Bình Luận , Quan Điểm

caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Không đón tiếp người Nhật- Phi- Việt Nam và chó.

No China Shop - Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh""Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành, Trung Quốc:

Image
"Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - người Philippines - người Việt Nam và CHÓ"

Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.

Rose Tang - tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:

"Bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học."

"Lý do khiến cho sự thù hận/chủ nghĩa dân tộc được xây dựng và khuyến khích bởi đảng (cộng sản TQ) là vì nó (ĐCSTQ) muốn dùng khía cạnh bẩn thỉu của con người để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn nạn tham nhũng, bất công, khủng hoảng môi trường, v.v..."

"Of course you can share it, please share it with as many people as possible, i'm hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson.

The very reason why such hatred/nationalism is cultivated and encouraged by the party is because it needs to use such an ugly aspect of human life to divert public attention from corruption, injustice, environmental crises, etc..."

Nguồn ảnh: FB Rose Tang
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Hãy nói trước ngày chết

Trần Trung Đạo

- Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.


Người đời có thói quen kết án Stalin đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân dân Liên Xô, Mao Trạch Đông đã giết trên 30 triệu nhân dân Trung Quốc và Pol Pot tiêu diệt một phần tư dân tộc Khmer bằng súng và cả bằng dao phay, cán cuốc. Những chuyện đó ngày nay nhân loại đều biết và tội ác của chúng không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Tuy nhiên, làm thế nào một nông dân có gốc gác bình thường, nếu không muốn nói là hiền lành như Mao lại có thể trở thành sát nhân của mấy chục triệu dân Trung Quốc? Làm thế nào Pol Pot, con của một điền chủ giàu có, được gởi sang Pháp ăn học, được bạn bè nhớ lại như một người nhã nhặn, lịch sự và được gọi là trí thức trong xã hội Khmer còn chậm tiến lúc bấy giờ, nhưng sau khi nắm chính quyền đã giết hai triệu dân Khmer bằng búa, dao và những cách giết người tàn bạo hơn cả trong thời Trung Cổ?

Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản trang bị cho chúng một quyền lực tuyệt đối, một niềm tin cuối cùng, một lối thoát tinh thần, một chỗ dựa lý luận để giải thích cho hành động bất nhân của chúng. Nuon Chea, người đứng hàng thứ hai của chế độ Khờ Me Đỏ chỉ sau Pol Pot, lạnh lùng trả lời báo chí, những kẻ bị giết chỉ vì “họ là kẻ thù của nhân dân”. Đơn giản vậy thôi. Chúng ăn rất ngon và ngủ rất yên dù sau một ngày ký hàng loạt bản án tử hình.

Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.


Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khờ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là “gián điệp CIA”. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay, kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án.


Với chủ trương “Dân tộc Khờ Me cần đào hố để chôn đi quá khứ” Hun Sen đã cản trở Liên Hiệp Quốc rất nhiều trong việc điều tra tội diệt chủng của chế độ Pol Pot. Hun Sen cản trở vì bản thân y cũng từng là một sĩ quan Khờ Me Đỏ. Hun Sen nhiệt tình với lý tưởng CS đến mức bỏ học theo Pol Pot khi còn trong tuổi thiếu niên. Nhiều chi tiết trong quảng thời gian từ 1975 đến 1979 của cuộc đời y vẫn còn trong vòng bí mật. Khi chôn quá khứ của Campuchia, Hun Sen muốn chôn đi quá khứ tội lỗi của mình.

Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Số người bị giết trong vụ Thảm sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và “kẻ thù nhân dân” không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, Nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”
Image

Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy tang thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế “nhảy núi”. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo CS và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ. Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách “mời đi trình diện” rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra “tòa án nhân dân” và kết án tử hình.

Image
Người “nhảy núi” nổi tiếng nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Ngày 12 tháng 7 năm 1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời câu hỏi của nhà văn Thụy Khuê về sự liên quan của ông đối với vụ Thảm sát Tết Mậu Thân: “Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế” và ông cũng thừa nhận Thảm sát Tết Mậu Thân là có thật chứ chẳng phải “Mỹ Ngụy” nào dàn dựng “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.

Khi được hỏi ai là những người phải chịu trách nhiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát biểu “Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” và tiếp tục nêu thêm chi tiết chính Đại tá Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân thừa nhận trong tạp chí Sông Hương “Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi.”

Tóm lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường trong buổi phỏng vấn dành cho nhà văn Thụy Khuê xác nhận ông ta không có mặt ở Huế trong suốt thời gian Huế bị CS chiếm đóng và những kẻ sát hại thường dân vô tội là do các “lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế” chủ trương.

Tuy nhiên 15 năm trước đó, ngày 29 tháng 2 năm 1982, trong buổi phỏng vấn truyền hình dài 15 phút dành cho hệ thống WGBH, Hoàng Phủ Ngọc Tường thừa nhận việc dư luận đang tố cáo ông là đúng, nghĩa là chính ông đã có mặt tại Huế: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra...” và ông cho rằng một số người dân Huế chết thảm thương là do sự trả thù của chính người Huế với người Huế “chính nhân dân đã căm thù quá lâu, đó là những người đã bị chính nó tra tấn, chính nó đã làm cho tất cả gia đình phải bị đi ở tù ra ngoài đảo v.v... và đến khi cách mạng bùng lên họ được như là lấy lại cái thế của người mạnh thì họ đi tìm những kẻ đó để trừ như là trừ những con rắn độc mà từ lâu nay nếu còn sống thì nó sẽ tiếp tục nó gây tội ác trong chiến tranh.”


Nếu phân tích theo thời gian và diễn biến chính trị thế giới, đặc biệt sự sụp đổ của phong trào CS quốc tế, câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường vào năm 1982 là thành thật và sát với thực tế Mậu Thân nhất. Trong giai đoạn chuyên chính vô sản vài năm sau 1975, không chỉ ông ta mà cả các lãnh đạo CSVN vẫn nghĩ “con đường tất yếu” là con đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Không có một thế lực nào cản trở sức chảy của “ba dòng thác cách mạng”. Vào thời điểm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng những không sợ gì phải che giấu mà còn xem đó như một thành tích cần được nêu ra. Xem đoạn phim, khuôn mặt Hoàng Phủ Ngọc Tường đằng đằng sát khí khi diễn tả việc giết một viên chức VNCH: “chỉ lấy lại mạng sống của một người, giá đó rất nhẹ và công bằng”.

Thái độ đó hoàn toàn khác với giọng ôn tồn khi ông ta nhắc lại lời của Đại tá CS Lê Minh như thay cho chính mình 15 năm sau “bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ”. Thời gian đổi thay, lịch sử đổi thay và con người cũng thay đổi. Không phải chỉ Hoàng Phủ Ngọc Tường mà cả những cựu lãnh đạo CS Đông Âu, một thời giết người không chút xót thương, sau 1990 cũng trả lời báo chí với giọng ngọt ngào như thế.

Nhiều bạn hữu của Hoàng Phủ Ngọc Tường như tác giả Ngô Minh viết trên talawas 2008, cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường “trong suốt những năm lên “xanh” ở A Lưới, Hoàng Phủ Ngọc Tường không được phân công về thành phố hay đồng bằng một chuyến nào cả” mà không biết hay cố tình bỏ qua sự kiện 26 năm trước chính Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác nhận mình ở Huế với những tình tiết mắt thấy tai nghe của một người trong cuộc.

Hai buổi trả lời phỏng vấn hoàn toàn trái ngược chứng tỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường phải có một khó khăn để giải thích sự liên hệ của mình đến vụ Thảm sát Mậu Thân. Lời phát biểu của ông cho thấy một điều, ngoại trừ trẻ em quá nhỏ, những người bị giết chắc chắn biết người giết mình là ai.


Không giống Hoàng Phủ Ngọc Tường mâu thuẫn, hai ông Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Phan từ trên núi theo đoàn quân CS đánh vào Huế. Hai ông không từ chối điều này nhưng đều phủ nhận đã có liên hệ gì với Thảm sát Mậu Thân. Trong bài viết Nhân đọc bài "Trịnh Công Sơn - Những hoạt động nằm vùng” Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người.”

Nhà văn Nhã Ca kết án ông Nguyễn Đắc Xuân trong Giải Khăn Sô Cho Huế vì đã “đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố để xử tử” và ông Nguyễn Đắc Xuân đáp lại trong bài Hậu Quả Của “Cái Chết” của tôi: “Còn tôi, một sinh viên Phật tử mới thoát ly chưa đầy một năm rưởi, không có quyền hành gì, nếu tôi muốn làm những việc như Nhã Ca viết thì cũng không thể làm được. Không ai cho tôi làm. Nếu tôi tự ý làm, làm sao tôi có thể thoát được sự phê phán của đồng chí đồng sự của tôi, đặc biệt là những người sau nầy không còn đứng trong hàng ngũ kháng chiến nữa...”

Chuyện “thoát ly chưa đầy một năm rưỡi” không chứng minh được ông ta không có quyền giết người, trái lại cũng có thể giải thích ngược, càng tham gia trễ càng phải chứng tỏ nhiệt tình cách mạng cao độ, càng phải giết nhiều người, càng phải lập nhiều công. Nói thế không phải để đánh bồi thêm một người đã ngã nhưng cho thấy lời biện bạch của ông không thuyết phục.

Trong tinh thần “Lợi ích của sự ngờ” (Benefit of the doubt), tạm cho những lời người khác kể về các ông chưa đủ bằng chứng kết tội, tuy nhiên, các ông Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân, những thành viên tích cực của phong trào đấu tranh đô thị, hoạt động 26 ngày trong lòng thành phố Huế bị rơi vào tay các ông với nhiều ngàn người dân vô tội bị giết bằng những cách dã man hơn cả bọn diệt chủng Pol Pot mà các ông nói rằng không biết gì, không thấy gì thì trẻ con ngây thơ cũng không tin được.

Và không chỉ ba ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan mà cả thế hệ “nhảy núi” ở Huế trong đó rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ cho đến nay vẫn không biết gì, không thấy gì, không viết gì về Thảm sát Tết Mậu Thân thì quả là chuyện lạ. Hãy thử đặt mình trong vị trí của gia đình các nạn nhân vụ Thảm sát Huế, các ông có nghĩ rằng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân đã giết hoặc biết chắc ai đã giết thân nhân các ông các không? Chắc chắn là có, không thể có lời giải thích thứ ba.

Lẽ ra Thảm sát Tết Mậu Thân phải là nguồn thôi thúc cho nhiều tác phẩm văn học lớn nói lên sự đau khổ, sự chịu đựng tận cùng của đồng bào Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Lẽ ra những người đang bị dư luận kết án, nếu thật sự không tham dự vào cuộc tàn sát, thay vì than mây khóc gió trong văn chương hay lao đầu vào cơm áo, nên dành phần còn lại của đời mình đi tìm cho ra cội nguồn gốc rễ để vừa giải oan cho đồng bào mà cũng minh oan cho chính mình. Gia đình nạn nhân còn đó, nhân chứng còn đó, hầm hố còn đó, bạn bè còn đó, chứng tích còn đó, chế độ còn đó. Có thể người đọc vì sự công phẫn chưa nguôi, sẽ không tin hết các điều các ông các bà viết nhưng nếu đúng rồi lịch sử sẽ tin. Nếu không làm thế, cơ chế độc tài này chắc chắn sẽ tàn lụi nhưng tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... mãi mãi vẫn là những dấu đen ngàn đời không phai.

Dư luận khắt khe nhưng không bất công. Suốt 42 năm, các ông các bà có rất nhiều cơ hội để làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử mà các ông các bà từng tham dự, nhưng ngoại trừ việc phải trả lời vài buổi phỏng vấn rải rác đó đây, các ông các bà im lặng. Kết án lại những người kết án không phải là cách trả lời mà nhân dân Việt Nam đang muốn biết. Ông Nguyễn Đắc Xuân được gọi là “nhà Huế học” nhưng Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm, đền đài mà còn có Bãi Dâu, Khe Đá Mài, khu Gia Hội và hàng chục ngôi mồ tập thể khác. Đời sống của một dân tộc không chỉ gồm những thời đẹp đẽ, vinh quang mà còn cả những giai đoạn đau buồn, tủi nhục. Tại sao các ông các bà không viết? Phải chăng những người “nhảy núi” ở Huế cũng giống như Hun Sen hay tên Khờ Me Đỏ giết chồng bà Samrith Phum năm 1977, đang cố chôn đi quá khứ? Sự im lặng của các ông các bà không phải là một công án thiền mà là lời tự tố cáo lớn tiếng nhất.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên.

Nhiều tác giả đã viết về Thảm sát Mậu Thân. Những dữ kiện trong bài viết này không có gì mới mà đã được nhắc đi nhắc lại. Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người “nhảy núi” còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.

Trần Trung Đạo
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Đắc Kiên
Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội
26-02-2013

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”(*)

Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách.Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

(*) Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.

Basamnews
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Ông Nguyễn Phú Trọng rất hàm hồ
Nguyễn Thanh Giang

(Danlambao) - ...Ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tộc!

Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế...


Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:


"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.

Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!

Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?

Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”.

Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không?

Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư-thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia - phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia - phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng, viện trưởng - giáo sư Tương Lai, viện trưởng - tiến sỹ Nguyễn Quang A ….

Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.

Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi...

Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.

Không có tự do trưng cầu dân ý để có thể nói tuyệt đại đa số nhưng chắc chắn nhiều người Việt Nam đồng tình với các vị nêu trên. Bản kiến nghị của 72 vị ký tên gần đây chỉ trong vài ngày đã lấy được hàng ngàn chữ ký. Nếu công khai trên mọi phương tiện thông tấn báo chí thì rất có thể sẽ có sự biểu đồng tình của hàng triệu người.

Ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc!

Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được Đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế.

Ông hãnh tiến, ông quá sung sướng, vậy mà, sao ông nỡ chỉ thị đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khỏi báo Gia đình&Xã hội!

(Ngày 28/12/2012, chính ông chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước". Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này". ).

Thật là dã man, độc ác.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không có lỗi gì. Qua bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, thấy anh là người có tài, có tâm và rất khảng khái, trung thực.

Một bạn đọc với nick Sinh Viên Cũ của thôn Danlambao đã viết về anh: "Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này."

Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng "anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình." .

Tôi yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng:

1 - Chỉ thị báo Gia đình&Xã hội thu hồi ngay quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.

2 - Xin lỗi toàn Đảng, toàn dân về lời phát biểu hàm hồ tỏ sự khinh thị, dọa nạt, trấn áp đồng bào.

Tôi kêu gọi:

1 – Hãy cùng lên tiếng phản đối và phân tích rõ sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng, tư cách, đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng.

2 - Hãy vận động các nhà báo trong và ngoài nước cùng Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới hỗ trợ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên về cả tinh thần và vật chất

Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Sao Đảng Cứ Mãi Lội Ngược Dòng?
Phạm Trần

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chỉ biết dựa vào Quân đội và Công an để cai trị độc quyền và độc đảng là một sai lầm chính trị làm suy yếu dân tộc, kìm hãm phát triển đất nước và gia tăng hiểm họa bị Trung Cộng đè đầu bóp cổ.

Sau đây là những bằng chứng:

Thứ nhất, trong hầu hết các bài viết chống bỏ Điều 4 Hiến pháp thừa nhận đảng có quyền “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” không qua bầu cử tự do và dân chủ trong qúa khứ cũng như hiện tại, từ sau khi Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 được đem ra lấy ý kiến tòan dân từ ngày 02/01/2013, đều xuất phát từ hai lực lượng Quân đội và Công an.

Lực lượng thứ ba, Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng cán bộ, đảng viên cũng có một số bài viết bảo vệ “quyền lãnh đạo tuyệt đối và đương nhiên” cho đảng, nhưng giọng điệu băng đảng ít hơn trong hai phe Quân đội và Công an.

Tại sao có chuyện này?

Bởi vì Quân đội và Công an là hai lực lượng lấy “ bảo vệ đảng” và “trung thành với đảng” trên cả Tổ quốc và nhân dân làm phương châm hành động để được nuôi ăn đầy đủ và được hưởng nhiều bổng lộc hơn cả nhân dân vừa là cha mẹ và làm chủ đất nước !

Do đó, việc hiến định Quân đội trong Điều 70 sửa đổi bổ sung cho Điều 45 Hiến pháp 1992 phải bị lên án là sai trái và ngược ngạo, theo đó “ Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”

Việc buộc Quân đội phải trung thành và bảo vệ đảng cầm quyền khi thực tế quân đội là của nước do dân và của dân có nhiệm vụ ưu tiên phải bảo vệ Tổ quốc và nhân dân là phản bội xương máu của Tổ tiên đã đổ xuống cho Tổ quốc trường tồn.

Hơn nữa khi viết Điều 70 như thế, những người sọan thảo đã “đồng hoá đảng với Tổ quốc” và đặt quyền lợi của Tổ Quốc dưới quyền lợi của Đảng là việc phải bị lên án là ngạo ngược vì đã coi rẻ sinh mạng của các thế hệ đã “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” và dân tộc sống mãi muôn đời chứ không phải cho đảng, vì đảng là của một thiểu số.

Ngoài ra Điều 70 còn nhố nhăng quy định quân đội của Việt Nam còn phải “thực hiện nghĩa vụ quốc tế”, nhưng cho ai và vì ai?

Chẳng nhẽ Quân đội được gọi là “lực lượng vũ trang nhân dân” không coi nhiệm vụ bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ và an ninh cho nhân dân là ưu tiên mà còn bị đảng lôi đi “đánh thuê” cho nước ngòai, hay “xâm lăng” nước khác để giữ cam kết với một cường quốc, hay một khối nước nào đó có cùng ý thức hệ như đảng CSVN đã từng thi hành với Nga-Tầu trong hai cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa (từ 1960 đến 1975) và Cao Miên năm 1978?

Lẽ ra khi “sửa đổi” thì Hiến pháp sau phải hay hơn, tốt hơn và có lợi cho dân cho nước hơn Hiến pháp cũ chứ cớ sao lại lạc hậu và sẵn sàng để quân đội làm “tay sai” cho ngọai bang như thế?

NGƯỢC CHIỀU VÌ QUYỀN VÀ LỢI?

Thứ hai, bằng chứng “gió thổi ngược chiều” để đưa Quân đội vào Hiến pháp, ngòai việc “chính trị hoá” còn có âm mưu giữ cho cái ghế cai trị độc quyền của đảng vững mãi. Nó cũng có có mục đích chống lại những đòi hỏi ngày một gia tăng trong nhân dân muốn chấm dứt độc tài, đa nguyên đa đảng để nhân dân tự quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình qua bầu cử bằng lá phiếu tự do và dân chủ.

Hãy đọc lại Điều 45 của Hiến pháp 1992 xem Quân đội phải trung thành với ai:“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.”

Trước đó, trong Điều 51 Hiến pháp 1980 cũng minh thị : “Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.”

Điều 8 trong Hiến pháp 1959 cũng không thấy bóng dáng Đảng đâu hết: “Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.”

Trong khi ấy, Hiến pháp năm 1946 viết rất đơn giản nhưng ai đọc cũng hiểu nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là của dân và do dân như quy định trong hai Điều 4 và 5 của Chương II nói về Nghĩa vụ và Quyền lợi Công dân :

Điều thứ 4

Mỗi công dân Việt Nam phải:

- Bảo vệ Tổ quốc
- Tôn trọng Hiến pháp
- Tuân theo pháp luật.

Điều thứ 5

Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.

Như vậy xuyên qua 4 Hiến pháp, từ 1946 đến 1992, Quân đội khi nào cũng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết vậy hà cớ gì Ban sọan thảo lại quy định Quân đội phải coi Đảng hơn cả Quốc gia và Dân tộc trong Hiến pháp sửa đổi 2013?

Phải chăng vì đảng đã dành cho Bộ Quốc phòng nhiều đặc quyền và đặc lợi kinh tế như đang được quản lý hơn 110 Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực quan trọng như cơ khí, hóa chất; nông, lâm và hải sản; điện, điện tử, viễn thông v.v…cho nên nếu không trung thành thì sẽ bị mất khối lượng tài sản khổng lồ này, hoặc ngược lại vì được lợi nên nhất định Quân đội phải trung thành với đảng để giúp đỡ nhau?

Nhưng mọi nguồn lợi kinh tế ở Việt Nam đều do đảng nắm giữ và chia phần cho phe nhóm để bảo vệ nhau nên các Doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng có làm ra tiền thì cũng chỉ để bảo vệ “ lợi ích nhóm” là chính. Trên 5 triệu binh sỹ, cả chính quy và trừ trị, có được hưởng đồng nào không thì chưa có thống kê chi tiêu nào được công khai nên khó mà biết hàng tỷ bạc thu vào đã chui vào túi ai?

Chỉ biết Tập đòan viễn thông Việttel lớn nhất của Quân đội, có 30,000 công nhân, tương dương quân số 1 Quân đòan do một Trung tướng làm Tổng Giám đốc và hai Thiếu tướng Phó Giám đốc.

Sau đó đến các Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12); Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15); Tổng Công ty Đông Bắc; Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn;Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (VNH).

Dưới các Tổng Công ty là Công ty ở cấp Sư đoàn do các Tổng Giám đốc, tương đương cấp Tư lệnh trông coi. Các đơn vị Hải quân và Cảnh sát biển chiếm ưu thế.

CÔNG AN THÌ SAO?

Thứ ba, đối với lực lượng Công an thì được quy định trong Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 47 Hiến pháp 1992) : “Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Nếu đem so với Điều 47 (Hiến pháp 1992) thì lực lượng Công an không còn phải bảo đảm “các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân” nữa !

Hãy đọc lại điều này : “Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.”

Như vậy là thế nào? Những người sọan thảo lại “hiến định hoá” cả việc tước bỏ các quyền bẩm sinh của người dân được “tự do” và “dân chủ” thì có độc tài, lạc hậu không?

Nhưng Công an đối với đảng như thế nào?

Báo cáo của “Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung Ương tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết TW4 (Khóa XI) viết: “Tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Công an có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân, có lối sống trong sạch, giản dị, chấp hành nghiêm kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tận tụy với công việc, nêu cao ý chí tấn công tội phạm, tinh thần phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó…. sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả của cách mạng,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân…” (Tài liệu Công an, 29/8/2012)

Thế là “hòa cả làng” rồi nhá !

Cả Quân đội và Công an, hai lực lượng “xương sống” giữ cho đảng không tan để một mình cầm quyền mãn đời đã “trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước” trên cả Tổ quốc và Nhân dân thì đảng chắc ăn như bắp còn gì nữa, phải không ?

Lực lượng Công an đã coi dân như rơm rác hay như kẻ thù tại các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, còn cả gan ngăn dân không cho tưởng niệm các liệt sỹ của hai miền Nam-Bắc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ ở Hòang Sa và Trường Sa, nay lại đẩy dân xuống hạng chót của thang bậc được bảo vệ thì Hiến pháp viết ra cho ai thi hành?

NHỮNG CON VẸT MỎ CÙN

Khi lực lượng Công an được phép “đặt đảng lên đầu dân” như như Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã viết thì một số “quan chức lý luận” của Công An còn chạy đua với bên Quân đội lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng bằng mọi gía, vì theo họ, đó là “đòi hỏi khách quan tất yếu của cách mạng Việt Nam”.

Một trong những người này là Đại tá, Phó Giáo sư Nguyễn Bình Ban, quyền Viện trưởng Viện Lịch sử Công an. Ông Ban viết rằng : “Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, chống xâm lược thống nhất đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng ta đã được cả dân tộc thừa nhận và tuân theo.”

Nói như thế là “nhận khống”. Không có điều gọi là “cả dân tộc” đã “thừa nhận và tuân theo” đảng CSVN. Có chăng là chỉ có một bộ phận người dân đi theo đảng CSVN hay bị kẹt lại vùng quân đội Cộng sản kiểm soát trong chiến tranh như ở miền bắc vỹ tuyến 17 đã phải sống và làm theo chế độ Cộng sản vì họ không có lựa chọn nào khác.

Còn lại lối 25 triệu người sống trong chế độ Việt Nam Cộng hòa từ phía nam Vỹ tuyến 17 đến mũi Cà Mâu có thừa nhận đảng CSVN bao giờ đâu?

Ông Nguyễn Bình Ban còn hô hào : “ Chúng ta kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch (TLTĐ) và cơ hội, xét lại phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng hoặc chỉ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, đòi Đảng trả lại quyền lực cho nhân dân khi kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực chất là đòi hạ bệ, tước bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chống lại xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam là tiến lên Chủ nghĩa Xã hội (CNXH)… Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng XHCN, Đảng cũng mắc một số sai lầm, khuyết điểm cả về nhận thức lý luận và tổ chức thực tiễn. Song, khuyết điểm này không phải bắt nguồn từ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng mà có nguyên nhân căn bản là Đảng chậm đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH; cộng với sự yếu kém, bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước v.v…” (Báo Công an, 23/02/013)

Tại sao đảng chỉ mắc có “một số sai lầm, khuyết điểm”? Nếu chỉ có “một số” thì đất nước đâu có chậm tiến và nhân dân đâu đến nỗi lạc hậu như bây giờ? Những người như ông Ban, cả Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN thử sờ lên gáy xem sau 83 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chưa?

Hãy nhìn sang các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á, chẳng hạn như Thái Lan để biết trình độ dân trí và sự phồn thịnh của họ cao gấp bao nhiều ngàn lần người Việt Nam bây giờ? Những người Cộng sản từng kiêu ngạo trong chiến tranh hãy bình tâm xét lại chân tướng mình xem đã có khả năng đem lại cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho tòan dân trong thời bình chưa?

Và tại sao Đại tá Nguyễn Bình Ban lại đổ lỗi cho “tư duy” (hay cách suy luận), “cơ chế” và “chính sách qủan lý”? Những thứ này từ con người của đảng mà ra chứ đâu có tự trên trời rơi xuống. Những yếu kém về kinh tế, nạn tham nhũng, mất công bằng, bất công, xáo trộn trong xã hội, văn hoá suy đồi, đạo lý băng họai, vi phạm quyền con người, kìm kẹp dân chủ, lấy mất tự do của dân là do cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền đã làm theo chủ trương của đảng và chính sách của nhà nước chứ chẳng nhẽ dân lại tự ý gây ra để làm khổ mình?

Lối đổ thừa chạy tội này không đánh lừa được dân đâu. Người dân Việt Nam ở Thế kỷ 21 không còn khờ khạo dễ bị đánh lừa như người dân sống trong Thế kỷ 20 chứ đừng nghĩ đến các Thế kỷ trước.

AI SUY THOÁI TƯ TƯỞNG?

Chuyện này cũng giống như lời nói rất chướng tai ngày 25/02 (2013) của Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc. Ông Trọng nói rằng: “ Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Hả? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

Ô hay, là người lãnh đạo đảng cầm quyền mà ông khinh dân như thế thì “tư duy” của ông này phải có vấn đề. Nếu đầu óc ông bình thường thì ông Trọng không thể buông ra những nhận xét chủ quan một chiều và độc tài như thế.

Bởi vì khi Đảng và Quốc hội kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 thì đảng phải lắng nghe mọi ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều chứ không thể vu oan cáo vạ cho những ai khác lập trường và quan điểm với mình.

Vì vậy, ngay sau khi lời nói của ông Trọng được công bố trên Đài Truyền hình ở Việt Nam ngày 25/02 (2013) thì phản ứng từ nhiều phía đã nổi lên.

Quyết liệt và đầu tiên là của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, Phóng viên báo Gia đình & Xã hội (Gia đình.Net).

Ông Kiên viết quan điểm của mình trên mạng báo “Cùng Viết Hiến Pháp” của nhóm Trí thức chủ xướng gồm có : Tiến sỹ toán học Ngô Bảo Châu (Đại học Chicago); Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VietnamNet, học gỉa Trung tâm báo chí, chính trị và chính sách công Shorenstein, Đại học Harvard; Giáo sư Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago.

Trong bài “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, ông Kiên can đảm nói thẳng: “Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.”

Sau bài viết này, báo Gia đình & Xã hội (của Tổng cục Dân số-Kế họach hóa gia đình, Bộ Y tế) buộc ông Kiên thôi việc.

Tờ báo viết :“Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên.

Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên.”

Rõ ràng đây là hành động ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, và chắc chắn phải đến từ Ban Tuyên giáo của đảng CSVN.

Nhưng không phải chỉ có Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên chỉ trích ông Trọng mà còn có nhiều người khác, điển hình như Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang đã phổ biến bài viết của mình trên các mạng báo “truyền thông xã hội”.

Trong một đọan, ông nói : “Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”.

Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không?

Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư -thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia – phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng, viện trưởng – giáo sư Tương Lai, viện trưởng-tiến sỹ Nguyễn Quang A…

Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.

Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi…

Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.”

Tiến sỹ Giang kết luận : “Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc!”

Nhà báo Võ Văn Tạo cũng viết trên trên Basamnews : “Muốn duy trì điều 4 trong Hiến pháp, ông Trọng muốn giữ độc quyền đảng trị. Tuy nhiên, không ít đảng viên, kể cả không ít đảng viên cấp cao, đều biết rõ cái độc quyền ấy thực chất chỉ cốt duy trì quyền uy chính trị và đặc quyền đặc lợi vật chất cho những đảng viên có chức quyền biến chất. Hầu hết các đảng viên cấp thấp, không có chức quyền, không đặc quyền đặc lợi, hoặc có chức quyền nhưng lại có lương tri đều băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh của đất nước trước hiện tượng suy thoái đạo đức của “một bộ phận không nhỏ” đảng viên hiện nay.

Không ít đảng viên tâm huyết và có trí thức nhận ra sự thật phũ phàng: quay lưng với mọi thành tựu chính trị – xã hội của nhân loại (đa nguyên chính trị, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội), đảng CSVN đã quá lạc hậu, xơ cứng, bế tắc về đường lối, đang bị những kẻ vô liêm sỉ, cơ hội xấu xa núp bóng để đục khoét tham nhũng trắng trợn, trở thành vật cản kìm hãm vô cùng tai hại cho sự phát triển đi lên của đất nước, làm Việt Nam càng ngày càng tụt hậu và trở nên xa lạ so với khu vực và thế giới.

Đảng CSVN có hơn 3 triệu đảng viên, và số đảng viên hưởng đặc quyền đặc lợi chỉ là một phần trong số đó, trong khi cả nước có gần 90 triệu dân. Giữ điều 4 Hiến pháp là gì, nếu chẳng phải là khư khư độc quyền đảng trị như “đười ươi giữ ống”, giữ lợi ích bất chính cho một thiểu số người, bất chấp phương hại nặng nề tự do, hạnh phúc của nhân dân, kéo lùi tương lai phát triển của đất nước?.”

Rõ ràng Tổ tiên người Việt nói không sai khi “thượng bất chính thì hạ tắc lọan” nên trước ông Trọng cũng đã có những lọai phản biện “thiếu văn hoá” với những Trí thức và lão thành cách mạng như của ông Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Nguyên Cát thuộc Học viện Quốc phòng xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16/12/2912.

Ông này hồ hởi viết rằng : “Mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội luôn được các thế lực thù địch đặt lên hàng đầu trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, hướng lái Việt Nam theo con đường của chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết lợi dụng đợt sinh hoạt dân chủ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 được tiến hành vào quý I năm 2013, để tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Đảng ta. Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội.”

Nhưng ông Cát và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nữa có biết rằng nhân dân và nhiều “bậc thầy” Cộng sản của các ông ở Nga và các nước Đông Âu cũ đã quay lưng, sổ toẹt vào Chủ nghĩa Mác-Lênin từ khuya rồi không?

Chỉ có những kẻ còn ngủ mê của đảng CSVN mới không nhìn ra, hoặc đã thấy nhưng vẫn tham quyền cố vị nên cứ ngoi ngóp lội ngược dòng?

Phạm Trần
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bốn không hay không Bốn?

Ngô Nhân Dụng

Ngày hôm qua, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam chính thức góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến Pháp, và không ngần ngại nêu ý kiến phải bãi bỏ độc quyền cai trị của đảng Cộng sản, phải thiết lập một thể chế trong đó ba quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp phải được bảo đảm minh bạch bằng luật lệ.

Tuy các vị giám mục thường không can dự vào những việc chính trị đảng phái, nhưng bản “Nhận định và Góp ý” của họ rõ ràng nói ngược lại với lời tuyên bố gần đây của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng sản. Trong chủ trương “4 không” của ông Trọng, ông nhấn mạnh là không thể chấp nhận bỏ độc quyền lãnh đạo ghi điều 4 Hiến Pháp; không chấp nhận đa đảng; cương quyết bác bỏ khái niệm tam quyền phân lập; và chống đề nghị đặt quân đội ra ngoài bàn tay kiểm soát của đảng Cộng sản. Dân Hà Nội bàn nhau rằng “Tuyên ngôn Bốn Không” của ông Trọng là phản ứng bất đắc dĩ, vì những tay đầu đảng đang lo sợ trước “Phong trào Không Bốn,” của những người dân đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến Pháp.

Cuộc đấu tranh giữa Bốn Không (viết tắt 40) và Không Bốn (viết tắt 04) đã bắt đầu. Dân Việt bây giờ có thể kín đáo bày tỏ thái độ bằng dấu hiệu: Tôi 04, anh 40 hay sao? Không, Tôi cũng 04! Những chiếc áo sơ mi với dấu hiệu 04 sẽ từ từ xuất hiện.

Ông Nguyễn Phú Trọng đánh phủ đầu những người chống chủ trương 4 không, kết tội họ là “suy thoái” về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên đã phản ứng ngay lập tức, nói thẳng rằng ông Trọng không có quyền nhân danh tất cả mọi người dân Việt Nam để kết luật tình trạng chung là suy thoái trên ba mặt đó. Nếu có suy thoái, thì chỉ có các đảng viên cộng sản của ông Trọng suy thoái thôi!

Dấu hiệu suy thoái nặng nề nhất về tư tưởng, chính trị và đạo đức đã hiện ra trong chủ trương 40 (bốn không) của ông Nguyễn Phú Trọng; khi ông dám nói rằng những người đòi tam quyền phân lập là suy thoái. Lời tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với các bằng chứng lịch sử. Loài người, từ khi quy tục thành quốc gia, ngay lúc còn “ăn lông, ở lỗ,” thực ra người ta đã sống trong tình trạng tập trung quyền hành hàng mấy chục ngàn năm. Vì họ không biết cách sống nào khác. Lúc mới sinh ra đã thấy mọi quyền quyết định trong xã hội, trong quốc gia đều nằm trong tay một người hay một gia đình. Dù họ gọi chế độ của họ Ðế quốc hay là Cộng Hòa, quyền bính vẫn tập trung tay một nhóm người được ưu đãi.

Chỉ trong vài ngàn năm gần đây mới có những định chế nằm bên cạnh, có khả năng tranh giành ảnh hưởng với các nhóm độc quyền chính trị. Thí dụ, có những tổ chức tôn giáo tự coi mình độc lập với các ông hoàng, bà chúa. Hoặc khi các nhà quý tộc dám họp nhau lại đòi quyền hành của ông vua phải có giới hạn, như bản Magna Carta, Ðại Hiến Chương ở nước Anh vào năm 1215. Tiến xa một bước nữa, từ thế kỷ 18 loài người đã biết chính thức thiếp lập các định chế độc lập và có thể kiểm soát lẫn nhau. Ba định chế thi hành ba thứ quyền: hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Từ đó tới nay, các dân tộc đều cố gắng tiến tới thực hiện việc phân chia ba thứ quyền hành như vậy. Những nước thực hiện “tam quyền phân lập” sớm nhất cũng là những nước tiến bộ nhất về kinh tế, mà người dân nước họ thường sống tự do và hạnh phúc hơn những nước độc tài chuyên chế.

Cho nên, chủ trương Bốn Không bác bỏ “tam quyền phân lập” là một ý kiến thực sự thoái hóa, hoàn toàn đi ngược với lịch sử tiến hóa của nhân loại. Giống như chủ trương đưa cả nước trở lại sống như vào thời Trung Cổ. Như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng lại bảo họ là suy thoái thì lạ thật!

Người Việt Nam không đến ai cũng nỗi lú như vậy. Nước ta đã sống dưới chế độ chuyên chế trong vài ngàn năm, nhưng ngay từ khi được biết có những tiến bộ của loài người thì dân Việt đã thấy muốn quốc gia tiến bộ cần phải có “tam quyền phân lập.”

Trong thế kỷ trước, Phan Bội Châu đã chủ trương phân biệt ba quyền. Trong một di cảo có lẽ viết trong năm 1940, năm chót trong cuộc đời hơn 73 tuổi, Phan Bội Châu cho thấy truyền thống văn hóa Á Ðông đã có truyền thống đó, đặc biệt là quyền tư pháp phải độc lập với quyền hành pháp. Ngay trong Nho Giáo đã chấp nhận điều này. Cụ Phan kể lại một cuộc đối thoại giữa Mạnh Tử với học trò.

Người học trò Ðào Ứng đem chuyện Vua Thuấn ra để hỏi ý thầy. Ông vua huyền thoại này được coi là mẫu mực của các ông vua tốt; còn cha vua là Cổ Tẩu thì mang tiếng xấu. Ðào Ứng hỏi rằng: Nếu trong lúc Thuấn làm vua, Cao Dao làm sĩ sư (vị quan tư pháp cao nhất), mà Cổ Tẩu vô cớ giết người; thì Cao Dao phải xử trí ra sao? Mạnh Tử trả lời rằng: “Bắt ngay chứ còn gì nữa?” (Chấp chi nhi dĩ hĩ). Ðào Ứng hỏi: “Thế Thuấn không ngăn cản hay sao?” Mạnh Tử: “Thuấn lấy cớ gì mà cấm được?”

Ðào Ứng vẫn thắc mắc: Vậy thì Thuấn phải làm gì? Mạnh Tử cho là vua Thuấn nên bỏ ngôi vua, cõng cha đi trốn, nếu muốn giữ đạo hiếu.

Kể lại các câu đối thoại đó, Phan Bội Châu nhận xét: “Thuấn không dám ỷ quyền thiên tử mà xâm phạm đến quyền tòa án... Mà trong mắt Cao Dao cũng vậy,... theo luật pháp giết người phải bắt, cha thiên tử giết người cũng phải bắt.” Phan Bội Châu kết luận: “Thầy Mạnh chủ trương tam quyền phân lập.”

Bây giờ chúng ta đều hiểu tam quyền phân lập nghĩa là gì. Thời 1940, Phan Bội Châu phải giải thích với đồng bào: “Tam quyền là những gì? Tức là lập pháp (lập ra pháp luật); tư pháp (nghiêm giữ pháp luật); hành pháp (thi hành những việc quốc dân giao cho làm. Ba quyền đó không được xâm phạm lẫn nhau... Ðọc câu 'Thuấn-đắc nhi cấm chi?' (Thuấn lấy cớ gì mà cấm được) chẳng phải tinh thần của 'tam quyền phân lập' đó ru? Còn như quyền lập pháp là thuộc về quốc dân, lại cao hơn hành chánh.” (Phan Bội Châu Toàn Tập, tập 4, xuất bản tại Huế, năm 1990, trang 388-391).

Nếu Phan Bội Châu sống vào thế kỷ 21, vào năm 2013, ở nước Việt Nam bị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì chắc cụ đã bị ông tổng bí thư chê là “suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức.” Nhưng nếu phải phê phán thì giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Phú Trọng, thì chắc mọi người Việt Nam ai cũng biết người nào mới lú.

Nếu sống vào thế kỷ 21, chắc chắn Phan Bội Châu sẽ lên tiêng phản đối ngay chủ trương Bốn Không của đảng Cộng sản. Bởi vì cụ yêu thương người Việt Nam, suốt đời tranh đấu đòi quyền tự do, độc lập cho dân tộc. Không những đề cao tam quyền phân lập, chắc chắn Phan Bội Châu còn đòi phải bãi bỏ độc quyền cai trị cho bất cứ một đảng phái nào. Phan Bội Châu không bao giờ coi đảng của mình có quyền đứng trên đầu người dân. Sau vụ Phạm Hồng Thái ném bom ở Sa Diện năm 1924, dù dư luận cả nước hoan hô, Phan Bội Châu vẫn viết ngay một bài trần tình để giải thích tại sao Việt Nam Quốc Dân Ðảng, mà cụ sáng lập ở hải ngoại, lại chủ trương vụ ném bom này. Chống chế độ độc quyền độc đảng, chắc chắn Phan Bội Châu cũng phản đối đặt quân đội dưới sự kiểm soát của bất cứ đảng phái chính trị nào. Có thể đoán, cụ Phan sẽ phản ứng trước chủ trương Bốn Không của Nguyễn Phú Trọng giống hệt như phản ứng của Nguyễn Ðắc Kiên.

Người Việt Nam tranh đấu đòi tự do dân chủ có thể tin mình đang nối tiếp sự nghiệp tranh đấu của Phan Bội Châu.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »


Image

Về một vài định kiến tai hại

Nguyễn Đắc Kiên
(Blog Ba Cừu) - Mỗi người chúng ta sinh ra ở trên đời là một sinh thể tự do. Mẹ cha – quê hương cho ta lời ru – giọng nói, nuôi dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Chúng ta có đi gây thù chuốc oán với ai đâu, mà sao lúc nào cũng “phải hỏi bạn thù, phải lo diễn biến”?

Mấy ngày qua, tôi phải giải thích cho một số bạn về hai chữ “phản động”. Thế nào là phản động? Nói xấu “Đảng và Nhà nước” là phản động à? Vậy hàng trăm báo, đài trong nước, rồi cả một số vị lãnh đạo của ĐCS cũng luôn miệng gọi các đài, báo nước ngoài là “phản động” thì không phải là nói xấu, là miệt thị họ đó sao?

Vậy ai mới là phản động?

Không ai cả. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại để thay đổi một vài nhận thức đã thành xưa cũ. “Phản động” là một trong số đó. Theo suy nghĩ của tôi, không có ai là phản động cả trong các trường hợp kể trên. Chỉ có những ý kiến khác biệt, thậm chí đối nghịch. Đó là lẽ thường. Chỉ có các nhóm, các đảng phái khác biệt, thậm chí đối lập. Đó cũng là lẽ thường.

Tôi coi ĐCS Việt Nam cũng như mọi đảng phái chính trị khác đã, đang và sẽ tồn tại trên đất nước Việt Nam. Tôi coi mọi đài, báo nước ngoài, như mọi đài, báo ở Việt Nam. Tôi nhìn nhận sự khác biệt về quan điểm nếu có của các đài, báo này như một lẽ thường tình. Không đài, báo nào là phản động cả.

Tôi cho rằng, muốn tất cả ngồi lại được với nhau, để cùng đối thoại thì đầu tiên phải xoá bỏ những rào cản nhận thức, như với hai chữ “phản động” bàn ở đây. Mọi người dân cần được giải thích rõ để hiểu rằng, không có ai là phản động cả. Nhưng trước tiên, tôi cho rằng, các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước phải đi đầu trong việc xoá bỏ nhận thức này. Các bạn phải khẳng định rõ ràng, chúng tôi không phản động. Chúng tôi khác biệt, đối lập với ĐCS VN, nhưng không phản động.

Khi điều này được xác quyết thì cách đặt vấn đề tự nhiên cũng sẽ khác đi. Khi đó tất cả sẽ đặt trong một trạng huống đối thoại sòng phẳng, không có chỗ cho sự phỉ báng, hằn học, quy chụp nặng nề của tất cả các bên.

Danh sách những người ký vào Bản Tuyên ngôn Công dân Tự do chẳng nhẽ không nói cho chúng ta điều gì sao?

Bản tuyên ngôn đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, đến bác giáo sư, đến cô bác sỹ... đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?

Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả mọi người Việt nam, ở trong hay ngoài nước, hãy xóa bỏ hết đi trong suy nghĩ của mình, nào là “phản động”, nào là “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”… Những thứ đó không đáng để tồn tại như một nỗi ám ảnh với một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do như dân tộc Việt Nam.

Thân mến,
Nguyễn Đắc Kiên
http://dackien.wordpress.com/2013/03/03 ... n-tai-hai/
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Image

CSVN Kẹt Cứng

Vi Anh

Tưởng dễ ăn như hồi trước, Đảng CSVN mở chiến dịch kêu gọi “quần chúng nhân dân” góp ý sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng CSVN đâu có dè bây giờ CSVN thua trí, thua kế của người dân Việt bị trị. Dân chúng VN, người dân Việt, tương kế tựu kế biến cuộc góp ý thành chiến dịch đấu tranh hợp pháp cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Người dân Việt yêu cầu bỏ điều 4 Hiến Pháp qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội. Một cú tuyệt chiêu của ngưới dân Việt nhắm vào tử huyệt của CSVN.

Từ lâu, từ ngày theo đảng cho đến khi Đảng đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Nguyễn phú Trọng coi Đảng CSVN là “cha thiên hạ”, dưới cái vỏ sơn son thếp vàng tuyên truyền gạt dân, CS là đội tiên phong của nhân dân - dù không người dân nào ủy nhiệm cho Đảng, và đảng viên gia nhập Đảng chẳng người dân nào hay. Nên Nguyễn phú Trọng và cán bộ, đảng viên CS đã quen ra lịnh, bắt dân nghe, dân làm. CS không dè kỳ này ra lịnh dân góp ý, sửa đổi Hiến Pháp, thì dân không làm theo ý Đảng để củng cố quyền lực mà Đảng đã mạo nhận. Trái lại dân chúng VN lại đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến Pháp, là gián tiếp đánh vào tử huyệt của CS.

Hơn ai hết CS biết nếu bỏ điều 4 Hiến Pháp là tiêu diêu sinh mạng chánh trị của Đảng CS. Nếu không có điều này, cán bộ đi chạy xe lôi, xích lô dân chúng còn chống nữa, chớ đừng nói được làm chủ tich này, bí thư nọ, bộ trưởng kia, giám đốc đó để ăn trên ngồi trước, ở nhà mát ăn bát vàng như bây giờ.

Nên khi một số nhân sĩ trí thức vận động được 6000 chữ ký yêu cầu đa đảng, đa nguyên, tung ra vào ngày 19/1/ 2013, thì Tổng Bí Thư CSVN chạm nọc, tẩu hoả nhập ma, nói quàng nói xiêng. Tại tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại Hà Nội ngày 27/02/2013, vuốt đuôi Tổng Bí Thư, báo động phải đề cao cảnh giác về việc “lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước».

CSVN còn trả thù vặt, làm một việc ruồi bu kiến đậu đối với một người góp ý nữa. Chỉ một ngày sau khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết một bài trên internet phê bình TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. CS sa thải anh khỏi tờ báo, với lý do «vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động».

Dù bể chén cơm, nhà báo này vẫn nói tiếng nói lương tâm của người dân Việt. Anh viết trên mạng «Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng».Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng khái nói tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam «không có tư cách» để nói về những điều này «với nhân dân cả nước», «những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng» và «chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay». Anh muốn «bỏ điều 4 Hiến pháp» qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, «lập một Hiến pháp mới(…)thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam», «ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam»…

TBT Nguyễn phú Trọng và hàng ngũ lãnh đạo trung ương Đảng CSVN đang chới với trước phản ứng của nhân sĩ trí thức và chuyên môn trong đó có nhà báo Nguyễn Đức Kiên, thì tôn giáo xuất hiện. Hội đồng Giám mục Việt Nam yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp qui định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tổ chức lãnh đạo Công Giáo VN sáng sớm ngày 01/03/2013, trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Không phải yêu cầu bỏ điều 4 Hiến Pháp không thôi, mà Hội Đồng Giám Mục còn yêu cầu Hiến pháp mới phải minh thị qui định quyền của con người, tiêu biểu như quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ ra là «mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình».

Hội đồng Giám mục còn yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển...

Về lý do bỏ điều 4 Hiến Pháp, Hội Đồng Giám Mục góp ý viết: «Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân.»

Ngoài ra về tổ chức công quyền, Hội Đồng Giám Mục nhận thấy dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Theo đó cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền.

Hội Đồng thắc mắc tại sao là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp.

Do vậy, Hội đồng Giám mục yêu cầu «xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào».

Những sự kiện và thời sự nêu trên cho dân chúng trong nước đã, đang làm tất cả những gì có thể làm, và không tư bỏ cơ hội nào để giánh lại những quyền sống bất khả tương nhượng của mình mà CS đã tước đoạt và mạo nhận. Cuộc đấu tranh trong lòng địch, việc bám thắc lương địch để đấu, tương kế tưu kế để làm – là việc làm rất khó, khổ, nguy.

Trong khi đó ở hải ngoại, người Việt có quá thừa tự do, dân chủ, mà nhiều khi đi sinh hoạt cho tự do, dân chủ cho đồng bào ở nước nhà VN- mà có người sợ CS cho người chụp hình nhìn mặt đi về VN chơi không được, hay làm biếng đi. Như thế kể ra cũng thiếu trách nhiệm với quốc gia dân tộc đang đau khổ vì CSVN./.

(Vi Anh)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

THƯ NGỎ CỦA MỘT SỐ CỰU CHIẾN BINH GỬI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ,
LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC 17/2/1979

Hà Nội, ngày 26/02/2013

Kính thưa các đồng chí

Chúng tôi những người ký tên dưới đây:

1.Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh-Nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc;
2.Trung tướng Lê Hữu Đức-Nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến –Bộ Tổng tham mưu giai đoạn Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975;
3.Đại tá Đoàn Sự - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản-Bộ Quốc phòng;
4.Đại tá Quách Hải Lượng-Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng Phòng không-Không quân;
5.Đại tá Phạm Xuân Phương-Nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị;
6.Đại tá Tạ Cao Sơn-Nguyên Tham mưu phó Quân khu II
7.Trung tá Nguyên Bình-Nhà văn
8.Nhà văn Phạm Viết Đào


Là tác giả của bức thư ngỏ dưới đây gửi tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước; bức thư trình bày một số suy nghĩ, nhận định và kiến nghị của chúng tôi về cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược xảy ra 17/2/1979…

Qua tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc được biết: ngày 17/02/2013, nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm rùm beng cái gọi là 34 năm thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Việt Nam; Cuộc chiến tranh này được họ lươn lẹo gọi là cuộc chiến “ phản kích tự vệ…” với Việt Nam ?!

Chính quyền Trung Quốc là chính quyền luôn có thói quen cố hữu: bịa đặt, xuyên tạc, đổi trắng thay đen; họ đã đánh tráo hành vi xâm lược biên giới Việt Nam thành hành vi phản kích tự vệ để lừa dối nhân dân Trung Quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược biên giới được phát động vào ngày 17/2/1979 là hành động tiếp nối nhằm chinh phục Việt Nam được hình thành từ năm 1950…

Thời bấy giờ họ muốn chinh phục chúng ta bằng “ tư tưởng Mao Trạch Đông “ thông qua các cố vấn Trung Quốc sang giúp ta và thông qua công tác tuyên truyền đồ sộ để lôi kéo cán bộ, nhân dân ta ngả theo họ. ( Đã có lúc Trường Đảng của Việt Nam đã xây dựng và dạy môn học Tư tưởng Mao Trạch Đông ).

Giai đoạn 1954-1956, chúng ta đã sai lầm khi bị Trung Quốc ép phải tiến hành cải cách ruộng đất và ép ta ký Hiệp định Geneve năm 1954, chia cắt đất nước ta tại vĩ tuyến 17; Với việc ép ta ký Hiệp định Geneve, một mặt Trung Quốc tìm cách hạn chế thắng lợi của quân dân ta; mặt khác Trung Quốc đã tận dụng thắng lợi quân sự của Việt Nam để móc ngoặc, chia chác quyền lợi với phương Tây ngay sau lưng Việt Nam…

Sau Hiệp định Geneve, Trung Quốc chuyển sang chinh phục chúng ta thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế; Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều nhà máy, xý nghiệp với các máy móc, thiết bị cũ kỹ nhằm mục đích làm cho nền công nghiệp của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc nguyên vật liệu, kỹ thuật…Nhiều nhà máy do Trung Quốc giúp ta xây dựng sau đó đã bị chiến tranh phá hoại của Mỹ phá hủy; thành ra sự giúp đỡ của Trung Quốc về kinh tế không mấy hiệu quả; Trung Quốc cũng không đạt mục đích chinh phục Việt Nam thông qua con đường kinh tế…

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Chính phủ Trung Quốc đã giúp ta một phần do xuất phát từ lợi ích an ninh của họ; mặt khác họ cũng nhằm mục đích cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô. Đã có lúc Trung Quốc đặt vấn đề: Nếu ta từ chối viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc sẽ bao cho toàn bộ nhưng ta đã không đồng ý. Thấy không thuyết phục được ta, giới cầm quyền Trung Quốc quay sang sử dụng sức ép về mặt quân sự. Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều tuyến đường nội địa hiện đại tiến sát biên giới Trung-Việt. Mặt khác Trung Quốc đã trang bị và hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Từ sau năm 1975, Trung Quốc đã viện trợ và xúi dục Paul Pot phát động cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam của nước ta, giết hại rất nhiều đồng bào ta. Để phản ứng tự vệ, quân đội ta đã vượt biên giới, tiến vào Phnom Pênh đánh tan đội quân diệt chủng Paul Pot, giải phóng đất nước Cămpuchia khỏi họa diệt chủng. Do việc làm này của Việt Nam nên ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân ồ ạt tiến đánh toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía bắc nước ta. Phát động cuộc chiến tranh này, Đặng Tiểu Bình hướng tới các mục đích sau đây:

-Cứu đồng minh, tay sai Paul Pot;
- Phá hoại các tỉnh biên giới Việt Nam, không để Việt Nam yên ổn xây dựng đất nước;
-Chiếm các điểm cao dọc biên giới nước ta và lấn đất;
-Làm món quà để tặng Mỹ và cầu thân với Mỹ, bắt tay với Mỹ…

Mặc dù Trung Quốc huyênh hoang rằng đã đánh thiệt hại nặng 4 sư đoàn, 10 trung đoàn quân chính quy, giết 3,7 vạn quân Việt Nam; Trong thực tế thì phần lớn các sư đoàn quân chủ lực của ta đang ở phía nam; chống lại quân Trung Quốc phần lớn là do bộ đội địa phương và quân du kích nhưng quân Trung Quốc đã phải rút lui và chịu thất bại nặng nề…

Điều không bình thường về cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược đó là việc sau khi đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời, các cơ quan tuyên truyền của Việt Nam thôi không đả động gì đến cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động ngày 17/2/1979 ? Các cơ quan hữu trách của Việt Nam đã không còn quan tâm tới các bộ, chiến sĩ và đồng bào ta dọc biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ này ?

Điều khó hiểu hơn nữa là trước ngày 17/2/2012 một ngày, tức tối ngày 16/02/2012, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã mở tiệc chiêu đãi tại Hà Nội Đại sứ Trung Quốc và cũng thời điểm đó Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW lại đi thăm “ hữu nghị “ Trung Quốc ?

Ngày 17/02/2013 mới đây, trong khi Trung Quốc công khai tổ chức kỷ niệm và tuyên truyền rùm beng nhiều nơi trên đất nước họ về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam; cuộc chiến tranh được họ gọi là “cuộc phản kích tự vệ “…thắng lợi đối với Việt Nam? Về phía Việt Nam, các cơ quan Đảng, Chính phủ đã không làm gì để tưởng niệm ngày 17/2 mà còn ngăn cấm nhiều người dân đến Đài tưởng niệm các liệt sĩ dâng hoa và dâng hương nhằm tưởng niệm cán bộ chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ?

Chúng tôi xin hỏi:
-“Cấp trên” nào đã ra lệnh cấm phi đạo lý đó ? Họ còn có lương tâm của một người dân đất Việt nữa không ?
Nhiều người dân và những người từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc cho rằng:
-Đảng, Chính quyền đã bạc đãi, vô cảm trước xương máu của đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc ?
- Các cơ quan chức năng đã tỏ ra hèn kém, không kế thừa tiếp nối được khí phách độc lập tự cường của dân tộc đã chịu nhẫn nhục, cúi luồn trước sự ức hiếp của phương bắc ?
- Chính quyền đã tìm cách bưng bít, không cho toàn dân và con cháu mình biết tường tận về cuộc xâm lăng tháng 2/1979 của Trung Quốc; không những thế còn tìm cách hạn chế, dập tắt tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi sẵn sàng đánh trả của nhân dân ta nếu Trung Quốc lại phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới, hải đảo của nước ta ?

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi những người thảo lá thư này yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước:
-Thực hiện đầy đủ chính sách đối với bộ đội và nhân dân trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc chống Trung Quốc xâm lược;
-Phải biên soạn lại sách giáo khoa, các văn kiện chính thống của Đảng và nhà nước; Phải đưa vào sách, cái tài liệu các sự kiện lớn liên quan tới cuộc chiến tranh biên giới phía bắc từ 1979-1990;
-Hàng năm đến ngày 17/2 các cơ quan hữu trách của Đảng và Nhà nước đứng ra và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc…
-Đảng, Chính phủ phải có nhiều hình thức tuyên truyền, cổ động trên cơ sở các sự kiện chiến tranh biên giới phía bắc để phát huy truyền thống độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc.

Những người viết thư:
Đồng ký.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tổ Quốc Việt Nam - Còn Hay Đã Mất?
Huỳnh Quốc Bình
http://www.huynhquocbinh.com/
LTG: Trong vòng mấy năm qua, người Việt tỵ nạn chính trị tại hải ngoại có nhiều bàn tán, nhận xét, về số phận của đất nước Việt Nam đang nằm trong tay đảng cướp VC. Có người cho rằng trước sau gì Việt Nam cũng sẽ lọt vào tay Trung Cộng. Có người khẳng định rằng Việt Nam đã mất vào tay Trung Cộng rồi, chứ còn chờ đợi “trước” hay “sau” gì? Riêng tôi thì xin nói mà không sợ sai: Khi bọn Trung Cộng là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam đã xỏ mũi hay khống chế được cái đám lãnh đạo trong đảng VC và biến chúng nó thành tập đoàn quan thái thú giống như “Thái Thú Tô Định” ngày xưa, tàn ác với dân… thì nước Việt Nam còn gì mà chưa mất? (HQB)

***
Tổ Quốc không chỉ là mảnh đất do tiền nhân để lại cho con cháu qua các thời đại, mà Tổ Quốc là vô hình, là niềm hảnh diện của con dân một đất nước. Giang sơn của một quốc gia có thể mất vào tay kẻ cướp hay kẻ thù dân tộc, nhưng Tổ Quốc vẫn là “máu thịt” không thể tách rời khỏi thân thể của con dân. Và chắc chắn không một kẻ thù nào có thể lấy hình ảnh thiêng liêng của Tổ Quốc ra khỏi tim óc những người biết yêu Tổ Quốc. Hình ảnh Tổ Quốc chỉ lu mờ khi người ta tìm cách chối bỏ gốc gác của mình để chọn một loại “tổ quốc” xã hội chủ nghĩa, một thứ “tổ quốc phi nhân” và tình nguyện làm thân nô lệ kẻ thù và mang súng đạn của chúng về dày xéo quê hương. Điều đáng mỉa mai là những tên thuộc loại “khôn ngoan trong việc ác, dốt nát trong việc lành” trong đảng cướp VC lại ngạo mạn cho rằng mình là "đỉnh cao trí tuệ loài người" nhưng thực chất bọn chúng chỉ là một tập đoàn “hèn với giặc, ác với dân”. Chúng nó ác như tên Thái Thú Tô Định ngày xưa, vô cùng tàn bạo và vô nhân đạo đối với người Việt Nam chúng ta.


Niềm tự hào về Tổ Quốc: Diện tích đất đai quốc gia này có thể to lớn hơn quốc gia kia, nhưng niềm tự hào về Tổ Quốc của con dân mỗi nước không thể do lường theo sự lớn nhỏ của phần đất mà họ có. Người ta nói “Tổ Quốc với con dân giống cha mẹ với con cái” không phải là quá đáng. Một người yêu ông bà, cha mẹ, người thân, nhưng có thể không yêu Tổ Quốc; nhưng chắc chắn một người biết yêu Tổ Quốc không thể không yêu người thân mình. Và một khi đã yêu thì người đó sẽ tìm đủ cách để nói hay làm những điều có lợi cho những gì mình "yêu". Điều này không khác chi một người lính chiến yêu đời binh nghiệp; người đó xem quân đội là sự nghiệp đời mình. Bằng chứng là có một vị Tướng trong quân đội Hoa Kỳ đã tuyên bố: “Người ta có thể mang tôi ra khỏi quân đội, nhưng không thể mang quân đội ra khỏi tôi”. (They can bring me out of the army, Abut they can never tear the Army out of me.)

Nguyền rủa Tổ Quốc: Phía người Việt Nam, có những tên muốn chứng tỏ mình hiểu biết, thông thái hơn người, nên buông lời xúc phạm và nguyền rủa tiền nhân anh hùng. Chúng lên án tổ quốc của chúng bằng những nhận xét hết sức hời hợt, bất công. Chúng đánh mất lòng tự trọng và liêm sỉ tối thiểu để tìm cách đồng hóa những khuyết điểm của chính thể này với tội lỗi tày trời của một đảng gian ác khác, giống như đảng VC hiện nay. Hãy chịu khó nghe Nguyễn Gia Kiểng trong “Tổ Quốc Ăn Năn” của đương sự: “Tổ quốc của phe cộng sản là một tổ quốc gian ác, trong khi tổ quốc của các chính quyền quốc gia là một tổ quốc tầm phào.” Chỉ có chế độ gian ác hay chính thể sai lầm chứ không thể có một loại tổ quốc nào là “gian ác” hoặc “tầm phào” cả… Dĩ nhiên, bài viết này không dành để tranh luận với những tên “trí thức” thuộc loại không sử dụng óc để nhận xét. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng: Tổ Quốc Việt Nam là vô hình chứ không chỉ là dãy giang sơn hữu hình đang nằm trong tay những tên VC gian ác để ngày nay chúng tạo không biết bao nhiêu điều tồi tệ trên đó.

Ruồng bỏ Tổ Quốc: Có những ông bà “thiêng liêng nửa vời”, đang ở dưới đất mà cứ như thể là đang đi trên mây. Thiên Đàng không biết chừng nào mới vào được, mà quê hương trần gian thì lại không còn đất sống, bởi thái độ “thiêng liêng quá máu” của mình. Không có Thiên Chúa hay Thượng Đế nào dạy con người ruồng bỏ Tổ Tiên, ông Bà hay Tổ Quốc dưới trần gian; và cũng không có Trời hay Đấng Tối Cao nào cho phép con người chối bỏ Thiên Chúa hay Đấng Thượng Đế để đi thờ lạy tà thần, hoặc tình nguyện làm tay sai cho ma quỷ. Kẻ nào hiểu sai lẽ đạo từ Trời để có thái độ quên công ơn Tiền Nhân hay Tổ Quốc của mình, kẻ đó không thể nào có lòng kính trọng Thiên Chúa hay Đấng Thượng Đế một cách hết lòng. Ai nhận mình là Cơ Đốc Nhân hãy xem lại lời cầu xin của Chúa Cứu Thế Jesus với Chúa Cha trên trời thì sẽ rõ: “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác.” (Giăng 17:15)

Thu gọn hình ảnh một đất nước: Bây giờ chúng ta thử thu gọn hình ảnh một đất nước trở thành hình ảnh một gia đình. Gia đình kia chẳng may bị kẻ cướp xông vào nhà khống chế tất cả mọi người và hãm hiếp, vơ vét của cải mà họ có. Chỉ vài người may mắn thoát thân. Người kẹt lại bên trong, ngày đêm phải sống đời đói rách, tủi nhục và mong chờ người chạy thoát quay về cứu mình. Trong khi đó người chạy thoát vì phải lo kiếm sống để sinh tồn. Sau khi đời sống ổn định, bắt đầu lo hưởng thụ, lâu ngày quên mình cũng từng là nạn nhân của bọn cướp. Có người quên luôn cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì và anh chị em của mình vẫn còn nằm trong tay bọn cướp... Điều đáng buồn, đáng trách là những người này ung dung trở về căn nhà đó như một người hàng xóm về thăm nhà theo kiểu "áo gấm về làng". Có người còn nhẫn tâm bỏ vài mươi Mỹ kim ra để ngủ trên thân xác “tiều tụy” của chị em “ruột thịt” với mình. Chưa hết, họ còn tỏ ra thân thiện và bắt tay làm ăn với bọn cướp trong các vỏ bọc “tôn giáo”, “từ thiện” và “văn hoá”. Ai lên tiếng cản ngăn, họ bảo rằng "tôi không làm chính trị". Ai lên tiếng phản đối, họ bảo "thôi đừng làm chính trị".

Chê bai người Việt: Trong sinh hoạt tại hải ngoại, tôi thấy không ít người chẳng làm gì cả, tối ngày chỉ ngồi một chỗ mà than phiền hết điều này việc kia. Mỗi năm họ chỉ "trồi lên yêu nước" một vài lần trong những ngày lễ lớn và thường xuyên "tỏ vẻ thương nòi" chung quanh tách cà phê hay chén trà. Họ chỉ bàn thảo "chuyện đại sự" trong những bữa tiệc linh đình, đầy ắp rượu Mỹ rượu Tây. Họ “yêu” đất nước và dân tộc họ bằng những chuyến về thăm nhà theo cung cách của một người ngoại quốc đến Việt Nam sử dụng tài chánh theo kiểu “vung tiền qua cửa sổ”. Họ ra vào Việt Nam như người ta đi chợ qua nhiều “vỏ bọc” khác nhau, nhưng thực chất là mang đô-la về nộp cho bọn cướp. Để biện minh cho hành động tiêu cực của chính mình, họ không ngại nói lời ta thán, chê bai những khuyết điểm trong các sinh hoạt cộng đồng… Nhưng lại không biết hay không chịu làm một điều gì cho cộng đồng tốt hơn. Họ hết lời ca ngợi các cộng đồng Do Thái, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào và Cam Bốt nhưng lại chê bai, thống trách, thậm chí còn "nguyền rủa" những khuyết điểm của cộng đồng mình.

Làm được gì cho đất nước?: Trước cảnh nước mất nhà tan, người có lòng tự trọng không thể ngồi đó mà trách nhau hay lên án người thời trước theo kiểu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Các cụ đã dạy, muốn trách người khác, trước hết phải xét lại chính mình. Sau ngày 30-4-75, ông tướng nào không nhận lãnh phần trách nhiệm đã để Việt Nam Cộng Hòa thua VC, mà cứ ngồi thở than, hay chỉ chờ đến ngày Quốc Hận 30-4 hằng năm để kể dài dòng về quá khứ vàng son, hoặc lớn tiếng chửi Mỹ và đồng minh… thì ông tướng đó không phải là vị tướng đúng nghĩa. Và người dân nào, ngay thời ly loạn không đóng góp phần vụ của mình cho đất nước mà chỉ giỏi lên án, hay trách cứ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bằng thái độ giống như kẻ thù VC, thì người đó chưa xứng đáng làm dân của một đất nước chẳng may gặp cảnh tai ương. Nói theo kiểu hết ý: Những tên trốn quân dịch hay những ai mà ngày trước chỉ giỏi tìm cách “ngồi mát ăn bát vàng” thì không được phép lên án những người chiến sĩ “bại trận” hay đã “nằm xuống”.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, bài diễn văn của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy đọc trong buổi lễ nhậm chức tại Washington DC, ngày 20 tháng Giêng năm 1961, ông đã để lại câu nói bất hủ không chỉ cho nhân dân Hoa Kỳ mà cho cả thế giới về tương quan giữa đất nước và dân tộc: "Ask not what your country can do for you--ask what you can do for your country". Xin tạm dịch "Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn ðã làm gì cho đất nước”.

Đất nước Việt Nam hiện nay: Theo dõi tình hình Việt Nam và nếu người ta có một cái nhìn khách quan hoặc bằng tâm tình của một nạn nhân đang sống dưới chế độ độc tài VC, hơn là lối nhận xét hời hợt của những “Việt kiều” ra vào Việt Nam như đi chợ cho những mục tiêu đen tối, thì chắc chắn người ta sẽ giật mình và tự hỏi:

- Có một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục nhiều như Việt Nam? Chỉ có Việt Nam.

- Có một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc ngắm nhìn và chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt Nam.

- Có một đất nước nào mà nhà tù nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt Nam.

- Có đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay cơm? Chỉ có Việt Nam.

- Có đất nước nào mà người dân bị đàn áp chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước? Chỉ có Việt Nam.

- Có đất nước nào mà thằng ăn cướp ngồi chiểm chệ xử nạn nhân kẻ cướp không? Chỉ có Việt Nam.

- Có một đất nước nào mà bọn côn đồ được phép bỏ tù người lương thiện không? Chỉ có Việt Nam.

- Và còn nhiều điều nghịch lý khác nữa, không sao kể hết trong khuôn khổ một bài viết.

Kết luận: Một người vì hoàn cảnh phải lìa xa quê hương sống đời lưu lạc một cách lâu dài, chưa hẵn là đã "mất Tổ Quốc". Người ta có thể sống bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là vẫn còn nhớ mình là ai và vẫn còn muốn làm một cái gì đó lợi cho đất nước và dân tộc mình. Hoặc nếu không làm được một điều gì có lợi nhưng dứt khoát không làm hại cho đất nước và dân tộc mình, thì người đó vẫn còn Tổ Quốc. Bất cứ ai có những hành động tàn phá tài nguyên quốc gia, bất chấp nền luân lý và đạo đức dân tộc mình bị suy đồi, chọn ngồi chung bàn ăn chung mâm với bọn độc tài gian ác vì quyền lợi cá nhân, tiếp tay bọn bán nước hại dân để hãm hại đồng bào, làm tay sai cho ngoại bang hầu được vinh thân, phì da... thì đó mới chính là những kẻ không còn Tổ Quốc.


Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box 20361
Salem, OR 97307. USA
(503) 949-8752

Email: huynhquocbinh@yahoo.com
www.danvietniemtin.com
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image


Bài viết chửi Cộng "Hay Nhất Thế Kỷ"

LTS: Bài viết chửi Cộng Sâu Sắc nhất mà BBT Vietland chưa từng đọc qua. Bài viết thâm thúy và diễn tả xác thực chế độ ngày nay của Việt Nam dưới quyền đảng CSVN .

Bài viết nầy của tác giả lấy nickname: Shinra được đăng trên diễn đàn lề phải hoangsa.org . Bài viết bị bôi đỏ (dĩ nhiên) nhưng được nhiều thành viên trong nước cảm ơn bài viết đầy ý nghĩa nầy . Bài viết nói lên tâm trạng thay cho nhiều người không nói được . Bài viết nói lên sự thật hiện tình đang xảy ra tại VN .

Bài viết nầy được BBT Vietland bầu lần nhất là Bài "Hay nhất trong năm" nhưng nghĩ ra cho cùng . Trên 34 năm nay chưa có đoản văn nào ngắn gọn mà lại lột hết được sự thật của một xã hội , hơn nữa tác giả của bài viết không phải là một văn sĩ mà chỉ là của một thanh niên Việt Nam khắc khoải trước sự tồn vong của Dân Tộc, bài viết lên án hành động bán nước và hèn hạ của tập đoàn lãnh đạo CSVN , nói hết những gì muốn nói nhưng chỉ dài vọn vẹn một trang giấy ! .

Bài viết nầy theo chúng tôi là bài viết chửi cộng "Hay nhất thế kỷ ." Mời bạn đọc VL cùng đọc .

"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn" .
Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu


Tác giả: Shinra
Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.

Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.

Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?

Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !

Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.

Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.

Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.

Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?

Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".

Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.

Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?

Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm

Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.

Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".

Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.

Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.

Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.

Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.

Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?

Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị

Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào

Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.

Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.

Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.

Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.

Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?

Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?

Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?

Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.

Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.

Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.

Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị

Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu

Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.

Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?

Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?

Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".

Quý vị ngu lắm.

Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.

Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.

Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Coi dân là thù, họ sẽ sống với ai
Bùi Tín


Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang lao vào một vùng chính trị cực kỳ nguy hiểm. Điều nghiêm trọng là họ vẫn nhơn nhơn tự đắc là mình đúng, được nhân dân ủng hộ.

Nắm chính quyền trong tay, họ chủ quan, duy ý chí, coi nhân dân không ra gì.

Họ vừa vượt qua ngưỡng cửa của sự miệt thị nhân dân, chụp mũ và đe dọa những công dân yêu nước, dấn thân, sau khi họ mời góp ý vào bản dự thảo do họ đưa ra.

Sự hỗn xược đối với nhân dân đã lên đến tuyệt đỉnh khi họ hết sức cay cú thấy rõ rằng bản dự thảo do họ đưa ra bị công luận chẳng những dứt khoát bác bỏ mà còn vạch trần âm mưu đen tối của họ là đưa ra một hiến pháp của đảng CS, do đảng CS, vì đảng CS, trong khi 72 trí thức tiêu biểu đã thảo ra một dự thảo khác tiến bộ và tâm huyết của dân, do dân, vì dân.

Xin hãy nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/2/2013 tại Vĩnh Phúc:

“Vừa rồi có luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức. Xem ai có tư tưởng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân dội không? Người ta đang có quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”. Rồi ông đe dọa sẽ phải xử lý những người suy thoái ấy.

Và đâu phải đe dọa nữa. Ngay ngày hôm sau, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia Đình và Xã Hội bị Bộ Y tế đuổi khỏi tòa soạn của báo này do đã viết trên blog cá nhân những ý kiến ngược lại những lập luận của ông tổng bí thư.

Đây là một mối nhục cho quốc thể, cho thể diện quốc gia, khi lãnh đạo của một nước dùng sinh kế của cán bộ để áp đặt đúng sai. Đòn thù hèn hạ này đã bị thế giới phê phán và công luận trong nước lập tức lên án bằng một Lời Tuyên bố của công dân tự do, một văn kiện đã nhanh chóng được 3,000 người lý tên ủng hộ.

Có thể nói đây là đòn phủ đầu của Bộ Chính trị đối với cả một tầng lớp trí thức liên minh với nông dân, thanh niên, phụ nữ, người buôn bán nhỏ và giới kinh doanh vừa và nhỏ, mà thực lực biểu hiện rõ trong bản lấy chữ ký về yêu cầu xây dựng hẳn một bản hiến pháp mới, hiện đã có 6.612 người ký, một con số kỷ lục trong một thời gian kỷ lục. Theo các nhận xét ghi dưới các bài trên mạng, Bản dự thảo của trí thức có 80% công luận đồng tình, khi Bản dự thảo của Quốc hội chỉ được có 3%.

Để hỗ trợ cho người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng trong tình thế hiễm nghèo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vội xông ra tiếp ứng, tuyên bố thủ đô Hà Nội đã lấy xong ý kiến nhân dân về bản Dự thảo Hiến pháp, sẽ kết thúc sớm vào ngày 7/3 này, nghĩa là sớm hơn dự kiến 24 ngày, trong khi 72 trí thức và hơn 6 ngàn người ủng hộ cho rằng thời gian 3 tháng lấy ý kiến là quá ít, lại trùng vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội, cần kéo dài cả năm mới đủ. Đây cũng là thái độ trịch thượng, quan liêu, coi thường ý kiến nhân dân. Rõ rang việc lấy ý kiến chỉ là hình thức bên ngoài, mọi việc đã bàn định xong xuôi cả rồi, cứ thế mà làm.

Giới trí thức còn nhớ trong tháng 10/2010, sau khi Bộ Chính trị mời gọi trí thức góp ý vào các văn kiện Đại hội XI, đã có khoảng 40 ý kiến thành tâm, có giá trị khoa học và thực tiễn, có lập luận chặt chẽ được trình bày…nhưng tất cả đều bị vứt bỏ. Rõ ràng đó là thái độ mục hạ vô nhân, khinh thường đến tột cùng nhân dân và trí thức. Vậy thì lấy ý kiến nhân dân làm gì, nay lại còn hỗn xược đe dọa “xử lý”?

Xử lý là thế nào? Như xử lý các trí thức Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang…ư? Cho 72 nhân sĩ, trí thức lên chân núi Tam Đảo chăn bò ư? Đi khuân giấy in cho các nhà in Nhân Dân và nhà in Sự thật, hay bắt ngồi viết hàng trăm trang kiểm điểm về suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức ư? Hay là đi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, hay đi xây cảng Kê Gà làm thuê cho bành trướng?...Để xem họ sẽ xử lý những người bị lên án là “suy thoái” ra sao.

Thời đại đã thay đổi nhiều rồi. Nỗi sợ cường quyền đã giảm đi trông thấy. Hãy nghe nguyên Đại sứ Nguyễn Trung công khai yêu cầu cả khóa Trung ương đảng và Bộ Chính trị hãy xin lỗi nhân dân và chịu án kỷ luật là về nhà nghỉ hẳn, xin thôi tham chính, vì đã phạm quá nhiều sai lầm tệ hại, không bị ra tòa là may. Đó mới thật là “xử lý” cần thiết, công bằng.

Điều mỉa mai khổng lồ nằm ở chỗ chính Bộ Chính trị và chính quyền các cấp mới suy thoái nặng nề, được ghi trong nghị quyết đảng hẳn hoi, nó nằm chình ình trong cơ quan lãnh đạo đảng chứ không còn ở đâu khác. Một chính quyền tham nhũng, thối nát đến mục rữa là tận cùng suy thoái.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không hề “suy thoái”, anh có lương tâm trong sáng, có tư duy tiên tiến, anh được ông Trọng vô tình “phong thánh”, được bạn bè quý mến, được ngay dư luận tiến bộ trên thế giới ca ngơị tinh thần dũng cảm bảo vệ sự thật khi tuyên bố “Tôi càng tiếp tục chiến đấu cho lẽ phải, vì nhân dân”.

Một cơ quan lãnh đạo già cỗi, mất hẳn liên hệ với nhân dân đông đảo đang thức tỉnh, nay lại bị cô lập, cay cú liền điên rồ coi nhân dân là thù địch dể hăm dọa “xử lý” bộ phận tiên tiến nhất, cũng đồng thời là bộ phận tinh hoa dũng cảm thông minh nhất còn lại của đảng Cộng sản.

Thật không cái dại nào giống cái dại nào!

Trước tình hình này, ông Nguyễn Minh Cần đã báo động “Thậm cấp chí nguy!”, ông Nguyễn Thanh Giang nhận xét: “Ông Nguyễn Phú Trọng hàm hồ!”

Còn quảng đại quần chúng thì không khỏi ngỡ ngàng thắc mắc: Coi nhân dân là thù địch, Bộ Chính trị sẽ sống với ai?

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Bao giờ Việt Nam có dân chủ?

Nguyễn Hưng Quốc

Mỗi lần gặp bạn bè hay người quen, trong các cuộc nói chuyện gẫu, đề tài tôi thường nghe nhất là chuyện chính trị Việt Nam; và trong đề tài ấy, câu hỏi tôi thường nghe nhất là: Bao giờ thì chế độ toàn trị sụp đổ và/ hoặc bao giờ thì Việt Nam có dân chủ? Nếu câu hỏi trực tiếp nhắm vào tôi, không thể im lặng được, câu trả lời của tôi bao giờ cũng là: Không biết.

Mà thật ra thì không ai biết cả. Giới phân tích chính trị không biết, đã đành. Ngay cả giới làm chính trị, đặc biệt những người đang nắm quyền ở các quốc gia lớn, với đầy tin tức tình báo trong tay, cũng không thể biết được. Nếu chính trị là một nghệ thuật của cái khả dĩ (politics is an art of the possible) như Otto von Bismarck đã nói, việc tiên đoán một cách chính xác các diễn biến chính trị gần như là một điều bất khả.
Liên quan đến Việt Nam, có mấy điều chúng ta có thể biết chắc chắn là:

Thứ nhất, thế nào Việt Nam cũng có dân chủ. Vấn đề chỉ là thời gian. Dân chủ là xu hướng chung của cả nhân loại. Trong vòng bốn mươi năm vừa qua, đã có trên 80 quốc gia từ toàn trị tiến dần đến dân chủ, hoặc hoàn toàn dân chủ hoặc chỉ một phần dân chủ. Lý do cũng rất dễ hiểu.

Một, chế độ toàn trị, chuyên chế và độc tài nào cũng sớm già cỗi và mục nát. Ở các chế độ dân chủ, việc tuyển chọn giới lãnh đạo thay đổi theo nhiệm kỳ, do đó, giống như cơ thể thường xuyên được thay máu, hết người này đến người khác; hơn nữa, họ được dân chúng chọn lựa qua các cuộc bầu cử tự do nên ít nhiều đều xứng đáng: Nếu họ không phải là lãnh tụ giỏi nhất trong lịch sử thì ít nhất cũng là người giỏi nhất trong những người cùng chạy đua với họ, nghĩa là những người thuộc thế hệ của họ. Ở các nước độc tài thì khác: Họ được chọn lựa chủ yếu theo tiêu chuẩn hoặc dòng tộc hoặc phe nhóm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy, dưới các chế độ độc tài, giới lãnh đạo càng lúc càng yếu kém. Nhìn vào đảng Cộng sản Việt Nam thì thấy ngay. Trong giới lãnh đạo, những người thuộc thế hệ đầu tiên, từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn và Trường Chinh đều ít nhiều có khả năng; từ Nguyễn Văn Linh trở đi, càng ngày họ càng kém. Đỗ Mười kém. Lê Khả Phiêu càng kém. Nông Đức Mạnh lại càng kém. Nguyễn Phú Trọng không hề chứng tỏ là khá hơn Nông Đức Mạnh. Giới lãnh đạo già cỗi không phải vì càng ngày càng kém tài mà còn vì họ rất dễ sa vào tham nhũng. Và vì cả hai lý do ấy, càng ngày họ càng xa rời quần chúng. Càng xa rời quần chúng, họ lại càng trở thành yếu ớt. Thời hiện đại, tuổi thọ cao nhất của các chế độ độc tài và chuyên chế là 74 năm (chế độ cộng sản ở Liên Xô, 1917-1991). Hai, chế độ chuyên chế và độc tài sớm sụp đổ còn vì những thay đổi trong xã hội. Trình độ dân trí cao, thu nhập cao và xu hướng thành thị hoá là những kẻ thù của chuyên chế. Trừ những quốc gia giàu có vì dầu khí, không có quốc gia giàu có nào là hoàn toàn chuyên chế cả. Với hai lý do vừa nêu, việc Việt Nam, một ngày nào đó, được dân chủ hoá gần như là một điều tất yếu.

Thứ hai, mặc dù chúng ta không thể biết được lúc nào Việt Nam có dân chủ, chúng ta cũng có thể biết quá trình dân chủ hoá ở một quốc gia độc tài và nhỏ như Việt Nam thường xảy ra theo một trong ba trường hợp.

Một là do sức ép từ bên ngoài. Trong bài “Bao nhiêu ý dân thì đủ?”, nhà văn Phạm Thị Hoài kể bản Hiến pháp ở Đức năm 1949 được soạn thảo dưới sự giám sát ngặt nghèo của các Thống đốc Quân sự Anh, Pháp và Mỹ: “Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.” Bản Hiến pháp năm 1946 (bổ sung năm 1947) của Nhật lại càng đặc biệt: Lúc ấy chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc, Nhật nằm dưới sự cai quản của Lực lượng Đồng minh. Tướng Douglas MacArthur, người chỉ huy lực lượng đồng minh, đã ra lệnh cho nhóm tuỳ viên của ông soạn thảo bản Hiến pháp cho Nhật thời hậu chiến. Hai mươi bốn người Mỹ, cả quân sự lẫn dân sự, chỉ trong vòng một tuần, đã hoàn tất bản thảo. Sau đó, nó được Quốc Hội Nhật thông qua với vài thay đổi nho nhỏ. Dù vậy, cho đến nay, Hiến pháp Nhật vẫn được xem là một trong những bản hiến pháp tiến bộ nhất thế giới.

Hơn nữa, nó còn là nền tảng vững chắc nhất của nền dân chủ tại Nhật. Có thể nói, ở cả Đức lẫn Nhật, sau đệ nhị thế chiến, dân chủ chủ yếu đến từ bên ngoài.

Hai là sự xuất hiện của một Gorbachev, nghĩa là một nhà lãnh đạo sáng suốt, can đảm, biết nghĩ đến tương lai của đất nước hơn là những quyền lợi trước mắt của bản thân hoặc của đảng phái mình. Các lý thuyết gia Mácxít hay nói đến sức mạnh của quần chúng, cho chỉ có quần chúng mới thay đổi được lịch sử, tuy nhiên, trong lịch sử chế độ Cộng sản, cả việc hình thành lẫn việc kết thúc đều nằm trong tay của một số cá nhân: Ở Nga, nó bắt đầu với Lenin và Stalin rồi kết thúc với Gorbachev và Yeltsin. Chúng ta có thể hy vọng, nếu ở Việt Nam xuất hiện một lãnh tụ giống Gorbachev, vận mệnh của Việt Nam chắc chắn sẽ đổi khác hẳn. Đó là sự thay đổi từ bên trong. Trong nội bộ đảng Cộng sản.

Và ba là sự xuất hiện của một cái gì tương tự như mùa xuân Ả Rập (Arab Spring), tức sự nổi dậy của quần chúng đã làm sụp đổ hàng loạt các chế độ độc tài kéo dài cả mấy chục năm ở Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen; và làm lung lay nhiều chế độ chuyên chế khác ở Syria, Algeria, Jordan, Kuwait và Sudan. Các cuộc nổi dậy này có mấy đặc điểm: hoàn toàn mang tính tự phát; do dân chúng tạo nên chứ không có bất cứ một tổ chức nào phía sau cả; thậm chí, chúng cũng không có cả người lãnh đạo; cuối cùng, chúng hoàn toàn bất ngờ: ngay cả giới lãnh đạo và tình báo Tây phương cũng đều không thể đoán trước được. Do tính chất tự phát và bất ngờ ấy, không ai có thể dám chắc là những gì đã xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 sẽ hoặc sẽ không thể xảy ra ở Việt Nam. Ranh giới giữa cái sẽ và sẽ không ấy rất mong manh.

Thứ ba, phân tích ba trường hợp trên, chúng ta có thể đoán, dĩ nhiên một cách khá mơ hồ, quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam.

Đầu tiên, chúng ta cần loại trừ ngay trường hợp thứ nhất. Việt Nam hiện nay không có chiến tranh và nếu có chiến tranh, có lẽ chỉ có chiến tranh với Trung Quốc. Dù thắng hay thua trận, cũng sẽ không có một siêu cường dân chủ nào giúp Việt Nam viết lại hiến pháp để thừa nhận chế độ dân chủ cả như những gì đã xảy ra tại Đức hoặc tại Nhật sau Đệ nhị Thế chiến.

Trường hợp thứ hai có thể sẽ xảy ra, nhưng nếu xảy ra, cũng không hy vọng gì thành công. Lý do chính: chắc chắn Trung Quốc sẽ can thiệp. Khi Trung Quốc chưa chấp nhận dân chủ trong nước họ, chắc chắn họ cũng sẽ không thể chấp nhận việc đảng Cộng sản Việt Nam tự giải thể hoặc cho phép sự xuất hiện của các đảng phái đối lập để dân chủ hoá trước Trung Quốc. Mà việc can thiệp của Trung Quốc đối với tình hình chính trị Việt Nam, hầu như ai cũng biết, rất dễ dàng. Bởi vậy, có thể nói, theo cách này, Việt Nam chỉ có thể dân chủ hoá nếu Trung Quốc đã được dân chủ hoá. Việt Nam lúc nào cũng là một kẻ đi sau đàn anh. Nhưng khả năng dân chủ hoá của Trung Quốc lại không có gì chắc chắn cả. Có thể năm năm. Có thể mười năm. Có thể mười lăm năm. Giới bình luận quốc tế tiên đoán: Có lẽ sẽ không quá mười lăm năm. Nhưng dù sao đó cũng là một quãng thời gian dài. Ít nhất so với một đời người.

Trường hợp thứ ba, sự nổi dậy của dân chúng, tránh được nguy cơ can thiệp của Trung Quốc. Trung Quốc có thể trấn áp một lãnh tụ muốn cải cách triệt để nhưng chắc chắn không thể và không dám can thiệp để trấn áp quần chúng Việt Nam đang xuống đường đòi dân chủ. Nhưng lúc nào ở Việt Nam mới có một cuộc nổi dậy dữ dội như ở Tunisia, Ai Cập, Yemen và Libya? Không ai có thể biết được. Nhưng tiền đề đã có: sự bất mãn của quần chúng. Sự bất mãn ấy vốn thường âm ỉ sôi sục dưới mọi chế độ độc tài, kể cả ở Việt Nam. Vấn đề là cần có một mồi lửa để làm cho sự bất mãn ấy bùng nổ. Mồi lửa ấy ở Ai Cập là việc cảnh sát đánh chết một thanh niên hiền lành và vô tội, hơn nữa, việc hình ảnh nạn nhân nhanh chóng được chuyền đi qua mạng lưới internet. Chúng ta có thể tưởng tượng: nếu việc tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần, vào ngày 30/7/2012, thay vì diễn ra ở Bạc Liêu lại diễn ra tại Sài Gòn, ngay trước toà án, nơi con gái bà bị xét xử một cách oan ức và tàn bạo, trước cả hàng chục ống kính của các phóng viên quốc tế và quốc nội, kể cả của các blogger độc lập, tình thế có thể sẽ đổi khác. Hoặc, trong tương lai, chỉ cần một công an thô bạo nào đó đánh quá tay một người biểu tình, ngay trước mắt giới truyền thông, ngọn lửa phẫn uất có thể sẽ bùng cháy mạnh mẽ. Tất cả những điều đó, không ai có thể đoán trước được.

Đối với trường hợp thứ hai, điều kiện của dân chủ ở Việt Nam là một nền dân chủ ở Trung Quốc; đối với trường hợp thứ ba, điều kiện của dân chủ là: một, cách suy nghĩ mang tính chiến lược của những người đấu tranh cho dân chủ; và hai, một tình huống bất ngờ, với những hình ảnh cụ thể, có thể gây phẫn nộ trong quần chúng. Như những mồi lửa.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Không ưng được đổi lại

Ngô Nhân Dụng

Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt vào tối ngày mai, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).

Tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn.” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.

Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2 vào tối Thứ Năm, ngày 7 Tháng Ba 2013 này. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, đưa sang Tàu.

Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.

Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.

Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.

Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.

Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.

Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ - trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!

Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.

Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.

Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?

Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.

Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư. Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.

Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mươi năm sắp tới?
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nỗi buồn của người công an cộng sản

Ngô Nhân Dụng
Ai hay đọc Lev Tolstoi cũng nhớ câu mở đầu Anna Karenina, một tiểu thuyết nổi tiếng của ông: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, mỗi gia đình bất hạnh thì đau khổ một cách riêng.” Một bài trước trong mục này viết: Các chế độ cộng sản chiếm được chính quyền theo phương cách giống nhau, nhưng khi suy tàn thì mỗi đảng cộng sản tan rã theo một cách khác nhau.

Tuy mỗi đảng cộng sản tan rã theo cách riêng nhưng người ta thường thấy một hiện tượng chung là các khi đảng cộng sản tan rã, lực lượng rường cột của họ là giới công an, mật vụ tan rã trước; trừ trường hợp Rumani.

Tại sao hệ thống công an cộng sản lại tan rã dễ dàng trước sức ép của những người dân trong tay không có khí giới? Bởi vì công an cũng là con người. Họ cũng có gia đình, họ hàng, bè bạn. Họ cũng có trí óc suy xét, đã nhìn thấy cảnh tham nhũng, bất công. Họ chứng kiến cảnh các ông lớn hoàn toàn bất lực làm kinh tế tụt hậu so với các nước chung quanh. Trên hết, người công an cũng có lương tâm, họ cũng biết phân biệt thiện với ác.

Các đảng Cộng sản tại Ba Lan, Hungary, Tiệp đã tự thay đổi trước các cuộc “cách mạng nhung” cho nên công an không được dùng để đàn áp dân biểu tình chống chế độ. Cuộc biểu tình lớn đầu tiên tại thủ đô Tiệp Khắc có nổ súng và có người chết, nhưng chính quyền chối không nhận là do công an gây ra. Tuy nhiên, dân Praha nổi giận tập họp hàng trăm ngàn biểu tình phản đối, đưa tới việc thay đổi chế độ. Tại Ba Lan, cuộc chuyển giao quyền hành diễn ra sau khi chính quyền không thể ngăn cản phong trào Công đoàn Ðoàn kết; mà cũng không dám dùng lực lượng công an đàn áp, thủ tiêu. Sau khi có chính phủ mới, ngày 17 tháng 11 năm 1989 dân chúng đã biểu tình phá sập pho tượng của Felix Dzerzhinsky, người sáng lập công an mật vụ, không ai ngăn cản.

Tại Ðông Ðức, sau khi dân thành phố Leipzig biểu tình liên tiếp năm tuần lễ vào mỗi tối Thứ Hai, số người tham dự lên tới 10,000; Tổng bí thư đảng Erich Honecker ra lệnh lực lượng công an bắn giết, quân đội cũng được điều động dẹp biểu tình. Nhưng dân chúng vẫn tiếp tục biểu tình, số tham dự tăng lên tới 120,000 rồi 300,000 người. Công an cũng chùn tay không nổ súng giết những người dân biểu tình bất bạo động. Bản thân những người công an cũng không thiết tha bảo vệ đảng Cộng sản các quyền lợi đặc biệt mà chế độ vẫn dành cho họ. Cuối cùng chính quyền phải thay đổi luật, cho phép biểu tình tự do, nửa triệu người đã tập họp tại Quảng trường Alexander, Berlin ngày 4 tháng 11. Năm ngày sau, tường Berlin sụp đổ. Chế độ tự thay đổi, ba tuần lễ sau đã xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản trong Hiến Pháp.

Tại Bulgaria, dân chúng bắt đầu biểu tình từ tháng 10, lúc đầu chỉ nhắm mục tiêu đòi bảo vệ môi trường, nhưng sau có những đòi hỏi thay đổi chính trị. Một ngày sau khi tường Berlin đổ, đảng Cộng sản Bulgaria thay đổi chính phủ, trả quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp cho dân. Dân chúng tổ chức biểu tình đòi xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng, và đảng Cộng sản Bulgaria nhượng bộ.

Tại Rumani, lúc đầu công an đã theo lệnh của Nicola Ceausescu bắn giết dân biểu tình không thương tiếc. Nhưng Rumani cũng là một trường hợp tiêu biểu cho thấy một chế độ độc tài lâu năm đã dần dần trở nên bất lực ngay trong việc kiểm soát dân chúng dưới quyền, mà họ không nhìn thấy. Các chế độ cộng sản thường nhồi sọ người dân bằng các khẩu hiệu, nghĩ rằng có thể kiểm soát cái đầu của dân. Họ cũng tưởng rằng có thể dùng công an mật vụ theo dõi, đàn áp, khiến người dân chịu khuất phục. Nhưng sau khi ngồi trên ghế “lãnh đạo” quá lâu, các chân ghế đã bị mục nát mà các quan lớn không hay biết.

Nicola Ceausescu là lãnh tụ cộng sản duy nhất ở Âu Châu đã lên tiếng phản đối việc bổ nhiệm một người không cộng sản làm thủ tướng Ba Lan. Ceausescu kêu gọi Nga Cô gửi quân can thiệp, nhưng bị từ chối. Khi cuộc biểu tình đầu tiên ở Rumani diễn ra ngày 16 tháng 12, Ceausescu đang công du, lập tức trở về nước và ra lệnh tổ chức ngay trong tuần lễ sau đó một cuộc biểu tình lớn để ủng hộ chế độ. Các chi bộ đảng huy động các đảng viên, đoàn Thanh niên Cộng sản, công nhân các xí nghiệp tập họp vào ngày 21. Nhưng trái trước đôi mắt ngạc nhiên của Ceausescu, trong đám dân biểu tình đã nổi lên những tiếng ồn ào phản đối, ngày càng lớn tiếng và được nhiều người hô hào theo. Ngay hôm sau, dân chúng lại biểu tình chống chế độ và bị đàn áp. Mật vụ đã giết bộ trưởng quốc phòng vì không nghe lệnh sai lính đàn áp dân, các tướng lãnh đã nổi giận, binh lính, sĩ quan các cấp tự động tham gia các cuộc biểu tình.

Ceausescu và vợ lên trực thăng trốn khỏi dinh thự nguy nga của lãnh tụ đảng, trong khi dân chúng biểu tình bên ngoài. Sau cùng quân đội đã bắt, giết hai vợ chồng nhà độc tài; thế là đám công an tự tan rã. Rumani là trường hợp duy nhất mà lực lượng công an trung thành với chế độ cộng sản cho tới cùng.

Ở các nước Ðông Âu khác, các đảng cộng sản hiện nay vẫn còn, dưới các tên gọi mới; riêng tại Rumani thì không. Ở Nga, lực lượng công an mật vụ KGB bao trùm lên đời sống cả xã hội và mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới. Nhưng khi chế độ cộng sản sụp đổ, các sĩ quan trung cấp trong công an cũng hoàn toàn án binh bất động, không ai đứng ra bảo vệ các đặc quyền mà chính họ vẫn hưởng.

Công an tại các nước Ðông Âu và Nga có thể thấy rằng dù được chế độ ưu đãi nhưng số phận của họ cũng không khá gì khi tất cả nền kinh tế chung quanh đang trì trệ và sẽ còn chậm lụt mãi mãi dưới một chế độ độc tài bất lực. Chính họ biết rằng nếu thay đổi chế độ thì nhờ kinh doanh tự do, xóa bỏ các doanh nghiệp nhà nước lỗ lã, cả nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn. Cứ như vậy, mức sống của tất cả mọi người trong xã hội sẽ được nâng cao; trong đó, gia đình họ, con cháu họ cũng sẽ được hưởng.

Ðây cũng là tâm trạng của nhiều người công an ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người thấy xấu hổ khi chính lực lượng công an sử dụng bọn đâm thuê chém mướn, huy động đám côn đồ, nhân danh công an đánh đập những nông dân phẫn uất phải biểu tình phản đối vì bị chiếm đoạt ruộng đất cho bọn tư bản đỏ làm giầu và chia chác cho các quan chức đảng. Tạ Phong Tần là một sĩ quan công an đã nổi giận khi thấy danh dự của mình bị xúc phạm. Khi Bộ Ngoại Giao Mỹ trao giải thưởng Phụ Nữ Bất Khuất Thế Giới cho Tạ Phong Tần, trong lời vinh danh họ không quên ghi nhận cô từng là một đảng viên cộng sản và là một sĩ quan công an.

Nhiều người công an phải cảm thấy hổ thẹn khi thấy họ phải sống bám vào một chế độ tham nhũng và bất lực bị dân chúng khinh bỉ. Có ai không hổ thẹn khi thấy mình được công chúng nhìn như một đồng nghiệp, đồng liêu của anh công an bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trong tòa án? Hay bị thiên hạ nhìn mình thuộc cùng một lứa với anh công an đạp chân vào mặt một thường dân đã bị nắm chắc cả hai chân, hai tay? Họ càng hổ thẹn hơn nữa khi nhìn lên thấy họ đang lo bảo vệ cả địa vị lẫn tài sản của một đám lãnh tụ, mà chính đám người đó cũng đang giành giật nhau quyền hành và chức vụ, phơi bày bao nhiêu nỗi xấu xa!

Khẩu hiệu “Ðảng Còn thì Mình Còn” được trưng ra khắp phố phường, làng xóm, phải coi là một cảnh bêu riếu, một dấu vết nhục nhã cho cả một tập thể; mà trong đó chúng ta tin còn rất nhiều người vẫn giữ được lương tâm trong sáng. Nhìn những chữ “Ðảng Còn thì Mình Còn” người ta phải thấy ngượng. Bộ không biết làm gì để kiếm gạo nuôi con hay sao mà phải sống bám vào một chế độ tham nhũng trâng tráo như vậy? Nếu một người công an không biết tự đặt câu hỏi đó thì gia đình, hàng xóm, bạn bè có khi cũng đặt câu hỏi. Có thể nói hầu hết mọi người công an hiện nay đang ôm mối buồn đó, mỗi đêm nằm vắt tay lên trán lại tự hỏi mình.

Trong các xã hội cộng sản, lúc còn hưng thịnh chế độ thường thu hút những người ưu tú trong đám học sinh, sinh viên tốt nghiệp tự nguyện vào lực lượng công an. Nếu sống trong các nước tự do, họ có thể vẫn tiến lên trên bậc thang xã hội nhờ vào khả năng của họ. Dưới chế độ cộng sản, họ gia nhập công an vì đó là lựa chọn có lợi nhất, nơi hứa hẹn quyền hành và lợi lộc chắc chắn nhất. Nhưng đến khi thấy rõ nếu sống trong một chế độ tự do dân chủ thì chính họ có thể thi thố khả năng, ganh đua trong trong các nghề chuyên môn, hay cạnh tranh trong việc kinh doanh, họ cũng vẫn đạt được các thành quả tốt, thì chính họ sẽ thấy việc trung thành với một chế độ đang suy tàn là dại dột.

Vì thế, từ Ðông Ðức cho tới Liên Xô, trước khi chế độ chuyên chính sụp đổ, những người công an đã tự quyết định thà trung thành với lương tâm, với đồng bào sống chung quanh mình, còn hơn là giữ lòng trung với đám lãnh tụ tham ô. Những người công an ở Việt Nam cũng không khác.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests