Thời Sự, Bình Luân

dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Triều Tiên chênh vênh trên bờ vực chiến tranh

Những lời đe dọa dồn dập, đi kèm với những hành động thực tế gồm phóng tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên thời gian qua
khiến thế giới lo ngại nước này không chỉ đưa ra những lời dọa suông.


Image
Binh sĩ Triều Tiên thề trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và quyết tâm chiến đấu nếu xảy ra Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai.
Ảnh: KCNA
Những ngày qua, Triều Tiên liên tục phát đi lời đe dọa nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ. Các nhà quan sát nhận định, so với chính bản thân Triều Tiên, đây cũng là những nấc thang mới của sự đe dọa, khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày một xấu đi.

Dưới đây là các sự kiện đáng chú ý về an ninh, quân sự của Triều Tiên kể từ sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền tháng 12/2011.

Tháng 3/2012

Khi Hàn Quốc đang chủ trì Hội nghị quốc tế về an ninh hạt nhân tại Seoul, Triều Tiên đưa một tên lửa tầm xa lên bệ phóng. Bình Nhưỡng nói sẽ phóng tên lửa vào giữa tháng 4 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành, người khai sinh ra đất nước.

Tháng 4/2012

Bất chấp lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Kim Jong-un không thể tiếp tục đe dọa, Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, nó nhanh chóng vỡ làm nhiều mảnh và rơi xuống biển.

Tháng 8/2012

Kim Jong-un tới thăm đơn vị quân sự được cho là đứng đằng sau vụ tấn công vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc và yêu cầu các binh sĩ sẵn sàng cho "cuộc chiến đấu thiêng liêng" chống lại Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra đe dọa này ngay trước cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc và Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Ông Kim gọi cuộc tập trận là hành động "diễn tập chiến tranh xâm lược".

Tháng 10/2012

Triều Tiên tuyên bố đã phát triển được tên lửa có tầm bắn tới lục địa Mỹ.

Tháng 12/2012

Kim Jong-un công bố kế hoạch sẽ phóng một tên lửa tầm xa khác để phóng vệ tinh lên vũ trụ.

Hai ngày sau khi chính phủ Triều Tiên tuyên bố phải dỡ tên lửa khỏi bệ phóng vì lý do kỹ thuật thì tên lửa được bắn đi từ bờ biển phía tây Triều Tiên. Nước này tuyên bố phóng thành công tên lửa.

Tháng 1/2013

Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa, kế hoạch mà nước này tuyên bố là giai đoạn mới trong cuộc đối đầu với Mỹ.

Tuyên bố được đưa ra hai ngày sau sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ban hành lệnh trừng phạt đối với vụ phóng tên lửa hôm 12/12/2012 của Bình Nhưỡng.

Tháng 2/2013

Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất hôm 12/2. Vụ thử được tiến hành nhằm "bảo vệ an ninh và chủ quyền của đất nước trong khi phải đối mặt với những hành động thù địch tàn ác của Mỹ", hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên KCNA cho hay và nhắc đến lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc do Mỹ khởi xướng.

"Vụ thử hạt nhân là biện pháp đầu tiên của chúng tôi, cũng thể hiện sự chịu đựng lớn nhất của chúng tôi... Nếu Mỹ tiếp tục thái độ thù địch và làm phức tạp tình hình, thì sẽ không thể tránh được việc tiến hành biện pháp thứ hai hoặc thứ ba mạnh mẽ hơn".

Tháng 3/2013


Trong tháng 3, truyền thông Triều Tiên liên tục phát đi những hình ảnh tập trận rầm rộ trên cả nước, đi kèm với những tuyên bố và đe dọa chiến tranh dồn dập của giới chức. Ảnh: KCNA

Tức giận với những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau vụ thử hạt nhân, Triều Tiên lần đầu đe dọa sẽ tiến hành cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.

Đây là một trong những đe dọa đầy tính khiêu khích và cũng có thể sẽ là những hành động mà Triều Tiên sẽ tiến hành, mở đầu bằng việc rút khỏi hiệp ước đình chiến với Hàn Quốc năm 1953. Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng cắt đường dây nóng với Seoul tại Bàn Môn Điếm, ngôi làng nằm giữa biên giới hai nước.

Triều Tiên tiếp tục đưa ra những lời đe dọa, nói rằng sẽ hủy bỏ tuyên bố chung về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Một vị tướng hàng đầu của nước này tuyên bố rằng Bình Nhưỡng sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân và sẵn sàng để được sử dụng.

Mặc dù các quan chức Mỹ không tin rằng Triều Tiên có khả năng để tấn công Mỹ vào thời điểm này nhưng chính quyền của ông Obama đáp trả những lời đe dọa bằng việc công bố kế hoạch triển khai thêm tên lửa đánh chặn trên mặt đất tại Bờ Tây nước Mỹ.

Bình Nhưỡng tung ra một loạt các video tuyên truyền trong đó có các hình ảnh tấn công bằng tên lửa vào các tòa nhà của chính phủ Mỹ ở Washington gồm Nhà Trắng và đồi Capitol và đoạn băng khác cho thấy hình ảnh tổng thống Mỹ gào khóc trong biển lửa.

Các quan chức Mỹ cũng cho biết máy bay ném bom B-52 đã thực hiện chuyến bay qua Hàn Quốc trong cuộc diễn tập quân sự chung trong tháng này khiến Triều Tiên vô cùng tức giận. Triều Tiên đe dọa sẽ tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời đặt quân đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, để đáp trả việc diễn tập của B-52.

Tiếp đó, Mỹ tiếp tục cử oanh tạc cơ tàng hình B-2 đến Hàn Quốc, một diễn biến được quân đội Mỹ mô tả là "nhiệm vụ phòng ngừa". Ngay lập tức nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh chuẩn bị để các tên lửa chiến lược nhằm bắn vào lục địa và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương để đáp trả.

Hôm nay, Triều Tiên tuyên bố chính thức bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, và cảnh báo bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ làm leo thang căng thẳng và dẫn đến cuộc xung đột bằng hạt nhân. Lời đe dọa mới nhất từ Bình Nhưỡng cũng như hàng loạt các đe dọa trước đó nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng tình hình đang vượt khỏi tầm kiểm soát và bước vào cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai thực sự.

Khảo sát trên 12.000 độc giả VnExpress trong tháng 3 cho thấy có gần một nửa số độc giả (hơn 47%) tin rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có nguy cơ biến thành chiến tranh hoặc xung đột. Có 41% tin rằng căng thẳng sẽ còn kéo dài, và chỉ có gần 12% cho rằng sẽ sớm hạ nhiệt.

Vũ Hà
(theo CNN)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Càng Biết Lại Càng Tiếc VNCH

Vi Anh

Đọc mà ngậm ngùi với “THƠ MỜI Tham dự Ngày Họp Mặt hy hữu của Lưỡng Viện Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa sau hơn 36 năm lưu vong Hải Ngoại” tổ chức trong 2 ngày Thứ Bảy & Chủ Nhật, 10 và 11 Tháng 12 Năm 2011, tại Little SàiGòn, Thủ Đô Tinh Thần Của Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản.

Ngậm ngùi với những người dân cử của Việt Nam Cộng Hòa, nghị sĩ, dân biểu, nghị viên các hội đồng đô, tỉnh, thị, xã. Cũng như ngậm ngùi với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa từng một thời đóng góp cho nền tự do dân chủ miền Nam Nước Việt nhưng chẳng may vì vận nước nổi trôi lòng người điên đảo mà ngày nay chúng ta phải trôi dạt xứ người hay có người cũng đã ngậm ngùi đi về bên kia thế giới.

Thật vậy, nếu đây là một buổi họp mặt đầu tiên của người dân cử [thường là thế hệ thứ nhứt của lớp người Việt tỵ nạn CS] thì cũng có thể là buổi họp mặt cuối cùng vì tuổi tác sức khỏe của họ không còn như xưa nữa.

36 năm đã qua, với độ lùi thời gian đã quá đủ, với so sánh đối chiếu đã rạch ròi. Rằng cuộc sống trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Cộng sản, người Việt càng biết càng tiếc Việt Nam Cộng Hòa.

Thời VNCH nhớ lại sống dễ làm sao ấy dù có chiến tranh. Anh chạy xích lô ở Saigon sáng cũng có thể ăn tô phở, chiều có thể lai rai chai bia Con Cọp. Một giáo sư dạy học lương trên năm sáu ngàn, ở trọ và cơm tháng khoảng 500$.

“Nhớ thuở xưa ta sống một đời.
Dễ dàng, ăn thiệt chỉ làm chơi,
Như dòng sông Hậu trôi mơ mộng,
Như đất Miền Tây rộng thảnh thơi.
Cái đúng cái sai đòi đủ thứ,
Chuyện còn chuyện mất phú riêng trời.
Nhiều sung sướng quá rồi không biết.
Chừng biết vàng son đã hết thời.”

VNCH khai nguyên và tồn tại mấy chục năm toàn trong thời chiến tranh. Dân chủ, tự do của VNCH mới xây dựng và trong thời chiến. Thế mà người dân VNCH, từ Bến Hải trở vào Cà mau có tự do và dân chủ nhiều hơn đồng bào của mình ở ngoài Miền Bắc CS từ Bến Hải trở ra Lạng Sơn, Cao Bằng.

VNCH trên thực tế và pháp lý, thực chất và thực sự có hiến pháp, có quốc hội, có đối lập, có tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp phân nhiệm và thực thi rõ ràng. Có lấn quyền, ủy quyền nhưng có tranh đấu, có sửa chữa để hiến pháp là đạo luật tối thượng của chánh quyền.

Trong xã hội có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong ngoài nước. Có báo của tư nhân, có nghiệp đoàn nhà báo, của công nhân, có biểu tình ủng hộ, biểu tinh chống chánh phủ.

Dĩ nhiên không toàn thiện, toàn mỹ, nhưng có và phát triển ngày tốt đẹp hơn. Nhưng chắc chắn không có cảnh chà đạp tự do, dân chủ một cách vô tội vạ như thời VNCS. Không có cảnh công an muốn bắt ai thì bắt, đánh ai thì đánh mà không bị trừng phạt bởi kỷ luật hay pháp luật.

Không như công an CS bị Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention) mới đây lên án và tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm nhiều điều khoản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Không có chuyện công an dùng du đãng, xã hội đen đế trấn áp dân. Không có phong trào dân oan do nhà nước lợi dụng biện pháp hành chánh qui họach để cướp đất của dân bồi thường rẻ mạt, cán bộ đảng viên dĩ công vi tư, lấy bán hay hùn với các nhà đầu tư ngoại quốc hay thành phần ăn theo với CS.

Có tham nhũng, hối lộ nhưng không có nạn tham nhũng trầm trọng hết thuốc chữa, biến thành quốc nạn như thời CS Hà nội. Thế mà VNCH quyết liệt thành lập một cơ quan hiến định là Giám sát Viện để bài trừ.

Còn VNCS lớn ăn theo lớn nhỏ ăn theo nhỏ, đến đổi tổ chức Transparency International Minh Bạch Quốc Tế công bố nhiều năm liền VNCS đội sổ tham nhũng trên thế giới. Năm 2011 thứ 112, trong tổng số 183 quốc gia và lãnh thổ; năm 2010, thứ 116 trong tổng số 178 quốc; năm 2009, thứ 120 trong số 180.

VNCS đội sổ tham nhũng mấy năm liền là cho người ta thấy Thủ Tướng Dũng của VNCS là người hứa suông, hứa cuội khi được Đảng CS điều sang Nhà Nước làm Thủ Tướng. Ông tuyên bố không diệt được tham nhũng, Ông sẽ từ chức.

Thế mà tham nhũng ngày càng trầm trọng, mà TT Dũng đã làm thủ tướng hết một nhiệm kỳ còn tình nguyện “hy sanh” làm thêm nhiệm kỳ thứ hai nữa và trở thành người có quyền thế nhứt nước và tham nhũng trở thành quốc nạn hết thuốc chữa rồi.

VNCH không có một vị tổng thống, thủ tướng, tướng lãnh, dân biểu nghi sĩ, bộ trưởng nào của VNCH di tản ra ngoại quốc có đủ tiển mua một cái nhà đủ cho gia đình ở cả. Có tướng phải đi làm thợ sơn, nghị sĩ bán xăng, dân biểu đi cắt chỉ, sĩ quan, công chức đi cắt cỏ trong buổi ban đầu để nuôi gia đình trong thời chân ướt chân ráo.

VNCH không có đại nạn, phong trào bằng cấp giả “cao cấp” như mấy ngàn tiển sĩ “dỏm” như VNCS bây giờ.
Tổng Thống hai vị của thời đệ nhứt cộng hòa đạo đức hơn xa Ông Hồ chí Minh.

Tinh thần nối chí tiền nhân Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, chống quân Tàu, gìn giữ giang sơn gấm vóc, hơn hẳn những người lãnh đạo Đảng Nhà Nước CS Bắc Việt. Tổng Thống Ngô đình Diệm không đồng ý cho Mỹ đổ quân, sợ TC lợi dụng tình hình đưa quân Tàu qua Miền Bắc, bám lấy Bắc Việt, khó mà trục quân Tàu ra.

TT Nguyễn văn Thiệu khi Mỹ bắt tay được với TC, cúp viện trợ VNCH, thân cô thế cô cũng quyết gìn giữ đất nước ông bà để lại với trận tử chiến của Hải quân VNCH ngoài đảo Hoàng sa năm 1974.

Trong khi đó suốt gần hai phần ba thế kỷ ở Miền Bắc và hơn một phần ba thế kỷ ở Miền Nam, chưa bao giờ chế độ CS, nhà nước CS có của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân hồi nào và chút nào đâu.

Nhà Nước VNCS thực chất không có phân quyền tam lập Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp gì . Đảng CS độc tài đảng trị toàn diện. Đảng CS lãnh đạo Nhà Nước, quản lý Nhân Dân, làm chủ Đất Nước. Đảng viên vào đảng, Đảng kết nạp đảng viên sau này ra nắm quyền bính, đâu có ai người dân nào biết. Quốc Hội Đảng cử dân bầu. Đảng cơ cấu đảng viên phải chiếm trên 95%.

Còn Ông Hồ chí Minh là một người gian ác hơn Tào Tháo, làm gia nô cho CS Nga, Tàu, ám hại các lãnh tụ quốc gia, hại đồng chí có uy tín, giết phụ nữ sau khi chiếm được xác thịt. Các tài liệu của Liên xô, Pháp giải mật cho thấy mà kinh tởm.

Nhưng CS Hà nội một mực thần thánh hóa Hồ chí Minh và bôi tro trét trấu TT Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu, Trần văn Hương của VNCH tài đức hơn nhiều để mỗi lần nói VN là CS muốn chí Hồ chí Minh thôi. CS Hà nội còn lấy tên Hồ chí Minh để thay Saigon thủ đô của VNCH ở MiểnNam nữa.

Cộng sản láo thiên, láo địa, láo người, láo riết thành bản chất của con người CS nên nói láo mà không ngượng miệng, không nháy mắt. Nếu Lê Duẩn Tổng Bí Thư Đảng CS, ăn học dốt hơn, CS đặc sệt hơn nói dân chủ CS vạn lần so với dân chủ tư sản thì người ta còn ít cười hơn.

Đằng này Bà Nguyễn Thị Doan là Phó Chủ tịch Nước ít đặc sệt CS hơn, lại là được đánh bóng là người gọi là giáo sư tiến sĩ tức có ăn học nhiều hơn Ba Duẩn, thế mà Bà lại viết trên báo Nhân Dân ngày 05-11-2011. Lời nói bay đi cây viết ở lại, “rằng thì nà”, “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

CS láo riết rồi không biết mình láo nên làm những chuyện ruồi bu. Ông Hồ chí Minh cha già của CSVN nói, “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Vì tự do quí quá nên Ô. Hồ không cho dân một chút tự do nào. Nếu Ông “nắm” được không khí, chắc Ông sẽ kiểm soát hơi thở của người dân.

Đảng CS độc tài đảng trị toàn diện lấy câu này treo trước trụ sở cơ quan Đảng. Công an cánh tay chuyên chính của Đảng CS đối với dân lấy câu này treo ở các cổng trại giam như trại giam Phan đang Lưu, Chí Hòa.

Nên 36 năm qua người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại càng biết càng tiếc Việt Nam Cộng Hòa.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Ðoàn Văn Vươn phủ nhận tội 'giết người'
Tuesday, April 02, 2013 6:19:13 PM

HẢI PHÒNG (NV) - Ông Ðoàn Văn Vươn phủ nhận tội danh “Giết người” và ông Ðoàn Văn Quý nói bắn 2 phát đạn hoa cải
để tự vệ vì bị lực lượng cưỡng chế bắn.

Image
Ông Ðoàn Văn Vươn (thứ 2 từ trái) và các người trong gia đình ở phiên tòa tại Hải Phòng ngày 2 Tháng Tư, 2013.
(Hình: VNA/AFP/Getty Images)

Vụ xử án 6 người gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã xong ngày đầu tiên hôm 2 Tháng Tư, 2013, dự trù kéo dài 4 ngày.

Các ông Ðoàn Văn Vươn (50 tuổi), Ðoàn Văn Quý (47 tuổi), Ðoàn Văn Sịnh (56 tuổi), Ðoàn Văn Vệ (39 tuổi) bị truy tố theo điểm d, khoản 1, Ðiều 93 Bộ Luật Hình Sự CSVN, với bản án từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình.

Hai bị cáo Nguyễn Thị Thương (43 tuổi), vợ ông Ðoàn Văn Vươn và Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi), vợ ông Ðoàn Văn Quý bị truy tố tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, Ðiều 257 Bộ Luật Hình Sự CSVN, có thể bị án từ 2 năm đến 7 năm tù.

Theo các báo ở Việt Nam tường thuật ngày đầu tiên của phiên xử, ông Ðoàn Văn Vươn phủ nhận tội danh “giết người” như bị “Viện Kiểm Sát” quy chụp, dù ông có nhìn nhận thảo luận chuyện mua súng trong gia đình.

Ông được tờ Thanh Niên tường thuật là trong suốt thời gian gần một giờ đồng hồ, ông Vươn “dõng dạc trả lời trả lời tất cả các câu hỏi của chủ tọa, của đại diện Viện KSND và luật sư bào chữa.”

Báo Dân Trí tường thuật lời ông Vươn cũng như lời luật sư nói ở tòa là việc cho nổ bình ga dùng súng bắn về phía lực lượng cưỡng chế “với mục đích cảnh báo chứ không có mục đích làm hại.”

Theo tờ Thanh Niên, ông Quý nhìn nhận mình là người kích nổ mìn tự tạo (kích thích cho bình ga phát nổ mà không nổ) và bắn 2 phát đạn hoa cải.
Image
Công an xem xét mấy món “tang vật” thu ở khu đầm thủy sản Cống Rộc của anh em ông Vươn. (Hình: VNA/AFP/Getty Images)
Khi bị chủ tọa phiên tòa hỏi: “Tại sao bị cáo lại kích mìn cho nổ để chống lại đoàn cưỡng chế?” Ông Quý cho rằng “cưỡng chế là mất trắng, thấy cùng đường nên bị cáo mất tính người.”

Bị hỏi, “Khi thấy mìn không nổ, tại sao bị cáo vẫn tiếp tục dùng súng bắn vào đoàn cưỡng chế? “ Ông Quý nói: “Lúc người ta dùng súng bắn vào nhà bị cáo, bị cáo sợ chết nên dùng súng bắn trả hai phát. Bị cáo chỉ bắn lại theo đường đạn đã bắn vào nhà bị cáo chứ không ngắm vào ai cả.”

Ông Ðoàn Văn Sịnh chỉ nhìn nhận góp phần dựng hàng rào. Ông Vệ (con ông Sịnh) phủ nhận chuyện tham dự chống đối mà chỉ đến đó khi nghe tin ông cậu bị thương rồi bị bắt luôn.
Image
Một nữ công an giơ tay ngăn chặn phóng viên hãng thông tấn AFP chụp hình ở phía ngoài tòa án Hải Phòng khi xử vụ Ðoàn Văn Vươn.
(Hình: Cat Barton/AFP/Getty Images)
Bà Thương nói không biết gì chuyện bàn bạc chống đối cưỡng chế. Bà Thương cho rằng việc dựng hàng rào gần nhà là để che chắn chống trộm cắp vặt.

Bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) phản đối bản kết luận điều tra của “Viện Kiểm Sát.”

Theo báo Dân Việt tường thuật, bà Báu cho rằng, UBND huyện Tiên Lãng “thu hồi đất không đúng thẩm quyền, sai pháp luật nên đoàn công tác thực hiện cưỡng chế không có chức năng công vụ, do đó việc chống trả của người thân của Báu không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.”

Bà Báu cũng cho rằng, “Việc rải rơm trên đường vào nhà là việc bình thường, vì mùa vụ nào gia đình Báu, Thương cũng phơi rơm rạ trên đường đi để tích trữ; việc làm hàng rào cũng để ngăn chặn người lạ qua lại; việc Báu mua ba mũ len về là mục đích mua cho chồng con vì thời tiết lạnh.”

Phiên tòa xử 6 người gia đình ông Vươn vẫn diễn ra dù ngay từ ngày 10 Tháng Hai, 2012 tức chỉ hơn một tháng sau khi xảy ra vụ chống cưỡng chế gây rúng động dư luận, chính ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo VNExpress tường thuật trong bản tin nhìn nhận “Chính quyền sai toàn diện trong vụ Tiên Lãng.”

Ông Bộ Trưởng Văn Phòng Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam thuật lời kết luận của ông Nguyễn Tấn Dũng là, “Về quyết định giao đất cho gia đình ông Ðoàn Văn Vươn, quyết định thứ nhất giao 21 ha đất là đúng, nhưng quyết định thứ hai giao thêm 19.3 ha (thời hạn 14 năm) là chưa đúng với quy định Luật Ðất Ðai.”

“Quyết định thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng cũng trái luật. Luật Ðất Ðai quy định 5 trường hợp thu hồi đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp trên. Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật.”

Không những vậy, theo lời ông Ðam được thuật lại “việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản...”

Cũng vẫn lời ông Ðam thuật lại “thủ tướng kết luận” thì “huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban Chỉ Huy Quân Sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng.” Tức là đưa lực lượng quân sự vào một vụ cưỡng chế dân sự.

Dù ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng công nhận là nhà cầm quyền từ tỉnh, huyện tới xã sai hoàn toàn nhưng 4 người trong gia đình ông Ðoàn Văn Vươn vẫn bị cột cho tội “giết người” và hai người phụ nữ không có mặt ở đó vẫn bị cột cho tội “chống người thi hành công vụ.”

Ðiều kỳ lạ khác, ông Nguyễn Tấn Dũng lại là “đại biểu nhân dân” của tỉnh Hải Phòng và nơi xảy ra vụ cưỡng chế trái luật dẫn đến chống đối. Ông là “đại biểu nhân dân” mà chưa hề tới hỏi thăm được một câu với gia đình “nhân dân” của ông bị chính cái guồng máy cầm quyền của ông tìm cách cướp tài sản.

Dư luận cho rằng 4 người đàn ông trong gia đình Ðoàn Văn Vươn khó tránh những bản án nặng nề khi mà làn sóng căm phẫn trong quần chúng ngày càng dâng cao, chống lại các vụ thu hồi, cưỡng chế rồi đền bù theo kiểu cướp ngày.

Trong một bài phát biểu phổ biến trên Internet, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A thuật lời ông Ðinh Văn Quế, nguyên chánh án tòa án tối cao nói rằng “khó xử ông Vươn tội giết người” vì “anh em ông Vươn chỉ bàn bạc lên kế hoạch chống cưỡng chế thu hồi đất chứ không phải để giết ai đó, như thế nhiều nhất ‘họ chỉ phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp’, và trong trường hợp đó nhiều nhất họ chỉ bị truy tố về tội ‘gây thương tích’ chứ không phải tội ‘giết người.’”
Image
Thân nhân của anh em ông Vươn đứng từ xa biểu tình với những tấm giấy đòi công lý cho gia đình Ðoàn Văn Vươn.
(Hình: Cat Barton/AFP/Getty Images)
Nói khác, anh em ông Vươn bị nhà cầm quyền Hải Phòng quy chụp cho họ cái tội mà họ không phạm.

Rất nhiều ý kiến và phát biểu trên các mạng xã hội, Internet đều cho rằng anh em ông Vươn đã “tự vệ chính đáng” nên họ không có tội và phải được tha bổng cũng như bồi thường thiệt hại.

Hàng chục người quan tâm đến vụ án và thân nhân của ông Vươn đến tòa từ sáng sớm nhưng đã bị một rừng công an chìm nổi ngăn chặn tất cả các ngả đường đến tòa án, dù đây là phiên tòa “xét xử công khai.” Mẹ ông Ðoàn Văn Vươn cũng bị cấm vào nhưng đã kêu gào, đòi hỏi rất lâu mới được cho vào.

Một số người cầm tờ giấy đòi công lý cho gia đình Ðoàn Văn Vươn, nhiều người cầm các tờ giấy đòi trả lại đất. Ít nhất có 6 người bị bắt phần lớn là các blogger đấu tranh dân chủ. (TN)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Một góc nhìn phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn
Trần Thúy Hà
(Danlambao) - Ông Đoàn Văn Vươn có tội gì? Có bốn kịch bản dành cho vụ xử gia đình Đoàn Văn Vươn:

- Kịch bản thứ nhất: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn và thi hành án tử hình.

- Kịch bản thứ hai: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn, chủ tịch nước ký lệnh ân xá, giảm hình phạt xuống mức chung thân.

- Kịch bản thứ ba: Đoàn Văn Vươn sẽ nhận một mức án giam có thể từ 12 tới 20 năm tù.

- Kịch bản thứ tư: Đoàn Văn Vươn nhận mức án từ 5 tới 10 năm tù.

Phiên tòa dù kết thúc theo kịch bản nào đi chăng nữa, thì khả năng anh Vươn được tái hòa nhập với xã hội cũng là con số không. Bởi vì, đây không phải là một phiên tòa thực thi công lý. Thực chất, phiên tòa này để gia cố quyền lực của đảng và trấn áp phong trào dân oan đòi đất, đồng thời hợp thức hóa từ từ "tờ giấy phép được bắn cho ngành côn an"

Đoàn Văn Vươn nổ súng vào đoàn cuỡng chế huyện Tiên Lãng và quyền lực của đảng tưởng như những chuyện chẳng liên quan gì nhau. Nhưng về bản chất, vụ việc này chỉ là hệ quả của việc bảo vệ an ninh quyền lực cho chế độ mà những người lãnh đạo cộng sản trong quá khứ đã khởi xướng.

Cần biết rằng, với một nước nông nghiệp như việt nam, an ninh quyền lực của chế độ nằm trong tay nông dân. Một cuộc chính biến trong nông nghiệp có thể đẩy quyền lực của những người cộng sản khi mới thiết lập được bộ máy nhà nước xuống sông xuống bể. Nhận thức được điều đó, qua đợt cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp, chính quyền đã tước đi tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp là đất đai. Dưới cái tên gọi mỹ miều “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người nông dân trờ thành tá điền ngay trên mảnh ruộng của mình, còn nhà nước (đảng) thay vua trở thành đại địa chủ mới.

Ngày nay, nông nghiệp không còn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, và nông dân cũng không còn là kẻ nắm đằng chuôi quyền lực của đảng. vai trò đó thuộc về những tay tư sản đỏ, hoặc những nhóm lợi ích gắn chặt với quyền lực của đảng. tất nhiên, một lần nữa tư liệu sản xuất của nông dân, lại là một trong ít nguyên nhân để các thành phần đó giàu lên nhanh nhất. Quyền lực của đảng sẽ như thế nào, quyền quyết định trong tay những thành phần ấy. Bởi, cái ghế của các lãnh đạo đảng đang ngồi, xem ra, nhóm lợi ích nắm cả bốn chân.

Nhìn lại, trên khắp đất nước việt nam, có bao nhiêu vụ tranh chấp đất đai giữa “phe chế độ” và nhân dân, có bao nhiêu vụ cuỡng chế về quy mô, tính chất nghiêm trọng hơn hẳn vụ ở Tiên Lãng như cuỡng chễ đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên, cuỡng chế ở Vụ Bản, Nam Định và một số nơi khác. Thế nhưng, tại sao vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng lại làm rung chuyển dư luận trong nước, choáng váng cả hệ thống công quyền.

Bởi vì, Đoàn Văn Vươn đã sử dụng chính những thứ vũ khí mà đảng sử dụng để thiết lập, duy trì và bảo vệ quyền lực thách thức ngược lại quyền lực của đảng, đó chính là bạo lực và sự sợ hãi. Quyền lực của đảng sẽ ra sao khi không có tính chính danh, nhân dân không còn sự sợ hãi và bạo lực sẽ bị đáp trả bằng bạo lực.

Thế nên, vụ án ở Tiên Lãng về hình thức là vụ xử giết người và chống người thi hành công vụ. về bản chất, tòa án của đảng đang xử anh Vươn “tội không sợ bạo quyền nhà nước và sử dụng bạo lực thách thức quyền lực chế độ”. Từ đó, có thể khẳng định được cái kết của người anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn: chết hoặc sống không bằng chết.

Xử anh Vươn hay xử đảng.

Nếu tòa xử anh Vươn tội giết người, dù với bất kỳ mức án nào thì cũng có thể thổi bùng những bất mãn trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân. đồng thời, cũng chứng tỏ với nhân dân rằng: công lý là thứ chẳng mấy khi hiện diện thời pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa nhà nước đang giơ đầu ra chịu báng, tay tự vả ngay vào cái miệng suốt ngày ra rả của dân, do dân và vì dân .

Thế nhưng, tha bổng cho anh Vươn, sẽ đặt gần như tất cả các chính quyền địa phương trên toàn quốc vào thế trên đe dưới búa. Khi, các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành trong nước. trong các vụ tranh chấp ấy, tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy được chỗ đúng nào của chính quyền. có chăng chỉ khác nhau ở mức độ trắng trợn của quan chức.

Tha cho Vươn, chính quyền chọc thẳng vào tổ kiến lửa là các nhóm lợi ích liên quan tới đất đai. Các nhóm lợi ích này cấu kết chặt chẽ với chính quyền trong các vụ tranh chấp. chắc chắn, chúng không muốn tạo ra một tiền lệ để nông dân các nơi khác “thi đua học tập tấm gương Đoàn Văn Vươn”, vì chúng thừa hiểu, nếu điều đó xảy ra, chúng chưa chắc có được cái kết may mắn nhưng mấy anh côn an bị thương kia. Chưa kể tới các thiệt hại về kinh tế cho các nhóm lợi ích cũng vô cùng lớn bởi những hệ quả đi kèm.

Tha cho anh Vươn, tòa án khác gì đặt “ cha con đồng chí X” và “mấy đồng chí rất to” trong bộ chính trị lên máy chém. Bởi, ai chả biết ở Văn giang, Hưng Yên và Vụ Bản, Nam Định có dính líu đến người nào. Như thế, khi đã có tiền lệ ở tiên lãng, chẳng ai giám chắc ở Văn Giang không tái sử dụng “biện pháp Đoàn Văn Vươn” cả. lúc đó, liệu rằng ai đó còn có thể nhận trách nhiệm chính trị nữa hay không?

Đặc biệt, nếu tha cho anh Vươn, chính quyền đã công khai thừa nhận nhân dân được phép sử dụng bạo lực để đối đầu lại với bạo lực nhân danh nhà nước một cách bất hợp pháp. Điều này, e rằng có cho kẹo đảng và nhà nước cũng chẳng dám.

Thế nên, ở vụ án này, điều đáng quan tâm không phải là số phận Đoàn Văn Vươn mà nên quan tâm tới số phận của đảng và chế độ sẽ như thế nào?

Rõ ràng, tuổi thọ của đảng đã rút ngắn lại rất nhiều, dù tòa có tuyên Đoàn Văn Vươn mức án nào đi nữa. án thì chắc chắn sẽ được tuyên, nhưng cơn bão phẫn nộ mà chế độ phải nhận thì chẳng ai lường được mức độ tàn phá. Xem ra, đoạn đường quyền lực mà đảng sẽ đi thời gian tới đây chắc cũng chẳng còn dài nữa.

Phiên tòa tưởng như để gia cố quyền lực, ai ngờ lại phá tan hoang hơn.

Trần Thúy Hà
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »


Image

Tuyên ngôn:
Công lý cho Đoàn Văn Vươn
Tuyên Ngôn Đoàn Văn Vươn - Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân,

Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,

Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,

Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,

Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau:

Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”

Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.”

Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật...”

Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.

Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.

Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.

Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.

Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:

Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM:

1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014

Quote yêu thích: "Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn." (Aung San Suu Kyi)

2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013

Quote yêu thích: "Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả." (Edmond Burke)

3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2013

Quote yêu thích: "Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình." (Phạm Lê Vương Các)


Sài Gòn, 31/3/2013
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Sức mạnh của những vũ khí Mỹ đang áp sát Trung Quốc


Trước những tuyên bố của Triều Tiên, Mỹ liên tiếp đưa hàng loạt vũ khí hiện đại đến bán đảo Triều Tiên đồng nghĩa với việc áp sát Trung Quốc.

Image
Ngày 31/3, Mỹ đã điều các tiêm kích cơ tàng hình F-22 từ Nhật đến căn cứ không quân Osan, căn cứ chính của không quân Mỹ tại Hàn Quốc,
nhằm hỗ trợ cuộc tập trận chung đang diễn ra sau khi CHDCND Triều Tiên tiếp tục đưa ra các lời đe dọa.

Image
Raptor F-22 hiện đang là chiếc chiến đấu cơ đời thứ 5 đắt đỏ nhất thế giới, với giá thành vào khoảng trên dưới 130 triệu USD.
Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất,
tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Do vậy, l oại chiến đấu cơ này thực hiện cả nhiệm vụ đất đối không và không đối không.

Image
F-22 được trang bị hệ thống ra-đa tối tân nhất. Lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa
lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.
Đây cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4,
khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.

Image
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hỏa tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa
(tầm bắn 90 km) và hai hỏa tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.

Image
Ngày 8/3, khi có tin Mỹ quyết định điều động máy bay ném chiến lược B-52 tới tập trận “Đại bàng non“ thì Triều Tiên đã lên tiếng phản đối gay gắt.
Và họ đe dọa sẽ có hành động đáp trả quân sự nếu B-52 xuất hiện ở Hàn Quốc.
Việc Triều Tiên có những phản ứng gay gắt như vậy cũng là điều dễ hiểu vì B-52 là một trong vũ khí tấn công chiến lược mạnh nhất của Mỹ.
Nó cũng có khả năng thực hiện đòn tấn công hạt nhân.

Image
Hiện nay, Không quân ném bom chiến lược Mỹ chủ yếu sử dụng biến thể B-52H có chiều dài tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao 12,4m.
B-52H được trang bị 8 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đạt bán kính chiến đấu tới 7.210km, trần bay 15.000m.

Image
Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 220 tấn. B-52H có khả năng mang được 31,5 tấn vũ khí gồm: bom thông thường,
bom hạt nhân, tên lửa hành trình tầm xa. B-52 có thể mang theo tên lửa không đối đất lắp đầu đạn hạt nhân,
tầm phóng là 250-3.000 km, là một trong những “ô bảo vệ hạt nhân” mà quân Mỹ dành cho Hàn Quốc.

Image
B-2 Spirit (Bóng ma) là máy bay ném bom chiến lược do Tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô.
Máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu bằng bom thông thường hoặc bom hạt nhân.
Điểm đáng sợ của B-2 là khả năng tàng hình. Điều đó cho phép nó thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi, dày đặc nhất của đối phương.

Image
Khung thân kết cấu và khoang động cơ B-2 dùng hợp kim titan. Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar
và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc. Vì vậy, sóng radar khi chiếu vào khó phản xạ lại.
Với những biện pháp kỹ thuật trên đã đem lại cho B-2 khả năng tàng hình tuyệt vời. Nó đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến mà B-2 tham gia.

Image
Theo Yonhap ngày 2/4, Mỹ đã điều hệ thống radar giám sát trên biển X-band tới gần bờ biển Triều Tiên.
Hệ thống radar X-band (SBX: Sea-Based X-band Radar System) của Mỹ là một trong những hệ thống radar cảnh báo sớm hiện đại nhất
trên thế giới, có nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo tên lửa đạn đạo của đối phương nhắm vào lãnh thổ Mỹ.

Image
Về thiết kế, một hệ thống radar X-band được bố trí trên một chiếc tàu nổi tự vận hành có hình dáng như một dàn khoan dầu trên biển.
Hệ thống radar X-band có thể dễ dàng di chuyển trên mặt biển khi được lệnh điều động đến bất kỳ vị trí nào.
Với khả năng cơ động của giàn bán ngầm sẽ cho phép radar hoạt động hiệu quả hơn trong việc định vị và phát hiện các mục tiêu,
hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống phòng thủ tên lửa.

Image
Ngày 3/4, Hải quân Mỹ đã triển khai 2 tàu khu trục tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Reuters, tàu khu trục tên lửa USS John McCain sẽ cùng với tàu USS Decatur hoạt động bên ngoài bờ biển báo đảo Triều Tiên.

Image
Cả 2 tàu chiến này đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng đánh chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo
của đối phương ở tầng khí quyển và giai đoạn bay ban đầu.

Image
Trước đó, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đầu tiên, USS Fitzgerald được Hải quân Mỹ bắt đầu triển khai đến gần bờ biển Triều Tiên.
USS Fitzgerald là một tàu khu trục tên lửa được trang bị radar hàng đầu, có thể phát hiện chính xác các mục tiêu tên lửa
và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn.
(Theo Phunutoday)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Phát súng Đoàn Văn Vươn - lời "cảnh tỉnh" cho đảng cộng sản Việt Nam

Viễn Khách

(Danlambao) - Phiên tòa vụ án Tiên Lãng đã kết thúc với bản án 5 năm tù giam cho anh Đoàn Văn Vươn đã ghi thêm một vết nhơ lịch sử cho đảng cộng sản Việt Nam (csvn). Chưa bao giờ có một phiên tòa nào được theo dõi và ủng hộ phía “bị cáo” một cách đông đảo như vậy, không chỉ những người VN trong và ngoài nước mà có cả những người ngoại quốc cũng quan tâm, và đã được cập nhật tin tức trên cả những đài BBC và RFA.

Thông thường từ trước tới giờ, những phiên tòa xử những người đối kháng, bản án đưa ra đều được định đoạt sẵn từ những cấp cao bên trên. Quan tòa chỉ đến làm việc cho có lệ, rồi sau đó móc trong túi áo lấy bản án đã định sẳn ra đọc là xong, nhưng phiên tòa nầy có chút khác thường: “Là hình như quan tòa chưa có sẳn trong túi bản án, mà phải chờ lệnh của cấp trên, đang theo dõi những phản ứng bên ngoài, để cân nhắc mà quyết định bản án”. Và đó là lý do mà phiên tòa đột nhiên tạm ngừng ở buổi chiều ngày thứ hai, và sau khi kết thúc phiên tòa, quan tòa cũng chưa dám tuyên án (chiều ngày thứ 3), mà phải đợi chờ chỉ thị từ trên.

Đây là một vụ án mà đã làm cho đảng CSVN nhức đầu, bởi bị cáo lại là một người nông dân, hiền lành, chất phác lại từng phục vụ trong quân đội, và kế đến nữa là có sự mâu thuẫn trong nội bộ về tính chất của vụ án. Vì sau khi xảy ra vụ án, thì đích thân ngài thủ tướng “3 Dờ”, đã ra văn thư xác nhận bị cáo vô tội, lỗi là do phía chính quyền địa phương, vậy mà sau cái văn thư đã bị chìm xuồng, và anh Vươn vẫn bị giam cầm, coi như lời nói một vị thủ tướng đương nhiệm chỉ có giá trị bằng con “số 0”. Giờ lại tuyên án anh Vươn 5 năm, như vậy có phải đã gián tiếp tát vào mặt của vị thủ tướng rồi không?

Cái khó trong việc quyết định bản án nầy là: “Nếu xử nhẹ cho anh Vươn thì sẽ được lòng dân, như bà nghệ sĩ Kim Chi đã nói, kế tiếp là lấy được lòng của quốc tế. Nhất là vào giữa tháng tư này, CSVN sẽ có một cuộc đối thoại nhân quyền với chính phủ Mỹ, cuộc đối thoại thường niên vòng 17, đáng ra đã được tổ chức hồi cuối năm rồi, nhưng đã bị phía Hoa Kỳ đình hoãn, vì lý do VN đang vi phạm nhân quyền tăng tốc. Điển hình là vụ blogger Điếu Cầy và bà Tạ Phong Trần,… Nhưng CSVN sợ nếu xử nhẹ cho anh Vươn thì sẽ là một tiền lệ cho dân chúng chống lại chính quyền, vì vậy cho nên CSVN đã quyết định không chọn lấy nhân dân (xưa giờ vẫn vậy) và thà làm mất lòng Mỹ hay mất lòng cả thế giới cũng được, miễn sao cố gắng dùng quyền lực, công an, quân đội, để duy trì chế độ là đủ rồi”.

Trước khi tòa bắt đầu xử, thì những tờ báo lề đảng, đều quy chụp cho anh Vươn với những tội danh nghiêm trọng, và đưa ra những bản án nặng nề, sau đó quan tòa kêu án giảm lại chút đỉnh, coi như có "khoan hồng" và xử "đúng người, đúng tội". Và việc làm kế tiếp đây là phiên xử (ngày 8-10.4.2013) những cán bộ chính quyền địa phương, có tham gia phá hoại tài sản nhà anh Vươn, phiên xử này chắc là sẽ phán nặng tay với mấy con dê tế thần này, hầu làm giảm bớt phần nào, những phản ứng của dư luận. Nhưng cho dù CSVN có bày trò gì đi nữa, có phán thế nào với mấy con vật hy sinh đó, cũng không làm thuyên giảm sự bất mãn dư luận, khi vị anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn còn trong vòng lao lý. Mà thật vậy, anh chính là một người anh hùng, biết dùng đầu óc cộng với mồ hôi và máu của mình để chiến thắng thiên nhiên, và đã can đảm chống lai cường quyền. Không giống như con vẹt Lương Thanh Nghị, chỉ biết gởi công hàm “phản đối” dù Trung Quốc đả bắn thẳng vào những ngư dân VN, khi họ đang tác nghiệp trên vùng biển của mình. Còn anh chỉ gởi đơn phản đối khi có “lệnh cướp” đất đai của anh nhưng khi công an đến chiếm, anh đã hiên ngang chống cự để tự vệ, dù chỉ vỏn vẹn vài người và với những vũ khí thô sơ, anh biết chắc kết quả cuộc chiến không đọ sức nầy sẽ ra sao rồi, nhưng anh vẫn không lùi bước. Phát súng hoa cải của anh đã đi vào lịch sử, đã làm thức tỉnh bao nhiêu người sẽ noi gương của anh, và phát súng đó cũng là lời nhắn nhủ với đảng CSVN hay bắt chước anh, chống lại kẻ thù xâm lược, không để ai chiếm lấy mảnh đất thân yêu của mình, cho dù kết quả có ra sao.

Ngày 5.4.2013
Viễn Khách
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Vụ Tiên Lãng: Chó ngựa không thể bay
Lê Diễn Ðức

Như vậy là đúng như tôi dự đoán. Ðòi công lý ở phiên tòa Cộng Sản Việt Nam, nơi diễn hài của những bản án được định sẵn, chẳng khác nào đòi chó, ngựa biết bay.

Chiều 5 Tháng Tư, tòa tuyên án, xử phạt Ðoàn Văn Vươn 5 năm tù, Ðoàn Văn Quý 5 năm tù, Ðoàn Văn Sịnh 3.5 năm tù, Ðoàn Văn Vệ 2 năm tù, về tội “giết người và chống lại người thi hành công vụ”, bà Phạm Thị Báu 15 tháng tù treo, bà Nguyễn Thị Thương 18 tháng tù treo về tội “chống lại người thi hành công vụ”.

Cuộc tranh tụng đã diễn ra căng thẳng trong giữa luật sư và tòa án, đôi lúc tòa lấn sân của Viện Kiểm Sát (VKS), tranh tụng trực tiếp với luật sư và không ngớt ngắt lời luật sư. Tòa án đã tỏ ra lúng túng trong việc áp đặt tội trạng.

Ðiểm quan trọng nhất, xuyên suốt phiên tòa là VKS bác bỏ quan điểm cho rằng, do quyết định thu hồi đất không đúng nên thu hồi đất là trái pháp luật nên hành động của các bị cáo là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Ðiều này rõ ràng mâu thuẫn với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo chỉ đạo giải quyết hậu quả việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng trong cuộc họp ngày 10 Tháng Hai.

“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai phạm như không xác định ranh giới, kiểm kê tài sản (...)Thủ tướng kết luận, huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng”. (VNExpress 21/02/2012)

Chúng ta hãy xem báo “Nông nghiệp” ngày 4 Tháng Tư 2013 tường thuật trong bài “Bị cáo khai gì?”:

“Sau khi xét hỏi các bị cáo Ðoàn Văn Vươn, Ðoàn Văn Sịnh, Ðoàn Văn Vệ và Nguyễn Thị Thương, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Phạm Thị Báu (Hiền) ra trước vành móng ngựa:

- Bị cáo có đồng ý với bản cáo trạng không?

- Tôi phản đối bản cáo trạng. Ngay sau khi được nhận kết luận điều tra và cáo trạng, tôi đã có đơn khiếu nại cả hai văn bản đó gửi công an, Viện Kiểm Sát và tòa án TP. Hải Phòng, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào hồi âm.

- Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?

- Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.

- Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?

- Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của thủ tướng chính phủ ngày 10 Tháng Hai 2012.

- Bị cáo có mua xăng không?

- Thưa quý tòa, cáo trạng quy kết tôi thực hiện 4 hành vi: Mua xăng, rải rơm, làm hàng rào, mua mũ len với mục đích chống người thi hành công vụ. Tôi có làm những việc đó. Nhưng đó là những việc làm rất bình thường hàng ngày của tôi để phục vụ cuộc sống, phục vụ sản xuất của gia đình. Tôi mua xăng để gia đình dùng. Tôi phơi rơm rạ trên đường đi để nuôi dê và đun nấu. Tôi làm hàng rào để chống trộm cướp, mua mũ len cho chồng con tôi đội trước cái rét chỉ hơn mười độ, chứ tôi không làm những việc đó để chống lại ai.

Cả hai bị cáo Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đều khẳng định, vào sáng ngày 5 Tháng Giêng 2012, họ đưa con đi học rồi sau đó đứng ở trên đê chứ không có mặt ở hiện trường, và họ cũng bị bắt ở trên đê. Nhưng cơ quan công an cứ ghi là họ “có mặt ở hiện trường vụ nổ súng”.

Những câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn và hợp tình, hợp lý của chị Phạm Thị Báu đã nói lên tất cả. Bản án bỏ túi với sự đe dọa, dằn mặt trong bản cáo trạng, đã khiến VKS phải đem ra cân nhắc trước lời khai của các nạn nhân.

Anh Ðoàn Văn Vươn nói rằng, anh cũng đã cảnh báo trước sẽ chống đối và hoàn toàn không có ý giết người mà nổ súng cốt để đe dọa, gây chú ý với công luận về việc tiếp tục khiếu kiện của gia đình.

“Vấn đề sinh tử được đặt ra trong phiên tòa này là: Họ có chủ định giết người từ trước hay không? Theo lời khai của Ðoàn Văn Vươn tại tòa, thì trước nguy cơ bị mất trắng toàn bộ tài sản, khiếu nại khắp nơi nhưng không được giải quyết, cùng đường, ông buộc phải tạo tiếng nổ, đám cháy, với mục đích để đoàn cưỡng chế thấy nguy hiểm mà dừng lại, để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông. Ông cũng khai tại tòa rằng đã cảnh báo điều đó với huyện”. (Nông Nghiệp 4/04/13)

Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Giêng 2013, Luật Sư Lê Ðức Tiết, phó chủ nhiệm Hội Ðồng Tư Vấn Dân Chủ và Pháp Luật, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nói:

“Trong vụ Ðoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng hiến pháp, đúng luật đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính thủ tướng chính phủ - người đứng đầu cơ quan hành pháp - cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ”. “Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Ðó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận”.

Một lực lượng hùng hậu bao gồm công an và cả bộ đội được sử dụng vào việc cưỡng chế thu hồi trái pháp luật, thực sự là một đám cướp giật. Chính những người lính, dù bị thương nhưng đã từ chối được “bồi thường thiệt hại”, vì họ nhận ra rằng, họ là nạn nhân của những người đã chấp hành một quyết định sai trái, và sự chống đối của gia đình Ðoàn Văn Vươn là tất yếu. Thế mới biết, thực thi một mệnh lệnh chính trị sai thì phải trả giá như thế nào. Tự những người lính sẽ hiểu và đồng cảm sâu sắc sau đó với bà con hàng xóm và gia đình anh Ðoàn Văn Vươn, nhà cửa bị ủi sập, cơ ngơi tan tác. Họ không thể nào cầm đồng tiền từ những người nông dân bị cướp đoạt trắng tay, lại lâm vào tù tội! Họ cho rằng anh Vươn “quá bức xúc” trước tình cảnh và đề nghị giảm án.

Vụ án Ðoàn Văn Vươn mang tính điển hình, thu hút dư luận, vì là lần đầu tiên người nông dân Việt Nam nổ súng chống lại nhà cầm quyền - đám quan lại Tiên Lãng và Hải Phòng - bảo vệ thành quả lao động của mình.
Những quan tòa Hải Phòng không chỉ đại diện cho riêng đất Cảng mà đại diện cho cả hệ thống tham nhũng, đầu cơ, trục lợi đất đai.

Suốt hơn hai thập niên qua, đất đai trở thành miếng mồi ngon cho các phe nhóm trục lợi. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011), tổng thanh tra chính phủ cho biết trong 4 năm đã có hơn 1.57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư, trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai (theo dra.org.vn). Sau vụ Ðoàn Văn Vươn, đã tăng lên rất nhanh các cuộc khiếu kiện. Trong năm 2013, thời hạn sử dụng đất sẽ đồng loạt hết hạn (kể từ luật đất đai sửa đổi 1993), sẽ có bao nhiêu vụ Tiên Lãng nữa?

Cách đây không lâu, vụ án bà Trần Ngọc Sương, hai lần anh hùng lao động, cũng đã gây chấn động dư luận xã hội. Nhiều quan chức về hưu hoặc còn tại vị đã lên tiếng, phải đưa ra bàn bạc tại Quốc Hội. Hơn trăm nông dân sẵn sàng đi tù thay cho bà Ba Sương. Tòa Án Tối Cao xử giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết tội bà 8 năm tù. Cuối cùng ngày 17 Tháng Giêng 2013, tòa án Cần Thơ đình chỉ vụ án, khôi phục lại sinh hoạt đảng cho bà. Nhưng công lý cuối cùng là gì? Bà Ba Sương không bị đi tù, nhưng đã phải bỏ nông trường, bị đày đọa cùng cực suốt mấy năm trời, và bây giờ bơ vơ, không nhà cửa. Còn đất nông trường thì đã nằm trong tay của những tên kẻ cướp, nhân danh “nhà nước thống nhất quản lý”.

Vụ án bà Ba Sương, tưởng chừng như một quả bom “điểm huyệt chế độ” nhưng nhà cầm quyền đã đủ khôn ngoan để dẹp yên, nhưng tình tiết vụ án này khác hắn. Vụ Ðoàn Văn Vươn là hành động chống đối, chưa có tiền lệ.

Tiếng súng Ðoàn Văn Vươn có thể thức tỉnh một số người dân bị oan ức, mất mát, nhưng sẽ chìm vào quên lãng trong một xã hội mà con người chỉ biết cam phận, bằng lòng với những nhu cầu thường nhật và cao lắm cũng chỉ dừng ở thái độ ca thán. Sự phản ứng trước bất công, ủng hộ Ðoàn Văn Vương tuy là biểu hiện can đảm của một số blogger và tình đoàn kết của một số ít nông dân Văn Giang, Dương Nội, nhưng vẫn chỉ là sự tập hợp nhỏ, rời rạc, thiếu tổ chức và phương pháp, chỉ cần một trận càn quét của an ninh là tan hoang, rã đám.

Nhà cầm quyền đã không thể cho công lý có cơ hội được thực thi, vì phải bao che những khuôn mặt mập mỡ ăn chặn, phải đè bẹp mọi sự chống đối, phải dằn mặt mọi mầm mống phản kháng. Bản án là tín hiệu cảnh báo cho những Ðoàn Văn Vươn khác có thể xảy ra ở khắp nơi trên đất nước này.

Nhà cầm quyền CSVN, như ông Nguyễn Trung viết, đã “để cho sa đọa của bản thân mình dấn sâu hơn nữa vào con đường thù nghịch với nhân dân và cuối cùng sẽ khó tránh khỏi cảnh dân lật thuyền”.

Nhưng khó mà lật được khi công lý đang nằm trong tay bạo quyền bên cạnh tinh thần nô lệ của công chúng.

“Sẽ dễ dàng có công lý hơn khi trái tim không còn sợ hãi”! - (Seneka).
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Mỹ Làm Á Châu Nghi Ngờ
Tác giả : Vi Anh

Thái độ bất động, lời tuyên bố không đứng bên nào, cái kiểu ngoại giao nước đôi của chánh quyền TT Obama từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai làm các nước Á châu Thái Bình Dương nghi ngờ Mỹ và Mỹ mất niềm tin và uy tín trước hành động giương oai diệu võ gây hấn, chiếm đảo, lấn biển một cách liên tục và có hệ thống của TC. Làm cho các nước Á châu hụt hẫng rơi vào tâm trạng của thời Mỹ bắt tay được với Trung Cộng, phản bội, bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong Chiến Tranh VN. Hầu như ngày nào cũng có tin tức, hình ảnh, tuyên bố, tàu bè bán quân sự và quân sự trá hình của TC quậy đục nước, xâm chiếm đảo trong vùng Biển Đông. Và cả thế giới đều ngạc nhiên Hoa kỳ bất động một cách kỳ lạ và những lời tuyên bố nước đôi yếu xìu không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Trong khi đó hai nước bị TC liên tục lấn chiếm biển đảo là Nhựt bổn là đồng minh, là quốc gia Mỹ có hiệp ước phải bảo vệ và Phi Luật Tân cũng là đồng minh và quốc gia có hiệp ước phòng thủ chung ký với Mỹ.

Mỹ cứ bất động cả mấy năm trời, bất động trước mọi xâm lấn của TC, hỏi làm sao TC không thừa thắng xông lên. Mới đây tiến tuốt xuống phía Nam, xâm phạm cả vùng biển của Nam Dương và Mã Lai để thăm dò thái dộ và hành động của Mỹ đề thừa thắng xông tới luôn.

Thái độ bất động của Mỹ trước hành động gây hấn, chiếm cứ của TC, lời tuyên bố Mỹ nước đôi không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển đảo làm cho các quốc gia Á châu Thái Bình Dương muốn tin Mỹ, tin sự hiện diện của Mỹ là điều kiện ổn định trong vùng, bảo đảm tự do hàng hải quốc tế – cũng không dám tin.

Lời tuyên bố chuyển trục quân sự và 60% của Mỹ sang Á châu Thái Bình Dương, do chính TT Obama và các bộ trưởng hàng đầu có liên quan Ngoại Giao, Quốc Phòng và Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiệm ký thứ nhứt của TT Obama từng tạo niềm tin cho các nước Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, trở thành nỗi mừng hụt đối với Á châu và lời hứa lèo của Mỹ trong nhiệm kỳ hai của TT Obama.

Thái độ bất động của Mỹ làm cho các nước Á châu bị TC xâm hại nghĩ rằng Mỹ lợi dụng cơ hội này để trở lại Á châu hầu chia chát quyền lợi với TC trên sự thiệt hại, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng của các nước nhược tiểu.

Các nước Á châu Thái Bình Dương nhỏ yếu rơi vào tình trạng hụt hẫng như thời sau năm 1973 Mỹ rút ra khỏi VN, bỏ đồng minh VNCH thân cô, thế cô và sau cùng cúp viện trợ, bức tử đồng minh VNCH.

Một cuộc phản bội không những đối với đồng minh mà phản bội ngay cả quân lực Hoa kỳ vì tính “cực kỳ” thực dụng, thực dụng trần truồng của các chánh trị gia thiên tả của Mỹ. VNCS là nơi chánh quyền Mỹ có lúc đổ nửa triệu quân, và 58,000 người con yêu của Tố Quốc Mỹ đã anh dũng hy sinh, 300,000 người khác bị thương tật, để một phần thân thể ở VN.

Hụt hẫng đến đỗi Phi Luật Tân phải đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược, lâu đời - không quân Clarkfield và hải quân Vịnh Subic.

Tâm lý chánh trị thực dụng, thiên tả bất nhẫn, bất nhân đó có thể là động lực làm cho Mỹ bất động trước những gây hấn của TC ở Á châu Thái Bình Dương.

Trong khi Mỹ bất động như vậy, thỉ TC dùng chiến thuật gậm nhấm như tầm ăn lên, theo đúng xu hướng ngàn đời của Thiên Triều Đại Hán. Nội cái tên Trung Hoa cũng cho thấy đầu óc bá quyền nước lớn của dân tộc Đại Hán coi các nước nhỏ là chư hầu, coi sự bành trướng là quốc sách.

Kể cả thời CS cũng theo xu thế hằng cữu đó. Mao Trạch Đông mới lên là lấy nước Cộng Hoà Hồi Giáo Tukestan của người Duy ngô nhĩ, sáp nhập vào Trung Quốc thành tỉnh Tân Cương. Sau đó một chút thì thôn tính Tây Tạng. Chỉ thời Mao thôi, TC đã mở rộng TQ thêm một phần ba lãnh thổ.Qua triều đại CS thứ 5, Tập Cận Bình lên thì tuyên bố biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, khai thác tối đa tinh thần quốc gia Đại Hán..

Sự bất động của Mỹ, thời gian có lợi cho TC, nguyên trạng cũng có lợi cho TC trong việc thôn tính biển đảo của các nước Á châu Thái bình Dương

Nghi ngờ, e ngại của các nước Á châu Thái Bình Dương đối với Mỹ như trên đã làm Mỹ mất uy tín không những trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà trên thế giới nữa. Xin mượn một bài phân tích của chuyên gia Mỹ viết trên USA Today phát hành khắp nước Mỹ, ngày 27/03/2013, được RFI dẫn dụ để minh hoạ. Ô. Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á thuộc viện American Enterprise, phân tích. Hải quân TC đã dám kéo xuống vùng cực nam Biển Đông để thị oai chứng tỏ là chính sách gọi là «xoay trục» qua châu Á của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả nào cho các nước trong vùng. Ông phê phán gay gắt thái độ thụ động của Hoa Kỳ: «Chúng ta đang mất uy tín trước các đồng minh và bạn bè bằng thái độ đứng bên ngoài của mình. Trung Quốc đã lý giải thái độ bất động của Mỹ như là một đèn xanh cho phép họ đi tiếp».Theo Ông nếu TT Obama hành động, [dù sơ sơ, nhẹ nhẹ] thôi, thì TC cũng không dám "múa gậy vườn hoang".

Tin mới đây, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ của nhiệm kỳ hai của TT Obama nhậm chức khá lâu rồi, chỉ tuyên bố đi Á châu, nhưng tới nay vẫn chưa đi. Gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đang công du Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel xác định, nước Mỹ nói chung và Bộ Quốc Phòng nói riêng vẫn bảo lưu cam kết tái cân bằng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thử hỏi các nước ở Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, gây rối biển đảo, gây áp lực tinh thần và vật chất liên tục liệu có tin lời hứa của các chánh trị gia thực dụng hay không./. ( Vi Anh)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Việt Nam đề cập việc thay đổi quốc hiệu
Chính quyền Việt Nam sẽ xem xét có nên thay đổi quốc hiệu ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ để trở lại quốc hiệu cũ là ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ hay không, báo chí trong nước đưa tin.

Đây là vấn đề mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị trung ương 7 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì việc sửa đổi này là ý kiến của nhiều người dân trong đợt góp ý cho Hiến pháp hiện đang diễn ra.

Bên cạnh vấn đề quốc hiệu, trong bản báo cáo tổng hợp các góp ý cho Hiến pháp được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm thứ Sáu ngày 12/4, Ủy ban này cũng nhắc đến một loạt đề xuất khác của người dân về một số chủ đề nhạy cảm khác như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và thu hồi đất đai.

‘Ý kiến khác nhau’Các vấn đề này được nhìn nhận là ‘còn nhiều ý kiến khác nhau’ nên sẽ được để ngỏ để Quốc hội và Đảng quyết định.

Theo đó, đối với từng vấn đề sẽ có hai phương án: giữ nguyên như trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc sửa lại theo góp ý của người dân.

Về Quốc hiệu được nêu trong điều 1, phương án 2 mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là:

“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”
Image
Đại biểu Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông mong muốn Việt Nam trở lại chế độ dân chủ, cộng hòa
Báo Dân Trí dẫn báo cáo của Ủy ban này phân tích rằng việc giữ nguyên quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ có mặt lợi là khẳng định ‘mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội’ đồng thời không cần phải thay đổi quốc huy và con dấu. Mặt khác, đối với người dân thì cách gọi ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã rất quen thuộc.

Còn cách gọi ‘dân chủ cộng hòa’ phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và có khả năng đoàn kết dân tộc cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế, cũng theo báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được báo Dân Trí dẫn lại.

Với cách phân tích như vậy, có thể thấy Ủy ban này gián tiếp thừa nhận quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ gây chia rẽ người dân Việt Nam và bị cộng đồng quốc tế ác cảm.

Trong một cuộc trao đổi gần đây với BBC, một đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng cho biết quan điểm cá nhân của ông ủng hộ việc Việt Nam nên trở lại với chế độ "dân chủ, cộng hòa."

Đại biểu Bấm Dương Trung Quốc nói với BBC Việt ngữ: "Rõ ràng bản hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên một nền tảng có một sự đồng thuận rất cao khi lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa.

"Còn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tôi nghĩ vẫn là mục tiêu có thể đặt ra, nhưng nó phải hết sức thực tiễn vì đó là mô hình chưa hề có.

'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói về việc sửa đổi hiến pháp đang diễn ra và cho hay ông mong muốn có sự trở lại với 'chế độ dân chủ, cộng hòa.'

"Vì thế tôi đề nghị, tôi mong muốn là ta trở lại với chế độ dân chủ, cộng hòa," đại biểu đồng thời là nhà sử học nói.

Tuy nhiên, về điều 4 khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản vốn gây tranh cãi, báo cáo của Ủy ban này cho biết ‘tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành’.

Ý kiến của nhân dân về điều 4 này, có chăng, là viết gọn lại thành ‘Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ thay vì phải diễn giải rõ về bản chất và tư tưởng của Đảng.

Ngoài ra, theo Ủy ban này, người dân cũng yêu cầu Hiến pháp viết rõ trong điều 4 này là ‘Đảng chịu sự giám sát của nhân dân’ và sự lãnh đạo của Đảng ‘chịu sự lãnh đạo của nhân dân’.

Tuy nhiên ý kiến làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân có thể giám sát Đảng đã bị Ủy ban này bác bỏ với lập luận rằng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là điều kiện đủ để dân giám sát Đảng, cũng theo Dân Trí.

Trung thành với ai?Ở điều 70 quy định về sự trung thành của quân đội, báo cáo tổng hợp ý kiến của người dân cho thấy có hai luồng ý kiến tán thành và phản đối việc quy định ‘lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Image
Giáo sư Đàm Thanh Sơn
GS Đàm Thanh Sơn cho rằng quân đội, lực lượng vũ trang phải trước hết trung thành với Tổ quốc và nhân dân
Tuy nhiên ở luồng ý kiến tán thành cũng yêu cầu sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong sự trung thành của quân đội là với Tổ quốc, nhân dân trước rồi mới đến Đảng.

Về vấn đề này, trong một trao đổi với BBC gần đây, Giáo sư Bấm Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Hoa Kỳ, thành viên khởi xướng nhóm "Cùng viết hiến pháp" bên cạnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong một thư góp ý của mình gửi tới Quốc hội Việt Nam cho rằng:

“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Ông không tán thành bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Sống thật không sống giả

Ngô Nhân Dụng
Trước khi các chế độ cộng sản sụp đổ, ít người thấy được những nhược điểm căn cốt nằm bên trong chế độ, kể cả những lực lượng đối lập đang đòi dân chủ hóa. Ông Jan Urban, một người trong nhóm Hiến Chương 77 sau này cho biết vào mùa Hè năm 1989, nhà trí thức trong nhóm này đã có trong tay một bản báo cáo của cơ quan mật vụ StB trình lên Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Trong báo cáo này, StB cho biết “những nhóm chống Chủ nghĩa Xã hội” chỉ gồm có 60 người, và nhiều nhất là 500 người ủng hộ họ. Jan Urban đồng ý là các con số được StB ước lượng là đúng. Ông viết: “Chính chúng tôi cũng thấy mình không thể nào chống lại chế độ này được, cho đến khi nó sụp đổ còn ngạc nhiên.” Ðảng Cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ vào mùa Thu năm đó.

Bởi vì mọi người chỉ được xem một tấn tuồng giả dối. Cố Tổng thống Václav Havel (1936-2011) cũng trong nhóm Hiến Chương 77, trong cuốn “Quyền lực cho những người Bất lực” (The Power of the Powerless, 1978) đã mô tả nước ông là nơi các công dân bị bắt buộc phải “sống trong một trò giả dối” (live within a lie). Năm 1984, ông đã đưa ra một lời kêu gọi đồng bào ông, “Hãy sống thật!”

Ở bên Nga trước đó, năm 1974 văn hào Aleksandr Solzhenitsyn cũng nhìn thấy cảnh tượng đó. Ông viết xong một bài tựa đề “Ðừng Sống Dối Trá” (Live Not By Lies) đúng vào ngày ông bị mật vụ đến bắt đem đi. Năm đó Solzhenitsyn còn bi quan hơn nhiều; ông viết: “Chúng ta đã bị mất nhân tính một cách tuyệt vọng đến mức sẵn sàng từ bỏ tất cả các quy tắc, từ bỏ tâm hồn mình, từ bỏ tất cả những nỗ lực của tổ tiên cũng như từ bỏ các cơ hội đáng lẽ con cháu chúng ta phải được hưởng; để đổi lại lấy mấy khẩu phần tem phiếu nhỏ nhoi, và chấp nhận đừng có làm gì hết khuấy động cuộc sống mong manh này.” Solzhenitsyn than: “Chúng ta đang chết về mặt tinh thần.... và chúng ta vẫn cứ thế mỉm cười một cách hèn nhát...”

Năm 1975 Havel đã viết một lá thư ngỏ gửi cho lãnh tụ đảng Cộng sản Gustáv Husák để trình bày cảnh tượng người dân chán nản trong một xã hội “phân biệt chính trị' (political apprtheid) không khác gì chế độ phân biệt chủng tộc đen trắng ở Nam Phi lúc đó. Ông nhìn thấy trong xã hội nước Tiệp Khắc những công dân “muốn sống trong sự thật” sẽ tự nhiên tách mình ra khỏi cái không khí tinh thần (ông gọi là một nền văn hóa) do chế độ ban bố. Havel nhìn thấy có hai đời sống văn hóa song hành, một đời sống giả do đảng và nhà nước cộng sản duy trì, và một nền văn hóa thật trong đời sống hàng ngày của người dân. Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc là một chế độ hà khắc kiểu Stalin nhất, so với những nước cộng sản cởi mở hơn ở Ba Lan và Hungary; tình trạng mà cũng vào năm 1984 nhà phân tích chính trị T. G, Ash nhận định trong một tựa đề rất thích hợp: “Nước Tiệp Khắc ướp đá,” (Czechoslovakia under the Ice). Nhưng chính lúc đó Ash cũng đã nhìn thấy, một số nhà trí thức can đảm cũng chứng tỏ có những đốm lửa nóng ngầm bên dưới đang đang làm tan cái khối băng đá khổng lồ là chế độ cộng sản. Bởi vì ai cũng còn nhớ, dân Tiệp Khắc đã có lúc vùng dậy, muôn người như một, chứng tỏ họ là một dân tộc hào hùng. Vì thế, giới trí thức phản kháng dù họ chỉ mới quy tụ được 60 người, vẫn tin tưởng, hy vọng, và tiếp tục hành động.

Tại Việt Nam ngày nay, người dân không phải hy sinh danh dự vì những phần ăn có thể mua bằng tem phiếu như ở Nga thời Solzhenitsyn nữa. Nhưng người ta vẫn có thể bỏ quên danh dự vì những lý do khác. Xã hội vẫn sống hai mặt, trong hai đời sống khác nhau. Một cuộc sống dối trá ở chỗ công khai, một cuộc sống thật khi quay về với chính mình. Ðó là “hai nền văn hóa song song,” như Havel diễn tả.

Trong nền “văn hóa sống giả,” ở trên cùng là đảng Cộng sản vẫn còn hô hào “xây dựng chủ nghĩa xã hội;” trong khi chính các lãnh tụ đảng cũng không ai còn tin vào cái chủ nghĩa mơ màng đó nữa. Còn bên dưới, cả guồng máy tuyên truyền hàng ngàn thứ báo, đài, vẫn được bộ máy văn hóa tư tưởng uốn nắn vào khuôn, không ai dám nói đến nhu cầu dân chủ tự do. Toàn dân không còn ai tin vào những lời hứa hẹn của đảng Cộng sản; mà cũng không ai tin đảng sẽ còn sống lâu được nữa. Nhưng cả bộ máy truyền thông vẫn tiếp tục vẽ một bộ mặt bình thường cho chế độ, loan tin những nghị quyết, những kế hoạch, những thành quả, làm như tương lai vẫn rất tươi sáng.

Năm 1975, ông Havel đã báo động với lãnh tụ cộng sản Husák rằng tình trạng “phân biệt chính trị” của chế độ đang gây ra một hậu quả là người dân Tiệp Khắc sẽ bị “phi chính trị hóa,” không còn ai quan tâm đến xã hội chung quanh mình nữa. Ở nước ta hiện nay chủ nghĩa “Mặc Kệ” cũng đang tràn ngập. Chế độ kinh tế tư bản rừng rú mở cửa cho lòng tham và óc hưởng thụ nổ bùng. Nhưng không thiết lập được những định chế để kiềm chế các hành động gian manh do lòng tham thúc đẩy. Nền văn hóa sống giả làm cho cả xã hội suy đồi. Ðến nỗi có nhà tư bản đỏ bỏ hàng tỷ đồng trùng giúp tu chùa chiền cho thật hào nhoáng, để đưa hình ảnh vợ con, gia đình mình vào đặt ngang với bàn thờ.

Nhưng trong “nền văn hóa sống thật” vẫn có những mạng lưới của giới trí thức, giới sinh viên, các nhà vận động dân chủ. Họ dám nói thẳng: Sống như thế này không thể chấp nhận được. Phải thay đổi, và thay đổi toàn diện.

Bên cạnh cuộc sống thật đó, xã hội vẫn may mắn vẫn còn các đoàn thể tôn giáo, những nhóm tư nhân, nghề nghiệp, đang tự tổ chức để hoạt động trong các phạm vi thuần túy tôn giáo, xã hội, khoa học, nghệ thuật, bên ngoài tầm kiểm soát của đảng. Họ đang xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân tương lai, khi quyền hội họp tự do được chính thức công nhận. Ngoài ra cũng có những ý kiến lâu lâu xuất hiện trên báo chí công khai, chỉ mới dám vận động xin đảng Cộng sản nới lỏng một chút tự do cho họ được phép góp ý kiến một cách ôn hòa. Những hoạt động và các tiếng nói nhỏ đó giúp cho cuộc sống đẹp hơn. Nhưng chính họ vẫn phải chấp nhận chỉ đóng vai trò của mình, thu hẹp trong cả tấn tuồng giả dối do đảng Cộng sản đạo diễn.
Bây giờ là lúc người Việt Nam phải nói với nhau: Chúng ta quyết định không sống giả nữa. Nhiều người đã hành động như vậy. Thí dụ, ngay trong tấn tuồng “sửa hiến pháp” đang diễn ra. Trong nền văn hóa sống giả, đảng Cộng sản đang loan báo bao nhiêu tổ dân phố trên toàn quốc đã bầy tỏ ý kiến ủng hộ dự thảo tu chính hiến pháp của cái gọi là “quốc hội.” Cả bộ máy truyền thông của đảng loan tin hơn 50, 60 triệu người dân đã hoan nghênh bản dự thảo gia tăng quyền hành cho đảng. Nhưng trong nền văn hóa sống thật, đã có những nhóm như 72 nhà trí thức, có cả hội đồng giám mục, lên tiếng đòi bác bỏ điều 4, bãi bỏ các điều khoản phản dân chủ. Không phải chỉ có một Giáo hội Phật giáo Thống nhất dám nói công khai là phải xóa hẳn bản hiến pháp độc quyền chuyên chế, mà có cả những cá nhân cũng nói thẳng phải xóa đi làm lại, từ một nhà báo trẻ tuổi như Nguyễn Ðắc Kiên tới một đảng viên cộng sản lão thành như ông Lê Hồng Hà. Họ là những người đã quyết định phải sống thật.

Sửa Hiến pháp không phải là trò hề duy nhất trong cả cuộc sống giả dối từ hơn nửa thế kỷ nay vẫn còn đang diễn ra. Người Việt Nam đang hàng ngày phải sống với tấn tuồng giả dối khổng lồ. Sẽ đến lúc người ta phải tự thấy xấu hổ khi soi gương nhìn thẳng vào mặt mình.

Bởi vì trong nền văn hóa sống giả còn cả những vụ giết người nữa. Thử coi lại câu chuyện những người dân khỏe mạnh bỗng nhiên chết trong đồn công an. Năm 2011 có một công nhân ở khu công nghệ Shinec tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Rồi tới một thanh niên “bị tạm giam” tại Công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Năm 2013 là cảnh một ông xã Phúc Thành, huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương bị bắt, ngày hôm sau thì công an báo cho gia đình biết là ông ta “thắt cổ bằng sợi dây điện” tự ải. Rồi một ông chết ở đồn công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðắc Nông; họ bảo là ông ta “tự đút tay vào ổ điện rồi ông ấy giật điện, tự tử” mặc dù trên đầu chảy máu thân thể nhiều vết tích bầm tím. Chúng tôi không nhắc đến tên quý vị trên vì lòng kính trọng các người đã khuất. Nhưng tại sao nhiều người Việt Nam lại chọn đồn công an làm chỗ chết hay chỗ tự vẫn như vậy? Nói dối đến thế thì còn ai tin được hay không?

Chúng ta phải sống giả dối mãi như thế bao lâu nữa? Bao nhiêu mạng người chết oan uổng nữa thì tấn tuồng giả trá mới chấm dứt? Hãy nhớ những lời chân thành của Václav Havel, của Aleksandr Solzhenitsyn. Cần sống thật. Không thể tiếp tục sống giả dối. Nghĩ đến tổ tiên, đến con cháu, ai cũng phải quyết định như vậy.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Mùa Hè nóng bỏng

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)

Hội nghị Trung ương lần thứ 5 - Khóa 11 năm 2012 - của đảng Cộng Sản Việt Nam đã báo động về sự thoái hóa của đảng về mặt đạo đức
và khả năng lãnh đạo, về sự sa sút chất lượng đảng viên dẫn đến tình trạng “nhạt đảng”, đặc biệt là sự sa sút niềm tin của nhân dân đối với đảng.

Image
Ðảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam bỏ phiếu bầu Ban Chấp Hành Trung Ương tại đại hội đảng lần thứ 11 hồi năm 2011.
(Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Tháng 5 tới dự kiến sẽ có cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 nói trên, tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng, chấn chỉnh sự lãnh đạo, có thể bổ sung 1 hay 2 ủy viên vào Bộ Chính Trị, thúc đẫy đà chấn chỉnh đảng. Tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc Hội thường lệ, nổi lên là việc bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về cải cách cơ cấu kinh tế-tài chính, về biện pháp khẩn cấp giải quyết “núi nợ” của nhà nước và của các ngân hàng quốc doanh, nay đã tương đương với 24 tỷ đôla.

Do đó, Mùa Hè sắp tới sẽ cực kỳ nóng bỏng đối với Bộ Chính Trị.

Ðại sự quốc gia trước hết là việc sửa đổi Hiến pháp. Lãnh đạo đảng đã không thật tâm khi mời toàn dân góp ý vào bản dự thảo sửa đổi, chỉ muốn ép toàn dân đồng ý với bản dự thảo đã được Quốc Hội thông qua. Trong thế bí, họ dùng cả những thủ đoạn ma giáo, vu cáo nhóm 72 trí thức là đã tạo ra con số giả tạo về hàng vạn người ký tên vào kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trong khi chính họ tạo ra con số kỳ quái lên đến 20 triệu ý kiến tán thành bản dự thảo, rồi ngay sau đó bốc lên con số 44 triệu người tán thành.

Thêm nữa, các vụ giết người của ngành công an ngay trong trụ sở an ninh ngày càng chồng chất suốt mấy năm nay, trong khi bộ trưởng công an không hề có biện pháp ngăn chặn, lại còn được đưa lên chức thường trực ban bí thư, càng làm cho công an tha hồ lộng hành, ngang nhiên móc nối với bọn lưu manh xã hội đen để đàn áp dân chúng.

Các vụ xử án cực kỳ phi pháp, quá độc ác với dân, quá nhẹ tay với quan chức đảng càng làm nổi rõ sự mục nát của hệ thống cai trị và hệ thống tư pháp. Vụ án Cống Rộc phi lý là một thách thức đối với toàn thể bà con nông dân lương thiện. Toàn xã hội đã lên tiếng bênh vực người nông dân anh hùng lấn biển Ðoàn Văn Vươn và gia đình anh, nay lại cùng anh quyết đòi vụ án phải sớm được xét xử lại một cách công khai thật sự. Tưởng cũng cần nhắc lại là Tòa Án Tối Cao năm 2012 đã đồng tình với ý kiến của thủ tướng và nguyên chủ tịch nước là việc cưỡng chế, thu hồi này không có căn cứ pháp lý, việc dùng quân đội là tuyệt đối trái luật, và anh Ðoàn Văn Vươn đã phải có hành động tự vệ khi bị chính quyền địa phương dồn vào thế cùng, do đó các bị cáo phải được trả tự do ngay.

Thêm nữa vụ án Cống Rộc còn làm nổi bật một vấn đề cơ bản là tính chất phi lý của cái gọi là chế độ ruộng đất thuộc “sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Tình hình này càng cho thấy việc sửa đổi Hiến pháp, ban bố chế độ đa quyền sở hữu (nhà nước, tập thể và tư nhân) về ruộng đất là cấp bách đến mức nào. Chỉ có như vậy mới chấm dứt được quốc nạn đã kéo dài mấy chục năm nay là cường hào CS ở khắp nơi ngang nhiên cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân.

Mùa Hè này sẽ nóng bỏng, vì đất nước đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề cơ bản dây dưa, chưa được giải quyết trọn vẹn. Một cuộc đấu tranh lý luận giữa đảng trị và pháp trị; đảng quyền và nhân quyền; độc đoán và dân chủ; Quốc Hội của đảng, do đảng, vì đảng hay Quốc Hội của dân, do dân, vì dân; quân đội trung với đảng hay trung với dân, bảo vệ đảng trước hết hay bảo vệ dân trước hết; nền tư pháp xử án chỉ tuân theo pháp luật hay xử án theo chỉ thị của lãnh đạo; việc chống tham nhũng vẫn cứ gượng nhẹ, nể nang, bênh che cho nhau hay sẽ thật sự quyết liệt, theo đúng luật là những vấn đề rất thiết thực, sống còn trong cuộc đấu tranh sôi nổi trong Mùa Hè này.

Chỉ có một sự lãnh đạo kiên quyết, lấy quyền lợi toàn dân tộc làm trọng, lấy niềm tin của toàn dân làm mục tiêu, quyết tạo nên một đồng thuận dân tộc lành mạnh, từ bỏ những sai lầm của quá khứ, vứt bỏ những học thuyết hão huyền, áp dụng những giá trị của thời đại là nhân quyền, dân quyền và nền pháp trị dân chủ, với những quyết định táo bạo, hợp lòng dân, mới có thể mở ra một con đường tươi sáng, công bằng, ấm no và hạnh phúc cho toàn dân.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thiên An Môn hay Dresden?

Ngô Nhân Dụng

Bài trước trong mục này đã đặt một câu hỏi về sự tan rã nhanh chóng của các chế độ cộng sản Ðông Âu: “Chế độ vững như bàn thạch, cho đến ngày nó sụp đổ. Tại sao người ta không thấy được những nhược điểm nằm bên dưới các chế độ tưởng như muôn năm trường trị như vậy?”

Một người đã nghiên cứu về trường hợp Ðông Ðức, còn gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, là Daniel V. Friedheim, đã thấy rằng nguyên nhân chính khiến chế độ sụp đổ không phải chỉ vì áp lực của người dân từ bên dưới; cũng không phải vì giới lãnh đạo cao cấp đã chấp nhận chịu thua. Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là vì chính hàng ngũ cán bộ cấp trung đã chán ngán hệ thống xã hội và chính trị mà họ đang góp công duy trì.

Trong một bài đăng trên tạp chí Chính Trị Ðức (German Politics) vào Tháng Tư năm 1993, Friedheim trình bày trình tự sụp đổ của Cộng sản Ðông Ðức. Ông ghi nhận ý kiến của nhà xã hội học nổi danh Max Weber, thấy rằng bất cứ một chế độ nào cũng phải dùng một “hệ thống thuộc lại.” Một chế độ sụp đổ từ bên trên nếu nhóm người lãnh đạo hết tin vào khả năng kềm hãm dân chúng, như chúng ta thấy ở Tiệp Khắc, Bulgaria, Nga. Nhưng ở Ðông Ðức, sự sụp đổ diễn ra ngay ở trong hệ thống cai trị, tức là những người cán bộ trung cấp không còn thấy mình có thể tuân lệnh đảng Cộng sản mà đàn áp người dân nữa.

Bài luận văn trên dựa trên luận án tiến sĩ của Daniel Friedheim tại Ðại Học Yale, sau khi tác giả đã thực hiện một cuộc phỏng vấn 119 quan chức và cán bộ thuộc chế độ cộng sản Ðông Ðức ngay sau khi nước Ðức thống nhất.

Những người được chọn để phỏng vấn đều thuộc thành phần bộ máy bí mật có nhiệm vụ trấn áp khủng hoảng (Eisatzleitungen), ở trung ương và địa phương. Họ đứng đầu những ban bí thư đảng bộ, chỉ huy mật vụ, chính quyền, cảnh sát và quân đội; chính họ phải quyết định có sử dụng vũ lực đàn áp dân biểu tình hay không; khi dân Ðông Ðức biểu tình đòi dân chủ vào mùa Thu năm 1989. Chúng ta cần nhớ lại là vào Tháng Sáu năm đó, Cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội tàn sát các công nhân và sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn. Tổng bí thư đảng Cộng sản Ðông Ðức Erich Honecker cũng dọa sẽ dạy bài học Thiên An Môn cho dân chúng. Từ Tháng Ba năm 1989 cảnh sát công an đã dùng lựu đạn cay và dùi cui đàn áp biểu tình. Ðến Tháng Chín, người đứng đầu mật vụ (Stasi) là Erich Mielke đã báo động “tình hình vô cùng nghiêm trọng” và giải pháp duy nhất là phải “dùng bạo lực, chỉ có bạo lực thôi.” Trong Tháng Mười, dân đi biểu tình ngày càng đông ở Leipzig, Dresden, rồi Berlin.

Cuối cùng, chính một người trong hàng ngũ công an mật vụ đã mở cửa cho ngọn gió tự do dân chủ trỗi lên, trong một hành động bất ngờ, “đột hứng.” Ngày 8 Tháng Mười năm 1989, dân chúng tại thành phố Dresden đi biểu tình cùng với giới trí thức, nghệ sĩ, sinh viên, công nhân. Ðoàn người biểu tình đứng đối diện với đoàn công an võ trang hằm hè. Bỗng đoàn công an ngạc nhiên khi thấy một người dân tách ra, đi từ từ tiến dần về phía họ; rồi hỏi có ai ra để nói chuyện hay không. Một viên sĩ quan công an đã tiến tới. Hai người nói chuyện “giữa trận tiền” một hồi; và đi tới hai quyết định: Ðoàn biểu tình sẽ giải tán, và cử ra ngay 20 người đại diện. Họ sẽ họp bàn với phía công an; tối hôm đó sẽ công bố kết quả buổi họp tại bốn nhà thờ. Thế là 20 người bất ngờ được đề cử làm “đại biểu” của đoàn biểu tình. Trong đó có đủ thành phần: sinh viên, công nhân, thầy giáo, thợ mộc, thợ máy, y tá, vân vân, có cả một đảng viên cộng sản. Người nhỏ nhất là một thợ máy tập sự 17 tuổi, già nhất là một giáo sư về tôn giáo, 58 tuổi; đa số trong lứa tuổi 20, 30.

Biến cố được gọi là “Mô hình Dresden” sau đó đã được đem ra làm mẫu ở các thành phố khác khi công an mật vụ đứng trước đoàn biểu tình. Nhưng tại sao chính quyền Dresden sau đó lại chịu nhượng bộ, phải chấp nhận 20 công dân tình cờ thành những người đối thoại với họ? Friedheim đã tìm thấy chính các quan chức trung cấp trong guồng máy an ninh đã chán ngán vai trò đàn áp dân mà họ phải đóng. Người chỉ huy công an bỗng nghĩ ra đề nghị phái đoàn 20 người để thương thuyết, mặc dù không cấp trên nào cho phép anh ta làm như vậy. Lệnh trên là dùng vũ lực, chỉ dùng vũ lực! Sau này được phỏng vấn, anh nói rằng thực ra anh đã không đồng ý với lệnh trên bảo phải dùng vũ lực. Anh vẫn được lệnh đàn áp, nhưng bỗng nhiên nghĩ ra một cách trì hoãn lệnh. Khi anh ra lệnh các công an mật vụ buông cái khiên sắt họ ôm trước ngực, đặt tất cả xuống đất để bày tỏ thiện chí, tiếng vỗ tay hoan hô reo ầm lên trong đoàn biểu tình. Anh ta kể: Vai tôi bỗng nhẹ hẳn đi, trút được một gánh nặng! Tối hôm đó tôi về báo cáo, ông sếp tôi bảo: Bây giờ tao báo cáo lên trên chắc họ không tin có chuyện này!

Tại sao viên chỉ huy công an ở Dresden lại hành động như vậy; rồi các nơi khác cũng làm theo? Lý do chính là họ đã bớt tin vào chế độ cộng sản. Friedheim phỏng vấn các viên chức trung cấp trong guồng máy đàn áp cho thấy điều này. Một câu hỏi về chủ nghĩa cộng sản nói chung, viết: “Không có chế độ nào có thể đạt được những thành tựu về xã hội như chế độ cộng sản.” Với câu này, có 97% nói khi gia nhập đảng Cộng sản họ đã tin vào điều đó. Nhưng, tới mùa Thu năm 1989 thì chỉ có 65% nói họ còn nghĩ chế độ Cộng sản Ðông Ðức là tốt nhất thôi. Thật ra, tỷ lệ giảm từ 97% xuống 65% cũng không mất mát nhiều lắm, vì vẫn còn gần 2 phần 3 các quan chức trung cấp tin tưởng chế độ Cộng sản là con đường tốt nhất cho xã hội của họ.

Nhưng mặc dù đa số 65% vẫn tin ở chủ nghĩa cộng sản, đối với biện pháp đàn áp dân bằng bạo lực thì thái độ của các viên chức công an trung cấp lại thay đổi rất nhiều. Trong cuộc phỏng vấn trên, Friedheim hỏi họ: “Khi mới bước vào đảng, anh có tin rằng chính phủ có quyền dùng công an đàn áp các đám dân biểu tình hay không? Có 78% nói họ đã tin chính phủ có quyền đó. Tiếp theo là câu hỏi: “Sau khi đã chứng kiến các biến cố vào mùa Thu năm 1989, lúc đó anh còn tin chính phủ có quyền đàn áp hay không?” Số người vẫn tin tụt xuống, chỉ còn 8%. Chính các người công an trung cấp đã trưởng thành nên thay đổi thái độ.

Chúng ta càng thấy rõ điều này, khi họ được hỏi về vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn. Yêu cầu họ chọn một câu đúng nhất để mô tả vụ đổ máu ở Thiên An Môn, Friedheim thấy: Chỉ có 1% các quan chức công an trung cấp nghĩ rằng vụ này “có thể diễn ra ở nước Ðức” của họ. Có 26% số người được phỏng vấn thấy “bảo vệ chủ nghĩa xã hội mà phải đổ máu như vậy là không đáng.” Trong khi đó có 42% phần trăm đồng ý với nhận định rằng “một vụ đổ máu như thế chỉ có thể diễn ra tại Trung Quốc hay một nước Á Châu thôi.” Trong nhận định này, chúng ta thấy ẩn tàng một thái độ khinh miệt, cho là người Châu Á thì khát máu, dễ giết nhau, hơn người Ðức.

Trong lịch sử vụ sụp đổ của chế độ Cộng sản ở Ðông Âu, chúng ta biết có nhiều nguyên nhân cùng họp lại gây ra; nhưng riêng tại Ðông Ðức thì có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự sụp đổ của cây cột trụ chống đỡ cho đảng Cộng sản: Giới chỉ huy trung cấp trong guồng máy đàn áp. Tại thành phố Dresden, chính viên sĩ quan chỉ huy mật vụ Stasi và cấp trên của anh ta đứng đầu về nội an, cả hai đã bí mật liên lạc với vị giám mục địa phương để cùng tìm cách tránh đổ máu.

Chúng ta không thể đoán hiện nay tâm trạng những người trong guồng máy công an mật vụ của cộng sản Việt Nam có còn tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản và chế độ đến mức nào. Nhưng họ cũng là người, là người Việt cả. Họ cũng biết chuyện gì đang diễn ra trong xã hội, họ còn biết nhiều hơn về sự thật đằng sau cuộc tranh chấp giữa các người lãnh đạo đảng. Khi phải chọn lựa, liệu họ sẽ theo “Mô hình Thiên An Môn” hay “Mô hình Dresden?”

Có một cách để giới chỉ huy công an ở Việt Nam tránh không phải lựa chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden. Là họ từ chối không tham dự vào bất cứ một hành động đàn áp nào, nếu những người đi biểu tình có lý do chính đáng. Nông dân biểu tình đòi bồi thường đất, chống cướp đất là chính đáng. Dân chúng biểu tình chống ngoại bang xâm chiếm biển đảo, đất đai và cướp phá thuyền của ngư dân Việt Nam, đó cũng là một lý do chính đáng. Các người chỉ huy công an ở Việt Nam phải từ chối không tham dự các cuộc đàn áp biểu tình chính đáng, chắc chắn họ sẽ thành công.

Công an cũng có quyền từ chối không tham dự vào những vụ trục xuất người dân để chiếm đất trao lại cho các nhà thầu xây dựng. Họ có thể đến hiện trường, có mặt đúng giờ, với đồng phục tề chỉnh; họ cứ đứng đó chứng kiến cảnh các quan chức đưa giấy tờ trục xuất dân ra khỏi ngôi nhà họ ở, hay thửa ruộng họ đang cày. Cứ đứng yên chứng kiến hai bên cãi cọ nhưng nhất quyết không can thiệp vào các cuộc tranh chấp đó. Cam đoan đồng bào sẽ vỗ tay hoan hô! Mà sẽ không phải thắc mắc chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden nữa!
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Bảo vệ ngư dân bằng cách nào ?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Image
Bao giờ mới hết cảnh mòn mỏi đợi chờ ...Source nongnghiep

Liên tiếp trong hai ngày 14 và 15 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khiến dư luận vùng biển rộ lên những hy vọng mới trong lúc ngư trường bị thu hẹp, nguồn cá ngày càng teo tóp lại và quan trọng hơn hết là Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hiếp ngư dân hai tỉnh này ngày càng trầm trọng hơn. Mặc Lâm có thêm chi tiết

Lời hứa của Chủ tịch nước

Đã khá lâu, ngư dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mới có dịp gặp một lãnh đạo cao cấp nhất nước tới thăm và tìm hiểu nguyện vọng bà con ngư dân. Xã Tam Quang, huyện Núi Thành Quảng Nam được Chủ tịch nước tới thăm đầu tiên và câu hỏi của ông nhắm tới việc bà con cần gì nhất hiện nay, được đa số trả lời là cần tiền để mua tàu mới lớn hơn, đi xa hơn để đánh bắt vì nguồn cá gần bờ hầu như đã cạn kiệt và các ngư trường đa dạng phong phú tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc không chế, rượt đuổi.

Trà lời câu hỏi ngư dân có được ngân hàng tạo điều kiện giúp đỡ hay không nhiều ngư dân cho biết là hoàn toàn không vì thực tế khi cho vay thì ngân hàng phải nắm được vật thế chấp, mà ngư dân thì có gì để mà thế chấp ngoại trừ chiếc tàu ọp ẹp bám biển kiếm sống hàng ngày, lại không có giá trị vì mức độ nguy hiểm quá cao khi Trung Quốc muốn bắt, muốn đánh lúc nào cũng được.

Sau hai tiếng nói chuyện với ngư dân Chủ tịch nước hứa sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.

Ngư dân được Chủ tịch nước hứa không những về vốn đóng tàu thuyền mà điều lo âu nhất của họ là sự an toàn trên biển khi đánh bắt cũng được ông hứa là sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng khác để bảo vệ cho bà con.
Image
Ngư dân đánh bắt xa bờ thường đi chung hai ba tàu để tự hỗ trợ cho nhau. RFA
Một ngày sau khi thăm Núi Thành, Chủ tịch nước tiếp tục ra Lý Sơn để thăm ngư dân tại đây. Nói đến Lý Sơn là nói đến tai họa trên mặt biển luôn đè nặng trên tất cả gia đình ngư dân trên đảo. Họ bị bão tố hoành hành đã đành, vì đó là cái nghiệp của ngư dân bất cứ ai cũng một lần gặp phải, nhưng bên cạnh thiên tai là địch họa, ngư dân Lý Sơn là những người luôn bị tàu Trung Quốc xâm hại khi đánh bắt cá tại các vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nay đã nằm trong tay Trung Quốc. Hàng trăm con thuyền của ngư dân Lý Sơn đã từng bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc, đánh phá tan tành hay thậm chí đánh chìm không thương tiếc.

Mới nhất là tàu cá của anh Bùi Văn Phải bị Trung Quốc bắn cháy cabin đã dấy lên sự quan ngại không những cho ngư dân mà còn đánh động dư luận quốc tế về hành vi không khác hải tặc của tàu Trung Quốc. Khi nghe tin Chủ tịch nước tới anh Phải đã đến gặp và được nói chuyện với ông để bày tỏ nguyện vọng của mình. Thuyền trưởng chiếc tàu của anh Phải là anh Phạm Quang Thạnh cho biết cảm tưởng của anh trước cơ hội này:

-Em rất phấn khởi và vui mừng. Hôm nay anh Phải cũng có phát biểu và có sự yêu cầu đối với Chủ tịch nước và Chủ tịch nước cũng nói là các ban ngành các đoàn thể can thiệp vấn đề đó để ngư dân có thể an tâm bám biển. Nguyện vọng của em thì rất cần nhà nước hỗ trợ bọn em có một số vốn để đóng tàu lớn hơn để có thể đi xa hơn.

Cùng tâm trạng của ngư dân, trong tư cách Phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam PGS Võ Văn Trác cho biết:

-Vậy là quá tốt nguyên thủ quốc gia mà xuống dân hỏi để nắm tình hình như vậy là quá tốt. Phải nói là động viên không phải cho ngư dân mà cho toàn bộ ngư dân ở các vùng biển nhất là lúc hiện nay vấn đề bảo vệ biển, vấn đề đánh cá trên biển rất là khó khăn, vì vậy việc động viên rất lớn.

Trong chuyến thăm này Chủ tịch Trương Tấn Sang còn khẳng định “Những vướng mắc khó khăn chắc rằng trên những vùng tranh chấp không tránh khỏi nhưng không có nghĩa bế tắc chúng ta không giải quyết gì. Cô bác anh chị hãy cứ kiên trì đeo bám vùng biển truyền thống của mình”.
Image
Trung Quốc thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam thậm chí bắt ngay trong lãnh hải chủ quyền của Việt Nam. Source báo China News
Cảnh sát biển Việt Nam có cũng như không

Tuy nhiên sau giây phút phấn khởi rất nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ khả năng bảo vệ họ của cảnh sát biển Việt Nam, một lực lượng quá mỏng lại non nớt so với đối thủ Trung Quốc. Cảnh sát biển Trung Quốc cùng với các tàu ngư chính không phải lấy quyết tâm là có thể khuất phục hay đuổi họ ra khỏi vùng biển Hoàng Sa nơi Bắc Kinh đã rắp tâm chiếm cứ từ gần 40 năm qua. Ông Võ Văn Trác nhận định tương quan lực lượng và cho biết nhận xét của ông:

-Phải nói thật với nhau là lực lượng ta còn yếu, thứ hai nữa đã yếu rồi nhưng phối hợp với nhau chưa phải là tốt lắm. Mặc dù so với xưa ta đã có nhiều tiến bộ. Vấn đề trên biển rất khó khăn lắm và lực lượng hỏa lực phải mạnh và nhiều đơn vị phối hợp với nhau, hợp tác với nhau để nhận định tình hình từ đó có kế sách bảo vệ cho ngư dân để người ta an tâm ra biển đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nữa. Nhưng phải nói sau cái yêu cầu thì chúng ta phải làm tốt hơn nữa, phối hợp các lực lượng dưới nước và trên bờ. Ngư dân của ta hiện nay ven biển gần 4 triệu người, ngư dân trực tiếp đi trên tàu là gần 80 vạn (800 ngàn) có thể nói là một lực lượng đông đảo phối hợp để bảo vệ cho số ngư dân đó là một vấn đề rất quan trọng.

Là người từng bị Trung Quốc bắt và tàu bị phá, anh Nguyễn Chí Thạnh chủ tàu tại huyện Lý Sơn cho biết kinh nghiệm của anh về cảnh sát biển Việt Nam. Theo anh Thạnh thì chưa bao giờ cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện tại khu vực mà Trung Quốc chiếm cứ, nhưng điều quan trọng là chính những vùng biển này mới có cá so với hàng trăm hải lý khác:

- Bảo vệ gì đâu! ra đó làm sao mà đụng được với Trung Quốc mà bảo vệ? Chỗ đó đâu có ra được chỉ có dân ra chứ bên quân sự đâu có ra được. Khu vực đó thằng Trung Quốc nó quản lý hết làm sao mà ra. Đánh cá thì đánh chui ở Hoàng Sa chớ cảnh sát biển không tới mép nước nữa, do cũng chưa thấy nó. Cảnh sát biển của Trung Quốc thì có. Nếu bảo vệ thì bảo vệ một khúc nào đó thôi, ở vùng nhất định thôi chứ làm sao vô khu vực Hoàng Sa bảo vệ được? Khu vực san hô mới có cá còn ngoài khu vực đó thì nước nó sâu, có rạng không có san hô cho nên đâu có cá.

Anh Phạm Quang Thạnh cũng cho biết kinh nghiệm của ngư dân về các vùng nước tập trung cá nhưng đồng thời Trung Quốc cũng tập trung chú ý và ngăn cản không cho ngư dân Việt Nam tiếp cận:

-Nhiều khu vực lắm bao gồm nhiều vùng chứ không phải một vùng nhưng trọng điểm nhất là vùng Linh Côn mà ngư dân thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, nói chung là rất nhiều khu vực như Phú Lâm, Sa Cừ và các đảo khác. Cảnh sát biển Việt Nam không thấy vào đó hay đi ngang qua

Việc này thì phải có sự yêu cầu cả nước và cơ quan chức năng phải có biện pháp như thế nào đề cho ngư dân khai thác có sự an tâm hơn.

Sự thăm nom của Chủ Tịch nước cũng như những hứa hẹn của ông trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này là cần thiết và đáng trân trọng. Tuy nhiên chỉ hứa và không thể thực hiện trọn vẹn lời hứa vì thế lực ngoại bang còn đè quá nặng trên chủ quyền lãnh thổ, thì lời hứa không thể trấn an ngư dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Người dân trông chờ những quyết tâm hơn trong các chính sách Biển Đông của Việt Nam nhất là phản ứng mạnh mẽ, hợp lý từ chính phủ qua mỗi hành vi cưỡng bức của Trung Quốc mới làm cho lời hứa có được sự tín nhiệm của nhân dân.

Cho phép và vận động toàn dân lo chung nỗi lo Trung Quốc mới có thể làm cho ngư dân yên tâm bám biển. Không thể khuyến khích họ bằng lời động viên để khi tàu họ bị Trung Quốc bắt bản thân họ bị giam giữ như tù bình thì chính quyền không có biện pháp nào bảo vệ lúc đó ngư dân sẽ có cảm giác bị bỏ rơi, bị đẩy ra phía trước.

Nguồn RFA
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Trí thức và độc tài

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)

Ðọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Ðông, Pol Pot, Nicolae Ceaucescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe... chúng ta không thể không ngạc nhiên.

Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.

Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng.

Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả.

Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceaucescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians,” một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Ðông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm phó thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu,” một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học,” kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế.

Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế.” Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema.” Saparmurat Niyazov, tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông.

Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình!

Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này:

Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt.

Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình.

Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy?

Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Ðông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Ðạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức, một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trọng nhất” trong cuộc đời của ông.

Trước đó, ở Ý, Gabriele D'Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Ðức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger; một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali; một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler.

Ðối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm. Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v... cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Ðông.
Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống Cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Xô Viết xâm lăng Hungary vào Tháng Mười Một năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt.

Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “Mùa Xuân Prague.” Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt. Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn.

Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy?

Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán.

Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Ðó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ.

Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!)

Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao?

Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”:

“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Ðó là: Thông minh, lương thiện và cộng sản.
Một người thông minh và lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện.
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”

Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa.

Ðành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest