Văn Nghệ Văn Gừng

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
hoanghoa
Posts: 2270
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Văn Nghệ Văn Gừng

Post by hoanghoa »

CHA TÔI CHẾT KHÔNG CẦN QUAN TÀI
Đào Nam Hoà  

Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.
Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!

Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.

Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn. 
Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột. Còn hơn là gạo châu củi quế.

Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh làm ruộng rau muống, một hình thức của kinh tế mới để giãn dân,. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg. 6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ, trồng khoai mỳ…
Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!

Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng, nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo giở gạch bông, gIở bớt tôn ngoài mái hiên, tôn trần nhà.. bán tiếp.

Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoại trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng. Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.
Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. ( Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.)

Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic!
Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông!

Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường, 2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.
Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.

👣
Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ, có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.

Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi.
Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.

Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.
10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc.
Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:
-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.
Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:
– Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi.
Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!
👣
Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận.
Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.

Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare vì Ông đã 74 tuổi. Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người. Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing. Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975! 

Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ông nói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi. Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa con còn ở lại.

Chị cả tôi viết thư qua có câu: “Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế… Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …”

Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng! Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nghệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:
Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô Hoa, người của hội thiện nguyện, và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!. Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên Viet Nam.. Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối.

Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu. Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người! Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ (lương tối thiểu ) chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ.

Cuối đời của một sĩ quan, từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh! Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:
– Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!

Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.
Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!
Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!


Đào Nam Hoà  
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Văn Nghệ Văn Gừng

Post by vuongquan »

Image

CHU HẢI CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM?
Tặng Hoa—Chu Hải
 
1.
        Khi yêu nhau, người ta có thể chấp nhận những lầm lỗi của người mình yêu, dù sự lầm lỗi có làm cho mình thương tổn. Bài hát chia tay vừa tắt và mới ngày hôm qua vệt son còn trên vai áo. Tôi nghĩ đến điều này khi tôi không còn nàng trong vòng tay. Con đường ngược gió sáng nay tôi lái xe đi về không có ai ngồi cạnh. Chiếc áo len vất hờ hững trên lưng ghế. Ngày chủ nhật tiếng chuông nơi giáo đường tự nó ngại ngần không chịu lan xa. Có những nỗi buồn không muốn gọi tên. Như những đêm dài không có bình minh chờ đợi.

        Con đường đôi lúc bị ngăn đôi bởi hai hàng cây bằng lăng nước. Phía bên kia là quán cà phê có nàng ngồi trầm ngâm trước khi đi xuống phố. Tiệm nail của nàng nằm trong một khu thương mại sầm uất, gần miền South, có tên là khu Westlake—Tây Hồ. Từ nơi này, cách đây 5 năm, tôi gặp nàng.

Đã qua mùa thu sao vẫn còn có chiếc lá vàng rơi trên mui xe của nàng. Mới tuần rồi tôi thúc giục nàng đưa xe cho tôi đi thay nhớt máy, nhưng công việc bận rộn đến nỗi nàng không nhớ đến kỳ hạn. Mãi đến chiều hôm qua nàng mới nhớ lại và tôi là người có “bổn phận” phải làm công việc đó giùm nàng.

        Suốt đời, tôi luôn đi bên cạnh những đoạn rời của người khác. Những đoạn rời lỡ làng và dang dở giống như một mảnh trăng không tròn trịa. Cũng không là một giấc mơ trong lòng của ai đó, hay một cơn mưa bay nghiêng dù chỉ trên một vai đời. Với sự thầm lặng cùng nỗi kiêu hãnh về nhan sắc, nàng luôn làm mọi người thấy trái tim mình đang ngập tràn giông bão…

Ngày cuối tuần không có nàng đi chung trên đường về. Một ngày có nắng reo vui. Từ góc đường Congress và đường số hai nhập vào nhau, các tòa nhà cao tầng che kín một mảng trời. Từng khung cửa kính vuông vức trên cao nhìn xuống dòng người xuôi ngược. Trời lạnh đột ngột và nhiệt độ xuống thấp. Nghe nói có tuyết ở Dallas ngày hôm qua và có thêm mưa tầm tã ở một vài nơi khác. Ðêm ném những hạt mưa và kéo theo những gió rét. Ngày tháng âm thầm đi qua trên vai người đàn ông già, mệt mỏ i. Những cơn mưa cũng vậy, ướt nhòa một nỗi nhớ.
 
2.
        Tôi đi lạc mấy bloc đường trước khi tìm ra con đường Shady Park. Lâu lắm rồi tôi không có dịp đi về khu downtown của Houston. Những nhịp cầu chằng chịt đường 59, đường 45 chia hai hướng nam bắc đã làm tôi ngỡ ngàng. Một thời gian dài tôi loanh quanh không định hướng được lối về nhà của Bùi Chiến Công. Một cái tên nghe dữ dội, nhưng rất hiền khô bởi chủ nhà lúc nào cũng cười. Anh là một người luôn sùng bái những ly bia và mồi màng hơn là sùng bái những ồn ào, tranh chấp. Ðịa chỉ số 3050 cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy trước khi đêm xuống. Ngôi nhà bộc lộ ra một dáng vẻ thơ mộng giống như một câu chuyện cổ tích—trong đó mái che sơn trắng nhìn ra một vạt rừng rộng. Con suối nhỏ chạy xuyên qua những lùm cây mà chỉ ban ngày mới nhìn thấy được. Có những giây leo bò trên đầu hồi đang run rẩy như hơi thở của nàng Bạch Tuyết vừa ngủ yên. Cuối đường ánh đèn dội xuống trên ngạch cửa của những căn nhà lân cận, như nói lên sự huyễn hoặc của đời sống. Trong đó cơm áo và công ăn việc làm đã xa rời và hạnh phúc thì đang tím lạnh bởi những cành mạc lan. Chính trong ngôi nhà này, cách đây mấy năm, vợ chồng nhà văn Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh từ Na Uy đã từng ngủ lại. Có luôn cả Bích Xuân. Người phụ nữ diễm kiều của Paris và của vườn Lục Xâm Bảo.

Một tuần lễ mà Bích Xuân ghé lại nơi này, nghe đâu nàng không đem về Texas những vạt nắng mùa xuân, mà đem về những giông bão. Có những mưa bay và bão nổi ném trên vai những người đàn ông trong khi đàn bà thì vẫn bình an và dấu giếm sau nụ cười là roi đời bầm dập.
Tâm hồn họ luôn là một vườn xuân chưa nhú mầm bội phản và nắng gió chưa làm già háp dung nhan. Bích Xuân là một phụ nữ như vậy.

         Khi tôi đến nơi và phải gài thắng tay để đậu xe vì xe nằm trong tư thế chúi đầu xuống một con dốc. Tôi không muốn thấy sáng hôm sau bước ra nhìn thấy xe của mình nằm ở đâu đó trong đám lá um tùm bên dưới, trong khi những con rùa, con rắn phơi mình trên mui.

Giang sơn của Bùi Chiến Công không bình thản cho một người viết văn đêm nay có cơ hội ngồi viết xuống chữ nghĩa. Chiếc laptop đem theo cũng không có dịp để ướp lạnh sương đêm và tình yêu cũng không kịp lai láng trên những mặt phím. Vì vẳng từ bên trong là tiếng người, tiếng những chén muỗng va chạm. Tiếng mở nút chai bia và tiếng cụng ly. Những người bạn tôi quen và chưa quen quy tụ nơi ngôi nhà đường Shady Park dường như không muốn tiễn chân một mùa Tết Âm Lịch, vì tôi nghe họ đang đòi “chúc mừng năm mới”. Ngoài vợ chồng Túy Hà và vợ chồng Bùi Chiến Công là bạn bè thân thiết thường gặp trong các sinh hoạt cộng đồng tại Houston, thêm Nguyễn Xuân Cương, gốc Bảo Lộc đang ồn ào không chịu để ai nói nhiều hơn mình. Hai người bạn mới một người tên Cư, một người phụ nữ, tên Hoa Nguyễn.

         Ðã qua rồi cái thời thanh xuân và lửa tin yêu đang cháy đỏ trong lòng. Qua rồi cái thời mà nhìn thấy búp non trong vườn đã ngại ngần không muốn hái. Nhưng tôi ngồi giữa bạn bè và nghe trong lòng vang động lại những bước chân vào đời. Ngày đó tôi liều lĩnh biết bao. Tâm hồn tôi giống như mảnh trời đêm ủ chật những vì sao đang bước vào vùng bão lửa. Sự khao khát, sự hoài mong và trên cùng là sự đam mê làm vụng về ngôn ngữ.

         Khi tôi biết Nguyễn Xuân Cương tại phòng sinh hoạt của Ðài Little Sài Gòn, ở Houston, tôi không thấy Cương ồn ào vui nhộn. Tôi nghe nói Cương ngày xưa là bạn thân của nhà thơ Tú Kếu- Trần Ðức Uyển. Dù Cương không thiết tha với thơ thẩn văn chương. Tâm hồn Cương ngày đó như một vườn bơ, một luống trà trở trăn theo đất. Tắm mát trái tim Cương, là sương mù và mưa bụi, đến nỗi nhìn đâu Cương cũng thấy cuộc đời đều lạnh và mỡ màng. Tôi cũng là một trong vài người bạn với Tú Kếu, khi anh về sống tại Bảo Lộc. Tú Kếu lập gia đình với Phượng, con gái út của ông chủ tiệm trà Tiến Ðạt. Ðám cưới linh đình thời đó—thời tôi là lính—Báo chí Sài Gòn loan tin và bạn bè trong đó hầu hết đều là văn nghệ sĩ đều đến chung vui với anh.

Tú Kếu bây giờ đã chết. Sau nhiều năm tù ở trại Ðại Bình, Bảo Lộc, Tú Kếu về sống ở Sài Gòn đường Trương Minh Giảng, nơi mà chị Phượng có một cơ sở buôn bán trà, cũng lấy tên Tiến Ðạt. Tú Kếu vẫn “ốm yếu ho hen” như ngày còn cộng tác với nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử. Một đôi lần tôi ghé thăm anh, sau đó chúng tôi cùng uống cà phê nơi một quán nhỏ đường Huyện Thanh Quan. Người thi sĩ tài hoa của Sơn Tây, của “đồi núi Chí Linh và sông Hồng lộng lẫy” lúc đó vẫn hào sãng và còn phong độ. Cho đến khi tôi ra hải ngoại và biết tin anh mất vì bịnh alzheimer.

Những bài thơ anh sáng tác lúc sinh thời mang một màu sắc dữ dội và nhức nhối nhiều trái tim. Anh làm thơ giống vừa giỡn chơi vừa giác đấu với cuộc đời. Mỗi bài thơ là một nhát dao chủy thủ, rạch ròi và đâm suốt những tư cách vô lại.
Nguyễn Xuân Cương ồn ào kể lại thời kỳ vàng son ở Bảo Lộc, về Tú Kếu. Ðiều thú vị đầu tiên là Cương đọc cho chúng tôi nghe những câu thơ viết cho bạn hiền Tú Kếu, khi nghe tin anh lìa đời:

“Này ả phù dung, này lãng tử,
Này lời cao ngạo ý thâm sâu
Này khi bút chiến cùng thi tửu
Tất cả xin đừng hẹn kiếp sau”...

Điều thú vị thứ hai tôi biết thêm từ Cương, là anh luôn giành thế chủ động để nói mà không để cho ai nói. Trước “đài phát thanh Nguyễn Xuân Cương”, mọi vô tuyến đều phải ...im lặng…


3.
       Gió bên ngoài khung cửa không kịp khép, làm xao động một bâng khuâng. Cái bâng khuâng tưởng chừng đã thầm lặng từ lâu, từ những ngày lính tráng. Giữa những câu nói loang thoáng, xen kẽ tiếng cười, tiếng cụng ly mời “chúc mừng năm mới’’, tiếng rền rĩ vì bia bọt chất ngất của Nguyễn Xuân Cương, tôi vừa nghe ai nhắc đến Chu Hải!

Giọng nói vút cao bằng âm sắc rất ư là Bắc Kỳ vừa khua gõ trong lòng tôi một cánh cửa đóng kín. Trong nhất thời tôi không kịp nhớ Chu Hải là một địa danh nằm ở đâu.

Tôi thất tình trở về Vũng Tàu từ một đêm mưa. Lâu lắm. Khi tôi chia tay với người đàn bà cuối đường gió—Mới đầu, nàng thổi qua vai tôi những ray rứt làm bằng tiếng hôn và nước mắt nóng hổi. Sau đó, chính nàng đã lau khô mọi ướt át hi vọng. Những cánh cửa khép lại và không chờ ai gõ cửa.

        Năm 1970 nghe tin nàng đi lấy chồng. Những buồng tim tăm tối từ khước nghe một hồi đáp và những người đi qua đời nhau lặng lẽ. Và Vũng Tàu hết còn mênh mông một chân trời, một biển cạn.
Trên hai chuyến xe đò chật chội nối tiếp giữa hai đoạn đường Bảo Lộc- Sài Gòn và Sài Gòn- Vũng Tàu, tôi ngồi thu mình giữa những hành khách xa lạ. Giữa những mồ hôi và hơi người. Tôi hình dung đến những ngày trước mặt. Đêm chảy lùi sau lưng như một dòng sông mờ ảo. Tôi đau lòng mường tượng một dung nhan từng vùi dập tim tôi, và nghe bên tai tiếng gió đang thốc vào lòng xe những lời kể lễ, rằng có một thời mình yêu nhau…

Đó là những ngày chỉ còn lại mùa đông, tình yêu ai cũng mơ màng một bếp lửa. Nàng cũng vậy. Có những ngọn cháy đỏ trong tim nên tro than còn âm ĩ sau một cuộc chia lìa. Có những ngọn chưa dấy lên một lần mà đã tàn vào rã rời khao khát. Những năm tháng đi qua âm thầm như tiếng thở dài giấu giếm. Sự đau khổ lớn lao nhất trên trần gian này là hai người yêu nhau nhưng không thể tìm đến nhau. Thành phố của tôi và nàng tương phản nhau như tính tình của hai người. Của nàng là rừng, của tôi là biển. Biển và rừng có khi nào kết hợp vào nhau? Chúng tôi chỉ giống nhau ở một điều là cùng mang tình yêu đi vào đời mà không so bì hơn thiệt. Nhưng khi sa bại mất mát, tôi bị khánh tận, còn nàng vẫn đứng lại vững vàng.

Tất cả rồi sẽ trôi qua. Mọi ký ức rồi sẽ khép kín như một trang sách giấu chứa những điều chưa hiểu đã vội vã xuống hàng.

……….
        Xe qua Long Thành. Qua Phú Mỹ. Qua mọi bờ cỏ xuân thì. Ðêm bay cùng nỗi nhớ bên ngoài. Vệt đèn pha trước mũi xe quét lên vạt đường trước mặt không soi kịp cảnh vật. Mọi thứ đang chạy ngược về sau. Vài phụ nữ thiếp ngủ nhưng vẫn ôm chặt hành lý trong mình. Khuôn mặt chìm trong bóng tối. Phần kia là mái tóc mảnh như một nhánh sông đang cố tìm đường ra biển.

Ðâu đây tiếng bánh xe rít róng mặt đường đêm vì vào khu vực có nhà cửa. Ðâu đây phố núi châm đèn. Tiếng của người lơ xe thúc hối: “Cô bác ai xuống Chu Hải sửa soạn hành lý...”. Có tiếng một cô gái vang lên, hối hả: ”Bác cho em xuống…”
Tiếng của một cô gái Bắc. Âm vọng như một nhánh cỏ nứt nẻ giữa dòng mưa, làm tôi ngỡ ngàng.

Chu Hải, ngày đó là một xứ đạo non trẻ, được thành lập sau ngày tôi vào lính. Ðó là một xóm nhỏ, nằm dựa lưng vào núi Dinh và sân bắn của Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp. Bên kia đường là những ruộng mạ phơi phới cùng chạy song song với quốc lộ 15. Trước khi xe đò vào địa phận Bà Rịa, Vũng Tàu, Chu Hải có thể là một chặng xuống cuối cùng.

Xe dừng lại hẳn để thả cô gái xuống cùng với hành lý. Cô gái sẽ đi thêm một đoạn đường nửa để về nhà. Cô hãy mang trên vai nỗi mừng được đoàn tụ lại với người thân sau mấy tiếng đồng hồ ngồi bó gối trên xe. Cô sẽ về trên bước chân vui cùng cọng cỏ cong mình như một vầng trăng gầy yếu, mặc trên vai tiếng gió thầm thì...

        Hôm nay, trong ngôi nhà vùng South 45, đường ra biển Galveston, tôi vừa nghe lại một địa danh tưởng chừng như mất biến trong ký ức. Người con gái trước mặt tôi, tròn trịa như một viên mực lăn đọng trên trang vở cũ, đã gợi lại trong tôi một quá khứ thương tật.

Mùa xuân của Vũng Tàu năm 1970, khi tôi chia tay với người con gái B’lao vừa thơm ngát môi đời. Mái tóc em vừa nghiêng xuống vai tôi cũng che giấu một màu son. Trong khi tôi biết rằng muốn trưởng thành con người phải chạm tay tới đau khổ.
Trước mặt tôi, cô gái có tên giản đơn không màu mè nhưng vẫn đại diện một hồn hoa—Hoa Nguyễn—vừa nhắc cho tôi nhớ rằng Vũng Tàu thân yêu của tôi, ngoài Bến Ðình— Bến Ðá—Bãi Trước—Bãi Sau, còn có một vùng đất mang tên Chu Hải. Có một thổ ngơi mà cư dân nơi đó đa số đều phát âm giọng Bắc không sai trật chính tả. Và tâm hồn họ ươm tụ phù sa sông Ðuống, sông Hồng. (Trong khi tôi viết văn mà đầy lỗi hỏi ngã. Mấy ông chủ báo gặp mặt tôi đều phàn nàn.) Có màu hoa gạo đỏ trong mường tượng của tôi, vẫn là những đốm lửa thắp trên phố từng đêm, trên từng cửa ô Hà Nội. Mỗi cửa ô là mỗi ngăn lòng nhức nhối.

        “Chu Hải có gì lạ không em?” Tôi hỏi Hoa. Có thể nàng không nhớ nơi chốn từng sinh ra, từng lớn lên vì ngày đó nàng còn thơ dại. Nên nàng không thể trả lời.

Nhưng tận trong tim nàng, câu hỏi của tôi đã thắp lên một ánh sao từng ngủ quên trên bầu trời. Và ánh sao đó có thể chưa từng được đặt tên?

         Nàng đâu biết rằng chỉ với một cái tên nhỏ nhoi nhưng đánh thức cả một quá khứ của người đàn ông đi qua biết bao bể dâu đời? Mà cho đến giờ phút này viết xuống vẫn không làm sao hiểu nổi…tại sao lòng đầy bão rớt?
Có bao nhiêu chiếc lá khẽ đậu xuống bàn tay như những câu thơ đậu xuống trang giấy lòng đêm nay? Và trên xứ người tạm dung có làm ai khao khát một cơn mơ rất vội. Trong đó, một người đang té vào nỗi nhớ. Té vào những yếu đuối già nua…
 
Tháng Chín, 2023
Phạm Ngũ Yên
MatVit
Posts: 1322
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Văn Nghệ Văn Gừng

Post by MatVit »

‘Cho dzề đi uống cà phê!’
Phạm Công Luận
 
 
Image
Nếu thích, cứ pha cà phê uống, đừng uống cà phê đóng chai.(Hình minh họa: Ruslan Sikunov/Pexels)


Có những buổi sáng sớm trong tuổi thơ, đánh thức tôi dậy không phải là tiếng đồng hồ reo. Cũng không phải là năm tiếng gõ của chiếc đồng hồ ODO nhà đối diện, mà là một mùi thơm nồng và khen khét, mùi cà phê từ nhà dì Năm bay tới.

Mùi thơm này dễ làm tỉnh thức trong không khí mát lạnh của một buổi sáng Tháng Chạp, giữa một xóm nhỏ còn nhiều cây lá và đầy các chậu kiểng bình dân. Hai lò đất nung bọc miếng sắt chung quanh để giữ không bị nứt hẳn đang ùng ục tuôn lửa đỏ từ những thanh củi nồng đượm. Cái vợt cà phê của dì hẳn đang được nhúng nấu trong nồi. Hẳn đang có vài người ngồi trong thứ ánh sáng mờ của quán tỏa yếu ớt từ cái bóng đèn vàng duy nhất, đợi ly cà phê nóng và đợi trời sáng dần.

Quán cà phê cũng là cái sân trước nhà có mái che của dì Năm. Dì tận dụng hết căn nhà cho chuyện kiếm tiền, dù chỉ nuôi có ba người con, quá ít so với các gia đình đông con thời đó. Dì sống ở phía sau nhà cùng ba đứa con và ông chồng mắc căn bệnh tiêu khát, bây giờ gọi là tiểu đường.


Phía buồng và phòng khách, dì cho hai mẹ con bà cụ Sáu thuê. Hai cô gái phụ bán cà phê ngủ ngay trong quán. Cứ một hai năm, dì phải tuyển người mới vì mấy ông trai độc thân trong xóm. Họ đến uống cà phê vài lần là quen biết, rủ rê mấy cô đi chơi và cuối cùng là xin cưới.

Những lần như vậy, công phu dì tuyển người phụ việc coi như tiêu tùng vì cô nào lấy chồng xong cũng xin nghỉ việc. Đã vậy có lúc dì còn phải thay mặt gia đình đàng gái trong đám cưới của mấy cô, nếu họ bị trục trặc xe cộ không lên kịp. Quán thiếu người bưng cà phê, lại phải ra bùng binh chợ Bến Thành tìm mấy đứa con gái dưới quê lên tìm việc, rủ về phụ bán.
Image
(minh họa: Hieu Do Quang/Unsplash)

Quán cà phê dì Năm góp phần hình thành mơ ước của tôi, là có lúc sẽ trở thành người lớn, đến quán ngồi và kêu ly cà phê sữa để nhấm nháp. Từ nhà mình, tôi luôn tự hỏi: Đó là thứ nước gì mà mùi thơm nồng nàn vậy, màu nước lại đen sánh vậy và cái vợt vải cũ kỹ sao có màu đen ngòm đến vậy?

Mùi cà phê đi suốt quãng đời thơ ấu của tôi. Buổi sáng nó khiến tôi tỉnh ngủ. Trên con đường đến trường, mùi hương ấy hòa quyện với mùi phở thơm lừng khi đi ngang qua tiệm điểm tâm trên con đường Nguyễn Minh Chiếu nhỏ hẹp. Không hiểu vì sao học trò tiểu học đầu thập niên 1970 phải đến trường quá sớm, khi trời còn tối đủ thấy được ánh lửa nồi nấu nước lèo phía xa.

Thằng nhóc chưa ăn sáng hít sâu vào ngực hương thơm của nước lèo tô phở, mùi ngò gai và rau quế… cùng hương cà phê, gộp chung thành một loại hương quyến rũ của thế giới tự do được sống theo ý mình của người lớn. Đó là điều ngộ nhận khiến tôi không thấy sợ hãi bước vào thế giới người lớn, và không hề có ao ước giữ mãi tuổi thiếu niên.


Tôi vẫn từ xa thưởng thức mùi hương ấy.

Cho đến một hôm, cáu kỉnh do bị bà ngoại la mắng vì thường mua nhầm cho bà cà phê đen thay vì cà phê sữa hoặc ngược lại, tôi dừng trên đường hớp thử chất nước đen còn nóng và hơi sánh kia. Đó là sự kết tinh của kẹo mạch nha và miếng than củi đang cháy? Tôi ngỡ ngàng nhận ra lâu nay mình mơ mộng quá nhiều. Nhưng rồi cảm xúc ấy giảm đi trong tuổi mười ba.

Chị thợ may trong lần tôi đến nhận đồ bận Tết pha cho tôi ly cà phê sữa, chính xác là ly pạc-sỉu, với sự ân cần cuả một người chị. Trên nền thơm ngọt của sữa đặc pha nước sôi, vị cả phê trở nên dịu dàng, khiến tôi thấy lại điều gì đã cũ khá dễ chịu trong nhữmg buổi sáng ngủ dậy trong mùi cà phê.

Tôi không có nhiều kỷ niệm sâu sắc với cà phê, kể cả với người yêu. Khi vào tuổi trưởng thành, nó là một thứ thức uống tôi thích, hầu như ngày nào cũng uống nhưng tôi không thần thánh hóa. Đối với tôi, chung trà, ly bia hay ly tonic trong buổi nói chuyện với người mình yêu thương hay quý mến có ý nghĩa hơn ly cà phê uống vội trước khi đi làm. Nhưng có lẽ nhờ vậy, những lần nhàn rỗi ngồi một mình nhấm nháp một ly cà phê ngon, cảm xúc của tôi tươi mới hơn.

Tôi dễ nhận ra cái gọi là “bản giao hưởng của hương vị” của ngụm cà phê bật lên trong miệng và lưỡi để tâm trí trở nên tỉnh táo, tinh tế và sảng khoái hơn.

Tôi đọc ở đâu đó rằng ở cà phê, chất caffeine chiếm một phần nhỏ của hạt nhưng nó quyết định mùi vị của thức uống này, khác với trà được làm từ nhiều loại hợp chất khác nhau, nhưng không có chất nào là nổi trội. Trà có nhiều thành phần hương vị khác nhau bổ sung cho nhau, nhắc lại khái niệm của phương Đông rằng tất cả chúng sinh đều được kết nối với nhau. Trong khi đó, ngược lại ở cà phê, chất caffeine là thành phần chính yếu và duy nhất, đứng ngoài các hương vị khác. Có lẽ đó là ẩn dụ cho một xu hướng của phương Tây xem trọng tính độc đáo, yếu tố quan trọng của sáng tạo. Đây là một phân tích thú vị.
Image
(minh họa: engin-akyurt/Pexels)

Tôi vẫn uống cà phê, cho đến khi còn có thể uống được. Tôi nhớ lại khi nuôi cha bệnh trong bệnh viện, một người cùng phòng bị đột quỵ nhẹ sáng nào cũng gào lên bằng một giọng nói đã ồ ề nhưng nhận ra được: “Cho dzề đi uống cà phê!” Ông nằm trong số muôn vạn đàn ông ở thành phố này, bắt đầu buổi sáng bằng ly cà phê thành nếp bất di bất dịch.

Bùi Giáng khẳng định một thú vui: “Ở đời sáng uống cà phê/ Quán trong hẻm nhỏ như quê quán nhà !” Hai câu thơ này ông dành cho Sài Gòn.

Tôi không mê cà phê đến độ như ai đó đoan chắc: “Nói tiền không thể mua hạnh phúc là nói dối. Tiền mua cà phê, và cà phê khiến tôi hạnh phúc!”

Tôi thấy mình hạnh phúc từ nhiều cách, thí dụ nếu như tôi viết xong bài này một cách suôn sẻ. Nhưng ít ra trong những ngày tháng êm đềm của tuổi nhỏ, hương cà phê nhà dì Năm là một ký ức dịu ngọt. Ký ức đó được tiếp nối, rất nhiều năm khi ba tôi còn sống. Bên cái bàn gỗ tròn có hai cánh gấp, ông pha cà phê phin hằng ngày để uống. Mùi thơm cà phê nóng tỏa ra phảng phất trong cái phòng ăn nhỏ mỗi sớm mai mát mẻ trên đất Sài Gòn.

Đó là hương vị của một thời bình yên, đầm ấm để tôi nhận ra rằng, cà phê hay bất cứ thức uống nào giúp ta gợi nhớ những kỷ niệm đẹp bên những người mà ta yêu thương, thì đó là thứ thức uống ta còn mong muốn thưởng thức, để ôn lại hạnh phúc đã qua.
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Văn Nghệ Văn Gừng

Post by thienthanh »

Phạm Trần Ái Minh
Lưu An-Vũ Ngọc Ruẩn
5 tháng 7, 2024

Image
(Hình minh họa: Hannah Wei/Unsplash)Người ngỡ đã ra đi , nhưng người bỗng lại về
Tình ngỡ sóng xa đưa, nhưng còn quá bao la. (TCS)


Sau khi tốt nghiệp đại học thuộc loại khá, cộng thêm thành tích hoạt động rất năng nổ trong suốt thời gian học, hắn được nhà trường giữ lại trong ban giảng huấn.


Nhưng chỉ làm việc được hơn hai năm trong không khí đạo mạo của ngành giáo dục, hắn mới biết dạng người hiếu động như hắn, không thể nào hợp với lối sống êm ả, đạm bạc của một ông thầy giáo của Sài Gòn – nơi luôn luôn sôi động, đổi thay đến mức chóng mặt trong thời kỳ mở cửa, hắn cựa quậy tìm đủ mọi cách để thay đổi, mong tìm được hướng đi thích hợp với cá tính của mình. Cuối cùng hắn đã tìm được một công việc khá tốt, hợp với ước mơ tại một công ty ngoại quốc trong thành phố.

Công việc mới, với cá tính xông xáo, thích khám phá của hắn được thoả mãn gần như trọn vẹn! Cứ vài ba tháng lại được công ty cử đi công tác, ngắn thì một vài ngày, lâu thì có khi kéo dài cả tuần lễ. Chỉ với khoảng hơn một năm làm việc hắn đã có dịp đi gần như khắp đất nước.

Lần này hắn đại diện cho công ty để mở một gian hàng trong cuộc triển lãm ở một tỉnh miền sông nước Cửu Long. Nơi đây không xa lạ gì với hắn, nó đã khắc ghi vào tâm hồn, trí nhớ hắn một câu chuyện tình buồn. Hơn sáu năm trước, khi đó hắn còn là sinh viên năm thứ hai, hắn yêu thương một cô em gái của người bạn thân nối khố của hắn từ thời trung học.

Cuộc tình tưởng như trọn vẹn, được đồng ý của cả hai bên gia đình hắn và cô bé, chỉ còn chờ hắn tốt nghiệp, có công ăn việc làm là xong. Nhưng vào một ngày trong dịp nghỉ hè, hắn cùng với cô bé xuống thành phố này để thăm viếng gia đình người chú của cô bé. Suốt gần một tuần lễ không một quán cà phê, một tiệm ăn đặc sản hay chốn vui chơi nào của thành phố bị bỏ sót bởi hắn và cô bé.

Nhưng bản nhạc tình yêu của hắn không không phải toàn là những âm vang hoan lạc. Nó đã bị xáo động vỡ tan bởi một lý do rất ngớ ngẩn, không đâu chỉ vì một vài câu cãi vã rất trẻ con, trong một quán cà phê vào một buổi chiều mưa tầm tã. Hắn đã thiếu tế nhị, không tâm lý để hiểu biết, cảm thông sự làm reo, muốn được hắn quan tâm của một cô bé mới chớm 20 tuổi. Cái tuổi đôi khi có tí chút nổi loạn, khác người, mục đích chỉ muốn được nghe vài câu nói ngọt ngào, vuốt ve làm hoà của hắn, người mà cô ta đang yêu mà thôi. Nhưng hắn đã sai lầm với vẻ im lặng và thái độ thách đố, bất cần. Hắn đã không thèm cản ngăn, xuống nước khi nhìn thấy cô bé giận hờn đứng dậy ra đi dù lúc đó trời đang mưa như trút nước.

Trở lại Sài Gòn, cũng vì cái tự ái rởm của một người con trai mới lớn, hắn vẫn im lặng, cố làm ra vẻ bình thản, mặc dù cảm giác nhớ mong và cô đơn luôn luôn day dứt trong lòng hắn. Rồi chỉ vài tháng sau đó, trong một lần dạo phố hắn thấy cô bé đang được săn đón, chiều chuộng bởi một người đàn ông khác, chững chạc và vững trải hơn hắn nhiều. Nhìn thấy họ, cảm giác đau khổ của một kẻ thất tình đổ ập đến làm cho hắn ngẩn ngơ, đứng xững lại giữa phố đông người. Đôi chân hắn như không còn đủ chống đỡ được thân thể hắn nữa, lúc đó hắn mới nhìn rõ cái sai lầm, tự ái rởm của mình đã đem đến sự tan vỡ mối tình đầu tiên trong đời hắn.

Chuyện buồn không dừng lại ở đó. Vào dịp thi cử cuối năm hắn nhận được thiệp cưới của cô bé. Chán chường bổ vây lấy hắn, việc học hành hoàn toàn được bỏ qua một bên, thay vào đó là những tối đi hoang, hoà nhập với bạn bè trong những bữa nhậu thâu đêm, suốt sáng. Cuối học kỳ, lần đầu tiên trong đời đi học hắn thấm thía cảm giác xấu hổ và trách mắng của bố mẹ vì trượt thi, phải học lại! Nhưng nhờ vào sự khuyên bảo của gia đình và vài người bạn chí thiết đã giúp hắn hiểu rõ một chân lý đó là: “Người ta chỉ có thể thoát ra khỏi cái sai lầm khi biết tìm đến cái đúng để sửa sai. Nếu tìm đến chán chường, buông xuôi thì chắc chắn chẳng giải quyết được gì mà còn làm cho người ta càng lún sâu vào thất bại.”


Chính nhờ sự tỉnh giấc đúng lúc đó, niềm vui trong học tập và khôn ngoan trong lối sống đã đến với hắn, giúp hắn thành công sau khi tốt nghiệp đại học. Với sáu năm khôn lớn đó, hắn đến với tình trường không còn vẻ ủy mị, yếu đuối của mối tình đầu tiên nữa. Hắn dễ dàng mở rộng con tim dành cho một bóng dáng nào đó, nhưng cũng sẵn sàng nhẹ lòng ra đi khi gặp phải những phiền phức, không vui! Với hắn, tình yêu đôi lúc được coi như mầu mè làm cho đời sống người ta không nhàm chán quá mà thôi. Danh vọng và tiền bạc mới là cái mà người đàn ông từng trải nên để ý.

Lần này ngẫu nhiên vì công việc của công ty, hắn được trở lại chốn xưa. Nhìn lại những dấu tích của mối tình đầu, dại khờ thời sinh viên còn vương lại trên những con đường, góc phố, quán ăn ở cái thành phố nhỏ bé quê mùa này. Hắn cảm nhận được rất rõ sự xúc động dâng trào trong tim mình khi nhìn lại những nơi kỷ niệm. Hắn hình dung ra bóng dáng nho nhỏ, e ấp của cô bé nép sát vào thân thể hắn ngày xưa. Cảm giác run run hoan lạc dù chỉ với cái nắm tay dạo phố hay những phút đê mê từ nụ hôn vội vàng lên má , trên môi cô bé …. Tất cả lại trở về trong ký ức, làm mềm con tim mà hắn đã tưởng rằng nó đã chai lì sau lần chia tay dưới trời mưa tầm tã của sáu năm về trước.

Rồi cũng ngẫu nhiên nhưng cũng có lẽ vì quen thuộc, khi bóng đèn đường vừa bật sáng, hắn đi vào con đường, chính là nơi ghi dấu kỷ niệm buồn chia tay của buổi tối mưa tầm tã đó. Hắn không quên, đây chỉ là con đường cụt, cuối đường có một căn nhà ngói cổ, dáng dấp một biệt thự nho nhỏ thời Pháp. Chủ nhân căn nhà cổ là một cặp vợ chồng khá đứng tuổi, cũng là chủ quán cà phê khá đơn sơ chỉ với sáu, bảy chiếc bàn thấp chân kê sát dưới mái hiên hay dưới những chòi lá đơn sơ, ẩn mình dưới những lùm cây ăn trái loà xoà trong khu vườn trước căn nhà.
Image
(Hình: Annie Spratt/Unsplash)
Đang lúc hắn lững thững bước chân, dìm mình vào hoài niệm , thình lình vài tiếng gọi đã kéo hắn trở lại với thực tại. Từ một quán giải khát bên đường, một cặp trai gái mừng rỡ, ngạc nhiên chạy đến gần hắn:

-Thầy Minh, thật ngẫu nhiên chúng em lại gặp được thầy ở đây! Mời thầy vào uống nước với chúng em….

Qua một chút ngạc nhiên ban đầu, hắn đã nhận ra họ, những sinh viên của hắn ngày xưa, khi hắn còn làm việc ở đại học. Sau vài câu thăm hỏi thông thường, cặp tình nhân cho hắn biết với vài ngày nghỉ họ cũng xuống đây thăm viếng hội chợ. Đứng nói chuyện với cặp sinh viên một lúc, hắn lấy cớ đang đến thăm gia đình người bạn ở cuối đường để từ chối lời mời rồi từ giã để tiếp tục tìm đến căn nhà cổ, nơi mà ngày xưa đã gieo vào trí nhớ hắn dấu tích của một mối tình buồn.

Căn nhà ngói vẫn vậy, mái nhà, tường vách vẫn phủ đầy rêu phong, chủ nhân căn nhà nếu không phải vì quá nghèo không có tiền để sửa sang thì phải là một người có tinh thần hoài cổ. Vẫn với những chiếc bàn gỗ thấp chân được bày biện dưới gốc cây hay trong các chòi lá hình như vừa được chỉnh trang sơ sài lại. Nếu có tí khác biệt với quán cà phê hơn sáu năm về trước, ngày nay quán đã được trang bị một dàn âm thanh rất chuẩn, không còn tiếng rè rè phát ra từ cuộn băng đã nhão nhẹt bởi thời gian của dàn máy ngày xưa nữa.

Nhìn vào chỗ hắn và cô bé ngồi ngày xưa, đã được chiếm cứ bởi một nhóm thanh niên đang ồn ào nói chuyện. Hắn đến một góc khuất dưới mái hiên căn nhà, gọi ly cà phê đen nhấm nháp, đưa mắt bâng quơ nhìn ra ngoài đường. Hắn thả lỏng trí nhớ trở về với những diễn biến của mối tình đầu đời không vui trong buổi chiều mưa tầm tã. Thỉnh thoảng hắn buông tiếng thở dài khi vài câu hát nào đó rất buồn từ chiếc loa treo dưới mái hiên diễn tả phần nào tâm tư hắn:


“Ngày tháng nào đã ra đi, khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã ra khơi,khi ta còn mãi nơi đây… Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa!… Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá… Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu!” (TCS)

Hay:

“Những chiều không có em, phố buồn nằm im bóng. Ai chờ ai đây mà bâng khuâng, nhặt lấy chiếc lá úa, tiếc thời xuân xanh, tựa chiếc lá vàng kia khi mùa thu gọi hồn.

Những chiều mây trắng bay, những chiều không có anh, người yêu ơi, còn thấy nhớ gì hay không?

Từ đây một người đành sống kiếp cô đơn, âm thầm, âm thầm như những chiều không trăng sao…” (TH)

Tiếng nhạc kéo hắn về với hoài niệm, dìm sâu cảm xúc và trí nhớ hắn vào quá khứ của một thời mơ mộng, nhưng nó đã bị phá vỡ vì những làn khói thuốc mù mịt, tiếng ồn ào, cãi nhau chí choé của một nhóm khách mới vào, ngồi quanh chiếc bàn bên cạnh hắn. Với tí chút bực mình, hắn đứng dậy, chậm rãi ra khỏi quán. Hắn đi trở ngược lại con đường vừa đi qua, rời xa dấu vết căn nhà cổ của buổi chiều mưa hơn sáu năm về trước.

Đưa tay nhìn đồng hồ, thời gian vẫn còn quá sớm, tự nhiên hắn mong có một người nào đó để nói chuyện giải khuây. Hắn chợt nhớ đến cặp trai gái sinh viên đã chặn hắn vừa qua, hắn tiếc vì đã từ chối lời mời họ. Hắn rảo bước nhanh hơn với hy vọng họ vẫn còn đó để được nói chuyện, hòa nhập với họ mà đuổi đi được nỗi buồn hoài nhớ và cô đơn đang lan tràn trong lòng hắn.

Nhưng, với vẻ thất vọng, hắn đứng lại trước quán cà phê, đưa mắt nhìn vào trong quán, chỉ còn lác đác vài người khách phì phèo điếu thuốc ngồi quanh những chiếc bàn phía trong quán . Còn chiếc bàn phía ngoài, gần lề đường nơi cặp sinh viên ngồi đã trống không. Đang tiếc rẻ cho lỡ làng, hắn sửa soạn bước đi thì một cô gái từ trong quán vội vàng đến gần hắn, với nụ cười rất thân thiện, như đã quen biết hắn từ lâu, cô ta nói với hắn:

-Thầy Minh, em đang chờ thầy để được mời thầy vào uống cà phê đây! ….

Hắn cau mày nhìn sững cô gái, tự hỏi không lẽ đây lại là một sinh viên khác mà mình không nhận ra sao? Hình như hiểu rõ thắc mắc của hắn, cô gái lắc nhẹ đầu, nhưng vẫn không tắt nụ cười duyên dáng trên khuôn mặt tươi vui, bình thản nói với hắn:

-Em không phải là học trò của thầy đâu, nhưng qua những câu chuyện của anh chị sinh viên vừa rồi, em đã biết khá nhiều về thầy, đã làm em cảm mến thầy, muốn làm quen với thầy mà thôi.


Có lẽ một phần vì đang lúc cô đơn, muốn có ai đó để trút tâm tư hay ít ra cũng làm cho bớt nỗi cô quạnh trong cái thành phố buồn hiu hắt về đêm này. Nhưng có lẽ phần lớn vẫn là hình dáng khá xinh xắn, tánh tình cởi mở dễ thân thiện của cô gái Nam bộ đã làm cho hắn vui vẻ nhận lời. Mừng vui như một đứa con nít, cô gái nhanh nhẹn kéo chiếc ghế của chiếc bàn trống không, cũng chính là nơi mà cặp sinh viên đã ngồi. Rất lễ độ, cô gái kéo ghế mời hắn ngồi. Rồi cũng chẳng cần hỏi han gì, cô gái nói rất nhẹ bên tai hắn, trước khi bước vào phía trong quán:

-Thầy chờ em tí chút, em vào pha cà phê cho thầy nhé.

Không lâu, với chiếc khay trên tay có một tách cà phê đen nóng bốc mùi thơm ngào ngạt, một đĩa bánh ngọt nho nhỏ. Rất nhuần nhuyễn, cô ta xếp tất cả lên trên mặt bàn, rồi kéo ghế ngồi đối diện với hắn. Nụ cười tươi vui hình như luôn luôn trên môi, rất tự nhiên cô gái nói với hắn:

-Ly cà phê đen rất đậm, không đường, không sữa nhưng lại cần vài chiếc bánh ngọt đúng ý của thầy đây!

Hắn giương mắt nhìn cô gái với vẻ ngạc nhiên, chưa kịp phản ứng, Cô gái đã nhỏ nhẹ, tiếng nói hình như chỉ dành riêng cho hắn nghe:

-Đó không phải là thói quen, sở thích của thầy mỗi khi uống cà phê hay sao?

Đến lúc này thì hắn không thể nào im lặng được nữa, nhìn cô gái hắn hỏi:

-Đúng là lũ sinh viên đã nói nhiều về tôi với cô rồi phải không?

Ngập ngừng tí chút, đưa mắt nhìn cô gái, với vẻ đùa vui, hắn nói tiếp:

-Nhưng tôi nói thật, tìm hiểu đàn ông quá nhiều, có lẽ không phải luôn luôn là ưu điểm lắm cho cho một người phụ nữ đâu.

Chẳng cần chú ý đến nụ cười thích thú trên môi của hắn sau câu nói đùa cợt. Cô gái liếc mắt nhìn hắn, với giọng rất nhẹ nhưng rõ ràng:

-Với đàn bà, họ tìm hiểu cái gì đó về một người đàn ông, đôi khi lại rất cần thiết, nhờ đó họ có được dịp may để gần gũi người đàn ông mà họ cảm mến, thầy Minh ạ!

Câu chuyện giữa hắn và cô gái cứ tiếp tục trong trong vui vẻ như thế, nhưng cũng làm cho hắn ngạc nhiên với những ân cần rất đặc biệt mà cô ta đã dành cho hắn, dù cô ta chỉ nghe qua vài lời tán dương của cặp sinh viên về hắn. Cũng qua những trao đổi đó, hắn biết, Yến (tên cô gái) sau khi tốt nghiệp cấp cao đẳng ngành thương mại, rồi vào làm kế toán cho một công ty của người chú họ trong tỉnh, đến nay đã được gần ba năm. Ba của cô ta đang là phó giám đốc sở bưu điện tỉnh, nhưng cũng sửa soạn hồi hưu. Căn nhà quá rộng của gia đình đã được bà mẹ mở quán cà phê và vài món ăn nhẹ để kiếm thêm thu nhập. Quán được một cô cháu ruột của bà mẹ phụ giúp việc buôn bán. Công việc của cô cháu gái là bưng đồ ăn, nước uống cho khách. Mỗi khi cô cháu bận việc không đi làm được , nhất là vào buổi chiều tối sau khi về làm, Yến thường đến quán giúp mẹ trong việc buôn bán là lúc khách đông nhất.


Ngẫu nhiên, Yến nhìn và nghe thấy lời chào gọi của cặp sinh viên khi trông thấy hắn trước quán. Rồi qua những câu chuyện họ nói về hắn, một ông thầy lãng mạn, nhiều cảm xúc với thơ văn đã làm Yến thích thú. Rồi cô ta đã hoà nhập với cặp sinh viên trong cuộc nói chuyện về hắn. Chính vì vậy thói quen uống cà phê đen, không đường rất đậm với bánh ngọt và cả đến cá tính mơ mộng trong thơ văn, khá buông thả cảm xúc trong lối sống đầy nghệ sĩ tính của hắn cũng được nhóm sinh viên nói đến khá nhiều. Những cái đó đã vô tình làm cho Yến thích thú, tò mò và muốn gần gũi với hắn. Yến biết chắc chắn hắn sẽ phải đi trở lại con đường khi trở về vì đó là con đường cụt, nên đã chú ý ngồi chờ, tìm cách kéo hắn vào quán để làm quen.

Rồi cứ thế, giữa hắn và cô gái hình như không còn ngăn cách trong cuộc trò chuyện. Cảm giác buồn đau vì hoài niệm của mối tình lỡ dở đầu tiên trong đời hắn cũng được đẩy lùi vào lãng quên, thay bằng những nụ cười vui vì những câu chuyện dí dỏm, duyên dáng của cô gái. Hắn có cảm tưởng như bị cô gái kéo theo lối dẫn chuyện có vẻ như ngây thơ nhưng thấp thoáng cái lãng mạn, dám dấn thân, không tính toán trong lãnh vực tình cảm của cô gái.

Trong cái không khí thân tình, cởi mở đó, cô gái bất thình lình hỏi hắn vì lý do nào mà hắn tìm đến con đường cụt vắng vẻ về đêm này. Thắc mắc của cô gái đã vô tình kéo hắn ra khỏi niềm vui đang có trong cuộc gặp gỡ với cô ta, hắn lại trầm mình trở lại với cuộc tình buồn hơn sáu năm về trước. Rồi với sự tò mò muốn biết của cô gái về cuộc tình buồn của hắn, hắn chẳng ngại ngần kể rất chi tiết cho cô ta nghe. Cô gái im lặng nghe hắn kể lể, thỉnh thoảng nắm nhẹ bàn tay hắn, đưa ánh mắt nhìn hắn như muốn chia xẻ nỗi buồn đau của hắn. Có lẽ vì cảm động với sự im lặng, lắng nghe rất chân tình của cô gái đã làm cho hắn thực sự sống lại với kỷ niệm, rồi thi hứng trỗi dậy, hắn làm vội bài thơ nói về mối tình dang dở, đọc cho cô gái nghe:

Em đi rồi nhưng nỗi buồn để lại
Như món quà ray rứt tặng riêng ta
Ta về đây, hôm nay sao vắng lặng
Dấu tích đây rồi, ngày xưa thân ái

Gọi ta về với ký ức xa xưa
Nhặt giùm ta lá vàng rơi thủa đó
Bản nhạc buồn, hòa trộn tiếng mưa rơi
Em có còn vui sau ngày giã biệt

Có còn thích những bài thơ ướt át
Mà vần điệu là hồn ta ghép lại
Tặng cho em làm quả buổi chia ly.

Đọc xong bài thơ tự phát, hắn buông tiếng thở dài, với dáng điệu buồn bã, uể oải, đứng dậy, nói vài câu cám ơn lấy lệ với cô gái rồi bước ra khỏi quán. Cô gái cũng đứng lên, nhưng im lặng đưa mắt dõi theo cho đến khi hắn biến mất sau khúc quanh của con đường. Với tí chút thẫn thờ cô gái nói nhỏ: “Dù thế nào thì anh ta cũng có một tình yêu đúng nghĩa! Một người đàn ông lãng mạn, đáng yêu!”

Trở về khách sạn, giòng nước mát lạnh của phòng tắm đã gội rửa đi tất cả nhưng ưu buồn trong lòng hắn. Hắn nhanh chóng trở về với dạng người dễ quên, dạng người mà hắn sở hữu hơn sáu năm về trước, sau cú sốc tình cảm trong đời hắn.

Sáng hôm sau, trong tinh thần sảng khoái, hắn đến gian hàng của mình trong khu triển lãm để tiếp nối công việc của một người điều hành. Buổi trưa, sau khi giao công việc cho vài nhân viên, hắn sửa soạn đang định rời gian hàng đi ăn trưa. Từ đám đông khách thăm quan hội chợ, Yến, cô gái có lối nói chuyện lôi kéo đã cho hắn khá nhiều ấn tượng tối hôm qua chậm rãi đi ra, đến gần hắn. Với tí chút ngạc nhiên, hắn nói với cô ta:

-Lại gặp cô! Gian hàng của chúng tôi đang chờ đợi để phục vụ cô đây.

Cô gái mỉm cười, lắc đầu nhè nhẹ, trả lời hắn:

-Em chẳng có thích thú gì để thăm quan hội chợ, em đến để gặp lại thầy, mời thầy đi ăn cơm trưa đây!

Cười thành tiếng, với giọng thích thú hắn trả lời:

-Tôi có cảm tưởng cô là người rất rộng rãi trong lãnh vực giao tế thì phải? Chưa trọn một ngày quen biết mà tôi đã hân hạnh được cô mời hai lần. Tối hôm qua và cả bây giờ nữa! Cô không thấy đang bị tôi bóc lột sao?


Cô gái có vẻ rất vui với câu trả lời của hắn, cũng lối đùa cợt, cô ta nói:

-Em không rộng rãi như thầy nghĩ đâu. Lần này em mời nhưng người trả tiền phải là thầy đó!

Nghe cô ta trả lời, hắn cười to hơn. Rất thân thiện, hắn khoác vai cô gái vừa kéo cô ta đi vừa nói :

-Thế thì quá rõ ràng và hợp lý rồi! Thôi chúng ta đi.

Sau buổi cơm trưa hôm đó, rồi lại những buổi trưa, buổi tối khác tiếp theo được lập lại, nhưng không chỉ là những bữa cơm trưa, cơm tối mà còn là những lúc hắn và Yến lang thang thăm phố xá hay ngồi quán cà phê tâm sự. Sự gần gũi, cảm mến nhau cũng vì vậy mà tiến triển, nhưng có một điều rất kỳ lạ. Cái kỳ lạ mà chính hắn cũng không lý giải được, cô gái vẫn không thay đổi chữ thầy xưng em. Hắn cũng vậy, vẫn chữ tôi và cô, quá lắm mới có chữ tôi và em. Đôi lúc hắn cũng muốn tìm cách đổi thay nhưng với cảm giác chỉ là sự quen biết tạm thời, rồi lại ra đi thì cũng chẳng cần chú ý đến những cái nho nhỏ bên lề cho phiền phức.

Hội chợ vào những ngày cuối, lại gặp buổi trời mưa nên khách thăm viếng đã có phần thưa thớt, công việc vì vậy cũng không có gì nhiều. Hôm nay hắn dặn dò công việc cho nhân viên rồi trở về khách sạn với ý định ngủ một giấc lấy lại sức bù cho những ngày bận rộn vừa qua. Sau khi tắm rửa xong, trong bộ pyjama sửa soạn đi vào giấc ngủ. Vài tiếng gõ cửa đã làm hắn bực mình, hắn nghĩ rằng lại bị làm phiền bởi người phục vụ của khách sạn. Uể oải đứng dậy, đưa tay vặn khoá cửa, đồng thời mở tung cánh cửa với dáng vẻ không vui. Nhưng ngay lúc cánh cửa mở ra đã làm hắn giật mình, sững người khi nhìn thấy người đứng trước cửa không phải là nhân viên khách sạn mà là Yến. Cô gái mới quen mấy ngày qua nhưng đã cho hắn khá nhiều ấn tượng.

Sự xuất hiện của Yến ra ngoài dự đoán đã làm hắn ngẩn ngơ, không kịp có phản ứng, ngoài việc im lặng giương mắt nhìn. Hình như cảm nhận được phản ứng bối rối của hắn, cô gái mỉm cười nói rất nhẹ:

-Thầy không muốn mời em vào phòng sao?!

Câu nói của cô gái đã giúp hắn lấy lại bình thản, nói vài câu chào hỏi xã giao, không quên xin lỗi cái luộm thuộm của trang phục và phòng ốc trước khi hắn kéo chiếc ghế ra mời cô gái. Ngồi xuống ghế, cô gái đưa mắt nhìn bao quát căn phòng, với dáng điệu không cần giấu giếm tình cảm hiện rõ trên khuôn mặt, cô ta nói như thủ thỉ với hắn:

-Có lẽ việc em đường đột vào phòng riêng của thầy ban đêm đã làm cho thầy khó chịu phải không ?

Bình tĩnh đã trở lại, không với vẻ buông đùa, hắn trả lời cô gái:

-Khó chịu thì hoàn toàn không, nhưng tôi nói rất thật, làm như vậy là điều không nên, nó quá đường đột, chỉ không tốt cho cô mà thôi!


Im lặng tí chút, hắn nói tiếp:

-Yến, em nên nhìn rất rõ vào sự kiện thực tế, thế nào thì chỉ còn ba ngày nữa, khi khu hội chợ chấm dứt anh sẽ rời xa đây. Tất cả đều bình lặng chấm dứt thì việc em đến đây vào phòng của anh là điều bất lợi, không tốt cho em đâu.

Cô gái đứng dậy, đưa ngón tay che sát vào miệng hắn, như muốn hắn đừng nói thêm. Tay bên kia vòng ra sau lưng hắn, kéo nhẹ hắn vào sát ngực, cô ta nói rất khẽ:

-Thầy đừng thay đổi xưng danh với em như vậy, Em cũng thế, chữ thầy và em sẽ mãi mãi được hiện diện trong giao tiếp của em và thầy. Em sẽ giữ mãi xưng danh này dù ở bất cứ trạng huống nào trong tình cảm của chúng ta.

Hắn ngỡ ngàng không hiểu. Có lẽ cô gái nhìn thấy sự thắc mắc trong ánh mắt, trong thái độ của hắn. Cô ta nói tiếp:

-Sau khi Hội chợ kết thúc thầy về lại Sài Gòn, em chẳng có lý do gì để giữ thầy ở lại, dù em rất muốn! Nói rất thật lòng, dù giữ được, em cũng chẳng muốn giữ thầy ở lại. Còn em cũng chẳng có lý do gì để phải rời xa nơi đây. Chính vì nghĩ như vậy, thì tại sao em và thầy phải thay đổi lối xưng danh cho vô ích. Hãy gọi nhau như vậy, không biết với thầy ra sao? Nhưng với em, dù chẳng phải là học trò của thầy, nhưng em vẫn cảm nhận được cái gì rất đẹp, rất nên thơ và lãng mạn trong con tim và cảm xúc của em khi em và thầy vẫn giữ lối xưng hô đó.

Hắn vẫn im lặng, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự lãng mạn của cô gái đã ra khỏi suy nghĩ và tưởng tượng của hắn. Lòng hắn chùng lại, hắn cũng vòng tay ôm lấy cô gái, nói rất nhỏ bên tai cô ta (hắn trở lại với vai vế người thầy!) :

-Tôi không ngờ em đối với tôi đặc biệt như vậy, nhưng chỉ với mấy ngày quen biết có lẽ tôi và em nên nên suy nghĩ nhiều hơn. Tình cảm vẫn là những cái rất mù mờ dễ làm người ta ngộ nhận, theo tôi thì bất cứ sai lầm nào, người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất.

Cô gái âu yếm ép sát đầu vào ngực hắn, nói rất nhỏ như chỉ muốn chỉ con tim của hắn nghe:


-Thầy Minh, thầy có thể nghĩ em vội vàng, quá đường đột khi nói yêu thầy. Nhưng em biết chắc chắn em không sai lầm.

-Nhưng em có biết chỉ vài ngày nữa tôi sẽ rời xa em không ?…

Không để cho hắn nói tiếp, cô gái cắt ngang:

-Em đã nói với thầy rồi chuyện thầy ra đi, em ở lại, là điều rất thật và rất rõ ràng. Chẳng có điều kiện nào để gò bó giữa em và thầy trong tương lai cả. Điều rất dễ hiểu là em yêu thầy, dù chỉ là tình yêu đơn phương, một hướng. Yêu thầy dù biết là sẽ xa thầy.

Đưa tay nâng đầu cô gái lên, hắn nhỏ nhẹ:

-Như vậy không thiệt thòi cho em lắm sao?! Hãy nhìn vào thực tế, Yến ạ. Tôi là người chẳng có gì để cho em đặt niềm tin cho tương lai đâu!

-Tại sao thầy cứ nói đến mất mát trong tình yêu nhỉ? Người ta có thể chung sống với người mình yêu trong vài ngày, trong một buổi hay trong chốc lát vẫn còn hạnh phúc hơn là đem cả cuộc đời mình cho nghĩa vợ chồng một cách vô vị! Đôi khi còn khốn khổ nữa là khác. Hãy nhìn chung quanh biết bao nhiêu bà vợ đóng vai trò của một tên nô lệ, một con bé ô sin.

Rướn người lên, Yến đặt nụ hôn trên môi của hắn, rồi nói tiếp:

-Em ở lại đây với thầy hôm nay, ngày mai và cả ngày cuối cùng. Rồi em sẽ tiễn thầy ra đi, không có gì để thầy phải băn khoăn, ngại ngần cả. Xin đừng từ chối một người yêu mến thầy! Mối tình chỉ vội vàng, thoáng qua nhưng rất chân thành, chẳng có gì để em tính toán từ thầy cả.

Ngày hôm đó cũng như hai ngày cuối cùng của hội trợ, ngoài thời gian dành cho công việc, hắn và cô gái gần gũi nhau đúng nghĩa một cặp tình nhân thân thiết. Buổi sáng của đêm cuối cùng, hắn dự tính sau khi thức dậy sẽ cùng với cô gái dẫn nhau đi ăn sáng trước khi từ giã để hắn theo xe của công ty trở lại Sài Gòn. Nhưng khi thức dậy hắn cảm thấy vẻ im lắng trong phòng như có gì khác thường. Trên mặt chiếc bàn ngủ thấp lè xè cạnh giường, ngay tầm mắt của hắn, một lá thư xếp gọn ghẽ đặt dưới chiếc bút bi. Chẳng cần suy nghĩ, hắn biết là cô gái đã lẳng lặng rời xa hắn rồi. Với chút thẫn thờ vì hắn biết rằng hắn lại có thêm một cuộc tình đến và đi trong đời hắn. Cảm giác buồn thấm nhẹ trong lòng hắn, hắn vẫn nằm trên giường, nhắm mắt tưởng nhớ đến những ngọt bùi thoáng qua và cũng muốn dành một khoảnh khắc yên lặng để thay lời tiễn đưa một bóng dáng, một người đã gửi trọn yêu đương cho hắn. Dù chỉ là một thoáng qua nhưng hình như bóng hình đó chắc chắn đã ghi đậm vào tâm tư hắn những dấu ấn rất đẹp. Một lúc sau, buông tiếng thở dài hắn cầm lá thư lên đọc:

Thành phố …. ngày….. tháng …… năm……..

Thầy yêu mến,

Thế là chúng ta đã xa nhau rồi! Thật hạnh phúc cho những ngày mộng mơ vừa qua, nhưng cũng thật buồn đau cho lúc giã biệt mà chẳng biết bao giờ em và thầy gặp lại nhau. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa thầy sẽ ra đi, còn em sẽ ở lại để gìn giữ những dấu tích của những ngày qua đẹp đẽ, hoan lạc của đời em.

Thầy yêu mến của em, cám ơn thầy đã cho em biết thế nào là cảm giác yêu đương. Dù rất ngắn ngủi, chỉ với khoảng một tuần lễ bên nhau nhưng em đã tìm được niềm mơ ước của trái tim mình. Em không và cũng sẽ chẳng bao giờ hối hận vì đã yêu thầy, mặc dù em có chút linh cảm đó chỉ là tình cảm đơn phương. Chính lúc ngồi viết những dòng thư cuối cùng này em vẫn còn giữ nguyên vẹn những cảm xúc tuyệt vời của những giây phút bên thầy. Em sẽ không bao giờ quên, sẽ mang nó mãi mãi như là một kỷ niệm tuyệt đẹp của đời em. Với em (dù chỉ là một tuần lễ yêu đương) thế cũng quá đủ cho một tình yêu mà em từng nuôi trong mộng mị.


Trong tương lai, dù vài tháng, vài năm hay hàng chục năm sau… bất cứ khi nào dù chỉ là giây phút thoáng qua mà thầy nhớ đến em. Nhớ đến cuộc tình nhỏ bé (nhưng với em nó lại là vĩ đại ) này, thầy hãy trở lại nơi đây, nơi mà em luôn luôn hiện diện, mong chờ thầy. Em sẽ đón thầy với tất cả tâm hồn của một người yêu đợi chờ một người yêu. Em sẽ không bao giờ rời xa căn nhà kỷ niệm, nơi đó em đã gặp thầy đầu tiên. Chính lần gặp gỡ đó em đã nghe được tiếng nói rất thật và lãng mạn của lòng em. Em đã tìm được tình yêu của đời mình, em đã yêu thầy, nhưng vì lý do nào đó nên em phải xa thầy!

Thôi, viết thế nào thì chúng ta cũng phải xa nhau. Em luôn luôn dành cho thầy những lời nguyện cầu tốt đẹp nhất.

(Yến)

PS-Chắc có lẽ thầy hiểu được lý do tại sao em phải viết lá thư này, bởi vì em không có đủ can đảm và nghị lực để đón nhận cảm xúc đau buồn lúc chia ly.

Image
(Hình minh họa: Aaron Burden/Unsplash)
Hắn trở lại Sài Gòn trong buổi chiều mưa rơi lất phất, nhưng đường phố vẫn náo nhiệt, đầy xe cộ và con người. Sài Gòn là thế, dù mưa hay nắng, dù buổi sáng tinh mơ hay đêm hôm khuya khoắt, vẫn có những người gò lưng kiếm sống bên cạnh người khác vô tư ăn uống, vui chơi. Chính cái xô bồ, đối chọi đó giúp người sống ở Saigon dễ dàng quên lãng hay không còn thời gian để nhớ những gì đã qua, dù là niềm vui hay nỗi buồn. Hắn cũng vậy không có gì là ngoại trừ cả! Trở lại Saigon hắn cũng phải phải đâm đầu vào công việc, bận rộn… Thời gian và việc làm không dành cho hắn khoảng trống để suy tư, mơ mộng. Chỉ vài ngày sau hắn gần như quên tất cả những chuyện vừa xảy ra ở cái thành phố nhỏ bé, miền sông nước Cửu Long mà hắn vừa từ đó trở về. Hắn trở lại với con người bình thản, không muốn lôi kéo vào những chuyện phiền phức mà hắn nghĩ rằng không cần thiết hay có thể tránh xa để khỏi bực mình.

Nhờ thành công trong cuộc hội trợ, mấy tháng sau công ty mở thêm chi nhánh ở Hà Nội. Là dân Hà Nội gốc cũng như có đủ năng lực nên hắn được đề cử làm giám đốc. Bố mẹ hắn thấy con trai đã có sự nghiệp chắc chắn nên nhờ một ông chú họ mai mối cho hắn với một phụ nữ xinh đẹp gốc Hà Nội. Ban đầu hắn có ý không bằng lòng với cái trò kiếm vợ cổ lỗ sĩ đó, nhưng với sự o ép của cha mẹ cũng như chính hắn cũng cảm thấy chán nản kiếp lông bông. Cuối cùng rồi đâu cũng vào đó, vợ hắn là nhân viên đại diện cho một công ty dược phẩm quốc tế tại Hà Nội, đầy đủ điều kiện đẹp, sang của một phụ nữ Hà thành. Rồi hai đứa con tiếp theo ra đời, cuộc sống cũng như con đường sự nghiệp của vợ chồng hắn được coi như khá lý tưởng trong xã hội về mọi mặt.

Hai mươi lăm năm lặng lẽ trôi qua, tuổi hắn đã vượt quá sáu mươi, mái tóc đã nhuộm bạc gần hết, hắn đã thực sự là một ông già đang hưu trí. Vợ của hắn trẻ hơn vài tuổi nhưng cũng sửa soạn ngơi nghỉ vào cuối năm. Đứa con trai sau khi tốt nghiệp đại học với khoảng 2 năm làm việc đã có vị trí khá tốt trong ngân hàng quốc doanh ngay trung tâm thủ đô. Đứa con gái cũng vừa hoàn tất chuyên ngành báo chí, đang bận rộn với công việc trong một tòa báo kinh tế, tài chánh.

Một buổi cuối tuần, khi thu dọn chồng sách báo, giấy tờ ngày xưa, ngẫu nhiên hắn thấy lá thư của Yến, người con gái miền Nam đã đi qua cuộc đời trai trẻ của hắn như một cơn gió mát mẻ thoáng qua với nhiều cảm xúc. Lá thư đã kéo hắn trở lại với dĩ vãng, dĩ vãng của một cuộc tình gần 30 năm về trước, đã cho hắn khá nhiều suy tư sau buổi chia tay. Nhưng vì bận rộn với công việc và nghĩ rằng đó cũng chỉ là một dạng tình cảm thoáng qua trong cuộc đời của một đứa con trai nên hắn đã cho vào quên lãng.

Hôm nay, ngẫu nhiên mà đọc lại lá thư, hoài nhớ lại vẻ chân tình, lời nói lãng mạn của cô gái đã một lần làm cho hắn phải lịm người vì cảm động. Tự nhiên hắn có cảm tưởng lời lẽ viết trong lá thư là một sự hứa hẹn chân thành, đầy quyết liệt của một người thực sự yêu thương hắn. Dù biết là thời gian đã quá lâu, 30 năm rồi! Nhưng hắn nghĩ nên có một sự đền bồi, dù sự đền bồi đó chỉ bằng cuộc viếng thăm, gặp lại như một sự tưởng nhớ đến một cố nhân.


Vài ngày sau, hắn đến thành phố miền Nam xa xôi đó. Gần 30 năm thành phố đổi khác rất nhiều, không còn là thành phố nhỏ bé, quê mùa ngày xưa nữa. Những con đường rộng rãi khang trang, những căn nhà cao tầng chen nhau trong các khu phố buôn bán sầm uất. Nhưng dù thay đổi thế nào cũng không làm cho hắn phải khó khăn khi muốn tìm lại căn nhà xưa.

Hắn thẫn thờ đứng trước nơi chốn xa xưa, vẫn là một quán cà phê, nhưng hoàn toàn không có vẻ nhếch nhác luộm thuộm của cái quán hơn 25 năm về trước. Phía trên cổng quán, treo một tấm bảng màu xanh lá mạ hình chữ nhật, viết tên quán với dạng chữ thảo “Cafe ĐỢI CHỜ”. Ý nghĩa của tên quán đã cho hắn một cảm giác là lạ, hình như nói lên cái gì đó chứa đựng sự lãng mạn, thuỷ chung bên trong. Chiếc vườn rộng và dài phía trước của quán dù có bị thu ngắn lại do con đường lộ được mở rộng, nhưng vẫn có đủ không gian kê mấy chiếc bàn thấp chân dưới gốc cây trong vườn, dành cho khách vào những buổi trời nắng ráo. Sau cái vườn là căn nhà 2 tầng mới xây theo kiểu biệt thự nhỏ với cái hiên nhà khá rộng. Tầng trệt dùng toàn vẹn cho việc kinh doanh. Khoảng một phần ba phía sau của tầng trệt dành cho chỗ để pha chế đồ ăn, thức uống cho khách. Ngay bên góc phải là quầy trả tiền, trên mặt quầy chỉ có một chiếc đèn nhỏ ánh sáng chiếu thẳng, quy tụ vào mặt bàn, còn lại không gian chung quanh rất mờ ảo.

Chính vì vậy dù hắn đứng bên ngoài, cố ý đưa mắt quan sát bên trong nhà nhưng cũng chỉ nhìn thấy mù mờ. Hình như ở phía sau, gần quầy thâu tiền có vài ba người đang chăm chỉ sửa soạn thức uống, đồ ăn cho khách. Trong đó có một thiếu phụ khá đứng tuổi, trang phục sang trọng ra vẻ là người chủ của quán.

Hắn có ý định tìm một bàn nào đó gần với chỗ quầy trả tiền, nhưng thấy khói thuốc lá mù mịt phía bên trong căn nhà nên đành tìm một chỗ ở ngoài hiên. Ngồi quay mặt ra bên ngoài, mắt nhìn bâng quơ theo dõi những hoạt cảnh sống động trên con đường trước cửa quán. Hắn thả lỏng tâm hồn để cảm xúc hòa quyện với những bài hát lãng mạn nhè nhẹ từ vài chiếc loa đính trên trần nhà vọng xuống:

Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng. Người ngỡ đã xa xăm, bỗng về quá thênh thang. Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều, như từng cơn gió lộng, xót một ngày đìu hiu.

Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng. Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng… Khi cơn đau chưa dài, thì tình như chút nắng. Khi cơn đau lên đầy thì tình đã mênh mông.

Người ngỡ đã xa xưa, nhưng người bỗng lại về. Tình ngỡ sóng xa đưa, nhưng còn quá bao la. Ôi trái tim phiền muộn, đã vui lại một giờ như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa. (TCS)

Với chỗ ngồi khá xa, dưới ánh đèn mù mờ, tâm hồn hắn như lại bay bổng cùng âm thanh, lời hát của những bản nhạc tình yêu ướt át. Hắn làm sao có thể hình dung ra, phía bên trong, ngay nơi quầy trả tiền, người thiếu phụ sang trọng, đứng tuổi đã nhìn thấy hắn dưới ánh đèn, ngay từ lúc hắn ngơ ngẩn trước quán, rồi lúc hắn tỏ vẻ xúc động khi nhìn thấy tấm bảng tên quán. Cũng chẳng khác gì hắn, người thiếu phụ đó mở to đôi mắt, rướn cao người lên để xác nhận rõ ràng thị giác của mình. Bà ta ấp đôi bàn tay vào lồng ngực như muốn chấn áp sự hồi hộp khi nhìn thấy sự xuất hiện bất thình lình của hắn. Sau khoảnh khắc xúc động đó, hình như bà ta đã lấy lại được sự bình thản, đưa tay vẫy một cô gái trong nhóm người phục vụ của quán đến gần. Ghé sát vào tai cô gái, chỉ tay về hướng hắn đang ngồi, người phụ nữ với vẻ quan trọng và kín đáo nói khá lâu với cô gái điều gì đó. Ngay vài câu nói đầu tiên của người thiếu phụ đã làm cô gái sững sờ, ngước mắt nhìn bà ta. Nhưng sau đó cô gái luôn luôn gật đầu hay im lặng ra vẻ thông hiểu và đồng ý với những lời chỉ dẫn của bà ta.


Ngoài hiên căn nhà, hắn vẫn dìm mình vào suy tư, tưởng nhớ đến một lần thoáng qua đẹp đẽ trong đời hắn, hắn hoàn toàn không biết gì đến chung quanh. Cho đến một lúc, cô gái với chiếc khay trên tay, trên đó một tách cà phê đen đậm, tỏa khói nghi ngút cùng với một đĩa nhỏ đựng vài chiếc bánh ngọt. Cô gái tiến đến chỗ hắn ngồi, rất chậm chạp, yên lặng cô ta đặt tách cà phê và đĩa bánh ngọt lên trên bàn, gần ngay tầm tay của hắn rồi nói rất nhỏ như chỉ đủ cho hắn nghe:

-Thầy Minh, ly cà phê đen đậm không đường và đĩa bánh ngọt dành riêng cho thầy đây!

Hành động của cô gái đã kéo hắn ra khỏi cơn mê. Với vẻ ngạc nhiên tột cùng, hắn chưa kịp phản ứng thì cô gái nói tiếp:

-Chắc thầy còn nhớ dì của con. Dì Yến, người đã một lần yêu thương thầy trong mấy chục năm về trước….

Quá khích động, không để cho cô gái nói hết lời, hắn cắt ngang:

-Yến dạo này ra sao? Hiện nay cô ta ở đâu ? Chú đến đây cũng chỉ vì mong muốn được gặp lại Yến…..

Hình như nhìn tận mắt xúc cảm tột của hắn thể hiện trên khuôn mặt cùng với những câu hỏi dồn dập của hắn đã làm cho cô gái xúc động. Cô ta đờ đẫn nhìn hắn, với dáng điệu rất thân thiết. Hơi run run cô ta đưa tay nắm nhẹ lấy vai hắn với âm thanh gãy khúc, ngập ngừng cô gái nói với hắn:

-Từ ngày xa thầy, dì Yến của con đã nghỉ việc làm ở công ty để trông coi quán cà phê kỷ niệm này. Với tên quán là “Đợi Chờ” ý nghĩa là dì con luôn luôn tưởng nhớ đến thầy, mong ước thầy cũng nhớ đến dì mà đến thăm. Nhưng dì con đã chờ mong trong vô vọng, mấy mươi năm qua rồi, không một lần thầy đến thăm đã làm cho dì Yến thất vọng, buồn đau. Vì không thể chờ đợi thêm được nữa, lại thêm sức khoẻ không tốt nên dì đã chuyển lại quán này cho mẹ con. Với điều kiện là mẹ con không thay đổi tên quán và phải hứa là sẽ thay thế dì chờ đợi thầy như dì đã hứa với thầy xa xưa, cũng không được nói với thầy biết về nơi ở, tình trạng sống của dì.

Cô gái đã kể cho hắn nghe nhiều hơn về người dì đã chọn lựa sự cô đơn, luôn luôn nghĩ và sống với kỷ niệm của vài ngày hoan lạc sống bên hắn. Mấy chục năm qua một lòng chờ đợi hắn đến thăm, dù chỉ đến thăm thoáng qua một lần. Hắn cũng kể lể tất cả cho cô gái nghe về những thay đổi trong đời hắn trong mấy chục năm vừa qua. Cuối cùng với giọng nói ân hận hắn nói:

-Cuộc sống kỹ nghệ, những va chạm, ganh đua trong xã hội đã làm bản chất của chú bị che khuất! Chú đã mất đi cái tinh tế nhận thức trong tình cảm, để rồi không phân biệt được đâu là chân thật, đâu là giả dối! Chính với sai lầm đó chú đã không nhìn thấy giá trị đích thực của tình yêu sâu nặng mà dì của cháu đã dành cho chú. Nhưng tất cả đã muộn màng, đã lặng im đi vào quá khứ rồi! Chú biết làm gì đây khi nhìn thấy lỗi lầm của mình thì đã quá muộn.


Cô gái im lặng ngồi nghe hắn giải bầy, thỉnh thoảng cô ta quay mặt đi nơi khác, làm ra vẻ tự nhiên đưa tay vuốt mái tóc không gọn ghẽ, loà xoà trên trán. Nhưng thật ra cô ta chỉ muốn kín đáo xoá chùi đi những giọt lệ lăn dài trên gò má của mình.

Sau một lúc kể lể cho nhau nghe, tâm sự như đã được trải bầy, hắn và cả cô gái đã tìm được ít nhiều bình thản. Không gian im lặng lại trở về với hắn và cô gái. Hắn lại dìm mình vào suy nghĩ, cô gái hình như không muốn phá vỡ tư tưởng của hắn nên im lặng đi vào phía quầy trả tiền. Nơi đó người thiếu phụ đứng tuổi vẫn kín đáo dõi theo cuộc nói chuyện giữa cô gái và hắn. Dù không nghe được nhưng bà ta cũng đoán được khá nhiều nội dung cuộc trò chuyện giữa cô gái và hắn, nhờ vậy chỉ vài câu tóm lược của cô gái đã làm bà ta hiểu rất rõ vấn đề. Nước mắt dàn dụa trên hai gò má, cô gái ôm lấy người thiếu phụ với vẻ thiết tha:

-Mẹ, tại sao mẹ không ra gặp ba? Mấy chục năm rồi con và mẹ đã sống để mong đợi có ngày hôm nay, tại sao mẹ lại không cho con gặp gỡ ba. Không phải nhiều lần mẹ từng nói với con, sẽ có một lần nào đó ba sẽ tìm đến gặp mẹ con ta và chúng ta sẽ trùng phùng trong hạnh phúc. Con sẽ không bao giờ là đứa con không có cha nữa.

Bà mẹ run lên vì xúc động, khi nghe cô con gái nói. Choàng tay, ôm gì lấy con gái, trong nước mắt bà ta nói:

-Con ơi, hãy thương, hiểu cho mẹ và cũng tha thứ cho mẹ hơn! Chẳng có người mẹ nào lại không muốn con mình gặp được cha. Chẳng có một người đàn bà nào mấy mươi năm sống trong cô đơn, đợi chờ, trông mong người mình yêu thương, nhưng khi có dịp, lại tìm cách trốn lánh cuộc trùng phùng ! Nhưng con ơi, con hãy nhìn vào thực tế, hãy đoán ra những gì sẽ xảy ra cho con, cho mẹ và cả cho ba của con nữa! Hạnh phúc gia đình của ba con hiện nay, có nên vì mẹ con ta mà vỡ bể hay không ? Rồi với những lo lắng, trách nhiệm và lộn xộn trong cuộc sống ở tuổi già như ba con hiện nay không phải là điều nên có. Sự yên bình trong cuộc sống của mẹ con chúng ta hiện nay cũng không nên vì vội vàng, thiếu suy nghĩ để phải rơi vào xáo trộn.

Âu yếm vuốt tóc cô con gái bà mẹ nói tiếp:

-Hãy chờ đợi để không gây ra những phiền não con ạ. Hãy biết nhận cái gì và hãy biết vị trí nào để đạt được cái tốt nhất cho tất cả. Kể cả cho hạnh phúc gia đình của ba con nữa. Theo mẹ nghĩ dù hôm nay ba con không biết gì về con, về mẹ. Nhưng với người có suy nghĩ và rất nhạy cảm như ba con, chắc chắn ba con sẽ nhận biết được sự thật ở một mức nào đó. Với cái mức giới hạn đó đủ để cho mọi người hạnh phúc rồi con ạ , vấn đề chỉ sớm hay muộn mà thôi ba con sẽ hiểu rõ tất cả mà thôi.

Nâng mặt cô con gái lên, bà mẹ đẩy nhẹ người con và nói :

-Con hãy ra gần gũi với ba con đi! Mẹ nghĩ rằng con sẽ nhận thấy những lời nói của mẹ là đúng.

Miệng bà mẹ mỉm cười, nụ cười rạng rỡ như đem bà ta trở về với phút giây hạnh phúc ngày xưa. Bà ta nói với con gái trước khi cô ta rời vòng tay của bà ta:


-Mẹ biết chắc chắn như vậy chỉ vì mẹ đã yêu và cũng rất hiểu trái tim của ba con.

Cô gái im lặng đến gần hắn, nhẹ nhàng kéo chiếc ghế ngồi xuống sát vào hắn, thân thiện đưa tay nắm lấy cánh tay của hắn rồi ngước đôi mắt đẫm lệ lên nhìn khuôn mặt hơi nhăn nheo, mái tóc hoa râm của hắn. Cặp mắt hắn rất buồn, nhìn bâng quơ không chủ đích hướng ra phía bên ngoài quán… Những cái đó cho cô ta biết rằng đó là hình ảnh một ông già đang khởi đầu mệt mỏi với sinh nhai và muốn ngơi nghỉ.

Cô gái tự nhiên cảm thấy thương yêu người cha mà bao nhiêu năm cô ta chỉ được nhìn thấy trong tưởng tượng qua những lời tâm sự, kể lể của bà mẹ. Với cảm xúc thương yêu tột cùng đó, cô gái run lên và phát ra tiếng khóc. Hành động thân tình và tiếng khóc của cô ta đã kéo hắn ra khỏi suy tư, quay mặt lại nhìn cô gái với vẻ ngạc nhiên. Có chút bàng hoàng hắn hỏi:

-Tại sao cháu khóc? Có phải những tâm sự không vui của chú đã làm cháu cảm động quá mà đau lòng không? Thôi, cho chú xin lỗi đã vô tình làm cho cháu buồn ….

Cô gái vội vàng ngắt lời hắn:

-Không, hoàn toàn không phải thế! Cháu khóc chỉ vì cháu thương dì Yến của cháu và cả chú nữa. Cháu chợt có một ước mơ, ngày nào đó chú lại xuống nơi đây, đúng lúc dì Yến cũng đến đây và hai người lại gặp nhau. Cháu lại được hàng ngày pha cà phê đen đậm đặc cho chú uống! Cháu lại được ngồi bên chú để nghe chú nói chuyện…

Cô gái nói một thôi, toàn là những ước mơ, những hình ảnh hạnh phúc mà hắn cũng đang vẽ ra trong con tim và tưởng tượng của hắn. Cuối cùng hắn đưa tay ôm nhẹ lấy vai cô gái, với lời nói chân tình, hắn nói:

-Chú hứa chắc chắn với cháu, chú sẽ xuống đây nhiều hơn thăm cháu và cũng mong có được dịp gặp lại dì Yến của cháu. Chú sẽ coi cháu thân thiết như một đứa con của chú. Chú rất sung sướng được đón chờ cháu đến thăm Hà nội. Chắc chắn cháu sẽ là người bạn rất thân thiết với hai đứa con của chú và của cả gia đình chú.

Nói xong hắn chuyển mắt nhìn vào phía bên trong quán, không còn một người khách. Đưa tay lên xem đồng hồ hắn mới biết trời đã về khuya. Có tí chút ngượng ngùng vì biết mình là người khách cuối cùng của quán. Hắn nói vài câu xin lỗi với cô gái rồi đứng dậy chuẩn bị ra khỏi quán, cô gái im lặng cũng đứng dậy nhìn vẻ chậm chạp có chút mệt mỏi của hắn, cô nói nhẹ:


-Chú đừng quên lời hứa, nếu có dịp chú hãy xuống đây! Cháu và dì Yến luôn luôn mong chờ để gặp lại chú.

-Chắc chắn chú sẽ không sai lời hứa, chú không lầm lỗi nữa. Người ta chỉ lấy cái đúng để sửa cái sai, chẳng bao giờ hai cái sai thành một cái đúng cả!

Nói xong hắn chậm rãi bước ra khỏi quán. Cô gái thẫn thờ đứng nhìn theo dáng dấp lù khù, đôi chân như dò dẫm khi chuyển động của hắn cho đến khi hắn biến mất sau khúc quanh bên ngoài chiếc cổng quán. Cũng lúc đó cô ta nghe thấy tiếng thở dài ngay sát sau lưng mình. Chẳng cần ngoái nhìn lại cô ta cũng biết đó là mẹ của mình. Bà cũng đang buồn bã dõi theo bóng dáng của người đàn ông mà bà đã bao năm thương nhớ, chờ mong. Cô gái ngước mắt nhìn mẹ, rồi nói nhẹ:

-Mẹ, con cảm thấy thấy thương ba quá ! Chẳng biết ba có xuống đây gặp lại mẹ con mình nữa hay không?

-Con đừng lo, ba của con không thất hứa với con đâu! Mẹ đoan chắc với con như vậy. Hơn nữa ai có thể cấm đoán con lên Hà nội gặp ba con, dù gặp nhau trong tư thế đứa con nuôi hay đứa cháu gái?

Còn hắn, tương lai không biết ra sao, hắn có sáng suốt để nhìn thấy sự thật cô gái mà hắn tâm sự vừa qua chính là đứa con gái của hắn hay không? Nhưng hiện tại, chắc hắn hoàn toàn mù tịt về thân phận của người thiếu phụ đứng dưới ánh đèn mờ ảo sau quầy tính tiền chính là mẹ của cô gái, đó là người con gái tên Yến đã đến với hắn 30 năm về trước. Người con gái yêu hắn đã cho hắn tất cả, chỉ mong được một vài ngày gần gũi hắn, người đàn bà đó chính là người thiếu phụ đứng dưới ánh đèn.

Thêm một điều khác nữa, hắn chẳng thế nào hình dung ra được, đó là cô gái có cái tên “Phạm Trần Ái Minh” Với cái tên này, dù hắn có là kẻ ngu ngơ cũng đoán biết được sự thật! Phạm là họ mẹ, Trần là họ của hắn, còn Ái Minh ý nghĩa của yêu thương dành cho hắn.

(Viết lại Zurich, Mai 2024 )

 
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest