Thời Sự, Bình Luân

lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lengoi »

Mỹ-Trung đàm phán ‘căng thẳng’ kéo dài 7 giờ giữa căng thẳng Nga-Ukraine
March 14, 2022

Image
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày tại Tòa Bạch Ốc ở Washington, DC, vào ngày 23 tháng 8 năm 2021. Photo Credit: Jim Watson | AFP |

WASHINGTON – Các viên chức từ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau vào thứ Hai để thảo luận về một loạt thách thức mà mối quan hệ song phương của họ phải đối mặt, bao gồm cả cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine.

Một viên chức chính quyền cấp cao mô tả các cuộc đàm phán, được tổ chức tại Rome, là “căng thẳng” và kéo dài ít nhất bảy tiếng đồng hồ

Viên chức giấu tên nói với các phóng viên cho biết, cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan đã chuyển tải tới nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, rằng Mỹ lo ngại Bắc Kinh có thể cố gắng giúp Nga né các lệnh trừng phạt toàn cầu.

Viên chức này cho biết: “Những gì tôi muốn nói là chúng tôi có những lo ngại sâu sắc về sự liên kết của Trung Quốc với Nga.”

Chuyến đi của Sullivan xuất hiện sau các báo cáo rằng Moscow yêu cầu Trung Quốc cung cấp thiết bị quân sự cho cuộc chiến của họ ở Ukraine.

Bắc Kinh bác bỏ thông tin cho rằng họ đã được Moscow yêu cầu cung cấp thiết bị quân sự hoặc bất kỳ sự trợ giúp nào khác để hỗ trợ chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ cáo buộc rằng Nga yêu cầu hỗ trợ quân sự từ Trung Quốc hôm thứ Hai.

“Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ mức độ mà Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cung cấp hỗ trợ về vật chất, kinh tế, tài chính cho cuộc chiến mà Tổng thống Putin đang tiến hành chống lại chính phủ Ukraine, chống lại nhà nước Ukraine và chống lại người dân Ukraine, ”phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết tại một cuộc họp báo riêng hôm thứ Hai

Ông Price nói thêm: “Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với Bắc Kinh và cảnh báo với Bắc Kinh rằng sẽ có hậu quả cho bất kỳ sự hỗ trợ nào như vậy.”

Một viên chức Quốc phòng cấp cao cho biết trong cuộc gọi với các phóng viên hôm thứ Hai: “Nếu Trung Quốc chọn hỗ trợ Nga về mặt vật chất trong cuộc chiến này, thì Trung Quốc có thể sẽ phải chịu hậu quả về mặt đó.”

“Chúng tôi đã thấy Trung Quốc về cơ bản chấp thuận ngầm cho những gì Nga đang làm bằng cách từ chối tham gia các lệnh trừng phạt và đổ lỗi cho phương Tây và Hoa Kỳ về sự hỗ trợ mà chúng tôi đã dành cho Ukraine và tuyên bố họ muốn thấy một kết quả hòa bình nhưng về cơ bản họ đã không làm được gì, ”viên chức nói thêm.

TH
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Image

“Tôi có một ước mơ” – bài phát biểu lịch sử, đầy sức mạnh của Zelensky trước Quốc hội Mỹ
March 16, 2022

(CaliToday) – Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào sáng thứ Tư nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ, trước khi đọc bài phát biểu trực tuyến trước lưỡng viện Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mở đầu bài phát biểu bằng lời ca ngợi lòng dũng cảm của người dân Ukraine, và tuyên bố “vận mệnh” của quốc gia đang được quyết định ngay trong bối cảnh Nga xâm lược.

“Tôi có vinh dự được chào quý vị thay mặt cho đồng bào Ukraine dũng cảm, yêu tự do, những người trong 8 năm qua bền bỉ chống lại sự gây hấn của Nga,” Tổng thống Ukraine nói. “Đó là những người đã trao những đứa con trai, con gái, tốt đẹp nhất của họ đi ngăn chặn cuộc xâm lược toàn diện của Nga.”

“Ngay lúc này, vận mệnh quốc gia chúng tôi đang được quyết định. Vận mệnh của người dân chúng tôi, nơi người Ukraine sẽ được tự do, cho dù họ sẽ có thể bảo tồn nền dân chủ của mình hay không. Nga đã tấn công không chỉ chúng tôi, không chỉ đất nước của chúng tôi, không chỉ những thành phố chúng tôi, mà còn tấn công tàn bạo vào các giá trị của chúng tôi, những giá trị căn bản của con người,” lãnh đạo Ukraine nói. “Họ ném xe tăng, phi cơ chống lại sự tự do của chúng tôi, chống lại quyền được sống tự trên quốc gia chúng tôi, quyền lựa chọn tương lai của chúng tôi. Chống lại khát vọng hạnh phúc, chống lại những ước mơ quốc gia chúng tôi, cũng giống như những ước mơ của quý vị, quý vị, những người Mỹ, cũng giống như bất cứ ai khác ở Hoa Kỳ.”
Zelensky nhắc lại lời kêu gọi thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, điều mà các nhà lập pháp lưỡng đảng do dự và cân nhắc vì hành động này có thể đẩy Mỹ tới đối đầu trực tiếp với Nga.

Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Ukraine chiếu cho Quốc hội Mỹ xem những đoạn băng cho thấy giao tranh đang diễn ra, cũng như các cuộc tấn công của Nga.

Zelensky cũng nhắc đến Mount Rushmore, cuộc tấn công Trân Châu Cảng và những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

“Tôi nhớ đến Đài tưởng niệm quốc gia của quý vị ở Rushmore, những khuôn mặt các tổng thống vĩ đại của quý vị, những người đã đặt nền móng cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày hôm nay, dân chủ, độc lập, tự do và quan tâm đến mọi người, vì tất cả mọi người, vì bất cứ ai làm việc cần cù siêng năng, sống trung thực, và tôn trọng luật pháp,” Zelensky nói.

Ông cũng kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ nhớ đến những cuộc tấn công Trân Châu Cảng trong Đệ nhị Thế chiến, và vào Trung tâm Thương mại Thế giới vào năm 2001 khi cân nhắc yêu cầu hỗ trợ từ Ukraine. “Cũng giống như không ai mong đợi, quý vị không thể ngăn cản được. Quốc gia chúng tôi cũng trải qua như vậy mỗi ngày,” Zelensky nói.

Tổng thống Ukraine cũng nhắc đến những câu nổi tiếng của Mục sư Martin Luther King khi yêu cầu hỗ trợ quân sự. “Tôi có có một ước mơ, những từ này mỗi một quý vị đều biết, và vào hôm nay tôi có thể nói. Tôi có một nhu cầu, tôi cần bảo vệ bầu trời. Tôi cần quyết định của quý vị, sự giúp đỡ của quý vị, điều hoàn toàn giống, giống hệt cảm nhận của quý vị khi quý vị nghe những chữ ‘Tôi có một ước mơ.’”

Tổng thống Ukraine kêu gọi Mỹ cần trừng phạt Nga hơn nữa. Trong phần kết thúc bài diễn văn trực tuyến đầy sức mạnh trước Quốc hội Mỹ, Zelensky chuyển từ tiếng Ukraine sang tiếng Anh.

Ông gởi lời kêu gọi trực tiếp đến Tổng thống Joe Biden, “Tôi thấy cuộc sống không có ý nghĩa nếu không thể ngăn chặn những cái chết. Và đây là vấn đề chính của tôi với tư cách là nhà lãnh đạo của nhân dân, những người Ukraine vĩ đại, và với tư cách là nhà lãnh đạo của quốc gia chúng tôi. Tôi đang nói với Tổng thống Joe Biden: Ông là nhà lãnh đạo của quốc gia, của quốc gia vĩ đại của quý vị. Tôi mong muốn ông trở thành nhà lãnh đạo của thế giới. Trở thành nhà lãnh đạo của thế giới có nghĩa là nhà lãnh đạo hòa bình.”

“Ngày nay, trở thành nhà lãnh đạo quốc gia thôi chưa đủ … Trở thành nhà lãnh đạo thế giới có nghĩa là trở thành nhà lãnh đạo hòa bình. Hòa bình trên đất nước của quý vị không còn phụ thuộc chỉ vào quý vị, đồng bào quý vị, mà phụ thuộc vào những người bên cạnh quý vị, những người mạnh mẽ. Mạnh mẽ không có nghĩa yếu đuối. Mạnh mẽ là dũng cảm, và sẵn sàng chiến đấu vì cuộc sống của nhân dân mình, và người dân trên thế giới. Vì quyền con người, vì tự do, vì quyền được sống tử tế, và chết khi đến lúc, chứ không phải khi người khác muốn, bởi người hàng xóm của quý vị.”

Tổng thống Zelensky nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt khác khi kết thúc bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Hoa Kỳ.

Hương Giang
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phidao »

Tập Cận Bình đồng lõa với Putin
March 15, 2022
Hiếu Chân/Người Việt

Khi quân đội Nga nổ súng xâm lược Ukraine vào sáng 24 Tháng Hai vừa qua, nhiều con mắt nhìn về Bắc Kinh để xem thái độ của Trung Quốc. Tất cả những lời lên án chiến tranh mạnh mẽ nhất đều dành cho ông Vladimir Putin, tổng thống Nga. Nhưng ít ai để ý ông Putin có một kẻ đồng lõa hết sức quan trọng là ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc.

Những người tị nạn Ukraine chuẩn bị lên một chuyến tàu nhân đạo đến Berlin, Đức, hôm 15 Tháng Ba ở Krakow, Ba Lan, kể từ khi cuộc xâm lược của Nga nổ ra hôm 24 Tháng Hai.
(Hình minh họa: Omar Marques/Getty Images)

Trong diễn biến mới nhất, sau cuộc họp kéo dài bảy tiếng đồng hồ hôm Thứ Hai, 14 Tháng Ba, với ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine “để giúp giảm leo thang tình hình càng sớm càng tốt.”

Tuyên bố do hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã phát đi nói ông Dương kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác và giải quyết “mối quan tâm chính đáng của tất cả các bên.” Ông Dương khẳng định lại quan điểm của chính phủ Bắc Kinh là quan ngại về “tình hình” Ukraine mà không gọi đó là một cuộc chiến tranh, tất nhiên không gọi đó là cuộc xâm lược như cách của các chính phủ và truyền thông ở phương Tây.

Phát biểu của ông Dương không có gì mới, chỉ nhắc lại những lời mà ông Tập Cận Bình đã nói với các nhà lãnh đạo Pháp và Đức mới đây trong chính sách “đu dây” của ông ta, vừa tìm cách tránh xa cuộc chiến nhưng vừa biện minh cho tội ác chiến tranh của ông Putin, lên án Hoa Kỳ và phương Tây đã không quan tâm đầy đủ đến nhu cầu chính đáng của ông Putin về an ninh quốc gia.

Xem ra, Bắc Kinh đang tích cực tìm cơ hội thể hiện một hình ảnh “trung lập,” thậm chí gợi ý đứng ra làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột nhưng thực chất là sắm vai ngư ông đắc lợi trong cuộc đối đầu quân sự đẫm máu nhất hiện nay. Vẻ bề ngoài “trung lập” của Trung Quốc thực ra chỉ là cái vỏ che giấu vụng về cho vị thế “đồng lõa” của ông Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống lại nhân dân Ukraine. Đó là điều thế giới cần nhận ra và có hành động thích hợp.

Tại sao Trung Quốc là “đồng phạm?”

Nếu có một nhà lãnh đạo ngoại quốc biết trước quyết định tấn công Ukraine của ông chủ Điện Kremlin Vladimir Putin thì đó chỉ có thể là ông Tập Cận Bình. Trong khi cân nhắc xâm lược nước láng giềng, ông Putin đã bay sang Bắc Kinh bề ngoài là đi dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 2022. Hai nhà lãnh đạo Nga-Trung đã “đàm luận thân mật” và trong thông cáo chung dài tới 5,000 chữ công bố sau đó, hai bên cam kết một tình đoàn kết “không có giới hạn” và không có lĩnh vực hợp tác “bị cấm.” Ông Tập cũng yêu cầu ông Putin ký một thỏa thuận khí đốt kéo dài 30 năm với các điều khoản có lợi cho Bắc Kinh.

Nhà báo Matthew Pottinger, cựu phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia thời Tổng Thống Donald Trump, nói với ký giả Josh Rogin của The Washington Post: “Putin đã đến Bắc Kinh với tư cách là người cầu cứu và nhận được sự ủng hộ ngầm của Trung Quốc cho cuộc chiến của mình, với cái giá là cầm cố tương lai của nước Nga cho Trung Quốc… Về bản chất, ông Tập là đồng phạm. Chúng ta phải chỉ mặt đặt tên ông ta để giải quyết vấn đề, chứ không phải giả vờ như ông ta là một người ngoài cuộc trung lập.”

Một số phân tích gia phương Tây nghi ngờ khả năng ông Tập biết trước và tán thành kế hoạch quân sự của ông Putin; nhưng có những dữ kiện cho thấy Trung Quốc đã yêu cầu ông Putin hoãn cuộc tấn công tới sau ngày kết thúc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Ngay hôm sau lễ bế mạc Thế Vận Hội, Nga lên tiếng công nhận “độc lập” của hai lãnh thổ ly khai ở Ukraine, Donetsk và Lugansk; ba ngày sau đó, tiếng súng mở màn cuộc xâm lược bùng nổ. Ông Tập được cho là không chỉ bật đèn xanh cho ông Putin xâm lược Ukraine mà còn ấn định thời điểm là khi Thế Vận Hội Bắc Kinh kết thúc; rõ ràng ông Tập đã không vô can.

Hai ông Tập và Putin nói chuyện với nhau chỉ một ngày sau khi Nga bắt đầu cuộc tấn công. Trong thông báo về cuộc đàm luận giữa hai nhà lãnh đạo, Trung Quốc đưa ra lập luận sáo mòn rằng Bắc Kinh không can thiệp vào công việc của nước khác và tôn trọng chủ quyền quốc gia, nhưng đồng thời khẳng định “Trung Quốc hỗ trợ Nga giải quyết vấn đề thông qua đàm phán với Ukraine” khi Moscow đã bắt đầu chiến dịch tấn công với mục đích đánh bại Ukraine trong thời gian rất ngắn.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không phản đối cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin. Trung Quốc không lên án ông Putin vô cớ gây ra thảm họa cho người Ukraine mà hùa theo Nga lên án cái gọi là sự gây hấn của Hoa Kỳ và NATO. Tuy bỏ phiếu trắng khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Nga chấm dứt ngay hành động quân sự, nhưng Trung Quốc đã đứng về phía thiểu số; và đặc biệt ông Tập và ông Putin đã cùng nhau phát biểu rằng các lệnh trừng phạt và cấm vận kinh tế mà Hoa Kỳ và phương Tây sắp áp dụng với Nga là “không hợp pháp.”

Trên mặt trận truyền thông, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ đạo báo chí và mạng xã hội nước này khuếch đại các luận điệu của nhà cầm quyền Moscow về cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine. Các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc đã được lệnh xóa tất cả các bài đăng ủng hộ Ukraine. Báo chí nhà nước Trung Quốc thậm chí còn đưa phóng viên đến làm việc với các chỉ huy quân đội Nga. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hiện đang nhai lại những cáo buộc của chính phủ Nga về các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học do Mỹ kiểm soát ở Ukraine mà chính phủ Mỹ gọi là “phi lý.”

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang tìm cách cứu lĩnh vực năng lượng của Nga và làm loãng các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Trung Quốc hy vọng có thể mua rẻ nhiều mỏ dầu khí và cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Nga nhờ biện pháp ngừng nhập cảng dầu khí Nga của Hoa Kỳ. Các ngân hàng Trung Quốc và Nga đã làm việc cùng nhau để tránh các lệnh trừng phạt tài chính, vận hành một hệ thống thanh toán chung do Trung Quốc dựng lên bên ngoài hệ thống SWIFT của phương Tây và các công ty thẻ VISA, MasterCard. Nga đang chuyển hàng hóa sang Trung Quốc để xuất cảng, tránh các biện pháp cấm vận của Mỹ.

Đỉnh điểm của sự hợp tác, phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc là đầu tuần này, Moscow đã lên tiếng đề nghị Trung Quốc cung cấp cho Nga đạn dược và thiết bị quân sự, theo tin các tổ chức tình báo phương Tây – một điều mà Bắc Kinh cực lực bác bỏ.

Dù thế nào, thực tế cho thấy Trung Quốc hoàn toàn không phải là một nước “trung lập.” Bắc Kinh đã thể hiện lựa chọn chính trị của họ là đứng cùng với Nga trong cuộc tắm máu ở Ukraine.

Đã có ý kiến nhận định rằng cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm (proxy war),” trong đó hai đối thủ thực sự là Hoa Kỳ, Châu Âu – đại diện cho hệ thống giá trị tự do – và Trung Quốc – thể chế độc tài toàn trị lớn nhất thế giới, còn Nga và Ukraine chỉ là những lực lượng tiền phương trên chiến trường.

Tính toán của Tập Cận Bình

Quan hệ gắn bó Nga và Trung Quốc một phần do hai nước có chung thể chế chính trị độc tài, cùng có mặc cảm bị phương Tây làm nhục, và cùng có tham vọng khôi phục lại các đế chế Trung Hoa, đế chế Nga La Tư xưa cũ. Ông Tập Cận Bình và Putin đều nuôi mộng làm “hoàng đế” trọn đời và đều có dã tâm sử dụng vũ lực để sắp xếp lại trật tự quốc tế theo tham vọng của họ.

Nhận xét về liên minh Nga-Trung, Thượng Nghị Sĩ Dan Sullivan (Cộng Hòa-Alaska) nói với báo The Washington Post: “Bản chất thực sự của mối quan hệ là họ là đối tác trong kỷ nguyên mới của sự xâm lược độc tài. Họ ngày càng sẵn sàng sử dụng các hành động gây hấn, bao gồm cả các cuộc xâm lược quân sự, và họ đang ngày càng làm việc cùng nhau để thực hiện những mục tiêu này.”

Nhưng đường lối “thân Nga và giả vờ trung lập” của Bắc Kinh đặt nền tảng trên sự tính toán của ông Tập Cận Bình về lợi ích của Trung Quốc trong cuộc xung đột. Theo hai tác giả Steven Lee Myers và Chris Buckley của báo The New York Times, trong giới chính sách của Trung Quốc đang hình thành một sự đồng thuận rằng nếu có một quốc gia chiến thắng trong cuộc chiến Ukraine thì đó là Trung Quốc và Bắc Kinh đã bắt đầu xây dựng chiến lược tự che chắn trước những hậu quả tồi tệ về kinh tế và ngoại giao mà Trung Quốc phải đối mặt, để hưởng lợi từ cuộc chuyển dịch về địa chính trị một khi khói lửa đạn bom đã trôi qua.

Những tuyên bố trước công luận, những bài bình luận và phân tích thời sự của các quan chức, học giả Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đánh giá Hoa Kỳ và phương Tây nói chung đang suy yếu. Cuộc xung đột với nước Nga của ông Putin ở Ukraine càng làm cho Hoa Kỳ phải tập trung sức mạnh vào Châu Âu, khiến cho Tổng Thống Joe Biden – cũng như những người tiền nhiệm của ông như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama – sẽ thất bại trong chiến lược “tái cân bằng,” tập trung vào Trung Quốc và khu vực Châu Á Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Có những điểm tương đồng trong số phận của Ukraine và Đài Loan trong các toan tính địa chính trị của Nga và Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình chắc chắn đang theo dõi kết quả của cuộc chiến Ukraine để cân nhắc liệu phương Tây có ý chí bảo vệ Đài Loan hay không. Và nếu Trung Quốc tấn công nền dân chủ trên đảo tự trị, chắc chắn ông Putin sẽ đáp lại tình bạn của ông Tập.

Cuộc xung đột sẽ làm nước Nga suy tàn, trở thành một kẻ hạ đẳng (pariah) bị cộng đồng thế giới ruồng bỏ và không thể dựa cậy vào ai khác ngoài Trung Quốc. Trong bốn cực quyền lực của thế giới (Mỹ, Nga, Châu Âu và Trung Quốc), Bắc Kinh sẽ thu phục được cực Nga, gia tăng đáng kể sức mạnh để đối đầu với hai cực còn lại.

Cái lợi cho Trung Quốc là rất lớn. Vì thế, ông Tập một mặt ra sức quảng bá cho “thiện chí” của Trung Quốc muốn đứng ra dàn xếp cuộc xung đột, vãn hồi hòa bình, kêu gọi các bên kiềm chế, nhưng mặt khác đang âm thầm đổ dầu vào lửa chiến tranh với ý đồ làm cho Hoa Kỳ, NATO và Nga sa lầy trầm trọng trên những vùng đất đen của Ukraine, càng kéo dài càng tốt.

Cần đối phó với cả Trung Quốc

Thực tế có thể trái với những toan tính nói trên của ông Tập Cận Bình. Mối quan hệ liên minh gần gũi với Nga trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Ukraine chắc chắn sẽ đào sâu thêm sự thù địch Trung Quốc ở Mỹ và Châu Âu – điều mà chính quyền Bắc Kinh luôn cố tránh để tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Bằng mọi thủ đoạn, Trung Quốc phải cố che giấu sự liên minh này.

Sau khi chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu, nhiều quốc gia EU đã đột ngột nhận ra mối đe dọa sát sườn từ sự bành trướng ảnh hưởng của ông Putin và đã ứng phó bằng cách tăng cường quân đội, tăng chi tiêu quốc phòng; một số nước trung lập cũng bắt đầu xin gia nhập NATO. Nếu Châu Âu “tự lực” được về mặt an ninh như dự tính, Hoa Kỳ cuối cùng sẽ rảnh tay để tập trung chú ý và tập trung nguồn lực vào Châu Á-Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Quốc. Ngay trong lúc bom rơi đạn nổ ở Châu Âu, các giới chức quân sự cao cấp của Mỹ vẫn nhiều lần khẳng định họ sẽ không để tình hình Ukraine làm sao nhãng sự chú ý của họ đối với Trung Quốc.

Tại cuộc gặp ông Dương Khiết Trì ở Rome hôm Thứ Hai, cố vấn Jake Sullivan đã đưa ra cảnh báo trực tiếp cho người đồng cấp Trung Quốc về hậu quả tiềm tàng nếu Bắc Kinh hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraine, kể cả cung cấp thiết bị quân sự và viện trợ hoặc giúp Nga né tránh các biện pháp trừng phạt kinh tế và công nghệ của phương Tây.

Trước đó, hôm Chủ Nhật, ông Sullivan nói trên đài CNN: “Chúng tôi đã nói với Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ không đứng nhìn và cho phép bất kỳ quốc gia nào bù đắp cho Nga những thiệt hại do các lệnh trừng phạt kinh tế gây ra.” Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, cũng cho biết hậu quả đối với Trung Quốc sẽ là “đáng kể” dù từ chối tiết lộ cụ thể các biện pháp mà ông Sullivan đã cảnh báo.

Một yếu tố khác là tình hình ở Ukraine đang thúc đẩy các đồng minh của Mỹ ở Đông Á như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Philippines tăng tốc chạy đua vũ trang, tăng chi phí quốc phòng và mua sắm nhiều vũ khí tân tiến hơn. Đó là những dấu hiệu không thuận lợi cho Trung Quốc.

Dù sao, mối quan hệ gắn bó Tập-Putin đang bền chặt và Hoa Kỳ không thể trông mong Trung Quốc có hành động mang tính xây dựng đối với tình hình ở Ukraine. Và cái ý tưởng trước đây của nhiều nhà bình luận chính trị – kể cả của người viết bài này – rằng Hoa Kỳ nên hợp tác với Nga để chống lại Trung Quốc; như Tổng Thống Richard Nixon đã bắt tay với Trung Quốc để làm tan rã khối Cộng Sản Liên Xô từ năm 1972 – đang ngày càng tỏ ra bất khả thi, nếu không nói là ngây thơ trong bối cảnh chiến trang Ukraine. Nếu không thể chia rẽ Moscow với Bắc Kinh thì Washington và Brussels cần tính tới các biện pháp trừng phạt kinh tế cả Trung Quốc và Nga nếu Bắc Kinh ra mặt tiếp tay với cuộc xâm lược đẫm máu của ông Putin. [qd]
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phaodai »

Image

Marie Yovanovitch: cuộc họp báo Trump với Putin là một ‘thảm họa’
March 18, 2022

Trong cuốn sách mới của mình, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, Marie Yovanovitch, viết rằng bà không thể nuốt trôi món khoai tây chiên khi xem cuộc họp báo chung của Tổng thống Donald Trump khi đó với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vào năm 2018.

Yovanovitch từng là đại sứ của Mỹ tại Ukraine khi Trump và Putin tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương ở Helsinki vào năm 2018. Vào thời điểm đó, cô viết trong cuốn hồi ký của mình, “Lessons From The Edge,”, Hải quân Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận hàng hải với Ukraine trong một thể hiện tình đoàn kết chống lại sự xâm lược của Nga.

Cuốn sách viết: “Đó là một buổi tập trận tuyệt vời, và khi tôi xem màn trình diễn sức mạnh trên biển và khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ … Tôi tự hào là một người Mỹ.”

Nhưng cùng ngày, Trump đã tổ chức “cuộc gặp thảm họa với Tổng thống Putin ở Helsinki”, cô tiếp tục. “Hội nghị thượng đỉnh kết thúc bằng một cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo, một cảnh tượng khiến các nhà quan sát phải suy ngẫm về những chiều sâu mà Trump đã chìm đắm trong sự cưng chiều Putin.”

“Tôi đã xem cuộc họp báo khét tiếng Trump-Putin tại khách sạn Odesa của tôi vào tối hôm đó”, cuốn sách viết. “Tôi nhanh chóng chán ăn khi chứng kiến ​​tổng thống của chúng ta đối đầu với Putin và coi trọng lời của người Nga hơn cơ quan tình báo của chúng ta, cơ quan đánh giá rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.”

Việc Trump ca ngợi Putin đã gây sốc cho các đồng minh của Mỹ và gây ra phản ứng dữ dội từ các chuyên gia chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, và thậm chí cả một số người ủng hộ Trump. Trong số những điều khác, ông nói rằng ông không “thấy bất kỳ lý do nào” Nga lại can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, đồng thời nói thêm rằng ông Putin “cực kỳ mạnh mẽ và mạnh mẽ khi phủ nhận”.

Khi được hỏi liệu ông tin vào cộng đồng tình báo Mỹ hay Putin, Trump nói rằng Putin “cực kỳ mạnh mẽ và mạnh mẽ khi phủ nhận” và ông Trump “không thấy lý do gì” khiến Nga can thiệp.

Yovanovitch viết trong hồi ký của mình: “Có chúa mới biết Trump đã nói gì trong cuộc gặp 1-1 với Putin kéo dài hai giờ, một cuộc gặp không bình thường không chỉ vì độ dài của nó mà còn vì Trump đã không nói với các viên chức Mỹ về cuộc thảo luận sau đó. Điều đó đã đặt ra tất cả các loại câu hỏi.”

Yovanovitch, đã gây chú ý với tư cách là một trong những nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra luận tội đầu tiên của Trump, tập trung vào nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy chính phủ Ukraine thông báo công khai các cuộc điều tra về gia đình Biden trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020.

Hơn một chục nhân chứng, bao gồm Yovanovitch, đã làm chứng về chiến dịch gây áp lực của Trump, bao gồm việc giữ lại gần 400 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraine và treo lơ lửng một cuộc họp ởTòa Bạch ốc cho tổng thống Ukraine trong khi yêu cầu điều tra.

Lời khai của Yovanovitch tập trung vào công việc của cô với tư cách là đại sứ ở Ukraine và cách cô bị đột ngột triệu hồi trở lại Mỹ trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

Cô ấy cũng mô tả cô ấy cảm thấy “bị sốc” khi cô ấy biết chi tiết về cuộc gọi vào tháng 7 năm 2019 giữa Trump và Zelenskyy, trong đó Trump gây áp lực buộc Zelensky phải điều tra các Bidens

Trong khi cô ấy làm chứng, Trump đã vận động các cuộc tấn công chống lại Yovanovitch trên Twitter trong một hành động mà các chuyên gia pháp lý cho biết là chứng kiến ​​sự đe dọa .

TH
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by caubennoc »

Vì sao các tướng tá Nga bị giết liên tiếp ở Ukraine?
19 tháng 3 2022
Image
Nhiều xe tăng Nga bị bỏ lại
Sau vài tuần chiến sự ở láng giềng Ukraine, quân đội Nga đã có ít nhất 4 tướng bị giết (tin hôm 18/03 nêu tên một tướng nữa), cùng nhiều đại tá, trung tá, thiếu tá, đại uý.

Lý giải sai lầm quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine

Ukraine nói thêm một thiếu tướng Nga bị giết

Tin của các báo châu Âu hôm 19/03/2022 nói trung tướng Andrei Mordvichev, tư lệnh Quân đoàn hỗn hợp số 8, bị chết trong chiến trận ở Chornobaivka, gần Kherson.


Nếu tin này được phía Nga xác nhận thì đây là cấp chỉ huy cao nhất của Nga tử trận tại Ukraine trong cuộc xâm lăng do TT Putin chủ xướng.

Cho đến nay, đã có 4 thiếu tướng Nga bị giết, theo phía Ukraine.

Đó là thiếu tướng Oleg Mityaev, tư lệnh sư đoàn xạ thủ cơ giới 150 (150th Motor Rifle Division), người từng có thành tích chiến đấu ở Syria. Xác ông được quân Ukraine tìm thấy ngay vệ đường ở Mariupol. Cầu vai mang hàm thiếu tướng "được tìm thấy gần đó", gợi ý thân thể người đàn ông không toàn vẹn.
Image
Oleg Mityaev - Tư lệnh sư đoàn súng trường cơ giới số 150 của Nga
Trước đó, tin của phía Ukraine nêu ra nói các thiếu tướng của Nga, Vitaly Gerasimov, Andrei Kolesnikov và Andrei Sukhovetsky đều đã bị giết trong chiến trận.

Con số các cấp tá, từ đại tá chỉ huy lữ đoàn, tiểu đoàn tới đại uý chỉ huy các đơn vị dù, an ninh quân đội của Nga bị giết trong cuộc chiến ở Ukraine còn cao hơn, không dưới 13 người.
Image
Andrei Kolesnikov - Tư lệnh quân đoàn liên quân 29
Tin hôm thứ Năm tuần qua từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay đại tá Sergey Sukharev, lữ đoàn trưởng dù 331 bị họ giết.

Các nguồn Ukraine và Nga, gồm cả lời chia buồn trên mạng xã hội của sĩ quan Nga, nêu tên một số đại tá, trung tá Nga tử trận, tuy BBC không thể kiểm chứng được:

Đại tá dù Konstantin Zezevsky, Trung tá Yuri Agarkov (cả hai cùng bị giết một lúc); Trung tá Dmitry Safronov (thủy quân lục chiến); trung tá Denis Glebov (quân dù); Đại tá Sergei Porokhnya (công binh).

Đại uý Alexander Shokun, thuộc trung đoàn dù xung kích 11, đã bị giết cùng gần 100 binh sĩ chỉ trong một đợt tấn công.

Trong số quân Nga thiệt mạng có Georgy Dudorov, 23 tuổi, con trai một đồng nghiệp KGB thân cận với TT Putin.

Ngoài ra, có tin thiếu tướng Magomed Tushayev, tư lệnh một sư đoàn của Chechnya cũng đã bị phía Ukraine giết nhưng vì ông ta là người Chechnya nên các báo châu Âu không tính vào số "tướng Nga tử trận".

Theo một số báo Anh và châu Âu, Vladimir Zhonga, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tân phát-xít Nga (Sparta Battalion, được Kremlin hỗ trợ), đã bị giết ở Volnovakha.

Bên cạnh các tướng tử trận, quân đội Nga còn "mất tướng" vì bị tổng thống sa thải hoặc bắt giữ.

Các tin tuần trước nói có tám sĩ quan cao cấp, mang hàm tướng đã bị sa thải.

Gần đây nhất, trung tướng Roman Gavrilov, 45 tuổi, bị Kremlin bắt vì "tiết lộ tin tức chiến sự", theo một số báo châu Âu nhưng nguồn tin Nga chỉ nói tướng Gavrilov, Phó tư lệnh Cận vệ Quốc gia (Rosgvardia) "bị sa thải".

Trước đó, hai nhân vật lãnh đạo ngành an ninh FSB khét tiếng cũng bị TT Putin bắt. Ông Sergei Beseda, Cục trưởg Cục V, tình báo ngoại tuyến của FSB và người phó, bị bắt vì thu thập thông tin sai lạc về tình hình Ukraine.

Các báo châu Âu tuy vậy cho rằng lỗi không phải của họ mà vì hệ thống thông tin tình báo Nga quá kém ở Ukraine.

Phía Ukraine thu thanh được lời các sĩ quan an ninh FSB Nga tại vùng Kharkiv nói chuyện qua SIM card đánh cắp ở cửa hàng của Ukraine vì hệ thống liên lạc mã hóa của Nga bị hỏng.
Image
Convoy of Russian troops

Một đại uý của an ninh quân đội Nga (GRU), Alexey Glushchak, 31 tuổi, cũng đã bị Ukraine giết trong chiến trận.

Hai cách giải thích vì sao 'tướng Nga chết'
Một cách giải thích Nga chết nhiều tướng là vì họ phải ra tiền tuyến chỉ đạo trực tiếp, do tinh thần quân lính bị xuống, hoặc do thông tin liên lạc tồi tệ, nên dễ trúng tên bay đạn lạc.

Tuy thế, vụ thiếu tướng dù Andrei Sukhovetsky bị quân Ukraine bắn tỉa chết tại trận hôm 28/02 gợi ý rằng dù ít quân hơn, phía Ukraine có những ưu thế nhất định về trinh sát.

Các báo quân sự Hoa Kỳ đang cố gắng tìm hiểu vì sao cấp tướng, tá của Nga chết nhiều như vậy.
Image
Một binh lính Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Javelin trong cuộc tập trận năm 2021
Quân Mỹ thường "giữ tướng ở tuyến sau" và trong nhiều cuộc chiến họ chưa từng bị chết tướng tại chiến trường.

Ví dụ, năm 2014, thiếu tướng Harold Greene chết tại Kabul do một người lính đồng minh Afghanistan xả súng bắn quân Mỹ vì căm thù.

Đây là vị tướng Mỹ duy nhất chết khi làm nhiệm vụ kể từ năm 1972, khi chuẩn đô đốc Rembrandt C. Robinson chết vì tai nạn trực thăng ở Vịnh Bắc Bộ ngày 8 tháng 5/1972. Hai năm trước, thiếu tướng George William Casey Sr., cũng chết trong tai nạn trực thăng ở Nam VN.
Image
Vũ khí viện trợ của Hoa Kỳ gửi cho Ukraine
Tướng Mỹ duy nhất bị lực lượng cộng sản bắn chết là chuẩn tướng bộ binh William R. Bond, trúng đạn vào ngực vào tháng 4/1970 ở Nam Việt Nam.

Số tướng Nga liên tiếp chết bị đạn của đối phương vì thế đã đặt ra rất nhiều câu hỏi.

Jeffrey Edmonds, cựu giám đốc chuyên về Nga trong Hộ đồng An ninh Quốc gia Mỹ thời Barack Obama nói với trang Military.com rằng "sức ép chính trị từ Moscow có vẻ là nguyên nhân nhiều sĩ quan cao cấp của Nga phải xông ra tiền tuyến".

Mục tiêu chính trị là phải chiếm bằng được các đô thị của Ukraine khiến họ phải ra trận, ông nói.

Tuy thế, có một cách giải thích khác là quân Ukraine dùng thông tin tình báo, trinh sát chiến trường, nhờ trình độ chiến tranh điện tử cao hơn mà "lùng và diệt" các cấp chỉ huy, tư lệnh của Nga khá hiệu quả.

Một bài trên BBC News hôm 17/03 có đoạn:

"Với tổn thất lớn như vậy, một số chuyên gia cho rằng các vị tướng này không chỉ đơn giản là ở sai chỗ, sai thời điểm mà nhiều khả năng Ukraine đang nhắm vào các sĩ quan cao cấp nhất của Nga.

"Tôi không nghĩ đây là một vụ tai nạn. Một vụ là tai nạn, nhưng nhiều vụ là chủ đích", Rita Konaev, Đại học Georgetown nói với BBC.

Tờ Wall Street Journal trích lời một nguồn tin nội bộ từ phía Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine có một đội tình báo quân sự chuyên nhắm vào tầng lớp sĩ quan của Nga: "Họ tìm kiếm các tướng lĩnh, phi công, chỉ huy pháo binh."

Theo bà Konaev, vì quân Ukraine ít hơn nên việc nhắm mục tiêu vào các cá nhân cấp cao có thể là một phần quan trọng của cuộc chiến thông tin."

Một số tờ báo châu Âu nhắc lại khả năng do thám và định vị những nhân vật đối địch quan trọng của quân đội Hoa Kỳ.

Hồi tháng 1/2020, thiếu tướng Qasem Soleimani của Iran đã bị drone vũ trang do Hoa Kỳ bắn, giết chết khi bí mật tới Baghdad, Iraq.

Tuy không ai xác nhận liệu Hoa Kỳ hay đồng minh có chia sẻ tin tức tình báo cho Ukraine hay là không, các nguồn tin quân sự đánh giá rằng trong tám năm qua, từ sau 2014, quân đội Ukraine đã tiến bộ rất nhiều trong việc do thám từ trên không, nhờ cuộc chiến ở Donbass.

Drone Bayraktar-TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp đã tiêu diệt một số cấp chỉ huy của quân đội ly khai theo Nga ở vùng Donbass trong những năm qua.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết lên án Nga, Việt Nam bỏ phiếu trắng
March 24, 2022

NEW YORK, New York (NV) – Có tới 3/4 các quốc gia thuộc đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm, 24 Tháng Ba, đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết đòi hỏi phải bảo vệ thường dân tại Ukraine và tạo điều kiện để tiếp nhận phẩm vật cứu trợ tại quốc gia này, đồng thời cũng lên án Nga là đã tạo ra tình trạng khủng hoảng nhân đạo trầm trọng sau khi Moscow xâm lăng nước láng giềng cách nay một tháng, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng, cũng như lần trước đây, khi đa số trong 193 quốc gia thành viên đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án Nga xâm lăng Ukraine và đòi hỏi Moscow phải rút quân.
Image
Cuộc bỏ phiếu của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đả kích Nga vì tiến hành một cuộc chiến “phi lý.” Hàng ngàn người đã thiệt mạng tại Ukraine, nhiều triệu người bỗng chốc trở thành người tị nạn, phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, và nhiều thành phố ở Ukraine bị bom đạn của Nga san bằng trong tháng qua.

Nghị quyết vừa được chấp thuận hôm Thứ Năm là do Ukraine cùng các đồng minh đề ra, nhận được 140 phiếu thuận, năm phiếu chống từ Nga, Syria, Bắc Hàn, Eritrea và Belarus. Có 38 nước bỏ phiếu trắng, trong số này có Việt Nam và Trung Quốc.
Image
Kết quả cuộc bỏ phiếu của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm, 24 Tháng Ba. (Hình: UN Web TV)

Nghị quyết của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuy không có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng lại có giá trị về mặt chính trị vì cho thấy lập trường của các quốc gia trên thế giới. Sau khi nghị quyết được thông qua, các quốc gia hậu thuẫn đã có tràng pháo tay nồng nhiệt mừng cho chiến thắng này.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vassily Nebenzia, chỉ trích nghị quyết là “chỉ nêu một mặt của vấn đề.” Ông Nebenzia một lần nữa cáo buộc các quốc gia Tây Phương là “có nhiều áp lực chưa từng thấy” để các quốc gia khác phải bỏ phiếu thuận. Chính phủ Mỹ hoàn toàn bác bỏ lời cáo buộc này.


Nghị quyết thông qua hôm Thứ Năm đòi hỏi phải có sự bảo vệ cho thường dân, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ, các nhà báo, bệnh viện và các cơ sở dân sự. Nghị quyết cũng đòi phải chấm dứt việc tàn phá các thành phố ở Ukraine, đặc biệt là tại Mariupol.

Ukraine và các quốc gia đồng minh cáo buộc Moscow là thẳng tay bắn giết thường dân. Moscow bác bỏ cáo buộc này.

Nghị quyết cũng một lần nữa đòi Nga phải ngưng chiến và rút quân khỏi Ukraine. (V.Giang)
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by buikiem »

“Người đàn ông này không thể ngồi ở vị trí quyền lực”
Trương Nhân Tuấn

28-3-2022
“Vì tình yêu thương của Chúa, người đàn ông này không thể ngồi ở vị trí quyền lực”.


Chuyến thăm viếng châu Âu từ hôm kia của Tổng thống Biden, kết thúc hôm qua tại sân vận động quốc gia Ba lan, trước đông đảo dân tị nạn Ukraine.

Nếu ta có theo dõi hành trình của TT Biden, qua các cuộc tiếp xúc với quân nhân Mỹ hay các cuộc hội đàm với các lãnh đạo NATO, nội dung những phát biểu của TT Biden, cũng như những động thái của Mỹ qua việc gởi thêm quân, cũng như đặt các giàn hỏa tiễn Patriot… ở các quốc gia Đông Âu, TT Biden đã xóa tan hình ảnh của một Biden yếu ớt và thất bại ở mặt trận Afghanistan. Ta thấy một Biden trái ngược, đầy sức sống, mạnh mẽ, thông tuệ và thuyết phục.

Rõ ràng NATO không chết não (như TT Macron đã nói dưới thời TT Trump). Mỹ sẵn sàng chung lưng với tất cả các đồng minh để “bảo vệ từng tất đất” trước mọi xâm lược của Nga.

Mỹ dưới thời TT Biden cũng là quốc gia đã viện trợ cho Ukraine nhiều hơn hết, từ viện trợ nhân đạo cho tới quân sự.

Chỉ có một trở ngại: TT Zelensky nhiều lần yêu cầu NATO “phong tỏa vùng không phận Ukraine”, mỗi lần đều bị Mỹ từ chối.

Ta nên hiểu thêm một chút về “luật chiến tranh”. Trên phương diện này mà nói, Mỹ (NATO cũng như EU) không có lý do để can thiệp vào “vấn đề Ukraine”.

Những viện trợ quân sự của các quốc gia, tổ chức này cho Ukraine đều chỉ nhằm mục tiêu “tự vệ”.

Cần nhắc lại rằng, ban đầu nước Đức từ chối giúp vũ khí “giết người” cho Ukraine. Chỉ đến khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin thực chất trở thành một cuộc “chiến tranh bẩn thỉu”. Kẻ xâm lược và gây chiến, Putin, không dám tuyên bố chiến tranh (với Ukraine) mà chỉ dám núp sau những lý do không thuyết phục. Nước Đức (cũng như nhiều quốc gia khác) mới viện trợ cho Ukraine “vũ khí có thể làm chết người”.

Tức là Mỹ, NATO và EU chỉ giúp cho Ukraine để “tự vệ” mà thôi. Mỹ, EU và NATO không thể “phong tỏa vùng không phận Ukraine” như yêu cầu của Zelensky. Đây là một động thái có thể xem là “gây chiến” và chiến sự Ukraine có thể lan rộng.

Tổng thống Biden nhân chuyến công du, qua buổi diễn thuyết cuối cùng tại sân Vận động Quốc gia Ba lan, ông có “ngẫu hứng” nói rằng, “Vì tình yêu thương của đức Chúa, người này không thể ngồi ở vị trí quyền lực” (Người này là Putin).

Báo chí Pháp phê bình TT Biden “vụng về”. Tổng thống Macron có lên tiếng phản đối, cho rằng ý kiến của TT Biden là không phù hợp.

Nếu cũng “theo luật” mà nói thì ý kiến của tổng thống Biden là không “hợp cách”, Tổng thống Biden đã xen vào “chuyện nội bộ” của Nga. Nhưng nếu ta có xem các bài phóng sự truyền hình (như trên đài Discovery hôm qua), những phóng viên đã phỏng vấn những bà mẹ, những cụ già… người Ukraine phải chạy trốn quân Nga từ các tỉnh thành nay đã trở thành mặt trận, thì sẽ nhận ra rằng, lời nói của Tổng thống Biden không có gì là không “hợp cách”.

Những nạn nhân này nói gì? Hãy xem để nghe và thấy, giữa tiếng nức nở nghẹn ngào, giữa hai hàng nước mắt và tiếng nấc uất hận không thành lời… tất cả những nhân chứng đều lên án Putin là “tên đồ tể”, Putin là kẻ giết người, là tên “tội phạm chiến tranh”… Họ kể rằng, quân Nga đã pháo kích bừa bãi vào nhà thương, trường học… Quân Nga đã bắn xối xả vào bất kỳ chiếc xe nào chạy qua, không cần biết những chiếc xe đó chở ai, chở cái gì… Trẻ em, đàn bà, đàn ông, cụ già… tất cả đều trở thành mục tiêu cho lính Nga bắn giết.

Lại còn có vụ dội bom vô hí viện ở Marioupol, nơi có ghi rõ để phi công thấy dưới đất “có trẻ em”, gây hàng trăm người chết. Tất cả đều trẻ em, người già và phụ nữ. Rõ ràng Putin là một tên “đồ tể”, một kẻ sát nhân, một tên “tội phạm chiến tranh”…

Theo tôi thế giới quá sức “đạo đức giả”, ngay cả TT Macron. Ngạn ngữ Pháp có câu “mình gọi con chó là con chó, con mèo là con mèo”. TT Biden bộc lộ “ý kiến cá nhân” như là một trang “quân tử”. Thấy sao nói vậy, nói đúng mức. Tên đồ tể Putin không thể tiếp tục ngồi ở vị trí quyền lực.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by tramthaiha »

Những người Mỹ nào ủng hộ Putin?
Nguyễn Tiến Cường
1 tháng 4, 2022

Image
Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo (ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Trước khi đoàn quân xâm lược của Vladimir Putin vượt biên giới tràn vào Ukraine, có không ít chính trị gia Mỹ, trong đó có cựu Tổng thống Donald Trump, công khai ủng hộ Putin. Tuy nhiên hiện tại gió đã đổi chiều, ngay trong nội bộ đảng Cộng hòa. Những chính khách trong đảng Cộng hòa từng nhiệt tình ủng hộ Putin bắt đầu xuống giọng, không còn hung hăng như lúc đầu.

Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn là đề tài chính trong những bản tin hàng ngày. Những bản tin đầy đủ với những bình luận rõ ràng cho thấy sự quan tâm của cả thế giới về cuộc chiến. Sau một thời gian dài, nước Mỹ chưa bao giờ đoàn kết như hiện tại khi cuộc chiến Nga-Ukraine xảy ra. Những cái loa trong đảng Cộng hòa từng hoan hô và ủng hộ Putin bắt đầu ít đi, nhỏ dần lại. Đa số chính trị gia và dân chúng Mỹ đứng sau Tổng thống Joe Biden. Khi cuộc chiến bắt đầu, một cuộc thăm dò cho thấy 70% dân Mỹ ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn, ngay cả khi có thể gây thương vong, dù sự ủng hộ chống lại việc can thiệp trực tiếp bằng quân đội vào cuộc chiến.

Số phiếu thăm dò ủng hộ Tổng thống Biden khá thấp vào đầu năm nay đã tăng lên phần nào. Đây là chuyện thường xảy ra khi đất nước có chiến tranh nhưng trong trường hợp này nó cho thấy một thực tế là Biden có thể kết hợp một liên minh rộng lớn chống lại Moscow. Nhiều đảng viên Cộng hòa tin rằng Putin sẽ không dám tấn công bất cứ nước nào trong nhiệm kỳ Trump, ngay bản thân Trump cũng thường xuyên tuyên bố điều này.



Khi chiến tranh vừa nổ ra, cựu Tổng thống Trump nhiệt liệt khen ngợi Putin là thiên tài, thông minh… đồng thời chỉ trích Biden yếu kém. Trump nói Mỹ chỉ tự làm hại mình bằng các lệnh trừng phạt. Cần nhắc lại, năm 2019, Tổng thống Trump từng yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cung cấp tài liệu buộc tội Hunter, con trai của Biden, nếu muốn được nhanh chóng cung cấp gói viện trợ quân sự $400 triệu.


Tucker Carlson “nổi tiếng” đến mức được dựng “bia sống” tại New York City (cùng với Rudy Giuliani, Steve Bannon, thượng nghị sĩ Josh Hawley, thượng nghị sĩ Ted Cruz, dân biểu Lauren Boebert, dân biểu Marjorie Taylor Greene và cựu Tổng thống Donald J. Trump) – ảnh: Lev Radin/Pacific Press/LightRocket via Getty Images
Tucker Carlson – một cái loa của đài Fox News – nói rằng Ukraine không phải là một thể chế dân chủ mà chỉ là con rối của Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo của Nội các Trump cũng không tiếc lời bày tỏ sự ngưỡng mộ Putin, ít nhất là vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến Ukraine. Pompeo nói: “Ông ấy là một chính khách tài giỏi, một điệp viên KGB lão luyện. Putin biết cách sử dụng quyền lực của mình. Chúng ta nên tôn trọng điều đó”.

Madison Cawthorn, 26 tuổi, dân biểu trẻ nhất ở Hạ viện, thuộc đảng Cộng hòa, bang North Carolina phát tán một video vào ngày 10 Tháng Ba 2022, rằng: “Zelensky là một kẻ gian manh, chính phủ Ukraine cực kỳ tham nhũng, gian ác đến khó tin…”. Video cũng đồng thời tuyên truyền những giáo điều rỗng tuếch. Những luận điệu phản quốc của Tucker Carlson, Mike Pompeo, Madison Cawthorn… được truyền thông Nga hưởng ứng mạnh mẽ và tuyên truyền rộng rãi đến người dân Nga.

Một số khuôn mặt thuộc đảng Cộng hòa bày tỏ ủng hộ Putin có thể kể thêm là Matt Gaetz (dân biểu Florida), Marjorie Taylor Greene (dân biểu Georgia), Lauren Boebert (Colorado). Marjorie Greene từng ca ngợi Putin và chỉ gần đây mới ít nhiều thay đổi quan điểm. Mặc dầu vậy, Greene chống lại bất kỳ viện trợ nào cho Ukraine, cho rằng nó chỉ kéo dài chiến tranh, gây ra thêm đau khổ. Greene cũng tin rằng độc lập của Ukraine chỉ tồn tại nhờ sự giúp đỡ của cựu Tổng thống Barack Obama. Bà nói: “Chính phủ trước đây ở Kyiv đã bị lật đổ với sự giúp đỡ của Obama; và Biden chỉ nhiệt thành giúp đỡ Ukraine vì con trai ông là Hunter đang kinh doanh ở đó”.

Trong khi đó, Lauren Boebert đưa ra một nhận định ngớ ngẩn về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Trước đó, khi đề cập cuộc biểu tình của các tài xế xe tải phản đối các biện pháp chống đại dịch Sars-CoV2 ở Canada, Boebert nói: “Chúng tôi cũng có những người hàng xóm ở phía Bắc đang cần được trả tự do”. Boebert mô tả Canada là một quốc gia đang bị đàn áp, sẽ được giải phóng khi bị chiếm đóng giống như Ukraine, đất nước mà Putin đang muốn diệt phát xít…

Những người kể trên chỉ là thiểu số ít ỏi. Trong thời điểm căng thẳng này, ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, gần như mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm trước cách hành xử của Nội các Biden, vì bất kỳ bất cẩn nào cũng có thể dẫn đến một cuộc leo thang đưa đến chiến tranh nguyên tử. Người lãnh đạo Mỹ hiện nay không phải là một kẻ ái kỷ, bốc đồng với những hành động, tuyên bố không kiểm soát, và có những ý tưởng điên dại chẳng hạn dùng chiến đấu cơ F-22 sơn cờ Trung Quốc để tấn công Nga.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu mặt trận hiện tại chống Putin có thể báo trước sự chấm dứt việc ngưỡng mộ Putin của những người như Trump hay không? Thực tế cho thấy nhiều đảng viên Cộng hòa đang giữ khoảng cách với Trump – một khoảng cách rất ít liên quan đến các tiêu chuẩn đạo đức mà chỉ vì chủ nghĩa cơ hội. Một thí dụ là phát biểu của cựu Phó Tổng thống Mike Pence. Vào ngày 4 Tháng Ba, Pence nói tại một sự kiện của đảng Cộng hòa: “Không có chỗ cho những người xin lỗi Putin trong đảng này”. Rõ ràng là điều đó ngầm nhắm vào Trump.

Tuy nhiên chỉ bốn ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn đài Fox News, Mike Pence lại nói: “Chính phủ thời Trump là nội các duy nhất trong thế kỷ 21 mà Putin không tìm cách xâm chiếm đất đai, mở rộng biên giới bằng vũ lực vì ông ta nhìn thấy được sức mạnh quân sự của Mỹ”. Pence có vẻ đang muốn trở thành ứng cử viên tổng thống vào năm 2024.

Để đạt được mục đích này, Pence vừa phải giữ một khoảng cách đối với Trump, vừa tránh xung đột bất lợi với Trump. Khi tình hình thay đổi vì cuộc chiến tranh tàn ác vô nhân của Putin, nền tảng nhân sự của đảng Cộng hòa nhận ra sự ngưỡng mộ đối với một thể chế chuyên quyền, độc đoán là điều mang lại tai hại nhiều hơn là lợi lộc chính trị.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lengoi »

Putin đang nghĩ gì?
The New Yorker
Cù Tuấn, dịch
30-3-2022

Image
Tranh vẽ của João Fazenda: Putin cầm trên tay Quảng trường Đỏ.

Tóm tắt: Bản sắc dân tộc mà Tổng thống Nga đã góp phần quảng bá — phi tự do, mang tính đế quốc và sự căm phẫn phương Tây — đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc xâm lược tàn bạo của ông vào Ukraina.


Năm 1996, năm mà Vladimir Putin chuyển từ St.Petersburg đến Matxcơva để đảm nhận vị trí ông chủ Điện Kremlin thay Boris Yeltsin, tờ báo chính phủ Rossiyskaya Gazeta đã hỏi độc giả của mình một câu hỏi hàng đầu: “Bạn có đồng ý rằng chúng ta đã có đủ dân chủ không, chúng ta đã thích nghi với nó chưa, và bây giờ đã đến lúc để thắt chặt hay không?” Tờ báo này thiết lập một đường dây nóng và đưa ra số tiền thưởng tương đương hai nghìn đô la cho bất kỳ người nào có thể đưa ra một “ý tưởng thống nhất quốc gia” mới. Sự việc này đã phản ánh Nga khi đó – một đất nước nghèo đói, mất tinh thần và lạc hậu.


Cùng lúc đó, Yeltsin đã tập hợp một ủy ban gồm các học giả và chính trị gia để hình thành một “ý tưởng quốc gia” mới. Có lẽ cuộc thi trên tờ báo trên có thể cung cấp một số ý tưởng cho quá trình này. Nhưng những nỗ lực này cũng chẳng đi đến đâu. Yeltsin đã không tạo dựng được bất kỳ động lực nào đằng sau các lý tưởng dân chủ, và sự lạc quan về chính trị trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1991, đối với hầu hết người Nga, giờ đây chỉ còn là một ký ức cay đắng.

Hệ thống an sinh xã hội thời Liên Xô đã bị xé nát. Mọi người đã cảm thấy mệt mỏi khi nhìn qua các cửa hàng để xem các sản phẩm hàng nhập khẩu lấp lánh trên kệ trong khi một nhóm các nhà tài phiệt được phép mua lại các doanh nghiệp nhà nước có giá trị nhất của đất nước với giá rẻ, thấp hơn hàng trăm lần.


Yeltsin đã được tái cử, đánh bại ứng cử viên Đảng Cộng sản Gennady Zyuganov, nhưng chỉ bằng cách tranh thủ những tài phiệt. Với ý nghĩ tự bảo vệ mình, họ đã dồn tiền cho Yeltsin và giúp che đậy tình trạng kiệt sức và chứng nghiện rượu của ông. Vào cuối những năm 90, demokratia (dân chủ), được gọi chệch đi thành dermokratia, chế độ dân cứt. Tỷ lệ ủng hộ của Yeltsin đã giảm xuống mức thấp nhất.

Cũng chính những trí thức từng mơ ước về tự do ngôn luận, pháp quyền, và một phong trào chung hướng tới dân chủ tự do nay đã trải qua cảm giác thất bại nặng nề. “Không có cảm giác gì về đất nước mới này, nước Nga, thực sự là gì”, Andrei Zorin, một nhà sử học văn hóa nổi tiếng, cho biết vào thời điểm đó, tương phản với bầu không khí với sự lên men Khai sáng đã chứng kiến sự ra đời của Mỹ và Pháp. “Bốn hoặc năm năm qua ở Nga đã sáng tạo ra rất ít ỏi, ngoại trừ sự cuồng loạn thuần túy”.

Putin lên nắm quyền vào năm 1999, được quảng cáo không phải là một người có tư tưởng mà là một nhân vật có sức khỏe cục súc và năng lực quản lý. Sự thật Putin là một người của KGB, được đào tạo để coi phương Tây, đặc biệt là Mỹ, là kẻ thù của mình, và cho rằng có âm mưu ở khắp mọi nơi đang cố gắng làm suy yếu và hạ nhục nước Nga. Putin không thành lập bất kỳ ủy ban nào để đưa ra một ý tưởng quốc gia; ông không thiết lập bất kỳ đường dây nóng nào. Theo thời gian, ông đã thiết lập một chế độ chủ nghĩa cá nhân được xây dựng xung quanh sự bảo trợ và quyền lực tuyệt đối của mình. Và bản sắc dân tộc mà ông đã góp phần quảng bá –– phi tự do, tính đế quốc, sự căm phẫn phương Tây –– đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc xâm lược tàn bạo của ông vào Ukraina.


Để tạo ra những cái bẫy về bản sắc Nga này, Putin đã nắm bắt những luồng tư tưởng phản động hiện có. Trong khi hầu hết các nhà quan sát chú ý nhiều hơn đến sự chuyển hướng của trí thức và chính trị sang phương Tây vào cuối những năm 1989 và 1990, nhiều nhà tư tưởng, ấn phẩm và thể chế của Nga đã lấy cảm hứng từ các nguồn khác nhau. Các tờ báo như Dyen (Ngày nay) và Zavtra (Ngày mai) đã đăng những bài báo về ảnh hưởng tàn khốc của quyền lực chính trị và văn hóa Mỹ. Các học giả khác nhau đã tôn vinh các đức tính của “bàn tay sắt”, được các Sa hoàng ưa đàn áp như Alexander III, Nicholas I và các nhà lãnh đạo chuyên quyền nước ngoài như Augusto Pinochet làm minh chứng. Một nhà triết học khá điên cuồng tên là Aleksandr Dugin đã xuất bản một chủ đề khải huyền tân phát xít về cuộc chiến vĩnh cửu giữa “cường quốc biển” phương Tây và “cường quốc trên bộ” Âu-Á, và có được lượng khán giả đáng kể trong giới chính trị, quân sự và tình báo Nga.

Putin, từ những năm đầu tiên nắm quyền, đã bị ám ảnh bởi việc khôi phục sức mạnh của Nga trên thế giới và việc định vị của các cơ quan an ninh như một thể chế kiểm soát duy nhất ở trong nước. Sự mở rộng của NATO và việc ném bom Belgrade, Iraq và Libya đã khiến ông nghi ngờ phương Tây và hướng đi vào nội địa của ông. Putin cũng nhận ra tầm quan trọng của các biểu tượng và thể chế truyền thống có thể thống nhất những người bình thường và giúp xác định các đặc thù của một chủ nghĩa ngoại lệ mới của Nga. Ông đã khôi phục lại bài quốc ca của Liên Xô cũ với lời bài hát được cập nhật.


Putin nói với những người phỏng vấn và du khách rằng, ông là một tín đồ Chính thống giáo và không làm gì để xua tan tin đồn rằng ông đã sử dụng một dukhovnik, một người hướng dẫn tâm linh, tên là Tikhon Shevkunov. Cha Tikhon là người đã xuất hiện trong các bộ phim và điều hành trang web Pravoslavie.ru., đã phủ nhận rằng ông có ảnh hưởng đáng kể đối với Putin (“Tôi không phải là Hồng y Richelieu!”), nhưng ông cũng nói rõ rằng, Putin là một người theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ, là người tin vào “vận mệnh đặc biệt” của nước Nga.

Năm 2004, khi Ukraina đang ở trung tâm cuộc Cách mạng Cam, Putin không chỉ kêu gọi các cơ quan an ninh của mình chống lại sự ngả dần của Kyiv sang phương Tây; ông đã tập trung vào quan niệm về một hệ tư tưởng đế quốc của riêng mình. Putin bắt đầu tán thành những nhà tư tưởng bảo thủ như Nikolai Berdyaev và Ivan Ilyin, những người tin tưởng vào số mệnh cao đẹp của nước Nga và sự giả tạo của Ukraina. Để bảo đảm không ai bỏ sót thông điệp của Putin, Điện Kremlin đã phân phát tài liệu cho các thống đốc và quan chức cấp khu vực.

Năm 2007, năm mà Putin có bài phát biểu nổi tiếng chống lại phương Tây tại Munich, ông đã đến thăm một nhà văn và nhà tư tưởng từng được coi là kẻ thù lớn nhất của nhà nước Xô Viết: Aleksandr Solzhenitsyn. Giống như Putin, Solzhenitsyn tin rằng Nga và Ukraina có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và Putin đã cố gắng khai thác quan điểm đạo đức của Solzhenitsyn để nhấn mạnh sự coi thường của chính ông đối với nền độc lập của Ukraina. Điều mà ông lờ đi là sự khăng khăng của Solzhenitsyn, vào năm 1991, rằng nếu người Ukraina chọn đi theo con đường riêng của họ –– như họ đã làm bằng một phiếu bầu với tỷ lệ lên đến chín mươi phần trăm –– thì ông sẽ “nhiệt liệt chúc mừng” họ. (“Chúng ta sẽ luôn là hàng xóm của nhau mà. Hãy là những người hàng xóm tốt.”)

Vào thời điểm Putin trở lại cương vị Tổng thống vào năm 2012, sự chú ý của ông đối với các giá trị bảo thủ rõ ràng đã trở nên sâu sắc hơn. Ông thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến, phỉ báng họ là “những kẻ phản bội”, một “cột báo thứ năm” do Mỹ hậu thuẫn. Putin đánh chiếm Crưm và xâm lược miền đông Ukraina. Tầm nhìn của ông về Matxcơva như một trung tâm của các tư tưởng chống tự do và quyền lực Á-Âu ngày càng mạnh mẽ.

Trong thời gian xảy ra đại dịch, ông hiếm khi gặp trực tiếp các cố vấn của mình, tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Mikhail Zygar, ông đã nói chuyện nhiều ngày tại nhà nghỉ của mình với Yury Kovalchuk, một ông trùm truyền thông và là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Rossiya, người có chung tầm nhìn về vai trò đấng cứu thế của Putin và chia sẻ phong cách sống hưởng thụ với ông. Trong những năm gần đây, Putin thậm chí đã thành công trong việc xuất khẩu thương hiệu chủ nghĩa phi tự do đặc biệt của mình cho Mặt trận Quốc gia ở Pháp và các nước khác; Đảng Quốc gia Anh; phong trào Jobbik ở Hungary; Golden Dawn ở Hy Lạp; và cánh hữu của Đảng Cộng hòa Mỹ. Như Steve Bannon, nhà tư tưởng học của Donald Trump, gần đây còn nói rằng “Ukraina thậm chí không phải là một quốc gia”.

Sự tàn phá Mariupol và các thành phố khác của Ukraina cho thấy rằng đức tin của Putin có rất ít lòng thương xót hoặc sự khiêm tốn. Vào đầu triều đại của Putin, theo nhà báo Catherine Belton, ông đã cùng với người bạn tâm giao của mình, chủ ngân hàng và sau này là kẻ chống lại ông, Sergei Pugachev đến một buổi lễ Chính thống giáo vào Chủ nhật Tha thứ, được tổ chức ngay trước Mùa Chay. Pugachev, vốn là một tín đồ, nói với Putin rằng ông nên phủ phục trước vị linh mục như một hành động của sự sùng tín. Putin được cho là đã trả lời rằng: “Tại sao lại là tôi? Tôi là Tổng thống Liên bang Nga. Tại sao tôi phải cầu xin sự tha thứ?”
duynga
Posts: 117
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by duynga »

Tại sao tôi thù ghét Putin

Tác giả: Denis Trubetskoy, từ Lviv
Vũ Ngọc Chi, dịch
3-4-2022
Image
Trong khi rút khỏi khu vực Kyiv, binh lính Nga đã sát hại hàng trăm người. Hình được chụp trên đường cao tốc ở Bucha vào ngày 2-4. Photo: IMAGO/ ZUMA Wire

Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.

Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.


Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc ​​lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.

Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.


Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.

Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.


Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.

“Tôi không nhớ tôi đã làm việc đó như thế nào”

Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Wladyslaw sẽ là một trong những người đầu tiên được gọi ra mặt trận. Tuy nhiên, anh ta đang ở Mỹ với tư cách là một thủy thủ và sẽ không trở lại trong vài tuần tới. Nhiều người thân của anh, những người mà anh muốn tổ chức cuộc di tản ra nước ngoài, đã ở lại Irpin.

Tôi có cuốn nhật ký của Weronika, một người bạn thân của Walerija, em họ của anh, kể về cuộc chạy trốn của họ vào những ngày đầu tháng Ba, khi Butscha đã trở thành địa ngục và là khu vực nguy hiểm nhất trong toàn bộ khu vực Kyiv. Cây cầu tại Irpin đã bị phá hủy và sẽ mất quá nhiều thời gian và đơn giản là quá nguy hiểm để lái xe quanh nó. Tuy nhiên, hai người đàn ông đến từ Kyiv đã đồng ý đón Weronika, Walerija và Anastassija, một người bạn của hai người. Nhưng mà họ phải tự mình băng qua cây cầu đã bị phá hủy vì những người đàn ông không thể đến đó bằng xe hơi của họ.


Weronika viết trong nhật ký: “Chúng tôi nghe thấy hàng loạt vụ nổ và phát súng kỳ lạ từ hướng chúng tôi đang đi. Lần này chúng đang ở rất gần, tôi sợ chết khiếp”. Cô đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong số ba người phụ nữ, vì vậy cô không được phép tỏ ra sợ hãi. “Tôi đã cố để dành nước mắt lại cho sau này. Chúng tôi đi bộ dưới cây cầu bị phá hủy và thực sự mọi thứ xung quanh chúng tôi bị phá hủy hoàn toàn. Nó có vẻ giống như bộ phim tồi tệ nhất về ngày tận thế. Chúng tôi muốn vượt qua đống đổ nát để sang phía bên kia, và chúng tôi cùng lúc mang hàng cứu trợ nhân đạo tới đó. Chúng tôi băng qua sông qua một số ống hơi chìm trong nước. Tôi không nhớ mình đã làm như thế nào. Và tôi không biết tại sao mình không bị ngã”.

Ảnh: Irpin vào ngày 2-3-2022. Thường dân băng qua cây cầu bị phá hủy – có lẽ đây là địa điểm mà Weronika và những người bạn của cô rời thành phố. Nguồn: picture alliance/dpa/EUROPA PRESS.
Họ đã qua được phía bên kia, nhưng không rõ liệu những người đàn ông có thực sự đến hay không. Những người phụ nữ tính đến việc đi bộ đến Kyiv. Việc đó sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi và sẽ rất nguy hiểm. Nhưng rồi thì chiếc xe đã đến và đưa họ đến Kyiv, từ đó Weronika, Walerija và Anastassija đón tàu qua Lviv đến Ba Lan. Hiện thời, họ đã tìm được chỗ cư trú ở gần München. Cha của Wladyslaw ở lại Irpin, ông chỉ chạy trốn vào khoảng ngày 10 tháng 3, khi chiến sự ở đó gia tăng. Wladyslaw viết cho tôi: “Ông ấy đã thoát được như thế nào, tôi không biết vì ở xa quá. Nhưng thật may mắn vì chúng tôi đã mua được những căn hộ rất gần Kyiv”.

Nga phải thua cuộc chiến này

Theo những gì Wladyslaw được biết, các căn hộ của anh ta vẫn chưa bị phá hủy. Anh ta không thể kiểm tra điều đó, cha anh ta muốn trở lại Irpin đã được giải phóng trong vài ngày tới. “Đó không phải là điều quan trọng nhất bây giờ”, Wladyslaw nói. Tuy nhiên, rất có thể binh lính Nga cũng đã cướp phá căn hộ của anh ta – đối với Irpin và Butscha, tiếc rằng đây là quy luật nhiều hơn là ngoại lệ.

Vào năm 2020 – 2021, tôi đã tham dự các bữa tiệc đêm giao thừa của Wladyslaw, gần đây nhất tôi đã đến thăm anh ấy vào mùa thu năm 2021. Hôm qua, khi tôi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp từ Irpin và Butscha, tôi đã phải bật khóc trong giây lát – tôi biết qua những người bạn từ Borodyanka, một vùng ngoại ô Kiev khác xa hơn một chút, những gì đang xảy ra trong khu vực, nhưng tôi không thể tin được rằng, nó thật sự kinh khủng như vậy. Nhưng nó đã thật sự khủng khiếp như vậy. Tôi rất vui vì gia đình của Wladyslaw tương đối an toàn. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng những nơi mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa lại thực sự diễn ra nạn diệt chủng. Làm thế nào khác để đặt tên cho những điều quân đội Nga đã làm ở đó?


Wladyslaw và tôi cùng chung số phận. Chúng tôi đến từ một thành phố nói tiếng Nga ở Krym, nhưng chúng tôi cảm nhận mình là người Ukraine. Đó là những người như chúng tôi mà Putin tuyên bố ông ấy muốn bảo vệ lần thứ hai. Nhưng thực tế, ông ta đang phá hủy cuộc sống của chúng tôi – giống như của nhiều người khác, những người phải trải qua những điều khủng khiếp hơn nhiều so với Wladyslaw, Weronika hay tôi.

Tôi phải thừa nhận rằng: Tôi thù ghét ông ta. Nhân danh tiếng mẹ đẻ của tôi, nhân danh nền văn hóa nói tiếng Nga của tôi, nhân danh quá khứ của ông bà tôi, những người đã trải qua Thế chiến Thứ hai ở Sevastopol khi còn nhỏ, ông [Putin] đã phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất đối với đất nước tôi. Điều đó không thể tha thứ được.

Chừng nào Putin còn nắm quyền, chừng nào nước Nga còn chưa vượt qua được chế độ này, thì thế giới văn minh không nên trở lại quan hệ bình thường với Nga. Bởi vì đây không chỉ là cuộc chiến của Putin, chủ nghĩa man rợ này có sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nga. Nga phải thua trong cuộc chiến này để cứu Ukraine khỏi kẻ xâm lược này. Nhưng không chỉ có vậy: Nga cũng phải thua trong cuộc chiến này nếu nó muốn có một tương lai nào đó.

***

Cho đến nay 340 thi thể đã được tìm thấy ở Butscha

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông Ukraine, hơn 300 thi thể dân thường đã được tìm thấy sau vụ thảm sát ở thành phố Butscha gần Kyiv. Báo Ukrajinska Pravda, trích dẫn một dịch vụ tang lễ, viết: Vào tối Chủ nhật, 330 đến 340 thi thể đã được gom lại. Việc tìm kiếm thêm nạn nhân sẽ được tiếp tục vào sáng thứ Hai. Một số thi thể được tìm thẫy chôn trong các sân sau nhà.
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by TranAnhDung »

‘Ngoại giao phản dân’ làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể
Hoàng Trường
11-4-2022

Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine. Nguồn: Reuters

Theo thống kê, xu hướng bỏ phiếu của Việt Nam thường trùng khớp với các nước như Bắc Triều Tiên (82.7%), Libya (84%), Zimbabwe (83.6%).

“Phản dân” trong văn cảnh này có hai nghĩa: chống lại ý nguyện của người dân trong nước và thách thức các lực lượng dân chủ trên thế giới. Tại sao đại diện cho một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” mà lại rơi vào thế kẹt của một nền ngoại giao làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể?

Nếu như trong nước có một chính quyền “của dân, do dân, vì dân” như CSVN vẫn thường xuyên tuyên truyền thì sau lá phiếu của Việt Nam chống lại việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) vừa qua, người dân trong cả nước, nếu muốn, có quyền xuống đường phản đối một chủ trương ngoại giao sai trái và ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia. Nhưng vì Việt Nam là một chính thể theo chủ nghĩa toàn trị, nên tất cả những quyền cơ bản của con người như tự do biểu tình, phát ngôn, tự do lập hội… đều chỉ tồn tại trên Hiến pháp. Mà ngay những quyền cơ bản ấy, nếu ai đó có ý định đem ra thực thi theo Hiến định, thì lập tức sẽ được quy chụp là chống đối, hoặc là các thế lực thù địch.


Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ để loại Nga. Điều này được truyền thông trong nước đưa tin dưới một uyển ngữ kỳ cục là Nga đã quyết định “kết thúc sớm tư cách thành viên HĐNQ/LHQ nhiệm kỳ 2021 – 2023”.

Thậm chí, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, các tờ báo ở Việt Nam, khi tường thuật về vụ việc này đã không dám đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam. Đại diện Việt Nam đã làm chuyện “chướng tai gai mắt” đến nỗi họ không dám công khai trước người dân về một hành động không lấy gì làm vẻ vang cho quốc thể.


Nhà văn quân đội – Đại tá Phạm Đình Trọng đã có cái nhìn thật sắc bén khi ông khái quát: “Trong khi hầu hết các quốc gia có mặt ở LHQ (trong hai lần 2/3 và 24/3 trước đây) đều bỏ phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ủng hộ Ukraine, thì cả hai lần ấy, đại diện Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Hai lần người dân Việt Nam bị các lá phiếu trắng ấy làm nhục trước thế giới”.

Và đến lần thứ ba hôm 7/4 vừa rồi, Đại tá Trọng tố cáo tiếp: “Lần này, 93 cánh tay cộng đồng nhân loại chỉ mặt cái ác Putin Nga ở Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin Nga ra khỏi HĐNQ. Đi xa hơn hai lần bỏ phiếu trắng, lần này nhà nước Việt Nam bỏ phiếu chống. Chống lại 93 cánh tay chỉ mặt tội ác Putin Nga. Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin Nga”.

“Một lần nữa, người dân Việt Nam lại bị nhà nước làm nhục trước thế giới”, Cựu chiến binh Phạm Đình Trọng bày tỏ uất hận… Khi chủ trương một đường lối đối ngoại phản dân, làm nhục quốc thể như thế, trên thực tế, chính bản thân cái nhà nước ấy cũng bị cộng đồng quốc tế khinh rẻ lắm rồi.


Hãy nghe bà Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield tuyên bố: “Cộng đồng quốc tế ngày 7/4 đã ‘cùng bước theo đúng hướng’ với quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ liên quan tới những hành động tàn bạo ở Ukraine”.

Làm nhục dân và làm nhục quốc thể, vì đa số người dân Việt khi nhìn cảnh những nạn nhân bị thảm sát và hành quyết tại Bucha, họ luôn liên tưởng tới những hành động diệt chủng của Polpot tại làng Ba Chúc ở Việt Nam do Trung Quốc “chống lưng” những năm cuối thập niên 1970.

Nhà nghiên cứu Minh triết Nguyễn Khắc Mai phát biểu với truyền thông quốc tế từ Hà Nội hôm 8/4 rằng, nhà nước Việt Nam không dám cho báo chí đăng tin mình chống lại LHQ, vì muốn che cái xấu xa của mình: “Đấy là một trò xảo quyệt, để che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ hàm ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn thế’… nhưng vì mối quan hệ thế này thế kia, nên buộc phải làm vậy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí… Đấy là cái cách của cái đám xảo quyệt, nhưng không dấu được ai. Bởi vì bàn tay không thể che đậy nổi mặt trời. Đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng đắn và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu mà thế giới người ta lên án, mà rõ ràng là nó quá xấu rồi, nó độc ác rồi… mà cũng không dám lên tiếng”.


Tại sao Việt Nam lại rơi vào thế kẹt như trên? Câu trả lời đơn giản. Đó là vì, cái lobby say máu độc tài – chuyên chế trong một bộ phận lãnh đạo đất nước đã lấn át được cái lobby muốn hội nhập sâu rộng để làm ăn với bên ngoài, theo giả định nếu đúng như có những lobby như thế. Thủ tướng Phạm Minh Chính từng tuyên bố tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc khai mạc hôm 14/12 năm ngoái, Việt Nam không chọn bên, không chọn phe trong cạnh tranh giữa các nước lớn, chính sách đối ngoại của Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết.

Xin thưa, đấy là ông Phạm Minh Chính và nhánh quyền lực cam kết đường lối cải cách thể chế muốn thế. Nhưng với lập trường như ở LHQ vừa qua, coi như nhóm “chọn theo phe Nga và Tàu” đã áp đảo, kể cả chấp nhận cái giá phải trả là không tính đến lợi ích quốc gia – dân tộc như ưu tiên hàng đầu. CSVN trên thực tế nói một đằng làm một nẻo là vì vậy. Giữa phát ngôn và hành động của các phe nhóm không thể nào trùng khớp và tương thích với nhau.

Trước khi được các “hoàng tử đỏ” của cố TBT Lê Duẩn “bật mí”, chúng ta biết rằng, Việt Nam tuy theo chế độ toàn trị và độc đảng, nhưng thực tế từ khởi nguyên đã có nhiều băng nhóm và phe phái với những tính toán lợi ích không phải lúc nào cũng đồng nhất. Trong thời kỳ chiến tranh đã vậy, trong thời buổi cục diện quốc tế có nguy cơ đảo lộn như hiện nay lại càng như thế. Bởi vì, cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xâm lược vô nghĩa của một kẻ độc tài, bệnh hoạn bởi quyền lực cá nhân và cơn vĩ cuồng của bản thân, đã/đang đẩy hàng triệu người vào thảm cảnh của địa ngục.

Giới quan sát cho rằng, ngoài chuyện Việt Nam có thể bị Nga – Tàu gây sức ép, nhưng tại sao nhiều nước cũng mua vũ khí của Nga, cũng quan hệ chặt với Tàu như Indonesia, Myanmar… mà vẫn cứ ủng hộ LHQ khai trừ Nga như đã thấy. Vấn đề là, hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn tại và thịnh hành một “lobby ủng hộ bộ đôi Putin – Tập Cận Bình”, thể hiện rất rõ trong một bộ phận chính quyền lẫn trên cả các mạng xã hội.

Ông Nguyễn Chính Kết, một chuyên gia theo dõi tình hình chính trị và nhân quyền Việt Nam ở Texas, Hoa Kỳ, nói với VOA: “Nếu trước một tội ác tầy trời như của Nga đối với Ukraine mà Việt Nam không dám lên tiếng phản đối, lại còn chống lại việc loại bỏ Nga ra khỏi HĐNQ/LHQ thì các quốc gia khác trên thế giới sẽ tiếp tục không thể tin tưởng vào lương tâm của Cộng sản Việt Nam”.

Nhận định về điểm chung trong lập trường của Việt Nam và Trung Quốc đối với hành động của Nga ở Ukraine, ông Nguyễn Chính Kết nói: “Nhà nước CSVN coi như bị lệ thuộc vào Nga và Trung Quốc rất nhiều nên không dám làm những gì ngược lại ý muốn của Nga và Trung Quốc. Các nước khác sẽ nhìn Việt Nam giống như là một chư hầu của Trung Quốc hay của Nga vậy thôi”.

Nhà báo Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cũng nhận định, ông không ngạc nhiên trước việc bỏ phiếu chống của Việt Nam. Ông phân tích lý do: “Việt Nam đang ở vào thế buộc phải chọn phe. Cả một hệ tư tưởng và rất nhiều vấn đề ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự… phụ thuộc vào các đồng minh như Nga, Trung Quốc… Cho nên khi không thể đu dây được nữa thì buộc phải chọn phe. Tuy nhiên, việc này sẽ gây khó khăn rất lớn cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế… Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine rất phi nghĩa và rất nhiều nước trên thế giới đã phản đối. Trong thời điểm này mà chọn phe như vậy thì chắc chắn tương lai các quan hệ thương mại, ngoại giao sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì Việt Nam không chỉ dựa vào Nga và Trung Quốc, mà còn phải nhờ vào rất nhiều các mối quan hệ với các nước văn minh khác”. Ông Thắng kết luận: “Khi lãnh đạo đất nước chọn phe ngược lại với nhân dân thì đất nước sẽ lầm than!”

***

Theo thống kê, xu hướng bỏ phiếu của Việt Nam ở LHQ thường trùng với các nước Bắc Triều Tiên (82.7%), Libya (84%), Zimbabwe (83.6%). Đối với các nghị quyết quan trọng như nghị quyết hôm 7/4, thì Việt Nam, Lào, Cuba và Trung Quốc thường bỏ phiếu giống nhau. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ có thể nói tới mối tương quan về xu hướng bỏ phiếu giữa mấy quốc gia này thôi. Nhưng về mặt chính trị thì quá dễ hiểu ai lệ thuộc ai.

Phải nhấn mạnh hai chữ “quốc gia” và bốn chữ “Nhà nước Việt Nam” để phân biệt với dân tộc và người dân Việt Nam. Putin đe dọa nước nào chống lại mình sẽ bị trừng phạt. Việt Nam có đủ bản lĩnh để chả sợ bất cứ lời đe dọa nào hết? Nhưng cái chính là, cứ bị ám ảnh nỗi sợ con ngáo ộp có tên là “Nhân quyền”. Đến bao giờ nước ta mới coi Nhân quyền là kết tinh của Chân – Thiện – Mỹ, chứ không phải thứ cứ đụng đến là giãy nảy lên. Đến lúc ấy, đại diện nhà nước này mới xứng đáng là đại diện của Dân tộc, đại diện cho Nhân dân.

Để kết luận, người viết muốn được chia sẻ với nghi vấn chính đáng của nhà báo Phạm Phú Khải: “Tại sao người dân Việt Nam không đặt câu hỏi đâu là thành phần chủ chốt đứng đằng sau những quyết định hệ trọng trên đây? Câu trả lời, tất nhiên, là thành phần cao cấp nhất của Đảng CSVN. Nhưng họ là ai? Tổng Bí thư? Ban Bí thư? Bộ Chính trị? Ban Chấp hành Trung ương? Hay bên phía chính quyền Việt Nam, như Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao… Hay chỉ một thiểu số nào đó đang thao túng mọi quyết định hệ trọng này? Ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc lên các quyết định này là thế nào? Bao nhiêu câu hỏi mà không có câu trả lời nào cả”.

Nhưng người dân cần biết và phải biết ai đứng sau những quyết định hệ trọng này. Vì nó không chỉ quan trọng về mặt ngoại giao, về uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nó còn mang tính hệ trọng cho tương lai Việt Nam. Những quyết định như thế làm sao có thể biện minh hay bảo vệ được cho Việt Nam khi một nước khác, như Trung Quốc, lấy lý cớ nào đó để xâm lăng Việt Nam sau này?
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Tòa xét xử bạo động 6/1 gọi Donald Trump kẻ loè bịp, đe dọa nền dân chủ
April 14, 2022

Image

(Business Insider) – Một quan toà liên bang vào thứ 5 gọi ông Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ, tố cáo cựu Tổng thống xúi giục đám đông những người ủng hộ có “tư tưởng yếu đuối” tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Được cựu Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm vào toà liên bang D.C, Thẩm phán Walton chỉ trích ông Trump sau phiên xét xử bồi thẩm đoàn một kẻ bạo động ngày 6 tháng 1 năm 2021. “Tôi nghĩ nền dân chủ của chúng ta đang gặp rắc rối,” Thẩm phán toà liên bang Reggie Walton nói, “bởi vì, thật không may, chúng ta có những kẻ loè bịp như cựu Tổng thống của chúng ta, người mà theo quan điểm của tôi, không thực sự quan tâm về nền dân chủ, chỉ lo đến quyền lực.”

Nhưng Toà dành những chỉ trích gay gắt nhất cho nghi can, người theo ông “có tư tưởng yếu đuối, ” và nằm trong đám đông những người ủng hộ Trump “cả tin,” những người không thể tách những tuyên bố của cựu Tổng thống ra khỏi thực tế. Walton ra lệnh giam giữ Thompson ngay lập tức, không cho bảo lãnh tại ngoại cho đến khi tuyên án.


Dustin Thompson 38 tuổi bị truy tố tội cản trở Quốc hội khi lưỡng viện chứng nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden, với khung hình phạt tối đa lên đến 20 năm tù.

Thompson truy tố 6 tội danh: cản trở thủ tục chính thức – tội đại hình với mức án tối đa 20 năm, trộm cắp tài sản của chính phủ, vào khu vực cấm, hành vi gây rối và gây rối trong khu vực cấm, hành vi mất trật tự trong Điện Capitol, và diễn hành ở Điện Capitol. Bồi thẩm đoàn đã nghị án trong khoảng ba giờ đồng hồ.

Theo công tố, Thompson tuần hành đến Điện Capitol sau khi Trump kêu gọi người ủng hộ “chiến đấu đến cùng,” rồi xông vào văn phòng một Thượng nghị sĩ và lấy trộm đi chai rượu.

Nghi can vào thứ Tư trước toà cho rằng, anh ta cảm thấy chẳng qua cần phải làm theo “chỉ thị của tổng thống” vào ngày hôm đó.

Trong phần kết thúc tranh luận vào thứ 5, luật sư biện hộ cho Thompson cũng đổ lỗi cho Trump. “Thực tình mà nói, Quý vị có một xã hội đen nắm quyền,” luật sư biện hộ Samuel Shamansky nói trước bồi thẩm đoàn. “Những kẻ yếu bị kẻ mạnh dụ dỗ,” luật sư lập luận. “Đó là những gì đã xảy ra.”

Hương Giang (Theo Business Insider)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

Bi kịch của một dân tộc
Lâm Bình Duy Nhiên

1-5-2022
Ngày 30-4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.


Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

“Giải phóng” đồng nghĩa với tước đoạt Tự do của hàng trăm ngàn viên chức của “chế độ cũ”, những kẻ được cho là “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Họ bị áp giải vào những trại học tập cải tạo, thực chất là những nhà tù khốc liệt và tàn bạo, nơi mà rất nhiều đã phải gởi tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc. Có những người vĩnh viễn ra đi, không một lần được gặp lại cha mẹ già hay vợ và những đứa con thơ!

Tàn nhẫn và tàn bạo thay thế cho sự hoà giải từ những kẻ chiến thắng. Đỉnh điểm của sự vô nhân đạo chính là thảm cảnh thuyền nhân đã đánh động lương tâm của cả nhân loại. Hàng triệu người Việt đã phải rời bỏ quê hương tìm Tự do trong những cuộc vượt biển kinh hoàng, bất chấp mọi hiểm nguy. Cái giá của khát vọng Tự do, thoát khỏi sự độc tài toàn trị là cái chết của hàng trăm ngàn người nơi đại dương bao la và lạnh lẽo, là thân phận thảm thương của biết bao thiếu phụ bị cưỡng hiếp bởi hải tặc hay của chính những đứa trẻ được sinh ra từ những tấn bi kịch đau thương ấy…

Có bao giờ chính quyền đã đi tìm những nguyên nhân thích đáng cho những thảm cảnh trên từ sau sự kiện 30/4/1975? Có bao giờ họ tìm hiểu vấn đề một cách nhân bản để giang tay đón nhận chính những đồng bào của mình, dẫu không cùng chiến tuyến hay ý thức hệ. Một động thái trong những nỗ lực hoà giải và xoa dịu những vết thương sau gần nửa thế kỷ vẫn không tồn tại một cách trung thực.

Sau những kêu gọi “hoà hợp-hoà giải” sáo rỗng lại là những luận điệu tuyên truyền như ngày nào của thưở mới “giải phóng miền Nam”. Vẫn những lời oán trách, phỉ báng và bôi nhọ chế độ Việt Nam Cộng hoà. Vẫn những lời kêu gọi hận thù thay vì hoá giải. Vẫn những mỹ từ cách mạng ngợi ca những chiến công hiển hách và không quên chà đạp những người không cùng chiến tuyến, thậm chí cả những người nay đã rời xa cõi trần tục tự bao giờ…

Cho nên, sau hai năm xã hội bị tàn phá bởi Covid-19, chính quyền Việt Nam dường như vẫn chưa hiểu đâu là giới hạn của sự hẹp hòi, nhỏ mọn và ích kỷ khi vẫn cố tình phô trương sức mạnh của kẻ thắng trận bằng cách rầm rộ ”ăn lễ”, mừng “chiến thắng thần thánh”. Sự tàn bạo và bất nhân của chế độ được thể hiện qua những sự kiện ăn mừng, ca hát náo nhiệt, ầm ĩ chứ chẳng cần vũ khí tối tân hay khủng bố đàn áp.

Người phương Tây cũng trải qua những cuộc chiến tàn khốc nhưng họ không hề nuôi dưỡng hận thù. Ngược lại, đó là sự khép lại những trang sử đau thương, vì họ hiểu và cảm thông, nhất là biết tha thứ cho nhau. Họ cũng có những ngày Lễ Tưởng niệm, nhưng không hề có những màn ăn mừng lố bịch, kịch cỡm hay tiếp tục kích thích lòng căm thù. Tất cả đều là nạn nhân, họ hiểu và rút ra những bài học lịch sử để cùng nhau Sống một cách hài hoà dẫu vẫn còn những bất đồng hay tranh chấp.

Tính nhân bản cũng như sự trưởng thành của những xã hội dân chủ thực thụ khiến con người luôn tìm những giải pháp ôn hoà để duy trì nền hoà bình và sự thịnh vượng chung của cộng đồng (nước Nga của Putin là một ngoại lệ với cuộc xâm lược quân sự Ukraine).

Người Việt chúng ta, tiếc thay, không đủ lòng vị tha và nhân ái để xoá bỏ hiềm khích và thù hận. “Bên thắng cuộc” nắm quyền sát sinh trong tay nhưng không có cái dũng và cái tâm để xoá bỏ quá khứ đau thương, để chủ động, một cách thành tâm, tiến trình hoà giải với đồng bào của phân nửa đất nước. Có hoà giải và hoà hợp thì mới phát huy toàn vẹn năng lực của nhân dân nhằm xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh.

Theo dõi những sự kiện vui mừng “Đại lễ” 30/4 tại Việt Nam, nhất là tại Sài Gòn mới thấy chính quyền đã thành công trong việc ngu dân hoá và định hướng người dân. Họ kéo nhau ăn mừng, nhảy nhót, hò hét, ngắm pháo bông, trong cái ngày mang lại nhiều thương đau cho dân tộc! Chính người Sài Gòn, đáng buồn thay, lại rầm rộ vui chơi. Từ già đến trẻ, họ “hưởng ứng” lời kêu gọi của chính quyền, hãy vui chơi đi, hãy nhớ công ơn của Bác, của Đảng và hãy khắc ghi tội ác của bọn Mỹ-Nguỵ!

Mảnh đất của Tự do bị cưỡng bức và bức tử nay chính những thế hệ trẻ tại đó lại “vô tư” ăn chơi trong cái ngày đau buồn!

Đó là một tấn bi kịch.

Có bao nhiêu người, hôm nay, tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, hồi tưởng lại những mất mát, chia ly và đau thương từ hệ quả của ngày 30/4/1975? Chắc không nhiều!

Nếu không, vận mệnh Việt Nam đã khác trong 47 năm qua!

Nếu không, họ đã im lặng, tẩy chay những sự kiện vui mừng được tổ chức bởi chế độ.

Nếu không, họ đã thầm lặng, cùng nhau kết nối, thắp sáng những ngọn nến nhỏ tại các thành phố để tưởng niệm những nạn nhân của cuộc chiến tranh, từ cả hai chiến tuyến, bất chấp ý thức hệ chính trị, bất chấp kẻ thắng, người thua.

Nếu không, họ đã thấu hiểu rằng chính họ đang bị giam cầm trong một nhà tù khổng lồ và bị tước đoạt mọi quyền căn bản nhất của con người trong một xã hội văn minh.

Người Việt chúng ta cần lòng vị tha và nhân ái hơn là sự thù hận triền miên.

Một nén nhang, một lời tưởng niệm, thậm chí một lời xin lỗi, dẫu không dễ, vẫn cần thiết hơn những trò hề văn nghệ rẻ tiền, những cuộc diễn binh phô trương sức mạnh hay những lời tuyên truyền nặng mùi bạo lực nuôi dưỡng hận thù!

Chừng nào vẫn còn những dòng người đổ xô ngoài đường vui mừng đón chào “đại lễ” thì đừng mơ mộng đến chuyện “hoà hợp – hoà giải” như chủ đích của nhà cầm quyền.

Trừ khi những người lãnh đạo của chế độ này biến toàn thể người dân thành những cỗ máy không ký ức, không cảm xúc và không căn cước…

Nói cách khác, những công dân vô cảm trước vận mệnh của dân tộc!
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by buikiem »

Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi Luật đất đai
7-5-2022
Thời gian gần đây một số vụ tham nhũng đã bị nhà nước tiến hành khởi tố, bắt giữ người:

– Vụ Việt Á là một kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa Công ty Việt Á, Học viện Quân y, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Y tế với tổ chức phòng chống dịch CDC của hầu hết các tỉnh thành, có sự tiếp tay vô tình hoặc hữu ý của văn phòng Chủ tịch nước, Ban Thi đua – Khen thưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, nhằm lợi dụng tình trạng dịch bệnh bùng phát trên cả nước để ăn cướp ngân sách nhà nước chia chác nhau.


– Vụ Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao tổ chức những “chuyến bay giải cứu” cũng là cách lợi dụng dịch bệnh gây khó bắt chẹt để cướp trắng trợn tiền bạc của người Việt bị kẹt ở nước ngoài muốn về Việt Nam trốn dịch, với số tiền thu được lên đến vài ngàn tỉ.

– Vụ Trịnh Văn Quyết và Tân Hoàng Minh là điển hình kiểu bọn quan tham kết hợp với các công ty sân sau làm ăn bất chính với khẩu hiệu “Tay không bắt giặc” hình thành các dự án liên quan đất đai lên đến hàng trăm, hàng ngàn hecta. Có dự án đem cầm cố ngân hàng lấy tiền rồi nâng giá đất, giá cổ phiếu để làm giàu, dẫn đến tình trạng nông dân và dân nghèo thành thị mất đất, bọn tham nhũng sống phè phỡn trên sự đau khổ của người dân, khiến cho tình trạng bất công xã hội cũng như hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng nặng.


– Vụ khởi tố, bắt tạm giam cùng một lúc năm tướng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển về tội tham ô tài sản.

– Mới đây nhất, trước Hội nghị Trung ương 5 diễn ra trong tháng 5.2022, có vụ nổi cộm về tham nhũng đất đai dự án đô thị du lịch biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương phanh phui và sẽ có đến cả chục nhân vật thuộc hàng đầu tỉnh bị kỷ luật đảng hoặc khởi tố.

Chỉ riêng trong ba tháng đầu năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý thi hành kỷ luật 32 tổ chức đảng, bắt gần 2000 đảng viên (chính xác là 1953 người).


Trên đây là những thời sự mới nhất về quốc nạn tham nhũng, có sự bắt tay của giới quan tham trong bộ máy Đảng, Nhà nước mà tất cả đều liên quan đến trách nhiệm của Tổng Bí thư Đảng, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Văn phòng chính phủ, các tổ chức thanh tra – kiểm tra, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán, ngân hàng v.v… và của cả Quốc hội, với tư cách là cơ quan giám sát của nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc chống tham nhũng như những gì đã làm (bắt bớ, khởi tố, giam cầm…) chẳng những không đạt hiệu quả, mà quốc nạn này còn ngày một gia tăng đến mất kiểm soát, thậm chí vô phương cứu chữa. Lời than gần đây của Tổng Bí thư Đảng về kết quả của việc “đốt lò” là một minh chứng hết sức hùng hồn, khi ông Nguyễn Phú Trọng, người chủ trì phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực hôm 20.1.1922 buột miệng đặt câu hỏi: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?”.

Mặc dù có vẻ nỗ lực khá nhiều trong việc “đốt lò”, nhưng ngoài biện pháp thanh tra – điều tra – bắt bớ – khởi tố – xét xử – cầm tù hoặc kêu gọi suông tinh thần tự giác của cán bộ đảng viên, vẫn chưa hề thấy có bất kỳ sáng kiến nào khác có thể hạn chế được bầy sâu tham nhũng, vì nguyên nhân chủ yếu là do lỗi hệ thống của thể chế chính trị độc tài toàn trị phi dân chủ gây nên. Chính thể chế độc tài toàn trị, trong đó các nhánh quyền lực không được kiểm soát và chế ước lẫn nhau, đã biến bộ máy cai trị thành một loại tổ chức bóc lột, cướp của, quy mô lớn, vừa đúng quy trình ,vừa có giấy tờ hợp pháp, được bao che, dung dưỡng, ngụy trang dưới một hệ thống hiến pháp và luật pháp mù mờ đầy tính mị dân mà giải thích áp dụng kiểu nào thì người dân cũng thuộc về phía bị thua lỗ. Đặc biệt là đối với những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, vì tuy tham nhũng biến hóa thiên hình vạn trạng nhưng tham nhũng đất đai được coi là quan trọng nhất, dễ dàng nhất, phổ biến nhất, béo bở nhất!


Vì vậy, để phòng chống tham nhũng hiệu quả, toàn diện, ngoài một số việc như đã làm (chủ yếu bằng phương pháp phát hiện, trừng trị) cần phải tiếp tục. Điều quan trọng hơn tất cả là, phải song song tiến hành cải cách hệ thống chính trị theo hướng dân chủ hóa bộ máy cai trị và đời sống xã hội, nhắm đúng vào một số khâu cải cách then chốt, mở ra những mũi đột phá, mà một trong những đột phá khẩu là sửa lại ngay và một cách căn bản từ trong Hiến pháp cho đến những luật lệ cụ thể về quyền sở hữu đất đai.

Rõ ràng, từ chính sách vô lý về đất đai, đã làm mất lòng dân, làm tha hóa và lũng đoạn bộ máy nhà nước tới mức vô phương cứu chữa. Nếu bảo “đốt lò” để chống tham nhũng (phần lớn liên quan đất đai) thì không thể chống hiệu quả, vì như thế chỉ giải quyết phần ngọn, không đi vào phần gốc. Hơn thế nữa ném chuột còn sợ vỡ đồ, ném mạnh và liên tục quá nhiều sẽ không còn người làm việc, dẫn tới sự sụp đổ chung của cả Đảng lẫn Nhà nước.

Quy định “Đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” ghi trong Hiến pháp 2013 (Điều 53) và trong Luật Đất đai 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 (Điều 5), chỉ cho dân hưởng “quyền sử dụng đất”, một khái niệm lập lờ đã được chế tác khéo, thực chất chỉ là thủ đoạn mị dân man trá để Nhà nước nắm cán chi phối, dễ dàng lạm dụng dưới hình thức “quy hoạch sử dụng đất” theo hướng ưu đãi có lợi cho một số nhóm đặc quyền làm giàu, chủ yếu nằm trong những người có đảng tịch lâu năm cấp cao, cùng với “sân sau” của họ, như thực tế áp dụng bấy lâu nay đã từng chứng tỏ. Cách làm luật như Luật Đất đai 2018 lại cũng rất dài dòng phức tạp, chứa nhiều chỗ “sơ hở cố ý” được dùng như cái bẫy lừa, rất dễ bị áp dụng tùy tiện để bóc lột giá trị thặng dư của đất, đã gây nên biết bao nỗi phẫn uất trong dân và tình trạng động loạn xã hội.



Trong hai lần tuyên bố trước (tháng 10.2020 và tháng 3.2021), chúng tôi đã từng nêu rõ: “Một trong những nội dung cải cách có tính đột phá khẩu để ổn định tình hình chính trị hiện nay là cần khởi đầu từ việc sửa đổi chính sách sở hữu về đất đai. Quy định ‘Đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý’ ghi trong Hiến pháp 2013 (Điều 53) và trong Luật Đất đai 2013 (Điều 5) là một trong những cội nguồn căn bản của quốc nạn tham nhũng vô phương cứu chữa, cần phải được bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Do đó, không phải là vô lý khi có người cho rằng cần phải thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai, trên cơ sở cải cách căn bản hệ thống chính trị theo hướng tam quyền phân lập”.

Điều này đồng nghĩa với việc trước hết cần phải xem xét bãi bỏ Điều 53 Hiến pháp 2013, từ đó điều chỉnh và thông qua Luật Đất đai mới, có nội dung ngăn ngừa được sự lạm dụng của các nhóm đặc quyền câu kết với các doanh nghiệp “sân sau” của họ thu tóm đất đai của người dân bằng thủ đoạn tinh vi, đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng và gây nên tình trạng động loạn xã hội kéo dài, như tất cả mọi người đều thấy rõ. Việc điều chỉnh mới này vì vậy phải có tính cơ bản, minh bạch, đi vào thực chất, chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉnh sửa câu chữ như các cách làm cũ. Trên cơ sở nhận thức nêu trên, chúng tôi cân nhắc đề nghị:

– Trong vấn nạn tham nhũng nói chung và tham nhũng đất đai nói riêng, xét cho cùng, vấn đề cốt lõi vẫn là phải tìm ra căn nguyên của sự việc, từ đó tìm hướng giải quyết tổng thể và một cách có hệ thống, chứ không thể tính toán trên từng sự vụ riêng lẻ, dẫn đến hết sai lầm này đến sai lầm khác.

– Trong khi chưa thể xây dựng xã hội dân sự toàn diện và chín muồi làm nền tảng phát triển đất nước theo hướng văn minh tiến bộ, thì trước mắt phải xem xét lại toàn bộ các dự án liên quan đến đất đai từ trong đô thị cho đến các vùng nông thôn, trừng trị thẳng tay những quan chức đảng viên dính líu dù họ đương chức hay đã nghỉ hưu ở bất kỳ mọi cấp, kể cả “bộ tứ” nếu có.

– Có biện pháp ngăn chặn không để các đảng viên biến chất tham nhũng câu kết với các doanh nghiệp làm ăn bất chính cướp đất của dân, nâng giá đất làm giàu bất chính, đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng, đồng thời lũng đoạn quyền lực nhà nước, biến nhà nước thành tay sai cho những thế lực đặc quyền đặc lợi. Nhân dân mất đất cũng có nghĩa Đảng mất quyền lực, đất đai tiền bạc vào trong tay bọn bất chính tức là Đảng đã bị mất đi vai trò lãnh đạo.

– Thu hồi toàn bộ các đất dự án có yếu tố câu kết bất chính, bất minh. Việc thu hồi này phải được thực hiện một cách minh bạch, công khai cho nhân dân biết: Thu hồi được bao nhiêu? Để trả lại cho người dân hay sung vào quỹ đất gì, sẽ dùng vào mục tiêu lợi ích công cộng gì?

Lâu nay nói “thu hồi tài sản tham nhũng”, tỉ lệ thu hồi đã ít mà tài sản thu hồi chạy đi đâu thì vẫn bị giữ trong vòng bí mật khiến nhiều người dân nghi ngờ chúng rất có thể được chia năm xẻ bảy để chạy vào túi riêng của chính một số kẻ phụ trách các cơ quan đã tham gia vào quá trình tố tụng điều tra xét xử chống tham nhũng. Để tránh khả năng rất tồi tệ này, Nhà nước cần lập ra một ủy ban chuyên trách việc thu hồi, sử dụng các loại tài sản tham nhũng.

– Sửa đổi luật đất đai, chuyển từ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý thành đất đai đa sở hữu, trong đó có đất công do Nhà nước quản lý và đất tư thuộc quyền sở hữu tư nhân được vẽ họa đồ và cấp giấy chứng nhận có giá trị lâu dài. Tham khảo một số quy định hợp lý liên quan quyền sở hữu đất đai của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê, Nguyễn, kể cả của thời Pháp thuộc.

– Sự bất bình trong dân liên quan đất đai, chủ yếu do nạn tham nhũng đất đai rất phổ biến và có nguồn gốc xuất phát từ chính sách bất hợp lý trong quá khứ của Đảng – Nhà nước gây ra, vì vậy, để tỏ quyết tâm cải cách chính trị tạo nên bầu không khí mới phấn khởi, gây lại niềm tin trong dân, trên cơ sở sửa đổi căn bản luật đất đai đang được dự kiến, đề nghị trả tự do vô điều kiện cho một số người trước đây vì tranh đấu cho những vấn đề thuộc quyền lợi đất đai chính đáng mà bị tù tội, tiêu biểu như trong các vụ án Đồng Tâm (Hà Nội: Lê Đình Công, Lê Đình Chức…), Dương Nội (Hà Đông: Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm…)… Chúng tôi tin tưởng hành động này của Đảng – Nhà nước đã nhiều lần nói là “của dân do dân vì dân”, chắc chắn không chỉ sẽ nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của toàn dân trong nước mà còn của cả cộng đồng quốc tế văn minh tiến bộ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2022

Các tổ chức xã hội dân sự:

1. Lập Quyền Dân: Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện

2. Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập: Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ học, đại diện

3. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Nguyễn Quang A, TS Tin học, đại diện

4. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: Nguyễn Đình Cống, GS Khoa Xây dựng, đại diện

5. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, đại diện

6. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ: TS Hà Sĩ Phu, đại diện

7. Câu lạc bộ Hoàng Quý: Hoàng Đức Kiên, cựu chiến binh, đại diện

8. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Paris Pháp, đại diện
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by MatVit »

Sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử, không thể chối cãi nổi
Phan Châu Thành
10-5-2022
Một trong những lý do rất buồn cười của nhiều người là: “Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít, phải mang ơn họ”, hoặc là các bạn hoàn toàn không tìm hiểu lịch sử, hoặc cố tình không hiểu, nhưng:


1. Nếu không có hiệp ước bí mật của Liên Xô ký cùng với Đức Quốc xã chia đôi châu Âu, thì có thể sẽ không có thế chiến thứ 2 xảy ra. Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết dưới sự làm chứng của Stalin tại Moscow ngày 23-08-1939, là cú bắt tay liên minh lịch sử giữa Stalin và Hittler. Một tuần sau đó, Đức tấn công Ba Lan, mở màn cho chiến tranh thế giới thứ 2.

Thế nên, “Liên Xô chống phát xít” á? Không hề.

2. Ngày 17-09-1939, Liên Xô, khi đó đang có hiệp ước không xâm phạm với Ba Lan, đã bất ngờ tấn công Ba Lan từ phía đông, trong khi toàn bộ quân Ba Lan đang tập trung ở phía tây để chiến đấu với Đức. Bất ngờ tới mức nhiều đơn vị Ba Lan ở biên giới còn tưởng Liên Xô mang quân sang giúp nên hoàn toàn không chống cự. 11 ngày sau, bị đánh từ 2 phía, Ba Lan thất thủ. 22.000 sỹ quan Ba Lan bị Stalin bắt làm tù binh, rồi đem giết ở rừng Katyn, chủ yếu là chôn sống.

Thế nên “Liên Xô hy sinh xương máu chống phát xít” á? Không hề.

3. Sau khi ăn chia không đàng hoàng, nhất là yêu cầu đòi Nhật Bản, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ là những đồng minh của Đức, phải nhường quyền lợi cho Liên Xô, cơm không lành, canh không ngọt, Đức quốc xã và Liên Xô đánh nhau, Liên Xô mới hiệp ước cùng Anh, Mỹ, và đã nhận rất nhiều viện trợ từ 2 nước này, bao gồm:

– 5 triệu tấn lương thực.

– 19.000 máy bay

– 20.000 xe tăng

– 50.000 xe ô tô con.

– 200.000 xe tải.

– 1.000 xe máy

Sau chiến tranh, Liên Xô tiếp tục trở mặt, tự định giá số viện trợ này chỉ trị giá 722 triệu usd nhưng cũng phải mãi tới năm 2006, hơn 60 năm sau, mới trả hết. Trên thực tế, số viện trợ này là hàng chục tỷ usd.

Liên Xô “tự lực chống phát xít” á? Không hề.

4. Dưới thời Liên Xô mà Stalin trị vì, khoảng 20 triệu người đã chết trong các trại tập trung lao động và nhà tù (theo nghiên cứu của chuyên gia viết tiểu sử Stalin Simon Sebag Montefiore, cựu thành viên Bộ Chính trị Alexander Nikolaevich Yakovlev và Jonathan Brent của Đại học Yale). Stalin cũng là người khởi xướng cho các cuộc “khủng bố đỏ”, qua đó hành hình hàng chục ngàn người không cần xét xử, đơn giản buộc tội họ là “con tin của tư sản”, rồi “kẻ thù của nhân dân và bắn bỏ.

Liên Xô “chống khủng bố, nhân từ, giúp đỡ dân tộc khác” á? Không hề.

Tất cả các nguồn lịch sử mình đăng đa phần được trích ra từ Wikipedia tiếng Việt, do các nhà quản lý Việt Nam biên soạn và công nhận, chứ không phải nguồn lịch sử phương Tây, tức là ít nhiều cũng đã được “sửa đổi, viết tốt” lên.

Nhưng sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử, không thể chối cãi nổi.

Giờ còn ai phân vân về việc “phải mang ơn Liên Xô” nữa hay không?
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests