Đời sống quanh ta

lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by lengoi »


COVID-19 khiến giới xây dựng không muốn xây nhà nữa

Image
Xây dựng nhà mới đã giảm 20.8% trong thời gian giữa Tháng Ba và Tháng Tư năm nay do COVID-19 gây ra. Trong hình, công nhân xây dựng tại một ngôi nhà mới đang được xây ở San Marino, California, hôm 24 Tháng Tư, 2020. (Hình minh họa: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

(realtor.com) – Hôm Thứ Ba, 19 Tháng Năm, 2020, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết những vụ khởi công xây nhà, sau khi được điều chỉnh theo mùa hằng năm, ở mức 891,000 đơn vị gia cư, con số đó so với Tháng Ba sụt giảm khoảng 30%. Đó cũng là nhịp độ xây dựng nhà thấp nhất kể từ Tháng Hai, 2015.

Hoạt động cấp phép xây dựng nhà mới đã giảm 20.8% trong thời gian giữa Tháng Ba và Tháng Tư năm nay, tới một nhịp độ hằng năm đã được điều chỉnh theo mùa là 1.07 triệu.

Những vụ khởi công xây dựng nhà thấp hơn sự tiên đoán mà các nhà kinh tế đã đồng ý, theo cuộc thăm dò của MarketWatch – họ đã ước lượng việc xây dựng nhà mới sẽ diễn ra ở nhịp độ hằng năm là 900,000 đơn vị.

Điều gì đã xảy ra?

Việc xây dựng nhà mới đã sụt giảm cả về loại nhà chung cư (giảm 40%) lẫn loại nhà biệt lập (giảm 25%). Vùng Đông Bắc đã trải qua sự sụt giảm rõ rệt nhất trong hoạt động xây dựng với một sự sụt giảm tổng quát là 43.6% trong những vụ khởi công và giảm 66% trong những vụ khởi công xây nhà biệt lập. Đây là một phản ánh trước sự tập trung lớn lao của các trường hợp COVID-19 tại vùng đô thị New York City, nơi đã trở nên một điểm nóng toàn cầu về đại dịch virus Corona vào tháng trước.

Miền Tây đã trải qua sự sụt giảm lớn hàng thứ nhì trong những vụ khởi công xây nhà, tiếp theo là miền Nam và sau đó là vùng Trung Tây.

Số giấy phép xây dựng đã chạy theo khuôn mẫu đó, với vùng Đông Bắc đang chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất là 46%. Nói chung, số giấy phép xây dựng sụt giảm 24% đối với những căn nhà một đơn vị, nhưng chỉ giảm 12% đối với các chung cư có từ năm đơn vị trở lên.
Image
Sự bùng phát của virus Corona khiến nhiều người e ngại mua nhà. Trong hình, một căn nhà rao bán tại Arlington, Virginia, hôm 6 Tháng Năm, 2020. (Hình minh họa: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images)
Bức tranh lớn

Sự xuống dốc trong hoạt động xây dựng vào tháng trước được thấy trước bởi sự sụt giảm trong niềm tin của giới xây dựng. Tháng trước, Hiệp Hội Xây Dựng Nhà Toàn Quốc (NBHB) báo cáo rằng sự lạc quan trong giới xây dựng nhà đã trải qua một sự sụt giảm kỷ lục, xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2012 vì những lo ngại về virus Corona.

Mức thất nghiệp kỷ lục và sự sụt giảm lớn lao trong niềm tin của giới tiêu thụ đã giới hạn hoạt động mua bán nhà vào tháng trước, giúp các nhà xây dựng tạm nghỉ. Mặc dù hầu hết các tiểu bang đều coi việc xây dựng như việc làm thiết yếu – có nghĩa việc xây dựng có thể tiếp tục bất chấp lệnh phải ở nhà – giới xây dựng đã giảm nhịp độ làm việc của họ tới một mức như rùa bò khi tiên liệu thị trường nhà đất sẽ xuống dốc.

Chiều hướng của thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm vẫn không rõ rệt. Giữa lúc lệnh ở nhà được nới lỏng và tỉ lệ lây nhiễm cải thiện tại nhiều tiểu bang trên toàn quốc, những người mua nhà có vẻ sẽ gia nhập thị trường trở lại. Ngoài ra, hầu hết các việc làm bị mất vì trận đại dịch đều ở trong khu vực dịch vụ – và các nhà nghiên cứu nói những công nhân này ít có triển vọng sẽ gia nhập thị trường để mua một căn nhà.

Sự bùng phát của virus Corona cũng có thể biến đổi những quan tâm của người mua nhà, điều có thể cung cấp cho giới xây dựng nhà một cơ hội. Điểm sáng ở chân trời nhiều mây là sự kiện một con số công ty ngày càng tăng đã mở rộng công việc từ các chính sách làm việc tại nhà cho tới năm 2021, điều đã thúc đẩy nhu cầu cần thêm chỗ trong nhà, giữa lúc những người mua nhìn vào các giải pháp nhà ở dễ kham nổi hơn, cách xa những trung tâm đô thị đắt tiền, theo bà Danielle Hale, kinh tế gia trưởng tại realtor.com.

Một điều cần phải nói là mặc dù các địa điểm xây dựng tiếp tục mở cửa tại hầu hết các tiểu bang, sự bất trắc về trận đại dịch và sự suy sụp trong những vụ mua bán có thể sẽ làm cho giới xây dựng không hứng thú để tiếp tục công việc nữa. (N.N.) [qd]
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by vuongquan »

Bị bạn đâm chết khi đang hát ‘mong kiếp sau mãi làm anh em’
May 31, 2020 cập nhật lần cuối May 31, 2020

Image
Một người hát karaoke trong buổi nhậu. (Hình minh họa: ROBERTO SCHMIDT/AFP/Getty Images)

BIÊN HÒA, Việt Nam (NV) – Một người đàn ông tên N. đã bị bạn đâm chết bất ngờ khi đang hát karaoke một bài có đoạn “mong kiếp sau mãi mãi là anh em.”

Theo tường thuật phiên tòa xử án mạng trên tờ Tiền Phong hôm Chủ Nhật, Phạm Quang Huy (34 tuổi, cư dân phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) bị tuyên án 14 năm tù về tội giết người.

Nguồn tin thuật theo cáo trạng nói Huy và nạn nhân tên N.T.N, 34 tuổi, cũng cư dân tại Long Bình, đều là bạn bè với nhau. Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2019, Huy cùng anh N. và nhóm bạn đi hát karaoke tại quán Kim Song thuộc phường Thống Nhất, Biên Hòa.

Theo lời khai của Huy với công an, anh ta tấn công nạn nhân N. vì một lần đi hát karaoke, anh N. chụp hình Huy với một cô tiếp viên rồi gửi hình ảnh về cho vợ Huy. Trong khi đó, Huy còn nghi ngờ vợ mình và anh N. có quan hệ tình cảm nên nảy sinh ghen tuông, bực tức.

Án mạng liên quan đến rượu và ghen tuông bóng gió, thậm chí chỉ vài lời cãi nhau, xảy ra không hiếm tại Việt Nam.

Mới ngày 26 Tháng Tư, tờ Dân Việt lấy tin từ công an huyện Bình Chánh, Sài Gòn, kể rằng một thanh niên 22 tuổi ngồi uống nước mía với một nhóm bạn tại xã Phong Phú, đã bị đánh bằng ghế và dao, thiệt mạng.

Ngày 10 Tháng Ba, một thanh niên bị bạn trú ngụ cùng phòng dùng kéo đâm chết ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Trước đó, ngày 9 Tháng Mười Hai, 2019, một thanh niên 29 tuổi cầm dao đâm chết bạn nhậu chỉ vì tranh cãi số tiền 50 ngàn đồng ở huyện Phú Riềng, Bình Phước.

Theo báo Zing, ngày 26 Tháng Mười Một, 2019, Kiên Sam Bát (29 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, Trà Vinh) nhậu với hai người bạn cùng quê tên Sơn Minh Hải (31 tuổi) và Kiên Sơ Mi (30 tuổi). Khi hai người này lấy xe máy ra về, Bát cầm khúc gậy gỗ đánh vào đầu anh Hải khiến nạn nhân gục tại chỗ. Hải được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Trong một báo cáo hồi năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói lượng tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam thuộc hàng cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8.3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.

Mức độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh chóng và tỷ lệ thuận với tai nạn giao thông tại Việt Nam do hệ quả của nạn say rượu lái xe. (TN) [kn]
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ


Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc..

Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ.

Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước.

Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong.

Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo.

Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài.

Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy.

Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v…

Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975.

Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện.

Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam.

Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam.

Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”.. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…
Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Bảng chỉ dẫn sai chính tả trầm trọng.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Cô giáo dạy tiếng Việt.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng.. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Sách Giáo Khoa thời VNCH..

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước: Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.

Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…

Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Tiếng Việt xuống hàng không đúng cách sẽ ra ý khác.
Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách.. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

***** Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay! *****

Trịnh Thanh Thủy
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

CÓ NGƯỜI HỎI TÔI?
Mấy ngày nay, bắt đầu bước vào thế giới facebook tôi mới có cơ hội đọc được nhiều suy nghĩ, mối quan tâm, và quan điểm của nhiều bạn hữu. Có người trong sự tín nhiệm hỏi, ý kiến của tôi ra sao?

Thật sự, tôi rùng mình khi nhìn thấy hình ảnh một viên cảnh sát da trắng có 3 đồng đội vũ khí đầy mình đứng cạnh mà vẫn cứ thản nhiên dùng đầu gối dí cổ một nghi can da đen không bạo động, mặt mũi bị dí sát mặt đường nhựa đầy đá vụn sắt nhọn, và dí sát cạnh một chiếc bánh xe hơi như sắp bị cán ngang, trong một thời gian khá dài gần 9 phút khi anh phải thì thào để nói một lời như van xin "I can't breath".

Dù là đứng trên góc độ nào chăng nữa, hình ảnh kể trên thật là một hình ảnh ghê rợn rất đáng lên án.

Da trắng và da đen ở Hoa Kỳ từ 300 năm qua đã luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và hết sức nhạy cảm. Hình ảnh kể trên đã làm sống lại cả một lịch sử dài của đất nước này, nơi có người da trắng đày đọa nô lệ da đen hết sức tàn nhẫn nhưng cũng là nơi có người da trắng chấp nhận để 360,000 thanh niên con cháu họ phải chết trên các chiến trường đẫm máu trong cuộc nội chiến 1861-1865 để giải phóng người da đen.

Cũng ở đất nước này, là nước duy nhất trên thế giới mà mọi mầu da, mọi sắc tộc, mọi con người đều được bình đẳng, đều được tự do mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình, và không hề bị đòi hỏi phải hy sinh ngược lại cho đất nước này. Vì thế, mới có Tổng Thống da đen Obama, có Đại Tướng da đen Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ Colin Powell, có Ngoại Trưởng da đen Condolezza Rice, hay có thần tượng bóng rổ da đen Michael Jordan, có đại biểu "black live matter" Colin Kaeparnick, có thần tượng ca nhạc Michael Jackson, hay có khuôn mặt truyền hình nữ tỷ phú da đen cả nước biết mặt biết tên Oprah Winfrey.

Những nhân vật da đen lừng danh hoàn vũ đó cần phải đứng lên làm nhân chứng sống thực cho một nước Mỹ bao dung đã hết sự kỳ thị từ rất lâu rồi.

Chúng ta cần phải liệt kê một danh sách còn rất dài những người da đen làm nên danh nghiệp vĩ đại như thế mới hiểu được đất nước chúng ta đang sống. Đúng, làm sao hết được tư tưởng kỳ thị trong mỗi con người, da trắng, da đen, da vàng, ..v..v.., và chúng ta nên tự hỏi một cách thành thật với chính mình rằng bản thân mình có chút máu kỳ thị không? Nhưng, nếu có, cũng chỉ là một cá nhân kỳ thị, và nếu có nhiều hơn, cũng chỉ là một nhóm như tổ chức KKK kỳ thị trắng đen. Còn cả nước Mỹ hiện nay, từ ngôn ngữ, văn hóa đến luật pháp, hoàn toàn không có sự kỳ thị trong đó.

Khi chúng ta vẫn kêu gào rằng nước Mỹ có da trắng kỳ thị da đen là chúng ta chưa học hết lịch sử Hoa Kỳ. Người da trắng là nhân tố chính trong mọi cuộc tranh đấu chống kỳ thị.

Khi chúng ta nói rằng nước Mỹ không công bằng, đối xử không tốt với người thiểu số, chúng ta đã phớt lờ đi biết bao phúc lợi mà chúng ta đang được hưởng- ngay từ ngày mới đến Mỹ đã có cash assistance, food stamps, medical cho cả toàn gia đình con cháu, đi học được miễn học phí còn mang được tiền về ăn tiêu như ý muốn, sau 5 năm được vào công dân quyền lợi chính trị như mọi người Mỹ trắng khác, được bảo lãnh cả đại gia đình sang Mỹ, tự do ăn, học, vui chơi theo ý thích, và được quyền chởi bới tổng thống hay ngay cả đốt cờ Mỹ công khai cũng chẳng ai bắt bớ. Khi vui chơi, chúng ta có phất cờ Việt, cờ Mễ, hay ngay cả cờ Iran, nước Mỹ cũng có làm gì chúng ta đâu.

Lên án nước Mỹ kỳ thị là chúng ta quên lời thề nguyền trong tâm khảm khi còn đang lang thang làm con người vô tổ quốc trong các trại tị nạn, từng chỉ có một lời cầu xin duy nhất được nước Mỹ đón nhận mà thôi.

Nước Mỹ với những chính sách xã hội welfare, chính sách giáo dục ưu đãi người nghèo và thiểu số, chính sách nhân quyền nhân phẩm, không nước nào sánh bằng. Có người tị nạn Việt Nam chăm chỉ làm việc nào mà nay không giàu có? Có người tị nạn Việt Nam cần mẫn học hành nào mà nay không là bác sĩ, kỹ sư, hay doanh gia tài giỏi? Vậy nếu chúng ta có nghèo khó thì cũng phải xin một lần nhìn lại tại sao chứ? Tại chính mình hay tại chính sách của nước Mỹ.

Nước Mỹ thật không toàn hảo nhưng chắc chắn nước Mỹ không phải địa ngục trần gian, nếu không nói rằng, nước Mỹ là thiên đàng trên thế giới hiện nay.

Khi nước Mỹ chọn ông Obama làm tổng thống, cũng có gần một nửa nước Mỹ không thích, nhưng vẫn phải tôn trọng. Nay nước Mỹ chọn ông Trump làm tổng thống, một nửa nước Mỹ rõ là không thích, nhưng cũng cần phải để cho ông ta làm việc.

Tổng thống Trump là một tổng thống tệ hại chăng? Có thể chứ. Tổng Thống Obama có phải là một tổng thống giỏi chăng, chưa chắc. Có nhiều sự kiện nhìn từ hai góc, đều khác nhau, có khi khác hoàn toàn. Và, hay hay dở, nước Mỹ cũng chỉ cho ông tổng thống 8 năm tối đa, và nước Mỹ vẫn vững tiến như thường.

Nếu một viên cảnh sát da trắng có máu kỳ thị làm sai, anh ta đã làm sai, nước Mỹ không tạo cơ hội cho anh ta kỳ thị người da đen bao giờ. Khi viên cảnh sát da trắng làm một chuyện sai trái dù cả thế giới thấy rõ như thế, nước Mỹ không thể lôi anh ta ra bắn, hay lôi ra đánh một trận nhừ từ được, bất kể cả nước 300 triệu người muốn anh ta phải chết, phải bị hành tội, nước Mỹ không thể làm chuyện như vậy.

Nước Mỹ có luật pháp và luật của nước Mỹ đang được thực thi qua từng thủ tục- tạm giam, tại ngoại, khởi tố, biện hộ, rồi mới nghị tội kết án bởi người dân qua định chế bồi thẩm đoàn. Luật của nước Mỹ phức tạp với một mục đích rõ rệt, bảo vệ nghi can để tránh kết tội lầm một người. Thà tha lầm hơn kết tội lầm.

Anh cảnh sát da trắng đó cũng như những người da đen phạm tội khác, đều nhờ vào luật của nước Mỹ mà không bị đem ra ném đá, chém đầu, treo cổ, đánh đập, hay bị nhục mạ khi dân chúng nổi giận.

Nhìn lại đoạn video hay hình ảnh anh cảnh sát da trắng đè cổ một người da đen, thật là một hình ảnh hãi hùng. Nhưng nếu quý vị hay các bạn hỏi, Ý kiến của tôi là xin quý vị cùng các bạn bình tĩnh, chỉ có vậy thôi. Bình tĩnh chờ công lý được thực thi.

Hãy tin tưởng vào đất nước của chúng ta, một quốc gia vĩ đại không vì dân số cao, không vì đất nước to rộng, cũng không vì thị trường chứng khoán, lại chẳng vì ông Bill Gate hay anh facebook Mark Zuckerberg, và chắc chắn không vì ngài Obama hay ngài Trump, mà vì tiền nhân, những người dựng nước, đã lập ra một hợp chủng quốc, da trắng, đen, vàng, đỏ, hay nâu, đều có thể sống chung trong hòa bình và thịnh vượng trên căn bản tôn trọng luật pháp.

Việt Nam ta hay nói, chén dĩa trong rổ còn va chạm kêu loảng xoảng, huống chi một đất nước có hơn 150 sắc dân chung đụng.

Cảm ơn quý vị và các bạn xa gần chịu đọc ý kiến này.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by dailien »


WHO nay khuyên đeo khẩu trang để ngừa COVID-19

Jun 5, 2020 cập nhật lần cuối Jun 5, 2020

Image
WHO nay nói họ có bằng chứng đeo khẩu trang ngừa được COVID-19. (Hình minh họa: Adem Altan/AFP via Getty Images)

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thay đổi quan điểm về khẩu trang, khuyên mọi người nên đeo ở nơi công cộng để ngừa COVID-19, theo Reuters hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Sáu.

“Nay, chúng tôi có bằng chứng cho thấy đeo khẩu trang đúng cách có thể tránh bị lây nhiễm virus,” Bác Sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia COVID-19 của WHO, cho biết.

“Và chúng tôi xin nói rõ là khẩu trang vải, không cần khẩu trang y tế,” bà nói thêm.

Trước đây, WHO cho hay không có đủ bằng chứng để khuyên người khỏe mạnh đeo khẩu trang, và luôn cho rằng chỉ người bệnh và người chăm sóc người bệnh mới nên đeo.

WHO nói họ thay đổi quan điểm này dựa trên kết quả nghiên cứu những tuần gần đây.

“Chúng tôi có nhiều kết quả nghiên cứu mới,” bà Van Kerkhove nói. “Chúng tôi khuyên chính phủ các nước khuyến khích người dân đeo khẩu trang.”

Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh rằng khẩu trang chỉ là một trong trong số nhiều yếu tố có thể giúp ngừa COVID-19, do đó, công chúng không được chủ quan khi đeo khẩu trang.

“Chỉ đeo khẩu trang thôi sẽ không ngừa được COVID-19,” ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói.

Đến nay, cả thế giới có hơn 6.7 triệu người nhiễm COVID-19 và gần 400,000 người chết vì căn bệnh này, theo Johns Hopkins University. (Th.Long) [qd]
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by quangminh »

Văn hoá khác biệt


Ông lão châu Á trách con trai bất hiếu, ông lão châu Âu nói mấy câu khiến mọi người đều im lặng
Kiên Định

Trong một lần tình cờ, một ông lão châu Á và ông lão châu Âu cùng ngồi xuống hàn huyên, tâm sự. Và bởi văn hoá khác biệt, quan điểm mỗi người cũng không giống nhau, cuộc đối thoại của họ thật khiến người ta phải suy ngẫm…

Viện dưỡng lão và người già

Ông lão châu Á: Đứa con tôi thật là bất hiếu!

Ông lão châu Âu: Chuyện gì xảy ra vậy?

Ông lão châu Á: Nó dám hỏi tôi rằng: “Ba có muốn vào viện dưỡng lão không?”.

Ông lão châu Âu: Viện dưỡng lão rất tốt mà, tôi cũng đang sống tại đó đây này.

Ông lão châu Á: Ông không đùa đấy chứ? Những nơi như thế ông cũng sống được sao?

Ông lão châu Âu: Tại sao lại không?

Ông lão châu Á: Nơi ấy chỉ dành cho những người già neo đơn không nơi nương tựa mà thôi. Tôi có con có cháu đàng hoàng, vậy mà lại phải đến đó ở, thể nào cũng làm trò cười cho thiên hạ, rồi tôi sẽ khổ não mà tổn thọ mất.

Ông lão châu Âu: Không phải thế chứ? Đến một độ tuổi nhất định, sống ở viện dưỡng lão rất thuận tiện, sao có thể bị mọi người chê cười được?

Ông lão châu Á: Tôi thì cho rằng khi đến tuổi, chúng ta nên sống cùng con cháu để được chúng phụng dưỡng chăm lo. Sống ở viện dưỡng lão rất cô đơn và hiu quạnh, chẳng phải là đáng thương lắm sao?

Ai cũng có cuộc sống của riêng mình

Ông lão châu Âu: Ông muốn sống cùng con cái sao? Tôi sống cùng với con trai mới có 2 tuần mà đã không thể chịu được rồi.

Ông lão châu Á: Sống với con cháu vui vẻ lắm mà, sao lại có thể khó chịu được chứ?

Ông lão châu Âu: Con trai tôi đến 18 tuổi là đã phải ra ngoài sống tự lập rồi. Nó về chơi vài ngày thì tôi rất hoan nghênh, nhưng nếu nó ở đây thời gian dài, lại còn mang theo cả vợ con về thì cuộc sống của tôi sẽ đảo lộn hết cả.

Ông lão châu Á: Tôi thật sự không thể hiểu nổi người phương Tây các ông, vì sao lại vô tình đến như vậy? Con trai vẫn còn trẻ mà ông đã cho ra ngoài tự lập, lại còn để nó đi vay tiền để chi trả học phí nữa. Chẳng trách vì sao đến cuối đời các ông lại phải sống trong viện dưỡng lão!

Ông lão châu Âu: Nó đủ 18 tuổi là đã trưởng thành và cần phải tự lập rồi. Còn việc vay tiền trả học phí là quyết định của cá nhân nó, chúng ta hãy để lũ trẻ học cách làm chủ cuộc đời mình. Hơn nữa, chúng cũng cần phải có sự riêng tư, ông nên cho chúng một không gian riêng của mình.

Ông lão châu Á: Người Tây phương các ông thật kỳ lạ, thế này không được, thế kia cũng không được. Chẳng nhẽ cứ phải cho con ra ở riêng, rồi mình thì sống trong viện dưỡng lão mới là “được” hay sao?

Ông lão châu Âu: Tôi có cuộc sống của tôi, con tôi có cuộc sống riêng của nó. Tôi sống ở viện dưỡng lão cũng có rất nhiều bạn bè, khi gặp rắc rối thì có chuyên gia giúp đỡ. Chúng tôi cần một cuộc sống thoải mái và tự do.

Thế nào là báo đáp công ơn sinh thành?

Ông lão châu Á: Lời ông nói nghe thật phóng khoáng. Cho dù ông chỉ nuôi con đến 18 tuổi, nhưng dẫu sao nó cũng đã kết hôn, đã trưởng thành, cũng tới lúc phải báo đáp công ơn cha mẹ chứ?

Ông lão châu Âu: Báo đáp? Báo đáp gì cơ?

Ông lão châu Á: Đương nhiên là đón ông về ở cùng, để ông an hưởng những ngày tháng cuối đời. Nhưng tiếc là ông lại vào viện dưỡng lão rồi… Có vẻ như con trai và con dâu ông quá thoải mái, chẳng phải gánh trách nhiệm gì với cha mẹ.

Ông lão châu Âu: Trách nhiệm nào cơ? Con tôi không cần có trách nhiệm gì cả.

Ông lão châu Á: Không có trách nhiệm sao? Nếu ông bị bệnh, chẳng lẽ con ông không cần đưa ông tới bệnh viện?

Ông lão châu Âu: Nếu tôi bị bệnh, viện dưỡng lão sẽ đưa tôi đi viện.

Ông lão châu Á: Nếu ông phải vào viện và cần người chăm sóc, chẳng lẽ người đó không phải là con ông?

Ông lão châu Âu: Người Âu châu chúng tôi không có khái niệm con cái phải chăm sóc ở viện. Con tôi chỉ cần tới thăm là tôi vui rồi.

Ông lão châu Á: Nếu ông không trả được viện phí, chẳng lẽ không cần con cái lo?

Ông lão châu Âu: Chúng tôi nằm viện miễn phí, không mất tiền.

Ông lão châu Á: Chà, xem ra các con ông không cần đưa ông đi viện, cũng không cần phải chăm sóc thuốc men. Thế chúng có biếu ông tiền không?

Ông lão châu Âu: Tiền gì? Tại sao phải biếu tiền?

Ông lão châu Á: Đó là cách chúng bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với ông.

Ông lão châu Âu: Không, không, không… Tôi không cần con cái phải cho tiền. Tiền của chúng là để nuôi con cái, là để trả các khoản tiền vay, còn nếu có nhiều hơn thì chúng có thể đi du lịch. Chúng tự lo được cho bản thân là tôi hạnh phúc rồi, chứ tôi không cần đến tiền của chúng.

Chăm sóc cháu có phải là trách nhiệm của người già?

Ông lão châu Âu: Nuôi con, dưỡng già có nghĩa là gì? Tôi sinh con là vì tôi yêu trẻ nhỏ, tôi chưa bao giờ hy vọng nó sẽ chăm sóc cho tôi lúc cuối đời. Bây giờ con trai và con dâu tôi đang ở giai đoạn gây dựng sự nghiệp, cần cố gắng làm việc, cần tự lập để có thể tận hưởng cuộc sống.

Ông lão châu Á: Tôi cũng rất yêu con, tôi cũng hiểu khi nó gây dựng sự nghiệp thì rất vất vả. Bởi vậy tôi mới trông con cái cho chúng. Tôi đã hy sinh bao nhiêu cho chúng như vậy, cuối cùng chúng lại muốn tôi vào viện dưỡng lão.

Ông lão châu Âu: Ông còn trông con cho chúng? Thật không thể tin được.

Ông lão châu Á: Sao lại không thể tin?

Ông lão châu Âu: Trông con là việc của cha mẹ chúng, có liên quan gì đến người già chúng ta?

Ông lão châu Á: Các con tôi phải đi làm kiếm tiền, dù gì tôi cũng đã nghỉ hưu thì nên giúp đỡ chúng một chút.

Ông lão châu Âu: Chúng ta cả đời bôn ba, đến tuổi già mới là lúc nghỉ ngơi. Sao ông không tận hưởng thời gian này mà đi nghỉ mát, uống cafe, chơi bóng, đọc sách, làm những việc mà ông thích?

Ông lão châu Á: Nếu tôi không giúp chúng chăm sóc con cái, thì chúng xoay sở thế nào được?

Ông lão châu Âu: Chúng ta cần có cuộc sống riêng của mình. Chúng ta đã nuôi con khôn lớn, trông trẻ không phải là trách nhiệm của chúng ta. Ông vì con vì cháu mà làm bao nhiêu việc như vậy, dường như không có cuộc sống riêng của bản thân, chẳng lẽ tất cả chỉ là để lúc về già có người nuôi dưỡng thôi sao?

Có lẽ sau khi xem xong cuộc đối thoại giữa ông lão châu Âu và châu Á ở trên, ít nhiều sẽ khiến chúng ta phải suy ngẫm. Quả đúng là, hai nền văn hóa khác nhau đã dưỡng nên trong họ hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, dù phương Tây hay phương Đông, dù có khác biệt đến đâu, thì vẫn có những điểm tương đồng mà phận làm con chúng ta cần phải nhớ:

Người già cũng muốn cuộc sống của mình được trân trọng. Cho dù có sống cùng con cùng cháu hay không thì cha mẹ vẫn cần có những khoảng không riêng: Được ra ngoài tản bộ một chút, hít thở bầu không khí trong lành, hay đôi lúc là gặp gỡ những người bạn già để cùng hàn huyên tâm sự… Là con cái, bạn hãy thấu hiểu và trân trọng những khoảnh khắc quý báu này.

Con cái cần phải báo đáp công ơn sinh thành, đó là giá trị đạo đức, cũng là một nét văn hoá đẹp của người phương Đông. Nhưng “tiền bạc” có phải là thước đo của lòng hiếu thảo hay không? Trong các kinh điển Nho giáo, chữ Hiếu được tóm lược ở ba điều là: “Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ” (“Lý Hoặc Luận” – Mâu Tử). Bởi vậy, không cần biếu tiền biếu bạc, mà luôn tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ bằng tấm lòng thành kính, đó đã là người con có hiếu rồi.

Vì con cái, cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, những mong tháng năm cuối cùng ấy có con cháu sum vầy làm hạnh phúc. Thế nhưng, có khi nào bạn chợt nhận ra rằng: Ta đang biến “niềm vui” ấy thành “trách nhiệm” của người già? Có khi nào ta mải mê với công danh và sự nghiệp, để rồi phó thác tất cả việc nhà cho mẹ cha gánh vác?

Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêu…

Minh Thanh
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by nguyenvsau »

Image

Người điên giữa chợ


Một người ra ngoài chợ hỏi mua thịt người. Mọi người đều cho anh ta là điên.

Anh ta chỉ đáp:

Vì con người không còn biết xấu hổ nữa nên con người chỉ còn lại là con vật.

Tôi muốn ăn cho biết thì cũng chẳng lấy gì làm lạ.

Con người khác với con vật là nhờ biết xấu hổ. Nay xấu hổ mất rồi thì thịt người cũng giống như thịt các con vật khác.

Nhìn rộng ra người ta còn ăn thịt người công khai ở chốn công đường nhiều nữa, sao các người không nói.

Đã mất xấu hổ hết rồi thì lấy ai mà phân biệt điên hay tỉnh hay phân biệt giữa người hay thú nữa.

Mọi người đều cười và nói anh ta quả là điên thật.

05.06.2020

Trần Quốc Việt
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by tramthaiha »

10 CÂU NÓI HAY TRONG CUỘC SỐNG


Bạn chỉ mất vài phút để đọc và cảm nhận những câu nói ý nghĩa, ngắn gọn này nhưng có thể chúng sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

1. Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa ngã. Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.

2.Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh

3.Những phiền não trong cuộc đời được gói gọn trong 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, nhìn không thấu, quên không nổi!

4. Luôn đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu trong vị trí đó, bạn thấy đau, có lẽ người kia cũng sẽ cảm thấy như vậy.

5.Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa

6.Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.

7.Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.

8.Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó.

9.Im lặng và mỉm cười là 2 vũ khí lợi hại.
Mỉm cười là cách để giải quyết nhiều vấn đề , im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xảy ra.

10.Đừng bao giờ quyết định những vấn đề lâu dài trong lúc cảm xúc đang ngắn hạn.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by quaichao »


Bác Sĩ Fauci: “Đi biểu tình, tham dự buổi vận động tranh cử,
thảy đều nguy hiểm và có rủi ro’

Jun 14, 2020
Image
Bác Sĩ Anthony Fauci
WASHINGTON, DC (NV) – Bác Sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Sáu, nói rằng lời khuyên của ông đối với những người muốn tham dự các buổi vận động tranh cử của Tổng Thống Donald Trump cũng giống như lời khuyên với người đi biểu tình chống ông Trump: đó là đến nơi nào có đông người cũng đều là sự nguy hiểm và có rủi ro.

Tuy nhiên, nếu có ai nhất định đi tham dự thì ông Fauci khuyên là nên đeo khẩu trang, nhất là khi hò hét hoặc hô khẩu hiệu, theo bản tin của ABC News.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Jonathan Karl thuộc ABC News trong chương trình podcast “Powerhouse Politics”, Bác Sĩ Fauci nói ông hiểu rằng người ta có sự thôi thúc để tham dự vào các tiến trình chính trị. Nhưng ông cũng nói rằng cách tốt nhất là tránh tập trung thành những đám đông.

“Quý vị nên biết rằng, đây là sự nguy hiểm cho những người muốn kiểm soát cuộc biểu tình. Và đây cũng là sự nguy hiểm cho những người xuống đường. Do vậy, cuối cùng thì đây vẫn là vấn đề có nhiều rủi ro,” theo lời Bác Sĩ Fauci khi nói về các cuộc biểu tình phản đối thời gian gần đây.

Khi được hỏi là liệu lời khuyên của ông có áp dụng cho kế hoạch của Tổng Thống Trump là mở lại các cuộc vận động tranh cử tuần tới, Bác Sĩ Fauci xác nhận: “Cũng giống vậy. Tôi là người trước sau như một.”

Bác Sĩ Fauci nói: “Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm hay lây lan bệnh cho người khác là tránh nơi có đông người và đeo khẩu trang khi ra đường. Và nếu làm được cả hai điều này, tránh nơi tập trung đông người và đeo khẩu trang, thì lại càng tốt hơn nữa.”

“Nếu quý vị ở vào hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của mình vì có nhiều người chung quanh, thì nên đeo khẩu trang. Khi quý vị khởi sự hô hào và la hét, ngay cả khi có phản ứng tự nhiên là muốn kéo khẩu trang xuống thì cũng chớ làm điều đó. Vì có sự nguy hiểm và là nguy hiểm thật sự, ” Bác Sĩ Fauci nhấn mạnh. (V.Giang)
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by vuongquan »

Sống an nhiên

Image
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ,” nhất là trong những tình huống có thể tạo ra nhiều áp lực, lo lắng, như “thời Cô Vi,” “thời hỗn loạn” này. (Hình minh họa: Lauren DeCicca/Getty Images)

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Cô Vi (đại dịch COVID-19) đã giết chết nhiều người, làm cho nhiều người lo buồn đến mất ăn mất ngủ; nhưng, nếu biết làm sao, làm gì, để đối phó với các tình huống khó khăn; thì dù có Cô Vi hay không, dù có chuyện gì xảy ra; ta vẫn có thể an nhiên tự tại. Vẫn khỏe.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái, cả về thể chất, tâm thần, lẫn xã hội; chứ không chỉ là không có bệnh.

Để đạt được sự an nhiên tự tại trong “thời Cô Vi,” “thời hỗn loạn,” một số điều hữu ích ta có thể, nên, và cần làm là:

-Tạo và giữ các mối liên lạc lành mạnh.

-Thở sâu.

-Biết chấp nhận và cảm ơn.

-Làm chủ bản thân.

Thiết lập một thời khóa biểu cụ thể với những việc giúp cho mình tập trung vào những điều thiết thực

Các việc đó có thể là những việc nhẹ nhàng, thường làm hằng ngày, mà vì quá lo lắng, ta đã bỏ quên, để ngồi than ngắn thở dài, chờ đợi xem còn chuyện gì thê thảm hơn nữa sắp sập xuống.

Thân thể càng tiều tụy, nhếch nhác; nhà cửa, càng bê bối, lộn xộn; thì tâm thần lại càng bấn loạn.

Các việc thiết thực có thể làm ta bận rộn cả ngày là đánh răng, súc miệng, tắm rửa, tập thể dục, đi bộ, thiền, tập yoga, giặt đồ, xếp đồ, ủi đồ, đi chợ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà, chùi bàn ghế, tưới cây, tỉa cây, cắt hoa, cắm hoa, ngắm hoa, gọi hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, con cái, bạn bè…

Có thể là đến giờ đi ngủ vẫn chưa hết việc (mình có thể làm và trong tầm kiểm soát của mình). Nhưng đối với những người hay lo, bận rộn (với những việc thiết thực) như vậy là điều tốt và cần thiết. Vì những việc thiết thực này giúp đầu óc của mình không còn thì giờ để lo lắng những việc ngoài tầm kiểm soát của mình.

Nếu đầu óc đã thảnh thơi trở lại, với thời giờ có vẻ nhàn rỗi hơn (nhất là đối với một số người đang “được” nghỉ việc, và được lãnh bonus $2,400 một tháng), đây cũng có thể là thời khắc ngàn năm có một, để thực hiện những điều mình đã từng “ước gì” có giờ rảnh để làm.

Chọn lọc với truyền thông, đặc biệt là các mạng xã hội

Nếu tin tức có thể giúp ta bình tĩnh, tăng hiểu biết có ích, về thế giới, cuộc đời, về những việc đang xảy ra xung quanh, và không tiêu tốn quá nhiều thời giờ của ta (có thể được dùng cho những việc hữu ích hơn), thì ta có thể xếp thời khóa biểu xem tin khoảng nửa tiếng (khác nhau tùy theo mỗi người) một ngày, với ý thức, đó là những việc hầu như ngoài tầm kiểm soát của mình, để khỏi lo lắng một cách vô ích, thậm chí có hại, nguy hiểm cho sức khỏe.

Còn nếu tin tức chỉ khiến ta… tức tối, tức thở, tức mình, tức tưởi (chắc vậy mới gọi là tin “tức”), thì cần tỉnh táo để “đổi đài,” “tắt đài,” nếu cần thiết để giữ sự thanh thản, rất quan trọng, cho mình.

Chúi vào tivi, mạng xã hội… để coi hết tin này sang tin khác, là việc có rất nhiều khả năng “gây nghiện” cho những người thiếu khả năng tự chủ. Nhất là với những thuyết âm mưu, về (hết) chuyện này (đến) chuyện khác. Nó giết thời giờ rất hữu hiệu (một cách tiêu cực). Vì nó có thể làm lãng phí thì giờ đáng lẽ ta có thể dùng cho những việc thực sự hữu ích và có ý nghĩa hơn; cũng như làm cho ta có thể chết sớm hơn, vì quá nhiều thứ “tức” trong các “tin tức” này.

“Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” (“Mưa Hồng,” nhạc Trịnh Công Sơn). Có phải ta cuộc sống của ta đang quá vô nghĩa? Để mình phải tìm cách “giết” thời giờ, có hạn (gọi là tuổi thọ), trong cuộc sống có thể rất ý nghĩa, và đáng ra phải rất hạnh phúc này?
Image
Giữ thái độ lạc quan, dù cuộc đời có xoay vần ra sao về sau. (Hình minh họa: Cindy Ord/Getty Images)

Tập cười

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ,” “laughter is the best medicine;” cả Đông lẫn Tây y đều đồng ý về điểm này. Nhất là trong những tình huống có thể tạo ra nhiều áp lực, lo lắng, như “thời Cô Vi,” “thời hỗn loạn” này.

Cần nhớ rằng, dù đang lo ta vẫn có thể cười. Dù là “gượng” cười, “trong héo ngoài tươi.”

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng bên trong (nội dung, nội tâm) và bên ngoài (hình thức, vẻ ngoài) có ảnh hưởng rất mật thiết với nhau. Dù đang lo, rầu, nhưng nếu ý thức được rằng lo, rầu không đi đến đâu, để gắng cười, lấy bình tĩnh, tắm rửa, ăn mặc, giữ nhà cửa tươm tất, đi đến những nơi thoải mái, chuyện trò với những người tích cực, lạc quan, sẽ giúp thay đổi tâm trạng của ta rõ rệt. Để khó khăn, thử thách, sẽ tạo nên sức bật cho chúng ta.

Rửa tay thường xuyên và hát bài “Happy today to me, happy today to you, happy today to every body, happy today to me” (theo điệu nhạc của bài hát hầu như ai cũng biết “Happy birthday to you”) và nhìn vào gương, tập cười thật đẹp, thật tươi, thực tập, chào hỏi (Hello, Hi, Good morning…); trao tặng mọi người nụ cười đẹp nhất của mình, ta sẽ thấy, hầu như trong đại đa số trường hợp, ta sẽ nhận lại những nụ cười nồng thắm.

Cười với đời và người. Đời và người sẽ cười lại với ta. Trong rất hiếm trường hợp, nếu phía bên kia “cười không nổi,” thì ta cũng đã được “mười thang thuốc bổ,” và cảm thấy là dù sao, mình cũng đã hạnh phúc, thanh thản, bình tĩnh, tự chủ hơn.

Giữ thái độ lạc quan

Dù cuộc đời có xoay vần ra sao về sau, ta vẫn cần phải sống, vẫn nên và cần phải đạt được mục tiêu hằng ngày và cuối cùng, cứu cánh của cuộc đời mình, là hạnh phúc, niềm vui.

Tại sao không?

Tỉnh táo, lạc quan, yêu đời bằng cách chấp nhận, cảm tạ những gì cuộc đời, thượng đế đem lại, trao tặng cho mình; trân trọng, chăm bón những món quà đó, chờ xem những hạt giống đó sẽ mang lại gì cho mình, đó chính là một định nghĩa của lạc quan.

“Present” là hiện tại. “Present” cũng là món quà. Hiểu và sống theo định nghĩa đó, ta sẽ luôn có được thái độ sống tích cực, lạc quan.

Để, dù cho chút xíu nữa có “chết liền” thì cũng không uổng phí cuộc đời! [qd]

Thân mến
(714) 531-7930
drnguyentranhoang@gmail.com
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by thuytrieu »

Image

CÂU CHUYỆN TẠI NHÀ BANK


Sau khi phải tốn cả tiếng đồng hồ với cha tôi tại nhà bank chỉ để cho ông cụ chuyển một số tiền, tôi nói

-Tại sao mình không dùng internet, ba?

-Tại sao phải qua internet? Ông hỏi lại.

-Tại vì mình sẽ không tốn hàng giờ vô bổ ở đây. Không chỉ nhà bank, ba có thể đi shopping mua bất cứ thứ gì từ internet. Mọi chuyện đều dễ dàng.

- Nếu vậy thì ba sẽ không cần ra khỏi nhà ư?

-Đúng vậy, -Tôi cao hứng kể tiếp- Bất cứ món gì ba muốn, Amazon có thể mang đến tận cửa cho mình.

Và những lời sau đây của cha tôi đã làm tôi chợt tỉnh

-Con thấy không, từ khi vô đây ba đã có dịp gặp gỡ chuyện trò 4 người bạn cũ. Có dịp trao đổi với nhân viên nhà bank, và họ bắt đầu biết ba là ai.

Ba đang ở một mình. Đây là nơi ba sẽ cần đến. Ba muốn gặp mặt từng người họ để tạo sự quan hệ cá nhân với nhau. Ba có đủ thì giờ để làm việc này.

Con còn nhớ hai năm trước ba bị bệnh nặng, ông chủ tiệm tạp hóa đầu đường đã đến thăm ba ngay tại giường?

Một lần khác mẹ con bị vấp té khi đang đi bộ trên đường. Một người bán hàng gần đó đã mau chóng dùng chính xe của anh ta chở mẹ về đúng nhà mình.

Ba làm sao có được sự quan tâm giúp đỡ đó nếu phải mua tất cả online trên internet?

Đó là lý do tại sao ba muốn giao dịch với người ta, giữa những con người với nhau chứ không phải chỉ bằng những cái máy computers. Ba thực sự muốn biết “con nguời” thật ba đang cần đến, trao đổi trong đời sống, không phải chỉ thuần túy là một kẻ “bán hàng”.

Amazon đâu thể cung cấp tất cả những thứ đó cho ba, phải không?

Khoa học và kỷ thuật không phải là đời sống con ạ.

Chúng ta cần có thời gian nhiều hơn giữa con người với nhau, không phải giữa con người và những cổ máy vô tri.


(ThaiNC lược dịch từ trang FB Fuzzi Snail)
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoanghoa »

Image

Trượt Chân, Té Ngã Khi Tuổi Già...

Chỉ một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.

Con người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?

Mắt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”. Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng, balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sút giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp ngã.

Tại Huê Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.

Theo hội chuyên khoa về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm…có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.

Trong số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.

Không thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.

Một sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi lắm!

Phục hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân mình và giúp thăng bằng. Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết sống!

Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.

Như mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.

Để phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.

Các lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng đi đứng của thân thể.

Hiệu quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.

Những yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.

Xin mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.

Các cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.

Cách phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi… trên lối đi.

Các cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.

Trong nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là dây đeo trên cổ.


Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?

Trần Lý Lê
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by hoangphong »

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo người dân không nên sử dụng 9 loại nước rửa tay có chứa các thành phần gây hại

Image
Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm nước rửa tay do công ty Eskbiochem SA từ Mexico sản xuất, do các sản phẩm này có chứa những thành phần gây hại.

FDA đã phát hiện ra methanol, một chất có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng nếu hấp thụ qua da hoặc ăn vào, trong các mẫu nước rửa tay Lavar Gel và CleanCare No Germ, cả hai đều do công ty nói trên sản xuất.

FDA khuyến cáo người tiêu dùng nên tránh các nhãn hiệu thuốc khử trùng tay sau đây do Eskbiochem sản xuất:

All-Clean Hand Sanitizer (NDC: 74589-002-01)

Esk Biochem Hand Sanitizer (NDC: 74589-007-01)

CleanCare NoGerm Advanced Hand Sanitizer 75% Alcohol (NDC: 74589-008-04)

Lavar 70 Gel Hand Sanitizer (NDC: 74589-006-01)

The Good Gel Antibacterial Gel Hand Sanitizer (NDC: 74589-010-10)

CleanCare NoGerm Advanced Hand Sanitizer 80% Alcohol (NDC: 74589-005-03)

CleanCare NoGerm Advanced Hand Sanitizer 75% Alcohol (NDC: 74589-009-01)

CleanCare NoGerm Advanced Hand Sanitizer 80% Alcohol (NDC: 74589-003-01)

Saniderm Advanced Hand Sanitizer (NDC: 74589-001-01)


Tiếp xúc lâu dài với methanol có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, mờ mắt, mù vĩnh viễn, co giật, hôn mê, tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh hoặc tử vong. Bất cứ ai tiếp xúc với các sản phẩm nói trên hãy ngay lập tức đến bệnh viện.

FDA đã yêu cầu Eskbiochem SA loại bỏ các sản phẩm nói trên tại cửa hàng và siêu thị vào ngày 17 tháng 6 nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi từ công ty. Cơ quan này khuyến nghị người tiêu dùng nên ngừng sử dụng các sản phẩm này ngay lập tức và vứt bỏ chúng trong các thùng chứa chất thải độc hại. (BBT)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by bichphuong »

Ca nhiem CoV mới ở Mỹ tăng kỷ lục

Mỹ ghi nhận mức tăng kỷ lục hơn 38.000 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, gây lo ngại về đợt bùng dịch thứ hai khi tái mở cửa.

Giới chức y tế Mỹ báo cáo 38.115 ca nhiễm mới hôm 24/6, vượt qua mức tăng kỷ lục 34.203 ca vào ngày 25/4,
khi dịch bệnh ở Mỹ đang ở thời kỳ cao điểm, đưa tổng số trường hợp nhiễm nCoV tại nước này lên hơn 2,4 triệu ca.

Tổng số người chết vì Covid-19 ở Mỹ hiện là hơn 124.000, với 756 ca tử vong mới trong 24 giờ qua,
tiếp tục là vùng dịch chết chóc nhất thế giới, theo thống kê của đại học Johns Hopkins.

Image
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở thành phố Lake Buena Vista, Florida, Mỹ. Ảnh: AP
Gần một nửa trong số 50 bang của Mỹ đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh trong hai tuần qua, điển hình là California, Texas và Florida. California ghi nhận mức tăng kỷ lục 7.149 ca nhiễm mới hôm 23/6, nâng tổng số ca nhiễm toàn bang lên 190.222, theo cơ quan y tế địa phương.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, Thống đốc Gavin Newsom cho hay California đã tiến hành xét nghiệm nhiều chưa từng có trong 24 giờ qua, tuy nhiên, tỷ lệ dương tính với nCoV cũng tăng. Số bệnh nhân nCoV nhập viện ở California tăng 29% trong 14 ngày qua.

Trong khi đó, cơ quan y tế bang Florida báo cáo 5.508 ca nhiễm mới, vượt qua mức tăng kỷ lục hơn 4.000 ca hôm 20/6. Tại bang Texas, thêm 5.489 ca nhiễm cũng được báo cáo, mức cao chưa từng có. Tỷ lệ nhập viện ở hai bang này tăng mạnh.

Thống đốc ba bang New York, New Jersey và Connecticut hôm 24/6 tuyên bố áp lệnh cách ly bắt buộc 14 ngày với tất cả những người đến từ 8 điểm nóng của Mỹ hiện nay là Alabama, Arizona, Arkansas, Florida, Bắc Carolina, Nam Carolina, Texas và Utah. Đây là các bang ghi nhận 10% trong số những người xét nghiệm nCoV có kết quả dương tính trong vòng 7 ngày qua.

New York, New Jersey và Connecticut từng là tâm dịch của Mỹ nhưng đã thành công trong việc kiềm chế nCoV lây lan.

"Chúng tôi đã nỗ lực để giảm tỷ lệ lây nhiễm. Chúng tôi không muốn nhìn thấy nó tăng lên vì nhiều người đến khu vực này và mang theo virus", Thống đốc New York Andrew Cuomo cho hay trong cuộc họp báo với thống đốc hai bang còn lại.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ, hôm 23/6 đã bày tỏ quan ngại về sự gia tăng số ca nhiễm nCoV khi các bang tiếp tục tái mở cửa. Giới chuyên gia cũng lo ngại các sự kiện vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump, cùng làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc, có nguy cơ khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.

"Đây chính là những gì hầu hết mọi người dự đoán khi gỡ bỏ lệnh phong tỏa", Rebecca Christofferson, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bang Louisiana, cho hay, thêm rằng việc tái mở cửa cùng sự mệt mỏi của người Mỹ vì các quy tắc giãn cách xã hội đang tạo ra những cụm dịch mới. "Hành vi của người dân, các hoạt động tiếp xúc gần và virus, tất cả kết hợp lại và khiến vấn đề trở nên phức tạp".
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Đời sống quanh ta

Post by MatVit »

Mùi sầu riêng khiến cả trạm bưu điện ở Đức di tản, nhân viên vào bệnh viện
Jun 25, 2020 cập nhật lần cuối Jun 25, 2020

Image
Một người bán sầu riêng dạo ở Hà Nội. (Hình minh họa: Nhac Nguyen/AFP/Gety Images)

SCHWEINFURT, Đức (NV) – Cảnh sát Đức mới đây cho biết một trạm bưu điện phải di tản và một số nhân viên làm việc nơi này phải vào bệnh viện để khám sức khỏe sau khi có một bưu kiện khả nghi, bốc mùi ghê gớm, nhưng sau được biết là trong chứa trái sầu riêng chín tới.

Bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Hai, 22 Tháng Sáu, cho biết cảnh sát và lính cứu hỏa ở thành phố Schweinfurt trong vùng Bavaria ở Đức đã được gọi đến trạm bưu điện nơi này hôm Thứ Bảy, khi nhân viên báo cáo có mùi khả nghi bốc ra từ một bưu kiện.

“Do không biết bên trong bưu kiện chứa gì, lúc đầu nhân viên làm việc tại đây nghi ngờ có mối nguy hiểm lớn lao,” theo Sở Cảnh Sát Schweinfurt trong bản thông cáo gửi tới báo chí.

Cảnh sát nói rằng có 12 nhân viên Bưu Điện cho hay họ “muốn bệnh” sau khi ngửi phải mùi này và đã được nhân viên y tế điều trị tại chỗ. Có sáu người khác được đưa vào bệnh viện địa phương để quan sát tình trạng sức khỏe.

Các điều tra viên mở bưu kiện này ra và thấy bên trong có chứa trái sầu riêng, vốn có mùi rất nặng nề, và từng bị những người không quen ăn loại trái cây này gọi đây là mùi thức ăn hư thối, vớ dơ, hay mùi nôn mửa.
Các múi sầu riêng hấp dẫn. (Hình: Rahmad Suryadi/AFP/Getty Images)

Trái sầu riêng sau cùng cũng được chuyển tới tay người nhận, theo thông báo của trạm bưu điện. (V.Giang)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests