Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Bị bắt vì gửi email đe dọa Obama

Một người đàn ông có vũ trang hôm qua bị bắt ở phía tây nước Mỹ, vì bị cáo buộc gửi một email có nội dung đe dọa Tổng thống Barack Obama.

Image
Đây không phải là lần đầu tiên ông Obama bị đe dọa kể từ khi trở thành tổng thống Mỹ. Ảnh minh họa: AFP

"Anh ta đã gửi một email nhằm đe dọa tổng thống", AFP dẫn lời Emily Langlie, nữ phát ngôn viên của Văn phòng Công tố Mỹ tại bang Washington, cho biết. Người này cũng xác nhận nghi phạm bị bắt giữ trong một căn hộ ở ngoại ô thành phố Seattle, thuộc bang Washington ở phía tây nước Mỹ.

"Khi Cơ quan Mật vụ và cảnh sát địa phương tới căn hộ của người này để điều tra, họ phát hiện anh ta có vũ khí. Người này bị bắt chóng vánh sau đó", Langlie cho hay.

Các quan chức hành pháp đang lục soát căn nhà để tìm vũ khí và những vật liệu khả nghi.

Tổng thống Obama là mục tiêu thường xuyên của những lời đe dọa. Không ít người, trong đó có cả người Mỹ và công dân nước khác, đã bị bắt vì có hành vi đe dọa tính mạng của Obama kể từ sau khi ông nhậm chức hồi đầu năm 2009.

Hà Giang
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Lại nổ súng bừa bãi ở New York làm 2 người chết và 8 bị thương


Cali Today News - Cảnh sát New York City cho hay là ít nhất 2 người đã chết và 8 người khác bị thương thứ sáu 24/8
do một vụ nổ súng bên ngoài tòa nhà Empire State Building.

Vụ nổ súng có vẻ không phải là một vụ khủng bố, một trong hai người thiệt mạng chính là hung thủ. Dahlia Anister, 33 tuổi,
đang làm việc gần tòa nhà cao 102 tầng này, cho hay: “Tôi nghe nhiều phát súng”


Image
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng. Photo courtesy:Reuters

Các nạn nhân bị bắn sau 9 giờ sáng một chút trên lề đường của Đại Lộ 5 bên ngoài tòa nhà Empire State, thuộc khu phố Midtown Manhattan.

Nhiều du khách đã giật mình hoảng hốt. Vụ nổ súng đã diễn ra trong mùa du lịch cao điểm của thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ và ngay tại một trong các khu phố nhộn nhịp nhất.

Empire State Building là tòa nhà cao nhất thế giới trong vòng 40 năm khi được hoàn tất vào năm 1931, sau đó khi TòaTháp Đôi ra đời thì nó mất danh hiệu này. Sau vụ 9/11 nó lại trở thành tòa nhà cao nhất New York City.

Trong mùa hè năm nay đã có 2 vụ tàn sát gây chấn động thế giới ở Mỹ. Ngày 20 tháng 7, James Holmes, 24 tuổi đã nổ súng giết 12 người và làm bị thương 58 người khác khi họ đang xem buổi chiếu ra mắt bộ phim “Batman” ở Colorado.

Sau đó đến ngày 5 tháng 8, một tay súng giết chết 6 người và làm bị thương rất nặng 3 người khác tại một đền thờ của người Sikh ở ngoại ô thành phố Milwaukee, trước khi bị cảnh sát bắn chết, trong một vụ mà FBI xếp loại là ”khủng bố nội địa”

Cảnh sát New York cho hay đã bắn hạ hung thủ và nạn nhân bị hắn bắn chết là một phụ nữ. Thị Trưởng Michael Bloomberg sẽ lên tiếng về vụ này trong ngày. Đài NPR trưa thứ sáu loan báo có 9 người bị thương.

Trần Vũ
theo Reuters, KTVU và NPR
thienthanh
Posts: 3391
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Ngành Y Tế Đánh Cá Bạc Tỷ: Obama Sẽ Thắng Romney

WASHINGTON - Các nhà đầu tư trong ngành chăm sóc y khoa đánh cược rằng Tổng Thống Barack Obama sẽ tái đắc cử.

Mark T. Bertolini vừa mới đánh cược 5.7 tỷ đô rằng Obama sẽ thắng cử.

Bertolini là tổng quản trị công ty Aetna , nơi hôm Thứ Hai đã đồng ý mua công ty Coventry Health Care, một công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc Medicare và Medicaid. Số tiền 5.7 tỷ đô này tung ra sẽ có nhiều ý nghĩa nếu luật y tế của Obama, tên chính thức là Affordable Care Act - còn gọi là Obamacare - sẽ không bị xóa sổ.

Ứng viên Tổng Thống Cộng Hòa Mitt Romney đã thề là sẽ gỡ bỏ luật trên "ngay ngày đầu mà tôi nhậm chức, do vậy khi đánh cược rằng Obamacare sẽ vẫn tồn tại lâu dài có nghĩa là tin rằng Romney sẽ thất cử.

Vào lúc này, nhiều doanh gia có vẻ như ủng hộ Romney, nhưng khi có ai bơm tiền ra bạc tỷ để đánh cược hẳn là họ có lý do suy đoán ai sẽ thắng cử.

Với điểm chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 9.5% trong ba tháng qua, và với thị trườngc hứng khoán đã leo qua điểm cao nhất từ khi có khủng hoảng tài chánh, các nhà tư bản đánh cược rằng Obama sẽ thắng cử cũng là hợp lý, theo kiểu họ phân tích.

Intrade, một thị trường trên mạng cho người đầu tư đánh cược trên kết quả chính trị và các sự kiện thế giới khác, cho thấy TT Obama được dân đánh cược tin nhiều phần sẽ thắng cử, tỷ lệ là 57.3% so với 42%.

Deepak Goel, kinh tế gia của viện Socionomics Institute, nói hồi tháng 2-1012 rằngc hỉ số tiến đoán về kết quả tái tranh cử của một tổng thống đương vị là tỷ lệ biến đổỉ trên thị trường chứng khoán trong vòng ba năm trước Ngày Bầu Cử.

Chỉ số này quan trọng hơn là tổng sản lượng GDP, lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp.

Nhưng khi nhìn thị trường chứng khoán như dấu chỉ về lợi tức tương lai, một số kinh tế gia thấy bất lợi cho Obama, như phân tích của Daniel Loeb, một nhà đầu tư trong quỹ đầu tư mạo hiểm (hedge fund), vì điều ông gọi là chính phủ Obama không gây được sức tăng trưởng và chưa giảm thất nghiệp.

Loeb từng bầu cho Obama, và bây giờ quay sang ủng hộ Romney.

Tuy nhiên, nhìn lại lợi tức của Loeb trong tam cá nguyệt vừa qua, mà ông báo cáo lên Ủy Hội Chứng Khoán SEC, thì Loeb đã mua cổ phiếu của các công ty y tế Aetna, Cigna , Humana , UnitedHealth và WellPoint, bên cạnh cổ phiếu nhiều ngành khác. Tất cả các công ty y tế vừa kể đều hưởng lợi trong khi còn giữ Obamacare, và nếu gỡ bỏ luật y tế này thì cổ phiếu các hãng đó sẽ giảm thê thảm.

Bertolini, của Aetna, nói rằng chuyện ông thương lượng mua công ty Coventry không liên hệ tới chuyện ai thắng cử Tổng Thống sắp tới. Nhưng thực tế là, nếu ông tin Romney sẽ thắng cử và nếu ông vẫn còn muốn mua Coventry, thì ông sẽ chờ cho qua bầu cử và sẽ mua được với giá rẻ rất nhiều lần hơn.

Không chỉ Aetna đánh cược cho Obama thắng cử. Công ty WellPoint hồi tháng 7-2012 đã đồng ý mua Amerigroup với giá 5 tỷ đôla, chỉ một tuần lễ sau khi Tòa Tối Cao ra phán lệnh duy trì chương trình y tế toàn dân của Obama.

Thương vụ của Aetna từ các chương trình y tế chính phủ sau khi mua Conventry, dự kiến sẽ tăng tới 30%, từ mức 23%.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Image
Bão Issac hăm dọa New Orleans giống như bão Katrina vào năm 2005
Tuesday, 28 August 2012 12:03

Cali Today News - Bão nhiệt đới Issac đã mạnh lên gần bằng với loại bão hurricane, nhắm trực tiếp đến duyên hải Vịnh Gulf Coast của Hoa Kỳ và sẽ đổ bộ vào New Orleans đúng 7 năm sau ngày bão Katrina đánh vào đây.

Hệ thống đê điều và kiểm soát lũ lụt mới xây của thành phố nàysẽ có dịp được trắc nghiệm trước Issac. Trung tâm bão Hurricane của Mỹ NHC dự báo Issac sẽ đổ bộ vào khuya thứ ba và sáng thứ tư vào vùng đông nam Louisiana.

Các công ty dầu hỏa đã cho di tản nhân viên và đóng cửa nhiều giàn khoan và nhà máy lọc dầu. Giá dầu thô Brent trên thế giới tăng thêm 46 cents đạt 112.72 đô la/thùng vào thứ ba 28/8, do ảnh hưởng của bão Issac.

NHC ra thông báo có đoạn: “Issac đang mạnh dần và đang trở thành bão hurricane chiều tối nay”, nhưng nó “tha” cho thành phố Tampa của Florida, nơi Đảng Cộng Hòa đã cho khai mạc Đại Hội Đảng hôm qua.

Đến chiều thứ ba, dự báo mưa lớn và gió mạnh sẽ tràn vào bờ biển Gulf Coast. Hiện Issac đã có sức gió mạnh 70 dặm/giờ, chỉ còn 4 dặm nữa là đạt sức mạnh của loại bão hurricane (74 dặm/giờ)

Trận bão có bề rộng lên đến 400 dặm. Craig Fugate, Giám Đốc cơ quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang cho hay là “Issac sẽ gây ảnh hưởng tồi tệ lên hai tiểu bang Mississippi và Alabama”

Issac sẽ giải tỏa cơn hạn kéo dài của một vùng rộng lớn đất đai của Hoa Kỳ vì nó đem nhiều nước vào, nhưng đồng thời cũng khiến vụ thu hoạch bắp, đậu nành và lúa gạo bị khựng lại.

Bộ Nông Nghiệp Mỹ loan báo là 6% năng suất bắp của Hoa Kỳ đã được thu hoạch và 26% đang chín rộ sớm, đa số nằm ở phía nam. Lúa đã gặt xong được 27% và 24% bông vải đang sẵn sàng chờ được thu hoạch.

Trần Vũ
theo Reuters và NPR
huynhtruong25
Posts: 142
Joined: Sun Sep 25, 2011 9:48 pm
Contact:

Post by huynhtruong25 »

Bão Isaac ập vào thành phố New Orleans, Louisiana
Wednesday, August 29, 2012 3:40:50 PM


NEW ORLEANS (NV) - Vào sáng ngày Thứ Tư, 29 tháng Tám, bão Isaac bắt đầu ập vào Plaquemines Parish,
quận hạt cực Nam của thành phố New Orleans, làm nước tràn qua một đoạn đê.

Image
Dù của một cư dân New Orleans bị gió bão thổi bung lên.(Hình AP)
Trước đó, cư dân tại quận hạt này đã được lệnh di tản, nhưng một số vẫn nán lại. Những người ở lại chuẩn bị thực phẩm, xăng và máy phát điện, đề phòng bất trắc xảy ra.

Các nhà khí tượng dự đoán bão Isaac, dù không dữ dội như bão Katrina cách đây đúng 7 năm, nhưng vẫn có thể làm cho một phần ba thành phố New Orleans bị mất điện.

Bão Isaac cũng sẽ mang một lượng lớn nước mưa vào thành phố vào Thứ Sáu tuần này.

Trong khi đó, bên trong thành phố, hệ thống bơm nước đang được chuẩn bị. Người ta cũng hy vọng hệ thống đê xây dựng mất 15 tỉ đô la có thể phần nào bảo vệ cư dân.

Hiện tại, nước đang dâng lên hơn 8 feet và tràn qua một đoạn đê dài 18 dặm, dọc bờ sông Mississippi làm một số lính vệ binh quốc gia và dân cư đang bị kẹt.




Tại trung tâm thành phố, lực lượng vệ binh được trang bị vũ khí sẵn sàng đối phó với bạo động hoặc hôi của xảy ra, nếu bão ập vào.

Cho đến tối hôm Thứ Ba, hơn 1,000 cư dân sống trong quận Plaquemines Parish đã di tản.

Cho đến trưa ngày Thứ Tư, đe doạ của bão Isaac có vẻ bớt đối với khu vực phía Đông Plaquemines Parish, nhưng gió lại đẩy bão đi về phía Tây, làm chính quyền phải ra lệnh di tản thêm khoảng 3,000 cư dân của khu vực này. (ĐD)
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

ƯCV Mitt Romney kêu gọi phục hồi nước Mỹ
Thursday, August 30, 2012 8:22:26 PM


TAMPA, Florida (NV) - Bài diễn văn đọc trước Ðại Hội Toàn Quốc Ðảng Cộng Hòa tại Tampa, Florida, tối Thứ Năm, của ông Mitt Romney,
65 tuổi, cựu thống đốc tiểu bang Massachusetts, là cao điểm trong nỗ lực năm năm tranh đấu đạt tới chức vị ứng cử viên tổng thống.

Image
Ứng cử viên Mitt Romney vẫy tay chào cử tọa trước khi đọc bài diễn văn tối Thứ Năm, kết thúc Ðại Hội Toàn Quốc Ðảng Cộng Hòa.
Ông sẽ đại diện đảng Cộng Hòa tranh cử với Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Mười Một. (Hình: AP Photo/Charles Dharapak)

Ông muốn tranh thủ những cử tri đã bỏ phiếu cho ông Barack Obama năm 2008: “Nếu quý vị nghĩ lại trước đây đã từng phấn khích khi bầu cho Barack Obama, thì bây giờ quý vị không nhìn thấy cách mà ông là Tổng Thống Obama hay sao. Quý vị biết rằng điều gì đó sai trong việc làm của ông ở vị trí tổng thống, so với những cảm nghĩ tốt nhất quý vị đã có khi bỏ phiếu cho ông.”

Ông Romney hiểu là ông không có sức thu hút với cử tri như ông Obama bốn năm trước, và ông không tìm cách cố gắng làm như thế. Ông tự giới thiệu mình là người nhắm tới những mục tiêu đơn giản hơn, nhưng gần với họ hơn: “Tổng Thống Obama hứa hẹn làm cho nước biển không dâng cao và hàn gắn hành tinh này. Tôi chỉ hứa giúp cho quý vị và gia đình.”

Ông nêu thành quả hoạt động lâu dài trong ngành kinh doanh để chứng minh rằng mình sẽ làm tốt công việc. “Cái mà đất nước chúng ta cần không có gì sâu xa phức tạp. Cái người Mỹ cần là việc làm, rất nhiều việc làm,” ông Romney nói, trong tiếng vỗ tay của những người tham dự đại hội.

Khẩu hiệu trong ngày Thứ Năm, ngày cuối cùng của đại hội, là: “Chúng ta tin tưởng ở nước Mỹ.”

Các đại biểu tham dự được nghe các diễn giả nói đến di sản của cố Tổng Thống Ronald Reagan, được xem video ca tụng những giới chức Cộng Hòa gốc Hispanic và nghe một phát biểu ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha của ông Craig, con trai của ông Romney, đã hai năm làm việc cho hội truyền giáo Mormon ở Chile. Ông Craig ca ngợi người cha, cũng như người mẹ, bà Ann Romney, đọc một bài diễn văn đầy tình cảm tối Thứ Ba, xưng tụng những đức tính của ông chồng đáng tin cậy và tạo sự cảm thông của dân Mỹ đối với ông, xua tan tâm lý xem ông là người “cứng nhắc, khó thương.”

Cựu thống đốc Florida, ông Jeb Bush, cũng xuất hiện trong đại hội, nói về nhu cầu chấn chỉnh và cải thiện các trường công lập.

Ông cũng nói (với ông Obama) là: “Ðừng đổ thừa cho anh tôi (George W. Bush) nữa.”

Hôm Thứ Tư, Dân Biểu Paul Ryan, ứng cử viên phó tổng thống, phát biểu trước đại hội, hứa hẹn là nếu ông Romney và ông đắc cử, Hoa Kỳ sẽ trở lại tốt đẹp thịnh vượng hơn. Ông phê phán chính quyền Obama về vấn đề chi tiêu đưa đến thiếu hụt ngân sách, về việc không giải quyết được tình trạng nền kinh tế suy yếu và thất nghiệp nặng nề. Ông cũng đả kích đạo luật cải tổ y tế và hứa sẽ cùng những người Cộng Hòa thu hồi đạo luật này.

Trong một e-mail vận động gây quỹ hôm Thứ Năm, trưởng ban vận động tranh cử của Tổng Thống Obama, ông Jim Messima, phản công và tố cáo ông Ryan trình bày gian dối trong bài diễn văn tối hôm trước về chương trình Medicare, về đạo luật Recovery Act cứu nguy nền kinh tế và về việc Tổng Thống Obama làm cho nhà máy chế tạo xe hơi GM ở Janesville, quê quán của ông Ryan tại Wisconsin, phải đóng cửa.

E-mail của ông Messima viết: “Nhà máy GM đóng cửa Tháng Mười Hai, 2008, dưới thời Tổng Thống George W. Bush,” và ông Messima chỉ trích: “Ryan cũng không đưa ra được một ý kiến xây dựng gì về việc làm thế nào cho nước Mỹ tiến tới. Ông chỉ báo cho những tỉ phú và các đại công ty ủng hộ rằng họ hãy tiếp tục chi ra hàng trăm triệu đô la để tấn công ông Obama bằng bất cứ điều gì gian dối có thể có hiệu quả.”

Mặc dù cố gắng nói về những vấn đề cụ thể, ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa, ông Mitt Romney, cũng không thể tránh khỏi những lời cổ vũ có tính cách lý tưởng.

Ông kêu gọi dân chúng Mỹ hãy vượt qua quá khứ khó khăn và thất vọng để xây dựng tương lai nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Ông nói: “Với đa số người dân Mỹ hiện nay tin tưởng rằng tương lai không tốt đẹp bằng quá khứ, tôi muốn đoan chắc điều này: Nếu Obama được tái cử thì tin tưởng ấy là đúng.”

Nhưng điều cần nhất đối với ông Romney là phải chứng tỏ và thuyết phục được dân Mỹ rằng ông vững vàng, kiên trì và có viễn kiến với sứ mạng lãnh đạo Hoa Kỳ.

Bài diễn văn kết thúc đại hội của ông Mitt Romney kéo dài trong 35 phút. (HC)
hoanghoa
Posts: 2271
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Thị trưởng Los Angeles: Obama sẽ được 70% phiếu Hispanic
Sunday, September 02, 2012 8:40:57 PM

CHARLOTTE, North Carolina - Ông Antonio Villaraigosa, thị trưởng Los Angeles và là chủ tịch Ðại Hội Ðảng Dân Chủ (DNC),
tiên đoán rằng Tổng Thống Barack Obama sẽ nhận được 70% số phiếu của cử tri gốc Hispanic, theo tin của UPI.

Image
Thị trưởng Los Angeles, ông Antonio Villaraigosa, tiên đoán Tổng Thống Barack Obama sẽ nhận được 70% số phiếu
của cử tri gốc Hispanic. (Hình: AP/Reed Saxon)

Vào năm 2008, ông Obama được 67% số phiếu của cử tri gốc Nam Mỹ này, trong khi TNS John McCain chỉ được 31%. Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox News hôm Chủ Nhật tại Charlotte, North Carolina, ông Villaraigosa nói ông nghĩ rằng con số này sẽ tăng cao hơn trong năm nay cho ông Obama.

Ông tuyên bố: “Tôi nghĩ con số sẽ gần khoảng 70%. Ðâu đó giữa 67% và 70%. Nhưng sẽ không cao hơn thế.”

Ông giải thích: “Phe Cộng Hòa đang chống lại đạo luật cải tổ y tế 'Affordable Care Act,' nhưng các ông nên hiểu rằng, trong số 32 triệu người đủ điều kiện để được hưởng chương trình này thì 9 triệu là dân Hispanic.” (T.P.)
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Cựu TT Clinton đọc diễn văn “giới thiệu” TT Obama
Wednesday, September 05, 2012 9:02:24 PM

CHARLOTTE, N.C. (AP) - Cựu Tổng Thống Bill Clinton là trung tâm của Ðại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ,
với nhiệm vụ giới thiệu Tổng Thống Obama tranh cử nhiệm kỳ thứ nhì.

Image
Cựu tổng thống Bill Clinton đọc diễn văn tại Time Warner Cable Arena, Charlotte, North Carolina, tối 5 tháng Chín, 2012.
(Hình: STAN HONDA/AFP/GettyImages)

TT Clinton cũng là người đem đến cho đại hội đảng Dân Chủ những hào quang trong hai nhiệm kỳ của mình, cùng thành tích hoạt động cá nhân ông sau đó.

Trong bài diễn văn của mình, ông Clinton bênh vực những khó khăn mà nhiệm kỳ vừa qua của TT Obama phải đối phó hay những kế hoạch chưa thực hiện được, và ca ngợi các nỗ lực xây dựng nền tảng cùng viễn kiến của chính quyền này cho tương lai nước Mỹ.

Theo lập luận của ông, hầu hết những vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế suy yếu là “thừa hưởng” từ Cộng Hòa và mặc dầu bước hồi phục chậm chạp, Tổng Thống Obama trong 4 năm vừa qua đã đặt nền móng cho một nền kinh tế sinh động và quân bình hơn mà ông sẽ cần phải được bốn năm nữa để đi đến thành quả.

Cựu Tổng Thống Bill Clinton nói: “Câu hỏi quan trọng nhất là chúng ta muốn sống trong một đất nước như thế nào? Nếu muốn chỉ bằng những gì mình có, muốn ở một xã hội mà kẻ thắng chiếm trọn, thì quý bạn hãy bỏ phiếu cho liên danh Cộng Hòa. Nếu các bạn muốn sống trong một đất nước chia sẻ sự thịnh vượng sung túc và chia sẻ trách nhiệm, trong một xã hội chung của tất cả chúng ta, thì quý vị nên bầu cho Barack Obama và Joe Biden.”

Ông kết luận: “Tôi yêu đất nước chúng ta và tôi hiểu rằng chúng ta đang phục hồi trở lại. Qua hơn 200 năm, với mọi khủng hoảng, bao giờ chúng ta cũng vượt khỏi và mạnh hơn trước. Chúng ta sẽ như thế chừng nào chúng ta còn cùng chung sức. Chúng ta đề cao lý tưởng mà những nhà lập quốc đã đem cuộc sống, của cải và danh dự của họ để thành lập nên một liên bang hoàn hảo hơn. Nếu đó là những điều quý vị tin tưởng, là những điều quý bạn mong muốn, thì quý bạn phải bầu lại cho Tổng Thống Barack Obama.”

Tổng thống Obama từ Washington đến Charlotte trước đó mấy tiếng đồng hồ, ông bất ngờ có mặt trong hội trường cùng Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama và gần đầy đủ mọi nhân vật cao cấp trong đảng, để nghe bài nói chuyện đầy phấn chấn và lời hùng biện của cựu Tổng Thống Clinton.
Riêng Ngoại trưởng Hillary Clinton vắng mặt vì đang công du qua nhiều nước Á Châu, trong đó có Trung Quốc.

Bài phát biểu của cựu Tổng Thống Clinton đọc lúc 10 giờ tối Thứ Tư, sau bài nói chuyện của ông Antonio Villaraigosa, thị trưởng thành phố Los Angeles, và là chủ tịch hội nghị. Ðảng Dân Chủ hy vọng rằng ông Bill Clinton, vị tổng thống cuối cùng lãnh đạo đất nước trải qua một giai đoạn kinh tế phát triển, có thể giúp cho Tổng Thống Obama tái đắc cử ở một thời điểm không mấy tươi sáng.
Ðại hội Toàn quốc đảng Dân Chủ tại Charlotte, North Carolina, qua ngày thứ nhì hôm Thứ Tư, với phần chủ yếu là những cuộc thảo luận trong các phân bộ (caucus).

Ngày đầu tiên, Thị Trưởng Julian Castro thành phố San Antonio và Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama là những diễn giả chính với hai bài phát biểu được đánh giá là thành công, đưa đến niềm phấn khởi cho đại hội.

Về phía đảng Cộng Hòa, các thành phần bảo thủ nỗ lực cổ vũ cho hai ứng cử viên Mitt Romney và Paul Ryan, loan báo đã chi gần $13 triệu cho các quảng cáo truyền hình để phản công lại những kết quả có thể đạt được của Ðại Hội Ðảng Dân Chủ. Những chủ đề tấn công là nền kinh tế khó khăn, đạo luật cải tổ y tế và thiếu hụt ngân sách. Theo lời Ryan thì nợ quốc gia lên tới 1,600 tỷ Mỹ kim và “đó là một đất nước đang suy sụp.”

Tổng Thống Obama đến Charlotte chiều Thứ Tư và sẽ đọc bài phát biểu nhận nhiệm vụ tái tranh cử trước đại hội vào tối Thứ Năm. Theo dự định trước, tổng thống sẽ nói chuyện ở sân vận động Bank of America ngoài trời, đủ chỗ cho 74,000 người tham dự. Tuy nhiên theo dự báo thời tiết sẽ có mưa nên địa điểm đọc diễn từ phải dời vào hội trường trong nhà ở Time Warner Cable Arena, nơi đang họp đại hội và chỉ có 25,000 ghế. Nhưng việc này cũng sẽ giúp tránh được những kẻ quậy phá bởi vì tuyệt đại đa số cử tọa là đại biểu tham dự đại hội. (H.C.)
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Đặc vụ Mỹ điều tra tin ông Romney bị tống tiền
Thursday, September 06, 2012 3:58:23 PM

FRANKLIN, Tennessee (AP) - Sở Ðặc Vụ Mỹ hôm Thứ Tư cho hay đang điều tra nguồn tin cho hay hồ sơ thuế
của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, ông Mitt Romney, bị đánh cắp trong vụ đột nhập vào một văn phòng kế toán ở thành phố Franklin,
Tennessee. Có người nói rằng đã có được hồ sơ này và đòi ông Romney phải trả $1 triệu nếu không muốn bị công bố.

Image
Trụ sở công ty PricewaterhouseCoopers, nơi lưu giữ hồ sơ thuế của ông Romney. (Hình: AP Photo/Erik Schelzig)

PricewaterhouseCoopers, công ty cung cấp dịch vụ kế toán cho ông Romney, nói rằng họ không thấy có chứng cớ gì cho thấy hồ sơ thuế của ông bị đánh cắp.

“Ngay lúc này, không có chỉ dấu gì cho thấy hệ thống của chúng tôi bị xâm nhập hay có sự xem xét hồ sơ mà không có phép,” theo phát ngôn viên PricewaterhouseCoopers, ông Chris Atkins.

Tại Washington, DC, ông Edwin Donovan, phát ngôn viên Sở Ðặc Vụ, xác nhận cơ quan này đang mở cuộc điều tra. Ủy ban vận động tranh cử của ông Romney từ chối bình luận về việc này.

Sở cảnh sát thành phố Franklin cho hay không hề có cuộc báo động về việc văn phòng bị đột nhập bất hợp pháp, trong Tháng Tám vừa qua, theo lời Trung Úy Cảnh Sát Charles J. Warner. (V.Giang)
vuphong
Posts: 2753
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

California cấm chủ đất buộc người thuê nhà trả tiền Online
Friday, September 07, 2012 6:01:38 PM

SACRAMENTO (NV) -Ðồng tình với than phiền của người thuê nhà ở California, Thống Ðốc Jerry Brown hôm Thứ Sáu
ký thành luật SB 1055, bắt buộc chủ đất phải nhận tiền thuê nhà bằng mọi hình thức, chứ không phải chỉ trả qua Internet (Online),
thông cáo báo chí của văn phòng Thượng Nghị Sĩ Ted Liew, tác giả của dự luật, cho biết.

Image
PayPal là một trang web được dùng để trả tiền qua Internet. Nhiều chủ đất ở California yêu cầu người thuê nhà trả tiền bằng cách này,
và thống đốc tiểu bang vừa ký luật cấm chủ đất yêu cầu như vậy.
(Hình minh họa: Karen Bleier/AFP/Getty Images)



“Ðây là một thắng lợi cho tất cả mọi người, nhất là những người muốn trả tiền nhà bằng hình thức khác cách trả trên Internet,” vị thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ được bản thông cáo trích lời nói, sau khi thống đốc ký SB 1055, một dự luật được sự ủng hộ của lưỡng đảng và đã được lưỡng viện tại Quốc Hội California thông qua trước đó. “Giới cao niên, người tàn tật và người nghèo, hoặc bất cứ ai, chỉ muốn không bị bắt buộc phải trả tiền qua Internet, bây giờ có thể an tâm là có thể trả tiền nhà bằng cách khác nữa.”

SB 1055 được Thượng Nghị Sĩ Ted Lieu giới thiệu là để đáp ứng tình trạng ngày càng có nhiều chủ đất không muốn nhận tiền thuê nhà bằng chi phiếu hoặc “money order.” Và SB 1055 bảo đảm rằng người thuê nhà vẫn có thể tiếp tục trả tiền nhà hàng tháng bằng hai hình thức này.

Vấn đề được chú ý vào cuối năm 2011, khi hàng trăm cư dân sống trong các căn hộ ở Los Angeles phản đối chủ đất thông báo cho khoảng 300 cư dân sống tại một khu nhà là họ sẽ phải trả tiền nhà qua Internet.

Luật hiện hành trước đó không nói rõ người thuê nhà phải trả tiền như thế nào. Dự Luật SB 1055 điều chỉnh luật cấm chủ đất yêu cầu người thuê nhà trả tiền nhà qua Internet. (Ð.D.)
nguyenvsau
Posts: 1138
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Los Angeles: 4 ngày, 2 trận động đất
Friday, September 07, 2012 7:01:46 PM

BEVERLY HILLS, California -Một trận động đất 3.5 độ Richter xảy ra đêm Thứ Năm, bước sang ngày Thứ Sáu, tại Los Angeles.

Giới hữu trách cho hay chưa có báo cáo về thiệt hại nhân mạng hay tài sản.

Image
Một đoạn xa lộ bị sập ở Northridge, Los Angeles, trong trận động đất vào năm 1994. (Hình: Joe Sohm, Science Photo Library)

Cơ Quan Ðo Ðạc Ðịa Chất Mỹ (USGS) nói rằng trận động đất này vào khoảng 3.5 Richter, xảy ra lúc 12 giờ 03 phút sáng Thứ Sáu, với tâm điểm là vùng Beverly Hills.

Chấn động được cảm thấy từ thành phố Santa Monica cho tới Hollywood và vùng San Fernando Valley. Cơ quan USGS báo cáo có hơn 4,000 đáp ứng trên trang web từ những người cảm thấy trận địa chấn này.

Sở Cứu Hỏa thành phố Los Angeles tiến hành các biện pháp thông thường khi xảy ra động đất và gửi nhân viên đi khắp nơi, cũng như sử dụng trực thăng quan sát từ trên không, xem xét tình trạng cầu cống, đường sá, cũng như các cơ sở hạ tầng khác.

Phát ngôn viên Brian Humphrey của Sở Cứu Hỏa Los Angeles cho hay khoảng một tiếng đồng hồ sau khi xảy ra động đất rằng không có ai bị thương tích gì và các nhân viên cứu hỏa không thấy có hư hại gì đáng kể.

Trước đó, trong ngày Thứ Hai, cũng có một trận địa chấn xảy ra ở vùng này ở mức 3.2 Richter.

Các trận động đất này xảy ra tại Beverly Hills, giao điểm của hai đường nứt nguy hiểm chạy ngang qua trung tâm khu đô thị lớn của quận Los Angeles. Cả hai đường nứt này có thể gây nên cơn chấn động mạnh có cường độ đến 7.0, theo tin của LA Times.

Nhà địa vật lý Doug Given thuộc cơ quan US Geological Survey nói rằng, các cơn địa chấn xảy ra gần giao điểm của hai đường nứt Santa Monica và Newport-Inglewood. Ðường nứt Santa Monica chạy bên dưới đại lộ Santa Monica, gần các vùng Pacific Palisades, Westwood, Beverly Hills và Santa Monica. Trong khi đường nứt Newport-Inglewood, tuy mang tên như vậy, chấm dứt ở phía Bắc của Inglewood, gặp đường nứt Santa Monica ở giao điểm hình chữ T.

Hai trận động đất có tâm chấn gần đường Doheny Drive-Wilshire Boulevard, và Wilshire Boulevard-Beverly Drive.

Hai đường nứt nói trên tương đối dài, có nghĩa là chúng có thể tạo nên cơn chấn động gây tàn phá lớn. Theo ông Given, vì chúng chạy ngang bên dưới vùng Westside và vùng West Los Angeles County, nơi có mật độ dân cư dày đặc, chúng có thể “gây nguy hiểm lớn cho phần đông dân chúng ở đây.”

Ðường nứt Newport-Inglewood bắt đầu từ bên ngoài duyên hải của quận Cam, chạy dài 50 dặm theo hướng Tây Bắc, xuyên qua Long Beach, Inglewood và đi vào vùng West Los Angeles. Ðường này được xem là gây tàn phá thảm khốc vì nó chạy ngay bên dưới một số vùng đông đúc dân cư nhất của Southern California.

Sự chuyển động dọc theo đoạn phía Nam của đường nứt Newport-Inglewood, gây nên trận động đất Long Beach cường độ 6.3 vào năm 1933, mà tâm chấn nằm ở ngoài khơi Newport Beach. Hậu quả có 115 người chết, phần lớn ở Long Beach và Compton. Ðó là số tổn thất nhân mạng lớn thứ nhì trong động đất ở California từng ghi nhận được. Hư hại kiến trúc các trường học do trận động đất này gây nên đưa đến việc tiểu bang California áp đụng qui định xây cất theo lối chống động đất.

Một nghiên cứu do cơ quan Division of Mines and Geology thực hiện nhận thấy rằng, một cơn địa chấn dọc theo đường nứt Newport-Inglewood có thể khiến cho xa lộ Hollywood Freeway bị bế tắc tại đoạn cầu vượt của hai đại lộ Hollywood và Sunset Boulevard, giảm hoạt động của phi trường Los Angeles International Airport xuống còn 30% trong hai ngày, tất cả bệnh viện ở hai quận Cam và Los Angeles bị mất 34% số giường nằm, năm nhà máy phát điện mất công suất trong ba ngày, và việc tiếp tế nước bị trở ngại.

Một cơn chấn động 6.6 dọc theo đường nứt Santa Monica, ước lượng sẽ có khoảng 54,000 tòa nhà bị hư hại, trong số đó 85 bị hủy hoại hoàn toàn, số tử vong chừng 30 người và hơn 200 người phải vào bệnh viện.

Vào năm 2009, một trận động đất cường độ 4.7 với tâm chấn nằm gần Inglewood, làm vỡ một số cửa sổ và ngói trên trần rơi vào bên trong một rạp chiếu phim.

Hai trận địa chấn ở Beverly Hills đều không có liên hệ gì đến trận động đất lớn vừa xảy ra ở Costa Rica. (TP & VG)
dailien
Posts: 2467
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Chuyện chỉ xảy ra ở quốc hội Hoa Kỳ?

Image
Tòa nhà quốc hội Mỹ. Ảnh Internet
Sau cả tháng trời nghỉ hè, các ông bà dân cử Hoa Kỳ đã gặp lại nhau ngày hôm qua (thứ Hai, mùng 10 tháng 9. 2012) để trên nguyên tắc, làm việc trở lại.

Sinh hoạt của Thượng và Hạ Viện nhộn nhịp hẳn lên, tất cả các văn phòng đều mở cửa, nhiều buổi điều trần được xếp đặt (chẳng hạn như buổi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện vào sáng ngày thứ Tư tới đây để nghe trình bày về “thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông” và nghe câu trả lời chính phủ Hoa Kỳ phải làm gì trước những hành động gây hấn của Bắc Kinh). Văn phòng Chủ Tịch Hạ Viện và Chủ Tịch Khối Đa Số cũng nói sẽ có những cuộc họp báo hàng ngày, chưa kể đến những cuộc họp báo mang tính “đột xuất” mỗi khi các vị dân cử thấy cần phải bày tỏ quan điểm.
Image
Chủ tịch Hạ viện- John Boehner . Ảnh Wikipedia
Đông đúc, nhộn nhịp thì có, nhưng đừng trông chờ các vị dân cử liên bang sẽ đệ nạp những dự luật quan trọng, cũng đừng vội nghĩ những “chuyện lớn” như ngân sách, thuế má, sẽ được bàn thảo và quyết định trước nghị trường. Lý do thứ nhất: còn có 8 tuần nữa đã đến ngày bầu cử, chẳng ai thấy vội phải giải quyết chuyện đất nước ngay trong lúc này, cho dù tất cả những ông bà nghị sĩ và dân biểu vẫn liên tục đưa ra những phát biểu rất giống nhau, đại ý cho rằng “quốc gia đang ở trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều vấn đề cần giải quyết tức khắc, không cho phép chúng ta chậm trễ hơn được nữa”. Lý do thứ nhì: cuộc họp kỳ này kéo dài chỉ có 13 ngày, sau đó ông “thượng” bà “hạ” lại kéo nhau về địa phương vận động tranh cử tiếp. Có lẽ thời gian 2 tuần không đủ để giải quyết những vấn đề lớn nên các ông bà dân cử mặc nhiên đồng ý với nhau để đến sau ngày bầu cử xong rồi hẵng tính.

Thí dụ rõ ràng nhất là chuyện ngân sách và thuế. Trong 3 năm qua nước Mỹ không có ngân sách, khoản tiền chính phủ đang chi tiêu đều là khoản tiền đã được thông qua cho tài khóa 2009 cộng với những khoản tiền phụ trội đặc biệt được Quốc Hội chấp thuận theo yêu cầu của hành pháp. Cả 2 đảng đều lên tiếng nói phải sửa đổi lại hệ thống thuế cho hợp lý hơn (điều này được nói đến nhiều lần ở Đại Hội Cộng Hòa tại Tampa, Florida và Đại Hội Dân Chủ ở Charlotte, N. Carolina), nhưng chưa thấy lưỡng viện Quốc Hội nhúc nhích gì cả.

Tại sao không nhúc nhích? Tìm câu trả lời chẳng khó. Giả sử ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng Hòa đắc cử tổng thống vào tháng 11 tới đây, các vị dân cử Cộng Hòa ở Thượng và Hạ viện sẽ từ chối tham gia những cuộc thảo luận về ngân sách và thuế khóa cho đến sau ngày ông Romney tuyên thệ nhậm chức. Giả sử cánh Cộng Hòa thua bầu cử tổng thống nhưng lấy được thêm ghế để nắm khối đa số ở thượng viện, tất cả những ý kiến của phe Dân Chủ sẽ bị bác bỏ cho đến khi Quốc Hội nhóm khóa mới vào đầu năm tới.

Trong trường hợp tình hình không thay đổi -tức ông Obama vẫn ngồi ở Tòa Bạch Ốc, Cộng Hòa nắm Hạ Viện, Dân Chủ điều khiển Thượng Viện-, lúc đó chính trường Hoa Kỳ sẽ ở trong trạng thái bế tắc cũ: phe Cộng Hòa không chấp nhận cắt giảm hay tăng thuế theo đề nghị của ông Obama, cánh Dân Chủ không ủng hộ tất cả những dự luật cải tổ thuế mà phe Cộng Hòa đệ nạp.

Điều vừa nêu hoàn toàn không phải là dự đoán vì được sự xác nhận của lãnh đạo 2 đảng ở Quốc Hội.

Khi được hỏi liệu từ giờ đến cuối năm Quốc Hội có thông qua được dự luật nào ở tầm quan trọng hay không. Thượng Nghị Sĩ Dick Durbin, Trưởng Ban Điều Hành Đảng Dân Chủ -và là người mới đọc lời giới thiệu ứng viên Obama với cử tri ở Charlotte- trả lời “nếu Tòa Bạch Ốc đổi chủ, chẳng có chuyện quan trọng nào được giải quyết ở Quốc Hội cả”, ám chỉ phía Cộng Hòa sẽ không chịu làm việc chung, chờ đến ngày ông Romney dọn về Washington D.C. rồi hẵng tính.

Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Mitch McConnell -người mới đọc diễn văn ở Tampa kêu gọi cử tri toàn quốc bỏ phiếu cho ông Romney- thì đổ lỗi cho phe Dân Chủ, bảo “nếu có thay đổi sau cuộc bầu cử, liệu bên đó (Dân Chủ) có sẵn sàng làm việc trước ngày tổng thống tuyên thệ nhậm chức không?”. Ông McConnell còn bảo thêm với giọng ngao ngán: “tôi mong điều đó sẽ xảy ra, nhưng khó lắm!”.

Như vậy chuyện gì sẽ xảy ra từ nay đến cuối năm? Chưa ai có được câu trả lời, cho dù ai ai cũng biết những chuyện sẽ xảy ra nếu Quốc Hội không bắt tay vào việc:

1- Đầu tháng Mười chính phủ liên bang sẽ tạm đóng cửa nếu trong 13 ngày sắp tới, Thượng và Hạ Viện không thông qua đạo luật tạm thời cấp cho hành pháp một khoản tiền nào đó để chi tiêu trong lúc chờ đợi các vị dân cử gặp lại nhau vào đầu năm tới (2013) bàn chuyện ngân sách.

2- Cũng có thể sau ngày bầu cử tháng 11, các vị dân cử sẽ gặp nhau để bàn chuyện tiếp tục giảm thuế cho dân chúng, vì quy định giảm thuế được ấn định từ thời George W. Bush và tiếp tục thi hành dưới thời Obama sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm nay. Nếu Quốc Hội không làm điều này, dân chúng Hoa Kỳ sẽ chịu mức thuế cao hơn kể từ ngày mùng 1 tháng Giêng 2013.

3- Nếu Thượng và Hạ Viện không làm việc với nhau sau ngày bầu cử, từ đầu năm tới số tiền chính phủ trả cho những dịch vụ y tế nhận Medicare sẽ giảm bớt so với giá hiện nay; cũng có thể lúc đó hành pháp Mỹ đã tiêu đến mức nợ trần 16,300 tỷ mà Quốc Hội cho phép được vay. Nếu không cho phép vay thêm tiền để tiêu và nếu hai đảng không đồng ý với nhau về kế hoạch cắt giảm ngân sách, lúc đó (về mặt hình thức, trên giấy tờ) chính phủ Hoa Kỳ có thể lâm vào cảnh vỡ nợ.

Đó là những điều tất cả các ông bà dân cử đều biết. Chuyện họ sẽ làm tới đâu thì người dân vẫn phải chờ. Văn phòng ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cho hay “mọi chuyện rồi sẽ được giải quyết”. Nhưng giải quyết như thế nào thì chưa nghe các ông bà dân cử 2 Cộng Hòa lẫn Dân Chủ bàn tới.

Nguyễn Văn Khanh
© Đàn Chim Việt
quangminh
Posts: 549
Joined: Thu May 27, 2010 1:54 am
Contact:

Post by quangminh »

Dọa bom tại hai đại học Mỹ

Hàng nghìn nhân viên và sinh viên ở hai đại học Texas và Bắc Dakota, Mỹ, hôm qua lũ lượt sơ tán khỏi trường
sau khi nhận được lời đe dọa khủng bố bằng bom.

Image
Sinh viên đại học Texas lũ lượt sơ tán khỏi trường sau khi bị dọa bom.
Ảnh: AP

BBC đưa tin đại học Texas đóng tại thành phố Austin cho biết họ nhận được lời đe dọa qua điện thoại từ một người đàn ông "có chất giọng Trung Đông" lúc 8h35 giờ địa phương hôm qua. Toàn bộ cán bộ, giảng viên và sinh viên của ngôi trường có 50.000 sinh viên đã được lệnh sơ tán khỏi các tòa nhà và tránh khu vực trường càng xa càng tốt.

Giới chức cho biết kẻ dọa bom tuyên bố y là thành viên của mạng lưới khủng bố al-Qaeda và những quả bom đã được cài đặt để phát nổ sau 90 phút sau đó. Tuy nhiên, quá thời hạn trên, tại trường vẫn không xảy ra sự cố nào. Lệnh quay lại khuôn viên trường được đưa ra không lâu sau đó vào lúc 12h. Các hoạt động được phép tiếp tục diễn ra vào 17h nhưng các lớp học còn lại trong ngày đều được hủy bỏ.

"Chúng tôi vẫn an toàn", hiệu trưởng của trường, ông Bill Powers, cho biết tại một cuộc họp báo.

Ngay sau khi đại học Texas ra cảnh báo, đại học Bắc Dakota (NDSU), có trụ sở tại thành phố Fargo, cũng phát đi một cảnh báo tương tự cho biết họ nhận được lời đe dọa khủng bố bằng bom.

"NDSU đã yêu cầu tất cả các cán bộ, nhân viên và sinh viên rời khỏi trường lúc 10h15", trường này cho biết.

NDSU có 14.000 sinh viên đang theo học. Trường đã rút lại lệnh sơ tán sau 12h trưa qua và các lớp học đã hoạt động trở lại lúc 14h.

Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết đang điều tra mối liên quan giữa những lời đe dọa tại hai trường. Tuy nhiên, không rõ những lời đe dọa này có liên hệ gì với làn sóng biểu tình và bạo lực chống Mỹ lan rộng ở các nước Bắc Phi và Trung Đông những ngày qua hay không.

Anh Ngọc
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Amazon bắt đầu thu thuế 'sales tax' vào Thứ Bảy này
Friday, September 14, 2012 4:42:19 PM

SACRAMENTO (AP) - Amazon, công ty chuyên bán lẻ đủ các mặt hàng trên mạng, bắt đầu thu thuế kinh doanh (sales tax),
điều mà họ từng tranh đấu chống lại nhưng cuối cùng phải thực hiện vào Thứ Bảy tuần này.


Image
Logo của công ty Amazon. (Hình: David McNew/Getty Images)


Cuộc giằng co giữa công ty bán lẻ lớn nhất thế giới này với Quốc Hội California về việc nên hay không nên tính thuế từng kéo dài trong suốt nhiều năm. Ðôi bên đi đến thỏa thuận hồi năm 2011, theo đó Amazon được phép hoãn thi hành trong một năm và hạn kỳ đó chấm dứt vào ngày Thứ Bảy.

Các nhà lập pháp California bấy lâu nay than phiền về việc ngày càng có nhiều người vào mua đồ trên mạng của công ty bán lẻ này, nhưng lại không bị Amazon thu thuế, khiến tiểu bang bị thất thu hằng triệu đô la. Amazon nại cớ rằng họ quyết định dựa theo phán quyết năm 1992 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, cấm các tiểu bang không được cưỡng bách các doanh nghiệp nếu họ không có cơ sở làm ăn trong tiểu bang. Amazon nói rằng họ không hiện diện ở tiểu bang California, từ nhà kho cho đến bất kỳ cơ sở vật chất nào.

Amazon cũng làm như vậy ở các tiểu bang khác, qua việc đôi khi họ đóng cửa các trung tâm phân phối và hủy các giao kèo để có thể tiếp tục bán hàng miễn thuế.

Giờ đây Amazon ký kết làm ăn trên khắp nước, mở nhà kho và đưa ra đề nghị gửi hàng đến khách hàng nhanh hơn. Nay Amazon thu thuế ở bảy tiểu bang, trong đó có New York và Texas. Ðồng thời họ cũng vừa thỏa thuận sẽ bắt đầu tính thuế ở thêm sáu tiểu bang khác nữa.

Việc mở thêm nhiều nhà kho khiến thời gian giao hàng được rút ngắn lại và đến một ngày nào đó Amazon có thể gửi hàng đi trong cùng ngày, như họ đang làm ở 10 thành phố, trong đó có Boston và Seattle. (TP)
hoanghoa
Posts: 2271
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

2 Cuộc Chiến Afghanistan, Iraq Gây Tổn Thất:
4,000 Tỉ MK, 6,000 Lính Chết, 99,000 Lính Bị Thương
Hoa Kỳ đã từng trả nợ những cuộc chiến bằng cách tăng thuế và hay bán trái phiếu chiến tranh, theo các nhà nghiên cứu tại Đại Học Brown University.

Nhưng các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq thì được trả hoàn toàn bằng cách vay mượn.

Kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Ngũ Giác Đài tốn 1.37 ngàn tỉ đô la cho hầu hết mọi phí tổn để điều hành 2 cuộc chiến này - và số tiền đó chưa tính chi phí chăm sóc cựu chiến binh, trả tiền lời, an ninh nội địa hay tài trợ liên quan đến cuộc chiến.

Phúc trình Chi Phí Chiến Tranh của Đại Học Brown cho biết rằng, "Việc vay nợ này đã nâng cao thiếu hụt ngân sách của Hoa Kỳ, gia tăng nợ quốc gia, và nhiều ảnh hưởng kinh tế vĩ mô khác, như gia tăng lãi suất. Hoa Kỹ cũng phải trả tiền lời trên số tiền mượn. Tiền trả cho tiền lời cho chi tiêu của Ngũ Giác Đài không thôi, cho đến nay (từ năm 2001 tới 2011) là khoảng 185.4 tỉ đô la trong trị giá đồng đô la hiện tại."

Cộng thêm phí tổn gián tiếp của cuộc chiến chống khủng bố - sẽ còn tiếp tục nhiều năm sau khi các cuộc chiến chấm dứt như chăm sóc cựu chiến binh, trả tiền lời, an ninh nội địa, v,v… -- và hóa đơn sẽ nhảy vọt thêm từ 1.9 ngàn tỉ đô la lên tới 2.7 ngàn tỉ đô la, theo các nhà nghiên cứu cho biết.

Tính chung tổng số tiền chi phí cho chiến tranh chống khủng bố lên tới từ 3.2 ngàn tỉ tới 4 ngàn tỉ đô la.

Tổn thất nhân mạng gồm:

- Hơn 6,000 binh sĩ bị giết.

- Hơn 99,000 binh sĩ bị thương trong chiến cuộc hay phỏng đoán đối với thương tích và bệnh hoạn.

- Hơn 552,000 cựu chiến binh bị tàn tật.

- Khoảng 137,000 thường dân bị giết tại Afghanistan và Iraq.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests