyện mà nhiều người vẫn coi là chuyện… thừa giấy vẽ voi không liên quan gì đến mình.

Ngoải ra cũng có "một số không nhỏ" muốn nằm ngửa rồi chìa tay xin trợ cấp

Nhưng lý do chính tiếng nói cộng đồng Việt rất nhỏ và thiếu đoàn kết.

Người ta nói dân Tầu, một người nổi lên, cả họ công kênh lên cao hơn;

Dân Việt, một người ngoi lên, cả họ xúm lại lôi chân xuống.
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Image

Hảy Thong Thả Sống

“Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước”.

Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau.
Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ…

Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.

Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi.
Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế.

Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết”, dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.
Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình

Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời.
Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời.
Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết.

Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc.
Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.

Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái Sống” .
Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.
Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học.
Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi.
Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời.

Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.
Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa.
Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình.

Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ).
Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: “Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con“.

Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.
Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết.
Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình.
Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.

Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời.
Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va li.
Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói: “Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình”.

Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không?
Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.
Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào.
Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.
Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ.

Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết.
Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.

Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh.
Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ.
Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.

Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già.
Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.

Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống.
Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen.
Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.

Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.
Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v…
Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa.

Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào
Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích (Thánh Vịnh).
Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.
Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

Tại sao ta phải cay cú với cái chết?
Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*)
Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

Trần Mộng Tú
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by bichphuong »

hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Image

Rửa tay cho Mẹ

Vô Danh
Một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học thuộc loại xuất sắc. Anh tự tin dự tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh vượt qua các vòng đầu tiên và đến vòng cuối cùng, đích thân giám đốc phỏng vấn anh để đưa ra quyết định tuyển dụng.

Khi xem qua hồ sơ xin việc của chàng trai, vị giám đốc nhận thấy trong suốt các năm học, anh luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Từ trường trung học cho đến khi vào đại học và thi tốt nghiệp, không năm nào chàng trai này không đạt danh hiệu xuất sắc.

Vị giám đốc hỏi,

– “Trong bốn năm đại học, anh có đi làm thêm không?”.

“Dạ không thưa ông”, chàng trai trả lời.

– “Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?”.

– “Cha tôi mất từ năm tôi một tuổi, vì vậy toàn bộ tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác”.

– “Mẹ anh đang làm công việc gì?”

– “Mẹ tôi giặt quần áo thuê cho người ta.”

Vị giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay của anh khá đẹp và mềm mại.Ông hỏi

– “Anh đã bao giờ giúp đỡ mẹ trong việc giặt quần áo chưa?”.

“- Chưa bao giờ”, chàng trai thẳng thắn đáp.

“Tôi cần tập trung học cho thật tốt. Hơn nữa, mẹ tôi giặt thì nhanh hơn tôi chứ.”

Nghe vậy, vị giám đốc nói,

– “Tôi có một yêu cầu nhỏ. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ. Rồi sáng hôm sau anh đến đây gặp tôi”.

Chàng trai trẻ cảm giác cơ hội trúng tuyển của mình rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và đề nghị rửa tay cho mẹ. Người mẹ cảm thấy khó hiểu trước yêu cầu của con trai nhưng vẫn đưa hai tay ra cho con rửa.

Chàng trai chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của anh rơi xuống khi anh rửa tay cho mẹ. Lần đầu tiên, anh nhận ra đôi bàn tay của mẹ không chỉ nhăn nheo, mà còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì anh cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh nhúng tay mẹ vào nước.

Đó cũng là lần đầu tiên chàng trai nhận ra chính đôi bàn tay này đã ngày ngày cần mẫn giặt quần áo để có thể trang trải tiền học phí cho anh. Những vết sẹo trên đôi bàn tay mẹ cũng là cái giá cho những bảng điểm xuất sắc của anh.

Sau khi rửa sạch đôi bàn tay mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt chỗ quần áo còn lại trong ngày.

Tối hôm đó, mẹ con anh đã trò chuyện với nhau rất lâu.

Sáng hôm sau, chàng trai quay lại công ty.

Vừa nhìn thấy anh, vị giám đốc hỏi,

– “Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được gì trong ngày hôm qua không?”.

– “Tôi đã rửa tay cho mẹ và cũng giặt nốt chỗ quần áo còn lại”.

– “Cảm giác của anh như thế nào?”, vị giám đốc hỏi.

Chàng trai trả lời trong nước mắt,

– “Thứ nhất, tôi hiểu rằng nhờ có mẹ mà tôi mới có được ngày hôm nay.

– Thứ hai, tôi hiểu kiếm tiền vất vả thế nào.

– Và thứ ba, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình”.

Vị giám đốc nói:

“Đó cũng chính là điều tôi cần tìm ở một quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên biết ơn khi được người khác giúp đỡ, thấu hiểu công sức lao động của người khác và không xem tiền bạc là mục đích sống duy nhất. Anh đã hiểu được những điều đó, vì vậy chào mừng anh gia nhập công ty chúng tôi.”
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by quangminh »

Walgreens và CVS kêu gọi dân Mỹ chích ngừa cúm sớm do có COVID-19
On Aug 18, 2020


WASHINGTON, DC (NV) – Hai công ty chủ các tiệm bán thuốc lớn nhất ở Mỹ là Walgreens và CVS hôm Thứ Hai, 17 Tháng Tám, cho biết họ đang có nỗ lực để khuyến khích người dân Mỹ đi chích ngừa cúm năm nay, vì mức độ đe dọa của cúm gia tăng năm nay do dịch COVID-19.

Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, công ty Walgreens nói các tiệm của họ ở Mỹ nay có sẵn thuốc để chích cho khách hàng. Trong khi đó CVS Health nói dự trù sẽ gia tăng số thuốc dự trữ.
Image
Trẻ nhỏ 6 tháng tuổi trở lên, đều nên chích ngừa cúm. (Hình minh họa: AFP/Getty Images)
Công ty Walgreens nói rằng việc chích ngừa có thể thực hiện tại gần 9,100 địa điểm của họ trên toàn nước Mỹ, và những nơi này cũng đều gia tăng các biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe để tránh lây lan COVID-19.

Cũng theo công ty Walgreens, các nhà sản xuất đang chế tạo thêm các liều vaccine để đáp ứng nhu cầu dự trù sẽ cao cho mùa cúm năm nay.

Trong bản thông cáo gửi tới báo chí, Bác Sĩ Kevin Ban, bác sĩ trưởng của Walgreens, nói: “Sự hội tụ của COVID-19 và mùa cúm khiến việc chủng ngừa cúm rất cần thiết.”

“Đây là thêm một điều nữa mà mọi người có thể làm để giúp cho chính mình và người thân yêu được khỏe mạnh,” cũng theo Bác Sĩ Ban.

CVS nói họ cũng đang có sẵn thuốc và cho biết dự trù sẽ chích ngừa cho khoảng 18 triệu người, tăng gấp đôi số lượng của năm 2019.

Ông Larry Merlo, tổng giám đốc điều hành CVS, cho biết việc phân biệt giữa cúm và COVID-19 sẽ rất khó khăn trong năm nay, nên việc chống bị lây cúm là điều rất quan trọng.

“Nếu bạn tưởng lầm rằng bạn có thể cố cầm cự được để cho qua, vì bạn nghĩ đây chỉ là cảm cúm, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn,” cũng theo ông Merlo.

Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh Mỹ (CDC) nói rằng mùa cúm thường kéo dài từ các tháng mùa Thu cho tới mùa Xuân, và có thể khởi sự từ Tháng Mười. Một số mùa cúm đã kéo dài cho tới Tháng Năm.

CDC khuyến cáo mọi người, từ trẻ nhỏ 6 tháng tuổi trở lên, đều nên chích ngừa cúm. (V.Giang) [qd]
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thuytrieu »

Tuyên bố từ chức của Thủ tướng Nhật – Shinzo Abe

Nguyễn Quốc Vương dịch - 28-8-2020

Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức tuyên bố từ chức tại họp báo lúc 15h chiều 28-8 (giờ Việt Nam).

Nhà lãnh đạo 65 tuổi đã mắc chứng viêm loét đại tràng kinh niên.

Kính thưa toàn thể quốc dân!

Cảm ơn toàn thể quốc dân trong suốt gần 8 năm qua.

Trong những ngày nóng bức đang tiếp diễn này, từ đáy lòng mình tôi thật sự biết ơn toàn thể quốc dân đã nỗ lực thực thi hai đối sách cùng lúc- đối sách với vi rút corona, đối sách với sốc nhiệt (say nắng) để đem lại sự an toàn tuyệt đối, cũng như sự hợp tác đối với những yêu cầu khác nhau của nhà nước, chính quyền địa phương.

Về đối sách đối với vi rút corona thì trong cuộc chiến đấu cam go với kẻ địch vô hình từ tháng 1 năm nay, tôi đã nỗ lực tối đa nhằm ngăn chặn lây nhiễm, phòng chống các ca bệnh nặng quá mức và bảo vệ tính mạng quốc dân dù chỉ là chút ít. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là nhiều người đã mất đi sinh mạng của mình vì vi rút Corona mới. Từ đáy lòng mình tôi cầu mong cho linh hồn họ siêu thoát.

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn với những y bác sĩ ngay lúc này đây vẫn đang dốc toàn lực để điều trị cho các bệnh nhân.

Ngày hôm nay xin được đưa ra đối sách đối với vi rút Corona từ giờ về sau khi hè chuyển sang thu và mùa đông sẽ tới. Trong nửa năm này, chúng ta đã biết được nhiều thứ. Nhờ chính sách dự phòng gọi là tránh triệt để “ba điều” (ở trong không gian kín, tập trung đông đúc, tiếp xúc gần-chú thích của người dịch) mà chúng ta vẫn có thể tiến hành song song các hoạt động kinh tế, xã hội.

Phương pháp trị liệu ứng phó với các triệu chứng trong đó có phương pháp sử dụng thuốc Remdesivir (một loại thuốc kháng vi rút-chú thích của người dịch) cũng tiến triển và hiện nay tỉ lệ tử vong của thế hệ trẻ dưới 40 tuổi đã hạ xuống còn 0.1%. Trong khi đó trên một nửa những người đã tử vong là thế hệ trên 80 tuổi. Những người có nguy cơ bị diễn tiến nặng là những người cao tuổi và bệnh nhân có bệnh nền, để bảo vệ được sinh mạng của nhiều người thì đối sách của mọi người cho dù là ở mức độ từng người sẽ trở thành chìa khóa tối quan trọng.

Theo dự đoán cùng với vi rút corona, trong mùa đông tới số người bệnh bị sốt do cúm sẽ tăng lên. Để giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan y tế, từ bây giờ cần phải chuyển đổi chính sách sang đặt trọng tâm vào những người có nguy cơ diễn tiến nặng cao. Trước tiên là hoàn thiện cơ bản năng lực xét nghiệm.

Để có khả năng tiến hành đồng thời cả xét nghiệm cảm cúm trước mùa đông, chúng tôi sẽ nhắm tới thể chế xét nghiệm mỗi ngày 20 vạn ca. Đặc biệt chúng tôi sẽ cân nhắc đến các cơ sở, bệnh viên nơi có những người cao tuổi có nguy cơ diễn tiến nặng cao, cũng như tình hình nhiễm bệnh của địa phương để tiến hành xét nghiệm đồng loạt định kì cho tất cả các nhân viên và phòng chống lây nhiễm tập thể đối với những người cao tuổi, những người có bệnh nền. Phương châm trợ giúp y tế cũng sẽ đặt trọng điểm vào những người cao tuổi, những người có nguy cơ diễn tiến nặng cao.

Đối với triệu chứng nhiễm vi rút corona kiểu mới thì tiến hành cách thức phòng chống lây nhiễm như cách thức tiến hành đối với các loại bệnh như lao, SARS, MERS. Dựa trên những kiến thức đã biết, từ giờ về sau sẽ chỉnh sửa các văn bản pháp luật và sửa đổi sự vận dụng chúng. Thực hiện triệt để điều trị tại nhà đối với những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhằm giảm thiểu gánh nặng cho các cơ quan y tế, trung tâm khám chữa bệnh.

Những cơ quan y tế, bệnh viện đại học tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi rút corona mặc dù bị giảm doanh thu, vẫn nỗ lực suốt đêm ngày vì quốc dân, tôi thật sự biết ơn sự cố gắng trên phương diện kinh doanh đó. Chúng tôi sẽ tiến hành sự trợ giúp tốt nhất để loại bỏ sự lo lắng ở phương diện kinh doanh. Chúng tôi đảm bảo luôn có thể chế cung cấp y tế đầy đủ ngay cả trong thời kì cúm trở nên phổ biến. Chúng tôi sẽ tiến hành theo thứ tự các đối sách nói trên, thực hiện các biện pháp bằng chi phí dự phòng và đưa vào thực hiện ngay lập tức.

Cùng với đối sách với Corona, thứ chúng ta không được phép một phút giây lơi lỏng là sự ứng phó với môi trường đảm bảo an ninh nghiêm ngặt cho đất nước chúng ta. Bắc Triều Tiên đang nâng cao mạnh mẽ năng lực sử dụng tên lửa đạn đạo. Trước điều đó, nếu chỉ nâng cao năng lực đánh chặn thì liệu có thể bảo vệ được sinh mạng và cuộc sống hòa bình của quốc dân không? Trong hội nghị đảm bảo an ninh quốc gia họp ngày hôm kia, chúng tôi đã thảo luận về phương châm mới của chính sách đảm bảo an ninh liên quan đến phòng chống tên lửa đạn đạo, dựa trên môi trường đảm bảo an ninh khắc nghiệt hiện tại. Từ giờ trở đi chúng toi sẽ nhanh chóng bàn bạc trong đảng cầm quyền và xúc tiến cụ thể.


Cuối cùng, sau khi thông báo tới toàn thể quốc dân hai vấn đề trên, tôi xin phép nói về vấn đề sức khỏe của bản thân.

13 năm về trước bệnh viêm đại tràng tôi vốn có đã diễn tiến xấu và chỉ vỏn vẹn có một năm tôi đã đột ngột từ chức thủ tướng gây ra sự phiền nhiễu rất lớn cho quốc dân. Về sau, may mắn nhờ tác dụng của thuốc mà cơ thể tôi trở lại khỏe mạnh, tôi lại nhận được sự tín nhiệm của quốc dân và lại gánh vác trọng trách thủ tướng một lần nữa.

Trong khoảng gần 8 năm này tôi đã vừa kiểm soát bệnh chặt chẽ vừa nỗ lực làm công việc của thủ tướng mỗi ngày.

Tuy nhiên trong lần khám sức khỏe định kỳ tháng 6 năm nay bác sĩ đã chỉ ra những dấu hiệu tái phát. Sau đó tôi đã vừa dùng thuốc vừa dốc toàn lực làm việc, nhưng từ trung tuần tháng trước thì cơ thể có biến và rơi vào tình trạng hao mòn thể lực.

Và rồi từ thượng tuần tháng 8 các bác sĩ xác nhận bệnh viêm đại tràng đã tái phát. Về trị liệu từ giờ về sau thì cùng với thuốc đang dùng, tôi sẽ dùng thêm cả thuốc mới. Trong lần tái khám đầu tuần này các bác sĩ xác nhận thuốc mới có tác dụng tuy nhiên việc dùng thuốc này sẽ phải dùng liên tục ở mức độ nào đó mà không được phép lơ là

Trong chính trị thì điều quan trọng nhất là cho ra kết quả. Tôi, kể từ khi ra đời chính quyền, trong 7 năm 8 tháng đã dốc toàn bộ sức lực và tinh thần để cho ra kết quả.

Trong lúc vừa mang bệnh, vừa điều trị và khổ sở vì thể lực không toàn vẹn, không được phép để xảy ra sai lầm trong khi đưa ra quyết định chính trị quan trọng và không thể không đưa ra kết quả. Một khi không ở trong tình trạng có thể đáp ứng lại sự ủy nhiệm của toàn thể quốc dân bằng sự tự tin thì tôi quyết định rằng mình không nên tiếp tục vị trí là thủ tướng nữa.

Tôi xin từ chức thủ tướng.

Tôi sẽ cố gắng hết mức để tránh tạo ra ảnh hưởng xấu đối với việc đối phó với vi rút corona, vấn đề lớn nhất hiện nay. Trong khoảng một tháng nay, tôi đã một lòng như thế. Cho dù tôi đã day dứt khổ sở nhưng rồi tôi đã đi dến quyết định đây chính là thời gian thích hợp khi từ tháng 7 trở đi sự lây nhiễm có xu hướng giảm và hình thành được đối sách ứng phó cần thiết thực hiện trong mùa đông tới, từ đó chuyển sang thể chế mới.

Trong 7 năm 8 tháng, tôi đã thử thách nhiều vấn đề khác nhau. Thật tiếc là vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại nhưng đồng thời trong quá trình chinh phục các vấn đề khác nhau, cũng có những việc đã đạt được, đã thực hiện được. Đó là nhờ vào toàn thể quốc dân những người đã tín nhiệm mạnh mẽ tôi trong mỗi lần bầu cử quốc gia. Xin chân thành cảm ơn.

Từ đáy lòng mình tôi xin được nói lời xin lỗi quốc dân khi từ chức mà vẫn nhận được sự ủng hộ và nhiệm kì còn một năm nữa trong lúc nhiều chính sách đang trong quá trình thực hiện giữa vòng xoáy corona.

Thật đau đớn khi tôi đã không thể giải quyết vấn đề bắt cóc (vấn đề người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc và hiện vẫn mất tích- chú thích của người dịch). Thật đau đớn đến đứt ruột khi phải rời xa công việc khi chưa kịp hoàn thành hiệp ước hòa bình với Nga, sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, tất cả những cái đó đều là các chính sách thực thi sự cam kết với quốc dân của Đảng Dân chủ tự do nên tôi tin rằng dưới thể chế mạnh mẽ mới, sẽ có được năng lực xúc tiến chính sách và hướng tới thực hiện chúng.

Tôi sẽ làm hết trách nhiệm của mình cho đến cùng trong thời gian thủ tướng tiếp theo nhậm chức. Ngoài ra, nếu nhờ trị liệu mà cơ thể trở lại khỏe mạnh, tôi dự định sẽ hỗ trợ thể chế trong tư cách là một nghị viên.

Xin chân thành cảm ơn toàn thể quốc dân trong suốt gần 8 năm qua.

~~~~~~~~~~~~

Japan's Shinzo Abe praised by international leaders after announcing his resignation
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Chuyện bà già mang dép Lào


Khoảng năm 1981, 1982 đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau bạc –ba- ga cho khách ngồi … êm đít!

Mỗi sáng cứ 5 giờ là ra đứng ở đầu hẻm trước nhà để chờ khách. Khi trời
bắt đầu sáng thì bỏ con hẻm nơi khá gần trường đang dạy, rất dễ gặp học trò, chạy xuống đường Lý Tự Trọng hoặc Trần Cao Vân cách nhà độ 3 km đứng đón khách. Có khách hay không thì 10 giờ 30 phải quay về nấu cơm ăn để chiều …lên lớp.

Một buổi sáng đang bon bon trên đường Trần Cao Vân trước chợ Lầu Đèn,
chạy về nhà chuẩn bị đi dạy thì có một bà cụ dáng rất nhà quê đón xe. Vừa mừng vừa lo. Mừng vì được một cuốc xe có thêm tiền. Lo vì sợ khách đi xa không về ăn cơm kịp để 12h30 vào dạy tiết 1. Tôi phanh xe và hỏi:

- Cụ đi mô.

Bà cụ nói

- Đây xuống bến xe Vĩnh Trung mi lấy mấy?


Thấy bà già nhà quê tôi chợt nhớ mẹ. Tuyến đường lại trùng với lộ trình
về nhà của mình nên tôi nói:

- Đúng giá là 1 đồng rưỡi. Còn chừ cụ cho mấy cũng được, cụ không có tiền
thì con chở giúp cụ một đoạn, con đang trên đường về.

Bà cụ cười dơ hàm răng chỉ còn toàn … lợi và nói:

- Thằng ni đi thồ mà nói nghe vui hỉ!

Nói xong bà cụ cúi xuống cầm đôi dép lào đã mòn lín. Hai cái gót đã thủng
hai lỗ lớn bằng đồng bạc cào lưng. Cụ bỏ đôi dép vào giỏ xe của tôi và nói:

- Xuống bến xe mi nhớ nhắc tau lấy đôi dép ni chớ không phải mi đợi tau
quên rồi lấy luôn nghe chưa!

Tôi cười và bảo:

- Cụ yên tâm. Con không mang dép bằng tay nên không lấy đôi dép ni mô!

Lên xe chuyện qua chuyện lại mới biết bà cụ ở Thanh Quýt ra thăm, mang
cho con trai đang làm công nhân ở cảng một ang gạo vì nghe nói gạo mua tiêu chuẩn ăn không đủ, bữa nào cũng chỉ lưng bụng mà đi làm. Còn bà thì biết tôi là thầy giáo cấp 3 đi xe thồ thêm ngoài giờ để mua sữa cho con. Nghe hoàn cảnh của nhau, cả hai bà cháu đều im lặng. Một chặp tôi nghe bà ngồi sau chép miệng rồi nói:

- Răng ai cũng khổ hết trơn ri hè!

Đến bến xe Vĩnh Trung, tôi quay lại dặn:

- Cụ ngồi im, đừng lo, để con tìm xe Vĩnh Điện cho cụ đi. Bến xe đông
sợ cụ tìm không ra..

Tìm được xe đi Vĩnh Điện, tôi phanh xe đạp và nói với cụ:

- Cụ nhớ lấy đôi dép. Con chở hộ cụ một đoạn thôi không lấy tiền.

Bà trả lời:

- Thằng ni nói nghe được. Tau không trả tiền xe nhưng chờ tau một xí (tí).

Vừa nói cụ vừa lật lớp áo ngoài rồi mở cây ghim túi áo trong và lấy ra
3 đồng, đưa cho tôi.

Tôi giẫy nẩy:

- Con nói rồi. Con chở dùm không lấy tiền xe.

Cụ bảo:

- Biết rồi. Tau cũng không trả tiền xe. Tau cũng không cho mi. Mi có chưn
có tay, có sức dài vai rộng mi làm mi ăn. Tiền ni tau gởi mi đem về mua sữa cho cháu tau. Mi không lấy tau la làng là mi móc túi của tau. Răng. Nhận đi con, cho bà vui.

Nói xong cụ nhét tiền vào túi áo của tôi rồi cắp nách đôi dép lào đã mòn
gót leo lên xe.

Lần đó tôi đứng khóc một mình giữa bến xe Vĩnh Trung đông đúc cho đến
khi chuyến xe đò rời bến… chạy khuất!

*

Bà ơi. Bà đang ở cõi nào?

Nay con có thể viết những quyển sách nhận nhuận bút hàng chục triệu đồng. Đứa cháu nhỏ thời đó nay đã là tiến sĩ làm giảng viên của một trường đại học danh tiếng. Nhưng có lẽ, cho đến lúc chia tay cuộc đời này con vẫn còn nợ bà … một hộp sữa!

Lê Thi
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by quangminh »

Image

Trở Về Quê Cũ

Hạ Tri Chương, thi sĩ đời Thịnh Đường, xa quê từ nhỏ, lúc
trở về đã già, tuy còn giữ giọng nói quê nhà, nhưng lũ trẻ
thấy người lạ, bèn hỏi “Khách ở phương nào đến đây?”
(...khách tòng hà xứ lai?)

Đối với chúng ta, xa quê gần bốn mươi lăm năm, gần nửa
thế kỷ, tính theo đời sống của một con người, thì thời gian
này cũng là quá nửa đời người. Lúc bỏ nước ra đi, dù có
hai mươi ba mươi, thì nay trở về cũng đã là một ông già
bảy, tám mươi tuổi rồi, tóc đã bạc, trí nhớ không còn minh
mẫn như xưa.

Gặp lũ trẻ trong nước ngày nay, dù là ở trên con đường
quê hay trong quán cà phê phố thị, cũng không ai đặt câu
hỏi: “Khách ở phương nào đến đây?” Vì, lớn lên chúng
biết và có nhiều kinh nghiệm về những người tuồng như xa
lạ trở về. Những ông già lạ mặt trở về lối xóm được biết là những “Việt kiều” không cần
phải hỏi, nên nếu còn sống, ông Bùi Bảo Trúc có “tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu” thì
người ta cũng biết ông là ai. Chỉ tiếc rằng “Tiếng quê nghe vẫn đầy âm cũ, mà cũng lạ tai
câu trẻ thơ,” vì ngôn ngữ đã khác hẳn xưa rồi!

Tôi có một cô bạn, hồi hương sau nhiều năm xa xứ, đi một chuyến từ Saigon ra Hà Nội.
Để tránh mua cái vé xe lửa giá cao Việt Kiều, cô mượn cái “Chứng Minh Nhân Dân” của
người nhà bản địa để mua vé công dân XHCN, tiết kiệm được mấy chục đồng. Lên xe
lửa, khi người soát vé xem vé, bấm vé cho cô xong, lúc nhận lại tấm vé, cô buột miệng
nói hai tiếng: “Cám Ơn.” Soát vé chứ có cho chác, biếu xén gì đâu mà phải cám ơn. Cái
này mới mệt, người trong nước đã quên mất hai chữ “cám ơn” lâu rồi. Vậy đây là người ở
đâu mới lại? Người soát vé bèn “hỏi cười: Khách ở phương nào đến đây?” Thôi đúng đây
là Việt Kiều hồi hương, phải mua vé khác giá cao hơn, chịu khó đóng thêm mấy chục
đồng, chưa phạt cô cái tội gian dối là may rồi!

Ra Hà Nội, cô Việt Kiều đói bụng vào quán ăn, cũng còn mang cái giọng “đi xa mới trở
về,” cô nói với người bán hàng: “Cho tôi bát bún!” “Hương âm vô cải” nhưng nội dung
thì đã thay đổi rồi! Cô được câu trả lời như tát vào mặt: “Ở đây có bún bán, chứ chẳng có
bún cho!” Lạ đường hỏi thăm, thì được câu trả lời là “Đéo biết!”

Những Hạ Tri Chương thời nay dù đã luống tuổi, tóc đã bạc hồi hương, bở ngỡ như thấy
mình trẻ lại khoảng năm mươi tuổi khi nghe một thằng oắt con hay một cô gái đáng tuổi
cháu Ngoại, gọi khách bằng tiếng “mình”, nghe qua có vẻ ngọt ngào thân thiện, nhưng
quả là suồng sã. Tiếng đại danh từ “mình” bây giờ vừa nói về ngôi số một, như một
người tự giới thiệu trên mục “tìm bạn tri âm” của một tờ báo: “Mình năm nay ba mươi
tuổi, tốt nghiệp Đại Học…” mà cũng là ngôi thứ hai “mình ơi” như gọi một người yêu
dấu! Như một mục trên tở báo Phổ Thông của Nguyễn Vỹ ngày xưa.

Người đi xa về, được nghe tiếng “mình” trong ngôi thứ hai này, được hỏi, sau khi kéo
ghế ngồi xuống trong một nhà hàng: “Mình ăn gì?” hay là thân mật hơn như trong gia
đình: “Nhà mình có mấy người?” Ông Hạ Tri Chương nhìn kỹ mặt người đối thoại,
không hề thấy quen biết, cũng chẳng phải là bà vợ già của mình đang ở một nơi xa quê
hương, thế thì vì sao lũ trẻ, chúng gọi ta bằng “mình?”
Chữ nghĩa bây giờ loạn xạ, mà âm thanh thì xa lạ, nghe chất chua hơn là vị ngọt, chẳng
còn phong cách như của Hà Nội một thời. Có lẽ người đi mang theo quê hương, nên lúc
trở lại nhà, vẫn giữ giọng nói ấy, chữ nghĩa ấy, phong cách nho nhã, trong sáng ấy, đã
bao năm “hương âm vô cải” (tiếng quê vẫn thế.)

Người đi xa trở về quê cũ, nói cũng không ai hiểu, mà cũng chẳng hiểu gì ai nói, ngẩn
ngơ đoán chừng. Không lẽ cùng quê hương với nhau mà phải cần đến người thông dịch.
“Ôi, chốn quê hương đẹp hơn cả!” Ông già, bà cụ nào mà không nhớ câu nói ấy trong
Quốc Văn Giáo Khoa Thư của một thời niên thiếu. Ai mà không biết chuyện vào mùa
Thu, khi cây thay lá, cũng là lúc những con cá hồi trưởng thành, sau một quãng thời gian
vùng vẫy ngoài biển lớn, ngược dòng nước để trở về với cội nguồn. Mới đây, nhiều người
cũng đã từng nghe câu: “Nếu đi hết biển, con sẽ trở về làng xưa!”

Thế nào chúng ta cũng phải trở về, nhưng không phải là hôm nay!
Trở về khi bạn bè, thân quyến đã không còn ai. Trở về không còn ai là tri kỷ. Trở về khi
đất trời trống vắng người xưa, mà những người mới không quen, lũ trẻ thì ngu ngơ xem
chúng ta là người lạ lạc loài trên đất mình ngày cũ, hỏi: “Khách tòng hà xứ lai?” (Ông ở
xứ nào tới vậy?)

Đó cũng là tâm trạng u hoài, xót xa của Trần Tử Ngang trong “Đăng U Châu đài ca:”

“Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẽ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.”
(Bài Ca Trên Đài U Châu *Trần Tử Ngang
-Trần Trọng San dịch.)

Trở về chốn cũ để ngậm ngùi:
“Ngước mắt trông lên trời cũng lạ
Nhà ai đây, chứ phải nhà tôi!”
(Trở Về Quê Cũ- Nguyễn Bính)

Huy Phuong
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Sau 50 tuổi, cách sống tốt nhất là vứt bỏ 'bốn điều' !
Hòa An
11/09/20

Cuộc sống vốn không dễ dàng, vì vậy, chúng ta nên quẳng gánh bi quan, nghênh đón vạn điều với tâm trạng thoải mái hân hoan nhất. Như vậy, cho dù tương lai có là mưa gió hay cầu vồng, bạn vẫn sẽ nở nụ cười rạng rỡ nhất...

Nhân sinh tại thế, mười phần thì có đến bảy tám phần không như ý. Đường đời hiểm trở gian nan, cũng khiến người ta dễ dàng ngã lòng và lạc lối.

Tuy nhiên, như người xưa vẫn nói: "Nhân sinh, chính là một cuộc tu hành".

Mỗi một lần khảo nghiệm tượng trưng cho một lần học tập; học được từ trong những thống khổ, sẽ nhận được sự bù đắp. Đó mới là trọng điểm của nhân sinh.

Vậy trạng thái tốt nhất của nhân sinh là gì?

Có người nói ‘thản nhiên’, có người nói ‘khéo léo’.

Thật ra, cách sống tốt nhất của một sinh mệnh, đó chính là sống thuận theo tự nhiên.

Vì vậy, xin vui lòng vứt bỏ bốn điều. Đặc biệt là sau 50 tuổi, nếu bạn có thể giải phóng bản thân khỏi bốn điều này, sẽ có được một cuộc sống thực sự như ý bạn!

Thứ nhất, vứt bỏ "oán giận"

Khi còn trẻ, chúng ta thường than phiền, oán giận rất nhiều.

Than phiền vì công tác không thuận lợi, phàn nàn về xung đột trong hôn nhân, than phiền bởi phải làm lụng vất vả vì con cháu.

Nhưng tới tuổi 50, bạn nên hiểu:

Oán giận không có tác dụng gì ngoại trừ việc tăng thêm rắc rối.

Bởi vì oán giận chỉ là sự phát tiết của cảm xúc, chứ không phải là một giải pháp.

Nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, bạn nên buông bỏ những phiền muộn của mình, vứt bỏ năng lượng tiêu cực, sử dụng thái độ tích cực để hướng về phía trước, nếu làm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ có bước đi đúng đắn.

Nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, bạn nên buông bỏ những phiền muộn của mình, vứt bỏ năng lượng tiêu cực, sử dụng thái độ tích cực để hướng về phía trước
Nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, bạn nên buông bỏ những phiền muộn của mình, vứt bỏ năng lượng tiêu cực, sử dụng thái độ tích cực để hướng về phía trước... (Ảnh: Shutterstock)
Khi bạn học được cách không oán trời trách người, cũng không trách mình, bạn sẽ phát hiện: những sự tình mà bạn từng than phiền, thật ra cũng không gian nan như bạn từng nghĩ.

Mở rộng tấm lòng, có phiền muộn cũng đừng để trong tâm, có thù hận cũng đừng ghi nhớ, người xưa có câu: Không biết muộn phiền, không nhớ tuổi tác, thì sẽ không có bệnh tật.

Nếu bạn thực sự cảm thấy áp lực, hãy vận động nhiều hơn, cùng bạn bè đi ra ngoài đâu đó, “ngó nghiêng” một chút. Bạn biết đấy, đối mặt với những khó khăn bằng tâm lý thoải mái và tích cực, sẽ tốt hơn rất nhiều so với phàn nàn vô nghĩa.

Thứ hai, vứt bỏ "bi quan"

Có thể nói sự bi quan là trở ngại lớn nhất cho hạnh phúc.

Bởi vì nếu bạn luôn đối mặt với mọi người và mọi thứ trong cuộc sống bằng thái độ bi quan, thì ngay cả khi xung quanh bạn là tiếng hoan hô cười nói, bạn vẫn sẽ chỉ cảm thấy buồn bực.

Những người luôn vui cười rạng rỡ kia, không phải là họ không có nỗi buồn đau và gian nan trong cuộc sống, mà là họ biết rằng đau khổ cũng không thể giải quyết được bất cứ điều gì, nó chỉ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng con người ta mà thôi.

Vui vẻ sẽ trôi qua trong một ngày, mà không vui vẻ cũng sẽ cùng một ngày qua đi. Vậy tại sao bạn không thể nghĩ thoáng hơn một chút, rằng hãy đối mặt với nó bằng sự lạc quan?

Đến tuổi 50 tuổi, hầu hết người ta đều đã trải qua nóng, lạnh, buồn, vui của đời người, nên sẽ càng thêm hiểu được:

Cuộc sống có những việc đôi khi chính mình cũng không thể lựa chọn, nhưng tâm tình của bạn là do chính bạn kiểm soát.

Cuộc sống vốn không dễ dàng, vì vậy, chúng ta nên quẳng gánh bi quan, nghênh đón vạn điều với tâm trạng hân hoan nhất.

Vui vẻ sẽ trôi qua trong một ngày, mà không vui vẻ cũng sẽ cùng một ngày qua đi. Vậy tại sao bạn không thể nghĩ thoáng hơn một chút, rằng hãy đối mặt với nó bằng sự lạc quan?
Vui vẻ sẽ trôi qua trong một ngày, mà không vui vẻ cũng sẽ cùng một ngày qua đi. Vậy tại sao bạn không thể nghĩ thoáng hơn một chút, rằng hãy đối mặt với nó bằng sự lạc quan? (Ảnh: Shutterstock)
Như vậy, cho dù tương lai là mưa gió hay cầu vồng, bạn vẫn sẽ nở nụ cười rạng rỡ nhất.

Thứ ba, vứt bỏ "mềm yếu"

Một người có trái tim mềm yếu, kỳ thực rất nhiều khi phải chịu oan ức. Bởi vì bạn dễ dàng giúp người nhưng lại tự hại chính mình, cũng dễ bị người khác lợi dụng điểm yếu này mà khiến bạn trở nên rắc rối.

Phía sau một trái tim mềm yếu thường là một tấm lòng lương thiện nhưng hơi thiếu nguyên tắc.

Nếu bạn không biết cự tuyệt trước những yêu cầu vô lý của người khác, thì bạn dễ phải trả giá bằng những điều tệ hại.

Bạn cảm thấy khó xử, mệt mỏi và kiệt sức... nhưng người ta lại coi đó là điều hiển nhiên, thậm chí cho rằng bạn làm bộ.

Vậy, tại sao bạn không dám từ chối? Chỉ vì thể diện, sợ làm tổn thương tình bạn của nhau?

Nhưng, đến 50 tuổi, bạn sẽ hiểu rằng:

Mọi sự sĩ diện đều chỉ là hư vô.

Một tấm lòng thiện lương phải có đủ dũng khí để lựa chọn và phân biệt đúng - sai, phải - trái.

Vì vậy, mềm lòng với những điều không xứng đáng, chính là đang tàn nhẫn với chính mình.

Học cách bỏ đi trái tim mềm yếu, cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Thứ tư, vứt bỏ "những điều không xứng đáng"

Càng trưởng thành chúng ta sẽ càng hiểu được, cần phải vứt bỏ dối trá và giữ lại sự hồn nhiên trong sáng trong tâm.

Người 50 tuổi nên dành thời gian ở những nơi quý giá nhất. Không cần phải lãng phí thời gian cho những người và những thứ không đáng.

Trong quá khứ, chúng ta có thể phải bận tâm đến sĩ diện của chúng ta, vì những thứ vẻ ngoài hời hợt mà luôn mệt nhọc bôn ba.

Nhưng ở tuổi 50, khi tĩnh tâm và suy ngẫm lại, bạn sẽ thấy rằng tất cả những nỗ lực này chính là vô ích. Ngoài việc chiếm thời gian và năng lượng của bạn, nó không có tác dụng nào khác.

Vậy tại sao bạn phải cố hết sức để làm những chuyện chỉ để “lấy lòng” người khác?

Hãy mạnh dạn "vứt bỏ" những điều không đáng này. Cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên rộng lớn hơn rất nhiều.

Một người trên 50 tuổi, làm ơn hãy vứt bỏ những điều không tốt này. Từ đó, học cách đối xử tốt với bản thân.

Không còn bi quan và phàn nàn.

Gạt bỏ sự mềm yếu, đừng cố chấp với những điều không xứng đáng.

Làm được rồi, bạn sẽ thấy rằng cuộc đời này đang rộng mở thênh thang!...

Hòa An (biên dịch)
Theo bannedbook.org
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by caubennoc »

Thế Nào là Police, Thế Nào là Sheriff?

Tại Hoa Kỳ vì mước quá lớn và có nhiều trách nhiệm khác nhau được phân định rõ ràng do đó nó có nhiều cái tên khác nhau.
Trong hệ thống công quyền của Mỹ có nhiều loại cảnh sát và nó có tên riêng để cho người dân biết trách nhiệm của từng giới cảnh sát. Trong tiếng Việt của chúng ta chưa có sự phân biệt rõ ràng về các nghành cảnh sát ngoài 2 nghành cảnh sát và cảnh sát dã chiến.

Tại Hoa Kỳ vì mước quá lớn và có nhiều trách nhiệm khác nhau được phân định rõ ràng do đó nó có nhiều cái tên khác nhau.

1.-Cấp thành phố thì gọi là police
2.-Cấp quận hạt thì gọi là sheriff hay deputy. Chữ deputy hoàn toàn không có nghĩa là phó cảnh sát. Khi muốn truy lùng tội phạm từ city này chạy qua city kia thì cảnh sát city phải thông báo và nhờ sheriff đi bắt vì county có toàn quyền truy bắt tội phạm ở các city bên trong quận hạt. Nhưng cảnh sat city này không được qua city khác bắt giử.
3.-Cấp tiểu bang thì gọi là State police; Cảnh sát giao thông thì gọi là highway patrol. Khi truy bắt tội phạm chạy tùm lum trong nhiều quận hạt thì cảnh sát city-police hay sheriff phải nhờ tới state police thì mới qua quận hạt bắt giữ gnhi phạm được.
4.-Cấp liên bang thì có nhiều loại như FBI, federal agents, ICE-cảnh sát di trú, cảnh sát chuyên bắt buôn lậu súng đạn, cảnh sát bắt buôn bán ma túy, mãi dâm, buôn người cấp liên bang.....

Bài dịch nào dịch chữ deputy là phó cảnh sát trưởng hay đại biểu là bài dịch từ người bên VN hay bài dịch của Google translate.

Người Việt chúng ta trên TV cũng thường lẫn lộn cảnh sát tư pháp là cảnh sát county. Đó là sai. Cảnh sát city cũng lo điều tra tư pháp...như cảnh sát county. Nhưng khi tạm giam thì cảnh sát city phải nhờ cảnh sát county đem đi vì city không có nhà tù. Chỉ có county, tiểu bang, liên bang, Sở Di Trú mới có nhà tù mà thôi.

Thomas Nguyen
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

“Xưa em gắp miếng thịt gà. Gừng cay muối mặn tình già cũng (hổng quên!)”
Thưa bà con! Giống như người Tàu ở Hong Kong, ở Macau, người Tàu ở miền Nam Việt Nam mình, nhứt là ở Chợ Lớn, đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), kế đến mới tới tiếng Triều Châu; chứ không nói tiếng Quan Thoại, (Mandarin), tiếng Phổ Thông, trừ ra những ai có đi học trường Tàu mới biết..
Dân Sài Gòn thường chê những người ưa nói Thánh nói Tướng; nói Trời nói Đất; nói không đâu vào đâu là:
“Đồ nói Quảng nói Tiều!”
Bà con người Việt rặt ri mình vốn tánh xởi lởi, không xét nét nhỏ mọn, chi li: ai là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam hay Khách Gia (người Hẹ) gì hết ráo. Mà gọi chung là: Các Chú, Chệt hoặc Ba Tàu.
(Đất lành chim đậu mà! Đến đây thì ở lại đây… Bao giờ bén rễ xanh cây… hết về…)
Đàn ông thì mình gọi là Chú Ba; đàn bà thì mình gọi là Thiếm Xẩm. Chú và Thiếm hết ráo, coi như ai cũng bà con hết trơn hết trọi hè!
Thưa sau nầy lưu lạc tới những nước nói tiếng Anh, câu chào hỏi đầu tiên là về thời tiết như Good morning! Good afternoon! Good evening!
Úc (vua làm biếng) chỉ Gday (Good day) khỏi cần sáng trưa chiều gì cho nó mất công!
Người Việt mình thì chú trọng về sức khỏe về tinh thần cũng như về vật chất nên gặp nhau thì:
“Độ rày có phẻ hông?”
Phẻ nầy cũng nhiều nghĩa, phẻ là có đau bịnh gì không? Mà phẻ cũng có nghĩa là làm ăn có đồng vô đồng ra đều đều hay không?
Riêng người Tàu (đâu cũng vậy):
“Ăn cơm chưa?”
Có thể suốt từ thời lập quốc tới giờ, người Tàu bị nạn đói cơm rách áo hoành hành nên bị ám ảnh triền miên về cái ăn hay chăng?
Và chắc cũng chính vì vậy mà người Tàu luôn để cái thú ẩm thực đứng hàng đầu, “số dzách” Nên mới có câu:
“Thực tại Quảng Châu, Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu”(Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh đẹp cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu).
Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông đó!
Như vậy người Quảng (Đông) là trùm về ăn uống. Vô Chợ Lớn ghé một tiệm ăn là:
“Hầm bà lằng kỷ tố?” (Tất cả hết bao nhiêu?) (broken Cantonese!), là phổ ky nó biết mình xạo… Dốt mà bày đặt nói tiếng của ngộ nhe! He he!
Ôi nhớ xưa! Tía của người viết có lần trúng xổ số kiến thiết quốc gia (giúp đồng bào ta xây cửa xây nhà)… bèn dắt lóc nhóc một đám vợ cùng con đi ăn cơm Tàu trong Chợ Lớn.
Gọi là ăn cơm thố (chưng cách thủy gạo trong thố). Canh hàng chục loại khác nhau, chỉ khác rau cải, heo gà nhưng có cùng chung một loại nước súp cho nó tiện, gọn bân hè!
Sau nầy, qua Úc, biết bao lần đi ăn đám cưới, trong thực đơn bao giờ cũng có món cơm chiên Dương Châu cũng từ Quảng Đông.


Image

1 - Cơm chiên Dương Châu

Khởi thủy đây chỉ là đồ dư thừa của bữa tiệc hôm trước được gom vô, chiên lại.
Cơm là cơm nguội, thêm lạp xưởng, trứng chiên, đậu Hòa lan, hành lá… còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên!
Bà con người Việt mình cũng có cái tánh tằn tiện như người Quảng đó thôi. Sau đám cưới, đám giỗ quảy gì đó, thịt thà còn sót lại đổ hết vô một nồi gọi là xà bần… để dành ăn dần… cho tới Tết Congo… mới hếtThưa mới đây tui đọc báo thấy bài về Elizabeth Phu, cố vấn cho Tổng Thống Mỹ về an ninh Đông Á đã tháp tùng Barack Obama trở lại đất Sài Gòn mà 36 năm trước đã từng là một thuyền nhân mới lên 3 tuổi…
Phu mà có báo viết là Phú nên người viết tò mò muốn tìm hiểu thêm. Thì ra là Phù, viết tiếng Mỹ nên bị văng mất cái dấu huyền thành Phu! Mấy tay nhà báo bá xí ba tú thêm vô dấu sắc thành Phú!
Họ Phù gốc Đường Sơn trong lục địa Trung Quốc, rồi ra đảo Hải Nam, sống cũng không nỗi nên phải tha phương cầu thực qua nước Việt của mình và các nước khác trong vùng Đông Nam Á!
Họ Phù coi tên lót rất quan trọng; vì cho biết người ấy thuộc đời thứ mấy, vai lớn nhỏ, có tôn ti trật tự đàng hoàng trong giòng họ.
Tên lót hiện thời là Phù Khí hay Phù Thọ là đời thứ 32. Phù Chí hay Phù Quốc là đời thứ 33. Tức cả ngàn năm nữa mới tới đời thứ 66 là hết.
Sau đó nếu chưa tận thế thì bà con họ Phù họp lại tại bản thổ là Đường Sơn để làm thơ, đặt tiếp… Cái chuyện đó còn lâu mà!
Nhưng lý thú hơn là, người Hải Nam, họ Phù, có món cơm lừng danh trên chốn giang hồ từ Hải Nam tới Hong Kong, Ma Cau, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai cho tới tận Singapore (coi món cơm nầy là quốc bảo). Đó là cơm gà Hải Nam.

Image

2 - Cơm gà Hải Nam

Dân Hải Nam thì mùng Hai và Mười Sáu âm lịch thường cúng gà, cúng bà La Sơn Thánh Mẫu. Không có thịt gà là không thành yến tiệc!
Cơm gà là phải có gà. Mà gà Văn Xương mới được, thả trên đồi cho ăn hạt cây, sâu bọ và cùi dừa! Sau 4 tháng thì bắt về nuôi trong chuồng thêm 2 tháng nữa để vỗ béo bằng bã đậu phọng, gạo và khoai nấu lẫn với nhau. Gà ú nu nhưng ít mỡ, ít cholesterol.
Gạo tám thơm vo sạch đổ vào nồi, sau đó cho thêm một ít mỡ gà, tỏi phi thơm vào khuấy đảo cho đều, rồi đổ nước luộc gà vào nấu, khi nấu chín hạt cơm không có nở tòe loe mà lại săn chắc, bóng dầu, thơm phức…
Nước chấm được pha chế với nấm đông cô, tỏi băm nhuyễn, gừng cà nhuyễn, gia vị thêm tiêu, ớt đường, dấm, các vị mặn, ngọt, chua tùy ý thích mà nêm nếm!
Dưa chua ăn dặm thêm cho đỡ ngán gồm su hào, đu đủ và dưa cải…
Cơm gà Hải Nam theo đầu bếp họ Phù cũng tha phương cầu thực! (Bán cơm để có cơm mà ăn!). Đến mỗi nơi đổi một chút cho hợp với khẩu vị của người địa phương!
Đến Sài Gòn, vào Chợ Lớn, Cơm gà Siu Siu Hải Nam cũng danh trấn giang hồ trên đường Nguyễn Duy Dương (tức Thiên hộ Dương, một đầu lĩnh nghĩa quân kháng Pháp ở Đồng Tháp Mười) gần Chợ An Đông.
Những dĩa thịt gà vàng óng, những dĩa cơm gà nóng bốc khói, một dĩa đùi gà thêm vài ba cái phao câu và một dĩa gồm gan, mề, lòng, mươi quả trứng non bé bé xinh xinh màu vàng ngậy!


Image

3 - Món mề - gan - trứng non xào bơ tỏi

Thực khách (hơi có tiền một chút) uống lave đầu con cọp hay bia 33 là cha thiên hạ rồi!
Nghề chặt thịt, ông chủ tiệm kiêm đầu bếp tiệm cơm đã quen tay, coi giống như là ông đang múa võ; còn hay hơn là Vương Vũ hay Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Tinh hay Sơn Điền Bảo Chiêu múa mã tấu Tàu hay kiếm Nhựt trong phim kiếm hiệp Hong Kong thuở ấy.
Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao chặt cái bụp trên bụng, phân hai. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bốn đầu ngón tay trái chặn cái đùi gà! Rồi Phập! Phập! Bốn ngón tay lùi tới đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Xong!
Xúc bằng yếm dao những miếng gà đều đặn, sắp hàng gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên cùng với những chén cơm gà nóng vàng ngậy, bốc khói, thêm hai thứ nước chấm: một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm.
(Nghề chặt thịt siêu đến nổi có thằng nhỏ bị tật nói lắp, tức cà lăm, đến: “Bán… cho tui… ui… một dĩa cơm gà… à…!” Phập phập.
Thằng nhỏ chưa dứt câu là mấy cái đùi gà đã xếp hàng ngay ngắn như lính sắp hàng chờ duyệt binh trên dĩa cơm còn bốc khói “Xong rồi Tửng! Hà cái lầy rinh về cho Tía mầy nhậu đi!”

Thưa bà con! Ông bà mình thường nói nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh!
Bất cứ nghề nào mà giỏi là giàu có mấy hồi. Nhất là nghề ẩm thực. Chỉ cần vốn ít, ngày nào cũng xoay xong một vòng hết ráo. Sáng mua, bán tới chiều. Tối gom tiền lại, gấp 2, 3… hồi sáng!
Nên xin đừng nghĩ kiểu xưa là: “Sĩ, Nông, Công, Thương”. Anh thương mãi bao giờ cũng đứng chót mà trật bàn đạp…
Người Tàu tha hương giờ đi khắp thế giới nhiều đến nỗi bà con mình thường nói: “Đâu có khói là nơi đó có người Tàu!” Khói là từ bếp của một tiệm ăn nào đó của họ, vươn lên trời xanh mời gọi khách đường xa trong một buổi chiều đói bụng quá ta!
Ghé một tiệm cơm gà Hải Nam trên dọc đường gió bụi, ăn một mình. Gọi dĩa cơm, kèm theo một chai bia! Ăn xong, no bụng rồi mới sực nhớ là em yêu ở nhà phải ăn cơm với nước mắm kho quẹt quanh năm suốt tháng mà cảm thấy lương tâm mình cắn rứt! Nỡ lòng nào:
Hột muối chia hai; mà cục đường anh lủm hết vậy cà?
Làm ăn chí thú, nên dầu chiến tranh ì ì như vậy mà ông chủ tiệm cơm gà Hải Nam Siu Siu nầy phất lên thấy rõ.
Từ một cái quán nhỏ tí teo như trái dưa leo giờ ông hết nghèo, chơi trèo, mua một hơi 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương thành một nhà hàng bán cơm gà Hải Nam thật lớn.
Khá rồi nhưng vẫn không phụ nghĩa tình xưa, cái quán cơm Siu Siu thuở đầu hẻm, bàn ghế phải bày ở hàng hiên, vẫn còn nơi mà những khách quen từng lui tới biết chỗ để tìm về kỷ niệm, dắt em yêu hay má bầy trẻ cùng sắp nhỏ đi ăn thuở ấy.
Theo như người biết chuyện, nhà văn Nguyễn Tường Thiết (con trai út của nhà văn Nhất Linh) vốn là hàng xóm sát vách với tiệm cơm Siu Siu, bùi ngùi kể lại!
Cho đến khi CS vào chiếm Sài Gòn, Chợ Lớn. Đánh tư sản mại bản hai, ba đợt. Những quán cơm gà của một đời cần lao, tay làm hàm nhai bỗng bay vào tay bọn cướp.
Tháng Sáu, năm 1978, ông chủ quán cơm gà Hải Nam Siu Siu và toàn gia đình vợ con đành đứt ruột bỏ tất cả để ra đi.
Ra khơi, tàu chìm. Gần trăm người trên tàu không một ai còn sống; chỉ sót một mình ông Siu Siu, bám vào một tấm ván theo sóng biển bập bềnh trôi, tấp vào bãi biển Bến Tre.
Ông Siu Siu sau đó nghĩ quẩn riết rồi… thành người mất trí. Không còn vợ con; không còn nhà cửa; không còn quán cơm Siu Siu ngày cũ.
Xưa ông bán cơm để làm người ta ăn no. Giờ cay nghiệt thay ông lại đói!
Phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống lây lất trước hàng hiên của chính căn nhà mình năm cũ.

Mất Sài Gòn là ông Siu Siu mất hết; là chết!
Quán cơm gà Hải Nam Siu Siu gần Chợ An Đông ngày xưa đã không còn nữa nhưng trong kỷ niệm của người Sài Gòn, của người viết đây, vẫn còn sống riết, bám chặt vào tâm tưởng!
Nhớ ngày nào đôi ta còn rất trẻ, mới quen nhau, anh dắt em yêu ra quán cơm Siu Siu (ngày cũ).
Em yêu khẽ khàng vén nhè nhè tay áo dài, gắp miếng thịt gà vàng ươm từ trên dĩa, chấm miếng nước mắm gừng bỏ vào chén cho anh.
(Dẫu bây giờ sau biết bao năm mặn nồng hương lửa, giờ em chỉ gắp cho em. Còn anh? Anh đành gắp cho anh vậy!)
Nhưng kỷ niệm thời mới yêu nhau tràn về như sóng làm anh độ lượng mà tha thứ cho cái tật bỏ bê tình cũ của em yêu!
“Xưa em gắp miếng thịt gà. Gừng cay muối mặn tình già cũng (hổng quên!)” Hu hu!

Đoàn Xuân Thu
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by dailien »

Tổng thống Trump và Melania Trump xét nghiệm dương tính với Covid-19
October 1, 2020

Image
Trump bắt đầu “cách ly” sau khi phụ tá Hope Hicks xét nghiệm dương tính với coronavirus
(CaliToday) – Tổng thống Donald Trump vào đầu giờ sáng thứ Sáu (giờ miền Đông) gây chấn động với thông báo, ông và bà Melania Trump nhiễm virus corona, chỉ vài giờ sau khi cố vấn thân cận Hope Hicks dương tính với virus.

“Vào tối nay, Đệ nhất Phu nhân và tôi xét nghiệm dương tính với virus corona. Chúng tôi bắt đầu thủ tục cách ly và hồi phục ngay lập tức, và chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua,” ông Trump đăng trên Twitter trước 1h sáng thứ Sáu.

“Cũng giống như rất nhiều người Mỹ làm trong năm nay, Tổng thống và tôi đang cách ly tại gia sau khi xét nghiệm dương tính với COVID 19. Chúng tôi cảm thấy ổn, và tôi đã hoãn lại tất cả những hoạt động sắp tới. Hãy bảo đảm mọi người an toàn, và chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua chuyện này,” Đệ nhất Phu nhân bày tỏ trên Twitter.

Trong một văn bản gởi ra vào khoảng 1h sáng (giờ miền Đông), Bác sĩ Sean Conley của Tổng thống cho hay, ông nhận được xác nhận kết quả xét nghiệm dương tính vào tối thứ 5. “Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân vào lúc này đều ổn, và họ dự tính ở trong dinh cư trong Toà Bạch Ốc trong thời gian dưỡng bệnh,” Bác sĩ Conley ghi. “Đội ngũ y tế Toà Bạch Ốc và tôi sẽ theo dõi cẩn trọng, và tôi đánh giá cao sự ủng hộ của một số tổ chức và chuyên viên y tế lớn nhất của quốc gia chúng ta. Hãy yên tâm, tôi hy vọng Tổng thống sẽ tiếp tục thực hiện công tác không bị gián đoạn trong khi hồi phục, và tôi sẽ cập nhất cho quý vị hay bất cứ diễn biến nào.”

Trước đó, ông Trump thông báo, ông và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump bắt đầu cách ly, và đang chờ kết quả xét nghiệm sau khi cố vấn cao cấp Toà Bạch Ốc nhiễm virus corona. Đây là tình huống mà không ai mong chờ, đặc biệt khi chỉ còn một tháng nữa đến bầu cử, và thủ tục chuẩn thuận Thẩm phán Amy Coney Barrett chuẩn bị diễn ra. Theo hướng dẫn CDC, người bị phơi nhiễm virus corona nên ở trong nhà và cách ly 14 ngày. Hai tuần tính từ thứ 5 là ngày 15 tháng 10, ngày tranh luận tổng thống lần thứ hai diễn ra.

Không lâu sau thông báo của ông Trump, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh với Dow Jones giảm hơn 500 điểm. 74 tuổi, Tổng thống Mỹ nằm trong số có nguy cơ nhiễm virus cao, cộng với tình trạng thiếu ngủ trong giai đoạn cuối tranh cử khiến ông càng dễ nhiễm virus.

Là cố vấn cao cấp và tin cẩn nên Hicks thường xuyên tiếp xúc Tổng thống. Hicks đi cùng Tổng thống trên Chuyên cơ Air Force One đến buổi tranh luận vào tối thứ Ba ở Ohio, và buổi vận động tranh cử ở Minnesota vào thứ Tư, và không mang mặt nạ che mặt. Hicks có triệu chứng nhiễm bệnh vào tối thứ Tư và cô được cách ly trên chuyên cơ Air Force One trên đường trở về Washington. Lần cuối cùng công chúng nhìn thấy ông Trump trở về từ buổi gây quỹ ở New Jersey, trông ông không có vẻ gì bệnh cả. Hiện chưa rõ những ai tại Toà Bạch Ốc sẽ nằm trong danh sách phải cách ly, và liệu những gì đang diễn ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những hoạt động và công tác trước mắt.

Thông báo do chính Tổng thống Trump viết đã trở thành chủ đề được quan tâm nhất trên các mạng xã hội. Chỉ sau khoảng 40 phút, bài đăng của ông Trump đã nhận được hơn 350.000 lượt thích, hơn 360.000 lượt chia sẻ (retweet).

Các từ khóa liên quan cũng trở thành trào lưu, như #TrumpHasCovid (Trump nhiễm Covid-19). Các từ khóa liên quan đến ông Trump và Covid cũng được lặp đi lặp lại trên mạng xã hội, bao gồm: #bleach (thuốc tẩy, chỉ hợp chất Hydroxychloroquine được nhiều người coi như thuốc chữa bệnh sau lời khẳng định của ông Trump), #FLOTUS (Đệ nhất phu nhân, chỉ bà Melanie Trump) hay #Hoax (trò lừa, từ từng được ông Trump dùng để mô tả đại dịch).

Theo số liệu của Google Trends, số liệu cho thấy lượt tìm kiếm thông tin về tổng thống Trump và Covid-19 đạt mức cao nhất trong 7 ngày qua tại Mỹ. Trong đó, từ khóa “Trump positive for covid” và “Trump covid positive” được đánh giá là tăng đột biến. Các từ khóa liên quan khác như “Trump test positive for covid” tăng đến 4.800% so với trước đây.

Các từ khóa liên quan đến “Tổng thống Trump và Covid-19” cũng bùng nổ (breakout) trên Google.

Hương Giang
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests