Trang Nhạc Lính

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
Post Reply
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Trang Nhạc Lính

Post by quaichao »

Image

Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ
Sáng tác Minh Kỳ - Hoài Linh
Trình bày Tuấn Vũ



Người ơi một mai nếu tôi đi rồi ,
thì nghìn lần thương cũng thế mà thôi.
Tình em và tôi dẫu chưa đẹp đôi
hãy quên những chiều mưa rơi..
giấc mơ nhớ gọi đến tôi...

Mình vui được sao nếu chưa thanh bình
Từng đoàn trai đi viết sử xanh.
Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh
cũng thôi chớ buồn em nhé.
tiễn đưa nhớ ngày đăng trình

Tám hướng bốn phương trời mây
thôi nhé anh đi từ đây
Kỷ niệm nào không có vui hay buồn
chiều nào không có hoàng hôn
tình nào hơn nước non.


Rồi đây một mai lối xưa tôi về .
Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.
Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim
hai người gọi chung một tên...
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »


Image

Ly Cà Phê Cuối Cùng
Sáng tác Lê Minh Bằng
Trình bày Duy Trường - Tường Nguyên - Tường Khuê


Mình ba đứa hôm nay gặp nhau
Nâng ly cà phê ngát mùi hương ngọt ngào
Chiều thu về gió lạnh đìu hiu
Thấy tâm tư dạt dào, thấy buồn buồn làm sao

Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên, nghe như ngàn lời não nề
Tay vàng, môi vàng đưa theo làn khói
Thuốc thơm, khói thơm bay lên tầng cao
Cuốn theo bao sầu thương

Tôi xông pha biên cương đã nhiều
Thương quê phận nghèo, nguyện đem chí hùng tranh đấu
Tôi lênh đênh trên khơi từng giờ
Ngăn quân giặc thù, chị mong tự do vương lên

Tôi hiên ngang bay trên bầu trời
Say sưa miệt mài, đường mây gió là muôn lối
Mình cùng là người trai sông núi
Gặp thời binh khói, tranh đấu là niềm vui


Đời như cánh chim bay ngàn phương
Chia ly rồi đây, mỗi người đi một đường
Chuyện tâm tình thôi đành dở dang
siết tay nhau một lần, kết chặt tình bạn thân

Chúc nhau nâng ly lần cuối
Cầu cho bọn mình, tuy xa mà tình chẳng rời
Quên buồn, quên sầu tìm vui mà sống
Nhớ nhau, mỗi năm thu sang về đây
Ba đứa nghe mưa chiều thu
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Sau Ngày Hành Quân

Sáng tác Lê Dinh
Trình bày Trường Vũ


Sau ngày hành quân anh về vui trong chiến thăng
súng còn đeo vai đã viết thư cho người yêu
Em ơi! Thư vắng hơn tình
xin em đừng buồn, xin em đừng hờn
chớ bảo không thèm không đọc thư anh

Hay thôi anh đền em,
đền em anh dũng bội tinh
hay anh đền em
bằng chữ yêu mình vào cánh thư tình

Hôm qua hành quân dừng chân trên dãy đồi sim
anh vui nhiều hơn vì đọc thêm lá thư em
lời thư đẹp quá đọc đã bao nhiêu lần rồi
mà lòng vẫn còn vui

Sao còn giận anh hay là em anh đã thấu
chiến trường gian lao ít viết thư cho người yêu
Em ơi! Thư nếu chưa về
xin em đừng buồn, xin em đừng hờn
chớ bảo không thèm không nhận thư anh
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image


Người Thương Binh
Thơ Thái Tú Hạp - Phổ nhạc Anh Bằng
Tiếng hát Đặng Thế Luân


Rượu uống bao nhiêu chiều rồi nhỉ
Chỉ thấy dòng sông đỏ dáng trời
Chỉ thấy lòng ta mưa chẳng tạnh
Sóng sầu nghiêng ngã mảnh hồn trôi

Bạn cứ đi, đừng quên người ở lại
Ta một mình, sống được với quê hương
Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ
Đốt hết tuổi đời nghiệt ngã đau thương

Bao lần bên dòng sông soi mặt
Thoáng nhớ mây trời đỉnh Chu phong
An Lộc - Khe Sanh - Đèo Lao Bảo
Tử sinh ta xem nhẹ như không

Ngày tháng rong chơi lửa reo đầu đạn
Ta giờ lạc mất những đường chim
Ngồi lại bên giòng u uất sử
Uống giọt cuối cùng máu rỉ từ tim

Chia với cỏ cây nỗi niềm tri kỷ
Nhân gian chừng như lãng quên ta
Chiều uống rượu bên dòng sông tủi nhục
Buồn hát một mình bài Quốc Ca năm xưa
quaichao
Posts: 1182
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Post by quaichao »

Image

Tâm Sự Người Lính Trẻ
Sáng tác Trần Thiện Thanh
Tiếng hát Mạnh Quỳnh


Từ khi anh thôi học, từ khi đôi lứa đôi đường
Từ sông ngăn núi trở tạ từ không nói nên lời
Từ khi gót sông hồ ngược xuôi,
Ôi những đêm thật dài hồn nghe thương nhớ ai
Một năm tìm vui nơi quan tái chưa về một lần,
dù chỉ một lần thôi

Tàn đêm anh chưa ngủ, lều sương in bóng trăng gầy
Đời trai chưa biết mỏi, ngại gì giông tố trong đời
Người ơi nếu hay rằng vì yêu
Vai áo tôi bạc màu để yên vui lối xưa.
Tình yêu vừa nhen tim đôi lứa xin hẹn một lời,
dù chỉ một lời thôi

Đầu Xuân mình yêu nhau, cuối hạ mình giã từ.
Mùa thu xuôi quân về biên khu
cho đến đông tàn chỉ nhận một lần thư.

Mong sau em anh hiểu đời lính dẫu phong trần
Nhưng yêu như yêu nhân tình và đậm đà như chúng mình
Những đêm hẹn hò, giận hờn rồi yêu nhau hơn


Từ khi anh thôi học, lòng thương biết mấy cho vừa
Từ khi ta cách trở, kỷ niệm chưa xóa bao giờ
Cầu xin tóc em còn màu xanh
Xin má em còn hồng, và môi em vẫn nồng
Đại đương tình yêu dâng cao sóng
Xin về ngập tràn lòng chúng mình chờ mong
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Nhạc Chủ Đề Về Người Lính
Bài đã phát thanh trên Radio SBS Melbourne, Victoria, Australia


Hung Tran
SBS Radio



Trên quê huơng tự do miền Nam Việt Nam, trong hơn 20 năm chiến tranh, có những nguời nhận lãnh phần thức cho nguời khác ngủ, chết cho nguời khác sống. Đó là những nguời lính Việt Nam Cộng Hoà.

Họ là ai?

Họ là những chàng trai mắt sáng, môi tươi, tâm hồn trẻ trung phơi phới tinh tươm, là học sinh, sinh viên, là con em những gia đình lao động ở thành thị hay nông dân chơn chất ở nông thôn.

Họ là những thanh niên tuổi đôi muơi căng tràn nhựa sống, ăm ắp mộng mơ, là những con nguời rất bình thuờng cũng đầy những thuơng ghét vui buồn …

Sinh ra và lớn lên trong buổi loạn ly, dù không ham chém giết, dù ham sống, sợ chết , nhưng họ bình thản chấp nhận bổn phận được chính quyền, đại diện cho nguời dân giao phó trở thành những nguời lính

Những nguời trẻ, 19, 20, hay “21 tuổi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai” ấy đã lấy đất làm giường, rừng lá làm màn, bỏ lại sau lưng ánh đèn màu của đô thị phồn hoa, mải miết đêm rồi lại ngày, chỉ rừng và núi, chỉ biết yêu những cánh rừng lá thấp vì đấy là màn che cho họ và đồng đội khỏi mắt quân thù , dù không quên những ngày hoa mộng nhưng chẳng cần những tiếng nỉ non đóng kịch rên rỉ câu yêu đương giả tạo.

Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu nghe như đã chìm sâụ
Từ máy thâu thanh cô nàng vừa ca
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Tàn đêm chiến cuộc, giờ chỉ còn hai tiếng yêu anh
Sao không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua
Rừng lá xanh xanh núi đồi chạy quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ khói súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Lời hát xin gây rung động thật lâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi

(Nhạc: Rừng Lá Thấp- Trần Thiện Thanh)

Đất anh ở và rừng anh thở
Sớm anh đi chiều lại trở về
Rừng vi vút những đêm gío thổi
Bóng anh chìm với bóng hư vô
Đôi khi đứng bên triền đá dựng
Anh hoang mang sợ núi đẻ mình
Có khi thấy con chồn con cáo
Anh giật mình lòng thoáng hãi kinh
Anh đi qua rừng cao quá đỗi
Anh đi về rừng quá đỗi cao
Anh thấy rồi, anh: con sâu gạo
Nằm rung rinh trong đám lá rì rào
Và buồn thảm ôi những chiều lặng lẽ
Núi và anh thành hai kẻ đăm chiêu
Núi ngó anh và anh ngó núi
Núi đụng trời anh đụng nỗi đìu hiu
Đất anh ở và rừng anh thở
Quá lâu ngày nên thấy hoang mang
Anh sống dở và anh chết dở
Giữa núi rừng cao ngất ngàn năm

(Thơ: Ở trong rừng lâu ngày -Phạm Cao Hoàng)

Những nguời lính Việt Nam Cộng Hoà ấy, trong hai mươi năm dài, hàng hàng lớp lớp, tai nghe tiếng đạn réo, bom rơi mà lòng vẫn mềm như gió, sinh mạng treo đầu súng nhưng tim chẳng hận thù, ngày lội ruộng, đêm băng rừng nhưng mỗi lúc dừng chân lại tha thiết nhớ về mẹ, về em, về quê hương xóm làng, về những ngày thơ ấu

Phải là nguời đã cùng chia với họ túi cơm sấy nguội lạnh, hớp nuớc hố bom, đi cùng họ hàng muời ngày không thấy ánh mặt trời, và khi dừng chân bên trảng trống ở bià rừng, mới vừa tạm ngả lưng vào gốc cây chưa kịp lại sức , đã nghe lệnh tiếp tục lên đường thì mới cảm được trọn vẹn tấm lòng rất đỗi thô sơ nhưng vô cùng tha thiết của nguời lính trẻ ngâm nga câu hát bên rừng

Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi buốt lạnh mềm
Chim muôn buồn rủ nhau bay về đâu
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau
Nào những khi ôm thép súng tê tay
Đắm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa cuộc đời mẹ quẳng gánh
Em còn khều sáng ánh đèn từ sương mai
Mẹ biết bây giờ con ngồi hố nhỏ
Gió hẹn mưa thề một khi con về quê ngoại xưa
Để mẹ nhắn lời thăm
Trường làng cũ năm nào khi con còn bé nhỏ
Theo mẹ đến trường giờ đây con đường xưa còn đó
Tóc liều vờn gió ru hoài ...
Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau
Nhưng có nhau như hơi thở vào đời
Tóc em còn có thơm hương cỏ may
Để anh nói chuyện ngày mai
Bạn bè anh theo lớp tuổi ra đi
Dăm đứa thân đôi khi chẳng trở về
Xin có em nguyện cầu cho đời anh
Đá mềm chân cứng để mẹ còn tương lai ...

(Nhạc: Sương Trắng Miền Quê Ngoại - Đinh Miên Vũ)

“ Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm…”
bài nhạc đầy cải lương nói về nguời lính
Nam Bắc phân tranh, chiến hào Nguyễn Trịnh
điệu Habanera nón sắt úp trên đầu
“sương trắng rơi vai tôi ướt …” rồi sao?
Vai ai ướt, Bắc kỳ hay Nam bộ?
đời lính thú lưu đồn quên cố thổ
“LÍNH” viết hoa, bao ngôn ngữ đều thừa
gặp lại bạn bè cũ vẫn như xưa
thằng nào cũng hát những bài ca tang chế
điệu Boléro như một lời trách khẽ
tiếng đàn đêm bỗng hoá tiếng than dài
phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chu Lai
nắp hầm đầy rêu ta ngồi bưng mặt khóc
tay gõ nhịp kiểu sênh tiền lóc cóc
nhạc ngựa reo thấp thỏm giọng nam trầm
phải rồi tiếng đàn quen thuộc ở Chu Prong
dân” sinh Bắc tử Nam” không cần Trương Lương thổi sáo
thằng “ ca sĩ lính Cộng Hoà” cụt đầu cây guitar chảy máu
khan giả hét “xung phong” qua tiếng hát ngậm ngùi
phải rồi tiếng đàn quanh quất đây thôi
thằng Nhái Hải quân, thằng Nhảy dù, thằng Lôi hổ
cũng tiếng đàn ấy xưa mà chẳng cũ
dù đứt một giây, gân cổ vẫn nghẹn ngào
mười năm mới gặp nhau mỗi đứa một cơn đau
cởi áo binh chủng sao hồn còn vằn vện
nói gì đây khi rửa tay gác kiếm
chỉ biết lặng im chờ thái độ tiếng đàn
tiếng đàn của binh nhì không giống sĩ quan
lại habanera, lại bolero, lại những bài hát ấy
không phải tango, không phải valse quý phái
mà rất rưng rưng con mắt kẻ giang hồ
“giải phóng” về ta bỏ súng làm thơ
bạn bè tàn phế phải ăn mày hát dạo
tiếng đàn từ đó trở thành ra giọt máu
máu đã ứa ra không thể ưá hai lần
không thể một gã lính dù đã từng cõng bạn tải thuơng
lại đóng ngược vào đời mình đinh nhọn
cảm ơn lời ca và tiếng đàn chưa muộn
đã đánh thức ta sau mười tuổi công hầu

(Thơ: Đêm lính ngụy – Bùi Chí Vinh)

Người lính ấy suốt hai mươi năm, vai mang balô, tay ghì chặt súng lội qua những cánh đồng sinh lây ở Đồng Tháp Năm Căn , nơi đỉa lội như bánh canh, muỗi kêu như sáo thổi, đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, A lưới ,Ia Drang, Toumorong , Pleime... Chu Pao ai oán hờn trong gió, Mỗi tấc khăn tang một khúc đường.

Anh miệt mài những ngày truy lùng địch nơi Cổ Thành Quảng Trị, bên dòng sông Dakbla cuồn cuộn nuớc phù sa đỏ ngầu như máu , đã có những nguời bạn anh nằm yên trong rừng cao su Đồng Xoài, trên bãi cát Sa Huỳnh hay trên cánh đồng miền Tây xanh ngát luống mạ non

trời bỗng xầm đen tóe sấm sét
mặt đất ào ào trận pháo tuôn
trong thành phố tử thần co quắp
viên đạn cuối cùng đã bắn đi
người chết giữa trời - trên đồi cháy
hồn anh thảng thốt bay lên không
suốt dọc Trường Sơn đất run rẩy
mặt trời chưa thấy đêm dài ôi
từng khối lớn mênh mông đặc cứng
qua khe nhìn lại đồi C2
nhớ anh em ta đã nằm xuống

(Thơ: Ngày mưa đọc lại Dấu Binh Lửa- Đỗ Quý Toàn)

Thế nhưng nguời lính ấy, đi chiến đấu với tâm niệm “súng đạn dẫu vô tình nhưng lòng nguời thì độ lượng”, biết quý vô cùng sự sống nhưng cũng không ngại thản nhiên dấn thân vào nơi binh lửa

nửa đêm kẻng giục, quân ra trận
kinh động cả lòng đêm tối bưng
nhận lấy ba ngày cơm gạo sấy
không buồn chỉ một chút bâng khuâng
đời ta là con số không vô tận
may trên đầu còn chiếc mũ rừng
mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ
chiến tranh. Thì cũng tựa phù vân

(Thơ: Trước Giờ Tiếp Viện - Trần Hoài Thư)

Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm nhưng kỳ vĩ, nguời lính vẫn sống và luôn gắng vượt qua chính mình và số phận, để uớc mơ một giấc mơ hiền hoà về một ngày mai

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi
Ngoài con tim héo em ơi
Xin trả lại đây, bỏ lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lổ châu mai với những địa lôi
Ðã bao phen máu anh tuôn, cho còn lại đến mãi bây giờ
Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Ðã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa
Rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em
Với miếng cau, với miếng trầu, ta làm lại từ đầu
Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say ngủ yên
Xin cám ơn ! Xin cám ơn ! Người nằm xuống
Ðể có một ngày, có một ngày cho chúng mình
Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa, chiều lại vang
Bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu, có nương dâu
Thiên đường này mơ ước bao lâu!

(Nhạc: Một mai giã từ vũ khí - Ngân Khánh)

Nguời lính không mơ uớc lớn lao, chỉ mơ có ngày trả súng đạn , cởi chiến y về với em với mẹ, mơ có ngày sống sót để được đi tạ ơn những đồng đội đã nằm xuống cho anh và cho bao nguời được “ làm lại từ đầu”

Nhưng hôm nay, đã hơn 30 năm, có thật chiến tranh đã kết thúc? nguời lính đã giã từ khẩu súng hôm qua, có thật được an phận sống đời một kẻ thường dân, được gặp lại con trâu bên nuơng dâu và có tìm được chốn thiên đường giản dị mà anh, cũng như bao lớp nguời đã bao lâu mơ uớc?

Hai mươi năm chiến tranh, hơn năm trăm ngàn người lính đã để lại một phần thân thể trên chiến truờng, và một số tuơng đương đã vĩnh viễn gục bên súng mũ bỏ quên đời, có ai trong chúng ta nhớ đến họ?

Từ trong tăm tối hận thù, nguời lính đã thắp sáng ý nghĩa đời người, đã từ cõi chết bước vào sự sống bất tử.

Xin cám ơn và chân thành nguyện cầu cho anh.

-----------------------------------
Xin download tại đây:
Chương trình dài 25 phút, file lớn 11Mb (Xin dùng rightclick để download xuống máy nghe offline để không bị đứt quãng)

Người Lính
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Lá Thư Chưa Viết
Nguyễn Khắp Nơi - Nguyen Everywhere.

--------------------------------------------------------------------------------

Nhân xem cuốn DVD số 58 của Trung Tâm Asia với chủ đề: "Lá thư từ chiến trường" tôi đã rất bồi hồi xúc động khi nghe đọc lại những lá thơ mà người lính ở tiền tuyến viết vội vã về cho người yêu hay cho cha mẹ, và những lá thơ do các người em hậu phương gởi cho người tình nơi tiền tuyến. Dù sao, đó cũng là những lá thư đã được viết. Những người anh trai tiền tuyến đó đã rất là hạnh phúc khi đã có được những thì giờ quý báu để viết thư cho người em gái hậu phương. Người em gái ở hậu phương cũng đã rất may mắn khi đã chờ đợi và đã nhận được bức thư của người yêu gởi về. Còn những lá thư mà người lính chiến rất muốn viết cho người em gái hậu phương, nhưng chưa viết được, thì sao?

Còn những người em gái hậu phương, đã chờ đợi lá thư hồi âm ngày này qua ngày nọ, để rồi không bao giờ nhận được thư của người yêu từ tiền tuyến gởi về thì sao? Có những lá thư loại này hay không?

Có đấy, bạn ạ!

Những lá thư loại này, sẽ không bao giờ được Trung Tâm Asia đề cập tới.

Những lá thư loại này cũng sẽ không bao giờ được bất cứ ai nhắc tới.

Lý do sẽ rất dễ hiểu: Người Viết chưa viết thì làm sao có thư mà nói tới?

Người nhận không bao giờ nhận được hồi âm, thì lấy đâu ra thư mà đọc, mà kể lể?

Có những người anh trai tiền tuyến, muốn gởi thư về cho người yêu ở hậu phương lắm, nhưng, trời không chiều lòng người, dù đó là một anh lính chiến ở miền xa, rất thương nhớ người yêu.

Những người chiến binh chưa kịp viết thư về cho người yêu đó, không phải vì anh ta không muốn viết, cũng không phải vì anh ta không còn yêu thương người em gái hậu phương nữa. Thư của người yêu anh ta vừa mới nhận được, còn để ở trong túi áo, chỉ mới mở ra thôi, chứ chưa kịp đọc hết. Cũng có thể anh đã đọc thư xong rồi và đang sửa soạn viết thư cho người yêu.

Nhưng anh ta chưa kịp nghĩ về nội dung bức thư sẽ viết, chưa kịp có thì giờ để viết, thì anh đã... tử trận rồi!

Những người em gái ở hậu phương, từ ngày xa người yêu, đã ngày ngày chờ đợi hồi âm. Những cô gái này đã sửa soạn sẵn nhưng giòng chữ nhớ thương, đã sửa soạn sẵn những tờ giấy viết thơ mầu xanh yêu thương, phong bì mầu tím con tim. Cuối cùng là những con tem bưu chính, cũng đã được mua sẵn. Nhưng, những lá thư này chưa được dùng tới, chưa được viết, vì còn chờ tin người anh trai tiền tuyến. Người em gái hậu phương ngày ngày mong đợi thư hồi âm từ tiền tuyến. Cô nhận được thư là sẽ viết ngay thơ trả lời.

Nhưng thư hồi âm từ tiền tuyến không bao giờ tới tay cô. Ngược lại, chỉ có một bức điện thơ gởi tới:

"Rất lấy làm đau đớn báo tin buồn:
Cố Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân đã hy sinh vì Tổ Quốc..."

Nguyễn Ngọc Lân tốt nghiệp khóa mấy Thủ Đức? Tôi không biết. Vì khi còn đi học, anh không học cùng trường với tôi. Khi vào Thủ Đức, anh cũng không học cùng khóa với tôi. Khi nhận đơn vị, anh về Vùng 3, còn tôi thì bay tuốt lên tới vùng Pleiku gió núi mưa mùa mà làm bạn với những con vắt trong những khu rừng cây ngút ngàn. Tôi được biết tới Lân là nhờ đọc "Tập San Biệt Động Quân" số 3, do Tổng Hội Biệt Động Quân (trụ sở đặt tại Hoa Kỳ) xuất bản.

ImageImage

Sau khi học xong khóa Trợ Y, Chuẩn Úy Nguyễn Ngọc Lân đã tự lựa chọn binh chủng Biệt Động Quân để để phục vụ và được phân phối tới Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, đang tham chiến tại Phước Long.

Ngày lên đường đáo nhậm đơn vị, bạn bè cùng lớp và người bạn gái tên Vân đã ra đưa tiễn anh tại phi trường. Yêu thương Lân, Vân đã gởi hết tâm sự đầy vơi của mình vào trong một bức thư, nhét vội vào túi áo Lân khi anh vẫy tay từ giã mọi người, dặn anh khi tới đơn vị mới hãy đọc thư của nàng. Tới Phước Long, nơi chiến trận đang diễn ra thật tàn khốc, ngay lập tức, Lân đã cùng đồng đội trong đơn vị tham dự những cuộc hành quân gay go cam khổ, lửa đạn tơi bời.

Chiến trường quá khốc liệt, người lính Biệt Động hết giữ vai trò phòng thủ, lại đổi qua tấn công. Tấn công rồi lại bị dội ngược lại chiến hào ngồi chịu đựng pháo kích. Chỉnh đốn hàng ngũ rồi lại tấn công đuổi địch... Người lính Biệt Động phòng thủ ở đâu? Tấn công ở bất cứ chỗ nào? Không cần biết! Nếu họ bị thương, người trợ y phải lên tới nơi mà băng bó cho họ, để họ có thể phục hồi sức khoẻ mà tiếp tục chiến đấu. Nếu người lính bị thương nặng, trợ y phải kéo họ về nơi an toàn để nghỉ ngơi hoặc chờ đưa về hậu cứ.

Một đêm chiến trận, Lân và anh em trong toán trợ y đã phải bò lên tận tuyến đầu để cứu những người đồng đội bị thương nặng. Trong khi hăng say với nhiệm vụ, Lân đã hứng một viên đạn trúng ngay sau ót và trở thành người được cứu thương. Đồng đội đã cố gắng kéo anh về hậu tuyến.

Nhưng thương ôi! Anh đã chết ngay từ lúc bị bắn rồi.

Những người bạn còn lại chỉ biết thở dài và làm một công việc cuối cùng là lấy cái pông sô anh đang đeo bên mình mà phủ kín lấy thân xác anh, chờ trực thăng tới chuyển về hậu cứ.

Tại nhà xác Quân y viện, Mai Châu, một đồng đội, nghe tin có một sĩ quan trợ y chết tại chiến trường, đã tự đến nhìn xác người chiến hữu cũng là đồng nghiệp một lần cuối. Nhân đó, anh tìm kiếm giấy tờ tùy thân và vật dụng cá nhân của Lân để gởi trả lại gia đình. Mai Châu tình cờ tìm thấy một lá thơ Lân còn để trong túi áo, anh vội vàng bóc ra đọc, hy vọng tìm được địa chỉ của người gởi thư. Lá thư dính đầy máu, thật là khó đọc. Người gởi là Vân, người yêu của Lân. Nhìn ngày tháng trong thư, Mai Châu bàng hoàng xúc động: Lá thư mới viết cách đây có mấy ngày.

Trong thư, Vân đã cầu chúc cho Lân ra tới đơn vị được bình yên. Tới nơi, hãy viết thư về ngay, để Vân được an tâm. Vân cũng biết rằng, cuộc sống quân ngũ sẽ rất gian lao vất vả, và thật là nguy hiểm, nên đã nhắc với Lân phải luôn luôn cẩn thận, giữ gìn sức khỏe, nhất là mạng sống của mình, vì mạng sống này không những chỉ của Lân, nó còn là của Vân nữa. Xa Lân, Vân đã cảm thấy thương anh nhiều hơn, và sẽ chờ đợi thư anh gởi về cho vơi niềm thương nhớ. Vân cũng đã nhắc lại cho anh những kỷ niệm thời ấu thơ, hai đứa đã quen nhau suốt muời bốn năm trường, chưa bao giờ phải xa cách nhau lâu. Hồi ở quân trường, tuy xa nhau nhưng Vân vẫn có thế gặp lại Lân trong những giờ thăm viếng. Dịp đi về đơn vị này, lần đầu tiên Lân phải đi xa mà Vân không biết chừng nào Lân mới được gặp lại, nên nỗi nhớ nhung càng gia tăng. Vân cũng hứa chắc với Lân rằng, dù chưa biết ngày nào Lân trở về, nhưng dù đó là ngày rất gần hay rất xa, Vân sẽ vui lòng chờ đợi. Khi anh trở về, Vân sẽ là người đầu tiên ra mừng đón anh. Cuối thơ, Vân hứa sẽ thương anh trọn đời.

Mai Châu đã cố gắng lục soát hết mọi túi trong bộ quân phục nát bấy tìm thư trả lời của Lân để gởi cho Vân, nhưng không có lá thơ trả lời nào cả.

Mặc dù thư đã bóc, nhưng chưa chắc là người tử sĩ này đã đọc hết được bức thư, vì từ ngày thư viết cho tới khi xác được mang về, tiểu đoàn hành quân đụng trận liên miên. Thì giờ đọc thư còn hạn hẹp hoặc không có, nói chi tới chuyện viết thư trả lời.

Đọc phong bì tới lui nhiều lần, Mai Châu mới viết ra được địa chỉ của Vân, anh đã tự mình ra bưu điện gởi một bức điện tín về cho Vân, và cho gia đình Lân, báo tin Lân đã tử trận. Những vật dụng cá nhân khác sẽ được gởi về cho gia đình Lân theo địa chỉ trong hồ sơ quân bạ.

Thương cảm cho đời người lính Biệt Động quá ngắn ngủi, thương cảm cho người con gái hậu phương mòn mỏi chờ thư người yêu mà thư không bao giờ đến, Mai Châu đã sáng tác ra một bài thơ để đời, đặt tên là "Tiễn Một Người Đi" mà tôi xin được sao lại sau đây:


Tôi tiễn đưa anh
Người lính chiến Biệt Động Quân
Lên đường đáo nhậm đơn vị
Miền đất đỏ khô cằn, sỏi đá
Đất Bình Long!
Trời Sài Gòn
Mưa thu rơi nhiều lắm
Thấm ướt áo anh, màu áo hoa rừng người lính chiến
Ướt áo tôi, màu áo trắng sinh viên
Tôi và anh
Học chung trường từ thuở nhỏ
Quê nhà mình cùng chung một giòng sông
Màu phù sa đất đỏ
Giòng sữa Mẹ Cửu Long
Nuôi mình lớn lên trong tình thương Đất Mẹ.
Trời mưa lạnh,
Cơn mưa rào của cảnh biệt ly
Đôi mắt anh thật buồn, sâu thăm thẳm
"Mày đừng buồn nhớ viết thư thăm Vân!"
Người yêu anh đó, người yêu anh bé nhỏ
Hứa thương anh trọn đời ....
Phi cơ cất cánh, hai đứa vẫy tay
Mắt tôi cay, vì mưa rơi vào mắt
Má tôi ướt, vì gió lạnh mùa thu
Anh đi nhé vì giòng sông của Mẹ
Bảo vệ quê hương khỏi giặc thù.

Hai tuần lễ sau,
Một điện thơ từ Tiểu Đoàn 31
Rất lấy làm đau đớn báo tin buồn
Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân đã hy sinh vì Tổ Quốc!!
Nước mắt tôi nhạt nhòa...
Anh nằm đây, gương mặt thật hiền hòa
Như đang ngủ
Phải, anh đã chìm vào một giấc ngủ thiên thu
Viên đạn sau đầu, đã đưa tên anh vào lịch sử
Vân bật khóc, phải đây là sự thật?
Tay run run, nàng nhẹ vuốt mắt anh.
Đọc thơ anh nhiều lần ngày hôm trước
Vừa gởi về anh một lá thư xanh

Nhưng bây giờ âm dương chia đôi ngả
Anh đang nằm đo, nước mắt em rơi
Anh cứ ngủ, em ru anh an giấc
Em đã hứa sẽ thương anh trọn đời

Người yêu anh bé nhỏ, sẽ yêu anh trọn đời ...

Vân và tôi đưa anh trở về lòng đất Mẹ
Đất Sóc Trăng nhuộm đỏ,
Từ giòng máu anh, hay tự đất phù sa??
Mẹ anh già, đôi mắt khóc mù lòa
Tóc mẹ bạc thêm từ tin anh chết
Lá vàng còn đó, lá xanh rụng rồi!

Lá vàng ngồi khóc lá xanh
Con ơi sao nỡ, sao đành bỏ đi
Mẹ cha có tội tình chi
Cho con chết trước, thay vì mẹ cha
Cha con với mẹ đã già
Sao con lại để cả nhà chịu tang
Lá xanh rụng trước lá vàng
Nước sông chảy ngược bao hàng lệ tuôn
Bây giờ con đã về nguồn
Thôi con an nghỉ, quê hương an bình
Chiến chinh, chinh chiến điêu linh
Thương anh lính chiến hy sinh cuộc đời
Đọc kinh lạy Đức Chúa Trời
Xin thương phù giúp những người chiến binh.

Mai Châu (MGM)

"Chiến chinh, chinh chiến điêu linh,
Thương anh lính chiến hy sinh cuộc đời,
Đọc kinh lạy Đức Chúa Trời,
Xin thương phù giúp những người Chiến Binh"

Bài thơ được phổ biến trong Tiểu Đoàn, rồi Liên Đoàn, rồi ra dân chúng, trở thành nổi tiếng, không kém gì bài thơ "Đồi Tím Hoa Sim" của Hữu Loan ngày xưa.
Image

Sau một thời gian sửa soạn, với sự phụ giúp của một số bạn bè thân thiết, Mai Châu đã lấy bài thơ phổ vào nhạc, tạo nên ca khúc "Một người đi"

Bài hát thật hay, thật cảm động, đã được hãng dĩa "Việt Nam" thâu vào dĩa nhựa với tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh và ban nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng.

Tôi, cũng giống như bạn, mặc dù cũng đã biết bản nhạc "Một Người Đi" và đã từng hát theo nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ được biết lịch sử của bản nhạc. Mãi đến khi nhìn thấy trang nhạc với giòng chữ: "Thương tặng Cố Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân, SQ Trợ Y, Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, tôi mới biết, bài hát này là do Mai Châu soạn, kể lại chuyện tình của Thiếu Úy Lân.

Tôi đã rất tiếc là bài hát "Một Người Đi" đã không được đưa vào chương trình "Lá Thư Viết Từ Chiến Trường" của Asia. Như đã nói ở trên, thư chưa viết, lấy đâu ra thư mà nói tới?

Có thể Mai Châu không phải là nhạc sĩ nhà nghề và chỉ sáng tác duy nhất có một bản nhạc này thôi (chỉ để đặc biệt nhớ tới một người bạn), nên ít người biết tới.

Cũng có thể bản nhạc này chỉ nói về chuyện tình riêng tư của một cặp trai tiền tuyến gái hậu phương, nên cũng không ai để ý tới.

Nói vậy cũng không đúng, vì bài thơ "Đồi Tím Hoa Sim" cũng chỉ kể lại cuộc tình đôi lứa đó thôi.

Thôi thì, tôi kể ra đây cho quý bạn cùng biết , cùng hát vậy! Hát để mà nhớ lại những người lính như Nguyễn Ngọc Lân, đã hy sinh vì Tổ Quốc, vì Tự Do, cho VNCH, cho chúng ta.

Khi nào có thì giờ, hãy tới bất cứ một đài tưởng niệm chiến sĩ VNCH nào đó mà bạn có thể đến được, thắp cho những chiến sĩ này một nén nhang, bạn nhé!

Hiện tại, ở bất cứ xứ nào, hễ có người Việt Tỵ Nạn, hễ có các quân nhân của QLVNCH cư ngụ, đều có những Tượng Đài Chiến Sĩ được dựng lên, để ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc. Tại xứ Úc, khắp các tiểu bang, từ New South Wales (Sydney), Western Australia (Perth), Victoria (Melbourne) tới South Australia (Adelaide), đều đã xây tượng đài chiến sĩ rất trang trọng và uy nghiêm.

Image
---------------------------------




Một Người Đi
Nhạc và lời: Mai Châu
Dạ Lan giới thiệu
Hoàng Oanh trình bày


Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm
Mưa thấm ướt vai gầy, mưa giá buốt con tim
Mình cầm tay nhau chưa nói hết một câu
Thôi đừng buồn anh nhé tiếng còi đã ngân dài
Chinh nhân ơi, xin anh chớ buồn
Chinh nhân ơi, xin anh chớ buồn
Người yêu anh còn đó
người yêu anh bé nhỏ
hứa yêu anh trọn đời
Thức trắng đêm qua hai đứa chúng mình
chưa vơi hết tâm tư
Ta kể nhau nghe những vui buồn ấu thơ
Đếm lá thu rơi
mười bốn thu tàn, tôi đã biết tên anh
Nay cách xa rồi, anh khoác chinh y
tôi còn ở lại, đưa tiễn một người đi
Tôi đứng trông theo đoàn tàu đi xa xa thành phố
Tôi thấy dáng anh buồn đôi mắt nhớ xa xăm
vì ngàn yêu thương, anh xếp bút mực xanh
băng mình vào sương gió, sống trọn kiếp trai hùng
Chinh nhân ơi, khi anh trở về
Chinh nhân ơi, khi anh trở về
Người yêu ra mừng đón
người yêu anh bé nhỏ sẽ yêu anh trọn đời.
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Trăng Tàn Trên Hè Phố
(Nhạc và lời: Phạm Thế Mỹ)
Dạ Lan giới thiệu
Hoàng Oanh trình bày


Tôi lại gặp anh người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước lê qua đường phố
Tôi lại gặp anh giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi ba mươi mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

Tôi lại gặp anh trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé cười sau ngàn lá
Tôi lại gặp anh đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay

Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui

Thôi mình chia tay cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ ghi bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay



-----------------------------
Nhạc sĩ Phạm thế Mỹ vừa qua đời tại Việt Nam, hưởng thọ 79 tuổi.

Image
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về. (Ca Dao)



Vâng, đó là truyền thống của người Việt chúng ta từ xưa đến nay. Hể mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v…

Nhưng họ là ai?. Họ chính là những người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975. Có nhiều người đã nằm xuống hay đã chết trong các trại tù được mệnh danh là „trại cải tạo“. Cũng có nhiều người còn sống, đang hiện diện trên đất mẹ hoặc đang định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó trên thế giới.

Để tri ơn những người lính VNCH nói trên, còn sống cũng như đã chết, người viết xin phóng tác một số bản nhạc viết về „Xuân và Người Lính“ thành bài tạp ghi này để kính tặng tất cả những người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam VN cho đến ngày 30.04.1975, cũng như vinh danh sự hy sinh cao cả của những chiến binh đã nằm xuống cho chúng ta được sống.

Trước khi chính thức đi vào chủ đề của bài tạp ghi, người viết xin được mượn bài hát sau đây để giới thiệu đến quý độc giả là người lính VNCH tuy rất anh hùng, rất sắt đá trên chiến trường nhưng họ cũng là con người, là những chàng trai trẻ nên con tim của họ cũng chất chứa nhiều tình cảm, cũng biết rung rộng và vì tình yêu quê hương đất nước nên họ sẳn sàng hy sinh tình cảm riêng tư để lên đường theo tiếng gọi non sông. Tình cảm của những người lính được thể hiện rõ nét qua tác phẩm rất sôi động của Nhạc sĩ Y Vân:


Anh là lính đa tình
Tình non sông rất nặng
Tình hải hồ ôm mộng
Tình vũ trụ ngát xanh
Và mối tình rất êm đềm Là tình riêng trong lòng anh yêu em ...

Có lúc muốn lấy hoa rừng
Anh gửi về em thêu áo
Và ngàn vì sao trên trời,
Kết thành một chuỗi em đeo
Dù rằng đời lính không giầu,
Mà chắc không nghèo tình yêu ... (Lính Đa Tình, Y Vân)

[flash width=433 height=355][/flash]


Có thể nói, khi đề cập đến hay bàn về chiến tranh, hầu như ai trong chúng ta đều chán ngán. Nhưng hoàn cảnh đẩy đưa vì cộng sản Bắc Việt (csBV) luôn nuôi tham vọng thôn tính miền Nam nên mới gây ra cảnh chinh chiến. Nếu nhà ai nấy ở, kẻ Bắc người Nam, mạnh ai nấy lo thì làm gì có chuyện đổ máu xảy ra, theo ý tôi. Sau nhiều mùa Xuân tương đối thanh bình đi qua thì phải nói Tết Mậu Thân 1968 là cái Tết mà dân miền Nam VN không bao giờ quên được, nhất là dân xứ Huế. CsBV đã xem thường hiệp ước đình chiến trong ba ngày Tết, lợi dụng sự tin cậy của dân miền Nam và lợi dụng cơ hội biên thùy bị bỏ ngõ và các tiền đồn của các tỉnh hay thị xã không được canh gác cẩn thận như xưa nay vì binh sĩ VNCH các cấp được nghỉ phép về quê ăn Tết với gia đình vợ con, csBV đã ra lệnh tổng tấn công, tràn về thành phố đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Chúng đã dày nát nhiều tỉnh lị của miền Nam, nhẫn tâm giết hại không biết bao nhiêu người dân vô tội gây tang thương cho biết bao gia đình trong khi mọi người đang vui mừng đón Xuân.

Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ quân cán chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khóat áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn:

Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc quê hương yên bình thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui . (Đầu Xuân Lính Chúc, Hoài Linh & Tấn An

[flash width=433 height=355][/flash]


Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của cố nhạc sĩ đa tài Trần Thiện Thanh (TTT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ TTT, một nhạc sĩ thuộc ngành tâm lý chiến dù, không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. Trần Thiện Thanh tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:

Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang
(Đồn Vắng Chiều Xuân) Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến thành phố đang chờ đón nàng Xuân, đang đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới về thì có rất nhiều người lính trận của quân đội VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát hoạ nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc quê hương còn chinh chiến:

Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi. (Phiên Gác Đêm Xuân, Nguyễn văn Đông) Vì hoàn cảnh, bạn bè có kẻ phải lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, người thì may mắn được ở lại hậu phương nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện hữu trong tâm cảm của hầu hết mọi người dân miền Nam Việt Nam nói riêng. Tâm trạng đó đã được Hoài Linh diễn tả như sau:

Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh
Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình
Chúc người trai đi xây dựng hòa bình
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh (Tâm Sự Nàng Xuân)

Thời gian qua đi không chờ đợi. Đông qua và mùa Xuân lại trở về. Tình cảm của những người ở hậu phương dành cho những anh lính chiến ngoài miền biên cương lúc nào cũng đong đầy. Tâm cảm này đã được Lê Dinh và Minh Kỳ khéo léo diễn đạt qua bản nhạc rất trữ tình: Thấm thoát là đây
Một mùa Xuân mới
Với ngàn cánh mai vàng
Nụ cười trên môi
Ttrên làn má ai
Đón Xuân tươi vừa sang …

Xuân nay tôi chúc
Người miền biên cương
Muôn ngàn câu mến thuơng
Mong Xuân yên lành
Trong bao hương tình
Để rồi người thêm vui

Cuộc sống thanh bình. Hạnh Phúc Đầu Xuân (của Lê Dinh - Minh Kỳ) (Hoang Oanh)

Hạnh Phúc Đầu Xuân



Tình thương mẹ con trong xã hội Việt chúng ta rất đậm đà thắm thiết. Bất cứ ở đâu, dù đang sống xa nhà hay đang trấn đóng ngoài biên thùy, ven rừng, người con lúc nào cũng nghĩ đến gia đình, đặc biệt nghĩ rất nhiều đến mẹ, có lẽ vì từ nhỏ được mẹ bồng bế, nâng niu. Lắm khi ôn lại quá khứ thanh bình ngày nào, để rồi tiếc thương và thầm mơ mau có ngày hội ngộ cùng mẹ hiền. Nhật Ngân đã dùng lời nhạc để diễn đạt thay tâm trạng của những chàng trai hùng thời chiến chinh như sau:

Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi mai nở đâu đây
Nghe lòng lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe Mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về

Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi. (Mùa Xuân Của Mẹ của nhạc sĩ Nhật Ngân)

[flash width=433 height=355][/flash]


Nhưng éo le cũng không thiếu. Vì hoàn cảnh nên vợ chồng chia cách. Còn đâu những giây phút đầm ấm, gần gủi bên nhau ngày nào … để rồi giờ đây trong cảnh cô đơn, người vợ (người yêu) đã ôn lại hình ảnh đẹp thuở nào với chồng (với người tình) lúc đất nước còn an lành:

Nhớ xuân sang năm nào,
bên bếp lửa vui, ngồi đan áo cho anh
đôi mắt anh dịu buồn, nói anh sẽ về
khi máu sương thôi ngừng rơi.
Để giờ mình em và manh áo xám trên tay
Dù rằng ngoài kia vang tiếng pháo đón giao thừa
Bánh chưng rất xanh, với hoa rất vàng
mà ngỡ là giấc mơ thanh bình. (Đan Áo Mùa Xuân, Phạm Thế Mỹ)

Kẻ ở lại buồn đơn côi, luyến tiếc kỷ niệm. Người ra đi cũng chẳng khác gì hơn. Chúng ta hãy nghe những người lính VNCH đã để con tim mình rung động:

Tôi đến đơn vị lại đi, nhọc hơi đâu đếm mỏi tháng ngày
Khi cánh dù mang tin lại những cánh thư xinh hậu tuyến
Tôi ngẩn ngơ biết mùa Xuân sang ...
Ở đây không có hoa Mai, không có hoa Đào trang điểm trần ai
Những lá khô rơi suốt năm dài như trong một chiều lòng tôi biết yêu ai. (Mùa Xuân Lá Khô của Ns Trần Thiện Thanh)

Dầu vậy người trai Việt vẫn ngạo nghễ chấp nhận định mệnh đã dành riêng cho mình trong thời buổi loạn ly với sự kiêu hảnh đáng khâm phục:

Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại,
Trả buồn cho đông. (Mùa Xuân Trên Cao của Ns Trầm Tử Thiêng)

Họ, những người lính VNCH luôn làm tròn bổn phận làm trai, chấp nhận gian khổ. Tuy vậy người lính vẫn có vài phút giây để tâm hồn bay bỗng với những thương nhớ khó quên:

Đầu xuân năm đó anh ra đi
Mùa xuân này đến anh chưa về
Những hôm vừa xong phiên gác chiều
Ven rừng kín hoa mai vàng
Chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ. (Đồn Vắng Đầu Xuân của Ns Trần Thiện Thanh)

Xuân về, Tết đến là dịp để thân nhân, họ hàng hay những cặp tình nhân gặp gỡ, đoàn tụ nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, trước 30.4.1975 đã có biết bao nhiêu người lính thiếu hẳn diễm phúc này. Họ đã thi hành bổn phận người trai thời chiến để trấn giữ biên thùy, bảo vệ an ninh cho đồng bào ở hậu phương an lòng hưởng Tết. Dầu vậy, người lính Việt Nam Cộng Hoà chẳng buồn lòng, dù cho tâm trạng của họ lúc nào cũng nhớ nàng Xuân. Họ vẫn hy sinh, kiên trì nhất định:

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẻ riêng mình êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà
Mẹ thương con xin đợi ngày mai... (Xuân này con không về của NS Trịnh Lâm Ngân)

Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Khi được nghỉ phép, trở về mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu nhưng định mệnh nghiệt ngả làm họ chỉ còn biết tiếc thương mùa Xuân nào đã đi qua. Hãy nghe Nhạc sĩ Châu Kỳ bộc lộ:

Bước sông hồ như đắm như mơ
Trở về đây khi gió sang mùa
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ. (Đón Xuân này nhớ Xuân kia của Ns Châu Kỳ )

Ước nguyện của mọi người: dân, quân, cán, chính là mong đất nước Việt Nam sớm thanh bình, không còn chinh chiến, một cuộc chiến công tâm mà nói là do Cs Bắc Việt chủ trương vì chúng luôn nuôi tham vọng chiếm trọn miền Nam, điều mà cộng sản đã đạt được vào cuối tháng tư 1975. Nhạc sĩ Minh Kỳ qua nhạc phẩm „Cánh Thiệp đầu Xuân“ đã diễn tả ước mơ thầm kín, cầu mong sao cho khói lửa đi qua nhanh trên đất mẹ để mọi người, nhất là người lính VNCH có cơ hội được về sống gần gia đình, bạn bè thân thuộc và hưởng một cái Tết đúng nghĩa:

Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
ước nguyện sao chóng thành rượu hồng xe duyên. (Cánh Thiệp Đầu Xuân của Lê Dinh & Minh Kỳ)

[flash width=433 height=355][/flash]

Nhiều nhạc sĩ, nhất là những nhạc sĩ tâm lý chiến (một ngành mà Cs rất sợ nên trả thù không nương tay những chiến sĩ này sau tháng 4.1975), đã sáng tác những bài ca rất giá trị viết về đời lính và người lính VNCH, sáng tác nhạc Xuân, đặc biệt những bản nhạc viết về Tết và người lính VNCH, gắn liền với sự hy sinh cao cả của họ trước 30.4.1975 lo trấn thủ biên cương để bảo vệ cho người dân ở hậu phương được hưởng những mùa Xuân, tháng năm an bình. Còn rất nhiều bản nhạc khác đã được sáng tác với chủ đề này nhưng tôi chỉ trích dẫn vài bản nhạc „Xuân, viết về người lính VNCH“ tiêu biểu kê trên. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ nói lên tình cảm, tình yêu quê hương nồng nàn và cuộc đời đầy gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính VNCH đối với người Việt tại miền Nam VN trước 30.04.1975, nói riêng…

Người miền Nam và những người lính VNCH tuy đã nằm xuống nhưng không hề uổng phí vì chính qua những mất mát đó đã cho chúng ta hiễu rằng sự tự do không phải tự nhiên mà có. Tự do đã được trả với một giá rất đắt, chẳng những bằng máu và nước mắt, đôi khi ngay cả bằng mạng sống. Điều này đã được minh chứng qua lịch sử của nhân loại và cũng nhờ sự hy sinh cao cả của những người lính VNCH mà người dân miền Nam Việt Nam (NVN) đã được hưởng ít nhiều tự do trong hơn 20 năm, cho đến ngày NVN bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm.



--------------------------------------------------------------------------------

Lê Hoàng Thanh
Nhạc góp nhặt từ Internet
tiendung
Posts: 873
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Post by tiendung »

Image


Phiên Gác Đêm Xuân
Nhạc: Nguyễn Văn Đông
Trình bày: Thanh Tuyền


Đón Giao Thừa một phiên gác đêm
Chào xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi

Bấy nhiêu tình là bao nước sông
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng
Trách chi người đem thân giúp nước
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân

Ngồi ngắm mấy nóc chòi tranh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thuơng

Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu
Vì mơ ước trắng như mây chiều
Tủi duyên người năm năm tháng tháng
Mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi

Chốn biên thùy này xuân tới chi?
Tình lính chiến khác chi bao người
Nếu xuân về tang thương khắp lối
Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi!
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Anh Ðã Ngủ Yên Trên Quê Hương
Trần Duy Ðức
Khánh Ly trình bày


Ngoài trời vẫn còn mưa
người nằm dưới mộ sâu
Ôi thiên thu phôi phai hình hài
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Bao năm tháng cô đơn nằm đây
Bên bia xanh ai qua từng ngày
con mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang
Trên quê hương xương khô mộ gầy
Ðã ngủ yên một ngày
Anh đã ngủ yên một đời

Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Trong âm u thương thay phận người
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Anh có biết quê hương giờ đây
đang điêu linh tang thương từng ngày
Anh có biết anh em giờ đây
đang lao lung mang thân tù đầy
Sống lầm than nhọc nhằn
Ôi! Sống lầm than nhọc nhằn

Ngoài trời mưa chưa kịp tạnh
Người nằm yên trong huyệt lạnh
Buổi chiều mưa chưa kịp tạnh
Lòng nào chưa nguôi hờn căm
Lạy trời cho mưa kịp tạnh
Ðể người vơi cơn hận sầu
Nguôi ngoai hận sầu

Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm vẫn nằm đây
Nơi hoang vu u linh nghẹn ngào
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng

Tôi đã khóc cho anh chiều nay
Trong cơn mưa mưa rơi lạnh đầy
Ai sẽ khóc cho anh ngày mai (ngàn sau)
Dâng hai tay tôi xin nguyện cầu
Dẫu niềm tin phụ người
Ôi! dẫu niềm tin phụ người



[flash width=425 height=355][/flash]


Anh Ðã Ngủ Yên Trên Quê Hương.mp3
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

"Người Lính Trẻ" của Phạm Duy


Nguyên Hân

Cơn mưa chiều thứ Bảy hôm nay ngưng lúc hai giờ, nhưng bầu trời vẫn không sáng lên được chút nào vì mây xám từ biển Thái Bình Dương vẫn không ngừng ào vào, đi ngang qua thành phố nơi tôi đang sống. Tôi đang mải mê đọc e-mail và hình ảnh của một người bạn cho hay vừa đi thăm công trường khai thác bô-xít Nhân Cơ, ở Đắc Nông về, thì từ phòng khách vọng vào tiếng đàn của Ngọc.

Tiếng đàn dương cầm bỗng chấm dứt một cách bất thường, không láy luyến như thường lệ của mỗi bản nhạc hay nhỏ dần để chấm dứt như Ngọc thường chơi. Sự im lặng bỗng phủ xuống căn nhà, ngoài tiếng nước chảy róc rách của thác nước nhỏ chạy bằng điện trong góc phòng làm việc.

- “Sao vậy? Sao ngừng ngang xương vậy?” Tôi hỏi.

- “Buồn quá. Bản nhạc buồn quá, thấy thương cho mấy người lính… hát nữa chừng bỗng dưng muốn khóc.” Ngọc trả lời.

Tôi bước lại chiếc đàn dương cầm, bản nhạc Ngọc đang chơi nữa chừng và “bỗng dưng muốn khóc” là bài “Người lính trẻ” của Phạm Duy.

Người lính trẻ chết trận ngày mai
Trên quê hương ngọn lúa rụng rời

Phạm Duy, con người và âm nhạc của ông là một đề tài bất tận. Nói như Trần Dạ Từ, Phạm Duy là một “kẻ tình nhân lang chạ không phải của một, mà của nhiều người, nhiều thế hệ.” Tôi không muốn nói đến một Phạm Duy lang chạ kia trong bài này. Tôi chỉ muốn nói về bản nhạc “Người lính trẻ” của ông đã làm Ngọc bỗng dưng muốn khóc, đủ xúc cảm cho tôi viết lên những tâm tình muốn chia sẻ với các bạn trong buổi chiều cuối tuần này.

Image
Người lính trẻ miền Nam. Nguồn hình: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

“Người lính trẻ” là một trong 41 bài trong tập nhạc “Ngày đó chúng mình yêu nhau” của nhạc sĩ Phạm Duy, do nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam phát hành ở Sài Gòn với lời giới thiệu của thi sĩ Trần Dạ Từ. Theo ghi chú ở cuối bản nhạc, thì bài này được sáng tác vào mùa xuân năm 1971, sau cuộc tổng tấn công miền Nam của lực lượng vũ trang Mặt trận Giải phóng Miền Nam và quân đội chính quy miền Bắc vào dịp Tết Mậu Thân, và trước “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972…

Người lính trẻ chết trận chiều qua
Nên trăng sao vụt tắt chẳng ngờ
Người lính trẻ chết trận hồi mơi
Nên hôm nay chẳng có mặt trời…

Đã là người lính trẻ, thì e rằng họ khoảng mười tám hay đôi mươi. Vừa học xong trung học, ở miền Nam dạo đó thì theo hệ 12 năm, ở miền Bắc thì theo hệ 10 năm. Cho dẫu họ có khoác áo lính vì lý tưởng, vì bị đi quân dịch hay đi nghĩa vụ, họ đều có mẫu số như nhau: TRẺ. Như một bản nhạc của Trần Thiện Thanh, “tôi đi vào quân đội mà trong lòng chưa hề yêu ai.”

Chưa hề yêu ai chưa hẳn đã chắc là không có người yêu họ. Bên cạnh họ còn có mẹ, có cha, có anh có chị, có bạn bè. Đi vào chiến tranh là đi vào chỗ chết. Hơn ba triệu rưỡi người dân hai miền đã chết theo cuộc chiến vừa qua, chết như mơ là cái giá những người lính trẻ đã trả. Họ chết nhưng người tình của họ - nếu có – cũng như những người thân của họ thì cũng phải chết đứng chết ngồi theo, ở cõi dương.

Tình chỉ còn màu tang lạnh ngắt
Và còn gì nhan sắc người yêu?
Sờ vào đàn thì giây đàn đứt
Đọc truyện tình dòng chữ rụng rơi

Nếu bạn thuộc vào lứa tuổi đôi mươi, và sinh ra trong thời gian khói lửa đó, thì người lính trẻ kia có thể là bạn. Nếu bạn thuộc lứa tuổi ba mươi, thì người lính trẻ kia có thể là người em nhỏ của bạn, và nếu bạn thuộc lứa bốn mươi, năm mươi trở lên, người lính trẻ kia không chừng là đứa con trai của bạn…

Ba mươi lăm năm từ ngày chiến tranh đã chấm dứt, hãy bình tâm nhìn lại, họ - những người lính trẻ kia - đã chết cho ai? Cái chết của họ mang lại gì cho đất nước hôm nay?

Người lính trẻ chết trận ngoài khơi
Nên không nghe chủ nghĩa tuyệt vời
Người lính trẻ chết trận bờ ao
Không dương danh một chế độ nào

Image
Người lính trẻ chết trận bờ ao, không dương danh một chế độ nào. Nguồn: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

Trong cái ý nghĩa này, Phạm Duy đã bày tỏ sự thông cảm, của một người nghệ sĩ sáng tác dành cho số phận của người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính trẻ Việt Nam đã hy sinh cho cuộc chiến vừa qua nói chung. Ông tử tế với người lính miền Nam hơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi bài “Cho một người vừa nằm xuống” của Trịnh Công Sơn chỉ thuần dành riêng cho Đại tá Lưu Kim Cương, người đàn anh đã yêu mến và bảo bọc ông lúc còn sống.

Nếu như, nhạc của Trần Thiện Thanh là chia sẻ niềm vui với lính, thì nhạc của Phạm Duy đã chia sẻ niềm đau, mất mát của lính. Kỷ vật cho em, Người lính trẻ, Trả lại em yêu, Tưởng như còn người yêu… là một vài thí dụ.

Trở lại với “Người lính trẻ”, đã có nhiều người lính trẻ hy sinh trong cuộc chiến vừa qua với lý tưởng của họ, như để bảo vệ tự do cho miền Nam, như nhằm giải phóng miền Nam… Nhưng cái tự do mà họ phải trả bằng sinh mạnh của chính mình đó, có còn không khi chính quyền miền Nam là một chính quyền bất lực để cho Cộng sản miền Bắc nhuộm đỏ cả toàn nước năm 1975? Cũng có những người lính miền Bắc đi B vì lý tưởng giải phóng miền Nam – không cần biết họ bị lừa hay ra đi có ý thức - câu hỏi là những người bộ đội trẻ kia hy sinh mạng sống của họ cho cái gì? Máu xương họ đổ xuống cho chủ nghĩa cộng sản toàn trị lên ngôi? Để cho hôm nay Tổ Quốc mất biển, mất đảo và Độc Lập-Tự Do-Ấm No-Hạnh Phúc đồng nghĩa với lọc lừa, phản trắc?

Hãy để cho những người lính trẻ đã nằm xuống kia có thêm cùng mẫu số khác: TỔ QUỐC. Họ đã chết TRẺ và đã chết cho TỔ QUỐC VIỆT NAM.

Hãy để tất cả Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Trận vong hay Đài Tưởng niệm Liệt sĩ trên toàn ba miền đất nước ghi nhớ sự hy sinh của những người lính trẻ này, không phân biệt người lính Việt Nam Cộng Hòa hay người bộ đội của Quân đội Nhân Dân Việt Nam.

Image
Người lính trẻ miền Bắc. Nguồn hình: Onthenet
--------------------------------------------------------------------------------

Lừa dối, gạt gẫm những người lính trẻ để họ phải hy sinh oan uổng là một điều bất lương. Vẫn ngoảnh mặt làm ngơ không chịu chấp nhận một lịch sử đã sang trang, còn phân biệt trong cách đối xử dành cho những người lính trẻ chết trong cuộc chiến vừa qua, là một điều bất nghĩa, bất cận nhân tình.

Hiện nay, nghĩa trang của những người lính trẻ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hằng năm vẫn có hoa và khói hương nghi ngút; trong lúc, nghĩa trang của những người lính trẻ Việt Nam Cộng Hòa vẫn hương tàn khói lạnh.

Hãy để cho tất cả các nghĩa trang Quân đội trên ba miền đất nước là nơi an nghỉ ngàn thu cho tất cả những người lính trẻ kia, của cả hai miền.

Người lính trẻ chết trận rồi nghe
Xin nghe đây tận thế gần kề
Người lính trẻ chết rồi còn chi?
Còn chi?

Còn chứ, còn những người đang sống và đang ước mơ sẽ có ngày đất nước sẽ có những đài tưởng niệm chung, những nghĩa trang quân đội chung, dành cho các anh - những người lính trẻ của hai miền Nam Bắc đã đổ máu xương cho tổ quốc Việt Nam năm nao. Và cái chết của các anh sẽ không bị bầy kên kên – nhân danh các anh, mang tên đảng Cộng sản Việt Nam, mà thực chất chỉ là một chính thể độc tài, đảng trị - tiếp tục rĩa rói cái quê hương đang rã rời, tàn tạ của chúng ta trong lúc, kẻ thù muôn đời vẫn lăm le ở phương Bắc.

You may say I’m a dreamer,
but I’m not the only one,
I hope some day you'll join us,
And the world will live as one. (1)

Giờ thì tôi hiểu vì sao tiếng dương cầm bỗng hụt hẫng chiều nay.


© DCVOnline



Duy Khánh trình bày
Người Lính Trẻ
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Tiếng nói Dạ Lan

Post by nuoclanh »

[flash width=480 height=385][/flash]

[flash width=480 height=385][/flash]

[flash width=480 height=385][/flash]

[flash width=480 height=385][/flash]
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

[flash width=480 height=385][/flash]]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
[flash width=480 height=385][/flash]
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest