Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hệ thống radar 900 triệu USD của Mỹ.


Image
Hệ thống radar X-Band (SBX - Sea-Based X-band Radar system) là một trong những hệ thống ra đa cảnh báo sớm tối tân nhất trên thế giới, nhiệm vụ phát hiện và cảnh báo hoả tiễn đạn đạo của đối phương nhắm vào lãnh thổ Mỹ.

Hệ thống có thể phát giác các hoả tiễn đạn đạo ngay sau khi rời bệ phóng 10 giây. nhằm giúp các phi đạn đánh chặn khai hỏa kịp thời cùng vạch ra hành trình đạn đạo dựa trên dữ liệu từ hỏa tiễn đối phương để tiêu diệt nó sớm ngay trên phần đất địch
Công ty Raytheon chế tạo hệ thống radar trên cho biết, nó có thể phát hiện ra một vật thể chỉ bằng quả bóng chày từ cách xa 4.700km.

Về tạo dựng, một hệ thống ra đa X-band được tạo dựng trên một chiếc tàu nổi tự điều động có hình dáng như một dàn khoan dầu trên biển. Hệ thống radar cảnh báo X-band có thể dễ dàng di chuyển trên mặt biển khi được lệnh điều động đến bất kỳ vị trí nào
Giàn máy chyên chở X-Band Radar System di chuyển trên biển để radar có thể định vị, kiểm soát bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, cung cấp thông tin cảnh báo trước cho hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo.

Giàn máy chuyên chở hay giàn bán ngầm có khả năng gần như một chiếc tàu biển, được tạo dựng dựa trên kỹ thuật của giàn khoan dầu khí bán ngầm thế hệ thứ 5, được kết cấu bởi 02 thân chính, sử dụng động cơ tự khiển, giàn bán ngầm này có tính cân bằng cao ít bị tác động trước sức gió và sóng biển lớn.
Image

Image

Với khả năng vận hành của giàn bán ngầm sẽ cho phép radar hoạt động hiệu quả hơn trong việc định vị và phát hiện các mục tiêu, hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống phi đạn phòng thủ. Xác định, phân biệt rõ giữa hoả tiễn đạn đạo thật và giả của đối phương, cung cấp các dữ kiện cho phi đạn đánh chặn, nhằm phá huỷ các hoả tiễn lửa đạn đạo của đối phương trước khi nó tiến gần đến mục tiêu.

Image
Tàu chở radar X-band của quân đội Mỹ được chế tạo tại xưởng đóng tàu AmFELS yard ở Brownsville, bang Texas. Riêng hệ thống ra đa X-band được lắp ráp trên thân tàu tại nhà máy nhà máy đóng tàu Kiewit, Ingleside cũng thuộc bang Texas, Mỹ

Toàn bộ hệ thống ra đa X-band của quân đội Mỹ có chiều dài 116 mét, cao 85 mét, mực nước 10m khi di chuyển. Một trạm ra đa cảnh báo hỏa tiễn đạn đạo trên biển có giá thành khoảng 900 triệu USD.
Tầm hoạt động tối đa của trạm cảnh báo di động này khoảng 2.000 km, lượng giãn nước 50.000 tấn. Mỗi hệ thống có X-band có từ 75 đến 85 chuyên gia kỹ thuật tham gia điều hành.
Image
Theo tạp chí Defense News, hệ thống radar X-band sẽ được kết nối với trạm chiến thuật hỗn hợp mặt đất của Mỹ (JTAGS) - nơi chuyên thu nhận và phân tích những dữ liệu báo trước nguy hiểm được truyền từ các vệ tinh thuộc hệ thống hỗ trợ quốc phòng của Mỹ. (ngv tổng hợp)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Tìm cơ hội ở trường đời

Minh Công
Bạn bè cùng trang lứa thường hỏi tôi làm thế nào để cơ hội đến với mình khi ra trường. Tôi hỏi lại, vậy bạn có đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội đến hay không? Nếu không đủ kiên nhẫn thì hãy ra đường tìm cơ hội. Còn nếu bạn có đủ kiên nhẫn, cũng hãy cứ bước ra ngoài, vì tôi cho rằng, nếu bạn chịu bước ra ngoài, thì khả năng nắm bắt cơ hội của bạn đã được tăng lên gấp bội phần. Ở cái thời hoàng kim của Internet này thì việc vào mạng cũng có thể thay thế bằng ra đường tìm cơ hội.

Ðể có cơ hội tốt trong tương lai, bạn trẻ nên thử sức ngay bây giờ với những việc dù nhỏ hay không đem lại lợi ích tài chính cho bản thân. Ði làm thêm, hoạt động tình nguyện, hay tham gia sinh hoạt cộng đồng, v.v... đều là những công việc, những hoạt động hết sức có ích cho bạn vì nó giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tích lũy vốn sống và làm việc tập thể một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, nó vừa đánh dấu những điểm mốc trong hồ sơ cá nhân của bạn hay có thể là những bước nhảy khi xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình sau này. Nói một cách khác, bạn hãy tìm kiếm cơ hội để tham gia vào các hội đoàn địa phương nơi mình cư ngụ hoặc trong trường đại học để giúp sức cho cộng đồng và trở thành một thành viên tích cực trong xã hội.

Bản thân tôi, hồi còn học tại trường Ðại Học George Mason, đã đi làm thêm tại văn phòng quản lý du học sinh của trường, và tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa dành riêng cho các học sinh đến từ các quốc gia khác nhau tại trường này. Lúc đó tôi chưa nghĩ được nhiều như bây giờ, chỉ thấy tham gia thì vui và có ý nghĩa. Giờ nghĩ lại mới thấy bạn bè còn nhớ mình là vì vậy mỗi khi kể lại đều thấy bồi hồi xen chút tự hào.

Hồi đó, tôi vừa đi học, vừa đi làm thêm 2, 3 công việc bán thời gian trong suốt những năm đại học. Những công việc làm thêm ấy giúp tôi có thêm nhiều bạn mới, có thêm nhiều người biết đến tôi hơn, cũng giúp cho cuộc sống của tôi tạm ổn để trang trải tiền học phí và sách vở mặc dù tôi không cần vay tiền (loan) hay xin tiền học của chính phủ (financial aid). Các kỹ năng làm việc cũng từ đó mà dần được hình thành.

Ngay khi còn đi học, các bạn trẻ cũng nên tìm cơ hội việc làm thông qua gia đình, người quen, và có thể là từ thầy cô giáo trong trường. Ðó là những nguồn thông tin việc làm (networking) quý giá mà có thể bạn không ngờ tới. Hồi sinh viên năm thứ 3 đại học, tôi từng được giáo sư dạy mình giới thiệu làm thực tập viên (internship) cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển hay còn gọi là BPSOS. Không phải làm tình nguyện viên (volunteer) mà làm trong 4 tháng (không lương) như một nhân viên thực thụ của văn phòng. Tôi giúp mọi người phiên dịch, xử lý văn bản, giấy tờ cho các chương trình, rồi kiêm cả chuyên gia máy tính nữa khi các anh chị cần giúp.

Ðó là một cơ hội tuyệt vời để tôi vận dụng kiến thức chuyên môn đã học trong trường đồng thời bổ sung thêm những kỹ năng mà tôi còn thiếu. Sau khi tốt nghiệp ra trường, chính nhờ những mối quan hệ từ quãng thời gian làm thực tập viên mà tôi đã xin được một công việc toàn thời gian tại chính văn phòng BPSOS.

Khi đi xin việc làm, tôi để ý thấy là người phỏng vấn thường đặt câu hỏi về các hoạt động ngoại khóa, các kỹ năng công việc mà ứng viên từng làm. Từ chính kinh nghiệm của bản thân mình tôi đã nhận thấy, những người xin việc thành công thường là những người biết hoạt động, làm việc theo nhóm và có kinh nghiệm làm việc ngay từ khi còn đi học. Ngược lại dù có học giỏi trong trường đến đâu, nếu bạn không có kinh nghiệm thực tiễn, không biết cách làm việc phối hợp (teamwork) thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn tìm kiếm việc làm, nhất là khi nền kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bên cạnh việc rà soát và tận dụng các cơ hội từ gia đình, bạn bè, người quen, bạn có thể tiến thêm bước nữa: tìm kiếm thông tin tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Những điều này không cần phải đợi sau khi học xong mới tiến hành mà trái lại, làm càng sớm càng tốt. Ðây là lúc bạn cần suy nghĩ xem công việc hoặc ngành nghề nào hợp với khả năng của bạn. Mặc dù chưa chắc gì bạn sẽ ăn đời ở kiếp với công việc ấy, nhưng hãy nhìn nó với một cái nhìn chín chắn và tự tin.

Cũng cần nói thêm về khả năng của bạn. Hãy dành thời gian nghĩ về mình vì “biết người ta biết, trăm trận trăm thắng.” Hãy xem điểm mạnh của mình là gì? Công việc nào phù hợp nhất với tài năng của bạn? Bạn yêu thích cái gì nhất? Tại sao bạn lại chọn ngành nghề đang học? Hãy tự tưởng tượng bản thân bạn sẽ thích làm gì trong tương lai 5-10 năm nữa và hỏi bản thân là mong muốn đạt được gì trong cuộc sống ấy?

Lấy tôi làm ví dụ nhé. Tôi làm việc cho BPSOS về chương trình hỗ trợ các bác cao niên trong cộng đồng sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng tại vùng Hoa Thịnh Ðốn. Vì sao tôi lại thích làm việc cho BPSOS? Tính tôi thích đọc sách, thích viết, thích học hỏi và nghiền ngẫm nhiều thông tin mới mẻ. Ðược giao tiếp và học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ những bậc cao niên, tôi có thể ngồi cả buổi mà không chán. Mình chọn việc rồi dần dần việc nó sẽ chọn mình. “Hai đứa” thích nhau, chọn nhau, thế là có thể nói bạn có được một cơ hội tốt rồi đấy.

Tôi không hẳn là một người thành công trong cuộc sống, cũng không giàu sang gì. Tôi viết như thể bạn đang ngồi trước mặt tôi vậy, lời tâm tình của một người trẻ với một người trẻ khác, của một người đã gặp cơ hội tốt với một người sẽ gặp cơ hội tốt hơn. Vì thế nếu bạn có suy nghĩ nào khác, hãy chia sẻ với tôi.

(Nguồn: Mạch Sống Online)
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Cơm Âm Phủ ở Huế Xưa và Nay

Gần 50 năm xa cách, khi về lại Huế, một trong những chỗ mà tôi muốn thăm nhất là Quán Cơm Âm Phủ, một quán cơm nghèo mở ở vùng Đất Mới, nơi nổi danh một thời có Sân Vận Động Tự Do và có "xóm đĩ." Tôi thăm lại nó không phải là nó được nhắc tên trong sách Hướng dẫn Du lịch Cố Đô hay là câu nói của anh phu xích-lô thuê bao: "Ăn Cơm Âm Phủ, ngủ Khách sạn Thiên Đường." Động lực khiến tôi thăm lại nó có lẽ cũng bắt nguồn từ cái đặc tính nhiễu sự tới mức cầu kỳ của những người bạn Huế của tôi. Về tận Huế thì phải kiếm ăn món Huế nhưng "Nghĩ cho cùng thì sự thưởng thức này không chỉ yêu cầu ở khẩu vị mà chủ yếu là niềm mong ước được sống, được "nếm“ Huế của những ngày cũ đã vời xa.“ (Trần thị Linh Chi- truyện Quán Gió- Mây Lủng lơ). Khẩu vị của món ăn ngon hay không - theo những "con người Huế khó tính“ dai dẳng cỡ như Gustave Flaubert nhớ hoài món bánh Madeleine đầu đời - thường dính liền với những địa danh hay tên người làm ra mà họ nếm lần đầu, chẳng hạn như chàng thi sĩ Trụ Vũ làm thơ về những Bánh ướt Kim long, Bánh Nậm La khê, Chạo tôm Thuận An, Cơm nem An Định, Xôi gà Nguyệt Biều, Cơm sen Tịnh Tâm hay này nàng T.N. Hỷ Khương ca tụng Bánh bèo Tây Thượng, Chè Cồn Hến....
......................
Quán cơm Âm Phủ là một điều huyền sử nhỏ nhoi chấm phá trớ trêu trên trang sử của xứ Huế, bên cạnh những cung điện lăng tẩm đế vương. Tuy nguyên thủy là quán nghèo, nghe nói quán này có gia phả hẳn hoi, ra đời đâu đó vào năm cuối của đệ nhị Thế chiến 1914-1918 do ông Tống Phước Kỷ. Cái tên "Âm phủ“ chỉ là một cái tên đặt do những người khách bình dân làm công lam lũ hay ở đợ thời đó, chứ ai buôn bán mà chọn cái tên ma quái làm gì! Tên này đã lọt tự nhiên vào câu vè của xứ Huế xưa:
Kể từ ngày thất thủ Kinh đô,
Tây qua giăng giây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên Dinh, ở tớ Tòa Khâm
Chén Cơm Âm Phủ, áo đầm mồ hôi!
...
Quán cơm dựng nên trên một vùng đất hoang vu trong thời đầu thế kỷ 20, tiếp giáp với cánh đồng An Cựu nên gọi nôm na là Đất Mới. Nhìn vào bản đồ Huế cũ, Đất Mới là vùng ngoại biên hẻo lánh về phía đông của Tòa Khâm được bảo vệ kỹ bằng những đồn lính Tây săng-đá De Courcy, lính Khố Đỏ, Khố Xanh, lính tập, lính kèn, sở Mật Thám... Do đó, Đất Mới trở thành khu chứa gái điếm. Gái của xóm Bình Khang này chưa chắc là "đĩ có giấy“ phải khám "lục-xì“(look & see), nhưng nghe đâu có bốn năm Tú Bà có thế lực như các bà L. (chồng là Hoàng phái), bà Bộ T., bà Ch., bà C ( sau này nấu bếp cho Thủ hiến Phan văn Giáo) như lời kể của Ông Tống Phước Thôi với giáo sư Nguyễn hữu Thứ trong bài Quán Cơm Âm phủ ở Huế (Tuyển tập Nhớ Huế số 11 - năm 2000). Trường hợp cũng giống như sòng bạc của bà Chúa Tám ở Kim Long nghe đâu cũng được trùm Mật thám Pháp Sogny đỡ đầu. Tại vùng Đất Mới hồi Tây chắc đêm đêm có những cảnh chia tay giữa người lính về đồn với nàng thương nữ lâm ly:
Chín giờ kèn thổi "cu-sê“ (coucher: đi ngủ)
Thôi em ở lại, anh về "áp-bên“ (appel: điểm danh)
............ .
Quán cơm Âm phủ chính là nơi mà người ta đến ăn bồi dưỡng trong những giờ khuya khoắt ở cái xã hội của những con vạc ăn đêm giống như ăn "sú-dề“ (tiêu dạ) ở Chợ Lớn: đó là những khách làng chơi, những con bạc, những người đi coi hát về khuya từ rạp hát Bà Tuần, những rạp xi-nê Morin, Tân Tân...
............
Trong không khí đêm khuya, đèn đuốc hiu hắt của một quán ăn bình dân giữa một vùng không có nhiều cột đèn điện vào đầu thế kỷ qua mới nẩy sinh ra cái tên "Cơm Âm Phủ“ gợi hứng cho ông Bửu Thụ làm câu vè sau:
Muốn ăn cơm đĩa trữ tình,
Có quán Âm Phủ, ma rình phía trong.
..........
Quán Âm Phủ thuở đầu đã bán một thứ "cơm dĩa“ gọi riêng là Món Cơm Âm Phủ. Đó là một loại cơm thập cẩm trộn trong đủ thứ được xắt nhỏ như nem, chả, thịt, nướng, tôm chấy, thịt heo, dưa gang, dưa chuột bóp... với chén nước mắm pha loãng để chan vào mà ăn. Đây là một phát kiến "fast food“ để đáp lại một nhu cầu tiện, rẻ, đủ mau của những khách ăn vội vã về khuya, thay vì làm nhiều món nóng sốt khác nhau. Có người xấu miệng nói dèm là một dĩa xào bần của những thứ quà rong Huế bán ế trong ngày được mua lại rẻ, nên mới xắt nhỏ trộn với cơm mà dọn cho những người chơi đêm dễ tính ăn dằn bao tử về khuya. Tình trạng cũng như tại Sài gòn hồi Tây mới qua, có bán món cơm "lâm-vố“ ( rabiot), tức là loại thức ăn dư từ các nhà hàng, cao lâu được nhà thầu mua rồi bán lại cho quán lề đường xào nấu lại thêm gia vị làm cơm cho người bình dân như câu quen nói: "Ăn cơm lâm-vố, uống nước phông-tên, ngủ lề đường“ (Rabiot là phần ăn ngoài tiêu chuẩn của lính Pháp.) [Cái truyền thống "fast food“ này cũng được lập lại với tài chế biến của Quán Cơm Âm Phủ qua món "Cháo bo- bo“ sau 1975 khi mà Việt Nam được các nước anh em viện trợ những bao lúa đại mạch rẻ tiền, ít bổ. Bo-bo được nấu lâu hằng giờ cho nhừ rồi để sẵn, mỗi khi khách gọi thì cho thịt và gia vị, rồi hầm nóng lên.]
............ ..
Ngoài ra, tùy theo túi tiền của khách, quán về sau càng phát đạt lại càng thêm những thức khác cũng ngon và rẻ như cơm gạo de An Cựu hay tám thơm, ăn với "Cá bống thệ kho khô, cá rô kho tộ,“ hay dưa cải với thịt phay chấm nước mắm ngon Nam Ô ... Quán còn bán nem Huế, loại tươi mới thì nướng lên và luộc cho khách ăn ngay, loại chín chua vài ngày cho khách nhâm nhi cũng sẵn. Dù sao thì mọi thứ cũng tươi và rẻ vì toàn là đặc sản mua tận gốc tại Huế như cá bống, hanh, hến từ Sông Hương, cá đối, dìa, sòng, nục từ Thuận An; thịt heo thịt bò có lò thịt Abattoir Cầu Thanh long, nem thì có Mụ Tôn cầu Đông Ba bỏ mối.
............
Giai đoạn "nhổ giò“ của Quán Âm Phủ là vào khoảng năm 1936 khi Vua Bảo Đại khánh thành sân Vận Động (Stade olympique) tại vùng Đất Mới lấy tên là Sân Bảo Long để kỷ niệm vị hoàng tử này mới ra đời, nhưng dân chúng quen gọi là Sân Tự do hay Sân Đất mới rộng hơn sân vận động người bình dân quen gọi là sân "sép“ bên chợ Đông Ba. Đây là một sân vận động độc nhất của xứ Đông Pháp với vòng chảo đua xe đạp (stade vélodrome). Vào năm 1936, nơi này có tổ chức trận chung kết Giải bóng tròn Đông Dương nên Quán Âm Phủ bấy giờ đã thịnh vượng như một cô gái trổ mã trở thành ngôi nhà ngói khang trang, làm nơi ăn uống giải khát bình luận sôi nổi của những người hâm mộ thể thao hay của dân cá độ nhỏ to. Cùng với sự lặn mình lén lút của những ổ mại dâm, cái không khí u tối tịch mịch của quán cơm Âm phủ ban đầu đã biến hẳn với đèn điện sáng choang.
........
Chính trong thời gian những năm đầu thập niên 40, bản thân tôi đã tới sân Vận Động Đất Mới này đi diễn hành mỗi khi trường học tổ chức ngày lễ Nữ anh hùng Pháp Jeanne d'Arc hay để hát tung hô Thống Chế Pétain với các bài như "Maréchal! Nous-voilà! devant toi de la France” hay bài “Debout! Belle Jeunesse” ( Bài sau nghĩa là Này Thanh Niên ! Hãy đứng lên!, nhưng lũ trẻ con lại hát bậy là "Rờ bụ ben-lơ giơ nét xờ!”). Thời này, Thực dân Pháp bị quân phiệt Nhật uy hiếp nên mở phong trào Thể thao Ducouroy rầm rộ để làm dân Việt mải tranh tài mà quên sự đối kháng và vùng lên. Có những trận đấu bóng tròn lớn, nhưng chúng tôi trẻ con không có tiền mua vé vào cửa, nên thích "chui rào” và thường bị bắt xách tai ra ngoài, hay bị đá đít tội nghiệp. Với con mắt ấu thơ, Sân Vận Động Tự do sao mà vĩ đại như một đấu trường La mã vậy. Chính nơi đây cũng đã tổ chức buổi biểu tình lớn khi Việt Minh mới cướp chính quyền, diễn hành với những lá cờ đỏ hoét mà mắt tôi mới thấy lần đầu. ....
Trong thời nay, hiếm hoi vài lần tôi được người lớn cho ăn ở Quán Cơm Âm Phủ. Món ăn thơm phức của quán khiến tôi ước ao sau này lớn lên sẽ có dịp có nhiều tiền thưởng thức nhiều món khác để “trả thù” đời.
.....
Thế rồi, tuế nguyệt trôi qua với những biến cố quan trọng như tản cư, hồi cư, chánh quyền quốc gia, Việt Cọng du kích, Tây càn quét... Còn tôi thì vô tư dần dà lớn lên học Trung học, để chẳng bao giờ có dịp lai vãng vùng Đất Mới với Quán Cơm Âm Phủ và Sân Vận Động nữa, mặc dù những ngôi trường tôi học như Lycéum Việt Anh, trường Thuận Hóa cách xa nơi này không quá một cây số. Tôi vào Saigon học thuốc năm 1952 rồi biền biệt không bao giờ trở lại xứ Huế mà tôi đã sống suốt thuở ấu thiếu niên cho đến tháng hai năm ngoái mới có dịp về thăm lại sau 49 năm xa cách.
...........
Thăm lại cảnh cũ thì cái Sân Vận Động Đất Mới ngày xưa mà tôi coi là mênh mông bây giờ sao nhỏ hẹp khi thu vào ống kính trông như là một bãi thao trường trung bình ở Mỹ. Còn cái lòng chảo đua xe đạp xây bằng xi măng của nó ngày xưa tôi thấy nó cao vời vợi như bức thành của một đập nước, bây giờ không làm tôi ngợp nữa...
.....
Còn Quán Cơm Âm Phủ chỉ là căn nhà một tầng lầu ở số 35 đường Nguyễn Thái Học, diện tích của hai tầng trệt và lầu đủ rộng để tổ chức một tiệc cưới dưới 30 bàn. Rõ ràng về phương diện ẩm thực, có một sự nâng cấp về sở thích yêu cầu từ món ăn của cái thuở ban sơ là dưa chua thịt heo phay cùng với những món cá kho, cơm dĩa lên đến các món mới hơn như dĩa lươn um, dồi trường, môi mép bò chấm mắm nêm, các món mắm tôm, mắm sò ăn với vả..., món thịt bò nướng vỉ kiểu hibachi ướp gia vị thơm ngon nức mũi khiến dân Việt Kiều hải ngoại khen rối rít. Quán vào loại đông khách vì ở vị trí trong quần thể nhiều nhà hàng ăn nằm gần những khách sạn lớn nhất Huế trên hữu ngạn Sông Hương từ Đập Đá lên Khách Sạn Morin. Nguyên nhân của sự phát đạt nói chung ở Huế là nhờ vào cái điều mà người ta gọi là "kinh tế thị trường“ với sự mở cửa đón tư bản và du khách cọng với sự Quần thể Di tích Huế được UNESCO công nhận là tài sản văn hóa của nhân loại.
.......
Đối với tôi, đa số cảnh cũ ở Huế đã hoàn toàn thay đổi, nên không còn mang những dấu tích kỷ niệm của tôi ngày xưa. Dân cư càng đông đúc xô bồ, nhà cửa cất bừa bãi không mấy gì mỹ quan nhưng không tệ như Sài gòn, Hà nội. Dầu sao, nhờ vào sự mở cửa du lịch, nói công bằng ra, xứ Huế cũng có nhiều mặt cải tiến khả quan như hai bờ sông Hương trông đẹp hơn... Tuy rằng cung điện lăng tẩm có tu bổ nhưng hình như chưa đủ phục hồi những nét cổ kính lắm.
......
Riêng quán Âm Phủ có tuổi thọ hơn 80 năm, theo tôi quả là một sự biến thái thích nghi tốt từ một quán cơm nghèo tăm tối phát sinh trong một xóm Bình Khang vào đầu thế kỷ qua, để dần dần thoát xác thành một nhà ăn khang trang đón khách du lịch khắp nơi với những món ăn càng ngày càng ngon nhưng phần nào vẫn giữ những đặc thù khẩu vị cổ truyền Huế. Còn khách sạn Thiên Đường mới mẻ ở bên cạnh ra thế nào, có thật đem lại cái lạc thú Thiên đường dù chưa vào ngủ nhưng tôi còn nghi ngờ là một cái tên quảng cáo cho vui.
.....
BS Lê Văn Lân
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Một Chút Kinh Nghiệm Về Bệnh Ung Thư
Các bạn thân mến,

H cũng viết ra những gì H biết để tất cả các bạn tham khảo, có ích cho chính mình, thân nhân và bằng hữu vì mầm Ung Thư hiện diện trong tất cả mọi người, chỉ đủ chance là nó bùng phát.

Hương đã kinh qua một thời gian bệnh Cancer: gồm 3 tháng dò tìm bệnh, 8 tháng trị chemotherapy, 1 tháng Radiotherapy, còn thử máu thì lia chia...vậy mà ròng rả 1.5 năm mới vượt qua khỏi.
Thời gian tìm bệnh cũng nhiêu khê vì có nhiều kỹ thuật đang dùng vẫn không đáng tin cậy như Ultra Sounds, Mammogram, Needle Biopsy: hễ họ nói có thì chắc có bệnh, nếu nói không thì phải xét lại, vì lấy sample sai chổ, vì xớ thịt quá condense...
Cũng tại bệnh Tiểu Đường, khiến ăn cơm rất ít; trời lạnh mau đói, lại thêm bạn chỉ cách làm Nem Chua (sau này mới biết bột làm Nem Chua có nhiều Hàn The), tự làm ăn thấy ngon, nên ăn lai rai...cộng thêm làm việc tối đa, lo toan nhiều việc, phiền não cũng bộn...Cuối cùng rước bệnh cũng là lẽ tất nhiên.
Cũng vì bệnh, sau khi mổ, bệnh viện dạy cách meditation (tỉnh tâm), làm theo họ chỉ; bỗng chợt nghĩ ra cái vụ Thiền này còn ai hơn Đức Phật, mình mang tiếng theo đạo Phật mà chả biết gì cũng thật uỗng, ngày xưa đi học, đeo đuổi riết con đường khoa cử, giờ đây xem ra cũng gần đất xa trời, cũng nên tìm hiễu đạo Phật xem sao...thế là con đường " Hướng về cõi Phật" bắt đầu từ đó.

Khi phát giác ra bệnh, phần chánh vẫn phải nhờ chiếu tia X (Radiotherapy) , dùng thuốc tây rất mạnh một lúc cho vào vài loại, thuốc truyền vào gân máu (Chemtherapy) , thuốc vào tới đâu là ớn người đến đấy.

Thường thì thuốc rất mạnh, chính nó cũng làm người bệnh suy yếu vì đặc tính của tế bào ung thư là cứ sinh sản lia chia, nên thuốc cứ tìm tế bào nào đang sinh sản là thanh toán. Tế bào bình thường của cơ thể cũng đang sanh sản, nhưng ít hơn tế bào Ung Thư, nên sau khi vào thuốc lần đầu sẽ bị lở màng bên trong miệng, sau cở 3 lần tóc rụng gần hết như bệnh ban, và chấm dứt kinh nguyệt (nếu người bệnh còn trẻ dưới 43 tuổi, sau khi chấm dứt trị liệu sẽ có kinh nguyệt trở lại).
Có người yếu hơn, có thể chết chỉ sau 3 lần vào thuốc (cứ 2 tuần vào thuốc 1 lần).

Bạch Huyết cầu và hồng cầu cũng bị tiêu diệt rất rất nhiều, do vậy người đang trị bệnh trở nên xanh xao, vàng vọt hơn vì hồng cầu xuống quá thấp, và người bệnh dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiểm khác vì bạch cầu cũng xuống rất thấp, do vậy trước khi vào thuốc, phải đi thử máu để họ đo hồng cầu và Bạch Cầu có xuống quá tệ chăng, thì chờ thêm 1 tuần nữa cho lại sức để ready cho cuộc "hành quân" kế )
Nói chung khi thuốc vào, tức thì thấy bồn nôn, ói mửa liền tù tì...thuốc làm cho xiểng niểng, làm te tua còn hơn trước khi cho thuốc. Chỉ duy có 1 hy vọng là nó kill giùm các tế bào ác tính ấy.

Còn Radiotherapy, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ, cũng phải làm hàng ngày kéo dài cả tháng , mỗi ngày họ chiếu tia X vào chỉ 4 phút, và da sẽ bị burn dần dần. Bác sĩ này phải tính toán rất hay để tia Xchỉ đến phần thịt mà không đến phần xương; bởi vì thân mình không thể phẵng, họ phải tính tia X đến phải dừng theo hình cong của cơ thể. Nếu không chính xác, tia X sẽ burn xương và làm dòn xương, có thể gẫy xương.

Tóm lại đối với người bệnh Cancer, có nhiều việc phải chú ý, phụ vào sự trị liệu của bác sĩ:

1/ Không cho thêm vào người những chất tạo Cancer nữa:

1/Hàn The (làm dòn, dai thức ăn biến chế) nên xem lại các món có nó như thịt Nem Chua, Nem Nướng...check lại xem trong nhiều thức ăn biến chế như bánh tráng, bánh phở, mì...họ có cho thêm chăng?

2/ Sau này hàng Trung Quốc bị các nước phát giác có rất nhiều chất gây hại sức khỏe, nhất là Ung Thư, có những nước tương chứa chất gây Cancer 5000 lần hơn bình thường! Có cả list nhiều hiệu nước tương không thể dùng! nếu kỷ nên dùng nước tương của Singapore , Nhật, Đức
3/Thịt nướng bị cháy không nên ăn, chất bị cháy cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Tránh xa tia Microwave, khi xài oven nên đứng xa dù họ bảo window của nó không leaking các tia.

4/ Không ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, nên ăn thịt trắng như thịt gà, nhớ tránh ăn cánh gà, vì nơi đây người nuôi hay chích hormone cho gà mau lớn, mau bán...độc
Nói chung bớt thịt, thêm rau cải.
5/Tránh chất béo, tránh quá nhiều đường, 2 thứ này tế bào Ung Thư ưa thích.

6/Nắng gắt có nhiều tia tử ngoại UV cũng làm ung thư da, đừng tưởng xài cream chống nắng là OK, rồi ra phơi nắng (để thêm vitamin D) ( lớp ozone ( là phân tử có 3 nguyên tử Oxygen) trên bầu khí quyển bị trống 1 lổ to, do khí thải của các nước phát triển kinh tế, quá nhiều nhà máy phun ì xèo khói, có nhiều carbonic bay lên làm phá dần lớp Ozone che chở ấy!)
Thức uống trong siêu thị cũng bỏ nhiều chất chống hư = chất bảo quản (preservatives), cũng không tốt, ăn và uống các thứ trái cây rau cải tự nhiên không qua biến chế, để dành lâu vẫn tốt hơn.
(chuyện đến đây là hết mức của mình, nếu nói xa hơn, trái cây rau cải, người trồng cũng bỏ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bọ...để cho ra hoa quả tươi tốt, được mùa, giữ lâu không hư khi bán...). [Hồi đó thấy dân tây phương tự trồng rau trái, lấy làm lạ sao họ chịu khó đến thế! thì ra là vậy: sợ Ung Thư quá chừng chừng!]

7/ Có những người làm trong phòng thí nghiệm, cũng nên lưu ý có nhiều hoá chất gây ung thư gọi là Carcinogen.
8/ Thứ mà mình ít lưu ý là tránh mua nhà gần các vùng điện cao thế, nơi đó nhà rẻ hơn, VN ta thích rẻ, không để ý việc nguy hiễm vô hình, âm thầm!

9/ Một thứ không ai biết là có những vùng, phía dưới có chất phóng xạ (tia phóng xạ vào người sẽ bắn tứ tung hết tế bào này qua tế bào khác), từ đất chất phóng xạ lúc nào cũng phát ra nào ai biết được! chuyện này đành xí cho trời đất thôi, nói cho đủ vậy mà.
(Thật ra sinh viên đi học, có bài vật lý cũng học về chất phóng xạ, có khi chưa học lý thuyết đã cho thực tập, họ đã dặn dùng kẹp gấp nó, mà rớt tới rớt lui, có khá nhiều sinh viên cũng thò tay bóc nó mà không biết trực tiếp tiếp xúc càng nguy cơ Ung thư!)

Có nhiều phương pháp tìm bệnh phải nhờ chất phóng xạ để biết chổ nào tim nghẹt, chổ nào đang bị Ung Thư...như là làm MRI, họ chích 1 lượng rất ít chất phóng xạ, sau đó cho nằm dài trong 1 máy to, giữ im lìm như khúc gỗ trong suốt thời gian máy rà từ đầu đến chân để tìm xem có Ung Thư chổ nào! Khi bị Ung Thư mà nghe cho thêm phóng xạ vào là lo lắm, nhưng họ bảo đảm là lượng rất nhỏ không gây bệnh! đành vậy thôi!!)


2/ Dùng các dược liệu:

Chống Ung Thư là chống các gốc tự do, free radical, uống 3 vitamin cần kết hợp là (A+C+E) để chống các gốc tự do ấy.

a/ Tỏi có khả năng chống Ung Thư và kháng trùng, tạo thêm kháng thể ,vì trị Ung Thư nên dùng liều khá hơn bình thường, có thể dùng rượu Tỏi (2 củ tỏi xay cho vào 200 ml rượu), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

b/ Cabbage = Cải bắp: dùng máy Extractor, sẽ rút nước, bỏ xác, mỗi bắp cải có thể rút ra 500ml, mua vài bắp rút ra được nhiều hơn, mổi ngày uống 250 ml hay 1 ly.

c/ Măng Tây, broccoli

d/ Chống Ung Thư là chống các gốc tự do, free radical, uống 3 vitamin cần kết hợp là (A+C+E) để chống các gốc tự do ấy, các vitamin này có thể mua ở dạng tablet hay mình có thể xây sinh tố uống rất hiệu quả, có lần xem TV thấy 2 ông bà uống 3 tháng hết bệnh: họ xây cam, bôm, cà chua, cabbage, cà rốt...
e/ Có thể xây Lô Hội và bỏ thêm 1 muỗng Mật Ong để cơ thể khoẻ hơn, thêm kháng thể.


Giữ thân khoẻ mạnh, tâm an vui:

1/ Tập thể dục, massage cho máu chạy đều hoà, cho các chất ăn uống trên phân phối đầy đủ cơ thể.
Kèm theo thở theo kiểu thở bụng để thêm tối đa oxygen và thải toàn vẹn carbonic.
Thở bụng là bắt đầu thở ra trước, khi thở bụng hóp từ từ, cách mô sẽ kéo lên, khí sẽ lùa ra hết, sau đó hít vào từ từ, cách mô kéo xuống, buồng phổi sẽ to ra, chứa nhiều không khí hơn, đến khi hết hít vào thêm được, ngưng 1 chút để áp lục này sẽ làm sự trao đổi khí hiệu quả, oxy vào máu, carbonic thải ra phổi, và sau đó thở ra, cứ thế mà làm.
Thở bụng có thể thực hiện lúc nào cũng nên, ngay cả trước khi ngủ cũng sẽ cho giấc ngủ sảng khoái không mộng mỵ
2/ Tâm an vui: Người bệnh Ung thư, thường không là người èo ọt, rất active, nên đôi khi làm quá sức của mình, và lắm khi cũng rơi vào stress...khi bệnh không làm gì được lại xuống tinh thần, buồn rầu, lo âu...: những thứ này sẽ làm bệnh tệ ra; cho nên phải giữ tinh thần vững chãi, chấp nhận việc gì đến cứ đến, nếu cần tập Thiền cũng là cái lợi không những cho sức khoẻ mà còn cho tinh thần, và xa hơn nữa là cho tâm linh.

Chính cái thở sẽ là trung gian giữa thân và tâm linh, khi biết điều hoà hơi thở đến nhẹ nhàng, cũng là làm cho tâm thanh thản, sẽ điều hoà hai hệ thần kinh Trực Giao Cảm và Đối giao Cảm sẽ làm mạch máu mở rộng để máu đến nuôi tế bào thần kinh đầy đủ, rồi làm tâm yên bình và sẽ có thêm đạo lực, khiến tâm không chao đảo trước nhiều tình huống, và khi gần với đạo, sự chết nếu đến sẽ không còn gì đáng sợ, nhưng cũng trong cái không còn sợ chết ấy cũng là chổ có thể còn sống.

Nói chung bệnh Ung Thư phát giác càng sớm càng có cơ hội sống sót, chờ nó phát tát (di căn) qua chổ mới là không thuốc trị cho nên từ lúc không bệnh, nên biết để sinh sống hầu ngăn ngừa.
H viết 1 lèo và gởi nên khó đầy đủ như ý, nhưng cũng tạm đủ cho người cần nó.
Viết dài, thường sau khi gởi đi mới phát giác trật vài lỗi chính tả, vậy xin các bạn miễn chấp nhé.

Các bạn có thể chuyển cho bất cứ ai cũng là điều nên làm, vì may ra có thể giúp những người chưa bệnh sẽ không bệnh.

Thân ái
Thanh Hương
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Người Già Có Nên Về Sống Tại VN Không ?



Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ ngày 26/6/2007. Và có nhiều người trả lời, nhưng tựu trung không ai muốn về sống luôn ở Việt Nam. Tại sao?
1. Tại sao lại muốn về Việt Nam ? :

Đã là người Việt Nam thì ai chẳng muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác, đó là tiếng Anh mà có nhiều người già không hiểu và không biết nói.

Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình. Đời sống ở Việt Nam thì tương đối đơn giản, thoải mái. Chi phí sống ở Việt Nam cũng thấp hơn sống ở Mỹ. Các món ăn hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ. Nói tóm lại, nếu được về sống ở Việt Nam để gần gũi thân nhân, gia đình và quê hương thì còn gì bằng? Thế mà vấn đề không đơn giản như vậy.

2. Một số người muốn về Việt Nam vì những lý do sau:

Có một số ít người về Việt Nam để xây biệt thự để về hưởng thụ. Ở Mỹ, ai cũng phải làm việc quần quật như trâu bò cả ngày, không ai biết mình là ai. Nay về Việt Nam được người ta trọng vọng, nể vì bởi cái “mác” Việt kiều thì thích chí. Họ về Việt Nam để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về.

Một số khác để kiếm bồ bịch và hưởng lạc thú xác thịt. Đó là những sự thật trơ trẽn mà ai ai cũng biết.

Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác. Khi chết, họ sẽ đối diện với những tội ác của họ. Gia đình tôi và một số bạn bè tôi là một trong những nạn nhân của hạng người này.

3. Những trường hợp thực tế có thật:

-Một vị linh mục trên 90 tuổi đã suy xét rất kỹ về việc nên về Việt Nam sống và chết hay nên ở lại Mỹ. Kết cuộc, ngài chọn xin vào sống dưỡng lão trong Dòng Đồng Công ở Mỹ mà không về sống ở Việt Nam.

-Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ. Lúc sống hy vọng có các nữ tu đùm bọc, lúc hấp hối hy vọng có người lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng rốt cuộc, các bà không thể về sống ở Việt Nam được, vì một số nữ tu không nhận nuôi các bà, dù cho các bà có trả tiền đi nữa.

-Khi gia đình tôi về thăm Việt Nam, mẹ chúng tôi có ý định về dưỡng già ở Việt Nam nên chúng tôi đi tìm một dòng tu nữ để xin trả tiền cho mẹ tôi được về Việt Nam sống trong tu viện, nhưng bà bề trên nói rằng họ không thể cho bà ở trong tu viện của họ vì Dòng họ không có dòng Ba (dành cho giáo dân), và vì họ sợ sống chung đụng mất lòng.

-Còn một dòng tu khác thì cho giá cả là 100USD tiền thuê phòng, chưa kể tiền cơm nước và công thuê người giúp việc để săn sóc cho bà. Căn phòng quá nhỏ và thiếu tiện nghi tối thiểu. Đi thăm Việt Nam lần ấy về, mẹ tôi bỏ ngay ý định: ”Ta về ta tắm ao ta” ngay. Thực tế nói nhiều hơn là trí tưởng tượng!

-Một lần khác, chúng tôi lại đưa mẹ tôi ra Huế. Bà lại có ý định ở lại trong một dòng tu nữ ở Huế. Lần ấy, các nữ tu cho gia đình chúng tôi ở trong những phòng chật chội và nóng bức, thiếu những tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ tôi nhìn thấy thực tế mà tỉnh mộng. Gia đình chúng tôi vội vàng thuê khách sạn ở ngay, và không ai đề cập gì thêm đến chuyện về sống ở Việt Nam nữa.

-Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Mặc dù các con của hai cụ ngăn cản chuyện hai cụ về lại Việt Nam , nhưng không giữ hai cụ được. Cuối cùng, họ gửi tiền về Việt Nam cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng người con nuôi ở Việt Nam đã đối xử rất tồi tệ với hai cụ. Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang cho các con ruột của hai cụ để đòi tiền thêm. Các con ruột của hai cụ nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lầm và lựa sai. Đây là một bài học cho những người già không chịu an phận ở với con cháu.

-Có hai cụ cố là cha mẹ của một vị linh mục. Hai cụ cố chỉ muốn về lại Việt Nam . Khi ra phi trường, hai cụ “cay cú” xé hết giấy tờ di trú vì không còn muốn ở Mỹ nữa. Về Việt Nam được khoảng 6 tháng, hai cụ chịu không được, muốn trở lại Mỹ thì không còn giấy tờ di trú nữa. Thành ra tội nghiệp cho người con linh mục phải lặn lội về lại Việt Nam chạy chọt giấy tờ để đưa cha mẹ trở về Mỹ.

4. Các lý do mà Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam :

Có nhiều lý do mà người Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam . Sau đây chỉ là một số lý do tại sao người ta không về sống ở Việt Nam :

- Điều kiện an ninh chưa tốt, còn có những sự khó khăn và không hoàn toàn tự do. Nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét.

- Khi hậu Việt Nam quá khắc nghiệt, nắng và nóng nực hơn 30 năm về trước nhiều. Đã nóng lại còn ẩm ướt, làm cho con người không được thoải mái.

- Ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe… Ở Sàigòn, không có một con đường nào là yên tĩnh và nên thơ để hít thở chút không khí trong lành. Như vậy con người dễ bị theo đường hô hấp, bịnh phổi, bịnh lao.

- Cách nấu ăn và thức uống không hợp vệ sinh. Đã có trường hợp rượu đế có pha thuốc rầy làm cho nhiều người chết. Rồi nạn bánh phở có chất độc cho bánh dai, làm người ăn chết oan. Nguồn nước uống không trong lành. Người ở Mỹ về thường bị đau bụng tiêu chảy, và bị ngứa ngáy khắp cơ thể.

- Cách lái xe của các tài xế quá ẩu, không có sự an toàn. Họ đã nhiều lần lái xe lấn áp những người lái xe gắn máy cho đến khi người ta té ngã hay chết. Trong thân nhân tôi, có trường hợp một phụ nữ có thai bị chết oan cả hai mẹ con vì bị tái xế xe hàng ép té bể đầu. Bản thân chúng tôi thuê xe đi mà tài xế suýt đụng xe mấy lần. Tại sao mình lại dại dột giao mạng sống mình cho những kẻ mình không biết gì về họ?

- Bước chân ra là tốn đủ mọi thứ tiền: Tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác. Trong khi ở Mỹ, ngoài hai bữa cơm, không tốn tiền xe cộ, và không tốn những món tiền không cần thiết khác.

- Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp.

- Điều kiện chữa trị y tế chắc chắn là thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống y tế tiến bộ nhất thế giới. Khi về già thì hay sinh ra nhiều bịnh. Tại sao lại chọn cái xấu mà chê cái tốt, khi càng già càng mang nhiều bịnh? Đó là chưa kể khi mình bị bịnh nặng, lại mang danh là Việt kiều, liệu các nhân viên y tế có hết lòng chăm lo cho Việt kiều hay là để cho mình chết cho mau?

- Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình.

- Điều quan trọng nhất là: những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng gần 900USD. Nếu các ông bà này ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt viện trợ ngay.

Vậy khi về ở luôn ở Việt Nam là xem như quý vị không còn tiền trợ cấp xã hội nữa. Liệu có ai hầu hạ và chăm sóc không công cho một người già không tiền hay không?

-Quý vị thử đến thăm thân nhân hay ngay cả các tu sĩ mà không tặng họ tiền, thì sẽ thấy ngay phản ứng của họ. Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?


5. Giải pháp tốt nhất:

Nếu quý vị không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc cho quý vị, thì xin hãy vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California. Chúng tôi đã từng đi thăm nhiều viện dưỡng lão. Tại đó có Thánh lễ hàng tuần và có các Thừa Tác Viên Thánh Thể kiệu Mình Thánh Chúa đến cho quý vị hàng ngày.

-Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng toạ đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời.

-Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã phỏng vấn một số cụ già, cả nam lẫn nữ. Họ rất vui khi ở trong các viện dưỡng lão này.

6. Kết luận:

Vì thế, nhiều người kết luận rằng: Họ chỉ về thăm quê hương và giúp đỡ người nghèo và tàn tật, chứ không về ở luôn tại Việt Nam . Những ông bà cụ có con cháu còn ở lại Việt Nam thì họ về thăm cho đỡ nhớ, rồi sau đó, họ cũng trở lại Hoa Kỳ vì nhiều lý do tế nhị khác mà không thể nói ra hết được.

Tốt hơn hết, mình nên sống ở Hoa Kỳ. Con cháu mình ở đâu thi gia đình mình ở đấy. Nhà mình ở đâu thì tổ ấm ở nơi đấy. Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

TRỢ TỬ, NÊN HAY KHÔNG NÊN
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Trợ tử (Euthanasia) còn là một vấn đề rất cấm kỵ, rất tế nhị ở phần lớn các quốc gia tiến bộ nhất là các quốc gia phương Tây nơi mà cuộc sống con người rất được quý trọng.

Được biết giúp người khác tự vận hay trợ tử là một hành động không được pháp luật nhìn nhận, và cho phép tại hầu hết các quốc gia tiến bộ trên thế giới kể cả Việt Nam.

Tuy nhiên cũng có một số ít nơi cho phép trợ tử trong những trường hợp thật đặc biệt.

Đó là Thụy Sĩ, Hòa Lan, Bỉ và tiểu bang Oregon của Hoa Kỳ.

Luật pháp Thụy Sĩ cho phép trợ tử. Hiến pháp dành một điều khoản đặc biệt cho khách hàng được toàn quyền quyết định. Luật dự trù hình phạt tù 5 năm cho ai giúp người khác chết vì mục đích ích kỷ và tiền bạc. Luật cấm bác sĩ kê toa thuốc ngủ đối với người còn khỏe mạnh, và ngăn cản việc trợ tử đối với những người bị bệnh tâm thần vì họ không có khả năng phán đoán một cách sáng suốt.

Ngược lại, tại các quốc gia độc tài, chuyên chính và các xứ kém mở mang nghèo khó thì vấn đề trợ tử thường được nhìn theo một khía cạnh không mấy quan trọng và đơn giản hơn nhiều.

Tầng lớp người già càng ngày càng gia tăng mãi.

Đây là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.

Tuổi già thì phải bệnh, phải chiụ đau đớn về tinh thần lẫn thể xác và sau một thời gian thì phải ra đi đúng theo quy luật của tạo hóa...

Y phí trang trải để giúp các cụ kéo dài thêm cuộc sống tạm bợ không ngừng gia tăng thêm mãi đặc biệt là tại những quốc gia Âu Mỹ. Săn sóc cuối đời (soins palliatifs), nhà già, viện dưỡng lão đã trở nên những nhu cầu cấp thiết trong xã hội.

Niềm tin vào tôn giáo và các giá trị triết lý nhân bản cũng có phần mai một trong đời sống ngày nay cho nên con người phải tự mình đối mặt với cái chết qua một chuỗi tâm trạng phức tạp bắt đầu bằng sự tức giận, bất mãn ,bị shock, kế đến là giai đoạn cam phận và cuối cùng là sự chấp nhận số mạng để ra đi cho được thanh thản.

Chắc chắn là đa số các cụ cao tuổi, sức khỏe sa sút, đều muốn ra đi trong phẩm giá càng sớm càng tốt. Cụ không muốn phiền lụy đến gia đình và xã hội.Sống bấy nhiêu cũng quá đủ rồi. Nhưng đâu phải muốn đi là được đâu... Đôi khi con cháu vì quá thương tía, nên không ngừng đổ nhân sâm vào miệng nên làm sao tía mau đi được!

Một số quốc gia như Hòa Lan và Thụy Sĩ, rất “cách mạng và thực tế” nên đã cho phép việc trợ tử theo ý muốn của bệnh nhân trong những trường hợp thật đặc biệt.

Thụy Sĩ có cả Tổ chức Dignitas chuyên lo về trợ tử theo yêu cầu thật sự của khách hàng.

Có người gọi đây là du lịch tự sát vì dịch dụ dành cho tất cả khách hàng không phân biệt quốc tịch.

Dignitas cũng đảm nhận trợ tử cho từng cặp, từng đôi như vợ cũng muốn được cùng chết theo chồng cho vẹn tình vẹn nghĩa.

Đó là trường hợp vừa xảy ra vào mùa xuân năm 2009, Dignitas thực hiện trợ tử cho cặp vợ chồng nhạc trưởng Anh quốc Edward Dowes 85 tuổi và bà vợ 74 tuổi đã làm xôn xao dư luận bên Anh.

Ngoài ra, một bà vợ hoàn toàn khỏe mạnh khác ở British Columbia Canada cũng đòi được chết tại Zurich theo chồng đang mắc bệnh tim mạch rất trầm trọng. Sự việc sẽ được đem ra xét xử ở tòa án năm 2010 nầy.

Việc làm của Dignitas cũng bị dư luận Thụy Sĩ và cả thế giới phê phán và chống đối dữ dội. Tuy vậy, thương vụ của Dignitas, thành lập từ năm 1998, không vì thế mà bị giảm đi chút nào hết. Cho đến nay số khách hàng ghi danh, hồ sơ nóng actif cũng phải trên 6.000 người.

Số khách hàng đã được Dignitas giúp thực hiện chuyến viễn du tiên cảnh một cách êm ái tính ra đã có trên 1.000 người rồi. (giá trọn gói lối 4000-5000$)

Các người khách nầy đã đến từ 60 quốc gia khác nhau, đa số là người Đức, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Do thái, Liban... Trong số đó có 9 người Canada tuổi từ 40 đến 90 tuổi

Đa số khách đều có vẻ rất thanh tịnh 99%, và họ rất hài lòng (?) vì có thể thoát khỏi sự đau đớn vô cùng tận mà họ đã phải gánh chịu từ nhiều năm qua.(có lẽ đây là lời quảng cáo)

BBC. Active and passive euthanasia

http://www.bbc. co.uk/ethics/ euthanasia/ overview/ activepassive_ 1.shtml

Trợ tử chủ động (active euthanasia)

Đây là trường hợp bác sĩ hay một người nào đó cố ý tiêm, cấp một loại thuốc hay giúp phương tiện nào đó để bệnh nhân chấm dứt cuộc sống ngay lập tức. Có nhiều người cho rằng trợ tử chủ động giúp bệnh nhân chết rất nhanh, gọn và sạch, tránh cho bệnh nhân kéo dài sự đau đớn vô ích. Về một mặt nào đó trợ tử chủ động tốt hơn, có vẻ “nhân đạo” hơn trợ tử thụ động

Trợ tử thụ động (passive euthanasia)

Trường hợp nầy bác sĩ không chửa trị đúng quy cách, không làm những gì cần thiết để duy trì cuộc sống của người bệnh, hoặc ngưng cung cấp những phương tiện hỗ trợ cho bệnh nhân có thể sống, chẳng hạng như: Tắt máy hỗ trợ hô hấp, gỡ máy cung cấp các chất dinh dưỡng, không thực hiện những cuộc giải phẫu cần thiết cũng như việc ngưng cấp thuốc để kéo dài thêm cuộc sống.

Liên Âu xôn xao về trợ tử

Chúng ta có quyền để một người đau bệnh trầm kha, nan y tự quyết định kết liểu đời họ để thoát khọi sự đau đớn thể xác hay không?

Tại Hòa Lan, việc trợ tử được xem như việc «trị liệu bằng thuốc» và chỉ có 40% ca trợ tử đã được chánh thức báo cáo.

Cũng tại Hòa Lan, 80% bác sĩ đã áp dụng phương pháp trợ tử chủ động active «tự tiện» giải phóng bệnh nhân thay vì phải áp dụng cách trợ tử thụ động passive (như bớt thuốc, bớt chất dinh dưỡng, v.v…để bệnh nhân kiệt sức mà mau thăng)

Belgique nối gót Hòa Lan cho phép trợ tử vào năm 2008.

Vừa qua, đảng xã hội Pháp đã đệ trình một dự luật về trợ tử đối với những bệnh nhân trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ngặt nghèo như cancer và không còn hy vọng.

Dự luật thuận cho việc trợ tử để bệnh nhân có thể chết trong phẩm giá (?).

Nhưng cuối cùng dự luật trên đã bị chánh phủ Pháp bác bỏ.

Hoa kỳ và trợ tử

Tại Hoa Kỳ, tháng 11/2000, cử tri của tiểu bang Maine đã bác bỏ dự luật trợ tử.

Ngược lại, tiểu bang Oregon đã có 341 người được giúp trợ tử tính đến cuối 2007.

Ngoài tiểu bang Oregon ra, các nơi khác đều cấm trợ tử.

Tuy nhiên, theo cuộc thăm dò Gallup năm 2002 cho thấy có 72% dân chúng Mỹ thuận việc trợ tử.

Ngày 08/12/2009, tù nhân tử hình Kenneth Biros 51 tuổi bị đem ra «trợ tử» (xử tử) tại Ohio. Anh ta là tử tội đầu tiên bị giết bằng cách tiêm mạch một loại thuốc duy nhất mà thôi thay vì phải cần một hổn hợp cocktail chứa 3 loại thuốc như từ trước tới nay thường đuợc tòa án Hoa Kỳ áp dụng.

Québec thì sao?

Thăm dò ở giới bác sĩ chuyên khoa spécialistes cho biết 75% đều ok việc trợ tử.

75% bác sĩ gia đình cũng vậy.

Thăm dò Crop cho thấy 80% dân Québec đều thuận việc trợ tử nếu chính tay người bệnh nhân làm đơn xin.

Michel Dongois. L’euthanasie, un geste médical. L’Actualité Médicale, Le Journal du Médecin Vol 31 No 4/10 Mars 2010

Tại Quebec, chính giới bác sĩ (chớ không phải bệnh nhân) đã đưa vấn đề cần trợ tử ra trước công luận. Năm 2009 vừa qua, Collèges des Médecins du Québec, Fédération des médecins spécialistes du Québec FMSQ và Fédération des médecins omnipraticiens du Québec FMOQ đã e dè hé cửa đem vấn đề then chốt nầy ra bàn cãi. Theo các thầy thuốc thì trợ tử phải được xem như một acte médical để giúp bệnh nhân thoát khỏi cảnh đớn đau thể xác. Không biết việc nầy có sái với y đức éthique médical hay không? Nhưng có điều chắc chắn là ý kiến quá táo bạo của các bác sĩ đã làm nổi dậy ngọn sóng thần tsunami từ nhiều phía: từ các nhóm bạo vệ sự sống, từ các tôn giáo lớn, từ những nhà đạo đức thiệt và cả các nhà đạo đức giả.…Riêng các nhà chánh trị thì cẩn thận hơn nên họ tránh né không dám tuyên bố nầy nọ, không có lợi.

Nếu trợ tử được hợp pháp hóa thì lãnh vực săn sóc cuối đời sẽ mất đi hết ý nghĩa của nó. Số phận người già, người bị khuyết tật nặng và người bệnh trầm kha liệt giường liệt chiếu sẽ ra sao?

Chắc họ trước sau rồi cũng sẽ được giải phóng hết cho đỡ mất công cũng như để tiết kiệm ngân sách.

Bác sĩ có thể ngưng tiếp dịch truyền perfusion, chất dinh dưỡng và kháng sinh qua tĩnh mạch, để cho bệnh nhân từ từ kiệt lực hay bị nhiễm trùng huyết rồi cuối cùng phải chết (euthanasie passive).

Tiến trình có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ trước khi bệnh nhân chịu phép ra đi. (kiểu nầy chỉ có bác sĩ và các y tá thân cận trong soins intensifs mới biết rõ mà thôi).

Một cách đúng phép, thông thường bác sĩ có thể giúp bệnh nhân giảm đau bằng morphine. Nhưng với những liều lượng nào đó (gia tăng) thì morphine cũng có thể giúp bệnh nhân đi luôn chỉ trong vòng đôi ba phút hoặc trong vài ba giờ mà thôi (euthanasie indirecte).

Nhưng nếu có chứng cớ bác sĩ tiêm một chất thuốc nào đó để cho bệnh nhân chết trong vòng vài ba giây (euthanasie active), bác sĩ có thể bị kết tội cố sát homicide volontaire.

Những tình huống không rõ rệt tranh tối tranh sáng vừa nêu trên đã làm cho các bác sĩ rất khó xử, e dè và rất bối rối trong cách trị liệu.

Đó là lý do tại sao giới y khoa muốn làm sáng tỏ vấn đề và hợp pháp hóa vấn đề trợ tử càng sớm càng tốt.

Bác sĩ không muốn họ bị mang tiếng là người vừa ban bố sức khỏe mà cũng vừa là người ban bố sự chết.

Tại sao có người chống đối vấn đề trợ tử?

Nói rõ chống đối trợ tử chỉ xảy ra tại những quốc gia tiến bộ, có tự do và dân chủ thật sự chẳng hạn như tại các quốc gia Âu Mỹ. Mọi người đều có quyền phát biểu quan điểm của mình mà không sơ bị trù ẻo, bị đì hay bị mời đi « làm việc ».

Nhóm chống đối đầu tiên là các tôn giáo lớn, rồi kế đến là những nhóm nhân danh bảo vệ quyền sống v,v…Họ không ngớt làm áp lực ngăn cản chánh phủ trong việc hợp pháp hóa việc trợ tử. Các dân biểu, các chánh khách thì quá rét, cố né tránh bàn luận vấn đề quá tế nhị nầy vì họ sợ bị mất lá phiếu trong mùa bầu cử sắp tới…

Theo bà Jocelyne SaintArnaud, chủ tịch ủy ban y đức lâm sàng bệnh viện Sacré Cœur Montreal (présidente du Comité d’éthique clinique de l’Hôpital du Sacré Cœur de Montréal) :

-Nhiều người đồng ý trợ tử có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai miễn là người nầy được huấn luyện kỹ, chớ không nhất thiết phải cần đến bác sĩ.

-Ban đầu thì trợ tử chỉ dành cho những người tinh thần còn sáng suốt và họ có bày tỏ ý muốn một cách rõ rệt và tự do, đồng thời họ cũng có làm đơn nhiều lần xin được giúp trợ tử.

-Sau đó lần lần, trợ tử sẽ bị lạm dụng và lan qua các nhóm yếu thế khác như các người bị bệnh tâm thần, trí não không còn được sáng suốt, đang trong tình trạng hôn mê, những người mắc bệnh suy thoái nặng (maladie dégénérative), những người không có làm đơn xin, và trẻ em .

Các sự kiện vừa nêu trên đã xảy ra tại Hòa Lan, nơi mà vấn đề trợ tử đã được coi là hợp pháp. Tại đây trợ tử đã lan ra :

-những nhóm người không nằm trong diện được phép trợ tử nhưng họ đã có làm đơn từ trước đó.

-trẻ em từ 12 đến 16 tuổi, với sự ưng thuận của cha mẹ chúng.

-các hài nhi, cháu bé từ 0 đến 12 tháng tuổi mắc phải những chứng bệnh ngặt nghèo, theo nghi thức Groningen (protocole de Groningen)

Còn trợ tử thú y là gì?

Theo đà phát triển của khoa học, rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp trị liệu tân kỳ mà trước đây chỉ dành riêng cho y khoa, ngày nay cũng được thấy đem sử dụng nhan nhản bên thú y.

Trợ tử ở người là một vấn đề rất gây cấn, bị chống đối và đả kích dữ dội khắp mọi nơi, bị lên án kịch liệt và hầu như bị ngăn cấm tại hầu hết các quốc gia Tây phương.

Ngược lại, trợ tử thú vật thì rất dễ dàng và duờng như còn được khuyến khích nữa.

Ngày nay tại các quốc gia Âu Mỹ, chó và mèo được xem như những thành viên trong gia đình và tình cảm mà con người dành cho chúng đôi khi cũng không kém gì tình cảm họ dành cho con cháu trong nhà.

Một mai vì một lý do gì đó, chẳng hạn như con vật bị thương tật đau đớn hoặc mắc phải một chứng bệnh nan y khó chữa trị được hoặc chi phí chữa trị quá tốn kém, nhưng không chắc gì có được kết quả mong muốn.

Trong trường hợp này người chủ phải can đảm, gạt lệ, đắn đo giữa tình cảm và túi tiền để nghĩ đến giải pháp trợ tử hầu có thể giải phóng con thú bất hạnh sớm thoát khỏi các khổ đau cơ cực một cách vĩnh viễn.

Trợ tử thú y là phương pháp giúp cho con vật chết một cách êm ái nhẹ nhàng trong tình yêu thương của người chủ, và cũng nhằm mục đích để giúp nó khỏi kéo dài lê thê sự đau đớn về thể xác do một chứng bệnh nan y hay một tai nạn nào đó gây nên.

Nếu trường hợp trợ tử ở người, thì mục đích là để giúp bệnh nhân bảo toàn được…phẩm giá và nhân cách của họ (sic).

Trợ tử thú y giúp cho người chủ đỡ tốn tiền, bảo vệ cái hầu bao, khỏi cần chữa trị con vật thân yêu của mình một cách vô ích.

Tại các quốc gia Tây phương, vấn đề trợ tử phải do thú y sĩ thực hiện. Thường là tiêm thuốc mê hoặc thuốc ngủ với liều lượng cao.

Thông thường có hai cách:

1) Tiêm vào tĩnh mạch chân một loại thuốc gây mê barbiturique như Thiopental (Nesdonal), Pentobarbital sodium (Euthanyl) hoặc T61.

2) Tiêm vào xoang bụng: tác dụng chậm hơn tiêm vào tĩnh mạch.

Trong bất cứ trường hợp nào, thú y sĩ cũng phải nghe tim đến khi nó hoàn toàn ngưng đập. Đôi khi cơ vòng hậu môn hoặc cơ bọng đái giãn ra lúc con vật vừa mới chết kéo theo sự thải phân và nước tiểu ra ngoài. Các tiết vật khác cũng có thể tiết ra từ các lỗ thiên nhiên.

Sau đó, theo thủ tục thì thú y sĩ chia buồn cùng chủ nhân.

Kết luận

Các cuộc thăm dò survey tại nhiều quốc gia cho biết đa số người dân đều đồng ý với việc hợp pháp hóa vấn đề trợ tử.

Có người cho đó là một hành động dã man, trái đạo đức. Người khác thì cho rằng trợ tử là điều rất cần thiết trong trường hợp những bệnh ngặt nghèo và đau đớn không có hy vọng cứu chữa được nữa.

Trợ tử là một vấn đề có thể liên hệ đến bất cứ ai một lúc nào đó trong tương lai. Có thể chúng ta sẽ phải tự quyết định cho chính mình hay quyết đinh thay cho người thân trong trường hợp người nầy đang trong tình trạng hôn mê hay không còn đủ sáng suốt để phán đoán.

Vậy chúng ta nên suy nghĩ cho chín chắn ngay từ lúc nầy là vừa.

Nếu muốn, bạn già chúng ta có thể làm thêm tờ di chúc sinh học testament biologique, biological will để phòng hờ trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo không còn hy vọng, cho phép bác sĩ ngưng chữa trị, tháo gỡ ống v,v... để khỏi phải kéo dài lê thê thời gian hấp hối và cuộc sống nhân tạo một cách vô ích. Mình ước mong được ra đi trong phẩm giá.

Tại hải ngoại, các chứng từ trên có thể được làm tại văn phòng luật sư hoặc chưởng khế.

(…M’opposer à tout acharnement thérapeutique…maintien en vie par des moyens mécaniques. Souhaiter mourir dignement. M’opposer à ce qu’on me fasse subir une opération ou un traitement qui aurait pour effet me laisser des séquelles graves ou de me laisser dans un état végétatif.)

Văn hào Arthur Hugh Clough ( 1819-1861, Anh Quốc) có nói một câu bất hủ :

« Anh không được giết người, nhưng cũng không cần phải cố gắng để giữ lại sự sống »
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Eleanor - “Thị Màu” nước Úc sẽ làm dâu Việt Nam

(VnMedia) - Năm 2006, nhiều khán giả Việt Nam đã quá đỗi ngạc nhiên khi ngồi trước màn hình tivi xem buổi biểu diễn của Eleanor Clapham- cô gái người Úc hát tuồng, chèo chẳng khác gì các nghệ sĩ Việt Nam. Sau 4 năm “mất tích” Eleanor đã trở lại Việt Nam với những dự định mới, với đam mê mạnh mẽ hơn dành cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam, với hạnh phúc riêng cô có cùng một chàng trai người Việt.
Image
"Thị Màu" nước Úc sẽ thực hiện nhiều dự định với âm nhạc truyền thống Việt Nam (ảnh Cát Tường)

Không đứng lại ở ngã ba đường

Eleanor Clapham có một ước mơ và sự quả quyết rằng cô sẽ là một nghệ sĩ. Nhưng ở vào tuổi mười tám, đôi mươi, giống nhiều người trẻ khác, Eleanor cũng nếm trải cảm giác của người đứng ở ngã ba đường. Cô loay hoay tìm kiếm các con đường khác nhau cho mình. Làm thế nào để tìm ra một con đường mới, để trở thành nghệ sĩ trong khi trước cô đã có bao người tài năng, thành công với nghệ thuật. Năm 2005, Eleanor đang là sinh viên năm cuối ngành văn hóa của trường đại học Wollongon, Úc. Cô cảm thấy mất phương hướng và tương lai ảm đạm khi mọi người nhận xét cô không thể trở thành nghệ sĩ opera được. Đúng lúc ấy, trường Wollongong có buổi biểu diễn tuồng của Việt Nam, Eleanor nghĩ mình có thể học kĩ năng này, sau đó có thể tạo ra một loại hình nghệ thuật khác lạ với những người đi trước.

Cô gái 23 tuổi từ xứ sở Kangaroo một mình sang Việt Nam- mảnh đất hoàn toàn lạ lẫm không người thân với cô để học tuồng. Sau 2 năm rèn luyện, từ chỗ không biết nói một từ tiếng Việt, Eleanor đã có thể diễn các trích đoạn tuồng, chèo khó như Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Ngũ biến, Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại… Lúc này Eleanor được chú ý, cô có buổi diễn tại nhà hát Lớn Hà Nội, nhận được nhiều lời mời diễn, sự chú ý của nhiều người.

Ở thời điểm đó mọi người đều nghĩ rằng Eleanor sẽ tiếp tục học các đoạn Tuồng, Chèo khác, và sẽ tiếp tục biểu diễn thành công. Eleanor thì buồn, một lần nữa cô lại đứng giữa ngã ba đường. Cô sẽ làm gì tiếp theo để vượt lên những thành công vừa có? Có đường đi nào mới không? Buồn bã, mất phương hướng, cô trở về Úc, làm người pha cà phê trong quán bar, dạy thể dục trong trường học, rồi tiếp tục học đại học để tìm một nghề mới nhưng những việc đó không mang lại niềm vui, sự say mê cho cô. “Đó là thời gian đen tối, là điểm thấp nhất cuộc đời tôi”- Eleanor tâm sự. Điều kì diệu đã xảy ra. Eleanor đột ngột nhận được lời mời biểu diễn chèo trong một chương trình tại Singapore. Sau chuyến biểu diễn, Eleanor thăm và ở lại Việt Nam 1 tuần. Cô đi dạo trên những đường phố Hà Nội, và nhận thấy mình đã mắc nợ chính mình, mắc nợ ước mơ thành nghệ sĩ của mình.

Về Úc, Eleanor nghe lại các đoạn tuồng, chèo của Việt Nam. Cô muốn sử dụng chất liệu của âm nhạc truyền thống Việt Nam để viết những ca khúc nhạc nhẹ hiện đại. Thử nghiệm của Eleanor đã tạo ra những bản nhạc pop với âm hưởng của chèo, của tuồng, của hát ru… Eleanor đã tìm được hướng đi mới cho mình. Các sáng tác của cô được đón nhận, cô đi diễn tại các nhà hàng, club, trong những đám cưới của người Việt tại Úc…

Image
Eleanor và chồng sắp cưới - diễn viên Cát Trần Tùng (ảnh Đỗ Hiền)
Tôi sắp thành con dâu Việt đấy

Trong những ngày tháng 5 này, Eleanor đã trở lại Việt Nam- quê hương thứ 2 của mình để thực hiện một chương trình mà cô ấp ủ. Cô đang thu âm album với tên gọi “Trở lại” và thực hiện một liveshow vào ngày 26.6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong liveshow đặc biệt này, Eleanor sẽ trình diễn 12 sáng tác của cô, những bản nhạc nhẹ bằng tiếng Anh có sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam. Có thể thấy trong ca khúc “Trở lại” giai điệu nhạc của “Thị Màu lên chùa”, ca khúc “Điên” được lấy cảm hứng từ đoạn chèo “Xúy Vân giả dại” trong vở Kim Nham, hoặc bài hát “Ru anh” với lời tiếng Anh hiện đại nhưng phần nhạc dựa trên giai điệu hát ru bắc bộ ngọt ngào. Một số bài hát cũng được Eleanor viết bằng tiếng Việt và sẽ trình diễn trong chương trình này. Eleanor cho biết toàn bộ số tiền thu được từ đêm diễn và một phần tiền từ việc bán album sẽ được tặng cho trường KOTO- trường dạy nghề cho trẻ em lang thang Việt Nam.

Trở lại Việt Nam lần này, đi đâu, gặp ai Eleanor cũng tươi cười khoe: Hoàng Lan sắp trở thành con dâu Việt đấy (Eleanor có tên Việt Nam là Hoàng Lan, khi nói chuyện với mọi người cô đều dùng tên Hoàng Lan làm danh xưng). Lấp lánh niềm hạnh phúc, cô khoe tiếp: “Người hùng đã cầu hôn Hoàng Lan rồi”. Hoàng tử của Eleanor là Cát Trần Tùng, diễn viên cũ của nhà hát Tuổi Trẻ, giờ anh đang làm và định cư tại Úc. Cát Trần Tùng cho biết điều anh mến nhất ở Eleanor đó là một cô gái có ước mơ, kiên định với ước mơ, trong sáng và có tấm lòng nhân hậu.

Đỗ Hiền
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Apple Qua Mặt Microsoft

Hôm qua trên thị trường chứng khoán & tài chánh, Apple đã qua mặt Microsoft cái vèo, thị trường tài chánh đã công nhận Apple như một công ty kỹ thuật sáng giá nhất của thế giới. Kỷ nguyên cũ, kỷ nguyên của Microsoft chiếm lãnh thị trường vừa đóng cửa!

Sự thay đổi ngôi thứ kể trên đánh dấu một dữ kiện quan trọng: Thị hiếu của người tiêu thụ định hướng kỹ thuật thế chỗ cho sự cần thiết của thị trường. Nói một cách khác, kỹ thuật được phát triển dựa theo ý muốn của người tiêu thụ.

Microsoft làm mưa gió trên thị trường kỹ thuật qua các nhu liệu Windows và Office; các nhu liệu này được sử dụng bởi hầu hết mọi người tiêu thụ dùng máy điện toán trong suốt 2 thập niên vừa qua. Nhưng rồi các ngón tay gõ lóc cóc trên bàn phím bắt đầu nhường chỗ cho ngón tay lướt trên màn ảnh, nhẹ nhàng hơn, nhanh chóng hơn! Căn bản buôn bán của Microsoft là duy trì thị trường đang có trong tay.
Ngược lại, Apple, trái táo cắn dở, sản xuất những dụng cụ cầm gọn trong tay như iPod, iPhone và iPad để nghe nhạc, để lượn sóng và nói chuyện xa gần. Dù Apple vẫn sản xuất máy điện toán nhưng chính các dụng cụ nhỏ gọn cầm tay kia đã là sức đẩy Apple vượt qua chỗ đứng của Microsoft. Apple sống còn bằng cách thay đổi, phát triển những sản phẩm mới lạ để tranh giành. Sự cải tiến không ngừng đã đưa Apple đến mức hàng đầu.

Nói chung, kỹ nghệ kỹ thuật bán ra khoảng 172 triệu cái "điện thoại thông minh" trong năm 2009 so với 306 triệu máy điện toán, nhưng tốc độ buôn bán của điện thoại nhanh gấp 5 lần!

Phân tích kỹ lưỡng hơn: Ngày 26 tháng Năm, 2010, Wall Street đã định giá Apple ở mức 222.12 tỉ mỹ kim, trong khi định giá Microsoft là 219.18 tỉ! Công ty Hoa Kỳ duy nhất được định giá cao hơn là Exxon Mobil, 278.64 tỉ.
Hai công ty Apple và Microsoft có mức thu tương đương, Microsoft thu vào 58.4 tỉ với lợi tức 14.6 tỉ trong khi Apple thu vào 42,9 tỉ dù lợi tức chỉ 5.7 tỉ. Nghĩa là Microsoft và Apple cùng buôn bán, thu vào số tiền tương đương nhưng Microsoft kiếm ra nhiều tiền hơn! Với một lợi tức khiêm nhường so với Microsoft, thị trường chứng khoán cũng vẫn đánh giá Apple cao hơn, các con số kể trên cho thấy sức mạnh của Apple đã thu hút được thị trường chứng khoán.

Những gì khiến người thế giới nể nang Apple như thế?
Câu chuyện của Apple là câu chuyện của một công ty thua lỗ, ngắc ngoải rồi hồi sinh, vươn mình lớn mạnh. Bắt đầu từ ông sếp lớn, Steven Jobs, người đã tạo dựng Apple nhưng rồi bị đẩy khỏi công ty năm 1985. Sau biến cố ấy, Apple tuột dốc, bị những công ty cạnh tranh xem thường và cho là "chết ngắc", từ Dell đến Microsoft. Năm 1996, ông Jobs trở về và vực dậy đứa con tinh thần đang đau ốm thập tử nhất sinh của mình.

Sự hồi sinh của Apple đánh dấu bằng việc ra đời của iPod, ông sếp lớn từ lúc đó được nhìn nhận như một người có cái mũi đánh hơi rất bén nhạy thị hiếu của người tiêu thụ. Apple đẩy Sony ra khỏi thị trường âm nhạc qua iTunes trên mạng. Kế tiếp là việc vượt mặt Nokia về điện thoại di động khi Apple đưa ra thị trường iPhone. Năm nay, Apple lại đánh thức thị trường kỹ thuật qua iPad, một sản phẩm có thể thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thị trường máy điện toán, cách sử dụng và người tiêu thụ. Nhanh chóng, tên tuổi của Steven Jobs gắn liền với người chế tạo sản phẩm kỹ thuật hay nhất từ máy nghe âm nhạc, điện thoại di động đến máy điện toán!

Trong khi Apple lên như diều gặp gió và vai trò của Microsoft mờ nhạt dần nhưng không có nghĩa là Microsoft sửa soạn về hưu, Microsoft vẫn chiếm một chỗ đứng khá quan trọng trong thế giới kỹ thuật. Nhu liệu Window nằm trong 90% số máy điện toán của người thế giới và nhu liệu Òfìce được sử dụng bởi trên dưới 500 triệu người để làm việc hàng ngày, gửi điện thư và lượn sóng mạng ảo!

Tấm tắc khen lao như thế nhưng không mấy ai bỏ qua việc theo dõi cuộc ganh đua giữa Apple và Google tranh giành thị trường mạng ảo. Google chiếm giữ mạng ảo trong khi Apple sửa soạn thay đổi cái thói quen của nguòi tiêu thụ qua việc chế tạo các sản phẩn "xài liền" không cần phải thêm thắt gài nhu liệu ... như hiện nay. Người ta tiên đoán rằng chẳng chóng thì chày, ta sẽ có các món hàng kỹ thuật mua về cắm điện là cứ việc sử dụng ...?
Riêng với ông Jobs, lòng tự tin và sự kiên trì, thắng không kiêu bại không nản đã đưa ông ta đến đỉnh của sự thành công. Với tinh thần cầu tiến và ganh đua như thế, ông sếp kia sẽ giữ được vị trí đứng trên đinh núi rất lâu?

Ta chờ xem ?!
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ca sĩ hát ca khúc World Cup chết trước ngày khai mạc

Siphiwo Ntshebe, giọng ca opera được chính cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela chọn biểu diễn trong lễ khai mạc World Cup,
chết chỉ hai tuần trước ngày trọng đại của cuộc đời.
Image
Ca sĩ opera Siphiwo Ntshebe. Ảnh: Ian Monk.
Ca sĩ 34 tuổi nhập viện ở Port Elizabeth tuần trước vì bị viêm màng não và tử vong hôm 25/5. Ntshebe dự định biểu diễn bài hát mới Hope trong lễ khai mạc, tổ chức ở Johannesburg vào ngày 11/6. Ca khúc này được gợi cảm hứng từ những lời phát biểu của ông Mandela, về hy vọng và tình yêu thương. Hope đã được ghi âm trong album nhạc chính thức của World Cup.

Chưa được biết đến nhiều ở quê hương mình, sự xuất hiện ở lễ khai mạc sự kiện thể thao được chờ đợi nhất thế giới này là cơ hội lớn để nam ca sĩ tiếp cận với đông đảo khán giả. Theo West Cape News, bản thân anh cũng tỏ ra rất hồi hộp chờ đón ngày mà anh cho là "trọng đại nhất cuộc đời", miệt mài luyện giọng cho buổi biểu diễn trước hàng tỷ người trên trái đất.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã gửi lời chia buồn đến gia đình Ntshebe: "Định mệnh ác nghiệt đã cướp anh ấy đi một cách đột ngột, ngay trước ngày khai mạc vòng chung kết bóng đá thế giới đầu tiên được tổ chức tại châu Phi. Nhưng chúng ta không điều khiên được số phận".

Nick Raphael, ông chủ Epic Records - hãng vừa ký hợp đồng phát hành đĩa cho anh, phát biểu, cái chết của Ntshebe là "một thảm kịch đối với tất cả những ai tin vào sức mạnh của âm nhạc". "Anh ấy có chất giọng tuyệt vời. Giai điệu trong âm nhạc của anh ấy cũng rất độc đáo", ông Raphael nói.

Bài hát này và album cùng tên dự định được phát hành đúng thời điểm World Cup. Epic chưa có quyết định cuối cùng về việc đẩy sớm thời điểm ra mắt, nhưng gia đình ca sĩ quá cố muốn âm nhạc của anh "được càng nhiều người nghe càng tốt".
Image
Người hâm mộ Nam Phi đang chờ đón ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Ảnh: allafrica.
Trước đó, ông Mandela từng ca ngợi giọng nam cao này là "một công dân Nam Phi rất tài năng, người đã vượt qua mọi khó khăn trong đời, làm việc chăm chỉ để hướng đến một tương lai tốt đẹp".

Ntshebe sinh trưởng ở một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Eastern Cape của Nam Phi. Anh đam mê ca hát từ thủa lên 5, và đi học thanh nhạc ở Nam Phi, Australia rồi theo học theo học Đại học Âm nhạc Hoàng gia ở London, Anh, từ năm 2004 đến 2007. Ntshebe đã biểu diễn nhiều nơi ở châu Âu.

Y.P.
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Độc đáo màn rước dâu bằng xe đạp

(Dân trí) - Ngày 23/5 vừa qua đoạn đường hơn 15km từ xã Bình Nhâm, huyện Thuận An về thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) như có hội. Nhiều điểm còn tắc nghẽn vì người dân đổ ra xem một đoàn quân xe đạp đang… rước dâu.
Đám cưới độc đáo vẫn đang rầm rộ trên diễn đàn xedap.org là của chú rể Nguyễn Hoàng Nam và cô dâu Lưu Ái Vân. Anh Hoàng Nam là thành viên của CLB xe đạp Thủ Dầu Một. Trước ngày cưới, anh tự hỏi: “Mình là “tín đồ” của xe đạp, vậy tại sao lại phải rước dâu bằng… xe hơi”. Thế là anh bắt tay ngay thực thiện ý tưởng rước dâu bằng xe đạp.

Ý tưởng của anh được các anh em trong các CLB xe đạp ở Bình Dương, TPHCM hưởng ứng nhiệt tình. Bất ngờ hơn, cô dâu Lưu Ái Vân và gia đình nội ngoại hai bên… cũng gật đầu đồng ý ngay lập tức.

Đoàn rước dâu hôm đó, ngoài những chiếc xe máy dẫn đường có khoảng 40 thành viên đến từ LCB xe đạp Thủ Dầu Một (Bình Dương), Q.3, Q.7, Tân Đại Dương (TPHCM), Hòa An (Đồng Nai) tham gia.

Điều anh Nam và chị Vân ngỡ ngàng nhất là lại có đông người dân trên đoạn đường họ đi qua đổ ra xem màn rước dâu bằng xe đạp của mình đến thế. “Đúng như một ngày hội vậy, mọi người đứng hai bên đường vỗ tay, cùng hát chúc mừng hạnh phúc của chúng mình. Đó là điều chúng mình bất ngờ nhất”, anh Nam chia sẻ.

Chú rể Hoàng Nam và cô dâu Ái Vân cho rằng rước dâu bằng xe đạp không chỉ cực kỳ lãng mạn, thú vị mà còn thể hiện tinh thần thể thao và phong trào… vì môi trường. Sau đám cưới đầy kỷ nhiệm này, nhiều thành viên trẻ tuổi trong các câu lạc bộ xe đạp cũng hào hứng với ý định “Sau này cưới nhất quyết rước dâu bằng xe đạp”.

Anh Nam cũng chia sẻ chút khó khăn khi đạp xe chở thêm kiệu cô dâu: “Hàng ngày đap xe một mình khác. Do xe kéo theo “kiệu”, khi xuống dốc, mình dễ bị ùn xuống trước, còn khi lên dốc thì… nặng kinh khủng. Cũng may hôm đó, khi lên mấy đoạn dốc, một số anh em nhanh ý lại… đẩy giúp mình”. Thế nên, theo anh Nam, rước dâu bằng xe đạp chú rể và cô dâu cần phải luyện tập trước.

Anh Nam ngỏ ý, sau này các thành viên trong CLB chủ cần “hú” một tiếng là anh sẽ lập tức tham gia trong đội hình rước dâu bằng xe đạp ngay. Hơn nữa, chiếc “kiệu” rước dâu anh đã mua để làm kỷ niệm, thành viên nào có ý định rước dâu bằng xe đạp anh đồng ý cho mượn ngay.
Image
Chiếc xe hoa độc đáo của chú rể Nguyễn Hoàng Nam và cô dâu Lưu Ái Vân.

Image
Các “tay đua” kiểm tra xe hoa trước khi lên đường.

Image
Cô dâu Ái Vân chia sẻ về việc về dinh bằng xe đạp: “Cực kỳ lãng mạn và thú vị!”.


Rất đông người đổ ra xem màn rước dâu bằng xe đạp.

Image
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh cùng cô dâu… may mắn.

Image
Đoàn quân rước dâu y như một… đội đua xe.

Image
Trên đoạn đường “đưa nàng về dinh”, chú rể liên tục được hỗ trợ… nước.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

RANH GIỚI MÊ VÀ NGỘ
Tác Giả: Tinh Vân - Việt dịch : Quảng Lâm

1- Phàm việc gì cũng có 2 mặt

Phàm trên đời tất cả mọi việc đều có hai mặt. “Thiện” , “ác”. “phải” , “trái”. Ngoài ra “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”, “có”, “không”…cũng đều có 2 mặt.
Có hai mặt nhưng kỳ thực dường như chúng không có tuyệt đối. Nhiều khi cả 2 mặt đều là xấu, hoặc thậm chí trong cái “tốt” lại có một chút “xấu”, trong cái “xấu” lại có một chút gì “tốt”.

Nhiều lúc hai người tranh chấp nhau, ai cũng có cái lý của mình, bởi mỗi người đều có một lập trường riêng, không có ai là người phải hoặc trái. Cũng giống như con gái nói với bố là đáng yêu nhất, mẹ là đáng yêu nhất, cũng đều đúng cả nhưng chưa thật trọn vẹn, mà phải nói là “cả bố và mẹ đều đáng yêu”. Người Phật tử ca ngợi Phật giáo là vĩ đại nhất thì cũng đúng, nhưng để tôn trọng các tôn giáo khác, thì người Phật tử nên nói “Thiên Chúa Giáo cũng rất vĩ đại”, tín đồ Thiên Chúa Giáo khen Phật Giáo cũng rất vĩ đại như thế thì càng viên mãn hơn.

Có khi “đúng” hoặc “sai” được xác định từ lập trường của mỗi người, nhiều khi vì lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và bối cảnh khác nhau mà có những tiêu chuẩn không đồng nhất. Bởi thế nếu tất cả đều chấp theo ý của mình, thì rất khó có tiêu chuẩn tuyệt đối.

Giả dụ người phương Đông thấy người phương Tây ở nơi công cộng ăn mặc hở hang thì cho là tục tĩu, thiếu văn minh lịch sự. Người phương Tây thấy người phương Đông ở chốn đại chúng đông người lại quần ngắn áo cộc chẳng ra thể thống. Người phương Đông nhìn người phương Tây làm gì cũng phải xếp hàng tuần tự, thấy thật là lãng phí thời gian, không hiểu hiệu suất công việc. Người phương Tây nhìn người phương Đông thích tranh đi trước, không có trật tự, lại cho rằng đó là một dân tộc không lề lối.

Người Trung Quốc thấy người Nhật Bản gặp nhau cứ cúi gập người chào, lúc ra về mà không có mấy lần gập lưng thì không ra khỏi cửa. Người Nhật Bản nhìn người Trung Quốc gật đầu, rộng bước nhìn vẻ kiêu ngạo, thì liền đánh giá một dân tộc không hiểu lễ giáo.

Trung Quốc thấy người phương Tây cứ liên tục kết hôn rồi lại ly hôn, một đời chồng, hai đời chồng, một đời vợ, hai đời vợ, thậm chí tới 4-5 đời vợ, thấy hết sức phi lí. Nhưng người phương Tây thấy người Trung Quốc một lúc tới 2,3 vợ, con cái đầy đàn, tứ đại đồng đường, lại thấy thật ngoài sức tưởng tượng.
Người Trung Quốc gặp gỡ thường có thói quen chào hỏi “anh ăn cơm chưa?” Người phương Tây thấy vậy cho rằng thật kỳ lạ, bởi vì họ gặp nhau là phải ôm hôn thắm thiết, nhưng cái này người Trung Quốc lại không thể chấp nhận.

Cho nên, Phật giáo chủ trương “Trung đạo” đối với tất cả mọi sự đều phải xem xét động cơ và thời điểm hiện tại. Bởi vì sự vật đều có 2 mặt “nhân và quả” duy chỉ có nhận ra nhân duyên của trung đạo, thì mới có thể phân biệt chính xác “đúng, sai, trái, phải”. Còn đối với người chỉ thích nghe một bên, đó là người chưa hiểu hết được công lý, công lý phải đưa nó ra, đặt vào chính giữa mà phán đoán, bởi nó nhất định phải có một điểm cân bằng, nó là 2 mặt, là nhiều mặt khác nhau, thậm chí ngoài ra còn kết hợp với nhiều yếu tố nhân duyên khác nữa.Vậy làm sao mà có thể nhìn toàn diện được như vậy? Chỉ có dựa vào trí tuệ và mới mong đích thực hiểu được nó.

2. Ma quỷ và Thiên sứ.


Phương Tây có 1 họa sỹ, muốn vẽ chân dung của Đức Chúa Giêsu, thế là người họa sỹ cất công đi khắp thế giới tìm kiếm, mong muốn tìm ra 1 người có có tướng mạo trang nghiêm thánh khiết giống như chúa Giêsu để làm người mẫu. Trải qua một thời gian nỗ lực cuối cùng bức họa cũng được hoàn thành.

Mấy năm sau có người góp ý, nếu anh có thể vẽ lại thêm một bức chân dung ma quỷ để so sánh với sự thánh khiết của Chúa, thì sẽ càng tăng thêm rõ rệt sự khác nhau giữa bức họa “thiện và ác”. Thế là nhiều họa sỹ lại đi khắp nơi để tìm một người dung nhan xấu xa, ma chê quỷ hờn để vẽ, cuối cùng nghe nói ở một nhà tù nọ, có một phạm nhân vô cùng gian ác, diện mạo xấu xí trông giống như quỷ.

Người họa sỹ sau khi thương lượng với cai ngục đã được đồng ý để phạm nhân làm hình mẫu cho anh ta vẽ. Trong quá trình thực hiện bức họa, người họa sỹ cảm thấy vị phạm nhân có khuôn mặt rất hiền từ, trong cuộc trò chuyện mới biết rằng hóa ra người phạm nhân này chính là người mẫu để anh ta thực hiện bức họa của Chúa trước đây. Nhưng lúc đó chỉ vì được một số tiền lớn từ giải thưởng, cuộc sống của anh ta bắt đầu thoái hóa, ăn chơi vô độ, cờ bạc rượu chè, nghiện hút…và cuối cùng phải vào tù. Người họa sỹ nghe xong, ngoài việc cảm thấy nối tiếc cho người phạm nhân anh ta còn trầm tư suy nghĩ và nhận ra rằng: “Hóa ra thánh nhân hay ma quỷ đều do con người chúng ta diễn suất cả mà thôi”.

Trong Phật giáo cũng có một chuyện tương tự. Ngài trưởng giả Xá Lợi Phất nhìn thấy một người bạn cũ lâu ngày không gặp. Thấy anh ta mặt mũi trở nên hung tợn, liền ngạc nhiên và dò hỏi nguyên do? Người bạn nói : “Gần đây do anh đang điêu khắc một bức tượng qủy La sát” Xá Lợi Phất bèn khuyên vì điêu khắc ma quỷ, nên một thời gian dài phải quán tưởng đến bộ mặt hung tợn của La sát, mà tướng mạo của anh thành ra xấu xí như vậy. Nếu anh đổi lại điêu khắc tượng Phật trong tâm sẽ đầy từ bi và hiền hậu, từ đó sẽ khiến thân và tâm anh thay đổi, thành trang nghiêm phúc hậu, thế chẳng phải càng tốt hơn sao? Người bạn nghe xong đổi sang điêu khắc tượng Phật, mấy năm sau do tâm địa cải đổi, mà tướng mạo anh trở nên từ bi phúc hậu hơn, ai nhìn thấy cũng đều sinh tâm hoan hỉ .

Làm Phật hay chúng sinh đều do tâm chúng ta tạo ra, trong tâm có thiên đường của thần thánh và cũng có địa ngục của ngã quỷ. Chúng ta trong một ngày không biết đã không biết bao nhiêu lần ra vào thiên đường, địa ngục? Đã hoán đổi Thánh nhân và ma quỷ 2 vai biết bao nhiêu lượt? Trong tâm ta chứa đựng đầy đủ mười pháp giới. Trong 10 pháp giới con người là nút chuyển để quyết định sự thăng trầm lên xuống. Bởi vì trên con người còn có Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, dưới thì có địa ngục, ngã quỷ và súc sinh.

Kinh Phật có câu: “Tất cả đều do ý thức mà biến đổi, do Tâm mà hiện ra”. Đại thừa khởi tín luận nói: “Nhất Tâm khai nhị môn”, 1 là Tâm chân như môn tức Phật tính, 2 là Tâm sinh diệt môn tức Phàm phu.

Chúng ta sống ở thế gian nếu biết lấy Phật tâm mà đối nhân xử thế, thì thế gian này cũng sẽ theo đó mà biến thành cõi Phật, còn nếu đem tâm ma quỷ ra để đối đãi thì thế giới ắt cũng sẽ trở thành địa ngục. Phật thánh và ma quỷ đều cùng tồn tại trong một cái Tâm. Vậy bạn muốn thành Phật hay biến thành ma quỷ đây? Phải nên hết sức thận trọng.

3. Bận bịu và nhàn rỗi

Cuộc sống của bạn là bận bịu hay nhàn rỗi?

Nhàn và rỗi là hai phương thức sống khác nhau có người thích bận bịu, càng bận càng thấy phấn chấn, càng có tinh thần, xem bận bịu biến thành động lực, thành nguồn dinh dưỡng. Cho rằng nhàn rỗi là lười nhác, là giải đãi không có việc gì để làm. Xem việc nhàn rỗi đồng nghĩa như là Chết vậy. Nhưng có lại người lại cho rằng nhàn rỗi là nghỉ ngơi, là tự tại và tu dưỡng và nhận thấy bận bịu là sự chấp trước đối với thế gian này, là bị làm nô lệ cho công việc.

Cũng có người muốn có lúc bận, lúc rỗi. Như người lao động một tuần yêu cầu được nghỉ 1,2 ngày hoặc 1 ngày làm việc 8 tiếng, thậm chí có người trong khi công việc bận, họ lại thích uống trà, đọc báo, tìm cách để đi công tác. Tóm lại là mong rằng khi bận có lúc rỗi rãi nghỉ ngơi. Có người lại nhàn rỗi đến phát sợ, đến khó chịu, bởi vậy mà họ bỏ tiền, bỏ sức lực ra để xin người khác cho mình một công việc để làm, chẳng qua hy vọng được làm việc để giết thời gian.

Bận là hoan hỷ, là phát tâm, bận là tiến bộ, là an trụ. Chính trong cái bận bịu mà chúng ta có thể lĩnh hội được giá trị của cuộc sống và ý nghĩa của công việc, bận khiến cho chúng ta gặt hái được càng nhiều trí thức, quen biết nhiều bạn bè và kết được nhiều thiện duyên hơn.

Nhưng bận cũng có nhiều kiểu khác nhau, có người bận về công việc gia đình, có người vì vui chơi mà bận, nhưng cũng có người vì giúp đỡ người khác mà bận…Chúng ta cứ nhìn ga tầu, bến xe hàng ngày mọi người đều hối hả qua lại, nhìn là biết họ là những người bận rộn. Nhưng chỉ có điều người thì vì danh lợi, người thì vì nghĩa, người thì vì tình, vì nghĩa… và tất nhiên cũng có người như Khổng tử ngao du các nước, như Đức phật khất thực và hành hóa khắp mọi nơi. Các Ngài là những người đi truyền bá tiếng nói của hòa bình, đi vào giữa dòng đời mà tuyên giảng chân lý, vân du khắp nơi vì bản thân, vì người khác và hơn thế nữa vì cả thế nhân này mà bận.

Có người lấy bận bịu làm niềm vui, làm hoan hỉ, trách tại sao một ngày không thể tăng thêm 24 giờ nữa để được bù đắp công việc.Có người nhàn rỗi đến nỗi không thể không thể duy trì được cuộc sống, chỉ muốn người khác đến giúp mình, người khác đến bù đắp, thà rằng ngửa tay cầu xin nghèo khó chứ không chịu tự thân đi lao động, mưu sinh.

Bận bịu tất nhiên là khổ, vậy nhàn rỗi có phải là sướng không? Nhàn rỗi khổ vì không có việc làm mà làm, thì thà rằng bận rộn mà có ý nghĩa còn hơn. Bận là liều thuốc bổ tốt cho tâm và thân, còn hơn nữa bận để gieo trồng lại những chủng tử tốt đẹp cho đời này và đời sau. Cuộc sống của con người bởi vậy chúng ta hãy tận hết khả năng để bản thân trở thành những người bận rộn có ý nghĩa, vì bận mới có tiến bộ, mới có thành tựu.

Kỳ thực,nói “bận” và “rỗi” chỉ là 2 mặt đối đãi của sự và tướng, nếu có khả năng viên dung hoàn hảo được cả sự và lý thì tuy bận mà rỗi. Tốt nhất là có thể trong khi bận rộn mà có được tâm nhàn rỗi, khi nhàn rỗi phải nên có cảm thụ của bận rộn. Chúng ta phải nên người bận mà tâm không bận, tâm rỗi mà người không rỗi mới là thái độ tốt nhất của cuộc sống.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

'Ronaldo có chơi 1000%, Bồ Đào Nha vẫn không vô địch'

Là người Bồ Đào Nha nhưng Jose Mourinho cũng không dám tin khả năng thành công của đội tuyển quê hương ở World Cup 2010.

Dưới thời Carlos Queiroz, dấu ấn rõ nhất Bồ Đào Nha tạo ra có lẽ là cảm giác chông chênh, bất ổn. Có trong đội hình nhiều ngôi sao, đặc biệt là cầu thủ hay nhất thế giới năm 2008 - Cristiano Ronaldo, nhưng họ vô cùng chật vật mới kiếm được suất vé vớt đến Nam Phi mùa hè này.

Tưởng qua được khúc cua hiểm, Bồ Đào Nhà sẽ tăng tốc và thể hiện một bộ mặt tươi tắn hơn. Nhưng không. Trong trận giao hữu quốc tế mới đây, họ gây thất vọng lớn - thậm chí có thể xem là cú sốc - khi bị cầm hòa 0-0 bởi đội tuyển nhỏ bé của Tây Phi, Cape Verde (vốn chỉ được xếp hạng... 117 thế giới).
Image
Ronaldo và đồng đội không tạo được điểm nhấn khi thi đấu cho đội tuyển.
Chứng kiến những gì diễn ra ở đội tuyển quê nhà, Mourinho không khỏi thất vọng. Trong cuộc phỏng vấn gần đây, HLV vừa cùng Inter lập nên cú ăn ba lịch sử không ngần ngại nhận định rằng: "Bồ Đào Nha không có chút cơ hội nào để vô địch ở World Cup lần này, ngay cả khi Ronaldo thi đấu bằng 1.000 phần trăm khả năng".

Đáp lại, HLV Queiroz cho rằng người đồng hương nói vậy chỉ nhằm khích lệ tinh thần của đội tuyển trước chuyến phiêu lưu đến Nam Phi. "Bóng đá Bồ Đào Nha có lịch sử lâu dài, và lời lẽ của Mourinho khiến chúng tôi phải suy nghĩ sâu sắc", Queiroz nói.

Cựu trợ lý của Alex Ferguson tại MU vẫn tin tưởng vào khả năng thành công để tạo ra bước ngoặt mới cho bóng đá Bồ Đào Nha - như khi ông cùng đồng đội lên ngôi ở World Cup dành cho lưới tuổi U20 tổ chức tại Ả-rập Xê-ut năm 1989.

"Tôi muốn đội tuyển hiện tại có được tinh thần như thế hệ vàng trước kia", ông nhấn mạnh. "Mục tiêu của tôi là tạo thanh thế cho bóng đá Bồ Đào Nha. Khi chúng tôi vô địch cách đây 21 năm, chúng tôi đã thay đổi hình ảnh của bóng đá Bồ Đào Nha trong con mắt bạn bè thế giới".

Doãn Mạnh
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Đôi điều quan trọng mà chúng ta cần biết.


Trong đời sống thường ngày ở Mỹ, có ngạc nhiên xẩy ra. may mắn, nếu không nói là bất hạnh.

1/chứng Leptospinosis:

Căn bệnh khủng khiếp cấp tính gây ra bởi "nước đái chuột " trên nắp lon Coca. Theo nghiên cứu, nước đái chuột chứa nhiều vi khuẩn cực độc, gấp nhiều lần một bồn cầu công cộng. Tai các hãng sản xuất nước ngọt thì không có chuột, nhưng khi mang về các tiệm bán lẻ, rồi chở về nhà, để dưới gara, không có thùng che, CHUỘT có thể chạy qua chạy lại và tiểu (đái) vào nắp lon.

Cho nên, khi muốn uống nước ngọt, nên rửa nắp lon cho sạch, và nên dùng ống hút, thì sẽ tránh được sự thăm viếng của Thần Chết Leptospinosis này.

2-Gọi đi làm Bồi Thẩm Đoàn:
Ông M. vừa về tới nhà sau tám tiếng làm việc mệt mỏi, thì nghe điện thoại reo liên tục. Cầm ống nghe lên, ông thấy một giọng phụ nữ trẻ hỏi lý do tại sao ông không đi làm Bồi thẩm đoàn vào tuần lễ vừa qua, mặc dù có giấy mời. Ông M. bối rối: “Tôi có nhận được giấy mời gì đâu?”

Người thiếu nữ bên kia gằn giọng: “Chúng tôi có gửi giấy đến ông từ tháng trước. Tuần lễ vừa qua, có một phiên tòa quan trọng, chúng tôi chờ ông mãi không thấy ông tới. Ông có biết rằng như vậy là phạm tội khinh thị Tòa Án hay không?” Ngỡ ngàng và lo sợ, ông M. run run: “Tôi hoàn toàn không nhận được giấy mời gì cả?” Giọng nói gay gắt hơn: “Ông cho tôi kiểm chứng lại. Ông tên gì? Nguyễn văn M. phải không?” “Dạ, đúng!” Giọng nói hỏi tiếp: “Địa chỉ ông là..... Đúng không?”

“Dạ, cũng đúng luôn!” “Số an sinh xã hội của ông là mấy ? Phải 12345678 không ?” Ông M. ngớ người: “Không phải ! Số an sinh của tôi là 78912345 cơ mà!” Người thiếu nữ gằn giọng hơn: “Ông có chắc không ? Lặp lại một lần nữa coi !” Ông M. lắp bắp: “Thưa cô, đúng vậy ! Số an sinh xã hội tôi là 78912345 ! Tôi rất chắc chắn về điều đó ! Tôi thuộc lòng nó mà!” Người thiếu nữ dịu giọng hơn: “Vậy, ông cho tôi một điều để kiểm tra thêm. Thẻ Credit card của ông mang số mấy ?”

Đến đây, thì ông M. hơi hiểu ra, ông tái mặt: “Tại sao cô lại hỏi tôi số Credit card?” Đầu dây bên kia cúp máy “Cụp”! Ông M. đổ mồ hôi. Thôi, chết rồi, mình đã lộ số an sinh xã hội cho một tên lạ mặt rồi ! Phải tìm cách cấm cản....
Nhưng không kịp nữa rồi. Chỉ trong nháy mắt, những thông tin về ông M. đã được bọn gian thu vào “data” và chúng đã nhanh chóng rút tiền của ông từ vài trương mục ! Kiểu lừa gạt này đang được áp dụng ở Oklahoma, Illinois, và Colorado.

3-Stroke (Xuất Huyết Não):
Tại một quán ăn sang trọng, cô N. đang vui vẻ trò chuyện cùng nhóm bạn thân đã lâu ngày không gặp. Chuyện trò nở như bắp rang. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu được kể lại với những nụ cười dòn dã. Bất chợt, khi đứng dậy để đi “toilet”, cô N. tự nhiên trượt chân, lảo đảo, tí nữa thì ngã xuống. Bạn bè vội đỡ tay cho cô khỏi ngã. Mặt cô hơi tái. Mấy người bạn hỏi dồn: “Có sao không? Có thấy gì không? OK chứ?...” Cô N. cố mỉm cười: “Không sao đâu! Tại đôi dép mới mua, đi chưa quen chân.” Rồi cô tiến tới “toilet” xong rồi trở lại tiếp tục những câu chuyện dang dở.
Những tiếng cười lại vang lên. Những vai ôm, tay bắt nồng nhiệt. Rồi cũng phải tan hàng. Ai về nhà nấy. Cô N. ra xe về. Thay quần áo xong, đi tắm, và lên giường chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, cô thấy chóng mặt, tay chân run rẩy không tự chủ được. Vội vã, cô gọi một cô bạn thân. “Hello! Mày tới ngay với tao... Tao cảm thấy không ổn rồi...” Người bạn chạy tới, gõ mãi cửa không mở. Phải kêu Manager mở giùm. Vào trong, thấy cô N. nằm gục bên chiếc điện thoại. Xe cấp cứu tới, chở cô vào bệnh viện. Nhưng, đã trễ. Cô N. bị xuất huyết não, những mạch máu vỡ đã tràn ra...

Phải chi, khi bạn bè thấy cô N. có triệu chứng bất ngờ lảo đảo, run rẩy, mà đưa cô vào bệnh viện ngay, thì có lẽ mạng sống của cô đã không bị mất đi. Do đó, khi thấy một người thân nào có triệu chứng trợt chân bất ngờ, hay tự nhiên run rẩy, nói năng bất thường, người bên cạnh phải làm ngay những việc dưới đây:
a-Yêu cầu người bạn trợt té đó CƯỜI lên vài lần, xem NỤ CƯỜI có tươi nở bình thường không, hay là có chút méo mó.
b-Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN, xem cánh tay có run run không.
c- Bắt người đó NÓI VÀI CÂU KHÓ, xem có vấp váp gì không. Nếu có những triệu chứng bất thường, người bạn đó đã bị Xuất Huyết Não rồi, phải gọi 911 gấp và dẫn giải những triệu chứng đó cho người nhận điện thoại. Bạn bè cũng có thể hỏi xem người đó có thấy tức ngực không, có đau tê ở dưới cánh tay trái không. Nếu có, thì là triệu chứng của bệnh TIM (Heart Attack). Cả hai trường hợp đều phải được đưa gấp vào bệnh viện, mới tránh khỏi Tử Thần.

Ngoài ra, THIỀN cũng là biện pháp giúp chúng ta thoát nạn. Thỉnh thoảng, trong cuộc sống căng thẳng, nếu chúng ta thấy có sự ran ran ở trán, ở màng tang, hay trong đầu, cảm giác như có sợi chỉ chạy qua từ bên này sang bên kia, điều nên làm trước tiên là ngồi thẳng lại (lưng thật thẳng), nhắm mắt, hai tay gác lên đầu gối và THIỀN ĐỊNH bằng cách hít thở thật chậm, thật dài, trong khi cố gạt bỏ mọi suy nghĩ ra ngoài trí não, theo dõi hơi thở từ lúc bắt đầu hít vào lỗ mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi. Theo dõi ngược trở ra khi bắt đầu thở ra... Làm như vậy vài lần sẽ thấy thoải mái ngay, hết mệt, và biết đâu đã tránh được một lần “stroke” nhẹ....
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Tuyển Đức chọn được thủ quân mới thay Ballack
Philipp Lahm là người vinh dự đeo băng đội trưởng tuyển Đức tại World Cup trên đất Nam Phi hè này.

HLV trưởng Joachim Low mới thông báo quyết định chọn Lahm, 26 tuổi, vào vị trí thủ quân còn khuyết. Đồng đội của hậu vệ phải này ở CLB Bayern Munich, tiền vệ Bastian Schweinsteiger sẽ làm đội phó và đồng thời đảm nhiệm vai trò mà Ballack để lại ở tuyến giữa.

"Cả Lahm lẫn Schweinsteiger đều vừa có một mùa giải tuyệt vời với Bayern và chứng tỏ rằng họ có đủ năng lực, phẩm chất để gánh vác trọng trách mới ở ĐTQG", Low phát biểu từ trại tập huấn của tuyển Đức trên đảo Sicilia, Italy. Ông còn nhấn mạnh: "Tân đội trưởng và tân đội phó từ lâu đã đóng vai trò quan trọng cả trên khía cạnh chuyên môn lẫn tinh thần của tuyển Đức".
Image
Lahm (phải) và Schweinsteiger. Ảnh: Bild.
Trao băng đội trưởng cho Lahm, HLV Low vẫn hy vọng Schweinsteiger sẽ thể hiện tầm ảnh hưởng lớn hơn với tuyển Đức, chủ yếu vì vị trí của anh trên sân. "Schweinsteiger sẽ thay thế vai trò của Ballack ở trung tâm hàng tiền vệ. Cậu ấy có lối chơi tương đồng với Ballack và là một thủ lĩnh đích thực, luôn biết cách ổn định tinh thần và thúc đẩy cả đội từ khu vực giữa sân", ông lý giải.

Trước đó, ngoài Lahm và Schweinsteiger, còn có một thành viên Bayern khác là tiền đạo Miroslav Klose được ướm cho chức đội trưởng mà Ballack để lại. Đây là cầu thủ có thâm niên cao nhất ở tuyển Đức hiện tại với 94 trận và 48 bàn kể từ lần đầu được triệu tập năm 2001. Nhưng việc ngồi dự bị ở Bayern trong phần lớn mùa giải vừa qua khiến chân sút gốc Ba Lan không được chọn.

Theo truyền thông Đức, với việc không chọn Klose vào một trong hai vị trí - đội trưởng và đội phó, nhiều khả năng HLV Low cũng sẽ gạt tiền đạo 31 tuổi này khỏi đội hình chính thức tại World Cup 2010.

Low cũng mới công bố một quyết định quan trọng khác về nhân sự trước thềm World Cup. Theo đó, thủ môn đang bắt cho Schalke ở Bundesliga, Manuel Neuer được chọn làm thủ môn chính thức của tuyển Đức, thay Rene Adler phải ngồi nhà vì bị gãy xương sườn.

Ở tuổi 24, Neuer là người trẻ nhất trong số 3 thủ môn mà Low mang đi Nam Phi và tương tự hai người còn lại - Tim Wiese, Joerg Butt, chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Trận giao hữu thắng Malta 3-0 cách đây hai tuần mới là trận thứ ba của thủ môn này và là trận đầu tiên anh được bắt chính trong màu áo tuyển Đức.

Image
Neuer là sự lựa chọn tốt nhất còn lại cho tuyển Đức, sau khi Enke tự vẫn và Alder vắng mặt vì chấn thương. Ảnh: AFP.
Wiese, 28 tuổi, mới có 2 trận chơi cho tuyển Đức và đều vào sân từ ghế dự bị ở hiệp hai trong cả hai trận ấy. Tương tự, dù từng là thủ môn số ba ở World Cup 2006, Butt, 36 tuổi, chỉ có 3 lần vinh dự ra sân trong màu tuyển Đức và đều với tư cách thủ môn vào thay người.

Tuyển Đức sẽ đá giao hữu với Hungary ở Budapest hôm nay và đấu thêm một trận nữa với Bosnia-Herzegovina ngày 3/6 trên sân nhà Frankfurt trước khi lên đường sang Nam Phi. Trận giao hữu với Hungary sẽ giúp HLV Low gút lại danh sách 23 cầu thủ chính thức dự World Cup để đăng ký với FIFA.

Tại World Cup 2010, Đức nằm ở bảng D với các đội Australia, Ghana và Serbia. Thầy trò Low sẽ đá trận ra quân với Australia ngày 14/6, gặp Serbia sau đó 4 hôm trước khi chạm trán Ghana ở trận cuối cùng ngày 23/6.

Phương Minh
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Con Ruồi

Tác Giả : Nguyễn Nhật Ánh


Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu. Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình.

Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!
Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng!
Thế là mọi chuyện bắt đầu.
Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.
Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
- Sao vậy anh?
Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
- Có người chết trôi kia kìa!
Vợ tôi cầm ly sữa lên:
- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
- Còn ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
Vợ tôi nhăn mặt:
- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!
Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
- Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
Tôi vẫn chưa nguôi giận:
- Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!
Vợ tôi trố mắt:
- Nó còn trong ly kia mà!
- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.
- Anh thấy sao anh còn uống?
- Ai mà thấy!
- Không thấy sao anh biết có hai con?
Tôi tặc lưỡi:
- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
Vợ tôi bán tính bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...
Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
Vợ tôi giật mình:
- Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
- Chứ không phải sao?
- Không phải!
À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
- Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
- Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...
Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
- Em đâu có nói vậy!
- Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!
Vợ tôi nhún vai:
- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?
Tôi khoát tay:
- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy triệu cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?
- Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi đá gà bị mất xe? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị giật mất điện thoại?
Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt tv đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.
Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
Vợ tôi lạnh lùng:
- Tùy anh!
Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!
Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.
Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.
Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
- Cô định làm gì đấy?
- Đem đổ đi chứ làm gì!
- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ!
Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.
Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests