Thời Sự, Bình Luân

hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Chút tâm tình gửi Tạ Phong Tần
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) -

Trước hết tôi có lời chúc mừng Cô vừa thoát khỏi ngục tù CS và đến được bến bờ Tự Do, là thứ “bác Hồ”- một thời Cô “thần tượng”- miệng thì nói (đó là thứ) không có gì quý hơn nhưng tay thì lăm lăm búa với liềm, ai loạng quạng “trật lề” là chết liền với “bác” và đảng.

Rất tiếc, do không gian cách trở, tôi không thể đích thân tặng Cô một đóa Hoa Sen để bày tỏ lòng cảm phục Cô qua những việc Cô đã làm, đã chịu, vì Công Lý và Sự Thật, trong nhiều năm qua. Thôi thì, xin Cô nhận nơi đây nụ hoa lòng, mong rằng sẽ luôn mãi thắm tươi.

Tặng cô một đóa Hoa Sen? Nghĩ lại, Hoa Sen theo ý nghĩa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng chưa xứng đáng với trường hợp người phụ nữ mang tên Tạ Phong Tần. Bởi lẽ, tuy mọc ở giữa ao Bùn, Sen vẫn là Sen, và Bùn vẫn là Bùn. Còn Đại úy Công an Tạ Phong Tần đã là “bùn” CS rồi: không là “bùn CS thì không thể làm một nhân viên “Công An Nhân Dân” hạng thấp nhất, huống chi là một sĩ quan, cấp Đại Úy. Bùn CS lại hôi tanh hơn bùn trong ao; bùn ao chỉ hôi tanh mùi đất phèn, bùn CS tanh hôi mùi máu.

Giữa ao bùn, Hoa Sen không “chịu” để mình lây “hôi tanh mùi bùn”, xét ra đã là quý lắm rồi. Đàng này “Bùn” CS Tạ Phong Tần lại nhận ra chính “bùn” CS tanh hôi và tự “thoát Bùn”, để chẳng những không “hôi tanh mùi bùn” nữa, mà còn trở nên thơm tho, hương tỏa đến muôn phương, mới là điều vừa quý lắm vừa lạ lẫm.

Cô Tạ Phong Tần quý mến, tôi viết thư này không nhằm mục đích ca ngợi một người phụ nữ thức thời và can đảm; sau khi nhận chân ra con đường mình đi là sai trái, chế độ mình phục vụ chỉ tập hợp rặt một phường bán nước hãm dân, Cô đã hiên ngang bước ra, không bằng cách lằng lặng bỏ đi để được yên thân, song quay lại, bất chấp hiểm nguy, tù đày, sinh mạng bị đe dọa, sẵn sàng chịu định hy sinh và mất mát, chỉ vào mặt nó, lên án nó một cách dứt khoát và quyết liệt. Trong khi hầu hết thiên hạ mệnh danh “trí thức” nguyện cam tâm làm cỏ Đuôi Chó, thân khuyển mã, thì Tạ Phong Tần, một Đại Úy của lực lượng “Công an chỉ biết còn đảng còn mình” dám ngang nhiên lội ngược dòng thác đổ của bạo lực và lợi quyền.

Tuy cảm phục, mến mộ Tạ Phong Tần, đại khái là vậy, nhưng đó không phải là lý do lá thư này.

Động cơ khiến tôi gửi đến Cô chút tâm tình này là câu Tạ Phong Tần trả lời ký giả Hà Giang của báo Người Việt buổi sáng Ngày 21 Tháng 9.(Trích):

“NV: Nếu trong buổi tối hôm đó, khi người đồng hương đến đón mang cờ vàng ba sọc đỏ ra trao cho chị thì chị sẽ phản ứng ra sao?

“Blogger Tạ Phong Tần: Đưa thì mình nhận, chẳng sao cả. Mình sẽ nhận, mình sẽ công bố ngay đây là lá cờ của tự do, của tự do ngôn luận. Vì chuyện rõ ràng lắm, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã từng ở miền Nam Việt Nam, và miền Nam Việt Nam từng có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hơn nữa, lá cờ đó, ở bang Cali, đã được thống đốc bang Cali công nhận đó là lá cờ đại diện cho người Việt ở đây.” (Hết trích) (1)

Cô Tạ Phong Tần ơi, “...Mìền Nam Việt Nam từng có tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Nghe Cô nói mà tôi nhói đau trong lòng, cảm thấy xấu hổ đã không giữ được Miền Nam để cô bé Bác Liêu 47 năm trước phải rơi vào tay CS, thành “bùn” CS, và bị chính nó tống xuất khỏi quê hương tổ quốc...

...Năm Cô chào đời, Bạc Liêu còn phấp phới Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cho “Mìền Nam Việt Nam từng có tự do ngôn luận, tự do báo chí”. “13 anh em chúng tôi khi đó tuổi mới ngoài đôi mươi- không vì chọn đời binh nghiệp, mà vì bổn phận nam nhi, làm trai thời loạn giặc Hồ - vừa ra khỏi quân trường về Thiết đoàn 9 Kỵ Binh đồn trú ngoài Cổng Tam Quan tỉnh lỵ. Cô nào có biết, chỉ một năm sau, quá nửa anh em chúng tôi đã ngã gục trên vùng đất Cửu Long giang vốn hiền hoà trước ngày xuất hiện quân “Giải Phóng”, và phần còn lại không ai tránh khỏi thương tích bởi vũ khí của “các nước anh em giúp đỡ nhiều” bác Hồ.

Tôi là một trong người may mắn (?) còn sống sót đến hôm nay, tuy có chút tự hào là đã chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng, nhưng vẫn thấy mắc nợ, ít ra trước mắt, với cô bé đất Bạc Liêu ngày nào, mặc dầu không quên nghĩ tới ngày đó, có thể mẹ Tạ Phong Tần là “cô gái vót chông”, cha của cô là anh du kích đêm đi đặt mìn nơi bờ ruộng, hay là chính là tay xạ thủ đã “thổi” trái hỏa tiển B. 41 trúng vào ngay pháo tháp chiếc xe lội nước M.113, hất tung tôi bay xuống đất, nơi ven làng Dục Tượng, tỉnh Rạch Giá? . Để ít ra Cô không bị người Việt Nam đuổi ra khỏi nước Việt Nam hôm nay.

Giá như Cô cựu Đại úy Công an CS không “mình nhận, chẳng sao cả” Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và “Rõ ràng lắm... Mìền Nam Việt Nam từng có tự do ngôn luận, tự do báo chí”, thì đỡ khổ cho tôi biết mấy: Khỏi ray rứt nhìn lại thấy mình đã không làm nên trò trống gì, “Giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan”(2), đã không bảo vệ được, ít ra những đứa bé xứ Bạc Liêu hiền hòa để (chúng) phải đi theo CS rồi hối tiếc không kịp như Tạ Phong Tần.

Nhưng tôi cũng xin ghi nơi đây lời cảm ơn Cô, vì nếu nghe được câu nói trên đây của một người cựu đảng viên CS, chắc là vong linh những đồng đội tôi đã ngã gục trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam năm xưa sẽ được ấm áp thêm một chút; càng về sau, sự hy sinh của họ càng được khẳng định là xứng đáng vì chính nghĩa, ngay từ phía vốn là thù địch .

Cô Tạ Phong Tần quý mến, một lần nữa tôi chúc mừng Cô đã “thoát bùn” CS thành công, và xin Cô nhận nơi đây lòng cảm phục từ một người đàn anh từng xông pha nơi lửa đạn đối với một phụ nữ chân yếu tay mền đã can đảm trong hành động, bất khuất trước bạo quyền, hy sinh bản thân và gia đình...; tất cả vì Công Lý và Sự Thật (3).

Cuối cùng cầu chúc Cô sức khỏe, sớm ổn định và an bình hạnh phúc trong cuộc sống mới.

Nguyện xin Ơn Trên luôn phù hộ che chở Cô.

24/9/2015
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Quân đội ôm Mác-Lênin cho đảng ngủ mê

Phạm Trần
- Khi Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng ra lệnh Quân đội phải kiên định với hai ông lạ hoắc người nước ngoài Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để “bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” thì nhân dân mạt vận là hệ quả “tất yếu của lịch sử”.

Tuyên bố của hai người đứng đầu Quân ủy Trung ương được đưa ra tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X (từ 21 đến 24/9/2015) ở Hà Nội.


CSVN có trên 5 triệu quân chính quy và trừ bị, nhưng chỉ có 450 đại biểu dự Đại hội, đại diện cho 250,000 đảng viên trong toàn bộ Quân đội. Như vậy đại đa số quân nhân không phải là đảng viên cũng phải chấp hành quyết định của Đại hội, trong đó có việc đồng ý Danh sách 43 đại biểu đi dự Đại hội đảng toàn quốc XII dự trù diễn ra đầu năm 2016. Danh tính và cấp bậc của 43 Đại biểu không được tiết lộ sau cuộc bầu chọn ngày 23/09 (2015).

Trong Diễn văn tại Đại hội, ông Trọng nói một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quân đội là: “Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào Quân đội cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội; củng cố và phát triển mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội với Nhân dân.” (Báo Quân đội Nhân dân, 22/09/2015)

Chủ trương này xưa như trái đất, càng nghe càng nhàm tai. Có điều là đến bây giờ, sau 26 năm thế giới Cộng sản tan rã ở Đông Âu và Nga, sào huyệt của thế giới Cộng sản, mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt Quân đội phải đội lên đầu 3 cái xác Cộng sản vô hồn để tung hô thì nước tụt hậu và dân tiếp tục chậm tiến là chuyện phải có như gieo gió thì gặt bão.

Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng nói như vòi nước máy của người mới ra từ hang động: “Kiên định quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.” (báo Quân đội Nhân dân, 21/09/2015)

Thù địch hay bị ma ám?

Bên cạnh những thành qủa 5 năm của khóa đảng XI mà đảng bộ Quân đội đã đóng góp, ông Trọng cảnh giác đất nước vẫn đang phải đối phó với tình trạng mà ông gọi là: “Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, thúc đẩy phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, phi chính trị hóa quân đội để chống phá sự nghiệp cách mạng, phá hoại sự ổn định của đất nước.”

Nhưng thù địch là ai, ít hay nhiều, đàn ông hay đàn bà, hình thù như thế nào mà ghế gớm thế? Không một đầu óc thông thái nào (nếu có) của Hội đồng Lý luận Trung ương hay Ban Tuyên giáo, kể cả Tổng Bí thư Trọng, cũng không biết chúng là ai, mặt mũi là dân nước nào trên thế giới. Đảng chỉ biết phát điên lên khi thấy sau 30 năm gọi là “đổi mới nhưng không đầu màu, hội nhập mà không hòa tan” đã có một số không nhỏ đảng viên và nhân dân không muốn dính dáng gì với đảng nữa mà còn bài bác cái chủ nghĩa thoái trào Cộng sản khiến Lãnh đạo run chân, đảng viên dao động gây rạn nứt trong nội bộ nên gọi đại là “các thế lực thù địch” chứ biết nói sao bây chừ?

Tuy nhiên ông Trọng lại biết rõ mục tiêu chống đảng của kẻ thù khi nói rằng: “Đối với nước ta, mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của các thế lực thù địch là tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, đưa Việt Nam đi theo ý đồ, quỹ đạo của họ. Thủ đoạn của họ là tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình", tăng cường sử dụng các biện pháp "tấn công mềm", tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " từ trong nội bộ ta; kích động, chia rẽ, thực hiện âm mưu phi chính trị hóa quân đội; hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...”

Nhưng “họ” là ai mà cứ cáo buộc vu vơ như thế cả chục năm rồi? Chẳng nhẽ kẻ thù lại đang nằm ngay trong tay áo đảng mà lãnh đạo không dám nói ra?


Điển hình như chuyện đảng càng nói dai nói dài chống tham nhũng-lãng phí “đã tiến một bước” thì tình hình lại tiếp tục “vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp” năm này qua nằm khác? Nếu lãnh đạo thật tâm muốn diệt thì cũng chẳng khó, nhưng đàng này lại nể nang nhau, sợ vứt dây sẽ động đến rừng nên tham nhũng mới có đất thăng hoa.

Hay như “truyện dài” cải tổ hành chính thì càng cải lại càng hành dân hơn. Một số không nhỏ cán bộ, đảng viên cấp lãnh đạo cũng chi biết “phép vua thua lệ làng” hay chi biết “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” nên chuyện đâu vẫn còn nguyên đó.

Còn hàng ngàn chuyện tréo cẳng ngỗng khác cũng đang diễn ra trong lĩnh vực kinh tế như chủ trương giở người gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay tiếp tục khăng khăng “kinh tế nhà nước” (hay khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước) phải “giữ vai chủ đạo” nền kinh tế, dù khối quốc doanh này đã ăn hại đái nát hết năm này qua năm khác khiến nhân dân phải gánh nợ khốn đốn.

Trước những bất mãn thiếu công bằng, trì trệ trong phát triển và vướng mắc trong hành động, bộ máy điều hành việc nước đã rơi vào tay các phe nhóm có quyền trong đảng khiến quân đội, thành phần có kỷ luật nhất cũng bị hoang mang, mất định hướng.

Vì vậy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới yêu cầu Quân đội phải: “Chủ động, nhạy bén đấu tranh với các quan điểm, nhận thức sai trái, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, góp phần làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; chủ động phòng, chống có hiệu quả "tự diễn biến", "tự chuyển hóa ", "phi chính trị hóa quân đội". Tuyệt đối không được mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác.”

Cũng đã lâu lắm không thấy lãnh đảo đảng gọi những cán bộ xao lãng việc học tập chính trị đã “chệch hướng tư tưởng”. Bây giờ những người này chẳng nhữ chỉ “suy thoái tư tưởng” mà còn mất cả “ đạo đức, phẩm chất đảng viên” và làm nhiều gương mù trong đời sống khiến đảng mất dần cán bộ trong Quân đội, lực lượng rường cột tựa lưng của đảng.

Tưởng bấy nhiêu thôi cũng đã đủ cho tòan quân học tập mệt nghỉ. Nào ngờ Phùng Quang Thanh lại rút kíp cho nổ tiếp qủa lựu đạn khói để phụ họa lấy điểm: “Đối với nước ta, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội. Cùng với đó, tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; nền kinh tế còn khó khăn, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi... đã tác động trực tiếp đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.”

Khi cả Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng cùng nói một ngôn ngữ “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” trong quân đội thì vấn đề không còn là chuyện nhỏ mà đã nan giải đe dọa đến sự sống còn của đảng và chế độ.

Do đó không lạ khi thấy Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã kêu gọi trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội: “Trước những diễn biến phức tạp của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ Quân đội và toàn quân luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi khó khăn; là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ đoàn kết thống nhất, có chuyển biến quan trọng về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.”

Viển vông để ngủ mê

Nhìn chung, các điểm nhấn từ 3 diễn văn của các ông Trọng, Thanh và Lịch tại Đại hội X của đảng bộ Quân đội chỉ tập trung vào cảnh giác đề phòng “diễn biến hòa bình”, “các thế lực thù địch” và phải ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa lực lượng võ trang” để quân đội tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ bảo vệ Chế độ và tuyệt đối trung thành với Đảng.

Tuyệt nhiên không thấy lãnh đạo nói gì đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đang bị đàn anh Tàu cộng lăm le chiếm thêm ở Biển Đông, hay giành lại Hoàng Sa bị quân Tầu chiếm từ tay Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974, hoặc lấy lại 6 bãi đá và đảo Gạc Ma bị quân Trung cộng chiếm ở vùng Trường Sa từ năm 1988.

Trung cộng đã biến Hòang Sa thành một thành phố hành chính và các vùng chiếm được ở Trường Sa thành các đảo tân tạo kiên cố để xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay và bến cảng.

Ông Nguyễn Phú Trọng bảo Quân đội phải: "Kiên quyết, không để tình hình diễn biến phức tạp và không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp."

“Kẻ thù địch nào” mà có thể “tạo cớ can thiệp” ngoài láng giềng Trung Quốc vì ông Nguyễn Phú Trọng đã rất hài lòng với kết qủa trong chuyến thăm Mỹ đầu tháng 7/2015 để đưa quan hệ hai nước Việt-Mỹ lên tầm cao mới.

Đối với nước Nga thì chả có vấn đề gì phải lo vì Tổng thống Viladimir Putin đã quyết định coi Việt Nam là đồng minh “quan trọng nhất” của Nga ở vùng Á Châu.

Quan hệ Quốc phòng Việt-Nga là một bằng chứng. Việt Nam đã trao việc trang bị khí tài, tân trang, mua vũ khí và để Nga huấn luyện quân đội Việt Nam. Hai nước cũng đã đồng ý thiết lập nhà máy sản xuất vũ khí chung tại Việt Nam, tiếp theo sau các chuyến thăm Nga và thăm Việt Nam của Lãnh đạo cấp cao nhất và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.

Nhưng Việt Nam lại đang chuẩn bị đón Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình dự kiến sang thăm Việt Nam cuối năm 2015, ngay trước thềm Đại hội đảng kỳ XII.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng rất có thể sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11/2015, sau Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân từ 18 đến 19/11/2015.

Như vậy, thật khó mà hiểu được hậu ý của ông Tổng Bí Thư đảng CSVN khi nói đến "các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp", tất nhiên phải từ ngoài vào Việt Nam. Và khi đã nói đến hai chữ “can thiệp” thì cũng nên hiểu đó phải là nước “mạnh hơn Việt Nam”.

Vậy quốc gia nào mạnh hơn và đang trực tiếp đe dọa Việt Nam, nếu không phải là Trung Hoa phía bắc?

Vì vậy, trong diễn văn, ông Trọng đã chỉ thị Bộ Quốc phòng phải: “Tập trung chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... đi đầu trong đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa... bảo đảm cho Đảng thường xuyên nắm chắc và lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội.”

Ông nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Đảng ta chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và bảo vệ nền văn hóa dân tộc; củng cố quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.”

Trong nhận thức của ông Trọng thì không ai nhìn thấy ông có tư tưởng dùng Quân đội để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc lại có cùng kế họach chống lại âm mưu mở rộng chủ nghĩa bá quyền và bành trướng lãnh thổ bất hợp pháp vào Việt Nam của “anh bạn “16 vàng” và “4 tốt” Trung Quốc. (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”)

Nhưng khi ông Trọng muốn có sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì liệu ông có biết rằng ông sẽ trắng tay nếu ông và tướng Phùng Quang Thanh chỉ biết buộc Quân đội phải kiện định Chủ nghĩa đã bị ruồng bỏ Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và phải tuyệt đối trung thành, bảo vệ đảng lãnh đạo tuyệt đối quân đội và nhân dân, dù mọi người có muốn hay không.

Nếu ông Trọng cứ tiếp tục viển vông và tiếp tục vùi đầu ngủ mê với chủ nghĩa Cộng sản đã bị nhân loại lên án, ruồng bỏ và chôn vùi để áp đặt lên quân đội và nhân dân thì đất nước và nhân dân sẽ mãi mãi đói nghèo, lạc hậu.

(09/015)
Phạm Trần
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Mất cảnh giác



Nguyễn Hưng Quốc

Một người bạn của tôi, từ Hà Nội sang, kể tôi nghe chuyện này: Cách đây mấy năm, Bộ Công an Việt Nam xây dựng trụ sở mới ở đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở rất đồ sộ và lộng lẫy do một nhà thầu Trung Quốc thiết kế và xây dựng. Đến lúc xây xong, người ta mới sực nhớ một chuyện: Có thể Trung Quốc cho gắn các thiết bị do thám trong toà nhà để ghi âm tất cả các cuộc đối thoại trong đó. Thế là người ta sợ. Nhưng không có cách gì lật tung cả toà nhà ra để tìm các thiết bị do thám ấy. Mà tìm chưa chắc đã thấy. Cuối cùng, người ta chọn giải pháp: cho các nhân viên cấp trung và cấp thấp vào làm việc trong trụ sở mới, còn giàn lãnh đạo cao cấp thì vẫn ở lại trụ sở cũ.

Nghe câu chuyện ấy, tôi không thể không thắc mắc: Tại sao một việc đơn giản như vậy mà người ta không thể đoán trước được? Bạn tôi cười: “Thế mới nói! Ở Hà Nội, ai cũng đặt ra câu hỏi ấy. Nhưng không ai công khai và chính thức trả lời cả. Có khi câu trả lời rất đơn giản: Bất cẩn!”

Một chuyện nữa cũng làm tôi thắc mắc: Trung Quốc đã khởi sự việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhân tạo ít nhất cũng từ một hai năm trước, vậy tại sao bộ đội Việt Nam đóng trên các hòn đảo gần đấy lại không hay biết gì cả? Thế giới – và cả người Việt nữa – chỉ biết sự kiện ấy vào đầu năm nay khi Mỹ loan tin kèm theo các bức ảnh được chụp từ vệ tinh. Tại sao? Câu trả lời không chừng cũng vì họ không quan tâm, hay nói cách khác, bất cẩn.

Có thể nói, trong quan hệ với Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam lâu nay rất bất cẩn. Trước đây, Bộ Thương mại Việt Nam giao hẳn cho phía Trung Quốc toàn quyền quyết định nội dung tờ báo mạng bằng tiếng Việt của họ. Nhiều tờ báo loan cả tin bộ đội Trung Quốc tập luyện ở những vùng biển và hải đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam theo các bản tin lấy từ báo chí của Trung Quốc mà không một chút phân vân hay phê phán. Nhiều cơ sở du lịch in bản đồ Việt Nam trong đó Hoàng Sa và Trường Sa được ghi rõ là thuộc về Trung Quốc. Cách đây mấy năm, dư luận rất phẫn nộ khi biết một số tỉnh miền Trung và miền Bắc cho các công ty Trung Quốc thuê dài hạn (trong vòng 50 năm) trên 300.000 hecta đất rừng đầu nguồn được xem là có vị trí chiến lược. Cuối năm ngoái, người ta cũng phát hiện nhà cầm quyền Thừa Thiên - Huế cho phép công ty Trung Quốc xây dựng khu du lịch ngay dưới chân đèo Hải Vân, nơi, cũng theo giới quân sự, có ý nghĩa chiến lược, liên quan đến an ninh quốc phòng của Việt Nam. Mới đây, báo chí lại loan tin chính quyền Quảng Ngãi thuê một công ty của Trung Quốc (CPG, có trụ sở chính tại Singapore) làm dự án quy hoạch huyện đảo Lý Sơn, nơi được xem là có vị trí trọng yếu ở mặt trận Biển Đông. Bị hỏi, giới chức ở tỉnh Quảng Ngãi trả lời là họ không biết vai trò của Trung Quốc trong tập đoàn ấy, hơn nữa, họ còn nhấn mạnh là họ làm theo đề nghị từ “các đơn vị cấp trên”. Chưa hết. Ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh uỷ, còn nói thêm: “Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào, tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau hết.”

Lời tuyên bố của ông Lê Viết Chữ rõ ràng là sai. Trong quan hệ với Việt Nam, không phải nước nào cũng như nước nào. Với các nước khác, kinh tế chỉ là kinh tế. Nhưng với Trung Quốc thì khác. Trung Quốc đã từng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Trung Quốc cũng đã chiếm bảy hòn đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa vào năm 1988. Trung Quốc đã từng xua quân tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979. Trung Quốc đã từng đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò ngay trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014. Trung Quốc cũng đã từng ngang ngược cho Biển Đông là thuộc chủ quyền của họ, là “sân sau” của họ. Đó là những chuyện trong quá khứ. Lại là quá khứ không xa xôi gì lắm. Trong tương lai, ai cũng biết rõ không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố vùng nhận dạng hàng không trên con đường 9 đoạn vốn trùm lấp lên phần lớn Biển Đông của Việt Nam. Nói cách khác, cụ thể hơn: Nếu Trung Quốc không có ý định đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam thì họ cũng sẽ tìm mọi cách để chiếm đoạt Biển Đông của Việt Nam. Điều đó, trên thế giới, hầu như không ai nghi ngờ cả. Vậy tại sao chính quyền Việt Nam lại không biết, lại vẫn tiếp tục bất cẩn?

Theo tôi, có ba lý do chính:

Thứ nhất là người ta bị Trung Quốc mua chuộc. Có hai yếu tố khiến khả năng này là hiện thực: Một mặt, Trung Quốc vẫn nổi tiếng xưa nay về các việc đút lót trong quan hệ ngoại giao với các nước khác; mặt khác, cán bộ các cấp Việt Nam từ trước đến nay cũng nổi tiếng về việc nhận hối lộ. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các dự án của Việt Nam đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc: tiền “bôi trơn” và “lại quả” của họ cao.

Thứ hai, người ta thành thực tin là Trung Quốc tốt, là Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh Việt Nam, do đó, người ta không cần phải cảnh giác hay lo lắng gì trong các quan hệ với Trung Quốc cả. Sự tin tưởng này, nếu có, cũng chỉ là hệ quả của công tác tuyên truyền của đảng Cộng sản và chính quyền trung ương vốn tập trung vào khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng” lúc nào cũng ra rả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ sau vụ giàn khoan HD-981 đến nay, các khẩu hiệu này ít được nhắc nhở, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa dám nói thẳng Trung Quốc là một sự đe doạ lớn đối với chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo. Tin tức về các âm mưu xâm lấn của Trung Quốc cũng như các hành động ngang ngược của Trung Quốc như truy đuổi các thuyền đánh cá Việt Nam ngay trong hải phận của Việt Nam ít được đề cập. Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vẫn là hình ảnh Trung Quốc như một đối tác chiến lược gần gũi của Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của việc tuyên truyền như thế, một số người Việt Nam, kể cả các viên chức cán bộ, từ trung ương xuống địa phương, nghĩ sai về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó, đâm ra bất cẩn trước âm mưu bá quyền của Trung Quốc không có gì là khó hiểu.

Thứ ba, người ta không tin cũng không bị mua chuộc, nhưng người ta mặc kệ, coi đó là chuyện của người khác, không dính líu gì đến mình cả. Có lẽ đây là tâm trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong những người bạn ở Việt Nam thỉnh thoảng tôi tiếp xúc, nhiều người hiểu rất rõ những nguy cơ đến từ Trung Quốc nhưng khi nhìn thấy giới lãnh đạo bất động, họ cũng không quan tâm, xem việc Việt Nam rơi vào quỹ đạo thống trị của Trung Quốc là chuyện đã rồi và không thể đảo ngược được. Từ bất cần, nếu có chút quyền hành, họ cũng trở thành bất cẩn.

Dù vì bất cứ lý do gì, những sự thiếu cảnh giác như thế cũng là một điều rất đáng ngạc nhiên. Một trong những truyền thuyết cổ và phổ biến nhất của Việt Nam, chuyện Mỵ Châu và Trọng Thuỷ, đã đặt vấn đề cảnh giác trong quan hệ với Trung Quốc. Những năm chiến tranh, mặc dù quan hệ giữa Bắc Việt và Trung Quốc vẫn còn êm thắm, Tố Hữu vẫn nhớ bài học ấy và từng nhắn nhủ:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Sự bất cẩn hay thiếu cảnh giác của chính quyền Việt Nam hiện nay chắc chắn không phải vì chuyện “trái tim lầm chỗ để trên đầu”. Nhưng nếu không phải “trái tim” thì là cái gì? Theo tôi, không chừng chỉ có tính ích kỷ và sự ngu dốt.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ðừng nghe những gì Tập Cận Bình nói

Ngô Nhân Dụng
Ðọc câu tựa đề trên đây, quý vị biết ngay còn một vế thứ hai: Mà hãy nhìn kỹ những gì Tập Cận Bình làm. Trước khi sang thăm Mỹ chuyến này, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết bài trả lời nhật báo Wall Street Journal, trong đó có một đoạn giải thích tại sao Trung Cộng xây phi trường trên các hòn đảo nhân tạo vùng Trường Sa, mà người Tàu gọi là Nam Sa. Ngay câu đầu tiên Tập Cận Bình viết trả lời bài phỏng vấn đã nói một điều gian dối trắng trợn: “Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp.”

Nếu chính quyền Cộng Sản Việt Nam có can đảm và thực lòng yêu nước, họ phải bắt lấy lời khẳng định này mà thách đố đảng Cộng Sản Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế, hai bên cùng đưa ra những bằng chứng lịch sử và pháp lý, mời các luật gia và sử gia thế giới cùng phán đoán xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quốc gia nào. Bằng chứng pháp lý gần nhất là hiệp định chấm dứt cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, khi Nhật Bản chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nga Xô đề nghị trao các quần đảo này cho chính phủ Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, đề nghị này đã bị bác bỏ với tỷ số 46/3. Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam lúc đó là ông Trần Văn Hữu đã tuyên bố các quần đảo trên thuộc chủ quyền nước Việt Nam, và không một quốc gia nào phản đối. Bằng chứng lịch sử hiển nhiên nhất là hai lần quân đội Trung Cộng đã tấn công và đánh chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và đảo Gạc Ma (Trường Sa, năm 1988).

Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có bổn phận trưng ra khắp thế giới những sự thật trên đây, để cho thế giới thấy Tập Cận Bình nói những lời dối trá không biết ngượng.

Trong bài phỏng vấn của Wall Street Journal, Tập Cận Bình còn nói rằng: “Việc xây dựng và tu bổ những tiện nghi trên một số đảo và đá san hô có đóng quân trong quần đảo Nam Sa không nhằm gây ảnh hưởng hoặc nhắm vào một quốc gia nào cả,... Các cơ sở này dựng lên để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các nhân viên hàng hải người Trung Hoa, cung cấp các dịch vụ và tiện ích công cộng cho cộng đồng quốc tế, và bảo vệ an ninh cùng quyền tự do hải hành trong biển Nam Trung Hoa tốt đẹp hơn.” Tất nhiên, cả thế giới không ai tin những lời ngụy biện mơ hồ này. Những phi trường, pháo đài, căn cứ quân sự mà Trung Cộng mới xây dựng không hề bảo vệ mà còn “đe dọa an ninh và quyền tự do hải hành.” Bằng cớ là quân lính Trung Cộng đã đe dọa các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam từ hai chục năm nay, trước khi xây các căn cứ đó.

Cả thế giới không ai ngây thơ tin vào những lời gian trá mà Tập Cận Bình mới nói. Cũng không ai tin khi Tập Cận Bình cam kết trước các doanh nhân Mỹ, để mời các công ty sang hoạt động ở Trung Quốc nhiều hơn. Một mối lo của các công ty sống nhờ phát minh, sáng chế là các sáng kiến kỹ thuật của họ bị ăn cắp. Tập Cận Bình đã bảo đảm với họ: “Chính phủ Trung Quốc không làm công việc ăn trộm trong thương mại, cũng không khuyến khích hoặc hỗ trợ ai làm việc đó.” Có ai tin vào lời hứa hẹn “không ăn cắp” của Tập Cận Bình hay không?

Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã truy tố năm công dân Trung Cộng về tội “ăn cắp bằng kỹ thuật tin học” (hacking) ít nhất ba cơ sở thương mại ở Mỹ: Công ty Westinghouse Electric, công ty khai mỏ Alcoa, và cả một tổ chức lao động: Công đoàn Quốc tế Công nhân Dịch vụ. Cơ quan Ðiều tra Liên bang (FBI) đã thiết lập một mạng chuyên thông tin và nạn gián điệp kinh tế, trong đó Trung Quốc là trọng tâm. Người Tàu sử dụng nhiều kỹ thuật ăn cắp: Ðiều tra về nhân viên các công ty Mỹ, xem có thể mua chuộc hay dọa nạt ai, dùng các mạng giao tế LinkedIn hay Facebook trong công việc điều tra và tuyển mộ này, và chụp hình bên trong các cơ sở thương mại không được bảo vệ.

Ngay lúc Tập Cận Bình mới đặt chân trên đất Mỹ được hai ngày, ngày 24 tháng 9, 2015, nhật báo Wall Street Journal loan tin một bản báo cáo mới đã công bố đích danh một tin tặc, mang tên Ge Xing (có thể là Cá Tính, một biệt hiệu vô nghĩa). Báo cáo này do các công ty làm việc cho Bộ Quốc Phòng Mỹ về an ninh tin học soạn (dưới tên gọi chung, ThreatConnect and Defense Group). Ðiều đặc biệt là bản báo cáo có các khám phá mới, cho biết tay ăn trộm tin học Ge Xing làm việc cho Ðơn vị 78020 thuộc ngành tình báo quân đội Trung Quốc. Hoạt động tin tặc của Ðơn vị 78020 mang một mật danh là Naikon, nhắm vào các nước vùng Ðông Nam Á như Cambodia, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand và Singapore. Naikon đã đột nhập các máy computer và mạng lưới tin học để thu lượm các tin tức quân sự, ngoại giao, kinh tế, tại các nước trên. Bản báo cáo không nhắc đến tên Việt Nam như một mục tiêu tấn công của Naikon, có thể vì ở Việt Nam quân đội Trung Cộng có những phương pháp rẻ tiền hơn, không cần đến kỹ thuật tin tặc.

Ngày Thứ Sáu, 25 tháng 9, hai ông Obama và Tập Cận Bình đều lên tiếng hai nước cam kết không dùng tin tặc tấn công và ăn cắp lẫn nhau, nhưng không ai có thể tin lời ông Tập Cận Bình. Ở nước Mỹ, theo pháp luật, ông Obama không thể ra lệnh cho các công ty tư nhân, từ lớn đến nhỏ. Nhưng ở nước Tàu, Tập Cận Bình có quyền ra lệnh cho tất cả một tỷ người, không những nhân viên chính phủ và quân đội mà còn tất cả các công ty tư nhân nữa. Chủ tịch một công ty tư nhân, Shuanghui (Song Hội) với số bán thịt heo hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm, thú nhận rằng “Bộ Chính Trị là hội đồng quản trị tối cao” của tất cả các công ty!

Trong số các nhà kinh doanh gặp ông Tập Cận Bình ở Seattle có các người lãnh đạo các công ty nổi tiếng đã từng bị tin tặc Trung Cộng ăn trộm, gồm có Boeing, Microsoft, General Motors hay Apple.

Năm ngoái, công ty Boeing biết họ là một nạn nhân khi Bộ Tư Pháp Mỹ loan báo đã bắt một người Trung Hoa tên là Stephen Su, làm việc ở Canada, đã ăn trộm các tài liệu về thiết kế máy bay C-17 để chuyển cho chính phủ Trung Cộng. Stephen Su cũng ăn trộm các dữ liệu từ công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin. Năm nay, Bill Gates đã tiếp ông bà Tập Cận Bình trong biệt thự của mình, cũng như năm 2006 đã tiếp Hồ Cẩm Ðào; mặc dù các tin tặc của chính phủ Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách đột nhập mạng phòng thủ của Microsoft. Tháng 5 năm nay, Bộ Tư Pháp Mỹ cũng truy tố sáu công dân Trung Cộng ăn cắp các tài liệu về sáng chế máy iPhone của Apple. Xa hơn, năm 2012, hai kỹ sư gốc Hoa làm cho của hãng General Motors bị bắt vì ăn trộm các kỹ thuật làm xe hơi hybrid vừa chạy điện vừa chạy xăng để bán cho công ty xe hơi Chery bên Tàu. Các công ty đã từng bị tin tặc Trung Cộng ăn trộm phải kể thêm Google, DuPont, Dow Chemical, Goldman Sachs.

Trung Cộng là chính quyền làm công việc ăn cắp tin học với quy mô lớn nhất thế giới; nhưng các công ty Mỹ vẫn tiếp tục làm ăn với họ, vì mối lợi rất lớn. Việc đề phòng, bảo vệ các bí mật thương mại, kinh tế, kỹ thuật là việc họ phải làm thường xuyên, dù có khách hàng Trung Cộng hay không. Chính phủ Mỹ cũng có bổn phận bảo vệ an ninh cho các công ty Mỹ, với bất cứ nước thù hay bạn nào. Tính chung, các công ty trong danh sách S&P 500 mỗi năm thu được 170 tỷ Mỹ kim trong thị trường Trung Quốc. Các công ty như Qualcomm, Intel (tin học), Yum Brands (quán ăn) Wynn Resorts (du lịch, sòng bài) thu lợi ở Trung Quốc nhiều hơn tất cả các nơi khác. Hãng thông tin kinh tế Bloomberg cho biết trong chuyến thăm Mỹ lần này của Tập Cận Bình, các hãng hàng không Trung Quốc sẽ mua tổng cộng 38 tỷ Mỹ kim các máy bay của Boeing. Với những mối hàng như vậy, Boeing đã nhắm mắt bỏ qua những vụ trộm cắp vặt, như kỹ thuật làm chiếc máy bay C-17!

Ðầu năm 2015 vụ ăn trộm nổi tiếng nhất được tiết lộ nhắm vào là nhân viên làm việc cho chính phủ Mỹ, với 21 triệu hồ sơ cá nhân bị mất cắp. Mỹ đã tố giác bàn tay Cộng Sản Trung Hoa trong vụ ăn cắp này. Lúc đầu Bắc Kinh nhất định chối cãi, như họ vẫn thường làm. Nhưng trước những lời đe dọa trừng phạt kinh tế, và để xoa dịu tình thế trước khi Tập Cận Bình công du, họ đã chịu nhượng bộ và ngồi xuống thảo luận. Chính quyền Mỹ đợi sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình, sau những lời tuyên bố long trọng “không ăn cắp lẫn nhau” của hai nguyên thủ quốc gia, sẽ đưa ra các điều kiện cụ thể hơn vào nghị trình. Tòa Bạch Ốc có thể chính thức đưa ra trước những biện pháp có thể thi hành để trừng phạt kinh tế, nếu Bắc Kinh không cam kết làm theo các biện pháp an ninh chung.

Ðối với những tay nói dối không biết ngượng và ăn cắp chuyên nghiệp, phải bày tỏ thái độ cương quyết, không nhượng bộ. Ðó là cách chính quyền Obama đối phó với nạn tin do Trung Cộng chủ mưu. Trước các lời dối trá về Trường Sa và Hoàng Sa, Cộng Sản Việt Nam phải chọn thái độ cương quyết như vậy, nếu không sẽ chịu tội trước lịch sử.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Phá rào, nhưng chưa đủ

Ngô Nhân Dụng
Gần đây gặp một nhà văn ở Sài Gòn qua, tôi hỏi anh rằng tại sao có hai thứ văn chương không thấy phá triển ở trong nước. Một là văn trào phúng kiểu Số Ðỏ; trong một xã hội đầy rẫy những Xuân Tóc Ðỏ, từ Nguyễn Tấn Dũng đến Phùng Quang Thanh, mà chẳng thấy một Vũ Trọng Phụng mới. Thứ hai là thứ văn chương kinh hoàng, ghê rợn kiểu Vàng Và Máu của Thế Lữ... Nhà văn Sài Gòn cải chính: “Văn trào phúng có chứ!” Anh kể, mỗi lần đảng Cộng Sản làm một bản báo cáo chính trị là, “Anh em văn nghệ ngồi quán cà phê lại đọc cho nhau nghe; cứ nghe một câu lại bò lăn ra mà cười!”

Nhưng còn văn chương ghê rợn thì sao? Vẫn có, vẫn là những bản báo cáo chính trị của đảng. Có lúc về ngồi xổm ở cái góc trong nhà hay ngoài vườn, cầm tờ báo lên thấy bản báo cáo chính trị in ngay trang nhất, buồn tình đọc lại. Lúc đó mới thấy ghê rợn, kinh hoàng! Suốt đời mình đã phải nghe những câu huênh hoang, trống rỗng đó! Con cái mình vẫn phải nghe! Mà chắc đến đời cháu nội, cháu ngoại mình chúng vẫn phải nghe lại đúng những khẩu hiệu vô ý nghĩa như thế! Trước cảnh tượng đó không kinh hoàng, rợn tóc gáy sao được?

Ðể hiểu ý ông bạn nhà văn (xin miễn nêu tên, vì ông ấy đang sống ở Sài Gòn), xin mời quý vị đọc thử mấy câu văn vừa hài hước vừa ghê rợn. Quý vị có thể đọc từ câu đầu xuống tới câu chót; hoặc bắt đầu từ ngay đoạn giữa rồi đọc xuống; hoặc đọc ngược từ câu chót lên câu đầu; hay đọc một câu đầu nhảy ngay xuống câu chót rồi ngưng, đọc cách nào cũng được, không sao cả.

Bây giờ mời quý vị thở một hơi dài và thật chậm để đọc những chữ sau đây: “giữ vững ổn định chính trị trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ,”...“nâng cao cảnh giác,”...“chủ động phòng ngừa,”...“phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động, cơ hội chính trị, cực đoan chống đối trong và ngoài nước...,” “nền tảng là an dân... cơ sở chính trị quan trọng,”... “tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư, chủ động hội nhập, xây dựng chính quyền đô thị kiến tạo phát triển hiệu lực, kết quả để tạo ra bước đột phá...,” “tăng cường mối quan hệ máu thịt với Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy sức dân để chăm lo cho nhân dân...”

Nếu đang sống ở nước ngoài thì quý vị có thể không bật cười trước những câu văn như là chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, hội nhập, xây dựng, quan hệ máu thịt, nhân dân, vân vân vì trong đầu đang lo những chuyện tầm thường nhỏ nhặt như là làm sao nhớ đi mua cho thằng con đôi giầy trước cuối tuần này, để nó đi đá banh, hoặc làm cách nào trốn cắt cỏ một bữa để đi nhậu với mấy thằng bạn mà không bị bà xã cự nự. Chỉ những người sống trong nước mới thông cảm được với các nhà văn khi họ vừa đọc các câu trên vừa cười muốn bể bụng. Họ bật cười bởi vì mỗi lần nghe các khẩu hiệu rỗng tuếch rỗng toác đó họ lại hình dung bộ mặt các cán lớn cán bé phùng mang trợn mép day tay mắm miệng lập đi lập lại khoảng ba vạn chín nghìn lần những câu “ba xạo” này, từ nửa thế kỷ rồi chưa chán!

Biết vậy cho nên chúng tôi rất thán phục những vị không những đã bỏ thời giờ, giữ nguyên bộ mặt nghiêm nghị không cười mà đọc kỹ một dự thảo báo cáo chính trị của đảng Cộng Sản! Phải nói, đây là những vị cù léc cũng không cười! Giỏi hơn nữa, họ còn viết cả một bức thư “góp ý” vào bản báo cáo chính trị. Có 20 vị đã ký tên “hưởng ứng bức thư tâm huyết” gửi đến “Ðảng bộ Thành phố những ý kiến đóng góp vào Dự thảo Báo cáo Chính trị.”

Nhưng đọc bức thư góp ý của họ thì rất thán phục. Bởi vì 20 vị trên đã nhân cơ hội viết lá thư mà nói thẳng những điều họ nghĩ về thành phố Sài Gòn, trước và sau năm 1975. Ðâu phải lúc nào người ta cũng có dịp viết ra những lời phê phán đảng Cộng Sản một cách công khai và tàn nhẫn không chút nể nang như vậy?

Ðể mở đầu, thư góp ý nói rằng 20 người họ rất tán thành bản Dự thảo Báo cáo vì các thành ủy Sài Gòn đã đề cao “vai trò, vị trí của thành phố, là nơi hội tụ và lan tỏa,... làm đầu tàu cho cả nước...” Ðây dân Sài Gòn khen ngợi dân Sài Gòn biết đề cao dân Sài Gòn! Không những thế, bản dự thảo còn nhắc lại những kinh nghiệm quý báu. Hãy nghe thành ủy Thành Hồ nói: “Thành phố HCM đã từng 'phá rào' để tự cứu mình và từ hành động dũng cảm... đó đã dẫn đến những thay đổi trong tư duy của những người lãnh đạo cao nhất của đất nước,...” Nói “phá rào” thì dân Sài Gòn biết chuyện gì diễn ra khi ông Võ Văn Kiệt làm thành ủy. Ðiều thú vị là bản báo cáo chính trị xác nhận là nhờ Sài Gòn đã dám phá rào, dám gạt bỏ các giáo điều, các kế hoạch, chỉ tiêu ngu ngốc; nhờ Sài Gòn làm gương trước cho Hà Nội đi theo; cho nên cả đảng Cộng Sản được “đổi mới tư duy.” Ðúng như vậy, Sài Gòn đã từng “làm đầu tàu cho cả nước.” Dân Sài Gòn nghe thấy sướng cái lỗ tai thiệt!

Nhưng nhờ đâu Sài Gòn làm được đóng vai “làm đầu tàu cho cả nước?” Ðọc những lời họ giải thích mới thấy 20 tác giả bức thư rất thâm! Nói tóm tắt, họ chứng minh rằng Sài Gòn thành đầu tàu cho cả nước là nhờ thành phố này đã từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa!

Thư góp ý của họ đã nhắc lại: “...trước 75, Sài Gòn từng vượt xa Bangkok, Singapore,...” (Ý nói, Hà Nội không thể nào so sánh được). Họ nêu ra một “nét đặc thù” của thành phố này là ở đó có “một đội ngũ trí thức, doanh nhân có bề dày kinh nghiệm, (có) vốn tri thức, (có) kỹ năng nắm bắt và vận dụng công nghệ hiện đại vào nền kinh tế thị trường.” Nhấn mạnh đây là “nét đặc thù” của Sài Gòn, tức là Hà Nội không hề có mấy thứ đó.

Nhưng các “bề dày kinh nghiệm, vốn tri thức, kỹ năng...” này ở đâu mà ra? Không cần nói, ai cũng biết, đó là nhờ họ được sống tự do hơn, được làm việc tự do hơn, nên có cơ hội học hỏi và phát triển khả năng của họ, trước năm 1975, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi vạch ra các điều trên, bức thư góp ý giải thích hiện tượng “phá rào” họ đã nêu lên. Thư viết: “...cho nên 'phá rào' cũng có nghĩa là phá những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp không chấp nhận quy luật thép của thị trường, để trở lại với kinh tế thị trường vốn là cội nguồn của Sài Gòn...” (các chữ in nghiêng trong nguyên văn).

Bức thư không dám nói trắng ra, nhưng ngó đằng sau các hàng chữ trên thì người ta hiểu: Sài Gòn khác Hà Nội vì trong này có “đội ngũ trí thức, doanh nhân có kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng.” Còn ở ngoài kia, được bác và đảng lãnh đạo, thì chỉ có “cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp...” Không nói trắng ra người đọc cũng hiểu: “Cội nguồn sức mạnh kinh tế của Sài Gòn” là cơ chế thị trường đã được Việt Nam Cộng Hòa dùng từ trước năm 1975. Các hành động gọi là ‘phá rào’ thời ông Võ Văn Kiệt chính là “trở lại với cội nguồn của Sài Gòn.” Phải “trở lại” bởi vì chỉ cần một, hai năm sau 1975, đảng Cộng Sản đã phá nát cuộc sống tự nhiên của Sài Gòn, qua những đợt cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, đày đọa “đội ngũ trí thức, doanh nhân” trong các nhà tù, dọa đưa đi kinh tế mới, vân vân, khiến bao nhiêu người phải liều chết vượt biên vì nếu cái cột đèn biết đi nó cũng chạy!

Có thể nói, 20 vị đảng viên hoặc cựu đảng viên đã viết những lời lên án đảng Cộng Sản nặng nề nhất, nói rõ ràng nhất so với các lời góp ý kiến khác, kể cả những bức thư họ đã ký tên trước đây. Họ đã khôn ngoan né tránh, không phê phán thẳng các chính sách phá sản mà đảng áp dụng trên toàn quốc từ năm 1945 đến nay. Họ tự gói ghém một trong phạm vi nhỏ, chỉ góp ý với bản dự thảo báo cáo chính trị của đảng ủy một thành phố, không nuôi tham vọng nào cao hơn.

Bức thư góp ý được coi là hưởng ứng thư của Ban Chấp Hành Ðảng Bộ TP HCM “chân thành mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm”! Nhưng qua bức thư này, người đọc thấy trước năm 1975 trên nước Việt Nam đã có hai con đường, một là “cơ chế thị trường,” hai là “cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.” Con đường thứ hai này là thứ sản phẩm mà đảng Cộng Sản vẫn hãnh diện khoe họ đã “giác ngộ,” đã học Nga Xô, Trung Cộng để vào áp dụng ở Việt Nam. Bức thư góp ý không dám nói thẳng những sai lầm cơ bản của đảng cộng sản; mà chỉ đề cao những bước “phá rào” đi ngược với chủ nghĩa, với đường lối của đảng. Chính các bước xé rào đó đã thay đổi cả lề lối suy nghĩ của giới lãnh đạo đảng, đảng bèn “đổi mới,” tức là quay đầu 180 độ, trở lại lối cũ của Sài Gòn Năm Xưa!

Chính các tác giả bức thư góp ý đã “phá rào” - nhưng làm bộ họ không dám phá rào! Ðiều đáng tiếc là họ chưa “phá rào” cho đủ.

Chưa đủ, bởi vì chúng ta có thể đoán trước kết quả của bức thư góp ý này. Kết quả là: Số Không! Những người ký tên dưới bức thư trên đã từng ký rất nhiều bức thư tương tự, nhiều lắm, chắc chính họ cũng không nhớ hết được. Bao nhiêu lần những lời tâm huyết của họ được cung kính dâng lên cho giới lãnh đạo đảng, chẳng thấy gì cả. Chẳng có một con muỗi nào hắt hơi hết! Vũ Như Cẩn! Vẫn Như hồi đó tới giờ, không thay đổi! Cứ tiếp tục viết thư góp ý kiểu này thì sẽ tới ngày chính những loại thư góp ý với báo cáo chính trị cũng biến thành văn chương hài hước, không khác gì các báo cáo chính trị!

Thành ra hành động “phá rào” của 20 nhà trí thức vẫn còn nằm bên trong một thứ hàng rào khác. Ðó là lòng trung thành với đảng Cộng Sản! Nói gì thì nói, không ai dám bàn tới chế độ độc tài chuyên chế của đảng! Lê Hiếu Ðằng đã dám bước ra ngoài cái hàng rào trung thành tuyệt đối đó; ít nhất, một lần trước khi qua đời!
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tổng bí thư nào bảo vệ đất nước dân tộc?

Võ Long Triều
Gần đây dư luận bàn tán xôn xao, phán đoán về ngày đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII và các nhân vật lãnh đạo quốc gia. Giáo Sư Carl Thayer chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và an ninh Ðông Nam Á, viết bài trên Policy Forum cho rằng đảng Cộng Sản sẽ phải hoãn ngày đại hội vì nội bộ “chia rẽ sâu sắc” về hai vấn đề trọng yếu là “quan hệ với Trung Quốc và sự lựa chọn ban lãnh đạo tương lai.” Vì thế mà Ban Chấp Hành Trung Ương chưa họp được lần thứ 11 để hoạch định đường lối và chính sách 5 năm tới, đồng thời chọn nhân sự lãnh đạo, đặc biệt là bộ tứ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và chủ tịch Quốc Hội.

Cũng trong chiều hướng đó Giáo Sư Alexander Vuving thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương nhận định rằng: Quyền lực chính trị và lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam bị chi phối bởi 3 thành phần: Thứ nhứt là nhóm bảo thủ, gồm những người nhìn thế giới tự do như một đối thủ nguy hiểm, số người đó là Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh, Lê Ðức Anh, Nguyễn Phú Trọng. Thứ hai là nhóm cải cách, họ vẫn muốn giữ vai trò lãnh đạo của đảng nhưng muốn đảng xem quyền lợi của dân tộc là quyền lợi của đảng, trong số đó có Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Linh là những người đại diện. Thứ ba là nhóm trục lợi, nhóm người cơ hội chủ nghĩa, không chú trọng đến lý tưởng và ý thức hệ, các ông Trần Ðức Lương và Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho nhóm nầy.

Dư luận cho rằng những người có tham vọng tranh chức tổng bí thư vẫn còn hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng mặc dù tuổi đã quá 65 nhưng hy vọng đại hội đảng sẽ miễn chế hay thay đổi thể lệ. Ngoài ra nhũng tên tuổi quen thuộc như Lê Hồng Anh, chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị; Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội; Trương Tấn Sang, chủ tịch nước; Phạm Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Bộ Chính Trị, người thân tín của TBT Nguyễn Phú Trọng; Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng, thân Trung Quốc, gần đây gặp nhiều “bí ẩn” làm dư luận xôn xao một thời.

Theo Giáo Sư Carl Thayer thì Nguyễn Tấn Dũng có đủ kinh nghiệm kinh tế và quốc tế cho vị trí tổng bí thư. Ngoài ra ông Dũng cũng ít để cho ý thức hệ ràng buộc ông đối phó với Trung Quốc. Carl Thayer cho rằng ông Dũng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các ủy viên Trung Ương Ðảng trong bối cảnh Bộ Chính Trị đang bị chia rẽ sâu sắc, không chỉ vì sự ganh đua cá nhân mà còn về cách tiếp cận với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hẳn người ta còn nhớ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng nhưng Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 6 tháng 10, 2012 đã bác bỏ.

Ông Dũng đã từng lên tiếng bảo vệ chủ quyền và dọa sẽ có hành động pháp lý quốc tế đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải của VN. Lời tuyên bố nổi tiếng khiến ông được nhiều cảm tình là “Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy tình hữu nghị viển vông.”

Chuyên gia Phan Công Chánh đánh dấu hỏi: “Ai có triển vọng lên nắm chức tổng bí thư” và ông tự trả lời là Nguyễn Tấn Dũng, ngoại trừ có sự xáo trộn lớn. Ông Chánh còn đưa ra 6 lý do để ủng hộ sự tiên đoán của ông.

Có người cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có được sự ủng hộ của đa số đảng viên là vì ông biết cách chia tiền, chia nguồn thu lợi cho các đồng chí. Và ông có đủ gian ác khi cần phải thanh toán đối thủ. Con người ông Dũng pha trộn hai tính chất đặc trưng là Chánh và Tà. Nhờ biết chia chác quyền lợi vật chất và ban phát chức quyền mà sau hai kỳ đại hội trong năm 2015 người ta thấy ông Dũng nắm thêm nhiều quyền lực trong đảng. Và cũng nhờ đó mà con đường tiến thân của ông rộng hơn nhiều đối thủ khác.

Giáo Sư Jonathan London của trường Ðại Học Hồng Kông cho rằng sau chuyến đi Hoa Kỳ và Nhật Bản của Nguyễn Phú Trọng hình như toàn bộ ban lãnh đạo chính trị Việt Nam hậu thuẫn cho việc tiến gần Mỹ và đồng minh với mục đích kềm hãm Trung Quốc.

Hồi tháng 8, 2015, Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp nhà nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế, ông đang là khách mời của Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore viết rằng: “Nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư thì mối quan hệ Mỹ-Việt có thể trải qua một bước tiến mới.”

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc quan ngại rằng: “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện phe thân Mỹ sẽ mạnh mẽ thay đổi chiến lược quốc gia và sách lược ngoại giao để hợp tác với Mỹ nhiều hơn.” Tờ báo còn tố cáo âm mưu của Mỹ nhằm biến Hà Nội thành một “con chốt” để kềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Hoàn Cầu thời báo cho rằng năm 2015 là một năm sống còn” cho cuộc chơi ba bên giữa Mỹ-Trung-Việt và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình thế rất căn thẳng. Vì vậy Bắc Kinh đang ráo riết ngăn chận bước tiến của một tổng bí thư có con rể, và con gái mang quốc tịch Mỹ.

Thiết nghĩ nội bộ đảng chia rẽ vì bất đồng chính kiến trong sự quan hệ Việt-Trung là thứ yếu. điều quan trọng thật sự là các phe nhóm đang tranh giành nhau quyền lực để cai trị và hưởng thụ. Ðành rằng tất cả đảng viên, kể cả thường dân, đều nhận thấy và xót xa vì bị Trung Quốc lấn đất, cướp đảo, xâm nhập xã hội, áp đảo kinh tế. Nhưng thực tế các phe phái nói trên đã từng dựa vào thế lực của Bắc Kinh để bảo vệ quyền lực độc tôn, duy trì địa vị của chính họ. Như Nguyễn Phú Trọng cho đến bây giờ vẫn còn tuyên bố: “Tiếp tục duy trì mối quan hệ để cùng tồn tại và không làm lớn chuyện các khác biệt, gây đổ vỡ quan hệ láng giềng hựu nghị”! Còn Nguyễn Tấn Dũng thì khi sang Tàu hiến dâng Cao Nguyên cho Trung Quốc khai thác Bauxite mà ngay cả Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, một công thần lừng danh khả kính và các chuyên gia kinh tế lỗi lạc cản ngăn, phản kháng, cũng không được. Ký giả David Filling của báo Financial Times gọi đó là “Triều Cống” Trung Quốc (“pay tribute”). Báo nước ngoài cho rằng ông Dũng nhận hối lộ của Trung Quốc $250 triệu. Có hay không chỉ một mình ông Dũng và người đưa tiền biết.

Trong bối cảnh xâu xé giành quyền lãnh đạo, nhìn hiện tình đất nước thấy Tàu Cộng lấn lướt ngày càng mạnh. Thấy giới cầm quyền yếu hèn với giặc. Thấy lòng dân căm phản vì bị cấm đoán biểu lộ tinh thần chống Bắc xâm. Hiện tại vấn đề quan trọng bậc nhứt là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Ðảng viên cộng sản nào vì lòng yêu nước thương dân, từ bỏ chủ nghĩa xã hội lỗi thời, bất chấp tình hữu nghị gian dối, hô hào toàn dân đoàn kết chống ngoại xâm, người đảng viên đó sẽ là anh hùng của dân tộc.

Ðứng trước một cường quốc dùng sức mạnh để lấn áp láng giềng thì chỉ còn phương cách duy nhứt là mượn sức mạnh của một cường quốc khác để răn đe kềm hãm kẻ chủ trương bành trướng. Ðứng trước một Trung Quốc xâm lăng lấn đất cướp đảo thì chỉ còn dựa vào Mỹ và đồng minh cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Nhưng việc đầu tiên cần phải làm là tạo điều kiện cho một phong trào đoàn kết toàn dân, trong ngoài chống giặc.

Một Tổng Bí Thư Nguyễn Tấn Dũng, dù là kẻ tham ô, dù là người gian ác, nếu ông hồi tâm chống giặc bảo vệ được quyền lợi quốc gia thì toàn dân sẽ ủng hộ. Nếu Nguyễn Tấn Dũng hay một tổng bí thư nào khác tiếp tục cam tâm làm nô lệ cho Tàu, đống vai trò “Thái Thú” để cầm quyền trục lợi thì sớm hay muộn toàn dân cũng phải nổi dậy tiêu diệt đảng và cá nhân đó. Lịch sử nhân loại đã chứng minh không một chế độ nào tồn tại khi mất hết lòng dân, không một sự đô hộ nào kéo đài vĩnh diễn, bởi lẽ dân tộc nào cũng có những anh hùng đánh đuổi quân xâm lăng.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image


Thôi rồi, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh ơi -


Mai Tú Ân
( HNPĐ ) Việc nhà nước Việt Nam thăng chức đại tướng cho hai ông Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ rõ ràng là tín hiệu buồn cho hai ông tướng khác. Ông đại tướng Phùng Quang Thanh

Không phải hoa thơm sao nỡ quất cả cụm,
Chẳng phải chị em sao nỡ chơi cả cành...

( HNPĐ ) Việc nhà nước Việt Nam thăng chức đại tướng cho hai ông Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ rõ ràng là tín hiệu buồn cho hai ông tướng khác. Ông đại tướng Phùng Quang Thanh, và ông đại tướng hut, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bởi luận theo lệ xảy ra ở xứ Vệ là phong đại tướng quân đội cho 2 ông cùng lúc tức là một ông sẽ thay thế cho ông đại tướng Phùng Quang Thanh, còn ông đại tướng thứ 2 sẽ thay thế cho ông thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Hai ông tướng oai danh nhất, quyền lực nhất quân đội suốt nhiều năm qua thì giờ đây biết mình sẽ đi về nơi mô khi thấy có hai đàn em được phong đại tướng vượt mặt. Thế là kép chính không thành, kép nhì cũng không xong rồi, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh ơi...

Hai ông không sinh cùng năm, không chết cùng tháng mà sao lại chấm dứt quyền lực, bổng lộc đủ thứ cùng ngày, khi phong hai đại tướng mới.

Ông đại tướng, đương kim BTQP, UVBCT khét tiếng quyền lực hơn 10 năm nay, những tưởng còn được cơ cấu làm TBT thì bỗng vướng vào vận xấu khi thân Tàu Cộng nên chuyện đi ở của ông là chuyện đoán trước được . Sau cú "Chết lâm sàng" ở Pháp vừa rồi, thì nay với cú phong đại tướng đúp các đàn em, hẳn ông Phùng đại tướng bỗng trở nên "thừa thãi", trở thành "kẻ thứ ba"bất đắc dĩ. Nên con đường về hưu của Phùng đại tướng bỗng trở nên hanh thông, rộng mở vô cùng. Và sắp tới ở dưới quê ta sẽ thấy có một anh béo mặt buồn hiu ngồi chăn vịt giup vợ...

Nhưng còn đương kim thứ trưởng thứ nhất BQP, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, oai danh cũng khét tiếng và lại con nhà nòi. Con của ông đại tướng Nguyễn Chí Thanh chớ đâu phải đồ bỏ, và đâu có giống ông Thanh béo mà lại chịu chung số phận hẩm hiu như Thanh béo. Ông có thân Tàu Cộng nhưng không thân thiết như ông Thanh. Và ôm mộng chức đại tướng là giấc mộng của cả đời ông, để được như cha của ông.

Ấy vậy mà giờ đây, việc phong chức đại tướng cho hai đàn em của ông và qua mặt ông thượng tướng vốn đứng thứ nhì quân đội thì ông hiểu rằng mình đang đứng ở nơi mô. Đó cũng là cách mà các đồng chí đàn anh trong BCT cho ông hay rằng nghiệp văn võ của ông thượng tướng đến đây là cùng tận. Không thể leo lên được chức đại tướng, cũng như không bao giờ bằng được ông bố đại tướng. Cũng chỉ vì ông đã ngu ngốc theo đại tướng béo Phùng Quang Thanh thân Tàu Cộng không đúng lúc, đúng chỗ. Nên từ Thượng lên Đại là xa vời vợi với ông.

Nhưng vì sinh năm 1957, cho nên ông thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chưa tới tuổi hưu nên sẽ vẫn chưa chịu về hưu để nghỉ hưu. "Bỏ thì thương, vương thì tội" nên ông sẽ được lưu dụng thêm một thời gian nữa để sửa soạn đường băng cho tàu bay ông hạ cánh. Nên sắp tới ta vưỡn thấy ông thượng tướng tóc muối tiêu Nguyễn Chí Vịnh sáng được xe đưa đi, tối được xe đưa về, nhưng ông vào trong Thành Nhà Rồng (BTTM) chỉ để ngồi hút thuốc lào rong, tán chuyện vặt và ăn tục nói phét với đội hình Ngồi Chơi Xơi Nước ở trong đó, và tiếc nuối mãi thời oanh liệt nay còn đâu.

Ô, hô.. ông Nguyễn Chí Vịnh mãi mãi ôm giấc mộng "đại tướng không thành", để chờ ngày về vườn chăm sóc vườn cà pháo, ao rau muống của mình :

Vườn nhà vẫn nở hoa sen
Hoa cà, hoa muống vẫn chờ ông về...vườn.


Mai Tú Ân

( HNPĐ )
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

"]
Chấm dứt họp Trung Ương Đảng, ‘bộ tứ quyền lực’ mới đã xong?


HÀ NỘI (NV) - Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa kết thúc kỳ họp thứ 12 trước khi khai diễn đại hội đảng vào đầu năm 2016
với những dấu hiệu có vẻ đã có một danh sách nhân sự chóp bu mới.

Image
Một số lãnh đạo chóp bu đảng CSVN tiến đến lễ đài khi dự kỷ niệm ngày 30
tháng 4 nhuộm đỏ được cả nước.
(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bản tin điện tử chinhphu.vn loan báo “Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XI” đã kết thúc chiều Chủ Nhật 11 Tháng Mười, 2015 sau khi trải qua một tuần lễ bàn luận và thông qua các vấn đề từ chuẩn bị nhân sự cho kỳ họp đại hội đảng đầu năm tới, tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và một số vấn đề khác.

Điều chính yếu mà dư luận chú ý theo dõi là những ai sẽ bị đẩy ra khỏi các cơ quan chóp bu của đảng, ai sẽ được cài cắm vào, hậu quả từ các cuộc đấu đá nội bộ.

Đặc biệt năm nay, người ta thấy các nguồn tin chính thống của chế độ Hà Nội nêu ra các cuộc họp về “các chức danh chủ chốt” mà đặc biệt là 4 chức danh thường được gọi là tứ trụ của triều đình đỏ tại Việt Nam gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội.

Trên báo điện tử VietnamNet hôm Chủ Nhật, người ta thấy bản tin “Trung ương đề xuất danh sách tái cử khóa XII” được hiểu là những ông bà nào “đặc biệt” hiện đang ở trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng sẽ còn tiếp tục ở lại thay vì bị đẩy về vườn.

Cái “đặc biệt” được đề cập ở đây đối với một số ghế chóp bu đảng và nhà nước CSVN ngầm được hiểu đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng nhờ thế lực, phe cánh đông đảo hơn mà vẫn còn ngồi lại để chỉ tay 5 ngón.

Trên nguyên tắc, cả 16 ông bà hiện ở trong Bộ Chính Trị CSVN đều quá tuổi nghỉ hưu theo tiêu chí 60 tuổi. Với Bộ Chính Trị, sự du di được đẩy lên tới 65 tuổi. Hiện Tổng Bí Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã 71 tuổi, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nay 69 tuổi, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Tô Huy Rứa 68 tuổi, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ngô Văn Dụ cũng 68 tuổi.

Bốn ông được dư luận dồn đoán nhăm nhe cái ghế tổng bí thư hoặc chủ tịch nước đều đang ở tuổi 66 là Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, tướng Phùng Quang Thanh và tướng công an Lê Hồng Anh. Ông Nguyễn Sinh Hùng thấy có bình luận trước đây cho rằng ông cũng chưa muốn nghỉ hưu nên muốn cái ghế tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.

Hai ông tổng bí thư đảng đương nhiệm và tiền nhiệm đều nhảy lên từ ghế chủ tịch Quốc Hội.

Một số nhân vật trong Bộ Chính Trị CSVN không nổi bật như Lê Thanh Hải (65 tuổi) Phạm Quang Nghị (66 tuổi), Tướng Công An Trần Đại Quang (59 tuổi, Bộ trưởng Công an), Đinh Thế Huynh (52 tuổi, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), Nguyễn Xuân Phúc (61 tuổi, Phó thủ tướng), Nguyễn Thị Kim Ngân (61 tuổi, Phó chủ tịch Quốc hội) sẽ ở lại hay về vườn, chưa thấy có tin gì cụ thể.

Những tháng gần đây, ông Nguyễn Xuân Phúc được đồn đoán có thể là một ứng viên cho ghế thủ tướng trong khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì sẽ được đôn lên ghế chủ tịch Quốc Hội. Ông Phúc thì được nêu tên trong bảng phong thần tham nhũng tại Việt Nam qua những tài liệu được trưng ra trên trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” mà không ai có khả năng kiểm chứng sự chính xác của nguồn tin.

Một số nhà phân tích thời sự cho rằng trong cuộc chạy đua nắm quyền cầm đầu chế độ Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ chiếm ưu thế so với các đối thủ. Một trong những bằng chứng về đấu đá Nội Bộ Đảng CSVN là tài liệu bật mí trên các mạng xã hội nhắm vào cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng mà không thấy nói gì đến các người khác những ngày gần đây.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

TPP với Việt Nam

HÀ TƯỜNG CÁT
/Người Việt (Tổng Hợp)

Sau tám năm thương thuyết, hôm 5 Tháng Mười, 2015 tại Atlanta Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership) đã đạt được thỏa thuận của 12 quốc gia thành viên - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam

Image
Một xưởng thêu của Esquel Group trong khu công nghiệp Vietnam-Singapore Ở Thuận An, tỉnh Bình Dương. Dệt may là một ngành sản xuất xuất cảng quan trong và Việt Nam đã phải thương lượng tới giờ chót mới đạt thỏa hiệp TPP ở Atlanta. (Hình: Brent Lewin/Bloomberg via Getty Images)

Là một thỏa hiệp tự do mậu dịch rộng lớn nhất từ trước đến nay, có tác dụng ảnh hưởng tới nhiều lãnh vực, nên chắc chắn có nhiều điều khoản không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi quốc gia. Vì vậy quá trình chuẩn nhận ở Quốc Hội của từng nước để có hiệu lực áp dụng sẽ còn khó khăn.

Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước khác, hãy còn quá sớm để đánh giá hậu quả của sự gia nhập TPP. Có thể là xuất cảng của Việt Nam giảm và sản xuất ở nhiều ngành đi xuống do cạnh tranh, nhưng ngược lại có nhiều lợi ích to lớn khác do cấu trúc của nền kinh tế sẽ thay đổi đồng thời với đầu tư gia tăng. Hơn nữa TPP tạo ra cơ hội và môi trường mới, tốt hay xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố do từ chính Việt Nam.

Giải thích chi tiết hơn, bằng quan điểm của chính quyền Việt Nam, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - trưởng phái đoàn thương thuyết ở Atlanta - nói: “Tham gia TPP với tư cách là một trong số các thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa.”

Theo lời ông, những nghiên cứu cho thấy Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP. “Trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi,” TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm US $23.5 tỷ vào năm 2020 và $33.5 tỷ vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được $68 tỷ vào năm 2025.

Việc các các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada tính thuế nhập khảu 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra cú hích lớn, đặc biệt là với ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ $1 tỷ kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ tạo ra khoảng 250,000 việc làm. Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm, và sản xuất nguyên phụ liệu. Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng đàu tư nước ngoài sẽ gia tăng khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... Theo số liệu của Hoa Kỳ, mua sắm công các loại hàng hóa, vật dụng văn phòng thông thường của các cơ quan chính quyền liên bang Hoa Kỳ hàng năm đã vào khoảng $10- $12 tỷ. Đây là kênh tiêu thụ hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Khánh nói rằng tham gia TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường; hỗ trợ cho đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, dễ dự đoán hơn. Về mặt xã hội, tham gia TPP tạo ra cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo...

Tuy nhiên ông nhín nhận rằng bên cạnh những mặt thuận lợi và cơ hội, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức, nhưng những bất trắc ấy có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng rủi ro.

Về mặt thương mại, hàng hóa: với một số chủng loại nông sản phẩm như thịt lợn, thịt gà, mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi mức thuế được đưa về 0%. Đây là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất dược nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Một số nông sản phẩm khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn, đó là sữa, đậu nành, ngô, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Một số sản phẩm công nghiệp mà các đối tác TPP có thế mạnh sẽ gây khó khăn cho sản xuất cuả Việt Nam như giấy, thép, xe hơi... Tuy nhiên sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của việt Nam hướng đến phân khúc thị trường trung bình, trong khi sản phẩm của nhiều nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.

Chính quyền Việt Nam nói rằng về thương mại dịch vụ và đầu tư, TPP không ảnh hưởng tới quyền quản lý của nhà nước nhằm đáp ứng các mục tiêu công động chính đáng, không gây tác động bất lợi cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền riêng tư của công dân cũng như thuần phong mỹ tục trong xã hội.

Các lĩnh vực còn lại, dự kiến sẽ không gây xáo trộn lớn vì đa phần tương tương với độ mở hiện hành. Nhưng để thực thi cam kết TPP Việt Nam sẽ phải sửa đổi hay điều chỉnh một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường. Rút kinh nghiệm từ WTO, nếu có chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, Việt Nam sẽ đáp ứng đủ những đòi hỏi này khi được thực hiện theo lộ trình.

Về sinh hoạt xã hội, TPP có thể làm một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và công nhân thất nghiệp. Nhưng trong hoàn cảnh phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam nên ngoại trừ một số sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và ngắn hạn.

Xóa bỏ thuế nhập khẩu có thể làm giảm thu nhập ngân sách và sẽ được bù lại bằng số thu từ một số các sắc thuế khác, chẳng hạn Thứ Trưởng Khánh cho biết do Việt Nam giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng quan trọng nhất như dầu thô, than đá, một số loại khoáng sản kim loại, nên dự kiến tác động đến thu ngân sách không đáng kể.

Đó là TPP dưới nhãn quan của chính quyền Việt Nam, sẽ còn phải chờ xem thực tế trong tương lai mới có thể đánh giá được chính xác.

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam ở TPP, cho biết vẫn chưa thể công bố cụ thể tất cả các điều khoản của TPP cho tới khi hiệp định này chính thức được thông qua và ký kết. Đây không phải thái độ riêng của Việt Nam mà là của hầu hết phái đoàn các quốc gia khác.

Tại Hoa Kỳ, một số nhân vật chính trị dựa vào sự kiện này để bày tỏ sự “không hoặc chưa ủng hộ TPP.” Thượng Nghị Sĩ Orrin Hatch, Cộng Hòa-Utah, chủ tịch Ủy Ban Tài Chính Thượng Viện, nói: “Kết thúc được một thỏa hiệp chỉ là một thành tựu cho quốc gia chúng ta nếu giúp ích cho dân Mỹ và đạt tới những tiêu chuẩn cao như các nhà lập pháp đã đề ra. Còn nhiều chi tiết chưa rõ và tôi sợ rằng thỏa hiệp này không đạt đến chuẩn mực ấy.”

Tiêu biểu nhất trong những ý kiến không ủng hộ TPP là bà Hillary Clinton, người từng mãnh mẽ thúc đẩy thỏa hiệp thời gian còn làm ngoại trưởng. Sự chuyển đổi quan điểm ấy không phải là lạ vì là ứng cử viên tổng thống, bà đang rất cần sự ủng hộ của giới công đoàn vốn là khối cử tri trung thành của đảng Dân Chủ, ít nhất trong giai đoạn bầu cử sơ bộ. Tất cả các công đoàn lớn từ lâu vẫn mạnh mẽ chống TPP vì cho rằng sẽ khiến nhiều công ty xí ngiệp chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài và mất việc làm của công nhân. Bà Clinton trả lời phỏng vấn trong chương trình NewsHour của truyền hình PBS hôm Thứ Tư nói rằng: “Tôi nghĩ là còn nhiều điều chưa được giải đáp đầy đủ về thỏa hiệp TPP và do đó hiện nay tôi không tán thành đối với những gì chưa rõ.” Theo bà: “Thỏa hiệp chưa phù hợp với các chuẩn mực như tôi đã muốn về việc làm, lương bổng, và an ninh quốc gia.”

TPP sẽ chỉ có hiệu lực khi được Quốc Hội của từng nước trong 12 quốc gia phê chuẩn. Tại Hoa Kỳ vấn đề có thể được định đoạt vào tháng 4, 2016. Dự kiến việc thực hiện quy trình thông qua Hiệp Ðịnh TPP theo đúng quy định pháp luật của từng nước sẽ mất thời gian khoảng từ 18 tháng tới 2 năm.

Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế của Việt Nam, không tin việc phê chuẩn và thực hiện TPP tại Việt Nam sẽ suôn sẻ. Bà nói với VOA là TPP sẽ bị các “nhóm lợi ích” (cách Việt Nam gọi những liên kết ngầm giữa viên chức và doanh nhân để lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị) cản trở. .Bà giải thích: “Ý nghĩa lớn nhất của TPP là Việt Nam phải cải cách thể chế. TPP là một yêu cầu thay đổi đa diện chứ không chỉ là những thay đổi thuần túy về thương mại. Nhưng tại Việt Nam, thay đổi chính sách, luật lệ cho phù hợp với các chuẩn mực chung không phải là chuyện dễ dàng. Cải cách lần thứ hai sau cuộc đổi mới giữa thập niên niên 1980 chắc chắn sẽ bị các nhóm lợi ích chống đối...”

Thời gian qua, Việt Nam là một trong những nước thúc đẩy mạnh mẽ nhất nhằm tiến tới việc chung quyết TPP. Thứ Trưởng Khánh kể lại: “Trong đêm đàm phán cuối cùng ở Atlanta, chúng tôi đã kết thúc được dệt may với Hoa Kỳ và Mexico vào lúc nửa đêm ngày mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5. Sau đó, 3 giờ 30 sáng mùng 5, chúng tôi kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ về quyền sở hữu trí tuệ, đến 4 giờ 30, cuộc đàm phán song phương cuối cùng giữa Hoa kỳ và Nhật Bản kết thúc và TPP kết thúc toàn diện.

Trung Quốc, quốc gia không nằm trong 12 nước thành viên nguyên thủy của TPP, lên tiếng phản ứng thận trọng. Bắc Kinh tuyên bố “để ngỏ trước bất kỳ cơ chế nào” tuân thủ các luật lệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Tân Hoa Xã trích thông cáo của Bộ Thương Mại Trung Quốc cho rằng TPP là một trong các thỏa thuận thương mại tự do quan trọng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và "Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP cùng các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ hỗ trợ cho nhau, góp phần làm gia tăng thông thương, đầu tư và kinh tế cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.”

Còn Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng thỏa thuận sẽ có ý nghĩa và mang tính chiến lược hơn nếu Trung Quốc gia nhập TPP trong tương lai.

Nhiều quan sát viên dự đoán thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập kỷ mà Hà Nội và 11 đối tác mới ký kết mang lại hy vọng về khả năng Việt Nam sẽ thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Về vận mệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc


Bùi Tín

(VOA)
Trên mạng Đại Kỷ Nguyên (21 Tháng Chín, 2015) vừa có một bài báo rất lý thú và bổ ích, với đầu đề “Người dân Trung Quốc đã thức tỉnh, Đảng Cộng Sản Trung Quốc còn chèo chống được bao lâu?”

Đây là chủ đề buổi nói chuyện mới đây của Giáo Sư - Sử Gia nổi tiếng Tân Hạo Niên, có uy tín trong Cộng đồng người Hoa ở Hoa Kỳ, được giới trí thức, sinh viên, thanh niên trên lục địa Trung Quốc ngưỡng mộ. Giáo Sư Tân Hạo Niên từng viết 2 cuốn sách có nhan đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ của Đài Loan” và “Ai là Tân Trung Quốc,” cả 2 đều được phát hành với số lượng lớn và truyền tải rộng rãi trên Internet.

Có thể tóm tắt những ý tưởng chính của buổi nói chuyện như sau:

- Những năm gần đây, do chính sách mở cửa để làm ăn, người dân Trung Quốc, nhất là giới trí thức sống trên lục địa, đã dần dần thức tỉnh, nhận ra đúng bản chất của đảng Cộng Sản Trung Quốc là một đảng độc đoán, phi dân chủ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc tự nhận đã khai sinh ra nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, là nước Trung Hoa mới , nhưng thật ra họ đã lật đổ nền dân chủ của Trung Hoa Dân Quốc được Tôn Trung Sơn thiết lập năm 1912, để tái sinh một chế độ chuyên chế, một nền thống trị độc quyền.

Chính cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chế độ phong kiến vua quan cổ lỗ, từ khi chưa có đảng Cộng Sản. Dù đảng Cộng Sản nhận vơ là khai sinh ra Tân Trung Hoa, những thật ra họ khôi phục chế độ Trung Hoa cũ kỹ. Người dân Trung Quốc không phải “đứng dậy” theo đảng Cộng Sản, mà họ đã đứng dậy từ gần 30 năm trước, dựng lên lá cờ “thanh thiên, bạch nhật, mãn địa hồng” - lá cờ mà cộng đồng người Hoa khắp thế giới đang giương cao cùng đồng bào Đài Loan, lá cờ tiêu biểu cho Tân Trung Hoa, nước Trung Hoa Dân chủ đích thật.

- Đảng Cộng Sản đã giả danh dân chủ nhân dân để tiêu diệt nên dân chủ đích thật, nền Tân Dân chủ chân chính, dựng lên một chế độ tập quyền phản dân chủ đội lốt cách mạng, một nền chuyên chế hà khắc bậc nhất trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Từ những năm 1970, trí thức và nhân dân lục địa đã bắt đầu thức tỉnh, cùng nhau phản biện, xem xét lại các sự kiện lịch sử, đi đến những kết luận khoa học mới mẻ, phủ định cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa mà phản văn hóa, phủ định việc cải tạo xã hội chủ nghĩa mang tính cướp bóc, phủ định các cuộc Tam Phản, Ngũ Phản tàn ác, phủ định cuộc cải cách ruộng đất bạo tàn, phủ định bước nhảy vọt gây nạn đói làm chết hàng chục triệu người.

- Người Trung Quốc khắp nơi cần nhận cho thật rõ ai là người lật đổ chuyên chế, ai là kẻ khôi phục chuyên chế, ai là người xây dựng dân chủ, ai là kẻ chống lại dân chủ, ai xây dựng nền Cộng hòa, ai là kẻ bịt chặt con đường Cộng Hòa để tiếp tục vết xe đổ chuyên chế tàn bạo. Ai gây ra cuộc tàn sát Thiên An Môn tháng 4, 1989, đang tâm dùng xích xe tăng nghiền nát hàng nghìn sinh viên, học sinh yêu nước đòi dân chủ?

- Một chủ đề lớn nữa là trong chiến tranh chống Phát Xít Nhật ai là lực lượng chủ lực chính có công lớn nhất, hy sinh nhiều nhất? Rõ ràng đó là Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Thống Chế Tưởng Giới Thạch, đứng trong hàng ngũ Tứ Cường, là hạt nhân Liên minh chống phát xít gồm Mỹ - Anh - Nga - Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc tham gia các hội nghị lớn của liên minh và cũng là thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc. Vừa qua đảng Cộng Sản làm rùm beng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát Xít là trò cướp công trâng tráo đáng hổ thẹn. Sau chiến tranh Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhận được viện trợ lớn - giá trị 3.3 tỷ đô la vũ khí của Stalin, mới xâm chiếm cả nước.

- Hiện nay Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phơi bày bộ mặt thật phi pháp, không chính thống, phi nghĩa, phản nhân dân, phản dân tộc, với chế độ độc tài toàn trị hung bạo, thành một giai cấp tư bản đỏ tham nhũng đến cùng cực, những nhóm tư bản gia tộc quyền quý lũng đoạn xã hội, chia chác tài sản công trên quy mô lớn. Bọn chúng tranh ăn, diệt nhau, phơi bày sự rữa nát ngay trên chóp bu quyền lực, 65% người bị truy tố là kẻ hoang dâm vô độ, có hàng tá tình nhân, có hàng triệu triệu đô la, hàng chục căn nhà giữa cảnh khốn cùng của nhân dân lao động, cựu binh sĩ... Dân lục địa thường than vãn với đồng bào hải ngoại là “chúng tôi như những người dân sống trong khu vực bị chiếm đóng.”

Cuốn sách kết luận rằng sự thức tỉnh lịch sử của nhân dân Trung Quốc ở hải ngoại cùng nhân dân trong lục địa về các sự kiện lịch sử và hiện tình đất nước chứng minh kết thúc bi thảm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang đến, không sao tránh khỏi vì lòng dân là nhân tố quyết định và đang có một lực lượng trí thức trong và ngoài nước rất am tường tình thế, lại kiên định cứu nước thương dân tự nguyện làm lực lượng dẫn đường. Đặc biệt là đất nước có một hòn đảo quý Đài Loan, một pháo đài dân chủ kiên cường có sức thu hút mãnh liệt nhân dân lục địa, nhất là người vùng duyên hải, quyết không chịu cho Đảng Cộng Sản chia rẽ, giở trò thống nhất hòa bình, nhưng luôn chĩa hàng mấy trăm tên lửa vào đảo để dọa dẫm, còn tập trận lớn ở Nội Mông, dựng lên mục tiêu là mô hình Phủ Tổng thống ở Đài Bắc.

Đảng Cộng Sản Việt Nam coi đảng Cộng Sản Trung quốc là đàn anh, là đồng chí keo sơn, có nhiều mặt giống nhau như hai giọt nước. Tình trạng 2 đảng có những điểm tương đồng. Xin để mỗi đảng viên, cán bộ và bà con ta quan sát, ngẫm nghĩ và so sánh, phát huy buổi nói chuyện súc tích, lý thú và bổ ích của Giáo Sư - Sử Gia Tân Hạo Niên đáng quý mến.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Mỹ lại thách thức Trung Quốc về tự do lưu thông trên Biển Đông
Wednesday, October 14, 2015 3:10:59 PM


BOSTON (NV) .-Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lập lại sự cả quyết sẽ thách thức Trung Quốc về vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông
sau cuộc họp với người đồng cấp của Úc mà hai bên đồng quan điểm.

Image
Chiến hạm tác chiến cận duyên USS Fort Worth di chuyển ở khu vực Trường Sa bị một chiến hạm Trung Quốc đeo bám từ xa hồi Tháng 5-2015.
(Hình: Navy Times)

“Hãy đừng hiểu sai. Hoa Kỳ sẽ bay, di chuyển bằng tàu và hoạt động bất cứ nơi nào mà luật lệ quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ hành động như vậy ở những thời điểm và khu vực tùy chúng tôi chọn. Và (khu vực Biển Đông) cũng không có ngoại lệ.”

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo hôm Thứ Ba tại Boston, một điều ông và nhiều viên chức ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ từng nói đi nói lại nhiều lần trước đây như sự cảnh cáo cách hành sử của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bộ trưởng Carter và ngoại trưởng John Kerry họp với các người đồng cấp của Úc tại Boston hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba vừa qua về nhiều vấn đề trong mối quan hệ và hợp tác song phương.

“Dù là tại Bắc Cực hay là tại khu vực các hải lộ chuyển vận thương mại quốc tế quanh thế giới, hoặc là tại khu vực Biển Đông”, ông Carter nói về chính sách của Hoa Kỳ.

Ông Carter lập lại rằng Hoa Kỳ muốn thấy Trung Quốc và các nước khác tranh chấp biển đảo trên Biển Đông dừng các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo cũng như quân sự hóa các hoạt động tại quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá san hô và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích khoảng gần 160,000 km² đến 410,.000 km², theo những ước lượng khác nhau, ở giữa biển Đông.

Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Tùy cách xác định khác nhau, quần đảo Trường Sa có hơn 100 đảo và rạn đá ngầm, 137 "đảo-đá-bãi", khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên, theo tài liệt trên Wikipedia.

Dù vậy, tài liệu trên Wikipedia nói tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, từ không quá 5 km² đến 11 km² do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.

Theo một tài liệu gần đây của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì quần đảo Trường Sa có hơn 200 đảo và vị trí nhưng đích xác là bao nhiêu thì tùy cách đếm và liệt kê của từng nước. Hiện Việt Nam chiếm cứ và canh giữ 48 đảo và bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm một, Philippines chiếm 8, Malaysia chiếm 5. Trung Quốc chỉ bắt đầu đánh cướp 8 bãi đá ngầm do Việt Nam và Philippines kiểm soát từ năm 1988 trở đi.

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền toàn thể về quần đảo Trường Sa trong khi Philippines, Malaysia, và Brunei chỉ tuyên bố chủ quyền một phần.

Tranh chấp chủ quyền Trường Sa trở nên căng thẳng bất thường hơn trước khi các tin tức lộ ra các hoạt động bồi đắp 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo rộng lớn, trên đó có cả cảng biển và phi trường tại ít nhất 3 đảo nhân tạo.

Hồi đầu tuần, có tin Hoa Kỳ đã thông báo cho các đồng minh của mình tại Á Châu về kế hoạch sẽ cho máy bay và chiến hạm tuần tiễu ở khu vực Trường Sa, vào cả bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo vừa kể. Hoa Kỳ không công nhận các đảo nhân tạo là những vị trí được dùng để xác định chủ quyền lãnh thổ theo Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS).

Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp ở Boston, nữ ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho hay nước bà cũng có lợi ích về tự do lưu thông trên Biển Đông vì khoảng hai phần ba hàng hóa thương mại của Úc đi qua vùng biển này.

“Chúng tôi từng nhiều lần nhấn mạnh rằng các hành động bồi đắp đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa, nhất là của Trung Quốc, nên dừng lại.” Bà Bishop nói.

Bộ trưởng Carter nói rằng từ hệ quả hoạt động bồi đắp của Trung Quốc tại Trường Sa mà Hoa Kỳ “đang có sự hợp tác gia tăng với các nước tại khu vực. Họ đang kêu gọi sự phối hợp hành động với Hoa Kỳ và hải quân Hoa Kỳ.” Ông nói.

Theo lời trung tá Hải quân Timolthy Hawkins, phát ngôn viên Hải quân Hoa kỳ, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tại Thái Bình dương có 4 khu trực hạm, một tàu đổ bộ, một tàu tác chiến cận duyên và một tàu quét mìn đang có mặt tại khu vực biển Ấn Độ-Á châu-Thái bình dương. Ông cho hay một khu trục hạm đang hiện diện trên Biển Đông nhằm tăng cường quyền đi lại của tàu Mỹ ở khu vực.

Trước tin Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ họp với các người đồng cấp của Úc ở Boston rồi đưa ra những lời tuyên bố tái khẳng định về thi hành quyền tự do hải hành và bay trong không phận quốc tế tại Biển Đông, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ám chỉ Hoa Kỳ khi bà lên án “một số nước” khoe mẽ về “sức mạnh quân sự” trên Biển Đông.

Cuối tuần qua, bà Hoa Xuân Oánh đã nói cứng rằng “Chúng tôi không cho phép bất cứ nước nào xâm phạm vùng biển và không phận của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa nhân danh bảo vệ quyền tự do
hải hành và bay qua.” (TN)
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Vô Cảm: Sự Bất Hạnh Của Dân Tộc -

Nguyễn Hưng Quốc

Trong bài “Mất cảnh giác” cách đây ba tuần, tôi nhìn vấn đề từ giác độ những người cầm quyền. Trong bài này, tôi nhìn từ góc cạnh khác: sự mất cảnh giác của người dân. Luận điểm chính của tôi là: Không những giới lãnh đạo mà ngay cả phần lớn dân chúng cũng hờ hững trước những hiểm họa đến từ Trung Quốc.

Một người bạn thân của tôi có cháu họ - con của một cán bộ cao cấp trong chính quyền, trước, du học tại Úc, sau, về Việt Nam làm giám đốc chi nhánh một công ty nào đó của Trung Quốc. Người cháu rủ bạn tôi sang Trung Quốc chơi với những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn. Bạn tôi, vốn ghét những âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Ðông, hỏi: “Mày không khó chịu trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với Việt Nam à?” Người cháu cười to và đáp: “Thôi, bận tâm làm gì về mấy chuyện đó, chú. Cứ coi như Việt Nam đã mất trắng vào tay Trung Quốc rồi, mình có làm gì được nữa chứ. Lo chơi cho vui, chú ạ.”

Tôi có một số bạn bè thuộc giới trí thức tại Việt Nam. Họ không sỗ sàng như người cháu của bạn tôi. Nhưng thái độ của họ trước nguy cơ giành lấn biển đảo của Trung Quốc thì cũng như vậy. Trong những lần chuyện trò, bao giờ tôi cũng là người gợi chuyện về mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc chứ không bao giờ là họ cả. Ngay cả khi tôi đặt vấn đề, người ta cũng lảng sang chuyện khác với lý do giống nhau: “Mình có làm được gì đâu. Suy nghĩ làm gì cho mệt óc!”

Một số người có thể cãi: Các ví dụ tôi nêu ở trên chỉ là những ngoại lệ. Ở đây, chúng ta gặp ngay một khó khăn: Khác với ở Tây phương, ở Việt Nam không có những cuộc điều tra dư luận để chúng ta có được những con số chính xác. Tuy nhiên, bù vào đó, chúng ta có thể quan sát từ kinh nghiệm giao tiếp riêng của mình. Trước đây, những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều người đủ mọi giới, tôi nhận thấy ít người thực sự quan tâm đến chính trị. Mà nếu quan tâm, những điều họ quan tâm cũng chỉ quanh quẩn những giai thoại về đời sống của một số chính khách. Ðiều quan trọng nhất trong chính trị là chính sách thì thường bị bỏ quên.

Với những người chưa có dịp về Việt Nam, có thể quan sát điều này trên facebook. Nghe nói ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30 triệu người sử dụng facebook. Không ai có thể biết hết những người chơi facebook ấy. Nhưng theo ghi nhận của tôi, trong số mấy ngàn “friend” và gần mười ngàn “follower”, những người thực sự quan tâm đến chính trị chỉ là thiểu số. Phần lớn chỉ thích chuyện ăn uống, quần áo, vui chơi, du lịch... thuần túy có tính chất giải trí. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng: Sẽ hủy kết bạn với những người thích bàn chuyện chính trị. Về phương diện xã hội, trước đây có một số cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội nhưng số người tham gia bao giờ cũng rất thưa thớt. Mà mấy năm gần đây, những cuộc biểu tình như thế cũng hoàn toàn vắng bóng.

Có thể nói người Việt Nam ở Việt Nam rất ít bận tâm đến các vấn đề chính trị, kể cả vấn đề quan trọng nhất liên quan đến độc lập và chủ quyền quốc gia trên Biển Ðông. Ít hơn hẳn những người Việt Nam đang sống ở hải ngoại. Ở hải ngoại, ở đâu và lúc nào người ta cũng trăn trở với các diễn biến chính trị trong nước. Mà không phải chỉ là người Việt Nam lưu vong. Cộng đồng lưu vong nào cũng vậy. Cũng chia sẻ một số những ký ức tập thể giống nhau. Cũng dằn vặt về vấn đề bản sắc. Và cũng khắc khoải với những biến động chính trị ở quê gốc. Nhiều người, từ Việt Nam sang, có dịp gặp gỡ nhiều người Việt sống ở hải ngoại, cứ thắc mắc: Sao sống xa quê hương lâu đến thế mà vẫn không quên quá khứ và vẫn không thoát được những ám ảnh về chính trị?

Ðiều quan trọng là người Việt Nam ở Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến chính trị hơn hẳn ngày trước. Trước, ở miền Nam, hầu như lúc nào người ta cũng sôi sục chuyện chính trị. Ở miền Bắc cũng vậy. Trong đời sống cũng như trong văn học, đề tài chính trị lúc nào cũng nóng hổi. Chỉ có hiện nay người ta mới nguội lạnh trước số phận của đất nước. Nguội lạnh đến mức gần như vô cảm. Tại sao?

Câu trả lời, thật ra, rất đơn giản và đã được nhiều người đề cập: Ðó là hậu quả của các chính sách tuyên truyền và giáo dục của nhà cầm quyền mà biểu hiện cụ thể nhất là qua lập luận: “Chuyện quốc gia đại sự hãy để nhà nước lo, đồng bào đừng bận tâm.” Xin lưu ý là kiểu lập luận này khác hẳn với chủ trương của đảng Cộng Sản trước đây. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp cũng như chiến tranh Nam Bắc, đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Hà Nội lúc nào cũng đề cao sức mạnh của quần chúng, kêu gọi quần chúng tham gia vào các công tác chính trị. Bây giờ, ngược lại, họ đẩy quần chúng ra ngoài, biến thành những kẻ bàng quan và vô trách nhiệm trước các biến động của đất nước. Có thể nói là họ sợ việc quần chúng quan tâm đến chính trị.

Mà sợ cũng phải. Năm ngoái, khi chính quyền Hà Nội chủ trương chặt hạ 6,700 cây xanh trên 190 con đường ở thủ đô, dân chúng phản đối quyết liệt, cuối cùng, chính quyền phải rút lại cái lệnh quái gở ấy, hơn nữa, còn bị buộc phải kiểm điểm về quyết định và quá trình thi hành quyết định ấy của mình. Ðầu năm nay, dân chúng phát hiện và phản đối việc tỉnh Sơn La có dự án chi cả 1,400 tỉ đồng cho việc xây dựng khu lưu niệm, kể cả tượng đài Hồ Chí Minh, đã khiến không những chính quyền Sơn La mà cả chính phủ trung ương phải lúng túng. Ðích thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh xét duyệt lại dự án bị dân chúng phản đối ấy. Gần đây, khi dân chúng phát hiện những lỗi sai nghiêm trọng trong bộ sách thực hành kỹ năng sống bậc tiểu học, Bộ Giáo Dục đã phải ra lệnh thu hồi toàn bộ các cuốn sách ấy.

Qua các trường hợp họa hoằn vừa kể, chúng ta thấy rõ sức mạnh của quần chúng (nếu quần chúng biết tận dụng!). Ðó là điều chắc chắn chính quyền Việt Nam không hề mong muốn. Chính vì thế, họ có hai sách lược: Một là giấu giếm toàn bộ các việc làm của họ để không ai biết và không ai phê phán cả. Hai là họ nỗ lực tuyên truyền và giáo dục dân chúng trở thành vô cảm. Cho đến nay, không thể nói là họ không thành công. Tiếc, sự thành công của họ lại là một bất hạnh lớn nhất của cả nước.


Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Trung Quốc chỉ là thứ hổ giấy – Không đáng sợ

Trần Gia Hồng Ân
Lược dịch từ Not So Scary: This Is Why China’s Military Is a Paper Tiger by Paul Dibb; Oct 15, 2015; The National Interest.

61Như thường lệ, người ta khua chiêng gõ mõ ầm ĩ về sự đe dọa quân sự từ Trung Quốc và hạ thấp khả năng của quân đội Hoa Kỳ. Nhiều bình luận về đề tài này đã làm tôi nhớ lại những tuyên bố vào giữa những năm của thập kỷ 1980s rằng Liên Xô đã bỏ xa Mỹ về sức mạnh quân sự. Bài viết này không nhằm mục đích chứng minh rằng Trung Quốc đang ở giai đoạn cuối cùng của sự tan rã giống như Liên Xô, nhưng sẽ khẳng định Quân Giải phóng Nhân dân đang phô diễn sức mạnh giả tạo, thiếu tính chuyên nghiệp. Nó không đủ sức để ứng phó với những cuộc chiến tranh hiện đại cùng với những thứ vũ khí chưa bao giờ được thử thách trên thực địa chiến trường.

Với một kinh tế đang chậm lại, những mối căng thẳng trong xã hội đang xấu đi, đảng đang suy yếu dần, Trung Quốc rộng lớn nhưng mong manh khó có đủ khả năng ứng phó với những thảm họa kinh tế hay ngoại giao, đừng nói đến một cuộc chiến với Hoa Kỳ. Nền kinh tế Trung Quốc căn bản lệ thuộc vào thương mại tự do thế giới và giây chuyền cung ứng toàn cầu. Với Trung Quốc, chiến tranh đồng nghĩa với đại thảm họa cả về kinh tế và xã hội.

Hơn nữa, Bắc Kinh gần như không có đồng minh mạnh có sức ảnh hưởng lớn trong vùng và đang phải chịu đựng một sự cô lập mang tính chiến lược. Tình huống sẽ trở nên xấu hơn nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng sức mạnh ra những quốc gia trong vùng.

Bắc Kinh không có kinh nghiệm trận mạc về những cuộc chiến tranh hiện đại. Kinh nghiệm chiến trường mới nhất của họ là cuộc chiến năm 1979 mà họ đã thất bại không thể “dậy cho Việt Nam một bài học.” Những cuộc xung đột ngắn ngủi ở biên giới với Ấn Độ và Liên Xô vào những năm 1960s và gởi đội quân nông dân vào chiến trường Triều Tiên ở thập kỷ 1950s khó có thể coi đó là những trận đánh hiện đại.

Sức mạnh sống còn của Quân Giải phóng Nhân dân là để bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm giữ quyền hành đã được thể hiện trong lời thề thiêng liêng, không phải để bảo vệ Trung Quốc như là một quốc gia. Quan quân của Quân Giải phóng Nhân dân đang lãnh phí rất nhiều thời gian vào việc học tập đường lối ý thức hệ hơn là việc huấn luyện quân sự. Thêm vào, nạn tham nhũng, đút lót, chạy chọt để thăng tiến đang hoành hành ngay tại thượng tầng của Quân Giải phóng Nhân dân.

Thực ra trong mấy thập kỷ qua, Quân Giải phóng Nhân dân cũng có những tiến bộ đáng kể về kỹ thuật quân sự. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hải quân, nhưng bản chất địa lý của nó đã không ủng hộ điều này. Lần cuối cùng, vào khi nào, một cường quốc lãnh thổ lại trở thành cường quốc hải quân? Chắc chắn không phải Liên Xô, Pháp hay Đức.

Những nhà bình luận Úc thường hay nhắc tới khả năng chống truy cập và từ chối khu vực của Trung Quốc. Không nghi ngờ gì về việc tiếp cận tới vùng gần Trung Quốc đang trở nên nguy hiểm, đặc biệt với một đội quân khổng lồ và và rất gần nhà. Nhưng chẳng lẽ chúng ta thực sự nghĩ rằng Hoa Kỳ đang khoanh tay ngồi nhìn mà không hề có một động thái kỹ thuật nào như là siêu thanh, tự động, tàng hình, không người lái, súng điện, và không gian mạng?

Nhìn vào những điểm then chốt của công nghệ quân sự thì Trung Quốc lạc hậu hơn Mỹ khoảng 20 năm. Khả năng săn tàu ngầm của Trung Quốc mới đang ở bước đầu. Tầu ngầm của Trung Quốc rất ồn. Trung Quốc chưa nắm được kỹ thuật động cơ đẩy êm nhẹ tối cần thiết cho kỹ thuật tàu ngầm. Trong khi Mỹ, Nga đang tung ra loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử rất êm. Thậm chí đời tầu ngầm mới nhất của Trung Quốc vừa ra lò, có trang bị tên lửa hạt nhân cũng ồn ào hơn cả những loại tàu ngầm Soviet ở thời 1970s. Tàu ngầm hạt nhân sắp ra đời của Trung Quốc còn ồn hơn những tàu ngầm thời Soviet thời 1980s.

Kỹ thuật không quân của Trung Quốc thì còn tệ hơn nhiều. Thêm vào, Trung Quốc lệ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật và cung ứng của Nga. Trung Quốc thường chỉ cải tiến lại chút đỉnh từ những động cơ phản lực quân sự kỹ thuật cao nên đã 30 năm trôi qua, họ vẫn không nắm bắt được kỹ thuật mới.

Bắc Kinh đã có bước tiến quan trọng trong kỹ thuật tên lửa đạn đạo, nhưng đời mới nhất là DF – 21 chưa từng tiêu diệt được một mục tiêu hải quân đang di động ở tốc độ chiến trường. Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào hình ảnh tình báo không gian, toạ độ radar. Đây là những mục tiêu mền rất dễ cho Mỹ tung ra những cú phủ đầu.

Theo Lầu Năm Góc, thì chưa rõ Trung Quốc có khả năng thu thập được thông tin chính xác của các mục tiêu rồi chuyển tới bệ phóng để đưa ra một quyết định đúng về thời điểm tấn công trên đại dương mêng mông hay không.

Khả năng kỹ thuật tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Trung Quốc như là DF – 5B trang bị trên một chiếc xe cơ động độc lập (MIRVs) khó có thể áp dụng kỹ thuật hạt nhân quan trọng. Vào năm 1974, vai trò của một Trưởng ban Thẩm định Quốc gia, tôi đã được thông báo ngắn gọn từ CIA về MIRVs của Liên Xô lúc đó là SS-18 ICBM. Đó là một tiến bộ kỹ thuật quân sự cách đây đã 40 năm rồi.

Có những sỹ quan cao cấp và giới học thuật của Trung Quốc đang bắt đầu nổ rất to về khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc. Trong khi khả năng bảo vệ khi bị đánh trả của Trung Quốc còn khá kiêm tốn. Đó chính là một trong những điểm yếu nhất của Trung Quốc. Bởi vì mật độ dân số của Trung Quốc rất cao, tập chung chủ yếu ở vùng duyên hải miền đông. Trung Quốc có 1.4 tỷ dân không có nghĩa là họ sẽ sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. Đây là điểm then chốt của luận chứng, theo cách nhìn nhận của tôi, Mỹ nên duy trì một lực lượng hùng hậu chuyên tấn công hạt nhân ở cả hai dạng hoạt động và dự bị hàng nghìn đầu đạn hạt nhân chiến lược.

Tất cả những điều này để bảo vệ luận chứng rằng chúng ta cần thiết phải đặt khả năng ứng phó quân sự của Trung Quốc vào tình huống cạnh tranh nhậy cảm. Chúng ta cần nhớ rằng Hoa Kỳ là một đất nước sáng tạo bậc nhất thế giới, không đứng im nhìn những tiến bộ kỹ thuật quân sự của Trung Quốc mà trong đó có rất nhiều khiếm khuyết.

Lược dịch từ Not So Scary: This Is Why China’s Military Is a Paper Tiger by Paul Dibb; Oct 15, 2015; The National Interest.

© Trần Gia Hồng Ân
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »


Hiểm họa ở đồng bằng sông Cửu Long



Ngô Nhân Dụng

Trong cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng, Biển Ðông Dậy Sóng (nhà xuất bản Giấy Vụn, 2014), nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh đã báo động hai mối họa nước Việt Nam phải đối đầu. Chuyện Biển Ðông dậy sóng ai cũng biết nhờ tin tức thời sự mỗi ngày. Ít người Việt theo dõi mối họa thứ hai là “Cửu Long Cạn Dòng.”

Ký giả Navin Singh Khadka, chuyên trách các vấn đề môi trường sống của BBC mới viết một bài mới, báo động tình trạng đồng bằng sông Cửu Long nước ta đang gặp nạn; tai họa không những gây ra do các đập nước của Trung Quốc ở đầu nguồn sông Mekong mà còn vì hành động của chính người Việt Nam, trong lúc chính quyền hoặc làm ngơ không chú ý, hoặc bất lực không làm gì được.

Khi Cộng Sản Trung Quốc cho xây các đập thủy điện ngăn nước từ đầu nguồn sông Mekong, rồi các nước Lào, Thái Lan, Campuchia cũng đua theo, số lượng nước chảy xuống sông Cửu Long ở nước ta đã giảm bớt. Vì sức nước sông chảy yếu đi, nước biển đã dâng lên, tràn vào trong đất liền.

Hiện nay mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển liếm mất 500 mẫu tây (năm cây số vuông). Theo Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam thì trong năm ngoái số ruộng lúa bị nước biển tràn và thấm vào còn rộng hơn nữa, mất 60 cây số vuông không thể trồng trọt. Theo các nghiên cứu khoa học của Ủy Ban Sông Cửu Long, một tổ chức của bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, với tốc độ nước biển xâm nhập hiện nay, tới cuối thế kỷ này vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất gần một nửa (40%) đất có thể trồng trọt, vì mực nước biển sẽ lên cao thêm cả thước.

Nhưng không cần phải đợi tới cuối thế kỷ đồng bào ta mới phải chịu tai họa. Ông Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu tại Ðại Học Cần Thơ, vì nước biển dâng lên, gần một nửa số dân sống trong vùng sông Cửu Long đang thiếu nước ngọt để sử dụng. Nước biển xâm lấn khiến những con đê ngăn nước mặn cũng hư không còn hiệu lực nữa. Tại vùng ven biển, nước mặn đã vào sâu thêm 60 cây số trong đất liền. Một số nhà vườn trồng xoài đã ngưng hoạt động, vì cây xoài chỉ sống được nếu nước mặn mỗi năm lên cao dưới 1.6 mili mét; mà hiện nay mức dâng cao đã gấp ba lần (5 mili mét). Nhiều nhà nông trồng lúa đã phải bỏ, quay sang nghề nuôi tôm. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong, hiện nay số đất phù sa bồi đắp lên vùng châu thổ sông Mekong đã giảm bớt 85 triệu tấn so với năm 1992.

Ðầu mối tai họa này là chính sách khai thác điện lực và dẫn thủy nhập điền của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc. Sông Mekong, tại Trung Quốc mang tên là Lan Thương (Lancang, 澜沧) chảy qua Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam, trước khi đổ xuống phía Nam. Theo tạp chí World Rivers Review của cơ quan Sông Quốc Tế (International Rivers, IR), thì vào năm 2014, Trung Cộng đã xây dựng bảy đập thủy điện lớn ở đầu nguồn sông Mekong thuộc nước Tàu, con sông phát nguyên từ Tây Tạng chảy xuống Biển Ðông nước ta. Họ sẽ xây thêm 21 đập ngăn nước lớn khác trong 10 năm tới. Các nước hạ nguồn cũng bắt chước xây các đập nước khác; với dự án xây 11 con đập nữa.

Việc xây đập ảnh hưởng trên đời sống của các dân tộc phía dưới nguồn sông. Vào mùa không mưa, dân chúng hai bên bờ sông ở Lào, Thái Lan, phải dùng nước sông để tưới ruộng vườn, nay số lượng nước bị giảm. Khí hậu hai bên bờ sông cũng thay đổi vì khối lượng nước trong con sông có tác dụng giúp nhiệt độ ôn hòa, ít lên xuống hơn. Vì nhiệt độ thay đổi, đời sống các giống cá trong lòng sông cũng bị ảnh hưởng. Nhưng tai họa lớn nhất là nước biển lấn dần vào đất liền thì chỉ dân Việt ở đồng bằng sông Cửu Long gánh chịu. Ðập Don Sahong đang xây ở Hạ Lào, nhằm cung cấp điện cho Lào và Thái Lan sẽ ảnh hưởng lớn trên đời sống dân Campuchia và miền Nam Việt Nam.

Trong cuốn sách biên khảo viết dưới hình thức vừa tiểu thuyết vừa ký sự, Cửu Long Cạn Dòng, Biển Ðông Dậy Sóng, Bác Sĩ Ngô Thế Vinh đã mô tả hành động của chính quyền Trung Quốc: “Vào Tháng Tư năm 2001, Trung Quốc đã ký một thỏa hiệp về thủy vận trên sông Cửu Long nhưng chỉ với 3 quốc gia Miến Ðiện, Thái và Lào với kế hoạch vét lòng sông, cả dùng cốt mìn chất nổ phá tung những khối đá trên các đoạn ghềnh thác, các đảo nhỏ trên sông để khai thông mở rộng đường sông cho tàu lớn trọng tải từ 500-700 tấn có thể di chuyển từ cảng Tư Mao xuống Chiang Khong Chiang Sean Bắc Thái xuống thẳng tới Vạn Tượng. Trong khi Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia cuối nguồn, trực tiếp chịu ảnh hưởng của kế hoạch ấy thì bị gạt ra ngoài.”

Sau các tai nạn do các đập nước gây ra, mối họa thứ hai là các công trường khai thác cát. Mỗi năm hàng triệu mét khối cát được đào đem đi trong vùng hạ nguyên sông Cửu Long; nhiều nhất là ở Campuchia và Việt Nam. Quỹ Thế Giới Bảo Vệ Thiên Nhiên (World Wide Fund for Nature, WWF) cho biết riêng tại đồng bằng sông Cửu Long nước ta có 150 công trường đào lấy cát, trải ra trong 13 tỉnh, tổng cộng rộng 80 cây số vuông. Các công trường cát này đã được nhà nước cấp giấy phép. Trong năm năm nữa, các công trình xây cất sẽ cần đến một tỷ mét khối cát; làm giảm bớt số ruộng đất trồng trọt.

Các tổ chức bảo vệ môi trường đã báo động và cảnh cáo chính quyền Việt Nam về tai hại của việc cho phép các công trường đào cát hoạt động mà không nghiên cứu các ảnh hưởng sâu xa. Chính quyền biết các mối tai hại đó những không làm gì cả. Khi được lệnh từ cấp trên, các địa phương từ chối thi hành vì lý do không thể bồi thường thiệt hại cho các công ty đã cấp giấy phép. Trong vấn đề này chưa có luật lệ nào bảo vệ môi trường sống của mấy chục triệu người dân. Mà khi luật lệ không đầy đủ, không rõ ràng thì người ta càng có thêm cơ hội tham nhũng!

Ngoài nạn lấy cát không có kế hoạch toàn bộ, chính quyền còn đang thực hiện những công trình “vét bùn” nới rộng lòng sông ở các khúc chi lưu nhỏ, thay đổi đời sống dân hai bên bờ. Nhiều con sông phụ sâu dưới 5 mét không cho phép các tàu thủy lớn qua lại. Việc vét bùn sẽ mở rộng đường giao thông nhưng không có kế hoạch củng cố bờ sông cho vững chắc hơn; một hậu quả là sóng lớn xô vào làm bờ sông bị lở và đất ruộng bị thu hẹp.

Hiểm họa của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long còn tiếp diễn, vì một mặt, chính quyền Việt Nam không dám phản đối Trung Cộng trong việc xây dựng các đập thủy điện bất chấp ảnh hưởng tới các nước phía dưới, mặt khác vì chính quyền tham lam ăn hối lộ không quan tâm nghiên cứu và kiểm soát việc khai thác cát trong vùng sông chảy qua.

Chỉ khi nào Việt Nam có một chính quyền không lệ thuộc Cộng Sản Trung Quốc, nước ta mới có tiếng nói mạnh mẽ để cùng các nước trong vùng sông Mekong ngăn chặn việc Trung Cộng xây đập nước mà không tham khảo ý kiến các nước lân cận.

Chỉ khi nào Việt Nam có một guồng máy nhà nước do người dân bỏ phiếu bầu, biết lo cho dân thay vì chỉ lo tranh giành chức vụ để mưu lợi cho bản thân và gia đình thì đồng bào sống trong vùng đồng bằng sông Cửu Long mới thoát khỏi mối hiểm họa đang đe dọa.
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Việt Nam quá khó ‘thoát Trung’: Kẻ nào tiếp tay bán đứng dân tộc?

Phạm Chí Dũng

Image
Heo giống Bắc Kinh
Phải làm rõ trách nhiệm của các quan chức “thân Trung” ở những bộ ngành liên hệ quá môi răng với hàng nhập từ Trung Quốc: Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng, Bộ Trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng. Việc làm rõ và quy trách nhiệm này cần được làm trước Đại Hội Đảng 12.

Mùa Thu năm 2015 và là lần đầu tiên kể từ Hội Nghị Thành Đô những năm 1990, báo chí và dư luận xã hội Việt Nam bất ngờ tỉnh ngủ về tương lai “thoát Trung” nếu Việt Nam được gia nhập Hiệp Định TPP. Thậm chí vài tờ báo nhà nước còn can đảm rút tít từ ngữ trong ngoặc kép bị coi là rất nhạy cảm này.

Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh hơn một năm sau thời điểm giàn khoan HD 981 của Trung Quốc tha hồ vỗ mặt Bộ Chính Trị và Quốc Hội Việt Nam, và ngay sau khi TPP kết thúc đàm phán với một chân của Việt Nam đặt trên ngưỡng cửa hiệp định cứu rỗi kinh tế này.

Cũng từ khoảng một năm qua, có tin cho biết “Trung ương đảng” đã quyết định “dần thoát Trung.” Bằng chứng là ngay cả một nhân vật bị coi là cực kỳ bảo thủ như Tổng Bí Thư Trọng cũng đã đặt chân đến Washington vào Tháng Bảy vừa qua.

Thế nhưng thực tiễn “thoát Trung” bằng cách nào và tiến hóa tới đâu lại là bài toán cực kỳ nan giải, nếu xét từ hệ quy chiếu ngàn năm Bắc thuộc và hệ tư tưởng cộng sinh của Hà Nội vào Bắc Kinh trong suốt bảy chục năm lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bởi “thoát Trung” ngay trong những năm tới là một khả năng hoàn toàn “viễn vông” - nếu có thể mượn từ ngữ này của Thủ Tướng Dũng để mô phỏng mối quan hệ Việt-Trung.


Mối tình ngang trái


Ngay sau vụ HD 981 vào giữa năm 2014, giới chính trị và người dân Việt Nam đã phải tính tới viễn tượng đất nước bị Trung Quốc tấn công. Nếu kịch bản này xảy ra ngay tức khắc, cánh cửa nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc dùng cho các doanh nghiệp dệt may sẽ bị đóng sập. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã thản thốt than trời rằng nếu mất nguồn nhập khẩu đã ăn sâu vào não trạng này, họ chỉ có thể cầm cự được tối đa ba tháng.

Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này ở mức kỷ lục với 28 tỷ USD - theo thống kê chính thức của phía Việt Nam. Nhưng số liệu phía Trung Quốc lại còn cao hơn, cộng thêm cả hàng nhập tiểu ngạch đường biên mậu, hàng lậu, trốn thuế. Nếu vào năm 2012, Việt Nam công bố con số nhập khẩu từ Trung Quốc là 28.8 tỷ USD, thì con số của cơ quan chức năng Trung Quốc lại đến 34 tỷ USD.

Phần lớn hàng nhập từ Trung Quốc là hàng trung gian, chiếm 60% gồm nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, điện tử; các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm khoảng 30%; hàng tiêu dùng chiếm 10%.

Trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2014, Việt Nam tốn hàng chục tỷ USD cho nguyên phụ liệu dệt may, da giày, vải các loại, sắt thép, máy vi tính và sản phẩm điện tử linh kiện, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng, điện thoại các loại...

Chỉ từ sau năm 2000 đến nay, giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng đến 150 lần, từ mức 200 triệu USD lên đến 35 tỷ USD dự kiến trong năm 2015. Còn trong những năm 2013 và 2014, Việt Nam phải nhập siêu từ 23-24 tỷ USD hàng năm từ Trung Quốc. Đó là chưa kể đến 20 tỷ USD nhập lập từ Trung Quốc mà cho tới giờ này các bộ ngành Việt Nam vẫn còn nhắm mắt đổ lỗi cho nhau, không ai biết số hàng này tuồn đi đâu và cũng chẳng ai dám nhận trách nhiệm...

Một nghiên cứu của Trung Tâm WTO còn cho thấy, các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu EPC của 77/106 dự án lớn trong các lĩnh vực hóa chất, khai thác chế biến bauxite, xi măng, nhiệt điện... của Việt Nam. Đây là những dự án lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng do nhà thầu Trung Quốc thực hiện nên một phần đáng kể nguồn cung năng lượng, các hoạt động của nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực, chất lượng và hiệu quả từ các hoạt động của nhà thầu nước này. Phần lớn các dự án lại sử dụng máy móc, vật tư, nguyên liệu nhập từ Trung Quốc càng khiến tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này thêm trầm trọng. Nhiều nhà máy sau khi đi vào vận hành lại gặp trục trặc, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài...

Đó là một sự mất cân xứng quá lớn và làm lợi rất nhiều cho Trung Quốc.

Ai và những cơ quan nào của Việt Nam đã tiếp tay cho hậu quả phụ thuộc thiên triều như thế? Làm sao có thể “thoát Trung” về kinh tế nếu vẫn khư khư ôm chặt mối tình bời rời ngang trái giữa hai thân xác chính trị thỗn thện?


Kẻ nào tiếp tay bán đứng dân tộc?


Giới chuyên gia đánh giá: Với tỉ trọng 60% nguyên phụ liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc, nếu từ bỏ thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ xoay trở không kịp. Cơ cấu này đang gây khó rất lớn cho việc Việt Nam tham gia vào TPP, ứng với một điều kiện không thể thay đổi của TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc về các nước trong khối TPP.

Vậy là TPP chỉ có thể làm được vài việc cho khả năng thoát Trung về kinh tế. Với quy định nghiêm ngặt của TPP về cơ chế phải nhập nguyên vật liệu từ các nước nội khối TPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải bắt buộc chuyển đổi dần cơ cấu nhập khẩu từ kênh Trung Quốc sang các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore..., giãn dần tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc.

Tuy thế, cản ngại rất lớn đang tồn tại đối với triển vọng thoát Trung không chỉ là là thói quen nhập hàng giá rẻ của Trung Quốc, mà còn bởi lợi ích nhóm về kinh tế và chính trị của một lực lượng không nhỏ giới quan chức Việt Nam nhưng “thân Tàu.” Trong thời gian qua, số quan chức này đã tìm cách ngăn cản và phá đám Hiệp Định TPP cho Việt Nam. Trong thời gian tới, những quan chức này còn có thể tiếp tục tạo ra những tình huống nan giản để gây khó khăn cho tiến trình Việt Nam triển khai thực thi các quy định TPP. Đặc biệt với những quan chức này nằm trong những bộ ngành kinh tế liên quan mật thiết đến TPP như Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Kế Hoạch và đầu tư..., nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn chuyển đổi kênh nhập khẩu sẽ bị hành hạ không ít bởi chủ kiến chính trị của Bắc Kinh.

Bởi thế trong những năm trước mắt, chỉ có thể thận trọng nói tới khả năng Việt Nam “giãn Trung” về kinh tế, và tốt hơn nữa là “giãn Trung” về chính trị.

Nhưng muốn “giãn Trung” về chính trị như điều mà có lẽ phần lớn giới lãnh đạo Hà Nội đang ý thức một cách chậm chạp, lại cần phải có những hành động cụ thể thay cho lời lẽ đầu môi chót lưỡi và thay cho những khẩu hiệu mà đã khiến trí thức và nhân dân nhàm chán đến mức tăng vọt hệ số tiểu đường.

Tại sao dư luận càng phản ứng thì nạn nhập siêu từ Trung Quốc càng trầm trọng và năm sau càng trầm kha hơn năm trước? - đòi hỏi đầu tiên của nhân dân cần được giới lãnh đạo Việt Nam xử lý ngay.

20 tỷ hàng nhập lậu từ Trung Quốc đã đi đâu và ai, những cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về lỗ hổng có thể nuốt sống cả dân tộc như thế? - một đòi hỏi tiếp theo.

Hai đòi hỏi trên lại dẫn đến đòi hỏi thứ ba và không thể thiếu: Phải làm rõ trách nhiệm của các quan chức “thân Trung” ở những bộ ngành liên hệ quá môi răng với hàng nhập từ Trung Quốc: Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng, Bộ Trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng. Việc làm rõ và quy trách nhiệm đối với các ủy viên trung ương này phải được làm trước khi đảng cầm quyền tổ chức Đại Hội lần thứ 12.

Kể cả những kẻ đã tiếp tay bán đứng dân tộc này cho Trung Quốc...
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests