Đời sống quanh ta

khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

10 cách ăn uống tuyệt vời để giảm huyết áp

Huyết áp ổn định là một trong những bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài thuốc, bạn có thể kiểm soát huyết áp thông qua nguồn thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn nhẹ với sữa chua

Image

Sữa chua giúp kiềm chế các cơn đói và làm giảm nguy cơ cao huyết áp đến 31%. Nghiên cứu từ hiệp hội tim Mạch Mỹ (AHA)
cho biết với sữa chua ít béo, bạn có thể tăng cường khả năng tiêu thụ calo trong ngày, làm giảm nguy cơ cao huyết áp.
Chọn sữa chua Hy Lạp để tăng protein trong cơ thể hàng ngày, bạn sẽ duy trì cảm giác no
và ngăn chặn các bữa ăn thiếu lành mạnh dễ làm bạn tăng cân.

Tích cực với các cây họ đậu

Image

Ăn một chén đậu như đậu xanh, đậu lăng, và họ hàng nhà đậu khác có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim,
cải thiện khả năng kiểm soát huyết áp, theo nghiên cứu bởi Archives of Internal Medicine
(chưa đề cập đến việc chúng có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2).
Trong nghiên cứu, các loại đậu tăng 4.5 điểm về áp lực máu tâm thu (đó là một con số lớn) và giảm nguy cơ mắc bệnh tim khoảng 1%.

Dầu mè, dầu vừng

Image

Rau quả là thức ăn tuyệt vời, kể cả trong món chính hay món phụ, bên cạnh đó, bạn nên kiểm soát lượng dầu của mình.
Thay vì chế biến với dầu thực vật, bạn có thể pha trộn vừng với dầu cám gạo để sử dụng.
Đó là sự pha trộn hiệu quả làm giảm lượng cholesterol bao gồm cả cholesterol LDL.
Những người sử dụng hai muỗng canh với sự pha trộn của vừng và dầu cám gạo hàng ngày (để nấu ăn, trộn salad…)
có thể thấy huyết áp tâm thu giảm trung bình 16 điểm và cholesterol toàn phần của họ giảm 18%.

Các món súp lạnh

Món súp chứa cà chua, dưa chuột, tỏi, dầu ô liu và nhiều thực phẩm khác được chứng minh làm giảm 2 điểm của huyết áp tâm thu,
2.6 điểm huyết áp tâm trương, nghiên cứu mới nhất trên Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases.
Hợp chất polyphenol cụ thể trong các món súp, bao gồm các hóa chất và hợp chất chống oxy hóa
có thể điều chỉnh huyết áp cân bằng trong cơ thể bạn.

Lựa chọn cacao nóng cho bữa sáng

Image

Thay vì cà phê, bạn hãy bắt đầu ngày mới từ 2 đến 3 muỗng bột ca cao và sữa ít chất béo.
Bột ca cao có thể cắt giảm 2 đến 3 điểm huyết áp của bạn và flavanol, hóa chất thực vật tự nhiên trong ca cao,
hỗ trợ các mạch máu hoạt động tốt hơn. Khi mạch máu lưu thông tốt, căng thẳng không dễ xuất hiện trong hoạt động của trái tim
vì nó giải thoát áp lực trong cơ thể và không làm huyết áp của bạn cao vọt.


Nhâm nhi nước trái cây giàu chất chống oxy hóa

Image

Bạn có thể thưởng thức một ly nước ép việt quất không đường với hàm lượng calo thấp,
giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đến 3 điểm, theo nghiên cứu của AHA.
Các chất chống oxy hóa cũng giúp điều chỉnh áp lực máu, quả việt quất còn có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường liệu (UTIs).

Ăn khoai lang tím

Image

Khoai lang tím làm huyết áp tâm thu sụt giảm 3.5 % theo báo cáo trên tạp chí Hóa học nông nghiệp và thực Phẩm ACS.
Khoảng 300 calo trong 1.5 đến 2 ly khoai tím trong ngày sẽ không gây tăng cân. Ăn khoai tây tím là liều thuốc tự nhiên nhất
để điều trị cao và kiểm soát huyết áp.

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống

Image

Một chế độ ăn uống với 2.200 mg natri mỗi ngày có thể làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ phát triển cao huyết áp 21 – 32% .
Tiêu thụ nhiều hơn 2.200 mg muối mỗi ngày có thể là nguyên nhân gây ra 20 – 40% trong các trường hợp về huyết áp cao.

Chuyên gia dinh dưỡng Katherine Patton, tại bệnh viên Cleveland hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại với lượng muối như:

- Người dưới 51 tuổi không có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường, có thể sử dụng 2.300 mg natri mỗi ngày.

- Người dưới 51 tuổi hoặc bất kì ai có tiền sử huyết áp cao, bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng muối ăn khoảng 1.500 mg.

Uống một ly rượu vang mỗi ngày

Image

Rượu vang đỏ không cồn và cắt giảm khoảng 6 điểm huyết áp của bạn, 2 điểm từ huyết áp tâm trương.
Chúng giúp bạn làm giảm nguy cơ bệnh tim 14% và đột quỵ 20%, nghiên cứu mới từ AHA.
Các polyphenol làm giảm huyết áp được bảo quản trong rượu vang đỏ tốt hơn trong các loại rượu chứa cồn.

Bổ sung thêm lựu

Image

Trước khi bạn vào phòng tập thể dục hoặc máy chạy bộ, bạn nên ăn lựu. Các vitamin C, kèm chất chống oxy hóa trong lựu tốt để bạn
duy trì huyết áp, tăng cường độ của các họa động để đốt cháy calo nhiều hơn, theo các nhà nghiên cứu tại Viện tim mạch Penn State Hershey.A
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Ẩm thực Pháp qua mắt một Việt kiều

Trong con mắt bạn bè thế giới, nền ẩm thực được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể này nổi tiếng nhất về gan ngỗng,
bánh Creps, phô mai và đặc biệt là rượu vang.

Những người bạn Pháp của tôi khẳng định, nếu muốn thưởng thức hết tất cả các món ăn đặc trưng từng vùng miền của Pháp,
tôi phải mất đến một năm với mỗi ngày là những món khác nhau. Quả thật món ăn của họ vô cùng đa dạng và phong phú,
từng vùng miền đều có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng. Tuy nhiên ẩm thực Pháp nổi tiếng nhất
về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và các loại rượu vang.

Image
Pate gan ngỗng béo của Pháp rất nổi tiếng. Ảnh: Ouest-france.fr

Những đặc sản trứ danh

Nước Pháp là nơi nổi tiếng về sản xuất gan ngỗng béo, chiếm hơn 70% thị phần thế giới, trong đó tuyệt đỉnh nhất là ở vùng Périgord thuộc tây nam nước Pháp. Ở đây còn nổi tiếng các món ăn chế biến từ vịt, gan vịt, patê gan vịt và nấm cêpes. Tuy nhiên gần đây, một số siêu thị ở Pháp bắt đầu từ chối bán gan ngỗng, gan vịt đóng hộp, bởi họ cho rằng đồng ý tiêu thụ nghĩa là đồng lõa với việc ngược đãi động vật. Ở Anh nhiều năm qua xảy ra nhiều vụ biểu tình yêu cầu các siêu thị ngừng bán gan ngỗng, gan vịt và kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm mà họ cho là “độc ác” này.

Rượu ngâm với nấm Truffle cũng là đặc sản của vùng Périgord. Truffle là một loại nấm quý hiếm, đắt nhất thế giới, mọc thành chùm dưới lòng đất, thường ký sinh trong lớp rễ cây sồi và chỉ có ở một số vùng thuộc châu Âu. Để có được một cây nấm Truffle người ta phải kiên trì chờ đợi sự tác động của ánh nắng và mưa dông lên thảm đất suốt năm năm trời mới hình thành nên những cây nấm Truffle và thêm bao nhiêu đó thời gian nữa để nấm chín. Để tìm được nấm, trước đây người ta phải nhờ đến lợn vì khứu giác lợn thính hơn chó, nhưng vì lợn hay “ăn vụng” nên sau này người ta dùng chó cho việc “săn” nấm. Hiện ở Pháp nấm Truffle có giá từ 5.000 – 6.000 euro một ký.

Còn nói về phô mai, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới “qua mặt” được Pháp về lượng sản xuất và tiêu thụ cũng như mức độ phong phú về chủng loại. Họ có hơn 500 loại phô mai với mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Nổi tiếng nhất là phô mai Camembert với vị béo của sữa và mùi hương trái cây. Phô mai xanh vùng Roquefort trứ danh với mùi hương khá nồng nhưng dễ gây nghiện. Phô mai Saint - Nectaire lâu đời làm từ sữa bò tươi vùng Auvergne. Phô mai sữa dê Chevre Chaud đem đến cho thực khách mùi vị phô mai kinh điển nhưng độc đáo.

Tuy nhiên, có lẽ rượu vang mới là thứ đặc biệt khi nói về Pháp, mặc dù những người bạn láng giềng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng khá nổi tiếng về rượu. Đi cả nước Pháp, nơi đâu ta cũng bắt gặp những cánh đồng trồng nho, những xưởng sản xuất rượu. Bước vào các siêu thị lớn ở Pháp, ta không phải gặp hàng ngàn mà là hàng chục ngàn chai rượu với hàng ngàn thương hiệu được bày bán.

Cửa hàng rượu lớn, nhỏ có mặt ở khắp nơi. Các nhãn hiệu rượu nổi tiếng ở Pháp xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời như Bordeaux, Pomerol, Burgundy, Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu.

Rượu Bordeaux nổi tiếng trên toàn thế giới bởi họ xuất khẩu rất nhiều nhưng ở Pháp, Pomerol lại là sự lựa chọn của những người có tiền, bởi rất ngon và khá đắt. Pomerol là một thị trấn thuộc tỉnh Gironde ở vùng Aquitaine, tây nam nước Pháp. Nếu bạn bỏ ra vài trăm euro để mua một chai rượu Pomerol mang về để trong nhà, vài năm sau mang ra bán, chắc chắn rằng bạn sẽ bán được từ gấp rưỡi đến gấp đôi, thậm chí gấp ba giá ban đầu. Theo tài liệu quảng cáo của một vài lâu đài rượu ở vùng Pomerol, Hoàng gia Anh rất chuộng rượu Pomerol và đặt mua đều đặn hằng năm.
Image
Những chùm nho trĩu mọng trên đất Pháp cho ra loại rượu vang với hương vị khó quên. Ảnh: Destination360

Cầu kỳ nhưng khoa học

Theo những người bạn Pháp, ngoài thời gian làm việc, phần lớn thời gian còn lại người Pháp dành cho… ăn uống. Tuy nhiên họ ăn uống rất thanh lịch và tao nhã. Dù bận rộn đến đâu họ cũng ngồi vào bàn ăn và ăn một cách từ tốn. Bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp một người Pháp vừa đi vừa ăn uống vội vã trên đường. Nhai thức ăn phát ra tiếng kêu, dùng tăm xỉa răng sau khi ăn bị xem là bất lịch sự ở Pháp.

Cách nấu nướng, bày trí thức ăn cũng rất công phu. Khi ăn, họ luôn bắt đầu bằng món khai vị, rồi đến một hoặc hai món chính, cuối cùng là món tráng miệng. Cách họ chọn dao, nĩa cũng tùy vào món ăn. Tôi nhận thấy điều đó khi ăn ở nhà hàng, phục vụ luôn đổi loại dao, nĩa khi mang món mới đến. Họ bảo sẽ thức ăn sẽ kém ngon nếu đựng trong chiếc dĩa hoặc dao, nĩa không phù hợp. Tương tự với rượu, chiếc ly phải phù hợp với từng loại rượu. Ngay cả tư thế ngồi khi ăn uống cũng được người Pháp xem trọng.

Bữa ăn hằng ngày của họ thường có rượu vang, ít nhất là một, hai ly. Ở Việt Nam chúng ta thường phân chia rất đơn giản: rượu vang đỏ dành để uống các món ăn từ thịt, còn vang trắng thì uống khi ăn cá. Thế nhưng với người Pháp, riêng vang đỏ họ có hàng trăm loại với hàng ngàn nhãn hiệu. Thức ăn nào phải chọn rượu nấy.

Ví dụ như khi ăn thịt và một số loài động vật hoang dã, họ uống rượu Pomerol, Margaux, St Emilion hoặc Bordeaux loại mạnh. Còn khi thưởng thức gan ngỗng, thì lại dùng rượu vang trắng ngọt như Mont Bazillac, Sauterne, Bonnezeaux. Còn sôcôla thì lại phù hợp với rượu đỏ ngọt tự nhiên như Maury, Grenache. Nếu muốn nhấm nháp chút vang với các món tráng miệng thì có rượu vang trắng Alsace, Bordeaux.

Tuy nhiên, có một điều ngạc nhiên cho tôi: người Pháp gọi các loại vang là rượu, còn với rượu mà người Việt Nam gọi “rượu mạnh” thì họ lại gọi “alcohol” (cồn). Đa số người Pháp không thích uống “cồn” bởi họ cho rằng rất hại sức khoẻ. Gần như tất cả người Pháp đều uống rượu, kể cả những cô cậu bé tuổi teen. Hoàn toàn không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những cô cậu bé 12, 13 tuổi khi ăn tối, cũng uống cùng bố mẹ một, hai ly rượu.
Image
Tác giả trước một nhà hàng đặc sản vùng Périgord. Ảnh do độc giả cung cấp.

Nhiều nhà hàng, khách chỉ cần chọn thức ăn, họ sẽ mang đến cho khách loại rượu phù hợp. Một số nhà hàng trứ danh về rượu, khách đến muốn thưởng thức rượu hơn là ăn thì chỉ cần khách cho biết thích uống loai rượu nào, họ sẽ mang thức ăn phù hợp với loại rượu ấy. Bởi vì nếu chọn không phù hợp, rượu sẽ làm mất mùi thức ăn hoặc thức ăn làm cho rượu kém ngon. Chính vì “cầu kỳ” nên bữa ăn của người Pháp, nhất là bữa tối, thường tiêu tốn nhiều thời gian. Bữa tối đối với họ rất quan trọng bởi đó là thời gian để tận hưởng cùng nhau, để xẻ chia, tâm sự với nhau.

Người Pháp thích nấu nướng và mời bạn bè đến nhà ăn uống. Khi mời bạn bè, họ thường đi chợ vào sáng sớm để chọn thức ăn tươi ngon và dành gần như nửa ngày để nấu nướng. Nếu bạn được một người Pháp mời đến nhà ăn tối, bạn phải mua bó hoa hoặc sôcôla để tặng cho nữ gia chủ, đó là phép lịch sự và họ vô cùng hạnh phúc nếu bạn khen họ nấu ăn ngon.

Bữa sáng của đa số người Pháp không có thịt hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt. Những thứ bắt buộc trong bữa sáng của họ gồm bánh mì, bánh sừng bò (croissant), bơ, mật ong, mứt dâu, yaourt, nước cam tươi, cà phê.

Nói chung, ẩm thực của người Pháp vừa là nghệ thuật vừa rất khoa học. Chính vì ăn uống khoa học nên thật khó bắt gặp người lớn hay trẻ em Pháp béo phì. Và có lẽ chuyện ăn uống cũng góp phần làm nên tính cách nói chung của người Pháp: lịch sự, nhẹ nhàng và lãng mạn chăng?

Trúc Linh
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thịt kho nước dừa Nam bộ
Từ nhỏ tới lớn, tôi quen ăn món thịt kho do Nội và mẹ làm nên đi đâu cũng hay để ý xem người ta làm có ngon như vậy không. Và thú thật, như cha tôi nói, nồi thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”.

Mới rằm tháng Chạp mà “đơn đặt hàng” của tôi đã dày kín. Mấy cô em họ của ông xã cứ kèo nài:

“Chị kho dùm em nồi thịt nha, ba mẹ em nói chỉ có thịt kho của chị là ngon nhất, em kho lần nào cũng bị chê”.

Ông xã tôi nghe vậy thì lườm mấy cô em:

- “Phải tập làm đi chớ, hồi đó chị Hương cũng đâu có biết làm, tập riết thì cũng làm được thôi mà. Ai hơi sức đâu mà làm cho mấy cô hoài?”.

Tuy nói vậy nhưng xem ra ông xã tôi rất tự hào vì vợ mình được “một tiểu đội” em út tin cậy. Đúng là hồi đó, tôi chẳng biết làm gì…

Khi tôi chuẩn bị lấy chồng, một bữa tình cờ tôi nghe Nội nói với mẹ: “Con Bé Sáu lấy chồng sao má lo quá. Nhỏ lớn chỉ toàn lo ăn học chớ còn biết làm gì đâu. Về nhà chồng mà không biết nấu nồi cơm, người ta chửi nó, chửi cả đứa đẻ ra nó…”.

Tôi nghe vậy cũng thấy lo lo. Tuy sinh ra ở miệt vườn Cái Mơn nhưng từ nhỏ, tôi đã sướng hơn các anh chị vì là út. Trên tôi là 4 anh trai nên khi sinh được tôi là con gái, cha mẹ tôi mừng lắm, suy nghĩ mấy ngày đêm mới đặt cho tôi cái tên “Thiên Hương”.

Ấy vậy mà từ khi biết nghe gọi tên mình, tôi chỉ nghe bà Nội gọi rặt một cái tên “con Bé Sáu”. Nội bảo:

- “Không có Thiên Hương, Thiên Hiếc gì ráo. Đặt tên xấu cho dễ nuôi”.

Rồi mấy bác, mấy chú, mấy cô, cậu, dì đều cứ “con Bé Sáu” mà gọi khiến tôi “chết danh” Bé Sáu cho tới tận bây giờ.

Chính vì là út cưng như vậy nên tôi chẳng phải làm gì, mọi thứ đã có bà Nội, có mẹ rồi sau này là các chị dâu lo. Cho tới ngày tôi đi lấy chồng. Nhà chồng tôi ở Sài Gòn, ba mẹ chồng tôi đều là công chức. Chồng tôi là con trai trưởng nên thoạt đầu ba mẹ tôi do dự không muốn gả. Về sau thấy chúng tôi thương nhau quá nên đành chấp nhận. Lúc hai gia đình gặp nhau, bà Nội tôi nói với mẹ chồng tương lai của tôi:

- “Con Bé Sáu nhà thím dở lắm, có gì cháu bỏ qua và chỉ bảo thêm cho nó. Thím và cha mẹ nó cám ơn”.

Mẹ chồng tôi nghe vậy thì rất cảm kích. Bà hứa sẽ coi tôi như con ruột. Vậy là Nội tôi yên tâm phần nào.
Image
Còn chừng tuần lễ nữa là đám cưới, Nội dắt tôi đi chợ. Tới hàng thịt quen, Nội nhờ người ta chỉ dẫn cho tôi cách chọn thịt ngon rồi cắt một miếng ba rọi rút sườn chừng 2 ký. Nội bảo sẽ dạy tôi nấu một món “lận lưng” để về nhà chồng vì ngày Tết hay giỗ chạp đều cần có món thịt kho nước dừa.

Từ nhỏ tới lớn, tôi quen ăn món thịt kho do Nội và mẹ làm nên đi đâu cũng hay để ý xem người ta làm có ngon như vậy không. Và thú thật, như cha tôi nói, nồi thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”.

Thịt ba rọi rút sườn mua về Nội bảo tôi làm sạch, cắt miếng thịt dài chừng 5 phân, dày khoảng 4 phân rồi lấy dây lát cột chặt lại.

- “Xong rồi bây để đó đi, lấy cái nồi bắt nồi nước lên cho Nội…”-

Nội đứng sau lưng chỉ dạy. Nước sôi, Nội bảo tôi : Cho thịt vào trụng để miếng thịt săn lại, sau đó rửa sạch rồi mới ướp.

- “Tỏi, ớt phải bằm thiệt nhuyễn…ừ, được rồi. Bây lấy cái bọc vải bột mì Nội treo chỗ cái gạc-măng-rê lại đây…”.

Sợ nóng tay tôi nên công đoạn vắt lấy nước tỏi ớt, Nội giành làm. Nội bảo, chỉ lấy nước ướp thịt thôi chớ cho cả xác tỏi ớt vào thì nước thịt kho bị lợn cợn không đẹp.

Khi ướp thịt, Nội chỉ cho chừng 2 muỗng nước mắm chứ không cho nhiều, chút xíu đường , tieu den.

Đặc biệt, Nội còn cho vào thịt ướp 2 muỗng nước cốt chanh “để cho miếng thịt được trong, đẹp”. Nội tuyệt đối không xài nước màu vì “chỉ cần nước dừa là miếng thịt đã đẹp rồi, thêm nước màu, thịt sẽ bị đen”.

Ướp thịt chừng 1 tiếng đồng hồ thì Nội bảo tôi chặt 2 trái dừa lấy nước bắt lên bếp.

Dừa là thứ dừa xiêm trong vườn nhà, trái nhỏ, nước ít mà ngọt lịm. Khi nước dừa sôi, Nội cho thịt vào, để lửa to cho sôi bùng lên rồi bắt đầu hạ lửa, vớt bọt.

- “Bây cứ để lửa riu riu như vậy cho nước dừa thấm vô miếng thịt, khi ăn miếng thịt sẽ ngọt mà giòn…”.

Chừng 2 tiếng đồng hồ, nước dừa rút gần cạn thì Nội bảo tôi chặt tiếp 2 trái dừa khác:

- “Bây làm siêng thì nấu cho nước dừa sôi lên rồi đổ vô, còn làm biếng thì cứ đổ vô luôn cũng được…”.

Nội cho thêm nước dừa vào ngập thịt rồi để lửa thật nhỏ. Đến lúc này thì mùi thịt kho đã thơm đầy nhà, thậm chí đi ngoài đường cũng ngửi thấy.

Lấy chiếc tăm tre xom miếng thịt thấy đã mềm, Nội bảo:

- “Bây lấy chai nước mắm ăn sống lại đây cho Nội. Coi nè, phải cho nước mắm từ từ chớ không được đổ hết một lần…”.

Nội rót 1 muỗng nước mắm cho vô nồi thịt; sau đó cứ 10 phút lại thêm một muỗng, cho tới khi nêm nếm thấy vừa ăn và thịt cũng vừa mềm tới thì tắt lửa.

Miếng thịt kho theo cách của Nội vàng ươm, thơm lừng, ngọt lịm, giòn tan trong miệng.

Bạn bè tôi tới nhà chơi, ăn một lần thì nhớ hoài… Cái món thịt kho của Nội tôi là “độc nhất vô nhị” bởi bao nhiêu năm nay, tôi gõ từ khóa “thịt kho nước dừa” trên Google đều không thấy chỉ dạy như vậy.

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính làm cho món thịt kho của Nội trở nên “vô đối” trong suy nghĩ và tình cảm của cha tôi mà là vì khi làm món ăn đó cho con cháu.

Nội tôi đã để vào đó tất cả tình yêu cũng như sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó của một người mẹ, người bà…

Tôi học được của Nội cái cách vào bếp để có những bữa cơm ngon. Đó không phải là sơn hào, hải vị mà là cái cách mình chăm chút, nêm nếm “gia vị yêu thương” để những món bình thường nhất cũng trở thành cao lương, mĩ vị trong suy nghĩ của những người thân yêu của mình.

Nội tôi mất vào dịp gần Tết nên năm nào đến những ngày này, tôi cũng nhớ bà da diết.

Còn mẹ tôi thì hôm đám giỗ Nội, lại kho một nồi thịt thật ngon để cúng bà.
Lần nào cũng vậy, xong đám, thứ gì cũng còn ê hề nhưng nồi thịt kho thì hết veo ngay từ hôm đầu tiên.

Cha tôi nói, thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”. Mà tôi cũng thấy đúng như vậy...

Thiên Hương
caubennoc
Posts: 546
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Post by caubennoc »

Image

'Không khó để phòng tai biến mạnh máu não'
Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng tại Trung tâm oxy cao áp TP HCM, nếu máu đừng đậm đặc, mạch máu không quá căng vì ứ huyết thì tai biến mạch máu não sẽ không xuất hiện.

Phòng tai biến mạch máu não trong mùa lạnh

Đừng bật dậy khi vừa thức giấc để tránh tai biến máu não


Nói chuyện về "Hoạt huyết, liệu pháp chống bệnh thời đại" cuối tuần qua, bác sĩ Hoàng cho rằng không ít người nghĩ tai biến mạch máu não là bệnh của người cao tuổi, nhồi máu cơ tim là vấn nạn từ tuổi trung niên. Thực ra bệnh này đã trở thành mối đe dọa của nhiều người còn rất trẻ, nam cũng như nữ, nếu họ phải ngày đêm đồng hành cùng stress.

Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu gần đây, bên cạnh xơ vữa quá sớm, mạch máu cho dù vẫn còn cấu trúc bình thường vẫn dễ tắc nghẽn bất ngờ do phản ứng co thắt thái quá dưới tác động của stress.

"Không quá khó để phòng ngừa tai biến mạch máu não nếu như máu đừng đậm đặc, mạch máu không quá căng vì ứ huyết. Huyết hoạt không ứ, bệnh không có cơ hội xuất đầu lộ diện", bác sĩ Hoàng nhận xét.

Theo ông, dòng máu khi chứa các "vị khách không mời" như đường, cholesterol… hoặc dư tiểu cầu, thiếu nước, sẽ di chuyển chậm chạp, nặng nề làm cho tế bào thiếu dưỡng khí và ngộp trong “rác”. Nếu giữ cho dòng máu phù hợp với nhịp sinh học, đừng quá nhanh nơi cần chậm, đừng quá chậm nơi eo hẹp, vùng sâu vùng xa tim, thì các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư khó có cơ hội hoành hành.

Tình trạng ứ huyết cũng dẫn đến nhiều chứng bệnh khác như mất ngủ, tê chân tay, đau vai gáy, cao huyết áp, stress. Trong số đó, rất nhiều trường hợp mất ngủ đến mức “không uống thuốc ngủ không chợp mắt”. Hậu quả là số trường hợp đau đầu kinh niên cao gấp 4 lần, tỷ lệ tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần ở nhóm hễ mất ngủ là uống thuốc.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng dành 20 cuốn sách "Cháy máy vì nghẹt xăng" tặng độc giả VnExpress.net. Sách hướng dẫn các phương pháp phòng bệnh như đãng trí, tiểu đường, bệnh văn phòng, xử trí khi bỗng dưng chóng mặt, huyết áp thấp... Đăng ký nhận sách tại đây.

Lê Phương
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Buồn Cho Cái Tuổi Già

Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?.

Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi!

Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..

Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!

Mời quí vị đọc và nhớ để đời hai thân già bớt khổ.....!!!!!

Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con ,dù là kỹ sư,bác sĩ,họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!!Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!

Chính bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi "share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"... Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay : Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người,và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống.Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé) Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi ,đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng "gym" 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội...vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing home" thôi??? Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe .

Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.

Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:

“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.

Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.

Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.

Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.

Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.

Sưu Tầm Internet
hoanghoa
Posts: 2272
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

ĐỌC & SUY NGHĨ.


Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không xử dụng nó theo đúng ý của Ngài:



1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước,
chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê,
chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan,
chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi,
chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát
và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

Một bài kinh rất hay để mình đọc mỗi ngày ít nhất 1 lần. Không biết mình có thể thực hành được không?

Dễ mà khó đấy. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến !!!
TranAnhDung
Posts: 292
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Post by TranAnhDung »

Nỗi sợ đồng tính

Tam Dậu

Tôi tuyên bố với mẹ tôi rằng sáng Chủ Nhật tôi và mấy người bạn định sẽ tham gia vào đoàn Hội Người Ðồng Tính (LGBT) để bày tỏ lòng ủng hộ của chúng tôi đối với hội nói riêng và đối với sự công bằng xã hội nói chung.

Ngay lập tức mẹ tôi hỏi, “Thế con không sợ người ta nghĩ con là đồng tính à?!” Tôi hiểu mẹ tôi, giống như là đã được báo trước đề thi, tôi trả lời liền, “Con không sợ. Bênh vực cho sự bình đẳng thì chẳng có gì để sợ.” Cái sợ của mẹ tôi khiến tôi thắc mắc. Tại sao lại có nỗi sợ đồng tính này?

Sợ lạ

Thông thường thì chúng ta hay sợ những gì mình không biết hoặc không hiểu được; thế giới xa lạ luôn cho chúng ta cảm giác bất an. Cái chết là một ví dụ. Thế giới đồng tính cũng là một ví dụ. Ðối với ai không phải đồng tính thì khó có thể hiểu được tâm trạng và suy tư của họ. Từ bên ngoài nhìn vào, chúng ta chỉ nhận ra những điểm khác biệt bề ngoài. Nhưng thật ra sự khác biệt có thể thấy được không đáng sợ bằng sự khác biệt từ bên trong. Một cái tâm tốt thì đáng được kính mến bất kể bề ngoài như thế nào. Vì suy cho cùng thì thiên hạ có ai giống ai đâu. Chúng ta khác nhau từ mầu da, chiều cao, cho đến sở thích ăn uống, phim ảnh. Vậy thì tại sao chúng ta không thể khác nhau trong khuynh hướng tình yêu?

Sợ họ nghĩ mình lạ

Người đồng tính hiện đang không được đối xử bình đẳng trong xã hội. Vì thế, chúng ta đâm ra sợ con em, người thân hay chính mình bị ngộ nhận là đồng tính. Nhưng nếu chính chúng ta sợ bị kỳ thị thì đúng lý ra chúng ta phải đừng kỳ thị kẻ khác. Rất thường xuyên tôi nghe lời ủng hộ đồng tính bắt đầu bằng: “Tôi không phải đồng tính, nhưng...” Tại sao lại phải phân bua trước như vậy? Ðiều này chứng tỏ trong nội tâm thì mình vẫn xem “họ” kém hơn mình. Chúng ta phải thực sự xem nhau bình đẳng thì mới dứt bỏ được kỳ thị.

Vượt qua nỗi sợ

Tôi nghĩ nỗi sợ là một trong những nguyên do kỳ thị đồng tính còn hiện hữu trong xã hội hiện nay. Mà muốn vượt qua nỗi sợ thì trước tiên phải đối diện và tìm hiểu nó. Thế giới này đang có người đồng tính. Ðây là sự thật, muốn lẩn trốn cũng không được đâu. Vậy thì chúng ta hãy thử tìm hiểu về thế giới đồng tính trước khi phán xét là tốt hay xấu. Ðó là điều tối thiểu mà người đồng tính xứng đáng được hưởng. Theo tôi biết thì người đồng tính không “lạ” đâu. Ít nhất là tất cả chúng ta đều là những con người mưu tìm hạnh phúc.

Ðể vượt qua nỗi sợ, tôi xin đề nghị nếu bạn không có quen ai đồng tính thì hãy tìm một người bạn như thế. À, tốt nhất là bạn cùng tôi tham gia vào phái đoàn LGBT sáng Chủ Nhật này nhé.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Món ăn không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết


Thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt, tôm khô củ kiệu... là những món ăn không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới của người miền Nam.

Thực đơn ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu các món bánh chưng, dưa hành, thịt đông, thịt bò kho quế...
Người miền Trung có bánh tét, dưa món, nem chua, tré, món bò bắp dầm nước mắm xắt lát, ăn kèm với dưa món chua chua, ngọt ngọt.
Riêng với người miền Nam, bánh tét là món không thể thiếu dùng để cúng ông bà.
Bên cạnh đó, thực đơn ngày Tết ở đây còn có các món ăn rất dân dã như thịt kho tàu, dưa cải muối, tôm khô củ kiệu, khổ qua dồn thịt...


Image

Thịt kho hột vịt

Món ăn phổ biến nhất trong ba ngày Tết là thịt kho tàu, còn được gọi là thịt kho hột vịt hay thịt kho nước dừa.
Những ngày giáp Tết, các bà nội trợ của gia đình đã lo đi chợ mua loại thịt ba rọi, trứng vịt, nước dừa xiêm tươi.
Thịt ba rọi mua về được rửa với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thái thịt thành từng khúc cỡ ba ngón tay,
ướp thịt với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường, tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ...
Thịt ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi.
Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm,
nước trong nồi chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt là được.

Image

Bánh tét

Món thứ hai không thể thiếu là bánh tét, đây là món chính không thể vắng mặt trong ngày đầu năm.
Bánh tét người miền Nam có hai loại là bánh mặn với nhân là đậu, thịt lợn và bánh ngọt có nhân chuối hoặc nhân đậu xanh.
Bánh tét của miền Nam có cách gói gần giống với bánh tét của người miền Trung, cũng gói thành đòn dài với lớp lá chuối bọc bên ngoài,
bên trong là nếp, tùy bánh ngọt hay mặn mà sử dụng loại nhân cho phù hợp. Ngoài việc dùng để cúng ông bà, làm quà biếu,
bánh tét kết hợp với tôm khô củ kiệu còn là món ăn ngon miệng không thể thiếu trong những ngày Tết.


Image

Khổ qua nhồi thịt

Một món ăn dân dã khác không thể không nhắc đến là khổ qua dồn thịt. Bên cạnh là một món ăn ngon miệng,
có tác dụng thanh mát cơ thể, người miền Nam ăn món này đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong mọi chuyện không vui sẽ qua đi,
một năm tươi sáng sẽ đến với mọi gia đình. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua.


Image

Dưa kiệu.

Làm món này rất đơn giản, củ kiệu tươi mua về ngâm qua nước tro một đêm để giảm bớt mùi hằng.
Sau đó làm sạch rễ và lá, cho lên trên mâm hoặc cái sàng và đem phơi, nếu trời nắng to chỉ cần phơi trong một buổi là được.
Cho củ kiệu vào lọ thủy tinh, một lớp kiệu một lớp đường cát trắng, đậy kín lọ lại để kiệu tự ra nước, trong khoảng từ mười ngày đến hai tuần
là dùng được. Củ kiệu được kết hợp với tôm khô tạo thành một món ăn rất ngon miệng với vị chua ngọt lại bùi bùi rất đặc trưng và ngon miệng.

Trên đây là những món ăn đặc trưng trong ngày Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nam bộ. Ngoài việc đơn thuần là món ăn,
ẩn chứa đằng sau là ước mong tâm linh mọi đau khổ sẽ qua đi, chào đón một năm mới vuông tròn, hạnh phúc và đầy may mắn.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Image

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Lê Thương

Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của Việt Nam. Ngày Tết không những là ngày thiêng liêng của người Việt mà nó còn mang sắc thái văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Trên bầu trời cao, những cánh én đã về, mùa Xuân đã trở lại với vạn vật. Những cành lá trơ trụi của mùa Đông đã chuyển mình với những mầm non, với lá xanh mơn mởn. Trong bốn mùa, Xuân là mùa của ngàn hoa tươi thắm, với những cành lộc non xanh tươi vì thế mùa Xuân được người đời ưa chuộng hơn cả. Trong niềm rạo rực đón Xuân, Hàn Mạc Tử đã sáng tác bài “Mùa Xuân Chín”, xin hãy nghe:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý - bóng Xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây.
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”.

Sau 37 năm lưu lạc nơi đất khách quê người, cứ mỗi lần Tết đến người Việt tha hương khắp năm châu cảm thấy lòng nao nao nhớ lại những mùa Xuân êm đềm mang nhiều kỷ niệm nơi cố quốc và cảm thấy thấm thía qua những vần thơ “Xuân Tha Hương” của Nguyễn Bính:

Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,
Xuân nầy em chị vẫn tha hương.
Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,
Son sắc say hoài rượu bốn phương.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Em đi non nước xa khơi quá,
Mỗi độ Xuân về bao nhớ thương.
Mỗi độ Xuân về em lại thấy,
Buồn như người lính ở biên cương.

Chữ Tết Nguyên Đán mang các nghĩa: Tết do chữ Tiết, có nghĩa là ngày lễ; Nguyên có nghĩa là bắt đầu; Đán có nghĩa là buổi sớm mai.

Vậy Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng và may mắn mới.

Đúng ra phải dùng cả ba chữ Tết Nguyên Đán, nhưng người Việt ta có tính giản dị nên chỉ gọi Tết hay Ngày Tết. Chữ Tết được dùng trong nhiều thành ngữ như: Ngày Tư Ngày Tết, Năm Hết Tết Đến, Sống Tết Chết Giỗ, Tết Nhất, Chợ Tết, Ăn Tết, Chúc Tết, Thiệp Tết, Quà Tết, Lương Tết, Tết Thầy, Tết Xếp... Ngày Tết mang rất nhiều phong tục cổ truyền và các phong tục này đã thấm nhuần trong lòng người Việt Nam từ xưa đến nay.

Sửa Soạn Tết

Ngay từ đầu tháng Chạp, ở thôn quê cũng như thị thành, thiên hạ đã bắt đầu sửa soạn Tết. Nhà nhà lo mua heo, bò, gà, vịt để sẵn, rồi còn mua nếp, đậu hầu chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra còn muối dưa, nén hành, may sắm quần áo mới, sơn phết trang hòang nhà cửa, lau chùi bàn thờ, mua tranh, pháo, câu đối, cùng các loại bánh mứt, trái cây, trà, rượu... Còn những người thích chơi cảnh, chơi hoa như các loại hoa hải đường, hoa mai, bích đào, thủy tiên... phải lo vun trồng, cắt xén để hoa kịp nở vào đầu Xuân. Đa số người Việt Nam chỉ lo ăn Tết có 3 ngày, tuy nhiên nhiều gia đình, nhất là những gia đình khá giả chuẩn bị Tết trong nhiều tháng trước.

Chợ Tết

Khoảng trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa bắt đầu thêm nhộn nhịp, nhất là các buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập, đông đúc kẻ bán người mua. “Đông như chợ Tết”. Vào những ngày chợ Tết hàng hóa tràn ngập, nhiều gấp bội ngày thường, nào gian hàng vải, gian hàng bánh mứt, hàng hoa, hàng trái cây, dưa hấu bày bán la liệt. Thấy dưa hấu là thấy Tết. Dưa hấu lềnh khênh, chất cao thành đống. Khách mua cố lựa những trái dưa khi cắt ra ruột đỏ tươi vì người ta cho rằng mua dưa đầu năm lựa đuợc những trái dưa ruột đỏ thắm thi suốt năm gặp tòan những điều may mắn. Còn những người bán thì trưng bày những trái dưa mẫu ruột đỏ au để chiêu dụ khách hàng. Đặc biệt là vào những ngày cận Tết, ta thấy các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ gò mình trên những tờ giấy hoa ở vỉa hè hay góc chợ, múa bút viết những câu đối với những nét chữ “Rồng bay, Phượng múa” để bán cho những khách hàng mua về dán ở nhà hay ở bàn thờ.

Đưa Ông Táo Về Trời


Một trong những cổ tục của ngày Tết là đưa ông Táo về Trời. Ông Táo là cái bếp nấu cơm trong mọi gia đình. Người ta tiễn ông Táo về Trời bằng bánh mứt, thèo lèo, trà và pháo. Theo truyền thuyết, cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo cỡi cá chép bay về Trời để “báo cáo” với Ngọc Hoàng mọi chuyện xảy ra dưới trần gian trong suốt năm qua.

Cây Nêu

Nói đến Tết, theo truyền thống, người Việt nghĩ ngay đến bốn thứ điển hình là Cây Nêu, Hoa Mai, Bánh Chưng với Tràng Pháo:

Ở thôn quê, thiên hạ bắt đầu dựng cây nêu vào ngày 27 tháng Chạp, trễ lắm là vào buổi chiều ngày 30 Têt, nếu tháng thiếu là ngày 29 và hạ nêu vào ngày mồng 7 tháng Giêng. Nêu là cây tre dài chặt tới gốc còn đủ ngọn lá, được dựng ở trước sân với một cỗ mũ nhỏ và một tảng vàng buộc ngang thân, có nơi treo trên ngọn mấy chiếc khánh và bùa chú mà người ta tin tưởng rằng có thể ngăn cản, xua đuổi tà ma xâm nhập vào nhà để quấy phá gia chủ trong những ngày Tết. Riêng ở thành thị vì nhà cửa phố phường san sát không tiện trồng cây nêu nên ta thường buộc cành đa, lá dứa ngoài ngõ. Có nơi thiên hạ rắc vôi ngoài sân, ngoài cổng với hình bàn cờ, cây cung cùng tên bắn ra đằng trước và hai bên, ngụ ý trấn giữ nhà cửa ngăn chận tà ma.

Cú kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè.

Vật điển hình thứ hai của Tết là hoa mai. Mai vàng là màu sắc đặc thù của ngày Tết, thấy mai là thấy Tết và mai vàng tạo niềm rạo rực, rộn ràng trong lòng mọi người. Cho nên, dù giàu, dù nghèo thiên hạ nhà nào cũng tạo cho được một cành mai. Giàu có, khá giả không những tạo một nhành mai mà còn rước cả một cây mai to lớn đầy hoa về để trang trí nhà cửa trong những ngày Xuân. Còn nghèo khó không mua nổi một nhánh mai tươi thì cũng phải sắm cho được một cành mai giả để cũng có màu sắc Tết cho gia đình.

Tết không mai không ai biết Tết,
Mai không Tết chẳng thiết khoe vàng.

Vật điển hình thứ ba của Tết là bánh chưng. Tùy theo tục lệ từng miền, người ta có bánh chưng hay bánh tét, đó là hương vị không thể thiếu được của mọi gia đình trong những ngày Tết. Bánh chưng, bánh tét thường được ăn với thịt mỡ, dưa hành hay củ kiệu. Trong lúc nhìn mai vàng nở trên cành, nghe những tràng pháo Tết rộn rã mà ăn một lát bánh chưng hay một khoanh bánh tét với một cục thịt mỡ và một miếng dưa hành là nuốt cả một mùa Xuân dân tộc vào tâm hồn ta vậy.

Vật điển hình thứ tư của ngày Tết là pháo. Pháo là âm thanh, âm điệu rạo rực nhất của ngày Xuân. Nghe pháo nổ là nghe như Tết đang reo vang trong lòng mọi người. Pháo bắt đầu nổ lác đác từ chiều 23 tháng Chạp, ngày đưa ông Táo về Trời. Rồi đến Giao Thừa pháo càng rộ lên cùng một lúc, xen lẫn trong những tràng pháo chuột là những tiếng pháo đại nổ chát chúa, vang rền như những quả đạn pháo kích. Tết đến, từ các cơ sở thương mại cho đến tư gia, nhà nào cũng đốt một vài phong pháo để đón Chúa Xuân. Người ta đốt pháo từ lễ Giao Thừa và vào sáng mồng một, mồng hai, mồng ba. Ngoài ra khi người bạn quý đến “xông đất” chủ nhà cũng mang ra một phong pháo đốt để “nghinh tân” ngược lai, người bạn cũng đốt một phong pháo để “Chúc Xuân” gia chủ. Còn các cơ sở thương mại, những nhà giàu có vào ngày Tết đốt pháo thường có múa lân vì thiên hạ tin tưởng rằng lân đến nhà đầu năm sẽ mang lại thịnh vượng.

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

Mâm Ngũ Quả

Mâm ngũ quả thường gồm thơm, đu đủ, dừa, xoài, trái sung. Phải thừa nhận rằng đa số nguời Việt Nam, nhất là giới bình dân mang nhiều sự mê tín, dị đoan rất dễ thương. Vì thế mâm ngũ quả chưng bàn thờ trong những ngày Tết người ta thường chọn những loại trái cây có tên tốt, mang ý nghĩa như thơm, đu đủ, dừa, xoài, sung... vì theo họ, những loại hoa quả nầy tượng trưng cho một năm mới đầy thơm tho, tiền bạc trong nhà đầy đủ và cuộc sống sung túc.

Tiệc Tất Niên


Ở thành thi, theo thông lệ, cứ đến cuối năm, thiên hạ thường tổ chức những bữa tiệc tất niên tại các công, tư sở, xí nghiệp, trường học hầu các công tư chức, nhân viên, hoc sinh, sinh viên, thầy cô có dịp họp mặt vui vẻ, chuyện trò thân mật, chúc Tết lẫn nhau trước khi chia tay để về nhà hoặc về quê ăn Tết với gia đình.

Đưa Rước Ông Bà

Vào ngày Tết người Việt Nam ta có tục đưa rước ông bà. Trưa hôm 30 Tết người ta làm lễ cúng tất niên đồng thời đón rước ông bà hoặc người thân quá cố để vong linh họ về sum họp với gia đình trong những ngày Xuân. Qua đến ngày mồng bốn, ta tiễn đưa vong linh ông bà về phương cũ.

Giao Thừa Và Lễ Trừ Tịch

Giao Thừa có nghĩa là cũ giao lại cho mới tiếp nhận. Hết giờ Hợi sang giờ Tý vào lúc nửa đêm 30 Tết là Giao Thừa, thiên hạ làm lễ Trừ Tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới còn được gọi là lễ “Tống Cựu, Nghinh Tân”. Theo cổ tục, người ta tin rằng từ năm Tý đến năm Hợi là 12 năm thì có 12 vị thần Hành Khiển luân phiên nhau, mỗi năm một vị lo trông coi việc nhân gian vì thế mà ta có lễ Trừ Tịch để tiễn đưa và đón các vị thần Hành Khiển của năm cũ và năm mới, đồng thời cầu cúng cả Bản Cảnh Thành Hoàng và Thổ Công Thần Kỳ mà ta có câu tục ngữ “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.

Lễ Trừ Tịch ở các làng xã còn giữ cổ tục, người ta thiết lập hương án ở trong trung thiên hoặc nơi sân đình, cũng có khi ở ngã ba làng xã với vàng mã, hương, đèn, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà tế lễ rất trọng thể. Trong khi tế lễ, họ đánh trống, khua chiêng, đốt pháo vang dậy trong giờ Giao Thừa. Còn các tư gia cũng cúng lễ Giao Thừa trong sân hay trước cửa nhà với mâm lễ vật đặt trên bàn rồi vái tứ phương. Khi tới Giao Thừa chuông, trống ở các Đình, Chùa, Giáo Đường khắp nơi cũng được đánh lên vang rền kèm theo tiếng pháo đón Giao Thừa nổ giòn giã. Tiếng chuông, tiếng trống, tiếng pháo của giờ Giao Thừa là âm điệu truyền thống của ngày Tết.

Những kẻ đã từng nghe những âm điệu nầy trong quá khứ, nay vì hoàn cảnh bắt buộc họ phải xa lìa đất mẹ thân yêu, vào đêm Giao Thừa họ thường gục đầu im lặng để chờ nghe lại âm điệu ngày xưa, nhưng giờ Giao Thừa cứ lặng lẽ trôi qua và những âm điệu âu yếm kia vẫn biền biệt, khiến họ hụt hẫng, lòng họ dâng trào niềm nuối tiếc và uất hận, rồi lòng họ cảm thấy nghẹn ngào và đôi dòng lệ tự nhiên tuôn trào thấm ướt bờ mi. Vì ai mà họ đã đánh mất kỷ niệm thân yêu nầy? Vì ai mà họ phải khóc trong những đêm Giao Thừa xa cố quận?

Về Giao Thừa, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có hai câu đối như sau:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn,
Kẻo sợ ma vương đem quỷ tới.
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa,
Để cho thiếu nữ rước Xuân vào.

Tiền Của Vào Như Nước

Ở thành thị, phố phường ta có tục lệ sau giờ Giao Thừa, những người gánh nước mướn tự động gánh nước đến những nhà trong hàng xóm một vài đôi nước ngụ ý rằng năm mới gia chủ sẽ làm ăn phát đạt “tiền của vào như nước” và gia chủ vui vẻ thưởng tiền rất hậu. Cũng có những người buôn bán, vào những ngày cận Tết đã ân cần dặn trước những người gánh nước thuê đừng quên gánh nước đổ vào nhà cho mình.

Đi Lễ Chùa, Giáo Đường Và Hái Lộc

Sau khi cúng Giao Thừa xong, thiên hạ làm lễ Thổ Công rồi sửa soạn đi lễ tại các Đền, Miếu, Đình, Chùa, Giáo Đường để cầu phúc, cầu may cho năm mới. Ngoài mục đich đi lễ Phật, lễ Chúa, lễ các vị Thần Linh họ còn có dụng ý hái lộc và xin xăm. Hái lộc là một tục lệ nên thơ của người Việt Nam. Người ta tin rằng lộc là lộc của Trời vì thế hái lộc đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho suốt một năm. Vì lẽ đó mà vào ngày đầu năm thiên hạ già, trẻ, trai, gái chen chúc nhau lên Chùa để hái lộc. Còn xim xăm, đa số người Việt rất tin vào số mệnh nên song song với việc lên Chùa lễ Phật, hái lộc họ còn lên Chùa để xin xăm hầu biết vận mệnh của mình và gia đình mình trong năm mới. Hình thức xin xăm là sau khi van vái Trời, Phật với tất cả lòng thành rồi người ta rút một thẻ xăm trong ống (hoăc lắc cho thẻ xăm rơi ra), đọan mang đến cho người đoán xăm, đôi khi là một thầy bói, đôi khi là một nhà sư để giải đoán dùm những ngụ ý trong quẻ xăm. Hầu hết những người lên Chùa xin xăm vào dịp đầu năm đều ra về với vẻ mặt “vui như ngày Tết” vì những lá xăm của họ đều hứa hẹn những điều tốt đep.

Xông Nhà, Xông Đất

Theo cổ tục, vào đầu năm người đến nhà ai trước nhất là người “xông nhà, xông đất” cho gia chủ và thiên hạ tin rằng đầu năm mới được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết hoặc những người có tên như: Thương, Mến, Hùng, Dũng, Đẹp, Giàu, Sang, Phú, Quý, Thịnh, Vượng, Tài, Báu, Lợi, Phước, Lộc, Thọ, Có, Tiền, Bạc, Vàng, Triệu, Tỷ, Thơm... đến nhà trước nhất thì gia chủ sẽ được mọi chuyện tốt lành, đẹp đẽ, thịnh vượng, phú quý, may mắn quanh năm. Còn ngược lại, gặp người khẳn tính, cộc cằn, độc ác, khờ dại, ngu ngơ, đần độn hoặc những người có tên như: Nghèo, Khổ, Xấu, Ghét, Ngu, Hư, Thúi, Chết, Xụi, Thua, Lỗ, Nợ, Nần, Túng, Thiếu, Đau, Ốm, Bệnh, Ghẻ, Chốc, Bại, Xụi, Bần, Hàn, Đói, Rách, Gian, Ác... thì suốt năm gia chủ làm ăn lủng củng, thất bại hay gặp những chuyện vẩn vơ, bực mình.... Chinh vì vậy mà các cụ lớn tuổi hoặc những người còn mang nặng cổ tục rất kén chọn người đến xông nhà, xông đất, thường họ mượn người tốt nết, tinh tình dễ thương, có tên đẹp đến xông đất dùm. Còn trong gia đình, sau khi đi lễ Chùa, Nhà Thờ về là xông đất nhà mình và gia đình thường để cho người tốt nết nhất vào nhà trước.

Theo tục lệ, người đến xông đất đốt một phong pháo và chúc gia chủ mọi điều tốt lành, tùy theo trường hợp, lời chúc có thể:

- Nếu gia chủ có cha mẹ già thì chúc “Tăng phúc, tăng thọ”

- Nếu gia chủ là nhà nông thì chúc “Phong đăng hòa cốc”

- Nếu gia chủ là một nhà công kỹ nghệ thì chúc “Tốt tài sai lộc”

- Nếu gia chủ là một thương gia thì chúc “Buôn may, bán đắt, nhất bản vạn lợi”

- Nếu gia chủ là một quân nhân hay công chức thì chúc “Mau thăng quan, tiến chức”.

Trong trường hợp chẳng may gặp người xấu nết, tính tình cộc cằn hay xui hơn nữa bị một lão ăn mày đến viếng đầu năm thì gia chủ phải lấy gạo, muối ra vãi tứ phía và cúng vái gọi là “đốt phong long” rồi chờ một người khác khá hơn đến “tái xông”

Mừng Tuổi Và Chúc Xuân

Một trong những tục lệ đẹp đẽ nhất của người Việt Nam là mừng tuổi ông bà, cha mẹ vào dịp đầu Xuân. Đây là một hình thức hiếu đạo của con cháu đối với công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành đã nuôi dưỡng nên minh mà chỉ Việt Nam mới hãnh diện có cổ tục nầy trên thế giới ngày nay.
Mừng tuổi là mừng ông bà, cha mẹ thọ thêm một tuổi. Sáng mồng một Tết, sau khi ông bà, cha mẹ khăn áo chỉnh tề, con cháu cũng xúng xính trong những bộ quần áo mới, trải chiếu xuống đất lạy 2 lạy đồng thời chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp, hiếu thảo. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu ngoan ngoãn, thông minh, chóng lớn, học hành mau đỗ đạt rồi cho con cháu những tờ giấy bạc mới đựng trong những phong bì màu đỏ gọi là tiền “lì xì”, có nghĩa là những đồng tiền may mắn.

Ngoài tục lệ mừng tuổi, vào ngày Tết thiên hạ còn có lệ chúc Tết lẫn nhau. Nếu ở xa người ta gởi thiệp, còn nếu ở gần bạn bè, họ hàng thăm viếng và chúc Tết với nhau. Những lời chúc thông dụng là “Phước, Lộc, Thọ”, “An Khang, Thịnh Vượng”, “Vạn Sự Như Ý”, “Sống Lâu Trăm Tuổi”, “Tân Xuân Vạn Hạnh”, “Con Đàn, Cháu Lũ”, “Tiền Vào Như Nước”, “Tiền Rừng Bạc Biển”, “Đa Tài, Đa Lộc”, “Mau Thăng Quan, Tiến Chức”...

Ngoài việc họ hàng, bạn bè thăm viếng chúc Tết lẫn nhau, các nhân viên thuộc quyền ở các Ty, Sở, Đơn Vị vào ngày Tết cũng có lệ đến chúc Tết các xếp của mình. Kèm theo những lời chúc Tết đẹp nhất, họ còn có “quà biếu” cho các xếp họ nữa. Xin hãy nghe bài “Chúc Tết” của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau,
Chúc nhau: Trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen nầy ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu,
Trăm, nghìn, vạn, mớ để vào đâu.
Phen nầy ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen nầy ông quyết đi buôn lộng,
Vừa bán, vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con,
Sinh năm, đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.

Kiêng Cữ

Đa số người Việt Nam ta tin rằng việc gì xảy ra đầu năm thì sẽ liên tục xảy ra suốt năm vì thế ta có rất nhiều tục kiêng cữ trong những ngày Tết:

Giông

Giông có nghĩa là xui xẻo, cho nên vào những ngày cuối năm có mượn đồ vật hoặc nợ nần của ai thì phải lo trả vì nếu để sang năm mới người ta đến đòi thì bị “giông”. Vì thế vào những ngày cuối năm, các chủ nợ thường đến đòi tiền các con nợ vì để qua năm mới đến đòi sợ “giông” người vay nợ. Ngược lại, các con nợ Tết đến cũng lo chạy đôn, chạy đáo để thanh toán tiền nợ của mình vì sợ để leo qua năm mới sẽ bị xui và sẽ bị mang nợ suốt cả năm nên ta có câu:

Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,
Giàu khó ba mươi Tết mới hay.

Cữ Quét Nhà

Vào ngày Tết người ta cữ quét nhà trong suốt ngày mồng một, mồng hai và mồng ba vì sợ rằng quét nhà sẽ quét hết tiền bạc, của cải và các điều may mắn ra ngoài. Nều nhà có rác, ta chỉ quét sơ và gom vào một xó để chờ hết Tết rồi mới đem đi đổ.

Cữ Quần Áo

Trong những ngày Tết, người Việt ta cữ ăn mặc quần áo trắng hoặc đội khăn trắng vì sợ trong năm sẽ có tang.

Cữ Ăn Nói

Vào những ngày đầu năm, người trong gia đình phải hết sức thận trọng về “lời ăn tiếng nói”, chỉ nên dùng những lời lẽ đẹp và tránh những lời nói không hay như khỉ, chết, đau, ốm hay những lời nói tục tằn, chửi thề... để suốt năm không gặp những chuyện xui xẻo.

Cữ Đánh Con

Vào ngày Tết cha mẹ phải cữ đánh con cho dù rằng vào những ngày nầy con cái “phá như quỷ” cha mẹ cũng đành dằn lòng vì nếu đánh con trong những ngày Tết thì con sẽ bị “huông”, nghĩa là suốt năm con sẽ bị đòn hoài.
Ngoài các điều trên, thiên hạ còn kiêng cữ nhiều thứ khác trong ngày Tết như kiêng cãi nhau, kiêng đánh lộn, kiêng gây tiếng động, kiêng làm vỡ chén bát, ly tách, kiêng tiếng khóc dù là tiếng khóc của trẻ con đòi bú sữa. Ngoài việc kiêng cữ những điều “xấu”, người ta còn phải làm những điều “tốt”, đó là tục lệ đi mua muối đầu năm. Muối tượng trưng cho sự đâm đà, mặn mòi. Nhưng ngược lại ta cữ đi mua vôi vì vôi tượng trưng cho sự bạc bẽo, vong ân, bội nghĩa như ta thường nghe câu “ăn ở bạc như vôi” vì thế dân gian có câu tục ngữ “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Bói Toán

Vào ngày đầu năm người Việt ta thích đi xem bói toán để biết vận mệnh của mình trong năm mới. Bói toán có nhiều cách, như bói Kiều, bói sách, bói tuồng, nhờ thầy bói xem bói dùm... Bói Kiều là lấy cuốn Kiều ra để trên bàn, sau khi thắp hương đèn và khấn vái Nguyễn Du, Thúy Kiều, Kim Trọng rồi người ta lật bất cứ trang nào của Kiều ra xem, những câu thơ sau đây được xem là tốt:

Dưới dòng suối chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Kiều từ trở gót trướng hoa,
Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.
Gương nga chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.

Đầu năm mà gặp nước, gặp cầu, gặp vàng thì không có gì may mắn, hạnh phước cho bằng. Nước tượng trưng cho tiền bạc nên ta có câu thành ngữ “tiền vào như nước”, còn cây cầu tượng trưng cho sự thông giao, sự liên lạc, sự đoàn tụ và vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Ngược lại những câu thơ sau đây được xem là điềm xấu:

Hàn huyên chưa kịp giãi giề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi.

Già giang một lão một trai,
Một dây vô lại buộc hai thâm tình.

Hoặc:

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Đầu năm bói Kiều mà gặp cảnh gia đình tan nát, phân ly hay gặp cảnh “Sầu đong càng lắc càng đây” như trên thì người ta tin rằng đó là điềm xui xẻo.
Bói sách cũng tương tự như bói Kiều, còn bói tuồng là ngày Tết ta chọn tuồng hát để xem, nếu xem nhằm tuồng kết thúc cốt chuyện bằng sự sum họp, thắng lợi, hạnh phúc, giàu có là điềm may. Còn nếu tuồng hát kết thúc bằng cảnh gia đình tan nát, chia ly, chết chóc là điềm không tốt. Ngoài việc bói Kiều, bói sách, bói tuồng, thiên hạ còn tìm đến các thầy bói để nhờ xem dùm vận mệnh, tình duyên, công ăn, việc làm của mình trong năm mới.

Khai Bút

Vào dịp đầu Xuân, người Việt Nam ta có tục lệ tao nhã khác đó là tục lệ Khai Bút đầu năm. Khai Bút là năm mới cầm bút viết lần đâu tiên. Những người thường hay viết lách như các cụ đồ, các nhà khoa giáp, các văn nhân thi sĩ, các nhà báo vào dịp đầu Xuân chọn ngày giờ tốt lấy giấy mực ra làm thơ, viết văn, ngâm vịnh và thưởng Xuân.

Kính Chúc Quý Vị Độc Giả Một Năm Mới An Khang – Thịnh Vượng.

Lê Thương
Richmond - Virginia
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Obama chúc Tết con rắn

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua gửi lời chúc năm mới tới những người ăn Tết Quý Tỵ trên khắp thế giới.

Image
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP
dẫn một thông báo của Nhà Trắng cho hay, ông Obama và Đệ nhất Phu nhân Michelle gửi "những lời chúc ấm áp nhất tới những người sẽ đón mừng năm mới âm lịch vào ngày chủ nhật 10/2".

Tổng thống Mỹ cho rằng con rắn, con vật của năm âm lịch sắp tới, là đại diện cho sự thông thái, bởi vậy "một cách tiếp cận chín chắn trong năm nay sẽ giúp chúng ta đương đầu được với những thách thức phía trước".

"Những thách thức của chúng ta có thể vô cùng to lớn, nhưng sự đa dạng và những truyền thống của chúng ta, điều phát triển một cách mạnh mẽ ở đây, sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh để đối đầu với thử thách", ông Obama nói. "Với những người sắp đón năm mới âm lịch, tôi chúc các bạn bình yên, thịnh vượng, sức khỏe và may mắn".

Nhật Nam
hoanghoa
Posts: 2272
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image

Những kiêng kỵ ngày Tết
Chúc Tết trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
Một số trong các tục kiêng dưới đây hiện đã mai một, nhưng nhiều tục lệ khác vẫn được người Việt đương đại tuân thủ rất nghiêm chỉnh chẳng kém ngày xưa.

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết

Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết

Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Image
Kiêng mở tủ vào mùng 1

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

Kiêng cúng quan đương niên trong nhà

Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.

Kiêng ăn đuôi cá
Image

Kiêng trượt chân, vấp ngã

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác

Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai

Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.

Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác

Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Khai Thông Đầu Năm!

Huỳnh Quốc Bình
LTG: Bài viết này cũng thuộc loại dễ “mích lòng” hay “mất lòng” một số người, bởi có những điều tôi nêu ra hết sức đụng chạm “đời tư” và “quyền lực” người khác. Nếu ai chỉ thích đọc hay thích nghe những gì dễ lọt tai mình hơn là những loại “nghịch nhĩ” thì có thể bài viết này sẽ làm “phiền” người đó. Nhân dịp đầu năm Âm Lịch 2013, tôi xin kính chúc quý độc giả xa gần, bước sang năm mới và trọn năm được bình an, hạnh phúc. (HQB)

Đối với những cá nhân mang nhãn hiệu “CơĐốc Nhân”, nhưng luôn có lối suy nghĩ theo kiểu xác thịt và thường có những hành động theo kiểu “tay sai ma quỷ” thì dù đang sống cũng như “chết” dù đang giữ những chức vụ quan trọng trong giáo hội như “linh mục”, “mục sư”,“giáo sĩ”, “giáo hạt trưởng”, “viện trưởng viện thần học.. thì cũng “rất xa Thiên Đàng”.

Trong tiếng Việt, chữ “khai” thật nhiều nghĩa, nhưng trong đó có những ý nghĩa như là: mở ra, khui ra, khởi sự. Thí dụ: khai xuân, khai bút, khai diễn, khai giảng, khai mạc, khai trương, khai khẩu, khai báo, khai quốc, khai tâm, khai thông và tại Mỹ thì mỗi năm phải “khai thuế” trước ngày 15-4 v.v… “Khai thông” là động từ diễn tả một công việc có tính cách phá vỡ, làm cho thông một bế tắc nào đó. Thí dụ: Khai trí, khai thông dân trí, khai thông cống rảnh, khai không kinh rạch.

Trong sinh hoạt hằng ngày, không riêng gì người Việt Nam, mà hầu hết các sắc dân khác cũng thường chọn một mốc thời gian quan trọng nào đó, để khởi sự cho một việc làm có tính cách quan trọng. Ngày xưa, người Việt mình nhất là những ông “Thầy Đồ” hay những người có những việc làm dính dấp đến chữ nghĩa, thường có thói quen “khai bút đầu năm”. Phong tục hay thói quen ý nghĩa này, ngày nay không còn mấy ai giữ lấy, nhưng nó vẫn là một việc làm tích cực và đầy ý nghĩa, bởi khi “khai bút” người ta đã chọn cho mình một “con đường” ngay ngày đầu năm để sau đó theo đuổi cho đến suốt năm.

Những điều cần phải “khai thông”: Không cứ là phải đầu năm, mà khi làm việc gì, hễ thấy bế tắc là phải tìm cách khai thông. Khai thông cái gì? Và tại sao phải khai thông?:

1. Mình luôn than phiền về chuyện cơ thể của mình thường xuyên bị nhức mỏi, nhưng lại lười tập thể dục. Mình rất e ngại về bệnh máu cao của mình mà cứ thịt kho tiêu, cá kho quéo, mắm và rau, cá khô mặn tống vào bao tử. Mình chán khi thấy thân thể ngày càng to ra, trong máu có mỡ, đi đứng nặng nhọc, hơi thở khó khăn… mà cứ thịt ba chỉ, giò heo, lòng bò, bơ, phó-mát, cơm chiên… cho vào cơ thể hằng ngày. Bác sĩ cho biết mình bị tiểu đường có thể mù mắt hay phải cưa chân như chơi, nhưng cứ hết nước ngọt, thì lại chè đậu xanh, đậu đỏ, hay chè ba bốn màu… liên tục cho vào dạ dày hằng ngày… mà không nao núng. Vậy mà nếu ai thân tình nhắc nhở mình nên kiêng cử hay giảm bớt, thì mình tự ái mà nói “đừng xía vào đời tư người khác”, hoặc nói bừa rằng “thà ăn rồi chết, còn hơn sống mà chết thèm”. Thật sự, nếu chúng ta không bỏ những ‘thói hư, tật xấu” về cách ăn uống, thì có khi nó không “chết thèm” hay “chết liền”, mà nó chết từ từ trong đau đớn, hoặc “chết dở” thì mới hại mình và phiền đời… Mấy điều này cần phải “khai thông”.

2. Mình than phiền mỗi sáng thức dậy rất khó nhọc vì mệt, bởi cả ngày lẫn đêm uống nhiều cà phê, hút nhiều thuốc lá và rượu nhưng lại không tìm cách bỏ hay giảm thói quen tai hại này. Điều này cần phải “khai thông”.*

3. Mình không hài lòng về đồng lương quá thấp cho công việc nặng nhọc của mình, nhưng lại không có sự cố gắng, hay suy nghĩ tích cực cho một cách thay đổi bằng con đường học hỏi ngành nghề nào đó phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. Nhưng lại dành quá nhiều thì giờ than thở hay suy nghĩ tiêu cực, hoặc tự ti, mặc cảm, hoặc chuyện dưới đất không làm xong mà cứ nói chuyện “trên trời”; và có những hành động như thể đang “đi trên mây” để rồi Thiên Đàng” thì chưa lên được mà ở trần gian cũng không xong. Mấy vụ này cần phải “khai thông”.

4. Mình không hài lòng với kiến thức hay khả năng ngoại ngữ của mình, nhưng không tìm cách trau giồi, mà cứ ngồi một chỗ “than”, hay tự trách rằng mình “dốt”, mình “kém thông minh”, mình “già” mình “ra ngoại quốc sau mọi người”, mình “quá bận”… đủ mọi thứ “mình” nhưng lại dành quá nhiều giờ “ngồi lê đôi mách” nói chuyện tiêu cực về người khác, nghe hay xem các chương trình nhạc kịch; thức khuya xem phim cải lương, xem phim bộ đến “trắng dờ” con mắt, để sáng thức dậy chân bước muốn hổng mặt đất…. thì còn sức hay thì giờ đâu mà làm những công việc ích lợi cho mình và người khác? Mấy thứ tiêu cực này cần phải “khai thông”.

5. Mình nuôi lòng thù hận VC từng làm nhục mình, hành hạ mình, đày ải mình trong các nhà tù khổ sai sau ngày 30-4-75, nay được tự do rồi mà mình không làm gì cả. Mình “sợ làm chính trị”, mình không góp phần tố cáo tội ác VC hay làm giảm thiểu tội ác, hoặc chấm dứt chế độ ác độc đó… trái lại mình cứ ra vào Việt Nam để hưởng thụ, mình nói hay làm những điều có lợi cho đảng cướp VC thì nên suy nghĩ lại. Những điều này cần phải “khai thông” càng sớm càng tốt, vì nếu mình chỉ nuôi lòng “thù hận” kiểu đó, thì mình sẽ chết trước “kẻ thù”.

6. Mình nuôi lòng oán hận người khác một cách vô cớ, hoặc cho dù có lý do chính đáng, thì cũng cần tha thứ cho họ nếu họ có lòng ăn năn, sám hối… Vì nếu không, việc đi nhà thờ, thánh đường, hay đến chùa, hoặc tới lui thánh thất… của mình, sẽ vô ích về mặt thiêng liêng. Riêng về mặt thể chất thì chính mình đã tự giết mình một cách không “gươm đao”. Ngành y khoa Đông hay Tây cũng từng khuyến cáo rằng: Người bị kẻ khác oán giận thường sống lâu hơn người nuôi lòng oán giận người ta. Mấy vụ oán giận này cũng cần phải “khai thông”.

Nếu có ai đã và đang tự hào về đạo đức của chính mình, gia đình mình, lẽ đạo của tôn giáo mà mình tin tưởng và theo đuổi; tôi xin tôn trọng và xin chúc mừng, nếu quý vị thật sự hài lòng với những gì mà quý vị có. Tuy nhiên, nếu quý vị nhận ra những bế tắc nào đó mà chưa khai thông nó được, tôi trân trọng mời quý vị “khai thông” nó bằng cách kêu cầu sự “giúp sức” của Thiên Chúa.

Quý vị thử tìm xem có những bế tắc nào đó về suy nghĩ, những dự tính chưa thành, những sự chán chường về cuộc đời, những đau đớn về bệnh tật, những đau khổ về các thất bại tinh thần hay vật chất… Xin quý vị hãy nghe lời mời gọi sau đây của Chúa Cứu Thế Jesus: "Hởi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu, và gánh ta nhẹ nhàng". (Ma-thi-ơ 11:28-30)

Đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa không phải ruồng bỏ ông bà, cha mẹ, hoặc chối bỏ gốc gác, dân tộc mình, hoặc để theo đạo “Tin Lành” hay “Công Giáo” mà để nhận được sự cứu rỗi từ Trời, để được sự bình an thật mà thế gian không thể cho chúng ta. Và nếu người đó đến nhà thờ hay thánh đường mỗi Chúa Nhật thì chỉ là kết quả của niềm hạnh phúc mà họ có được sau khi tiếp nhận Ơn Trời. Tin Chúa không phải để trở thành những người có đạo giống như mọi người, có nơi giải trí, giải sầu, hay cho có bạn, có bè... Nhưng tin Chúa để giải quyết nguồn “Nước Hằng Sống” đang bị “tắc nghẽn” trong mỗi con người, cần sự khai thông của của Thiên Chúa qua lời hứa của Chúa Cứu Thế Jesus: “Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy. (Giăng 7:38).

Từ những bế tắc về niềm tin vào Thiên Chúa đã sinh sản ra những dối trá, lọc lừa, phạm trọng tội mà luật pháp chưa hay hoặc gia đình chưa biết. Thiếu vắng đức tin vào Thiên Chúa thì sự lo âu, chán chường, mệt mỏi sẽ làm tàn lụi niềm vui và hạnh phúc; phá hỏng sự lạc quan đáng lẽ phải có trong mỗi chúng ta.

Đối với những cá nhân mang nhãn hiệu “Cơ Đốc Nhân”, nhưng luôn có lối suy nghĩ theo kiểu xác thịt và thường có những hành động theo kiểu “tay sai ma quỷ” thì dù đang sống cũng như “chết” dù đang giữ những chức vụ quan trọng trong giáo hội như “linh mục”, “mục sư”, “giáo sĩ”, “giáo hạt trưởng”, “viện trưởng viện thần học.. thì cũng “rất xa Thiên Đàng”.

Một số người lúc mới tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Jesus thì rất sốt sắng, nhưng dần dần trở nên nguội lạnh trong niềm tin. Niềm tin vào Thiên Chúa mà để bị nguội lạnh lâu dài thì chẳng khác nào những hạt máu không còn luân lưu trong một cơ thể. Một khi máu không còn luân lưu nữa thì việc khai thông không còn kết quả. Chúng ta rất dễ nhận mình là người có đạo hay có Chúa, nhưng đôi lúc chúng ta vì không thắng được những cám dỗ của đời này và dễ dàng phạm tội. Nếu trong chúng ta vì lý do nào đó khiến cho niềm tin vào Thiên Chúa bị nguội lạnh, chúng ta cần phải cầu nguyện với Chúa và phải lập tức khai thông nó. Đầu năm là dịp tốt để chúng ta bắt đầu việc đó.

Tuổi chúng ta có thể già theo năm tháng, và sức khoẻ có thể giảm dần, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa phải luôn tăng trưởng và mạnh mẽ. Nếu chúng ta tin Chúa để mong nhận được cái này, cái kia, thì Kinh Thánh có khuyến cáo: “Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Ðấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết.” (1 Co-rinh-to 15:19)

Kết luận:

Mỗi năm tuổi đời chúng ta chồng chất lên vì thời gian không chờ đợi chúng ta. “Thời gian lãnh đạm thờ ơ, Nó đi đi mãi, có chờ đợi ai.”. Chúng ta đừng chờ đến cuối cuộc đời rồi nuối tiếc. Xin đừng ai tưởng rằng với cái loại đạo đức theo tiêu chuẩn của con người có thể nhận được giấy thông thành vào Nước Trời. Những công tác từ thiện, những hình thức thờ phượng chỉ có tính cách trình diễn hơn là dành sự vinh hiển cho Thiên Chúa, thì chỉ là cái áo nhớp trước mặt Chúa mà thôi. (Tiên Tri Ê-sai 64:6)

Hãy dẹp bỏ sự kiêu ngạo về đạo đức cá nhân, niềm tự hào về gia đình, vọng tộc, tôn giáo. Theo lời Kinh Thánh thì đường vào Thiên Đàng chỉ có một lối duy nhất, đó là tiếp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, bởi Kinh Thánh có khuyến cáo: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác: vì ở dươi trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu. (Công-vụ: 4:12)

Ai tin rằng mình có thể tự cứu linh hồn mình thì cứ tự nhiên, cứ tiếp tục. Ai ý thức về sự yếu đuối và bất toàn của mình thì nên hạ hai cái đầu gối của mình xuống sàn nhà và kêu cầu danh Chúa, hầu cho Ngài giúp “khai thông” sự bế tắt phần thuộc linh của chúng ta hiện nay. A-men!

Huỳnh Quốc Bình
Salem, ngày 6 tháng 2 năm 2013
caolynh
Posts: 317
Joined: Wed Dec 17, 2008 7:21 pm
Contact:

Post by caolynh »

Câu chuyện của niềm tin.

Giáp Văn Dương

1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên. Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.

Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.

Tôi lên tàu điện: không có người soát vé. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi. Thỉnh thoảng họ có đi kiểm tra định kỳ thì cũng rất lịch sự, không gây cho mình cảm giác khó chịu.

Tôi ra siêu thị: không ai bắt tôi phải gửi đồ trước khi vào mua hàng. Không ai kiểm tra chúng tôi khi ra. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi.

Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. Điều khoản cho biết, nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: nếu chúng tôi bán xe rồi báo mất thì sao? Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên mất một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: tôi tin các anh không làm thế.

Lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự tin tưởng mang tính hệ thống. Một sự tin tưởng cá nhân mạnh mẽ lan tỏa trong toàn xã hội. Chữ Tín được xác lập mà không cần sự có mặt của các loại công chứng bản gốc, chứng thực, xác nhận…

Tôi vỡ ra: À, ra thế. Họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.

2. Mười hai năm sau tôi trở về. Nhiều cái như xưa. Nhiều cái hơn xưa. Nhưng cũng nhiều cái tệ hơn xưa.

Tôi làm thủ tục nhận đồ mình gửi cho mình. Tên tôi đây. Địa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?

Tôi có làm gì đâu, chỉ là nhận đồ mình gửi cho mình thôi mà sao phức tạp như vậy. Lẽ ra tôi chỉ chờ ở nhà, đúng hẹn công ty vận chuyển sẽ mang đồ đến. Tôi chỉ cần ký xác nhận là xong.

Tôi được giải thích ở Việt Nam mọi thứ cần phải đúng quy trình chứ không đơn giản như vậy. Tôi ngẫm ra: Càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.

3. Tôi đưa gia đình đi siêu thị Big C Long Biên. Niềm vui khi thấy một siêu thị bề thế, nhộn nhịp vừa mới nhen lên thì gặp ngay một chuyện ngỡ ngàng: Tất cả những ai muốn vào siêu thị đều phải gửi đồ bên ngoài. Con gái tôi có một túi khoác nhỏ để đựng mấy thứ lặt vặt cũng phải niêm phong rồi mới được mang theo.

Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời: Đây là quy định!

Quy định gì? Quy định không được tin nhau.

Câu chuyện có lẽ sẽ chỉ là một phiền toái buồn, nếu không có chuyện sau khi thanh toán, tất cả khách hàng lại bị kiểm tra một lần nữa, và hóa đơn phải được đóng dấu đỏ “đã thanh toán” thì mới được nhân viên an ninh cho ra ngoài.

Chúng tôi tự hỏi: chuyện quái quỉ gì đang xảy ra vậy? Quầy thanh toán có hai nhân viên kiểm tra và tính tiền. Từ quầy thanh toán ra đến cửa ra này chỉ chừng 2 mét, lại không có hàng hóa gì bày bán trên đoạn đường 2 mét đó. Vậy cớ sao phải kiểm tra lại? Cớ sao phải đóng dấu vào hóa đơn thì mới được ra?

Vợ tôi phản ứng dữ dội: Nếu kiểm tra mà không tìm thấy sai sót nào thì các anh có xin lỗi chúng tôi không? Nhưng chúng tôi chỉ nhận được một câu trả lời lạnh lùng: Đây là quy định.

Tôi nhìn những người xếp hàng chờ kiểm tra và đóng dấu hóa đơn. Tất cả đều kiên nhẫn và ngoan ngoãn. Họ có thể làm gì trên đoạn đường dài 2 mét đó để phải chịu cảnh khám xét?

Tôi lặng lẽ quan sát. Rất nhiều người lớn tuổi. Lịch sử như phảng phất qua bộ quân phục cũ. Một vài nụ cười cầu hòa dù chủ nhân không làm gì sai. Một vài ánh mắt lấm lét không có lý do. Nhiều gương mặt cam chịu và chờ đợi cảnh được khám xét.

Tôi cố gắng tìm lý do để biện minh cho việc làm kỳ quái đó, nhưng không thể.

Tôi rút ra kết luận: Nhiều người Việt không tin người Việt. Nhiều người Việt không hiểu rằng mình có quyền phải được người khác tôn trọng.

4. Chúng tôi ra về, nhưng vẫn ám ảnh câu hỏi: Vì sao người Việt không tin nhau? Phải chăng chúng ta đã quen sống trong một sự cảnh giác thường trực đến độ thành phản xạ có điều kiện?

Tôi bất giác nhớ đến mớ giấy tờ đỏ choét những con dấu công chứng sao y bản gốc. Tôi tự hỏi: Tôi và triệu người quanh tôi đã mất bao nhiêu thời gian cho những thứ này?

Tôi thở dài: càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.

Tôi tự hỏi: Phải chăng đang có một cuộc “khủng hoảng niềm tin”?

Và khi nào thì người ta không tin nhau?

Rõ ràng là khi có sự dối trá. Người ta không tin nhau khi cần phòng tránh sự dối trá.

Vậy là đang có một sự dối trá phổ biến, đến mức một đoạn đường 2 mét và được kiểm soát chặt chẽ cũng trở nên đáng ngờ.

Và chúng ta đã mất biết bao nhiêu thời gian và nguồn lực để cảnh giác, phòng tránh, đương đầu với sự dối trá này?

Không ai thống kê định lượng, nhưng chắc hẳn là rất nhiều. Nhiều đến mức có thể làm cho đất nước ta kiệt quệ. Kiệt quệ vì luôn phải cảnh giác, đề phòng.

5. Việt Nam đang rất cần một sự quy tụ nguồn lực để phát triển. Nhưng quy tụ làm sao khi cả xã hội sống trong tâm trạng cảnh giác thường trực, lúc nào cũng nơm nớp đề phòng? Quy tụ làm sao khi sự giả dối đã trờ thành một lối sống của xã hội? Quy tụ làm sao khi niềm tin giữa người với người đã trở nên cạn kiệt?

Việt Nam đang rất cần hội nhập, rất cần làm bạn với thế giới bên ngoài. Nhưng hội nhập làm sao khi luôn nhìn thế giới bên ngoài với con mắt thù địch nghi ngờ? Làm bạn làm sao khi không có lòng tin vào đối tác của mình?

Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người chưa thống nhất. Di sản của mấy mươi năm chiến tranh quá đỗi nặng nề. Trong này kinh tế khó khăn. Ngoài kia Biển Đông nổi sóng. Một cuộc hòa giải, để sau đó thực sự có một sự hòa hợp Nam Bắc, trong ngoài là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn vậy cần xóa bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau giữa mọi tầng lớp xã hội.

***Nhiều học giả đã gọi niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội. Khi niềm tin cạn thì vốn xã hội cũng cạn theo. Mà cạn vốn thì làm sao phát triển?
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Phụ nữ Nhật mạnh tay mua chocolate cho ngày Tình nhân



Trước lễ tình nhân "Valentine's Day" một ngày, khắp các cửa hàng Chocolate tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản chật kín phụ nữ. Ai cũng muốn chọn cho người mình yêu quý những hộp chocolate ưng ý nhất.

Khác với các nước phương Tây, tại Nhật Bản vào Ngày lễ tình nhân chỉ có phụ nữ tặng quà và họ thường bày tỏ tình cảm của mình bằng chocolate tặng cho những người đàn ông mà họ yêu quý: người yêu, chồng, bố, em trai, bạn trai, đồng nghiệp và cả thủ trưởng.

Chính vì vậy, thị trường chocolate tại Nhật Bản rất đa dạng. Những người phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào sẽ chọn loại chocolate tình yêu "honmei" có nhân rượu để tặng cho người yêu hoặc chồng của mình.

Dành tặng cho đồng nghiệp là loại chocolate với tên gọi "giri."

Ngoài ra trên thị trường Nhật Bản còn một loại chocolate đặc biệt với tên gọi "tomo" để phụ nữ dành tặng những người cùng giới để tỏ lòng yêu quý trong ngày lễ này.
Image
Một thợ làm bánh trang trí các viên chocolate ngộ nghĩnh tại một cửa hàng tại Tokyo, Nhật Bản.
Ở nước này trong ngày thánh Valentine, các cô gái thường tặng chocolate cho bạn trai hoặc đồng nghiệp nam. Ảnh: AFP.
Theo điều tra của các hãng phân phối chocolate, trung bình một người phụ nữ Nhật Bản tiêu khoảng hơn 100 USD cho dịp lễ này. Chính vì vậy riêng doanh thu từ mặt hàng này trong những ngày lễ lên đến 11 tỷ USD, trong đó hơn một nửa là doanh thu từ Ngày lễ tình nhân.

Một tháng sau Ngày lễ tình nhân ở Nhật Bản lại đến Ngày lễ tình nhân trắng "White Day." Đây là dịp để giới mày râu đáp lễ. Trong dịp này họ thường mua quà tặng màu trắng để tặng những người phụ nữ của mình, quà tặng được ưa thích vẫn là chocolate trắng.
buikiem
Posts: 508
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »


Image

.Nên ăn đậu.

BS Nguyễn Ý Đức

Hỏi

Tôi bị bệnh tiểu đường từ hơn 10 năm và mới đi khám bác sĩ gia đình về, và bà ấy có khuyên tôi là nên ăn nhiều các loại hạt đậu. Theo bà ấy thì đậu có nhiều chất đạm tốt và cũng giảm đường trong máu. Có đúng không bác sĩ. Xin bác sĩ giải thích dùm nhé. Ông Nghi- GA

Đáp

Đúng như bác sĩ của ông nói, đậu là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Sau đây chúng tôi xin trình bầy cặn kẽ để bà và quý độc giả Trẻ hiểu rõ.

Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên các bà nội trợ thường chỉ quen thuộc với một số ít các loại đậu như là đậu hà lan, đậu tây (cô ve), đậu đen, đậu đỏ, đậu pinto, đậu ngự, đậu nành...

Hạt đậu nằm trong vỏ dài mà khi chín khô sẽ nứt ra làm đôi. Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.

Giá trị dinh dưỡng
Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.

Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calci, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các loại sản phẩm khác của đậu nành. Nói chung, đậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.

Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và năng lượng, ngoại trừ đậu nành và đậu phộng lại có nhiều chất béo tốt ở dạng chưa bão hòa.

Đậu có ít năng lượng nhưng chứa nhiều nước.

Một trăm gram đậu nấu chín cung cấp khoảng 100-130 Calori và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.

Người Bắc Mỹ và người châu Âu ít chú ý đến các loại đậu vì phải mất nhiều thời gian để nấu hoặc phải ngâm đậu trước khi nấu.

Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ cần đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.

Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.

Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn.

Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến. Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.

Ưu điểm của đậu

1. Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin.

Các loại đậu chứa nhiều pectin có thể giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).

Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống đến 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.

Bác sĩ James Anderson thuộc Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.

2. Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.

3. Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxy hóa rất mạnh, có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.

Ngoài ra, khảo cứu trên một số động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy đậu, nhất là đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan ở động vật. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.

Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.

4. Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.

5. Một khoa học gia Ấn Độ là SN. Sanyaldan nhận thấy dân số của người Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của họ là một loại đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy rằng đậu này có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử cho phụ nữ dùng chất này thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, còn với nam giới thì chất này cũng làm cho số lượng tinh trùng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý đến...

Coi vậy thì các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể. Chúng tôi nghĩ là ông có thể làm theo như lời khuyên của vị bác sĩ gia đình. Nhưng cũng xin đừng quên dùng thuốc hạ đường huyết đều đặn và dành thời gian để vận động cơ thể mỗi ngày.

Chúc ông mọi sự bình an.

Bs NÝĐ
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests