Thời Sự, Bình Luân

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Hãy Quên Quá Khứ Để Hướng Về Tương Lai ???
Võ Trang

Tôi đã đọc câu này ra rất nhiều lần - cả trăm lần - để chắc mình không hiểu lầm!

Hãy quên quá khứ...
Tại hải ngoại, CSVN không ngừng kêu gọi người Việt hãy quên quá khứ để hướng về tương lai. Trong Tâm Sinh Lý học, quên quá khứ là chuyện không thể làm được. Cái gì đã đi vào bộ não thì sẽ ở đó cho đến khi con người lìa đời? Một đôi khi chấn thương sọ nảo hay tinh thần có thể làm gián đoạn dẫn truyền của hệ thống thần kinh. Nhưng khi hồi phục thì người ta vẫn nhớ lại. ...

Ngày nay, với tất cả thành tựu của con người trong mọi lãnh vực, văn minh trong cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần là nhờ quá khứ đấu tranh của cả mấy ngàn năm không chỉ qua những thành công mà chính là nhờ những thất bại. Thế thì tại sao phải quên quá khứ?

Nhưng "hãy" quên cái quá khứ nào? - Có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ tù đày trong những trại học tập không biết ngày mai, bị sĩ nhục mỗi ngày mà vẫn phải cám ơn "cách mạng" đã khoan hồng? Có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ của gia đình bị hăm dọa đẩy lên vùng kinh tế mới để nhà cửa còn lại cho "cách mạng" tịch thâu và khi trở về phải ngũ dưới hầm cầu, trên vĩa hè của chính nhà của mình? Quá khứ hải hùng hể bị chụp mũ là tư sản thì đời kể như tiêu tùng, thân bại danh liệt, tài sản tịch thu, thân tù đày? Quá khứ hãi hùng trên biển cả, khiếp đảm trong bìa rừng Thái, Lào mà mỗi gia đình người Việt ngày nay ở hải ngoại đều có 1 câu chuyện như là một phần đời... xa hơn nữa, có phải người cọng sản muốn nói đến cái quá khứ của cuộc cách mạng địa chủ năm 1954 đã hành quyết hàng chục ngàn người hay là cuộc chôn sống tập thể cả 5 ngàn người vào Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968? Ngược lại, có những quá khứ không nên quên bao giờ chẳng hạn như cuộc cách mạng muà Thu, Đại Thắng Mùa Xuân, những hy sinh vô bờ bến của Hồng Quân Liên Sô và Trung Quốc...?

Mỗi lần nghĩ về lịch sữ oai hùng của dân tộc và những hy sinh của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nuớc là tôi thấy hãnh diện và sung sướng. Nhưng không phải quá khứ nào cũng huy hoàng và không có lý do gì tôi chỉ nên nhớ những huy hoàng ấy và bỏ qua những sai lầm như một trốn chạy. Còn như để quên quá khứ như một người mất trí thì hướng về tương lai để làm gì?

Ngay tại Việt-Nam ngày nay, nhiều người đã muốn quên quá khứ như mượn rượu để giải sầu. Có người còn muốn quên cả hiện tại. Phải chăng đây cũng là phản ảnh của hiện tượng hút xách, ăn nhậu, chơi ngông ? thêm vào đó chính quyền còn giúp cho đại đa số dân chúng một cuộc sống phải vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày một và một hệ thống giáo dục tẩy não để họ không có thời giờ nhớ về quá khứ hay phương tiện để tra cứu?

Hãy xoá bỏ hận thù...
Có lẽ người nói câu hãy quên quá khứ để hướng về tương lai muốn nói là hãy xóa bỏ hận thù để hướng về tương lai? Vì quá khứ là một "hiện thực" khách quan nên không thể quên được. Nhưng hận thù là sản phẩm của tâm tư con người nên con người có thể khắc phục được. Hận thù đưa đến trả thù sẽ làm cuộc sống máu me dơ bẩn. Hận thù làm tâm linh ta khốn khổ, cuộc sống mất đi cái hồn nhiên vô gía và hướng thượng... và ngay cả sau khi trả được mối thù, cái bàn tay nhuốm máu ấy vẫn không bao giờ rửa sạch...

Nhưng chính người cọng sản Việt-Nam đã lấy hận thù để làm cách mạng. Có cái lòng hận thù nào để giáo dục cho con cháu như thế này: hôm qua dân quân ta bắn rơi 2 máy bay của Mỹ Nguỵ. Hôm nay dân quân ta lại bắn rơi thêm 3 chiếc nữa. Vậy tổng cọng ta đã bắn rơi bao nhiêu chiếc cả thảy? Họ đã lấy hận thù để tiêu diệt tất cả các đảng phái không cùng chính kiến với họ. Sau khi toàn thắng ở miền Nam, thay vì dùng cái cơ hội bằng vàng này để nêu cao chính nghĩa dân tộc và hòa giải quốc gia, họ nhìn ở đâu cũng thấy toàn kẻ thù. Cái tâm lý bệnh hoạn và sợ hãi củng cố chế độ đã làm họ phải quyết định bế môn tỏa cảng trong cả 10 năm đầu. Hậu quả thì như ai cũng biết, nước Việt-Nam đã trở thành 1 trong 10 nước nghèo đói nhất của thế giới. Đánh động được lương tâm của con người qua những việt trợ nhân đạo, chính họ cũng phải nới lỏng nền kinh tế chỉ huy thiếu hiện thực, như đã từng được chứng minh qua các cuộc cách mạng ở Liên Sô và Trung Quốc. Nhưng khi tình hình đã được khả quan hơn nhờ những trao đổi với bên ngoài, họ trở lại nhìn thấy thêm kẻ nội thù, từ chính người dân của họ, những đồng chí mà cách đâu không lâu đã hy sinh cuộc đời cho sự nghiệp "giải phóng" dân tộc do họ chủ xướng. Ngoài những lực lượng thù nghịch, họ đã đặt để thêm những kẻ thù trong những "diễn tiến hoà bình" - nỗi lo sợ và lời buộc tội đã mâu thuẩn với chính danh xưng của những biến chuyển mà nghe ra rất khách quan trong phát triển tự nhiên của con người. Họ khuyên người ta hảy quên quá khứ, xóa bỏ hận thù nhưng chính họ thì không bao giờ, - vì hận thù vốn là sức sống, là linh hồn, là nền tảng của sự an toàn trong tư tuởng và lý luận của những người cọng sản Việt-Nam khi đi làm các mạng!

Nhưng có những hận thù nào ta không nên quên chăng? cho dù cả ngàn năm sau? như hận thù của 2 bà Trưng Trắc Trưng Nhị trước cảnh nước mất nhà tan mà rồi cuối cùng vẫn phải nhảy xuống sông tự vẫn? Trong đấu tranh cho Chủ Nghĩa Xã Hội, người vô sản có nên quên mối thù không đội trời chung với bọn tư bản bóc lột? Không hận thù thì làm gì có cách mạng? những ai còn phân vân với tính chuyên chính vô sản này thì cứ tìm đến ông Tô Huy Rứa để nghe lời giải thích. ... Hay là chỉ có người cọng sản mới được quyền hận thù?

Mới đây thôi, trong bài diễn văn đọc trước Quốc-Hội Hoa Kỳ, bà Thủ Tướng nước Đức đã nói gì? Cần nhắc lại, bà Merkel đã sống và lớn lên trong xã hội cọng sản Đông Đức mà vẫn trở thành Thủ Tướng của nước Đức thống nhất là một bằng chứng của sự xóa bỏ hận thù: "Nhưng đừng có ai nhầm lẫn: Khoan dung không có nghĩa là thế nào cũng được. Không khoan dung với những ai không tôn trọng và chà đạp các quyền vô giá của con người".

Xóa bỏ hận thù không có nghĩa là đồng lõa với tội ác. Không chịu nhìn thẳng vào cái gì đã gây ra hận thù nhưng chỉ biết kêu gọi xoá bỏ, cũng như họ kêu gọi đoàn kết nhưng không chỉ cho thấy cái gì đã gây ra chia rẽ là một sự lường gạt ấu trĩ và rẽ tiền !.

Để hướng về tương lai...
Có ai trong chúng ta sống mà không để hướng về tương lai?. Ngay cả trong tu dưỡng cá nhân cũng đễ cho một sự ra đi thanh thảng khi từ giả cuộc đời. Tất cả người Việt chân chính đều mong muốn thấy được một nước Việt-Nam giàu mạnh, công bằng và nhân bản. Nhưng một lần nữa chúng ta đang nói về một tương lai nào? Một sự thành cộng của Chủ Nghĩa Xã Hội tại Việt-Nam và trên toàn thế giới? Quên quá khứ để hướng về tương lai trong diễn dịch của nhà cầm quyền CSVN là quên hết (như người mất trí?) và chấp nhận trở về làm việc cho họ. "Bằng lòng đi em về với quê hương". Những người cọng sản Việt-Nam đã nói rõ ràng rồi: yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Danh từ "đoàn kết" có nghĩa là từ bỏ vị trí chống đối hoặc không đồng chính kiến để trở về dưới sự lãnh đạo của họ. Không có hòa hợp hòa giải gì cả. Hãy thành thật với nhau như chút liêm sĩ còn lại mà chúng ta đều hiểu: không ai có tư cách mặc cả với chế độ CS hiện nay cả!

Tôi không tin là cho đến bây giờ những người gọi là Việt Kiều Yêu Nước vẫn chưa biết mình đang nói cái gì? Xin các Việt-Kiều Yêu Nước đừng lừa dối thế hệ trẻ ngày nay vì họ không có cơ hội để kiểm chứng. Xin đừng tiếp tục làm dơ bẩn những ý tưởng cao đẹp của lòng nhân đạo, tình quê hương là những giá trị cao quí của dân tộc. Nhắm mắt lại như con đà điểu chui đầu vào cát? - những người tự gọi là Việt Kiều yêu nước đi về Việt-Nam xây vài lớp học, đào vài cái giếng rồi giáo dục những người Việt khác cũng nên yêu nước như mình... Chính người viết bài này cũng đã và đang gởi tiền về Việt-Nam để giúp đở bạn bè thân nhân khốn khổ của mình... nhưng yêu nước và "chỉ là" lòng nhân đạo khác nhau rất nhiều!. Hãy nhìn cho rõ cái nguyên nhân chính đã đưa đến tình trạng hiện nay. Đó là hậu quả của một chế độ chính trị lỗi thời đang ngự trị trên cái quê hương khốn khổ này. Con đường đi đã sai lầm rồi thì càng đi càng xa cái đích dù đi bằng cách nào đi nữa. Trong mặt tiêu cực, càng đi càng lãng phí, càng phá hoại như chúng ta đã nhìn thấy xã hội hiện nay. Dù có bao nhiêu nghị quyết, bao nhiêu "rà soát" cũng chỉ là "mị dân" mà thôi.

Chính cái chế độ chính trị này trong hơn 30 năm qua đã đưa đất nước thụt lùi, cụ thể là so với các nước khác trong vùng. Trong lãnh vực xã hội, chính cái chế độ chính trị này đã tạo ra 1 giai cấp thống trị mà giờ đây chẳng khác gì một loại băng đảng, bao che cho nhau và sống trên mồ hôi nước mắt của tuyệt đại đa số người dân còn lại. Cái hậu quả của chế độ chính trị này đã và đang thấy tại các quốc gia đi theo cùng một chế độ chính trị. Tại Việt Nam, để bảo tồn quyền lực, băng đảng này đối với các thế lực cường quốc thì lạy dạ run sợ nhưng đối với chính người dân khốn khổ của mình thì thẳng tay đàn áp. Người cọng sản nói rất rõ: chế độ nào cũng là chế độ độc tài của giai cấp thống trị. Trong chế độ XHCN, đó là giai cấp vô sản. Cho nên chế độ XHCN là chế độ độc tài của giai cấp vô sản. Người cọng sản cười thầm khi những kẻ theo đuôi họ cứ ráng giải thích tính dân chủ tư sản của chế độ cọng sãn.

Nhưng thực tế chúng ta thấy gì? - chế độ của họ ngày nay quả là chế độ độc tài của 1 giai cấp lãnh đạo, nhưng không phải vô sản mà là 1 loại siêu tư sản, được bảo vệ một cách công khai bởi hệ thống chính trị và chính quyền. Điều này không chỉ thấy ở Việt-Nam mà trong hiện thực của tất cả các nước cọng sản ngày nay. Trong kinh tế , nhờ vào quyền lực sẵn có, họ hội tụ tài sãn của cả quốc gia vào trong tay tập đoàn lảnh đạo của họ. Cho nên nhóm bè đãng lãnh đạo của bọn họ rất giàu trong khi quốc gia thì vẫn èo ọt và tuyệt đại đa số người dân thì vẫn nghèo đói. Trong chính trị, băng đảng của họ có quyền lực không khác mấy thời của những lãnh chúa... cái chế độ như cha truyền con nối là những ngạo mạn, thách thức đối với lương tri của con người. Nếu họ vẫn còn đó và có lẻ phải còn chờ lâu nữa cho đến khi trình độ dân trí của dân ta đủ mạnh để chiến thắng những khó khăn và sợ hải của cuộc sống thì xã hội sẽ tiếp tục như vậy. Đó là cái tương lai mà Người Việt Yêu Nước muốn hướng về? Còn nếu không, hãy quên bất cứ quá khứ nào cũng được để hướng về 1 tương lại vô định thì nếu người nói không mù quáng là có ý xem thường khả năng phán đoán của người nghe rồi. Một số người Việt khác quả quyết họ vẫn yêu quê hương bằng một con đường hợp tác khác, như con đường của một Tôn thọ Tường thì tôi chỉ còn biết tặng họ lại hai câu thơ của cụ Phan văn Trị:

Anh hởi Tôn Quyền anh có biết?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng...

Vào lứa tuổi của tôi có bạn đã chết, đang bị đày đoạ trên chính quê hương của mình, đã vùi thây trong Thái Bình Dương bao la, trong những bìa rừng âm u ở Thái, Lào hay đang lạc lỏng trên những mãnh đất xa lạ nào đó ở Châu Phi, ở Trung Đông... so với họ tôi may mắn hơn nhiều. Hơn 30 năm đã qua. Vì nhiều lý do: an ninh bản thân và gia đình, an toàn khi có dịp về thăm quê nhà, miếng cơm Tây, manh áo gấm khiến tôi đã vô tình im lặng và tránh né. Giờ đây tóc đã hai màu, còn chút tình mà vẫn không dám nói thì đợi đến bao giờ? Riêng đối với các chiến sĩ VNCH trong đó có hàng cha anh chú bác của tôi, những người đã chết cho cho một chính nghĩa đã bị chối bỏ và chưa bao giờ được nhìn nhận, họ sẽ được những người CSVN viết lại trong lịch sữ như những tội đồ ... tôi có thể nào quên họ, quên cái quá khứ có sự hy sinh vô bờ và cô đơn của họ? Trong tự do của hôm nay tội vẫn nên tiếp tục "hy sinh", không nên nói lên những khát vọng của những người bạn, của đại đa số đồng bào kém may mắn hơn tôi đễ giữ an toàn và phồn vinh cho thiểu số còn lại chấp nhận đổi đời? Tôi không có tư cách để khuyên mọi người nên nói như tôi nói. Nhưng tôi sẽ cảm thấy hổ thẹn khi khuyên họ không nên làm như thế bởi vì với tôi, viết là để công bằng trả lại cho đời chút ân tình mà tôi đã nhận, dù chỉ là ngọn lữa của một que diêm, như một người bạn của chúng tôi có nói, sẽ không đủ sức để sưởi ấm cho cả một mùa đông băng giá này!.

Võ Trang
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Trang sử bi thương phủ trên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Nhị Long – Nhị Lang sơn

Trong suốt mấy tuần qua, những tin tức về Giáo hội Công giáo Việt Nam dồn dập diễn biến, khiến những tín hữu Công giáo, dù vô tư bàng quan đến mấy cũng không khỏi dao động và đặc biệt quan tâm.
Image
Đức TGM Ngô Quang Kiệt và ĐGM Cao Đình Thuyên

Sự việc khởi đầu khi hàng ngàn giáo dân Hà Nội thắp nến cầu nguyện tại khuôn viên Toà Khâm sứ mà Nhà Cầm quyền cộng sản đã chiếm giữ từ năm 1959. Trải qua các đời Hồng y Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng đã làm dơn nhiều lần, yêu cầu Nhà Cầm quyền trả lại cho Toà Tổng Giám mục Hà Nội để xử dụng cho các sinh hoạt tôn giáo; vì cơ sở này, nguyên thủy là của Toà Giám mục, đã cho Đức Khâm sứ John Dooley mượn xử dụng từ năm 1951.
Trải qua trên năm thập niên (1959-2010) tức là nửa thế kỉ, Nhà Cầm quyền Cộng sản Hà Nội chiếm Toà Khâm sứ chỉ xử dụng vào những chuyện làm ăn cá thể như mở quán Phở, Câu Lạc Bộ, dạy Thể dục Thẩm Mỹ, nơi giữ xe… và cuối cùng là chuẩn bị bán cho một Công ty tư nhân, lấy tiền chia chác...
Kể từ tháng 12.2007, những buổi cầu nguyện của giáo dân như đã nói ở trên, tạo một làn sóng Hiệp thông trên khắp Năm Châu thì bọn đầu gấu Cộng sản Hà Nội mang một bộ mặt nhân từ giả hình: Chúng cho đào bới trồng cây tạo vẻ xanh mát cho thủ đô (?).
Trong bầu khí sôi sục này, Đức Tổng Giám mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt là “cái đinh” mà bọn đầu gấu Bắc Bộ phủ cần phải bứng. Vì thế, ngày 23.9.2008, Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội gởi văn thư cho Hội đồng Giám mục Việt Nam, yêu cầu thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt và các Linh mục liên hệ ra khỏi Hà Nội. Ngày 15.10.2008, Nguyễn Thế Thảo tuyên bố: Không để ông Ngô quang Kiệt giữ chức vụ Tổng Giám mục Hà Nội.
Để thực hiện ý định này, một mặt, Nhà Cầm quyền Cộng sản bắt đầu giao tiếp, o bế một số Giám mục, trong đó, Đức cha Nguyễn Văn Nhơn đang là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bên cạnh phương án đó, nhóm đầu não Hà Nội ra lệnh cho Đại Sứ quán VN tại Rome (Italia) phải móc nối với Giáo sĩ người Việt đang phục vụ tại các cơ sở đầu não của Vatican: Đức ông Cao Minh Dung (Đặc trách Đông Nam Á sự vụ thuộc Bộ Ngoai giao Vatican) là con bài mà nhóm đầu não Bắc Bộ phủ cần đến.


Biết được Vatican mong muốn thiết lập bang giao với Việt Nam, Cộng sản Hà Nội đặt điều kiện tiên quyết: Phải thay đổi nhân sự tại Tổng Giáo phận Hà Nội. Sau đây là những mốc điểm thời gian quanh sự kiện Toà Tổng Giám mục Hà Nội:
- Ngày 22.4.2010: Vatican công bố quyết định bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục phó Hà Nội.
- Ngày 4.5.2010: Đức cha Nhơn chủ sự lễ chia tay Giáo phận Đà Lạt rất linh đình.
- Ngày 6.5.2010: Đức cha Nhơn tới Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.
- Ngày 7.5.2010: Thánh lễ nhận nhiệm vụ mới tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội. Không khí nặng nề, oi bức.
- Ngày 9.5.2010: Đức Tổng Kiệt vô Toà Giám mục Xã Đoài (Vinh) mừng Kim Khánh Linh mục của Đức cha P. Cao Đình Thuyên.
- Ngày 12.5.2010: Buổi tối, Đức Tổng Kiệt gặp gỡ và từ giã các Linh mục tại Nhà nguyện Toà Giám mục. Sau đó, Ngài ra phi trường Nội Bài đi Hoa Kỳ ngay đêm đó.
- Ngày 13.5.2010: Vatican công bố quyết định chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Kiệt, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Nhơn vào nhiệm vụ Tổng Giám mục Hà Nội. Cùng lúc, công bố bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa Minh làm Giám mục Giáo phận Vinh, thay Đức cha Cao Đình Thuyên, từ chức vì tuổi tác.

Đại đa số người Việt tị nạn Cộng sản (trừ một số rất nhỏ trở cờ) lúc ra đi với hai bàn tay trắng nhưng vẫn canh cánh bên lòng những băn khoan, những thao thức, những trăn trở… về Quê hương, về Giáo hội (dù là Giáo hội Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo…). Và ba thập niên qua, hàng trăm tỉ Mỹ kim đã được trân trọng chuyển về quê nhà để góp phần xây dựng Nhà thờ, Thánh Thất, Thiền viện, trường học, cô nhi viện… Nhưng sau biến cố Tu viện Bát Nhã và hôm nay đây, sự kiện Toà Tổng Giám mục Hà Nội… khiến hàng triệu tín hữu bất kể Tôn giáo nào cũng lâm vào ngõ cụt hụt hẫng, chao đảo…

Ai đã từng sống dưới chế độ Cộng sản, chịu lao tù và vẫn kiên vững, dù đã bị “no đòn” mới hiểu thấm thía cái cay độc, cái nham hiểm đê hèn, trăm phương ngàn kế của Cộng sản. Xuyên suốt chiều dài cuộc chiến ba mươi năm máu lửa (1945-1975) rút ra cho chúng ta một bài học: Tập đoàn Cộng sản có hàng ngàn chiêu thức để bịp bợm. Chúng đã đánh lừa được cả Thế giới. Tín điều của Cộng sản là “dùng bạo lực để trấn áp kẻ thù”. Nguyên tắc côn đồ này chúng đã hành xử không khoan nhượng trên sáu thập niên qua (1945-2010).

Ai cũng biết Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng như Hồng y Quốc Vụ khanh Tarcisio Bertone, Tổng Giám mục Dominique Mamberti, đặc trách Bộ Ngoại giao Vatican không thể am tường các Giáo hội địa phương mà phải cậy dựa vào những viên chức phụ trách các vấn đề liên hệ.
Nếu những viên chức này làm việc ngay thẳng, công tâm và hoàn toàn vì lợi ích của Giáo hội thì không có gì đáng quan ngại, nhưng... nếu chỉ vì lợi ích, tham vọng cá nhân và bè phái thì kết quả, dĩ nhiên vô cùng tai hại…
Điều hiển nhiên, không phải tất cả các Giám mục Việt Nam đều thuần hoá (chữ dùng của Đức cha Nguyễn Quang Tuyến, Giám mục Bắc Ninh) nhưng một số vị đã cao tuổi, muốn yên phận lo cho Giáo phận chờ đến tuổi an dưỡng tuổi già. Hy vọng rằng Đức cha Nguyễn Chí Linh sẽ qui tụ được một số vị Giám mục can đảm trực diện với những xảo quyệt của Nhà Cầm quyền CSVN.

Image
Đức cha Paul Léon Seitz
Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến Đức cha Paul Léon Seitz (tên Việt là Kim). Ngài là Linh mục Hội Thừa Sai Paris (MEP) đến truyền giáo tại Việt Nam năm 1937 và thành lập Cô Nhi viện tại Hà Nội. Được bổ nhiệm Giám mục Kontum ngày 15.6.1952.
Giáo phận Kontum bị thảm hại nhất vì cuộc chiến, nhất là từ Tết Mậu Thân 1968 đến 1975. Thành phố Kontum đã bị Cộng quân tàn sát nhiều lần.
Ngày 17.3.1975, Cộng quân chiếm Kontum và Pleiku. Tất cả dân quân cán chính đều bị thanh lọc và trả thù. Đức Cha Seitz rất đau lòng khi phải chứng kiến những đòn thù thâm độc của Cộng sản Bắc Việt.
Ngày 15.8.1975, Đức cha Paul Seitz Kim cùng với các Linh mục, Nữ tu người Pháp và 2 Bác sĩ (1 Pháp, 1 Mỹ) bị cộng sản trục xuất.
Quá đau lòng vì phải rời đất nước Việt Nam thân yêu mà Ngài nhận là quê hương thứ hai, sau 38 năm tận tình phục vụ từ các trẻ em cô nhi đến bệnh nhân Phong cùi.


Về tới Pháp, Ngài nhận thấy giới ký giả báo chí, truyền thanh, truyền hình Âu Mỹ, trước kia chỉ biết cúi đầu ca tụng Cộng sản, mạt sát Việt Nam Cộng Hoà… nay trước những cảnh Cộng sản đàn áp bất nhân, khiến cả một dân tộc quằn quại trong điêu linh tang tóc, thì bọn ký giả kia chỉ biết ngậm miệng nhìn những nỗi thống khổ của người dân Việt Nam. Ngài ám chỉ bọn này là một “lũ chó câm”.
Năm 1977, Ngài ấn hành 2 cuốn sách do Ngài viết:
* NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG THẲNG (LES HOMMES DEBOUT)
* THỜI CHÓ CÂM (LE TEMPS DES CHIENS MUETS)
Do nhà xuất bản Flammarion, Paris 1977.
Image
Bìa cuốn sách Thời Chó Câm
Cuốn sách Thời Chó Câm, Đức cha Seitz lấy từ những câu nguyền rủa các Tư tế, các nhà Lãnh đạo Israel của Tiên tri Isaia (56:10) trong Thánh kinh Cựu ước:


… Quân canh của Dân tôi là một lũ đui mù, ngu xuẩn,
Bọn chúng là đàn chó câm, không biết sủa,
Chỉ biết nằm xó, mộng mơ, lại thích ngủ,
Chúng là đàn chó háu ăn, không hề biết chán,
Chúng là những mục tử mà không lo chăn dắt,
Mỗi người một ngả, chúng chỉ biết đi tìm lợi riêng…

Sau này, Linh mục Giáo sư Trần Phúc Long (Chủ biên tác phẩm 25 Giáo phận Công giáo Việt Nam) đã giới thiệu cuốn sách “Thời Chó Câm” của Đức cha Paul Seitz trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số 54, tháng 6.1982 do Dòng Đồng Công phát hành.

Trong hoàn cảnh bi thương, câm nín của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, những câu nguyền rủa của Tiên tri Isaia đáng cho chúng ta suy nghĩ, rồi từ đó, rút ra một bài học...
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

56 tỉ đô la Mỹ là bao nhiêu?

Thiện Hồ
56,000,000,000 USD là số tiền Việt Nam dự định đi vay để làm tuyến đường tàu hỏa cao tốc Bắc Nam [1]. Số tiền này:

= 1,435 tấn vàng (một ngàn bốn trăm ba mươi lăm tấn vàng): là số vàng 56 tỉ USD có thể mua được, tỉ giá vàng thế giới ngày 29 tháng 5 năm 2010 là 39,024 USD/kg vàng [2]. Số vàng này nặng bằng 23,916 nam thanh niên VN 60 kg.

= 52,830,188 năm: là số năm mà một người VN phải làm việc để trả đủ 56 tỉ USD, không ăn uống và mỗi năm kiếm được 1.060USD [3], hay tương đương 1,320,754 người khỏe mạnh làm việc suốt đời (40 năm).
Image
Nếu tính bằng tờ tiền 100 USD [4], 56 tỉ USD:

= 560 tấn: là khối lượng cân được (1 triệu đô nặng đúng 10 kg), nặng bằng 11,200 cô gái VN 50kg.

= 717m3: là thể tích của 56 tỉ USD, chiếm bằng 2 căn nhà rộng 70m2 và cao 5m.

= 87,335km: nếu nối các tờ tiền theo chiều dài (100USD dài 15.6cm), hơn gấp đôi chu vi trái đất là 40,000km.

= 37,124km: nếu nối các tờ tiền theo chiều rộng (100USD rộng 6.6cm).

= 69.4km: nếu chồng các tờ tiền lên nhau (100USD dày 124 micron).

= 5.8km2: nếu xếp các tờ tiền cạnh nhau (= 580 héc ta ruộng).

56 tỉ USD mua được:

= 168 tàu ngầm Kilo lỗ đen của Nga (VN đã đặt mua 6 chiếc = 1.8 tỉ USD [5]).

= 373 máy bay tàng hình F22 tối tân nhất của Mỹ (150 triệu USD/chiếc [6]).

= 10,980 máy bay riêng của ông Ðoàn Nguyên Ðức, chủ Hoàng Anh Gia Lai (loại Beechcraft King Air 350, giá mua 5.1 triệu USD [7])

= 166 máy bay Airbus 380, loại lớn nhất thế giới và có thể chở tới 853 khách (337.5 triệu USD/chiếc [8])

= 3,636 trực thăng Apache AH-64 (15.4 triệu USD/chiếc [9]).
Image
Nếu vay 56 tỉ USD, mỗi người VN, từ trẻ mới sinh ra cho tới già yếu sắp chết (tổng cộng 86 triệu người [3]), sẽ tự nhiên bị nợ nước ngoài 651 USD. Số tiền này:

= 12,375,510 đồng (theo tỉ giá trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, 1USD = 19,010 đồng).

= 4.5 chỉ vàng SJC (theo giá vàng trên VNexpress ngày 30 tháng 5 năm 2010, chỉ mua vào = 2,765,000 đồng).

Xin lưu ý là tuy đã mang nợ 4.5 chỉ vàng (4 chỉ rưỡi), bạn vẫn phải trả tiền vé tương đương với vé máy bay để được leo lên tàu [10].


Chú thích nguồn:

[1] http://tuanvietnam.net/2010-05-27-duong ... dung-cach-

[2] http://goldprice.org/gold-price-per-kilo.html

[3] http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam

[4] http://answers.google.com/answers/threadview?id=441929

[5] http://www.defencetalk.com/russia-to-bu ... nam-18232/

[6] http://en.wikipedia.org/wiki/F-22_Raptor

[7] http://www.hagl.com.vn/index.php?l=vn&m ... d=1&id=109

[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Airbus_A380

[9] http://en.wikipedia.org/wiki/AH-64_Apache

[10] http://www.tuanvietnam.net/2010-05-25-d ... nh-cho-ai-
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Tỵ Nạn chính trị lại muốn không làm chính trị...

Ngô Duy Tâm
Xin góp ý với tác giả Đỗ Văn Phúc là nếu có hội Cựu Quân Nhân VN tại hải ngoại nào không có thái độ và lập trường chính trị quốc gia chống Cộng thì nên dẹp đi. Chúng ta, những thành phần cựu tù nhân chính trị sang Mỹ được là vì chúng ta bị VC bỏ tù vì chính trị. Nếu không có tư cách "chính trị" đó và chỉ còn là tù hình sự thôi thì tự hỏi chính phủ Mỹ có bằng lòng đem chúng ta sang Hoa Kỳ định cư không?
Nói tóm lại chỉ có những hội Cựu Quân Nhân muốn làm ăn buôn bán với CSVN, làm công ty gửi tiền cho VC, hàng năm về VN thăm em gái hậu phương tại các hộp đêm, quán bia ôm, và lập phòng nhì, phòng ba mới không dám làm chính trị mà thôi. Như vậy xin quý ông đó hãy lập hội ái hữu và xin đừng mượn tên binh chủng cũ nào của VNCH để làm danh hiệu cho hội ái hữu phi chính trị của mình, hầu bớt ô uế, tủi nhục cho những đồng ngũ, cùng binh chủng đang tham gia làm chính trị chống Cộng Sản.
Không những là người cựu quân nhân đã bị VC bỏ tù, tất cả những người Việt-Nam xin định cư tại Mỹ với tư cách là tỵ nạn "chính trị" cũng phải làm "chính trị", nhất là những người đã trải qua những ngày lênh đênh trên biển cả, một sống 10 chết, trở thành những thuyền nhân; một cụm từ "boat people" mà cả thế giới đều ngưỡng mộ, để ý tới và mở rộng bàn tay cứu giúp.
Hãy nghe lại giòng nhạc của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng...

"Thank you Canada for your open arms,
Grand merci La France pour vos bras ouverts,
Thank you America, Thank you Australia".

Cả thế giới mủi lòng, cảm phục vì "boat people" liều mình ra đi tìm tự do vì lý do... không sống được với Cộng Sản...Vì vậy đã có những nhà thờ,những hội đoàn bác ái, những cá nhân, cộng đoàn người Việt hải ngoại đi trước, đứng ra trợ giúp, hướng dẫn đùm bọc đoàn "thuyền nhân" trong những bước đầu định cư.
Than ôi! Ngày nay đa số "boat people" chỉ còn cái tên nhưng đã mất cái hồn. Đa số thuyền nhân đã mau quên đi cái tên cúng cơm "tỵ nạn Cộng Sản" của mình để trở về nơi - mà họ đã phải bỏ hết của cải, liều mạng sống để ra đi ngày nào- với áo gấm về làng, khoe mẽ, đem tiền về cống hiến cho đảng CSVN, tạo điều kiện cho chúng nó tồn tại đàn áp dân lành. Một số người Mỹ đã hỏi chúng tôi là họ thấy người Việt tỵ nạn ngày xưa về thăm quê hương Việt-Nam nhiều quá. Họ hỏi là tụi Cộng Sản chết cả rồi hay nước Việt-Nam đã đổi chính thể rồi hay sao? Biết trả lời sao đây để mà giữ tiếng tốt cho các thuyền nhân.
Và rồi đây cũng nhóm VK yêu nước đó sẽ rơi vào bẫy gài "miễn VISA" của CSVN đang chiêu dụ Việt Kiều. Thật đúng như câu ca dao tân thời bất hủ đang lưu turyền tại Việt-Nam :

"Việt Cộng, Việt Kiều, Việt Gian
Cả ba Việt đó làm tan nước nhà."

Và cũng có một số tu sĩ các tôn giáo cũng nói là tôn giáo không làm chính trị là sai, là đi ngược với lời khai xin làm tỵ nạn chính trị. Phần đông những vị này cũng vượt biên, chạy trốn CS, bỏ lại giáo dân , phật tử, cũng xin tỵ nạn chính trị, nhưng có lẽ vì muốn được dễ dàng về thăm Việt-Nam nên không dám "làm chính trị".
Một vị tu hành cỡ lớn nhất thế giới là cố Giáo Chủ Công Giáo "Jean Paul II, đã thách thức Cộng Sản Balan là ông sẽ cởi bỏ mũ áo Giáo Hoàng để về chiến đấu chống Cộng Sản bên cạnh Công đoàn Đoàn Kết. Giáo Chủ Jean Paul II này đã bí mật liên hệ với cố Tổng Thống Reagan để xin Mỹ Quốc giúp viện trợ cho nhóm tranh đấu đòi dân chủ tự do trong nước của ông. Máy móc in ấn tài liệu, đài phát thanh, radio bỏ túi đã được CIA Mỹ bí mật chuyển vào Balan để phân phối cho dân chúng và đã tạo nên làn sóng phong trào rộng lớn đánh đổ chủ nghiã Cộng Sản trên đất nước Balan.
Nếu các giáo sĩ Công Giáo VN trong nước và hải ngoại hiện nay trách Linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, và linh mục Nguyễn Hữu Lễ làm chính trị thì xin cố gắng nhìn lại xem vị lãnh tụ lớn nhất Vatican hồi đó là vị Bạch Y Jean Paul II có làm chính trị hay không?
Nhìn lại những hàng giáo sĩ Việt-Nam như HY Trịnh Như Khuê, GM. Lê Hữu Từ, TGM Nguyễn Kim Điền là những anh hùng chống cộng sản sẽ lưu tiếng thơm muôn đời sau này, còn những giáo sĩ như Stanislaw Wielgus của Balan làm gián điệp hay nói sâu xa hơn làm giáo sỹ quốc doanh sẽ chịu sự sỉ nhục ngàn năm.
"Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ." là vậy đó.
Cộng Sản luôn luôn nói là tôn giáo là thuốc phiện rủ ngủ con người . Bây giờ có thể là đúng vì ở Việt-Nam hiện nay tôn giáo đã là thuốc phiện ru ngủ rất nhiều người dân tín đồ của các tôn giáo, kể cả trí thức cũng như trí ngủ. Họ cam tâm im lặng trước mọi chuyện đòi hỏi dân chủ nhân quyền, họ ngậm tăm không hé răng một lời cho dân oan khiếu kiện. Họ giữ tình trạng "mũ ni che tai" chỉ biết đến gia đình mình, đạo giáo của mình mà quên hết những người anh em khác đang bị bách hại. Đúng là tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngủ được CSVN bồi thêm câu "tôn giáo không làm chính trị" làm cho phật tử giáo dân Công Giáo Tin Lành án binh bất động rơi đúng vào mưu mô xảo quyệt của CS.

Ngô Duy Tâm
mudo
Posts: 21
Joined: Sat May 29, 2010 7:40 am
Contact:

Post by mudo »

Bao la tình Bác

Nguồn: blog Tưởng Năng Tiến

“Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế.”
Hồ Chí Minh (Di chúc, ngày 10 tháng 5 năm 1969)
Tôi đã có lần phiêu lưu – từ Vũng Tầu về đến tận Sài Gòn – trên một chuyến xe đò chở nặng khách hàng, cùng với nỗi âu lo (có thể nhìn thấy được) trên nét mặt của từng người. Khi đất nước còn trong cảnh ngăn sông cách chợ, di chuyển trên một đoạn đường dài mấy mươi cây số – từ địa phương này, đến địa phương kia – là một khoảng cách rất “nhiêu khê”, và “mạo hiểm”, đối với nhiều người. Riêng tôi nhẹ tênh, chỉ có hai tay đút túi, nên được cho lên băng trước – ngồi giữa bà chủ xe và ông chồng, đang cầm lái.

Phụ xe ở Việt Nam vốn là một nghề vất vả, và vất vả nhất là lúc… cách mạng (vừa) về! Ngoài chuyện đón khách, thu tiền, sắp xếp chỗ ngồi và hàng hóa, còn phải tất bật lo lót ở các trạm kiểm soát. Chi nhiều quá thì lỗ mà chung ít quá thì đi (e) không lọt.

Ét xe – do đó – phải năng nổ, tháo vát, nhanh tay, lẹ mắt, và… lẹ miệng. Những “đức tính” cần thiết này, bà chủ chiếc xe đò – kiêm luôn việc của lơ xe, hôm ấy – đều không thiếu, hoặc có dư. Lúc thì lớn bà la lớn quát tháo đòi thêm tiền hành khách, khi thì bà xởi lởi tươi cười nhỏ nhẹ với những chú công an, và trong lúc xe lăn bánh thì bà chuyển vai – từ phụ xe, sang… phụ lái:

“Tắp qua lề trái, tắp qua lề trái… coi chừng, coi chừng ổ gà bên phải…”

“Rà thắng, rà thắng, chậm chậm, chậm chậm, coi chừng mấy đứa nhỏ bán hàng rong…”

“Thắng, thắng, thắng liền…, thấy ông già muốn qua đường không?”

“Quẹo, quẹo, quẹo… nha…”

“Stop, stop, stop…”

Bà mím môi, trợn mắt, ngoẹo cổ, nghiêng người, đạp chân… – tùy theo tình huống. Tôi liếc nhìn ông chồng (vẫn điềm nhiên cầm lái) và thoáng có ý nghĩ rằng đây chính là một vị Bồ Tát hoá thân. Ngài hiện diện giữa cõi trần – đầy bi ai, hệ lụy – để dạy cho chúng sinh một bài học sống động về gương điềm đạm, và nhẫn nại.

Tất nhiên, đây chỉ là một ý nghĩ viển vông. Ông chủ xe cũng chỉ là một người trần. Và sức người, tất nhiên, có hạn:

“Đ… mẹ, sao mà mày… bao la quá vậy Tám!”

Bà Tám, quả tình, có hơi bao biện và bao la (quá) thật. Chớ phụ nữ, nói chung, ai mà không… bao la chút đỉnh – đúng không? Thuộc tính này, khách quan mà xét, ít thấy ở những người khác phái. Đàn ông, tuy thế, khi đã “chịu” bao la thì mấy chả cũng (“trời /biển”) hết biết luôn.

Hồ Chí Minh là một trong những người (thuộc diện) bao la như thế. Di chúc của ông có đoạn viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.”

Thiệt là mát trời ông Địa! Tác phẩm Mênh mông tình dân của bác Lê Khả Phiêu (hẳn) phải được gợi hứng từ những ý tưởng mông mênh (cỡ đó) của Bác Hồ. Vì các bác đều bao la (quá đáng) nên nhi đồng ở ta đã bị Đảng và Nhà nước bỏ quên.
Image
Trẻ thơ lang thang. Nguồn: RFA
Sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền, đến ngày 12 tháng 2 năm 2004, mới thấy có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 19/2004/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và Giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010. Mục tiêu cụ thể của quyết định này là “ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.”

Năm năm sau, báo Dân Trí (số ra ngày11 tháng 11 năm 2009) đi tin: “Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến thời điểm này cả nước vẫn chưa có cuộc điều tra chính thức nào về hình thức lao động mà trẻ em tham gia mà chỉ dựa theo số liệu điều tra mức sống dân cư… Lạm dụng lao động trẻ đang là vấn đề nổi cộm của xã hội và đang được Chính phủ từng bước giải quyết.”

Và cho đến khi đáo hạn, vào ngày 28 tháng 4 năm 2010, bà Nguyễn Mai Oanh – (Điều phối viên của ILO – International Labour Organization) cho biết:

“Hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trong chuyến khảo sát thực tế vẫn là những đứa trẻ lang thang bán vé số, đánh giày, xin ăn… Dưới mọi hình thức, lao động trẻ em cần được hỗ trợ để xóa bỏ. Do đó, dự án mong muốn có những con số cụ thể, hoàn cảnh xác thực để xây dựng phương thức hỗ trợ hợp lý và hiệu quả.”
Image
Trẻ thơ trong kỹ nghệ xây cất. Nguồn: baomoi.com
Nói cách khác, kể từ lúc có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ký năm 2004) với mục tiêu cụ thể là “đến năm 2010 sẽ giảm được 90% số trẻ em lang thang kiếm sống“ cho đến hôm nay (ngày 1 tháng 6 năm 2010, Ngày Nhi đồng Quốc tế) Việt Nam chưa hề đụng một ngón tay nào vào việc thực hiện đề án này. Vẫn “chưa có cuộc điều tra chính thức nào” thì đào ở đâu ra “những con số cụ thể” (theo như yêu cầu của ILO) để tổ chức này có thể lập dự án – với kinh phí 2,5 triệu Euro – vừa được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Tây Ban Nha cùng Tổ chức Lao động Quốc tế ký kết, và công bố ngày 29 tháng 3 năm 2010 vừa qua, tại Hà Nội.

Và nói tóm lại, theo nhận định của ông Nguyễn Thùy – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam – là: “Các chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em cũng chưa có và chưa hề có chính sách cụ thể để giải quyết lao động trẻ em ngoài hình thức tuyên truyền mang tính thời vụ.”

Hạn từ “thời vụ,” trong trường hợp này, lại có nghĩa rất cụ thể như sau: khi nào có kinh phí (vài triệu Euro hay Dollar) thì vấn đề sẽ trở thành bức xúc, nổi cộm, nhức nhối… Luật lao động, Luật BVCSTE, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em… sẽ được mang ra hội thảo, bàn luận, mổ xẻ tới nơi tới chốn.

Sau khi cam kết, ký kết, và tiền đã được “rót” xong thì vấn đề (tự nhiên) cũng sẽ xẹp dần như một cái bánh xe cán phải đinh. Mọi chuyện (rồi) lại đâu vào đó, cứ y như cũ, cho đến khi có kinh phí mới.

Báo Nhân Dân, số ra ngày ngày 7 tháng 8 năm 1999, có bản tin “Khen thưởng hai em nhỏ mười năm cõng bạn đến trường” với những chi tiết sau:

“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng mười năm qua. Tại Ðại hội Cháu ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (vào hôm 29 tháng 7 năm 99) các em đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”
Hơn mười năm sau, Tuổi Trẻ Online – đọc được vào ngày 10 tháng 3 năm 2010 – cũng có bài viết (“Năm năm cõng bạn đến trường”) với nội dung tương tự:

“Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường…”
Tất nhiên, tại Ðại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm nay, các em cũng sẽ được “biểu dương” và “khen thưởng.” Phải chi, Đảng và Nhà nước thay được “những tràng pháo tay nồng nhiệt” bằng những đôi nạng gỗ – hay những cái xe lăn – thì đỡ khổ (cho các em) biết chừng nào!

Nỗi khổ của các em đã được Bác Hồ nêu rõ, vào ngày thành lập Hội Nhi đồng Cứu quốc, tại Cao Bằng, qua bài “Thơ kêu gọi thiếu nhi”:


“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan.
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng…”
(Báo Việt Nam Độc Lập, 106, số ra ngày 21 tháng 09 năm 1941)
Image
Trẻ thơ trong kỹ nghệ sắt thép. Nguồn: tuoitre.vn
Sáu mươi năm sau, từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin của South China Morning Post có bài tường thuật (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”) rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phường là có một đứa… ăn xin.” Bốn đứa còn lại, tất nhiên, cũng bận: đánh giầy, bán vé số, bán ma túy, hay dắt mối…

Image
Trẻ thơ trong kỹ nghệ không khói. Nguồn: Shanghai Star
Đôi lúc, tôi trộm nghĩ: nếu ông Hồ Chí Minh đừng đi (linh tinh) tìm đường cứu nước thì chưa chắc toàn dân đã được “hưởng” Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, và đất nước (chắc chắn) sẽ thiếu mất một lãnh tụ anh minh; tuy nhiên, bù lại, trẻ thơ Việt Nam sẽ có được một chiếc xe lăn hoặc đôi nạng để làm chân đi học – khi cần. Và cũng sẽ không có đứa bé nào của xứ sở này phải trôi dạt đến những nơi xa xôi – có tên gọi là “Mecca for paedophiles” (Thánh địa ấu dâm) – để làm đồ chơi, cho thiên hạ mua vui.

Sao mà bao la quá vậy, mấy cha?
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Sáng kiến độc đáo phanh phui tham nhũng ở Việt Nam
VIỆT NAM (NV) - Thay vì phanh phui hay chỉ ra gương mặt các quan tham, một trang web đã có sáng kiến độc đáo là cho đăng hình những căn nhà hay biệt thự của các quan chức Cộng Sản, từ trung ương đến địa phương ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam .
Image
Biệt thự của Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng. Ðịa chỉ: Số 189, Cách Mạng Tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng. (Hình: http://clbnokia. wordpress. com)
Trang web mang tên ‘Câu Lạc Bộ Nó Kìa’ (http://clbnokia. wordpress. com) với nhiều ngụ ý, như lời giải thích, “Nó là những ngôi biệt thự vĩ đại của các nhân vật lãnh đạo như Lê Khả Phiêu (cựu tổng bí thư), Ðinh Văn Cương (bí thư tỉnh ủy Hà Nam), Bùi Văn Hải (phó chủ tịch UBND xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội). Nó là những ngôi nhà hoành tráng, những cơ sở làm ăn to lớn của các quan chức nhà nước đầy đặc quyền, đặc lợi.”
Image
Căn biệt thự của Nguyễn Ðức Hải, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam . Ðịa chỉ: 26 Hồ Xuân Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam . (Hình: http://clbnokia. wordpress. com)
“Nó là hiện thân, là kết quả của những vụ tham nhũng, cướp đoạt tài sản của người dân hay ăn cắp tiền viện trợ của nước ngoài.” - Trang web nói thêm.
Image
Căn biệt thự khu Bãi Cháy, bãi Cái Răm, tỉnh Quảng Ninh của Nguyễn Duy Hưng, bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. (Hình: http://clbnokia. wordpress. com)


Trang web giúp người ta có cái nhìn chính xác hơn về bộ mặt thật của các lãnh đạo ở Việt Nam, về cuộc sống giàu sang của cán bộ, đảng viên nhà nước Việt Nam, không như lời họ tuyên truyền là ‘đầy tớ của nhân dân’.

Trang web đã cho đăng hình ảnh của hàng chục ngôi nhà hay biệt thự của các quan chức ở 17 tỉnh thành phố của Việt Nam như Sài Gòn, Hà Nội, Thanh Hóa, Ðà Nẵng, Ðồng Tháp, Bắc Ninh, Thái Bình...

Image
Căn biệt thự của bà Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ðịa chỉ: số 9, ngõ 15 A, Trung Yên, Hà Nội. (Hình: http://clbnokia. wordpress. com)
Ngoài căn nhà của Lê Khả Phiêu mà nhiều người biết, trang web còn cho đăng hình căn biệt thự sang trọng của Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Ðà Nẵng, Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội, Ngô Thị Thanh Hằng, phó chủ tịch Hà Nội, Ngô Công Ngọ, bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh, Nguyễn Ðức Hải, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam...
Image
Biệt thự của Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội. Ðịa chỉ: Khu đô thị mới hay còn gọi khu đô thị Am Huy, tỉnh Bắc Ninh. (Hình: http://clbnokia. wordpress. com)

Những người chủ trương trang mạng này nói rằng, “Nó Kìa là trang mạng của toàn dân Việt Nam tố cáo tham nhũng”.

Trang web kêu gọi, “Bạn hãy tìm hiểu ở địa phương của mình xem căn nhà, cơ sở làm ăn của quan chức đảng và nhà nước các cấp như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Sở Công An, bí thư tỉnh ủy... xem nó ra làm sao, rồi chụp một tấm ảnh, đưa lên mạng ‘Nó Kìa’ để toàn dân cùng nhìn thấy những tang chứng không thể chối cãi của những tội phạm tham nhũng, thẳng tay bòn rút của công, vơ vét của dân một cách vô lương tâm.” (K.N.)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Phải đưa những tội phạm của quốc gia ở VN ra trước tòa án quốc tế

Mạnh được yếu thua là hiện tượng của qúa khứ. Ngày nay, thế giới đang sống trong kỹ nguyên luật pháp. Luật pháp của quốc gia bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế. Nếu luật pháp không được áp dụng ở những quốc gia từ chối không nhìn nhận tiêu chuẩn văn minh của thế giới, vẫn còn có luật pháp quốc tế; hãy đem tất cả những tội phạm ở các quốc gia mà luật pháp không thi hành đươc ra trước tòa án quốc tế; Cụ thể là hành động khủng bố thông tin của ngành công an VN có liên đến ông Nguyễn Hải Triều….

Quyền tự do phát biểu

Tự Do Phát Biều là một trong những quyền căn bản và thiêng liêng của con người. Quyền Tự Do Phát Biểu của mọi công dân được ghi rõ trong điều 19 của Tuyêrn Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:

“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.”

Mọi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đều cam kết tuân thủ , tôn trọng Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các công ước quốc tế, và các nghị quyết của Liên hiệp Quốc. Để được thu nhận làm quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc, chính phủ CS Việt Nam đã ký công nhận mọi đều khoản của Liên Hiệp Quốc trong đó có bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền – quyền của con người – nhưng từ ngày được thu nhận làm quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc cho đến nay, nhà nước CS Việt Nam ngày càng bất chấp công lý, những điều mà họ đã cam kết!

Khủng bố thông tin

Sự kiện đã và còn đang gây xôn xao dư luận VN, trong, ngoài nước qua những bài viết tố cáo của các tác giả trong nước, và bài chất vấn của luật sư Cù Huy Hà Vủ; Sự kiện này đã được báo chí VN hải ngoại và trên hệ thống Internet phổ biến khắp nơi – về việc ngành công an VN, ông Nguyễn Hải Triều, trung tướng, trước một phiên đại hội rất đông người, đã tuyên bố rằng chính đương sự đã ra lệnh đánh sập (phá hỏng) hơn 300 tờ báo điện tử và blogs của công dân VN trong nước! Đây là hành động phá hoại thông tin có tính khủng bố, lại là khủng bố có kế hoạch trên quy mô lớn! Đây là bằng chứng hiển hiện và là cao điểm cho thấy nhà nước CS Việt Nam đã ngang nhiên vi phạm trắng trợn những cam kết mà họ đã ký với cơ quan LHQ!

Những tội ác chống lại văn minh, chống xã hội con người

Thảm sát, giết người hàng loạt, diệt chủng là những hành động tội phạm nghiêm trọng chống lại văn minh con người, chống xã hội. Tòa án Nuremberg sau đệ nhị thế chiến đã xét xử những quan chức cao cấp của Đức Quốc Xã có liên quan đến những vụ thảm sát mà Đức Quốc Xã đã thực hiện trước và trong thời chiến tranh.

Tháng 5, 2007, tòa án xét xử tội phạm quốc tế The Hague ở Netherlands đã xét xử vụ Slobodan Miloshevich và trên dưới 270 đồng lỏa, những người đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ lẫn quân đội và lực lượng công an, cảnh sát của Yugoslavia… đã phạm tội giết người hàng loạt ở Kosovo, Bosnia trong thời kỳ chiến tranh trước đó.

Tòa án quốc tế ở Argentina đã ban hành lệnh bắt giam Giang Trạch Dân, cựu lãnh tụ đảng CS Trung Hoa về tội danh đã ra lệnh sát hại những người Trung Hoa thuộc môn phái Pháp Luân Công và lấy các cơ quan nội tạng của nạn nhân để bán. Phán quyết của tòa ra lệnh một khi đương sự xuất hiện bất cứ nơi nào trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên của Tổ chức An ninh thế giới – Interpol – đương sự sẽ phải bị bắt.

Tòa án quốc tế tại Phnom Penh, Cambodge, đang tiếp tục xét xử vụ án diệt chủng đã sát hại tổng cộng khoảng 1 triệu 700 ngàn người Cambodian của những kẻ cầm đầu Khmer Đỏ.

Trường hợp của VN xhcn

Tự do phát biểu ý kiến, tự do thông tin ảnh hưởng đến cả một dân tộc, bao gồm rất nhiều cộng đồng chủng tộc khác nhau của dân tộc ấy; Tự do phát biểu ý kiến, tự do thông tin là nhu cầu tối cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, sự phát triển, và sự sống còn của một quốc gia, mọi quốc gia. Vì vậy, khủng bố, phá hoại thông tin – Hacking – bị luật pháp quốc tế xem là hành động khủng bố chống lại văn minh, chống xã hôi con người, một tội nghiêm trọng.

Trong trường hợp VN, sự kiện phá hoại thông tin trên đây của ngành công an VN, ông Nguyễn Hải Triều, càng đặc biệt nghiêm trọng vì VN đang trong tình trạng lãnh thổ quốc gia bị xâm chiếm, an ninh quốc gia của VN đang lâm nguy trước những hành động, kế hoạch đầy nguy hiểm của Trung cộng nhằm thôn tính VN!

Tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng đến như thế, đồng bào VN trên khắp nước, đảng viên CS…càng cần phải biết mọi thông tin, những thông tin trung thực, có liên quan đến tình hình an ninh quốc gia. Đảng CS, thay vì phải thông báo đầy đủ mọi thông tin cần thiết cho đồng bào cả nước…những cá nhân cầm đầu đảng này đã chủ tâm dấu diếm mọi điều để dễ dàng thông đồng với kẻ xâm lăng: Trung cộng! Những kẻ chủ tâm bán nước trong đảng CS, muốn dựa vào Trung cộng (!) để giữ vững chức vụ, tiếp tục làm giàu bất chính trên thảm họa mất nước của gần 90 triệu đồng bào VN, trong đó bao gồm mọi đảng viên CS!

Đất nước VN là của chung của mọi đồng bào VN, sự sống còn của quốc gia VN có liên quan đến sự sống hiện tại, và vận mệnh của mọi cá nhân, mọi gia đình VN, trong nước và ngoài nước. Đối với đồng bào ngoài nước, dù họ có sinh sống, làm ăn ở nước ngoài, nhưng gia đình, thân nhân, dòng tộc, thân hữu của họ vẫn còn ở trong nước. Hành động bưng bít thông tin của đảng CS dễ dàng dẫn đến thảm họa mất nước mà mọi dân tộc trên thế giới đều ám ảnh, lo sợ!

Trường hợp của VN, bưng bít thông tin, phá hoại thông tin là hành động khủng bố đối với luật pháp quốc tế. Đối với quốc gia và dân tộc VN, đây là hành động mang tính phản quốc – hổ trợ cho giặc – tác hại nặng nề, và trực tiếp đến an ninh quốc gia! Đây là hành động phản quốc, tuyệt đối không thể chấp nhận được của đảng CS, nhất là trong giờ phút hiểm nghèo hiện nay của đất nước!

Phải đưa ra trước tòa án quốc tế

1- Do tác hại quá nghiêm trọng của sự kiện, hành động khủng bố nhằm bưng bít thông tin trên đây của ông Nguyễn Hải Triều, hoặc của bất kỳ cá nhân nào, và những ai có liên quan đến sự kiện khủng bố thông tin vừa qua ở VN, đều cần phải được đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế.

2- Bao lâu mà đảng CS còn khủng bố, tù đày người VN yêu nước, bao lâu mà đảng này còn đàn áp đồng bào, dân tộc VN của mình…mọi hành động vi phạm luật pháp, công pháp quốc tế của đảng CS cần phải được đưa ra trước tòa án quốc tế. Kỹ nguyên vô luật pháp của thế giới đã qua rồi.

3- Dù phạm tội trong vô thức hay có ý thức, cá nhân những tội phạm phải trả giá cho những hành động phạm pháp để những kẻ này biết được văn minh, công lý! Phải đặt họ vào khuôn khổ của luật pháp.

- Đảng CS đã đàn áp sinh viên biểu tình chống lại hành động xâm lăng biển, đảo thuộc chủ quyền VN của Trung cộng! Đảng CS đã khủng bố, tù đày những người bất đồng chính kiến, những người có tinh thần ái quốc cao độ như Linh mục Nguyễn Văn Lý, cô Lê Thị Công Nhân, l/s, các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, hay như cô Phạm Thanh Nghiên người đã lên tiếng chống lại hành động xâm lăng VN của Trung cộng. Vừa mới đây, đảng CS lại có hành động thô bạo đối với cô Lê Thị Công Nhân, dùng phương tiện truyền thông của nhà nước CS để bôi lọ, nhằm hạ uy tín cá nhân đối với anh Lê Trần Luật, l/s, người đã từng bào chữa cho vụ kiện đất đai của tòa Khâm sứ Hà Nội, chuẩn bị cho hành động trấn áp
nặng nề hơn trong những ngày sắp đến.

- Hiện nay, đảng CS vẫn tiếp tục thực hiện những hành động thô bạo nhằm đàn áp tôn giáo, đàn áp đồng bào hiền lương của các tôn giáo, không kể sắc tộc! Nói chung, họ đối xử với đồng bào VN trong nước như cách người ta đối xử với súc vật bằng cách tấn công, đánh đập, bắn giết! Trong khi đó, tiền lương hàng tháng họ nhận được là từ tiền thuế của nhân dân với 3 nhiệm vụ chính được trao phó mà họ phải làm cho bằng được: 1/ Bão vệ đất nước 2/ Bão vệ đồng bào 3/ Phát triển con người, đất nước VN…

Cả 3 nhiệm vụ này, đảng CS đã không làm tốt được nhiệm vụ nào!

- Nhiệm vụ chính phải làm, họ đã không làm được! Trung cộng xâm lăng, đảng CS chống giặc chỉ bằng sự phản kháng vu vơ, yếu ớt bằng lời nói! Trong lúc đó, họ quay lại đàn áp sinh viên, đồng bào, đàn áp người yêu nước, kể cả những cựu chiến binh đã từng hy sinh xương máu cho chế độ CS hiện nay, hay những người đã từng trực diện với quân xâm lăng trên biên giới Việt – Hoa để bão vệ quốc gia, đồng bào như anh Trần Anh Kim!

- Rõ ràng, vì quyền lợi cá nhân có liên quan đến Trung cộng, những kẻ cầm đầu đảng CS một mặt chống giặc bằng mồm, mặt khác, chính những kẻ này quay lại đàn áp đồng bào, khủng bố người yêu nước VN trên thực tế (!) nhằm hổ trợ cho Trung cộng! Nói cách khác, vì quyền lợi cá nhân, những kẻ cầm đầu đảng CS đang đàn áp đồng bào, người yêu nước VN thay cho Trung cộng! Vì đàn áp sự chống đối của nhân dân VN đối với những hành động xâm lăng của Trung cộng phải là công việc của chính Trung cộng, kẻ xâm lăng!

- Phải chấm dứt thái độ, hành động cực kỳ phản động lại đất nước, dân tộc VN, và đồng bào VN của đảng CS! Bao lâu mà đảng này còn khủng bố, tù đày người VN yêu nước, bao lâu mà đảng này còn phá hoại, đàn áp tôn giáo, đàn áp, đánh đập, bắn giết đồng bào, dân tộc VN của mình…mọi hành động vi phạm luật pháp, công pháp quốc tế của đảng CS phải bị đưa ra trước tòa án quốc tế bao gồm cá nhân kẻ đã ra lệnh và những người thừa hành có liên quan…

- Đồng bào VN trong nước, những nhà tranh đấu trong nước, các bạn đảng viên trong nước đã thức tỉnh vào chủ nghĩa CS tệ hại của Stalin, Lenin, Các Mác… hãy hợp tác chặt chẽ với đồng bào VN ở ngoài nước, trong nước – hãy liên lạc với những tổ chức bão vệ nhân quyền, những hội đoàn, tổ chức của người Việt Quốc Gia ở Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Germany…để đưa tất cả những hành vi chống xã hội , chống lại văn minh con người của đảng CS ra trước tòa án quốc tế…cho đến khi nào những kẻ này ý thức được luật pháp quốc tế và bổn phận công dân của họ đối với quốc gia VN và dân tộc VN.

( Nguồn báo Tổ Quốc )
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Các "Chuyên Viên" Quậy Cộng Đồng
"Quậy phá" cộng đồng như "quậy kem".
Không phải tới bây giờ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mới đặt nặng công tác tuyên vận vào cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng sản. CSVN đã đặt người vào mai phục trong hàng ngũ những người di tản và số cán bộ Cộng sản sau này còn được gửi theo những chuyến vượt biên do CSVN tổ chức để lấy vàng.

Vào giữa thập niên 80, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã lớn mạnh với những tổ chức cộng đồng, những hội đoàn, liên hội, mặt trận... ra đời. CSVN bắt đầu đẩy mạnh chính sách du kích văn hóa vào cộng đồng người Việt hải ngoại qua 4 khía cạnh:

1- Khía cạnh thứ nhất: Mượn việc hoạt động văn hóa làm bình phong che giấu những âm mưu tuyên truyền thâm hiểm cho cộng sản, vận động tranh thủ sự ủng hộ của trí thức phương Tây đối với Hà Nội, len lỏi vào hàng ngũ quốc gia thông qua các tổ chức, các đoàn thể, các sinh hoạt thuần túy văn nghệ để nói hành nói xấu người này người kia, đâm bị thóc chọc bị gạo, gây vô số những ngộ nhận, hiềm khích và chia rẽ giữa những người đáng lẽ phải tuyệt đối đồng tâm và đồng hành trong một trận tuyến chung chống lại bạo quyền;

2- Khía cạnh thứ hai: Gián điệp văn hóa;

3- Khía cạnh thứ ba: Chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy, văn chương dỗ dành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.

4- Báo chí Việt Cộng "nhập nhằng cộng đồng" viết vung tay rất cao và rất thoáng: Để chứng tỏ Cộng Sản thực tâm "đoàn kết" với mọi người. Để khêu thêm nỗi niềm nhớ nhung quê hương vốn đã dày vò tâm sự đồng bào tỵ nạn, cổ vũ cho lối văn chương thoát ly, mơ mộng, ru ngủ, xúi giục đồng bào tỵ nạn "phá giải... những phức tâm... phá vỡ ... thân phận lưu lạc của mình bằng tiếng nói thi ca. Với tâm trạng "an lành", không còn băn khoăn "ai thắng, ai thua". CSVN đã chuyển thế du kích chiến văn hóa sang vận động chiến phối hợp với ngoại vận.

Mạng lưới trí vận của CSVN tại hải ngoại đã đẩy mạnh chiến dịch "Hoa hồng xám" nhằm "xóa bỏ tàn tích Việt Nam Cộng Hòa" và "nâng cấp trí tuệ quần chúng về cuộc cách mạng dân tộc".

Các chặng xóa bỏ và nâng cấp gồm 3 bước.

Bước một, VC sẽ tạo dư luận quần chúng đồng hóa chính nghĩa tự do với chính phủ miền Nam; đồng hóa chính phủ miền Nam với tham nhũng thối nát; chuyển ý thức chán ghét tham nhũng, thối nát sang chán ghét chế độ miền Nam. Từ chán ghét chế độ chuyển sang chán ghét toàn bộ những gì dính dáng đến chế độ như quốc kỳ, quốc ca, các ngày lễ quốc khánh 1 tháng 11, ngày quân lực 19 tháng 6. Gây tư tưởng bội bạc, vô ơn trong giới trẻ ở hải ngoại đối với xương máu của các thế hệ cha anh. Dè bĩu nỗ lực giữ nước của các thế hệ trước là "mặc cảm quá khứ".

Bước hai, CSVN bung rộng báo giao lưu văn hóa "mập mờ" nhiều chiều đến các địa phương, nếu bán không được thì phát không, báo nào "cháy" hay bị lộ diện thì đóng cửa ra tờ khác, tiến tới hệ thống chân rết.

Bước ba, CSVN sẽ sử dụng toàn lực các tờ báo trong mạng lưới tập trung vào các mục tiêu chính trị, dân vận và ngoại vận, khuyến khích du lịch, liên hiệp hợp tác.

Mặt trận tuyên vận kết hợp với ngoại vận của CSVN ngày càng tấn công ồ ạt vào cộng đồng người Việt tỵ nạn.

- CSVN, qua các tay sai hoặc con buôn văn nghệ tại hải ngoại đã đưa các ca sĩ tân nhạc và các ca sĩ cải lương từ trong nước ra hải ngoại trình diễn trình diễn tại nhiều nơi với sự yểm trợ tích cực của các tờ báo "núp bóng cộng đồng" ra mặt đăng quảng cáo, viết bài ca tụng các ca sĩ...

- Những cán bộ cao cấp của Hà Nội ra nước ngoài tiếp tục kêu gọi ngoại quốc đầu tư; những đoàn văn công được gửi ra nước ngoài trình diễn; rồi phim ảnh từ trong nước đem ra nước ngoài chiếu để... giao lưu văn hóa; những cuộc triễn lãm tranh ảnh; những buổi hội thảo về khoa học kỹ thuật.

- Một hệ thống truyền thông của CSVN với một nhật báo, một tuần báo, một bán nguyệt san, một tạp chí, một nhà sách với hệ thống phát hành, một đài phát thanh, một đài truyền hình... xuất hiện tại Hoa Kỳ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tiếp tay CSVN chống người chống Cộng, đánh phá cộng đồng "rối bung" lên.

Cộng đồng người Việt Quốc Gia chống Cộng sẽ nhìn thấy những cơ quan truyền thông tay sai và các “chuyên viên quậy phá” hiện nguyên hình.

"Ý đồ chính trị" và cả "mục tiêu tình báo, gián điệp" của CSVN khi loan báo chính thức khai trương cái gọi là "Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài" chắc chắn là phải có.

Ngày khai trương cái gọi là "Quỹ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài" chính là ngày CSVN phát pháo lệnh công khai mở trận vận động chiến tấn công vào cộng động người Việt Quốc Gia chống Cộng tại hải ngoại.

Hơn lúc nào hết cộng đồng người Việt Quốc Gia cần đề cao cảnh giác nhằm ngăn chận sự xâm nhập của CSVN và bọn tay sai nằm vùng tại hải ngoại.

NGUYỄN THIẾU NHẪN
email: laomoc45@yahoo.com
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Hiện tình Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Một thoáng nhìn

LM Anrê Ðỗ Xuân Quế

Từ bên ngoài


Nhìn từ bên ngoài, Giáo hội Việt Nam là một giáo hội phồn thịnh, sầm uất, từ Bắc chí Nam, với nhiều nhà thờ được xây mới hay được nâng cấp sửa chữa, nhiều trung tâm hành hương mục vụ được xây cất rầm rộ ở nhiều nơi, giáo dân đi lễ đông chật nhà thờ, các thứ Năm thánh được khai mở ở nhiều nơi, các thứ lễ lạt tưng bừng náo nhiệt, các lễ truyền chức đông đảo tiến chức và người tham dự, (như ngày 25/5 vừa qua ở nhà chung Phú Cường [Bình Dương] có 26 tân chức, buổi lễ kéo dài ba tiếng đồng hồ).

Căn cứ vào, đó ai dám báo Giáo Hội Việt Nam đang có vấn đề. Giáo hội đang “ngon lành” như thế, tại sao lại gây ra “sự cố” Tòa Khâm sứ, Nhà thờ Thái Hà v.v... Tại sao không ở yên để người ta khỏi làm khó dễ. Phải chăng vì vậy mới có câu “đồng cảm” chứ không “đồng thuận”. Có lẽ vì vậy mới xảy ra vụ “thay bậc đổi ngôi” ở Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, khiến một vị tổng Giám mục đang được giáo dân yêu mến kính nể phải đột ngột ra đi không hẹn ngày về. Chính biến cố đó đã và đang gây ra sóng gió và tình trạng “rắm rối” cho Giáo Hội Việt Nam.

Ðứng trước tình trạng này, người thì chê trách thở than, người thì buồn phiền bực bội. Người chê trách thì nói rằng tại sao lại đổ thêm dầu vào lửa bằng những bài báo tỏ rõ sự thật hay bạch hóa một nửa sự thật chưa được nói tới, tại sao “vạch áo cho người xem lưng”, tại sao gây chia rẽ bằng cách viết lách không theo “lề phải” v.v...

Thiết tưởng phải thành thật nói rằng không cần những bài báo như đã nêu trên, những người hiểu biết, bên trong cũng như bên ngoài Công Giáo, cũng thấy là giáo hội đang phân hóa. Cứ nhìn vào các biểu ngữ trong ngày lễ Ðức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm tổng giám mục phó Tổng Giáo Phận Hà Nội cũng đủ biết, khỏi cần phải nói năng hay viết lách gì.

Vậy thử hỏi từ đâu có sự phân hóa ?

Rồi tiếp đến là sự ra đi âm thầm tủi nhục như một kẻ phạm pháp của Ðức Nguyên Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Nhiều người vì bức xúc đến tột độ, nên đã không cầm nổi mình mà phát ra những lời lẽ quá ư bực bội đến như lỗ mãng.

Sự phân hóa là có thật và không thể che giấu được. Vậy phải tôn trọng sự thật. Nhờ tôn trọng và giãi bày sự thật, may ra mới có thể giải gỡ cho Giáo Hội Việt Nam khỏi tình trạng rối rắm này. Mà thật là khi có sự phù hợp giữa sự việc xẩy ra với việc làm và lời nói. Phải nói sự thật thì lời nói mới đáng tin. Có thể sự thật làm cho nhức nhối và gây ra khó chịu. Nhưng một khi chấp nhận sự thật thì sự thật có sức giải thoát. Ai không nói sự thật và làm chứng cho sự thật thì lời nói của người ấy không có giá trị. Mà đã không có giá trị thì cũng không có sức thuyết phục và giải tỏa được dư luận.


Nhìn từ bên trong


Nhìn từ bên trong thì dù muốn dù không phải công nhận là có sự nứt rạn. Nhiều người không muốn nhận sự thật này, và tỏ vẻ bực mình với những ai muốn phơi bày vết nứt rạn đó ra, không phải để làm cớ gây chia rẽ cho người ngoài lợi dụng, mà chính là để tìm cách hàn gắn bằng cách đưa vết thương đó ra rửa sạch rồi bôi thuốc chữa trị. Không ai muốn cho giáo hội lâm vào tình trạng này, nhưng đã lỡ thì mọi người phải chung vai gánh vác. Người Công Giáo chúng ta không muốn cho người ngoài “xem lưng”. Nhưng người ta đã xem thấy rồi thì làm sao giấu giếm và che đậy nổi.

Chắc có người sẽ nói vết thương ở đâu mà bảo đem ra chữa trị. Thưa vết thương ở chỗ các tín hữu Bắc Nam, các vi giám mục trong HÐGM không đồng thuận với nhau. Hầu hết các vị giám mục miền Bắc đồng ý với lập luận tôn giáo là quyền chứ không phải cơ chế xin-cho, còn phần đông các vị giám mục còn lại trong Hội Ðồng Giám Mục thì chủ trương đối thoại, hiệp thông cho yên chuyện, miễn sao xây được nhà thờ, tổ chức được những buổi lễ thật linh đình ấn tượng và không bị làm khó dễ gì là được.

Mấu chốt của sự rạn nứt là ở chỗ đó và cũng từ đây đưa tới sự bất bình của người Công Giáo ở khắp nơi, làm nổ tung ra những sự phản kháng. Những sự phản kháng này dường như bột phát tựa như “tức nước vỡ bờ”.

Bây giờ làm thế nào đây? Nhiều người rất băn khoăn lo lắng. Nói ra thì sợ động chạm và bị coi như bất kính mà không nói ra thì lòng không được yên.

Vậy phải có người nói và người nghe: người nói lẽ phải và người nghe lẽ phải. Hai bên đều phải tôn trọng lẽ phải. Lẽ phải đó đặt căn cứ trên tính khách quan của sự việc và lòng tôn trọng sự thật của người nghe cũng như người nói.

(Nguồn: Ðặc San Giáo Sĩ Việt Nam, Số 120)
LM Anrê Ðỗ Xuân Quế O.P.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Trăm Lần Nghe Không Bằng Một Lần Thấy

Bùi Văn Đỗ
Ca dao tục ngữ Việt Nam là kết tinh của nền văn hóa Việt từ ngàn đời trước, nên có lẽ đến ngàn đời sau nó vẫn còn giá trị với thời gian, dù cho nền văn minh của nhân loại có thay đổi. Những câu có tính khích lệ những thế hệ sau luôn tìm tòi học hỏi, để biết người biết ta như:
“ Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
Hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
“Trăm lần nghe không bằng một lần thấy”.

Người xưa đã nói những câu này, hẳn là tổ tiên ta đời trước đã chịu tìm tòi học hỏi, đã chịu ra đi để học những cái mới, cái lạ mà ta chưa có, hay đã có mà chưa hoàn chỉnh.
Thật vậy, có đi ra khỏi nhà, khỏi tỉnh, khỏi quốc gia của mình, mới có cơ hội thấy được cuộc sống của nhân gian, mới thấy, ngoài gia đình ta, làng xã, tỉnh thị, quốc gia ta, còn có hàng trăm quốc gia khác trên mặt địa cầu, và có hàng trăm, hàng ngàn phong tục tập quán, nền văn minh văn hóa khác nhau (Theo con số thâu thập được thì trên thế giới hiện nay có trên 200 quốc gia lớn nhỏ).

Khi rời bến trên một con thuyền gỗ mong manh nhỏ bé, đi vào một chân trời vô định, chỉ với mục đích tìm cho được hai chữ tự do, người ra khi không thể biết trước được là mình sẽ ghé bến bờ, quốc gia nào. Hầu như ai nấy đều phó thác cuộc đời mình cho định mệnh, may nhờ, họa chịu. Nhưng nhờ cuộc ra đi phiêu lưu đó đã đưa đẩy tôi tới vùng trời Âu, nơi mà xưa nay vẫn được coi là cái nôi của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì nhờ những bước đầu khi con người tìm cách đóng thuyền, biết căng buồm, tận dụng gió biển, biết dùng hải bàn để đi tìm những vùng đất lạ ngoài Âu Châu. Tiến đến giai đoạn nghĩ ra máy nổ, máy hơi nước, máy Diezen, để rồi từ đó người Âu Châu nghĩ đến việc đi chinh phục thế giới. Trước đây vài trăm năm, nước nào có đội thương thuyền hùng mạnh là đi chinh phục được nhiều đất đai, thuộc địa, làm bá chủ nhiều phần đất trên mặt địa cầu. Như Anh Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Hòa Lan.

Khi đến vùng trời Âu một vùng đất nhỏ bé so với một nước Liên Sô vĩ đại lớn nhất hành tinh, đến 9 múi giờ; đến nước Canada mênh mông đến 5 múi giờ, và nước Mỹ rộng lớn không kém Canada đến 5 múi giờ, nhưng vì tiểu bang Alaska nằm riêng rẽ nên việc di chuyển trong một quốc gia như Mỹ cũng phải mất nhiều giờ bay qua nhiều kinh độ và vĩ độ khác nhau mới đến được điểm đến dù là cũng thuộc quốc gia USA. Âu châu là một vùng đất nhỏ so với các quốc gia rộng lớn vừa kể, nhưng lại bao gồm thật nhiều nước như: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hòa Lan, Áo, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Albania, Turkey, Athens, Anh Quốc, Ireland Đan Mạch, Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Belarus, Ba Lan, Ukraine. . . Một vùng đất nhỏ mà ta có thể di chuyển bằng đường bộ không còn khó khăn. Nhưng lại có nhiều nền văn hóa khác nhau, lối kiến trúc nền văn mình, tổ chức xã hội, nhất là về an sinh xã hội cũng cách biệt giữa nước này với nước khác, không đồng đều như ta tưởng.
Ở Âu Châu những nước hiện nay được coi là có nền công nghiệp và kinh tế vững mạnh, phải kể là Đức, Pháp, Anh, Ý, và các nước nhỏ có nền công nghiệp tương đối, đời sống của người dân cao như Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đan Mạch, Na-uy, Thụy Điển, Phần Lan. Những nước nhỏ, dân số không đông nhưng lại có một đời sống rất cao, rất lý tưởng, một xã hội mà mọi người dân đều có một căn nhà để ở, mỗi tháng có một lợi tức cố định để đủ ăn no, mặc ấm, khi bệnh hoạn được chăm sóc tử tế, có bác sĩ gia đình, đủ bệnh viện để điều trị bệnh nhân. Đây là những xã hội lý tưởng, hơn cả những xã hội lý tưởng trong mộng do cộng sản vẽ ra trên lý thuyết, mà không bao giờ thể hiện được dưới ánh sáng mặt trời.

- Nhà ở.
Người Việt Nam ta vẫn có câu: “ sống một nhà, chết một mồ”. Khi một người đã đến tuổi trưởng thành, cần một chỗ ở, có nghĩa là một căn nhà, với những tiện ghi tối thiểu để ở như: có lò sửa ấm về mùa đông, có nước sạch để dùng, có điện, có gas, có nhà vệ sinh, có ít là một phòng ngủ cho một người hay một cặp vợ chồng, và một phòng khách; còn nhà ở của những hộ đông hơn thì phải có cho mỗi người một phòng ngủ nếu đã trên 18 tuổi. Đường dây điện thoại và truyền hình đương nhiên đã có sẵn cho mỗi hộ.

Nhà ở trong một khu vực đông dân cư còn phải có những môi trường xã hội như: trung tâm buôn bán các thứ thực phẩm và đồ dùng cần thiết cho mỗi gia đình; trường học cho người trẻ ở nhiều cấp bậc, bưu điện, bệnh viện, đội cứu hỏa hòng khi có hoả hoạn hoặc tai nạn; phải có đồn cảnh sát để giữ gìn trận tự an ninh, và can thiệp khi có tranh chấp, tranh tụng nhỏ với nhau ở điạ phương; và có toà án ở cấp cao hơn để xử lý các vụ kiện tụng. Mỗi một khu dân cư lại còn cần có những trung tâm để sinh họat văn hóa, xã hội, cố vấn, điền đơn xin trợ cấp với những người có thu nhập thấp, vì có những người chỉ có trình độ văn hóa thấp, không đủ hiểu biết để điền cho đúng các mẫu đơn, hoặc những người mới nhập cư, và họ không đủ khả năng tài chánh để chạy đến các văn phòng luật sư. Phải có những trung tâm để sinh họat thể thao cho nhiều giới như: sân đá banh, sân bóng chuyền, nơi chơi tenis. Các phòng thể thao lớn để sinh họat vào mùa đông. Lại còn phải có nơi thờ tự cho những người có tín ngưỡng đến cầu nguyện vào các ngày cuối tuần hay ngững ngày lễ của mỗi tôn giáo. Nhà hưu dưỡng cho những người cao niên. Tổ chức nơi an táng cho những người qúa cố.

Một thị xã, quận huyện hay thành phố, còn cần có hệ thống cầu đường, trường trung học phổ thông hay chuyên nghiệp các bộ môn, hay trường đại học. Phải dành khu vực cho sinh thái, chỗ cho người dân đi tản bộ để thư giãn. Hệ thống thoát nước phải luôn ở trong tình trạnh tốt, để tránh ngập lụt khi mưa nhiều, hoặc lúc thủy triều lên. Phương tiện giữ rác thải và đổ rác hàng tuần hay hàng tháng, phải được tổ chức chu đáo và đúng hạn kỳ, để trong thành phố không có mùi hôi thối, và những đống rác thải cao ngất nằm rải rác trong các khu đông dân.

“Nhàn cư vi bất thiện”.
Một quốc gia giầu mạnh là một quốc gia trong đó mỗi người công dân đều ý thức về trách nhiệm của mình, mọi người đều xăn tay áo và làm việc. Ở các nước đã phát triển, những người trong tuổi lao động đều đi làm việc, những người bị thất nghiệp đều có lãnh trợ cấp thất nghiệp, và được một cơ quan phụ trách tìm cho những việc làm tạm thời, hoặc lâu dài. Phụ nữ trong tuổi lao động, không vướng mắc con thơ đều cũng đi làm, thường là làm thêm, làm ít giờ trong một ngày, số giờ còn lại lo cho gia đình và săn sóc con đã trên tuổi phải bồng bế. Do đó, từ người có việc làm, đến người thất nghiệp, hay những người phụ nữ phải nuôi con thơ mà không có chồng cũng đều có một nguồn tài chánh cố định hàng tháng để sinh sống. Những trẻ em có cha, mẹ, hay những trẻ em ở với cha hay mẹ, dưới 18 tuổi đều được xã hội trợ cấp mỗi ba tháng một lần.

Việc cắp sách đến trường từ cấp tiểu học đến hết trung học phổng thông cấp I là cưỡng bách và hoàn toàn miễn phí; từ trung học phổ thông cấp II cấp III phải đóng góp chút đỉnh, nếu số thu nhập của cha hay mẹ cao, nếu thu nhập thấp thì số tiền này cũng được bồi hoàn trở lại qua qũy học bổng hay do khai thuế lợi tức hàng năm. Học xong trung học phổ thông cấp I, nếu không đủ khả năng học tiếp lên, phải chuyển sang học nghề thì cũng được hoàn toàn miễn phí. Khi tốt nghiệp phổ thông cấp II hay cấp III, sẽ được chuyển vào học cao đảng hay đại học, sinh viên phải đóng một số tiền mỗi tam cá nguyệt. Nhưng mỗi sinh viên lại nhận học bổng mỗi tháng, nhiều ít tùy theo nhu cầu, và hoàn cảnh gia đình giầu có hay có lợi tức thấp. Nói chung, con muốn vươn lên và học tới nơi tới chốn, cha mẹ cũng không phải vất vả chạy tiền cho con học, mà do nhà nước hầu như giúp đỡ toàn bộ. Khi đã có bằng chuyên nghiệp ở cấp độ nào thì đều phải đi xin việc để có việc làm, không có cảnh ở không, tụ năm tụ ba, ăn nhậu, trộm cắp hay xì ke ma túy, ăn bám theo gia đình hay xã hội như ở các quốc gia chậm tiến khác.

Từ tổ chức xã hội có qui củ, dựa theo luật pháp có nền tảng dân chủ. Mỗi người đều có việc làm, nhà ở, người trẻ phải đến trường và được hướng nghiệp, mỗi người đều có lợi tức hàng tháng để sống. Tuy xã hội có những người giầu, nhưng những người coi là nghèo nhất trong xã hội cũng có đủ ăn no, mặc ấm, nơi ở tử tế, có bảo hiểm sức khoẻ nên khi bệnh họan được chăm sóc tử tế, khi lâm tử cũng được an táng theo qui cách của xã hội. Không có cảnh sống vô gia cư, tử vô địa táng như ở một số quốc gia hiện nay trên thế giới.

Khi viết về đời sống xã hội tại Hòa lan, một quốc gia nhỏ ở vùng Bắc Âu, tôi không có tham vọng giới thiệu với thế giới về một quốc gia kiểu mẫu. Nhưng sau khi có dịp đến tận nơi, ở nhiều nước Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu, và nước có nền kinh tế thứ hai trên thế giới là Nhật Bản, nhìn tận mắt, nghe tận tai (chưa kể nghe, đọc và nhìn qua hình ảnh hàng ngày ở màn hình của internet), thì ở thực nhiều quốc gia, kể cả một số quốc gia đã tiên tiến, việc tổ chức an sinh xã hội còn thật kém cỏi. Người giầu có, qủa tình ăn không thể hết, người nghèo khó không đủ ăn mỗi ngày, lúc bệnh hoạn không có thuốc để chữa trị, vào bệnh viện không có chỗ cho nằm, chết không có tiền để chôn, phải xin bố thí, thân nhân hay người quen mới chôn cất nổi.

Khi được ngư ông Hòa Lan vớt lên khỏi biển khơi, tôi chưa biết ông thuyền trưởng và con tàu thuộc quốc gia nào, trên đường tàu chạy về trại tỵ nạn Singapore, mới biết được thêm ông thuyền trưởng và chủ con tàu thuộc nước Netherland. Nhưng chưa biết rõ nước Netherland nằm ở nơi nào trên bản đồ thế giới. Khi ở trại ít ngày mới biết ra con tàu cứu mình trên biển khơi nằm ở khu vực Âu Châu, cạnh nước Đức, nước Bỉ, nước Đan Mạch, cách một eo biển là nước Anh. Một đất nước nhỏ bé có 16 triệu dân (vào năm 1983), có những vùng trũng, sâu dưới mặt nước biển đến 4 mét, nên đã có những con đập ngăn biển để giành đất cho dân lập nghiệp và sinh sống.

Nghịch cảnh của đất nước này thật thua xa với đất nước Việt Nam của tôi, có rừng vàng biển bạc nhưng chỉ vì không có tự do và dân chủ, nên qúa nghèo nàn và lạc hậu. Bao nhiêu tiền viện trợ của thế giới tự do, bao nhiêu ngân khoản của các nước gầu có đổ vào để cứu đói giảm nghèo, và khoảng 7 tỷ đô la mỗi năm của những người tỵ nạn chế độ CS gởi về, và của bao người trẻ Việt Nam đi làm lao nô, bán sức lao động để tìm kế sinh nhai cho gia đình đưa vào Việt Nam, thì lại lọt vào tay những người lãnh đạo đất nước tham ô và hối lộ. Vì họ là những người cộng sản, con tim đã thiếu tình người, mà cái đầu thì còn ngu dốt, càng ngu càng dốt thì càng bảo thủ. Tìm hiểu, đọc và biết ra, rồi so sánh thì quả không phải kẻ chín lạng người mười cân, mà hai quốc gia Hòa Lan và Việt Nam là hai nơi có đời sống An Sinh Xã Hội thật tương phản, khác nào Thiên Đường và hỏa ngục./-

BÙI VĂN ĐỖ
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Arizona, Biên Cương Khổ

Vi Anh
Giả sử bạn là một cư dân của một quận hạt nào đó, như Quận Cam chẳng hạn, một năm có 500,000 người nước khác nhập cư vào mà không giấy tờ, thì bạn nghĩ sao. Nhứt định có nhiều xáo trộn, nhiều khó khổ trong cuộc sống lắm. Khổ cho nhân viên công lực lo bảo vệ an ninh trật tự; khổ cho chánh quyền với bao nhiêu vấn đề phát sinh thành phố, khổ cho cá nhân, gia đình chòm xóm, xã hội của bạn về công ăn việc làm, và về cả chục thứ khác trong cuộc sống, Cứ hình dung như vậy để thấy cái khốn khổ của một quận ven biên của Tiểu bang Arizona, như Quận Tucson, mỗi năm biên phòng Mỹ bắt 500,000 người vượt biên bất hợp lệ vào quận này. Nửa triệu người bị bắt, còn số nguời thoát được là bao nhiêu khó biết được nhưng ắt phải nhiều hơn số người bị bắt. Một hành động trái luật quán hành liên tục, một nỗi khốn khổ triền miên ngày đêm vì lúc nào cũng có người vượt biên của chánh quyền và người dân các thành phố ven biên. Nhưng ví lý do chánh trị, truyền thông Mỹ và chánh quyền Mỹ sợ mang tiếng kỳ thị nên chế ra chữ không phạm húy kỳ thị chủng tộc - nên gọi là “nhập cư không giấy tờ” .

Trong bài phân tích nỗi khốn khổ của Arizona, xin lấy một phóng sự điều tra của một nhà báo Pháp Laure Mandeville viết cho tờ báo cũng của Pháp là le Figaro làm dẩn dụ là đỡ nhậy cảm, đỡ dị ứng trong vấn đề nhập cư ở Mỹ. Nhập cư là một vấn đề mỗi lần tới mùa bầu cử ở Mỹ là mâu thuẫn, tranh luận tái sinh, một vấn đề chưa vị tổng thống Mỹ nào dám cải tổ dứt khoát. Phóng sự bắt đầu với một người chủ điền ven biên, John Ladd đội nón cao bồi, hàm râu bạc xám, cỡi ngựa, mắt nhìn về hướng Nam là Mễ tây cơ, bực bội nói, “mỗi ngày hai ba trăm người leo tường rào, vượt cánh đồng của tôi. Cứ như thế kéo dài muời lăm năm rồi. Mười lăm năm nay làm tôi điên lên”. Điền sản này tổ tiên gia đình Ông tạo dựng từ 1896, lúc bấy giờ chưa có biên giới giữa Mỹ và Mể. Biên giới mới có hồi năm 1912, nhưng chỉ chiếu lệ thôi, người Mỹ và Mể lúc bấy giờ qua lại bỉnh thường. Thời kinh tế khủng khoảng như những năm 1929, thì Mỹ bắt trục xuất người Mễ về; thời cần nhơn công rẻ thì cho nguời Mể qua làm những công việc ìt tiền, nặng nhọc. Trong thập niên 1960, người Mỹ và Mể ven biên sống như thân bằng quyến thuộc, có người giúp cho công nhân nhập quốc tịch Mỹ nữa.

Nhưng tình lân lý thành thân bằng quyến thuộc đó bị những đại gia buôn lậu ma túy và một số chánh trị gia biến thành xung đột quyền lợi. Một cuộc “đổi đời” thê thảm xảy ra khi Hiệp ước NAFTA ra đời vào năm 1994. Mậu dịch tự do giữa Mỹ và Mề tàn phá ruộng vườn của nước Mể. Hàng chục ngàn nhà nông Mễ tán gia bại sản di tản về biên giới Mỹ trước sư cạnh tranh của những nhà nông Mỹ giàu có hơn, nhiều phương tiện sản xuất và phân phối hơn. Làn sóng di cư, tỵ nạn kinh tế đó bây giờ cũng còn, họ đem sức lao động ra bán rẻ cho những chủ điền Mỹ để nuôi thân và nuôi gia đình còn kẹt ở Mể.

Nửa triệu người vượt biên bị bắt ở quận Tucson một năm. Theo thống kê của cảnh sát và biên phòng Mỹ, cứ 5 người vượt biên thì 2 bị bắt. Vậy mỗi năm chỉ quận Tucson đã có cả triệu người vượt biên và trên cánh đồng của điển chủ John Ladd, mỗi năm phải có mấy trăm ngàn người trốn chạy. Hư hại, thiệt hại cho các điền trang dọc biên giới thật là lớn: đập nước bị lở, vườn tược, đổng cỏ,, rẩy hoa màu bị dẫm nát, kinh dẩn nước, ống dẫn nước sụp lở và gảy đổ. Mỗi lân Ô. John Ladd kêu gọi biên phòng, thiệt hại và hư hại tài sản của Ông càng lớn với sức càn quét bằng xe pháo, bằng chó đánh hơi của biên phòng. Đó là chưa nói việc người báo tin, người nhờ biên phòng can thiệp cho biên phòng bị trả thù. Hai tháng trước, Robert Krenz, một diền chủ thân quen với Ông bị ám sát chết sau khi gọi biên phòng.

Người ám sát trả thù không phải là dân vượt biên, mà là bọn tội phạm có tổ chức, chuyên buôn lậu và tổ chức và chứa chấp người vượt biên. Đó là những cường hào ác bá chuyên mua bán ma túy lậu và tổ chức vượt biên lậu. Theo cảnh sát trưởng Clarence Dupnik cho biết đường dây buôn lậu ma túy đã kết hợp vớøi vượt biên. Người vượt biên phải trả 2000 Đô để được đưa đi. Đường dây kinh tài lậu đó đáng giá hàng chục tỷ Mỹ kim, lưu hành ở thủ đô, là Phoenix.

Đường dây những người tổ chức vượt biên và buôn lậu ma túy này không có Tổ Quốc, Tổ Quốc họ là Đô la. Mỗi năm biên phòng bắt được không ít những nghi can dính líu với al Qaeda xâm nhập vào Mỹ qua con đường vượt biên giới này. Và đường dây đó có quá nhiều tiền và bộ hạ nên cũng cần một số người trong chánh quyền để bao che họ. Ho móc nối và dính líu với một số người trong chánh quyền và các cộng đồng gốc Latinh. Họ chống đối luật của TB Arizona cho phép cảnh sát hỏi giấy tờ người bị nghi là vượt biên bất hợp pháp. Họ cáo giác luật đó là kỳ thị chủng tộc. Họ cho luật đó là vi phạm nhân quyền.

Những người Arizona cố cựu, gốc gác ở vùng ven biên không thể hiểu tại sao một nhân viên công lực, một cảnh sát hỏi giấy tờ một người nài đó thì việc làm đó và người cảnh sát đó bị coi là kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền. Giới nông dân và cảnh sát nhận thấy hai thế lực kinh tế và chánh trị đã làm đạo luật rất cần thiềt của TB Arizona thành rối lên. Những chánh khách của đảng Dân Chủ muốn o bề người gốc Latinos để kiếm phiếu. Và những chính khách của đảng Cộng Hoà cũng chẳng hiền gì, họ muốn có nhân công giá rẻ từ người Latinos lợi cho việc kinh doanh của họ.
Và người dân cũng thấy như vậy nên thăm dò cho biết có từ 60 đến 70% người Mỹ ủng hộ những đạo luật của Arizona. Như lời bà Eileen Klein thuộc một gia đình nhập cư từ Pháp hiện là Chánh văn phòng của Thống Đốc Arizona Brewer, nói, “đúng, chúng ta là một đất nước của những người nhập cư. Nhưng luật pháp phải được tôn trọng để đất nước này có thể được trung thành”. Dù hai thành phố lớn của Cali và San Fran phản ứng mạnh, chống Arizona quyết liệt, nhưng hai thành phố này vẫn là hai thành phố có vẻ cô đơn trên bình diện tiểu bang Cali và trên bình diện liên bang. Thống kê vào cuối tháng tư cho biết, 60% người Mỹ nói chung đồng ý luật siết chặt nhập cư của Arizona. Còn các hàng thử biểu chánh trị trong mùa bầu cử ,những ứng cử viên thống đốc đơn vị bầu cử là cả tiểu bang, nhứt là quí vị ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hoà cũng ủng hộ những biện pháp của TB Arizona. Như Bill McCollum ở Florida. Và Steve Poizner ở Cali .
Trong một đất nước rộng lớn, hiệp chủng, dân số Latinh chiếm 30%, nỗi lo ngại và dè dặt với người gốc Latinh tăng nhanh như vậy sẽ dễ lan truyền, làm người dân lo ngại. Tin tổng hợp cho thấy có 10 tiểu bang khác đang chuẩn bị siết chặt nhập cư như Arizona. Ứng cử viên thống đốc Colorado Scott McInnis nói mạnh “chúng ta không rút lui, nếu không vận động được toàn nước Mỹ chống nhập cư lậu, thì Ông sẽ làm ở Colorado. TB Oklahoma đang dự trù những hình phạt gắt gao hơn đối với những người nhập cư lậu khi nhân viên công lực phải nổ súng khi bắt họ. TB South Carolina coi là trái luật muớn người nhập cư lậu làm việc. Và các TB Idaho, Utah, Missouri, Texas, North Carolina, Maryland, Minnesota, và Colorado, cơ quan lập pháp cũng dự trù đưa ra những biện pháp siết việc nhập cư lậu. Arizona là TB tiên phuông đưa ra những biện pháp siết nhập cư. Như chấp nhận dự luật không cho người nhập cư lậu nhận những phúc lợi của TB và các TB khác cũng noi theo.

TT Mexico có đến Toà Bạch Ốc Mỹ, gặp TT Barack Obama về luật của TB Arizona. Nhưng những thái độ của các tiểu bang làm cho liên bang phải chú ý cần có một bộ luật nhập cư. Nhiều webs và youtube loan tải, nhắc lại việc TT Obama cười ngạo TB Arizona trong một bữa ăn tại Toà Bạch Ốc và nói móc TT Obama, “TT Obama, xâm phạm biên giới không phải là chuyện đùa. Nhiệm vụ của Ông là bảo vệ an ninh biên giới”. TT Obama tuyên bố không thể có luật cải tổ nhập cư khả thi trong thời gian ngắn. Điều này khiến phản ứng của các TB muốn noi gương Arizona mạnh thêm.


VI ANH
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Bản tuyên bố của công dân, kỹ sư Trần Văn Huy
tham gia Phong trào đấu tranh đòi dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân tộc và đất nước Việt Nam, đồng thời gia nhập chính thức Khối 8406

Thành phố Hà Nội, ngày 04 Tháng 6 năm 2010

Kỹ sư chuyên ngành vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc -Trần Văn Huy
- Kính gởi toàn thể các quý vị, những người đã đi trước trong Phong trào đấu tranh dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam.
- Đồng kính gởi các vị trong ban điều hành khối 8406.
- Đồng kính gởi đến tất cả các thành viên đấu tranh dân chủ khác trong và ngoài nước. Cũng như những thành viên đang sống kiếp lao tù của ĐCSVN và các thành viên vừa mới được tạm thả ra khỏi ngục tù.
- Cuối cùng kính gởi các bậc tiền bối, những người đã vì công cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc đã ngã xuống hy sinh anh dũng, hay đã qua đời trong thời gian mấy chục năm qua... Nhân đây tôi xin kính cẩn gởi tới các vị nén nhang tâm hồn thành kính nhất.

Kính thưa toàn thể quý vị !
Xuất phát từ thái độ, nhận thức chính trị bức xúc của bản thân mình do đã nhìn thấy rõ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam không có tương lai tươi sáng. Do tôi đã nhìn thấy bản chất thực sự của đảng cộng sản VN- lực lượng đã, đang tiếp tục nắm vận mệnh của cả dân tộc Việt Nam một cách vô trách nhiệm từ nhiều chục năm qua. Thế nên, sau một thời gian suy nghĩ, tìm hiểu cặn kẽ, tôi đã tìm ra được đâu là con đường đúng đắn, chính nghĩa và đó cũng là ước nguyện của đại đa số người dân Việt Nam ở quốc nội và hải ngoại hiện nay. Do vậy, nên tôi đã nhận ra đâu là con đường sống còn cho các dân tộc Anh Em trong đại gia đình Việt Nam cùng nhau tạo thành nước Việt mới có các quyền tự do, dân chủ. Hôm nay tôi quyết định công bố danh tính, tên tuổi, địa chỉ cư trú cụ thể để công luận khắp nơi trên toàn cầu biết và yểm trợ cho tiếng nói tranh đấu ôn hòa của cá nhân mình với nội dung như sau :

Tôi tên là: Trần Văn Huy- ngoài ra không có tên gọi nào khác
Sinh ngày 14 tháng 03 năm 1977
Tôi có hộ khẩu thường trú tại xã Đức Minh – huyện Dakmil – tỉnh Daknong ( dưới chế độ Việt Nam cộng hòa cũ trước năm 1975 nơi đây gọi là thuộc tỉnh Quảng Đức).
Nguyên Quán trước đây: xã Nghi Phương – huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An . Gia đình tôi thuộc diện Bắc di cư năm 1954.
Tôn giáo : Tôi cùng gia đinh theo đạo Thiên Chúa Giáo.
Hiện nay tôi đang sống và làm việc tự do tại Hà Nội.
Trình độ văn hóa : Tốt nghiệp trường đại học giao thông vận tải Hà Nội chuyên ngành vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc khóa 38 năm 1997-2002
Bằng cấp : Kỹ sư vô tuyến điện tử và thông tin liên lạc.
Cha đẻ tên là : Trần Văn Mừng năm nay 71 tuổi, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cảnh sát thuộc nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, cả gia đình cha mẹ tôi đã di cư hồi cuối tháng 7 năm 1954 để vào miền Nam theo Linh mục Hoàng mà trước Ngài đã cai quản địa phận giáo hội thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cha tôi sau ngày đất nước kết thúc cuộc chiến tranh Nam – Bắc giai đoạn năm 1954-1975 đã bị chế độ mới “giải phóng“ ưu tiên đưa đi cải tạo nhiều năm. Hiện nay Cha tôi già yếu còn sống tại quê hương di cư thuộc tỉnh Đăknông – Tây Nguyên
Mẹ tôi là Phạm Thị Bính sinh năm 1942 đã mất năm 2005- cũng theo đạo Công giáo

Tôi chân thành và thực tâm, trung kính gởi tới các vị bản tuyên bố tình nguyện gia nhập Phong trào đấu tranh dân chủ và khối 8046 vì các lý do sau:

Xét thấy:
1. Tinh thần hiến pháp hiện nay đang có hiệu lực pháp lý trên toàn cõi đất nước:

- Trên tinh thần hiến pháp nước CHXHCN VN năm 1992 đến nay đã và đang không được sử dụng thực thi, hoặc đã được áp dụng một cách sai trái. Đảng cộng sản Việt Nam đã xa rời quần chúng, họ đã chỉ biết đặt lợi ích của các thành viên đảng cộng sản cao và trung cấp trên lợi ích của đất nước, dân tộc và ra khỏi lợi ích chung của toàn thể đại khối nhân dân Việt Nam.

- Nước Việt Nam hiện nay đã không còn tính “độc lập” như ý nghĩa của hai từ đó, mà hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng như đang hiện nay.
_ Nước Việt Nam không còn là một giang sơn thống nhất - Khi chúng ta đã bị mất từng phần đất đai, hải đảo thậm chí mất cả biển Đông. Trong đó nổi bật, tiêu biểu nhất là các hải đảo trong 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã rơi vào tay bon Trung Quốc đại hán bành trướng xâm lược…
- Tính lãnh đạo một đảng CSVN là trái với nguyên tắc tự nhiên, không những chà đạp hiến pháp, điều lệ đảng mà còn dẫm đạp thô bạo các điều khoản của công ước quốc tế về các quyền con người do chính họ đặt bút ký tên.
- Quyền sinh hoạt tự do của các tôn giáo trong xã hội đã không được thực thi và tôn trọng một cách đầy đủ. Tài sản của các giáo hội vẫn bị chiếm đoạt trái pháp luật và vô đạo lý thách thức lương tri con người và cộng đồng các tôn giáo.
- Các quyền tự do, dân chủ căn bản có tính phổ quát của toàn nhân loại mà lẽ ra nhân dân Việt Nam được hưởng thụ như quyền Con người một cách tự nhiên không được đảng CSVN và nhà nước XHCN thực thi và tôn trọng đầy đủ. Chính vì thế nên đại đa số nhân dân trong nước mưu cầu có cuộc sống hạnh phúc, có nhân quyền theo đúng nghĩa không được nhà nước CSVN đáp ứng trọn vẹn, toàn diện.
- Sự bình đẳng giữa các vùng miền trong nước, giữa các dân tộc anh em trong cộng động toàn xã hội không được chú trọng. Công bằng xã hội bị vùi dập không thương xót.
-Các vấn nạn như áp bức, bóc lột, hiếp đáp quần chúng nhân dân nhất là nông dân, công nhân, người nghèo khổ không chức quyền lan tràn trong xã hội, nạn bất công đầy rẫy và có ở hầu hết các nơi…

Và còn nhiều điều nữa đã không được áp dụng hay áp dụng sai lầm và đi ngược với tinh thần nhân quyền trong bản hiến pháp cũng như với công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà nhà nước CHXHCNVN của đảng CS đã long trọng ký tên để xin cam kết với cộng đồng quốc tế thực thi cho nhân dân trong nước ....

2. Về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh :

Xét thấy :
- Học thuyết Mác xít cộng sản chỉ chú trọng về sản xuất của cải vật chất, không chú ý đến con người, xem con người trong một công thức sản xuất chỉ như một cỗ máy sản xuất vô hồn và vô tri vô giác. Ví dụ như xe máy đổ xăng thì chạy được, nhưng con người ngoài tái sức lao động còn có tinh thần, tín ngưởng và đạo đức, giống nòi ... Đây là sai lầm cơ bản về mặt tiền đề. Điều đó tạo ra những hệ tư tưởng vô nhân, phi đạo đức, hết sức phản khoa học, mang đầy tính thủ đoạn, lừa lọc. Điều đó đã tàn phá thiên nhiên, môi trường và huỷ hoại sự sống rất nghiêm trọng....

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là không có như chính bản thân ông ấy cũng đã tự thừa nhận trong nhiều lần phát biểu với cán bộ, chiến sĩ đảng viên ĐCSVN. Trước đây, khi còn hoạt động chính trị tại Pháp lúc còn đứng trong nhóm Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ Chí Minh cũng không có một tư tưởng nào ngoài việc giúp sức cho những sĩ phu nổi tiếng trong nhóm này như Cụ Phan Chu Trinh, các luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, nhân sĩ ái quốc Nguyễn An Ninh. Những gì ông ta viết đều do những người khác đã viết từ nhiều năm trước rồi. Ông Nguyễn Ái Quốc mà sau là Hồ Chí minh cũng không có đạo đức lớn, mang tính mẫu mực khi ngày ngay dựa trên khảo cứu và những tư liệu lịch sử có thật ở cả trong và ngoài nước đã chứng minh được điều đó.

- Xét thấy lịch sử mãi vẫn là lịch sử. Lịch sử không thể che đậy, lấp liếm hay làm lệch hướng chảy như một con sông có tự ngàn xưa. Lịch sử luôn mãi mãi là sự thật, mặc cho sự che dấu có tinh vi quỷ quyệt, thủ đoạn gian manh đến mấy đi chăng nữa... Lịch sử và công lý sẽ phơi bày công và tội của bất cứ ai, hành động nào trong bất cứ giai đoạn nào kể cả ông Mác, Ăng ghen, Lê nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Pôl pôt, Phiđen catrô, Satđam Hunsen và kể cả ông Hồ Chí Minh của Việt Nam…. Xét thấy lịch sử nhất định cần được làm trong sạch, minh bạch và chính xác tại Việt Nam cùng tất cả các quốc gia độc tài.

3. Về xã hội:

Xét thấy: Con người theo xu hướng chung luôn luôn tìm đến cuộc sống tốt đẹp hơn, tự do và hạnh phúc hơn. Nhưng đảng CSVN ngày nay không cho người dân Việt Nam làm việc đàng hoàng đó.
Xét thấy: Tinh thần dân tộc đang ngày càng lụn bại dần mòn, người Việt đang ngày càng trở nên nhu nhược hèn kém vì đường lối Giáo Dục - Văn Hoá - Thông Tin của nhà nước độc tài toàn trị cộng sản hiện nay.

4. Về Kinh Tế:

Xét thấy : Nhũng nạn các quan chức trong hàng ngũ là đảng viên CS Việt Nam tham nhũng, hối lộ đang trở thành quốc nạn, quốc nhục và trở thành gánh nặng cho cả dân tộc Việt Nam và đất nước chúng ta.

5. Xét thấy trên tinh thần của cả nhân tôi và là xu thế chung của những con người mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Vì chúng ta, vì thanh niên Việt Nam, vì các thế hệ tiếp nối .... Tôi xét thấy là nên tham gia Phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam như các quý vị, anh chị, em đi trước. Tôi nghĩ đấy cũng là bổn phận, là trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề đầy vinh quang và cũng rất nguy hiểm của mỗi công dân Việt Nam, nhất là giới thanh niên thế hệ trẻ như tôi.

Chúng ta cần phải đòi cho được quyền được sống trong tự do, dân chủ, được tôn trọng nhân quyền cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Quyền tự do, nhân quyền và dân quyền phải đến vì tương lai nước Việt sáng lạn. Một xã hội dân sự phải được dựng lên, một xã hội mà các quyền công dân chân chính được đảm bảo .... Để cùng thực hiện những điều đó tôi viết bản thỉnh nguyện thư với lý do:

- Mong muốn góp chút công sức vì ích lợi chung của cả đất nước và dân tộc Việt.
- Mong muốn làm việc có ích, có ý nghĩa cho chính mình và cho tương lai con cháu mình hôm nay và mãi mãi sau này.
- Mong muốn cuộc đời mình đã đóng góp làm một việc có ý nghĩa cho vận mệnh chung của nước nhà.
Vì rằng một khi đất nước chúng ta còn có, điều đó nói lên rằng con cái chúng ta còn có thể tồn tại mà không bị lệ thuộc, không bị nô lệ, được sống ngẩng cao đầu với đầy đủ các quyền làm người tối thiểu và căn bản nhất như nhiều dân tộc trên địa cầu đang được thụ hưởng. Tình trạng nước Việt Nam hiện nay cũng giống với tình huống trên, tức là nhân dân đang phải ngắc ngoải tồn tại như thời đế quốc, thực dân, phong kiến cai trị xưa kia. Một khối, hay một tổ chức đấu tranh với những cương lĩnh thíêt thực là điều cần phải có và hết sức cần thiết. Chúng nói lên rằng tinh thần người Việt ta không thể bị đồng hoá, bị khuất phục bởi một sức mạnh ngoại bang nào. Có thể chúng ta đang yếu dần tinh thần đó, dân khí đó ...Thế nhưng một khi tinh thần đấu tranh nêu ra trong cương lĩnh của khối 8406 hay của Phong trào dân chủ Việt Nam sẽ lại là động lực để tinh thần đó dâng lên, cao thêm ....

Thực tế cho thấy chân lý sau đây vẫn hoàn toàn đúng đắn trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử và ở bất cứ quốc gia nào :

Nơi nào có bất công
Ở đó còn có đấu tranh
Hay : có áp bức thì có đấu tranh


Đảng cộng sản càng đàn áp thì người dân càng thức tỉnh và tinh thần đấu tranh sẻ tăng thêm. Đó là chính dấu hiệu đầu tiên của sự chín mùi về chính trị, nó biểu hiện sự đánh giá đâu là thời cơ chính trị và cho phép hành động ra sao. Đảng CSVN đã, đang áp bức cả dân tộc Việt thì cả dân tộc này phải đứng lên đấu tranh chống đảng CS độc tài áp bức !!!

Trên tinh thần các điều khoản đã đề ra của khối 8406, nên tôi nhận thấy phù hợp với tình hình bi thảm của xã hội Việt Nam. Vì thế nay tôi tình nguyện tham gia vào Phong trào đấu tranh dân chủ tự do và khối 8406 này kể từ hôm nay sau khi tôi đã đọc, nghiên cứu kỹ các văn kiện của tổ chức đấu tranh này như các văn bản sau đây :

- Mục tiêu đấu tranh là thay thế triệt để thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, phi dân chủ, phản dân tộc, không chấp nhận sự cạnh tranh của các chính đảng khác trên chính trường hiện nay bằng thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ.

- Phương pháp đấu tranh là mọi phương pháp mà các cá nhân, tập thể, tổ chức bất bạo động đã sử dụng kiến hiệu từ lâu nay trên thế giới, đặc biệt nơi thánh Gandhi, luật sư Martin Luther King, phong trào dân chủ tại Đông Âu các năm 1989-1991 và phong trào dân chủ tại Việt Nam hiện giờ.

- Lực lượng của cuộc đấu tranh là đại bộ phận dân tộc Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, bao gồm mọi giới : trí thức, viên chức, văn nghệ sĩ, thương nhân, công nhân, nông dân, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh… và cả 2 lực lượng quân đội lẫn công an mà hiện nay cũng thuộc tầng lớp bị trị. Ngoài ra còn có cộng đồng thế giới dân chủ tiến bộ. Tất cả làm thành sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

- Động lực đồng thời là khối tiên phong của cuộc đấu tranh là tầng lớp sĩ phu chân chính trong giới trí thức và giới tu hành vốn không chịu thờ ơ, vô cảm trước khổ đau của đồng bào và đồng loại để chỉ chăm lo cho bản thân hay cộng đồng mình.

- Đối tượng của cuộc đấu tranh là các thế lực độc tài, phản dân chủ đang nắm thực quyền trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và những thành phần cấu kết với họ để chia chác quyền lực và quyền lợi. Thế lực này đang thiết lập và duy trì ách thống trị của họ một cách hết sức bất lương và tàn ác lên đầu lên cổ dân tộc, đang vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn mình mà chà đạp thô bạo quyền lợi chính đáng của tuyệt đại đa số nhân dân! Chính họ đang bất chấp sự tụt hậu của quốc gia, sự suy vong của giống nòi mà phớt lờ ý chí và nguyện vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam hôm nay là thực sự dân chủ hoá đất nước! Vì vậy, trong lòng dân tộc hiện thời, đang có mâu thuẫn lớn lao và cơ bản giữa giai cấp thống trị thiểu số cực kỳ tham lam, tàn ác, sống xa hoa phè phỡn, với giai cấp bị trị chiếm đại đa số đang sống rên xiết lầm than như nô lệ.

- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh là chính nghĩa nhất định thắng phi nghĩa, tiến bộ nhất định thắng lạc hậu và chí nhân nhất định thắng bạo tàn !

Sau cùng khi được tham gia vào Phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam như hiện nay và cũng là thành viên chính thức của Khối 8406, tôi xin tự nguyện tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc tranh đấu vì ích lợi dân tộc mà tổ chức đã đề ra. Tôi nguyện cống hiến hy sinh hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ vì tinh thần dân tộc và vì đất nước Việt Nam thân yêu. ....

Sau cùng tôi có lời trân trọng cám ơn nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn – Tổng biên tập Tập san Tự Do Dân Chủ, ông cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập khối 8406 đã hướng dẫn, chỉ bảo cá nhân tôi đi vào Phong trào tranh đấu đòi dân chủ, tự do trong mấy tháng qua. Đặc biệt là, chính nhà bất đồng chính kiến này đã góp ý, sửa chữa cho bản tuyên bố gia nhập Cao trào đấu tranh vì mục tiêu ngời sáng chính nghĩa của đại khối dân tộc Việt Nam thêm hoàn chỉnh. Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị đã quan tâm đọc nội dung tuyên bố này của tôi.

Tôi cũng trân trọng cám ơn các nhà tu hành góp phần dấn thân đấu tranh bất khuất cho dân chủ tự do, nhân quyền của dân tộc, và quyền tự do tôn giáo rất nổi tiếng, như các linh mục Phan Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Không Tánh đã chia sẻ, động viên tôi rất tận tình khi có dịp vào thăm các vị này tại thành phố Huế mới đây hồi tháng 4 năm 2010.

Viết nhân kỷ niệm ngày nhà nước độc tài cộng sản Trung Quốc đã huy động quân đội, xe tăng, cảnh sát, công an tiến hành đàn áp đẫm máu giết hại hàng ngàn sinh viên, thanh niên tuổi trẻ biểu tình tay không đòi dân chủ, tự do trên Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh đêm rạng sáng ngày 4/6/1989

Hà Nội ngày 4 tháng 6 năm 2010
Người viết : Trần Văn Huy
Địa chỉ : số nhà 25, ngõ 553/14 đường Nguyễn Khoái, quận Hoàng Mai, TP – Hà Nội.
Điện thoại liên lạc : 0917-512-863
Email hiện nay : tranvanhuy1977@gmail.com
Blogg cá nhân : well come to viet nam blog
Diễn đàn: hội ngộ ly tao – http:// hoingo.aimoo.com
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Việt Nam và Mỹ cùng nêu vấn đề biển Ðông
trước Diễn Ðàn An Ninh Châu Á


Trọng Nghĩa
Nếu có một vấn đề mà Trung Quốc không hề muốn bị nêu lên rộng rãi trên trường quốc tế, thì đó là tham vọng áp đặt chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ vùng biển Ðông, bất chấp phản đối của các láng giềng. Thế nhưng, nhân hội nghị quốc tế mang tên Ðối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày mồng 4 đến mồng 6 Tháng Sáu vừa qua tại Singapore, tham vọng này đã bị Việt Nam, và nhất là Hoa Kỳ nêu bật, cho dù không hề nêu đích danh Trung Quốc.
Image
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates gặp gỡ Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh
tại cuộc Ðối Thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 4 Tháng Sáu, 2010. (Hình: Getty Images)

Theo hãng tin Bloomberg, phát biểu vào hôm qua, 06/06, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã nêu lên vấn đề biển Ðông khi xác định: “Việt Nam đang từng bước đối thoại với các nước có liên quan để giải quyết vấn đề tranh chấp” thông qua “các cuộc đàm phán trong tinh thần láng giềng tốt, hữu nghị, hợp tác”.

Việt Nam hiện có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc hoàn toàn chiếm đóng từ năm 1974, và với Trung Quốc, Ðài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines trên một số hòn đảo tại vùng Trường Sa. Riêng về phần Trung Quốc, nước này đòi hỏi chủ quyền rộng khắp, trên khoảng 80% vùng biển Ðông. Trong thời gian gần đây, căng thẳng đã nẩy sinh trở lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh sau một loạt các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ, nhất là tại vùng Hoàng Sa.

Về quan hệ với Trung Quốc liên quan tới chủ quyền trên biển, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đã công khai thừa nhận: “Chúng tôi vẫn có những tranh chấp, nhưng chúng tôi sẽ phải giải quyết toàn bộ vấn đề này trong khuôn khổ luật pháp quốc tế’’. Tướng Phùng Quang Thanh cũng lên tiếng trấn an: “Không ít thì nhiều, chúng tôi có thể duy trì ổn định trong vùng biển đó’’.

Lời lẽ nhẹ nhàng của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam trên vấn đề biển Ðông hoàn toàn trái ngược với yêu cẩu cứng rắn của đồng nhiệm Hoa Kỳ trên cùng hồ sơ biển Ðông hôm Thứ Bảy 05/06. Dù không nêu đích danh Trung Quốc là thủ phạm, nhưng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã tỏ ý lo ngại vế chiều hướng biển Ðông đang trở thành một khu vực “gây quan ngại ngày càng nhiều do những tranh chấp lãnh thổ có thể đe dọa đến tự do lưu thông trên biển và việc phát triển kinh tế khu vực”.

Trong một lời dè chừng gián tiếp nhắm vào Trung Quốc, ông Robert Gates đã nhắc lại các hành động hù dọa của Trung Quốc nhắm vào các tập đoàn dầu khí Mỹ làm ăn với Việt Nam trong thời gian qua: “Hoa Kỳ chống lại mọi hành động nhằm hù dọa các công ty Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đang có hoạt động kinh tế chính đáng tại khu vực này”.

Theo ông Robert Gates, mục tiêu của Mỹ rất rõ ràng. Ðó là duy trì một vùng biển ổn định, tự do lưu thông, phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở. Lẽ dĩ nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã nhắc lại lập trường cố hữu của Hoa Kỳ là không chọn phe nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi các bên giải quyết bất đồng bằng các phương pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế.

Quan điểm của Hoa Kỳ đã tiếp tục được Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nhắc lại hôm nay nhân chuyến ghé thăm Việt Nam sau khi tháp tùng bộ trưởng quốc phòng Mỹ tham dự Ðối thoại Shangri-La.

Ðối thoại Shangri-La là một trong những diễn đàn hiếm hoi về an ninh tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, nơi gặp gỡ thường niên của các bộ trưởng cũng như giới chức quốc phòng trong toàn khu vực. Ðược Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS rất có uy tín, trụ sở chính tại Luân Ðôn khởi động từ năm 2002, với thời gian, diễn đàn này đã trở thành điểm hẹn không thể thiếu của gần 30 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, từ Hoa Kỳ, Trung Quốc cho đến Nga, Nhật hoặc các nước ASEAN...

Ðể hiểu rõ ý nghĩa các tuyên bố lập trường liên tiếp trên đây của phía Hoa Kỳ trên vấn đề biển Ðông, RFI đã phỏng vấn Giáo Sư Ngô Vĩnh Long thuộc Ðại học Maine, Hoa Kỳ.

Theo Giáo Sư Long, trước hết, tuyên bố của Hoa Kỳ tại cuộc Ðối thoại Shangri-La không khác gì nhiều so với chính sách cố hữu của Mỹ, nhưng có một số yếu tố mới:

- “Cái mới ở đây là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắm trực diện vào Trung Quốc, phản đối mọi hành động hù dọa đối với công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào hoạt động kinh tế chính đáng ở đây. Không riêng các công ty Mỹ, mà bất cứ nước nào hoạt động kinh tế chính đáng trong khu vực, ví dụ như là ngư dân Việt Nam hay nước nào khác. Lời phản đối đưa ra trước một diễn đàn gồm đại diện gần 30 quốc gia tham dự, nhằm dằn mặt cho Trung Quốc biết là Mỹ không chiụ nổi thái độ của nước này trong mấy năm qua.

- Quan điểm của Mỹ cho đến bây giờ trên vấn đề tranh chấp biển Ðông là họ sẽ không dính dáng vào vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Các nước có tranh chấp phải đưa vấn đề này ra các cơ quan quốc tế. Nhưng mà khi tranh chấp đe dọa đến vấn đề thông thương trên biển Ðông, thì Mỹ sẽ có thái độ. Ông Gates nhắc đi nhắc lại mấy lần là phải có cuộc đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực biển Ðông, một cách hòa bình trong khuôn khổ luật quốc tế.

- Ông nhắc lại bản tuyên bố về các quy tắc ứng xử trên biển Ðông năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết nhưng không thi hành trong những năm qua. Hoa Kỳ một lần nữa dằn mặt cho Trung Quốc biết rằng “nếu anh nói một đằng mà làm một ngả thì chúng tôi hiện nay không thể để cho anh tiếp tục làm như vậy nữa”. Có thể là Mỹ đã nói riêng với Trung Quốc rất nhiều lần, nhưng Trung Quốc khăng khăng không chịu, thì bây giờ Mỹ phải bắt buộc nói thẳng trước một diễn đàn của 30 nước trên thế giới.

Về các hành động đe dọa quyền tự do thông thương và tự do phát triển kinh tế mà Trung Quốc tiến hành trong vùng biển Ðông trong thời gian qua, Giáo sư Long ghi nhận là từ năm ngoái đến nay, Trung Quốc không gây sự cố với Hoa Kỳ nữa, mà chủ yếu nhắm vào Việt Nam.

- Trung Quốc rất giỏi trong vấn đề này. Họ hù Mỹ để dọa các nước khác. Thí dụ như năm 2008, Trung Quốc bắt đầu bằng cách đòi Mỹ là chia đôi Thái Binh Dương: Mỹ rút vế phía bên kia đảo Guam với Hawai, còn vùng bên này thì cho Trung Quốc kiểm soát. Mỹ không chịu, thì Trung Quốc lập tức làm găng ở giển Ðông. Mà đó là để hù dọa các nước khác.

Ðến gần đây, vào năm ngoái thì Trung Quốc thôi không nhắm vào Mỹ nữa. Chủ yếu là nước mà Trung Quốc hù dọa là Việt Nam. Tại vì Việt Nam có một lãnh hải và lãnh thổ dài suốt vùng biển Ðông. Việt Nam là nước tranh chấp các hòn đảo Trung Quốc giữ. Những ngư dân Việt Nam đi gần đến Hoàng Sa, thì Trung Quốc làm đủ mọi thứ. Nhưng mà Trung Quốc không làm vấn đề đó ở gần đảo Trường Sa, bởi vì tại đấy, họ sẽ đụng với các nước khác ở Ðông Nam Á, cho nên Trung Quốc chủ yếu là chĩa mũi dùi vào Việt Nam.

Có hai vấn đề: Nếu Việt Nam sợ, không làm gì thì các nước khác cũng khó mà giúp đỡ Việt Nam. Nếu Việt Nam nhượng bộ hay tỏ ra sợ sệt, thì chính phủ Việt Nam sẽ mất chính danh với nhân dân Việt Nam. Mà nếu Trung Quốc làm yếu được Việt Nam thì Trung Quốc sẽ mạnh được trong khu vực. Ðó là vấn đề mà Trung Quốc muốn làm. Cho nên từ giữa năm qua đến nay, Trung Quốc không chĩa mũi dùi vào Mỹ nữa mà chỉ nhắm vào Việt Nam.

Tại sao ở cuộc hội thảo này, ông Gates lại nhấn mạnh là vấn đề an ninh trong khu vực biển Ðông rất quan trọng đối với Mỹ? Quan trọng hơn nữa là việc ông ấy nói tiếp ngay sau đó, là đối với nền an ninh trong khu vực thì chính sách quốc phòng của Mỹ là thiết lập khả năng của các đối tác trong khu vực, không những giúp họ bảo vệ an ninh cho chính lãnh thổ của mình mà còn có thể xuất khẩu an ninh cho các nước khác.

Như vậy tức là gì? Tức là Mỹ sẽ cố gắng giúp thiết lập và củng cố một hệ thống bảo vệ an ninh trong khu vực, đối phó với bất cứ ai đe dọa an ninh trong khu vực này. Và như ông đã đề cập trong bài diễn văn, tuy không gọi thẳng tên nước, nhưng mà người đã và đang đe dọa an ninh trong khu vực là Trung Quốc. Ðó là lý do tại sao ông Gates đã lặp đi lặp lại mấy lần là trong 60 năm qua, Hoa Kỳ đã có sự hiện diện quân sự rất lớn trong khu vực... Hàm ý của ông ấy là nói với Trung Quốc là giờ đây Hoa Kỳ không bao vây Trung Quốc, mà muốn có an ninh để cả khu vực phát triển, nhưng nếu mà Trung Quốc làm quá thì Hoa Kỳ bắt buộc phải có thái độ.

Cuộc Ðối Thoại Shangri-La, theo Giáo sư Long rất quan trọng, vì là diễn đàn để các nước trong vùng bày tỏ quan điểm lập trường của mình. Riêng tại cuộc họp lần này, Giáo sư Long đặc biệt ghi nhận sự kiện phía Mỹ đã lên tiếng hậu thuẫn cho Việt Nam trong việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào tháng 10 tới đây.

- Tôi nghĩ là cuộc Ðối thoại Shangri-La rất quan trọng vì là nơi để mọi người phát biểu. Cho người khác biết lập trường của mình như thế nào là việc rất cần thiết. Mà cuộc họp này không chỉ gồm một vài nước lớn, mà có bao nhiêu nước khác, không chỉ có quan chức trong các nước mà còn có cả các nhà nghiên cứu. Thành ra tôi thấy rằng cuộc Ðối thoại này rất quan trọng, để ngăn ngừa những việc không hay xẩy ra.

Ðó cũng là chỗ để cho người ta tỏ thái độ. Như trong cuộc họp vừa qua, nhiều nước trên thế giới cho Trung Quốc thấy rằng họ bây giờ làm quá, mà làm quá là bị tẩy chay. Cho nên nhiều nước không gặp các quan chức Trung Quốc, mặc dầu năm ngoái họ tiếp xúc rất nhiều. Thí dụ như tại hội nghị này, Tướng Trung Quốc Châu Thành Hổ ăn nói lung tung, so sánh vấn đề Triều Tiên với vấn đề bên Do Thái chẳng hạn, thì nhiều người không bằng lòng. Tỏ thái độ trong một cuộc họp như thế này rất quan trọng.

Hay cái việc ông Gates, nêu tên bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh và nói là ông rất ủng hộ việc được ông Phùng Quang Thanh mời đến dự hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào ngày 12/10/2010. Ông Gates như vậy đã tỏ quan điểm ủng hộ các việc làm đa phương, và ông ta đã nói đến mấy lần. Tất nhiên, ngay trong vấn đề này, Mỹ ủng hộ cách làm việc của Việt Nam, qua đó một phần nào cũng tỏ thái độ đối với Việt Nam và các nước khác.

Sau cuộc Ðối thoại Shangri-La, một phái đoàn quốc phòng Mỹ ghé Việt Nam. Tôi thấy là điều này đúng với những lời tuyên bố của Mỹ, là họ sẽ củng cố vị trí của họ ở Châu Á Thái Bình Dương và giúp củng cố hay phát triển các khả năng bảo vệ an ninh trong khu vực, cho các nước trong khu vực.

(Nguồn: Bauxite Việt Nam)
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Khủng hoảng kinh tế: Liên đới giữa Hoa Kỳ-Âu Châu-Trung Quốc

Ðoàn Hưng Quốc

Việc đơn vị tiền tệ Euro bị chao đảo cho thấy hệ thống tài chánh thế giới còn lệ thuộc vào đồng đô-la và sức kéo của nền kinh tế Mỹ trong tương lai lâu dài.

Nói như vậy không có nghĩa là Hoa Kỳ không có nhiều khuyết điểm: Nạn lạm chi trong ngân sách liên bang và ngân quỹ gia đình lên quá cao; tổ chức kiểm soát hệ thống tài chánh và ngân hàng mang nhiều sơ hở và bị lạm dụng.
Image
Hình minh họa. (Hình: Getty Images)
Nhưng khi Âu Châu rơi vào khủng hoảng và sa lầy trong cách thức giải quyết thì thế giới không còn nơi nào khác để nương tựa ngoại trừ đồng đô-la. Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ chưa đủ hồi phục và bị kéo vào suy thoái bởi Âu Châu thì thế giới có cơ nguy rơi vào Ðại Khủng Hoảng.

Cho đến nay điểm tựa cuối cùng của hệ thống thương mại và tài chánh thế giới vẫn là đồng đô-la, bên sau đó là sự bảo đảm của chính quyền Hoa Kỳ và công khố phiếu do Mỹ ấn hành. Cho dù thịnh hay suy lúc nào cũng có người cho vay tiền vì đây là chốn tin cậy duy nhất sẽ không bị xóa nợ - nhưng bao giờ nợ được trả lại là việc khác!

Hai khối làm tiền hàng đầu là Trung Quốc và Trung Ðông tin Hoa Kỳ hơn là vào chính họ, nên thặng dư thì đầu tư và mua công phiếu của Mỹ chớ không giữ hết tiền trong nước, dù biết rằng cho vay càng nhiều càng khó rút lại!

Riêng Trung Quốc thặng dư thương mại khoảng 2,400 tỉ lại không dùng để nâng cao đời sống của 800 triệu người dân dưới ngưỡng nghèo khó. Ngược lại Bắc Kinh cho Hoa Kỳ vay 900 tỉ, ít nhất đây là tài khoản mà nhà nước còn kiểm soát được. Theo vài tín toán thì trên dưới 1,000 tỉ nằm trong tay các xí nghiệp hay giới tài phiệt hiện đang bơm các quả bóng địa ốc và đầu cơ cổ phiếu, số còn lại vài trăm triệu để Bắc Kinh xoay sở khi có khủng hoảng. Trong khi đó hàng trăm triệu công nhân bị trả lương giá rẻ mạt và không có bảo hiểm tai nạn hay thất nghiệp, người già phụ nữ không có phụ trợ sức khỏe xã hội.

Vì Trung Quốc không mở cửa thị trường tiêu thụ và nâng cao đời sống dân chúng nên hàng hóa sản xuất chủ yếu bán sang Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản. Nhưng giờ đây nền kinh tế của Nhật Bản giậm chân một chỗ; Âu Châu bị khủng hoảng, Hoa Kỳ chập chững ra khỏi suy thoái, xuất cảng từ Trung Quốc không khỏi bị ảnh hưởng.

Tiền Euro sụt giá khiến hàng Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên mắc mỏ so với Âu Châu. Mỹ lại cần tăng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho 10% dân chúng bị thất nghiệp, nếu không áp lực được Bắc Kinh lên giá đồng Nhân Dân Tệ thì sẽ phải tăng thuế nhập cảng. Nhưng nếu Bắc Kinh tăng giá tiền 20% cũng bằng xóa sổ 480 tỉ trong khoản thặng dư 20 năm nay (vì tiền dư tính bằng đô-la), đồng thời hàng hóa lại càng khó xuất cảng ra Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản. Quả bóng địa ốc tại Trung Quốc hiện căng phòng, dân chúng đang bất mãn nên dễ châm ngòi cho khủng hoảng.

Không ai biết liệu các khu vực kinh tế chủ động có nhân nhượng và hợp tác để giả quyết bài toán cực kỳ khó khăn này hay không? Nhiều biện pháp phải xảy ra đồng loạt:

1. Âu Châu, mà chủ yếu là Ðức, vừa phải bỏ ngân quỹ hỗ trợ cho các xứ phía Nam (cứu vãn đồng Euro) vừa phải chịu lạm chi để duy trì sức tiêu thụ (tạo công ăn việc làm).

2. Mỹ phải gánh con số thất nghiệp cao trong nhiều năm nữa, bằng không khu vực xuất cảng toàn cầu sẽ bị sức ép cạnh tranh quá mạnh từ cả ba khối Âu Châu-Trung Quốc-Hoa Kỳ.

3. Trung Quốc cần mở rộng thị trường nội địa và nâng cao đời sống dân chúng, mặc khác Bắc Kinh phải thận trọng cho gói kích cầu không rơi vào thiểu số đầu cơ bơm vào bóng địa ốc và cổ phiếu vốn đã căng phòng.

Mỗi giải đáp cho bài toán kinh tế đều có những hệ lụy xã hội: Liệu dân Ðức có phản đối điều mà họ cho là bất công khi phải giúp đỡ các nước Nam Âu tiêu xài phung phí? Liệu người Hy Lạp, Tây Ban Nha v.v... có chấp nhận được các biện pháp khắc khổ ngặt nghèo? Liệu dân Mỹ có đòi thay đổi khi phải thất nghiệp quá lâu? Liệu Bắc Kinh và giới tài phiệt Trung Quốc có chấp nhận chia sẻ phúc lợi xã hội với dân chúng thay vì phục vụ thiểu số?

Trong những ngày gần đây công nhân Trung Quốc đình công, sau đó được các hãng Honda, Foxconn cho tăng lương; Bắc Kinh nâng mức lương tối thiếu lên 20%; đây là những bước nhỏ để hỗ trợ tiêu thụ. Trong khi đó Ðức sẽ giảm chi 80 tỉ Euro trong ba năm. Hai cường quốc kinh tế Âu-Á chọn các bước trái ngược dưới áp lực của quần chúng trong nước. Bài toán kinh tế và xã hội dính liền và rất khó giải quyết.

(Nguồn: Thông Luận 2010)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Phát biểu về Võ Đại Tôn

(Trong buổi ra mắt thơ văn của Võ Đại Tôb tại nhà hàng Emerald Bay,Sănta Ana ngay 12 tháng6, 2010)

Đỗ Tiến Đức

Đã có quá nhiều người nói và viết về ông Võ Đại Tôn. Và gọi ông bằng những danh từ đẹp nhất cho một đời người.

Cố thi sĩ Nguyên Sa gọi ông Tôn là chiến sĩ anh hùng, so sánh ông với một nhân vật lịch sử là Cao Bá Quát.

Thi sĩ Du Tử Lê chẳng những gọi ông Tôn là anh hùng mà còn là “nhị trùng bản ngã anh hùng Võ Đại Tôn.

Thi sĩ Cao Tiêu làm thơ tặng ông Tôn, gọi ông Tôn là “đại hùng”.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng gọi ông Tôn là anh hùng. Ông còn gọi ông Tôn là chiến sĩ.

Cố nhà văn Xuân Vũ gọi ông Tôn là một nhà cách mạng, là lương tâm của thời đại.

Nhà báo Nguyễn Đạt Thịnh, cựu Trung tá Quân đội VNCH gọi ông Tôn là “một vị anh hùng”.

Nhà báo Giao Chỉ so sánh ông Tôn với danh tướng Trần Bình Trọng, là chiến sĩ anh hùng, là nhà cách mạng, là nhà thơ, là “một anh hùng còn sống”, là “người lính với nhị trùng bản ngã”..

Cũng theo nhà báo Giao chỉ thì trong giai đoạn đầu của lịch sử phục quốc của người Việt tỵ nạn cộng sản, có ba người đã dấn thân về nước. Đó là ông Trần Văn Bá từ Âu châu, ông Hoàng Cơ Minh từ Mỹ châu và ông Võ Đại Tôn từ Úc châu. Hai ông Bá và Minh đã hy sinh. Chỉ còn ông Tôn, dù rằng ông đã có hành động tự sát khi Việt cộng đưa ông ra họp báo, ông đã cất cao tiếng nói bất khuất, giữ vững lập trường diệt cộng cứu nước, y như khi xưa Trần Bình Trọng đã dõng dạc nói vào mặt kẻ thù “Thà làm qủi nước nam còn hơn làm vương đất bắc”.

Cho nên ông Tôn trở thành “một anh hùng còn sống”.

Cho nên hôm nay chúng ta nói về ông Võ Đại Tôn không phải trong một buổi lễ tưởng niệm, truy điệu, mà chúng ta hân hạnh được ngồi chung với ông bà Võ Đại Tôn trong hội trường này.

Trở lại câu chuyện ba chục năm trước, khi mà ông Võ Đại Tôn đã tạm bỏ, mà nhiều phần là bỏ luôn, cuộc sống yên ấm nơi hải ngoại, với bà vợ trẻ đẹp, để lội suối băng rừng về quê hương chống thù cứu nước. Thử hỏi ông có mơ một ngày ông trở thành Tổng thống chăng ? Tôi nghĩ là ông Tôn không có ảo tưởng như thế.

Hẳn ai cũng biết, khi Hồ Chí Minh về hang Pắc Pó, ông ta chưa có dân, chưa có quân đội, nhưng ông ta có cả một đế quốc cộng sản Nga Tầu yểm trợ. Còn ông Tôn, trở về nước chỉ với vài chiến hữu, các đồng minh cũ của Việt Nam cộng hòa chẳng những đã không yểm trợ mà còn tạo dư luận chống đối, cô lập ông. Họ đề cao hình thức đấu tranh bất bạo động để trói tay kháng chiến Việt Nam. Họ không muốn Việt Nam có một Arafat. Họ đẩy chúng ta vào cuộc đấu tranh cho nhân quyền để chúng ta quên đi cuộc đấu tranh giải phóng. Thế mà cũng có một số đảng phái nghe theo, trước khi vào cuộc đấu tranh cứ phải minh định với kẻ thù rằng, chúng tôi chủ trương bất bạo động nghĩa là chúng tôi không động tới người các ông đâu, chúng tôi đã tự trói tay chúng tôi rồi.

Rõ ràng là kẻ thù của chúng ta không chỉ là kẻ vi phạm nhân quyền. Giết dân, bán dân, bán lãnh thổ của cha ông không phải là vi phạm nhân quyền. Chúng là kẻ phạm tội diệt chủng. Chúng là kẻ bán nước. Chúng ta tội đồ của dân tộc.

Khi chúng ta chỉ kết án cộng sản vi phạm nhân quyền là chúng ta đã cải tội danh cho chúng, từ tội đại hình xuống tội vi cảnh, từ tội mà các vua thời trước phạt chu di tam tộc, xuống còn tội đậu xe mà quên bỏ tiền vào đồng hồ.

Ông Tôn đã xông vào cuộc chiến rõ ràng không phải ông muốn về Hà Nội để biên giấy phạt kẻ vi phạm nhân quyền. Ông muốn trao cho tội đồ cộng sản một bản án phản dân hại nước.

Nhưng có lẽ người chiến sĩ Võ Đại Tôn cũng đã ý thức rằng sẽ phải chiến đấu rất gian khổ mới hy vọng đạt được mục tiêu là giải phóng tổ quốc. Cho nên ông đã khẳng định ông chỉ là một viên gạch lót đường. Nghĩa là ông mang mạng sống của ông để kích thích lòng yêu nước, để mở ra cuộc đấu tranh vì đã có viên gạch lót đường rồi, toàn dân hãy lên đường và xốc tới. Hơn ai hết, ông hiểu rằng vòng hoa vinh quang sau cùng sẽ không choàng lên viên gạch lót đường mà sẽ quàng lên cổ những người đã nhờ viên gạch lót đường mà đi tới chiến công.

Cái ý nghĩa “viên gạch lót đường” còn được sáng chói trong buổi cộng sản đưa người tù Võ Đại Tôn ra trước một cuộc họp báo ở Hà Nội . Chúng đinh ninh sau những trận đòn tàn bạo, sau những ngày bỏ đói, những đêm không cho ngủ, ông Tôn đã đầu hàng vì bản tính chung con người là tham sinh úy tử. Ngờ đâu, trước các phóng viên quốc tế, ông Võ Đại Tôn tuyên bố ông sẽ tiếp tục tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc.

Chắc chắn là ông Tôn thừa biết hậu qủa của những lời ông vừa nói. Vâng, ngày 13 tháng 7 năm 1982 tại Hà Nội, có thể khẳng định là ông Võ Đại Tôn đã quyết định tự sát. Tự sát để cho trọn ý nghĩa của kẻ tự nhận làm viên gạch lót đường. Tự sát để làm sáng cái lý tưởng của người chiến sĩ, lên đường tranh đấu không vì công danh phú quí cho bản thân. Tự sát để cái viên gạch lót đường kia sẽ có hàng vạn gót chân của người Việt yêu nuớc bước lên tham gia cuộc đấu tranh diệt cộng. Tự sát để sớm có một ngày những viên gạch tinh hoa của giòng giống Việt Nam không chỉ dùng lót đường mà sẽ được dùng để xây dựng nên một toà nhà Việt Nam nguy nga tráng lệ.

Chính hành động tự sát của ông Võ Đại Tôn trong buổi họp báo ở Hà Nội ngày 13 tháng 7, 1982 đã khiến ông trở thành một Trần Bình Trọng của thời đại. Ông xứng đáng được vinh tặng hai tiếng anh hùng.

Nhưng, tại sao ông Võ Đại Tôn lại có quyết định băng suối bằng rừng trở về nước, mong dấy lên một cuộc đấu tranh chống cộng trong thời điểm mà nhiều người khác cho rằng chưa thuận lợi ?

Câu trả lời chung chung sẽ là : Vì ông Võ Đại Tôn yêu nước.

Tôi nói chung chung là bởi vì lòng yêu nước trong người Việt khó có thể biết ai hơn ai. Tại hải ngoại có biết bao nhiêu cựu quân cán chính Việt Nam cộng hoà, sao chỉ có vài ba người như ông Tôn lăn mình vào công cuộc phục quốc ? Vài ba người đó chắc chắn là phải có thêm một động lực mạnh mẽ nào khác.

Tôi được quen biết ông Võ đại Tôn trên 40 năm hồi cùng làm việc ở Bộ Thông tin, nhưng tôi vẫn phải đi tìm vì tôi chưa được thấy điều mà tôi muốn biết. Mãi đến khi đọc xong cuốn “Tuổi thơ và chiến tranh” hồi ký của Võ Đại Tôn, thì tôi mới có lời giải đáp.

Cuốn sách này có tựa là “Tuổi thơ và chiến tranh” thì tuổi thơ là tác giả lúc 10 tuổi, và chiến tranh là lúc cộng sản nổi lên khống chế dân tộc Việt Nam. Gia đình ông Tôn đang giàu có bỗng một sớm một chiều cơm không có mà ăn. Mẹ ông bị ho lao đã tới thời kỵ nặng nhưng không thuốc thang điều trị, không bồi dưỡng, bị cô lập trong một chòi lá ngoài vườn để tránh lây bệnh cho gia đình. Là một người con muôn vàn thương yêu mẹ, nên ông Tôn vẫn lẩn quẩn bên mẹ, chăm sóc miếng ăn cho mẹ, ban đêm không được nằm bên mẹ thì ông đứng trong phòng ngủ của ông mà nhìn sang chòi lá hiu hắt ánh đèn, nơi mà ông biết mẹ ông cũng đang ngồi nhìn về phía đàn con...

Thế rồi, vì muốn chồng con thoát cảnh tù túng đói khổ nên không xá gì đang bị bệnh nặng, mẹ ông vẫn tình nguyện vượt vòng phong tỏa của cộng sản những mong mở ra một đường sống cho chồng con.

Chẳng may bà bị Việt cộng bắt và Việt cộng chém bà bằng những nhát cuốc. Sau đó Việt cộng đã chôn sống bà. Phải nhiều năm sau, ông Tôn mới được sờ vào thân thể người mẹ nhưng không phải là làn da mịn màng ấm áp mà chỉ còn là những khúc xương tàn bị chôn vùi ngoài đồng hoang cô quạnh không một nén nhang, không một giọt nước mắt của chồng con.

Theo tôi, chính nỗi căm thù cộng sản giết mẹ từ tiềm thức này đã biến thành hành động, đưa Võ Đại Tôn vào con đường tranh đấu dù đó là một cuộc tranh đấu rất cô đơn, mà những người cho là khôn ngoan sẽ không làm.

Ngày xưa, trong lịch sử Việt Nam có bà Trưng, đang là khách má hồng bỗng phất cờ khởi nghĩa vì thù quân Tầu đã giết chồng bà. Thư sinh Nguyễn Trãi vì thù giặc bắt cha mà trở thành quân sư của Bình Định Vương Lê Lợi.

Ngày nay, Võ đại Tôn từ hải ngoại vượt rừng băng suối về quê hương mưu đồ phục quốc cũng là do nợ nước cộng với mối thù cộng sản chôn sống mẹ ông.

Thưa qúy vị,

Hai mươi năm trước, khi ông Võ Đại Tôn được thả do áp lực của quốc tế, tôi đã tổ chức tại nhà tôi buổi tiếp đón ông bà lần đầu tiên trở lại nước Mỹ.

Với gần một trăm người, gồm rất nhiều anh em thuộc các đoàn thể, chính đảng khác nhau, mọi người lúc bấy giờ đều hứng khởi với sự xuất hiện của ông Võ đại Tôn trong cuộc trao đổi nhau về phương thức đấu tranh. Và, điểm đầu tiên là nhiều vị đã ân hận rằng khi ông Tôn “lên đường tranh đấu”, bị tù không có ngày về, thì rất ít ai ở Mỹ thăm hỏi và giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho bà Tôn ở bên Úc.

Cũng trong buổi đón tiếp ông bà Võ Đại Tôn tại nhà tôi năm 1993, một ý kiến được nhiều vị gật gù đồng ý là cuộc đấu tranh chống cộng không phải là cuộc đi tìm vàng để phải tranh giành nhau. Các đoàn thể chống cộng nên coi nhau như một bộ phận của cùng một cơ thể. Người này là mắt thì người kia là mũi. Người này là tay thì người kia là chân. Nếu là một người bình thường thì tay sẽ không chặt chân, tay sẽ không đâm mù mắt. Mắt sẽ không ích kỷ để mặc cho chân bước xuống hố. Bởi vì những hành động hại nhau như thế đều là tự sát.

Thế nhưng, sau đó tôi vẫn nghe ông Võ đại Tôn than thở, dù than thở bằng thơ : Anh không sợ kẻ thù trước mặt mà sợ người chiến hữu sau lưng.

Đồng thời, tôi còn nhớ một số ý kiến hôm đó là, cộng đồng chúng ta phải lập ra một qũi gọi là qũi tranh đấu. Chúng ta đã sẵn sàng gửi tiền về giúp một số nhà dân chủ trong nước, nhưng những nhà đấu tranh ở hải ngoại tại sao chúng ta không yểm trợ ? Cụ thể, với một người như Võ Đại Tôn, tên tuổi ông được cả thế giới biết đến, lý tưởng chống cộng của ông đã được thử thách, tại sao chúng ta không giúp ông giải quyết các nhu cầu cuộc sống, để ông có toàn thời gian làm việc cho công cuộc đấu tranh phục quốc ? Nếu ông phải đi làm một công việc nào đó để mưu sinh và nuôi vợ con thì thì giờ của ông sẽ bị ràng buộc với công việc, như thế cuộc đấu tranh của ông tất nhiên sẽ bị hạ xuống thành “part time” cuối tuần. Tiếc rằng vì không có qũi tranh đấu nên nhiều người dù rất nặng lòng với quê hương cũng đành nhìn thời gian trôi qua.

Thê thảm hơn, một số vị muốn đấu tranh đã tự đi tìm nguồn tài trợ khác cho mình thì chẳng những đã không được thông cảm mà còn bị đánh phá rất trớ trêu.

Mang chuyện cũ từ hai mươi năm trước ra nói, chẳng qua là vì tôi rất quí trọng và thương mến Võ Đại Tôn. Bây giờ dù ông đã được vinh danh là anh hùng, là liệt sĩ sống nhưng tôi biết, đó không phải là giấc mộng của ông. Giấc mộng của ông là được nhìn thấy quê hương không còn màu cờ máu , không còn cộng sản để tuổi thơ Việt Nam được sống hồn nhiên trong sáng, để mọi người dân Việt được sống tự do, để Việt Nam được năm châu bốn biển nể phục..

Đó là lý do mà ông Tôn thường quên rằng tuổi ông đã thuộc loại cổ lai hy. Mỗi lần nghe tin bên Úc đồng bào ta có cuộc biểu tình chống cộng là tôi thấy hình ảnh Võ Đại Tôn với lá cờ vàng ba sọc đỏ đi đầu. Tháng trước, ngay khi vừa đặt chân đến Nam Cali ông đã có mặt trong các buổi lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngoài ra, ông viết sách, viết báo, làm thơ. Chữ của ông thay ông tiếp tục làm viên gạch lót đường. Thơ của ông là tiếng trống thúc đẩy anh em và đồng hương đừng quên nhiệm vụ đối với tổ quốc.

Cố thi sĩ Nguyên Sa gọi Võ Đại Tôn tức thi sĩ Hoàng Phong Linh thuộc trường phái “thi ca ái quốc”. Thi sĩ Du Tử Lê viết rằng Võ Đại Tôn là “tài hoa của đất nước” nên trong thơ của ông mới có được những rung cảm đỉnh ngọn, có nhịp đập của tổ quốc trong dòng máu Tiên Rồng.

Như thế thì, ông Võ Đại Tôn đã đi vào lịch sử của đất nước bằng cửa chính. Và ông đang cõng trên lưng một nhà thơ tên là Hoàng Phong Linh bước vào lịch sừ văn học Việt Nam. Tôi cầu chúc sự thành công của ông.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests