Tin Tức Việt Nam Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Giảm bớt chương trình của môn
“Thầy không muốn dạy, trò không muốn học”

Tuesday, April 08, 2008

HÀ NỘI – (NV) Các môn học lý luận chính trị ở bậc đại học, cao đẳng của Việt Nam, trong đó có môn “Triết học Mác Lê Nin”, từ lâu vốn được xem là môn “thầy không muốn dạy, trò không muốn học” bởi sự khô cứng,giáo điều, thiếu thực tiễn,… nếu không muốn nói là nhân loại tiến bộ đã vứt vào sọt rác.

Kể từ sau năm 1975, các môn học này được coi là bắt buộc mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua nếu muốn được nhận bằng tốt nghiệp. Theo quy định của các trường đại học, các môn lý luận chính trị chiếm 25% trong tổng số chương trình học. Nay thì Việt Nam đang có ý định sẽ giảm bớt chương trình của các môn này kể từ niên học 2008-2009.

Tờ Sài Gòn Tiếp Thị dẫn nguồn tin từ một thông báo Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho hay, hôm 25 tháng Ba vừa qua, bộ này “đã có thông báo gửi các giám đốc đại học, học viện và hiệu trưởng các trường đại học - cao đẳng trên toàn quốc về việc quy định thời lượng và nội dung giảng dạy môn lý luận chính trị cho sinh viên theo tinh thần đổi mới như ý kiến chỉ đạo của ban Bí thư trung ương Đảng và ban Tuyên giáo trung ương”.

“Theo đó, số lượng các môn học lý luận chính trị ở bậc đại học, cao đẳng sắp tới sẽ được cắt giảm chỉ còn ba môn chứ không phải năm môn như trước đây và thời lượng cũng giảm gần một nửa”.

Cụ thể: “Từ niên khoá 2008 – 2009, các sinh viên không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ còn học ba môn lý luận chính trị bắt buộc gồm: những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng cộng 10 tín chỉ gồm 15 đơn vị học trình”.

So với chương trình hiện hành, môn triết học Mác – Lênin có 75 tiết (tương đương 5 đơn vị học trình), môn kinh tế chính trị học 75 tiết (5 đơn vị học trình), các môn chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng mỗi môn 60 tiết (4 đơn vị học trình), chưa kể quy định mỗi môn phải dành 15 tiết tổ chức seminar.

Vẫn theo Sài Gòn Tiếp Thị thì Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam sẽ ban hành một chương trình tạm thời để thực hiện trong năm học 2008 – 2009 vào tháng 6 tới đây.

“Sau một năm thực hiện, bộ sẽ tổ chức tổng kết, hoàn thiện nội dung và đưa ra chương trình chính thức để thực hiện từ năm học 2009 – 2010”- Thông báo này nói.

Một điều “không may” cho các sinh viên hiện nay là theo Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam “các khoá tuyển sinh trước năm 2008 vẫn phải học các môn chính trị theo chương trình bắt buộc năm môn như từ trước tới nay.

Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời một giảng viên của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn (đề nghị không nêu tên) nói: “ …Thật ra, những nội dung này ở bậc phổ thông học sinh cũng đã học rồi. Nhà nước chỉ quản lý con người bằng những thiết chế xã hội, chứ không bằng những kiến thức thuần tuý chủ nghĩa Mác – Lênin. Nếu cứ giữ bằng được khối lượng đào tạo như thế, nay mai khi các đại học nước ngoài đổ vào Việt Nam, chúng ta không thể nào cạnh tranh nổi với họ. Nói xin lỗi, sinh viên các nước khác không học chính trị giống như mình nhưng sinh viên họ giỏi hơn sinh viên mình, tinh thần dân tộc không kém hơn sinh viên mình!”

Về môn học này, nhiều năm qua trên các diễn đàn internet đã có rất nhiều bàn luận trong giới sinh viên. Một sinh viên nhận xét: “Triết học Marx-Lenine là một trong nhiều trường phái triết học của nhân loại. Theo tôi chỉ nên nghiên cứ sâu ở các chương trình chuyên ngành triết học của bậc đại học mà thôi. Còn ở các chương trình đại học khác nên giới thiệu khái quát và cùng thời lượng với các trường phái triết học khác. Hơn nữa phương pháp giảng dạy phải khách quan và tạo điều kiện cho sinh viên tranh luận thoải mái. Chứ như hiện nay còn mang tính tuyên truyền áp đặt một chiều khiến người học cho là một môn ''khó nuốt''

Một nhà báo ẩn danh ở Sài Gòn, khi được Người Việt hỏi ý kiến về vấn đề này, đã thẳng thắn: “Không phải giảm, mà nên bỏ luôn môn học này để thay thế bằng những môn học khác bổ ích hơn cho sinh viên. Các nhà giáo dục sẽ giải thích ra sao khi họ giảng cho học sinh là “chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”, trong khi bất cứ người Việt Nam nào cũng hiểu rằng đất nước này đang từng ngày tiến lên chủ nghĩa tư bản sau khi được gắn thêm cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Môn học “Triết học Mác Lênin” lần đầu tiên được gọi bằng cái tên ''Thầy không muốn dạy, trò không muốn học'' là tựa đề bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung đăng trên tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, ngày 13 tháng 11 năm 1988, cách đây đã gần 20 năm.

Hai mươi năm, sau khi có một người dũng cảm lên tiếng về môn học này, các sinh viên Việt Nam mới có thể được giảm một phần nào chương trình học. Người ta có quyền đặt câu hỏi: Vậy bao nhiêu năm nữa môn học “Triết học Mác Lênin” sẽ không còn tồn tại, hay ít nhất là các sinh viên sẽ không bị ép phải học trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam?
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ðội ngũ thẩm phán CSVN tạo ra hàng loạt vụ tai tiếng
Friday, April 11, 2008

BÌNH PHƯỚC - (NV) - Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của Ðảng CSVN vừa gửi một công văn yêu cầu Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy của tỉnh Bình Phước phải “xử lý nghiêm” vụ chánh án của tòa án tỉnh Bình Phước xông vào một nhà hàng tại thị xã Ðồng Xoài quậy phá vì ghen và đánh một nữ tiếp viên bể đầu.

Theo tờ Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Lê Lan, chánh án tóa án tỉnh Bình Phước, người trực tiếp gây thương tích cho một tiếp viên tại nhà hàng Hưng Phát hồi cuối tháng 3 vừa qua đã phủ nhận việc dùng chai bia đập vào đầu một nữ tiếp viên khi cô này ngồi hát karaoke với chồng bà là ông Trần Phụng - phó ban tổ chức tỉnh ủy của tỉnh Bình Phước. Bà Lan chỉ thừa nhận có dùng ly ném vào người ông Trần Phụng, không may ly này “trúng đầu tiếp viên”. Việc xông vào nhà hàng Hưng Phát được giải thích là “để tìm chồng chứ không phải để đánh ghen”. Ông Nguyễn Văn Cư, chủ nhà hàng Hưng Phát, cho biết, sau vụ “đánh ghen” đầy tai tiếng như vừa kể, ông Trần Phụng, chồng bà Lan có gọi điện thoại ‘năn nỉ’ ông Cư thay đổi lời khai theo hướng “chỉ va chạm nhẹ, bể ly, bê chai, chứ bà Lan không đánh tiếp viên” song ông Cư đã từ chối “khai lại”. Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Bình Phước cho biết đã tổ chức kiểm điểm ông Trần Phụng về việc dùng công xa đi ăn nhậu trong giờ làm việc. Tòa án tối cao cũng vừa cho biết “đã chỉ đạo làm rõ vụ tai tiếng này”.

Liên quan đến bà Nguyễn Lê Lan, tờ Lao Ðộng vừa công bố một bài điều tra, theo đó, vợ chồng bà Nguyễn Lê Lan từng lợi dụng sơ suất của một ngân hàng ở Bình Phước để dùng thẻ ATM rút 40 triệu đồng dù tài khoản của họ đã hết tiền. Sau khi phát giác chuyện này, ngân hàng kể trên đã nhiều lần cử người đến đòi lại tiền song cặp vợ chồng này không chịu hoàn trả. Cặp vợ chồng này vừa mới hoàn trả tiền sau khi ngân hàng dọa sẽ tiết lộ vụ việc cho báo chí, vào đúng lúc họ đang nổi tiếng bởi chuyện “chồng ăn nhậu trong giờ làm việc, vợ đánh ghen”.

Cùng thời điểm này, báo điện tử VietNamNet cho biết, vợ chồng ông Phạm Nhi, ngụ ở xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam vừa gửi đơn tố cáo ông Phạm Công Bằng, chánh án của tòa án huyện Phú Ninh, vừa lấn chiếm đất của họ, vừa dùng câu liêm phá đổ bức tường họ mới xây trên đất của mình, đồng thời chửi bới, đánh đập cả hai vợ chồng. Báo điện tử VietNamNet dẫn lời ông Bùi Quang Thanh, trưởng công an xã Tam An, xác nhận nội dung đơn tố cáo của vợ chồng ông Phạm Nhi hoàn toàn chính xác và công an xã Tam An đang làm hồ sơ để chuyển cho công an huyện. Theo công an xã Tam An, ông Nhi chỉ xây tường trên phần đất của mình. Tuy phần đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song ông Bằng không cho với lý do phần đất đó là của mình. Ông Bằng đã phá đổ bức tường ông Nhi vừa xây, đồng thời đánh cả hai vợ chồng ông Nhi khi họ can ngăn. Ngày 9 tháng 4, chủ tịch huyện Phú Ninh cho biết vừa đề nghị công an cung cấp hồ sơ để xem xét trách nhiệm của ông Bằng.

Trên số ra ngày 11 tháng 4, tờ Tiền Phong đề cập đến một thẩm phán khác là ông Y Khooc, làm việc tại tòa án tỉnh Ðăk Lăk đã lợi dụng chức vụ để vòi tiền cả nguyên đơn lẫn bị đơn, bất kể họ đúng hay sai. Ông Nguyễn Văn Chí, chánh án tòa án tỉnh Ðăk Lăk, xác nhận, Thẩm Phán Y Khooc bị tố cáo ăn hối lộ trong nhiều vụ và “lãnh đạo tòa án đang xem xét giải quyết sự việc theo đúng quy định của luật khiếu nại tố cáo”. Ông Chí tiết lộ: “Tôi đã gọi Y Khooc lên nói chuyện... nhiều lần về cả... lý lẫn tình. Thậm chí tôi còn bảo, nếu ông khó khăn, thiếu tiền nuôi vợ, nuôi con tôi sẵn sàng trích lương của mình giúp gia đình ông mỗi tháng vài trăm ngàn, đừng làm chuyên tiêu cực nữa, ảnh hưởng tới uy tín của ngành nhiều quá”.

Theo luật tổ chức tòa án của nhà cầm quyền Việt Nam, thẩm phán vừa phải có cử nhân luật, vừa phải là đảng viên, đồng thời phải có năm năm làm thư ký tòa án. Yêu cầu phải là đảng viên khiến hệ thống tòa án không thể bổ nhiệm những người có văn bằng cử nhân luật và đủ năm năm là thư ký tòa án làm thẩm phán. Năm 2004, Bộ Tư Pháp CSVN cho biết, khoảng 60% thẩm phán vẫn còn “nợ” văn bằng cử nhân luật. Năm 2007, khi bị Quốc Hội CSVN chất vấn về việc tại sao ngành tòa án có quá nhiều sai phạm và tai tiếng, ông Nguyễn Văn Hiện, chánh án tòa án tối cao thú thật: “Quy định hiện hành khiến ngành phải ‘vơ vét’ cả những người không đủ năng lực để bổ nhiệm làm thẩm phán mà vẫn không đủ”. (G.Ð)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Công an và bộ đội CSVN đàn áp người gốc Khmer ở tỉnh An Giang
Friday, April 12, 2008


HOA THỊNH ÐỐN 11-4 (TH) - Công an CSVN đã đàn áp người gốc Khmer biểu tình tại tỉnh An Giang, theo tin của ban ngôn ngữ Khmer đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Năm 10 Tháng Tư 2008.

Theo nguồn tin này và được thuật lại qua ban Việt ngữ của RFA, hôm Thứ Tư vừa qua, công an và bộ đội CSVN đã được huy động để đàn áp cuộc biểu tình của người gốc Khmer tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Người dân đã biểu tình phản đối chính sách đất đai, nhiều phần là giải tỏa đền bù bất công.

Một phụ nữ có mặt trong đoàn biểu tình thật lại rằng người gốc Khmer Krom nay không dám ra đường vì sợ bị bắt giữ. Công an và quân đội CSVN đang kiểm soát chặt chẽ khu vực này.

Theo nguồn tin, công an và bộ đội CSVN đã dùng súng và lựu đạn cay để đàn áp các cuộc biểu tình. Hiện còn hai người mất tích mà người dân tin là đang ở trong tay công an.

Ban Việt ngữ đài RFA liên lạc về An Giang kiểm chứng thì nhà cầm quyền địa phương phủ nhận là không có biểu tình gì cả.

Theo lời ông Thuon Saren thuộc một tổ chức nhân quyền ở Phnom Penh, ngoài lý do đòi đất, các người gốc Khmer đòi nhà cầm quyền CSVN “chấm dứt mọi hành động phá hoại cái kết quả mùa gặt lúa của đồng bào Khmer.” Ông này nói rằng “lượng công an bắn bị thương nhiều người, trong đó gãy giò là 3 người, rồi một số nữa bị bắt, còn một số nữa tìm bắt để bỏ tù nữa”.

Cách đây ít tháng, CSVN cũng đã bỏ tù một nhà sư gốc Khmer vì vấn đề tự do tôn giáo.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Người Thượng biểu tình ở các tỉnh Tây Nguyên đòi tài sản, tự do tôn giáo
Monday, April 14, 2008

PLEIKU 14-4 (TH).- Khoảng 300 người Thượng thuộc sắc tộc Jarai đã biểu tình đòi tài sản đất đai đã bị nhà cầm quyền CSVN tước đoạt, đẩy họ vào hoàn cảnh thiếu đói triền miên và đòi tự do tôn giáo ở một xã của tỉnh Gia Lai cùng một lúc với nhiều vụ biểu tình tương tự xảy ra tại khu vực Tây Nguyên.

Một nguồn tin từ Việt Nam vừa cho hay như vậy về các cuộc biểu tình có vẻ qui mô xảy ra ở tỉnh Gia Lai.

“Vào lúc 10giờ ngày 14 tháng 4, 2008, có hơn 300 người đồng bào sắc tộc Ja rai tụ tập tại xã Lgia tô, thuộc huyện Chư Sê, Gia lai, đoàn người này cầm CỜ BA SỌC ÐỎ (Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa) miệng hô khẩu hiệu:

- CHÍNH QUYỀN CSVN HÃY TRẢ TỰ DO CHO 350 SẮC TỘC CHÚNG TÔI,

- CHÍNH QUYỀN CSVN HÃY TRẢ LẠI ÐẤT ÐAI NHÀ CỬA CHO ÐỒNG BÀO CHÚNG TÔI,

- CHÍNH QUYỀN CSVN KHÔNG ÐƯỢC ÐÀN ÁP TÔN GIÁO VÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN ÐỐI VỚI DÂN TỘC CHÚNG TÔI”.

Nguồn tin cho hay thêm chi tiết là “Lúc này có hơn 100 bộ đội, 50 công an có sử dụng vũ trang, súng, gậy cao su, dùi cui điện, bao vây dùng dùi cui và roi điện tấn công đoàn dân biểu tình.”

Theo nguồn tin này, “có nhiều thiếu nữ và trẻ em phụ nữ bị công an và bộ đội đánh trong thương, có 5 người đàn ông bị bắt chúng tôi chưa rõ danh tánh”.

Nguồn tin còn nói rằng, “Cùng ngày tại huyện Chư sê, huyện lagrai, huyện Ðăk đoa, huyện Giale, huyện Ayumpa. huyện Ðăk cơ, huyện Chư P'rông cũng có nhiều nhóm biểu tình tương tự. Ngoài ra, tỉnh Kon tum cũng có biểu tình tại Plei Rắc, huyện Sa Thầy, Konrobang-Kon tum, và tỉnh Ðăklăk có biểu tình tại huyện K’ rông Pawk, huyện K Rông A Năng, huyện Lăk, huyện K'rông Nô, Ðăklăk”.

Không thể kiểm chứng ngay được mức độ chính xác của nguồn tin khi nguồn tin nói trước tình hình đột ngột khẩn trương như vậy, chế độ Hà Nội “tăng cường 2 sư đoàn vào phong tỏa các vùng trọng điểm tại các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần, Bộ Công An điều Thiếu Tướng Nông Văn Lưu trở lại Gia Lai để có kế hoạch đàn áp ngăn chặn các phong trào biểu tình của đồng bào các sắc tộc tại Cao Nguyên Trung Phần”.

Theo mộ bản tin của đài VOA ngày 12 tháng 9, 2007, hơn 1,000 giáo dân công giáo ở làng Kon Hdrom ở khu vực Tây Nguyên đã bị công an CSVN đàn áp, bắt giải tán khi họ tham dự một cuộc rước Ðức Mẹ. Có ít nhất 6 người đã bị bắt giữ và bị phạt mỗi người nửa triệu đồng.

Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy một số người Thượng vượt biên sang Cam Bốt xin tị nạn chính trị. Website của Tổ Chức Người Thượng tại Hoa Kỳ vẫn thường xuyên thông báo các tin tức người Thượng tại Tây Nguyên vẫn bị bắt giam, đánh đập khủng bố.

Các Hội Thánh Tin Lành tư gia của người Thượng ở Tây Nguyên bị coi là “bất hợp pháp”. Họ bị bắt buộc giải tán và từng tố cáo nhiều người bị ép ký giấy bỏ đạo.

Hàng ngàn người Thượng đã biểu tình tại nhiều địa điểm khác nhau ở Tây Nguyên năm 2001 để đòi lại tài sản và tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền CSVN đã đưa một lực lượng lớn quân đội đến đàn áp khiến hơn một ngàn người đã phải vượt biên sang Cam Bốt tị nạn.

Một số người Thượng tự nguyện hay bị ép quay về Việt Nam đã bị các bản án tù nặng nề với các cáo buộc tổ chức vượt biên trái phép hoặc tổ chức biểu tình trái phép.

Hiện nay, theo nguồn tin trên, ít nhất còn khoảng 350 người Thượng đang bị án tù và giam giữ rải rác tại nhiều nhà tù khác nhau của Việt Nam. Tất cả đều liên quan đến biểu tình, tổ chức vượt biên hoặc sinh hoạt tôn giáo “trái phép”.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Lạm phát ở Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn nữa
Apr 24, 2008

Mức lạm phát tại Việt Nam có thể tăng hơn nữa cho đến giữa năm nay. Quỹ DWS Vietnam đưa ra lời dự báo này trong bảng báo cáo hàng tháng, và giải thích thêm là tuy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ban hành các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhưng ít nhất phải mất 6 tháng những biện pháp này mới có tác dụng. Công ty JP Morgan Chase cảnh báo thêm là chỉ số lạm phát gia tăng có thể làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất cảng Việt Nam.

Được biết theo các con số do Tổng cục Thống kê Cộng sản Việt Nam đưa ra mới đây tại Hà Nội thì giá cả gia tăng 19.4% vào tháng 3 so với năm trước và là con số cao nhất kể từ năm 1995 đến nay. Trong những ngày qua các công ty về cổ phiếu đã không còn đưa ra những dự báo cho thị trường chứng khoán tại Việt Nam, vì thị trường này đã giảm đến mức tận cùng và bị coi là không còn giá trị nữa.

Trong một tin khác, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vừa ra lệnh tăng thuế nhập cảng xe hơi lên 83%, Hà Nội nói rằng đây là để làm nản lòng những người giàu có muốn mua xe hơi mới vì tình trạngđường lộ chưa đủ và nạn kẹt xe khủng khiếp.

Đây là lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một tháng Việt Nam tăng thuế đánh vào xe hơi nhập cảng. Giới bán xe hơi được cho biết thuế nhập cảng xe hơi tăng từ 60% lên 83%, sẽ khiến xe hơi nhập cảng đắt thêm ít nhất 10% so với giá hiện nay và khiến mức cầu giảm sút đáng kể. Trong 3 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập cảng gần 10,000 xe hơi trị giá 124 triệu đô, so với 192 triệu của cả năm 2007. Số lượng xe hơi bán tại quốc gia cộng sản này, mà mức phát triển kinh tế trung bình là 7.5% từ năm 2000, đã gia tăng trong những năm gần đây người dân chuyển từ xe gắn máy lên xe hơi. Tuy nhiên, khách mua xe đã phải đợi nhiều tháng mới được giao xe. Tuy lợi tức thường niên tính trên đầu người tại Việt Nam vẫn ở một trong những mức thấp nhất thế giới là khoảng 835 đô la, giới giàu có tại các thành thị đang ngày càng đông trong tổng số 85 triệu người dân đã có khả năng mua sắm xe hơi, đa số là cán bộ tham nhũng hoặc làm giàu bằng những dự án địa ốc bất chính. Theo giới bán xe, nhiều người Việt thích mua xe nhập cảng hơn là xe lắp ráp trong nước, dù giá đắt hơn đôi chút nhưng lại được cho là tốt hơn. Các cơ quan truyền thông của nhà nước loan tin nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng đã đánh thuế thêm khoảng 3 tới 5% tức là lên tới 25% vào phụ tùng xe hơi nhập cảng. Trong khi đó, tin của AP cho hay vụ tăng thuế đánh vào xe hơi nhập cảng còn nhằm hạ giảm mức thâm thủng mậu dịch ngày càng gia tăng. Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam loan báo mức thâm thủng mậu dịch là 7 tỷ 400 triệu đô la, tăng rất nhiều, so với con số 1 tỷ 700 triệu đô la của cùng thời gian này năm ngoái. Người ta ước tính là đang có khoảng 1 triệu 200 ngàn xe hơi di chuyển tại Việt Nam. Vấn đề xăng nhớt cũng là một trong những vấn đề mà dân Việt Nam đang phải chịu đựng. Với giá dầu trong những ngày qua tăng lên gần $120 đô-la một thùng dầu thô, hiện tin đồn trong nước cho rằng việc tăng giá xăng chỉ là điều trước sau gì cũng sẽ bắt buộc phải xảy ra mà thôi.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

CSGT lại đánh người ngay trên đường phố
Thursday, April 24, 2008

SÀI GÒN 24-4 (TH) - Cảnh sát giao thông CSVN tại Sài Gòn lại đánh dân dã man trên đường phố, theo sự tường thuật của báo Tuổi Trẻ ngày 24 Tháng Tư 2008.

“Sáng 23 Tháng Tư, đang giờ cao điểm, tại ngã tư Lê Hồng Phong-Ba Tháng Hai (phường 12, quận 10, Sài Gòn), nhiều người đi đường chứng kiến một cảnh sát giao thông (CSGT) dùng gậy điều khiển đánh tới tấp vào đầu, tay một phụ nữ. Khi mọi người tỏ ý bất bình, viên CSGT mới dừng tay.” Báo Tuổi Trẻ kể lại.

Tờ báo kể tiếp: “Lúc này người phụ nữ đau đớn ôm lấy đầu sưng vù, máu từ khóe miệng chảy ra ướt áo. Theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện 115, nạn nhân bị chấn thương đầu (sưng to) và cánh tay phải bị bầm tím. Thấy nạn nhân có triệu chứng bị choáng, các bác sĩ cho chụp cắt lớp nhưng rất may vết thương không làm tổn thương đến não.

Theo lời tường trình của nạn nhân là chị Ngô Thị Ngọc Phượng (45 tuổi, ngụ phường 9, qậun 10), thì “lúc 7 giơ 30 cùng ngày sau khi chở con đi học về đến đường Lê Hồng Phong, chuẩn bị quẹo phải vào đường Ba Tháng Hai chị gặp đèn đỏ. Do không để ý nên bánh xe trước của chị vượt qua làn sơn dành cho người đi bộ. Lúc đó, hai CSGT là Ðại Úy Nguyễn Văn Nho và Thượng Sĩ Vương Văn Vương (thuộc đội CSGT số 2 - phòng CSGT đường bộ công an Sài Gòn) đang làm nhiệm vụ đã thổi còi ra hiệu cho chị Phượng tấp xe vào lề. Chị Phượng nói do mải suy nghĩ nên không để ý đèn tín hiệu, chỉ vượt lố làn sơn một bánh xe, thuộc lỗi không nghiêm trọng. CSGT tên Nho hỏi có đem theo giấy tờ không, chị Phượng nói để quên ở nhà và đề nghị cho về nhà lấy (nhà chị Phượng cách ngã tư vài trăm mét). CSGT Nho không đồng ý và yêu cầu cộng sự tiến hành lập biên bản vi phạm và giam xe.”

Tờ Tuổi Trẻ kể rằng, “Trong lúc ký biên bản, chị Phượng tỏ ý không bằng lòng, hai bên bắt đầu lời qua tiếng lại. Lập tức CSGT Nho nắm lấy cổ chị Phượng, dùng gậy điều khiển đánh vào đầu, tay chị Phượng. Do mất thăng bằng, chị Phượng té xuống đường. Theo phản xạ, chị Phượng cầm chiếc nón bảo hiểm quơ trúng chân CSGT Nho. Lập tức CSGT Nho cầm gậy điều khiển đánh tới tấp xuống đầu chị Phượng. Lúc này nhiều người đi đường bất bình la lên phản đối nên viên CSGT mới dừng tay. Rất nhiều người đi đường đã bức xúc vào can ngăn và đưa chị Phượng vào bệnh viện 115 cấp cứu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Ðại Úy Võ Thiện Tứ - đội phó đội CSGT số 2 - cho biết đã yêu cầu hai CSGT Nguyễn Văn Nho và Vương Văn Vương làm tường trình vụ việc. Bước đầu hai CSGT thừa nhận có giằng co, xô xát với chị Phượng nhưng không dùng dùi cui đánh chị Phượng. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.”

Ngày 22 Tháng Tư 2008, báo SGGP loan tin một thanh niên tên Nguyễn Văn Còn, 21 tuổi, ở huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng đã bị công an CSVN đấm đá dã man đến phải nằm bệnh viện điều trị 5 ngày.

Báo VietNamNet loan tin ngày 14 Tháng Tư 2008, hàng trăm người dân Phú Yên đã chận giữ một nhóm CSGT vì đã đánh người dân không đội mũ an toàn lúc lái xe gắn máy.

Báo mạng cá nhân “Chứng Nhân Lịch Sử” cách đây ít ngày đã viết một bài liệt kê nhiều vụ công an, CSGT của chế độ CSVN đã đánh dân dã man, hành xử “như xã hội đen”. Chuyện xảy ra tại nhiều tỉnh thị khác nhau tại Việt Nam trong vòng hai tháng qua.

Chỉ mới ngày 8 Tháng Tư 2008, một người dân ở xã Mỹ Quý, Tháp Mười, tỉnh Ðồng Tháp đã bị công an CSVN tra tấn đến tử vong. Tháng Bảy 2007, một người dân tỉnh Phú Yên đã “đột tử” sau khi bị công an CSVN “hỏi cung”.

Tất cả các vụ việc này, chỉ thấy báo chí trong nước nói “được điều tra làm rõ” rồi tất cả đều chìm xuồng.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bản tin nhanh số 1
về tình hình Sài Gòn trước ngày rước đuốc Bắc Kinh

Trong mấy giờ đồng hồ trước khi màn đêm buông xuống ngày 28/4/2008, người dân Sài Gòn nhìn thấy nhiều chỉ dấu gần như hoảng hốt của Công An Thành Phố.

Khoảng 9 giờ tối, đủ loại công an được đột xuất chở tới tràn ngập khu Nhà Thờ Đức Bà, khu Nhà Hát Lớn, và khu Bến Bạch Đằng như thể để trấn áp 3 cuộc biểu tình lớn. Khi nhận ra đã bị đánh lừa, công an được lệnh rút trở lại trấn đóng 2 nơi: khu Nhà Hát Lớn và Lãnh Sự Quán Trung Quốc. Hiện nay con số công an tại mỗi nơi đã lên đến số ngàn. Mọi xe cộ qua lại đều bị chặn lại khám xét. Ngựa sắt được giàn ra mọi ngã đường tiến vào 2 khu vực. Công an cũng đã phong tỏa các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch, Trần Hưng Đạo, và Lê Lợi.

Anh chị em thanh niên sinh viên tại Sài Gòn vẫn tiếp tục chia nhau theo dõi các hướng di chuyển của công an để chọn một số địa điểm tốt nhất chứ không định trước và cũng không cần phải có bộ phận lãnh đạo chung. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều cấp chỉ huy công an hoảng hốt. Họ đã cố gắng bắt giữ hoặc cô lập hầu hết những anh chị em thanh niên sinh viên mà họ cho là chủ chốt trong các nỗ lực phản đối Trung Quốc, nhưng nỗ lực này hầu như không thay đổi được gì. Cụ thể như blogger Đông A, sinh viên Lê Ngọc Hồ Điệp, sinh viên Hoàng Đức Trọng, v.v... vừa bị bắt và giữ tại các đồn công an phường trong 24 giờ qua.

Công an trên toàn quốc cũng cố chặn không để các nhà dân chủ từ các nơi khác tụ tập về Sài Gòn phản đối Trung Quốc. Cụ thể như nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Phạm Thị Thanh Nghiên tại Hải Phòng; anh Nguyễn Phương Anh, chị Lữ Thị Thu Duyên tại Hà Nội; chị Trịnh Thị Phương Thủy - vợ của anh Nguyên Phong thuộc đảng Thăng Tiến - tại Huế; kỹ sư Đỗ Nam Hải tại Sài Gòn, v.v...

Không khí hoảng hốt của công an thành phố càng hiện rõ khi chỉ còn chưa đầy 24 tiếng trước giờ khai mạc, Bắc kinh nhận ra những cơn sóng ngầm đang dâng lên và đã phải cất đi tấm bản đồ khiêu khích phóng lớn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất Trung Quốc, để mong giảm bớt sức phẫn nộ trong lòng người Việt. Liệu thủ thuật ấy có giúp gì họ không hay đã quá trễ. Người Việt Nam đã biết quá rõ bản chất "bá quyền" của đảng CSTQ và tham vọng nắm quyền bằng mọi giá - dù là giá bán nước - của đảng CSVN. Xin xem các bản đồ vừa được gấp rút sửa lại tại http://torchrelay. beijing2008. cn/en/journey/ map/
Phần phóng lớn Hoàng Sa và Trường Sa (hình trái) đã biến mất (hình phải) trong 24 giờ qua

Trong lúc các quan chức Nhà Nước CSVN tuyên bố không hề có việc công an và lực lương võ trang TQ vào Việt Nam để trấn áp các phản đối của người Việt, người ta đột nhiên thấy xuất hiện rất nhiều "du khách", "chuyên gia", và "công nhân" nói tiếng Tàu trên đường phố Sài Gòn trong gần một tháng qua. Nhưng có lẽ trâng tráo nhất là nay công an Việt Nam được phép lấy mật vụ Trung Quốc ra hăm dọa nhiều nhà dân chủ. Cụ thể là kỹ sư Đỗ Nam Hải đã bị hăm dọa: "an ninh Trung Quốc đã biết nhà anh, đã biết mặt anh, cho nên anh cũng cần đề phòng những vấn đề an ninh của anh".

Các hãng thông tấn ngoại quốc có văn phòng tại Việt Nam hoặc vừa đến Việt Nam để tường thuật rước đuốc đã được thông báo và sẵn sàng ghi nhận các hình ảnh phản đối đuốc Bắc Kinh vì lòng yêu nước của người Việt Nam.

Cập nhật 5 giờ sáng, giờ Việt Nam, ngày 29/4/2008
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image


Tình Hình Sài Gòn lúc 6 giờ

April 29, 2008 by radiochantroimoi

1/ Trong khi CSVN cho tiến hành lễ khai mạc tại nhà hát thành phố với một vài nghi thức đơn giản thì lực lượng công an cơ động đã bắt đầu giải tỏa các đoạn đường mà đoàn rước đuốc sẽ đi qua như Lê Lợi - Pasteur - Nam Kỳ Khởi Nghĩa- Nguyễn Văn Trổi.

2/ Hai bên đưởng chỉ có những ông bà già trong các đoàn thể của Uỷ Ban MTTQ thành phố, và các thanh niên trong thành đoàn đã cầm cờ Olypmic được sắp hàng dài chuẩn bị phất cờ khi đoàn rước đuốc đi qua.

3/ Tất cả những người đi hai bên đường trong lộ trình rước đuốc đều bi công an cơ động bắt phải di chuyển không được đứng lại, hay nhập vào đoàn người của Ủy ban MTTQ sắp xếp. Những ai không nghe lời công an liền bị hỏi giấy tờ và bị công an chìm theo dõi.

4/ Trong khi đó thanh niên Trung Quốc từng nhóm 10 đến 20 người cầm cờ Trung Quốc chạy lăng xăng trên đường phố SG mà không bị một cản trở nào của công an. Nhiều người Việt Nam rất tức giận khi nhìn cảnh này
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Bản tin nhanh số 2

Hà Nội, Sài Gòn sục sôi lòng yêu nước Việt
Đảng, Nhà Nước CSVN dốc toàn lực bảo vệ Bắc Kinh


Tại Hà Nội, lúc 9 giờ sáng ngày 29/4/2008, khoảng 150 người, bao gồm các nhà dân chủ, dân oan và thân nhân các ngư dân Thanh Hoá bị hải quân Trung Quốc bắn giết trên biển Đông đã tụ họp trước cửa chợ Đồng Xuân để biểu tình phản đối hành động bá quyền và xâm lấn của Trung Quốc.



Đoàn biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ, trong đó có một biểu ngữ lớn màu đen trắng in hình các còng tay theo dạng thế vận hội và thông điệp phản đối Bắc Kinh. Phái đoàn cũng mang theo cả loa cầm tay để giải thích và kêu gọi mọi người chung quanh tham gia.
Image
Nhưng chỉ khoảng 15 phút sau, hơn 300 công an cơ động, chìm, nổi xông vào giựt cờ, xé biểu ngữ, bẻ tay, đánh đập số đồng bào biểu tình. Xin lắng nghe lời tường thuật của Nhà Thơ Trần Đức Thạch:

http://www.radiocha ntroimoi. com/audio/ 2008/04/ducthach 2.mp3/



Sau đó công an bắt hầu hết số người phối hợp cuộc biểu tình, bao gồm cả nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Ngô Quỳnh, sinh viên Tiến Nam, anh Vi Đức Hồi, chị Kim Thu ... vào tầng 1 chợ Đồng xuân. Lúc 10 giờ sáng, công an đưa xe ô tô đến áp tải tất cả số người bị bắt về đồn công an Thành Phố Hà nội 87 Trần Hưng Đạo. Trong khi đó, số đồng bào còn lại trong đoàn biểu tình sau khi lấy lại bình tĩnh đã trở lại trước cửa chợ Đồng Xuân chứ không bỏ về. Đến 10 giờ 30 sáng ngày 29/4 an ninh cộng sản đến bắt hơn 100 người trong đoàn biểu tình tại trước cửa chợ Đồng Xuân, bao gồm cả nhà thơ Trần Đức Thạch, anh Đỗ Duy Thông, ông Châu, ông Kiều, anh Nguyễn Bá Đăng, anh Túc, sinh viên Nhất, anh Toản, anh Vỹ, toàn bộ bà con ngư dân Thanh Hoá, các dân oan Mai Xuân Thưởng, đoàn giáo viên Hà đông, đoàn sinh viên Hải phòng, v.v... Tất cả bị nhét lên xe ô tô và đưa về trung tâm thẩm vấn 87 Trần Hưng Đạo - Công an Thành phố Hà nội.



Các hành động hung bạo của hơn 300 công an có làm đồng bào biểu tình kinh ngạc. Kinh ngạc về mức độ quyết tâm của thành phần lãnh đạo đảng CSVN và hệ thống công an của họ trong nỗ lực công khai trấn áp những người Việt yêu nước để bảo vệ sĩ diện cho Bắc Kinh. Nhưng sự hung bạo đó không còn đủ để làm những đồng bào này run sợ. Xin nghe nhà dân chủ Dương Thị Xuân tuyên bố quan điểm của đoàn người biểu tình tại chợ Đồng Xuân:

http://www.radiocha ntroimoi. com/audio/ 2008/04/DuongTXu an.mp3/
Image
Trong khi đó, tình hình Sài Gòn tiếp tục căng thẳng. Nay công an được phép xông vào các quán nước bên đường và chận bắt người trên đường phố mà không cần cho biết lý do. Càng gần các khu khai mạc và kết thúc cuộc rước đuốc, người ta chỉ thấy các "du khách" Trung Quốc tự do đi lại. Mọi người Việt đều bị công an nhìn ngó với cặp mắt nghi ngờ. Nhiều người bị lớn tiếng xua đuổi, hoặc thậm chí bị tống lên xe chở đi
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do ở Sài Gòn bị trấn áp!
April 29, 2008 by radiochantroimoi

Suốt trong thời gian vừa qua, đặc biệt là suốt tháng 4.2008, chính quyền VN tích cực chỉ đạo cho tất cả các ban ngành liên quan “siết chặt tình hình an ninh để chuẩn bị cho lễ rước đuốc Olympic Bắc kinh 2008” sẽ diễn ra tại Sài Gòn vào ngày 29.4 này. Cũng như tất các sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, blogger… khác đã từng biểu tình chống Trung Quốc hoặc từng bày tỏ một thái độ bất đồng chính kiến với Nhà nước VN, các thành viên của CLBNBTD tại Sài Gòn, Việt Nam đã và đang bị mạng lưới đông đảo công an, an ninh “thăm hỏi” và trấn áp với mức độ ngày càng trầm trọng. Từ cuộc sống, công việc cho tới tính mạng của mọi người đều bị đe dọa. Ngoài việc anh Hoàng Hải tức blogger Điếu Cày của nhóm CLBNBTD đã bị bắt vì tội “trốn thuế”(về vụ việc này chị Tạ Phong tần tức blogger Công Lý và Sự Thật đã có bài viết “ Hành vi của ông Nguyễn Văn Hải và bà Dương Thị Tân chưa đủ cấu thành tội danh trốn thuế” ) và nhà của anh Hải ở số 84D đường Trần Quốc Toản, quận 3 bị công an đến làm việc liên tục, gây khó dễ nên người thuê nhà cảm thấy bất an phải trả lại, không thuê nữa, nghĩa là đánh vào kinh tế, vào nồi cơm của gia đình anh Hài; tất cả các thành viên còn lại đều bị xách nhiễu, gây khó khăn, đàn áp về mọi mặt trong đời sống.

Với luật gia Phan Thanh Hải tức blogger anh Ba SG, công việc và đời sống kinh tế của anh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì ngoài việc bị mời lên thẩm vấn nhiều lẩn giống như blogger Điếu Cày, cứ mỗi lần công ty của anh đi thuê văn phòng làm việc ở đâu thì công an lại đến “ làm việc”với chủ nhà và họ lại hủy hợp đồng, không cho thuê nữa!

Với chị Tạ Phong Tần tức blogger Công Lý và Sự thật, ngày 23.4.08 việc dàn dựng một vụ đụng xe hết sức vô lý để buộc chị Tạ Phong Tần phải về đồn công an, làm trễ một buổi thi tốt nghiệp Luật sư của chị và do vậy, chị phải xin thi lại sau 6 tháng nữa, là một biện pháp “gây khó khăn, thiệt hại cuộc sống và công việc ” theo kiểu khác.

Với blogger Uyên Vũ, cũng chỉ vì có mặt trong buổi diễn ra vụ xô xát nói trên giữa nhân dân quận 9 và hai tên cướp nên cũng bị mời lên “làm việc” nhiểu lẩn. Không những thế, công an cho xe tới tận công ty để đưa anh Uyên Vũ đi giống như là đi bắt một tội phạm nghiêm trọng, hậu quả là Ban Giám đốc nơi anh làm việc hoảng hốt và phải cho anh nghỉ việc!

Với Hồ Điệp tức blogger Trăng Đêm, đã hoàn toàn mất liên lạc với nhóm CLBNBTD kể từ trưa ngày thứ Sáu 26.4.08 và hoàn toàn có khả năng là đã bị công an lưu giữ để không thể có mặt ngoài đường phố ngày rước đuốc 29.4!

Và ngay lúc này khi chúng tôi đang hòan tất bài viết này thì blogger anh Ba SG và Uyên Vũ cũng…mất liên lạc suốt cả ngày hôm nay-27.4.2008.

Những người khác- hoặc là thành viên của nhóm CLBNBTD hoặc chỉ có mối quan hệ bạn bè quen biết với một vài thành viên trong nhóm, nhưng do họ đã từng có mặt trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa-Hoàng Sa ngày 19.1.2008 hoặc đã từng bày tỏ thái độ, chính kiến trước tình hình chính trị-xã hội còn có quá nhiều vấn đề ở VN hiện nay, đều bị xách nhiễu với các mức độ khác nhau. Như trường hợp blogger Thiên Sầu, Đông A SG… cũng bị công an mời lên làm việc, Đông A SG còn bị giam giữ hơn 20 tiếng vì…không mang theo CMND trong khi lý do thật là vì anh có mặt trong cuộc biều tình ngày 19.1 nói trên và là người chứng kiến và trò chuyện với Điếu Cày khi anh bị áp giải về nhà! Đồng thời

Đống A SG cũng nhận đựơc giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự dù anh đang học đại học! Đạo diễn Song Chi, và nhà thơ Bùi Chát những người cũng tham gia trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc nói trên, bản thân đạo diễn Song Chi còn viết một số bài bày tỏ chính kiến trên blog cá nhân của mình, cả ba hiện nay đã tạm thời rời khỏi SG để tránh bị phiền nhiễu. Và theo thông tin mà chúng tôi được biết thì đã có áp lực từ bên an ninh không cho đạo diễn Song Chi được tiếp tục làm bộ phim mà chị đang chuẩn bị quay nữa, nhưng chúng tôi không có cách nào liên lạc đựơc với chị để xác nhận thông tin này vì điện thoại cầm tay của chị đã khóa! Chị Vũ Hồng Ánh,biên tập viên chương trình nhạc giao hưởng và Thính phòng-Ban Ca Nhạc-Đài Truyền hình TP.HCM vì có quen biết với nhà báo Tự do Hoàng Hải (Điếu Cày) cũng đã bị CA thẩm vấn nhiều lần….

Thực chất cho đến nay, nhóm CLBNBTD nói riêng cũng như cộng đồng blogger và kể cả giới văn nghệ sĩ ở VN nói chung, việc làm của họ chỉ là viết bài đưa tin trên blog hoặc trên các trang báo mạng, phản ánh một số mặt khác nhau trong đời sống chính trị-xã hội ở VN, kêu gọi tự do ngôn luận tự do báo chí, phản đối Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa Hoàng Sa của VN, …kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc cũng là một hành động ôn hòa. Đó chính là thái độ chính trị của người công dân bức xúc trước những thực trạng của đất nước. Nhưng đáp lại, chính quyền VN đã thằng tay trấn áp tất cả những ai muốn lên tiếng! Điều này một lần nữa, chứng tỏ chính quyền VN không hề quan tâm đến dư luận thế giới, sẵn sàng vi phạm sự cam kêt về cải thiện tình hình nhân quyền khi nộp đơn xin gia nhập WTO cũng như sẵn sàng đi ngựơc lại với Hiến pháp của chính nước CHXHCNVN-điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”

Người Đưa Tin Tự Do (từ Sài Gòn)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Những tin tức giờ chót về chuyện giới trẻ Việt Nam
kêu gọi biểu tình tẩy chay đuốc thế vận phản đối Trung Cộng
Trong ngày hôm qua trên mạng Internet đã xuất hiện lời kêu gọi gởi đồng bào và thanh niên Việt Nam, về vụ biểu tình chống ngọn đuốc Thế Vận và phản đối Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa.

Lời kêu gọi viết rằng trong thời gian qua Phong Trào Vận Động Tẩy Chay Olympic Bắc Kinh 2008 đã được phát động rộng rãi trên mạng Internet. Sự ủng hộ đã tạo nên một không khí sôi nổi trên thế giới mạng, qua đó thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam, quyết tâm chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cha ông đã để lại.

Chúng ta đã không còn đơn độc khi nhân loại tiến bộ trên thế giới đã phản ứng mạnh mẽ trước những tội ác mà Trung Quốc đã gây ra, âm mưu lợi dụng ý nghĩa cao cả của Thế Vận Hội để che dấu cho những tội ác kinh tởm nhất và để đánh bóng hình ảnh của một Trung Quốc bá quyền.

Lá thơ kêu gọi đã đến lúc mọi nguời phải hành động cho độc lập và tự do, theo tiếng gọi Lương Tâm Người Việt Nam. Đây là cơ hội mà các bạn có thể nói cho thế giới biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hãy bãi khóa hai ngày 28 và 29 tháng tư, một ngày để tưởng nhớ về Hoàng Sa; một ngày để tưởng nhớ về Trường Sa. Hãy ca vang những bài ca yêu nước, hãy cùng hô to Hoàng Sa và Trường Sa khi ngọn đuốc đi qua. Hãy làm tất cả những gì có thể để phát huy lòng yêu nước tiềm ẩn của các bạn! Hãy cùng hướng về ngày 29 tháng 4, 2008 lịch sử! Một lịch sử do thanh niên Việt Nam làm lên! Xin chuyển lửa và bấm vào lời Kêu Gọi và Kế Hoạch để làm lịch sử. Tất cả thuộc về chúng ta. Đất nước và quyền bảo vệ đất nước. Việt Nam Là Một.

Tưởng cũng nên nhắc lại là ngọn đuốc Thế Vận sẽ đến Saigon vào ngày 29 tháng 4, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã tìm mọi cách để đàn áp và ngăn chặn giới trẻ và giới trí thức biểu tình, nhưng người ta chưa biết là trong những giờ tới sẽ ra sao.

Xe cứu hỏa sẽ xịt nước người việt nam biểu tình chống đuốc trung cộng

Giới trẻ thông tin về vấn đề biểu tình trong nước, cho biết rằng phía nếu tình hình biểu tình có thể lan rộng và không kiểm soát được, vòi rồng xe cứu hỏa sẽ được dùng đến để giải tán đám đông.

Bản tin liên mạng bí mật trong giới hẹn nhau xuống đường ngày 29.4 đã phát đi thông tin yêu cầu mọi người phải chuẩn bị đề phòng trường hợp này. Một trong những thông tín viên của Vietactionnews cũng nhận được bản tin, trong đó, nội dung được nhấn mạnh rằng 4 xe cứu hỏa thuộc sở cứu hỏa TP Saigon, trụ sở nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 1, sẽ được huy động chuẩn bị để giải tán các cuộc biểu tình. Bản tin được phát đi dựa theo nguồn tin của một nhân viên cứu hỏa được điều động vào tổ trực chiến chống bạo động cho ngày 29 tháng 4 này. Khi được hỏi thêm là ý kiến dùng vòi rồng giải tán đám đông, vốn chưa từng được sử dụng tại Saigon kể từ 32 năm nay, có phải là ý kiến từ các cố vấn an ninh Trung Quốc hay không thì nhân viên này từ chối không trả lời.

Được biết súng phun nước trang bị trên các xe này, trung bình có khả năng phun 900 lít nước một phút, có nghĩa là đủ sức đẩy một người đứng trực diện vời vòi nước té và đi xa khoảng 10 đến 15 phút. Một tin tức khác cho biết các bài học 2 súng bắn nước phối hợp để đánh và làm dạt đám động cũng được bí mật thực tập tại Sở cứu hỏa thành phố Saigon. Ngoài ra, một nguồn tin khác chưa được kiểm chứng, cho biết có đến 200 công an viên Trung Quốc, trong đó có khoảng 20 Thanh Y Vệ theo bảo vệ ngọn đuốc, sẽ làm hàng rào bao bọc chính, bảo vệ cho ngọn đuốc đi qua Saigon.

Quan điểm của giới văn nghệ sĩ về việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh ở Saigon

Như vậy là chỉ còn một ngày nữa, đuốc Olympic Bắc Kinh sẽ tới Saigon, trùng vào dịp biến cố 30 tháng 4. Trong lúc chính quyền tìm mọi cách để bảo đảm thành công cho cuộc rước đuốc, giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn đã có nhiều ý kiến về việc này.

Blogger Điều Cày từng nhiều lần gặp rắc rối với công an vào thời gian sinh viên thanh niên Việt Nam tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc. Trong bối cảnh mà theo lời tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng, nhà cầm quyền sẽ huy động cả hệ thống chính trị để bảo đảm an tòan tuyệt đối cho cuộc rước đuốc này. Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ cho biết không khí ở Saigòn hiện giờ có thể hiểu rằng có một sự phản kháng ngấm ngầm. Trong tình hình rước đuốc thông qua Sài Gòn, một số anh em họ đều tỏ vẻ không hài lòng về chuyện rước đuốc. Sự phản kháng của anh em thì mỗi người mỗi cách. Có nhiều cách khác nhau, có người có thái độ rất cụ thể, có người tỏ thái độ rất khiêm tốn, và họ muốn cho thấy rằng họ tỏ thái độ.

Bằng chứng là trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc hiện giờ Công an canh gác rất kỹ vì chuyện rước đuốc sẽ đi qua Nhà Thờ Đức Bà cho nên họ rất không hài lòng. Nói chung sự phản kháng của anh em mỗi người mỗi cách. Có nhiều cách khác nhau, có người tỏ thái độ rất cụ thể, có người tỏ thái độ rất là khiêm tốn.
Trong những ngày gần đây, có một số văn nghệ sĩ trong nước bị lâm vào hòan cảnh bi đát vì diễn biến này. Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ cho biết trường hợp của Điếu Cày thì ai cũng biết, ông bị Công an theo dõi rất sát. Hiện thời công an không muốn xảy ra cho cuộc rước đuốc sắp tới ở Sài Gòn giống như ở bên Anh hay bên Mỹ. Họ không muốn cho ngọn lửa Olympic bị tắt vì một lý do nào đó.

Trên các đất nước cộng sản họ rất dễ dàng làm việc này, đối với trí thức hay là đối với những người phản đối cuộc rước đuốc thì bên này công an luôn luôn có sự để ý nhất định của họ và khi họ thấy cần phải can thiệp thì họ sẽ can thiệp bằng bạo lực. Họ nắm sức mạnh trong tay, cho nên khi họ muốn dùng bạo lực thì không có gì khó. Khi được hỏi về lời tuyên bố của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội vừa rồi là Việt Nam sẽ bảo đảm an tòan tuyệt đối lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh, Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ nhận xét tại vì tình hình rước đuốc thì tất cả lúc ngọn đuốc đi qua bất cứ nước nào an ninh luôn luôn đặt lên hàng đầu.

Nhà văn Nguyễn Viện ở Saigòn mô tả về tình cảnh của một số văn nghệ sĩ ở thành phố này hiện giờ bị công an mời làm việc. Việc Trung Quốc cho phổ biến bản đồ Thế Vận Hội có những chi tiết như là mô tả Hoàng Sa và Trường Sa như là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, thì tất cả người Việt Nam yêu nước phải bất mãn thôi.

Về lời tuyên bố mạnh mẽ của Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, nhà văn Nguyễn Viện nhận xét về mặt ngoại giao thì Nguyễn Tấn Dũng có quyền làm như vậy, nhưng mà về mặt người dân thì họ cũng có quyền biểu lộ chính kiến của mình. Ông nghĩ rằng trong việc rước đuốc Olympic qua Saigon và đồng thời cũng có những dư luận chung quanh việc Trung Quốc cho phổ biến bản đồ Thế Vận Hội có những chi tiết như là mô tả Hoàng Sa Trưòng Sa như là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, thì ông nghĩ rằng điều đó làm cho tất cả người Việt Nam yêu nước phải bất mãn thôi.
(Theo tin SBTN)
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Cơn sốt gạo tại Việt Nam
Apr 30, 2008

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải đư ra kêu gọi dân chúng ngừng mua gạo tích trữ làm lợi cho bọn đầu cơ. Trong mấy ngày qua cơn sốt gạo xảy ra tại nhiều tỉnh ở Việt Nam, người mua gạo đã phải trả với giá gấp đôi mấy hôm trước. Phần lớn các tỉnh phía Nam trong đó có Saigon, Lâm Đồng, Quảng Nam Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng bị cuốn vào cơn lốc gạo do tin đồn giá gạo tăng cao. Thành phố Saigon là một trọng điểm của đợt sốt gạo chưa từng có. Một phụ nữ ở Saigon mô tả những gì đang diễn ra trong thành phố 8 triệu dân này và cho biết trong 3 ngày qua cả thành phố điên khùng lên vì chuyện gạo tăng giá.

Giá gạo đã tăng lên gấp đôi mà cao nhất là 20 ngàn một ký mà cũng không có gạo để mua. Cả thành phố như lên cơn sốt chen lấn đạp lên nhau mua, xếp hàng rồng rắn trong khi cán bộ nhà nước thì cứ kêu gọi dân chúng cứ bình tĩnh vì Việt Nam không thể nào thiếu gạo được. Họ cũng cho biết nguyên nhân là kẻ xấu tung tin làm cho dân chúng náo động lên. Đến sáng hôm nay thì các siêu thị bắt đầu tung gạo ra bán, mỗi một đầu ngừơi được mua 10 ký với giá chính thức không tăng một xu nào. Tất cả các siêu thị đã cùng loan báo để ngừơi dân dừng xô đẩy nhau đi mua gạo tích trữ như vậy vô ích. Đồng thời họ tuyên bố đang tìm những người đầu cơ để bắt giữ. Ngay tại vựa lúa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một khu vực dư thừa lúa gạo, tình trạng sốt giá gạo cũng xảy ra kể từ hôm thứ sáu. Các thông tin về giá lúa gạo trên thế giới, cộng thêm những lời đồn đóan có dụng ý đã khiến người tiêu dùng đua nhau mua gạo tích trữ. Giá gạo càng cao thêm sau khi nhiều vựa gạo và đại lý bán gạo đóng cửa ngừng bán. Một nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết tình trạng ở địa phương nơi giá gạo đã tăng lên đến 22 ngàn đồng một ký.

Dân làm mướn làm thuê ở trong xóm khổ cực chạy tìm mua gạo, nhưng hôm nay giá gạo đã xuống 18 ngàn đồng một ký. Tin vào ngày hôm nay cho biết là Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam hứa là sẽ giải quyết tình trạng sốt gạo giả tạo trong vài ngày sắp tới. Tuy nhiên nhiều chuyên gia thị trường cho rằng việc điều hành lúa gạo của Việt Nam đang có vấn đề. Cơn sốt gạo mấy ngày qua được đạo diễn bởi những nhà đầu cơ nhiều kinh nghiệm và chính họ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Điểm đáng chú ý là Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam của nhà nước là cơ quan chi phối phần lớn thị trường lúa gạo ở các tỉnh phía Nam. Ngay cả Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng cũng phải cảnh cáo sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt nặng nề đối với giới đầu cơ tích trữ gạo sau khi giá gạo tăng vọt khiến dân chúng hốt hoảng đổ xô nhau đi mua hôm cuối tuần. Đây là một dấu hiệu cho thấy bầu không khí bất ổn đang bao trùm khắp vùng Á Châu giữa lúc các chính phủ tìm cách ổn định giá nhu yếu phẩm sau khi giá gạo trên thị trường quốc tế tăng khoảng 70% tính từ đầu năm tới nay.
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

33 năm ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam
May 02, 2008
Ngày hôm nay là ngày 30 tháng 4, kỷ niệm 33 năm ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam, với hình ảnh quê hương Việt Nam dù đã chấm dứt chiến tranh nhưng vẫn còn bất công nghèo đói, trong khi chế độ Cộng sản Việt Nam vẫn xiết chặt kiểm soát và đàn áp người dân trong nước.

Tại hải ngoại đặc biệt là tại Hoa Kỳ, lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận đã được tổ chức ở nhiều nơi trong suốt cuối tuần qua. Tại Việt Nam, hôm nay nhiều viên chức cấp cao của nhà cầm quyền, kể cả Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, đã tham dự một buổi mít tinh tại Hà Nội để kỷ niệm sự kiện này. Điều đáng nói là trong buổi lễ đã vắng mặt cả Nguyễn Minh Triết lẫn Nguyễn Tấn Dũng, hai nhân vật nằm trong bộ ba lãnh tụ của Cộng sản Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California ghi nhận việc Thượng Viện tiểu bang đã công nhận một nghị quyết tuần tưởng niệm 30 tháng 4 đen, và các buổi lễ tưởng niệm diễn ra liên tục từ hôm thứ bảy cho đến ngày hôm nay. Tối nay sẽ có những đêm thắp nến và văn nghệ đấu tranh kéo dài cho đến khuya.

Được biết nhiều cộng đồng Việt tỵ nạn tại các thành phố cũng tổ chức lễ treo cờ vàng, trong khi báo chí Mỹ cũng ghi nhận những hình ảnh và những sinh hoạt của người Việt trong dịp này. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm khoảng 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ và 3 triệu người Việt Nam thiệt mạng. Ở trong nước, đa số dân chúng và nhất là giới trẻ lợi dụng dịp nghỉ lễ để vui chơi, rất ít người tham dự những sinh hoạt ngày 30 tháng 4 do nhà nước Cộng sản Việt Nam tổ chức, khác với những buổi lễ rầm rộ vào dịp này trong những năm đầu tiên sau khi chiếm được miền Nam.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

USCIRF thúc chính phủ Mỹ
đưa Việt Nam vào lại danh sách “quan tâm đặc biệt”

Friday, May 02, 2008


WASHINGTON DC. 2-5 (TH).- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ (USCIRF) đốc thúc chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì các cuộc đàn áp hoặc giới hạn tự do tôn giáo vẫn diễn ra rất thường tại Việt Nam.

Cuối năm 2006, chính phủ Mỹ đã lấy tên Việt Nam ra khỏi danh sách này trước khi có cuộc hội nghị Thượng Ðình Diễn Ðàn Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (tháng 11, 2006) mở đường cho CSVN gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào đầu năm sau. Dịp này USCIRF đã khuyến cáo chính phủ không nên làm như vậy.

USCIRF (U.S. Commission on International Religeous Freedom) là một tổ chức điều hành độc lập được thành lập theo một đạo luật, trong đó một nửa (5) thành viên do chính phủ và một nửa (5) thành viên do Quốc Hội đề cử. Hàng năm tổ chức này đưa ra các phúc trình và khuyến cáo cho chính phủ và quốc hội về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới.

Việt Nam xứng đáng được cư xử như một nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vì “có quá nhiều đàn áp và giới hạn quyền tự do tôn giáo” vẫn xảy ra dù chính phủ đã lấy tên (VN) ra khỏi danh sách CPC nhờ Hà Nội đưa ra một số chỉ thị lệch lạc cải cách chính sách đối với các tôn giáo, USCIRF nói trong bản phúc trình thường niên.

“Bắt giữ, bỏ tù, phân biệt đối xử và các giới hạn khác tiếp tục, vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn được các viên chức nhà nước các địa phương cứng đầu thực hiện và được nhà cầm quyền trung ương khuyến khích đối với các lãnh tụ tôn giáo bị tình nghi là có mưu đồ chính trị.” Bản phúc trình của USCIRF gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Condoleezza Rice viết như vậy.

Hồi cuối năm ngoái tin tức phổ biến trên VietCatholic News cho thấy nhà cầm quyền các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu vẫn cấm đạo Công Giáo. Linh mục bị cấm dâng thánh lễ trong khi tín đồ thì bị cấm theo đạo.

Tại khu vực Tây Nguyên, Tổ Chức Người Thượng ở Hoa Kỳ, thường xuyên đưa ra các bản tường trình cho thấy nhà cầm quyền CSVN vẫn cấm đoán các hội thánh Tin Lành tư gia hoạt động qua các vụ bắt giữ, đánh đập, bỏ tù. Dịp lễ Phục Sinh vừa qua, hàng ngàn người Thượng cũng đã biểu tình ở các buôn làng đòi quyền tự do tôn giáo bên cạnh chuyện đòi lại đất canh tác đã bị nhà nứơc cướp đoạt.

Các giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, Cao Ðài vẫn tiếp tục bị khủng bố dưới nhiều hình thức. Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế thường đăng các bản tin thông báo các hành động khủng bố, đàn áp giáo hội này.

Dù có các bằng chứng hiển nhiên như vậy, Tom Casey, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng Hoa Thịnh Ðốn đang cùng với Hà Nội giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Ông nói rằng: “Các hành động mà nhà cầm quyền CSVN thực hiện đã giải tỏa một số trong những điều chúng ta quan tâm cho nên họ không đáng được đưa trở lại danh sách CPC.”

Trước bản phúc trình của USCIRF, Tòa đại sứ CSVN ở Hoa Thịnh Ðốn chưa đưa ra lời bình luận. Thông thường Hà Nội đều phủ nhận các cáo buộc liên quan đến tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Chế độ Hà Nội luôn luôn chối là không hề bỏ tù ai vì lý do tôn giáo hay chính trị.

Bản phúc trình của USCIRF cũng khuyến cáo chính phủ nên cho vào danh sách CPC cả Pakistan và Turkmenistan.

Trên nguyên tắc và theo luật, khi bị bỏ vào danh sách CPC, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có các biện pháp chế tài, đặc biệt là giới hạn hoạt động thương mại, viện trợ. Tuy nhiên cho tới nay chưa thấy Hoa Thịnh Ðốn có hành động cụ thể nào với chuyện này.

Hiện có 8 nước trên thế giới đang trong danh sách CPC là Trung Quốc, Eritrea, Iran, Myanmar, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan
Last edited by thienthanh on Tue May 06, 2008 3:24 am, edited 1 time in total.
tranphuongdong
Posts: 526
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Hà Nội tuyên bố sẽ đủ gạo để ăn và xuất cảng

May 05, 2008
Trong những tin khác trong ngày, hôm qua một thông cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cộng sản Việt Nam cho biết nạn dân chúng đổ xô đi mua gạo tại Việt Nam đã chấm dứt sau khi giá gạo hạ giảm, đồng thời với việc các công ty xuất cảng gạo điều chỉnh lại thị trường nhằm triệt hạ cơn sốt gạo tệ hại nhất trong nhiều năm nay. Những tài liệu chính thức cho thấy Việt Nam hiện có 1 triệu 230 ngàn tấn gạo tồn kho, và giới hữu trách cho biết con số này chứng tỏ việc giá gạo tăng và dân chúng đổ xô đi mua, chỉ là hậu quả của những tin đồn đãi, của nạn đầu cơ tích trữ, của những trở ngại trong việc phân phối, chứ không phải vì thiếu gạo.

Hôm 1 tháng 5, giá gạo ngon trong nước hạ xuống còn từ 16 tới 17 ngàn đồng một ký. Tuần trước, giá gạo đã tăng từ 11 và 13 ngàn đồng lên 20 và 22 ngàn đồng một ký. Tin nói rằng sản lượng lúa của Việt Nam trong năm 2008 được tiên đoán vào khoảng 36 triệu 550 ngàn tấn, với mức tiêu thụ trong nước khoảng 27 triệu 800 ngàn tấn, kể cả 1 triệu tấn dành cho lúa giống và 5 triệu 800 ngàn tấn nuôi gia súc và thất thu sau mùa gặt trong năm. Bản thông cáo của Bộ Nông Nghiệp Cộng sản Việt Nam cho hay lượng lúa 8 triệu 750 ngàn tấn còn lại, tương đương với khoảng 4 triệu 500 ngàn tấn gạo, có thể đem xuất cảng. Chỉ tiêu xuất cảng từ 3 triệu rưỡi tới 4 triệu tấn gạo trong năm nay do nhà nước đề ra là chuyện có khả năng đạt được.

Việt Nam đã sản xuất được 19 triệu 800 ngàn tấn lúa trong 6 tháng qua, trong đó 5 triệu tấn tương đương với 2 triệu 800 ngàn tấn gạo, được dành cho xuất cảng. Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã xuất cảng 1 triệu 600 ngàn tấn gạo, trị giá 775 triệu mỹ kim.

Trong khi đó một bài viết trên nhật báo Globe and Mail phát hành vào ngày hôm qua tại Canada đã cho rằng những nông dân Việt Nam đang phải đối phó với nhiều nghịch lý. Bài báo đã phỏng vấn một nông dân tại Việt Nam, và người này cho biết nếu nhà nước giữ cho giá phân bón ổn định thì nông dân có thể tăng nguồn thu nhập. Khi giá gạo tăng đến mức độ kỷ lục cuối tuần qua, những nông dân trồng lúa cũng chẳng biết gì về chuyện giá gạo tăng hay giảm. Ông này cho biết đa số những người nông dân chân lấm tay bùn, nào hiểu gì chuyện thay đổi thất thường của giá cả trên thị trường. Khi họ bán được gạo giá cao, nhưng giá vốn cũng tăng theo, đặc biệt là phân bón vốn dính liền với giá xăng dầu.

Xăng dầu rất cần thiết để bơm nước vào đồng và chuyên chở vụ mùa, đã tăng liên tục trong thời gian qua. Ngay cả lương trả cho nhân công cũng tăng cao bởi vì nạn lạm phát phi mã cao chưa từng có ở Việt Nam hiện nay. Trong những cuộc phỏng vấn các nông dân trên toàn Việt Nam, mọi nông dân đều đồng ý là giá vốn tăng gấp hai kể từ năm ngoái, nên mức thu nhập của họ chẳng tăng thêm chút nào, mặc dù giá gạo tăng cao trên thị trường gạo quốc tế cũng như nội địa. Một người cho biết mỗi khi giá gạo tăng là giá phân bón tăng theo bằng như nhau. Cuối cùng chỉ có những thương buôn ở giữa là giàu sụ, còn người dân thì vẫn tiếp tục còng lưng cầy bừa và chỉ có đủ bữa ăn qua ngày, đó là chưa kể việc nhà nước hạn chế số lượng gạo xuất cảng trong một nỗ lực bảo về nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong nước, làm cho nông dân đã khổ lại càng khổ hơn mà thôi.\
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests