Thời Sự, Bình Luân

bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Coi chừng! cuộc đảo chính không tiếng súng


… Đất nước lâm nguy! Thậm cấp! Chí nguy! Chí nguy! Kẻ thù không phải đã đến sát biên giới, không, kẻ bành trướng đã kéo quân vào sâu trong nội địa, chiếm lĩnh những lãnh vực, vị trí quyền lực xung yếu nhất. Mọi người Việt ta đã nhận rõ chưa?…Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đột nhiên xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân sáng ngày thứ bẩy 14-8-2010 trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Trước đó 2 tuần, khi ông Vịnh với tư cách Thử trưởng Quốc phòng họp với 70 quan chức quốc phòng của các nước Đông Nam Á để chuẩn bị cho cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 10 tới, báo trong nước đều yên lặng, không đưa tin. Tin này chỉ được biết đến trên báo Thái lan, Xingapo… Cuộc trả lời phỏng vấn lần này nói về sự kiện tàu chiến Mỹ, tàu sân bay G. Washington và tàu khu trục Mc Cain đến gần và cặp bến Việt nam, về mối quan hệ về quốc phòng giữa Việt nam với Hoa kỳ, Trung quốc và các nước khác.
Image
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Điều quan trọng là ở cuối cuộc phỏng vấn, trung tướng Vịnh cho biết đến ngày 17-8 tại đây sẽ diễn ra “cuộc đối thoại chiến lược về chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng giữa Việt nam và Hoa kỳ”. Ông nói rõ: “Cuộc đối thoại sẽ nêu lên các vấn đề liên quan đến chính sách quốc phòng 2 nước, bàn các biện pháp để tăng cường quan hệ quốc phòng 2 nước, có thể tham khảo lập trường của nhau về các vấn đề cùng quan tâm”.

Một số bạn trong nước, – nhà báo, sỹ quan cấp cao tại chức – cho biết đây có thể là chuyện quan trọng, rất hệ trọng, quan hệ đến an ninh đất nước, thậm chí đến vận mệnh quốc gia, cần thông tin gấp, bàn luận rộng và kéo còi báo động cho bà con ta trong cả nước.

Đầu đuôi câu chuyện có thể nói tóm tắt là như sau. Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật trung tâm của cái gọi là « Vụ án siêu nghiêm trọng » liên quan đến Tổng cục II, cơ quan tình báo quân sự, được nâng lên thành cơ quan tình báo quốc gia có quyền hạn không hạn chế, một nhà nước trong nhà nước, do Nguyễn Chí Vịnh làm thủ trưởng.

Những người ra sức ủng hộ, bênh che mọi tội lỗi, còn muốn và quyết đưa gấp lên cao hơn nữa Nguyễn Chí Vịnh là: 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, nguyên Tổng bí thư và Chủ tịch nước, là Tổng bí thư đương quyền (sắp nghỉ) Nông Đức Mạnh. Đằng sau các vị này là thế lực bành trướng nước lớn, là cơ quan tình báo Hoa nam kết nghĩa keo sơn với Tổng cục II, như lời kể của trung tá Vũ Minh Trí cán bộ kỳ cựu của TCII.

Ý định hiện nay của các vị trên đây là đưa Vịnh vào chức cao trong Bộ quốc phòng, cao nhất là sẽ vào chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Đại tướng Phùng Quang Thanh vào dịp Đại hội XI đầu năm 2011.

Cũng có sự phán đoán xa hơn về mưu đồ sẽ đưa Vịnh lên vị thế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước vào Đại hội XII – năm 2016. Đó là kỳ vọng của những kẻ duy ý chí, tự tin quá mức.

Cản trở trên con đường danh vọng của Vịnh không ít. Có thể kể ra đây trước hết một loạt tướng lĩnh đã tỏ rõ thái độ, như các Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, các Thượng ướng Lê Ngọc Hiền, Phùng Thế Tài, Đặng Vũ Hiệp, Hoàng Minh Thảo, các Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên , Nguyễn Nam Khánh, Lê Tự Đồng… và hơn 20 thiếu tướng, hơn 60 đại tá, một số lớn sỹ quan, cựu chiến binh không sao biết đích xác.

Thêm vào đó là hàng trăm vị đảng viên kỳ cựu, (có vị trước khi mất cũng dối dăng lại) – như Nguyễn Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn văn Bé, Nguyễn Thị Cương, Trần Trọng Tân, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Trọng Vĩnh …

Ngày 15-7-2010 mới đây nhất, 12 đại tá đều từng là cấp trên, cấp chỉ huy của Vịnh lại gửi kiến nghị cho Bộ chính trị và Ban kiểm tra trung ương đảng, chỉ rõ: « Nguyễn Chí Vịnh vẫn được thăng Trung tướng, bổ nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng là một sự xúc phạm lớn đến danh dự và uy tín của các thế hệ tướng lĩnh, sỹ quan và bộ đội chúng tôi » . Kiến nghị tán thành lá thư ngày 10-7-2010 của 38 tướng lĩnh và sỹ quan cấp cao , yêu cầu « không để làm Thứ trưởng Quốc phòng, không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa XI » .

Sau khi ông Nông Đức Mạnh vào giữa năm 2006 không ép được cuộc họp cuối của Ban chấp hành trung ương khóa X ghi tên Nguyễn Chí Vịnh và Nông Quốc Tuấn (con ông Mạnh) vào danh sách trung ương khóa X, bị thất bại, ông Mạnh và các ông Mười + Anh vẫn «cố đấm ăn xôi», dựa vào quyền lực đang còn; ông Mạnh ép được bộ Chính trị đưa Nguyễn Chí Vịnh vào chức Thứ trưởng Quốc phòng, và đang tận dụng ngày tháng còn tại chức, còn nắm quyền để đưa Vịnh lên gấp cao hơn nữa, thành chuyện đã rồi.

Ngày 17-8, tưóng Vịnh sẽ tiếp Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Robert Scher tại Hànội. CIA biết rõ ông Vịnh là người của ai rồi. Họ rất ít khi lầm lẫn. Tiếp đó nếu không có gì xảy ra Vịnh sẽ dự cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước Asean + 8 bộ trưởng Quốc phòng các nước khác, trong đó có Trung quốc và Hoa kỳ. Vịnh sẽ dự bên cạnh Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hay tự Vịnh dẫn đầu đoàn Việt nam?. Đây sẽ là cuộc họp rất lớn, được dư luận toàn thế giới theo dõi chặt chẽ, do tình hình căng thẳng ở biển Đông. Ngay sau đó sẽ là Đại hội đảng toàn quân. Vịnh có đi dự hay không, có được bầu đi dự Đại hội đảng toàn quốc XI hay không? đang là những dấu hỏi lớn.

Sắp đến ngày 25-8 sẽ là ngày sinh nhật thứ 99 – bước vào tuổi 100, của tướng Võ Nguyên Giáp. Nhớ lại năm kia, khi ông Nông Đức Mạnh đến chúc thọ tướng Giáp và khi tướng Giáp nhắc đến vụ Tổng cục II “cần giải quyết ngay cho triệt để, đúng luật nhà nước và kỷ luật quân đội”, ông Mạnh đã xoa dịu rằng: “xin vâng lời Đại tướng, chúng tôi đang tìm nơi để đưa cậu ta đi rèn luyện”.

Lời hứa của một tổng bí thư! Đưa đi rèn luyện? Rèn luyện ở chức Thứ trưởng Quốc phòng? rồi rèn luyện ở vị thế người giới thiệu Sách Trắng về Quốc phòng cho công luận? lại còn rèn luyện trong tư cách đi gặp chính thức bộ trưởng quốc phòng Trung quốc, Úc, và nay là rèn luyện trong vị thế đối thoại Quốc phòng với Hoa kỳ? để còn ‘rèn‘ tiếp nữa’.

Quả thật là Bộ chính trị hiện nay cầm đầu là ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không coi những ý kiến, kiến nghị của đông đảo tướng lĩnh, sỹ quan, cựu chiến binh ra gì, vì già nua, không còn quyền lực chăng? Và cũng không coi chính kiến của ngàn vạn trí thức, văn nghệ sỹ, nhà báo yêu tự do, các luật sư đòi công bằng xã hội ra gì cả!

Và khi mà Trung quốc đã nắm trọn chìa khóa về kinh tế – hiện họ đã trúng thầu hầu hết các công trình trọng điểm về khai khóang, luyện kim, điện lực, cơ khí, giao thông… ; khi họ vào sâu tận vùng chiến lược Tây nguyên; khi về chính trị họ có thể sai bảo Bộ chính trị ngoan ngoãn đến vậy, và khi họ cài được vào Bộ quốc phòng một con người thân tín – tình báo đầu sỏ lợi hại đến vậy – , thì đất nước ta sẽ ra sao đây?

Diễn biến hòa bình là đây chứ ở đâu! Không gặp kháng cự mạnh mẽ, họ sẽ làm tới!

Và một cuộc đảo chính êm ru, theo tính toán, thăm dò từng bước, lặng lẽ, không tiếng súng, đang được thai nghén, đang diễn ra trước nhãn tiền.

Đất nước lâm nguy! Thậm cấp! Chí nguy! Chí nguy! Kẻ thù không phải đã đến sát biên giới, không, kẻ bành trướng đã kéo quân vào sâu trong nội địa, chiếm lĩnh những lãnh vực, vị trí quyền lực xung yếu nhất. Mọi người Việt ta đã nhận rõ chưa?

Đất nước Việt nam ta, đất nước Anh hùng. Khi Tổ quốc lâm nguy bao giờ cũng có triệu triệu tấm lòng hào khí bật dậy dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.

Phải thế chăng? Mỗi người Việt, mỗi con dân Việt xin hãy trả lời!

16-8-2010
Bùi Tín
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »

Hỏa mù nguyên tử

* Lê Duy Nhân
(Nguồn: Thông Luận 2010)

Việt Nam có vẻ ngày càng đến gần Hoa Kỳ hơn, do sức ép bá quyền Trung Quốc. Nhưng mặt khác vẫn chưa có dũng cảm tháo gỡ cái vòng kim cô Bắc Kinh nên mới dùng dằng nửa ở nửa đi.

Sau khi được Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố sẵn sàng hợp tác bảo vệ Biển Ðông tại hội nghị ASEAN, Việt Nam tỏ ra rất “hưng phấn” trước triển vọng quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, kẻ thù “vĩnh viễn” trong chiến tranh xâm lược miền Nam trước đây. Và Hoa Kỳ cũng ráo riết xóa hận thù cũ để xây dựng thế liên minh phòng vệ Biển Ðông với Việt Nam. Hai bên như chạy đua nước rút tiến tới liên minh quân sự khẩn cấp.

Ngày 5 tháng 8 vừa qua, tờ Wall Street Journal dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, Phillip Crowley, tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã thỏa thuận về hợp tác hạt nhân dân sự. Trên nguyên tắc, thỏa thuận này không ngăn cấm Việt Nam tự làm giàu Uranium mặc dầu Bộ Ngoại Giao không đả động đến vấn đề “nhạy cảm” này. Ngay sau khi tin này được loan tải, phía Trung Quốc lên tiếng phản đối Hoa Kỳ thi hành chính sách phân biệt đối xử, cho phép Việt Nam làm giàu Uranium trong khi cấm các nước khác. Hầu hết các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới đều chạy tít lớn tin Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác hạt nhân trong khi Việt Nam lại hoàn toàn im lặng một cách rất khó hiểu. Ðiều làm người ta ngạc nhiên hơn nữa là hai ngày sau, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại còn đăng đàn phủ nhận hoàn toàn về hợp tác hạt nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tại sao lại có chuyện Hoa Kỳ đánh trống xuôi, Việt Nam thổi kèn ngược về một tin có lợi cho cả hai nước như vậy? Vì sợ thiên triều nổi cơn lôi đình hay vì chia rẽ trầm trọng trong nội bộ lãnh đạo Ðảng? Cách đây không lâu, “xung khắc” chính sách quốc phòng giữa hai ông, một ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng và một ông Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Chánh thì mềm như bún trước kẻ thù phương Bắc, tuyên bố Trung Quốc chưa bao giờ dùng vũ lực với Việt Nam (ông Thanh quên hẳn “bài học” của Bắc Kinh năm 1979, quên hẳn các trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Tàu đem quân chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), trong khi ông phó Nguyễn Chí Vịnh thì lại lên gân tuyên bố “Việt Nam đủ sức chống trả các cuộc xâm lăng.”

Tướng Phùng Quang Thanh được coi là người chủ trương hợp tác với Mỹ về quốc phòng, trong khi Tướng Nguyễn Chí Vịnh lui tới Bắc Kinh như cơm bữa. Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy? Gió đã đổi chiều hay Hà Nội đang sắp xếp lại nhân sự quốc phòng?

Việt Nam không đủ sức chống lại tên bá quyền khổng lồ Trung Quốc nên phải tìm kiếm đồng minh, là điều bất cứ nước nào cũng phải làm. Nhưng hợp tác mà không thật tình thì chẳng sớm thì muộn cũng xôi hỏng bỏng không. Hoa Kỳ quả thật là một đồng minh rất khó chơi. Nhưng không phải là không chơi được nếu quyền lợi của Hoa Kỳ gắn chắt với quyền lợi của ta. Muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải áp dụng “thủ pháp”: “Trust but verify.” Và Việt Nam không còn một lựa chọn nào khác.

Cũng không ai cấm Việt Nam phải “mềm dẻo” với Trung Quốc khi chưa đủ vây cánh. Nhưng cái lối “đâm sau lưng ngoại giao” của Việt Nam trong vấn đề hợp tác hạch nhân với Mỹ là hành động khó nước nào chấp nhận được. Sau vụ “đính chính” này của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, không hiểu Bộ Ngoại Giao Mỹ có còn dám tuyên bố điều gì về hợp tác Việt-Mỹ nữa không!

Liên tiếp trong mấy ngày đầu tháng 8, hết siêu hàng không mẫu hạm George Washington đến khu trục hạm John McCain đến Việt Nam “đánh dấu” 15 năm bình thường ngoại giao giữa hai nước đang làm Trung Quốc rất khó chịu. Không hiểu lần này Bộ Ngoại Giao Mỹ còn dám biểu lộ “hưng phấn” trước các tiến triển hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ nữa hay không.
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM V.N

32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc . Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :'' Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu (Trích Người việt hải ngoại )
Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005 . Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)


Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi , tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực ..Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với : Những khách sạn 5 sao , 4 sao lộng lẫy . Đổi mới với những nhà hàng '' vĩ đại '' trên các tuyến đường du lịch . Với những trung tâm ''thư giản'' sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh ..Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century
Hànội . Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ - 600US$ đến 1000US$ /tháng (giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con?)

Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử ''đỏ'', các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau , các quan chức đỏ đô la đầy túi . Họ đến đây để ''thư giản'', uống rượu , đánh bạc ,cá độ và tìm gái . Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP , XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ.
Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XỌ Vụ MPỤ18 cá độ hàng triệu US $ đã bị phanh phui..là một thí dụ cụ thể . Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi...'' lắc'' suốt đêm. Vài hôm sau - đâu cũng vào đó .

Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa,có cái trông giống như chiếc hộp quẹt ..nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại .Vật liệu nhập cảng đắc tiền . Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường...
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ , ngày đêm đinh tai nhức óc và 3.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi. Và hệ thống cống rảnh lạc hậu - mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa . Hệ thống đổ rác còn lạc hậu.. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 8.000.000 dân nhun nhúc như kiến..

Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ ..hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể.. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1000 đô la Mỷ ..chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt.. Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ .. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị - nhậu .. Già nhậu, trẻ nhậu... con nít cũng tập tành nhậu .. Hút thì khỏi nói .. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5 , Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9,1 0 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá.. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục, cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng.. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mốc mốc .. cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê lên Tỉnh ..

Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng ''tiếm công vi tư'' lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ .. bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê .. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công
viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng .. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy . Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ .

Còn nhiều.. rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công,l ấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể : Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ ) - bèn có màn trổ cửa mặt sau nhà , xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du , trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim - ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ .. trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo , chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng ..Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo ,giày vớ thể thao .. buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.

Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà .. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn.Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai?Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an ? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : ''Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? '' ( Nhật ký ''Rồng rắn'' của Trần Độ ) .


Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu xanh của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng ''khẩu trang'', găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay ... trên đường phố .

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Ny long, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống ...những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường.. những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gổ ....đi bán vé số ( một cách ăn xin trá hình)


Bộ mặt Sàigòn ''đổi mới'' bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại , những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền .. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa .. những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - nhiều người chóa mắt .. choáng váng , cho là ''Việt Nam bây giờ tiến bộ quá''. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng.. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng : 555 US$ năm 2007 ( Hà Nội bốc lên 730 US $ )chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh .. So với các nước láng giềng : Thái Lan : 2550 US $ - Phi luật Tân : 1040US$ - Nam Dương : 1160US$ .Tân gia Ba 24840US$ .( The Economist World, năm 2007 - p.158, 176, 238 ) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa . Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi : Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia ? - thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - giai cấp giàu có bây giờ là ai ? giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ? ?


Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng ''đánh Tây, đuổi Mỷ'' - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam ( gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàgòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn .. và các khu phố sầm uất nhứt .. vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước ... hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại ..nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v.v.. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ .. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn.. thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN . (Tất nhiên là vợ con,thân nhân cán bộ lớn ) .Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra ) . Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc..Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - cũng đều là người Bắc - trừ một số cán bộ gốc miền Nam tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - thì cũng
kể họ là người XHCN miền Bắc ..

Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - từ Trung ương đến địa phương - từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 6000 xe hơi đủ loại.. chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa , từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - cũng do người miền Bắc XHCN nắm giữ ..

Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy . Còn những vàng bạc, kim cương, đô la ,tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu ?
- Không ai biết .

Thông thường - những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ.. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau . Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN ( Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn .Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ . Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết ... đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem '' bán non'' những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ . Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN .. Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá ..đều bị '' giải phóng'' ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách : Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi... phải bỏ đi ), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ..để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê ... Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào ''mua'' nhà Saigòn với giá gần như cho không...và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn .

Mang xe tăng T.54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên ''xẻ dọc Trường Sơn'' bằng máu , nước mắt và xác chết ... vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là ''giải phóng'' nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai , của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do ) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực ... Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển hình) .. Như vậy hành vi nầy gọi là gì ? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình - các ông tự gọi mình đi . Đến thời ''mở cửa'' - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn..gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt .. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn.. no bóc ké.. Nhiều công trình vừa xây cất xong ...đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diển hình : Một bệnh viện gần chợ ''cua'' Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo .. đã muốn sụp . Hiện đóng cửa không sử dụng được.

Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực , chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử .

Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên .. Khoản cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt ..Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực ..
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời ''Bắc thuộc'' :
- ''Năm Bắc thuộc thứ 2 : Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh ..
- Năm Bắc thuộc thứ 6 : Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12 : Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười ..'' Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

BÔ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi , mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 32 năm dưới chế độ cọng sản . Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua . Thôn quê
miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện . Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối . Đường sá có tu sửa phần nào ..Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn ( đường xóm Cái nứa,Cái chuối xã Long Mỷ VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. ''Cầu tre lắt lẻo'', cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ ) . Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng ) nay không còn thấy nữa . Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất ..xen kẻ những mái lá bạc màu . Vùng Trà ốp, Trà cú (Vĩnh Bình) , chợ Thầy Phó (Vĩnh Long ) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi..

Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá ,Cần Thơ .. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt . Nhà cửa, hàng quán dầy đặc , động cơ ồn ào, người ta chen chúc .. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở . Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất .. hoặc thụt sâu vào trong , không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu ,vườn mận Hồng Đào chạy dài hang mấy cây số ở Trung Lương ...
Dưới sông - từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá .. Basa, cá điêu hồng v.v.. ở dọc bờ sông khá dài ..Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh . Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A , chèo ghe tam bản , bơi xuồng như thời trước 75 nữa .. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng,được trả lời : '' Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi !'' Tôi hỏi thêm : '' Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập .. các cô gái nầy không sợ sao ông ? - '' Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch .. Cô khác thấy vậy ham . Phần nghèo , phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may.'' Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết .

Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài : '' Nỗi đau từ những con số''- có nói đến số phận của 65000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy : ''Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang ''bày hàng'' để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình '' Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007,viết : ''Hơn 60 cô gái ,tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển .Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện . Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm''.

Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ : Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời : ' '' Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa.''. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ .. khoản chừng 18 đến 20 ..đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề ..

Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức '' môi giới hôn nhân lậu''- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái , nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng làđể bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma cau.. để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục..các cô gái làm điếm .. hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ .. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An . Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11..Sàigòn.

Cho dù chánh thức hay lậu.. hậu quả cũng gần giống nhau . Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí . Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An . Hậu quả gần giống nhau . Nhiều cô gái
về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn – ban ngày làm nô dịch.. ban đêm phục vụ tình dục.. rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại ..( Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì .. bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh .. biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại .Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu ...lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời !

Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập.. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không ? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện ? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở ? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt..? Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN . Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện , hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn ?

Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp . Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau : Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá..vừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng.. đất đai canh tác bị thu hẹp. Dân số gia tăng..Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào .. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác.. Các cô gái miền Tây.. quẩn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến ..khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ .Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75 ) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ .. thang giá trị bị đảo lộn.. nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước.. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng .. họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn.. Nhưng động lực chánh là nghèo.. ;


NGHÈO.......

Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan ... để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực , vô vọng không lối thoát.. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH ) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998 : ĐBSC : 37% .. ĐBSH : 29% . Năm 2002 : ĐBSCL : 13 % . ĐBSH : 9% . ( Nhà x.b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn ). Dù theo tiêu chuẩn nào : tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống ( bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa ) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá .

Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học . Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt , nghe tận nơi của người viết : Cái nghèo Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau , ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân , nhà dột nát .. khi trời mưa lúc ban đêm..không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp.. trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc... Cái nghèo của một người đi mượn tiền , muợn gạo.. tới ngày hẹn không tiền trả.. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp .. cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ..mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân .

Tục ngữ bình dân có câu : Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời .- Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới.. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy : nghề đi nhủi tép .. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay ( 2007 ) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch.. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te .Đời ông nội - nghèo

! Đời cha nghèo ! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu ..Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền ..trong khi dân số lại gia tăng quá tải . Cho nên thất nghiệp không thể tránh . Nghèo là hiện thực . Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng,viết : ''Nông dân đã nghèo,đất đã kém đi ,nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được ? ''

MIỀN NAM - 32 NĂM DƯỚI CHẾ ĐÔ C.S ...
Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa . Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt .. cầm lồng đèn đỏ... Và điều quan
trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia ,để tài trợ các chương trình y tế ,giáo dục ( hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con ) – các chương trình tạo công ăn việc làm , phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không ? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch ? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể .. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả , chiếm nhà dân một cách bạo ngược.. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc.. Oán hận ngút trời xanh ! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàgòn ) . Như vậy có gọi là phát triển không ?

KẾT LUẬN

- 32 năm nhìn lại :Người ta thấy miền Bắc đã ''giải phóng'' dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ . Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau . ''Giải phóng'' miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ.''Giải phóng''quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển ...'' Giải phóng'' phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm ''vợ nô lệ'' , đi làm điếm ở Kampuchia, Thái Lan .. - 32 năm nhìn lại : Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website(2003) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2005) . Chỉ trong năm 2005 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc .. (Theo UNICEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam )
- 32 năm nhìn lại : Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L'express ngày 29-8-2002 :'' Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn . Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở đó ''

- 32 năm nhìn lại : Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc . Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước .Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo :'' Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc.Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

PHÓ THƯỜNG DÂN
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Khi Nào Trung Quốc Tấn Công Việt Nam Lần Thứ Hai?

Trần Nam

Trở về từ Trung Quốc, sau khi tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã phản đối mạnh mẽ trước hành vi tấn công Georgia của Nga. Ông nói “Hoa Kỳ phản đối hành động xâm lăng của Nga đối với Georgia , một quốc gia có chủ quyền, dân chủ và là chính phủ hợp pháp do dân chúng bầu”.
Sự kiện Nga tấn công nước láng giềng Georgia trong bối cảnh hai nước tranh dành quyền lợi khí đốt và vị trí chiến lược quân sự. Điều này cũng phản ảnh tương lai của quan hệ Trung Quốc và Việt Nam. Không riêng gì thế giới chú tâm đến biến cố Nga – Georgia , mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều rút ra những bài học cho chính họ. Quan trọng nhất là phản ứng của Hoa Kỳ trước sự kiện Nga đã mở một cuộc tấn công đẫm máu, bất chấp dư luận thế giới, bỏ qua ảnh hưởng và vai trò của Hoa Kỳ đối với đồng minh Georgia.
Nga tấn công Georgia không là điều bất ngờ vì cả hai nước đều có những bất hoà từ lâu, có những chỉ dấu cho thấy phải giải quyết bằng chiến tranh. Chính vì vậy mà Georgia đã tìm mọi cách bám sát Hoa Kỳ để có chổ dựa về kinh tế và quân sự. Phản ứng của Hoa kỳ yếu ớt thấy rõ, nói cách khác vị trí của Hoa Kỳ về mặt quân sự và và sự ràng buộc của cơ chế dân chủ đã không cho phép Tổng Thống Hoa Kỳ có thể làm được điều gì khác. Tất cả, phụ thuộc vào chính bản thân quốc gia đang trong vòng tranh chấp. Chính phủ và Nhân dân của họ phải có kế sách bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước viễn ảnh bị xâm lăng, bị đe doạ mất chủ quyền vì quốc phòng yếu kém, không có khả năng tự bảo vệ quốc gia của họ.
Năm 1979 khi Đặng Tiểu Bình cho quân đội tràn qua các tỉnh biên giới phiá Bắc để dạy cho Việt Nam một bài học, lảnh đạo đảng CSVN choáng váng vì không đo lường được Bắc Kinh lại quyết định cạn tàu ráu máng như vậy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng, lúc đó đang còn ở Nam Vang đã vội vả bay về Hà Nội. Việt Nam hoàn toàn bất ngờ.
Hiện nay, bài học lần thứ hai đã được Bắc Kinh cảnh báo trước, lảnh đạo Đảng CSVN phải ý thức được khả năng tấn công lần thứ hai từ Trung Quốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tờ báo Văn Hối ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như cơ quan ngôn luận bán chính thức của đảng CSTQ hôm 31 tháng 7 vừa qua đã răn đe “Trung Quốc cần giảng cho Việt Nam một bài học về thế nào là đồng thuận.” sau khi Việt Nam đã ký hợp đồng với hảng dầu Exxon Mobil của Mỹ, tờ báo viết “Việt Nam muốn thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải với sự giúp đở của công ty Mỹ”. Trung quốc cũng gián tiếp viết qua tờ Văn Hối rằng “nếu có gây chiến với Trung Quốc thì Việt Nam cũng hoàn toàn không có lợi thế” , một cách ám chỉ khả năng quân sự quá kém cỏi của Việt Nam đối với Trung Quốc. Qua nhiều ngõ từ giới chức ngoại giao, Bắc kinh đã đe dọa trả thù nếu hảng dầu Mỹ Exxon Mobil cứ tiến hành ký kết với Việt Nam, khai thác dầu dọc theo phiá Trung Nam biển Nam Hải.
Không phải ngẩu nhiên mà qua cuộc viếng thăm Toà Bạch Ốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên Việt- Mỹ đã ra thông cáo chung, trong đó Mỹ “khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Sau sự kiện Exxon, phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam nên giải quyết ôn hoà, tôn trọng các nguyên tắc về lãnh hải. Ngược lại, Việt Nam cũng bày tỏ thái độ cứng rắn. Ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố “Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam ”. Khác lần đụng độ năm ngoái khi ký kết với hảng dầu BP của Anh Quốc, khai thác khí đốt các địa điểm nằm quanh quần đảo Hoàng Sa. Trước áp lực của Trung Quốc, hợp đồng gần 2 tỷ dollars phải hủy bỏ. Việt Nam đã không dám tuyên bố bất cứ điều gì về biến cố này.
Theo tiết lộ của giới chức ngoại giao cao cấp Hoa kỳ, kể từ năm 2003, phiá Việt Nam đã bắn tiếng với Mỹ là họ lo sợ ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang bận rộn với chiến tranh Iraq và A Phú Hản thì Trung Quốc đã từng bước gia tăng ảnh hưởng chính tri, kinh tế và quân sự. Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, trong chuyến viếng thăm Hoa Thịnh Đốn hồi tháng 12 năm 2003, đã thay mặt Chính trị bộ đảng CSVN chuyển thông điệp đến Hoa Kỳ qua cuộc họp với Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Colin Powell và Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Condoleezza Rice. Sau cuộc trao đổi đó, chính quyền Bush đã đưa vấn đề ảnh hưởng và quan hệ với Trung Quốc lên hàng đầu trong sách lược ngoại giao của Mỹ ở Châu Á.
Tháng 7 năm 2005 khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Thịnh Đốn, ông Khải đã thay mặt Chính trị bộ CSVN đồng ý ký kết bản thoả ước về giáo dục và huấn luyện quân sự (International Military Education and Training – IMET). Đây là một bước nhảy vọt quan hệ đến lảnh vực tế nhị nhất, đó là mặt quân sự. Bên cạnh thoả ước này, Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn cũng đã đồng ý gia tăng trao đổi các lảnh vực tình báo và những vấn đề khác về an ninh. Bản thông cáo thể hiện sự quan tâm của hai nước như “Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam chia xẽ tầm nhìn về hoà bình, thịnh vương và an ninh trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương và hai nước đồng ý cộng tác đơn và đa phương để đạt được những mục tiêu này”. Ngôn ngữ ngoại giao đề cập đến vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á được giới quan sát hiểu là ám chỉ đến quan tâm của Mỹ và Việt Nam đối với vai trò của Trung Quốc.
Đầu tháng 4 năm 2007, Hoa Kỳ điều chỉnh lại các qui định về vũ khí nhằm cho phép Việt Nam được nhận một số vũ khí mang tính tự vệ. Trong khi đó, quỹ chi tiêu cho thoả ước (IMET) - huấn luyện quân sự và giáo dục cho Việt Nam 2008, đệ trình lên quốc hội Hoa Kỳ đã lên đến con số 200 triệu mỹ kim, tăng gấp đôi từ năm 2007. Thoả ước IMET ký năm 2005 là một tiến bộ mang tính quyết định, làm đòn bẩy cho quan hệ Mỹ- Việt đi đến chổ phối hợp tích cực về lảnh vực quân sự. Để đạt được việc ký kết, Hoa Kỳ và Việt Nam phải làm việc gần hai năm trời, trước đó thoả ước đã bị chận lại bởi chính những lảnh đạo đảng CSVN thân Trung Quốc nằm trong Bộ Quốc Phòng. (1)
Sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6 năm 2008, hàng loạt các tướng lảnh có khuynh hướng thân Trung Quốc đã bị cho về hưu. Trước sức ép, thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, lảnh đạo đảng CS Việt Nam đứng ở ngã ba đường. Đi với Trung Quốc thì bị mất chủ quyền, quyền lợi kinh tế bị tước đoạt, lảnh đạo bị mang tiếng nhu nhược, bán nước. Áp lực nội bộ và sự phẩn nộ từ nhân dân có khả năng đẩy đảng CSVN ra khỏi vai trò lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam chính là yếu tố mạnh mẽ nhất, đem lại cho Đảng Cộng sản những chiến thắng qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ. Cũng chính lòng yêu nước này sẽ là ngọn cờ chống lại đảng, khi đảng CSVN bị nhân dân coi là thành phần bán nước, phản bội lại quyền lợi dân tộc. Ngược lại, đến gần với Hoa Kỳ, trở thành một bộ phận trong chiến lược be bờ của Mỹ thì Hà Nội ngần ngại. Bên cạnh yếu tố có thể làm cho Trung Quốc nổi giận, Hà Nội sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo vì ảnh hưởng của “diễn biến hoà bình”.
Trung quốc lo sợ Mỹ tìm cách ngăn chận sự trổi dậy của họ về quyền lực ở Đông Nam Á, và đánh giá quan hệ của Mỹ với Nhật, Ấn và Việt Nam như là những bước đi chiến lược nhằm làm yếu và giãm ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ quan tâm đến sự kiện Trung Quốc đang tìm cách đối đầu và thử thách vai trò quân sự của Mỹ để ảnh hưởng đến sự ổn định và cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á.
Khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam bài học thứ nhất, bản Hiệp Ước về Yễm trợ Quân sự Song phương giữa Liên Sô và Việt Nam do Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẫn ký năm 1978 vẫn còn chưa ráo mực. Liên Sô đã không làm gì được để cứu vản Việt Nam. Lúc đó, quân đội Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, chiến lược quân sự dạy Việt Nam bài học chỉ tóm gọn ba bước: (1) Bất ngờ đưa bộ binh mở mặt trận tấn công các tỉnh giáp biên giới Trung Việt – (2) Nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam và làm chủ các tỉnh giáp biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn v.v…. – (3)Tàn phá và hủy diệt toàn diện các Tỉnh nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc trước khi rút lui khỏi Việt Nam.

Bài học lần thứ hai sẽ không đơn giản như vậy. Trung quốc sau gần 30 năm hiện đại hoá, sức mạnh quân đội và chiến lược quân sự đã hoàn toàn thay đổi. Những chiến lược cổ điển “lấy thịt đè người” hay “tiền pháo hậu xung” trong cuộc chiến biên giới Lạng Sơn năm 1979 đã lổi thời. Với những tiến bộ vượt bực về khoa học và tiềm lực quân sự hiện đại, câu hỏi đặt ra đối với những lảnh đạo quân đội là liệu Việt Nam có khả năng và kế hoạch để đối phó hiệu quả trước các hiểm hoạ sắp tới.

- Trung quốc có thể vô hiệu hoá hệ thống cung cấp điện khí toàn thành phố Hà Nội, làm tê liệt khả năng phòng vệ, truyền tin và chỉ đạo trước khi tấn công? Giống như Mỹ đã tiến hành kế hoạch đó vài tiếng đồng hồ trước khi xâm chiếm Iraq .

- Việt Nam phải đối phó thế nào trước viễn ảnh quân đội Trung Quốc sẽ làm tê liệt mạng tin học, sử dụng hackers hay vũ khí hiện đại Electro Magnetic Pulse (EMP) phá hỏng, làm tê liệt thông tin đất liền và trên không, đánh xập toàn bộ hệ thống tin học cả nước trước khi tấn công (2) – giống như Liên Sô đã làm trước khi xâm chiếm Georgia.

- Trước tình trạng yếu kém về phòng thủ, liệu quân đội Việt Nam có khả năng tự vệ trước cơn bảo lửa của hỏa lực không chiến và hoả tiển đối không từ tàu ngầm, biến thủ đô Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.

- Liệu Việt Nam có thể bảo vệ quân đội và nhân dân trước thảm cảnh chiến tranh vi trùng mà quân đội Trung Quốc đã âm thầm nghiên cứu, thử nghiệm và sẳn sàng tấn công toàn diện, không sợ bị dư luận thế giới lên án.

- Làm thế nào để Việt Nam vô hiệu hoá đạo quân thứ Năm của Trung Quốc? những Trung kiều có thể phản bội Việt Nam theo Tổ quốc Đại Hán của họ, trước và khi chiến tranh xảy ra.

- Làm thế nào Việt Nam đủ sức chống đở hoả tiển hiện đại JL-2, bắn ra trong phạm vi 12,800km từ các tàu ngầm nguyên tử nằm trên căn cứ hải quân ngầm gần đảo Hainan, một căn cứ tối tân Trung Quốc bí mật xây dựng gần đây. Căn cứ này có khả năng che dấu các tàu ngầm nguyên tử, sử dụng kỷ thuật cao tránh được phát hiện của radar trên không và biển, vừa có thể tấn công các quốc gia lân cận, nhằm kiểm soát eo biển chiến lược Malacca Strait và toàn vùng biển Đông. (3)

- Làm thế nào Việt Nam có thể nhanh chóng tân trang quân đội để tự vệ, đối trọng lại hiểm họa Trung Quốc với chi tiêu quốc phòng khổng lồ 197 tỷ dollars trong năm 2007, nhằm phục vụ cho ý đồ bá quyền của họ?
Trong khi hai nước xung đột âm ỉ và căng thẳng vì quyền lợi kinh tế và quân sự. Viễn ảnh một cuộc chiến tranh nóng giữa Trung quốc và Việt nam rất khó tránh khỏi. Nếu có xảy ra, khác với trường hợp của Georgia, các nhà lảnh đạo đảng CSVN phải hiểu rằng lúc đó, vị Tổng Thống tương lai của Hoa Kỳ hoặc Cộng Đồng các quốc gia Âu Châu không thể lên tiếng ủng hộ và xác nhận “Việt Nam là một chính quyền Dân chủ, Hợp pháp và do chính Nhân dân Việt Nam bầu ra”.
Việt Nam là một nhà nước độc tài, chính quyền không do nhân dân bầu, mà do đảng Cộng sản tiếm quyền lảnh đạo. Một nhà nước chuyên chính chỉ mạnh đối với việc đàn áp nhân dân, nhưng không đủ sức để tự vệ khi đất nước có biến loạn, bị ngoại xâm. Lịch sử dân tộc cho thấy mỗi lần Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, họ thường nhân cơ hội Vua tôi nước Việt bị chia rẽ, tranh dành quyền lực, bị suy yếu, hoặc làm mất lòng dân. Tình hình Việt Nam hiện nay đất nước đang suy đồi, quân đội không đủ sức bảo vệ lảnh thổ, lảnh đạo Việt Nam không do nhân dân bầu ra mà chỉ gồm những kẻ độc tài. Cả nước oán hận vì bị cai trị dưới bạo lực, chuyên chế. Trong bối cảnh bất hoà, khi đất nước bị xâm lăng, Việt Nam không khả năng tự bảo vệ chủ quyền đất nước, không thể huy động sức người sức của để “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Sự yếu hèn, bạt nhược, mất đoàn kết và không tin tưởng vào vai trò lảnh đạo của đảng CSVN; những yếu tố đó có tác động quyết định thắng bại trong nhiều cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh bảo vệ Tố Quốc chống ngoại xâm.
Có quá nhiều câu hỏi đặt ra trên bàn cờ chiến tranh Trung - Việt mà những lảnh đạo đảng trong quân đội CSVN với nảo trạng nông dân từ thời chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” đã không đủ trí tuệ để được giáo dục và hiểu biết, kịp chuẩn bị tinh thần đối phó trước viễn ảnh mất nước. Nếu có tầm nhìn, lẽ ra từ hàng chục năm nay, Việt Nam thay vì dùng tiền của, tài nguyên quốc gia, để tân trang quân đội thì lại phung phí cho các dự án kinh tế hoang đường. Cần vận dụng sức người sức của, chuẩn bị cho tinh thần “Đoàn kết dân tộc bảo vệ Tổ Quốc” thì họ lại tìm mọi cách trấn áp nhân dân. Đảng CSVN đã chi tiêu những ngân khoản khổng lồ cho bộ máy an ninh, ngày đêm bao vây, đàn áp các lực lượng dân chủ chỉ nhằm bảo vệ chế độ độc tài, thay vì dồn tiền của, nhân lực, tâm trí cho các phương án bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nếu chỉ để dạy dổ đảng CSVN một bài học, với lợi thế về không và hải lực, thế trận Trung - Việt xảy ra trên không và hải chiến đủ sức tàn phá Hà Nội thành bình điạ. Trường hợp cần lập ra chính quyền bù nhìn, trước quốc phòng lạc hậu, quân đội yếu kém, lo làm kinh tế hơn là chuẩn bị chiến tranh, Việt Nam bại trận trong cuộc tổng tấn công của Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, một số lảnh đạo CSVN sẽ phản bội Tổ quốc trở thành tay sai Trung Quốc, một số ôm tài sản chạy trốn, kẻ ra nước ngoài, người tỵ nạn chính trị tại các toà đại sứ Tây Phương.
Tổ quốc Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của một chánh quyền độc tài, vô cảm, đã đặt quyền lợi Đảng lên trên quyền lợi Dân tộc. Nhân dân Việt Nam, vì khiếp sợ trước bạo lực, vì thờ ơ trước vận mệnh đất nước, lại phải trả giá cho dòng sinh mệnh của dân tộc. Nước mất nhà tan, một cuộc di tản lần thứ ba lại có thể xảy ra.


Trần Nam
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hải Ngoại Thành Trì Chống Cộng Cuối Cùng

Bài viết của Phạm G. Đại

Nếu chúng ta không giữ được thành trì cuối cùng này tại hải ngoại thì người Việt Quốc Gia hiện đang cư ngụ trên hơn 80 nước trên thế giới sẽ không còn đất dung thân trên cái hành tinh này.
Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dưới sự chỉ đạo của Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) Nga-Tầu đã không từ một thủ đoạn tàn ác, vô nhân đạo, ám muội và đê hèn nào để trừ khử các nhà yêu nước, các đảng phái Quốc Gia, các vị tu hành, giết hại dân lành,v.v. để sau cùng cướp lấy chính quyền vào tay họ, và một triệu người miền Bắc đã phải bỏ quê hương di cư vào Nam sau hiệp Định Genève 20-7-1954.
Biến miền Bắc thành Địa Ngục trần gian từ 1945 và sau 1954 chia hai đất nước. HCM và bè lũ là tội đồ lớn nhất của dân tộc VN.
Chúng không dừng ở đó mà xua quân vào xâm nhập miền Nam và cùng với bọn VC đốt làng phá xóm với vũ khí của CSQT.
Trong khi chúng được yểm trợ tối đa thì Mỹ tính chuyện của họ để rũ áo ra đi sau hơn 17 năm giúp miền Nam chống Cộng (1954-1972).
CSVN đã chiếm được miền Nam với sự trợ giúp của CSQT và của Hoa Kỳ (Nixon & Kissinger: hai tay sát thủ làm cho miền Nam kiệt quệ, QLVNCH không còn súng đạn để phải thua trận. CIA Mỹ thổi bùng phong trào Phản Chiến tại Mỹ châm ngòi cho Mỹ và toàn thể Đồng Minh rút lui mau lẹ khỏi VN trước khi chúng ta có thể một mình tự vệ được.)
30-4-1975 mất miền Nam, cả nước bị nhuộm một mầu máu đỏ.
Sau một thời gian củng cố quyền hành xong, cướp xong hết tài sản của dân và tài nguyên của đất nước vào trong tay bọn cầm quyền Hà Nội thì chúng bắt đầu nhìn sang hải ngoại để đánh phá cộng đồng chúng ta để đẩy chúng ta vào chỗ suy vong.
Một mặt, qua hình thức kinh tài, địch vận, văn hóa vận, lũng đọan các tổ chức của chúng ta, gây chia rẽ qua Nghị Quyết 36 thâm hiểm của chúng; mặt khác thì tìm mọi cách chiêu dụ để moi tiền chúng ta đem tiền về nước đầu tư, "xây dựng quê hương", trường học, bệnh viện cho chúng,v.v., rồi dùng tiền này đem qua cho cán bộ chúng bên này đánh phá lại chúng ta.
Cộng đồng VN tại hải ngoại rất là mạnh vì có học thức cao, tích lũy nhiều sau 35 năm lập nghiệp, dân số đã lên đến ba triệu người nhưng có nhiều khuyết và yếu điểm mà CSVN đang lợi dụng triệt để như AN PHẬN, KHÔNG CÓ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ, MAU QUÊN QUÁ KHỨ ĐAU THƯƠNG, TỰ CAO TỰ ĐẠI VÀ THIẾU ĐOÀN KẾT.
Khi thấy một người ăn nói ba láp có lợi cho CSVN thì thường bỏ qua không dám lên tiếng sợ liên lụy hay mất lòng hay cho rằng ăn thua gì kệ họ.
Nếu CSVN thành công trong việc hủy diệt tiềm năng của chúng ta bên này thì còn có thì giờ ngồi hối hận vì sự "không dám lên tiếng" của mình hay không?.
Chúng ta cần phài đề cao cảnh giác rằng người Mỹ đang công khai nối lại, làm ăn, giao dịch với CSVN và CSTC cho nên họ không muốn chúng ta đi ngược lại chính sách của họ.
NHƯNG, việc của người Mỹ thì họ cứ làm
Công cuộc chống Cộng của chúng ta , ta cứ làm.
Không phài Mỹ họ không chống Cộng nữa thì chúng ta buông xuôi hay theo Mỹ chạy về VN làm ăn, sinh sống hay trở cờ.
Hành động xịt hơi cay vào ĐVH của anh Lý Tống, tuy là một việc nhỏ của một cá nhân anh hùng mà tôi vô cùng kính phục nhưng đã làm cho bọn văn công VC phải khựng lại, bọn cai thầu văn nghệ không còn coi thường cộng đồng chúng ta nữa, và bọn CSVN phải xem xét tín tóan lại.
Hoa kỳ trong thập niên 50 phong trào chống Cộng lên cao nhất là nhờ những người như TNS Mc Cathy (Cathyism).
Bức tường Bá Linh sụp đổ cũng một phần nhờ TT Ronald Reagan, TT Gorbachev và bao nhiêu là anh hùng vô danh đã tranh đấu và hy sinh cho tổ quốc của họ.
Tự Do cho quê hương VN không thể tự nhiên nó đến vì Tư Do không ai cho không mà là kết tinh của bao nhiêu sự tranh đấu bền bỉ của cả một dân tộc (như Độc Lập sau ngàn năm Bắc Thuộc).
Lịch sử VN sau này sẽ phán xét nếu chúng ta thờ ơ với vận mệnh Quốc Gia hiện nay hay sống quá tiêu cực và vinh thân phì gia.

Chào Đoàn Kết!
Pham G. Đại
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image

Tự Do Cho Phạm Minh Hoàng
Kính gởi quí vị và các bạn khắp nơi,

Chúng tôi là một vài học trò của thày Phạm Minh Hoàng và đã vô cùng bàng hoàng trước tin tức tràn ngập trên mạng về vụ thày Hoàng bị bắt giữ điều tra về tội "âm mưu lật đổ chính quyền", theo điều 79 của luật hình sự.

Chúng tôi bàng hoàng vì thày Hoàng là một người rất hiền lành, rất nhiệt tình trong giảng dạy và luôn luôn quan tâm, lo lắng cho sinh viên. Chúng tôi tin tưởng là thày vô tội và rất mong cơ quan điều tra sớm làm sáng tỏ sự việc để trả tự do cho thày Hoàng.

Trong khi chờ đợi thày Hoàng được tự do, theo ý kiến của một số bạn, chúng tôi thiết lập trang blog này để tập trung hết cả tin tức, phản ứng và những quan điểm chung qunh vụ thày Hoàng.

Trang blog là :
http://tudophamminhhoang.wordpress.com/

Chúng tôi kính nhờ quí vị và các bạn phổ biến rộng rãi đường truyền của trang blog nói trên.

Cam ơn quí vị và các bạn

Một nhóm sinh viên Đại Học Bách Khoa TP HCM
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Tính chính danh của Ðại lễ Ngàn Năm
Friday, August 20, 2010

* Nguyễn Phương Anh
(Nguồn: Thông Luận 2010)

Phàm việc lễ lạt từ bé đến lớn từ xưa đến nay đều có cái tích của nó. Ðại lễ mang tính chất kinh đô, thủ đô thì càng phải cẩn thận. Tính chính danh phải được đặt lên hàng đầu. Ðâu phải kiểu thương vay khóc mướn mà được việc!

Ðại lễ ngàn năm Thăng Long-Hà Nội đã được duyệt và sẽ cử hành vào ngày 1 đến 10 tháng 10, 2010 với lý do là vào năm 1010 vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về Ðại La và sau đó đặt tên là Thăng Long. Xét về nội dung của chiếu dời đô:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Ðại, lấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Ðinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Ðại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế “long bàn, hổ cứ,” chính giữa Nam Bắc Ðông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Chiếu dời đô này hoàn toàn không thấy tinh thần độc lập dân tộc ở chỗ: Bản chiếu dời đô không thấy vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới để làm gương mà chỉ thấy chê bai nhà Ðinh, nhà (Tiền) Lê. Lý Thái Tổ lấy việc làm của các triều đại của cường quyền đế quốc Trung Hoa để noi gương. Ông gọi đô hộ Cao Biền là Cao Vương, gọi thành Ðại La là đô cũ. Ðiều này khiến “chiếu dời đô” không thể sánh được với “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô Ðại Cáo.” Từ đây suy ra việc dùng đại lễ từ 1-10 tháng 10, 2010 với lý do chiếu dời đô, đổi tên Thăng Long là không có tính độc lập dân tộc.

Nếu thực sự cần thiết phải dùng đại lễ vì sự tồn tại của Thăng Long đến nay là 1000 năm thì càng khiên cưỡng. Trong chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã nói rõ là ông lấy thành Ðại La làm kinh đô mới chứ không phải là ông phát minh ra vùng đất đó. Tính từ Ðại La đến Hà Nội hiện nay sẽ nhiều hơn 1000 năm rất nhiều, tại sao lại không gọi đại lễ là Ðại La-Hà Nội? Ðại La cũng là nơi định đô của Phùng Hưng chứ đâu chỉ là phủ đô hộ? Kể cả khi coi thành Ðại La là bất chính vì là do Cao Biền xây nên thì tại Hà Nội cũng có vô số kinh đô của các vị vua Việt đóng đô trước cả Lý Thái Tổ; như vùng Cổ Loa của An Dương Vương, Ngô Quyền; vùng Mê Linh của hai Bà Trưng... mà tính độc lập dân tộc luôn được chính danh. Chính Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa-Hà Nội là người đã đập tan quân Nam Hán và chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Có thể là đại lễ Cổ Loa-Hà Nội hay Mê Linh-Hà Nội hay không? Vì lẽ gì ta cứ phải lấy mốc là triều Lý? Ðại lễ này có phải là lễ của riêng triều Lý? Chẳng thể vì một nhẽ là số 1000 vừa tròn vừa đẹp mà làm đại lễ cho số đó; tức là đại lễ MỘT NGÀN. Nếu vì sính chữ thấy Thăng Long mang nghĩa hay mà lờ đi chữ khác và lờ Cổ Loa đi vì dính đến con số 1000 nằm ở chỗ nhạy cảm để làm đại lễ lần này thì thử hỏi lịch sử Việt Nam đâu có còn là sử?

Tính về việc trị vì thì nhà Lý ở Thăng Long cũng chỉ được có 216 năm; Cao Biền trước ở đó cũng chỉ được vài chục năm, đâu phải nhà Lý ở lâu mà phải làm lễ. Nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) cộng lại cũng hơn 356 năm và cũng đặt kinh đô ở Thăng Long sau khi dời từ Lam Kinh ra, tại sao lại không lấy mốc đó để làm đại lễ? Thời đó cũng nổi tiếng với Bình Ngô Ðại Cáo và câu nói của vua Lê Thánh Tông “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.” Thời nhà Lê với nhiều bộ luật tiến bộ ra đời cũng như việc mở mang bờ cõi được phát huy mạnh mẽ vậy chẳng lẽ không bằng nhà Lý. Cách so sánh khác cũng thú vị, đó là nhà Lý thực chất không kinh qua chiến tranh vệ quốc mà cướp được ngôi vương của nhà tiền Lê từ tay Lê Ngọa Triều. Nhà Hậu Lê có công đánh giặc ngoại xâm và giành ngôi vương trong cuộc chiến giành độc lập. Vậy tại sao không là Lam Kinh-Hà Nội?

Nếu tính về tính xuyên suốt thì vùng đất Hà Nội cũng đâu có là nơi đặt kinh đô của triều Lê và Nguyễn? Triều Lê đã có kinh đô mới là Tây Ðô còn triều Nguyễn là Huế. Rõ ràng tính xuyên suốt của việc kinh đô luôn nằm trên đất Hà Nội là khó chấp nhận được để làm đại lễ. Các triều đại phong kiến định đô rồi dời đô là chuyện thường tình, đâu vì lẽ nhà Lý dời đô đến khu đất cũ của “Cao Vương” mà lại được coi là việc tốt độc nhất vô nhị? Thăng Long thành cũng bị đốt phá bao phen; các vị vua cũng đã bao lần phải bỏ thành chạy giặc phương Nam lẫn phương Bắc đó thôi.

Việc chọn thời gian để hành lễ cũng mang tính chất quá cẩu thả. Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô vào mùa Xuân năm 1010 và đến tháng 7 thì dời đô. Ngày xưa cũng như nay việc lễ lạt, cúng bái tổ tiên... đều theo âm lịch và phải đúng ngày, việc chọn kỷ niệm vào tháng 10 Dương lịch là hoàn toàn sai lệch về mặt tích cổ. Nên nhớ rằng cứ đến 10 tháng 3 Âm lịch là dân ta nhớ đến giỗ tổ chứ không phải bất cứ ngày nào khác.

Xét tất cả những yếu tố tích cổ và so sánh giữa các lý do để tổ chức đại lễ thì hoàn toàn không nên làm đại lễ Thăng Long-Hà Nội. Chỉ có một lý do duy nhất để làm đại lễ này ở 1000 năm, đó là đổi tên Hà Nội thành Thăng Long thì may ra mới hợp. Mặt khác, thời điểm nhạy cảm hiện nay với Trung Quốc về mặt toàn vẹn lãnh thổ ở biên giới, biển, Hoàng Sa, Trường Sa... mà dựa vào bản “Chiếu dời đô” không có tinh thần độc lập dân tộc và lại tổ chức khai mạc vào 1 tháng 10 là ngày quốc khánh Trung Quốc thì thử hỏi có nên không?

Nguyễn Phương Anh
Hà Nội, 17 tháng 8, 2010
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Khi Người Dân Đọc Tạp Chí Nhân Quyền

Gia Minh (RFA)
Hồi trung tuần tháng bảy vừa qua, chính phủ Hà Nội cho ra mắt Tạp chí Nhân Quyền, trong đó có bài viết của thứ trưởng Bộ Công An, thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, cho rằng tại Việt Nam không có chuyện vi phạm nhân quyền.

Nhiều người trong và ngoài nước đã lên tiếng về bài viết đó cho là không đúng thực tế tại Việt Nam. Ngày 5 tháng 8 vừa qua, một thư ngỏ gửi cho ông thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng nêu ra một số trường hợp vi phạm trầm trọng quyền con người ở Vịêt Nam, cũng như yêu cầu chính phủ Việt Nam thực thi những điều liên quan được qui định trong Hiến pháp.

Nhân quyền là vấn đề toàn cầu

Tác giả bức thư ngỏ là ông Nguyễn Anh Dũng, hội viên Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, ngụ tại Hà Nội. Gia Minh hỏi chuyện ông về bức thư ngỏ đó. Trước hết ông phản biện về lập luận mà các quan chức cao cấp Hà Nội cho rằng Việt Nam có những đặc trưng riêng nên không thể theo những chuẩn mà Phương Tây nêu ra về nhân quyền.

Ông Nguyễn Anh Dũng: Tôi cũng có nghe lãnh đạo Việt Nam nói vấn đề nhân quyền theo đặc điểm, văn hóa, xã hội của mỗi nước; không thể đem nhân quyền nước này áp dụng cho nước kia. Thực ra theo tôi cách nói đó chỉ là cách chống chế, bảo vệ của họ thôi. Trong thực tế, nhân quyền là vấn đề toàn cầu, không phải riêng của quốc gia nào.

Lãnh đạo Việt Nam nói vấn đề nhân quyền theo đặc điểm, văn hóa, xã hội của mỗi nước; không thể đem nhân quyền nước này áp dụng cho nước kia. Thực ra theo tôi cách nói đó chỉ là cách chống chế, bảo vệ của họ thôi. Trong thực tế, nhân quyền là vấn đề toàn cầu, không phải riêng của quốc gia nào.

Tất nhiên, mỗi nước có nền văn hóa riêng, nhưng không thể dựa vào văn hóa xã hội đó để bác bỏ các quyền mà chính bản thân họ ghi trong hiến pháp và pháp luật. Những điều đó cũng được thể hiện trong các công ước quốc tế. Người dân Việt Nam đòi quyền con người, những quyền mà chính bản thân luật pháp nước Việt Nam ghi nhận, chứ không đòi gì khác hơn.

Những điều đã nói trong Điều 50 của Hiến Pháp Việt Nam mà được thực hiện đúng thì dân chúng tôi sướng quá. Chỉ có điều họ nói một đằng, làm một nẻo và trở thành đường lối lãnh đạo của Nhà Nước Cộng sản này rồi. Chứ thực ra nước nào chẳng có đặc điễm văn hóa riêng của nước đó: Mỹ, Anh, Pháp… nước nào cũng có; nhưng đó là những nét đặc trưng của nước đó thôi; còn điều gì quốc tế đã công nhận, đã được hình thành và công nhận trong hiến pháp nước đó thì phải thực hiện một các nghiêm chỉnh. Đó mới là quyền con người.

Nhân quyền không của riêng ai

Gia Minh: Một số tổ chức quốc tế tiến hành làm khảo sát về sự lạc quan cuộc sống, thì kết quả cho thấy ‘đa số’ người Việt Nam được hỏi cho rằng họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại; mà như thế thì hẳn nhiên quyền con người của họ không bị vi phạm?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Tôi cũng chưa biết cơ quan nào thống kê và con số đó có chính xác hay không. Thực tế Việt Nam hiện nay có hiện tượng này: những người mà sống được nhờ vào cơ chế hiện nay, tất nhiên họ ủng hộ rồi, ví dụ các quan chức mà quyền vụ- chức hạn cho họ sống trên pháp luật; rồi đến những doanh nghiệp làm ăn, có tiền, phát triển được.

Đối với thực tế cơ chế hiện nay, người ta ngán lắm rồi; đa số người dân khổ. Cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước nếu không có chức quyền, không có bổng lộc, sống bằng đồng lương, cuộc sống khó rồi; còn người lao động bình thường phải chịu đủ thứ thuế má.

Còn người dân bằng lòng vì ở Việt Nam có hiện tượng gần như ‘cam chịu’ . Chẳng lại gì: dân Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh quá khổ, người ta không muốn chuyện ‘nồi da, nấu thịt’, không muốn chuyện to lớn nữa, và người ta cam chịu. Còn đối với thực tế cơ chế hiện nay, người ta ngán lắm rồi; đa số người dân khổ. Cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước nếu không có chức quyền, không có bổng lộc, sống bằng đồng lương, cuộc sống khó rồi; còn người lao động bình thường phải chịu đủ thứ thuế má. Xin nêu ra một ví dụ: vừa qua tôi đi làm khai sinh cho đứa cháu mới sinh, ủy ban nhân dân địa phương thu 200 ngàn, nói là tiền đóng góp tự nguyện cho quỹ bảo vệ- chăm sóc trẻ em. Tôi cũng đóng cho qua chuyện, nhưng về nghĩ lại thì đó là thứ thuế thân mà trước đây đâu có.

Cho nên nói ‘đa số’ người dân mà không biết số chính xác bao nhiêu thì những nguời dân lao động và những công chức bình thường không có quyền chức đều ngán chế độ, ngán đồng lương mà không dám nói. Nếu nói ra thì thủ trưởng cơ quan sẽ không cho lên lương, thậm chí có thể bị điều đi chỗ khác, bị đình chỉ công tác nên người ta sợ. Người ta ‘an phận, thủ thường’ để mà làm ăn; theo tôi nghĩ bằng lòng là như vậy đó.

Yêu cầu thực hiện Hiến pháp không phải là cái tội

Gia Minh: Có những người dám công khai nói lên ý kiến, khác với đường lối của Nhà Nước và bị bỏ tù vì nhà nước theo Điều 88 Bộ luật hình sự, và khi nói với nước ngoài thì Hà Nội cho rằng không có tù nhân chính trị tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Bảo thế, thực ra tôi cũng chưa phân biệt được thế nào là chính trị. Tôi chỉ nói những điều tối thiểu trong cuộc sống mà thế giới công nhận đó là quyền con người. Tôi xin hỏi nếu không làm điều gì phạm pháp mà tự dưng lại bị chính quyền dùng những biện pháp, bản án trái pháp luật, tước đọat quyền sống của người ta thì họ phải đấu tranh.
Image
Công an và nhân quyền. RFA file.
Tôi xin hỏi nếu không làm điều gì phạm pháp mà tự dưng lại bị chính quyền dùng những biện pháp, bản án trái pháp luật, tước đọat quyền sống của người ta thì họ phải đấu tranh.

Lý thuyết theo nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nói về vấn đề cải cách tư pháp; nhưng ở Việt Nam có tình trạng án ‘bỏ túi’ mà chính báo Công an, An Ninh Thế giới có bài viết về tình trạng đó: ra toà đâu được nói thật.

Bản thân tôi cũng không ủng hộ những người làm các việc ‘quá đà’, gây nên những xáo trộn lớn; nhưng điều gì được phép cần phài thực hiện. Tại sao khiếu nại tố cáo không trả lời: đó có phải vi phạm nhân quyền không? Chính bản thân những người đề ra luật pháp làm sai, còn người dân yêu cầu Hiến pháp cần được thực hiện chứ không làm gì sai cả.

Gia Minh: Ngoài việc yêu cầu làm đúng Hiến Pháp, thì điều ông hy vọng nhất để sao người dân có được những quyền căn bản là gì?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Dù khổ lắm, nhưng tôi vẫn tôn trọng viết thư ngỏ gửi cho các cấp lãnh đạo Việt Nam. Dù là cơ chế nhưng tôi mong muốn khi làm sai họ phải sửa với nhau vì nếu tổ chức Đảng không xử lý thì chính quyền không xử lý được. Ông thứ trưởng Công An cho rằng Việt Nam là thiên đường Xã hội Chủ Nghĩa. Đúng đó là thiên đường của những người quyền cao chức trọng vì quyền của họ đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.

Tôi viết thư ngỏ nhân dịp Nhà nước Việt Nam ra Tạp chí Nhân quyền Việt Nam để người dân và thế giới hiểu nhân quyền Việt Nam thế nào; tôi hy vọng chính quyền Việt Nam cầu thị, tìm lại lòng tin của người dân.

Việt Nam trước đây là một quốc gia ‘bế quan, tỏa cảng’ không ra vào được; nay do phát triển thông tin thế giới, Việt Nam không thể bưng bít được nữa nên phải cho ra Tạp chí Nhân quyền. Trong đó thì ông thứ trưởng Công An cho rằng Việt Nam là thiên đường Xã hội Chủ Nghĩa. Đúng đó là thiên đường của những người quyền cao chức trọng vì quyền của họ đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận.

Người dân bây giờ không đến nỗi ngu muội khi mà bùng nổ thông tin trên Internet, dù Nhà nước Việt Nam có muốn ngăn cấm đủ điều thì cũng không thể ngăn cấm được; do đó phải cảnh tỉnh cho nhà nước biết rằng những điều mà họ làm là sai trái.

Gia Minh: Cám ơn ông về những trình bày vừa rồi.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Mỹ đang đặt bẫy Trung Quốc?

VIT - Mới đây, giáo sư kinh tế của trường Đại học Boston – ông Laurence Kotlikoff có một bài viết cho rằng: Nước Mỹ đã phá sản mà thị trường không hay biết. Trên thực tế, bất kỳ nước nào cũng có thể phá sản, Mỹ cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006, ông Kotlikoff đã đưa ra nghi vấn “Nước Mỹ có phá sản không?” trong tài liệu đệ trình lên chi nhánh của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tại St Louis.

Quan điểm của ông Kotlikoff và phán đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF giống hệt nhau. Khi công bố báo cáo đánh giá về kinh tế Mỹ hôm 30/7, tổ chức này thẳng thắn cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ phá sản, nhưng người Mỹ vẫn tự lừa dối mình. Muốn lấp đầy thâm hụt tài chính khổng lồ, Mỹ cần phải lập tức áp dụng chính sách khác, nếu không sẽ lún càng sâu hơn.

Các nhà quan sát ngày càng nghe thấy nhiều âm thanh “Mỹ đã phá sản” kể từ đầu năm nay. Hôm 19/4, ông Doug Bandow, trợ lý đặc biệt cho cựu tổng thống Ronald Reagan, chuyên viên nghiên cứu cấp cao lâu năm của Học hội Kelly (Mỹ) phân tích rằng, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã phá sản, Washington cũng không thể quản lý mọi việc to nhỏ của toàn thế giới.

Do chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ trước thi hành chính sách can thiệp, nên chi tiêu quân sự lớn đến mức đáng báo động, chiếm một nửa chi tiêu quân sự toàn cầu. Do sự tăng vọt về chi phí quân sự và các chi tiêu khác, khiến chính phủ Mỹ ngập trong nợ nần. Nhưng nếu muốn lấp đầy khoảng trống khổng lồ về chi tiêu này, phải mất nhiều tháng điều chỉnh tài chính, mức điều chỉnh mỗi năm ít nhất phải tương đương với 14% GDP của Mỹ. IMF cho rằng, để lấp đầy khoảng trống tài chính của Mỹ, nếu chỉ điều chỉnh thu nhập tài chính, thì cần phải lập tức tăng gấp đôi thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế liên bang hiện nay và luật đóng góp bảo hiểm liên bang.

Đây có thể là một lựa chọn khó khăn. Nợ hiện nay của Mỹ đã đạt tới 12700 tỷ USD, Cục ngân sách Quốc hội Mỹ đánh giá, theo chính sách hiện nay, 10 năm sau, Mỹ sẽ tăng thêm 10000 tỷ USD, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi vì tình trạng thâm hụt ngân sách quá lớn này của chính phủ Mỹ nếu viết toàn bộ ra giấy trắng mực đen, thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với lần Nga, Argentina phải đối mặt với phá sản trong những năm 1990 của thế kỷ trước.

Trên thực tế, nếu Mỹ thực sự đi tới bước này, điều gây quan tâm nhất không phải là các chủ nợ của Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh, bởi vì bội chi ngân sách Mỹ có thể khiến đồng USD mất giá và nguy cơ dự trữ ngoại tệ sẽ thu hẹp mạnh.

Kinh tế Trung Quốc e rằng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng nhất. Cho đến tháng 4/2010, tổng số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã đạt tới 900,2 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng số trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay (12700 tỷ USD), là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản (chiếm 6,16%), Anh (chiếm 2,25%).

Có số liệu cho thấy, năm nay, Mỹ sẽ lại phát hành 2220 tỷ USD trái phiếu dựa trên cơ sở tổng số nợ hiện có, tích lũy tới 14500 tỷ USD. Vì vậy, việc tìm thấy một vị “công tử Bạc Liêu” có thể mua số nợ khổng lồ này đã trở thành việc đại sự hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc là một nước có khả năng nhất trong số các “công tử Bạc Liêu” tiềm năng. Trung Quốc ngồi trên kho dự trữ giá trị 2000 tỷ USD là người sở hữu trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất, hơn nữa gần đây có báo chí đưa tin, Trung Quốc sẽ lại mua về một phần trái phiếu Mỹ trên cơ sở hiện tại.

Kỳ thực, chính phủ Mỹ vẫn luôn dựa vào trái phiếu kho bạc để vận hành kinh tế, chính phủ Mỹ thông qua Bộ Tài chính phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư toàn cầu để bù đắp vào thâm hụt ngân sách, toàn bộ gánh nặng nợ nần đều chiếm trên 50% GDP của Mỹ. Do đồng USD là tiền tệ thế giới, Mỹ có thể tăng cường in tiền, sau đó để các nước trên thế giới cùng gánh vác chung.

Có phân tích cho rằng, do nợ tăng mạnh, về mặt kỹ thuật, chính phủ Mỹ đã phá sản. Nhưng, dùng thước nào để đo việc Mỹ có phá sản hay không mới là điều quan trọng. Mặc dù số liệu độc quyền cho thấy, “Mỹ đã phá sản”, nhưng thực tế là chính phủ Mỹ hiện vẫn đang hoạt động bình thường, chẳng hạn như cuối tháng 8, tàu sân bay Mỹ “George Washington” vẫn tham gia vào cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, nhằm khiêu khích Trung Quốc. Điều này cho thấy, chính phủ Mỹ phá sản, nhưng kỳ thực chỉ là sự phá sản chính phủ của bộ phận kinh doanh, chứ không phải là sự phá sản của bộ máy hành chính.

Nếu nhìn từ một góc độ khác, tại sao các học giả và giới truyền thông Mỹ bao gồm cả IMF do Mỹ quản lý và chỉ đạo lại muốn tuyên bố rằng “Mỹ đã phá sản”, có thể họ có một âm mưu nào đó, tức người Mỹ đã đặt một cái bẫy cho Trung Quốc: Nước Mỹ đã phá sản, đã thiếu khả năng trả nợ, 900 tỷ USD trái phiếu chính phủ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ trôi theo dòng nước. Điều này đã chứng minh cho lời tuyên bố của nhà kinh tế nổi tiếng Paul Krugman rằng, việc Trung Quốc thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ với quy mô lớn đã tự khiến mình mắc bẫy đô la.


M.T (Theo CE)
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Về Trong Tiếng Reo
- Reng… reng….

- Đức Cha về rổi..

- Reng….. reng..

- Đức Cha Kiệt về rồi….

Vâng cứ thế, bắt đầu là những nhịp phách rời rạc. Rồi từng chập, từng chập cứ thế reo vang, reo vang mãi. Tiếng reo tuởng chừng bất tận, chuyên chở tiếng gọi nhau từ hải ngoại về trong nước, rồi chạy ngược ra hải ngoại. Tiếng reo vang từ bắc vào nam, rồi lại vọng từ Nam ra bắc. Và sau những tiếng chuông reo, điện báo là những tiếng nói, hơi thở gấp rút trong hân hoan, phấn khởi. Hà Nội như bừng lên một sức sống khác. Rạng rỡ, tin tưởng. Cả nước như chia nhau chuyền tai nhau một bản tin mà làm như sợ có người khác đã đưa tin trước mình.

Lạ! Câu chuyện chỉ ngắn là thế, GM Kiệt đã trở về, nhưng lại mang theo một sức sống mãnh liệt ngoài sức tưởng tưởng của mọi ngườ?. Ngay như Hà Nội, đang gồng mình trong cái nóng của ngày cuối hạ, bỗng nở ra một chiều êm dịu, hiền hòa, người người vui cười. Hà Nội đang uất nghẹn trong đau thương, giận hởn từ đêm Ngài bị đưa đi trong cô đơn, bỗng nhiên những bàn tay đưa ra nắm lấy nhau như hòa giải, tha thứ. Và Hà Nội ngay sau phút ngỡ ngàng chạm được niềm vui, bàn chân nào cũng muốn bước, muốn chạy ngay đến nơi mà ngưòi ta bảo là có Ngài để mong chính mắt mình được nhìn thấy biểu tượng của Niềm Tin của Công Lý còn đứng sừng sững giữa trời.

Rồi từng chiéc xe, từng đoàn xe, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, đến những chiếc ô tô sang trọng hay xe khách cũng cùng chung một hưóng đến. Xe nối đuôi xe, người nối bước chân người, tất cả đều rộn ràng, gọi bảo nhau khua chiêng lên, đánh cồng lên. Tiếng cồng xuyên nước non, thông báo cho mọi ngưòi một tin đáng vui mừng: Này Công Lý đã trở về. Ngày Công Lý đã tới.

Lạ thật, mới hôm nào thì nghẹn ngào trong nước mắt, mẹ và con tựa cửa tức tuởi với khuôn mặt chảy dài, con ruồi đậu vào mép không buồn đuổi. Nay mới nghe loáng thoáng được vài câu ngắn truyền tai nhau là đưa tay quyệt ngang dấu lê mừng. Rồi khi đoàn người, đoàn xe lủ lượt theo nhau kéo đến Châu Sơn thăm Ngài. Nhưng chẳng ai gặp được GM Kiệt, tệ hơn, chưa ai nhìn thấy Ngài, vậy mà nỗi thất vọng không dâng lên. Trái lại, mẹ nắm tay con, em nắm lấy tay anh, tay chị, con níu lấy tay cha để nước mắt mừng vui lăn xuống trên gò má vì biết chắc Niềm Tin của họ đang hiện diện trước mặt, trong căn nhà đóng kín cổng kia! Nghĩa là Ngài đã hiện diện giữa anh em, dù anh em chưa nom thấy. Thế là Niềm Tin sống lại, đủ mừng, đủ hân hoan, đủ cho những dòng lệ rơi xuống, xóa tan đi nhừng âu lo khắc khoải, xóa tan đi những đau thương uất nghẹn hôm nào!

Lạ, lạ qúa. Người Việt Nam ta nhân bản quá, gì cũng khóc. Buồn cũng khóc, mà mừng qúa cũng khóc òa. Hơn thế, còn ôm lấy nhau mà khóc! Mà nào chỉ có một Hà Nội mau nước mắt khi chạm vào hơi thở tin yêu, vui mừng. Nhưng là mọi nơi mọi chốn. Từ Cao Bắc Lạng về đến cao nguyên, xuống đồng bằng Cửu Long, Sài Gòn, không một nơi nào không có câu chuyện hân hoan từ lúc nghe tin Ngài về. Nghe tin ngày Công Lý đã tới!

Tại sao câu chuyện lại reo vui như thế nhỉ?

Nhà nước đón nhận bản tin này ra sao?

Giào Hội VN, cách riêng là qúy GM trong HD đón tin này thế nào?

1. Tại sao câu chuyện lại reo vui thế nhỉ?
Đơn giản là vì chữ về mà không phải là chữ đi! Nghĩa là Chân Lý, Sự Thật về với ta. Ta được Công Lý, được Sự Thật che chở. Mà không phải vì Chân Lý và Sự Thật ra đi, và ta sẽ mất Chân Lý, mất Sự Thật, mất luôn an bình!

2. Nhà nước đón bản tin này ra sao?
Bụng dạ của người lương thiện dễ đoán, bụng của thằng gian thì thật khó lường. Tuy nhiên trong trường hợp này có lẽ họ cũng đánh ngậm qủa bồ hòn mà làm vui. Bỡi lẽ, GM Kiệt ngày nay đã bước ra khỏi vòng cương tỏa của thời cuộc. Danh không màng, lợi không ham, địa vị chức quyền cũng đã từ bỏ. Mộng ước của một đời người sau khi đã xả thân vì tha nhân chỉ còn gòi trọn lại trong mấy chữ: “ước muốn của ngài là được sống ở một nơi im lặng trong một tu viện là tu viện Châu Sơn, để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam”.

Có lẽ nào mấy chứ ấy nhà nước cũng ghét ghen hay đố kỵ để tạo thêm phẩn uất căm hơn cho người dân. Tạo thêm thế đối đầu cho đến đoạn một mất một còn? Bởi lẽ, GM Kiệt đã không tiếc mạng sống của mình vì Công Lý, vì Sự Thật vì Hạnh Phúc của nhân dân, lẽ nào toàn dân ích kỷ với Ngài? Đó là thế tất yếu, thương yêu thì được, ghét ghen là mất. Nếu nhà nước quyết tạo nên hận thù cho dân, cái thế của cộng sản cũng không tồn tại.

Bài học của những tháng qua đã chứng minh. Không phải đến hôm nay mới có những chủ tịch UBND như Nguyễn Tường Tô, hiệu trưởng Sầm đức Sưong thể hiện cuộc sống của loài dã nhân, hãm hiếp và mua dâm học trò vị thành Niên. Nhưng từ trước, Hồ chí Minh, Lê Duẫn và các cấp trung ương cũng đã từng trác táng tên thân thể các nhi đồng Việt Nam, nhưng không một ai dám nói động đến quan cán. Nay tinh thần Ngô Quang Kiệt, không sợ hãi, đã thấm, đọng sâu trong lòng người nên chúng bị quật ngã như Tô, như Sương và dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.

Rồi chuyện công an cán bộ giết người là độc quyền của nhà nước cộng sản, người dân chỉ biết nhận lấy phần thua thiệt, không dám nói ra nửa lời, Nay tinh thần vì Công Lý vì Sự Thật với hàng vạn bước chân rầm rập trên đường phố đã làm cho bọn cán bộ từ Trung Ương đến Bắc Giang vỡ mật. Đành vuốt mặt đưa một vài con tép ra làm cờ thí. Tóm lại cái thói bịt mắt, bịt miệng dân nay đã không còn hiệu lực. Cường bạo xem ra khó thẳng lòng người khi tất cả nhân dân đã đọc và điểm danh được từng tên gian ác buôn dân bán nước.

Theo dó, dẫu không vui vẻ gì về chuyện “Ông Kiệt“ lại xuát hiện trong địa bàn Hà Nội, nhưng tôi tin rằng vào lúc này Việt cộng không dám nghĩ đến cái kế “ nhổ cỏ, nhổ tận gốc” Bởi lẽ, mưu đồ nhổ gốc này không dễ và sẽ nhận tai họa tái quy. Vì gốc của GM Kiệt là Công Lý là Sự Thật. Gốc của GM Kiệt là niềm tin, hy vọng, là sức sống nằm ở trong lòng nhân dân. Đó là sức mạnh mà nhà cầm quyền này chắc chắn không muốn trực diện. Nên câu chuyện làm hòa có thê được mở ra và rồi lại có một phái đoàn nho nhỏ nào đó của nhà nước đến thăm…. dò và vấn an sức khỏe của Ngài để gọi là sống chung hòa bình! Bởi lẽ, không ai nằm vắt tay lên trán từ tối đến sáng, và cũng chẳng có một thế lực nào là tồn tại vĩnh viễn, trừ ra là Công Lý và Sự Thật.

3. Giáo hội VN đón nhận tin này thế nào?
Hẳn nhiên là một niềm vui lớn. Niềm vui không những chỉ cho giáo dân là những người con ngoan hiền, hiếu thảo biết đi theo đường công lý và bảo vệ sự thật, mà còn là niềm khích lệ cho những mục tử còn rụt rè. Bởi lẽ, nếu có một chút lầm lẫn nào đã là nguyên cớ để tạo ra một chuyến đi như loại trừ nhau, để tạo ra một vết thương cho giáo hội, tạo ra một sự nghi ngở, hoang mang trong đoàn chiên để dìm uy tín của giáo hội xuống vực thẳm thì chuyến vê này, được xem là một cơ hội tốt nhất để hàn gắn và tạo lại niềm tin cho nhau và cho giáo dân.

Nhưng ngay trước mắt, chuyến về này đã tự nhiên tháo gỡ đi gánh nặng ngàn cân đã đè xuống trên vai HD nóí chung và GM Nhơn, nóí riêng, mà trong mấy tháng qua, dù muốn nói, nhưng cũng không biết phải nói gì. Nói theo kiểu DC Linh, càng cố tháo gở càng thêm rối rắm hiểu lầm và thật ra, cũng chẳng biết nói những gì! Nhưng lúc này, xem ra cơ hội đã có, để các Ngài có thể giải thích thế nào là “đồng cảm không đồng thuận,” thế nào là lên tiếng hay không lên tiếng: hoặc gỉa, “ ai không thích cộng sản thì cũng không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Khi giải tỏa được những ẩn ý nay, Giáo hội sẽ có cơ hội mở ra một hướng đi mới. Hướng đi đích thực của thầy chí thánh đã dạy là “ Ta là Đường là Chân Lý cà là Sự Sống” (Ga.14:6)

Về phía Rôma, bề ngoài thì xem ra việc một giám mục nghỉ hưu thì Ngài đi chữa bệnh ở ngoại quốc hay về trong nước uống thuốc nam chỉ là chuyện cá nhân. Nhưng thực tế, trường hợp GM Kiệt là một ngoại lệ. Bời lẽ, theo bản tin đăng trên tờ Catholic của Tổng Giáo Phận Sydney phát hành tuần 14-5-2010 trên ấy có bản tin khá đặc biệt với tựa đề: Archbishop of Hanoi resigns. Vietnamese Government Rejoices. Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 14 May 2010.

The Vatican accepted the resignation Archbishop of Hanoi, Joseph Kiêt. He was known as a key opponent against the Vietnamese government.Even though the archbishop says he's resigning for health reasons, the move is widely viewed as the price the Vatican must pay to establish diplomatic relations with Vietnam. tạm dịch:” TGM Hà Nội từ chức, nhà cầm quyền nhảy mừng! Vatican đã chấp thuận sự từ nhiệm của TGM Hà Nội, Joseph Kiệt, là người được biết đến như một biểu tượng chống lại nhà cầm quyền Việt Nam. Mặc dầu TGM nói là xin nghỉ vì lý do sức khoẻ, nhưng sự việc ra đi này cho thấy đây là cái gía mà Vatican phải trả khi muốn có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.”

Nếu đúng, thì cái giá Roma đã trả rồi. Nay Ngài trở về nước thì đến lượt nhà cầm quyền Việt cộng phải trả cái giá ấy. Gía của tinh thần Ngô Quang Kiệt đi tìm Chân Lý và Sự Thật sẽ như mưa lâu thấm đất. Giá của tinh thần đi tìm Chân Lý không dễ trói buộc ngướì dân Việt Nam vào chữ sợ hãi, tiếp tục yên lặng trước những bất công do xã hội tạo ra. Nhưng biết đâu, đó lại là cái gía hồng phúc cho Việt Nam.

Như thế, đây là bản tin đáng vui mừng. Vui mừng cho chính cá nhân của Ngài đã đạt ước nguyện là được sống và chết với hơi thở của quê hương yêu dấu của mình.

Vui mừng ví đoàn chiên được thoả lòng với Người đã tạo cho họ niềm tin, dù Ngài có thể không còn công tác trực tiếp với họ. Nhưng sức sống và hướng đi tìm Công Lý và Sự Thật sẽ không bao giờ còn ngừng lại nữa. Trái lại sẽ tiếp nối đi lên để hoàn thành ngày Công Lý cho Việt Nam.

Đơn giản hơn, đây là một cơ hội lớn để hòa giải và làm lành giữa anh em. Một cơ hội tốt để hiểu biết và cảm thông rồi giải tỏa mọi áp lực gữa chủ chăn và đoàn chiên. Một cơ hội, nếu cần, tất cả phải đấm ngực để nhìn ra những lầm lẫn của chính mình để rồi cùng nhau đưa con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt qua nghi nan, đến nơi có trọn vẹn niềm tin, trung tín, hiệp nhất Hơn thế, phải nhìn ra được đây là một cơ hội lớn, một hồng ân đặc biệc Chúa ban cho GHVN. Để nhờ vào đó, mọi người, mọi nhà, mọi giáo xứ, mọi địa phận đều có cơ hội canh tân đổi mới.

Đổi mới! Hoàn toàn đổi mới! Đổi mới toàn diện bộ mặt sống của mình, của gia đình, của địa phương để cùng hoà mình và dấn thân vào cuộc sống chung của Giao Hội nơi trần thế. Là nơi mà đức tin đã chỉ đường là “Đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem chân lý vào chốn lỗi lầm” để sẽ không còn ai ủ ê sống trong nghi vấn, hoang mang.

Để từ đó, niềm reo vui của ngày về biến thành niềm tin tưởng dấn thân. Để ngày về của Công Lý biến thành Ngày Công Lý cho mọi nơi, cho mọi nhà và cho mọi người.

Bảo Giang
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long …Nhìn lại _

HOÀNG LẠI GIANG



1/ Với dân, hãy trong sáng và minh bạch. Có một số quan chức hay nhấn mạnh mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc… Truyền thống ở đây được hiểu theo mối quan hệ anh em, đồng chí, mối quan hệ “môi răng”. “Môi hở răng lạnh”.Từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi vẫn nghĩ như vậy,

tin son sắt mối quan hệ “Núi liền núi, sông liền sông”, mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như vậy.
Nhưng rồi, qua năm tháng tôi dần nhận ra, không có sự giúp đỡ vô tư giữa các dân tộc. Giữa các dân tộc chỉ có quyền lợi. Một thời ấu trĩ, chúng ta chưa một lần hoài nghi ,chưa một lần biết cảnh giác ! Trong không khí cách mạng sôi sục tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản chúng ta luôn tự hào là người lính ở tuyến đầu chống Mỹ, là tiền đồn xã hội chủ nghĩa, là ba dòng thác cách mạng! là đội quân cảm tử giữ thành trì chủ nghĩa xã hội!

Giá tỉnh táo hơn, chúng ta không khó để nhận ra chúng ta đang bị những nước lớn có cùng thể chế chính trị biến thành phên dậu, thành người lính xung trận trên tuyến đầu chống đế quốc. Chúng ta đã gắn kết công cuộc chống đế quốc và giải phóng dân tộc làm một , cái này là tiền đề cho cái kia . Ở thời điểm sau 1945 không dễ nhận ra nhầm lẫn lịch sử này … Công cuộc giải phóng dân tộc là cao cả là thiêng liêng. Vì nó mà chúng ta sẵn sàng đương đầu với cả phe đế quốc dù phải hy sinh tất cả, kể cả xương máu. Và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác là vô cùng quý giá. Uống nước nhớ nguồn! Đấy là tư tưởng Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đã dạy chúng ta. Biết ơn để trả ơn chứ không phải trả oán.

Nhưng nếu vì ơn nghĩa mà nhân nhượng, mà im lặng, hoặc không dám nói rõ, không dám làm sáng tỏ, công khai minh bạch mọi âm mưu của kẻ thù khi lợi dụng lòng tin của nhân dân ta để “cho Việt Nam bài học!” để lấn đất, lấn biển của chúng ta, thì đấy lại là sự xúc phạm đến lòng tự tôn của dân tộc ta.

Kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long là cơ hội tốt nhất để tôn vinh tổ tiên đã vượt qua mọi thử thách, gian lao hết đời này đến đời khác giữ vững giang sơn, gấm vóc như ngày nay chúng ta thừa hưởng. Và đây cũng là dịp ôn lại những bài học mà cha ông đã đúc kết qua trường kỳ lịch sử. Một trong những bài học ấy là không bao giờ được mơ hồ trước kẻ thù.

2/ Kẻ thù của chúng ta …
Lịch sử còn ghi lại rành rẽ chúng ta có hai kẻ thù chính. Đó là “nghìn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây!”

Về thời gian, giặc Tàu đô hộ dân ta gấp mười lần giặc Tây, và tàn bạo chắc cũng nhiều lần hơn giặc Tây. Đơn giản, một đằng là sự tàn bạo phong kiến, một đằng là sự tàn bạo của tư bản.

Tổng kết một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, may mắn chúng ta chưa bị biến thành phiên bang của họ.

Nhưng về mặt văn hóa tư tưởng, chúng ta bị ảnh hưởng rất nặng Khổng giáo. Ảnh hưởng ấy đã thấm vào máu thịt, xương cốt của từng người Việt cho đến hôm nay – cả mặt mạnh và mặt yếu của nó.

Một trăm năm đô hộ giặc Tây, dẫu sao ngoài sự bóc lột tàn bạo, người Pháp vẫn còn để lại cho chúng ta một nền văn hóa phương Tây, một nền triết học phương Tây, một nền tư tưởng phương Tây tôn trọng Tự do – Bình đẳng – Bác ái, tôn trọng quyền con người… Ở mặt vật thể, người Pháp để lại cho chúng ta một đất nước tiền công nghiệp với những quy hoạch kiến trúc khoa học, tiến bộ, chặt chẽ hòa hợp từ hệ thống hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đường biển với các cảng, hệ thống thoát nước và các đô thị từ Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ, An Giang… Hôm nay nhìn lại, những nhà kiến trúc, quy hoạch Việt Nam vẫn còn không hết lời ca ngợi.

Đấy là sự thực khách quan không ai tôn trọng sự thực mà nói khác được!

3/ Âm mưu và tội ác của kẻ thù
Không ai hơn Nguyễn Trãi, khi ông tổng kết tội ác của giặc Tàu trong “Đại cáo bình ngô”. Trong Bình Ngô, Nguyễn Trãi chỉ ra nguyên nhân việc mất nước, đó là

“Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.”

Bọn này thời nào cũng có. Đừng nghĩ chỉ có thời cổ, cận đại mới xuất hiện bọn ôm chân kẻ thù mà thời hiện đại không có. Đúng ra ở thời hiện đại nhờ mạng Internet, nhờ toàn cầu hóa, nhân dân nhận ra chân tướng bọn này dễ hơn, rõ hơn, chính xác hơn. Thật ấu trĩ khi nghĩ rằng trong thời đại bùng nổ tin học hôm nay mà hy vọng dấu được dân những điều ẩn khuất!

Và đây là bản án mà Nguyễn Trãi đã tố cáo trước bàn dân thiên hạ tội ác của giặc phương Bắc:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối Trời, lừa dân đủ muôn ngàn kế”

………

Độc ác thay trúc Nam Sơn khôngi ghi hết tội,

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bào thần dân chịu được”.

(Bản dịch của Bùi Kỷ)

Ở thời cận đại, giữa lúc thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta thì Tổng đốc lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh tâu với Thanh Triều: “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau, mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy các tỉnh bắc sông Hồng.” Và cũng chính Thanh triều sau đó lại ký hòa ước Giáp thân (1884) với Pháp giao cho nước Pháp tự do xếp đặt mọi việc ở nước Nam” (1)

Đến thời hiện đại. Ai quyết định ở hiệp định Giơ ne vơ chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, tấp kết, chuyển quân,…Hai năm sau tổng tuyển cử … Pham Văn Đồng hay Chu Ân Lai? Có thể Phạm Văn Đồng còn cả tin sau hai năm tổng tuyển cử, đất nước sẽ thuộc về ta, chứ Chu Ân Lai thì hiểu rõ điều này … Tại cuộc họp ở Liễu Châu, đầu tháng 7 năm 1954 khi nghe Chu Ân Lai trình bày việc phân chia Việt Nam thành hai miền từ vĩ tuyến 17 “Bác và chúng tôi đều ngỡ ngàng” (2).

Hãy chưa muộn , nếu nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan với trách nhiệm trước lịch sử cho những thế hệ sau biết rõ vì sao, sau hiệp định Giơ ne vơ khi khôi phục con đường sắt từ Đông Anh đến cửa ải Nam Quan do người anh em “môi răng”giúp lại làm ga Đồng Đăng cách ải Nam Quan 500 m, như ông đã nói với hơn 200 nhà văn chúng tôi ở hội trường Ban tuyên huấn TW, 10 Nguyễn Cảnh Chân Hà Nội trước đây. (lúc ấy Vũ Khoan là thứ trưởng bộ ngoại giao).

- Rồi việc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974.

- Xúi dục , hỗ trợ Khơ me Đỏ quấy phá biên giới Tây Nam Việt Nam sau 1975.

- Năm 1979 đem quân qua “dạy cho Việt Nam bài học!”

- Năm 1988 tiếp tục dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa!

…………

Cho đến hôm nay, lúc tôi viết bài này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc như một dòng sông êm ả… ở bên trên, nhưng ở dưới tầng sâu thì đang dậy sóng. Đúng ra, chưa bao giờ mối quan hệ Việt – Trung mang tính hữu nghị thực lòng. Mọi sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam bao giờ cũng ẩn chứa những ý đồ, những mưu toan cho quyền lợi dân tộc họ.

Trong lúc hết mình giúp ta đánh Mỹ như vậy, cuộc họp “ bóng bàn” ở Thượng Hải năm 1972 diễn ra tưởng như vu vơ, nhưng hàm chứa sự mở đường cho Mỹ đánh phá nước ta. Ở mặt nào đó, cuộc họp bóng bàn không khác hòa ước năm Giáp thân 1884: “Nước Tàu để cho nước Pháp được tự do xếp đặt mọi việc ở đất nước Việt Nam” (3)

Tôi hiểu, bây giờ là thời “nhạy cảm” để đòi lại đất và đòi lại đảo. Nhưng trước lịch sử chúng ta phải chịu trách nhiệm về đất và đảo đã mất. Và bằng mọi cách chúng ta phải đòi lại cho được những gì mà “người đồng chí, anh em chung một chiến hào” một thời và cho đến nay vẫn đang cùng một thể chế chính trị cùng với những khẩu hiệu thật đẹp: “16 chữ vàng”, “4 tốt” đã dùng vũ lực để chiếm và đang hợp thức hóa và khai thác tài nguyên trên biển đảo của ta.

Lịch sử quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ mang thực chất tính truyền thống tốt đẹp như một số người nào đó cố tình “ép dòng sông chảy ngược”.

Nếu có lúc nào đó, chúng ta thấy mối quan hệ Việt – Trung mang truyền thống hữu hảo, thì đấy là sự ngộ nhận, hoặc là sự nhầm lẫn vì cả tin, vì vô tư, vì trái tim trong sáng … của ta. Nhưng với Trung Quốc, trước sau, tư tưởng đại Hán vẫn là tư tưởng chính thống!

Lúc này đòi hỏi việc giữ toàn vẹn lãnh thổ đất nước – khi đã bị Trung Quốc đánh chiếm, hay lươn lẹo mà lấn chiếm rồi hợp thức hóa bằng nhiều con đường – là điều cực khó. Nhưng vì cực khó mà chúng ta không có kế sách, thiếu bản lĩnh và trách nhiệm trước lịch sử mà e dè, ấp úng… thì mối nguy hại thật khôn lường! Bác Hồ đã từng dạy: “Việc khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

4/ Lòng yêu nước là thứ của quý được hun đúc qua ngàn năm lịch sửCon đường cứu nước là con đường khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân. Mỗi người có cách yêu nước của riêng mình. Có người bức xúc mang khẩu hiệu đến đại sứ quán, lãnh sự quán Trung Quốc đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam. Có người viết báo, viết sách lên án hành động cướp đảo, bắt tàu đánh cá của ngư dân đánh bắt cá trên lãnh hải của mình. Có những cuộc hội thảo của các nhà khoa học, lịch sử… về Hoàng Sa và Trường Sa… Đấy là tiếng nói của một nhân dân có trách nhiệm trước đất nước bị xâm phạm. Đấy là điều đáng tự hào, đáng trân trọng và tôn vinh. Nhà nước nên khuyến khích và tôn vinh họ hơn là ngăn cản họ.

Con đường của nhà nước ta hôm nay là phải tìm cách của mình để, không phải chỉ giữ đất nước ổn định mà trước tiên đủ lực để đòi lại đất của tiền nhân để lại. Một tấc đất cũng là xương máu của tiền nhân. Vì thấy khó mà đùn đẩy cho thế hệ sau là thiếu trách nhiệm. Người thiếu trách nhiệm với đất nước không thể gọi là người yêu nước!

Người yêu nước là người khi đất nước lâm nguy, biết lắng nghe ý kiến muôn dân, phải hiểu sâu sắc dân là nước, lật thuyền là nước và đỡ thuyền cũng là nước. Phải coi dân là gốc của nước. Còn dân là còn nước. Khi dân ngoảnh mặt đi với chính quyền đấy là lúc vận nước lâm nguy. Trước họa nước nhân dân mong được minh bạch và trong sáng. Đừng bao giờ có thể nghĩ ngăn được sức mạnh của lòng yêu nước trong nhân dân. Khi đến đỉnh điểm, lòng yêu nước là những ngọn thác! Nguyễn Trãi từng nói:Chìm thuyền mới biết dân như nước ,Chở thuyến ,đắm thuyền cũng lại là dân.

Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long gợi ta nhớ về cha ông trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Ta nhớ chí căm thù mãnh liệt vượt qua tính cách yếu đuối của thân phận nữ nhi. Trưng Trắc và Trưng Nhị lật đổ ách đô hộ man rợ của nhà Đông Hán đầu công nguyên (năm 40-43). Lý Thường Kiệt và Tôn Đản mang quân qua đất Tống chặn ngay âm mưu cướp nước ta của Tống Thần Tôn và Vương An Thạch. Rồi cuộc chiến tranh dữ dội nhất trong lịch sử 3 lần chống đế quốc Nguyên Mông của triều Trần gợi cho Trần Hưng Đạo những suy nghĩ sâu sắc về kế sách giữ nước “cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”“… Khi thấy công danh khó thành, việc dễ hỏng, thì cần nghĩ việc giữ nước trước khi có nguy.” (5) Quang Trung đại phá quân Thanh chỉ có 3 ngày đêm. Trở về Phú Xuân Người nhờ Trần Văn Kỷ, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp thảo ngay “chiếu lập học” và “chiếu cầu hiền”. Thời hiện đại, Hồ Chí Minh vừa diệt giặc đói, vừa diệt giặc dốt vừa diệt ngoại xâm. (4) . Lê Lợi và Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật hàng chục năm để đuổi quân Minh về nước. Nguyễn Trãi đã đúc kết cho muôn đời nhiều bài học vô giá. Điều quan trọng là lòng phải thành, tâm phải sáng. Tôi đọc đi đọc lại bài “Chiếu giáng tư tề làm quận vương mệnh thứ tử Nguyên Long ; kế vị” mà cảm như Nguyễn Trãi đang đọc hết lòng dân thời hiện đại;

Giặc đói, giặc dốt nay đã tạm ổn, điều còn lại là ngoại xâm. Ai là kẻ thù hôm nay? Câu hỏi không khó trả lời mà vì… tế nhị… vì nhạy cảm. Lịch sử vẫn còn rõ như in những anh hùng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi – Nguyễn Trãi, Quang Trung… Đến thời hiện đại là Hồ Chí Minh là Võ Nguyên Giáp … Thế hệ như chúng tôi sinh ra và trưởng thành trong chế độ mới, đáng lẽ phải thõa mãn với nền độc lập vừa giành được,nhưng sao lòng vẫn man mác buồn , bởi nền độc lập ấy chưa trọn vẹn . Hãy bắt đầu từ Hiệp định Giơ-ne-vơ, rồi đến câu chuyện con đường sắt Đông Anh-Ải Nam Quan, thời chống Mỹ là cuộc hội nghị bóng bàn Thượng Hải, là cuộc chiến giành lấy đảo Hoàng sa năm 1974 giết hại hơn 50 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa. Thời sau chiến tranh năm 1975 là Khơ me Đỏ với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, cuộc chiến năm 1988 chiếm một số đảo ởTrường Sa giết hại hơn 80 binh sĩ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN!!!

Lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là lịch sử giữa nước lớn và nước nhỏ. Nước lớn luôn tìm mọi cơ hội để thôn tính nước nhỏ, nếu không thì cũng bắt lệ thuộc, cống nạp như thới phong kiến. Thời hiện đại thì tinh tế hơn, khôn ngoan hơn …Nhưng chương cuối cùng của thể chế chính trị vẫn là bắt nước nhỏ lệ thuộc và làm phên dậu cho nước lớn , chờ khi có điều kiện thì hoặc dùng mưu mẹo ,hoặc dùng vũ lưc xâm chiếm.

Bây giờ thì tôi lại nhớ nỗi lo sợ từ “Diễn biến hòa bình”. Chính thái độ không rõ ràng, thiếu minh bạch của một số quan chức như nêu trên là mối nguy hiểm to lớn từ “Diễn biến hòa bình”.

Nguyễn Trãi đã nói :Triều đình mà đặt lòng tin không đúng chỗ thì đấy là cái họa vô cùng của đất nước!

Và CẢNH GIÁC, đấy là bài học không bao giờ cũ!

TP.HCM ngày 19/8/2010
HLG
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Trung Quốc sẽ khủng hoảng địa ốc

Ngô Nhân Dụng

Image
Công nhân Trung Quốc làm việc tại một công trình xây dựng ở Hefei, tỉnh An Huy, miền Trung Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Bây giờ nhớ lại cơn sốt nhà cửa lên giá ở California trong mấy năm trước 2008, nhiều người vẫn rùng mình. Hồi đó mỗi năm giá nhà có thể tăng lên đến 20% ở nhiều khu vực, trong 5 năm giá lên hơn gấp đôi. Nhiều người đi mua nhà để tính bán lại kiếm lời tức thì, không cuộc đầu tư nào lợi bằng. Phần lớn tin tưởng một cách ngây thơ là giá nhà chỉ có lên, vĩnh viễn không thể nào xuống được. Nhiều người khôn hơn, biết là giá lên quá nhanh thế nào cũng sẽ xuống “tàn bạo,” nhưng vẫn lạc quan tin chắc chắn có nhiều kẻ còn liều lĩnh hơn hoặc dại dột hơn mình, lúc mình bán vẫn có người mua. Khi giá sập, bao nhiêu người vỡ nợ.

Nhớ lại tình trạng cũ ở Mỹ rồi ngó xem thị trường địa ốc bên Tầu, người ta không những rùng mình mà có thể “rợn tóc gáy!”

Muốn so sánh với tình trạng ở Mỹ dăm năm trước đây, chỉ cần biết giá các căn hộ trong chung cư (apartment) ở những thành phố lớn bên Trung Quốc đã tăng với tỷ lệ 20% MỘT THÁNG! Tháng 6 vừa qua, Giáo Sư Lý Ðạo Quỳ (Li Daokui) trả lời một cuộc phỏng vấn ở Nhật Bản đã tiên đoán mối rủi ro về địa ốc ở Trung Quốc đang trầm trọng hơn tình trạng ở Anh Quốc và Mỹ trước cơn khủng hoảng năm 2008. Vị giáo sư Ðại Học Thanh Hoa (Tsinghua) là một thành viên trong hội đồng tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước, nói rằng Trung Quốc không phải sẽ chỉ đối đầu với một vụ bong bóng phồng to bùng nổ mà còn có những hậu quả xã hội nữa. Một vụ bể vỡ quả bong bóng địa ốc sẽ có hậu quả chính trị, “Nhất là đối với giới trẻ, họ đang thăng tiến nhưng bị chặn lại không bước vào được thị trường địa ốc.”

Trong ba tháng đầu năm 2010, giá các căn hộ chung cư, người mình gọi là “áp” tăng lên gần 70% so với cùng thời kỳ năm trước. Trong quý thứ nhì giá lại tăng hơn 12% so với quý thứ nhất. Từ tháng 7, năm 2010 giá địa ốc không tăng nhanh như trước nữa, nhưng vẫn tăng. Và những người mua nhà hoặc đang làm chủ các căn hộ trong chúng cư vẫn chưa tin rằng quả bong bóng địa ốc sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào. Vì họ tin ở số mệnh, hoặc tin rằng chính phủ sẽ không bao giờ để cho giá xuống. Ðây là niềm tin có căn cứ, vì nhà nước thường vẫn đem công quỹ can thiệp vào thị trường để tránh bất ổn xã hội. Nhưng mỗi lần can thiệp như vậy là đem tài nguyên chung của quốc gia đổ vào những cái thùng không đáy, phí phạm bao công sức lao động mà người dân tạo ra rồi đóng thuế.

Cơn sốt nhà cửa diễn ra theo trình tự thế này: Tiền công quỹ được đưa cho các ngân hàng do nhà nước quản lý, các ngân hàng đem cho những công ty xây cất vay. Khi nào xây xong một khu cao ốc lại có người đặt mua liền, thì họ cứ việc xây tiếp. Ðối với chính quyền thì đó là một chính sách để “kích thích” kinh tế. Họ cần tạo công việc làm cho các công nhân dư thừa, nhất là đám nông dân đang lên các thành phố tìm việc làm. Có hơn 100 triệu “di dân nội địa” lêu bêu như vậy, không thể để họ thất nghiệp dài dài!

Một hậu quả là khi đi qua các thành phố lớn ban đêm, các du khách thấy nhiều căn áp trong các cao ốc tối om, ở ngoại ô nhiều cao ốc hoàn toàn không người ở. Trong tháng trước người ta biết khoảng 65 triệu áp ở các thành phố không hề dùng tới điện trong 6 tháng liền, tức là đã bỏ trống không người ở suốt nửa năm. Cứ 4 áp ở các thành phố lớn lại có một căn áp bỏ trống, tính ra đủ chỗ chứa 200 triệu người! Ðó là những căn hộ do các tay đầu cơ làm chủ, mua chỉ để chờ ngày bán lại. Không riêng gì cá nhân, mà nhiều công ty quốc doanh có tiền cũng đem mua nhà để “đầu tư” vì không biết dùng vào việc gì! Tổng số các căn hộ bỏ trống ở bên Tầu trị giá khoảng 750 tỷ Mỹ kim, bằng 15% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa.

Hiện các ngân hàng thương mại khi cho vay để xây nhà hay mua nhà đều tính lãi suất theo dự trù là 60% các món nợ sẽ không trả được. Cũng các ngân hàng này đang tiên đoán 20% những món nợ cho các cấp chính quyền địa phương vay để mua xe hơi sẽ không trả được. Tổng số tiền cho vay về xe cộ này lên tới 7 ngàn 7 trăm tỷ đồng nhân dân tệ, tức là hơn 1.1 ngàn tỷ Mỹ kim! Tưởng tượng có 220 tỷ đô la tiền nợ sẽ tan ra mây khói để các quan chức địa phương mua xe. Bao nhiêu tiền của dân bị nhà nước đem tiêu phí như vậy!

Trong khi đó, các nhà xây cấy vẫn tiếp tục đầu tư! Giang Tân (Zhang Xin), 44 tuổi, vốn làm thợ trong các xưởng may, đã trở nên một tỷ phú nhờ quay sang xây nhà. Cô đã ký nhiều hợp đồng xây cất tại Bắc Kinh và Thượng Hải đang sắp xây cất, trị giá vài trăm triệu Mỹ kim. Cô trả lời nhật báo Nam Trung Bưu Báo Buổi Sáng (South China Morning Post) ở Hồng Kông là cô không thấy dấu hiệu nào là sẽ có vụ giá nhà sẽ sụp đổ! Vay được tiền lãi suất thấp thì cứ việc xây. Nếu vỡ nợ thì các ngân hàng nhà nước chịu thiệt. Các cấp chính quyền địa phương cũng đi xây thêm cao ốc, sắp xây khoảng 20 tới 30 triệu căn áp, so với con số 20 triệu do các công ty xây dựng lên; đồng thời các xí nghiệp sản xuất cũng xây thêm chúng cư cho công nhân. Số cung cứ thế tăng lên, dù chưa trông thấy số cầu đâu.

Tháng 4 năm nay, trước cảnh đầu tư nhiều quá trớn, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã ra lệnh các ngân hàng của nhà nước giảm bớt số tiền cho vay vào việc xây dựng. Trong tháng 6, hội đồng chính phủ chuẩn y đánh một thứ thuế gia cư, lần thứ nhất ở Trung Quốc, đó cũng là một biện pháp để làm nguội bớt thị trường địa ốc. Quyết định này làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm ngay 2.4%. Nhưng các người đầu cơ địa ốc vẫn tin rằng chính phủ sẽ không thi hành việc kiềm chế ngân hàng một cách gắt gao. Và chắc lệnh cấm đó sẽ được rút lại dần dần, để kinh tế tiếp tục gia tăng với tỷ lệ trên dưới 10% một năm. Chính ông Ôn Gia Bảo mới nói là các nước đều cần tiếp tục kích thích kinh tế! Mức độ phát triển này đạt được phần lớn là nhờ đầu tư vào các tích sản cố định: nhà cửa, đường sá, phi trường, vân vân, cùng với thị trường xuất cảng; nhưng chỉ có một phần nhỏ dựa vào dân chúng gia tăng tiêu thụ. Ðó là một nhược điểm lớn của nền kinh tế Trung Quốc.

Nhưng các nhà đầu tư địa ốc Trung Hoa có thể sẽ bị thất vọng. Chính phủ Bắc Kinh sẽ khó thả lỏng cho nền kinh tế tiếp tục gia tăng bằng những vụ đầu tư không mang lại hiệu quả nào ngoài việc tạo công việc làm ngắn hạn. Lệnh giảm bớt số tiền ngân hàng cho vay có thể được thi hành một cách gắt gao hơn. Niềm tin của giới đầu cơ vào sự can thiệp của nhà nước cũng không có căn cứ vững chắc. Như Andy Xie, một nhà kinh tế từng làm cho ngân hàng Mỹ nhận xét: Thị trường vẫn lớn mạnh hơn nhà nước. Nhà nước có thể làm trì hoãn ảnh hưởng của luật cung cầu, nhưng không thể viết lại luật cung cầu được. Sớm hay muộn, khi cung quá lớn và cầu quá nhỏ, tình trạng mất thăng bằng sẽ phải được thị trường tính sổ, khi đó giá nhà sẽ sập đổ, như bất cứ thị trường nào ở bất cứ đâu.

Lý do quan trọng nhất là lợi tức của đa số dân lao động không tăng, hoặc không tăng lên kịp so với giá nhà. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc (GDP) gia tăng với tốc độ ngoạn mục 9% đến 10% mỗi năm, giới lao động luôn luôn chịu thiệt thòi, không được chia phần xứng đáng trong nồi cơm kinh tế quốc gia. Trong 10 năm từ 1995 đến 2004 chẳng hạn, lương bổng công nhân trong các xí nghiệp lớn đã tăng lên được 3 lần, nhưng năng suất của người lao động thực sự đã tăng lên gấp 5 lần; đó là một lý do giúp các xí nghiệp có lời mau còn người dân vẫn chưa tăng số tiêu thụ theo cùng một nhịp với GDP. Cho nên, trong tổng cộng sản lượng quốc gia, phần lương bổng trả cho người lao động đã giảm xuống; từ tỷ số 61% của GDP vào năm 1990, chỉ còn 53% vào năm 2007 (So với ở Mỹ, tổng số lương bổng chiếm 67% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa).

Vì lương bổng không tăng cùng nhịp với cả nền kinh tế, nhiều người lao động không thể mua nhà. Ký giả Gordon G. Chang viết trên tạp chí Forbes kể chuyện đi taxi ở thành phố Thẩm Quyến đầu tháng 8 năm nay, nghe anh tài xế tâm sự: “Dù tôi cố nhịn ăn suốt 50 năm cũng không đủ tiền mua một căn hộ trong chung cư ở thành phố này!” Anh tài xế kiếm mỗi tháng 4,000 nhân dân tệ (khoảng 600 đô la Mỹ) nhưng một căn áp cho hai vợ chồng và 2 đứa con anh phải tốn đến một triệu, gấp 250 lần lợi tức một tháng.

Ðúng như Giáo Sư Lý Ðạo Quỳ suy luận, khi cơn khủng hoảng địa ốc xẩy ra, hậu quả sẽ là biến động xã hội. Hiện nay giới lao động Trung Quốc đang bắt đầu “giác ngộ quyền lợi giai cấp” của họ. Theo một tuần báo, trong năm 2008 tòa án Trung Quốc đã phải xử 280,000 vụ tranh chấp về quyền lợi lao động; và trong nửa đầu năm 2009 số các vụ kiện tụng đó đã tăng thêm 30% so với năm trước. Nhật báo China Daily, bản tiếng Anh của nhật báo Nhân Dân, Bắc Kinh, công nhận trong 48 ngày, từ 25 tháng 4 đến 12 tháng 7 năm 2010, riêng tỉnh Quảng Ðông có 36 cuộc đình công. Ðây là một đề tài sẽ được đề cập trong một bài sau.

Trước mối lo đó, khi quả bóng địa ốc xì hơi chính quyền Bắc Kinh chắc chắn sẽ can thiệp bằng cách bỏ tiền ra giúp các nhà đầu cơ địa ốc, cũng như chính phủ Mỹ đã bảo vệ các ngân hàng và công ty xe hơi. Nhưng các ngân hàng Mỹ và hãng General Motors đã bắt đầu sinh lợi và sắp trả lại nợ cho công quỹ, cộng với tiền lãi. Còn tiền trợ giúp các nhà đầu cơ địa ốc ở Trung Quốc, thí dụ bằng cách mua lại các căn hộ để bán chịu cho các công chức, cán bộ, sẽ hoàn toàn tan vào không gian! Chỉ có người dân đóng thuế ở Trung Quốc, đặc biệt là giới lao động, sẽ chịu thiệt thòi. Họ chịu nhịn nhục cho đến bao giờ? Ðiều này khó tiên đoán được, nhưng theo Karl Marx thì phải có ngày họ sẽ “giác ngộ quyền lợi giai cấp!” Lúc đó sẽ có người hát: Vùng lên hỡi những nô lệ...
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Kinh tế Trung Quốc thiếu quân bình, tạo bất công

Ngô Nhân Dụng
Hạ tuần tháng 8, 2010, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm Ðặng Tiểu Bình ở thành phố Thẩm Quyến, một nơi phát xuất cuộc cải cách kinh tế. Ôn Gia Bảo tuyên bố Trung Quốc cần phải cải tổ chính trị, nếu không thì những thành quả kinh tế đã đạt được sẽ bị mất.

Một nhóm 15 nhà trí thức đã họp tại Bắc Kinh để thảo luận về ý nghĩa lời tuyên bố trên. Người tổ chức cuộc họp mặt là Cù Vệ Bình, một thi sĩ 54 tuổi, giáo sư Học Viện Phim Ảnh Bắc Kinh, đã từng bị cấm không được sang Mỹ thuyết trình ở Ðại Học Havard đầu năm nay. Cô cho biết hầu hết các nhà trí thức rất hào hứng về lời tuyên bố, nhưng họ không tin ông Ôn Gia Bảo nói vậy có nghĩa là đảng cộng sản Trung Hoa sẽ thay đổi thật. Các nhà trí thức đang bàn luận với nhau thì nhà bị cúp điện, phải giải tán. Ngoài cửa có 2 công an đứng lảng vảng. Không khác gì cảnh ở Việt Nam!

Nhưng nếu Trung Quốc không cải tổ chính trị thì kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, đó là điều ông Ôn Gia Bảo cũng biết. Nhiều nhà kinh tế đã báo trước như vậy, mặc dù hiện nay các tin tức đều có vẻ ngoạn mục.

Giữa tháng 8, 2010, Tài Chánh Thời Báo ở Anh Quốc (Financial Times) loan tin: “Trung Quốc qua mặt Nhật Bản!” Có gần 1,550 tờ báo khắp thế giới đăng tin này.

Tổng Sản Lượng Nội Ðịa Trung Quốc trong quý thứ nhì đã lên trên 1.34 ngàn tỷ đô la Mỹ, cao hơn Nhật Bản, chỉ có 1.29 ngàn tỉ đô la Mỹ, chiếm địa vị của Nhật, vẫn đứng hàng thứ hai sau kinh tế Hoa Kỳ trong 43 năm qua. Có nhà báo coi đây là biến cố lớn nhất trong lịch sử năm 2010.

Thực ra thì sức sản xuất của hơn 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa đã qua mặt 127 triệu người Nhật từ 10 năm trước đây, nếu không tính Tổng Sản Lượng Nội Ðịa bằng đô la dựa trên hối suất chính thức, mà tính theo phương pháp PPP, so sánh khả năng mua hàng (mãi lực) dựa vào giá cả trong nước Tầu thấp hơn ở nước ngoài. Nếu tính theo phương pháp mãi lực PPP thì GDP của Trung Quốc tương đương với gần 9 ngàn tỷ đô la.

Với những tin tức như trên, báo chí khắp nơi say sưa bàn tán cảnh nước Trung Hoa đang vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế cạnh tranh với Mỹ, sẽ có ngày vượt Mỹ. Tuy nhiên, người Việt Nam, nhất là quý vị đang sống trong nước, nên bình tĩnh nhìn lại kỹ hơn, sẽ bớt sợ! Năm ngoái, nhật báo China Daily, ấn bản tiếng Anh của báo Nhân Dân, đã thăm dò ý kiến độc giả, họ cho thấy 91% người Trung Hoa không tin các con số thống kê về Tổng Sản Lượng Nội Ðịa của chính phủ họ (China Daily nói thêm, năm 2007 chỉ có 79% dân chúng nghi ngờ thôi). Tờ báo cũng tiết lộ khi làm tính cộng các báo cáo về sản lượng nội địa của 31 tỉnh và thành phố thì thấy tổng số này lớn hơn 10% so với Tổng Sản Lượng Nội Ðịa toàn quốc mà chính phủ trung ương báo cáo. Giả thử GDP của nước Trung Hoa là 5,000 tỷ đô la thì Lợi Tức Bình Quân cũng chỉ khoảng 3,800 đô la mỗi đầu người - so với 48,000 đô la cho mỗi người dân Mỹ. Nếu cứ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 10% (một điều khó xẩy ra) thì cũng phải mất nửa thế kỷ nữa lợi tức của mỗi người Trung Hoa mới đuổi kịp người Mỹ, trong lúc đó thì lợi tức bình quân dân Mỹ lại tăng lên nữa rồi.

Nhưng các con số trên đây không phải là lý do khiến người ta bi quan khi phân tích nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn kỹ sẽ thấy kinh tế Trung Quốc có những nhược điểm có thể gọi là “bệnh nan y” nếu không chữa trị sẽ có ngày cảnh phồn vinh tan như bong bóng. Biết rõ hơn về hiện trạng và tương lai của sự phát triển tại Trung Quốc trong bối cảnh thế giới, người ta sẽ “hạ hỏa,” bớt say sưa ngây ngất và cũng bớt hốt hoảng.

Không có gì phải lo hoảng trước nước Trung Hoa vĩ đại như báo chí và các đài truyền hình đang làm cho người ta hiểu lầm. Nói như vậy không phải vì chúng ta thù ghét hay coi thường người Trung Hoa ở lục địa. Họ có tiềm năng lớn, tương lai đầy triển vọng, rất đáng kính trọng. Nhưng sự phát triển của họ bị giới hạn vì những nhược điểm từ trong cơ cấu. Tất nhiên trước khi nói đến những nhược điểm của nền kinh tế Trung Quốc, hãy công nhận một điều là họ vẫn tiến bộ hơn Việt Nam rất nhiều. Tìm hiểu các phần yếu kém của họ, chính là rút kinh nghiệm để thấy rõ những sơ hở mà nước ta cần tránh. Bởi vì dù Trung Hoa không tiến mạnh thật như bề ngoài trông thấy, thì họ cũng vẫn tiến hơn Việt Nam. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh có học và chịu học hơn, hiểu các vấn đề kinh tế hơn, có làm việc nhiều hơn giới lãnh đạo cộng sản ở nước ta. Những nhược điểm của họ là do họ cần bảo vệ quyền lợi của giai cấp lãnh đạo, cho nên không muốn đổi mới nhanh và rộng hơn, chứ không phải vì họ không biết.

Một trong những nhà phân tích về Trung Quốc tỉnh táo nhất là Minxin Pei, tên đọc theo lối Việt Nam là Bùi Mẫn Hân. Ông xuất thân từ Ðại Học Thượng Hải và Havard, làm việc cho Viện Carnegie Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế ở Mỹ. Một kết luận mà Giáo Sư Bùi Mẫn Hân đã nhắc đi nhắc lại từ mấy năm nay là kinh tế Trung Quốc lớn lên nhanh thật nhưng không bền vững. Ông nói thẳng: Cảnh suy thoái nặng nề sẽ xẩy ra. Sau đây xin tóm tắt một số điều ông Bùi Mẫn Hân đã nói hoặc viết trên nhiều diễn đàn quốc tế từ mấy năm nay, đặc biệt trong cuốn sách China's Trapped Transition...

Những yếu tố giúp kinh tế Trung Hoa phát triển không còn được như trước nữa, nếu không thay đổi cơ cấu nhiều hơn.

Bốn yếu tố chính giúp cho sự phát triển ngoạn mục của hơn một tỷ người Trung Hoa là: Thứ nhất việc cải tổ đã giải phóng các “lực lượng sản xuất” vẫn bị chế độ cộng sản bó chặt trong ba chục năm trước đó. Khi người dân được tự do hơn thì họ chắc chắn tăng gia sản xuất. Thứ nhì là Trung Quốc được hội nhập vào thế giới trong lúc kinh tế các nước đang toàn cầu hóa, đem lại cho họ nhiều mối lợi nhờ xuất cảng. Thứ ba là giá nhân công rẻ vì dân quá đông và thừa thãi vì chưa được sử dụng đúng, cho nên hàng hóa của họ dễ cạnh tranh trên thế giới. Và sau cùng là tỷ lệ tiết kiệm trong nước rất cao, vì đảng cộng sản theo chính sách ép buộc dân chúng phải chịu nhịn, không được tiêu thụ.

Trong 4 điều trên đây, theo Giáo Sư Bùi Mẫn Hân, hai yếu tố sau cùng đang mất đi dần dần và khó lòng duy trì được. Thành phần dân số Trung Hoa đang thay đổi, số người già tăng lên, số người trong tuổi lao động giảm; trong tình trạng đó giới lao động đang đòi tăng lương để được chia phần xứng đáng trong nồi cơm kinh tế cả nước. Họ sẽ bớt tiết kiệm đi, khi được bước vào lối sống của giai cấp trung lưu.

Trong khi đó, yếu tố đầu tiên đưa đến thành công là chính sách cởi trói kinh tế đã giảm hiệu lực vì đảng cộng sản không dám thay đổi nhiều hơn nữa. Họ lo sợ mất bớt quyền hành, như bất cứ chính quyền độc tài nào trên thế giới. Hiện trong số dưới 6 triệu đảng viên cộng sản Trung Hoa có hơn 500 ngàn người đang nắm các chức vụ quản đốc xí nghiệp lớn. Không còn đảng cộng sản thì địa vị của họ có thể lung lay. Chắc chắn họ muốn bảo vệ các quyền lợi đang được hưởng. Họ được hưởng lợi tức cao, vượt trên khả năng thực sự của họ nếu phải cạnh tranh trong một thị trường tự do. Do đó họ có khuynh hướng tự nhiên muốn giữ nguyên cơ cấu hiện tại, không thay đổi. Nhưng cơ cấu nửa thị trường nửa chỉ huy đó, sau khi vận dụng hết khả năng trong thời kỳ bắt đầu đổi mới, sẽ bắt đầu hết hiệu năng, trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển trong những bước tiếp theo.

Nhược điểm trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc hiện rõ trong tình trạng phát triển không quân bình. Trong một nền kinh tế bình thường, lợi tức chung của một quốc gia gồm nhiều thành phần: Phần dùng cho dân tiêu thụ; phần cho các xí nghiệp và chính quyền đầu tư; và phần để nhà nước chi tiêu vào những việc công ích. Hình ảnh kinh tế mất quân bình ở Trung Quốc ai cũng nhận thấy là kinh tế phát triển nhờ đầu tư quá nhiều vào tích sản cố định, phần dựa vào dân tiêu thụ thì quá thấp. Ðầu tư quá nhiều gây tình trạng dư thừa và phí phạm, như khi xây nhiều nhà mà người dân không được dùng vì lợi tức thấp quá. Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng, cho nên trong ba chục năm qua không mở mang được thị trường nội địa, người tiêu thụ phải nhịn thèm. Cũng vì thế, cơ cấu kinh tế Trung Quốc nghiêng hẳn về các hoạt động chế tạo và không mở mang các ngành dịch cho vụ tương xứng. Trong những nước tiến bộ, các hoạt động về dịch vụ vượt qua lãnh vực chế tạo rất xa. Ở những nước như Ấn Ðộ, Brazil, các ngành dịch vụ gia tăng cùng với ngành chế hóa. Còn ở Trung Quốc thì phần dịch vụ bị lãng quên.

Một lý do khiến đảng cộng sản Trung Quốc giữ một chính sách thiếu quân bình nặng đầu tư, nhẹ tiêu thụ, là vì họ muốn tạo ra các hình ảnh cụ thể, ai cũng trông thấy, chứng tỏ họ đang thành công. Cho nên họ chuyên lo xây cất, xây các nhà máy, đường sá, cầu, phi trường, và cao ốc, vân vân. Từ trung ương tới địa phương đều như vậy. Ðặc biệt, các quan chức cũng thấy xây dựng càng nhiều thì càng dễ “rút ruột.” Nhìn nhà cửa lên cao nhiều tầng, phi trường, xa lộ mở mang, dân chúng nghĩ là nước có tiến bộ, mặc dù hiệu năng của các công trình xây dựng đó rất thấp.

Khi đầu tư quá trớn, thì hiệu quả của việc đầu tư thế nào cũng giảm dần, đó là một định luật kinh tế. Nhưng ít có nơi nào mà hiệu quả lại giảm nhanh như ở Trung Hoa. Trong những năm từ 1991 đến 1995, mỗi một 100 triệu nhân dân tệ đầu tư mang lại thêm 66 triệu đồng gia tăng cho Tổng Sản Lượng Nội Ðịa, tạo thêm 400 công việc làm mới và trả lương hơn 10 triệu cho công nhân. Ðó là những hiệu quả rất cao. Trong những năm từ 2001 đến 2005, mỗi trăm triệu đồng đầu tư chỉ mang lại hơn 28 triệu gia tăng của Tổng Sản Lượng Nội Ðịa, tạo thêm 170 công việc làm mới, và trả thêm lương cho công nhân được dưới 4 triệu đồng. Những con số trên cho thấy hiệu quả của việc đầu tư đã giảm xuống còn dưới một nửa, trong vòng mươi năm. Tài nguyên quốc gia bị phí phạm, lý do chỉ vì chính sách chỉ nhắm duy trì và bảo vệ quyền lợi các đảng viên lãnh đạo kinh tế mà bỏ rơi khối người lớn là dân chúng.

Trong khi đó thì người dân tiêu thụ, đặc biệt là giới lao động bị hy sinh, chịu thiệt thòi. Ðầu tiên là mạng lưới xã hội tan rã. Khi cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, chính quyền cộng sản Trung Quốc không những phải sa thải bớt công nhân (là chuyện đương nhiên) mà đồng thời cũng xóa bỏ các mạng lưới bảo hiểm xã hội trước đó do các xí nghiệp phụ trách, mà công nhân vẫn được hưởng. Người lao động mất bảo hiểm y tế, không được đương nhiên cho con vào trường học trước kia do xí nghiệp cung cấp; khổ nhất là họ phải tự lo lấy về hưu bổng lúc tuổi già.

Nước Trung Hoa có hơn hai ngàn tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, chính quyền lại không sử dụng để lập mạng lưới an toàn xã hội mới. Ngược lại, họ đi cho nước ngoài vay đầu tư bành trướng khắp năm châu. Trung Quốc mua hàng tỷ đô la các trái phiếu của chính phủ, của các ngân hàng và công ty Mỹ; lại bán hàng giá rẻ cho dân Mỹ tiêu thụ, nhờ trả lương công nhân trong nước rất thấp. Mỗi năm trung bình một người Mỹ tiết kiệm được một ngàn đô la nhờ giao thương với nước Tầu, trong lúc các công nhân và nông dân Trung Hoa không được cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục đúng nhu cầu cần thiết.

Những con số bày rõ tình trạng bất công này. Năm 1986, sau khi cải tổ được 6 năm, nhà nước Trung Hoa chi 39% các phí tổn y tế toàn quốc, trong khi các cá nhân chỉ phải đóng góp 26%. Ðến năm 2005, phần góp của nhà nước vào chi tiêu y tế toàn dân chỉ còn 18% trong lúc phần dân phải trả lên tới 52%. Dân đô thị vào năm 1990 chỉ dùng 2% lợi tức cho y tế; đến năm 2006 đã phải dùng tới hơn 7%.

Trong cùng khoảng thời gian đó, tiền chi phí cho việc giáo dục con em mà cha mẹ phải gánh đã tăng lên. Năm 1991 người dân chi 4.5% ngân sách gia đình vào việc cho con cái đi học, đến năm 2004 số chi tiêu đó đã lên tới 19%, tức là cứ có 100 đồng để tiêu pha thì phải dùng 19 đồng vào việc học con em. Vì vậy, học sinh ở thôn quê không học lên được. Năm 1980 có 25% học sinh tốt nghiệp phổ thông leo lên bậc trên, đến năm 2003 chỉ còn 9% có thể tiếp tục đi học như vậy.

Tất nhiên, trong tình trạng đó mọi gia đình phải tiết kiệm nhiều hơn để lo cho y tế và giáo dục. Ðiều đó giải thích tại sao tỷ lệ tiết kiệm của người Trung Hoa hiện rất cao. Nhưng khi một quốc gia không đầu tư vào giáo dục và không chăm lo sức khỏe cho các bà mẹ và cho trẻ em thì quốc gia đó cũng không đầu tư cho tương lai kinh tế. Hai nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Hoàng Á Sinh và Bùi Mẫn Hân đều công nhận là từ thập niên 1990, đầu tư vào giáo dục và y tế ở Trung Quốc không tăng mà còn giảm.

Ðã mất mạng lưới bảo đảm xã hội, giới lao động còn bị bóc lột vì phải chấp nhận lương thấp. Trong 10 năm từ 1995 đến 2004 chẳng hạn, lương bổng trong các xí nghiệp lớn đã tăng lên 3 lần, nhưng năng suất của người lao động thực sự đã tăng lên gấp 5 lần; đó là một lý do giúp các xí nghiệp có lời mau và dùng tiền để đầu tư. Cho nên, trong tổng cộng sản lượng quốc gia, phần lương bổng trả cho người lao động đã giảm xuống, từ 61% vào năm 1990, chỉ còn 53% vào năm 2007. So sánh với tình trạng ở ở Mỹ, tổng số lương bổng chiếm 67% Tổng Sản Lượng Nội Ðịa, tức là cả nước làm ra 100 đồng thì người lao động Mỹ được lãnh 67 đồng; còn dân Trung Hoa chỉ được lãnh 53 đồng. Ðiều này ảnh hưởng đến tiêu thụ.

Tổng số tiêu thụ trong nền kinh tế Trung Quốc chiếm phần rất nhỏ so với lợi tức chung của quốc gia. Tỷ lệ tiêu thụ của tư nhân đã giảm đi, từ 49% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 35% vào năm 2008. Mỗi năm hơn một tỷ dân Tầu tạo ra 100 đồng thì họ được xài 35 đồng để chi tiêu cho gia đình. Năm 2009 chính quyền đã giảm thuế để khuyến khích dân tiêu thụ, có thể lên thành 36%. Trong khi đó tỷ lệ tiêu thụ tại Mỹ là gần 70% tổng số lợi tức toàn dân. Tại Ấn Ðộ, Brazil, người dân cũng được chi tiêu nhiều hơn bên Trung Quốc, số tiêu thụ chiếm tỷ lệ hơn 60% GDP tức là cứ 100 đồng của chung thì có 60 đồng để cho dân tiêu thụ. Không nên nghĩ người Tầu tiết kiệm nhiều như vậy vì yếu tố văn hóa. Ở hai nước Á Ðông khác là Nhật Bản và Nam Hàn, tổng số tiêu thụ của dân chúng chiếm 55% GDP. Ðiều này cho thấy không phải dân Á Ðông nào cũng có truyền thống ăn tiêu ít đi để cho chính phủ xài tiền thay cho mình! Phải kết luận rằng đảng cộng sản đã ép dân Trung Hoa phải lãnh lương thấp hơn và tiêu thụ ít hơn, theo chính sách của một đảng độc quyền cai trị!

Vì lý do đó, giới lao động ở Trung Quốc đã bắt đầu chống đối các xí nghiệp chủ nhân, gián tiếp chông cả hệ thống xã hội chung quanh. Trong bài tới chúng ta sẽ trở lại đề tài này.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Hãy Mở Cửa Nhà Tù

Trần Khải
Trong tuần này, chính phủ Hà Nội sẽ trả tự do cho 17.000 tù nhân, nhưng trong đó sẽ không có nhà hoạt động dân chủ nào. Trong khi đó, công an liên tục truy bức nhiều nhà hoạt động dân chủ khác, mấy tuần trước đã bắt giam giáo sư Phạm Minh Hoàng, và mới đây là bắt anh Nguyễn Bắc Truyễn để thi hành “lệnh quản chế.”
Tại sao những người hoạt động dân chủ lại trở thành đối tượng truy bức, đàn áp? Chế độ này là chế độ nào trong dòng lịch sử của dân tộc, khi những người nói lên ước mơ dân chủ của đất nước lại bị đẩy vào nhà tù? Thậm chí, ngay tới các nhà trí thức suốt một đời ra sức xây dựng chế độ hiện nay rồi bây giờ cũng thấy là không thể nào giúp Đảng CSVN duy trì mãi chế độ truy bức dân chủ này, để dẫn tới một trang web Bauxite Việt Nam ra đời, và rồi tiếng nói từ những người trong lòng chế độ, bậc lão niên như Nguyễn Huệ Chi, như Tống Văn Công cho tới trung niên như Cù Huy Hà Vũ, hay thanh niên như Lê Công Định, như Nguyễn Tiến Trung cũng liên tục đưa ra lời kêu gọi dân chủ.
Bản tin đaì VOA hôm Thứ Ba 31-8-2010 cho biết:
“Chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định ân xá cho hơn 17.000 tù nhân nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Theo AP, 20 người trong số được thả từng bị kết án với các tội trạng liên quan tới an ninh quốc gia, nhưng trong số này không có các nhà bất đồng chính kiến ủng hộ dân chủ được nhiều người biết tiếng.
Hãng tin của Hoa Kỳ nói rằng một số tù nhân thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng tây nguyên bất ổn giáp ranh với Campuchia cũng được phóng thích sớm.
AP nói Việt Nam bị Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu chỉ trích vì đã tống giam các nhà bất đồng chính kiến cũng như sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia để tống giam những ai bị coi là một mối đe dọa.”(hết trích)
Trong khi xiết chặt cổng nhà tù như thế, công an bên ngoàì lại tăng cường sức bố ráp. Một bản tin từ các nhà hoạt động dân chủ đưa ra hôm Thứ Ba cho biết:
“Tin Khẩn
Việt Nam - Sáng nay, lúc 10 giờ sáng anh Nguyễn Bắc Truyễn đã đến UBND xã Phạm Văn Hai để làm việc với công an về việc thi hành lệnh quản chế theo giấy mời do thiếu tá công an Nguyễn Quốc Thái ký. Cũng nên nhắc lại, anh Nguyễn Bắc Truyễn đã bị nhà cầm quyền Hà Nội tuyên án 3 năm rưỡi tù và 2 năm quản chế về tội danh gọi là "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN". Sau khi đến công an xã làm việc thì gần 11giờ cùng ngày, công an Thành Phố đã bất ngờ đem xe đến chở anh Nguyễn Bắc Truyễn về Phường Nguyễn Cư Trinh để làm thủ tục thi hành lệnh quản chế.
Hiện nay anh Truyễn vẫn còn bị giữ ở Phường Nguyễn Cư Tri nh, Quận 1, Thành phố Sài Gòn.
Việt Nam, ngày 31 tháng 8 năm 2010.”
Anh Nguyễn Bắc Truyễn vừa mới rời nhà tù hôm giữa tháng 8-2010. Bản tin của Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, trên đàì này hôm 18-5-2010 có phỏng vấn nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyển, thành viên khối 8406 và đảng Dân Chủ Nhân Dân, bị bắt vào tháng 8 năm 2006 vừa được trở về với gia đình hôm thứ hai vừa qua, có đoạn:
“...Đỗ Hiếu: Cảm tưởng của ông ra sao khi nghe lệnh phóng thích?
Ông Nguyễn Bắc Truyển:“Tôi rất là bình thường, vì thật ra 3 năm 6 tháng đối với tôi, trải qua cũng rất nhanh vì vào trong kia, tôi thấy nhiều anh em còn bị án nặng hơn mình rất nhiều, như trường hợp vừa rồi, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị 16 năm tù, anh Nguyễn Hữu Cầu án chung thân 28 năm, anh Trần Văn Thiên 19 năm, còn mấy tháng nữa là anh được về thôi. Đối với tôi, 3 năm 6 tháng, giống như lớp đi học huấn nhục của người sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trước đây vậy.”...”(hết trích)
Cũng nên nhắc, trong thời điểm anh Nguyễn Bắc Truyễn ra tù, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, một nhà hoạt động khác trong Khối 8406 và trong Đảng Dân Chủ Nhân Dân, cũng trả lời phỏng vấn của Đài RFA trên mạng ngày 17-8-2010, có đoạn:
“...Nhà bất đồng chính kiến, bác sĩ Lê Nguyên Sang, thuộc Đảng Dân chủ Nhân Dân, vừa trở về gia đình vào 8:30’ sáng ngày 17 tháng 8 năm 2010, sau bốn năm ở trong nhà tù vì bị kết tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam...
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Ở tù cộng sản, người ta bị đàn áp nhiều về mặt tinh thần, vật chất- mệt mỏi lắm. Nhưng khi bước ra khỏi tù, cảm giác tự do làm cho con người như ‘lâng lâng’: một thế giới mới đối với mình. Do đó, cảm giác chóang ngợp không thể diễn tả hết được. Thế nhưng tôi đoan chắc đã bước qua một giai đọan nghiệt ngã nhất trong cuộc đấu tranh vì dân chủ của đất nước. Sau khi bước ra khỏi tù tôi còn nhiều việc phải làm nữa.
Đối với tôi nhà tù cộng sản chỉ là nhà tù nhỏ thôi, ngoài nhà tù đó còn nhà tù lớn hơn nữa. Ai ở tù đều có cảm giác, đều biết sau bốn bức tường, còn thêm bốn bức tường, tiếp đó nữa là cái xà lim chỉ nhốt đủ một người mà thôi....
Uống trà với ‘người tù thế kỷ’ Nguyễn Hữu Cầu
Bác sĩ Lê Nguyên Sang: Tôi vừa nói chuyện, uống trà với anh Cầu trước khi bước ra khỏi cổng. Hòan cảnh anh Cầu rất đặc biệt- anh bị án chung thân. Đặc biệt ở chỗ ông bị bắt hồi ngày 9 tháng 10 năm 1982, vì những bài báo, bài viết, bài nhạc gì đó… tố cáo Viện truởng Viện Kiểm sát tỉnh Kiên Giang, và phó chủ tịch tỉnh này. Họ bắt và xét xử theo luật 003. Sắc luật 003 do Hồ Chí Minh ký năm 1967. Sắc luật này qui định xét xử của chính quyền không cần tòa án. Ông Cầu bị kết án chung thân và đến ngày 9 tháng 10 năm nay ông ở tù đủ 29 năm...
...Có thể tôi sẽ vào tù lại; nhưng con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được. Có thể tôi đi nhanh hơn người khác; ngay cả cộng sản Việt Nam cũng muốn dân chủ hơn, chứ không thể quay lại hướng độc tài; bởi con đường dân chủ Việt nam là con đường không thể thay đổi được.”(hết trích)
Có thể tôi sẽ vào tù lại... lời của nhà hoạt động Lê Nguyên Sang đang ứng vào nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn.
Con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được... lời này được trình bày bằng cách khác bởi Luật Gia Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ qua cuộc phỏng vấn trên đàì VOA ngày 19-6-2010 khi yêu cầu Đảng CSVN xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp.
Bài trả lời phỏng vấn nhan đề “TS Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp” này có đoạn:
“...để tránh bị triệt tiêu thậm chí một cách thê thảm, ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải quay về với dân tộc, quay về với nhân dân bằng cách tự phá bỏ quy chế độc tài của bản thân và thực hiện một nền chính trị Đa đảng.

Vả lại, Đa đảng là cội nguồn, là đường lối của chính Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này - sáng lập.” (hết trích)
Tại sao phải nhắc tới ông Hồ Chí Minh có ý quảng bá khái niệm dân chủ?
Ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động (1989-1994), trong bài gửi cho trang viet-studies ngày 17-5-2010, nhan đề “Nhân ngày sinh lần thứ 120 của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã viết, có đoạn:
“... xin được khơi lại vấn đề trọng đại này, bắt đầu từ "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" mà Nguyễn Ái Quốc đứng tên gửi tới Hội nghị Versailles tháng 1 năm 1919 gồm 8 điều:

1 - Tổng ân xá tất cả người bản xứ bị án tù chính trị.
2 - Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực trong người dân An Nam.
3 - Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4 - Tự do lập hội và hội họp.
5 - Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6 - Tự do học tập. Thành lập các trường kỹ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7 - Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8 - Có đại biểu thường trực của người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp,để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ...”(hết trích)
Hóa ra, Đảng CSVN đánh đuổi ngoại bang để rồi lại thực dân chính người đồng chủng, đồng bào của mình.

Hãy xem, Nhật Bản thua trận Thế Chiến 2, bị Mỹ cai trị nhiều thập niên và bây giờ trở thành siêu cường kinh tế và kỹ thuật. Hãy xem, Nam Hàn có hiện diện của hàng chục ngàn quân Mỹ đóng nhiều thập niên, và bây giờ Nam Hàn trở thành siêu cường kinh tế và kỹ thuật. Còn CSVN xẻ dọc Trường Sơn để đánh đuổi Mỹ, để rồi đáy Biển Đông bị tàù ngầm TQ cắm cờ vẫn im lặng, và rồi lui cả nước về hàng nhược tiểu.
Hóa ra, Đảng CSVN sang đoạt cuộc kháng chiến, trừ diệt các đảng pháí quốc gia và giành riêng cuộc đánh đuổi người Pháp để rồi lại đi lùi còn thê thảm hơn cho dân tộc. Thời Pháp thuộc, báo chí còn tự do, đi laị còn tự do, học tập còn tự do, lập hội còn tự do nhiều lần hơn chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN của hiện nay.
Tại sao, nhà tù hiện nay lại khốc liệt hơn nhà tù thời Pháp? Có phải đó là những phản ứng gay gắt khi thấy đúng là con đường dân chủ hiện nay không thể đảo ngược được?

TRẦN KHẢI
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Việt-Nam Đang Ở Đâu Trong Thế Giới Ngày Nay?

Trang Hien Vo
Biển Đông nỗi sóng khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ chính thức tuyên bố trong cuộc họp các Ngoại Trưởng vùng Đông Nam Á rằng vùng biển này cũng là quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ. Hai quốc gia trong tuyến đầu của cuộc tiến công của Trung Cộng xuống Nam, Phi Luật Tân và Việt-Nam đã tỏ những thái độ lảo đảo trước những biến chuyển quá nhanh như thế này. Phi Luật Tân lạnh cẳng chỉ vài ngày sau những hồ hởi của buổi họp đã phải lên tiếng chấp nhận cách thức nói chuyện song phương - một chiến lược bẻ gãy từng chiếc đũa của Trung Cọng – và sự không cần thiết của Hoa Kỳ ở vùng này. Việt-Nam, như được cơ hội để phát tiết những bực tức của mình cũng đã phải cân nhắc về sự hữu hiệu của một đồng minh ở xa và những áp lực của một kẻ thù hung hãn ngay trên đầu mình. Cái ranh giới lần này khá rõ ràng vì cả 2, Trung Cộng và Hoa Kỳ đều rất thông minh để không cho một xảo thuật đu dây có thể lợi dụng được họ.

Yên tâm với chính sách tạm ngủ yên để dưỡng sức và xây dựng nội lực (hay là một thỏa hiệp ngầm?) của Trung Hoa Đại Lục – Hoa Kỳ mạnh dạn tiến vào Trung Đông. Và khi họ sa lầy là cơ hội bằng vàng cho Trung Cộng quật khởi. Có một câu phương ngôn nỗi tiếng của người Trung Hoa mà Tây Phương ai cũng nghe nhưng tin được bao nhiêu thì vẫn còn tùy vào thái độ kiêu ngạo của mình đó là câu “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn”. Để vỗ về thế giới về thái độ chấp nhận ngủ yên và hòa hoãn của mình, Trung Cộng cho phép Hồng Kông tự trị trong 50 năm. Nhưng sự sa lầy và sa sút của Hoa Kỳ cũng như sự phát triển vượt bực về kinh tế của một quốc gia ở giai đọan đầu tư bản phát triển đã khiến Trung Cộng thêm niềm tin, kiêu hảnh rồi trở thành kiêu căng mà vội vã thức dậy cởi ngay chiếc áo ngủ của mình. Với tiềm lực ngày nay, Trung Cộng có đủ lý do để lo sợ những cuộc nội loạn nhiều hơn là những thách thức quốc tế. Nếu thất bại, họ trở về cố thủ trở lại, đóng cửa trấn áp người dân của chính mình, một chính sách mà Tây Phương không thể xữ dụng được nên chưa bao giờ hiểu?

Trong cái nhìn của một thương gia, Hoa Kỳ nghĩ rằng họ có thể mua chuộc thế giới bằng đồng tiền, quyền lợi, tham vọng?… Nhưng khi lòng tự trọng của một dân tộc bị xúc phạm thì những gía trị vật chất chưa chắc đã là yếu tố sau cùng. Rất khó(?) để cho họ hiểu rằng tinh thần tự tôn của người Trung Hoa đã bị chà đạp trong suốt cả 2 thế kỹ kể từ khi Tây Phương tiến công vào đại lục này. Mối nhục đã bị 8 nước vây đánh và phải ký những hòa ước bất bình đẳng dù sẽ không trả được cũng sẽ trở thành những căm thù sâu sắc. Mặc cảm một nước lớn như vậy mà bị Nhật Bản đánh cho tơi bời là những động cơ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc phát huy cao độ, bất chấp chế độ chính trị lỗi thời và bất công của nhà cầm quyền.

Như vậy, sự giàu mạnh của Trung Hoa Lục Địa ngày nay không phải là hậu quả tất nhiên và duy nhất của sự lãnh đạo ưu việt mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã hãnh diện là của một chủ nghĩa xã hội với màu sắc Trung Hoa - nếu người ta so sánh sự phát triển và giàu mạnh của Đài Loan, Hồng Kông với cái kích thước khổng lồ của Đại Lục này.

Nhiều lý thuyết gia, kinh tế gia đã nhìn vào sự phát triễn của Trung Cộng trong một giai đoạn và vẽ đường biểu diển theo một phương trình bậc nhất (?) với một hệ số phát triển cố định để tiên đoán sức mạnh của Trung Cọng vào những thập niên 2030 và 2040? Điều này dĩ nhiên không đúng vì nếu cùng suy luận như vậy thì nước Mỹ sẽ ở đâu như hôm nay khi lấy mốc thời gian từ sau Thế Chiến Thứ Hai chẳng hạn, cũng như họ đã không tiên liệu và ngăn chận được những suy thoái kinh tế của chính họ? Trong một thế giới mở ra toàn cầu như hiện nay, sự phát triễn của một quốc gia, nếu được định hướng đúng đắn sẽ được hưởng rất nhiều lợi điểm khi tiếp thu những tiến bộ của nhân loại để tiết kiệm trong cả 2 phương diện tài lực và thời gian. Thêm vào đó, sự phát triển của Tư Bản và đòi hỏi của thị trường là một món quà cho không các kỹ thuật, sáng kiến cho các quốc gia cần phát triển. Chính Trung Cộng là một trong những quốc gia thừa hưỡng những lợi ích này. Dù sao, với một diện tích rộng lớn, một dân dố áp đảo và những tài nguyên thiên nhiên có được, Trung Cộng, trong một chiều hướng phát triển bình thường cũng sẽ phải hơn xa hiện nay. Vấn đề là đi kèm với phát triển ấy, lòng tự tôn, mặc cảm bị chèn ép, thua sút trong quá khứ và sâu xa hơn cả là một nền văn hoá thần quyền (cọng sản cũng là một loại thần quyền!) đã làm cho tham vọng bá quyền của Trung Cọng trở nên hung hãn, cuồng tín – rõ ràng nhất là khi vị Ngoại Trưởng Trung Cộng châm biếm “Chủ Nghĩa Xã Hội Việt-Nam” và nhìn thẳng vào mặt vị Ngoại Trưởng Singapore mà nói rằng “Trung Quốc là một nước lớn, đây là một sự thật”…

Trong khi cả Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa đã biết áp dụng chủ nghĩa dân tộc như là một đòn bẩy để tạo bước nhảy vọt cho xứ sỡ mình thì Việt-Nam đang ở đâu trong thế giới ngày nay?. Người cọng sản Việt-Nam phải làm gì khi cả 2 lá cờ Độc Lập Dân Tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội của họ không còn thích nghi nữa? Để níu kéo một quá khứ không tưởng sau khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, họ gắng gượng copy mô hình một “Chủ Nghĩa Xã Hội với màu sắc Trung Hoa” để dựng nên một “Chủ Nghĩa Xã Hội với tư tưởng Hồ Chí Minh” cho mình - một chủ nghĩa đã phá sản trên toàn thế giới và một tư tưởng mà nếu đem phân tích trên giấy tờ thì không có gì khác hơn là những ráp nối của các câu nói đã từng được phát biểu.

Điều buồn cười là nhân vật chính (Hồ Chí Minh) cũng nhìn nhận rằng ông ta không có tư tưởng gì mới vì các điều cần nói thì các bác Mác và Lê đã nói hết rồi!

Được người Mỹ chính thức bày tỏ mong muốn hợp tác để chận đứng sự bành trướng của Trung Cộng, những người cầm quyền CSVN tin rằng họ rất có giá trong cuộc mặc cả lần này? Chưa chắc! Nếu chỉ vì giao thương trên biển Đông và quá thất vọng với những “lưu manh” của một “đồng minh” hoàn toàn không tin tưởng này, Hoa Kỳ có thể bỏ Việt-Nam để rút phòng thủ về một vòng ngoài xa hơn, qua các quốc gia Mã Lai, Singapore, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc, Đại Hàn, Nhật Bản?

….. Phải chận đứng sự bành trướng khó kiểm soát và rất “cuồng tín” của Trung Cộng là điều mà Hoa Kỳ đã thấy và phải làm. Nhưng có nhất thiết phải dùng Việt-Nam hay không thì chưa chắc. Có thể họ sẽ bỏ Việt-Nam và để cho Việt-Nam “trọn tình” với thiên triều. Sự việc Hoa Kỳ không (thèm) tham gia hội nghị kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á từ 22 – 27 tháng 8 vừa qua có ý nghĩa gì? Là một thương gia điêu luyện, Hoa Kỳ sẽ chịu chi phí cho những phiêu lưu đầu tư ban đầu mà họ thường gọi là các “Seed Money”. Số tiền này thật ra đã được tính vào trong các kế hoạch kinh doanh chung mà một sự mất mát là đã được tiên liệu. “Không đồng minh với Hoa Kỳ”, Cộng Sản Việt Nam có thể sẽ vuột chuyến tàu cuối cùng để tách khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng. Còn đi với Hoa Kỳ, CSVN phải chấp nhận mình là một tuyến đầu trên đường Trung Cộng phát triển xuống Nam…

Trước những hèn yếu của nhà cầm quyền đối với những xâm lấn của Trung Cọng, danh từ độc lập dân tộc trở nên một lời châm biếm cay đắng. Vai trò lãnh đạo của CSVN giờ đây coi như đã hết. Để phát triển quốc gia thì cái quái thai gọi là Kinh Tế Thị Trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã chứng minh nó chỉ một tình trạng hoạt động băng đãng mặc kệ hậu quả cho cả một quốc gia. Để đối phó với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của Trung Cộng thì chỉ có những nhà cầm quyền Hà Nội mới cần cầu lụy Trung Hoa Lục Địa. Người dân Việt-Nam đủ thông minh để hiểu rằng trên đường xuống Nam, Trung Cộng bắc buộc phải dẳm lên quyền lợi của cái quốc gia bé nhỏ này, dù nhà cầm quyền CSVN có quì lạy van xin hay không. Cho nên chỉ có một con đường duy nhất là đối kháng để sống còn. Những người Việt-Nam yêu nước hôm nay cũng đủ thông minh để không tiếp tục hy sinh cho dân tộc dưới lá cờ của đảng CSVN nữa. Con đường đúng đắn nhất mà người CSVN nên làm là trả lại quyền tự quyết cho nhân dân Việt-Nam. Một quyết định mà hầu như chỉ là ảo tưởng trong tham vọng của các nhà lãnh đạo hôm nay để tiếp tục dẫn dắt đất nước Việt-Nam đi trong một con đường hầm tăm tối thêm bao nhiêu thế hệ nữa?

Trang Hien Vo
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests