Tạp Ghi

dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by dailien »

Bài học Ukraine cho Việt Nam
Đào Tăng Dực
24-9-2022
Cuộc chiến giữa LB Nga xâm lăng và quốc gia Ukraine, như nạn nhân của bá quyền, trong bản chất là một cuộc tương tranh giữa mô hình nhà nước độc tài và lý tưởng dân chủ. Người Việt cần phải học hỏi từ cuộc chiến này hầu xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.


Từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 khi nhà độc tài LB Nga Vladimir Putin xua quân xâm chiếm Ukraine, một quốc gia độc lập, thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc, có chủ quyền và cương thổ được thế giới công nhận, thì cả nhân loại bàng hoàng lo lắng cho nhân dân và gia đình TT Volodymir Zelenskyy.

Cả Putin, giới lãnh đạo LB Nga và quốc tế đều nghĩ rằng, cuộc xâm lăng toàn diện với gần 200 ngàn quân, cơ giới nặng, các chiếm hạm thuộc Hạm Đội Hắc Hải của Nga, sẽ chiếm trọn lãnh thổ Ukraine, sát nhập vào LB Nga hoặc dàn dựng một chính quyền bù nhìn tay sai, trong vòng vài ngày.

Sự thật lại hoàn toàn nằm ngoài dự đoán.

Không những quân đội Nga bị sa lầy và tan tành trên mặt trận chung quanh thủ đô Kiyv, mà phải từ bỏ mục tiêu xóa sổ quốc gia Ukraine, giảm xuống mục tiêu khiêm nhượng hơn là chiếm giữ và sát nhập các vùng Donbas bao gồm Luhansk và Donetsk, cũng như Kherson về phía nam.

Chiến lược mới này của Putin cũng trên đà thất bại. Vào hạ tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9, quân Ukraine đã phản công trên hai mặt trận. Một là tại vùng Kharkiv phía đông và hai là vùng Kherson là thành phố một triệu dân mà Nga đã chiếm vào đầu cuộc chiến, Kết quả là quân đội Nga thảm bại và tháo chạy tại Kharkiv và rút ra khỏi một diện tích gần 10.000 cây số vuông. Quân Ukraine tái chiếm, cắt đứt đường tiếp vận của Nga tại Donbas và Kherson. Theo các bình luận gia quốc tế, quân Nga hầu như bị bao vây tại Kherson và sẽ thất thủ một ngày không xa.


Tại quốc nội, Putin bắt đầu bị sự chống đối ra mặt của các phe nhóm đối lập và quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, ngày 21 tháng 9 vừa qua, Putin ra lệnh động viên từng phần hầu huy động 300 ngàn quân trừ bị tiếp viện cho chiến trường Ukraine, trái với lời hứa trước đây với nhân dân Nga khi ông phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Dân chúng phản đối dữ dội và hằng ngàn người biểu tình chống đối bị bắt giữ. Những công dân trong tuổi quân dịch tìm cách vượt biên đông đảo. Putin cũng gia tốc tiến trình “trưng cầu dân ý” trong các vùng Nga chiếm đóng hầu chính thức sát nhập vào LB Nga. Sau đó những cuộc tấn công của Ukraine vào các vùng này sẽ bị coi là những cuộc tấn công vào lãnh thổ LB Nga và Putin dọa sẽ bị trả đũa gồm cả vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên về phía Ukraine, Hoa Kỳ và các quốc gia NATO họ không hề sờn lòng. Ukraine tuyên bố sẽ tiêu diệt toàn bộ quân Nga gởi thêm vào chiến trường. Hoa Kỳ cũng như NATO tuyên bố sẽ gia tăng viện trợ vũ khí. TT Joe Biden nghiêm khắc cảnh cáo Nga về hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.


Như vậy, bài học nào nhân dân Việt Nam có thể rút ra từ cuộc chiến tại Ukraine, hầu áp dụng cho một cuộc chiến xâm lược từ CSTQ?

Chúng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn nếu phân tích lý do tại sao một tiểu quốc như Ukraine lại có thể chiến thắng cường quốc quân sự thứ nhì trên thế giới như LB Nga.

Trước hết, trên bình diện binh pháp, tuy cùng phát xuất từ Liên Bang Sô Viết, nhưng kể từ sau cuộc xâm lăng Crimea của Nga năm 2014, thì Ukraine đã buông bỏ binh pháp Liên Xô quá lỗi thời và được Hoa Kỳ cũng như khối NATO huấn luyện theo binh pháp hiện đại của Tây Phương.

Kế đến, sau khi đã đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên của Nga nhằm vào thủ đô Kiyv thì Hoa Kỳ và NATO đã gia tăng viện trợ vũ khí tây phương cho Ukraine, nhất là các hỏa tiễn phòng không và pháo binh tầm xa vượt trội tầm bắn của pháo binh Nga. Phẩm chất vượt trội của vũ khí tây phương là một yếu tố quyết định quan trọng, ngoài tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Ukraine.

Sau cùng là tệ nạn tham nhũng tại LB Nga đã xâm nhập tận xương tủy cấu trúc quân đội Nga. Thật vậy, một số lớn ngân sách quốc phòng bị quan chức bòn mót và đoàn quân viễn chinh của Nga thiếu thốn từ huấn luyện, lương thực, đến quân nhu, vũ khí, đạn được, từ chất bán dẫn đến phẩm chất thiết bị cho xe tăng, thiết giáp. Lính và sĩ quan Nga đào ngũ hoặc ra hàng vì những thiếu thốn này. Theo cơ quan World Poplulation Review thì trên chỉ số tham nhũng, LB Nga là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới với chỉ số 29 vào năm 2021. Ukraine cũng chỉ hơn 3 điểm chỉ số là 32, nhưng sự khác biệt đã vô cùng lớn lao trên chiến trường.


Chúng ta có thể mường tượng cuộc xâm lăng của CSTQ đối với Việt Nam sẽ ra sao khi xét các yếu tố tương tự hầu rút ra những bài học hữu ích cho sự tồn vong của đất nước.

Trước hết quân đội CSVN là một định chế bảo thủ và binh pháp của họ là một sự dung hòa giữa binh pháp của Liên Xô và Mao Trạch Đông, lấy bộ binh làm trọng điểm. Trong khi đó, CSTQ đã buông bỏ binh pháp Liên Xô và Mao Trạch Đông lỗi thời từ lâu với Hải Quân và Không quân vượt trội LB Nga. TQ đang thách thức Hoa Kỳ trên nhiều phương diện. Một cuộc xâm lăng của CSTQ sẽ không lập lại bài học năm 1979 và quân đội CSVN sẽ không phải là đối thủ. Bài học cho chúng ta là Việt Nam phải nhanh chóng buông bỏ binh pháp Liên Xô và Mao Trạch Đông. Hiện đại hóa hải lục không quân theo mô hình, binh pháp Hoa Kỳ cũng như NATO.

Thứ đến, CSVN mãi đến bây giờ vẫn chủ trương mua vũ khí chính từ LB Nga thay vì từ Hoa Kỳ và các nước tây phương. Lý do chính là vì chỉ mua từ một quốc gia tham nhũng như Nga, giới lãnh đạo mới có thể thỏa thuận bòn mót ngân sách quốc phòng. Điều này là không thể trong những quốc gia dân chủ pháp trị như Hoa Kỳ và tây phương. Kết quả là phẩm chất vũ khí kém của Nga sẽ làm quân đội Việt Nam thất thủ trước hỏa lực của CSTQ. Bài học cho chúng ta là Việt Nam phải nhanh chóng thải bỏ vũ khí Liên Xô, thay vào đó bằng vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ và Tây Phương. Chỉ như thế mới có thể đẩy lùi xâm lăng TQ trong tương lai, một phần nhờ phẩm chất vũ khí cao hơn vũ khí TQ.

Sau cùng, cũng theo cơ quan World Population Review thì vào năm 2021, chỉ số tham nhũng của Việt Nam là 39, tuy khá hơn Nga và Ukraine nhưng lại thua CSTQ ở chỉ số 45 đến 6 điểm. Chúng ta có thể kết luận rằng, quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sức ép của hỏa lực tối tân, hiện đại và áp đảo của CSTQ và sự bệ rạc qua nhiều thập niên bị tham nhũng bòn rút, sẽ nhanh chóng tan rã và dâng đất nước cho quan thầy phương bắc.

Bài học cho chúng ta là mọi chế độ độc tài, kể cả độc tài Cộng Sản, đều sinh ra tham nhũng. Tham nhũng lũng đoạn mọi khía cạnh quốc gia, từ các định chế trong xã hội dân sự đến các định chế chính quyền, từ giai cấp lãnh đạo đến nhân dân, từ tòa án đến quân đội. Không những độc tài sinh ra tham nhũng mà ngược lại, tham nhũng cũng có hệ lụy là nuôi dưỡng và củng cố độc tài. Muốn tận diệt tham nhũng thì “phê bình và tự phê” của đảng CSVN chỉ là trò cười. Cần phải có dân chủ chân chính, tam quyền phân lập và báo chí tự do của tư nhân, có quyền tự do giám sát mọi hư hỏng của chính quyền. Độc tài CSVN hiện nay chỉ là “con tin” (hostage) của một định chế tham nhũng khổng lồ. Lò đốt của Nguyễn Phú Trọng chỉ là trò hề cho quốc tế và nhân dân diễu cợt.

Nhận định như trên, nhân dân Việt Nam không còn sự chọn lựa nào ngoài quyết tâm vùng lên, đạp đổ bạo quyền. Đối ngoại Việt Nam phải đứng hẳn về phía Hoa Kỳ và thế giới tự do như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan. Đối nội phải xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cũng như tận diệt tham nhũng và hướng về một tương lai tươi sáng hơn.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Image

Hai kẻ xấu xí của Đảng Cộng Hòa, ai nguy hiểm cho nền dân chủ Mỹ hơn?
October 3, 2022



Thống đốc tiểu bang Florida, Ron DeSantis, người gần đây đã gây chú ý khi đưa 48 người di cư đến Martha’s Vineyard, là hành động trơ trẽn, xấu xí và hạ cấp để gây sự chú ý và mưu cầu lợi ích chính trị được các đảng viên Cộng Hòa ca ngợi vì là một Thống đốc can đảm mạnh mẽ đứng lên chống lại các chính sách nhập cư của chính quyền Biden, nhưng hành động tìm lợi ích chính trị của DeSantis lại khiến một trong những đồng minh thân cận nhất của ông ta là Donald Trump tức giận.
Trump đã lên tiếng cáo buộc DeSantis ăn cắp ý tưởng của mình và muốn vượt qua mặt ông ta, gây sự chú ý với các nhà tài trợ của đảng Cộng Hòa.

Theo Rolling Stone, cả hai kẻ nguy hiểm cho nước Mỹ này đều đang ở vị trí nhất nhì trong bảng phong thần của đảng Cộng Hòa, cả hai đều được coi là đối thủ tiềm tàng cho việc đề cử tổng thống năm 2024 nhưng có một điều thú vị là có một người đang ngu ngốc tạo dựng thanh thế cho đối thủ của mình đi gây quỹ thành công.

Trump thì cứ long nhong đi tham dự các buổi gây quỹ kêu gọi bạo lực và xin tiền, trong khi ngoài mặt xã hội và luật pháp, ông ta đang bị một cái lưới thiên la địa võng khắp nơi chụp, dẫu nhiều người tin rằng không phải là chính phủ, thể chế Tư pháp bỏ qua, không ngó ngàng đến những cuộc biểu tình chính trị gây ồn ào với mục đích gây rối loạn xã hội, chia rẽ người Mỹ với nhau, không có cách để ổn định xã hội nhưng như tôi đã có trình bày với quý vị thính giả, TT Biden và DOJ đang thực sự gặp khó khi phải giải quyết dứt điểm vấn đề nhân họa của nước Mỹ là Donald Trump.
Tôi không nói đến nhiều vụ điều tra khác có thể dẫn đến các cáo trạng hay truy tố khác, mà chỉ nói đến một vụ hồ sơ, tài liệu mật ở Mar-a-Lago thôi, chỉ qua một vụ này, quý vị thính giả cũng thấy được rằng, luật pháp Mỹ rất bất cập và nhiêu khê nhiều đến chừng nào, và có thể sửa đổi, thay đổi hay làm sao để tốt hơn, các chính trị gia của cả hai đảng để biết những kẻ hở của Hiến pháp, đểu biết những điều bất cập của luật pháp Mỹ, vấn đề nằm ở chỗ không đảng nào muốn thực tâm và đồng lòng để cải tiến Hiến pháp và các bộ luật. Vì cả hai đảng ít nhiều đều có lợi trong chủ đích hãy để nguyên nó như vậy.

Bộ Tư Pháp và các thẩm phán từ nhiều Tòa án đang đấu trí với nhau về luật, và sẽ mất rất nhiều thời gian, và đây chính là điều mà Donald Trump muốn, ông ta không hoàn toàn có lợi thế bởi sự bất hợp tác một chiều từ thẩm phán Dearies, nhưng không sao, Trump muốn bà thẩm phán MAGA Cannon, thẩm phán Dearies, Tòa phúc thẩm số 11, Bộ Tư Pháp, các luật sư đấu luật với nhau, ông ta là kẻ hưởng lợi thực sự, vì ông ta chỉ cần kéo dài thời gian đến tháng 11, sau đó sẽ có những đàn em thân tín sẽ tấn công vào thể chế hành pháp tức TT Biden và thể chế Tư pháp tức BTTP Merrick Garland để nếu không ngăn chặn được những cuộc truy tố tiềm tàng thì cũng kéo dài được thời gian bảo vệ cho ông ta được an toàn đến tháng 11.2024, các đảng viên Cộng Hòa chỉ cần làm được như thế và Trump thì không mong gì hơn, vì thời gian luôn là loại vũ khí mà Trump đã dùng để vượt qua hơn 4.000 vụ kiện trong 36 năm qua.

Trở lại câu chuyện đối thủ khó chịu của Trump, Ron DeSantis đã huy động được 177 triệu đô la trong vòng sáu tháng đầu năm, vượt qua cả Trump.

Trên thực tế, mặc dù không ai trong số hai kẻ nguy hiểm này lên tiếng chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2024, nhưng DeSantis đã đi tham quan các tiểu bang chiến trường và tham dự các cuộc biểu tình gây chú ý cho các đảng viên Cộng Hòa khác trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 này trong khi Trump thì chủ yếu là tham gia các cuộc biểu tình chính trị, lo đi xin tiền những con cừu trong nhóm MAGA, có đến ủng hộ ứng cử viên nào thì mới nói vài ba câu là đã nhảy qua vụ gian lận bầu cử, chê bai chính phủ đương nhiệm và kích động bạo lực qua nhiều hình thức rất đáng sợ, từ khẩu hiệu, lời xưng tụng và cả cách chào theo dáng dấp của lính SS chào Quốc trưởng Đức, Adolf Hitler ngày xưa.
Hai kẻ nguy hiểm này, chúng ta để ý đến ai và sợ ai hơn, kính thưa quý vị?
Một kẻ ngu ngốc, hợm hĩnh, thích được xưng tụng không đáng sợ bằng một người khôn lanh, thâm hiểm, biết tính toán và tàn nhẫn hơn.

Tôi nhớ không lầm rằng tôi đã có lần nói, Trump có nằm xuống, bệnh hoạn, hay ra đi thăm Richard Nixon thì chủ nghĩa Maga Trump vẫn sẽ không chết, chắc chắn như vậy, vì phía đảng Cộng Hòa đang nhắm đến Ron DeSantis, chỉ có kẻ nguy hiểm trẻ tuổi này mới có đủ khả năng dẫn dắt đảng Cộng Hòa ngày càng mạnh mẽ, hung hăng hơn và điều khiển được những tên ngưu đầu mã diện trong các tổ chức dân quân cực hữu, thuần phục những con cừu trắng vàng trong nhóm MAGA, sẽ không phải là ai khác, không thể là Mike Pompeo, Ted Cruz, Mike Pence, không thể nào, chỉ có Ron DeSantis, chính vì vậy mà mức độ nguy hiểm một khi đảng Cộng Hòa giành được quyền lực trong tháng 11 này sẽ rất quan trọng và ảnh hưởng đến vận mạng quốc gia và nền dân chủ trong năm 2024 sẽ càng bị đe dọa nhiều hơn khi Trump vẫn còn nắm giữ linh hồn và thể xác của đảng Cộng Hòa và đám MAGA.

Donald Trump vẫn rất tự tin, xem thường DeSantis, gọi DeSantis là “đồ vô ơn,”, “kè ăn cắp”, “kẻ bắt chước”, DeSantis cũng không vừa, đáp trả bằng sự miệt thị, gọi Trump là “một nhân vật truyền hình hết hạn và một kẻ ngu ngốc, không có việc gì làm nên muốn đi tranh cử tổng thống“. Ron DeSantis đã không ngần ngại chia sẻ thẳng với các nhà tài trợ rằng: “Cách duy nhất mà tôi dùng để đánh bại Trump là tôi sẽ tấn công trực diện vào ông ấy. Nếu có tranh luận tôi sẽ hỏi móc ông ta vài câu: – “Tại sao bạn không sa thải Anthony Fauci? Bạn đã nói bạn sẽ xây bức tường biên giới và Mexico sẽ phải trả tiền, thế bây giờ bức tường đến đâu rồi, Mexico có trả một cent nào cho nước Mỹ chưa?” Đó là những lời phô trương, những lời nói láo.

Về những cuộc thăm dò, DeSantis đang dẫn trước Trump 8 điểm ở các tiểu bang đỏ, Trump đang cố gắng chối bỏ kết quả của những cuộc thăm dò, cho là thiên vị, không chính xác, nhưng chúng ta không cần quan tâm đến những lời ta thán, than thở của Trump mà tôi lại có cảm giác lo lắng hơn, khi ngày càng thấy rõ nét hơn sự ủng hộ mà Ron DeSantis nhận được từ đảng Cộng Hòa, có nghĩa là mối đe dọa với nền dân chủ Mỹ càng nhiều hơn.
Với các vòng kết nối xã hội chồng chéo, cả hai cũng đang cạnh tranh để giành lấy lòng trung thành giữa các nhà tài trợ – làm cho sự cạnh tranh của họ trở nên phức tạp và khó xử hơn.

Một số nhà tài trợ của Trump đã nhận được điện thoại từ Trump yêu cầu họ ngừng tài trợ, ủng hộ cho DeSantis, nhiều người không hứa gì với Trump sau lời yêu cầu đó, thì điều dễ nhận thấy nhất là tổng số tiền mà DeSantis nhận được nhiều hơn hẳn số tiền mà Trump nhận được.
Các nhà tài trợ lớn của Trump như nhà đầu tư mạo hiểm đã nghỉ hưu William Buckley là doanh nhân có trụ sở tại Illinois và nhà tài trợ lớn của GOP Richard Uihlein, mỗi người đã đóng góp ít nhất một triệu đô la để hỗ trợ DeSantis. Doanh nhân tỷ phú Phil Ruffin đã trao 100.000 USD cho ủy ban hành động chính trị của DeSantis, thương hiệu mới nổi của DeSantis đã thu hút được các nhà tài trợ tỷ phú như người sáng lập Thành cổ Ken Griffin và chủ sở hữu của Miami Dolphins, Stephen Ross.

Dù trên thực tế, không ai có thể phủ nhận một điều là, hiện nay, Trump vẫn là giáo chủ của tà giáo ma quỷ MAGA, là nhà vua của Đảng Cộng Hòa đang nắm giữ linh hồn của hầu hết các đảng viên Cộng Hòa nhưng những xác nhận này đang tiến dần đến cuối đường hầm, vì ở đầu đường hầm bên kia, một kẻ nguy hiểm hơn Trump, khôn hơn Trump, tàn nhẫn hơn Trump, cái gì cũng hơn Trump, chỉ duy nhất một điều mà DeSantis thua Trump, đó là ông ta chỉ mới 44 tuổi, trẻ hơn Trump nhưng lại là lợi thế của DeSantis.

Dù chưa kẻ nào lên tiếng chính thức, nhưng bàn cờ cao thấp, thắng thua dường như đã được an bày, nên qua những tin tức khắp nơi về chuyện đấu đá nội bộ bên trong đảng Cộng hòa, vẫn đang rối ren, từ chuyện bầu cử giữa kỳ, ghế chủ tịch Quốc Hội sẽ do ai nắm nếu đảng Cộng Hòa thắng cử đến chuyện ứng cử viên TT cho năm 2024, thì các nhà lãnh đạo cấp cao trong đảng Cộng Hòa đang rất im tiếng về Donald Trump khi thấy xác suất Trump sẽ phải lãnh những cáo trạng hay bị truy tố là rất cao, có lẽ thời điểm mà những lãnh đạo cấp cao và khá đông các đảng viên Cộng Hòa có thể mạnh dạn bày tỏ quan điểm là sau kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ, họ mới có thêm can đảm và mạnh hơn bày tỏ.

Dù kết quả bầu cử giữa kỳ của tháng 11.2022 sẽ như thế nào, chúng ta chưa thể nói trước, nhưng kết quả của nội bộ đảng Cộng Hòa cho năm 2024 thì không thể lầm lẫn được, tôi có niềm tin khá vững, đó là con hổ trẻ Ron DeSantis sẽ đường hoàng ra mặt trong khi con cọp già Donald Trump thì một là quy ẩn, im hơi lặng tiếng trong nhà ở Mar-a-Lago hai là trị bệnh tức vì thua thằng đàn em DeSantis, phải nằm điều trị trong bệnh viện, lúc đó sẽ chẳng có người anh em MAGA nào sẵn lòng đóng tiền hụi chết cho Trump trị bệnh hay dưỡng già, thay vào đó họ sẽ bắt đầu đóng hụi chết cho tên chủ hụi mới, trẻ hơn và nguy hiểm hơn cho đất nước này.

Một con hổ trẻ, một con cọp già, con nào cũng nguy hiểm cho nền dân chủ Mỹ, nên những người Mỹ chân chính, muốn bảo vệ nền dân chủ nước nhà chỉ còn cách đồng lòng biến những lá phiếu thành sức mạnh để đánh bại những con quái vật chính trị này, chỉ có cách này thôi.

Việt Linh
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoangphong »

Tin giả tràn ngập trong các cộng đồng thiểu số vào mùa bầu cử Mỹ
October 11, 2022

Thiện Lê

LOS ANGELES, California (NV) – Mùa bầu cử chỉ còn chưa đến một tháng, cử tri cần rất nhiều thông tin quan trọng về các ứng cử viên hay về thủ tục bỏ phiếu.
Tuy nhiên, những tin tức sai lệch, hay tin giả, gây không biết bao nhiêu nguy hiểm trong nhiều cộng đồng.

Image
Quá nhiều nguồn tin làm cử tri không biết tin tưởng vào nguồn nào. (Hình minh họa: Angela Weiss/AFP via Getty Images)
Mùa bầu cử 8 Tháng Mười Một sẽ mang lại nhiều thay đổi trong chính trị của cả nước Mỹ từ liên bang đến tiểu bang và địa phương. Trong khoảng thời gian này, cử tri sẽ bị nhiều tin giả tấn công, làm họ thiếu tin tưởng vào hệ thống bầu cử, hay tạo ra những quan điểm chính trị sai lệch, và nhiều cộng đồng còn nhận được tin giả trong chính tiếng bản xứ của họ.

Để giúp cử tri tránh bị tin giả tấn công, hôm Thứ Sáu, 7 Tháng Mười, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) mời các diễn giả thảo luận về tin giả, những nguồn tin và tình trạng hiện nay không có nhiều nỗ lực để ngăn chặn các nguồn tin giả đó.


Diễn giả đầu tiên là bà Mekela Panditharatne, cố vấn của tổ chức bất vụ lợi Brennan Center thuộc Đại Học Luật New York.

Bà cho biết tin giả là một vấn đề đã có từ lâu trong lịch sử bầu cử của Hoa Kỳ, muốn lường gạt nhiều cộng đồng để họ không bỏ phiếu bằng cách đưa ra những thông tin sai lệch về các thủ tục bỏ phiếu. Những cộng đồng bị tin giả tấn công nhiều nhất là người thiểu số, không biết tiếng Anh.

“Tin giả xuất hiện nhiều nhất khi có quá nhiều nhu cầu cho tin tức chính xác, mà không đủ nguồn tin để cung ứng,” bà Panditharatne nói.

Ngoài những nguồn tin giả mang đến cho các cộng đồng thiểu số nhiều thông tin sai lệch, bà còn cho biết có đến 21 tiểu bang thông qua các đạo luật giới hạn quyền bầu cử.


Những đạo luật đó thường nhắm vào và gây ảnh hưởng cho cộng đồng người Latino hay người gốc Phi Châu, với nhiều cử tri mới ghi danh là người Latino.

Nhiều cử tri mới chắc chắn sẽ gặp nhiều thông tin sai lệch trên các nguồn tin tiếng Tây Ban Nha, và họ thường nghe tin qua đài phát thanh nhiều nhất.
Image
Các hệ thống mạng xã hội giúp tin giả lan truyền nhanh hơn. (Hình minh họa: Oliver Douliery/AFP via Getty Images)

Diễn giả thứ hai là bà Tamoa Cazadilla, tổng thư ký tổ chức Factchequeado chuyên kiểm tra thông tin của các nguồn tin tiếng Tây Ban Nha. Bà Cazadilla cho biết tổ chức này được thành lập vào Tháng Tư năm nay, với sự hỗ trợ của Google và có đến 30 đối tác truyền thông để kiểm tra thông tin của các nguồn tin tiếng Tây Ban Nha.

Bà Calzadilla còn là cựu giám đốc phụ trách kiểm tra thông tin của Univision, hệ thống truyền hình tiếng Tây Ban Nha lớn nhất Hoa Kỳ.


Vì vậy, bà nhấn mạnh sự quan trọng của tin tức chính xác trong cộng đồng Latino, vì từng có nhiều tố cáo gian lận bầu cử năm 2020 rất thường thấy, cùng nhiều tin tức sai lệch nhắm vào cộng đồng này.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/u ... -2.jpg[img][/img]
Bà Mekela Panditharatne (trái) và bà Tamoa Cazadilla. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Bà đưa ra một câu chuyện từng được nhiều đài phát thanh ở Florida nói đến là Sở Thuế Hoa Kỳ mua đạn để tấn công nhà dân và lấy tiền của họ.

Hai tin tức sai lệch khác lan truyền rộng rãi trong các cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha là các vấn đề ở biên giới và giả thuyết Hoa Kỳ đang cho người nhập cư bất hợp pháp dễ dàng vào Mỹ để thay thế người da trắng.


Bà cho hay cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều điều khiển tin tức để có lợi, nhưng đa số tin tức về tội phạm và di trú đa số đến từ các nguồn tin bảo thủ. Di trú là vấn đề được cộng đồng Latino quan tâm đến nhiều nhất, và các nguồn tin đó muốn lợi dụng điều này.

Không chỉ có cộng đồng Latino, nhiều cộng đồng thiểu số khác cũng phải đối mặt tin giả, trong đó có cộng đồng người Hoa.
Image
Bà Rong Xiaoqing (trái) và bà Vanessa Cardenas. (Hình: Chụp từ màn hình Zoom)

Diễn giả thứ ba là bà Rong Xiaoqing, ký giả của nhật báo Sing Tao Daily ở New York, thảo luận về tin giả trong cộng đồng người Hoa qua các hệ thống mạng xã hội.

Bà cho hay cộng đồng người Hoa sử dụng WeChat nhiều nhất, với nhiều thông tin sai lệch về hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ vì chính phủ Trung Quốc muốn cho người dân thấy Hoa Kỳ đang sập đổ.


Một điều đáng ngạc nhiên là chính phủ Trung Quốc không chặn đứng hay điều khiển nhiều thông tin về đại dịch COVID-19 vì muốn người dân trong nước và hải ngoại chích ngừa.

Một vấn đề khác cũng được cộng đồng người Hoa quan tâm là di trú, với nhiều nguồn tin cho biết chính quyền Biden cấp thẻ xanh tạm thời cho di dân bất hợp pháp. Điều đó làm cộng đồng người Hoa bất mãn vì họ xin thẻ xanh theo đúng thủ tục.
Image
Cả hai phía cấp tiến và bảo thủ đều điều khiển tin tức cho có lợi. (Hình minh họa: Eva Marie Uzcategui/Getty Images)

Diễn giả cuối cùng là bà Vanessa Cardenas, phó giám đốc tổ chức kêu gọi cải cách di trú America’s Voice, nói về tình trạng tin giả đã có từ lâu trong nguồn tin tức ở Hoa Kỳ.

Bà cho hay tin giả đã có từ lâu, nhưng cách cử tri tìm tin tức thay đổi rất nhiều, làm tin giả lan truyền rất nhanh, và trở thành một “quái vật” không thể điều khiển được.


Với nhiều trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, tin tức sai lệch có thể lan truyền đến hàng triệu người chỉ trong chốc lát.

Bà Cardenas còn nói về đài Fox News đưa ra nhiều thuyết âm mưu, nhiều thông tin sai lệch về di trú, tôi phạm và kinh tế để khán giả xem liên tục trong mùa bầu cử.

Theo bà, đài truyền hình bảo thủ đó tạo ra nhiều hình ảnh tiêu cực về người nhập cư và liên tục nhắc đến những tố cáo gian lận bầu cử. [qd]
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Image

Trump viết thư trút giận Uỷ ban 6/1 sau khi bị bỏ phiếu tống trát đòi
October 15, 2022
(Cali Today News Tổng Hợp) –
Một ngày sau khi Uỷ ban Đặc biệt Hạ viện điều tra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc tấn công Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021 bỏ phiếu đồng tình tuyệt đối tống trát đòi Donald Trump tài liệu và lời khai, cựu Tổng thống đáp trả bằng một lá thư đầy tức giận gởi cho Chủ tịch Bennie Thompson, chỉ trích về công tác điều tra của Uỷ ban.

Trump không nhắc đến trát đòi, thay vào đó chỉ trích Uỷ ban. Cựu Tổng thống bảo, ông ta đang viết thư “để bày tỏ sự tức giận, bất bình và than phiền của chúng tôi về hàng trăm triệu Mỹ kim chi cho những gì được nhiều người xem là trò Săn lùng Phù thuỷ.” Trump cũng công kích Uỷ ban không điều tra gian lận bầu cử, và bênh vực những mục tiêu của các nhà lập pháp điều tra, những người mà theo ông ta, đang hành động với tư cách “là công dân Mỹ quan tâm, phản đối hành vi gian lận.”

Chủ tịch Uỷ ban ngày 6 tháng 1 tại phiên điều trần vào thứ 5 cho rằng, Trump “là người duy nhất trong trung tâm của câu chuyện những gì đã xảy ra vào ngày 6 tháng 1. Vì vậy chúng tôi muốn nghe từ ông ta.”

Cựu Tổng trong bức thư cũng nhắc đến quy mô đám đông, đính kèm hình chụp đám đông, và khích bác Uỷ ban ngay trong dòng đầu tiên bằng tất cả chữ in hoa. “BẦU CỬ TỔNG THỐNG 2020 BỊ LŨNG ĐOẠN VÀ BỊ ĐÁNH CẮP.”

Tất cả những nỗ lực của cựu Tổng thống thách thức kết quả bầu cử tổng thống 2020 đều thất bại trước toà, và giới chức an ninh bầu cử được Trump bổ nhiệm hoặc đề cử đều tuyên bố bầu cử 2020 “an toàn nhất trong lịch sử.”

Trump tuyên bố, ông ta đề nghị và phê chuẩn “hàng ngàn binh sĩ được triển khai để bảo đảm hoà bình, an toàn và an ninh tại Capitol và trên khắp Washington D.C vào ngày 6 tháng 1 vì tôi biết, chỉ dựa vào bản năng và những gì tôi nghe thấy, rằng đám đông đến nghe bài phát biểu của tôi, và nhiều người khác, sẽ là một đám đông rất lớn, lớn hơn nhiều so với bất cứ ai nghĩ.”

“Và hoá ra, đó thực sự là một trong những đám đông lớn nhất mà tôi từng phát biểu trước đây, một dải rất rộng kéo dài đến tận Đài tưởng niệm Washington,” Trump tiếp tục. “Quy mô khổng lồ của đám đông này và ý nghĩa của nó, chưa bao giờ là chủ đề của Ủy ban của ông, cũng như không được Truyền thông Tin giả bàn luận, hoàn toàn từ chối thừa nhận, dưới bất cứ hình thức nào, tầm vóc quan trọng của những gì đang diễn ra.”

Hương Giang
(Theo CBS News)
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by caubennoc »

Tự thầy xô ngã mình thôi…
Chu Mộng Long
8-11-2022
Đọc bài của bạn Vân Thiêng trên Vietnamnet, là một thầy giáo, lẽ ra phải “uất nghẹn” theo bạn, nhưng tôi chỉ bật cười. Cười văng nước bọt.

Bạn Vân Thiêng đặt câu hỏi: “Phải chăng chúng ta đang sai lầm khi đang mải mê cổ vũ cho một không khí bình đẳng quá đà, mà không cần biết rằng Thầy – Trò là một quan hệ thuộc phạm trù đạo đức, thậm chí là thiêng liêng như một thứ “niềm tin tôn giáo” của người đi học“.


Theo bạn Vân Thiêng, việc người cha vác dao bắt “thầy hiệu trưởng” quỳ là tội ác, không chỉ làm nhục một cá nhân người thầy mà còn “xô ngã” cả bức tường đạo đức-tôn giáo-văn hoá tôn sư trọng đạo truyền thống. Xem chừng với cách luận tội ấy, cả gia đình hai đứa trẻ đáng bị tru di?

Tôi bật cười vì… bạn Vân Thiêng chỉ nhìn một chiều dưới góc nhìn của hôn quân bạo chúa phong kiến. Thưa bạn Vân Thiêng, đạo Thầy – Trò, cụ thể là “Tôn sư trọng đạo”, chắc chắn không lớn hơn đạo Vua – Tôi, tức “Đạo trung quân” trong tôn ti của Nho giáo. Khi học trò hỏi Khổng Tử, rằng Khương Tử Nha giúp Chu Vũ Vương giết vua Trụ là bất trung chăng? Không Tử đáp: “Đó không phải là giết vua, mà là giết tên hôn quân bạo chúa”. Để giữ tôn ti, Khổng Tử dạy: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Nôm na, vua phải cho ra vua, bề tôi phải cho ra bề tôi, cha cho ra cha, con cho ra con. Suy rộng hơn, thầy cho ra thầy, trò cho ra trò. Đó là “Chính danh”. Không chính danh, “Thượng bất chính hạ tắc loạn”.


Mạnh Tử cụ thể hơn: “Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần thị quân như phúc tâm; quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc quân; quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua mà coi bề tôi như tay chân, ắt bề tôi sẽ coi vua như ruột rà; vua mà coi bề tôi như chó ngựa, ắt bề tôi sẽ coi vua như người dưng nước lã; vua mà coi bề tôi như cỏ rác, ắt bề tôi sẽ coi vua như thù địch).

Có lẽ chỉ cần dẫn chừng ấy, bạn Vân Thiêng đã hiểu. Rằng cái “thành trì tôn sư trọng đạo” do ai xô ngã. Tên bạo chúa mà bạn Vân Thiêng trân trọng gọi bằng “thầy Hiệu trưởng” kia tự xô ngã hay do phụ huynh học sinh xô ngã?

Không cần sự “bình đẳng quá đà” nào cả, khi thầy không còn ra thầy, ắt tự thầy xô ngã chính mình, kéo theo cả bức tường thành “tôn sư trọng đạo” lâu đời bị vạ lây. Những vụ khác mà bạn dẫn ra là sự vạ lây đấy. Thử lật trong sách xưa và trong Luật Giáo dục thời nay xem, có chỗ nào ghi chức trách của thầy giáo là đi đòi nợ thuê để hưởng hoa hồng không? Đòi nợ thuê là công việc của bọn côn đồ vô lại, ắt bị đối xử ngược lại như côn đồ ở chốn giang hồ. Nếu cảm thấy “xấu hổ, nhục nhã” thì là ở những người thầy “chính danh” thôi. Một Hiệu trưởng sắm vai một anh trùm đầu gấu đòi nợ thuê, đem bêu học trò trước cờ để hạ nhục, thì chính mình khi bị hạ nhục lại phải dày mặt ra chứ còn thấy xấu hổ, nhục nhã sao?


Tôi hình dung “thầy Hiệu trưởng” ấy đang hả hê khi người phụ huynh kia bị tống vào tù, những đứa con bé nhỏ của người cha ấy thất học, đúng tâm lý trả đũa của đứa đầu gấu chứ không có nỗi nhục nào hiện ra trên gương mặt dày của đứa đầu gấu!

Tôi ba mươi năm dạy học, để học sinh tự tin với khẩu hiệu “lấy học sinh làm trung tâm”, mỗi khi bắt đầu tổ chức hoạt động, tôi thường nói, “các bạn hãy xem tôi là bạn đồng hành tri thức”, tức bình đẳng đấy, nhưng từ lớp nhỏ đến lớp lớn, từ đồng nghiệp đến phụ huynh, có ai dám hạ nhục tôi?

Thưa bạn Vân Thiêng và ông chủ báo Vietnamnet, phàm là thầy yêu thương trò như yêu thương con mình, ắt trò cũng yêu thương thầy như cha mẹ. Không có chuyện biến yêu thương thành thù địch. Cứ hình dung, đầu giờ mỗi khi vào lớp học (chứ không cần bêu trước cờ), mỗi thầy cô xuất hiện là gầm gừ gọi tên trò đòi nợ, trẻ em nhìn thầy cô thế nào? Có khác con nợ nhìn tên đầu gấu đòi nợ thuê không? Nhà trường có giống chốn giang hồ không?

Bạn Vân Thiêng nhìn “thầy Hiệu trưởng” của bạn vì bị quỳ mà thấy “nhục nhã ê chề” thì lẽ ra cũng phải biết trẻ em và cha mẹ của chúng đã “nhục nhã, ê chề” như thế nào khi bị bêu thành con nợ bất đắc dĩ đấy chứ? Gọi là “bất đắc dĩ” vì tại sao nộp bảo hiểm lại là món nợ bên cạnh các loại phí đầu năm mà phụ huynh gánh bẹp cả thân xác mình? Bản thân ta biết nhục mà không cần biết người khác cũng nhục như mình, nên tha hồ làm nhục người khác chăng? Nhận thức như vậy có xứng đáng làm thầy không? Hay người thầy thời nay tự cho mình cái quyền làm tên hôn quân bạo chúa như vua Trụ xưa, để khi bị lật đổ thì ngửa cổ trách thần dân vô đạo?


Bài viết của bạn Vân Thiêng không chỉ lấy cái mặt nạ “tôn sư trọng đạo” ra doạ mọi người mà còn dùng nước mắt “xấu hổ, nhục nhã” làm khổ nhục kế để, một mặt che đậy tội ác của tên bạo chúa học đường, mặt khác quy tội nặng nề hơn cho người cha nông nổi. Nguy hiểm hơn, cách viết này đã thêm một lần giết hại cả gia đình hai đứa trẻ thơ vô tội. Cha hai đứa trẻ đi tù, còn hai đứa trẻ ấy không chỉ thất học mà còn mang tiếng xấu cả đời vì sự vô đạo.

Trong vụ Hiệu trưởng quỳ ấy, bạn Vân Thiêng và ông chủ báo Vietnamnet nên viết thế này mới phải đạo: Đề nghị ngành giáo dục cần chấm dứt ngay cái việc vô giáo dục, biến giáo viên thành kẻ đòi nợ thuê! Riêng các ông bà Hiệu trưởng thay vì ngậm thứ hoa hồng tanh tưởi mùi tiền, hãy tự biến mình thành hoa hồng của tình yêu đối với học trò để được gọi là thầy. Không làm việc đúng đạo lý, không có tôn sư trọng đạo nào cả! Xưa đã thế, và nay cũng thế!

______

Bài liên quan: Hiệu trưởng bị ép quỳ: Thành trì ‘tôn sư trọng đạo’ bị xô ngã — Hiệu trưởng bị phụ huynh vác dao bắt quỳ: ‘Tôi xấu hổ, nhục nhã’ — Hiệu trưởng bị ép quỳ tự nhận hình thức xử lý vì nêu tên học sinh trước cờ (VNN).
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by nguyenvsau »

Image

Chuyện phiếm : Đất Nước Lạ Lùng


Rời quê hương, đất nước đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện…HO 10, sau hơn 12 năm đi tù cải tạo trên núi , trên rừng….

Bước chân xuống phi trường quốc tế Los Angeles, tôi đã thấy ngay nước Mỹ là một đất nước vĩ đại vô cùng. Sau đó lên phi cơ nội địa, chúng tôi về phi trường của thành phố San Diego. Cũng vẫn một quang cảnh lộng lẫy, vĩ đại của một đất nước… lạ lùng. Ở đâu cũng thấy hoa lá, cây cỏ xanh tuơi, kể cả lúc xe chạy trên xa lộ.

Trên núi, trên đồi, sức mạnh cơ giới và khả năng con người cũng xây dựng được nhà cửa, hãng xưởng. Ở nhiều quốc gia khác thì đồi núi thế này, chắc là chỉ có bỏ hoang, cho…khỉ nó ở. Hay giỏi lắm thì cũng đến trồng ba củ sắn, củ khoai, ăn cầm hơi cho đỡ dói.

Người học trò cũ lái xe ban đêm, đưa chúng tôi qua những khu phố, những con đường mới rộng lớn, đẹp đẽ làm sao. Sức tiêu thụ điện năng của nước Mỹ cũng vĩ đại luôn, thật ghê gớm, kinh khủng. Ở quê nhà ( từ đây xin cứ hiểu là quê nhà dưới triều đại của các quan dép râu, nón cối ), người ta cúp điện ban đêm liên tu bất tận, nhà ngói cũng như nhà tranh, không sáng choang, rực rỡ như cái nước “tư bản sừng sỏ này”. Sorry ! Bị tẩy não, nhồi nhét vô đầu hơn 12 năm trong 5 trại tù cải tạo, lâu quá, quen miệng, tôi hay nói theo ngôn từ của các cán bộ nón cối dép râu nhà ta. Xin…đại xá ! Đại xá !

Về gia đình ông bạn để nghỉ ngơi, chuyện trò, ăn uống và ngủ đêm đầu tiên trên đất Mỹ, cái gì tôi cũng thấy lạ lùng hết trơn. Thoạt trông bữa cơm tối đầu tiên trên đất Mỹ được bầy ra trên bàn với đầy đủ mọi thứ…hoa lá cành, tôi đã nhận ra ngay cái tính cách vĩ đại của bữa ăn. Thật vậy, hơn 12 năm lên núi, theo học đủ thập bát ban võ nghệ “Lao Động là Vinh Quang “, đói thấy ông cố nội, ăn từ rau rừng, cà dại, lá sắn, cỏ non, con cóc, con nhái, con rắn, con thằn lằn… con gì cũng ăn hết, chỉ trừ có…con dao đi làm rừng và con bù loong là đành chịu chết, không ăn được.

Vợ con nhịn ăn, gồng mình bới xách, đi thăm nuôi, tiếp tế cũng chỉ có thể “cứu nguy dân tộc” đỡ đói được chút chút, Mỹ kêu bằng “a little bit ” mà thôi, như ly nước đem đổ xuống biển vậy. Chẳng thấm thía vào đâu, nhưng cũng giúp mình lâu chết hơn mấy thằng bạn mồ côi, vợ bỏ, hoặc là những thằng bạn tù lúc còn mũ mãng cân đai thì có tới hai ba vợ, nhưng lúc đi tù thì vợ này lễ phép nhường quyền thăm nuôi ông chồng chung cho vợ nọ, vợ kia…Cuối cùng chẳng có vợ nào đi thăm, tha hồ tự do mà đói…

Ở trên núi, lúc đói ấy mà vớ được bữa ăn như thế này thì dù có…ăn xong rồi đem bắn bỏ cũng có vô số người … Ô kê là cái chắc! Còn hơn là lao động mút mùa, đói trơ xương mà chẳng biết bao giờ về được.

Mấy hôm sau, Cô học trò cũ chở gia đình tôi đi lo ba cái thủ tục giấy tờ này nọ của dân tị nạn chân ướt, chân ráo mới tới định cư tại đất nước Hoa Kỳ. Đường xá, nhà cửa, xe cộ ban ngày, cái gì cũng vĩ đại hết. Chỗ nào cũng là núi với đồi. Vậy mà tư bản đế quốc nó biến thành đường xá, cầu ngang cầu dọc để có lối cho xe mẹ, xe con, xe ông, xe bà có đường mà chạy vì xe nhiều dễ sợ, ớn da gà. Có điều là xe chạy có hàng, có lối, trật tự nhịp nhàng . Mà lạ ! Không thấy xe bóp còi..Pim ! Pim ! Tùm lum như hồi còn ở bên nhà, đi xe Taxi loanh quanh, những ngày chuẩn bị đi Mỹ, cứ thấy phía trước, đằng sau đủ thứ xe bóp còi nghe thường quá, hóa quen ….

Những ngôi nhà lầu cao ngất, chung quanh toàn là kính, những căn phòng làm việc của người ta nó mới vỉ đại làm sao, mát rượi, rộng mênh mông…Trời đất quỷ thần ơi! Cái cầu tiêu của Mỹ nó mới thật là lạ lùng! Thơm phức, nước nóng, nước lạnh, sà bông, giấy trắng như bông, đủ thứ trên đời. Tôi có quyền sài nó thả dàn, thoải mái, mà không phải trả tiền 200 đồng nếu là…đi tiểu, còn…đi đại thì phải trả 400 đô Hồ như cái hồi gia đình chúng tôi tới Sở Ngoại Vụ ở Sài Gòn làm giấy tờ xuất cảnh. Quanh quanh vùng đó, cứ đi tiểu, đi…đại là đều phải trả tiền hết ! Khác nhau nhiều quá !

Ở Mỹ, chỗ nào có người lui tới, dù là công viên, bãi biển, nơi đèo heo hút gió, khỉ ho cò gáy, là y chang phải có những cái thùng đựng rác trong lót bao ni lông đàng hoàng, chớ không như ở xã hội ưu việt bên nhà, người ta quăng ra đường, nơi công cộng đủ thứ trên đời, kể cả rác rến, chuột chết và xin lỗi … cả băng vệ sinh đã sài của… phe ta cũng có !. Nhà nước hạn chế: mỗi gia đình một thùng rác nhỏ như cái thùng gánh nước. Nhiều hơn, đổ đi đâu thì đổ. Thế là người ta tìm cách đổ…bậy bạ, lung tung, quăng ra đường, tống xuống lỗ cống vv…

Sống ở Mỹ hàng chục năm, chưa bao giờ tôi thấy một người đàn ông hay đàn bà, con trai hay con gái, đang đi đường mà lại…hiên ngang và anh dũng đứng …đái vào gốc cây, chân tường nhà người ta, hoặc kín đáo núp vào bụi cây, gốc cối để làm cái việc…xả bầu tâm sự. Ở cái chổ này, nhất định là… tư bản đế quốc thua xa… cả thước cái xã hội ưu việt của loài người tiến bộ nơi quê hương chúng ta. Ở đó, đi đường, có bị kẹt bầu tâm sự, không có nhà vệ sinh công cộng, mà có thì vô phải trả tiền, cho nên đàn ông, thanh niên có quyền đứng…oai phong lẫm liệt tưới vào gốc cây, chân tường nhà người ta. Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do ! Phe ta cứ việc thoải mái, muốn…tưới vào đâu thì tưới…miễn sao đứng cho công an áo vàng nó trông thấy. Nó mà trông thấy thì cũng mệt chớ bộ ! Nó hét : cho coi giấy tờ cá nhân, hết thứ này đến thứ nọ…Nó phạt…cả trăm ngàn như chơi ! Nó hỏi đi đâu ? Làm chi mà lại…thiếu văn minh như thế ? Nó mà biết đang chuẩn bị đi Mỹ thì chết với nó, nó phạt cho sợ luôn, nhớ suốt đời…Nó phạt, nhưng thật ra nó chỉ lấy tiền bỏ túi, đi nhậu chơi…là chính..

Tại Mỹ, tới các cơ quan chính quyền, công sở để làm thủ tục, xin giấy tờ này nọ, ta cứ việc xếp hàng, tới phiên ai, người đó được phục vụ. Tôi không thấy cảnh chen lấn, nhào lui, nhào tới, la lối om xòm, hay dấm dúi đồng lớn, đồng nhỏ cho các nhân viên có trách nhiệm như ở bên nhà với đám công an, cán bộ.

Thi lấy bằng lái xe thì đậu hay rớt biết ngay tại chỗ. Đậu thì vào văn phòng làm thủ tục linh tinh, lấy bằng tạm, về nhà lái xế như điên. Ít ngày sau người ta gửi bằng chính thức về tận nhà. Chẳng phải thì thụt cửa trước, cửa sau, nói nhỏ, nói to với ông này, bà nọ, phong bì dầy, phong bì mỏng, đã cái đời rồi mới nắm được cái bằng lái xe trong tay như ở bên mình. Tư bản đế quốc nó phục vụ nhân dân còn hơn phục vụ… ông nội của nó nữa, chớ không như cán bộ nón cối nhà mình hàng ngày vỗ ngực tự xưng là “đầy tớ trung thành của nhân dân” nhưng nhân dân mà chậm chạp trong cái thủ tục “đầu tiên” tức là “tiền đâu” thì chỉ có nước ốm đòn với đám đầy tớ ác ôn côn đồ của nhân dân mà thôi ! Nhân viên các cơ quan công quyền hay tư nhân ở Mỹ đối với khách hàng, thân chủ, tôi thấy hầu hết đều nhã nhặn, lịch sự. Nếu mình biết…đấu láo ngon lành bằng tiếng Mỹ nữa thì lại càng vui vẻ cả làng. Họa hoằn mới thấy một nhân viên…da vàng mũi tẹt, có zen trong người từ hồi còn ở bên nhà, may mắn, sang Mỹ sớm, lúc họ còn thiếu người, thuê đại, có người làm, lại đỡ tốn tiền mướn thông dịch viên, là chưa quen cung cách làm việc văn minh của Mỹ cho nên đôi khi cũng có… hách xì xằng, làm tàng với bà con người mình một chút làm oai, cho nó tăng thêm phần…long trọng. Cái đó có ! Nhưng mà hiếm lắm ! Cả triệu người, mới thấy có 1 vị như kiểu nớ !

Ở Mỹ hút thuốc thì phiền phức, lôi thôi. Thuốc lá lên giá ào ào, đánh thuế tùm lum, đủ cách ngăn cản, gây khó dễ cho nhân dân khỏi hút thuốc. Coi Ti Vi cũng thấy người ta chê bai, bôi bác cái chuyện hút thuốc, coi ớn cả xương sống, sương sườn…Khi hút thì ngó trước, ngó sau, ra đường, ra cửa, ngó ngang ngó dọc, mắt la mày lét mới dám hút. Ở Xã hội ưu việt của ta, ai muốn hút thuốc loại gì thì hút, thuốc thẳng, thuốc cong, thuốc lá…2 tầng, hút ở đâu cũng được, cứ như cái kiểu…không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do…theo lời của Bác vĩ đại …Phì khói vào đâu cũng… chẳng chết thằng Tây đen nào cả.

Ở Mỹ, cái gì cũng vĩ đại và lạ lùng. Mà lạ thiệt ! Giầu có, văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật…đúng là số 1 hoàn vũ. Cứu trợ nhân đạo, giúp nạn nhân thiên tai khắp nơi trên thế giới, kể có cả…núi tiền, núi của. Đồ ăn, thức dùng dư sài, quá đát, đổ đi biết bao nhiêu mà kể. Hàng chục triệu người Mỹ khổ sở về cái bịnh Obesity vì ăn nhiều quá, phát phì ra, đi đứng không nổi, mở bụng đằng trước, mỡ mông đằng sau, cứ lắc lư con tầu đi…Vậy mà ở mấy cái ngã tư đường, thỉnh thoảng cũng vẫn có mấy anh…râu ria xồm soàm tựa tựa như bà con với đại đồng chí Fidel Castro, lãnh tụ Đảng và nhà nước Cuba, đứng phơi nắng cầm mãnh các-tông xé ra từ cái hộp, viết xiên viêt xẹo câu tiếng Mỹ, dịch ra tiếng Việt nhà mình thì đại khái nó là: Xin Ông đi qua, xin Bà đi lại, làm ơn cho nhà cháu tí giốp vớ vẩn chi chi cũng được, miền sao nhà cháu có được tí bánh mì, patê, xúch xích, hamburger…nhét vô bụng là Ô Kê- Tăng Kù ve- ri oách ! Ở dưới gầm cầu, góc đường, cuối phố lại thấy những người…không chịu ở trong nhà, mà mang đồ nghề, chăn chiếu, mùng mền ra những nơi đó ngủ chơi, không giống ai hết trơn…Lạ thiệt ! Người ta bảo : đó là …dân Homeless !!! Nước Mỹ vĩ đại, giầu sang số 1 hoàn cầu mà lại có cái mục đó ! Ở Mỹ, từ lũ lụt cho đến cháy rừng, cháy núi, cháy nhà, cháy cửa, gió xoáy, bão bùng v.v… cái gì cũng vĩ đại hết trơn. Coi bộ Trời Đất muốn thử coi khoa học, kỹ thuật của nước Mỹ đem ra “chơi nhau” tay đôi với Trời với Đất, xem…Ai thắng ai” Cái lạ nữa là: Bên này đường, cả chục me sừ lính cứu hỏa, xe cảnh sát, chớp đèn tùm lum, kẻ nhào lên, người chui xuống lỗ cống, hết đục lại khoan. Cuối cùng lôi lên một….con chó sắp chết, run lập cập. Người ta reo hò loạn xạ, y như dân Mỹ coi TiVi thấy phi hành gia không gian Neil Armstrong và Edwin Aldin, từ trong phi thuyền Apollo 11 đổ bộ xuống mặt trăng, hồi năm 1969…

Con chó từ dưới lỗ cống, được lính cứu hỏa, cảnh sát, đưa lên xe Ambulance hụ còi tùm lum, chạy vô bệnh viện để mấy Ông Bà Bác Sĩ…chó mèo, gà vịt ( bác sĩ thú y : veterinary surgeon ; veterinarian ) đem tài năng, kỷ thuật tân tiến ra tay cứu cho nó thoát khỏi bàn tay thô bạo của Tử Thần đang lăm lăm cầm con dao bầu to bự, đòi cho nó vào nồi niêu soong chảo, đi một đường rựa mận, hầm xương nấu xáo….

Trong lúc ấy, thì bên kia đường, cách đó không xa, trong một cái bệnh viện sản khoa, mấy Ông Bà bác sĩ khác cũng đem tài năng, kỷ thuật tân tiến ra để cứu, à quên xin lỗi, sorry ! để giết và lôi ra mấy đứa con nít còn trong bụng Mẹ, đã bị mấy ông, mấy bà quậy cho nát ra như Tương Tầu. Người ta giết những đứa con nít đó vì lý do: 1 phần nhỏ tí ti là để cứu sống người Mẹ, còn lại cái phần to bự là để tránh cho Bố Mẹ ( Bố Mẹ thiệt hay ấm ớ hội tề ) chúng nó đỡ khổ, cứ việc sung sướng, thoải mái, hiên ngang và anh dũng…mần Sex tới nơi tới chốn mà khỏi phải lo sinh đẻ, nuôi nấng rắc rối, lôi thôi ….Dân chúng thì cứ việc tự do thoải mái xuống đường biểu tình, hò hét, hoan hô, đả đảo, ủng hộ, chống đối việc giết cả triệu con nít theo kiểu như thế. Kể cũng lạ thiệt ! Ở Mỹ, lắm anh, lắm chị…một hơi nhẩy lên đỉnh cao nghề nghiệp mua vui, giải trí đỡ buồn cho thiên hạ, có khi lượm bạc mỗi năm hàng chục triệu, có khi cả trăm triệu đô la, mà đô Mỹ chớ đâu có phải đô Mao hay đô Hồ, tha hồ ăn chơi, du hí, Sex xiếc tùm lum, quăng tiền ào ào qua cửa sổ cũng không hết. Chẳng ai thèm đả động đến cái…lông chân làm gì. Vậy mà Ngài William Jefferson Clinton, tục kêu là Cụ Bill, Tổng Thống Huê Kỳ, tức Ông số 1, Lãnh Tụ Quốc Gia hàng đầu của Thế Giới, Tổng Tư Lệnh Hải Lục Không Quân siêu đại cường quốc Huê Kỳ, quyền cao chức trọng là vậy mà lương mỗi năm ( hồi đó ) chỉ có 200 ngàn, không đủ cho một cặp…Movie Stars chơi một màn du lịch cò con ở vùng Địa Trung Hải, Ca-ri-bê, Nam Mỹ hay đánh bài ngay ở Las Vegas. Đã thế, Ông mới chỉ có….lẹo tẹo vớ vẩn với cô nàng Monica Lewinsky ( Theo tập tài liệu The Starr Report thì Ngài Bill chưa có lần nào, mần một cú Sexual Intercourse, theo đúng định nghĩa của tự điển Hoa Kỳ ) mà Ngài đã xính vính, tí nữa thì tiêu tan cuộc đời, sự nghiệp…

Ở Mỹ, cái lạ ghê gớm kinh khủng đối với Lão Phan, nhà quê, nhà quéo này, có lẽ là cái vụ súng đạn tùm lum, giết ngưới như…cỏ, như rác, dễ dàng như trò đùa ấy thôi ! Một anh chàng cãi nhau với vợ đúng vào lúc buổi tối, vợ nó phạt : tối nay ra phòng khách, ngủ ở Sofa nghe chưa !

Thế là chàng ta nổi điên, lôi khẩu súng trong ngăn kéo, lên đạn đàng hoàng, chĩa vào mặt vợ quát : ra lệnh , bắt ai ra ngủ Sofa ? Cô vợ đang nóng giận hết sợ , chĩa ngón tay vào mặt anh chồng hét : cái nguời này ra ngủ Sofa, chớ còn ai nữa ! Thế là anh chồng nổi máu điên…chĩa súng vào mặt cô vợ và…Mọi sự ra sao, bà con thử đoán tiếp theo…Súng đạn ở xứ sớ này quá ghê gớm, đọc báo in, báo điện tử, coi Ti Vi là cứ thấy bạo lực súng đạn tùm lum, liên tục khắp nơi. Súng ở đâu mà nhiều thế ? Một người có khi sở hữu cả chục khẩu súng, súng lớn, súng nhỏ, súng dài, súng ngắn…đạn dược cả thùng, cứ như lính trận không bằng…Hiến pháp có cho phép như vậy đâu ! Mà họ mua hay lấy đâu ra mà súng kinh khủng như vậy ? Bà con cứ vào các trang mạng gõ đại : những vụ bạo lực súng đạn ghê gớm, kinh hoàng ở Mỹ, là nó hiện ra tùm lum …kinh hoàng, dễ sợ…

Những cái lạ lùng ở nước Mỹ này còn nhiều vô số kể, kể hoài chẳng hết, nhưng người ta chỉ dám thắc mắc thêm một điều là đàn bà, con gái ở Mỹ thường ngày…sài ít quần áo, vải vóc, đơn giản, khiêm tốn, nhẹ nhàng hơn đàn ông, con trai rất nhiều mà sao ở đâu, chỗ nào có bán quần áo là y như….tràn ngập, quần áo đủ kiểu, đủ loại, đủ cỡ dành cho đàn bà con gái. Những ngày big sale 75% off, buy one get one free… thì đàn bà con gái xứ Mỹ lại cứ xô nhau đi mua quần áo nhiều đến mức dễ sợ. Chẳng rõ họ mua về chứa chất ở đâu, để làm chi ! Lạ thiệt ! Đúng là một đất nước lạ lùng …

San Diego, California
Phan Đức Minh
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by hoanghoa »

Twitter “của” Elon Musk: Sắp đến lúc sập tiệm?
Lê Tây Sơn
19 tháng 11, 2022

Image
Ảnh: souvik-banerjee-unsplash

Chủ sở hữu mới của Twitter, tỷ phú Elon Musk đã phải chật vật trong ngày thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một để giải quyết sự hỗn loạn mà ông gây ra cho Twitter bằng cách hối thúc các kỹ sư chưa bỏ việc (không ký vào cam kết ‘làm việc chăm chỉ và thêm giờ’) đến trụ sở chính của công ty ở San Francisco khi ông thông báo một số quy định mới về kiểm duyệt nội dung các Tweet đưa lên.

Được triệu tập khẩn cấp đến “hội nghị thượng đỉnh” (summit) đặc biệt vào buổi chiều là những nhân viên “tham gia viết phần mềm”. Hội nghị diễn ra một ngày sau khi hàng trăm nhân viên thà chấp nhận nhận lương ba tháng thôi việc còn hơn là ở lại. Loạt email và tweet mới của Musk trong ngày thứ Sáu cho thấy Musk muốn “cá nhân hoá” việc giám sát một nền tảng truyền thông xã hội có 237 triệu người sử dụng hàng ngày.

24 giờ trước đó, nhiều tài khoản Twitter bày tỏ sự lo ngại mạng xã hội này sắp sụp đổ và một số chuyên gia tin rằng điều đó rất có thể xảy ra dù có thể không xảy ra vào lúc này. Các công ty lớn đã tạm dừng quảng cáo trên Twitter, làm tăng thêm áp lực tài chính đối với một doanh nghiệp đã nợ nần chồng chất. Việc áp dụng rồi lại thôi chế độ dấu xác minh (verification mark) có trả phí rất bất nhất của Musk đã dẫn đến những trò phá phách và lừa đảo khiến những người dùng trung thành bối rối.


Loạt email khẩn cấp Musk vừa gửi đến đội ngũ kỹ sư còn trụ lại đã làm tăng thêm tin đồn điều tồi tệ nhất có thể sẽ đến sớm. Thậm chí các email gửi cho cả những người đã rời trụ sở vào ngày thứ Năm vì không chấp nhận bản cam kết. Musk cũng yêu cầu tất cả người nhận gửi lại cho ông ảnh chụp màn hình thư đã nhận với mã cá nhân đính kèm.

Trong khi loạt email đầu tiên không có hướng dẫn cho nhân viên đã bỏ việc nhưng một người cho biết Musk sẽ nói chuyện qua video với những người bỏ việc không thể đến bản doanh Twitter vì lý do gia đình. Trong email thứ ba gửi đi tám phút sau đó, ông yêu cầu các kỹ sư hãy đến San Francisco và ông sẽ ở văn phòng cho đến nửa đêm thứ Sáu và trở lại vào sáng thứ Bảy.

Nhiều người đến muộn vì không kịp chuẩn bị. Đề nghị giúp Musk “hiểu rõ hơn về hệ thống công nghệ Twitter” là bất thường, vì ông đã sa thải khoảng một nửa trong số hơn 7,500 nhân viên cách đây hai tuần và sau đó còn đưa ra một tối hậu thư “ký cam kết hay nghỉ việc” vào ngày thứ Tư, dẫn đến một làn sóng ra đi tiếp theo. Các kỹ sư cho biết, một số nhóm quan trọng cần thiết để duy trì hoạt động của trang web đã bị cắt giảm, chỉ còn lại phân nửa kỹ sư và nhân viên có thể đảm nhận công việc này trong ngày thứ Năm, khiến công ty phải vận hành một phần chế độ tự động, tức là chấp nhận sớm hoặc muộn Twitter có thể bị sập.

Nhóm điều hành dịch vụ Gizmoduck đảm trách việc cung cấp quyền và lưu trữ tất cả thông tin trong hồ sơ người dùng trên trang Twitter đã hoàn toàn biến mất (một người đứng đầu một bộ phận trong nhóm nói với điều kiện giấu tên). Một nửa nhóm chính sách an toàn của Twitter cũng thôi việc (gồm phần lớn những người làm công việc phát hiện thông tin sai lệch, thư rác, tài khoản giả mạo và mạo danh). Nhiều người chọn ở lại để giữ bảo hiểm y tế hoặc sợ bị trục xuất khỏi Mỹ nếu thất nghiệp.

Ramin Khatibi, một kỹ sư rời Twitter vào năm 2019, đã tweet: “Việc Twitter duy trì liên tục được hoạt động là công sức của đội ngũ kỹ sư. Họ đã bỏ ra rất nhiều thời gian để xây dựng độ tin cậy. Khi không còn họ, thất bại chắc chắn sắp đến nên bạn không cần đổ tiền thêm để cứu nó”. Không rõ còn bao nhiêu kỹ sư làm việc trong ngày thứ Sáu. Quyền truy cập vào các hệ thống nội bộ vẫn không bị cắt đối với nhiều người vừa ra đi, dù một số người không còn truy cập được vào máy tính xách tay cá nhân của công ty như sự xác nhận đầu tiên cho sự ra đi “thành công” của họ. Ước tính có khoảng 1,000 người từ chối ký vào bản cam kết.


Trong lúc chờ hội nghị “bất thường”, Musk đưa lên dòng tweet “Twitter sẽ ngừng khuếch đại nội dung thù hằn và sẽ khôi phục một số tài khoản gây tranh cãi”, trong đó có tài khoản của diễn viên hài Kathy Griffin (người từng chế nhạo Musk), trang web hài hước bảo thủ Babylon Bee và chuyên gia cánh hữu Jordan Peterson. Bee và Peterson đã bị khóa tài khoản vì các bài viết chống người chuyển giới.

Trước đây, khi bị một số nhà lãnh đạo dân quyền chỉ trích ngay sau khi tiếp quản, Musk đã hứa chỉ bỏ lệnh cấm khi một hội đồng kiểm duyệt được chỉ định soạn thảo xong bản quy tắc để dựa vào đó đưa ra các quyết định nhất quán. Nhưng chưa có thông báo nào cho thấy một hội đồng như thế đã được thành lập. Jessica J. González, đồng giám đốc điều hành của nhóm vận động truyền thông Free Press, cho rằng Musk sẽ thực hiện lời hứa và sẽ có một quy trình chặt chẽ cho việc khôi phục tài khoản. Musk cũng cho biết thuật toán sẽ không dùng cho các nội dung mang tính thù địch hoặc tiêu cực, dù nhóm phụ trách “trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan vấn đề đạo đức” đã bị sa thải.

Trong một bài ý kiến đăng vào ngày thứ Sáu trên tờ The New York Times, Yoel Roth, cựu giám đốc “an toàn và tin cậy” (trust and safety) của Twitter, cho biết ông từ chức vì “sự thất thường không có điểm dừng của Musk khiến những quyết định vốn đã phức tạp về nội dung không thể thực hiện được”. Roth viết: “Twitter không thể được điều hành bằng các sắc lệnh cá nhân, nhất là khi nói đến sự tin cậy và an toàn”. Roth cũng cảnh báo kho ứng dụng của Apple và Google có thể chặn ứng dụng Twitter nếu họ xác định công ty không lọc hiệu quả những ngôn từ căm thù, các nội dung khiêu dâm… Số tweet mang nội dung thù hằn đã tăng vọt sau khi Musk tiếp quản Twitter vào cuối tháng trước.

Một cựu kỹ sư Twitter cho biết các hệ thống của Twitter có thể bị ảnh hưởng trong thời gian diễn ra World Cup, khi số người sử dụng Twitter tăng đột biến. “Các hệ thống cũng có thể xuống cấp từ từ theo thời gian hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn để sửa chữa những vấn đề phát sinh thông thường vì thiếu nhân sự” – ông nói. Một kỹ sư khác đồng tình:

“Rủi ro nhất là khi nhân viên cố gắng thực hiện một trong nhiều điều mới mẻ mà Musk muốn có. Các hệ thống phức tạp như Twitter có nguy cơ bị phá vỡ cao khi người ta cố gắng thực hiện những thay đổi trực tiếp để thêm các tính năng mới. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro. Twitter là một tiện ích truyền thông toàn cầu. Thay đổi ngay cả ở mức độ nhỏ nhất cũng có tác động rất lớn” – dẫn lại từ The Washington Post.
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by caubennoc »

Gia đình cựu cảnh sát viên Quốc Hội ‘làm quê’ McCarthy, McConnell
December 7, 2022


WASHINGTON, DC (NV) – Gia đình một cựu cảnh sát viên Quốc Hội ‘làm quê’ hai nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng Hòa trong buổi lễ vinh danh nhân viên công lực bảo vệ tòa nhà này trong vụ bạo loạn năm ngoái, theo CNN.

Khi nhận huân chương trong buổi lễ hôm Thứ Ba, 6 Tháng Mười Hai, gia đình ông Brian Sicknick, cảnh sát viên Quốc Hội bị đột quỵ và qua đời vì nguyên nhân tự nhiên một ngày sau khi tham gia chống vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng, 2021, từ chối bắt tay Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California), trưởng Khối Thiểu Số Hạ Viện, và Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), trưởng Khối Thiểu Số Thượng Viện.
Image
Bà Gladys Sicknick (trái) lên nhận huân chương nhưng không bắt tay ông Mitch McConnell (giữa) và ông Kevin McCarthy. (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images)
Bà Gladys Sicknick, mẹ ông Brian Sicknick, cho CNN hay bà không bắt tay ông McCarthy và ông McConnell vì họ là “kẻ hai mặt.”

“Họ đúng là kẻ hai mặt,” bà Gladys Sicknick nói với CNN. “Tôi chán ngán cảnh họ đứng đó khen cảnh sát Quốc Hội rồi quay lưng và… đi xuống Mar-a-Lago bày tỏ lòng kính trọng với ông ta rồi lại trở lại đây đứng – đau lòng lắm.”


Mặc dù ông McCarthy tới Mar-a-Lago ở Florida thăm cựu Tổng Thống Donald Trump nhiều lần, nhưng ông McConnell từng chỉ trích và từ chối bênh vực ông Trump về vụ bạo loạn Quốc Hội.

Sau buổi lễ, khi phóng viên hỏi về chuyện bị gia đình ông Sicknick từ chối bắt tay, ông McConnell cho hay: “Tôi sẽ đáp lại bằng cách nói rằng, hôm nay, chúng tôi trao huân chương cho những anh hùng trong vụ 6 Tháng Giêng. Chúng tôi ngưỡng mộ và kính trọng họ. Họ chấp nhận hy sinh tính mạng khi làm nhiệm vụ, và do đó, chúng tôi trao huân chương vàng cho những anh hùng trong vụ 6 Tháng Giêng hôm nay.”


Buổi lễ hôm Thứ Ba diễn ra dưới Mái Vòm Quốc Hội. Những cảnh sát viên Quốc Hội và Washington, DC, tham gia chống vụ bạo loạn năm ngoái được trao Huân Chương Vàng Quốc Hội – huân chương cao quý nhất của Quốc Hội. (Th.Long) [qd]
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by phaodai »

Trung Quốc quay cuồng với COVID-19: Chạy trời không khỏi nắng
Lê Tây Sơn

Image
Trung Quốc – “cái nôi” của coronavirus – đang quay cuồng chống chỏi COVID-19 (ảnh: Zhang Yu/China News Service via Getty Images)

Chính sách “zero-Covid” của Trung Quốc (TQ), vốn đã làm đình trệ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và gây ra làn sóng phản đối chưa từng có của người dân trong nước, hiện được dỡ bỏ một phần, khi vào ngày 6 Tháng Mười Hai, Bắc Kinh công bố các thay đổi sâu rộng đối với chính sách “zero-Covid” vốn thất bại thảm hại…

Tỉ lệ nhiễm vẫn tăng mạnh

Các hướng dẫn mới (và là “chương mới” trong chương trình kiểm soát dịch bệnh của đất nước, ba năm sau khi các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở thành phố Vũ Hán) vẫn giữ nguyên một số hạn chế nhưng loại bỏ việc trình mã QR y tế bắt buộc tại hầu hết địa điểm công cộng (ngoại trừ một số nơi như cơ sở y tế và trường học). Xét nghiệm hàng loạt không còn áp dụng cho tất cả mọi người, trừ những người ở những khu vực rủi ro cao.

Những nơi “rủi ro cao” vẫn có thể bị phong tỏa, nhưng phải thu gọn và chính xác hơn. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 nhưng nhẹ hoặc không có triệu chứng và đáp ứng một số điều kiện nhất định có thể cách ly tại nhà, thay vì phải vào các trung tâm cách ly. Thay đổi được đưa ra sau khi nhiều thành phố bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát khắc nghiệt khiến cuộc sống hàng ngày của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong gần ba năm qua. Nhưng trong khi những thay đổi đánh dấu bước chuyển đáng kể và mang lại sự nhẹ nhõm cho nhiều người dân thì một thực tế khác lại lộ diện: TQ chưa chuẩn bị tốt cho sự gia tăng số ca bệnh đã bắt đầu có dấu hiệu.


Chưa rõ sẽ có biện pháp thích nghi nào trong tương lai gần nhưng TQ đang thiếu sự chuẩn bị như tỷ lệ tiêm chủng mũi tăng cường cho người cao tuổi thấp, năng lực chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện kém và thiếu dự trữ thuốc kháng virus. Theo các chuyên gia, dù biến thể Omicron nhẹ hơn so với các chủng trước đó và tỷ lệ tiêm chủng tính chung tại TQ cao, nhưng ngay cả chỉ có một số ít ca nặng phải nhập viện ở các nhóm dễ bị tổn thương và chưa được tiêm phòng đầy đủ như người già cũng đủ khiến các bệnh viện quá tải nếu số ca nhiễm tăng đột biến trên khắp đất nước 1.4 tỷ dân.
Image
Tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Thượng Hải ngày 7 Tháng Mười Hai 2022 (ảnh: Hugo Hu/Getty Images)

“Cuộc khủng hoảng có thể sắp xảy ra và nếu có, sẽ thực sự tồi tệ. Để xoa dịu sự bất mãn của công chúng, chính quyền đã quá vội vã khi nới lỏng nhiều biện pháp phòng dịch đúng vào mùa cúm” – Xi Chen, giảng sư tại Đại học Yale, nhận định. William Schaffner, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ, bổ sung:

“TQ đã theo đuổi chính sách zero-Covid quá lâu, nay họ đang gặp khó khăn chồng chất nhưng không còn lựa chọn nào khác. Tiến thoái lưỡng nan! TQ hy vọng Covid-19 sẽ ảnh hưởng khắp thế giới còn họ có thể sống sót mà không bị ảnh hưởng! Thực tế chứng minh điều đó đã không xảy ra! Khi các hạn chế được nới lỏng và coronavirus lây lan khắp đất nước, TQ sẽ phải trải qua giai đoạn đau đớn về số ca nhiễm, số ca nặng, tử vong và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải như từng xảy ra ở những nơi khác trên thế giới trong đại dịch” – dẫn lại từ CNN.

Nguy cơ tiềm tàng

Kể từ chiến dịch tiêm chủng toàn cầu và sự xuất hiện của biến thể Omicron, các chuyên gia y tế thế giới đã đặt câu hỏi về việc liệu TQ tiếp tục chính sách “zero-Covid” mãi mãi? Họ nghi ngờ sự bền vững của chính sách tập trung vào xét nghiệm, giám sát, phong tỏa và cách ly diện rộng để ngăn chặn một loại virus rất dễ lây lan. Nhưng khi các hạn chế được dỡ bỏ sau nhiều năm kiểm soát chỉn chu, các chuyên gia đều đồng ý: “Sự thay đổi chỉ nên đến khi TQ đã chuẩn bị đủ những gì cần thiết cho đợt bùng phát dịch và nhập viện có thể xảy ra”.

“Một đại dịch không còn được kiểm soát để đạt đến đỉnh điểm sẽ đặt ra những thách thức rất lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, không chỉ đơn thuần là quản lý các ca bệnh nặng mà còn những vấn đề y tế khác – Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hong Kong giải thích – Tuy nhiên, việc nới lỏng các hạn chế không có nghĩa là tốc độ lây nhiễm sẽ tăng bởi vì vẫn còn một số biện pháp được duy trì. Đó là chưa nói nhiều người dân đã thay đổi hành vi như ít ra ngoài hơn và mang khẩu trang thường xuyên. Nhưng cũng không loại trừ khả năng các biện pháp nghiêm ngặt hơn sẽ được áp dụng lại nếu số ca bệnh mới vượt ngoài tầm kiểm soát”.


Các chuyên gia đồng ý việc chính quyền TQ để virus lây lan trên toàn quốc đã là một sự thay đổi đáng kể đối với một quốc gia cho đến thời điểm này chỉ báo cáo chính thức 5,235 ca tử vong do Covid-19 kể từ đầu năm 2020 (quá thấp so với Mỹ) và là một niềm tự hào của Đảng Cộng sản TQ!

Với việc dỡ bỏ nhiều hạn chế và tăng tiếp cận giữa người dân với nhau, mô hình từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải công bố trên tạp chí Y học Tự nhiên vào Tháng Năm dự đoán hơn 1.5 triệu người TQ có thể chết trong vòng 6 tháng tới vì không thể mua được các loại thuốc kháng virus đã được phê duyệt. Tỷ lệ tử vong chỉ có thể giảm xuống mức của bệnh cúm theo mùa, nếu hầu hết người cao tuổi được tiêm vaccine tốt và thuốc kháng coronavirus được bán rộng rãi. Tháng trước, chính quyền đã công bố danh sách các biện pháp cấp bách để củng cố hệ thống y tế quốc gia chống Covid-19, kể cả chỉ thị tăng cường tiêm chủng cho người già; chuẩn bị sẵn các phương pháp điều trị và thiết bị y tế, đồng thời mở rộng năng lực chăm sóc các ca trở nặng.
Image
Người già vẫn nằm trong nhóm nguy cơ cao lây nhiễm vì không được tiêm nhắc đầy đủ (ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images)

“Nhưng TQ đã chuẩn bị kỹ chưa nếu chúng ta nhìn vào số ca nhiễm tăng đột biến sau ba năm và tình trạng thiếu dự trữ các loại thuốc chống virus hiệu quả. Câu trả lời là không! Nếu bạn nói về các thủ tục phân loại những người có nguy cơ cao và tỷ lệ tiêm chủng cho người già, đặc biệt là những người từ 80 tuổi trở lên, nhìn chung cũng là không – Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, nhận định – Chính quyền TQ sẽ phải theo dõi hàng ngày tỷ lệ tử vong và những phát sinh quan trọng khác để quyết định các bước đi tương lai”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hiện Hoa Kỳ có ít nhất 25 giường chăm sóc đặc biệt cho 100,000 dân trong khi TQ có chưa đến bốn giường cho 100,000 người.

Chen của Yale nhận định: “Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu hạn chế đã khiến ngay cả những người ốm nhẹ cũng phải đến bệnh viện thay vì gọi bác sĩ gia đình, gây thêm căng thẳng cho các cơ sở y tế. Mạng lưới y tế yếu kém ở các vùng nông thôn sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng nếu virus lan tràn, đặc biệt là khi hoạt động xét nghiệm bị giảm và những người trẻ tuổi sống ở thành phố trở về quê thăm gia đình trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.

Dù tỷ lệ tiêm chủng chung của TQ khá cao nhưng người cao tuổi ít được bảo vệ hơn nhiều nước khác, nơi những người già nhất và dễ bị tử vong nhất do Covid-19 được ưu tiên tiêm chủng. Một số quốc gia đã triển khai liều thứ tư hoặc thứ năm cho các nhóm nguy cơ cao. Theo thống kê của Ủy ban Y tế Quốc gia TQ, hơn 86% dân số TQ trên 60 tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng tỷ lệ tiêm nhắc lại thấp hơn. Khoảng 25 triệu người cao tuổi chưa được tiêm mũi nào. Đối với nhóm trên 80 tuổi có nguy cơ cao nhất, chỉ có khoảng 2/3 đã được tiêm phòng đầy đủ theo tiêu chuẩn của TQ, nhưng chỉ 40% được tiêm nhắc lại.

Các loại vaccine bất hoạt được sử dụng ở TQ tạo ra mức độ phản ứng kháng thể thấp hơn so với các loại vaccine khác được sử dụng ở nước ngoài. Nhiều quốc gia sử dụng vaccine bất hoạt đã kết hợp chúng với các loại vaccine mRNA có tính bảo vệ cao hơn cho mũi tăng cường và tiêm nhắc mà TQ chưa cho phép sử dụng.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by lengoi »

Màn hai, cảnh một của vở tuồng “Dưới hai màu áo”
Mai Bá Kiếm
31-12-2022
Khoảng năm 1970, đoàn kịch Kim Cương diễn vở “Dưới hai màu áo”, Kim Cương đóng hai vai chị em sinh đôi có cá tính trái ngược nhau: Bê chân chất – Bích nổi loạn, đua đòi. Đài vô tuyến truyền hình Sài gòn dùng kỹ xảo ghép hình để xuất hiện cùng lúc hai “Kim Cương” tranh luận nhau.


Má tôi khen nức nở Kim Cương có phép “phân thân”, còn tôi nể ý tưởng “một người đóng hai vai có hai mặt” của Kim Cương. 52 năm sau, tôi mới ngộ ra, trên sân khấu chính trị, các lãnh đạo cũng đang diễn lại tuồng “Dưới hai màu áo”.

Khi Bộ Công an công bố bắt trợ lý của hai phó thủ tướng vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn” trong vụ test kit Việt Á và “nhận hối lộ” trong các chuyến bay giải cứu, người dân biết sẽ liên can đến hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh. Nhưng kịch bản không cho phép kéo màn đột ngột, hoặc để nhân vật đột nhiên biến mất, trừ khi nhân vật đó nói “tau khỏe, có chi mô?”

Trong vai chính diện, ngày 9/12/2022, ông Vũ Đức Đam đã có kết luận chỉ đạo tại phiên họp tổng kết Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 2022. Đến ngày 30/12/2022, trong vai phản diện, ông Đam được cho thôi chức ủy viên Trung ương.

Cực hơn bạn đồng diễn Vũ Đức Đam, ông Phạm Bình Minh diễn vai chính diện đến phút hạ màn. Xung đột hai vai lên đỉnh điểm từ ngày 27/12, ông Phạm Bình Minh ký quyết định thi hành kỷ luật đối với chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Đỗ Minh Tuấn và Đầu Thanh Tùng.


Rồi ngày 29/12, ông Phạm Bình Minh trong vai “Bao Cong mặt sét”, ký quyết định thi hành kỷ luật thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, cùng lúc ký quyết định kỷ luật chủ tịch và hai phó chủ tịch tỉnh Nam Định: Phạm Đình Nghị, Trần Anh Dũng, Trần Lê Đoài.

Ngày hôm sau, 30/12, trong vai phản diện ông Phạm Bình Minh được cho thôi giữ hai chức ủy viên: Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Kỳ nữ kiêm soạn giả Kim Cương chắc cũng không nghĩ ra tính xung đột giữa hai vai trong một nhân vật lên cực điểm như vậy.

Phục soạn giả viết kịch bản sân khấu một, tôi phục soạn giả viết quy trình bãi nhiệm ngàn lần!

Bình Luận từ Facebook
phaodai
Posts: 80
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:06 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by phaodai »

Tuyên thệ khi nhậm chức và thanh minh khi bàn giao chức vụ là “văn hoá của chính khách”?

Mai Bá Kiếm
4-2-2023
Sáng 26/7/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó“.


Cùng ngày 5 năm trước (26/7/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ gần y chang: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, và đồng bào, cử tri cả nước, tôi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực công tác tốt để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó“.

Chiều ngày 4/2/2023, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mượn lễ bàn giao cho Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân để “thanh minh thanh nga, út bạch lan thành được” rằng: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng“.

Nhớ lại Harry S. Truman (8/5/1884 – 26/12/1972) là tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (1945–1953), kế nhiệm do cái chết của Franklin D. Roosevelt – khi ông làm phó tổng thống. Người ra lệnh thả bom nguyên tử vào hai đảo Hiroshima và Nagasaki buộc Nhật hoàng đầu hàng, gây ra nhiều tai tiếng!

Ông tái đắc cử vào năm 1948, nhưng không kiểm soát được Quốc hội và không thể thông qua một chương trình Thỏa thuận Công bằng (Fair Deal) của ông, phải thất cử ở nhiệm kỳ thứ ba bởi tổng thống Cộng hòa Eisenhowser.

Khi bàn giao chức tổng thống, Harry S. Truman chỉ nhắn nhủ người kế nhiệm: “Thành công đến bất ngờ hơn khi bạn không quan tâm tới lợi ích” (It is amazing what you can accomplish if you do not care who gets the credit), chứ không “mượn dịp thanh minh” với bàn dân thiên hạ rằng “vợ con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan tới tập đoàn nào đó”.

Cái tầm “vịt quay, đầu tàu” chỉ như vậy thôi!

_____


https://baotiengdan.com/wp-content/uplo ... 04.mp4?_=1
Mời xem clip Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đọc diễn văn “từ chức”. Nguồn: CTV Tiếng Dân gửi tới.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by MatVit »

Hóa ra dân ta cày xấp mặt để làm giàu cho lũ vô học!
Ông Tư Sài Gòn

Image
Biếm họa

Đó là lời ta thán của nhiều người khi đọc bản tin: “Trung tướng Tô Ân Xô: Có giám đốc Trung tâm đăng kiểm không biết chữ” trên trang mạng VNExpress.

Bản tin này liên quan đến vụ các trung tâm đăng kiểm đang bị thanh tra tại Sài Gòn, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Riêng tại Sài Gòn, công an đã khám xét 13 trung tâm kiểm định, bắt 43 tên lãnh đạo trung tâm và khởi tố với các tội danh Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.


Điều khiến dư luận ngạc nhiên là trong những tên giám đốc trung tâm bị bắt, có tên “không biết đọc, không biết viết”, như lời xác nhận của Trung tướng Công an Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an.

Theo báo chí trong nước, nhân vật “mù chữ” này tên Hồ Hữu Tài, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 50-17D tại số 1031 Nguyễn Hữu Thọ, ấp 2, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Sài Gòn.

Ông Thiếu tướng Xô nói, sau khi bị bắt, ông Tài khai với cơ quan điều tra rằng ông ta chỉ mới học lớp 3 cách đây… 50 năm! Ông Xô còn cho biết thêm “Hành vi liều lĩnh như thế cũng là lần đầu được phát hiện, ngoài ra còn có nhiều nữa trong quá trình điều tra”. Chẳng biết ý ông Xô nói “nhiều” là bao nhiêu, vài trăm hay vài… triệu đảng viên giống như thế. Tuy nhiên, chỉ nội chi tiết giám đốc học lớp 3 thôi, đã khiến dư luận trên mạng xã hội bàn tán xôn xao.

Tài khoản Nguyen Dinh Trong cho rằng ông Tài này “khai man lý lịch”, vì nếu ông ta học hết lớp ba, thì phải biết đọc, biết viết. Suy ra ông Tài “mù chữ”, có nghĩa là không đi học.
Image
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới số 50-17D tại số 1031 Nguyễn Hữu Thọ, ấp 2, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Sài Gòn –
Ảnh: Google

Một tài khoản có tên viết tắt là MN phân tích kỹ hơn:

“Hồi thời VNCH, lớp Ba đã biết đọc biết viết rồi, lại còn biết chào hỏi, đi thưa, về trình. Nên tôi nghĩ rằng 50 năm trước ông Tài được học lớp Ba dưới mái trường XHCN nên mới không biết đọc, không biết viết như vậy”.


Tài khoản Hoàng Thiên Lâm có vẻ như không đồng ý với nhận định của MN, khi cho rằng mái trường XHCN đã sản sinh ra rất nhiều “anh hùng hào kiệt” như ông Nguyễn Văn Bảy năm xưa. Thiên Lâm viết:

“Ngày xưa ông ‘anh hùng’ Nguyễn Văn Bảy học 7 ngày lên 7 lớp, sau đó 7 lần lái máy bay chiến đấu Mig-17 bắn rời 7 máy bay Mỹ dễ dàng thì ngày nay ông Tài chỉ học lớp Ba nhưng đầu óc đã là ‘tiến sĩ’ rồi thì ngồi ghế giám đốc cũng đâu có gì lạ”.

Như thế rõ ràng trường hợp của Hồ Hữu Tài không phải là hy hữu ở một đất nước cứ “ra ngõ là gặp ăn cướp”, khiến Facebooker Nguyễn Thùy Dương phải “ngợi ca” đồng chí Tài:

“Dù chỉ học hết lớp 3 nhưng bằng sự thông minh của giai cấp vô sản, đồng chí ấy đã lẫm liệt lên lãnh đạo tới cái gì luôn rồi. Nghiệp đúng là nghiệp…. bần cố nông!”

Thấy giáo Chu Mộng Long dùng từ khác để miêu tả hạng người này: Bọn vô học! Ông viết trên Facebook:

“Đọc xong bài báo, tôi không ngạc nhiên khi nghe một đồng nghiệp kể mua cái ô tô mới toanh, nhưng mỗi lần đăng kiểm phải tốn hàng chục triệu đồng để nuôi mấy đứa vô học. Thôi thì xe mới không chết ai, chứ xe cũ, xe hỏng mà đăng kiểm lấy giấy chứng nhận an toàn là phạm tội giết người.

Mà cũng lạ. Cán bộ của ta khi được bổ nhiệm phải theo quy trình 5 bước, trong đó có kê khai bằng cấp, trình độ, có thông qua các cấp ủy. Vậy thì cấp ủy hay “cấp quỷ” mà để lọt loại cán bộ không biết chữ?

Theo tướng Xô, không phải một mà ‘còn nhiều nữa’ thì là bao nhiêu? Không chừng có đến bốn triệu (đảng viên – ghi chú thêm của người viết) cũng nên?

Tôi đề nghị Bộ Công an trị tội mấy giảng viên đại học đang đòi cán bộ, giáo viên phải có bằng thạc sĩ, vì mấy ông bà này cũng là ‘quỷ’. Quỷ đói kiếm ăn bằng cách đòi sửa luật quy định cán bộ, giáo viên phải có bằng thạc sĩ. Vị giám đốc kia không biết chữ, nhưng chắc chắn phải có bằng cấp. Mà bằng cấp không do giáo dục đẻ ra thì là ai?”

Nói như thầy Long hóa ra từ hồi “giải phóng” đến nay, dân miền Nam cày xấp mặt để làm giàu cho lũ vô học à!
vuongquan
Posts: 270
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:15 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by vuongquan »

Sài Gòn có tất cả mọi thứ, trừ nhà vệ sinh công cộng!
An Vui


Image
Một trong những nhà vệ sinh công cộng ở Sài Gòn, ai dám bước vào? Chưa kể nơi đây thường là chỗ tụ tập của dân nghiện hút –

Đó là đánh giá của Nikkei Asia cuối Tháng Giêng 2023 khi công bố bảng xếp hạng nhà vệ sinh công cộng ở 69 thành phố du lịch trên thế giới theo đánh giá của QS Supplies, một công ty có trụ sở tại Anh.

Trong bảng xếp hạng các nhà vệ sinh công cộng ở các thành phố du lịch trên thế giới, Hà Nội đứng thứ 66/69, còn Sài Gòn đứng thứ 67/69, gần như đội sổ, một điều hoàn toàn đúng.

Thứ hạng nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ đứng trên Johannesburg (Nam Phi) và Cairo (Ai Cập), có khoảng cách khá xa với Kuala Lumpur (Malaysia) đứng thứ 42, Bangkok (Thái Lan) đứng thứ 45…


Bảng xếp hạng dựa trên số nhà vệ sinh công cộng có trên mỗi km vuông, và 10 thành phố có mật độ nhà vệ sinh công cộng cao trên mỗi km vuông đều thuộc các quốc gia giàu có và phát triển như Paris, Zurich, Barcelona…; trong khi nhóm thành phố bị xếp hạng gần chót chủ yếu ở châu Phi hoặc các nước nghèo châu Á.

Với hơn 13 triệu dân, Sài Gòn chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng (trong đó có cả nhà vệ sinh công cộng bị bỏ hoang), còn Hà Nội khá hơn, gần 400 cái. Nhà vệ sinh công cộng có lẽ cũng là một trong những lý do khiến du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam chưa tới 10%, trong khi có 40% du khách quốc tế quay lại Thái Lan.
Image
Bảng thống kê 15 thành phố có điều kiện nhà vệ sinh công cộng kém nhất, Hà Nội vị trí 66 và Sài Gòn 67/69 thành phố du lịch thế giới – Ảnh chụp màn hình

Khi đi tìm kiếm nhà vệ sinh công cộng ở quận 1, Sài Gòn, phóng viên báo Thanh Niên chỉ đếm được khoảng 10 cái và cho biết ở khu phố Tây (Bùi Viện – Trần Hưng Đạo – Cống Quỳnh – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Học) không có nhà vệ sinh công cộng nào. Đường Nguyễn Huệ và Hai Bà Trưng ngay trung tâm quận 1 mỗi nơi chỉ có một nhà vệ sinh công cộng, còn bến Bạch Đằng không có cái nào, dù du khách đổ về đây mỗi buổi chiều và tối rất đông.

Truyền thông về du lịch của Việt Nam thường chỉ chú ý đến những bài báo vinh danh như Sài Gòn là một điểm đến hàng đầu châu Á năm 2023 (xếp hạng của Fodor’s Travel của Hoa Kỳ); Sài Gòn và Hội An có tên trong Top 25 điểm đến là xu hướng du lịch hàng đầu năm 2023 (Tripadvisor – nền tảng du lịch hàng đầu thế giới bình chọn); Hà Nội có tên trong Top 3 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2023 (xếp hạng của Travel + Leisure) nhưng chưa có bài nào đề cập đến thực trạng nhà vệ sinh công cộng ở hai thành phố lớn nhất nước này. Nói chung, với truyền thông Việt Nam thì cứ khen là được!

Mỉa mai, Nikkei Asia nhận định: “Đường phố TP.HCM có mọi thứ mà khách du lịch mong muốn như thức ăn ngon, lịch sử kiến trúc sâu sắc, cuộc sống sôi động… Tất cả đều hấp dẫn, trừ nhà vệ sinh”! Đúng như vậy.


Đây không phải lần cảnh báo đầu tiên. Vì hồi năm 2014, nhà vệ sinh công cộng ở Việt Nam đã là một trong bảy nỗi sợ của du khách ngoại quốc. Số lượng vừa ít (kiếm đỏ mắt mới có), vừa… không sử dụng được vì quá dơ dáy hoặc đang khóa cửa bỏ hoang.
Image
Bên trong một nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm quận 1, thà “nhịn” còn hơn –

Hồi năm 2014, Sài Gòn từng khai trương rầm rộ một số nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 4 – 5 sao ở các công viên Tao Đàn, 23/9 và Lê Văn Tám (thuộc quận 1) do ngân hàng Sacombank đầu tư với chi phí từ 800 triệu – 1 tỷ đồng/cái (trị giá lúc đó $37,654 – $47,067). Mỗi nhà vệ sinh công cộng này có diện tích 60m2, sạch sẽ, vì có người dọn dẹp thường xuyên. Thế nhưng hiện nay, hệ thống này đã không còn giữ được vẻ sạch sẽ do thiếu người dọn dẹp, chưa kể một số điểm đã không còn hoạt động.

Năm 2016, Sài Gòn có kế hoạch xây dựng 1,000 nhà vệ sinh công cộng, kinh phí dự định khoảng 110 tỷ đồng (trị giá lúc đó $4.8 triệu) do công ty Vinasing đầu tư. Hà Nội cũng có kế hoạch tương tự với sự đầu tư của công ty này.

Thế nhưng, tới nay kế hoạch này ở Sài Gòn vẫn chỉ nằm trên giấy và lý do theo Sở Tài nguyên Môi trường là Sài Gòn thiếu quỹ đất công và mô hình hợp tác công – tư đã không còn được áp dụng. Hà Nội khá hơn, cũng chỉ xây được 85 nhà vệ sinh công cộng trên tổng số 416 vị trí đã khảo sát đủ điều kiện.

Kinh nghiệm của tôi khi đi chơi ở khu trung tâm thành phố (Sài Gòn lẫn Hà Nội) là khi mắc vệ sinh nên vào một quán cà phê hiệu như Starbucks mua một ly nước… hoặc vào hẳn trung tâm thương mại do người ngoại quốc đầu tư như Aeon, Takashimaya, Diamond… vì chỉ có dân ngoại quốc mới chú trọng đến sự sạch sẽ của nhà vệ sinh.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by nguyenvsau »

Câu hỏi trước ngày 30 tháng 4
Trương Nhân Tuấn
26-4-2023

Đất đai, lãnh thổ của Việt Nam thì ở đâu cũng như nhau. Thủ Thiêm hay Hoàng Sa, Trường Sa… đều có giá trị như nhau, đều là lãnh thổ của quốc gia.


Câu hỏi đặt ra, trước ngày 30 tháng Tư, là đồng bào Việt Nam có sẵn lòng hy sinh để bảo vệ đất nước, khi một ngoại bang nào đó xâm phạm lãnh thổ hay không?

Cá nhân tôi thì từ lâu đã có câu trả lời rồi.

Mở dấu ngoặc ở đây là tôi không “nhân danh” ai để đấu tranh hết cả. Tôi chỉ cố gắng nghiên cứu tài liệu, sử sách các nơi với mục đích thiết lập lại công lý. Tức đem lại sự thật cho lịch sử, như làm bổn phận của một người viết sử, ngay cả với tư cách một người viết sử không chuyên nghiệp.

Tôi cũng không tranh đấu cho ai hết cả. Tôi chỉ tranh đấu để đất nước Việt Nam ngày thêm tốt đẹp hơn, các thế hệ tương lai Việt Nam không còn sống cảnh “trai làm nô, gái làm tì” cho ngoại bang, ngay trên đất nước của mình. Đóng dấu ngoặc.


Tại sao tôi phải đổ máu để bảo vệ lãnh thổ, thí dụ Thủ Thiêm, mà tôi biết chắc rằng những hy sinh của tôi chỉ để phụng sự cho bọn tư bản đỏ, những trọc phú địa ốc mà một người trong bọn họ làm giàu là có hàng trăm, hàng chục nạn nhân mất nhà mất đất?

Tại sao tôi phải hy sinh giữ biển khi mọi tài nguyên dầu khí đã được hút lên từ 1975 đến nay, không thấy một đồng đưa vào đầu tư cho dân VN, đặc biệt dân miền Nam, nơi có các mỏ dầu đã và đang khai thác. Đường xá, nhà thương, trường học… đại đa số xây dựng là tiền vay nước ngoài.

Phải cho tôi một lý do để tôi sẵn sàng hy sinh, cũng như sẵn sàng hô hào mọi người cùng hy sinh để bảo vệ đất nước.


Đến nay tôi không thấy lý do nào hết cả. Ngoài những chuyện xấu xa, nghe qua là thấy chán.

CSVN bây giờ đã đưa Việt Nam trở thành một “quốc gia côn đồ”. Các vụ tổ chức bắt cóc người ở nước ngoài, mới đây là Thái lan, cho thấy CSVN bất chấp mọi nguyên tắc nền tảng của Hiến chương LHQ (cũng như các cam kết trong nội bộ ASEAN). CSVN, qua hệ thống “hồng vệ binh” của họ, còn đe dọa xâm lược Thái Lan, đòi đem xe tăng qua Bangkok.

Trong quá khứ chưa từng có tập đoàn lãnh đạo quốc gia nào như CSVN đã ăn cướp của cải của ngoại kiều, ở đây là Hoa kiều, sau đó đuổi họ đi khỏi nước, bằng phương tiện tự túc, với hai bàn tay trắng. Chưa hề có tập đoàn lãnh đạo quốc gia nào đã lột sạch của cải của nhân dân, như CSVN, sau đó cưỡng ép họ vượt biên, gây thảm trạng thuyền nhân với gần 1/2 triệu người chết. Tập đoàn lãnh đạo CSVN đã làm vậy với nhân dân miền Nam Việt Nam.

CSVN đã đưa quốc gia Việt Nam vào hạng côn đồ, như bản chất của họ. Tôi không ngạc nhiên khi nay mai họ sẽ cho hồng vệ binh đi ám sát, giết người, hay cho đặt bom, làm khủng bố ở nước ngoài.

Vì vậy, không, tôi sẽ không tranh đấu để để “bảo vệ đất nước”. Bởi vì tôi thấy, nếu đất nước lọt vô tay “ngoại bang”, như Mỹ, Pháp… thì dân tộc Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều lần so với chế độ bây giờ.

Bình Luận từ Facebook
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Tạp Ghi

Post by nguyenvsau »

Tạp Ghi
Image

Phở từ “Hà Nội 36 Phố Phường” đến Little Saigon
Vương Trùng Dương

Nói về món ăn thuần túy ở Việt Nam, mỗi miền nổi tiếng với đặc sản riêng, khi gọi tên món ăn đó gợi lên hình ảnh của nơi nào rồi. Với món phở, theo thời gian đã đi vào văn chương qua các ngòi bút nhà văn, nhà thơ từ đầu thận niên của thế kỷ XX trong các tác phẩm.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan ghi nhận: “Năm 1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu”.

Trong quyển Giòng Nước Ngược của Tú Mở (nhạc phụ của nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ấn hành ở Hà Nội năm 1934, có bài thơ “Phở” Đức Tụng:
“Trong các món ăn “quân tử vị”,
Phở là quà đáng quý trên đời.
Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,
... Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.
Khách làng thơ đêm thức viết văn,
Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí
… Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch
… Ai ơi, nếm thử kẻo thèm”

Trong cuốn tùy bút Hà Nội 36 Phố Phường của Thạch Lam, NXB Đời Nay, Hà Nội năm 1943. Chương 2: Phở Bò - Món Quà Căn Bản:
“Phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Hàng Cót, phố ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v…
Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa”.
Chương 3: Phở Gà: “Ở Hà Nội, có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ Sáu và thứ Hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.
Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò: thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá: ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà vàng màu nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xanh lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ: tất cả những thứ đó tắm trong một thứ nước dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.
… Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái, ăn thơm mà mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh, đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, “dù có thể làm được phở bò ngon”.
Nguyễn Tuân viết tùy bút Phở với nhiều phát hiện độc đáo. Nào là sự phân biệt giữa “xẩu” và “xương” trong nồi phở. Nhiều người cứ nghĩ “xẩu” cũng giống như “xương”, là một tiếng đệm mà thôi, nhưng thực ra “xẩu” có nghĩa là những đầu xương trong nồi phở có dính thịt và những cái xương chưa róc hết thịt… Nguyễn Tuân còn đề cập bát phở ngon nhất đối với ông luôn luôn là một “bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật”.
“Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại…”
Trong bài viết của Tôn Thất Thành về nhà văn Nguyễn Tuân sau năm 1975 ở Sài Gòn được mời ăn phở:
“Nói đến nhà văn Nguyễn Tuân thì ít ai không biết vài giai thoại độc đáo về chuyện ăn uống của ông. Ông vốn là người rất kỹ tính trong việc này. Ông kén từ cái ăn, đồ dùng để ăn đến cách ăn, chỗ ăn. Nhưng, kén nhất là kén người ăn cùng với ông… (khách mời có con gái trưởng và cháu ngoại Phạm Quỳnh).
Tối hôm ấy, y lời hẹn, tôi đi xe đạp, chở mẹ tôi đến số nhà 125-E đường Nguyễn Đình Chiểu (mà anh Nguyễn Ngọc Lương còn cẩn thận nhắc tên cũ là đường Phan Đình Phùng, sợ đi xe xích lô nói tên mới có người không biết). Đến nơi thì ra nhà số 125 ấy là một cái hẻm nhỏ, rộng độ 2 mét, các nhà kế bên nhau bên tay phải đánh số từ 125-A đến 123-I. Nhà anh Nguyễn Ngọc Lương (nhà văn Nguyên Nguyễn) ở giữa.
Trời tối, mẹ con tôi tìm đến nhà 125-E thì có tiếng một người đàn ông lớn tuổi đằng hắng, (nhà văn Nguyễn Tuân)
… Chủ khách đang nhâm nhi rượu ngon và bàn phiếm ba câu chuyện về các loại rượu, thì vừa lúc mùi phở Hà Nội đặc trưng tỏa ra ngào ngạt: Chị Quyến (vợ anh Lương) bưng một mâm bốn tô khói thơm phưng phức. Chị chủ nhà mời mọi người cầm đũa, thìa và không quên nhấn mạnh là “Nước dùng này tôi ninh xương bò, lợn cả nửa ngày với các thứ củ chứ tuyệt không dùng chút bột ngọt (Chị sợ dân Bắc chưa quen, còn nói thêm “tức là mì chính ấy ạ”). Các bác xơi xem có đúng vị phở Hà Nội không”.
Nhà văn Nguyễn Tuân chưa ăn ngay, mà xin cái bát nhỏ, cái thìa sứ và ít lát ớt. Sau đó, ông từ tốn như một nghi lễ đã quen: sớt một ít bánh phở và nước ra bát nhỏ, gắp vài miếng thịt bò chín, rồi lấy cái thìa sứ gắp vài sợi bánh phở vào, thêm một lát thịt và một lát ớt rồi giầm cả xuống nước phở nóng, sau đó lấy đũa và dần vào miệng từng chút một.
Cứ vài thìa, lại nhâm nhi chút rượu vang, im lặng thưởng thức món quà của một phụ nữ Hà Nội gốc, như anh Lương đã giới thiệu về vợ.
… Thấy khách mải nói chuyện văn chương, chẳng ai nhận xét gì về phở cả, bà chủ phải lên tiếng: “Các bác xơi phở em làm thấy có được không?” Nguyễn Tuân đã ăn xong hai chén nhỏ, vui vẻ nói với nét mặt rạng rỡ: “Ngon lắm, đúng vị phở Hà Nội”
… Nhà văn Nguyễn Tuân đã vì quí mến Phạm Quỳnh mà để cả một buổi tối dùng phở, trò chuyện chân tình với mẹ con tôi, là con và cháu người”
Có giai thoại kể rằng khi Nguyễn Tuân được mời ăn phở trên đường Paster (trước năm 1975 thường gọi là con đường phở), khi có tô phở trên bàn, nhà văn không ăn mà chỉ ngửi hương vị phở đã tắm tắc khen ngon vì trải qua những thập niên ở Hà Nội với “phở quốc doanh”!
Trong quyển tùy bút Miếng Ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng, Sài Gòn năm 1960. Với 15 món trong Miếng Ngon Hà Nội, nhà văn coi như các món “quốc hồn, quốc túy”. Bài viết Phở Bò - Món Quà Căn Bản. Ông nhớ về từng hàng phở của Hà Nội xưa như: phở Sứt, phở Nhà thương Phủ Doãn, phở Đông Mỹ ở phố Mới, phở Cống Vọng kéo xe, phở Mũ Đỏ đằng sau miếu chợ Hôm, phở Tàu Bay ở ngã ba phố Hàm Long…
Vũ Bằng mô tả về Phở Tráng ở phố Hàng Than, được mệnh danh là “vua phở 1952”. Ông gọi bát phở ấy là một “bài thơ phở”: “Cứ nhìn bát phở không thôi cũng thú. Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau xanh thơm biêng biếc; mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên vừa đỏ sẫm như hoa lựu… Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay cái cay của gừng, cay cái cay của hạt tiêu, cay cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy thơm nhè nhẹ cái thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò tươi và mềm… Rồi thì hòa hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành êm dịu, ngọt một cách thành thực thiên nhiên, không có chất gì là hóa học…”.
Vũ Bằng ca ngợi món phở: “Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta…
Qua làn cửa kính đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm: chín có, tái có, sụn có, mỡ gàu có, vè cũng có…
Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu… Trông mà thèm quá!”.
Theo ghi nhận, phở Tàu Bay (gốc Bắc) có mặt ở Sài Gòn năm 1954 và nhanh chóng trở thành tiệm phở quen thuộc, phở Thịnh đường Gia Long, Phở Turc đường Turc, phở Minh nằm trong hẻm nhỏ (hẻm 63), đường Pasteur và phở 79 ở đường Frère Louis (sau đó đường Võ Tánh). Phở Cao Vân, không nằm trên đường Trần Cao Vân (Larclause) mà trên đường Mạc Ðĩnh Chi (Massiges) chủ nhân từ Hà Nội vào bán xe phở rồi mở tiệm. Phở Hòa trên đường Pasteur năm 1960, khai trương mang tên Hòa Lộc chỉ có phở bò, thực khác chỉ gọi phờ Hòa. (Xuất xứ phở Hòa được đặt theo tên của một người đàn ông miền Nam tên Hòa làm nghề bán phở rong, với chiếc xe đẩy cà tàng, mỗi ngày ông Hòa thường đẩy xe đi bộ gần 20 cây số từ chợ Xóm Mới (quận Gò Vấp) tới đường Pasteur để bán. Nhờ cơ duyên nào đó, ông đã truyền lại những bí quyết nấu phở cho thân mẫu anh Nguyễn Trang ở đường Pasteur).
Thích phở gà có Hương Bình trên đường Hiền Vương, phở gà Nam Phiên ở đường Trần Quang Diệu. Phở Quyền trên đường Võ Tánh gần cổng phụ của Bộ Tổng Tham Mưu nên thu hút giới quân nhân. Phở Lệ trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Bảng hiệu phở Lệ ghi (Tái Nạm - Gầu - Viên) kèm theo chữ Hán và tiếng Anh (Beef Noodle Soup Restaurant). Thời gian đầu phở Bắc không có rau, dần dà theo sở thích của người miền Nam nên có thêm loại rau thơm như rau húng quế, bạc hà, ngò gai, hành xanh và hành trắng, chén củ hành tây bào… và giá.

Riêng phở không bảng hiệu có mặt từ năm 1958 trong hẻm 288 đường Công Lý (trước năm 1954 là Mac Mahon. Quán với mái tôn bên ngoài, bàn ghế thấp lè tè nhưng thu hút thực khách trong giới văn nghệ và quan chức… Tiệm không có bảng hiệu, có lẽ chủ nhân là bà Dậu nên gọi phở Dậu.
Có nhiều bài viết, gần đây Phở Dậu của nhà văn Song Thao:
“… Phở Dậu thời của chúng tôi. Thời đó, bàn ghế trong tiệm lỏng chỏng không đồng đều. Hình như chúng được gom dần trong nhiều thời gian khác nhau. Trông chúng cũ kỹ, đơn giản. Có lẽ chủ nhân chẳng cần để ý tới chúng. Cứ có chỗ ngồi và chỗ để tô phở là được. Khách cũng chẳng cần câu nệ. Miễn ăn được bát phở. Nếu những tiệm phở khác thời đó dùng cái có thể gọi là “tô” thì phở Dậu chỉ có “bát”. “Bát là tiếng Bắc, “tô” là tiếng Nam, chẳng phân biệt lớn nhỏ. Nhưng bát phở Dậu nhỏ hơn hẳn những tô phở của các tiệm phở khác. Người ăn khỏe, một bát vẫn thòm thèm. Phải hai bát. Cỡ tôi thì hai bát thì quá bụng nhưng một bát vẫn thiêu thiếu. Thường tôi gọi thêm một bát tái nước có tiết. Tiết là thứ chỉ có ở phở Dậu. Tiết tươi chan vào nước phở nóng tạo thành những màng màu nâu đục là thứ ngọt ơi là ngọt.
… Không thể gọi phở Dậu là tiệm hay quán được. Nó không có được một cái tên. Dậu là tên mà hồi đó thực khách nghĩ là tên của bà chủ. Thực ra bà đứng bán tên là chi, chẳng ai biết. Dậu là tên bà chủ đầu tiên khi tiệm thành lập vào năm 1958. Sau vài năm bà nhường lại tiệm cho bà Uy là bà đang bán phở cho chúng tôi. Bà khoảng ngũ tuần, người nhỏ nhắn, phong thái Bắc kỳ rặt, bận tíu tít nhưng vẫn không bao giờ quên gu tô phở của từng thực khách quen. Những khách quen không cần phải order nhưng tô phở để trước mặt đúng là tô phở ưng ý nhất. Ngay những ý thích nhỏ nhặt của khách bà cũng thuộc nằm lòng.

Ngày đó khi bát phở của tôi được bưng ra không bao giờ thiếu một chén hành tây bên cạnh. Vắt múi chanh, thêm vào chút ớt, chén hành tây ăn kèm với phở ngon tuyệt vời. Cái tên “phở Dậu” chỉ là tên… bán chính thức, thực khách còn đặt cho tiệm này nhiều tên khác. Tác giả Đỗ Duy Ngọc bàn như sau: “Sài Gòn có một quán phở bán suốt mấy chục năm mà chủ nhân không đặt tên quán. Trong suốt một thời gian dài, quán đều do khách đặt tên. Đầu tiên là “Phở Công Lý” vì tiệm nằm trong hẻm thuộc đường Công Lý. Thời gian sau, quán thường có đám khách thường xuyên là các sĩ quan Không Quân. Thành ra quán được gọi là “Phở Không Quân”. Thời gian mang tên này ngắn ngủi vì sự xuất hiện một thực khách đặc biệt. Đó là tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ đó người ta gọi là “Phở Ông Kỳ” hay “Phở Nguyễn Cao Kỳ”.
… Ông Kỳ là thực khách đình đám của phở Dậu nhưng còn có những thực khách khác, cũng đình đám vậy. Như ông Trần Minh Công. Ông nầy là bạn học với tôi tại Chu Văn An. Ông đi du học bên Úc rồi về gia nhập ngành Cảnh Sát. Ông đóng tới lon Đại Tá và giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Theo một ông dân cư xá Công Lý từ năm 1955 đến 1988, nơi có phở Dậu, thì “tôi thấy có ông Trần Minh Công tới ăn có ba bốn xe cảnh sát hộ tống”.
… Nhà văn Phan Nghị, từng lê lết nơi phở Dậu, nhớ lại: “Phở Dậu có những đặc điểm không giống bất cứ một tiệm phở nào: không rau, không giá và rất sạch, và nhất là không có cái mùi phở kinh niên. Thịt thái mỏng và bánh phở to bản thích hợp với cái gu của người Hà Nội. Vì ở sâu trong hẻm, nên thoạt đầu khách tới ăn uống rất lơ thơ tơ liễu buông mành, chỉ có dăm bảy mống. Sau đó, nhờ sự cổ động của người Hà Nội, người ta mới bắt đầu chiếu cố tới hương vị không rau không giá đó”.

Sau 1975, phở Dậu là ngã ba hẹn hò của giới ăn phở Dậu trước đó, khi thành phố chưa đổi tên. Ngày đó, bạn bè chúng tôi tan tác sau cơn bão dữ, ai còn, ai đi thoát, ai chưa “cải tạo” về, cứ tới phở Dậu là biết hết. Gọi là “ngã ba hẹn hò” cho thêm phần tình cảm chứ thật ra chúng tôi chẳng ai hẹn ai. Cứ thuận chân tới. Tới sẽ gặp. Gặp rồi đấu láo chửi thề. Thường chúng tôi mắng mỏ nhau sao chậm lụt thế. Trông thấy cái mặt nào còn trình diện là thêm một ngao ngán..”..
Sau nầy bà Uy định cư tại San Jose, mở quán Phở Dậu Phở số 1939 đường Alum Rock Ave Suite H. Song Thao viết tiếp: “Ông bạn thân nhất của tôi ở San Jose là ông ký giả Hà Túc Đạo đã bị cô Vy rủ đi mất tiêu, tôi nắm áo ông bạn chung của ông Hà và tôi là ông Nguyễn Xuân Phác, một cây sành ăn. Ông cho tôi một số tin tức: “Vào thời gian sau 2010, tin Phở Dậu mở ở San Jose đã khiến cho dân ghiền phở nơi đây xôn xao và kéo đến thưởng thức hương vị Sài Gòn cũ khá đông đảo… Tôi có hỏi dò bà cụ thường ngồi khiêm nhường ở một góc quầy thì bà xác nhận chính là chủ Phở Dậu ở Sài Gòn trước đây, nay qua San Jose truyền nghề cho đứa con (hay cháu?), tên Dũng đứng ra mở tiệm. Cô vợ ở quầy tính tiền là con gái một ông chủ tiệm vàng nổi tiếng trong vùng. Tiệm đang kinh doanh phát đạt thì đột nhiên bị xé đôi. Nửa tiệm ở lại tại chỗ vẫn mang tên “Phở Bà Dậu” nhưng bấy giờ do cô vợ làm chủ. Nửa kia do ông chồng mang qua một tiệm ăn mới sang nhượng nhưng trước đó có tên là “Quán Nhà Tôi”. Sau khi sang nhượng, quán mang tên “Phở Công Lý”. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, cả hai tiệm đều đã “âm thầm đóng cửa” không biết lý do vì sao”.
Trong khi Sài Gòn và miền Nam VN món phở “trăm hoa đua nở” thì Hà Nội và miền Bắc trong thời kỳ tem phiếu, bao cấp, thịt khan hiếm nên chỉ sống còn với “phở quốc doanh, phở mậu dịch” chỉ có nước lỏng bỏng, thực khách đến quầy mang ra bàn ăn!
Bà Nguyễn Thị Hậu, tiến sĩ, chuyên gia khảo cổ và nghiên cứu văn hóa viết về phở ở Hà Nội viết: “Những quán phở mậu dịch như vậy thì nổi tiếng với món “phở không người lái”, tức là không có thịt gì cả chỉ có nước dùng trong veo và thậm chí rất nhạt cùng với bánh phở. Có một ít hành ngò và thịt bò, thịt gà thì không bao giờ thấy mà đôi khi chỉ có thịt heo, nếu có vài miếng thịt heo thì rất mỏng mà hồi đó bọn học sinh chúng tôi hay nói đùa là miếng thịt heo nó bay qua bát phở và biến đâu mất không kịp nhận ra cái mùi vị của miếng thịt như thế nào nữa.
Đi kèm với bát phở mậu dịch không người lái như vậy chúng tôi nhớ rất rõ có đôi đũa và cái muỗng bị đục thủng, bị cái đinh đóng thủng vào để ngăn chặn tình trạng người ta lấy cái muỗng về nhà mất.
Cái muỗng nó bị thủng nên khi múc một miếng nước phở lên để húp thì có khi nhiều khi nước nóng nó chưa đến miệng thì nước dùng trong cái thìa đã chảy xuống hết cái tô phở rồi… Cái muỗng bị đục lỗ để tránh bị ăn cắp vẽ nên diện mạo của nền kinh tế bao cấp kiệt quệ, tương quan một cách lý thú với khái niệm “phở gia truyền” của người Hà Nội trong tư duy giữ chặt bí quyết nấu phở nhưng cũng từ đó mất đi sự sáng tạo cần có mà sau này người miền Nam đã mạnh dạn bổ khuyết”.
Bà Nguyễn Thị Hậu nổi tiếng trong giới khảo cổ ở VN, bà cũng là nhà văn và những dòng bà viết của thời sinh viên ở Hà Nội. Chao ôi! “Cái muỗng bị đục lỗ để tránh bị ăn cắp vẽ nên diện mạo của nền kinh tế bao cấp kiệt quệ” không thể nào ngờ nhân cách, phẩm giá con người bị khinh rẻ đến mức đề phòng “bần cùng sinh đạo tặc” như vậy! Có ai gọi phở mậu dịch là “quốc hồn quốc túy”.

*
Nói đến phở ở hải ngoại thì không có nơi nào bằng Little Saigon, Quân Cam, California được xem như “thủ phủ” của món phở. Càng nhiều thì càng cạnh tranh để sống còn nên vừa ngon vừa rẻ. Đồng hương có đến nơi nầy cũng hỏi thăm để thưởng thức món “quốc hồn quốc túy”, có vài tiệm bán thâu đêm.
Với từ phở, các cuốn tự điển Việt như Tự Điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ phở. Tự Điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự Điển Genibrel (1898) cũng vậy.
Cho đến khi Viêt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội năm 1930 ghi về phở “Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò” (không có thịt gà). Theo Wikipedia “Phở or pho is a Vietnamese soup dish consisting of broth, rice noodles, herbs, and meat, sometimes chicken. Pho is a popular food in Vietnam where it is served in households, street stalls and restaurants countrywide. Pho is considered Vietnam’s national dish”.
Chữ “rice noodle” không thuần túy là bánh phở nhưng cũng được giải thích chữ: “Banh Pho” is traditionally made from rice flour, coated in thin sheets and then cut into fibers.
Loại gạo xoay nhuyển thành bột, tráng thành bánh mỏng rồi cắt ra thành sợi cũng dành cho các món như hủ tiếu, cao lầu, mì Quảng… Loại nầy sấy khô, đóng gói được bán ở supermarket có tên Việt/Mỹ rất thông dụng. Bún cũng làm bằng bột gạo nhưng chế biến khác nhau, món ăn nầy cũng thông dụng như phở ở trong nước và hải ngoại.
Theo Wikipedia thì một trong những tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Trong mục thực phẩm, cụm từ chữ Hán “ngọc tô bính” được chú thích bằng chữ Nôm là “bánh phở bò”.
Và theo trang web nầy “Có người nói rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên “ngưu nhục phấn”… Cũng có giả thuyết khác cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”) kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam.
Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món “xáo trâu” (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món “xáo bò” dùng bánh cuốn.
P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói), c/chữ phổ (phổ biến).
Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là “phổ”. Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe
Nhà văn Nguyễn Công Hoan ghi nhận: “Năm 1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu”.
Tiếng rao món phở âm Nôm: “phố đây, phố ơ! Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: “Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò”.
Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này, song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua đó là việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Bởi vậy, nhiều chủ quán phở bò đành phải đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, tạo điều kiện cho phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai món phở bò và phở gà đã chính thức ngự trị và song hành cùng nhau trong lòng ẩm thực Việt. Và từ đó, phở gánh đến tiệm phở dần dàn phát triển từ Bắc vô Nam.
Ông Nguyễn Văn Cảnh (thường gọi là Cảnh Vịt) là một trong những người Việt tiên phong lập ra tiệm phở Nguyễn Huệ, phở Hòa (năm 2003 đổi thành phở Quang Trung), phở 79 ra đời năm 1979… từ đó đến nay có cả trăm tiệm phở ở Little Saigon và các vùng phụ cận. Không những người Việt mà người bản xứ, các sắc tộc khác cũng thích món phở. Nếu tính trên đầu người, người Việt cư ngụ ở Little Saigon, khoảng trên dưới 100.000 thì Little Saigon có nhiều tiệm phở nhất, kể cả trong nước.
Về bảng hiệu với chữ 45, 54, 86, 79… và tên chỉ, một, hai chữ, nhạc sĩ Tuấn Khanh dùng tựa đề ca khúc Hoa Soan Bên Thềm Cũ làm tiệm phở ở TP Garden Grove. Ngày nay, nhiều tiệm phở tên tiếng Anh với chữ “pho” bên cạnh, thực khách nước ngoài cũng hiểu đó là món ăn thuần túy của người Việt, chứng tỏ nó đã trở thành món ăn thông dụng nơi xứ người.


Little Saigon, April 2023
Vương Trùng Dương
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 7 guests