Tin Tức Hoa Kỳ

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Nghị sĩ Joseph Lieberman: Viện đại học Columbia mời Ahmadinejad là một sai lầm “vì ông ta đến với hai bàn tay vấy những máu chứ chẳng có gì khác.”
Hà Tôn, theo CNN, Sep 24, 2007


Cali Today News - Trong buổi xuất hiện đầy căng thẳng tại viện đại học Columbia, hôm nay Thứ Hai, tổng thổng Iran, Mahmoud Ahmadinejad tra hỏi vụ 9/11 theo nhãn quan của chính quyền Mỹ và nhất định giành quyền được nghi ngờ về vụ Holocaust, trong lúc đó thì Chủ Tịch viện đại học Columbia giáng cho ông ta một cú thật đáng đồng tiền bát gạo: “Ông quả thật là một nhà độc tài hèn hạ và tàn độc”.

Sau nhát búa, Ahmadinejad thoạt tiên mỉm cười nhưng mỗi lúc một trở nên mất bình tỉnh la làng vì bị “nhục mạ” và ”bị đối xử một cách đầy ác cảm”.

Chủ tịch viện đại học Columbia, Lee Bollinger, và cử tọa đã mang Ahmadinejad trở lại trách vụ của y trong thành tích nhân quyền tại Iran va chính sách đối ngọai của nước này. Họ cũng không quên hạch hỏi y về lời tuyên bố của y phủ nhận Holocaust và kêu gọi nhân loại xóa quốc gia Do Thái khỏi bản đồ của thế giới.

“Ông Tổng Thống, Ông đã phô bày đầy đủ dấu hiệu của một nhà độc tài hèn hạ và tàn độc,” Chủ Tịch Bollinger đã tuyên bố trong tiếng hoan hô vang dội rền thính đường. Ông Bollinger còn thêm rằng, việc Ahmadinejad phủ nhận Holocaust có thể lừa gạt được những người thất học và ngu dốt.

Ông Bollinger tiếp tục dạy cho ông Ahmadinejad: “Khi ông xuất hiện ở những chỗ như thế này, ông chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi. Sự thật Holocaust là một hiểm họa có nhiều tài liệu chứng minh nhất của lịch sử của nhân loại.”
Ahmadinejad đứng dậy, cũng có tiếng vỗ tay. Sau khi nhắc lại một điển tích tôn giáo nói những lời mở đầu của ông Bollinger là “một nhục mạ cho tin tức và cho sự hiểu biết của cử tọa hiện diện nơi đây.”

Ahmadinejad tiếp tục: “Rất tiếc là đã có những nhục mạ và lời quyết đoán sai lầm.” Ông ta cũng không quên lên án ông Bollinger là đã bị ảnh hưởng đầy ác ý của truyền thông và chính trị của Mỹ và nói tiếp: “Tôi không nên bắt đầu buổi nói chuyện bằng cách để nó bị ảnh hưởng bởi sự tiếp đón đầy ác cảm này.”

Trong phần vấn đáp, ông Ahmadinejad đã tỏ vẻ căng thẳng và không cười nổi, ngược lại với thái độ thư giản hơn trong các cuộc phỏng vấn và tiếp xúc vào đầu ngày.

Trả lời một cử tọa, Ahmadinejad chối phăng chuyện ông ta nghi ngờ có hay không có Holocaust và nói thêm: “Mà nếu thật sự có Holocaust thì đã ăn nhằm gì tới dân Palestine?”

Nhưng sau đó y lại lên tiếng bênh vực quyền của những nhà bác học Âu Châu, ý ông ta mốn nhắc đến một thiểu số bị lên án vì phủ nhận hay coi nhẹ Holocaust.

Y cũng không quên nhắc: “Chẳng có gì tuyệt đối cả.”

Ông Ahmadinejad cũng khẳng định ý muốn thăm viếng móng của hai tòa nhà chọc trời đã bị khủng bố tấn công phá sập ngày 9/11 để tỏ lòng thương tiếc những nạn nhân, rồi ngay sau đó lại tỏ ý nghi ngờ không biết al-Qaida có trách nhiệm gì trong vụ này hay không. Y nêu lên một số câu hỏi như sau: “Tại sao lại có 9/11? Nguyên nhân nào? Điều kiện nào đã đưa tới? Những kẻ nào đã nhúng tay vào? Kẻ nào thực sự tham gia và chủ chốt?

Khi được hỏi về chuyện hành quyết người đồng tính luyến ái ở Iran, Ahmadinejad nói là hệ thống tư pháp hành quyết những tội phạm hung dữ, các tay tổ buôn bán ma tuý, so sánh với chuyện tận diệt vì trùng bằng thuốc men. Khi được hỏi dồn về việc trừng phạt giới đồng tính luyến ái, ông ta đã trả lời: “Ở Iran chúng tôi không có đồng tính luyến ái như ở xứ sở của quý vị.”

Trong khi cử tọa cười một cách chế nhạo, ông ta nói tiếp tục: “Ở Iran không có hiện tượng này. Tôi không hiểu ai đã nói với quý vị là xứ tôi có giống này?”

Nhiều người chỉ trích việc ông Bollinger mời ông Ahmadinejad tới Columbia và hứa sẽ đặt những câu hỏi hóc búa trong lời mở đầu cho buổi nói chuyện của ông ta. Nhưng sự kiện ông Bollinger tấn công Ahmadinejad với tính cách búa riều và cá nhân đã làm nhiều người sững sốt.

Khi ông Ahmadinejad phủ nhận Holocaust thì ông Bollinger nổ luôn: “Hoặc là ông định gây hấn một cách hùng hỗ hoặc ông chỉ là một người thất học một cách đáng ngạc nhiên.”

Trong bài nhận xét được soạn sẵn, Tổng Thống Iran không trả lời trực tiếp những cáo buộc của Bollinger.

Theo nhận xét của Suzanne Maloney, một thành viên tại Booking Institution nhận xét rằng sự kiện Ahmadinejad xuống giọng với Do Thái sẽ mang lại những phản ứng bất lợi cho ông ta tại chính quê nhà của ông ta.

Maloney nói tiếp: “Những bài bình luận phổ biến rộng rãi ở Iran, ngay cả nhóm cực tả, cũng đã xác nhận là quan niệm của Ahmadinejad đã làm thiệt hại cho những liên hệ ngoại giao của Iran. Sự kiện ông ta đã không dám đi xa hơn những lần trước cho thấy là có lẽ ông ta đang gặp phải những hệ lụy bất lợi cho ông ta tại quê nhà.”

Tổng Thống Bush phát biểu rằng việc xuất hiện của Ahmadinejad tại Columbia “đã nói lên rất dõng dạt sự vĩ đại của đất nước này”. Tổng Thống Bush thêm rằng nếu ông Bollinger xem cuộc thăm viếng của Ahmadinejad nhằm mục đích tạo kinh nghiệm giáo dục cho sinh viên “thì tôi nghĩ chẳng sao.”

Những giới chức thẩm quyền khác thì ít thiện cảm hơn. Ở quốc hội những nhà bảo thủ nói Columbia không nên mời Ahmadinejad tới nói chuyện tại đại học này.

Tại quốc hội, cánh bảo thủ lên tiếng là viện đại học Columbia không nên mời Ahmadinejad nói chuyện. Nghị sĩ thủ lãnh đảng cọng hòa, Mitch McConnel, tiểu bang Kentucky nói:”Có cả một sự khác biệt không lồ giữa việc không ngăn cản Ahmadinejad nói và trao cho tên hợm hĩnh cái loa và một hội trường để múa mỏ.”

Nghị sĩ Joseph Lieberman, không thuộc đảng nào (tức độc lập), tiểu bang Connecticut phát biểu: ông ta nghĩ rằng viện đại học columbia mời Ahmadinejad là một sai lầm “vì ông ta đến với hai bàn tay vấy những máu chứ chẳng có gì khác.”

Hàng nghìn người đứng chật cứng hai lốc đường 47, đối diện với trụ sở Liên Hiệp Quốc để phản đối Ahmadinejad thăm viếng Nữu Ước. Những người tham dự biểu tình ước lượng cả vạn người tham dự. Cảnh sát chưa có con số chính xác.

Những người lên tiếng trong cuộc biểu tình mà đa số là chính trị gia và giới chức thẩm quyền của các hội đoàn người Do Thái, tuyên bố họ ủng hộ Do Thái và chỉ trích Tổng Thống Iran về những tuyên bố của y liên quan đến Holocaust.

Chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Nữu Ước, Christine Quinn tuyên bố:”Hôm nay chúng tôi đến đây để chuyển đến cho mọi người một thông điệp rõ ràng rằng không bao giờ có một lý do nào để cho một tên chúa tể của hận thù được múa mỏ trước công luận.”

Những người chống đối cũng tụ tập tại viện đại học Columbia. Cỡ vài chục ngưới đứng gần hội trường mà Ahmadinejad sẽ nói chuyện. Họ nối vòng tay nhau lại và hát nhạc phổ thông cổ truyền của Do Thái ca ngợi hòa bình và tình nghĩa anh em, trong khi ấy thì một ban nhạc hai người hoà tấu nhạc bản “You are my Sunshine.”

Hà Tôn, theo CNN
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Mùa Ðông Hoa Kỳ: Tiền sưởi năm nay sẽ cao kỷ lục
Tuesday, September 25, 2007


WASHINGTON (Reuters) - Các viên chức năng lượng của chính phủ hôm Thứ Ba dự đoán người tiêu thụ Mỹ sẽ phải trả phí tổn cao kỷ lục về dầu, điện và hơi đốt để sưởi ấm nhà của họ vào Mùa Ðông này. Họ kêu gọi chính phủ hãy trợ giúp các gia đình lợi tức thấp để thanh toán những hóa đơn đó.

Chi phí về nhiên liệu sưởi ấm vào Mùa Ðông này sẽ lên cao nhất về dầu sưởi ấm (thường được pha màu đỏ để phân biệt với dầu diesel chạy máy), với gia đình trung bình phải trả 1,834 Mỹ kim cho cả mùa, tức gia tăng 28% hay 402 Mỹ kim so với năm ngoái, theo Hiệp Hội Các Giám Ðốc Trợ Giúp Năng Lượng Toàn Quốc.

Nhóm trên dự đoán phí tổn về khí propane sẽ lên tới trung bình 1,732 Mỹ kim, tức gia tăng 30% hay 384 Mỹ kim. Những người tiêu thụ trông cậy vào điện để sưởi ấm sẽ trả 883 Mỹ kim, tăng 7% hay 58 Mỹ kim.

Chi phí về khí thiên nhiên sẽ là loại rẻ nhất trong số các nhiên liệu chính để sưởi ấm, trung bình 881 Mỹ kim, tăng 5% hay 50 Mỹ kim.

Mark Wolfe, giám đốc điều hành của nhóm, kêu gọi chính phủ Bush hãy nhanh chóng tháo khoán tiền từ chương trình trợ giúp năng lượng cho người lợi tức thấp, thường được gọi là LIHEAP, để giúp đỡ các gia đình trả chi phí sưởi ấm của họ, cũng như thanh toán những hóa đơn đã quá hạn về chi phí làm mát trong Mùa Hè.

Nhóm này vạch rõ rằng những gia đình nghèo phải trả một phần lợi tức của họ cao hơn cho phí tổn sưởi ấm so với những gia đình khác.

Trong năm 2005, chi phí về năng lượng chiếm 20% lợi tức của các gia đình nhận sự trợ giúp của chương trình LIHEAP, so với 3% đối với những gia đình có lợi tức cao hơn.

Báo cáo của nhóm được căn cứ vào những ước tính sơ khởi về năng lượng sưởi ấm của Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ (EIA), cơ quan phân tích có tính cách độc lập của Bộ Năng Lượng. (n.n.)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Ðại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc
Tiếp Phái Ðoàn Người Việt Tranh Ðấu Cho Dân Chủ VN

(New York) Song song với cuộc biểu tình của đông đảo đồng hương dàn chống thủ tướng Việt.gian CSVN Nguyễn Tấn Dũng tại khu vực gần tòa nhà Liên Hiệp Quốc, Nữu Ước vào trưa ngày 25-9-07, một phái đoàn của những người tranh đấu cho dân chủ cho Việt Nam đã gặp Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc để trình bày quan điểm của người Mỹ gốc Việt. Chính bà Ðại Sứ Joan Plaisted cùng hai phụ tá về kinh tế xã hội và về nhân quyền đã vui vẻ đón tiếp phái đoàn.

Phái đoàn đã đưa ra quan điểm rằng Việt.gian CS Hà Nội chưa xứng đáng ngồi trong Hội Ðồng Bảo An LHQ dù chỉ ở vị thế 2 năm không thường trực vì vẫn đang thô bạo vi phạm nhân quyền. Phái đoàn cũng đưa ra những dữ kiện cho thấy mỗi khi Hà Nội đạt được một thắng lợi ngoại giao sau khi tỏ vẻ cởi mở tử tế, thì ngay sau đó Việt.gian CSVN lại xiết chặt kềm kẹp và gia tăng đàn áp dân trong nước, điển hình như những sự việc xảy ra sau khi vào WTO, tổ chức APEC, được quy chế PNTR v.v... Cho nên chính sách giao lưu để chuyển hóa tới dân chủ của Hoa Kỳ chỉ có thể hữu hiệu nếu duy trì áp lực thường trực lên Hà nội về dân chủ nhân quyền, và đề nghị với Hoa Kỳ "cây gậy phải cứng hơn" và "củ cà rốt khó lấy hơn".

Bà Ðại Sứ cho biết việc Việt Nam được vào Hội Ðồng Bảo An LHQ gần như là chắc chắn vì thể lệ bầu chọn theo vùng, và VN là ứng viên duy nhất tại Châu Á kỳ nàỵ Bà hy vọng khi vào HÐBA/LHQ, Việt Nam sẽ có dịp học hỏi, áp dụng tinh thần và tiêu chuẩn dân chủ của thế giới hiện naỵ Bà cũng nhắc lại quyết tâm thúc đẩy dân chủ trên thế giới của Tổng thống Bush mà ông đã thể hiện qua bài diễn văn tại LHQ. Cuộc trao đổi ý kiến sau đó đề cập đến một số cách giúp thúc đẩy nhân quyền dân chủ tại Việt Nam qua những định chế thế giớị Trong dịp này, hai bên đã chụp chung những tấm hình lưu niệm qua ống kính của phóng viên Gia Huy của RFẠ

Ðược biết, phái đoàn người Việt tranh đấu cho dân chủ gồm: Ông Vũ Bảo Kỳ, thuộc VPAC; ông Nguyễn Văn Tánh, cộng đồng New York; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, cộng đồng Boston; ông Nguyễn Ðình Toàn, cộng đồng Philadelphia; cô Trinity Phạm, cộng đồng Việt Nam Nam California; anh Trần Ðông Ðức và cựu chiến binh HK Jerry Kyleỵ
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Vấn đề hành lý của hành khách đi máy bay bị mất trở thành chuyện nhức đầu ở Hoa Kỳ
Trần Vũ, theo NBC News , Oct 01, 2007

Cali Today News - Hành khách đi máy bay của Mỹ hiện đang đối diện với một vấn nạn khá đau đầu, sau các khó khăn mà họ phải gánh chịu về kiểm soát an ninh, chờ đợi và máy bay bị hoãn vì mọi lý do, từ thời tiết đến hăm dọa có bom, chính là vấn nạn mất hành lý.

Hơn 1 triệu hành lý đã bị mất, bị hư hỏng bị chậm trễ hay lục lọi ăn cắp vặt từ tháng 5 đến tháng 7, theo con số của Sở Bureau of Transportation Statistics. Tháng 6 và tháng 7 vừa qua là hai tháng tồi tệ nhất trong số 20 tháng được cơ quan này xếp hạng từ 20 năm qua.

Đây là mức cao nhất của tình trạng các hãng hàng không quản lý hành lý của khách quá tồi từ 5 năm qua. Trong năm 2002, cứ 1,000 hành khách đáp phi cơ ở Mỹ thì có trung bình 3.84 lời ta thán về hành lý. Tháng 7 năm nay con số này vọt lên tới 7.93.

Tình hình hành khách bực bội than phiền cũng gia tăng. Các nhà phân tích và đại diện của các công ty hàng không cho là nhiều yếu tố góp phần trong việc này như việc cấm không cho hành khách mang chất lỏng và gel các loại lên máy bay từ tháng 8 năm 2006 và con số nhân viên quản lý hành lý bị giảm.

Một chi tiết khác là nhiều chuyếùn bay được kết nối với các phi trường lớn trong vùng, thế là cơ hội hành lý thất lạc hay bị ăn trộm càng gia tăng, nhất là vào mùa hè khi con số hành khách máy bay tăng vọt.

Các công ty thì cho là chính những vụ chuyển tiếp các chuyến bay khiến có khi bị trễ nãi do điều kiện thời tiết là nguyên nhân khiến hành lý bị quản lý không chặt chẽ và đúng giờ. Tình hình tồi tệ, theo một chuyên gia về hàng không dân dụng, không thể giải quyết nhanh chóng được trong tương lai gần.

Trần Vũ, theo NBC News
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thượng viện chấp thuận 150 tỷ cho quỹ chiến tranh
Oct 03, 2007
Cali Today News - Thất bại trong nỗ lực hồi hương quân sĩ Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Iraq, các Thượng Nghị Sĩ (TNS) thuộc đảng dân chủ giúp thông qua một dự luật quốc phòng tháo khoán thêm 150 tỷ cho hai cuộc chiến Iraq và A Phú Hãn.
Thua keo này bày keo khác. Cánh TNS thuộc đảng dân chủ luận rằng bối cảnh chính trị sẽ thay đổi trong vài tháng tới và lúc tái xét ngân khỏan chiến tranh thì sẽ rửa hận.

Dẫu sao thì số tiền $150 tỷ chỉ là số tiền cho phép mà thôi chứ chẳng ai bảo đảm cả. Ông Bush còn phải dài cổ ra chờ quốc hội biểu quyết ngân sách quốc gia rồi mới chia tam xẻ tứ trước khi tiền được chuyển vào hầu bao quốc phòng.

Thủ lãnh phe đa số tại thượng viện, TNS Harry Reid, đảng Dân Chủ, tiểu bang Nevada nói: “Tới lúc đó sẽ có một trận đấu quyết kiệt.”

Hơn thế nữa, còn nước còn tát, đảng dân chủ đâu có chịu thua dễ dàng như thế. Thay vì để cho hành pháp dùng số tiền $150 tỷ mà kéo dài chiến tranh, tại sao chúng ta lại không dùng số tiền ấy để chi cho việc rút quân nhỉ? Tại sao lại không được? Chi phí cho việc rút quân cũng là chi phí liên hệ tới chiên tranh cơ mà!

Hôm Thứ Hai, Hạ viện chấp thuận một dự luật khác đòi hỏi tổng thống Bush phải thông báo một chương trình rút quân hẳn hoài trong thời hạn 60 ngày, và sau đó là 90 ngày phải thông báo một lần.

Ngoài ngân khoảng $150 cho chiến tranh, Thượng Viện còn cho phép hành pháp xử dụng hơn $500 tỷ cho các chương trình quân sự khác trong tài khóa gồm cả 10.1 tỷ cho dự án phòng thủ chống hỏa tiễn.

Hà Tôn, theo AP
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Bà Hillary Clinton đã vượt qua được 50% ủng hộ
Oct 04, 2007
\

Cali Today News - Tại sao kết quả thăm dò dư luận mới nhất của ABC News -Washingotn Post phổ biến hôm Thứ Tư khác với tất cả những cuộc thăm dò khác? Vì nó cho thấy Hillary Clinton đã vượt qua được chặng đường chính về chính trị.
Lần đầu tiên, đa số đảng viên đảng Dân Chủ ủng hộ bà Clinton để được đảng đề cử đại diện đảng tranh cử chức vụ tổng thống. Tính từ cuộc thăm dò hồi tháng trước, sự ủng hộ bà Clinton tăng 12 điểm lên tới 53 điểm, bỏ xa người về nhì, Thượng Nghị Sĩ (TNS) Barack Obama, tới 33 điểm.

Như thế là bà Clinton chính thức là người dẫn đầu. Làm người dẫn đầu có nghĩa là mục tiêu cho những ứng viên dân chủ khác chỉ trích.

TNS John Edwards nói về quan điểm của bà Clinton liên quan tới Iraq trong kỳ tranh luận tháng rồi như sau:”Tôi nghe TNS Clinton nói hôm Chúa Nhật rằng bà muốn tiếp tục những chiến dịch chiến đấu tại Iraq. Đối với tôi, như vậy, là tiếp tục chiến tranh.”

Obama tấn công bà Clinton về cải tổ hệ thống bảo đảm sức khỏe trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng bà ta: “Thưa bà Clinton, bà đơn thương độc mã vì bà đã bế môn tỏa cản không cho những đồng minh của bà là những người có nhiều khả năng giải quyết vấn nạn ấy góp sức.”

Nhưng như thế có nghĩa là bà Clinton sẽ dược đảng đề cử hay không?

Đúng như thế nếu bạn nhìn vào lịch sử: CNN trở lại cuộc bầu cử 1988. Ứng cử viên nào nhận được sự ủng hộ của đa số trong các cuộc thăm dò một năm trước ngày bầu cử đều được đảng của mình đề cử.

Cả Al gore và George Bush đều nhận được 50% năm 1999. Năm 1995 Bob Dole cũng thế. Cũng như George H.W. Bush các năm 1997 và 1987 và Walter Mondale năm 1983.
Có một ngoại lệ: Năm 1979, đa số ủng hộ Ted Kennedy để được đề cử năm 1980 – cho tới khi có cuộc khủng hoảng con tin ở Iran vào Tháng 11 thì đa số đảng viên đân chủ chuyển lá phiếu của mình cho Jimmy Carter được đề cử.

Cái gì đã đẩy bà Clinton mạnh lên như thế? 57% nghĩ rằng bà ta là ứng cử viên có nhiều hy vọng nhất để làn chủ toà Bạch Ốc. Bách phân này còn tăng thêm 14 điểm vào Tháng Chín. Bà cũng là người dẫn đầu về người đại diện tốt nhất cho lý tưởng của đảng Dân Chủ.

Hà Tôn theo CNN
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hoa Kỳ tính tới chuyện vũ khí phóng xạ
Oct 08, 2007


Cali Today News – Hãng thông tấn The Associated Press (AP) vừa thủ đắc một trong những tài liệu được giữ bí mật lâu nhất của thời chiến tranh lạnh nay được bạch hóa: Lục quân Hoa Kỳ nghiên cứu khả năng xử dụng độc dược phóng xạ để ám sát “những nhân vật quan trọng” như các nhà lãnh đạo dân cũng như quân sự.

Giới chức chóp bu của Lục quân, năm 1948 đã chấp thuận nỗ lực được dấu diếm kỹ nhất của Quân Lực Hoa Kỳ: quân đội Mỹ theo đuổi “một quan niệm mới về chiến tranh” – dùng vật liệu phóng xạ do những cuộc oanh tạc bằng bom nguyên tử tạo ra để làm lây lan nhiều phần đất của địch quân, nhiều mục tiêu quân sự, hãng xưởng và nơi tập trung quân cuả đối phương.

Trong các cuộc phỏng vấn, những nhà quân sử đã từng nghiên cứu các chương trình chiến tranh phóng xạ rộng lớn hơn cho biết là họ chưa bao giờ thấy được chứng cớ của một vụ theo đuổi loại vũ khí ám sát.

Tấn công các chính giới không phải là môt chuyện mới mẻ gì; mới năm ngoái, tại Anh quốc, một tên sát thủ vô danh đã dùng một nhúm tí ti chất phóng xạ polonium-210 để giết người đã dám cả gan chỉ trích điện Cẩm Linh là Alexander Litvinenko.

Trong tài liệu mật mới đươc giải mã, năm 1995 AP đăng tải lời kêu gọi của Freedom of Information Act đòi hỏi chính phủ giải thích vấn đề vũ khí ám sát, chẳng thấy ai nhắc đến tên tuổi của một cá nhân nào cả.

Những tài liệu bị dìm trong bóng tối nhiều thập niên qua, trước khi được trao cho AP đã bị chính phủ kiểm duyệt thật gắt gao để xóa nhiều dữ kiện về các chuyên viên chuyên ngành chiến tranh phóng xạ. Vụ kiểm duyệt gắc gao này thể hiện nỗi âu lo là quân khủng bố ngày nay có thể dùng các tài liệu đó để tấn công những mục tiêu của Mỹ.

Tài liệu không cho biết là có vũ khí phóng xạ nào nhắm vào các yếu nhân đã được mang ra xử dụng hay đã được Hoa Kỳ khai thác hay chưa. Và mớ tài liệu này cũng chi cho quần chúng biết một cách mù mờ rằng kế hoạch chết người này đã đi đến đâu rồi. Tháng 12 năm 1948 , một văn kiện đưa ra những hướng dẫn về kế hoạch , và một văn kiện khác cho biết là kế hoạch đang tiến triển. Những phần chính của nhiều báo cáo về tiến triển kế tiếp, năm 1949 đã bị kiểm duyệt sạch trước khi trao cho AP.

Nỗ lực rộng lớn hơn để dùng chiến tranh phóng xạ trong thế công hình như chết yểu vào khoảng 1954, ít nhất là vì Bộ Quốc Phòng bị thuyết phục rằng vũ khí hạch nhân ngon ăn hơn.

Không ai biết rõ là chương trình được chuyển qua một cơ quan khác như , cơ quan tình báo CIA hay không. Chỉ biết rằng kế hoạch được chung kết Tháng 11 năm 1948 và khởi công tháng kế đó, đúng khi CIA mừng thôi nôi.

Đây là thời điểm xáo trộn trên trường quốc tế. Tháng Tám 1949, Liên Bang Sô Viết thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, va hai tháng sau đó đảng cọng sản của Mao Trạch Đông thành công trong trận chiến tranh nhân dân ở Trung Hoa Lục Địa.

Trong thế chiến thứ hai, trong khi các khoa học gia phát triển bom nguyên tử, họ nhận xét rằng phóng xạ họ dùng hoặc phóng ra trong tiến trình chế tạo có nguy cơ làm chết người. Trong bảng báo cáo đầu tiên được công bố năm 1945, chính quyền cho biết rằng khi làm vỡ chất liệu có chứa chất phóng xạ trong lò phản ứng sử dụng uranium có thể thu thập và dùng “như một loại khí độc rất nguy hại.”

Trong số những tài liệu AP thu thập được - một văn kiện đề ngày 16 Tháng 12, 1948 có ghi là tài liệu mật - mô tả môt chương trình làm vỡ tang vật liệu để phát triển nhiều công dụng quân sự cho ngành phóng xạ. Công tác “phát triển vũ khí khuynh loát tấn công cá nhân hoặc những tốp nhỏ” được xếp vào ưu tiên loại hai, còn phải tuỳ thuộc vào yếu tố khả thi của các nghiên cứu và thử nghiệm. Sau đây là danh sách các ưu tiên:

1. Vũ khí làm lây lan “vùng có người ở hay khu vực quan yếu trong một thời gian dài.
2. Đạn dược hỗn hợp chất nổ mạnh với chất liệu phóng xạ để “đạt được mục đích gây thiệt hại vật chất và lây lan chất phóng xạ cùng môt lúc.”
3. Vũ khí không – trên không trung - và địa - dưới đất – làm lây lan khắp vùng phải di tản theo chiến lược tiêu thổ kháng chiến.
Mục đích lúc bấy giờ là sản xuất các mẫu cho vũ khí ưu tiên 1 và 2 trước cuối Tháng 12, 1950.

Vũ khí ở ưu tiên 4 là “đạn dược chống cá nhân” dùng chất phóng xạ mà người mắc phải “không có cách nào chữa trị được.”

Bảng báo cáo còn tiết lộ là “loại vũ khí này được đề nghị dành cho mật vụ hoặc các đơn vị khuynh loát để tộ chức những cuộc tấn công giết người chống lại những nhóm yếu nhân thí dụ như một đám quân nhân hay dân sự đang hội họp.”

Những vụ ám sát yếu nhân ngoại quốc bởi nhân viên của Mỹ không bị đặt ra ngoài vòng pháp luật một cách minh bạch mãi cho đến khi Cựu Tổng Thống Gerald R. Ford ký sắc lệnh, năm 1976, khi xảy ra vụ cơ quan tình báo CIA tổ chức giết Chủ Tịch Nhà Nước Cuba, kể luôn cả phương cách đầu độc trong thập niên 1960.

Văn thư đề ngày 16 tháng 12, 1948 nói rằng một cuộc tấn công chết người vào những cá nhân, xử dụng vũ khí phóng xạ phải được thực hiện thế nào để không một ai có thể tìm ra được đấu vết của của chính quyền Hoa Kỳ nhúng tay vào. Chiến thuật này được gọi là “phủ nhận ngon lành” cũng là trọng điểm của các hoạt động khuynh đảo của Mỹ.

Hà Tôn theo AP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Al Qaeda tăng cường hoạt động tại Mỹ,
đưa các tên đầu não vào nội địa Hoa Kỳ.

Vũ Hà, theo Reuters, Oct 10, 2007


Cali Today News – Hôm Thứ Ba, một thông báo của tòa Bạch Ốc cho biết al-Qaeda vẫn còn là một nguy cơ khủng bố “đáng ngại nhất và nguy hiểm nhất” cho Hoa Kỳ và thế nào cũng tăng cường nỗ lực đưa các tên đầu não vào nội địa Hoa Kỳ.

Bảng báo cáo “National Strategy for Homeland Security” cho biết: “Mặc dầu chúng ta bắt được một nhúm người ở Mỹ có liên quan tới các cấp lãnh đạo của al-Qaeda , có nhiều triển vọng là nhóm này sẽ tăng cuờng nỗ lực đưa thêm nhiều tên đầu não vào đất nước này.”

Bảng báo cáo cũng đề cập tới vấn đề: “Chúng ta phải để ý tới việc al Qaeda lúc nào cũng muốn thủ đắc vũ khí sát hại hàng loạt vì lúc nào họ cũng lùng tìm, chiếm hữu và sử dụng vật liệu hóa học, sinh học, phóng xạ và hạch tâm.”

Bảng báo cáo cũng nói tới chuyện bảo vệ các yếu nhân, bổ túc đám phụ tá và “tạo dựng được “một thiên đàng an toàn” tại những vùng do các bộ lạc chiếm đóng tại Pakistan…

Bảng báo cáo cũng cập nhật chiến thuật nội an của tòa Bạch Ốc soạn thảo năm 2002. Trong một lá thư kèm theo bảng báo cáo, Tổng Thống Bush nói: “Chúng ta nhận biết rằng nỗ lực của chúng ta phải nghĩ tới thế công ở quốc nội cũng như ở ngoại quốc. Ngày nay chúng ta được an toàn hơn trước đây, nhưng vẫn chưa được an toàn.”

Vũ Hà, theo Reuters
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Đại Sứ Mỹ Nói Ưu Tiên Về VN: Nhân Quyền, Giáo Dục, Đầu Tư


- Đại Sứ Michalak: Nhiều Hội Thánh Tin Lành Đã Hoạt Động Dễ Dàng
WESTMINSTER, Calif. (VB) -- Tân Đại Sứ Michael Michalak nói rằng ông được Tổng Thống Bush và Thượng Viện đề cử và phê chuẩn làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đơn giản vì ông được tin tưởng là có thể làm nhiều chuyện cùng lúc...
Câu noí đó cũng cho thấy rằng hai chính phủ Mỹ-Việt đang bận rộn hợp tác và đối thoại trên nhiều lĩnh vực -- Mỹ muốn hỗ trợ VN về giáo dục, đầu tư, sửa đổi luật pháp, minh bạch kế toán, trong khi áp lực CSVN phaỉ cởi mở nhân quyền, cho tăng các tự do tôn giaó, tự do báo chí, tự do lập hội và kể cả tự do chính trị.
Và Đại Sứ Michalak nói rằng những cuộc đối thoại trên rất nhiều đã liên tục diễn ra trong sự tin cậy và quan hệ ở một mức độ naò đó lẫn nhau.
Khi mở đầu hội thảo, Đại sứ Michalak nói một câu tiếng Việt, “Kính chào các bạn...” và làm hội trường vỗ tay hoan hô.
Đó là nội dung chính trong cuộc tiếp xúc với cư dân Mỹ gốc Việt tại Quận Cam chiều chủ nhật 14-10-2007. Buổi gặp gỡ thu hút khoảng gần 300 người quan tâm và truyền thông, tổ chức bởi Dân Biểu liên bang Loretta Sanchez, và khách mời chính là Đaị Sứ Michalak, người sẽ lắng nghe ý kiến dân Việt để qua VN làm việc trong vai trò đại diện cho chính phủ Mỹ. Cùng trên bàn chủ tọa là hai dân biểu liên bang Ed Royce và Dana Rohrabacher, cũng đại diện cho nhiều thị xã khác ở Quận Cam.
Cuộc thảo luận sôi nổi với nhiều câu hỏi hầu hết về nhân quyền, dưới sự điều hợp của ông Nguyễn Trọng Phú, đại diện ban tổ chức.
Đặc biệt, Đaị Sứ Michalak khi trả lời một câu hỏi về tự do tôn giaó, đã trả lời rằng thực sự nhà nước CSVN đã cởi mở nhiều về quyền tôn giáo. Ông nói rằng đã có nhiều hội thánh Tin Lành được cấp giấy phép hoạt động, và ngay cả trường hợp Giaó Hội Tin Lành Menonite cũng đã được giấy phép hoạt động và đang thờ phượng không có vấn đề gì.
Ông nói về trường hợp Hòa Thượng Thích Quảng Độ là ông “không biết Hòa Thượng Quảng Độ đã có nộp đơn lên nhà nứơc CSVN để xin giấy phép hoạt động hay chưa, và nếu Hòa Thượng Quảng Độ nộp đơn xin hoạt động thì tôi sẽ bênh vực, đòi quyền hoạt động tôn giaó cho ngài...”
Ngay khi Đaị Sứ vừa nói như thế, dân biểu Rohrabacher lập tức nói rằng quyền tự do tôn giaó phaỉ là tự động, chứ sao lại xin phép hoạt động mới cho...
Trong buổi gặp gỡ cư dân, nhiều thành phần dân chúng đã tích cực góp ý, hy vọng rằng Đại Sứ sẽ mang nặng hành trang ưu tư... Lên tiếng góp ý hoặc thắc mắc với đaị sứ Michalak có những cụ già như cụ Bách Nguyễn, cụ Nguyễn Thế Ngọc... và cho tới tuổi trẻ như cô Trần Mỹ Dung, đại diện Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu...
Và ý kiến tất nhiên là đa dạng, nhưng cùng mang một tấm lòng mong muốn VN phải mau chóng tự do dân chủ.
Trong thành phần dân cử tham dự hội thảo khu phố có Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa, Dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn, Thị Trưởng Margie Rice, các nghị viên Andy Quách và Trí Tạ, ủy viên giaó dục Nguyễn Quang Trung, giám đốc cấp nứơc Diệp Trường, và cả đại diện của Giám Sát Viên Janet Nguyễn.
Đặc biệt, tham dự còn có ông Tom Bohigian, giám đốc văn phòng California của Thượng Nghị Sĩ liên bang Barbara Boxer, một trong những người đang nắm giữ vận mệnh dự luật nhân quyền cho VN mà Hạ Viện Mỹ vừa thông qua với đa số tuyệt đối và đang chờ Thựơng Viện thảo luận.
Ông Bohiagian nói rằng TNS Boxer sẽ có buổi gặp gỡ dân gốc Việt để nghe ý kiến về dự luật này, trứơc khi bà thượng nghị sĩ đưa ra khoáng đại thảo luận.
Cũng nên nhắc rằng dư luận chính khách Mỹ vẫn có cái nhìn khác biệt về nhân quyền VN. Kể cả các đại sứ.
Cựu Đại Sứ Pete Peterson (nhiệm kỳ 1997-2001 tại VN) nói, “Tôi không nghe ai nói vấn đề [nhân quyền] gì. Bởi bất kỳ tiêu chuẩn nào, VN phaỉ được đánh giá là thành công.”
Tới cựu Đại Sứ Michael Marine, nói trước khi rời nhiệm sở ngày 9 tháng 8-2007: “Tôi muốn tôi có thể nói nhân quyền VN đang cải thiện, nhưng tôi không thể nói như thế. Có lẽ thất vọng lớn nhất của tôi là chúng tôi không thể mở rộng không gian cho đối thoại chính trị tại VN.”
Và tới tân Đại Sứ Michalak, câu nói ngày 21-9-2007 trước Thượng viện để trả lời câu hỏi về ưu tiên hoạt động: “Trước tiên là khuyến khích CSVN cải thiện nhân quyền, kể cả các quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do phát biểu...”
Cả 3 câu nói của 3 vị đại sứ Mỹ tại VN được in ra giấy lớn, dán trên tấm bảng trong phòng họp hôm chủ nhật.
Nhưng triển vọng sẽ tới đâu? Cả đại sứ cũng không có câu trả lời, chỉ nói rằng ông tin là các cuộc đối thoại đang đi đúng hướng cần thiết.
Dân Biểu Rohrabacher dặn dò Đại Sứ Michalak rằng đừng để như mọi chuyện ở Trung Quốc, qua hai thập niên TQ làm giàu nhờ Mỹ giúp nhưng rồi nhân quyền vẫn không đi tới đâu, “Phaỉ có cởi mở nhân quyền, chứ không chỉ vào để kiếm tiền.”
Dân Biểu Ed Royce nói rằng Đại Sứ Michalak cần phaỉ làm việc chung với người Việt hải ngoại, vì đây là một sức mạnh có thể giúp các mục tiêu Hoa Kỳ tại VN trên chính sách cởi mở nhân quyền, và cụ thể ông Royce nói ông sẽ làm việc chung với những người như ông Đỗ Hoàng Điềm, Trần Thái Văn để đưa truyền thông độc lập vào VN và đặc biệt là giúp làn sóng đaì Á Châu Tự Do RFA vào VN mà không bị phá sóng.
Đaị sứ Michalak nói ông vẫn còn phiền vì Linh Mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn ở tù, và ông vẫn đang đòi hỏi CSVN phaỉ thả toàn bộ các tù chính trị.
Trả lời câu hỏi về số tiền 33 triệu đô mà có người nói chính phủ Mỹ đưa cho CSVN để hỗ trợ thương phế binh hai miền Nam, Bắc VN, đaị sứ nói ông không biết vụ viện trợ 33 triệu đô đó và ông sẽ xem xem có hay không rồi mới nói sau.
Đại sứ nói ông tin vaò nền giaó dục Mỹ, và đó là lý do ông muốn tăng gấp đôi số du học sinh từ VN sang Mỹ, và trong năm nay thì đã tăng hơn 50% số visa du học từ VN rồi.
Ông nói, sắp tới sẽ có một phaí đoàn chính phủ Hoa Kỳ sang VN để khảo sát về các vấn đề, trong đó có nhân quyền. Ông nói, Mỹ đang đòi hỏi và đang giúp CSVN luật hóa -- nghĩa là pháp trị cơ chết -- và cụ thể, điều 88 Luật Hình Sự vẫn đang bàn thảo để hủy bỏ hay sửa đổi. Điều 88 đang được CSVN sử dụng để đàn áp các nhà hoạt động dân chủ.
Buổi hội thoaị có phần lớn trực tiếp qua PalTalk bởi ông Ngô Kỷ, và chiếu qua nhiều mạng truyền hình.
Các trường hợp bị bắt vì lý do hoạt động cho dân oan hay phát biểu qua Internet như trường hợp anh em nhà họ Trương (cụ thể, anh Trương Quốc Huy), ba chị em nhà họ Lư, chị Vũ Thanh Phương... đã được Dân Biểu Sanchez đề nghị cho biết tên và điạ chỉ, trường hợp xảy ra, và các vị dân biểu sẽ cùng với đại sứ Michalak bênh vực từng trường hợp, nếu đúng là CSVN đã vi phạm nhân quyền, bắt vô cớ...
Được nghe về ước mơ dân chủ hóa VN, Đại Sứ nói chuyện muốn VN trở thành dân chủ đa đảng đa nguyên thì không thể gấp rút được.
Trả lời một người hỏi về trường hợp tài sản trước 1975 của ông bị CSVN cướp mất, Đại Sứ nói ông không làm gì được về tài sản cá nhân như thế...
Trả lời câu hỏi so sánh VN và Miến Điện và chiến dịch “nước lũ” CSVN có thể đàn áp dữ dội với GHPGVNTN và linh mục Phan Văn Lợi, Đại Sứ Michalak nói ông có suy nghĩ nhiều về các mặt giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và Miến Điện. Ông nói, ông không tin ở VN sẽ trở thành một Miến Điện thứ nhì. Ông nói, thực ra ông thấy đối thoaị khả quan với CSVN, và “nhiều chuyện tôi không thể nói ra công chúng được.”
Trong buổi nói chuyện riêng với truyền thông sau hội thoaị dân phố, ông đại sứ nói, về hợp tác quân sự thì chưa có gì nhiều, chỉ là hợp tác về cứu trợ khi thiên tai và dịch bệnh thôi, và “họ còn nghi ngờ Hoa Kỳ...”
Dân Biểu Sanchez noí, hy vọng rằng năm 2009 bà Sanchez sẽ đi thăm Việt Nam, và lúc đó thì VN sẽ cởi mở hơn với những người mà bà tới thăm, và cởi mở cả với những người khách dân chủ tới thăm bà.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cháy lớn ở nam Cali thêm trầm trọng: 600 căn nhà bị cháy, hàng trăm ngàn người được lệnh phải di tản, ảnh hưởng cộng đồng Việt
Trần Vũ theo AP , Oct 22, 2007


Cali Today News - Gió khô hốc thổi rất mạnh khiến cho tình hình các trận hỏa hoạn của miền nam California thêm trầm trọng vào thứ hai 22/10. Đã có vài người chết và hàng trăm bệnh nhân của một bệnh viện đã được di tản và các nhà dưỡng lão ở quận hạt San Diego.

Các viên chức cứu hỏa cho hay trong nhiều trường hợp, các nhân viên cứu hỏa không thể bắt tay vào việc chữa cháy mà làm thế nào thuyết phục dân chúng ra đi vì nhiều người từ chối không chịu đi. Bill Metcalf, đại diện Sở Cứu Hỏa khu North County Protection cho hay: “Họ hoàn toàn không chịu rời nhà hay chần chừ cho đến khi quá trễ.”

Khoảng 1 chục đám cháy đã bùng lên vào cuối tuần và ngọn gió Santa Ana rất mạnh còn làm tình hình thêm tồi tệ. Thứ hai 22/10 có thêm nhiều đám cháy mới phát sinh và ước lượng đã có 40,000 mẫu đang cháy. Nơi diễn ra đám cháy lớn là Malibu, nơi có 1 lâu đài trị giá 17 triệu đô la cháy tan tành.

Nhân viên cứu hỏa thú nhận họ bất lực trước các đám cháy này. Giám Đốc Sở Cứu Hỏa San Padilla của Los Angeles nói: “Chúng tôi đâu có ngờ lực lượng bị xé mỏng ra trước tình hình như thế này. Thật khó tiên đoán chuyện gì xảy ra khi đám cháy bùng lên quá lớn như thế này.”

Thống đốc California vào chúa nhật qua đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 7 quận hạt. Đám cháy 14,000 mẫu gần San Diego đã làm vài người chết.

Có 4 nhân viên cứu hỏa và 10 người dân bị thương phải vào bệnh viện, một số người bị thương là người đang đi cắm trại. Có 25 căn nhà xung quanh Santa Clarita bị cháy.

Phát ngôn nhân Lesley Kirk của quận hạt San Diego nói: “Gió rất mạnh khiến tình hình hết sức nguy hiểm.” Quận hạt này có cộng đồng Ramona với 36,000 dân đã phải di tản.

Cho đến tối qua, có đến 600 căn nhà đã bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người đã phải tháo chạy tránh hỏa hoạn.

Nam California là nơi đông người Việt nhất tại hải ngoại, và vụ cháy dữ dội này ảnh hưởng khá nhiều người Việt, nhưng khó thể nào có được số liệu riêng biệt và đầy đủ.

Trần Vũ theo AP
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Các thiệt hại do hỏa hoạn ở nam California đã lên tới 1 tỉ đô la
Oct 24, 2007

Cali Today News - Đó là con số thiệt hại chỉ tính riêng cho quận hạt San Diego mà thôi. Thứ tư 24/10 các nhân viên cứu hỏa đang hy vọng gió dừng lại sẽ giúp họ khống chế được ngọn lửa.

Trận hỏa hoạn kinh hồn đã diễn biến qua ngày thứ tư liên tiếp và đã thiêu hủy 1,500 căn nhà, làm cho trên nửa triệu người di tản, là con số người ra đi lớn nhất trong lịch sử California. Có tin là đến 900,000 người đã phải di tản.

Ron Lane, Giám Đốc cứu trợ khẩn cấp của quận hạt San Diego, trong một cuộc họp báo đã nói: “Rõ ràng là mức thiệt hại sẽ từ 1 tỉ đô la trở lên.” Chỉ riêng trong quận hạt San Diego số nhà bị cháy đã là 1,200 căn.

TT Bush đã ký một lệnh tuyên bố tình trạng khẩn trương lớn lao khi lửa đã thiêu hủy đến 410,000 mẫu đất, tức 640 dặm vuông. TT Bush nói: “Cả nước đang chăm sóc quý vị, chúng tôi lo lắng cho tài sản và sự an toàn của quí vị.” Tối thứ tư thì ngọn gió Santa Anna sẽ giảm cường độ khi có gió nhẹ từ biển thổi vào.

Các nhân viên cứu hỏa hy vọng thời tiết thuận lợi giúp cho họ khống chế được 16 đám cháy lớn, nhất là cho phép các loại phi cơ chữa cháy cất cánh để tham gia phối hợp chữa cháy.

Hiện có dự tính đưa nhiều toán chữa cháy và thiết bị từ các tiểu bang khác đến đây giúp đỡ, nhất là các tiểu bang miền Tây. Đã có nhiều than phiền vì chính một sĩ quan cứu hỏa cũng nhìn nhận lực lượng của ông không làm được gì nhiều để cứu các căn nhà bị cháy.

Hiện có 21 nhân viên cứu hỏa bị thương và ít nhất có 24 người khác bị thương. Có thêm 4 cái chết được cho là có liên quan tới hỏa hoạn đã được ghi nhận ở San Diego.

Thống Đốc A. Schwarzenegger khi trả lời đài ABC đã bác bỏ các chỉ trích, ông cho là các lực lượng cứu hỏa đã làm việc hết mình từ bắc Los Angeles xuống tới biên giới với Mexico. Ông nói máy bay chưa được tận dụng chỉ vì gió quá mạnh không thể cất cánh được mà thôi.

Trần Vũ theo AP
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Tổng Thống Bush đến bang California thị sát thiệt hại cháy rừng

25/10/2007

Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đang trên đường đến bang California để thị sát những thiệt hại do các trận hỏa hoạn gây ra, cho đến giờ đã thiêu hủy trên 1,000 căn nhà và 500 ngàn người đã phải sơ tán.

Theo dự trù thì Tổng Thống Bush sẽ đi thị sát khu vực hỏa hoạn bằng máy bay trực thăng và sẽ đến thăm khu vực bị thiêu rụi gần thành phố San Diego.

Tổng Thống Bush đã tuyên bố các trận cháy này là tai họa nghiêm trọng và cho trích quĩ của liên bang để giúp các chủ nhà trong 7 quận hạt.

Tổng Thống Bush nói rằng mọi người quan tâm đến sự an toàn, và tài sản của các nạn nhân, cũng như cầu nguyện và vọng rằng cuối cùng họ đều được an lành.

Hôm nay, các cơn gió khô và nóng tiếp sức cho các trận cháy đã dịu xuống, nhờ vậy nhân viên cứu hỏa đã có thể nỗ lực không chế hơn 15 đám cháy đang hoành hành ở miền nam bang California.

Các điều kiện thời tiết trong vùng bắt đầu cải thiện hôm thứ tư, và suốt ngày các máy bay trực thăng cùng với các máy bay chữa cháy đổ nước và các chất chống cháy xuống các vùng bị ngọn lửa hoành hành nhiều nhất.

Các giới chức cho biết hai thi hài bị cháy được phát hiện trong một căn nhà ở San Diego hôm nay nâng số người bị thiệt mạng vì hỏa hoạn lên ít nhất 3 người. Năm người khác đã bị thiệt mạng trong quá trình sơ tán.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hỏa hoạn tại miền Nam California:
Tìm thấy 6 xác chết cháy, tình hình đã trở nên khả quan hơn

Oct 26, 2007

Cali Today News – Các đội cứu hỏa thấy lóe lên tia hy vọng có thể khống chế trận cháy rừng lịch sử của California đã kéo dài tới ngày thứ năm, kể từ hôm Chúa Nhật, khi gió đã lên tới 101 dặm một giờ - miles per hour (mph). Gió đã giảm xuống 30 mph vào chiều tối Thứ Tư.

Cũng trong ngày hôm nay, cảnh sát cứu hỏa đã tìm thấy 6 xác chết cháy trong vụ hỏa hoạn lịch sử này.

Tuy nhiên gió khô Santa Ana - đã làm vụ cháy rừng lan rộng – nay đã đổi hướng, thổi từ hướng Thái Bình Dương vào đất liền, tăng thêm độ ẩm và đã làm cho lực lượng 8,900 nhân viên cứu hỏa được nhẹ gánh hơn.

Nhưng sự tàn phá của thần lửa đã đè nặng lên những đội cứu hỏa đang phải đối đầu. Đội viên cứu hỏa Andy Menshek phát biểu: “Chúng tôi đau đớn vì những nhà cửa bị thiêu rụi. Chúng tôi đau đớn vì những thương tích. Chúng tôi vô cùng căm phẩn khi thấy cộng đồng của chúng ta bị tàn phá.”

Nhờ tình trạng khả quan, chính quyền đã cho phép dân chúng trở về cộng đồng của mình sau khi bị buộc phải di tản vì ngọn lửa quá hung hãn và khói quá dày đặc.

Thời tiết thay đổi đã giúp cho máy bay chữa lửa có thể thực hiện các phi vụ chữa cháy vì hầu như cả tuần nay không một phi cơ nào cất cánh được vì gió rất nguy hiểm.

Đại úy Scott McLean, thuộc bộ Thủy Lâm và Phòng Hỏa Cali ví von rằng tiếng máy bay cứu hỏa đúng là “tiếng của vui mừng.”

Mức độ cháy của thần hỏa đã giảm khá nhiều hôm Thứ Tư. Tuy nhiên Thống Đốc Arnold Schwarzeneger nói là vùng bị cháy rừng tàn phá đã lên tới 434,543 mẫu, tương đương với 679 dặm vuông (square miles), rộng bằng 10 lần diện tích của vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Vào chiều tối Thứ Tư, phù thủy lửa ở quận hạt San Diego đã được chế ngự cỡ 10%. Trước khi nhập bọn với ngọn lửa từ vùng Poomacha, đại nạn thần hỏa San Diego đã tàn phá hết 196,000 mẫu rừng.

Kỳ này có tất cả 22 đám cháy – tính cho đến Thứ Tư – và nhân viên cứu hỏa đã chế ngự được bảy. Những đám cháy khác như cháy rừng tại Buckweed thuộc quận hạt Los Angeles đã được dập tắt đến 94%.

Nguyên nhân của đám cháy lớn nhất bị nghi ngờ là do phá hoại.

FBI và Sở cứu hỏa quận hạt Orange County đang điều tra vụ hỏa hoạn Santiago, thiêu rụi hơn 19,000 mẫu đất. Cả ba điểm xuất phát của trận cháy này đều được nhân viên công lực liệt vào loại phạm trường. Chính quyền đã treo $70,000 tiền thưởng cho bất cứ tin tức nào giúp cho chính quyền bắt được thủ phạm đã gây ra hỏa hoạn.

Hôm Thứ Tư thống đốc Cali cho biết 1,664 nhà cửa - trong số đó có 1,436 nhà ở - đã bị thiêu hủy, và trận hỏa hoạn vẫn còn đe dọa thêm 25,000 căn nhà nữa. Ông cũng cho biết thêm là có ba người chết và 40 người bị thương.

Thứ Năm, thống đốc sẽ cùng tổng thống đáp trực thăng đi thanh sát những vùng bị thiệt hại sau khi vị nguyên thủ quốc gia tuyên bố tình trạng khẩn trương quy mô hôm Thứ Tư.

Quyết định này của tổng thống giúp cho tiền của liên bang tới tay người thụ hưởng và chính quyền địa phương nhanh hơn. Tiền của liên bang sẽ trợ cấp cho những người có nhà bị thiệt hại mà lại không có bảo hiểm, và cũng giúp cho chính quyền địa phương trang trải chi phí do cơn hỏa hoạn gây ra.

Chỉ riêng tại quận hạt San Diego thiệt hại trận cháy rừng kỳ này lên tới cả tỷ bạc. Tiền cứu trợ được chuyển đến một cách ngon lành nhờ bài học Katrina – cơn bão đã gây nhiều thiệt hại vật chất cho dân chúng ở các tiểu bang Lơuisiana, Mississippi, Alabama và cũng gây nhiều thiêt hại tinh thần cho chính quyền Bush vì có nhiều thiếu sót trong kế hoạch cứu trợ.

Những nạn nhân không có nơi cư ngụ có thể lên mạng, FEMA.gov, để xin trợ giúp. Đã có 72,00 người tạm trú tại 42 trung tâm cứu trợ đã mở ra trong quận hạt San Diego hôm Thứ Tư.

Vận động trường Qualcomm, sân nhà của đội bóng bầu dục – football – San Diego Chargers đã đón tiếp 11,000 người tỵ nạn ở cao điểm của trận hỏa hoạn, nhưng số người ấy đã giảm chỉ còn lại 5,000 vào sáng Thứ Tư.

Vũ Hà, theo CNN
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Một Vài Hình Ảnh Cháy Cali Liên Tục Mấy Hôm Nay

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ có phán quyết liệu hãng Exxon Mobil Corp. có phải bồi thường 2.5 tỉ đô la hay không
Trần Vũ theo AP, Oct 29, 2007
Cali Today News - Thứ hai 29/10 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) họp lại để có quyết định sau này liệu công ty Exxon Mobil Corp. có phải nộp tiền phạt 2.5 tỉ đô la hay không do trách nhiệm về chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez của công ty đã làm ô nhiễm hơn 1,200 dặm bờ biển ở Alaska năm 1989 hay không.

Có đến 11 triệu gallons dầu thô đã tràn ra vùng Price William Sound, được xem là vụ ô nhiễm môi trường tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ do tàu Exxon Valder đụng phải đá ngầm. Một tòa án liên bang đã cắt bớt phân nửa số tiền 5 tỉ đô la bồi thường mà một bồi thẩm đoàn năm 1994 đã ra lệnh..

Công ty Exxon đã than phiền là số tiền này là lớn quá mức theo luật hàng hải và là số tiền bồi thường lớn nhất mà một tòa án liên bang ra lệnh. Có thể TCPV sẽ có phán quyết cuối cùng trong mùa xuân năm tới.

Trong tháng 2 năm nay TCPV Hoa Kỳ đã ra lệnh cho chi nhánh Philip Morris của công ty thuốc lá Altria Group. Inc. phải bồi thường cho một quả phụ ở Oregon 80 triệu đô la vì người chồng của bà này chết do hút thuốc lá.

Samuel Alito, một trong 9 vị quan tòa của TCPV không đồng ý với bản án phạt 2,5 tỉ đô la vì ông lập luận là hãng Exxon đã phải trả tới 3,4 tỉ đô la trong việc làm sạch bờ biển và trả nhiều vụ phạt khác gây ra bởi vụ ô nhiễm to lớn này.

Tony Cudmore, phát ngôn nhân công ty Exxon nói: “Vụ này đang diễn ra với tư cách là không phải tiền phạt là để bồi thường cho ai đó. Chúng tôi không tin là lại có một lệnh đòi trừng trị chúng tôi thêm nữa.”

Nhưng luật sư các bên đâm đơn đòi bồ thường thì cho là tổng cộng tiền bồi thưởng chỉ là ‘hơn 3 tuần lễ tiền lời ròng của Exxon mà thôi.’ Những bên đòi bồi thường là 33,000 ngư dân địa phương, các công nhân nhà máy đồ hộp, các chủ đất, người bản xứ Alaska, chinh quyền địa phương và giới doanh nhân,

Trần Vũ theo AP
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests