Tạp Ghi

buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »

Người với người là lang sói

Lữ Giang


Vụ án một nữ sinh viên y khoa 23 tuổi bị hiếp dâm tập thể ngày 16.12.2012 ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, đã gây phẩn nộ không phải chỉ ở Ấn Độ mà cả thế giới vì nó quá dã man. Nhưng vấn đề không dừng ở đây. Trong khi các cuộc biểu tình rầm rộ đang xẩy ra ở nhiều nơi đòi chính quyền bảo vệ phụ nữ, hôm 28.12.2012, một nữ sinh 17 tuổi đã tự vẫn sau khi bị cảnh sát ép từ bỏ đơn kiện bị hiếp dâm tập thể, chấp nhận tiền bồi thường hoặc kết hôn với một trong số những kẻ tấn công.

Trong khi đó, ngày 8.1.2013, Giáo sĩ Asharam, 71 tuồi, một giáo sĩ nổi tiếng của Ấn Độ giáo, tuyên bố trong một cuốn băng truyền đi trên Internet:

"Bi kịch này đáng lẽ đã không xảy ra nếu cô ấy gọi tên Thượng Đế và quỳ xuống chân những kẻ tấn công. Cái sai không chỉ thuộc về một phía.”

Ravi Shankar Prasad, phát ngôn viên của đảng Hindu Bharatiya Janata, nhận xét rằng lời phát biểu này là "vô cùng đáng lo ngại và đau đớn". Tờ The Hindu của Ấn Độ viết: "Các quan niệm trong xã hội xuất phát từ những định kiến lâu năm của nền văn hóa hà khắc với phụ nữ và sự việc ở Delhi gần đây là biểu hiện mới nhất và kinh hoàng nhất của định kiến đó.”

Ngạn ngữ Latin “Homo homini lupus est”, tức người là lang sói đối với người (man is a wolf to man), có từ cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nay vẫn còn thể hiện tại nhiều nơi và nhiều lãnh vực ở Ấn Độ!

PHÁT XUẤT TỪ TÔN GIÁO

Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới với 1,2 tỷ người. Tôn giáo là yếu tố chính ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, cuộc sống của đất nước này. Có đến 80,5% dân Ấn theo Ấn Độ giáo (Hindu) và 13,4% theo Hồi Giáo. Các nhóm tôn giáo khác gồm Kitô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), đạo Jaina (0,40%), Do Thái giáo, Hỏa giáo và đạo Bahá'í.

Sự khắc nghiệt của hai tôn giáo lớn là Ấn Giáo và Hồi Giáo đang kềm hãm xã hội Ấn ở lại thời tiền sử. Ngoài các cuộc xung đột đẩm máu giữa hai tôn giáo, nhiều hủ tục còn tồn tại trong hai tôn giáo này đã làm cho Ấn Độ khó ngóc đầu dậy được.

Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism) là đạo căn bản của người Ấn (Hindus), hình thành vào khoảng năm 1.500 trước Công Nguyên hoặc sớm hơn. Đạo này thờ thần linh, không có giáo chủ.

Xã hội Ấn Độ ngày xưa được chia thành bốn đảng cấp, đại khái như sau: Thứ nhất là Brabman (Bà La Môn) gồm những giáo sĩ phụ trách về tế lễ, đọc kinh Vệ Đà, thuyết giáo cho quần chúng. Thứ hai là Kshatriya gồm những người thống trị như vua, quan, nhà quý phái. Thứ ba là Vaisya gồm nông, công và thương. Thứ tư là Shudra tức các tiện dân, làm những nghề hèn hạ và nô lệ.

Đạo Hồi đến tiểu lục địa Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 711. Đến thế kỷ 11, toàn miền Bắc Ấn theo đạo Hồi, trong đó có tỉnh Ghaznawid, nay là nước Afghanistan. Vào năm 1206, Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Ấn Độ đã biến nước này thành "Quốc Gia Hồi Giáo Ấn Độ" (Muslim State of India) đặt thủ đô tại La Hore.

Năm 1555, Hoàng Đế Humayun của đế quốc Mông Cổ Hồi Giáo (Mughuls) chiếm toàn lãnh thổ Ấn Độ. Trong 3 thế kỷ dưới sự thống trị của đế quốc Mughuls, nhiều người Ấn Độ đã bỏ đạo Hindu theo Hồi giáo. Năm 1858 đế quốc Anh đến thay thế đế quốc Mông Cổ. Năm 1946 đã xảy ra nhiều vụ xung đột đẫm máu giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo.

Ngày 14.8.1947, người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ nhưng tách tỉnh Sind có đại đa số dân theo Hồi Giáo thành một nước riêng gọi là Pakistan. Theo tiếng địa phương, Pakistan có nghĩa là "Đất của người Hồi" (Land of Muslims). Vì thế người Trung Hoa đã gọi Pakistan là Hồi quốc. Hồi quốc có hai phần là Đông Hồi và Tây Hồi. Đông Hồi đã trở thành nước Bangladesh.

NHỮNG HỦ TỤC CÒN TỒN TẠI

Mặc dầu nhân loại đã đi vào thế kỷ 21 với những tiến bộ về mọi mặt, dân Ấn Độ vì nghèo khó và thiếu học, nên nhiều hủ tục đáng kinh ngạc vẫn còn được duy trì. Chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây một số hủ tục đang bị lên án nặng nề.

1.- Tục lệ nạp của hồi môn khi lấy chồng.

Khi đi cưới chồng, chú rể có quyền yêu cầu bên nhà gái phải nộp của hồi môn bao gồm một số tiền lớn, các vật nuôi, đồ nội thất… Ngày nay họ còn đòi cả các thiết bị điện tử!

Khi của hồi môn không đúng theo yêu cầu của nhà chồng, cô dâu thường bị hành hạ đủ thứ như quấy rối, lạm dụng, phải sống rất khổ sở... Có rất nhiều trường hợp cô dâu bị chính người chồng hoặc gia đình nhà chồng thiêu sống. Thường họ rưới dầu hoả lên khắp người cô gái rồi thiêu cháy. Sau đó họ loan báo nạn nhân đã gặp tai nạn hay tự sát.

Một vài con số thống kê hoạ hiếm cho biết năm 1988 có trên 2200 phụ nữ bị giết liên quan đến của hồi môn, năm 1990 là 4835 người và năm 1993 là 5377. Chính quyền Ấn Độ tránh mở những cuộc điều tra và công bố kết quả. Ở thủ đô Delhi, cứ 12 giờ có một phụ nữ bị thiêu chết, nhưng có tới 90% phụ nữ bị thiêu chết đã được báo cáo là gặp tai nạn, 5% được báo cáo là tự tử. Chỉ 5% còn lại bị coi là giết người. Mới đây, hôm 6/10, báo chí ở Delhi đã loan tin một bố chồng đã thiêu sống cô Pravartika Gupta 25 tuổi và đứa con của cô ta 13 tháng tuổi.

Để tránh khỏi phải nộp của hồi môn khi đi lấy chồng, nhiều gia đình đã bán con gái. Giá bán hiện nay chỉ khoảng 15.000 rupee (tương đương 300 USD). Cô Sabita Singh, 25 tuổi, kể lại rằng cô bị gia đình gả bán cho một người đàn ông lớn hơn cô 19 tuổi từ khi cô còn là một đứa trẻ.

2.- Giết bé gái sơ sinh

Vì vẫn theo tập quán trọng nam khinh nữ, nạn giết bé gái sơ sinh ở Ấn Độ khó ngăn chận được. Một ký giả của AFP đến làng Devda, một làng có 2.500 người dân ở quận Jaisalmer, bang Rajasthan, thấy một lớp học có 23 học sinh nhưng chỉ có một nữ sinh là Padma Kanwar Bhatti. Padma cho biết không có bạn gái nào trong lớp học của cô và cũng có rất ít con gái trong làng. Cô nói: "Các cô gái chết cả rồi”. Khi được hỏi tại sao trong làng rất ít bé gái, một nông dân là Rajan Singhi trả lời: "Chúng tôi vui mừng với những cậu bé trai và thấy thương tiếc khi những bé gái ra đời.” Hầu hết những vụ giết trẻ sơ sinh xảy ra đều có được sự đồng thuận của chính người mẹ và bà đỡ. Ông ta cho biết khi sinh một bé gái, người ta thường dùng một cái túi đựng đầy cát hay thuốc phiện và mù tạt đặt vào mặt đứa bé. Bà mẹ không cho con bú, cứ bỏ thế cho đến khi nó chết.

Báo cáo của một cơ quan nghiên cứu Anh cho biết có khoảng nữa tỷ bào thai đã bị phá ở Ấn khi biết được đó là một bé gái. Quận Jaisalmer chỉ có 837 bé gái và hơn 1000 bé trai. Trên toàn Ấn Độ, tỉ lệ là 858 bé gái/1000 bé trai.

3.- Hủ tục bán con gái làm gái điếm

Vì hủ tục trọng nam khinh nữ và nộp của hồi môn, nhiều bố mẹ nghèo ở Ấn Độ đã coi việc bán con gái cho nhà chứa là cách giải thoát.

Một số địa phương đã gọi hủ tục này là Nthni Utarna, có thể dịch là cởi khuyên mũi. Đây là nghi thức báo hiệu một cô gái đến tuổi dậy thì, đủ trưởng thành để ngủ với vị khách đầu tiên và được đem bán cho các nhà chứa.

Một cô gái bán dâm ở Delhi cho biết mỗi ngày cô kiếm được khoảng 20 USD, tức khoảng 400 rupee. Trong khi đó một người nghèo chỉ sống với dưới 20 rupee mỗi ngày.

4.- Tục lấy chồng chung

Huyện Baghpat thuộc tỉnh Uttar Pradesh, ở cách thủ đô New Delhi chỉ khoảng 2 giờ lái xe, nhưng phụ nữ ở đây có một cuộc sống hoàn toàn cách biệt, họ bị cấm đi học hay đi làm. Khi ra khỏi nhà phải trùm khăn che mặt và chỉ được đi tới đền thờ. Ngoài sự cách biệt đó, còn có nạn lấy chồng chung. Bà Munni, một phụ nữ khoảng 40 tuổi đã kể lại: “Chồng và cha mẹ chồng nói rằng tôi phải làm vợ chung của ba anh em nhà chồng”. Cảnh chồng chung này khiến bà bồng đứa trẻ trên tay mình mà không biết nó là con ai. Bà còn cho biết: “Thỉnh thoảng họ đạp tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ngủ ngoài trời. Chưa hết, họ còn đổ dầu hỏa lên mình tôi và châm lửa đốt…”

5.- Loại bỏ các goá phụ

Tục lệ ngày xưa ở Ấn Độ bắt buộc góa phụ phải hỏa thiêu cùng chồng khi chồng chết. Tục lệ này được gọi là siti. Ngày nay tục lệ này đã bị cấm, nhưng nhiều nơi các goá phụ bị đối xử rất tàn tệ, vì họ bị coi là sát phu, là gánh nặng tài chánh của gia đình và là điềm gở cho những người xung quanh. Vì thế, khi người chồng chết, họ bị đập vỡ vòng đeo tay và xóa vết son đỏ trên trán.

Như chúng ta đã biết, một người phụ nữ Ấn khi lấy chống được kẻ một vết son đỏ trên trán, đó là dấu hiệu của phụ nữ đã có gia đình. Nay chồng không còn nữa, họ phải xoá cái vết son đó đi.

Tờ Los Angeles Times cho biết có khoảng 15.000 góa phụ bị ruồng bỏ phải đến sống tại thành phố Vrindavan ở vùng Trung Ấn, được coi là “thành phố góa phụ”. Đây là một thành phố cổ có khoảng 4000 ngôi đền, có nhà dành cho những góa phụ. Họ sống chen chúc trong những ngôi nhà chật chội, không điện nước, không thông tin, điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ. Họ sống bằng cách cầu kinh mỗi ngày 5 giờ để được trả một số tiền nhỏ và một bát gạo. Có rất nhiều góa phụ phải đi ăn xin khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Các góa phụ trẻ còn phải đối mặt với mối đe dọa lạm dụng tình dục và nạn buôn người.

6.- Thân phận của đảng cấp tiện dân

Mặc dầu Hiến Pháp hiện nay của Ấn đã hủy bỏ đảng cấp tiện dân (Shudra) được quy định trong truyền thống của Ấn giáo, số phận của những người bị coi là tiện dân vẫn không thay đổi nhiều. Họ gồm những người không thuộc tộc Aryan, những người thuộc các bộ lạc thổ dân không được cải tôn, những người nô lệ. Nhóm này được gọi Paria (những kẻ khốn cùng), bị coi là hạng ti tiện (intouchable), gồm các cùng đinh (dalit) trong xã hội, có nhiệm vụ phục vụ cho ba đẳng cấp trên. Nhóm này lúc đầu không nhiều lắm, nay đã trở thành tổ tiên của trên 160 triệu dân Ấn. Bà Karo Devi thuộc gia cấp cùng đinh đang đi tìm một con bò bị mất, thấy một người đàn ông đi qua, bà liền hỏi ông ta có thấy con bò của bà ta không. Bà ta liền bị đánh trọng thương vì người bà ta hỏi là ông Saroj Singh thuộc gia cấp thượng lưu. Bà Karo Devi đã chết trong bệnh viện!

NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ BUÔN BÁN TRẺ EM LÀM NÔ LỆ LAO ĐỘNG

Thống kê trên toàn Ấn Độ cho biết hiện nay số trẻ em không được đến trường và phải lao động kiếm sống là khoảng từ 60 triệu đến 115 triệu em, tùy theo lúc và theo mùa.

Rất nhiều trẻ em phải nghỉ học để cùng mẹ, chị lao vào cuộc chạy đua sản xuất thuốc lá thủ công để giúp đỡ gia đình. Mỗi người phải mất từ 10 đến 14 tiếng mới cuộn đủ 1.000 điếu thuốc mỗi ngày chỉ để nhận được 2 USD.

Tổ chức Save the Children ước tính có khoảng từ 150.000 đến 200.000 trẻ em bị buôn bán làm nô lệ hàng năm. Một vài thí dụ cụ thể: Hồi tháng 10, các cơ quan truyền thông loan tin một cô gái 16 tuổi đến từ Assam đã được cảnh sát giải cứu từ một ngôi nhà ở khu vực giàu có Bagh Punjabi, New Delhi. Cô bị chủ nhà là một bác sĩ giam giữ trong nhà đã 4 năm. Không những vậy, cô còn bị ông ta cưỡng hiếp liên tục. Trước đó, vào tháng 4, một cô gái 13 tuổi khóc lóc kêu cứu từ ban công một căn nhà 2 tầng ở khu dân cư Dwarka, New Delhi. Cô đến từ bang Jharkhand, bị chủ nhà nhốt 6 ngày và bỏ đói trong khi chủ đi nghỉ ở Thái Lan. Tổ chức từ thiện Shakti Vahini đã giúp giải cứu cô.

Chính phủ Ấn Độ cho biết có 126.321 trẻ em bị buôn bán bất hợp pháp đã được giải cứu trong 2 năm 2011 và 2012, tăng gần 27% so với năm 2010. Một đạo luật của Ấn Độ ban hành năm 1986 cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 14 tuổi, nếu vi phạm sẽ bị phạt tù đến 2 năm và phạt tiền 20.000 rupee. Nhưng tỷ lệ tội phạm bị kết án do phạm tội này chỉ ở mức 20%.

CÒN CHỜ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG

Theo Ngân Hàng Thế Giới, nền kinh tế Ấn Độ năm 2011 có GDP trên danh nghĩa là 1.848 tỷ USD, có mức phát triển là 5,8% trong hai thập niên liền và năm 2011 đã đạt tới 6,1%, được coi là một nước phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa. Vì thế, Ấn Độ bị xếp vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.

Theo bản tin ngày 2.8.2012 của đài RFA, chính phủ Ấn Độ cho biết những hộ gia đình trung bình ở nông thôn Ấn Độ mỗi ngày chi tiêu cho một đầu người là 43 rupee, tương đương 77 xu Mỹ. Ở thành thị cũng chỉ chi tiêu gấp đôi số đó mà thôi. Trong số này, có 10% người nghèo khổ chỉ thu được chừng 500 rupee mỗi tháng (khoảng $10 USD).

Những tranh luận chung quanh vụ hiếp dâm tập thể hôm 16.12.2012 cho thấy xã hội Ấn đang sống trong thời đại “homo homini lupus est” (người là lang sói đối với người), không phải chỉ giữa nhà cầm quyền với dân mà cả giữa các đảng cấp trong xã hội. Với một xã hội như thế, cần có một cuộc cách mạng mới có thể xoá sạch các hủ tục được. Nếu chỉ cải cách thì phải mất vài thế kỷ nữa.

Ngày 10.1.2013
Lữ Giang
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

HỐi HẬN MUỘN MÀNG ...

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trước khi Khmer Đỏ vào Phnom Penh, ngày 12-4-1975, ông Đại Sứ Mỹ tại Cambodia, John Gunther Dean, đưa ra đề nghị mời các giới chức quan trọng trong Chính Phủ Cộng Hòa Khmer đi tỵ nạn tại Mỹ, nhưng các ông Sirik Matak, Long Boret, và Lon Non , cùng với các thành viên trong Nội Các Lon Non từ chối, mặc dù các ông Long Boret và Sirik Matak đã có tên trong danh sách tử hình “7 Kẻ Phản Bội’ của Khmer Đỏ. Ông Sirik Matak viết thư trả lời ông Đại Sứ Mỹ như sau :

“I thank you very sincerely for your letter and for your offer to transport me towards freedom. I cannot, alas, leave in such a cowardly fashion. As for you and in particular for your great country, I never believed for a moment that you would have this sentiment of abandoning a people which has chosen liberty. You have refused us your protection and we can do nothing about it. You leave us and it is my wish that you and your country will find happiness under the sky. But mark it well that, if I shall die here on the spot and in my country that I love, it is too bad because we are all born and must die one day. I have only committed the mistake of believing in you, the Americans. Please accept, Excellency, my dear friend, my faithful and friendly sentiments.

Prince Sirik Matak.”


Tạm dịch:

“Tôi thành thực cám ơn lá thư của ngài cùng với lời đề nghị đưa tôi đi tị nạn. Rất tiếc, tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế được. Về phần ngài và đặc biệt về phần quốc gia vĩ đại của ngài, tôi không bao giờ mảy may tin rằng quí vị lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do. Quí vị đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng làm gì được. Quí vị rời bỏ chúng tôi và tôi xin cầu mong cho ngài và đất nước của ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời. Xin ngài ghi nhớ điều này là, nếu tôi có chết ngay lập tức tại đây trên quê hương của tôi mà tôi yêu dấu, thì đó là điều quá tồi tệ, bởi vì tất cả chúng ta đều sinh ra và một ngày nào đó phải chết. Tôi chỉ phạm phải một sai lầm là đã tin vào quí ngài, những người Mỹ. Thưa ngài Đại Sứ, người bạn quí mến của tôi, xin ngài nhận nơi đây tình cảm chân thành và tha thiết của tôi.

Hoàng Thân Sirik Matak.“



Người Hùng Cam Bốt, Cố Thủ Tướng Sirik Matak.

Thủ tướng Cam Bốt Sirik Matak và cả chính phủ của ông Lon Non vì tin vào Mỹ nên mất nước và bị Khmer Đỏ phanh thây. Nhiều người Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn trông chờ Mỹ giúp họ đánh đuổi Cộng Sản.

Nhân mùa Quốc Hận tưởng niệm ngày 30-4-1975, nhắc lại sự kiện Sirik Matak để học hỏi và tìm hiểu xem người Mỹ thực sự chống cộng sản ra sao thiết nghĩ cũng chẳng phải là chuyện vô bổ.

Người viết xin mở một dấu ngoặc để lưu ý bạn đọc: Chữ “người Mỹ” chúng tôi dùng trong bài là để chỉ chính quyền và các tập đoàn tư bản Mỹ chứ không nói nhân dân Hoa Kỳ.

Mỹ và Việt Nam

Còn câu hỏi Hoa Kỳ có thực tâm giúp người Vĩệt Nam chống Cộng Sản không thì người viết khỏi cần phải dài dòng. Mỗi người Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều đã có đủ hiểu biết và tài liệu để tự trả lời cho chính mình.

Thời Đệ I Cộng Hòa, khi người Mỹ ngỏ ý muốn trực tiếp can thiệp bằng vũ lực trước vấn đề Cộng Sản miền Bắc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, họ muốn đổ quân đội Mỹ vào Việt Nam để đánh Cộng Sản. Tổng Thống Ngôi Đình Diệm yêu cầu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải ký kết một bản Hiệp Ước An Ninh Hỗ Tương thì vấn đề đó mới danh chánh ngôn thuận, và Cộng Sản Việt Nam không xuyên tạc được, nhưng Mỹ từ chối. Sự thể cho thấy ngay, từ đầu, cái dã tâm đen tối của người Mỹ, nên Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới từ chối. Từ đó người Mỹ quyết tâm diệt trừ Tổng Thống Diệm để thực hiện âm mưu của mình. Khi loại trừ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi, Mỹ ngang nhiên đổ quân vào Việt Nam mà không cần có một chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nào cho phép. Người Mỹ tự ý vào, rồi tự ý nắm quyền chủ động cuộc chiến, cũng như sau này việc thương thuyết hòa bình.

Trong cuộc chiến, nước Mỹ đã mất 58 ngàn quân sĩ tử trận, nhưng điều bỉ ổi nhất mà nhiều người không biết là 80% đồ tiếp tế của Liên Sô cho Cộng Sản trong thời gian chiến tranh là do các hãng Hoa Kỳ đầu tư và sản xuất tại Nga. Như thế có phải là chính người Mỹ đã gián tiếp giết người Mỹ không?

Khi người Mỹ đã hoàn tất mục tiêu thầm kín của mình rồi thì họ tìm cách rút chân ra khỏi Việt Nam. Bằng nhiều cách và nhiều thủ đoạn, người Mỹ đã thực hiện ý định nhiều khi khá lộ liễu:

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh sang Nam Lào, người Mỹ đã bí mật thông báo kế hoạch và phóng đồ hành quân cho Hànội. Mục đích của hành động tồi bại này là để làm suy yếu khả năng chiến đấu của các đại đơn vị tinh nhuệ và thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ý đồ phản bội miền Nam rõ rệt nhất của Mỹ là năm 1972, khi Kissinger sang thăm Bắc Kinh, y đã nói với Mao Trạch Đông rằng, nước Mỹ sẵn sàng chấp nhận một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của Cộng Sản miền Bắc. Mao ngu gì mà không chịu?

Để thực hiện ý đồ nàỵ, chính quyền Mỹ đã giàn dựng cả một chiến dịch ta thưòng gọi là “Phong trào phản chiến” bôi nhọ và vu cáo miền Nam, làm cho dư luân Mỹ chán ghét chiến tranh để lấy cớ rút lui. Biện pháp cuối cùng là cắt viện trợ và “Embargo” quân dụng và vũ khí đạn dược cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Biện pháp xẩy ra giống y chang như Mỹ đã làm đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch. Để che mắt thế giới, và để đánh lừa cái lương tâm bất chính của mình, người Mỹ đã muối mặt chở đến Saigon 6 chuyến máy bay vận tải toàn đồ quân trang như bi đông đựng nước, giầy trận, áo mưa v.v. Vào những giờ phút sinh tử của cuộc chiến, người Mỹ chở súng không có cơ bẩm cho người Trung Hoa. Nay người Mỹ chở poncho, bidong v.v. cho VN thay vì vũ khí đạn dược. Trên thế giới này có lẽ chỉ có người Mỹ mới có cái tính khôi hài qua việc làm bôi bác như thế mà thôi.

Nước láng giềng Cambodia của chúng ta cũng giống như chúng ta: Bị người Mỹ bịp, và vì thế ông Sirik Matak mới có lá thư gởi cho ông đại sứ Mỹ như chúng tôi ghi lại trên trang đầu của bài viết. Phần đông chúng ta vẫn tưởng nước Mỹ thay đổi chính sách mỗi khi có một tổng thống mới lên cầm quyền. Vì thế mới bị lầm, và bị lầm rồi mà vẫn cứ hy vọng. Nghị sĩ Barry Goldwater cho biết:

"Khi một tổng thống lên nắm quyền, đó chỉ là vấn đề thay đổi nhân sự, nhưng chính sách không thay đổi."

Ông đưa ra thí dụ, thời TT Nixon Cộng Hòa, Henry Kissinger là thành viên CFR, người được Nelson Rockefeller đỡ đầu, nắm chính sách ngoại giao. Khi Jimmy Carter Dân Chủ đắc cử, Kissinger được thay thế bởi Brzezinski. Brzezinski cũng là thành viên CFR và được David Rockefeller che chở.

Với những dẫn chứng lịch sử trên, và với kinh nghiệm bản thân của mỗi người Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng chính sách của nước Mỹ đối với cộng sản không thay đổi. Chính sách đó như Ts Stanley Montieth cho biết là:

"Cộng sản và tư bản luôn luôn cộng tác với nhau, bởi vì cả hai cùng được thúc đẩy bởi một đông lực tinh thần, và cả hai cùng tìm kiếm một mục tiêu (communists and capitalists have always worked together because they are motivated by the same spiritual force, and they seek the same goal.)"

Người viết xin thêm vào một ý kiến riêng để câu nói được trọn nghĩa:

"Mục tiêu đó là khống chế toàn bộ đời sống con người và xã hội."

Kết luận

Không biết dân tộc Khmer có được mấy trăm, mấy ngàn năm văn hiến mà tạo ra được cả một nội các chính phủ đáng kính và đáng khâm phục như thế. Họ thà chết chứ không chạy theo những kẻ đã lừa bịp họ. Thế mà trước đó báo chí Mỹ la rùm beng chính quyền Lon Non tham những số một trên thế gian này. Nếu quả như báo chí dòng chính Mỹ tố cáo, các ông Lon Non, Sirik Matak v.v. đem tiền bạc tham nhũng sang Mỹ hưởng vinh hoa phú quí không sướng hơn ở lại để mất đầu hay sao! Biết chắc chắn mình sẽ không thọ khi rơi vào tay Khmer Đỏ, trước khi chết thủ tướng Sirik Matak đã bầy tỏ sự hối tiếc vì tin vào người Mỹ.

Thực ra, không phải chỉ có ông Matak tin vào người Mỹ, mà cả nước Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) chúng tôi tin vào người Mỹ. Nhưng khi ông mở mắt bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi.

Ông Sirik Matak phạm sai sầm, nhưng cuối cùng khi nhận ra mình sai lầm, ông đã thành khẩn nhận sai lầm và tỏ ra hối hận. Chỉ có người Việt Nam, chưa thấy ai nhận ra sự sai lầm của mình và tỏ ra hối hận như ông Sirik Matak.

Tệ hại hơn nữa là cho đến bây giờ vẫn còn có rất nhiều người u mê tin rằng người Mỹ chống Cộng, và trông đợi hão huyền rằng người Mỹ sẽ giúp người Việt Nam chống Trung Cộng, đòi đất, đòi biển.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
tramthaiha
Posts: 453
Joined: Tue Sep 08, 2009 7:54 pm
Contact:

Post by tramthaiha »

Chuyện Phiếm Cuối năm

Người Buôn Gió

Cuối năm thiên hạ nháo nhác đổ xô đi kiếm tiền, đầu phố cứ cả dãy xe ôm nối đuôi nhau chờ khách. Mấy hàng bán hoa, đồ trang trí Tết vỉa hè rét và mưa thế cũng ngồi. Công an phường thì đi khoanh vỉa hè phân chỗ cho bà con bán hàng được trật tự ( chắc phân chỗ vô tư ???).

Mình chưa có việc gì làm, mọi năm làm ở công ty in quảng cáo, tầm này tất bật. Nhưng giờ thì ngồi hàng nước uống chè chén, hút thuốc lào ngóng giờ đón con. Nhàn cư thì lắm chuyện, có ông hàng xóm hỏi.

- Này, dạo này lắm bọn tham gia đảng phái bị bắt tù nhỉ, thế là mất bao nhiêu cái Tết, mày giỏi thế mà không có cách gì cho chúng nó khỏi đi tù sao.?

Mình giật nảy người, ừ nhỉ. Phải có cách nào chứ, chả lẽ cứ để hết lớp thanh niên này đến lớp thanh niên khác vào tù vì tham gia đảng nọ, đảng kia thành tội lật đổ. Chưa làm cái đéo gì mới vào đảng, tuyên thệ, chào cờ đã thành âm mưu lật đổ thì oan quá. Mình bảo ông kia.

- Đúng, anh nói đúng, cái này đúng ra phải nhìn nhận từ lâu. Nay đang có phong trào sửa đổi hiến pháp. Phải đề nghị sửa hiến pháp thì may ra nhiều thanh niên mới không bị đi tù.

Ông hàng xóm.

- Chắc mày lại đòi bỏ điều 4 chứ gì, tù đấy em ạ.

- Không, em không đòi bỏ, mà em bảo sửa trên tinh thần xây dựng có lợi chung cho dân tộc chứ không phải đòi phế truất ĐCS, như thế bọn nó bắt tù ngay. Cái này bọn nó không bảo là quyền tự do ngôn luận nữa, mà nó bảo là âm mưu lật đổ, em chả dại.

Ông hàng xóm hỏi.

- Thế mày đòi sửa thế nào.?

- Em thấy thế này, thực ra nhu cầu tham gia đảng phái chính trị của dân ta rất cao, nhất là thanh niên. Nhưng mà nước mình chỉ có một đảng được hoạt động và vì đảng ấy cầm quyền nên đặt ra cái luật ấy. Mà không phải thanh niên nào cũng được vào đảng ấy, vì nhiều lý do khác nhau. Mâu thuân là thế này. Đảng CS thì lo người ta lập Đảng tranh mất quyền lãnh đạo của họ. Còn nhiều thanh niên thì không muốn vào Đảng cộng sản vì họ cũng chả muốn lãnh đạo, nhiều khi họ muốn có đảng, tổ chức nào đó để họ hoạt động xã hội như giáo dục dân trí, đạo đức, tri thức.Nhưng bên ĐCS thì họ chắc lép không nghĩ vậy. Hai bên cứ thế giằng co nhau, bên thì cứ tham gia đảng khác, bên thì cứ bắt. Tóm lại thế này là công bằng. Giờ kiến nghị sửa điều 4 hiến pháp vẫn là ĐCSVN duy nhất là đảng lãnh đạo đất nước. Còn các đảng khác được hoạt động nhưng cấm âm mưu lãnh đạo đất nước, mà chỉ được chấn hưng dân trí, nâng cao đạo đức nhân dân, làm từ thiện....Như thế giải quyết được vấn đề lớn bây lâu nay thế giới vẫn nói ta là độc đảng. Và vấn đề nhân bản hơn nữa là nhiều thanh niên mong muốn hoạt động xã hội nhưng không theo ĐCS có tổ chức khác để họ tham gia, khỏi phải bị bắt bớ tù tội.

Ông hàng xóm gật gù.

- Ừ giá như thế cũng tốt, nhưng mình nói chuyện phiếm ở đây thôi. Chứ kiến nghị thì thế nào bọn bồi bút, bọn dư luận viên nó cũng xuyên tạc ý tốt của mình. Nó nâng quan điểm là mình diễn biến, mình thâm độc núp bóng đóng góp để mục đích là tiến tới này nọ...ai chứ người như mày lạ gì cái trò đó. Chúng nó đánh bằng tung ra luận điệu, rồi cho mấy lão đảng viên, nhân dân tiến bộ bức xúc đứng đóng vai đại đa số nhân dân, ra hứng lời lên báo chí đả phá mình. Tiếp đó công an có căn cứ vào cuộc là dư luận lên tiếng đòi hỏi xử lý. Trò này có từ thời Nhân Văn Giai Phẩm rồi mày ạ, mày trẻ không biết đó thôi.

Mình nghĩ một lúc rồi thì thào.

- Em cũng nói ở đây, cho nhẹ lòng thôi. Chứ đưa đơn kiến nghị thế, nó tiếp nhận đơn xong rồi mấy hôm sau mình bị bắt vì tội tâm thần, tội gây rối trât tự, tội chia rẽ dân tộc....sau đó chúng nó bảo. Ở nước tôi không ai bị bắt vì tội đóng góp ý kiến , mà chỉ có những người bị bắt vì tâm thần, gây rối, chỉ trích nhà nước, chia rẽ dân tộc. Anh không lạ thì em cũng chả lạ gì đâu.

Ông hàng xóm đứng dậy khi thấy một người dân tiến bộ vào quán.

- Thôi Tết nhất loàng xoàng cũng được rồi, giờ đâu cũng khó khăn mà.

Ông ấy đi, còn đá mắt nháy cái về phía người dân tiến bộ của đảng và chính quyền.
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »


Image


NHỮNG KẺ BÁN LINH HỒN CHO QUỶ


I. Thời gian gần đây, khi đọc tin một số ca nhạc sĩ hải ngoại kéo nhau về Sài Gòn, Hà Nội trình diễn, tự dưng tôi nghĩ đến Việt Khang, ca nhạc sĩ anh hùng của lòng tôi và của biết bao người Việt Nam trên thế giới và trong nước. Việt Khang sáng tác rất ít, tôi nhớ hình như chỉ đôi ba bài, Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai?, và đích thân hát bài của chính anh. Nhưng chỉ qua những bài ấy thôi anh đã biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn, cao độ, tha thiết hơn bất cứ ca nhạc sĩ nào từ trước đến nay, kể cả thời VNCH. Lời ca thật đơn sơ, bình dị, không có những câu văn vẻ, khuôn sáo, hoặc sắt máu, dữ dằn, đằng đằng sát khí, theo đơn đặt hàng... Không. Tất cả nơi anh nghe như lời than vãn hoặc tình tự thường ngày, âm điệu thật nhẹ nhàng. Dễ dàng đến nỗi các cháu bé hải ngoại năm tuổi cũng có thể trình bày một cách suôn sẻ. Như tiếng thổn thức của mẹ già, em thơ, dâng lên tự đáy lòng. Như tiếng nghẹn ngào, nức nở từ nỗi uất hận bao nhiêu năm đè nén nay òa vỡ, miên man chảy theo sông, theo biển...

Bản thân Việt Khang, sinh năm 1974, chưa hề biết chiến tranh, chưa hề biết Việt Cộng hay Quốc Gia, chưa hề hưởng một ơn mưa móc dù nhỏ của chế độ VNCH, chưa hề biết những tủi nhục và oan nghiệt đã rơi ập xuống đất nước và gia đình ngày 30/4/1975, chưa hề chạy trốn Việt Cộng trối chết, trước hay sau ngày mất nước, hốt hoảng như chuột, chưa hề khai mình là tỵ nạn Cộng sản, chưa hề tự phong là trí thức tốt nghiệp tại ngoại quốc, là ca sĩ, nhạc sĩ với sự nghiệp âm nhạc 10, 20, 50 năm. Chưa hề… Nhưng, cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, anh đã lớn lên và đang sống ngay trong lòng chế độ Việt Cộng, trên một đất nước nay biến thành một trại tù khổng lồ. Cho nên, cũng như tất cả người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản chân chính trên thế giới, anh đã hiểu thế nào là độc tài, là áp bức, là bất công, biết thế nào là thiếu tự do, nhân quyền, dân chủ, mơ ước như thế nào bóng dáng của hạnh phúc, ấm no, chờ đợi như thế nào ánh sáng bình minh đến xua tan đêm tối vây hãm triền miên cả một dân tộc đọa đày.

Việt Khang chỉ làm đôi ba bài hát thôi, nhưng đã bị truy tố ra tòa, lãnh ba năm tù ở, bởi lũ lãnh đạo Việt Cộng khôn nhà dại chợ, chuyên hà hiếp dân lành, tay không một tấc sắt, nhưng lại sợ hãi, khúm núm trước quân thù Tàu Cộng. Điều đó cho thấy lũ chúng nó rất sợ anh và ảnh hưởng của hai ca khúc có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đâm thẳng vào tim chúng nó, nhức nhối như những nhát kiếm bén nhọn. Chỉ cần hai bài thôi, nhưng trong ấy người nghe bao nhiêu tiếng gọi yêu nước ngút ngàn, bao nhiêu lời tình tự dân tộc thiết tha, bao nhiêu thương yêu và thù hận. Anh không hô hào lật đổ ai, nhưng bọn chúng nó phải nể và sợ.

Việt Khang, tôi gọi tên em với tất cả lòng cảm thương, và thán phục, và tôn vinh, dù chưa một lần được gặp em, quen em, nhìn em, nghe em hát. Nhưng tôi cần em, ít ra trong bài viết này, cần hình ảnh rạng ngời và gương hy sinh cao quý của em cho chính nghĩa, đại cuộc, để dạy một bài học làm người cho lũ hát xướng hải ngoại đang rủ nhau về nước trình diễn.

Nói đến Việt Khang, tôi lại nhớ một ca sĩ hải ngoại khác ít nhiều chiếm ngự hồn tôi: Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh với lòng yêu nước vô bờ, thôi thúc như tiếng sóng Thái Bình Dương réo gọi, với những bài hưng ca đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, làm vỡ tim người.

Và xa hơn, ca nhạc sĩ tỵ nạn Cuba qua Mỹ từ lúc nhỏ, có cha từng phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt Nam: Gloria Estafan, hiện sống tại Miami. Danh cô vang lừng thế giới, không chỉ vì sự nghiệp ca hát, mà còn và nhất là bởi lập trường của một người tỵ nạn chân chính cương quyết chống chế độ Cộng sản phi nhân Fidel Castro và bè lũ. Một lần được mời trở về Cuba hát nhân dịp Đức Giáo Hoàng viêng thăm, cô đã từ chối. Lần khác, được mời qua Vatican hát trong một đại lễ, cô chấp nhận với một điều kiện duy nhất: Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện, và làm mọi cách, cho đất nước Cuba của cô được tìm lại tự do, nhân quyền. Cô đã sáng tác và trình bày một ca khúc mang tên “Go away” bình dị, tương tự “Việt Nam tôi đâu?” của Việt Khang, trong đó cô nhẹ nhàng lên tiếng mắng mỏ và yêu cầu Fidel Castro cuốn gói rời khỏi Cuba:

Go away
Won't you just go away
Don't you come back one day
Take your stuff
Take all of your precious things
Leave right now […]



II. Trong khi ca nhạc sĩ anh hùngViệt Khang bị giam cầm trong nước, và đồng nghiệp gốc tỵ nạn Cuba Gloria Estafan cương quyết không trở về quê hương khi chế độ độc tài còn ngự trị thì các ca sĩ, nhạc sĩ thuộc diện xướng ca vô loài Việt Nam hải ngoại vô nhân vô sỉ vô luân, đực có, cái có, đẹp có, xấu có, trẻ có, già có, sang có, sến có, khôn có, ngu có, nổi tiếng có, cắc ké có, đủ cả… rủ nhau làm đơn xin trở về hát cho Việt Cộng nghe, mặc nhiên, tự nguyện bán linh hồn cho quỷ.Nếu thực sự bọn họ có một linh hồn.Chuyện kể như sau:

a) Tương truyền, vào thế kỷ XVI, bên Đức, có một người tên Johann Faust, sinh tại Knittlingen. Ông ta là một tiến sĩ, thầy bói, thuật sĩ, có nhiều phù phép, đi nhiều, biết nhiều, biểu diễn tài nghệ của mình, dạy đại học, được vinh danh bởi cả Martin Luther, nhà cải cách Công giáo nổi tiếng. Theo quyển Historia von Dr. Johann Fausten (Frankfurt, 1587), Faust muốn bán linh hồn cho quỷ Mephistopheles với khế ước như sau: trong 24 năm, ông sẽ được thông suốt về ma thuật (magie), được trẻ mãi không già, giàu sang, phú quý, và hưởng tất cả mọi vui thú xác thịt và quyền lực. Sau đó, mãn hạn, linh hồn ông sẽ bị tóm, giao cho quỷ sứ. Faust ký giấy, và trong suốt 24 năm, được chơi bời thỏa thích, và hành nghề ma thuật với trình độ tuyệt luân, muốn gì có nấy. Rồi một ngày đẹp trời Mephistopheles hiện lên bắt linh hồn ông đem xuống địa ngục. Tại đây, Faust hối hận, ăn năn, nhưng lúc ấy quá trễ rồi.

Từ thế kỷ XVI đến XIX, nhân vật Johann Faust là nguồn hứng vô tận cho rất nhiều tác phẩm thuộc thơ, văn, nhạc, kịch, họa. Đặc biệt, thi hào Đức Goethe viết ra tuyệt tác Faust, trong đó, cuối cùng, ông cho Faust được cứu rỗi nhờ tình yêu của nàng Gretchen.

b) Còn những Faust thời đại, gồm những tên trí thức khoa bảng, ca nhạc sĩ, và bọn nằm vùng hải ngoại? Dĩ nhiên, sự khác biệt thấy rõ:

• Bán linh hồn cho quỷ, Faust thế kỷ XVI của truyền thuyết Đức không phải xóa bỏ căn cước và tước vị của mình. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian thế kỷ XXI bị buộc phải chối bỏ lý lịch, quay lưng với tổ quốc, tổ tiên anh hùng, quên dĩ vãng, nguồn gốc.

• Bán linh hồn cho quỷ, Faust thế kỷ XVI được hưởng 24 năm ăn chơi vung vít, thoải mái. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian thế kỷ XXI bị lôi cổ tống xuống địa ngục ngay, bị còng tay, khóa mõm, chỉ được phép nói, hát, múa những gì mà quỷ cho phép.

• Bán linh hồncho quỷ, Faust của Goethe được cứu rỗi nhờ tình yêu chân thật. Bán linh hồn cho quỷ, bọn Faust Việt Gian chỉ có bia ôm, thân xác đĩ điếm và thiếu nữ nghèo khổ. Không có tình yêu cứu rỗi, chúng phải từ chết đến chết, bị khinh chê, nguyền rủa đời đời.

c) Riêng lũ xướng ca vô loài Việt Gian còn phải qua những màn phỏng vấn, điều tra về lập trường, số lượng và nội dung những bài sẽ hát, rồi phải hát thử cho Công an nghe. Một người quen sống tại VN có kể về những ca sĩ hải ngoại hát ở phòng trà đường Cao Thắng, Sài Gòn, từng đứa một, từ Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Từ Công Phụng v.v... Muốn được phép trình diễn, bọn ca sĩ này phải qua một kỳ thử nghiệm hát cho công an VC nhìn, nghe trước những bài đã được chúng cho phép. Chúng gật đầu, chấm đậu mới được lên sân khấu, dù là phòng trà tư. Điều này làm người ta nhớ hoạt cảnh thê thảm trong đó những cô gái quê muốn lấy “chồng ngoại”, phải sắp hàng cởi áo cởi quần cho những thằng Đài Loan, Đại Hàn, Mã Lai đui què sứt mẻ, nửa khùng nửa điên... tha hồ sờ mó, khám, lựa, tuyển, chi tiền, dắt đi. Than ôi. Còn cái nhục nào hơn!

Nhưng bọn vô loài vô sỉ ấy đâu biết nhục là gì. Cha ông ta cũng đã dặn dò: “đĩ chín phương còn để một phương lấy chồng”. Đằng này, còn phương nào, mười hay hai mươi, chúng cũng giành nhau làm ráo hết. Không biết nhục, trái lại, chúng lại vênh váo, trơ tráo lên tiếng tự bênh vực cho hành động của mình: đại khái,chúng về, vì:

• muốn đền đáp lại lòng mến mộ của đồng bào trong nước

1) Đồng bào nào? Ba mươi năm nay, có người dân nào thuộc Miền Nam cũ đang phải sống thoi thóp, ngột ngạtdưới gông cùm Cộng sản, còn nhớ đến bọn ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại trước kia đã bỏ rơi đồng bào chạy có cờ, nay ế khứa, hết tiền, về già trông bèo nhèo như những cái mền rách, còn nhớ đến những bài tình ca một thời rên rỉ, sướt mướt, lảm nhảm, lảng nhách của chúng, để viết thư yêu cầu chúng trở về hát cho họ nghe? Rồi đồng bào lấy tiền đâu mua vé cả trăm đô? Nói chi những người dân của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa biết chúng là ai, mà mến với mộ, tiếc với nhớ? Ngược lại, thấy chúng lần lượt trở về biểu diễn, ca múa, làm hề, đại đa số nếu không khinh bỉ như những con chó ghẻ thì cũng tỏ ra dửng dưng, thờ ơ, lạnh nhạt.

2) Đồng bào, hay chỉ là bọn cai thầu văn nghệ cơ hội chủ nghĩa, tham tiền, lợi dụng thị hiếu mới của đám cán bộ, đại gia Việt Cộng no cơm rửng mỡ, trưởng giả học làm sang, hoặc nguy hiểm hơn, bọn tay sai của lũ công an trong biệt đội văn nghệ có nhiệm vụ thực thi điều khoản “giao lưu văn hóa”, “hòa hợp hòa giải” của Nghị quyết 36, bày ra những buổi trình diễn để câu những con mồi nghệ sĩ, ca sĩ Việt kiều vì ham tiền, hám danh, mà gục mặt trở về nhận lãnh những lời tâng bốc dỏm và đồng tiền tanh hôi của Việt Cộng bố thí cho?

3) Tại hải ngoại, suốt bao năm trời, bọn xướng ca vô loài này được đồng hương tỵ nạn nâng đỡ, đùm bọc, viết bài lăng xê, ca tụng chúng, nuôi sống chúng bằng cách mua vé tham dự những shows văn nghệ, ra mắt CD... mặc dù theo thời gian tài sắc của chúng đi xuống. Nay chúng trở mặt, trở cờ, trở thành những đứa Việt Gian quay về cung cúc phục vụ kẻ thù, và điều đó càng làm ta hiểu hơn nỗi lòng của cụ Nguyễn Đình Chiểu, một anh hùng kháng Pháp, qua hai câu thơ mộc mạc, thẳng thừng:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

• nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi chính trị

1) Nghệ thuật vị nghệ thuật ư? Còn lâu. Trên lãnh vực văn chương, hội họa, từ thời Lãng Mạn vs Théophile Gautier và trường phái Parnassiens bên Pháp, người ta đã tốn nhiều giấy mực và nước bọt để thảo luận, tranh cãi về quan niệm này, nhưng cuối cùng không đi đến đâu. Bởi vì không bao giờ có một nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghĩa là bất cứ nghệ thuật nào cũng phải phục vụ nhân sinh, tức con người. Đối với Việt Cộng, quan niệm này còn khắt khe hơn, gần như tuyệt đối. Đối với chúng, nghệ thuật phải phục vụ, không phải con người, mà duy nhất Bác và Đảng. Nghệ thuật đồng nghĩa với chính trị, tuyên truyền, nói dối. Tố Hữu khi làm thơ khóc Staline sức mấy mà vì nghệ thuật vị nghệ thuật? Trịnh Công Sơn kêu gào nối vòng tay lớn vì nghệ thuật thuần túy hay vì chủ trương phản chiến, thân Cộng của y? Mới đây, tin tức cho biết những ca sĩ của Trung tâm chống Cộng Asia bị cấm hát ở Việt Nam, tại sao?

2) Cụ thể hơn, bọn xướng ca vô loài hải ngoại về trình diễn bên ấy làm gì có tự do để hát bất cứ bài nào tùy ý? Kìa, Phạm Duy mà một số bơm sĩ phong là cây “đại thụ của làng nhạc” Việt Nam, mà văn nô Trần Mạnh Hảo một lần bị ma nhập đã gọi là “thượng đế của âm giai”, là “thần linh của tiết tấu” v.v... có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, vậy mà khi trở về cũng chỉ được Việt Cộng cho phép hát, phổ biến, trên dưới mươi bài.

3) Chưa nói việc bọn ca sĩ phản bội này cố tình mập mờ, nhập nhằng giữa danh từ “chính trị” và “làm chính trị”. Làm chính trị thường được hiểu là hoạt động cho các đảng phái, tổ chức này nọ. Nhưng chống Cộng, quyết tâm tiêu diệt Việt Cộng, không phải là “chính trị “ hay “làm chính trị”, mà là một bổn phận của toàn dân Việt, đặc biệt là những người quốc gia tỵ nạn Cộng sản chân chính, đối với tổ quốc.

• không theo phe nào

1) Ngày tắp đảo, trước mặt các viên chức di trú ngoại quốc, có ca nhạc sĩ nào không mếu máo khai mình là người quốc gia tỵ nạn, không thể sống nổi dưới ách thống trị, độc tài của Việt Cộng. Nay được phép Việt Cộng cho về, chúng tuyên bố “chúng tôi không theo phe nào”, Quốc gia hay Cộng sản, mà trở về với dân tộc, với quê hương có chùm khế ngọt. Ô hô, nhổ rồi xin liếm lại. Có đứa như tên Chế Linh, để lấy điểm, còn lên án chế độ VNCH chủ trương tiêu diệt dân tộc Chàm, trong khi chính y hoặc đồng chủng được hưởng nhiều quyền lợi: không đi lính (nhưng được phép mặc đồ lính để trình diễn), không thạo tiếng Kinh, nhưng vẫn được đồng bào ưu ái, không có tú tài nhưng vẫn được đặc cách theo các trường đào tạo công chức, cán bộ... Có đứa như Khánh Ly than thở với báo chí Việt Cộng là hát tại hải ngoại vất vả, khó ăn lắm, hát tại quốc nội được nhiều tiền hơn...

2) Chiến tranh bằng súng đạn đã chấm dứt, nhưng trận chiến giữa người Quốc gia với Cộng sản vẫn còn, gay go, khó khăn gấp bội, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Việt Cộng, vì cần tiền bạc, tài năng, chất xám, vẫn bám sát gót người Việt hải ngoại, để thi hành nghị quyết 36, dụ dỗ bọn nhẹ dạ và cố xóa cho bằng được lằn ranh Quốc-Cộng rõ rệt. Kẻ nào nói mình không theo phe nào là vô tình hay cố ý tuyên truyền không công cho Việt Cộng.

3) Không theo phe nào, tức là đứng giữa, bình dân hơn, là cẳng giữa, sau khi đã có cẳng phải, cẳng trái. NLGO tôi nhớ câu chuyện có thật đã xảy ra: Trong một bữa họp mặt, bạn bè vui chơi, và đến giai đoạn bàn về chuyện những kẻ tự nhận là mình trung lập trong chiến trận Quốc-Cộng hiện nay, hạng người nửa nạc nửa mỡ, ba phải, ba rọi, cẳng giữa, không theo phe nào. Một người tuyên bố: “Tôi đứng ở ngả ba đường”. Người thứ hai lên tiếng: “Tôi là con người đứng giữa”. Một anh bạn, vốn là bác sĩ nổi tiếng chống Cộng, ăn nói bộc trực, bình dân, thấy bực bội, bèn trả lời:“Đứng ở ngả ba đường thì xe nào chạy tới cũng đụng mà ngủm củ tỏi.” Và nhìn chòng chọc vào “con người đứng giữa”, anh dằn từng tiếng một: “Còn trong thân thể người ta, tôi biết chỉ có một con đứng giữa, không phải con người, đó là con c…”

III. Trong cái đám ca nhạc sĩ bèo nhèo như cái mền rách về chầu chực, quỳ lụy Việt Cộng nói trên, có một anh chàng thuộc Cộng đồng Oregon, cùng thành phố tôi đang cư ngụ. Trong bài "Đền Ơn Đáp Nghĩa" (báo Phương Đông Times, số ngày 7/12/2012, trang 22), Mục sư Huỳnh Quốc Bình, cựu chủ tịch Cộng Đồng Oregon, đã giới thiệu anh ca nhạc sĩ này, như sau:


“[...] Tôi biết ít nhất một ca nhạc sĩ rất nổi tiếng. Tại địa phương ông cư ngụ, chưa ai thấy ông đóng góp một xu cho những công tác ích lợi chung trong cộng đồng. Ông cũng không hề một lần đóng góp lời ca tiếng hát của ông cho đồng hương địa phương thưởng thức, nếu có thì phải trả thù lao. Ông chỉ chu du ca hát xứ người. Vậy mà khi cần tiền, ông bèn tổ chức "tạ ơn em" tại địa phương nơi ông không buồn quan tâm trong mấy Thập Niên. Điều buồn cười hay khôi hài, là đã có năm bảy trăm người, mỗi người bỏ ra năm bảy chục Mỹ kim, để mua vé danh dự, hoặc thượng hạng, hầu có thể nghe ông hát "tạ ơn em" và mua CD nhạc của ông mang về nghe ông "tạ ơn em"... Điều phũ phàng hơn hết là khi cộng đồng có những buổi tổ chức có tính cách xã hội, giúp đỡ những ai cần giúp đỡ, hoặc biểu tình lên tiếng tranh đấu cho những người bị VC đàn áp tại Việt Nam, thì ông ca nhạc sĩ này lại biệt tăm và số người tham dự buổi ông tổ chức "tạ ơn em" cũng mất dạng [...]”

Ngoài ra, nghe tin anh ta về nước lần thứ hai, nhiều đồng hương đã lên tiếng, và tôi xin chuyển tiếp hai bức thư bình phẩm tiêu biểu:

From: Truyen Doan
To:
Sent: Wednesday, January 16, 2013 3:58 PM



Đây là đứa ngu như tên Chế Linh
Nó bị con vợ ham tiền thúc đẩy nó đi qua đó kiếm tiền thiên hạ
Ở đây nó mở ca nhạc cũng có tụi ngu đi nghe
Tụi nó chỉ có tiền thôi
Tẩy chay nó đi
Mấy thằng nghệ sĩ đó có ra gì!!!!


Date: Sat, 19 Jan 2013 19:17:39 -0800
From: kinhkha


Ủa! tôi tưởng nó đã chết rồi mà.

Tên này chắc cuối đời vợ cần tiền, cũng như cần Casino như LệThu… cho nên nó về hát phục vụ cán ngố và dân tham nhũng tư bản đỏ for money chứ có con thằng ca sĩ nào hát nào cho dân nghe,dân nghèo nào có tiền 50,70 đô một vé.. mà láo khoét, nếu nó thực sự hát free xin các tháí thú cho tổ chức ngoài trời hát cho dân nghe như VNCH thì sẽ có nhiều người tình nguyện kêu goị trả tiền cashier cho nó… thật đáng buồn!!! một cái thằng chẳng bao giờ nghĩ đến quân dân VNCH đã đi trước tầm đạn bảo vệ cho nó sống còn…, nó khá hơn PD là chưa viết Tục Ca.

Anh ca nhạc sĩ này, ngoài sự nghiệp âm nhạc, còn được cả nước, trong và ngoài, biết đến, một cách ồn ào, vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, sau khi bị ung thư màng óc, cách đây hơn một thập niên, và túi mật –tin do bạn bè trong Cộng Đồng và trên Mạng chuyển, chính xác hay vịt cồ, tôi không biết chắc– nhưng cả ba lần đều thoát chết. Sau đó, nghe nói anh ta đi lưu diễn “tạ ơn em” và “kỷ niệm 50 năm” tình ca tại Texas, Portland, California, Úc Châu, tôi thật lòng mừng cho anh ta được tai qua nạn khỏi và mừng cho nhân loại từ nay đã có thuốc chữa trị căn bệnh nan y quái ác kia. Tuy nhiên, khi đọc tin anh ta trở về Việt Nam trình diễn lần thứ hai và xem hình vợ chồng anh ta tươi rói, tại phi trường, với “vòng hoa chiến thắng” trên cổ, tôi phải dằn lòng lắm mới không buột miệng chửi thề, merde, nhưng đồng thời cũng không thể nào không nghĩ đến câu nói trứ danh của Julius Caesar trong vở kịch cùng tên viết bởi Shakespeare:

Cowards die many times before their deaths;
The valiant never taste of death but once.

đã được Mục sư Huỳnh Quốc Bình, một lần trong một bài viết, dịch ra như sau:

Những kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật;
Người dũng cảm chỉ chết một lần thôi.


Anh ta cũng không xa lạ với đa số đồng hương Oregon và cá nhân NLGO tôi. Nhưng có hai lý do, ngoài những điều Mục sư Huỳnh Quốc Bình nêu lên trong bài viết, đã khiến tôi không thể im lặng mãi:

a) Anh ta coi thường Cộng đồng Oregon và những người hâm mộ tại địa phương mới đây đã đến mua vé tham dự buổi văn nghệ tạ ơn vợ và mừng sự nghiệp 50 năm do anh ta tổ chức, để kiếm tiền. Ai cũng biết, Cộng đồng Oregon không chống Cộng ồn ào, dữ dằn như những Cộng đồng California, Texas, nhưng vẫn chống, luôn luôn chống, và kịch liệt chống. Đa số cư dân là những thuyền nhân từ các đảo tỵ nạn đến, hoặc cựu sĩ quan tù nhân cải tạo sang Mỹ theo diện HO, nên chống Cộng, tiêu diệt Việt Cộng có nghĩa thi hành một bổn phận, trách nhiệm đương nhiên đối với tổ quốc. Cũng như dân bản xứ, người Việt tỵ nạn tại Oregon hiền hòa, lịch sự, dĩ hòa vi quý, nhưng điều đó không có nghĩa họ thờ ơ, thụ động, khờ khạo. Ai chống Cộng, ai Quốc gia, ai Việt gian, ai tay sai, ai phải ai trái, ai ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản, họ đều biết, và biết đúng, biết rõ, nhưng không nói ra đấy thôi. Bằng chứng: cho đến bây giờ, sau nhiều năm Nghị quyết 36 được phát động với mưu đồ phá hoại, lủng đoạn các Cộng đồng Quốc gia Tỵ nạn, chưa một thằng tay sai Việt Cộng nào dám xuất đầu lộ diện tại Oregon. Ló ra là bị chặt đuôi, không sống nổi.

Lần đầu, anh ca nhạc sĩ Portland này về Việt Nam trình diễn, người ta biết được do chính báo chí trong nước (Tuổi Trẻ và Công An Thành Phố HCM) phổ biến, nhưng đã bỏ qua, vì ai cũng thông cảm cho căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối của anh ta được vợ và báo chí hải ngoại loan truyền ầm ĩ, nghĩ rằng biết đâu có thể đó là chuyến đi sau cùng trong đời. Tuy nhiên, lần này, khỏi bệnh, anh ta chơi cái mửng cũ, lại về nữa, âm thầm, sau khi đã moi gần cạn hầu bao của đồng hương hải ngoại với những màn “tạ ơn em” và “kỷ niệm 50 năm”. Về, để tái biểu diễn cho những thằng, những con đảng viên, công chức, đại gia, cán bộ, công an và gia đình, đồng bọn, có bạc tiền rủng rỉnh, chứ người dân nghèo, lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, buôn thúng bán mẹt, làm gì có cơ hội và điều kiện bước chân vào rạp lớn của thành phố để nghe anh ta cám ơn vợ mình hoặc rên rỉ “bây giờ tháng mấy rồi hỡi em”?

b) Anh ta trở về Việt Nam trình diễn, mặc nhiên thách đố công luận chống Cộng, mặc nhiên chấp nhận trở thành một tên phản bội trắng trợn, vô liêm sỉ trước mắt những đồng hương nạn nhân của bọn Cộng Phỉ trên toàn thế giới và riêng tại Oregon. Trong khi chúng tôi đang giao chiến với Việt Cộng trên mặt trận “võ mồm”, bằng những bài pháo kích ác liệt, và thỉnh thoảng bị phản pháo, trong khi đa số đồng hương tỵ nạn ngày đêm thao thức, lo âu cho vận mệnh đất nước đang có nguy cơ rơi vào tay giặc ngoài Tàu Cộng với sự đồng lõa của lũ lãnh đạo thù trong bất tài, khiếp nhược, tham tàn, trong khi bao nhiêu nhân sĩ, thanh niên tại quốc nội, có cả Việt Khang và một số thiếu nữ liễu yếu đào thơ, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần… biết yêu nước thương nòi, quyết tâm tranh đấu cho tự do, nhân quyền, đang bị bạo quyền bắt bớ, giam cầm, đày đọa ở những nhà tù khắp nước, trong khi các phụ nữ, bé gái bị ép bán ra ngoại quốc làm điếm, và những bài học đạo đức, luân lý cổ truyền tốt đẹp từ hàng ngàn năm qua bị phá sản một cách thê thảm, tại học đường cũng như ngoài xã hội, bởi nền văn hóa bần cố nông hủy diệt trí thức, lương tri và mọi giá trị tinh thần, trong khi những thằng lãnh tụ tự phong tham nhũng, no say, béo tốt đang làm mưa làm gió trên mảnh đất khốn khổ, tội nghiệp, trong khi đó thì anh chàng ca nhạc sĩ mặt trơ mày bóng của chúng ta lại lén lút trở về múa hát, mua vui cho những tên đồ tể bán nước hại dân.

Làm sao tôi có thể im lặng mãi.

Portland, 30/1/2013
Người Lính Già Oregon
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ðường Chiều Lá Rụng

Quỳnh Giao
Một buổi chiều cuối năm, chúng tôi cùng hát với nhau dù chỉ được một phần cả Ngàn Lời Ca của Phạm Duy. Trong có 24 tiếng để anh chị em tổ chức một buổi sinh hoạt impromtu mà trang nghiêm, Quỳnh Giao nhận lời hát Kỷ Niệm và Ðường Chiều Lá Rụng.

Kỷ Niệm là ca khúc vừa sáng tác xong là Phạm Duy đưa cho con bé hát trên đài phát thanh. Hơn hai chục năm sau đó, khi mình còn ở miền Ðông và thực hiện lấy băng nhạc Hát Cho Kỷ Niệm theo lối thủ công nghệ, ông cẩn thận gửi lời giới thiệu qua một cassette. Ðấy là kỷ niệm khó phai, nghe lại là nhạt nhòa nước mắt.

Còn Ðường Chiều Lá Rụng là một dấu ấn khác của Phạm Duy, được ông viết khi còn trẻ, vào năm 1965, căn cứ theo tập nhạc “Hát vào Ðời” xuất bản năm 1969. Nhưng trong cuốn “Ngàn Lời Ca,” thì ông viết từ năm 1958, sau khi đi du học bên Pháp về. Ðiều này có lẽ cũng đúng, vì ông đã dùng những điều học được áp dụng cho ca khúc. Ðây là bài hát có nhạc thuật cao nhất của ông, với nét ngũ cung u uẩn và những chuyển đoạn liên tục, vừa khó hát, khó nghe và khó hòa âm.

Năm đó, khi vừa ráo mực, ông đưa tác phẩm cho nhạc sĩ Vũ Thành. Là trưởng phòng văn nghệ của đài Phát Thanh Sài Gòn và trưởng ban nhạc đại hòa tấu và hợp xướng Phương Hoa, Vũ Thành cũng cộng tác với đài Tiếng Nói Tự Do của Hoa Kỳ, chuyên phát các chương trình ra miền Bắc. Nổi tiếng khó tính, Vũ Thành lưỡng lự khi soạn hòa âm, vì Ðường Chiều Lá Rụng không dễ viết.

Nguyên tác của Phạm Duy là nhịp ý dìu dặt thiết tha trên ton Si thứ với nhiều quãng năm giảm (quinte diminué) làm nhiều ca sĩ trẹo lưỡi. Hát đúng giọng thì phải xuống nốt Fa thăng thấp (dưới hàng kẻ ba dòng) và lên nốt Fa thăng cao nhất (dòng kẻ thứ năm). Vũ Thành sửa lại, dùng nhịp 4/4 theo lối chậm rãi kể lể của một bản Slow và viết nhiều nốt liên ba (triolet) trong toàn bài, rồi còn hạ một cung, tức là ton La thứ. Viết xong, Vũ Thành quyết định thu thanh cho chương trình của đài Tiếng Nói Tự Do để phát ra Bắc, và vì thế trong Nam mình không được nghe.

Ông chọn Thái Thanh để trình bày tác phẩm bất hủ này. Ðấy là một chọn lựa tuyệt vời.

Thường ngày Thái Thanh vẫn nổi tiếng là cường điệu. Bà làm cho ca khúc thổn thức rũ rượi hơn và nồng nàn hơn nguyên bản. Nhưng với Ðường Chiều Lá Rụng qua hòa âm Vũ Thành thì mọi lối quằn quại điệu nghệ bỗng nhiên biến mất. Bài hát quá khó, khiến bà phải cẩn trọng từng chữ, hát sai và không theo dàn nhạc thì Vũ Thành “quạt” ngay, chẳng nể nang ai cả!

Thái Thanh hát nghiêm chỉnh, lại có cả dàn phụ họa của Anh Ngọc, Nhật Bằng, Phượng Bằng, Kim Tước, Mai Hương và Quỳnh Giao nữa, nên ca khúc là một tuyệt chiêu.

Như có lần người viết đã kể, khi di tản năm 1975, tài sản duy nhất được Vũ Thành đem theo là một số băng ghi âm các ca khúc quý giá ông làm cho đài Tiếng Nói Tự Do. Trong đó có Ðường Chiều Lá Rụng.

Tại hải ngoại, khi thực hiện đĩa nhạc thứ hai với tên Tiếng Chuông Chiều Thu, Quỳnh Giao chọn Ðường Chiều Lá Rụng vì yêu mến tác phẩm trứ danh này. Nhưng đưa cho Duy Cường nghe tape nhạc Vũ Thành thì bị lắc đầu: “Em không bao giờ làm giống ai và chẳng bị ảnh hưởng của ai hết!” Ðúng quá chứ! Rồi Duy Cường cũng loay hoay mãi không viết được. Anh không chịu đổi qua nhịp Slow như Vũ Thành, dù nhịp này dễ hát hơn nhiều.

Cuối cùng Duy Cường hòa âm theo kiểu ad lib, là tự do, chẳng có nhịp gì hết.

Cái khó là xưa nay ca sĩ hát ad lib thì nhạc sĩ đệm theo, chứ bao giờ lại có sự ngược là nhạc sĩ đàn ad lib và ca sĩ phải hát theo! Cường nói: “Chỉ có chị mới hát theo dàn nhạc được, và vì chị nên em mới thử nghiệm điều này.”

Hôm thu âm tại phòng thu Tomlinson, Phạm Duy đến nghe. Cô cháu hát thử câu đầu “chiều rơi trên đường vắng có ta rơi giữa chiều” bằng hai cách. Cách thứ nhất gần giống lối diễn tả của Thái Thanh, là láy vào chữ “vắng” và chữ “rơi.” Cách thứ hai là chỉ láy vào chữ “ta” mà thôi. Và hát rất đều giọng, nghiêm trang. Phạm Duy chọn cách thứ hai. Viết lại như vậy để chúng ta hiểu ý người sáng tác.

Cho tới giờ dường như số người hát Ðường Chiều Lá Rụng chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Riêng Phạm Duy thì nhắc đến ba người là Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao. Mà người nghe chắc cũng ít. Nhạc đã thế, lời ca lại chẳng nhắm vào cảm quan mà đầy não tính...

Quỳnh Giao đã viết nhiều nên không dám nói thêm về các lời từ của Phạm Duy khi ông đưa tình yêu lên tận cõi chết. Ðường Chiều Lá Rụng là một tiêu biểu rực rỡ và rã rời nhất với hình ảnh đầy chất siêu thực. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, mà mình hát lại với nước mắt lưng tròng thì ca khúc lại tái sinh như một bức họa. Ông chuyển cung như dùng màu sắc để đổi ánh sáng và có nhiều câu báo hiệu lối viết sẽ thấy ở Trịnh Công Sơn về sau.

Một kỷ niệm cuối là khi ghi âm bài này với hòa âm của Duy Cường, Quỳnh Giao đã ỷ vào chỗ thân tình mà xin sửa một chữ ở câu cuối! Phạm Duy nghe lại, gật gù và cho phép!

Chiều tan trên đường tối, có ta như rã rời

Hồn ta như gò mối, đang chờ phút đầu thai.

Quỳnh Giao xin phép hát là “Hồn ta như gò mối, IM chờ phút đầu thai...”

Lá đã rụng, ông đã im. Chúng ta đang chờ ông trở lại.
buikiem
Posts: 504
Joined: Sat Sep 22, 2012 12:45 am
Contact:

Post by buikiem »



Image

Người Việt ăn chuột và hung hăng,
bài viết của giáo sư Đại học Stanford gây phẫn nộ trên mạng .

Một bài viết của một giáo sư trường Đại học Stanford cho rằng “thói hung hăng” của người Việt liên quan đến thói quen ăn thịt -- đặc biệt là chim, chuột và chó -- đã bị người Việt và những người khác trên khắp thế giới phản ứng trên mạng xã hội .

Bài nhận định -- “Mặc dù ngày càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn kỳ dị” -- được viết bởi Joel Brinkley, một người từng thắng giải Pulitzer, cựu phóng viên về vấn đề ngoại quốc của tờ New York Times, được đăng trên trang mạng của tờ Chicago Tribune hôm thứ Ba tuần trước. Kể chuyện chuyến đi Việt Nam của mình, Brinkley nói rằng ông chứng kiến cái chết của những con sóc, chim và chuột. Ông cũng nói rằng “Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới nói quốc gia này là tàn ác nhất đối với động vật hoang dã.”

Brinkley bắt đầu bài viết của ông rằng: “Bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian ở Việt Nam để nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hoặc chuột lục lọi trong những đống rác. Chẳng có con chó nào chạy rông.

Trên thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hoặc thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được rằng: chúng đều bị ăn thịt cả.”

Bài viết đã gây ra một phản ứng đầy giận dữ từ người Việt cũng như những người khác, một số trong họ nói rằng bài viết mang tính đổ đồng gần đến mức kỳ thị chủng tộc. Cuối hôm thứ Sáu, mục Tribune Media Services của tờ Chicago Tribune tuyên bố rằng bài viết đã không theo đúng tiêu chuẩn báo chí và tất cả những công đoạn biên tập đã “không được thực hiện.

“Chúng tôi lấy làm tiếc rằng việc này đã xảy ra, và chúng tôi sẽ cảnh giác hơn để bảo đảm rằng quá trình biên tập được hiệu quả hơn trong tương lai,” tờ báo tuyên bố.

Gwen Uyên Nguyễn, đồng sáng lập viên của OneVietnam Network, một cộng đồng trực tuyến ở vùng Bay Area chuyên hỗ trợ các hoạt động bất vụ lợi tại Việt Nam, đã nhận định về bài báo “Mang tính xúc phạm.

“Đây là một tấn công trực tiếp vào nền văn hoá của chúng tôi. Điều làm tôi khó chịu là đây là một bài viết của người từng đoạt giải Pulitzer và một giáo sư Đại học Stanford.”

Trong khi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã chỉ trích những chính sách bảo tồn của Việt Nam đối với hổ, tê giác và voi, những nỗ lực thực thi yếu kém của chính quyền chẳng liên quan gì đến việc tiêu thụ động vật như chó và chuột, Pamela McElwee, trợ lý giáo sư về sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là một chuyên gia về bảo vệ thú hoang tại Việt Nam nói. Bà nói việc mua bán động vật là một vấn đề xảy ra trên nhiều quốc gia.

“Tôi không hiểu được tại sao ông ấy có thể dẫn giải từ chuyện ông không thích người ta ăn thịt chó và chuột sang việc bảo tồn thú hoang ở Việt Nam,” McElwee nói.

McElwee, người từng sống ở Việt Nam trong 5 năm, cũng phê phán Brinkley trong chuyện liên hệ thói quen ăn thịt của người Việt với thái độ hung hăng. “Trong lịch sử Đông nam Á -- tất cả các quốc gia này từng trải qua chiến tranh. Trong khi đó Hoa Kỳ là nước có mật độ dân số ăn thịt cao thứ nhì trên thế giới.”

Trong một phỏng vấn, Brinkley nói ông rút ra nhận xét của mình từ chuyến đi 10 ngày xuyên Việt. “Tôi đi chung với một nhóm và đây là những gì tất cả chúng tôi đều nhận thấy,” ông nói về tình trạng thiếu vắng thú hoang tại Việt Nam.

Trong sáu năm viết xã luận, Brinkley nói rằng ông chưa bao giờ bị phản ứng nhiều như thế trong các bài viết của mình.

Người Việt dường như đặc biệt nhạy cảm với chuyện bị chỉ trích, giống như nhiều người khác trên thế giới,” ông nói. “Một số đã gửi email cho tôi nói rằng bài viết làm họ trông giống như những kẻ man rợ, tôi không có ý định viết như thế.”

Trong một đoan văn đăng trên trang mạng báo chí JimRomenesko.com, Brinkley đã bào chữa cho khẳng định của mình về thói quen ăn thịt của người Việt khiến họ hung hăng hơn những người láng giềng Đông nam Á.

“Về vấn đề thịt và tính hung hăng, có lẽ tôi đã không khéo léo lắm trong cách trình bày ý của mình,” ông viết. “Nhưng một chế độ ăn nhiều chất đạm khiến bạn mạnh mẽ hơn người khác, ở Lào, Cambodia và những nước Đông nam Á khác ít ăn thứ gì khác ngoài cơm. Nói cho cùng, phân nửa trẻ em Lào bị bệnh còi, ngay cả hiện nay. Tỉ lệ này là 40% tại Cambodia. Điều này có nghĩa là chúng sẽ trưởng thành thiếu chiều cao và không thông minh lắm. Liệu nó cũng có nghĩa là họ ít hung hăng hơn người Việt? Tôi tin là thế.”

John Boudreau, Mecury News
Diên Vỹ chuyển ngữ
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

“Cuối năm nghĩ về Đạo Lý và Nhân Cách của CSVN ”

- “Chú có băng keo 2 mặt cho cháu xin chút xíu?”. Tôi quay lại, cô sinh viên năm 2 đại học Luật (ở phòng trọ nhà tôi) tay cầm chiếc đĩa DVD nhoẻn miệng cười sau lưng, thấy tôi nhíu mày nhìn cái DVD, cô ấy đưa ra trước mặt tôi và nói ngay: “Cháu dán cái này vào vỏ hộp đựng DVD ấy mà!”. Hơi ngạc nhiên, chút tò mò tôi mượn “cái này” của cô bé xem thử, thì ra cô ta cắt từ trong tờ báo một mảnh nhỏ thông tin đóng khung, tôi đọc thấy nội dung:

“Ngày 1/2/2013 - Sở VH - TT - DL TP.HCM vừa gửi công văn cho Bộ VH - TT - DL, Cục NTBD kiến nghị Bộ chỉ đạo các Ban, Ngành địa phương tịch thu, tiêu hủy DVD Asia 71 - Kỷ niệm 32 năm hoạt động của trung tâm Asia, đồng thời ngưng cấp phép cho các ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại đã tham gia chương trình này. Asia 71 có một số tiết mục mang màu sắc chính trị như Triệu con tim (Trúc Hồ sáng tác) với nội dung và phần dẫn chỉ trích đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (đĩa 2, tiết mục 14); Liên khúc “Có những người anh” và “Anh không chết đâu anh” có nội dung ca ngợi lính cộng hòa (đĩa 1, tiết mục 1); phần lời dẫn của MC Việt Dũng có nội dung tố cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền và vận động chữ ký của hàng trăm ngàn người Việt Nam trên khắp thế giới cùng ký vào thư gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền”. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với Phòng An ninh văn hoá tiến hành xác minh tình trạng pháp lý về nhân thân của hai ca sĩ Hà Thanh Xuân (ảnh - người từng đoạt giải Tư cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM năm 2005) và ca sĩ Hoàng Anh Thư, cựu học viên Thanh nhạc - Nhạc Viện Tp. HCM (tốt nghiệp thứ hạng khá) có tham gia biểu diễn trong chương trình (trình bày ca khúc “Anh Không Chết Đâu Anh,”) để có hướng xử lý. Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý biểu diễn (Cục NTBD), Cục sẽ nghiêm khắc xử lý các trường hợp này.” (Báo Pháp luật TP. HCM).

Trao cuộn băng keo, nheo mắt cười, tôi hỏi vui cô sinh viên: Bộ tính lưu trữ sẵn tư liệu để mai mốt ra trường có dịp vào Pháp Đình làm “thầy cãi” cho các thân chủ trong DVD này chắc?

Cô bé cẩn thận dán mảnh báo vào trong vỏ hộp đựng DVD “ASIA 71” nghe tôi nói thế cô ấy lắc đầu:

- Không phải vậy đâu chú! Chỉ giữ làm kỷ niệm thôi, mai sau lập gia đình con cái lớn khôn chúng có hỏi “sao nước Việt mình nghèo và chậm phát triển so với thiên hạ” thì có cái đưa ra dẫn chứng cho con cái nó thấy, vì Việt Nam mình khác với thiên hạ là có một giai cấp lãnh đạo cộng sản “tài năng nhân cách thì nhỏ, nhưng thù vặt lại lớn, dai dẳng và độc đoán không ai bằng”.

Câu nói ngắn gọn chỉ một phút thôi của cô sinh viên tuổi đôi mươi, nhưng làm tôi ngạc nhiên cứ “bần thần” cả ngày. Thật đúng vô cùng, đi khắp thế gian cùng trời cuối đất không thấy một nhà nước, chính phủ, hay đảng phái nào (trừ đảng CSVN) lại “thù vặt” đủ thứ ngay với chính đồng bào cùng chủng tộc với mình một cách phi đạo lý, dai dẳng, không thể nào biện minh được đó lại là từ một nhà nước, chính quyền, công cụ của nhân dân!

Nhắc lại một chút cho rộng đường suy diễn. Nội chiến Nam, Bắc, Mỹ giống y hệt Việt Nam, nhưng ngắn hơn, chỉ 4 năm, nhưng có tới hơn nữa triệu binh sĩ hai bên thương vong, kết thúc cũng vào tháng 4 năm 1865 tại làng Appomattox, Court House, Tiểu bang Virginia, trong một khung cảnh “bi hùng” cảm động hiếm thấy trong quân sử thế giới và Hoa Kỳ, Tướng miền Bắc thắng trận Ulysses S.Grant đã ra lệnh cho đoàn quân nhạc dưới quyền mình cử quốc thiều và chính ông đã chủ động ngã nón cuối chào như cảm ơn Robert E. Lee, Tướng miền Nam, thua trận, dẫn quân lính đến trình diện đầu hàng. Tướng Grant chào tướng Lee bởi ngưỡng mộ hành động dũng cảm của vị Tướng này đã chấm dứt sự hao tốn máu xương vô nghĩa thêm nữa cho toàn dân Hoa Kỳ. Ngược lại Tướng Grant cũng nhân ái và quân tử, cung cấp lương thực và cho phép toàn bộ quân Nam thua trận được trở về với gia đình ngay sau đó bằng chính các phương tiện cá nhân của mình. Cho đến tận hôm nay vị Tướng nổi tiếng được toàn dân Mỹ ngưỡng mộ kính phục nhắc đến nhiều nhất lại chính là Tướng thua trận Robert E. Lee!

1975, sau hơn một thế kỷ, bài học nhân cách quân tử cao thượng đẹp như những đóa hồng, bừng nở giữa “sa trường” ấy, không hề làm rung động trái tim những “chóp bu” CSVN như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Phạm Hùng v.v... Họ vẫn lạnh lùng tàn bạo “khai đao với người ngã ngựa” là anh em cùng chủng tộc với mình.

30/4/75 tàn cuộc chiến, một số sĩ quan tướng lãnh QLVNCH miền Nam tự sát “tuẫn tiết” đền nợ nước, số còn lại đã rời vũ khí về đoàn tụ với gia đình, nhưng thay vì “vỗ yên thiên hạ” với hơn hai mươi triệu thân nhân gia đình binh sĩ miền Nam để hàn gắn vết thương chiến tranh, gieo mầm đoàn kết dân tộc anh em một nhà, thì CSVN lại tiếp tục xây cao thêm cung bậc của “hận thù”:

“Với người còn sống” – Bất chấp điều khoản của Hiệp Định Paris, CS Bắc Việt tập trung tù đày giết hại 1/3 trong gần nữa triệu các sĩ quan công chức tinh hoa của miền Nam, phần đông nếu còn sống phải từ 10 năm tù đày trở lên.



“Với người đã chết” CSVN cho quân đội canh giữ như giam cầm (không cho thân nhân chăm sóc mộ phần) hàng chục ngàn nắm xương tàn binh sĩ miền Nam trong nghĩa trang quân đội suốt 20 năm từ 1975-1995. Những chiến sĩ trận vong ấy chỉ lo gìn giữ quê hương chứ chưa bao giờ đặt chân ra phía Bắc gây nợ máu xương với đồng bào mình? (như CS Bắc Việt vượt tuyến vào Nam gây chiến tranh) một hành vi thù hằn hạ cấp, mất nhân cách, phi đạo lý, ngay cả với những ngôi mộ vô tri, vô giác?? Một hành vi “Thù vặt bỉ ổi” chưa bao giờ có tiền lệ của một dân tộc trọng nhân ái lễ nghĩa như VN (năm 1995 cựu CT/Nước Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ có nhắn gửi cho bà con Việt kiều: “Bây giờ nhà nước ta cho phép bà con về nước tự do săn sóc tu bổ mộ phần thân nhân”?).

Liệu với các hành vi phi đạo lý ấy thì đồng bào nhân dân ta có thể nói: Trời không dung đất không tha được chưa? Nhiều lắm những đố kỵ thù hằn “tiểu nhân, vô đạo” của CSVN với người dân mình, không thể viết hết trong một sớm một chiều.

Chúng ta hãy nghĩ về sự việc mới nhất của “sách lược thù vặt” ấy, là cái công văn: “cấm sử dụng, tiêu hủy DVD ASIA 71” của “nhà nước, đảng” CSVN.

Thông thường trong một cộng đồng dân tộc, khác biệt chính kiến là chuyện bình thường, có chăng là từng đối tượng chủ thể biện minh bảo vệ chính kiến hay chính sách của mình phải dựa trên căn bản từ công pháp, công lý, kiến thức, nhân văn, nếu là từ một “nhà nước” thì “quang minh chính đại” là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Vậy thì liệu “nhà nước, đảng CSVN” có phải là một nhóm người có đủ trình độ kiến thức văn hóa, văn minh không? khi ban hành một văn bản ngược lại với tinh thần của: TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN mà chính họ cũng đặt bút ký - Điều 19: “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”?

Hơn nữa “các ca sĩ, nghệ sĩ hải ngoại đã tổ chức và tham gia chương trình Asia 71” đều là người Việt và Mỹ gốc Việt Nam, việc thông qua nội dung DVD, họ “chỉ trích đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc” (trích Công văn) Bởi, là người Việt Nam không ai chấp nhận cái công hàm 1958 do ông Phạm văn Đồng ký với TQ và sự im lặng như “đồng lõa” của CSVN khi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa từ trong tay QLVNCH năm 1974. Đây là thể hiện trách nhiệm và lòng “yêu nước” của con dân nước Việt chứ chẳng phải là: “một số tiết mục mang màu sắc chính trị” như công văn xuyên tạc vu khống.

Công văn còn nêu ra: Liên khúc “Có những người anh” và “Anh không chết đâu anh” có nội dung ca ngợi lính cộng hòa? Tại sao không ca ngợi? Chúng ta, toàn dân Việt có phì cười không khi nghe CSVN đưa ra lập luận này để kể tội? Có chính nghĩa và biết chính nghĩa thì người dân Việt mới “ca ngợi lính cộng hòa” những người lính “cộng hòa” ấy đã dũng cảm nằm xuống lấy máu xương bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng Hòa tự do đa nguyên dân chủ của miền Nam mà hiện nay hơn 90% (187 quốc gia) trên thế giới và LHQ đang tồn tại và phát triển, chứ không phải là chế độ “độc tài khát máu CS/XHCN” mà hiện nay đa số tuyệt đối nhân loại đang ghê tởm xa lánh từ bỏ, chỉ còn sót lại có 5 quốc gia, chưa tới 3% trên tổng 200 quốc gia trên thế giới. Trong đó, bất hạnh thay, lại có CSVN. Vậy thì ai có chính nghĩa? Ai nên ca ngợi?.

Buồn cười với lập luận “xảo trá” như thế này, với DVD Asia 71, CSVN lập luận là: “Asia 71 có một số tiết mục mang màu sắc chính trị như Triệu con tim (Trúc Hồ sáng tác) với nội dung và phần dẫn chỉ trích đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam” (trích công văn).

Trong khi trong nước thì nhạc sĩ Việt Khang cũng bằng lời ca tiếng nhạc tỏ lòng yêu nước, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên cũng làm thơ yêu nước thì CSVN trả lời với truyền thông quốc tế, cả 2 đều là tội phạm vi phạm pháp luật VN chứ không phải là “tù nhân lương tâm bất đồng chính kiến, mang màu sắc chính trị”? Một sự lươn lẹo của phường “tiểu nhân”.

Công văn còn nói: “MC Việt Dũng có nội dung tố cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền và vận động chữ ký của hàng trăm ngàn người Việt Nam trên khắp thế giới cùng ký vào thư gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền” (trích công văn)

Cái này thì CSVN và Sở VH -TT-DL TP.HCM nên che cái mặt lại khi nói như vậy. Bởi không chỉ riêng MC Việt Dũng hay Asia mà hàng chục cơ quan quốc tế về nhân quyền cũng như văn phòng khối Cộng Đồng Châu Âu đều lên án CSVN vi phạm nặng nề về nhân quyền, là quốc gia có tù nhân bất đồng chính kiến nhiều nhất trong khối Asean.

Tố cáo một tội ác là quyền của mọi công dân căn cứ vào TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN. Nếu không vi phạm nhân quyền thì tại sao từ rất lâu rồi, CSVN luôn từ chối mọi yêu cầu của cơ quan quốc tế nhân quyền, xin thăm viếng và gặp gỡ các tù nhân Việt Nam trên danh sách đã có, xuất trình ra, của mình?

Ngoài ra, để “thăng hoa” cho cái “thù vặt” của chế độ CSVN, công văn cũng “hứa hẹn”: Cục sẽ nghiêm khắc xử lý 2 ca sĩ Hoàng Anh Thư và Hà Thanh Xuân. Nhưng công luận thì như cười vào mặt cái “Cục cư…” này vì ca sĩ Hà Thanh Xuân đã chính thức định cư tại Mỹ với gia đình. Còn ca sĩ Hà Thanh Xuân cũng vậy, đang hoàn tất hồ sơ, trên cơ sở cái công văn này thì “xin tị nạn” chính trị còn nhanh hơn!

Khi cộng sản và CNXH như bóng hoàng hôn nhạt nhòa thoi thóp trên hành tinh này thì “thù vặt” chính là những ánh tà dương le lói cuối ngày của CSVN trên quê hương Âu Lạc.

Hoàng Thanh Trúc
duynga
Posts: 117
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Post by duynga »

Quà Xuân năm Tỵ

Tạp Ghi Quỳnh Giao


Trong cảnh kinh tế tiêu điều tại các nước Tây phương văn minh, người ta nói tiền bạc và cả việc làm nữa đã chảy về Ðông!

Từ các quốc gia Âu Mỹ mà nói về phương Ðông thì ai cũng nghĩ đến Á Châu, nơi là người dân Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan nay đã tiêu xài còn hơn Mỹ. Mà vùng Á Châu đó còn có Trung Quốc, nơi cả tỷ dân nghèo nhìn lên mấy trăm triệu người đã thành triệu phú. Vì thế, thành phần khá giả của phương Ðông mới trở thành những khách quý được các đại gia Tây phương chiếu cố.

Vào dịp Tết năm Tỵ, các công ty bán hàng siêu hạng của Âu Châu bỗng thiết tha với con rắn và màu đỏ. Họ nghĩ đến Tết con rắn và màu hồng, điều may mắn buổi đầu Xuân và mở chiến dịch tranh thủ túi tiền của triệu phú Trung Quốc!

Ði từ dưới lên thì hãng Adidas tung ra loại giầy Superstar trang trí hình da rắn và ra vẻ gìn vàng giữ ngọc, họ treo thêm một đồng nhựa có cái dạng của một mảnh ngọc thạch và bán với giá 140 đô la. Mấy ai thèm nhìn xuống chân đâu, nên lối quảng cáo này chỉ dụ được trẻ em.

Cao cấp hơn thế là nghệ thuật của các nhà sản xuất nữ trang. Quên hẳn phương Ðông huyền bí của xứ Ai Cập hay nàng Cleopatra đã tự sát với một con rắn độc, nhà Bulgari chế ra vòng đeo tay hình rắn cho các bà. Mỗi đốt của 25 đốt xương bằng vàng hồng (rose gold) lại nạm chín viên kim cương bằng đầu tăm. Ðầu rắn là khối ngọc đỏ rực như phong bao ngày Tết. Muốn có vật trang trí này, các phụ nữ Trung Hoa phải chìa ra một phong bao trị giá hơn 54 ngàn đô la.

Thà vậy còn rẻ hơn cái đồng hồ Vacheron Constantin bằng platinum cho các ông.

Mặt đồng hồ được chạm bằng tay hình con rắn mập tựa con lươn và món quà Xuân này là cái máy chém. Nó xén mất 135 ngàn đô la! Mất ngần ấy tiền để đeo con rắn trên tay thì các tài phú Trung Hoa có thể hiu hiu tự đắc cho đến Tết năm sau, khi mà các bà sẽ đòi một vòng hồng ngọc đắt hơn nhiều vì cẩn hình tám ngựa để mừng năm Giáp Ngọ.

Nhưng nhà Bulgari của dân Ý hay Vacheron Constantin của Thụy Sĩ đều thua hãng Mercedes của Ðức. Ðể mừng năm Tỵ và mời khách hạng sang, hãng này tung ra một loại Smart Car, gọi là xe khôn, trang trí hình rắn từ trong ra ngoài. Quý vị đừng mất công tìm mua cái xe nhỏ xíu ấy làm chi vì Mercedes-Benz chỉ rèn ra 666 cái mà thôi.

Chúng ta không nên nghĩ rằng một hãng xe có uy tín như vậy lại khờ khạo chọn con số 6-6-6 mà người mê tín cho là biểu hiệu của quỷ Satan! Nhân viên chiêu mại của họ, toàn là thiếu nữ khả ái biết nói tiếng Quan Thoại và cầm phong bao đỏ, sẽ giải thích rằng đấy là vàng. Theo Thánh Kinh thì mỗi năm vua Solomon thu về được 666 khối vàng ròng, mỗi khối hình như là 32 ký! Người Trung Hoa có tiền mà ưa tin chuyện thần bí phương Tây chắc là sẽ mê lời giải thích ấy. Lại còn thấy rằng ba số lục-lục-lục đọc lên cũng chẳng khác gì ba lần có lộc.

Cách đây khá lâu, trong nhà Quỳnh Giao đã thấy người gợi ý đứa cháu vẽ ra 12 con giáp làm nút chai, vỏ chai hay hình trang trí ở ngoài, mỗi năm tung ra một chai rượu theo đúng tướng tinh. Ðứa cháu có biệt tài về điêu khắc nhưng lại mê điện ảnh và từ hai chục năm nay chuyên vẽ bích chương cho phim ảnh. Vì vậy, nó cười cười ngó qua chuyện khác!

Năm nay, hãng rượu Johnnie Walker nắm được tướng tinh của bợm nhậu Trung Hoa mà tung ra loại Blue Label với cái giá trên trời rơi xuống. Giá một chai loại đó thường chỉ khoảng 200 bạc, nhưng hãng tung ra 12 chai với hình 12 con giáp thếp vàng và bán đắt gấp đôi, là 4,800 đô la! Các đại tài chủ có thể mua về và tùy năm tùy tuổi mà dâng lên thượng cấp rồi cầu chữ thăng quan tiến chức, tài lộc dồi dào.

Không hiểu sao, Quỳnh Giao lại nghĩ đến thành ngữ “Chúa Tầu Nghe Kèn” của ta.

Nhưng ngẫm cho cùng, nếu Việt Nam ta muốn chiêu dụ khách thì tìm món quà gì cho năm Tỵ?

Không ai dám tặng cao trăn, dù nghe nói rằng tốt hơn cao hổ cốt. Mấy ai dám biếu chai rượu bên trong có năm loại rắn hổ mua ở phi trường? Chỉ vì nhiều khi rượu thì độc mà rắn lại là rắn giả. Các nhà văn hóa và thương mại có nghĩ ra cách gì khác chăng?

Hay là ta trở về khởi nguyên với tuồng tích thuồng luồng mà xâm mình vẽ rắn thêm chân?
nguyenvsau
Posts: 1135
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

CHỐNG CỘNG CÒN HỢP THỜI KHONG

Vi Anh
Nếu Tú Xương sống lại thời này ắt sẽ than,

“Chống Cộng ngày nay đã hết thời,
Mười người chống Cộng chín người thôi.
HO về nước tìm bò lạc.
Tỵ nạn về quê kiếm chỗ chơi,”

như một số người bi quan, cầu an, sống nhiều với vợ con ít có dịp ra sinh họat với cộng dồng người Việt tỵ nạn CS đã nói. Còn nữa, còn nhiều “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” nơi không ít người người Việt tỵ nạn CS trên thế giới.

Mỗi năm người Việt tỵ nạn CS gởi về nước khoảng 8 tỷ. Mỗi năm không dưới 300 ngàn lượt người Việt hải ngoại đi về VN. Nhiều người trẻ tỏ ra cấp tiến, tỏ ra “ta đây đã Mỹ hóa” hơn cha mẹ, đồng hương, nghe lời những chánh trị gia Mỹ thực dụng và giả đạo đức chuyên thăm thò, thậm thụt với CS Hà nội kêu gọi bỏ quá khứ ra sau nhìn về tương lai phiá trước, “hoà giải hòa hợp” với CS Hà nội.

Thương buôn thì len lỏi về làm ăn, lợi dụng việc CS kềm “giá lương tiền” của công nhân VN, bóc lột mồ hôi nước mắt đồng bào, “ăn theo” với CS. Một số nhà báo tiếng Việt ở hải ngoại tiếp đón cán bộ cao cấp CSVN, tạo cơ hội cho các quan chức này tuyên truyền thêm cho ngôn ngữ vốn đã có sẵn trên 700 tờ báo quốc nội. Càng ngày càng có nhiều người ở Mỹ, đặc biệt ở Little Saigon thủ đô của người Việt tỵ nạn CS, bớt đi biểu tình chống Cộng, sợ bị hình chụp được mình, CS Hà nội không cho đi VN hay đi VN bị công an làm khó dễ. Càng ngày CS Hà nội càng chiêu dụ Việt Kiều đem chất xám, giấy xanh về phục vụ quê hương, miển chiếu khán nhập cảnh, cho mua nhà đất. Càng ngày CS Hà nội càng mở rộng và làm mạnh Nghị Quyết 36, để lũng đoạn hàng ngũ, phá hoại tinh thần Quốc gia của người Việt hải ngoại.

Song song CS Hà nội đã dùng nhiều hư chiêu câu móc và lũng đoạn tập thể người dân Việt trong ngoài nước. Ô Võ văn Kiệt, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết nói nhiều, nhiều chuyện, nhiều điều lắm, kể cả kiếm chuyện và vẽ chuyện để chiêu dụ. Nào là chuyện quên quá khứ hướng về tương lai đất nước; chuyện ra quyết định dân sự hóa Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa; chuyện ra quyết định giải tư một số lớn quốc doanh; chuyện Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đi diện kiến Giáo Hoàng Công Giáo La Mã; chuyện Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN hứa xét không cho đảng, quân đội, và Mặt trận Tổ quốc làm kinh tế trong đại hội sắp tới; chuyện có thể mời một số “Việt kiều yêu nước” về làm quan sát viên tại Quốc hội; chuyện phát hành sách trắng về Tôn giáo và chánh sách tôn giáo tại VN; chuyện miễn chiếu khán cho Việt kiều về VN; chuyện cho Việt kiều mua nhà ở VN; và chuyện có thể cho Việt kiều được ứng cử bầu cử.

Đừng tưởng những tuyên truyền CS nói trên không có ảnh hưởng trong hàng ngũ người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại. Tin ghi nhận được ở Âu châu, có người định đến thảo luận dân chủ với nhân viên sứ quán Cộng Sản Việt Nam ở Hoà Lan vì cho rằng họ rất cởi mở. Có người “tạo điều kiện” cho tân Đại sứ Việt Cộng ở Mỹ tuyên truyền, hoá giải vụ Trường Sa, Hoàng Sa qua báo chí của người Việt tỵ nạn CS ở hải ngọai.

Có luồng tuyen truyền ngầm về hạ trào chống Cộng “10 người chống Cộng 9 người thôi”.. Hề hóa, nói diễu, ngạo mấy ông chống Cộng là mấy ông già “chống gậy”, mấy ông “nhà banh mặc đồ trận, mấy ông chánh khách chánh khứa” muốn phục hồi chế độ Việt Nam Cộng Hòa để làm tướng làm tá, làm bộ trưởng, nghị sĩ. Rồi lại còn hỏi tại sao không về nước nhà cho rõ sự tình, đất nước bây giờ xây dựng lại “giàu mạnh” lắm. CS cũng là người Việt tại sao không đem tiền bạc và kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng quê hương. CS bây giờ đâu còn là CS nữa, Mỹ đã vào rồi, tại sao không dựa vào Mỹ về “tham chánh”, chia ghế, “dựa vào chánh quyền” phát triển đạo; chống Cộng làm gì nữa, đấu tranh với CS rồi “tránh đâu.” Số ấy tuy là số tối thiểu số, nhưng có người lén về VN, đi bằng hai đầu gối định xin “chia ghế” nếu không được dân biểu thì làm quan sát viên.

Nhưng chân lý lịch sử cận đại đã chứng minh. Các phong trào đấu tranh tự do, dân chủ yếu cỡ nào, còn CS Liên xô và CS Đông Âu mạnh ra sao nào. Người dân bị trị ở đó sống trong gọng kềm CS, mà dấu tranh, chiến đấu chống Cộng nào khác gì châu chấu chống xe. Nhưng xe lại lật đổ, như Liên xô và các nước CS ở Đông Au sụp đổ, chết yều mới 70 năm so với lịch sử tính bằng thế kỷ.

Trước những hư chiêu của CS và những người đón gió trở cờ, còn có một số đông dĩ bất biến ứng vạn biến. Tin tưởng chống Cộng là đấu tranh cho điều Thiện và diệt Ác, đấu tranh giữa hữu thần và vô thần, giữa chủ nghĩa quốc gia dân tộc và Cộng sản quốc tế vô tổ quốc. Chống Cộng là đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do dân chủ, và nhân quyền VN. Chống Cộng là chống độc tài đảng trị tòan diện như người dân Tunisia, Ai cập, Libya đã dứng lên lật đổ độc tài tạo nên Mùa Xuân Á rập đang diễn tiến. Bạo chúa Gadhafy trấn áp dân tàn bạo rồi cũng kết thúc cuộc đời độc tài trong một ống cống.

Không phải một mình người Việt trong ngoài nước chống Cộng, mà Loài Người tiến bộ đang chống Cộng. Quốc Hội Liên Âu đã kêu án và đưa chủ nghĩa CS nhốt chung với Đức quốc xã. Mỹ đã xem CS Hà nội là chế độ vi phạm tự do tôn giáo. Quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ được chánh quyền của phân nửa dân số Mỹ thừa nhận là biều tượng của người Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ. Các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền, Hội Ân xá Quốc tế trụ sở ở Anh, Hội Phóng Viên Không Biên giới trụ sở ở Pháp, Hội Bảo vệ Nhà báo trụ sở ở Mỹ đều lên án CS Hà nội chà đạp quyền tự do căn bản của Con Người.

Chống Cộng là chống chế độ CS Hà nội độc tài, đảng trị toàn diện, chống chế độ cai trị đã tước đoạt quyền tự do căn bản bất khả tương nhượng của con người VN, chớ không chống đất nước và nhân dân VN là chủ thể thực sự của vận mạng nước non. Chống chế độ độc tài đảng trị CS Hà nội vì đó là chế độ vì đảng, do đảng, của đảng CS. Không nhơn danh nào, không lý do gì có thể biện minh cho CS có thể “làm vua suốt đời, làm chúa muôn thuở”, sống trên đầu trên cổ người dân Việt như vậy được. CS là một chủ nghĩa đã rõ rệt thất bại ngay tại cái nôi của CS ở Liên xô và Đông Âu. CS là một cái gì xấu xa, hư hại không thể thay đổi, chuyển hóa được, chỉ có thể vứt bỏ nó đi thôi. CS Hà nội biết rõ nên không bao giờ nhượng một tí quyền hành nào, sợ ngồi trên lưng cọp xuống bị cọp ăn.

Trong suốt nửa thế kỷ ở Miền Bắc và một phần ba thế kỷ ở Miền Nam, chưa bao giờ phong trào nhân dân chống Cộng mạnh và đều, đa dạng, đa diện và đa số hơn 3% Cộng sản so với dân số VN như bây giờ. Có đấu tranh ôn hòa, có quá khích. Có quốc tế vận là đấu tranh gián tiếp qua trung gian các siêu cường làm áp lực CS Hà nội. Có đấu tranh trực tiếp và trực diện như quí vị lãnh đạo tôn giáo, trí thức đang làm trong nước. Có biểu tình chống đối CS, kiến nghị gởi chánh khách quốc tế hay phê bình, chỉ trích nhà cầm quyền CS là cách làm ở xứ sở tự do hải ngoại. Các cuộc cách mạng giải trừ CS ở Đông Âu và các cộng hòa cựu Sô viết của Liên xô tuy được gọi là “cách mạng màu” nhung, cam, tulip nghe rất hòa dịu nhưng trận đương đầu cuối cùng lúc nào cũng là một cuộc biểu tình triều dâng thác đổ của người dân, có máu, nước mắt, mô hôi.

Chống Cộng là sự nghiệp của đời người, công trình của thế kỷ, là sự sống còn của đất nước dân tộc, tuổi thọ tính bằng đơn vị, trăm hay ngàn năm. Không có chuyện hợp thời hay không hợp thời. Tình hình thay đổi, chiến thuật có thể quyền biến. Nhưng cứu cánh chưa đạt thì không thế nói công cuộc đó hợp thời hay lỗi thời. 75 năm dai dẳng và âm thầm đấu tranh bằng nhiều cách, người dân Nga, các cộng hòa trong Liên bang sô viết trong sô viết, và các nước Đông Âu mới lật được chế độ CS, có ai nói lỗi thời hay lạc hậu đâu.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »


Image

Ngày Tình Nhân (Valentines Day)
Mây-cao-Nguyên


Thú thật với bạn, tôi rất ghét khi đưa nhà tôi đi ăn tiệm, mà phải đứng sắp hàng để được sắp chỗ ngồi. Bạn có quở trách hay chỉ trích tôi là người thiếu kiên nhẫn thì tôi cũng đành chịu. Tôi thường tránh những ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày Lễ Tình Nhân, tôi thường đi trước một, hai ngày. Tối qua (13 tháng 2 năm 2013) vợ chồng chúng tôi đã đi ăn tối (có đốt đèn cầy đấy nhé!) tại nhà hàng The Keg,cách nhà khoảng 10 phút lái xe. Trên đường, vừa lái xe vừa thả hồn một cách say đắm qua những lời ca, tiếng nhạc thật trữ tình, lãng mạn của Pháp, lời Việt, mang tựa đề: “Tình yêu bất diệt” có nội dung như sau, xin gửi hầu bạn: “Cho dù tuổi anh đã xế chiều, em biết rõ rằng anh vẫn yêu em. Anh đã tặng em tuổi thanh xuân đẹp nhất. Khi ấy ta đã nguyện yêu nhau đến hơi thở cuối cùng. Và chiều nay hãy cho em sống lại thanh xuân cũ. Hãy ôm em trong cánh tay anh. Em muốn đi lại quãng đường tình, vì em biết em yêu anh quá. Chiều nay hãy cùng em nhảy điệu vũ năm nào. Cho em sống lại tình yêu nồng cháy, cho em lại cảm giác như cánh chim giải thoát, muốn bay vút lên cao. Anh thấy ánh lên trong mắt em, kỷ niệm đẹp nhất của đôi ta, em là cuộc phiêu lưu duy nhất đời anh. Trong tình yêu anh thề như thế. Bao năm trôi qua mà tại sao ta vẫn hạnh phúc bên nhau em nhỉ? Nhưng anh biết hạnh phúc được dệt từ những điều đơn sơ nhỏ bé và tuổi đời càng cao càng bền chặt ân tình. Mọi người chăm sóc đôi ta nhưng em cảm thấy mình vững hơn trong vòng tay anh. Tình yêu chúng ta đã dệt nên những kỷ niệm tuyệt vời. Giờ đây mình đã xế chiều, anh chẳng hề hối tiếc. Những năm tháng kề vai sánh bước, tim em sưởi ấm tim anh. Ngày ngày anh nguyền xin Thiên Chúa, được yêu em đến cuối cuộc đời. Đến khi anh nhắm mắt xuôi tay. Tim anh điệu vũ năm nào vẫn còn. Chiều nay hãy cùng em nhảy điệu vũ năm nào. Cho em sống lại tình yêu nồng cháy. Cho em lại cảm như caq1nh chim giải thoát muốn bay vút lên cao. Anh thấy ánh lên trong mắt em, kỷ niệm đẹp nhất của đôi ta. Em là cuộc phiêu lưu duy nhất đời anh. Trong tình yêu anh thề như thế. Em là cuộc phiêu lưu duy nhất đời anh. Trong tình yêu anh thề như thế”.

Tiến sĩ Toyotome (người Nhật Bản) đã nói: “Ở đời không ai lại không muốn được yêu, vì nền tảng của một đời sống hạnh phúc chính là sự an bình và thỏa mãn khi được yêu.

Tuy nhiên, chúng ta biết rất ít về tình yêu cũng như đường lối đi đến tình yêu. Chẳng mấy khi có ai giải thích cho chúng ta hiểu tường tận tình yêu là gì. Cũng không có mấy ai ghi tên học những lớp về tình yêu. Đã thế, trong phạm vi giáo dục, vấn đề quan trọng và cần thiết này lại thường bị bỏ quên một cách đáng tiếc”.

Không ai định nghĩa nổi tình yêu là gì!?. Cách đây không lâu, tôi có đọc một thiên tiểu luận viết về những sự bí mật của con tim của một học giả người Trung Đông, ông Kahlil Gibran (1883-1931), là một thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, đã ra đời trên một phần đất từng sinh sản bao nhiêu nhà tiên tri và phần đất đó hiện đang bừng bừng lửa đạn của chiến tranh Trung Đông: Li-Băng. Hàng triệu người xử dụng ngôn ngữ Arabic đã biết đến ông và coi ông như một thiên tài.

Nhưng hơn thế nữa, tiếng tăm ông lan rộng ra khỏi lãnh vực Cận Đông. Thơ, văn của ông đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau. Những sáng tác về hội họa của ông cũng từng được triển lãm ở những thủ đô nổi tiếng trên thế giới và được so sánh, đánh giá ngang với những danh họa của William Blake.

Điều đáng nói là trong 20 năm cuối của đời người, ông đã sống ở Mỹ, là nơi ông đã sáng tác bằng Anh ngữ những tác phẩm giá trị để đời.

Sau đây, nhân Ngày Lễ Tình Nhân (Valentines Day) 14 tháng 2 năm 2013, tôi xin chuyển ngữ một trong những thiên tiểu luận của ông, có một đoạn nói về tình yêu như sau, xin gửi hầu bạn: Vị sứ giả cùng với môn đồ đi lên một đỉnh đồi cao, đang ngồi thiền dưới gốc cây cổ thụ. Bỗng nhiên, có một người con gái xinh đẹp, rụt rè đến gần và hỏi: “Thưa Ngài, tình yêu là gì? Con nghe nói đã nhiều mà chưa bao giờ hiểu được. Con từng thấy những cặp tình nhân tay trong tay đi ngang qua và những cặp vợ chồng già ngồi kề bên nhau bên khung cửa sổ”. Vị sứ giả nhìn cái vẻ ngây thơ của nàng và từ tốn giảng giải:

*Tình yêu là đôi mắt của người tình, rượu hồng của tâm trí và chất nuôi dưỡng của con tim.

*Tình yêu là một đóa hoa hồng nở rộ vào lúc bình minh, người con gái trinh nguyên hôn và áp nó vào ngực mình.

*Tình yêu là kho chứa toàn báu vật, và là nguyên thủy của lạc thú và khởi điểm của sự an bình và trầm mặc.

*Tình yêu là nụ cười hiền dịu trên đôi môi của mỹ nhân. Khi người thanh niên đang yêu say đắm quên hết mọi lao khổ và trọn cuộc đời của hắn trở nên một thực thể của những giấc mơ dịu dàng.

*Tình yêu là thánh mộ trong tâm hồn của đứa bé được người từ mẫu sùng bái.

*Tình yêu như mọi lứa tuổi-xây dựng hôm nay và hủy diệt ngày mai.

*Tình yêu như vị thần linh tạo nên những tàn phế.

*Tình yêu nhẹ nhàng như tiếng thở của một bông hoa tím.

*Đời sống không có tình yêu như cây cối không đơm hoa kết trái..v.v…


Học giả Gibran còn cho rằng: “Tình yêu được gột rửa bằng những hạt nước mắt sẽ vĩnh viễn tinh khiết và xinh đẹp. Và tình yêu là sự tự do độc nhất trên trần gian, bỡi vì nó nâng cao thần trí mà những luật lệ của nhân loại và những hiện tượng của thiên nhiên không làm thay đổi hướng đi của nó”.

Và một thiên tiểu luận khác cũng không kém phần quan trọng của học giả người Trung Đông, dưới tựa đề: Niềm vui và nỗi buồn, có nội dung như sau: “Có hai người đàn ông mặt mũi hốc hác, tiều tụy, đôi gò má xương xẩu tiến lại, một người cất tiếng hỏi vị Thiền Sư: “Bạch Thầy, hãy dạy cho chúng con biết làm cách nào để xua đuổi nỗi buồn và hiểu được căn nguyên của niềm vui để cuộc đời chúng con bớt đau khổ”.

Vị Thiền Sư từ tốn trả lời:

*Ta sẽ không đổi nụ cười cho bất cứ loại tài sản nào. Và cũng không biến cải dòng lệ của ta, do bản ngã đau buồn đem lại, để được an bình.

*Đây là niềm hy vọng nóng bỏng mà trọn cuộc đời của ta trên quả đất này sẽ mãi là những giọt nước mắt và nụ cười.

*Những giọt nước mắt tinh lọc tâm hồn và tiết lộ cho ta sự bí mật của cuộc đời và sự huyền bí của nó.

*Nụ cười mang ta lại gần gủi với đồng loại của ta.

*Nhờ những hạt nước mắt ta mới hòa nhập được với những kẻ nản lòng, nụ cười tiêu biểu cho niềm vui trên sự hiện hữu của ta.

*Sự đói khát triền miên cho tình yêu và vẻ đẹp là niềm ước vọng của ta;

*Bây giờ ta mới biết rằng những người chỉ biết tích lủy của cải cho thật nhiều thì thật là khốn khổ, nhưng theo ta nghĩ những tiếng thở dài của những cặp tình nhân êm ái hơn dòng nhạc của chiếc thất-huyền-cầm.

*Khi màn đêm buông xuống, những cánh hoa khép lại an ngủ với tình yêu.

Và lúc rạng đông, chúng hé mở làn môi để đón nhận những nụ hôn êm ái của mặt trời, được tô điểm rực rỡ do những áng mây thoảng qua.

*Kiếp hoa là sự hy vọng, thỏa lòng và an bình; nước mắt và nụ cười.

Nước biến mất và bốc hơi cho đến khi biến thành mây tụ lại trên những đồi cao và thung lũng.

*Và khi mây gặp gió, nó lại rơi trên những cánh đồng và nhập với dòng suối róc rách chảy ra đại dương.

*Đời sống của mây là một đời sống chia ly và kết hợp nước mắt và nụ cười.

*Như vậy tinh thần tự lìa bỏ thể xác và bước vào thế giới vô hình, trôi qua như những làn mây trên thung lũng sầu thảm và dãy trường sơn hạnh phúc cho mãi đến khi gặp hơi thở của tử thần và trở về khởi điểm.

*Đại dương vô tận của tình yêu và vẻ đẹp đó là Thượng Đế.

*Và nắm giữ những sự bí mật từ đó về sau bằng phương tiện của tư tưởng phàm nhân.

*Nhưng hãy cứ việc đi thay vì bước vào cánh đồng để xem con ong vo ve trên những cánh hoa thơm, ngọt và con ó nhào xuống bắt mồi.

*Bước vào nhà hàng xóm của ngươi để nhìn đứa bé say mê trước ánh lửa, trong khi người mẹ đang bận rộn công việc bếp núc.

*Hãy giống như con ong, và đừng phí những ngày xuân xanh châm bẩm vào công việc của con ó.

*Hãy giống như đứa trẻ thơ rạng rỡ trước ánh lửa hồng và quên đi người mẹ.

*Tất cả những gì ngươi thấy đã và còn đang là, của chính các ngươi.

*Hãy tiếp tục đi. Đừng chần chừ, chậm trễ. Đi thẳng đến là đang tiến về sự hoàn hảo.

*Thẳng tiến và đừng sợ gai góc hoặc đá nhọn trên bước đường đời.

Trước khi bạn đọc tiếp, xin mời bạn đọc những điều sau đây để suy ngẫm:

*Muốn đoạt được hạnh phúc trong gia đình, muốn có một người bạn đời ly tưởng, việc đó không quan trọng bằng tự hỏi chính mình đã là người ly tưởng chưa đã?.

*Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu.

*Thường thường người ta thường hay nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng chính mối tình cuối cùng mới thật sự là mối tình bất diệt.

*Những con tim đã hàn gắn với nhau rồi thì không xa cách nữa mà chỉ có thể….xé nát với nhau thôi.

*Không bao giờ người ta yêu như người ta đã được yêu bởi vì thế nên muốn đạt được hạnh phúc trong trường tình ái chúng ta phải cho tất cả mà không đòi hỏi được gì.

*Tình yêu chân thật không phân biệt giai cấp, , tuổi tác, địa vị, danh vọng…Nó san bằng tất cả. Nó là vị thân của tình cảm.

*Tạo hóa sinh ra người đàn bà gần như chỉ để cho mình nhận được yêu thương hơn là để thưởng thức, như những đóa hoa thơm làm cho những kẻ chung quanh cảm nhận được trước khi chính mình thụ hưởng, người đàn bà thật đúng là những đóa hoa tình ái.

*Thường thường ai ai cũng cho rằng tình yêu là sự đồng y cả trai gái. Nhưng khổ một điều khi tình yêu tan vỡ bất cứ vì một ly do gì thì người đời thường lên án người đàn ông và tỏ lòng thương hại người đàn bà, nếu ngược lại người đàn bà phụ bạc chồng thì người đời lại cho rằng chính vì người đàn ông không biết bảo tồn hạnh phúc.

*Không biết bao nhiêu chiếc thuyền tình chứa chan hy vọng, nhưng sau cùng đành tan rã chỉ vì người vợ hay chồng thường hay chỉ trích nhau.

*Sợ tình yêu là sợ cuộc sống, và sợ cuộc sống thì đã chết ba phần.

*Ái tình thật ra là một chuyện xưa cũ và quá tầm thường, nhưng chính nó cũng là một vấn đề quan trọng nhất của con người.

*Tình yêu như danh dự, đã một lần mất đi thì không bao giờ trở lại.

*Hãy tin ở tình yêu, dù nó mang đến sự thống khổ chớ khép kín con tim mình.

*Tình yêu cắn rứt bạn, xay nghiến bạn, đánh ngã bạn, nhưng hãy mở hồn đón nhận nó.

*Những vết thương do tình yêu gây ra dù không làm cho người ta chết, nhưng cũng không bao giờ chữa khỏi được.

*Tình yêu là một tình cảm vĩ đại nhất, nó sáng tạo nên điều kỳ diệu, sáng tạo nên những con người mới, nó làm ra những giá trị vĩ đại nhất của con người.

*Khi lửa tình đã thôi thúc tung hoành thì ngay cả sương tuyết cũng bốc cháy, ly trí cũng bị dục vọng chế ngự.

*Trên thế gian chẳng có vị thần nào đẹp hơn mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kỳ diệu hơn là ngọn lửa tình yêu.

*Có một người vợ (hoặc người chồng) ngoại tình mà vẫn còn chung sống được là tự đào huyệt chôn mình.

*Nuốt được cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.

*Đàn ông hung dữ với ai cũng được trừ vợ ra.

*Tình yêu làm cho trái tim chai đá cũng phải hiền dịu.

*Nếu một người lừa tôi lần đầu thì sự xấu hổ thuộc về anh ta. Nếu lần thứ hai thì cái ô nhục thuộc về tôi.

*Tranh đấu để chống lại trái tim của người đàn bà khó khăn không thua gì uống hết một biển nước..

*Trong tình yêu câu nói mà người đàn ông thích nhất là Em Yêu Anh nhưng cũng chính câu nói ấy người đàn bà giết người đàn ông hữu hiệu nhất.


Xin bạn hãy nghe đây: “Không ai giàu có hơn kẻ biết tận dụng dấn thân vào việc thể hiện tình yêu; vì mãnh lực là hình thức biểu hiện cao độ niềm khát vọng của con người. Sức mạnh là mối liên lạc giữa sự đòi hỏi và sự đáp ứng những nhu cầu nhân sinh, là kẻ đi tiên phong đề xướng mọi tiến bộ của nhân loại, là phương tiện giúp trí tưởng tượng chấp cánh hành động. Và mọi động lực của tình yêu đều được thánh hóa vì nó mang lại niềm vui tự mãn cho ai thực hiện được nó”.

Tình yêu đẹp lắm bạn ạ, như cái ông đại-thi-hào của Pháp quốc: Victor Hugo đã từng van lơn người tình: “Chúng ta mãi mãi yêu nhau nghe em! Tình yêu…như ngọn lửa không thể dập tắt, như bông hoa không bao giờ tàn”. Nhưng, cũng một thi hào người Pháp bị tình yêu đá giò lái mấy cú cũng khá đau, nên đã để lại hai câu thơ thời danh:

“Bể tình là cánh đồng hoa,
Đố ai mắc phải không sa lệ sầu”.


Bạn quí mến, Những điều hoàn mỹ nhất, tốt đẹp nhất trên thế giới không thể nào thấy hoặc ngay cả sờ mó được. Chúng chỉ được cảm nhận với tâm hồn. Tình yêu là một sức mạnh kinh khủng hơn bất cứ một sức mạnh nào khác. Nó vô hình- người ta không thể nào thấy hoặc đo lường. Tuy nhiên, nó đủ mạnh để biến thể con người của bạn trong một giây phút, và dâng hiến cho bạn nhiều niềm vui hơn bất cứ một sự chiếm hữu vật chất nào mà bạn đạt được. Tình yêu chính là bản Thánh ca êm dịu mà nhân loại sùng kính. Tại sao lại có Ngày Tình Nhân (Valentines Day) vào tháng Hai mỗi năm?. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả nghìn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Đặt tên theo Thánh Valentine, một Linh Mục Công giáo từ thế kỷ thứ năm ở La Mã, ngày Valentine bây giờ trở nên một ngày đặc biệt được ăn mừng tổ chức khắp nơi trên thế giới.

Lịch sử thật về ngày Lễ Tình Nhân không có chắc chắn lắm, các học giả và các sử gia cung cấp những dữ liệu khác nhau về nguyên thủy của ngày lễ này. Nguyên thủy của Ngày Lễ Valentine được người ta tin phát xuất từ buổi hội của hệ phái Lupercalia của La Mã tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng 2, khoảng thời gian từ 13 đến 15 tháng Hai. 14 tháng 2 sau đó trở nên Ngày của Thánh Valentine, một ngày lễ dành cho các tín đồ Công giáo để tưởng nhớ đến Thánh Valentine. Tất cả các học giả cũng đều đồng y chọn ngày này làm ngày tưởng niệm một vị Linh mục đã bị cầm tù và sau đó bị hành quyết vì đã bất tuân lệnh của Hoàng Đế. Linh Mục Valentine đã giúp đỡ cho những vệ binh thành lập gia đình với những người họ yêu mến trong lúc hôn nhân đã bị Hoàng Đế La Mã Claudius II cấm tuyệt, vì ông tin rằng sự gắn bó tình cảm với gia đình sẽ biến họ trở thành những đội quân tồi tệ.

Theo truyền thuyết dương gian, Valentine đã si tình người con gái mù lòa con của tên cai ngục và sau đó nhờ phép lạ cô này đã hồi phục lại nhãn quan. Vào ngày ông bị chúng đưa đi hành quyết, ông để lại một tấm thiệp cho người yêu có ghi hàng chữ: “From your Valentine”. Chính ba chữ này vẫn còn xử dụng như muốn nói với nhau rằng: “Anh yêu em” vào ngày Lễ Tình Nhân.

Ngày 14 tháng 2 ngày nay không còn là dành riêng cho thời cổ La Mã và những người có gốc công giáo, là ngày chung cho những cặp tình nhân khắp nơi trên thế giới để tổ chức ăn mừng cuộc tình lãng mạn của họ.

Đây là thời điểm để họ hiến tặng cho nhau những bó hoa, những hộp kẹo sô-cô-la, những bữa ăn sang trọng đốt đèn cầy, uống rượu…

Các tiệm bán hoa chắc chắn vào ngày này rất đắc khách. Tại khu bán đấu giá hoa Aalsmeer ở Tân-Tây-Lan, tọa lạc trong một dãy nhà rộng cỡ chín khu vận động, các thương buôn đã bán hơn 50 triệu cây hoa hồng và 22 triệu bó hoa cắt sẵn. Phần lớn các thương buôn này mua đấu giá được sau đó họ sẽ xuất cảng đi khắp nơi để kiếm lời. Một mệnh phụ tại Dubai (Trung Đông) đã đặt mua một trăm năm chục ngàn hoa hồng.

Hãng đấu giá này có sự tiếp tay của những nhà trồng tỉa gồm có 3500 thành viên ngay trong xứ Tân-Tây-Lan, nhưng cũng có những quốc gia khác như: Israel, Kenya, Zambia và Zimbabwe cũng gửi sản phẩm của họ qua đây để bán đấu giá.

Không phải chỉ có ngành kinh doanh về hoa được mua bán phát triển hàng năm; người ta ước lượng rằng trên một tỷ thiệp mừng được những cặp tình nhân gửi cho nhau vào cái ngày lãng mạn này để bày tỏ tình yêu của họ trao cho nhau.

Còn một truyền khác, tôi xin kể hầu bạn: Vào thế kỷ thứ ba, từng bày sói đói chạy rong quanh thành La Mã (Rome) bắt trộm cừu. Theo tin tưởng của các người chăn cừu thời bấy giờ, Thần Lupercus là vị Thần bảo vệ các mục tử và bầy cừu. Mỗi tháng Hai người La Mã tổ chức mừng lễ Thần Bảo Vệ họ gọi là Lupercalia để kính Lupercus cầu mong Thần sẽ canh giữ họ và bầy cừu được bình yên trong năm. Cũng trong ngày lễ này để kính nữ thần Juno Februata, vợ của thần Jupiter là vị thần lớn nhất trong các vị thần, tương đương như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp, tên các thiếu nữ được ghi và bỏ vào một hộp để các chàng trai rút thăm. Những thanh niên thiếu nữ trúng thăm sẽ thành đôi bạn trong suốt năm, khởi đầu từ tháng Ba.

Khi Ki-Tô Giáo bành trướng, các giáo sĩ tìm cách thay thế các phong tục này, lễ kính thần bảo vệ mục tử và bầy cừu được thay thế bằng Lễ Thánh Valentine. Các thanh niên nam nữ cũng rút thăm, nhưng thay vì tên bạn gái, bạn trai, thì các thanh niên sẽ rút thăm tên các thánh nam, các thiếu nữ rút thăm tên các thánh nữ, để noi gương các ngài trong suốt năm.

Đến thế kỷ thứ tư thì tục lệ cũ lại trở lại, các thanh niên lại rút thăm tên các thanh nữ để làm bạn với nhau trong năm cho mãi tới thế kỷ 16 các giáo sĩ lại cố gắng tạo một tục lệ noi theo gương thánh như giáo hội đã làm vào thế kỷ thứ ba, nhưng cũng không thành công.

Theo truyền thuyết Thiên Chúa Giáo thì có bảy người mang tên Valentine, có những hành động tốt đáng kính. Một trong những truyền thuyết đó là Thánh Valentine, một linh mục dưới triều đại hoàng đế Claudius. Ngài được kẻ giàu, người nghèo, người trẻ người già, nam nữ nói chung từ tất cả mọi tầng lớp kính mến. Vào thời hoàng đế Claudius đang bắt lính gắt gao để sai đi đánh các nước phương xa. Vì ít ai tình nguyện đi nại cớ vướng bận gia đình, vợ con. Hoàng đế tức giận ra lệnh đình chỉ chuyện lập gia đình và hủy bỏ các cuộc hứa hôn.

Linh Mục Valentine cho là sai trái vông bằng, và ngài vẫn tiếp tục cử hành các hôn lễ. Hoàng đế biết được bèn ra lệnh giam tù ngài cho đến chết.

Theo truyền thuyết khác, trong thời gian bị tù ngài chữa bệnh mù cho con gái viên coi tù và giúp cô vào đạo. Hoàng đế giận dữ sai quân lính đánh và chém đầu vào ngày 14 tháng 2 năm 269.

Cũng có truyền thuyết từ trong tù Valentine thường thư từ liên lạc với cô gái viên cai tù, thường ky tên: “Từ Valentine của bạn”. Có lẽ vì câu này mà sau này người ta thường viết thư chúc tụng, tỏ dấu yêu mến nhau, thường lấy câu này để gián tiếp tỏ tình yêu mến của mình với một người nào đó, từ Valentine của bạn, từ một người ái mộ bí mật…

Năm 496, Giáo Hoàng Gelasius tuyên bố mừng Lễ Thánh Valentine, quan thầy các cặp đính hôn, hay những người muốn lập gia đình. Trong dịp lễ này những người thân trao đổi thư từ yêu thương.

Nói chung, tập tục này rất hay, tạo cơ hội cho mọi người tỏ lòng quí mến của mình đối với những người thân yêu, không cần đồ sộ, xa hoa, không cần phải loè loẹt, phung phí, chỉ một đôi dòng, một chút quan tâm, một chút thương yêu, quí mến cũng đủ.

Tôi xin chân thành cầu chúc bạn một ngày Lễ Tình Thương, một mùa thương yêu, trọn đời yêu đương bên người yêu, người thân, vợ chồng, con cái và bạn hữu các nơi.

Nhân ngày Lễ Tình Nhân, chúng ta hãy cùng nhau suy ngẫm những điều sau đây:

*Đừng quay lưng lại với tình yêu khi nó đang ở trước mặt bạn. Đừng đẩy tình yêu đi xa bởi nếu làm thế, một ngày nào đó bạn sẽ nghĩ rằng: “Tại sao mình lại để tình yêu bay đi?”.

*Khi thật sự quan tâm đến một người, bạn sẽ không lo tìm kiếm khuyết điểm, không chú y đến câu trả lời, không săm soi những lỗi lầm của người họ. Thay vào đó, bạn đấu tranh với sai sót, chấp nhận khuyết điểm và không cần đến những lời bào chữa.

*Con người không ai là hoàn hảo. Không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ tìm được một người theo đúng những gì bạn đã vẽ ra.

*Nếu thật sự yêu thương và trân trọng ai đó, hãy làm cho họ hiểu và ở bên bạn.

*Dù có thành công hay thất bại, bạn cũng không có gì để hối tiếc vì đã không sống và yêu hết mình.

*Hãy cho những người yêu thương mình và chính mình một cơ hội. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể!.

*Tương lai tươi sáng thường dựa trên quá khứ đã quên lãng.

*Bạn không thể sống thanh thản nếu bạn không vứt bỏ mọi nỗi buồn đã qua.

*Đừng bao giờ nói không còn yêu nữa nếu nước mắt của người kia vẫn có thể giữ chân bạn.

*Đừng khóc vì mọi việc đã qua, hãy cười vì mọi việc đang chờ phía trước.

*Đừng chạy theo vẻ bên ngoài hào nhoáng, nó có thể phai nhạt theo thời gian.

*Đừng chạy theo tiền bạc, một ngày kia nó cũng sẽ mất đi.

*Bạn chưa cần đến 3 giây để nói: “I Love You”, chưa đến 3 phút để giải thích câu nói ấy, chưa đến 3 ngày để cảm nhận được y nghĩa của nó, nhưng để chứng minh câu nói đơn giản ấy thì cả cuộc đời vẫn là chưa đủ.

*Cũng như vậy: chỉ cần thời gian một phút thì bạn đã có thể cảm thấy thích một người. Một giờ để mà thương một người. Một ngày để mà yêu một người. Nhưng mà bạn sẽ mất cả đời để quên một người.

*Hãy làm những gì bạn muốn làm, mơ những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn, bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn.

*Sự xa cách, làm phôi phai tình yêu hời hợt và làm thắm nồng thắm thêm tình yêu tha thiết, như cơn gió thổi tắt ngọn nến và làm bùng cháy lên đống lửa.

*Ai cũng có khúc nhạc lòng. Nếu biết lắng nghe chúng ta có thể nghe được tiếng hát của lòng nhau.

*Có một sự thật là bạn sẽ không biết bạn có gì cho đến khi đánh mất nó. Nhưng cũng có một sự thật khác là bạn cũng sẽ không biết mình đang tìm kiếm cái gì cho đến khi có nó.

*Tình yêu không phải là cách bạn quên như thế nào mà là việc bạn tha thứ ra sao, không phải là bạn đã thấy những gì mà bạn cảm nhận về điều đó ra sao và hơn hết, không phải là bạn để họ ra đi như thế nào mà là bạn đã cố gắng giữ họ lại chưa.

*Tại sao bạn nhắm mắt khi ngủ? Khi tưởng tượng? Khi hôn? Và khi cầu nguyện?. Đó là bởi vì những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy được.


Các triết gia, văn, thi sĩ và những đầu óc vĩ đại đều nhìn nhận: Tình yêu như một liều thuốc trường sinh hàn gắn những vết thương lòng của nhân loại. Một văn hào Mỹ đã phát biểu quan điểm của ông như sau: Tình yêu chính là chiếc cầu vòng giữa cuộc đời đầy mây đen u ám. Nó là buổi mai và là ánh sao hôm. Chiếu giải trên muôn người, và trải những tia sáng trên mộ huyệt thâm u. Nó là mẹ của nghệ thuật, là nguồn cảm hứng của thi ca, của nhà ái quốc và của triết gia. Nó là không khí và ánh sáng của mọi trái tim, là kẻ xây dựng nên những mái ấm, là kẻ thắp lên ngọn lửa trong mỗi trái tim. Nó đã là kẻ đầu tiên mơ tưởng đến cõi bất diệt. Nó rót nhạc du dương đầy tràn thế giới, vì âm nhạc là tiếng nói của tình yêu. Tình yêu là một nhà ảo thuật, một kẻ quyến rũ, biến đổi những vật vô giá trị thành nguồn vui, và lấy đất sét tầm thường tạo nên những vị đế vương, những nữ hoàng. Nó là mùi hương của đóa hoa tim kỳ lạ, và không có đam mê thánh thiện đó, không có phút ngất ngây kỳ diệu ấy, chúng ta không còn bằng cầm thú, nhưng với tình yêu, trái đất là thiên đường và chúng ta là những vị thần linh. Tình yêu là sự hóa thân. Nó cao thượng, thánh hóa và đáng được tôn vinh....tình yêu là một mặc khải, một sáng tạo. Thế giới phải mượn vẻ đẹp của tình yêu và thiên đường cũng phải mượn vinh quang của tình yêu . Công ly, sự hiến thân, bác ái và tình thương là con đẻ của tình yêu....Không có tình yêu, mọi vinh quang đều phai mờ, những tráng lệ nguy nga đều sụp đổ khỏi gian trần, nghệ thuật chết rũ, âm nhạc mất hết y nghĩa và chỉ còn là những chuyển động của không gian, và nhân đức cũng chẳng còn tồn tại.

Để kết thúc tiểu đề viết về Ngày Tình Nhân, xin mời bạn đọc sự nhận định của ông Henry Drummon, ông đã viết một bài luận án nổi tiếng về tình yêu dưới tựa đề: “Một điều vĩ đại nhất trên thế giới: Tôi chưa bao giờ gặp một người nào bất đồng với định đề tình yêu là một điều vĩ đại nhất trên thế giới, nhưng tôi thường nói chuyện với những người thất vọng bỏ công đi tìm nó. Những hệ lụy nhân sinh mà con người đem đến cho nhau trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày không phải là ít, vì cá tính của mỗi người không ai giống ai hết. Tình yêu đến không phải cho những người chỉ có vóc dáng xinh đẹp hoặc tài năng- Xinh đẹp và tài năng không bao giờ làm cho những sự liên hệ gắn bó lâu dài. Tình yêu là một điều mà bạn cần phải làm, phải hành động, và phải khổ công mới có được....”.

Một bác sĩ tâm ly khác cũng khá nổi tiếng, ông Viktor Frankl, gốc Do Thái, bị Đức Quốc Xã bắt cầm tù trong hơn ba năm và bị chuyển từ trại tập trung này đến trại tập trung khác, nhiều lần đã kể lại rằng ông đã khám phá một phương pháp để sống sót là cạo râu mỗi buổi sáng, cho dầu bạn có bệnh cách mấy đi nữa cũng mặc, không có dao cạo râu cũng phải dùng một miếng mảnh chai bể để cạo. Bỡi vì, mỗi buổi sáng, tù nhân đứng sắp hàng để điểm danh, những tù nhân bệnh hoạn không thể đi làm lao động đều bị đưa vào lò hơi ngạt. Nếu bạn cạo râu, và mặt mày nhẵn nhụi, bạn sẽ có cơ may thoát được bàn tay của tử thần trong ngày hôm đó.

Thân thể của họ càng ngày càng tiều tụy vì chỉ được phát hai lát bánh mì mỏng và một loon cháo lỏng. Chín người tù chen chúc nhau trên một tấm ván trần trụi bề ngang hai thước và chung nhau hai tấm mền. Vào lúc ba giờ sáng ba tiếng còi lạnh người đánh thức tù nhân thức dậy để đi lao động.

Một buổi sáng khi đoàn tù tiến ra để làm đường rầy xe lửa cách xa trại tập trung hàng dặm trong cơn giá buốt, bọn cai tù quát tháo, chửu bới và dùng báng súng đánh đập hối thúc. Người nào bị đau chân được người bạn bên cạnh dìu cho đi. Người tù đi cạnh bác sĩ Frankl, che miệng trong cổ áo kéo cao, thì thầm: “Nếu vợ con chúng ta có thể chứng kiến được cảnh này bây giờ! Tôi hy vọng họ sẽ được đối xử khá hơn trong trại của họ và không biết điều gì đang xãy ra cho chúng ta đây”.

Bác sĩ Frankl viết: “Ý tưởng này đã mang lại hình bóng thân yêu của vợ tôi trong tâm trí. Và trong khi chúng tôi lầm lủi đi hàng dặm đường, trượt ngã trên những tảng băng, dìu dắt, và lê lết té lên, té xuống, không có gì đáng nói, nhưng cả hai chúng tôi đều biết; mỗi một chúng tôi đang nghĩ đến người vợ yêu quí của mình.

Thỉnh thoảng tôi nhìn lên trời, những vị hành tinh đang bắt đầu nhạt nhòa và tia nắng hồng ban mai đang ló dạng đàng sau những cụm mây xám. Nhưng tâm trí của tôi gắn bó với hình ảnh dịu dàng, xinh đẹp của người vợ hiền. Tôi nghe được tiếng hồi đáp, thấy được nụ cười, một ánh mắt nhìn thẳng thắn và an ủi của nàng đang động viên tinh thần của tôi.

Một y tưởng làm cho tôi sững sờ: lần đầu tiên trong đời, tôi đã thấy được chân ly đã được các thi nhân dệt thành những áng thơ tuyệt vời và được các nhạc sĩ phổ thành nhạc, và cũng đã được các triết gia ca tụng qua những mỹ từ bất hủ.

Chân ly- rằng tình yêu là mục tiêu tối hậu và cao cả nhất mà con người ước ao, mong mỏi. Rồi từ đó tôi đã nắm được cái y nghĩa của sự bí mật lớn lao nhất mà thi văn, tư tưởng và niềm tin đều có cùng một điểm tương đồng: “Cứu vớt linh hồn của nhân loại là xuyên qua tình yêu và trong tình yêu”.

Nếu tất cả chúng ta coi tình yêu là mục tiêu tối hậu trong cuộc sống và tin tưởng trong những khả năng hầu như vô giới hạn để ban phát và đón nhận nó, thì cuộc đời có thể sống trong niềm vui bất tận.

Mây Cao Nguyên
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Hội Chứng Khoe Của

Sài Gòn vừa trải qua những ngày Tết vắng vẻ, đường phố rộng thênh, cây cao bóng mát, con người trở nên thanh thản với những bộ đồ tươm tất trong nắng vàng tưởng như được sống lại một ngày nào “thuở xa xưa”.

Ngày mùng một tết thanh bình êm ả, ngày mùng hai rộn ràng xuân mới, dường như mọi nhà chỉ có những lời chúc tụng sẵn trên môi, qua những tiếng chuông điện thoại từ trong nước, ngoài nước gọi nhau mừng tuổi í ới. Ngày mùng ba còn nhẩn nha chơi nốt ba ngày Tết. Suốt cả năm toàn đi dưới lòng đường, mấy ngày này mới được đi trên lề đường.

Con đường hoa Nguyễn Huệ vẫn tấp nập khách viếng thăm. Hầu hết là những gia đình không đủ điều kiện đi xa, vợ chồng con cái đưa nhau ra đường hoa, gọi là có “đi chơi Tết”. Một số khác là những “ông Tây bà Đầm” tò mò nhìn cảnh lạ, chụp hình quay phim lia lịa bên những con rắn giả, cứ như nước họ chưa từng có rắn bao giờ.

Những sòng bài mọc lên ngay từ đêm ba mươi trên các hè phố rộng, trong những ngã tư chung cư, đàn ông đàn bà đón Tết trên những chiếu bạc còm. Trẻ con chui vào các tiệm internet. Trong các quán cà phê, từ những quán đầu đường ghế thấp đến những quán cà phê “đẳng cấp” đều đông nghẹt khách “hào hoa”. Hầu hết các tiệm ăn đều đóng cửa im lìm. Tìm mỏi mặt không ra một quán “bình dân”. Chỉ còn những nhà hàng Pháp mở rộng cửa đón khách du lịch. Muốn có một bữa ăn sang phải đến những quán này.

Người dân thành phố kéo nhau về quê ăn Tết, đi du lịch đủ kiểu, tạm rời xa thành phố ít ngày để sống cho riệng mình, cho gia đình mình. Ngay cả các em vũ nữ, các em chuyên mồi chài khách, tóc đỏ môi trầm hạng sang cũng đã tạm ngưng việc kiếm tiền về thăm quê nhà. Còn lại, hầu hết là những “hàng quá đát”. Sinh viên học sinh nghèo không có tiền về quê, đành ở lại kiếm thêm bằng đủ mọi nghề, miễn là có tiền.

Có những bà mẹ, đêm ba mươi, ngày mùng một, thẫn thờ đứng trong một góc khuất nhớ đứa con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài năm nay không về được. Giọt nước mắt chảy thầm trong lòng. Ngược lại, một vài gia đình có “Việt kiều” về ăn Tết tưng bừng, đi thăm họ hàng làng xóm kể chuyện “bên Tây”. Nhưng thật ra qua những câu chuyện tôi nghe được, bà con cũng bày tỏ ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, nhiều người “mất nhà” vì thất nghiệp bị nhà băng “kéo đi”. Nhưng năm nay số bà con ở nước ngoài về Sài Gòn không nhiều. Các bạn tôi, hầu như không có ông nào chịu về vào dịp này, ngoại trừ vài ông có chút “vướng víu” về từ trước Tết, ở luôn cho tới bây giờ.

Kiều hối chảy về Sài Gòn như thế nào?

Tuy nhiên theo con số thống kê, số tiền của người Việt gửi về VN trong năm nay lên tới 10 tỉ đô la Mỹ. Nhưng kiều hối gửi về Sài Gòn chỉ chiếm khoảng 42% tổng giá trị kiều hối đổ về nước trong năm qua. Trong số chừng 4 tỷ đô la mà bà con từ nước ngoài gửi về Sài Gòn, 70% được đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, 23% vào thị trường địa ốc và phần còn lại 7%. biếu tặng thân nhân.
Theo thống kê của Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài cho biết số tiền này do hơn 4 triệu người Việt đang sinh sống ở trên 100 quốc gia chuyển về Việt Nam. Trong số đó, có cả những người VN đi “xuất khẩu lao động” gửi về qua các nguồn khác nhau.

Nói là 23% chuyển vào thị trường địa ốc có vẻ hơi “chủ quan” bởi thị trường địa ốc VN đang trong thời kỳ đóng băng, thời kỳ “ngáp ngáp”. Nhà cửa, building làm ra hàng loạt nhưng không ai mua, không ai thuê, trong khi chủ đầu tư vẫn è cổ ra trả tiền lời ngân hàng. Dù ông Thống Đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) có là tài thánh cũng chưa thể cứu vãn được khoản lãi suất ngân hàng mà các nhà đầu tư phải trả hàng tháng. Dù ông NHNN có tích cực hạ thêm lãi suất đầu vào, tức là hạ lãi suất của người gửi tiền, cũng chưa thể cứu được các ông chủ giàu có trước đây, bây giờ đang lao đao lo ngày lo đêm tính thoát ra nước cờ bí.

Cái 23% kiều hối ấy chảy vào thị trường địa ốc bằng cách nào? Thêm những ông chủ đầu tư mới hay thêm vốn cho các ông chủ cũ? Điều này khó xảy ra. Chỉ có hy vọng là khoản kiều hối ấy mua rẻ hàng loạt những dự án cũ để chờ thời hoàng kim trở lại.

Con số 70% đầu tư cho hoạt động kinh doanh, chưa thể biết ngành nghề nào may mắn nhận được khoản đầu tư này. Có thể chỉ là những hoạt động kinh doanh nhỏ nằm rải rác quanh các thành phố lớn. Dù sao cũng là một chút ánh sáng cuối đường hầm.

Dịch vụ cạnh tranh và khuyến mãi sau Tết

Những ngày tết qua đi, đường phố Sài Gòn trở lại với cái không khí náo nhiệt của những ngày giáp Tết. Sự tất bật vội vã đó làm giàu cho các hãng tàu xe. Ngày về quê cũng khổ như ngày trở lại thành phố. Đường phố lại đông kín, lại kẹt đường, kẹt xe. Các cửa hàng cửa hiệu lại tưng bùng mở cửa. Các cửa hàng lớn chuyển từ “khuyến mãi, đại hạ giá dịp Tết” sang “khuyến mãi ngày Lễ Tình Nhân”. Nhưng tất nhiên là không đông vui bằng dịp Tết và người dân TP Sài Gòn đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương về cái sự khuyến mãi và đại hạ giá “bán rẻ như cho” này. Hàng giá 5 triệu, hạ giá còn 3 triệu, nhưng thật ra giá đúng của nó trước khuyến mãi vẫn chỉ là 3 triệu, có khi còn rẻ hơn. Các hàng khuyến mãi thật hầu hết là hàng nhái, hàng tồn kho mang “tút” lại… Nhiều người dân bị những vố đau nên rất đề phòng với thứ hàng rẻ này. Và chẳng biết tại sao nhà nước lại cấm không cho các dịch vụ điện thoại khuyến mãi trong dịp Tết. Hình như các quan chức ngành này sợ dân tốn tiền gọi điện thoại vì giá rẻ nên gọi văng mạng.

Nhiều người thấy cái cảnh trước Tết tất bật về quê, sau Tết tất bật trở lại thành phố tưởng chừng như vô nghĩa, chỉ tốn tiền tốn sức, làm cho cuộc sống xáo trộn thêm mà thôi. Nhưng thật ra đó lại là niềm mong đợi lớn của người dân Việt. Làm ăn vất vả cả năm, chỉ để cuối năm về quê được gặp lại cha mẹ họ hàng, mang được chút tiền về quê càng quý, không có thì chút quà bánh cũng là tấm lòng của người xa quê. Người Việt Nam từ xưa nay vẫn vậy. Cái truyền thống ấy đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Nghèo cũng phải về thăm nhà, chiều 30 đứng trước bàn thờ tổ tiên “đón các cụ về ăn Tết” rồi ngày mùng 4 lại tiễn các cụ đi. Chữ hiếu, chữ nghĩa, chữ tình là ở đó. Chỉ khổ cho những người không có Tết, đêm 30 vẫn còn nằm trên các vỉa hè, vẫn còn những người hùng hục làm việc trong bóng đêm, vẫn còn những bệnh nhân chui dưới gầm giường bệnh viện. Đầu năm tôi không thuật lại những cảnh này và chắc chắn bạn đọc cũng đã biết khá rõ.

Hai chữ lương thiện khó tìm được chỗ đứng

Trong khi đó những năm gần đây lại sinh ra một số nhà giàu mà người ta gọi là “tư bản đỏ” ăn chơi lừng lẫy, tiền xài như lá mùa thu. Tiền đó ở đâu ra, chẳng ai biết được. Các ông làm ra đồng tiền lương thiện có toàn quyền ăn tiêu, chẳng ai cấm đoán được và cũng không nên mỉa mai so bì.

Điều đáng nói ở đây là một số người quá giàu, ăn chơi quá mức sang trọng đến nỗi người VN nghe được đều choáng váng. Tôi nghĩ, quý vị ở nước ngoài cũng khó có thể ngờ rằng bây giờ lại có một số người Việt chơi sang đến thế. Những người này có thể là đại gia kinh doanh, cũng có thể là quan chức. Tiền tham nhũng bằng cách nào thì khó mà lần ra. Nhiều thứ có thể hái ra tiền đến nỗi có người nói “trong kinh doanh ở đây không có chỗ cho người lương thiện”. Giả dụ anh muốn đầu tư, muốn kinh doanh đàng hoàng, nhưng trước hết anh phải “chạy” mới có được cái giấy phép. Sau đó trước khi anh làm ăn, anh cần có người đỡ đầu, thấp nữa anh phải có “bảo kê”, mới thông suốt. Khi làm ăn, chưa biết anh lời lỗ ra sao, nhưng phải biết ở địa phương này có những ai, từ ông quản lý thị trường, đến Ủy Ban này Ủy Ban kia. Khi anh làm có lời anh sẽ được nhòm ngó kỹ hơn, anh phải “biết điều hơn”. Như thế thì anh có muốn lương thiện cũng chẳng được!

Ngay từ khi ngõ vào sân bay, anh đã phải chi ít là 10 đô, hành lý nhiều là 20 đô để va li, túi xách của anh không bị lục tung giữa sân, không bị hỏi han phiền phức trước khi ra khỏi sân bay. Cái “lệ làng” này đã có từ nhiều năm nay, được báo chí từ trong nước đến ngoài nước tố cáo hà rầm nhưng mọi chuyện đâu vẫn đóng đó. Có cải tổ, cải tiến tí nào đâu. Bà con từ nước ngoài về nhắm mắt bước qua “cửa ải” này với một tâm trạng bực bội, coi thường. Ai cũng biết đó là mối nhục quốc thể, chỉ “người có trách nhiệm” là không biết. Vậy thì đừng nói đến hai chữ lương thiện.

Trong bài này, nhân dịp đầu năm điểm lại niềm vui nỗi buồn trong những ngày Tết vừa qua, tôi chỉ xin tường thuật lại với bạn đọc một số kiểu chơi sang mới nổi vài năm gần đây, nhất là năm nay của các đại gia đang sống tại VN. Chưa thể nói họ có tham nhũng hay không, vì đó là điều chưa thể biết hay không thể biết. Cho nên không thể vội vàng kết tội họ. Tôi chỉ điểm qua những nét chính của dân chơi sang, đôi khi là chơi ngang. Chẳng qua đó cũng chỉ là “hội chứng khoe của” đang rất thịnh hành ở VN.

Image
Tòa lâu đài trắng siêu sang của đại gia Khải Silk tại Sài Gòn

Image
Biệt thự hàng chục tỷ của đại gia Sóc Trăng

Image
Biệt thự 5.000 m2, dát 60 cây vàng của ông Nguyễn Đức Lượng tại Hải Dương

Image
Hãy nhìn căn nhà của người nông dân

Nhiều ngôi nhà sang trọng như lâu đài đã được các đại gia xây dựng từ vài năm nay, tiện nghi không kém gì các tỷ phú trên thế giới. Có thể tạm kể như lâu đài của các đại gia Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Biệt thự của ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh dát tới 60 cây vàng. Biệt thự chục tỷ của đại gia Lâm Ngọc Khuân, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng). Biệt thự thiết kế kiểu châu Âu của Johnathan Hạnh Nguyễn tại Quận 2 - TP. Sài Gòn… còn nhiều nữa, tôi không thể kể hết ở đây.

Ngoài những căn nhà sang trọng như cung đình của các đại gia, còn các thú chơi khác cũng rất “quái”.

Chán săn người, các công tử Hà Thành săn thú lạ

Tết là dịp mà các đại gia Việt càng có cơ hội thể hiện “đẳng cấp” của mình bằng việc săn lùng các món hàng độc, lạ, có giá trị vô cùng xa xỉ. Tôi bỏ qua những đại gia vung tiền sắm những cành mai, cây đào có giá vài trăm triệu đồng, họ còn “có lý” khi trang hoàng nhà cửa mình theo truyền thống. Hoặc có ông săn lùng cái áo có giá 50 triệu đồng tặng vợ. Lâu lâu đại gia nịnh vợ một tí cũng chẳng sao, nhưng coi chừng mấy ổng lại “kiếm tí điểm” với bà xã để rộng đường đi “ăn phở”. Cũng là chuyện thường tình ở đời thôi, phải không các cụ?

Có ông còn chi hơn 25 triệu đồng mua chai rượu Rémy Martin Louis XIII đem về thưởng thức. Có ông từ Hà Nội còn đặt hàng tận trong TP.Sài Gòn một chai rượu thượng hạng với giá 60 triệu đồng. Thôi thì anh em làm ăn, tiền nhiều, Tết nhất nhậu linh đình với nhau một bữa cũng được.

Nhưng bây giờ ở Hà Nội có các cậu công tử lại chứng tỏ “sành điệu thời hiện đại” của mình bằng kiểu chơi… rất lạ. Chán chơi… người, vì có tiền, săn người dễ dàng lắm có khi còn bị đeo bám lằng nhằng, các cậu quay ra săn lùng chơi thú.

Cậu H. con ông Ba T. chi hàng chục triệu đồng “săn” con đại bàng nhỏ về làm cảnh. Cậu khác chơi con bồ câu “độc” và con chim biến đổi gien giá 10.000 USD. Có anh chi tiền tỷ chơi cá rồng. Anh C.N. ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên hiện đang là chủ của một bộ sưu tập cá rồng gồm 12 con huyết long giá khoảng 2000 USD/con, 2 con quá bối đầu vàng và 1 con platinum màu thép trắng khi mới mua về đã có giá 10.000 USD.
Image
Chú tép king kong có khả năng biến đổi màu giá ngàn đô

Lạ hơn nữa, có anh chơi con tép cảnh giá ngàn đô. Chơi đến con tép thì từ bác nhà quê tới người thành phố cũng hoảng hồn, từ cổ chí kim chưa ai chơi. Tưởng là cậu cả khùng. Nhưng cậu không khùng, cậu chơi của lạ, cho đáng mặt dân chơi. Các anh nuôi hổ trong nhà thì tôi chơi tép. Thế mới là “hàng độc”. Năm sau không biết các công tử đại gia còn chơi con gì nữa đây?

Săn quà “độc” tết sếp

Ngoài các cậu ấm cô chiêu chơi thú, còn một số người buộc phải chơi ngông. Có ông giám đốc địa ốc thở dài tâm sự rằng năm nay làm ăn “thua lỗ sặc gạch” nhưng chết kiểu gì thì chết, tết nhất cũng phải có quà cho anh Bảy, chú Ba để giữ quan hệ, sau còn nhờ vả dài dài”. Bởi được xếp vào hàng đại gia, những người lắm tiền nhiều của chắc chắn có ít nhất vài ân nhân “chống lưng”. Bởi thế, ngày lễ, ngày Tết là dịp để các đại gia trả ơn ân nhân. Họ đua nhau tìm kiếm những món quà độc đáo đến mức người nhận cũng bất ngờ. Họ âm thầm thực hiện những kế hoạch “săn” quà tặng “cực độc” để tặng ân nhân của mình, họ còn tính toán hơn - thua với nhau nên cuộc săn lùng càng thêm quyết liệt.

Một đại gia mới nổi, khoe với bạn bè: “Tôi vừa đi Tây ký nhập thực phẩm về bán Tết. Quà tặng ân nhân Tết năm nay, đại gia nào chi dưới 10.000 đô la Mỹ thì... kém. Năm nay, nhà ân nhân của tôi sẽ tràn ngập sơn hào, hải vị “đế vương”. Ông kể chi tiết: “Đó là vây cá mập trắng hộp nguyên chất; cá hồi biển ở Nga; dạ dày cá heo; tôm hùm biển; cá ngừ Bắc cực... Ngoài chiêu “đánh” vào dạ dày vợ, con ân nhân thì quà tặng còn “đánh” vào túi tiền nữa. Sếp có con 10 tuổi, tôi tặng 1.000 đô la Mỹ, cứ thế nhân lên, bà vợ nào chẳng thích”.

Một đại gia khác, đại gia Thịnh, chọn đồ thờ cúng làm quà tặng Tết. Đó là đôi lộc bình gốm Chu Đậu, là ban thờ bằng gỗ gụ, là quả cầu may mắn bằng ngọc nghiến...giá vài tỉ.


Image
Sừng tê giác, vi cá mập, đông trùng hạ thảo…
những mặt hàng được nhiều người săn lùng làm quà Tết biếu sếp

Quà tặng sếp còn là các món bổ dưỡng như vua chúa thời xa xưa. Anh Nguyễn Văn Đương (Đống Đa, Hà Nội), một trong những người chuyên cung cấp Đông trùng hạ thảo tươi, theo anh thì đây là một loại biệt dược thần kỳ giúp tăng cường sức khỏe, bổ âm bổ dương. Anh Đương cho biết thần dược này có giá 2 tỉ đồng một cân. Anh cũng tiết lộ, từ cuối năm 2012, công ty của anh nhập từ Tây Tạng 3 cân Đông trùng hạ thảo và đến nay đã bán được hơn 2 cân. Anh nói: “Hầu hết khách hàng đều là những người có tiền, sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu để mua quà biếu sếp. Sếp ở đây chủ yếu là quan chức”.
Image
Gần 2 tỉ một cân đông trùng hạ thảo cũng có đại gia mua biếu sếp tẩm bổ
Bên cạnh đó món nhung hươu, yến sào cũng bán chạy. Tính ra, mỗi cân nhung hươu tươi có giá 170 triệu đồng, chỉ hai tuần trước Tết cửa hàng bán trên 20 cân yến sào huyết, yến sào trắng có giá rẻ hơn khoảng 110 triệu đồng/cân cũng bán hết veo trong vòng nửa tháng.

Có đại gia từ năm ngoái đã tặng vợ con sếp một chuyến du lịch châu Âu tốn vài chục ngàn Mỹ kim, năm nay coi như “chuyện nhỏ”.
Tâm lý và thực tế hơn là một đại gia có quà tặng sếp ... bằng người. Theo mục tin tức của báo Eva.Vn “Trong 1 tuần vợ con ân nhân đi vắng, một đại gia Việt tặng riêng ân nhân một cô gái trẻ, giúp việc nhà kiêm… chuyện tình cảm. Khi nào vợ con ân nhân về thì cô gái đó hết hợp đồng với đại gia. Đó là một cô gái quê, trắng trẻo, xinh xắn, mũm mĩm, chỉ mười tám, đôi mươi. Cô gái này được trả tiền lương rất hậu khoảng 40 - 50 triệu đồng. Và, biết đâu đấy, sau 7 ngày, ân nhân quen hơi, bén tình lại “cặp” với quà tặng thì sao? Ân nhân và quà tặng “cặp” với nhau, đại gia Việt càng có giá, càng được ưu ái”.

Đại gia Sài Gòn du lịch như các đại gia quốc tế

Những năm gần đây, các đại gia Việt thường chọn cách đặt tour du lịch nước ngoài đắt tiền đón Tết. Đầu năm nay, gia đình anh NĐT, ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chọn tour Dubai - Abudhabi 6 ngày, giá trọn gói khoảng 50 triệu đồng/người, ở khách sạn 4 sao. Sau đó, anh T. tách khỏi đoàn 1 ngày để gia đình “nếm mùi đời” tại khách sạn siêu sang 7 sao dát vàng Burj al-Arab với giá 3.500 USD/đêm.

Giống gia đình anh T., nhiều đại gia ở TP.Sài Gòn cũng lựa chọn du lịch nước ngoài vào dịp Tết. Nhà chị G., ngụ tại quận 1 TP.Sài Gòn, có công ty chuyên kinh doanh hàng mỹ nghệ cũng đi chơi Tết rất sành điệu. Gia đình chị gồm 5 người mua tour du lịch 5 nước Châu Âu (Pháp - Ý - Đức - Bỉ - Hà Lan) có giá khoảng 100 triệu/người cho 13 ngày. Người tham gia tour du lịch này sẽ được ở khách sạn 4 sao, đi thăm các thành phố nổi tiếng thế giới như Paris-Roma-Amsterdam-Munich-Bruxelles.

Thú chơi ngông của nữ đại gia

Đó là một nữ đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội nổi tiếng với kiểu chơi ngông... đốt tiền theo phong bao lì xì. Khách đến nhà, chỉ cần là chưa có gia đình thì chắc chắn sẽ nhận được tiền mừng tuổi của bà, số tiền tương ứng với số tuổi, bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu triệu. Ngoài ra, khách còn được nhận thêm rất nhiều đồ hiệu mà bà đã mua sắm để làm quà kèm theo những vé máy bay du lịch ở những điểm nổi tiếng và được sống trong phòng VIP của các khách sạn trong chuỗi khách sạn thuộc quyền quản lý của gia đình bà.

Bà này cũng nổi tiếng với việc thể hiện sự chơi ngông của mình vào dịp Tết. Mỗi Tết là một kiểu chơi ngông. Có năm, bà và gia đình dùng tàu riêng, đón Tết trên biển. Có năm, bà dát vàng toàn bộ biệt thự để đón Tết. Năm con chuột, bà cho đúc hơn một ngàn con chuột bằng vàng để tặng khách đến chúc Tết…

Mưôn màu muôn kiểu quà Tết, chơi Tết trong khi nền kinh thế VN đang suy thoái. Hầu như tất cả đang chạy theo hội chứng khoe của. Càng khoe của, xã hội càng thêm loạn bởi khơi gợi sự thèm muốn của người nhẹ dạ, trộm cướp ngày càng nhiều, tuổi trẻ phạm trọng tội càng gia tăng.

Số tài sản hoang phí thật khổng lồ, nếu con số đó được sử dụng vào mục đích giúp người nghèo, bệnh nhân neo đơn có thêm điều kiện ăn cái tết đủ đầy thì ý nghĩa biết bao!

Văn Quang
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Dân Tầu Tháo Chạy Khỏi Tàu Cộng !
Nguyễn Cao Trí


Việc gì phải cuốn gói bỏ đi khỏi một nước được xem là sắp trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới để đến một nước đang lao đao bờ vực,
có nguy cơ sụp đổ khỏi vị trí cường quốc số một như Mỹ? Thế nhưng chuyện nực cười đầy mỉa mai này lại đang xảy ra với nhiều người Hoa lục.
Một lần nữa, thử đặt câu hỏi là vì sao?

Ván bài có ít nhiều cơ hội
Viết trên Forbes (28/10/2012), cây bút Gordon Chang cho biết, tổ chức Global Financial Integrity ước lượng rằng, từ năm 2000 đến 2011, Trung cộng đã mất 3,79 ngàn tỉ USD bởi các vụ lén lút gởi tiền ra nước ngoài một cách bất hợp pháp. Trong 2 năm qua, 1,05 ngàn tỉ USD đã bị thất thoát; và theo Wall Street Journal, chỉ trong 12 tháng (tính đến tháng 9/2012), khoảng 225 tỉ USD đã “vượt biên” khỏi Hoa lục.

Tình trạng này đang làm thiệt hại đáng kể dự trữ ngoại tệ quốc gia Trung cộng. Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến kinh tế Hoa lục bất ngờ bị “thoái vốn” là do hiện tượng ngày càng có nhiều người giàu Hoa lục bỏ ra nước ngoài. Theo báo cáo mới nhất của “Hồ Nhuận bách phú” (Hurun Report), Hoa lục hiện có hơn một triệu “thiên vạn phú ông” với tài sản hơn 10 triệu tệ (1,6 triệu USD).

Tuy nhiên, bản báo cáo công bố ngày 31/7/2012 trên cũng cho biết, hơn 16% trong nhóm “thiên vạn phú ông” đã di cư ra nước ngoài hoặc đang nộp hồ sơ di trú, trong khi 44% người khác có ý định tương tự trong tương lai gần. 1/3 tài sản người giàu Hoa lục hiện cũng ở nước ngoài. Theo The Economist (4/8/2012), niềm tin chính trị đang bị mất ở Trung cộng. Hiện chỉ có chừng 28% người giàu còn bày tỏ hy vọng cho hai năm tới, giảm từ 54% so với năm 2011.
Image

Ngày càng có nhiều người giàu Trung cộng sang Mỹ định cư

Victor Shih thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết, 1% các hộ gia đình giàu nhất Trung cộng đang sở hữu 2-5 ngàn tỉ USD tài sản (bất động sản, vốn lưu động). Cho nên, nếu họ “manh động”, dự trữ ngoại tệ của Trung cộng chắc chắn ảnh hưởng, chưa kể những tác động kéo theo đối với hệ thống tài chính quốc gia và sự vận hành của cỗ máy kinh tế…

Ngoài ra, có đến 85% người giàu đang lên kế hoạch cho con ra nước ngoài du học. Theo CNN, trong niên khóa 2009-2010, Trung cộng đã qua mặt Canada, Ấn Độ và Đại Hàn để trở thành nước có nhiều du học sinh nhất tại Mỹ; và tiếp tục tăng 23% (lên đến hơn 723.000 du học sinh) tại Mỹ trong niên khóa 2010-2011. Từ năm 1999 đến nay, số du học sinh Hoa lục đứng thứ hai tại Đại học Harvard (chỉ thua Canada). Điều này cho thấy thêm rằng, hệ thống giáo dục Trung hoa chưa bao giờ là niềm tự hào đối với chính công dân nước họ.

Cuộc tháo chạy khỏi Trung cộng thật ra đã hình thành từ nhiều năm và bắt đầu bùng nổ vài năm gần đây. Làn sóng di cư đang hướng đến Canada, Anh, Australia và đặc biệt Mỹ. Chỉ riêng tại Mỹ, 65% đơn xin di trú diện đầu tư trong năm tài khóa 2011 đều đến từ Hoa lục (Wall Street Journal 11/5/2012). Theo chương trình này, người đứng đơn và thân nhân trực tiếp được phép thường trú tại Mỹ nếu họ đầu tư ít nhất một triệu USD vào Mỹ và thuê mướn được 10 công nhân làm việc trong 2 năm.

Trong vài trường hợp, do thời gian chờ trung bình hai năm để được cấp visa EB5 định cư thường trú Mỹ, nhiều dịch vụ “cò” đã ra đời; đồng thời một số người cũng được tư vấn đến những nơi dễ hơn chẳng hạn đảo St. Kitts ở Caribbean hoặc thậm chí Bulgaria hay nước Đông Âu nào đó rồi từ đó tìm cách thâm nhập vào sâu châu Âu. Với dân giàu xổi Trung cộng, một triệu USD là khoản tiền không phải quá sức để có được tấm vé “vượt biên chính thức” mang cả gia đình ra nước ngoài. Nó bộc lộ một sự thật mỉa mai rằng, Hoa lục vẫn là nơi chưa mang lại giấc mơ ngay cả đối với chính công dân mình!

Hiện tượng ra đi không chỉ xảy ra đối với người giàu mà cả với giới trí thức. Một phóng sự mới đây trên New York Times (31/10/2012) đã cho thấy việc này. Ở tuổi 30, Trần Quát đã đạt được nhiều thành công mà nhiều người Trung cộng mơ ước: có một căn hộ riêng và một nghề lương cao tại công ty đa quốc gia. Nhưng vào giữa tháng 10/2012, cô Trần đã xách valy đáp chuyến bay nửa đêm đến Australia để bắt đầu cuộc sống mới, làm lại từ đầu, chấp nhận rủi ro.
Image

Như hàng trăm ngàn người khác cô Trần cũng mất niềm tin khi sống ở đất nước mình, nơi môi trường ngày càng kinh khủng, tham nhũng ngày càng lộng hành và người dân thấp cổ bé họng ngày càng bị đẩy xuống tận cùng của hố đen xã hội, nơi mà một bộ phận công nhân và nông dân đang chua chát oằn mình biến thành những nấc thang cho công cuộc phát triển trong khi một bộ phận thiểu số bòn rút cạn kiệt sinh lực quốc gia lại nhẫn tâm đánh cướp tất cả những gì có thể cướp và thậm chí cả tự do.

“Dân trung lưu ở Trung hoa không cảm thấy an toàn cho tương lai và đặc biệt cho tương lai con cái” – nhận xét của Tào Thông, giáo sư Đại học Nottingham – “Họ cũng không nghĩ tình trạng chính trị (Trung cộng) là ổn định”. Sự kiện Bạc Hy Lai đã để lại nhiều dư chấn chưa tan. “Sẽ tiếp tục có nhiều bất ổn và rủi ro, thậm chí ở cấp cao nhất, thậm chí ở cấp Bạc Hy Lai” – nhận định của Lương Tại, chuyên viên di trú thuộc Đại học Albany – “Người dân (Hoa lục) đang tự hỏi rồi điều gì sẽ xảy ra trong hai ba năm tới trước mắt”…
Image
Sự rũ áo ra đi của Trần Quát là sự tiếp bước theo chân 508.000 người Hoa lục đã từ bỏ quê hương đến 34 quốc gia thuộc Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế (OECD) vào năm 2010 (tăng 45% so với năm 2000); là sự tiếp bước theo chân 87.000 người Trung hoa đến định cư tại Mỹ năm 2011 (so với 70.000 năm trước đó). Theo Bộ Thương mại Trung cộng, hiện có đến 800.000 người Tàu đang làm việc tại nước ngoài gấp 13 lần năm 1990. Họ chấp nhận làm mọi việc, từ chạy bàn, lái taxi đến bốc vác, với tâm lý chẳng thà “khổ” ở Mỹ hoặc Anh còn “sướng” hơn ở Trung cộng nhiều lần! “Tất cả cho thấy hiện tượng trên được thúc đẩy bởi nỗi sợ mất mát tại Hoa lục” – theo Hạng Bưu, nhà nhân khẩu học Đại học Oxford – “Ra nước ngoài trở thành một ván bài có thể mang lại ít nhiều cơ hội”.

Vấn đề “vượt biên chính thức”, chứ không phải “chảy máu chất xám”, đang trở thành chủ đề được bàn cãi căng thẳng trên các phương tiện truyền thông chính thống. Phương Trúc Lan, giáo sư Đại học Nhân Dân, gần đây đã viết trên tờ Diễn Đàn Nhân Dân rằng, nhiều người dân Hoa lục đang “bỏ phiếu bằng đôi chân”, ám chỉ sự biểu lộ mất niềm tin bằng thái độ rũ áo ra đi…
Còn ai tháo chạy nữa?
“Tháo chạy khẩn cấp” là từ chính xác để nói về bọn này: đám quan tham từng vét sạch két sắt quốc gia rồi cao chạy xa bay. Theo bản tin China News ngày 6/6/2012, thống kê chính thức từ Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trung cộng cho biết có tổng cộng 18.487 viên chức Trung hoa đang trốn tại nước ngoài bởi dính vào tham nhũng và biển thủ ngân khố từ năm 2000-2011.

Bọn tội phạm này (trong đó có những tên cộm cán như Cao Sơn, Dương Tú Châu, Tưởng Cơ Phương, Trình Tam Xương) đã mang theo hơn 157 tỉ USD. Vụ việc trở thành nóng bỏng đến mức một hội thảo liên ngành với chuyên đề về nạn viên chức tham nhũng trốn ra nước ngoài đã được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 23/5/2012.
Image

Sự nghiệp đang thành công tại Trung cộng, Trần Quát vẫn quyết định sang Úc
Năm 2011, Ngân hàng Trung ương Hoa lục đưa ra báo cáo cho biết có 18.000 viên chức đã trốn ra nước ngoài từ 1995-2008 với số tài sản thất thoát lên đến 125,7 tỉ USD. Trong thực tế, theo Lý Thành Ngạn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu liêm chính Chính phủ thuộc Đại học Bắc Kinh, số viên chức đào tẩu có thể lên đến 10.000 với tài sản thất thoát lên đến hơn 150 tỉ USD. Từ năm 2011, Bắc Kinh đã bắt đầu theo dõi tài khoản cũng như nơi ở của thân nhân viên chức.

Theo China Economic Weekly, việc giám sát này đã giúp chặn được trung bình 50 viên chức trốn khỏi Trung cộng mỗi ngày! Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trung cộng Tào Kiến Minh, với sự giúp đỡ của giới tư pháp nước ngoài, Trung cộng đã bắt được 1.631 tội phạm đào tẩu và thu hồi được 1,2 tỉ USD.

Trong số bọn “tội phạm kinh tế” đào tẩu, bọn quan tham hám gái là đáng chú ý hơn cả. Trong vụ “ăn đường sắt” chấn động Hoa lục, lực lượng chống tham nhũng đã phát giác một trong những kỹ sư chính của Bộ Đường sắt Trung cộng, Trương Thự Quang, có một biệt thự vô cùng sang trọng (5 phòng ngủ, 5 toilet) theo kiểu Địa Trung Hải tại Los Angeles, trị giá 840.000 USD, khi lương của hắn chỉ có 365 USD/tháng! Hẳn nhiên ngôi biệt thự tại Mỹ là nơi được thiết kế để Trương “hạ cánh” một khi đánh hơi thấy tai họa sắp chụp xuống đầu – một thủ đoạn quen thuộc của giới “lỏa quan”.

Năm 2010, một viên chức viễn thông tại Tứ Xuyên, tên Lý Hướng Đông, bỗng nhiên ly dị vợ và tống “mụ ấy” sang Canada. Thế rồi, ngày nọ, chỉ một ngày trước khi có lệnh bắt chính thức tội biển thủ 60 triệu USD, “Lý tiên sinh”, liệu việc như thần, đã nhanh chóng chuồn mất dạng sang Canada.
Image

Tương tự, Dương Tương Hồng, Bí thư một quận tại Ôn Châu, khi đánh hơi thấy “có động”, đã “tiên hạ thủ” bằng cách gấp rút tổ chức lễ cưới cho con gái tại Paris để lấy cớ đi Pháp. Có điều, khi “tẩu vi” (và không trở lại), “Dương đại nhân” đã ôm theo 12 triệu USD tiền hối lộ từ giới trùm bất động sản! Cần chú ý rằng, ở một nơi mà luật chỉ cho phép công dân mang không hơn 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm như Trung cộng, những vụ lén lút đem hàng triệu đôla ra ngoại quốc như nói trên đã cho thấy rằng hẳn phải có các đường dây “dịch vụ” tinh vi chắc chắn như thế nào từ những tên quan tham nhũng khác.

Nó cho thấy thêm rằng lỗ hổng luật pháp Trung cộng lớn đến như thế nào, nó cũng cho thấy một hiện tượng “ăn xổi ở thì” lan rộng như thế nào, không chỉ ngoài xã hội mà cả trong giới chính quyền, với tâm lý vơ vét thật đậm rồi chuồn. Cho đến nay, Trung cộng vẫn chưa có giải pháp thống nhất trong việc ngăn chặn giới chức tham nhũng trốn ra nước ngoài. Tháng 1/2012, chính quyền Quảng Đông tuyên bố viên chức nào có thân nhân di cư nước ngoài sẽ không được thăng chức. Đó hoàn toàn là một biện pháp chữa cháy tạm thời.

Nguyễn Cao Trí
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt


Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa mỹ?


Những nhận định đánh giá này có khi là xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.


Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.


Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.


Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.


Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?


Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?
Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .


Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .


Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.


Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.


Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.


Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.
Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.


Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.

Lê Quảng Đại
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Huy Phương và ‘Những Người Thua Trận’

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Ðộc giả yêu thích giọng văn, bút pháp và cách trình bày suy tư, cảm nhận của nhà văn Huy Phương
về các vấn đề chính trị, xã hội diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, sẽ tiếp tục nhận được bộ sưu tập những bài viết mới của ông qua tạp ghi
“Những Người Thua Trận” ra mắt vào đầu năm 2013.

Image
Tạp ghi “Những Người Thua Trận” của nhà văn Huy Phương. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Giải thích tựa đề quyển tạp ghi mang tên “Những Người Thua Trận,” nhà văn Huy Phương cho biết, “Tên tập truyện này không dính dáng gì đến tác phẩm 'Bên Thắng Cuộc' của tác giả Huy Ðức. Tên tập truyện cũng chính là tên của một bài tạp ghi đã đăng trên báo lâu rồi, từ đầu năm 2012, trước khi tác phẩm 'Bên Thắng Cuộc' ra đời.”

Tạp ghi “Những Người Thua Trận” của Huy Phương khởi nguồn bằng cảm hứng của một chuyến viếng thăm Stone Mountain Park, nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ kéo dài bốn năm.

“Tôi thấy tinh thần vinh danh người thua trận của người Mỹ quá cao đẹp, trong khi tinh thần thua-được của Việt Nam quá tàn nhẫn.” Tác giả “Những Người Thua Trận” nhận xét.

Từ lời nói của viên tướng miền Bắc Ulysses S. Grant từ Tháng Tư, 1865, “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ,” nhà văn Huy Phương “nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975 tại Dinh Ðộc Lập Sài Gòn.”

Ông cảm thấy đau lòng trước cách hành xử vô học của viên sĩ quan miền Bắc, qua lời lẽ mà hắn dùng khi nói với Tổng Thống Dương Văn Minh, “Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và quỳ xuống... Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!” Hay những cảnh trả thù trong ngày 30 Tháng Tư, 1975 được kể lại, từ việc “ngôi mộ của Trung úy dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn,” đến việc “chúng bắt anh Nguyễn Văn Chấp, cảnh sát đặc biệt xã Phước Hiệp, đánh bằng cây tầm vong, xong nấu nước sôi dội từ trên đầu xuống cho đến chết. Vợ con xin xác đem về chôn nhưng không được”...

Ông mượn lời nhà văn Dương Thu Hương, “...Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ” để kết luận cho bài viết của mình trước khi buông xuống một nỗi niềm “Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.”

***

Bài viết trên mở đầu cho tập tạp ghi mới nhất của nhà văn Huy Phương, bao gồm 54 bài viết, cùng 3 bài nhận xét về tác giả Huy Phương của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Linh Mục Nguyễn Thái, và Ký giả Phạm Trần ở Washington DC. Ðây là sự thu thập những bài viết từng xuất hiện trên tờ Người Việt ở mục “Tạp Ghi” trong thời gian qua.

Nói thêm về sự ra đời của quyển tạp ghi này, nhà văn Huy Phương cho rằng, “Tôi cộng tác với Người Việt cũng 17, 18 năm, những bài tạp ghi đăng trên đó người ta coi xong không giữ lại được, cho nên tôi thu thập lại, in thành sách để những ai có cảm tình với tôi sẽ có cơ hội đọc lại, giữ lại những quyển sách đó.”

“Có khi hai năm, có khi một năm rưỡi, tôi lại cho ra đời một cuốn. 'Những Người Thua Trận' là cuốn tạp ghi thứ bảy. Sự ra đời của quyển này cũng có thể gây nên sự phiền lòng cho những người thương mến mình, vì họ phải mua sách.” Tác giả, nguyên sĩ quan thông tin báo chí QLVNCH, nói một cách hóm hỉnh.

Quả thật, nhiều tạp ghi trước đây của ông, như “Quê nhà-Quê người,” “Hạnh Phúc Xót Xa,” “Nước Mỹ Lạnh Lùng,” “Ði Lấy Chồng Xa”... phải tái bản nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của độc giả yêu mến.

Người chuyên viết tạp ghi trên tờ Người Việt chia sẻ, “Ðiều rất mừng là có nhiều độc giả ưa thích đọc những bài tạp ghi này, do nó gần gũi với đời sống xung quanh, vấn đề nước Mỹ, xảy ra trong cộng đồng nước Mỹ, trong cộng đồng người Việt và bên quê nhà. Những chuyện xảy ra khiến mình suy nghĩ, tác động đến đời sống hằng ngày, và khiến người ta xúc động.”

So với những tạp ghi trước đây, “Những Người Thua Trận” của Huy Phương dường như chú trọng nhiều hơn đến những vấn đề mang tính thời sự chính trị, đề cập nhiều hơn đến thân phận người lính VNCH, bày tỏ suy tư nhiều hơn về những vấn đề mang tầm vóc quốc gia. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua những bài viết như “Thương những nấm mồ,” “Anh phải sống,” “Ðảng, tên đầy tớ phản phúc,” “Mậu Thân và nỗi đau của Huế,” “Ba bản án, một đòn thù,” “Chế độ đầu gấu,” “Những cặp kính trắng,” “Ðạo đức... mắm tôm,” “Ly nước đã đầy,” “Nói và làm,” “Chửi, vũ khí của dân đen”...

Lý giải về những nội dung này, nhà văn Huy Phương cho rằng, “Do năm viết những bài tạp ghi này có nhiều biến động, nhiều chuyện trong nước xảy ra làm tôi xao động. Những vấn đề xã hội, chính trị luôn tác động đến chuyện viết lách của tôi.”

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề mang tính vận mệnh đất nước, người đọc vẫn thấy bàng bạc trong “Những Người Thua Trận” là những câu chuyện rất đời, rất gần gũi, rất “Huy Phương” như “Bài hát sau cùng,” “Cuối năm nghĩ đến tuổi già,” “Vu Lan: nghĩ đến tấm lòng cha mẹ,” “Xin một chút bận rộn cho đời,” “Lời tạ lỗi muộn màng,” “Không một mái nhà,” “Cổng chùa đã khép hay Cửa từ tâm chưa mở,.”..

Tuy nhiên, dù ở bất cứ nội dung nào, nói như Ký giả Phạm Trần ở Washington DC, “Mỗi tác phẩm, mỗi câu chuyện kể của Huy Phương có thể làm cho người đọc khó chịu, bức xúc và căm ghét, nhưng mỗi chữ, mỗi câu văn của ông đều có chứa hơi thở và lòng nhân hậu của một nhà văn. Ông rất yêu đời, rất bình yên và nhũn nhặn dễ thương nhưng cũng có khi bực dọc, phiền muộn, và ghét cay ghét đắng với những gì ông nhìn thấy hay cảm nhận được ở xung quanh một con người hay một sự vật.”

Trong khi đó, nhận xét về “nghiệp cầm bút” của Huy Phương, Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng, “Ông viết vì sự thôi thúc vô hình của một quan niệm về đạo lý. Ông tiếp tục kê vai vào cây Thánh giá chung của cả dân tộc dù chẳng ai bắt, không ai đòi và dù nhiều người trau chuốt một cây Thánh giá lấp lánh trên ngực. Ðộng lực có thể là tình bằng hữu với các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, hay lòng yêu nước, hoặc sự ái ngại về quê hương, xã tắc, đồng hương, đồng bào,...”

Cuối cùng, đọc Huy Phương, qua quyển tạp ghi thứ bảy mang tên “Những Người Thua Trận” này, lại một lần nữa nhận ra “Huy Phương viết nhẹ nhàng, viết táo bạo và đôi khi cũng rất cay nghiệt và gay gắt như muốn bung ra khỏi chiếc cũi sắt của tâm hồn, nhưng cuối cùng ông lại nhũn nhặn, khôi hài và rất dễ thương.” (Phạm Trần)

Kính mời quý độc giả tham dự buổi ra mắt “Những Người Thua Trận” của nhà văn Huy Phương vào lúc 1:30 trưa Thứ Bảy, 2 Tháng Ba, tại Trung Tâm Công Giáo, 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92703.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Van Cliburn không còn nữa

Tạp Ghi Quỳnh Giao
Sáu tháng sau khi nước Mỹ giật mình và xấu hổ vì bị Liên Bang Xô Viết qua mặt khi phóng vệ tinh Sputnik lên không gian, một người đã rửa hận cho Hoa Kỳ, đó là danh cầm Van Cliburn.

Sau thắng lợi chấn động về kỹ thuật và ngay giữa thời Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô muốn chứng tỏ thêm sự ưu việt văn hóa nên cho phép tổ chức cuộc thi quốc tế về dương cầm có tên của nhạc sĩ đại tài người Nga là Tchaikosky. Giải Tchaikovsky đầu tiên được tổ chức vào năm 1958. Nhưng năm đó một nhạc sĩ người Mỹ, ở miệt Texas cao bồi đã đoạt giải nhất, ở tuổi 23.

Tuần báo Time khi ấy hứng khởi đưa chuyện này làm chủ đề, với cái tựa đề đầy vẻ hả dạ: “Tay Texas đã chinh phục nước Nga”. Hình như chữ “chinh phục” này không quá đáng.

Người ta kể rằng khi vào vòng chung kết và trình tấu bản Concerto số Một của Tchaikovsky và Concerto số Ba của Rachmaninoff, tay dương cầm thủ người Mỹ khiến khán giả bật dậy vỗ tay tán thưởng trong tám phút liền. Ban giám khảo lúng túng hỏi ý thượng cấp và câu hỏi được đưa lên đến cấp tối cao. Khi ấy, lãnh tụ Nikita Kruschev đã thắc mắc rồi có câu trả lời cũng thuộc loại để đời như tài nghệ của Van Cliburn: “Hắn giỏi nhất hay sao? Nếu đúng vậy thì cứ trao giải!”

Khi trở về như một người mặc áo gấm về làng, Van Cliburn được đón mừng bằng một đám rước tưng bừng trên đường phố New York, vinh dự đầu tiên được dành cho một tay chơi nhạc cổ điển. Với nhiều người, Van Cliburn đã rửa mặt cho nước Mỹ trong một cuộc đấu về văn hóa và nghệ thuật ngay trên đất địch!

Sinh năm 1934 tại một thành phố của Louisiana, lên ba Van Cliburn học dương cầm với bà mẹ là tay dương cầm thủ, học trò của một môn sinh của Franz Liszt. Lên sáu thì cùng gia đình về ở một làng quê hẻo lánh của Texas, và tiếp tục theo đuổi nghề đàn, 12 tuổi đoạt giải nhất toàn quốc và trình tấu với dàn nhạc Giao hưởng Houston. Vào trường Juilliard rất nổi tiếng ở New York ở tuổi 17, học đàn với một nữ giáo sư người Nga lưu vong và sở trường về nhạc cổ điển Nga trong thời lãng mạn. Nhờ tài nghệ của mình, ở tuổi hai mươi, Van Cliburn được mời trình diễn tại Carnegie Hall và trở thành một diệu thủ của Hoa Kỳ trước khi chinh phục khán thính giả người Nga, rồi cả thế giới sau này.

Trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ có ông “Vua” Elvis Presley như một quái tượng âm nhạc. Trong thế giới của nhạc cổ điển thì danh cầm Liberace là một trường hợp nổi tiếng khác với đại chúng. Nhưng, về tài nghệ trình tấu dương cầm, Vladimir Horowitz mới được coi là bậc thầy. Với nhiều người, như tờ Time đã viết sau này, Van Cliburn là một tập hợp của cả ba nhân vật Horowitz, Liberace và Presley. Xưa nay, nhạc cổ điển không là sản phẩm cho đông đảo quần chúng, nhưng Van Cliburn đã phá vỡ bức tường âm thanh và đưa loại nhạc này vào nhiều gia đình.

Năm 2001, ông được vinh danh tại Kennedy Center, rồi được trao giải Medal of Freedom của tổng thống vào năm 2003, một năm sau thì được Huân Chương Hữu Nghị của Liên Bang Nga. Tức là trong hai năm lãnh hai giải thưởng cao quý nhất của hai nước. Một vinh dự phù du khác là Van Cliburn đã trình diễn trước nhiều nguyên thủ quốc gia và cho 11 đời tổng thống Hoa Kỳ, từ Eisenhower cho đến Obama. Ðấy là danh vọng của một nghệ sĩ đã lên đến tột đỉnh.

Nhưng để lại cho đời là các đĩa nhạc bán chạy nhất, nhiều lần lên tới hạng bạch kim, platinum. Nổi tiếng hơn cả vì bắt được cái thần của nhạc vẫn là các bản Concerto của Tchaikovsky, Grieg, Beethoven, Rachmaninov hay Prokofiev mà chúng ta có thể mua và nghe lại để thưởng thức.

Không chỉ trình tấu cho đời, Van Cliburn còn góp công đào tạo danh thủ dương cầm cho nước Mỹ qua Van Cliburn Foundation và các giải thưởng mang tên Van Cliburn International Competition mà ông là một giám khảo lâu đời nhất. Bốn năm một lần, chúng ta lại nghe nói đến giải thưởng này, một lần hy hữu là vào năm 2009, lần thứ 13 của giải thưởng khi có hai người cùng đoạt giải nhất mà cùng đến từ Á Châu, một người Nhật là nhạc sĩ mù và người kia là một thiếu niên Trung Quốc.

Van Cliburn thuộc vào nòi con vạc, là thức rất khuya vì tập luyện đến gần sáng và dù đã luống tuổi, mắc bệnh ung thư, ông tiếp tục làm việc đến những ngày cuối. Ông tạ thế hôm 27 vừa qua tại thành phố Forth Worth của Texas, một thành phố có hân hạnh chứng kiến những cuộc thi và trình tấu dương cầm mang tên Van Cliburn. Xứ Texas nào có phải là vùng đất thô lỗ như nhiều người lầm tưởng.

Năm nay, khi có lễ trao giải thứ 14, chúng ta sẽ ngậm ngùi nhớ lại nhân vật kỳ tài này.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests