Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by dailien »

Quốc Hội CSVN xem xét lại vụ án ‘tử tù’ Hồ Duy Hải
May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 18, 2020

Image
Bà NguyễnThị Loan (bên phải) với lá đơn kêu oan cho con trai Hồ Duy Hải.

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Quốc Hội CSVN sẽ “giao cơ quan chuyên môn xem xét vụ án Hồ Duy Hải” sau khi bị nhiều giới lên án quyết định “giám đốc thẩm” của “Tòa Án Tối Cao” mười ngày trước.

Các báo tại Việt Nam đưa tin Tổng Thư Ký Quốc Hội CSVN Nguyễn Hạnh Phúc nói trong cuộc họp báo chiều ngày Thứ Hai, 18 Tháng Năm, về “hướng xử lý” kết luận của hội đồng thẩm phán “Tòa Án Tối Cao” của chế độ, giữ nguyên bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, bị dư luận rầm rộ lên án.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận một số đại biểu Quốc Hội, cũng là các chuyên viên về pháp lý, đã gửi kiến nghị về phiên xử tới Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.

Họ “bày tỏ không tán đồng với quyết định của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án tối Cao bác kháng nghị của viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao (VKSNDTC), giữ nguyên bản án tử hình đã tuyên đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người,” “Cướp tài sản.”

“Để xem xét thật toàn diện vụ án này, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xem xét, xử lý.” Tờ Dân Trí dẫn lời ông Phúc trong cuộc họp báo khi ông cho hay “gia đình bị án Hồ Duy Hải cũng liên tục khiếu nại, kêu oan.”

Ngày 8 Tháng Năm, 2020, Hội Đồng Thẩm Phán họp “giám đốc thẩm” kết luận: “Quá trình điều tra, xét xử có thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án. Do vậy không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.”

Ngay sau đó, bà Nguyễn Thị Loan đã làm đơn gửi chủ tịch nước, Quốc Hội yêu cầu can thiệp để “Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao xem xét lại vụ án.”

Trong khi Quốc Hội của chế độ sẽ được đẩy cho trách nhiệm tìm cách giải quyết một vụ án đang làm dư luận phẫn nộ, theo tờ Thanh Niên, ông Lê Minh Trí, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao “vừa có báo cáo gửi cấp có thẩm quyền nêu quan điểm của VKSND Tối Cao về vụ Hồ Duy Hải ở Long An.”

Trong đó, cơ quan này “khẳng định sẽ kiến nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân (TAND) Tối Cao.”

Tờ Thanh Niên nói viện trưởng VKSND Tối Cao “khẳng định quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22 Tháng Mười Một, 2019, là có căn cứ, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và cần thiết,” vì “vụ án có nhiều thiếu sót, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Theo nguồn tin, về lý do kháng nghị giám đốc thẩm, VKSND Tối Cao “nhận thấy đây là vụ án giết người và cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng; bị cáo bị áp dụng mức án cao nhất là tử hình, nhưng chứng cứ buộc chủ yếu là lời khai của bị cáo, không có chứng cứ vật chất trực tiếp, trong khi lời khai của bị cáo không nhất quán, mâu thuẫn với nhau (lúc nhận tội, lúc kêu oan) và mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác; nhiều tình tiết quan trọng chưa làm rõ; nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra.”
Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án mạng buổi tối 13 Tháng Giêng, 2008, mà Hồ Duy Hải bị cáo buộc tội giết người dù không có bằng chứng gì ngoài lời khai nhận của Hải sau những trận tra tấn cực hình, ép cung. (Hình: Tuổi Trẻ)

Đồng thời VKSND tối cao cho rằng “các vi phạm trong quá trình tố tụng là vi phạm về nội dung do điều tra không đầy đủ, đã ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ, cần phải điều tra lại để thu thập thêm chứng cứ và khắc phục những vi phạm, thiếu sót, nhằm giải quyết vụ án đúng pháp luật,” tờ Thanh Niên kể.

Từ cơ quan điều tra của công an tỉnh Long An đến các cấp tòa án CSVN sơ thẩm tại địa phương, phúc thẩm tại Sài Gòn đều xét xử dựa trên những mâu thuẫn giữa hiện trường và lời khai, chứng cớ thì đi mua ở chợ, đã vậy lại làm sai các quy định của luật tố tụng hình sự, mà vẫn tuyên án tử hình người ta. Cái căn cứ quan trọng nhất để kết án là lời khai nhận tội. Nhưng lời khai này là hậu quả của những trận tra tấn cực kỳ dã man của công an điều tra nhằm ép cung, không hề thấy nhắc nhở gì trong toàn bộ hồ sơ vụ án.

Ông Lê Minh Trí được tờ Thanh Niên dẫn lời trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm trước là trong vụ án Hồ Duy Hải “chưa có một chứng cứ trực tiếp khẳng định có việc giết người hay không.”

Trên mạng xã hội, sau 5 ngày kêu gọi, đã có 4,650 người khắp nơi ký kiến nghị thúc giục mọi người hành động khẩn cấp để cứu mạng tử tù Hồ Duy Hải mà người ta tin rằng anh ta bị kết án oan sai. Thủ phạm là một người khác có thể đã được bao che, đẩy ra khỏi vụ án rồi bắt Hồ Duy Hải thế mạng như dư luận từng nghi ngờ lâu nay.

Thư kêu gọi mọi người ký tên qua mạng kiến nghị thư << https://tinyurl.com/petitionhoduyhai >> để gửi cho những người đứng đầu chế độ đến các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tòa đại sứ yêu cầu can thiệp.

Bản án oan sai đang treo trên đầu một thanh niên, qua một vụ giết người xảy ra tại trụ sở bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh tỉnh Long An, buổi tối ngày 13 Tháng Giêng 2008 đến nay.

Bức thư kiến nghị nói trên, bắt đầu công bố từ buổi tối ngày 14 Tháng Năm, 2020, với 75 người ban đầu, trong và ngoài nước Việt Nam ký tên, nay vẫn còn đang tiếp tục được kêu gọi ký tên.

Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình ngay năm 2008, kháng án, bị tòa phúc thẩm y án năm 2009 rồi năm 2011 thì “Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao” mà ông nguyễn Hòa Bình là viện trưởng quyết định “không kháng nghị bản án.” Bởi vậy, năm 2012, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, thì bà kiên trì đi khắp nơi mang đơn kêu oan cho con trai liên tục suốt 12 năm qua. Con bà bị tra tấn nên đã phải phục tùng theo lệnh của các điều tra viên nhận tội giết người mà anh ta không hề phạm. Nhờ vậy khi bị đưa ra tòa kết án, còn sống để phản cung. (TN) (kn)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by phidao »

Dự án ngàn tỷ thua lỗ nặng,
CSVN không dám kiện nhà thầu Trung Quốc

May 20, 2020 cập nhật lần cuối May 20, 2020

Image
Dự án Đạm Hà Bắc vẫn ngập trong thua lỗ. (Hình: Lương Bằng/VietNamNet)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong phúc trình gửi các đại biểu Quốc Hội về tình hình và kết quả “xử lý tồn tại, yếu kém” các dự án, doanh nghiệp ngành Công Thương” có liên quan đến Trung Quốc, chính phủ CSVN thừa nhận “hầu hết bế tắc nhưng không dám kiện nhà thầu Trung Quốc.”

Báo VietNamNet dẫn phúc trình tại phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ Đạo, chính phủ CSVN, cho biết trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp có “dính” với Trung Quốc “chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương” có năm dự án gồm: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất Phân Bón DAP số 2 – Lào Cai; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy Phân Đạm Hà Bắc; Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án xây dựng nhà máy Công Nghiệp Tàu Thủy Dung Quất, và dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của công ty Gang Thép Thái Nguyên, xảy ra tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) với nhà thầu Trung Quốc.

Theo đó các tranh chấp, vướng mắc chủ yếu là do chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc “chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị…so với hợp đồng đã ký, và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đã ký.”

Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu cũng “thường chưa thống nhất trong việc xác định các loại thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng; Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, sửa chữa công trình đã thi công…”
Image
Kho chứa trang thiết bị, máy móc bị bỏ phế tại nhà máy Gang Thép Thái Nguyên. (Hình: Lương Bằng/VietNamNet)
Thế nhưng, việc đàm phán giải quyết tranh chấp đến nay đều bế tắc, bởi chính phủ CSVN cho rằng các biện pháp khởi kiện sẽ không hiệu quả.

Cụ thể, đối với giải pháp đưa ra trọng tài hoặc tòa án để phân xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ, đơn vị tư vấn pháp lý khuyến cáo “việc khởi kiện sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, và có thể phải trả tiền cho các nhà thầu Trung Quốc khi thua kiện, chưa kể chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn tổng số tiền đang còn tranh chấp trong các hợp đồng EPC.”

Còn đối với giải pháp chủ đầu tư tự quyết toán, do còn tranh chấp nên hồ sơ thực tế cũng “chưa có đầy đủ để lập hồ sơ tự quyết toán.”

Do đó, chính phủ CSVN cho rằng để xử lý được tồn tại này, Bộ Tài Chính “cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư tự quyết toán cho phù hợp.”

Trong khi đó, mặc dù đã chỉ đạo Bộ Tài Chính “chủ trì giải quyết,” nhưng ông Trương Hoà Bình, phó thủ tướng thường trực CSVN, lại yêu cầu “các tập đoàn, tổng công ty Việt Nam có vướng mắc với nhà thầu Trung Quốc nên ‘đánh giá khả năng hòa giải, chấm dứt hợp đồng để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu’.” (Tr.N) (kn)
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by thuytrieu »

Blogger Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, bị bắt
May 22, 2020 cập nhật lần cuối May 23, 2020

Image
Ông Nguyễn Tường Thụy trong một chuyến đi Mỹ. (Hình: Facebook Nguyễn Tường Thụy)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Blogger Nguyễn Tường Thụy, 69 tuổi, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, bị bắt và khám nhà ở một chung cư tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Các số điện thoại của vợ ông Thụy được ghi nhận “không liên lạc được.”

Hôm 23 Tháng Năm, ít nhất ba nguồn tin trong giới xã hội dân sự ở Hà Nội xác nhận tin này.

Vụ bắt ông Thụy diễn ra chỉ hai tháng sau khi ông nói với VOA Việt Ngữ rằng ông bị Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An Hà Nội gửi giấy triệu tập hồi cuối Tháng Ba nhưng ông “đã từ chối vì lý do sức khỏe và lo ngại dịch bệnh Covid-19.”


Ông Thụy, một cựu chiến binh CSVN nhưng đã ra khỏi Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, là một trong những blogger, nhà báo độc lập kỳ cựu, đưa ý kiến phản biện lại các chính sách của nhà cầm quyền lên mạng xã hội.

Một trong những post gần đây trên trang cá nhân của ông Nguyễn Tường Thụy: “Bà Thái Anh Văn không những bị Tàu Cộng ghét mà còn coi như thù địch. Thế mà bà vẫn tái trúng cử tổng thống xứ Đài. Mà Đài lại là một phần lãnh thổ của Trung Quốc tách ra. Còn tiêu chuẩn hàng đầu của nguyên thủ xứ Vệ là phải được lòng Tàu Cộng. Nó mà lắc thì đừng mơ. Nghe nói quan tỉnh cũng lo lấy lòng Tàu Cộng còn hơn cả lo lấy lòng trung ương. Qua đó mới hiểu nước Vệ có độc lập không. Nhục thật!”

Giới xã hội dân sự cho hay, trong suốt nửa năm sau khi ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, bị bắt hôm 21 Tháng Mười Một, 2019, gia đình ông Thụy thường xuyên bị nhiều người mặc thường phục canh gác không cho ông tự do đi lại.

Trước khi bị bắt, an ninh điều tra Công An Hà Nội đã gửi ông Thụy ít nhất ba giấy triệu tập, nội dung liên quan vụ án “Phạm Chí Dũng tuyên truyền chống nhà nước.”
Image
Ông Nguyễn Tường Thụy và vợ. (Hình: Facebook Nguyễn Tường Thụy)
Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, từng công tác ở báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng ông Thụy thuộc nhóm “tuổi sinh 52 tham gia phong trào chống cộng.”

Ông Chênh ghi nhận, ông Thụy là trường hợp mới nhất bị bắt, trước đó là ông Phạm Thành, tức blogger “Bà Đầm Xòe” (bị bắt hôm 21 Tháng Năm).

Ông Chênh viết thêm rằng bản thân ông và ông Huỳnh Công Thuận “đang là tù nhân dự bị, luôn ở tư thế sẵn sàng đi nhập kho.”

Trong một diễn biến khác, mạng xã hội rò rỉ ảnh chụp văn bản của Công An Hà Nội đề gửi bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ ông Phạm Thành, với nội dung cáo buộc ông Phạm Thành “đã có hành vi phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước, vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình Sự.”

Theo luật Việt Nam, những người đối mặt với cáo buộc này sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Sau khi ông Thành bị bắt, ông Nguyễn Tường Thụy viết trên Facebook mang tên ông: “Blog Bà Đầm Xòe bị đánh sập rồi. Chừng ba giờ trước vẫn còn nhìn thấy. Blog này mình lập cho Phạm Thành nên thấy xót quá!”

Facebooker Hoàng Dũng bình luận trên trang cá nhân rằng, việc “bắt bớ nhiều người già liên tiếp và ‘suỵt’ Facebook ẩn đi nhiều bài viết chỉ trích đảng Cộng Sản trước kỳ đại hội, đảng Cộng Sản cho thấy họ muốn có được một kỳ đại hội ‘thành công.’” (N.H.K) (kn)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by phidao »

Báo đảng’ thừa nhận ‘bức cung, dùng nhục hình vẫn tồn tại’ ở Việt Nam
May 25, 2020 cập nhật lần cuối May 25, 2020

Image
Tử tù Hàn Đức Long phải nhận tội sau khi bị tra tấn ép cung. (Hình: Tài liệu của Tiền Phong)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Luật lệ có quy định, nghiêm cấm, nhưng điều tra viên của công an CSVN vẫn ngang nhiên tra tấn để ép cung dẫn đến những bản án oan sai, thậm chí cái chết của nạn nhân.

“Pháp luật hình sự, nghị quyết của Quốc Hội nghiêm cấm hành vi bức cung, nhục hình và xử lý nếu có nhằm phòng chống oan, sai. Tuy nhiên, các số liệu tư pháp thể hiện, việc bức cung, dùng nhục hình ở nước ta vẫn tồn tại. Giai đoạn 2012-2016, có 21 điều tra viên hoặc kiểm sát viên bị xét xử trong các vụ án liên quan bức cung, dùng nhục hình.”

Bản tin của tờ Tiền Phong, trực thuộc Trung Ương Đoàn Thanh Niên CSVN, hôm Thứ Hai 25 Tháng Năm, viết như thế sau khi kể ra một vài trường hợp oan sai vì tra tấn ép cung nổi tiếng dẫn đến các bản án tử hình sau bị đảo ngược như vụ án Hàn Đức Long, vụ án Nguyễn Thanh Chấn, rúng động dư luận mấy năm trước.

Tờ Tiền Phong dẫn lời “Thượng Tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên đội trưởng Đội Thanh Tra Pháp Luật Công An thành phố Hà Nội” nhìn nhận chuyện oan sai “hiện tượng này có thật” vì nạn tra tấn ép cung phổ biến gần như được dung dưỡng.

Ông Hùng nêu lý do xảy ra tra tấn ép cung “vì động cơ thành tích phá án để ép bằng được, thậm chí bức cung, nhục hình, tạo thêm chứng cứ không khách quan. Có những trường hợp làm giả chứng cứ, sửa cả hồ sơ để cố tình buộc tội. Khâu truy tố, xét xử cũng vậy, vì thành tích rồi xử lý ép hoặc bị quy kết như điều tra bảo làm đủ rồi, ông kiểm sát không truy tố là bỏ lọt tội phạm.”

CSVN ký tên tham gia Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn năm 2013, đến năm 2015 sửa lại Luật Tố Tụng Hình Sự quy định các nguyên tắc: Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe con người (Điều 10); bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11).
Image
Hồ Duy Hải bị kết án tử hình vì bị cáo buộc giết hai cô gái tại bưu điện Cầu Voi, Long An, năm 2008.
Đồng thời, Luật Thi Hành Tạm Giữ, Tạm Giam thông qua ngày 25 Tháng Mười Một, 2015, có hiệu lực từ đầu năm 2016 cũng “nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình, các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.”

Tuy nhiên, luật có chỉ trên giấy tờ trong khi tình trạng tra tấn ép cung và đối xử bạo ngược của công an điều tra CSVN vẫn diễn ra. Hàng năm vẫn có hàng chục người bị tra tấn chết chỉ ít giờ hay một vài ngày bị tạm giam để điều tra. Phần lớn vu cho nạn nhân “tự tử” hoặc “sốc thuốc” hay “tiền sử bệnh tim” dù trước khi bị bắt, người ta khỏe mạnh bình thường.

Riêng trong năm 2020, từ đầu năm đến nay, đã có một số trường hợp như vừa kể.

Hồi tháng trước, hàng trăm người đã theo thân nhân đưa xác một nạn nhân đến trụ sở xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, bắt vạ vì cái chết đầy nghi vấn của ông Võ Văn Tư, 46 tuổi, mà người ta nghi công an đã đánh ông ta đến chết rồi vu cho ông ta “ngã” nên đập đầu xuống đất.

Khi ra điều trần trước Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc các ngày 14 và 15 Tháng Mười Một, 2018 tại Geneva, Thụy Sĩ, tướng Thứ Trưởng Công An Lê Quý Vương đã chối hết tất cả các thông tin cáo buộc công an CSVN tra tấn chết rất nhiều người khi mới tạm giam để điều tra.

Nay thì một viên chức cựu cựu công an thành phố Hà Nội, Thượng Tá Nguyễn Xuân Hùng, lại nhìn nhận là có thật chứ không chối như cấp trên của ông.

Hiện tử tù Hồ Duy Hải đang chờ Quốc Hội của chế độ nghiên cứu lại xem hồ sơ vụ án đầy chứng cớ ngụy tạo và chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của Hải sau những trận đòn thừa sống thiếu chết để gán cho anh ta tội giết người, xem có thể được giải oan hay không. (TN) (kn)
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by phaodai »

Nguyễn Phú Trọng cho ‘Tuyên Giáo’ ca ngợi mình để tiếp tục tại vị?
May 27, 2020 cập nhật lần cuối May 27, 2020


Image
Ông Nguyễn Phú Trọng (phải), tổng bí thư CSVN, nay đi đứng khó khăn, thường phải có thuộc cấp nắm tay dìu bước và chỉ xuất hiện trong hội trường.


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Năm, ông Nguyễn Hồng Diên, phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương, được báo VietNamNet dẫn lời, nói: “Trường hợp đặc biệt về tuổi như tổng bí thư là hạnh phúc của đảng, dân tộc.” Đây được dư luận coi là chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng muốn tiếp tục tại vị.

Ông Diên mô tả ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước CSVN, “là trung tâm đoàn kết của Ban Chấp Hành Trung Ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước.”

Theo vị phó của Ban Tuyên Giáo, thì “chặng đường phía trước hết sức khó khăn, phức tạp, cần có những người lão luyện về mặt chính trị, kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất nước vượt qua sóng gió, nguy nan.”

Ông Diên nhấn mạnh rằng “nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định về độ tuổi thì một số cán bộ cao tuổi trong Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ không tái cử.”

Dường như đoán biết được lời nói của mình ít nhiều sẽ gây bàn tán bất lợi cho ông Trọng, ông Nguyễn Hồng Diên cảnh báo thêm rằng trước thềm Đại Hội Đảng lần thứ 13, “có rất nhiều thông tin, ở các trang mạng xã hội, Facebook tung tin nói xấu đảng, chế độ, nói xấu lãnh đạo.”

Ông Nguyễn Phú Trọng đã bước qua tuổi 76 từ hôm 14 Tháng Tư, được ghi nhận đi đứng khó khăn, thường phải có thuộc cấp nắm tay dìu bước và chỉ xuất hiện trong hội trường.

Sức khỏe của người đứng đầu đảng CSVN giảm sút thấy rõ từ sau vụ đột quỵ hôm 14 Tháng Tư, 2019, trong lúc đang đi thăm tỉnh Kiên Giang. Từ thời điểm đó, ông Trọng thường xuyên vắng mặt trước công chúng, nhưng các báo đảng cho hay ông vẫn “gửi thư đều đặn” liên quan các sự kiện ngoại giao.

Việc ông Trọng có rời ghế vào đầu năm sau hay tự cho mình là “trường hợp đặc biệt quá tuổi” cần trụ lại, vẫn còn là một ẩn số.
Image
Ông Nguyễn Hồng Diên, phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương. (Hình: VietNamNet)
Một vài nhà quan sát suy đoán rằng ông Trọng đề cử ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, “kế vị” ông ở ghế tổng bí thư khóa tới.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, sẽ quyết giành ghế này bằng mọi giá. Nay nếu theo lời “dọn đường công luận” của ông Diên, “chặng đường phía trước hết sức khó khăn, phức tạp” do phe phái đấu nhau bất phân thắng bại, khả năng ông Trọng tiếp tục tại vị vẫn có thể xảy ra.

Theo ghi nhận của giới quan sát, ở Đại Hội Đảng lần thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra Nghị Quyết 244 để loại hết các đối thủ quá tuổi, ngoại trừ ông. Nhưng chỉ vài tháng trước Đại Hội lần thứ 13, ông này lại đưa ra Nghị Quyết 214 khiến cho những lãnh đạo quá tuổi đều có cơ hội ở lại Bộ Chính Trị.

Việc bố trí cho sếp phó của Ban Tuyên Giáo “bưng bô” mình trên các báo nhà nước ở thời điểm này có thể là bước toan tính mới nhất để ông Trọng thêm một lần nữa nhắc lại phát ngôn “bất hủ” của chính mình hồi Tháng Giêng, 2016: “Tôi cũng đã xin nghỉ, nhưng đảng giao nhiệm vụ thì tôi phải chấp hành…” (N.H.K) [kn]
MatVit
Posts: 1315
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by MatVit »

Bị cáo tự sát sau tuyên án: Vụ thứ 2 cùng thẩm phán tại tòa Bình Phước
May 30, 2020 cập nhật lần cuối May 30, 2020

Image
Thẩm Phán Lê Viết Hòa tại cuộc họp báo biện hộ về phiên tòa khiến ông Lương Hữu Phước tự sát sau khi bị tuyên án.

BÌNH PHƯỚC, Việt Nam (NV) – Một ngày sau vụ ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát ngay tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bình Phước, báo Thanh Niên có bài viết khẳng định “Một sự trùng hợp đến kỳ lạ, Thẩm Phán Lê Viết Hòa, phó chánh án Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bình Phước, tham gia xét xử phúc thẩm hai vụ án đều có người tự sát.”

Hôm 30 Tháng Năm, cuộc họp báo do Ban Tuyên Giáo tỉnh Bình Phước tổ chức nhằm bênh vực Hội Đồng Xét Xử của phiên tòa khiến ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, ngụ thành phố Đồng Xoài) tự tử tại sân tòa sau khi bị tòa án tỉnh tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù, trở thành cuộc “vạch mặt” Thẩm Phán Lê Viết Hòa.

Vài giờ trước khi tự kết liễu mạng sống, ông Phước bị tòa tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù với cáo buộc “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.”

Ông Phước viết trên trang Facebook cá nhân cho rằng mình bị oan với post cuối cùng ghi: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”

Do cái chết của ông Phước khiến công luận rúng động, Ban Tuyên Giáo tỉnh Bình Phước vội vã tổ chức cuộc họp báo để tuyên truyền rằng phiên tòa xử ông này “hoàn toàn công tâm, vô tư.”

Tờ Tuổi Trẻ hôm 30 Tháng Năm dẫn lời Thẩm Phán Lê Hồng Hạnh, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xử ông Phước, nói: “Tôi xin nói đây là vụ án phức tạp, chúng tôi rất thận trọng. Chúng tôi là người làm pháp luật nên yêu cầu đầu tiên là thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.”

Tại buổi họp báo, sau khi biết Hội Đồng Xét Xử gồm Thẩm Phán Lê Hồng Hạnh (chủ tọa), Thẩm Phán Lê Viết Hòa và Thẩm Phán Phạm Tiến Hiệp (Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra TAND tỉnh Bình Phước), các phóng viên “xoáy” vào riêng ông Lê Viết Hòa.
Image
Báo Thanh Niên viết: “Một điều trùng hợp là, Thẩm Phán Lê Viết Hòa cũng từng tham gia xét xử phúc thẩm một vụ án dân sự tranh chấp đất đai, sau đó bị đơn đã dùng dao tự sát.”
Ông Lương Hữu Phước tại phiên tòa phúc thẩm vài giờ trước khi tự sát ngay tại tòa.
Theo đó, ông Hòa là một trong ba thẩm phán xử vụ án tranh chấp 39.5 mét vuông đất năm 2015 của ông Võ Chánh ở thành phố Đồng Xoài. Sau hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chánh đều kháng cáo.

Sau khi bị cả hai cấp tòa xử thua trong vụ án dân sự, do uất ức nên ông Võ Chánh đã cầm theo dao sang nhà nguyên đơn ở sát bên với ý định xử người này và sau đó ông Chánh tự sát.

“Trong quá trình thi hành án, bà Đào Thị Xuân (vợ ông Chánh) phản ứng quyết liệt, tuyên bố sẽ tự sát như chồng mình vì không còn chỗ ở nào khác. Bên cạnh đó nhân dân tại địa phương cũng phản ứng cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm không khách quan, không đúng với thực tế sử dụng đất của nguyên đơn lẫn bị đơn,” báo Thanh Niên cho hay.

Trước phản ứng này, ngày 13 Tháng Chín, 2018, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đồng Xoài đã có văn bản kiến nghị Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao tại Sài Gòn ra quyết định tuyên hủy các bản án sơ thẩm và phúc thẩm của vụ này. Lý do là những thẩm phán trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án không phát giác được “có nhiều hồ sơ giả mạo chữ ký của nạn nhân.”
Image
Từ trái, Thẩm Phán Lê Viết Hòa, Thẩm Phán Lê Hồng Hạnh và Thẩm Phán Phạm Tiến Hiệp tại họp báo. (Hình: Bá Sơn/Tuổi Trẻ)
Trả lời câu hỏi của báo Lao Động tại buổi họp báo sáng ngày 30 Tháng Năm do Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Bình Phước tổ chức về việc dư luận cho rằng trong quá trình xét xử có hai vụ án mà Thẩm Phán Lê Viết Hòa tham gia đến nay đã có hai người tự tử vì cho rằng oan sai, ông Hòa nói: “Nếu như tôi có sai sót gì thì dứt khoát phải khắc phục sửa chữa càng sớm càng tốt.”

Ông Lê Viết Hòa được bổ nhiệm làm phó chánh án Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bình Phước hồi Tháng Ba, 2019. Thời điểm nhận ghế mới, trang tin Đảng Bộ tỉnh Bình Phước ghi rằng ông Hòa được lãnh đạo Tỉnh Ủy nhắn nhủ “chú trọng công tác đào tạo đội ngũ thẩm phán vừa hồng vừa chuyên, vững mạnh và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…”

Nhà báo Lưu Nhi Dũ, báo Người Lao Động, bình luận trên trang cá nhân: “Một thẩm phán xử hai vụ án, mà xử xong cả hai bị cáo của cả hai vụ án đó đều tự tử để phản đối bản án, thì đó là thẩm phán hay đao phủ? Theo các bạn, thẩm phán đó nên xử lý như thế nào?” (N.H.K) [qd]
TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by TranAnhDung »

Nhà Xuất Bản Tự Do, ‘cái gai trong mắt CSVN,’ được trao giải Voltaire 2020
Jun 3, 2020

Image
Một trong các tác phẩm xuất bản không qua kiểm duyệt gây nhiều tiếng vang của Nhà Xuất Bản Tự Do. (Hình chụp qua màn hình)

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Đêm 3 Tháng Sáu, giờ Việt Nam, Nhà Xuất Bản Tự Do được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) vinh danh với giải Voltaire 2020. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lễ công bố giải năm nay được phát trực tiếp toàn cầu qua online.

Nhà Xuất Bản Tự Do được ghi nhận vượt qua các đề cử khác là Nhà Xuất Bản Avesta Yayinlari (Thổ Nhĩ Kỳ), ông Chong Ton Sin (Malaysia) và Nhà Xuất Bản Maktaba-e-Daniyal (Pakistan).

Ban tổ chức sự kiện đã điểm qua một số đầu sách nổi bật của Nhà Xuất Bản Tự Do và phát clip phát biểu cảm tưởng của blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, tác giả có nhiều sách in qua nơi này như “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù”…

Trang web của Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế nhấn mạnh tôn chỉ của giải Voltaire, được trao thường niên từ năm 2005, là để tôn vinh một cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ và thúc đẩy tự do xuất bản trên thế giới.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang phát biểu qua online tại lễ trao giải Voltaire 2020 được phát trực tuyến. (Hình chụp qua màn hình)

Tuy là một nơi in ấn sách còn khá non trẻ tại Việt Nam (thành lập hôm 14 Tháng Hai, 2019), Nhà Xuất Bản Tự Do bị coi là cái gai trong mắt nhà cầm quyền CSVN vì họ liên tiếp ấn hành những tác phẩm bàn về chính trị ngoài vòng kiểm duyệt.

Gần đây, Nhà Xuất Bản Tự Do được ủy quyền phát hành lại tác phẩm “Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” của nhà báo tự do, nhà văn Phạm Thành, tức blogger “Bà Đầm Xòe”.

Cuốn sách có nội dung chỉ trích Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng được suy đoán là nguyên do chính khiến ông Thành bị bắt vào ngày 21 Tháng Năm, nhưng đến nay Bộ Công An CSVN vẫn chưa công bố vụ việc.

CSVN liên tiếp mở các đợt đàn áp người giao sách của nhà xuất bản này, trường hợp mới nhất là ông Phùng Thủy, một người giao sách bị lực lượng an ninh Bộ Công An CSVN câu lưu tại Sài Gòn hôm 8 Tháng Năm.

Thời điểm đó, trả lời Nhật báo Người Việt, bà Phạm Đoan Trang nói: “Tôi nghĩ vụ giăng bẫy và bắt bớ này là hoàn toàn trong kế hoạch của công an nhằm kiểm soát tình hình trước Đại Hội 13. Thật ra từ lâu nay cũng đã có tin từ an ninh nhắn Nhà Xuất Bản Tự Do bóng gió là đừng làm gì nữa trước đại hội đảng thì sẽ không bị đàn áp. Nhưng nhận thấy nhu cầu của người đọc Việt Nam vẫn có nên Nhà Xuất Bản Tự Do tiếp tục, chấp nhận rủi ro.”

Hồi cuối Tháng Mười Một, 2019, ông Vũ Huy Hoàng, một trong những người giao sách Nhà Xuất Bản Tự Do, công khai yêu cầu công an ở Sài Gòn “chấm dứt ngay việc sách nhiễu” nhắm vào vợ con ông. Ông Hoàng sau đó đã phải tạm lánh tại nước ngoài.

Việc nhà cầm quyền CSVN liên tục mở các đợt sách nhiễu độc giả và tấn công nhắm vào Nhà Xuất Bản Tự Do khiến Amnesty international (Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế) và Human Rights Watch (Theo Dõi Nhân Quyền) phát đi thông cáo yêu cầu Việt Nam “chấm dứt ngay chiến dịch đàn áp độc giả của Nhà Xuất Bản Tự Do; cho phép Nhà Xuất Bản Tự Do và những người liên quan thực hiện quyền tự do ngôn luận.”

Tuy vậy, đến nay, Bộ Ngoại Giao CSVN không hề đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ này. (N.H.K) [kn]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by lengoi »

Dân Sài Gòn lại được ‘ăn bánh hứa’ sang năm hết ngập
Jun 7, 2020 cập nhật lần cuối Jun 7, 2020

Image
Cơn mưa lớn hồi tuần qua làm đường phố Sài Gòn chìm trong biển nước, một số khu vực nước chảy như thác. (Hình: VNExpress)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn tiếp tục lùi thời hạn hoàn tất dự án chống ngập sang năm tới sau mấy lần lùi và không chắc chắn sẽ hết ngập hay không.

Thứ Sáu vừa qua, ông Huỳnh Thanh Khiết, phó giám đốc Sở Xây Dựng của thành phố Sài Gòn “khẳng định” với báo chí địa phương là khu vực trung tâm thành phố “đến năm 2021 sẽ hết ngập còn các khu vực khác thời điểm hết ngập sẽ căn cứ theo các công trình, chương trình trọng điểm của thành phố.”

Lời ông Khiết cả quyết như thế sau khi có tin cùng một lúc Ngân Hàng Thế Giới (WB) chi nhánh Việt Nam loan báo cho vay $84.4 triệu giúp nước này “thực hiện cải cách chính sách đa ngành, nhằm tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Lời cả quyết hết ngập của giới chức có trách nhiệm chống ngập ở Sài Gòn đối với một dự án đề ra bốn năm trước với số tiền hơn $400 triệu dự trù hoàn tất từ giữa năm ngoái, đến nay vẫn còn ngổn ngang, mà nguyên nhân được đổ cho nhiều thứ tội nợ khác nhau, từ kẹt giải ngân đến dự án bị chồng lấn, dịch bệnh.

Hơn 60 khu vực của thành phố Sài Gòn “cứ mưa là ngập,” người ta bì bõm lội trong biển nước. Người đi đường khổ kiểu đi đường, nhà của phố xá ngập nước phải che chắn tát nước.

Theo những báo cáo gần đây, dự án chống ngập lụt của thành phố Sài Gòn cho khoảng 6.5 triệu người khởi công từ ngày 26 Tháng Sáu, 2016. Dự trù hoàn tất vào giữa năm 2019, cuối tháng trước nói sẽ xong vào Tháng Mười, 2020 nhưng nay thì lại kéo dài sang năm tới.
Image
Nước ngập sâu lút bánh xe máy. Xe hơi chạy qua làm thành sóng lớn ập vào người đi đường.(Hình: VNExpress)
Giữa tháng trước, hãng tin Bloomberg tường thuật một bản báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey nói rằng, thành phố Sài Gòn khó thoát thảm kịch ngập lụt kinh niên một phần vì biến đổi khí hậu, một phần khác vì thành phố ngày một sụt lún dần vì “mức độ khai thác nước ngầm như hiện nay.”

Từ các lý do chính vừa kể, đến năm 2050 có nhiều nơi tại Sài Gòn mặt đất sẽ bị lún thêm từ 0.5 mét đến hơn 1 mét làm tình trạng ngập lụt thời gian tới sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Sau 1975, suốt hàng chục năm các quan chức thành phố ăn hối lộ, mặc cho dân san lấp kênh mương thoát nước tại nhiều khu vực lấy đất làm nhà nên nước mưa hết đường chảy. Thành phố bì bõm nước dù không có mưa vẫn bị ngập vì triều cường nên đẻ ra các chương trình chống ngập mà không bao giờ hết ngập.

“Những ngày cuối Tháng Năm, Sài Gòn bắt đầu những trận mưa với lượng mưa lớn, hàng loạt tuyến đường lặp lại “điệp khúc” đường biến thành sông.

Báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận tại khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh trong những ngày qua và đều thấy hễ cứ mưa lớn là ngập.”

Tờ Tuổi Trẻ ngày 7 Tháng Sáu viết. “Đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập nặng nhất kéo dài khoảng 500m, có nơi ngập sâu hơn nửa mét do địa hình trũng, nước thoát không kịp. Có những trận mưa trút xuống giờ tan tầm khiến người dân đi làm về phải bì bõm lội nước. Nhiều người lắc đầu ngao ngán vì lỡ chạy vào khu vực ngập đành chôn chân tại chỗ, tới lui đều không được.”

Báo cáo của công ty tư vấn McKinsey thì nói rủi ro ngập lụt liên miên ở thành phố Sài Gòn có thể tăng cao hơn gấp chục lần trong những năm tới nếu không có những kế hoạch tốt hơn bao gồm cả kế hoạch di dời nhà cửa và tài sản cơ sở hạ tầng khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt. (TN) [kn]
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by caubennoc »

Vắng Việt kiều và khách ngoại quốc, chợ Bến Thành ‘ế chưa từng có’
Jun 11, 2020 cập nhật lần cuối Jun 11, 2020

Image
Chợ Bến Thành đìu hiu, ảm đạm, các sạp mở bán thưa thớt. (Hình: Duyên Phan/Tuổi Trẻ)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Trái ngược với cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, chợ Bến Thành hiện ế ẩm chưa từng có, nhiều gian hàng đóng cửa, tiểu thương còn ngồi bán “than ngắn thở dài.”

Theo báo Tuổi Trẻ hôm 10 Tháng Sáu, không khí chợ Bến Thành trầm lắng với hơn 50% các sạp hàng vẫn phủ bạt cài then chốt cửa, dán bảng cho thuê lại chỗ hoặc ngưng hoạt động do vắng khách, dù đã hơn một tháng kể từ khi Việt Nam dở bỏ lệnh “cách ly xã hội.”

Hiện còn số ít sạp vẫn cầm cự nhưng trong tình trạng lay lắt, doanh thu trong Tháng Năm vừa qua không đủ trang trải chi phí thuê chỗ mặc dù đã được chủ sạp giảm giá khá nhiều. Đó là chưa kể đến tiền thuê nhân viên, ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Theo các tiểu thương, khách đến chợ Bến Thành trước nay phần đông là Việt kiều và du khách ngoại quốc. Nay do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Việt Nam còn “cấm cửa,” nên ế ẩm, thất thu trầm trọng là điều không thể tránh.

Chợ vắng đến mức chị Mai Anh, một tiểu thương nói đùa với phóng viên báo Tuổi Trẻ: “Hôm nay đỡ rồi, nếu đến chợ khoảng một tuần trước chắc sợ ma luôn vì các sạp đóng cửa tắt đèn tối thui, không một bóng người.”
Image
Hàng loạt sạp hàng cửa đóng then cài, khung cảnh vắng lặng. (Hình: Duyên Phan/Tuổi Trẻ)
Phần lớn hàng quán ở khu vực chuyên bán đồ ăn uống ngưng hoạt động.

“Từ Tết đến nay tôi lỗ rất nhiều. Cứ tình hình này, tuần tới các tiểu thương tạm ngừng kinh doanh sẽ còn tăng, thuế lại không giảm. Bán đồ ăn cũng được chỉ khoảng 30% so với trước. Hồi trước chúng tôi bán từ sáng đến 6-7 giờ tối, nhưng nay chỉ mới 2 giờ trưa là về. Cố cầm cự qua ngày nhưng đến nay hết khả năng, đành đóng cửa, ngừng hoạt động,” anh Hồ Hoàng Sang, một tiểu thương bán hàng ăn uống trong chợ đã 20 năm, cho biết.

Các sạp thực phẩm, thức ăn vẫn còn người mua nhưng đã giảm hơn 60% so với trước. Trong khi đó, khu vực bán hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đóng cửa hoàn toàn, bởi mặt hàng này xưa nay chủ yếu bán cho khách ngoại quốc.

Chợ vắng khách, tiểu thương túm tụm ngồi nói chuyện để giết thời gian. Anh Nguyễn Thanh Vân (43 tuổi) than ngắn thở dài vì ế ẩm. Trong khi chị Minh Hương, bán trái cây tại chợ lắc đầu buồn bã cho biết từ Tết đến giờ rất ế, phải cầm cự cho qua ngày, không biết bao giờ chợ mới nhộn nhịp lại như trước.

Tuy nhiên theo báo Tuổi Trẻ, qua khảo sát giá thuê sạp tại chợ Bến Thành “chưa có dấu hiệu giảm.” Giá sang chỗ vẫn còn cao, nên hầu hết các sạp hàng đều đóng cửa, chưa cho thuê lại được. Giờ, các tiểu thương chỉ hy vọng lượng khách du lịch đến Sài Gòn nhộn nhịp trở lại như trước đây để việc kinh doanh khởi sắc hơn.

Chợ Bến Thành có hơn 3,000 sạp bán đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày đến những mặt hàng xa xỉ phẩm. Khách vãng lai, khách du lịch nhất là Việt kiều đã đến Sài Gòn thì đều thích ghé qua chợ Bến Thành.

Hầu hết các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đều có tour thăm chợ Bến Thành cho du khách khi đến thăm Sài Gòn. Tờ tin tức USA Today của Hoa Kỳ xếp hạng chợ Bến Thành ở vị trí thứ 15 trong 45 khu chợ ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới. (Tr.N) [kn]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by lengoi »


Vụ thảm sát Đồng Tâm: Kẻ giết người lại giữ quyền điều tra kết tội

Jun 13, 2020 cập nhật lần cuối Jun 13, 2020

Image
Bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, tại hiện trường vụ án là giếng trời trong nhà. (Hình chụp qua màn hình từ clip trên Facebook Trịnh Bá Tư)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Tôi có cơ sở để tin rằng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thành phố Hà Nội không có thẩm quyền khởi tố, điều tra hình sự đối với vụ án Đồng Tâm cũng như ban hành kết luận điều tra.”

Đó là lời Luật Sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư tham gia bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, phân tích khi trả lời nhật báo Người Việt hôm 13 Tháng Sáu, một ngày sau khi bản kết luận điều tra vụ Đồng Tâm được công bố.

“Bản kết luận điều tra là tài liệu tố tụng hình sự đầu tiên trong vụ án mà các luật sư được tiếp cận trong quá trình tham gia vụ án. Thông qua tài liệu này, chúng tôi chính thức được biết ‘tác giả’ tấn công vào tư gia ông Lê Đình Kình là đơn vị thuộc Công An thành phố Hà Nội,” Luật Sư Mạnh nói.

Vụ tấn công võ trang của nhà cầm quyền CSVN xảy ra hôm 9 Tháng Giêng, khiến ông Lê Đình Kình, “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm thiệt mạng. Và nay, 25 trong số 29 người bị truy tố với cáo buộc “Giết người,” đối mặt với bản án từ 12 năm tù đến tù chung thân hoặc tử hình. Bốn người còn lại bị truy tố với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ,” khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Hầu hết các báo đảng đều nhấn vào hai tình tiết trong bản kết luận điều tra của Công An thành phố Hà Nội để khép tội người dân Đồng Tâm về kế hoạch “tấn công, tiêu diệt cảnh sát cơ động”: Một là ông Kình “đưa tiền cho cháu nội Lê Đình Doanh dặn mua 10 dao phóng lợn và làm hơn 10 tuýp sắt để gắn dao.” Hai là trong một đoạn video clip, ông Kình được cho là nói: “Nếu chưa làm rõ được nguồn gốc đất thì kẻ nào mà nhảy vào cướp đất sẽ cho trắng lưng, ngửa bụng. Chỉ cần giết được ba thằng là chạy hết.”

Theo luật sư, trong vụ án này, bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình đã gởi đơn tố giác tội phạm giết hại chồng và một số công dân khác cũng gởi đơn tố giác tương tự. Cả hai đơn đều đặt nghi vấn lực lượng tấn công vào nhà ông Lê Đình Kình có thể là “tội phạm giết hại công dân.”

“Trong trường hợp này, rõ ràng đơn vị thuộc Công An thành phố Hà Nội cũng là đối tượng đang bị tố giác tội phạm. Theo đó, một đơn vị của Công An thành phố là Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra lại đứng ra khởi tố, điều tra vụ án là không thể bảo đảm sự khách quan, vô tư theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự,” Luật Sư Mạnh cho biết thêm.

“Thế nên, với tư cách là luật sư tham gia bào chữa trong vụ án, tôi sẽ sớm có văn bản yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra cấp trên thuộc Bộ Công An để bảo đảm sự khách quan, vô tư trong công tác điều tra vụ án cũng như bảo đảm thủ tục tố tụng,” Luật Sư Đặng Đình Mạnh nói với báo Người Việt.
Image
Luật Sư Đặng Đình Mạnh đến thăm bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, hồi Tháng Hai. (Hình: Facebook Manh Dang)
Ông cũng cho hay, Điều 21 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự CSVN ghi: “Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.”

Cùng thời điểm, Luật Sư Ngô Anh Tuấn, thành viên nhóm luật sư bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, bình luận trên trang cá nhân: “Bản kết luận điều tra nêu rõ, việc một số người (trong đó có vợ cụ Lê Đình Kình) có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án giết người là ‘không đúng sự thật.’ Bên cạnh đó, cơ quan này cũng khẳng định một số vết thương của một số bị can như Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Uy là ‘không xác định được cơ chế hình thành vết thương, không xác định được vật gây nên,’ nên không có cơ sở xử lý.”

Theo Luật Sư Tuấn, bản kết luận nêu trên “có rất nhiều vấn đề cần bàn cãi, cả về mặt hình thức lẫn nội dung.” (N.H.K) [qd]
vuongquan
Posts: 275
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by vuongquan »

CPJ kêu gọi CSVN trả tự do tức khắc cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn
Jun 16, 2020 cập nhật lần cuối Jun 16, 2020

Image
Nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn. (Hình: RSF)

BANGKOK, Thái Lan (NV) – Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do tức khắc và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn.

Ngày 12 Tháng Sáu, chế độ Hà Nội đã bắt giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, được biết với tên Lê Tuấn, vu cho ông tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 của Luật Hình Sự CSVN. Nếu bị kết án, ông Lê Hữu Minh Tuấn đối điện với bản án lên tới 20 năm.

Theo CPJ, nhà báo Lê Tuấn là thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) hàng ngày thu thập tin tức cho báo điện tử “Việt Nam Thời Báo” của hội. Ông là người thứ tư của IJAVN bị nhà cầm quyền CSVN bắt từ năm ngoái đến nay với cùng một cáo buộc, trong khi Hiến Pháp của chế độ công nhận người dân có đủ mọi thứ quyền căn bản gồm cả tự do báo chí, thông tin, ngôn luận.

Báo chí chính thống của nhà cầm quyền CSVN đưa tin vụ bắt ông Tuấn là mở rộng vụ án điều tra về hoạt động của ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch IJAVN bị bắt từ Tháng Mười Một, 2019, đến nay vẫn chưa thấy đưa ra tòa xét xử và cũng không cho thân nhân hoặc luật sư gặp mặt.

“Nhà cầm quyền CSVN hãy trả tự do tức khắc cho nhà báo độc lập Lê Hữu Minh Tuấn, đồng thời chấm dứt chiến dịch sách nhiễu các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của CPJ, phát biểu.

“Việt Nam sẽ không bao giờ được coi là một thành phần có trách nhiệm trên thế giới khi vẫn tiếp tục đối xử với các nhà báo độc lập như tội phạm.”

Tháng trước, chế độ Hà Nội đã bắt hai nhà báo độc lập Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội, đều là thành viên của IJAVN. Ông Thụy là quyền hội trưởng sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt.

Tổ chức IJAVN là một trong 192 tổ chức báo chí trên thế giới gửi bức thư tập thể ngày 5 Tháng Năm đến Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động để trả tự do cho tất cả các nhà báo đang bị cầm tù khắp nơi nhân lúc đại dịch COVID-19 hoành hành.

Trước tổ chức CPJ, Tổ Chức Phòng Viên Không Biên Giới (RSF) ngày 15 Tháng Sáu cũng đã lên án chế độ Hà Nội bắt giam nhà báo độc lập Lê Tuấn.

Ông Daniel Bastard, trưởng Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của RSF, được dẫn lời phát biểu rằng: “Việc bắt giam thêm một nhà báo độc lập khác là khẳng định về tình trạng lo lắng trong tầng lớp lãnh đạo hiện nay của đảng Cộng Sản Việt Nam 6 tháng trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 13. Phóng viên trẻ này đóng một vai trò lớn bằng cách loan tải một cách ôn hòa những khát vọng của xã hội dân sự. Bằng biện pháp bịt miệng những người lên tiếng, các lãnh đạo cộng sản đang hành xử như giai cấp thống trị tìm cách bảo vệ những đặc quyền của họ.”

Khi ông Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt ngày 12 Tháng Sáu, IJAVN ra bản tuyên bố lên án nhà cầm quyền Hà Nội là “đàn áp trắng trợn” quyền tự do ngôn luận của công dân được ghi rõ trong Hiến Pháp CSVN và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và “triệt tiêu hoàn toàn việc phản biện ôn hòa của các công dân, tiêu diệt các tổ chức xã hội dân sự.” (TN) [kn]
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by lengoi »

Vắng du khách, lại bị khách Việt tẩy chay, 50% sạp chợ Bến Thành đóng cửa
Jun 19, 2020 cập nhật lần cuối Jun 19, 2020

Image
Phần lớn hàng quán ở khu vực chuyên bán đồ ăn uống ngưng hoạt động. (Hình: Duyên Phan)


SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Vắng Việt kiều và khách ngoại quốc lại bị khách Việt tẩy chay do nổi tiếng bán giá “cắt cổ,” doanh thu nhiều sạp ở chợ Bến Thành chỉ vỏn vẹn vài đô la một ngày, nhiều tiểu thương buộc phải đóng cửa.

Theo báo VNExpress, hiện chợ Bến Thành chỉ có khoảng 50% các sạp hoạt động, nửa còn lại vẫn đóng cửa hơn một tháng qua.

Lãnh đạo chợ này cho biết, những sạp đóng cửa thường rơi vào trường hợp các tiểu thương đi thuê mặt bằng nên họ không thể duy trì hoạt động vì ế ẩm. Giá cho thuê sạp ở đây dao động từ 10 đến 20 triệu đồng ($429 – $858)/tháng, còn giá sang nhượng sạp khoảng 700 triệu đến 1.5 tỷ đồng ($30,089 – $64,477) tùy theo diện tích và vị trí.


Song theo báo Tuổi Trẻ, qua khảo sát giá thuê sạp tại chợ Bến Thành “chưa có dấu hiệu giảm.” Giờ, các tiểu thương chỉ hy vọng lượng khách nội địa du lịch đến Sài Gòn để mong “kinh doanh khởi sắc.”

Tuy nhiên việc trông chờ vào lượng khách Việt xem ra rất khó, bởi vì chợ này đã có quá nhiều “dấu ân” không tốt về cung cách bán hàng, giá cả và nguồn gốc hàng hóa.

Bày tỏ trên báo VNExpress độc giả Nhật Minh cho rằng: “Chợ Bến Thành chuyên bán cho khách quốc tế nên giá cao, với giá đó bán cho du khách Việt thì không ai mua nên ế là phải. ‘Tiếng lành’ đồn xa rồi nên giờ có bán đúng giá để thu hút khách Việt thì cũng đã muộn. Thôi thì hãy đóng cửa hàng chờ khách quốc tế quay lại vậy.”

Độc giả có nickname Ductr95 đồng tình: “Phải nói một phần là do tiểu thương, họ có thể điều chỉnh giá cho hợp với nhu cầu người dân trong nước để kiếm thu nhập trong mùa dịch, nhưng không. Không có lý gì mà một chợ nằm ngay trung tâm thành phố, một ngày cả trăm ngàn người qua lại mà không ai vào mua hàng, trừ phi giá quá mắc. Chợ có mùi đặc trưng, hầu như chủ yếu bán cho khách ngoại quốc chứ dân trong nước không được đón tiếp cho lắm, có nhiều người cũng ôn hoà, nhưng có một số chửi tay đôi với khách luôn.”
Image
Một nửa số sạp ở chợ Bến Thành đóng cửa. (Hình: Thi Hà/VNExpress)
Độc giả Kevin Pham châm thêm: “Đây là hậu quả mà tiểu thương tự gây ra. Chợ Bến Thành nổi tiếng kêu giá trên trời. Nếu trả giá không hài lòng là ngay lập tức chửi bới khách thậm tệ. Nhiều khách trả giá mua được tưởng hời té ra vẫn còn là giá bán cắt cổ. Ai đã từng đi qua chắc biết. Người địa phương càng biết rõ. Còn người ngoại quốc họ mua vì họ không biết và cũng không quan tâm nhiều cho lắm vì họ đang đi du lịch. Rất mong các anh chị tiểu thương rút kinh nghiệm và buôn bán đúng đắn hơn. Những miếng lời bằng cách gạ gẫm không bao giờ bền vững. Sự thành thật và tôn trọng khách hàng luôn chiến thắng trong tất cả cạnh tranh.”

Độc giả Bảo Phan Quốc chia sẻ: “Gần 50 năm ở Sài Gòn mà tôi đi chợ Bến Thành đúng hai lần, một lần tự đi, một lần đi chung với một người bạn ở Hà Nội vào vì anh ta muốn đi cho biết. Vô đó, không biết giá cứ gọi là bị chém rất đẹp, rất ngọt. Dân Sài Gòn còn chịu không nổi huống gì dân miền ngoài. Bán hàng toàn nói thách giá trên trời.”

Trong khi đó độc giả Bích nhận xét: “Tôi thấy ngoài tính biểu tượng chợ Bến Thành không có gì đặc sắc, từ kiến trúc đã bị thay đổi không còn như ban đầu cho tới văn hoá chợ truyền thống… Ngôi chợ lâu đời nằm ở mảnh ‘đất vàng’ bốn mặt tiền giữa trung tâm Sài Gòn mà làm ăn chán quá, kinh doanh thì không có gì đặc thù tiêu biểu cho địa phương, vùng miền. Chợ không có bản sắc, thương nhân thái độ phục vụ kém… cứ vậy thì sự lụi tàn là đương nhiên thôi.”
Image
Cơ quan hữu trách kiểm tra bắt giữ lượng lớn túi xách giả mạo thương hiệu nổi tiếng tại một kiốt ở chợ Bến Thành. (Hình: Nguyễn Trí/)
Độc giả nickname Chip Cô Đơn kết: “Đáng lẽ chợ Bến Thành nên là điểm tập trung ẩm thực văn hóa của thành phố, chứ không phải nơi mà nghe đến thì dù là dân chánh gốc Sài Gòn còn sợ không dám tới chứ đừng nói dân tỉnh. Chắc chắn dịch bệnh sẽ còn kéo dài và hãy xem nếu không thay đổi họ sẽ còn đóng cửa bao lâu nữa.”

Chợ Bến Thành có hơn 3,000 sạp bán đủ các loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hằng ngày đến những mặt hàng xa xỉ phẩm. Khách vãng lai, khách du lịch nhất là Việt kiều đã đến Sài Gòn thì đều thích ghé qua chợ Bến Thành.

Hầu hết các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đều có tour thăm chợ Bến Thành cho du khách khi đến thăm Sài Gòn. Tờ tin tức USA Today của Hoa Kỳ xếp hạng chợ Bến Thành ở vị trí thứ 15 trong 45 khu chợ ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới. (Tr.N) [qd]
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Bị xã ‘mời’ làm việc vì đặt bảng cảnh báo ‘đường hư’ để dân đi an toàn
Jun 26, 2020 cập nhật lần cuối Jun 26, 2020

Image
Bảng cảnh báo giao thông của ông Phạm Thành Thật được Ủy Ban Nhân Dân xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, cho là “phản cảm.” (Hình: Gia Minh)

CÀ MAU, Việt Nam (NV) – Một ông ở Thạnh Phú bị ủy ban xã “mời” lên làm việc chỉ vì đặt bảng cảnh báo cho người dân biết đường bị hư nên chạy xe chậm lại để tránh tai nạn giao thông.

Phản ánh với báo Người Lao Động, ông Phạm Thành Thật ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, cho biết đường bê tông rộng 1.5 mét đi qua trụ sở ấp Phấn Thạnh do làm lâu năm nên bị xuống cấp.

Mặc dù được tu sửa nhiều lần nhưng con lộ vẫn thường xuyên bị ngập vào mùa mưa, hay triều cường khiến việc đi lại mưu sinh của người dân gặp khó, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào. Nhằm báo cho người dân biết đoạn đường hư để đi lại cho an toàn, ông Thật đã đặt bảng cảnh báo: “Chú ý: chạy chậm, lộ nhỏ, lộ bể, lộ ngập.”

Dù việc làm rất có ích, thế nhưng ngày 23 Tháng Sáu vừa qua, Ủy Ban Nhân Dân xã Thạnh Phú đã ra “Giấy mời” ông Thật đến trụ sở ủy ban xã để “làm việc.” Nội dung giấy mời nêu rõ: “Trao đổi một số nội dung có liên quan đến việc lắp đặt biển chú ý: Chạy chậm, lộ nhỏ, lộ bể, lộ ngập trên tuyến quốc lộ 1A đến trụ sở sinh hoạt ấp…,” và kèm theo câu đe dọa “Nếu vắng mặt không lý do, mọi thắc mắc về sau Ủy Ban Nhân Dân xã không chịu trách nhiệm.”

Nói với báo chí, một lãnh đạo xã Thạnh Phú cho rằng việc lắp bảng với nội dung nêu trên của ông Thật là “gây phản cảm cho người khác và khi người đi đường đi ngang chụp hình cho đăng lên mạng xã hội sẽ gây mất an ninh trật tự ở địa phương.” Xã chỉ mời ông Thật đến trụ sở ủy ban để yêu cầu tháo dỡ bảng cảnh báo.

Trả lời báo Giao Thông ngày 26 Tháng Sáu, ông Phạm Phúc Giang, chủ tịch huyện Cái Nước, cho biết sau khi báo chí phản ánh, huyện đã làm việc với lãnh đạo xã Thạnh Phú, yêu cầu “làm rõ vấn đề và có báo cáo cụ thể bằng văn bản về huyện.”

“Trong việc này huyện không có chỉ đạo xã mời dân lên làm việc mà do xã tự làm. Cách làm việc của xã chưa phù hợp. Do đó, huyện cũng yêu cầu xã nhìn nhận chuyện đã qua, đồng thời phải mời bà con lên và giải thích, có gì chưa đúng thì phải nhận thiếu sót với bà con,” ông Giang nói.
Image
Giấy mời “làm việc” của Ủy Ban Nhân Dân xã Thạnh Phú mang nội dung đe dọa. (Hình: Gia Minh)
Bày tỏ với báo Người Lao Động, nhiều người đã tỏ thái độ bất bình trước việc làm sai luật và lạm quyền của lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân xã Thạnh Phú.

Độc giả tên Nguyên cho rằng: “Các lãnh đạo xã này vi phạm Luật Giao Thông Đường Bộ rồi nhé. Trong luật ghi rõ, mọi người dân đều có trách nhiệm đặt biển báo hoặc báo cáo cơ quan chức năng khi thấy một nơi nào đó trên đường bị hư hỏng có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vậy thì bắt nhốt và truy tố lãnh đạo xã được rồi đấy.”

Độc giả Lê Minh VN chỉ trích: “Phản cảm là phản cảm với những người ‘có tật giật mình’ chứ những người đi đường họ có thiện cảm ngay vì nó giúp cho họ đề phòng tai nạn ập xuống đầu lúc bất cẩn.”

Trong khi đó, độc giả Trần Minh Chính nhận xét: “Ông bà ta có câu ‘Tu chi cho bạc tóc mai, không bằng anh lượm chùm gai giữa đường,’ hành động của anh Thật ví như người lượm chùm gai. Đây là việc thiện, việc tốt, có thể nhờ tấm biển báo này mà giảm được tai nạn cho người tham gia giao thông qua đoạn đường này, chính quyền địa phương nên biểu dương việc làm của anh Thật chứ sao gây khó dễ cho anh ấy?”

Độc giả Long Ruồi châm biếm: “Nếu đặt biển ghi rằng ‘lộ rộng, lộ tốt, không ngập nước’ được chạy thoải mái không chừng được nhận giấy khen nghen.” (Tr.N) [qd]
hoangphong
Posts: 365
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by hoangphong »

CSVN ngày càng lạm dụng và siết chặt ngân sách của Sài Gòn
Jul 7, 2020

Image
Tỷ lệ ngân sách các tỉnh được giữ lại trong năm 2019. (Hình: Ngọc Dương)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Bí thư Thành Ủy Sài Gòn thốt lên rằng so với Hà Nội và Hải Phòng, thành phố này “có tỷ lệ ngân sách để lại giảm nhiều nhất Việt Nam trong 20 năm qua,” trong khi “luôn phải là đầu tàu kinh tế cả nước.”

Báo VNExpress cho biết tại “Hội Nghị Thành Ủy Sài Gòn lần thứ 42” diễn ra sáng 7 Tháng Bảy, ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, cho biết tỷ lệ ngân sách để lại cho Hà Nội tăng từ 30% lên 35%, Hải Phòng 78%, trong khi Sài Gòn năm 2000 tỷ lệ ngân sách được giữ lại là 33% nhưng nay chỉ còn 18% trong giai đoạn 2017- 2020.

Ông Nhân cho rằng “đây là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố so với bình quân ở Việt Nam đang giảm.” Cụ thể nếu giai đoạn 2001-2010 con số này bằng 1.6 lần cả nước, thì đến giai đoạn 2011- 2019 chỉ bằng 1.2 lần.

“20 năm qua tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố đầu tư phát triển ngày càng giảm. Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp của thành phố vào ngân sách cả nước ngày càng tăng, từ 26.5% giai đoạn 2001-2010 tăng lên là 27.5% trong giai đoạn 2011-2019,” ông Nhân nói.

Theo người đứng đầu Thành Ủy Sài Gòn, kinh tế thành phố “luôn chiếm vai trò quan trọng đối với Việt Nam,” tăng dần qua từng giai đoạn. Chẳng hạn giai đoạn 1996-2000, kinh tế thành phố chỉ chiếm bình quân 17% kinh tế Việt Nam, thì đến giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ này tăng lên 20% và giai đoạn 2011-2019 chiếm hơn 22% kinh tế Việt Nam.

“Điều đó cho thấy khi nói vai trò đầu tàu là tỷ trọng đóng góp của Sài Gòn cho cả nước trong 25 năm qua không ngừng tăng lên,”ông Nhân nói.

Theo báo Pháp Luật TP.HCM trước đó bên lề phiên khai mạc kỳ họp thứ 17 Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn sáng 7 Tháng Mười Hai, 2019, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch thành phố Sài Gòn, đã có những chia sẻ với báo chí Việt Nam liên quan đến tỷ lệ điều tiết ngân sách của trung ương cho thành phố này.

“Tỷ lệ ngân sách hiện nay được trung ương điều tiết cho thành phố là 18%. Đây là tỷ lệ thấp nhất thế giới,” ông Phong nói và dẫn chứng từ khảo sát các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ phân chia ngân sách trên thế giới mà một thành phố thuộc “siêu đô thị” như Sài Gòn được giữ lại thấp nhất là 30% (một thành phố của Nhật Bản), cao nhất là 60% (một thành phố của Na Uy).

Trước đó tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội, người dân Sài Gòn cho rằng tỷ lệ giữ lại 18% hiện nay là quá thấp. Thành phố sẽ gặp khó khăn trong việc chăm lo cho đời sống người dân cũng như đầu tư phát triển.

Trong khi đó, Sài Gòn luôn là nơi bị CSVN giao chỉ tiêu thu ngân sách lớn nhất Việt Nam. Năm 2019 thành phố phải thu gần 400,000 tỷ đồng ($17.25 tỷ) cao gấp 1.1lần tổng dự toán thu ngân sách của bốn thành phố trực thuộc trung ương còn lại gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, với chỉ tiêu là 365,900 tỷ đồng($15.78 tỷ).

Tin cho biết, ước thu ngân sách của Sài Gòn năm 2020 đạt hơn 412,000 tỷ đồng ($17.77 tỷ) vượt 3.3% chỉ tiêu được giao, chiếm hơn 27.2% tổng thu của cả Việt Nam. Đến năm 2021, “Hòn ngọc Viễn Đông” này được CSVN giao chỉ tiêu thu ngân sách phải hơn 405,800 tỷ đồng ($17.51tỷ).

Như vậy mức thu ngân sách đầu người của Sài Gòn bằng 2.9 lần bình quân của Việt Nam, trong khi mức chi ngân sách cho một người dân của thành phố này chỉ bằng 50% so với bình quân các tỉnh thành khác ở Việt Nam.

Hiện Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn đang xây dựng đề án xin trung ương nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố từ 18% như hiện nay lên 33%. Thời gian thực hiện theo lộ trình 10 năm. (Tr.N)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Post by lengoi »

Đại úy cảnh sát giao thông ở Quảng Ninh đánh, chửi người dân
Aug 12, 2020 cập nhật lần cuối Aug 12, 2020

Image
Đại Úy Hoàng Văn Sơn đánh tới tấp tài xế đang bị khống chế. (Hình: Công Lý cắt từ video clip)

QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Công An thị xã Quảng Yên đã tạm đình chỉ công tác Đại Úy Hoàng Văn Sơn, tổ trưởng Tổ Công Tác Đội Cảnh Sát Giao Thông Trật Tự, để “xác minh và xử lý theo quy định,” do có hành vi côn đồ đấm đá, chửi mắng người vi phạm giao thông khiến công luận bất bình.

Báo VietNamNet dẫn tin từ Công An tỉnh Quảng Ninh cho biết chiều 9 Tháng Tám, Công An thị xã Quảng Yên nhận được tin báo có xe vận tải chở than trái phép, chạy theo đường bờ đê đi khu Bãi, phường Quảng Yên. Tổ Công Tác gồm sáu cán bộ do Đại Úy Sơn dẫn đầu đã dùng hai xe hơi cảnh sát tuần tra tuyến đường trên.

Đến 6 giờ 15 phút cùng ngày, Tổ Công Tác thấy một xe vận tải “bị cơi nới kích thước thùng xe, không phủ bạt khi đang chở than.” Lập tức Tổ Công Tác lái xe vượt lên phía trước xe tải, ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra nhưng tài xế “không dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy.”


Cũng theo Công An tỉnh Quảng Ninh, lúc này Đại Úy Sơn lấy xe gắn máy của người dân truy đuổi theo chặn đầu xe vận tải chở than, tiếp tục ra hiệu dừng xe nhưng tài xế vẫn không chấp hành mà còn cho xe ép ngã xe gắn máy, buộc ông Sơn phải bỏ xe tránh vào lề đường “làm hư hại xe và gãy gậy điều khiển giao thông.” Cùng lúc đó, hai xe công an kịp thời áp sát, chặn trước và sau nên xe vận tải mới chịu dừng lại.

Tài xế sau đó cố thủ trong cabin. Cùng lúc đó, một người đàn ông nhận là cha của tài xế đến kéo ông Sơn đang bám chặt cửa xe vận tải bên ghế lái ra khỏi xe, thì bị nhóm công an khống chế.
Image
Một cán bộ cảnh sát giao thông Quảng Yên dùng chân ghì cổ tài xế. (Hình: VNExpress cắt từ video clip)
Tuy nhiên, báo VNExpress dẫn nội dung đoạn video clip dài hơn 5 phút được lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy nhóm cảnh sát giao thông Quảng Yên đã quật ngã hai cha con tài xế xuống đường.

Tài xế liên tục gào thét “em có làm gì đâu…,” thì bị một cảnh sát giao thông đấm vào mặt, kèm những câu chửi thề và tiếp tục dùng chân đè lên cổ tài xế, mặc cho người này van xin. Lúc này nhiều dân chứng kiến sự việc đã bất bình dùng điện thoại quay lại.

Một ngày sau khi clip đăng tải, công luận lên tiếng phản đối trước thái độ côn đồ của nhóm cảnh sát giao thông. Để giảm áp lực dư luận, Công An tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Công An thị xã Quảng Yên tạm thời đình chỉ công tác Đại Úy Hoàng Văn Sơn để “tiếp tục củng cố hồ sơ, tài liệu, làm rõ vụ việc một cách khách quan, minh bạch.”

Hiện báo VNExpress chưa liên lạc được với nạn nhân để tìm hiểu sự việc. (Tr.N) [qd]
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests