Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan
Tuesday, December 30, 2008

Image
Hình chụp một xưởng may tại Sài Gòn. Nếu so với năm ngoái, đến nay, lạm phát đã tăng khoảng 30%.
Hà Nội (NV) - Trong vài ngày nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam liên tục thông tin về tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt, công nhân thất nghiệp và sự lo âu, căng thẳng về tương lai đang dâng cao.

Báo điện tử VietNamNet cho biết: “Sự lo âu, căng thẳng về tương lai bao trùm người lao động khi ‘năm hết, Tết đến’ phải đối mặt với nguy cơ mất việc, đồng nghĩa với việc không có Tết. Hàng chục ngàn lao động đã mất việc vào cuối năm 2008. Nhiều doanh nghiệp tuy chưa thu hẹp sản xuất nhưng đã bắt đầu cho lao động nghỉ tạm thời, hay luân phiên nghỉ, giảm ngày làm”.

Trong một báo cáo gửi Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội CSVN, Sở Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội báo động “về tình hình doanh nghiệp ngừng sản xuất, thu hẹp hoạt động dẫn đến số người lao động mất việc làm, phải nghỉ việc gia tăng”. Tại Ðà Nẵng vừa có thêm ba doanh nghiệp nước ngoài cho biết mới sa thải 899 người. Cả ba doanh nghiệp này cùng cho biết, nguyên nhân chính của việc phải đóng cửa ngưng hoạt động hoặc sa thải hàng loạt để cầm cự là vì: Kinh tế thế giới suy thoái, không có đơn đặt hàng, không có việc để làm nên thua lỗ trầm trọng”. Một viên chức tên Lê Minh Hùng, trưởng phòng Lao Ðộng-Tiền Lương và Bảo Hiểm Xã Hội, của Sở Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Ðà Nẵng, lo âu: “Thanh niên mới lớn, chưa tìm được việc làm thì có thể sống nhờ cha mẹ, anh em, tác động về xã hội sẽ không quá lớn. Còn một người lao động đang làm việc nhiều năm mà thất nghiệp thì tác động xã hội sẽ tăng lên năm, sáu lần, vì khi đó bên cạnh họ còn có vợ con, cha mẹ già... Nhiều nhu cầu thiết thân như: ăn ở, học hành, chữa bệnh... của những người phụ thuộc sẽ không được đáp ứng”. Ông Hùng cho rằng: “Cần ưu tiên ‘giữ việc làm’ cho những người đang có việc và đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp bằng những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo đảm sự ổn định cho người lao động!” Tuy nhiên chính nhân vật này thú nhận: “Cứu doanh nghiệp vào thời điểm này không phải là việc có thể làm ngay, bởi còn không ít doanh nghiệp khác cũng đang bên bờ vực phá sản”.

Giống như nhiều nơi khác, tại Ðà Nẵng đã xuất hiện tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, giựt lương của công nhân. Báo điện tử VietNamNet kể rằng, trong vài ngày qua, rất nhiều công nhân của công ty Tuấn Công đã vây trụ sở của công ty này để đòi lương và đòi lại khoản tiền đặt cọc mà họ đã từng phải đóng khi xin vào đây làm việc nhưng cả vợ lẫn chồng là chủ của doanh nghiệp này đã... biến mất! Một công nhân tên Hồ Chí Lưu, quê ở huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam kể: “Trong bốn tháng vừa qua, tài xế, bốc xếp, bảo vệ của công ty Tuấn Công không được trả lương. Ða số chúng tôi ở quê ra, phải vay mượn nhiều nơi mới đủ tiền đặt cọc (năm triệu đồng) để được nhận vào làm việc. Bây giờ thì trắng tay!” Cũng giống như nhiều nơi khác, các cơ quan hữu trách ở Ðà Nẵng như: Sở Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội, Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố Ðà Nẵng đã không làm bất kỳ việc nào để giúp công nhân.

Theo báo điện tử VietNamNet, đến thời điểm này, dù ở Ðà Nẵng chưa xảy ra nhiều vụ việc tương tự như công ty Tuấn Công, song tình hình chung của nhiều doanh nghiệp ở đây rất bi đát, “hứa hẹn” sẽ còn nhiều bất ổn hơn nữa đối với đời sống người lao động trong dịp cuối năm.

Báo điện tử VietNamNet còn dẫn nhiều trường hợp khác để “minh họa” tình trạng tương tự đang diễn ra tại Quảng Nam, Hà Nội, Hải Phòng,... Mới đây, ban quản lý các khu công nghiệp-khu chế xuất ở Hà Nội, vừa chính thức xác nhận: “Rất nhiều doanh nghiệp (do nước ngoài đầu tư) đã thông báo cắt giảm lao động vì sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Có doanh nghiệp đã phá sản như công ty đèn hình Orion-Hanel ở khu công nghiệp Sài Ðồng B...”

Bộ trưởng Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội CSVN cũng vừa mới chính thức xác nhận: “Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất do không nhận được đơn đặt hàng. Ðã có hàng chục ngàn lao động mất việc, gây sức ép nặng nề lên nông thôn vì đa số lao động từ quê ra thành phố”.

Cũng trong ngày hôm qua, tờ Tiền Phong cho biết, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở miền Tây Nam bộ chỉ còn hoạt động cầm chừng. Hàng ngàn lao động đang đối diện nguy cơ thất nghiệp. Một công nhân của công ty chế biến thủy sản Stapimex ở Sóc Trăng, kể với phóng viên tờ Tiền Phong: “Mấy năm trước, gần Tết, lương có tệ cũng được 1.1 triệu đồng/tháng. Còn mấy tháng nay, lương chỉ còn 314,000 đồng/tháng, chỉ đủ trả tiền cơm, không đủ tiền trả nhà trọ”.

Chủ tịch Hiệp Hội Chế Biến Thủy Sản Cà Mau tiết lộ: “Giá thủy sản xuất khẩu giảm nên giá mua tôm giảm. Người nuôi tôm lỗ, không nuôi tiếp nên thiếu tôm nguyên liệu để sản xuất. Khó khăn chồng chất từ nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sẽ còn kéo dài”.

Hồi cuối Tháng Tám, ông Cao Sĩ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, hiện là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ từng tiết lộ với báo điện tử VietNamNet rằng, từ khi chính quyền CSVN, thực hiện chính sách “siết chặt tín dụng”, nhằm ngăn chặn lạm phát, đã có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, 60% khác đang thoi thóp.

Ông Kiêm ước đoán: “Hiện nay, chỉ có một phần năm doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thích ứng với tình hình và có thể tiếp tục phát triển nhờ nhiều vốn, áp dụng kỹ thuật

Theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng 350,000 doanh nghiệp tư nhân có qui mô vừa và nhỏ (có vốn dưới 10 tỷ đồng và sử dụng từ 300 nhân công trở xuống). Nếu dựa trên nhận định của ông Cao Sĩ Kiêm thì số doanh nghiệp đã “đột tử” khoảng 70,000. Số doanh nghiệp thoi thóp khoảng 200,000 doanh nghiệp và số doanh nghiệp còn “khỏe mạnh” chỉ chừng 70,000.

Sản lượng công nghiệp của cả tư nhân trong nước lẫn tư nhân nước ngoài - nghĩa là khu vực đầu tư có vốn nước ngoài - chiếm 75% tổng sản lượng. Các chuyên gia kinh tế từng dự đoán, nếu khu vực tư nhân đổ vỡ hàng loạt thì đấy sẽ là một tai họa. Vào thời điểm kể trên, trả lời đài RFA, Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh, một chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Trong những năm gần đây, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tạo ra 92% việc làm mới. Tuy nhiên, việc hạn chế tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp cạn vốn và khó duy trì hoạt động. Lạm phát, chi phí đầu vào cao đã gây khó khăn lớn cho họ, chưa kể các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể tiếp cận nguồn ngoại tệ để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu”. Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh bảo rằng: “Các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động, đặc biệt họ có ý thức là phải duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, có thể vào cuối năm 2008, đầu năm 2009, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ kiệt sức. Tôi nghĩ là tình huống đó có thể xảy ra. Vì vậy tôi rất mong chính quyền nên đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Ðáng chú ý là những dự báo đó không được quan tâm đúng mức và tai họa này đang trở thành thảm họa. (G.Ð)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Tổng biên tập hai nhật báo lớn ở VN mất việc
Tác giả: VOA



Tổng Biên Tập của hai nhật báo lớn tại Việt Nam đã mất việc sau khi chỉ trích vụ chính quyền bắt giữ hai phóng viên tường thuật một vụ tham nhũng nhiều người biết đến.

Thông Tấn Xã AP trích tin báo chí trong nước loan rằng ông Lê Hoàng không được bổ nhiệm lại vào chức vụ Tổng Biên Tập của nhật báo Tuổi Trẻ và ông Nguyễn Công Khế bị giải nhiệm khỏi chức vụ Tổng Biên Tập của nhật báo Thanh Niên.

Nhật báo Tuổi Trẻ không cho biết nguyên nhân khiến hai tổng biên tập vừa kể mất việc. Báo này trích lời ông Lê Hoàng nói rằng ông không cảm thấy điều gì khó khăn khi nhận quyết định, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết nào khác.

Báo Thanh Niên loan tin ông Khế vẫn còn giữ Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị lãnh vực kinh doanh của nhật báo này. Giới chức của hai nhật báo vừa kể chưa đưa ra một lời bình luận nào.

Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai nhật báo có nhiều độc giả nhất trong hệ thống báo chí do nhà nước kiểm soát tại Việt Nam, đã lên tiếng chỉ trích dữ dội vụ bắt giữ hai phóng viên của họ hồi tháng năm vừa rồi.

Hai phóng viên này bị buộc tội dùng tin thất thiệt trong các bài tường thuật vụ tai tiếng năm 2005, trong đó các viên chức của Bộ Giao Thông Vận Tải bị nghi là đã đánh bạc bằng tiền thâm lạm công quỹ. Tháng 10, tòa buộc hai ông tội lạm dụng quyền tự do và dân chủ.

Phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị kết án hai năm rưỡi tù, trong khi phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị kết án hai năm tù cải tạo nhưng không bị giam cầm.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Hàng ngàn người đổ ra đường phản đối cảnh sát đánh dân, quốc lộ 20 tắc nghẽn
Saturday, January 03, 2009

Image
Vụ phản kháng vừa xảy ra ở Ðịnh Quán, Ðồng Nai. Hàng ngàn người đổ ra đường. (Hình: Vietcatholic News)
Ðồng Nai (NV) - Quốc lộ 20 (trục chính dẫn lên Ðà Lạt và ngược lại) đã tắc nghẽn suốt từ 8 giờ sáng đến giữa trưa ngày 2 tháng 1 sau khi cảnh sát tuần tra giao thông của công an CSVN đánh gục một người dân và hàng ngàn người đã đổ ra đường để phản đối hành vi côn đồ này.

Báo điện tử VietNamNet cho biết: Khoảng 7 giờ 45 sáng 2 tháng 1, một nhóm cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động tuần tra trên quốc lộ 20, đoạn đi qua xã Gia Tân 1 và Gia Tân 2, huyện Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai, đã thổi còi đòi kiểm tra giấy tờ của một đôi vợ chồng. Dù đội nón bảo hiểm nhưng sợ bị phạt vì không mang theo giấy tờ, người chồng đã lái xe chạy vào con đường dẫn tới nhà thờ Dốc Mơ. Sau khi bỏ vợ xuống và quay trở ra, người đàn ông này bị hai cảnh sát chặn lại. Thay vì kiểm tra giấy tờ, cảnh sát đấm thẳng vào mặt người đàn ông này rồi đá vào sườn, đạp vào đầu... khiến ông ta bất tỉnh.

Báo điện tử VietNamNet dẫn lời nhiều nhân chứng kể rằng, một cảnh sát cơ động đeo bảng tên mang chữ “Thành” là kẻ trực tiếp đánh người, sau đó bỏ mặc nạn nhân đang bất tỉnh, khiến dân chúng bất bình chặn y lại và tước chìa khóa chiếc mô tô tuần tra... Do dân chúng kéo đến ngày một đông và có dấu hiệu “nổi nóng”, viên cảnh sát này bỏ đi. Những người “quá khích” khiêng xe ra đường và một trận “mưa đá” trút xuống đã làm chiếc xe bẹp dúm...

Báo điện tử VietNamNet còn dẫn một báo cáo của công an địa phương, theo đó, không có chuyện công an đánh dân. Theo báo cáo này: “Vào lúc 7 giờ 45 phút, tổ tuần tra giao thông gồm hai cảnh sát giao thông, hai cảnh sát cơ động phát hiện một trường hợp không đội mũ bảo hiểm chạy từ Phú Túc về Dầu Giây, cảnh sát tên Thành dùng xe mô tô đuổi theo, đến đoạn trước chợ Dốc Mơ, người điều khiển xe mô tô bị té, Thành dừng xe đỡ người bị té dậy. Cùng lúc đó, một số đối tượng: Dương Quang Trung, Phạm Văn Hiền... giữ xe cảnh sát, không cho thực hiện nhiệm vụ và hô hào cảnh sát đánh dân, khiến người hiếu kỳ đổ đến xem (lúc 8 giờ 30 phút có hơn 500 người). Ðến 12 giờ 30 phút, tình hình trở lại bình thường”.

Cùng thông tin về sự kiện này, thông tấn xã Công Giáo Việt Nam cho biết: “Chính quyền hoàn toàn bất lực và phải nhờ linh mục quản xứ Phúc Nhạc giúp vãn hồi trật tự nhưng linh mục này cũng không thể an dân. Ða số dân chúng tròng vùng tuy là người Công Giáo nhưng họ vốn đã rất bức xúc với hành động chèn ép, đánh người của cảnh sát trong thời gian vừa qua. Tuy họ đã kêu cứu nhưng chính quyền địa phương nhắm mắt bịt tai, hành động dã man của cảnh sát không bị xử lý, nên dân chúng mới cùng nhau phản công”.

Báo điện tử VietNamNet đặt vấn đề: “Việc cảnh sát có đánh dân hay không khiến dân chúng bức xúc cần được công an Ðồng Nai điều tra làm rõ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhắc lại rằng, cách nay hơn 7 tháng, VietNamNet từng đề cập một vụ tương tự: Cảnh sát bắn, còng tay một thiếu niên... cũng trên con đường này và cũng do lực lượng tuần tra giao thông gây ra. Sau đó, hành vi vừa kể được xác nhận là sai nhưng không thông báo kết quả xử lý”.

Vào chiều ngày 1 tháng 7 năm 2008, một nhóm cảnh sát giao thông và cảnh sát hỗ trợ tư pháp đã “kết hợp” để còng tay một thiếu niên tên Vũ Ngọc Huy do “nghi ngờ thiếu niên này chọc mình”. Ðể thị uy, cảnh sát đã móc súng bắn chỉ thiên. Nạn nhân kể rằng, sau khi được dẫn về trụ sở công an xã Gia Kiệm, cảnh sát đã trói em lại rồi dùng ghế và gậy đánh em. Công an đã ép Huy phải nhận là đã chọc ghẹo cảnh sát, phủ nhận việc cảnh sát đã nổ súng thị uy và đánh mình. Sau khi nạn nhân ký vào biên bản, em mới được thả... Tuy thiếu niên này mang thương tích đầy mình nhưng một báo cáo của công an phủ nhận đã đánh nạn nhân và việc tạm giữ nạn nhân chỉ vì nạn nhân đã khiêu khích, lăng mạ, thậm chí chống người thi hành công vụ. Do dân chúng địa phương phẫn nộ, ông Nguyễn Quang, chủ tịch xã Gia Kiệm đã đến nhà nạn nhân xin lỗi, gửi 500 ngàn để hỗ trợ tiền thuốc, đồng thời cho biết công an tỉnh cũng sẽ cử người tới thăm, xin lỗi song từ đó đến nay, không có bất kỳ thông báo nào về việc công an tỉnh đã xử lý những cảnh sát hành xử như côn đồ ra sao.

Bất công, áp bức đã bào mòn khả năng chịu đựng của dân chúng Việt Nam. Những vụ phản kháng có tính chất bạo động đang gia tăng và xuất hiện mỗi ngày một nhiều ở khắp nơi.

Vào ngày 17 tháng 12, hàng trăm nông dân ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, đã đứng dậy phản kháng việc “cưỡng chế thi hành án” của chính quyền. Một số nông dân kể với đài RFA rằng số người phản kháng khoảng 500. Báo chí CSVN thì giới hạn số này ở mức 200.

Về nguyên nhân dẫn tới phản kháng, một số nông dân kể với đài RFA rằng, đất trong khu vực xã Vĩnh Phú từng thuộc Nông Trường 42, do chính quyền CSVN giao cho Trung Ðoàn 34 của Quân Khu 9 khai thác, song trên thực tế, Trung Ðoàn 34 không làm gì. Cách nay 12 năm, Trung Ðoàn 34 đã bán hết số đất được giao cho nông dân. Khoảng 1,064 gia đình mua đất đã từng được chính quyền khuyến khích dốc vốn liếng, đổ mồ hôi để biến khu vực hoang vu đó thành ruộng, với năng suất từ 40-50 giạ/công. Tuy nhiên bất chấp việc nông dân đang sinh sống ổn định trên mảnh đất của họ, chính quyền địa phương đã ngang nhiên lấy đất “cấp” cho người khác. Người được “cấp” đất đã kiện người từng bỏ tiền mua đất và khai hoang ra tòa để đòi đất. Tòa án CSVN đã buộc người bỏ tiền mua đất và khai hoang phải giao đất cho người không làm gì mà vẫn được cấp đất. Vào ngày 17 tháng 12, cán bộ địa phương, công an, chấp hành viên của lực lượng thi hành án, cảnh khuyển đã đổ đến để “cưỡng chế” một số gia đình “thi hành” những “bản án” ấy. Bởi bất bình trước lối hành xử y hệt kẻ cướp và thấy rõ đó cũng sẽ là điều xảy đến với mình, khoảng 500 nông dân đại diện cho 1064 gia đình trong vùng đã biểu tình phản đối việc “cưỡng chế thi hành án” mà thực chất là “cưỡng đoạt tài sản”.

Tờ Tiền Phong thì dẫn lời một cán bộ của phòng thi hành án tỉnh Kiên Giang cho biết: “Chúng tôi tổ chức cưỡng chế để thực hiện theo sáu bản án của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Kiên Giang tuyên từ năm 2006. Nội dung các bản án buộc 7 gia đình trả lại 30 héc ta đất nông nghiệp cho các đơn vị và cá nhân ở Rạch Giá và huyện Châu Thành mà nông dân đã thuê để trồng lúa từ năm 2003”.

Diễn biến cuộc phản kháng được những người phản kháng tường thuật với đài RFA: “Họ dùng súng bắn vào chúng tôi, rồi quăng trái cay, roi điện, chó bẹc giê tấn công chúng tôi”. Có 9 nông dân bị trọng thương, ba người bị bắt. Thế nhưng dân chúng không lui bước, một nông dân tên Huỳnh Thị Ba kể tiếp: “Chúng tôi dùng xăng phun lửa vào họ. Công an bỏ chạy, vứt lại lá chắn. Bỏ ba người bị bắt lại và chúng tôi đã tháo còng cho cả ba. Ông đội phó thi hành án cởi áo, nhảy xuống sông nhưng chúng tôi vẫn bắt được. Rất nhiều cán bộ đầu hàng nói rằng, họ làm như vậy là do cấp trên chỉ đạo, thành ra tụi tôi không đánh họ. Còn ông đội phó thi hành án thì đã làm giấy cam kết không cưỡng chế lấy đất của chúng tôi nữa, nên chúng tôi đã cho họ về và trả lại con chó”.

Không có tờ báo nào tại Việt Nam tường thuật rằng, các lực lượng tham gia “cưỡng chế thi hành án” đã bắn, liệng lựu đạn cay, rồi dùng roi điện, chó, tấn công và làm bị thương 9 nông dân. Tờ Tiền Phong chỉ xác nhận: “Ba chiến sĩ công an trọng thương, một số cán bộ bị một số người chống đối vây bắt. Hai chiếc ghe chở lực lượng cưỡng chế bị nhấn chìm, nhiều người trong đoàn cưỡng chế bị ném đá, bị đánh. Ðội phó đội thi hành án huyện Kiên Lương là ông Phan Thanh Cường bị buộc cởi hết quần áo dài và ký vào một bản cam kết”. Ðây là lý do khiến: “Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang phải chỉ đạo dừng ngay việc thi hành án”.

Ðiều đáng chú ý là khi thông tin về vụ bạo động chống “cưỡng chế thi hành án” này, báo chí CSVN tuyệt nhiên không phê phán nông dân và dùng những từ ngữ có tính miệt thị họ như thông lệ. Việc nông dân chống “cưỡng chế thi hành án” được báo chí CSVN gọi là “phản kháng” hoặc “quyết liệt chống lại”. Người ta không thấy những cụm từ như “kẻ xấu kích động, lôi kéo” mà báo chí CSVN thường dùng khi thông tin về những sự kiện có tính chất tương tự. Thậm chí, tờ Tiền Phong còn nhận định: “Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Kiên Lương diễn biến phức tạp trong nhiều năm qua do đất được giao, cấp cho nhiều đơn vị, cá nhân không làm nông nghiệp và nhiều nông dân không đất phải thuê lại để sản xuất sinh sống. Tỉnh Kiên Giang lại lúng túng, thiếu kiên quyết trong việc xử lý các sai phạm về giao, cấp, thu hồi đất tại khu vực nóng bỏng này”. Những chỉ dấu vừa dẫn cho thấy ngay cả báo chí CSVN cũng bất bình về cách đối xử với nông dân của hệ thống chính quyền.

Vụ phản kháng xảy ra vào sáng 17 tháng 12 nhưng mãi tới chiều 19 tháng 12, công an huyện Kiên Lương mới khởi tố vụ án (chính thức xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật) và chưa “khởi tố bị can” (người vi phạm pháp luật) nào dù trong thực tế, “ba chiến sĩ công an trọng thương, một số cán bộ bị một số người chống đối vây bắt, hai chiếc ghe chở lực lượng cưỡng chế bị nhấn chìm, nhiều người trong đoàn cưỡng chế bị ném đá, bị đánh, đội phó đội thi hành án huyện Kiên Lương là ông Phan Thanh Cường bị buộc cởi hết quần áo dài và ký vào một bản cam kết”. Ðiều này cho thấy, chính quyền CSVN chưa dám “bứt mây” bởi họ sợ “động rừng”.

Không chỉ nông dân huyện Kiên Lương mà dân chúng ở Rạch Giá cũng đã đứng dậy phản kháng việc cưỡng đoạt đất, để thực hiện cái gọi là “Dự án lấn biển ở Kiên Giang”.

Tin từ trong nước cho biết, 46 gia đình ngụ ở các phường Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc, An Hòa, thành phố Rạch Giá, đang chống lại việc cưỡng đoạt tài sản của họ. Trả lời đài RFA, ông Lê Mỹ Ðức, một trong những nạn nhân kể: “Dự án lấn biển Kiên Giang” (đổ đất xuống biển để lấy thêm mặt bằng, mở rộng thành phố Rạch Giá) đã khiến dân chúng khốn khổ suốt 10 năm nay. Do nước ứ đọng, chúng tôi không thể trồng cấy, đành bỏ hoang ruộng vườn. Ông cha chúng tôi và chúng tôi đã cư ngụ, canh tác tại đây từ 60 năm đến 100 năm, thế rồi chính quyền tuyên bố thu hồi đất mà không ban hành bất kỳ quyết định thu hồi nào. Tiền bồi thường thì rẻ mạt. Lúc đầu họ ấn định chỉ có 8,000 đồng (khoảng 40 cents)/m2, sau đó, do bị khiếu nại, họ tăng lên 13,200 đồng (khoảng 70 cents)/m2 song sau đó rao bán lại với giá từ 500,000 đồng/m2 đến 2 triệu đồng/m2. Chúng tôi không đồng ý và đang chờ giải quyết khiếu nại thì họ điều động người đến chặt phá cây cối, không lập biên bản. Chúng tôi ngăn chặn thì công an cưỡng chế. Họ dùng roi điện đánh ngất ba phụ nữ, trong đó có một bà cụ 77. Ðây là hành động đàn áp quá đáng vì chúng tôi chỉ yêu cầu chính quyền thực hiện mọi việc đúng pháp luật. Công an đã từng đem xe tới “xúc” người nhưng vì chúng tôi không làm gì sai nên họ phải thả. Bây giờ, họ đang tìm cách cáo buộc chúng tôi chống người thi hành công vụ. Cũng theo ông Lê Mỹ Ðức: “Chẳng có dự án nào lấn biển hết, công ty kinh doanh và phát triển nhà lợi dụng dự án này để lấn đất của dân”.

Sau đó một tuần, hôm 25 tháng 12, một vụ phản kháng khác đã xảy ra tại xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Một nông dân tên Nguyễn Anh Kim, xác nhận, hôm 25 tháng 12, hàng trăm công an và quân nhân của huyện Quốc Oai đã đổ đến thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội để hỗ trợ xe ủi đất, cày xới đất canh tác trong vùng.

Bà Nguyễn Thị Mùi, một nông dân khác kể thêm: Khi xe ủi đến, dân đổ ra chặn xe không cho vào làng. Những người lái xe đã gọi điện thoại rồi công an, quân đội tràn đến. Một số người sợ, giãn ra hai bên nhưng chúng tôi thì lăn vào giữ xe.

Khu vực bị “cưỡng chế thu hồi” vốn đã từng được chính quyền CSVN giao cho dân chúng địa phương canh tác khoảng 50 năm nay. Ông Nguyễn Anh Kim giải thích: “Họ giao đất này cho chúng tôi từ năm 1960. Ngày xưa, tất cả ruộng đất, trâu, bò đều bị sung vào hợp tác xã nông nghiệp. Sau đó, hợp tác xã chừa ra 5% diện tích gần nhà để chia cho dân, mỗi khẩu khoảng hai thước để tự túc lương thực, hoa màu và đất đó được gọi là đất 5%”. Bây giờ chính quyền địa phương tuyên bố thu hồi.

Về nguyên tắc, muốn thu hồi đất, chính quyền địa phương phải có dự án, dự án phải được cấp trên duyệt, phải thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi và công bố mức bồi thường, thảo luận, rồi thỏa thuận mức bồi thường với người bị thu hồi đất, sau đó, phải ban hành quyết định thu hồi đất. Thế nhưng vụ thu hồi đất ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội không theo đúng quy trình này.

Ông Nguyễn Anh Kim cho biết: “Họ chưa làm gì cả mà đòi cưỡng chế”. Một số nhân chứng tường thuật, công an và quân đội đã đấm đá, dùng dùi cui điện đánh mọi người, kể cả người già, trẻ con, nhiều người bị ngất, phải mang đi cấp cứu.

Bà Nguyễn Thị Mùi mô tả: “Họ xách người quăng đi như người ta xách lợn. Một cụ già 80 tuổi đứng chặn xe ủi và phân trần - 'Tôi chỉ có hai thước đất trồng rau, tôi già như thế này không làm được gì nữa, đừng lấy đất để tôi trồng rau tôi ăn' - thì bị công an xô té. Cháu ông cụ là Nguyễn Thế Ðồng nhào vào đỡ ông mình cũng bị công an đánh vào bụng rồi quất thêm bằng roi điện.”

Cuối cùng, dân chúng chịu thua, bà Nguyễn Thị Mùi nghẹn ngào: “Họ đập tường nhà tôi, chặt cây nhà tôi. Năm công an, hai người nhấc hai tay, hai người nhấc hai chân, người con lại nhấc đầu, vứt từng người ra khỏi nhà. Chúng tôi sức yếu, chẳng làm được gì, đành chấp nhận mất đất. Họ san lấp cả đêm hôm qua, cả ngày hôm nay...” (G.Ð.)
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Kiều hối năm 2008: $8 tỉ Mỹ kim
Tuesday, January 06, 2009

Image
Ngân hàng Ngoại Thương, một ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam thường là nơi tiếp nhận các khoản kiều hối gửi về hàng ngày. (Hình AFP/Getty Images).
HÀ NỘI 6-1 (TH) Tiền do người Việt Nam sống và làm việc ở khắp thế giới gửi về nước trong năm 2008 lên đến $8 tỉ USD, bản tin báo điện tử VNExpress ngày Thứ Ba 6/1/2009 nói như vậy.

Số tiền này tương đương với một phần ba ngân sách CSVN năm 2008.

“Trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyển về vẫn tăng hơn 19% so với năm 2007,” bản tin VNExpress cho hay.

Theo nguồn tin này “$8 tỷ USD là con số được Ủy Ban Người VN ở nước ngoài công bố trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/1. So với năm 2007, lượng kiều hối tăng $1.3 tỷ USD.” Con số nhiều như vậy đã “rất bất ngờ” đối với chế độ Hà Nội đang trong cơn bối rối và đói ngoại tệ để thanh thỏa cán cân chi trả ngoại quốc.

“Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền mỗi người gửi về có thể không nhiều hơn nhưng số người gửi đã tăng lên đang kể”, Nguyễn Quốc Dũng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Người Việt ở nước ngoài nói.

Những năm qua, người Việt ở nước ngoài gửi tiền về nước năm sau nhiều hơn năm trước.

Theo VNExpress, hãng chuyển tiền Western Union nhận định những người Việt Nam, đặc biệt là những công nhân xuất khẩu lao động ra nước ngoài, luôn mong muốn gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Vì vậy, cho dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Việt kiều vẫn cố gắng dành dụm tiền để gửi về.

Khi gửi tiền về nước thì Việt kiều được ca ngợi là “khúc ruột nối dài nghìn dặm” nhưng khi đòi hỏi chế độ Hà Nội cải thiện nhân quyền, kêu gọi dân chủ hóa đất nước thì bị gọi là “thế lực thù địch”, “bọn lưu vong”.

Trên thế giới có khoảng 3 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 40 nước. Nhưng phần lớn tập trung ở Hoa Kỳ, Úc, Canada, một số nước Tây Âu. Sau này, CSVN đưa dân đi “xuất khẩu lao động” nên hàng trăm ngàn người đang có mặt ở Ðài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật và một số nước Trung Ðông và Ðông Âu.

Thống kê của LHQ cho thấy Việt Nam nằm trong số 10 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới năm 2006.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

CSVN nói một đàng làm một nẻo
Wednesday, January 07, 2009

Image
Nông dân cày ruộng trên một cánh đồng ở khu vực ngoại thành Hà Nội hôm 2/1/09 vào lúc
Trung Ương Ðảng họp đại hội.
HÀ NỘI 7-1 (TH).- Công bố cắt giảm chi tiêu hàng ngàn tỉ đồng, nhất là trong lãnh vực đầu tư, nhưng sự thật, không những không cắt giảm mà ngân sách tăng chi hơn trước.

“Tổng chi ngân sách nhà nước vẫn tăng cao trong năm 2008 bất chấp những cam kết trước đó của chính phủ cắt giảm hai khoản chi tiêu công quan trọng nhất là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển nhằm kiềm chế lạm phát,” một bài viết trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị cho thấy chế độ Hà Nội luôn luôn tuyên truyền một đàng làm một nẻo.

Bài viết của tờ SGTT dựa theo báo cáo mới công bố của Tổng Cục Thống Kê cho thấy, tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 tăng tới 22.3% so với năm 2007 và bằng 118.9% dự toán năm. “Trong số đó, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3% và 113,3%.”


Nói giảm, nhưng chi vẫn tăng

Theo nguồn tin này, các số này được Bộ Tài Chính cụ thể hóa như sau: tổng chi ngân sách nhà nước là 398,980 tỉ đồng, chi đầu tư phát triển 99,730 tỉ đồng, và chi thường xuyên 237,250 tỉ đồng trong năm 2008.

Sự gia tăng trong khoản chi cơ bản của ngân sách nhà nước vừa công bố này cho thấy mâu thuẫn với những cam kết cắt giảm chi tiêu công trước đó.

Theo Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư CSVN, trong năm 2008 chế độ Hà Nội đã “cam kết cắt giảm 2,700 tỉ đồng chi thường xuyên (bao gồm quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảng...), và 5,992 tỉ đồng (tương ứng 8% kế hoạch năm) chi cho đầu tư phát triển (bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng...)

Hai khoản cắt giảm trong chi tiêu công nêu trên được các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh cam kết thực hiện vào tháng 7 vừa qua nhằm kiềm chế lạm phát.”


Vì sao?

Nhưng, sự thật, theo TS Trần Ðình Thiên - quyền viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam giải thích với báo SGTT: “Nhà nước không cắt giảm là chắc chắn. Tôi đã nói là các con số đều chứng minh là không cắt gì hồi tháng 10 khi chuẩn bị họp Quốc Hội”.

Báo cáo của Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách của Quốc Hội CSVN đầu tháng 11 nhận định, “tuy đã cam kết ngừng, hoãn tiến độ số tiền 5,992 tỉ đồng cho các dự án phát triển, nhưng số tiền đầu tư thực tế không giảm do toàn bộ kinh phí tiết kiệm được từ việc đình hoãn dự án lại đầu tư sang công trình khác,” tức là chỉ loan báo tuyên truyền trên hệ thống báo đài chưa được một nửa sự thật.

Ngoài ra, vẫn theo ủy ban này, mặc dù chế độ Hà Nội đã “chỉ đạo tiết kiệm 10% chi thường xuyên nhưng con số này vẫn tăng 13.3% so với dự toán và 26.6% so với 2007 trong thực tế.”

Như vậy, bài báo nhận xét “có thể kết luận rằng các cơ quan nhà nước bao gồm các bộ, ngành, địa phương đã không thực hiện cam kết cắt giảm đầu tư công như yêu cầu của thủ tướng, nhất là khi họ đã được phân cấp chi tiêu ngân sách triệt để.”

Trong khi đó, theo Tổng Cục Thống Kê, vốn khu vực nhà nước trong năm 2008 là 184.4 ngàn tỉ đồng, giảm 11,4% so với năm 2007.

Con số này, tuy vậy, “lại không tương ứng với cam kết cắt giảm 29,366 tỉ đồng thuộc 1,000 dự án của 15 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hồi tháng 7 vừa qua.” Ông Thiên bình luận: “Họ chỉ cắt số tiền trên giấy. Số vốn hơn 39,000 tỉ đồng cam kết cắt giảm đều là các dự án trên giấy, và chỉ được thực thi trong tương lai”.

Như vậy, “rõ ràng là chính sách tài khóa đã không được thực hiện nghiêm túc như cam kết ban đầu, nhất là trong nhóm tám giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát.”

Theo một chuyên gia kinh tế tại Hà Nội, các buổi họp để đối phó với các khó khăn kinh tế đã được tổ chức “liên miên”. Ðại hội đảng đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế tài chính tồi tệ, ngân sách năm 2009 đã biểu quyết thông qua hồi cuối năm ngoái ở Quốc Hội Hà Nội dựa phần quan trọng vào lợi tức và thuế từ dầu thô. Nhưng giá dầu trên thế giới tụt xuống từ trên dưới $140 USD/thùng chỉ còn từ $40 USD đến $50 USD/thùng với rất nhiều bấp bênh.

Ngân sách CSVN sẽ lấy gì để thanh thỏa ngoài cách in thêm tiền và làm gia tăng lạm phát?
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Hà Nội đã có người chết vì lạnh
Thursday, January 08, 2009

Image
Hình bên: Ba phụ nữ mặc quần áo ấm ngồi trên lề đường ở Hà Nội ngày 8/1/2009 chờ người gọi đi làm.
Trong ngày này, tin cho hay đã có người ngủ đường ở thành phố Hà Nội chết lạnh vì không có quần áo ấm.
(Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/getty Images)
HÀ NỘI 8/1 (TH).- “Quần áo mỏng không đủ ấm đã làm một người đàn ông chết vì cóng. Hiện, cơ quan công an vẫn chưa xác định được danh tính người đàn ông kể trên.”

Báo điện tử VietnamNet kể cho hay về một chuyện thương tâm xảy ra vào Mùa Ðông năm nay đối với những người nghèo khổ thiếu ăn thiếu mặc ngày ở thủ đô Hà Nội.

Mùa Ðông năm ngoái, báo VNExpress cho hay “chỉ trong ngày 30 Tháng Chạp Âm Lịch” nghĩa trang Văn Ðiển đã phải hỏa thiêu xác của 30 người chết lạnh ở Hà Nội vì đợt rét lạnh bất thường.

Năm nay, ngày 8/1/09, VietnamNet dựa theo tin từ công an quận Ðống Ða, Hà Nội nói “đã phát hiện một người đàn ông chưa rõ lai lịch nằm bất tỉnh ở vỉa hè trên phố Chùa Bộc vào tối 5/1. Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, người đàn ông kể trên đã chết vì lạnh cóng.”

Theo nguồn tin, “Khi được mọi người phát hiện, người đàn ông nằm bất động trên vỉa hè, trên người chỉ mặc chiếc áo khoác mỏng màu nâu, bên trong là áo đông xuân màu ghi, quần jean màu xanh. Người đàn ông kể trên chừng 35-40 tuổi, tóc cắt ngắn, trên người không có giấy tờ tùy thân, chỉ có 6 nghìn đồng trong túi.” Số tiền nhỏ nhoi này có thể không đủ cho ông ta ăn một bữa cơm đạm bạc.

VietnamNet cho hay “Theo kết luận của bác sĩ bệnh viện đa khoa Ðống Ða, người đàn ông này không có vết thương trên người, bị ngất xỉu do quá lạnh dẫn tới viêm phổi, viêm não cấp.”

Mùa Ðông năm ngoái, đợt “rét dậm, rét hại” ở miền Bắc và Bắc miền Trung Việt Nam đã làm cho một số người chết ở một số tỉnh trong khi khoảng 200,000 trâu bò cũng đã chết vì thời tiết quá lạnh.

Con trâu và con bò là tài sản lớn nhất của nông dân Việt Nam. Trâu bò chết là kể như họ sạt nghiệp.

Theo bà Nguyễn Lan Châu, phó giám đốc Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương Hà Nội, “Ðây là đợt rét thứ hai trong Mùa Ðông. Ðối với các tỉnh miền núi, nhiệt độ xuống thấp dưới 13oC, có rét hại; nhưng ở đồng bằng chỉ ở mức rét đậm (dưới 15oC).”

Bà cho hay thêm “Năm nay có khoảng 4-5 đợt rét đậm, rét hại. Ðây là đợt rét thứ hai trong Mùa Ðông này. Như vậy, dự báo còn khoảng 2-3 đợt rét đậm, rét hại nữa.”
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Thẩm phán bị đánh ngay ở tòa án vì “tòm tem” với vợ “đương sự”
Friday, January 09, 2009

Image
Người dân ở Sài Gòn không được quan sát trực tiếp nhưng ngồi xem xử một vụ án ở phòng bên cạnh
qua màn hình trực tiếp. (Hình: AFP/Getty Images)
MỸ THO 9-1 (TH) - Một ông thẩm phán đã bị “đương sự” đánh ngay tại tòa án để trừng phạt cái tội ông này đã dám có “quan hệ không lành mạnh” với vợ của một “đương sự”, tức người đi kiện hoặc bị kiện trong một vụ án mà ông là người có trách nhiệm phân xử.

Theo tin của báo Pháp Luật ở Sài Gòn hôm Thứ Năm, Thẩm Phán Nguyễn Thanh Triều đã bị ông Nguyễn Thanh Phong “xông đến đánh tới tấp vào mặt” sáng ngày 8 Tháng Giêng 2009 vừa qua khi “đang làm việc với hai đương sự tại tòa”.

Nguyễn Thanh Triều là thẩm phán của tòa án huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, còn ông Nguyễn Thanh Phong là cư dân xã Bình Phục Nhứt cũng của huyện này.

Trong một vụ việc trước đây, Thẩm Phán Nguyễn Thanh Triều đã được sắp đặt xét xử một vụ án tranh tụng về đất đai giữa vợ chồng ông Nguyễn Thanh Phong (vợ là Cao Vũ Tường Linh) với một cặp vợ chồng khác.

Trong thời gian vụ việc phân xử tiến hành, Thẩm Phán Triều đã có quan hệ bất chính với bà vợ ông Phong và đã bị ông này bắt gặp quả tang. Ông Phong đi tố cáo với công an.

Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam ông Triều đã thừa nhận sự quan hệ bất chính với bà Tường Linh với các cơ quan chức năng.

Hành vi trái đạo đức, trái qui tắc ứng xử, trái luật của một thẩm phán như vậy, đúng ra phải bị cách chức, đuổi ra khỏi ngành tư pháp và có thể bị truy tố, nhưng tin của Thông Tấn Xã Việt Nam nói Trần Ngọc Quan, chánh án hệ thống tòa án tỉnh Tiền Giang, trong phiên họp ngày 5 Tháng Giêng 2009 đã chỉ họp hội đồng kỷ luật và “quyết định hình thức kỷ luật khiển trách đối với Thẩm Phán Nguyễn Thanh Triều”.

Tức giận vì ông Triều chỉ bị cảnh cáo mà không bị một hình thức trừng phạt nào nặng hơn, ông Phong đã đến tòa án huyện Chợ Gạo đánh ông Triều cho hả.

Cách trừng phạt theo kiểu phủ bênh phủ huyện bênh huyện trong guồng máy nhà nước và đảng CSVN nói chung và ngành tư pháp CSVN nói riêng là chuyện rất bình thường.

Hồi Tháng Ba năm ngoái, nữ Chánh Án Nguyễn Lê Lan của tỉnh Bình Phước đi đánh ghen khi chồng (một quan chức cao cấp của tỉnh) ngồi uống rượu tại một quán karaoke đã đánh lỗ đầu và gây nhiều thương tật trên thân thể của một nữ tiếp viên. Bà Lan không những không bị truy tố về tội hành hung gây thương tật cho người khác, mà chỉ bị thuyên chuyển làm phó giám đốc Sở Tư Pháp của tỉnh này.

Rất nhiều chánh án, thẩm phán, phó chánh thẩm của nhiều tỉnh tại Việt Nam đã ăn hối lộ, bị bắt gặp quả tang, hoặc có bằng cớ với hình ảnh và lời vòi vĩnh chung chi. Nhưng không thấy có ai bị đưa ra tòa truy tố hình sự.

Tổ chức tham vấn đầu tư quốc tế PERC tại Hongkong phổ biến bản nghiên cứu hồi Tháng Chín 2008 xếp hệ thống tư pháp tại Việt Nam vào hàng áp chót tại Á Châu vì đủ mọi thứ khuyết tật.

Luật lệ tròng tréo không minh bạch, thẩm phán thì vừa thiếu vừa thiếu khả năng và đòi chung chi. Các bản án chính trị thì đều do Bộ Chính Trị định trước ở Hà Nội, thẩm phán chỉ ngồi xét xử chiếu lệ. Theo tổ chức PERC, nhiều quốc gia khác ở Á Châu tuy chính trị có chen lấn và hệ thống tư pháp nhưng cũng không đến nỗi quá lộ liễu và tồi tệ như ở Việt Nam.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ở Việt Nam có một “Hội thôi đánh vợ”
Sunday, January 11, 2009

Image
Hai người chở nhau trên xe gắn máy đi ngang một tấm bảng tuyên truyền nam nữ bình đẳng
và chống bạo lực gia đình nhắm vào phụ nữ ở Hà Nội. (Hình: AFP/Getty Images)
NINH BÌNH 11-1 (TH) - Theo một cuộc nghiên cứu do Liên Hiệp Quốc bảo trợ công bố hồi Tháng Chín 2008, ít nhất, bạo lực gia đình xảy ra tại 21% các gia đình Việt Nam, trong đó, phụ nữ là nạn nhân.

Theo đó, con số nạn nhân mỗi năm lên hàng triệu người và chuyện này cứ tái diễn từ ngày này sang tháng khác chứ không phải mỗi năm một lần. Có những bài báo tường thuật cho thấy người vợ không những đã bị chồng đánh, lại còn bị nhốt vào cũi chó để làm nhục.

Nhưng hôm Chủ Nhật 11 Tháng Giêng 2009, báo Tiền Phong kể cho hay, giữa những tin tức bất nhẫn đó, có một tin cho thấy một nhóm người đi ngược trào lưu xã hội ở tỉnh Ninh Bình khi thành lập “Câu lạc bộ Thôi Ðánh Vợ”.

“Tình hình dạo này thế nào? Có thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ không?” - một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Thôi Ðánh Vợ (xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) thường bắt đầu từ những câu hỏi thân mật như thế.” Báo Tiền Phong mở đầu bài ký sự.

Cái “Câu lạc bộ Thôi Ðánh Vợ” này không phải mới xuất hiện. Nó đã được hơn ba tuổi rồi nhưng lại không được nổi danh. Họ khiêm tốn? Hay mắc cỡ vì trái với bản tính coi chuyện đánh vợ là chuyện bình thường?

Ít nhất, người ta biết rằng hầu hết thành viên của hội là những đức lang quân tuy trẻ nhưng đã có thành tích bạo lực gia đình. Vợ họ hẳn đã bươu đầu sứt trán vì những cơn bực tức nào đó có thể sau một chầu ma men đưa lối dẫn đường.

“Nhiều người trước đây đánh vợ dã man lắm! Nhà cầm quyền can thiệp cũng chẳng ăn thua gì. Cán bộ đến nhà vận động còn bị mấy ông này vác gậy đuổi đánh.” Bà Trần Thị Luyến, hội trưởng phụ nữ xã Liên Sơn cười cười kể lại.

Theo bài ký sự của Tiền Phong “Sau nhiều lần áp dụng các biện pháp hòa giải không thành, hội phụ nữ xã quyết định lấy độc trị độc”.

Tờ báo nói “Những thành phần bất hảo nhất được mời đến trụ sở ủy ban nhân dân xã làm công tác tư tưởng và bàn kế hoạch chuẩn bị cho ra đời một câu lạc bộ đặc biệt. Anh Lương Tất Trường, ở thôn 2, ‘vốn nổi tiếng rượu chè, nhậu nhẹt và đánh vợ. Hầu như ngày nào nhà anh cũng xảy ra xô xát.’”

Bằng giọng cởi mở, Trường vui vẻ kể về các lần bị nhóm phụ nữ thuyết khách: “Lúc đầu nghe mấy chị hội phụ nữ vận động, tức quá định bỏ về. Nán lại càng nghe càng thấy có lý nên quyết định gia nhập câu lạc bộ xem thế nào”.

“Các ông khi nghe nói đến câu lạc bộ đều rất ngại. Có người hùng hổ đuổi tôi về, bảo là nhúng mũi vào việc người khác, chọc gậy bánh xe” - Anh Trường kể. Ai vẫn cứ cãi, anh đưa Luật bình đẳng giới & Phòng chống bạo lực gia đình ra dọa.

Theo tờ báo, nhiều ông xưa nay quen thói gia trưởng, cứ mặc sức hành hạ vợ con và hồn nhiên cho rằng mình có quyền đó. Ðến lúc giở luật ra mới ngã ngửa là mình vi phạm.

Tờ Tiền Phong kể tiếp: “Cuối cùng 12 ông chồng thường đánh vợ trong xã Liên Sơn tập hợp lại trong câu lạc bộ Thôi Ðánh Vợ.”

Thời gian rảnh rỗi, mấy anh em lại ngồi với nhau phân tích những điều hơn thiệt, cư xử sao cho đúng để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhà cầm quyền xã Liên Sơn sắp xếp cho họ một phòng họp để sinh hoạt câu lạc bộ thường kỳ và mời chuyên gia ở Hà Nội về nói chuyện.

Trước đây, Phạm Bá Linh ở xóm 5 là con ma men có tiếng.

Vợ anh ngậm ngùi kể lể: “Trước đây, hầu như ngày nào anh ấy cũng say, về nhà lèm nhèm chửi đánh vợ con, quăng quật đồ đạc, chẳng chịu làm ăn gì. Lắm lúc nghĩ cực thân, định bỏ chồng cho rồi”.

Éo le nhất là hoàn cảnh anh Nguyễn Văn Liêm (xóm 8). Vợ anh bỏ vào Nam với đứa con gái đầu, vì quanh năm oằn lưng chịu đòn. Anh em trong câu lạc bộ khuyến khích anh Liêm, khuyên anh sửa sai, rồi từ từ chị sẽ hiểu.

Giờ anh đang là thành viên tích cực, hằng ngày vận động các anh em hối cải. “Mong vợ sẽ tha thứ cho tôi và sớm trở về đoàn tụ” - Anh Liêm ân hận.

Theo tờ báo, nhờ sự hối cải và tích cực của các hội viên nói trên, hội “Thôi Ðánh Vợ” có dấu hiệu hoạt động ngày một “khởi sắc”
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Sạt nghiệp vì triều cường
Monday, January 12, 2009

Image
Một cậu nhỏ chống xuồng là mấy than chuối cột lại để di chuyển trong dòng nước lũ vốn là đường đi. (Hình: AFP/Getty Images)
SÀI GÒN 12-1 (TH).- Triều cường, mưa lớn, tái diễn thường xuyên gây ngập lụt nhanh chóng ở Sài Gòn gây thiệt hại tài sản nặng nề cho mọi người. Sự thiệt hại không thấy làm thống kê tỉ mỉ cho toàn thành phố mỗi năm nhưng ít nhất, đơn triều cường vừa xảy ra đã làm cho các gia đình kinh doanh cây kiểng ở một phường của quận Thủ Ðức mất nghiệp.

Tin tức cho thấy triều cường làm vỡ một đoạn đê bao ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Ðức sáng ngày 11/1/2009 đã làm cho vườn tược, nhà cửa của khoảng 200 hộ dân ở đập ngập dưới gần 2 mét nước.

Vì vỡ đê, nước tràn nhanh chóng lúc sáng sớm, không ai biết để chạy kịp đồ đạc.

Một người dân cho hay chỉ trong vòng 15 phút là nước đã ngập lên khoảng 1 mét rưỡi.

Khoảng 10 ha đất dùng để kinh doanh trồng mai vàng, cây cảnh phổ biến ở miền nam Việt Nam vào dịp tết nguyên đán của dân cư Hiệp Bình Chánh ngập chìm trong biển nước. Bên cạnh đó, hàng chục ao cá cũng bị tràn nước, một số cơ sở kinh doanh cũng bị ngập nước nên chủ cũng trắng tay.

Triều cường, vỡ bờ bao, ngập nước là điệp khúc tái diễn với cư dân Thủ Ðức hàng năm. Dù vậy, các con đê bao đã không được be đắp đủ mạnh để chống lại triều cường.

Theo một cư dân Hiệp Bình Phước “chưa năm nào người trồng mai khu vực này bị triều cường “hành” nhiều như năm nay”. Theo ông này “Ðây là đợt ngập lần thứ 3. Số mai bị nước ngập mấy đợt trước chưa kịp dưỡng, giờ ngập nữa”.

Theo sự ước tính mô tả trên tờ Dân Trí “vườn mai của ông Bảy nước lên gần lút ngọn. Chuẩn bị Tết năm nay ông Bảy đầu tư trồng 3,000-4,000 cây mai, ngoài ra còn khoảng hơn 1,000 cây hoa các loại phục vụ người chơi dân chơi Tết. Ông Bảy lo lắng: “Vay mượn ngân hàng gần 200 triệu để đầu tư, trả lãi mỗi tháng 3 triệu. Năm nay tiền công, tiền mua cây giống và nhiều khoản khác coi như mất trắng”.

Hiện giờ, ông Bảy đang huy động toàn bộ nhân công rửa cây và cấp tốc đưa số cây bị ngập lên, hi vọng “cứu” được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Vẫn theo báo này, cũng nằm trong khu vực vùng trũng nhất và ngập nhiều nhất, vườn mai của bà Lê Thị Quan, rộng 2,500 m2 giờ chỉ còn vài cây có thể bán được. Bà ngao ngán kể: “Ban đầu trồng 3,000 cây, nhưng giờ không biết còn tới 50 cây không nữa”. Nếu bình thường phải thuê nhân công nhặt lá mai, nhưng nay còn ít quá nên cả gia đình 3 người nhà bà cùng xúm lại làm luôn.

Ðược biết, để đầu tư cho mùa mai Tết, những nông dân trồng mai tại Hiệp Bình Phước đã phải chuẩn bị từ 1 năm trước. Các gia đình này cho biết, đầu tư vốn ban đầu cũng không ít vì phải mua cây giống với giá 20,000 đồng/cây. Ngoài ra, trong một năm trồng còn tốn thêm phí nhân công chăm sóc cây với giá 60,000 đồng/một ngày công và thêm các khoản tiền phân, thuốc dưỡng.

Vốn đầu tư nhiều vậy nhưng như trường hợp của gia đình bà Quan thì năm nay coi như mất sạch. Mọi năm vào thời điểm cận Tết này, bà đã bán được 50-60 triệu tiền mai, còn nay mới chỉ bán được khoảng 5-6 triệu. Mọi khoản sắm Tết trông cả vào vườn mai, nay thì “có bao nhiêu ăn bấy nhiêu thôi”.

Vẫn theo tờ Dân Trí, cạnh các vườn mai, tại khu phố 5 còn tập trung nhiều hộ nuôi cá. Nước tràn bờ, cá lớn lẫn bé “rủ” nhau đi hết, nông dân chỉ còn biết nhìn ao cá trống mà khóc ròng.

Nằm trong số hộ bị lỗ nặng nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Thuận. Cả 4 ao nuôi nhà bà cá gần như đi hết. Năm trước, dịp này bà bỏ túi không dưới 40 triệu, nay cũng chỉ biết thốt lên: “Vốn vay mượn hàng xóm xung quanh được 10 triệu, mất hết rồi”.

Thiệt hại là vậy, nhưng các nông dân trồng mai, nuôi cá chả biết kêu ai, bấu víu ai, chỉ tự ca thán “thiên tai thì ráng mà chịu chứ biết làm sao!”

“Trong khi Tết Nguyên Ðán không còn xa nữa, thì những người nông dân ở Thủ Ðức phải còn đang cố cứu vớt những thiệt hại do triều cường gây ra. Có lẽ với những nông dân này, đón Tết còn quá xa vời,” tờ Dân trí nói.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Chủ tịch Hạ Viện Úc
gặp thân nhân của các nhà dân chủ Việt Nam bị cầm tù

Tuesday, January 13, 2009


Image
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang và các bà vợ của các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền chụp hình chung ở Hà Nội,
thảo luận chương trình vận động dư luận và đấu tranh pháp lý.
HÀ NỘI 13-1 (NV).- Tuy bị nhà cầm quyền CSVN tìm đủ mọi cách ngăn chặn, một số thân nhân của các người đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Việt Nam đã tiếp xúc được với ông Harry Jenkins, chủ tịch Hạ Nghị Viện Úc.

Theo tin của Nhóm Phóng Viên Dân Chủ, Nhân Quyền, bà Nguyễn Thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa), bà Lý Thị Tuyết Mai (vợ nhà giáo Vũ Hùng), anh Thủy (con trai nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa) và anh Quyền (anh của Ngô Quỳnh) đã tìm cách gặp được ông Jenkins trước khi ông rời Việt Nam.

Họ đã trình bày cho phái đoàn của Hạ Viện Úc biết rằng “thân nhân của họ vô tội và mong muốn các đoàn quốc tế lên tiếng để nhà cầm quyền độc tài cộng sản thả họ vô điều kiện.”

Theo nguồn tin trên “Cuộc gặp gỡ diễn ra nghiêm túc, thông cảm... cuối cuộc họp đoàn Úc đã chụp hình lưu niệm và hứa sẽ gửi tặng thân nhân các nhà đấu tranh dân chủ. Thân nhân cũng cám ơn phái đoàn đã đến thăm và có lời chúc đến phái đoàn cùng gia đình năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc.”

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, kỹ sư Phạm Văn Trội, cô Phạm Thanh Nghiên và một số người nữa đã bị bắt hồi tháng 9 năm ngoái với các nghi vấn cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.

Cho tới nay họ vẫn bị giam giữ ở Hà Nội và Hải Phòng, thân nhân, và luật sư của họ không được thăm viếng và cũng không được biết gì về các cuộc điều tra.

Vẫn theo nguồn tin thì sẽ còn “các phái đoàn Mỹ, EU... sẽ tiếp tục thăm gặp và đề cập đến các chiến sĩ đấu tranh bị bắt vừa qua lên chính quyền cộng sản độc tài trong các cuộc gặp gỡ giữa hai bên khi bàn về các chính sách ngoại giao cũng như kinh tế.”

Phái đoàn của ông Jenkins đến thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 11/1/2009 vừa qua. Ðể ngăn chặn phái đoàn này gặp gỡ những người vận động dân chủ hóa Việt Nam, công an đã canh gác chặt chẽ nhiều người và cấm họ bước chân ra đường. Ðiều này hoàn toàn trái với luật pháp CSVN. Ðiều 68 của bản hiến pháp CSVN nói rằng mọi người dân “có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước...”

Luật Cư Trú của CSVN ban hành cuối năm 2006, điều số 5 viết: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải bị xử lý nghiêm minh. Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân”.

Luật pháp thì viết như vậy, nhưng công an CSVN luôn luôn làm ngược lại và không hề thấy cái guồng máy đàn áp dân này bị “xử lý” theo “pháp luật”.

Theo tin của Nhóm Phóng viên Dân Chủ Nhân Quyền, những hành động gần đây nhất về hành vi côn đồ, ngồi xổm lên luật pháp của công an CSVN như sau:

“Ngày 12/1 khoảng 5 giờ chiều hơn 20 an ninh các loại đã xông vào nhà anh Nguyễn Bá Ðăng ở Hải Dương để lục soát tư gia mà không có lệnh, lúc đó anh Ðăng cũng không có mặt. Họ xông vào nhà khi chỉ có vợ và 2 con nhỏ của anh Ðăng. Tuy bị phản đối nhưng họ vẫn cố tình lục tung nhà và xô đẩy vợ con anh Ðăng. An ninh bất ngờ ra tay khám nhà như vậy là có quan hệ với việc anh Ðăng giúp đỡ bà con Hưng Yên, Mao điền... khiếu nại đòi đất.

“Lúc 16 giờ chiều nay 12/1/2009 anh Dương Văn Nam - chiến sĩ đấu tranh dân chủ ở Bắc Giang đã bị an ninh đến nhà riêng bắt đi . Hiện nay anh vẫn chưa được thả ra. Ðược biết từ sáng nay anh Nam đã về Hà nội, một số chiến sĩ dân chủ.

“...Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang bị Bộ Công An triệu tập từ sáng sớm ngày 7/1 ngay khi ông Jenkins đến Hà Nội, những ngày sau ông Giang vẫn bị triệu tập nhưng ông nhất quyết không lên, hiện Bộ Công An lập chốt quanh nhà ông và không cho ai ra vào. Anh Nguyễn Phương Anh cũng vậy, nhà anh bị bao vây từ 5 giờ sáng ngày 7/1 cho đến nay, anh bị quản chế, không cho ra khỏi nhà và không ai được đến gặp anh. Vừa qua anh có nhận được lời mời đi dự đám cưới con một người bạn, khi vừa ra khỏi cửa nhà thì hàng chục công an lao vào túm ao, túm cổ... đẩy vào nhà. Ông Vi Ðức Hồi cũng bị giám sát chặt chẽ, mấy hôm nay không đi đâu được. Cả 3 vị đã nói với phóng viên chúng tôi và họ mong chuyển lời đến các cơ quan thông tin đại chúng cũng như ông Harry rằng: Thưa các ông các bà đại diện cho hạ viện, thượng viên, chính phủ các nước dân chủ như EU, Mỹ, Úc, Canada... Xin quý vị đừng sang thăm Việt Nam nữa, quý vị không sang thăm thì chúng tôi còn có thể hoạt động dân chủ, còn quý vị mà sang thăm thì chúng tôi bị quản thúc như tù nhân vậy...”
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Làm đám hỏi cô này, cưới cô khác, Việt kiều Mỹ bị đòi nợ $2,000 USD
Thursday, January 15, 2009

Image
Hình bên: Một cô dâu đang được chuẩn bị để chụp hình kỷ niệm bên hông Nhà Thờ Ðức Bà ở Sài Gòn.
Một Việt kiều Mỹ đang bị đòi số tiền $2,000 USD vì hứa lấyngười này nhưng lại làm giấy tờ kết hôn với mộtngười khác.
(Hình: AFP/Getty Images)

SÀI GÒN 15-1 (TH).- Ðổi ý vì so sánh nhan sắc hay vì lý do gì khác, một Việt kiều Mỹ làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ khác thì bị người mà ông từng làm đám hỏi đòi số tiền $2,000 USD mà ông đã hứa.

“Mới đám hỏi, chưa đăng ký kết hôn thì một trong hai bên có quyền đi đăng ký kết hôn với người khác. Mới đây, Sở Tư Pháp Sài Gòn giải quyết một vụ khiếu nại liên quan kết hôn có yếu tố nước ngoài khá hy hữu,” theo báo điện tử Pháp Luật ở Sài Gòn

Tờ báo nói khi một cặp nam nữ đăng ký kết hôn, vị hôn thê cũ của chú rể biết chuyện liền đến Sở Tư Pháp yêu cầu chú rể đưa 2.000 USD, tiền đã hứa tặng gia đình cô khi làm đám hỏi trước đây.

Cô Nguyễn Thu Hương (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi - PV) được người thân giới thiệu quen với ông Tony Trần (Việt kiều Mỹ) lớn hơn cô 20 tuổi. Hai bên trao đổi thư từ qua lại rất nồng ấm. Cuối năm 2004, ông Tony về Việt Nam. Hai người gặp nhau, thấy hợp nên cô Hương dắt ông đến giới thiệu với gia đình cô. Sau đó, gia đình cô đã tổ chức lễ hỏi cho hai người. Ông Tony trở lại Mỹ và hẹn năm sau sang bảo lãnh vị hôn thê qua Mỹ.

Nếu mọi chuyện xuôi chèo như vậy thì chẳng thành chuyện. Nguồn tin trên kể tiếp rằng “Bẵng đi một thời gian, hai bên không còn liên lạc với nhau nữa. Cô Hương được người quen cho biết ông Tony quen một phụ nữ khác, ông sẽ về Việt Nam làm thủ tục kết hôn với người đó vào tháng 11-2008.

Sau đó, cô Hương bỏ công đến Sở Tư Pháp Sài Gòn thăm dò tin tức. Cuối cùng, cô phát hiện ông đang làm thủ tục đăng ký kết hôn với người phụ nữ kia. Cô liền gửi đơn đến sở yêu cầu xem xét trường hợp “vị hôn thê” của cô.

Theo nguồn tin “Tại buổi làm việc với Sở Tư Pháp, cô đã cung cấp chứng cứ về mối quan hệ của cô với ông Tony như hình ảnh, thư từ, phiếu chuyển tiền... Ðặc biệt, cô Hương cho biết khi quan hệ còn thân thiết, ông Tony có hứa cho gia đình cô $2,000 USD thì gia đình cô mới cho hai người làm đám cưới. Cô mong muốn ông Tony thực hiện lời hứa trước đây với gia đình dù hai người không còn đến với nhau nữa.”

Nhưng theo Luật Sư Phạm Tất Thắng ở Sài Gòn, sự việc nếu hai bên “cơm lành, canh ngọt” thì ông Tony hứa cho gia đình cô Hương $2,000 USD là “một dạng hứa tặng cho tài sản”. Ðiều 465 Bộ Luật Dân Sự quy định việc tặng, cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình cho bên được tặng. Ở đây, ông Tony chưa cho tài sản cho cô Hương, vì thế phải áp dụng Ðiều 470 Bộ Luật Dân Sự về tặng cho tài sản có điều kiện quy định “bên tặng có thể yêu cầu bên được tặng thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho”. Ðiều kiện áp dụng trong trường hợp này phải là hai bên “cơm lành, canh ngọt”. Trong khi thực tế ông Tony và cô Hương không kết hôn nên ông Tony không có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường cho cô vợ “hụt”.

Nguyễn Văn Vũ, trưởng phòng Hộ tịch-Lý lịch tư pháp-Quốc tịch, Sở Tư Pháp Sài Gòn nêu ý kiến, cho biết các chứng cứ cô Hương đưa ra chỉ chứng minh cô có quen ông Tony và hai bên chỉ làm đám hỏi. “Truy tìm trong hệ thống lưu trữ tại sở cũng không thấy ghi nhận việc đăng ký kết hôn của cô với ông Tony. Nay ông Tony kết hôn với người khác là hoàn toàn phù hợp pháp luật”.

Theo nguồn tin, “Ngày 27-12-2008, UBND thành phố Sài Gòn đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho vợ chồng ông Tony.” Nên “Việc cô Hương yêu cầu ông Tony thực hiện lời hứa cho gia đình cô $2,000 USD là việc dân sự nên chúng tôi không thể giải quyết việc này. Nếu muốn, cô Hương có thể kiện ra tòa,” ông Vũ nói.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Công ty điện tỉnh Thái Nguyên trả lương nhân viên bằng bóng đèn
Friday, January 16, 2009


THÁI NGUYÊN 16-1 (TH) - “Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, vậy mà chị L.T.H, nhân viên quầy thu tiền điện số 13, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) vẫn đang loay hoay với đống bóng điện compact hiệu Rạng Ðông chưa bán hết.”

Bản tin báo Dân Trí ngày Thứ Sáu 16 Tháng Giêng 2009 kể chuyện lạ khó tin nhưng có thật tại Việt Nam.

Tờ báo nói hỏi ra mới biết như thế này: “Năm nay, ngành điện Thái Nguyên chi trả lương cho nhân viên bằng bóng điện! Người lương thấp phải nhận ít nhất 1 hộp, mỗi hộp gồm 24 bóng với giá 23,000 đến 26,000 đồng/bóng, người lương cao phải nhận từ 2 đến 3 hộp.”

Thậm chí, có người phải “vác” tới 4 hộp, riêng các quầy thu tiền điện phải nhận thêm từ 3 đến 4 hộp với lý do... bán tại quầy cho các khách hàng.

Cũng vì việc trả lương bằng bóng điện nên mới sinh ra chuyện người lao động trong ngành điện phải chịu cảnh “mua đắt bán rẻ”.

Chị P.T.X, nhân viên thu tiền điện phường Gia Sàng than thở: “Tôi phải nhận 2 hộp bóng điện, mất đứt 1.2 triệu đồng, mang về vận động cả họ hàng mua cho mà vẫn chưa bán hết, đành phải mang ra cửa hàng sửa chữa đồ điện, thu được bao nhiêu tốt bấy nhiêu”.

Nhiều người cùng cảnh chị X. cũng mang ra cửa hàng điện bán tống bán tháo với giá 15,000 đồng đến 18,000 đồng/bóng để vớt vát chút ít. Có những nhân viên lương tháng trên dưới 2 triệu đồng, bị trừ nửa triệu đồng... cũng chỉ biết kêu trời vì họ được lãnh đạo giải thích rằng: Ðây là do chủ trương của “cấp trên” và nếu không mua thì sẽ bị trừ thưởng hàng tháng...

Ở khu vực thành phố, thị xã việc tiêu thụ bóng điện còn tương đối khả quan, chứ tại các chi nhánh điện ở khu vực miền núi, vùng cao, không ít người lao động trong ngành điện sau khi lĩnh bóng điện về chỉ còn biết... cất đi dùng dần hoặc cho người thân vì dân nghèo không đủ tiền mua hoặc nhu cầu mua bóng điện compact rất thấp...

Thiết nghĩ, nếu các ngành khác cũng làm như ngành điện Thái Nguyên thì không biết cán bộ công nhân viên chức sẽ sống như thế nào khi thu nhập của họ bị giảm, hầu hết người lao động chỉ biết “bấm bụng” chịu thiệt.

Sự việc xảy ra tại tỉnh Thái Nguyên có xảy ra ở các tỉnh khác không? Không thấy nói. Nhưng công ty điện của tỉnh Thái Nguyên phải là một thành viên trong hệ thống công ty cấp điện quốc doanh “Tập Ðoàn Ðiện lực Việt Nam”.

Mới ngày 14 Tháng Giêng 2009, báo chí trong nước loan tin tập đoàn này dự tính tăng giá điện trên cả nước từ 8% đến 10% lấy cớ cần có tăng giá điện để hấp dẫn đầu tư của tư nhân và ngoại quốc vào ngành này. Hiện vẫn chưa có tin tức chính thức cho biết giá điện sẽ tăng bao nhiêu vì còn phải đợi sự chấp thuận của nhà nước.

Hồi năm ngoái, báo chí loan tin tập đoàn điện lực quốc doanh CSVN “xin” được lấy trong số tiền bán điện ra 1,002 tỉ đồng để “tự khen thưởng” cho nhân viên các cấp.

Công ty này có lời nên xin đảng và nhà nước cho được “tự thưởng” .

Ngày 20 Tháng Mười 2008, báo Tuổi Trẻ cho hay chỉ trong 7 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam có khoảng hơn 3 ngàn vụ cúp điện chính thức, chưa kể những lần “đột xuất” không thông báo trước.

Việc trả lương nhân viên bằng bóng đèn của công ty điện tỉnh Thái Nguyên làm người ta nhớ lại thời mấy chục năm trước. Công nhân viên, cán bộ được trả lương bằng gạo, khoai mì, bo bo, và các loại thực phẩm khác, lâu lâu một ít vải, đường, thịt cá.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

CPJ đả kích CSVN gia tăng siết cổ thông tin
Sunday, January 18, 2009

Image
Báo giấy bầy bán trên lề đường thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của các cơ quan,
đoàn thể nhà nứơc và đảng CSVN, tư nhân bị cấm ra báo.
NEW YORK 18-1 (NV).- Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) trụ sở ở New York lên tiếng đả kích chế độ Hà Nội đã gia tăng đàn áp các người dùng báo chí và blogs để thông tin và bày tỏ chính kiến. Ðồng thời họ đòi CSVN phải bãi bỏ ngay những qui định, trái với Công Ước Quốc Tế mà họ đã ký cam kết tôn trọng, đưa ra thời gian gần đây.
“CPJ vô cùng quan tâm đến những qui định kìm kẹp người sử dụng Internet mới được (nhà cầm quyền CSVN) ban hành là một chuỗi trong chiến dịch gia tăng đàn áp và sách nhiễu các ký giả, chủ biên và người viết bình luận” tại Việt Nam.

Tổ chức CPJ viết như vậy trong bức thư gửi Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước CSVN, đề ngày 16/1/2009.
Trong bức thư, CPJ nói cuối tháng 12/2008 vừa qua, nhà cầm quyền CSVN (qua Bộ Thông Tin Truyền Thông) đã phổ biến một bản thông tư cấm các người viết báo mạng cá nhân (Blogs) phổ biến các tin tức, bài viết đả kích nhà cầm quyền, có nguy hại cho an ninh quốc gia hay tiết lộ bí mật quốc gia.

“Những cấm cản mới đưa ra đã cho nhà cầm quyền cái thẩm quyền mạnh mẽ hơn nhằm truy diệt các trang nhà và các blogs (thông tin có tính cách độc lập) tiếng Việt ngày mỗi nhiều hơn. Nhiều websites đó chỉ trích các chính sách của nhà nước và cung cấp tin tức quan trọng ngược lại (với sự tuyên truyền một chiều và dối trá) cũng như quan điểm phổ biến của nước ông trên hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát.” CPJ viết trong thư gửi ông Triết.

“Lời tuyên bố của nhiều viên chức nhà nước lại càng làm tăng thêm sự âu lo vì chế độ của các ông sẽ đòi các công ty dịch vụ Internet quốc tế (Yahoo, Google) kiểm soát nội dung phổ biến trên mạng.”
Hiện nay hơn 20 triệu người ở Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet, tức một phần tư dân số cả nước, theo sự loan báo của nhà cầm quyền CSVN.

Hồi tuần trước Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) cũng đã phổ biến bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới. Trong đó, họ lên án chế độ Hà Nội tiếp tục siết chặt tự do thông tin và tiếp tục đàn áp tôn giáo. Họ cũng đòi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước “Cần quan tâm đặc biệt”.

Bức thư của CPJ cho biết một dấu hiệu nữa về sự đàn áp thông tin khi Hà Nội cách chức tổng biên tập của hai tờ báo lớn nhất nước là Lê Hoàng (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Công Khế (báo Thanh Niên). Hành động vừa nói tiếp diễn theo việc kết án ký giả của hai tờ báo này với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ...” chỉ vì họ tường thuật vụ án tham nhũng tại Bộ Giao Thông Vận Tải năm 2006. Sau khi ký giả của họ bị bắt giam, hai tờ báo đã có bài viết cho rằng ký giả của họ vô tội.

Mộ số ký giả và tổng biên tập của một số tờ báo khác cũng đã mất chức, mất việc vì vụ án vừa nói hoặc những bài viết có tính cách đả kích nhà nứơc.

“Trong khi điều 69 của bản hiến pháp (CSVN) bảo vệ quyền tự do báo chí và quyền tự do diễn đạt, nhà cầm quyền của quí vị lại tiếp tục dùng luật lệ an ninh quốc gia để độc đoán siết chặt các quyền tự do căn bản.” Bức thư của CPJ viết. “Nhà cầm quyền của quí vị đã duy trì, ngay cả trước khi có các qui định mới, những sự kiểm soát chặt chẽ nhất sự sử dụng Internet tại các nước Á Châu”.

Vì vậy, CPJ nói, đó là lý do tại sao CSVN lại bỏ tù nhà báo tự do Hoàng Hải (Blogger Ðiếu Cày) 30 tháng tù vì ông có quan điểm khác với nhà nứơc. Cái cớ “trốn thuế” chỉ là cái vỏ bọc bề ngoài để che dấu sự thật là đàn áp người khác chính kiến mà Ðiếu Cày chỉ là nạn nhân của chế độ độc tài đảng trị.

Bức thư CPJ gửi Nguyễn Minh Triết kết luận rằng “Hiến pháp của nước ông cổ võ và bảo vệ quyền tự do báo chí, dự do diễn đạt. Trong chiều hướng bảo vệ hiến pháp, chúng tôi kêu gọi các ông đảo ngược chính sách kiểm duyệt Internet, ngừng các chiến dịch sách nhiễu khủng bố báo chí và trả tự do cho các ký giả cũng như người viết báo mạng cá nhân đang bị cầm tù.”
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Đánh thuế ngoại hối 10% vì nhầm lẫn?
Monday, January 19, 2009

Image
Hình bên: Tin tức ngoại hối, kiều hối bị nhà nước CSVN đánh thuế 10%, mới đây,
làm dân chúng và cả giới ngân hàng, kinh doanh, sững sờ và tức giận.
Bộ Tài Chính CSVN vội vàng gửi một “công văn hỏa tốc” tới các đơn vị hải quan để “giải thích cụ thể”
về một thông tư hướng dẫn đánh thuế giá trị gia tăng đối với một số loại hàng hóa nhập cảng, trong đó có tiền giấy,
mà bộ này nói rằng cách đánh thuế của hải quan đối với ngoại tệ nhập nội là “có sự nhầm lẫn”. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI 19-1 (TH).- Bộ Tài Chính CSVN vừa gửi một “công văn hỏa tốc” tới các đơn vị hải quan CSVN nói rằng “có sự nhầm lẫn về từ ngữ” trong văn bản hướng dẫn đánh thuế giá trị gia tăng một số hàng hóa nhập cảng.

“Trước bức xúc của ngân hàng, ngày 17/1, Bộ Tài Chính đã có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị hải quan giải thích cụ thể các quy định trong Luật Thuế VAT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009,” bản tin của báo diện tử VNExpress ngày Thứ Hai 19/1/2009 viết. Trong đó khẳng định: “Không có trường hợp nào bị đánh thuế 10% VAT, việc một số ngân hàng bị thu thêm khoản thuế này chỉ là sự nhầm lẫn về từ ngữ trong văn bản hướng dẫn. Cơ quan hải quan đã nhầm lẫn việc đánh thuế 10% đối với giấy in tiền thành ngoại tệ tiền mặt (cũng là giấy).”

Hôm Thứ Sáu tuần trước, báo Tuổi Trẻ có một bản tin ngắn nói nhiều ngân hàng cho biết hải quan CSVN đã bắt phải đóng thuế trị giá gia tăng 10% “cho số ngoại tệ tiền mặt được nhập khẩu để trả kiều hối cuối năm.”

Tờ Tuổi Trẻ nói “khi các ngân hàng này khiếu nại thì hải quan nói làm theo thông tư số 131 ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính và yêu cầu các ngân hàng ký cam kết phải nộp thuế trong 30 ngày. Ngân Hàng Ðông Á nhập khẩu $20 triệu đô la phải nộp thuế đến 3.5 tỉ đồng”.

Bộ Tài Chính CSVN, qua bản tin VNExpress, nói “nhầm lẫn về từ ngữ trong văn bản hướng dẫn”. Nhưng đọc lại cái thông tư số 131 đó, người ta thấy, mã số 4907 mà hải quan được lệnh đánh thuế GTGT 10% gồm “các loại hàng hóa như: các loại tem thư, tem thuế, tem tương tự hiện hành hay mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị bề mặt được công nhận, giấy có dấu tem sẵn, các loại giấy bạc (tiền giấy), mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ trái phiếu và hàng tương tự”.

Văn bản nêu rõ là “giấy bạc” lại còn sợ người ta hiểu lầm nên còn chú thích trong hai ngoặc đơn là “tiền giấy”.

Trong bản tin của VNExpress ngày Thứ Hai, Lê Kiên Trung, phó cục trưởng Cục Hải Quan Sài Gòn lập lại ý của cấp trên nên nói rằng “Hải quan yêu cầu đóng thuế giá trị gia tăng nhập khẩu ngoại tệ là do nhầm lẫn với mã hàng nhập khẩu giấy in tiền”.

Người ta lấy làm kỳ quái về sự giải thích như vậy và đặt câu hỏi là tại sao thông tư hướng dẫn số 131 của Bộ Tài Chính CSVN tại sao không nói rõ là “giấy in tiền” mà lại nói là “tiền giấy”.

Bình luận về lời giải thích của Bộ Tài Chính cũng như của hải quan CSVN, một người bí danh Kuden ở Sài Gòn viết trên website của BBC: “Nhầm lẫn” sao lại đơn giản? Vậy ai nhầm lẫn? Người soạn thảo nhầm lẫn, hay người thực thi nhầm lẫn? Có hai trường hợp: 1- Người soạn thảo nhầm lẫn: Vậy cha này chả biết gì, cho về vườn chăn trâu. 2- Người thực hiện nhầm lẫn: Cha này cố tình chơi trò gì... Mà sao nhà nước làm sai không sao cả, chỉ cần đăng báo vài lời hoặc cho mấy bác nhà đài lên nói vài câu cho mát long dân coi như xong. Trường hợp công ty hay dân làm sai coi bộ khó sống, nội phạt hành chính thôi cũng đủ phá sản. Chán ghê!”

Một người ở tỉnh Bình Thuận tên Hadung viết: “Bộ Tài Chính là một trong số ít những cơ quan trọng yếu của chính phủ yếu kém nhất trong thực hiện chức năng ban hành chính sách. Nói vậy để thấy chính sách tài chính quốc gia và nền tài chính quốc gia còn lâu mới có thể cải thiện tốt được.”

Một người ẩn danh phát biểu: “Người Việt trong nước vốn cam chịu, vả lại có kêu cũng không biết kêu ai. Qua vụ này mới biết nếu không có báo trí mạng thông tin hải ngoại cùng với lợi ích không nhỏ do Việt kiều gửi tiền về nước cho người than thì chưa chắc Bộ Tài Chính đã nhận sai. Hoan hô tự do báo chí, thông tin về xã hội là của tất cả mọi người không thể chỉ có một số người biết. Mọi người đều có quyền nói lên ý kiến của mình mà không bị vùi dập”.

Một người có tên PPT viết: “Phải mất mấy ngày để cải chính một cái tin “nhầm lẫn”. Bó tay! Thử hỏi không có báo chí thì sự việc có được nhận ra mà điều chỉnh không? Thiết nghĩ Việt Nam hiện nay có nhiều việc “nhầm lẫn” lắm. Nhầm lẫn do cán bộ “cầm nhầm”, nhầm lẫn do quan chức không biết đâu là ranh giới quốc gia... Hãy để cho báo chí góp phần giải quyết những sai sót này, đừng cấm đoán họ nữa, và cũng đừng bóp miệng bất cứ người dân nào, không cho nói lên tiếng nói từ đáy lòng của họ”.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Vụ Mục Sư Nguyễn Thị Hồng: Xác định “không phạm tội” nhưng vẫn kêu án ba năm tù
Wednesday, January 21, 2009


Image
Mục Sư Nguyễn Thị Hồng (phải) và một trong năm người con trong ngày thụ phong mục sư hồi tháng 9 năm 2007.
(Hình: website anhduong.info)
Sài Gòn (NV) - Mục Sư Nguyễn Hồng Quang vừa có bài tường thuật về vụ tòa án Sài Gòn xử bà Nguyễn Thị Hồng - một nữ mục sư của Hội thánh Tin Lành Mennonite, Việt Nam - hôm 14 tháng 1.


Bà Nguyễn Thị Hồng bị truy tố vì “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của một công ty có tên là Tuynen Vĩnh Long (đã giải thể) và ông Nguyễn Chương Cống (đã chết). Song theo mục sư Nguyễn Hồng Quang, tại tòa, đại diện viện kiểm sát thực hành quyền công tố còn lặp đi, lặp lại nhiều lần về những vi phạm khác “nghiêm trọng” hơn là “tham gia hoạt động tin lành Mennonite trái phép” và bỏ trốn khi bị truy nã.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang kể rằng, về nguyên tắc, đây là vụ án được xét xử công khai nhưng chính quyền CSVN hạn chế tối đa số người tham dự và chỉ có vài thân nhân của bà Hồng, cố tình vào phòng xử ngồi chờ từ trước, rồi ở lì trong đó mới được... tham dự. Cũng vì vậy, đa số người dự khán là sĩ quan an ninh và cán bộ nhà nước.

Theo mục sư Nguyễn Hồng Quang, bà Nguyễn Thị Hồng từng là giám đốc công ty xây dựng Tú Tri và điều hành một hợp tác xã có tên Vạn Thành. Trong quá trình hoạt động, do khủng hoảng kinh tế, công việc xuất cảng bị đình trệ, công ty xây dựng Tú Tri và hợp tác xã Vạn Thành nợ công ty Tuynen Vĩnh Long 298 triệu, nợ ông Nguyễn Chương Cống 120 triệu. Ðại diện Viện Kiểm Sát Sài Gòn cho rằng, bà Nguyễn Thị Hồng đã bỏ trốn không trả nợ, thậm chí không ra trình diện khi bị truy nã nên hành vi đó cấu thành tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tuy nhiên tại tòa, bà Hồng khẳng định, bà chưa bao giờ bỏ trốn, không trả nợ và mãi đến khi bị bắt, bà mới biết bà bị truy nã. Cũng tại tòa, bà Nguyễn Thị Huệ, vợ ông Nguyễn Chương Cống - bên được viện kiểm sát xem là “bị hại” - đã yêu cầu tòa tha bổng bà Nguyễn Thị Hồng, bởi với “bị hại”, bị cáo vốn là người có đầy đủ thiện ý thanh toán nợ, không có ý định “chiếm đoạt tài sản”.

Luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Hồng đã trưng dẫn nhiều chứng cứ và các qui định pháp luật của chính quyền CSVN để khẳng định thân chủ của ông không “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Công ty xây dựng Tú Tri và hợp tác xã Vạn Thành từng có ba thương vụ với công ty Tuynen Vĩnh Long. Hai thương vụ đầu, bà Nguyễn Thị Hồng thanh toán đầy đủ tiền bạc. Khoản nợ bị kết buộc là chiếm đoạt phát sinh ở thương vụ thứ ba hoàn toàn do thua lỗ, khi xuất cảng hàng hóa qua Singapore, vào lúc châu Á gặp đại khủng hoảng, tiền thu về không đủ trả các chi phí cho thuế, công vận chuyển, phí lưu kho. Do đây là khó khăn chung mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong thời điểm từ 1996-1998, Bộ Tư Pháp CSVN từng ban hành một văn bản yêu cầu không truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân trở thành con nợ, do thua lỗ vì khủng hoảng kinh tế. Luật sư bào chữa cho bà Hồng đã yêu cầu đại diện viện kiểm sát chứng minh bà Hồng thực sự “chiếm đoạt tài sản” nhưng viện kiểm sát không đáp ứng được yêu cầu này...

Thay vì chứng minh bà Nguyễn Thị Hồng đã “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như cáo trạng, đại diện Viện Kiểm sát CSVN lại nói rất nhiều về việc “bị cáo” đã “tham gia hoạt động tin lành Mennonite trái phép”, rồi có “bốn lần qua Campuchia để học đạo Tin Lành” và “tham gia đạo Tin Lành Mennonite mà nhà nước xem là bất hợp pháp”,... cần “trừng phạt nghiêm khắc để bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng như lợi ích của nhà nước xã hội chủ nghĩa”... Do những nhận định và yêu cầu của đại diện viện kiểm sát vừa thô thiển, vừa lộ liễu (đàn áp tôn giáo bằng sự gán ghép một tội hình sự không hề có thật), nên theo mục sư nguyễn Hồng Quang, thẩm phán chủ tọa phiên xử đành phải “nhắc nhở” đại diện viện kiểm sát “đừng đề cập đến nhưng nội dung đó do chúng không liên quan đến vụ án” và cuối cùng, ông ta cắt ngang, không cho đại diện viện kiểm sát tiếp tục “tranh luận” nữa.

Cũng theo mục sư Nguyễn Hồng Quang, sau khi nghị án, hội đồng xét xử bà Nguyễn Thị Hồng tuyên bố: “Chấp nhận quan điểm của luật sư bào chữa cho bà Hồng, bác bỏ cáo buộc của viện kiểm sát, không truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản' của công ty Tuynen Vĩnh Long, vì xét thấy không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm. Nếu công ty Tuynen Vĩnh Long muốn đòi bà Nguyễn Thị Hồng trả nợ thì nên nhờ trọng tài kinh tế phân xử”. Tòa cũng ghi nhận “yêu cầu bỏ tư cách 'đại diện bị hại' của bà Nguyễn Thị Huệ, vợ ông Nguyễn Chương Cống, không truy cứu trách nhiệm của bà Hồng” song vẫn tuyên phạt bà Nguyễn Thị Hồng ba năm tù vì “trốn lệnh truy nã”.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang kể rằng, đại diện viện kiểm sát đã tỏ ra rất bất ngờ trước phán quyết của tòa, theo lời đương sự tiết lộ với mục sư Quang và luật sư bào chữa cho bà Hồng, lúc đầu, viện kiểm sát dự trù hình phạt dành cho bà Hồng là từ 8 đến 10 năm tù và sau đó đã “điều chỉnh” còn 5 đến 7 năm tù. Ðại diện viện kiểm sát cho biết sẽ xin ý kiến cấp trên để biết rằng “có nên kháng nghị, yêu cầu tăng hình phạt hay không”.

Dựa trên diễn biến phiên xử, người ta có thể thấy rằng, bà Nguyễn Thị Hồng bị bắt giam, kết án tù không phải vì “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như cáo buộc. Bà bị bắt, kết án tù chỉ vì là một nữ mục sư của Hội Thánh Tin Lành Mennonite trong khi chính quyền CSVN xác định hội thánh này là bất hợp pháp.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang kể thêm: “Một số sĩ quan an ninh bảo tôi khuyên gia đình đừng kháng án và làm đơn xin đặc xá. Sẽ không kịp Tết nhưng 30 tháng 4 thì có hy vọng về, như trường hợp... ông Nguyễn Việt Chiến”.

Vụ bắt, truy tố, xét xử, kết án mục sư Nguyễn Thị Hồng đang thu hút sự chú ý không chỉ của các hãng thông tấn nước ngoài mà còn kích thích sự quan tâm của đại diện cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nhân viên lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã liên lạc với mục sư nguyễn Hồng Quang để thu thập thêm thông tin về vụ án có vỏ bọc bên ngoài là tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” này. (G.Ð)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests