Bình Luận , Quan Điểm

TranAnhDung
Posts: 288
Joined: Tue Oct 28, 2008 7:43 pm
Contact:

Post by TranAnhDung »

Súng đã nổ, biến tranh chấp đất đai thành mối ưu tiên của Việt Nam

Tác giả: Nick Heath

(Với sự trợ giúp của Nguyen Kieu Giang, Diep Ngoc Pham, Nguyen Dieu Tu Uyen và K. Oanh Ha ở Hà Nội. Biên tập viên: Adam Majendie, Lars Klemming)

Người dịch: Thủy Trúc
11-07-2012

Image
Nguyen Thi Thuong, vợ của nông dân Doan Van Vuon, đứng cạnh ngôi nhà của gia đình bị phá tại Hải Phòng,
nơi xảy ra vụ tranh chấp kết thúc bằng bạo lực vào ngày 04-02-2012. Photographer: Nguyen Hung, VnExpress/AP Photo


Đầu tiên là cảnh sát và những người đàn ông mặc đồng phục, sau đó tới màn đấm đá và xe ủi đất – bà Nguyen Thi Kiem nói. Trong vài giờ, nhà của bà và 165 người nữa đã bị san bằng – bốn đời nông trang trồng lúa bị san phẳng.

“Bọn họ đến đây đuổi chúng tôi đi” – bà Kiem nói về cảnh sát và những quan chức khác, những người đã đuổi dân làng đi để dọn đường cho một khu đô thị ngoại ô mới ở ngoại thành Hà Nội, ngày 24-4. “Nhà tôi họ cũng cướp mất. Bây giờ tôi chẳng còn gì”.

5 tuần sau, Kiem cùng hàng trăm nông dân mất đất trên toàn đất nước dựng trại, cắm lều dưới mưa, trước cổng các cơ quan nhà nước ở thủ đô Hà Nội, đấu tranh chống những cuộc giải phóng mặt bằng mà họ không được biết và thường dính líu đến nhằng nhịt những lời buộc tội tham nhũng và đền bù không thỏa đáng. Các cuộc biểu tình đã trở thành mối ưu tiên phải giải quyết đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lấn át cả các vấn đề lao động đình công, lạm phát giá cả và phá sản doanh nghiệp, vốn đã làm đồng tiền mất giá tới 20% trong bốn năm.

“Đó là vấn đề mấu chốt, lấn át cả chuyện lạm phát và mất giá tiền tệ, vốn là các tồn đọng lớn nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính xảy ra” – ông Carl Thayer, một giáo sư ở Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra, từng nghiên cứu chính trị Việt Nam suốt 45 năm, nói. “Các nhà đầu tư nên lo ngại về tình trạng mất ổn định nói chung. Đối đầu đã bắt đầu”

Sau khi vụ tranh cãi ở Hải Phòng chấm dứt một cách bạo lực, ngày 10-2, website của Chính phủ trích lời Thủ tướng cho rằng quản lý đất đai không được tốt, và ông kêu gọi xét duyệt lại toàn bộ quy trình, thủ tục. Ngư dân (Người nuôi trồng cá) Đoàn Văn Vươn và gia đình ông đã bắn vào sáu sĩ quan công an và kích nổ một quả mìn tại nhà ông hôm 5-1, khi chính quyền địa phương cố gắng trục xuất họ.

Lao động đình công

Tranh chấp đất đai lại là một bước lùi nữa đối với Đảng Cộng sản, sau khi cuộc lạm phát với tốc độ trượt giá nhanh nhất châu Á năm ngoái làm nổ ra những cuộc đình công của người lao động tại các chi nhánh địa phương hoặc các đơn vị phân phối của hãng Honda Motor (7267), Panasonic (6752) và Adidas AG. Tăng trưởng kinh tế thấp dưới 4,5% trong hai quý đầu – thấp nhất kể từ năm 2009 – trong khi thị trường chứng khoán sụt giảm 17% tính từ đỉnh điểm ngày 8-5 năm nay.

“Là bộ phận cốt lõi của Đảng Cộng sản, nông dân có thể làm cho Bộ Chính trị phần nào lo sợ” – Ernest Bower, giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế học ở Washington, nói. “Vụ mâu thuẫn về đất đai bùng nổ gần Hải Phòng vào đầu năm nay làm Đảng thực sự lo ngại. Đây là một tình huống không ai thắng, về mặt chính trị. Họ phải tiến lên, phải tiếp tục phát triển để củng cố năng lực cạnh tranh”.

Những hỗn loạn về kinh tế-xã hội đã góp phần vào đà sụt giảm 28% đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nửa đầu năm 2012, từ hẳn một năm trước đó. Khi tiền công gia tăng ở Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với Campuchia, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến những nơi chi phí sản xuất rẻ.

Thương vụ mua bán gỗ

Tháng 5. Tran Ngoc Anh, 46 tuổi, đi 1700 km từ tỉnh duyên hải miền Nam Bà Rịa Vũng Tàu ra Hà Nội để đấu tranh chống vụ cưỡng chế đất nhà bà xảy ra cách đây hai thập kỷ. Bà nói bà bắt đầu biểu tình từ năm 2001, sau khi phát hiện ra rằng một số quan chức địa phương đã đem một phần đất cho một công ty gỗ quốc doanh thuê, và bán nhiều phần đất cho các hộ dân khác.

Bà Anh bảo, bà từng bị công an đánh và bắt giam, sau một lần bà định tự thiêu trước cổng nhà thủ tướng vào năm 2009 “để cho ông ta thấy nỗi đau đớn mà người dân phải chịu”.

Ngày 13-6 tại Hà Nội, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, cho các đại biểu biết rằng Thủ tướng Dũng đã yêu cầu các cơ quan chính phủ trong năm nay phải giải quyết tất cả 500 đơn thư khiếu nại đất đai còn tồn đọng. Theo ông Hùng, khoảng 80% số đơn từ khiếu nại gửi đến chính quyền là có liên quan đến tranh chấp đất đai. Bộ Ngoại giao phát biểu trong một bản fax trả lời phỏng vấn, rằng họ “chưa có thông tin gì” về bất kỳ vụ ngược đãi người biểu tình/ khiếu nại liên quan đến đất đai nào.

Bong bóng bất động sản

Theo số liệu của chi nhánh Việt Nam của Tập đoàn CBRE (CBG) – công ty môi giới bất động sản thương mại lớn nhất thế giới – nhiều vụ tranh chấp xoay quanh vấn đề đền bù, trong một thị trường nơi giá trung bình của các chung cư cao cấp ở Hà Nội, kể từ năm 2004 đến nay, đã bị tăng hơn ba lần.

Đền bù giải phóng mặt bằng là vấn đề gây sức ép nhất đối với các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, theo một khảo sát năm 2010 do World Bank tiến hành, cho thấy hơn 80% dân số không hài lòng với các cách tính toán đang được áp dụng.

“Luật đất đai hiện nay không điều tiết nổi thị trường bất động sản đang biến động quá nhanh ở Việt Nam” – ông Eddy Malesky, phó giáo sư trường Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Thái Bình Dương trực thuộc ĐH California, San Diego, nói. “Chỉ là người ta không có cách nào làm cho cái mức giá mà chính phủ ấn định (và bồi thường cho người dân dựa trên đó) phù hợp với giá cả thị trường”.

Mảnh đất từng làm ra lúa gạo cho bà Kiem và hàng xóm láng giềng của bà ở tỉnh Hưng Yên rồi sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo là trở thành Ecopark, một khu đô thị với 20.000 biệt thự (villa) và căn hộ, trường học, cửa hàng, sân gôn, trên một diện tích lớn hơn cả Công viên Trung tâm New York.

Giá đền bù gia tăng

Năm nay bà Kiem 60 tuổi. Bà cho biết lúc đầu, bà được hứa hẹn đền bù mức giá tương đương 2,63 USD một mét vuông, sau đó giá tăng gấp ba lần, lên 7,18 USD.

“Họ không thể ép chúng tôi chấp nhận giá đó” – bà nói khi đứng ngoài cổng Trụ sở Tiếp dân Trung ương ở Hà Nội. “Giá như thế thấp quá. Rồi sau đó họ lại bán đất với giá cao gấp 100 lần”.

Theo thông tin trên một website, hồi tháng 5 năm ngoái, các căn hộ ở Ecopark được rao giá tối thiểu 886 USD/mét vuông, nhằm khuyến khích những người mua sớm. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng, nhà đầu tư của Ecopark, từ chối trả lời phỏng vấn về dự án.

Báo Lao Động hôm nay đưa tin, công ty sẽ trả tới 200 tỷ đồng cho các gia đình tự nguyện giao đất cho dự án, ở khu làng gần nhà bà Kiem. Bài báo cho biết, toàn bộ tiền mặt, cộng với số tiền mà dân làng sẽ nhận được từ đền bù giải phóng mặt bằng, sẽ được dùng để giúp đỡ 2.397 hộ dân tái định cư, ổn định lại tài sản và mùa vụ.

World Bank (Ngân hàng Thế giới) cho biết, một số dự án đã không đền bù thỏa đáng và minh bạch, điều này làm tăng chi phí xây dựng, tăng rủi ro cho nhà đầu tư.

Website của World Bank viết: “Những tồn đọng rất lớn trong vấn đề giá đền bù đã dẫn tới tình trạng dự án bị trì hoãn, đẩy chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng lên rất cao. Khiếu kiện gây ra bất ổn xã hội kéo dài và làm giảm độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam”.

Những vụ biểu tình liên quan tới đất đai ở Việt Nam cũng phản ánh các vụ việc tương tự ở Trung Quốc. Ông Carl Thayer nhận định như vậy tại Học viện Quốc phòng Australia trực thuộc ĐH New South Wales ở Canberra.

Mâu thuẫn với Trung Quốc

Tháng 12 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố Trung Quốc “không thể tiếp tục hy sinh quyền sở hữu đất đai của người nông dân”. Đình công, biểu tình và các hình thức phản đối khác ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi, thành ít nhất 180.000 vụ trong thời gian từ năm 2006 tới năm 2010 – theo thống kê của Sun Liping, một giáo sư xã hội học ở ĐH Thanh Hoa (Bắc Kinh). Tranh chấp đất đai là nguyên nhân hàng đầu gây bất ổn xã hội ở Trung Quốc, theo một nghiên cứu chính thức hồi năm ngoái.

“Việt Nam theo dõi rất, rất thận trọng những gì đang diễn ra tại Trung Quốc” – ông Carl Thayer nói.

Tuy nhiên, năng lực của chính quyền Trung Quốc trong việc di dời người dân đi nơi khác để xây đường xá, đê đập và nhà máy đã góp phần tạo đà phát triển kinh tế nhanh chóng trong hai thập niên qua. Ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của Mekong Economics ở Hà Nội, nhận xét như vậy.

“Ở Trung Quốc, trong vòng ba năm họ có thể hoàn thành một dự án lớn về cơ sở hạ tầng và dẹp tất cả các hộ dân nằm trong khu vực đó đi nơi khác” – McCarty nói. “Ở Việt Nam thì việc ấy phức tạp và chậm chạp hơn rất nhiều”.

Nguồn: BusinessWeek
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Image

Thêm quan chức Syria từ bỏ Assad
Đại sứ Syria tại Iraq thông báo ông đã rời chính phủ Syria để sang hàng ngũ phe đối lập.Với diễn biến mới này, Nawaf Fares là nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên của Syria từ bỏ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Ông Fares là quan chức cấp cao Syria thứ hai ra đi sau khi một vị tướng xuất thân trong một gia đình quyền lực và thân cận với ông Assad cũng đào ngũ chỉ cách đây một tuần.

Trong lúc này các cường quốc phương Tây đang hối thúc Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào Syria trong bối cảnh Hội đồng Bảo an bắt đầu các cuộc thảo luận về tương lai của sứ mạng giám sát hòa bình ở quốc gia này.

Hội đồng Bảo an phải thông qua một nghị quyết mới trước khi sứ mạng này hết thời hạn vào thứ Sáu ngày 20/7.

‘Đứng về cách mạng’

Đại sứ Fares đã xác nhận quyết định của mình trong một thông điệp trên Facebook và trên kênh truyền hình al-Jazeera.

Với các lá cờ cách mạng Syria làm nền, ông đã đọc một thông báo cho biết ông từ nhiệm trên cả hai cương vị là đại sứ Syria tại Iraq và đảng viên Đảng Bath cầm quyền.

“Tôi kêu gọi tất cả các đảng viên hãy làm tương tự bởi vì chế độ này đã biến mình trở thành một công cụ để đàn áp người dân cũng ước muốn tự do và phẩm giá của họ,” ông phát biểu.

“Tôi tuyên bố kể từ lúc này tôi đứng về phía cuộc cách mạng của nhân dân ở Syria, nơi mà tôi phải thuộc về trong hoàn cảnh khó khăn mà đất nước Syria đang trải qua,” ông nói.

Fares được chỉ định là đại sứ ở Baghdad vào năm 2008.

Phóng viên BBC Jim Muir ở nước láng giềng Lebanon cho biết việc đào tẩu của Fares còn quan trọng ở chỗ ông này cũng là tộc trưởng của một bộ tộc thuộc dòng Hồi giáo Sunni có tên là Uqaydat nằm ở biên giới phía đông của Syria với Iraq.

Khu vực xung quanh thành phố Deir al-Zour này đã trở thành cái nôi ủng hộ lực lượng nổi dậy và đã bị đánh bom dữ dội trong những tuần vừa qua, phóng viên Muir nói thêm.

Tuần trước, Tướng Manas Tlas cũng chạy khỏi Syria qua ngõ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông là tư lệnh một đơn vị của lực lượng tinh nhuệ Vệ binh Cộng hòa và đã từng học chung khóa huấn luyện quân sự với Tổng thống Assad khi còn trẻ.

Tướng Manas Tlas đã bị quản thúc tại gia kể từ tháng 5 năm 2011 vì ông phản đối các biện pháp an ninh mà chế độ của ông Assad áp đặt, các nguồn tin cho biết.

BBC
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Đốt Đồ Made in China

Tác giả : Vi Anh
Trong khi Ngọai Trưởng Mỹ Hillary Clinton đi họp Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ARF, ở Nam Vang (Miên), mạnh dạn tuyên bố ám chỉ Trung Cộng “đừng đe dọa trên Biển Đông”, giải quyết tranh chấp một cách "không áp đặt, không ức hiếp, không đe dọa và không sử dụng vũ lực". Thì tại Đồi Capitol, quí vị dân biểu nghị sĩ có uy thế của cả hai đảng phẩn nộ đòi đốt đồng phục, mũ của phái đòan Mỹ tham dự diển hành khai mạc Thế Vận Hội mặc khi biết những thứ này là “made in China.”

Thượng Nghị sĩ Trưởng Khối Dân Chủ Đa số ở Thượng Viện Harry Reid (D-Nev) nói trên truyền hình ABC News ngày 12- 7, “Tôi nghĩ chúng ta lấy tất cả đồng phục, chất thành đống và đốt và bắt đầu làm tới mãi.” TNS Reid còn nói nhắn gởi Ủy Ban Thế Vận hội Mỹ phải nên biết “hổ thẹn” và “bối rối” với những món hàng “made in China”, đặc biệt là đối với những người trong ngành kỹ nghệ dệt ở Mỹ đang kiếm việc làm.

Phản ứng phẫn nộ này lan truyền rộng ra hai viện của Quốc Hội và hai chánh đảng của Mỹ. Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, DB John Boehner, Cộng Hòa -OH., nói trên ABC News cũng ngày 12- 7, bày tỏ nỗi bất bình sâu sắc của Ông về màu cờ sắc áo của Mỹ lại “made in China.”

Còn Cựu Chủ Tịch Hạ Viện hiện là Trưởng Khối Dân Chủ Thiểu số ở Hạ Viện Mỹ, Bà DB Nancy Pelosi, (Dân Chủ, Calif), nói lực sĩ Thế Vận Hội của Mỹ đại diện cho những lực sĩ hòan hảo của Mỹ phải mặc đồng phục “made in USA”: “Họ là những người làm việc cực nhọc. Họ đại diện cho những người tuyệt hảo, họ rất tuyệt vời. Tất cả đều đẹp. Và phải được mặc đồng phục được làm tại Mỹ.”

TNS Kirsten Gillibrand, (DC-N.Y) và DB Rep. Steve Israel, (DC-N.Y) viết thơ cho Chủ Tịch Ủy Hội Olympic Mỹ, cho biết những phát giác này tạo thành một chấn động và bất mãn sâu sắc và yêu cầu phái đòan Olympic của Mỹ trong tương lại phải mặc đồng phục made in USA.

TNS Sherrod Brown, (DC-OH) có một dự thảo luật "Buy America" đang chờ xét ở Quốc Hội khuyến khích mua hàng hóa Mỹ, cũng viết thơ cho Ủy Hội yêu cầu hủy bỏ đồng phục made in China đi và kiếm một nhà sản xuất Mỹ nhờ làm lại đồng phục made in USA. Vị TNS này giải thích với Ủy Hội trong thơ, bằng giấy trắng mực đen, "Ủy Hội Thế vận Mỹ phát huy tinh thần và đạo đức rất cao, và không dung thứ cho việc lường gạt hay vi phạm qui luật. Nhưng Trung Quốc tiếp tục lường gạt khi đến với thương mại quốc tế. Khi chúng ta cố gắng tạo sân chơi công bình cho những nhà sản xưất Mỹ và công nhân, Ủy hội cần tìm một nhà sản xuất nội địa cho số đồng phục trong năm nay.”

Phản ứng đồng lọat của Quốc Hội Mỹ cho thấy Mỹ đã ý thức được tai họa nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà khi quá dễ dàng trong bang giao và giao thương, viện trợ kỹ thuật, đầu tư hào phóng giúp đỡ TC. Chẳng những đồng phục đại diện cho màu cờ sắc áo Mỹ trong Thế Vận Hội cũng made in China mà nhiểu di tích lịch sử Mỹ, cổ tích liệt hạng văn hóa Mỹ cũng để cho thầu TC bị TC tái tạo, sửa sang, vật liệu tư TC đem qua, công nhân từ TC đến làm.

Và đồ ăn thức uống, vật dụng, đồ chơi Mỹ đang xài cũng made in China, tràn ngập thị trường Mỹ tuy rẻ nhưng đa số là đồ độc, đồ giả hại sức khỏe tòan dân Mỹ và cướp việc làm của người Mỹ.

Người Mỹ đang “Chết với TC”. Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry khẳng định: “Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Hai vị có đề nghị một số việc mà chánh quyền và nhân dân Mỹ cần làm để chống lại những việc làm độc hại của TC. Như TC sản xuất, xuất cảng, bán rẻ mạt hàng hóa, đồ ăn thức uống độc hại giết dân chúng của các nước. Như sữa có độc chất melamine, quần áo trẻ em dễ cháy, thuốc aspirin có độc tố, thuốc Lipitor và Viagra giả, nước ngọt có arsenic, trà có chì, nôi trẻ sơ sinh dễ gẩy, điện thoại di động pin dễ nổ gây thương vong, vòng đeo cổ và đồ chơi có chất làm nghẹt thở, v.v...

Như TC ngầm phá hoại làm liệt bại nền kinh tế của các nước. TC luồn lách các qui qui định của WTO để thu lợi trong ngoại thương và bảo vệ kỹ nghệ nội địa, bằng cách tài trợ cho các công ty TC để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc. Họ sản xuất hàng giả, hàng nhái. Họ kềm giá công nhân biến thành lao nô để giá thành hàng made in China thấp bán rẻ hẩu cạnh tranh thắng lợi Tây Phương.

Do đó Mỹ bị TC cướp nhiều việc làm. Theo Navarro và Autry, trong vòng 10 năm qua, Trung Cộng lấy đi của Mỹ mỗi năm 1 triệu công ăn việc làm. Trong 13.9 triệu người Mỹ đang bị thất nghiệp, có 10 triệu việc bị mất ở Mỹ vì chuyển sang Trung Quốc. TC cướp 40% công ăn việc làm của Mỹ. TC làm chết hơn 70% kỹ nghệ dệt của Mỹ. Từ khi TC vào WTO năm 2001, kỹ nghệ bàn ghế, hóa chất, giấy, sắt, bánh xe, của Mỹ phải đóng cửa phân nửa. Vì vậy thâm thủng mậu dịch hàng năm của Mỹ lên đến gần cả ngàn tỷ!.

TC còn dùng gián điệp người và tin tặc ăn cắp bí mật kinh tế, chánh trị, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ và các nước Tây Âu đã tốn hàng tỷ tỷ Đô la để nghiên cứu. TC ép buộc các công ty muốn vào làm ăn ở TC phải chuyển bộ phận nghiên cứu và phát triển đến đó và từ đó TC ăn cắp kỹ thuật. Google là trường hợp diễn hình.

TC đã đánh cắp bí mật khoa học kỹ thuật của Tây Phương, đặc biệt là của Mỹ để chế vũ khí tối tân trong đó có cả hoả tiễn có thể bắn hạ vệ tinh, tiêu diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ, hay bắn sâu vào nội địa Mỹ.

Đô đốc Davor Domazet-Loso, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Croatia, nói làm máy bay tàng hình được vì đã mua lại mảnh của một máy loại này của Mỹ bị bắn rơi ở Serbia năm 1999.

TC giành thế hải thượng của Mỹ. Canh tân, hiện đại hoá hải quân, TC sắp đưa vào sữ dụng một hàng không mẫu hạm mua của Ukraine. TC có đội quân thứ năm, len lỏi trong số người Trung Quốc định cư ở hải ngoại từ lâu, một thế lực tài chánh khá mạnh, suốt từ San Francisco xuống tận Singapore. Và mỗi năm có 750,000 người Trung Quốc vào nước Mỹ.

Cái sai lầm của TC là những người cầm quyền của CS Bắc Kinh mười năm trở lại đây say sưa với sự trổi dậy của TC quên lời dặn của Ô Đặng tiểu Bình, một người nhiều kinh nghiệm luồn lách dể tồn tại và vươn lên thóat bàn tay tàn sát đối thủ của Mao Trạch Đông. Ô. Bình dặn dò hàng hậu bối khi đổi mới kinh tế, mở cửa cho dầu tư nước ngòai vào; Ông nói mèo trắng hay đen con nào bắt chuột được cũng tốt và TC phải núp sâu, giữ yên để phát triễn kinh tế.

Bây giờ Mỹ đã thấy cái nguy của sự trổi dậy của TC rồi. Mỹ đã chỉnh đốn nội bộ, Cộng Hòa lần dân Chủ hai đảng; Hành Pháp lẫn Lập Pháp hai ngành, chánh quyền và nhân dân Mỹ đều coi TC là đối thủ đáng gờm. Đối ngọai Mỹ tăng cường lực lượng và mở vòng vây bao TC ở Á châu Thái bình Dương rồi. Một đặc biệt của chánh quyển và nhân dân Mỹ là bất cứ thế chiến nào Mỹ cũng gia nhập rất chậm. Nhưng khi đã tham gia là dồn nỗ lực, có thắng chớ không có thua trong Thế Chiến 1, 2 và Chiến Tranh Lạnh vừa rồi.
hoanghoa
Posts: 2264
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Di họa của quá khứ

Ngô Nhân Dụng


Ngày Thứ Tư, 11 Tháng Bẩy 2012 vừa qua, hải quân tuần phòng Nhật Bản nhìn thấy ba chiếc tầu tuần duyên của Trung Cộng đi tới gần quần đảo Sensaku, người Trung Hoa gọi là Ðiếu Ngư Ðài, là nơi hai nước đang tranh chấp.

Ba chiếc tầu Trung Quốc chỉ xuất hiện thoáng qua (báo Economist viết là briefly). Chỉ có thế. Nhưng chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo tới Bộ Ngoại Giao để chính thức phản đối hành động xâm phạm chủ quyền này. Tại cuộc họp của khối ASEAN ở Phnom Penh, Camphuchia, ngoại trưởng Nhật đã yêu cầu gặp riêng ngoại trưởng Trung Quốc để nhắc lại lời phản đối.

Chủ quyền của Nhật Bản trên các đảo Ðiếu Ngư không có căn bản vững chắc bằng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật chiếm các đảo Ðiếu Ngư này sau khi đánh thắng quân nhà Thanh năm 1895, cùng lúc cũng chiếm cả Ðài Loan. Khi Nhật Bản bại trận năm 1945, Mỹ đã trả Ðài Loan lại cho Trung Quốc; nhưng Ðiếu Ngư Ðài vẫn coi như thuộc quần đảo Okinawa của Nhật, do quân Mỹ quản trị. Khi Mỹ ký hiệp ước chấm dứt việc quản trị Okinawa, Nhật Bản coi Sensaku thuộc nước mình. Cả chính phủ Ðài Loan lẫn Bắc Kinh đều không chịu, coi Ðiếu Ngư thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp về Sensaku đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, chưa biết bao giờ mới chấm dứt; mà người ngoại cuộc cũng không thể đồng ý với nhau là bên nào có lý. Hai chính quyền Trung Quốc và Ðài Loan cũng như Nhật Bản đều “hưu chiến.” Nhưng chính phủ Nhật Bản đã hành xử đúng với tư cách một quốc gia tự trọng. Hễ thấy đối phương xúc phạm đến chủ quyền của nước mình thì phản đối ngay, với các hành động ngoại giao mạnh mẽ, quyết liệt. Người Việt Nam có thể so sánh mà cảm thấy tủi hổ về các hành động rụt rè, nhút nhát của chính quyền cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm qua, mỗi lần tầu Trung Cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, bắt cóc ngư dân Việt Nam, vân vân. Gần đây, trước lòng dân phẫn nộ, chế độ cộng sản đã phải đổi giọng, lâu lâu nói những lời cứng rắn. Ðó chỉ là những lời nói suông nhằm xoa dịu lòng dân phẫn uất; còn trong hành động thì họ vẫn né tránh, không dám cưỡng lại các “đồng chí anh em” Trung Cộng.

Gần đây một lãnh tụ cấp trung đã tuyên bố rất hăng, nói ông ta sẽ cương quyết chống lại Trung Cộng nếu xâm phạm vùng biển thuộc thành phố Ðà Nẵng. Ðây cũng chỉ là một lời nói “không tốn tiền,” với mục đích mị dân. Người dân dốt đến đâu cũng biết: Một thành phố không có lính tráng, không hải quân, không cả một đoàn tầu tuần duyên, thì lấy sức đâu ra chọi với quân xâm lược?

Người dân Nhật lại được tự do bày tỏ thái độ chống Trung Quốc. Thông thường, chủ quyền kinh tế trong vùng biển chung quanh các hòn đảo chỉ được quốc tế công nhận kéo ra xa vài trăm cây số nếu trên hòn đảo có dân cư sinh sống. Cho nên một gia đình người Nhật, Kurihara, trong thập niên 1970, đã mua bốn trong số 5 hòn đảo ở Sensaku, để chứng tỏ họ đang có dự án sinh nhai tại chỗ. Một số thanh niên Nhật Bản yêu nước đã tự động kéo nhau đến Sensaku, mang theo hai con dê thả đó cho sống, coi như đang thực sự khai thác hòn đảo này. Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng Tokyo đã bày tỏ ý muốn mua lại các hòn đảo từ tay gia đình Kurihara cho thành phố; với mục đích thúc đẩy chính phủ Nhật phải đưa hải quân ra bảo vệ. Lời hô hào của ông Ishihara được dân Nhật ủng hộ, người ta tự nguyện góp tiền cho thành phố Tokyo mua đảo, số tiền lạc quyên được đã lên tới 1.3 tỷ yen; tương đương với 16.4 triệu đô la Mỹ. Từ bao lâu nay, người dân Nhật Bản bày tỏ lòng yêu nước như vậy, không một người nào bị công an ngăn cấm, bắt bớ khi biểu tình chống Trung Cộng; giống như Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc ở Sài Gòn, chở ra Quảng Nam, rồi lại thả về. Không một blogger nào bên Nhật Bản bị công an bắt hỏi cung về những bài phản đối Trung Cộng.

Tại sao người dân Việt Nam lại chịu khốn khổ như vậy? Một lý do là đảng Cộng Sản Việt Nam lỡ nằm trong giọ của Trung Cộng rồi, không cựa quậy được. Từ thời Hồ Chí Minh đã trót theo Trung Cộng, đã thần phục Mao Trạch Ðông, bắt cả nước theo bác Mao ngay từ năm 1950. Bây giờ tất cả đảng cộng sản bị há miệng mắc quai.

Hồ Chí Minh đã ca tụng công ơn của Stalin, Mao Trạch Ðông tại Ðại hội Toàn quốc Ðảng (Lao Ðộng) tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951. Hồ nói, tất cả các chiến sĩ Việt Nam kháng chiến chống Pháp lúc đó đều liều chết là nhờ “giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” và được các đồng chí vĩ đại khuyến khích. Các lời tuyên bố của Hồ Chí Minh đã được một phóng viên của tờ Học Tập liên khu 4 ghi lại nguyên văn như sau: “Ông Mao ở cách đây mấy nghìn dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm... Ông theo dõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta.” Hồ Chí Minh không hề nói tới lòng yêu nước thương nòi, mà đó mới là động cơ chính thúc đẩy các thanh niên Việt Nam hy sinh chiến đấu. Tấm lòng trung thành với Mao Trạch Ðông và Trung Cộng được tiếp diễn đến những năm cuối đời, năm nào Hồ Chí Minh cũng sang Trung Quốc nghỉ dưỡng bệnh rất lâu để được các bác sĩ và hộ lý Trung Cộng săn sóc.

Một hậu quả của thái độ thần phục và tinh thần nô lệ đó là bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958. Ngày 4 tháng 9 năm đó chính quyền Bắc Kinh đã phát hành bản “Công bố của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về lãnh hải.” Ðoạn đầu viết rất rõ ràng: “Lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Ðài Loan cùng..., quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa...”

Chính phủ Bắc Kinh liệt kê tên các đảo quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của nước ta), Nam Sa (Trường Sa của nước ta), coi như thuộc nước Tàu hết. Vậy mà, mười ngày sau, ông Phạm Văn Ðồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai viết rằng chính phủ cộng sản Việt Nam “ghi nhận và tán thành” bản công bố đó; lại nói sẽ “tôn trọng quyết định ấy” và ra lệnh các cơ quan nhà nước “triệt để tôn trọng và thi hành” vân vân.

Bây giờ, mỗi lần có tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng sản Trung Quốc chỉ cần đưa bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ra để bịt miệng!

Năm 1992 ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, họp báo tại Hà Nội giải thích rằng: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 về vấn đề Ðông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.” Ông Cầm quên một điều này: Sau năm 1954, Hiến Pháp cả hai miền Nam, Bắc đều định nghĩa nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, và họ tự có quyền trên cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ có một nửa lãnh thổ. Nếu lý luận như ông Cầm thì ví thử bản Công bố về hải phận năm 1958 của Trung Cộng ghi tên Phú Quốc, Côn Sơn thuộc vào nước họ, đảng cộng sản Việt Nam cũng gật đầu “ghi nhận và tán thành” nốt hay sao?

Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng đã di họa cho dân tộc Việt Nam, vì họ tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản. Ðối với người Cộng sản theo một chủ nghĩa quốc tế, thì không cần đến quốc gia, dân tộc nữa. Hồ Chí Minh viết: “...Nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình” (Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội, năm 2000, tập 11, trang 166). Ông cũng ngưỡng mộ Mao không khác; các cố vấn Trung Cộng viết hồi ký kể rằng trong nhiều trận đánh việc chọn một ngọn đồi làm mục tiêu chiến thuật ông Hồ cũng thỉnh thị ý kiến Mao Trạch Ðông trước khi ra lệnh tấn công.

Tinh thần nô lệ các “đồng chí anh em” Trung Cộng đã gây ra phản ứng ngược ngay trong đảng Cộng sản. Chịu không được nỗi nhục đó nên sau năm 1975 Lê Duẩn phản phúc, chống Trung Cộng triệt để, tuyên bố nước Nga mới là tổ quốc thứ hai. Ðiều này Lê Duẩn cũng chỉ lập lại lời Hồ. Năm 1990, Liên xô tan rã, viện trợ cạn kiệt, đảng Cộng sản Việt Nam trước nguy cơ sụp đổ phải quay trở lại xin thần phục Bắc Kinh. Trong tình cảnh “không đánh đã xin quy hàng” như vậy, Cộng sản Trung Quốc có thế đặt để các điều kiện. Một điều kiện cụ thể: Phái đoàn đi thần phục phải đem Phạm Văn Ðồng cùng sang Thành Ðô. Ðó là một cách nhắc nhở lại bức công hàm năm 1958 do ông Ðồng ký!

Khi nào đảng Cộng sản vẫn còn cai trị nước Việt Nam thì những di họa do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng gây ra không thể xóa bỏ được. Muốn có một chính quyền đủ tư cách nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc như chính phủ Nhật Bản; muốn người dân Việt Nam được tự do phản đối các hành động xâm lăng của Trung Quốc như người dân Nhật vẫn làm; thì nước Việt Nam cần phải dân chủ hóa, thiết lập một chính quyền do người dân tự do bầu cử. Người Việt Nam phải tự quyết định thân phận mình. Hàng triệu thanh niên đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi nghĩa gọi là “giải phóng miền Nam” Ðem xương máu hàng triệu con người để xây dự và củng cố bộ máy cường quyền, cho một lũ tham ô hưởng thụ, chia chác với nhau những của cải do tài nguyên và sức lực của toàn dân đóng góp. Dân Việt Nam không thể để cho đảng Cộng sản tiếp tục lừa dối và đè nén được nữa.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

CSVN Hết Lý Do Tồn Tại

Tác giả : Vi Anh

Mới đọc tựa bài, ắt có người thắc mắc liền, ”Ủa sao kỳ lạ vậy, CSVN đang độc tài, độc đảng cầm quyền, một mình một chợ ở VN; trong nước không có một lực lượng đối lập hay đối kháng nào có tổ chức qui mô, thì làm gì có chuyện CSVN suy tàn hay sụp đổ.” Và cái dễ nhứt là gán lập luận này là của “mấy ông nặng quá khứ nên quá khích với CS” nên trù mạc nhà cầm quyền CSVN.

Nhưng để một bên cảm tính, dùng kinh nghiệm lịch sử và luận lý mà xét như nhà khảo sử Toynbee xét về “Sự Suy Tàn và Sụp đổ” của Đế Quốc La Mã lớn mạnh bằng trăm lần hơn CS Hà nội, thì sẽ thấy cái tưởng như không thể xảy ra trong lịch sử cổ đại nhưng xảy ra không ai cưỡng lại được. Và trong lịch sữ cận kim cũng thế, tình báo quốc ngọai của Mỹ là CIA nhiều tiền, nhiều điệp viên, nhiều máy móc tân kỳ, nhiểu nhà phân tích giải đóan giỏi, có mặt khắp hòan cầu mà trước một tháng CIA đâu có tiên đóan được sự đột quị của các nước CS Đông Âu và nhứt là Liên xô cầm đầu đế quốc CS bất thần chết yểu, mới 75 tuổi so với lịch sử người ta tính niên đại quốc gia bằng thế kỷ hay thiên niên kỷ.

Vạn vật vô thường, đổi thay là qui luật của sự sống. Luật này không miễn trừ bất cứ ai, vật gì, định chế nào. Chánh đảng, chánh quyền, chế độ cai trị cũng sanh, thành, trụ, diệt. Như các nhà lãnh đạo chánh trị, những người cầm quyền quốc gia quá đầy đủ tiện nghi, phương tiện y tế, dinh dưỡng cũng không tránh khỏi khổ ải sanh,lão, bệnh, tử vậy.

Đảng CSVN cầm quyền độc tài, độc trị, chế độ cai trị của CSVN đặt trung ương ở Hà nội gọi là CS Hà nội không thể, không phải, không bao giờ là một biệt lệ, được miển trừ bởi cái luật chết cứng ấy, một luật vô thường không biệt lệ ấy của đấng Tạo Hóa.

Mà Tạo Hóa của chánh trị là dân. Ý dân là ý trời như từ xưa các nhà tư tưởng Trung Hoa đã thấy. Và giới bình dân VN đã công thức hóa thành ca dao, một hình thái văn học bình dân, túi khôn muôn đời, qua câu “Quan nhứt thời, dân vạn đại.”

Điềm báo và triệu chứng của sự suy tàn và sụp đổ của CSVN đã lố dạng ngay bên trong nội bộ nước VN cũng như từ bên ngòai qua thái dộ và hành động của Mỹ và TC hai siêu cường đang ghìm nhau trong vùng Đông Nam Á.

Một, đảng CS đã mất thế chánh thống, chính danh để lãnh đạo và cầm quyền. Nội tại, CSVN mất tính đảng tức là tính đấu tranh thiết yếu cho sự tồn tại của một đảng chánh trị. Đảng CSVN bây giờ bị rạn nứt vì tranh giành ghế trong đảng, ngòai nhà nước, trong chánh phủ. Đảng bị chia rẽ vì địa phương tính nam bắc trung, vì lập trường thân TC thân Mỹ và vì tuổi tác. Chính lọai chia rẽ này là bịnh ung thư di căn qua kinh tế, chánh trị phần lớn làm cho Liên xô sụp đổ.

Đảng CSVN đã không còn chính danh để cầm quyền dưới cái nhìn của “quần chúng nhân dân”. Mất lần thứ nhứt khi Liên xô sụp đổ, chủ nghĩa CS thất bại não nề. Tự cứu CS Hà nội gọi là “chuyển hệ tư duy, đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Và mất lần thứ hai khi CS Hà nội điều hành cái gọi là “kinh tế đổi mới” bằng “ ư duy” cộng sản, biến cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thành kinh tế tư bản hoang dã; nhà nước giúp người bóc lột người, chủ bóc lột thợ, biến xã hội VN thành một xã hội bất công, chia rẽ nhân dân VN bị áp bức thành “dân oan” hết chịu nổi, nhà cầm quyền tham nhũng, lộng quyền, bất chấp luật pháp, đạo lý còn hơn Mafia nữa. Hố sâu ngăn cách kinh hồn giữa giàu và nghèo, thành thị và nông thôn; tham nhũng thành quốc nạn hết chịu nỗi. Dân chúng chống đối khắp nơi. Công nhân biểu tình, nông dân khiếu kiện, tọa kháng, chống đối. Người dân VN chống CS, đa số không tuần hành dân sự nữa mà dùng hối lộ giải quết vấn đề hay dùng đấu tranh với bạo lực để chống nhà cầm quyền, có khi dùng súng, mìn tự chế nữa.

Công luận VN chia ra hai luồng, của nhà nước “báo đài” truyền thông trong luông đi theo “lề phải” do CS vạch, lạt như nước ốc, chẳng ai thèm theo dõi. Trái lại truyền thông ngoài luồng, báo điện tử, webs, blogs, paltalk được khoa học kỹ thuật tin học thời đại giúp trở thành truyền thông vì dân, của dân, do dân, người dân Việt rất thích và truyền thông quốc tế thường sử dụng thành nguồn tin.

Nhà cầm quyền phải dùng cảnh sát công an để thống trị, trấn áp, biến chế độ thành cảnh sát trị. Nhà cầm quyền trở thành thù địch của người dân. Khoa chánh trị xã hội học trên thế giới chứng tỏ chế độ mất lòng như thế tất yếu phải bị nổ bùng, hay nổ chụp. Lịch sử cũng thế cho thấy không chế độ bất công, tham nhũng, coi dân là kẻ thù nào có thể tồn tại với người dân. Sớm hay muộn gì chế độ ấy cũng phải suy tàn và sụp đổ. Do người dân đứng lên lật đổ hay do nội bộ trong nhà nhà cầm quyền, một thành phần nào đó đứng ra đảo chánh lập ra chánh quyền mới thân dân hơn.

Hai, Đảng Nhà Nước CSVN bị hai siêu cường Mỹ và TC gián tiếp làm lung lay chế độ CS Hà nội. Không thể hiểu tương quan ngọai giao qua những chuyền viếng thăm, lời tuyên bố của những nhà chánh trị cầm quyền. Ai từng sống với Mỹ ở Saigon thí biết. Đại sứ Mỹ tỏ ra ủng hộ chánh quyền TT Thiệu hết mình. Nhưng CIA trụ sở chánh nằm ngay trong tòa đại sứ Mỹ lại âm thầm ủng hộ đối lập như đại diện cho một chánh phủ trong bóng tối của Mỹ. Lấy một thí dụ nhỏ, của một tờ báo nhỏ chống chánh quyền TT Thiệu sẽ thấy. Mỗi lần báo Tin Sáng của Ngô công Đức bị cảnh sát tịch thu là mỗi lần Ngô công Đức Hốt bạc, được “những người bạn của chúng ta” (our friends) - danh từ của CIA chỉ những nhân viên của cơ quan này cài trong các cơ quan khác - sử dụng dùng tiền của CIA để ở ngân sách cơ quan khác như JUSPAO để cấp “bon” giấy cho báo Tin Sáng. Cũng như vợ của DB Ngô công Đức được “bè bạn của chúng ta” giúp lãnh thầu giặc quần áo cho cả binh đòan của Mỹ.

Còn bây giờ Mỹ còn có thêm một vũ khí lợi hại nữa. Mỹ có quyền lực mềm của tự do, dân chủ, nhân quyền, khoa học kỹ thuật tiên tiến của Mỹ tạo “diễn biến hòa bình” trong hàng ngũ đảng viên CS. Đừng tưởng trong chánh quyền Mỹ người nào cũng như TNS Kerry o bế CS Hà nội. Nhiều người Mỹ trong ngọai giao, giao thương, an ninh tình báo chánh trị bằng mặt mà không bằng lòng với CSVN, họ làm việc với CSVN thì cứ làm, nhưng suy nghĩ, tìm phương, tìm kế, tìm kẽ hở, tìm cơ hội, tạo điều kiện làm sao cho CS Hà nội khuất mắt, không còn nữa.

Chánh trị gia, chuyên viên, những người làm chính sách của Mỹ tuy rất tài về chánh trị thực dụng nhưng cũng là con người cũng có cái tâm quốc gia dân tộc. Theo văn hào Nguyễn Du Việt Nam, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Người Mỹ cảm thấy được an ủi, hết bị ám ảnh thua CS Hà nội nếu CS Hà nội không còn. Ai bảo họ không tìm cách này hay cách khác làm sao cho CS Hà nội kẻ thù số 1 của Mỹ không còn nữa.

Còn TC thì khỏi nói rồi, hành động của họ đã thấy rõ là tách thế lực nhân dân ra khỏi CS Hà nội, biến CS Hà nội thành kẻ thù của đồng bào mình để CS Hà nội suy yếu, nhu nhược phải theo quan thầy TC./.
lilac2010
Posts: 76
Joined: Sun Mar 21, 2010 10:45 pm
Contact:

Post by lilac2010 »

Di họa của quá khứ

Ngô Nhân Dụng

Ngày Thứ Tư, 11 Tháng Bẩy 2012 vừa qua, hải quân tuần phòng Nhật Bản nhìn thấy ba chiếc tầu tuần duyên của Trung Cộng đi tới gần quần đảo Sensaku, người Trung Hoa gọi là Ðiếu Ngư Ðài, là nơi hai nước đang tranh chấp.

Ba chiếc tầu Trung Quốc chỉ xuất hiện thoáng qua (báo Economist viết là briefly). Chỉ có thế. Nhưng chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo tới Bộ Ngoại Giao để chính thức phản đối hành động xâm phạm chủ quyền này. Tại cuộc họp của khối ASEAN ở Phnom Penh, Camphuchia, ngoại trưởng Nhật đã yêu cầu gặp riêng ngoại trưởng Trung Quốc để nhắc lại lời phản đối.

Chủ quyền của Nhật Bản trên các đảo Ðiếu Ngư không có căn bản vững chắc bằng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật chiếm các đảo Ðiếu Ngư này sau khi đánh thắng quân nhà Thanh năm 1895, cùng lúc cũng chiếm cả Ðài Loan. Khi Nhật Bản bại trận năm 1945, Mỹ đã trả Ðài Loan lại cho Trung Quốc; nhưng Ðiếu Ngư Ðài vẫn coi như thuộc quần đảo Okinawa của Nhật, do quân Mỹ quản trị. Khi Mỹ ký hiệp ước chấm dứt việc quản trị Okinawa, Nhật Bản coi Sensaku thuộc nước mình. Cả chính phủ Ðài Loan lẫn Bắc Kinh đều không chịu, coi Ðiếu Ngư thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp về Sensaku đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, chưa biết bao giờ mới chấm dứt; mà người ngoại cuộc cũng không thể đồng ý với nhau là bên nào có lý. Hai chính quyền Trung Quốc và Ðài Loan cũng như Nhật Bản đều “hưu chiến.” Nhưng chính phủ Nhật Bản đã hành xử đúng với tư cách một quốc gia tự trọng. Hễ thấy đối phương xúc phạm đến chủ quyền của nước mình thì phản đối ngay, với các hành động ngoại giao mạnh mẽ, quyết liệt. Người Việt Nam có thể so sánh mà cảm thấy tủi hổ về các hành động rụt rè, nhút nhát của chính quyền cộng sản Việt Nam trong hàng chục năm qua, mỗi lần tầu Trung Cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, bắt cóc ngư dân Việt Nam, vân vân. Gần đây, trước lòng dân phẫn nộ, chế độ cộng sản đã phải đổi giọng, lâu lâu nói những lời cứng rắn. Ðó chỉ là những lời nói suông nhằm xoa dịu lòng dân phẫn uất; còn trong hành động thì họ vẫn né tránh, không dám cưỡng lại các “đồng chí anh em” Trung Cộng.

Gần đây một lãnh tụ cấp trung đã tuyên bố rất hăng, nói ông ta sẽ cương quyết chống lại Trung Cộng nếu xâm phạm vùng biển thuộc thành phố Ðà Nẵng. Ðây cũng chỉ là một lời nói “không tốn tiền,” với mục đích mị dân. Người dân dốt đến đâu cũng biết: Một thành phố không có lính tráng, không hải quân, không cả một đoàn tầu tuần duyên, thì lấy sức đâu ra chọi với quân xâm lược?

Người dân Nhật lại được tự do bày tỏ thái độ chống Trung Quốc. Thông thường, chủ quyền kinh tế trong vùng biển chung quanh các hòn đảo chỉ được quốc tế công nhận kéo ra xa vài trăm cây số nếu trên hòn đảo có dân cư sinh sống. Cho nên một gia đình người Nhật, Kurihara, trong thập niên 1970, đã mua bốn trong số 5 hòn đảo ở Sensaku, để chứng tỏ họ đang có dự án sinh nhai tại chỗ. Một số thanh niên Nhật Bản yêu nước đã tự động kéo nhau đến Sensaku, mang theo hai con dê thả đó cho sống, coi như đang thực sự khai thác hòn đảo này. Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng Tokyo đã bày tỏ ý muốn mua lại các hòn đảo từ tay gia đình Kurihara cho thành phố; với mục đích thúc đẩy chính phủ Nhật phải đưa hải quân ra bảo vệ. Lời hô hào của ông Ishihara được dân Nhật ủng hộ, người ta tự nguyện góp tiền cho thành phố Tokyo mua đảo, số tiền lạc quyên được đã lên tới 1.3 tỷ yen; tương đương với 16.4 triệu đô la Mỹ. Từ bao lâu nay, người dân Nhật Bản bày tỏ lòng yêu nước như vậy, không một người nào bị công an ngăn cấm, bắt bớ khi biểu tình chống Trung Cộng; giống như Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc ở Sài Gòn, chở ra Quảng Nam, rồi lại thả về. Không một blogger nào bên Nhật Bản bị công an bắt hỏi cung về những bài phản đối Trung Cộng.

Tại sao người dân Việt Nam lại chịu khốn khổ như vậy? Một lý do là đảng Cộng Sản Việt Nam lỡ nằm trong giọ của Trung Cộng rồi, không cựa quậy được. Từ thời Hồ Chí Minh đã trót theo Trung Cộng, đã thần phục Mao Trạch Ðông, bắt cả nước theo bác Mao ngay từ năm 1950. Bây giờ tất cả đảng cộng sản bị há miệng mắc quai.

Hồ Chí Minh đã ca tụng công ơn của Stalin, Mao Trạch Ðông tại Ðại hội Toàn quốc Ðảng (Lao Ðộng) tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951. Hồ nói, tất cả các chiến sĩ Việt Nam kháng chiến chống Pháp lúc đó đều liều chết là nhờ “giác ngộ chủ nghĩa cộng sản” và được các đồng chí vĩ đại khuyến khích. Các lời tuyên bố của Hồ Chí Minh đã được một phóng viên của tờ Học Tập liên khu 4 ghi lại nguyên văn như sau: “Ông Mao ở cách đây mấy nghìn dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm... Ông theo dõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta.” Hồ Chí Minh không hề nói tới lòng yêu nước thương nòi, mà đó mới là động cơ chính thúc đẩy các thanh niên Việt Nam hy sinh chiến đấu. Tấm lòng trung thành với Mao Trạch Ðông và Trung Cộng được tiếp diễn đến những năm cuối đời, năm nào Hồ Chí Minh cũng sang Trung Quốc nghỉ dưỡng bệnh rất lâu để được các bác sĩ và hộ lý Trung Cộng săn sóc.

Một hậu quả của thái độ thần phục và tinh thần nô lệ đó là bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958. Ngày 4 tháng 9 năm đó chính quyền Bắc Kinh đã phát hành bản “Công bố của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về lãnh hải.” Ðoạn đầu viết rất rõ ràng: “Lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Ðài Loan cùng..., quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa...”

Chính phủ Bắc Kinh liệt kê tên các đảo quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của nước ta), Nam Sa (Trường Sa của nước ta), coi như thuộc nước Tàu hết. Vậy mà, mười ngày sau, ông Phạm Văn Ðồng ký công hàm gửi Chu Ân Lai viết rằng chính phủ cộng sản Việt Nam “ghi nhận và tán thành” bản công bố đó; lại nói sẽ “tôn trọng quyết định ấy” và ra lệnh các cơ quan nhà nước “triệt để tôn trọng và thi hành” vân vân.

Bây giờ, mỗi lần có tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng sản Trung Quốc chỉ cần đưa bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ra để bịt miệng!

Năm 1992 ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, họp báo tại Hà Nội giải thích rằng: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 về vấn đề Ðông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.” Ông Cầm quên một điều này: Sau năm 1954, Hiến Pháp cả hai miền Nam, Bắc đều định nghĩa nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, và họ tự có quyền trên cả nước Việt Nam chứ không phải chỉ có một nửa lãnh thổ. Nếu lý luận như ông Cầm thì ví thử bản Công bố về hải phận năm 1958 của Trung Cộng ghi tên Phú Quốc, Côn Sơn thuộc vào nước họ, đảng cộng sản Việt Nam cũng gật đầu “ghi nhận và tán thành” nốt hay sao?

Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng đã di họa cho dân tộc Việt Nam, vì họ tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản. Ðối với người Cộng sản theo một chủ nghĩa quốc tế, thì không cần đến quốc gia, dân tộc nữa. Hồ Chí Minh viết: “...Nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình” (Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội, năm 2000, tập 11, trang 166). Ông cũng ngưỡng mộ Mao không khác; các cố vấn Trung Cộng viết hồi ký kể rằng trong nhiều trận đánh việc chọn một ngọn đồi làm mục tiêu chiến thuật ông Hồ cũng thỉnh thị ý kiến Mao Trạch Ðông trước khi ra lệnh tấn công.

Tinh thần nô lệ các “đồng chí anh em” Trung Cộng đã gây ra phản ứng ngược ngay trong đảng Cộng sản. Chịu không được nỗi nhục đó nên sau năm 1975 Lê Duẩn phản phúc, chống Trung Cộng triệt để, tuyên bố nước Nga mới là tổ quốc thứ hai. Ðiều này Lê Duẩn cũng chỉ lập lại lời Hồ. Năm 1990, Liên xô tan rã, viện trợ cạn kiệt, đảng Cộng sản Việt Nam trước nguy cơ sụp đổ phải quay trở lại xin thần phục Bắc Kinh. Trong tình cảnh “không đánh đã xin quy hàng” như vậy, Cộng sản Trung Quốc có thế đặt để các điều kiện. Một điều kiện cụ thể: Phái đoàn đi thần phục phải đem Phạm Văn Ðồng cùng sang Thành Ðô. Ðó là một cách nhắc nhở lại bức công hàm năm 1958 do ông Ðồng ký!

Khi nào đảng Cộng sản vẫn còn cai trị nước Việt Nam thì những di họa do Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng gây ra không thể xóa bỏ được. Muốn có một chính quyền đủ tư cách nói chuyện ngang hàng với Trung Quốc như chính phủ Nhật Bản; muốn người dân Việt Nam được tự do phản đối các hành động xâm lăng của Trung Quốc như người dân Nhật vẫn làm; thì nước Việt Nam cần phải dân chủ hóa, thiết lập một chính quyền do người dân tự do bầu cử. Người Việt Nam phải tự quyết định thân phận mình. Hàng triệu thanh niên đã hy sinh trong cuộc chiến tranh phi nghĩa gọi là “giải phóng miền Nam” Ðem xương máu hàng triệu con người để xây dự và củng cố bộ máy cường quyền, cho một lũ tham ô hưởng thụ, chia chác với nhau những của cải do tài nguyên và sức lực của toàn dân đóng góp. Dân Việt Nam không thể để cho đảng Cộng sản tiếp tục lừa dối và đè nén được nữa.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Chủ tịch HĐQT Google: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ

Rosh Rogin/Foreign Policy
Trần Ngọc Cư dịch

Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.

Schmidt, người đã từ chức Tổng giám đốc hãng Google năm ngoái, hiện nay là người đứng đầu hội đồng quản trị đồng thời là người phát ngôn chính của Google. Ông đi khắp hành tinh này để nói chuyện với nhiều nhóm cử tọa và thăm dò những quốc gia mà Google có thể bành trướng hoạt động. Ông được gọi là “Đại sứ trên toàn Thế giới” của Google, một danh hiệu ông không theo đuổi nhưng cũng không từ chối. Schmidt đã ngồi xuống trả lời một cuộc phỏng vấn dài của The Cable [một blog của Foreign Policy] bên lề Lễ hội Ý Kiến Aspen (Aspen Ideas Festival) 2012 vào tuần trước.

“Tôi tin rằng cuối cùng chế độ kiểm duyệt chắc chắn thất bại”, Schmidt tuyên bố, khi được hỏi liệu chế độ kiểm duyệt Internet của TQ có đứng vững không. “TQ là chính phủ duy nhất chủ trương một chế độ kiểm duyệt rất năng động. Họ không lấy làm hổ thẹn về điều đó”.

Schmidt tin tưởng rằng khi chế độ kiểm duyệt TQ thất bại, sự xâm nhập thông tin khắp TQ cũng sẽ đưa đến tiến trình tự do hóa chính trị và xã hội, một tiến trình sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ và người dân TQ.

“Tự thâm tâm tôi tin rằng người ta không thể xây dựng một xã hội tri thức hiện đại với lối ứng xử như thế, đó là quan niệm của tôi”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng hầu hết nhân viên của hãng Google cũng đồng ý điều đó. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo là khi nào [TQ sẽ thay đổi] thì không ai biết cách trả lời. [Nhưng] trong một thời gian đủ dài, tôi có tin rằng đường lối kiểm duyệt đó sẽ chấm dứt không? Tôi nghĩ rằng đó là điều chắc chắn”.

Theo quan điểm của Schmidt, đòi hỏi tự do thông tin tại TQ đi song đôi với đòi hỏi hiện đại hóa kinh tế, nhưng chế độ kiểm duyệt do nhà nước chủ trương đã giới hạn cả hai.

Ông nói: “Chúng tôi mạnh dạn tranh luận rằng quí vị không thể xây dựng một nền kinh tế có chất lượng cao và rất tinh vi với chế độ kiểm duyệt này. Đó là quan điểm của chúng tôi”.

Chính phủ TQ là cơ cấu bảo hộ với tư cách nhà nước của một chế độ kiểm duyệt mạng và tình báo mạng năng động nhất thế giới, với một sự hữu hiệu đáng phải giật mình, theo Schmidt. Google và Bắc Kinh đã bắt đầu xung khắc nhau từ năm 2010, khi công ty này công bố sẽ không kiểm duyệt từ tìm kiếm trên Google.cn và bắt đầu thuyên chuyển phần lớn hoạt động của nó tại TQ sang Hồng Kông. Sự di chuyển này diễn ra tiếp sau một loạt tấn công các địa chỉ Gmail năm 2010, nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền TQ, một sự kiện mà nhiều người nghi ngờ có bàn tay dính líu của chính phủ TQ.

Gần đây hơn, Google đã theo một phương cách táo bạo hơn nhằm giúp người sử dụng chống lại chế độ kiểm duyệt mạng của chính phủ, bằng cách làm những việc như là cảnh báo những người sử dụng Gmail khi Google tình nghi tài khoản (accounts) của họ đang nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ và cho người sử dụng biết các từ mà họ tìm kiếm có thể bị các bộ phận lọc (filters) của chế độ kiểm duyệt của nhà nước TQ từ chối.

Schmidt không trình bày việc Google tập trung chú ý vào sự đàn áp trên mạng do nhà nước bảo trợ là một trận chiến giữa Google và TQ. Ông giải thích rằng chính sách của Google tập trung vào việc giúp người sử dụng hiểu được những gì đang xảy ra cho tài khoản của họ và cung cấp dụng cụ cho họ tự bảo vệ mình.

“Chúng tôi tin tưởng vào việc trao quyền cho những người có quan tâm về tự do phát biểu”, ông nói. “Chứng cớ mà chúng tôi có được hôm nay là những cuộc tấn công mạng của TQ chủ yếu là tình báo công nghiệp… Chính các bí mật thương mại là những gì họ cố gắng đánh cắp, thứ đến là các vấn đề nhân quyền, rằng rõ ràng là, họ đang cố tình vi phạm nhân quyền của dân chúng. Đấy là hai điều mà chúng tôi biết được, nhưng tôi tin chắc còn có những vi phạm khác nữa”.

Google vẫn còn có hàng trăm kỹ sư làm việc bên trong TQ và vẫn duy trì một doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng ở đó. Nhưng chính phủ TQ đang làm nhiều điều tương ứng để làm cho việc sử dụng Google trở nên khó khăn ở bên trong TQ. Có nhiều tuần các dịch vụ Gmail chạy rất chậm; rồi một cách kỳ bí, nó chạy trơn tru trở lại, Schmidt nói. Các máy kiểm duyệt TQ thường gây ra những khoảng thời gian ngưng trệ có tính trừng phạt (punitive timeouts) đối với những người sử dụng đã cho vào khung tìm kiếm những từ cấm. Còn YouTube, do Google làm chủ, thì hoàn toàn không thể hiển thị (visible) tại TQ.

“Gần như chắc chắn đó là một trường hợp cho thấy chính phủ TQ sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn cho việc sử dụng các dịch vụ của Google”, Schmidt nói. “Sự xung đột diễn ra ở một mức độ khá cơ bản: Chúng tôi muốn thông tin [trôi chảy] vào TQ, nhưng cũng ở một mức độ khá cơ bản chính phủ TQ lại không muốn điều đó xảy ra.”

Trong khi đó, Schmidt đã và đang liên tục đi vòng quanh thế giới để mở rộng các biên cương xa xôi của Google. Chuyến du hành quốc tế vừa qua đã đưa ông đến 4 quốc gia đang có xung đột hoặc xung đột vừa chấm dứt: Afghanistan, Libya, Pakistan, và Tunisia.

“Tôi trở nên đặc biệt quan tâm về việc bành trướng hoạt động của Google tại những nước hơi bất bình thường (wacky countries) – nghĩa là, những nước có vấn đề”, ông nói. “Ta không thể thấu rõ vấn đề nếu không đến đó và chứng kiến tận mắt. Nếu đưa ra được cảm tưởng và sự phán đoán của mình thì lại càng có ích”.

Schmidt tin rằng công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology) có khả năng mang lại hiệu ứng cách mạng trên những phương cách sinh họat của dân chúng trong thế giới đang phát triển. Ông cũng đang nghiên cứu các phương cách mà điện thoại thông minh có thể được sử dụng để chống nạn tham nhũng và chống chế độ cai trị tồi dở tại những nước nghèo. Schmidt cũng nhận thấy rằng việc bành trướng các hoạt động của Google vào những thị trường đang trỗi dậy (emerging markets) là một động thái kinh doanh đúng lúc.

“Bằng chứng là doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận nhất tại hầu hết mọi quốc gia thoạt đầu là khu vực viễn thông. Chuyện khôi hài là, ai cũng biết rằng cướp biển Somali cần phải sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp hợp pháp hoạt động mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Somalia là công nghiệp viễn thông”, ông nói.

Những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập cho thấy rằng những hệ thống thông tin cởi mở có khả năng khuyến khích và tạo ra những thay đổi chính trị – theo quan điểm của Schmidt.

“Tôi nghĩ rằng tất cả những quốc gia mà tôi đang nói đến đều có chế độ kiểm duyệt rất năng động, nhưng họ đã không kiểm duyệt được Internet. Họ tự nối dây các hệ thống điện thoại, truyền hình bị họ kiểm soát, báo chí bị họ kiểm soát; thật rất khó cho dân chúng tìm nghe các tiếng nói bất đồng chính kiến thực sự mới mẻ, ngoại trừ lên Internet. Vì vậy, ta có thể cho rằng sở dĩ những biến cố đã xảy ra tại các nước ấy là do chính phủ không thể kiểm duyệt hết mọi phương tiện truyền thông. Và đó là lý do hiển nhiên vì sao chúng tôi nhiệt tình cổ vũ sự cởi mở và tính minh bạch”, ông nói.

Không như tại TQ, Google đã đóng một vai trò tích cực ở những vùng khác của thế giới bằng cách phát triển các công cụ để phổ biến những thông tin có để được sử dụng để nuôi dưỡng các chế độ dân chủ năng động hơn, chẳng hạn các dự án của Google nhằm tổ chức và quảng bá thông tin bầu cử cũng như các dữ liệu về ứng cử viên tại những nước như Ai Cập.

“Chúng tôi đang góp tay vào các cuộc bầu cử. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giúp các cơ quan tuyển cử đưa thông tin đến các ứng cử viên, và đây là những nước mà Google có vai trò trung tâm trong lãnh vực công”, Schmidt nói.

Google cũng đang mở rộng vai trò của mình trong việc thu thập các dữ liệu về các nhân vật chính quyền và về hành vi của họ để hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng về điểm này, Schmidt cảnh báo rằng chỉ khi nào đất nước có được một hệ thống pháp lý để truy tố các thành phần bất hảo, những dữ liệu này mới có thể tạo ra sự thay đổi.

“Người ta cần đến dữ liệu, và sau đó người ta cần đến một ai đó có quyết tâm truy tố kẻ dối trá”, ông nói. “Tất cả những gì mà người ta phải làm là nắm được thông tin trong tay và tiếp theo đó hình phạt phải được áp dụng một cách công minh, thì mới mong thay đổi những đất nước này một cách nhanh chóng”.

Chỉ nắm được thông tin thôi cũng chưa đủ để lật đổ một chế độ, nhưng rốt cuộc, chế độ nào chống lại sự cởi mở thông tin thì nhất định chỉ chuốc lấy thất bại, ông nói.

Nguồn: Diễn Đàn Việt Thức
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Sự kiện ‘Ô Khảm’ ở Trung Quốc nói lên điều gì?
Bùi Tín (Blog VOA)
Ô Khảm là tên một ngôi làng ven biển phía Nam của Trung Quốc. Từ cuối năm 2011 Ô Khảm nổi lên trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc và toàn thế giới.

Sang năm 2012, tên làng Ô Khảm - Wu Kan càng nổi bật trong các bài bình luận quốc tế về Trung Quốc trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nhật, Úc... Các nhà chính trị nói đến sự kiện Ô Khảm, mô hình Ô Khảm, giải pháp Ô Khảm, tư duy Ô Khảm và cả con đường Ô Khảm cho Trung Quốc khi đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 18 sắp đến gần.

Sự kiện Ô Khảm nổ ra ngày 21 tháng 9, 2011 khi hàng trăm nông dân mất đất của làng này kéo đến trước trụ sở chính quyền và đảng ủy đòi lại ruộng đất đã bị thu hồi nhằm xây dựng một khu công nghiệp, với số tiền đền bù rẻ mạt. Họ bị lực lượng công an xã ngăn chặn, giải tán. Hôm sau nông dân lại xuống đường đông hơn, gần một ngàn nông dân kéo đến đấu tranh quyết liệt hơn. Lực lượng công an cũng được tăng cường. Ðã xảy ra xô xát, phía nông dân và phía công an đều có người bị thương. Một số nông dân bị nghi là cầm đầu cuộc đấu tranh bị bắt, bị đánh đập, tra tấn có thương tích. Ngày 23 tháng 9, ngày thứ 3 của cuộc đấu tranh, số nông dân xuống đường đông đảo hơn, hầu như toàn dân làng Ô Khảm, cùng với nông dân làng bên cạnh. Huyện Lục Phong phải cử cán bộ và lực lượng an ninh xuống dàn xếp và tạm ổn định tình hình.

Ðến ngày 14 tháng 12 năm 2011, tình hình căng thẳng gay gắt khi có tin một đại diện thôn của Ô Khảm là ông Tiết Cẩm Ba đang bị giam trên huyện về tội cầm đầu cuộc nổi dậy tháng 9, chờ ngày ra tòa về tội sách động nông dân chống đảng và nhà nước, đã chết trong tù. Nhân dân cả làng đổ xô ra đường, với khí thế uất hận căm thù, một số mang khăn tang, có người mang cả gậy gộc, làm cho cán bộ và công an bỏ trốn hết. Nông dân đập phá một số phòng làm việc của đảng ủy và trụ sở công an thôn. Tình hình vang động toàn quốc và ra thế giới.

Nếu cứ giải quyết ở Ô Khảm như ở những nơi khác trên toàn lãnh thổ Trung Quốc thì một số người cầm đầu cuộc nổi dậy đã bị tù giam từ 2 đến 5 năm, tiền đền bù cho nông dân có thể được nâng lên đôi chút và nông dân vẫn mất đất và khu công nghiệp vẫn hình thành. Nhưng không, sự việc sau đó đã diễn ra khác hẳn, trái ngược hẳn, vì lẽ...

Vì lẽ có sự can thiệp của ông Wang Yang - Uông Dương, năm nay 55 tuổi, quê ở Tô Châu tỉnh An Huy, hiện là bí thư tỉnh ủy đảng CS Trung Quốc tỉnh Quảng Ðông, tỉnh có 100 triệu dân, là tỉnh đông dân nhất, cũng là tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc, PNB - giá trị sản lượng hàng năm luôn đứng đầu các tỉnh thành. Ông Uông Dương là ủy viên Bộ Chính Trị gồm 25 người từ đại hội đảng CS thứ 17 (năm 2007), có nhiều triển vọng vào ban thường vụ bộ chính trị gồm 9 người trong đại hội thứ 18 cuối năm nay.

Cuối năm 2011 ông cử ngay một đoàn điều tra xuống Ô Khảm rồi sau đó ông đích thân xuống tận nơi đối thoại trực tiếp với người dân bình thường thôn Ô Khảm. Do có tư duy độc lập, có công tâm và tinh thần tôn trọng nhân dân, ông đã giải quyết sự kiện Ô Khảm một cách phân minh, công bằng, theo luật pháp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông và tỉnh ủy, tòa án trả lại tự do cho các nông dân bị giam trong vụ Ô Khảm, việc xây dựng khu công nghiệp bị đình hẳn lại, những nhân viên công an dùng bạo lực với dân và nhất là làm chết dân bị kỷ luật và có người bị truy tố.

Ông chỉ đạo trực tiếp cuộc chấn chỉnh đảng bộ thôn Ô Khảm, làm thí nghiệm và làm gương mẫu cho toàn tỉnh. Tiếp theo là một cuộc bầu cử thật sự dân chủ trong đảng bộ và ngoài nhân dân của thôn Ô Khảm có hơn 1,300 dân; trúng cử vào đảng ủy và hội đồng nhân dân là những đảng viên và công dân có hiểu biết, công tâm và tinh thần phục vụ nhân dân, do chính các công dân bàn bạc lựa chọn kỹ và bỏ phiếu trực tiếp.

Một điều làm nhân dân nức lòng là bí thư đảng ủy thôn Ô Khảm mới được bầu là ông Lâm Tổ Loan, từng bị giam và bị đe dọa đưa ra tòa về tội kích động nhân dân phá rối trật tự trị an xã hội. Ông Lâm được số phiếu cao nhất. Thay vì nằm trong tù, ông và một số bạn ông trở thành người lãnh đạo.

Sự kiện Ô Khảm và sự kết thúc rất có hậu có thể có tác dụng sâu đậm, vượt rất xa tầm vóc của một thôn ven biển và có thể tác động đến tình hình toàn Trung Quốc rộng lớn.

Bởi vì gần đây có 2 mô hình sẽ đưa ra trình Ðại Hội 18. Một là mô hình của Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, được coi là mang tính chất cực tả, với nội dung là duy trì sự sùng bái Mao, khôi phục những bài hát, y phục thời Mao, phát huy tinh thần và lối sống đầy khí thế “cách mạng văn hóa vô sản trong sáng” đã bị bỏ quên. Thật ra đây chỉ là phản ứng không tưởng viển vông trước sự suy đồi đạo đức xã hội, khi tiền bạc làm chúa tể và nạn nhũng, thói hưởng lạc vật chất đang ăn sâu lan rộng.

Bạc Hy Lai là ngôi sao đang lên, cũng như Uông Dương, được dự kiến vào ban thường vụ Bộ Chính trị 9 người. Nhưng ngôi sao này đã đột ngột tắt ngấm giữa tháng 3 vừa qua khi bị mất hết chức, bị điều tra cùng bà vợ Cốc Khai Lai trong vụ giết một tỷ phú người Anh và trong nhiều vụ án kinh tế, 2 vợ chồng có thể bị kết án rất nặng, từ tù chung thân đến tử hình. Rồi sẽ như nguyên bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Hy Ðồng cũng từng là ủy viên Bộ Chính Trị, bị tuyên án tử hình. Nay mô hình Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai coi như chết yểu từ trong trứng.

Mô hình thứ hai chính là mô hình Quảng Ðông là vùng đất đang phồn thịnh, do Uông Dương đề xuất. Lập luận của Uông là thành tích đổi mới rất lớn, quý giá nhưng chưa vững chắc, luôn có nguy cơ phá sản vì có nhiều nhược điểm nguy hiểm. Cái gốc của vấn đề là trên thực tế đã đặt đảng cao hơn dân, đảng bao biện, quan liêu, xa rời dân. Ông căn dặn cán bộ đảng viên không được quan niệm rằng đảng đem lại hạnh phúc ấm no cho dân. Tất cả sức mạnh, thành tích đều do dân. Dân chủ trực tiếp là con đường thắng lợi.

Ông đã xắn tay áo giải quyết cuộc khủng hoảng gay gắt ở Ô Khảm và tạo nên một mô hình sống động có sức thuyết phục. Vấn đề quan hệ giữa nông dân với đảng cộng sản và vấn đề sở hữu ruộng đất của nông dân đang được đặt ra cấp bách. Ðã có 180,000 cuộc đấu tranh tập thể của nông dân trong cả nước một năm qua.

Ông Uông Dương cũng quan tâm xây dựng xã hội dân sự, quan tâm đến sự hình thành của những tổ chức phi chính quyền trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, từ thiện, làm cho xã hội năng động, có sức sống. Một hạn chế nổi bật của mô hình Quảng Ðông là chưa vượt qua được quan điểm chuyên chính vô sản của một đảng duy nhất, chưa bước hẳn vào quan điểm dân chủ đa nguyên, đa đảng, nghĩa là dân chủ thứ thật, dân chủ tiên tiến, hiện đại.

Các học giả tiến bộ Trung Quốc nhận định dầu sao mô hình Quảng Ðông của Uông Dương cũng là một tiến bộ khá lớn so với mô hình hiện tại trong cả nước. Ðây có thể coi như mô hình cấp tiến quá độ tách ra khỏi khuôn mẫu giáo điều bảo thủ hiện nay.

Hiện còn có mô hình dân chủ đa nguyên đa đảng ngày càng có tiếng vang trong giới học giả Trung Quốc do Trung Tướng Lưu Á Châu, hiện là chính ủy Học Viện Quân Sự cấp cao ở Bắc Kinh đề xướng. Lập luận của Tướng Lưu là vì yêu nước, yêu đảng CS mà ông chủ trương cần học hỏi áp dụng cái tốt, cái hay ở mọi nơi. Theo ông, mô hình đa đảng, các quyền phân lập, có kiểm soát, ganh đua, thay thế nhau, cân bằng quyền lực, được thực hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây, vẫn đang hoàn thiện thêm, là mô hình tối ưu, cần nghiên cứu vận dụng sáng tạo cho mỗi nước, trước hết là Trung Quốc.

Theo phân tích của các giáo sư chính trị ở Ðại Học Thanh Hoa-Bắc Kinh, trong thường vụ Bộ Chính Trị (9 người) cũng như trong Bộ Chính Trị (25 người), có thể chia làm 3 phái, 1 phái trung gian, 1 phái thiên tả và 1 phái thiên hữu. Phái trung gian thường chiếm ưu thế.

Hiện nay trong khi ông Hồ Cẩm Ðào thuộc phái trung gian thì Thủ Tướng Ôn Gia Bảo lại thuộc cánh tả. Ông Ôn luôn chủ trương đi sát dân, lắng nghe công luận, thực hiện dân chủ từ cơ sở. Ông công khai thừa nhận là môn đệ của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đòi khôi phục danh dự cho các nạn nhân vụ Thiên An Môn năm 1989, đòi chấm dứt trừng phạt tổ chức Pháp Luân Công, ông luôn tỏ thái độ mặn mà với mô hình Quảng Ðông của Uông Dương.

Lãnh đạo của Trung Quốc sẽ đi theo hướng nào, là vấn đề lớn sẽ sáng tỏ dần qua Ðại hội đảng CS lần thứ 18 dự kiến sẽ họp vào đầu tháng 10/2012 này, với 2,270 đại biểu. Có điều gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình thay ông Hồ Cẩm Ðào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, Lý Khắc Cường thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng. Chưa biết Uông Dương sẽ ở vào cương vị nào và mô hình Quảng Ðông - Ô Khảm của ông sẽ được đại hội 18 đánh giá ra sao.

Nhân dịp này một việc làm bổ ích là so sánh tình hình sinh hoạt học thuật giữa Trung Quốc và Việt Nam. Dù sao ở Trung Quốc sinh hoạt học thuật cũng cởi mở, thoáng đãng hơn rõ rệt. Các mạng tự do và quốc doanh đều đưa công khai những quan điểm hung hăng hiếu chiến nhất, như dọa diệt dân Việt vô ân bạc nghĩa, làm lễ vật tế thần cho trận chiến Tam Sa. Quan điểm hiếu chiến cực đoan đòi tiêu diệt Hoa Kỳ bằng vũ khí hóa học để chinh phục thế giới không bị kiểm duyệt. Ngược lại, quan niệm học và vận dụng theo mô hình Hoa Kỳ của một chính ủy đầy quyền uy đang tại chức, cầm đầu một học viện quốc phòng đào tạo tướng lĩnh cho quân đội, vẫn được tự do truyền bá.

Có điều gì như tự do thái quá, phóng khoáng quá mức, thả lỏng việc truyền bá chiến tranh và đối lập chủng tộc vốn bị coi là vi phạm luật quốc tế. Nhưng điều có lợi và bổ ích là các quan điểm tiến bộ cũng được phơi bày và còn được thực thi như mô hình Ô Khảm ở Quảng Ðông, một làng ven biển sát khu kinh tế Thẩm Quyến sôi động, không xa Hồng Kông, nhìn thẳng sang Ðài Loan - một địa bàn dân chủ đa đảng tiền phong của Trung Quốc.

Sau khi mô hình Trùng Khánh bị thui chột do số phận hẩm hiu của cặp vợ chồng Bạc Hy Lai, mô hình Quảng Ðông của Uông Dương tăng thêm giá trị. Tuy nhiên số phận của mô hình này ra sao còn tùy thuộc ở tác động của nó vào đông đảo nhân dân, vào trí thức, các nhà báo, các nhà nghiên cứu, học giả, từ đó tác động vào trong đảng, vào các đại biểu đại hội 18 sắp đến.

Ðảng CS Trung Quốc từng có những nhà cải cách cấp tiến như Hồ Diệu Bang, như Triệu Tử Dương, gần đây có ông Ôn Gia Bảo, nay lại có Uông Dương, Lưu Á Châu... với nhiều mô hình mới mẻ để cân nhắc, so sánh, lựa chọn.

Ở Việt Nam tuy ngày càng có nhiều trí thức dấn thân trong nghiên cứu chính trị cũng như trong hành động chính trị cho dân chủ và tiến bộ xã hội, nhưng việc nghiên cứu chính trị còn giản đơn, thô sơ, không khí học thuật bị xu thế giáo điều kềm chế nghiệt ngã, các viện nghiên cứu bị đóng khung trong một khuôn tư duy khép kín, mà tiêu biểu nhất là Học Viện Chính Trị-Hành Chánh Quốc Gia, lại là nơi trì trệ, nhạt nhẽo nhất. Kết quả đáng kinh sợ là lại xưng tụng các khẩu hiệu: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định chế độ độc đảng, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế, thế là chấm hết.

Cả 14 ủy viên Bộ Chính Trị, chưa ai đưa ra nổi một mô hình, một phương châm, một chủ kiến do tư duy độc lập của chính mình. Chỉ duy nhất Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được coi là nhà lý luận “lớn” lại sang tận Cuba để trổ tài hùng biện rao bán một một học thuyết đã lỗi thời, quan điểm đảng duy nhất có nền dân chủ cao đã thành trò hề cho toàn thế giới.

Bao giờ cho đến tháng 10? Bao giờ sẽ có một mô hình đại thể như Ô Khảm trên đất Việt Nam ta? Hay vẫn chỉ là những sự kiện đau buồn Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Con Cuông... đầy uất hận, nhuốm máu và đầy nước mắt của bà con nông dân ta, mà đảng luôn coi là đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân do đảng CS là đại diện. Liên minh công nông thủy chung mặn mà là như thế đó.
KýCóp
Posts: 1118
Joined: Tue Jun 29, 2010 1:44 am
Contact:

Post by KýCóp »

Triều Tiên có tổng tham mưu trưởng mới

Ông Hyon Yong-chol được xác nhận là tổng tham mưu trưởng mới của quân đội Triều Tiên, không lâu sau khi được phong là phó nguyên soái.

Image
Phó nguyên soái kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên, Hyon Yong-chol. Ảnh: AP

Hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên tối muộn ngày hôm qua cho biết ông Hyon đã là sĩ quan cấp cao nhất của quân đội 1,2 triệu người, trong bối cảnh lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un dường như đang theo đuổi việc loại dần những "người cận vệ già" để tăng cường quyền lực với quân đội.

Hãng tin Triều Tiên sử dụng danh hiệu chính thức dành cho người đứng đầu quân đội khi mô tả về ông Hyon trong một bản tin chào mừng việc lãnh đạo Kim Jong-un được phong là Nguyên soái. "Hyon Yong-chol, tổng tham mưu trưởng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên gửi những lời chúc mừng nồng nhiệt và hạnh phúc nhất tới chỉ huy tối cao tôn kính", hãng tin Triều Tiên cho hay.

Tuy nhiên, thời điểm ông Hyon chính thức trở thành tổng tham mưu trưởng không được tiết lộ, dù điều này được cho là diễn ra ngay sau khi ông được phong là phó nguyên soái hai ngày trước.

Hyon tiếp quản vị trí của Ri Yong-ho, người từng được coi là một trong những nhân vật thân cận của Kim Jong-un. Ông Ri từ bỏ mọi chức vụ hôm 15/7 với lý do chính thức được đưa ra là vì sức khỏe.

Ít ai biết về Hyon, người đang ở độ tuổi 60, nhưng ông này được cho là tới từ một gia đình đã chiến đấu bên cạnh cố chủ tịch khai quốc Kim Nhật Thành chống lại quân Nhật trong thời kỳ thuộc địa. Hyon được phong tướng vào tháng 9/2010 cùng với 5 người nữa, trong đó có lãnh đạo Kim Jong-un và cô của ông là Kim Kyong-hui.

Còn ông Ri, 69 tuổi, từng là một quan chức cấp cao trợ giúp cho Kim Jong-un sau khi cha ông, cố lãnh đạo Kim Jong-il, qua đời hồi cuối năm ngoái. Ri được thấy tháp tùng đại tướng Kim trong những chuyến thị sát tới các căn cứ quân sự gần đây. Ri cũng chính là một trong số 7 người cùng Kim Jong-un đi bên cạnh linh cữu của ông Kim Jong-il trong đám tang.

Chỉ trong vòng ít ngày, Triều Tiên liên tiếp có những sự thay đổi và phong tước vị quân đội cấp cao. Bên cạnh sự thăng cấp của ông Hyon và sự rút lui của ông Ri, đại tướng Kim Jong-un hôm qua cũng được phong là Nguyên soái của quân đội Triều Tiên, một tước vị trước đó thuộc về ông Kim Jong-il. Các tướng lĩnh quân đội cấp cao và hàng ngàn binh sĩ đã tập trung tại thủ đô Bình Nhưỡng để chào mừng việc Kim Jong-un trở thành Nguyên soái, đồng thời thể hiện sự trung thành với vị lãnh đạo trẻ tuổi.

Theo KCNA, tân tổng tham mưu trưởng Hyon cho rằng "danh hiệu được phong cho Kim Jong-un là một sự biểu hiện của sự tôn kính vô bờ bến từ quân đội và nhân dân, đồng thời đây cũng là một sự kiện thể hiện rằng họ chỉ tin tưởng duy nhất vào chỉ huy tối cao và đi theo ông ấy".

Giới phân tích cho rằng những động thái gần đây cho thấy đảng Lao động Triều Tiên do Kim Jong-un lãnh đạo đang tìm cách kiểm soát quân đội, vốn nắm giữ quyền lực to lớn theo chính sách "Tiên quân" của ông Kim Jong-il trước đây. "Tất cả các bước đi cần thiết để Jong-un kiểm soát quân đội đã được hoàn tất", ông Cheong Seong-chang của viện Sejong, Hàn Quốc, nói.

Kim Jong-un, được cho là gần 30 tuổi, trở thành chỉ huy tối cao và bí thư thứ nhất đảng Lao động Triều Tiên sau khi ông Kim Jong-il qua đời. Lãnh đạo trẻ tuổi này là thế hệ thứ ba của dòng họ Kim lãnh đạo Triều Tiên.

Hà Giang
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

CSVN Là Người Việt ?

Tác giả : Vi Anh


Nghe Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thủ đô Hà nội của CSVN nói về cuộc biểu tình của người dân Việt chống TC xâm lấn biển đảo của VN, và đọc tin nhiều người Việt yêu nước biểu tình chống TC xâm lấn biển đảo VN bị công an và du đãng của CS hành hung, người dân Việt phải tự hỏi CSVN có phải là người Việt không.

Tin rằng Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trong phiên bế mạc Hội đồng nhân dân thành phố mới đây, đã ra lệnh cho giới chức thành phố "tuyên truyền, vận động" để người dân không đi biểu tình. Ông Thảo chụp mũ những người dân Việt biểu tình chống Trung Quốc là bị "các phần tử xấu, cơ hội chính trị lợi dụng xúi giục". Ông cáo buộc "các thế lực thù địch" đứng sau các cuộc biểu tình trong thời gian qua để "gây phức tạp" về an ninh, trật tự.CS Hà nội cho công an, cảnh sát, du đãng – nổi chìm- làm đủ trò cô lập, bất động hoá, trấn áp những người Việt yêu nước biểu tình chống TC – dưới hình thức công khai hay kín đáo, nguội hay nóng - Cụ bà Lê Hiền Đức, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình hôm 8/7/12, xác nhận với đài BBC rằng công an đã liên tục yêu cầu bà lên làm việc kể từ sau cuộc biểu tình hôm đó.

Bà nói: "Tôi đi là thể hiện lòng yêu nước. Tôi ngồi xe lăn, không đánh nhau, cãi cọ với ai cả. Tại sao bảo tôi gây rối trật tự công cộng?"

Và tin kế tiếp, ở Saigon, trên trang mạng Dân Làm Báo, khoảng 40 tới 50 bạn bè của các blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng đã đến tham dự sinh nhật của 3 người tại quán Hương Đồng 4, quận Bình Thạnh. Khoảng 20 an ninh và côn đồ thường phục quen mặt đã kéo đến, và sau đó đã bám theo, khủng bố, đập xe và gây thương tích cho một số blogger trên đường về.

Bản tin cho hay sau bữa tiệc, mọi người chia tay ra về thì một nhóm 8 tên côn đồ “mật vụ, an ninh mặc thường phục” bám theo chiếc xe hơi chở Nguyễn Hoàng Vi, bà Dương Thị Tân, Bùi Thị Minh Hằng, Lee Nguyễn, Quyết.

Khi đi trên đường Đinh Tiên Hoàng, thì những tên này “ép xe và kiếm chuyện gây sự”. Xe của nhóm blogger bị đập nát kiếng xe bên hông phải phía sau. Ngồi phía sau là Bùi Minh Hằng, Lee Nguyễn và Nguyễn Hoàng Vi.

Khi họ dừng lại hỏi người đi đường chỉ giùm trụ sở công an gần nhất, thì một tên côn đồ đã nói: "Tao là công an nè. Tụi mày ngon gọi công an đi!"

Như nhiều người đã biết hầu hết các cuộc biểu tình chống TC ở Saigon, Huế và Hà nội, đợt một hồi năm ngóai và đợt hai mới đây đều trùng hợp, có lợi cho nhà cầm quyền CSVN - nếu CSVN còn một chút điểm lương tâm VN.

Nhưng trong hai kỳ và mấy cuộc biểu tình người dân VN chống TC ở Hà nội, Huế và Saigon đều bị công an, mật vụ và du đãng do CSVN dàn dựng đánh phá, trấn áp, cô lập công khai họăc lén lút. CSVN hành động như thái thú Tàu, như Tướng Mã Viện của quân Tàu ngày xưa đối với người dân Việt chống quân Tàu.

Cán bộ, đảng viên CSVN, nhà cầm quyền CSVN, bộ máy cưỡng chế của CS Hà nội, nhứt là công an, cảnh sát CSVN hèn với giặc mà ác với dân Việt yêu nước. Trong khi Đảng Nhà Nước CSVN chưa có hành động cụ thể nào chứng tỏ bảo vệ bờ cõi, biển đảo VN, bảo vệ ngư dân, thì người dân Việt yêu nước biểu tình chống TC xâm lược lại bị Đảng Nhà Nước CSVN thẳng tay đàn áp, đàn áp một cách có hệ thống và liên tục.

Còn những cán bộ gộc của Đảng Nhà Nước CSVN thì cúc cung tận tụy nghe lịnh của Thiền Triều ở Bắc kinh. Cách đây chưa lâu,Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ xuân Sơn của CSVN, Tướng Nguyễn Chí Vịnh của Bộ Quốc Phòng và Quân đội CSCN, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng kiêm chủ Tịch Bộ Chánh trị của CSVN đi qua Tàu triều kiến, long trọng cam kết với CS Bắc Kinh “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và “dứt khoát không để sự việc tái diễn”.

Sắc chỉ CS Bắc Kinh ban ra cho CS Hà nội là “định hướng dư luận”. CS Bắc Kinh “giao nhiệm vụ” cho CSVN không cho người dân Việt có hành động hay ý kiến gì động phạm đến quan thầy TC kể cả cái quyền bày tỏ lòng yêu nước.

Thông tấn xã AFP của Pháp có nói rất rõ,chính thứ trưởng ngoại giao của CS Hà nội là Hồ Xuân Sơn đi Trung Quốc ngày 25 tháng 6, 2011. Ông đã cầu kiến và họp với thứ trưởng ngoại giao TC là Trương Chí Quân và ủy viên quốc vụ Đới Bỉnh Quốc, ngay tại Bắc Kinh. Sau đó hai bên ra thông cáo chung với hai điểm chánh. Một là hai bên đồng thuận trong việc giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách song phương, hòa bình, trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt mà hai đảng nhà nước đã ký. Hai là phía Trung Quốc yêu cầu chính phủ Việt Nam phải “định hướng dư luận” không gây ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Nói một cách khác theo kiểu bình dân dễ hiểu và thực chất, đó là những tranh chấp Biển Đông Hà nội sẽ giải quyết song phương với Bắc Kinh, tức là đúng theo ý muốn của TC trước sau như một chỉ giải quyết song phương với nước liên hệ, không quốc tế quốc tung gì cả, Mỹ đừng mong xen vào. Hà nội đồng ý, cam kết như vậy tức đùa đẩy Mỹ ra ngoài rồi.

Và TC yêu cầu Hà nội “định hướng dư luận”. Đó là một cách nói ngoại giao. Thực tế đó là dụng danh hoà dịu để đạt quả cứng rắng, tức bắt buộc , cấm đoán, chống phá, giải tán, bắt bớ biểu tình chống TC.

Với yêu cầu “định hướng dư luận” này TC đã thành công trong việc lấy củi đậu nấu đậu, dùng CS Hà nội diệt lòng yêu nước, tinh thần bất klhuất của người dân Việt.

Yêu cầu “định hướng dư luận” này của TC, lúc bấy giờ TC mới minh thị nói ra, nhưng CS Hà nội lâu nay đã thực hiện yêu cầu này rồi. CS Hà nội đã cấm và phá cuộc biểu tình và bắt bớ sinh viên và người yêu nước biểu tình khi TC lấy hai đảo Hoàng sa và Trường sa làm huyện Tam sa và trong tổ chức TC rước đuốc Olympic qua Hà nội. Kỳ đó CS Hànội bắt blogger Điếu Cày bỏ tù tới bây giờ chưa thả.

Khi TC phá và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 và Wiking, đụng chạm đến quyền lợi quốc doanh của Đảng Nhà Nước, CS Hà nội ngầm cho dân biểu tình chống TC. Nhưng CS Hà nội vừa làm vừa run, hạn chế tối đa việc chống TC, khiêu khích TC mà chỉ cho đòi hỏi chủ quyền VN thôi, để lấy thế dân ra thương lượng với CS Bắc Kinh. Đợt hai khi CS Hà nội ra luật Trường sa và Hóang sa là của VN và TC gọi thầu 9 lô dầu trên Biển Đông và nâng cấp thành phố Tam sa, thì Hà nội mặc thị cho biều tình một đợt nữa.

Nhưng người dân Việt tương kế tựu kế, thực hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, chống giặc Tàu của mình. Dân Saigon từng sống trong dân chủ, có thói quen, nhiều kinh nghiệm biều tình thời VN Cộng Hoà và mấy người Nam kỳ cục thân hay tay sai CS quen máu chống chánh quyền VNCH như Huỳnh tấn Mẫm lâu nay không có dịp biểu tình. Bây giờ được Đảng Nhà Nước ngầm cho biểu tình, nên biểu tình rầm rộ cả mấy ngàn người. CS Hà nội lo ngại không kiểm soát được, sợ dân sẽ biểu tình chống CSVN nhu nhược dâng đảo và biển cho TC như người Việt hải ngoại biểu tình vừa chống TC vừa chống VC; nên sau cuộc biểu tình thứ hai là nhà cầm quyền cấm, phá không biểu tình được nữa.

Còn CSVN trước sau như một luôn cho rằng người dân không nên biểu tình mà hãy để chính quyền lo liệu về mối quan hệ giữa hai nước.

Trí thức thắc mắc về những cam kết của Thứ Trưởng Hô xuân Sơn đi triều kiến Bắc Triều, gởi kiền nghị công khai, tên đề, ký đủ rõ ràng, thì CS Hà nội hẹn tới, hẹn lui, tránh qua tránh lại, không trả lời cho người dân biết.

Thái độ, hành động, lời nói của CSVN chống lại người dân Việt biểu tình chống TC xâm lấn bờ cõi, biển đảo của VN làm cho người ta nghĩ người CSVN nhứt là những người đang cầm quyền không còn là người Việt Nam nữa, mà chí là những người đã bán linh hồn Việt, tâm can Việt cho TC rồi./.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Kinh tế Trung Quốc đáng sợ không?

Ngô Nhân Dụng

Kinh tế Trung Quốc có mạnh hay không? Nếu so sánh với Việt Nam thì họ rất mạnh. Mạnh không phải vì nước họ đông người hơn, nhưng vì dân họ làm việc nhiều, sản xuất nhiều hơn.

Trước đây trong mục này đã báo động: Ðiều đáng lo ngại nhất khi nói đến mối đe dọa của Trung Quốc không phải là sức mạnh quân sự của họ, mà là sức mạnh kinh tế của họ so với dân nước ta. Hiện nay tính bình quân theo đầu người thì một người Trung Hoa giầu hơn một người Việt Nam. Trong khi đó thì họ vẫn làm việc nhiều hơn mình, càng ngày họ càng bỏ xa mình hơn.

Nhưng đó chỉ là so sánh giữa Trung Quốc với Việt Nam. Còn giữa Trung Quốc với các nước khác trên thế giới, họ vẫn là một nước “đang lên,” và còn lâu mới lên theo kịp các nước khác. Chúng ta thường nghe nói trong vòng bẩy, tám năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ ngang hàng với kinh tế Mỹ. Nhưng không nên quên rằng dân số Trung Quốc lớn gấp bốn lần nước Mỹ. Nghĩa là khi tổng sản lượng của hai nước bằng nhau thì một người Trung Hoa vẫn nghèo, lợi tức chỉ bằng một phần tư của một người Mỹ trung bình. Ngay bây giờ, lợi tức bình quân của người Trung Hoa ở đại lục đứng hàng thứ 90 trên thế giới, thấp hơn những nước như Slovenia, Estonia, Hy Lạp, Cộng Hòa Tiệp (Czech), Puerto Rico, Brunei,... (Dân Mỹ đứng hàng thứ 11 trong bảng sắp hạng này, thua các nước nhỏ như Na Uy, Ðan Mạch, Hòa Lan).

Nhưng tình trạng yếu ớt của kinh tế Trung Quốc không phải chỉ nằm trong lợi tức theo đầu người. Nhược điểm tiềm tàng trong kinh tế Trung Quốc là nó phát triển không bền vững. Trước hết, đó là một nền kinh tế “không cân bằng,” như chính Thủ Tướng Ôn Gia Bảo công nhận. Trong một nền kinh tế như ở Mỹ, người tiêu thụ là động cơ thúc đẩy các hoạt động kinh tế; vì dân Mỹ chi tiêu đóng góp từ 66% đến 70% vào Tổng Sản Lượng Nội Ðịa (GDP). Ở Trung Quốc thì ngược lại, chỉ có 34% GDP là cung cấp cho người dân tiêu thụ. Dân Á Châu nổi tiếng là tiết kiệm nhiều, nhưng ở Nam Hàn người tiêu thụ vẫn được hưởng 50% tổng sản lượng nội địa, tại Nhật Bản tỷ lệ lên 53%.

Khi toàn dân sản xuất ra 100 đồng mà chỉ được tiêu dùng 34 đồng, thì số của còn lại được tạo ra rồi đi đâu? Phần lớn đi vào túi nhà nước. Thứ nhất là được đem xuất cảng, rồi bán được lấy tiền thu về phần lớn đưa vào quỹ dự trữ ngoại tệ, quỹ đó cứ tăng lên dần dần lên trên 3,000 tỷ đô la, mức cao nhất thế giới, nghe rất “ấn tượng” nhưng cũng rất phí phạm. Tại sao phí phạm? Bởi vì nếu số tiền thu về đó được đưa cho dân chúng hưởng (dưới hình thức lương bổng cao hơn) thì hàng trăm triệu người đã có cuộc sống khá giả hơn. Nếu chính quyền giữ lấy, nhưng sử dụng vào các dịch vụ cho dân, thì cũng ích lợi hơn. Thí dụ, đem tiền thu về mà nâng cao các dịch vụ y tế nông thôn, tăng hưu bổng cho người già nghỉ hưu, thì dân cũng vẫn được hưởng! Hiện nay các dịch vụ y tế và hưu bổng công mà dân nước Tàu được hưởng chỉ lớn bằng 5.7% GDP. Tỷ số đó quá thấp, chưa bằng một nửa tỷ số ở các nước khác đang trên cùng một trình độ phát triển như Trung Quốc; mà số trung bình là 12.3%.

Nếu không trả lương cao hơn cho giới lao động để họ được dùng, cũng không cung cấp đủ các dịch vụ y tế, xã hội cho người dân, thì số tiền thu về nhờ xuất cảng họ dùng để làm gì? Ðảng Cộng Sản Trung Hoa đem tiền đó đầu tư vào thứ chứng khoán được lãi nhất thế giới, là công trái của chính phủ Mỹ. Nghĩa là dân Trung Hoa nai lưng ra làm, cuối cùng dân Mỹ được hưởng. Vừa được mua hàng hóa rẻ vì lương công nhân bên Tàu thấp, lại được vay tiền với lãi suất rất thấp, để tiêu xài. Rút cuộc thì dân Trung Hoa đổ mồ hôi làm cho dân Mỹ hưởng! Dân Mỹ đã được nuông chiều, phóng tay đi vay nợ, rồi đi tới cảnh vỡ nợ tùm lum; đó là do họ tự chuốc họa. Nhiều nhà chính trị Mỹ còn đổ lỗi cho chính phủ Bắc Kinh đem cho dân nước họ vay nhiều quá!

Nhưng thực sự kinh tế Trung Quốc cũng không dựa trên xuất cảng để kéo dài tình trạng phát triển đến 9% hay 10% trong những năm qua. Yếu tố chính tạo ra tỷ lệ tăng trưởng đó là phần đầu tư. Hãy hình dung tình trạng gần đây: Trong một nước người dân tiêu thụ ít quá, các xí nghiệp xuất cảng gặp khó khăn vì kinh tế thế giới suy yếu khiến dân chúng các nước vẫn mua hàng của họ bây giờ nghèo hơn, mua bớt đi. Phải làm gì cho số công nhân mất việc không tăng lên, gây bất ổn chính trị? Họ đã theo một chính sách từ mấy năm nay: Bỏ tiền ra đầu tư, tức là xây dựng thêm nhà cửa, đường sá, phi trường, các nhà máy mới, thiết bị mới, vân vân. Riêng số tiền bỏ ra đầu tư đó cũng tạo ra công việc làm và nâng con số tổng sản lượng nội địa lên, bù lại với con số xuống vì giảm bớt xuất cảng.

Nhưng số tiền đầu tư đó không đem lại lợi ích kinh tế thật sự cho người dân hưởng. Nhiều nhà cửa, cao ốc xây lên rồi bỏ trống. Nhiều nhà máy dựng lên rồi không kiếm được khách mua sản phẩm của mình. Ðại đa số các số tiền đầu tư được đổ vào hai nơi là các doanh nghiệp nhà nuớc và các chính quyền địa phương; tức là vào tay các đảng viên cộng sản. Trong khi đó các doanh nghiệp tư bị bỏ rơi, ai ngoi lên được thì sống, ai chìm thì cho chết đuối luôn.

Nhưng nhờ đâu mà họ có tiền đổ vào các vụ đầu tư phí phạm như vậy? Là vì đảng Cộng Sản có phép lạ bắt dân Trung Hoa góp tiền cho họ xài! Ðảng và Nhà nước làm chủ tất cả các ngân hàng quốc doanh lớn. Họ trả tiền lãi rất thấp cho người dân gửi tiền, nhưng người dân không có chỗ nào khác để gửi tiền, đành chịu. Các ngân hàng nhà nước đem tiền cho các xí nghiệp quốc doanh vay, nếu xí nghiệp không trả được thì đã có nhà nước bù cho. Ðó là một tổ chức cướp tiền tiết kiệm của dân một cách có hệ thống!

Cả nền kinh tế Trung Quốc trong mấy năm qua dựa trên “phép lạ” đầu tư chỉ để tiếp tục đầu tư thêm, nhờ thế vẫn chưa sụp đổ. Ông Ôn Gia Bảo đã tuyên bố sẽ thay đổi cơ cấu đó, nâng cao số tiêu thụ và giảm bớt đầu tư cho sự phát triển bền vững hơn. Nhưng muốn thói quen của người tiêu thụ thay đổi, muốn họ tiêu nhiều hơn, phải mất thời gian. Họ phải an tâm về tương lai thì mới giám đem tiền ra tiêu. Chính quyền Trung Quốc không đợi được. Nhất là vào một năm thay đổi người lãnh đạo đảng và nhà nước. Cho nên, chính các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo lại phải nới tay, cho các ngân hàng đổ thêm tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc và chính quyền huyện, tỉnh; phần đầu tư lại tăng lên từ đầu năm nay. Hai người đó chắc chắn không muốn năm cuối cùng nhiệm kỳ của họ lại được ghi là một năm kinh tế trì trệ! Thà phát triển một cách giả tạo còn hơn là không tăng lên được trên 7% hay 8%! Việc thay đổi cơ cấu để sang năm cho Tập Cận Bình gánh vác!

Ai cũng thấy tình trạng này không thể kéo dài được. Cho nên, những người Trung Hoa có tiền trong lục địa đã tìm đường thoát ra ngoài. Trước hết, đồng tiền biết chạy, mặc dù vẫn có lệnh cấm. Năm ngoái số tiền người Trung Hoa chuyển ra nước ngoài đã lên tới gần 600 tỷ đô la Mỹ. Họ chuyển tiền, gửi con ra nước ngoài học, gửi vợ đi trông con. Riêng nước Mỹ đã cấp 68,000 “thẻ xanh” cho người Trung Quốc sang định cư; con số chỉ thua số người Mexico vào Mỹ chính thức. Có một triệu đô la là một nhà giầu Trung Quốc sang ở Mỹ, Canada, Australia dễ dàng. trong số 27,000 người Trung Hoa với tài sản trên 100 triệu đồng nguyên (khoảng 15 triệu đô la Mỹ) thì có tới 27% đã rời khỏi nước, và 47% đã chuẩn bị đi, chỉ còn lo giấy tờ thôi; các con số đó là do Ngân hàng China Merchants Bank điều tra và công bố.

Tại sao người có tiền tìm đường chạy? Vì họ cũng không tin nền kinh tế còn tiếp tục chạy được với tốc độ cũ. Nhưng lý do quan trọng hơn nữa là họ cũng cảm thấy tài sản của họ rất bấp bênh trong hệ thống chính trị cộng sản. Mua một cao ốc, nhưng giấy phép cho “quyền sử dụng” tòa nhà đó chỉ có 70 năm. Sau 70 năm sẽ ra sao? Không ai biết được. Ðó là chưa kể các tham quan cần tẩu tán tài sản trước khi phe cánh mình bị thất thế.

Cho nên, chúng ta không nên ngộ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc cứ thế mà lên, đè bẹp các nước khác. Bên trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc không có động cơ tạo sức phát triển bền vững mà trá lại còn chứa những trái bom nổ chậm không biết lúc nào nổ. Tất nhiên, trên đây là nói chuyện kinh tế Trung Quốc so với các nước khác. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc có những nhược điểm trong thì Việt Nam cũng sao chép giống hệt. Ðiều đáng lo cho nước mình là vì mình chỉ đi theo đuôi họ cho nên lúc nào cũng chậm chân hơn!

Như một nhà kinh doanh đã hoạt động tại cả Việt Nam lẫn bên Tàu nhận xét: Quan chức Trung Hoa họ có “ăn” nhưng cũng có “làm,” vì trong hệ thống của họ đã đặt những tiêu chuẩn thăng thưởng dựa trên thành quả kinh tế. Còn ở Việt Nam thì các quan có “ăn” nhưng không cần làm; việc thăng quan tiến chức hoàn toàn dựa trên liên hệ bè phái, không cần biết đến kết quả công việc làm. Một ông Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm tất cả các tổng công ty nhà nước vào tay để phân phát cho tay chân, bè phái, tình trạng đó còn tệ hơn đám đầu sỏ ở Bắc Kinh! Nói “tệ hơn” nghĩa là nhũng lạm hơn, bất lực hơn, thua lỗ nhiều hơn, tài sản của dân bị thất thoát nhiều hơn. Bên Trung Quốc chưa có một vụ mất tiền nào tương đương với các vụ Vinashin và Vinalines ở Việt Nam cả!
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của 'đường lưỡi bò'

9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía đông "đường 9 đoạn",
song nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Image
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Ảnh: VOV.

Theo VOV, trong một bài viết hôm 20/7, ông Tiết Lý Thái - học giả, nhà bình luận nổi tiếng của trang báo mạng Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) - cho rằng, tranh chấp chủ quyền tại Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Việt Nam có xu hướng căng thẳng hơn trong thời gian qua. Việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế vào cuối tháng 6 vừa qua khiến tình hình càng thêm phức tạp.

9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía đông đường 9 đoạn, tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Theo ông Tiết Lý Thái, nếu Trung Quốc giải thích và muốn cộng đồng quốc tế công nhận đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia thì khó khăn sẽ không hề nhỏ, ít nhất sẽ gặp phải những thách thức sau:

Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước họ, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng, chi tiết nào. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “lời nói của bản thân”.

Thứ hai, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt khúc hay là đường giới tuyến trên biển truyền thống. Bắc Kinh không đưa ra một định nghĩa, chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của họ, thì làm sao mà thuyết phục được người khác?

Tiếp theo, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà chính phủ Trung Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, để thể hiện “tình cảm” của họ với Việt Nam, Bắc Kinh lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?

Thêm nữa, theo học giả này, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, thì tại sao sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ liên tục, mà Bắc Kinh không hề nêu ra vấn đề này trong các lần phản đối ngoại giao ? Đây là hoàn toàn không bình thường.

Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á - trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, - và hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Nếu như người ta nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây thì cũng không có gì là quá.

Nếu "đường 9 đoạn" được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ đều có thể bị coi là ở vị trí phi pháp và sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Như vậy liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc?

Ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc không ngừng hô hào những luận điệu hiếu chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên sau khi thoát khỏi thế giới ảo, chúng ta phải trở về thế giới thực tại, học giả Lý Tiết Thái nhận định.

(Theo VOV)
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Post by lengoi »

Mũi Súng Biển Đông

Tác giả : Trần Khải

Như thế là minh bạch, không có gì ẩn kín nữa: Trung Quốc chính thức tuyên bố đóng quân trên các đảo đã chiếm của Việt Nam, sau khi đi từng bước trong nhiều năm, từ thiếp lập huyện Tam Sa, rồi lập cơ quan hành chánh và đại biểu, mở các tuyến du lịch, gọi thầu 9 lô dầu ở biển VN... và bây giờ lập dinh trại đóng quân ở Hoàng sa và các phần Trường sa đã chiếm của Việt Nam.

Từ chỗ đánh cá, cho tới lập huyện hành chánh, vẫn là những bước hung hiểm, như khi chính thức lập trại lính ở Biển Đông, trên các đảo truyền thống của VN, thì đó là mũi súng chĩa vào bên hông VN. Minh bạch, rõ ràng.

Bản tin RFI cho biết:

“Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào ngày hôm qua, 22/07/2012, cho biết, các binh sĩ Trung Quốc sẽ đóng quân ở Tam Sa, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Vẫn theo nguồn tin này, việc lập đồn trú quân tại Tam Sa đã được Quân ủy Trung ương Trung Quốc thông qua. Bộ chỉ huy này sẽ chịu trách nhiệm huy động các đơn vị quốc phòng và lực lượng dự bị cho thành phố Tam Sa.

Tuy nhiên, thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đề cập đến lịch trình thực hiện kế hoạch nói trên.

Cách nay hai hôm, Tân Hoa Xã đã đưa tin về việc quân đội Trung Quốc thông qua kế hoạch lập Bộ chỉ huy quân đồn trú tại Tam Sa.

Cuối tháng Sáu, Bắc Kinh loan báo lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, trong quần đảo Hoàng Sa.

Theo giới phân tích, các động thái này của Bắc Kinh lại càng làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng...”(hết trích)

Chưa hết, trong khi một thời Hà Nội căm thù Sài Gòn, làm tên lính tiên phong cho khối xã hội chủ nghĩa hung hăng xua quân vào Nam để chống chế độ “ngụy quyền phản động” thì có vẻ như Bắc Kinh đang bắt tay bí mật với “ngụy quyền Đài Loan” để thay nhau lấn biển Việt Nam.

Bản tin VOA hôm 23-7-2012 cho biết:

“Bộ Ngoại Giao Đài Loan lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của họ tại 4 nhóm đảo trên Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng tự chế và tránh các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Đài Loan tại vùng biển có tranh chấp này.

Báo Taiwan Today ngày 23/7 trích thuật phát biểu của một giới chức không nêu tên thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định rằng xét về mặt lịch sử, địa lý, và luật quốc tế, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Trung Sa, và Đông Sa và các vùng biển lân cận rõ ràng là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Đài Loan.

Cùng ngày, tờ Taipei Times trích dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói Việt Nam không có quyền thắc mắc về quyền tài phán hành chính của Đài Loan tại đây, cũng như về dự án mở rộng đường băng của Đài Loan trên đảo Ba Bình (tức đảo Thái Bình theo cách gọi Đài Loan).

Thông cáo đăng tải ngày 20/7 nói các bên không có cơ sở để thắc mắc về những biện pháp hành chính của Đài Loan trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Đài Loan.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính phủ Việt Nam kêu gọi Đài Loan ngừng các hoạt động trên Biển Đông trong đó có dự án mở rộng 500 mét đường băng trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.
Việt Nam nói dự án này của Đài Loan vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật quốc tế, đặc biệt là Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.”(hết trích)

Phản ứng của nhà nước VN cũng rất mực dịu dàng so với phản ứng từ chính phủ Phi Luật Tân, một quốc gia cũng bị Trung Quốc xử ép, lấn biển, lấn đảo.

Cuôc5 biểu tình ở Sài Gòn hôm Chủ Nhật 22-7-2012 không thực hiện được, vì công an dày đặc, và vì những người tích cực đã bị bao vây từ rạng sáng.

Trong khi đó, cuộc biểu tình tại Hà Nội đã thu hút vài trăm người.

Bản tin VOA hôm 23-7-2012 kể:

“...Những động thái kiên quyết và dồn dập của Trung Quốc trên Biển Đông đã khơi mào cho cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba trong tháng này tại Hà Nội.

Ngày 22/7 hàng trăm người đã tuần hành tới đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối các hành động gây hấn liên tiếp của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Tuy chính quyền Hà Nội không trấn dẹp hay bắt bớ người biểu tình như trong các cuộc tuần hành tương tự hồi mùa hè năm ngoái, nhưng lực lượng an ninh đã ngăn chặn người biểu tình từ xa, không cho họ tiến tới gần sứ quán...

...Bà Lê Hiền Đức, một trong những người tuy bị ngăn cản nhưng vẫn cố tìm cách tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc hôm 22/7 ở Hà Nội, phát biểu:

“Hôm qua là lần thứ ba tôi đi biểu tình. Họ thuyết phục, ngăn chặn đủ mọi cách. Mấy chục công an bao vây nhà tôi, họ đến từ rất sớm, 5 giờ sáng họ đã có mặt rồi. Đến 8 giờ sáng, cả một đoàn người của chính quyền trong đó có Chủ tịch phường, Trưởng công an phường, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân kéo vào nhà tôi, thuyết phục tôi đừng đi. Tôi thể hiện lòng yêu nước là tôi vẫn có quyền. Không những thể hiện lòng yêu nước tôi xuống đường, mà tôi còn đi để quan sát thái độ hành xử của công an đối với dân, những người yêu nước.”...”(hết trích)

Mới mấy ngaỳ trước, Cam Bốt đã phá hoại nỗ lực của Việt Nam và Phi Luật Tân bằng những cách trắng trợn: rút dây điện, chận ngang lời các viên chức... Kết quả là, ASEAN lúc đầu không làm được bản Thông cáo Chung về Biển Đông. Mất tới mấý ngaỳ sau, ASEAN mới có bản văn này nhờ Indonesia vận động, nhưng lại quá sơ sài.

Sau đó, Cam Bốt mới vuốt ve Việt Nam.

BBC ghi nhận rằng, Ông Heng Samrin, chủ tịch Quốc hội của Vương quốc Cam Bốt, khi thăm Hà Nội trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày với mục đích củng cố và mở rộng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết và hợp tác truyền thông giữa hai nước đã khẳng định với các lãnh đạo Việt Nam rằng nước ông luôn biết ơn và ghi nhớ sự ủng hộ của Việt Nam anh em.

Nhưng nguy hiểm là TQ đã gài nằm vùng vào phía VN, ít nhất là qua mạng Baidu.

Bản tin ICTnews ghi nhận:

“Vào buổi chiều ngày 23/07, các chủ đề về Nam Sa, Tây Sa hay Tam Sa trên mạng xã hội Trà đá quán của Baidu đã bị khóa lại.

Như ICTnews đã đưa tin, sau khi thực hiện nhiều thay đổi trong ngày 16/07 vừa qua, mạng xã hội Trà đá quán của Baidu đã khiến cho nhiều người dùng Việt Nam không đồng tình, khi họ không thể tạo được các chủ đề mang tên Hoàng Sa, Trường Sa trên mạng xã hội này. Trong khi đó, các chủ đề về Nam Sa, Tây Sa hay Tam Sa (cách mà Trung Quốc đặt tên cho hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) lại có thể khởi tạo được. Nhiều người quan ngại rằng, với cách làm như thế mạng xã hội này sẽ tuyên truyền sai về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Có vẻ như trước những phản ứng gay gắt của người dùng, phía Baidu đã tiếp nhận và trong buổi chiều ngày 23/07, các chủ đề về Tây Sa, Nam Sa hay Tam Sa cũng đã bị khóa lại trên mạng xã hội này.” (hết trích)

Không ngờ là trên đất VN, mà công ty TQ lại ngang ngược như thế. Có phải vì Baidu đã rải tiền mua chuộc các quan Hà nội?

Nếu thấy mũi súng Biển Đông chĩa vào, cũng phải ngó kỹ các mũi dao găm Trọng Thủy-Mỵ Châu vậy.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Nhục Tam Sa

Ngô Nhân Dụng

Ngày 24 Tháng Bẩy, Cộng Sản Trung Quốc đã chính thức tổ chức lễ nhân dịp ra mắt tân thị trưởng thị xã Tam Sa mới được 45 người trong hội đồng xã “bầu lên” ngày hôm trước.

Lễ ra mắt được tổ chức linh đình trên hòn đảo Phú Lâm, tên quốc tế là Woody, từ thời Trung Hoa Dân Quốc chiếm năm 1946 đã đặt tên Tàu là Vĩnh Hưng. Thị trưởng đầu tiên của xã Tam Sa là Xiao Jie, nguyên là trưởng ty Canh Nông tỉnh đảo Hải Nam. Ông Xiao Jie (Tiểu Thư?) tuyên bố rằng Ðảng Cộng Sản Trung Quốc thật là “trí tuệ” khi thiết lập xã Tam Sa, để “triển khai chủ quyền của đất nước” trên cả ba quần đảo trong vùng Ðường Chín Ðoạn; với mục đích khai thác các tài nguyên trong vùng biển này.

Ðảo Phú Lâm dài gần 2 cây số thuộc nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) trong quần đảo Hoàng Sa của nước ta, rộng hơn hai cây số vuông, diện tích còn nhỏ hơn cả Chợ Ðồng Xuân ở Hà Nội. Bản tin AP ngày hôm qua mô tả trên hòn đảo này ngoài mấy cây dừa chỉ có một nhà bưu điện, một siêu thị và một bệnh viện, ngoài ra chả có gì đáng kể. Cũng không thể đào giếng lấy nước, cho nên nước ngọt phải chở từ Hải Nam qua, đi đường thủy mất 13 tiếng đồng hồ! Nhà báo Mỹ bỏ sót không kể đến một tòa nhà rất tráng lệ trên đảo, là tòa thị chính và trụ sở đảng Cộng Sản. Ai cũng biết trong một quốc gia cộng sản thì tòa nhà lớn nhất ở xã nào cũng thường là trụ sở đảng. Tân Hoa Xã công bố bức hình tòa nhà này, kiến trúc giống như kiểu Hy Lạp với những cây cột cao song song vươn thẳng và mặt tiền trang trí hình tam giác; nhưng đằng sau lại ngoi lên một cái chòm hình cầu giống như trong kiến trúc Chính Thống Giáo hoặc Hồi Giáo, chỉ thiếu hình cái củ hành mà thôi!

Ngay khi Trung Cộng tuyên bố thành lập Tam Sa, bao gồm ba quần đảo Ðông Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) thì chính quyền các nước chung quanh như Việt Nam và Phillipines đều đã phản đối, không công nhận đơn vị hành chánh đó. Theo chính quyền cộng sản Trung Hoa thì dân số trên ba quần đảo tổng cộng 1,100 người, nhưng ai cũng biết đó chỉ là những quân nhân và viên chức cấp thấp của Trung Quốc bị “đi đày” ra sống ở những hòn đảo hoang, như đảo Phú Lâm, nơi nhiệt độ luôn luôn trên 30 độ C, trên trời dưới đất chỉ là muối. Các đảo này rải rác trong một vùng biển rộng 2 triệu cây số vuông nhưng diện tích tất cả các đảo chỉ được 13 cây số vuông.

Cộng Sản Trung Quốc cố ý làm nhục người Việt Nam khi đặt trụ sở xã Tam Sa trên đảo Phú Lâm, nơi còn dấu vết của ngôi chùa Hoàng Sa Tự được lập vào thời vua Minh Mạng (1802-1820), và một trạm khí tượng đã có từ thời Pháp thuộc. Ðây là một đảo lớn hạng nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà quân Trung Cộng đã đánh chiếm năm 1974, trong lúc đang hỗ trợ Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam để bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa năm đó được lệnh bảo vệ đất nước đã anh dũng hy sinh trong sông nước Hoàng Sa cùng với vị hạm trưởng anh hùng Ngụy Văn Thà.

Nay Cộng Sản Trung Quốc lại đặt trụ sở của cả xã Tam Sa ngay trên hòn đảo Phú Lâm của Hoàng Sa. Ðây là một hành động khiêu khích cố ý lăng nhục đối với dân tộc Việt Nam. Từ nay có thể coi ngày 24 Tháng Bẩy là ngày đánh dấu một mối Nhục Hoàng Sa nữa. Bởi vì việc bầu bán xã trưởng và ra mắt trụ sở được đưa ra ngay sau khi Trung Cộng mới “chiến thắng” Việt Nam về ngoại giao ở Camphuchia!

Hai nước Việt Nam và Phillipines vừa bị Trung Cộng đánh bại trong cuộc họp của các nước Ðông Nam Á tại Phnom Penh. Lần đầu tiên trong hơn 40 năm lịch sử của khối ASEAN, hội nghị bế mạc mà không có một bản thông cáo chung chính thức. Nước chủ nhà, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, đã cương quyết bác bỏ việc ghi vào thông cáo chung mối lo lắng trước các hành động của Trung Quốc gần đây trong hải phận các nước Việt và Philippines. Ngoại trưởng Indonesia đã lần lượt đưa ra sáu bản nháp để chọn làm thông cáo chung nhưng chính quyền Hun Sen vẫn không chịu vì không muốn làm phật ý Trung Cộng. Hun Sen vốn do Lê Ðức Thọ và Lê Ðức Anh dựng lên cho cầm đầu xứ Campuchia, nay đã hoàn toàn đứng về phía Trung Cộng, và đã nhận được hàng chục tỷ đô la viện trợ. Sự phản bội của Hun Sen cũng như việc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng cho thấy tất cả chủ nghĩa cộng sản quốc tế hoàn toàn là một trò lừa bịp. Ðó là một thứ chủ nghĩa đã được Cộng Sản Việt Nam đem về mê hoặc những người lao động và nông dân để họ nhắm mắt theo đảng. Chỉ cần biết suy nghĩ một chút thì ai cũng biết rằng trên thế giới này mỗi dân tộc, mỗi quốc gia chỉ lo cho quyền lợi bản thân của mình!

Người dân Việt Nam đã bị lừa bịp từ năm 1930 đến nay, nhưng từ khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam năm 1975 thì nhân dân cả nước Việt Nam đã thức tỉnh. Hiện nay tinh thần chống đối Trung Cộng đang lên cao nhất, có lẽ không kém gì lòng dân đời Trần sôi sục trước mối đe dọa của quân Mông Cổ!

Một bản tin của Financial Times cho biết các công dân mạng ở Việt Nam đã tẩy chay không dùng các mạng truy cứu (search engine) và giao dịch xã hội trên mạng (social network) của Baidu (Bách Ðộ), một công ty lớn nhất Trung Quốc cung cấp các dịch vụ tương tự như Google. Nhưng không phải chỉ có người lớn ở nước ta mới biết tẩy chay “hàng Trung Quốc.” Một người bạn mới từ Việt Nam qua nói ngay trẻ em học mẫu giáo cũng bày tỏ lòng yêu nước. Một em bé đem đồ chơi tới lớp, khi thấy trên đồ chơi đề chữ “made in China” thì các bạn em hùa nhau bảo em phải vứt đồ chơi đi. Tiếc đến mấy em bé cũng phải chiều theo áp lực của bạn bè. Lòng dân đã sôi lên như vậy, nếu các lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam cũng thức tỉnh thì phải công khai xóa bỏ những chiêu bài như tình “đồng chí anh em” hay “16 chữ vàng” ngay lập tức và xin lỗi nhân dân, xin lỗi vong linh của tổ tiên vì đã lầm lỡ đưa dân tộc đến tình trạng nhục nhã hiện nay!
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Vì sao Trung Quốc bị thế giới oán ghét?

Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị bao vây kìm kẹp, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí; Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều.

Trong nền kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác "hận". Lý do tại sao?

Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?

Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí

Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ, đồng thời hy vọng nhận được sự bảo hộ che chở trong đó bao gồm toàn bộ tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ?

Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Thậm chí đến Việt Nam, đất nước đã từng bị Mỹ xâm lược và là nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc, cũng đều tìm kiếm sự bảo hộ từ Mỹ.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được.

Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ

Chúng ta ngày ngày đều tung hô bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ.

Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có.

Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom, chúng ta chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận.

Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), chúng ta cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, đồng bào của chúng ta, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm.

Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù.

Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù.

Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có.

Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề.

Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao.

Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức.

Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được.

Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không.

Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Thời điểm hiện nay, nếu Philippines không tử tế thì đánh nước này một trận có gì là không thể?

Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng?

Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ.

Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào.

Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này.

Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không.

Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi".

Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"?

Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, "vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không"?

Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi".

Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không sợ sệt, không "hận" Trung Quốc được chăng?


Nguồn: Bài viết của giáo sư Diêu Thụ Khiết, Viện trưởng Viện Trung Quốc học đương đại, Đại học Nottingham, Anh, đăng trên báo Chiến lược Trung Quốc

Người dịch: Đinh Thị Thu
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests