Bình Luận , Quan Điểm

thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Image

Một cái kết được báo trước đối với Nguyễn Đức Chung!

Thảo Ngọc
(Danlambao) - Nếu so sánh tội của Chung con so với tội của Hải heo và Tất Thành Cang thì tội của Chung con chỉ là cái đinh. Nhưng Hải heo, ngoài việc có “bức tường thép”là yếu tố Tàu va thế lực bên vợ, chắc cũng đã “chịu chi”và nay chẳng đe dọa đến ai ở phe nhóm nào. Còn Tất Thành Cang không “tan thành cứt” vì đã “biết điều”. Trong hàng ngũ tướng công an bị tống vào lò, có 2 người từng được phong Anh hùng LLVT, là Phan Văn Vĩnh và nay là Nguyễn Đức Chung.
*
Hôm qua và hôm nay (28 và 29/8/2020), báo chí đồng loạt đưa về việc Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt.

Báo Tuổi Trẻ có bài: “Khởi tố, bắt tạm giam chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung”

Theo đó: “Ngày 28-8, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng) đối với ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, để điều tra hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”(1).

Kể từ đầu tháng 8 vừa qua, khi tin Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác 90 ngày, thì ai cũng biết rằng “sinh mạng chính trị” của Nguyễn Đức Chung đã được định đoạt. Nghĩa là sự nghiệp chính trị của Chung con đã bị chấm dứt từ đây.

Nhưng người ta chưa biết rồi đây Chung con sẽ được xử lý như thế nào. Hoặc tước bỏ hết mọi chức vụ rồi cho về làm người tử tế để “gặm” khối tài sản khổng lồ đã kiếm được. Hoặc sẽ bị tống vào lò như một số đồng chí cùng ngành khác.

Cách đây mươi hôm, báo chí đồng loạt đưa tin về việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam đối với Võ Tiến Hùng - tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội (gọi tắt Công ty Thoát nước Hà Nội), thì biết ngay là báo chí được “bật đèn xanh” chuẩn bị dư luận cho việc bắt Chung con. Và hôm nay mọi việc đã rõ.

Vậy là cái danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2004), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất (năm 2007), Huân chương Chiến công hạng nhất, cũng không cứu được ông ta.

Điều mà dư luận quan tâm là: một vị tướng Công an mà khi được phong tướng là trẻ nhất của ngành, mới 46 tuổi, có bằng Tiến sĩ Luật, từng được coi là “vị tướng huyền thoại”, với một bảng thành tích như:

1. Vụ án ma túy Xiêng Pênh - Vũ Xuân Trường: Nguyễn Đức Chung khi đó là Đội phó Đội điều tra trọng án CA Hà Nội, đơn vị trực tiếp điều tra phá án.

2. Vụ sát hại cả gia đình ở tiệm vàng Kim Sinh, Hà Nội: Nguyễn Đức Chung là Đội trưởng Đội điều tra, đã trực tiếp đi bắt các đối tượng gây án ở Hà Nam.

3. Vụ Nguyễn Đức Nghĩa cắt đầu người tình: Vụ án được phá trong vài ngày với sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Chung, là Phó Trưởng Phòng PC45 CA Hà Nội.

4. Vụ bắt cóc con tin ở Thanh Xuân: Tướng Chung, GĐ CA Hà Nội, đã gọi điện thuyết phục hung thủ đầu hàng, sau đó một mình đến chỗ hung thủ đang khống chế 4 con tin, thuyết phục đầu hàng thành công v.v...

Với những “ánh hào quang” này bao quanh mình, đã làm cho lỗ mũi Chung con “ba bò chui lọt”. Và Chung con tưởng mình là “bất khả xâm phạm”, không ai dám đụng tới, nên bắt đầu học theo gương của các đàn anh trong ngành, và “kiếm ăn” bằng mọi giá để có tiền đầu tư nhằm leo lên các bậc thang danh vọng cao hơn.

Nhưng: “Đời ai học hết chữ ngờ”.

Với một người từng được xem là ứng viên sáng giá cho chức Bộ trưởng Công an tại nhiệm kỳ tới, vì sao lại bị “đột quỵ” một cách đau đớn như vậy? Cái gọi là “Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” chỉ là cái cớ. Là một vị tướng từng làm Giấm đốc CA Hà Nội, sau đó là Chủ tịch thành phố “trái tim” của cả nước thì cần gì phải “chiếm đoạt” mới có?

Dư luận cho rằng: Nguyễn Đức Chung có những tội như sau:

1. Quá giàu. Tài sản của Chung con, theo đồn đoán của dân Hà Nội, có thể mấy trăm triệu đô. Những đồng tiền ấy ở đâu ra thì ai cũng biết. Câu nói: “Giàu nó ghét, đói rét nó khinh, văn minh nó tiêu diệt” hợp lý trong trường hợp này.

2. Tham vọng quyền lực, nhưng không đúng thời điểm.

Với kết quả thăm dò để quy hoạch cho BCHTƯ khóa tới tại Hội nghị BCHTƯ 12 diễn ra hồi tháng 5/2020 vừa qua, có 2 người đạt điểm cao nhất, là Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung. Vũ Đức Đam dù có lọt vào BCT tại khóa 13 thì cũng chỉ là Phó Thủ tướng mà thôi, may ra thì thêm 2 chữ “thường trực’, không đe dọa đến vị trí của ai ở phe nhóm nào.

Còn Chung con mà vào BCT, làm Bộ trưởng CA thì ít nhất là “đụng chạm” 2 thế lực. Một là phe Nghệ Tĩnh, với sự hậu thuẫn đắc lực của Tư sâu, đang muốn đưa Phan Đình Trạc lên thay Tô Lâm. Hai là nếu Chung còn làm Bộ trưởng CA, thì sẽ làm sếp của tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng BCA. “Ân oán giang hồ” giữa 2 người này thế nào thì mọi người đã rõ. Tô Lâm nói riêng và Bộ CA nói chung phải đứng về tướng Ngọc. Hơn nữa kẻ đỡ đầu cho Chung con ngoi lên là Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang thì đã “hết hạn sử dụng”, không thể cứu vớt Chung con tai qua nạn khỏi lúc này.

Cái tội thứ 3 của Chung con là “sỉ nhục ngành Công an”.

Ngày 4/3/2017, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Tại đây, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ rõ lãnh đạo các quận, phường, thậm chí cả ông an địa bàn “chống lưng” các hàng quán, điểm trông giữ ô tô, xe máy tràn lan ở các vỉa hè, lòng đường. Nguyễn Đức chung nói: “ Trong số 180 quán bia vỉa hè, tôi biết có hơn 150 quán có... công an đứng sau”, như báo Dân Trí hôm 04/3/2017 đưa tin.

Là một người trưởng thành và đi lên từ ngành Công an, mà Chung con dám “vạch áo cho người xem lưng”, nói như vậy thì khác nào vả vào mặt ngành công an, thế lực được chế độ ưu ái nhất hiện nay. Vậy thì chết là “đúng quy trình”.

Còn cái tội bảo kê cho Nhật Cường trốn thuế, hay có mười mấy cái “sân sau”, thì xin thưa… “úm ba la, tất cả chúng ta đều thế”, không riêng gì Chung con.

Có tin nói Chung con vì tin vào câu của bác Cả rằng: “Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh ta”. Tin vào câu “đảng ta rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái và nhân tình”, nên đã gặp bác Cả để “thương lượng”, xin chịu mất hết chức vụ, bị khai trừ và khỏi bị vào lò. Nhưng cuộc “ngã giá” bất thành. Chung con đành phải “hy sinh đời bố để củng cố đời con” vậy.

Thế mới biết các loại củi để tống vào lò cũng có nhiều loại nhé. Là củi phe ta và củi phe địch.

Nếu so sánh tội của Chung con so với tội của Hải heo và Tất Thành Cang thì tội của Chung con chỉ là cái đinh. Nhưng Hải heo, ngoài việc có “bức tường thép”là yếu tố Tàu va thế lực bên vợ, chắc cũng đã “chịu chi”và nay chẳng đe dọa đến ai ở phe nhóm nào. Còn Tất Thành Cang không “tan thành cứt” vì đã “biết điều”.

Trong hàng ngũ tướng công an bị tống vào lò, có 2 người từng được phong Anh hùng LLVT, là Phan Văn Vĩnh và nay là Nguyễn Đức Chung.

Ấy mới là:

Hôm qua là tướng Anh hùng
Hôm nay là tướng “vẫy vùng”… lò tôn.


29/8/2020
Thảo Ngọc
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tramthaiha »

Image

Nội bộ đảng CSVN không bình yên

Phạm Trần

(Danlambao) - Chỉ còn 5 tháng nữa tới kỳ Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng 4 căn bệnh nan y “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên chưa hề thuyên giảm khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ăn ngủ không yên.

Lý do vì những vấn đề nan giải này đã không mờ nhạt trong gần 10 năm qua, từ khi ông Trọng lên cầm quyền thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, sau Đại hội đảng XI năm 2011.

Bằng chứng chỉ một năm sau, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XI, ra đời ngày 16/01/2012, đã khẳng định phải: "Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.”

Lý do thì nhiều, nhưng có phần tồn tại từ các Khóa đảng trước, theo lời ông Nguyễn Phú Trọng. Khi nói câu này, ít ai không nghĩ là ông Trọng muốn đỗ lỗi cho những người tiền nhiệm, đặc biệt là trong thời kỳ 10 năm cầm quyền (Khóa IX, Khóa X) của ông Nông Đức Mạnh, vì ông Mạnh đã để cho Tham nhũng và suy thoái đạo đức lan tràn khắp nơi.

Do đó, Nghị quyết 4/XI đã thừa nhận: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Ngoài ra, tính thờ ơ, vô trách nhiệm của các cấp cũng đã được Nghị quyết bêu ra, theo đó: "Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”

Vì vậy, Nghị quyết hứa: "Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.”

Nước đổ đầu vịt

Vậy, ba năm sau, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng khóa XII (2016-2021) thì tình trạng “suy thoái tư tưởng” và “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có giảm sút không?

Không tụt xuống mà còn leo lên cao hơn. Hãy đọc vài đoạn trong Nghị quyết 4 của khóa đảng XII ngày 30/10/2016, chín tháng sau ngày ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ hai.

Theo đó: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

“Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”

Do đó, Nghị quyết này cảnh giác: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”

Ban chấp hành Trung ương XII kết luận: "Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.”

Như vậy thì ông Trọng có lỗi gì không, hay cái đảng hổ lốn này đã rách như xơ mướp sau gần 10 năm ông Trọng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng?

Phải chăng đây là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám nhìn nhận: "Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)

Nhưng tại sao chỉ mới “từng bước được kiềm chế” trong thời gian dài gần 10 năm trời? Ông Trọng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để bảo vệ cho kết quả này. Nhưng báo Quân đội Nhân dân xác nhận căn bệnh nguy nan này đã lan ra toàn xã hội và đang đe dọa sự sống còn của đảng cầm quyền.

Hãy đọc: "Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một còn như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 27/08/2020)

Nhưng “cái ác, cái xấu” lại chui ra từ trong lòng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền vì tham nhũng chỉ do những kẻ này chủ động để vinh thân phì gia, bóc lột đồng bào và hủy hoại đất nước.

Do đó báo QĐND đã hô hào cả nước chung tay “ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên…”

Nhưng những “biểu hiện” ấy là gi? Đó là tình trạng đã có nhiều đảng viên không ngần ngại để công khai: "Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai….” (báo QĐND, ngày 27/08/2020)

Chũi đầu xuống cát

Nhưng khi đã có “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đường lối cai trị phản dân chủ của đảng thì tương lai đảng CSVN đi về đâu?

Hãy đọc để biết sự lo âu của đảng này: "Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.” (Theo Ban Cán sự Bộ Nội vụ, ngày 23/12/2018)

Bài viết của Phạm Thanh Hà - Học viện Chính trị Khu vực I, tiếp theo: "Theo nghĩa thông thường thì “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là một quá trình sự vật tự thay đổi về chất. Nhưng các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” được sử dụng trong văn kiện của Đảng và trên sách báo chính trị-xã hôi ở nước ta không theo nghĩa như vậy, mà theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên. Như vậy, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là quá trình tự thay đổi của chủ thể theo hướng tiêu cực. “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ và đảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của cả chế độ.”

Vì 4 căn bệnh nguy hiểm “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” đang đe dọa sự sống còn của đảng nên ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng ban Văn kiện của Đại hội đảng XIII, sẽ tổ chức vào thượng tuần tháng 1/2021, đã chỉ thị cho trên 4 triệu đảng viên: "Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)

Nhưng tại sao ông Trọng đã cao giọng phách lối như thế cả với nhân dân, tầng lớp bị trị bởi đảng CSVN? Ngôn từ của ông Trọng nói với dân như những đảng viên để buộc họ không được “ngả nghiêng, dao động” mà phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bất xứng. Bởi vì nhân dân chưa bao giờ muốn đi theo Chủ nghĩa Cộng sản mà họ chỉ bị đảng áp chế tròng vào cổ.

Từ lâu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi đất nước là của riêng, đối xử với dân như bầy tôi để độc quyền cai trị và dành đặc lợi, nhưng lại vênh váo bảo đó là “lựa chọn tất yếu của lịch sử”, hay “là ý nguyện của nhân dân Việt Nam.”

Khi còn sinh thời, nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, Tiến sỹ Địa Chất-Vật Lý Nguyễn Thanh Giang đã nói thẳng: “Không có nhân dân nào giao phó quyền lãnh đạo cho Đảng cả.”

“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội thì Đảng Cộng sản cũng không làm được cái gì hay cho đất nước, cho dân tộc.”

Ngoài ra ông Giang còn cho rằng: "Đảng Cộng sản đã 'lừa mị nhân dân'".

BBC viết: "Ông Giang không đồng ý rằng Việt Nam đa đảng sẽ ‘dẫn đến loạn’ và cho rằng đây là ‘sự hù dọa’ của Đảng đối với nhân dân.” (Phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 01/02/2015).

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa. Ông là nguyên Ủy viên Thường vụ Hội Địa Vật lý Việt Nam, Hội viên Hội Địa Vật lý Thăm dò Hoa Kỳ.

Ông qua đời ngày 28 tháng Bảy năm 2019, thọ 84 tuổi.

Những câu nói để đời của cố Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang xuất hiện 5 năm sau ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khi còn giữ chức Chủ tịch Quốc hội, đã tuyên bố với báo Express trong chuyến thăm Ấn Độ rằng: "Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.” (theo TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), ngày 27/02/2010).

Câu tuyên bố đã phản ảnh trung thực ông Trọng là một người bảo thủ, độc tài và chống dân chủ nên những gì ông làm trong gần 10 năm qua chỉ giúp cho tình trạng “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên tồi tệ hơn mà thôi. -/-

(09/020)
Phạm Trần
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Phản ứng thế giới trước việc TT Trump nhiễm COVID-19 có cả lo lắng lẫn mỉa mai
Oct 2, 2020 cập nhật lần cuối Oct 2, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Các lời thăm hỏi, chúc mau lành bệnh được gửi đến Tổng Thống Donald Trump từ các thủ đô trên thế giới hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Mười, sau khi có tin ông và Đệ Nhất Phu Nhân Melania đã thử dương tính với COVID-19. Tuy nhiên, cũng có một số bày tỏ sự diễu cợt, mỉa mai vị lãnh đạo quốc tế về các biện pháp đối phó với virus của ông, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters.

Tổng Thống Donald Trump trong thời gian qua đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng ông coi nhẹ mức độ trầm trọng của đại dịch, khiến nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề, với số tử vong chiếm khoảng 20% của cả thế giới.

Image
Tổng Thống Donald Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania sẽ dưỡng bệnh tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: AP Photo/J. Scott Applewhite)

Phần lớn các thông điệp gửi tới Tổng Thống Trump, năm nay 74 tuổi, và bà Melania, đều có lời lẽ ngoại giao thường thấy, bày tỏ sự quan tâm đến sức khỏe của hai ông bà và mong họ sớm bình phục; trong khi chính quyền khắp nơi cũng đều phân tích xem biến chuyển mới nhất này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vào tháng tới.

Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu (EC), ông Charles Michel, gửi tweet ra bày tỏ ước mong hai ông bà Trump sớm bình phục, và cũng nói thêm rằng: “COVID-19 là cuộc chiến mà tất cả chúng ta phải tiếp tục chiến đấu. Mỗi ngày. Bất kể là sống ở đâu.”

Tuy nhiên, các bất bình với cách Washington đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế thế giới cũng được thấy trong một số lời thăm hỏi.

Phát ngôn viên Gabriel Attal của chính phủ Pháp, ông Gabriel Attal, nói rằng: “Điều này cho thấy virus không chừa một ai, kể cả những người từng tỏ sự nghi ngờ về sự trầm trọng của bệnh. Tôi hy vọng Tổng Thống Trump nhanh chóng bình phục.”

Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, trong một cuộc họp báo, khi có lời chúc sớm lành bệnh, đã không nhắc đến việc Tổng Thống Donald Trump không đeo khẩu trang, nhưng cũng nói rằng “Tin này nhắc cho tôi thấy về việc đông đảo người dân Nhật đeo khẩu trang.”

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc bày tỏ sự hả hê không che giấu trước tin hai vợ chồng Tổng Thống Donald Trump nhiễm COVID-19.

“Tổng Thống Trump và vị đệ nhất phu nhân đã phải trả giá cho thái độ coi nhẹ COVID-19 của ông,” theo bản tweet của Hu Xijin, chủ biên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, trực thuộc tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc.

Hu viết tiếp rằng: “Sự kiện này cho thấy mức độ trầm trọng của tình hình dịch bệnh ở Mỹ. Điều này cũng ảnh hưởng tới uy tín của ông Trump và nước Mỹ, cũng như có ảnh hưởng tiêu cực tới việc tái tranh cử của ông.”
Image
Tin tức về việc Tổng Thống Donald Trump nhiễm COVID-19 được phổ biến trên truyền hình ở Milan, Ý. (Hình: AP Photo/Luca Bruno)

Từ Israel và Đài Loan, hai chính phủ rất coi trọng mối quan hệ với Mỹ, đã có những lời lẽ bày tỏ sự lo lắng về sức khỏe của Tổng Thống Donald Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania.

Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu gửi tweet ra nói rằng” Cũng giống như hàng triệu người dân Israel khác, bà Sara và tôi đang nghĩ tới Tổng Thống Donald Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump, và hy vọng rằng hai người bạn của chúng tôi sẽ nhanh chóng và hoàn toàn lành bệnh.”

Bộ Ngoại Giao Đài Loan đưa ra thông cáo nói rằng: “Chính phủ và dân chúng Đài Loan đứng cùng nước Mỹ trong giai đoạn khó khăn này.”

Tổng Thống Nga Vladimir Putin trong một thông điệp gửi trực tiếp tới ông bà Trump, được điện Kremlin loan báo, nói rằng Putin hy vọng “với sức khỏe đang có, với sự lạc quan và tinh thần phấn chấn”, Tổng Thống Trump sẽ dễ dàng chống lại virus nguy hiểm này.

Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus,qua bản tweet bày tỏ hy vọng vợ chồng Tổng Thống Trump sớm lành bệnh. (V.Giang)
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Image

Donald Trump "diệt Tàu" qua lăng kính vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang
Nhã Duy
Chỉ vài giờ sau cuộc họp đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lần thứ 24 được tổ chức qua mạng vào ngày 6 tháng 10 năm 2020 vừa qua với sự tham dự của đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink cùng các quan chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Á Châu sự vụ cùng giới chức ngoại giao Việt Nam, thì ngay đêm cùng ngày, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang.
Là một nhà tranh đấu can đảm, luôn lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề bình đẳng giới tính, nhân quyền và dân chủ, từng được tổng thống Barack Obama mời gặp mặt khi ông sang Việt Nam năm 2016, Phạm Đoan Trang đã nằm trong danh sách theo dõi và muốn bắt giữ hàng đầu của an ninh Việt Nam từ nhiều năm qua. Nhưng tại sao cô lại bị bắt khẩn cấp ngay sau cuộc họp nhân quyền cùng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ?
Hành động của Hà Nội xem như thái độ đáp trả thẳng thừng và thách thức về một loạt các kêu gọi về vấn đề nhân quyền của Hoa Kỳ, bao gồm tầm quan trọng của tiến trình và sự hợp tác song phương về pháp quyền, quyền tự do ngôn luận và lập hội, quyền tự do tôn giáo và quyền lao động được nêu ra trong cuộc họp kéo dài ba tiếng đồng hồ cùng ngày, theo như báo cáo đăng trên mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Tổ chức Human Rights Watch cho biết chỉ trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ 25 nhà hoạt động và đang giam giữ 258 tù nhân lương tâm, những người bày tỏ chính kiến các vấn đề chính trị xã hội bị nhà cầm quyền ghép vào tội danh "tuyên truyền chống chính phủ".
Nó cho thấy rằng, những tuyên bố, áp lực về nhân quyền của Hoa Kỳ chẳng hề có trọng lượng mảy may nào với một quốc gia cộng sản nhỏ bé như Việt Nam, huống hồ với Trung Cộng. Bởi một Hoa Kỳ dưới quyền tổng thống Donald Trump, vấn đề nhân quyền và dân chủ trên thế giới xem ra chẳng là quyết sách quan trọng trong bốn năm qua.
Chính Hoa Kỳ cũng là quốc gia đang bị xem là vi phạm nhân quyền hiện nay. Tổ chức Freedom House báo cáo về Hoa Kỳ rằng, "Năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục thụt lùi về các quyền, ngày càng sẵn sàng phá vỡ các biện pháp bảo vệ thể chế và xem thường quyền của những người chỉ trích chính phủ và người thiểu số khi theo đuổi các chương trình nghị sự dân túy của mình" (Freedom in the World 2020 *). Còn tổ chức Human Rights Watch nhận xét rằng, "Trong chính sách đối ngoại của mình, chính quyền Trump đang giảm dần việc thúc đẩy nhân quyền tại nước ngoài, tiếp tục phá hoại các thể chế đa phương, xem thường luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế khi hợp tác cả với các quốc gia sách nhiễu nhân quyền" (World Report 2020 **).
Quả thật như vậy, khi Donald Trump tiếp tục tấn công vào truyền thông Hoa Kỳ, xem họ là "kẻ thù của người dân", nó không chỉ tấn công vào quyền tự do báo chí, hủy hoại niềm tin của người dân vào truyền thông mà còn kích động bạo lực và thù ghét, gây nguy hiểm cho sự an toàn của các ký giả cùng các cơ quan truyền thông. Khi nội các Trump tiếp tục các chính sách giới hạn về y tế, muốn đảo ngược chương trình Obamacare, Medicaid, thì ông ta đang tấn công vào quyền được tiếp cận và thụ hưởng nền y tế của người dân.
Các chính sách di dân giới hạn và nghiêm ngặt của Donald Trump đã vi phạm các công ước quốc tế về di dân và tị nạn, kích động sự kỳ thị và bài ngoại nhắm vào các sắc dân thiểu số đang sống tại Hoa Kỳ. Khi lật ngược hàng loạt các luật lệ về môi trường, rút ra khỏi các thỏa ước môi trường đã từng được Hoa Kỳ ký kết với cộng đồng quốc tế, Donald Trump đã vi phạm quyền được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh của người dân. Có thể kể thêm vô số các quyền đã bị giới hạn hay đảo ngược trong vòng bốn năm qua, theo như HRW đã nhận xét.
Nhưng nguy hiểm hơn nữa, những chính sách đối ngoại công khai gặp gỡ và ca ngợi lãnh tụ các quốc gia độc tài đang vi phạm nhân quyền nặng nề nhất, Donald Trump đã đặt ưu tiên các nghị trình của nội các mình lên trên các giá trị căn bản và cốt lõi về nhân quyền và dân chủ hay sẳn sàng đánh đổi nó để đạt được mục đích chính trị mong muốn.
Các quốc gia bị xem là vi phạm nhân quyền cũng đã lấy chính Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Donald Trump để cho rằng, Hoa Kỳ là đạo đức giả và không còn tư cách gì để can dự vào vấn đề nhân quyền của các quốc gia khác trên thế giới. Đây là điều mà Trung Cộng thường xuyên sử dụng và tuyên truyền trên các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng hiện nay .
Là một thương gia trở thành người đứng đầu quốc gia, vấn đề đối ngoại hàng đầu của Donald Trump là việc giao thương giữa các quốc gia, bất kể có là thù địch hay khác biệt ý thức hệ, hơn là muốn triệt tiêu, dẹp bỏ hoặc can dự vào nội bộ các quốc gia này. Hồi năm trước, Donald Trump từng tuyên bố rằng, "Tôi tin rằng Chủ Tịch Kim (Jong-un) có một tầm nhìn tuyệt vời và đẹp đẽ cho quốc gia mình" ("I believe that President Kim has a great and beautiful vision for his country", ngày 2 tháng 8 năm 2019).
Với Trung Cộng cũng vậy, khi chỉ cần thoả mãn một số yêu cầu mậu dịch nho nhỏ nào đó trong cái gọi là "thương chiến" là dễ dàng đạt được thỏa thuận với Donald Trump, Trung Cộng vẫn tiếp tục là quốc gia hung hãn tại biển Đông, tiếp tục âm mưu bành trướng và tạo thêm ảnh hưởng quyền lực ra khắp thế giới một khi Hoa Kỳ đã từ bỏ vị trí lãnh đạo thế giới của mình như đã thấy. Như tên thần đèn xấu xí và nham hiểm đã thoát ra khỏi chiếc đèn, Donald Trump không có khả năng nhốt Trung Cộng vào lại chiếc đèn thần khi thiếu sự hợp lực của đồng minh và cộng đồng quốc tế khi đang rút ra khỏi các hiệp ước hay phản bội lại đồng minh lâu năm của mình.
Câu chuyện của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt giữ đã cho thấy rằng, Hoa Kỳ không thể và không tạo được ảnh hưởng với Việt Nam thì làm sao khống chế, hạ gục được Trung Cộng như nhiều người đã tin hay lầm tưởng. Và nó cũng là cú tát vào những người hoạt động dân chủ đang xem Donald Trump như là cứu cánh.
10/20/2020
Nhã Duy
(*) https://freedomhouse.org/.../leaderless ... -democracy
(**) https://www.hrw.org/.../2020/country-ch ... ted-states
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam – ghế và tiền!

Image
Đại hội đảng CSVN chỉ là dịp để chia chác quyền lực, chia ghế lãnh đạo giữa các đảng viên cao cấp và phe cánh của họ. Trong hình, đại hội đảng tại Hà Nội hôm 26 Tháng Giêng, 2016. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)

HIẾU CHÂN
Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam dự tính sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào tháng 01 năm 2021 sắp tới. Và cũng như trước, đại hội chỉ là dịp để chia chác quyền lực, chia ghế lãnh đạo giữa các đảng viên cao cấp và phe cánh của họ; những vấn đề quốc kế dân sinh, chủ trương đường lối chính sách v.v… chỉ là “bổn cũ soạn lại” có thay đổi chút ít về ngôn từ cho có vẻ hợp thời mà không thay đổi bản chất của thể chế độc tài đảng trị đã có suốt 75 năm qua.

Có lẽ vì vậy mà người dân trong nước, đặc biệt là người dân ở phía nam vĩ tuyến 17, hầu như chẳng quan tâm tới đại hội đảng các cấp từ xã tới huyện và tỉnh đang diễn ra rầm rộ hiện nay. “Đại hội là chuyện riêng của đảng, mình không phải là đảng viên thì quan tâm làm gì”, đó là tâm trạng chung của nhiều người bộc lộ trên mạng xã hội hoặc khi được ký giả hỏi ý kiến.

Quả thực, những người ngoài đảng – chiếm hơn 90% dân số Việt Nam – không có vai trò gì trong chuỗi hoạt động của đảng Cộng sản; nhưng điều oái ăm là ở chỗ những quyết định của đảng sẽ tác động toàn diện đến đời sống của họ, từ chuyện học hành của con cái tới chuyện làm ăn sinh sống. Và dù không quan tâm nhưng người dân vẫn phải thắt lưng buộc bụng để chi tiền cho các hoạt động khoa trương và hoang phí của các tổ chức đảng các cấp.

Một trong những mục đích quan trọng nhất của đại hội đảng Cộng sản là cử ra người lãnh đạo các cấp, từ các chi bộ ở thôn xóm, đường phố, cơ quan, trường học tới bộ chính trị và ban chấp hành trung ương toàn quốc trong nhiệm kỳ năm năm sắp tới. Cũng bầu bán, cũng ứng cử đề cử, cũng bỏ phiếu kín nhưng tất nhiên chỉ đảng viên mới được bỏ phiếu. Nhìn bề ngoài, trình tự này có vẻ dân chủ nhưng cái gọi là “dân chủ trong đảng” chỉ là một thủ tục để hợp thức hóa chức vụ cho những người đã được đảng cấp trên lựa chọn: bộ chính trị trung ương chọn đảng viên lãnh đạo cho tỉnh, tỉnh chọn người cho quận huyện rồi quận huyện lại chọn người cho phường xã, và cứ thế. Rất hiếm, và hầu như chưa bao giờ có chuyện tổ chức đảng cấp dưới bầu ra người không phải do đảng cấp trên chỉ định hoặc “giới thiệu”. Từ cách lựa chọn theo ý cấp trên đã có không ít trường hợp “cha truyền con nối”, “một người làm quan cả họ được nhờ” như chuyện ở Bắc Ninh cha làm bí thư tỉnh bổ nhiệm con làm bí thư thành phố thuộc tỉnh, hay chuyện ở Hòa Bình, cả giòng họ Triệu Tài Vinh đảm nhiệm phần lớn các chức vụ béo bở nhất của tỉnh.

Cũng từ lối lựa chọn theo ý đảng cấp trên, một hiện tượng đã thành bản chất của thể chế cộng sản là những người được cử vào những chức vụ lãnh đạo, vào chính phủ, quốc hội v.v… hầu hết là những kẻ vô lương, trung thành mù quáng hoặc giả vờ trung thành với đảng cộng sản nhưng giỏi thủ đoạn chạy chọt, nịnh hót, bợ đỡ để lấy lòng cấp trên, sau này có “ghế” rồi sẽ ra sức vơ vét để bù lại; một số kẻ vơ vét quá đáng, bị công chúng lên án thì trở thành những “con dê tế thần” để lãnh đạo cấp trên trấn an dân chúng, giống như chuyện Tào Tháo mượn đầu Vương Hậu để giải tỏa nỗi hận của binh lính trong truyện Tam Quốc xưa.

Sẽ không là vấn đề nếu những người được đảng cộng sản chọn ra chỉ làm việc cho đảng chính trị của họ. Nhưng điều 4 Hiến pháp Việt Nam – do đảng này soạn ra – đã trao cho đảng cộng sản quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” cho nên các viên chức đảng cũng đồng thời phụ trách việc quản lý xã hội ở các cương vị lãnh đạo “chính quyền”. Theo lệ bất di bất dịch, cứ là phó bí thư bên đảng sẽ đương nhiên là chủ tịch, là giám đốc bên cơ quan chính quyền. Từ ông chủ tịch xã lên đến ông chủ tịch nước, các vị trí lãnh đạo đều do đảng sắp xếp, người dân bình thường, cử tri, không thể có ý kiến gì cả; thậm chí không biết mặt biết tên, không có thông tin đầy đủ về người sẽ lãnh đạo mình, nhân cách, tài năng và quan điểm của ông ta như thế nào, nói gì tới chuyện được bầu ra người đại diện trong những cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Trong một thể chế như vậy, tìm được một công chức có lương tâm và tinh thần trách nhiệm với dân với nước còn khó hơn đáy bể mò kim! Ấy vậy mà các nhà lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản vẫn thường rêu rao trên đài báo: “tìm và chọn người có tài, có đức”! Thật hết sức trơ trẽn!

Trong cuộc hội luận trên đài BBC hôm 25 tháng Chín, nhà nghiên cứu văn bản Hán Nôm từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhận xét: “Nhà nước Việt Nam hiện nay còn thua xa so với triều đại phong kiến trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài, thậm chí thua nhiều lắm”. “Thua xa” chỉ là một cách nói. Trong thời đại ngày nay, tước đoạt quyền của người dân được bầu ra người đại diện để quản lý xã hội là một tội ác, một biểu trưng nổi bật nhất của chế độ độc tài toàn trị.

*

Không có quyền bầu ra người đại diện, cũng không có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng tới sinh mệnh của mình nhưng người dân phải è cổ đóng thuế, phí để đảng mặc sức tiêu hoang hoặc vào những tượng đài, khẩu hiệu “ca tụng” chính mình, hoặc để tổ chức “đại hội đảng các cấp”. Trên mạng đang rộ lên chuyện tỉnh Hòa Bình bỏ ra 11 tỷ đồng để treo một câu khẩu hiệu ca tụng Hồ Chí Minh gồm 11 chữ trên sườn núi, tính ra mỗi chữ mất một tỷ đồng – dù Hòa Bình là địa phương thuộc loại nghèo khó ở Việt Nam. Đây chỉ là một trong ngàn lẻ một chuyện hoang phí, coi tiền dân như vỏ hến của đám lãnh đạo cộng sản, cả ở trung ương lẫn các địa phương trong cả nước.

Trên báo Saigon Nhỏ ngày 23 tháng Chín, dưới nhan đề “Đây là cách mà tiền thuế của người dân Việt Nam được chi xài…”, nhà báo Mạnh Kim đã bỏ công tìm tòi tài liệu và vạch trần các thủ đoạn rút rỉa rầm rộ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân vào những công trình “ăn theo đại hội Đảng”. Ông Kim cho biết: “Tìm kiếm thông tin về “Đại hội Đảng bộ các cấp” những ngày này, sẽ dễ dàng thấy vô số bài viết tuyên truyền về “tiến tới Đại hội Đảng”. “Tiến tới” ở đây cũng có nghĩa là “tiến tới” những cuộc rút rỉa rầm rộ. Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, với “dự án số “20200964629” mang nội dung “Trang trí sắp đặt một số cụm mô hình, tác phẩm nghệ thuật xung quanh hồ Hoàn Kiếm chào mừng Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, ngày phê duyệt 22-9-2020, đã ghi “giá dự toán” là 727.375.000 đồng.

Đó chỉ mới là “Ban quản lý Phố cổ”, cơ quan to hơn dĩ nhiên phải “xơi” mâm to hơn. Văn phòng Thành ủy Hà Nội (số KHLCNT 20200958849) đã có một “kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII” một cách rất hoành tráng, với phần “chi tiết nguồn vốn” được ghi là “Ngân sách Nhà nước”, và khoản dự kiến là 9.369.720.000 đồng! Cụ thể, phí tư vấn thuê hội trường phục vụ Đại hội là 1.200.000.000 đồng; phí tư vấn “Đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức đại hội” là 842.820.000 đồng; “Mua cặp da đựng tài liệu” 960.000.000 đồng; phí tư vấn “In, gia công sổ phục vụ Đại hội” 95.000.000 đồng; phí tư vấn “In phù hiệu Đại hội” 55.000.000 đồng…

Ấy vậy, ngày 22-9, tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát Đảng bộ thành phố Hà Nội, bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã nhắc nhở các “đồng chí” của mình rằng, để “tiến tới” Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ngày 11 đến ngày 13-10-2020, các “đồng chí” phải “tập trung tiết kiệm”, rằng đại hội không cần tặng hoa và tổ chức ca múa. Quả là cần phải “tiết kiệm”, chỉ riêng “Thuê cốc chén, trang thiết bị phục vụ giải khát giữa giờ” đã là 95.000.000 đồng; và bút dùng cho Đại hội đã là 50.000.000 đồng!

Cho đến ngày Đại hội Đảng toàn quốc (dự kiến đầu năm 2021), hàng loạt đại hội đảng bộ địa phương đã và sẽ được tổ chức. Ai có thể tính được chính xác chi phí cho toàn bộ cuộc chè chén linh đình này? Và nó “góp phần” như thế nào cho cuộc khủng hoảng “bội chi” không có điểm dừng, làm liên tục thâm hụt túi tiền người dân mà người ta gọi là “ngân sách nhà nước”? Điều mỉa mai là niềm tin “Đảng trong sạch” và niềm tin vào “cuộc chiến chống tham nhũng” của ông Trọng vẫn còn phổ biến hoặc được cố tình làm cho phổ biến.” (hết trích).

Những con số trong bài viết công phu của ông Kim có thể làm cho nhiều người ngạc nhiên, bất ngờ. Trong thể chế cộng sản, ngân sách và chi tiêu của đảng Cộng sản là điều bí mật, ký giả phải dày công tra cứu mới tìm thấy được một phần nhỏ như trên. Chuyện công khai là ở chỗ, mọi khoản chi tiêu của đảng đều được “ngân sách nhà nước” – tức là tiền đóng thuế của người dân và doanh nghiệp, tiền vay của các tổ chức nước ngoài – chi trả mà chính phủ không có quyền đòi hỏi bên đảng phải giải thích trình bày.

Bao nhiêu năm qua, ngoài chuyện áp bức và tước đoạt tự do của người dân, đảng Cộng sản còn mặc sức bóc lột tiền bạc của họ cho cuộc tiêu xài hoang phí của mình. Chưa kể rằng các tổ chức tay chân của đảng cũng thi nhau xà xẻo nguồn tiền ngân sách vốn đã èo uột của đất nước, dẫn tới tình trạng bội chi triền miên, đi vay để tiêu xài và gia tăng các biện pháp bóc lột dân chúng qua thuế, phí, lệ phí bủa vây người dân thấp cổ bé họng.

Ông Hồ Tế, khi còn là bộ trưởng tài chánh trong chính phủ Hà Nội, đã có lần than thở rằng ngân sách quốc gia cạn kiệt vì phải chi tiêu cho “bốn hệ thống” thay vì chỉ một hệ thống chính quyền như ở mọi nước khác. Ngoài hệ thống hành chánh thuộc loại đông đúc, cồng kềnh và lãng phí nhất thế giới, ngân sách nhà nước Việt Nam còn phải nuôi hệ thống đảng cộng sản, cũng cồng kềnh không kém; hệ thống Mặt Trận với các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… thậm chí các hội nhà văn nhà báo vô tích sự; và hệ thống “gia đình cách mạng” gồm các gia đình thương binh liệt sĩ thật và giả! Vì nhận xét này Hồ Tế bị tổng bí thư đảng lúc đó là Đỗ Mười đập bàn mắng nhiếc và sau đó bị cách chức vì một lý do vớ vẩn: tờ báo do bộ của ông chủ quản đăng một bản tin tài chánh không đúng ý tuyên giáo!

Đừng ngạc nhiên tại sao đã hòa bình xây dựng gần nửa thế kỷ – gấp đôi thời gian để Nhật Bản và Đức từ đống tro tàn của chiến tranh đứng lên thành cường quốc kinh tế, để Đài Loan và Nam Hàn hóa hổ hóa rồng – mà Việt Nam vẫn loay hoay trong nghèo đói, một phần lớn người dân vẫn vật vã chạy ăn từng bữa, không biết tới ngày mai. Những thành quả lao động sản xuất của người dân đã bị một thứ ký sinh trùng – có tên là đảng Cộng sản Việt Nam – hút cạn!

*

Bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng Cộng sản vẫn thường ca tụng các đại hội của đảng là “ngày hội lớn”. Quả là ngày hội của đảng và các đảng viên cao cấp. Còn đối với người dân, mỗi lần đại hội là thêm một lần họ tủi hổ và uất hận cho thân phận công dân hạng hai, vừa không tồn tại trong các toan tính của đảng, vừa phải nai lưng gánh vác chi phí cho “ngày hội lớn” ấy mà thực chất là những bữa tiệc máu chỉ dành cho những công dân thực thụ – những đảng viên cộng sản “thẻ đỏ tim đen” như lời nhà thơ Bùi Minh Quốc.

Một nỗi uất hận không hề nhỏ!
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phaodai »

Thảm Kịch

Trương Vũ


Tôi xuất thân từ miền Nam, lớn lên trong chiến tranh. Gần nửa đời sống trên quê hương, trải nghiệm hay chứng kiến bao thảm kịch kinh hoàng của đất nước. Nửa đời còn lại, sống tha hương. Nhìn lại cả khoảng đời dài, bỏ qua bên bao mất mát, bao tàn phá, bao cay đắng từ cuộc chiến cùng cách kết thúc của nó, tôi vẫn thấy mình có nhiều may mắn, như rất nhiều đồng bào khác đang sống ở Mỹ. Một trong những may mắn lớn nhất là đã được hưởng một nền giáo dục có tính khoa học và tính nhân văn cao của miền Nam Việt Nam, và sau đó, ở Mỹ. Rồi, sống và làm việc trong một xã hội nhân bản và đa sắc tộc.

Đối với những di dân Việt Nam phải rời bỏ đất nước mình cho một tương lai bất định, không thể quên những cái may mắn khác cùng với những ân sủng, những thông cảm, những đón nhận hào hiệp mà quê hương mới đã dành cho. Ở Mỹ, bắt đầu với chương trình đón nhận 130 ngàn tỵ nạn (con số này trong thực tế tăng lên khoảng 150 ngàn) theo quyết định của Tổng Thống Gerald Ford vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, kể từ đầu năm 1977, khi hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam bất kể sống chết rời bỏ quê hương, đương đầu với bao thảm kịch trên Biển Đông, Tổng Thống Jimmy Carter đã ra lệnh cho hải quân Mỹ phải cứu vớt, giúp đỡ họ và đưa đến nơi an toàn. Ông cũng kêu gọi các quốc gia khác tiếp tay đón nhận người tỵ nạn VN, đồng thời quyết định tăng gấp đôi số di dân được nhập cảnh và mở rộng chương trình giúp đỡ người tỵ nạn hội nhập vào xã hội Mỹ. Quan trọng nhất là quyết định phối hợp với Liên Hiệp Quốc và chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình Ra Đi Trong Trật Tự ODP (Orderly Departure Program) vào năm 1979, giúp đoàn tụ những gia đình chia cách. Kế tiếp là một nỗ lực phi thường của Thượng Nghị Sĩ John McCain, đưa đến kết quả thành công của chương trình HO (Humanitarian Operation) giúp các cựu sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo từ ba năm trở lên, và gia đình họ, được rời Việt Nam sang Mỹ.

Từ một xã hội luôn phải xưng tụng lãnh tụ, luôn phải nhứt trí với chính quyền, tôi càng ấn tượng với nếp sống tự do và dân chủ ở Mỹ, dù sống và làm việc trong thời kỳ tổng thống thuộc đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ. Chính cái nếp sống đó, cái xã hội đó, cùng với những nền giáo dục đã hấp thụ giúp tôi được sống thực hơn với chính mình. Và, ý thức rõ hơn cái quyền của con người được sống một đời có phẩm cách. Nghĩa là, được sống và hành xử theo lương tri, theo nhân sinh quan của mình và tôn trọng quyền của người khác cũng được sống như vậy. Trong suốt hơn bốn mươi năm, từ ngày đặt chân đến Mỹ, giữa bạn bè, hay cả trong gia đình, vẫn luôn có những tranh biện sôi nổi về những chọn lựa khác nhau. Nhưng, những tranh biện đó thường diễn ra trong không khí lành mạnh, lắng nghe, thuyết phục, tôn trọng sự thật, và tôn trọng sự khác biệt về quan điểm. Những đổ vỡ thật ra cũng có nhưng không nhiều và không trầm trọng. Chính những khác biệt về quan điểm làm nên sức mạnh của xã hội. Trong một xã hội tự do, dân chủ, mọi quan điểm khác biệt, trong bất cứ lãnh vực nào, có thể được chấp nhận hay không, được đánh giá cao hay thấp, nhưng nó không thể tạo nên kẻ thù. Càng không thể tạo nên “kẻ thù của nhân dân” như tôi từng kinh động trong những ngày còn ở lại trên quê hương sau khi chiến tranh chấm dứt.

Dĩ nhiên, xã hội Mỹ không phải lúc nào cũng hoàn toàn lý tưởng như vậy. Cũng có lúc này lúc khác. Nhìn chung, suốt qua bao thập kỷ, nó luôn luôn là một quốc gia đứng hàng đầu về khả năng thu hút tài năng của thế giới. Chính sự thu hút đó làm nước Mỹ càng mạnh hơn, giàu hơn, đẹp hơn, và trở thành siêu cường số một. Tuy nhiên, trong thời gian vài năm gần đây, và đặc biệt khi càng đến cận ngày bầu cử 3 tháng 11 năm 2020, nước Mỹ khác hẳn trước. Cả thế giới nhận thấy điều đó. Tốt hơn hay xấu hơn, tùy cách nhìn, nhưng quả thật, có khác. Khác nhiều. Những đối chọi về chính trị, xã hội, và cả về khoa học đang trở nên trầm trọng một cách đáng báo động. Không thể không nhìn thấy sự chia rẽ sâu sắc ở mức độ có khả năng tạo nên những thù hận rất khó hòa giải. Nỗ lực để hồi phục lại một không khí lành mạnh như đã từng hiện hữu dài lâu ở Mỹ, như đã nhắc đến trên đây, sẽ phải là một nỗ lực phi thường. Cần rất nhiều, rất nhiều thời gian, thông cảm, và kiên nhẫn.

Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn. Ở đây, tôi không nhằm phê phán ai đúng hơn ai sai hơn. Tôi cũng không nhằm đưa ra những phân tích cá nhân về lý do khởi nguồn. Tôi chỉ muốn trình bày cái thấy của mình về những gì đang xảy ra và nhận định về các hậu quả mà tôi cho là vô cùng tai hại cho cộng đồng. Tai hại ở mức độ của một thảm kịch.

Về tình trạng phân hóa của cộng đồng, mỗi người trong chúng ta đều thấy. Nhiều lắm. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu ra một dữ kiện điển hình. Nhân đọc bài “BS Fauci khuyên dân Mỹ ẩn mình chống Covid mùa Thu, Đông sắp tới” trên diễn đàn VOA Tiếng Việt ngày 12/09/2020, tôi đọc được những dòng bình luận sau đây của một độc giả về BS Anthony Fauci:

“Lại là thằng chó già chuyên thọc gậy bánh xe. Hơn lúc nào hết người dân Mỹ cần sinh hoạt bình thường để đi làm, đi học, vui chơi giải trí. Cứ nhè lúc tình hình bớt căng thẳng thì thằng chó này lại gây hoang mang. Mà cha nó, từ lúc có dịch bệnh tới nay chỉ thấy nó bàn ra không thôi còn chưa thấy nó đưa ra được một biện pháp cụ thể nào! Nói kiểu nó thì đứa thất học nói cũng được…”

BS Anthony Fauci là chuyên gia hàng đầu của Mỹ và của cả thế giới về bệnh nhiễm trùng. Ông phụ trách Trung Tâm Quốc Gia Chống Bệnh Nhiễm Trùng của Hoa Kỳ từ 1984 đến nay, trải qua sáu đời Tổng Thống. Ông cũng là vị bác sĩ tận tình chữa trị Ebola cho nữ y tá gốc Việt, Nina Pham, vào năm 2014. Ông cũng đã giúp chận đứng thành công đại dịch Ebola ở Mỹ. Tôi thật sự kinh hoàng khi đọc những dòng chữ trên đây. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam tôi thường có cảm giác ghê rợn khi nghe từ đài phát thanh Hà Nội những từ ngữ dành cho những lãnh tụ chính trị của miền Nam, đại khái như, “thằng Diệm”, “thằng Thiệu”, v.v... Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ đọc được những lời lẽ tương tự như những lời lẽ ghi trên dành cho bất cứ một khoa học gia nào bên này hay bên kia chiến tuyến, trên một diễn đàn có tầm cỡ như VOA Tiếng Việt, kể cả trên các báo lá cải.

Nếu theo dõi những bài vở, những lời lẽ công kích nhau trên báo Việt, trên Internet, trên một số đài phát thanh tiếng Việt, trên các mạng xã hội, khó ai không nhận ra những rạn nứt sâu đậm trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ. Kinh hoàng hơn, khi nhìn một số video clip về cảnh chửi bới hung hãn chưa từng thấy khi hai phe vận động bầu cử của người Việt chạm trán nhau. Chia rẽ hay công kích luôn luôn có trong bất cứ cuộc bầu cử nào trong một quốc gia tự do, dân chủ. Tuy nhiên, chưa bao giờ tệ hại như trong cuộc bầu cử này, trong cộng đồng Việt Nam. Ở đây, biểu lộ sự khác biệt không còn là một biểu hiện giá trị của tự do, dân chủ, hay của nhân bản, của lý trí mà rất lắm khi chỉ là biểu hiện của nông cạn, ngạo mạn và hoang tưởng. Nó không làm nên sức mạnh của cộng đồng. Nó tàn phá cộng đồng và tàn phá nhân cách. Nó chia rẽ gia đình, chia rẽ bạn bè, chia cách thế hệ này với thế hệ khác. Nếu cứ tiếp tục, sẽ vô cùng khó để hàn gắn. Nó cần được chấm dứt.

Cách đây vài tuần, tôi đọc được lời nhắn gởi cho một người thân trong gia đình. Đại ý của lời nhắn là nếu bạn bỏ phiếu cho ứng cử viên X và ứng cử viên X đắc cử, bạn sẽ phải ân hận suốt đời. Những lời nhắn với nội dung như thế này, tôi cũng từng được nhận và nghe khá nhiều. Do đó, tôi muốn nhân đây đưa ra một góp ý. Nếu tôi bầu cho một ứng cử viên X nào đó chỉ nên là vì tôi dựa vào sự hiểu biết của tôi về X, và dựa trên quan điểm chính trị, xã hội, văn hóa, v.v... của tôi. Tôi có thể sai, dĩ nhiên. Cũng giống như mỗi người trong chúng ta đều có thể sai, có thể đúng. Ngay cả sự lên tiếng vào ngày 2 tháng 9 năm 2020 của 81 nhà khoa học và trí thức Mỹ đoạt giải Nobel trong đó có đề nghị “những lãnh tụ chính trị nên tôn trọng các giá trị của khoa học khi làm chính sách”, cũng có thể sai. Cũng giống như chuyện tạp chí khoa học The Scientific American đã mới đây phá vỡ một truyền thống đã giữ suốt 175 năm để lên tiếng ủng hộ một ứng cử viên nào đó, là một sai lầm. Riêng tôi, nếu sai, tôi có thể buồn, có thể tự điều chỉnh mình để có những quyết định đúng trong tương lai. Nhưng chắc là không có chuyện ân hận suốt đời. Trừ phi, sau đó, tôi nhận ra rằng cái quyết định sai lầm của mình chỉ vì mình đã dựa trên sự thiếu hiểu biết, dựa trên sự tin tưởng mù quáng vào người khác, hay, dựa trên những định kiến, dựa trên những cái không hay vốn tiềm ẩn trong chính con người mình. Dầu sao, trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều tốt nhất là không tiếp tục nuôi dưỡng sân hận, cho chính mình hay cho người khác, chỉ vì kết quả không như ý từ một cuộc bầu cử.

Trong cái không khí rất không bình thường của cuộc bầu cử này, cuối cùng rồi tôi phải tự đi tìm cho mình và người thân của mình những cái phao cho những niềm tin tốt đẹp vào tương lai. Tôi nghĩ đến cái cách kết thúc cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ cách đây 155 năm. Tôi cũng nghĩ đến một vài cuộc tranh biện chính trị mà tôi đang theo dõi hàng tuần trên truyền hình Mỹ.

Nội chiến Nam Bắc trong thế kỷ 19 dưới thời Tổng Thống Abraham Lincoln là một thảm kịch của nước Mỹ. Tuy nhiên, cách kết thúc của nó, nói đúng ra, cách ứng xử giữa vị chỉ huy phe thắng trận (tướng Ulysses Grant) và vị chỉ huy phe bại trận (tướng Robert Lee) đã giúp nước Mỹ xây dựng lại nhanh chóng từ những chia rẽ, đổ vỡ kinh hoàng trong nội chiến. Thắng hay bại, Grant và Lee có những nhân cách lớn. Nội chiến Việt Nam là một thảm kịch. Bi đát hơn nữa là vì nó không được kết thúc như nội chiến Mỹ. Lãnh tụ chính trị và quân sự của hai phe Việt Nam có thể giỏi hay dở, khôn hay dại nhưng không hề có nhân cách lớn.

Về nội tình nước Mỹ hiện nay và đặc biệt khi theo dõi những tranh luận chính trị giữa hai phe trong cuộc bầu cử, khó ai lạc quan về những gì sẽ đến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hy vọng. Tôi thường theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình giữa Jennifer Granholm và Scott Jennings. Jennifer Granholm, thuộc đảng Dân Chủ, tốt nghiệp cử nhân ở Berkeley và tốt nghiệp luật ở Harvard, là người đàn bà đầu tiên đắc cử Thống Đốc Michigan (2003-2011). Scott Jennings, thuộc đảng Cộng Hòa, tốt nghiệp cử nhân ở University of Louisville, thường trú Học Viện Chính Trị của Đại học Harvard (2018), Phụ Tá Đặc Biệt (2005-2006) của Tổng Thống George Bush. Trong những tranh luận chính trị, cả hai đều bênh vực quyết liệt các chính sách hay nhân vật chính trị của đảng mình, nhưng luôn giữ một cung cách rất trí thức, rất hòa nhã với nhau. Không thấy họ đem những sự kiện không có thật vào tranh luận. Cũng không thấy họ dùng những phương thức hạ cấp để thủ thắng. Nếu bị thuyết phục, họ mỉm cười, hoặc im lặng, hoặc gật đầu. Tôi tin rằng, nước Mỹ sẽ qua được những vấn nạn của họ nhờ những con người như vậy.

Trở lại chuyện cộng đồng chúng ta, tôi chỉ có một đề nghị:

Hãy đi bầu.
Bầu theo lương tri.
Chấp nhận kết quả bầu cử.
Xem kết quả như cách kết thúc hoàn toàn một cuộc chiến.



Trương Vũ
Maryland, tháng 10 năm 2020
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by bichphuong »

Image

Không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luồn cúi đế quốc ban phát dân chủ!
Âu Dương Thệ
(Danlambao) - Ít ngày trước đây báo điện tử Bauxitvn đã đăng lại bài “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của 14 chuyên viên VN ở nước ngoài đã gởi cho Bộ chính trị ĐCSVN ngày 8.9.2011 với bài giới thiệu của GS Nguyễn Đình Cống. * GS Nguyễn Huệ Chi có đề nghị với các thân hữu, trong số này có người viết, góp ý kiến về bài nói trên. Chúng tôi đã chuyển lại một số nhận xét. Ông Cống đã có nhã ý trả lời trên báo Tiếng dân.

Để dư luận có thể theo dõi đầy đủ, chúng tôi gởi lại toàn văn bài nhận định về bài nói trên:

Thân gửi GS Nguyễn Huệ Chi và các thân hữu

Rất cám ơn anh Huệ Chi đã gởi để thông tin và yêu cầu góp ý kiến về bài “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của 14 chuyên viên đã gởi cho Bộ chính trị ngày 8.9.2011. Người đứng đầu Bộ chính trị từ đó đến nay vẫn là Nguyễn Phú Trọng, một thủ lãnh cực kỳ bảo thủ, độc tài tàn bạo và tham quyền lì lợm.

Nay đã sau hơn 9 năm những đề nghị của anh em “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”, chúng ta hãy bình tâm và dùng trí tuệ để cùng nhau nghiêm túc xem kết quả những đề nghị này như thế nào? Có phải là “báu vật của đất nước”, như đã từng có người nói hay không?

Trong phần nhận định về tình hình đất nước nhiều mặt -từ các tệ trạng trong giáo dục, tham nhũng, chà đạp nhân quyền, quốc doanh phá sản... tới cúi đầu trước Bắc kinh và cả nguyên nhân đưa tới các tệ trạng lên là do chủ nghĩa Marx-Lenin. Những nhận định này phần lớn đúng, nhiều cá nhân và tổ chức dân chủ trước đó cũng đã lên tiếng. Nhưng các GIẢI PHÁP của 14 anh em này nêu ra để giải quyết những tình hình rất xấu và rất nguy hiểm này lại cực kỳ sai lầm!

Thật vậy, điều hết sức kinh ngạc là, khi đưa ra các giải pháp để chấm dứt những sai lầm và giải trừ độc tài, đàn áp thì một mặt các anh em này yêu cầu “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước”. Nhưng mặt khác, khi tìm giải pháp xem TỔ CHỨC nào, và NGƯỜI nào có thể thực hiện tốt việc này thì 14 người này lại đã gửi trọn niềm tin vào ĐCSVN và Bộ chính trị khi ấy: “Chúng tôi cho rằng, ở thời điểm này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực hiện được cuộc cách mạng này”!!!

Chẳng những thế, một mặt họ đòi hỏi “phải triệt để thực hiện dân chủ”, nhưng thực hiện trên cơ sở PHÁP LÝ nào? Họ đã trả lời là “đúng như quy định của Hiến pháp và đúng như trong Cương lĩnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra”! Khi đưa ra đề nghị này họ biết rằng, đó là ủng hộ việc tiếp tục duy trì “Điều 4 của Hiến pháp” để ĐCSVN độc quyền toàn diện và thực hiện “Cương lĩnh Chính trị 2011” theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Nguyễn Phú Trọng là tác giả chính! (Những câu trong “...” trích từ trong “Ý kiến chúng tôi...”)

Như thế họ tin tưởng rằng, GIẢI PHÁP thực hiện cuộc cách mạng mới do họ đề nghị, về mặt TỔ CHỨC thì cứ giữ nguyên tình trạng hiện nay là chế độ độc đảng, cùng với với Hiến pháp 1992 và Cương lĩnh Chính trị 2011 theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Còn về mặt NGƯỜI thực hiện, họ chờ đợi và tin tưởng rằng, các vua tập thể CS -những người suốt đời chỉ biết độc tài, đàn áp và tham nhũng- sẽ “tự thay đổi để lãnh đạo dân tộc bước vào một thời đại mới” đưa đất nước chúng ta tới dân chủ, tự do, phú cường và chống được ngoại xâm phương Bắc!!!

Nay hơn 9 năm đã trôi qua, hãy bình tâm và nghiêm túc nhìn lại xem, từ khi 14 anh em đưa ra đề nghị “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” thì nhóm lãnh đạo CSVN từ Đại hội 11 (1.2011) dưới quyền của Nguyễn Phú Trọng đã có tự mình thực hiện dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, chấm dứt cúi đầu trước Bắc kinh, như các anh em này đã tin tưởng và đề nghị? Hay nhân dân ta đang càng phải sống dưới sự kìm kẹp và đàn áp tàn bạo của những người vẫn tôn thờ Marx-Lenin như thánh sống và vẫn tin rằng, “tình hình biển Đông không có gì mới” mặc dù Tập Cận Bình – Nguyễn Phú Trọng gọi là “Bạn”- đang công khai biến các hải đảo chiếm được thành các pháo đài trên biển Đông để chiếm đoạt tài nguyên, giết hại ngư dân, đe dọa trực tiếp chủ quyền và độc lập của VN và hòa bình trong khu vực?!

Tình hình mọi mặt của VN chúng ta sau hơn 9 năm ra đời các đề nghị trong “Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” đã cho thấy càng xấu, càng tồi tệ và cực kì nguy hiểm! Nó diễn ra hoàn toàn ngược lại với các GIẢI PHÁP họ đề nghị! Vì sao?

Khi đưa ra các GIẢI PHÁP trên những anh em này đã đi vào những sai lầm căn bản. Trong đó một số qui luật trong chính trị đã không được nghiêm túc để ý. Đó là:

1. TỔ CHỨC ĐỘC TÀI và CÁ NHÂN ĐỘC TÀI không thể tự ý thực hiện dân chủ. Ai tin hay chờ đợi như vây là ngồi chờ sung rụng, mơ mộng viển vông!

2. Nhà cầm quyền nào tàn phá nội lực, đàn áp và chia rẽ nhân dân thì không thể chống ngoại xâm, cũng không thể mang lại tự do dân chủ cho nhân dân và phú cường cho đất nước.

3. Muốn “Thoát Trung thì phải thoát Cộng”! Không có con đường khác. Tiêu chí sáng suốt này đang trở thành tiếng gọi chung thúc giục lương tâm và trí tuệ của những người dân chủ VN ở trong và ngoài nước.

4. Lòng yêu nước chín chắn không thể chỉ bằng tấm lòng mà còn phải được soi sáng bằng trí tuệ. Có như vậy mới tránh được những lợi dụng của những phù thủy chính trị lão luyện từ Hồ Chí Minh tới Nguyễn Phú Trọng suốt trên 75 năm qua. Trải qua mấy thế hệ và mấy triệu đồng bào đã bị hi sinh, để cuối cùng mọc lên một chế độ toàn trị độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử VN!

Các thủ đoạn tàn bạo với nhân dân, điển hình mới nhất như vụ thảm trạng Đồng Tâm, và đàn áp bao nhiêu người dân chủ bất bạo động, gần đây như nhà báo Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và TS Phạm Chí Dũng... chứng minh rằng, chừng nào còn chế độ độc đảng thì không chỉ có một Nguyễn Phú Trọng mà còn nhiều Nguyễn Phú Trọng khác cũng độc tài, gian ác với dân và khiếp nhược trước đế quốc Bắc kinh!

Có lòng (tình cảm) là một điểm tốt, nhưng nếu biết dùng trí tuệ (lí trí) để soi sáng con đường đi thì càng rất quí. Các anh em này đều có bằng cấp cao, nếu họ biết sử dụng kiến thức và nghiêm túc đưa ra các nhận định và đề nghị về những giải pháp sáng suốt và khả thi cho đất nước thì có thể đóng góp hữu ích và tích cực vào cuộc vận động chung cho dân chủ của các giới ở trong và ngoài nước.

Muốn có dân chủ thì phải có những người dân chủ sáng suốt, các tổ chức dân chủ vững vàng và xây dựng những lực lượng dân chủ hùng mạnh! Không thể trông chờ hay van xin những kẻ độc tài và luồn cúi đế quốc ban phát dân chủ!

Chân thành góp ý và thân chúc tất cả mọi sự tốt lành vượt qua mùa đại dịch.

____________________________

* Hơn 9 năm trước chúng tôi đã có bài phân tích bản nhận định của 14 anh em trên, với những cảnh báo rất rõ ràng. Xem: http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/14nhakhoabang.htm

Thân mời xem thêm hai tập sách trên 700 trang vừa phát hành cuối năm 2019: Việt Nam “Đổi mới”?! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Trong đó phân tích, nhận định và tổng kết trên 30 năm gọi là “Đổi mới” của chế độ toàn trị từ Nguyễn Văn Linh tới Nguyễn Phú Trọng.


15.10.20
Âu Dương Thệ
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phaodai »

Đoạn 1 của “Show Trump” ở Nhà Trắng đã hạ màn:
Cái giá mà nước Mỹ phải trả


Tác giả: Peter Winkle
Dịch giả: Nguyễn Văn Vui


02-11-2020https://baotiengdan.com/wp-content/uplo ... 11/0-1.jpg

Image
Biếm họa về Donald Trump
Thứ Ba này sẽ quyết định xem Donald Trump có được tái cử hay không. Những người ủng hộ Trump cho rằng, ông ta đã thực hiện các lời hứa hẹn. Nhưng liệu việc cai trị một nước có thể thay thế được bằng những màn trình diễn Reality-TV Show hàng ngày hay không, điều này đáng nghi ngờ lắm.

Trong chính trị người ta luôn luôn đặt câu hỏi: Điều nào là quan trọng hơn? Lúc mà tay tài phiệt ngành bất động sản và cũng là bầu chạy sô Reality-TV ở New York là Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ bốn năm trước đây, nhiều người bỏ phiếu cho ông thừa biết rằng, họ đã bầu cho một tay nói láo khét tiếng, một kẻ lừa đảo kỷ lục và một tên khoe khoang, khoác lác. Nhưng vì nhiều lý do khác đối với họ quan trọng hơn, cho nên họ vẫn cứ dồn phiếu cho ông ta, thay vì bịt mũi và quay lưng đi chỗ khác.

“Liên minh của Trump” đã thu lợi nhiều

Liên minh rộng rãi này bao gồm rất nhiều nhóm lợi ích trong xã hội: Đó là những người theo chủ nghĩa tự do, muốn giải phóng nền kinh tế khỏi vòng vây nghẹt thở của các quy tắc dân chủ và sưu cao thuế nặng. Đó là những người bảo thủ và ngoan đạo cổ hủ, muốn dùng các thẩm phán bảo thủ để xây dựng một bức tường thành chống lại những phát triển chính trị-xã hội mà họ cảm thấy bị đe dọa, như hôn nhân đồng tính, xóa bỏ ranh giới giới tính, phá thai. Đó là những người theo chủ nghĩa tự do, lúc nào cũng muốn hạn chế nhà nước trong những làn ranh thật hẹp. Đó là những người bị bỏ rơi lại phía sau bởi các thay đổi cơ cấu kinh tế và toàn cầu hóa, muốn được công nhận và coi trọng, cũng như muốn có một viễn tượng tương lai cho mình.

Và đó là những người chống đối di dân, những người theo chủ nghĩa bế môn tỏa cảng, chủ trưng đóng cửa biên giới và muốn tập trung lại sức mạnh của Mỹ vào nước của họ, bởi vì họ lo sợ rằng càng kéo dài, càng chia 5 xẻ 7 ra toàn thế giới, thì nội bộ Mỹ sẽ không thể phát triển hài hòa được với tiềm năng kinh tế của đất nước.


Các thành phần trong liên minh ô hợp này có một số lý do để nói rằng các nỗ lực của họ là xứng công, bởi vì họ đã thu rất nhiều lợi lạc trong bốn năm qua. Để có những kết quả này, thì việc họ bỏ phiếu cho Trump là quan trọng hơn những khiếm khuyết quá rõ ràng về tư cách và đạo đức của ông ta, quan trọng hơn sự bất lực về tài năng lãnh đạo đất nước của ông ta. Vấn đề là, khi tính sổ để tìm những lợi điểm đó, người ta phải chấp nhận khấu trừ khá nhiều những điều chính yếu thuộc về nguyên tắc.

Khó khăn trong việc kiểm điểm thành tích nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump nằm ở chỗ có quá nhiều kết quả trái ngược với nhau, nhiều điều chỉ có tính hời hợt hoặc thậm chí còn phản tác dụng về đường dài. Và hầu hết các thành quả – chắc chắn, Trump đã có một số thành quả – đều bị các thất bại kèm theo, to lớn hơn, nuốt chửng mất.

Cá tính của Trump đã bao trùm lên mọi thứ

Có người ví von, Trump hình như đã chuyển một hiện tượng cơ học lượng tử sang lãnh vực chính trị: Ông ta có thể cùng một lúc có mặt ở hai vị trí khác nhau, và có hai lập trường khác nhau cùng vào một thời điểm. Nói cách khác, đó là một loại tâm thần phân liệt về mặt chính trị, khi ông ta vừa muốn đứng ở vị thế cầm quyền và vừa muốn đứng ở vị thế của phe nổi dậy. Ngoại trừ công việc làm ăn của mình trong tập đoàn Trump Organization, thì Trump luôn thể hiện mình là một kẻ thích gây gổ và nổi loạn. Một cách thường xuyên và vô ý thức, ông ta đã thay đổi ý kiến và quan điểm của mình như chong chóng – đôi khi duy nhất chỉ vì muốn chống lại một người mà ông không hợp ý.

Trong trường hợp cá nhân Trump, cách hành xử này không có gì là mâu thuẫn cả, vì dường như ông ta không có bất cứ niềm tin nào cao hơn cái tôi của ông ta cả. Điều này lý giải tại sao ông ta vừa khẳng định một điều gì đó, nhưng ngay sau đó ông ta lại tranh luận ngược lại. Lối suy nghĩ và hành xử này được duy trì trong suốt nhiệm kỳ qua. Đa phần nó là nguyên nhân của sự hỗn loạn liên miên trong Nhà Trắng 4 năm qua, là lý do làm bạn bè bị hắt hủi, làm đối thủ bị gài bẫy và làm mất đi bao nhiêu người có năng lực và đầy cương nghị, không sớm thì muộn.


Đối với một tổng thống Mỹ điều này không phải là vô hại. Trump luôn tự nhận mình là một người bất nhất, không kiên định, và ông ta luôn luôn sống theo kiểu đó. Với phong cách làm việc này, ngay cả những liên minh và đồng minh xứng đáng cũng phải rút về vị trí hàng phía sau. “Nước Mỹ trên hết” có nguy cơ trở thành “Nước Mỹ đơn độc”, như bi kịch về thỏa thuận hạt nhân với Iran đã chứng minh rất rõ. Trump đã gộp các đồng minh Đức, Pháp và Anh vào chung một rọ cùng với Trung Quốc và Nga. Về lâu về dài điều đó không thể nào có lợi cho cường quốc Mỹ được.

Có rất nhiều ví dụ về việc bắt cá hai tay của Trump. Nhiều lần ông ta kể công đối với người da đen và người Latinh, khoe khoang các chính sách hỗ trợ của chính phủ mình cho họ, nhưng chỉ để liền sau đó là quy chụp hai nhóm dân cư này bằng những lời phỉ báng trực tiếp và gián tiếp mà thôi. Trump có thể vỗ vai ra vẻ bồ bịch với người Mỹ gốc Phi, nhưng đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với những kẻ thượng tôn da trắng, phân biệt chủng tộc và bạo động. Ông ta cũng có thể cứ chửi rủa người Mexico là những kẻ hiếp dâm và buôn lậu ma túy, nhưng đồng thời cũng có thể nhe răng cười và tuyên bố người Mỹ Latinh là quan trọng như thế nào trong cuộc tranh cử của ông ta.

Cá tính của Trump đã phủ một bóng đen dài lên mọi thứ mà ông ta đã làm trong nhiệm kỳ của mình. Ông ta rất nhanh nhậy với các chủ đề giật gân, những chuyện gây phân cực và không ngại ngùng dùng chúng cho những mục đích phô trương rẻ tiền của mình: Điều quan trọng là việc chính ông ta là người đang đưa ra các tin giật gân ấy. Trong cái bóng dài này người ta còn tìm thấy nhiều chuyện rất cần được xem xét kỹ hơn – như việc chống lại đại dịch coronavirus với những khiếm khuyết chết người của nó. Trump hiện đang coi dịch bệnh này là thủ phạm duy nhất cho tất cả các vấn đề của mình. Nhưng thật ra không phải vậy đâu. Thành tích mà ông ta thường tự phụ, thực ra đã bị trầy xước nặng nề trước cả đại dịch rồi.

Bắc Kinh và Moscow là bạn hay thù của Trump?

Công lao không nghi ngờ của Trump là ở Mỹ ngày nay – và ngày càng ở nhiều nước phương Tây – người ta nói về Trung Quốc khác với cách đây 4 năm. Đã đến lúc Mỹ phải nhìn nhận một sự thật phủ phàng là Trung Quốc không thèm đếm xỉa gì đến các luật chơi mà Mỹ đã đặt ra chung với các đồng minh và đối tác trong vài thập kỷ qua. Đó là cung cách mà Trung Quốc đối xử với các dân tộc thiểu số và các lực lượng đối lập, đó cũng là cách nó ứng xử trong thương mại thế giới. Với sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự, Trung Quốc muốn biến mình thành một trung tâm có thể định hình thế giới theo mô hình của Tàu. Nó dùng mọi phương tiện có được để giành lấy mục tiêu.

Từ lâu Trump đã có thái độ hoài nghi đối với Trung Quốc. Thậm chí ông ta còn cáo buộc Bắc Kinh gây ra đại dịch Covid-19 cho nhân loại là có chủ đích, mục tiêu cuối cùng là làm suy yếu nước Mỹ. Nhưng sự thật là nhiều quốc gia công nghiệp phát triển khác đã cho thấy rằng dịch bệnh có thể được đối phó tốt hơn đáng kể so với Hoa Kỳ. Và cách đây không lâu những lời của Trump về Tập Cận Bình và về Trung Quốc nghe ra rất khác với hôm nay: Năm 2017 Trump khen không ngớt lời “người bạn thân Tập” của mình, khi Tập đến thăm khu nghỉ dưỡng “Mar-a-Lago” của tập đoàn Trump ở Florida (được Trump mệnh danh là tòa “Bạch Ốc mùa đông”).


Và chỉ mới đầu năm nay, việc xử lý dịch bệnh của Tập Cận Bình còn được Trump ca ngợi tít mây xanh. Sau khi “chiến tranh thương mại” bùng nổ với Trung Quốc, Trump không ngừng nói bóng nói gió về một viễn cảnh thỏa hiệp sắp xảy ra với Bắc Kinh, đến nổi nhiều người nghi ngờ, liệu Trump có nghiêm túc giữ đường lối chống Tàu của mình hay không, hay là ông ta sẽ vứt bỏ mọi thứ để đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.

Trong khi đó, đối với ông chủ điện Kremlin là Vladimir Putin thì Trump đã bày tỏ một thái độ cuồng mê thô thiển và dễ dãi khó hiểu, trong khi Putin không hề bỏ qua một cơ hội nhỏ nhoi nào để gây bất ổn cho Mỹ và các đồng minh. Nhìn chung, không phải là Mỹ không có chính sách cứng rắn với Moscow. Nhưng chính Trump đã phá hoại chính sách đó, lần này quan lần khác, bằng những hành động và lời nói của mình. Cho đến nay, Trump vẫn không chịu thừa nhận sự thật rằng Putin đã giúp ông ta trong năm 2016 và sẽ giúp ông ta một lần nữa năm 2020 này, chỉ vì chính Putin muốn làm suy yếu nước Mỹ và nền dân chủ Mỹ.

Huyền thoại hòa bình ở Trung Đông

Một thành tích khác của Trump là việc đưa ra một huyền thoại cho rằng ở Trung Đông đang có tiến trình hòa bình. Trump huênh hoang tuyên bố đã tạo ra một bước đột phá trong cuộc xung đột mà tất cả mọi người trước ông ta đều thất bại. Đúng, việc thiết lập quan hệ giữa Israel và một số quốc gia Ả Rập là điều đáng hoan nghênh và cả thế giới sẽ thở phào nhẹ nhõm nếu vết thương hằn sâu hơn 70 năm qua có thể lành lại qua một nền hòa bình được tất cả các bên yểm trợ. Nhưng đó rất tiếc không phải là trường hợp ờ đây. “Nền hòa bình” ở Trung Đông không được hình thành qua thương lượng, mà phần lớn là do mệnh lệnh, và điều này làm cho nó dễ bị tan vỡ.

Trong một thỏa thuận tam giác, vài quốc gia Ả Rập đã nhận được thứ gì đó từ Mỹ để bỏ rơi Palestine và ủng hộ Israel. Việc này được các bên chấp thuận trong bối cảnh địa-chính trị hiện nay, trong đó Iran là kẻ thù chung của nhiều tác nhân khác nhau. Nhưng thỏa thuận này để lại tại địa điểm xung đột chính – xung đột giữa người Israel và người Palestine – một tình huống làm cho người ta phải liên tưởng đến hoàn cảnh của người Bantustans dưới chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trước kia. Ý tưởng tạo các biệt khu cho những công dân hạng hai có thể có sự hấp dẫn nào đó trong ngắn hạn, nhưng nó không thể tồn tại về lâu về dài được.


Đảng Cộng Hòa từ bỏ các nguyên tắc không được ưa chuộng

Trong nội bộ nước Mỹ, Trump đã kích hoạt một sự dịch chuyển các mảng kiến ​​tạo, mà người ta chưa thấy kết thúc. Cho dù sự đắc cử của ông ta năm 2016 chỉ nhờ một kết quả ngẫu nhiên của vài chục nghìn lá phiếu, nhưng việc đi lên của ông ta không phải là một sự ngẫu nhiên. Trong số hàng loạt các ứng cử viên tổng thống, Trump là người duy nhất cảm nhận được nỗi tức giận, sự cay đắng và tình cảm chán chường của hàng triệu cử tri Mỹ và biến họ trở thành đối tượng trọng tâm của chiến dịch tranh cử và nhiệm kỳ tổng thống của mình. Đảng Cộng Hòa (GOP) lâu nay là đảng của doanh nghiệp, của phe làm kinh tế, nay theo một cách nhìn nào đó, nó đang trở thành đảng của những người dân bị thiệt thòi.

Nhưng điều đó cũng có cái giá của nó. Theo quy luật của đảng Cộng Hòa trước thời Trump, nợ nần là thứ gì rất quỷ quái. Họ luôn luôn chống lại sự thâm hụt ngân sách, không những dưới thời Obama mà còn dưới thời chính quyền Bush nữa. Họ vô cùng lưu tâm đến các khoản chi cố định, chẳng hạn như chi phí cho an sinh xã hội. Theo quan điểm chung của đảng Cộng Hòa, thì các cơ sở phúc lợi xã hội này trước sau gì cũng sẽ lao vào vực thẳm tài chính và kéo theo cả ngân sách nhà nước. Các thế hệ tương lai sẽ không những bị lừa bởi những hứa hẹn chăm sóc tuổi già và chăm sóc sức khỏe mà thôi, họ còn phải hứng chịu cả núi nợ nần, đè dẹp mọi triển vọng của họ về thịnh vượng và sáng kiến kinh doanh.

Hàng hàng lớp lớp các kinh tế gia và lý thuyết gia đã củng cố các lời răn đe này trong nhiều năm trời. Nhưng chỉ trong mấy tháng qua, tòa nhà lý thuyết đồ sộ này đã sụp đổ cái rụp. Bỗng nhiên các khoản thâm hụt ngân sách kỷ lục được phất tay cho qua, như thể chúng không là cái gì cả. Trump đã lý luận với những người Cộng Hòa rằng nếu mấy bạn muốn thắng cử, thì mấy bạn phải dẹp bỏ bớt những nguyên tắc không được ưa chuộng đó.

Những người Cộng Hòa đã học được bài học này và cũng áp dụng trong việc phê chuẩn thẩm phán mới vào Tối cao Pháp viện. Họ đã nuốt lời nói của chính mình trước đây 4 năm, đạp lên những nguyên tắc đạo đức chính trị mà chính họ đã đưa ra để từ chối không phê chuẩn ứng viên Merrick Garland, được TT Obama bổ nhiệm 8 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống 2016. Trong tuần qua, trong một nỗ lực không có tiền lệ, nhằm ảnh hưởng lên quyền tài phán trong nhiều năm tới, Trump và phe Cộng Hòa đã dùng mọi sức để đẩy quy trình phê chuẩn bà Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện 9 người, nâng tỉ lệ các thẩm phán bảo thủ so với tiến bộ, lên 6:3. Qua hành động này Trump và phe Cộng Hòa không che giấu việc muốn biến quyền tài phán của Tối cao Pháp viện thành một trò chơi chính trị. Điều này chắc chắn không giúp ích chút nào cho một cơ quan tư pháp độc lập, một cơ quan tối cao của quốc gia.

Trump đã phát hiện “những người bị bỏ rơi”…

Trước thời Trump ra ứng cử, nền công nghiệp của Mỹ từ lâu đã trên đà thoái hóa và co cụm lại do hệ quả của quá trình toàn cầu hóa và tự động hóa, tuy nhiên việc này đã được mọi người nhún vai chấp nhận, xem đó như là hậu quả bất khả kháng. “Mọi người” ở đây ám chỉ không những các doanh nghiệp và đảng Cộng Hòa thân cận của họ, mà còn chỉ nguyên cả phe tả khuynh, đã từ bỏ lối sống “trung lưu Mỹ” từ lâu rồi. Những người này tự xem mình là thành phần dân toàn cầu, với một tương lai đầy hứa hẹn. Bị bỏ rơi dọc đường là những thành phần vô vọng, phi chính trị và những người mà các công đoàn cố gắng yểm trợ mấy chục năm qua, đứng phía sau là đảng Dân Chủ.

Sự đi xuống của khu vực công nghiệp Mỹ, những tác động tàn phá đối với dân số bị ảnh hưởng cùng với các vấn nạn lan tràn lâu nay – như béo phì, lạm dụng opioid, tình trạng sống rã rời, thiếu triển vọng kinh tế, tuổi thọ giảm trong khu vực “Heartland” của Mỹ – tất cả đều không làm cho những người bảo thủ cũng như phe khuynh tả lâu nay quan tâm chút nào cả.

Chính Trump đã có công «phát hiện» ra những người đứng phía sau những bi kịch này như một lực lượng chính trị và đặt thành chủ đề vận động tranh cử của mình. Ông ta đã cho thấy những “người bị lãng quên” trong một nền dân chủ, có thể phản ứng lại và tạo ra nhiều thay đổi lớn. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ rằng ông ta đã công cụ hóa tập thể này và trong 4 năm qua chẳng cải thiện một tí gì cho số phận của họ cả.

… và đã lừa dối họ

Trump đã cho những “kẻ bị lãng quên” đó một khuôn mặt và một tiếng nói, nhưng đồng thời cũng đã phản bội họ. Hầu hết mọi thứ mà ông ta khởi xướng để giúp đỡ cho họ về cơ bản là lạc hậu. Trong những tiếng reo hò của họ, Trump đã hứa hẹn sẽ khôi phục lại than đá và dầu hỏa như hồi xưa, mặc dù thị trường từ lâu đã đưa ra các điểm mốc mới – từ bỏ những nguồn năng lượng gây ô nhiễm này rồi.

Trump cũng hứa trăng hứa cuội rằng các khu công nghiệp thép của Mỹ sẽ tỏa sáng lại như thời huy hoàng xưa cũ, mặc dù thế giới đã phát triển đi quá xa. Không ai còn muốn sống trong không khí đầy than bụi mù mịt hoặc bên những dòng sông chết vì các chất thải rực cháy như những thập kỷ trước đây. Những tình trạng khủng khiếp này là lý do ra đời của hàng loạt điều luật bảo vệ môi sinh, bảo vệ không khí và nguồn nước. Nhưng Trump đã hủy bỏ hoặc nới lỏng hết điều luật này đến quy định khác. Ông ta từng biện minh cho việc rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris rằng ông ta đã được bầu ra để đại diện cho công dân của Pittsburgh, chứ không phải của Paris. Nhưng thật không có gì trớ trêu hơn, khi vị thị trưởng thành phố của Mỹ đã từ chối giải pháp của Trump và tuyên bố: Pittsburgh thích gắn bó với Paris hơn.

Dưới thời Trump, đảng Cộng Hòa dường như muốn dốc toàn lực để chạy ngược về quá khứ thay vì đối mặt với các thách thức của ngày mai. Họ chối từ giải quyết các vấn đề của tương lai bằng các phương pháp bền vững và cũng quên rằng thành phần dân số ở Hoa Kỳ đang thay đổi. Khi đưa ra các giải pháp cổ hủ, lỗi thời, đảng Cộng Hòa nhắm vào thành phần cử tri da trắng, nam giới và nông thôn, và phụ thuộc ngày càng nhiều vào thành phần này. Trong khi đó, họ mất dần sự ủng hộ của thành phần đông đảo phụ nữ ở các khu vực thành thị cũng như dân số gia tăng của giới trẻ và các sắc tộc thiểu số. Với những thay đổi không thể tránh khỏi trong thành phần dân số, đây là một trò cá cược cao của đảng Cộng Hòa, mà cơ may thắng là rất thấp.

Reality-TV như một hình thức cai trị

Sau gần bốn năm cầm quyền, Trump đã gây ra ở trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ nhiều cơn lốc hơn cả những mùa bão dữ dội nhất từ trước tới nay. Khi nhìn lại nhiệm kỳ của Trump, nhiều người cảm thấy uể oải hoặc thậm chí kiệt sức. Vở kịch mỗi ngày là chương trình chính của màn Reality-TV, mà nhờ đó Trump đã nổi tiếng trên toàn quốc và cố gắng giữ số khán giả của mình. Có nhiều lý do chính đáng để chúng ta nghi ngờ, liệu đó có phải là hình thức cai trị phù hợp cho cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới hay không.

Hiện nay chúng ta chưa thể ước lường được các thiệt hại thực sự của nhiệm kỳ Trump, chẳng hạn chưa thể định lượng được các thiệt hại to lớn về uy tín cho các tổ chức và cơ sở chính quyền sau qua những cách hành xử thô lỗ, ăn nói láo lếu, thiếu lễ độ và thiếu sự tương kính giữa những người dân chủ với nhau trong các tranh luận chính trị. Cũng chưa ai biết được là những gì sẽ xảy ra trong đêm bầu cử và những ngày sau đó.

Nhiều người dân Mỹ đang cực kỳ lo lắng, đó là điều rất rõ. Lần đầu tiên trong đời, họ cảm nhận được mối lo âu sẽ có những đụng độ hoặc xô xát bạo lực.

Một phần lớn có lẽ là do không khí hoảng loạn nói chung, nhưng một phần khác, đó là hậu quả trực tiếp của cung cách mị dân của Trump, không ngừng kích động dân chúng về cái gọi là màn “gian lận bầu cử” của các đối thủ chính trị của mình, đồng thời lại ve vãn các nhóm “nhân dân tự vệ” có vũ trang, sẵn sàng ra tay cứu chúa.

Cuộc bầu cử kỳ này thật sự đã gây nhiều xúc động lớn trên tâm tư cả một dân tộc, điều mà ai cũng thấy rõ qua con số đi bầu sớm cao kỷ lục vừa qua. Vì vậy và cũng vì một nền dân chủ Hoa Kỳ – mà chúng ta từng biết và trân quý – rất mong là họ sẽ có một kết quả chóng vánh và rõ ràng vào ngày thứ Ba này.

Bình Luận từ Facebook
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phaodai »

Bầu cử Mỹ 2020: Ai sẽ chiến thắng dễ dàng hơn?
Anthony Zurcher
Phóng viên Bắc Mỹ

5 tháng 11 2020

Image
Biden and Trump
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Đó là ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và người chiến thắng vẫn chưa được định rõ.
Nhưng khi các lá phiếu từ hơn 160 triệu người Mỹ vẫn đang tiếp tục được kiểm đếm, một bức tranh khác trở thành tiêu điểm.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sai sự thật rằng mình đã giành chiến thắng và cáo buộc đối thủ của mình gian lận bầu cử. Ông đăng hàng loạt tweet (những tweet này đã bị gắn nhãn gây tranh cãi và sai sự thật) cho rằng đối thủ của ông đang ngụy tạo các phiếu bầu. Tuy nhiên, điều này không đúng như vậy ở thời điểm này. Vẫn còn hàng triệu phiếu bầu hợp lệ đang được kiểm đếm.

Bây giờ, ông Biden được dự đoán sẽ thắng tại Michigan và truyền thông Mỹ cũng dự báo ông cũng sẽ thắng ở Wisconsin, cuộc đua đang sôi sục trên toàn quốc khi chỉ còn một vài tiểu bang chưa có kết quả. Arizona, Nevada, Georgia và Pennsylvania.

Phản ứng quốc tế về kết quả kiểm phiếu ở Mỹ

Bầu cử đang diễn ra, hai ông Trump và Biden ai có triển vọng thắng?

Biden đang có được 243 phiếu đại cử tri và Trump có 214 phiếu. Nhà Trắng sẽ nằm trong tay người đạt được con số 270.

Đây là những điều mà cả hai ứng cử viên cần để thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.

Joe Biden làm sao để thắng

Nói một cách tóm tắt, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden chỉ đơn giản phải duy trì vị trí dẫn đầu mà ông đang nắm giữ ở Arizona, Nevada và Wisconsin (các bang có màu xanh nhạt trên bản đồ). Nếu làm được, Biden sẽ giành được 270 phiếu đại cử tri - mức tối thiểu cần thiết để vào Nhà Trắng.
Image
Tại Michigan, Biden đã vượt lên dẫn trước Trump vào sáng sớm khi các lá phiếu gửi qua thư được đếm ở Detroit, nơi có tỷ lệ ủng hộ đảng Dân chủ cao - và đến chiều muộn, ông được dự báo sẽ giành chiến thắng ở tiểu bang này. Ở tiểu bang Wisconsin láng giềng, xu hướng đó cũng có lợi cho Biden. Đảng Cộng hòa đang nói về việc kiểm phiếu lại.

Biden vẫn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu ở Arizona với nhiều lá phiếu gửi qua thư hơn đang được kiểm đếm. Cách biệt số phiếu ở Nevada chỉ là vài nghìn, nhưng tất cả các phiếu bầu được đếm trong ngày bầu cử - đang nghiêng về đảng Cộng hòa - chỉ còn lại các lá phiếu gửi qua thư, thường có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ.

Hiện tại, Biden dường như có ít trở ngại hơn trên con đường trở thành tổng thống.

Donald Trump làm sao để thắng

Giống như Biden, để giữ được Nhà Trắng, ông Trump phải bám trụ ở các tiểu bang quan trọng còn lại nơi ông đang dẫn đầu. Trong trường hợp của TT Trump, đó là Pennsylvania và Georgia (màu đỏ nhạt trên bản đồ ở trên). Sau đó, đảng Cộng hòa phải giành được ít nhất một trong những tiểu bang mà ông Biden đang đứng đầu đã đề cập ở trên.

Image
Những bang chiến địa được xem là sẽ quyết định kết quả bầu cử.
Map of the main battleground states
Nevada là một bang có cách biệt rất ít. Không cần nhiều biến đổi lớn để chuyển bang này thành của ông Trump. Nếu các lá phiếu gửi đến muộn (được đóng dấu bưu điện vào ngày bầu cử nhưng mất thêm thời gian để chuyển đến sau đó) cho kết quả là của những cử tri độc lập nghiêng về Trump hay của đảng Cộng hòa chứ không phải của đảng Dân chủ như dự đoán, viễn cảnh ông Trump thành tổng thống có thể sáng sủa hơn một cách đáng kể.

Arizona là một tiểu bang có thể đảo ngược tình thế với tổng thống. Giống như Nevada, Arizona chỉ còn lại những lá phiếu qua bưu điện đang được đếm. Tuy nhiên, tiểu bang cũng có truyền thống lâu đời cử tri bầu qua bưu điện và các đảng viên Đảng Dân chủ ở Arizona không có nhiều lợi thế như họ có ở Nevada. Sự vượt trội của Biden ở Arizona lớn hơn so với cách biệt của ông ở Nevada, nhưng cũng có khả năng có một sự đảo chiều lớn.

Đối với Wisconsin, nó đang đi theo hướng bất lợi cho tổng thống. Trong khi Trump có thể nuôi hy vọng ở các bang chiến trường Trung Tây này, các con số lại đang rời xa ông.

Kế hoạch dự phòng của Biden

Lộ trình trở lại Nhà Trắng của Trump có thể phụ thuộc vào việc nắm giữ vị trí dẫn đầu của ông ở Pennsylvania và Georgia, nhưng điều đó không có nghĩa là Trump sẽ an toàn ở một trong hai tiểu bang này. Các lá phiếu còn lại sẽ được kiểm đếm ở Georgia là từ các quận thuộc đảng Dân chủ xung quanh Atlanta.

Ở Pennsylvania, có hơn một triệu lá phiếu được gửi qua bưu điện còn lại để kiểm kê. Mặc dù Trump đang dẫn đầu với cách biệt lớn ở Keystone State, nhưng xu hướng kiểm phiếu thúc đẩy Biden dẫn đầu ở Wisconsin và Michigan cũng có thể phát huy tại đây.

Nếu Biden giành được Pennsylvania, việc mất cả Arizona và Nevada cũng không là vấn đề. Nếu đảng Dân chủ 'đảo ngược' được Georgia, ông có có thể mất tiểubang này hoặc tiểu bang kia (nếu không thì phiếu đại cử tri sẽ cân nhau và phải quyết định ở Hạ viện).

Nói cách khác, không giống Trump, Biden có nhiều con đường khác nhau để đi đến chiến thắng. Chúng có thể ít khả năng xảy ra hơn, nhưng vẫn rất thực tế.

Cuộc đấu pháp lý trước mặt

Bất kể kết quả cuối cùng ra sao, kịch bản vốn là ác mộng đang dần hiện rõ, khi Biden tuyên bố ông đang trên đường chiến thắng và Trump cáo buộc gian lận và đánh cắp cử tri mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.

Đó là công thức cho hận thù gay gắt và một cuộc chiến kéo dài tại tòa án, kết thúc với những người ủng hộ bên thua cuộc cảm thấy tức giận và bị lừa. Ban vận động Trump đã thông báo rằng họ sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin.

Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ

Donald Trump và Joe Biden qua năm tháng

Dù chưa biết kết quả cuối cùng, nhưng điều rõ ràng có thể thấy trong đêm bầu cử là Mỹ tiếp tục là một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc. Các cử tri Mỹ đã không cự tuyệt Trump theo một cách mạnh mẽ nào. Họ cũng không cho ông sự hậu thuẫn rầm rộ mà tổng thống hằng mong đợi.

Thay vào đó, các chiến tuyến được vạch ra - và cuộc giao đấu chính trị sẽ tiếp tục bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử này.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Sau khi Trump thất cử, thuốc chủng ngừa đại dịch mới tìm ra. Cổ phiếu tăng vọt. Philadelphia: người đếm phiếu bị hăm dọa bắn giết. Georgia sẽ đếm phiếu lại. Biden loan báo ban chống dịch 13 người, ngoai giao sẽ ưu tiên dân chủ, nhân quyền và ngăn chận TQ. Melania, Kushner khuyên Trump chịu thua. 2 cậu con Trump xúi bố kiện tới cùng rồi mới thua. Scaramucci: Trump không có tư cách đàn ông để mời Joe Biden vào Bạch Ốc
09/11/2020

Image
Cổ phiếu hầu hết các hãng hàng không tăng vọt hai hàng số trên thị trường chứng khoán Dow Jones sáng Thứ Hai 9/11/2020 sau khi có tin thuốc chủng ngừa đại dịch coronavirus có hiệu lực 90% trong các đợt thử nghiệm thời kỳ cuối.
.
Sau khi Trump thất cử, thuốc chủng ngừa đại dịch mới tìm ra. Cổ phiếu tăng vọt. Philadelphia: người đếm phiếu bị hăm dọa bắn giết. Georgia sẽ đếm phiếu lại. Biden loan báo ban chống dịch 13 người, ngoai giao sẽ ưu tiên dân chủ, nhân quyền và ngăn chận TQ. Melania, Kushner khuyên Trump chịu thua. 2 cậu con Trump xúi bố kiện tới cùng rồi mới thua. Scaramucci: Trump không có tư cách đàn ông đủ để mời Biden vào bàn giao Bạch Ốc. Jill Biden tiếp tục dạy học ở NOVA, nơi đông sinh viên gốc Việt. Cảnh sát trưởng Marshall từ chức sau khi đòi tấn công những người Dân Chủ Mác Xít. Trump rao bán trực thăng. Nhiều nguyên thủ thế giới chúc mừng Biden; nhưng VN, Bắc Hàn, Nga, TQ chưa...

.
WASHINGTON (VB -- 9/11/2020) --- Có vẻ như sau khi đại dịch COVID-19 làm cho Trump mất ghế Tổng Thống xong là thuốc chủng ngừa mới xuất hiện: Chỉ số chứng khoán Dow Jones tăng hơn 6% tức là tăng 1700 điểm trước khi thị trường chứng khoán mở cửa sáng Thứ Hai 9/11/2020 để vượt hơn 30,000 điểm, sau khi có tin các hãng dược Pfizer và BioNTech cho biết thuốc chủng ngừa chống coronavirus cho thấy 90% hiệu lực trong các cuộc thử nghiệm thời kỳ cuối. Dự kiến các hãng dược sẽ xin thủ tục nhanh từ cơ quan liên bang dược và thực phẩm FDA.
.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc viện quốc gia các bệnh lây nhiễm NIAID, cũng nói hôm Thứ Hai rằng thuốc chủng ngừa của hãng dược Moderna cho thấy có hiệu lực tương tự với thuốc chủng của Pfizer, nhưng Moderna cho biết sẽ công bố kết quả thuốc này vào cuối tháng này.
.
Giá hứa phiếu dầu hỏa sáng Thứ Hai tăng hơn 8% sau khi Pfizer nói có thuốc chủng ngừa hiệu quả 90%. Cổ phiếu các hãng hàng không lớn tăng vọt sáng Thứ Hai: tại Mỹ trước khi thị trường mở cửa, American Airlines Group Inc. tăng 25.31%, United Airlines Holdings Inc. tăng 20.27%, Delta Air Lines Inc. tăng 18.40%, Southwest Airlines Co. tăng 16.47%.
.
Tại Châu Âu, cổ phiếu Deutsche Lufthansa AG tăng 19.50%, Air France-KLM SA tăng 24.13%. International Consolidated Airlines Group SA tăng 29.30%.
Image
Hình ảnh đếm phiếu ở Philadelphia
.
Ủy viên thành phố Philadelphia là một viên chức Cộng Hòa tên là Al Schmidt, người chỉ huy cuộc đếm phiếu ở thành phố này, nói rằng nhân viên của ông nhận được các lời hăm dọa giết chết kể từ khi cuộc đếm phiếu khởi sự tuần qua.
.
Al Schmidt nói như thế hôm Chủ Nhật trên chương trình 60 Minutes của đài CBS News. Ông nói rằng ông không thể hiểu nổi tại sao có những người hăm dọa đòi giết trong khi các nhânv iên đếm phiếu của ông làm việc rất nghiêm túc, cẩn trọng, công minh với sự giám sát của nhiều phía. Ông nói hoàn toàn không có chuyện gì sai trái trong việc đếm phiếu ở Philadelphia.
.
Nhiều người Mỹ gốc Việt tại Bắc Virginia sẽ nhìn thấy Đệ Nhất Phu Nhân tương lai trong sân trường Cao Đẳng Cộng Đồng NOVA: Sau khi gia đình Tổng Thống tân cử Biden vào Bạch Ốc vào tháng 1/2021, bà Jill Biden sẽ tiếp tục dạy Anh văn ở North Virginia Community College, và như thế trở thành Tổng Thống phu nhân đầu tiên giữ việc làm thường nhật và phải chạy xe tới nơi làm việc.
.
Phát ngôn nhân của bà là Michael LaRosa nói với báo New York Times rằng Tiến sĩ Jill Biden sẽ tập trung vào việc xây dựng ban làm việc của bà và lập ra các ưu tiên nghị trình, tập trung vào giáo dục, gia đình chiến binh, cựu chiến binh và bệnh ung thư. Bà Jill BidenJill Biden đã day ở NOVA trong một thập niên, trường cao đẳng này ở ngoại ô thủ đô, thuộc tiểu bang Virginia, nằm trong khu đông cư dân gốc Việt và trường có đông sinh viên gốc Việt theo học.
.
Lang Holland, Cảnh sát trưởng thị trấn Marshall, tiểu bang Arkansas, đã từ chức sau khi ông phóng ra các bài viết lên một mạng cực hữu với ngôn ngữ nói về cuộc bầu cử Tổng Thống có vẻ như thúc giục người dân Mỹ hãy tấn công những người Dân Chủ "Mác-xít" --- theo lời Thị Trưởng là Kevin Elliot. Thị Trưởng nói cộng đồng Marshall không chấp nhận ngôn ngữ hăm dọa bạo lực đối với bất kỳ ai và bất kỳ khuynh hướng chính trị nào.Ông nói ông đã gặp Holland, và Cảnh sát trưởng Holland đã từ chức tức khắc.
.
Nói chuyện trên đài MSNBC, cựu Giám Đốc Truyền Thông Bạch Ốc Anthony Scaramucci nói rằng Tổng Thống Donald J. Trump không có tư cách đàn ông đủ để gặp Tổng Thống tân nhiệm Joe Biden trong Bạch Ốc sau khi Biden thắng phiếu cử tri đoàn. (not being “man enough” to meet with President-elect Joe Biden in the Oval Office following his electoral win).
.
Câu nói trên khó dịch, vì dịch như thế là xúc phạm nữ giới. Có thể dịch là Trump không đủ nhân cách để gặp Biden trong Bạch Ốc theo lệ thường, thì là nặng lời vì thiếu tư cách người thì là lời mắng qúa nặng. Scaramucci nói: "Ông [Trump] có thể không đủ tư cách đàn ông để mời Joe Biden vào Bạch Ốc, như người ta [Obama] đã từng mời ông [Trump] vào [năm 2016]..." (“He may not be man enough to invite the vice president into the White House, like they did for him...").
.
Vào sáng Thứ Hai, Tổng Thống tân cử Biden loan báo hội đồng cố vấn chống dịch 13 người, có tên là "Transition COVID-19 Advisory Board" để đối phó làn sóng tăng vọt lây nhiễm đại dịch, trong khi bảo đảm là thuốc chủng ngừa an toàn, phân phối thuốc chủng bình đẳng, hiệu quả và miễn phí. Trong hội đồng 13 người trên, nhóm 3 đồng chủ tịch là: Vivek Murthy, cựu Tổng Giám Đốc Y Tế, cựu Ủy viên sở duộc phẩm và thực phẩm FDA David Kessler; và giáo sư bác sĩ Marcella Nunez-Smith của Yale University.
Image
Trực thăng của Trump (hình hồ sơ)
.
Tổng Thống Trump từ lâu nổi tiếng có dàn phi cơ phản lực và trực thăng riêng. Hiện thời Trump có một phản lực cơ Boeing 757, một phi cơ nhỏ kiểu Cessna Citation X, và ba chiếc trực thăng kiểu Sikorsky S76-B. Bây giờ, theo báo Mỹ một trực thăng của Trump đang rao bán trên mạng Avbuyer.
.
Lời rao bán không ghi giá, chỉ nói là hãy điện thoại và sẽ có giá đặc biệt. Trung gian rao bán là văn phòng Emmanuel Dupuy, đã từ chối các phóng viên muốn tìm hiểu làm tin.
.
CBS cho biết Joe Biden trong ngày đầu vào Bạch Ốc sẽ ký nhiều sắc lệnh, dự kiến trong đó sẽ cho Mỹ vào trở lại cơ quan y tế thế giới World Health Organization và hiệp định khí hậu Paris Climate Agreement, cũng như gỡ bỏ lệnh cấm du lịch từ nhiều nước Trung Đông tới Mỹ, sẽ tạm thời ngưng trục xuất di dân bất hợp pháp trong khi duyệt lại hệ thống và giải quyết các vấn đề khác liên hệ tới di trú.
.
Dự kiến, có thể sẽ đếm phiếu lại ở tiểu bang Georgia, nơi có 16 phiếu cử tri đoàn và là nơi Biden hơn Trump khoảng 10,300 phiếu trong khi tiểu bang này đã đếm xong 99% phiếu. Lý do đếm phiếu lại là vì luật tiểu bang sẽ cho tự động đếm lại, nếu cách biệt phiếu giữa 2 ứng viên là 0.5% hay là kém hơn.
.
Các thông tấn CNN, ABC và NBC đưa ra dự kiến rằng Biden khi chung kết sẽ hơn Trump khoảng 10,000 phiếu tại Georgia, Trong khi chờ tiểu bang này công bố chung kết và về chuyện đếm phiếu lại, Trump đã bổ nhiệm Dân biểu Doug Collins chỉ huy nỗ lực đếm phiếu lại ở Georgia. Cựu ứng viên Thốc Đốc Georgia là bà Stacey Abrams nói rằng Biden sẽ vẫnt hắng ở Georgia, cho dù là đếm phiếu lại, vì kết quả y như cũ.
.
Hiện thời cũng còn đang đếm phiếu tại North Carolina, Arizona, Alaska. Nhưng dù kết quả các nơi này thế nào, Biden cũng đã thắng vì đã vượt xa hơn 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết.
.
Nhều cơ quan truyền thông dẫn tin từ các nguồn nội bộ Bạch Ốc cho biết Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Jared Kushner (chồng cô Ivanka Trump) đang thúc giục Donald Trump hãy tuyên bố chịu thua và công nhận rằng cử tri Hoa Kỳ đã chọn Joe Biden là tân Tổng Thống. Trong khi đó, hai cậu Donald Trump Jr. và Eric Trump thúc giục Trump không chiu thua, phải kiện tới cùng rồi mới chịu thua.
.
Hầu hết các nguyên thủ thế giới đã gửi lời chúc mừng Joe Biden thắng cử Tổng Thống, chỉ trừ Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Brazil... còn im lặng. Nga và Trung Quốc nói sẽ chờ kết quả chính thức rồi mới có ý kiến. Các nước khác im lặng. Trong khi chính phủ Việt Nam im lặng, tất cả các báo trong VN đều có các bản tin rằng Biden đã thắng cử và tìm hiểu đủ thứ chuyện liên hệ về Biden, từ tiểu sử thời thơ ấu cho tới chính sách thương mại và ngoại giao, và dĩ nhiên cả vấn đề Biển Đông.
.
Truyền thông nhà nước Hoa Kỳ thì sao? Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA hôm Thứ Hai 9/11/2020 có bài viết, trong đó ghi nhận:
.
"Nói với VOA về vấn đề này hôm 8/11, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear nhận định rằng Việt Nam là đối tác mạnh trong chính sách ngoại giao của ông Biden liên quan đến các vấn đề Biển Đông, cạnh tranh với Trung Quốc, nhân quyền và biến đổi khí hậu. Chính sách đối ngoại của ông Biden được trình bày trong số tháng 3/tháng 4 của tạp chí uy tín Foreign Affairs, khi ông còn là ửng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ."
.
Như thế, trong khi Trump quay lưng với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, quay lưng cả các trận công an TQ bố ráp giới hoạt động dân chủ Hồng Kông, thậm chí Trump còn gọi việc Tập Cận Bình tập trung giáo dục cả triệu dân ở Tân Cương là hợp lý để ngừa bạo loạn, và TRump im lặng khi Tập Cận Bình cho đập bỏ tất cả các tượng Phật ở sân chùa để buộc phải đưa vào nội điện... thì có vẻ như Joe Biden sẽ lớn tiếng hơn. Nhưng thế trận Biển Đông có vẻ phức tạp hơn...
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by phaodai »

Trump được mời viết sách, lên TV tổng cộng 100 triệu đôla.


Trump được mời viết sách, lên TV tổng cộng 100 triệu đôla. Reuters: 80% dân Mỹ tin là Biden đã thắng cử. Hoa Kỳ: 61% dân gốc Việt bầu Biden; ở California, 59% dân gốc Việt bầu Biden; Trump thua xa. Cộng Hòa kiện vì không tin: 80% phiếu chiến binh bầu cho Biden. Trump chia tiền tứ-lục: quyên tiền đếm phiếu lại, dưới 8,000 đô thì Trump sẽ lấy trước 5,000 đôla, còn lại là Cộng Hòa RNC.
12/11/2020

Image
Nhân Ngày cựu chiến binh Mỹ 11/11, Tổng Thống đắc cử Joe Biden và phu nhân đã tới dâng hoa tại Bia tưởng niệm thuộc Công viên tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Triều Tiên nằm ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania vào sáng 11/11. Bia tưởng niệm này khắc tên của 600 binh lính Mỹ từng hy sinh hoặc mất tích khi tham gia chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
.
Trump được mời viết sách, lên TV tổng cộng 100 triệu đôla. Reuters: 80% dân Mỹ tin là Biden đã thắng cử. Hoa Kỳ: 61% dân gốc Việt bầu Biden; ở California, 59% dân gốc Việt bầu Biden; Trump thua xa. Cộng Hòa kiện vì không tin: 80% phiếu chiến binh bầu cho Biden. Trump chia tiền tứ-lục: quyên tiền đếm phiếu lại, dưới 8,000 đô thì Trump sẽ lấy trước 5,000 đôla, còn lại là Cộng Hòa RNC. Trump sẽ ra hãng tin để trả thù Fox News. Nhật, Hàn, Úc điện thoại với Biden, được cam kết bảo vệ Châu Á, chống TQ. Cohen: Trump sẽ đón Lễ Giáng Sinh tại Mar-a-Lago và ở luôn, không về Bạch Ốc vì không muốn thấy thủ đô tưng bừng với Biden. Đại dịch COVID-19 kinh hoàng, kỷ lục ở Mỹ và California. Hãng luật giúp Trump bị sinh viên luật tẩy chay.

.
WASHINGTON (VB - 12/11/2020) --- Báo New York Post dẫn một nguồn tin thân hữu của Donald Trump hôm Thứ Ba cho biết Trump đang được nhiều lời mời gọi để viết sách và lên các chương trình TV với trị giá ước tính 100 triệu đôla. Con số đó vượt hơn rất nhiều con số các cựu Tổng Thống khác đón nhận khi rời Bạch Ốc.
.
Như trường hợp 2 vợ chồng Barack và Michelle Obama sau khi rời Bạch Ốc đã nhận viết sách để Penguin Random House xuất bản, tổng cộng hơn 60 triệu đôla, hiện nay là kỷ lục. Trong kh hồi ký 2004 của Bill Clinton cho tiền nhuận bút 15 triệu đôla. Và George W Bush kiếm khoảng 10 triệu đôla với sách Decision Points năm 2010.
.
Hiện nay Trump có 71 triệu phiếu bầu, và như thế, số người mua sách có thể là vài chục triệu ấn bản, trong khi các chương trình truyền hình với khả năng lợi khẩu của Trump thế nào cũng sẽ thu hút thường xuyên vài chục triệu khán giả.
.
Theo tin Reuters, gần 80% dân Mỹ, trong đó hơn phân nửa là Cộng Hòa, công nhân Tổng Thống đắc cử Joe Biden đã thắng cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, theo bản khảo sát của Reuters/Ipsos. Trong khi chỉ cần 270 phiếu cử tri đoàn là đắc cử, Biden đã có 279 phiếu cử tri đoàn và dự kiến khi kết thúc đếm phiếu sẽ có hơn 300 phiếu này.
.
Tính tới giờ phiếu phổ thông Biden đã có 76.3 triệu phiếu, tức là 50.7% tổng số phiếu bầu, trong khi Trump có 71.6 triệu phiếu phổ thông, tức 47.6% phiếu.
.
Bản khảo sát Reuters/Ipsos thực hiện từ chiều Thứ Bảy 7/11 tới Thứ Ba 10/11/2020, cho thấy 79% người thành niên Mỹ tin là Biden thắng cử Bạch Ốc. Có 13% nói là bầu cử chưa quyết định, 3% nói Trump thắng cử, 5% nói họ không biết.
.
Tiểu bang Georgia sẽ đếm lại bằng tay các phiếu bầu, theo lời Tổng Thư Ký Brad Raffensperger hôm Thứ Tư. Lý do vì cách biệt phiếu giữa Biden và Trump quá ít, cho nên theo luật tiểu bang này, tất cả các quận đều phải đếm lại phiếu bằng tay toàn bộ. Hiện nay, Biden có 14,000 phiếu nhiều hơn Trump ở Georgia.
.
Nếu bạn cúng tiền cho quỹ bảo vệ bầu cử của Trump dưới 8,000 đôla, sẽ không có đồng nào thực sự vào qũy này, mà toàn bộ sẽ tiền đó sẽ được chia cho Trump và ủy ban Cộng Hòa toàn quốc RNC. Đó là phân tích của Reuters khi đọc các dòng chữ nhỏ trong lời Trump kêu gọi góp tiền để Trump bảo vệ bầu cử và kiện các ban bầu cử tại nhiều tiểu bang.
.
Nếu bạn muốn tiền của bạn thực sự góp vào quỹ của Trump để kiện về bầu cử, tiền đó phải nhiều hơn 8,000 đôla, vì 8,000 đôla là vô túi quỹ riêng của Trump và quỹ Cộng Hòa RNC. Đièu này được ghi rõ trong các dòng chữ nhỏ trong lời Trump kêu gọi góp tiền vào qũy “Official Election Defense Fund” để gọi là "bảo vệ kết quả và tiếp tục chiến đấu sau Ngày Bầu Cử."
.
Chia tiền kiểu tứ-lục: Dòng chữ nhỏ cho thấy quỹ PAC của Trump có tên là “Save America” sẽ lấy 60% tiền góp, RNC nhận 40%. Sẽ không có đồng nào vào quỹ "đếm phiếu lại" của Trump cho tới khi phần chia cho “Save America” lên tới mức hạn chế là $5,000.
.
Nghĩa là, trước khi có 1 đôla vào quỹ đếm phiếu lại, thì Save America sẽ lấy trước $5,000 và RNC lấy khoảng $3,300. Trong khi tiền cho quỹ đếm phiếu lại hạn chế là $2,800. Nghĩa là, nếu bạn cúng tiền cho Trump 500 đôla, thì $300 vào quỹ của Trump có tên là Save America PAC, $200 sẽ tới RNC của Cộng Hòa -- không đồng xu nào vào quỹ đếm phiếu.
.
Công ty luật Jones Day, nơi đại diện cho ban vận động của Donald Trump, bây giờ bị chỉ trích vì đại diện Cộng Hòa khi đứng kiện tiểu bang Pennsylvania về thời hạn nhận phiếu bầu qua thư, trong đó có phiếu của lính Mỹ từ hải ngoại. Nhiều sinh viên luật cho biết là sẽ tẩy chay hãng luật này.
.
Hãng luật này hôm Thứ ba đã thanh minh thanh nga rằng kiện về thời điểm nhận phiếu có hợp lệ hay không như thế là hành vi hợp hiến, nhưng hãng luật này cũng tự đứng rời khỏi các thách thức pháp lý do Cộng Hòa đưa ra khi nói rằng hãng này không hề thách thức hay chống lại kết quả bầu cử 2020.
.
Bản tin NHK ghi rằng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông Joe Biden, người tuyên bố thắng cử tổng thống Mỹ, đã nói rằng Washington sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku ở Biển Đông Trung Hoa theo hiệp ước an ninh song phương. Ông Suga và ông Biden có cuộc điện đàm đầu tiên trong khoảng 10 phút vào sáng thứ Năm, theo giờ Nhật Bản.
.

Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Suga cho biết ông đã chúc mừng ông Biden và bà Kamala Harris về chiến thắng của họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông Suga nói môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ông đã chuyển đạt sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa liên minh Nhật-Mỹ, vốn không thể thiếu đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực, cũng như cộng đồng quốc tế.
.
Thủ tướng cho biết ông cũng truyền đạt mong muốn của mình là hợp tác với Mỹ để hiện thực hóa khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Thủ tướng Suga nói ông Biden bày tỏ cam kết của Washington trong việc áp dụng Điều 5 Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ đối với quần đảo Senkaku. Ông cũng nói với ông Suga rằng ông rất mong được hợp tác với Nhật Bản để tăng cường liên minh song phương cũng như vì hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
.
Bản tin KBS ghi rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sáng ngày 12/11 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với ông Joe Biden, người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ. Cuộc điện đàm kéo dài 14 phút, từ 9 giờ sáng cùng ngày. Tổng thống Moon đã gửi lời chúc mừng ông Joe Biden đắc cử, đồng thời trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề, như quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, dịch COVID-19, ứng phó với biến đổi khí hậu.
.

Tổng thống Moon Jae-in xin trao đổi chặt chẽ với ông Biden trong thời gian tới, vì sự phát triển hướng tới tương lai của quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc. Đáp lại, ông Biden nhấn mạnh Hàn Quốc là một trục nòng cốt trong an ninh và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Khi lên làm Tổng thống, ông sẽ duy trì vững chắc cam kết phòng thủ cho Seoul.
.
Nhân Ngày cựu chiến binh Mỹ 11/11, ông Joe Biden, người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ, đã tới dâng hoa tại Bia tưởng niệm thuộc Công viên tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Triều Tiên nằm ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania vào sáng 11/11 (giờ địa phương). Bia tưởng niệm này khắc tên của 600 binh lính Mỹ từng hy sinh hoặc mất tích khi tham gia chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Các cựu binh già từng thuộc Sư đoàn Nhảy dù 82 của quân đội Mỹ đã đón tiếp ông Biden trong sự kiện được tổ chức giản dị này. Trước đây, ông Biden từng gọi Hàn Quốc là "đồng minh gắn kết bằng máu", "người bạn".
.
Thủ Tướng Úc Châu Scott Morrison cũng đã điện thoại chúc mừng Joe Biden, thảo luận về quốc phòng và an ninh Châu Á. Biden cam kết với Morrison rằng Mỹ sẽ củng cố quan hệ song phương với Úc về quốc phòng, thương mại, môi trường và chống dịch bệnh. Biden nói lập trường mỹ là cần một vùng Châu Á Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Phiếu dân Mỹ gốc Việt đa số bầu cho Joe Biden.
.
Theo bản tin PIVOT, cuộc khảo sát của 2020 American Election Eve Poll do AAPI và 21 tổ chức liên minh hỗ trợ thực hiện cho biết:
-- tính toàn quốc Hoa Kỳ, 61% dân gốc Việt bầu cho Biden và 36% bầu cho Trump.
-- tính riêng ở California, 59% dân gốc Việt bầu cho Biden và 38% bầu cho Trump.
-- tính toàn quốc, 68% dân gốc Á bầu cho Biden, 28% bầu cho Trump.
-- 72% dân gốc Á nói rằng Trump không chú ý tới hay là không ưa cử tri dân gốc Á.
-- 80% dân Mỹ gốic Á nói phong trào Da Trắng Thượng Đẳng là hiểm họa lớn cho Mỹ.
.
Trump kiếm phiếu nhờ tin giả: Tại tiểu bang Florida, Trump được ủng hộ nồng nhiệt từ cử tri Mỹ gốc Latin, nhờ ban vận động của Trump tung ra một quảng cáo YouTube bằng tiếng Tây ban Nha chụp mũ rằng chính phủ dộc tài Venezuela ủng hộ Joe Biden.
.
Chỉ trong vòng 8 ngày trước Ngày Bầu Cử, quảng cáo YouTube đó được xem hơn 100,000 lần tại Florida, ngay cả sau khi thông tấn AP in ra bản tin nói rằng quảng cáo đó là vu khống sai trái. Thực tế, Tổng Thống Nicolás Maduro của Venezuela không ủng hộ ai hết.
.
Joe Biden đã chọn Rom Klein làm Chánh Văn Phòng Bạch Ốc. Klein là cố vấn cao cấp trong ban vận động 2020 của Biden. Klein trong quá khứ từng là Chánh Văn Phòng cho Biden khi còn là Phó Tổng Thống từ 2009t ới 2011. Tuy nhiên, có vẻ có chút sứt mẻ tình cảm là năm 2016, Klein quay sang ủng hộ bà Hillary Clinton tranh cử Tổng Thống, nhưng 2020 lại quay về ủng hộ Biden.

Chiến binh Mỹ đa số bầu cho Biden
.
Một điều bất ngờ: Chiến binh Mỹ đa số bầu cho Biden. Một nhân chứng trong ban vận động của Trump khai rằng đó là điều khả nghi khi thấy phiếu bầu từ chiến binh Mỹ gửi về đa số bầu cho Biden, và người này nghi là có gian lận nên đã làm tờ khai để cho các luật sư Cộng Hòa lập đơn kiện về các phiếu bầu tại tiểu bang Michigan.
.
Người quan sát tại một trạm bầu cử ghi trong tờ khai đề ngày 4/11/2020 do đơn kiện Cộng Hòa đưa lên ghi rằng người này thấy rất kỳ lạ khi vài chục phiếu bầu qua trước mắt nhìn thì thấy khoảng ít nhất 80% phiếu chiến binh là bầu cho Biden.
.
Theo một thăm dò của Military Times và Syracuse University's Institute for Veterans and Military Families thực hiện hồi tháng 7/2020, có 42% chiến binh Mỹ nói họ bất đồng manh mẽ với Trump trong việc điều hành chính phủ, và gần phân nửa nói rằng họ không ưa Trump. Thăm dò này nói Biden hơn Trump 4% điểm đối với chiến binh lúc đó. Trump có nhiều tai tiếng vì 5 lần trốn lính, và từng miệt thị tử sĩ và chiến binh là bọn thất bại và khờ khạo mới đăng lính.
.
Donald Trump suy tính sẽ tổ chức một công ty truyền thông mạng để kình với Fox News, theo báo Axios hôm Thứ Năm, dẫn nguồn từ nội bộ Bạch Ốc. Nguồn tin này nói Trump muốn làm hãng tin đề đè bẹp Fox News, sẽ đưa tin qua mạng theo hình thức strem các nội dung và dự kiến sẽ tính tiền người xem hàng tháng. Trong cuộc bầu cử vừa qua, Trump nổi giận vì Fox News loan tin đầu tiên rằng Biden đã thắng ở Arizona trong khi chưa thông tấn nào nói như thế. Đích thân Trump và cậu Trump Jr. điện thoại cho ông trùm Murdoch và ban biên tập Fox News đòi gỡ bản tin dự đoán, nhưng cả ông trùm và ban biên tập Fox News đều từ chối.
.
Theo Michael Cohen, cựu luật sư của Trump, thì Trump sẽ đón Lễ Giáng Sinh tại khu nghỉ dưỡng sân golf Mar-a-Lago ở Florida và sau đó sẽ không quay về Bạch Ốc nữa, theo báo The Hill kể lại buổi Cohen được phỏng vấn trên MSNBC. Cohen nói rằng Cohen biết tính Trump, rằng Trump không muốn nhìn thấy thủ đô Hoa Thịnh Đốn tưng bừng đón chào Joe Biden, người chủ sắp tới của Bạch Ốc.
.
Đại dịch COVID-19 vẫn kinh hoàng... Hoa Kỳ có kỷ lục mới: chỉ trong một ngày có thêm 144,133 người mới lây nhiễm dương tính siêu vi, theo thống kê Johns Hopkins University. Đó là kỷ lục cao trong vòng 1 ngày từ khi dịch này vào Mỹ. Trong khi đó, 1,893 chết vì liên hệ siêu vi này trong vòng 24 giờ qua.
.
Riêng California, chỉ thiếu 7,000 trường hợp dương tính nữa là sẽ tới dấu mốc 1 triệu người dính bệnh coronavirus; dấu mốc này Texas đã vượt qua. Riêng quận Los Angeles County đã có hơn 7,200 người chết vì liên hệ dịch này, kể từ khi dịch này vào Mỹ.
.
Trong khi đó tại Quận Cam, nhập viện vì dịch này hôm Thứ Ba là 224 người, cao nhất kể từ ngày 9/9/2020, sau các đợt tăng vọt tháng 6 và tháng 7/2020. Quận Cam tới giờ đã có 1,512 người chết vì dịch COVID-19, và hôm Thứ ba là có 3 người chết.
.
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by vuongquan »

Image


MỘT TINH THẦN THƯỢNG VÕ BỊ ĐÁNH CẮP
(Bài gốc viết cho The Interpreter)

Sáng ngày Chủ Nhật, 15 Tháng Mười Một, TT Trump gửi tweet:

“Ông ta chỉ chiến thắng dưới con mắt của Truyền Thông Bịa Đặt. Tôi Không Nhận Thua!”

Trước đó, ông Trump gửi 1 tweet “có vẻ” nhận rằng ông Biden thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, dù vẫn tiếp tục cáo buộc không bằng chứng rằng đây là bầu cử gian lận: “Ông ta thắng vì bầu cử gian lận, có sự hỗ trợ của phần mềm Dominion.”

Cơ quan liên bang cũng như giới chức kỹ nghệ máy bỏ phiếu đã lên tiếng khẳng định rằng cuộc bầu cử 2020 là “bảo mật an toàn nhất trong lịch sử Mỹ” và không có bằng chứng nào cho thấy” có máy móc nào xóa bỏ, làm mất phiếu, đổi phiếu hay sửa đổi kết quả bằng cách này hay cách khác.”

Nhóm luật sư của ông Trump đã tuần tự rút khỏi các cuộc kiện tụng ở 1 số tiểu bang mà đảng Cộng hoà đệ đơn kiện gian lận bầu cử.

NHỮNG DẤU ẤN CỦA LỊCH SỬ


Thái độ “nhận thua,” nói cách khác, “chấp nhận chiến thắng” của đối phương đã trở thành điểm nhấn lịch sử trong cuộc bầu cử Mỹ. Và điều này có giá trị đặc biệt như một phần của quá trình tiếp chuyển “triều đại” vì đó là dấu hiệu rõ ràng nhất cho một cam kết chuyển giao quyền lực hòa bình.

John Adams, tổng thống đầu tiên thất cử sau một nhiệm kỳ (từ 1797 đến 1801) đã chúc mừng tân Tổng thống Thomas Jefferson với tư cách cá nhân. Sau đó, truyền thống này đã được lưu giữ và thực hiện qua nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ.

Một tình huống đã đi vào lịch sử bầu cử Hoa Kỳ xảy ra năm 2000. Khi đó, ứng viên đảng Dân Chủ Al Gore đã hai lần thực hiện cuộc điện thoại cho George W. Bush (Bush con) nhận thua cuộc. Lần thứ nhất là ngay đêm bầu cử và lần thứ hai xảy ra 5 tuần lễ sau đó. Khi đó Al Gore gọi cho George W. Bush để nhận thua cuộc. Sau đó, khi kết quả kiểm phiếu ở Florida có chuyển biến tốt, ông gọi lại lần nữa để rút lại lời thừa nhận thất bại.

Việc kiểm phiếu và nhiều vấn đề thao tác pháp lý rắc rối kéo dài năm tháng cùng với vụ kiện tụng lên Tối cao Pháp viện. Toà ra phán quyết ngày 5 Tháng Tư rằng việc kiểm phiếu ở Florida nên dừng lại. Thật ra lúc đó, Gore có thể đẩy vụ việc đi xa hơn, tới Hạ viện và Thượng viện. Nhưng ông ấy quyết định không làm thế vì không nhìn thấy triển vọng thành công, thêm vào đó, chi phí và rủi ro quá cao.

Sau khi Tối cao pháp viện ngừng việc kiểm lại phiếu, ông Bush được tuyên bố là người chiến thắng, và ông Al Gore lại nhận thua lần hai.
"Vài phút trước tôi đã nói chuyện với George W. Bush và chúc mừng ông ấy trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Tôi đã hứa với ông ấy rằng tôi sẽ không gọi lại lần nữa,” ông Gore nói.
Gore cũng dẫn lời Stephen Douglas, người đã thua Abraham Lincoln trong cuộc bầu cử định mệnh năm 1860: "Tinh thần đảng phái phải nhường chỗ cho lòng yêu nước,” Douglas viết trong thư sau đó. "Tôi ửng hộ Tổng thống và cầu Chúa phù hộ cho ông.”

Quyết định và sự chấp nhận thua cuộc của Gore đã kết thúc những chia rẻ, bế tắc, bắt đầu quá trình hàn gắn quốc gia. Nó khắc hoạ và khuếch đại giá trị truyền thống của “chấp nhận chiến thắng” – vốn có nguồn gốc lâu đời của lịch sử Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích to lớn cho những thời điểm khó khăn của quá khứ.

Năm 2012, ông Mitt Rommey đã có một bài phát biểu nhận thua không khác gì bài phát biểu của người chiến thắng. Theo như lý giải của báo giới đưa ra lúc đó là có thể do trong cuộc đua đó, ông Rommey đã chắc chắn giành chiến thắng đến mức không có bài phát biểu nhượng bộ nào được dự tính trước.

“Để gìn giữ nước Mỹ, không phải là quân đội hay hải quân, mà đó là chính là quan điểm ràng buộc nhau bởi một số nguyên tắc tuyệt vời nhất định và những điểm tương đồng đó sẽ ràng buộc chúng ta hơn sự khác biệt.” John R. Vile, giáo sư lịch sử tại Đại học Middle Tennessee State từng nói với tạp chí National Geographic.

DẤU ẤN JOHN MCCAIN

Một ví dụ khác gần đây luôn được nhắc nhở và nhìn nhận vì đẳng cấp và tài hùng biện, đó là cố Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hoà John McCain. Ông McCain năm 2008 cũng nhận thua trong cuộc đua vào Toà Bạch Ốc trước đối thủ đảng Dân chủ trẻ tuổi lúc đó, Thượng Nghị sĩ Barrack Obama.

Cuộc bầu cử năm 2008 diễn ra gây cấn và kết thúc giữa lúc nước Mỹ chìm trong khủng hoảng kinh tế, nhưng ông McCain đã gửi ra thông điệp thua cuộc đầy tính nhã nhặn và lòng yêu nước.
"Người Mỹ đã lên tiếng và họ lên tiếng rất rõ ràng. Tôi đã gọi cho Thượng nghị sĩ Obama để chúc mừng ông ấy được bầu làm tổng thống tiếp theo của đất nước mà cả hai chúng tôi đều yêu mến.”
Ông McCain cũng nhấn mạng đến một thực tế nổi bật của thời điểm này, đó là ông Obama là người Mỹ gốc Phi đầu tiên bước vào Phòng Bầu Dục.
“Đây là một cuộc bầu cử lịch sử, và tôi nhận ra ý nghĩa đặc biệt của nó đối với người Mỹ gốc Phi và niềm tự hào đặc biệt của họ đêm nay. Thượng nghị sĩ Obama đã đạt được một điều tuyệt vời cho bản thân và cho đất nước này. Tôi hoan nghênh ông ấy vì điều đó."

CHẤP NHẬN THUA KHÔNG PHẢI DỄ

Sự nhượng bộ, tất nhiên luôn ẩn chứa một cảm giác “khó chịu” nhất là đối với người đương nhiệm. Các nhà quan sát nhận thấy rằng, tốt nhất là nhanh chóng vượt qua nó. Bằng cách nào thì không gì khác hơn chính là “chấp nhận thua cuộc và nhìn nhận người chiến thắng.”

Chấp nhận thua cuộc không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu thực hiện điều đó nhanh chóng thì nó sẽ bớt đau đớn hơn, không kéo dài thời gian chời đợi.

Lịch sử đã chứng minh điều đó.

Có lẽ người đầu tiên trong số những người nhận thua cuộc một cách nhanh chóng là Tổng thống Đảng Cộng hòa William Howard Taft, người đã kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên khi ông đứng thứ ba trong cuộc tái tranh cử năm 1912. Ngay trong đêm bầu cử, ông gửi thông điệp chúc mừng đến tay Woodrow Wilson, đảng Dân chủ, người thắng cử.

Tổng thống George H.W. Bush đã liên lạc với đối thủ của mình là ông Bill Clinton ngay sau khi các cuộc đếm phiếu kết thúc vào đêm bầu cử năm 1992.

Tổng thống Jimmy Carter còn đi xa hơn thế. Năm 1980, ông đã chính thức xác nhận thua cuộc, nhượng bộ đối thủ Ronald Reagan trước khi các cuộc đếm phiếu ở bờ Tây kết thúc.

Chắc chắn, lịch sử Mỹ sẽ khó có thể đọc được một lá thư tay gửi lại cho người kế nhiệm hào hùng như nó đã từng.��
Hàng loạt tweet của Tổng thống Trump gửi ra liên quan việc bầu cử đều bị Twitter dán nhãn sai phạm vì sai sự thật.
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by vuongquan »

Image

Ông Trump Và “Báo Chí Thổ Tả”
Nov 19, 2020

Mạnh Kim
Suốt hơn bốn năm kể từ ngày Donald Trump tuyên bố tranh cử đến những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ một, trận chiến khốc liệt giữa Tổng thống Trump và truyền thông Mỹ chưa bao giờ ngưng. Những trận bão tweet dữ dội của Trump luôn đối mặt các trận cuồng phong của báo chí. Truyền thông “đánh cho Trump chết” là điều có thể thấy rõ và sự phản hồi bằng thái độ thái quá của Trump cũng là hình ảnh không thể không thấy trên bức tranh hỗn loạn suốt thời gian qua. Điều mỉa mai là cả hai đều cho mình là nạn nhân và phản đòn như thể chỉ nhằm tự vệ…

Trump: “Biết tại sao không?

Ngay từ đầu, báo chí Mỹ đã không che giấu thiên kiến khi tường thuật những gì liên quan Trump. Gần như không gì dính dáng Tổng thống Trump được miêu tả tích cực. Trong thực tế, báo chí Mỹ luôn ở thế đối đầu với chính quyền. “Check and balance” là vai trò quen thuộc của truyền thống lịch sử báo chí Mỹ. Họ luôn giám sát, phản biện, và chỉ trích chính phủ. Báo chí Mỹ đã trở nên “thổ tả” từ rất lâu trước khi ông Trump vào Nhà trắng. Chẳng nội các nào mà không bị báo chí “đập”. Barack Obama bị chỉ trích không tiếc lời trong chính sách “xoay trục châu Á” nửa vời. George W. Bush bị đánh tơi tả khi ông lao vào cuộc chiến Iraq. Bill Clinton bị dập không thương tiếc trong sự kiện Monica Lewinsky…

Bằng chứng rõ nhất cho thấy “thái độ thổ tả” của báo chí Mỹ là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, với Trump, mức độ bắn phá của báo chí Mỹ được tăng liều nặng hơn cả. Tổng thống Trump đã không giấu sự khinh bỉ dành cho báo chí. Ông dùng tất cả từ ngữ nặng nề nhất có thể để miệt thị báo chí. “Thậm chí các cuộc tấn công báo chí của Nhà trắng thời Nixon dính líu cả những hành vi phạm tội hình sự… nhưng các cuộc tấn công của Trump là ác độc và gây tổn hại cho báo chí tự do” – Michael Conway, cựu cố vấn Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ trong cuộc điều tra luận tội Nixon, viết trên NBC vào tháng 11-2019 – “Trump luôn tìm cách, và thành công một cách đáng ngạc nhiên, làm mất uy tín toàn bộ ngành truyền thông khi nói rằng báo chí là kẻ thù của nhân dân”. Cách Trump ca cẩm báo chí là “kẻ thù của nhân dân. Buồn làm sao!”; và cách ông nói báo chí “rất không yêu nước” là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử truyền thông Mỹ và nó giống với lối chụp mũ thường thấy ở các chế độ độc đảng như Trung Quốc và Việt Nam, những chế độ luôn xây dựng một “nhận thức phổ quát” và buộc người ta phải tin, rằng chỉ trích chính quyền đồng nghĩa với “không yêu nước”, “chống phá chính quyền” và “phản bội nhân dân”.

Trong diễn văn nhận giải ICFJ Founders Award (Trung tâm ký giả quốc tế) năm 2017, nhà báo lão làng Chris Wallace (Fox News, người chủ trì cuộc tranh luận tranh cử tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump-Joe Biden ngày 29-9-2020) nói: “Tổng thống Trump đang lao vào cuộc tấn công trực tiếp và lâu dài nhất nhằm vào một nền báo chí tự do… Kể từ đầu chiến dịch, ông ấy đã làm mọi thứ có thể để làm mất đi tính hợp pháp của truyền thông – tấn công chúng tôi về tổ chức lẫn cá nhân. Tôi nghĩ mục đích của ông ấy là rõ ràng: tạo ra một chiến dịch phối hợp để làm dấy lên những nghi ngờ rằng khi chúng tôi phê bình chính quyền của ông ấy thì liệu chúng tôi có đáng tin không”. Tướng William H. McRaven, cựu chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ, từng tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Texas, nhận xét về cách nói “báo chí là kẻ thù nhân dân” của Trump, rằng đó là “mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ mà tôi từng thấy trong suốt cuộc đời mình”.

Tại cuộc gặp được Hiệp hội ký giả chuyên nghiệp tổ chức ở New York tháng 5-2018, thông tín viên CBS News, Leslie Stahl, đã kể lại cuộc nói chuyện với Tổng thống tân cử Donald Trump tại Trump Tower cuối năm 2016: “Ông biết chuyện này sẽ ngày càng mệt mỏi. Tại sao ông cứ tiếp tục? Rất chán ngán. Đến lúc nên chấm dứt. Ông đã thắng cử. Hà cớ gì ông cứ nện ầm ầm như vậy (vào báo chí)?”. Trump trả lời: “Cô biết tại sao tôi làm thế không? Tôi làm thế để làm tất cả đám báo chí của cô mất uy tín và mất giá trị, để mà, khi bọn nhà báo các cô viết những bài tiêu cực về tôi thì chẳng còn ai tin”.

Twitter-in-chief
Image
Từ cứ địa Twitter, Trump bắn không ngừng nghỉ vào báo chí. Từ lúc tuyên bố tranh cử đến cuối năm 2019, theo dữ liệu của Stephanie Sugars thuộc U.S. Press Freedom Tracker, Trump đã phát ra gần 1.900 cú tweet, nhằm vào gần như tất cả cơ quan truyền thông lớn nhất nước Mỹ, từ New York Times, CNN, NBC, MSNBC, Washington Post đến cả Fox News. Ông có một tuyển tập từ vựng ngắn, lặp đi lặp lại, phản cảm và gây sốc. Ông gọi New York Times là “đồ dỏm, phát gớm, thứ đần, ngu ngốc, buồn, thất bại…” (“fake”, “phony”, “nasty”, “disgraced”, “dumb”, “clueless”, “stupid”, “sad”, “failing”, “dying”…). Ông nói Washington Post là “dỏm, điên rồ, đáng xấu hổ…” (“fake”, “crazy”, “dishonest”, “phony”, “disgraced”…). Tháng 7-2017, ông tweet một video 28 giây với cảnh ông vật ngã và đấm túi bụi một người mà cái đầu người này được thay bằng logo CNN. Ngày 7-9-2019, Trump bắn một tweet, gọi hai nhà báo Washington Post là “hai thằng phóng viên hạng ruồi gớm ghiếc”, những kẻ “thậm chí không đáng được phép bước vào sân Nhà trắng vì cách tường thuật của chúng đáng kinh tởm và giả dối”.

Theo bài điều tra đặc biệt của Ủy ban bảo vệ ký giả công bố tháng 4-2020, Trump đã “sản xuất” 400 tweet nhằm vào hơn 100 cá nhân nhà báo thuộc 30 cơ quan truyền thông. Tất cả tweet của Trump đều được lưu và có thể truy lại để biết ông nói về ai, như thế nào, vào lúc nào… Có những thời điểm tài khoản Twitter của Trump “sáng đèn” gần như suốt 48 tiếng. Một lần, từ sáng thứ sáu đến chiều chủ nhật, Trump tweet hơn 50 lần. Trump tweet nhiều đến mức giáo sư Brian Ott (Đại học kỹ thuật Texas) ra cả một quyển sách về “tổng thống Twitter” (The Twitter Presidency: Donald J. Trump and the Politics of White Rage, 2019). Chưa bao giờ trong lịch sử chính trường thế giới hiện đại có một tổng thống “làm chính sách” từ Twitter, sa thải/bổ nhiệm viên chức từ Twitter, ban hành qui định mới từ Twitter, chửi/khen nguyên thủ các nước từ Twitter…

“Democracy Dies in Darkness”

Khi cùng xuất hiện trong buổi họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 (Osaka, Nhật) ngày 27-6-2019, lúc camera và microphone đang được chuẩn bị, Trump nói đùa: “Dẹp hết đi”, rồi quay sang Putin, “Tin giả (fake news) là một từ hay, đúng không? Ông không gặp vấn đề như vậy ở Nga nhưng chúng tôi thì có”. “Fake news” đúng là một thần chú. Nó đã biến gần như tất cả những gì báo chí viết về Trump đều vô giá trị. Sự hoài nghi và thậm chí mất niềm tin vào báo chí của không ít người Mỹ là hiện tượng có thật. Trong bài viết ngày 23-9-2019, chủ báo New York Times, A. G. Sulzberger, nhắc lại rằng, chỉ vài năm, hơn 50 thủ tướng, tổng thống và lãnh đạo chính phủ khắp năm châu lục đã dùng từ “fake news” để chống lại báo chí.
Image
Cuộc chiến giữa Trump và báo chí Mỹ, cũng như cách đối phó với báo chí của Tổng thống Trump, đã trở thành “bằng chứng rõ rệt nhất” để chính quyền các nước độc tài chỉ trích “mặt trái của nền báo chí tự do”. Những “nhà báo lớn” của không ít quốc gia độc tài-độc đảng, vốn dĩ thiên tả, như Trung Quốc hoặc Việt Nam – những người không bao giờ trong suốt cuộc đời làm báo dám chỉ trích nguyên thủ hoặc chính quyền nước mình – giờ hả hê lên án báo chí Mỹ, chỉ trích sự “không công bằng” của họ trong nghề nghiệp và gần như đồng loạt xem tất cả nội dung báo chí Mỹ đăng tải là “fake news thổ tả”, trong khi họ hàng ngày chỉ “sản xuất” những “tin thật” được chỉ định và được áp đặt bởi hệ thống tuyên giáo tuyên truyền một chiều.

Ngày 22-2-2017, tờ Washington Post bắt đầu dùng slogan “Democracy Dies in Darkness” trên bản online và đưa lên bản in vào một tuần sau, nhằm bày tỏ thái độ của họ đối với cách mà họ tin là Tổng thống Trump đối xử không đúng với báo chí. Bằng sự trấn áp tàn bạo của chính quyền Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, với Hong Kong hay trước đó với Thiên An Môn, “Democracy Dies in Darkness” đáng được “treo” trên bất kỳ tờ báo nào ở nước này. Với sự kiện chính quyền bắn chết một ông già hơn 80 tuổi và sau đó lập ra một phiên tòa tàn độc trong vụ Đồng Tâm, “Democracy Dies in Darkness” đáng được “treo” trên bất kỳ tờ báo nào ở Việt Nam. Không bao giờ có “nhà báo lớn” nào hoặc “tờ báo lớn” nào ở Trung Quốc hay Việt Nam đủ can đảm làm điều đó, dù một lần.

Không gì mỉa mai hơn việc báo chí ở các nước cộng sản thiên tả như Trung Quốc hay Việt Nam giờ chỉ trích “báo chí thổ tả Mỹ”. Không gì mỉa mai hơn việc hệ thống báo chí tuyên truyền vốn là cái loa của chính quyền, như Trung Quốc hay Việt Nam, lại lên án “thái độ thiên vị” của báo chí Mỹ. Không gì mỉa mai hơn việc, khi không “nhà báo lớn” nào ở Trung Quốc hay Việt Nam dám điều tra “hồ sơ thuế” của Tập Cận Bình hay Nguyễn Phú Trọng, lại “nguyền rủa” New York Times khi họ tung ra hồ sơ thuế Tổng thống Trump… Khó có thể nói làng báo Mỹ không có thiên kiến và không “take side” nhưng sự “chọn phe” không đồng nghĩa với việc đánh đổi tất cả để làm fake news. Bức tranh làng truyền thông Mỹ như thế nào và liệu họ có “công bằng” hơn, khi ông Trump còn hay không tiếp tục tại vị, là điều chưa thể hình dung nhưng chắc chắn rằng cái bóng đen che phủ nền dân chủ và tự do báo chí thì vẫn tồn tại ở những nơi có những nhà báo “đòi” công bằng cho một nền báo chí khác hơn là cho chính mình.
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Cựu TĐ Christie: Nhóm kiện cáo của TT Trump là nỗi hổ thẹn quốc gia
Nov 22, 2020 cập nhật lần cuối Nov 22, 2020


WASHINGTON, DC (NV) – Một đồng minh trung thành của Tổng Thống Donald Trump tuyên bố nhóm luật sư đòi kiện kết quả bầu cử của ông Trump là “nỗi hổ thẹn quốc gia,” theo nhật báo The Washington Post.

Cựu Thống Đốc Chris Christie kêu gọi đã đến lúc tổng thống phải chấm dứt trò chơi vô bổ và trò hề nhục nhã của mình để lật ngược kết quả cuộc bầu cử, khi xuất hiện trên đài ABC sáng Chủ Nhật, 22 Tháng Mười Một.

Image
Cựu Thống Đốc Chris Christie (phải) tuyên bố nhóm luật sư đòi kiện kết quả bầu cử của ông Trump là “nỗi hổ thẹn quốc gia.” (Hình: Drew Angerer/Getty Images)
“Ở bên ngoài hô toáng gian lận, nhưng khi vào trong phòng xử án, các luật sư đại diện cho tổng thống lại không cáo buộc gian lận và cũng không tranh luận về chuyện gian lận,” ông Christie nói.

“Ra tòa, bên kiện có bổn phận phải đưa ra bằng chứng và không có bằng chứng nào được xuất trình trong những ngày qua,” vị cựu thống đốc nhấn mạnh.

Thống Đốc Christie là một người mạnh mẽ ủng hộ Tổng Thống Trump từ năm 2016, trong cuộc bầu cử năm nay chính ông là người giúp ông Trump chuẩn bị cho các cuộc tranh luận và cũng vào bệnh viện vì COVID-19 cùng thời điểm với tổng thống, tuyên bố: “Tôi là một người ủng hộ tổng thống. Tôi đã hai lần bầu cho ông, nhưng cuộc bầu cử đã có kết quả, và chúng ta không thể nào giả vờ không nhìn thấy sự thật đang diễn ra.”

Vị cựu thống đốc tiểu bang New Jersey nhấn mạnh: “Đất nước là trên hết. Tôi là một người Cộng Hòa chân chính và yêu quý đảng của mình, xin khẳng định một lần nữa ‘Đất nước trên hết’.”
Image
Cựu Thống Đốc Chris Christie (phải) giới thiệu Tổng Thống Trump trong một cuộc vận động tranh cử. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)

Cho đến nay, Tổng Thống Trump và các đồng minh đã thất bại hoặc phải rút lui khỏi hơn 30 vụ kiện liên quan đến bầu cử.

Biên bản từ trong các phiên tòa đều cho thấy các luật sư đại diện cho ông Trump đều lúng túng khi không đưa ra được những bằng chứng và thậm chí phải thừa nhận không có những gian lận như trong đơn kiện cáo buộc.

Có ít nhất năm luật sư đại diện đã từ chức.

Ngay cả ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của tổng thống, người lãnh đạo nỗ lực kiện về kết quả bầu cử này phải thừa nhận không có bằng chứng và cũng không có gian lận khi đối mặt với Chánh Án Matthew Brann tại Pennsylvania.
Image
Khi họp báo, Luật Sư Rudy Giuliani tố cáo bầu cử gian lận nhưng trước tòa ông thừa nhận “không có gian lận.” (Hình: Drew Angerer/Getty Images)
Chỉ mới hôm qua, Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Một, tòa liên bang bác đơn kiện của ban tranh cử Tổng Thống Donald Trump đòi loại bỏ hàng triệu phiếu bầu bằng thư ở Pennsylvania và phán quyết này của Chánh Án Matthew Brann là đòn giáng mới nhất cho nỗ lực của Tổng Thống Trump lật ngược kết quả bầu cử hôm 3 Tháng Mười Một mà ông Joe Biden là người chiến thắng.

Cũng hôm Thứ Bảy, phe ông Trump lại yêu cầu tiểu bang Georgia tái kiểm phiếu bầu cử tổng thống một lần nữa, chỉ một ngày sau khi các giới chức tiểu bang công bố kết quả tái kiểm phiếu và chứng nhận kết quả cho thấy ông Joe Biden phía Dân Chủ đã chiến thắng.

Nhiều nhà lãnh đạo Cộng Hòa lên tiếng các vụ kiện của tổng thống không còn lý lẽ nữa và kêu gọi ông Trump nhận thua hoặc ít nhất mở đường để thủ tục chuyển giao quyền lực được tiến hành.

Chỉ trích việc Tổng Thống Trump mời các lãnh đạo Cộng Hòa tại Michigan đến Tòa Bạch Ốc nhằm áp lực kết quả bầu cử, ông Larry Hogan, thống đốc Maryland, một người Cộng Hòa, nói với nhà báo Jake Tapper sáng Chủ Nhật rằng: “Chúng ta vốn là quốc gia đi giám sát các cuộc bầu cử khắp thế giới. Chúng ta hãnh diện có một nền Dân Chủ mẫu mực và tiến trình bầu cử được cả thế giới tôn trọng. Nhưng bây giờ, chỉ là một nền Dân Chủ hổ thẹn. Phải đến lúc chấm dứt chuyện quá nhục nhã này.”
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thienthanh »

Image

Hồi Ký Tổng Thống

Quyền lực, nghĩa khí và quốc gia
Barack Obama
Nhã Duy chuyển dịch và đặt tựa

(Trích từ hồi ký tổng thống Một Miền Đất Hứa - A Promised Land của TT Barack Obama)
Chuyến viếng thăm phòng Bầu Dục đầu tiên của tôi diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử, khi theo truyền thống lâu đời thì vợ chồng Tổng Thống Bush đã mời Michelle và tôi đi thăm nơi sắp là nhà. Ngồi trên công xa của cơ quan mật vụ, chúng tôi chạy ngang qua vòng cung quanh co cổng Tây viên vào Bạch Ốc, cố lưu giữ dăm điều nơi chúng tôi sẽ dọn vào dưới ba tháng nữa.

Đó là một ngày nắng ấm, cây vẫn đầy lá và vườn Hồng ngập tràn hoa. Thời tiết Chicago đã vội chuyển sang lạnh và tối với những cơn gió lạnh Bắc cực thổi qua những hàng cây trụi lá thì mùa Thu vương vấn của Washington đã tạo một cảm giác chào mời, như thời tiết êm dịu bất thường mà chúng tôi đã được hưởng trong đêm bầu cử rồi biến ngay sau buổi lễ, như thể đã được ai sắp đặt vậy.

Tổng thống và Đệ Nhất phu nhân Laura Bush chào đón chúng tôi tại hiên Portico và sau những thủ tục bắt buộc với nhóm ký giả, Tổng thống Bush và tôi lên phòng Bầu dục, trong khi Michelle vào tư dinh thưởng trà cùng phu nhân Bush. Sau khi chụp thêm một vài tấm ảnh và lời mời nước từ một nhân viên trẻ, tổng thống mời tôi ngồi.

- "Sao, cảm giác anh thế nào?" - ông hỏi
-"Quá ngợp!". Tôi mỉm cười - "Tôi chắc rằng ông vẫn còn nhớ".
-"Vâng! Nhớ chứ. Cứ ngỡ như mới hôm qua" - ông gật đầu dứt khoát. "Mà nói với anh điều này. Anh sắp cỡi đầu ngọn sóng đó. Chẳng có gì giống vậy đâu. Anh phải nhắc mình hãy cảm kích nó mỗi ngày”.

Bất kể vì tôn trọng định chế, vì bài học từ cha mình, vì ký ức xấu về cuộc chuyển giao quyền lực của chính mình (có tin đồn rằng một số nhân viên của Clinton đã gỡ bỏ phím W khỏi các máy điện toán Bạch Ốc khi dọn ra), hoặc chỉ là phép lịch thiệp căn bản, Tổng thống Bush cuối cùng sẽ làm tất cả mọi điều có thể để cuộc trao quyền được diễn ra trôi chảy trong mười một tuần trước khi ông ra đi.

Mỗi ban bệ trong Bạch Ốc đều cung cấp cho nhóm nhân viên của tôi các bản hướng dẫn chi tiết "Làm thế nào để" (How to). Các nhân viên của ông luôn sốt sắng gặp gỡ những người kế nhiệm, trả lời các câu hỏi và thậm chí để họ cùng thực hiện sự vụ của mình. Hai ái nữ của tổng thống Bush là Barbara và Jenna, cũng còn trẻ lúc bấy giờ, đã sắp xếp lại lịch trình để dẫn Malia và Sasha đi xem những khu "vui thú" của riêng họ tại Bạch Ốc. Tôi tự hứa với bản thân mình rằng, sau này tôi cũng sẽ đối xử với người kế nhiệm của mình theo cách như vậy.

Tổng thống và tôi đã đề cập đến nhiều vấn đề trong chuyến thăm đầu tiên đó, từ kinh tế và Iraq đến nhóm báo chí phủ tổng thống và Quốc Hội, theo tính cách dí dỏm có phần hơi bồn chồn của ông. Ông đưa ra những đánh giá bộc trực về một số nhà lãnh đạo nước ngoài, cảnh báo tôi rằng người cùng đảng mới làm mình nhức đầu nhất và ân cần hứa sẽ thết đãi một tiệc trưa cùng tất cả các tổng thống tiền nhiệm trước lễ nhậm chức.

Tôi biết rằng, một tổng thống có những giới hạn cần thiết của ông ta để bộc bạch hết cho người kế nhiệm, nhất là đường lối tranh cử của người đó phản lại khá nhiều nghị trình của mình. Tôi cũng hiểu rằng Tổng thống Bush có vẻ khá hài hước nhưng sự hiện diện của tôi trong chính văn phòng mà ông sắp sửa rời khỏi, ắt cũng mang lại những cảm xúc không dễ dàng. Tôi để ông dẫn dắt câu chuyện mà không đào sâu vào chính sách. Hầu như tôi chỉ ngồi nghe.

Chỉ có một lần, điều ông nói làm tôi bất ngờ. Chúng tôi bàn về cuộc khủng hoảng tài chính và những nỗ lực của Bộ Trưởng Paulson kiến tạo chương trình TARP giải cứu cho các ngân hàng mà đã được Quốc Hội thông qua (chú thích người dịch: TARP - Troubled Asset Relief Program, là chương trình chính phủ giúp mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng nhằm đối phó cuộc khủng hoảng tài chính và địa ốc vào năm 2008).

-"Tin tốt đó Barack" - ông nói. "Vào thời điểm anh nhậm chức, chúng tôi đã lo xong những điều thật sự khó khăn cho anh. Anh sẽ có thể khởi đầu mới mà không phải lo về nó nữa ”.
Tôi nghẹn lời trong tích tắc. Tôi đã nói chuyện với Paulson thường xuyên và biết rằng các thất bại liên đới của ngân hàng cùng tình trạng suy thoái trên toàn thế giới vẫn đầy khả năng hiển hiện.

Nhìn kỹ tổng thống, tôi hình dung ra tất cả những ước vọng và niềm tin mà ông mang theo vào Phòng Bầu Dục lần đầu như một tổng thống tân cử. Chúng không kém phần hoa mắt bởi sự rực rỡ quyền binh, không kém phần háo hức muốn thay đổi thế giới này được tốt đẹp hơn như tôi, không kém phần tin chắc lịch sử rồi sẽ đánh giá nhiệm kỳ tổng thống của mình là thành công.

Cuối cùng rồi, tôi cũng thốt nên lời:
-Vì lợi ích quốc gia mà đi ngược lại công luận và nhiều người trong đảng của mình, phần ông đã phải rất dũng khí mới có thể thông qua được TARP.
Mà chính xác là vậy. Tôi thấy chẳng có gì để kể thêm nữa.

Barack Obama
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests