Tạp Ghi

KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »


Image

Văn hóa…cầu tiêu!
Khi lang thang vào những diễn đàn mạng cùng blogs, đầy dẫy từ trong cho tới ngoài nước, đọc biết bao là chuyện “đao to búa lớn”, “đội đá vá trời”, chính trị, văn hóa hầm bà bằng xắn cấu…Tôi thú thật, vào đọc chủ yếu để “giải trí’ là chính. Tự nhủ thầm, không lẽ cứ kéo lê cuộc sống vô vị, cho tới ngày về cõi, cùng những chuyện dài đấu đá chính trị miết như vậy,

mà chẳng “trả lễ” cho tờ báo mà mình đọc “chùa” hằng ngày thì cũng không nên.
Nghĩ tới nghĩ lui, chẳng biết nên viết gì đây, dính vô ba chuyện chính trị thì “có triệu người ghét, mà cũng có triệu người thương”, chỉ cần một người ghét thôi cũng đủ u đầu sứt trán rồi…Nên cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi…Nhân vừa đây, diễn đàn DCVOline đang “tang gia bối rối” vì chuyện Người Quét Sân (NQS) vung chổi quét ba cái phản hồi thô tục và không hợp vệ sinh lắm, đã cho tôi cái nhã hứng viết bài phiếm nầy. Xin “tuyên bố’ trước “quốc dân đồng bào” là bài phiếm nầy chẳng nhằm xỏ xiên, móc nghoéo gì ai, nếu có thì chỉ viết để “cười” dân mình, trong đó có chính cả tôi nữa, vì tôi cũng là dân mình mà.

Ỉa là một trong tứ khoái, ai cũng biết rồi. Đây là nhu cầu cần thiết của con người, có đầu vào, thì phải có đầu ra là lẽ đương nhiên. Người viết chắp tay thán phục “ông” nào đó đã sinh ra con người là một robot tinh xảo đến như vậy, tuyệt vời đến từng chi tiết cực nhỏ. Nhưng cái cách thải ra làm sao cho hợp vệ sinh mới là vấn đề, mục đích của bài nầy.

Tự ngàn xưa, con người có lẽ thải ra rất tự nhiên, giữa hoa đồng cỏ nội, mát mẻ cùng trời đất, lâu ngày, chất thải trở thành cát bụi, thành loại phân bón tốt tươi cho cây cỏ. Cho tới khi nhân loại thoát ra khỏi thời kỳ hái lượm, hình thành xã hội và giai cấp; tôi nghĩ rằng kể từ đấy mới có cái bô hay cái thùng gì đó dành cho nhu cầu nầy, nhưng chỉ có nhà giàu và quyền thế mới sử dụng, vì chỉ có họ mới có tiền và quyền để sai người khác bưng đổ thôi. Còn đám dân đen chắc cũng “tiếp tục sự nghiệp giải phóng” ra thiên nhiên.

Tiến lên một bước nữa, vì nhu cầu nhà ở cho dân cư ở thành thị, để giải quyết nhu cầu và giữ vệ sinh cho cái không gian chật hẹp, nên mới sản sinh ra nhà cầu hay gọi là cầu tiêu. Ở ngoài Bắc vào những năm 60, 70, nghe kể lại cái cảnh rồng rắn sắp hàng mỗi buổi sáng ở các căn hộ tập thể, tôi nghe mà phát rầu! Mỗi người ai cũng thủ ít giấy báo và gầu nước, chờ đến phiên mình. Ui mẹt ui! Có lẽ tôi chẳng bao giờ dám làm quen với cô hàng xóm nào cả, dẫu nàng đẹp như tiên, vì nếu vô phước hôm nào đụng mặt thì ngượng chết đi được. Mình thì ôm bụng ráng nín, nàng thì cứ nhăn nhó như Tây Thi đau đẻ thì bao nhiêu điều tưởng tượng lãng mạn nên thơ về nàng chắc bay mất tiêu; dĩ nhiên nàng cũng ‘né’ luôn cả tôi.

Sau tháng Tư năm 75, khi mấy anh mấy chị từ trỏng ra, có biết bao câu chuyện cười ra nước mắt. Về cái “xí bệt” (danh từ mới, “chôm’ được từ trang Bauxit Việt Nam, hình như là cầu ngồi như ngồi ghế) và “con cá lóc ma”, mới thả vô để rộng nước, quay đi quẩn lại là biến mất. Nhắc cho vui thôi chứ không phải để chê bai mấy anh chị đó, vì cái gì không biết thì không có tội mà. Nói đến mấy “anh chị đó” thì tôi cũng phải kể chuyện về mấy anh nhà mình cho công bằng về chuyện “cầu tiêu ma”.

Số là năm 1970, chúng tôi lên đường qua Mỹ theo lời kêu gọi Việt Nam hóa chiến tranh của ngài Nixon, vì nhu cầu khẩn cấp và kẹt quân trường. Mặc dầu ít nhiều đã tiếp cận với những tiện nghi hiện đại của nếp sống thành thị và văn minh Mỹ, thế mà qua tới Mỹ có những tiện nghi còn làm mình bỡ ngỡ. Quân trường tôi học thuộc loại sang. Nhà cầu, nhà tắm chỗ nào cũng bóng lưỡng, dĩ nhiên cầu tiêu là lọai “xí bệt” rồi. Một hôm có nhu cầu đi vào, nhìn dãy cầu im lìm, trống trơn, tôi mừng rơn, ai ngờ cả 4 cái không mở ra được vì bị chốt trong. Tôi hơi hoảng tính la lên, thì nghe có mấy vị trong đó lên tiếng. Tôi nửa bực nửa tức cười vì biết chắc mấy chiến hữu mình đã chơi luôn bàn giò lên cầu rồi! Một anh bạn bước ra cười khỏe re, thì ra chiến hữu nầy thuộc loại “hai lúa” quanh năm chỉ biết cầu cá “mát trời ông địa” thôi. Chọc vui tí thôi…

Nhân câu chuyện cái cầu tiêu, bàn rộng ra một chút xí. Làm sao mở mang dân trí từ cái giáo dục nhỏ nhất là ăn đúng nơi, ị đúng chỗ, khó chứ chẳng phải chơi à.

Nước Pháp từng tự cho mình cái quyền đi “khai hóa” thuộc địa, tự hào với kinh đô ánh sáng Paris cùng ngọn tháp Eiffel hùng tráng; nhưng tôi xin có lời khuyên các du khách đừng nên ngẩng cao đầu nhìn ngọn tháp mà chân cứ vô tư bước là phiền đấy! Vướng “mìn” như chơi! Cũng may là “mìn” ở đây không phải từ người mà từ các con vật cưng như Milou, Toto..của các nhà quý phái Paris. Nay đã khá hơn nhiều rồi, có lẽ nhờ bị phạt nặng, hú hồn! Nhưng chính mắt tôi nhìn thấy có anh Tây mặc còm lê, cà la quách đường hòang đứng vô tư, úp mặt vô tường, thản nhiên…mặc dầu trên hè phố Paris có rất nhiều cầu tiêu máy bỏ tiền tự động! Người viết có “tham quan” thử cho biết nó hiện đại như thế nào, đút vô khoảng 15 centimes, cửa tự động ‘salut’, cầu thuộc loại chồm hỗm(cái nầy đáng học, sẽ bàn sau), mình chốt cửa lại, xả, xong bước ra, nghe đằng sau lưng tiếng động cơ khởi động, đổ và xịt nước… Một hay hai ngày gì đó có xe đến hút, sạch bong, nhưng chung quanh đó vẫn khai, có lẽ ban đêm không ai để ý nên thiên hạ vô tư, miễn phí…Ngẫm lại, Tây văn minh mà còn vậy thì trách gì ta…Còn xe lửa Paris thì miễn bàn, thậm chí tôi phải buông lời chọc dân Parisienne, đi đâu cũng ngửi mùi khai. Có lẽ vì vậy mà nước Pháp sản xuất nhiều loại nước hoa xịn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho dân bản xứ là chính?

Viết tản mạn, toàn là chê thì cũng không nên. Tôi phải nhắc lại chuyện cầu chồm hổm mà tôi thấy ở các cầu tiêu công cộng tại Paris. Tôi nghĩ đây là sáng kiến tốt nên học, thay vì bắt chước các nước Mỹ châu đi đâu cũng thấy xí bệt, mặc dầu thấy sạch thế, nhưng bàn cầu chứa cả tỷ tỷ vi trùng lây bịnh. Bản thân tôi nếu lỡ kẹt lắm mới dùng, lại phải cẩn thận lôi giấy ra lót cái bàn tọa cho chắc, thay vì chơi hai bàn giò lên chổ ngồi.

Nói tới Việt Nam mình, cả trước 1975 hay bây giờ sau đổi mới, bên cạnh những tòa nhà sang trọng, những vũ trường tráng lệ, nơi những đại gia cùng các quan lớn quan bé đêm đêm đến bàn chuyện mánh mung và bòn rút của dân, thì có những nhà cầu công cộng mà báo chí trong nước tả thấy mà hãi hùng! Dân trí có mở được không từ những chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ nầy. Từ chuyện bỏ rác cho đúng chỗ đến việc giữ gìn vệ sinh cho nhà cầu công cộng phải được giáo dục cho trẻ con ngay từ bé. Mong những người nắm chính quyền phải xắn tay áo lên mà vào cuộc. Bớt tham nhũng và lãng phí đi thì thành phố sẽ có thêm nhiều nhà cầu công cộng sạch sẽ, có đủ nước để phục vụ dội rửa. Đất nước và con người văn minh không phải ở chổ có bao nhiêu tòa cao ốc tráng lệ, bao nhiêu sòng casino hoành tráng, mà là phải có nhiều cầu tiêu công cộng sạch sẽ và người dân từ bé đến lớn đều có ý thức giữ vệ sinh chung.

Chuyện cầu tiêu công cộng không giải quyết được, không ai góp một tiếng nói xây dựng thì đừng bao giờ bàn cãi tranh luận những đề tài chính trị cao xa như tự do, dân chủ chi cho mệt, lại dễ làm xa nhau….

@DCVOnline
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Made in VIỆT NAM

Huy Phương


Tom Cannon là một trong những giáo sư xuất sắc về chuyên ngành Phát triển Chiến lược của trường đại học Liverpool (Anh Quốc), giám đốc điều hành của công ty Ideopolis International Ltd. Ông từng làm cố vấn cho nhiều chính phủ của nhiều quốc gia và cố vấn cao cấp của trên 30 tập đoàn xuyên quốc gia lớn. Trong lần viếng thăm Việt Nam vào đầu Tháng Tám vừa qua, Giáo Sư Cannon đã “phát biểu” với VN Express: “Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng nói đến Việt Nam, người ta không nhớ ra bất cứ thương hiệu nào”.

Không văn minh tiến bộ như Nhật Bản, Ðại Hàn sản xuất xe hơi, TV, điện thoại thì Việt Nam cũng phát triển được công nghệ làm nước mắm, tôm khô, bánh tráng… ““xuất khẩu”” qua đến Cali. Từ thời mở cửa, có giao thương đến nay, người Việt về thăm quê hương, khi trở lại Mỹ cũng đã “bê” theo nhiêu thứ hàng “độc” “Made in Vietnam” (theo nghĩa là vừa quý hiếm, vừa có thể “độc” chết người). Chúng ta thấy Việt Nam sản xuất nhiều món hàng lạ. Ngoài các món mít, xoài, thơm, chuối… phơi khô, bắp, ổi, chùm ruột, mãng cầu, vú sữa… đông lạnh, chúng ta thấy dân ta rất nhiều sáng kiến hái ra tiền rất độc đáo, như mướp đắng xắt nhỏ phơi khô, cá cơm rang và nhất là món cơm cháy, nghe nói là nhà sản xuất đi gom mua cơm thừa ở các nhà hàng ăn về tẩy màu, trộn gia vị, sấy khô, đóng bao bì để xuất cảng. Rồi bao nhiêu thứ trà, như trà đinh, trà đắng, trà xanh, trà nhàu, trà rong biển, trà gừng, trà hà thủ ô… Tất cả các con, cây, lá, mọi vật chung quanh đều có thể pha chế, vô bao bì dưới cái mác “Made in Vietnam”, không thiếu độc tố để chi viện cho ba triệu núm ruột ở xa đang nhớ món ăn quê hương. Chỉ thiếu có thứ lá sắn (khoai mì) mà báo Nhân Dân Hà Nội sau Tháng Tư 1975 đã viết bài nghiên cứu “ba ký lá sắn bằng một ký thịt bò” là chưa sấy khô, đóng gói ““xuất khẩu”” mà thôi.

Thật ra Tom Cannon phải biết đến món hàng “Made in Vietnam” nổi tiếng nhất là thứ “bê tông” cốt tre, chưa có một quốc gia nào trên thế giới theo kịp về mẫu mã, chất lượng, có thể tiết kiệm cho quốc gia hàng chục tỷ đồng trong các công tác xây dựng từ cầu cống đến nhà cửa.

Nhưng đó chỉ là những món hàng “xuất khẩu” nhỏ, theo đúng quốc sách thì hiện nay món hàng “xuất khẩu” lớn nhất của Việt Nam là phụ nữ, một món trời cho không cần phải nuôi như cá ba sa, trồng như cây cà phê hay vỗ béo như gà vịt để xuất cảng. Trong một cuộc hội thảo do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và Hội Phụ Nữ Việt Nam tổ chức ngày 18 Tháng Sáu 2006 đã đề cập đến việc cần xây dựng “thương hiệu” cho phụ nữ Việt Nam, nghĩa là một thứ “Marque Deposé” trong tiếng Pháp hay “Trade Mark” trong tiếng Anh, tên của món hàng “Made in Vietnam” bán ra thị trường. Phụ nữ được bán ra thì phụ nữ cũng cần có thương hiệu. Cuộc hội thảo cho biết, lịch sử Việt Nam không thiếu những hình ảnh phụ nữ tuyệt đẹp để làm biểu tượng, đó là Âu Cơ, Tiên Dung Công Chúa, Huyền Trân hay tệ lắm thì cũng là những nhân vật tưởng tượng như “Võ Thị Sáu”, “Cô gái Bến Tre”, “Bà Mẹ Bàn Cờ” thời chống Mỹ. Vậy thì hội phụ nữ và chính phủ Việt Nam sẽ chọn logo nào đây cho món hàng tươi xuất cảng hàng năm, rất đắt giá và cũng làm người Việt khắp năm châu phải cúi mặt hổ thẹn.

Cù lao Tân Lộc nằm giữa sông Hậu thuộc huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ từ lâu đã có tên gọi khác là “đảo Ðài Loan”, tổng số chỉ có 33,000 dân mà đã “xuất cảng” được 1,500 cô gái Ðài Loan, ngày nay lại chuyển hướng sang Ðại Hàn. Hội Phụ Nữ tỉnh Cần Thơ kết toán chỉ từ đầu năm 1995 đến Tháng Sáu 2003, tỉnh đã có 9,000 phụ nữ ghi tên kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 6,000 sang Ðài Loan. Trong thời gian này tính chung cả nước có khoảng 60,000 cô gái từ 18 đến 25 tuổi đã được nhà nước đưa đi xuất ngoại (nhà nước không có chính sách, ai dám công khai kết hôn, cho lên máy bay). Ông Gow Wei Chiou, đại diện Ðài Loan ở Hà Nội, đã xác nhận trong 10 năm trở lại đây, đã có 100,000 gái Việt được “gả hay bán” sang nước ông. Theo một con số do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ đưa ra, khoảng thời gian này cũng có chừng 28,000 cô đi Hàn Quốc.

Thời giá ““xuất khẩu”” gái Việt ra ngoại quốc hiện nay chừng $6,000 đô la, tuy vậy, qua bọn con buôn, trong đó có nhà nước Cộng Sản cấu kết với bọn môi giới để đưa “hàng” phụ nữ ra nước ngoài, đồng tiền buôn thịt đến tay gia đình chỉ còn khoảng vài trăm đô la, vì họ hy vọng, con gái khi sang được đất khách, sẽ tìm cách làm việc để gởi tiền về, đó mới là nguồn lợi chính thức và lâu dài. Số tiền $6,000 sẽ vào tay một mạng dịch vụ chằng chịt có cả công an, xã ấp như tiền huê hồng ma cô, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương, học ngoại ngữ, khám sức khỏe, phí tổn đám cưới, tiền di chuyển…

Tại Ðài Loan, tờ Trung Hoa Thời Báo đã thẳng thắn đả kích việc quảng cáo bán gái Việt trên đất Ðài Loan như “cô dâu Việt gái $18,000 (tiền Ðài Loan). Bảo đảm gái trinh, nếu không trả tiền lại” – “người chưa vợ, chết vợ hay tật nguyền đều có thể lấy vợ Việt”. Tại Singapore, Hội Phụ Nữ nước này cũng bất bình công khai lên tiếng khi có cảnh ba cô gái Việt Nam được trưng bày trong thương xá Golden Mile Complex. Ở Malaysia hàng chục thiếu nữ Việt Nam được những người Mã môi giới đưa sang Malaysia được đưa ra trưng bày tại các quán cà phê để đàn ông nước này đến xem mắt. Một chính khách nước này, ông Michael Chong đã lên án tệ nạn ấy, và nói gia đình các cô gái, thường là nghèo, đã nhận từ 20,000 đến 30,000 ringgit (5,600 đến 8,500 đôla) tùy theo nhan sắc của họ. Các nhóm hoạt động vì nữ quyền ở Malaysia tỏ ra bất bình trước các việc đã xảy ra. Maria Chin Abdullah, đứng đầu một nhóm hoạt động vì phụ nữ, nói với tờ báo Star, như chửi vào mặt nhà cầm quyền Việt Nam: “Hành vi này chỉ có thể xem là hình thức nô lệ tình dục được tiến hành trong một khuôn khổ pháp lý giả tạo”.

Trong khi đó chính phủ Việt Nam câm miệng làm ngơ trước cảnh nhục nhã, khốn cùng của phụ nữ Việt Nam vì chính họ chủ trương phụ nữ Việt Nam là một món hàng cần “xuất khẩu” cũng như một thương hiệu để mời mọc khách du lịch đến Việt Nam. “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”, đó là lời quảng cáo của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết.

Trên đây chỉ là những món hàng được gởi đi theo con đường chính thức có hộ chiếu do các cơ quan công an cấp. Khi một món hàng cầu cao hơn cung, qua ngõ nhà nước thuế má nặng nề thì sinh ra tệ nạn buôn lậu. Những món hàng phụ nữ này thường xuyên được chuyển lậu ra ngoại quốc qua nhiều ngã như biên giới Trung Quốc hay Kampuchea. Năm 2008, cả nước phát hiện 375 vụ buôn bán, phụ nữ, trẻ em, với hơn 700 đối tượng, lừa bán hơn 900 nạn nhân. Tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài rất quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, có tổ chức. Chúng ta đã nghe nói nhiều đến chuyện phụ nữ Việt Nam qua ngã Móng Cáy gã bán lậu cho Tàu hay đưa trẻ em sang làm đĩ ở Kampuchea.

Hiện nay, không có con số chính thức Hà Nội đã “xuất khẩu” bao nhiêu gái Việt ra nước ngoài… hiện tượng đã quá rõ ràng nhưng chính phủ vẫn tránh né hay vờ vịt không biết đến. Ngày nay nói đến đặc sản “Việt Nam”, người ta nghĩ gì, phải chăng là những điều dối trá, cùng với món hàng phụ nữ rẻ nhất thế giới. Thương hiệu danh tiếng “Ôm – Made in Vietnam” quả là độc đáo, không lẫn với ai, không có bất cứ đất nước nào sánh kịp. Từ “Bia Ôm”, “tàn dư của Mỹ Ngụy” năm xưa, với đầu óc sáng tạo, ngày nay trên đất xã hội chủ nghĩa có hàng trăm “mặt hàng” ôm mới lạ như karaoke ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm…

Nếu không có sự tẩy chay, phản đối của cộng đồng người Việt ở quốc ngoại, thì gánh hát quảng cáo thương hiệu gái “Duyên Dáng Việt Nam” sẽ làm những cuộc lưu diễn bất tận ở nước ngoài để trình bày sản phẩm “Made in Vietnam” này...


__._,_.___
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

ÔNG ẤY CẦN TÔI
Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già .
Cô nói : ”Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!”
Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường. Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, siết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi.
Cô y tá lăng săng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn.
Người bệnh già thì chẳng nói đuợc câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên.
Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường và đi báo tin cho cô y tá.
Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên thì chàng này hỏi cô rằng: ”Ông ấy là ai vậy? tên là gì?”
Cô y tá ngạc nhiên: ”Tôi tưởng ông ta là cha anh?” Chàng thanh niên trả lời: ”Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây.”
Cô y tá kêu lên: “Ổ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!”
Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá, cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Mẹ vẫn chờ con bên cửa

(Huy Phương)

“Con, đứa trẻ lạc loài trên xứ lạ
Ðang quay cuồng theo cơm áo, ngựa xe
Mà thương mạ vẫn thường hay tựa cửa
Bên mâm cơm chờ bóng đứa con về!”


(hp)

Chúng ta thường có thành ngữ “trông như trông Mẹ đi chợ về!” Thời ấu thơ, tôi cũng như các bạn đều có thời gian trông Mẹ, không phải trông “như” trông Mẹ đi chợ về, mà trông Mẹ đi chợ về thật, để có chút đồ chơi, củ khoai hay chiếc bánh. Chúng ta chỉ trông Mẹ trong một thời gian quá ngắn ngủi, khoảng thời gian học ở trường sơ cấp hay tiểu học, rồi sau đó bắt đầu lớn xác, ham chơi, theo bạn bè và thú vui thời niên thiếu, chúng ta đâu còn trông gì ở Mẹ nữa. Nhưng ngay trong thời gian đó Mẹ đã trông chờ chúng ta mỗi ngày, mỗi bữa, chờ trông cho đến cuối cuộc đời của Mẹ.

Ngày Mẹ mang thai con, Mẹ tính từng ngày từng tháng, để chờ đợi đứa con khóc oe oe mấy tiếng chào đời. Khi bà mụ cho biết đứa con tay chân lành lặn, Mẹ sờ tay để biết chắc là mình có một thằng con trai, Mẹ vui sướng, mừng đến chảy nước mắt. Mẹ ơi, thằng con trai đó, lớn lên đã làm được gì để Mẹ vui, để đền ơn những giọt nước mắt ngày xưa của Mẹ. Lớn lên, thời gian con đến trường, Mẹ nghe chừng tiếng trống trường, chờ con bên ngưỡng cửa, dở nón hay cởi áo tơi mưa cho con. Biết con háu đói, Mẹ không đợi cha về, bát cơm nóng được xới ra chờ con, hạnh phúc nhìn con cầm đôi đũa. Rồi Mẹ nôn nóng chờ ngày con trưởng thành, ra đời bắt đầu kiếm được miếng ăn. Ðiều đó, Mẹ chẳng bao giờ là chờ từ nơi con món quà nhỏ, tấm vải hay món tiền đem về biếu Mẹ. Rồi một ngày kia con phải rời gia đình đi xa nhưng con chim rời tổ, hớn hở trước những phương trời rộng mở có bao giờ nhìn lại. Mẹ vẫn trông chờ một buổi chiều nào đó, bước chân con giẫm trên bậc cửa về thăm Mẹ, để Mẹ nhớ những ngày thơ ấu con có thói quen gì, thích những món ăn nào để Mẹ vội vàng ra chợ, nấu sẵn bữa cơm cho con ngày về.

Rồi Mẹ đã nhắc nhở, chờ đợi ngày con lập gia đình, đó là nguồn vui của một người Mẹ thấy con khôn lớn, thành gia thất, cho Mẹ yên lòng. Nhà có con dâu rồi, Mẹ lại trông con sớm có cháu cho Mẹ bồng. Một đứa còn quá ít, Mẹ lại trông chờ những đứa tiếp theo. Ngày con ra chiến trận, phải chăng hàng đêm Mẹ vẫn thường thức giấc, lo sợ nghe những tiếng súng từ xa vọng về, và mong một ngày nào đó đứa con trở về bình yên, lành lặn. Những ngày Lễ Tết, lẽ ra là thời gian sum họp, nhưng sự xa cách vẫn còn: “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con/Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.” “Mẹ thương con ngồi cầu Ái Tử!”, câu ca dao ngày xưa muốn lập lại địa danh Ái Tử với lòng “thương con” của Mẹ, nhưng cầu phải chăng là nơi Mẹ đứng đợi con về. Nỗi buồn vọng phu chắc không cao bằng niềm đau chờ con. Chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu cảnh “tre khóc măng”, “lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây” để thấy rằng nỗi đau mất Mẹ không cao bằng niềm đau xót của Mẹ mất con. Trong chiến tranh, đã có bao nhiêu chiếc quan tài phủ lá cờ tổ quốc trở về, thời gian đã làm cho người góa phụ nguôi ngoai vì có những đứa con lớn lên bên mình, nhưng khoảng trống vắng mất con trong lòng người Mẹ làm sao lấp nổi.

Rồi lòng Mẹ xót xa khi con phải vào nhà tù, trong những ngày vận nước điêu linh. Hình ảnh người Mẹ già tóc bạc, lưng còng đứng trước cổng trại tù chờ con ngày đó làm sao con quên được. Và mỗi đêm phải chăng Mẹ vẫn chờ, như nghe có tiếng còi tàu xa xa, hay tiếng xe đỗ trước cửa nhà, mơ hồ có tiếng ai gõ cửa, phải chăng con của Mẹ đã trở về để gọi hai tiếng “Mẹ ơi!”

Ở nơi xứ người, Mẹ vui vì đã nuôi đàn con khôn lớn, nhưng rồi mỗi ngày con mỗi xa, để lại cha mẹ trong ngôi nhà trống vắng. Mẹ biết con không về, Mẹ biết con giờ này đang có bao nhiêu điều bận rộn, không còn một khoảnh khắc nào nghĩ đến Mẹ. Nhưng người mẹ vẫn chờ, chờ người phát thư dừng lại trước cửa nhà, dù là với một tấm thiệp vô hồn mua trong một tiệm tạp hóa; chờ tiếng điện thoại reo, dù là một lời hỏi thăm vội vàng, vắn tắt. Nhưng không, tuyết trước nhà vẫn rơi lạnh lùng, và ngôi nhà vắng lặng, nghe rõ cả nhịp chiếc đồng hồ treo trên vách.

Trong phút lâm chung của Mẹ, con cái đã tề tựu bên giường, nhưng Mẹ vẫn còn những đứa con xa. Mẹ bịn rịn cuộc đời này chưa muốn ra đi vì đang chờ đợi những đứa con chưa về. Nghe lời thì thầm trên đôi môi của mẹ: “Thằng Hai, con Út đã về chưa?” Thôi, xin Mẹ hãy bình thản ra đi, những đứa con vô tình của Mẹ đang còn mải mê “mơ Khanh, mơ Tướng”, đang chạy theo những lôi cuốn của cuộc đời, để không bao giờ cầm được bàn tay khô héo của Mẹ, nói được tiếng “con đã về đây” cho Mẹ vui lòng.

Chúng ta chờ Mẹ được bao lâu, trong khi Mẹ chờ chúng ta suốt cả cuộc đời, từ khi đặt con vào dạ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vẫn còn chờ con.

Quả thật chúng ta là đứa con vô tâm, bạc bẽo, nếu đợi đến ngày Vu Lan mới nhắc đến Mẹ, mới nhớ đến bông hồng đỏ, hồng trắng! Mẹ ơi! Khi nuôi con, con cũng chưa thấm thía được tình yêu của cha mẹ, nhưng lúc về già mới thấy mình bất hiếu!

Hạnh phúc thay cho những đứa con còn Mẹ, nên con thường ao ước phải chi mình còn Mẹ, nhưng liệu còn Mẹ, con đã làm gì được cho Mẹ vui lòng. Phải chăng những gì khi đã mất đi mới thấy quý, và trong cuộc đời chúng ta, đã có bao nhiêu điều hối tiếc.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cười cũng phải… đúng liều!
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” – ông bà ta từ lâu đã nói như vậy. Khoa học hiện đại cũng đã minh chứng tiếng cười lành mạnh đem lại nhiều giá trị bổ dưỡng cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên vì là “thuốc bổ” nên việc sử dụng tiếng cười cũng cần có tính hợp lý.
Một hoạ sĩ biếm hoạ đã phát biểu: “Tôi vẽ biếm hoạ có khi châm chọc, đả kích rất sâu cay nhưng mục đích sau cùng là gây cười. Tôi chỉ mong góp phần làm mọi người cười để khỏe hơn bằng vẽ tranh biếm hoạ”. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tiếng cười rất có lợi cho sức khỏe. Nụ cười không chỉ để làm duyên, lấy lòng người đối diện mà còn là thuốc bổ giúp duy trì sức khỏe.

Một phút cười bằng 45 phút nghỉ ngơi

Con người luôn sống trong môi trường có những tác nhân xâm phạm, đặc biệt tác nhân về tinh thần, tâm lý, như: bị khủng hoảng trong làm ăn (lãnh đạo một công ty có nguy cơ phá sản), trong học tập (sắp đến ngày thi mà còn nhiều bài vở học chưa xong), trong trở nghịch tình ái… Khi đó nhờ stress – tình trạng căng thẳng của cơ thể, ta có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng và thường là thành công. Tuy nhiên nếu stress lặp đi lặp lại và ta không làm chủ, không thích ứng với những biến đổi của nó, sẽ đưa đến cơ thể bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi stress, cơ thể có những biến đổi và có thể trở thành nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, nhiễm trùng, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch. Ngoài ra, stress thường xuyên cũng dễ đưa đến các rối loạn tâm thần như: mất ngủ, suy nhược, tâm thần, trầm cảm… Người bị stress cũng thường xuyên ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện…

Nếu stress được ví như sự bốc hỏa thì cười được xem như ly nước mát xoa dịu sức nóng của nó. Người ta đã chứng minh cười giúp cơ thể phóng thích nhiều hơn endorphin (gọi tắt của morphin nội sinh, tức là loại ma tuý được sản xuất trong chính cơ thể).

Endorphin còn gọi là hormon hạnh phúc bởi vì nhờ nó ta cảm thấy yêu đời, tâm trạng phiền muộn được giải toả. Theo một nghiên cứu tại đại học California (Mỹ), sau khi xem một bộ phim hài, mức trầm cảm của nhóm được theo dõi giảm xuống 98%. Người ta cũng ghi nhận, một phút cười thoải mái có tác dụng bằng 45 phút nghỉ ngơi thật sự.

Giúp bồi bổ cơ thể, chống bệnh tật

Y học hiện đại đã chứng minh: “Cười là thể dục tốt cho tim mạch”. Cười có tác dụng tăng cường tim mạch, giúp đưa nhiều máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Những người vô tư, luôn tươi cười ít bị tăng huyết áp. Cười giúp cung cấp nhiều oxy đến tim, ngăn chặn các rối loạn về tim, đặc biệt làm giảm nguy cơ máu bị vón cục, dễ đưa đến bệnh tim mạch vành.

Cười cũng giúp máu lưu thông nhiều hơn đến não. Không những thế, cười còn kích thích hai bán cầu đại não, tăng cường tiếp thu và lưu trữ thông tin mới. Bằng chứng là khi dạy trẻ với không khí vui vẻ đầy ắp tiếng cười, sẽ thấy trẻ tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Y học hiện đại đã chứng minh cười có tác dụng tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa...tăng cường tiếp thu và lưu trữ thông tin mới ở não. Những người luôn tươi cười ít bị tăng huyết áp.

Cười giúp tăng cường chức năng hô hấp. Đặc biệt khi cười thoải mái, phổi sẽ làm việc tốt, tăng cường năng lực nạp khí, tăng lượng oxy vào máu, làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể. Khi cười, các cơ bụng co bóp, tác động vào bộ máy tiêu hoá, giúp ruột tăng nhu động, vì thế còn giúp chống táo bón. Cười cũng giúp tăng cường hoạt động các tuyến tiêu hoá, làm tăng tiết dịch vị, dịch tuỵ, mật… vì thế giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Các cơ quan như gan, thận, lách… cũng nhờ cười mà chức năng của chúng hoạt động tốt hơn.

Tiêu hao năng lượng thừa, làm đẹp da mặt

Hệ miễn dịch bao gồm các loại tế bào bạch cầu có khả năng thực bào tiêu diệt mầm bệnh, đặc biệt có các kháng thể, kháng độc tố… tham gia vào cơ chế đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Một nghiên cứu của đại học Indiana (Mỹ) cho thấy xem phim hài hước, cười thoải mái có thể tăng cường 40% hệ miễn dịch của con người. Muốn ngừa cảm, viêm họng hãy cười thật nhiều vì cơ thể sẽ sinh ra bạch cầu, kháng thể tại mũi và đường hô hấp nhiều hơn để chống lại sự xâm nhập vi khuẩn và vi rút.

Cười to thoải mái còn được xem không khác gì tập thể dục. Một phút cười sảng khoái không khác đã bỏ ra 10 phút tập bơi, 15 phút đạp xe đạp. Người muốn giảm cân, ngoài ăn uống kiêng khem, vận động tích cực, cũng không nên bỏ qua “liều thuốc bổ” vừa kể.

Khi cười, các cơ mặt co dãn nhịp nhàng nên giúp làm mờ các vết nhăn và tăng cường lưu thông khí huyết, góp phần làm tươi tắn làn da. Người có tính tình vui vẻ, luôn tươi cười sẽ giữ được nét mặt trẻ lâu. Tại sao ta không chăm sóc da mặt bằng loại “mỹ phẩm” miễn phí và hiệu nghiệm là sự tươi cười? Hãy luôn luôn tươi cười để sống khỏe.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image


Chuyện trời mưa



Khi đi ngoài đường, gặp trời mưa chúng ta sẽ làm gì để không bị ướt? Có người sẽ tìm nơi ẩn náu, có người sẽ mặc áo mưa v.v... Nhưng suốt cuộc đời bạn, có bao giờ bạn bị mưa làm ướt sũng chưa? Có bao giờ bạn dầm mưa chưa?

Câu trả lời chắc chắn là có, đúng không các bạn? Và thưa các bạn, nỗi buồn trong lòng chúng ta cũng như thế.

Dù bạn là ai, là người cao sang quyền thế hay tài giỏi xuất chúng thì trong cuộc đời bạn, bạn vẫn không thể tránh khỏi được nỗi buồn.

Như vậy thì nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn cũng đừng quá u sầu và than trách cuộc đời mà hãy can đảm đối diện nó, lúc đó bạn sẽ bãn lĩnh hơn, sáng suốt hơn và vượt qua những nỗi buồn, những khó khăn dễ dàng hơn.

Cũng như khi bị mắc mưa, nếu bạn không thể tìm được cách cho mình đừng bị ướt, có phải là bạn đành chấp nhận dầm mưa về nhà không?

Khi ấy có phải bạn có thấy sự bực bội khi bị ướt sũng không còn nữa hay không? Đúng như thế, vì lúc ấy bạn đã tìm cách giải quyết được vấn đề của mình rồi.

Cuộc sống có rất nhiều điều chờ đón bạn, có niềm vui thì sẽ có nỗi buồn, đó là quy luật và cũng là sự thi vị của cuộc sống. Hãy mạnh mẽ và yêu đời lên, bạn nhé?
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Người lính, người tù và kẻ tha hương
trong tác phẩm Thảo Trường


Nhân ngày ra đi của nhà văn Thảo Trường
“Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả!” (Thảo Trường)


Huy Phương
Những ai chưa đọc Thảo Trường sẽ không hiểu nhan đề cuốn sách này: “Những Miểng Vụn của Tiểu Thuyết.” Theo Thảo Trường thì những miểng vụn đó là những mảnh từ pho tượng khổ nạn của cuộc đời ông, đó cũng là những chất liệu dùng để viết một truyện dài, nhưng ông đã đem dùng hết vào trong những truyện ngắn, và tác giả cho đó là một thất bại lớn của đời viết văn của mình.

Theo tôi, nhà văn Thảo Trường chưa hề thất bại.

Thảo Trường cũng nói rằng ông “cố nhét cả cuộc chiến Việt Nam vào trong một chuyện ngắn,” thì điều này chúng ta lại thấy ông đã thành công.

Chúng tôi, người đọc qua những mảnh vụn mà ông đã khiêm nhường nói đến, đã hình dung được toàn bộ của đời người, một người Việt Nam qua những khổ đau, tàn khốc của lịch sử. Chính là ông, chứ không phải ai hết, thể hiện bằng một nhân vật nào đó trong tiểu thuyết, một nhân vật rất thực không hề được hư cấu đã đi suốt qua ba giai đoạn của một đời người:

- Giai đoạn thứ nhất của một người lính, dù đó là ông chuẩn úy tò te trấn đóng giữ một làng Thượng hay một vị thiếu úy nhảy toán xuống đất địch...

- Giai đoạn thứ hai nói về một người tù không bản án, người tù từ lúc còn sức lực 37 tuổi cho đến khi được gọi là “bác tù già” sau hơn 16 năm bị giam cầm.

- Giai đoạn thứ ba là sự trở về và trôi giạt của một ông già lưu vong đến xứ người, dù là ông già đi lượm lon ở vùng đầm lầy Bolsa Chica, hay là ông già được gia đình cho đi rong chơi trên không phận Grand Canyon bằng trực thăng, thì vẫn là một ông già luôn ám ảnh bởi quá khứ, qua những giấc mơ, những ý tưởng bất chợt không bao giờ dứt bỏ đi được.

Ba giai đoạn này nối tiếp lẫn lộn vào nhau, là một cuốn tiểu thuyết dài rồi, một cuốn tiểu thuyết về con người trong chiến tranh tàn khốc, và cả trong cả hòa bình áp bức. Nếu ai muốn hiểu được con người Việt Nam đó trong bối cảnh chiến tranh và hòa bình qua một giai đoạn dài từ năm 1945 đến 1990, sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của Thảo Trường.

Ðọc “Những Miểng Vụn của Tiểu Thuyết” chúng ta thấy rõ chân dung của Thảo Trường trên từng trang một.

Về giai đoạn của một người lính, là những cái chết bất chợt và vô lý, về cái sống và những cuộc tình trong thời loạn. “Viên Ðạn Bắn Vào Nhà Thục” viết sau trận Mậu Thân ở Saigon hay “Người Ðàn Bà Mang Thai Trên Kinh Ðồng Tháp” viết trong thời gian Thảo Trường đang lặn lội tại Vùng 4 Chiến thuật là những chuyện rất nổi tiếng trước năm 1975, đã đưa tên tuổi Thảo Trường đến gần với người đọc, người đọc đang sống trong không khí chiến tranh mỗi ngày. Những câu chuyện như thấm sâu vào lòng người những điều phi lý, xót xa của những con người trong chiến tranh. Thấy bùi ngùi cảm nhận mà không giải thích được lý do.

Chia sẻ nỗi bất hạnh miền Nam là giai đoạn người lính buông súng để vào nhà tù, dưới danh nghĩa là những “trại học tập cải tạo” mọc lên như nấm tại hai miền Nam Bắc của đất nước. Những trang sách viết về những hoạt cảnh trong nhà tù Cộng Sản của người tù 16 năm hơn là những trang sách hấp dẫn người đọc nhất. Nếu quý vị đã ở tù Cộng Sản, đã thấy nhưng hành động, đã nghe những ngôn ngữ trong nhà tù thì đây là những trang sách gần gũi nhất, nếu quý vị ở ngoài vòng cương tỏa, đứng bên lề cuộc chiến, thì lại càng nên đọc. Cũng là loại tù đó chúng ta đã đọc Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên... nhưng chỉ ở Thảo Trường chúng ta mới nhận thấy những nghịch lý, những xót xa, những ngôn ngữ, những nét khôi hài của cái gọi là tù “cải tạo.” Phải chăng sự cách biệt giữa “tù trong” và “tù ngoài” dưới chế độ CS không khác nhau cho lắm, nhưng dưới con mắt của một người tù từ miền Nam được áp giải ra Bắc thì đây là một vở bi hài kịch gây những ấn tượng rất khó phai mờ.

Có cái gì nhân bản hơn chuyện “Con Bò,” trong cái đói khát tận cùng của người tù mà không ai đám đụng đến miếng thịt bò của trại phát ra. Có gì xót xa hơn, một ông chánh án quyền cao chức trọng của miền Nam , đã bị kết án, cùm trong hang vì bị kết tội là ăn cắp mấy tảng đường của một người bạn tù nhỏ.

Một chuyện trong nhà tù của Thảo Trường mà gần đây nhiều trang báo trích dẫn và phê bình là chuyện “Những Ðứa Trẻ Ðầu Thai Giữa Hàng Rào” nói về một bà tù hình sự muốn có một đứa con, và đã thông đồng với một tù hình sự nam ra giữ hàng rào ngăn cách giữa hai khu tù nam và tù nữ, (chắc chắn là hàng rào kẽm gai) để đánh mạnh, đánh mau và “bụp.” Sau đó vì người nữ tù hình sự này muốn giữ cái thai nên đã chịu những trận đòn khốc liệt của bọn cai tù. Vai chính của truyện này là người đàn bà tù hình sự mang thai, chứ không phải là đứa trẻ. Ðáng lẽ ra chuyện này ông Thảo Trường phải đặt tựa là “Người Ðàn Bà Mang Thai Giữa Hàng Rào Dây Thép Gai” mới đúng, nhưng có lẽ Thảo Trường đã có một chuyện “Người Ðàn Bà Mang Thai Trên Kinh Ðồng Tháp” rồi, sợ truyện của ông có nhiều người đàn bà mang thai quá, nên ông phải đặt tên trệch đi chăng?

Nếu ai đã sống qua những trại tù ở miền Bắc, đã gần các trại tù hình sự thì mới thấy cái ghê tởm của CS trong việc điều hành các trại tù này. Các ông tù cải tạo nói khổ, nhưng cái khổ còn đứng được hai chân, còn cái khổ của người tù hình sự ở miền Bắc là cái khổ phải bò lết như một con chó ghẻ.

Những điều Thảo Trường viết trong tập truyện này có thật hay không? Ðến đây tôi xin nhắc lại mấy dòng viết tâm tình của Thảo Trường: “Xã hội tan rã đến nỗi cái gì cũng có thể có và cái gì cũng có thể không? Cái gì cũng thật, cái gì cũng giả.” Nhưng vậy câu chuyện ở trong “Ðá Mục” sau đây có lẽ là một câu chuyện thật, một chuyện vui khiến ai đọc cũng phải bật cười. Một bác già tù có nhiệm vụ giữ chuồng heo, trong đó có một con heo giống tức là heo nọc. Sau một lần gieo giống vất vả, bà “cán bộ gái” mới giao cho bác tù già hai quả trứng gà nói là “để bồi dưỡng.” Bác tù già này rất cảm động, có lẽ trong lòng bác đã nghĩ đến hai chữ “tình người,” bác đun nước và thưởng thức rất tận tình hai quả trứng. Khi bà cán bộ trở lại, hỏi đã đập hai quả trứng vào máng để bồi dưỡng cho con heo nọc chưa, thì bác mới thú nhận là đã xơi hai quả trứng vì cứ nghĩ là bà cán bộ đã bồi dưỡng cho bác. Kết quả là bà cán bộ đã nổi trận lôi đình và mắng nhiếc bác tù già: “Nó nhảy, chứ anh có làm gì đâu...mà bồi dưỡng?” “Anh tranh ăn của nó là anh bốc lột nó. Các anh bốc lột của nhân dân quen rồi, bây giờ lại bốc lột của lợn nữa!” Cũng vì nhận lầm hai quả trứng gà “bồi dưỡng” mà bác tù già phải trở về đội nông nghiệp, để lại tìm “chỗ dựa vững chắc” là cây cuốc. Nếu không có giai đoạn tù “cải tạo,” (tôi xin bỏ hai chữ này vào dấu ngoặc), làm sao Thảo Trường có thể dựng nên chuyện “Những Ðứa Trẻ Ðầu Thai Giữa Hàng Rào” một chuyện rất người mà cũng rất khốn nạn chỉ có thể xẩy ra trong nhà tù CS hay “Tiếng Thì Thầm Trong Bụi Tre Gai” nói đến cái chết oan khuất của một người tù binh trẻ tuổi.

Giai đoạn cuối cùng của cuộc đời chính là giai đoạn bác tù già đang lưu vong nơi chốn này. Giai đoạn của ray rứt, của hồi tưởng. Thảo Trưởng đã luôn luôn nhủ người và tự nhủ mình: “Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả!” nhưng trong một phần ba cuộc đời còn lại, lúc mê lúc tỉnh, Thảo Trường lại không thể quên. Ðó là nỗi ám ảnh khôn nguôi của quãng đời tù đã để lại trong tâm hồn tác giả những ấn tượng buồn rầu và sợ hãi. Ðang ở Mỹ, chuyện “Trong Hẻm” khi tác giả dọn về ở, con hẻm cụt chỉ có một lối ra, thì ông nói: “Việt Cộng chốt đầu ngõ thì hết đường thoát.” Trong “Ðá Mục,” đi băng qua đường thì ông viết “chần chờ nó mà tóm được thì đi học tập cải tạo mút mùa...”

Sự liên tưởng này luôn luôn hiện ra rất đậm nét. Thảo Trường có quên không, trong khi bọn chúng đang kêu gọi xóa bỏ hận thù, hãy quên quá khứ. Thảo Trường không quên, ông đã chửi: “Bố tiên sư nhà nó... Ðéo mẹ nó... Cha tiên sư nhà nó cách mạng... Bố tiên sư nhà nó Ðồng Minh,” nghĩa là chửi cả Việt Cộng, chửi cả Mỹ. Thảo Trường có căm thù không? Thưa có.

Nhà văn Thảo Trường, lác đác trong cuốn “Những Miểng Vụn của Tiểu thuyết” đã có những định nghĩa mà tôi rất thích như ông nói: “Cách mạng là đi giựt lại cái mà mình thèm muốn và thiếu thốn,” “Cả hai phía, tất cả ai nghiêm chỉnh tuân lệnh đều bị thiệt thòi như nhau,” ông còn nói: “Chúng ta đã phạm nhiều sai lầm liên tiếp, đó là thua trận, sa cơ mà không biết tự xử, để CS bắt vào tù, ở tù mà còn sống và bị thả ra và đi nước ngoài...” Nhưng ông lại có một định nghĩa rất táo bạo, câu đó ở trang 282: “Ở đàn bà quý nhất là sự đần độn!”

Nhưng Thảo Trường lại cho rằng mình đã mất hết, niềm nương tựa cuối cùng và nơi trở về là gia đình:

“Chúng ta là những tù binh vô thừa nhận.
chúng ta không còn tổ quốc
không còn chế độ
không còn đồng minh
chúng ta chỉ còn gia đình.”

Ông Thảo Trường đừng quên rằng ông còn có anh em, còn có những người yêu quý ông đến với ông, với tác phẩm của ông.

Nhà văn Thảo Trường đã thú nhận, ông có tham vọng nhốt cả cuộc chiến VN vào trong một truyện ngắn. Ngắn thì không ngắn, nhưng những chuyện vừa như “Từ Dưới Ðỉnh Ðồi Nhìn Lên Chân Núi” đã đạt mục đích. Tôi đồng ý với Trần Dạ Từ về nhận xét này.

Thân phận của con người Việt Nam qua ba đoạn đời của tác giả đã thể hiện đầy đủ trong “Những Miểng Vụn của Tiểu Thuyết,” trong chiến tranh, thất trận và nỗi cô đơn lưu lạc xứ người với ba hình ảnh: người lính, tên tù và kẻ tha hương. Theo như tiểu sử thì nhà văn Thảo Trường Trần Duy Hinh đã bị tập trung trong trại tù Cộng Sản 16 năm, 4 tháng 4 ngày. Ở tù kiểu này không điên thì cũng thành dại. Sang đây có nhiều nhà văn gác bút hay viết không còn hay nữa, nhưng đối vối Thảo Trường, những truyện như “Mây Trôi,” “Ðá Mục,” “Trong Hang,” “Từ Dưới Ðỉnh Ðồi Nhìn Lên Chân Núi” và nhất là truyện “Những Ðứa Trẻ Ðầu Thai Giữa Hàng Rào” đã chứng tỏ chất liệu sống đã giúp ông thành đạt hơn trong văn chương.

Qua bề dày của những tác phẩm, bề dày sinh hoạt văn chương của Thảo Trường, cả quãng đời ba bốn mươi năm của một người lính, người tù, người lưu vong trôi giạt trên mảnh đất này, chúng ta không có thể có những nhận xét một cách tổng quát, hời hợt, sơ sài trong một hai trang giấy.

Tôi xin mượn câu nói của một tên tù hình sự nói về bác tù già trong một câu chuyện của Thảo Trường: “Bác không thuộc về chế độ nào nữa, bác thuộc về lịch sử.” Bác Thảo Trường ơi! Bác cũng vậy. Mai sau đến lúc người ta phải công nhận nền văn học hải ngoại này, bác không còn là một nhà văn của chế độ nào nữa, bác thuộc về lịch sử! Chúng tôi hãnh diện vì có Bác. Xin chào Bác!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Chuyện Dài Ca Sĩ Hải Ngoại về Việt Nam Hát Hò

Phạm Phong Dinh
Gần đây có nhiều thân hữu và độc giả đề nghị chúng tôi viết một vài bài về hiện tượng ca sĩ Việt Nam ở hải ngoại về nước và ca sĩ từ Việt Nam ra hải ngoại trình diễn. Ðây là một vấn đề khá nhạy cảm, vì nó động chạm đến nỗi niềm ấp ủ riêng trong lòng của từng người.

Hầu như bất cứ một người nào trở về Việt Nam đều trang bị sẵn cho mình 1001 lý do chính đáng nhất không chê vào đâu được, để khi có người nào chạm vào thì có cái để mà trưng ra làm bằng cớ và phản… pháo. Nào là “quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con diều biếc”, “ta” về Việt Nam ăn khế ngọt (bởi khế Mỹ chua thấy bà) và thả diều thì có gì sai? “Ta” về Việt Nam là “ta” thực hiện cái nhân quyền thiêng liêng của nước Mỹ ban bố cho ta, còn ai bẻ vào đâu được.

Chính những kẻ nói này nói nọ, phê bình “ta” chuyện về Việt Nam để hoàn thành những hoài bão và tâm nguyện, những kẻ ấy mới là những kẻ không chịu “thực thi” nhân quyền. Ðất nước này, tức ở hải ngoại, là nơi tự do, là những free countries, “ta” muốn làm gì thì ta làm, ai làm gì được nhau thì cứ bảo.

Vấn đề đi đi về về giữa hải ngoại và Việt Nam của ca sĩ xoành xoạch như đi chợ, đã trở thành một cuốn truyện dài với nhiều tình tiết hấp dẫn, đại khái giống như cái mục Xe Cán Chó-Chó đụng Xe, tuy tầm phào bá láp nhưng độc giả rất thích tìm hiểu. Người ta muốn biết những khuôn mặt nào đã xé rào nhảy về Việt Nam kiếm ăn, những người ca sĩ nào vẫn còn nuôi trong tim lý tưởng quốc gia chân chính. Trong thời gian qua chúng tôi có nhặt nhạnh được chút ít tin tức về chuyện dài ca sĩ, xin được viết ra đây mấy hàng cho quý độc giả thân mến, coi như mua vui cũng được một vài trống canh.

Nhưng càng viết thì càng thấy buồn, vì những nhân vật trong bài viết này đa số đều là những tai to mặt lớn trong vườn hoa văn nghệ Việt Nam hải ngoại, với những cái tên từ lâu nhận được rất nhiều sự thương mến của người Việt tị nạn lưu vong.
Image
Sự đời nghĩ cũng có nhiều chuyện buồn cười. Ngày xưa, cũng chính rất nhiều trong số này, trong lúc chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn đang đổ máu xương chống ngăn làn sóng cộng sản xâm lược cho đến giờ thứ hai lăm, thậm chí sang đến giờ thứ bốn mươi tám, tức vài ngày sau ngày 30.4.1975, chính những con người vô loại này đã xách đít chạy trước rất sớm. Lúc ấy thê thảm lắm, quý độc giả cứ xem lại những cuốn phim tài liệu về di tản thì rõ, nước mắt nước mũi cứ là chàm ngoàm, đu bám trên những sợi dây thừng bên hông tàu trông rất rùng rợn, hay tranh nhau leo lên những bức tường vào tòa đại sứ Mỹ với những hàng dây thép gai nhìn vô cùng lạnh gáy. Ôi, cái tình yêu nước của những con người ấy sao mà nó cao cả và thiêng liêng lắm vậy. Thà chết ở xứ người, thà chịu không có cà pháo mắm tôm ăn, chứ không chịu đội chung bầu trời với vẹm cộng.

Giờ đây, sau hơn ba mươi năm, những con người này xênh xang áo gấm về làng cũng trước nhất hơn ai hết, sẵn lòng qụy lụy nâng bi vẹm với bất cứ giá nào để được về chúng ban cho mấy trái khế ngọt mà xơi. Ô là là, bây giờ thì tha hồ xơi cà pháo với mắm tôm chính gốc Việt Nam bằng thích nhé.

Hai trong số những ca sĩ quốc gia hải ngoại về đầu quân cho vẹm cộng sớm nhất là Hương Lan và Elvis Phương hơn một thập niên qua thì ai cũng đã biết hết rồi. Công cuộc làm ăn của Hương Lan và Elvis Phương ở “quê hương” coi bộ rất khấm khá, nên cô cậu phải giữ rịt lấy, như những con thú nhà ôm chặt lấy khúc xương của chủ quẳng cho.

Theo Elvis Phương, thì nếu những ca sĩ về Việt Nam chịu chăm chỉ đi hát ở các phòng trà thì sẽ có cuộc sống dư dả. Nguồn tin quốc nội cho biết rằng cứ mỗi một phùa hát ở phòng trà, mỗi ca sĩ bợ nhẹ một ngàn đô la. Nếu hát trên live show, thì cứ hai bản cũng được một nghìn. Bản thân Elvis Phương luôn có một lịch trình đi hát đầy kín, đến nỗi bà vợ của Phương cũng kêu trời, có lẽ sợ chồng đi hát nhiều quá có ngày ngã lăn đùng ra bất đắc kỳ tử chăng, bởi anh ta đã một lần đi mổ tim rồi. Lần này tim vỡ như xác hoa tigone là chết chắc. Elvis Phương đang cư ngụ trong một ngôi biệt thự ở làng “Việt Kiều” trong khu vực An Phú Ðông, thuộc tỉnh Gia Ðịnh ngày trước thì phải. Hàng xóm của Phương có ca sĩ Anh Quý, Hương Lan và Ái Vân.

Hương Lan vừa đi hát vừa trông coi một nhà hàng ở quận Bình Thạnh. Ngoài ra nàng còn mở thêm trại nuôi cá, vườn cây ăn trái ở tỉnh Bình Phước (tức Bình Long và Phước Long). Có tin cho rằng, khi về già, Hương Lan sẽ về sống ở đấy.

Trường hợp Ái Vân, ngày xưa, năm 1989 khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nàng đang là cán bộ văn nghệ thuộc tầm cỡ nghệ sĩ nhân dân của Hà Nội ở Ðông Ðức, đã chạy sang xin tị nạn chính trị bên Tây Ðức. Ðối với vẹm, đó là cái tội phản đảng, có lẽ sẽ bị tru di tam tộc. Nhưng giờ đây nàng vẫn cứ ung dung sinh sống tại Việt Nam, thế là thế nào. Câu trả lời thì đến một đứa bé cũng biết.

Những ca sĩ hải ngoại chạy về Việt Nam đa số thuộc về thế hệ “già”, cái thế hệ bôn tẩu ra nước ngoài trong những ngày lửa loạn cuối cùng ở Sài Gòn, hay trong những lần vượt biển sóng gió đi tìm tự do. Thời gian trôi qua, những nếp nhăn dần hằn đậm trên mặt, giọng hát đã dần tàn tạ, không nhanh chân về nước kiếm chác chút ít trước khi vĩnh viễn lùi vào bóng tối của sự lãng quên, thì còn đợi lúc nào nữa. Những giọng ca gọi là hàng đầu, những gì gọi là vượt không gian và thời gian như Lệ Thu, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Duy Quang, Lê Uyên, Thái Châu, Julie, Giao Linh, v.v.. đều đã có mặt ở quê nhà.

Ðó là chưa nói đến ông cụ Phạm Duy, bởi nhiều người đã nói nhiều về cụ rồi. Một trong vài danh ngôn xanh dờn mà cụ để lại cho đời là “Tôi có chống cộng đâu, tôi chỉ chống gậy”. Có lẽ đó là lá bùa hộ mệnh giúp cụ được thung dung về lại Việt Nam và khiến cho Hà Nội hài lòng. Ngoài ra cụ còn cấm những người chống cộng hải ngoại không được hát nhạc của cụ nữa, chắc không muốn vẹm nghe lại những điệu nhạc hùng tráng và những lời lẽ “chống gậy” rất đanh thép của cụ dành cho chúng, làm chúng ngứa ngáy, không khéo chúng tống xuất cha con cụ trở ra ngoại quốc thì khốn cả lũ. Cụ Phạm Duy đi về đã đành, cụ còn kéo theo cả một lô một lốc con cái nhà cụ theo. Nào là Duy Quang, Duy Cường, rồi Duy Minh. Nào Thái Thảo, Thái Hiền. Thậm chí cô cựu dâu nhà họ Phạm là Julie cũng xách gói về.

Ôi, người người cùng về, nhà nhà cùng về. Duy Quang đã tìm thấy hạnh phúc với một người vợ trẻ ở quê nhà. Trông tấm hình Duy Quang đứng bên cô dâu, làm gợi nhớ đến kép lão Michael Douglas bên nàng Catherine Zeta-Jones, còn nước nôi gì nữa.

Một nhân vật thuộc dạng quái chiêu không thể không nhắc đến là Chế Linh. Anh ta đã về Việt Nam cùng phái đoàn văn hóa UNICEF trong chương trình văn hóa thế giới và trình diễn ở Hà Nội. Danh chính ngôn thuận như thế, Chế Linh sợ đếch gì vẹm cộng. Thế mà anh ta đã xun xoe nói những lời bợ đỡ chúng, khiến cho những tên nói láo nhất cũng phải đỏ mặt xấu hổ.

Lúc mới sang định cư ở Toronto, Gia Nã Ðại, trong dạng tị nạn cộng sản được mấy năm, tình yêu nước còn bồng bột, Chế Linh đã tình nguyện đóng vai một người tù của chế độ nằm trong một cái cũi giam diễn hành trên đường phố Toronto, để tố cáo chế độ tàn bạo của Hà Nội vẹm. Theo phái đoàn UNICEF vào Việt Nam, Chế Linh cứ hát hò cho người dân Hà Nội nghe trong tư cách một sứ giả của Liên Hiệp Quốc, anh không có điều gì phải sợ cộng sản hết. Anh không cần phải nịnh bợ chúng, để chúng quên đi cái cũi tù của anh. Cùng lắm, nếu vẹm có nhốt anh trở vào cũi, thì anh sẽ trở thành anh hùng dân tộc. Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt toàn thế giới sẽ tích cực tranh đấu đòi vẹm thả anh ra. Lúc đó, Chế Linh sẽ trở về hải ngoại trong ánh vinh quang. Thật đáng tiếc, Chế Linh không có được tầm vóc đó.

Lê Uyên, cái tên gợi đến cuộc tình thơ mộng và lãng mạn của đôi tài danh Lê Uyên-Phương cũng đã về hát trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam. Ngày xưa đôi uyên ương này rất thích trầm mình trong những cõi tình ái rong rêu. Lê Uyên đã cho biết rằng nàng sẽ về nước sinh sống luôn, sẽ mua nhà ở Ðà Lạt, một nơi chốn gợi nhiều kỷ niệm êm đềm của một thời vang bóng. Lê Uyên cũng dự định mở một nhà hàng, là sở trường làm ăn của nàng.

Nói đến nhà hàng ăn với uống thì không thể nhắc đến “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh. Nàng vốn là dân Gia Nã Ðại cư ngụ ở thành phố Toronto, như trường hợp Chế Linh. Chẳng rõ ngày xưa, Giao Linh đã mang cái biệt hiệu kỳ dị này là từ cái chuyện gì, quý độc giả kính mến có biết thì xin nói cho, thật cảm tạ.

Nó cũng tương đương với cái danh hiệu “sầu nữ” của bà Út Bạch Lan, bởi giọng ca thê thiết nức nở và cuộc đời tình ái đầy tan vỡ của nàng. Về Việt Nam, Giao Linh thường theo các đoàn lưu diễn hát ở những tỉnh, và cũng có góp mặt trong những chương trình Bước Chân Hoàn Vũ. Hiện nay thì Giao Linh đang làm chủ nhân của một quán cơm tấm kiêm luôn quán phở ở đường Lê Văn Duyệt cũ, công việc làm ăn cũng phát đạt. Có lẽ nên cải danh cho nàng thành “nữ hoàng hớn hở” chăng. Cũng chuyện ăn uống, Duy Quang đang trông coi quán Phở 24, chẳng rõ 24 tượng trưng cho cái gì và hách xì xằng mở luôn phòng trà Tình Ca. Ngoài ra, Duy Quang cũng là một trong những cột trụ của những buổi nhạc hội Duyên Dáng Việt Nam.
Image
Lệ Thu, tiếng hát cùng thời với những Giao Linh, Thanh Thúy, một giọng hát quý còn hơn cả vàng, thường làm chúng ta ngất ngây với những bài nhạc nhắc nhớ về Hà Nội và Miền Bắc thời tiền chiến, thời gian qua nàng đã có mặt trong những nhạc hội Bước Chân Hoàn Vũ ở Việt Nam. Ðức Huy có một phòng thu âm và hài lòng với những show trình diễn người ta mời.

Những giọng ca hàng đầu vượt thời gian như Khánh Hà và Tuấn Ngọc cũng tìm thấy những cơ hội làm ăn ở Việt Nam, nên cũng nhanh chân xách gói chạy hộc tốc về. Kẻo thôi bọn đi trước chúng nó cười vào mũi, rằng trâu chậm uống nước đục. Hai con người thuộc một gia đình dòng dõi văn nghệ gộc này năm 2007 đã xuất hiện trong một đại nhạc hội, mẹ ơi, mang cái tên chỉ nghe thôi đã ớn lạnh, là Nối Vòng Tay Lớn. Những tay ký giả kịch tràng quốc nội đã viết những hàng bốc thơm Khánh Hà như sau: “Không ai nghĩ, sau ngần ấy năm Khánh Hà vẫn còn có nhiều khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ. Sức hút giọng ca đã thực sự chinh phục khán giả bỏ tiền ra mua vé xem cô diễn”.

Trông thấy những con trâu về trước đang nhai cỏ non và húp nước béo tưng bừng, nhộn nhịp không thể tả nổi, những con trâu còn chưa về Việt Nam nôn nao xốn xang quá đi.

Nguyễn Hưng, một khuôn mặt thuộc thế hệ trước 1975 được bà Thu Dung, giám đốc trung tâm băng nhạc Rạng Ðông ở Việt Nam thực hiện một chương trình live show trong tháng 12.2007 vừa qua. Nguyễn Hưng, một nghệ sĩ thuộc lò Thúy Nga, chỉ chuyên nhảy nhót và hát những bản tình ca vô thưởng vô phạt, nên vẹm cộng chẳng làm khó dễ gì anh, sẵn lòng cho anh về nước nhảy nhót cho công chúng xem. Thuộc dạng nhảy nhót, đôi vợ chồng Linda Trang Ðài-Tommy Ngô đã về nước từ khuya. Nhạc nhảy và gào ở trong nước hiện nay khá nhiều, nên Trang Ðài và Tommy Ngô tha hồ mà nhảy và gào. Dường như để cảnh cáo những nghệ sĩ xuất hiện trong những chương trình nhạc hội chống cộng, mà những người viết trong nước gọi là “nhạy cảm về chính trị”, bà Rạng Ðộng đã nhắn nhe với những ai đang ôm mộng về ăn khế, thả diều và hát hò, rằng những ca sĩ muốn về Việt Nam, rất đơn giản, là đừng tham gia đến những nhạc hội chống đối lại vẹm cộng. Có phải chăng vẹm cộng muốn dần tách rời nghệ sĩ với những chương trình nhạc hội có tinh thần quốc gia dân tộc và chống cộng cương quyết như của Trung Tâm Asia chẳng hạn.

Người nghệ sĩ hải ngoại nên xem đó là những lời đe dọa và khủng bố tinh thần, nó nằm trong chính sách trấn áp tư tưởng của chúng.

Hà Nội, thông qua bọn nô bút và cai thầu văn nghệ đã coi thường trình độ chính trị của nghệ sĩ hải ngoại quá đi. Chỉ mới có hơn một tá lớp nghệ sĩ già xun xoe về nước, mà chúng cứ tưởng giới nghệ sĩ hải ngoại sẽ sẵn sàng chạy theo và chịu quy hàng. Tình hình hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại đang có chiều hướng khả quan, các nghệ sĩ bận rộn đi trình diễn ở khắp tiểu bang, sang đến Canada, Úc, Nhật, châu Âu, thậm chí có trường hợp “xù show” vì nhiều lý do. Nhiều phòng trà lớn vẫn là nơi đón nhận những tài năng ca nhạc. Ca sĩ hải ngoại muốn hát nhạc gì thì hát, phần nhiều là những bài nhạc tình, nhạc lính cũ của ngày xưa. Sự thắng thế của nhạc Miền Nam ở toàn cõi Việt Nam ngày nay đang là một vấn đề xốn nhức của ngành văn hóa cộng sản. Công chúng thích nghe nhạc Miền Nam, thường được biết là Nhạc Vàng, thậm chí thế hệ trẻ ở Miền Bắc cũng nghe và nghêu ngao hát Nhạc Vàng. Những người về nước cho biết, hiện nay ở bất cứ đâu, ở những nơi công cộng, hàng quán, tiệm cà phê, trên xe đò liên tỉnh, người ta mở nhạc Miền Nam công khai, luôn cả nhạc lính của Trần Thiện Thanh. Thời gian là một sàng lọc và là một bằng chứng hùng hồn nhất trả lời cho câu hỏi Ai Thắng Ai trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và cả trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Anh khoe anh giỏi anh tài, thì anh cứ bảo bọn nhạc nô đặt nhạc cho nó hay hay lên, âm điệu bổng trầm du dương nhiều vào, lời nhạc trau chuốt lên như những vầng thơ, như những áng văn thêu hoa dệt gấm đi, thì công chúng sẽ lắng nghe nhạc của các anh. Anh mà làm được như thế thì chúng tôi xin tình nguyện đi bằng haià tay cho anh coi.

Trong chiều hướng gọi là phi chính trị đó, những nghệ sĩ không hay ít có những hoạt động ca hát chống cộng như Kim Anh, Carol Kim được cho về nước. Kim Anh đi vào lòng khán giả hải ngoại với những bản tình ca lãng mạn Trung Hoa, đặc biệt tên nàng gắn liền với Mùa Thu Lá Bay. Carol Kim, một ca sĩ nhạc tình cảm kiêm nhạc kích động quen thuộc của thập niên 1960, 1970, một cái tên cùng thời với những Phương Tâm, Mai Lệ Huyền trong thể loại nhạc vui và kích động. Liệu nàng có sánh nổi với những ca sĩ trẻ hơ hớ trong cùng dạng nhạc này ở trong nước hay không, hoặc nàng sẽ chỉ tìm về với những bài tình ca nhẹ nhàng? Những cái tên quen thuộc như Phương Dung, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc và cả nhạc sĩ Từ Công Phụng đang xin giấy phép hoạt động từ Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn ở Việt Nam. Ðây là một nguồn tin do các thợ viết vẹm tung ra trên các diễn đàn internet trong bản tin nhạc Việt, mức độ khả tín còn đang trong vòng được nghiên cứu và phối… kiểm.

Tuy nhiên, đối với Phương Dung nếu quả đúng như thế thì có phiền phức đấy, vì nàng chuyên hát nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa, nàng rất hãnh diện khoe cái thành tích ấy mỗi lần lên sân khấu. Cho về bên nớ, có lẽ vẹm nên buộc nàng hát những nhạc “bộ đội”, đại khái như Cô Gái Sài Gòn Ði Tải Ðạn, Tiếng Chày Trên Sóc Bombo bụp bùm bum, ô hô, nên chăng. Các ông bà bầu show ở Việt Nam đang khuyên những nghệ sĩ lỡ vướng vào chuyện chính trị hãy sớm làm đơn giải trình cho ngành văn hóa, thì vẫn được vẹm cứu xét cho về Việt Nam theo nguyện vọng.

Nói giải trình cho nhẹ một chút, chứ tình thực nó ở dạng những tờ tự thú trước bình minh, rằng chúng em lỡ dại, mong quý anh tha cho, chúng em xin cắn cỏ ngậm vành.

Thế hệ nghệ sĩ sau thời điểm 1975 mà đã thành danh ở hải ngoại nhờ vào lòng thương mến của công chúng như Hoài Linh, Mạnh Ðình, Gia Huy, Phi Nhung, Thành Lễ, Nhật Hạ cũng đã về Việt Nam trong nhiều năm qua. Rồi đây, có lẽ cái danh sách những con vẹt về nước hót sẽ được bổ sung thêm, tuy không nhiều. Với những người nghệ sĩ đã quay lưng lại với chính cái nhãn hiệu tị nạn chính trị của mình để khoác lên chiếc mặt nạ che giấu cảm xúc thật của họ trước cặp mắt cú diều của vẹm cộng, từ giây phút ấy tiếng hát của họ đã trở nên những âm thanh vô hồn. Cứ mỗi lần nhìn tất cả những con người đó hát trên sân khấu, dẫu là loại nhạc gì, tình ca hay tình lính, hẳn công chúng sẽ không còn tìm thấy được cảm xúc thật của mình hòa theo cùng được nữa.

Bởi những tiếng hát ấy không xuất phát từ con tim thổn thức của mình mà chỉ là những chiếc máy hát, những chiếc máy có những cái khe để người ta bỏ những đồng tiền vào.

Ðối với những người nghệ sĩ Việt Nam chân chính ở hải ngoại mà cho đến thời điểm này vẫn còn khẳng khái ấp ủ tấm lòng son với chính nghĩa quốc gia, gìn giữ những giá trị nhân bản và truyền thống văn hóa của dân tộc, vẫn giữ lòng cương cường không chịu khuất phục trước bạo quyền Hà Nội, chúng ta xin được nghiêng mình cúi đầu giở nón trân trọng bày tỏ sự kính phục và yêu mến.
Những tiếng hát này mới là những sợi dây tơ rung lên những cảm xúc thực sự, và chính là những giọng hát vượt không gian và thời gian.

Phạm Phong Dinh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bí mật của những người đàn bà

Chẳng biết thực hư ra sao, cả làng cứ đồn ầm lên anh Khuynh, đang sống trên thành phố, bị cô vợ giàu có lừa đi “đổ vỏ”.

Cô hai Cải - mẹ anh Khuynh nghe một đồn mười, mười đồn trăm thì ức lắm. Cô chắp tay sau đít, bước thấp bước cao chửi cha thiên hạ khắp đầu làng, cuối xóm. Cô chửi oang oang rằng: “Cha bố kẻ hơn lòng hơn bụng, ngậm máu phun người. Bát gia cửu tộc đứa nào vu oan giá họa cho con trai bà. Từ nay chúng mày có miệng thì cắp, có nắp thì đậy, chuyện bà bà biết, chuyện mày mày hay”...

Đúng là thiên hạ độc mồm. Anh Khuynh đẹp trai phong độ là thế, ấy vậy mà thiên hạ lại đổ tiếng xấu cho anh. Buổi trưa nào mấy bà “tám” trong xóm cũng túm năm tụm ba dưới gốc đa già, thêu dệt đủ chuyện xấu về mẹ con cô Cải. Cô Cải không họ hàng thân thích, cũng chẳng hận thù gì với mẹ tôi nhưng mẹ tôi thì lại tỏ vẻ ghét và khinh cô Cải lắm lắm.

Đang vào hứng, chợt thoáng thấy bóng cô hai Cải từ phía xa, mẹ tôi nhanh chân đánh bài chuồn. Trước khi phủi đít quần đứng dậy, bà còn bồi thêm vài câu: “Phúc đức tại mẫu. Đời mẹ ăn mặn thì đời con khát nước thôi. Ối dào ôi, ông trời có mắt cả đấy, nhân nào thì quả nấy, các bà cứ ngẫm mà xem”.

Tôi chả hiểu mẹ tôi nói thế là có ý gì. Nhưng nhìn bà thì biết ngay là bà đang hả hê lắm. Một bà khác trong đám, nhổ đến toẹt bãi nước bọt xuống đất, vén môi phụ họa: “Cái giống đàn bà đi tranh chồng người khác thì phúc đức ở đâu ra hả các bà. Suy cho cùng, cái gì cũng có gien có giống cả các bà ạ. Thằng này ăn học hơn người mà vẫn bị gái nó xích. Chắc tại mả nhà nó bị gái chăn rồi”.

Nói rồi đám đàn bà, trong đó có mẹ tôi, cười ré lên. Âm vang tiếng cười của những người đàn bà ưa đưa chuyện, thích nhiếc móc, rỉa rói, hạ nhục người khác cứ lanh lảnh, cay nghiệt và khinh khỉnh thế nào ấy. Chưa bao giờ lại thấy mẹ tôi tỏ ra thích thú với chuyện lình sình nhà người khác đến thế.

Buổi tối ăn cơm xong, le te pha cho bố tôi ấm trà, vắt vẻo ngồi cầm tăm xỉa răng, ngậm một ngụm nước súc miệng òng ọc, mẹ tôi bắt chuyện với chồng: “Nhà Cải đúng là nhục bố mày nhỉ. Cái thằng Khuynh khá trai là thế. Nghe đâu ở rể nhà kia khổ lắm, người làng mình bắt gặp thằng Khuynh xách làn đi chợ đấy. Mà tôi còn nghe đồn, thằng cháu của nhà đấy là cháu hờ thôi. Kiểu này chắc lại thằng ăn ốc, thằng đổ vỏ rồi. Nhà ấy đến hồi mục mả rồi bố mày à...”.

Mẹ tôi chưa nói hết câu, bố tôi quắc mắt, vằn lên những tia máu đỏ ngầu: “Bà im mồm đi. Bà ăn củ ráy ngứa mồm hay sao mà cứ thọc vào chuyện nhà người khác thế hả?”.

Mẹ tôi tức thì bù lu bù loa: “Hóa ra trong lòng ông vẫn còn tơ tưởng đến nó à? Tôi thích thì tôi nói đấy. Thiên hạ họ nói thế thì tôi cũng nói thế đấy, tôi đặt điều cho ai nào.

Tôi biết tỏng cái bụng ông rồi. Ngày xưa ông chả từng mê nó, bị nó chê, sau bao năm ông vẫn còn tơ tưởng gì mà bênh nó chằm chặp thế hả? Tôi một lòng yêu thương chăm lo cho ông, sinh cho ông cả bầy con. Ấy thế mà giờ mới chỉ nói động đến nó là ông đã dằn hắt vợ à?”.

Bị bẽ mặt, bố tôi tức điên, dậm chân xuống nền nhà, rít lên: “Giời ơi là giời. Vợ với chả con. Bà hết khôn dồn dại hả?”.

Mẹ tôi vẫn chẳng chịu yên: “May mà nó cưới được chồng, chứ không, ngày ấy biết đâu nó cũng lại chả đổ vấy cho ông cái thai trong bụng nó ấy chứ”. Nước này thì bố tôi hết chịu nổi, ông vớ cái điếu bát, đập đến choang xuống nền gạch, nước điếu chảy ra hôi mù, nồng nặc khắp nhà.

Thì ra cái thời tuổi trẻ của bố mẹ tôi cũng lắm phức tạp, phiền hà. Nếu không có chuyện đồn về anh Khuynh, chẳng bao giờ tôi biết được rằng ngày xưa bố tôi từng thích cô Cải đến thế. Mẹ tôi vì ức bố tôi bênh cô Cải mà tồng tộc kể ra bằng hết. Nào là nhà bố tôi nghèo nên bị cô Cải chê, nào là bố tôi lân la làm thuê cuốc mướn cho bố mẹ nhà cô Cải cốt chỉ để lấy lòng cô mà không được. Chẳng riêng gì bố tôi, trai làng ngày ấy nhiều anh chết mê chết mệt song chẳng ai lọt mắt xanh của cô Cải.

Vào một đêm trăng sáng, người làng đi đơm đó bắt gặp cô Cải hủ hóa cùng một người đàn ông đã có vợ ở làng bên, ngay dưới bụi tre ở chân bờ đê cuối làng. Sau chuyện tai tiếng ô nhục ấy, cô Cải bị bố mẹ trói vào gốc cây mít đánh cho một trận, bỏ đói mấy ngày liền. Rồi cô có mang, bố mẹ cô đành muối mặt phải chấp nhận cho cô theo không người đàn ông đã ăn nằm với cô. Ấy chính là bố anh Khuynh sau này.

Lúc chung sống với cô Cải, bố anh Khuynh phải dứt tình với người vợ cả do bố mẹ cưới về nhưng ông không yêu thương. Để cắt đứt quan hệ với người vợ cả, cô Cải bắt bố anh Khuynh phải về ở rể nhà mình. Nghe nói, chuyện riêng tư của cô Cải hồi ấy là trung tâm đàm tiếu của cả làng.

Khi anh Khuynh lên 10 tuổi thì cô Cải góa chồng. Học xong Cao đẳng trên thành phố, lấy cô bạn gái con một cùng học, anh Khuynh lập nghiệp luôn trên ấy chẳng về làng. Cô Cải sống ở làng một mình, dăm ba bữa lại có một người đàn ông thường xuyên qua lại nhà cô, chắc là bồ. Nhìn cô còn phây phây là thế, không có đàn ông theo mới lạ.

Lúc đập điếu xong, bố tôi bỏ đi sang nhà hàng xóm chơi cờ tướng. Mấy bà tám được thể “chúa vắng nhà”, tức thì lại kéo nhau sang buôn chuyện nhà cô Cải. Nhóm bạn buôn của mẹ tôi đang túm năm tụm ba, hả hê chê bai người khác thì một người đàn ông xồng xộc chạy vào lôi tay cô Mỡi ra ngoài. Thì ra là chú Mỡi người nồng nặc mùi rượu.

Vừa kéo vợ xềnh xệch về nhà, chú Mỡ vừa la lớn: “Bà có chừa cái thói buôn chuyện nhà người khác không thì bảo. Bà tưởng bà danh giá cao sang lắm đấy à? Tôi nói cho bà hay, năm xưa chỉ vì trót nhận món tiền 300 hào bố bà giúp đỡ để làm ma cho mẹ tôi mà tôi tình nguyện lấy bà đấy...”. Nghe chú Mỡi nói, cả mấy người đàn bà ngớ người người nhìn theo rồi lục đục ra về.

Thấy bên nhà ầm ĩ, bố tôi bỏ dở ván cờ chạy về. Nhìn bố giận dữ, mẹ tôi rảo bước đi vào buồng. Bố tôi hằm hằm đi theo.

Áp tai vào vách buồng hóng hớt, tôi thấy giọng bố đầy giận giữ: “Chuyện nhà ai nấy rạng. Nhà Mỡi lấy chồng gá nợ thì đâu cao sang, hay hớm gì cho cam. Còn bà, ngày xưa, là tôi tấn công bà hay bà chủ động “trói” tôi. Nếu ai thêu dệt chuyện của bà thì sao?”. Mẹ tôi đang hăng máu khẩu chiến với chồng, nghe ông nói vậy, tức thì ngồi phịch xuống giường, im re như thóc....
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

"VN đâu cần các anh làm Từ Thiện".

Hôm nay, tiền thu lợi hàng năm đã có :

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.
- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.
- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.

Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.

Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm.

Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.

Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.
Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.
Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.

Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.
Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.

Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.
Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Whasington DC, ....

Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.

Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.
Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.
Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.
Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.

Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.

Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?
Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?

Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.

35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.

Đừng nên quá ôm đồm.

Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.

Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”

Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .

Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...

Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.

Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!

Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.

Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.

Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.

35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.

Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.

Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Rao tình ở nhà vệ sinh trạm xe buýt Sài Gòn
"Mình là gay, cao 1m73, da trắng, mong được làm quen với các bạn qua số điện thoại 01652...", đó là dòng chữ trong nhà vệ sinh ở trạm xe buýt Sài Gòn. Bên cạnh nhăng nhít những lời rao mua bán khác.

Có dịp vào "giải quyết", nhiều người choáng váng khi ở trên tường chi chít những dòng chữ được viết nguệch ngoạc. Do đây là khu vực đông khách tập trung nên ban quản lý đã xây hàng chục phòng vệ sinh. Tuy nhiên, không có phòng nào là không bị tận dụng mời chào quan hệ đồng giới, mua bán tình dục.

Trên một bức tường của toilet nam có lời rao: "Chào các bạn mình là gay kín, là bot menly, body chuẩn, cao 1m73, nặng 62 kg, da trắng mong được làm quen với các bạn qua số điện thoại 01652...". Chủ nhân của lời rao này còn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, email để liên lạc.Rao kế : Tui tên Tạ Công,việt gốc bông có khả năng chơi ca vũ nhạc kịch,các chị em cần tui tới phục vụ for free,liên hệ : 0913 57010 .....

Cạnh đó là một lời rao khác: "Mình tên Chung, 26 tuổi, hiện đang là sinh viên Đại học, muốn làm quen với các bạn có nhu cầu ham muốn chuyện ấy" kèm theo số máy.
Image
Những dòng chữ nguệch ngoạc ở một phòng vệ sinh thuộc Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn. Ảnh: Tá Lâm.(Epi)
Không khác, ở nhà vệ sinh nữ cũng có nhiều lời rao. Ngay trên cánh cửa của một phòng toilet, nét chữ nguệch ngoạc: "Em là một chàng trai 20 tuổi, khỏe mạnh, cao 1m73 nặng 60 kg, muốn làm quen với các chị từ 25 đến 45 tuổi để mong được giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm. Em cần tiền để đóng học phí nên các chị giúp được em thì em nhiệt tình".

Dưới những lời rao này, cũng có vô số những "comment" kiểu như: "Ok! Bạn muốn thì liên lạc lại với mình theo số điện thoại 016999... sau 12 giờ đêm nhé" hoặc: "Thông tin bạn đưa ra cũng được đó, nhưng không cho biết giá cả thì sao".

Liên lạc với một trong những số điện thoại được ghi trên tường, người thanh niên tự giới thiệu tên Chung, 26 tuổi, đang là sinh viên ĐH sư phạm TP SGN. Anh này thừa nhận hay lui tới những khu vực đông khách như các công viên, bến xe... để gạ tình.

Trong quán cà phê ở quận Bình Thạnh, người thanh niên mặc chiếc quần jeans, áo thun đi chiếc xe Nouvo mới coóng luôn đội chiếc mũ lưỡi trai che khuất nửa mặt. Gọi một ly cà phê đen, gã này thổ lộ, anh ta không phải là "gay" mà là một người môi giới mại dâm. Khi khách gọi đến số điện thoại ghi trên tường, sẽ trực tiếp gặp anh ta rồi cũng thỏa thuận giá cả.

"Em quản lý hơn 20 gái bán dâm, đủ các hạng tuổi từ 16 đến 25, gái quê, xinh đẹp, chiều khách hết chỗ chê, sẵn sàng phục vụ khách từ A đến Z. Tụi em cũng cho thuê đi chơi vũ trường, giá cả thương lượng", Chung giới thiệu.

Để có những lời rao trong nhà vệ sinh "hút" khách nhất Sài Gòn, anh ta cho biết, chỉ cần cho tiền một số "thằng bé xin đểu ở bến xe", viết sẵn cho chúng những dòng chữ, rồi bảo vào trong phòng nhà vệ sinh ghi lên tường. "Cách này cũng hay, tự nhiên lại có thêm một chợ mới để rao tình, chứ bây giờ mà lên mạng dễ bị công an để ý lắm", Chung cười hả hê trước "ý tưởng sáng tạo" mà anh ta nghĩ ra.

Chung cũng cho hay, cách làm của anh ta cũng được nhiều người đến "mua". Một ngày bình thường cũng có không dưới 10 người gọi đến, còn một số gọi đến do nhầm tưởng anh ta là một "gay" chuyên nghiệp.

"Nếu có bạn bè muốn cảm nhận sự sung sướng thì hãy liên lạc với em", anh ta nói thêm.
Image
Một lời rao tình trần trụi. Ảnh: Tá Lâm.
Anh Tâm 40 tuổi, quê Bình Dương cho biết, thực sự choáng váng khi vào nhà vệ sinh ở trạm này. Phía bên ngoài thì thoáng đãng nhưng khi vào trong đầy rẫy những dòng thông tin của những kẻ bệnh hoạn viết tràn lan nhìn rất khó coi.

Còn một vị khách ở Đồng Nai khi thấy những dòng ghi "rao tình" này tỏ ra khó chịu đã nói lại với nhân viên trạm xe buýt, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu. "Sao ban quản lý bến xe Sài Gòn không tẩy xóa những dòng chữ mua bán tình bậy bạ trên tường, nhìn thiếu văn hóa quá", vị khách nói.

Tuy nhiên, theo nhân viên của bến xe Sài Gòn, vì là nơi vệ sinh chung, lại là khu vực rất nhiều người ra vào nên họ không thể quản lý. "Hàng tuần, chúng tôi có cử người đi kiểm tra và đã xóa bỏ, tẩy rửa, nhưng hôm sau đâu lại vào đấy", anh này nói.

Cũng theo người này, những gay sống quanh khu vực công viên 23/9 lợi dụng người đông đúc không ai kiểm soát, vào viết những lời gạ tình lên tường nhằm tìm kiếm khách làng chơi. Đêm về họ lại ra công viên tìm khách.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Hồi ký của một người Hà Nội


Với bút hiệu tụ do ‒ chữ thường, viết liền ‒ ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài “Người tìm tự do và tượng thần tự do” đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.


Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?”

Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, ...nữa là bác!”

Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.

Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.

Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.

Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là ...Vẹm!

Khi họ tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư.
Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!

Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.

Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...

Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ... tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).


Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.

Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng... đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là ... “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!

Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, ...đi tù!

Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.

Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.

“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.

Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.

Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.

“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”

Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân ...” là vậy!

“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.

“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.

Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!”

Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị “bộ đội biên phòng”giong về Lệ Thủy, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”.

Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!

Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình”. Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.

Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà phẩn uất, đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”

Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lũng sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.

Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarraut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.

Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn tiẻu tư sản”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về...! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ!

Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Ðảng ... nói dối!

Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà Nội di cư”, 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.

Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.

Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”. Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.

Dân chúng miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”

“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”

Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Saigòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi....”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.

Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ Việt cộng” năm xưa.

Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!

Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.

Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ ...!
Người Tìm Tự Do và Tương Thần Tự Do
[/color ]

Tôi đến New York năm 1986, vào dịp kỷ niệm 100 năm tượng thần Tự Do uy nghi, kiêu hãnh trên hòn đảo Tự Do (Liberty Island) của nước Mỹ.
Khu Mahattan với những tòa nhà chọc trời, ngước mắt trông lên, cảm thấy mình nhỏ bé. Khách du lịch ngỡ ngàng nhìn ngó khắp nơi, thán phục nước Mỹ tự do có tượng thần Tự Do.
Theo dòng người, tôi bắt đầu từ Battery Park, quẹo vào Castle Clinton, xưa là pháo đài chống quân Anh, nay là nơi bán vé ferry (phà).
Qua cửa Castle là ra bờ biển đợi phà. Xa xa, nhìn thấy tượng thần giơ cao ngọn đuốc Tự Do trên làn sóng nhấp nhô của Đại Tây Dương bát ngát.
Tượng thần Tự Do là thần tượng của di dân tứ xứ, người mất tự do trên trái đất này tìm tới nước Mỹ tị nạn. Ai cũng biết tượng thần Tự Do với tên Statue of Liberty, dễ nhớ, không dài như tên nguyên thủy là Liberty Enlighting the World.
Thời gian chờ đợi xuống phà, đây đó vài người thầm lặng suy tư. Đó là những người mới tới Mỹ. Ngồi bên gốc cây, gió hiu hiu, xào xạc lá, tôi nhìn ra đại dương bao la nhớ lại mảnh đời dĩ vãng.
*
Tôi lớn lên tại Hànội, được ăn học đầy đủ trước khi khôn lớn. Năm 14 tuổi, tôi học trường Văn Hóa, ngôi trường định mệnh, sát Hỏa Lò, góc phố Hàng Bông Thợ Nhuộm. Thầy dạy Anh văn, ông Nguyễn Khang, có dáng tài tử xi nê hơn là thầy giáo, ngoài dạy học còn làm ở phòng Thông tin Mỹ, phố Tràng Tiền.
Năm 1953, phó tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Hànội, đã đến thăm trường tôi do thầy Khang mời.
Ngồi bàn đầu và là học sinh giỏi, thầy bảo tôi đại diện lớp. Sau khi bắt tay trả lời ông Nixon "I am fine, thank you", thầy vui, ông Nixon hài lòng, tôi được nhận quà tặng là một post card tượng thần Tự Do. Sau này vì tấm post card, tôi bị vào xà lim số 8 Hỏa Lò Hànội, dù chẳng ai biết ông Nixon đã tặng tôi.
Tôi đã tìm dược tự do sau 28 năm đọa đày từ khi đất nước chia đôi, khi bức màn tre che kín miền Bắc, tăm tối âm u.
Cha tôi làm chủ một hãng thầu tại Hải phòng trong khi gia đình vẫn ở Hà Nội. Khi người lính quốc gia cuối cùng rút sang bên kia bờ Bến Hải, cha tôi và gia đình kẹt lại do không hiểu gì về cộng sản và tài sản, cơ ngơi còn đó.
Đỗ Mười về tiếp thu Hải phòng nói rằng các nhà tư sản vẫn được làm ăn bình thường. Một tháng sau, cha tôi bị tịch thu tài sản. Trở về Hànội, trắng tay, cả nhà sống trong túp lều ở ngoại ô, cha tôi đi đánh giậm, vớt tôm tép trong các ao hồ, rau cháo nuôi vợ con.
Đấu tố, cải tạo, chửi rủa, cha tôi ngày một tiều tụy hơn những người tiều tụy bị qui là tư sản còn lại trong thành phố. Lời trăn trối khi cha tôi khi nằm xuống là "Cha đã bị lừa, con hãy tìm đường vào miền Nam tự do".
17 tuổi tôi đi tìm tự do, bị bắt. Chiếc thuyền vượt tuyến giạt vào bờ bắc vĩ tuyến 17. Trải qua 11 trại giam, tôi bị giong về Hỏa Lò Hà Nội, trong xà lim số 8, mỗi xà lim giam một người. Văn nghệ sĩ Nhân Văn-Giai Phẩm chật cứng 4 dãy xà lim.
Biệt giam, tra hỏi, ép cung, làm sao tôi trả lời được những câu hỏi về chính trị lúc tôi còn nhỏ!
Từ trường học sang Hoả Lò, tôi chỉ còn nung nấu trong đầu hai tiếng Tự Do. Tôi sẽ đi tìm Tự Do suốt cuộc đời này! Từ đó tôi mang cái "mác": Trốn vào Nam theo địch, rồi dần dần thêm từng dòng "Âm mưu lật đổ chính quyền, phản động, làm tay sai CIA".
Lý lịch như vậy, sống trong thời điểm khốc liệt nhất của cộng sản Việt Nam, đời tôi còn quãng dài oan nghiệt. Tôi đã lên rừng, xuống biển, sang biên giới Việt Lào, vào miền trung để vượt tuyến vào Nam. Những tháng năm tù tội làm tôi hiểu cặn kẽ về cộng sản. Điều cha tôi đau khổ nói trước khi chết "Cha đã bị lừa..." nay tôi mới hiểu hết.
Năm 1981, tôi vượt biển lần thứ hai, bằng thuyền buồm đánh cá của một gia đình nghề chài, đi từ Hải phòng tới HongKong sau 26 ngày sóng gió. Định cư tại Mỹ năm 1982, tôi đã tìm thấy Tự Do .
Mãi suy tư nên lỡ chuyến ferry, phải đợi thêm nửa giờ, chuyến tới. Tôi không bận tâm vì chờ đợi, tôi đã đợi chờ gần nửa đời người, ba mươi phút chỉ là khoảnh khắc .
Sầu tủi đã trôi đi, chỉ còn vui tươi, hạnh phúc. Tôi còn có thể đợi chờ ngày vui tươi, hạnh phúc trên quê hương không còn cộng sản.
*
Xuống ferry (phà), mũi tầu chiếu thẳng Liberty Island, mươi phút, nhìn phía sau, khu Manhattan lô nhô nhà chọc trời mờ dần trong nắng chiều New York, trời xanh lơ không một bóng mây mù. Xa xa, những con tầu lướt sóng, những cánh buồm nhiều mầu sắc đu đưa khiến tôi, trong giây phút, liên tưởng đến hàng trăm tầu thuyền tới cảng, một ngày tị nạn của người Việt Nam.
Trên ferry người người, tay bắt tay, chào hỏi nhau, mặt rạng rỡ niềm tin, nụ cười chia xẻ. Người ta nói với nhau bằng nhiều thứ tiếng, hiểu nhau bằng chỉ trỏ.
Những con hải âu bay lượn quanh phà, mấy em bé ngây thơ tung mẩu bánh mì cho chim sà xuống, đôi cánh trắng vẫy chào.
Phà vào bến, tôi bước lên bờ, thêm kích thích vì cảnh tượng trên đảo. Trước hết là tượng thần Tự Do cao lừng lững trên một building tức là phần bệ đá. Người xếp hàng thành hai cánh cung bao bọc cột cờ, dựng trên sân gạch hình tròn.
Theo mũi tên và đường dây căng, mất thêm ba phút mới vào được tới bệ, rồi vào khu bảo tàng, giới thiệu công trình trùng tu năm 1980, kiến trúc và lịch sử tượng thần Tự Do. Cô gái Á đông xinh đẹp, tươi cười chào mọi người và kể chuyện. Tôi dừng lại đây lâu hơn một chút, không hiểu hết những gì cô nói, nhưng nhìn sơ đồ, thống kê tài liệu, biết được nhiều điều về pho tượng hình phụ nữ mặc áo choàng này.
Tượng thần Tự Do hoàn thành năm 1876, do nhà điêu khắc Frederic Auguste Bartholdi tạo hình, cùng kỹ sư Alexandre Gustave Eiffel thiết kế, xây dựng, là món quà của người Pháp tặng nước Mỹ.
Tính từ mặt đất, tượng cao 305 feet (92,99 m), riêng thân tượng cao 151feet (46,50 m) . Bên trong có hai lối lên đỉnh tượng: cầu thang máy lên hết phần bệ đá, cho người già hoặc ai không thích leo từng bậc thang (192 bậc). Còn leo từ đầu, cả thảy 354 bậc thang xoắn ốc. Đầu tượng đội chiếc nón có 7 cánh nhọn xòe ra, tượng trưng cho biển và lục địa ( thời đó chưa biết 5 châu, bốn biển, mới có 7). Vành nón có 25 cửa sổ, đại diện cho 25 viên kim cương quí tìm được trên trái đất. Tay mặt thần giơ cao ngọn đuốc, đêm đêm rực sáng, tay trái giữ tấm bảng trông như quyển sách ghi chữ số La Mã: "July 4th, 1776", ngày thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, ta quen gọi là Mỹ.
Rất ít người dùng thang máy, đa số leo thang bậc lên tới vành nón, chặng cuối của hành trình. Tôi thận trọng bước lên bậc thang thứ nhất, lòng hân hoan khó tả. Mỗi bước leo lên vòng thang xoắn ốc, tới khoảng giữa thân tượng, cảm thấy như vào động tiên.
Ánh đèn mờ ảo phản chiếu bộ khung sắt chằng chịt, đủ sáng cho ta leo lên, càng cao, phần tượng nhỏ dần vì sắp tới đầu. Bậc thang chỉ vừa một người nên không chen lấn. Trên tôi là cô gái gốc Poland (Balan), tóc vàng óng ánh, người sau tôi là đàn bà Phi châu, trang sức, váy chùng sặc sỡ. Chỉ có tiếng rì rầm vọng từ vách tượng như tiếng kinh cầu bí ẩn. Dòng người lên, xuống như đàn kiến vòng vèo, êm ả trong không khí dịu mát của máy điều hòa nhiệt độ.
Từ cửa sổ vành nón tượng thần, tôi nhìn ra cánh tay thần Tự Do giơ cao ngọn đuốc soi sáng tinh thần Tự Do cho nhân loại, và rồi nhìn ra Đại tây Dương, nghìn trùng xa cách, nửa vòng trái đất là nước Việt Nam của tôi chưa có Tự Do.
Chuyến phà về, trở lại Manhattan, trời chiều lắng dịu. Trên phà cũng lắng dịu tiếng người như để tận hưởng một ngày ý nghĩa trong đời là đến tượng thần Tự Do, ghi lại bằng nhiều tấm hình kỷ niệm.
Người trèo lên đỉnh núi Himalaya hoặc theo khí cầu bay vòng quanh thế giới để lập một kỷ lục, tôi leo lên đỉnh tượng thần Tự Do để trọn vẹn một ước mơ từ nhỏ.
Hòa nhập vào dòng người New York, tôi đi nốt quãng đời yên vui còn lại của một người đi tìm Tự Do, tìm được Tự Do trên đất Mỹ.
2.
Bản Tình Ca
Của Một Người Tị Nạn
Bài viết thứ hai, tự truyện tìm Tự Do của tác giả Nguyễn Văn Luận
*
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do.
Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:
"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường...
hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"
Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông ra. Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về lại địa ngục trần gian.
Mười chín tuổi, lao tù đầy đọa, tôi đã mất mẹ, mất cha, bị qui là tư sản, xa vắng họ hàng vì chia rẽ giai cấp. Tôi mất Hà nội là nơi tôi sinh ra làm người Việt Nam. Không có tang cha khi cha gục xuống, không có tang mẹ khi mẹ xuôi tay, không hy vọng có đám cưới đời mình.
Bạo quyền cộng sản Việt Nam bắn giết hàng trăm ngàn người, bị qui là địa chủ. Nhiều trăm ngàn người bị tập trung lên rừng, để lại vợ con không nhà không đất. Thời gian làm ngưng nước mắt, oán than cũng vô ích, chỉ còn tiếng kêu vang vọng khắp miền: "Chúng tôi muốn sống!"
Hai mươi lăm năm sau (1981) tôi vượt biển, thoát tới Hong Kong. Bốn mươi tư năm từ lúc chào đời, tôi thành người tị nạn cộng sản.
Ngày tiếp kiến phái đoàn Mỹ xin đi định cư, một ông Mỹ dáng nghiêm trang, nghe tôi trả lời, đột nhiên hỏi "Anh có biết nói tiếng Pháp?". Tôi nhìn ông, giọng run run: "L'exilé partout est seul!" (Kẻ lưu đày nơi đâu cũng cô độc).
Ông gật đầu hiểu cả tiếng Tây, hiểu lòng tôi đau xót. Xưa tôi học trường Albert Sarraut, Hà Nội.
*
Đứng bên rào kẽm gai, sau dãy nhà tôn của trại tị nạn Hong Kong, một mình, suy tư thân phận. Tôi sẽ đến nơi xứ lạ là nước Mỹ xa xôi, tìm quê hương mới, chỉ trở về khi đất nước Việt Nam tự do, không còn cộng sản.
Đứa bé chừng 5, 6 tuổi, tung trái banh, toan bắt thì trượt chân trên sân trại. Tôi đã kịp giang tay đỡ cháu khỏi ngã thì người đàn bà chạy tới, đứng im, lặng lẽ nhìn tôi.
Tiếng trẻ thơ kêu "Má", tôi nhìn nàng... Sự thầm lặng và ánh mắt trao nhau là chân tình của người tị nạn Việt Nam nhẫn nhục, khổ đau, nói được nhiều hơn lời nói. Rồi những ngày sau đó, tâm sự, nỗi niềm, tôi đã cùng Mai kết thành bạn đường và bạn đời, đi Mỹ định cư.
Chồng Mai là người lính Cộng Hòa hiên ngang dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, quyết bảo vệ quê hương. Anh tử trận, mang thân đền nợ nước, để lại con thơ. Mai trở thành góa phụ, miền quê Đà Nẵng, cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại. Sau năm 1975, mất nước. Mẹ già khuất núi, con chậm lớn vì cháo loãng, bo bo thay cho sữa mẹ và cơm.
Một đêm mưa bão, Mai bị tên Việt cộng trưởng công an xã cưỡng hiếp, du kích xã canh gác quanh nhà. Mai phải sống vì con mới lên ba, mất cha còn mẹ. Người dân Đà Nẵng ra đi, đã mang theo vợ con người lính chiến tới Hong Kong năm 1981. Đứa con lên sáu không biết tiếng gọi "Ba"!
Tôi mang nặng tủi nhục, đọa đày triền miên từ đất Bắc đi tìm tự do. Mai gánh những thương đau, mất mát, cơ cực của miền Nam, bồng con đi tị nạn. Lấy dĩ vãng chia xẻ cùng nhau, chúng tôi sắp xếp lại hành trang cho bớt gánh đoạn trường, đi Mỹ.
Con đã có Má, có Ba. Má bồng con, Ba xách túi. Con có đồ chơi, cầm chiếc máy bay vẫy chào các chú, hai người lính chiến Quảng Nam đưa tiễn. Tôi nhìn con tự nhủ: "Ba sẽ dạy con tiếng "Cha", chỉ cho con hình người lính Cộng Hòa, ở bất cứ nơi đâu đều là Cha con đó!".
Mai đã nhất định không đi kinh tế mới. Tôi đã trốn công trường, vào tù chịu đựng, bây giờ dù bỏ lại quê hương nhưng còn Tổ quốc Việt Nam. Bốn ngàn năm lịch sử, thăng trầm, người dân nước Việt sẽ không trở thành Cộng sản.
Quê hương mới của chúng tôi là vùng đông bắc nước Mỹ. Căn Apartment hai phòng, hai chiếc giường nệm, một chiếc bàn con, đã cho tôi ấn tượng đẹp những ngày đầu tới Mỹ.
Lúc tôi khôn lớn, không có chiếc giường làm nơi cư trú, vì đã thành vô sản. Rồi tôi hiểu, vô sản cũng vẫn còn giai cấp. Phải lên rừng, một miếng nylon bọc vài manh vải gọi là quần áo, thì mới thành "người vô sản chân chính"!
Nhìn con ngon giấc ngủ thần tiên, vợ chồng tôi thao thức, không phải lo âu mà thì thầm những dự định tương lai. 18 tháng welfare trợ cấp, đủ thời gian cho mình đi học tiếng Anh. Đọc dòng thư hội M&RS nhắc trả nửa tiền nợ vé máy bay sang Mỹ "Xin bạn trả dần 12 tháng, giúp cho người sau bạn định cư", theo ý Mai, ý nghĩ nhân hậu của người đàn bà làm mẹ, "mình trả ngay từ tháng thứ hai".
Việc đơn giản là tại sao người ta không khấu trừ vào trợ cấp, lại đòi riêng. Mai chỉ nhẹ nhàng "nợ thì mình trả, ở hiền sẽ gặp lành", nhưng tôi lại suy nghĩ mung lung. Đây là bước đầu thử thách, cái thước đo lòng người tị nạn. 72 đô tiền nợ một tháng, có thể không trả và quên đi. Một lần để lòng vẩn đục sẽ trở thành bất lương. Cha mẹ bất lương con cái sẽ chẳng nên người .
Một sáng mùa Xuân, "bé Nam" gọi Má, gọi Ba, chỉ bông hoa mầu vàng mầu đỏ đung đưa bên vườn hàng xóm, kêu lên "hoa tu-líp". Bà già người Mỹ đứng trên thềm, giơ tay vẫy vẫy. Mai đã nói "Thank you", ngọt ngào, mạnh dạn, tay chỉ trỏ, diễn tả được những gì muốn nói.
Bà Jenny hiểu chút ít về "chiến tranh Việt Nam" qua tivi, sách báo hồi bà còn dạy học. Bà đã thấy "Boat people", những thuyền nhân tị nạn, nhưng lần đầu bà thấy một gia đình người Việt đến vùng này, lại là hàng xóm nên bà có cảm tình. Đây là ứng nghiệm "Ở hiền gặp lành" hay là sự may mắn cho gia đình tôi? Nói thế nào thì cũng đúng vì vài nơi trên đất Mỹ vẫn còn kỳ thị chủng tộc.
Thời gian trôi đi nhưng hai tiếng "lần đầu" lặp lại: lần đầu ra nhà Bank, lần đầu tới Post Office. Có những lần đầu chưa biết, nhưng có hai lần đầu quan trọng: "bé Nam" đi học, chúng tôi xin được việc làm. Bà Jenny cùng chúng tôi đưa "cháu" tới trường, bà cho chiếc mũ baseball và đôi giầy sneaker trắng muốt, khen "Cháu cute." Vợ chồng nhìn nhau, không hiểu, lát nữa về tra tự điển.
"Từ nay chúng mình có Má, bé Nam có Bà...!" Mai thốt lên khi chúng tôi đồng lòng nhận "Má Nuôi". Bà Jenny thành "Má Jen". Chuyện xảy ra vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), 17 năm về trước.
Sống một mình trong căn nhà rộng rãi, bà Jenny vốn là cô giáo nên rất yêu trẻ. Bà mời "cả nhà" sang ăn turkey.
Bé Nam lên bảy, đi học, hiểu nhiều về Thanksgiving hơn Má và Ba. Ăn uống vui vẻ, vợ chồng tôi nói chuyện với bà, có lúc ngồi im lặng hơi lâu vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Bỗng bé Nam kêu "Má...!", bà Jenny toan đứng dậy thì Mai buột miệng nói: "Má... let me do it!".
Nghe tiếng "Má" lỡ lời của Mai, tiếng Việt, vừa lạ, vừa thích, bà bâng khuâng giây lát.
Mai kể chuyện xưa, miền Đà Nẵng cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại... Tôi góp phần thông dịch, bớt thêm: Người Việt Nam coi việc chăm sóc cha mẹ già là bổn phận, dù chịu nhiều cơ cực cũng cố gắng đền ơn sinh thành, dưỡng dục.
Bà suy nghĩ mấy ngày, bỏ dự định chuyển về Florida, tỏ ý muốn nhận gia đình tôi làm Con, làm Cháu.
Chúng tôi dọn nhà sang ở chung với "Má Jen", điều này ít thấy trong các gia đình người Mỹ có con trưởng thành. Các con nhờ Má, nói được tiếng Anh. Cháu quấn quít bên Bà, xem chú chuột Mickey. Mùa đông buốt giá nhưng trong nhà nồng ấm tình người. Má vui tươi hơn trước, thích ăn bánh xèo và phở Việt Nam.
Mai vẫn cặm cụi hàng ngày, làm những chiếc ví tay của phụ nữ. Mấy người bạn Việt Nam đặt cho Mai biệt danh "Bà đầm hãng bóp" vì "giỏi việc, lại biết tiếng Anh," nhiệt tình giúp đỡ bà con.
Cũng như Má Jen, Mai không thích sa hoa, theo Má vào tiệm sách trong Mall nhiều hơn vào tiệm bán phấn son, make up. Việc từ thiện đã thành sở thích, Mai gửi 200 đôla, mỗi lần, giúp đồng bào bão lụt miền Trung, miền Bắc, vì lương tâm, đạo lý. Kẻ cầm quyền ăn chặn của dân, như đám cướp, có bao giờ được mãn kiếp yên thân. Đức Phật từ bi dạy Mai lòng độ lượng.
Tôi làm technician, ngành điện tử. Nhớ xưa, học sửa radio bị nghi làm gián điệp. Bộ công an Hà nội lấy công nông lãnh đạo, coi "điện tử" là CIA. Mười bẩy năm trong ngành điện tử, nay chắc tôi thành CIA ngoại hạng!
Bây giờ, ngồi trước máy computer, nối vào mạng Net, đọc Website tiếng Anh, tiếng Việt, thông tin thế giới bằng email, việc hãng, việc nhà, công tư hòa vào nhau từng ngày làm việc, tôi đã có cuộc sống an hòa, hạnh phúc, một gia đình thật sự yêu thương.
"Ngày mai, chúng mình đi New York thăm con".
Mai nắm tay tôi, hân hoan về ngày mai.
Ngày mai là tương lai của bé Nam ngày trước, giờ là một thanh niên cao 6 feet, đầy nghị lực bước vào đời. Xong đại học, Nam Nguyen trở thành chuyên viên tài chánh, làm việc trong văn phòng, tầng thứ 32 của một nhà "chọc trời" New York.
Ngày con ra trường là ngày vui trọn vẹn, ngày con nhận việc mới là niềm sung sướng của Má, của Ba, của Gia Đình tị nạn, mong ước từng ngày cho Con thành Người.*
Lâu lắm rồi, tôi mới có một đêm không ngủ để nhìn lại đời mình. Tháng chín, trời sang Thu se lạnh vùng đông bắc nước Mỹ. Tôi đã sống nơi đây 18 năm tị nạn, không thất vọng mà tin tưởng vào tương lai.
Người cộng sản muốn làm hung thần cai quản địa cầu, dựng lên Địa Ngục. Dựng được vài phần thì sụp đổ, sót lại từng mảnh vỡ điêu tàn. Hung thần đã chết.
Thoát kiếp lưu đày làm người tự do, tôi kính cẩn tri ân người phá ngục: người lính Cộng Hòa, giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính nghĩa Quốc Gia . Việt Nam, từ tinh thần đến lãnh thổ.
Người lính chiến Cộng Hòa hiên ngang đi làm Lịch Sử. Không có Anh, tôi đã không có niềm tin để sống sót, đã thành nấm mộ hoang trên rừng xơ xác. 21 năm kiên cường giữ vững miền Nam, Anh đối mặt hung thần, cứu sống thêm hàng triệu người vô tội.
Người lính của miền Nam tự do tử trận. Anh để lại người Vợ hiền, cuốc đất trồng khoai, chúng vẫn không tha, chà đạp nhân phẩm. Tôi lê bước chân vô định, gặp Mai làm Bạn Đường, nhìn mắt con thơ thấy hình người lính chiến.
Anh đã để lại Con Thơ cho tôi được làm "Ba" mang tròn trách nhiệm. Con đã trưởng thành, mai này sẽ góp phần xây dựng lại Quê Hương. Tôi muốn níu lại thời gian để được thương vợ, thương con nhiều hơn nữa.
Đã quá nửa đêm về sáng. Nhìn Mai ngon giấc ngủ thần tiên như "bé Nam" ngày đầu tới Mỹ, tôi ngồi im lặng bên bàn viết, đợi chờ sớm mai để được nhìn bình minh bừng sáng Phương Đông, được nhìn Mai thức dậy, mỉm cười, âu yếm nhìn chồng.
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi.
Tôi đang sống và đang viết Bài Tình Ca của Một Người Tị Nạn.

NGUYỄN VĂN LUẬN
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cái gì sẽ theo ta ?
Một ông quan Tể Tướng ... có 4 vị phu nhân.

Ông yêu người vợ thứ tư nhất, nàng tên TỨ ĐẠi, nàng vừa đẹp và luôn khắn khít sát bên ông một bước không rời. Ông luôn chiều chuộng, mua sắm cho nàng những đồ trang sức sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng hết mức, "Coi người vợ thứ tư như một viên ngọc quý nhất trên đời, ông không thể xa rời ...".

Ông cũng rất yêu người vợ đẹp hấp dẫn thứ ba, nàng tên Thiên Kim, sắc đẹp của nàng cuốn hút mãnh liệt mọi người chung quanh Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong lòng ông không lúc nào yên, luôn lo sợ một lúc nào đó nàng sẽ bỏ ông, để đi với người đàn ông khác.

Ông cũng yêu người vợ thứ hai, nàng tên Vương Tình, ông coi bà như một người bạn thân thương, nàng luôn giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến với nàng.

Người vợ thứ nhất tên là Nghiệp Lực, người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông, chăm lo chu đáo chuyện gia đình, chuyện hiện tại cũng như chuyện hậu vận tương lai. Tuy nhiên, ông lại không hề để tâm đến nàng dù một giây phút trong ngày. Nàng rất yêu ông, nhưng ông hầu như mãi mê theo đuổi Danh Lợi Tình, quá bận tâm đến Tham Sân Si, nên ông xem nàng như không còn hiện hữu.

Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ : “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao !”.

Ông ta hỏi bà vợ thứ tư : “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không ?”.

“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

Câu trả lời như một nhát búa đập vào đầu ông .

Ông hỏi người vợ thứ ba : “Tôi yêu nàng nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, nàng có nguyện theo tôi không ?”.

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”.

Trái tim ông run lên đau khổ.

Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai : “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến nàng. Bây giờ tôi xin nàng hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, nàng có nguyện đi theo tôi không ?”.

Bà vợ thứ hai trả lời : “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông đến mộ là cùng ”.

Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.

Bỗng có một giọng nói cất lên : “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói : “Đáng lẽ ra trong cuộc sống của tôi, tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.

Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có tỉ mỉ trau chuốt, nuông chìu đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

Còn bà vợ thứ ba ? Đó chính là của cải, địa vị ... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

Bà vợ thứ nhất chính là Nghiệp Lực của ta, thường bị lãng quên vì ba ngọn độc phong Tham Sân Si ta mãi dính mắc , nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc hành trình dài bất tận…..trùng trùng duyên khởi…. hết nhân tới quả, hết quả tới nhân. Luân hồi, Nhân quả, đau khổ..tiếp nối, tiếp nối triền miêm không bao giờ dứt. Muốn thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn sinh tử luân hồi đó, trước hết là chúng ta phải thực hành cho tròn hạnh Tứ Ân .

- Ân Cữu Huyền Thất Tổ
- Ân Đất Nước
- Ân Tam Bảo
- Ân Đồng Bào và Nhân Loại

TỨ ÂN ĐÃ TRÃ, TỘI CĂN CHẲNG CÒN.

k.t.t.t & v.d.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

TIẾNG VIỆT - TIẾNG MỸ RẮC RỐI...

L.A.T

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi

Me hiền ru những câu xa vời

À à ơi ! Tiếng ru muôn đời

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi

............ Phạm Duy (Tình ca, 1953)


Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng... tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:

- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.

Tôi cười cười:

- Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

Johnson vẫn không chịu thua:

- Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":

- Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?

Johnson ôm bụng cười:

- Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la..." cả.

Tôi cũng chẳng vừa:

- Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

Johnson gật gù:

- Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc ('), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:

Chị Huyền mang nặng ngã đau,
Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...

Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:

- Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be... cũng vậy.

Johnson chuyển qua phần khác:

- Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...

Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Vi ệt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:

- Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.

Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "Cock". Cock is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành "Cock". Cock là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

Johnson "gỡ gạt":

- Hi hi... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?" Hi hi... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

Tôi cười to kể tiếp:

- Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó... Tây lắm, thích thì sẵn sàng... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

Johnson vỗ vai tôi:

- Chút xíu nữa bạn là... hố to rồi. Ha ha... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua".................

Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:

- "Ôn đi về mô khôn hè?"

Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:

- Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.

Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào. L.A.T

********
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Nỗi Buồn Đàn Ông

- Trên bàn nhậu, các ông thường bàn về chuyện gì?
Đây là một câu hỏi mà tôi tin rằng 99% quý bà hay có chồng đi nhậu thường thắc
mắc...
Khi tửu nhập thì ngôn xuất từ chuyện sở làm, bạn bè, chuyện vợ nhà (với đủ thứ
thói xấu như tiền đong, gạo phát; ghen tuông trật chỗ - chỗ đáng ghen thì không
ghen, lại ghen chỗ khác)... Và, sau cùng, một đề tài thường hay nói đến, nhất là
ở bàn nhậu của các ông có tuổi trên 50 là nỗi buồn đàn ông.
Nếu quý bà không tin thì xin mời hãy tham dự một bàn nhậu đầu xuân mà thơ ca là
phương tiện thanh tao, cao cả để diễn tả một đề tài rất ư là... trần thế và trần
trụi. Tất nhiên, quý ông trong bàn nhậu này đều không phải là nhà thơ, nhưng
chính họ lại là người thuộc nhiều thơ và đọc thơ rất là diễn cảm.
Một ông có hàng tiền đạo trống vắng, những cái răng còn lại thì run lẩy bẩy
nhưng cố trệu trạo nói:
- Mấy ông biết không, về vụ có thể gọi là tóm tắt nhất cái bản chất của đàn ông
thì bài thơ này là “nămbờ oan”... Mà bài thơ này do các bậc tiền bối ngày xưa
truyền lại, có in vào sách trào phúng dân gian nữa nghe, chứ không phải là thơ
sáng tác bây giờ đâu! Nói rồi, ông “thiếu răng” đọc sang sảng. Có lẽ nhờ hàm
răng cửa thiếu và yếu, nên có gió đẩy đưa nghe sao mát dạ:

“Ngẫm rằng con tạo ý ra răng
... sao mà mọc trước răng
Lúc nhỏ cần răng thì mọc...
Khi già còn... lại không răng
Già nua hết thú, chèo queo..
Lọm khọm cần nhai rụng quách răng
Ngán ngẩm cho răng, buồn với...
Nghĩ rằng con tạo ý ra răng...”.

Cả bàn nhậu vỗ tay. Một tay gầy nhom như bộ xương trong bảo tàng viện châm biếm:

- Ông “thiếu răng” đọc bài này đầy tâm trạng. Bài thơ này diễn tả ông thiếu...
cả hai thứ... Ha... ha...
Ông Thiếu Răng hơi ức bèn khiêu khích:
- Bạch cốt linh tinh đại gia có thể cho tiểu đệ nghe bài thơ nào hay hay được
chăng?
Ông gầy “Bạch cốt linh tinh” hắng giọng:
- Chuyện nhỏ. Nghe nè... Hồi
“Sáng nay ngồi nấu nồi chè
Nhớ lại chuyện cũ nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con... Chim
Xưa sao hùng dũng, nay im thế này
Lắc đi lắc lại mỏi tay
Mà sao nó vẫn ngây ngây khờ khờ
Bây giờ dù có ai rờ
Mà sao nó vẫn khờ khờ ngây ngây...

Một ông mập, lùn, với một cái mũi to và trán hói nên gương mặt hơi giống Trư Bát
Giới - bạn hữu gọi ông ta là lão Trư - chen vào:
- Ốm nhom, ốm nhách như con cò ma, khờ khờ là phải rồi. Tớ đây, mập khỏe mà cũng
có bài thơ diễn tả đúng tâm trạng và hoàn cảnh nha:

“Bây giờ sống cũng như không
Thôi rồi cái kiếp làm chồng làm cha
Bây giờ có sống đến già
Cho dù béo tốt cũng là công toi
Bây giờ pháo đã tịt ngòi
Gia tài còn lại một vòi nước trong
Suốt ngày nó chảy long tong
Đến khi hữu sự nó cong cái vòi...

Bạch cốt linh tinh lên tiếng:
- Ủa, đây là bài thơ nói về con heo bị thiến mà?
Ông Thiếu Răng huýt gió:
- Thì thằng lão Trư nói về nó mà! Chẳng thà ốm như mày mà “lắc đi lắc lại” là vì
không có sức khỏe, còn nó mập, béo như thế mà khóc ròng thì chỉ có nước là bị
thiến mà thôi...
“Thiến heo đây... thiến heo đây...”.
Quay qua người bạn ngồi cạnh bên đang im lìm như người đau bệnh trĩ (vì ông ta
hay ngồi cà niễng một bên ghế), ông Thiếu Răng mời mọc:
- Sao rồi, Thằng Hề đại nhân đã rặn ra bài nào chưa? Bản mặt buồn như cải úng,
Thằng Hề đại nhân lên tiếng:
- Có rồi. Bài này tôi mới được nghe giới giang hồ truyền tụng như là bài khẩu
quyết của bọn đàn ông còn trẻ (í... ẹ) chúng ta. Hãy nghe đây mà ngậm ngùi:

“Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Bây giờ sức khỏe tuyệt vời
Nhưng mà nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức khỏe như trâu
Bây giờ “công cụ” nát nhàu như dưa
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa buồn lòng
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Cái thời oanh liệt còn đâu nữa mà...!”.

Cả bàn nhậu cùng làm một dàn đồng ca:
- Nay mai về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân...

Rốt cuộc, mỗi khi xuân đến thì chuyện leo lên bàn thờ càng gần, nhưng chỉ buồn
một cái khi về với cát bụi, đàn ông chỉ được ngắm gà khỏa thân. Phải chi được
ngắm cẳng dài cho đời nó đỡ tủi!

LÊ VĂN
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests