Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Không thể phát triển nếu không thay đổi về chính trị
Friday, January 22, 2016 2:32:02 PM

HÀ NỘI (NV) - Đó là điều mà ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư của chính phủ Việt Nam,
nhấn mạnh khi phát biểu tại diễn đàn của Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12.

Image
Ông Bùi Quang Vinh. (Hình: TTXVN)

Ông Vinh đã từng công khai thúc giục chế độ Hà Nội phải thay đổi về chính trị vài lần. Thậm chí hồi tháng Chín năm ngoái, khi đến anh tham dự Diễn Đàn Kinh Tế, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Vinh nhấn mạnh, “Việt Nam cần phải có cơ chế để dân chúng tham gia vào việc chọn người lãnh đạo cao nhất, kể cả loại bỏ những nhân vật lãnh đạo nếu họ không thực hiện được những điều đã cam kết với dân.”

Nay, ông Vinh tiếp tục lập lại đề nghị phải thay đổi về chính trị thêm một lần nữa trước khi nghỉ hưu.

Theo ông Vinh, cách nay năm năm, tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11, giới lãnh đạo Đảng CSVN đã từng xác định, khi thực hiện “chiến lược phát triển Kinh Tế-Xã Hội trong giai đoạn từ 2011 đến 2020,” phải thực hiện “đổi mới về chính trị” song song với “đổi mới về kinh tế” và sẽ lấy “đổi mới về chính trị” làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả phát triển.

Tuy nhiên đến nay, gần như giới lãnh đạo Đảng CSVN chưa làm gì cả để “đổi mới về chính trị.” Cũng vì vậy, “công cuộc đổi mới trong năm năm vừa qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.” Nhân vật sẽ thôi làm bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư của chính phủ Việt Nam đề nghị giới lãnh đạo Đảng CSVN “nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đại Hội Đảng toàn quốc.”

Ông Vinh cho rằng, trong 30 năm vừa qua, sở dĩ kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của dân chúng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trước là nhờ gạt bỏ “kinh tế kế hoạch hóa tập trung” (mô hình Cộng Sản) để chuyển sang kinh tế thị trường (mô hình Tư Bản). Thế nhưng cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà Nước, đoàn thể trong hệ thống chính trị gần như vẫn thế, không hề thay đổi.

Ông Vinh nhận định, hệ thống chính trị hiện nay chỉ phù hợp với kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Với kinh tế thị trường, hệ thống chính trị này là một thứ hàng rào, cản trở phát triển.

Bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư của chính phủ Việt Nam nhắc lại, “Việt Nam hòa bình, độc lập đã 40 năm. Khoảng thời gian này đủ để Nhật, Nam Hàn, Đài Loan vốn có hoàn cảnh tương tự tự thay đổi để phát triển vượt bậc, còn Việt Nam thì vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu.”

Ông Vinh khẳng định, chỉ có “đổi mới về chính trị” mới giúp Đảng CSVN thực hiện vai trò lãnh đạo một cách hiệu quả đối với quốc gia, dân tộc và “lấy lại niềm tin” của dân chúng.

“Đổi mới về chính trị” được ông Vinh xem là một “yêu cầu cấp bách.” Có ba điều mà ông Vinh cho rằng phải thực hiện ngay, thực hiện cho bằng được là phải gắn sự bền vững của môi trường với sự thịnh vượng về kinh tế. Phải thiết lập được sự công bằng trong hội nhập xã hội. Chính quyền phải xem giải trình là trách nhiệm và phải có biện pháp nâng cao trách nhiệm này.

Tiếc rằng khó có khả năng giới lãnh đạo Đảng CSVN sẽ nghe và thực hiện những đề nghị như đề nghị của ông Vinh. Gần như chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đương nhiệm sẽ được các đại biểu tham dự Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 chọn làm tổng bí thư khóa mới, theo giới theo dõi thời sự Việt Nam. Ông Trọng có học hàm tiến sĩ về chuyên ngành... xây dựng Đảng! (G.Đ)
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Nguyễn Tấn Dũng còn cơ hội ‘lật ngược thế cờ’
Sunday, January 24, 2016 5:53:52 PM

‘Đấu đá’ tại Đại Hội 12 của CSVN


HÀ NỘI (NV) - Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, có thể “lật ngược thế cờ” trong cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư tại Đại Hội 12 của Đảng CSVN
đang diễn ra tại Hà Nội, mà trước đó một số chức sắc phát ngôn của Đảng CSVN nói chỉ có một người “quá tuổi” ở lại là Nguyễn Phú Trọng.

Image
Các đại biểu tham dự Đại Hội 12 của đảng CSVN. Một số trong 1,510 đại biểu này đang giúp ông Nguyễn Tấn Dũng “lật ngược thế cờ.”
(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Hôm 24 Tháng Giêng, truyền thông tại Việt Nam đồng loạt loan tin, ông Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu tại đại hội 12 đề cử tiếp tục “ở lại.” Cùng với ông Dũng, trong số các ủy viên Bộ Chính Trị được đại hội đề cử còn có các ông Trương Tấn Sang (chủ tịch nước), Nguyễn Sinh Hùng (chủ tịch Quốc Hội), Lê Thanh Hải (bí thư thành ủy Sài Gòn), Phạm Quang Nghị (bí thư thành uỷ Hà Nội), Lê Hồng Anh (thường trực Ban Bí Thư), Tô Huy Rứa (trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương),...

Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung Ương Đảng, phó trưởng Ban Thường Trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng CSVN, được VietNamNet dẫn lời cho biết: “Trong số các nhân sự được giới thiệu, đề cử thêm, có khá nhiều người trong nhóm uỷ viên Bộ Chính Trị quá tuổi đã xin rút trước đó.”

Trong cuộc họp đại hội đảng đang diễn ra, “các đoàn đại biểu” trung ương và địa phương đã “giới thiệu” thêm 62 người mới bên cạnh “221 người được “Ban Chấp Hành Cũ” giới thiệu vào trung ương đảng khóa mới. Như ở trên trình bày, những ông quá tuổi “xin rút” vẫn nằm trong danh sách được “bỏ phiếu.”

Tin chưa được kiểm chứng cho hay, “ông Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất: Được 35 đoàn với 270 phiếu giới thiệu; Đứng thứ hai là Trương Tấn Sang có 16 đoàn với 78 phiếu giới thiệu; còn Nguyễn Sinh Hùng được 7 đoàn với 8 phiếu giới thiệu.”

Các cuộc bầu bán xuyên qua ứng cử, đề cử “dân chủ tập trung” của đảng CSVN qua nhiều vòng đấu đá phức tạp, lôi kéo phe cánh bị bưng bít toàn diện mà người ta chỉ biết qua các tin tức “ngoài luồng” trên Internet. Nay các thông tin đó đã được các quan chức nói với báo chí xác nhận là đúng.

Đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm nay đã 72 tuổi và là người già nhất trong 10 ủy viên Bộ Chính Trị CSVN trên nguyên tắc phải về vườn, dù là người duy nhất được bộ chính trị “đề nghị ở lại” để giữ cái ghế chóp bu của đảng, mà theo lời Vũ Ngọc Hoàng, (phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CSVN) nói rằng vì “các đồng chí trong tuổi đảm nhận chức vị này chưa được.”

Nhưng chuyện Trung Ương Đảng Khóa Cũ “giới thiệu” và những người người khác trong Bộ Chính Trị CSVN được đề cử “xin rút” lại vẫn được những người của khóa mới đề cử thì vẫn là các ứng cử viên cho vào “danh sách được bỏ phiếu,” tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng chưa hẳn đã bị khép lại nếu ông ta có phe đảng bỏ nhiều phiếu đủ tỉ lệ đòi hỏi.

Theo lời ông Vũ Ngọc Hoàng, người ta thấy có 4 ủy viên trung ương đảng quá tuổi khác (theo quy định) lại được gọi là trường hợp “đặc biệt” được “giới thiệu tái cử” vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XII gồm Uông Chu Lưu (phó chủ tịch Quốc Hội, cựu bộ trưởng Tư Pháp), Bùi Văn Nam (thứ trưởng Bộ Công An), Đỗ Bá Tỵ (thứ trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội), Huỳnh Phong Tranh (tổng thanh tra chính phủ).

Dư luận không chú ý mấy đến chuyện 3 cái ghế chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội được loan báo “đề cử” (lần lượt là Tướng Công An Trần đại Quang, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân) hay mấy người “quá tuổi kia.”

Sự chú trọng dồn vào cuộc đấu đá chiếc ghế tổng bí thư đảng CSVN của ông Nguyễn Phú Trọng mà người ta thấy ông thủ tướng đã hết hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng (năm nay cũng đã 67 tuổi) đang cố gắng lội dòng nước ngược.

Trung Ương Đảng khóa XI có 175 ủy viên chính thức và 25 dự khuyết. Theo những sự thỏa thuận qua các cuộc họp trước, Trung Ương Đảng CSVN khóa XII sẽ gồm 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết. Ai sẽ được vào khóa mới đã được Bộ Chính Trị “duyệt” theo sự “đề cử” trong những kỳ họp Trung Ương Đảng mới đây.

Nếu có ai trong số đó xin “rút” mà lại bị đại hội “bỏ phiếu” không cho rút vì “số tín nhiệm cao” thì vẫn “được đưa vào danh sách bầu Ủy Viên Ban Chấp Hành khóa XII” của Trung Ương Đảng CSVN, theo lời giải thích của ông Lê Quang Vĩnh, phó Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng CSVN.

Sau khi Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa XII đã có kết quả, cái “Ban” này mới họp phiên đầu tiên để “bàn về nhân sự Ban Bí Thư, Bộ Chính trị, tổng bí thư,” theo ông Vĩnh vừa kể. Ai nắm được cái ghế tổng bí thư chỉ được loan báo chính thức vào ngày 27 tháng 1, 2016 tức một ngày trước khi bế mạc.

Tướng Võ Tiến Trung, giám đốc Học Viện Quốc Phòng, ủy viên Trung Ương Đảng XI, xác nhận hôm Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016 các tin tức “phản động” loan truyền mấy ngày qua là đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thành công khi đã đạo diễn được một cuộc độc diễn, hất cẳng đối thủ Nguyễn Tấn Dũng.

Theo sự giải thích của ông Lê Quang Vĩnh được giới truyền thông quốc tế phân tích, cơ hội leo thang quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng chưa hết nếu ông ta có nhiều phe đảng trong đám người được nằm trong Trung Ương Đảng khóa XII.

“Vấn đề là liệu Nguyễn Tấn Dũng có muốn nó (cái ghế tổng bí thư) hay không. Ông ta không xuất hiện và nói thẳng ra.” Ông Edmund Malesky, giáo sư tại đại học Duke và là một chuyên viên về chính trị Việt Nam được thuật ý kiến trên bản tin của hãng Reuters. “Ông ta có lợi thế là có nhiều ảnh hưởng ở Trung Ương Đảng và người ta đều biết ông ta có khả năng vận động phiếu bầu... nếu ông ta quyết định là muốn nó. Khi đó, (lật ngược thế cờ) có thể là một thực tế xảy ra.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng bị đả kích nặng về điều hành kinh tế qua các vụ tham nhũng và sập tiệm của các “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines, nhưng đều thoát nạn qua các lần “lấy phiếu tín nhiệm” và chỉ có các lời xin lỗi qua loa. Lần đấu đá sanh tử này, ông ta có thành công hay không, đang dần dần mở ra.

Khi đọc bài tham luận tại đại hội đảng ngày Thứ Sáu vừa qua, ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư sắp nghỉ hưu, khuyến cáo rằng Việt Nam sẽ không thể phát triển nếu không thay đổi về chính trị. Lời nói của ông này tuy ở giữa đại hội 1,510 đại biểu của 4.5 triệu đảng viên ngồi nghe nhưng có vẻ như gào giữa sa mạc.

Dù Nguyễn Phú Trọng giữ lại được ghế hay Nguyễn Tấn Dũng có lật được thế cờ, “Tôi chẳng hy vọng gì ở cái lãnh tụ mới của đảng CSVN. Quần chúng đã chán ngán với những gì họ tuyên truyền, người ta muốn nhìn thấy cái họ nói trở thành thực tế xảy ra.” Hãng thông tấn AP thuật lời ông Phan Ngọc Dũng, 65 tuổi, một kỹ sư nghỉ hưu nêu ý kiến.

Tương tự, blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang Facebook cá nhân gọi đây là “trò hề quốc sự.”

Blogger này viết: “Bi chừ thì quá rối, ‘đặc biệt’ chi mà có đến 9 ông quá tuổi đều đặc biệt ở lại, thành ra tất cả các ông đều một giuộc như nhau là tham quyền cố vị, đều muốn cùng ở lại bám ghế để không cho lớp trẻ lên? Cấp dưới thì đến 60 tuổi các ông buộc cho về hết, còn các ông thì cứ bám cứng ghế bằng mọi giá, mọi lứa tuổi. Chuyện quốc sự mà như là trò hề.”

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bình luận tiếp: “Phe thân Trọng biện bạch cho mưu đồ quyết tâm ở lại của Trọng là nhằm chặn đường để đuổi ba Dũng về vườn chứ ông ấy ko tham quyền cố vị. Nếu chỉ chặn đường lên của Dũng thì cần gì phải vận dụng đủ hết các mưu kế kiểu ‘không cho ứng cử, không cho đề cử, không cho rút, rồi cho rút...’ phức tạp và gian nan như vậy. Chỉ cần giữ nguyên quy chế đã có là ai quá tuổi thì xin mời về là xong. 10 ông quá tuổi đồng loạt ra về thì Dũng làm sao có cơ hội ở lại để đi lên. Lại đẻ ra quy chế đặc biệt cho trường hợp đặc biệt để thêm phức tạp và tạo ra dị nghị trong dư luận. Từ đó suy ra rằng, ông Trọng quyết tâm ở lại là vì tham vọng quyền lực cá nhân và vì lợi ích của kẻ mà không nói ra nhưng ai cũng biết.” (TN)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Tới lượt tàu của Ðài Loan tấn công ngư dân Việt
Monday, January 25, 2016 1:52:38 PM

ÐÀI BẮC (NV) - Chính quyền Ðài Loan vừa lên tiếng xác nhận, tuần dương hạm của Cục Phòng vệ Bờ biển Ðài Loan đã dùng vòi rồng
đuổi tàu đánh cá của Việt Nam ra khỏi vùng biển của họ. Vùng biển mà Ðài Loan bảo rằng của mình là khu vực quanh đảo Ba Bình -
hòn đảo lớn nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa.

Image
Hình do tờ Tuổi Trẻ cắt từ video clip mà ngư dân tàu QNg 90649 ghi lại sự kiện bị tàu của Ðài Loan tấn công.
Cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Ðài Loan cùng khẳng định là có chủ quyền trên hòn đảo này. Bất chấp phản đối của Việt Nam và Philippines, Ðài Loan đã xây dựng hải đăng, hải cảng và phi đạo trên Ba Bình.

Chưa rõ tại sao mà tới ngày 24 tháng 1, truyền thông Việt Nam mới đồng loạt loan báo sự kiện tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90649 của ông Nguyễn Thanh Biên, ngụ ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị hai tuần dương hạm của Ðài Loan tấn công hôm 6 tháng 1, khi đang thả neo gần đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa.

Một video clip do ngư dân trên tàu QNg 90649 ghi lại cho thấy, hai tuần dương hạm của Ðài Loan mang số hiệu PP 10052 và PP 10053 vừa liên tục húc vào mạn phải của tàu QNg 90649, vừa dùng vòi rồng xịt vào tàu QNg 96049 để đuổi tàu này đi nơi khác. Vụ tấn công đã khiến tàu QNg 90649 bị bể mũi, bể ca bin và máy tầm ngư bị hư.

Các ngư dân trên tàu QNg 90649 nói thêm rằng, hai tuần dương hạm của Ðài Loan còn xông vào tấn công QNg 90929 - một tàu đánh cá khác của ngư dân Quảng Ngãi nhưng QNg 90929 chạy thoát nên không bị hư hại.

Sau khi truyền thông Việt Nam loan báo sự kiện vừa kể, Ðài Loan giải thích, các tuần dương hạm của Ðài Loan không tấn công các tàu đánh cá của Việt Nam mà chỉ đuổi những tàu đánh cá này ra khỏi vùng biển của Ðài Loan. Hôm 6 tháng 1, có hai tàu đánh cá của Việt Nam hoạt động cách đảo Ba Bình chỉ chừng 2.5 hải lý. Các tuần dương hạm của Ðài Loan đã cảnh cáo hai tàu này nhưng chỉ có một tàu bỏ đi, tàu còn lại không những không tuân lệnh và còn tiến tới gần nên tuần dương hạm của Ðài Loan phải sử dụng vòi rồng,...

Ðáng lưu ý là khi trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, một viên trung tá tên Phạm Xuân Trung là chỉ huy phó đơn vị đóng trên đảo Sơn Ca của Việt Nam, tiết lộ, đã từng thấy hai tuần dương hạm của Ðài Loan xuất hiện ở bãi đá Bàn Than - nằm giữa đảo Tiên Nữ và Ba Bình. Quân đội Việt Nam chỉ yêu cầu hai tuần dương hạm này rút khỏi vùng biển của Việt Nam.

Viên trung tá này thừa nhận ông ta có biết chuyện hai tàu đánh cá của Việt Nam bị tấn công nhưng quân đội Việt Nam chỉ ra hiện trường, xác định vụ tấn công do các tuần dương hạm của Ðài Loan thực hiện rồi “báo cáo sự việc cho cấp trên.”

Ðây là lần đầu tiên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Ðài Loan tấn công trên biển Ðông. Các tàu của Ðài Loan đã tấn công tàu đánh cá của Việt Nam theo kiểu y hệt các tàu của Trung Quốc. Từ đầu tháng đến nay, đã có ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm chìm trên biển Ðông. (G.Ð)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Quảng Ngãi: Công trình tiền tỷ mới xây đã 'đắp chiếu'
Thursday, January 28, 2016 2:45:08 PM


QUẢNG NGÃI (NV) - Nhà thi đấu đa năng của trường cấp 3 ở huyện Sơn Hà được đầu tư xây dựng tiền tỷ chưa nhận bàn giao
đã xuất hiện hàng trăm vết nứt từ trần nhà đến khán đài.

Theo tin Tuổi Trẻ, Nhà thi đấu đa năng của trường Trung Học Phổ Thông Quang Trung được đầu tư gần 7 tỷ đồng,
do ủy ban huyện miền núi Sơn Hà làm chủ đầu tư và giao cho Phòng Giáo Dục huyện này làm đại diện thực hiện dự án.

Image
Dù đơn vị thi công đã khắc phục nhưng các vết nứt và thấm nước vẫn còn rất nhiều trên khán đài.



Tuy nhiên, điều đáng nói là công trình đưa vào hoạt động chưa lâu, trường phát hiện nhiều vết nứt ở khán đài, trần bê tông, vách tường... Cụ thể, khu vực khán đài có hàng trăm vết nứt kéo dài, nhiều vị trí đơn vị thi công đã gia cố bằng keo, xi măng nhưng vẫn nứt trở lại. Vách tường thấm nước nhiều điểm, tạo thành những vết hoen ố. Nghiêm trọng nhất ở bờ tường phía tây, một mảng tường lớn thấm nước lâu ngày có dấu hiệu mục gạch.

Ông Lưu Thanh Hải, hiệu trưởng trường Quang Trung cho biết, nhà thi đấu được đưa vào sử dụng cuối năm 2012 để dạy thể chất, quốc phòng cho khoảng 700 học sinh ở trường. Thế nhưng khi đưa vào dạy học chừng 6, 7 tháng thì phát hiện mái tôn chảy nước và nhiều vết nứt. Học sinh và giáo viên vừa học vừa lo. Nhà trường đã cấm, không cho học sinh lên khán đài, chỉ cho học tập ở dưới sàn nhà để tránh nguy hiểm.

“Khi phát hiện, trường có làm báo cáo gởi ủy ban và Phòng Giáo Dục huyện Sơn Hà. Chủ đầu tư cũng có mời Sở Xây Dựng đến kiểm tra và nhà thầu có lên sửa lại mái tôn chống dột. Tuy nhiên, các vết nứt và hiện tượng thấm nước chảy trên tường vẫn chưa hết,” ông Hải nói.

Trong khi đó, khi phóng viên báo Người Lao Ðộng phản ảnh tình trạng xuất hiện hàng trăm vết nứt ở khắp khán đài và trần nhà rất khó khắc phục tại công trình này, bà Nguyễn Thị Thành, trưởng Phòng Giáo Dục huyện Sơn Hà, kiêm trưởng ban đầu tư công trình cho rằng, từ khi đưa vào sử dụng chưa nghe trường Quang Trung có báo cáo về tình trạng này. Nay thời gian bảo hành đã hết.

Ông Ðặng Ngọc Dũng, bí thư Huyện Ủy Sơn Hà, nhìn nhận việc để xảy ra những lỗi nứt, thấm nước sau khi công trình đưa vào sử dụng chưa được bao lâu là việc... ngoài mong muốn. (Tr.N)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Việt Nam 'tôn trọng,' Trung Quốc chửi Mỹ 'khiêu khích trắng trợn'
Sunday, January 31, 2016 6:18:32 PM


HÀ NỘI (NV) - Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại” của Mỹ trong khi Trung Quốc cay cú đả kích rằng Mỹ “khiêu khích trắng trợn”
khi cho chiến hạm đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Image
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa,
từng đến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hồi cuối Tháng Bảy, 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur trang bị hỏa tiễn, đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Hành động này được thực hiện sau lời tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật.

Phản ứng với thông tin trên, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng: “Là quốc gia thành viên của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của công ước.”

Ngược lại, Bắc Kinh phản ứng với sự giận dữ. Hai ngày liên tiếp, Tân Hoa Xã đưa ra các bài bình luận cáo buộc Mỹ là “làm tổn hại lòng tin cậy lẫn nhau.”

Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói Mỹ cho chiến hạm vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một đảo của họ mà không thông báo trước là “khiêu khích trắng trợn.”

Việc làm của Mỹ là “nghiêm trọng vi phạm luật lệ Trung Quốc, khủng bố an ninh hòa bình và trật tự ở vùng biển cũng như làm suy giảm an ninh và ổn định ở khu vực,” bản tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc viết như thế trên Tân Hoa Xã và đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ dùng “bất cứ biện pháp nào để bảo vệ chủ quyền và an ninh bất chấp những khiêu khích kiểu nào mà Mỹ thi hành.”

Việc khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến gần quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài dự đoán của tất cả các bên, có lẽ của cả Trung Quốc.

Trước nay, những chỉ trích về yêu sách, cũng như hành động thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông từ các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật,... chỉ xoay quanh khu vực quần đảo Trường Sa - nơi có nhiều bên đang chia nhau kiểm soát các thực thể và tranh chấp với nhau về chủ quyền.

Rất ít khi những chỉ trích này đề cập đến Hoàng Sa, một quần đảo cũng của Việt Nam, từng bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ Tháng Giêng, 1974. Họa hoằn mới có một số chuyên gia an ninh quốc phòng cảnh báo, Trung Quốc sẽ hành xử tại quần đảo Trường Sa y hệt như những gì Trung Quốc đã làm cách nay 42 năm đối với quần đảo Hoàng Sa: Dùng sức mạnh quân sự để chiếm giữ, củng cố, phát triển hạ tầng nhằm tạo ra nhận thức rằng “chuyện đã rồi” và không còn bên nào muốn thay đổi thực tại nữa.

Tuy nhiên, những cảnh báo đó cũng chỉ dẫn Hoàng Sa như một ví dụ chứ không xem Hoàng Sa như một thực thể phải xét lại xem Trung Quốc đã thủ đắc thế nào và có cần phải bận tâm về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa hay không.

Thái độ ngoan cố và trịch thượng của Trung Quốc đối với các đề nghị của cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là lý do chính khiến ngày 27 Tháng Mười, 2015, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Lassen tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh Subi, một bãi đá ở quần đảo Trường Sa được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo.

Tuy luật pháp quốc tế chỉ thừa nhận vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh cáo đảo thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu đảo đó nếu đó là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo, nhưng sự kiện chiến hạm USS Lassen đi vào vùng 12 hải lý vẫn khiến Trung Quốc nổi giận, chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt.

Bất chấp sự giận dữ, thậm chí còn hăm dọa, thượng tuần Tháng Mười Một năm ngoái, Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên tại Biển Đông như đã từng thực hiện các cuộc tuần tra trên toàn thế giới. Theo Hoa Kỳ, những cuộc tuần tra như thế vừa nhằm khẳng định tự do lưu thông theo luật pháp quốc tế là quyền bất khả chiếm đoạt, vừa nhắc nhở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ chưa thực hiện thêm cuộc tuần tra nào ở Biển Đông. Giữa lúc người ta chờ đợi Hoa Kỳ sẽ thực hiện tiếp các cuộc tuần tra tương tự tại quần đảo Trường Sa thì ngày 30 Tháng Giêng, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến tuần tra tại quần đảo Hoàng Sa.

Giống như USS Lassen, USS Curtis Wilbur đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng lần này có một sự khác biệt quan trọng, Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi. Nói cách khác, cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Dù đại diện Hoa Kỳ tuyên bố, cuộc tuần tra vừa kể của USS Curtis Wilbur là nhằm khẳng định nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải, phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, các bên đang có tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng người ta tin rằng, cuộc tuần tra chính là thách thức trực tiếp yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Cần nhắc lại là cách nay chỉ vài ngày, Trung Quốc cũng dùng giọng điệu tương tự khi Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, khẳng định, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.

Senkaku là một quần đảo ở biển Hoa Đông, trước nay vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định là của mình và đã nhiều lần điều chiến hạm đến sát quần đảo này.

Lúc đó, Đô Đốc Harris còn nói thêm rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thách thức yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà theo ông, không có hòn đảo nào thuộc về Trung Quốc.

Bất kể Trung Quốc nhấn mạnh, duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông là công việc của Trung Quốc và ASEAN, không cần đến quốc gia khác chỉ trỏ và đưa ra những ý kiến ngu ngốc, USS Curtis Wilbur đã đến và thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa. (G.Đ.)
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Ðiện thoại ở Việt Nam cũng bị cài 'phần mềm gián điệp'
Monday, February 1, 2016 5:58:40 PM

HÀ NỘI (NV) - Không riêng gì máy tính điện tử do hãng Lenovo Trung Quốc sản xuất, ngay cả điện thoại di động
đang lưu hành trên thị trường tại Việt Nam cũng bị cài sẵn phần mềm gián điệp, mã độc.

Ðây là điều được báo động tại “Hội nghị giao ban quản lý nhà nước” tháng 1, 2016 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TT&TT) hôm Thứ Hai,
1 tháng 2, 2016 mà báo điện tử VietNamNet đưa tin nói rằng “nó đe dọa an toàn, an ninh thông tin và thông tin cá nhân của người dùng Việt Nam.”

Image
VinaMob đã cài sẵn phần mềm tự động gửi tin nhắn đến tổng đài nước ngoài lên điện thoại. (Hình: VietNamNet)



Hồi năm ngoái, dư luận tại Việt Nam sửng sốt khi hay tin nhiều máy điện toán do hãng Lenovo Trung Quốc sản xuất bán trên thị trường Việt Nam đã bị hãng này cài sẵn một “phần mềm gián điệp” có khả năng đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng máy mà người này không hề biết.

Nhà cầm quyền nhiều tỉnh thị tại Việt Nam đã vội vã thông báo cho các phòng sở sử dụng loại máy điện toán Lenovo phải mua các loại máy tính thương hiệu khác thay thế.

Theo VietNamNet tường thuật cuộc họp nói trên, “Một doanh nghiệp trong nước là VinaMob bị phát hiện đã cài sẵn phần mềm tự động gửi tin nhắn đến tổng đài nước ngoài vào nhiều máy điện thoại Trung Quốc đang lưu hành trên thị trường, khiến cho người dùng bị ‘móc túi’ mà không hay biết. Ðiều đáng nói là đây không phải những trường hợp cá biệt, lần đầu xuất hiện.”

Nguồn tin thuật lời ông bộ trưởng 4T phát biểu tại cuộc họp là “cơ quan quản lý và truyền thông cần khuyến cáo về hiện tượng này đến cho người dân nắm được để chủ động phòng tránh, ngăn chặn. Vô hình trung, điện thoại cài mã độc, phần mềm gián điệp có thể trở thành công cụ để phát tán tin nhắn rác, bên cạnh nguy cơ đe dọa an toàn thông tin đã rõ ràng.”

Năm ngoái, một công ty chuyên về bảo mật thông tin điện toán tại Hoa Kỳ tố cáo máy tính Lenovo được cài sẵn phần mềm “Lenovo Service Engine” (LSE) vào BIOS (chương trình chạy đầu tiên khi máy tính khởi động) trên bo mạch chính của máy tính trước khi xuất xưởng, trong khoảng thời gian khá dài, từ tháng 10, 2014 đến tháng 6, 2015.

Tài liệu vừa kể phân tích rất rõ cơ chế hoạt động của LSE. Theo đó, trong lần đầu tiên kết nối máy tính với Internet, LSE sẽ tự động tải về máy tính phần mềm khác có tên OneKey Optimizer. Do LSE tích hợp vào BIOS nên người dùng không thể xóa hẳn nó khỏi máy tính. Kể cả khi họ cài lại hệ điều hành hoặc định dạng lại ổ cứng thì trong lần chạy đầu tiên, hệ điều hành cũng sẽ tự động tìm lại LSE trong BIOS để thực thi.

LSE hội tụ đủ các đặc tính của phần mềm gián điệp, với khả năng hoạt động ngầm mà người dùng không hay biết, cũng như can thiệp sâu vào các tập tin hệ thống mặc định của hệ điều hành Windows, lấy quyền cao nhất và thực hiện các thay đổi quan trọng, tự động tải về nhiều tập tin, phần mềm theo chỉ định của Lenovo. Do đó, LSE bị cảnh báo về nguy cơ đe dọa an toàn, an ninh thông tin mạng cho những cơ quan sử dụng, nhất là các cơ quan của nhà nước CSVN.

Sau lời báo động của công ty bảo mật thông tin điện toán Mỹ và tin tức được đăng tải trên báo chí tại Việt Nam, nhiều tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh ra chỉ thị cho các cơ quan của nhà cầm quyền các cấp “không lưu trữ thông tin, nội dung bí mật Nhà nước trên máy tính của Lenovo; không trang bị mới, tiến tới loại bỏ các máy tính do hãng này sản xuất” cũng như “rà soát việc sử dụng máy tính Lenovo phòng, chống bị đánh cắp thông tin.”

Máy điện thoại cầm tay hiện rất phổ biến tại Việt Nam với hơn 30 triệu người sử dụng. Người ta không biết trong số đó có bao nhiêu triệu máy là điện thoại thông minh. Bây giờ, Bộ 4T báo động về “phần mềm gián điệp” cài trên máy điện thoại, nhưng lại không có giải pháp đối phó tận gốc nào ngoài sự khuyến cáo. (TN)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Hàng ngàn công nhân lại đình công vì bị cắt tiền thưởng Tết
Thursday, February 4, 2016 2:58:50 PM

PHÚ THỌ (NV) - Bị công ty cắt giảm tiền thưởng Tết, trong khi áp lực công việc nhiều hơn,
hàng ngàn công nhân ở thành phố Việt Trì đã đình công yêu cầu tăng tiền thưởng Tết, cải thiện chế độ làm việc.

Image
Hàng ngàn công nhân công ty SESHIN Việt Nam đình công vì tiền thưởng Tết thấp. (Hình: báo Công Lý)


Trưa ngày 3 tháng 2, 2016, sau khi kết thúc buổi làm việc buổi sáng, hàng ngàn công nhân công ty may mặc SESHIN Việt Nam, 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, ở khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, ngừng làm việc để phản đối mức thưởng Tết, cải thiện chế độ làm việc.

Báo Công Lý cùng ngày dẫn lời nhiều công nhân công ty này cho biết, tiền thưởng Tết năm ngoái đối với công nhân chính gồm một tháng lương cơ bản, khoảng 3 triệu đồng, cộng thêm các khoản trợ cấp thâm niên, trợ cấp đi lại, tiền tăng ca...được khoảng 8 -9 triệu đồng/người.

Thế nhưng năm nay, tiền thưởng Tết chỉ là 1 tháng lương cơ bản, trong khi các khoản trợ cấp như thâm niên, thai sản, tăng ca... bị cắt một cách bất thường và hiện công ty cũng chưa chi trả tiền thưởng Tết cho công nhân, trong khi áp lực công việc lại nhiều hơn.

Nói với phóng viên báo Công Lý, chị Ðinh Thu Hương (28 tuổi), công nhân công ty cho biết: “Từ khi có tổng giám đốc mới, chế độ làm việc cũng thay đổi. Trước đó, cứ sau 2 tiếng làm việc công nhân được nghỉ 10 phút, giờ nghỉ trưa hơn 1 tiếng. Nhưng nay tất cả đều bị cắt, ăn trưa không được 30 phút, công nhân phải hối hả xuống làm việc ngay. Bên cạnh đó, giờ làm việc cũng tăng lên, có khi 3 tuần trong 1 tháng phải làm từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối.”

Tin cho biết, đến 15 giờ ngày 3 tháng 2, 2016, lãnh đạo công ty đã tiếp đã xúc với công nhân, nhưng chưa đi đến quyết định cuối cùng. Lực lượng công an cũng đã được huy động để giữ an ninh, sợ công nhân tức giận gây bạo động. (Tr.N)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Việt Nam đón giao thừa Bính Thân trong giá lạnh
Sunday, February 7, 2016 3:40:02 PM

TỔNG HỢP (NV) - Dù trời nhiều nơi rét đậm, nhưng người dân Việt Nam cùng du khách vẫn xuống đường đón giao thừa, vui chơi đón Tết Bính Thân.

Image
Người Sài Gòn đổ ra đường đón giao thừa.



Theo truyền thông Việt Nam, trong ngày 7 Tháng Hai, 2016 (tức ngày 29 âm lịch), thời tiết các tỉnh ở phía bắc Việt Nam khá lạnh, có nơi rét đậm. Tuy nhiên, từ Lào Cai đến Cà Mau, người dân vẫn đổ ra đường vui chơi đón Tết.

Từ đầu buổi tối, dù thời tiết khá lạnh chỉ hơn 10 độ C, nhưng dòng người từ các nơi đã đổ về khu vực trung tâm An Dương Vương, thành phố Lào Cai, ngay trên bờ kè sông Hồng, để chờ xem pháo hoa và đón giao thừa tới.

Mới 22 giờ 30, tại Hà Nội, người dân đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm xem bắn pháo hoa mỗi lúc một đông. Khu vực được người dân chọn ngồi đợi chờ thời khắc giao thừa nhiều nhất là đoạn phố Hàng Khay. Từ con phố ngắn này, có thể xem pháo hoa bắn lên từ 2 điểm là trước bưu điện Hà Nội và trước toa soạn báo Hà Nội mới.

Dù nhà ở quận Hai Bà Trưng, nơi cũng có điểm bắn pháo hoa tầm cao tại công viên Thống Nhất, nhưng gia đình anh Lê Quang Vinh vẫn lên hồ Hoàn Kiếm xem bắn pháo hoa. Theo anh Vinh, hồ Hoàn Kiếm có 2 điểm bắn nên sẽ đẹp hơn. Ngoài ra, không khí đón giao thừa ở trung tâm thành phố náo nhiệt, đông vui hơn.
Image
Tại Sài Gòn, pháo hoa bắn tại 4 điểm trong thời khắc giao thừa Tết Bính Thân 2016. (Hình: VNExpress)

Tại thành phố Hạ Long, trời lạnh, không mưa. Hàng nghìn người dân kéo về quảng trường Nhà hát lớn thành phố, nơi diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa chào xuân Bính Thân.

“Thời tiết năm nay khá lạnh, lại có sương nên gia đình tôi đợi gần đến giao thừa mới đi xem bắn pháo hoa. Năm nay cả gia đình hợp tuổi, nên đi xem bắn pháo hoa rồi về xông nhà luôn,” chị Lan người dân Hạ Long nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, tại quảng trường 2 Tháng Chín, do trời trở lạnh khoảng 16 độ C, đường phố Đà Nẵng khá vắng vẻ, chỉ còn một số người dạo phố chờ đón thời khắc bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Năm nay, thời tiết Sài Gòn se lạnh, nhưng nhiều người dân thích thú và bắt đầu đổ về khu trung tâm như Bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ, cầu Khánh Hội... từ lúc 22 giờ để “xí chỗ” xem pháo hoa. Dòng người đổ về khu trung tâm Sài Gòn mỗi lúc một đông, khi thời khắc giao thừa gần đến.

Mới 23 giờ, tầng 49 của tòa nhà Bitexco đã mở cửa đón khách lên thưởng lãm pháo hoa từ tầng cao. Tuy giá vé khá cao nhưng vẫn có rất đông du khách mua vé xem để có thể nhìn toàn cảnh Sài Gòn và thoát khỏi sự chen lấn bên dưới.
Image
Chủ hàng hoa tết rầu rĩ với các chậu mai vàng còn khá nhiều trước giờ tan chợ.

Bên cạnh những gia đình “xí chỗ xem pháo hoa thì các công nhân vệ sinh liên tục di chuyển để gom rác vì lượng người vừa đi chơi vừa ăn uống rất đông. “Từ tối giờ tôi đã chở 4 xe rác ra bãi, ít hơn các lần trước vì nhìn chung đợt này mọi người ý thức hơn, ít xả rác ra đường,” chị Hồng, công nhân vệ sinh chia sẻ.

Lần đầu tiên tỉnh Cà Mau bắn pháo hoa tại Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Đây cũng lần đầu tiên người dân sống tại vùng đất cực Nam Việt Nam được ngắm pháo hoa mà không phải đi xa. Hàng ngàn người dân Đất Mũi đã đến khu du lịch Khai Long chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Trước khi có cảnh bắn pháo hoa khắp nơi, tại Sài Gòn, tờ Thanh Niên mô tả sự rầu rĩ thê lương của các chủ sạp bán hoa kiểng ngày Tết vì ế ẩm, chẳng bán được bao nhiêu, thua cả năm ngoái, dù năm ngoái đã làm các chủ vườn xiểng liểng. (Tr.N)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ba ngày Tết ở Việt Nam, gần 2 ngàn người ngộ độc
Tuesday, February 9, 2016 6:50:50 PM

HÀ NỘI (NV) - Phúc trình của Bộ Y Tế CSVN cho hay, trong ba ngày Tết các bệnh viện trên toàn quốc đã khám,
cấp cứu cho gần 85,000 lượt bệnh nhân. Trong số này, các cơ sở y tế đã cấp cứu cho gần 2,000 người bị ngộ độc thức ăn,
chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, ngộ độc rượu và chưa có vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt nào.

Image
Cảnh cấp cứu trong ngày Tết tại một bệnh viện ở Hà Nội. (Hình: VietNamNet)



Liên quan đến tai nạn giao thông, vẫn theo phúc trình của Bộ Y Tế được VietNamNet trích dẫn cho hay, có 17,278 bệnh nhân bị tai nạn giao thông, tăng 113% so với Tết năm ngoái.

Trong số các ca tai nạn giao thông có 88 người chết và gần 2,000 ca chấn thương sọ não, chiếm hơn 11%.

Tin cho hay, các cơ sở y tế cũng tiếp nhận 98 người nhập viện do pháo nổ, tăng gấp 2 lần so với Tết năm ngoái.

Trong khi số người nhập viện do tai nạn giao thông và do pháo nổ tăng thì số ca nhập viện do đánh nhau giảm so với Tết Nguyên Ðán năm ngoái. Theo đó có 1,971 trường hợp, trong đó 10 người chết.

Riêng tại Hà Nội, phúc trình cho hay, tại khoa cấp cứu bệnh viện Việt Ðức đa số bệnh nhân được đưa vào cấp cứu là do tai nạn giao thông.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, Tết là dịp người dân có nhu cầu đi lại nhiều, nhiều xe chở người về quê chở quá đông, cộng thêm việc sử dụng rượu bia gia tăng dễ dẫn đến tai nạn giao thông. (KN)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Mỹ không chấp nhận 'trò bắt nạt' trên Biển Đông
Wednesday, February 10, 2016 3:58:01 PM

WASHINGTON (NV) - Tổng thống Mỹ dự trù sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ không chấp nhận ai “bắt nạt” láng giềng trên Biển Đông
khi ông dự cuộc họp với lãnh tụ 10 nước ASEAN ở California đầu tuần tới.

Image
Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Curtis Wilbur đi vào trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, cuối tháng 1, 2016.
(Hình: Wikipedia)

Tổng thống Barack Obama dự trù họp thượng đỉnh với lãnh tụ 10 quốc gia ASEAN tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands thuộc thành phố Rancho Mirage, một thành phố nhỏ ở phía Đông Los Angeles khoảng 120 dặm hay gần 2 giờ lái xe, vào hai ngày 15 và 16 tháng 2, 2016.

Tuy không có sự xuất hiện của đại diện Trung Quốc, các phụ tá của ông Obama cho hay các hành động xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa cũng như những hành động hà hiếp các nước nhỏ láng giềng trong khu vực, sẽ là những nét chính yếu được thảo luận trong cuộc họp với ASEAN tuần tới.

“Tổng thống sẽ kêu gọi tất cả các nước đang tranh chấp phải dừng tất cả các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, dừng việc xây dựng các cơ sở mới cũng như không quân sự hóa các tiền đồn trên biển Đông.” Ông Dan Kristenbrink, cố vấn trưởng Á Châu của Tổng Thống Obama nói với báo chí.

Trung Quốc cậy sức mạnh quân sự nước lớn ăn trùm các nước nhỏ ở khu vực, đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần hết biển Đông bất kể chủ quyền và quyền lợi của các nước. Khoảng 5 ngàn tỷ đô la hàng hóa các loại được chuyển vận qua thủy lộ này mỗi năm.

Theo lời ông, một phần thông điệp của Tổng Thống Obama tại hội nghị sẽ nhấn mạnh đến nhu cầu “tránh nỗ lực giải quyết tranh chấp qua một nước, nước lớn hơn ăn hiếp nước nhỏ hơn,” duy trì tự do hải hành và tránh những hành động quân sự “thiếu thận trọng, không cần thiết” trên biển Đông.

Đây là quan điểm của chính phủ Mỹ đã các giới chức quân sự và chính trị lập đi lập lại nhiều lần mỗi khi phát biểu về tình hình biển Đông.

Cuối tháng trước, khu trực hạm USS Wilber của Hoa Kỳ đã đi bất ngờ vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, một đảo phía nam thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng nhằm biểu lộ quyền tự do hải hành trên biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ, lên án hành động này cũng như những lần chiến hạm và phi cơ Hoa Kỳ vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa.

Theo lời ông Ben Rhodes, phụ tá cố vấn về truyền thông tại Hội đồng An Ninh Quốc Gia cho báo giới biết qua điện thoại, chiều ngày Thứ Hai, 15 tháng 2, Tổng Thống Obama sẽ đón chào các lãnh tụ ASEAN tới khu nghỉ dưỡng Sunnylands. Buổi sáng ngày hôm sau sẽ là cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực. Đến chiều, ông Obama sẽ mở họp báo.

Theo lời ông Rhodes, khu vực ASEAN gộp lại là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới đồng thời cũng là khu vực cốt lõi của những vấn đề an ninh chính yếu của thế giới. Tháng trước, một cuộc tấn công của khủng bố ở thủ đô Jakarta của Indonesia cho thấy tổ chức khủng bố IS muốn đặt chân đến vùng này. (TN)
phidao
Posts: 134
Joined: Sun Sep 30, 2012 7:29 am
Contact:

Post by phidao »

Nhân quyền nên là trọng tâm tại thượng đỉnh ASEAN
Friday, February 12, 2016 6:11:18 PM


WASHINGTON (NV) - Đó là nội dung một thư ngỏ với chữ ký của 35 dân biểu liên bang gửi cho ông Barack Obama,
tổng thống Hoa Kỳ, khi ông tham dự cuộc họp thượng đỉnh với 10 nguyên thủ ASEAN.

Image
Cộng đồng người Việt đi biểu tình chống chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, khi ông ta đến California hồi năm ngoái. (Hình: Người Việt)

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN năm nay sẽ diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, California. Đây là lần đầu tiên, Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN diễn ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Trong thư ghi ngày 10 tháng 2, dân biểu Alan Lowenthal thay mặt 34 đồng viện ký tên gửi cho Tổng Thống Barack Obama kêu gọi ông đặt nhân quyền thành một vấn đề chính trong nghị trình cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN sẽ diễn ra trong các ngày 15 và 16 tháng 2, 2016 tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands.

“Trong khi các Nghị Sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ đang hết sức quan tâm về tình hình nhân quyền tại Đông Nam Á, chúng tôi kêu gọi tổng thống đặt nhân quyền vào trong nghị trình cuộc hợp thượng đỉnh, cùng chung với các vấn đề ưu tiên hàng đầu của tổng thống và khuyến khích ngài mời gọi sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự vào trong chương trình cuộc hợp.” Bức thư của 35 dân biểu viết.

Bức thư đề cập chính sách tái cân bằng tại Á Châu do chính quyền của Tổng Thống Obama đề ra, trong đó Hoa Kỳ đã gia tăng quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á đối với những vấn đề chính trị, an ninh và kinh tế.

Tuy nhiên, dù với những gia tăng quan hệ về kinh tế và chiến lực, bức thư viết rằng “chúng ta đã thấy những thiếu sót về tiến triển, và tại một số quốc gia còn có sự sa ngã về hồ sơ nhân quyền trong vùng. Mười quốc gia thành viên của ASEAN có những hồ sơ nhân quyền rất đáng lo ngại và quan tâm.”

Bức thư nêu ra một số thí dụ điển hình như “quốc gia độc đảng Việt Nam tiếp tục bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền và đàn áp các quyền tự do tôn giáo, quyền công nhân, tự do ngôn luận, và tự do báo chí.”

“Chính quyền Cambodia, đứng đầu bởi Thủ Tướng Hun Sen trong hơn 30 năm qua, đã và đang tiếp tục sách nhiễu và hăm dọa các nhà đối lập chính trị Cambodia và họ đang điều tra lãnh đạo phe đối lập thuộc Đảng Cứu Quốc Cambodia.”

“Thái Lan đang còn bị cai trị bởi chính quyền quân sự kể từ cuộc đảo chánh năm 2014 và các nỗ lực nhằm tái thiết lập nền dân chủ đã bị ngăn chặn và không có tiến triển.”

“Trong khi Miến Điện vừa trải qua một cuộc tuyển cử lịch sử, dân tộc Rohingya của nước này vẫn còn tiếp tục đối diện với các cuộc đàn áp rộng rãi.” Còn “Tại Nước Lào, chỗ đứng dành cho các tổ chức xã hội dân sự ngày càng thu hẹp lại, trong khi trường hợp lãnh đạo khối xã hội dân sự là ông Sombath Somphone bị ép buộc phải biến mất đi từ năm 2012 vẫn chưa được giải tỏa.”

Bởi vậy, các dân biểu liên bang Hoa Kỳ “mạnh mẽ kêu gọi Tổng Thống hãy đặt nhân quyền thành một phần quan trọng trong nghị trình cuộc hợp thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, và đòi hỏi các quốc gia ASEAN cam kết cải thiện hồ sơ nhân quyền của họ và mời gọi các tổ chức nhân quyền và xã hội dân sự của các quốc gia này cùng tham gia vào cuộc hợp thượng đỉnh.”

Mặt khác, cũng đồng quan điểm với các dân biểu liên bang, bà nghị sĩ thượng viện tiểu bang California, Janet Nguyễn, hôm Thứ Sáu 12 tháng 2, 2016 cũng gửi một bức thư tới tổng thống Obama kêu gọi ông “cổ võ nhân quyền và có lập trường mạnh mẽ đối với các khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo mà lãnh tụ của các nước đó (ASEAN) cho phép tồn tại” trong cuộc họp đầu tuần tới. (TN)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ông Nguyễn Tấn Dũng đổi ý giờ chót, sẽ đến California
Friday, February 12, 2016 3:25:56 PM

VIỆT NAM - Giờ chót, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam đổi ý, quyết định sẽ tới California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN.

Image
Ông Nguyễn Tấn Dũng (trái), thủ tướng Việt Nam, và ông Barack Obama, tổng thống Hoa Kỳ,
tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN hồi năm ngoái ở Malaysia. (Hình: AP)


Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN sẽ diễn ra vào tuần tới, trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 ở Sunnylands, California. Giới quan sát thời sự tin rằng, hội nghị thượng đỉnh này nhằm giúp Hoa Kỳ thắt chặt quan hệ với tất cả các thành viên ASEAN để giảm tối đa tác động của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á và là một phần quan trọng trong kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ sang Châu Á.

Có một vài sự kiện đáng chú ý xảy ra trong thời gian vừa qua và được xem là có liên quan đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN sắp khai mạc.

Đầu tiên là cuối tháng vừa qua, thủ tướng Lào khẳng định, Lào sẽ tham gia phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Trước đó Lào chưa bao giờ bày tỏ quan điểm của mình trước lập trường của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông.

Cho đến nay, ASEAN vẫn chưa đạt được sự đồng thuận trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm biển Đông. Ngoài một Cambodia công khai ủng hộ Trung Quốc, những thành viên khác của khối này như Lào và Myanmar thường giữ “thái độ trung lập” nên ASEAN không đạt được “tiếng nói chung” trước vấn đề biển Đông.

Cambodia, Lào hay Myanmar vốn là những quốc gia nhận nhiều viện trợ và vốn đầu tư từ Trung Quốc.

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại Học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, nhận định: “Cuộc họp giữa Hoa Kỳ và ASEAN tại Sunnylands, California, chính yếu là thảo luận về vấn đề an ninh trên Biển Đông và sự lấn tới của Trung Quốc đang làm các nước tranh chấp ở khu vực âu lo. Mỹ hiểu các nước ASEAN chia rẽ trong lập trường chính trị đối với Trung Quốc nên cố gắng lôi kéo, nếu không được cả 10 thì ít nhất 5 nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc có chung một lập trường.”

Người ta tin, việc thay đổi thái độ của Lào là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên ngay sau đó, thủ tướng Cambodia lên tiếng khẳng định, Cambodia dứt khoát không can dự vào tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và các bên có tranh chấp chủ quyền cần giải quyết bất đồng thông qua đối thoại song phương.

Lập trường của Cambodia vốn là quan điểm của Trung Quốc. Trước nay, Trung Quốc một mực đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải để Trung Quốc và các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Đông tự giải quyết bất đồng bằng những cuộc đối thoại song phương.

Tự giải quyết bất đồng về chủ quyền ở biển Đông bằng đối thoại song phương đồng nghĩa với việc gạt bỏ sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, giúp Trung Quốc có lợi thế khi “đối thoại” và nhiều chuyên gia an ninh, quốc phòng khẳng định, đó là con đường dễ nhất để Trung Quốc đạt được tham vọng độc chiếm biển Đông.

Kế đó, tới lượt ngoại trưởng Cambodia tuyên bố, Cambodia sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của nhau và biển Đông nằm trong nhóm “lợi ích cốt lõi” này. Nói cách khác, Cambodia quyết tâm giữ vũng vai trò là thành viên duy nhất của ASEAN công khai ủng hộ Trung Quốc.

Mới đây có tin ông Thein Sein, tổng thống Myanmar sẽ không tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN. Từ các viên chức ngoại giao của Myanmar, người ta biết thêm rằng ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam cũng sẽ không đến California để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN.

Cả ông Thein Sein lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng đều sắp sửa rời chính trường nhưng việc vắng mặt một số nguyên thủ quốc gia trong khối ASEAN có thể làm giảm trọng lượng của Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN.

BBC cho biết, giới ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực tối đa để thuyết phục Việt Nam và giờ chót, người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN sẽ là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuần trước, ông Daniel Russel, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ, tiết lộ, Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN không nhắm vào Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc tìm câu trả lời cho câu hỏi là liệu các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, các bên đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, bao gồm Trung Quốc có muốn tuân thủ luật pháp quốc tế hay không.

Tuần này, dựa trên các tuyên bố của Philippines, người ta tin rằng, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN, ông Benigno Aquino, tổng thống Philippines sẽ kêu gọi ASEAN phối hợp hành động nhằm ngăn chặn tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Trước mắt, phải thúc đẩy để đạt cho bằng được Bộ Quy tắc Ứng xử tại biển Đông (COC). (G.Đ)
quangminh
Posts: 548
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Căng băng rôn diễu phố bêu tên cán bộ sách nhiễu dân
Tuesday, February 16, 2016 2:05:35 PM



TIỀN GIANG (NV) - Bực tức vì bị sách nhiễu, phá hoại trong việc kinh doanh, một bà chủ khách sạn đã lái xe hơi có căng băng rôn
bêu tên 2 cán bộ địa phương phá cáp điện khách sạn của mình.

Chiều 16 tháng 2, công an thành phố Mỹ Tho cho biết, đã mời bà Huỳnh Thị Lệ Trinh,
chủ khách sạn 2222 ở phường 5 lên điều tra về tội “lái xe hơi căng băng rôn bêu tên hai cán bộ địa phương.”

Image
Chiếc xe hơi của bà chủ khách sạn 2222 căng băng rôn bêu tên hai cán bộ chạy khắp các đường ở phường 1, thành phố Mỹ Tho sáng 16 tháng 2. (Hình: VNExpress)



Sáng cùng ngày, nhiều người dân ở thành phố Mỹ Tho ngạc nhiên khi thấy bà Trinh lái xe hơi, hai bên hông căng băng rôn có nội dung: “Bà Trinh - Khách sạn 2222 cương quyết yêu cầu khởi tố tên Hồ Văn Bá, phó bí thư đảng ủy phường 1, thành phố Mỹ Tho đã cầm đầu, chủ trương tổ chức lén lút phá hoại đường dây điện của khách sạn 2222 gây thiệt hại 28 triệu đồng. Hồ Văn Bá là anh ruột của Thiếu Tá Hồ Văn Phước.”

Nhận được tin báo, cảnh sát trật tự và cảnh sát giao thông đã chặn được chiếc xe trên, đã tháo băng rôn và mời bà Trinh về trụ sở làm việc.

Tin cho biết, trước đó vào tháng 9 năm 2012, bà Trinh đã từng mua hai chiếc quan tài rồi thuê xe chở tới “tặng” cho ông Hồ Văn Phước, thiếu tá công an, người có tên trong băng rôn. Lý do bà Trinh đưa ra là nhằm” đánh động dư luận” vì hết chịu được cảnh chèn ép, gây khó của ông Phước khi liên tục cho lính đến kiểm tra khách sạn vừa mới hoạt động hợp pháp của bà.

Công an thành phố Mỹ Tho đã cho khởi tố bà Trinh trong vụ này với tội danh “Ðe dọa giết người.” Tuy nhiên, Viện Kiểm Sát cùng cấp không phê chuẩn quyết định khởi tố vì cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. (Tr.N)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Công an phá lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung
Wednesday, February 17, 2016 1:41:07 PM

Việt Hùng/Người Việt


SÀI GÒN (NV) - Hôm 17 tháng 2 năm 2016, tức đúng 37 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung xảy ra ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam,
nhiều người dân tổ chức tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh. Tuy nhiên, buổi tưởng niệm ở Sài Gòn đã bị công an phá đám.


Image
Người dân Sài Gòn cố giăng biểu ngữ trong vòng vây của lực lượng an ninh. (Hình: Nguyền Đăng Hưng)

Buổi sáng 17 tháng 2, khoảng 50 người dân Sài Gòn có mặt ở tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, quận 1, để làm lễ thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này.

Thế nhưng tình hình diễn ra khá căng thẳng, khi công an, dân phòng và lực lượng an ninh bận sắc phục lẫn thường phục đã được chính quyền điều động tới để phá rối cuộc tưởng niệm. Họ dùng ô dù để che chắn các vòng hoa, lư hương và che khuất không cho người dân có thể quay phim chụp hình khi buổi lễ diễn ra.

Bên cạnh đó, một số người trong nhóm khởi xướng buổi lễ như nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, Kha Lương Ngãi, chị Sương Quỳnh, nhà nghiên cứu Lê Công Gàu... đã bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến buổi tưởng niệm.

Nhà báo Lê Phủ Khải cho biết: “Lịch sử vẫn luôn công minh. Cho dù một ai đó có cố tình bóp méo đi lịch sử, thì người dân vẫn không bao giờ quên các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc.”
Image
An ninh dùng ô dù để che vòng hoa và sau đó giật nát vòng hoa. (Hình: Nguyễn Đăng Hưng)

Còn anh Đỗ Đức Hợp khi đi tham dự buổi lễ, bày tỏ: “Sáng nay, khi tôi cầm chiếc vòng hoa bị phá nát mà đau lòng. Tôi tự hỏi các anh an ninh đang làm ‘nhiệm vụ’ đó có phải là người Việt Nam? Họ làm như thế theo sự chỉ đạo của cấp trên nhằm nịnh bợ những người cầm quyền ở Bắc Kinh.”

“Mặc cho họ có ngăn chặn thế nào, anh em chúng tôi cũng hô vang ‘đả đảo Trung Cộng xâm lược. Đả đảo Hán Nô hèn nhát’ ngay tại buổi lễ trước mặt các nhân viên an ninh,” anh Hợp cho biết.


Vũng Tàu: băng rôn bị tháo gỡ
Image
Băng rôn trên đường phố Vũng Tàu, nhưng sáng ra đã bị chính quyền tháo gỡ. (Hình: Sương Quỳnh)

Nhiều người dân ở vùng Vũng Tàu đã treo nhiều biểu ngữ có nội dung: “Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới 17 tháng 2 năm 1979” tại nhiều ngã đường ở thành phố biển Vũng Tàu.

Trang Facebook của nhà hoạt động dân sự Sương Quỳnh cho biết: “Từ đêm và rạng sáng ngày 17 tháng 1, những nhà yêu nước tại Vũng Tàu và Bà Rịa đã dán những biểu ngữ. Họ đặt ở 21 điểm khắp thành phố. Tuy nhiên sáng nay (ngày 17 tháng 2) đã bị chính quyền thao gỡ hết. Cảm động trước việc làm của anh em.”


Hà Nội: Diễn ra trong ôn hòa


Biểu tình viên Bạch Hồng Quyền cho biết: “Sáng nay có khoảng 200 người dân đã tụ tập về tượng đài Lý Thái Tổ dâng nén hương và hoa để bày tỏ lòng tri ân các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Việc tưởng niệm diễn ra bình thường. An ninh họ chỉ đứng canh vòng ngoài chứ không can thiệp vào buổi lễ.”

Trong diễn văn của anh Khắc Mai đọc ở buổi lễ, ông đã nhấn mạnh: “Một chính quyền không nhớ đến những người đã hy sinh vì tổ quốc là một chính quyền vô ân bội nghĩa, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.”

“Người dân ngày nay đã biết nhiều thông tin về cuộc chiến này, và họ hiểu là những người đã nằm xuống vì cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng là những anh hùng. Họ cần được tôn vinh xứng đáng với những hy sinh to lớn của họ vị để bảo vệ mảnh đất Việt Nam này.” Ông Mai cho biết thêm.
Image
Buổi tưởng niệm ở Hà Nội diễn ra trong ôn hòa. (Hình: Lê Anh Hùng)

Theo Wikipedia chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là chiến tranh biên giới Việt -Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt. Nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.

Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Cambodia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Chính quyền CSVN sau đó đã phải ký kết các Hiệp Định Biên Giới với Trung quốc, theo đó Việt Nam đã mất hằng trăm cây số vuông đất liền, mất một phần Thác Bản Giốc, mất Ải Nam Quan.

Thời gian sau đó, vì muốn đẹp lòng Bắc Kinh nên Hà Nội không muốn người dân tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Thế nhưng những năm gần đây, rất nhiều người dân đã bất chấp bị ngăn cản, họ vẫn nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến năm 1979.
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Tàu ngư dân Việt lại bị 'tàu lạ' đâm chìm, 3 người mất tích
Thursday, February 18, 2016 5:11:03 PM

QUẢNG BÌNH (NV) - Bốn ngư dân thoát chết nhưng 3 người vẫn còn mất tích khi chiếc tàu đánh cá của họ bị một “tàu lạ” đâm chìm
trên vùng biển giữa Việt Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Theo tin tức từ Việt Nam được tường thuật trên một số báo, chiếc tàu đánh cá của ông Nguyễn Ngọc Hải và cũng là thuyền trưởng,
bị chìm ở biển Ðông cách cửa Du Lâm, đảo Hải Nam, Trung Quốc, khoảng 45 hải lý về phía Ðông Nam vào hôm 15 tháng 2, 2016.

Image
Những giây phút kinh hoàng trên biển vẫn còn in hằn trên gương mặt các ngư dân thoát chết.



Theo lời ông kể trên tờ Người Lao Ðộng, khoảng hơn 15 giờ chiều ngày 15 tháng 2, ông cùng 6 thuyền viên khác (trong đó có một người là con trai của ông) đang thả câu đánh bắt thủy sản thì gió giật mạnh trên cấp 7. Thấy nguy hiểm, ông cho tàu di chuyển theo hướng đảo Hải Nam rồi thả neo an toàn.

“Ðến khoảng 20 giờ, chúng tôi đang nấu ăn trong tàu thì thấy một chiếc tàu lớn chạy qua và cố tình thả neo vào tàu của tôi rồi bỏ chạy. Khi neo tàu lớn kia di chuyển, tàu chúng tôi bị lật. Sau 2 giờ, tàu chìm hẳn, chúng tôi lần lượt rơi xuống biển và cố bơi hoặc bám vào những miếng gỗ nổi trên biển.” Ông Hải kể lại.

Tuy nhiên, theo lời ông Hải, do trời tối nên các ngư dân không thể quan sát thấy “tàu lạ” trên thuộc nước nào, màu gì và biển hiệu ra sao. Sau gần 4 tiếng đối mặt với tử thần trong phút giây hoảng loạn, ông cùng 3 người khác may mắn được một chiếc tàu bạn đến cứu.

“Khi được cứu, chúng tôi được tàu bạn cho ăn, cho mặc. Sau đó, tàu bạn lại tiếp tục quay lại hiện trường tìm kiếm 3 ngư dân còn lại, trong số đó có cả con trai tôi nhưng không thấy...” Lời ông Hải trên tờ Người Lao Ðộng.

Theo nguồn tin vừa kể, sau nỗ lực tìm kiếm thất bại, 4 ngư dân trên được tàu bạn đưa trở về đất liền, đến sáng 18 tháng 2, họ cập cảng an toàn và được đưa vào Ðồn Biên Phòng Cảng Gianh lấy lời khai.

Báo chí tại Việt Nam thường dùng từ “tàu lạ” hay “nước lạ” để ám chỉ Tàu Trung Quốc hay nước Trung Quốc theo chỉ thị “ở trên” để tránh đụng chạm tới mối quan hệ “đồng chí anh em” với láng giềng phương Bắc.

Người ta thấy tin tức về các vụ tàu Trung Quốc, từ tàu đánh cá cỡ lớn đến tàu quân sự, đã tấn công, đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam rất nhiều trong những năm qua. Mới ngày 1 tháng 1, 2016, một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi đã bị “tàu lạ” đâm tới tấp rồi chìm tại tọa độ 17 độ 07' Bắc, 108 độ 21' Ðông, cách đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị khoảng 70 hải lý. Tất cả 10 ngư dân của tàu này đã được một tàu đánh cá khác cứu sống.

Ngày 10 tháng 7, 2015, báo mạng VTC cho hay, ngày trước đó, một tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang trên đường chạy tránh cơn bão số 2. Toàn bộ 11 thuyền viên được một tàu đánh cá khác cứu thoát.

Chỉ ít ngày trước đó, theo bản tin báo Tiền Phong, một tàu đánh cá khác của ngư dân tỉnh Bình Ðịnh đã bị một tàu quân sự của Trung Quốc mang số hiệu 994 đâm chìm. Tất cả 13 thuyền viên được một tàu cá bạn cứu sống.

Trên một số báo khác, tờ Tiền Phong nói “Sáng 1 tháng 8, 2015, ba tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) từ Hoàng Sa trở về cảng Sa Kỳ, cùng tố cáo bị tịch thu tài sản và ngư dân bị châm dùi cui điện. Họ đều cho rằng thủ phạm là tàu Trung Quốc.” (TN)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests