Tạp Ghi

hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Image

Hiện tượng “Gangnam Style” Việt Nam

Nhã Duy

Cali Today News – Hơn tám năm trước, bản nhạc Gangnam Style của ca sĩ Spy làm một cú “hit” mà ngay cả Spy cũng chưa bao giờ ngờ đến. Spy là một ca sĩ dòng nhạc K-Pop của Nam Hàn, ca hát, nhảy múa từ hàng chục năm trước nhưng dù có đôi chút tiếng tăm trong nước cũng chẳng mấy gì gọi là thành công. Nhất là trên sân khấu âm nhạc thế giới.
Vậy mà chỉ một bài hát Gangnam Style duy nhất đã làm Spy đổi đời, nổi tiếng khắp thế giới. Spy được mời diễn trong chương trình nhạc đêm giao thừa ngay tại Time Square của New York có đến hàng trăm triệu người xem, được diễn chung với những ca sĩ thượng thặng thế giới, rồi xuất hiện trên truyền hình, báo chí khắp mọi nơi.


Ngoài người Đại Hàn, chẳng ai hiểu bài hát nói gì. Chỉ có cách nhảy, điệu bộ của Spy cùng tiết tấu vui nhộn, cuốn hút của bài hát đã mang đến thành công qua đêm. Gangnam Style qua mặt các ca sĩ ăn khách nhất của Mỹ và thế giới lúc bấy giờ để nhanh chóng đạt đến con số một tỷ lượt xem trên YouTube. Đó là MV nhạc đầu tiên đạt đến kỷ lục như vậy, lại chỉ trong vòng một thời gian ngắn, chỉ vài tháng vào cuối năm 2012. YouTube thậm chí đã phải thay đổi thuật toán để hiển thị con số lượt người xem vì khi thiết kế, họ chưa bao giờ nghĩ có một video nào đó lại có thể đạt đến con số hàng tỉ lượt xem như vậy.
Gangnam Style lần lượt leo lên hai, ba và dừng lại con số bốn tỉ lượt xem, nhưng hiện nay không còn là MV đứng đầu như lúc bấy giờ. Vì thật ra dù có vui nhộn, lạ lẫm và tạo được cú hit bất ngờ nhưng nó chẳng mấy giá trị gì trong âm nhạc hay nổi tiếng nhờ vào tài năng của Spy. Mọi điều kết hợp lại đã cho ra “hiện tượng Gangnam Style” như vậy. Sau bản nhạc này, Spy ra tiếp MV “Gentleman”, nhờ ăn ké theo “Gangnam Style” nên nó cũng có “tỉ view”. Nhưng đó là MV nhạc nhảm nhí, tục tĩu đến độ vô văn hóa, thiếu văn minh, xem thường phụ nữ đến mức khó tin với những cảnh quay trong phim.
Với thế giới, Spy xem như đã “xong phim”. Nhờ may mắn khi gặp “thiên thời” mà trở nên lừng lẫy. Nhưng Spy không thể kéo dài con đường, hiện tượng rềnh rang đó như những ca sĩ thượng thặng của thế giới. Bởi Spy không có tài năng và đẳng cấp của những người ca sĩ, nghệ sĩ xuất chúng. Bây giờ thì chẳng mấy ai còn để ý đến Spy, dù về sau anh ta còn ra hàng chục bài hát hay dĩa nhạc khác.

Nhắc lại câu chuyện của ca sĩ Spy bởi câu chuyện từ dăm nữ doanh nhân cho đến vài luật sư hay “nhà” gì đó bên Việt Nam bỗng trở nên ồn ào, cuốn hút đám đông, có hàng chục đến hàng trăm ngàn người theo trên mạng xã hội cũng chỉ là câu chuyện của “Gangnam Style”. Ồn ào, hiện tượng nhưng nhất thời, vô giá trị, không phải nhờ khả năng thu hút đám đông mà vì chính câu chuyện thời sự, cảm xúc số đông đã tạo ra sự thu hút.

Chúng có giá trị mua vui, đáp ứng nhu cầu giải trí hay cảm xúc bộc phát của đám đông vì cung cách, điệu bộ, lời nói lạ thường, phản cảm, thậm chí vô giáo dục, thiếu văn minh khi tung các tin tức giả mạo, suy diễn phi lý, phù hợp với không ít người Việt, những người thể hiện con người mình như vậy trong các cuộc tranh luận liên quan đến câu chuyện chính trường Hoa Kỳ trong vài năm qua. Khi đã hết đề tài chính trị nước Mỹ, chuyện khui nghệ sĩ ra nói sẽ là đề tài câu khách vì nghệ sĩ vốn đã nổi tiếng, được vô số người biết đến hay quan tâm.

Câu chuyện livestream của một nữ doanh nhân bên Việt Nam có vài trăm ngàn người xem và tạo ra một hiện tượng trên mạng xã hội khi thu hút sự chú ý, bàn luận của người Việt trên mạng hiện nay cũng vậy. Những câu chuyện đúng sai của bà cũng mang giá trị mua vui cho những người tò mò, thỏa mãn tâm lý bức bối của mình. Và ngược lại, càng nhiều người xem, càng được nhắc đến thì người thực hiện livestream càng có được cảm giác như mình là một người quyền lực, một dạng “celebrity” danh tiếng, thu hút đám đông.

Nhìn vào vấn đề Việt Nam, khi một số nghệ sĩ, người mẫu tại Việt Nam bỗng dưng trở nên cực giàu, dăm người trở nên cao ngạo, xem thường khán giả. Đời sống người dân khó khăn, cực khổ kiếm sống trong khi “đám nghệ sĩ” thì đếm hột xoàn, đi siêu xe, xài bóp hiệu lại thỉnh thoảng còn buông lời “dạy dỗ” rất khó nghe mà họ hoàn toàn thiếu tư cách. Nay có người chỉ mặt, chửi té tát vào mặt nghệ sĩ này, danh hài kia, một nhóm khán giả cảm thấy hả hê, được xả ra nỗi ấm ức. Phe nào đúng sai chẳng cần biết, chỉ nghe cho “đã”, cho “hả”. Vậy là trở thành hiện tượng, thành cơn lốc.

Câu chuyện chẳng có gì để “giải mã”, “phân tích” hay “bài học truyền thông” hoặc bất cứ điều gì liên quan đến tâm lý hay xã hội học mà một số người đã phân tích hay dăm kênh truyền thông đã “đu trend” theo. Nó chỉ là hiện tượng “Gangnam Style Việt Nam”. Bộc phát, nhất thời, dù là hiện tượng rồi cũng sẽ qua mau.

Nhưng Gangnam Style là câu chuyện âm nhạc vô hại, còn trong những vụ đã kể tại Việt Nam, khi người ta đăng đàn đăng tin giả mạo hay công khai chửi rủa, sỉ nhục lẫn nhau để được hàng ngàn người hào hứng vỗ tay, theo dõi, thậm chí cổ vũ, bênh vực và biến chúng thành hiện tượng như hiện nay, nó cho thấy có điều gì đó dường như chưa đúng lắm trong xã hội. Bởi đó là cách ứng xử bộ lạc, “đầu gấu” của giang hồ.
Nên nếu cần phải nói thẳng hơn thì xu hướng này là một bước lùi trong việc tiến đến một xã hội văn minh.

Nhã Duy
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Xin tiền mua vắc xin, chính phủ ‘vòi dân’ hay ‘vì dân’?

Blog VOA 18-6-2021
Nguyễn Hùng

Giữa lúc các ca lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam lên tới nhiều ngàn, chính quyền đang cố gắng xin xỏ người dân, doanh nghiệp và bất cứ ai có tiền đóng góp cho quỹ mua vắc-xin.

Dù những người ủng hộ chính quyền sẵn sàng bao biện cho các quan chức mỗi khi có ý kiến nói Hà Nội chậm trễ trong việc mua và tiêm vắc-xin bảo vệ sức khoẻ cho người dân, các số liệu cho thấy Việt Nam chậm hơn các láng giềng ASEAN ở Đông Nam Á chứ chưa so với các nước đã tiêm được vắc-xin cho quá nửa số người lớn như Anh Quốc.

Theo một bài báo từ Malaysia, nước này đã tiêm xong hai mũi vắc-xin cho 3,5% dân số và 6,2% dân được tiêm một mũi tính tới đầu tháng Sáu so với con số 1,1% dân số mới được tiêm mũi đầu tiên ở Việt Nam.

Ngay tại nước rối loạn xã hội nghiêm trọng như Myanmar, số người được tiêm hai mũi vắc xin tính tới đầu tháng Sáu cũng là 2,3%, kém con số 3,9% của Indonesia nhưng nhiều hơn 1,6% của Thái Lan và 1,1% của Philippines.

Vậy nên có thể khẳng định Việt Nam không có những cố gắng đúng mức và đúng lúc để có vắc-xin sớm nhất có thể.

Lý do có thể là còn mải mê lo chuyện ghế ở Đại hội đảng, Quốc hội hoặc chủ quan cho rằng ta chống dịch giỏi thì chưa vội gì phải nghĩ tới vắc-xin. Thậm chí có người còn nói vì Việt Nam chống dịch giỏi quá nên các hãng sản xuất vắc-xin không ưu tiên.

Riêng chuyện phải tới bây giờ chính quyền mới đi xin tiền để mua vắc-xin cũng cho thấy họ không ý thức được chuyện cần tiêm vắc-xin sớm cho dân để xã hội có thể hoạt động bình thường.

Để so sánh với chuyện Việt Nam quyên tiền tiêu, Anh đã tiêu và cam kết cả trăm tỷ bảng trả tiền cho người lao động ngồi nhà và hỗ trợ cho người khó khăn tính tới hết tháng 9/2021, chưa kể tiền mua vắc-xin về tiêm hoàn toàn miễn phí cho dân. Còn tại Việt Nam, có nơi còn ra công văn chính thức yêu cầu đóng góp tiền rồi lại thu hồi công văn. Thật chẳng phải chính phủ vì dân mà là chính phủ vòi dân.

Nếu các quan chức Việt Nam luôn khiêm nhường và không tự vỗ ngực “Việt Nam đã bao giờ được như thế này chưa” và rằng khối nơi trên thế giới không bằng Việt Nam thì có thể hiểu được khi họ ngửa tay xin tiền mua vắc-xin.

Nhưng không, họ luôn ngạo nghễ bất chấp chuyện ném nhiều ngàn tỷ đồng tiền thuế thu của dân xuống sông xuống bể trong các vụ thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước, chưa kể những khoản khổng lồ từ ngân sách mất đi vì tham nhũng.

Chỉ riêng số lỗ ở Vinashin cách đây nhiều năm, chừng 13.500 tỷ đồng, cũng đã gần bằng một nửa số tiền trên 25.000 tỷ đồng Hà Nội ước tính họ cần để mua 150 triệu liều vắc-xin về tiêm cho khoảng 75 triệu số người lớn.

Còn gần đây hơn, khoản đội vốn ở tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vốn đã chậm tiến độ nhiều năm và có những người dân tuyên bố sẽ không bao giờ dám đi, cũng đã đủ để mua chừng 60 triệu liều vắc-xin.

Với cách vận hành nặng về tiền và quan hệ như ở Việt Nam, việc phân phối vắc-xin cũng khó đảm bảo công bằng. Những người nhiều tiền, nhiều quan hệ có nhiều khả năng được tiêm vắc-xin sớm hơn kể cả khi rủi ro của họ không bằng những người nghèo hơn.

Nhìn vào con số thống kê của Ngân hàng Thế giới WB, thực tế người nghèo ở Việt Nam ngày càng bị bỏ lại sau dù đất nước có khấm khá lên.

Tổng thu nhập của 20% người nghèo nhất xã hội Việt Nam chiếm 7,8% tổng thu nhập quốc gia hồi năm 1990. Tới năm 2018 con số này chỉ còn 6,7%. Trong khi đó con số để so sánh của Thái Lan hồi năm 1990 là 5,9% và hồi năm 2018 là 7,2%.

Một vấn đề khác ở Việt Nam là người dân có thể bị chính quyền vào nhà bắn chết mà chẳng có ai có quyền đòi hỏi phải điều tra như trong vụ hạ sát đảng viên lâu năm Lê Đình Kình. Ở Anh ngay cả khi đã biết là khủng bố mười mươi, chứ không phải vu oan, người ta vẫn phải điều tra mỗi khi có vụ cảnh sát bắn chết người để đảm bảo những người được dân nuôi và trả tiền mua súng không lạm dụng quyền lực như báo vừa đưa hôm 10/6.

Thật không hiểu tính ưu việt mang tên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nằm ở đâu?
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by lengoi »

Trump đưa đơn kiện Facebook, Twitter và YouTube
July 7, 2021

WASHINGTON, DC (AP) – Cựu Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư, 7 Tháng Bảy, đưa đơn kiện ba công ty kỹ thuật lớn nhất nước Mỹ, nói rằng ông và những người có khuynh hướng bảo thủ khác đã bị các công ty này kiểm duyệt sai trái.

Ông Trump loan báo việc đi kiện nhắm vào các công ty Facebook, Twitter và YouTube của Google, cùng với tổng giám đốc của các công ty này, trong cuộc họp báo ở New Jersey. Ông xuất hiện trước báo chí cùng một số người khác cùng có tên trong đơn kiện, vốn được nộp tại tòa liên bang ở Miami.
Image
Cựu Tổng Thống Donald Trump loan báo việc kiện Facebook, Twitter và YouTube.
(Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)
Cựu Tổng Thống Trump nói rằng ông đòi hỏi phải chấm dứt việc các công ty này tìm cách chặn tiếng nói và cấm sử dụng dịch vụ vì không đồng ý với quan điểm của người dùng.

Theo điều khoản số 230 của đạo luật Communications Decency Act, ban hành năm 1996, các công ty cung cấp dịch vụ trang mạng xã hội được phép gỡ bỏ các bản post nếu thấy là thô tục hoặc vi phạm các quy định căn bản của công ty, miễn là họ làm điều này với sự công bằng, trung thực. Đạo luật nói trên cũng phần lớn miễn cho các công ty internet không phải chịu trách nhiệm về nội dung những gì người sử dụng đưa lên mạng.

Tuy nhiên ông Trump và những người ủng hộ ông nói rằng Twitter, Facebook và các trang mạng xã hội khác đã lạm dụng sự bảo vệ này và không nên có được sự miễn tố hoặc ít ra là phải chứng minh là đã tuân hành các điều kiện do chính phủ đặt ra.

Ông Trump bị ngưng không cho sử dụng Twitter, Facebook và YouTube tiếp theo việc những người ủng hộ ông tràn vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng năm 2021. Các công ty này nêu lý do là ông sẽ dùng trang mạng của mình để khuyến khích có thêm bạo động.

Ông Eric Goldman, giáo sư luật chuyên về truyền thông ở đại học UC Santa Clara, người từng nghiên cứu hơn 60 vụ kiện tương tự trong các thập niên qua, và thấy thảy đều thất bại, nói rằng ông không thấy có gì mới lạ để ông Trump có hy vọng chiến thắng.

Theo giáo sư Goldman thì cựu Tổng Thống Donald Trump nhiều phần đưa đơn kiện để tạo sự chú ý và chứng tỏ cho những người ủng hộ ông rằng “đang đại diện cho họ để chiến đấu các đại công ty kỹ thuật gian ác ở Silicon Valley.” (V.Giang)
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

CHÍNH PHỦ ĂN MÀY!

Phạm Minh Vũ
Trong khi các quốc gia như Seychelles, Bhutan, Israel, Anh, UAE, Mỹ... đã được chính phủ tài trợ và tiêm vaccine, có quốc gia đã tiêm tới 70% số dân.

Như ở Mỹ thì cũng hơn 40%.

Đó là trách nhiệm mà mỗi chính phủ phải làm.
Ngoài có trách nhiệm ngăn chặn dịch bệnh lây lan như tiêm vaccine, thì họ còn bật hết công suất bộ máy thể hiện năng lực chuyên nghiệp trong cách điều hành chính phủ khi tạo ra một hệ thống an sinh xã hội vô cùng tốt. Trong đó hỗ trợ mọi cách để đảm bảo doanh nghiệp được duy trì, và lo cho nhân dân ổn định cuộc sống như hỗ trợ tiền, giảm giá thành các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu điện, nước và nhu yếu phẩm.

Người ta là thế, nói đâu xa Lào và Cam (Ý tác giã ám chỉ xứ CămPuChia, chặt bớt 2 chử thành 1 cho oai) mới đây cũng đã yêu cầu hỗ trợ người dân tối đa như giảm giá điện cho dân.


Đã không hỗ trợ nhân dân trong 4 đợt dịch vừa qua. Hầu như không có gói hỗ trợ bung ra nào mà về đúng tay người cần, toàn chảy vào nhà quan. Hơn 51.000 Doanh nghiệp đóng cửa từ khi dịch bệnh bùng phát, nhân dân thất nghiệp tràn lan.

Vậy mà mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đăng đàn kêu gọi “huy động mọi nguồn lực và đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước” để giúp chính phủ tiền mua Vaccine. Từ huy động ở đây có thể hiểu là ăn xin một cách trơ trẽn và vô cùng đốn mạt.


Ở bình diện quốc tế, hành động ngửa tay xin tiền nhân dân còn lo chạy bữa ăn là một hành động bỉ ổi của một chính phủ.


Theo ước tính Việt Nam sẽ phải chi khoảng 25.2 nghìn tỷ đồng để mua 150 triệu liều vaccine cho 75 triệu người. Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã dành 16.000 tỷ đồng cho việc mua vaccine và dự kiến sẽ có thêm 9.200 tỷ đồng từ các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, người dân.

9.200 tỷ mà không lo nổi lại đi xin tiền nhân dân, hỏi vậy là chính phủ gì?


Trong khi đó, Uỷ ban nhân dân các cấp, đảng ủy các cấp đã lên kế hoạch đi du hí tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi cơ quan, rồi xin xây sân bay hàng chục ngàn tỷ, tượng đài, nhà hát, rồi dự án chống ngập hơn 101.000 tỷ. Nói đâu xa, đại hội đảng và bầu cử quốc hội mới đây chỉ là trò hề lặp lại sau mỗi khoá để quan đầu não chia ghế, tốn hơn 1 tỷ đô la.Tiêu tiền ăn chơi sử dụng không đúng mục đích thì chẳng hề tính toán. Vậy mà, lúc dân gặp nạn cần chính phủ thì chính phủ xin ngược lại. Quả là một chính phủ đốn mạt, bỉ ổi vô cùng.


Lo cho dân không nổi, toàn hứa lèo mà tự hào cái gì ở đây?
Chính phủ gì mà suốt ngày toàn đi ăn mày, ăn mày từ cụ già không mảnh vải tới em bé cơm không đủ ăn, ăn mày ra tận quốc tế, như thế mà suốt ngày đòi hoá rồng hóa hổ?

Một đám thần kinh đến thế là cùng!


Phạm Minh Vũ
———-
[Việt Nam tính tới bây giờ chỉ mới 1% người dân tiếp cận Vaccine]
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Chuyến ‘di tản thứ ba’ của lịch sử Việt Nam: Bỏ chạy khỏi Sài Gòn

Kalynh Ngô
QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Là một trong hàng trăm ngàn người dân tứ xứ vừa thực hiện chuyến bỏ chạy khỏi Sài Gòn, vùng “đất lành chim đậu,” để về tận miền Trung nắng gió bằng xe gắn máy để tránh dịch COVID-19, cô Phan Thị Cẩm Nhung cho biết trước khi đi, cô đã đi xét nghiệm COVID-19, vì đó là tờ giấy thông hành của cô ở mỗi trạm kiểm soát.
Image
Đoàn người “tháo chạy” khỏi Sài Gòn bằng xe gắn máy trong đêm. (Hình: Facebook Quỹ Từ Thiện Bông Sen)
Khuya Chủ Nhật, 1 Tháng Tám, từ khu cách ly ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, cô gái 32 tuổi kể lại với phóng viên nhật báo Người Việt về cuộc hành trình xa thẳm này: “Sáu giờ tối ngày 25 Tháng Bảy, em chạy xe gắn máy từ Gò Vấp về Quảng Trị. Lúc đó trời đang mưa. Qua những chốt, trạm kiểm soát đều có công an đứng chặn hỏi thì em đưa tờ giấy xét nghiệm [COVID-19] ra và họ cho đi. Suốt đường không có gì bán. Trước khi đi em chuẩn bị nước uống, bánh kẹo chứ trên đường không có bán đồ ăn thức uống gì cả. Mình cũng không dám tấp vào đâu hết. Họ sợ mà mình cũng sợ.”

“Di tản” bằng xe gắn máy

Không muốn ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người đang cùng phòng cách ly, cô Nhung bước ra ngoài để nói chuyện. Đến Chủ Nhật là ngày cách ly thứ tư của cô ở Cam Lộ, sau hơn hai ngày hai đêm chạy xe gắn máy. Cái thời dịch giã, cái thời của Chỉ Thị 15, 16, 16+, không có hàng quán, nhà nghỉ nào hoạt động, chỉ trừ các cây xăng dọc đường.

“Em và một chị bạn chạy suốt đêm, lúc nào mệt thì tấp lại ven đường, nằm ngủ chút rồi chạy tiếp. Người ta đâu có cho mình nghỉ lại nhà nghỉ. Từ Sài Gòn về đến đây em mang theo 1.7 triệu đồng ($74). Tiền xăng, mua đồ ăn đi đường và đóng tiền cách ly cho 14 ngày (80,000 đồng [$3.5]/ngày), giờ em còn 100,000 đồng ($4.3),” cô nói qua điện thoại.

Vì sao cô phải quyết định “di tản” giữa lúc mọi chuyện ngổn ngang như thế? Chắc gì quê nhà (Quảng Trị) yên ổn hơn hoặc tốt hơn? Thân gái “dặm trường” biết bao là nguy hiểm? Cô trả lời nhanh: “Em vào Sài Gòn phụ người chị bán hàng. Từ khi dịch xảy ra, tiệm đóng cửa, không có việc, nhà trọ thì không giảm tiền thuê nhà nên em chọn cách về lại quê.”
Image
Một gia đình “di tản” khỏi Sài Gòn bằng xe gắn máy nghỉ lại ven đường trong đêm. (Hình: Phan Thị Cẩm Nhung cung cấp)

Cùng một tuyến đường, nghĩa là từ Sài Gòn về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… cô Nhung gặp rất nhiều bạn “đồng hành.” Họ đều là những người “di tản” bằng xe gắn máy. Trước đây, họ là những người phải rời quê hương để tìm đường mưu sinh cho cuộc đời mình và cho gia đình đỡ vất vả hơn. Rồi giờ đây, cũng chính họ đang phải “tháo chạy” khỏi vùng đất ấy. Nơi đó không còn là “vùng trời bình yên” của những người dân lao động tứ xứ như cô nữa.

Vì không có hàng quán nào mở cửa trên suốt đoạn đường, nên bữa ăn của cô Nhung, và những người “di tản” khác chủ yếu là thức ăn đã chuẩn bị sẵn để mang theo. “Ngoài ra thì tụi em nhận được những phần cơm, nước uống từ bà con giúp đỡ dọc đường,” cô nói.

“Tháo chạy” bằng mọi cách

Từ Sài Gòn chạy về Quảng Trị hai ngày hai đêm, đó là bằng xe gắn máy. “Phi thường” hơn, là hai vợ chồng “chạy nạn” bằng cách đi xe đạp từ Lâm Đồng về Thanh Hóa trong ba tuần lễ. Người dân Phú Yên ghi lại được cảnh vợ chồng ông đang nhận nước uống từ nhóm thiện nguyện tại quốc lộ 1A, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Hình ảnh trong video cho thấy ông luôn miệng cảm ơn khi nhận chai nước suối và hộp cơm từ người dân ven đường. Phía sau yên xe của người vợ là chiếc chiếu cói. Có lẽ đó là “giường ngủ” của hai vợ chồng ở dọc đường. Chiếc xe đạp cao quá khổ so với người phụ nữ. Bà phải “nhấp” vài nhịp mới leo lên được yên xe. Cuộc hành trình “di tản” của hai vợ chồng tiếp tục quay đều theo vòng xe nhọc nhằn.
Image
Bữa cơm của cô Phan Thị Cẩm Nhung được người dân tiếp tế dọc đường. (Hình: Phan Thị Cẩm Nhung cung cấp)
Mạng xã hội những ngày qua tràn ngập hình ảnh đoàn người “dắt díu nhau chạy trốn.” Họ là những người cha, người mẹ vào đất Sài Gòn mưu sinh để nuôi gia đình. Họ là những người trưởng thành, chọn Sài Gòn là nơi kiếm sống.

Họ là những những đứa trẻ được sinh ra ngay chốn Sài Gòn hoa lệ, nhưng, như câu nói của cô Nhung: “Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo.”

Họ là đứa bé chỉ mới vừa được sinh ra chín ngày tuổi, ánh mắt chưa kịp quen với ánh sáng cuộc đời. Họ là những người nằm mệt lả ngay giữa đèo Hải Vân, tạm nghỉ trên đoạn đường về nhà xa thẳm.

Họ, nói chung, là những người dân nghèo từ các vùng miền xa xôi tìm việc ở Sài Gòn. Đó là anh thợ hồ, chị lao công, cô gái phụ bán quán, anh thanh niên chạy “shipper”… Đó là những người làm nên một phần bản sắc của Sài Gòn.
Image
Một trạm tiếp tế người đi xe gắn máy về quê của Quỹ Từ Thiện Bông Sen-VietBay Group. (Hình: Quỹ Từ Thiện Bông Sen)

“Người đi càng đêm càng đông dần” (lời trong ca khúc Kinh Khổ của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng). Dòng người “tháo chạy” khỏi Sài Gòn càng ngày càng nhiều hơn. Cho đến khi họ không thể “chạy” được nữa vì chỉ thị đưa ra nghiêm ngặt hơn: Người dân không được tự ý rời khỏi địa phương, nơi cư trú.

Lúc này, các doanh nghiệp tư nhân như xe khách Phương Trang, hoặc các hội đồng hương bắt đầu vào cuộc để giúp người dân về quê. Các chốt, trạm tiếp tế của người dân và nhóm thiện nguyện lập ra trên quốc lộ 1A cũng ngày càng nhiều.

Những đoàn người từ Sài Gòn đi xe gắn máy về Quảng Trị đêm 31 Tháng Bảy được cả cảnh sát giao thông đón, dẫn đường, với thông điệp “để bảo đảm an toàn.” Tại mỗi chốt kiểm soát, dòng người được tiếp tế thức ăn, nước uống và xăng.

Dù rằng, hình ảnh thật “hùng tráng” với xe cảnh sát hú còi, quay đèn chạy trước, theo sau là đoàn xe gắn máy trật tự, ngay hàng thẳng lối, tạo ra một bức tranh ánh sáng thật đẹp. Bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật với những dòng ánh sáng như thế.

Nhưng, những ánh sáng của đèn xe và nơi chốt kiểm soát vẫn không “làm mờ” được ánh mắt hoang mang, mệt mỏi của người đàn ông trong đêm tối, bế đứa bé nhỏ, có lẽ chỉ mới vài tháng tuổi đang ngủ ngon trên tay.

Giữa lúc chính phủ Việt Nam loan tin đón nhận thêm những lô vaccine viện trợ từ nước ngoài, hàng ngàn người dân nghèo vẫn tiếp tục “tháo chạy.” Trong dòng người quy cố hương ấy, có những đứa bé, sau này, sẽ là nhân chứng kể lại cho thế hệ sau biết về một lần quy cố hương.

Chợt nhận ra bài hát “Đường Về Nhà” của ca nhạc sĩ Ái Phương chưa bao giờ buồn đến thế: “Trở về nhà bên mẹ cha có con sông chảy bên hiên nhà/ Có cánh diều đàn em bé thơ thả bay la đà/ Những buổi chiều xanh khói bếp, có khoai ngon mẹ ấp lửa vàng/ Có em cười ngây ngô sáng vang lên cả khúc sông…” [qd]
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Câu chuyện Việt nam cuối tuần

Thành ngữ tiếng Anh "what goes around comes around" chẳng phải chỉ là bài học luân lý trong xã hội phương Tây mà nó cũng áp dụng cho bất cứ xã hội hay văn hóa nào. Bởi hiểu sang tiếng Việt thì thành ngữ này đại loại cũng tương tự như "gieo gì gặt nấy" vậy.

Nhắc điều này vì những ngày qua, vào đọc thử báo chí cùng mạng xã hội trong nước thì bên cạnh chuyện khủng hoảng, cách ly vì Covid còn là chuyện tin giả. Hầu như trang báo lớn nhỏ nào cũng đưa tin, phân tích về nạn tin giả. Tin giả ngay trong xã hội Việt Nam.

Vài năm qua, không ít người dân trong nước đã hào hứng, hồn nhiên tham gia chuyện phát tán tin giả liên quan đến dịch bệnh và chính trường nước Mỹ. Nó có sự tiếp tay của vô số người được xem là văn nghệ sĩ, trí thức, giới tranh đấu cho đến chính giới truyền thông trong nước. Sự binh chống, cuồng mê ảo tưởng lãnh tụ bên nửa vòng trái đất chẳng ảnh hưởng gì đến mình đã làm lắm kẻ cũng hung hăng "chống Mỹ cứu nước", cũng gân cổ bào chữa lãnh tụ này, tấn công tổng thống khác và xem thường dịch bệnh theo những kẻ tung hứng nền dân chủ nước Mỹ.

Những chuyện đó xem như chẳng ảnh hưởng hay là điều đáng quan tâm của nhà cầm quyền. Miễn đừng chửi lãnh đạo của nước nhà hay "nước bạn" là cứ tự do. Cũng là một thứ tự do có giấy phép. Vậy là dân ta tha hồ lên mạng phao theo tin giả nước Mỹ, hung hăng đổ bộ sang đến Mỹ để tấn công từ các tổng thống, dân biểu, giới chức của đảng "phe địch" bằng những suy diễn ngô nghê, đơn giản.

Và bằng thái độ vô giáo dục và kém văn minh dùng đối xử với nhau trong nước, họ chửi mắng, tấn công cả những người gốc Việt lên tiếng phản đối những kẻ độc tài đang phá nát nước Mỹ bên này. Một cuộc lên đồng ké theo chính trường nước Mỹ không kém phần náo nhiệt và hài hước.

Nhưng đã nói bên trên, "what goes around comes around", tất cả những điều này đang quay trở lại, tát thẳng vào mặt xã hội Việt Nam hôm nay. Những kẻ nào từng gân cổ cãi sùi mép rằng Covid là đòn phép của "đám Dân Chủ" muốn hạ bệ "tổng thống Trump", là chuyện cảm vặt bị Mỹ khai khống số người chết vì lý do chính trị, là... đủ cái là, thì hôm nay đã có cơ hội chứng nghiệm sự nguy hiểm thật sự của dịch bệnh ra sao. Cũng như lắm kẻ đã có cơ hội tham gia "diễn tập" nạn tin giả cùng với giới mê Trump gốc Việt tại Mỹ, thì nay nạn tin giả bùng phát hay lan tràn ở Việt Nam có gì lạ đâu mà báo động với báo cháy. Vun trồng điều xấu thì sẽ đâm chồi cái ác. Cái xã hội mà người tốt trở thành thiểu số sẽ chẳng bao giờ đưa quốc gia đi xa, theo lắm kẻ gân cổ và mơ mộng "ra biển lớn".

Không có gì tự nhiên hay đi ra ngoài quy luật của tự nhiên. Mọi thứ đều có lý do của nó. Chỉ có tìm lý do để hiểu tại sao điều gì với dân ta cũng "tự hào quá Việt Nam ơi" thì thú thật, sao mà thấy khó quá.

Nhã Duy
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Kabul năm 2021 có phải là Sài Gòn năm 1975?

Jackhammer Nguyễn

16-8-2021


Image
Người dân Afghanistan xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ để rút tiền trước một ngân hàng ở Kabul. Ảnh: Rahmat Gul / AP
Các lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8/2021. Tổng thống Ashraf Ghani bỏ chạy ra nước ngoài. Cuộc chiến Afghanistan kéo dài 20 năm của người Mỹ xem như chấm dứt.

5000 quân Mỹ được triển khai tới Afghanistan không phải để đánh nhau mà là để di tản những công dân Mỹ tại đây.


Hơn 46 năm trước, ngày 30/4/1975 là ngày chấm dứt cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam, kết thúc 10 năm tính từ cuộc đổ bộ Đà Nẵng của thủy quân lục chiến Mỹ vào năm 1965, Nhưng nếu lấy mốc cuộc truất phế Bảo Đại của ông Ngô Đình Diệm với sự ủng hộ của người Mỹ thì cũng tròn 20 năm.

Vào ngày 30/4/1975 cũng có những đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ được không vận tới Sài Gòn, không phải để đánh nhau mà là để rút đi.

Những con số tròn, cân đối và lạnh lùng, nhưng lại đưa đến cảm giác thú vị về sự đối xứng như Jon Sopel, biên tập viên BBC ở Bắc Mỹ, đề cập.

Nhưng đó cũng là những con số nhân tạo, như ông Biden quyết định lấy ngày 11/9 là hạn chót cho những đơn vị quân đội Mỹ rút ra khỏi Afghanistan. Không rõ có phải ông muốn lấy ngày đó để gợi lại cho người Mỹ hiểu cái nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến là cái ngày thảm khốc 9/11/2001 hay không. Cái ngày định mệnh của cuộc chiến, ngày mà lần đầu tiên lãnh thổ chính thức của Mỹ bị tấn công bởi người ngoại quốc (Trân Châu Cảng bị Nhật tấn công vào năm 1941, lúc Hawaii chưa phải là một tiểu bang mà là lãnh thổ hải ngoại, cho đến năm 1959).

Cả hai cuộc chiến, Việt Nam và Afghanistan đều do người Mỹ chủ động, người Mỹ đến rồi rút đi.

Cho nên không ngạc nhiên khi các xe bán tải chở các chiến binh Taliban áp sát các thành phố Afghanistan, báo chí phương Tây lại rộ lên sự liên tưởng, và trong chừng mực nào đó, bóng ma Việt Nam lại ám ảnh một số người Mỹ, trong đó có không ít người Mỹ gốc Việt.

Quả thật có rất nhiều điểm tương đồng.

Thứ nhất đó là sự chủ động đến rồi đi của người Mỹ như vừa đề cập. Mục đích của người Mỹ ở Afghanistan là tiêu diệt Al-Qaeda và họ đã làm được (hạ thủ Bin Laden), họ thấy rằng họ không còn trách nhiệm ở lại. Mục đích của người Mỹ ở Nam Việt Nam là chống cộng sản, thì họ đã tìm ra con bài Trung Quốc vào năm 1972, cho nên cũng không có lý do để ở lại.

Nếu hiệp định Paris vào năm 1973 cho phép các lực lượng cộng sản ở lại miền Nam, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho họ tiến hành chiếm Sài Gòn hai năm sau đó, thì thỏa ước 2020 giữa Mỹ và Taliban cũng không có gì khác hơn là một nhịp cầu để cho những chiến binh Taliban có mặt tại Kabul vài tháng sau.

Thứ hai là, cả hai cuộc chiến đều có chút ít màu sắc ý thức hệ. Cuộc chiến ở Việt Nam là để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, còn cuộc chiến ở Afghanistan là để cổ vũ cho những giá trị dân chủ (mục đích thứ hai), chống lại sự bạo tàn, hà khắc của luật Sharia Hồi giáo.

Thứ ba là sự hiện diện của lực lượng Mỹ (và đồng minh) không giúp kiến tạo được một nhà nước dân chủ, mạnh như mong muốn. Lực lượng quân đội Afghanistan và Việt Nam Cộng hòa đều không một mình chiến đấu chống lại được đối phương, dù có trang bị hùng hậu hơn. Các viên tướng không có tài, sự nhũng lạm, làm suy yếu sức chiến đấu của các đội quân này. Nếu có những lính ma (ghost soldier) trong quân đội nhà nước Afghanistan hiện nay, thì trong quân đội Việt Nam Cộng hòa có lính kiểng.

Điểm tương đồng thứ tư, có lẽ là khá quan trọng làm cho các đồng minh Afghanistan và Nam Việt Nam của người Mỹ không chinh phục được cảm tình của đa số dân chúng, đó là chủ nghĩa dân tộc. Ở miền Nam Việt Nam là chủ nghĩa dân tộc còn để lại từ phong trào Việt Minh chống Pháp, là sự đối kháng với những đội quân nước ngoài qua hơn 2000 năm lịch sử của người Việt Nam. Ở Afghanistan, các bộ lạc ở đây từ vài ngàn năm qua, chống trả dữ dội những đạo quân ngoại bang, từ Alexander Macedonia đến binh lính Anh, từ các sư đoàn Soviet đến liên quân do Mỹ đứng đầu.

Sự hiện diện của binh lính nước ngoài vô tình làm cho những tư tưởng cực đoan hà khắc trở thành đại diện cho chủ nghĩa dân tộc trong mắt dân chúng, tại Việt Nam là chủ nghĩa cộng sản, tại Afghanistan là những tín điều tàn bạo của luật Sharia. Bên cạnh đó, sự nhũng lạm của các nhà nước được phương Tây ủng hộ, cũng làm cho nhiều người trở nên bất mãn mà ủng hộ cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, hay ủng hộ Taliban trong chiến tranh Afghanistan.

Biên giới Afghanistan và biên giới Việt Nam đều không thể bao kín chống lại sự xâm nhập của các lực lượng vũ trang và vũ khí từ bên ngoài.

Sự tương đồng lớn nhất có lẽ là mô hình dân chủ phương Tây không được người địa phương hiểu, hoặc là chưa đủ thời gian để họ hiểu ra.

Tuy nhiên cũng có những sự khác biệt rất lớn.

Đầu tiên là nguồn cơn của cuộc chiến. Nếu ở Việt Nam là lý tưởng chống cộng sản, thì ở Afghanistan là để tự vệ sau cuộc tấn công của Al-Qaeda vào tòa tháp đôi ngày 11/9/2021, vì Al-Qaeda dùng xứ này làm căn cứ hoạt động.

Nếu các lực lượng cộng sản tại Việt Nam có một “hậu phương lớn” ý thức hệ rất rạch ròi trong chiến tranh lạnh, cung cấp cho họ những phương tiện tài chính, quân sự dồi dào, thì lực lượng Taliban lai được cung cấp những phương tiện ấy từ những đồng minh của… Mỹ, Pakistan và Arab Saudi.


Các lực lượng cộng sản Việt Nam, gồm miền Bắc cộng sản và bình phong của nó là Mặt trận Dân tộc Giải phóng, là một lực lượng rất thống nhất. Lực lượng đó đến gần nửa thế kỷ sau vẫn còn là một khối thống nhất trên cơ sở dân tộc và kinh tế. Lực lượng này đã từng có một ý thức hệ, nhưng đã tàn phai. Trong khi các chiến binh Taliban là một liên minh khá lỏng lẻo, liên kết nhau bằng một niềm tin có lịch sử gần 2000 năm.

Khi bắt đầu nhúng tay vào Việt Nam, người Mỹ hầu như không biết gì về xứ sở này, trong khi đó Afghanistan lại khá quen thuộc với họ, vì họ ủng hộ các chiến binh Mujahedeen chống lại quân đội Soviet trước đó. Xuyên suốt cuộc chiến, người Mỹ có những chuyên gia người Afghanistan am tường xứ sở của họ.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa của miền Nam Việt Nam trước đây không phải phân tán quyền lực về các thủ lĩnh địa phương, mà đôi khi khác hẳn về chủng tộc.

Cuộc chiến Afghanistan là cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ trong lịch sử của nó, nhưng nếu so vị trí của nó trên bàn cờ chiến lược quốc tế thì nó không lớn bằng cuộc chiến Việt Nam. Lẽ ra người Mỹ có thể rút lui khi đã diệt được lực lượng Al-Qaeda sau khi hạ sát Osama Bin Laden vào năm 2011, nhưng họ ở lại để tiếp tục một lý tưởng gọi là “xây dựng quốc gia” (nation building) một lý tưởng đã thất bại cách đó mấy ngàn cây số ở miền Nam Việt Nam.

***

Truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về những đoàn người Afghanistan chạy loạn, vì họ sợ cuộc tắm máu đã từng diễn ra cách đây 20 năm. Các chiến binh Taliban mà giới truyền thông Anh quốc gọi là Taliban 2.0, tuyên bố rằng, họ sẽ không trả thù, sẽ không có tắm máu.

Tương tự như vậy, đoàn người chạy loạn ở miền Nam Việt Nam trong tháng 4/1975 bị thúc đẩy bởi những cảnh giết chóc kinh hoàng của lực lượng cộng sản vào năm 1968, và xa hơn nữa là cảnh đấu tố cải cách ruộng đất 1955.

Nhưng điểm khác nhau là những người Việt chiến thắng năm 1975 đang ở đỉnh cao hưng phấn ý thức hệ của họ, một ý thức hệ, một cách sống hoàn toàn khác biệt với những người miền Nam cùng chủng tộc với họ. Các chiến binh Taliban và dân chúng Afghanistan không khác nhau nhiều đến thế.

Đã có lác đác những người Afghanistan “thuyền nhân” đến Úc, châu Âu để thoát đói nghèo và chiến tranh trong hơn 10 năm qua. Khác với cuộc chiến Việt Nam, có hàng triệu người tị nạn Afghanistan đã có mặt trong những năm qua ở các nước láng giềng Pakistan và Iran.

Sau ngày 15/8/2021, liệu sẽ có một làn sóng “thuyền nhân” Afghanistan hay không? Như hàng trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975? Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Anthony Blinken nói vào ngày 15/8/2021, rằng Kabul không phải là Sài Gòn. Ông đúng hay sai? Câu trả lời có lẽ còn nằm ở phía trước khá xa.

Bình Luận từ Facebook
duynga
Posts: 114
Joined: Sat Oct 13, 2012 2:40 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by duynga »

NGUY CƠ XẢY RA NỘI CHIẾN CHỈ VÌ MỘT TÊN NÓI LÁO,
LIỆU CÓ ĐÁNG KHÔNG?

September 6, 2021

Từ thời lập quốc đến nay, đã có rất nhiều cuộc bầu cử gây tranh cãi. Nhưng đã có một cuộc bầu cử rắc rối đã dẫn đến một cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ, đó là vào năm 1860.


Tuy nhiên, trước tiên, người ta phải hiểu cuộc bầu cử năm 1860, diễn ra vào một thời điểm chính trị đầy nguy hiểm. Người Mỹ phân vân về việc có nên cho phép chế độ nô lệ vào các vùng lãnh thổ phía tây mới chiếm được hay không. Những kẻ cực đoan ở miền Nam, nhận thấy cơ hội kiếm lợi từ sự trói buộc của con người trong các ngành công nghiệp non trẻ, không muốn có giới hạn về thời gian, địa điểm và cách thức mở rộng chế độ nô lệ.

Trong khi chắc chắn có một số người theo chủ nghĩa bãi nô muốn xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, các lực lượng “chống chế độ nô lệ” chính thống chủ yếu tìm kiếm một thỏa hiệp, nơi chế độ nô lệ sẽ không được phép lan rộng ra bên ngoài các tiểu bang đã hợp pháp.


Nhưng cuộc khủng hoảng đã xảy ra 4 năm sau đó, vào năm 1860. Abraham Lincoln, ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa, chỉ nhận được dưới 40% số phiếu phổ thông, thực sự điều đó đã đủ để giành chiến thắng trước một phe đối lập đang chia năm xẻ bảy. Đảng Dân Chủ đã trở nên rạn nứt sau khi đề cử Stephen Douglas, người đã xa lánh những thành phần ủng hộ chế độ nô lệ khi đó và công khai ủng hộ những người chống chế độ nô lệ bằng cách cho rằng các tiểu bang riêng lẻ nên được phép tự quyết định vấn đề.

Những đảng viên Dân Chủ phản đối chế độ nô lệ thì phần lớn bỏ chạy qua hướng đảng Cộng Hòa với Abraham Lincoln, trong khi những đảng viên Dân Chủ ủng hộ chế độ nô lệ đã đề cử John Breckinridge làm người thay thế cho bên thứ ba. và vấn đề chia rẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn nữa, những đảng viên dân chủ muốn tránh hoàn toàn vấn đề nô lệ đã chọn ứng cử viên của chính họ, John Bell.

Tên của Abraham Lincoln thậm chí không xuất hiện trên lá phiếu ở 10 tiểu bang miền Nam, nhưng ông đã giành được đa số phiếu bầu trên toàn miền Bắc và giành được 18 tiểu bang và 180 phiếu đại cử tri. John Breckinridge đứng thứ hai trong tổng số phiếu đại cử tri, được sự ủng hộ của 11 tiểu bang nhưng chỉ có 72 phiếu đại cử tri, trong khi Douglas về thứ hai sau Lincoln về số phiếu phổ thông nhưng chỉ giành được một tiểu bang duy nhất.

Abraham Lincoln dĩ nhiên là người chiến thắng rõ ràng – nhưng 11 tiểu bang miền Nam cuối cùng đã tuân theo lời thề ly khai khỏi Liên Minh.

Trước đây tôi đã từng viết về James Buchanan , một ứng cử viên hợp lý cho danh hiệu tổng thống tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay. Ông ta là vị tổng thống thứ 15th trong suốt nhiệm kỳ từ 1957 đến 1961 nhưng thậm chí không tái tranh cử ngay cả sau khi các đảng viên Đảng Dân chủ tỏ ý vẫn ủng hộ ông.


Chỉ vài tuần sau khi Abraham Lincoln được bầu làm người kế nhiệm James Buchanan, các tiểu bang miền Nam bắt đầu ly khai khỏi Liên minh, dẫn đến cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Sự lãnh đạo vụng về của James Buchanan trong thời kỳ bất trắc của đất nước đã bị chỉ trích rất nhiều. Với tư cách là Tổng thống, James Buchanan đã can thiệp vào Tòa án Tối cao để thu thập sự ủng hộ của đa số đối với quyết định ủng hộ chế độ nô lệ và chống người da đen.

Buchanan công khai có thiện cảm với phe ủng hộ chế độ nô lệ, đổ lỗi cho những người theo chủ nghĩa bãi nô được cho là đã kích động miền Nam và tin rằng những tiểu bang đó có quyền ly khai. Thay vì làm việc với Tổng thống đắc cử Abraham Lincoln để cố gắng ngăn chặn làn sóng ly khai ở miền Nam, và có lẽ ngăn chặn nội chiến, Buchanan đã đưa ra quan điểm trung lập là không làm gì cả.

Sự thất bại của James Buchanan trong việc ngăn chặn cuộc Nội chiến đã được mô tả một hành động thiếu năng lực, hoặc sự chấp nhận thụ động của miền Nam. Nhiều người đương thời đổ lỗi cho ông và gán trách nhiệm cho ông đã gián tiếp để xảy ra nội chiến, kéo dài nhiều năm ngay cả sau nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Sự cay đắng của Buchanan phần nào giống với hành vi của Trump sau khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 – nhưng ít nhất thì James Buchanan đã không cố gắng làm một điều tệ hại như đảo chánh để tiếp tục nắm quyền.

Hành động của James Buchanan được xem là tệ hại, vô trách nhiệm và vô tích sự, nhưng không phải là độc tài theo nghĩa đen, và James Buchanan đã không cố gắng làm cho công chúng bị bất an hay gây xáo trộn xã hội bằng những tuyên bố sai sự thật rằng kết quả cuộc bầu cử là bất hợp pháp.

Trở lại với thời hiện tại, trước khi ông Joe Biden đánh bại Donald Trump vào năm 2020, nước Mỹ chỉ có duy nhất một cuộc bầu cử tổng thống đã dẫn đến bạo lực lớn chống lại chính phủ liên bang. Tất nhiên, đó là cuộc bầu cử năm 1860, một cuộc bầu cử gây chia rẽ trong lịch sử và đẩy Hoa Kỳ vào một cuộc Nội chiến.

Việc tuyên bố thất cử, thừa nhận thất bại đối với Trump thật sự rất khó khăn nếu đem so sánh với cuộc bầu cử năm 1860, bởi vì James Buchanan đã luôn giữ sự im lặng, nó vẫn hơn một thằng hề rẽ tiền suốt ngày cứ oang oang cái miệng mình đã chiến thắng.

Nhưng để nhận xét một cách công bằng, nếu nhìn lại lịch sử và tổng kết những tổn thất nhân mạng trong cuộc nội chiến ngày xưa, thì những lời nói dối lớn của Trump về cuộc bầu cử năm 2020 chưa gây ra một cuộc nội chiến đẫm máu, chưa đem đến sự tổn thất của hơn nửa triệu sinh mạng con người. Nhưng sự so sánh này chỉ thích hợp ở vào thời điểm năm 1860, cách đây 161 năm.


Còn ở vào thời điểm hiện tại, nếu nhìn vào những khía cạnh quan trọng khác, thì thực sự những lời nói dối của Trump còn tồi tệ và sức ảnh hưởng xấu thật khủng khiếp hơn nhiều.

Thêm một sự khác biệt quan trọng khác nằm ở cuộc bầu cử năm 2020 chính là sự đánh dấu một bước thụt lùi trực tiếp của nền dân chủ Mỹ.

Khi hậu quả từ cuộc bầu cử năm 1860 bởi một cuộc xung đột đẫm máu kéo dài bốn năm với 620.000 tổn thất nhân mạng, một Tu chính án thứ 15 đã được ra đời với quyền bầu cử cho người da đen, bao gồm cả những người từng là nô lệ, và mặc dù nó không được thực thi rộng rãi hoặc phổ biến trong cả thế kỷ nữa, nhưng điều đó ít nhất đã đánh dấu một bước đi đúng hướng.

Ngược lại, những lời nói dối lớn của Trump sau cuộc bầu cử năm 2020 đã được sử dụng để biện minh cho làn sóng ra đời những dự luật đàn áp cử tri trên khắp đất nước, chủ yếu nhằm mục đích giảm quyền tiếp cận lá phiếu của các cử tri người Mỹ gốc Phi và các cộng đồng thiểu số khác. Có nghĩa là đi ngược lại những gì Tu chính án thứ 15 đã đem đến.

Hoa Kỳ đã có 10 tổng thống đương nhiệm trước đó thất bại trong các cuộc bầu cử, từ John Adams đến George HW Bush. Dĩ nhiên, không ai trong số họ hài lòng về điều đó cả, nhưng với lòng tự trọng của bản thân và sự tôn trọng Hiến Pháp, tất cả họ đều chấp nhận tính hợp pháp của thất bại của họ.

Chỉ ngoại trừ một quái thai thế kỷ 21 của nước Mỹ, một tên gian thương thâm hiểm, kẻ không hề có lòng tự trọng, và chẳng tôn trọng Hiến Pháp gì cả đã vi phạm tiền lệ này và buộc những người ủng hộ mình phải bằng mọi cách thông qua các dự luật đàn áp cử tri để giúp đảng Cộng Hòa nắm chắc chiến thắng trong tương lai, những tham vọng hèn hạ và thâm độc của tên gian thương tham quyền cố vị này đã đặt nền dân chủ Mỹ vào tình thế nguy hiểm nghiêm trọng.

Trump đã cố tình kéo dài một di sản tệ hại của cuộc bầu cử năm 2020 đến năm 2024

Hãy cùng so sánh một số điểm quan trọng khác giữa các cuộc bầu cử năm 1860 và năm 2020 để thấy rằng, với Abraham Lincoln là một người ôn hòa về vấn đề nô lệ, ông đã quyết định rằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ là một cái giá chính đáng và cần thiết và thực hiện nghĩa vụ lịch sử đó.

Abraham Lincoln cũng mở rộng quyền lực của chính phủ liên bang để điều tiết nền kinh tế và mạnh mẽ khởi tố chiến tranh, ngay cả khi đối mặt với các cuộc biểu tình rộng rãi của những người có cảm tình với miền Nam ở các thành phố miền Bắc. Ông lý luận, nếu những người chỉ trích bạn sẽ buộc tội bạn là cực đoan cho dù bạn làm gì, thì không còn lý do gì để không làm điều đúng đắn.

Có thể nói, Abraham Lincoln đã mất quá nhiều thời gian để học được bài học đó và Joe Biden ngày nay cũng bị mất quá nhiều thời gian để hy vọng cho một sự hợp tác lưỡng đảng và hậu thuẫn đồng nhất từ trong chính đảng Dân Chủ của ông, sự hy vọng hão huyền và kéo dài thời gian của ông đã vô tình cho phép các chương trình đầy tham vọng hơn của ông bị hạ bệ hoặc bị loại bỏ hoàn toàn bởi sự phản kháng của các đảng viên Dân Chủ “ôn hòa” như Joe Manchin và Kyrsten Sinema .

Không thể chối cãi rằng chính từ cuộc bầu cử năm 1860 đã gây ra một cuộc nội chiến tương tàn và hơn 620.000 người tử vong và người gần như phải trực tiếp chịu trách nhiệm là vị Tổng Thống thứ 15th của nước Mỹ, James Buchanan, người được mệnh danh vị Tổng Thống tệ hại nhất lịch sử Hoa Kỳ, nhưng dù sao thì, sau hậu quả thảm khốc của cuộc nội chiến năm 1860 đã đưa những người Mỹ khác màu da đến gần nhau hơn trong sự hiểu biết và tôn trọng để gầy dựng lại một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tốt đẹp và cường thịnh như ngày nay

Nhưng sau 161 năm, ít nhất là cho đến thời điểm này và một cuộc bầu cử năm 2020 thì những lời nói dối lớn của Trump dường như không có khả năng gây ra cái chết cho hàng trăm ngàn người trong một trận nội chiến, nhưng lại có khả năng thiêu huỷ Hiến Pháp và nền dân chủ của đất nước này.

Cuối cùng thì cuộc bầu cử nào trong số hai cuộc bầu cử này, 1860 và 2020 sẽ đem đến hậu quả tàn khốc hơn hơn?

Còn quá sớm để biết chắc chắn và lịch sử sẽ là người phán xét.

Nói tóm lại, James Buchanan là một Tổng Thống tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhưng ông ta vẫn còn giữ được sự tự trọng, là vị Tổng Thống duy nhất trong lịch sử Mỹ cam kết chỉ phục vụ trong một nhiệm kỳ, và không nói dối để tránh né thất bại.

Còn Donald Trump, một tên nói láo, tham quyền cố vị, không có lòng tự trọng, chỉ muốn xé bỏ Hiến Pháp và lật đổ nền Dân Chủ để đưa đất nước này đến một chế độ chuyên quyền, độc tài, và nếu như vậy, chỉ vì một tên nói láo mà đất nước này có thể dẫn đến một cuộc nội chiến xảy ra trong thế kỷ 21, liệu có đáng không?

Việt Linh
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by caubennoc »

Chơi zậy hông ngon!

Lê Huyền Ái Mỹ
3-10-2021

Image
Tuổi Trẻ ngày 3.10 đưa tin ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.

“Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp”, ông Lâu nói.


Bốn tháng trời, Sài Gòn tả tơi bệnh, tức tưởi chết. Rồi dịch bệnh lan dần ra, Bình Dương cũng te tua, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An cũng tan tác. Ông là quan đầu tỉnh, chẳng thấy mối họa lơ lửng, sao không lo từ trước, dự phòng các cách; nay đòi 15 ngày mà “chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo”? 30.000 người tự về quê Sóc Trăng, “nếu bà con về thêm nữa sẽ vỡ trận” – lời ông Lâu; ấy vậy mà 15 ngày đã đảm bảo “mọi mặt, chu đáo” thì quả là… thần kỳ!

Bốn tháng trời, bài học “26 người dân về tới Huế mà không được xuống ga Huế” chả nhẽ ông không học?

Nửa tháng cầm cự thêm, chẳng biết người Sóc Trăng có chịu nổi. Nhưng 4 tháng trời, “quan phụ mẫu” Sóc Trăng đã làm gì để nước dâng tới mép đê, vẫn còn xin thêm 15 ngày, lại mãi đánh tổ tôm mà “sống chết mặc bây” chăng?

Người Sóc Trăng nói riêng, người đồng bằng nói chung mưu sinh khắp chốn, từ Sài Gòn lên Bình Dương, Đồng Nai, từ khu công nghiệp ra vỉa hè, con hẻm. Nay, trong cảnh khốn cùng, họ cầm cự 4 tháng qua, giờ, Sài Gòn “trân trọng mời ở lại” họ cũng từ chối vì lớp đói, lớp mất việc, lớp có việc thì cũng chưa có lương, lớp nơm nớp hên xui nhiễm bệnh. Nên họ mới cùng quẫn mà chạy về. Nhưng thay cho “phụ mẫu chi dân”, lại chối từ “tạm ngưng cho người dân tự về quê”.

Chặn đường về của dân. Chất nỗi bất an, sợ hãi lên dân. Đẩy ngược gánh nặng lại cho Sài Gòn, Bình Dương… đã quá khốn khổ. Chơi zậy hông ngon!

Mà nhân ông Lâu nói chuyện “dân tự về quê”, nhắc lại dòng di dân thời mở cõi, một là tự động đi, đi lẻ tẻ, theo nhóm, gia đình; hai là tham gia vào các đợt di dân khẩn hoang do nhà nước (nhà Nguyễn) đảm trách tổ chức, bảo trợ.

Đấy là thời phong kiến. Đấy là đi trong hoàn cảnh… không dịch bệnh. Dù tai ương, dịch bệnh nơi miền đất lạ luôn rình rập. Nay, nếu nghĩ cho dân, các ông phải cậy nhờ chính phủ, các bộ ngành ngoài ngoải mà mở lòng đi đón, đón bằng vaccine, đón bằng an sinh, đón bằng nhiều cách như Tiền Giang, Bến Tre đang làm. Miễn đừng để dân lang thang, vạ vật, sợ hãi, thiếu đói.

“Có câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” là đã tự răn mình bằng chính cái tự tánh từ thuở di dân mở cõi. Đi tìm sự sống, lẽ sống giữa muôn ngàn cái chết và sự rình rập hiểm nguy, truy bức, những lưu dân thuở ấy đã trọng nghĩa khinh tài. Huống gì là “đày tớ của nhân dân”.

Dịch bệnh, mới thấy một lũ hậu sinh bạc nhược.
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by bichphuong »


Image

Grisham: tôi là ‘một phần của cái gì đó xấu xa’ trong Tòa Bạch Ốc của Trump
October 9, 2021

Grisham, người từng là chánh văn phòng kiêm tùy viên báo chí của Đệ nhất phu nhân Melania Trump vào thời điểm bà từ chức vào ngày 6 tháng 1, là chủ đề của Tạp chí New York, nơi viên chức GOP lâu năm cho biết cơ hội trong tương lai của cô ấy sẽ là giới hạn.

Cựu tùy viên báo chí gần đây đã phát hành một cuốn hồi ký “Tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn ngay bây giờ” , ghi lại thời gian của cô ở trong Tòa Bạch Ốc và chứng kiến sự hỗn loạn của Trump.


“Tôi nghĩ mình sẽ không thay đổi lập trường khi đã viết ra. Tôi nghĩ điều này sẽ theo tôi mãi mãi”, Grisham nói với Nuzzi về thời gian ở Tòa Bạch Ốc . “Tôi tin rằng tôi là một phần của một cái gì đó xấu xa bất thường, và tôi hy vọng rằng đó là bài học một lần cho đất nước của chúng ta và tôi có thể là một phần trong việc đảm bảo rằng ít nhất cái ác đó sẽ không quay trở lại bây giờ.”

Grisham, người đã nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây của CNN rằng cô ấy không bỏ phiếu cho Trump trong cuộc bầu cử năm 2020

Bà nói với người dẫn chương trình của ABC News, George Stephanopoulos hôm thứ Hai: “Trump đang đi trả thù những người dám bỏ phiếu để luận tội. Tôi chỉ muốn cảnh báo mọi người rằng một khi ông ấy nhậm chức, nếu ông ấy giành chiến thắng, ông ấy không phải lo lắng về việc tái đắc cử nữa. Ông ấy sẽ trả thù.”

Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu với Insider , Grisham nói rằng cô đã phải vật lộn với sự lo lắng sau khi từ chức khỏi Tòa Bạch ốc để đối phó với cuộc bạo động ngày 6 tháng Giêng.

Khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào năm ngoái, Grisham chuyển đến một thị trấn nhỏ ở Kansas và dành những tháng cuối cùng trong công việc quản lý để di chuyển giữa nơi ở mới của cô và Washington, DC. Trong cuộc phỏng vấn của mình, cô ấy nói về những áp lực đến với nhiệm kỳ của cô ấy ở Tòa Bạch Ốc của Trump.

“Tôi không muốn nói cho đồng nghiệp của mình, nhưng tôi biết đối với tôi, một môi trường độc hại là bình thường,” cô nói.

Trong khi nói chuyện với Insider, Grisham cũng nói rằng cô ấy sẽ từ chức khỏi Tòa Bạch Ốc ngay cả khi mối quan hệ của cô ấy với Trump không trở nên xấu đi và các sự kiện vào ngày 6 tháng 1 chưa bao giờ xảy ra.

“Đến lúc đó thì tôi đã hoàn thành,” Grisham nói. “Tôi đã làm việc có lẽ được sáu tháng trước khi từ chức và đã cố gắng từ chức một vài lần và đệ nhất phu nhân đã yêu cầu tôi ở lại, điều này cũng mâu thuẫn với tuyên bố của bà rằng tôi gặp rắc rối và khủng khiếp.”

TH
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Điều gì khó chịu nhất ở Việt Nam?
Nguyễn Thọ

5-11-2021
Nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam thường bày tỏ những cảm xúc khác nhau về đất nước, con người xứ này.


Trang Quora.com có đăng ý kiến của Michael Gailey, người Mỹ đã sống 12 năm ở VN. [1] Dù rất thích sống ở Việt Nam, lấy vợ Việt, anh vẫn kể ra một loạt các vấn đề khiến anh khó chịu. Nào là các cây cột điện chằng chịt dây, nào là sự rối loạn trong giao thông, rắc rối trong việc quản lý tiền tệ, ngoại hối. Rồi bụi, ồn, ô nhiễm, v.v. và v.v.

Tất cả những chuyện đó người Việt đều biết, đều khó chịu và rồi đều cùng chung tay làm cho không khí thêm bụi, nước thêm ô nhiễm, tiếng ồn càng tăng, cột điện càng chằng chịt, biển số nhà càng rối loạn, giao thông càng ùn tắc… Ai cũng chặc lưỡi chấp nhận một nền hành chính quan liêu, từ nhà bank đến đăng ký tạm trú, khai báo covid…

Nhiều người Việt coi nguồn gốc của mọi vấn nạn ở chỗ nhà nước yếu kém, ở chế độ chính trị lạc hậu. Điều đó đúng 100%, xét về phía nhà nước. Nhưng còn 100% của vế kia, của người dân thì ít ai nhắc đến.

Người Tây vào Việt Nam thì lại ít kể về nhà nước pháp quyền, về tự do ngôn luận, về quyền con người. Vì họ biết là họ đang ở đâu. Họ thường chú ý đến cách hành xử của con người, đến cái cột điện, cái quán nhậu để đánh giá văn hóa của chủ nhà.

Có một số người Tây khó chịu khi thấy quán cà phê, quán nhậu lúc nào cũng đông và đặc biệt thường là người trẻ tuổi ngồi. Các bạn trẻ đó có thể ngồi cả ngày, trong khi họ là những người có năng lực lao động nhất trong gia đình, xã hội.

Đã thế người Việt lại có thói quen khoe ảnh lúc ăn nhậu. Tôi dị ứng nhất khi nhìn thấy các bức ảnh kiểu này, bất kể khi cả bọn quần đùi bệ rạc ngồi bệt trên chiếu, bát đũa lôi thôi, hay các đại gia ngồi bên cỗ bàn đắt tiền, rượu bạc triệu. Kèm theo đó là những nụ cười mãn nguyện, hả hê trước miếng ăn, mâm cỗ.

Đó là lỗ hổng văn hóa!

Như vậy thì hình ảnh cái cột điện chằng chịt, cái biển số nhà dài lê thê, cảnh ngã tư ùn tắc hay những nụ cười hả hê bên mâm nhậu đều cùng một nguồn gốc.

[1] https://www.quora.com/What-do-you-not-like-in-Vietnam
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Image

Image
ĂN THỊT BÒ NHỚ MÁC

Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối) Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Các báo Anh và Mỹ phê bình hành động này. Tựa của bài báo trên The Independent hôm 8 tháng 11: “Bộ trưởng Việt Nam ăn miếng bít tết dát vàng trị giá 1,450 bảng sau khi đặt hoa tại mộ của Karl Marx ” (Vietnamese minister fed £1,450 gold-plated steak after laying flowers at Karl Marx’s grave).
Khi đặt tựa như vậy, tác giả bài báo đã thấy ra những điểm nghịch lý giữa hai sự kiện. Dưới lăng kính tư cách lãnh đạo, hai hành động đó chửi nhau.
Tạm gác qua bên chuyện đúng hay sai trongTuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, Tư Bản Luận, Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Lịch Sử, chỉ bàn chỗ đứng của Karl Marx khi nhìn về phía con người. Trong toàn bộ lý thuyết của mình, Karl Marx (Việt Nam gọi là Mác) nhân danh lớp người bị bóc lột tức giai cấp vô sản.
Buổi sáng đặt vòng hoa để tưởng nhớ một người đấu tranh cho giai cấp lao động vô sản rồi tối hôm sau ngồi ăn bò bít tết giá 44 triệu đồng mỗi phần trong khi nhiều triệu người trong tầng lớp lao động vô sản tại Việt Nam không biết ngày mai sống chết ra sao.
Đại dịch ảnh hưởng toàn cầu nhưng chưa ở đâu, ngay cả ở nước có trên tỉ dân như Ấn Độ, đã trải qua thảm cảnh 1.3 triệu người đói khát tìm về quê bằng mọi phương tiện kể cả đi bộ hàng ngàn cây số như tại Việt Nam.
Là lớp người thừa kế gia sản của tiền nhân, giới lãnh đạo đảng CS không làm gì cả ngoài việc hưởng lợi tức để lại từ các thời Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn theo kiểu cha truyền con nối.
Đảng CSVN không hề chuẩn bị một lối thoát, một phương án nào cho những tình trạng nguy cấp tột cùng. Thực tế bi thảm vừa qua cho thấy, suốt hơn 46 năm, chắc chắn trong các hội nghị trung ương chưa ai từng đặt ra câu hỏi đảng phải làm gì để đối phó nếu môt đại dịch, một đại thiên tai xảy ra trên đất nước. Nhìn cách giải quyết khi biến cố xảy ra để thấy sự bất lực, vụng về, rừng rú và vô nhân của đảng.
Từ khi thành lập đến nay, đảng CS không sáng tạo thêm gì mới ngoài hai phương tiện sẵn có gồm bộ một máy tuyên truyền tinh vi và những cách bách hại người tàn bạo do ông tổ Lenin để lại.
Chúng ta thường nghe những tên đồ tể tàn sát dân Do Thái như Heinrich Himmler, Heinrich Müller vì tên của chúng xuất hiện gần như thường xuyên trên sách báo về Thế Chiến Thứ Hai nhưng rất ít khi nghe tới tên Felix Dzerzhinsky. Thật ra, Heinrich Himmler và Heinrich Müller về lý luận và thực tế chưa đáng là học trò của Dzerzhinsky, giám đốc cơ quan mật vụ Cheka khủng khiếp do Lenin lập ra ngay sau khi cách mạng CS 1917. Ngoại trừ đảng viên CS, hầu hết dân Nga đều run sợ khi nghe tên Dzerzhinsky. Lenin chết sớm nên không bị nguyền rủa nhiều như Stalin và Mao Trạch Đông, nhưng con số gần 100 triệu người bị giết dưới các chế độ CS là sản phẩm của lý luận Lenin.
Nhưng cánh tay tàn bạo, tinh vi và thâm độc của chủ nghĩa Mác Lê không phải giết người mà là tẩy não. Tẩy não (brainwash), khái niệm do Edward Hunter dùng lần đầu năm 1950, là một tiến trình nhằm xóa bỏ mọi nhận thức độc lập của một người qua lao động, qua kiểm soát tâm lý, qua cải tạo tư tưởng để thay vào đó bằng một nhận thức mới, trong trường hợp này là nhận thức CS về mọi lãnh vưc của đời sống con người. Hệ thống tuyên truyền CS có câu trả lời cho tất cả câu hỏi và cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ, từ em bé mới biết đánh vần cho tới nhà khoa học.
Nhưng, dù đứng trên quan điểm tôn giáo nào, con người là một sinh vật có trí tuệ và có các giá trị thiêng liêng không thể bị hoàn toàn xóa bỏ bởi các nhận thức áp đặt.
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chân lý và bạo lực, giữa tự do và độc tài vẫn tiếp tục diễn ra. Diễn ra trong âm thầm nơi mỗi con người dẫn đến bán công khai rồi công khai ở từng làng xã, quận huyện, thành phố cho đến phạm vi một nước, khối các quốc gia và cả châu.
Sau khi phong trào CS Châu Âu sụp đổ, ngôi mộ của Mác mà Tô Lâm đến thăm không còn mang tính thời đại mà được xem như một di tích bảo tàng.
Trước 1991, mỗi năm vào sinh nhật 5 tháng 5, mộ Mác tràn ngập những vòng hoa. Tháng 5, 1992, chỉ có một vòng đặt ở chân mộ với hàng chữ "Chúng tôi vẫn giữ vững niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản". Nhưng rồi những năm sau đó không còn ai đến nữa kể cả những người vừa thề thốt năm qua. Mộ của Mác hai lần bị phá hoại trong năm 2019. Nghĩa trang Highgate có lần được dùng làm ngoại cảnh cho một cuốn phim ma. Điều này vô tình nhưng trùng hợp lý thú với câu mở đầu cho Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu”.
Nhưng Việt Nam thì khác. Sự kiện Tô Lâm đến đặt vòng hoa tại mộ Mác cho thấy ý thức hệ CS vẫn có tác dụng lừa gạt được một số không nhỏ người Việt thuộc nhiều trình độ nhận thức khác nhau.
Bộ máy tuyên truyền của đảng trong một mức độ nào đó vẫn thành công. Trên sân khấu chính trị Việt Nam, các lãnh đạo đảng không chỉ là những tên hề làm cho khán giả cười nhưng đôi khi còn là những kép mùi như Tô Lâm hát bài “uống nước nhớ nguồn” làm khán giả cảm động. Tô Lâm “uống nước nhớ nguồn” là phải. Không có Mác làm gì có thịt bò bít tết để ăn, xe sang để chạy, nhà sang để ở, thẻ tín dụng để xài.
Có hai thành phần tin Tô Lâm thăm mộ Mác phát xuất từ ý nguyện chân thành.
Một thành phần ít học tin vào đảng và sống theo chủ nghĩa số phận nương nhờ thần linh đảng. Họ xem đảng là nắng, là mưa, là mùa xuân, là hy vọng. Bộ máy tuyên truyền của đảng buộc hơn 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng các lãnh tụ CS cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức để trở thành một phần trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người. Với thành phần này, cơ chế chính trị CS là tất yếu chẳng khác gì thời tiết. Họ vui khi một cơn gió mát thổi qua những không buồn lắm khi trời nắng rát.
Một thành phần khác có học và đọc sách vở từ nhiều nguồn nhưng vẫn tin nơi đảng CS. Thành phần này có lý luận hơn, biết so sánh tốt xấu, biết chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và thậm chí có khi cũng lên tiếng phản biện vài sai lệch của đảng nhưng trong đáy lòng họ vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới đủ tư cách chính trị để lãnh đạo đất nước. Họ được chích vắc-xin nghi ngờ mọi thứ ngoại trừ đảng vào nhận thức còn sớm hơn trẻ em được chích vắc-xin phòng cúm. Tại Việt Nam số người không phân biệt được sự khác nhau giữa một ông Tây và một ông Mỹ còn rất nhiều, và vì thế họ đồng ý với đảng cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ đánh đuổi Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ” dẫn tới “cách mạng xã hội chủ nghĩa” là một chọn lựa đúng đắn của dân tộc Việt Nam.
Theo họ, xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Đảng cũng thế. Đúng thì khen, sai thì sửa nhưng thay đổi thì không. Họ ngụy biện rằng trình độ hiểu biết của người Việt nói chung còn thấp để có thể xây dựng một chế độ dân chủ theo kiểu Mỹ, kiểu Pháp, kiểu Anh, và do đó, đa đảng chỉ dẫn đến hỗn loạn trong khi đất nước đang cần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN.
Thế nào là thấp?
Dân chủ là một tiến trình chứ không phải mà một món đồ hộp chế biến sẵn chỉ khui ra là ăn.
Dân tộc Mông Cổ có thể nói chưa bao giờ thật sự sống dưới chế độ dân chủ trước ngày bầu cử đa đảng 29 tháng 7, 1990. Nhưng cũng từ ngày vui đó một nền cộng hòa được ra đời và phát triển tương đối ổn định cho đến nay. Quốc gia nằm sâu trong đất liền này đã vươn lên từ một dân tộc sống rải rác trên các thảo nguyên bát ngát để ngày nay có Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP) tính theo đầu người 4,007 Mỹ kim. Người chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ trước năm 1990, theo cách nói của Mác, chỉ là một công cụ sản xuất giống như cừu, hôm nay ông ta là một con người tự do.
Điều này cho thấy dân chủ cần được hoàn thiện theo đà phát triển của một quốc gia nhưng đồng thời cũng luôn thích nghi với con người dù trong trình độ giáo dục nào, nhận thức nào và đang sống ở đâu trên mặt đất này.
Phải chăng đa đảng dẫn tới hỗn loạn?
Kinh nghiệm của các nước cựu CS cho thấy con đường dân chủ có nhiều ổ gà, nhiều gai góc nhưng là con đường thời đại.
Cộng hòa Ba Lan có tới 97 đảng chính trị trong đó 19 đảng có đại diện trong quốc hội nhưng không phải vì thế mà gây ra bất ổn. Ba Lan ngày nay là một quốc gia hùng mạnh và GDP tính trên đầu người tăng từ 1,731 Mỹ kim vào năm 1990 đến 15,600 Mỹ kim vào năm 2020.
Hai thành phần tin đảng CS nêu trên khác nhau về cách thể hiện và biện luận nhưng bản chất nô lệ vào đảng CS vẫn giống nhau vì cả hai đều là kết quả của chính sách nhồi sọ có hệ thống. Bài viết này không nhắm vào một thành phần khác tạm gọi là “thành phần phên giậu” biết đảng sai nhưng vẫn phò vì bổng lộc.
Khát vọng tự do của mọi con người trên trái đất đâu cũng giống nhau nhưng các điều kiện lịch sử và văn hóa đã làm cho cuộc đấu tranh chống chế độ CS tại một nơi chậm hơn vài nơi khác. Điều này đòi hỏi những người Việt quan tâm đến vận nước, ngoài đức độ và tài năng, còn phải có thêm tính kiên nhẫn để soi sáng con đường trước mặt. Đó là con đường dân chủ cho Việt Nam và không có con đường nào khác.

Trần Trung Đạo
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

‘Rắc’ – thời của những niềm vui dị kỳ!
Blog VOA

Trân Văn
19-11-2021
Tuần này, chuyện Công an thành phố Đà Nẵng lập một Tổ Công tác rồi điều động cả tổ đến tư gia ông Bùi Tuấn Lâm, ép ông nhận Lệnh Triệu tập để… cung cấp thông tin về xử lý tội phạm (theo điều 188 Bộ Luật Hình sự 2015) đã khuấy động dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam.

Ông Bùi Tuấn Lâm – một người bán bún bò, tự thực hiện một video clip giới thiệu ông như… “Thánh rắc hành” – sau khi ông Tô Lâm (Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Bộ trưởng Công an) khuấy động dư luận vì thưởng thức “bò dát vàng” do “Thánh rắc muối” chế biến và phục vụ – tự sự trên trang facebook (Peter Lam Bui) của ông thế này…

Thời tới đỡ không kịp là có thiệt nghen quí vị.

M… đang yên, đang lành, đùng một cái được cả thế giới đưa lên báo mà có phải là làm được gì ghê gớm đâu, chỉ… ‘rắc hành’ vào tô bún bò thôi chứ có gì đâu.

Hôm qua đến giờ nhiều anh chị em, cô bác hỏi thăm, người thì động viên, người thì ủng hộ và cũng nhiều người lo lắng cho mình.

Thiệt lòng xin cảm ơn tất cả.

Chỉ một chút tâm sự với những ai quan tâm và lo lắng cho việc “nổi đột ngột” của mình vì hơn ai hết họ hiểu chính quyền này và mình cũng hiểu điều đó.

Mọi người yên tâm đi, mình sẽ không bị họ bắt vì làm clip “Thánh rắc hành” đâu! Có ngu mới làm điều đó! Mình nghĩ họ đủ khả năng để tạo ra một chuyên án với tội ất ơ nào đó, ví dụ như điều 258 để bắt mình. Mình hiểu chế độ này mà.

Nhưng mình luôn bình an, cái gì đến sẽ đến. Mình như con cá trong chậu mà. Họ đã tịch thu passport và cấm mình xuất cảnh gần 8 năm nay. Đối với họ, nếu thích thì họ hốt mình lúc nào chả được nên mình luôn bình thản trước mọi chuyện. Ngày mai vẫn phải thức dậy sớm, nấu bún bò bán kiếm tiền nuôi con.

Mình đặt tất cả sự việc của cuộc đời trong vòng tay quan phòng của Thiên Chúa và mình luôn tin tưởng rằng, điều gì đến với bản thân mình, dù có không như ý mình muốn, thì đó vẫn là điều tốt nhất mà Chúa muốn mình đón nhận.

Chúc mọi người ngủ ngon (1).

Chẳng riêng ông Lâm mà thiên hạ ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đều không ngờ… “rắc” đã trở thành hành động nhạy cảm đến mức Công an nhân dân Việt Nam phải bận tâm tới mức dọa dẫm, cưỡng ép triệu tập đương sự, thậm chí còn… tăng cường lực lượng quay phim, chụp ảnh bên ngoài để khủng bố tinh thần kẻ dám biểu diễn… “rắc” gì đó!

Qua facebook, Stephen Nguyen lưu ý: Có rắc muối , rắc hành, rắc tiêu, rắc ớt,… các bạn nhớ đừng rắc theo cái kiểu của Salt Bae – ‘Thánh rắc muối” nha. Công an Việt Nam bây giờ nhạy cảm ba cái vụ… “rắc” này lắm, rất kỵ, rất mắc cỡ khi thấy ai chơi màn… “rắc”, “rắc”. Nó gợi nhớ, nó đụng tới cái hình ảnh trần tục le lưỡi, rồi ngoạm lấy miếng thịt bò dát vàng có giá ngàn đô của Tô Lâm – ông thầy chuyên cầm súng giảng đạo đức của ngành công an. Chúng sẽ tìm cách gây sự, ép phải xoá clips, tệ lắm là lập chuyên án về tội bôi xấu lãnh tụ…bẩn như trường hợp Peter Lam Bui…

Để xem công an sẽ ra chiêu gì ở bước kế tiếp chứ Peter Lam Bui đã huỵch toẹt mọi chuyện o ép vớ vẩn rồi. Ba Đình đang muốn chuyện của Tô Lâm chìm xuồng mà nay công an Đà Nẵng lại khuấy lên. Chắc lại tính chơi nhau đây. Để xem Lâm Bò xử tội Lâm Bún thế nào, thế gian lại đẫy tiếng cười. Cậu em tôi không lo bán bún mà lại dám giỡn mặt với Mafia hả (2)?

***

Sau cảm giác ngỡ ngàng, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội băn khoăn, bất bình vì công an sách nhiễu “Thánh rắc hành” như Tram Khanh Nguyen: Lạ thật. Vụ này có gì vi phạm pháp luật gì mà triệu tập? Khôn thì đừng bới ra. Nên thấy cần bất bình với ông sếp cụ của ngành chứ đừng bắt nạt dân… Cũng đã có không ít người như Anna Nguyen cho rằng thuộc cấp của ông Tô Lâm quá… ngu: Không sợ kẻ địch mạnh chỉ sợ đồng đội ngu! Thằng bưng bô ngu như bò! Đúng là có tật thì giật mình! Hoặc chê công an thành phố Đà Nẵng quá dại như Pham Ngoc Thanh: Nhờ vụ rắc… tinh ở Cô Tô dân đã quên bớt rồi . Giờ khơi lại để trở thành ồn ào nữa. Dại thật! Hoặc bỡn cợt như Tầm Dương: Có người quen khoe đã mua ít đất để trồng rau củ gì đó rồi tập làm thánh rắc phân nhưng tăng gia sản xuất mà bị triệu tập thì không hay tí nào, phải can y mới được! Khổ (3)!

Nếu ông Tô Lâm dại dột để “Thánh rắc muối” biến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thành bung xung cho thiên hạ lên án về đạo đức, tác phong thì công an – ngành do ông lãnh đạo – đã kích động để “rắc” trở thành hành động bày tỏ sự khinh bỉ các hệ thống mà trước nay ngành này vẫn tận tâm, tận lực bảo vệ. Sau vụ dọa dẫm, cưỡng ép “Thánh rắc hành” ở Đà Nẵng nhận lệnh triệu tập, Võ Hồng Ly đưa lên facebook một clip giới thiệu việc… “rắc” đậu phộng kèm thông báo: Nhà hàng giờ không dám… “rắc” gì nữa nên khách phải tự… “rắc” luôn nè… Đà Nẵng có “Thánh rắc hành” thì Sài Gòn có “Thánh rắc đậu phộng”. Trước dấu hiệu… “rắc” có thể trở thành… phong trào, Minhhoang Tran thắc mắc: Có chủ trại heo nào muốn làm… “Thánh rắc cám chưa” (4)?

***

Quanh sự kiện Công an thành phố Đà Nẵng sách nhiễu ông Bùi Tuấn Lâm vì ông dám tự nhận là… “Thánh rắc hành”, có những người như Kim Dung Pham nhận định, lối hành xử ấy bộc lộ… trí mỏng, nông cạn, việc bé xé ra to, không đáng và vô lý khiến thần dân cười mũi! Đó cũng là lý do Lê Bình đưa ra nhận xét như một tiếng thở dài: Xã hội đến giai đoạn …buồn cười rồi! Tương tự, Habo Ho than: Đời bây giờ vui dị kỳ. Cười, mà lệ như rưng… Hoặc Di Thiên Lương ngán ngẩm: Muốn phạt anh bắt chước “Thánh rắc muối” để ngăn chặn dư luận về việc nhơ nhớp của xếp lớn nhưng hết ngu này lại tiếp ngu khác. Không còn biết nói gì hơn về cán bộ thời “chưa có bao giờ như bây giờ” (5)!

Chú thích

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Bình Luận từ Facebook
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Cô gái vót chông, hay là hội chứng “khổ dâm” Việt-Mỹ

Tuấn Khanh

2-12-2021
Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt – Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều “khổ dâm” của một nhà cầm quyền: Thích nhích lại gần Mỹ nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.


Việc quyết định sắp xếp bài hát có nội dung chống Mỹ cho một thí sinh dự thi quốc tế, chắc chắn là có suy xét nhiều thứ từ những người ở Hà Nội, “những người” mà trong cuốn hồi ký Nothing Is Impossible của cựu Đại sứ Ted Osius vẫn ám chỉ, là một phía của phe bảo thủ vẫn còn muốn ôm ấp những kỷ niệm chiến tranh, không thể rời bỏ. Bởi đơn giản, nếu lấy đi phần đó trong cuộc đời của họ, sự tồn tại của họ trong thể chế hôm nay là vô nghĩa.

Phía bảo thủ trong nội bộ cầm quyền Việt Nam – câu hỏi là bao nhiêu? Và họ quan trọng như thế nào, đến mức những hình thức chống Mỹ quái gở vẫn phải được giữ gìn qua các hoạt động ngày thường? Một dư luận viên rời bỏ bị trí, kể rằng anh ta được gọi vào nhóm xây dựng các kênh trá hình kể chuyện lịch sử, hay những câu chuyện chiến tranh Việt Nam trên YouTube, TikTok…, với những phim tư liệu mang nội dung chống Mỹ, chê bai Việt Nam Cộng Hòa, ngợi ca quân đội Bắc Việt… Tất cả được cung cấp sẵn, chỉ cần đọc, post hình ảnh lên các kênh và kéo link cho các nhóm dư luận viên phong trào tràn vào like và ca ngợi. Ngôn ngữ trong đó thì thoải mái chửi bới, áp đảo tinh thần của những ai vô tình lạc vào nói lại, đính chính những điều bị bóp méo.



“Em thấy mình không theo nổi trò đó, vì mọi thứ đều bị xuyên tạc”, bạn dư luận viên đó nói về quyết định rời bỏ của mình. Những gì được kể từ bạn ấy, cho thấy từ việc sửa Wikipedia, cho đến các kênh viết lại lịch sử và phong trào tham gia bình luận, đều có những chỉ đạo rất cụ thể.

Dĩ nhiên, hoạt động hai chiều đó của Hà Nội vẫn nằm trong tầm ngắm và ghi chép của các nhà ngoại giao trên đất Việt Nam, như hiện trạng của một con bệnh lâu năm. Trên trang Facebook chính thức của Tòa Đại sứ Mỹ hay Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, vẫn thường có hàng trăm bình luận hằn học, mà chủ yếu là bày tỏ sự tức giận, khinh miệt, mỗi khi các cơ quan ngoại giao này lên tiếng về vấn đề nhân quyền hay thời sự của Việt Nam. Dĩ nhiên, không có bình luận nào thật sự có ý nghĩa về mặt phản biện, mục đích chính chỉ là tạo không khí chống phương Tây.



Hiện trạng này trở nên ấu trĩ và mỉa mai, khi các hoạt động ngoại giao nối kết và trợ giúp từ Mỹ (và các nước) diễn ra. Nhất là khi giọng điệu của các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng ra vẻ nồng ấm, cần thiết với các mối quan hệ này.

Vào lúc mà cô thí sinh hoa hậu Miss World trình diễn bài hát “thằng giặc Mỹ cọp beo” cũng là lúc mà nước Mỹ đã bảy lần yểm trợ cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đại dịch, với hơn 15 triệu liều. Lời giới thiệu về bài “Cô gái vót chông” đã làm bẽ bàng và gần như tê liệt mọi giới dư luận viên: Không ai lên tiếng bênh vực được cho hành động của Hà Nội trong việc cài đặt bài hát chống Mỹ ngớ ngẩn như vậy.

Sự kiện này nhắc cho nhiều người nhớ về hành động của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào năm 2014, khi ông này trơ trẽn tặng cho Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh máy bay bị bắn rơi vào năm 1967. Dĩ nhiên, cách mà ông Nghị chọn cho in và ép nhựa, rồi mang tận Mỹ để tặng, là một sự tính toán rất rõ không chỉ riêng ông. Nền chính trị Việt Nam, với cách thức thảo luận tập thể và ý kiến thể hiện quan điểm chung, cho thấy rõ là phe bảo thủ đang thắng thế vào lúc đó. Họ đã hành động mà không ngại ngùng gì đến thể diện của một đảng cầm quyền.

Hầu hết nhà bình luận thời sự đều nhận thấy cán cân đối ngoại của Việt Nam trong việc nhích về phía nước Mỹ và phương Tây đang ngày càng lộ rõ, và Hà Nội cũng không giấu giếm gì trong các kế hoạch tái thiết sau đại dịch: Chưa bao giờ các chuyến đi công du Trung Quốc lại ít như lúc này, so với việc từ Thủ tướng, Chủ tịch nước đến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều lăn xả về phía các nước tư bản và các quốc gia có “thế lực thù địch”.

Vậy đó, nhưng chạy đến và ngợi ca về sự phát triển ngoại giao của đôi bên vẫn không ngăn được các trò chửi bới và chống Mỹ trong nước. Sách giáo khoa vẫn dạy về “giặc Mỹ cọp beo”, các lệnh diễn tập chống lật đổ của quân đội vẫn nói về “kẻ thù tư bản”. Một lúc nào đó không may, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đi công cán ngoại quốc và được đặt câu hỏi về tình trạng hai mặt này, không hiểu họ sẽ trả lời thế nào. Chắc chắn mọi sự diễn đạt, dù như thế nào cũng sẽ không thể thoát khỏi hình ảnh khổ dâm trong mối quan hệ Việt-Mỹ: Muốn nhích tới gần, nhưng miệng thì vẫn kêu gào phản đối.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Image

Đường đi không đến

Nguyễn Dân
(Danlambao) -
Bỏ ra trên 75 năm, làm cho một đất nước tan tác, điêu tàn, một dân tộc hy sinh dài lâu khủng khiếp. Từ 5 đến 10 triệu mạng người ngã xuống trên mọi nẻo đường… để giành lấy cho cái gọi là “giải phóng miền Nam” trí trá, gian tà, ma mị. Đảng CSVN ngày hôm nay, họ đã thu lấy được gì?

- Độc lập, tự do? Lếu láo! - Hạnh phúc ấm no? Xảo biện! Bằng những luận điệu phỉnh lừa, gian manh, trân tráo, đốn mạt khôn lường.

Họ vẫn không ngớt tự hào: thắng lợi vẻ vang, quyết tâm tiến bước trên con đường quang vinh, sáng lạn? Con đường xây dựng XHCN tiến lên thế giới đại đồng, theo một giáo điều cũ xưa, lạc hậu – Mác Lê – Hì hục cả gần hơn thế kỷ đứt đoạn, sụp đổ, vá víu, và đắp xây chồng chất với hàng triệu triệu xác thân.



Một lần họ bảo: “Đến hết thế kỷ này (80 năm nữa) không biết có được hoàn thiện CNXH hay chưa?” Họ vẫn cứ hô hào: quyết tâm và kiên định? Quyết tâm tiến bước trên con đường mà Bác và Đảng đã vạch ra: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, dù có phải hy sinh đến người VN cuối cùng, cũng quyết tâm giành thắng lợi”.

30/4/1975 là dấu móc cho một chặng đường - chặng đường cùng cực cho mọi hy sinh - cả hai miền đất nước. Miền Bắc, chủ trương “thắt lưng buộc bụng”. Thắt cho chặt và buộc cho còn da bọc thân: đói không được ăn no, rách không được mặc lành, phải tận dụng mọi thứ và hy sinh triệt để để mà chi viện, để mà dốc lòng giải phóng một miền giang sơn trù phú phồn vinh (cho là giả tạo), chẳng màng tuông đổ máu xương.

Đường đi không đến:

Nhà văn (XHCN) Xuân Vũ cũng đã rất tinh tế, chân thật, viết ra một tác phẩm đau thương - hồi ký Đường Đi Không Đến – vung vải qua cuộc hành trình với bao nhiêu là mồ hôi, máu xương tuông đổ, lăn lóc, ngã qụy với vô số những thân xác con người - lực lượng để đi vào giải phóng miền Nam – cùng cực với những thảm cảnh đói khát, bệnh hoạn, chết chóc… tô bồi cho giấc mộng xâm lăng.

Và sau đây, xin được lượt trích đôi phần:

“…Bác đã cho con đi vào con đường tối đại vinh quang này để cho con tận hưởng hương vị sốt rét và chịu đói đến tận cùng, rồi Bác mới cho ca cháo loãng này. Ơn ấy con nguyện kết cỏ ngậm vành. Ngày nào còn sống, con nguyện đền đáp…

“… Chung quanh đây (tức Trường sơn) toàn là loài thú, chỉ có tôi (tức anh ta) là người. Ghê gớm thật…

“… Tóm tắt câu chuyện là vậy. Có lẽ câu chuyện này nên được viết ra và xuất bản bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới, và điều cần yếu nhất là các vị chủ tịch đảng nên đọc…

“… Vì thế cho nên trước khi có ý định giải phóng miền Nam thì những người bày đặt ra cái chuyện đó phải tự hỏi mình: “miền Nam có cần giải phóng không?” Giải phóng xong họ sẽ mang đến miền Nam những gì? Nếu không phải là phiếu đường, phiếu vải. Nếu không phải là những cuộc họp liên miên, và những Nghị Quyết, những Chỉ Thị, những cái nôm sắt chụp vào đầu thiên hạ. Nếu không là một cuộc cải cách ruộng đất tái diễn, mà kết quả không có gì khác hơn là một cuộc sửa sai, sửa những sai lầm không đời nào sửa được. Các vị ấy đã thua và sẽ thua trận vì bệnh chủ quan. Đó là điều chủ yếu…

“… Tôi bi quan đến nỗi muốn nói rằng: nằm tại đây và làm phân bón cho cây Trường Sơn thêm xanh, và đỉnh Trường Sơn thêm cao, cho vinh quang của Bác và Đảng cao ngất và chói lòa khắp biển Đông. Nhưng tôi tốp lại cái ý nghĩ đó kịp thời, và tôi nói giọng lạc quan hơn… Anh nằm tại đây đến mai anh sẽ tiếp tục đi…

“… Trên đường Trường Sơn bỏ nhau là chuyện tất nhiên. Người bỏ đi hình như cũng không ân hận gì hết. Còn người bị bỏ lại cũng không - hoặc không nên - lấy đó làm buồn, vì cái luật chung là: ai cũng là kẻ bị bỏ rơi, và ai cũng sẽ bỏ rơi người khác. Cho nên cuối cùng rồi không ai ân hận, không ai trách ai…

“… Cha mẹ tôi sinh tôi ra cho tôi theo cách mạng chín năm chống Pháp, rồi cho tôi ra Bắc để xây dựng lực lượng đặng trở về Nam thống nhất đất nước với lòng tin tưởng vô biên, có ngờ đâu tôi được đối xử thế này? Tôi không còn nghĩ đến cái điều vinh quang mà người ta gán cho tôi lúc tôi sắp ra đi – cái vinh quang chói lọi tưởng chừng bằng tất cả sự vinh quang của dân tộc trong thế kỷ đau thương này góp lại. Nhưng lạy Chúa, con lạy Đức Mẹ nhân lành, nếu có thể, con xin qùi gối mà trả lại tất cả cho người đã ban phát cho con, hoặc con xin lấy nó ra làm hiện vật để đánh đổi một sự nhỏ nhoi hơn nó gấp vạn lần, đó là tránh cho con cơn sốt sắp tới đây mà con cảm thấy nó đang lù lù đi tới…


“Phi sốt rét bất thành giải phóng”. Ở rừng riết rồi xem khỉ cũng đẹp, và tưởng chừng mình cũng thành khỉ nay mai… “Nhất Trạm (giao liên), nhì Trời”…

“… Rồi sẽ thấy cái lý tưởng mà họ đặt cho những người khác tôn thờ sẽ chẳng bằng nắm cơm thiu, hay những ngụm nước trong bi đông trên con đường này…

“… Ai hỏi tôi gì gì tôi cũng tìm cách nói dối, trừ khi nói thật có lợi hơn nói dối thì tôi sẽ nói thật. Tôi thấy mọi người đều nói dối rất hồn nhiên, ngay cả những gì người lớn nói những chuyện tày trời, nói lừa, nói đảo, thì việc gì mình thẳng ruột ngựa cho thiệt thân…

“… Tôi thấy có sự vô lý đã đi đến mức cùng cực của nó, không còn ai có thể giải thích được nữa, không có cái gì vô lý hơn nữa…

“… Tôi thấy thương thân, tủi phận và oán ghét những thằng hiện đang phè phỡn ô tô, nhà lầu, luôn luôn chủ trương đánh nhau (bằng tay người khác) nhưng đến tiếng súng cũng không nghe thấy, đừng nói chi cầm súng. Con cháu họ thì đứa đi Nga, đứa đi Tàu – đi học để sau này về làm cha thiên hạ. Còn lũ con cái bần cố nông thì cứ lùa vào con đường vinh quang này, như người ta ném những que củi vào lò lửa không thương tiếc…” (hết trích).

Bao nhiêu thảm cảnh thương tâm, chán chường và bất mãn… với những người con yêu tổ quốc theo tiếng gọi (bắt buộc) phải lên đường, để rồi đôi lúc như là “đem con bỏ chợ” (bỏ rừng), tự lực cánh sinh, tự lo thân phận để tự sinh tồn trong (khung cảnh) trùng điệp bao nỗi gian truân…

Trên đây chỉ là “trích đoạn”, trong chỉ có mấy chương (trong một tác phẩm 33 chương) vằn vặt qua cuộc hành trình hiển hách, quang vinh. Đường đi không đến - bao xác thân vùi lấp vội, bỏ lại bên đường để yên tâm mà tiếp bước…

Ai còn, ai mất thì đã rõ rồi. Tiếp nối là gì? - Là cướp!


“Không gian dối, không là người CS. Không chiếm đoạt, không phải là anh giải phóng quân”. Câu nói chí lý, bất hủ.

“Giải phóng miền Nam”, đúng ra là đi xâm chiếm một vùng đất nước của quê hương trù phú, thịnh vượng không ngờ? Các anh giải phóng quân về thành không khác gì thảo khấu rừng xanh bao năm từ hang động với bộ dạng xanh xao gầy guộc – răng hô mã tấu - được chào đón vang dội, tưng bừng, đón những đứa con trong khí thế “hùng anh”…

Cái gì cũng lạ, thứ gì cũng đẹp, cũng sang… mà cả đời chưa tận mắt. Từng khối “chiến lợi phẩm” mặc sức mà chia phần, mà mang, mà vác, mà xách, quẩy, chở đưa về, bù đắp mấy mươi năm thiếu thốn khó khăn, bù trừ cho những ngày “thắt lưng buộc bụng”. Vui mừng bao kể xiết. Quá đổi quang vinh. Tự hào chiến thắng vang dội thành công, tha hồ khoe mẻ…

Và rồi, cũng chỉ có được 10 năm, một đất nước lại được sang (cào) bằng, Bắc Nam trở về cùng cảnh ngộ: cùng đói, cùng khổ, cùng cực xác xơ…

Tội nghiệp thay, bao bà mẹ già miền Nam chắt chiu mọi thứ, nuôi nấng bảo bọc “đàn con” đi làm cách mạng. Bao hy vọng tiêu tan, niềm tin cháy rụi. Bây giờ, tụi nó vinh thân, ấm cật, sang cả đủ đầy. Chúng chẳng đoái hoài. Những bà mẹ cả đời cực khổ hy sinh, cứ phải hy sinh tiếp tục – Của cải, nhà cửa, đất đai, vườn tược…bao Chính Sách đề ra cướp sạch, không còn… Kiếp đời Mẹ trở thành đàn “dân oan”, lang bạt, lê la khắp chốn…

Người ta nói: Chỉ có ăn mà không biết chăm nom, giữ gìn, xây dựng… thì của núi cũng không còn, đã được chứng minh là đúng. Sau 45 năm, một đất nước tan hoang, những cuộc đời dân đen đi xuống - xuống tận cùng đáy vực. Chỉ có “đảng ta” là… thắng lợi, quang vinh.

Đến hết thế kỷ này, không biết CNXH có được hoàn thiện (hay chưa)?

Một chủ nghĩa đã qúa lạc hậu lỗi thời. Một chủ thuyết từ cái nôi sinh ra nó, người ta (thức thời) vứt bỏ. Riêng Ta, miệt mài, quyết tâm, kiên định. Chỉ vì còn lợi, còn quyền, còn vì nhờ đó mà nhũng lạm kiếm ăn. Sao lại từ bỏ?

Theo thiển nghĩ: Không cần phải chờ 80 năm nữa, không đợi đến hết thế kỷ này. Do thiên tài “Đảng Ta” sẵn có, chỉ cần tát cạn biển Đông, phá sạch cho bằng hết cây rừng (Trường Sơn), không còn một người VN cuối cùng (theo như lời Bác) - chỉ có người Tàu - CNXH hoàn thiện, cách mạng hoàn thành.


Nguyễn Dân
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests