Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
bichphuong
Posts: 635
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by bichphuong »

Cực hữu trỗi dậy, từ Pháp sang Mỹ
Huỳnh Hoa
7 tháng 7, 2024

Image
Hàng nghìn người tập trung tại Place de la République, cầm những tấm áp phích có hình lãnh đạo Jordan Bardella được ví như Hitler, hôm 30 Tháng Sáu năm 2024 tại Paris, Pháp. (Hình: Pierre Crom/Getty Images)

Làn sóng di dân kích hoạt tâm lý bài ngoại, chống người nhập cư đang làm thay đổi tương quan chính trị ở Châu Âu; nước Pháp đang chuyển từ tả sang hữu, báo hiệu một xu hướng tương tự trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm nay.

Pháp: Phe cực hữu trên đà thắng lợi

Vào Chủ Nhật, 7 Tháng Bảy, đông đảo cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu bầu cử Quốc Hội vòng hai sau khi đã bầu vòng một ngày 30 Tháng Sáu vừa qua với kết quả thảm hại cho đảng cầm quyền của Tổng Thống Emmanuel Macron và thắng lợi bất ngờ cho đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia (Rassemblement National – RN).


Trái với đường lối trung dung của đảng cầm quyền của ông Macron, đảng Tập Hợp Quốc Gia (RN) chủ trương một chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bài ngoại. Đảng RN không ưa Liên Minh Châu Âu (EU) vì cho rằng quyền lực của EU tại Brussels đang lấn át quyền tự quyết dân tộc của nước Pháp. Bên cạnh đó, lãnh đạo đảng RN luôn tuyên bố “ngưỡng mộ” ông Vladimir Putin và phản đối chính sách của EU viện trợ vũ khí cho Ukraine chống quân xâm lược Nga.

Đối nội, trong tất cả mọi cuộc tranh luận hay phỏng vấn, các ứng cử viên của RN đều đổ hết mọi vấn nạn của xã hội Pháp lên đầu người nhập cư, từ tình trạng thiếu trường học và dịch vụ y tế đến nạn trộm cướp và bạo loạn trên đường phố. Để “làm cho nước Pháp vĩ đại trở lại” đảng RN chủ trương phải trục xuất di dân, hạn chế phúc lợi đối với người nhập cư, cấm những người mang hai quốc tịch Pháp và nước ngoài (song tịch) tham gia các chức vụ nhạy cảm trong chính quyền và loại bỏ quyền tự động có quốc tịch Pháp đối với trẻ em sinh ở Pháp nhưng cha mẹ sinh ra ở nước ngoài.

Đảng RN hiện do ông Jordan Bardella, một chính trị gia 28 tuổi, làm chủ tịch nhưng quyền điều hành thật sự nằm trong tay bà Marine Le Pen, cựu chủ tịch và con gái của người sáng lập đảng Jean Marie Le Pen.


Bà Marine Le Pen và ông Jordan Bardella, Chủ tịch National Rally, được nhìn thấy trước vòng hai của cuộc bầu cử lập pháp năm 2024, hôm ngày 3 tTháng Bảy, tại Bayeux, Normandy, Pháp. (Hình: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)
Cha con bà Le Pen từng ba lần tranh cử tổng thống Pháp, trong đó có hai lần bà Marine Le Pen lọt vào vòng hai, ngấp nghé ghế tổng thống. Nếu trong cuộc bầu cử này, đảng RN giành được đa số ghế Quốc Hội, được đứng ra thành lập chính phủ thì Jordan Bardella sẽ trở thành thủ tướng Pháp trẻ nhất trong lịch sử, người “nắm tay hòm chìa khóa” để cho phép thực thi hay không các chính sách của Tổng Thống Macron; quyền lực của ông Macron sẽ bị thu hẹp đáng kể.

Trong vòng bầu cử Quốc Hội thứ nhất đảng RN liên minh với đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (Les Républicains – LR) đã giành được 33.15% số phiếu và 39 ứng cử viên của họ đã đắc cử ngay vòng đầu; đảng Đồng Hành Vì Nền Cộng Hòa (Ensemble pour la République) của ông Macron chỉ được 20% số cử tri ủng hộ và chỉ có hai ứng cử viên đắc cử ngay. Ở phía bên kia của phổ chính trị, liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (Nouveau Front Populaire – NFP) tập hợp các đảng Nước Pháp Bất Khuất (LFI), đảng Xã Hội, đảng Xanh và đảng Cộng Sản Pháp, cũng chỉ giành được 27.99% số phiếu và 32 ứng cử viên đắc cử, chưa đủ để cân bằng với liên minh cánh hữu của đảng RN.

Đây là lần đầu tiên đảng cực hữu RN tiến gần tới vị thế đa số trong Quốc Hội và nắm quyền điều hành chính phủ Pháp. Lo sợ trước đà trỗi dậy mạnh mẽ của đảng RN, trong tuần lễ giữa hai vòng bầu cử, từ 30 Tháng Sáu đến 7 Tháng Bảy, các đảng cánh tả và trung dung đã cấp tốc củng cố lực lượng, rút bớt ứng cử viên tham gia vòng hai để dồn phiếu (désistement) cho các đối thủ của đảng RN.


Để đạt đa số tuyệt đối, đảng RN phải giành được ít nhất 289 ghế trong tổng số 577 ghế Quốc Hội. Nhưng dựa vào kết quả bầu cử vòng một, các nhà phân tích chính trị dự đoán đảng RN sẽ được xấp xỉ 240 ghế và phải liên minh với đảng LR. Tuy vậy, điều chắc chắn là liên minh cực hữu sẽ chiếm đa số, vượt xa các liên minh cánh tả NFP và liên minh trung dung gồm đảng Phục Hưng (Renaissance) và đảng Đồng Hành của Tổng Thống Macron.

Không chỉ Pháp mà cả Châu Âu

Xu thế ngả sang cánh hữu trong chính trường Pháp là một “thực tế lịch sử” không chỉ ở Pháp mà ở cả Châu Âu. Những cuộc bầu cử từ đầu năm đến nay, đặc biệt là cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu hồi đầu Tháng Sáu, cho thấy phe cực hữu đang mạnh lên ở rất nhiều nước, như ở Đức với sự trỗi dậy của đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD), ở Ý với đảng Brothers of Italy của nữ Thủ Tướng Georgia Meloni, ở Hungary với đảng Fidesz của Tổng Thống Viktor Orban, ở Hòa Lan, ở Áo… Điểm chung nổi bật nhất của các đảng này là bài ngoại, chống người nhập cư, chống hoặc hoài nghi về tương lai của EU và thân thiện với Moscow. Nhà độc tài Nga Vladimir Putin đã nhân sự trỗi dậy của các đảng cực hữu để tuyên bố chiến lược “khai thác tinh thần bài Nga để kiếm phiếu của giới chính trị EU đã không còn hiệu quả nữa” và khuyến cáo Châu Âu không nên tiếp tục thù địch Nga.

Có nhiều lý do giải thích cho sự thay đổi thái độ chính trị của người dân Châu Âu. Châu Âu đang đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài, giá cả tăng mạnh, nhất là giá năng lượng do nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt đứt. Đà phục hồi kinh tế của Châu Âu sau đại dịch COVID-19 rất yếu ớt so với Mỹ, một phần do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.

Tội phạm gia tăng là nỗi lo canh cánh của người Châu Âu. Gốc rễ của vấn đề là tình trạng thất nghiệp và giá sinh hoạt đắt đỏ. Trên toàn EU tại thời điểm Tháng Mười, 2023, tỷ lệ thất nghiệp bình quân là 6.5%, ở Pháp là 7.3%, cao gấp đôi ở Mỹ; nhiều vùng nông thôn có tỷ lệ thất nghiệp đến 25%. Người nhập cư ở Pháp, phần lớn đến từ các thuộc địa châu Phi trước đây, bị dồn vào các khu ổ chuột ngoại ô (gọi là banlieue) nơi thiếu thốn tiện nghi, dịch vụ xã hội cũng là nơi nạn thất nghiệp và tội phạm lan tràn. Các đảng cánh hữu đổ tội cho người nhập cư làm gia tăng tội phạm nhưng thật ra đó chỉ là mánh khoé chính trị để che giấu tư tưởng kỳ thị chủng tộc, thượng tôn da trắng.

Cùng với trào lưu hội nhập và toàn cầu hóa, các đảng chính trị cấp tiến và trung dung nổi lên cầm quyền mấy chục năm qua, nhưng đã không giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách của xã hội như hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng, các dịch vụ xã hội và đạo đức xuống cấp trầm trọng. Không hài lòng với chính sách của nhà cầm quyền, cử tri thường ủng hộ những tuyên ngôn mị dân, hay dân túy, của các đảng cánh hữu.

Trên đài BBC, Giáo Sư Thomas Piketty, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Tư Bản Thế Kỷ 21” nhận định những người hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa tạo thành phe ủng hộ chính cho ông Macron, còn những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau đang nghiêng về phe cực hữu.

Tâm lý chán nản với hệ thống chính trị hiện hành cũng thôi thúc người ta nghĩ tới một sự thay đổi với hy vọng tình hình sẽ được cải thiện.

…và nước Mỹ cũng sẽ tương tự

Quan sát sự dịch chuyển đang diễn ra ở Châu Âu, người ta thấy có hiện tượng tương tự ở Mỹ, đặc biệt trong vấn đề nhập cư. Làn sóng di dân bất hợp pháp tràn vào biên giới phía Nam dưới thời Tổng Thống Joe Biden đã khuấy động tâm lý bài ngoại của người Mỹ và củng cố chính sách chống di dân của đảng Cộng Hòa.


Cựu Tổng Thống Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh di dân không giấy tờ gây hại cho xã hội Mỹ, làm tội phạm tràn lan, trở thành gánh nặng về an sinh xã hội; thậm chí ông nói rằng người nhập cư “làm ô nhiễm dòng máu” của người Mỹ. Trong cuộc tranh luận với ông Biden hôm 27 Tháng Sáu, ông Trump lên án chính phủ Biden “đã cho phép những kẻ giết người và hiếp dâm tới nước Mỹ.”

Cũng như các chính trị gia cực hữu của đảng RN bên Pháp, ông Trump cam kết nếu thắng cử sẽ thực hiện một chương trình trục xuất “lớn nhất trong lịch sử” hàng chục triệu di dân đang sinh sống ở Mỹ không có giấy tờ và chấm dứt việc cấp quốc tịch tự động cho trẻ em sinh ra ở Mỹ nhưng cha mẹ chưa phải là công dân Mỹ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, không có mối liên hệ trực tiếp giữa di dân bất hợp pháp và tình trạng tội phạm mà ngược lại, di dân thường tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh hơn dân bản địa, rằng di dân không gây thiệt hại cho nền kinh tế mà ngược lại họ là nguồn lực hết sức cần thiết mà thị trường lao động địa phương không cung cấp được, từ lao động nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ đến các ngành y tế, công nghệ.

Tuy vậy, việc đổ tội lên đầu người di dân làm cho khối cử tri bảo thủ hài lòng; đem lại sự ủng hộ mạnh mẽ cho các chính trị gia cánh hữu như ông Trump.

Và cũng như người Pháp và người Châu Âu, người Mỹ đang đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn. Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn Châu Âu rất nhiều, tỷ lệ người thất nghiệp cũng thấp hơn nhưng so với thời trước đại dịch, người ta cảm thấy đồng tiền khó kiếm hơn, sống khó hơn, thấy tương lai ảm đạm hơn và mong muốn có một sự thay đổi.

Tháng Bảy ở Pháp và Tháng Mười Một ở Mỹ là thời điểm cử tri đứng trước sự lựa chọn khó khăn. Trước cuộc bỏ phiếu vòng hai ngày Chủ Nhật tới, Tổng Thống Macron kêu gọi người Pháp hãy thức tỉnh và đừng bỏ một lá phiếu nào cho đảng RN, nhưng ông không đưa ra một chiến lược nào khả dĩ giúp người dân lựa chọn tốt hơn.

Ở Mỹ cũng vậy, sau cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình hôm 27 Tháng Sáu, cử tri có phần thất vọng về ông Biden và dễ dàng nghe theo những lời lẽ mị dân của ông Trump. Không khó để dự báo các khuynh hướng bảo thủ cực hữu sẽ thắng thế và sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cục diện thế giới trong thời gian tới.
MatVit
Posts: 1329
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by MatVit »

NATO và Trung Quốc – cuộc đối đầu khó tránh
Hiếu Chân
 
  
Image
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (phải) gặp Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg tại Ngũ Giác Đài hôm 8 Tháng Bảy 2024 tại Arlington, Virginia, chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên tại Washington, và kỷ niệm 75 năm thành lập. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

Hội nghị thượng đỉnh Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu từ Thứ Ba, 9 Tháng Bảy, tại thủ đô Washington, DC – nơi ra đời của nó 75 năm về trước – vào lúc liên minh phòng thủ gồm 32 quốc gia này phải đối mặt với những thách thức sinh tử. Trong lúc mọi người bàn tán sôi nổi về tương lai của NATO trước tham vọng bành trướng của Nga và tính chất bấp bênh của chính trị Hoa Kỳ thì có một khía cạnh ít người chú ý nhưng không kém quan trọng: khả năng NATO mở rộng sang Á Châu, đối đầu Trung Quốc.

Như danh xưng, sứ mệnh của NATO là phòng thủ khu vực Bắc Đại Tây Dương, không liên quan gì tới Á Châu. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, NATO đã giúp bảo vệ các thành viên dân chủ ở Âu Châu ngăn chặn sự gây hấn của khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, NATO rơi vào một tình huống khó xử: vai trò của nó trở nên mờ nhạt đến mức ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, từng nói với báo The Economist hồi Tháng Bảy, 2019: “Điều mà chúng ta đang trải qua là NATO đã chết não,” phê phán việc NATO không có phản ứng đáng kể khi Nga xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Cùng thời điểm đó, ông Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, tuyên bố NATO đã “lỗi thời” và dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu các thành viên khác không thực hiện đầy đủ cam kết chi tiêu cho quốc phòng ít nhất 2% GDP. Với niềm tin rằng NATO đã lâm trọng bệnh, sẽ không thể cản trở ông ta, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, xua quân tấn công Ukraine hồi Tháng Hai, 2022.
Image
Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg lên sân khấu phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 75 năm thành lập NATO hôm 9 Tháng Bảy 2024 ở Washington, DC. Các nhà lãnh đạo NATO họp tại Washington trong tuần này để dự hội nghị thượng đỉnh thường niên nhằm thảo luận về các chiến lược và cam kết trong tương lai của họ, đồng thời đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh. (Hình: Andrew Harnik/Getty Images)

Ông Putin đã mắc sai lầm lịch sử. Hành vi xâm lược chà đạp lên lẽ phải và công pháp của ông ta đã như một liều thuốc hồi dương giúp NATO thức dậy. Hồi Tháng Tư năm nay, trong bài phát biểu kỷ niệm 75 năm thành lập NATO, ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, khẳng định: “NATO hiện nay lớn hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn bao giờ hết.”


***

Sự ủng hộ của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga cũng như chính sách bành trướng của Bắc Kinh đã đưa cường quốc Á Châu này vào thế đối đầu với NATO.

Ngay trước khi súng nổ, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đã cam kết với ông Putin một nối “quan hệ không giới hạn.” Và bất chấp sự thực, Bắc Kinh lập luận rằng chính hành vi mở rộng của NATO về phía Nga là yếu tố buộc ông Putin phải chống trả bằng cách đánh chiếm Ukraine, ngăn cản kế hoạch gia nhập NATO của nước này và do đó hành vi xâm lược của ông Putin là “chính đáng;” kẻ có lỗi trong cuộc chiến tranh hiện nay là NATO và chính phủ ở Kiev của ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine. Tuy luôn miệng tuyên bố trung lập nhưng Bắc Kinh không phản đối hành động của Nga, che chắn cho Nga trên những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc, tăng mua dầu mỏ với giá rẻ của Nga để giúp Moscow né tránh các biện pháp cấm vận thương mại của Tây phương. Trầm trọng hơn, Trung Quốc đã cung cấp cho Nga phi cơ không người lái (UAV), công nghệ hỏa tiễn, hình ảnh vệ tinh và máy công cụ, giúp Moscow nuôi dưỡng guồng máy quân sự và kéo dài cuộc chiến hủy diệt ở Ukraine.
Image
Những nấm mộ tập thể ở Ukraine sau cuộc tấn công thảm sát của quân Nga tại Irpin và Bucha đầu năm 2022 (Hình: Christopher Furlong/Getty Images)

Đã hình thành một “trục chuyên chế” bao gồm Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran để chống lại cái trật tự thế giới hiện tồn do Mỹ lãnh đạo, vì thế dù muốn hay không Trung Quốc và NATO đã trở thành những thế lực đối lập.

Bản thân Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản cũng nuôi tham vọng bành trướng lãnh thổ y hệt với nước Nga dưới quyền ông Putin. Đối với các nước láng giềng nhỏ hơn ở Á Châu, Trung Quốc cũng hành xử giống như Nga ở Âu Châu, lấy sức mạnh quân sự và đe dọa chiến tranh để cưỡng ép.

Trung Quốc có chung đường biên giới đất liền với 14 nước, chung biên giới biển với tám nước, nhưng tất cả đều đang bị tranh chấp do tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Tàu chiến, máy bay Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu ở biển Hoa Đông, Trung Quốc bồi đắp lên bảy đảo nhân tạo kiên cố trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông và biến thành những căn cứ quân sự hiện đại; ngay cả trong vùng núi Himalaya băng giá, Trung Quốc vẫn xung đột với Ấn Độ và thường xuyên chèn ép, đe dọa Đài Loan,… Khả năng Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Đài Loan, Philippines, các quần đảo Trường Sa hoặc Senkaku của Nhật là có thể thấy trước và các nước từ Nhật, Đài Loan, đến Việt Nam, Philippines đều lo sợ một ngày nào đó sẽ phải đương đầu với đội quân hùng mạnh của Bắc Kinh như tình cảnh của Ukraine hiện nay. “Hôm nay là Ukraine, nhưng ngày mai có thể tới lượt Đông Á,” ông Fumio Kishida, thủ tướng Nhật, phát biểu như vậy trước Quốc Hội Hoa Kỳ hồi Tháng Tư.


Khác với Âu Châu, Đông Á không có một liên minh phòng thủ có uy thế như NATO. Trước kia khu vực Đông Nam Á có một tổ chức tương tự là Minh Ước Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization – SEATO), ra đời năm 1954, nhận sứ mệnh ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản khi nội chiến Quốc – Cộng ở Việt Nam bắt đầu nhưng tổ chức này đã kết thúc hoạt động năm 1977 sau khi Sài Gòn sụp đổ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ. Lợi dụng “khoảng trống quyền lực,” Bắc Kinh đã nhanh chóng bành trướng ảnh hưởng quân sự và kinh tế. Hiện nay là lúc Đông Á cần một cơ chế phòng vệ tập thể kiểu NATO để đối phó với tham vọng của Bắc Kinh ngoài các “diễn đàn” an ninh khu vực nói nhiều hơn làm như Bộ Tứ QUAD.

***

Cho đến nay, NATO chưa phải là một bên trong các cuộc xung đột ở Á châu nhưng tình thế đối đầu NATO-Trung Quốc là khó tránh khỏi.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Vilnius, Lithuania, vào Tháng Bảy năm ngoái, NATO đã ra tuyên bố chung với lời lẽ cứng rắn lên án “những tham vọng công khai và những chính sách hù dọa” của Bắc Kinh. “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sử dụng hàng loạt các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường hiện diện trên toàn cầu, phô trương sức mạnh đồng thời che giấu chiến lược và ý đồ cũng như tăng cường khả năng quân sự. Những chiến dịch chèn ép của Trung Quốc, lời lẽ hung hăng và chiến dịch thông tin sai lệch nhắm vào các thành viên NATO làm  phương hại đến an ninh” của NATO, bản tuyên bố nhấn mạnh.

Hội nghị NATO ở Vilnius năm ngoái còn có sự tham dự của lãnh đạo chính phủ một số nước Đông Á, gồm Nhật, Nam Hàn, Úc và New Zealand – gọi chung là nhóm Asia-Pacific Four. Đây là lần thứ hai nhóm Asia-Pacific Four dự hội nghị thượng đỉnh NATO sau lần tham dự đầu tiên ở Tây Ban Nha hồi Tháng Sáu, 2022. Các bộ trưởng quốc phòng của bốn nước này cũng tham gia Hội Đồng Quân Sự NATO ở Brussels, Bỉ, và NATO có kế hoạch mở một văn phòng liên lạc tại Tokyo, Nhật.

Sau hội nghị Vilnius, NATO đã cử 20 quan chức quân sự đến Đài Loan để thảo luận với nước chủ nhà về năng lực quân sự của Bắc Kinh và bàn biện pháp phòng thủ. Các chiến hạm của Anh, Đức, Pháp bắt đầu xuất hiện trên Thái Bình Dương, phối hợp tuần tra với Mỹ và Nhật dù năng lực hải quân của các nước Âu Châu có nhiều hạn chế.

Năm nay, các nước Nhật, Nam Hàn và New Zealand đã cử thủ tướng, còn Úc cử phó thủ tướng, đến dự hội nghị NATO ở Washington, nhóm Asia-Pacific Four tỏ ra rất nghiêm chỉnh trong chiến lược liên minh với NATO để phòng thủ. “Càng ngày, các đồng minh Âu Châu càng coi những thách thức tại Á Châu, ở phía bên kia thế giới, là liên quan tới họ. Tương tự, các đồng minh Á Châu cũng coi những xung đột tại Âu Châu bên kia thế giới có liên quan tới mình,” ông Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ, nói về mối quan hệ Âu – Á, theo hãng tin AP. Còn theo Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg, “trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu.”

***

Trung Quốc tất nhiên đã lập tức giãy nảy như đỉa phải vôi trước xu thế NATO mở rộng về Á châu, liên minh với nhóm Asia-Pacific Four để kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh. Phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại NATO ở Brussels đã lên tiếng tố cáo NATO có một “lịch sử xấu xa,” “chen vào những công việc bên ngoài biên giới” và Trung Quốc thề “cương quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, cương quyết chống lại sự mở rộng của NATO về phương Đông, vào khu vực Á Châu- Thái Bình Dương,” theo tường thuật của Reuters. Hôm Thứ Hai, 8 Tháng Bảy, ông Lâm Kiếm (Lin Jian), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tố cáo NATO “vi phạm ranh giới, mở rộng quyền lực, vượt ra ngoài vùng phòng thủ và kích động xung đột.”

Gần giống luận điệu của Bắc Kinh, vài học giả Mỹ viết trên Foreign Affairs hôm 8 Tháng Bảy rằng mở rộng NATO sang Á Châu sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc tuyên truyền về một sự đối đầu giữa các cường quốc do Mỹ dẫn dắt, nó chẳng những không giúp cải thiện an ninh khu vực mà còn làm cho các nước Á Châu xa lánh. Theo các học giả này, NATO nên giữ một tư thế âm thầm (a lower profile) để tránh kích động nỗi hoang tưởng của Trung Quốc.

Nói như vậy không đúng, dù NATO có mở rộng hay không thì Trung Quốc vẫn bành trướng thế lực và gây hấn. Ngăn chặn xung đột xảy ra vẫn tốt hơn là xử lý hậu quả của xung đột. Lựa chọn tốt nhất có lẽ là NATO cần mở rộng sang Á Châu để cùng Mỹ duy trì một khu vực Á Châu-Thái Bình Dương tự do và rộng mở vì lợi ích chung bởi vì một cuộc xung đột hoặc chiến tranh ở Biển Đông, ở eo biển Đài Loan, sẽ là đòn giáng mạnh vào an ninh và thịnh vượng của chính Âu Châu và Bắc Mỹ chứ không chỉ gây hại cho khu vực Đông Á.
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by caubennoc »

Thủ Tướng Hasina từ chức, người biểu tình Bangladesh xông vào dinh
August 5, 2024

DHAKA, Bangladesh (NV) – Nhiều nguồn tin cho hay Thủ Tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã từ chức hôm Thứ Hai, 5 Tháng Tám, và vượt thoát ra ngoại quốc giữa lúc có thêm nhiều người dân bị giết trong các vụ bạo động dữ dội kể từ khi quốc gia Nam Á này ra đời hơn năm thập niên trước đây, hãng tin Reuters cho biết.

Tướng tư lệnh quân đội Waker-Us-Zaman nói qua một diễn văn truyền hình rằng Thủ Tướng Hasina, 70 tuổi, đã rời khỏi nước, và một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập tại Bangladesh.

Báo chí truyền thông đưa tin vị thủ tướng đã cùng người em gái bay đi bằng trục thăng về hướng tiểu bang West Bengal ở miền Tây Ấn Độ bên kia biên giới hai nước. Một nguồn tin khác thì cho rằng bà đã bay đến tiểu bang Tripura ở miền Bắc Ấn Độ.
Image
Người biểu tình chống chính phủ Bangladesh vẫy cờ quốc gia sau khi xông vào tư dinh Thủ Tướng Sheikh Hasina ở Dhaka ngày 5 Tháng Tám, 2024 (Hình: K M ASAD/AFP/Getty Images)

Đài truyền hình cho thấy hàng ngàn dân chúng đã đổ xô ra đường phố của thủ đô Dhaka, reo mừng và hô vang các khẩu hiệu. Hàng ngàn người khác thì xông vào tư dinh của bà Hasina ở Ganabhaban, hô khẩu hiệu, đưa nắm đấm lên trời và làm dấu hiệu chiến thắng.

Những hình ảnh cũng cho thấy đám đông tụ tập trong phòng khách của tư dinh thủ tướng, và người ta có thể nhìn thấy một số người khuân đi các máy truyền hình, ghế và bàn ra khỏi ngôi dinh thự được canh phòng cẩn mật nhất tại thủ đô. Một số người còn la lớn: “Bà ấy đã chạy ra nước ngoài, chạy ra nước ngoài mất rồi.”


Dân biểu tình phản đối vị nữ thủ tướng còn trèo lên bức tượng khổng lồ của vị lãnh tụ có công giành độc lập cho Bangladesh, là Sheikh Mujibur Rahman, thân phụ của bà Hasina, và dùng búa, rìu đục phăng đi cái đầu của vị quốc phụ.

Các sinh viên tranh đấu đã kêu gọi dân chúng tuần hành vào thủ đô Dhaka vào hôm Thứ Hai bất chấp lệnh thiết quân luật trên toàn quốc nhằm gây áp lực buộc Thủ Tướng Hasina phải từ chức, chỉ một ngày sau khi có những cuộc đụng độ chết người trên khắp nước, làm cho gần 100 người chết.

Tháng trước, đã có khoảng 150 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình của sinh viên chống vị nữ thủ tướng sau khi chính quyền của bà cắt giảm số lượng chức vụ và công việc trong các bộ, phủ. Thế là chuyện này đã gây căm phẫn trong dân chúng, để rồi biến thành một chiến dịch đòi hỏi bà Hasina phải từ chức.


Vị nữ thủ tướng đã đào tẩu từng cầm quyền tại Bangladesh suốt bốn nhiệm kỳ liên tiếp sau những cuộc tuyển cử bị phe đối lập trong nước tẩy chay. (TTHN)
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by vuphong »

Ukraine bất ngờ tấn công Nga, kiểm soát khu vực Kursk, Putin chỉ trích phương Tây
By Thanh Nguyen
August 12, 2024


Image
(CaliToday) — Lực lượng quân sự của Ukraine hiện kiểm soát 1.000 km2 (386 dặm vuông) khu vực Kursk của Nga, sau cuộc tấn công bất ngờ, gây bẽ mặt Điện Kremlin.

Trong đoạn băng được đăng trên mạng Telegram vào thứ Hai, Tướng Oleksandr Syrskyi báo cáo tình hình chiến sự tiền tuyến cho Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. “Quân đội đang hoàn thành nhiệm vụ. Giao tranh thực sự vẫn tiếp diễn trên khắp tiền tuyến. Tình hình nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta,” Syrskyi nói.

Các lực lượng Nga vẫn đang chật vật ứng phó với cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine sau gần một tuần giao tranh ác liệt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc, cuộc tấn công bất ngờ khiến 100.000 thường dân chạy trốn là nỗ lực của Kyiv nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của Moscow ở vùng Donbas phía Tây Ukraine, và giành đòn bẩy tại các cuộc thương lượng hoà bình trong tương lai.

Theo ông Zelenskyy xác nhận, lần đầu tiên quân đội Ukraine có mặt trong khu vực Kursk. Tổng thống Ukraine trên Telegram ca ngợi binh lính và chỉ huy quân đội quốc gia “vì sự kiên định và những hành động quyết đoán” của họ.

Chiến dịch bất ngờ của Ukraine được giữ bí mật tuyệt đối, và gây kinh ngạc cho lực lượng Nga vốn trong suốt những tháng vừa qua tìm mọi cách chọc thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine dọc theo tuyến đầu ở miền đông Ukraine.

Phát biểu hôm thứ Hai tại một cuộc họp với giới chức cao cấp an ninh và quốc phòng, Putin cho biết cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 6 tháng 8 phản ánh nỗ lực của Kyiv nhằm đạt được vị thế tốt hơn trong các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh có thể diễn ra trong tương lai. Tổng thống Nga khẳng định, quân đội Moscow sẽ thắng thế.

Putin cho rằng, Ukraine có thể hy vọng cuộc tấn công sẽ gây ra tình trạng bất ổn công khai ở Nga, nhưng điều đó đã không xảy ra. Ông tuyên bố, số lượng tình nguyện viên tham gia quân đội Nga tăng lên do cuộc tấn công này. Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh, cuộc tấn công sẽ không làm suy yếu lập trường đàm phán của Nga, và lực lượng Nga sẽ tiếp tục cuộc tấn công ở miền đông Ukraine bất kể ra sao. Những tuyên bố của ông Putin cho thấy sự tự tin vào vị thế quân sự của Nga.

Tại cuộc họp căng thẳng được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Vladimir Nga cũng chỉ trích phương Tây về cuộc tấn công kéo dài một tuần của Ukraine vào lãnh thổ Nga, một dấu hiệu cho thấy chiến dịch bất ngờ đã làm Điện Kremlin bất ổn như thế nào. “Phương Tây đang chiến đấu với chúng tôi bằng bàn tay của người Ukraine”, Putin nói về cuộc chiến xâm lược do ông ta khởi sự kéo dài 30 tháng là cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga của phương Tây. “Kẻ thù chắc chắn sẽ nhận được phản ứng xứng đáng và tất cả các mục tiêu của chúng ta, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ đạt được”.

Các nhà phân tích cho biết, chiến dịch của Ukraine có hai mục tiêu chính: thu hút lực lượng Nga khỏi tiền tuyến ở miền đông Ukraine, và chiếm giữ lãnh thổ có thể đóng vai trò là con bài mặc cả trong các cuộc thương lượng hòa bình trong tương lai.

Putin ra lệnh cho quân đội của ông đẩy lùi quân Ukraine, và làm việc với lực lượng bảo vệ biên giới để “bảo đảm sự bảo vệ đáng tin cậy cho biên giới quốc gia,” — gián tiếp thừa nhận Nga đã thất bại trong vấn đề này.

Quyền Thống đốc vùng Kursk, Aleksei Smirnov, báo cáo cho Putin hay, 28 thành phố và làng mạc hiện nằm trong tầm kiểm soát của Ukraine. Smirnov cho biết, quân đội Ukraine đã tiến sâu bảy dặm vào lãnh thổ Nga dọc theo mặt trận dài 25 dặm, 12 thường dân thiệt mạng trong cuộc giao tranh, và 2.000 người hiện đang ở trong lãnh thổ do Ukraine nắm giữ. Thông tin này chưa được kiểm chứng.

Mặc dù dân thường Nga gần biên giới trước đây bị thiệt mạng do pháo kích của Ukraine, nhưng đây là lần đầu tiên lực lượng Ukraine đặt chân trên lãnh thổ Nga. Ông Smirnov cho biết 121.000 người đã chạy khỏi khu vực biên giới, và chính quyền đang nỗ lực di tản thêm 59.000 người nữa.

Hương Giang
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by buikiem »

Nga đang trả giá chiến tranh bằng suy thoái kinh tế
Sonnie Tran
 31 tháng 8, 2024

 Image
Người Nga bắt đầu cảm thấy gánh nặng cuộc chiến rơi vào mình (Hình: TTX Nga Novosti)

Cuộc chiến tranh dai dẳng tại Ukraine đang đẩy nước Nga vào một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Sau một giai đoạn ngắn phục hồi, nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với lạm phát tăng vọt, tăng trưởng trì trệ, và nguy cơ rơi vào tình trạng sụp đổ kinh tế toàn diện.

Chiến tranh bào mòn ngân sách, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động

Chiến tranh tại Ukraine đang đặt một gánh nặng khổng lồ lên ngân sách Nga. Chi tiêu quân sự khổng lồ dù hỗ trợ gia tăng nền kinh tế, nhưng đồng thời chi phí cho vũ khí, xe tăng và lương thời chiến tăng vọt, đang bào mòn nguồn ngân sách quốc gia. Tổng thống Putin đã phủ nhận rằng chi tiêu quân sự – mà ông nói đã vượt quá 8% GDP – là không bền vững.


“Nó vẫn chưa nghiêm trọng,” Putin nói. “Ở Liên Xô vào năm 1985-1986, chi tiêu quốc phòng là 13%.”

Tuy nhiên, theo Bộ Quốc Phòng Anh, quân đội Nga đang mất khoảng 1,000 binh sĩ mỗi ngày. Điều này không chỉ gây tổn thất về nhân mạng mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động kinh niên, khi ngày càng nhiều công dân Nga trong độ tuổi lao động phải ra tiền tuyến.

Điều này đã góp phần đẩy lương tăng trên toàn nền kinh tế, với người lao động chân tay được hưởng mức tăng lương kỷ lục trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục ở mức 2.4%. Thợ máy, thợ hàn và thợ dệt đã chứng kiến ​​mức lương của họ tăng gấp bốn lần trong một số trường hợp. Nhà phân tích chính trị Ekaterina Kurbangaleeva nhấn mạnh rằng trong khi một thợ dệt điển hình kiếm được khoảng $300 một tháng vào Tháng Mười Hai năm 2021, thì công việc tương tự ngày nay có thể kiếm được tới $1,300.

Alexandra Prokopenko, một thành viên thỉnh giảng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cảnh báo rằng điều này đang thúc đẩy áp lực giá cả. “Thị trường lao động đang gián tiếp góp phần vào lạm phát khi mọi người nhận được tiền lương ngày càng cao và chi tiêu mạnh tay,” bà nói.
Image
Tiền lương thời chiến tại Nga tăng vọt (Russia Trading)

Ngân hàng trung ương bất lực, người dân lao đao

Tuy nhiên, mức tăng lương này không đủ bù đắp cho lạm phát phi mã, khiến đời sống của người dân Nga ngày càng khó khăn. Sau khi giảm từ đỉnh 17.8% vào năm 2022 xuống chỉ còn hơn 2% vào đầu năm 2023, lạm phát tại Nga đang quay trở lại với mức độ đáng báo động.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng vọt 9.1% trong năm tính đến Tháng Bảy, cho thấy giá cả leo thang trên diện rộng. Giá thực phẩm, mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức ngay cả những mặt hàng cơ bản như trứng cũng trở nên xa xỉ. Giá trứng đã tăng 50% so với một năm trước, trở nên đắt đỏ đến mức được xem như một món quà giá trị và khiến nhiều gia đình phải chật vật cân đối chi tiêu. Cuộc khủng hoảng này thậm chí còn dẫn đến một vụ ám sát hụt nhằm vào Gennady Shiryaev – “Vua trứng” của Nga, sau khi chính quyền điều tra ông về cáo buộc thao túng giá. Sự việc này cho thấy mức độ căng thẳng của tình hình kinh tế và sự bất mãn ngày càng tăng trong xã hội Nga.


Để đối phó, ngân hàng trung ương Nga đã buộc phải thực hiện một chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ nhằm kiểm soát đà tăng giá. Lãi suất cơ bản đã được nâng sáu lần trong năm qua, bao gồm cả việc tăng hai điểm phần trăm lên 18% trong cuộc họp gần nhất vào Tháng Bảy.

“Con tàu của chúng ta đã đi vào vùng biển chưa được khám phá rất bão tố,” Elvira Nabiullina, thống đốc ngân hàng trung ương cho biết. So sánh nền kinh tế Nga với một bệnh nhân, bà nói thêm: “Lạm phát cao có nghĩa là gì? Giống như sốt cao ở một người, nó cho thấy các vấn đề về sức khỏe.”

Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán Ngân hàng Trung ương Nga sẽ duy trì lãi suất cao trong những năm tới, gây áp lực lên nền kinh tế. Dự báo lãi suất sẽ dao động từ 18% đến 19,6% trong nửa cuối năm 2024 và từ 14% đến 16% trong năm 2025, cao hơn so với dự báo trước đó. Thậm chí, lãi suất có thể tăng lên 19% hoặc 20% ngay trong cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương vào Tháng Chín.

Image
Mặc dù lãi suất cho vay tăng nhưng Lạm phát Nga vẫn có xu hướng tăng.
Nguồn: Trading Ecomonic và Ngân Hàng Trung Ương Nga
Xu hướng này cho thấy nền kinh tế Nga đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm, đối mặt với nguy cơ rơi vào tình trạng trì trệ – khi tăng trưởng kinh tế thấp đi kèm với lạm phát cao.

Nga tìm mọi cách xoay sở nguồn thu, người dân oằn mình gánh nặng

Đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã bán dầu giảm giá cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Bộ Tài Chính Nga, doanh thu dầu khí đạt $80 tỷ trong bảy tháng đầu năm, được sử dụng để tài trợ cho chi tiêu công khổng lồ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sự thúc đẩy phục hồi kinh tế ngắn ngủi của Nga sau các lệnh trừng phạt đang dần kết thúc, khi giá dầu toàn cầu giảm và các nước phương Tây tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của Nga và các động lực tăng trưởng trước đây đang cạn kiệt.

Dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Nga đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, chịu ảnh hưởng bởi lãi suất tăng và thực tế kinh tế ảm đạm. Chính phủ Nga ngày càng lo ngại về vấn đề cân đối ngân sách, thể hiện rõ qua việc bổ nhiệm một nhà kinh tế không có kinh nghiệm quân sự là Andrei Belousov làm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cho thấy chính phủ Nga đang cố gắng điều tiết chi tiêu, đặc biệt là dữ liệu sản xuất cho thấy sự chuyển dịch sang điều tiết chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là trong quốc phòng, nhằm tìm kiếm giải pháp cho bài toán cân bằng ngân sách trong bối cảnh chiến tranh kéo dài.

Những thay đổi trong xu hướng kinh tế vĩ mô này khiến triển vọng tăng trưởng của Nga trở nên mờ mịt. Nguy cơ hiện hữu là tăng trưởng kinh tế sẽ giảm mạnh mà lạm phát không được kiểm soát hiệu quả, đẩy Nga vào kịch bản trì trệ ngay trong năm tới. Để ngăn chặn nguy cơ này, bắt buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải theo đuổi các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.


Khi nguồn thu từ dầu khí – vốn là trụ cột của nền kinh tế Nga – giảm sút, chính phủ đang tìm kiếm các nguồn thu khác. Một trong những biện pháp đó là tăng giá các dịch vụ tiện ích, bao gồm điện, nước, khí đốt, xử lý rác thải, và thoát nước, gần 10% vào Tháng Bảy, gây thêm áp lực lên người dân. Người dân Nga vốn đã quen với việc được hưởng các dịch vụ này với chi phí thấp nhờ nguồn năng lượng dồi dào trong nước. Tuy nhiên, giờ đây họ phải đối mặt với hóa đơn tiện ích ngày càng tăng, khiến chi phí sinh hoạt leo thang và đời sống thêm khó khăn. Và từ đó ở Nga lại xuất hiện thêm một câu nói mới: “Ở Nga, con người đang trở thành dầu mỏ mới.”

Bên cạnh việc tăng giá các dịch vụ tiện ích, chính phủ Nga cũng lên kế hoạch tăng thuế vào năm tới, một động thái mà Putin gọi là “tinh chỉnh” hệ thống. Sự tinh chỉnh này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3.2% dân số, chủ yếu là những người có thu nhập cao, và dự kiến ​​sẽ bổ sung thêm $30 tỷ vào doanh thu ngân sách. Cụ thể, mức thuế thu nhập cố định 13% – được áp dụng từ năm 2001 – sẽ được thay thế bằng thang thuế năm bậc, với mức thuế cao nhất là 22% áp dụng cho thu nhập trên 50 triệu rúp (khoảng nửa triệu đôla). Thuế suất thuế doanh nghiệp cũng sẽ tăng từ 20% lên 25%. Ngoài ra, chính phủ cũng đang tăng thuế dầu khí để hỗ trợ ngân sách. Những biện pháp tăng thuế này sẽ tạo thêm gánh nặng đáng kể cho người dân và doanh nghiệp Nga, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Tiền tiết kiệm của người dân thành ‘nguồn thu’ tiềm năng, tương lai mờ mịt

Chính quyền Putin cũng đang nhắm đến tiền tiết kiệm của người dân như một nguồn thu tiềm năng. Lãi suất cao hơn đã khuyến khích tăng trưởng tiền gửi ngân hàng hơn $78 tỷ trong bảy tháng qua. Người Nga bình thường được ước tính nắm giữ khoảng $445 tỷ tiền tiết kiệm vào cuối năm 2023, nhiều hơn cả ngân sách hàng năm của Nga cho năm 2024. Mặc dù số tiền tiết kiệm này có thể giúp giảm áp lực lạm phát và cung cấp thêm nguồn vốn cho chính quyền Nga, nhưng việc chính phủ can thiệp vào tiền gửi của người dân có thể gây ra những hệ lụy khó lường, làm xói mòn lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính.

Cụ thể, trong bối cảnh chiến tranh và khủng hoảng, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp mạnh tay như quốc hữu hóa ngân hàng hoặc đóng băng tài khoản tiết kiệm để huy động vốn, khiến người dân mất quyền kiểm soát đối với tiền của mình và gây ra sự bất an, hoang mang trong xã hội. Điều này có thể dẫn đến làn sóng rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, thậm chí dẫn đến sụp đổ hệ thống. Người dân cũng có thể mất niềm tin vào đồng rúp và chuyển sang nắm giữ ngoại tệ hoặc các tài sản khác, gây áp lực lên đồng nội tệ và làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế.

Việc chính phủ can thiệp vào tiền gửi cũng sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân vào sự an toàn và bảo mật của tiền tiết kiệm, khiến họ e ngại gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, người dân có thể mất niềm tin vào chính sách kinh tế của chính phủ và khả năng quản lý kinh tế của nhà nước, dẫn đến sự phản đối và bất ổn xã hội. Mất lòng tin vào hệ thống tài chính cũng sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại, làm giảm đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và dự kiến ​​sẽ giảm trong tương lai. Các chuyên gia kinh tế dự báo một bức tranh ảm đạm cho nền kinh tế Nga trong những năm tới, với tăng trưởng thấp, lạm phát cao, và nguy cơ khủng hoảng kinh tế ngày càng hiện hữu. Điều này buộc chính phủ Nga phải tìm kiếm thêm các giải pháp sáng tạo để duy trì nguồn thu và ổn định nền kinh tế, tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh chưa có hồi kết và các lệnh trừng phạt tiếp tục siết chặt, con đường phía trước của Nga vẫn đầy chông gai và bất định.
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by caubennoc »

Trận động đất mạnh giết chết ít nhất 138 người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria
September 5, 2024


Image
Một tòa nhà bị sập được nhìn thấy sau trận động đất ở Pazarcik, tỉnh Kahramanmaras, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, vào sáng sớm thứ Hai, ngày 6 tháng 2 năm 2023. Một trận động đất mạnh đã gây ra thiệt hại đáng kể ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria và nhiều người lo ngại sẽ có thương vong. Thiệt hại đã được báo cáo trên khắp một số tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và các đội cứu hộ đã được gửi đến từ khắp cả nước. (Ảnh Depo qua AP)
ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ (AP) — Cơ quan Quản lý Thảm họa và Tình trạng Khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã giết chết ít nhất 76 người ở bảy tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan này cho biết 440 người bị thương.

Như vậy, tổng số người chết trong trận động đất hôm thứ Hai ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới 138 người.

Một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào sáng sớm thứ Hai, làm đổ các tòa nhà và khiến cư dân hoảng loạn đổ ra ngoài trong một đêm mùa đông lạnh giá.

Các nhân viên cứu hộ và người dân điên cuồng tìm kiếm những người sống sót dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị đè bẹp ở nhiều thành phố ở cả hai bên biên giới. Tại một thành phố Thổ Nhĩ Kỳ bị động đất, hàng chục người đã kéo đi những khối bê tông và kim loại cong vênh. Những người trên phố hét lên với những người khác bên trong một tòa nhà chung cư bị đổ một phần, nghiêng một cách nguy hiểm.

Trận động đất, được cảm nhận từ xa tới Cairo, có tâm chấn ở phía bắc thành phố Gaziantep, cách biên giới Syria khoảng 90 km (60 dặm).
duynga
Posts: 129
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by duynga »

Hezbollah xác nhận lãnh tụ Nasrallah bị giết sau cuộc tấn công của Israel
September 28, 2024 : 10:22 AM

BEIRUT, Lebanon (NV) – Các nguồn tin của cả Hezbollah lẫn Israel đều cho biết, vào hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, lãnh tụ tổ chức Hezbollah Hassan Nasrallah đã thiệt mạng trong một loạt các vụ nổ sau một cuộc oanh tạc của Israel khiến một trung tâm chỉ huy dưới lòng đất ở miền Nam thủ đô Beirut của Lebanon bị phá hủy, thông tấn xã Reuters đưa tin hôm Thứ Bảy.

“Lực Lượng Phòng Vệ Israel xác nhận rằng Hassan Nasrallah, thủ lãnh và sáng lập viên tổ chức khủng bố Hezbollah, đã bị triệt hạ vào hôm qua,” chính phủ Israel cho biết trong một tuyên bố trên báo chí truyền thông. Tổ chức Hezbollah cũng xác nhận cái chết của nhà lãnh đạo này.


Ông Nasrallah là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong “Trục Kháng Chiến” do Iran cầm đầu. Vị giáo sĩ Lebanon đã lãnh đạo nhóm chiến binh này từ năm 1992, sau khi người tiền nhiệm, là Abbas al-Musawi, bị hạ sát cũng trong một cuộc không kích của Israel.
Image
Chân dung lãnh tụ Hezbollah Hassan Nasrallah giữa đống đổ nát do trúng không kích Israel ở Saksakiyeh, Lebanon, ngày 26 Tháng Chín, 2024 (Hình: MAHMOUD ZAYYAT/AFP/Getty Images)
Cái chết của Giáo Sĩ Nasrallah có thể gây ra một cơn địa chấn rung chuyển khắp vùng Trung Đông, dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn mà các đồng minh Tây Phương của Israel đang cố gắng ngăn chặn.

Đây cũng là cơ hội kiểm chứng lý thuyết của Israel rằng, bằng cách ráo riết leo thang một cuộc chiến âm ỉ từ lâu với quân Hezbollah, họ có thể khiến nhóm này lùi bước. Nhưng nếu Hezbollah và kẻ đỡ đầu của họ tại Iran quyết định tiếp tục cuộc chiến thì điều đó thế nào cũng dẫn đến một cuộc xung đột khu vực rộng lớn và tàn khốc hơn.


Giáo Sĩ Nasrallah là một nhà lãnh đạo chiến thuật của lực lượng dân quân Hezbollah và cũng là một nhân vật mang tính biểu tượng được các thế hệ thành viên Hezbollah báo trước cuộc giáng lâm, với khả năng ưu việt của ông trong công cuộc củng cố kho dự trữ võ khí của nhóm bạo động bằng những võ khí ngày càng tinh vi và tân tiến. Ông cũng được những người ủng hộ nhìn nhận là vị cứu tinh có công chấm dứt cuộc chiếm đóng của các lực lượng Israel tại miền Nam Lebanon.

Ông Hanin Ghaddar, thuộc Viện Washington về Chính Sách Cận Đông, cho biết: “Trên căn bản, toàn bộ cấu trúc hệ thống quân sự của Hezbollah đã biến mất. Nếu họ muốn leo thang chiến tranh, họ sẽ gặp phải vấn đề không còn một lãnh tụ rõ ràng nào trên mặt đất để lãnh đạo và chỉ huy cuộc chiến đấu.”


Lực lượng Israel cho biết một số quả bom chuyên tiêu diệt hầm hố đã phá nát cơ sở chỉ huy được xây dựng bên dưới các tòa nhà tại khu dân cư ở Beirut, với một loạt các tiếng nổ có thể được nghe thấy khắp nơi tại thủ đô Lebanon. Một số các chỉ huy cao cấp khác của quân Hezbollah cũng thiệt mạng trong vụ tấn công này. (TTHN)
dailien
Posts: 2476
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by dailien »

Israel tấn công Beirut trong đợt bắn phá dữ dội nhất từ trước đến nay
October 6, 2024 : 10:47 AM
BEIRUT, Lebanon (NV) – Trong đêm và rạng sáng Chủ Nhật, 6 Tháng Mười, chiến đấu cơ của Israel đã tấn công các vùng ngoại ô phía Nam Beirut, cuộc bắn phá dữ dội nhất vào thủ đô Lebanon kể từ khi Israel ráo riết leo thang chiến dịch chống đánh Hezbollah được khởi đầu từ tháng trước, hãng tin Reuters cho biết.

Những vụ nổ trong đêm đã ầm vang trên khắp Beirut, và từ cách đó vài kilometer người ta có thể trông thấy những tia sáng màu đỏ và trắng trên không trong gần nửa tiếng đồng hồ. Một đám mây xám bay lơ lửng trên thành phố và các cột khói bốc lên trời trong khi nhiều đống đổ nát nằm rải rác trên các đường phố ở vùng ngoại ô phía Nam.

Cho tới nay, đây là cuộc oanh kích lớn nhất trong các cuộc tấn công của Israel vào Beirut, theo lời các nhân chứng và các phân tích gia quân sự trên các đài truyền hình địa phương.
Image
Ngoại ô Beirut phía Nam Lebanon bị Israel không kích rạng sáng ngày 6 Tháng Mười, 2024 (Hình: Daniel Carde/Getty Images)

“Đêm hôm qua là đêm bạo lực diễn ra nhiều nhất so với tất cả các đêm trước đây khi các tòa nhà rung chuyển xung quanh chúng tôi, khiến lúc đầu ai cũng nghĩ đây là một trận động đất. Có hàng chục cuộc tấn công không thể đếm xuể, kèm theo âm thanh vang động chói tai,” Hanan Abdullah, một cư dân tại khu Burj al-Barajneh ở ngoại ô phía Nam Beirut cho biết.

Hình ảnh video trên mạng xã hội cho thấy có nhiều thiệt hại trên xa lộ chạy từ phi trường Beirut xuyên qua vùng ngoại ô phía Nam vào trung tâm thành phố.


Israel cho biết không lực của họ đã “thực hiện một loạt các cuộc tấn công có mục đích nhắm vào các cơ sở tàng trữ võ khí cùng các hạ tầng cơ sở khác của quân Hezbollah trong khu vực Beirut.”

Cuộc oanh tạc dữ dội hồi cuối tuần diễn ra ngay trước dịp kỷ niệm cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười năm ngoái của phe bạo động Hamas từ Gaza đánh vào miền Nam Israel. Mục tiêu của các cuộc không kích của Israel trên khắp Lebanon và của cuộc tấn công xâm lược trên bộ đang diễn tiến tại miền Nam nước này là nhắm đánh vào nhóm bạo động Hezbollah của Lebanon.


Các giới chức Lebanon cho hay những cuộc tấn công của Israel đã sát hại hàng trăm người, bao gồm luôn cả thường dân, khiến 1.2 triệu người phải bỏ nhà cửa chạy trốn.

Liên tiếp trong nhiều ngày, máy bay Israel đã oanh tạc vùng ngoại ô Dahiyeh của Beirut, vẫn được coi là thành trì của phe Hezbollah, nhưng nơi đây cũng còn là nơi sinh sống của hàng ngàn người tỵ nạn Lebanon, Palestine và Syria.

Một cuộc oanh tạc như thế, vào hôm 27 Tháng Chín, đã giết chết thủ lãnh Sayyed Hassan Nasrallah của tổ chức Hezbollah. (TTHN)
hoanghoa
Posts: 2277
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by hoanghoa »

Bắc Hàn phá đường sắt nối liền biên giới, quyết đoạn tuyệt Nam Hàn
October 15, 2024 : 6:38 AM

SEOUL, Nam Hàn (NV) – Hôm Thứ Ba, 15 Tháng Mười, Bắc Hàn kích nổ các đoạn đường bộ và đường sắt liên Triều từ phía lãnh thổ Bắc Hàn tại khu vực ranh giới được bảo vệ nghiêm ngặt ngăn cách hai miền Triều Tiên, làm quân đội Nam Hàn phải nổ súng cảnh cáo, Reuters đưa tin.

Tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phá hủy hoàn toàn đường bộ và đường sắt liên Triều đồng thời tăng cường thêm lực lượng ở các khu vực biên giới trong nỗ lực thúc đẩy định hướng “hai nhà nước” nhằm xóa bỏ mục tiêu thống nhất Bán Đảo Triều Tiên do Bắc Hàn đề ra lâu nay.

Vào khoảng trưa Thứ Ba, một số đoạn đường bộ và đường sắt bên phía Bắc Hàn nối liền với Nam Hàn bị phá hủy, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Nam Hàn JCS cho biết.
Image
Lửa và khói bốc lên khi Bắc Hàn cho nổ đoạn đường sắt liên Triều hôm 15 Tháng Mười, 2024 (Hình: South Korean Defense Ministry)

Bộ Thống Nhất Nam Hàn tại Seoul, cơ quan điều hành các vấn đề xuyên biên giới, lên án rằng đây rõ ràng là hành vi vi phạm các thỏa thuận liên Triều từng được đồng thuận trong quá khứ, nói rằng đây là hành động “ngang nhiên vô cớ.”

“Thật đáng chê trách khi Bắc Hàn liên tục hành động nông cạn,” phát ngôn viên Bộ Thống Nhất Nam Hàn Koo Byoung-sam phát biểu trong một cuộc họp báo.


Căng thẳng gia tăng sau khi Bắc Hàn tố cáo Seoul điều động máy bay không người lái xâm phạm Bình Nhưỡng vào tuần trước. Bắc Hàn cho biết máy bay không người lái “ồ ạt” rải tờ rơi chống Bắc Hàn đồng thời Kim Yo Jong, người em ruột uy quyền của lãnh tụ Kim Jong Un, cũng cảnh cáo hôm Thứ Ba rằng Seoul sẽ “phải trả giá đắt.”

Chính phủ Nam Hàn từ chối cho biết liệu quân đội hay thường dân Nam Hàn là người điều khiển những máy bay không người lái bị Bắc Hàn phát giác.

Hai miền Nam Bắc Hàn cũng từng đụng độ vì Bắc Hàn thả hàng loạt bong bóng đầy rác rến qua miền Nam từ Tháng Năm. Bình Nhưỡng cho biết loạt máy bay không người lái là hành động đáp trả mớ bong bóng bay do các nhà hoạt động chống chế độ Bắc Hàn từ miền Nam thả qua.


Sau vụ phá đường sắt hôm Thứ Ba, một đoạn phim do quân đội Nam Hàn công bố cho thấy một con đường nơi Bắc Hàn dựng một hàng rào màu đen phát nổ sau đó khói bốc lên nghi ngút.

Đoạn phim cũng cho thấy một vài xe ben và xe ủi đất đang tiến tới cùng với một nhóm viên chức quân sự Bắc Hàn đang đảo mắt xung quanh và ra lệnh cho các xe vận tải.

Để đáp trả vụ kích nổ đường sắt liên Triều, quân đội Nam Hàn nổ súng bắn cảnh cáo về hướng Nam tại khu vực lằn ranh phân định quân sự, mặc dù không có thiệt hại nào ở phần biên giới của Seoul, tin tức từ quân đội Nam Hàn cho biết.

Bình Nhưỡng từng bước hành động nhằm đoạn tuyệt bang giao liên Triều, định nghĩa lại rằng Nam Hàn là một quốc gia thù địch, có lãnh thổ riêng biệt, từ lúc Kim Jong Un tuyên bố đây là “kẻ thù không đội trời chung” vào đầu năm nay và cho biết việc Nam Bắc Hàn quy về một mối là vô vọng.

Trên thực tế, hai miền Bán Đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi cuộc nội chiến 1950-53 giữa hai quốc gia chấm dứt bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp ước hòa bình.

Khu vực đường bộ và đường sắt xuyên biên giới là tàn tích của bước tiến hòa giải gồm có nghị hội thượng đỉnh năm 2018. Dữ liệu từ Bộ Thống Nhất Nam Hàn cho thấy Seoul từng chuyển hơn $132 triệu cho Bình Nhưỡng nhằm tu bổ khu vực đường sắt dưới hình thức các khoản vay giá rẻ.

“Đó là một đề án hợp tác liên Triều lớn được thực hiện theo yêu cầu từ Bắc Hàn,” phát ngôn viên Koo cho biết, đồng thời nói thêm rằng Bình Nhưỡng vẫn có nghĩa vụ phải trả lại các khoản vay.


Năm 2020, Bắc Hàn từng cho nổ tung một văn phòng tư liên Nam Bắc Hàn được thành lập tại một thị trấn biên giới sau khi thất bại trong các cuộc đàm phán nguyên tử với Hoa Kỳ.

Nam Hàn từng đệ đơn kiện Bắc Hàn năm 2023, yêu cầu bồi thường thiệt hại khoảng 45 tỷ won ($33 triệu) vì phá hoại văn phòng tư liên.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ning (Mao Ninh) phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Bắc Kinh lo ngại về những diễn tiến tại Bán Đảo Triều Tiên và mong muốn hai bên “không tiếp tục leo thang xung đột.”

Chính quyền tỉnh Gyeonggi tại Nam Hàn giáp ranh Bắc Hàn sẽ điều động một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm can thiệp hoạt động rải truyền đơn chống Bắc Hàn tại một số khu vực biên giới hôm Thứ Ba.

Tòa án hiến pháp Nam Hàn hủy bỏ lệnh cấm các hoạt động rải truyền đơn vào năm ngoái. (TTHN)
lengoi
Posts: 493
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

Ngũ Giác Đài: Bắc Hàn tham chiến giúp Nga thì Ukraine tự do sử dụng võ khí Mỹ
October 29, 2024 : 6:39 AM

WASHINGTON/BRUSSELS (NV) – Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ sẽ không áp đặt các giới hạn mới đối với chuyện Ukraine sử dụng võ khí của Mỹ nếu Bắc Hàn chính thức tham gia cuộc chiến giúp Nga đánh Ukraine sau khi Khối NATO phác giác các đơn vị quân đội Bắc Hàn đã đến bố trí tại vùng Kursk ở Nga, nguồn tin thông tấn xã Reuters cho hay.

Việc khai triển lực lượng Bắc Hàn đang làm dấy lên mối lo ngại của Tây Phương rằng cuộc xung đột kéo dài 2 năm rưỡi ở Ukraine có thể lan rộng thêm, ngay cả khi sự chú ý của quốc tế đang chuyển sang vùng Trung Đông.

Sự kiện này báo hiệu rằng Nga trông đợi sẽ bù đắp được những tổn thất gia tăng trên chiến trường trong khi vẫn mong sẽ tiếp tục đạt được những thắng lợi chậm chạp tại miền Đông Ukraine.
Image
Binh sĩ Ukraine tập trận với xe tăng Leopard 2A4 ở một địa điểm không tiết lộ tại Ukraine ngày 27 Tháng Mười, 2024 (Hình: GENYA SAVILOV/AFP/Getty Images)

“Công cuộc hợp tác quân sự ngày càng sâu đậm của Nga và Bắc Hàn là mối đe dọa đối với cả nền an ninh vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương lẫn vùng Âu Châu-Đại Tây Dương nữa, theo lời Tổng Thư Ký NATO Mark Rutte nói với các nhà báo sau cuộc hội đàm với phái đoàn Nam Hàn về việc Bắc Hàn khai triển quân đội đến chiến trường Ukraine.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden cho rằng diễn biến này “rất nguy hiểm.” Ngũ Giác Đài ước lượng có tới 10,000 binh sĩ Bắc Hàn đã di chuyển vào miền Đông nước Nga để được huấn luyện, một con số gia tăng so với ước tính chỉ có 3,000 binh sĩ vào Thứ Tư tuần trước.


Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết: “Một phần trong số các binh sĩ đó đã được đưa đến gần Ukraine hơn, và chúng tôi ngày càng lo ngại rằng Nga có ý định sử dụng họ trong chiến đấu hoặc nhằm yểm trợ các hoạt động chiến đấu chống lại các lực lượng Ukraine ở vùng Kursk bên Nga, gần biên giới với Ukraine.”

Lúc đầu, Điện Kremlin bác bỏ các tin báo về việc khai triển lực lượng Bắc Hàn tại Ukraine, cho đó là “tin giả.” Tuy vậy, vào hôm Thứ Năm, Tổng Thống Vladimir Putin đã không phủ nhận quân đội Triều Tiên đang có mặt ở Nga, và ông nói rằng đó là việc Moscow tìm cách thực hiện hiệp ước an ninh hỗ tương với Bình Nhưỡng.

Hồi cuối tuần qua, nhà lãnh đạo Nga còn cho biết Moscow sẽ giáng trả tương xứng nếu Mỹ và các đồng minh giúp Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, bởi vì Moscow vẫn coi sự chấp thuận có thể được Tây Phương đưa ra để giúp Ukraine hành động như thế là “sự tham gia trực tiếp của Khối NATO” vào một cuộc chiến mà Nga biết chắc rằng các nước Tây Phương ai cũng ngần ngại cả. (TTHN)
lengoi
Posts: 493
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by lengoi »

2 căn cứ quân sự bí mật của Iran thiệt hại sau cuộc tấn công của Israel
October 28, 2024 : 7:09 AM

DUBAI, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (NV) – Cuộc tấn công Iran của Israel trong đêm hôm Thứ Sáu, 25 Tháng Mười rạng ngày Thứ Bảy, đã gây thiệt hại cho một căn cứ quân sự bí mật ở phía Đông-Nam thủ đô Tehran của Iran, một thời là nơi phát triển chương trình võ khí nguyên tử của Tehran, và tại một căn cứ khác gắn liền với chương trình hỏa tiễn đạn đạo của nước này, các bức ảnh do vệ tinh gởi về và được thông tấn xã AP phân tích hôm Chủ Nhật cho thấy.

Một số tòa nhà đã bị hư hại nằm trong căn cứ quân sự Parchin của Iran, nơi Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế nghi ngờ rằng, trong quá khứ, Iran đã tiến hành thí nghiệm các chất nổ đủ mạnh để chế tạo ra bom nguyên tử. Từ lâu, Iran vẫn quả quyết rằng chương trình nguyên tử của họ phục vụ cho hòa bình, mặc dù Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế và các cơ quan tình báo Tây Phương cùng các nguồn tin khác đều nói rằng Tehran đã có một chương trình ráo riết chế tạo loại võ khí mà họ mong muốn mãi cho đến năm 2003.


Tại căn cứ quân sự Khojir gần đó, các thiệt hại có thể được nhìn thấy, và đây là nơi các nhà phân tích tin rằng đang có một hệ thống đường hầm dưới lòng đất và các địa điểm sản xuất hỏa tiễn bí mật.
Image
Một tòa nhà sơn biểu ngữ chống Mỹ ở Tehran, Iran ngày 27 Tháng Mười, 2024 
(Hình: ATTA KENARE/AFP/Getty Images)
Quân đội Iran đã không thừa nhận có những thiệt hại tại Khojir hoặc Parchin trong cuộc tấn công của Israel vào sáng sớm hôm Thứ Bảy, mặc dù họ cho biết cuộc tấn công đã sát hại bốn binh sĩ Iran làm việc trong các hệ thống phòng không của nước này. Hôm Chủ Nhật, Iran loan báo thêm rằng rằng một thường dân cũng cũng bị thiệt mạng, nhưng không đưa ra các chi tiết.

Tuy vậy, hôm Chủ Nhật, Lãnh Tụ Tối Cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng người ta “không nên phóng đại hay hạ giảm mức độ” của cuộc tấn công do Israel gây ra trong khi ông vẫn không kêu gọi phải có một cuộc tấn công trả đũa ngay lập tức.


Cũng vào hôm Chủ Nhật, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng các cuộc tấn công của Israel “gây thiệt hại đáng kể” cho Iran, và các cuộc tấn công đó “đã đạt được tất cả các mục tiêu được dự trù.”

Theo các giới chức Iran, những khu vực bị ảnh hưởng của cuộc tấn công là ở các tỉnh Ilam, Khuzestan và thủ đô Tehran. Hình ảnh chụp được từ vệ tinh, vào hôm Thứ Bảy, cho thấy các cánh đồng bị đốt cháy lộ ra từ Planet Labs PBC và chung quanh địa điểm sản xuất khí đốt tự nhiên Tange Bijar của Iran, thuộc tỉnh Ilam nằm ở biên giới với Iraq, mặc dù không ai biết rõ liệu nó có liên quan đến cuộc tấn công vừa rồi của Israel hay không. (TTHN)
duynga
Posts: 129
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Post by duynga »

Đe dọa tấn công hạt nhân: Tiếng gầm sợ hãi của hổ giấy Siberia
Bình Thiên

 Image
(Hình minh họa: Nataliy Melnychuk/Unsplash)

Liệu học thuyết hạt nhân mới của Nga là trò bịp bợm hay là sự thay đổi chiến lược?

Sau những lời đe dọa Lằn ranh đỏ về việc Kremlin sẽ cung cấp vũ khí cho các nước đối đầu Phương Tây để đáp trả việc NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine, Putin tiếp tục đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân mới. Mục đích của Putin là nhằm đe dọa các nước ủng hộ Ukraine nhưng thực chất là chỉ là một màn chiến tranh tâm lý nhiều hơn là sự thay đổi chính sách thực tế.

Thông điệp đe dọa hạt nhân từ Putin

Vào ngày 25 Tháng Chín, Tổng Thống Vladimir Putin công bố một sửa đổi được cho là mang tính bước ngoặt đối với học thuyết quân sự của Nga. Theo đó, học thuyết mới sẽ coi hành động gây hấn chống lại Nga – ngay cả khi xuất phát từ một quốc gia phi hạt nhân nhưng “có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân” – là một “cuộc tấn công chung” vào Nga. Putin gửi thông điệp cứng rắn tới phương Tây: “Nếu các bạn hỗ trợ quân sự cho Ukraine, chúng tôi cũng có thể nhắm vào các bạn.”

Tổng thống Nga giải thích thêm rằng học thuyết mới này sẽ “thiết lập rõ ràng các điều kiện để Nga chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Ông Putin buông lời cảnh bảo bằng cách vẽ ra một viễn cảnh u ám về một cuộc trả đũa hạt nhân và khẳng định những thay đổi này áp dụng cho cả Nga và Belarus.”Chúng tôi sẽ xem xét khả năng đó (phản ứng hạt nhân) khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một cuộc tấn công ồ ạt bằng các phương tiện tấn công không quân khi chúng xâm phạm biên giới quốc gia của chúng tôi. Theo ông, các phương tiện tấn công không quân bao gồm “máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay không người lái, (và) phương tiện bay siêu thanh cũng như các phương tiện bay khác.

Thực tế, những lời đe dọa này chẳng mới mẻ khi học thuyết quân sự hiện tại của Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công thông thường từ năm 2010, nếu sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa. Điều khoản này đã được tái khẳng định trong “Nền tảng Chính sách Nhà nước của Liên bang Nga trong Lĩnh vực Răn đe Hạt nhân” năm 2020. Xét đến các cuộc tấn công liên tục của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Moscow hoàn toàn có thể đã viện dẫn học thuyết này từ lâu để biện minh cho một hành động trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.

Không chỉ vậy, kể từ năm 2014, Putin và các cộng sự đã nhiều lần phát tín hiệu sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả sự kháng cự của Ukraine – được phương Tây hậu thuẫn – chống lại việc Nga mở rộng lãnh thổ.

Cụm từ “sự tồn tại của nhà nước Nga” có thể được hiểu là bao gồm sự bất khả xâm phạm của biên giới và an ninh không phận của nó – bao gồm cả các vùng lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập mà Moscow hiện coi là một phần của Nga. Vì thế, các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào cả lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận và các vùng bị chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 2022 cũng có thể bị Điện Kremlin coi là biện minh cho việc trả đũa bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Dù liên tục vung gậy hạt nhân, nhưng cho đến nay, Nga vẫn chưa dám sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Phải chăng những lời đe dọa ầm ĩ – dù được “trang trọng hóa” bằng văn bản pháp lý – chỉ là màn “võ mồm” của Putin? Có vẻ như những lời lẽ hùng hồn của “Đại đế Sa hoàng” và bộ sậu chỉ là một phần của vở kịch chiến tranh tâm lý rẻ tiền, nhằm hù dọa Ukraine và làm lung lay ý chí chiến đấu của họ.


Việc sửa đổi học thuyết quân sự gần đây, với những tuyên bố đầy vẻ “cứng rắn” về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng không nằm ngoài kịch bản quen thuộc này. Nó giống như một màn biểu diễn phô trương lực lượng, một nỗ lực tuyệt vọng nhằm “cứu vãn” hình ảnh một cường quốc đang sa lầy trên chiến trường.

Tuy nhiên, màn kịch này tiềm ẩn đầy rủi ro. Việc lạm dụng lời đe dọa hạt nhân có thể phản tác dụng, khiến Nga bị cộng đồng quốc tế cô lập và mất uy tín hơn nữa. “Chú hề” trên vũ đài chính trị quốc tế, với những lời lẽ đao to búa lớn nhưng thiếu hành động thực tế, rốt cuộc chỉ khiến người ta thêm phần khinh miệt.

Hổ giấy Siberia gào thét

Dù được “nâng tầm” bằng cách đưa vào một tài liệu chính thức sắp tới, lời đe dọa hạt nhân mới nhất của Putin thực chất không khác gì những lần “khua gậy” trước đây. Việc sửa đổi học thuyết quân sự, về cơ bản, chỉ là một chiêu trò tâm lý quen thuộc của Điện Kremlin, nhằm gieo rắc nỗi sợ hãi về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chứ không có ý định thực sự làm như vậy. Tuyên bố gần đây vào ngày 08 Tháng Mười 2024 về việc duy trì “đường dây nóng” với Mỹ và NATO nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột hạt nhân có thể được xem là một bằng chứng cho thấy Putin chỉ mạnh mồm “dọa dẫm” chứ không dám “động thủ”.

“Đường dây nóng” Mỹ-Nga, kênh liên lạc trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước, được lập ra từ năm 1963, để giảm bớt những nhận định sai lầm về đối phương, từng gây ra ‘‘khủng hoảng tên lửa Cuba’’ năm 1962. Đường dây nóng được sử dụng nhiều lần trong các cuộc khủng hoảng lớn, như Chiến tranh Sáu ngày ở Cận Đông năm 1967, cuộc tấn công Afghanistan của Liên Xô năm 1979, các cuộc tấn công của Al-Qaeda nhắm vào Mỹ ngày 11 Tháng Chín 2001 và cuộc tấn công Iraq của Hoa Kỳ năm 2003.

Cũng như những lần trước, mục tiêu của Moscow khi đưa ra lời đe dọa hạt nhân là nhằm hù dọa các nước ủng hộ Ukraine, buộc họ phải ngừng hoặc hạn chế viện trợ. Đề xuất thay đổi học thuyết quân sự chỉ là một chiêu trò mới trong nỗ lực ngăn chặn dòng chảy hỗ trợ từ phương Tây đổ về Ukraine.

Tuy nhiên, đừng quên rằng những tuyên bố của Putin cần được nhìn nhận trong bối cảnh nước Nga hiện nay. Ở một đất nước mà luật pháp chỉ là “bình phong” che đậy cho sự độc tài của lãnh đạo, thì các văn bản chính thức – dù là luật, học thuyết hay hiệp ước – đều chẳng có mấy giá trị. Giống như cách Điện Kremlin điều hành đất nước, các quyết định của họ thường dựa trên ý muốn chủ quan của kẻ độc tài, còn luật lệ chỉ là công cụ để “hợp thức hóa” những toan tính chính trị.

Những lời đe dọa mới nhất của Putin có liên quan đến các cuộc tranh luận chiến lược đang diễn ra ở phương Tây, xuất hiện trong bối cảnh phương Tây đang tranh luận sôi nổi về việc có nên cung cấp thêm vũ khí tiên tiến cho Ukraine hay không. Một trong những chủ đề nóng hổi là tên lửa hành trình Taurus của Đức – loại vũ khí cực kỳ hiệu quả, nhưng cũng khiến Nga “đứng ngồi không yên.”

Điểm khiến Điện Kremlin đặc biệt lo ngại là khả năng Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nỗi lo này không phải là không có cơ sở. Suốt hơn hai năm qua, Ukraine đã chứng tỏ khả năng tấn công các mục tiêu quân sự của Nga, ngay cả ở những vùng lãnh thổ mà Moscow ngang nhiên tuyên bố chủ quyền sau các cuộc sáp nhập phi pháp bao gồm Crimea, Lugansk, Zaporizhzhia, Kherson.

Gần đây, Ukraine còn mở rộng phạm vi tấn công sang các địa điểm quân sự và công nghiệp nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái táo bạo nhắm vào Điện Kremlin. Một số cuộc tấn công, đặc biệt là những đòn đánh vào các kho đạn dược lớn, đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quân đội Nga.

Tuy nhiên, quyết định có sử dụng vũ khí hạt nhân hay không của Điện Kremlin sẽ không phụ thuộc vào những điều khoản được ghi trong học thuyết quân sự, mà chủ yếu dựa trên các toan tính chính trị. Nếu tin rằng vũ khí hạt nhân có thể giúp xoay chuyển tình thế, Nga hoàn toàn có thể bất chấp luật lệ quốc tế và các cam kết trước đây. Nói cách khác, lợi ích chính trị, chứ không phải nghĩa vụ pháp lý, mới là yếu tố quyết định.

Chính vì vậy, khả năng Nga leo thang xung đột với NATO là rất thấp, chừng nào Moscow còn e ngại sức mạnh quân sự và sự đoàn kết của liên minh này. Phương Tây và các quốc gia khác cũng cần thể hiện rõ ràng với Điện Kremlin rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào ở Ukraine đều sẽ phải trả giá đắt.

Để ngăn chặn thảm họa hạt nhân, thế giới cần gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Moscow: Nga sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt nếu tiếp tục leo thang cuộc chiến phi nghĩa và tàn bạo ở Ukraine. Những lời đe dọa sáo rỗng của Putin cần phải bị lên án và bác bỏ một cách dứt khoát.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests