Thời Sự, Bình Luân

dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by dailien »

Chùm Ảnh: Rừng Người kéo đến Nhà Trắng ăn mừng ông Joe Biden thắng cử
November 9, 2020
Thanh Danh
Chủ nhật, 8/11/2020 04:34 (GMT+7)

Khắp mọi ngả đường quanh Nhà Trắng, tiếng reo hò và kèn ôtô ăn mừng vang lên khắp nơi, trái ngược hoàn toàn với không khí im lặng bên trong tòa nhà số 1600 Đại lộ Pennsylvania.

Image
Phóng viên Jim Acosta của CNN mô tả: “Bạn có thể nghe thấy mọi người ăn mừng ở bên ngoài, dù chúng tôi đang đứng trong khuôn viên của Nhà Trắng.
Ông Trump không ở đây để nghe những điều này. Nhưng rõ là tiếng ăn mừng vang đến từ mọi hướng”. Ảnh: AFP.

Image
Xe cộ bấm kèn inh ỏi khắp nơi để ăn mừng. Tại khu vực “Black Lives Matter Plaza” ở Washington D.C,
người ủng hộ ông Joe Biden đang đổ về ăn mừng. Ảnh: AFP.

[img]Thttps://secureservercdn.net/198.71.233.44/sm8.a32.myftpupload.com/wp-content/uploads/2020/11/Washington_3-768x513.jpg[/img]
uyến đường hướng vào Nhà Trắng dành cho nhân viên và báo chí đã được lập hàng rào sắt. Ảnh: Reuters.

Image
Một cặp đôi vừa làm đám cưới xong thì bị kẹt giữa dòng người ăn mừng chiến thắng của ông Joe Biden.
Họ quyết định đi bộ về nhà sau khi làm lễ tại nhà thờ. Ảnh: AFP.

Image
Washington D.C có số phiếu ủng hộ ông Biden áp đảo, chiếm hơn 90% phiếu được kiểm.
Đây cũng là tâm điểm làn sóng biểu tình đòi bình đẳng cho người da màu và chống tình trạng cảnh sát lạm dụng vũ lực vào giữa năm 2020. Ảnh: Reuters.

Image
Tổng thống Donald Trump không có mặt tại Nhà Trắng vào trưa 7/11. Ông đã đến sân golf ở Virginia trước khi các hãng tin tuyên bố ông Joe Biden là người chiến thắng. Ảnh: Reuters.

Image
Cập nhật kiểm phiếu từ bang Pennsylvania đã giúp ông Biden gia tăng cách biệt và dẫn trước Tổng thống Donald Trump đến hơn 30.000 phiếu.
Chiến thắng ở đây mang về cho ứng viên đảng Dân chủ 20 phiếu đại cử tri, đủ an toàn để các hãng tin tuyên bố ông đắc cử. Ảnh: Reuters.

Image
Đệ nhất Phu nhân Melania Trump vẫn còn trong Nhà Trắng, theo tiết lộ của một quan chức với CNN.
Bà chưa lên tiếng về thông tin ông Biden chiến thắng, cũng không có kế hoạch bác bỏ hoặc chấp nhận thông tin này. Ảnh: Reuters.

Image
Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận thua cuộc.
Ông tuyên bố các hãng tin là đồng minh của đảng Dân chủ nên mới vội vã tuyên bố ông Biden là người thắng cuộc. Ảnh: AFP.

Image
Nhiều cựu tổng thống Mỹ đã lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden. Cựu Tổng thống Barack Obama gọi đây là chiến thắng “lịch sử và mang tính quyết định”.
Cựu tổng thống Bill Clinton chia sẻ “người Mỹ đã lên tiếng và nền dân chủ chiến thắng”. Ảnh: Reuters.

Image
Trong khi đó, Tổng thống Trump và chiến dịch của ông vẫn tuyên bố “cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc”.
Trên thực tế, ông Trump không cần phải nhận thua, dù động thái nhượng bộ sẽ báo hiệu cho một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình.
Truyền thông Mỹ cho biết ông Biden đã chuẩn bị cho kịch bản ông Trump không chấp nhận kết quả và cản trở chuyển giao chính quyền. Ảnh: CNN.

Image
Ông Joe Biden chọn gửi thông điệp của hy vọng thay vì sự thù ghét. “Bất chấp những trở ngại chưa từng có tiền lệ, số người Mỹ đi bỏ phiếu đã đạt kỷ lục.
Điều này một lần nữa chứng minh nền dân chủ ăn sâu vào trái tim của nước Mỹ.
Khi chiến dịch tranh cử kết thúc cũng là lúc cần trút bỏ sự tức giận và những lời lẽ gay gắt với nhau để hàn gắn lại thành một quốc gia đoàn kết”, ông nói.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Image

Điểm báo quốc tế về bầu cử tổng thống Mỹ

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui
08-11-2020
Trong khi việc kiểm phiếu còn lâu mới kết thúc ở nhiều tiểu bang, trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng sáng sớm 4/11 TT Trump đã tuyên bố giành chiến thắng và tố cáo “có gian lận”. Ông nói: “Chúng tôi sẽ kiện đến Tối cao Pháp viện. Chúng tôi muốn tất cả các cuộc bỏ phiếu phải kết thúc ngay”.

Truyền thông nước ngoài đã phản ứng kinh hoàng trước lời tuyên bố thẳng thừng và lộ liễu này. Xin đọc sau đây tóm lược các bình luận trên báo chí quốc tế.

Le Monde, Pháp:

“Hoa Kỳ, một trong những nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, đang ở trong một tình huống chưa từng có:

Một tổng thống đương nhiệm cố tình ngăn trở quy trình bầu cử liên bang, tuyên bố giành chiến thắng trong khi việc kiểm phiếu chưa xong và còn dọa ngăn chặn bằng phán quyết pháp lý (…).

Đây là sự coi thường quyền phổ thông đầu phiếu. Chức năng bầu cử, một bộ phận cốt lõi của hệ thống dân chủ, bị phủ nhận”.

The Guardian, Vương quốc Anh:

“Nếu Donald Trump ra đi – và có rất ít dấu hiệu cho thấy ông ta chịu ra đi mà không có đấu đá – thì di sản của ông ta là một nền chính trị của lòng hận thù và căm giận.

Đó là một bi kịch cho nước Mỹ, khi mà sự chia rẽ nguy hiểm này đã trở thành chuẩn mực, chứ không phải một ngoại lệ…

Đối với người Mỹ, quan trọng nhất hiện nay là ngăn chặn sự chia rẽ chính trị quá sâu sắc khiến hai phe trở thành thù địch và – khi mà đa số có vũ trang – không còn đối thoại với nhau được nữa”.

Independent, Vương quốc Anh:

“Dù có chiến thắng hay thất bại trong cuộc bầu cử này, Trump đã có một cơ hội để ứng xử như một người tử tế. Với một chiến dịch PR nghiêm túc trong 48 giờ qua, ông ta đã có thể làm được việc này.

Nhưng không, thay vào đó Trump đã chọn cho mình con đường của một kẻ thua cuộc tệ bại nhất”.

La Vanguardia, Tây Ban Nha:

“Việc thiếu kết quả bầu cử rõ ràng có nghĩa là đất nước phân cực và căng thẳng này vẫn chưa biết tổng thống sắp tới của mình là ai, Trump hay Biden. Để tìm ra người thắng cử, người ta phải lục tìm từng lá phiếu – những phiếu được gửi qua đường bưu điện lúc cuối cùng …

Chưa xong gì hết mà đòi nhận phần thắng về mình và cáo buộc đảng Dân chủ là gian lận, việc này không thể làm dịu chút nào tâm tư của một xã hội đang cực kỳ căng thẳng và chia rẽ. Trump đã quá khinh thường nền dân chủ. (…) “

De Standaard, Bỉ:


“Donald Trump cho mọi người thấy, không ai nghi ngờ việc ông ta sẽ bám víu chiếc ghế tổng thống bằng mọi phương tiện có được.

Trong một bài phát biểu lạ lẫm, ông ta đã tự tuyên bố thắng cử và gọi cuộc bầu cử là một “sự giả dối không biết xấu hổ”. Nếu Biden thắng, ông ta dọa sẽ kháng cáo lên tận Tòa án Tối cao. (…)

Một tổng thống đương nhiệm bám khư khư vào quyền lực và kích động đám đông ủng hộ ông ta chống lại quá trình dân chủ: những cảnh tượng thế này đã từng xảy ra trên các đường phố ở Kinshasa, Abidjan và Caracas. Ai có ngờ rằng viễn cảnh này lại có thể xảy ra ở Washington, D.C.?”

Volkskrant, Hà Lan:

“Đáng chú ý là thái độ của Trump – khinh thường cử tri và hệ thống bầu cử Mỹ – đã hầu như không gây ra một chấn động quốc tế nào. Trong khi đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ (như CNN, vốn bị Trump ghét), kể cả đài Fox News nhao nhao lên phản đối, thì thế giới – thường ngày rất ồn ào náo nhiệt khi một vài tổng thống châu Phi bám níu quyền lực bằng những lời đe dọa hung hăng và cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử – thì nay lại im ắng một cách thật chói tai”.

Gazeta Wyborcza, Ba Lan:

“Ở Mỹ, viễn cảnh đen tối nhất có thể xảy ra, nay đã trở thành sự thật. Những tuyên bố của Donald Trump cho thấy ông ta sẵng sàng làm đủ mọi thứ, miễn là để khỏi thừa nhận sự thất bại của mình. Ý đồ loại bỏ hàng trăm ngàn phiếu bầu qua bưu điện ở một số tiểu bang ra khỏi cuộc bầu cử, đấy không phải là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, mà chính là nỗ lực đưa nền dân chủ ra thẳng nghĩa địa (…)

Sự chống phá nền dân chủ sẽ gây ra những hậu quả không thể đảo ngược đối với quyền lực mềm của Mỹ trên thế giới. Có thể Trump có một nút bấm nguyên tử to, cũng như một quân đội và nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng đối với phương Tây, Trump không những là một kẻ lập dị cực đoan trong tòa Bạch Ốc, ông ta đã trở thành một kẻ chiếm quyền. Người ta có thể làm ăn trao đổi với một kẻ như vậy, nhưng người ta khó có thể coi anh ta như một đồng minh”.

Rzeczpospolita, Ba Lan:

“Cho tới nay chưa có một tổng thống Mỹ nào đã phá hoại công khai các quy tắc cơ bản của nền dân chủ như thế này cả – một nền dân chủ, mà theo đó mọi lá phiếu trong các điều kiện quy định đều có giá trị ngang nhau (…)

Lần đầu tiên, một nửa dân số Mỹ có thể cho rằng người đứng đầu đất nước của họ là một kẻ chiếm quyền”.

Tages-Anzeiger, Thụy Sĩ:

“Rõ ràng là Hoa Kỳ đang bị chia rẽ sâu sắc chưa từng thấy kể từ sau Nội chiến. Cuộc bầu cử vừa qua đã làm lộ ra tất cả. Bất cứ ai vô làm chủ Nhà Trắng sắp tới, sẽ là tổng thống của hai nước Mỹ, một nước đỏ và một nước xanh. Và hai nước Mỹ này sẽ nhắm mắt không muốn biết bất cứ điều gì về nhau và là kẻ thù bất đội trời chung. Thảm họa đã xảy ra rồi. Biden sẽ cố gắng hòa giải hai phe trở lại, nhưng đó là nhiệm vụ của nhiều thế hệ sau nữa.

Và Donald Trump, nay thì chúng ta đã biết, đó là một kẻ khinh khi nền dân chủ”.

Neue Zürcher Zeitung, Thụy Sĩ:

“Cuộc bầu cử đã mở bày ra tất cả tình trạng chia rẽ của đất nước, mà người ta đã bàn bạc thường xuyên trong thời gian qua. Gần một nửa số cử tri đã bỏ phiếu cho một tổng thống, bất chấp mọi điều dối trá và ngu xuẩn của ông ta. Nửa còn lại thì coi ông ta như một tay lộng quyền nguy hiểm. Làm sao lấp được hố sâu giữa hai phe này, đó là một vấn đề còn để ngỏ (…)

Vì vậy càng mong rằng mấy ngày sắp tới sẽ mang lại kết quả bầu cử rõ ràng, mà cả hai phe và giới truyền thông nên phân tích thật thận trọng và lý giải thật thuyết phục. Đưa ra các suy đoán viễn vông lúc này là vô bổ và nguy hiểm. Cuộc bầu cử chỉ được coi là kết thúc, một khi tất cả mọi lá phiếu đều đã được kiểm đếm”.

Frankfurter Allgemeine Zeizung, Đức:

“Trong khi việc kiểm phiếu đang diễn ra sôi nổi ở các tiểu bang, Trump đã đứng ra tuyên bố giành chiến thắng (…)

Việc này không khác gì bối cảnh một đội bóng dẫn trước 1-0 trong trận đá, bỗng quyết định đồng loạt rời bỏ sân cỏ và tuyên bố mình là đội chiến thắng, ngay khi đội đối phương được xử cho đá một quả phạt đền ở phút thứ 80. Điều này trong luật chơi bóng đá là không được chấp nhận và chắc chắn trong luật chơi của nền dân chủ cũng không được phép.

Ở một quốc gia như Belarus thì có thể khác. Nhưng Hoa Kỳ đâu phải là Belarus”.

Der Spiegel, Đức:

“Việc Trump hấp tấp tuyên bố mình là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và cáo buộc các đối thủ chính trị của mình gian lận, mặc dù hàng trăm ngàn phiếu bầu chưa được kiểm xong, là thô thiển, vô lý và phản dân chủ (…)

Thật đáng buồn, nhưng nó rất phù hợp với bức tranh toàn cảnh: Trump là người không thèm đếm xỉa đến việc tuân thủ các quy tắc của một nền dân chủ sống động. Từ ngày lên làm tổng thống, ông ta đã từng bước hủy hoại lòng tin của người dân đối với các cơ chế dân chủ của đất nước. Trump liên tục nói xấu các cơ chế đó, gieo rắc nghi ngờ phản bội khắp nơi và kích động đám người theo mình. Ai không theo ông ta, đều bị cáo buộc là kẻ lừa đảo hoặc kẻ thù của đất nước. Chẳng hạn, các phương tiện truyền thông trọng sự thật và có óc phê bình, toàn là “truyền thông giả”, sau đó bộ máy tư pháp là “tham nhũng”, và bây giờ quá trình bầu cử là gian lận (…)
Phương thức hành động xưa nay của Trump vẫn là: Trước tiên tiền thầy bỏ túi, còn chuyện sống chết thì cứ mặc bây”.


Bình Luận từ Facebook
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by vuongquan »

Image

HỘI CHỨNG BI HÀI DONALD TRUMP
HỘI CHỨNG ĐÁM ĐÔNG NÔNG NỔI

Là: (HỘI CHỨNG CỦA NHỮNG ĐẦU NGƯỜI CHỨA GẠCH TÔM)
PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Những ngày này vào FB thấy những lớp sóng người Việt lăn lộn gào thét gọi tên Trump trong nức nở yêu thương như dân Bắc Triều Tiên lăn lộn gào thét gọi tên Kim Jong Un khi Un xuất hiện trước dân Triều.

Kinh ngạc là trong những tín đồ cuồng tín mê mẩn Trump như dân đạo Hồi cuồng tín, mê mẩn Thánh Allah lại có khá nhiều tên tuổi tưởng là trí thức vì có bằng cấp, học vị cao ngất ngưởng, có danh sang trọng, nhà nọ, nhà kia.
Những người Việt cuồng Trump đều có một chung một ảo tưởng là Trump chống Hán cộng giúp Việt Nam khỏi họa Bắc thuộc, Trump chống Chinazi cứu thế giới khỏi họa phát xít mới. Đảng cộng sản Việt Nam ươn hèn núp bóng Hán cộng để giữ ngôi vương của đảng vĩnh viễn cai trị dân Việt Nam thì đã có Trump đánh tan nơi núp bóng của cái đảng không còn vì dân vì nước nữa.

Trump lớn lao, cao cả, tài giỏi, hiên ngang, khí phách, đại nghĩa, người hùng thời đại như vậy làm sao không say đắm, làm sao không gửi gắm niềm tin và hi vọng.
Nhưng Trump có thực sự lớn lao, cao cả, đại nghĩa chống Hán cộng cho Việt Nam không? Trump có thực sự tài giỏi, hiên ngang tiêu diệt Chinazi cứu thế giới không?

Trước thời Trump, các đời Tổng thống Mỹ nối tiếp đã cùng thế giới dân chủ tạo dựng một thế trận bao vây ngăn chặn độc tài cộng sản muốn trùm bóng độc tài lên cả thế giới. Thế lực độc tài cộng sản lâu đời, có kinh tế phát triển, có quân sự hùng mạnh là ở nước Nga Xô Viết và Đông Âu. Mỹ cùng các nước Tây Âu đã dựng lên lá chắn quân sự NATO, khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương để ngăn chặn mối đe dọa của khối quân sự Warszawa do nước Nga Xô Viết cầm đầu.
Đất nước Trung Hoa mênh mông lọt vào tay Hán cộng. Có trong tay một phần tư dân số thế giới, Mao Trạch Đông liền gây sự với nước Nga Xô Viết bằng cuộc đấu tố cộng sản Nga là xét lại hiện đại để giành quyền cầm đầu thế giới cộng sân từ tay cộng sản Nga.

Thấy Hán cộng chống Nga Xô, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger tưởng có thể dùng Hán cộng kìm chân Nga Xô, nước Mỹ thời Richard Nixon liền đổ vốn liếng, chuyển giao công nghệ hiện đại, giúp Hán cộng có bước phát triển thần kì. Phát triển kinh tế, tất yếu kéo theo lớn mạnh quân sự. Sức mạnh Hán cộng cùng sức mạnh Mỹ sẽ chặn đứng tham vọng của nước Nga Xô Viết.

Nhưng khi vừa vươn lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Tập Cận Bình liền công khai và ráo riết thực hiện “Giấc Mộng Trung Hoa” của Mao Trạch Đông, giấc mộng thống trị thế giới, làm sống lại chủ nghĩa phát xít thời Đức Quốc Xã và Tập Cận Bình đã hiện nguyên hình là hình ảnh Adolf Hitler thời Chinazi.

Trước nguy cơ chiến tranh từ khối quân sự Warszawa do nước Nga chủ trương, Mỹ và các nước Tây Âu đã dựng lá chắn NATO. Trước mối đe dọa của chủ nghĩa phát xit Chinazi, nước Mỹ thời Barack Obama – Hillary Clinton đã thiết kế và dựng lên vành đai Thái Bình Dương, tập hợp 12 nước trong tổ chức với cái tên hiền lành, đơn thuần kinh tế, Hiệp đinh Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, TPP, nhưng thực sự là lá chắn ngăn chặn hiểm họa Chinazi ở phía Đông.
Trump kế tiếp Barack Obama lãnh đạo nước Mỹ và việc đầu tiên Trump làm khi vào Nhà Trắng là vất bỏ TPP, xóa bỏ vành đai kinh tế hòa bình bao vây nguy cơ chiến tranh Chinazi, phá bỏ vành đai dân chủ ngăn chặn độc tài Hán cộng mở đường Thái Bình Dương để tràn ra thế giới.

Tiếp theo, Trump bặm trợn gây sự với các nước đồng minh Tây Âu, đòi các nước đồng minh Tây Âu phải đóng tiền nuôi quân đội Mỹ có mặt ở Tây Âu theo hiệp ước NATO. Nghĩ suy bằng lợi nhuận, không có tư duy chính trị, không có tầm chính trị thế giới, Trump cho rằng NATO đã lỗi thời. Là nước lãnh đạo NATO, là lực lượng quân sự chủ yếu của NATO nhưng Trump phá NATO bằng cách đòi rút ra khỏi NATO. Dù chưa rời bỏ NATO nhưng Trump hầu như bỏ mặc NATO, tạo ra sự rệu rã và suy yếu nghiêm trọng của lá chắn ngăn chặn tai họa độc tài cộng sản ở châu Âu.

Chính trị Mỹ chi phối chính trị cả thế giới vì vậy dù chỉ là chính khách cấp nghị sĩ, cấp thống đốc bang, cấp trợ lí Bộ trưởng cũng phải có tầm nhìn thế giới, có tư duy nhân loại. Là Tổng thống Mỹ nhưng Trump không có tầm nhìn đó, không có tư duy đó và Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi hàng loạt hiệp định và tổ chức quốc tế. Những hiệp định và tổ chức thế giới mà Mỹ có vai trò rất lớn, rất quan trong cho sự tồn tại và sự hoạt động hiệu quả, lành mạnh, Trump cũng bỏ mặc, rút người về, bớt được khoản tiền lớn phung phí ra thế giới. Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đội khí hậu, rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Nơi nào vai trò của Mỹ bỏ trống, Hán cộng liền thay thế. Bốn năm làm Tổng thống Mỹ, Trump đã giúp Hán cộng vươn lên, trùm bóng Chinazi chi phối, lôi kéo cả thế giới vào ảnh hưởng của Hán cộng, giúp Bắc kinh có vị thế quyết định đời sống thế giới.

Trump hùng hổ đánh thuế hàng hóa Hán cộng tưởng làm cân bằng lại cán cân thương mại Mỹ Trung nhưng thực ra Trump đã đánh cú đòn nổ đom đóm mắt người dân Mỹ. Từ khi Nixon bắc cây cầu vượt Thái Bình Dương, nối Trung Hoa với nước Mỹ và biến đất nước Trung Hoa thành công xưởng thế giới, hàng hóa Hán cộng đã độc chiếm thị trường Mỹ. Chẳng cân nhắc, chẳng lo liệu tìm nguồn thay thế hàng Hán cộng. Chỉ là chú ngựa non chính trị nên háu đá, Trump hung hăng tung cú đá tăng thuế đột ngột đánh vào hàng Hán cộng làm cho hàng hóa Hán cộng tăng giá đột ngột và dân Mỹ cũng đột ngột bị thủng túi vì nguồn hàng duy nhất ở thị trường Mỹ bỗng giá tăng vọt.

Ít hơn Trump gần chục tuổi nhưng là cáo già chính trị, Tập Cận Bình ung dung mỉm cười nhìn Donald Trump ngoài 70 tuổi, Tổng thống của nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới nhưng chỉ là chú ngựa non chính trị. Sau cú đá tăng thuế què chân, giờ ngựa non Trump lại phải năn nỉ cáo già Tập mua hàng nông sản cho Mỹ để Trump đỡ thủng túi vốn chính trị khi bước vào kì bầu cử cuối năm 2020. Tập ra ơn kí mua cho Trump vài tỉ dollars hàng nông sản Mỹ để càng trói Trump và thị trường tỉ rưỡi người tiêu dùng.

Đó là buôn bán công khai giữa hai nước lớn bên hai bờ Thái Bình Dương, Kinh doanh nhà nước, Trump chỉ làm hại cho nước Mỹ và làm lợi cho Hán cộng. Còn buôn bán ngầm của riêng Trump và con gái Ivanka của Trump thì Trump và con gái đã kiếm bộn tiền từ thị trường tỉ rưỡi người dân Hán cộng. Ivanka kinh doanh 41 mặt hàng ở thị trường Trung Hoa và Trump có tới ba tài khoản ngân hàng bí mật tại đất nước của cáo già Tập Cận Bình. Trong ba năm Trump đã đóng góp cho ngân sách nhà nước Hán cộng 188 000 dollars tiền thuế, gấp 84 lần tiền thuế Trump đóng cho nước Mỹ.

Nhắc lại vài điều để những tín đồ cuồng Trump thấy Trump không hề đánh Hán cộng, không làm Hán cộng mảy may suy yếu mà chỉ mang lại lợi ích khổng lồ cho Hán cộng, giúp Hán cộng trùm bóng ra cả thế giới
Ảo tưởng Trump chống Hán cộng, làm cho Hán cộng suy yếu, có lợi cho Việt Nam là một ảo tưởng bi hài, tạo ra hội chứng Donald Trump bi hài. Hội chứng bi hài Donald Trump, Hội chứng đám đông nông nổi.

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Trump thú nhận thua Biden. Ký thương ước lớn nhất thế giới (không có Mỹ, Ấn): ASEAN, TQ, Nhật, Hàn, Úc, New Zealand. Úc thú nhận: TQ bây giờ là đại ca thế giới, xin từ bi với nhau. VN xin các nước đàn anh hãy từ bi... Giới kinh doanh Mỹ lên án Trump bỏ chạy năm 2017, để bây giờ TQ lấn áp Châu Á. Báo Nhật: bàn tay TQ đã siết chặt khối ASEAN trong khi Mỹ lui về tự cô lập.
15/11/2020

Image
Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump hôm Chủ Nhật 15/11/2020 nhìn nhận rằng Tổng Thống tân cử Joe Biden đã thắng cuộc bầu cử 2020 "vì gian lận" và thêm rằng "bầu cử với phiếu bầu qua thư là một trò đùa bệnh hoạn." Tuy nhiên, Bộ Nội An Hoa Kỳ, hệ thống tòa án Mỹ và chính quyền tất cả các tiểu bang đều xác nhận không hề có gì gọi là gian lận.
.

Trump thú nhận thua Biden. Ký thương ước lớn nhất thế giới (không có Mỹ, Ấn): ASEAN, TQ, Nhật, Hàn, Úc, New Zealand. Úc thú nhận: TQ bây giờ là đại ca thế giới, xin từ bi với nhau. VN xin các nước đàn anh hãy từ bi... Giới kinh doanh Mỹ lên án Trump bỏ chạy năm 2017, để bây giờ TQ lấn áp Châu Á. Báo Nhật: bàn tay TQ đã siết chặt khối ASEAN trong khi Mỹ lui về tự cô lập. Thủ Tướng TQ diễn văn kiểu đàn anh: TQ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 3 quý đầu. Tòa cứu 1 triệu trẻ em DACA, chận Chad Wolf. Nhiều luật sư của Trump bỏ cuộc, sau khi thú nhận trước tòa là không thấy bầu cử gian lận gì. Bầu cử 2020: có 6 dân biểu gốc bản xứ (da đỏ). Georgia bắt đầu đếm phiếu lại, bằng tay. Các lãnh tụ Cộng Hòa nhiều tiểu bang chiến trường dập tắt hy vọng của Trump: không hề có gian lận, Trump đừng âm mưu nữa. Dịch COVID-19 tăng vọt. Phe ủng hộ Trump chia 2: nửa muốn Trump bám ghế, nửa muốn Trump nên bàn giao tử tế. John Kelly --- Chánh văn Phòng Bạch Ốc cho TT Trump từ 2017 tới 2019 --- kêu gọi Trump hãy bàn giao êm thắm cho Biden.
.

WASHINGTON (VB - 15/11/2020) --- Các vị lãnh đạo 15 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP, qua đó hình thành một khu vực thương mại tự do bao phủ khoảng 30% dân số và GDP toàn thế giới. Dự kiến nhiều mặt hàng mua bán giữa khối 15 quốc gia RECP sẽ có rào thuế quan giảm 90%.
.
Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi dự thảo hiệp định TTP do TT Obama thiết lập năm 2017, và Trung Quốc đưa ra hiệp định thương mại khu vực bao trùm cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2020. Hiệp định có tên RCEP không có Hoa Kỳ và Ấn Độ.
.
Phê chuẩn hiệp định RCEP hôm Chủ Nhật là 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc châu và New Zealand.
.
NHK ghi rằng khi phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh này, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết Nhật Bản luôn đi tiên phong trong việc mở rộng khu vực kinh tế tự do và bình đẳng, đồng thời duy trì và củng cố hệ thống thương mại tự do đa phương. Ông nhấn mạnh rằng việc xúc tiến thương mại tự do đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi mà kinh tế toàn cầu đang trì trệ và có xu hướng hướng nội do ảnh hưởng của đại dịch siêu vi coronavirus.
.
Bản tin NBC ghi rằng Bộ Trưởng Thương Mại Úc châu Simon Birmingham thú nhận rằng Trung Quốc bây giờ là đàn anh lớn trong khu vực: "Quả banh có phần rất lớn là từ Trung Quốc để dẫn tới bàn đối thoại cho hiệp định này. Điều chủ yếu rằng các đối tác như TQ, khi họ vào hiệp định mới như thế này, không chỉ là hoàn tất các chi tiết hiệp định mà là hàng động chân thật với tinh thần hiệp định."
.
Trong khi đó, phía VN xin các nước đàn anh hãy từ bi... Bản tin VTC News ghi lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ASEAN mong muốn các nước lớn có quan hệ tích cực và đóng góp hiệu quả, thực chất cho hòa bình, hợp tác và phát triển khu vực, trong khi thú nhận: "Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là thách thức lớn của ASEAN trong năm 2020, và việc cạnh tranh này cũng ảnh hưởng đến thống nhất, đoàn kết ASEAN."
.
Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN (U.S.-Asean Business Council) nói rằng cơ quan này "thất vọng sâu sắc" với TT Trump vì một lần nữa không tham dự thượng đỉnh các nước Đông Nam Á, lần này do Việt Nam chủ trì qua trực tuyến 2020.
.
Alexander Feldman, Tổng quản trị Hội đồng này, nói: "Chúng tôi thất vọng sâu sắc với quyết định lần nữa của chính phủ TRump khi không có mặt Tổng Thống, Phó Tổng Thống hay một Bộ Trưởng để dẫn phái đoàn Mỹ tới dự các thượng đỉnh quan trọng này trong 2 năm qua. Tới họp là quan trọng. Sự hiện diện cấp cao không chỉ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương và ASEAN, nhưng còn là tư cách của một quốc gia Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có nhiệm vụ phải giúp đẩy mạnh một vùng Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và cởi mở cho tất cả."
.
Báo Nikkei Asia nhận định rằng bàn tay TQ đã siết chặt khối ASEAN trong khi Mỹ lui về tự cô lập qua bài viết nhan đề "China tightens ASEAN grip while US looks inward"... và nói rằng Bắc Kinh đã điền vào khoảng trống ngoại giao bỏ hở do cuộc chuyển tiếp Tổng Thống chao đảo tại Mỹ.
.
Báo Nikkei Asia nói rằng Mỹ vắng mặt trên trường ngoại giao và TQ đã bước vào ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á, ca ngợi hình thành khu vực kinh tế lớn và hứa hẹn thịnh vượng. Thủ Tướng TQ Li Keqiang đọc diễn văn trong thượng đỉnh ASEAN qua trực tuyến, nói rằng TQ là nước đối tác lớn nhất trong khu vực của hiệp định: "Trong 3 quý đầu, thương mại TQ-ASEAN đã tới 481.81 tỷ đôla, tăng 5%, và đưa TQ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN."
.
Báo Nhật Bản ghi rằng năm nay VN là chủ trì thượng đỉnh, và Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về vị thế TQ vươn lên. Nhưng năm nay Mỹ vắng mặt, cùng lúc với kết quả bầu cử Hoa Kỳ bận rộn, đã làm ván cờ ngoại giao cho TQ ưu thế.
.
Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump hôm Chủ Nhật 15/11/2020 nhìn nhận rằng Tổng Thống tân cử Joe Biden đã thắng cuộc bầu cử 2020 "vì gian lận" và thêm rằng "bầu cử với phiếu bầu qua thư là một trò đùa bệnh hoạn." Tuy nhiên, Bộ Nội An Hoa Kỳ, hệ thống tòa án Mỹ và chính quyền tất cả các tiểu bang đều xác nhận không hề có gì gọi là gian lận.
Image
Sách của cậu Trump Jr. mua trong mùa Black Friday sẽ được tặng chữ ký miễn phí.
.
Cậu Donald Trump Jr hôm Chủ Nhật 15/11/2020 ra kế kiếm tiền mùa lễ: cậu phóng tweet kêi gọi tìm mua tác phẩm "Liberal Privilege" để "tìm xem những gì truyền thông Mỹ giấu quý vị. Bán sách này cho Blak Firday bắt đầu từ bây giờ, bạn sẽ có một ấn bản có chữ ký với giá bình thường [của bìa sách]."
.
Nhiều ngàn người ủng hộ Trump đã tới biểu tình ở thủ đô Washington DC hôm Thứ Bảy để phản đối kết quả bầu cử, trong đó vu cáo rằng Biden thắng lớn là vì "gian lận" -- điều mà các cơ quan bầu cử đều nói là vu khống, vì chẳng có gì gian lận cả. Các video phóng lên mạng cho thấy biểu tình đã dẫn tới xô xát cho tới sáng Chủ Nhật. Có ít nhất 1 người bị đâm bằng dao. Cảnh sát đã can thiệp, bắt giam 20 người, tich thu nhiều súng không giấy tờ mang theo. Có 2 cảnh sát bị thương.
.
Một chánh án liên bang tại New York City hôm Thứ Bay 14/11/2020 nói rằng Chad Wolf không có cương vị hợp pháp làm Bộ Trưởng Nội Nội An và do vậy lệnh của Wolf đòi kết thúc sự bảo vệ cho các di dân vào Mỹ theo ba mẹ bất hợp pháp là không có giá trị hiệu lực.
.
Tòa Tối Cao hồi tháng 6/2020 phán rằng Trump đã sai trái hủy bỏ sự bảo vệ các trẻ em được chương trình DACA của Obama bảo vệ. Kế tiếp, vào ngày 28/7/2020, Wolf ra lệnh ngưng việc duyệt lại chương trình DACA.
.
Chánh án Nicholas Garaufis hôm Thứ Bảy 14/11/2020 nói rằng Wolf một cách bất hợp pháp giữ chức vụ quyền Bộ Trưởng Bộ Nội An theo luật HSA (Luật An Ninh Nội Địa) khi Wolf ký lệnh ngưng DACA. Do vậy, lệnh của Wolf trong bản văn Wolf Memorandum không có hiệu lực pháp lý.
.
Karen Tumlin, luật sư và là giám độc hội dân quyền Justice Action Center, nói phán lệnh đó có nghĩa là đảo ngược lệnh của Wolf trong bản văn Wolf Memorandum, và hôm nay là một ngày hạnh phúc cho hơn 1 triệu người, trong đó có những người mớii nộp đơn gần đây và những người xin tái gia hạn 2 năm bảo vệ trong chương trình DACA -- cho những người vào Mỹ bất hơp pháp khi là trẻ em theo ba mẹ.
.
Báo Washington Post hôm Thứ Bảy ghi nhận rằng trong những người ủng hộ Trump cũng chia 2 thành phần: một nhóm thú nhận rằng Biden đã thắng cử và Trump nên quân tử mà bàn giao, một nhóm nói rằng bầu cử gian lận mặc dù không có chứng cớ gì và muốn Trump bám ghế tới cùng.
.
Sam LoFaso, huấn luyện viên banh bầu dục đã hồi hưu tại Pennsylvania, nói rằng Trump không muốn thú nhận thua cuộc, nhưng người Cộng Hòa nên nói thẳng với Trump rằng khi tiếng còi vang lên thì trận đấu đã kết thúc, hãy bàn giao chính phủ tử tế.
.
Trong khi đó Aidan Pung, sinh viên cao đẳng tại Lansing, Michigan, nói rằng bầu cử này gian lận vì anh không hình dung nổi Michigan lại có thể chuyển sang màu xanh của Dân Chủ. Tương tự với kỹ sư âm thanh Steven Carroll ở Arizona, anh này nói bầu cử chưa xong mà.
.
Có tới 70% cử tri Cộng Hòa nói rằng bầu cử 2020 bất công, theo bản thăm dò của Politico/Morning Consult thực hiện cuối tuần qua; nhưng 90% cử tri Dân Chủ nói rằng bầu cử này đầy đủ tự do và công bằng. Chính phủ Trump vẫn còn nhiều đơn kiện ở nhiều tiểu bang, nhưng hầu hết đã bị các thẩm phán bác bỏ vì không có chứngc ớ gian lận nào được xác nhận.
.
Theo báo Vox, Tim Murtaugh (Giám đốc Truyền thông Ban vận động của Trump) phổ biến bản văn tấn công cái gọi là "văn hóa xóa sổ" “Cancel Culture” và các đám đông cánh tả sau khi có tin một hãng luật đại diện cho ban vận động trong việc kiện tụng về bầu cử gian lận đã xin rút lui.
.
Trong mấy ngày qua, sau khi nhiều đơn kiện của Trump đã bị các thẩm phán quăng bỏ ở các tòa liên bang và tòa tiểu bang, nhiều hãng luật đại diện ban vận động --- trong đó có 1 hãng luật làm việc cho Trump nhiều năm --- loan báo rằng họ rút lui.
.
Phóng viên Zeeshan Aleem ghi rằng hãng luật Porter Wright Morris & Arthur sau khi các đơn kiện cấp liên bang hãng này thay mặt Trump kiện về kết quả bầu cử ở Pennsylvania bị tòa bác hôm Thứ Năm 12/11/2020 đã chính thức tuyên bố rút lui, không đại diện Trump nữa.
.
Và rồi hôm Thứ Sáu, một luật sư cao cấp trong hãng luật Jones Day, một trong những hãng luật lớn nhất Hoa Kỳ, loan báo trong một buổi họp nội bộ rằng hãng này sẽ không liên hệ tới các đơn kiện về bầu cử nữa, bất kể rằng hãng luật này làm cố vấn cho Trump trong nhiều đơn kiện 2016 và 2020.
.
Tim Murtaugh nói rằng dư luận cánh tả tẩy chay Trump đã áp lực vào các hãng luật này. Tuy nhiên, phóng viên Aleem cho biết áp lực không phải cánh tả, mà chính là từ cánh hữu, từ những người Cộng Hòa nhiều thập niên trong đó hình thành dự án Lincoln Project cho biết sẽ tấn công tư cách lương thiện của người luật sư đối với các luật sư thay mặt Trump tấn công vào nền tảng dân chủ Hoa Kỳ, khi họ trong vị trí luật sư vu khống rằng có bầu cử gian lận trong khi Bộ Nội Vụ và tất cả các chínhq uyền tiểu bang đều nói rằng bầu cử này tuyệt hảo, không hề phạm quy hay gian lận gì.
.
Nghề luật sư tại Hoa Kỳ có một ràng buộc là phải nói sự thực trước mặt chánh án trong tòa án. Và do vậy, hễ luật sư nào bị khám phá nói dối trước tòa, bằng hành nghề của họ có thể bị treo hay tước bỏ.
.
Do vậy, trước mặt quan tòa Richard P. Haaz ở quận Montgomery County, Pennsylvania, một luật sư đại diện Trump và Cộng Hòa trong đơn kiện rằng có bầu cử gian lận đã liên tục thú nhận rằng không hề có chứng cớ nào về gian lận để trình ra trước tòa. Và chuyện đó xảy ra trong phiên tòa ngày Thứ Ba 10/11/2020, trong khi Trump liên tục phóng tweet nói rằng Trump thắng phiếu ào ạt ở Pennsylvania nếu chỉ đếm phiếu hợp pháp, trong khi truyền thông báo cáo rằng Biden thắng lớn ở tiểu bang này.
.
Luật sư Jonathan S. Goldstein được quan tòa Richard P. Haaz hỏi trong phiên tòa hôm Thứ ba 10/11/2020 rằng có phải ban vận động của Trump thực sự có chứng cớ về bầu cử gian lận. Luật sư Goldstein trả lời: "Trong chỗ tôi biết lúc này, là không [chứng cớ gian lận]."
.
Nghĩa là, kiện bầu cử gian lận, mà thú nhận không có chứngc ớ bầu cử gian lận, thì đành phải rút lui vậy. Các chuyên gia pháp lý nói rằng câu trả lời của LS Goldstein là điển hình vì không muốn bị trừng phạt hay bị kỷ luật từ hội đồng khoa chuyên gia pháp lý (bar) nếu bị bắt gặp nói dối trước tòa.
Image
Deb Haaland, dân biểu gốc bản xứ Hoa Kỳ (bộ tộc da đỏ Laguna).
.
Một thành quả lớn cho Hạ Viện liên bang trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020: có thêm 2 Dân biểu gốc bản xứ Hoa Kỳ (dân VN quen gọi là dân da đỏ). Đó là Yvette Herrell, thuộc bộ tộc Cherokee, thắng cử địa hạt 2 ở tiểu bang New Mexico; và Kai Kahele, người bản xứ Hawaiian, thắng cử địa hạt 2 ở tiểu bang Hawaii.
.
Họ sẽ cùng với 4 dân biểu bản xứ Hoa Kỳ đã tái thắng cử: Deb Haaland ở New Mexico, bộ tộc Laguna; Sharice Davids ở Kansas, bộ tộc Ho-Chunk; Markwayne Mullin ở Oklahoma, bộ tộc Cherokee; và Tom Cole ở Oklahoma, bộ tộc Chickasaw.
.
Trong nhóm 6 dân biểu gốc bản xứ Hoa Kỳ, phân nửa là Dân Chủ, nửa là Cộng Hòa. Điều này khôngc hỉ có lợi cho 2 đảng mà có lợi cho các bộ tộc của họ, vì sẽ có thế lực cần thiết để bảo vệ ngôn ngữ riêng và truyền thống văn hóa riêng cho người bản xứ Hoa Kỳ, trong khi chính họ sẽ tuyển mộ, huấn luyện và đỡ đầu các ứng viên hoạt động tương lai cho 2 đảng từ các bộ tộc bản xứ của họ.
.
Trong đó nổi bật là bà Debra Haaland, người phụ nữ bản xứ Hoa Kỳ đầu tiên từng đại diện cho Đảng Dân Chủ tranh cử chức Phó Thống Đốc New Mexico năm 2014. Bà thất bại, nhưng sau đó đắc cử chức Chủ Tịch Đảng Dân Chủ New Mexico, trở thành người bản xứ đầu tiên giữ chức chủ tịch đảng cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ. Debra Haaland tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại UNM School of Law.
.
Tiểu bang North Dakota hôm Thứ Bảy 14/11/2020 đã cùng với 38 tiểu bang khác trong tháng này báo cáo có một ngày kỷ lục tăng vọt số người nhiễm dương tính COVID-19 trong đó 17 người chết vì siêu vi và 25 người khác phải nhập viện. Thống Đốc North Dakota đã ra lệnh toàn dân mang khẩu trang hay khăn che mặt khi ra ngoài nhà và trong các buổi tụ họp, trong khi ra lệnh tiệm ăn và quán rượu phải giảm 50% lượng khách vào bình thường và phải đóng cửa lúc 10 giờ đêm.
.
Tiểu bang Georgia hôm Thứ Bảy 14/11/2020 bắt đầu đếm phiếu lại bằng tay, và các viên chức bầu cử nói việc đếm lại đã trôi qua êm xuôi. Lý do đếm phiếu lại vì luật Georgia quy định cách biệt giữa 2 ứng viên Tổng Thống dưới tỷ lệ 0.5% thì phải đếm lại. Tiểu bang này sẽ có hạn định là ngày 20/11/2020 phải hoàn tất việc đếm tay gần 5 triệu phiếu bầu tại 159 quận.
.
Trong khi đó, cái gọi là âm mưu chọn đại cử tri (còn gọi là cử tri đoàn) -- tức là electors, thay mặt cho tiểu bang -- đảo ngược ý muốn cử tri tại 4 tiểu bang chiến trường để công nhận Trump đã thất bại: Các lãnh tụ dân cử Cộng Hòa tại bốn tiểu bang Arizona, Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin hôm Thứ Bảy 14/11/2020 đều trả lời thông tấn AP rằng họ sẽ không can thiệp vào việc lựa chọn cử tri đoàn thay mặt cho các tiểu bang này.
.
Rusty Bowers (Cộng Hòa), Chủ tịch Hạ Viện Arizona, lập lại một điều mà Trump không muốn nghe rằng: "Tôi không thấy, dù là chút kiểu gì gian lận [bầu cử] -- mà tôi cũng không hề nghe chút gì [gọi là gian lận --- Tôi không thấy chúng tôi trong một cách nghiêm trong nào về việc thay đổi trong thành phần cử tri đoàn." Nghĩa là, Trump tuyệt vọng. Vì các vị dân cử Cộng Hòa xác nhận rằng Trump chỉ vu khống khi nói có bầu cử gian lận ở các tiểu bang này.
.
Thêm nữa, Bowers giải thích, nếu có cử tri đoàn nào trở mặt ủng hộ Trump thì sẽ vi phạm luật tiểu bang Arizona. Nhiều người ủng hộ Trump đã xúi giục các quốc hội tiểu bang do Cộng Hòa kiểm soát hãy trở mặt để lựa chọn cử tri đoàn ủng hộ Trump, nhưng Bowers nói ông đã từ chối đối với các email xúi giục như thế.
.
John Kelly --- Chánh văn Phòng Bạch Ốc cho TT Trump từ 2017 tới 2019 --- kêu gọi Trump hãy bàn giao êm thắm cho Tổng Thống tân cử Joe Biden. Đặc biệt là vì Trump đang từ chối chuyển các bản tin tình báo hàng ngày lẽ ra phải trao cho Biden đọc trong khi chuẩn bị vào Bạch Ốc.
.
Kelly nói với báo Politico rằng Trump không cần thú nhận thua, nhưng vì lợi ích quốc gia phải chuẩn bị và phải bàn giao, vì thái độ của Trump lặng lẽ bám ghế hiện nay sẽ có hại cho an ninh quốc gia vì không phải là "một tiến trình mà người ta có thể đi từ zero tới 1,000 dặm/giờ được." Kelly nói ông biết tính Trump là Trump không bao giờ chấp nhận thua, nhưng ở đây Trump không cần nói rằng Trump thua, mà chỉ cần làm những gì tốt nhất vì lợi ích quốc gia.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lengoi »

California giới nghiêm ban đêm vì COVID-19, từ 21 Tháng Mười Một
Nov 19, 2020 cập nhật lần cuối Nov 19, 2020


ORANGE COUNTY, California (NV) – Thống Đốc Gavin Newsom hôm Thứ Năm, 19 Tháng Mười Một, công bố lệnh giới nghiêm ban đêm nhằm giảm đà lây lan đáng lo ngại của COVID-19, theo nhật báo The Orange County Register.

Lệnh giới nghiêm cấm cư dân làm những việc không thiết yếu, đi lại và tụ tập từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.

Image
Vì Orange County rớt xuống Bậc Tím, các nhà hàng không được cho khách vào ăn bên trong nữa.
Trong hình là nhiều khách ngồi ăn ngoài trời tại khu thương xá Rodeo 39 Public Market mới mở ở Stanton.
(Hình: Thiện Lê/Người Việt)

Lệnh có hiệu lực từ 10 giờ tối Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Một, tại những quận hạt nằm ở Bậc Tím, bậc theo dõi COVID-19 gắt gao nhất của tiểu bang. Hiện tại, trong số 58 quận hạt California, có 41 quận hạt nằm ở bậc này, chiếm hơn 90% dân số tiểu bang.


Toàn bộ quận hạt ở vùng Bay Area sẽ bị giới nghiêm, trừ San Francisco, San Mateo và Marin.

“Virus đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy từ đầu đại dịch đến nay, và mấy ngày, mấy tuần tới sẽ là thời gian hệ trọng để ngăn chặn đại dịch tăng mạnh. Chúng tôi đang gióng hồi chuông báo động,” ông Newsom viết trong thông cáo báo chí.

“Chúng ta nhất thiết phải hành động để vừa giảm virus lây lan vừa giảm số bệnh nhân trong bệnh viện nhằm tránh nguy cơ số người chết gia tăng. Chúng ta từng làm như vậy trước đây và bây giờ phải làm lại lần nữa,” thống đốc cho hay.

Mục đích giới nghiêm là giảm nguy cơ virus lây lan, theo văn phòng thống đốc, vì những sinh hoạt ban đêm thường là tụ tập không thiết yếu, mà khi đó, người ta rất có thể say xỉn, cho nên không để ý đến biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang.

Theo lệnh của Thống Đốc Newsom, người trong cùng gia đình được phép ra đường sau 10 giờ tối miễn là không tiếp xúc với bất kỳ ai khác. Lệnh này không áp dụng cho người không có nhà.

Ông Newsom không nói rõ lệnh giới nghiêm sẽ được thi hành như thế nào.

Bác Sĩ John Swartzberg, giáo sư bệnh truyền nhiễm và bào chế vaccine của UC Berkeley, cho hay ông “vui mừng” vì tiểu bang ban hành giới nghiêm.

“Vì chúng ta cần chống dịch quyết liệt hơn để thay đổi tình hình,” ông nói. “Vì đại dịch đang đi sai hướng quá nhanh.”

Ông Swartzberg còn mong California quyết liệt hơn nữa, thậm chí ra lệnh ở nhà toàn tiểu bang như hồi Tháng Ba.

Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm là bước quan trọng, ông nói, vì ít nhất biện pháp này cũng cảnh báo người dân rằng phải xem trọng số ca COVID-19 đang tăng mạnh, do đó phải cẩn trọng hơn, phải tuân thủ những biện pháp thực sự giúp giảm virus lây lan, như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Image
Lệnh giới nghiêm sẽ áp dụng ở 41 quận hạt California, chiếm hơn 90% dân số tiểu bang. (Hình minh họa: AP Photo/Jae C. Hong, File)
Số người nhiễm COVID-19 đang tăng cao ở California. Tuần qua, tiểu bang xác nhận số ca mới nhiều hơn bất kỳ tuần nào khác, và số bệnh nhân trong bệnh viện cũng như số người chết đang tăng.

Hôm Thứ Tư, sở y tế quận hạt khắp California loan báo thêm tổng cộng 11,646 ca nhiễm và 107 ca tử vong, theo dữ liệu của báo Orange County Register. Đây là ngày có số người chết cao nhất kể từ hôm 21 Tháng Mười, và là lần thứ ba số người nhiễm bệnh vượt hơn 10,000 ba ngày liên tiếp.

Trước tình trạng COVID-19 lây lan quá nhanh, hôm Thứ Hai, Thống Đốc Newsom dọa sẽ ban hành giới nghiêm, nhưng lúc đó, ông không nói rõ chi tiết.

Cùng ngày, ông đưa hầu hết quận hạt xuống Bậc Tím, cấm nhà hàng và các doanh nghiệp khác ở địa phương hoạt động bên trong.

Mấy ngày gần đây, lệnh giới nghiêm được ban hành với mức độ khác nhau khắp nước Mỹ giữa lúc số người nhiễm COVID-19 tăng trên cả nước.
Image
Nhân viên bệnh viện chăm sóc một bệnh nhân COVID-19 tại phòng cấp cứu của Providence Holy Cross Medical Center ở Los Angeles, California, hôm 19 Tháng Mười Một. (Hình: AP Photo/Jae C. Hong)
Tuần trước, tiểu bang New York ra lệnh doanh nghiệp nào có giấy phép bán rượu đóng cửa sau 10 giờ tối, còn thành phố New York hôm Thứ Năm đóng cửa toàn bộ trường học trở lại.

El Paso, Texas, còn khắt khe hơn, yêu cầu cư dân ở nhà ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp hoặc thiết yếu.

Tuần này, Washington cũng ban hành quy định hạn chế mới khắp tiểu bang, như cấm tụ tập nhiều gia đình trong nhà.

Còn tại Los Angeles County, hôm Thứ Ba, các giới chức siết chặt biện pháp chống COVID-19, và cảnh báo có thể ban hành lệnh nghiêm ngặt hơn nếu số ca nhiễm tăng đáng kể. (Th.Long) [qd]
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by MatVit »

Image

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA "GÃ VUA ĐIÊN" LÀM GÌ CHO 73 TRIỆU NGỪƠI BẦU CHO HẮN?

SỐNG CHẾT MẶC BAY, TAO GIỮ GHẾ TAO CÁI ĐÃ?
"TRUMP BỎ QUA PHIÊN HỌP G-20 TRỌNG TÂM CHUẨN BỊ CHO ĐẠI DỊCH ĐỂ ĐI CHƠI GOLF KHI DỊCH ĐANG TÀN PHÁ NƯỚC MỸ.



Donald Trump đã bỏ qua sự kiện “Chuẩn bị cho Đại dịch” của hội nghị thượng đỉnh G20 để đến chơi một trong những câu lạc bộ chơi gôn của ông ta vào cùng ngày với 195.500 trường hợp nhiễm Covid-19 mới được báo cáo trong khoảng thời gian 24 giờ tại Hoa Kỳ., theo Johns Hopkins.

Trump đã tham gia một thời gian ngắn vào lễ khai mạc của hội nghị thượng đỉnh trên mạng do Saudi Arabia tổ chức cùng với các nhà lãnh đạo G-20 còn lại, sau đó đã bỏ đến sân golf của mình, ở Sterling, Virginia.

Trump đã đến chơi trên những câu lạc bộ golf của mình 303 lần trong bốn năm làm tổng thống. Trong suốt chiến dịch tranh cử vào Toà Bạch Ốc năm 2016, Trump thường xuyên công kích người tiền nhiệm là Barack Obama vì chơi golf "quá thường xuyên", và khẳng định rằng ông ta sẽ có ít thời gian để chơi golf với tư cách là tổng thống vì ông sẽ làm việc rất chăm chỉ."

Lươc̣ tin theo net.

https://www.cnbc.com/.../trump-does-not ... g-20-event...
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by phaodai »

Khối G20 nỗ lực giúp phân phối công bằng vaccine COVID-19 toàn cầu
Nov 22, 2020


RIYADH, Saudi Arabia (NV) – Các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tuyên bố sẽ dùng mọi nỗ lực để cung cấp thuốc,
xét nghiệm và chủng ngừa COVID-19 một cách hợp lý và công bằng cho “tất cả mọi người” trên toàn cầu,
trong cuộc họp ngày Chủ Nhật, 22 Tháng Mười Một.

Tuyên bố trên phản ánh những lo ngại rằng đại dịch có thể làm sâu sắc thêm sự phân chia giàu nghèo trên toàn cầu, theo hãng thông tấn Reuters.

Image
Cuộc họp khối G-20 diễn qua mạng lưới internet với sự chủ tọa của Vương Quốc Saudi Arabia. (Photo by FAYEZ NURELDINE / AFP) (Photo by FAYEZ NURELDINE/AFP via Getty Images)

Chủ đề chính trong cuộc họp kéo dài hai ngày của khối G20, dưới quyền chủ tọa của Saudi Arabia, là tình hình đại dịch COVID-19 và sự phục hồi bất bình đẳng và không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu.


Năm kế là Ý nắm quyền chủ tọa luân phiên.

“Đại dịch COVID-19 và tác động chưa từng có về sinh mạng, sinh kế và nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, là một chấn động chưa từng có, làm bộc lộ những lỗ hổng trong sự chuẩn bị và ứng phó của các quốc gia, qua đó nhấn mạnh những thách thức chung của tất cả nhân loại,” tuyên bố chung của khối G20 đưa ra.

Các quốc gia khối G20 sẽ cùng làm việc để “bảo vệ mạng sống, cung cấp sự hỗ trợ tập trung đặc biệt vào những người dễ bị tổn thương nhất, và đưa nền kinh tế toàn cầu vào con đường khôi phục tăng trưởng trở lại, và bảo vệ cùng như tạo việc làm cho tất cả mọi người.”

Nói về thuốc chủng ngừa, xét nghiệm, và thuốc chữa trị, các nhà lãnh đạo khối G20 khẳng định: “Chúng tôi dùng mọi nỗ lực để bảo đảm các phương thuốc trên phải chăng và công bằng cho tất cả nhân loại.”

Các lãnh đạo khối G20 tán thành kế hoạch gia hạn trả nợ cho các nước nghèo nhất đến giữa năm 2021, đồng thời, đưa ra một giải pháp chung để giải quyết các vấn đề nợ sau đó, theo thông cáo chung.

Khối G20 đặc biệt khuyến khích các chủ nợ tư nhân tham gia vào sáng kiến thanh toán các phương thức trả tương đương khi các quốc gia đủ điều kiện yêu cầu.

Xóa nợ cho các quốc gia Châu Phi sẽ là một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Ý vào năm 2021.

Thông cáo chung kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiếp tục khám phá các công cụ bổ sung có thể trợ giúp nhu cầu của các thành viên khi khủng hoảng vẫn còn tiếp tục. (MPL)
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by bichphuong »

Trump ra lệnh chuyển giao quyền hành cho Biden
Nov 23, 2020 cập nhật lần cuối Nov 23, 2020

WASHINGTON, DC (NV) – Trong tin nhắn gởi ra chiều Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một, Tổng Thống Donald Trump cho biết: “Vì lợi ích quốc gia, tôi yêu cầu Giám Đốc Emily Murphy và đội ngũ của bà làm những gì cần thiết theo các bước quy định, và tôi cũng cho các nhân viên trực thuộc hành động tương tự.”

Các dòng tin nhắn trên đánh dấu một sự thay đổi đối với Tổng Thống Trump, người đã từ chối công nhận kết quả của cuộc bầu cử, khi cựu Phó Tổng Thống Biden được truyền thông loan tin là người chiến thắng hơn hai tuần trước đây.

Image
Tổng Thống Donald Trump vừa ra lệnh cho GSA sẵn sàng chuyển giao quyền lực. (Hình: Tasos Katopodis/Getty Images)
Trước đó, giới truyền thông loan tin cơ quan General Services Administration (GSA) vừa gửi thư đến văn phòng Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden thông báo chính phủ Tổng Thống Donald Trump sẵn sàng tiến trình chuyển giao quyền lực.


Thông báo trên được bà Emily Murphy, giám đốc GSA, gởi ra hôm Thứ Hai, 23 Tháng Mười Một, theo đài CNN.

Cơ quan GSA, một cơ quan độc lập, có trách nhiệm cung cấp và tài trợ kinh phí cho các hoạt động hành chính của chính phủ, thường công nhận một ứng cử viên tổng thống khi rõ ràng đã thắng cuộc bầu cử để quá trình chuyển giao quyền lực có thể tiến hành.

Chuyển biến trên diễn ra khoảng ba tuần sau cuộc bầu cử, trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng trên bà Murphy buộc phải xác định ông Biden là người chiến thắng để có thể giải ngân hàng triệu đô la nhằm xúc tiến quá trình chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới.

Các thành viên Quốc Hội, từ Cộng Hòa đến Dân Chủ đều cảnh báo nếu trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực sẽ đe dọa an ninh quốc gia và cản trở khả năng của chính quyền sắp tới trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19

Lá thư của bà Murphy trên là bước đầu tiên chính phủ hiện tại thừa nhận Tổng Thống Donald Trump thất cử, kể từ khi ông Joe Biden tuyên bố chiến thắng vào hai tuần trước đây.

Trong thư, vị giám đốc cơ quan GSA viết rằng bà đi đến quyết định một cách độc lập và “không bao giờ bị áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bất kỳ giới chức Hành Pháp nào” về thời điểm hoặc nội dung quyết định của mình.

Ngoài ra, bà Murphy còn lưu ý rằng bà nhận được những lời đe dọa đối với sự an toàn của cá nhân và gia đình của bà.
Image
Tổng Thống Trump gửi ra tin nhắn cho biết ông ra lệnh GSA tiến hành chuyển giao quyền lực. (Hình: Twitter @realDonaldTrump)
Như vậy, bà Murphy chính thức gởi ra tín hiệu xác nhận ông Biden thắng cử chức Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2020 và bắt đầu tiến trình hỗ trợ nhóm chuyển giao quyền lực của tổng thống đắc cử.

Nhóm chuyển tiếp của ông Biden hoan nghênh hành động tuyên bố chuyển giao chính thức của GSA, gọi đây là “bước cần thiết để bắt đầu giải quyết những thách thức mà quốc gia của chúng ta đang đối mặt, bao gồm việc kiểm soát đại dịch và nền kinh tế cần đưa về đúng hướng.”

“Trong những ngày tới, các viên chức trong nhóm chuyển giao bắt đầu tiếp xúc với các cơ quan liên bang để thảo luận về chương trình chống dịch, và nhận toàn bộ các thông tin về an ninh quốc gia cũng như hiểu đầy đủ về những hoạt động của chính quyền Trump để có những bước chuyển tiếp thích hợp,” lời tuyên bố của ông Yohannes Abraham viên chức điều hành nhóm chuyển giao.
Image
Một phần lá thư của Giám Đốc GSA Emily Murphy gởi Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden.
Ngay từ sớm ngày Thứ Hai, Thượng Nghị Sĩ Lamar Alexander (Cộng Hòa-Tennessee) gửi ra một công bố, có đoạn viết: “Kể từ khi kết quả rõ ràng cho thấy ông Joe Biden là tổng thống đắc cử, tôi hy vọng rằng Tổng Thống Trump, với lòng tự hào những thành tựu mà mình đã đóng góp, nên đặt quyền lợi quốc gia trên hết và tiến hành sự chuyển giao quyền lực trong trật tự và nhanh chóng để giúp chính quyền mới thành công.”

“Trong vai trò một lãnh đạo phục vụ đất nước, quốc dân sẽ ghi nhớ hành động cuối cùng mà chúng ta thực hiện,” vị thượng nghị sĩ 80 tuổi, bước vào chính trường từ năm 1978, nhắn những lời chân tình này đến Tổng Thống Trump. (MPL) [kn]
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by thienthanh »

Image

Tuyên bố từ Hội Đồng Điều Phối Chính Phủ

Hội Đồng GCC (Government Coordinating Council) bao gồm các cơ quan chính phủ liên quan đến an ninh mạng (CISA) thuộc Bộ Nội An (DHS), cơ quan hỗ trợ bầu cử (USEAC), hội đồng các Bộ Trưởng tiểu bang (NASS), liên hiệp các Giám Đốc và Giám Sát bầu cử tiểu bang (NASED), hội đồng điều phối trang thiết bị bầu cử (SCC), các cơ quan nhu liệu và hệ thống bỏ phiếu ... thuộc các cơ quan an ninh, giám sát, thực hiện việc bầu cử cấp liên bang và tiểu bang vừa ra thông cáo chung theo sau:

“Cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 đã diễn ra một cách an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hiện nay các viên chức bầu cử khắp nơi đang xem xét và kiểm tra cẩn trọng toàn bộ quá trình bầu cử trước khi báo cáo kết quả chung cuộc.

Khi các tiểu bang có kết quả bầu cử sít sao, nhiều tiểu bang sẽ kiểm phiếu lại. Tất cả các bang có kết quả sát nút trong cuộc đua tổng thống năm 2020 đều có hồ sơ lưu trữ bằng giấy của mỗi lá phiếu, cho phép cơ hội quay lại và đếm từng lá phiếu nếu cần thiết. Đây là một bước thêm vào cho sự an ninh và cơ hội tái xét. Quy trình này cho phép xác định và sửa chữa bất kỳ lỗi hoặc sai sót nào. Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa bỏ hoặc làm mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm theo bất kỳ hình thức nào.

Các biện pháp an ninh khác như kiểm tra tiền bầu cử, chứng nhận tiểu bang về thiết bị bỏ phiếu và chứng nhận của Ủy ban hỗ trợ bầu cử Hoa Kỳ (EAC) về thiết bị bỏ phiếu nhằm thiết lập thêm sự tín nhiệm vào các hệ thống bỏ phiếu được sử dụng trong năm 2020.

Mặc dù chúng tôi biết có nhiều cáo buộc vô căn cứ và cơ hội cho các thông tin sai trái về quá trình bầu cử, chúng tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng, chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào sự an ninh và chính trực của cuộc bầu cử của chúng ta và quý vị cũng cần như vậy. Khi quý vị có thắc mắc gì, hãy liên lạc các quan chức bầu cử được xem là những tiếng nói đáng tin cậy khi điều hành cuộc bầu cử” (GCC).

Tuyên cáo chung này một lần nữa đã chính thức tái xác nhận sự chính xác, trung thực và chính trực của kết quả bầu cử tổng thống 2020. Đó là một hệ thống và quá trình dân chủ lâu đời đã được thực hiện cẩn trọng bằng cả danh dự quốc gia và sự tín nhiệm của người dân trong hơn 200 năm qua.

Nhã Duy
https://www.cisa.gov/.../joint-statement-elections...
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by thienthanh »

Thông điệp lễ Tạ Ơn từ tổng thống tân cử Joe Biden
Tôi luyện linh hồn một dân tộc
Joe Biden
Nhã Duy chuyển dịch
Thưa quốc dân đồng bào,

Lễ Tạ Ơn là một khoảng thời gian đặc biệt tại Mỹ. Đây là lúc để suy nghiệm lại những gì đã diễn ra trong năm và nghĩ về những gì phía trước.
Ngày quốc lễ Tạ Ơn đầu tiên đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 12 năm 1777. Trên đường đến Valley Forge, Thống Tướng George Washington và quân lính của ông đã đón lễ trong điều kiện khắc nghiệt và mất mát, thiếu thốn thực phẩm, quân trang, chỗ trú quân tại Gulph Mills. Họ chuẩn bị để vượt qua một mùa Đông khó khăn kéo dài .

Ngày hôm nay đến Gulph Mills, quý vị có thể nhìn thấy một tấm bảng ghi lại khoảnh khắc này với hàng chữ rằng, “Lễ Tạ Ơn này, bất chấp những khổ đau, đã cho thấy tính cách của lòng thương kính đã tôi luyện nên linh hồn một dân tộc".

Tôi luyện linh hồn một dân tộc.
Ngay cả khi đối mặt với khổ nạn thì niềm tin, lòng can đảm, sự hy sinh, tinh thần phụng vụ quốc gia, lòng cưu mang nhau cùng tâm tình tạ ơn đã trở thành một phần ý nghĩa của lễ Tạ Ơn tại Mỹ từ lâu nay. Nhìn lại lịch sử, quý vị sẽ thấy cái hồn dân tộc chúng ta đã được trui rèn trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Và hiện nay, chúng ta lại một lần nữa thấy mình phải đối mặt với một mùa Đông dài đầy khó khăn như vậy.

Chúng ta đã chiến đấu với một loại virus trong một trận chiến kéo dài gần suốt năm qua. Nó mang đến chúng ta những nỗi đau, mất mát và sự thất vọng. Nó cũng cướp đi sinh mạng của rất nhiều người - 260 ngàn người Mỹ và còn tiếp tục gia tăng. Nó chia rẽ chúng ta, gây nên phẫn nộ và làm chúng ta chống lại nhau. Tôi biết quốc gia này đã mệt mỏi trong cuộc chiến này.

Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, chúng ta đang ở trong một cuộc chiến với virus chứ không phải với nhau.
Đây là thời điểm mà chúng ta cần phải trui rèn sức mạnh, nhân đôi nỗ lực và tái cam kết sức mình cho cuộc chiến. Xin hãy nhớ một điều rằng, tất cả chúng ta đều chịu chung tình cảnh này.

Với rất nhiều người, quả khó khăn để nghe rằng cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc và chúng ta vẫn còn hàng tháng trời trước mặt. Và đối với những người đã mất đi người thân, tôi biết đây là thời điểm vô cùng khó khăn trong năm. Hãy tin tôi, tôi hiểu điều này. Tôi còn nhớ cái lễ Tạ Ơn mất mát đầu tiên của mình. Chiếc ghế trống, sự vắng lặng. Nó như lấy đi hơi thở mình. Khó mà chú tâm. Khó mà cảm tạ. Khó để nhìn về phía trước. Và thật khó để mà hy vọng. Tôi hiểu. Tôi sẽ nghĩ về quý vị và cầu nguyện cho mỗi người cùng tất cả quý vị ngay chiếc bàn lễ Tạ Ơn của chúng tôi bởi vì chúng tôi đã trải qua vậy.

Năm nay, chúng tôi đề nghị người dân hãy bỏ qua nhiều truyền thống lâu đời đã làm nên điều đặc biệt trong dịp lễ này. Đối với gia đình chúng tôi, chúng tôi đã có một truyền thống du ngoạn trong dịp lễ Tạ Ơn hàng năm trong hơn 40 năm qua, điều mà chúng tôi chỉ bỏ qua trong năm con trai chúng tôi là Beau qua đời. Nhưng năm nay, chúng tôi sẽ ở nhà.

Chúng tôi thường có những buổi họp mặt đại gia đình vào lễ Tạ Ơn. Con, cháu, cô, chú, người thân. Đối với đại gia đình Biden, những ngày quanh lễ Tạ Ơn luôn là dịp để ghi nhớ tất cả những gì chúng ta cần phải biết ơn và là thời gian để chuẩn bị chào đón mùa lễ Giáng Sinh. Nhưng năm nay, chúng tôi sẽ đón lễ Tạ Ơn riêng bởi vì chúng tôi rất lo cho nhau. Jill và tôi sẽ ở nhà với con gái và con rể tại Delaware. Tôi biết quả khó mà từ bỏ truyền thống gia đình, nhưng điều này rất quan trọng.

Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn gia tăng đột biến các ca lây nhiễm. Mỗi ngày hiện có trung bình hơn 160 ngàn ca nhiễm và sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu tăng lên 200 ngàn ca mỗi ngày. Nhiều hệ thống y tế địa phương đang có nguy cơ bị quá tải. Đây là sự thật rõ ràng và đơn giản. Tôi tin rằng quý vị xứng đáng luôn được nghe sự thật từ tổng thống của mình.
Chúng ta phải cố gắng ngăn chận sự lây lan. Chúng ta nợ các bác sĩ, y tá và những người nhân viên y tế tuyến đầu, những người chịu rủi ro và can đảm chiến đấu với loại virus này đã quá lâu. Chúng ta nợ đồng bào của mình, những người sẽ cần đến giường bệnh và sự chăm sóc để chống chọi lại căn bịnh này. Và chúng ta nợ lẫn nhau như là trách nhiệm yêu nước trong tư cách người dân Mỹ.

Điều đó có nghĩa là hãy mang khẩu trang, giữ giãn cách xã hội và giới hạn số người tụ họp. Đây là những biện pháp chống lại virus hữu hiệu nhất cho đến khi chúng ta có thuốc chủng ngừa.

Bắt đầu ngay ngày đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của tôi, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tạo sự thay đổi diễn biến dịch bịnh. Xét nghiệm nhiều hơn sẽ phát hiện người nhiễm bịnh, giúp họ tách biệt khỏi người khác để giảm sự lây lan. Cung cấp vật dụng bảo hộ cho các doanh nghiệp và trường học nhiều hơn cũng sẽ làm được điều tương tự là giảm số lượng các ca nhiễm. Hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp và trường học được mở cửa nhiều hơn.

Tất cả chúng ta đều có một vai trò nhằm đánh bại cuộc khủng hoảng này. Chính phủ liên bang có quyền hạn rộng lớn để chống lại virus này. Tôi xin cam kết với quý vị là tôi sẽ sử dụng tất cả những quyền hạn đó để dẫn dắt một cuộc đối phó được phối hợp ở bình diện quốc gia.

Nhưng chính phủ liên bang không thể làm điều đó một mình. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong cuộc sống chính mình để làm những gì có thể làm được để ngăn chặn virus. Mọi quyết định của chúng ta đều quan trọng. Mỗi quyết định của chúng ta có thể cứu được một mạng người. Không có điểm nào trong số những điều chúng tôi yêu cầu mọi người thực hiện là những tuyên bố chính trị mà đều dựa vào khoa học.

Việc bào chế thuốc ngừa có những tiến bộ đáng kể, phá kỷ lục là tin tốt lành. Một số loại thuốc ngừa có vẻ rất hiệu nghiệm. Chúng tôi đang đi đúng hướng để bắt đầu đợt chủng ngừa đầu tiên vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng Một. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch phân phối để cả nước được chủng ngừa sớm nhất có thể, chúng tôi sẽ làm vậy. Nhưng nó sẽ đòi hỏi thời gian. Tôi hy vọng tin tức về thuốc ngừa sẽ là động lực khuyến khích mọi người dân thực hiện những điều đơn giản nhằm kiểm soát dịch bịnh hiện nay.

Có hy vọng thực sự, một sự hy vọng hiển hiện. Vì vậy, hãy chờ đợi, đừng để bản thân mình đầu hàng trước sự mệt mỏi. Tôi biết chúng ta có thể và chúng ta sẽ đánh bại loại virus này. Nước Mỹ sẽ không thất bại trong cuộc chiến này. Quý vị sẽ lấy lại cuộc sống của mình. Đời sống sẽ trở lại bình thường. Điều này sẽ xảy ra. Dịch bịnh sẽ không kéo dài mãi mãi.
Đây là một năm thách đố nhưng tôi vẫn tin rằng chúng ta có nhiều điều để tạ ơn. Nhiều điều để hy vọng, nhiều thứ để xây dựng, nhiều điều để ước mơ.

Đây là nước Mỹ mà tôi thấy và tôi tin rằng đó cũng là nước Mỹ mà quý vị nhìn thấy: đó là một nước Mỹ đối mặt với sự thật. Một nước Mỹ vượt qua thách đố. Một nước Mỹ là nơi chúng ta tìm kiếm công lý và bình đẳng cho mọi người. Một nước Mỹ giữ vững niềm tin rằng thoát khỏi nỗi đau là điều khả dĩ, gạt qua thất vọng để thăng tiến và thôi chia rẽ để hợp đoàn.

Trong những giờ phút tuyệt vời nhất mà chúng ta đã luôn và sẽ trở lại là ai thì tôi tin rằng một mùa cay nghiệt của chia rẽ và ma quỷ này rồi sẽ nhường lại chỗ cho năm dài tháng rộng của ánh sáng và đoàn kết.

Tại sao tôi nghĩ như vậy?
Bởi vì nước Mỹ là một quốc gia không phải như kẻ thù mà là láng giềng. Không phải sự giới hạn, mà là khả dĩ. Không phải những giấc mơ trì hoãn, mà là những giấc mơ có thực. Tôi đã nói nhiều lần: đây là một quốc gia tuyệt vời và chúng ta là những người tốt. Đây là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Khi cùng chung tay, chưa bao giờ có điều gì mà chúng ta không thể làm được. Hãy nghĩ về những gì chúng ta đã trải qua. Đó là hàng thế kỷ của chế độ nô lệ, một cuộc nội chiến tương tàn, sự loại trừ phụ nữ khỏi bầu cử, thế chiến, thời đại phân biệt chủng tộc Jim Crow, một cuộc đối đầu chế độ độc tài Liên Xô có thể chấm dứt không phải bằng sự sụp đổ của bức tường Bá Linh mà là bởi cuộc tận thế hạch tâm.

Tôi không ngây thơ. Tôi biết rằng lịch sử chỉ là lịch sử. Nhưng biết được điều gì đã đến có thể giúp chúng ta chống lại sự tuyệt vọng. Biết các thế hệ đi trước đã vượt qua những thách thức chung của con người mà chúng ta đang phải đối mặt: sự đối chọi giữa ích kỷ và độ lượng, giữa sợ hãi và hy vọng, giữa rẽ chia và hợp đoàn.

Và điều gì đã đưa thực tế của nước Mỹ đến gần hơn với lời tuyên hứa của nó cho sự bình đẳng, công bằng và thịnh vượng? Rõ ràng và đơn giản chỉ là lòng yêu thương. Yêu thương đất nước và yêu thương nhau.

Chúng ta không nói nhiều về yêu thương trong chính trị. Đấu trường này quá ồn ào, quá tức giận, quá rực bỏng. Yêu thương những người láng giềng như chính mình là một hành động căn bản mà chúng ta được mời gọi để làm. Và chúng ta phải cố gắng, chỉ vì cố gắng, chỉ khi lắng nghe, chỉ khi thấy chúng ta gắn kết với nhau trong điều mà Tiến Sĩ King gọi là "định mệnh hỗ tương" thì chúng ta mới có thể vượt lên trên sự chia rẽ để thực sự hàn gắn.

Nước Mỹ chưa bao giờ là hoàn hảo. Nhưng chúng ta luôn cố gắng thực hiện ước vọng của Tuyên Ngôn Độc lập rằng, tất cả mọi người được tạo dựng bình đẳng, được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa. Và chúng ta đã luôn tìm cách làm điều này được hoàn hảo hơn.

Vậy thì chúng ta nên cảm tạ điều gì trong mùa lễ này?
Trước hết chúng ta hãy biết ơn chính nền dân chủ. Trong mùa bầu cử này, chúng ta đã thấy những con số kỷ lục về số người Mỹ thực hiện quyền thiêng liêng nhất của họ, đó là quyền bỏ phiếu để bày tỏ ý nguyện của họ qua lá phiếu. Hơn 150 triệu người đã đi bỏ phiếu. Đó là điều phi thường. Nếu quý vị muốn biết điều gì đang đập tận trong trái tim nước Mỹ thì đó là nền dân chủ.

Đó là quyền quyết định cuộc sống của chúng ta, chính phủ của chúng ta, giới lãnh đạo của chúng ta. Quyền được lắng nghe.
Nền dân chủ của chúng ta đã được sát hạch trong năm nay. Và những gì chúng ta học được là, người dân của quốc gia này có trách nhiệm. Tại nước Mỹ, chúng ta có các cuộc bầu cử đầy đủ, công bằng và tự do, và rồi chúng ta tôn trọng kết quả. Người dân và luật pháp của quốc gia này sẽ không ủng hộ cho bất kỳ điều gì khác hơn vậy.

Chúng ta cũng nên biết ơn vì nước Mỹ là một giao ước và một câu chuyện đang tiếp diễn. Chúng ta có những gì chúng ta cần để tạo ra sự thịnh vượng, cơ hội và công bằng. Đó là người Mỹ gan góc và thừa lòng hào hiệp, có khả năng to lớn và đầy lòng tốt. Chúng ta có những gì nước Mỹ cần, bây giờ chúng ta cần hành động. Đây là thời điểm của chúng ta, hãy cùng nhau viết nên một điều mới mẻ hơn, táo bạo hơn, nhân ái hơn cho trang sử dân tộc.

Công việc phía trước sẽ không dễ dàng và nhanh chóng. Quý vị muốn giải pháp, không phải sự la hét, cần lý lẽ, không phải siêu đảng phái, cần nhẹ nhàng, đừng rực lửa. Quý vị muốn chúng ta lại được nghe nhau, gặp lại nhau, tôn trọng lẫn nhau. Quý vị muốn chúng ta, những người Dân Chủ, Cộng Hòa và độc lập đến với nhau và làm việc với nhau.
Các bạn của tôi ơi, đó là điều tôi quyết tâm thực hiện.

Người Mỹ vẫn mơ điều lớn lao. Và cho dù có vẻ khó khăn hơn trong lễ Tạ Ơn này, chúng ta sẽ lại mơ giấc mơ lớn. Tương lai của chúng ta sẽ tươi sáng. Trên thực tế, tôi chưa bao giờ lạc quan về tương lai của nước Mỹ hơn lúc này.
Tôi tin rằng thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ Mỹ. Chúng ta sẽ xây dựng một nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới bằng quyền lực của khuôn mẫu chứ không phải bằng khuôn mẫu quyền lực. Chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới về khí hậu và cứu lấy hành tinh. Chúng ta sẽ tìm ra phương pháp chữa trị ung thư, bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường. Và cuối cùng chúng ta sẽ giải quyết tận gốc rễ nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống ở quốc gia này.

Trong ngày Lễ Tạ Ơn này và trong những lễ Tạ Ơn tới, chúng ta hãy lại mơ ước. Hãy cam kết không chỉ nghĩ về bản thân mà còn đến những người khác. Nếu chúng ta quan tâm đến nhau, hãy dang rộng vòng tay thay vì vung ra nắm đấm thì chúng ta sẽ hàn gắn được nhờ sự giúp đỡ của ơn trên.

Và cuối cùng tôi xin được cảm ơn quý vị cùng sự tin tưởng mà quý vị đã đặt để vào tôi.
Xin cùng cất cao lên tiếng hát trong những tháng năm tới và bài hát của chúng ta sẽ cứu mạng nhiều người, sẽ sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện quốc gia.

Dù đang ở bất cứ nơi đâu và đón lễ thế nào, từ gia đình Biden chúng tôi xin gởi đến gia đình quý vị lời chúc an vui đầm ấm trong ngày lễ Tạ Ơn . Xin Thiên Chúa ban phước lành đến quý vị và chở che cho quân đội chúng ta.

Joe Biden
Source: https://assets.documentcloud.org/.../bi ... giving.pdf
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoanghoa »

Donald Trump, nạn nhân của chính mình

Võ Ngọc Ánh
27-11-2020
Donald Trump, người đặt cái tôi cá nhân trên hết, gây chia rẽ để lãnh đạo. Đặc biệt qua việc ứng phó với đại dịch Covid-19 và phong trào “Black Lives Matter”, thường xuyên nói dối, sỉ nhục người khác, đã khiến Donald Trump phải rời Nhà Trắng sau một nhiệm kỳ.

Việc kiểm phiếu đến tuần này cơ bản đã hoàn tất, phần thắng thuộc về Joe Biden đã rõ ràng. Donald Trump vẫn chưa thừa nhận thất bại, dù ông đã có mở lối cho việc chuyển giao.

Việc kiện tụng của đội ngũ đương kim Tổng thống về bầu cử vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhưng nhiều người sống ở Mỹ chẳng ngạc nhiên về điều này, vì trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố, ông chỉ thua khi bầu cử có gian lận.

Đảng Dân Chủ vẫn “bình chân như vại”. Bởi họ tin vào hệ thống bầu cử ở Mỹ khó đưa đến gian lận có hệ thống và đã có sự chuẩn bị.

Dù cố vùng vẫy, cuối cùng đương kim chủ nhân Nhà Trắng vẫn sẽ phải rời vị trí trong ngày 20/1/2021.

Vụng về trong Covid-19 và phong trào “Black Lives Matter”

Thoát việc luận tội vào đầu tháng 2 năm nay, Donald Trump đầy tự tin sẽ tại vị ở Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Tuy nhiên, con virus Covid-19 xuất hiện từ Vũ Hán đã giáng ‘một đòn’ chí tử vào sự ngạo mạng của Donald Trump.

Nước Mỹ với tiềm lực kinh tế, công nghệ, khoa học – kỹ thuật, cơ sở vật chất… số một thế giới, nhưng nhanh chóng bị con virus Covid-19 tấn công, đánh tan tác. Sự thất bại của nước Mỹ trước Covid-19, có nguyên nhân chính từ cách ứng phó tồi tệ của đương kim Tổng thống thứ 45.

Đánh giá thấp Covid-19, Donald Trump xem căn bệnh cả thể giới đang lo sợ “như cúm mùa”, “sẽ tự biến mất”. Tổng thống tranh cãi với các thống đốc nhiều tiểu bang, chống lại các biện pháp đeo khẩu trang, giãn cách xã hội để hạn chế lây lan, v.v…

Đã không ít lần Donald Trump nói ngược với tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, được nhiều đời tổng thống, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, tín nhiệm.

Chủ nhân Nhà Trắng còn đặt niềm tin vội vã vào thuốc Hydroxychloroquine như thần dược điều trị Covid-19. Cách giới thiệu thuốc trị Covid của đương kim Tổng thống giống gánh sơn đông mãi võ bán thuốc, hơn là nguyên thủ quốc gia.

Donald Trump chọn cách xử lý dịch bệnh phản khoa học để tìm cái lợi trước mắt cho ông về kinh tế, tạo thuận lợi trong bầu cử tổng thống. Hậu quả, nước Mỹ trong hơn tám tháng qua luôn đứng đầu thế giới về số người nhiễm, số người chết vì Covid-19.

Covid vẫn hoành hành, nước Mỹ lại thêm biểu tình ở nhiều nơi sau cái chết của George Floyd hồi cuối tháng 5. Một người da đen chết dưới tay của viên cảnh sát da trắng, đã làm bùng nổ sự mâu thuẫn sẵn có về sắc tộc. Hàng chục cuộc biểu tình xảy ra nhiều thành phố trên nước Mỹ.

Lời phát biểu, cùng những dòng tweet của Donald Trump khiến nhiều người hiểu rằng, ông ta cho rằng tất cả người biểu tình là bạo loạn, khủng bố nội địa. Thay vì cảm thông, đưa ra những thông điệp đoàn kết để dập tắt sự bùng phát, đương kim Tổng thống lại đổ thêm dầu vào ‘đám cháy’ của những người biểu tình đang giận dữ.

Với cương vị Tổng thống, Donald Trump đang nắm chìa khóa mở cánh cửa vào hòa giải quốc gia, ghi điểm cho chính mình, nhưng ông ta đã tự tay quăng nó đi. Điều này có thể xuất phát từ tâm tính gây chia rẽ, kích động số da trắng thượng đẳng và cách thức gây chia rẽ để lên vị trí lãnh đạo quốc gia của ông.

Xem người biểu tình của phong trào “Black lives Matter” là bạo loạn, khủng bố nội địa, Tổng thống thứ 45 của Mỹ đe dọa điều động quân đội để đàn áp người biểu tình. Hành động này không chỉ phản cảm trong xã hội Mỹ, mà còn tạo ra mâu thuẫn với quân đội.

Mark Esper, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, đã không làm theo sự lạm dụng quyền lực và đi ngược lại truyền thống lâu đời của quân đội Hoa Kỳ, đó là điều động quân đội dẹp biểu tình của Tổng thống.

Cách ứng phó vụng về với Covid-19 và phong trào “Black Lives Matter” của Donald Trump là nguyên nhân lớn nhất, khiến chủ nhân Nhà Trắng rơi điểm.

Donald Trump chỉ lo cho bản thân trên hết

Cùng với hàng loạt sự kiện, dữ liệu khác về chủ nhân Nhà Trắng, một “người mắc chứng bệnh vĩ cuồng” (narcissist) mà người quan sát có dịp chứng kiến trong bốn năm qua.

Donald Trump bị ám ảnh, bản thân phải luôn hơn người khác, ông ta bất chấp lịch sự, văn minh, sự tôn trọng, để hạ thấp hay sĩ nhục bất kỳ ai gây khó chịu cho mình. Trump luôn sẵn sàng phun ra bất kỳ từ ngữ nào để tìm cái lợi trước mắt cho chính mình. Nhưng ông ta “tính già lại hóa non” qua kết quả cuộc bầu cử vừa rồi.

Sự thất bại trong bầu cử vừa qua của đảng Cộng Hòa tại bang Arizona, vốn là thành trì của đảng Cộng Hòa, có nguyên nhân không nhỏ từ cái miệng của Donald Trump, đã không ít lần chê bai, xúc phạm đến cố thượng nghị sĩ John McCain, anh hùng của nước Mỹ và là niềm tự hào của tiểu bang Arizona.

Donald Trump điều hành chính phủ chẳng khác một ông vua, hoặc một thủ lĩnh độc tài. Ngày 17/11, chủ nhân Nhà Trắng lại sa thải Chris Krebs, Giám đốc An ninh mạng thuộc Bộ Nội An. Lý do, ông Chris Krebs đã khẳng định cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử. Điều này trái ngược với hàng loạt cáo buộc thiếu căn cứ của Trump.

Vụ sa thải này cũng như hàng chục vụ sa thải trước đó vì họ không làm cho Tổng thống Mỹ thứ 45 hài lòng, chứ không phải họ làm việc không hiệu quả cho nước Mỹ.

Việc sa thải của Trump cũng thiếu đi một sự nghiêm túc, khi được Trump thông báo bằng những dòng tweet, thay cho một văn bản hành chính.

Chưa có chính phủ Mỹ nào thay đổi nhân sự nhiều như chính quyền Trump đã làm trong bốn năm qua, chỉ để phục vụ mỗi mình ông Tổng thống. Điều này khiến nhiều người Mỹ phải đặt câu hỏi, “nước Mỹ trên hết” hay “Donald Trump trên hết”?

Khác với nhiều Tổng thống Mỹ, Donald Trump nhất quyết không công khai hồ sơ thuế của mình, điều này càng đặt nhiều nghi vấn vào sự trung thực của Trump, khiến nhiều người Mỹ nghĩ, Trump không thể công khai hồ sơ thuế vì không muốn tự tố cáo mình. Những lời bào chữa thiếu căn cứ: “Tôi đã nộp thuế đủ”, hoặc “Cơ quan thuế đối xử không công bằng” của ông, không thể đủ sức thuyết phục đa số dân Mỹ.

Ngoài ra, Donald Trump thường xuyên đưa ra những cáo buộc thiếu căn cứ suốt bốn năm qua, cũng như không phản đối những thông tin qua thuyết âm mưu khi được hỏi đến. Dân Mỹ chán ngán với Trump và họ lên tiếng qua lá phiếu.

Ám ảnh cái bóng Obama

Chẳng có Tổng thống Mỹ nào bị ám ảnh về người tiền nhiệm nhiều như Donald Trump. Tổng thống thứ 45 của Mỹ là người luôn tìm cách xóa đi những di sản của người tiền nhiệm Obama.

Ba ngày sau khi nhậm chức, Donald Trump, tuyên bố rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một hiệp định mà chính quyền Obama đã bỏ nhiều công sức gầy dựng trong việc xoay trục sang châu Á. TPP là cách chính quyền Obama muốn cùng các đối tác của Mỹ bao vây Trung Quốc bằng kinh tế.

Chương trình chăm sóc sức khỏe Affordable Care Act (ACA), thường được gọi là Obamacare, cũng là ‘cái gai’ trong mắt của Donald Trump. Ông đã nhiều lần tìm cách xóa bỏ chương trình bảo hiểm này, bất chấp Obamacare giúp bảo hiểm y tế thích hợp cho hàng chục triệu người có thu nhập thấp.

Trên bình diện thế giới, Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, do chính quyền Obama ký kết. Trong nước, Tổng thống thứ 45 của Mỹ có những quyết định đảo ngược vị tiền nhiệm làm giảm nhẹ những tác động lên tự nhiên, đưa ra nghi ngờ trái ngược với khoa học về biến đổi khí hậu.

Tháng 5/2018, Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một thỏa thuận mà chính quyền Obama và năm nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc cùng với Đức và Iran phải rất khó khăn mới đạt được.

Khi Joe Biden được đảng Dân Chủ chính thức đề cử tranh chức Tổng thống, Donald Trump thể hiện sự căm ghét rõ ràng. Điều này xuất phát từ việc ông Biden là Phó Tổng thống thời Obama. Do đó, Trump thường xuyên đưa ra những lời cáo buộc không có căn cứ nhắm vào Biden, xem thường đối thủ.

Donald Trump thất bại còn vì cay cú với những di sản của người tiền nhiệm.

Bình Luận từ Facebook
duynga
Posts: 117
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by duynga »

TT Trump thừa nhận khó để TCPV nhận xử kết quả bầu cử
Nov 29, 2020

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump nói sẽ là khó khăn để TCPV nhận xử vụ kiện mà ông tố cáo gian lận bầu cử.

“Vấn đề chính là rất khó để đem vụ kiện lên Tối Cao Pháp Viện,” ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài Fox News hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Một.

Image
Tổng Thống Donald Trump: “Vấn đề chính là rất khó đển đem lên Tối Cao Pháp Viện.” (Hình:
Erin Schaff – Pool/Getty Images)
Qua đó cho thấy chính tổng thống hoài nghi về kế hoạch dùng phương tiện pháp lý để lật ngược kết quả bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một, tuy nhiên, ông Trump vẫn tỏ ý tiếp tục thách thức kết quả của cuộc bầu cử đem phần thắng cho Tổng Thống Đắc Cử Joe Biden.


“Tôi sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình trong sáu tháng tới,” lời ông Trump nói Fox News.

Mới hôm qua,Thứ Bảy, 28 Tháng Mười Một, Tối Cao Pháp Viện Pennsylvania bác bỏ một phán quyết của tòa dưới, cho phép tiểu bang xác nhận ứng cử viên Joe Biden thắng Tổng Thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại tiểu bang này hồi 3 Tháng Mười Một.

Theo Bloomberg News, quyết định này là một cú giáng cuối cùng đối với các dân cử Cộng Hòa ở Pennsylvania, của Tổng Thống Trump, và ban vận động của ông nhằm lật ngược kết quả bầu cử tại tiểu bang này khi ông Biden được tuyên bố chiến thắng với hơn 80,000 phiếu bầu, tương đương trên 1%.

Một tin không vui nữa cho cuộc tái kiểm phiếu tại hai quận hạt ở Wisconsin đã hoàn tất hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Một, và giúp tăng thêm tổng cộng 87 phiếu cho phía Tổng Thống đắc cử Joe Biden, trong khi Tổng Thống đương nhiệm Donald Trump nói đang chuẩn bị đưa đơn kiện đòi hủy kết quả bầu cử.

Kết quả tái kiểm phiếu ở hai quận hạt này làm tăng số phiếu ông Biden thắng hơn ông Trump trên toàn tiểu bang lên thành 21,695 phiếu.

Trong khi đó chính ủy ban vận động tranh cử của ông Trump trả $3 triệu chi phí cho cuộc tái kiểm phiếu ở hai quận hạt có đông đảo cử tri đảng Dân Chủ nhất ở Wisconsin, để tổng thống có thể đưa đơn kiện nhằm đòi 10 phiếu cử tri đoàn tiểu bang này.

Cuộc tái kiểm phiếu vừa qua tại Wisconsin không cho thấy có chứng cớ gian lận bầu cử. (MPL)
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Image

TỔNG CHƯỞNG LÝ HOA KỲ: “KHÔNG TÌM THẤY GIAN LẬN PHIẾU LÀM ĐẢO LỘN (KẾT QUẢ) BẦU CỬ”
(US attorney general finds 'no voter fraud that could overturn election')
BBC NEWS:
Bộ Tư pháp “vào cuộc”, không những tuyên bố không có gian lận bầu cử, họ còn cử người điều tra tiếp về cáo buộc can thiệp bầu cử (election meddling) năm 2016, dẫn đến thắng lợi cho Trump trước Hillary Clinton. “Giậu đổ bìm leo” là viễn cảnh cho thần tượng Donald Trump.

Tổng chưởng lý Mỹ, ông William Barr, tuyên bố bộ tư pháp không thấy có bằng chứng nào xác thực cáo buộc của Tổng thống Donald Trump về gian lận bầu cử 2020.
Quan chức thực thi pháp luật Hoa Kỳ: “Cho đến nay, chúng tôi không thấy gian lận sau khi cân nhắc (on scale) có thể tác động kết quả bầu cử khác đi”.

Tuyên bố của ông được coi là một cú đánh choáng váng đối với Trump, vẫn chưa chấp nhận thua cuộc. Đơn kiện của Tổng thống và đội ngũ của ông ở nhiều tiểu bang đều thất bại, vì các bang đều xác nhận Joe Biden là người thắng cử.

Từ ngày 3 tháng 11, tổng thống Trump liên tiếp đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về phiếu bầu gian lận, các thành viên trong đội ngũ bảo vệ pháp lý của ông luôn nói đến một âm mưu quốc tế tiếp tay cho Biden thắng cử.

Ông Barr nói với hãng tin AP hôm thứ ba, khi nhắc tới một cáo buộc máy đếm phiếu bị khống chế (hacked) để cho ông Biden có nhiều phiếu hơn: “Một sự cả quyết rằng có cuộc gian lận bầu cử có hệ thống, cũng có cả quyết rằng các máy chủ được lập trình bài bản để làm sai lệch kết quả bầu cử”

Ông Barr cho biết Bộ Tư pháp và Bộ An ninh quốc nội đều tham gia điều tra cáo buộc đó, “và cho đến giờ này, hai bộ chúng tôi không thấy có gì chứng tỏ là đúng như cáo buộc”.

Ông nói thêm: “Ngày càng có xu hướng muốn sử dụng biện pháp hình sự để đương nhiên giải quyết mọi thứ, người ta không thích cái chuyện bộ Tư pháp can dự vào và “điều tra”. Ông còn nói với AP là vừa bổ nhiệm một công tố viên kỳ cựu, tiếp tục điều tra gốc rễ trong vụ tổng điều tra trước đây cho là có can thiệp bầu cử do thẩm phán đặc biệt Robert Mueller bắt đầu và kết thúc.

Phản ứng với nhận xét của ông bộ trưởng Tư pháp, luật sư ban vận động tranh cử của Trump, Rudy Giuliani và Jenna Ellis tuyên bố trong một thông báo: “ Với sự tôn kính nhất ngài Tổng chưởng lý, quan điểm của ngài có vẻ thiếu hiểu biết, hoặc giả, thiếu sự điều tra các bất thường và các chứng cứ gian lận có hệ thống”.
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by hoangphong »

Image

Mùa của tỉnh thức
Nhã Duy

Những người leo núi khi vượt qua được những thách đố để đến được đỉnh núi, cảm giác choáng ngợp trước sự hùng vỹ của thiên nhiên đã làm họ quên đi những khó nhọc đã trải qua để thấy rằng những nỗ lực mà mình đã bỏ ra quả là xứng đáng.

Cuối cùng rồi, đôi ngày qua thì hàng triệu người dân Mỹ cũng thấy mình như đang đứng trên đỉnh núi chiến thắng để nhìn lại cả chặng đường dài đã qua và chiêm ngưỡng một bầu trời xanh lộng gió, an bình với những áng mây trắng bay ngang trời.

Nhà tranh đấu nhân quyền vĩ đại Ella Baker đã để lại lời dạy uyên thâm rằng, "Hãy mang cho người ta ánh sáng, họ sẽ tự tìm ra con đường". Nước Mỹ vĩ đại cùng những giá trị cao quý của nó là ánh sáng và là chân lý, đã soi rọi để những người dân Mỹ tìm ra một con đường, tìm giải pháp khi nó bị che phủ bởi bóng đêm và sự dữ.

Khi nền dân chủ bị tấn công, khi hệ thống pháp lý bị chao đảo, khi sự chính trực không còn đất sống, khi thù hận lấn át lòng bác ái, khi những quyền căn bản trong xã hội dân chủ bị xâm phạm, người dân đã lên tiếng trong suốt bốn năm qua và bằng lá phiếu của mình. Những tiếng nói bền đỗ và can cường đã được lòng ái quốc, dũng khí bảo vệ sự thật dẫn dắt đi đến chiến thắng cuối cùng.

Cuộc chiến xem như đã chính thức chấm dứt, điều lẽ ra đã không nghi ngờ gì từ cả tháng trước. Lá phiếu đại cử tri lẽ ra chỉ là nghi thức tái xác nhận ý nguyện người dân chứ không phải là điều còn gây nghi ngờ đến phút cuối. Nhưng dẫu sao thì cuối cùng bình minh đã ló dạng, người dân hân hoan đón chào một tân nội các cam kết sẽ đồng hành và phục vụ người dân với sự thấu hiểu, cảm thông kể từ năm mới.

Còn cuộc nội chiến của lòng người sẽ kéo dài đến bao lâu? Người ta đã dự phần, đã dồn quá nhiều niềm tin, sức lực cùng cảm xúc của mình cho một giai đoạn lịch sử bất toàn và bất ổn của nước Mỹ nên không dễ gì biến đi một sớm một chiều.

Vô số người không mang ý định nhập cuộc hay không ngờ rằng mình đã bị cuốn vào câu chuyện chính trường và thời cuộc đến mức khó tin. Hầu hết đều bị cuốn vào vòng quay nghiệt ngã của một giai đoạn thách đố của nước Mỹ. Như là điều tất nhiên, không tránh khỏi.

Những tranh cãi xảy ra trên bình diện quốc gia, vào từng gia đình cùng những mối quan hệ bằng hữu lâu năm. Cách riêng là sự xung đột nặng nề, dữ dội trong cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ cho đến người Việt trong nước hay bất kể đang sống nơi đâu trên địa cầu, phá nát nhiều mối giao tình lâu năm. Đó là điều đáng tiếc và đáng buồn vì lẽ ra nó đã không nên xảy ra ở cường độ như vậy. Nhưng nó đã xảy ra và để lại vết thương khó lành, khó hàn gắn.

Cuộc phân định chính-tà dù dễ nhận biết nhưng không phải ai cũng nhận ra. Nên ai cũng có lý do và lý tưởng để làm điều đã làm, xem như mình đang theo đuổi một điều đúng đắn, dựa theo căn bản đạo đức, quan điểm cùng hiểu biết và sự tiếp nhận, diễn dịch thông tin. Đến lúc nào đó mỗi người sẽ nhận ra được đâu là sự thật cùng lẽ phải.

Đã quá đủ sự thất vọng, ngỡ ngàng về nhau trong bốn năm qua. Cộng đồng đã chia rẽ, mất đi phương hướng và niềm tin lẫn nhau. Cần thời gian để lý trí và con tim của chính mỗi người tự biện giải, tái thẩm định chính mình sẽ cần đối mặt, giải quyết ra sao với những người đối diện, phe này hay phe kia.

Những thông điệp hàn gắn và hy vọng từ tân tổng thống Joe Biden là điều đáng suy nghĩ. Nó đòi hỏi sự hợp tác và thông cảm từ đôi bên một cách khó khăn. Bằng không thì bức tường vô hình, sự phẫn nộ sẽ còn phá hủy cộng đồng vốn đã nhiều chia rẽ, sẽ tạo lắm nỗi thất vọng và làm xói mòn niềm tin của giới trẻ gốc Việt về những người đi trước.

Một giai đoạn cuồng nộ đã qua. Những cảm xúc cá nhân nên được tự chế hơn. Mỗi hành động sai quấy cá nhân đều có thể gây hại cho cả cộng đồng. Cần nghĩ về lợi ích cộng đồng cùng vai trò công dân trách nhiệm. Và hãy cho giới trẻ cơ hội tiếp bước, đứng ra đại diện cộng đồng một cách xứng đáng hơn, nếu còn muốn thấy cộng đồng gốc Việt được thăng tiến trên xứ người.

Mùa lễ cuối năm là mùa tỉnh thức, dịp để suy nghiệm lại một chặng đường đã qua.
Xin chúc một mùa lễ an lành!

12/2020
Nhã Duy
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Thời Sự, Bình Luân

Post by lengoi »

Trump Kêu Gọi Biểu Tình ‘Hỗn Loạn’ Để Phá Ngày 6 Tháng 1
Khi Lưỡng Viện Quốc Hội Họp Để Đếm Phiếu Cử Tri Đoàn

19/12/2020
Việt Báo


Tổng Thống Donald Trump đã kêu gọi các cuộc biểu tình “hỗn loạn” xảy ra tại thủ đô vào ngày 6 tháng 1, ngày cuối cùng mà ông và các đồng minh Cộng Hòa cứng cựa nhất của ông hy vọng một cách tuyệt vọng để đảo ngược chiến thắng của Tổng Thống đắc cử Joe Biden, theo báo Newsweek cho biết hôm Thứ Bảy, 19 tháng 12 năm 2020.

Trump, người đã hai lần vận động để trở thành ứng cử viên “luật pháp và trật tự,” đang hy vọng tạo ra hỗn loạn tại Thủ Đô Washington 2 tuần trước Ngày Tuyên Thệ Nhậm Chức. Trong khi đó ông tiếp tục tuyên bố không căn cứ rằng ông thua là “không thể,” Trump hôm Thứ Bảy thúc giục những người ủng hộ ông làm gián đoạn điều mà theo thông lệ là một phiên họp chung của Quốc Hội vào ngày 6 tháng 1 mà trong đó họ sẽ đếm phiếu cử tri đoàn tiểu bang Biden thắng 306 phiếu và Trump thắng 232 phiếu.

Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell đã thúc giục các nhà lập pháp Cộng Hòa đừng chống đối các kết quả bầu cử, nhưng một vài nhà lập pháp CH và các nhà lý thuyết âm mưu cực hữu cho biết họ có kế hoạch phá vỡ rào cản thủ tục cuối cùng trước khi Biden nhậm chức.

“Peter Navarro công bố phúc trình 36 trang cáo buộc gian lận bầu cử ‘nhiều hơn mức đủ’ để giành chiến thắng cho Trump,” theo tổng thống tweeted hôm Thứ Bảy. “Một phúc trình tuyệt vời bởi Peter. Không thể thua Bầu Cử 2020. Biểu tình lớn tại Thủ Đô vào 6 tháng 1. Hãy ra đó, sẽ là hỗn loạn!”

Twitter đã dán cảnh báo lên tuyên bố của Trump như là “bị tranh cãi.”

Các chuyên gia luật pháp nói rằng tụ họp ngày 6 tháng 1 của các nhà lập pháp Hạ Viện và Thượng Viện được PTT Mike Pence chủ tọa, là theo truyền thống chỉ là hình thức mà trong đó Quốc Hội nhận và chấp thuận cử tri đoàn tiểu bang đã quyết định từ lâu. Nhưng nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa ủng hộ Trump – Mo Brooks của Alabama và Dân Biểu đắc cử của Georgia là Majorie Taylor Greene, cùng với Thượng Nghị Sĩ đắc cử của Alabama là Tommy Tuberville – nói rằng họ dự định sẽ phá vỡ tiến trình vào tháng tới.

Nhưng nhiều nhà Cộng Hòa và các chuyên gia luật tại Washington nói rằng Trump không có cơ hội nào để làm trì trệ các kết quả và rằng lời kêu gọi biểu tình “hỗn loạn” của ông vào ngày 6 tháng 1 chỉ là sự phô trương tuyệt vọng cuối cùng.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests