Tin Tức Thế Giới Hàng Ngày

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Tổng Thống Putin bất ngờ bổ nhiệm một Thủ Tướng mới cho nước Nga ít người biết đến
Sep 13, 2007
Cali Today News - Thứ tư 12/9 TT Putin của Nga đã bãi nhiệm vị Thủ Tướng lâu năm của mình và bổ nhiệm ông Victor Zubkov lên thay thế. Ông này ít được biết tới và chỉ có vai trò nhỏ khá khiêm tốn trong chính phủ.

Ông Zubkov hiện nay là viên chức Nga chỉ huy việc chống lại rửa tiền thuộc Bộ Tài Chính và động thái của TT Putin đã làm ngỡ ngàng giới chính trị của Moscow.

Người ta cho là vào tháng 12 tới thì ông Putin sẽ loan báo ông ủng hộ ai trong cuộc chạy đua vào ghế Tổng Thống Nga. Có hai đương kiêm Phó Thủ Tướng là Sergei Ivanov, cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Nga trước dây và Dmitry Medvedev, chủ tịch công ty dầu hỏa Gazprom, là hai ứng cử viên nhiều hy vọng.

Sau khi bãi nhiệm Thủ Tướng Mikhail Fradkov thì chính phủ Nga đương nhiên phải được tổ chức lại, TT Putin cắt nghĩa lý do là để “chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới”. Ngày 2 tháng 12 là bầu cử quốc Hội Nga và sau đó khoảng 3 tháng là cuộc bầu cử Tổng thống Nga.

Chủ tịch Quốc Hội Nga Boris Gryzlov ủng hộ việc bổ nhiệm ông Zubkov làm tân Thủ Tướng và cho hay Viện Duma, tức QH Nga, sẽ bỏ phiếu chuẩn thuận vào ngày thứ sáu tuần này.

Trước đây ông Zubkov từng làm việc dưới quyền của ông Putin tại thành phố St.Petersburg vào đầu thập niên 1990. TT Putin có thói quen bổ nhiệm vào các chức vụ cao nhất trong chính phủ các bạn hữu và nhân viên đã từng làm việc với ông ở St. Petersburg.

Lê Lộc theo AP
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Sự kiện thế giới đáng chú ý: Sau cựu thủ tướng Sharif bị trục xuất, một cựu thủ tướng khác là Benazir Bhutto sẽ trở lại Pakistan sau 8 năm lưu đày
Trần Thị Sông Dinh, Sep 14, 2007
Tình hình chính trị Pakistan trở nên sôi động, gây sự chú ý của thế giới trong mấy tuần gần đây, vì nước này chuẩn bị bầu cử chức tổng thống và ông tổng thống hiện nay là tướng Pervez Musharraf đã hết nhiệm kỳ 8 năm cầm quyền, nhưng muốn tìm thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa; vì những cuộc nổi dậy của phiến quân càng gia tăng; vì một cựu thủ tướng Pakistan - ông Sharif - đã bị trục xuất khỏi nước này sau khi vừa trở về Pakistan vài giờ đồng hồ; và vì bà cựu thủ tướng khác là Benazir Bhutto đang chuẩn bị trở về nước,... để vận động chính trị...

Bà Benazir Bhutto tuyên bố sẽ trở về Pakistan. Lãnh đạo đảng của bà là đảng Nhân Dân Pakistan kêu gọi ủng hộ viên có mặt tại phi trường quốc tế Karachi để vẫy hoa, đốt pháo, và hô "Benazir! Vạn Tuế. Thủ tướng Benazir!" Phó chủ tịch của Đảng Nhân Dân Pakistan là Makhdoom Amin Fahim tuyên bố là bà Benazir Bhutto sẽ mang lại dân chủ đích thật cho Pakistan.

Trong lúc đó, phía chính quyền Pakistan thì tuyên bố là bà ta có thể tự do trở về, nhưng sẽ phải đối đầu với các vụ xử tham nhũng. Uy tín của tổng thống Pervez Musharraf giảm sút mấy tháng gần đây vì phiến quân gia tăng hoạt động và vì nổ lực bất thành của ông trong việc sa thải Chánh án tối cao pháp viên của nước này.

Pakistan chuẩn bị bầu tổng thống vào ngày 15 tháng 10, và ông Musharraf tìm cách tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Sau đó, vào tháng 1/2008, Pakistan sẽ bầu cử quốc hội.

Dư luận Pakistan là bà Bhutto trở về để tìm cách trở thành Thủ tướng Pakistan nhiệm kỳ lần thứ ba và chia xẻ quyền lực với ông tổng thống Musharraf. Tổng thống Musharraf được Hoa Kỳ hậu thuẫn.

Ông Fahim nói là Bhutto sẽ vận động khắp Pakistan cho việc ứng cử của bà và bà sẽ mang lại dân chủ đích thật cho Pakistan. Bà Bhutto làm thủ tướng Pakistan từ năm 1988 đến 1996, và sau đó sống lưu vong, lãnh đạo đảng của bà từ ngoại quốc. Bà bị tố cáo là tham nhũng.

Dư luận cho là nếu bà thỏa thuận với tổng thống độc tài hiện nay để chia xẻ quyền hành thì bà có thể sẽ mất uy tín trong công chúng và trong đảng của bà.

Cũng trong ngày hôm nay thứ sáu, đảng của vị cựu thủ tướng vừa mới bị trục xuất là ông Sharif cũng kêu gọi bà không nên có hợp tác nào với tổng thống độc tài hiện nay. Sadiq ul-Farooq nói "Chúng tôi hoan nghênh bà ta trở về đất nước, nhưng sẽ là một sỉ nhục cho dân chủ nếu bà ta đồng ý chia quyền với một người mà người đó từng lật đổ chính phủ Nawaz Sharif do dân bầu và gây ra nhiều tổn hại không thể sữa lại được đối với nền dân chủ Pakistan."

Chỉ còn 5 tuần nữa là đến ngày bầu cử, thời gian còn lại quá ít để vận động, và Musharraf vẫn có thể là nhân vật mạnh hơn để giữ chiếc ghế tổng thống thêm 5 năm nữa.

Trần Thị Sông Dinh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Nam Hàn khai quật thành công tượng Phật 1300 năm tuổi
Sep 16, 2007


Sau nhiều tháng cẩn trọng đào bới trên vùng núi Gyeongju là cố đô Nam Hàn vào triều đại Silla, người ta đã tìm thấy một pho tượng Phật tổ khổng lồ niên đại 1300 năm đã được đào lên với gương mặt vẹn nguyên gần như hoàn hảo.

Pho tượng Phật cao 5.6 thước và nặng 70 tấn được phát hiện trong tư thế nằm vùi mặt xuống lòng đất.

Ban đầu các nhà khảo cổ học đã rất lo ngại cho rằng tượng có thể đã bị phá hủy nghiêm trọng khi bị đổ xuống cách đây vài trăm năm. May mắn thay sau khi khai quật, người ta chỉ tìm thấy duy nhất một miếng đá rộng chừng 5 phân bị khuyết khỏi phần mũi, còn lại tất cả đều được bảo toàn vẹn nguyên một cách kỳ lạ.

Hiện người ta vẫn chưa hiểu tại sao tượng Phật lại bị đổ úp mặt xuống đất. Vào ngày hôm qua, lần đầu tiên Viện di sản văn hóa Gyeongju là một trung tâm nghiên cứu địa phương trực thuộc Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia chính thức tiết lộ địa điểm khai quật với giới truyền thông. Cho đến thời điểm này, pho tượng Phật đã lộ ra toàn bộ phần mặt, ngực và vai, trong đó khuôn mặt nằm nghiêng so với mặt đất một góc 45 độ.

Theo phỏng đoán của viện nghiên cứu, pho tượng bị đổ ngay sau khi xây dựng chưa lâu, ước chừng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8. Đầu tượng Phật tương đối lớn hơn so với tỷ lệ đối xứng, mà theo cách chuyên gia giải thích là để tạo hình ảnh cân đối khi nhìn từ dưới lên. Bức tượng sẽ được đưa về thủ đô Hán Thành để dân chúng có dịp chiêm ngưỡng.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Iran chính thức lên tiếng nói họ sẽ làm mọi cách tự bảo vệ nếu xảy ra chiến tranh, kể cả ném bom Israel
Sep 20, 2007
Cali Today News - Khi trả lời các thách thức của phương Tây về chuyện có thể nổ ra chiến tranh do Iran cứ khư khư mang tham vọng về vũ khí nguyên tử, Iran nói họ sẽ làm mọi cách để tự vệ, nhưng sẽ bỏ bom Israel nếu xứ này tấn công Iran.

Mặc dù Pháp cố làm nhẹ bớt các nhận xét của Ngoại Trưởng Pháp về chuyện chiến tranh, Iran vẫn trả lời cứng rắn. Hãng tin Fars News Agency nói Bộ Tư Lệnh Không Quân Iran đã thảo kế hoạch đánh bom Israel nếu xứ này tấn công Iran trước.

Có vài nhà phân tích cho là Israel có thể tìm cách tấn công trước các nhà máy nguyên tử của Iran, nơi mà Israel và các đồng minh phương Tây tin là Tehran đang phát triển kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử.

Mohammed Alavi, phó Chỉ Huy Trưởng các lực lượng Không Quân của Iran nói: “Chúng tôi đã soạn ra một kế hoạch trong trường hợp nếu Israel điên khùng tấn công, Iran sẽ trả đũa bằng cách oanh kích lại đất Do Thái.”

Iran là quốc gia sản xuất dầu hỏa lớn hàng thứ 4 trên thế giới, nên ban lãnh đạo xứ này nói không loại trừ biện pháp Iran sẽ dùng dầu hỏa như là một vũ khí chiến tranh.

Cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Nữ Ngoại Trưởng Mỹ C. Rice lên tiếng kêu gọi tránh chiến tranh, bà Rice nói “con đường ngoại giao cứng rắn” sẽ được áp dụng, nhưng Mỹ không loại bỏ chiến tranh nếu ngoại giao thất bại.

Lê Lộc theo Reuters
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Pháp và Iran: Những cuộc chiến "võ mồm" và "những đe dọa chiến tranh"

Trần Thị Sông Dinh, Sep 21, 2007


Cali Today News - Mấy hôm nay, cuộc chiến "võ mồm" giữa Pháp và Iran khiến dư luận chú ý một cách lo ngại.

Ngày hôm nay, trên các hệ thống truyền hình Pháp TF1 và France 2, Tổng thống Pháp là Nicolas Sarkozy tuyên bố là ông sẽ tìm kiếm sự trừng phạt nặng nề hơn của LHQ đối với Iran vì nước này vẫn tiếp tục sản xuất nhiên liệu hạt nhân, tuy nhiên ông không tán đồng lời cảnh cáo của Tổng trưởng ngoại giao Pháp trước đó là châu Âu nên chuẩn bị chiến tranh với Iran.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nói trên, TT Pháp Nicolas Sarkozy nói rõ rằng Iran đang "cố gắng tự trang bị cho mình một quả bom nguyên tử", nhưng ông ta cũng nói rõ là tiền lệ cho thấy có thể dùng các biện pháp thuyết phục, đàm phán, trừng phạt để "giải giới" tham vọng nguyên tử của một số quốc gia trước đây như Lybia, Bắc Hàn,...

TT Nicolas Sarkozy cho biết là ông sẽ vận động cho biện pháp trừng phạt Iran nặng nề hơn khi ông dự Đại Hội Đồng LHQ vào tuần tới.

Pháp, Đức và Anh cùng các quốc gia Âu châu khác đang thương lượng với Âu châu về vấn đề nguyên tử, nhưng phía Iran khăng khăng nói là họ chỉ nhắm vào điện lực dân sự mà thôi, trong lúc đó, Hoa Kỳ tố cáo Iran là nước này đang phát triển vũ khí nguyên tử.

Hội Đồng Bảo An LHQ đã yêu cầu Iran dừng tiến trình tinh lọc chất uranium, mà tiến trình này có thể tạo ra nhà máy năng lượng hạt nhân và trong một mức đậm đặc cao hơn, có thể chế tạo bom nguyên tử. Iran từ chối những yêu cầu trên, và tuyên bố chỉ phát triển năng lượng hạt nhân cho dân sự và hoà bình theo thỏa ước 1968.

Tổng trưởng ngoại giao Pháp hôm chủ nhật vừa qua đã tuyên bố một câu đầy tranh cãi. Ông nói: "Các quốc gia châu Âu phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất" nếu việc trừng phạt Iran thất bại, không buộc được Iran dừng tiến trình tinh luyện uranium. Khi được hỏi, câu nói của ông hàm ý gì, thì ông trả lời là "thưa ngài, đó là chiến tranh."

Phát ngôn nhân của Tổng trưởng ngoại giao Iran là Mohammad-Ali Hosseini đã phản đối câu nói này.

TT Pháp nói: "Tôi sẽ không dùng chữ chiến tranh. Đây là một tình huống vô cùng khó khăn, nhưng Pháp không muốn chiến tranh." Trong một cuộc trả lời cho CNN, trong chương trình "Late Edition with Wolf Blitzer", Kouchner cho biết lời nhận xét của ông đã bị lấy ra khỏi văn mạch của nó, nên đã được hiểu không đúng như ông nói: "Điều tồi tệ nhất là chiến tranh, tôi nói, không ủng hộ chiến tranh, mà chống lại chiến tranh."

Ông nói thêm, Trung Đông hiện đã quá nhiều "chất nổ rồi" và "chúng ta phải tìm kiếm một lối rất hẹp giữa hoà bình và sự tàn phá. TT của chúng tôi nói là chúng ta phải tìm kiếm một giải pháp khác, hoặc là có một quả bom Iran hay đánh bom Iran..."

Trần Thị Sông Dinh
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Các quốc gia Bắc Âu
đứng đầu thế giới về bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống

Sep 23, 2007


Cali Today News - Các xứ Bắc Âu có truyền thống bảo vệ môi trường va giá trị về phẩm chất cuộc sống dân chúng hết sức chặt chẽ, theo kết quả xếp hạng của nguyệt san lừng danh Reader’s Digest hôm qua.

Trong bảng xếp hạng 141 quốc gia trên thế giới thì Phần Lan đứng đầu, tiếp theo sau là Iceland, Na Uy, Thụy Điển, rồi kế đến là Áo, Thụy Sĩ, Ireland và Úc.

Đứng cuối danh sách xếp hạng là Ethopia của châu Phi, trước đó là Nigeria, Sierra Leone, Burkina Faso và Cộng Hòa Chad. Hoa Kỳ đứng ở hạng 23, Trung Quốc hạng 84 và Aán Độ 104.

Cuộc phân loại và xếp hạng đã được tính theo các điểm như chất lượng không khí và nước, sự đa dạng sinh vật và mức các khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra, giáo dục, tỉ lệ thất nghiệp và tuổi thọ người dân.

Các thành phố của Bắc Âu cũng lại chiếm các ngôi đầu bảng của mức đánh giá của Reader’s Digest trong số 72 thành phố trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn được tính tới là chuyên chở công cộng, công viên, không khí có ô nhiễm hay không.

Hạng nhất thế giới là Stockholm, sau đó lần lượt là Olso, Munich và Paris. Bắc Kinh xếp hạng cuối bảng, trước đó là Thượng hải, Mumbai, Guangzhou và Bangkok.

Trần Vũ theo AFP
Last edited by vuphong on Sun Sep 23, 2007 9:45 pm, edited 1 time in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Có đến 1,500 nhà sư Miến Điện biểu tình ở Yangon phản đối chính phủ qua ngày thứ tư
Sep 23, 2007
Cali Today News - Vào khoảng 1,500 nhà sư Phật giáo đã tuần hành ở trung tâm Yangon thứ sáu 21/9 để chống lại nhà cầm quyền Miến Điện, qua ngày thứ tư biểu tình với hình ảnh một ngôi chùa quan trọng đã trở thành biểu tượng của sự đối kháng.

Nhà cầm quyền Miến Điện nói họ sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp để trả lời sự đối kháng mạnh mẽ nhất chống lại chế độ quân phiệt, kể từ khi có đợt phản kháng của sinh viên vào tháng 12 năm 1996.

Cuộc chống đối mới nhất đã diễn ra bắt đầu từ ngày tháng 8 sau khi chính phủ cho tăng giá xăng dầu, nhưng từ khi các nhà sư tham gia thì sự chống đối có phần gia tăng cường độ chống lại chế độ kềm kẹp của các tướng lãnh cầm quyền của Miến Điện.

Các nhà sư vào thứ sáu đã tề tựu trước cổng nhà chùa Shwedagon Pagoda, một trung tâm tôn giáo có đặc điểm cũng là trung tâm lịch sử của nhiều cuộc phản đối chính trị và xã hội của Miến Điện trong thời gian qua.

Trong thập niên 1920 và 1930, sinh viên Miến Điện hay tụ tập ở nhà chùa này phản đối chính quyền thuộc địa Anh Quốc. Năm 1946, tướng Aung San đã đọc bài diễn văn lịch sử cũng ở chùa này.

Hôm qua có khoảng 1,000 nhà sư, thứ sáu có 1,500 nhà sư và cũng có khoảng 1,500 người đi đường tham gia tuần hành. Họ đi dưới trời mưa lớn.

Nhưng hôm qua có tới 5,000 người dân đã tham gia biểu tình với sư sãi, nhiều người nắm tay nhau đan thành bức tường người dài. Cả ngày thư năm và thứ sáu, các lực lượng an ninh Miến Điện chỉ đứng xa trông chừng mà không can thiệp.

Trần Vũ theo AP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

20,000 người biểu tình chống tập đòan quân phiệt Miến Điện
Bản dịch của Đào Văn Bình , Sep 23, 2007
Image
Yangon-Myanmar - AP: Cuộc biểu tình của khỏang 20,000 người do các vị sư và ni cô lãnh đạo vào ngày Chủ Nhật 23-9-07 đã tạo nên một cuộc chống đối chính quyền lớn nhất kể từ khi cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1988. Đòan người hô vang các khẩu hiệu hỗ trợ cho nhà lãnh đạo dân chủ, Bà Aung Suu Kyi. Đã có lúc một nhóm khỏang 400 người – trong đó phân nửa là các vị sư – đã tách khỏi đòan biểu tình chính để tràn tới nơi mà Bà Bà Aung Suu Kyi đang bị quản thúc tại gia - nhưng đã thất bại. Các vị sư đã giương cao một biểu ngữ lớn màu vàng với nội dung Tình Thương và Lòng Nhân Từ Sẽ Thắng Tất Cả.

Cuộc biểu tình vừa tạo hy vọng đem đến đổi thay chính trị, nhưng cũng tạo nên lo sợ là giới quân phiệt sẽ dùng bạo lực để đàn áp như họ đã làm năm 1988 và đã giết hằng chục ngàn người.

Vào ngày Thứ Bảy hơn 500 vị sư và các cảm tình viên đã đựơc phép vượt qua hàng rào cản để tiến tới nơi Bà Suu Kyi cư ngụ và bà đã chào mừng đòan biểu tình tại cổng và đây là cuộc gặp gỡ công chúng đầu tiên sau hơn bốn năm bị quản thúc. Cuộc gặp gỡ được coi như biểu tượng liên kết cuộc phản kháng hiện thời của dân chúng với cuộc đấu tranh của bà Suu Kyi - người được giải thưởng Hòa Bình Nobel – vì đấu tranh cho dân chủ và bị quản thúc khỏang 12 trong 18 năm qua.

Nhưng hy vọng của những người xuống đường biểu tình đã giảm nhiều đi khi lực lượng an ninh của chính phủ giữ thái độ im hơi lặng tiếng trong mấy ngày qua – nay dàn hàng để ngăn chặn đòan biểu tình tiến tới nơi cư ngụ của Bà Suu Myi.

Rõ ràng tập đòan quân phiệt né tránh khiêu khích các tu sĩ Phật Giáo là một lực lượng có kỷ luật và được dân chúng quý trọng. Ô. Soe Aung- phát ngôn viên của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Gia Miến Điện- một liên minh của những người Miến Điện chống lại tập đòan quân phiệt có căn cứ tại Thái Lan đã tuyên bố “Tại xứ sở chúng tôi, tu sĩ Phật Giáo là những người có tư cách đạo đức cao nhất. Khi các vị hành động thì người dân sẽ tin theo.”

Vào ngày Chủ Nhật, đòan biểu tình khỏang 400 người đã từ bỏ ý định tiến tới nơi cư ngụ của Bà Suu Kyi, sau khi đã chuyển qua một hướng khác nhưng đã bị chặn bởi hàng rào kẽm gai.

Bà Suu Kyi là thủ lãnh của Liên Đòan Quốc Gia Vì Dân Chủ, đã thắng trong cuộc bầu cử tòan quốc năm 1990 nhưng nhóm quân phiệt không chịu trao quyền. Bà liên tục bị giam hãm từ năm 2003.

Sự hiện diện đông đảo của lực lương an ninh trong đó có hai hàng rào cảnh sát, hàng sau trang bị vũ khí, cộng thêm với xe chuyển vận tù nhân, xe vòi rồng đã tạo nên căng thẳng sau một vài ngày im lặng của chính quyền.

Cụộc biểu tình khởi đầu vào ngày 19-8 để chống lại những biện pháp khắc nghiệt về kinh tế sau khi chính quyền tăng giá săng dầu và giá sinh họat. Những cuộc bắt bớ và hăm dọa đã làm phong trào dao động cho đến tuần qua khi các vị sư- là biểu tượng cho lương tâm của đất nước – trở nên đội quân tiên phong của đòan biểu tình.

Cuộc tuần hành của đòan biểu tình 20,000 người xuống khu trung tâm thành phố lãnh đạo bởi 10,000 tăng-ni tập họp từ Ngôi Chùa Vàng Shwedagon nằm trên đồi trước khi tuần hành qua trung tâm thành phố, Tòa Đại Sứ Mỹ để tới Chùa Sule. Đây là lần đầu tiên có ít nhất 100 ni cô tham dự cuộc biểu tình.

Một vài vị sư hô lớn khầu hiệu ủng hộ Bà Suu Kyi, trong khi một đám đông khỏang 10,000 biểu tình nắm tay nhau để làm thành hàng rào che chở cho các vị sư trang phục trong bộ y màu hạt dẻ.

Trong khi nhà cầm quyền không can thiệp vào cuộc tuần hành ngày Chủ Nhật, nhưng cảnh sát thường phục lại đi theo sát đòan biểu tình. Một số cảnh sát trang bị súng nòng dài đứng tại các ngã tư dọc theo tuyến đường biểu tình.

Một vị sư vào ngày Chủ Nhật đã đọc bài diễn văn trong đó yêu cầu trả tự do cho Ba Suu Kyi và kêu gọi hòa giải quốc gia, như thế một lần nữa xác định mục tiêu đấu tranh của họ với công cuộc đấu tranh cho dân chủ dai dẳng của bà Suu Kyi.

Sự xuống đường của các nhà sư có thể tạo thêm áp lực lên tập đòan quân phiệt phải lựa chọn đàn áp hoặc thỏa hiệp. Theo tin của nhóm người Miến lưu vong tại Myanmar vào ngày Chủ Nhật đã có những cuộc biểu tình của các nhà sư tại các thành phố như Mandalay, Monywa và thủ đô Kachin của bang Myitkyina. Ô. Soe Aung đã nói với phóng viên AP tại Bangkok rằng “ Các vị sư chiếm đa số, và bây giờ thì họ đang lãnh đạo phong trào .” Thế nhưng ông bày tỏ quan ngại là tập đòan quân phiệt sẽ khônng đứng khoanh tay mãi. Ông nói thêm “Hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ không giữ thái độ im lặng. Họ cần phải làm cái gì đó trước khi chuyện khủng khiếp có thể xảy ra cho đất nước chúng tôi.”

Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice cho biết bộ tham mưu của TT. Bush đang theo rõi chặt chẽ diến tiến này. Phát biểu trước cuộc họp tại New York với Ngọai Trưởng Trung Cộng- một đồng minh chí cốt của tập đòan quân phiệt Miến, Bà Rice nói rằng “Người dân ở Miến xứng đáng hưởng một đời sống tự do giống như bao người khác.” Bà nói thêm TT. Bush sẽ đề cập tới sự “tàn bạo” của tập đòan quân phiệt Miến khi gặp gỡ các vị nguyện thủ tại Đại Hội Đồng LHQ.

Bản dịch của Đào Văn Bình
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

TT Iran Ahmadinejad tuyên bố là Iran không có vũ khí nguyên tử và cũng không muốn đươmg đầu với Hoa Kỳ
Trần Vũ theo AP, Sep 24, 2007

Cali Today News - Chúa nhật qua thì TT Iran là ông M. Ahmadinejad đã đến New York. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông nói Iran không chế tạo bom nguyên tử, và cũng không muốn có chiến tranh với Hoa Kỳ.

Đoàn xe đưa ông TT Iran và đòan tùy tùng đến khách sạn trong thành phố, nơi ông TT Iran sẽ cư ngụ trong thời gian ông tham gia Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và nói chuyện tại Đại học Columbia University.

Có vẻ như TT Iran muốn trình bày quan điểm trực tiếp của mình cho dân chúng Hoa Kỳ, trong bầu không khí khá căng thẳng vì có nhiều đồn đoán sẽ có chiến tranh giữa hai quốc gia.

Các căng thẳng gia tăng vì Washington nhất mực tố cáo Tehran bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, cũng như ngầm giúp đỡ phiến quân Shiite ở Iraq nhắm vào quân đội Hoa Kỳ ở xứ này.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Iran thứ năm, ông Ahmadinejad tuyên bố: “Quý vị phải tán thưởng vì chúng tôi không có bom nguyên tử. Chúng tôi đâu có cần chuyện đó. Chúng tôi cần bom để làm cái gì? Trong bầu không khí ngoại giao hiện nay, bom nguyên tử không có ích gì cả.”

Ngoài ra TT Iran còn cho là “thật sai lầm khi cho là hai xứ Iran và Mỹ đang chuẩn bị chiến tranh. Ai nói như thế? Tại sao chúng ta lại phải có chiến tranh với nhau cơ chứ?”

Trước khi rời Iran đi Mỹ, ông Ahmadinejad còn cho là ”dân chúng Mỹ có thông tin sai lạc”, và chuyến đi của ông là dịp để họ nghe một quan điểm khác, đài IRNA của Iran cho biết như thế.

Đề Đốc William Fallon,Tổng Chỉ Huy quân đội Hoa Kỳ ở vùng Trung Đông, cũng không tin có chiến tranh: “chuyện này thật không có ích mà sao cứ rùm beng hoài”

Về cuộc nói chuyện được dự trù ở Đại học Columbia, dân biểu tiểu bang New York Dov Hikind nói: “Lẽ ra khi đến Đại học này, ông Ahmadinejad phải bị bắt chứ không được lên tiếng nói về Thượng Đế của ông ta.”

Chuyện ông M. Ahmadinejad đến Hoa Kỳ đang gây sóng gió, giận giữ và tranh luận. Hiện ông đang nói chuyện tại đại học Columbia, và chúng tôi sẽ theo dõi và có tin về chuyện này trong bản tin tới.

Trần Vũ theo AP
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »


Image

Tổng thư Ký LHQ kêu gọi cần phải có biện pháp gấp để ngăn chận sự thay đổi khí hậu Địa Cầu
Sep 24, 2007

Cali Today News - Tổng Thư Ký LHQ, ông Ban Ki-Moon, trong một Hội Nghị về Khí Hậu Trái Đất thứ hai 24/9 ở New York cho là “thời gian của nghi ngờ đã trôi qua, giờ đây nhân loại cần hành động cấp tốc để làm gỉảm số lượng khí thảy vào khí quyển.”

Trước mặt hàng trăm nguyên thủ các quốc gia hội viên, ông TTK nói: “Diễn Đàn Khí Hậu của LHQ là nơi thích hợp để thảo luận về các biện pháp cần tiến hành.”
TTK Ban-Ki Moon cũng đề cập thẳng thừng ý kiến của Hoa Kỳ muốn thương thảo mức giới hạn các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như sau: “Sự bất động sẽ là hành động gây thiệt hại nặng nề nhất trong chiều hướng lâu dài”

Thống Đốc California, ông A. Schwarzenegger cũng lên tiếng là nhiều tiểu bang Mỹ đã hành động rồi, thí dụ như California ra lệnh giảm mức khí thảy đến 25% vào năm 2020. Ông nói: “California cho thấy Mỹ đã hành động chứ không còn thảo luận nữa.”

Cuộc Hội Nghị chỉ kéo dài có 1 ngày quy tụ 80 nhà lãnh đạo trong số 150 quốc gia có mặt. Các diễn giả nổi tiếng khác là ông Al Gore, cựu PTT Hoa Kỳ và bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel.

Ý định của TTK Ban Ki -moon khi cho tổ chức Hội Nghị Môi Trường là nhằm gây thúc ép về chính trị vì trong năm nay sẽ có các thảo luận về mức cắt sâu rộng số khí thải của các nước công nghiệp, khiến bầu không khí toàn cầu bị nóng ấm lên.

TT Bush không có mặt trong Hội Nghị này nhưng tối thứ hai khi ông Ban tổ chức tiệc khoản đãi Hội Ngh thì TT Bush sẽ có mặt.

Trần Vũ theo AP
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Tổng thống Pakistan:
Sẽ giữ chức tổng tham mưu trưởng nếu không tái đắc cử

Tuesday, September 25, 2007
ISLAMABAD, Pakistan (AFP) - Tổng Thống Pervez Musharraf sẽ tiếp tục giữ chức vụ tham mưu trưởng quân đội nếu ông không tái đắc cử chức tổng thống với nhiệm kỳ năm năm, luật sư của ông Musharraf cho Tối Cao Pháp Viện biết như trên hôm Thứ Ba.

Lời phát biểu này là một nhắc nhở cho thấy ông Musharraf, người đã tổ chức cuộc đảo chánh năm 1999, vẫn còn có chỗ dựa là một lực lượng quân đội hùng mạnh nếu ông không có được một nhiệm kỳ nữa sau cuộc bầu cử dự trù tổ chức ngày 6 Tháng Mười tới đây.

Ông Musharraf, một đồng mimh quan trọng của Hoa Kỳ, hiện vẫn chưa bác bỏ hẳn việc có thể công bố tình trạng thiết quân luật nếu Tối Cao Pháp Viện đồng ý với một số đơn kiện cho rằng ông Muhsarraf ra tái tranh cử là vi hiến.

“Rõ ràng là nếu không thắng cử, ông sẽ vẫn giữ chức vụ tham mưu trưởng,” Bộ Trưởng Tư Pháp Malik Mohammad Qayyum cho tòa biết như trên khi được hỏi chuyện gì có thể xảy ra nếu ông Musharraf không tái đắc cử.

Ông Musharraf đã ký các giấy tờ đề cử ông hôm Thứ Ba, theo lời ông Mushahid Hussain, tổng thư ký đảng cầm quyền Liên Ðoàn Hồi Giáo Pakistan (Pakistan Muslim League - PML). Thủ Tướng Shaukat Aziz và các đồng minh khác của ông Musharraf đã đưa ra lời đề cử, theo ông Mushahid Hussain.

Ông Musharraf hồi tuần qua nói rằng ông sẽ rời khỏi quân đội nếu tái đắc cử. Cuộc bầu cử sẽ được tổ chức bởi nghị viện sắp mãn nhiệm.

Vị tổng thống nguyên là sĩ quan biệt kích này nói rằng ông sẽ tuyên thệ trở thành vị tổng thống dân sự của quốc gia cộng hòa Hồi Giáo có võ khí nguyên tử với khoảng 160 triệu dân, trước khi nhiệm kỳ hiện nay của ông chấm dứt vào ngày 15 Tháng Mười Một.

Tuy nhiên các đảng phái đối lập đã hứa hẹn sẽ mở ra một chiến dịch phản đối, cho rằng ông không thể tranh cử vì nhiều lý do, kể cả việc không thể cùng lúc vừa là tổng thống lại cũng là tham mưu trưởng quân đội.

Tối Cao Pháp Viện Pakistan dự trù sẽ ra phán quyết về vấn đề này trong vài ngày tới đây. (V.Giang)
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Những Hình Ảnh Đàn Áp Biểu Tình ở Miến Điện.

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Thế giới lên án Miến Ðiện

27/09/2007
Image
Các nhà sư biểu tình ở Sri Lanka phản đối các vụ đàn áp của nhà cầm quyền Miến Ðiện

Miến Điện đã đồng ý gặp một Đặc Sứ của Liên Hiệp Quốc giữa lúc giới lãnh đạo trên khắp thế giới kêu gọi chính quyền quân sự Miến Điện hãy chấm dứt cuộc đàn áp bạo động chống những người biểu tình tại thành phố Rangoon.

Hôm thứ Năm, văn phòng Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho hay Miến Điện đã đồng ý cho phép Đặc sứ Ibrahim Gambari đến thăm Miến Điện.

Tổng Thống Bush và các nhà lãnh đạo ASEAN đã góp tiếng kêu gọi Miến Điện hãy cho phép đặc sứ Gambari được tự do tiếp xúc với tất cả các bên liên hệ.

Trong một tuyên bố do người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Dana Perino đọc hôm thứ Năm, Tổng Thống Bush kêu gọi chính quyền quân sự Miến Điện không nên dùng bạo lực và đừng cản trở nguyện vọng của nhân dân Miến Điện được sống trong tự do.
Image
Các nhà sư cầu nguyện tại một chốt kiểm soát của cảnh sát ở trung tâm Yangon
Trong cùng ngày, nhà lãnh đạo Mỹ đã gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, dịp này Tổng Thống Bush kêu gọi Trung Quốc hãy tăng sức ép để Miến Điện chấm dứt cuộc đàn áp.

Chính phủ Hoa Kỳ loan báo sẽ áp đặt các biện pháp cấm vận đối với 14 giới chức cao cấp trong chính quyền Miến Điện.

Trong khi đó, một phiên họp các Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN diễn ra bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, đã yêu cầu Miến Điện, một thành viên của ASEAN, phải lập tức ngưng sử dụng bạo lực chống những người biểu tình.
dailien
Posts: 2462
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Image

Từ Hải Ngoại, Hướng Về Miến Điện


Người Miến Điện lưu vong và các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế hôm Thứ Năm đã biểu tình ở London, Anh quốc, diễn hành bên ngoài sứ quán Miến Điện và Trung Quốc, phản đối nhà nước quân phiệt đang dùng súng bắn vaò các vị sư biểu tình.
Hôm Thứ Năm, an ninh Miến Điện đã bắn vào nhiều ngàn người biểu tình, đó là ngaỳ thứ nhì liên tục bắn giải tán biểu tình, làm 9 người chết, 11 bị thương, trong khi bố ráp các chùa nửa đêm và bắt hơn 100 nhà sư. Trong số người chết có phóng viên Kenji Nagai của hãng AFP.
khieulong
Posts: 3555
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chùa chiền bị bao vây, Internet bị cắt, lực lượng an ninh tràn ngập, chính quyền quân phiệt chiếm lại đường phố Miến Điện
Trần Vũ theo AP, Sep 28, 2007

Cali Today News – Thứ sáu là ngày thứ ba chính quyền quân phiệt Miến Điện đàn áp dân chúng và tu sĩ Phật giáo, và họ đã giành lại được thế kiểm soát các đường phố chính của thủ đô Ngưỡng Quảng.

Các tu viện chính bị kiểm soát gắt gao: Cổng chùa bị khoá, bọn cầm quyền quân sự Miến Điện còn dùng kẽm gai bao vây chùa chiền, lực lượng an ninh tràn ngập thủ đô Miến Điện, nên nhà cầm quyền quân phiệt đã kiểm soát đường phố. Chỉ khoảng từ 5 đến 10 ngàn người phản đối ra được ngoài đường, bắt đầu biểu tình, nhưng đã bị trấn áp bằng hơi cay, dùi cui, và bị rượt đuổi, nên không tụ họp được đám đông như những ngày trước,…

Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ sự đàn áp đẫm máu này của chính quyền man rợ Miến Điện, khiến thế giới nhìn về giới chính phủ Miến Điện như bọn vô nhân tính,…

Thứ sáu 28/9 tòa Bạch Ốc đã mạnh mẽ chỉ trích việc chính quyền quân nhân Miến Điện đã cắt đứt Internet trong nước và kêu gọi “các quốc gia văn minh” trên thế giới gây sức ép với Miến Điện hầu ngưng chuyện đàn áp nhân dân của họ.

Phát ngôn nhân Scott Stanzell của chính phủ Mỹ nhận định: “Chính quyền này không muốn thế giới chứng kiến cảnh gì đang xảy ra trong đất nước họ.”

Thứ sáu thì TT Bush và TT Anh Gordon Brown nói chuyện với nhau về tình hình Miến Điện thông qua hệ thống video trực tiếp, trong đó hai lãnh tụ có nhấn mạnh tới chuyến đi sang Miến Điện của đặc sứ LHQ là ông Ibrahim Gambari.

Tuy chính quyền Miến nói con số người chết là 10 người, nhưng các nhà ngoại giao cho là con số thực phải cao hơn thế. Nhưng khi chận đứng Internet lại, chính quyền Miến Điện đã cắt đứt luôn một trong các cách tiếp cận quan trọng để biết chuyện gì diễn ra.

Thứ sáu cuộc đàn áp vẫn tiếp tục khi quân đội đánh bằng dùi cui và lôi kéo bắt bớ các nhà tranh đấu. Lựu đạn cay và súng bắn chỉ thiên đã được chứng kiến chống lại đoàn biểu tình.

Theo phát ngôn nhân Stanzell thì cuộc nói chuyện giữa TT Bush và TT Anh Brown chính là để thế giới nên tập trung sự chú ý vào vấn đề Miến Điện. Stanzell cho hay sẽ còn có thêm nhiều cuộc nói chuyện như thế.

Hôm qua chính phủ Mỹ đã loan báo một loạt các trừng phạt mới nhắm vào chính phủ Miến Điện. Stanzell nói: “Chúng tôi kêu gọi họ phải ngưng đàn áp dân chúng, đàn áp người biểu tình ôn hòa là tàn bạo quá”.

Sự lên án của quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Ngoài Anh, Mỹ, Pháp, và nhiều quốc gia LHQ khác, các quốc gia vùng Đông Nam Á khác cũng lên án rất mạnh Miến Điện. Các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như ở Hoa Thịnh Đốn, New York, San Francisco, Anh, Ý, Nhật, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân,… Và một phong trào mang tên Support the Monks’ Protest in Burma đã thành hình do Johnny Chatterton của Anh khởi động và ngay lập tức đã thu hút được 110 ngàn chữ ký ủng hộ.

Tuy sự phản đối của quốc tế đối với chính quyền Miến Điện rất mạnh, nhưng người ta quan ngại là sẽ không gây áp lực mạnh đối với bọn quân phiệt Miến Điện vì lâu nay bọn này không quen chịu áp lực của quốc tế, và Miến Điện đang có những tài nguyên thiên nhiên như khí đốt và dầu mà một số nước đang cần làm ăn, nên cũng không phản đối tới nơi tới chốn.

Các quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên mới ra một bản lên tiếng nặng nề với Miến Điện và yêu cầu Miến Điện thả hết tù nhân chính trị, kể cả khôi nguyên hoà bình là bà Aung San Suu Kyi.

Trong lúc thế giới càng ngày càng văn minh, thì Miến Điện ngày càng tụt hậu về mọi mặt, và chính người dân trong nước và giới tu sĩ Phật Giáo đang vùng lên tìm một tương lai cho Miến Điện, dù sự đàn áp là khá dã man.

Trần Vũ theo AP
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests