Bình Luận , Quan Điểm

lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lilac2010 »

Tất Thành Cang và sự ủy nhiệm quyền lực!

Lê Thiếu Nhơn
27-12-2021
Hôm nay, 27/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco. Bị cáo được quan tâm nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.


Sadeco là công ty con của IPC- một doanh nghiệp trực thuộc sở hữu của Thành ủy TP.HCM. Vì vậy, việc các lãnh đạo Sadeco nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Tất Thành Cang để chuyển nhượng cổ phần Sadeco, đã gây thiệt hại hơn 1.103 tỷ đồng cho vốn Nhà nước.

Trước tòa, dĩ nhiên bị cáo Tất Thành Cang và 19 bị cáo khác sẽ có những lý do khác nhau để bào chữa cho sai phạm của họ. Thế nhưng, có một điều không thể không băn khoăn, chính là cơ chế giám sát quyền lực để ngăn chặn những kẻ lợi dụng nhiệm vụ được giao mà tự tung tự tác làm thất thoát công sản.

Giám sát quyền lực không thể trông mong vào dấu son trong bản kiểm điểm “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mỗi cá nhân hàng năm, mà còn phải tăng cường thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt công tác phê bình và tự phê bình đối với những cán bộ lãnh đạo, cần được đặt trong không khí phản biện nghiêm túc và tinh thần đấu tranh chống tiêu cực mạnh mẽ. Bởi lẽ, khi đã đạt được nấc thang danh vọng nhất định, con người thường nghiêng ngả giữa quyền và tiền, giữa danh và lợi.

Mỗi cán bộ được nhận trọng trách, nghĩa là đón nhận hai sự ủy nhiệm. Thứ nhất là ủy nhiệm về sự quản lý. Thứ hai là ủy nhiệm về sự gương mẫu. Để hai giá trị ấy không thể tách rời mà luôn tồn tại song song, thì không thể không đắn đo về sự ủy nhiệm quyền lực. Vì, sự quản lý và sự gương mẫu luôn chênh chao đối với những cán bộ lãnh đạo không có chuyên môn cụ thể.

Một lời phân bua mà những bị cáo xuất thân từ cán bộ phong trào như Tất Thành Cang rất hay đưa ra khi bị phanh phui sai phạm, là… quá tin vào ý kiến tham mưu của cấp dưới. Có thật không? Thật chứ, cán bộ phong trào vốn không có chuyên môn cụ thể nào, nên bên cạnh yếu tố kém tu dưỡng đạo đức thì yếu tố kém trình độ hiểu biết cũng gây vô số tai họa.

Chuyên môn không phải là cố vớt vát cái bằng đại học tại chức hay cố chạy chọt cái học vị tiến sĩ, mà là sự thành thạo trong một công việc đòi hỏi sự từng trải và sự am tường. Chuyên môn quân sự, chuyên môn an ninh, chuyên môn địa chính, chuyên môn thủy lợi… thậm chí chuyên môn khá mơ hồ trong hoàn cảnh chính trị Việt Nam là chuyên môn báo chí, đều là cơ sở cho thái độ chuyên nghiệp trước cuộc sống.

Một lãnh đạo có chuyên môn ở lĩnh vực nào đó, thì họ cũng nhận thức rõ ràng về mức độ phức tạp ở những lĩnh vực khác. Nhờ vậy, họ sẽ cẩn trọng khi thẩm định và phê duyệt mọi chủ trương và quyết sách. Còn lãnh đạo không có chuyên môn cụ thể, cứ quen mồm hô khẩu hiệu thì thấy cái gì cũng đơn giản mà sinh ra ảo tưởng và vĩ cuồng. Hễ có chút lợi ích và được ton hót “anh Hai giỏi quá”, “anh Ba tài lắm” hoặc “anh Tư tuyệt vời” thì ký bừa, ký ẩu để ra oai và ban phát ơn huệ cho thân hữu bè cánh.

Cán bộ càng thăng tiến thần tốc càng ít điều kiện nâng cao năng lực, do phải dành nhiều thời gian cho họp hành, tiệc tùng, giao tế… Vì vậy, đã đến lúc phải tư duy khắt khe hơn về cơ chế ủy nhiệm quyền lực.

Không thể lạc quan tếu để nghĩ rằng, cán bộ phong trào xuất sắc thì có thể lãnh đạo văn hóa, điều hành kinh tế, đánh giá dự án, chỉ huy sản xuất… một cách căn cơ và bền vững.

Đắn đo đối tượng được ủy nhiệm quyền lực là cơ chế giám sát quyền lực ngay từ gốc rễ.
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phidao »

Đón Giao thừa, chào Năm mới 2022 tưng bừng hay ảm đạm?
TRUYỀN THỐNG ĐÓN GIAO THỪA CHÀO NĂM MỚI 2022, NƠI BỎ, NƠI GIỮ
Lê Tây Sơn
31 tháng 12, 2021

Các thành phố nào hủy bỏ truyền thống đón Giao thừa chào Năm mới và các thành phố nào vẫn tiếp tục nhưng ở qui mô nhỏ hơn để an toàn trước đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19?

Đang lúc có vẻ như chúng ta sắp được hò reo ăn mừng trong đêm Giao thừa đón Năm mới 2022 ở các thành phố lớn trên khắp hành tinh bằng những sự kiện hoành tráng mang tính truyền thống thì một đợt tăng Covid-19 khác do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron mới đã làm tiêu tan những hy vọng đó, ít nhất là ở một số nơi trên thế giới.

Ví dụ, tại thành phố New York của nước Mỹ, lễ đón giao thừa ở Quảng trường Thời Đại với quả cầu ánh sáng đặc trưng sẽ được thu nhỏ lại, với ít người tham dự hơn và không có những nụ hôn cảm xúc (lý do: Tất cả đều phải đeo khẩu trang và giãn cách).
Image
Quảng trường Thời Đại. Ảnh: CNT

Nhưng, tại một số thành phố lớn của châu Âu, nơi sự lan rộng của Omicron đã gây sửng sốt vào lúc mọi người tưởng chừng sắp được “giải thoát”, tình hình còn tệ hơn khi chính quyền ra thông báo hủy bỏ kế hoạch đón Năm mới như thông lệ. Tuy nhiên, nhiều thành phố khác trên khắp thế giới vẫn đón Năm mới với các nghi thức và trình diễn truyền thống dù có kèm theo các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Ngày 29 Tháng Mười Hai, Tiến sĩ Anthony Fauci (Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Joe Biden) lặp lại cảnh báo mọi người nên tránh các cuộc tụ tập lớn trong đêm Giao thừa và chỉ mở các cuộc xum họp nhỏ trong gia đình với người thân và số ít bạn bè thân thích, và tất cả đều đã được tiêm chủng.

Các thành phố (hoặc quốc gia) sau đây đã tuyên bố hủy bỏ truyền thống đón Năm mới 2022:

ATHENS

Không có màn trình diễn pháo bông nào tại thành phố di sản Acropolis trong năm nay. Bộ trưởng Y tế Hy Lạp Thanos Plevris thông báo trong cuộc họp báo ngày 23 Tháng Mười Hai: “Tất cả lễ kỷ niệm Giáng sinh và Năm mới theo kế hoạch của các thành phố đều bị hủy bỏ”. Từ nay đến 3 Tháng Một (sau đó có thể nới lỏng hay xiết chặt hơn), tất cả du khách được khuyến khích xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 2 và thứ 4 sau khi đến, ngoài yêu cầu phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay. Khẩu trang bị bắt buộc trở lại cả ở không gian trong nhà lẫn ngoài trời, đặc biệt là các địa điểm thể thao và giải trí. Đối với các siêu thị và phương tiện giao thông công cộng, cần mang khẩu trang kép hoặc khẩu trang có độ bảo vệ cao.

ATLANTA

Thành phố thủ phủ của tiểu bang Georgia (Mỹ) đã hủy bỏ chương trình New Year’s Eve Peach Drop (Thả đào đêm giao thừa) tại Underground Atlanta vì số ca Covid-19 tăng nhanh. “Dù chúng tôi rất buồn khi phải huỷ party Năm mới và đêm nhạc chào mừng, nhưng chúng tôi tin Peach Drop sẽ trở lại tuyệt vời hơn vào năm sau. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!” – Ban quản lý Underground Atlanta viết trên Twitter.
Image
Đón Năm mới 2022 tại Sydney. Ảnh: Daily Sabah

BERLIN

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố vào ngày 21 Tháng Mười Hai là kể từ 28 Tháng Mười Hai, nước Đức sẽ áp đặt các qui định nghiêm ngặt hơn về tiếp xúc để làm chậm đà lây lan của Covid đang ở mức cảnh báo và cấm tụ tập vào đêm Giao thừa. Như vậy là sẽ không có buổi trình diễn pháo bông hoành tráng với nhiều người tham dự ở thủ đô Berlin, cũng như tại hai thành phố lớn Munich và Frankfurt. Từ ngày 28 Tháng Mười Hai, tối đa chỉ được phép tụ tập 10 người, dù đã được tiêm phòng đầy đủ hay hồi phục từ Covid. Nhưng trẻ em từ 13 tuổi trở xuống được miễn các giới hạn tiếp xúc.


EDINBURGH

Bộ trưởng Thứ nhất của Scotland, ông Nicola Sturgeon cho biết các buổi lễ lớn đón Giao thừa ở Scotland sẽ bị hủy bỏ. Trong một tuyên bố, Sturgeon giải thích chi tiết về những hạn chế sau Giáng sinh nhằm làm giảm sự lây lan của Omicron. “Điều đó cũng có nghĩa là các lễ hội Hogmanay quy mô, gồm cả những hoạt động đã được lên kế hoạch ở thành phố thủ đô của chúng tôi cũng sẽ không diễn ra. Tôi rất hiểu sự thất vọng của những ai mong đợi từ lâu những sự kiện này”.

LONDON

Ngày 20 Tháng Mười Hai, Thị trưởng London Sadiq Khan công bố trên Twitter là lễ hội đón Giao thừa đã được lên kế hoạch ở thủ đô London của Vương quốc Anh đã bị hủy bỏ do lo ngại bùng phát Covid-19. “Mức tăng đáng quan ngại số ca nhiễm mới biến thể Omicron đã buộc chúng tôi phải đưa ra quyết định khó khăn là hủy đón Giao thừa ở Quảng trường Trafalgar. Sự an toàn của người dân London phải được đặt lên hàng đầu”. Dự kiến ​​sẽ có 6,500 người đến Quảng trường Trafalgar trong đêm Giao thừa nếu có lễ hội. “Thay vào đó, một chương trình đặc biệt đón Năm mới sẽ được phát sóng lúc nửa đêm trên BBC One” – Khan nói.

NEW DELHI

Chính quyền lãnh thổ liên hiệp Delhi (Union territory of Delhi) của Ấn Độ, nơi có thủ đô quốc gia New Delhi, đã ra tuyên bố cấm tất cả các cuộc tụ tập xã hội, văn hóa, chính trị và lễ hội vào đêm Giao thừa cho đến khi có thông báo mới vì sự gia tăng số ca Covid-19. “Các cơ quan chức năng phải đảm bảo không có sự kiện văn hóa, tụ tập, hội họp kỷ niệm Năm mới nào trong khu vực mình quản lý – tuyên bố viết – Các quán bar và nhà hàng chỉ được phép hoạt động 50% công suất”.

PARIS

Thủ đô Paris của nước Pháp đã hủy bỏ bữa tiệc bắn pháo bông truyền thống trên Đại lộ Champs-Elysées để đón Năm mới vì số ca coronavirus mới tăng nhanh. “Pháo bông sẽ không diễn ra” – Văn phòng thị trưởng thông báo trên France24.com. Ngày 17 Tháng Mười Hai, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết: “Tất cả các party công cộng lớn và trình diễn pháo bông đều bị cấm vào đêm Giao thừa. Chúng tôi cũng khuyến cáo những người dù đã tiêm vaccine vẫn nên tự kiểm tra trước khi tham gia tiệc tùng cuối năm”. Cảnh sát quận Paris cũng ra thông báo viết: “Việc đeo khẩu trang sẽ bị bắt buộc tại các không gian công cộng ngoài trời ở Paris bắt đầu từ ngày 31 Tháng Mười Hai”.
Image
Las Vegas trong một lần chào Năm mới. Ảnh: Travelawaits

ROME

Rome là một trong các thành phố ở Ý quyết định hủy các lễ hội đón Năm mới do lo ngại quá tải bệnh viện nếu để Covid lây lan. Các lễ hội đêm Giao thừa lớn trên khắp đất nước bị hủy bỏ, kể cả buổi hòa nhạc ngoài trời được chờ đón và bắn pháo bông ở thành phố du lịch Venice. Các hộp đêm cũng phải đóng cửa trong Tháng Một. Vùng Campania cấm tiệc tùng và uống rượu ở nơi công cộng từ 23 Tháng Mười Hai đến 1 Tháng Một.

Không phải tất cả các thành phố trên thế giới đều ngừng tổ chức đón mừng Năm mới 2022. Dưới đây là một số thành phố nổi tiếng về truyền thống bắn pháo bông và các sự kiện Giao thừa lớn vẫn giữ nguyên kế hoạch đón năm mới.

BANGKOK

Thủ đô của Thái Lan vẫn tổ chức các sự kiện đón Năm mới kèm một số cảnh báo về an toàn. Theo tờ Bangkok Post, chỉ những địa điểm ngoài trời mới được phép và những người đăng ký tham dự đã được tiêm phòng đầy đủ và xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.

CAPE TOWN

Theo trang web du lịch của thành phố Cape Town ở Nam Phi, thành phố biển xinh đẹp này vẫn tổ chức các sự kiện đón Giao thừa cho cư dân, nhưng với rất nhiều hoạt động kiểm tra an toàn đi kèm như đóng cửa sớm nơi vui chơi và giới nghiêm nghiêm ngặt sau đó.


CHICAGO

Thành phố lớn thứ ba của nước Mỹ vẫn có màn trình diễn đêm Giao thừa, bắn pháo bông từ 5 cây cầu bắc qua sông Chicago và hai điểm bắn trên mặt sông. Thành phố khuyến khích người dân tự xét nghiệm trước khi tham dự lễ hội.

DUBAI

Theo trang web VisitDubai.com, màn bắn pháo bông rất ấn tượng tại tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa sẽ theo đúng kế hoạch. Nhưng Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) yêu cầu ai muốn tham dự trực tiếp sự kiện chào Năm mới phải đăng ký trên ứng dụng U của Emaar để nhận mã QR cá nhân.

HONG KONG

Chính quyền Hong Kong có kế hoạch đổ chuông mừng năm 2022 với ánh sáng rạng rỡ dọc theo bờ sông Cảng Victoria. Đồng hồ đếm ngược nằm phía trên mặt tiền của bảo tàng M + mới mở, cao 67 mét.
Image
Đài Bắc trong một lần chào Năm mới. Ảnh: Taiwan Tourist Bureau[/img]

LAS VEGAS

Theo tờ Las Vegas Review Journal, thủ đô cờ bạc của nước Mỹ tại tiểu bang Nevada sẽ không bỏ kế hoạch bắn pháo bông trên đỉnh 8 Sòng bạc-Khách sạn nằm dọc tuyến đường chính Strip trong thời gian tám phút. Ngoài ra còn một buổi trình diễn pháo bông khác ở trung tâm thành phố.

NEW YORK

Văn phòng của Thị trưởng Bill de Blasio cho biết, Quảng trường Thời Đại sẽ tiếp tục lễ hội đón Giao thừa năm nay nhưng số người được tham gia trực tiếp sự kiện hoàn toàn ngoài trời này sẽ ít hơn nhiều, giới hạn khoảng 15,000 cư dân và du khách nhưng họ chỉ được vào khu vực từ 3 giờ chiều 31 Tháng Mười Hai. Quy định phải đeo khẩu trang và xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh là bắt buộc. Ông de Blasio cũng bảo đảm sẽ có đủ nhân sự đối phó với các tình huống khẩn cấp.

RIO DE JANEIRO

Sau khi tuyên bố hủy bỏ lễ đón Giao thừa vào đầu tháng, chính quyền thành phố Rio de Janeiro, đã đảo ngược quyết định. Thị trưởng Eduardo Paes nói: “Đêm hội vẫn diễn ra nhưng bình lặng, an toàn hơn và trong trật tự. Chúng tôi đã họp với Ủy ban Khoa học và ủy ban xác nhận có thể tổ chức lễ mừng Năm mới nếu có những qui định an toàn thoả đáng của. Những chúng tôi khuyến cáo dân chúng nên mừng Năm mới tại nhà để tránh đi lại không cần thiết”.

SYDNEY

Bữa tiệc bắn pháo bông đêm Giao thừa nổi tiếng của Sydney (Úc) sẽ tiếp tục diễn ra bất chấp số ca Covid-19 tăng gấp đôi trong vài ngày qua ở thành phố lớn nhất của nước Úc này. Phát biểu với các phóng viên, ông Stephen Gilby, nhà sản xuất điều hành lễ đón Giao thừa và phụ trách màn bắn pháo hoa cho biết các biện pháp an toàn Covid-19 phải được tuân thủ tại các không gian công cộng xung quanh Cảng Sydney. Ông nói: “Chúng tôi có sáu điểm bắn đều nằm trong các công viên ngoài trời và mỗi người dự khán được chia hai mét vuông.


TAIPEI

Theo Taipei Times, Thành phố lớn nhất trên đảo Đài Loan đã lên kế hoạch tổ chức chương trình đếm ngược hàng năm và bắn pháo bông tại tòa nhà chọc trời Taipei 101 hình cây tre.

TORONTO

Toronto, thành phố lớn nhất của Canada đã chuẩn bị cho màn bắn pháo bông tầm cao vào lúc nửa đêm trên bờ sông của thành phố dù người dân được khuyên hãy xem ở nhà trên truyền hình hay công cụ di động. Ai xem ở ngoài trời phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 mét với những người không sống chung nhà. Nhưng sẽ không có bắn pháo bông tại Quảng trường Nathan Phillips hoặc Tháp truyền hình CN như mọi năm.
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Trong vụ Việt Á những người có trách nhiệm cao nhất đã phá hủy tính CHÍNH DANH của chính mình và cả chế độ toàn trị

Image
Cách cai trị của Nguyễn Phú Trọng đang dẫn tới tiêu cực, tham nhũng và tha hóa đạo đức cùng cực!

Âu Dương Thệ
(Danlambao) -
Vụ cực kì dối trá và tham nhũng có hệ thống trên số phận của hàng triệu dân trong chống Covid-19 từ những người đứng đầu các bộ tới nhắm mắt kí tên ban thưởng của Nguyễn Phú Trọng: Các Bộ hiệp sức thực hành các thủ đoạn Mafia trong quản trị đất nước để tạo chính danh nhằm hôi tiền, mua danh hão; Tổng bí thư – Chủ tịch nước phóng tay kí đại; Giai đoạn chạy tội và đổ lỗi cho cấp dưới.

*

Người có lương tâm và biết quí tự trọng, đứng trước cơ hội có thể nắm quyền tiền bất chính, họ thường tự tránh xa. Nhưng người tham quyền, ham lợi lại hành động ngược lại, thường tìm cơ hội để đục nước béo cò. Chế độ toàn trị đã đào tạo ra tầng lớp cán bộ phần lớn thuộc loại “đục nước béo cò”, tìm nơi có nước đục, nếu không thì tạo ra nước đục để nhảy vào thả cửa vơ vét tôm cá. Lũng đoạn quyền-tiền trong chế độ toàn trị ở VN hiện nay mang tính hệ thống. Vì thế chế độ “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa“ ở VN đang trở thành "Cộng hòa chuối". Trong đó những người có quyền lực đang cấu kết với các nhóm lợi ích, tự ý bóp méo vo tròn các chính sách và các sai trái như trái chuối chín, để đục khoét đất nước và đàn áp nhân dân.

Các Bộ hiệp sức thực hành các thủ đoạn Mafia trong quản trị đất nước để tạo chính danh nhằm hôi tiền, mua danh hão

Vụ tham nhũng cực kì tồi tệ vừa bị đổ bể của công ty Việt Á được sự nâng đỡ, che chở của nhiều cơ quan công quyền từ trung ương tới các địa phương, kể cả chữ kí ban khen của Chủ tịch nước, trong việc lợi dụng nạn dịch Covid -19 để làm giầu cực kì tồi tệ đang gây chấn động và bất bình cực lớn trong nhân dân và đang tràn vào cả trong nội tình của đảng toàn trị! Những tiết lộ ban đầu của ngay nhiều cơ quan Đảng, Chính quyền và báo chí của chế độ toàn trị đã cho thấy một số đặc điểm đã được lập đi lập lại: 1. Sự cấu kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với các giới chức trong Đảng và Nhà nước chỉ vì quyền và lợi cho cá nhân và vây cánh. 2. Pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đảng chỉ là hình nộm, bình phong để những người có quyền che mắt nhân dân và đàn áp những người còn lương tâm và can đảm. 3. Chế độ độc đảng đang biến thành chế độ độc tài cá nhân, tay sai của những người có quyền lực và các phe nhóm tư bản đỏ làm giầu bất chính.

Các diễn biến trong vụ cấu kết và thông đồng giữa Công ti Việt Á với các cơ quan Nhà nước trong việc bán “kít xét nghiệm Covid-19” trong hai năm qua đã phơi bầy sự tê liệt của các cơ quan Đảng và Nhà nước trước sức mạnh của QUYỀN và TIỀN như thế nào!

Nội dung các sự kiện và các diễn tiến phơi bày những âm mưu và thủ đoạn đê tiện và tồi tệ của những cơ quan Đảng và Nhà nước và những người đứng đầu bộ máy công quyền của chế độ toàn trị. Dư luận rất bức xúc trong nhân dân và cả một phần trong Đảng đưa ra những câu hỏi nóng bỏng về thẩm quyền, trách nhiệm và khả năng quản trị đất nước của các cơ quan và những người đứng đầu từ cơ sở tới trung ương!

***

Hãy cùng nhau lật lại các quyết định và tuyên bố của các Bộ và cả chữ kí của người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước khi đó, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho công ty Việt Á đã được phổ biến trên các trang điện tử của các bộ và Văn phòng Chủ tịch nước cũng như trên các báo, đài phát thanh và truyền hình của chế độ toàn trị để biết rõ các thủ đoạn tàn bạo, tán tận lương tâm của các cơ quan nhà nước và những người cầm đầu chế độ toàn trị như thế nào!

Theo Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Phạm Công Tạc, vào đầu 2020 khi bệnh dịch Covid-19 bùng bổ trên thế giới, ngày ngày 30.1.2020 (tức 6 Tết Canh Tý) bộ này đã mời lãnh đạo Đại học Bách khoa (bộ Giáo dục), Học viên Quân y (bộ Quốc phòng) Viện dịch tễ (bộ Y tế)… để "họp khẩn" bàn về việc tìm ra sớm cách thử bệnh này. Liền sau buổi họp trên, Bộ trưởng Bộ KH-CN khi đó là ông Ủy viên Trung ương Chu Ngọc Anh, hiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà nội đã "ký quyết định thực hiện 3 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, trong đó có 2 nhiệm vụ liên quan đến kit test và 1 nhiệm vụ liên quan đến dịch tễ."(1) Bộ KH-CN đã trích từ ngân sách quốc gia gần 19 tỉ đồng giao cho Công ti cổ phần công nghệ Việt Á để lo "nghiên cứu". Mặc dầu phòng thí nghiệm của công ti này, như nay báo chí lề đảng đã xác nhận, chỉ lớn khoảng 10m² và không có các phương tiện cần thiết để nghiên cứu khoa học!(2)

Chỉ hơn một tháng sau, ngày 3.3. 2020 “Hội đồng KH-CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng bộ KH-CN thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kít real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 08/08 (100%) thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kít real-time RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.”(3) Khi đó Công ti Việt Á đã hãnh diện đưa tin là, "Học viện Quân y và Việt Á Corp đã cùng nhau phối hợp nghiên cứu và sản xuất bộ sinh phẩm real-time RT-PCR dùng để phát hiện SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 trong vòng 2 tuần."(4)

Ngay ngày hôm sau (4-3) "Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục hai sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19." Tờ Nhân dân còn cho biết, Tổng giám đốc Công ti cổ phần Việt Á, Phan Quốc Việt nói, “thời gian cho kết quả của bộ kít này là 2 tiếng, tương đương với các bộ kít khác của WHO và CDC. Nhưng số tiền thì chỉ từ 400-600 nghìn đồng, bằng 1/3 giá tiền của WHO.” Việt Á nói là, có thể sản xuất 10.000 bộ kít phát hiện nCoV/ngày.(5)

Ngay ngày tiếp theo 5.3.2020 tờ Nhân dân, cơ quan Trung ương của ĐCSVN, đưa tin với các hình ảnh: “Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kít) test nhanh virus corona mới với khả năng đưa ra thị trường 10.000 bộ mỗi ngày. Đây là bộ kít đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sản xuất đại trà tại Việt Nam.” Và “Việt Nam trở thành một trong sáu đơn vị sản xuất được sản phẩm này, bên cạnh Tổ chức Y tế Thế giới, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và Mỹ.”(6)



Ngày 24.4.20 bộ KH-CN còn cho biết, "Bộ kít xét nghiệm covid-19 của VN được WHO công nhận. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24.4.2020 đã thông báo việc công nhận bộ kí xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của VN. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm Covid-19 của VN đã đạt chuẩn quốc tế."(7) Từ đây Ban Tuyên giáo Trung ương lùa toàn bộ hệ thống báo chí dưới chế độ toàn trị tô hồng cho kít xét nghiệm Việt Á!

Nhờ đó công ty Việt Á đã hầu như gần độc quyền bán cho các bệnh viện lớn và các trung tâm y tế của 62/63 tỉnh và thành phố trong cả nước Kít xét nghiệm nhanh về Covid-19 và thu được đến nay khoảng gần 4.000 tỉ đồng. Để có thể bán nhanh sản phẩm và kiếm lời nhiều, công ty này còn lại quả, bôi trơn cho các khách hàng lớn khoảng 20% tiền bán được. Như vậy trong hoạt động này công ty Việt Á đã nhận được gần 19 tỉ đồng từ ngân sách quốc gia; khi mua sản phẩm của Việt Á các trung tâm y tế và bệnh viện trên toàn quốc cũng phải trích từ quĩ từ ngân sách nhà nước trả cho Việt Á. Mặc dầu cho tới nay kết quả các cuộc thí nghiệm như thế nào về kít xét nghiệm của Việt Á vẫn không được công bố.

***

Nhưng thực sự nhiều sự kiện quan trọng đã được các Bộ và cơ quan bưng bít, hoặc chỉ là tin giả dối suốt nhiều tháng. Ngày 20.10.2020 WHO ra thông báo chính thức, kết quả thẩm định về bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á là: "Not Accepted- Không được chấp nhận."(8) Như vậy là, những người đứng đầu các bộ KH-CN, Y tế, Quốc phòng, Ban Tuyên giáo trung ương đã thêu dệt dựng lên các việc hoàn toàn không có thực, hoặc đã im lặng đồng lõa. Tức là những người đứng dầu các bộ này và các cơ quan Đảng và Nhà nước đánh lừa nhân dân!

Trong một xã hội Dân chủ đa nguyên cấp cao rất khó có thể xẩy ra những sự kiện cố tình vi phạm hay sơ hở chết người như vậy được. Vì bên cạnh sự phân quyền giữa ba ngành độc lập và bình đẳng với nhau là lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn có các tổ chức xã hội dân sự đa ngành và hệ thống báo chí độc lập. Nghĩa là các đoàn thể tư nhân độc lập này theo dõi thường xuyên các cơ quan công quyền. Thí dụ như trong một xã hội Dân chủ đa nguyên, ngay sau khi bộ KH và CN đưa tin giả mạo trên thì các tổ chức dân sự có thể hỏi WTO về việc này thực sự như thế nào. Hay đặt câu hỏi trực tiếp với Việt Á và Học viện Quân y cho biết rõ thực sự các kết quả trong thực hành các kiểm nghiệm của kit Test và phải công bố công khai trước dư luận.



Nhưng các điều kiện căn bản để có một chính quyền đàng hoàng nghiêm túc phục vụ nhân dân đã hoàn toàn không có ở VN dưới chế độ toàn trị. Vì ĐCSVN và người cầm đầu là thống soái, các cơ quan Đảng và Nhà nước đưa tin đều được mặc nhiên coi là sự thật không được bàn cãi. Vì vậy từ sau khi được bộ Y tế công nhận sản phẩm kít xét nghiệm này, thì Việt Á- trước đó chỉ là một công ty vô danh- nay đã trở thành người khổng lồ, được toàn quyền bán sản phẩm của mình với các bệnh viện ở các tỉnh và thành phố trên toàn quốc với giá cao hơn cả nhiều sản phẩm đồng loại của một số công ty nước ngoài, mặc dầu bộ KH-CN trước đó đã hỗ trợ Việt Á gần 19 tỉ đồng từ ngân sách quốc gia để “nghiên cứu”. Một số báo trong nước còn đưa tin, Tổng giám đốc công ty Việt Á Phan Quốc Việt có quan hệ tốt với Tập đoàn Vingroup do nhà tỉ phủ Dollar giầu nhất VN Phạm Nhật Vượng.(9)

Đặc biệt khi Covid-19 bùng nổ trở lại vào mùa xuân, nhất là từ hè 2001, nên Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra lệnh tiến hành Test nhanh đại trà ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp trên toàn quốc. Nhờ thế chỉ trong một thời gian ngắn Việt Á đã đạt được doanh thu cao mà hầu như không phải đầu tư đồng nào!

Tổng bí thư – Chủ tịch nước phóng tay kí đại

Suốt cả một năm sau khi các bộ KH-CN, Y tế, Quốc phòng và Ban Tuyên giáo dùng mọi thủ đoạn cực kì dối trá hành xử theo bọn Mafia, nhưng khi ấy trong tư cách còn là Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vẫn kí Quyết định số 264/QĐ-CTN (10.03.2021) "tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19."(10) Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước tới 5.4.2021 (11)

Theo các qui định về tặng thưởng huân chương dưới quyền của Chủ tịch nước phải dựa trên các dữ kiện đầy đủ và chính xác về đối tượng (cá nhân hay tổ chức) đã có những thành tích thực sự có lợi cho đất nước và nhân dân. Chỉ khi đó Chủ tịch nước mới được quyền kí và phải công khai trên trang thông tin của Phủ Chủ tịch nước và báo chí. Nhưng cho tới khi ấy sản phẩm kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á không được WTO công nhận và ngay trong nước cũng chưa công bố kết quả thí nghiệm của sản phầm này. Nhưng tại sao Nguyễn Phú Trọng lại nhân danh Chủ tịch nước kí Quyết định số 264/QĐ-Chủ tịch nước, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ti Việt Á ngay từ 10.3,2021?



Lúc đó Đại hội 13 vừa kết thúc Nguyễn Phú Trọng đã dùng mọi thủ đoạn độc đoán và dối trá, kể cả dẫm nát Điều lệ Đảng, để nắm ghế Tổng bí thư thêm nhiệm kì thứ ba. Để che dấu cho việc tham quyền của mình Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên ngọn cờ chính cho Đại hội 13 là quyết "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước".(12) Trong khí thế lên đồng bóng và gian xảo đó, cho nên liền sau khi Đại hội 13 kết thúc Nguyễn Phú Trọng đã vội vàng kí tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ti Việt Á vì thành tích đã phát minh kít chống Codvid-19 của VN "được WTO và thế giới công nhận" đang làm rạng danh VN! Chính nội dung này đã được các bộ KH-CN, Y tế và QP thổi phồng lên đúng một năm trước khi công nhận sản phẩm ngăn ngửa Covid-19 của Việt Á, như đã trình bày!

Có hiểu được động lực thầm kín bọc tâm địa đen này của ông Trọng mới hiểu được lý do, tại sao ông đã lạm dụng chức Chủ tịch nước, nhắm mắt kí tên khen thưởng cho Việt Á. Việc phóng tay kí đại lần này của ông Trọng khiến mọi người phải bàng hoàng nhớ lại, chính ông Trọng cũng đã nhắm mắt kí tên chỉ một hai ngày sau khi 3000 cảnh sát cơ động gây ra thảm trạng Đồng Tâm (9.1.20). Khi ấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã vội vã nhân danh Chủ tịch nước kí "Truy tặng huân chương Chiến công hạng nhất" cho ba công an đã thiệt mạng. Nguyễn Xuân Phúc nhân danh Thủ tướng cũng hấp tấp kí quyết định "Cấp Bằng Tổ quốc ghi công" cho "ba liệt sĩ". Khi ấy Đại hội 13 không còn xa, tranh giành quyền lực giữa các phe ở Trung ương đang tới thời kì sống mái (13). Tham quyền trở thành cuồng vọng nên họ đã đánh mất lương tri, vô cảm, phải vội vã ra tay bảo vệ cho Bộ trưởng Công an Tô Tâm chỉ huy trực tiếp vụ hành quân này gây ra cái chết thật vô cùng thảm thương cho cụ Lê Đình Kình trên 84 tuổi và gần 60 tuổi đảng, gây thương tích cho nhiều thân nhân của cụ và nhân dân Đồng Tâm; đồng thời còn bắt báo chí lề đảng mở phong trào kết án, mạ lị các nạn nhân và mở cuộc khủng bố nhiều người dân ở Đồng Tâm và nhiều nhân sĩ, trí thức và những người dân chủ trên toàn quốc! Mới vài hôm trước ông Trọng còn để cho tòa án kết án nhiều người dân chủ cương quyết chống cuộc đàn áp ở Đồng Tâm.(14)

Xét về mặt pháp lý khi đó đặt bút ký vào các quyết định trên thì các nhân vật này đã xác nhận gián tiếp rằng, chính họ là thủ phạm gây ra thảm trạng Đồng Tâm và đã dẫm lên các qui trình luật pháp trong các việc này! Hiện nay sau khi lơ là cả đến hơn một năm không tìm cách ngăn chặn nạn dịch Covid-19, đến khi nó bùng nổ thì Nguyễn Phú Trọng lợi dụng danh nghĩa Chủ tịch nước cứ nhắm mắt kí vội vàng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ti Việt Á, mặc dầu kít xét nghiệm của công ty này hoàn toàn không được WTO công nhận và cả trong nước cũng không chứng minh được hiệu quả. Điều này càng chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng vô trách nhiệm và vô nhân với trên 30.000 người bị chết trong Covid-19!

Càng lạ lùng nữa là, sau khi bộ KH-CN rút bỏ tin nói WTO đã công nhận kít xét nghiệm của công ty Việt Á thì trên cổng thông tin điện tử của Phủ Chủ tịch nước cũng rút tin về quyết định của Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ti Việt Á(15). Nhưng cho tới nay Nguyễn Phú Trọng chưa dám công bố lí do!



Xét về lãnh vực quản trị đất nước và đạo đức của một chính trị gia thì những hành động trên của Nguyễn Phú Trọng bộc lộ rất rõ mục tiêu muốn giành quyền cao nhất của Nguyễn Phú Trọng, nếu cần ông sẵn sàng thực hiện theo "lạnh tanh máu cá", đạp lên cả Điều lệ Đảng, luật pháp và sinh mạng của nhân dân. Nhưng khi bị bại lộ thì Nguyễn Phú Trọng không dám nhận lỗi và nhận trách nhiệm trước Đảng và nhân dân! Ông Trọng thường nguyền rủa, kết án rất gay gắt các cán bộ, đảng viên độc đoán, có tâm địa đen, tiêu cực, thoái hóa…Nay Nguyễn Phú Trọng đã về hùa với các hành động vô cùng sai trái, vi phạm pháp luật trắng trợn của nhiều Bộ trưởng trong vụ Việt Á. Ông Trọng nên đặt tay lên trán tự vấn lương tâm và trả lời thẳng thắn công khai trước nhân dân về những gì ông và các bộ trưởng đã ra tay trong vụ Việt Á, rồi so sánh với những điều ông đã từng rao giảng đạo đức, hằn học kết án đảng viên trong diễn văn tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh":

"Nếu không liêm thì của gì cũng cả gan lấy. Không sỉ thì việc gì cũng bất chấp làm. Người mà đến như thế không chỉ rước họa làm “thân bại danh liệt” và thử hỏi còn tai họa nào mà chẳng đến. Huống chi, kẻ làm quan mà cái gì cũng rắp tâm mưu đoạt, việc gì cũng bằng mọi thủ đoạn mà làm thì sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được. Khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách để cho cơ đồ tan hoang, đổ vỡ. Khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm cho đạo đức được thi hành, quốc pháp được tuân thủ. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt, ăn cắp quốc khố là vô hình trung đã vứt bỏ mất danh dự, liêm sỉ, tức là lòng hổ thẹn của mình rồi” .(16)

Giai đoạn chạy tội và đổ lỗi cho cấp dưới

Mặc dù cho tới nay đã gần hai năm, hàng triệu người đã phải trải qua xét nghiệm của kít xét nghiệm Covid-19 của Viêt Á, nhất là trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ khủng khiếp ờ VN từ tháng 5.2021. Nhưng các kết quả thí nghiệm về kí xét nghiệm Covid-19 của Việt Á vẫn chưa được công bố cả trên các cơ quan nghiên cứu. Bao nhiêu người đã bị kít xét nghiệm này chuẩn đoán sai, bị cách li, bị chết. Kể cả những người bị nhiễm Covid-19 thực nhưng kít xét nghiệm của Việt Á đã không nhận ra, nên không bị cách li và đã lây bệnh sang nhiều người khác! Chuyên viên y khoa Bác sĩ Wynn Trần nhận định: "Cực kỳ nguy hiểm. "Bộ test kit sai như một radar hỏng chỉ lầm đường cho máy bay, có khi làm máy bay đâm đầu xuống đất".(17)

Nay nội vụ đang bị đổ bể, nhiều báo chí lề đảng không thể im lặng và đang công khai phê bình nghiêm khắc, một số đại biểu QH cũng công khai đòi phải điều tra về lề lối làm việc vô trách nhiệm, tham nhũng cả trên mấy chục ngàn người bị chết trong Covid-19, cùng với hàng ngàn trẻ em mồ côi và hàng triệu thân nhân, bạn hữu!(18)

Nguyễn Phú Trọng vừa công bố sẽ đưa vụ Việt Á vào Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và tiêu cực để điều tra. Còn bộ Công an dưới quyền của Tô Lâm lại hùng hổ lập lại "không có vùng cấm"- người đã hoàn toàn im lặng sau việc báo chí thế giới đưa tin cùng với hình ảnh Tướng Tô Lâm "ăn thị bò dát vàng ở Anh" với giá lên tới 1200 US Dollar trong chuyến tháp tùng Phạm Minh Chính sang Anh vào cuối tháng 10.2021(19). Nhưng cho tới nay chỉ có một số cán bộ cấp Vụ và cấp thấp hơn bị điều tra. Nhưng họ chỉ là người thừa hành. Thủ đoạn bắt con cá ri, thả con cá sộp, hay chỉ tắm từ vai trở xuống sẽ được Nguyễn Phú Trọng khai triển tiếp! Trong vụ Việt Á, các Bộ trưởng liên hệ mới có trách nhiệm trực tiếp. Và cả cấp cao nhất phải nhận trách nhiệm là Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã thấy sai lầm mà vẫn kí trao Huân chương!



Vụ Việt Á đã kéo dài hai năm, cho thấy đây là một lũng đoạn quyền-tiền có tầm vóc quốc gia, đang lan ra trên toàn quốc của những người có quyền lực cao cấu kết với những nhà tư bản đỏ. Đây là một lỗi có đặc tính hệ thống. Ở đây là lỗi của hệ thống chế độ toàn trị. Chính cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã cảnh báo cả gần hai thập niên trước(20). Tham nhũng lũng đoạn có hệ thống trong chế độ toàn trị hiện nay ở VN -điển hình là vụ Viết Á- có một số đặc điểm vừa được một chuyên viên trong nước có can đảm tổng kết khá đầy đủ:

"Nhóm lũng đoạn ở đây chính là các công ty tư nhân hoặc cá nhân, tập thể trong khu vực tư, cùng nhóm hợp tác là các quan chức hành chính hoặc chính trị gia. Tất cả hình thành một mạng lưới phối hợp chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ một cách tỷ mỉ và chính xác, để trục lợi cho toàn bộ mạng lưới một cách hợp pháp.

Một vụ lũng đoạn thường có những bước sau:

1. Hình thành các chính sách chuẩn bị thị trường độc quyền cho sản phẩm.

2. Tiến hành các bước để tăng tính chính danh cho sản phẩm.

3. Nâng cao vị thế của sản phẩm (ví dụ bằng khen…).

Với một bộ khung chính sách đã được chuẩn bị sẵn như vậy, một công ty nào đó đã được mạng lưới này chuẩn bị sẵn, chỉ việc thực hiện đúng quy trình chính sách để trục lợi."(21)

Các thủ phạm tham quyền, tham tiền lại đang đứng đầu các cơ quan Đảng và Nhà nước, cho nên luật pháp và các cơ chế kiểm soát đã bị coi thường. Những người đứng đầu đã lạm dụng quyền lực tự dựng lên các tin dối trá. Vì thế các cơ quan và người dưới quyền chỉ có nhắm mắt thi hành và hoan hô, biến toàn bộ hệ thống cai trị từ trung ương tới cơ sở chỉ làm công việc "tiền hô hậu ủng", đúng như đòi hỏi của Nguyễn Phú Trọng. ()Tức là họ đã hoàn toàn không thực hiện nghiêm túc thẩm quyền và trách nhiệm và còn cố tình vi phạm chà đạp được qui định theo luật pháp hay Điều lệ Đảng. Vì thế họ đã vi phạm pháp luật và Điều lệ Đảng. Cho nên đúng lý ra họ phải từ chức và phải ra trước tòa án. Đấy mới là biết trọng liêm sỉ, đạo lý và lương tâm!

Về tư cách và khả năng tồi tệ của người cầm quyền đã được Nguyễn Phú Trọng cảnh báo, nhưng nay oái oăm thay lại đang diễn ra trước mắt, trong đó ông Trọng là người đứng đầu: "Khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm cho đạo đức được thi hành, quốc pháp được tuân thủ. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt, ăn cắp quốc khố là vô hình trung đã vứt bỏ mất danh dự, liêm sỉ, tức là lòng hổ thẹn của mình rồi."

Khi một chính trị gia đã tự đánh mất chính danh và làm ô uế Đảng thì nên rút lui và giải thể chế độ. Hãy trao trả lại quyền tự quyết cho nhân dân. Như thế mới là biết giữ liêm sỉ. Đó chính là tiếng gọi tha thiết của lương tâm và trí tuệ!

Chú thích:

(1) Lãnh đạo Bộ KH-CN lý giải vì sao Việt Á được chọn sản xuất kit test? (thanhnien.vn), 28.12.21.

(2) Xưởng sản xuất cung ứng cả triệu kit test COVID-19 của Việt Á chỉ rộng 10m2 (vtc.vn); Bộ Khoa học - công nghệ: Kit xét nghiệm Việt Á được nhận gần 19 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

(3) https://nhandan.vn/khoa-hoc/viet-nam-co ... ay-451172/]

(4) https://vietacorp.com/viet-a-corp-vinh- ... 69178.html

(5) Như 3

(6) Như 3

(7) Việt Á bán bộ xét nghiệm Covid giá cao mà chất lượng 'không được WHO chấp nhận' - BBC News Tiếng Việt, 20.12.21); TTXVN 24.4.20

(8) Tô Văn Trường, Xử lý vụ án khuất tất kit Việt Á – phép thử cho tương lai nước Việt | Văn Việt (vanviet.info); BBC 20.12.21 , Lao động 28.12.21

(9) Bí ẩn dòng tiền ngàn tỉ ở Công ty Việt Á - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn); https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truon ... 00827.html

(10) https://vietacorp.com/viet-a-corp-vinh- ... 69178.html

(11) Nguyễn Phú Trọng – Wikipedia tiếng Việt

(12) Cùng tác giả: Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai! | Tiếng Dân (baotiengdan.com)

(13) Cùng tác giả, Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13 | Tiếng Dân (baotiengdan.com)

(14) Việt Nam: 10 sự kiện nổi bật nhất với dư luận trên BBC năm 2021 - BBC News Tiếng Việt

(15) Quyết định (vpctn.gov.vn); Từ người rơm bơm thổi thành Thánh Gióng: Bốn câu hỏi cần được giải đáp về vụ Việt Á - Luật Khoa tạp chí (luatkhoa.org)

(16) Tổng Bí thư cho biết., vov 29.8.21, Bảo toàn Danh dự đảng viên - điều thiêng liêng và cao quý nhất (vov.vn)

(17) Như 7

(18) VOA 27, 28.12.21

(19) Tai tiếng Tô Lâm: ‘chính quyền để mọi việc chìm xuồng’? - Bing video

(20) Về các vụ tham nhũng nổi tiếng từ thời gọi là „Đổi mới“ (Từ Đại hội 6, 12.1986) xem Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com) và Tập II của tác giả, do nhà xuất bản Lulu (Hoa kì) phát hành 2019

4.1.2022
Âu Dương Thệ
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quangminh »

Image

Cuối năm 2021 nói chuyện dân chủ - nhân quyền ở Việt Nam

Phạm Trần
(Danlambao) - Cuối năm 2021, nhìn lại Việt Nam chỉ thấy các cơ quan tuyên truyền của đảng và nhà nước CSVN lập đi lập lại 3 câu nói để đời của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng về tình hình đất nước, sau 35 năm gọi là “Đổi mới”.

Câu thứ nhất ông nói vào ngày 01/02/2019, nhân kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019): "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay."

Khoảng 10 tháng sau, ông Trọng lập lại nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam, được nói là của Ngân hàng Thế giới, theo đó: "Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Đó là chứng cứ thứ nhất mà năm nay hơn năm ngoái về kinh tế - xã hội, cho thấy ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên" (báo Tuổi Trẻ online, ngày 30/12/2019)

Được đà khoe của, Tổng Bí thư Trọng ca tiếp: "Năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta." (Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với địa phương sáng 28/12/2020).

Từ ba câu nói lịch sử này, các cơ quan tuyên truyền của chính phủ và đảng đã “tự biên, tự diễn” sang nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt về quyền con người (nhân quyền), tự do và dân chủ, để khoe thành công dưới quyền lãnh đạo độc tài và toàn diện của đảng. Vì vậy, trong bảng liệt kê thành tích, ông Nguyễn Phú Trọng không bao giờ quên đề cao “sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước ”, như ông đã phát biểu tại “Hội nghị Đối ngoại toàn quốc”, ngày 14/12/2021.

Người đứng đầu đảng còn cao ngạo: "Thực tế từ ngày có Đảng, nhân dân ta đã có người lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và nhờ thế chúng ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX". (Phát biểu của Trọng tại Hội nghị về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngày 09/12/2021.

Bài học thực tế

Nhưng sau 29 năm gọi là “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, từ năm 1992, đảng viên vẫn “tự do tham nhũng lên cao”, “không ngừng bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin ”, và tiếp tục “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Ba lĩnh vực này được ông Trọng xác nhận bắt nguồn từ “tiêu cực” và “suy thoái tư tưởng chính trị của đảng”.

Nên biết đảng CSVN bắt đầu kế hoạch xây dựng, chỉnh đốn đảng từ năm 1992, một năm sau Liên Xô tan rã và sau khi hai nước Việt-Trung nối lại bang giao, đồng thời để khẳng định “tuyệt đối kiên định và trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh” để xây dựng đất nước. Trung Cộng cũng đã chuyển sang Kinh tế thị trường theo “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Lý do CSVN phải cấp thời làm công tác này vào lúc đó vì, ngay sau khi các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu và Nga tan rã, đã có một làn sóng đảng viên trí thức nổi lên đòi đảng phải “đổi mới chính trị”. Nhiều đảng viên, kể cả một số cấp lãnh đạo và “lão thành cách mạng”, đã công khai chỉ trích chủ trương của đảng tiếp tục kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin để “quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội”.

Phản ứng lại, đội ngũ lãnh đạo bảo thủ trong đảng đã mau chóng tung ra khẩu hiệu “đổi mới nhưng không đổi mầu” và “hội nhập mà không hòa tan” để dập tắt mọi nỗ lực muốn thay đổi chế độ chính trị. Cùng với quyết định này, Tổng Bí thư đảng khóa VI, Nguyễn Văn Linh, đã dẹp nhanh làn sóng đòi được cởi trói của Văn nghệ sỹ, tăng cường kiểm soát báo chí và cấm không cho tư nhân ra báo để cạnh tranh với báo nhà nước. Sau đó, từ khóa đảng VII thời Đỗ Mười năm 1991, đảng CSVN tuyên bố không chấp nhận đa nguyên đa đảng để độc quyền cai trị.

Như vậy, tính đến Đại hội đảng XIII, tháng 2 năm 2021, đảng CSVN đã trải qua 6 kỳ Đại hội, tổng cộng ngót 30 năm làm công tác kiện toàn hệ thống lãnh đạo và tổ chức nhân sự đảng mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn phải kêu lên: "Cùng với ngăn chặn, đẩy lùi còn phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực... Đồng thời, bổ sung, làm rõ hơn hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", "tiêu cực" sát hợp với tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng.” (Diễn văn ngày 09/12/2021)

Kinh tế vẫn khó khăn

Về phương diện Kinh tế, sau một năm chống chọi với 3 đợt dịch Covid-19, Việt Nam thi hành mục tiêu kép “đẩy lùi bệnh dịch và phát triển kinh tế”, nhưng thực chất là để “sống chung với dịch”. Vì vậy, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản lượng quốc nội dự trù của Việt Nam năm 2021 là 4,8%, thấp hơn kế hoạch của Chính phủ ấn định là 6,5 %.

Dù vậy, phía Việt Nam vẫn lạc quan khi viết: "Mặc dù nền kinh tế đã có kết quả tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm nay nhưng vẫn còn nhiều rủi ro những tháng cuối năm do dịch COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 - 7% từ năm 2022 trở đi.” (Tạp chí Công Thương, ngày 03/09/2021)

Đó là hy vọng của Việt Nam, nhưng nền kinh tế được gọi là “theo định hướng xã hội Chủ nghĩa” không thể tồn tại nếu quan hệ kinh tế với Trung Cộng xấu đi và giảm đầu tư của nước ngoài. Hơn nữa viễn ảnh kết thúc bệnh dịch Vẫn còn xa vời nên mọi dự đoán tăng trưởng có thể thay đổi.

Mặc khác, hầu hết công nhân Việt Nam phải làm thuê cho nước ngoài nên kinh tế Việt Nam không thể tự lực cánh sinh. Cộng vào thế yếu của nền kinh tế phụ thuộc này là khả năng chuyên môn của công nhân Việt Nam không bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm riêng của Việt Nam cũng không có sức cạnh tranh với nước khác. Hiện tại thương hiệu Việt Nam chỉ nổi ở 3 lĩnh vực Nông sản, Ngư sản và Lâm sản.

Bằng chứng yếu kém này được nhà nước xác nhận: "Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế, nhất là khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu trong nước.” (theo Tạp chí Tuyên Giáo, ngày 13/12/2021)

Khoe pháp quyền

Trước những khó khăn làm tốt hơn con người đảng viên và những bước đi gập ghềnh của nền kinh tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan tuyên truyền của đảng, đã tránh làm cho tình hình phức tạp hơn bằng cách cổ võ cho những thành tựu về công tác xây dựng Nhà nước Pháp quyền và những phúc lợi mà đảng đã đem lại cho dân sau hơn 90 năm có mặt trên đất nước (1930-2021)

Việc làm này đã diễn ra tại Hà Nội ngày 11/12/2021 qua Hội thảo "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Trong tư cách Trưởng ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khoe: "Các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xác định nhân dân là nguồn gốc, là chủ thể quyền lực của Nhà nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa…. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tôn trọng các cam kết quốc tế với tư cách là một thành viên. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ; dân chủ gắn liền với kỷ cương…”

Ông Phúc nói vậy mà không phải vậy. Nếu thật sự “tất cả quyền lực thuộc về nhân” thì đảng Cộng sản đã bị nhân dân bỏ phiếu bất tín nhiệm từ lâu rồi. Bởi vì, tuy là chủ nhân của đất nước nhưng mọi việc phải do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý. Nhân dân chỉ biết tuân hành những việc đảng đã quyết.

Vậy mà, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn tát nước theo mưa để nói những điều không có thật ở Việt Nam. Ông nói tại cuộc Hội thảo quy tụ khoảng 200 viên chức nhà nước chuyên viên rằng: "Quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Có thể thấy, ở nước ta những giá trị tiến bộ, nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện, góp phần quan trọng bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi sáng của đất nước.”

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng hồ hởi hát theo: "Nhà nước pháp quyền XHCN là mô hình vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù Việt Nam, vừa phù hợp với bản sắc Việt Nam, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, Hiến pháp là tối cao, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; có sự phân công gắn liền với kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp...”.

Nếu quyền con người được đảng và nhà nước bảo vệ thì tại sao lại có khoảng 270 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bất công xã hội lại đang phải ngồi tù vì đã can đảm chống lại chính sách cai trị hà khắc và độc tài của đảng CSVN?

Vì vậy Việt Nam tiếp tục bị các Tổ chức bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do báo chí, ngôn luận và tư tưởng lên án từ năm này qua năm khác vì Hà Nội không ngừng khủng bố, đàn áp và chà đạp lên những người đòi quyền con người.

Lý do đảng CSVN không dung tha cho những hoạt động chống đảng vì sợ mất quyền lãnh đạo, sợ những thành phấn đối lập sẽ làm lu mờ vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng.

Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy báo Nhân Dân, cơ quan thông tin của Trung ương đảng đã tự khen: "Năm 2021, Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả đáng biểu dương, được cộng đồng quốc thế ghi nhận trong công tác nhân quyền, nhằm bảo đảm, thực thi quyền con người trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng nhìn lại các kết quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Quyền con người trên lĩnh vực kinh tế: Việt Nam đã tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.” (Nhân Dân, ngày 03-12-2021)

Cũng với luận diệu chạy tội, báo của Bộ Quốc phòng, tờ Quân đội Nhân dân, phản ứng: "Đã từ lâu, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại sử dụng quyền con người như một vũ khí lợi hại để chống phá Việt Nam, mà thực chất là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá bỏ con đường mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn…Lập lờ đánh lận con đen”, các thế lực thù địch chống phá, xuyên tạc sự thật về tự do, dân chủ ở Việt Nam.” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 13/12/2021)

Cuối cùng, phe Công an cũng ăn theo ca hát: "Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người, mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục...” (báo CAND, ngày 13/12/2021)

Cơm ăn hay nhân quyền?

Đặc biệt hơn, trong chuyến thăm thành phố Edinburgh, Scotland, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ngày 1/11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra phản ứng về chỉ trích Việt Nam vi phạm quyền con người. Ông nói: "Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới này về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau”.

Ông nói thêm: "Muốn hòa bình, ổn định, phát triển thì phải có dân chủ, không áp đặt, không xuyên tạc."

Trước câu nói coi vật chất hơn tinh thần và thiếu văn hóa này, từ Việt Nam, Nhà văn cựu Đại tá Phạm Đình Trọng đáp trả: "Nhân Quyền, Quyền Con Người chính là những quyền cơ bản không thể thiếu kể trên của mỗi cá nhân chứ không phải là cơm ăn. Cơm ăn chỉ là lương thực của con người thể xác. Quyền Con Người mới là lương thực của con người văn hoá xã hội trong mỗi con Người. Không có cơm ăn, con Người thể xác sẽ chết. Không có Quyền Con Người, con Người văn hoá xã hội cũng sẽ chết. Chỉ có cơm ăn mà không có Quyền Con Người thì con Người cũng chỉ là bầy cừu. Ông Thủ tướng coi cơm ăn là Nhân Quyền lớn nhất của trăm triệu dân Việt Nam là ông Thủ tướng đã coi trăm triệu dân Việt Nam chỉ là bầy cừu trăm triệu con phải trông chờ vào người chăn dắt là ông Thủ tướng lo cho miếng ăn!”

Quan điểm của Nhà văn Phạm Đình Trọng đã phản ảnh rõ tâm địa hạ thấp quyền con người của lãnh đạo Việt Nam, nhưng cũng dễ hiểu vì họ là những người Cộng sản vô thần và chỉ biết tôn thờ vật chất. -/-

(Cuối năm 2021)
Phạm Trần
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Có một thời như thế đó!

Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể “giải phóng” được; cái gì vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc… Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước hình ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp họckhắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ vì một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya… Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam đã làm tôi là người Việt Nam.

*Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lý đang vào mùa cà phê hoa trắng nở: *”Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…”* Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đã lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết ngước mặt nhìn đời và *”cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười…”* Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm nhận được niềm hãnh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi tới của chính mình: *”Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm. Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng chân tươi. Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời…”* Và anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xã đèo heo hút gió đã trở thành thần tượng của chúng tôi. Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận *”Xương sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm năm mấy lúc ngọt ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà.”* Nhưng cũng từ anh đã gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ: *”Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn dậy như làn tên…”* Và từ anh, chúng tôi hát cho nhau *”Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới.”* Cô giáo Việt văn của tôi đã mắng yêu tôi – tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công Trứ! Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đã chết. Tôi nhớ mãi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát Bạch Đằng Giang, Việt Nam Việt Nam,

Về Với Mẹ Cha… Đứa vỗ tay, đứa đập bàn, đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên:* “Từ Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng…” *Nhìn lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi viết: *Tổ quốc trên hết, Ngày nay học tập ngày sau giúp đời, Không thành công cũng thành Nhân.*.. Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát* “Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người…”* Cô giáo của tôi đã ươm mầm Lạc Hồng vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo dòng suối mát, theo tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành những công dân Việt Nam yêu nước thương nòi và hãnh diện về hành trình dựng nước, giữ nước của Tổ tiên. Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đì đùng từ xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16 bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi dòng nhạc trữ tình của miền Nam để làm nên *Những Ngày Xưa Thân Ái*của chúng tôi.

*Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai*
*Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em*
*Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù*
*Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em…*


Các anh, những người anh miền Nam đã khoác áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tròn lý tưởng Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm, đã hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi. Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.

Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như đứng cạnh bên mình là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đã vị quốc vong thân. Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một mình quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng trước mộ huyệt của người chồng còn trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản nhạc mà Thầy yêu thích lúc còn sống – *”Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo… Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này. Từ nay mãi mãi không thấy nhau…”* Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lãng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt của Cô tôi. Có hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù
vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.

Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi *anh là loài chim quý, là cánh chim trùng khơi vạn lý, là người ra đi từ tổ ấm để không địa danh nào thiếu dấu chân anh*, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie. Giữa những đau thương chia lìa của chiến tranh, những dòng nhạc của Trần Thiện Thanh đã cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong lòng chúng tôi. Những *”cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh”* cũng là những cánh dù ôm ấp lý tưởng đang thành hình trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.
Nhìn lại quãng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra mình và các bạn cùng lứa không hề biết rõ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được

*”Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt tình yêu Nước vào nôi”*, chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những *”Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì!”.*
Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc lòng câu hát *”Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong lòng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ bãi trước ghềnh sau. Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà lòng thì chưa hề yêu ai”* .

Chúng tôi cũng không tìm đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đình Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc lòng khúc hát *”Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.”*
Chúng tôi không biết “Phá” là gì, “Tam Giang” ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng “*Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi…” *đã thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.

Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của mình chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những *”Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành”*. Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ thì chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là *”ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm”*.
Giữa những sum vầy bình an bên cạnh mai vàng rực rỡ, thì ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết *”bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà…”* Âm nhạc Việt Nam đã gieo vào tâm hồn chúng tôi hình ảnh rất bình thường, rất người, nhưng lòng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi – những người lính VNCH – thì ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó.*

Sau ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của mình hơn. Nhiều đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô. Đó là lúc chúng tôi đến với Một thời để yêu – Một thời để chết. Chúng tôi bắt đầu chạm ngõ tình yêu với những Vũng lầy của chúng ta, Con đường tình ta đi, Bây giờ tháng mấy,
Ngày xưa Hoàng Thị, Tình đầu tình cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em yêu… Đó là lúc Cô đọc thơ Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ “thần sầu” của Trần Thiện Thanh trong lời nhạc *”anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ… ôi niềm nhớ…….. đến bất tận. Em ơi… em ơi!…”* khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần Thiện Thanh Toàn – em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài Gòn lên thăm Cô, vừa đàn vừa hát. Những buổi tối này, mình tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lãng đãng của lời nhạc Từ Công Phụng, khắc khoải của Lê Uyên Phương, mượt mà của Đoàn Chuẩn – Từ Linh, sâu lắng của Vũ Thành An… Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện tình của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô còn là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Bản nhạc ấy có những dòng như sau:

*”Nhưng anh bây giờ anh ở đâu*
*con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm*
*tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ*
*Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa*
*nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.”*


Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc hát Người Tình Không Chân Dung và *”người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này” * cũng là định mệnh Thầy, của cuộc tình bi thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH. Cô tôi sống một mình và qua đời vào năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài Gòn trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại *”Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo”* để thay mặt những đứa học trò thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô. Còn tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi biết rõ trong dòng máu luân lưu và nhịp đập của tim mình vẫn đầy tràn những thương yêu mà Cô đã gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.

Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhưng chỉ có mình tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975. Các bạn tôi, hay đúng ra là những người em đang cùng đồng hành trên con đường đã chọn, đã thức suốt đêm hát cho nhau nghe. Rất tự nhiên, rất bình thường: toàn là những ca khúc của miền Nam thân yêu.

Đêm hôm ấy, cả một quãng đời của những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại. Sống lại từ giọng hát của những người em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ độc tài. Các em hát cho tôi nghe về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt *”Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về…”.*

Tôi hát cho các em mình về những ngày tháng mộng mơ trước “giải phóng” của những “*Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài trên hè, con đường tình ta đi…”* Các em tâm sự về cảm nhận đối với người lính VNCH qua những dòng nhạc êm đềm, đầy tình người giữa tàn khốc của chiến tranh: “*Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ…”* Tôi chia sẻ với các em về nỗi ngậm ngùi quá khứ: *”Như phai nhạt mờ, đường xanh nho nhỏ, hôm nay tình cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa còn gầy, nằm phơi dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ tìm nhau tìm nhau”…*

Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đã tâm sự với các bạn rằng: Chỉ cần lắng nghe và hát lên những dòng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam. Những mất mát không chỉ là một cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được. Khi những mượt mà, nhân ái ấy đã bị thay thế bởi những *”Bác cùng chúng cháu hành quân” *và *”Tiến về Sài Gòn” *thì các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc đời của những thế hệ miền Nam đã bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.

Gần 42 năm trôi qua, Âm Nhạc Miền Nam vẫn như dòng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Dòng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xã hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của những người lính VNCH và tình cảm trân quý, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.

Gần 42 năm trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đã thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đã tìm mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, dòng âm nhạc đó không còn là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn… Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc – Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975.

Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.

Ai giải phóng ai? Hãy hỏi* Con Đường Xưa Em Đi* và đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào trên những con đường Việt Nam!!!

Vũ Đông Hà
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Mối nguy từ chính trị dối trá

Hiếu Chân/Người Việt
Người dân và nền dân chủ đang trả giá đắt cho những lời dối trá của các chính trị gia chỉ muốn tranh giành và giữ vững quyền lực.
Image
Đảng Cộng Hòa không tin tác dụng của vaccine đã ảnh hưởng sâu sắc tới một bộ phận công chúng Mỹ có khuynh hướng bảo thủ. (Hình minh họa: Angela Weiss/AFP via Getty Images)
Hôm Thứ Hai, 3 Tháng Giêng, 2022, số người nhiễm COVID-19 ở Mỹ đã lần đầu tiên cán mức 1.08 triệu người, cao nhất thế giới và cao nhất từ trước tới nay – một “kỷ lục” buồn và khó hiểu nếu xem xét Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ đứng đầu thế giới, có mạng lưới chăm sóc y tế mạnh và rộng lớn, có thừa những loại thuốc chủng ngừa COVID-19 hiệu quả.

Sự tiến hóa của virus là một phần nguyên nhân. Biến thể Omicron mới xuất hiện nhưng có sức truyền nhiễm mạnh gấp nhiều lần so với các biến thể cũ làm cho số người bị nhiễm bệnh tăng vọt không chỉ ở Mỹ mà ở khắp thế giới. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở thái độ của một bộ phận người Mỹ không chịu chích vaccine ngừa COVID-19, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa như mang khẩu trang, tránh tụ tập đông người và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Thái độ này không tự nhiên mà có mà bắt nguồn từ một nhận thức sai lầm về tính chất nghiêm trọng của bệnh dịch, về hiệu quả của các loại vaccine chủng ngừa và cả về quyền tự do cá nhân. Đến lượt nó, nhận thức sai lầm về dịch bệnh lại có nguồn gốc từ tình trạng chính trị chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ hiện nay; trong đó một chính đảng lớn, cùng với các chính trị gia của đảng, đang tìm cách phổ biến những thông tin lệch lạc về COVID-19, ngăn cản những chính sách chống dịch của chính quyền liên bang hầu tìm lợi thế trong cuộc tranh đua giành quyền lực.


Ngay từ khi mới xuất hiện vào đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã bị các chính trị gia Cộng Hòa coi là “trò lừa đảo” (hoax), là thủ đoạn chính trị của đảng Dân Chủ và truyền thông cánh tả nhằm gây khó khăn cho đảng Cộng Hòa trong năm bầu cử 2020. Khi bầu cử đã qua, vẫn còn không ít chính trị gia bảo thủ cổ vũ cho quan điểm coi đại dịch chỉ như một thứ bệnh cúm mùa mà việc ứng phó tùy thuộc vào lựa chọn của cá nhân hơn là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Thái độ coi thường mối nguy của đại dịch dẫn tới sự hoài nghi tác dụng phòng dịch COVID-19 của các loại vaccine mà các nhà khoa học đã chạy đua với thời gian để bào chế ra và phản đối chương trình chích ngừa của chính quyền. Từ một tai họa về y tế, COVID-19 bị biến thành một vấn đề chính trị mà cách ứng xử với nó bị chia rẽ theo làn ranh đảng phái đến mức ngay cả chiếc khẩu trang che miệng cũng trở thành dấu hiệu của lập trường chính trị.

Một khảo sát về chích ngừa của Kaiser Family Foundation (KFF) ghi nhận tại thời điểm Tháng Mười, 2021, trong số người Mỹ không hoặc chưa chích ngừa có 60% là những người Cộng Hòa, 17% là những người Dân Chủ, 17% là những người độc lập, không thuộc hai đảng trên. Trong số những người Cộng Hòa từ chối chích ngừa, có 88% cho rằng tác dụng của vaccine đã bị thổi phồng, 96% cho rằng chích ngừa hay không là một lựa chọn cá nhân chứ không phải là một trách nhiệm cộng đồng, và 62% không hề lo lắng khả năng bị nhiễm COVID-19. Các tỉ lệ tương ứng ở những người Dân Chủ chỉ là 8%, 19% và 16%.

Quan điểm của đảng Cộng Hòa đối với dịch COVID-19, không tin ở tác dụng của vaccine đã ảnh hưởng sâu sắc tới một bộ phận công chúng Mỹ có khuynh hướng bảo thủ. Cho đến nay vẫn còn hàng triệu người Mỹ không tin có dịch COVID-19 dù đã có hơn 800,000 người bị thiệt mạng vì căn bệnh này. Mặc dù các loại vaccine của Mỹ đã được chứng tỏ an toàn và hiệu quả trên khắp thế giới, người dân nhiều nước mong mỏi có được loại vaccine như vậy và chính quyền liên bang đã tìm mọi cách từ bắt buộc đến khuyến khích để người dân đi chích ngừa, hàng triệu người Mỹ vẫn không tin.

Những người có suy nghĩ bình thường đều thấy những lập luận nói trên là hết sức phi lý, khó có thể hiểu được ở một xã hội văn minh như Mỹ. Nhưng xét cho cùng, đó là vấn đề quyền lực. Nếu chính quyền Biden thực hiện thành công chiến dịch chích ngừa vaccine cho đại đa số người dân Mỹ, kiểm soát được COVID-19 thì đó là một thắng lợi của chính quyền thuộc đảng Dân Chủ. Do vậy, đảng Cộng Hòa phải tìm mọi cách ngăn cản. Nếu COVID-19 tiếp tục hoành hành, người dân tiếp tục bị nhiễm bệnh, kinh tế giáo dục tiếp tục bị gián đoạn thì đảng Cộng Hòa và giới chính trị bảo thủ có cớ để lên án chính quyền Biden “thất bại” trong công cuộc chống dịch. Điều đó sẽ có lợi cho Cộng Hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối năm nay, bất chấp cái giá máu mà xã hội phải trả cho những lập luận tuyên truyền dối trá của họ.

Việc ngăn cản các biện pháp phòng và chống đại dịch COVID-19 nhất quán với những hành động khác của đảng Cộng Hòa như ngăn chặn các dự luật về đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng các chương trình phúc lợi xã hội, viện lý do các chương trình như vậy làm gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ công, hay gọi đó là những chính sách của chủ nghĩa xã hội (!).

Sự dối trá bắt đầu từ giới chính trị chóp bu đã thâm nhiễm sâu vào khối cử tri ủng hộ Cộng Hòa. Khi cựu Tổng Thống Donald Trump – người vẫn thống trị đảng Cộng Hòa và thành phần cử tri bảo thủ – tại một cuộc tụ họp ở Dallas, Texas, hôm 21 Tháng Mười Hai xác nhận bản thân ông đã chích mũi vaccine tăng cường thì các ủng hộ viên của ông đã đồng loạt la ó phản đối. Sau sự kiện Dallas, đài truyền thông cực hữu Infowars, trước nay vẫn ủng hộ ông Trump hết mình, đã quay ngoắt 180 độ, lên án ông cựu tổng thống bằng những lời lẽ hết sức gay gắt.

***

Vài ngày nữa, nước Mỹ sẽ kỷ niệm một năm ngày diễn ra cuộc bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng, 2021. Vào ngày bi thảm đó, hàng chục ngàn người đã tràn vào trụ sở Quốc Hội để ngăn các vị dân cử bỏ phiếu chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã được các tiểu bang đệ trình. Năm người đã thiệt mạng, hơn 150 người bị thương và 750 người khác đã và đang đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi lập quốc, nước Mỹ chứng kiến một cuộc chuyển giao quyền lực không suôn sẻ; cũng là lần đầu tiên một cuộc bầu cử tổng thống bị nghi ngờ gian lận. Một trong những nguyên tắc căn bản của thể chế dân chủ là chuyển giao quyền lực quản trị quốc gia một cách hòa bình theo ý nguyện của cử tri, không chấp nhận sự cưỡng chiếm quyền lực bằng bạo lực – đã bị vi phạm trong ngày 6 Tháng Giêng, 2021. Nhiều nhà bình luận nhận định một cách hữu lý rằng vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng đã đẩy chế độ dân chủ Mỹ tới ngấp nghé bờ vực sụp đổ.

Trên bình diện quốc tế, sự kiện ngày 6 Tháng Giêng, 2021, gây tổn hại to lớn cho danh tiếng và uy tín của nước Mỹ – ngọn hải đăng của thế giới dân chủ. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia, nhận định với Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (CFR) rằng vụ 6 Tháng Giêng có tác động cụ thể đến cách mà thế giới nhìn nước Mỹ, cả từ các đồng minh lẫn từ các đối thủ. “Các đồng minh nhìn vào đó với sự quan tâm và lo lắng cho tương lai của nền dân chủ Mỹ; còn các đối thủ thì xoa tay và tính toán làm sao để lợi dụng nó một cách tốt nhất,” ông Sullivan nói. So với sự tổn thất uy tín mà vụ rút quân Mỹ đầy hỗn loạn ra khỏi Afghanistan cuối Tháng Tám, 2021, thì vụ bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng trầm trọng hơn nhiều trong việc làm cho thế giới mất niềm tin vào vai trò lãnh đạo của nước Mỹ.

Tất cả chỉ vì một lời nói dối lớn (big lie) rằng cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một, 2021, đã bị gian lận, rằng ông Joe Biden và đảng Dân Chủ đã “đánh cắp” chiến thắng của tổng thống đương nhiệm lúc ấy Donald Trump. Lời nói dối về cuộc bầu cử đã bị các cơ quan bầu cử tiểu bang bác bỏ, bị các tòa án bác bỏ trong hơn 60 vụ kiện, nhưng vẫn còn hàng triệu người tin vào. Một số tiểu bang “bị nghi ngờ” đã tổ chức đếm lại phiếu bầu, nhiều cuộc điều tra phát hiện bầu cử gian lận đã được thực hiện nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Ấy vậy nhưng, cho đến nay trong đảng Cộng Hòa, vẫn có 70% nghĩ rằng ông tổng thống đương nhiệm Joe Biden là không xứng đáng vì đã thắng nhờ gian lận bầu cử.

Do không chấp nhận “tính chính danh” của chính quyền Biden, hàng triệu người Mỹ, thay vì tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách của chính phủ, đã coi việc “bất tuân” – chẳng hạn như không tiêm vaccine nói trên – như một biểu hiện của sự phản kháng chính đáng. Trong một bối cảnh như thế, chính phủ liên bang Mỹ gặp khó khăn bội phần khi đề ra và thực hiện các chính sách cần thiết để vực dậy nền kinh tế, chống biến đổi khí hậu, đầu tư vào tương lai trong cuộc cạnh tranh toàn diện với đối thủ Trung Quốc từ Châu Á. Rủi ro lớn nhất của Mỹ trong cuộc cạnh tranh này không nằm ở Bắc Kinh mà nằm ngay trong nội bộ nước Mỹ, trong sự chia rẽ và tê liệt về chính trị.

Rõ ràng lời nói dối lớn về tính liêm chính của bầu cử đã và đang gây tổn hại lớn cho nước Mỹ cả về đối nội và đối ngoại. Để đề phòng những lời nói dối tương tự trong tương lai, nhân một năm xảy ra sự kiện ngày 6 Tháng Giêng, rất nhiều ý kiến cho rằng nước Mỹ cần những đạo luật mới cải thiện hệ thống bầu cử. Nhưng ngay ở vấn đề này, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cũng có những quan điểm hết sức khác nhau: Đảng Dân Chủ muốn cử tri được ghi danh dễ dàng; muốn kéo dài thời gian bỏ phiếu vào những ngày giờ thuận tiện cho người lao động; còn đảng Cộng Hòa quan tâm ngăn chặn gian lận. Cả hai đảng muốn việc kiểm phiếu được công minh.

Dựa trên lời nói dối lớn về gian lận bầu cử, viện cớ đề phòng bỏ phiếu gian lận trong tương lai, một số tiểu bang do đảng Cộng Hòa nắm quyền hành pháp và lập pháp đã lập tức ban hành những đạo luật hạn chế quyền bầu cử của cử tri – đặc biệt nhắm vào cử tri người da màu thiểu số. Họ đưa ra những ý tưởng mà người bình thường khó hình dung được; chẳng hạn như truy tố tội hình sự những ai tiếp tế nước uống thức ăn cho những cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu; cấm giúp điền phiếu bầu cho những cử tri cao niên hoặc không mở cửa phòng bỏ phiếu vào Chủ Nhật, thậm chí trao quyền quyết định kết quả bầu cử cho lập pháp tiểu bang trong trường hợp xảy ra tranh cãi…

Trong khi đó, các nhà lập pháp Dân Chủ tại Quốc Hội đã nhiều lần đưa ra các dự luật mở rộng quyền bầu cử của cử tri, nổi bật là dự luật Quyền Tự Do Bầu Cử (The Freedom to Vote Act), một luật bầu cử chung cho toàn liên bang sao cho người dân Mỹ dù sinh sống ở tiểu bang nào cũng có những quyền hạn và nghĩa vụ giống nhau trong việc bầu ra người đại diện vào guồng máy quản trị đất nước. Dự luật này ra đời sẽ phủ quyết những đạo luật hạn chế bầu cử đã được ban hành ở các tiểu bang Cộng Hòa. Chính vì vậy, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa trong Thượng Viện, tận dụng quy tắc “filibuster” đòi túc số 60-40, đã nhiều lần ngăn cản thành công việc thảo luận và thông qua dự luật Quyền Tự Do Bầu Cử.

Theo thông tin từ Tòa Bạch Ốc, trong bài diễn văn kỷ niệm một năm sự kiện 6 Tháng Giêng vào Thứ Năm sắp tới, Tổng Thống Joe Biden sẽ tập trung nói về nền dân chủ và về luật bầu cử. Chưa rõ ông sẽ nói gì, nhưng có một điều chắc chắn, mọi đạo luật về bầu cử đều cần có sự đồng thuận lưỡng đảng, đáp ứng những điều cả hai đảng quan tâm. Cũng như mọi lĩnh vực khác, nước Mỹ cần sự thỏa hiệp của hai chính đảng lớn để tháo gỡ bế tắc chính trị – khó nhưng vẫn phải làm để đất nước không tiếp tục trả giá đắt cho những lời dối trá chỉ nhằm tranh giành quyền lực. [qd]
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Báo Xuân Pháp Luật thượng cả nhân vật vi phạm pháp luật trắng trợn lên bìa
Nguyễn Như Mai
19-1-2022
Image
Ba nhân vật được báo Pháp Luật TPHCM đăng là các nhân vật tiêu biểu của năm tại Việt Nam gồm VinFast, Trịnh Văn Quyết và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Nguồn: Reuters, Pháp Luật, RFA edit

Báo Pháp Luật TPHCM Xuân năm nay đã mở mắt cho độc giả rằng khi chỉ biết kiếm tiền thì một tờ báo có thể ngang nhiên tác nghiệp hoàn toàn trái với tôn chỉ mục đích của nó như thế nào.

Báo Xuân là một ấn phẩm truyền thống đặc biệt của làng báo chí Việt Nam (khi ra hải ngoại, các tờ báo tiếng Việt vẫn giữ nguyên truyền thống này và người đọc rất thích). Đó là giai phẩm quy tụ những bài viết hay nhất, độc đáo, hấp dẫn nhất của các cây bút nổi tiếng nhất mà tòa soạn có thể có được. Chủ đề của các tờ báo Xuân hầu như đều giống nhau, gồm các bài tổng kết hoạt động của năm cũ và dự báo năm mới (tùy theo lĩnh vực của từng tờ báo mà sẽ đi sâu vào phân tích chính trị/pháp luật/kinh tế/xã hội/văn hóa/thể thao.v.v. ). Họ cũng sẽ điểm một số gương mặt nổi bật ở các lĩnh vực trong năm qua. Rồi tùy theo năm đó cầm tinh con gì thì sẽ có các bài viết vui nhộn, mang tính giải trí về con giáp đó. Ngoài ra là các bài văn, thơ đủ thể loại, miễn đề tài thú vị, cách viết thu hút là được.

Ai là nhân vật chính của năm 2021?

Năm 2021 vừa qua của Việt Nam, cũng như của thế giới là một năm đặc biệt khi hầu như toàn bộ hoạt động đều xoay quanh dịch bệnh. Trong cuộc chiến không cân sức với đại dịch, những gương mặt nổi bật nhất, chính là các gương mặt ngành y. Điều này không thể tranh cãi.

Tiếp đó là những tấm gương trong thiện nguyện, những con người bất chấp sợ hãi, sức khỏe và cả tính mạng để mang gạo đến cho người đứt bữa, mang sữa cho trẻ em đang khóc, mang thuốc và ô xy đến cho người đang ngạt thở, và mai táng họ khi họ qua đời. Theo sau là những lực lượng hỗ trợ âm thầm cho công cuộc cuộc chống dịch như lực lượng tự vệ, giao hàng, bộ đội, tiểu thương…

Không có những con người nào đáng trân trọng và tôn vinh bằng những con người ấy, hàng ngàn ấn phẩm cũng chưa đủ kể hết những gì họ đã làm và ý nghĩa của nó.

Truyền thống bìa báo Xuân Việt Nam được người trong nghề tổng kết gọn trong bốn chữ: Chim-hoa-cá-gái. Tức là những chủ đề hình ảnh đẹp đẽ, bắt mắt và không động chạm đến ai cả (khi xã hội phát triển, sẽ có nhiều chủ đề khác như internet hay tiền số và các sở thích cụ thể như xe hơi, bất động sản, chứng khoán… nhưng tựu trung đều nhằm nhắc lại và tôn vinh những con người đóng góp lớn cho cộng đồng, có thành tích xuất sắc).

Là một tờ báo mang ngay trong tên mình địa danh TPHCM thì những gì xảy ra ở TPHCM trong năm 2021 càng phải là chủ đề quan trọng và xuyên suốt của nó.

Thế nhưng bìa báo Xuân 2022 của báo Pháp luật TPHCM năm nay tuyệt đối không hề nhắc đến những con người đã cống hiến và hy sinh trong đại dịch. Không một chữ nào! Không một tấm ảnh nào.

Mà nó dành hoàn toàn cho các doanh nhân giàu có, gồm bốn người: Bà Lê hoàng Diệp Thảo cà phê, ông Trịnh Văn Quyết FLC và Bambo Group, VinFast và Sun Group.

Đáng tiếc thay mà cũng trùng hợp thay, toàn bộ bốn đại gia này đều là những gương mặt có tiếng tăm nhiều mâu thuẫn trong kinh doanh hoặc đời tư. Thậm chí tỷ phú Trịnh Văn Quyết vừa bị điều tra với cú bán lậu cổ phiếu.

Nhân vật số một: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo, doanh nghiệp cà phê King Coffee.

Trên trang bìa, chiếm trọn vẹn là bà Thảo.

Bà Thảo là một doanh nhân giỏi, nếu cứ nhìn vào quy mô của doanh nghiệp bà đang nắm giữ. Nhưng sự nổi tiếng của bà lại không đến từ những sản phẩm của công ty, mà từ cuộc ly hôn nghìn tỷ vô cùng ầm ỹ từ mấy năm trước.

Làng báo Việt Nam không lạ gì câu chuyện bà Thảo từ nhiều năm trước đã cùng một số người trong làng báo (nhưng đã chuyển nghề ra làm công ty truyền thông) lập thành một ê kíp để chơi cuộc chiến truyền thông với chồng bà, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, gắn với thương hiệu cà phê Trung Nguyên.



Ê kíp này đánh tiếng với nhiều tờ báo để xin gặp và kể câu chuyện về người đàn bà cùng chồng tay trắng làm nên sự nghiệp rồi buộc phải ly hôn cay đắng như thế nào. Trong câu chuyện, bà Thảo tự vẽ bản thân là người phụ nữ xuất sắc về mọi phương diện. Bất ngờ nhất là thông tin bà chính là linh hồn của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên (mà trước giờ xã hội chỉ biết đến tổng giám đốc là ông Vũ, chồng bà). Nào bà là hoa khôi, con nhà giàu có, cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý; nào số vốn khởi nghiệp là của bà; nào mọi định hướng, cách thức phát triển kinh doanh là của bà; nào điều hành và quản lý doanh nghiệp hoàn toàn là bà. Bên cạnh đó, bà còn sinh đẻ và nuôi dạy bốn đứa con đủ trai gái, và vẫn xinh đẹp rạng ngời. Ông chồng thì sao? Chỉ là người đại diện doanh nghiệp đi gặp gỡ bên ngoài, lo truyền thông và đối ngoại. Đã vậy còn bị mất trí, khùng khùng, ngược đãi vợ, lạnh nhạt với con, có bồ bịch, lấy tài sản vợ chồng gây dựng nên giao vào tay những nhân viên không đáng tin cậy để họ phá nát… Thôi thì đủ cả thói hư tật xấu và (nói trắng ra là) vô tài.

Rồi chốt lại câu chuyện mà bản thân thì như bà hoàng tài sắc vẹn toàn còn ông chồng thì như hình nhân, yếu thế, kém cỏi và tồi tệ đến thế, bà khẳng định vẫn yêu chồng vô vàn và tuyệt đối không thể bỏ rơi nhau!

Câu chuyện này cuối cùng được đăng tải trên một tờ báo điện tử ở Việt Nam, gây chú ý lớn lúc bấy giờ, với lời chú thích được viết cặn kẽ là “trước đó không nhà báo nào có được cái gật đầu từ người đàn bà đẹp” này.



Nhưng rất nhiều người trong làng báo Việt Nam đều biết tận chân tơ kẽ tóc rằng trước đó bà Thảo và ê kíp đã đi gặp rất nhiều tờ báo. Khi ngồi lại với nhau, họ mới vỡ lẽ ra cái chuyện tưởng chỉ mình mình được nghe hóa ra đã được kể nhiều lần với rất nhiều tờ báo khác nhau!

Kỳ diệu là nó chính xác đến từng mi li mét như một kịch bản vạch sẵn. Chỗ nào ngắt nghỉ, chỗ nào khóc đến nghẹn ngào rồi rút khăn ra lau mắt, chỗ nào nói câu gì… đều giống nhau đến kỳ lạ. Kèm với bài báo là tấm ảnh trang điểm tỉ mỉ xinh đẹp, cầm quyển sách cố ý phô rõ cái bìa “Năng đoạn kim cương” (tên một bộ kinh Phật giáo cổ). Mọi thứ giả đến không thể giả hơn.
Chính do những ầm ỹ đó, dân tình mới biết về doanh nghiệp của bà Thảo. Vì về kinh doanh, bà Thảo không thể so sánh với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực sản xuất-chế biến thực lực mạnh mẽ, tiếng tăm tốt đẹp trên thị trường xuất khẩu và đã thực sự thay đổi cuộc sống của người nông dân và nền nông nghiệp, ví dụ công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (cũng do phụ nữ sáng lập và điều hành) hay công ty Hồ Quang Trí (nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều giống lúa ngon, trong đó có giống lúa ST25 từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới).

Vậy thì bà Thảo chiếm trọn bìa báo Xuân Pháp Luật TPHCM là lý do gì? Không nói ra thì làng báo ai cũng biết! Đó là một khoản tiền lớn đã được trả, trong nghề gọi là “mua bìa”.
Image
Quán cà phê Trung Nguyên trên đường phố Hà Nội hồi năm 2002. Nguồn: AFP
Nhân vật thứ hai: Trịnh Văn Quyết, hay gọi là Quyết còi, Tổng giám đốc FLC và Bamboo Airways.

Mấy hôm nay đây là nhân vật tai tiếng số hai sau doanh nhân tai tiếng nhất là ông Đỗ Anh Dũng, Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh với cú bỏ cọc lô đất đã được đẩy giá đến 2,4 tỷ đồng/m2 ở Thủ Thiêm.

Quyết thì bán lậu đến gần 75 triệu cổ phiếu (bán mà không công bố thông tin giao dịch), giá trị giao dịch là 1.750 tỷ đồng Kết quả: giao dịch này đã bị hủy, buộc trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Tài khoản của ông Quyết tại các công ty chứng khoán cũng đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phong tỏa.

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 12/01/2022, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính, đề nghị ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quyết theo Luật chứng khoán, phải cần soi sang cả Luật Hình sự vì hành vi của ông này đã vi phạm Đều 209 Bộ Luật Hình sự, tùy trường hợp có thể phạt tù 1-5 năm.

Ông Hải cũng cho rằng sự việc của ông Quyết gây thiệt hại không chỉ đến lợi ích của cổ đông FLC mà còn cả những nhà đầu tư của những doanh nghiệp làm ăn chân chính và cả nền kinh tế.

Tai tiếng của ông Quyết trong lĩnh vực này không phải là lần đầu. Cuối năm 2017, ông này đã từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính cũng vì hành vi tương tự, với 57 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 400 tỷ đồng thời điểm đó. Chỉ có khác là lần ấy Quyết còi đã qua mặt Ủy ban chứng khoán thành công, bán xong vào thời điểm một tháng trước đó. Đó cũng là thời điểm cổ phiếu FLC thanh khoản cao nhất so với bình quân trước đó, với hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên. Ngay sau cú làm ăn của Quyết, giá cổ phiếu FLC rớt mất khoảng hơn 20% giá trị.

Tiền thành giấy, thiệt hại này dĩ nhiên các nhà đầu tư gánh, còn FLC cũng thành công trong việc cộng thêm một điểm tai tiếng. Chỉ có tiền tươi thóc thật thì đã chảy vào túi Quyết còi.

Đáng nói, vụ việc ồn ào này Quyết chỉ bị phạt 65 triệu đồng. “Như cây me rụng lá, như con bò rụng lông”. Do vậy, hoài nghi rằng Quyết có người đỡ lưng để đi kiếm tiền không phải là không có cơ sở.

Có lẽ vì thế mà hơn bốn năm sau Quyết lại quen đường cũ làm một ván nữa. Lần này dường như cái ô che thân đã bị thủng lỗ ở đâu đó nên Quyết mới bị chặn ngay từ đầu, kèm với các biện pháp (hiện nay mới chỉ là đe dọa, chưa thành hiện thực, nhưng) nghiêm khắc thích đáng, khác hẳn với lần trước.

Đặc biệt mỉa mai là chính báo Pháp Luật TPHCM trong ngày 13/01/2022 đã có một bài phê phán hành vi bán lậu cổ phiếu của ông Quyết rất quyết liệt và cặn kẽ. Bài báo dẫn ra các ý kiến gay gắt của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, của lãnh đạo Bộ tài chính và của luật sư, kèm trích dẫn Luật Hình sự, đòi làm trong sạch môi trường kinh doanh.

Ấy thế mà ngạc nhiên chưa, song song với thời điểm đó thì báo vẫn nhận quảng cáo mua bìa Tết và chạy bài bên trong trang cho Quyết còi, với những tuyên bố hùng hồn kêu như đại bác: “Tôi nghĩ lớn chứ không nói lớn”, “người của Bamboo Airways phải thấm nhuần tư tưởng khách hàng là ân nhân để biết ơn khách hàng, phục vụ khách hàng từ tận trái tim…, tận tâm, chân thành”. Những phát (đại) ngôn này xuất ra từ miệng Quyết nghe đến phì cười.

Càng phì cười hơn cho sự dũng cảm bán thân lấy tiền, tự vả miệng mình của ban lãnh đạo tờ báo Pháp Luật TPHCM.
Image
Ông Trịnh Văn Quyết và mô hình máy bay tại một cuộc phỏng vấn với báo chí ở Hà Nội năm 2018. Nguồn: AFP
Nhân vật thứ ba: VinFast, kẻ dọa mang công an đến xử lý khách hàng

VinGroup nổi tiếng trong làng báo chí Việt Nam vì tài ém nhẹm các thông tin bất lợi xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình và sở thích dọa dẫm khách hàng. Chắc quý vị chưa quên sự việc vào tháng 5/2021, khi thương hiệu này báo công an xử lý một khách hàng vì đã “dám” làm clip nhặt quá nhiều lỗi của chiếc xe hơi VinFast anh ta mới mua.

Còn trong group (nhóm) cư dân Vincom thì đầy rẫy các than phiền về chất lượng căn hộ đắt trên trời nhưng tường xây mỏng đến nỗi người bên này nói to thì bên kia cũng nghe, vừa mới ở mà tường đã nứt, kính trên tòa tháp thì lâu lâu rơi như pháo nổ xuống sân, tiêu chí “sinh thái”thì hóa ra thiên nhiên và mảng xanh là những cây cảnh trồng trong chậu và ít hàng cây lơ thơ.

Nhưng đố quý vị tìm được các thông tin này trên báo chí chính thống.

Người làm truyền thông ở Việt Nam đều biết bộ máy quét tin của VinGroup làm việc cực kỳ hiệu quả. Chỉ một thông tin bất lợi lan truyền, họ lập tức gọi điện yêu cầu gỡ, xóa, giải thích đủ kiểu, mà nếu không được thì dọa.

Và với tất cả sự dựa dẫm, ra oai, chất lượng hàng hóa tồi đó, VinFast đường đường lên bìa báo Xuân Pháp Luật TPHCM dạy cho người ta cách biến nguy thành cơ trong kinh doanh.

Nhân vật thứ tư là Sun Group thì có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về phá rừng và làm du lịch sinh thái tốt. Tạm thời tôi không có đủ tư liệu về doanh nghiệp này nên sẽ không đề cập.

Phục thay hành động bán bàn thờ lấy tiền

Các thông điệp ngoài bìa báo mở đường cho bên trong chạy các bài báo dài chiếm cả trang A3 nhưng rặt một giọng quảng cáo lười nhác. Thôi thì thu tiền để viết bài lăng xê, nhưng cũng phải có tí tự trọng (còn sót lại) của người làm báo chứ. Đằng này tất cả bốn bài báo mua bài, mua bìa đều như bê nguyên từ các thông cáo báo chí của doanh nghiệp, toàn những lời quảng cáo và tự khen chung chung và sáo rỗng. Chẳng hề có những thông tin mới mẻ, chẳng có câu chuyện gây ấn tượng của người làm kinh doanh trong một năm gian khó, chẳng hề có những câu hỏi sâu sắc và trúng chỗ để người được hỏi bật ra chút ít chất xám hay sự thú vị của bản thân mình, doanh nghiệp mình (chắc chắn không nhiều thì ít, họ phải có).

Xấu hổ thay cho một tờ báo mà tiêu chí và trách nhiệm là tuyên truyền và thượng tôn pháp luật mà vì tiền, dám thượng cả nhân vật vi phạm pháp luật dai dẳng và trắng trợn lên bìa. Bìa báo chính là “bàn thờ” của mỗi tờ báo, nơi thể hiện chính kiến và quan điểm của tờ báo với xã hội và công chúng. Dẫu cả làng báo đều biết những năm nay tờ báo Pháp Luật TPHCM xuống dốc cực độ, đời sống nhân viên và phóng viên rất thảm, cho nên kiếm quảng cáo báo Xuân cũng là mục đích chính đáng. Nhưng cho dù việc kiếm tiền để nuôi nấng cái tết cho anh em có quan trọng thế nào đi nữa thì cũng không một tờ báo còn đủ sự tự trọng nào lại trơ trẽn đi bán chính cái bàn thờ của nhà mình như vậy.

Hay đây mới chính là “tôn chỉ” và “mục đích” của những người điều hành tờ báo này?

__________

Tham khảo:

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ng ... 23989.html

https://plo.vn/kinh-te/thiet-hai-tu-vu- ... 38815.html

https://soha.vn/ba-le-hoang-diep-thao-4 ... 446666.htm

https://bnews.vn/nhung-lan-giao-dich-co ... 28516.html

https://soha.vn/vo-vua-ca-phe-dang-le-n ... 145865.htm
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by TranAnhDung »

Thành Quả Của Joe Biden Sau Một Năm Nhậm Chức
23/01/2022
Đỗ Kim Thêm dịch

20/1/2022 đánh dấu một năm kỷ niệm ngày Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, báo chí phương Tây đồng loạt nhìn lại thành quả chấp chính với các quan điểm chung như sau:

Về mặt đối nội, Biden đã không thể thúc đẩy nhanh hơn các biện pháp cải cách xã hội và môi trường, tạo tình đoàn kết lưỡng đảng và dân chúng, cho dù đạt được các thành công khởi sắc trong phạm vi kinh tế, nhất là thị trường nhân dụng và chứng khoán. Công luận và chính giới ủng hộ cho Biden ít hơn so với trước đây, tín hiệu bi quan này cũng có nghĩa là triển vọng cho Donald Trump trở lại Nhà Trắng có sác xuất cao hơn.

Về mặt đối ngoại, dù điều chỉnh được các chính sách của Trump đối với Trung Quốc, nhưng Biden mất thanh danh sau việc triệt thoái vụng về của quân đội Mỹ tại Afghanistan. Việc Nga đang huy động quân đội để xâm lược Ukraine là một nguy cơ mới, bên cạnh các vấn đề bảo vệ an ninh cho Đài Loan và Biển Đông vẫn còn tồn tại.

Hiện nay, khi phải giải quyết nhiều thách thức nghiêm trọng cho đất nước, khó khăn nhất của Biden là thời gian còn lại để làm xoay chuyển tình thế rất ít, trong khi cuộc bầu cử giữa kỷ đang đến gần. Phần tuyển dịch sau đây sẽ giới thiệu các luận điểm chính.

*

Tờ GAZETA WYBORCZA của Ba Lan nhận xét:

"Biden muốn đưa nước Mỹ trở lại tình trạng bình thường và gây uy tín sau nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của Trump và thực hiện các cải cách mang tính đột phá.

Biden đã thành công ở điểm đầu, nhưng không đạt được ở điểm thứ hai.

Trong thời điểm này, có vẻ như chương trình cải cách xã hội và khí hậu mang tính đột phá của Biden sẽ đưa thanh danh trở thành Franklin D. Roosevelt thứ hai.

Nhưng sau đó, Biden hóa ra là một chính trị gia ngày càng trở thành không hiệu năng, Biden bị kềm hãm lại bởi đa số trong Quốc hội và một trận đại dịch không bao giờ kết thúc"

Tờ XINJINGBAO của Bắc Kinh nhận xét:

"Trong năm đầu tiên nhậm chức không mang lại cho Biden nhiều niềm vui, những vấn đề cũ vẫn còn đó và những vấn đề mới đang được tăng thêm.

Không phải ngẫu nhiên mà có những cảnh báo về một cuộc nội chiến ở Mỹ. Nhiều đảng viên Cộng hòa vẫn cảm thấy bị lừa dối trong cuộc bầu cử tổng thống và tình trạng phân biệt chủng tộc tiếp tục lan rộng.

Mặc dù dữ liệu ghi nhận khá tốt, nhưng Biden cũng không thể ghi điểm cao về các vấn đề kinh tế.

Việc rút quân Mỹ vội vàng và nhục nhã khỏi Afghanistan cũng dấy lên nhiều nghi ngờ về việc khôn khéo ngoại giao của Biden.

Hiện nay, nếu quan hệ với Trung Quốc xấu đi hơn, điều đó sẽ còn gây khó khăn hơn đối với Biden."

Tờ LOS ANGELES TIMES của Mỹ biện minh cho Biden là:

"Các kết quả của Biden trong năm đầu tiên bị đánh giá thấp. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã nghe điệp khúc quen thuộc: 'Đó là nền kinh tế, chuyện ngu ngốc'.

Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào nền kinh tế trong thời của Biden: Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đang ở mức thấp nhất kể từ những năm 1960. Tăng trưởng trong việc làm trong năm 2021 là lớn nhất kể từ khi bắt đầu có việc lập hồ sơ. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống dưới mức 4%, đó là một mức giảm lịch sử so với tỷ lệ 6,2%, một năm trước khi Biden nhậm chức. Và chỉ số trong thị trường chứng khoán S&P 500, thước đo mà tổng thống cuối cùng đo lường thành công của mình, nay đã đạt mức cao mới 70 lần và tăng 29%."


Tờ THE AUSTRALIAN từ Sydney chỉ trích mạnh mẽ việc xử lý khủng hoảng Ukraine của Biden, người đã công khai tuyên bố rằng ông mong đợi một cuộc xâm lược của Nga:

"Những nhận xét ngu ngốc của Biden làm tăng xác suất một cuộc chiến tranh to lớn

xảy ra. Sự cởi mở của Biden, dù có vô tình hay không, làm suy yếu kịch bản răn đe của phương Tây. Do đó, một cuộc xâm lược của Nga đã tiến gần hơn".


Tờ NIHON KEIZAI SHIMBUN từ Nhật Bản cũng phê bình gay gắt:

"Cuộc gặp gở giữa Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Lavrov, người đồng cấp Nga, đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn quyết định trong cuộc xung đột Ukraine.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Biden chỉ quan tâm đến các giá trị của các cuộc thăm dò ý kiến.

Trong khi Đức và Pháp đang cố gắng tìm giải pháp ngoại giao, Biden đang phá hủy mọi thứ. Các biện pháp trừng phạt mà Biden đe dọa đối với các ngân hàng Nga cũng không dễ thực hiện, vì Nga là một đối tác thương mại quan trọng của châu Âu.

Washington đang ngày càng không quan tâm đến các lợi ích của các đồng minh, rất có thể là châu Âu sẽ quay lưng lại với Mỹ."

Nhật báo MAGYAR NEMZET của Hungary khẳng định:

"Tổng thống Mỹ Joe Biden đang kết thúc năm đầu tiên nhậm chức như là người không được lòng cử tri. Biden đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng trong và ngoài nước, nhưng nhiều cuộc khủng hoảng trong số đó đã trở nên trầm trọng hơn do chính ông gây ra.

Thất bại chính sách đối ngoại lớn nhất của chính quyền Biden chắc chắn là sự rút quân hỗn loạn của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan, mà không thể được gọi là chiến thắng của Mỹ. Cho đến nay, Biden vẫn chưa thể hiện được phong cách lãnh đạo thực sự."

Tờ SLOBODNA DALMACIJA từ Split của Croatia nhìn lại:

"Joe Biden đã gây ấn tượng là một người cha già dày dặn khi trở lại chính trường trong năm 2020 như một lão tướng chính trị giàu kinh nghiệm và kín đáo để giúp cho đất nước đang bị phân hoá nặng nề do Donald Trump. Biden thể hiện năng lực, sự đứng đắn bảo thủ và khả năng đoàn kết, bất chấp những thách thức to lớn mà ông phải đối mặt.

Một năm sau, ông là một tổng thống ngày càng có ít thời gian, sự kiên nhẫn và các đồng minh để giải cứu những gì còn lại trong tham vọng của mình".

Tờ RAZON của Mexico City nhận xét:

"Biden muốn tìm kiếm đối thoại và thỏa hiệp, nhưng ông gặp phải một phe đối lập cực đoan của đảng Cộng hòa, họ vẫn chịu ảnh hưởng của Trump. Nhưng đảng của Biden cũng bị chia rẽ. Cải cách về luật nhập cư đã bị lãng quên, lạm phát đã đạt đến mức cao trong lịch sử và đảng Dân chủ có thể mất đa số trong Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Biden bắt đầu mất sự ủng hộ sau việc rút quân khỏi Afghanistan, tiếp theo là sự gia tăng giá cả và các trường hợp nhiễm Corona. Như thể một cái gì đó vẫn còn thiếu, hiện đang có những căng thẳng với Nga và nguy cơ xâm lược Ukraine. Và năm thứ hai nhậm chức chỉ mới bắt đầu.”

Tờ PRAVDA có trụ sở tại Bratislava, Slovakia quan niệm rằng:

“Biden vẫn đang trả giá cho sai lầm của Trump. Biden đã cắn răng chịu đựng nghịch cảnh về Corona, sự chia rẽ của đất nước, tình trạng phân biệt chủng tộc, phong trào chống tiêm chủng, sự thất bại của hệ thống y tế và sự phân hoá xã hội ngày càng mở rộng.

Và sau đó, tất nhiên là vấn đề Afghanistan. Trò hề về việc rút quân mà người tiền nhiệm Donald Trump đã ký, về cơ bản là không thể tránh khỏi, sau tất cả những sai lầm chính trị và chiến lược đã được thực hiện trước đó. Trong trường hợp này, Biden đã lãnh mọi hậu quả do công việc của người tiền nhiệm".

Tờ RZECZPOSPOLITA của Ba Lan lo ngại là trong cuộc họp báo sau năm đầu tiên nhậm chức, Biden đã nói rõ rằng một cuộc xâm lược có giới hạn Ukraine của quân đội Nga có thể không có hậu quả.

"Một 'cuộc xâm lược nhỏ' sẽ không thuyết phục được tất cả các đồng minh áp đặt một lệnh trừng phạt lớn", Biden nói như vậy.

Tổng thống Putin phải thực hiện bao nhiêu biện pháp để đáp trả cuộc xâm lược đủ lớn? Người Nga sẽ phải xâm lược Kiev bằng xe tăng? Nếu không có phản ứng đối với một cuộc xâm lược nhỏ, nó có thể nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh to lớn.”

Tờ La REPUBBLICA của Ý nhận định là các chương trình nghị sự kinh tế thất bại khi liệt kê các công trình xây dựng của Biden:

"Các vấn đề của Biden bắt đầu với Afghanistan, nhưng đã trở nên trầm trọng hơn bởi dịch Covid đang diễn ra, chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, lạm phát tăng vọt và sự khiêu khích của Putin ở Ukraine. ...

Tuy nhiên, lý do chính là sự thất bại trong việc thông qua biện pháp Build Back Better với trị giá 1,75 nghìn tỷ đô la, được thiết kế để cải cách xã hội và loại bỏ tình trạng bất bình đẳng, cũng như tạo một luồng gió mới để thoát khỏi chủ nghĩa dân tuý và đề cao chủ quyền mà Trump đã nhờ đó mà thắng cử vào năm 2016.

Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nói rằng Biden phải thỏa hiệp với phe bảo thủ và tự do trong đảng của mình để đạt được thành công trong việc lập pháp. ...

Hội nghị hôm qua là một nỗ lực đầu tiên, nhưng theo sau đó bây giờ phải là hành động."


Tờ THE DAILY TELEGRAPH của Anh cho là hình ảnh mềm yếu của Biden làm hại cho uy tín của nước Mỹ:

“Năm đầu tiên của Joe Biden là một sự bối rối đặc biệt trong chính sách đối ngoại. Đối với những kẻ thù của Mỹ, họ coi Biden là một kẻ yếu đuối mà thời gian nhậm chức mang lại một cơ hội để thách thức nước Mỹ và làm suy yếu sức mạnh chiến lược của đất nước.

Không phải ngẫu nhiên mà với cựu Thượng nghị sĩ từ Delaware trong Nhà Trắng, quân đội Nga hiện đang được huy động ở biên giới Ukraine, Trung Quốc đang công khai đe dọa xâm lược Đài Loan và Iran đang nhanh chóng mở rộng chương trình hạt nhân của mình. ...

Dưới thời Donald Trump, các đối thủ của Mỹ đã cẩn thận không bắt đầu một cuộc xung đột với một tổng thống thường không thể đoán trước và dường như sẵn sàng sử dụng khả năng quân sự của Mỹ".

Tờ THE IRISH INDEPENDANT (Ái nhĩ Lan) tin rằng, cuối cùng, Biden cũng phải tăng tốc và thể hiện lòng can đảm:

"Rất ít tổng thống phải đối mặt với một danh sách các công việc cần phải làm dài như Biden. Biden đã thừa hưởng một quốc gia bị chia rẽ, một đảng bị phân hoá và một đại dịch đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn. ...

Biden nhậm chức với nhiệm vụ trở thành người sửa chữa cho tất cả mọi thứ. Nước Mỹ cần một người chữa lành và một thợ thủ công lành nghề chính trị có khả năng bắc chiếc cầu nối cho những rạn nứt sâu đậm. ...

Nhưng sự tiến bộ của Biden quá chậm và mọi người đang mất kiên nhẫn. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị nhận ra quá muộn rằng còn đau đớn hơn nhiều khi nhìn lại và tự hỏi rằng liệu có quá nhiều điều đã xảy ra hơn là cố gắng và có lẽ thất bại không."

Tờ POLITIKEN (Đan Mạch) phân tích là Biden không còn nhiều thời gian.

"Tổng thống Mỹ đang gặp khủng hoảng. Và với viễn cảnh thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, Biden và đảng Dân chủ thực sự chỉ có một năm để tìm cách trở lại cho đúng hướng.

Không chỉ riêng Joe Biden chịu trách nhiệm về điều này, mà ở một mức độ lớn hơn, cũng có các đảng viên Dân chủ chống lại Biden trong Quốc hội. Họ cần phải nhận ra rằng họ đang mở đường cho Donald Trump ngay từ bây giờ. Cả Hoa Kỳ và thế giới đều không thể chấp nhận được điều đó. "

Đỗ Kim Thêm tuyển dịch
(Tổng hợp từ các nguồn của Deutschlandfunk và eurotopics)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Vì sao cái ác lên ngôi ở Việt Nam?
Hiếu Chân/Người Việt

Tin tức dồn dập về các vụ giết người tàn bạo ở Việt Nam gần đây khiến người đọc tức thở. Nhiều người không tin được trong thời đại văn minh lại còn diễn ra những chuyện giết người, hành hình theo kiểu trung cổ như đóng đinh vào đầu. Đáng sợ nhất, hầu hết nạn nhân là con cái, là người thân của thủ phạm, nhiều nạn nhân là trẻ em không dám và không thể phản kháng. Vì sao tội ác lan tràn như vậy?
Image

Bản tính tự nhiên của con người là hiền lành; cái ác là do giáo dục, do môi trường sống tạo nên. Trong hình, một người chạy xe xích lô đợi khách bên tấm áp phích có chân dung Vladimir Lenin tại Hà Nội hôm 25 Tháng Mười, 2017. Đảng Cộng Sản cầm quyền đang dung túng cái ác, lũng đoạn xã hội bằng một hệ thống sâu rộng, từ giáo dục đến luật pháp. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Vụ mới nhất là một nữ sinh đại học ở Bà Rịa-Vũng Tàu đầu độc cha ruột rồi đổ xi măng giấu xác. Trước đó vài hôm, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, có vụ tên Nguyễn Trung Huyên, 30 tuổi, đóng chín cây đinh vào đầu bé ĐNA, 3 tuổi, là con riêng của tình nhân Nguyễn Thị Luyến; sau khi đã ba lần bạo hành cháu bé đến mức phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Những tội ác này xảy ra giữa lúc công luận chưa hết bàng hoàng trước vụ cháu Vân An (8 tuổi) ở Sài Gòn, bị tình nhân của cha là Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) đánh đến chết, cùng với sự tòng phạm của cha ruột là Nguyễn Kim Trung Thái.

Đây mới chỉ là những vụ gần nhất, gây rúng động dư luận vì được báo chí tường thuật cặn kẽ; còn rất nhiều những vụ tương tự nhưng ít được nói tới. Chỉ cần vào Google tìm cụm từ “bạo hành trẻ em” ta sẽ có ngay 42 triệu kết quả trong vòng 0.48 giây đồng hồ.

Người đọc bàng hoàng, phẫn nộ vì sự tàn bạo dã man của những kẻ thủ ác đối với những người ruột thịt của mình; có người gọi bọn chúng là “ác quỷ hiện hình.” Các nhà văn – vốn nhạy cảm trước những thảm cảnh xã hội – lập tức lên tiếng. Nhà văn Nguyễn Một ở Sài Gòn than thở: “Tôi cứ tưởng tượng quỷ dữ đầu trâu mặt ngựa, hóa ra nó mang gương mặt con người khi hiện hình đóng đinh vào đầu đứa trẻ. Tôi bẻ bút..!”

Rất nhiều người lên mạng xã hội đòi loại bỏ những kẻ thủ ác ra khỏi xã hội để chúng không còn tác oai tác quái được nữa, và cũng để ngăn chặn những tội ác tương tự trong tương lai. Nhưng trừng phat, kể cả bằng án tử hình, cũng chỉ là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ và thường không có nhiều tác dụng răn đe. Cái cần suy nghĩ là, do đâu mà những kẻ vô nhân tính này – khi sinh ra cũng là người như chúng ta, thậm chí có kẻ còn được học cao, giàu có và có địa vị xã hội – đã trở thành quỷ dữ như vậy. Nếu không nhận ra và giải quyết tận gốc thì hiện tượng bạo hành, giết người dã man sẽ tiếp tục diễn ra và không ai có thể sống yên bình.

***

Mạnh Tử – nhà triết học lớn của Trung Hoa thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên, một trong những ông tổ của Nho Giáo – cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện,” bản tính tự nhiên của con người là hiền lành; cái ác là do giáo dục, do môi trường sống tạo nên. Mẫu thân của ông Mạnh, lúc đầu sống gần chợ, sau phải dời nhà đi nơi khác vì không muốn con tiêm nhiễm thói hư tật xấu của nơi buôn bán lọc lừa.

Theo cách hiểu như vậy, nền giáo dục Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong việc chuẩn bị cho trẻ em lớn lên thành con người nhân hậu; thậm chí đã là một tác nhân chính nuôi dưỡng và tôn vinh cái xấu, cái ác. Những hành vi độc ác mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, có thể nói không sợ quá lời, chỉ là những hậu quả sinh ra từ một nền giáo dục và một môi trường xã hội đã suy đồi tới tận cùng.

Nền giáo dục Cộng Sản đặt nền tảng trên lòng thù hận, coi hận thù là động lực tâm lý đầu tiên để dẫn tới đấu tranh cách mạng (?). Nếu có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu nội dung giáo dục trong nhà trường Việt Nam, sẽ dễ dàng nhận ra quan điểm “đấu tranh” thấm nhuần trong mọi cấp lớp, mọi bài giảng trong các môn học về xã hội. “Sống là tranh đấu!” Bài quốc ca mà học sinh phải hát khi chào cờ đầy hình ảnh khát máu: “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước… Đường vinh quang xây xác quân thù…”

Lịch sử của dân tộc bị đơn giản hóa, không còn là lịch sử vận động của nền văn minh mà chỉ là một chuỗi những cuộc chiến tranh chống xâm lược với những trận đánh đẫm máu; kho tàng văn chương Việt Nam không có gì khác hơn là những tác phẩm biểu hiện lòng căm thù của nhân dân lao động bị bóc lột đối với bọn phong kiến, địa chủ và cường hào ác bá. Ngay cả “Đoạn Trường Tân Thanh,” hay “Truyện Kiều” – tác phẩm văn chương lớn nhất thời cận đại – cũng bị giải thích là “lời tố cáo” chế độ phong kiến bất nhân, đại diện bởi những Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư… chà đạp lên những số phận tài sắc như Thúy Kiều…

Phần lớn môn lịch sử trong nhà trường hiện nay là lịch sử “đấu tranh cách mạng, xóa bỏ thực dân phong kiến” của đảng Cộng Sản Việt Nam với những “anh hùng” bịa đặt hoặc bóp méo, những trận chiến núi xương sông máu; toàn bộ cái gọi là “văn học cách mạng” mà học sinh phải học phải thi chỉ tập trung vẽ ra cái gọi là tội ác dã man của kẻ thù đối lập với tinh thần chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ Cộng Sản.

Với lá đảng kỳ in hình búa liềm, đảng Cộng Sản chỉ đề cao “bạo lực cách mạng.” Không có gì khác. Không có bóng dáng của lòng nhân. Tình yêu, tình đồng loại giữa con người và con người gần như không được đề cập tới trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Thứ tình cảm mà đảng muốn học sinh thấm nhuần chỉ là “tình đồng chí.”

Tôi nhớ đầu thập niên 1980, chính phủ CSVN muốn “cải cách” giáo dục tiểu học; những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa muốn thay thế những bài giảng sắt máu hận thù bằng những câu chuyện ca ngợi tình nghĩa gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái, bạn hữu, hàng xóm láng giềng… nhưng đáng buồn là sau thời gian nghiên cứu, họ không tìm ra những tác phẩm có nội dung như vậy trong “văn học cách mạng.”

Nhóm biên soạn đề nghị lấy chuyện Lưu Bình-Dương Lễ từ kho tàng cổ tích đưa vào giảng dạy để giáo dục học sinh tiểu học về tình bạn, trong đó Dương Lễ vì tình nghĩa sâu nặng với bạn mà bí mật cho vợ là nàng Châu Long đến giúp đỡ, khuyên nhủ Lưu Bình chí thú học hành, sau này đỗ đạt thành người. Tuy nhiên, đề nghị của nhóm biên soạn đã bị ông Lê Duẩn – khi ấy là tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam – bác bỏ với lý do câu chuyện này trái ngược với quan niệm của đảng về người phụ nữ! Cho đến nay, trong chương trình tiểu học dường như vẫn chưa có bài giảng nào về tình bạn – một tình cảm căn bản của con người.

***
Giáo dục nuôi dưỡng lòng căm thù, nhưng giáo dục chỉ là một bộ phận, một mảnh trong toàn bộ hệ ý thức Cộng Sản chủ nghĩa được thực thi từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước. Cốt lõi của hệ tư tưởng Cộng Sản là học thuyết đấu tranh giai cấp – cuộc chiến triền miên giữa người giàu và người nghèo, giới chủ và thợ thuyền, địa chủ và tá điền, người dân bị áp bức và tầng lớp thống trị thực dân phong kiến bóc lột.

Cuộc đấu tranh, theo quan điểm của Lenin, tất nhiên sẽ dẫn tới chiến thắng của “giai cấp vô sản;” người vô sản sẽ giành được quyền cai trị xã hội, sẽ sử dụng “chuyên chính vô sản” để trấn áp các giai cấp thù địch, xây dựng một “xã hội mới không có người bóc lột người.”

Nhưng đó là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ – cho đến cuối thế kỷ 21 này không biết có đạt được không, như lời ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam. Một điều kiện quan trọng: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa,” tức là phải có những thế hệ người Việt biết căm thù và đấu tranh, biết tôn thờ và hy sinh cho đảng.

Bên ngoài cánh cổng trường, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra liên tục, nhiều khi đẫm máu, tác động không ít đến tư tưởng và tình cảm của con người. Cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956 ở miền Bắc phá hủy hoàn toàn nền móng đạo đức của xã hội Việt Nam khi con trùm quần lên đầu cha, vợ đấu tố chồng, hàng xóm láng giềng vu cáo hãm hại nhau theo chỉ đạo của đảng. Rồi cải tạo công thương nghiệp, công hữu hóa tư liệu sản xuất hủy hoại cơ sở kinh tế của xã hội, buộc con người dính chặt vào cơ chế bao cấp “sổ gạo, tem phiếu” của nhà nước Cộng Sản, rồi trấn áp “bọn phản cách mạng” trong các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, rồi các chiến dịch tuyên truyền căm thù “đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… tất cả đều gieo vào tâm lý người dân một lòng căm thù sục sôi, từ đó động viên họ đi vào chiến trường miền Nam, chiến đấu và hy sinh cho tham vọng quyền lực của đảng và các quan thầy ở Liên Xô, Trung Quốc.

Những chiến lược chiến thuật đấu tranh tàn bạo đó được lặp lại khi Cộng Sản chiếm được miền Nam năm 1975 và kéo dài đến tận bây giờ, khi đảng Cộng Sản không ngừng đàn áp những tiếng nói phản biện ôn hòa mà họ vu vào tội chống đảng, chống chính quyền. Điều khó hiểu là ngay cả những người xuống đường biểu tình biểu thị tình yêu nước trước hành vi xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc, tưởng niệm các tử sĩ đã ngã xuống trong các trận hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, biên giới phía Bắc 1979… cũng bị các lực lượng an ninh của chế độ đánh đập dã man, bị coi như kẻ thù cần phải tiêu diệt!

Xã hội tự do, nền giáo dục “nhân bản, dân tộc, khai phóng” của miền Nam vĩnh viễn đóng lại từ sau ngày thất thủ Sài Gòn Tháng Tư, 1975, thay bằng nỗi hận thù, cưỡng đoạt, đàn áp và giả dối. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi tìm đường sống giữa hai bờ sinh tử; hàng triệu người khác vẫn đang tìm cách ra đi vì không thể có cuộc sống yên bình trong một xã hội thiếu vắng tình nhân ái.

***

Trở lại những câu chuyện bạo hành tàn ác ở trên, nhiều người lý rằng các cháu bé bị ngược đãi chẳng qua chỉ vì cha mẹ ly hôn, “là nạn nhân trực tiếp và đầu tiên của các cuộc hôn nhân tan vỡ” như lời Trung Tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, nói với báo Tuổi Trẻ. Có thể gia đình tan vỡ là một lý do, nhưng không giải thích được hiện tượng con giết cha ruột, hay cảnh sát đánh nghi phạm đến tàn tật như trường hợp anh Lê Chí Thành, một cựu đại úy cảnh sát rất khỏe mạnh, chỉ sau mấy tháng tạm giam với tội chống người thi hành công vụ bỗng thành phế nhân, đôi chân bị liệt do bị các đồng đội cũ tra tấn, hay trường hợp các thanh niên đi lính nghĩa vụ bị cấp trên đánh chết như Nguyễn Văn Thiên ở Gia Lai, Trần Đức Đô ở Bắc Ninh và Hoàng Bá Mạnh ở Hải Dương mà truyền thông đưa tin gần đây.

Có người quan niệm cái ác thời nào cũng có nhưng ngày nay truyền thông phát triển, nên cái ác cái xấu của người Việt mới bị phơi bày trên báo đài, mạng xã hội. Nhưng những người có tuổi, trải đời thì hầu như đều nhận định xã hội ngày nay đã suy đồi tới mức thê thảm so với ngày xưa; giềng mối văn hóa đạo đức đã sụp đổ khó mà cứu vãn nổi. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau – cây bút được hâm mộ nhất ở trong nước hiện nay – than thở dường như con người đã tiến hóa quá xa từ con thú để bây giờ quay ngược lại, từ người xuống thành con thú!…

Cũng có người cho rằng xã hội nào cũng có người hiền kẻ ác; ngay cả xứ văn minh giàu có như Mỹ thỉnh thoảng cũng có chuyện học sinh xách súng vào trường học thảm sát thầy cô giáo và bạn bè đó thôi; đâu có thể nói giáo dục của Mỹ đề cao bạo lực. Quả thật bạo lực hay tội ác thì xã hội nào cũng có vì loài người vẫn chưa phải là thần thánh. Nhưng nên phân biệt hành vi giết người lúc bốc đồng của một số cá nhân có thể có vấn đề về tâm lý với hiện tượng thủ ác có tính hệ thống, phổ biến và được “tôn vinh” bởi một thế lực cầm quyền đề cao bạo lực, đàn áp thay cho đối thoại và bao dung.

Trong lúc các vụ án bạo hành trẻ em gây chấn động công luận trong nước, người ta không khỏi ngạc nhiên và bất bình khi thấy nhà cầm quyền Cộng Sản trao Huy Chương Bạc cho diễn viên Hồng Quang Minh, tức Minh Béo – kẻ đã phạm tội “ấu dâm,” “lạm dụng tình dục” và bị tù giam ở Mỹ cách đây chưa lâu. Một tòa án ở Thủ Đức mới đây tuyên phạt Lê Duy Hiến, 74 tuổi, đảng viên đảng Cộng Sản, cựu sĩ quan cấp tá trong quân đội, phạm tội dụ dỗ bé gái 13 tuổi vào nhà để quan hệ tình dục làm bé gái này mang thai, mức án chỉ bốn năm tù do bị cáo “có công cách mạng.” Nên để ý ở các nước văn minh, ấu dâm là trọng tội đại hình, kẻ thủ ác không chỉ bị án tù dài mà còn bị cả xã hội ghê tởm.

Những ví dụ kể trên cho thấy, đảng Cộng Sản cầm quyền đang dung túng cái ác, lũng đoạn xã hội bằng một hệ thống sâu rộng, từ giáo dục đến luật pháp, chỉ để phục vụ cho việc duy trì quyền lực tuyệt đối của họ, cho dù phải đẩy xã hội tới bờ vực nguy hiểm. Lâu dần hệ thống đó bào mòn căn tính thiện lương của con người, thủ tiêu lòng nhân ái, làm gia tăng tính man rợ mà những tội ác đang diễn ra ngày càng nhiều là hậu quả nhãn tiền, không thể tránh né được. Cho dù ngày mai chế độ Cộng Sản sụp đổ, một thể chế chính trị khác thay thế thì chưa chắc cái ác sẽ bị tiêu trừ, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhưng con đường đi tới một tương lai yên bình đòi hỏi phải thay đổi tận gốc cái thể chế chính trị dung dưỡng và tôn vinh cái ác. [qd]
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Những thách thức năm Nhâm Dần
12/02/2022

Nguyễn Quang Dy

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa).

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder).

Theo nhà sử học Yuval Harari, đó là thời kỳ “hậu sự thật” (post-truth). Truyền thông mạng (fringe media) lấn sân báo chí truyền thống (mainstream media) và tin vịt (fake news) lấn át sự thật, làm nhiều người ngộ nhận. Bước sang năm Nhâm Dần 2022, dù muốn hay không, loài người phải làm quen với phương thức làm việc online của “thời đại công nghệ số” (the age of digital technology), và phải “sống chung” với dịch Corona.

Tổng thống Biden đã quyết đinh rút quân vội vã khỏi Afghanistan (31/8/2021) với hệ quả không lường trước là chính quyền Kabul sụp đổ nhanh như “lâu đài xây bằng cát” và Taliban thắng “như chẻ tre”. Tuy quyết định rút khỏi Afghanistan là đoạn cuối của chủ trương “xoay trục sang Châu Á”, nhưng Mỹ phải trả giá đắt. Trong khi Washington mất mặt thì ông Biden mất điểm. Có người ví thảm họa tại Kabul (8/2021) với Sài Gòn (4/1975).


Sau Afghanistan, ông Biden đứng trước ba thách thức lớn là Ukraine, Đài Loan và Biển Đông. Đó là mấy “thùng thuốc súng” hay “bom nổ chậm”. Tuy Ukraine không ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng về địa chính trị, nó quan trọng không chỉ với Nga và NATO tại Đông Âu mà còn với Mỹ và Trung Quốc ở Đông Á. Chắc ông Tập Cận Bình hy vọng Mỹ và Nga sẽ sa lầy tại Ukraine để Trung Quốc làm “ngư ông đắc lợi” tại Đông Á.

Cuối cùng, Mỹ đã rút khỏi Afghanistan để tập trung đối phó với Trung Quốc tại Châu Á, đặc biệt là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng khủng hoảng Ukraine như cái bẫy “bên miệng hố chiến tranh” mà Putin chủ động dồn Mỹ và NATO vào thế bí. Những gì đang diễn ra tại bàn cờ Ukraine không chỉ gây bất ổn cho Đông Âu mà còn tác động mạnh tới diễn biến của bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung tại vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.



Nếu Nga xâm lược Ukraine thì sẽ trở thành đối thủ chính của Mỹ, tuy đó không phải là điều Putin muốn, ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn. Dù Putin nắm được chủ bài trong ván cờ này, nhưng sự ủng hộ về ngoại giao của Trung Quốc không làm thay đổi tính toán chiến lược của các bên. Trung Quốc chỉ có thể đóng vai “người quan sát” (onlooker) theo dõi khủng hoảng Ukraine, mà ông Tập Cận Bình đặt cược vào chính sách ngoại giao cứng rắn của Putin. (How China views the Ukraine crisis, Minxin Pei, Asialink, 1 Feb 2022).
Image
Ảnh minh họa. Nguồn: Nikkei Asia
Nếu gác sự bất trắc về chiến lược sang một bên, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng công khai ủng hộ Putin lúc này sẽ chọc tức EU, hiện là bạn hàng lớn thứ hai của Trung Quốc. Theo tính toán của Bắc Kinh, điều cấp thiết là phải ngăn cản Mỹ lôi kéo EU vào liên minh chống Trung Quốc. Lợi dụng lo ngại của Biden không muốn bị xô đẩy vào xung đột với Nga tại Ukraine để đạt một thỏa thuận về an ninh tuy có mạo hiểm nhưng là khôn ngoan.

Theo nhà báo Richard Heydarian, “nếu Nga chiếm Ukraine và Trung Quốc chiếm Đài Loan thì đó là ác mộng”. Chuyên gia phân tích của RAND là Derek Grossman cho rằng “sau mấy thập kỷ Mỹ tập trung vào Trung Đông và Afghanistan, nay các đồng minh/ đối tác của Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có lý do để lo ngại”. Theo sử gia Niall Ferguson, “điểm yếu nhất của Washington là Mỹ “thiếu hụt sự quan tâm” (attention deficit). (Faraway war drums still send tremors in SE Asia, David Hutt, Asia Times, 3 February 2022).


Sau khi chính quyền Biden “trở lại Châu Á” năm 2021, với các chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng (tháng 7) và phó Tổng thống (tháng 8), Mỹ lại chuyển chú ý sang Ukraine khi Biden tuyên bố sẽ điều 3000 quân tới Đông Âu. Tuy các đồng minh/đối tác ở khu vực đã quen với trò chơi này, nhưng họ không muốn thấy kế hoạch “xoay trục” của Mỹ thất bại một lần nữa. Theo Derek Grossman, các đối thủ của Mỹ ở Châu Á (như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên) chắc chắn sẽ lợi dụng cơ hội này khi Washington bị phân tâm.

Theo báo chí, ông Biden đang bị mắc kẹt vào thế “tiến thoái lưỡng nan” (dilemma), buộc phải tập trung chính sách và nguồn lực vào Đông Âu. Tuy đã hứa sẽ “xoay trục sang Châu Á” như hai chính quyền trước, nhưng vẫn bị phá sản vì những vấn đề không lường trước. Các quan chức cao cấp của Mỹ đang phải làm việc ngày đêm chỉ vì vấn đề Ukraine, với mục tiêu duy nhất là tìm đồng thuận để có thái độ cứng rắn đối với Putin. (Putin is threatening to wreck Biden’s Asia strategy, Josh Rogin, Washington Post, January 27, 2022).

Team Biden biết rằng Châu Á đang theo dõi chặt chẽ tình hình Ukraine, nhưng vừa xử lý khủng hoảng Ukraine, vừa xoa dịu Châu Á đang lo lắng bị bỏ rơi là điều nói thì dễ nhưng làm rất khó. Dù Mỹ phản ứng một cách thụ động để cho Putin dễ dàng thoát tội, hay bị phân tâm coi nhẹ, đều có thể làm mất lòng tin và quyết tâm của đồng minh. Nếu Putin tăng cường sức ép với Ukraine để buộc thế giới phải quan tâm đến Nga, thì ông đã thành công nhưng chỉ có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, Team Biden càng phải tăng cường các hoạt động ngoại giao và kinh tế tại Châu Á để khôi phục lòng tin vào cam kết của Mỹ đối với khu vực.


Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với ASEAN (vào đầu năm 2022), nhưng sự kiên này vẫn chưa diễn ra. Theo các nguồn tin chính thức, Tổng thống Biden dự kiến sẽ đi thăm châu Á lần đầu tiên (vào 5/2022) để củng cố đồng minh/đối tác khu vực đối phó với Trung Quốc. Ông có thể thăm Hàn Quốc là điểm dừng chân đầu tiên, và có thể ghé thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược”.

Trung Quốc và Nga cũng bất ổn

Tại Hội nghị Trung ương 6 (11/2021) Tập Cận Bình thề sẽ “đập tan những kẻ trong đảng bị cuốn vào các nhóm lợi ích, các nhóm quyền lực, và tầng lớp đặc quyền”. Trên thực tế, bài phát biểu đó của Tập là “một lời tuyên chiến”. Theo các nguồn thạo tin về chính trường Trung Quốc, các nhóm lợi ích mà Tập nhắm tới gồm các đại gia công nghệ (Ant Group, Alibaba Group), và các đại gia bất động sản (Evergrande Group, Fantasia Holdings).

Các tập đoàn này là sân sau của các chính trị gia vờ phục tùng Tập, nhưng âm thầm chống đối. Họ hỗ trợ tài chính cho các thế lực chính trị như “phe Thượng Hải”, đứng đầu là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng (cựu phó chủ tịch nước). Bài báo “Vòng tròn nhỏ phá vỡ quy tắc lớn” đăng trên “Thời báo Học tập” của Trường Đảng viết: “Chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn những kẻ tham vọng và những kẻ âm mưu đánh cắp quyền lực”.



Gần đây, nội bộ Trung Quốc bộc lộ nhiều bất đồng trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 20. Thôi Thiên Khải (cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ) chỉ trích gay gắt “ngoại giao chiến lang” và cảnh báo về vị thế toàn cầu của Bắc Kinh đang bị xói mòn và khả năng Mỹ ngày càng gia tăng các biện pháp để hạn chế tham vọng của Trung Quốc. “Mỗi đồng lợi nhuận mà dân tộc chúng ta kiếm được đều hết sức khó khăn, và chúng ta không được để chúng bị cướp đoạt bởi bất kỳ ai hoặc bị tổn thất do sự bất cẩn, lười biếng và kém cỏi của chúng ta”. (Xi Jinping Is Watching His Back, Craig Singleton, Foreign Policy, 28 January 2021).

Theo một khảo sát gần đây của Pew Research, 9 trong 10 người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa (threat) hoặc đối thủ (competitor). Trong cuốn, “The World According to China”, chuyên gia về Trung Quốc Elizabeth Economy đã lý giải những động lực thúc đẩy tham vọng của lãnh đạo Trung Quốc. Theo họ, có ba loại quyền lực: “quyền lực cứng” (hard power), “quyền lực mềm” (soft power), và “quyền lực sắc bén” (sharp power).

Theo Economy, chiến lược “tham dự” (engagement) đã lỗi thời, và động lực đang thúc đẩy tham vọng của Tập Cận Bình chính là bản chất của quyền lực. Trong đó có mục tiêu thúc đẩy công nghệ Trung Quốc để thống trị thị trường quốc tế, và nâng cao tiêu chí công nghệ Trung Quốc để cuối cùng thay thế vai trò của Mỹ (như 5G). (Chinas true ambitions and what they mean for the U.S, Dexter Roberts, Washington Post. January 28, 2022).

Các chính quyền Mỹ thường dựa vào chính sách “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) mà lâu nay Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Đó là chính sách ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan và thuyết phục Đài Loan không được đơn phương hành động nhằm đảo ngược nguyên trạng (status quo). Tuy bản thân cam kết mơ hồ của Mỹ nhằm bảo vệ Đài Loan có thể không đủ răn đe Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, nhưng ít nhất nó có thể làm giảm nguy cơ chiến tranh xảy ra do Trung Quốc tính nhầm.

Là trụ cột của công nghệ sản xuất bán dẫn, Đài Loan có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế số toàn cầu. Ngày nay, chất bán dẫn do Đài Loan sản xuất đang điều khiển hàng chục triệu thiết bị dân dụng, xe cộ và các hệ thống vũ khí hiện đại trên toàn cầu. Mỹ ngày càng phụ thuộc vào công nghệ mới nổi này của Đài Loan. Nếu Trung Quốc chiếm Đài Loan, họ sẽ kiểm soát được gần 80% sản xuất bán dẫn. Nếu không bảo vệ được Đài Loan, Mỹ sẽ mất một đồng minh quan trọng ở Châu Á, đe dọa lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Chính vì vậy mà một số chuyên gia lập luận rằng nguyên nhân cốt lõi thúc đẩy Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan chủ yếu là vì muốn độc chiếm nguồn cung cấp bán dẫn quan trọng đó. Vì vậy muốn răn đe Trung Quốc hiệu quả, phải gửi một thông điệp rõ ràng là nếu Trung Quốc quyết chiếm bằng được Đài Loan, thì Đài Loan sẽ phá hủy hết các cơ sở sản xuất bán dẫn để Trung Quốc trắng tay dù có chiếm được Đài Loan. Nói cách khác, đó là biện pháp răn đe bằng “cùng hủy diệt” (mutual destruction) như “tiêu thổ kháng chiến”.

Nhìn bề ngoài thì Putin và Tập đang hợp tác như đồng minh để phân chia lại thế giới thông qua khủng hoảng Ukraine và Đài Loan. Nhưng về thực chất thì hai cường quốc này khó gắn kết với nhau về lâu dài, mà chỉ có thể lợi dụng lẫn nhau trong ngắn hạn vì mục tiêu quốc gia (nhằm chia rẽ Mỹ và NATO) và mục đích chính trị nội bộ (để củng cố quyền lực). Đó là một liên minh tạm thời trên thế yếu chứ, không phải thế mạnh. GDP của Nga là 1.400tỷ USD, thấp hơn GDP của bang California (1.500 tỷ USD) và tỉnh Quảng Đông (1.700tỷ USD). Ngân sách quốc phòng của Nga là 70 tỷ USD, trong khi ngân sách quốc phòng của Mỹ là 770 tỷ USD (năm 2021). Nếu chạy đua vũ trang hay bị trừng phạt thì Nga sớm bị kiệt quệ.

Nhìn bề ngoài thì khủng hoảng Ukraine như sắp bùng nổ thành chiến tranh vì Putin đã tập trung lực lượng hùng mạnh gần biên giới. Nhưng thực chất thì Putin là một con cáo già KGB sùng bái bạo lực đang ngồi trên ngai vàng của Nga hoàng, muốn chơi một canh bạc lớn, dùng sức mạnh cứng hù dọa Mỹ và NATO phải nhân nhượng các yêu sách của Nga. Nếu Putin muốn chiếm Ukraine thì phải tấn công bất ngờ để “đánh nhanh thắng nhanh” như khi chiếm Crimea, chứ không diễu võ dương oai như “bên miếng hố chiến tranh”.

Nếu chiến tranh nổ ra sẽ leo thang thành cuộc chiến khu vực, chứ không dừng lại ở Ukraine. Đó là điều mà cả hai bên đều không muốn, nhất là Putin vì sẽ “mất nhiều hơn là được”. Tập Cận Bình chắc biết rõ điều này, nên “tọa sơn quan hổ đấu”. Đài Loan cũng tương tự như vậy. Nếu Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan thì phải tấn công bất ngờ chứ không diễu võ dương oai như “bên miệng hố chiến tranh”. Chắc Tập không muốn một cuộc chiến khu vực mà Trung Quốc sẽ “mất nhiều hơn là được”, vì Nhật sẽ không ngồi yên, và các phe phái (như phe Thượng Hải) sẽ không ngồi yên trước thời cơ mới do xung đột đem lại.

Mỹ không thể đến rồi đi

Tuy chưa biết ông Biden có bị phân tâm hay sa lầy vào khủng hoảng Ukraine hay không, nhưng chuyến thăm Châu Á sắp tới là dấu hiệu chứng tỏ Mỹ vẫn ưu tiên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (trong đó có Biển Đông), và chứng tỏ Mỹ tự tin sẽ kiểm soát được tình hình. Còn quá sớm để biết liệu chuyến thăm Nga của Tổng thống Pháp có đạt được thỏa thuận nào để Putin xuống thang hay không. Đối với ASEAN, yêu cầu về ổn định khu vực hầu như là một “bệnh lý” (pathological) chưa chắc được Mỹ đáp ứng năm 2022.

Ông Lý Quang Diệu đã từng nói nếu Mỹ muốn tác động đến bàn cờ chiến lược Châu Á thì không thể “đến rồi đi” (come and go). Chính quyền Trump đã bỏ rơi các đối tác thân Mỹ nhất, làm họ mất lòng tin vào Mỹ như một đồng minh đáng tin cậy. Khi Trung Quốc định lập lại trật tự khu vực, Mỹ đã khởi động lại trò chơi củng cố đồng minh. Tuy giành được vài thành công ban đầu, nhưng “chỉ khởi động lại là chưa đủ”. (Can America Rebuild Its Power in Asia? Michael Green and Evan Medeiros, Foreign Affairs, 31/01/2022).

Ông Biden không chỉ cần duy trì để phát triển mà phải tăng cường hành động ngay cả trong khủng hoảng Ukraine. Mỹ phải làm nhiều hơn để điều hành kinh tế và răn đe quân sự, khi các chính sách kinh tế của Mỹ cần được mở rộng khuôn khổ. Ông Biden phải tìm cách hạn chế việc “chuyển giao công nghệ nhạy cảm có giới hạn” cho Trung Quốc như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, để duy trì lợi thế quân sự của Mỹ và để gia nhập CPTPP.

Điều quan trọng là Chính quyền Biden cần làm rõ chính sách với Trung Quốc (một việc đến nay vẫn chưa làm) để duy trì sự ủng hộ trong nước và ngoài nước. Chính quyền chưa chia sẻ cách đánh giá mối đe dọa của Trung Quốc. Chưa rõ chính quyền có chủ trương và kế hoạch gì chưa, hay chỉ đơn thuần “cạnh tranh chiến lược” với Bắc Kinh, như Nhà Trắng đang xúc tiến chiến lược “cùng tồn tại qua cạnh tranh” (competitive coexistence) .

Để vô hiệu hóa lợi thế kinh tế của Trung Quốc, Mỹ cần khuyến khích Seoul tham gia khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đàm phán một hiệp định thương mại số, và thúc đẩy việc gia nhập CPTPP. Đã chín muồi để Hàn Quốc hợp tác với “QUAD” và AUKUS, chuẩn bị cho quan hệ hữu hảo với Nhật và một giai đoạn mới cho “hợp tác ba bên”. Bầu cử tổng thống Hàn Quốc (3/2022) là cơ hội tốt để thúc đẩy xu hướng này.

May mắn cho ông Biden là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được cả hai đảng ủng hộ. Tuy có tranh cãi căng thẳng về cách đối phó với đại dịch và với giáo dục, nhưng Quốc Hội Mỹ đã đồng thuận về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các đồng minh Úc và Nhật đã lặng lẽ hứa không để Trung Quốc vào CPTPP và “giữ chỗ cho Mỹ”, nhưng các quan chức Canberra và Tokyo không thể hoãn binh với Trung Quốc thêm vài năm nữa.

Theo Đại sứ Úc John McCarthy, Nga muốn lợi dụng “chính trị Phương Tây đang bị rạn nứt” để đòi quyền lợi của Nga ở Ukraine, và lập luận “nếu Mỹ lùi bước thì các nước đồng minh Châu Âu sẽ bị áp đặt cái giá về chiến lược mà họ phải trả”. Một Trung Quốc cứng rắn hơn sẵn sàng đòi hỏi quyền lợi với Đài Loan, có lợi cho Trung Quốc. Cơ hội hiếm hoi của Biden là bỏ qua cho Nga để tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Ukraine crisis creates dilemmas close to home, John McCarthy, Asialink, 28 January 2022).

Nếu Mỹ bị thua trong tranh chấp với Nga, thì uy tín của Mỹ như một đối tác sẽ bị sói mòn, không chỉ ở Châu Âu mà trên toàn cầu, bao gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mô hình các nhóm nước có cùng chính sách như “Bộ Tứ” Mỹ-Nhật-Ấn-Úc (QUAD), “Bộ Tam” Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) và “Bộ Ngũ” (Five Eyes) cũng bị sói mòn. Tuy các nhóm nước này cùng chia sẻ gánh nặng chiến lược với Mỹ, nhưng trên thực tế phụ thuộc vào Mỹ.

Nếu phương Tây “đánh mất Ukraine” hoặc bị phân tâm, thì Trung Quốc có thể lợi dụng sự mềm yếu đó để gây sức ép tối đa với Đài Loan. Nếu Ukraine không được giải quyết thỏa đáng, thì mong muốn của Úc về sự tham gia lớn hơn của EU vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ khó trở thành hiện thực. Úc cần quan tâm đến mấy hệ quả tiềm ẩn: Một là nguy cơ Mỹ và Phương Tây sẽ bị suy yếu; Hai là khả năng Trung Quốc sẽ mạnh lên; Ba là Nga sẽ bị suy yếu về kinh tế do các biện pháp trừng phạt nặng nề của Phương Tây.

Việt Nam phải làm gì

Theo chuyên gia Nguyễn Đức Thành, Việt Nam đã thành công trong việc kiến tạo và duy trì đà phát triển tương đối nhanh trong khu vực, dần hình thành cho mình một “vị thế địa-chính trị-kinh tế trong khu vực”. Nhưng Việt Nam còn khá nhiều hạn chế như trình độ kỹ năng của lao động còn thấp, năng lực sản xuất phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chưa tự chủ công nghệ dù ở mức cơ bản. Thiết chế xã hội và hệ thống luật pháp còn chưa theo kịp phát triển kinh tế. Kết quả là cấu trúc nền kinh tế chưa vững chắc vì khu vực tư nhân còn yếu và dàn trải, mô hình tăng trưởng chất lượng thấp, nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ, dễ tổn thương trong môi trường thể chế và kinh tế vĩ mô bất trắc”.

Việt Nam chắc chắn phải đối mặt với những lựa chọn to lớn có vai trò quyết định con đường phát triển và ổn định của đất nước trong dài hạn. Cần có tư duy mới về một tầm nhìn chiến lược cho Việt Nam trong thập kỷ tới, thông qua trao đổi về bối cảnh chiến lược trên thế giới và khu vực. Nhân tố quyết định bức tranh chiến lược toàn cầu và khu vực trong thập kỷ tới chủ yếu là quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng quyết liệt vì Trung Quốc trỗi dậy trở thành mối đe dọa với Mỹ và các đồng minh. Đây chính là thế “lưỡng nan về an ninh” (security dilemma) trong chính trị thế giới.

Trong khi Mỹ bằng mọi giá phải ngăn chặn Trung Quốc, thì Bắc Kinh cũng quyết liệt chống lại ý đồ của Mỹ, không chịu từ bỏ cơ hội của mình. Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới tất yếu” đang leo thang giữa hai siêu cường, không chỉ vì quyền thống trị thế giới, mà còn vì sự tồn vong của họ. (Lựa chọn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu mới, Nguyễn Đức Thành, Viet-studies, 01/02/2022).

Theo ông Thành, Mỹ chia thế giới thành ba vùng địa chiến lược: “Vùng Một” ở vòng ngoài xa Trung Quốc, gồm những đồng minh truyền thống không thân thiện với Trung Quốc. “Vùng Hai” gồm khu vực tiếp giáp với Trung Quốc, bao gồm những nước có sẵn mâu thuẫn với Trung Quốc và có thể làm đồng minh với Mỹ. “Vùng Ba” cũng sát với Trung Quốc, nhưng gồm những nước đồng minh của Trung Quốc, thù địch hoặc kém thân thiện với Mỹ.

Tại “Vùng Một” và “Vùng Hai”, Mỹ mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, nếu cần thì liên minh quân sự, điển hình là thành lập liên minh quân sự Úc-Mỹ-Anh (AUKUS). Để làm xương sống cho “Vùng Hai”, ngoài hệ thống chuỗi đảo thứ nhất trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đã hình thành “Bộ tứ” gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc (QUAD) và “Bộ tứ mở rộng” (QUAD+), có thể được bổ sung một số nước bậc trung trong khu vực như Hàn Quốc và Indonesia. Nói cách khác, QUAD+ có vai trò chính trong chiến lược ngăn chặn Trung Quốc muốn bá chủ lục địa Á-Âu. Đối với “Vùng Ba”, Mỹ sẽ thu hẹp hợp tác kinh tế, thương mại, và có thể áp đặt lệnh trừng phạt hoặc bao vây kinh tế, nhằm làm suy yếu các nước đó.

Khi xung đột leo thang, Mỹ và đồng minh sẽ tìm cách loại Trung Quốc khỏi các thị trường quan trọng, làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn gốc sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong dài hạn. Cục diện và trật tự thế giới được định hình bởi các siêu cường đã chi phối đáng kể số phận các nước nhỏ. Một số nước đã đánh mất cơ hội phát triển hoặc trở thành nạn nhân trong Chiến tranh Lạnh. Vì vậy, Việt Nam cần tìm kiếm và phát huy những cơ hội giúp đất nước tiếp tục phát triển, thậm chí phát triển nhảy vọt trong thập kỷ này và xa hơn.

Việt Nam có vị trí địa chính trị trong cả “Vùng Hai” và “Vùng Ba” (theo quan điểm của Mỹ) và tọa lạc ngay cửa ngõ của Trung Quốc đi xuống phía Nam. Đến nay, Hà Nội chọn giải pháp trung dung như “vùng xám” giữa hai vùng trên, nhằm tránh bị lôi kéo về một vùng cụ thể, để khai thác lợi thế hợp tác với cả hai siêu cường. Nhìn vào mục tiêu phát triển dài hạn, điều kiện tiên quyết đối với Việt Nam là “phải đảm bảo an ninh cả đối nội và đối ngoại”. Vì vậy, Việt Nam không muốn chọn làm một nước thuộc “Vùng Ba”. Khác với Campuchia hoặc Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiểu rằng thị trường Trung Quốc không đủ cho tiềm năng phát triển của đất nước. Do đó, Việt Nam đã và sẽ theo đuổi chiến lược mở cửa để hợp tác.

Tuy Mỹ muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược”, nhưng các chuyên gia nghiên cứu chiến lược cho rằng “thực chất hợp tác chiến lược quan trọng hơn danh nghĩa”. Nếu Mỹ và Việt Nam trở thành “đối tác chiến lược” thì Trung Quốc có lý do để trả đũa Việt Nam, và thách thức Mỹ. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ ở “thế lưỡng nan” (dilemma). Nếu can thiệp để bảo vệ Việt Nam sẽ tốn kém mà không có lợi ích tương xứng. Nếu không can thiệp sẽ mất thể diện vì vô hình trung phát đi tín hiệu sai lầm về sự bất lực của Mỹ và thừa nhận vị thế bá chủ khu vực của Trung Quốc. Ưu tiên chiến lược của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc cưỡng chiếm Đài Loan, chứ không phải bảo vệ Việt Nam chống Trung Quốc.

Đến nay, Việt Nam có một không gian lựa chọn linh hoạt, và sức ép phải chọn phe không quá lớn, ngay cả khi tranh chấp Mỹ-Trung leo thang. Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể duy trì được vị trí trung dung của mình một cách khôn ngoan, để vừa hợp tác được với hai siêu cường, vừa duy trì an ninh cho mình. Về đối ngoại, có thể nói Việt Nam áp dụng phương châm cổ truyền là “ngoại Nho nội Pháp” (bên ngoài mềm dẻo linh hoạt, bên trong cứng rắn có nguyên tắc). Nói cách khác, đó là thái độ “do dự chiến lược” (NĐT).

Việt Nam cần cải cách thể chế, củng cố luật pháp và môi trường kinh doanh, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa lợi ích từ các FTA. Mỹ có thể quay lại CPTPP trước khi Trung Quốc gia nhập hiệp định quan trọng này. Trong trường hợp Mỹ gặp nhiều ràng buộc trong nước cản trở việc sớm trở lại CPTPP, Việt Nam có thể thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Việt Nam cần mở rộng và thắt chặt hợp tác kinh tế với các nước thuộc “Vùng Một” và “Vùng Hai” như “vùng đệm” trong quan hệ chiến lược với Mỹ. Bên cạnh các đối tác gắn bó với Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ là một đối tác lớn tiềm năng.

Trong bối cảnh mới, Việt Nam cần phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn với khu vực tư nhân trong nước nhằm tăng cường tính cạnh tranh, đồng thời kiến tạo năng lực kỹ thuật và tiềm lực sản xuất dài hạn cho các tổ hợp tư nhân. Bên cạnh đó, một Biển Đông tấp nập hơn có thể đem lại cho Việt Nam cơ hội mới trong lĩnh vực hậu cần cảng biển cho cả quân sự và dân sự. Khi các cường quốc can dự nhiều hơn vào Biển Đông, Việt Nam cần chủ động phát huy lợi thế địa chính trị để củng cố lợi ích kinh tế và an ninh cho chính mình. (NĐT).

An ninh kinh tế

Theo giáo sư Trần Văn Thọ, Việt Nam đã hội nhập rất sâu vào kinh tế thế giới. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50% sản lượng công nghiệp và 70% giá trị xuất khẩu. Trong nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Tuy cần thu hút FDI để phát triển nhanh nhưng đến lúc phải chọn lọc kỹ, chỉ chấp nhận những dự án thật sự cần thiết để giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và giảm vốn FDI vào những lĩnh vực trong nước có thể cạnh tranh. (An ninh kinh tế cho Việt Nam, Trần Văn Thọ, the Leader, 02/02/2022).

Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài tích cực mua bán và sáp nhập (M&A). Tổng vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức M&A đã tăng từ 6,2 tỷ USD (2017) lên 9,9 tỷ USD (2018) và 15,5 tỷ USD (2019). Tính chung mỗi năm tăng 50%. Gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19, sẵn sàng bán rẻ, trong khi nhiều công ty nước ngoài lợi dụng tình trạng này để mua và sáp nhập với giá rẻ. Tổng vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức này tăng từ 6,2 tỷ USD (2017) lên 9,9 tỷ USD (2018) và 15,5 tỷ USD (2019).

Các công ty Trung Quốc trở thành đa quốc gia rất nhanh, xâm nhập vào kinh tế, chính trị các nước. Đầu tư FDI của Trung Quốc chỉ có 5 tỷ USD (2004), đã tăng lên 100 tỷ USD (2013), trở thành quốc gia có FDI lớn nhất thế giới (2020). Trung Quốc muốn qua M&A để xâm nhập thị trường các nước. Theo “Luật Tình báo Quốc gia” (6/2017), các doanh nghiệp Trung Quốc có bổn phận cung cấp mọi thông tin mà chính phủ yêu cầu. Họ thường nhờ người Việt đứng tên để lách luật mua đất ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng.

Tính theo lũy kế FDI thì đến tháng 10/2021, Trung Quốc xếp thứ 7, nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã vươn lên xếp thứ 4 trong 10 tháng đầu 2021. Nếu kể cả Hồng Kông thì Trung Quốc xếp thứ 2 theo kim ngạch 10 tháng năm 2021. Tỷ lệ thắng thầu của các doanh nghiệp Trung Quốc rất cao. Nếu Việt Nam để nước ngoài tự do sáp nhập và thâu tóm, thì tương lai kinh tế Việt Nam sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài chi phối.

Tháng 11/2019, Nhật đã ban hành Luật Ngoại hối Sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 5/2020, nhằm tăng cường kiểm soát đầu tư nước ngoài vào các lãnh vực có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Nhật đã công bố danh sách 518 công ty thuộc những ngành cốt lõi trong 12 lãnh vực, trong đó có hàng không, vũ trụ, nguyên tử lực, điện lực, gas, an ninh mạng. Theo Luật mới sửa đổi, trong các giao dịch chứng khoán, khi nước ngoài chiếm trên 1% giá trị cổ phần của các công ty trong nước thì phải báo cáo với nhà nước (trước sửa đổi là 10%).

Từ tháng 8/2021, Nhật bắt đầu ngăn cấm nước ngoài mua lại hoặc thuê đất ở những vùng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Ngay khi vừa mới nhậm chức (04/10/2021) thủ tướng Kishida Fumio đã lập Bộ An ninh Kinh tế do một bộ trưởng phụ trách. Không chỉ có Nhật, mà các nước khác như Mỹ và Úc cũng có các đối sách cụ thể để bảo vệ an ninh kinh tế trước tình hình thế giới ngày càng phức tạp, nhất là trong thời đại kỹ thuật số.

Gần đây, trước những thay đổi lớn về đối ngoại ở Trung Quốc và sự xâm nhập ngày càng mạnh của doanh nghiệp Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đã soạn thảo nhiều luật liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm thẩm tra kỹ các dự án để bảo vệ bí quyết công nghệ hoặc thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, những nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Úc phải tìm cách bảo vệ công nghệ và các doanh nghiệp quan trọng trong nước.

Vì vậy, Việt Nam càng phải tăng cường hơn nữa các biện pháp về an ninh kinh tế như rà soát lại các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm thu hút vốn FDI, các quy định về đấu thầu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phải nhanh chóng soạn thảo luật an ninh kinh tế để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, ban hành các luật mới hoặc bổ sung luật cũ bằng các điều lệ và quyết định mới nhằm ngăn chặn các dự án FDI phương hại đến an ninh quốc gia và thẩm định kỹ các vụ đấu thầu có thể ảnh hưởng đến an ninh kinh tế hay chính trị.

Thay lời kết

Cuối năm ngoái, dư luận bức xúc vì lãnh đạo Việt Á và đồng bọn đã lừa đảo về đề án “nghiên cứu và sản xuất” test kits, nhưng lại mua của Trung Quốc 3 triệu bộ (21.000đ/kit) để nâng giá (470.000 đ/kit) bán cho 52 tỉnh/thành trục lợi. Trước Tết, dư luận càng bức xúc vì Cục Lãnh Sự trục lợi qua hàng trăm “chuyến bay giải cứu”. Đó không chỉ là những vụ tham nhũng hàng ngàn tỷ đồng, mà còn thao túng chính sách và “lũng đoạn nhà nước”.

Muốn hóa giải nguồn gốc dẫn đến tai họa đó để “cùng tắc biến”, Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, trong đó chủ yếu là thể chế chính trị. Đó là quá trình phá bỏ cơ chế lạc hậu để kiến tạo một cơ chế hiện đại hơn nhằm tháo gỡ “nút thắt cổ chai” (bottleneck) để giải phóng tiềm năng cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Nói cách khác, đó là quá trình “đả phá sáng tạo” (creative destruction), mà giáo sư Trần Văn Thọ khuyến nghị. (Đả phá sáng tạo để doanh nghiệp phát triển, Trần Văn Thọ, Doanh nhân Sài Gòn, 5/2/2022).

Mỗi lần Tết đến, người ta lại hối hả đổ ra đường sắm Tết như “hội chứng lên đồng tập thể”. Tuy đến cuối năm ngoái, Sài Gòn đã bị “toang” khi dẫn đầu cả nước với số ca lây nhiễm cao nhất, nhưng sau đó lại đến lượt Hà Nội vươn lên dẫn đầu cả nước với số ca lây nhiễm cao nhất. Sau Tết Nguyên đán, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước với gần 3.000 ca lây nhiễm, trong khi cả nước có gần 24.000 ca (ngày 9/2/2022). Tuy đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại và Tết là dịp tăng mạnh, nhưng người Việt dường như không còn sợ “sống chung với dịch”.

Hy vọng theo quy luật “cùng tắc biến”, khi con người bị dồn đến chân tường sẽ biết cách “biến nguy thành cơ”. Cái gì xấu quá sẽ đến lúc tốt lên, như một quả bóng rơi tự do đến lúc chạm sàn sẽ bật ngược lại. Đại dịch trong hai năm qua là một thử thách chưa hề có với Việt Nam cũng như loài người. Đó là một cuộc chiến “không cân xứng” (Asymmetric) với một kẻ thù vô hình, biến hóa khôn lường, làm cho loài người hầu như bất lực. Muốn thắng virus Corona, Việt Nam phải đổi mới thể chế và cộng tác với nhau một cách khôn ngoan hơn.

Tài liệu tham khảo

Putin is threatening to wreck Biden’s Asia strategy, Josh Rogin, WP, 27 January 2022.
Chinas true ambitions and what they mean for the U.S., Dexter Roberts, WP, 28 January 2022
Xi Jinping Is Watching His Back, Craig Singleton, Foreign Policy, 28 January 2021
Ukraine crisis creates dilemmas close to home, John McCarthy, Asislink, 28 January 2022
Can America Rebuild Its Power in Asia? Michael Green, Foreign Affairs, 31 January 2022
How China views the Ukraine crisis, Minxin Pei, Asialink, 1 February 2022
Faraway war drums still send tremors in SE Asia, David Hutt, Asia Times, 3 February 2022
Đả phá sáng tạo để doanh nghiệp phát triển, Trần Văn Thọ, Doanh nhân Sài Gòn, 5/2/2022
Lựa chọn của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu mới, Nguyễn Đức Thành, Viet-studies, 1/2/2022

Bình Luận từ Facebook
duynga
Posts: 117
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by duynga »

Từ Ukraine đến Đài Loan: Mỹ ‘lưỡng đầu thọ địch!’

Hiếu Chân/Người Việt
Cuộc đối đầu giữa Nga và Hoa Kỳ về số phận của Ukraine đang âm vang trên hai bờ eo biển Đài Loan và chắc chắn có ảnh hưởng đến tình hình Châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng ngày tới.
Image
Tổng Thống Joe Biden (phải) và tân Thủ Tướng Đức Olaf Scholz tìm cách thống nhất một lập trường chung, nếu Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine,
đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II trị giá $11 tỷ đưa khí đốt của Nga đến các khách hàng Châu Âu sẽ bị đóng ngay lập tức và dự án sẽ bị hủy bỏ khi tiếng súng xâm lược nổ ra.
(Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)
Tuy không hoàn toàn tương đồng nhưng tình hình Ukraine với mối đe dọa xâm lược của Nga rất giống với số phận của Đài Loan, đảo quốc thường xuyên bị Trung Quốc hăm he thâu tóm, có thể bằng vũ lực để thực hiện cái gọi là thống nhất đất nước, hoàn thành “Trung Hoa Mộng” của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga và Ukraine có lịch sử gắn bó lâu dài cả về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Tổng Thống Nga Vladimir Putin muốn ngăn cản sự mở rộng về phía đông của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), thiết lập một vùng đệm an ninh ở phía Tây và lôi kéo Ukraine trở lại quỹ đạo ảnh hưởng của Nga, có thể bằng vũ lực nếu cần thiết.


Căng thẳng giữa Nga và Ukraine bắt đầu sôi sục từ năm 2014 khi cuộc cách mạng ở Ukraine lật đổ chính phủ thân Nga và quân đội Nga sau đó tiến vào lãnh thổ Ukraine, xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời hỗ trợ lực lượng ly khai nổi dậy ở miền Đông Ukraine gây ra cuộc nội chiến đã làm cho 13,000 binh sĩ và thường dân thiệt mạng.

Ông Putin năm nay 69 tuổi, đã vào buổi hoàng hôn của sự nghiệp chính trị và mong muốn di sản của ông sẽ là sự sửa chữa cái mà ông coi là thảm họa của thế kỷ 20: sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Ukraine với 44 triệu dân, từng là một trong 15 nước Cộng Hòa của Liên Bang Xô Viết cũ, có 1,200 cây số đường biên giới với Nga, luôn là một mục tiêu mà ông Putin muốn lôi kéo vào vòng ảnh hưởng để tạo dựng một nước Nga hùng cường, sánh vai với Hoa Kỳ và Trung Quốc thành một cực quyền lực trong trật tự thế giới tương lai. Kế hoạch của NATO kết nạp Ukraine làm thành viên và mở rộng về phía Đông, do đó bị Nga coi là một mối đe dọa sinh tử đối với đất nước họ và ông Putin không thể chấp nhận.


Nhìn sang phương Đông, Trung Quốc bị chia đôi sau cuộc nội chiến Quốc Cộng nửa đầu thế kỷ 20, phần Trung Hoa lục địa rộng lớn thuộc quyền cai trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đối kháng với đảo Đài Loan – một nền dân chủ non trẻ tự do và tự trị từ năm 1949 đến nay. Tuy đảng Cộng Sản Trung Quốc chưa bao giờ chiếm được hoặc thiết lập được chế độ cai trị ở Đài Loan song các nhà lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một “tỉnh ly khai,” cần được sáp nhập trở lại với Trung Quốc lục địa để “hoàn thành thống nhất đất nước,” có thể bằng vũ lực nếu cần.

Lãnh đạo Trung Quốc càng quyết tâm thâu tóm Đài Loan sau khi dàn xếp thành công với chính phủ Mỹ thời Nixon-Kissinger dẫn tới việc Đài Loan bị đẩy ra khỏi vị trí ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để Trung Quốc thay thế. Sở dĩ Trung Quốc chưa phát động chiến tranh thâu tóm Đài Loan một phần vì thực lực của Trung Quốc chưa đủ, nhưng phần quan trọng hơn là do hậu thuẫn của Mỹ giúp Đài Loan tự vệ trước mọi cuộc tấn công của Trung Quốc. Theo đạo luật Quan Hệ Đài Loan (Taiwan Relation Act), Hoa Kỳ cam kết cung cấp vũ khí để Đài Loan có đủ sức tự bảo vệ. Quan hệ Trung Quốc-Đài Loan từ đó trở thành một phép thử cho quan hệ Mỹ-Trung Quốc.


Tình hình eo biển Đài Loan trở nên hết sức căng thẳng sau khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) của đảng Dân Chủ Tiến Bộ có lập trường độc lập với Trung Quốc đắc cử tổng thống năm 2015, thay cựu Tổng Thống Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng muốn hòa hợp với Trung Quốc. Bắc Kinh đã tiến hành cuộc chiến tranh ngoại giao, kinh tế và gián điệp âm thầm chống lại Đài Loan hàng chục năm qua và có vẻ đã sẵn sàng thực hiện cuộc chiến tranh tổng lực để chiếm hòn đảo dân chủ này một khi sự yểm trợ của Hoa Kỳ cho Đài Loan có dấu hiệu giảm sút.

Như vậy, Nga và Trung Quốc không chỉ là hai thể chế chính trị chuyên chế lớn nhất thế giới mà còn là những cường quốc theo khuynh hướng “xét lại” (revisionism), mưu toan giành lại vùng ảnh hưởng hoặc lãnh thổ mà họ cho là thuộc về quốc gia họ từ xa xưa, tái lập “niềm vinh quang” xưa cũ của các đế chế Nga và Trung Hoa. Ukraine và Đài Loan là đích ngắm cho quan điểm xét lại đó.

Ngạn ngữ phương Đông có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.” Sự tương đồng về thể chế chính trị và tham vọng xét lại đã khiến Trung Quốc và Nga liên kết để chống phương Tây; hỗ trợ nhau thực hiện giấc mộng bá quyền. Trong sự kiện gần đây nhất, Tổng Thống Nga Putin đã đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông 2022. Hai ông Tập và Putin đã ra một tuyên bố chung lên án “mưu toan của các thế lực bên ngoài nhằm xói mòn an ninh và ổn định trong các khu vực tiếp giáp Nga và Trung Quốc.”


Tuy không nhắc đến Ukraine, ông Tập đã bày tỏ sự ủng hộ dứt khoát của Trung Quốc với những yêu sách của Nga, phản đối việc mở rộng khối NATO và chiến lược quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Âu. Đáp lại, ông Putin công nhận Đài Loan “là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và phản đối chiến lược của Mỹ thu hút các đồng minh để bao vây Trung Quốc tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt phê phán hoạt động của các diễn đàn an ninh như Bộ Tứ (QUAD – gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc) và liên minh mới hình thành AUKUS gồm Anh, Mỹ, Úc.

Tuy vậy, Ukraine và Đài Loan có những điểm khác biệt lớn. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã tách ra thành một quốc gia dân chủ được cộng đồng quốc tế công nhận và có quan hệ ngoại giao. Trái lại, Đài Loan ngày càng mất dần vị thế trên trường quốc tế; hiện chỉ còn 13 nước nhỏ và Vatican duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Bắc. Trung Quốc đã rất thành công trong việc gây áp lực và mua chuộc cả về kinh tế thương mại lẫn chính trị để xúc tiến quan điểm “Một Trung Quốc,” làm cho đa số các nước ngả theo Bắc Kinh để có cơ hội làm ăn ở một thị trường lớn nhất thế giới.

Do vậy, về phản ứng quốc tế, một cuộc chiến tranh xâm chiếm Đài Loan sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Đó là điều làm cho ông Putin phải hết sức cân nhắc và bà Thái Anh Văn đang hết sức lo lắng.

Trở lại với tình hình xung đột Nga-Ukraine, giới quan sát ghi nhận biên giới Ukraine-Nga nóng lên từng ngày trong lúc các nỗ lực ngoại giao cấp cao để ngăn chặn xung đột cho đến nay vẫn chưa mang lại nhiều kết quả, vẫn chưa xác định được Tổng Thống Nga Vladimir Putin có những dự định gì, trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây và Ukraine vẫn chưa đồng ý với nhau về cách đánh giá tình hình xung đột, do đó chưa có một chiến lược đối phó thống nhất và hữu hiệu.

Trên thực địa, Nga vẫn tiếp tục điều động quân đội và vũ khí áp sát biên giới Ukraine từ ba phía, sẵn sàng cho một cuộc tấn công xâm lược có thể diễn ra bất cứ lúc nào, như nhận định của ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, bất chấp các quan chức Nga luôn miệng tuyên bố Moscow không có kế hoạch xâm lược Ukraine. Về phần mình, Hoa Kỳ và một số đồng minh chính ở Châu Âu như Anh đã thiết lập cầu không vận để đưa vũ khí, đạn dược đến giúp quân đội Ukraine phòng thủ; Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai các đơn vị lính dù và Thủy Quân Lục Chiến đến Ba Lan phối hợp với lực lượng phản ứng nhanh của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo vệ sườn phía Đông, không để bị bất ngờ khi Nga tấn công Ukraine.

Các phân tích gia thời sự cho rằng, việc chuẩn bị của Nga đã vượt xa quy mô các cuộc tập trận thông thường, với 130,000 quân và rất nhiều vũ khí hạng nặng. Thậm chí có ý kiến nhận định nếu chiến tranh nổ ra, Nga có thể chiếm thủ đô Kyiv của Ukraine trong vòng 72 tiếng đồng hồ. Song song với việc tập trung quân đội và vũ khí, Moscow đang thực hiện một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ làm cho đa số người dân Nga tin rằng, cuộc khủng hoảng ở biên giới với Ukraine là do Hoa Kỳ và NATO dàn dựng mà nước Nga chỉ là một nạn nhân bị chèn ép.

Tuy vậy, chúng tôi nghĩ rằng cuộc xung đột Ukraine-Nga chỉ là một chiến thuật gây sức ép của Putin hơn là một âm mưu gây chiến tranh bởi vì một chính trị gia lão luyện như Putin thừa biết cuộc tấn công Ukraine có thể bị phản tác dụng, hay nói cách khác, Nga chẳng thu được gì nhiều mà cái giá phải trả vô cùng lớn. Cuộc dàn quân về phía Tây của Nga đang thúc đẩy các nước NATO gia tăng binh lực ở các nước thành viên giáp biên giới với Nga như các quốc gia vùng biển Baltic. Các biện pháp cấm vận kinh tế, tài chính và công nghệ từ Hoa Kỳ và Châu Âu đã được lập kế hoạch và sẽ được kích hoạt nếu Nga bước qua lằn ranh đỏ ở Ukraine. Nước Nga đang khốn đốn vì dịch COVID-19 và kinh tế suy thoái chắc chắn người dân Nga sẽ không ủng hộ một cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài của ông Putin.

Ở Ukraine, chính quyền và người dân vẫn tự tin trước mối đe dọa quân sự của Nga, đồng thời chủ nghĩa dân tộc được khơi dậy; truyền thông quốc tế cho biết đã có nhiều lực lượng dân quân được thành lập và huấn luyện quân sự, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh du kích trường kỳ nếu đất nước của họ bị quân Nga chiếm đóng.

Và như vừa nói trên, Ukraine là một quốc gia có quan hệ ngoại giao rộng lớn và tình hình ở nước này đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Những hoạt động ngoại giao cấp cao đang được đẩy mạnh trong vài ngày gần đây để tháo ngòi nổ xung đột. Hôm Thứ Hai tuần này, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc đàm luận kéo dài năm tiếng đồng hồ với Tổng Thống Putin mà trong cuộc họp báo vội vàng vào lúc nửa đêm ở Moscow ông Putin cam kết sẽ duy trì “đối thoại” với phương Tây. Sau khi rời Moscow, ông Macron đã bay tới Kyiv, thủ đô Ukraine và Berlin, Đức, tiếp tục đối thoại với các bên liên quan để tìm một giải pháp tránh chiến tranh.

Trong khi đó tại thủ đô Washington, Tổng Thống Joe Biden và tân Thủ Tướng Đức Olaf Scholz tìm cách thống nhất một lập trường chung, một phản ứng chung của phương Tây nếu Nga tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine. Ông Biden khẳng định, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream II trị giá $11 tỷ đưa khí đốt của Nga đến các khách hàng Châu Âu sẽ bị đóng ngay lập tức và dự án sẽ bị hủy bỏ khi tiếng súng xâm lược nổ ra.

Với tất cả những diễn biến chính trị và ngoại giao như vậy, xung đột Nga-Ukraine khó có thể nổ lớn thành chiến tranh. Khả năng dễ xảy ra nhất là ông Putin sẽ tiếp tục duy trì sức ép quân sự ở Ukraine trong một thời gian dài nữa, gây ra tình trạng không chiến tranh nhưng cũng không hòa bình để buộc phương Tây bước vào những cuộc đàm phán kéo dài, tiêu tốn nhiều nguồn lực và sự quan tâm của Hoa Kỳ và phương Tây để rồi cuối cùng những yêu sách của Nga về một cấu trúc an ninh mới ở Đông Âu, trong đó vai trò và ảnh hưởng của Nga sẽ được mở rộng.

Nhìn về phương Đông, Trung Quốc muốn biết các cường quốc phương Tây sẽ phản ứng thế nào nếu Nga xâm lược Ukraine. Với Hoa Kỳ, Bắc Kinh tin rằng xung đột ở Ukraine có nguy cơ gây bất ổn cho Mỹ, làm suy yếu sự ủng hộ mà Washington dành cho Đài Bắc, thu hút sự quan tâm và nguồn lực mà Mỹ sử dụng để kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương nếu như không có cuộc xung đột Ukraine.

Ông Sử Ngân Hồng (Shi Yinhong), giáo sư về Quan Hệ Quốc Tế, Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh, cho rằng “Ngay lúc này, Hoa Kỳ đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn và tuyệt vọng.” Ông Sử nhận xét nếu cuộc xung đột ở Châu Âu kéo dài thì Hoa Kỳ sẽ không thể tập trung cùng lúc vào hai mặt trận, nghĩa là không thể dồn sức cho cuộc đối đầu tiềm tàng với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Cuộc xung đột Nga-Ukraine “cũng sẽ khuyến khích lập trường rất cứng rắn hiện nay của Trung Quốc và thúc đẩy bị quân sự để giải quyết vấn đề Đài Loan,” ông Sử nói thêm với báo The New York Times.

Tổng Thống Thái Anh Văn theo dõi sát tình hình ở Ukraine và tháng trước đã cho thành lập một lực lượng đặc nhiệm nghiên cứu tác động của cuộc xung đột cách xa hàng ngàn dặm ở Châu Âu đối với tình hình eo biển Đài Loan. Đội đặc nhiệm này có nhiệm vụ giám sát và báo cáo thường xuyên về tình hình cuộc xung đột ở Ukraine. Đài Loan đã gia tăng mua sắm vũ khí, luyện tập quân sĩ và trong khi Đài Bắc vẫn trông cậy vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của quân đội Hoa Kỳ, người Đài Loan ngày càng ý thức rằng họ cần phải làm nhiều hơn để tự đảm đương nhiệm vụ bảo vệ đất nước của họ.

Hoa Kỳ xem ra đang “lưỡng đầu thọ địch.” Washington một mặt khẳng định với các giới chức Đài Loan rằng cam kết hỗ trợ Đài Loan tự vệ vẫn vững như bàn thạch, một mặt cung cấp vũ khí đạn dược cho Ukraine phòng thủ trước nguy cơ bị Nga tấn công. Quả là một tình huống khó khăn cho Hoa Kỳ song không phải là tuyệt vọng như nhận xét của Giáo Sư Sử Ngân Hồng dẫn trên. Quân đội Hoa Kỳ có tính chuyên nghiệp cao, đã từng chiến đấu cùng lúc trên nhiều mặt trận nên không xa lạ với việc tổ chức tác chiến ở cả Châu Âu và Châu Á.

Thêm nữa, do vị trí địa lý, Đài Loan có ý nghĩa quan trọng với Hoa Kỳ trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, đối thủ số một của nước Mỹ trong thời đại mới. Chính quyền Biden nhiều lần nói rõ Washington sẽ không gửi quân tham chiến ở chiến trường Ukraine song không hề nói có sẽ gửi quân bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công hay không. Chính sách “mơ hồ chiến lược” này đã kéo dài qua nhiều đời tổng thống Mỹ và được coi là một yếu tố quan trọng ngăn ngừa sự phiêu lưu quân sự của Trung Quốc.

Trong diễn biến mới nhất, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sau thời gian ngoại giao con thoi ở Châu Âu để làm dịu tình hình Ukraine, đầu tuần này đã bay sang Châu Á để làm việc với các đồng minh khu vực, chuẩn bị ứng phó với Trung Quốc nếu Bắc Kinh lợi dụng lúc Hoa Kỳ bận rộn với tình hình Ukraine để ra tay giành lợi thế “tiên hạ thủ vi cường.” [qd]
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by TranAnhDung »

SWIFT, ‘bom nguyên tử tài chính’ có thể làm Nga điêu đứng vì xâm lăng Ukraine
February 26, 2022
Mai Phi Long/Người Việt (tổng hợp)
NEW YORK, New York (NV) – Trong lúc Nga xâm lăng Ukraine, các quốc gia phương Tây đưa ra hàng loạt chính sách trừng phạt kinh tế Moscow, bao gồm loại bỏ quốc gia này ra khỏi Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân Hàng và Tài Chánh Toàn Cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – SWIFT), một hình phạt thực sự có thể khiến quốc gia này điêu đứng, theo nhận định của CNN.
Image
Người biểu tình tại Pháp giơ bảng kêu gọi loại Nga khỏi SWIFT. (Hình: Geoffroy Van Der Hasselt/AFP via Getty Images)
Ông Bruno Le Maire, bộ trưởng tài chính Pháp, gọi biện pháp cắt đứt một quốc gia ra khỏi SWIFT là một quả “bom nguyên tử tài chính.”

Biết được quả “bom nguyên tử SWIFT” được cấu thành ra sao và hoạt động thế nào sẽ hiểu vì sao ngay khi vừa xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đã có hơn 20 quốc gia kêu gọi áp dụng biện pháp mạnh này để đối phó với hành động hung hãn của Nga.

Trong ngày ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, ra lệnh “hành quân gìn giữ hoà bình” để tấn công toàn diện quốc gia “anh em” Ukraine, Kiev khẩn cầu thế giới cấp tốc thực hiện năm điều, trong đó điều đầu tiên là “Ban hành các biện pháp trừng phạt đối với Nga NGAY LẬP TỨC, bao gồm cả SWIFT.” (Chữ “swift” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là nhanh chóng).

SWIFT là gì?

SWIFT là một tổ chức được thành lập vào năm 1973 với chức năng cung cấp dịch vụ trao đổi tài chánh qua tin nhắn và thanh toán bảo mật không dựa vào telex, theo nhật báo Washington Post (WaPo).

SWIFT có trụ sở tại La Hulpe, Bỉ, có hội đồng quản trị gồm 25 thành viên, do đó, tổ chức này phải tuân theo luật của Bỉ và mọi quy định của Liên Minh Châu Âu (EU).


WaPo cho biết hồi năm ngoái, SWIFT nhận được trung bình 42 triệu tin nhắn mỗi ngày, bao gồm các đơn đặt hàng và xác nhận thanh toán, giao dịch và trao đổi tiền tệ. Hơn 1% các tin nhắn đó được cho là liên quan đến các khoản thanh toán của Nga.
Image
Trụ sở SWIFT tại La Hulpe, Bỉ. (Hình: James Arthur Gekiere/Belga/AFP via Getty Images)
Hiện nay, có hơn 11,000 tổ chức tài chánh trên toàn thế giới sử dụng dịch vụ SWIFT và chưa có hệ thống nào thay thế được.

SWIFT tuyên bố rằng quyết định áp dụng hình phạt lên một quốc gia hoặc cá nhân phải được chính phủ hoặc nhà lập pháp các nước đồng thuận, theo CNN.

Nga bị loại khỏi SWIFT sẽ bị tác động ra sao?

Nếu bị loại khỏi SWIFT, các tổ chức tài chính tại Nga sẽ không thể chuyển tiền quốc tế, việc này tạo ra một cú sốc mạnh cho kinh tế Nga và những khách hàng ngoại quốc của họ – đặc biệt là các bên mua xăng dầu được định giá theo đồng đô la Mỹ.

Vào năm 2014, ông Alexei Kudrin, cựu bộ trưởng tài chánh Nga, ước tính rằng nền kinh tế của quốc gia này sẽ suy giảm 5% nếu bị loại ra khỏi SWIFT, theo CNN.

Trong năm 2012, do Iran phát triển chương trình vũ khí nguyên tử, các ngân hàng tại quốc gia này bị loại khỏi SWIFT, dẫn đến doanh thu xuất cảng dầu khí của nước này giảm một nửa, và tổng giá trị thương mại quốc tế giảm 30%.
Image
Ông Volodymyr Zelensky (giữa), tổng thống Ukraine, từ chối đề nghị di tản của Mỹ, quyết định tử thủ tại Kiev bảo vệ đất nước, nhiều lần kêu gọi loại Nga khỏi SWIFT.
(Hình: Evgeniya Maksymova/AFP via Getty Images)

Biện pháp đối phó của Nga

Đương nhiên, Tổng Thống Vladimir Putin cũng tính đến khả năng bị loại khỏi SWIFT, và đã chuẩn bị trước trong nhiều năm gần đây.

Phía Moscow đã tự thiết lập một hệ thống thanh toán mới tên SPFS, tương tự như SWIFT, sau khi bị các nước phương Tây trừng phạt vào năm 2014, khi Moscow thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine.

Hiện có khoảng 20% lượng giao dịch nội địa được thực hiện qua SPFS, nhưng kích cỡ tin nhắn bị giới hạn và hệ thống chỉ hoạt động vào các ngày trong tuần.

Nga cũng có thể sử dụng Hệ Thống Thanh Toán Liên Ngân Hàng Xuyên Biên Giới (CIPS) của Trung Quốc, hoặc chuyển sang sử dụng tiền ảo.

Tuy nhiên, các biện pháp thay thế này đều không có lợi cho Nga.

Ông Nikolai Zhuravlev, phó chủ tịch Thượng Viện Nga, đe dọa rằng nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, họ sẽ ngừng cung cấp xăng, dầu, và kim loại cho Châu Âu.
Image
Người Mỹ biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, chống ông Putin xâm lăng Ukraine. (Hình: Samuel Corum/Getty Images)

Nước nào bị ảnh hưởng mạnh khi Nga bị loại khỏi SWIFT?

Ngay từ khi Nga tập trung quân đội bao vây Ukraine, Mỹ và NATO liên tục cảnh báo sẽ áp dụng cấm vận nghiêm ngặt nếu Moscow tiến hành xâm lăng.


Tuy nhiên, mặc dù được Kiev kêu gọi nhiều lần dùng “bom nguyên tử SWIFT” để ngăn chặn tiếng súng trước khi cuộc xâm lăng xảy ra, Mỹ và nhiều quốc gia Liên Âu không muốn áp dụng biện pháp này, e rằng sẽ gây thêm căng thẳng, WaPo cho biết.

Nhưng khi Nga bắt đầu pháo kích và tổng tấn công Ukraine khắp mọi hướng thì áp lực của công luận thế giới đòi hỏi phải có biện pháp thực sự mạnh mẽ và hiệu quả để chận đứng tham vọng của ông Putin, đặc biệt Châu Âu đều cảm thấy áp lực nặng nề trước sự hung hãn của quân đội Nga.

Tình hình trên khiến EU và Anh đều cân nhắc đưa ra hình phạt này để ngăn chặn Nga xâm lược Ukraine.

Nhưng việc loại Nga ra khỏi SWIFT sẽ gây ra tác động lớn nhất lên Mỹ và Đức, do hai quốc gia này có rất nhiều giao dịch qua SWIFT với các ngân hàng của Nga.

“Chắc chắn hình phạt này sẽ là một vũ khí hiệu quả (để chống lại Nga). Nhưng tôi lo rằng nó chỉ thực sự có hiệu lực nếu Mỹ đồng ý hỗ trợ,” Thủ Tướng Boris Johnson của Anh nhận xét.
Image
Tổng Thống Joe Biden quyết định loại một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Hai. (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)
Cuối cùng “bom nguyên tử SWIFT” được nhấn nút

Tuy nhiên, mọi sự đã có chiều hướng thay đổi, hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Hai, Toà Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ và đồng minh sẽ loại một số ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT, nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga để đáp lại vụ xâm lăng Ukraine, theo Reuters.

Quyết định của Tổng Thống Joe Biden bỏ “quả bom nguyên tử tài chính” này là sự thay đổi bất ngờ, vì cách đây chỉ vài ngày, việc loại Nga ra khỏi SWIFT có vẻ không thể xảy ra trong tương lai gần.

Hành động loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT được loan báo thông qua tuyên bố chung của các lãnh đạo Mỹ, Liên Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, và Canada.

Mỹ và Liên Âu gọi vụ Nga xâm lăng Ukraine là “cuộc tấn công những tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế căn bản có từ Thế Chiến 2, mà chúng tôi cam kết bảo vệ.”

Bản tuyên bố chung bày tỏ rõ quan điểm: “Chúng tôi sát cánh cùng người dân Ukraine trong giờ phút đen tối này. Ngoài những biện pháp công bố hôm nay, chúng tôi còn sẵn sàng áp dụng thêm phương cách khác nữa nhằm buộc Nga chịu trách nhiệm trong việc xâm lăng Ukraine.” [đ.d.]
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ
Hoài Việt

Tôi cũng là người Nga nhưng sống ở Ukrain. Tại sao bạn tới đây bắn giết chúng tôi. Làm ơn quay trở về Nga đi

Image

Mục đích của Putin xâm lăng Ukrain là phá nát hạ tầng cơ sở của Ukrain và lập ra một chính quyền bù nhìn thần phục Nga, nhưng người dân Ukrain không muốn tự biến mình thành đàn cừu của Putin.
Xem Tivi thấy cảnh lính Nga ngơ ngác chiến đấu mà không hiểu tại sao mình phải bắn giết người anh em Ukrain. Nhiều lính Nga có vẻ rất hững hờ cầm súng và chỉ mong „được bắt“ làm tù binh. Trong khi quân đội Ukrain họ chiến đấu có chính nghĩa, có lý tưởng sẵn sàng chết vì tổ quốc.

Một ông cụ nói với người lính Nga: „Tôi cũng là người Nga nhưng sống ở Ukrain. Tại sao bạn tới đây bắn giết chúng tôi. Làm ơn quay trở về Nga đi“

Putin có thể đã tính sai nước cờ:

– Ông tưởng người dân Ukrain sẽ cam chiụ như năm 2014 khi Putin xua quân chiếm Crime mà không tốn 1 viên đạn. Nào ngờ lần này quân Nga bị phản công dữ dội từ quân đội Ukrain.

– Ông tưởng thế giới cũng lại họp bàn lên án lấy lệ như những lần trước, rồi đâu cũng vào đấy, miễn là sự việc đã rồi. Nào ngờ lần này cả thế giới đứng về phía Ukrain, lên án cuộc xâm lược của Nga.

– Putin cũng tưởng chỉ cần độ 2 ngày là đoàn quân lớn nhất nhì thế giới với vũ khí hiện đại sẽ san bằng Ukrain, bắt sống được Tổng thống Ukrain và dựng nên một chính phủ bù nhìn thân Nga. Nào ngờ quân đội Ukrain tuy nhỏ bé hơn Nga, nhưng anh dũng chống trả tới giọt máu cuối cùng làm Putin tức ói máu.

– Putin tưởng, khi mình hù sẽ sử dụng nguyên tử với những nước nào dám cản đường ông, xen vào chuyện Nga-Ukrain thì cả thế giới sẽ răm rắp im hơi lặng tiếng để ông hả hê tùng xẻo Ukrain. Nào ngờ cả thế giới cứ vô tư tiếp tế vũ khí hiện đại cho Ukrain để chống Nga. Thế giới còn cấm vân, phong tỏa toàn bộ nền kinh tế tài chánh của Nga. Ngoài ra NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) còn nhanh chóng điều quân và vũ khí hạng nặng ép sát biên giới Đông Âu để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Tây phương đã tuyên bố đóng không phận, hải phận và đình chỉ toàn bộ giao dịch ngân hàng với Nga. Chỉ cần một thời gian ngắn, đồg Rúp Nga sẽ mất giá thê thảm vì không giao dịch được với nước ngoài. Nền kinh tế Nga sẽ chùn lại vì không có phụ tùng và mặt hàng cao cấp nữa. Nước Nga sẽ lại rơi vào thời bế quan tỏa cảng.

– Putin tưởng dân Nga như bầy cừu trước sự đàn áp của công an, mật vụ và bưng bít thông tin. Nào ngờ ngày càng nhiều người dân Nga, cả trí thức văn nghệ sĩ Nga cũng lên tiếng phản đối Putin về cuộc xâm lược Ukrain.

Hôm nay Putin nhận thấy cả thế giới tỏ tình đoàn kết với Ukrain và cùng nhau lên án cũng như cô lập nước Nga, Putin bèn ra lệnh tổ hợp nguyên tử chuẩn bị sẵn sàng, nhằm hù dọa thế giới. Bản thân Putin biết rất rõ, nếu bắn nguyên tử thì đồng nghĩa là tự sát. Putin không phải là người ngu muốn đối đầu với NATO, ngoại trừ Putin khùng điên. Putin giờ tiến thoái lưỡng nan. Quân Nga ở càng lâu trong Ukrain thì càng sa lầy và bị nướng dần. Mà rút quân về thì Putin còn mặt mũi nào. Dù gì đi nữa, Putin phải trả giá rất đắt cho việc xâm lược Ukrain, gây ra hàng trăm ngàn cái chết vô nghĩa không những cho dân Ukrain mà cả dân Nga nữa.

Trong những ngày tới, nếu quân Nga vẫn bắn giết người dân Ukrain thì sẽ có những đoàn quân „tình nguyện“ quốc tế (như đã từng có) để tham gia hậu thuẫn Ukrain chống lại quân Nga.

Cứ cho rằng một kịch bản xấu nhất sẽ xảy ra. Giả sử Putin điên cuồng bắn hỏa tiễn nguyên tử, …. thì chắc chắn hàng ngàn, hàng vạn hỏa tiễn nguyên tử của NATO từ máy bay, từ mặt đất, từ tàu ngầm, từ chiến hạm sẽ dội lên nước Nga tức khắc. Nước Nga sẽ là một đống hoang tàn tro bụi, rồi bị chia cắt và phải bồi thường chiến tranh y như nước Đức đã và đang chuộc lại lỗi lầm của mình do Hitler gây ra.

Một giảng sư Đại học môn chính trị tại Đức khi được hỏi, liệu Nga là cường quốc nguyên tử có dám đối đầu với NATO không. Ông ta rả lời: „Putin biết rất rõ về sức mạnh của NATO. NATO không những có nhiều vũ khí hiện đại hơn, mà còn là một LIÊN MINH. Putin không phải là người khờ khạo. Ông ta xuất thân từ KGB“

Thế giới có vẻ hy vọng bà cựu Thủ tướng Đức Merkel (nói thông thạo tiếng Nga) có thể làm trung gian đàm phán với Putin. Một mặt bà có thể giúp Putin đỡ mất mặt, mặt khác giúp Ukrain và Nga bớt đổ máu thêm nữa.

Cuộc chiến đấu của người dân Ukrain thật bất khuất và kiên cường. Máu của quân dân Ukrain thấm đẫm mãnh đất mẹ để ươm mầm hồi sinh cho một tương lai tươi sáng và hy vọng. Ông Otto Wels trong thời Đức quốc xã đã tuyên bố: „Họ có thể lấy đi tự do và sinh mạng của bạn, nhưng danh dự thì không“.

Xin Thượng Đế xoa dịu đau thương những nạn nhân chiến tranh và giúp con người luôn biết kiếm tìm hòa bình.

Hoài Việt
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Putin đã bỏ mặt nạ xuống và chuyện gì có thể xảy ra?

Tác giả: Georg Ismar và Christoph von Marschall

Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ
Image
Tổng thống Nga Wladimir Putin. Nguồn: DPA/ALEKSEY NIKOLSKYI/SPUTNIK

Trong một bài phát biểu lạnh lùng trên truyền hình Nga, Putin coi Ukraine là một phần của Nga. Ông cáo buộc nước này âm mưu chiến tranh hạt nhân. Những đội quân đầu tiên của Nga có thể đã ở trên lãnh thổ của Ukraine. Ông ta có kế hoạch xâm lược cả nước?

Vladimir Putin phát biểu trước người dân của mình trên truyền hình vào tối thứ Hai, ngày 21-2. Đó là một bài phát biểu đen tối. Tổng thống Nga quay trở lại lịch sử Nga, với những sai lầm của Stalin, của Lenin và ông nhấn mạnh: “Ukraine là một phần không thể tách rời trong lịch sử của chúng ta”. Ông coi nước này ngày nay chỉ là một công trình kiến ​​trúc.

Nó dường như là một lời tuyên chiến – cũng gửi đến phương Tây. Trong bài phát biểu, Putin đã tự lột trần động cơ thực sự của mình. Bất cứ ai vẫn còn nghi ngờ về những điều này nên xem qua bài phát biểu. Các nhà sử học sẽ còn phải bận rộn với nó.

Chỉ vài giờ sau đó, ông ta ra lệnh tiến quân vào miền đông Ukraine với cớ là để bảo đảm hòa bình ở đó.

Như thể đoán trước được những gì Putin giải thích trong bài phát biểu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vào cuối tuần rồi đã nhớ lại một bài tham luận của Putin hồi năm ngoái. Ông Scholz nói hôm 15-2-2022: “Putin đã làm việc như một nhà sử học và viết các bài tham luận. Điều đó cũng đóng một vai trò lớn trong cuộc hội đàm với ông ấy“.

Trong bài tham luận này, Putin coi người Nga, Ukraine và Belarus về mặt lịch sử là “một dân tộc” và sự sụp đổ của Liên Xô là một thảm họa đối với ông. Và Putin đề cập đến một mô tả về Kiev là “mẹ của tất cả các thành phố của Nga“.

Bài phát biểu truyền hình có lời lẽ và giọng điệu rất giống như thế. Theo đó, Putin không quan tâm đến Hiệp định Minsk hay việc đòi hỏi không cho Ukraina gia nhập NATO mà thay vào đó, ông ta tuyên bố Ukraine là một phần lịch sử của Đế chế Nga vĩ đại.

Cốt lõi của bài phát biểu là gì?

Trong ngày thứ Hai 21/2 mọi thứ đã trở nên căng thẳng hơn. Putin đã triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia của mình. Cuộc họp này có vẻ như một cuộc dàn dựng ở Điện Kremlin để thông qua chương trình hành động của ông ấy mà rõ ràng đã được lên kế hoạch từ lâu. Bài phát biểu đóng vai trò như một sự biện minh lịch sử cho những gì có thể xảy ra. Dưới đây là những đoạn ấn tượng nhất và có lẽ là đáng lo ngại nhất đối với phương Tây:

– Phong trào dân chủ Maidan đã dẫn Ukraine vào một cuộc nội chiến. Ukraine là một đất nước bị chia cắt, hàng triệu người đã phải chạy ra nước ngoài để tìm việc làm. Đói nghèo và chia rẽ là hậu quả của phong trào Maidan.

– Đất nước này đã không thành công trong việc trở thành một quốc gia ổn định và độc lập. Nói cách khác, nước này cần Nga như một cường quốc bảo vệ. Di sản của Đế chế Nga đã bị phản bội. Người dân đã bị lừa dối, họ đã được hứa hẹn với những cảnh đẹp rực rỡ.

– Putin coi giới lãnh đạo nhà nước ở Kiev là “chế độ bù nhìn” của phương Tây. “Mọi thứ đều tuân theo các tổ chức nước ngoài”, cựu đặc vụ KGB với vẻ ngoài lạnh lùng nói. Công việc ở các tòa án do phương Tây chỉ đạo.

– Và ông cáo buộc Ukraine muốn chế tạo vũ khí hạt nhân với sự giúp đỡ của phương Tây. Putin nói rằng, điều này tương tự như việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Nga. Ukraine nắm bí quyết hạt nhân từ thời Liên Xô. Nếu Ukraine có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, tình hình toàn cầu sẽ thay đổi mạnh mẽ.

Đó là một sự xuyên tạc sự thật, xâu chuỗi lại, phải nói là một sự dối trá. Việc này từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử khi nhà cầm quyền tìm những lý do biện minh cho chiến tranh để nói với dân chúng.

Hậu quả đầu tiên là gì?

Putin ký sắc lệnh công nhận các tỉnh ly khai ở miền đông Ukraine, ông ta công nhận các Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk trên lãnh thổ Ukraine là các quốc gia độc lập.

Putin đang cố gắng chính thức tách các khu vực này khỏi Ukraine, giống như Crimea, và cam kết hỗ trợ quân sự trên thực tế nếu Ukraine không chấp nhận điều này.

Ông cũng ký một hiệp ước hợp tác và hữu nghị với các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine. Đài truyền hình nhà nước Nga phát sóng buổi lễ với sự tham dự của các đại diện phe ly khai.

Nó trông có vẻ như một màn hợp tấu. Nhưng những tuyên bố của ông cho thấy rằng, ông thực sự có thể nhắm tới một cuộc xâm lược quy mô lớn, với hơn 150.000 binh sĩ Nga ở biên giới không chỉ là một màn đe dọa để áp lực phương Tây ký thỏa thuận không cho Ukraina gia nhập NATO.

Sau khi công nhận các khu vực Luhansk và Donetsk, Nga đang đe dọa Ukraine bằng những hậu quả trong trường hợp có các hành động khiêu khích quân sự. Kiev có “kế hoạch quân sự” và sẽ tấn công, và khiêu khích Luhansk và Donetsk. Sau sự công nhận độc lập từ Moscow, có thể “xảy ra những hậu quả cực kỳ nguy hiểm“, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebensia cho biết tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ ở New York. “Chúng tôi không có ý định cho phép một cuộc tắm máu sẽ xảy ra ở Donbass“.

Có vẻ như một sự can thiệp lớn đang được kích động. Tình hình vẫn còn phần nào đó không rõ ràng. Xe quân sự lăn bánh trên các con phố ở ngoại ô thành phố Donetsk vào sáng sớm thứ Ba hôm nay. Trong số đó có một số xe tăng không được đánh dấu là của nước nào, như một nhân viên của Reuters đưa tin. Có thể là sự trùng hợp – cuộc xâm lược Gruzia của Nga do Putin ra lệnh, bắt đầu vào ngày 8–8-2008, ở miền đông Ukraine có thể bắt đầu vào ngày 22–2–2022.

Tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, đặc phái viên Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield gọi tuyên bố của ông Putin – rằng quân đội Nga triển khai ở miền đông Ukraine là lực lượng gìn giữ hòa bình – là “vô nghĩa“. Việc Putin công nhận các khu vực ly khai là một nỗ lực tạo cớ cho một cuộc xâm lược khác vào Ukraine. Động thái của ông ta đã “xé nát Hiệp định Minsk ra từng mảnh“.

Putin muốn khôi phục Đế chế Nga vĩ đại?

Người ta gần như phải có ấn tượng rằng, Putin chỉ chơi trò chơi với Scholz, Macron und Biden. Tất cả các cuộc trò chuyện kéo dài hàng tiếng đồng hồ, thông báo về việc rút một phần quân đội vốn không diễn ra, giờ đây đã xuất hiện dưới một ánh sáng khác. Liệu Putin có muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử mà ông coi là khôi phục Đế chế Nga vĩ đại?

Trên thực tế, Belarus đã là một quốc gia vệ tinh của Nga, nhà lãnh đạo Alexander Lukashenko chỉ còn nắm quyền nhờ sự giúp đỡ của Putin và ông đã phải để cho hàng chục nghìn binh sĩ Nga đồn trú.

Sáng ngày 21/2 vẫn còn có hy vọng – Macron một ngày trước đó đã điện đàm hàng tiếng đồng hồ với Putin và Tổng thống Mỹ Biden, cố gắng giàn xếp một cuộc gặp giữa hai nguyên thủ.

Macron đã nói chuyện với Putin hai lần vào Chủ nhật và ông cũng nói chuyện với Biden qua điện thoại. Tổng thống Mỹ đã đồng ý “trên nguyên tắc” một cuộc họp, “nhưng chỉ với điều kiện là Nga không xâm lược Ukraine trước“. Điện Kremlin từ chối với lý do cuộc gặp như vậy là “quá sớm“. Nó đã thể hiện rõ ràng những gì sẽ đến.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và đồng nghiệp Hoa Kỳ Antony Blinken đã đồng ý sẽ gặp mặt trực tiếp tại Geneva vào thứ Năm tới. Nhưng liệu có diễn ra không?

Phương Tây sẽ phản ứng như thế nào?

Ngay sau khi Putin ký sắc lệnh, EU và Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với những người có liên hệ, chẳng hạn như làm ăn với các nước Cộng hòa Nhân dân vừa mới được Nga công nhận.

Lằn ranh đỏ do Chính phủ Liên bang Đức vạch ra cũng có thể đã bị Putin vượt qua, tất nhiên sẽ dẫn đến sự kết thúc của đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Tổng thống Mỹ Biden đã nói rằng, nếu xe tăng Nga lăn bánh qua biên giới thì sẽ không còn Nord Stream 2 nữa.

Những người bênh vực Nga, chẳng hạn như cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder hiện có khả năng gặp khó khăn trong việc giải thích mọi chuyện – Thủ tướng Đức Scholz gần đây đã vạch ra một lằn ranh giới hạn đối với Schröder, người dự kiến sẽ tham gia Hội đồng giám sát của tập đoàn Gazprom.

Cho đến nay, sự kết hợp giữa ngoại giao và đe dọa trừng phạt không có tác dụng đối với Putin. Bài phát biểu của ông ấy, những cáo buộc chống lại phương Tây và việc Nga vắng mặt tại Hội nghị an ninh ở Munich (Đức), diễn đàn quan trọng nhất thế giới về những vấn đề này, là những dấu hiệu cho thấy một cuộc xung đột Đông-Tây mới.

NATO sẽ đưa binh sĩ hỗ trợ cho Kiev?

Hành động của Putin sẽ dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng, bao gồm tái vũ trang ở châu Âu, và mối lo sợ của các nước Baltic và Ba Lan có thể sẽ gia tăng sâu sắc. Scholz đã tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng của Đức. Ông đã tham khảo ý kiến ​​một lần nữa với Macron và Tổng thống Mỹ Biden vào buổi tối sau bài phát biểu của Putin. Tuy nhiên, việc đưa binh sĩ vào Ukraine hỗ trợ đã bị loại trừ cùng với Hoa Kỳ.

“Bước này sẽ không đi đến hồi đáp“, ba nguyên thủ quốc gia và chính phủ nhấn mạnh sau khi điện đàm với nhau. “Thủ tướng Đức, Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine và ghi nhận phản ứng thận trọng mà Ukraine đã thể hiện cho đến nay dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Volodymyr Zelensky“.

Nhưng liệu phương Tây có thể ngăn cản Putin mở một cuộc chiến tranh lớn ở Ukraine và liệu sau bài phát biểu này ông ấy đã hài lòng với hai vùng đất ở miền đông Ukraine hay chưa? Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga nhận thức được rằng động thái này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trước các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đe dọa. Nhưng điều đó cũng sẽ hạ nhiệt trở lại và phương Tây sẽ dịu lại.

Cuộc đấu tranh cho một trật tự mới, một sự xác định lại phạm vi ảnh hưởng của Nga, đã bắt đầu sau 32 năm khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Image

Độc tài và chiến tranh
LS Đào Tăng Dực
(Danlambao) - Trong lịch sử đượng đại, hầu như có một tương quan không thể chối cãi giữa các cá nhân hoặc chế độ độc tài và những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại.

Ngược lại, hầu như cũng có một tương quan mật thiết giữa các thể chế dân chủ và những giai đoạn thái bình nhất của nhân loại.

Ngày 24 tháng 2 vừa qua, sau nhiều tuần lễ huy động gần 200,000 quân tại các vùng biên giới của Ukraine, nhà độc tài Vladimir Putin, tổng thống Nga, bất chấp những nguyên tắc nền tảng của bản hiến chương Liên Hiệp Quốc, đã chính thức xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, một quốc gia độc lập, có chủ quyền và thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Mục đích của Putin được quan sát viên quốc tế dự đoán như sau:

1. Tạo dựng những nền cộng hòa cuội tại các vùng tự trị Crimea, Donetsk and Luhansk, vốn thuộc lãnh thổ của Ukraine, và sát nhập vào Liên Bang Nga như họ đã phát động từ cuộc chiến với Ukraine năm 2014.

2. Lật đổ chính quyền thân Tây Phương tại Ukraine của Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy và thành lập một chính phủ bù nhìn thân Nga để lãnh đạo nhân dân Ukraine

3. Ngăn chận quốc gia Ukraine tham gia vào liên hiệp Âu Châu và khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO bằng mọi giá.

Các quan sát viên quốc tế đồng thuận rằng, vì tương quan lực lượng quân sự giữa 2 bên quá chênh lệch thiên về Liên Bang Nga, trong giai đoạn đầu, quân đội Ukraine sẽ lép vế.

Tuy nhiên Ukraine không phải là một quốc gia nhỏ với dân số khoảng 45 triệu và lãnh thổ gấp 2 lần Việt Nam.



Mặc dầu Hoa Kỳ và khối NATO không đưa quân vào Ukraine, nhưng trực tiếp viện trợ nhiều vũ khí tối tân và quân đội Ukarine đã được nâng cấp cao hơn so với cuộc chiến năm 2014. Nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội Ukraine đã chiến đấu anh dũng và gây nhiều thiệt hại vật chất cũng như nhân mạng cho quân Nga.

Thêm vào đó, những cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và khối Liên Âu vô cùng nghiêm khắc và sẽ hủy diệt nền kinh tế Liên Bang Nga.

Bằng chứng hiển nhiên là năm 2013, trước khi tấn công Ukraine vào năm 2014, GDP đầu người của Nga là 16,000 Mỹ Kim. Tuy nhiên sau khi tấn công Ukraine năm 2014, vì các cấm vận của các quốc gia dân chủ, năm 2021, GDP đầu người của Nga giảm xuống còn 11,000 Mỹ Kim.

Để có thể so sánh, chúng ta nên biết rằng vào năm 2013 GDP đầu người của Trung Cộng chỉ có $7,000 Mỹ Kim nhưng vào năm 2021, GDP Trung Cộng vượt qua Nga ở mức 12,551 Mỹ Kim.

Tuy bây giờ Putin và Tập Cận Bình là đồng minh, nhưng trên bình diện chiến lược, Trung Quốc mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của Liên Bang Nga vì Trung Cộng lúc nào cũng thèm muốn vùng Tây Bá Lợi Á và vùng viễn đông của Nga mà họ cho là tài sản lịch sử của TQ. TQ cũng đang tranh dành ảnh hưởng với Nga tại các quốc gia Trung Á thuộc khối Liên Xô cũ.

Ngày hôm nay, với dân số lớn lao là 144 triệu và đất đai mênh mông trải dài từ Âu sang Á, nhưng tổng sản lượng quốc gia của Liên Bang Nga thua xa những quốc gia dân số ít hơn nhiều như Đức, Anh, Pháp, Ý, nói chi toàn khối Liên Âu. Tổng sản lượng quốc gia của Nga còn thua nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ và nhiều tỉnh tại Trung Quốc nữa. Trừ những tay chân thân tín của Putin, phần lớn dân Nga sống trong nghèo khổ cơ hàn.

Những cấm vận mới vào năm 2022 nghiêm khắc và sâu rộng gấp bội những cấm vận năm 2014 và nền kinh tế Nga sẽ rơi vào khủng hoảng khôn tiền khoáng hậu. Chúng ta không thể loại trừ khả năng dân Nga sẽ nổi dậy vì đói khổ và xã hội sẽ vô cùng bất ổn.

Câu hỏi nêu ra là:

Tại sao các nhà độc tài, từ Napoleon, đến Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Putin có khuynh hướng khởi động chiến tranh bất chấp những hệ lụy vô cùng tàn khốc cho thế giới, cho chính quốc gia họ và đôi khi cho chính cá nhân họ?

Lý do thì nhiều nhưng tựu trung như sau:

1. Với bước đi bất khả vãn hồi của quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, nhân loại đương đại không còn chấp nhận các hình thức cai trị độc tài. Chính vì thế các nhà độc tài luôn cảm thấy bất an vì những mầm mống đối lập trong chính quốc gia mình. Một trong những phương pháp kinh điển là tưởng tượng ra một kẻ thù, khởi động chiến tranh trong hay ngoài nước và đàn áp mọi đối lập dưới chiêu bài đoàn kết và ái quốc.

2. Quyền lực tuyệt đối không những đem lại sự thối nát tuyệt đối, mà còn đưa đến tình trạng cuồng điên tuyệt đối nữa. Trong giai đoạn này của lịch sử, Putin không thể tái lập một đế chế và lên ngôi Nga Sa Hoàng. Tuy nhiên Ông đã thay đổi Hiến Pháp để hầu như làm Tổng Thống suốt đời. Ông còn tham vọng lưu danh sử sách như là người lãnh đạo vĩ đại đã tái tạo biên giới Đế Quốc Nga mênh mông như các vị hoàng đế Peter the Great hay Catherine the Great. Vì giấc mộng này Putin sẵn sàn phiêu lưu.

Một câu hỏi vô cùng quan trọng nữa được đặt ra là:

Trong tình huống như thế, trách nhiệm của mỗi chúng ta như một thành phần của nhân loại văn minh là gì?

Câu trả lời là:

Tuy có một tương quan mật thiết giữa độc tài và chiến tranh, nhưng cũng có một tương quan không kém mật thiết giữa dân chủ và hòa bình.

Như thế trách nhiệm quan trọng của mỗi chúng ta là góp phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc mình, hầu đóng góp thiết thực cho nền hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại.

Ánh sáng của dân chủ đi đến đâu thì hòa bình chiếu rọi đến đó. Ngược lại bóng tối của độc tài đi đến đâu thì đàn áp và chiến tranh cũng bao trùm toàn cõi nhân sinh.

Không những mỗi công dân trong những quốc gia độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Thái Lan, Iran, Liên Bang Nga…có trách nhiệm cao cả này mà ngay cả những công dân tại các quốc gia dân chủ cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân các quốc gia kém may mắn hơn.

Là người dân Việt có trách nhiệm, chúng ta hãy cương quyết bắt đầu bằng tác động lật đổ chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam.

LS Đào Tăng Dực
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests