Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nghị Sĩ McCain đả kích lập trường
của các ứng viên Dân Chủ Obama và Clinton về Iraq

Monday, April 07, 2008
WASHINGTON.- (AFP) - Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Nghị Sĩ John McCain hôm Thứ Hai 7 Tháng Tư, đưa ra những lời đả kích mạnh mẽ nhất từ trước tới nay nhắm vào lập trường về vấn đề Iraq của các đối thủ của ông thuộc đảng Dân Chủ, một ngày trước khi vị tướng lãnh Mỹ chỉ huy ở đó, điều trần tại Quốc Hội.

Ông McCain chỉ trích nặng lời các ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama và Hillary Clinton rằng họ “thiếu thận trọng và vô trách nhiệm” khi đưa ra những kế hoạch rút các lực lượng Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh không được dân chúng tán thành, và ông biện luận rằng bây giờ Hoa Kỳ không còn nhiều nguy cơ bị thất bại ở Iraq.

“Tôi thấy bất cứ người nào cũng đừng đưa ra những lời hứa, với tư cách là một ứng viên tổng thống, mà họ sẽ không thể giữ nếu đắc cử,” ông McCain nói và rõ ràng có ý nhắm vào các ứng cử viên Dân Chủ Obama và Clinton.

Ông McCain nói thêm: “Hứa rút các lực lượng của chúng ta ra khỏi Iraq, bất kể những hậu quả tai hại đối với nhân dân Iraq, đối với những quyền lợi trọng yếu nhất của chúng ta, và tương lai của vùng Trung Ðông, là đỉnh cao của sự vô trách nhiệm. Ðó là sự bất xứng về khả năng lãnh đạo.”

Ông McCain nói thêm trong một bài diễn văn đọc ở Kansas: “Một lần nữa chúng ta phải bác bỏ, giống như trong đầu năm 2007, những lời kêu gọi bất cẩn và vô trách nhiệm để rút các lực lượng của chúng ta đúng vào lúc mà chúng ta đang thành công.”

Cả ông Obama và bà Clinton đều hứa sẽ bắt đầu đưa các binh sĩ Hoa Kỳ về nước từ Iraq nếu đắc cử.

Bài diễn văn của Nghị Sĩ McCain đưa ra một ngày trước khi Tướng David Petraeus và đại sứ Mỹ ở Iraq, ông Ryan Crocker, điều trần tại Quốc Hội về sự tiến bộ mà các lực lượng Hoa Kỳ đã đạt được trong cuộc chiến tranh. (n.m.)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Sáng mai, sẽ có phản đối dữ dội khi đuốc thế vận được rước qua San Francisco,
an ninh gia tăng khủng khiếp, cộng đồng người Hoa bất đồng ý kiến

Trần Vũ theo Reuters, Apr 08, 2008
Cali Today News – Thứ ba 8/4 đuốc TVH đã đến San Francisco trong bầu không khí căng thẳng về an ninh, sau khi có vụ những người Tây Tạng trèo lên cầu Golden Gate treo biểu ngữ phản đối, đòi tự do cho Tây Tạng.

Cuộc rước đuốc là dịp làm nhiều người ý thức TQ đang là cường quốc về kinh tế nhưng chính vụ đàn áp Tây Tạng gần đây đã làm cuộc rước đuốc bị phản đối trên khắp thế giới. Hành trình rước đuốc kéo dài tới 85,000 dặm qua nhiều quốc gia.
Ông Jacques Rogge, Chủ Tịch Ủy Ban Olympic Thế Giới, nói: “Những cuộc biểu tình chống đối ở Paris và London làm tôi buồn vô cùng và tôi rất lo ngại khi đuốc được đưa sang San Francisco.”

Sáng thứ ba khoảng trước 4 giờ sáng thì đuốc TVH tới San Francisco và ngay lập tức được mang lên 1 chiếc xe mang đi đến một nơi được giữ kín. Mike McCarron, đại diện phi trường, cho biết: “Chúng tôi đón tiếp đuốc như đón quốc khách”.

Có một nhân vật cầm đuốc chạy trên lộ trình San Francisco được báo tin là ông bị loại vì lý do an ninh, nhưng ông ta tỏ ra thông cảm cho việc này.

Những người đã trèo treo biểu ngữ ở cầu Golden Gate cho biết họ sẽ tôn trọng tinh thần phản đối bất bạo động, mặc dù một người trong số họ nói: “cho dù chúng tôi biết tình hình hiện nay ở Tây Tạng là vấn đề sống chết.”

Các viên chức San Francisco cho hay họ “sẳn sàng tôn trọng quyền tự do lên tiếng của mọi người, đồng thời chứng tỏ thành phố có khả năng tổ chức một cuộc rước đuốc an toàn.”

Trong lúc đó, cộng đồng người Hoa rộng lớn ở San Francisco đã bị chia đôi về vấn đề rước đuốc TVH qua thành phố hôm thứ tư 9/4 với nhiều người không thích cảnh xứ mình đàn áp người Tây Tạng.

Bác sĩ Roland Lowe, vốn hành nghề ở khu Phố Tàu ở San Francisco trong 43 năm, nhận xét: “đa số chúng tôi thấy hãnh diện vì mức sống người Hoa được nâng cao, chính quyền TQ sẽ hãnh diện vì TVH Mùa Hè, nhưng Tây Tạng quả là vấn đề gây bối rối.”

San Francisco có cộng đồng người Hoa lớn nhất Hoa Kỳ, với gần 20% dân số thành phố là người gốc Hoa và đương nhiên thành phố này là trạm dừng chân đầu tiên khi đuốc TVH sang Mỹ.

Cảnh sát bắt người biểu tình ủng hộ
Tây Tạng tại Paris. Photo courtesy: AFP


Nhưng San Francisco có truyền thống phản đối chính trị, từ chiến tranh VN, đến chiến tranh Iraq. Các nhóm hoạt động cho là “San Francisco là nơi chốn lý tưởng” để tổ chức các cuộc biểu tình phản đối.

Xiao Qiang, một nhà tranh đấu cho nhân quyền và giáo sư Đại Học Berkeley, cho hay: ‘Những gì đang diễn ra ở Tây Tạng càng cho thấy chúng ta phải tăng cường tranh đấu. Chuyện không tránh được là đuốc TVH trở thành trung tâm thu hút mọi phản đối chống chính phủ TQ.”


Ngay từ thứ hai đã có những người trèo lên cây cầu Golden Gate treo biểu ngữ với hàng chữ “Free Tibet”.

Tsering Lama, 23 tuổi, một người đến từ Toronto, nhận xét: “Chúng tôi biết vụ này làm TQ đau đầu lắm, nhưng ngày nào mà họ chưa chịu giải quyết vụ Tibet thì ngày đó họ vẫn bị thế giới xét xử.”

Tối thứ ba tài tử nổi tiếng Richard Gere sẽ lên tiếng trong một cuộc biểu tình trứơc khi đuốc TVH đến và nhiều người ủng hộ Tây Tạng hy vọng số người xuống đường ở San Francisco phản đối TQ sẽ lớn lao trong ngày thứ tư.

Hiện nay, cộng đồng Tây Tạng khắp nơi đã dồn về thành phố San Francisco để phản đối Trung Cộng ngay tại cuộc rước đuốc. Bắc California là “thánh địa” của Tây Tạng vì nơi đây tu viện Tây Tạng và Phật tử Tây Tạng rất đông. Cuộc rước đuốc thế vận hội trở thành cuộc biểu dương và tuyên truyền cho thế giới rằng Tây Tạng đang bị Trung Cộng chiếm đóng và đàn áp dã man.

Nhiều hội đoàn và cá nhân trong cộng đồng Việt Nam cũng sẽ tham dự cuộc phản đối này, vì Trung Cộng vẫn còn chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và những toan tính cướp Trường Sa.

Trần Vũ theo Reuters
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc: phần đường còn lại
Saturday, April 12, 2008

Thứ Ba tuần tới cuộc bầu cử sơ bộ ở Pennsylvania sẽ diễn ra. Ðây là cuộc bầu cử sơ bộ được nói đến nhiều nhất trong những ngày vừa qua, vì có thể quyết định tương lai chính trị của bà Nghị Sĩ Hillary Clinton. Theo dự đoán của nhiều quan sát viên, bà Clinton cần phải thắng lớn ở tiểu bang nói trên, giữa lúc dư luận trong đảng Dân Chủ bắt đầu khá ồn ào, tin rằng đã đến lúc bà nên rời cuộc đua để dồn nỗ lực cho người duy nhất còn lại là ông Barrack Obama, hầu giúp đảng lấy lại Tòa Bạch Ốc.

Trước ngày cuộc bầu cử sơ bộ Pennsylvania thành hình, 10 câu hỏi sau đây đang được đặt ra.


1. Ðảng Dân Chủ còn bao nhiêu cuộc bầu sơ bộ nữa?

Hiện còn tới 10 cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ở 8 tiểu bang và 2 lãnh địa của Hoa Kỳ. Bà Clinton được dự đoán sẽ chiến thắng ở Pennsylvania, Kentucky, West Virginia và Puerto Rico. Ông Obama được dự đoán thành công tại North Carolina, Oregon, Guam, Montana và South Dakota. Riêng tại tiểu bang Indiana, hầu như không ai vội đoán bà Clinton hay ông Obama sẽ là người chiếm được nhiều phiếu nhất.


2. Tại sao Pennsylvania được coi là quan trọng?

Ðến bây giờ, bà Clinton là người chiến thắng ở những tiểu bang lớn, đông dân, ông Obama thành công ở những tiểu bang nhỏ, ít dân hơn. Dựa trên thể thức “cử tri đoàn” để chọn tổng thống, Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử của bà Clinton nói các chiến thắng đã đạt được ở New York, California, Texas, Ohio... chứng tỏ bà là người có khả năng đắc cử hơn ông Obama. Do đó nếu thắng được ở Pennsylvania, bà Clinton có đủ lý do để đi tiếp.

Phía ông Obama không chấp nhận giải thích vừa nêu, cho rằng ông được cử tri ủng hộ nhiều hơn, số phiếu bầu ông đạt được hiện hơn bà Clinton tới gần 700,000 phiếu, xác nhận ông là người có thể đem Tòa Bạch Ốc về cho đảng. Bên bà Clinton không đồng ý, nhắc lại hồi năm 2000 ông Al Gore được nhiều phiếu của cử tri hơn ông George W. Bush, nhưng vẫn thua cuộc đua chính trị vì thể thức cử tri đoàn. Vì thế nếu thành công tại Pennsylvania, ông Obama sẽ có điều kiện để nói đã vượt qua được chướng ngại -ít nhiều- đang gây khó khăn cho ông trong cuộc tranh cử.


3. Kết quả thăm dò ở Pennsylvania như thế nào?

Những cuộc thăm dò được giới truyền thông Hoa Kỳ thực hiện thời gian gần đây cho thấy bà Clinton vẫn có nhiều cơ hội chiến thắng tại Pennsylvania, nhưng tỷ lệ phiếu kiếm được không hơn số phiếu cử tri nói dành cho ông Obama bao nhiêu.

Trước đây từng có lúc bà Clinton dẫn trước tới 12% số phiếu, nhưng bây giờ tùy theo cuộc thăm dò, số phiếu bà có được chỉ hơn ông Obama từ 5% đến 7% là tối đa. Ðã từng có cuộc thăm dò cho thấy số phiếu của hai người ngang nhau.


4. Nếu bà Clinton thắng ở Pennsylvania, chuyện gì sẽ xảy ra?

Lúc đó, mọi chú ý sẽ được dồn cho những cuộc bầu sơ bộ kế tiếp. Trong trường hợp một ứng cử viên thắng cả hai cuộc bầu cử ở Indiana và North Carolina (ngày mùng 6 Tháng Năm) cục diện của cuộc tranh cử sẽ thay đổi. Nếu thắng ở Indiana, ông Obama có quyền nói đã phá vỡ được hàng rào cản vì lấy được phiếu của nữ giới và thành phần công nhân da trắng. Nếu thắng ở cả hai nơi bà Clinton sẽ lấy lại uy thế, số phiếu đại biểu cũng sẽ tăng và cuộc đua tiến về đại hội đảng Dân Chủ trở nên sôi nổi hơn nữa.

Ngoài ra, nếu bà Clinton thắng ở Oregon hay ông Obama thắng ngược ở Kentucky cũng sẽ được xem là “biến chuyển bất ngờ nhất” trong những cuộc bầu cử sơ bộ còn lại của bên Dân Chủ.


5. Sau khi tất cả các cuộc bầu cử sơ bộ kết thúc, đã biết được ai là người đại diện cho đảng Dân Chủ chưa?

Câu trả lời đúng nhất: Vẫn chưa thể biết được!!! Ông Obama hiện có 1,639 phiếu đại biểu, bà Clinton có 1,503 đại biểu ủng hộ, trong khi cả hai cần tới 2,025 phiếu để trở thành người đại diện cho đảng. Muốn có được số phiếu này, ông Obama phải đạt được 76% tổng số phiếu ở các cuộc bầu cử sơ bộ sắp đến và bà Clinton phải chiếm được 94%. Ðây là điều không thể xảy ra, và mọi người đang chờ đợi quyết định của các “siêu đại biểu” (super delegates).


6. Liệu cuộc đua có thể kéo dài Tháng Tám khi đảng Dân Chủ nhóm đại hội ở thành phố Denver không?

Ðây là câu hỏi đang khiến các viên chức điều hành đảng Dân Chủ ở Washington D.C. và các tiểu bang phải nhức đầu. Nếu cứ kéo dài sẽ có lợi vì được báo chí liên tục nói đến, nhưng có thể tạo chia rẽ trong nội bộ. Ông Bill Carrick, một chiến lược gia Dân Chủ cho rằng phải triệu tập phiên họp “siêu đại biểu” ngay vào đầu Tháng Sáu để quyết định mọi chuyện “nếu không đảng Dân Chủ sẽ tan vỡ ở đại hội vào Tháng Tám tại Denver”.


7. Các siêu đại biểu sẽ quyết định như thế nào??? Ủng hộ ai???

Chưa thể biết được các siêu đại biểu sẽ bỏ phiếu cho ai, dù một số nhân vật tên tuổi đã lên tiếng ủng hộ ông Obama. Cả hai phía - Clinton lẫn Obama - không ngừng vận động để kiếm phiếu. Bên ông Obama tin tưởng sẽ thành công vì thắng ở nhiều tiểu bang nhất, đang có nhiều phiếu đại biểu nhất, được nhiều phiếu của cử tri nhất. Bên bà Clinton cũng tin sẽ thành công vì các siêu đại biểu sẽ dồn phiếu cho người có kinh nghiệm nhất và có khả năng đem lại chiến thắng nhiều nhất.


8. Liệu đảng Dân Chủ có đoàn kết sau cuộc chiến Obama-Clinton không?

Các viên chức cao cấp của đảng Dân Chủ tin quyết tâm chiến thắng sẽ giúp tạo đoàn kết trong đảng, nhưng một số cũng bày tỏ quan ngại ngày nào cuộc chiến còn tiếp tục, rạn nứt sẽ tăng lên.

Các chuyên gia bầu cử Mỹ đưa ra 2 nhận xét: có thể những người ủng hộ ông Obama sẽ không bỏ phiếu cho bà Clinton và ngược lại, khối cử tri ủng hộ bà Clinton chưa chắc sẽ dồn phiếu cho ông Obama. Nếu điều này xảy ra, sẽ có lợi cho ứng cử viên John McCain của đảng Cộng Hòa.

Ông chủ tịch đảng Dân Chủ Howard Dean “không tin điều đó sẽ xảy ra”. Một viên chức thân cận với ông đặt câu hỏi ngược lại: “Tại sao không nghĩ là sau 8 năm làm việc với Tổng Thống Bush, chính các cử tri Cộng Hòa cũng đang muốn thay đổi?”


9. Giữa hai người, ai có triển vọng thắng ông McCain nhiều hơn?

Ðây là câu hỏi các siêu đại biểu phải trả lời, và ngay chính những chiến lược gia của đảng Cộng Hòa cũng không không đồng ý với nhau. Ông Tom Rath - từng làm việc với ứng viên Mitt Romney - nói “từng thấy ông Obama là người đáng ngại” nhưng thời gian gần đây lại thấy bà Clinton sáng giá hơn vì “lập trường cứng rắn và kế hoạch kinh tế” bà thể hiện trong những lần tiếp xúc với cử tri ở Pennsylvania và North Carolina. Ông Terry Nelson - từng điều hành ban vận động cho ông McCain - tiết lộ đã có lúc ngồi bàn thảo sách lược “phải đánh” Obama, nhưng bây giờ “đầu hàng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.


10. Liệu liên danh Obama-Clinton hay Clinton-Obama có cơ thành hình không?

Ðây là điều đang được nói đến, và không ai có câu trả lời. Bà Clinton từng bảo ông Obama xứng đáng được chọn làm phó. Ông Obama trả lời “bà chị thích đùa dai!!! Bà đang thua tôi, xưa nay có bao giờ người về nhì lại đi mời người đứng nhất làm phó cho mình”.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nam Cali có thể bị động đất lớn trong vòng 30 năm
Monday, April 14, 2008

LOS ANGELES – Tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ có thể bị động đất 6.7 Richter hoặc lớn hơn trong vòng 30 năm tới đây. Sự tiên đoán quan trọng này được đưa ra trong một nghiên cứu được công bố vào ngày Thứ Hai 14 tháng Tưvừa qua.

Nghiên cứu là một nỗ lực hiếm có, nhằm tiên đoán một cuộc rung chuyển lớn có thể xảy ra tại California, một tiểu bang được người Mỹ gọi là “earthquake country” (xứ động đất). Sự tiên đoán được xem là quan trọng vì một trận động đất lớn sẽ gây thiệt hại hàng tỉ đô-la cộng với sự thiệt mạng của nhiều người.

Trong những nhóm tham dự nghiên cứu có các cơ quan địa chất học U.S. Geological Survey, California Geologican Survey và Trung Tâm Động Đất Nam California.

Các nghiên cứu gia khám phá nguy cơ California bị động đất từ 7.5 trở lên trong vòng 30 năm là 46%. Họ nhận thấy địa điểm có nguy cơ bị động đất lớn nằm ở Nam California.

Sự phỏng đoán của các chuyên gia đã dựa trên “những thông tin từ các ngành địa chất học. Đây là lần đầu tiên người ta có xác suất trên toàn tiểu bang về vấn đề California có thể bị động đất lớn trong vòng 30 năm.”

Vào năm 2006, các chuyên gia địa chất học từng họp tại San Francisco nhân dịp tưởng niệm 100 năm xảy ra vụ động đất lớn tại thành phố này. Những bài thuyết trình vào năm đó đã đề nghị chính quyền California hãy làm nhiều hơn để chuẩn bị cho trận động đất lớn sắp tới.

Vì dân số đông hơn trước với nhà cửa cũng nhiều hơn, những cơn địa chấn trong tương lai sẽ gây thiệt hại lớn hơn. Các chuyên gia đã khuyên chính quyền hãy củng cố những tòa nhà chưa hội đủ tiêu chuẩn để chịu đựng những cơn rung chuyển lớn. (h.d.)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Ông J. McCain tuyên bố Hoa Kỳ đã bị suy thoái kinh tế rồi
Trần Vũ theo Bloomberg , Apr 24, 2008

Cali Today News – Ứng cử viên J. McCain của Cộng Hòa thứ tư 23/4 tuyên bố là Hoa Kỳ đã bị suy thoái và “các gia đình Mỹ đang khổ sở”.

Lên tiếng tại thị trấn Inez của Kentucky, ông nói: “Tôi tuyên chiến với nghèo đói. Chính phủ phải có vai trò giúp đỡ dân chúng vốn đang bị khó khăn và họ chẳng có lỗi gì trong tình hình kinh tế như thế này.”

Thật ra “cái vai trò” của chính phủ mà ông McCain đề cập tới chính là cung cấp nhiều cơ hội cho người dân như giáo dục, bảo hiểm y tế và huấn nghệ, chứ “không làm thế cho dân được”.

Tuyên bố ngược lại với TT Bush hôm qua, ông McCain cho là “kinh tế Hoa Kỳ càng lúc càng tồi tệ” khi ông nói: “tôi tin là chúng ta bị suy thoái rồi, các con số chứng minh điều này.”

Vùng Kentucky này được bao đời chinh trị gia lựa chọn để ‘tuyên chiến với nghèo đói”. Năm 1964, TT Johnson cũng làm y hệt ông McCain. Bốn năm sau đến lượt TNS Robert F. Kennedy cũng đi công du 2 ngày ở đây.

Năm 1999 ứng cử viên Bill Clinton cũng đến miền đông Kentucky trong chuyến đi kéo dài 4 ngày “chống nghèo đóí” và gần đây là ứng cử viên J. Edwards cũng nói về “hai nước Mỹ giàu và nghèo” tại đây.

Từ năm 1970 đến năm 1980, tỉ lệ người nghèo ở Inez và xung quanh quận hạt Martin giảm từ 56% xuống còn 7%, nhưng sau đó nền công nghiệp than đá của vùng này gần như phá sản khiến tỉ lệ nghèo lại dâng lên 37%

Trần Vũ theo Bloomberg
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Ứng cử viên Obama giận dữ
trước những bình phẩm gây chia rẽ mới nhất của Mục Sư J. Wright

Apr 29, 2008


Cali Today News – Thứ ba 29/4 ứng cử viên B. Obama cho hay ông rất bất bình trước những nhận định gây chia rẽ mới nhất của Mục Sư J. Wright hôm qua, trong đó có cả ẩn ý là Obama đồng ý với ông.

Obama cố gắng làm giảm phản ứng giận dữ của nhiều người về nhận định của ông Wright, có thể gây tai hại rất lớn cho Obama trong giai đoạn quan trọng như hiện nay, khi ông mới thua bà Clinton ở Pennsylvania.

Trong tuần tới thì diễn ra hai cuộc bầu Sơ Bộ ở indiana và North Carolina của đảng Dân Chủ.

Trong một cuộc họp báo, ông Obama nói: “Tôi rất bất bình và buồn bã trước nhữngg nhận định và những gì chúng ta đã thấy hôm qua.”

Sau một thời gian im lặng, ông Wright xuất hiện 3 lần trong 4 ngày để tự biện minh. Thứ hai qua thì ông Wright nói chính phủ Mỹ là “đế quốc” và nhất định bảo là chinh phủ Hoa Kỳ đã chế tạo ra vi khuẩn HIV để tiêu diệt các sắc dân thiểu số ở Mỹ.

Ông Obama nói: “Cái đã trở nên rõ ràng là ông ấy trình bày nhãn quan về thế giới trái ngược với của tôi. Cái làm tôi giận nhất là những tố cáo trước đây của tôi nhắm vào ông thì bị ông diễn dịch chỉ có tính cách chinh trị mà thôi.”

Trước đây tuy ông chỉ trích ông Wright khá nặng, song Obama vẫn không nói ông không bỏ giòng đạo Trinity United Church of Christ của Mục Sư Wright hay chối bỏ bản thân ông Wright.

Nhưng Ông Obama cho hay khi ông xem những phát biểu mới nhất của ông Wright, vốn mang tính cách hết sức chia rẽ và phá hoại, ông cho hay ông “không còn tha thứ được nữa vì các bình phẩm này xúc phạm tới tôi và tới tất cả dân chúng Hoa Kỳ.”

Trần Vũ theo AP
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Thống đốc North Carolina ủng hộ bà Clinton
Tuesday, April 29, 2008

RALEIGH, N.C. (TH) - Thống Ðốc Mike Easley của North Carolina hôm Thứ Ba đã chính thức tuyên bố ủng hộ Nghị Sĩ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ tuần tới tại tiểu bang này, và nói rằng bà sẽ có nhiều khả năng đem lại những thay đổi mà đất nước cần tới.

Bà Clinton là “một phụ nữ có sức mạnh,” ông Easley nói trong một dịp xuất hiện cùng với vị nghị sĩ của New York ở Raleigh hôm 29 Tháng Tư và thêm: “Ðã đến lúc chúng ta cần có người nào đó ở trong Tòa Bạch Ốc hiểu biết những thử thách mà chúng ta phải đối phó trong đất nước này.”

Sự ủng hộ của vị thống đốc có thể giúp cho Nghị Sĩ Clinton, sau khi bà thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở Pennsylvania hôm 22 Tháng Tư, và làm giảm đà tiến của đối thủ Barrack Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ ở North Carolina vào ngày 6 Tháng Năm sắp tới.

Ông Easley, 58 tuổi, một trong những siêu đại biểu của Ðảng Dân Chủ, đã giữ chức thống đốc North Carolina từ năm 2001. Ở giai đoạn khởi đầu của chiến dịch tranh cử này vị thống đốc đã ủng hộ cựu Nghị Sĩ John Edwards, nhưng ông này đã rút lui trong Tháng Giêng.

Ông Easley nói hôm Thứ Ba: “Có nhiều người tuyên bố họ có thể làm được nhiều điều. Hillary Clinton sẵn sàng để thực hiện. Ðó là điều khác nhau. Bà ấy sẵn sàng để thực hiện ngay hôm nay.”

Ông ca ngợi sự quyết tâm của bà Clinton, so sánh bà với nhân vật võ sĩ quyền Anh trong phim “Rocky.”

Ông nói: “Bậc nữ lưu này khiến cho võ sĩ Rocky Balboa trông giống như một đóa hoa yếu đuối.”

Nghị Sĩ Clinton, 60 tuổi, nói rằng bà thấy “phấn khởi” khi nhận được sự ủng hộ của ông Easley. Bà nói: “Ðương nhiên đây là chuyện có rất nhiều ý nghĩa về chính trị.”

Sau khi nhận được sự ủng hộ của ông Easley bà Clinton đi Indiana để vận động cho cuộc bầu cử sơ bộ cũng sẽ được mở ở đó vào ngày 6 Tháng Năm.

Bà dự trù sẽ vận động ở Indiana cho tới ngày 1 Tháng Năm. Trong khi đó, cựu Tổng Thống Bill Clinton đã tới North Carolina hôm Thứ Ba để vận động cho vợ.

Con số 115 đại biểu của tiểu bang North Carolina là số đại biểu cao nhất trong những cuộc bầu cử sơ bộ còn lại của Ðảng Dân Chủ. Một cuộc thăm dò của American Research Group Inc., được công bố hôm 28 Tháng Tư, cho thấy ông Obama dẫn trước ở North Carolina với tỉ lệ 52 phần trăm người ủng hộ, trong khi bà Clinton chỉ nhận được 42 phần trăm.

Ông Obama, một nghị sĩ của tiểu bang Illinois, cũng đang dẫn đầu với số đại biểu toàn quốc là 1,488 so với con số 1,334 đại biểu về phía Clinton, theo cách đếm không chính thức của thông tấn AP. (n.m.)
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

TT Bush yêu cầu Quốc hội chấp thuận 770 triệu đô la
để cứu nguy khủng hoảng lương thực trên thế giới

May 02, 2008
Cali Today News - Thứ năm 1 tháng 5, TT Hoa Kỳ thúc dục Quốc Hội Mỹ chuẩn thuận số tiền 770 triệu đô la để giúp làm giảm bớt sự căng thẳng về giá lương thực lên nhanh tạo bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới.

Xuất hiện tại Tòa Bạch Ốc chiều thứ năm, TT Bush cho hay ông đang đòi hỏi Quốc Hội Mỹ chuẩn thuận số tiền thêm vào này, đa số sẽ gửi qua châu Phi để giúp nhiều quốc gia có dân bị đói kém.

Đây là phần thêm vào của dự luật chi phí về chiến tranh Iraq lên tới 70 tỉ đô la cho năm 2009 mà chính phủ Bush gửi qua cho Quốc Hội phê chuẩn.

TT Bush nói: “trong vài nước nghèo nhất thế giới hiện nay, có nhiều người không sao mua đủ thực phẩm để dùng trong 1 ngày và phải chiụ nhịn đói. Chúng ta là quốâc gia có truyền thống nhân đạo và hào phóng.”

Cách đây 2 tuần chính phủ Hoa Kỳ đã có số tiền trợ giúp là 200 triệu đô la. Nhưng vì là khoảng dự trù cho năm tài khóa 2009 nên phải chờ đến 1 tháng 10 thì dự luật này mới được thi hành.

Dù vậy, TT Bush nói “Đó mới chỉ là bước đầu”. Trong năm 2008 và 2009, ông cho biết Hoa Kỳ sẽ chi viện 5 tỉ đô la cho các chương trình thực phẩm trên thế giới. Ôâng nói: “Hoa Kỳ đang dẫn đầu, chúng ta vẫn dang dẫn đầu và chúng ta mong các xứ khác cũng hành xử như chúng ta.”

Trần Vũ theo AP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ứng viên Obama có lại được sự hậu thuẫn của giới cử tri
Monday, May 05, 2008

WASHINGTON (Reuters) - Ứng viên phía đảng Dân Chủ Barrack Obama, người đang vận động để được đại diện đảng trong cuộc bầu cử tổng thống tới đây, có vẻ đang trên đường phục hồi từ những phản ứng bất lợi sau khi cựu mục sư của ông có những lời tuyên bố gây xôn xao dư luận, theo một cuộc thăm dò cử tri của CBS News/New York Times công bố hôm Chủ Nhật 4 Tháng Năm vừa qua.

Trong số các cử tri đảng Dân Chủ, vị nghị sĩ liên bang thuộc tiểu bang Illinois này hiện vượt hơn đối thủ của ông là bà Hillary Clinton đến 12 điểm - tức là 50 phần trăm so với 38 phần trăm. Ông Obama chỉ hơn bà Clinton có 8 điểm trong cuộc thăm dò của CBS/New York Times công bố vài ngày trước đó.

Cuộc thăm dò mới nhất được tổ chức sau khi ông Obama có những lời tuyên bố tuần qua, theo đó bác bỏ những gì Mục Sư Jeremiah Wright nói về cuộc tấn công khủng bố ngày 11 Tháng Chín năm 2001, cho rằng đây là sự trả đũa chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và chính phủ Mỹ có liên hệ đến việc làm ra vi khuẩn AIDS gây bệnh cho người da đen.

Theo kết quả cuộc thăm dò, khoảng 60 phần trăm cử tri đồng ý với cách ông Obama đối phó với sự giận dữ liên quan đến lời tuyên bố của Mục Sư Wright, so với 23 phần trăm không đồng ý.

Bà Clinton và ông Obama đối đầu với nhau trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở North Carolina và Indiana hôm Thứ Ba 6 Tháng Năm, bước tới trong cuộc chạy đua để được quyền đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống với ông McCain, người coi như sẽ đại diện phía đảng Cộng Hòa, vào Tháng Mười Một tới đây.

Dù rằng có những lo ngại trong số cử tri Dân Chủ về những nguy hại có thể gây ra do sự chạy đua kéo dài giữa bà Clinton và ông Obama, cả hai đều ở trong thế mạnh chống lại ông McCain.

Ðài CBS nói rằng ông Obama sẽ đánh bại ông McCain với tỉ số 51 phần trăm so với 40 phần trăm và bà Clinton sẽ đánh bại ông McCain với tỉ số 53 phần trăm so với 41 phần trăm, nếu cuộc bầu cử diễn ra ngay lúc này. (V.Giang)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Đối với bà Clinton và ông Obama,
Indiana và North Carolina là hai “trận địa lớn nhất” cuối cùng

May 07, 2008
Cali Today News – Một lần nữa hai đối thủ ngang tài ngang sức đối mặt nhau trong hai kỳ bầu Sơ Bộ quan trọng thứ ba 6/5, vốn được xem là hai kỳ bầu quan trọng nhất sau cùng.

Dĩ nhiên ông Obama hy vọng chiến thắng giữ ngôi đầu bảng nhưng bà Clinton cũng mong thắng ít nhất tại 1 tiểu bang trong hai để nuôi hy vọng tiếp tục cho đến tháng 6 và tới Đại Hội Dân Chủ trong tháng 8.

Obama bắt đầu ngày vận động tranh cử ở thị trấn Greenwood, Indiana. Ông nói: “Tôi thấy thỏa mái, chúng tôi đã vận động rất tích cực, tôi nghĩ cục diện sẽ ngang ngữa, mọi người có vẻ hăng hái lắm.”

Bà Clinton đi vận động ở Indianapolis Speedway thì lại nói: “Mỗi một cuộc tranh đua đều chứa đựng bất ngờ. Tôi không dự đoán vì tình hình thay đổi từng ngày.”

Mới 6 giờ sáng thứ ba ở quận hạt đông dân nhất Marion của Indiana, thư ký bầu cử Berth White cho hay nhiều cử tri đã xếp hàng chờ được vào bỏ phiếu. Bà nói: “Chúng tôi đã dự đoán hôm nay bận rộn lắm nhưng các đoàn kiểm tra đã sẵn sàng.”

Tại North Carolina cũng có dấu hiệu con số cử tri bỏ phiếu sẽ cao kỷ lục. Gary Barthlett, Giám Đốc cơ quan North Carolina Board of Elections, nhận xét: “Tôi chưa từng thấy một kỳ bầu cử Sơ Bộ nào mà gây hứng thú sôi nổi như lần này.”

Bà Clinton đã vận động quyết liệt vào giờ cuối. Bà chọn chủ đề ngưng thuế về xăng, vốn là chuyện nhạy cảm nhất vì giá lên hàng ngày, nhưng ông Obama bác bỏ, cho là “bà Clinton làm y hêät như chính phủ Washington hiện nay vậy.”

Chiến thắng đúp sẽ giúp Obama đánh bật bà Clinton luôn, nhưng thăm dò cho thấy bà Clinton tỏ ra hơn ông Obama một chút ở Indiana và thu ngắn khoảng cách ở North Carolina.

Trần Vũ theo AP
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Dù bị sức ép nặng nề là nên rút ra khỏi cuộc đua, ban vận động tranh cử của bà Clinton tuyên bố rằng đến tháng 6 tới thì mọi chuyện sẽ ngã ngũ
Trần Vũ theo AP, May 08, 2008

Cali Today News – Chủ Tịch Ủy Ban Vận Động của bà Hillary Clinton cho biết là ông tin là đảng Dân Chủ sẽ có một ứng cử viên chính thức vào tháng 6. Nếu người đó là ông Obama, bà Clinton sẽ vận động ủng hộ ông ấy.

Bà Clinton cương quyết bác bỏ mọi yêu cầu bà rút lui, mặc dù ông Obama đã thắng bà rất rõ ràng ở North Carolina và thua sít sao ở Indiana.

Terry McAuliff, chủ tịch Ủy Ban vận động cho bà Clinton nói: “Bà có thể thắng ở các tiểu bang còn lại, vậy thì tại sao bà lại phải rút lui vào lúc này?”

Cuộc thăm dò cho thấy tại West Virginia sắp tới, bà Clinton có thể thắng.

Ngày 20 tháng 5 sẽ là Bầu Sơ Bộ ở Oregon và Kentucky, ngày 1 tháng 6 là Puerto Rico và Montana và ngày 3 tháng 6 là South Dakota. Người ta cho là các Siêu Đại Biểu sẽ nhanh chóng cho biết họ sẽ ủng hộ ai.

McAuliffe nói: “mọi chuyện sẽ kết thúc đầu tháng 6 tới. Nếu bà Clinton không thắng thì hai vợ chồng bà Clinton, tôi và nhiều người nữa sẽ cùng nhau vận động hỗ trợ cho ông Obama. Cũng thế ông Obama sẽ giúp bà Clinton nếu bà được đề cử.”

Các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ đã tỏ ý lo ngại là cuộc tranh đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên kéo dài cho đến tận cuối tháng 8 khi đại hội đảng Dân Chủ được tổ chức ở Denver thì sẽ tai hại cho đảng.

Theo nhận định của nhiều giới thì bà Clinton rất khó lật ngược thế cờ, trừ trường hợp khá viễn vong là bà thắng ở tất cả các tiểu bang còn lại cho đến ngày 3 tháng 6, vì hiện nay ông Obama không còn kém số phiếu 2,025 để được đảng Dân Chủ chinh thức đề cử là bao nhiêu.

Trần Vũ theo AP
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Lần đầu tiên ông Obama dẫn trước bà Clinton về số phiếu siêu cử tri đoàn
May 11, 2008

Cali Today News – Từ ngày tranh cử đến nay, lần đầu tiên ông Obama mới giành được nhiều phiếu siêu cử tri đoàn hơn bà Hillary.

Trước đây, bà Hillary đoạt nhiều phiếu siêu cử tri đoàn hơn ông Obama với một khoảng cách to lớn, nhưng bây giờ bà Hillary đã đành phải nhìn thấy cảnh không chỉ bà thua về số phiếu cử tri đoàn mà còn cả phiếu siêu cử tri đoàn.

Chỉ riêng ngày thứ sáu, có tới 9 siêu cử tri đoàn tuyên bố ủng hộ ông Obama.

Cho đến nay, trong số 800 phiếu siêu cử tri đoàn, Obama được 276 phiếu, và bà Hillary Clinton có được 271 phiếu, và nhiều phiếu vẫn chưa tuyên bố sẽ chọn bên nào.
Ngày càng có nhiều siêu cử tri đoàn ủng hộ Obama. Và cho tới lúc này, Obama giành được 1864 phiếu, trong lúc đó bà Hillary có được 1697 phiếu. Như thế, Obama chỉ cần 160 phiếu nữa là đủ con số cần thiết tối thiểu để được đề cử.

Trần Thị Sông Dinh
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Đường vào Toà Bạch Ốc: Những việc gì còn lại phía Đảng Dân Chủ?

Nguyễn Khanh

Ông Barrack Obama chiến thắng vinh quang ở North Carolina, bà Hillary thành công khá chật vật ở Indiana. Ông Obama được cựu Thượng Nghị Sĩ McGovern bỏ bà Clinton, quay sang ủng hộ ông Obama và kêu gọi cựu Ðệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ nên rút lui khỏi cuộc chạy đua chính trị. Bà Clinton nhất quyết không bỏ cuộc, cam kết với những người ủng hộ “sẽ đi đến cùng, cho tới khi đảng đề cử người tranh chức tổng thống”.

Tất cả những chi tiết nêu trên xảy ra trong 4 ngày vừa qua, trong khi đảng Dân Chủ đang tiến dần đến chỗ kết thúc vòng bầu sơ bộ. Năm câu hỏi sau đây là những gì hầu hết các cử tri - Dân Chủ cũng như Cộng Hòa - đều muốn biết, liên quan đến cuộc đua vẫn tiếp tục tạo sôi nổi của chính trường Hoa Kỳ.


Trong 6 cuộc bầu cử sơ bộ còn lại, cuộc bầu cử nào quan trọng nhất?


Không tiểu bang nào được xem là quan trọng hơn tiểu bang nào. Thứ Ba tuần tới, bà Clinton được dự đoán sẽ thắng ở West Virginia, tuần sau đó thành công tại Kentucky và kết thúc ở Puerto Rico vào ngày mùng 1 Tháng Sáu. Ông Obama đang dẫn đầu ở Oregan (20 Tháng Năm), và tại 2 tiểu bang Montana và S, Dakota (3 Tháng Sáu).

Tổng cộng có 217 đại biểu ở 6 địa điểm vừa nêu, và cả hai đều không hội đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại diện cho đảng Dân Chủ. Bà Clinton vẫn tiếp tục áp lực đảng phải công nhận kết quả cuộc bầu cử ở Michigan và Florida (không được đảng Dân Chủ công nhận vì tổ chức bầu sơ bộ sớm hơn lịch trình do đảng quyết định). Cuối tháng này, Ủy Ban Ðiều Lệ của đảng Dân Chủ sẽ nhóm họp tại Washington D.C., có khả năng vấn đề này sẽ được nói đến.

Trong trường hợp siêu đại biểu (Super Delagates) quyết định chọn người đại diện cho đảng, lá phiếu của ai được xem là quan trọng nhất?

Các chiến lược gia Dân Chủ đều tin lá phiếu của cựu Phó Tổng Thống Al Gore là lá phiếu quan trọng nhất. Cũng có người tin cách giải quyết hay nhất là mời ông Gore ra tranh cử lần nữa, nhưng ông cựu phó tổng thống không hề bày tỏ dấu hiệu muốn tranh cử hoặc muốn liên quan đến cuộc đua giữa bà Clinton và ông Obama.

Tin hành lang Quốc Hội: nếu ông Gore, bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và ông Chủ Tịch Khối Ða Số Thượng Viện Harry Reid đều ủng hộ một người, người còn lại chắc chắn sẽ phải rút lui, chấp nhận thua cuộc. Ðến giờ, bà Pelosi chỉ nói “một trong hai người nên rút lui” nhưng không cho biết người phải ra đi là ai. Ông Reid từng ủng hộ bà Clinton và không có dấu hiệu cho thấy ông sẽ thay đổi ý kiến ban đầu.

Ông John Edwards là nhân vật thứ tư được nhắc tới. Tuần rồi, cả ông bà Clinton lẫn ông Obama đều đến Raleigh, North Carolina gặp ông Edwards và cam kết tiếp tục thực hiện các chương trình giúp đỡ người nghèo như ý ông Edwards mong muốn (bà Clinton còn hứa nếu làm tổng thống sẽ lập một bộ mới chuyên đặc trách giúp đỡ dân nghèo). Cũng như Phó Tổng Thống Al Gore, ông John Edwards chưa tuyên bố ủng hộ ai.


Nếu ông Obama được chọn đại diện cho đảng Dân Chủ, cử tri da trắng có ủng hộ ông ta không?



Trong tất cả những cuộc bầu cử sơ bộ đã diễn ra, ông Obama gặp nhiều khó khăn khi kiếm phiếu của cử tri da trắng, đặc biệt khối cử tri trung lưu.

Ngay các chiến lược gia nòng cốt của phe Dân Chủ và Cộng Hòa cũng không đồng ý kiến với nhau trước câu hỏi cử tri da trắng có ủng hộ ông Obama hay không. Theo ông Ron Klain của phe Dân Chủ, “bầu sơ bộ và bầu chọn tổng thống khác nhau hoàn toàn, việc ông Obama không được cử tri da trắng ủng hộ trong lúc này không có nghĩa là ông sẽ bị tập thể này bỏ rơi khi trở thành người đại diện cho đảng”. Ông Neil Newhouse của đảng Cộng Hòa nghĩ khác, tin rằng “ông Obama là người có chủ trương cấp tiến quá mức, và chính đó là lý do khiến ông không được lòng tập thể cử tri da trắng”.


Nếu bà Clitnon được chọn đại diện cho đảng Dân Chủ, cử tri da đen có ủng hộ bà hay không?


Ðây chính là câu hỏi khiến những người trong thành phần lãnh đạo đảng Dân Chủ lo âu. Hầu hết đều tin nếu ông Obama được mời đứng chung liên danh, “cử tri da đen sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton”. Trong trường hợp không có ông Obama đứng chung liên danh, bà Clinton sẽ rất vất vả khi tìm cách thu hút phiếu của cử tri da đen và thành phần trẻ da trắng.


Giữa ông Obama và bà Clinton, ai là người đảng Cộng Hòa xem là đáng ngại?


Ủy Ban Vận Ðộng Tranh Cử cho Thượng Nghị Sĩ John McCain từ chối trả lời cầu hỏi này, cho dù nhân viên trong ủy ban thường nhanh chóng lên tiếng chỉ trích những lỗi lầm ông Obama vướng phải. Ðiều đó có nghĩa họ nghĩ ông Obama sẽ là người đại diện cho phía Dân Chủ, chứ không có nghĩa họ xem ông Obama đáng ngại hơn bà Clinton.

Theo ông Todd Harris, từng làm cố vấn cho ứng cử viên Fred Thompson, “cả bà Clinton lẫn ông Obama đều là những ứng viên đáng ngại”. Ông Glen Bolger, chiến lược gia của đảng Cộng Hòa nghĩ “ông Obama đáng ngại hơn” vì được cảm tình của báo chí nhưng “phần đông cử tri Cộng Hòa nghĩ ông McCain có cơ hội chiến thắng nhiều hơn nếu đối đầu với ông Obama”. Lý do: ông Obama là “nhân vật nổi bật nhất thời” trong khi bà Clinton “đã có sẵn nề nếp, có cả một hệ thống vận động ở mọi tiểu bang”.

Chiến lược gia Mike Murphy, từng làm việc với ông McCain, đưa ra nhận xét khá đặc biệt: “ngay lúc này chưa ai hơn ai và cũng chẳng ai thua ai. Nếu không thu hút được lá phiếu của thành phần cử tri cánh trung (center), ông McCain sẽ thất bại”.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Trong lúc chuyến bay đầu tiên cứu người bão nạn Miến Điện
của Mỹ đáp xuống thì TT Bush chỉ trích gay gắt chính quyền xứ này

May 13, 2008


Cali Today News - Thứ hai 12/5 chuyến bay của Hoa Kỳ chở hàng tiếp tế cho người bị bão Nargis hành hạ đã đến Miến Điện, nhưng TT Bush chỉ trích chính quyền xứ này quá chậm trễ trong việc cứu giúp người bị nạn.

Trả lời phỏng vấn đài CBS, TT Bush nói: “cho dù họ nhẫn tâm hay bị cô lập, trả lời chậm chạp như thế sẽ làm có thêm nhiều người mất mạng.”

TT Bush nóí “cả thế giới chắc phải tức giận và lên án họ”. Chính phủ quân nhân Miến Điện đã làm trì trệ quá nhiều công tác cứu trợ của thế giới.

Tổng Thư Ký Ban Ky-moon của LHQ cũng lên tiếng phê bình thái độ của chính phủ Miến Điện và gọi sự chậm trễ như thế này là “không chấp nhận được”.

Chuyến máy bay quân sự của Mỹ đáp xuống gần nơi xảy ra trận bão tàn phá và trong ngày thứ ba sẽ có thêm 2 chuyến bay tương tự của Mỹ đáp xuống nữa.

Đại Sứ Mỹ tại Thái Lan Eric John cho hay: “Điều quan trọng nhất là các chuyên gia cứu nạn quốc tế phải được phép vào Miến Điện. Thế giới cần phải giúp đỡ cho dân chúng vì tai ương quá khủng khiếp.”

Chính phủ Miến Điện nóí có 62,000 người chết hay mất tích, nhưng các chuyên gia quốc tế nói cần phải hành động nhanh để giúp tránh một thảm họa nhân đạo lớn lao.

TTK Ban nói: “Hôm nay đả là ngày thứ 11 sau khi cơn bão tràn váo. Tôi muốn bày tò mối lo lăng lớn lao của mình và nỗi bực mình khủng khiếp vì tốc độ chậm đến mức không chấp nhận được để cứu người dân.”

Trần Vũ theo AFP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Dù bị bà Hillary Clinton thắng đậm ở West Virginia,
nhưng ông Barack Obama vẫn giành thêm nhiều phiếu siêu đại biểu ngay sau đó

May 14, 2008
Cali Today News – Tiểu bang West Virginia là một tiểu bang nhỏ, chỉ có 28 phiếu cử tri đoàn mà phía ông Obama đã chấp nhận thua trước để tập trung vào Oregon trong thời gian tới.

Tại đây, ngày hôm qua, bà Hillary đã thắng lớn, giành được 20 trong tổng số 28 phiếu cử tri đoàn, và ông Obama được 8 phiếu mà thôi.

Thế nhưng, dầu thất bại tại West Virginia, ông vẫn giành được thêm hai phiếu siêu đại biểu, bên cạnh 30 phiếu siêu đại biểu khác đã giành cho ông vào mấy ngày trước đó, và những lá phiếu này không chỉ vô hiệu hóa chiến thắng của bà Hillary Clinton, mà còn cho thấy nội bộ đảng Dân Chủ đang nghiêng về phía Obamqa.

Hiện nay ông Obama được 1,885 phiếu, so với 1,717 phiếu của bà Clinton. Bà Clinton đã phải vất vả lội ngược dòng nước sau kết quả của North Carolina và Indiana tuần trước, đưa ông Obama vào thế thuận lợi hơn bà rất nhiều.

Dấu hiệu tuyệt vọng nhất cho bà chính là trong vài ngày qua đã có tới gần 30 Siêu Đại Biểu (superdelegates) đã ngã về phía ông Obama, trong đó có 3 người trước đây từng ủng hộ bà.

Trong lúc bà Clinton giành thắng lớn ở West Virgiania thì ông Obama đã nhìn ra xa hơn, một cuộc chiến với ông McCain. Trước đây ông tiên đoán bà Clinton sẽ thắng ở West Virginia tuần qua và Kentucky vào tuần tới.

Ông chỉ khiêm tốn nói nếu tìm được độ 20% phiếu ủng hộ ở West Virginia thì cũng “là một thành công rồi”.

Ông tập trung vào Oregon, vốn tổ chức bầu Sơ Bộ tuần sau và loan báo những tiểu bang vốn là các “chiến trường súng đạn” vào mùa thu tới với cựu chiến binh dày dặn trận mạc là John McCain.

Hai trong số này là Michigan và Florida, vốn chiếm tới 44 phiếu Cử Tri Đoàn trong số 270 phiếu cần thiết để trở thành TT Hoa Kỳ. Ông Obama chưa bao giờ vận động ở hai tiểu bang này.

Trần Vũ theo AP
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests