Tạp Ghi

vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ghét Mỹ
Ghét Mỹ là một hiện tượng thường thấy ở nhiều nước, nhiều người. Ở những quốc gia thiên tả, những lãnh tụ thiên tả, - dĩ nhiên là bao gồm cả những nước cộng sản như

Việt Nam ngày nay, và dân tộc trong các nước ấy, vì bị tuyên truyền nên đâm ra ghét Mỹ. “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta” là bài học đầu tiên trong tất cả các trại cải tạo. Đây không phải là bài học mới dành cho người miền Nam đi tù cải tạo sau 1975 mà là một đề tài giáo dục chính trị căn bản ở miền Bắc đã có từ trước 1975. Tại những quốc gia, những nước tư bản phát triển, những nước đang phát triển hoặc nghèo đói, không phải là không ghét Mỹ. Mỗi nơi, mỗi nước có những lý do khác nhau nhưng lý do thường thấy nhứt là cạnh tranh quyền lợi, là Mỹ hay “chơi cha, chơi ép” người ta, có khi bị Mỹ hăm dọa bằng vũ lực. Người ta ghét Mỹ vì Mỹ là “Tên sen-đầm quốc tế”, nhưng có môt lý do thông thường nhất là Mỹ giàu. Nước nghèo ghét nước giàu tuy vẫn ngữa tay nhận viện trợ. Người nghèo ghét người giàu là tâm lý thông thường. Tuy ghét Mỹ nhưng bị “Mỹ hóa” khá nhanh, khoái mặc quần jean và khoái làm bộ nghênh ngang như mấy chàng Cowboy, nhưng trí óc những người bị Mỹ hóa nấy thì rỗng tuếch. Vì rỗng tuếch nên dễ bị Mỹ hóa.

Điều đáng ghét là người ta ghét Mỹ là vì theo “mốt”. Cái “mốt” thường thấy, rất đáng ghét là người ta phải ghét Mỹ để chứng tỏ ta đây là người “trí thức tiến bộ”.

Ở miền Nam trước đây, tâm lý ghét Mỹ cũng là điều thường thấy, ngay cả trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Không ít người đăng lính, đi sĩ quan từ khi Quân Đội Quốc Gia mới thành lập, nghĩa là trước 1955, khi Tây đang còn, thì không ưa Mỹ. Khi Hùng móm, em út tôi tử trận năm 1972, một đại tá Sư Đoàn Dù đến làm lễ và gắn Bảo Quốc Huân Chương, tôi thấy ông đưa tay lên chào trước bàn thờ, lòng bàn tay ngữa ra phía trước, giống như cách chào của lính Pháp. Lòng bàn tay không úp xuống như của Quân Đội Cộng Hòa, giống cách chào của lính Mỹ. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng sau đó tôi hiểu. Tôi đoán chừng ông nầy xuất thân từ văn hóa Pháp, từ lò của Pháp, không ưa Mỹ cũng là một tâm lý thông thường. Tôi không nói sai, bởi vì ảnh hưởng văn hóa là điều khá quan trọng. Một người bạn của tôi, nguyên là bác sĩ trước 1975 ở Saigon, đã đi du lịch Trung Hoa và Pháp. Khi du lịch Trung Hoa, vì đi theo tour nên không ghé lại Cô Tô để xem Hàn Sơn Tự như anh ta mong muốn. Khi qua Paris, nhìn sông Seine và đi thăm vườn Lục Xâm Bảo, anh thấy có một cái gì đó rất gần gủi, thân quen, không cảm thấy xa lạ. Tôi nghĩ anh ấy không đến xem Cô Tô và Hàn Sơn Tự là hơn, bởi khi thấy ngôi chùa nhỏ, rêu phong, không có gì tráng lệ, hùng vĩ hay có được một khung cảnh đẹp và êm đềm như anh từng tưởng tượng, anh sẽ thất vọng. Đọc “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”, anh tưởng là một cái gì đẹp lắm, hùng vĩ lắm, mênh mông lắm, xa vắng như tiếng chuông chùa vang vọng trong đêm khuya. Khi thấy thực tế, anh sẽ thất vọng. Ngược lại, đến vườn Lục Xâm Bảo, anh sẽ thấy lại hình ảnh chú bé hai tay đút túi, vừa đi vừa nhảy nhót như con chim sẻ như Anatole France đã mô tả, hay anh thấy sông Seine giống như trong “Mùa Thu Không Trở Lại” thì dĩ nhiên anh thấy linh hồn mình trong đó, vì anh học Pháp văn từ Cour Enfantin.

Chịu ảnh hưởng một văn hóa, yêu nó, điều đó không có gì lạ, không có gì xấu. Thế không hơn những người không có một chút văn hóa, văn học nào cả thì sao?! Nhưng cách chào ngữa lòng bàn tay ra phía trước như ông đại tá nói trên thì tôi cho là sai. Chúng ta không trôi theo giòng thì thôi, lên bờ mà đi xe hay đi bộ, còn đã trôi theo giòng thì “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Cuộc sống nhiều khi khá phức tạp và rất khó xử. Khổng Tử nói: “Đời đục cả, ta trong làm sao được?” Nhưng nhà thơ Hữu Loan thì lại không chịu. Ông ta không thể bẻ cong ngòi bút để phục vụ “Chúng nó” được. Vì vậy cho nên ông phải đi đánh dậm, phải chạy xe đạp ôm. Cũng được đi, ông chấp nhận! Nhưng điều đau khổ với ông là “Chúng nó” không cho con ông đi học. Con cái những tên phản động không được học cao, biết đọc, biết viết là được rồi. Chính sách của “Chúng nó” là vậy! Con ông không có cơ hội đi học, chúng thất học. Đó là điều đau khổ cho ông. Gặp lại bạn bè cũ và những người hâm mộ thơ ông ở Saigon sau 1975, ông than thở: “Khổng Tử đúng mới chết chứ!” Nhìn chung, theo hay không theo hoàn cảnh sống là điều khó xử.

Đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan Nhật Nam, đoạn tác giả gặp Robert Lửa, người ta cũng thấy những sĩ quan trẻ hơn, trưởng thành sau khi miền Nam đã có nền Cộng Hòa, cũng ghét Mỹ, ghét cố vấn Mỹ. Khi ghét thì cúp phần ăn của nó, “Cho nó đói”, cúp luôn cả “tà-lọt”. Trong khi cố vấn Mỹ có gì đáng ghét chăng? Hễ khi đụng trận rồi, cấp chỉ huy của ta yêu cầu gì thì cố vấn Mỹ “Yes, Sir” lia lịa. Ngay cả đoạn tác giả “chưởi lộn” với một tên cán bộ Cộng Sản qua máy truyền tin là một đoạn rất hay, khiến cho tên cán bộ Cộng Sản im re, không dám lên máy nữa, ta cũng thấy cái tâm lý ghét Mỹ ở một số người. Tác giả kêu “Đ. M. Đế quốc Mỹ” và thách anh cán bộ Cộng Sản có dám kêu Nga, Tàu ra mà chưởi hay không. Tên cán bộ chịu thua.

Khi còn ở Huế, tôi thấy một số được gọi là “trí thức tiến bộ Huế” ghét Mỹ là vì đó cái “mốt” để chứng tỏ ta đây “hơn người” chứ không có lý do gì chánh đáng gì hết. Họ cho rằng thiên tả là tiến bộ; thiên hữu là chịu làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Không ghét Mỹ là chịu làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Việc nầy rất thiên lệch, không vô tư chút nào! Trịnh Công Sơn viết “Đàn bò vào thành phố” là muốn ám chỉ lính Mỹ đến Huế. Còn Việt Cộng vào thành phố (Huế) năm Mậu Thân và chôn sống năm ngàn người thì là gì đây? Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một “trí thức tiến bộ Huế”, thì gọi năm ngàn người ấy là “những con rắn độc”.

Ghét, thương, v.v... là tình cảm, nhưng khi ta ghét thương ai thì sự ghét thương đó phải được dẫn dắt bằng lý trí. Nếu chúng ta để cho tâm hồn mình dẫn dắt bằng cảm tính mà không bằng lý tính thì không thể gọi là người hiểu biết được, chưa nói là tự xưng mình là “trí thức tiến bộ” như mấy ông Huế tôi nói ở trên. Cổ nhân dạy: “Nhân bất học bất tri lý” Học là để biết, để suy xét, suy nghĩ về những việc xảy ra quanh ta và ứng xử làm sao cho đúng, không để tình cảm lôi kéo nhiều khi làm cho chúng ta có những hành động thiếu hợp lý, sai trái.

Thật ra, nhiều khi người Mỹ cũng có những thái độ đáng ghét. Đáng ghét cho người nầy và người khác thì thích thú khâm phục, tùy vị trí khác nhau.

Khi tôi ở trại tỵ nạn Sungei Beshi bên Mã Lai, một hôm có “Phái đoàn Mỹ” tới. Thông báo là “Phái đoàn Mỹ” nhưng thật ra chỉ có một mình anh chàng Arlington. Người ta đồn anh nầy nguyên là trung tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, nay giải ngủ, làm việc cho INS, đến trại để xét hồ sơ cho đi định cư ở Hoa Kỳ. Có người đốn anh ta là nhân viên CIA. Buồn cười là khi anh ta xuống xe vào trại, thấy một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, sắp hàng trước sân Task Force (Chỉ huy trại), mỗi người cầm một tờ giấy. Anh ta hỏi thì được biết rằng những người ấy bị tội “Ăn thịt heo” nên bị phạt phải trình diện Task Force, mỗi ngày ba lần. Arlington thu hết các giấy trình diện, xé rách, vụt xuống đất rồi đuổi mọi người về, khỏi trình diện gì cả. Đám người vui mừng, cười nói ra về. Ai ra vào trại đều ký tên vào một cuốn sổ để sẵn ở cửa chính. Không những không ký tên vào sổ, anh ta còn bước tới lật bìa úp cuốn sổ lại, đi thẳng vào văn phòng Cao Ủy, chỗ anh ta sẽ làm việc. Vào tới nới, anh ngồi “vách đốc củ tỏi”, lấy thuốc ra hút. Bà Cao Ủy Delle, người Thái Lan, đem tới cho anh ta cái gạt tàn thuốc, anh gạt qua một bên, tiếp tục gạt tàn thuốc xuống nền nhà. Dĩ nhiên, theo tâm lý “bị trị”, những người trong trại tỵ nạn thì thích anh ta lắm, còn đám Mã Lai thì coi anh ta như cái gai nhưng không làm gì được. Qua câu chuyện như thế, ghét Mỹ hay thích Mỹ, thương Mỹ cũng tùy mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, và người ta có những lý do, nhận định chủ quan theo lăng kính của mình.

Cũng chưa hết chuyện anh chàng Arlington nầy. Anh ta phỏng vấn một người đàn bà có chồng ở Mỹ, qua loa vài câu, anh ta cho bà ra khỏi phòng, người con gái vào để anh ra phỏng vấn tiếp. Khi cô gái ra khỏi phòng, bà mẹ lo lắng chờ sẵn ngoài cửa, bà hỏi: “Thằng Mỹ hỏi mày sao? Nó hỏi mầy sao?” Arlington gọi bà ta vào, nói tiếng Việt với bà, không qua thông dịch viên nữa: “Tôi gọi bà bằng bà, gọi con gái bà bằng cô. Tại sao bà gọi tôi bằng nó, bằng thằng?” Bà mẹ hoảng hồn, sụp lạy Arlington: “Tui lạy ông. Tui lạy ông. Tui lỡ lời.” Ai bảo bà mẹ nói trên không có tâm lý ghét Mỹ? Bà ghét Mỹ mà không biết mình ghét Mỹ. Bà nói theo thói quen của người Việt Nam. Người ta nói người Việt hiếu khách, nhưng quả thật họ có tâm lý ghét người ngoại quốc. Sau lưng, họ ít khi gọi tới người ngoại quốc một cách lịch sự. Người Tàu thì gọi là chú Ba. Người Ấn thì gọi là Anh Bảy Chà. Người Pháp, Mỹ mắt xanh mũi lõ thì đều gọi bằng thằng hết. Chú Ba, Anh Bảy hay Thằng Pháp, thằng Mỹ đều là những tiếng bày tỏ sự ghét, hoặc không ghét thì ít ra cũng không mấy ưa. Tâm lý đó do đâu? Vì tổ tiên chú Ba đô hộ ta một ngàn năm? Vì thực dân Pháp cai trị ta một trăm năm? Còn Anh Bảy, Anh Mỹ thì sao? Anh Bảy ở Saigon ngày xưa thì cho vay nặng lãi và kêu police Tây đuổi nhà lấy đất ở mấy xóm lao động. Mỹ thì cũng mắt xanh, mũi lõ, nên khi người ta ghét Tây thì cũng không ưa những kẻ ngoại hình giống Tây.

Có những người ghét Mỹ mà người ta cũng khó hiểu được lý do! Ông bạn tôi kể lại người hàng xóm của anh ghét Mỹ số một. Hễ mở miệng ra là “Tui ghét Mỹ lắm!”, nhưng không biết lý do tại sao anh ta ghét Mỹ dữ vậy. Hỏi quê quán thì quê anh ta ở một trong những cái hòn trong vịnh Rạch Giá: Hòn Lại Sơn, Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Ngang, Hòn Đầm, v.v... Tôi nói với người bạn: “Dân ở hòn thì tôi cũng có biết sơ qua. Hồi chế độ cũ, ít người cầm súng đánh nhau với Việt Cộng. Quân đội, Cảnh Sát có lùng bắt những người trốn quân dịch thì họ leo tuốt lên núi, khó “nắm cổ” chúng nó được. Dĩ nhiên, họ ghét những người đi lùng bắt họ đi lính. Họ ghét quân đội, cảnh sát thì cũng dễ sinh ra ghét chính quyền miền Nam. Cũng từ đó, đâm ra ghét Mỹ. Đến khi vượt biên thì họ ở biển, dễ vượt biên hơn người khác và khi đến trại tỵ nạn thì chỉ xin đi định cư ở... Mỹ. Người hàng xóm của anh bạn tôi, “ăn eo-phe” từ ngày qua Mỹ (Khai là bị cụp xương sống. Kéo lưới từ khi 5, 10 tuổi thì khai cụp xương sống rất dễ... ăn) về công việc thì chỉ làm... “tiền mặt”. Vài năm một lần về quê mua đất xây nhà, v.v... Anh bạn Nam Bộ của tôi dễ nóng tính. Kể xong những “thành tích” của người hàng xóm, thay vì chưởi người hàng xóm thì anh bạn bỗng chưởi Mỹ: “Cái nước Mỹ nầy nó ngu không chịu được. Mấy thằng phản phúc như vậy mà nó đem về nuôi như nuôi ông nội, ông ngoại nó.”

Tôi cười: Thằng nầy chỉ mới có cái tội không chịu làm “lính đánh thuê” cho Mỹ. Còn những thằng trước kia ở Bắc vĩ tuyến 17 bắn rơi cả chục chiếc “Con Ma”, “Thần Sấm” cũng được Mỹ đem về nuôi rất kỹ thì sao?”

Có thể đó là những kẻ ít học. Những người có học khá hơn chăng?

Sau vụ 11 tháng 9, tôi đến thăm một người quen, trước kia ở Việt Nam là bác sĩ, qua Mỹ chuyển nghề dạy học song ngữ (Tôi sợ không dám nhận ông nầy là bạn. Ông nầy vượt biên). Khi tôi tới, ông đang ngồi nói chuyện với một người bạn của ông ta, ông thứ hai nầy là giáo sư đại học, một “trí thức tiến bộ” Huế qua Mỹ theo chương trình H.O. Hai ông nói với tôi rằng vụ 11 tháng 9 là “Đáng đời thằng Mỹ hay hiếp đáp người ta!” Tôi hỏi khắc: “Mấy ông nói vậy thì vụ Mỹ Lai có đáng đời cho người Việt không? Đất Mỹ Lai là đất Chiêm Thành. Tổ tiên người Việt cướp đất người Chiêm. Vậy người Việt chết ở đó có đáng đời họ chớ gì?” Hai người kia biết tôi không phải là “trí thức tiến bộ” nên làm thinh.

Chiến tranh vốn dĩ đã tàn bạo. Thay vì người ta phải làm cho nó bớt tàn bạo đi thì lại giết người dân vô tội nên làm cho chiến tranh tàn bạo hơn. Khi kẻ địch bỏ súng xuống đầu hàng là không được giết họ. Đó không những là luật pháp quốc tế mà còn là lương tâm. Nhân loại sở dĩ tồn tại là nhờ có lương tâm. Không có lương tâm thì ngày nay nhân loại còn sống trong hang động chớ không thể có xe hơi, nhà cửa đầy đủ tiện nghi như “các ông ấy” đang ở. Thú thiệt, từ đó, tôi không muốn gặp các ông “trí thức tiến bộ” đó nữa.

Không ai có thể bắt chúng ta phải ghét người nầy, thương người kia, ngoại trừ... Việt Cộng. Ghét thương là chuyện thường. Ông nào đạt tới “thiền” thì bỏ ra ngoài tâm mình chữ ghét, chữ thương.

Điều nầy không quan trọng bằng “tri lý”. Ghét cũng có cái lý của nó mà thương cũng có cái lý của nó. Lý tính là dùng trí óc suy xét. Còn nếu như để cho cái cảm tính làm chủ, để nó lôi kéo mình mà không dùng trí óc suy nghĩ cho ra lẽ phải, trái, đúng, sai thì kẻ vô học sinh ra và lớn lên ở hòn, trường học có khi không có cả lớp 1, lớp 2 thì kẻ vô học đó và ông bác sĩ cũng như ông giáo sư đại học tôi nói ở trên đều giống nhau.

Tuệ Chương/Hoàng Long Hải
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

HOẠ SĨ VỈA HÈ

Bích Xuân
Đang là mùa xuân nhưng thời tiết như là mùa hè. Thường thường mùa xuân ở Pháp tháng này còn lạnh, ra đường phải mặt áo len. Bỗng nhiên cả tuần này có nắng, làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Cái nắng trái mùa này làm cho dân ở Paris ùa nhau ra đường, kẻ đi mua sắm, người tìm bóng mát. Hai mươi (20) quận của Paris chỗ nào cũng đông nghẹt người. Tôi cũng hòa mình vào dòng người lang thang đó, rồi nhảy lên xe điện ngầm lên vùng Monmarthe. Đi métro là yên chí không lo bị kẹt xe, khỏi phải lo bị phạt xe, nhất là rốt ruột rồi luồn lách trái phép. Métro không đến nỗi chán ứ vì mỗi trạm xe dừng khoảng hai phút. Ngồi hơn một tiếng đồng hồ là đến nơi. Sẽ thấy một nhà thờ nhìn lên ngọn đồi, thấy nhà thờ màu trắng có tên Sacré Coeur nằm ngay ở giữa đồi. Người lên kẻ xuống tấp nập. Ở giữa, cỏ xanh tươi, nhiều người nằm phơi nắng để da có màu cua đồng, du khách thì chọn bóng mát để ngả lưng nghỉ ngơi, sau một vòng lội bộ lên dốc xuống đồi trong vùng Montmartre này.
Image
Chụp vài tấm hình nhà thờ trắng. Tôi đi vòng ra phía sau lưng nhà thờ, nơi đây, có tiệm café, quán ăn và nhất là nơi sinh họat của nhóm họa sĩ. Khi đi ngang qua khu vực của họa sĩ, nơi mà họ chỉ được phép tụ họp ở đây mà thôi. Thấy có khách đi ngang qua là họ mời mọc cho bằng được. Thấy tôi, anh họa sĩ đến gần, tay ôm giá vẽ mời vẽ chân dung. Nhìn dáng dấp anh chàng giống một…con buôn hơn là họa sĩ . Tôi tò mò hỏi:
- Bao nhiêu ?
Anh họa sĩ lém lỉnh cười nhẹ:
- Nghệ sĩ gặp nhau đừng hỏi giá !
- Vậy thì tôi đi…
- Ồ…Madame,khoan đã 30 euro.
- Vẽ có giống không đấy !
- Dĩ nhiên !
- Thật không ? Tôi không trả giá, nhưng vẽ không giống, tôi không trả tiền đó nha !
Image
Anh họa sĩ cười cười gật đầu. Rồi anh yêu cầu tôi ngồi bên góc đường để anh vẽ. Hỏi để cho có việc vậy thôi, vì tôi đã có kinh nghiệm, các họa sĩ vẽ chân dung của mình không được giống. Họa sĩ chào khách bên vỉa hè này, không bao giờ họ vẽ giống “người mẫu”, dù chỉ một vài nét tượng trưng. Khách ngồi nghiêng mà họ vẽ mặt thẳng,hình như trong đầu họ đã có sẵn hình ảnh, nên họ chỉ thay đổi vài nét cho xong, nên hao hao giống một tí đã may lame rồi. Họ vẽ thật nhanh, để còn phải lo đón khách khác. Tôi liếc quanh, hầu như anh nào cũng vẽ rất nhanh, miệng mồm tía lia. Tôi nghĩ , vừa vẽ vừa nói như sáo thì làm sao vẽ truyền thần cho được.

Image
Anh họa sĩ trấn an tôi: Madame yên tâm, tôi vẽ được 11 năm nay rồi. Tôi nhìn khuôn mặt bầu bỉnh anh họa sĩ rồi cười :
- Trông anh không giống… họa sĩ !
- Tại sao ? - Vì anh nói chuyện có duyên như người buôn bán.
- Nghề nào cũng cần phải nói. Tại madame không biết đó
thôi !
- À, anh nghỉ ngày nào ? Vẽ ở đây có bị đóng thuế không ?
- Phải có thẻ mới được đứng ở đây. Không phải ai vẽ đâu cũng được. Ở đây, có truyền thống về hội họa mà không đóng thuế sao được ! Tôi không nghỉ ngày nào. Làm hết bốn mùa.
- Trời đất ! Mùa đông đứng trên ngọn đồi này lạnh… chết. Vợ anh chịu để anh làm họa sĩ vậy sao ? À, anh bao nhiêu tuổi, hình như anh không phải người Pháp ?
- Tôi là người Tây Ban Nha, năm nay được 46 tuổi rồi. Làm nghề này thì không thể có vợ, có con được. Madame thấy đó, mấy người họa sĩ đứng bên kia cũng không ai có vợ. Đứng đây lạnh thì chúng tôi kéo vào ngồi quán café, khi nào thấy có khách thì ra.
- Sao không thấy nữ họa sĩ nào nhỉ ?
- Cũng có mà ít có, mà khó lắm ! Cứ đứng ngoài đường thế này quanh năm suốt tháng, làm sao chịu nổi nắng mưa…
Tôi lại tò mò:
- Xin lỗi, mỗi ngày anh vẽ được bao nhiêu ?
- Có khi mười mấy người, có khi hai, ba người thôi.
- Vẽ nhiều thì phải vẽ cho nhanh, vẽ nhanh thì đâu có còn giống… bản chính.
Nghe nói trúng tim đen, anh họa sĩ gật đầu cười hì hì: Đúng, đúng… Chân dung của tôi họa sĩ vẽ xong, trong vòng 20 phút. Anh đến gần, xòe bức tranh trước mặt. Tôi cười ha ha: Ủa, đâu phải tôi …
- Ồ ! xin lỗi madame…
- Tôi đã nói rồi, vẽ không giống là không trả tiền mà…
- Xin lỗi madame, vẽ chân dung chứ đâu phải chụp hình.
Image

Nhìn cái điệu buồn…giả vờ của anh hoạ sĩ làm tôi bật cười. Thôi thì móc tiền trả anh họa sĩ nhanh miệng này cho rồi. Và, tôi tiếp tụclang thang....Cũng sau ngôi đền thờ trắng, khách qua lại đông hơn. Một nhóm họa sĩ khác đang trưng bày giá vẽ ngồi rung đùi trước quán café. Nhóm nàytrông có vẻ có “đẳng cấp” hơn... Họ có chỗ ngồi vẽ, có ghế cho khách. Mỗi họa sĩ trong này đều dựng một cây dù lớn để che mưa, nắng. Họ cặm cụi say sưa chăm chú vẽ cảnh, không cần biết có người chung quanh, đang tò mò đứng xem. Có chỗ treo những hình mẫu. Những họa sĩ khác thì đang vẽ chân dung khách. Tôi nhận thấy những người họa sĩ vẽ chân dung ở nơi này vẽ kỹ lưỡng hơn, điêu luyện hơn. Và dĩ nhiên giống…người mẫu hơn. Điều kỳ lạ là họ xoay xở khá khéo léo trong một không gian làm việc thật chật chội, mỗi người chỉ được khoảng một mét vuông, vì không đủ chỗ nên họ dàn xếp với nhau để làm việc. Các họa sĩ ở đây, không mời mọc du khách, không chạy theo khách và không có màn trả giá. Khách hỏi, họa sĩ nói đồng giá với nhau (vẽ màu 80 euro, trắng đen thì 50). Nhưng họa sĩ có quyền bớt, hoặc vẽ không lấy tiền. Thấy tôi đi ngang qua, một anh họa sĩ chào một câu tiếng Anh. Tôi dừng lại ngay để bắt chuyện. Cười, trả lời câu tiếng Pháp. Họa sĩ nói: - Thấy madame cứ chụp hình chỗ này, chỗ kia, tưởng là khách ngọai quốc.
Image
Sau vài lời xả giao, tôi xin phép họa sĩ hỏi vài câu. Họa sĩ gốc người Ý, 45 tuổi này vui vẻ nhận lời.
- Anh có vẽ chân dung cho khách, dọc hai bên bờ sông Seine, hay dưới chân tháp Eiffel không ?
- Không bao giờ, tôi chỉ vẽ chân dung cho khách ở trên đồi này thôi. Tôi vẽ tại đây 20 năm rồi.
- Nếu có khách thì mỗi ngày anh vẽ bao nhiêu chân dung ?
- Bốn thôi.
- Tại sao bốn ?
Anh họa sĩ nhăn mặt: Tôi không thích vẽ nhiều, vẽ nhiều, mệt lắm! Mệt, vẽ không thể đẹp.
- Lúc nãy, tôi có xem anh vẽ chân dung cho khách. Anh vẽ giống lắm ! À, tại sao "vùng đất" ở đây không thấy có hoạ sĩ trẻ, toàn là những người lớn tuổi ?
- Đây là nơi của những người họa sĩ lâu năm. Người mới
khó vào, thỉnh thỏang cũng có, nhưng ít lắm ! Madame thấy đó, có mấy người Á Châu vẽ ở đây, hình như là người Việt, họ vẽ khá lắm!
- Mỗi ngày, anh vẽ được bao nhiêu bức tranh thủy mạc.
- Một .
- Mùa thu, mùa đông ở trên đồi này vắng khách, anh ở nhà ?
- Tôi không ở nhà mà đến đây để vẽ tranh. Tôi thích cảnh mùa thu mùa đông vắng vẻ ở nay.
Image

Trời ! Đúng là …họa sĩ. Mùa đông người ta ở trong nhà cho ấm áp, còn họa sĩ thì ngồi giữa trời thu để tìm ý. Đó là họa sĩ Paris. Khi bạn đến Paris, đừng quên viếng thăm trên đỉnh đồi này. Vùng Montmartre như một cái làng nhỏ, nằm trong một thành phố lớn. Một cái làng mà những người nghệ sĩ đã và đang sống một cuộc đời lang thang rày đây mai đó, họ đã chọn nơi này làm quê hương, tụ họp lại đây để vẽ. Đến đây, bạn sẽ khám phá cái làng nhỏ này, nằm về phía Bắc của thủ đô Paris, có ngọn đồi cao 130 mét. Có dấu vết lịch sử ở trên một ngọn đồi, và những con đường nhỏ trải đá còn để lại từ thủa xa xưa. Những bóng mát, với những cầu thang hai bên, và những hàng néon đường dọc theo những căn nhà cũ quét vôi trắng, được bao bọc bởi những cái vườn nhỏ. Sau lưng đền thờ có một quảng trường, với những tiệm café trong một khung cảnh thật đẹp. Bạn sẽ hiểu tại sao những họa sĩ đã thương yêu và thích cuộc sống có khung cảnh đẹp ở vùng Montmartre này. Đây là một trong những nơi du khách ở các tỉnh trong nước Pháp viếng thăm, và ngay cả khách ngọai quốc cũng thích tìm đến.

Những người đi tản bộ không biết chán, khi đi trên những con đường bé nhỏ trong vùng Montmartre này. Những căn nhà nhỏ, lúc nào cũng có sương mù bao phủ vào buổi sáng sớm, nhìn có vẻ như là đồng quê, làm cho khách thích nơi này không điều kiện. Khách đi lại đây như để tìm dấu vết của những nghệ sĩ nổi danh, đã phá vỡ khuôn sáo cổ ngày xưa, như họa sĩ Picasco, Renoir, Van Gogh, Toulouse-lautrec..

Dân chúng ở đây thường hay tổ chức lễ lộc, mà ngay cả những người buôn bán cũng vậy. Trước công trường nhỏ bé có một nhà hát cổ dưới bóng mát, mỗi đầu mùa hè là họ tổ chức lễ nhạc jazz, khách đi dạo, nghe văng vẳng tiếng nhạc nồng nhiệt, vui vẻ trong vùng này. Trên ngọn đồi Montmartre có hai nhà thờ, một bên là nhà thờ nhỏ Pierre, một bên là Sacré Coeur màu trắng, mái tròn, cao. Muốn leo lên phía trên, phải xuống dưới hầm rồi leo lên 300 nấc thang mới đến mái tròn này (giá 5 euro). Đứng từ trên mái tròn, nhìn xa được chung quanh Paris 30 cây số.
Image
Montmartre thành được lập năm 1790, ở trong thành lũy, thuộc về quận 18 Paris (vào năm 1871). Phần đất nằm ngòai thành lũy Montmartre, thuộc về vùng Saint-Ouen. Làng Montmartre này có tên Mons Martis. Hai chữ này là nguồn gốc của những người tử đạo. Theo huyền thọai, thánh Denis là người giám mục đầu tiên ở Paris, còn sống sót sau khi bị hành tội. Một trong những con đường nổi tiếng hiện nay là đường: rue des Martyrs (đường của những người tử đạo).

Khu Montmartre này ngày xưa rất yên tĩnh, nhưng sau đó thay đổi rất nhanh nhờ những quán café, những tiệm buôn bán bình dân. Khách viếng thăm đến từ các nước Âu Châu rất đông, và những người ở dưới tỉnh của nước Pháp đến cũng không ít, nên khu vực này ngày nào lúc nào cũng nhộn nhịp, đông người. Mỗi lần đến đây , tôi đều thích thú. Đi dạo, đến mỏi chân mà chưa muốn về. Người Việt ở xa đến Paris, tình cờ đến đây, sẽ có cảm giác rất gần gũi quen thuộc, vì có vài nét giống như một góc nào đó ở trên quê hương mến yêu của mình.

Bích Xuân
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

"Huyết Tâm Thư" Gửi Chồng

"Chồng yêu quý! Em thức mấy đêm liền suy nghĩ thật lâu cuối cùng quyết định tổng kết những biểu hiện của anh trong thoi gian vừa qua."

Làm như vậy em mong rằng trong thời gian tới, anh sẽ cố gắng hơn, bắt đầu thực hiện kế hoạch mà em nêu ra. Làm như vậy là để cuộc sống của chúng ta hạnh phúc, vui vẻ hơn
.
1. Đừng có về đến nhà là vứt giầy lung tung. Nếu anh không thể đảm bảo được đôi giầy size 43 của anh hạ cánh an toàn trong tủ giầy thì ít ra hãy để cho hai chiếc giầy được ngay ngắn bên nhau.

2. Khi bước vào nhà anh hãy tra chìa khoá vào ổ, như vậy bảo đảm lúc ra khỏi nhà anh không cần bới tung lên để tìm chìa khoá.

3. Không trông mong anh giặt tất, nhưng anh cần phải thề rằng anh không vứt tất mỗi chiếc một nơi.

4. Đừng có bới tung phòng lên để tìm kính vì nó sẽ xuất hiện một cách thần bí ở nơi anh không thể nào nghĩ ra được.

5. Xem tivi trong phòng khách đừng có làm vỏ hạt bí giống như là máy bay giấy. Máy bay giấy còn có trọng lượng chứ vỏ hạt bí làm sao mà bay được vào thùng rác?

6. Kiến thức sơ đẳng nhất là chai nước hoa quả mở ra rồi thì phải uống hết chứ để lại 1/3 như vậy thì ai uống?

7. Xem bóng đá không có tội gì cả, nhưng nửa đêm nửa hôm xem bóng đá hò hét vang nhà, chửi thề om sòm là tội rất lớn.

8. Nhà mà có đàn ông thật tốt, nhưng mỗi lần đi toa lét anh nhấc nắp lavabô lên thì còn tốt hơn rất nhiều.

9. Nửa đêm xem phim kinh dị cũng không sao cả, nhưng anh phải nhớ rằng vợ anh là người phụ nữ yếu đuối. Đừng để thể hiện trong mọi giây phút quan trọng anh đều bảo vệ được em nên cũng bắt em phải xem cùng.

10. Em chăm chỉ, vui vẻ nấu nướng như vậy thì dù có không ngon anh đừng có châm chọc. Nấu cho anh ăn đã thể hiện “tấm chân tình” của em lắm rồi.

11. Lúc ăn cơm đừng có xem tivi, đọc sách báo. Tốt nhất là chỉ nhìn đũa bát và nhìn... em.

12. Đừng có mà giả vờ bị ốm mỗi khi nhờ anh rửa bát, giặt quần áo hay làm việc nhà. Anh phải chăm chỉ một chút hơn có được không?

13. Tivi trong nhà là mua bằng tiền của anh? Đúng vậy. Nhưng nếu anh chỉ có một đôi mắt thì đừng có mà vừa mở tivi, vừa bật máy tính và tất cả các bóng đèn trong nhà.

14. Tắm rửa không thể bảo đảm 1 ngày một lần, nhưng chí ít thì anh cũng đừng có quá 3 ngày một lần nhé.

15. Rửa mặt thì anh cũng phải rửa tay và cổ chứ. Đừng để chỉ có mỗi mặt không là xong.

16. Đi ngủ anh dang chân dang tay trông thật thoải mái và đáng yêu, nhưng như vậy anh đành lòng để cho vợ anh ngủ dưới sàn nhà hay sao?

17. Anh thật đáng ghét, đi ngủ cuốn hết cả chăn của em. Nửa đêm em bị lạnh mà tỉnh dậy thì sẽ đánh đấy.

18. Sáng sớm gọi anh dậy thì chỉ cần 5 cuộc thôi, chứ đừng để em gọi nhiều đấy nhé, anh chàng lười ạ.

19. Ngày mới, việc đầu tiên anh dậy là hãy tìm quần áo sạch mà mặc đi làm. Nếu không cứ để y nguyên như vậy mà đến cơ quan, sẽ có cơ hội khoe được hình dáng mình mà.

20. Lái xe đừng có mà “sở lượn” quá nếu không em sẽ cảm thấy không an toàn khi đi với anh.

21. Đừng có biến nhà mình thành cột khói vì khói thuốc lá nghi ngút của anh.

22. Mua đồ mỹ phẩm của đàn ông cho anh dùng thì cũng đừng có từ chối vì nếu không em sẽ phải dùng hết số mỹ phẩm dành cho đàn ông ấy đấy.

23. Đưa em đi làm thì phải đưa đến cổng công ty chứ đừng đến đèn xanh đèn đỏ đã bắt em xuống rồi.

24. Ban ngày lúc nào rảnh rỗi thì gọi điện cho vợ, nói một câu “anh nhớ em” cũng được chứ sao.

25. Đừng có mà suốt ngày nhìn ngắm các cô gái đẹp.

26. Nếu có việc gì cần em giúp thì cũng đừng ra vẻ ta đây. Dù em là vợ anh nhưng về công việc em cũng có sự nghiệp của mình chứ.

27. Hết giờ làm việc đón em về thì hãy vứt bỏ bộ mặt công việc đi nếu không mọi người lại nghĩ anh là đồng nghiệp của em đấy.

28. Thỉnh thoảng cũng phải rủ em đi ăn ngoài chứ, có tốn kém chút ít nhưng lại vô cùng lãng mạn.

29. Khi chọn món ăn thì chọn những món anh thích, nhưng cũng phải để ý đến những món em thích chứ, nếu không em sẽ không tha cho anh đâu nhé.

30. Anh thích ăn quà vặt cũng được nhưng em chẳng thích anh ngồi quán vệ đường ăn quà đâu nhé.

31. Em không phản đối anh tụ tập cùng bạn bè, nhưng em không thích phải đón ông chồng nồng nặc mùi rượu ở cửa.

32. Mỗi tháng tặng hoa em một lần, chẳng cần hoa hồng nhung đâu, thế là có gì quá đáng đâu.

33. Em đi đâu cũng muốn mua gì đó cho anh, vì vậy anh đi đâu đừng có về tay không đấy nhé.

34. Chỉ mong anh biết rằng anh tặng gì em cũng thích. Đừng có lấy cớ anh không biết em thích gì nên không bao giờ mua cái gì cho em.

35. Đi đến cửa thì phải kéo cửa cho em đi, đừng có để em đi đến đâu cũng phải tự mình làm việc đó.

36. Em biết anh là người vô tâm, nhưng mỗi lần ăn táo đừng có chọn quả to nhất có được không?

37. Mình chi tiêu là vì gia đình này nên anh đừng có suốt ngày kêu nghèo kêu khổ.

38. Cuối tuần có thể thu xếp cho hai vợ chồng đi đâu đó riêng được không? Chứ đừng cứ đến ngày đó lại tụ tập cùng bạn bè của anh.

39. Anh chơi điện tử suốt đêm để xả hơi thì em lên mạng chát cũng đừng nói này nói nọ nhé.

Làm như vậy em mong rằng trong thời khắc của năm mới, anh sẽ cố gắng hơn, bắt đầu thực hiện kế hoạch mà em nêu ra. Làm như vậy là để cuộc sống của chúng ta hạnh phúc, vui vẻ hơn.

40. Có người đàn ông nói chuyện với em, lắng nghe em tâm sự thì xin anh đừng có dán mắt vào màn hình ti vi, chẳng nói chẳng rằng giống như là khúc gỗ.

41. Họ hàng em đều mong em lấy được người chồng giỏi giang, biết thương yêu vợ. Nên anh có thể giả vờ trước mặt họ như vậy có được không?

42. Ở nhà với nhau anh không làm gì cũng được nhưng đừng để mẹ đến nói này nói nọ là em phải chăm sóc anh tốt hơn.

43. Sinh con đẻ cái còn liên quan đến kinh tế, sự nghiệp cũng rất quan trọng nên anh đừng có suốt ngày giục em sinh con.

44. Em đi chơi, họp lớp thì anh ở nhà cũng phải tự lo ăn uống, chứ đừng có đợi tối em về kêu đói ầm nhà khiến cho em áy náy cả tuần.

45. Sáng sớm đi toa lét xin anh đừng chiếm nó hơn nửa tiếng đồng hồ.

46. Xin anh đừng có ăn tỏi xong liền hôn em (trừ khi em cũng ăn).

47. Khi không ăn tỏi thì hãy thường xuyên hôn em nhé. Em rất cần những biểu hiện yêu thương như vậy.

48. Nữ đồng nghiệp gọi điện đến đừng có mà vội vàng nhận điện ngay.

49. Công ty tổ chức tiệc tùng mà các đồng nghiệp nam khác đều lấy cớ việc gia đình không đi dự thì anh đừng có tích cực như vậy có được không?

50. Mỗi khi lễ tết đến mua quà cho bố mẹ em thì anh hãy tự mang đến chứ đừng nhờ em chuyển cho bố mẹ.

51. Anh bị ốm em chăm sóc hết mình nên đến lúc em bị ốm ít ra anh cũng phải có vài câu hỏi han âu yếm chứ.

52. Xem phim truyền hình hay xem đĩa đều hay cả, khỏi cần tranh cãi nhiều, nhưng ít ra anh cũng phải thoả mãn sở thích của em chứ.

53. Khen em đẹp là nghĩa vụ của anh. Vì vậy hãy xoá bỏ hết những từ như béo, dốt, lười trong kho từ vựng của anh đi nhé.

54. Đi cùng em gặp cô gái đẹp cũng có thể nhìn, nhưng đừng có nhìn chằm chằm để rồi va đầu vào tường như thế.

55. Em tìm mãi mới được chiếc váy ưng nhưng chỉ còn số bé thì anh cũng đừng có lớn tiếng hỏi: “Liệu em có nhét mình vào được không đấy?”

56. Dù có giả vờ thì cũng cần nhẫn nại đi mua sắm cùng em chứ. Một năm chỉ có đôi ba lần thôi mà.

57. Hẹn với em rồi thì đừng có đến muộn hay huỷ hẹn. Trừ khi em là người thay đổi thời gian và huỷ hẹn.

58. Khi ở nhà bảo em làm việc gì thì cũng phải nói hẳn hoi vì ăn có mời, làm có khiến mà. Như vậy em sẽ vui vẻ làm việc cả ngày.

59. Có thể làm nũng với vợ nhưng đừng quá 3 lần một ngày.

60. Nhắn tin cho em đừng có chỉ dùng ba từ ngắn ngủi “không, có, được”...

61. Đừng có chỉ nói “anh yêu em” trước khi kết hôn mỗi ngày một lần.

62. Nếu có gặp bực bội gì trong công việc thì cũng đừng trút giận lên người em. Ai ức hiếp anh, ai trêu ghẹo anh thì anh phải tìm người đó chứ.

63. Đã đồng ý làm việc gì cho em thì dù to nhỏ cũng phải cố gắng làm chứ.

64. Khi em gọi điện cho anh mà chưa nói gác máy thì anh đừng có chủ động gác máy trước.

65. Nghe nhạc không chỉ có nghe không mà anh cũng cần phải biết cảm nhận chứ.

66. Lúc mọi người vui vẻ bên nhau anh đừng có làm người im lặng là vàng mà cũng đừng có quá náo nhiệt.

67. Sáng trước khi ra khỏi nhà và tối về đến nhà nhớ phải ôm hôn em.

68. Anh phải nhớ anh là đàn ông, đừng có mà nhìn thấy chuột lại kêu to hơn em.

69. Khi đi chợ nhớ chủ động xách những túi nặng cho vợ.

70. Đừng có gắp những thứ anh không thích ăn vào bát em.

71. Nửa đêm con khóc đừng có bịt tai lại ngủ ngon lành như không có gì xảy ra.

72. Khi con trẻ nghịch ngợm mắc lỗi thì anh phải dạy dỗ chứ không phải chui vào trong buồng chơi điện tử.

73. Nếu như em và mẹ anh có trục trặc gì thì anh phải làm rõ vấn đề rồi mới quyết định nói giúp ai.

74. Em gái anh soi mói em thì anh cũng cần phải nói giúp em vài câu chứ, đừng có đứng về phía cô ấy trách móc em.

75. Thấy em xem phim rồi khóc thì đừng có cười nhạo em và nói rằng “sến” nhé.

76. Khi em làm việc nhà thì anh không được ngồi trong toa lét đọc báo.

77. Anh lúc nào cũng phải nhớ nói với em rằng: “Em vất vả quá!”

78. Lúc nào anh cũng phải đối xử nhẹ nhàng với em vì em là người phụ nữ hay khóc, hay lo lắng.

79. Khi em nói đẻ con đau thì anh không được nói: “Phụ nữ ai chẳng phải như vậy!”

80. Khi qua đường thì phải dắt tay em và đừng nói là tay em lạnh như tay ma đấy nhé.

81. Khi em cho đứa trẻ ăn mày tiền thì anh cũng không được khoanh tay đứng nhìn.

82. Nếu anh giận em thì không được đập đồ đạc, chỉ được ném gối và chăn mà thôi.

83. Không được nói với em rằng: Anh hết cách rồi.

84. Có lẽ chúng ta sẽ không thể sống với nhau suốt cả đời, nhưng cho dù là sống được bao lâu thì anh cũng phải để cho em có được cuộc sống vui vẻ đấy.
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Chuyện Lịch Sự Ở Pháp

Bích Xuân
Tại các quốc gia văn văn minh, khi hỏi về chuyện tiền bạc, lương bổng của ai đó là một chuyện thiếu lịch sự. Riêng tại Pháp, đề cập đến vấn đề này không chỉ là một chuyện thiếu lịch sự mà là một điều cấm kỵ. Nó cũng gây khó chịu khi ông tây, bà đầm nhìn người khách mời họ dùng cơm trong một nhà hàng, xong bữa người khách lấy xấp tiền trong túi, liếm ngón tay đếm loạch xoạch những tờ giấy bạc trước mặt họ. Thường thì người Pháp trả thẻ tín dụng, hơn là trả tiền mặt hay ngân phiếu để người được mời khỏi thấy giá tiền.

Chuyện ông tây, bà đầm…“lịch sự”, người trẻ bây giờ đôi khi “ba gai” đừng nói chi lịch sự. Một chị đẩy chiếc xe trong chợ, vô tình đụng vào chân một ông tây không nghe ông tây nói gì, chị làm… lơ và bỏ đi . Đi được vài bước, chị nghe người bị chị quẹt xe vào chân vói theo: “Ê, ô ! xin lỗi nghen …” Ngược đời là người bị hại lại đi xin lỗi người gây lỗi. Nhưng bạn đừng vội mừng: đó là cách mắng khéo của họ.

Hôm nay, xin nói vài nét nét sinh hoạt của người Pháp mà trong đó lịch sự là một văn hoá cần thiết trong đời sống hằng ngày của họ. Khác với người Mỹ, tự nhiên, xề xòa trong vấn đề ăn mặc. Ngược với người Âu châu còn mang nặng cái vỏ bề ngòai và lời nói họ giữ kẽ nhiều hơn. Sau bộ áo quần lịch sự, tiếp đến là cử chỉ, cách ăn uống, đứng, ngồi…Qua những cử chỉ đó, người ta đánh giá về họ là người có giáo dục có văn hoá hay không. Sự đánh giá này không liên quan đến đẳng cấp xã hội của người đó. Lịch sự, tế nhị và cử chỉ nhẹ nhàng, thoải mái, đều được biểu hiệu một cách tự nhiên. Điều đó không có ranh giới, đó là một ngôn ngữ của quốc tế.

Trong cách ăn mặc, đàn ông Pháp, có chức vụ trong công sở, họ thường mặc những bộ veste màu sẫm, hoặc đen, không mặc những bộ veste màu mè. Đàn bà thì mặc những kiểu tailleur cổ điển, nhưng nhìn sang trọng.

Còn cách xưng hô của ông tây, bà đầm lúc mới quen thì sao ? Theo thông lệ, họ chỉ chào ông hay chào bà, hoặc cô chứ không thêm tên người khách vào, và ông tây, bà đầm cũng không bao giờ kêu tên với chức vụ của người khách, trừ trường hợp người đó có chức vụ lớn như: Giám đốc, bộ trưởng, trung tá, đại tá …Khác vơi người Mỹ, mới quen là họ kêu tên liền, chẳng hạn: Robert kêu tắt là Bob để tỏ sự thân mật, nên người Mỹ dễ gây được cảm tình.
Hình ảnh đầu tiên khi người Âu châu đặt chân tới nước Mỹ, họ rất ngạc nhiên về những hoạt động không ngừng nghỉ của người Mỹ. Đây là sức mạnh tinh thần của những người đã và có vẻ như còn đang khai phá tiềm năng ở vùng đất mới này. Người Âu châu, khi nhìn những bước đi của những người đàn ông, đàn bà trên nước Mỹ, những bước đi của họ rất mạnh, rất chắc chắn, tự tin...Bắt đầu từ sáng sớm, họ đã họat động tới buổi chiều mà sự họat động của họ hình như không bao giờ ngừng. Trong khi đó, anh tây, chị đầm tà tà, làm ít mà muốn nghỉ nhiều, hưởng nhiều (5 tuần lễ nghỉ hè) và 11 ngày lễ.

Sau giờ làm việc, họ không nghĩ gì ngoài việc hưởng thụ. Họ không lo gì đến ngày mai. Vì sao ? Vì nhờ công việc làm của họ được bảo đảm. Một khi đã ký hợp đồng làm việc dài hạn là không sợ mất việc. Chủ không có quyền đuổi, trừ trương hợp hãng bị phá sản. Cuối tháng họ nhận tiền, ví dụ lãnh được 2500 euro thì bị trừ ngay 500 về các loại bảo hiểm, bệnh tật, đau ốm v.v… Đến cuối năm, đóng thêm cho chính phủ một loại thuế lợi tức nữa là xong, (trả thuế bằng một tháng luơng). Nên, cuộc đời công nhân của anh tây, chị đầm ở Pháp cứ lè phè cánh nhạn. Họ không “bôn ba” mà có muốn “bon chen” cũng không có điều kiện, vì hãng xưởng không cho làm thêm giờ phụ trội. Luật ở Pháp, các cửa tiệm cấm mở cửa ngày chủ nhật. Còn bà đầm, đi làm việc trong công sở, có hợp đồng, khi có bầu, được nghỉ 2 tháng rưỡi, nghỉ ngơi trước khi sanh con, nghỉ vẫn nhận đủ số lương như đi làm.

Trở lại sinh hoạt thường nhật, có lẽ bạn thường thấy ngoài đời hay trên phim ảnh cảnh ông tây hôn tay bà đầm (tục lệ xưa của Pháp có từ thời trung cổ). Người ta nói, kiểu hôn này quá lỗi thời rồi. Nhưng có một số không cho là lỗi thời mà cho là một cái gì quí phái để tỏ sự tôn trọng, và thêm vào đó là sự…nịnh đầm. Nhưng khi muốn nịnh đầm, bằng cách hôn tay qúi bà thì phải…hôn cho đúng, nếu không sẽ làm trò cười cho thiên hạ. Khi bà đầm đưa bàn tay, bạn không được vồ vập nắm lấy bàn tay, cổ tay càng không. Bạn chỉ được nâng nhẹ trên những đầu ngón tay, hơi nghiêng người phía trước rồi phôn phớt nhẹ trên bàn tay của người phụ nữ (nhưng là hôn gió, tức không chạm môi vào long bàn tay). Hồi xưa, cách hôn tay này được nhà trường dạy học sinh từ lúc nhỏ. (hôn tay là cử chỉ lịch sự của giới quí tộc). Người ta không bao giờ hôn tay ngòai đường, và ở nơi công cộng. Hôn tay này còn lại trong những buổi tiệc lớn, chiếu trên đài truyền hình TF1. Cựu Tổng thống Chirac đã lịch sự, nghiêng người hôn tay bà thủ tướng nước Đức trịnh trọng và điệu nghệ.
Đàn ông cũng có thể hôn tay người nữ chủ nhà, và những người phụ nữ khác trong phòng khách, với điều kiện chỉ vài người thôi. Nhưng đối với cô gái trẻ chưa chồng thì ông tây không bao giờ hôn tay.

Rồi đến chuyện mấy ông Tây, bà đầm có thói tặng hoa. Hoa được tặng cho ngày sinh nhật, ngày tình nhân, ngày cưới. Hoa hiện diện trong ngày đoàn tụ gia đình, hoa cũng có trong ngày tảo mộ, ngày tang …là đề tài quà cáp. Bà đầm, thường hay gởi một bó hoa để thể hiện tình cảm, tỏ lòng biết ơn, lòng quí trọng… Vì hoa luôn luôn thích hợp cho mọi hòan cảnh. Nhưng coi chừng ! Tặng hoa thì phải tôn trọng vài qui luật về hoa. Bà đầm thì không bao giờ tặng hoa cho ông tây, trừ trường hợp người đó là một ông tây…già. Muốn cho chắc ăn, khi mua hoa bà đầm phải nói rõ cho người bán biết ý nghĩa của sự tặng hoa. Người bán sẽ chọn hoa dùm. Đừng thấy bó hoa tươi đẹp mà ham, tự ý chọn mà nhầm, biết đâu trong bó hoa có loại hoa marguerite, sẽ làm người nhận sững sốt, vì hoa marguerite có nghĩa là…chia tay, tạm biệt.

Tặng hoa chị chủ nhà vào buổi cơm chiều mà có loại hoa oeillets và chrysanthèmes thì thật là…nguy hiểm, vì loại hoa này chỉ dành tặng cho người dưới… âm phủ thôi ! Tặng hoa có mùi thơm cho người bệnh, nhà thương ở Pháp không cho mang hoa vào phòng, sẽ làm người bệnh dị ứng phấn hoa. Tốt hơn là chờ người bệnh về nhà rồi sẽ tặng hoa. Người nhà đem hoa để ngay vào bình, chứng tỏ biết tôn trọng. Còn ông tây mang hoa đến nhà, không bao giờ để danh thiếp trên bó hoa. Ngược lại, trong các buổi tiệc lớn như khai trương tiệm mới, buổi tiếp tân… thì ông tây mới kèm theo tấm danh thiếp, để người nhận biết tên người gởi.
Có một vài nguyên tắc nho nhỏ mà có lẽ bạn đọc đã biết : tỉ như hoa hồng đỏ, tượng trưng cho sự cuồng nhiệt, đam mê. Phái nam dù trẻ, dù già tặng hoa này cho các chị thì coi như đầy đủ ý nghĩa. Nhưng luôn luôn tặng hoa hồng lẻ, một, hay ba, năm, hoặc bảy…Nhưng nên nhớ loại hoa hồng này chỉ tặng cho người độc thân thôi. Muốn galant mà tim không đập mạnh thì có loại hoa orchidées, lúc nào cũng là một loại hoa quí, đặc biệt cho sự tôn trọng, tặng cho bất cứ ai cũng được. Lọai hoa này khá đắt, có thể làm thủng túi những chàng quá hăng say trong việc galant.

Quan sát người tây đi ngoài đường, bạn có thể để ý ,ông tây luôn luôn đi bên tay trái của đầm, tay mặt sẵn sàng để bảo vệ bà đầm (hay là ôm eo bà đầm). Lên thang lầu thì luôn luôn nhường phụ nữ đi trước, ông tây đi sau ( em ngã, anh nâng).

Đó là những ngày họ vui vẻ trên…cõi trần. Nếu có một ngày nào đó, ông chồng đi lên “cõi trên” trước, thì phụ nữ chỉ được mặc áo quần màu đen, hoặc trắng nhằm báo tang trong 18 tháng. Ngược lại, người chồng chỉ để tang vợ 12 tháng thôi. Nhưng để tang 12 tháng là theo tục lệ thôi, vì trên thực tế người đàn ông có quyền lấy vợ sau khi vợ mất 6 tháng. Do vậy, dù có vợ mới người đàn ông tiếp tục để tang 6 tháng nữa. Còn bà đầm muốn lấy chồng thì phải chờ trên 1 năm. Trong thời gian còn để tang, ngoài những ngày đầu mặc đồ tang trắng, hoặc đen, họ có thể mặc áo quần màu xám, có miếng vải đen ghim trên áo. Tránh những bộ quần áo tươi rói hoặc sặc sỡ. Khi còn tang họ không đi dự tiệc vui, sinh nhật, đám cưới… Sau này, tục lệ này, đã giảm đi rất nhiều. Khi con gái khi lấy chồng Pháp, tên họ của mình sẽ mất, thay vào tên họ chồng. Nếu chồng chết, tên họ của chồng dính suốt đời, trừ khi ly dị, nếu không xin phép toà thì vẫn mang họ của chồng. Cũng có người ly dị rồi mé còn …thương chỗng cũ nên vẫn để họ chồng, khi nào có khác xin tòa xóa bỏ, để thay họ chồng mới vào.
Image

Nói chuyện về dân Pháp, mà không nói đến những người thuộc dòng dõi quí tộc là vô cùng thiếu sót. Vì những người này đã từng có chức hiệu: Quận chúa, quận công, bá tước…(dòng dõi quí tộc cha truyền con nối này đã có từ thời trung cổ của Pháp). Cũng còn đám quí tộc khác vào thời đại Napoléon, và một số quí tộc khác do những triều đình Âu châu, hay do đức giáo hòang ban chức cho họ. Vào năm 1975, chính phủ đã ra chỉ thị cho những người thuộc dòng dõi quí tộc: không được giới thiệu bằng danh xưng qúi tộc, và trong những buổi tiệc tiếp tân lớn: Không được gọi bá tước này, hay quận công nọ….(đúng là một xã hội dân chủ). Luật đã cấm, nhưng xã hội vẫn tôn trọng những người thuộc dòng qúi tộc này. Tất cả đám quí tộc đã được ghi vào sổ “trước bạ” (như một sổ gia phả). sổ này, được chính phủ thường xuyên kiểm sóat. Riêng về các người con nuôi của bá tước, có tên trong gia phả quí tộc, nhưng không được gọi danh xưng là quí tộc, vẫn là người dân thường. Một số dòng dõi quí tộc thời xưa còn lại, bây giờ họ sống rất giản dị, nhưng vẫn luôn luôn giữ phong cách lịch lãm của dòng quí tộc.

Viết về chuyện nước Pháp, phong cách của người Pháp còn dài dài. Hẹn tiếp thư sau, vì người viết đang…mơ đi dạo trong một toà lâu đài lộng lẫy khi thời tiết đang bước vào xuân, một màu xanh trải dài ngút mắt đầy nắng vàng dịu êm tươi mát.

Chút hương xưa như trở lại với mọi người trong mùa xuân mơ ước. Chúc độc giả một mùa xuân thật đẹp, và hạnh phúc đến từng mỗi ngày ngày.

Bích Xuân
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »


Image

Ta Đi Sài Gòn
Tác giả: Nguyễn Giang, BBC


Trên chuyến bay ra Bắc, tôi mở tạp chí Heritage của Vietnam Airlines ra đọc và ngạc nhiên thấy địa danh Sài Gòn được dùng rất tự nhiên, như thể đấy mới là tên gọi chính thức của đô thị lớn nhất Việt Nam.
Không kể bài về khu Nam Sài Gòn, các bài khác về chủ đề văn hóa, xã hội đều gọi Sài Gòn một cách bình thường. Thậm chí có bài song ngữ, phần tiếng Việt viết "Sài Gòn" còn bản tiếng Anh lại để là TP Hồ Chí Minh.

Ra đến Hà Nội, ngồi lên taxi thấy ngay trước mặt dòng chữ "Taxi Sao Sài Gòn" và nghe người lái hỏi: "Anh ở Sài Gòn ra?". Đi qua ga Hàng Cỏ thấy dòng chữ chạy trước mắt trên bảng điện tử: "Tuyến tàu Hà Nội - Sài Gòn".

Ta đi Sài Gòn

Gần như chính thức cái tên Sài Gòn cũng trở lại mặt báo, trên truyền thông, trong giao thông công cộng. Chỉ có đi máy bay thì vẫn nghe đều đặn "Hàng khách đi chuyến bay VN...đi TPHCM ra cửa số...".

Phải chăng tàu hỏa thì bình dân hơn nên dễ "Sài Gòn hóa" hơn phi cơ vốn nhiều quan chức bay đi bay lại? Nhưng ra khỏi Việt Nam hay bay về nước thì lại thấy ngay ký hiệu chuyến bay từ lâu nay vẫn là SGN. Lịch sử quả là kỳ lạ.

Thực ra, theo tôi biết, việc dân chúng sống ở phía Nam và nhất là trên địa bàn TPHCM đã có những cách dùng hai chữ Sài Gòn hay gọi tên thành phố này theo kiểu riêng của họ từ lâu nay.

Nhưng tại Hà Nội, việc Sài Gòn trở lại trong ngôn ngữ và báo chí, văn hóa có phần mới và đậm nét đáng chú ý.

Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy việc dùng cách tên ngoại tỉnh hay ngoại quốc ở Hà Nội là một trào lưu có từ mấy năm nay.


Hà Nội nay đang mở rộng ra nhiều vùng phụ cận

Tâm lý "thương nhớ đồng quê" - một chỉ dấu về gốc tích làng xã của nhiều người sống ở thủ đô, được thể hiện trong các biển hiệu: "Gà đồi, lợn Mán, cơm quê", "Vịt Lạng Sơn", "Gà Mạch Hoạch", (có chỗ viết là Mạnh Hoạch), hay các món "cơm niêu", "cháo cá".

Rồi gần thì bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Vân, xa thì quán Huế, phở Nam Định, mì Quảng...cũng Việt Nam ta cả thôi nhưng nghe cũng khoái khẩu ra phết. Xa và lạ hơn chút nữa thì "Lẩu Tứ Xuyên", "Bia Đức, Xúc-xích Tiệp" đủ kiểu.

Ngoài ra, cứ ngồi trên taxi lúc kẹt xe mà nhìn biển phố thì còn thấy đủ kiểu cách ghép thương hiệu, biển hàng pha trộn Âu-Á hoặc chơi nguyên tiếng Anh, tiếng Pháp. Nào Cà phê Honey, Laptop Khoa Nam, Phở Bò nằm cùng Games Online.

Xuyên vùng văn hóa

Một nhịp của toàn cầu hóa chính là việc tự kiến tạo bản sắc của mỗi người hay từng nhóm người qua sinh hoạt, tiêu dùng, dựa vào những nhãn hiệu, thương hiệu tự chọn, tự chế biến. Tính cách xuyên vùng văn hóa là một trào lưu không tránh khỏi.

Trong bối cảnh đó, tôi tin rằng nhãn hiệu Sài Gòn có vẻ như được dùng để mô tả những gì có phần mới lạ, hiện đại hơn những thứ vịt gà hay cơm cháo kể trên.

Nó nằm trong dòng trở lại những cái tên thời Pháp, thời Mỹ mà người nước ngoài dùng để đặt cho khu vực này. Cứ để ý sẽ thấy những chữ như Indochine, thậm chí Tonkin hay Orient nay được dùng khá nhiều trong mảng liên doanh, đầu tư du lịch.

Nhưng cách dùng hai từ Sài Gòn không chỉ có vậy.

Theo tôi, trong trái tim người Hà Nội và những người mang tâm thức Bắc Hà chân chính, Sài Gòn luôn chiếm một vị trí đầy tình cảm. Cảm giác vừa tự hào vì đó là miền đất cha ông gây dựng được, vừa thương, vừa nể, vừa mặc cảm có lỗi gì đó với Sài Gòn, nhất là vì giai đoạn sau 1975, luôn bâng khuâng trong tâm trí.

Kể từ thời Pháp, rồi sang đến thời đất nước bị chia làm hai, Sài Gòn là nơi người Bắc hướng đến.


Cảnh Sài Gòn nhìn từ một cao ốc gần trung tâm thành phố

Trong làn sóng mở cửa, người Hà Nội, cả gốc Hà thành và những người đến sống một hai thế hệ nhưng hấp thụ văn hóa Thăng Long, đã và đang chứng kiến một cuộc xâm nhập ào ạt, nóng hổi thời Đổi Mới của quan chức và người dân các tỉnh. Lúc đó, họ lại càng thầm thông cảm với tâm trạng của người Sài Gòn sau 1975.

Bây giờ dù mức sống hai thành phố đã không còn khoảng cách xa như thập niên 70, với người Hà Nội thì Sài Gòn xưa và nay, vẫn đậm chất Pháp, chất Mỹ và nét miền Nam ngày trước.

Với cả nước, đây vẫn là cửa ngõ lớn nhất hướng sang Hoa Kỳ vì chỉ người Sài Gòn mới thực sự có liên hệ gia đình đông đảo với khối Việt Kiều ở Bắc Mỹ, còn quan hệ với Phương Tây của Hà Nội vẫn nặng tính quan chức, ngoại giao.

Nhưng cũng phải nói rằng trong tình cảm dành cho Sài Gòn, người Hà Nội cũng có đôi điều ghen tị pha lẫn tự hào riêng về phong cách người ta cho là thuần Bắc.

Ý thức hệ cộng sản - tư bản và cuộc chiến vài chục năm trước giữa hai chính thể cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc hai thành phố. Chính vì thế, người ta đã phản ứng mạnh trước những lời chê bai Hà Nội một cách thô ráp của một cô bé blogger từ Sài Gòn ra hồi 2007.

Chính trị Việt Nam là chính trị Hà Nội và sẽ còn như thế trong nhiều năm tới. Nhưng theo tôi, sự cạnh tranh, đi cùng giao lưu giữa hai đô thị này sẽ còn tăng, với Sài Gòn trở thành một điểm đối trọng quý báu và cần thiết.

Và như sự trở lại Hà Nội một cách tự nhiên của cái tên Sài Gòn cho thấy, việc xích lại gần nhau không đến từ những mệnh lệnh chính trị, mà từ sinh hoạt của người dân, từ các dòng chảy của văn hóa của ẩm thực sôi động.

Ra phố Vọng buổi tối, thấy tấm biển sáng choang "Tẩm quất Sài Gòn" thì tôi cũng "choáng" luôn. Đấm bóp kiểu Sài Gòn là kiểu gì thế, có đê mê hơn kiểu Thanh Hóa hay Nghệ Tĩnh? Hai chữ Sài Gòn đã đi vào tận da thịt người Hà thành thế này thì chỉ còn cách ngả mũ chào sức sống dân gian!
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Rực Nóng Đêm Vũ Trường
Saigon là miền đất hứa của các vũ trường, quán bar. Nếu vũ trường Phương Đông, nằm ngay ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Hai Bà Trưng dành riêng cho giới doanh nhân, Mưa Rừng đường Tôn Thất Thuyết dành nhiều cho giới trẻ hơn, thì các vũ trường khác như Kim Đô đường Lê Lợi hay CLB Khiêu vũ Bến Thành, tầng 3 của Nhà hát Bến Thành ban đêm lại biến thành một tụ điểm vũ trường trá hình. Nhưng cái khó nhất là làm sao thâm nhập vào vũ trường với những bức ảnh nóng nhất. Và tôi đang loay hoay tìm cách...

Thâm nhập

Thông qua người bạn tên Dũng - một tay chơi thứ thiệt ở quận 3, tôi tiếp cận K. là bảo vệ CLB Khiêu vũ Bến Thành, nằm trên tầng 3 trực thuộc Trung tâm Văn hóa quận 1. Sàn nhảy này hiện là điểm đến của thanh niên, đa số là học sinh-sinh viên (HS-SV) đông nhất trên địa bàn TP và là nơi kháo nhau của giới trẻ Saigon, nhất là khi một số vũ trường khác đang bị tạm dừng để sửa chữa.

Buổi sáng, từ khoảng 9 - 11 giờ, ở đây có những người đàn bà sồn sồn đến tìm những chàng trai lực lưỡng. Nhiều bạn của K. đã vớ bở những bà, những cô lắm tiền nhiều của, phút chốc lên đời bằng xe con hay những chiếc xe tay ga SH, Dylan... Từ 18 giờ, K. cùng các bạn làm nhiệm vụ cảnh vệ phải có mặt. 20 giờ vũ trường mới mở cửa đến hơn 23 giờ.

K. là một thanh niên cao ráo, đẹp trai vì nể bạn bè nên mới dắt tôi vào. Nhưng trước khi “xuất kích”, K. dặn: “Vào đây, bạn phải thật cẩn thận. Mọi động tĩnh phải nghe theo lời sắp xếp của tôi, chứ không bảo vệ sẽ phát hiện đó. Thâm niên 5 năm trong nghề cho phép chúng tôi biết được đối tượng vào sàn là ai, huống hồ là chụp hình. Tôi sẽ bảo đảm an toàn cho bạn khi đúng thời cơ”.

Để tốt cho cả đôi bên, tôi và K. thấy nhau cứ lơ đi. Một người bạn thâm niên đi vũ trường còn bảo rằng tôi chỉ cần giơ ĐTDĐ ra là sẽ bị vệ sĩ bảo xóa ngay nếu không muốn ăn đòn hội đồng, chứ chưa nói đến máy ảnh. Anh N., một nhà báo khác, từng kể phải dùng máy kỹ thuật số nhỏ xíu ra sàn nhảy đàng hoàng như một dân chơi thứ thiệt rồi chụp từ trên cao khi lấy tay quơ quơ từ bên trên mới chụp được.

Tiếp cận

20 giờ, chúng tôi leo thang máy lên tầng 3, giữa lúc khách nhảy là HS-SV đang lũ lượt kéo tới theo nhóm. Mùi nước hoa nồng nặc. Trong tuần, thứ năm đông nhất vì tích-kê 40.000 đồng; thứ sáu và thứ bảy là 50.000 đồng, trong khi riêng tối thứ hai là đêm riêng của giới gay; những ngày khác không đông lắm.

Cửa thang máy mở ra, 5 vệ sĩ to cao đứng ngáng ngay lối ra vào như... biểu dương sức mạnh. Thấy chúng tôi, K. nháy mắt nhưng không nói gì. Sau khi mua tích-kê, chúng tôi được một vệ sĩ khác dẫn sâu vào trong sàn. Lúc này hơn 100 người cả trên lầu và dưới đất đang quây quần chờ bạn, vừa ngồi vừa nghe những bản ballad chầm chậm trôi. Trong tích-kê, mỗi người được một chai Heineken trở xuống, còn thực đơn giá bia gọi thêm là 30.000 đồng/chai, rượu Hennessy 250 ml là 300.000 đồng, Hennessy 750 m là 700.000 đồng, rượu Cognac (Pháp) 35.000 đồng/ly, 300.000 đồng/ chai...
Image
Chúng tôi gọi hai chai Heineken và tu một hồi cho ra vẻ... sành điệu. Vừa uống vừa đi lòng vòng quan sát. 20 giờ 30, sàn chật kín chỗ vì sắp tới giờ disco. Ghế đứng xung quanh sàn, các bàn ngồi đông như dự kiến. Những bạn HS-SV vào thay đồ tại phòng vệ sinh nếu lỡ mặc đồ không “bốc”. “Em nói mẹ là đi học, rồi theo nhóm bạn vào đây!”- Dung, HS lớp 11, nói khi nghe tôi hỏi tại sao lại phải thay đồ. Trong khi bạn của mình toàn đồ hai dây, Dung cũng không lạc loài với chiếc áo trắng hở trước, hở sau cùng với chiếc quần đùi trắng phau, đôi má ửng hồng.

Sau những âm thanh chát chúa, sau những bước nhảy điên cuồng là những cạm bẫy mà không phải người trẻ nào cũng vượt qua được...

Nhạc nổi lên. Không ai nói ai, tất cả ra sàn. Mỗi nhóm có một người cầm trịch ở giữa với những điệu nhảy biến hóa theo từng điệu nhạc mạnh hay nhẹ sẽ có từng màn múa lửa hay hip-hop. Trong tiếng nhạc và đèn quay cuồng, đầu óc tôi cũng quay cuồng theo bởi ánh sáng chói chát. Đáng, HS lớp 12, ghé vào tai tôi: “Uống đi anh, uống cho say rồi nhảy. Chút nữa, anh em mình đi lòng vòng nha”. Tôi gật đầu OK. Những đôi trai gái quấn lấy nhau, hoàn toàn không để ý đến ai, tôi để ý thấy cô gái mặc toàn váy ngắn cùng bạn mình đầu đội mũ hay kính đen che mờ. Lúc này, hai cô bạn học cấp 3 với váy ngắn, áo hai dây cũng vào chiếc bàn cạnh sàn có bảng ghi: “Bàn đặt sẵn”.

Chờ bạn một hồi không có, Linh, tên một cô gái gọi chai Hennessy để cùng cô bạn “cưa” bên những ly trà đá. Sau một cái nháy mắt, tôi ra nhảy cùng hai nàng. Tôi đã thấm mệt sau vài bản rock thì hai cô nàng hớp một ngụm rượu tây là có thêm “năng lượng”... nhảy tiếp, trong hơi thở đầy mùi men.

Đối diện tôi, đôi bạn trẻ nọ ở quận 1 sau khi cắn mỗi người nửa viên thuốc lắc hiệu “con cá voi”, uống thêm chai nước suối đã “phê” ngay tại chỗ. Nếu như anh chàng kia đổ sập xuống bàn, mắt lim dim thì cô gái có vẻ có “sức rướn” hơn khi nhảy ngay tại bàn với tư thế rất quằn quại. Lát sau, mệt quá, cô ấy lao vào lòng chàng trai tình tự. “Đi dạo thôi anh!”- tiếng Khôi, bạn học trung học của Đáng, hiện học một trường trung cấp nghề gần Công viên Lê Thị Riêng ghé sát tai tôi.

Tôi đi trước, Đáng và Khôi theo sau. Vừa đi cả ba phải tránh những pha múa lửa của các bạn gái mặt búng ra sữa nhưng vô cùng “bốc” đang dúi vào... mình. Thấy tôi đi nhanh, Khôi kéo tôi đáp vào một nhóm bạn gái đang ở giữa sàn. Lúc này, tôi mới hiểu những cậu thanh niên choai choai đi vòng vòng như thế này là đi tìm... “đào đẹp” đây.

Thanh, HS một trường cấp 3 ở quận Gò Vấp, mặc chiếc áo đen hai dây nhảy như... quên trời đất khiến tôi phải rùng mình. Khoanh tay đứng nhìn, Đáng bảo tôi: “Thả lỏng người để nhảy cho dễ anh ơi”. Tôi nhịp nhịp theo với một nhóm 3 cô gái vừa mới vào. Thấy không ai ngã giá, 3 cô gái này đi chỗ khác tìm khách.

Giữa tiếng nhạc, tôi quay lại ghế để tìm cách chụp hình thì bắt gặp ánh mắt đầy cảnh giác của cậu nhân viên cạnh đó. Bốn góc của sàn đều có 4 nhân viên to cao đứng quan sát. Trên lầu nhìn xuống cũng có 2 nhân viên, chưa kể vòng ngoài luôn có người sẵn sàng “tác chiến”. Tôi đem theo chai bia mới qua cụng với một nhóm HS vừa tốt nghiệp THPT ở quận 4.

Châm điếu thuốc rất sành điệu, Dũng cho biết rất hay đi những nơi này thâu đêm suốt sáng. Trong khi đó, Tiên và Trang cùng nhóm đang “phê” cao trào mặc dù không dùng thuốc. Nhảy nửa chừng, Tiên ra hiệu nhờ tôi mồi thuốc. Rít một hơi dài, cô nàng nằm dài xuống ghế sa lông, sau khi hồi phục cô khỏe re và nhảy tiếp trong chiếc váy cực ngắn và chiếc áo thun ôm sát người chốc chốc “trào lên” mà cô nàng cũng không buồn sửa lại!

Xô xát

21 giờ 30, tiếng của K., đại diện cho vũ trường, thông báo đã đến giờ nhảy của vũ đoàn. Một nhóm 4 thanh niên của vũ đoàn ra sàn trong trang phục hip-hop vàng chói, tung hứng thậm chí chống đầu xoay người giữa vòng vây nhóm tuổi teen cùng những tiếng vỗ tay và xuýt xoa không ngớt. Bốn phía quá đông người không còn một chỗ trống. Trang rủ tôi ra xem nhưng chỉ còn cách leo lên ghế... quan sát từ xa. 15 phút sau, nhóm nhảy đi ra ngoài. Vũ trường lại trở về với dáng vẻ ầm ĩ ban đầu.

Tôi ngồi nghỉ trên ghế trong khi Trang ra nhảy tiếp với những cậu bạn, cô bạn cùng nhóm. Bất thình lình, Trang ngã chúi đầu lăn quay ra sàn. Cả vũ trường nháo nhào lên nhưng các vệ sĩ đã nắm tay cô gái kéo sàn sạt ra ngoài. Tiên, bạn Trang, giải thích: “Nó uống say mèm rồi”. Hóa ra, những chai Heineken “tu” vội đã làm nàng... say khướt.

Gần 23 giờ, hai vệ sĩ cao to khiêng thùng phiếu xổ số ra giữa sàn nhảy. Mọi người im bặt để chờ may mắn, 3 giải thưởng được xướng lên giữa bao tiếng la ó của người trúng giải và những điệu nhảy cẫng lên không giống ai của tuổi teen. Trong phút giây sau đó, trong những màn múa lửa cuối cùng, D., một SV trong trạng thái say mèm, đã có hành động “dê xồm” với một nữ sinh tên S. trong nhóm nhảy giữa sàn. Lập tức, S. la lớn và đánh D. Anh này cũng không vừa đã... bụp lại. Nhóm của S. lao tới vây quanh nhưng rất may các vệ sĩ đã kịp kéo cả hai ra ngoài. H., chàng vệ sĩ lúc nãy dẫn độ D. ra ngoài theo đường riêng, trong khi S. bị một vệ sĩ khác kéo ra ngoài nhưng miệng thì chửi liên hồi giữa mùi rượu nồng nặc.

Bộ đàm của H. liên tục phát tín hiệu để các vệ sĩ vòng ngoài “phân luồng” các nhóm đang chờ ẩu đả.

Đi đâu?

24 giờ, khi tình hình có vẻ yên tĩnh, tôi chạy “thoát” ra ngoài thì gặp nhóm của cô bạn tên Tiên lúc nãy. Ba chiếc xe ga lao nhanh trên đường Hai Bà Trưng, hướng về ngã tư Phú Nhuận. Tân đang chở bạn gái, nói lớn: “Ăn mì gõ nha, nhảy đói bụng quá”, tức thì cả bọn hưởng ứng. Sau đó, Tân chở bạn về thẳng hướng Gò Vấp, một chiếc SH về hướng quận 1, còn anh bạn của Tiên chở nàng về hướng Thủ Đức. Tôi nhấn ga phóng theo, qua cầu Bình Triệu, chiếc Attila này quẹo xuống đường Kha Vạn Cân để tới khu nhà nghỉ cực rẻ tại đó, giá chỉ 60.000 đồng/đêm. Vào đó làm gì thì chỉ có Tiên mới biết…

Theo Phạm Nguyên
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Anh Bán Vợ - Em Bán Con
Chúng Ta Cùng Bán Ebay!


phạm hải châu

Một bữa nọ, khách mua trên eBay nổ đom đóm mắt khi đọc lời quảng cáo rao hàng hết sức hùng dũng của một ông chồng.
Chàng đòi bán vợ giá… 1 đồng mỹ kim!

Dân đi chợ đổ xô chen lấn xô xát nhau tới u đầu sứt trán để xem … mặt hàng trên còm- pu- tơ. Người khách cuối cùng dấu tên nhưng hớn hở tươi rói bỏ gần 1 triệu bạc mỹ kim để tậu lại món hàng bở! Anh quốc được tiếng là xứ phớt tỉnh Ăng Lê, vậy mà tin rao bán vợ trên eBay đã làm rúng động tới nỗi trong một bữa ăn điểm tâm của Hoàng gia, Hoàng Tế Philip và Thái Tử Charles không hẹn mà hai cha con cùng ngó lén Nữ Hoàng Elizabeth và Hoàng Phi Camilla, gật gù đầu đăm chiêu suy nghĩ "Thằng nào mà ngon dữ dzậy cà?Không biết chết là gì sao?!".

Đó là ông Paul Osborn dân Ăng Lê chính hiệu 100%, tuy mới có 44 cái xuân xanh nhưng đã chôn đời độc thân từ lúc 20 tuổi! Sau mấy chục năm sống chung đột nhiên một ngày đẹp trời, khi nghe tin đồn nàng đã đi chơi với con mèo khác (không có lửa sao có khói!) ông chồng lập tức leo lên mạng truy lùng email, tìm ra bà vợ đang lập kế hoạch… một đi không trở lại (!) với một con mèo đực đồng nghiệp. Tức điên lên chàng Paul quăng quần áo của nàng Sharon ra đường nhưng giữ lại nữ trang đã tặng (!) và tống cổ vợ ra khỏi túp lều lý tưởng. Mà thói đời kỳ lắm, khi tình cho không biếu không thì con mèo đực kia lại hết hứng thú, nên chỉ ba tuần sau Sharon trở về xin được tha thứ.

Cũng bởi lúc nhỏ sanh nhằm giờ thứ 25 nên tánh tình dễ dãi, Paul lại đưa tay cứu vớt Sharon về ở lại. Nhưng ngựa quen đường cũ, chỉ thời gian ngắn sau chị vợ trời đánh của anh chàng đàn ông nhẹ dạ này lại rù rì rúc ra rúc rích với chàng mèo đực lần nữa. Mà loại đàn ông nhẹ dạ thì tánh tình hay cộc cằn nóng nảy đụng đâu phang đó, nên chàng Paul nhảy dựng lên tới trần nhà, vội vàng mang ngay nàng Sharon lên eBay bán đứng! Nhưng sau đó thấy vợ mình … đắt gía quá, nên ông chồng có một không hai này tá hỏa tam tinh vì tiếc của (!) lập tức lôi ngay cái tin rao bán vợ xuống và thú thật rằng "Tôi đã đăng quảng cáo bán vợ trên eBay, nhưng sau đó lại gỡ bảng xuống vì nghĩ mình đã sai. Lúc đó tôi quá nóng!".

Lần này cả bà vợ lẫn con mèo đực của chị phản công tới tấp, cùng nhau đệ đơn thưa chồng tội mang máu thực dân thích bán nô lệ như thời Trung Cổ! Chỉ có anh khách đấu giá mua được Sharon thì không được nhắc đến tên tuổi, nhưng đã đi vào lịch sử mua bán trên eBay vì dân đi chợ ….khen chàng là người đàn ông mạo hiểm nhất, bởi cái tánh thích được biến thành con hươu có cặp sừng dài thoòng cứng ngắc!
Anh bán vợ thì em bán con!
Dân Âu châu chưa hết ngạc nhiên chuyện anh chàng Ăng Lê phớt tỉnh bán vợ trên eBay, thì lại nhận được một tin rao bán con ngay sau đó. Hai chủ nhân món hàng độc nhất vô nhị đễ thương, sinh sống tại miền Nam nước Đức ở Krumbach thuộc vùng Bavaria "Chúng tôi muốn bán một đứa con trai còn mới tinh, dài 70 cm, người mua có thể để nó trong nôi, trên xe đẩy hoặc trong giỏ xách tay. Lý do tôi muốn bán vì nó làm ồn quá".

Bà mẹ trẻ mới có 23 tuổi và ông bố được 24 tuổi đời. Khách đi chợ không ai nỡ mua hàng quí, nên khoảng vài tiếng đồng hồ sau cả hai vợ chồng bị bắt, khi tin bán con được báo cảnh sát vì họ bị tình nghi dính líu vào tổ chức của đường dây buôn người. Khi bị còng tay bà mẹ quí gân cổ cãi chày cãi cối "Tụi tôi dỡn chơi thôi mà". Dỡn chơi sao được. Rao bán vợ rao bán chồng còn… được, ai nỡ rao bán con! Có bà vợ nọ thù ông chồng nhẹ dạ với nhiều đàn bà khác, nghe tin rao bán vợ con trên mạng, bèn tuyên bố "Nếu rao bán thằng chả trên trên eBay tui phải kêu gía cao hơn chút đỉnh, bị vì… giả cao tới một thước sáu chớ chơi sao!"

Giá rao bán thằng nhỏ dài chưa tới 100 cm có đúng 1 euro, tương đương khoảng 1 đồng rưỡi mỹ kim!

Trong lúc con nít sơ sanh tại xứ của Hitler bị rao bán trên eBay, thì bên xứ Mỹ từ giới mệnh phụ giàu sang phú quí tới các nữ tài tử như Angelina Jolie, Nicole Kidman, Tori Spelling, Swen Stefani lại hè nhau… vác trống! Tài tử này đi cấy cho sanh đôi sanh ba, tài tử nọ bay qua tuốt luốt xứ Việt Nam xin con trai về đặt tên Pax Thiên Jolie- Pitt. Giới sản xuất phim kêu trời như bọng, vì phải trả thêm nhuận bút cho văn sĩ sửa kịch bản để theo kịp trào lưu mới!

Chuyện mua bán trên eBay trở thành cái mốt. Không biết mua bán trên eBay là đồ nhà quê lạc hậu!

Mới đây theo truyền thống thanh toán hành lý thất lạc sau một thời gian không tìm ra chủ nhân của những hãng hàng không, Bristish Airways rao bán số hành lý vô chủ cho các nhà bán đấu giá, số tiền thu được cho các tổ chức từ thiện. Ở nhà ga số 5 sân bay Heathrow ở Luân Đôn xảy ra hỗn loạn vừa qua, có đến 138 hành lý bị thất lạc. Khoảng 50 chục nhà buôn thời đại Hi- tech đã chen chúc chờ cuộc bán đấu gía này để mang về bán lại trên eBay!

Các món đồ trong hành lý được phân loại ngay tại khu đấu giá. Thứ có gía trị như laptop, nữ trang được bày bán riêng. Số hổ lốn còn lại được nhét vô bao không phân biệt xì líp xú cheng Victoria’s Secret hay loại đồ lót đàn ông Calvin Klein giống y chang đồ…(?!) của chàng cầu thủ David Beckham mặc nằm dài đưa … vòng ba phía trước ra quảng cáo! Miễn sao nhét đầy bao là có con buôn liên mạng chớp ngay cái rụp. Gía mỗi bao rẻ mạt bắt đầu bằng 5 bảng Anh!

Nhưng đời có số!

Có khi các tay buôn liên mạng cũng bị chớt quớt! Sáng ra ngõ gặp gái đẹp thì mua được hàng tươi sạch sẽ gói gém kỹ lưỡng. Lỡ gặp mặt hầm hầm chần dần của bà vợ đang thù muốn rao bán" thằng chả" trên eBay, thì kể như mua nhằm bao toàn tã con nít, vớ chân cũ rích hôi rình!

Vậy mà theo thống kê của ba hãng Cefrio, VDL2, SOM, thì trong tháng 2 vừa qua, mặc dù bị dân xứ Cờ Hoa chê là cù lần, nhưng đã có khoảng gần 1 triệu dân… nhà quê tại tỉnh bang Québec ở Canada đã mua sắm trên Internet, với số tiền tổng cộng lên cỡ 268 triệu, gần gấp đôi so với tháng 1, trong khi tổng số tiền mua hàng trong tháng 11, 12 năm 2007 là 400 triệu. Nếu tính trung bình thì mỗi dân Québec mua hàng khoảng 300$ trên Internet trong tháng 2. Mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất là nữ trang, quần áo, sách báo phim ảnh, vé du lịch, dụng cụ máy móc điện toán.

Thời buổi chiến tranh Trung Đông chưa ngã ngũ, dầu thô xăng nhớt ùn ùn biểu tình, dân chơi xe tối tăm mặt mày bẻ vòng lái tứ tung mỗi khi thấy gía xăng chạy lên không chạy xuống! Chợ eBay thành .. shopping hiện đại dzui nhất! Ồn ào náo nhiệt như chợ Tết. Đàn bà khỏi mất công trang điểm tóc tai quần áo thơm phức lái xe ra khỏi nhà tranh dành parking lot. Đàn ông vừa ngồi canh mặt hàng coi có bà vợ nào được gía cao hơn vợ Paul Osborn, vừa ngoái cổ qua màn ảnh tivi coi Obama thắng Clinton, rồi coi làm sao John Mccain thắng cho được ứng cử viên Tổng Thống da màu này!

Nhất cử lưỡng tiện.
Anh bán vợ
Em bán con
Chúng ta cùng nhau… mua bán.
eBay!
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Chuyện nhỏ... chuyện lớn
Tác giả: Người Sàigòn



Anh Tư thân mến,

Trong cơn bão giá, thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt đều giá trên trời, dân nhậu Sài Gòn phát minh ra món nhậu mới: Thịt chuột. Mà lại không phải chuột thường, chuột kiểng hẳn hoi: Chuột Hamster nhập cảng lậu từ Thái Lan, Hồng Kông... không qua kiểm dịch.

Chính vì không qua kiểm dịch nên thú y thành phố ra lệnh tiêu hủy bằng hết số chuột bạch này vốn dĩ từ tết Mậu Tý đã sinh sôi nảy nở nhiều vô kể. Thế là chuột Hamster thoát kiếp đánh vòng để... lên đĩa với giá 40 ngàn đồng/con. Ngoài chuột Hamster, người ta còn bắt cả... chuột cống giả làm chuột đồng để bán trong các quán nhậu. Chèn đéc ôi, cơn bão giá đang hoành hành sẽ còn gây thêm những vấn nạn nào nữa đây?

Sáng nay mọi người đang ngồi trong quán, bà bán dạo đẩy xe đạp qua rao ời ời: “Ai xôi đậu đen đơ...ơi...ơi...”. Thằng Bảy Xe Ôm đang nhâm nhi li cà phê, nhảy ba bước theo bà bán xôi, lát sau nó quay về giơ lên cái gói xôi nắm lại chỉ bằng quả trứng vịt. Nó rền rĩ:

“Ối ông Nguyễn Tấn Dũng ôi... ối ông Nông Đức Mạnh ôi... 5 ngàn xôi đậu đen nắm lại vừa bằng cái chim của thằng cu con nhà bà Tư gà Nướng vầy thì giai cấp công nhân làm sao sống?”

Ông đại tá hưu đập bàn:

“Thằng Bảy Xe Ôm kia, sao mày đi mua có 5 ngàn xôi mà mày réo tên lãnh tụ với giai cấp công nhân ra làm cái gì?”

Thằng Bảy Xe Ôm cười hề hề:

“Chú Ba gỏi giùm con hòn xôi này cùng với một ly trà đá cho ông Nông Đức Mạnh để ổng biết lương công nhân bây giờ chỉ vừa đủ ăn một bữa như vầy thôi. Vậy làm sao trở thành lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng?”

Cô Phượng Cave cười rinh rích:

“Mày gỏi hòn xôi với ly trà đá vậy chưa đủ, mày phải gởi...”

Cô Phượng Cave ngừng lại cười tủm tỉm làm thằng Bảy Xe Ôm sốt ruột giục:

“Gởi gì nữa chị Phượng?”

Cô Phượng Cave:

“Gởi cái cặp sách của con nít cho ổng thấy là hiện có hơn trăm ngàn cái cặp con nít nó vứt đi hổng chịu cắp tới trường nữa!”

Ông đại tá hưu trề môi:

“Trời đất ơi, tưởng chuyện gì, giá cả tăng cao làm con nít bỏ học hả? Chuyện nhỏ!”

Gã Ký Quèn lúc này mới lên tiếng:

“Vậy chú Ba đọc báo sáng nay chưa? Báo vừa đăng tin một học sinh lớp 4 vừa uống thuốc rầy tự tử vì sợ tới lớp học kìa...”

Ông đại tá hưu cao giọng:

“Chuyện nhỏ! Chuyện học sinh tự tử thì có gì mới? Đầu năm nay báo cũng đăng ở Sài Gòn có hai học sinh lớp 8 tự tử vì học kém kìa. Rồi năm ngoái, cũng ở thành phố Hồ Chí Minh có 3 học sinh lớp 7 và lớp 9 tự tử vì áp lực học tập kìa. Rồi ngay ngoài Hà Nội cũng có 5 nữ sinh lớp 7 tự tử vì học hành căng thẳng kìa. Hiện tượng này đã xảy ra lai rai trên cả nước từ nhiều năm rồi, đâu có gì mới?”

Gã Ký Quèn lại hỏi:

“Chú Ba đọc báo có thấy hiện tượng hàng vạn học sinh trên cả nước phải bỏ học vì chương trình sách giáo khoa quá nặng, vì đã ngồi nhầm lớp do người lớn chạy theo thành tích nên đã dối trá xếp lớp bừa bãi?”

Ông đại tá hưu cười khà khà:

“Chuyện nhỏ... Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục đã phát biểu rồi. Hiện tượng học sinh bỏ học không phải là chuyện mới mà kéo dài từ nhiều năm nay rồi...”

Thằng Bảy Xe Ôm vào cuộc:

“Vậy chú Ba có thấy báo đăng ngân sách dành cho giáo dục năm qua còn thừa nhiều tỷ đồng mà chẳng hiểu sao các địa phương lại nợ lương và phụ cấp giáo viên lên đến cả ngàn tỷ đồng không? Chỉ riêng ở Quảng Nam tỉnh đã nợ giáo viên hơn hai trăm tỉ. Lương giáo viên đã thấp lại không cho người ta lãnh, vậy sao mà dậy học cho tốt được?”

Ông đại tá hưu trợn mắt:

“Chuyện nhỏ... Nợ rồi sẽ trả, chỉ trả chậm thôi chớ Nhà nước có giật lương của giáo viên đâu mà lo?”

Cô Phượng Cave lên tiếng:

“Hôm nay báo cũng đăng hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đại học đều khó kiếm việc làm vì chất lượng đào tạo quá kém và đành phải đi làm nghề tay trái như tiếp thị, giao hàng, phát tờ rơi quảng cáo...”

Ông đại tá hưu ngẩn người. Câu hỏi này không dễõ gì trả lời làm thằng Bảy Xe Ôm phải trả lời thay:

“Sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm hả? Chuyện nhỏ. Không làm được việc ở các ngành nghề đã học thì kiếm việc ở các ngành không cần đào tạo như “cò đất”, “cò nhà”, “cò công chứng”, “cò dịch vụ”... Thiếu gì việc mà lo? Chuyện nhỏ?”

Ông Tư gà Nướng từ nãy ngồi nghe tức như bò đá, bật lên tiếng:

“ĐM... nãy giờ bao nhiêu chuyện nhức nhối trong ngành giáo dục mà chuyện nào cũng là chuyện nhỏ, vậy thì chuyện gì mới là chuyện lớn?”

Ông đại tá hưu hùng hồn:

“Chuyện lớn trong ngành giáo dục hiện nay là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo xây dựng thanh niên Việt Nam thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, có tri thức tiên tiến và hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư theo gương bác Hồ vĩ đại...”

Cả quán cười ầm ầm làm ông đại tá hưu tức quá quát to:

“Tao nói vậy không đúng sao mà chúng mày lại cười?”

Gãõ Ký quèn xua xua tay:

“Đúng đúng... chú Ba nói rất đúng nhưng mà chưa trúng...”

Ông đại tá hưu tức mình:

“Sao lại đúng mà chưa trúng, vậy tao nói trật ở chỗ nào?”

Gã Ký Quèn cười cười:

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để bảo đảm ngành giáo dục xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa thì nhất định là đúng rồi... nhưng đấy là chuyện đường xa... trước mắt chuyện lớn trong ngành giáo dục là chuyện khác kìa...”

Ông đại tá hưu ngớ người:

“Mày nói chuyện khác là chuyện gì? Học tập theo gương bác Hồ vĩ đại không phải là chuyện lớn sao?”

Gã Ký Quèn lại cười:

“Học tập theo gương bác Hồ vĩ đại là chuyện lâu dài còn chuyện lớn hiện nay trong ngành giáo dục lại là chuyện khác... lớn ghê lắm kìa...”

Cô Phượng Cave sốt ruột:

“Chuyện lớn đó là chuyện gì, nói cha nó ra, cứ lòng vòng hoài...”

Gã Ký Quèn cao giọng:

“Thì báo mới đăng đó. Ngày 11.3, tại Hà Nội, đại diện Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, với sự tham dự của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Nguyễn Thiện Nhân...”

Gã Ký Quèn nói tới đó ngưng lại cho mọi người thêm tò mò. Quả nhiên thằng Bảy Xe Ôm sốt ruột giục:

“Thỏa thuận cái gì mà quan trọng vậy anh Ký quèn?”

Gã Ký Quèn cười cười:

“Theo thỏa thuận, hai bên cam kết xây dựng và triển khai thực hiện đề án chiến lược để Việt Nam có được giải thưởng Nobel và các giải thưởng quốc tế uy tín khác...”

Cô Phượng Cave la chói lói:

“Việt Nam có được giải Nobel? Chuyện thực hay giỡn đó anh Ký?”

Gã Ký Quèn trợn mắt:

“Thực chớ sao giỡn? Vậy mới nói chuyện lớn nhất trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay là phấn đấu cho sinh viên giật giải Nobel mà...”

Thằng Bảy Xe Ôm cười cười:

“Vậy còn chuyện học sinh đang bỏ học hàng loạt...”

Gã Ký Quèn trề mồi:

“Xì... chuyện nhỏ...”

Cô Phượng Cave vỗ tay:

“Đúng rồi... đúng rồi... học sinh bỏ học hàng loạt là chuyện nhỏ, đoạt giải Nobel mới là chuyện lớn. Vậy mới xứng tầm thời đại của Đảng ta chớ...”

Cả quán cười ồ, trừ ông đại tá hưu.

Chúc anh Tư vui vẻ và mạnh khỏe.

NGƯỜI SÀIGÒN
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

ĐỜN BÀ CON GÁI

Chuyện phiếm của Gã Siêu.


Lâu lắm rồi, gã được nghe một câu nói thuộc hạng danh ngôn, đại khái như thế này :

- Đờn bà con gái giống như con mèo, nếu con mèo ngoáy đuôi bên trái, thì chắc chắn nó sẽ nhảy sang bên phải.

Cũng trong chiều hướng ấy, gần đây ở Việt Nam giới choai rất khoái một bài hát mang tựa đề là ‘’đừng nghe những gì con gái nói’’.

Bài hát này được liệt vào ‘’tốp ten’’ nghĩa là mười bài hát được thiên hạ ưa chuộng nhất với những lời lẽ thật dí dỏm về dễ thương :

- Con gái nói có là không, con gái nói không là có.

Con gái nói một là hai, con gái nói hai là một.

Con gái nói ghét là thương, con gái nói thương là ghét.

Con gái nói giận là yêu, con gái nói yêu là giận.

Đừng nghe những gì con gái nói, đừng nghe những gì con gái nói.

Con gái nói không biết ghen là ghen như điên đấy nhé.

Con gái nói không biết yêu là yêu tới quên đường về.

Đừng nhge những gì con gái nói, đừng nghe những gì con gái nói.

Gã có một thằng bạn, thâm niên quân vụ về cái khoản đờn bà con gái. Sau nhiêu phen bị các nường đá lên đá xuống, nó đã tích lũy được một số vốn kinh nghiệm khá đồ sộ, đáng mặt sự phụ.

Ngày kia vị sư phụ nay đã truyền cho đệ tử bài học vỡ lòng về tâm lý con gái như sau :

- Con ơi, con nên nhớ rõ điều này : khi cô nường nói với con “ghét anh ghê…à”, nhất là lại kèm theo một cái liếc nhìn, nheo mắt có đuôi, thì con có thể yên chí nhớn mà hét toáng lên rằng : ôi sung sướng quá nhẽ vì đời toàn màu hồng. Bởi vì đó chính là lúc cô nường đã chịu đèn, yêu con khủng khiếp. Con hãy nhào vô liền tù tì để kiếm chút cháo, kẻo dịp may đã qua đi thì khó mà trở lại đó, ngốc ạ.

Đối với một tên đại ngố như gã, thì đờn bà con gái quả thực là một màu nhiệm, toàn những chuyện ngược đời và nghịch lý, nhiều kiểu rắc rối, đến quỉ thần cũng không lường nổi.

Đọc lại sách Sáng thế ký, gã nhận thấy thưở ban đầu, thượng đế lấy bùn đất nhào nặn mà làm thành Adong.

Sau khi ban cho Adong sinh khí bằng cách thổi hơi vào lỗ mũi, Ngài đã cho Adong sống trong vườn địa đàng. Với khu vườn kỳ diệu này, dù chim hót có véo von, cây cối có trổ bông khoe sắc, thì Adong vẫn chỉ cu ki một mình, lặng lẽ đến từng bước chân âm thầm.

Chính thượng đế cũng cám cảnh trước sự cô đơn đậm đặc ấy, Ngài thầm nghĩ :

- Người đờn ông ở một mình không tốt, Ta sẽ dựng nên cho nó một người nội trợ giống như nó.

Nói và làm. Thượng đế chờ cho tới lúc Adong ngủ say, bèn rút trộm một chiếc xương sườn của Adong mà dựng nên Evà, rồi dẫn Evà tới ra mắt Adong.

Thoạt nhìn thấy Evà, cặp mắt Adong long lên còng cọc và miệng ông sững sờ kêu to :

- Này đây xương tôi và thịt bởi thịt tôi.

Nếu lúc bấy giờ Adong biết dùng tiếng Việt Nam để diễn tả ý tưởng tuyệt vời này, thì hẳn ông chỉ cần rên lên hai tiếng ngắn gọn :

- Mình ơi!

Bởi vì chữ ‘’mình’’ vừa là thân xác, vừa là anh, vừa là em, vừa là chúng ta nữa. Ôi hai tiếng ‘’mình ơi’’ sao mà ngọt như đường cát, mát như đường phèn, thấm tới tận lục phủ ngũ tạng, làm chết lịm cả con tim. Ôi, mình ơi!

Thế nhưng, đời không như là mơ. Sau cái phút gặp em tinh tú quay cuồng, ‘’sau cái’’ thuở ban đầu lưu luyến ấy, sau cái cảm giác ngọt lịm của hai tiếng ‘’mình ơi’’ và bốn mắt liếc nhìn nhau, thì khởi sự cho những ngược đời và nghịch lý, những nhiều kê và rắc rối.

Evà không còn bằng lòng với thân phận của mẩu xương sường nữa, mà muốn nhảy phóc vào lồng ngực Adong, chiếm lãnh vị trí con tim, đòi Adong phải yêu thương và chiều chuộng. Rồi thừa thắng xông lên, tiến thẳng tới đầu và xơi ngay vai trò óc não, muốn chỉ huy cả Adong nữa.

Chính vì thế, dân Tây ban nha, một dân tộc rất mê đấu bò, cũng đã phải kêu lên :

- Đờn bà là tai họa khủng khiếp nhất trong tất cả những tai họa của loài người.

Tai họa đầu tiên đó là đờn bà đã cám dỗ đờn ông.

Thực vậy, nước làm hư rượu, xe bò làm hư đường lộ thế nào thì đờn bà cũng làm hư đờn ông như rứa.

Đúng thế, đờn bà vốn nổi tiếng về cái thói ăn vặt như tục ngữ đã diễn tả

- Đi chợ mất tám tiền quà,

Chồng thương chồng bảo về nhà đỡ cơm.

Cái thói ngốn hàng này đã thấm sâu vào máu huyết và trở thành nghề ruột của các nường. Thậm chí các em nữ sinh mắt nai ngơ ngác, thế mà trong chiếc cặp sách dễ thương cũng đã tích lũy bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh có thể xơi được : nào ổi, nào cóc, nào xoài, nào tầm duộc, nào xí muội…

Chính vì thế, ngay từ lời dụ khị đầu tiên của con rắn, Eva đã nuốt phăng ngay trái cấm. Rồi sau đó, Eva đã năn nỉ ỉ ôi Adong :

- Thôi mờ, ăn đi mờ…

Với lời lẽ nhỏng nhẻo mầm duyên như thế, Adong làm sao có thể chối từ. Adong đưa mắt nhìn, nuốt nước bọt và xơi liền tù tì, ăn ngấu ăn nghiến, đến nỗi mắc nghẹn nơi cổ, làm thành một cục, còn tồn tại cho đến ngày hôm nay ở bất cứ anh chàng đờn ông con trai nào.

Ghiền ngẫm về sự việc này, ông thánh Âu cu tinh đã phát biểu một câu xanh dờn :

- Đờn bà chính là thủ phạm làm tăng thêm tội lỗi cho loài người.

Kinh nghiệm trên không ngừng lặp đi lặp lại trong dòng lịch sử. Vua Kiệt vì say mê nàng Muội Hỉ bỏ bê triều chính, ăn chơi trác táng, sau bị Thành thang cướp mất ngai vàng.

Vua Trụ vì nghe theo nàng Đắc Kỷ giết hại trung thần, lòng dân oán thán, cuối cùng sự nghiệp cũng bị tan tành theo mây khói.

Ngô phù Sai yêu quí nàng Tây Thi. Cô nàng bé bỏng này có chứng đau bụng. Mỗi lần đau bụng thì lại nhăn mặt. Và mỗi lần nhăn mặt thì lại đẹp quỉ khóc thần sầu, khiến cho Ngô Phù Sai cứ mê mẩn cả tâm thần.

Tương truyền rằng :

Ngô Phù Sai đã ra lệnh ai làm cho Tây Thi cười thì sẽ được trọng thưởng. Nghe theo lời hiến kế của bọn quân sư quạt mo, ông đã cho xé hết lụa trong kho vì nghĩ rằng khi nghe tiếng lụa xé, nàng xẽ cười mím chi, thế nhưng nét mặt Tây Thi vẫn buồn rười rượi.

Sau cùng ông cho đốt lửa trên Cô Tô đài để khẩn báo cho các chư hầu biết kinh thành đang nguy khốn, nên phải vội đem quân về tiếp cứu.

Nhưng khi về đến nơi thì mới chưng hủng, chẳng thấy địch đâu cả, mà chỉ thấy Ngô Phù Sai đang cũng cụng li mí Tây Thi.

Trước thái độ chưng hủng ấy, Tây Thi đã phát cười như nắc nẻ. Nhưng rồi khi địch quân vây hãm thực sự, dù lửa báo động đã nổi lên, thì cũng chẳng ma nào đến tiếp cứu, khiến Ngô Phù Sai phải thua chạy.

Từ những bằng chứng cụ thể ấy thiên hạ đã kết luận :

- Vua nghe vợ mất nước.

Một chính tri gia mà lem nhem, gây nên sì căng đen với đờn bà con gái, thì chỉ có nước thân bại danh liệt mà chớ.

Bình thường chúng ta thường gọi đờn ông là phái mạnh đờn bà là phái yếu. Thế nhưng nếu đem ra cân do, đong đếm, chưa chắc đờn ông đã ăn được đờn bà và phái nam chưa chắc đã xơi tái được phái nữ.

Thực vậy, đờn ông phải thức trắng một vài đêm, thì tứ chi liền bải hoải, ngồi đâu ngáp đấy. Trong khi đó, làm sao có thể kể hết những giấc ngủ đứt đoạn và những đêm thức trắng của các bà mẹ để chăm sóc cho đứa con của mình.

Xét về góc cạnh bền bỉ, dẻo dai để chịu đựng, thì đờn bà hơn hẳn đờn ông. Vì thế, đờn bà con gái thường sống thọ hơn đờn ông con trai. Nói cách khác, các ông thường ngỏm sớm hơn các bà. Sự kiện này để lại một hậu quả trầm trọng, đó là số đờn bà góa chồng đông hơn số đờn ông góa vợ bội phần.

Chẳng biết có ai đã lưu tâm tìm cách giải quyết vấn đề xã hội này chưa ?

Bình thường đờn bà con gái vốn dịu hiền và tế nhị, thế nhưng hãy đợi đấy. Nói vậy mà hỏng phải vậy đâu. Con mèo tuy hiền thật, nhưng khi cần nó chỉ cào cho một phát, là đã toạc da và vãi máu, vì móng của nó rất nhọn và răng của nó rất sắc.

Đờn bà con gái một khi đã nổi máu tam bành, thì hiền cũng hóa dữ. Gã đã từng chứng kiến những cô em bé bỏng tựa nai vàng ngơ ngác, dịu hiền như… ni cô, hỏng dám như ma xơ đâu, thế mà khi cơn giận bừng bừng bốc lên, tẩu hỏa nhập ma, cũng lồng lộn như bò điên nước Ăng lê, cũng xỉa xói như con choi choi, cũng chửi rủa có bài có bổn như mấy cô đào cải lương ca sáu câu vọng cổ có mùi.

Gã xin đưa ra một vài nạn nhân của quí bà chằng lửa.

Trước hết là Socrate. Ông là một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp, một bậc thầy trong thiên hạ, nhưng oái oăm thay, ông lại là nạn nhân của một bà vợ. Bà khinh bỉ ông là thứ trói gà không chặt. Ngày kia, ông định ra phố, thì liền bị bà tặng cho một chậu nước dơ vào mình sau cơn giận lôi đình.

Thế nhưng, ông vẫn bình tĩnh nói :

- Có sấm có sét, ắt trời phải đổ mưa.

Ngán ngẩm trước mụ vợ đanh đá, ông đã phát biểu một cách chua chát :

- Trời đất sinh ra biết bao thú dữ, những đờn bà mới thật là con thú dữ đáng sợ nhất.

Đó là chuyện bên tây, còn chuyện bên đông thì kể lại :

Thi hào Tô đông Pha có một người bạn tên là Trần quí Thường. Quí Thường có người vợ hay ghen tức và hung dữ. Mỗi lần Tô đông Pha đến chơi, thì đều được nghe những tiếng chửi bới la hét ầm ĩ.

Thấy vậy, họ Tô bèn làm thơ chế diễu như sau:

- Hốt văn Hà đông sư tử rống

Trụ trượng lạc thủ tâm mang mang.

Có nghĩa là :

- Bỗng nghe sư tử Hà đông rống

Tay run gậy rớt lòng kinh hãi.

Từ đó, bốn chữ “sư tử Hà đông” thường được dùng để chỉ người vợ có tính tình hung dữ. Tuy nhiên, Hà đông ở đây là Hà đông bên Tàu, chứ không phải là Hà đông bên Ta. Vì thế quí bà quí cô gốc Hà đông, đừng vội lòng động lòng lo mà sinh ra buồn bã.

Bình thường thì tề gia nội trợ và giáo dục con cái vốn là lãnh vực riêng của đờn bà con gái. Vì thế, thiên hạ thường phong cho quí bà quí cô làm ‘’nội tướng’’.

Và nhiều khi uy quyền của vị ‘’nội tướng’’ thật là ghê gớm, khiến cho mấy ông chồng thuộc nòi râu quặp phải nín khe :

- Làm trai rửa bát quét nhà,

Vợ gọi thì dạ, bẩm bà… em đây.

Gã đã thấy có những ông giám đốc hay những viên chức cấp nhớn, đến công sở thì hét ra lửa, nhưng khi về nhà, thì lại miềm nhũn như con chi chi, phục vụ và vâng lời bà xã hết mình.

Vì thế tục ngữ đã bảo :

- Lệnh ông không bằng cồng bà.

Lợi dụng điểm yếu này, dân bắt mánh áp phe thường đi của hậu, nghĩa là đút lót, lấy lòng quan bà trước, rồi mới nhờ quan bà ton hót, tấu với quan ông, thì việc khó đến đâu cũng xong cả.

Được đằng chân lân đằng đầu. Từ vai trò người nội trợ, làm bạn đường cùng đi, đờn bà con gái xông tới, nắm quyền chỉ huy. Lúc bấy giờ quả thực là nguy to như một cơn ác mộng, vì họ cai trị theo tình cảm và lệnh truyền đổi thay như chong chóng.

Thực vậy, trên đời không có gì hay thay đổi cho bằng thời tiết và đờn bà con gái.

Có lẽ do sự nể nang và nhượng bộ của Adong thuở ban đầu, mà nhân loại đã trải qua một thời gian sống dưới chế độ mẫu hệ, trong đó người mẹ nắm giữ vai trò điều khiển gia đình và xã hội.

Thật là tội nghiệp cho thân phận đờn ông con trai lúc bấy giờ :

- Ba đồng một chục đờn ông,

Ta bỏ vào lồng, ta xách đi chơi.

Ngày nay với phong trào giải phóng đờn bà, nam nữ bình quyền, quí bà quí cô đang hăng hái xông xáo tiến ra ngoài xã hội, chiếm giữ những lãnh vực mà từ xưa cho đến rày, vốn là của phe đờn ông con trai. Và họ đã gặt hái được những thành công rực rỡ.

Có những bà những cô đã làm tới thủ tướng và bộ trưởng, giám đốc và chuyên viên. Cung cách điều khiển của họ cũng cứng không kém gì phe đờn ông con trai, chẳng hạn như bà đầm già Teacher, thủ tướng nước Ăng lê, vốn được mệnh danh là bàn tay sắt bọc nhung.

Đờn bà con gái chiếm được uy quyền không phải chỉ bởi tài năng, mà còn bởi nhiều thứ vũ khí khác nữa, chẳng hạn như sắc đẹp, như nước mắt, như nụ cười…

Vì thế người Đức đã nói :

- Chỉ một sợi tóc của người đờn bà cũng giật mạnh hơn cả giây chuông.

Còn dân Nhật thì bảo :

- Chỉ với một sợi tóc, người đờn bà có thế trói được cả… voi.

Chuyện đời còn bất công hơn nữa. Người đờn ông chắt chiu học hành mới ẵm được cái bằng bác sĩ, đấu tranh vào tủ ra khám bao nhiêu năm mới leo lên được cái ghế bộ trưởng.

Trong khi đó người đờn bà chỉ cần gật đầu hay ừ một phát, bằng lòng lấy anh ta, thì liền khều được cả con người lẫn chức vị của anh ta, nghiễm nhhiên trở hành bà bác sĩ, bà bộ trưởng, mà chẳng cần tốn một giọt mà hôi. Đờn bà là một phản ứng cộng, một chiếc tàu há mồm, khả dĩ vơ vét về cho mình đủ mọi thứ.

Xem ra gã khen thì ít mà chê thì thật nhiều, chỉ biết kê tủ đứng, kể tội đờn bà con gái. Cứ điệu này, lỡ thò mặt ra đường, ắt sẽ bị quí bà quí cô cho ăn trứng thối mất thôi.

Cho đến bây giờ, đờn bà con gái vẫn là một màu nhiệm, một vấn đề lớn. Để diễn tả về sự ngược đời và nghịch lý của đờn bà con gái, hình như một ông nhà văn Ấn độ đã bảo:

- Khi tạo dựng đờn bà con gái, Thượng đế đã trộn lẫn những vật thể đối kháng vào với nhau. Chẳng hạn Ngài lấy một chút gió mát mùa thu với một chút nắng chói chang mùa hạ, một chút ngọt của mật ong với một chút đắng của bồ hòn, một chút cay của ớt với một chút chua của chanh, một chút hiền hòa của chim bồ câu và một chút hung dữ của sư tử, một chút khôn ngoan của con rắn và một chút ngốc nghếch của con bò… Tất cả được Ngài hòa lẫn với nhau và tạo nên người đờn bà đầu tiên.

Cách đây không lâu, gã lượm được một bài thơ nói về người vợ, đại khái như thế này :

-Vợ là tình cảm sâu xa,

Vợ là gió mát, vợ là bão dông.

Vợ như một đóa hoa hồng,

Vợ là sự tử Hà đông kinh người.

Vợ là êm ái tuyệt vời,

Vợ là bão táp rụng rời chân tay.

Vợ là một chất men say

Vợ là cái đắng cái cay trong lòng.

Có người nhờ vợ nên ông,

Có người vì vợ mất không cơ đồ.

Và tác giả kết luận :

-Tốt số lấy được vợ hiền,

Vô duyên vớ phải bà khùng bà điên.

Đờn bà con gái mãi mãi ngược đời như thế đó, nhưng thử hỏi :

- Nếu không có họ thì đời còn gì là đời nữa…

Phải, nếu không có họ, thì lũ đờn ông con trai lại lầm lũi cu ki một mình, như những ‘’con sâu làm tổ, trong trái vả cô đơn”. Cho nên, đờn ông Pháp, vốn dư chất ‘’ga lăng’’ trong máu, đã phát biểu :

- Nhà không có đờn bà như xác không hồn, như đờn không giây.

Chả hiểu quí bà quí cô đã bằng lòng và sẵng sàng ban cho gã một nụ cười… ruồi chưa đấy ?
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

RỐI BỜI CHỮ NGHĨA
HUY PHƯƠNG

Tặng anh Cvanto.
Tuần trước tôi vừa “nhập viện”. Nói cho cam, chẳng phải tôi xin vào Viện Mồ Côi làm gì vì đã quá già, cũng không phải vào Viện Hán Học xin thầy mấy chữ thánh hiền, vào Viện Thẩm Mỹ để sửa sang lại dung nhan, cũng chẳng phải vào viện Nghiên Cứu Mác- Lê Nin của ông Hoàng Minh Chính để làm quái gì, vậy mà bạn bè, bà con cứ nói một hai là tôi “nhập viện”. Đơn giản là tôi mới vào nhà thương, hay nói chữ nghĩa là tôi vào nằm bệnh viện, cái gì mà cứ nằng nặc một hai gán ép cho tôi là “nhập viện”, cho danh chính ngôn thuận, nếu gọi nhà thương là viện thì bệnh nhân nằm nhà thương gọi luôn là “viện sĩ” cho được việc. Cũng như trước đây mấy chục năm, bọn Cộng Sản cứ một hai đòi “cải tạo” chúng tôi và đặt cho chúng tôi một danh từ khá kêu là “cải tạo viên”.

Từ trước năm 1975, chúng ta chữ nghĩa có lẽ còn ít ỏi, lại không thích dùng quá nhiều chữ Tàu, nên những chữ chúng ta dùng rất đơn giản, thế mà ngày nay.... Ngày nay, ngay cả những bạn ngày xưa dạy học cùng trường, sau này trong những cuốn đặc san của các cựu học sinh, cũng uốn viết, uốn lưỡi để nói rằng :“... năm 1972, tôi “nhận công tác giảng dạy” tại trường X.” nghe tức anh ách cả bụng. Đi dạy học thì cứ nói là đi dạy học, cần gì phải gọi là nhận công tác giảng dạy.

Ở hải ngoại nhiều bậc thức giả đã lên tiếng về cái điều gọi là loạn chữ nghĩa, mà cách dùng chứng tỏ CSBV lệ thuộc vào văn hóa Tàu Cộng một cách quái đản, khiến người ngoài nước không hiểu nổi khi đọc chữ nghĩa của người trong nước. Những chữ có “mùi Tàu” quen dùng và đã ảnh hưởng không ít đến truyền thông và người Việt ở hải ngoại vẫn thường nhan nhản thấy và nghe hằng trăm, nghìn chữ nghĩa nghe rổn rảng như những miếng sắt va chạm nhau của anh mù đấm bóp của những ngày tháng Saigon năm xưa, như những chữ “chất lượng”, “liên hệ”, “đăng ký”, “xuất khẩu”, “tranh thủ”, “khẩn trương”, “nhất trí, “hồ hởi-phấn khởi”, “bức xúc”, “nghiêm túc”, “quân hàm”, “sự cố”, “tham quan”, “chuyển ngữ”, “quá độ”, “cực kỳ”...“Thể tạng” con người thì trong nước dùng là “cơ địa”, nghe qua bạn có hiểu nổi không? “Triều cường” là gì? “Vĩ mô” là gì ? Nào là “chùm”, nào là “luồng! Phải chăng phải tra cứu loại “tự điển Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” mới hiểu nổi. Các bạn nghĩ thế nào với những danh từ kỹ thuật số (digital), máy quét (scanner), phần mềm (software)...

Trong địa hạt giao thông, vận tải không biết sao những người chuyên về các vấn đề này lại là những người thích dùng chữ mới, nghe rất kêu, cứng ngắc như “bê tông cốt sắt” nhưng rất vô nghĩa và xốp ruột như loại “bê tông cốt tre”, sản phẩm nổi tiếng của XHCN. Bạn nghĩ thế nào với những “cụm từ” (lại nói theo kiểu mới) như “kéo giảm tai nạn”,“ùn tắc giao thông”, “phân luồng xe chạy”, “bố trí lệch ca”để nói về giao thông, vận tải.

-“Trong quá trình bê tông quá độ bị lún, sự cố bất ngờ các khuyết tật nên các đơn vị dược giao nhiệm vụ quản trắc phải báo cáo diễn biến đột xuất của hầm chui, và tôi đề nghị nâng tĩnh không của cầu lên từ 3m lên 3.5m.” (nói về cầu Văn Thánh)

- “Chốt lại vấn đề kích cầu sản xuất, tiếp theo mạch phân công nhiệm vụ phải tùy vào sự giải trình cũng như thái độ cầu thị của Bộ Trưởng”.

-“Phạm trù quản lý đô thị hiện nay có rất nhiều bất cập, mảng đô thị của chúng ta nói rất mờ nhạt.”

-“Phạm trù chuyên chở đại chúng chưa được phủ kín đến vùng dân cư đông đúc mà còn tồn tại nhiều lỗ hổng.” (phát biểu của Bộ Trưởng Giao Thông)

-“PMU 18 là sai phạm nghiêm trọng, bộc lộ yếu kém ở cấp vĩ mô, xin ông cho phóng viên nắm bắt giải trình cụ thể.” (câu hỏi của phóng viên nhà báo).

- “Vốn kiên cố hóa trường học giải ngân quá chậm.” (Ông Bộ Trưởng Giáo Dục nói về ngân sách giáo dục).

Những chữ nghĩa loại này nhan nhản trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình trong nước (Việt Nam Cộng Sản). Chưa gặp được ông Thủ Tướng để phỏng vấn vì ông quá bận, thì ký giả báo đảng viết rằng:“Thủ Tướng có nhiều cuộc họp bất thường, chưa tìm được thời gian thích hợp để phỏng vấn, nên đành tranh thủ những khe hẹp trong lịch trình đông đặc của Thủ tướng để xen vào.”Không biết đối với một vị nữ thủ tướng thì nhà báo có dùng nguyên văn như vậy không? Nói chúng đây là những danh từ rất lạ mà nhà báo trong nước hay các viên chức viết, báo cáo diễn văn, không viết nổi một câu văn bình thường dễ nghe, mà vì mặc cảm đã cố tạo ra những danh từ rất kêu, nhưng xem chừng vô nghĩa và rất dung tục. Hồi chúng ta còn ngồi ở ghế nhà trường mà viết những loại chữ nghĩa như thế trong bài luận văn thì chắc chắn bị thầy, cô “sổ toẹt”.

Trong ngôn ngữ, có một số tiếng do nhân gian dùng lâu thành quen, nên cũng có một số không đúng với nguyên nghiã của nó, tuy nhiên xã hội chủ nghĩa hiện nay đang có khuynh hướng cố tạo ra những danh từ kêu to, lạ lùng và không kém kỳ quái và thô lậu. Vì sao phải dùng “tình trạng của tôi rất căng, nếu nói ra không biết cô có nắm bắt được không?”hay “tranh thủ những khe hẹp trong chương trình dày đặc...của Thủ Tướng!”

Nhà văn Đặng Trần Huân lúc sinh thời đã có viết một bài báo nhan đề là “Nghĩ thương cho chữ nghĩa” cũng trong tấm lòng xót xa của những người trí thức nghĩ về tình trạng bất hạnh của ngôn ngữ đang bị biến dạng, dày vò một cách thô bạo trong bàn tay của những kẻ thiếu văn hóa.

Ba mươi ba năm nay, do tình thế của đất nước, ba triệu người Việt phải sống cuộc đời tỵ nạn ngoài quê hương của mình, sự khác biệt trong và ngoài nước càng ngày càng thấy rõ, từ văn hóa, phong tục, cho đến ngôn ngữ, khiến chúng ta không chỉ cảm thấy xa cách về địa lý mà còn ngay khi ở ngay trên quê hương, vẫn cảm thấy mình lạc lõng, xa lạ. Chúng ta có thể nhìn cách lối diễn tả, cử chỉ, ngôn từ, để biết người ấy ở đâu, chịu chi phối bởi thứ văn hóa nào.

Chỉ mong sao hải ngoại đừng “bê” nguyên con một bản tin của Hà Nội với những chữ nghĩa rối bời để ném vào mặt độc giả, hay viết lách , ăn nói bằng những loại chữ nghĩa mới mẻ, nghe rổn rảng nhưng thực sự kệch cỡm, vô nghĩa.

Nói xa nói gần, để kết thúc sự rối rắm này, tôi cũng xin loan báo với bạn bè, là tôi vừa “xuất viện”, vì ở đầu bài tôi bị “nhập viện”, may mắn không phải nhập nhà vĩnh biệt hay lò thiêu, thì đến lúc được “xuất viện”. Đây chắc chắn không phải ám chỉ tôi vừa tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, hay tốt nghiệp Viện Mác–Lê mà đơn giản là tôi vừa ra khỏi nhà thương. Vậy mà đi đâu bạn bè cũng chúc mừng tôi vừa “xuất viện”. Trong muôn nghìn thứ “viện” trên đời này sao chữ nghĩa Cộng Sản cứ bắt “viện” phải là cái “nhà thương”, mà chúng ta lại phải cứ dùng một cách lười biếng vô ý thức, cóp nhặt mà không hề suy nghĩ. Không lẽ bây giờ lại phải thua thêm một keo vì những thứ văn hóa, chữ nghĩa như thế sao?

Huy Phương
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

CHỬI

Chuyện phiếm của Gã Siêu
Cách đây không lâu, một anh bạn từ bên Mỹ, chẳng biết sưu tầm được ở đâu, đã gửi cho gã một mẩu chuyện, đọc xong gã chẳng biết nên cười hay nên khóc. Mẩu chuyện ấy như thế này :

Lần đầu tiên mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ khi tìm nhà của một người bạn, hiện làm trưởng một khu phố văn hóa.

Thấy có mấy đứa trẻ đang nô đùa ngoài đầu ngõ, tôi hỏi :

- Này các cháu, các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở đâu hay không ?

Một đứa bé trai, khoảng trên dưới mười tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo và ranh mãnh, rồi đáp gọn lỏn :

- Biết nhưng…đéo chỉ.

Tôi lắc đầu, tiếp tục đi sâu vào con hẻm văn hóa. Gặp một thanh niên, tôi liền hỏi:

- Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào hay không?

Gã trẻ tuổi chẳng thèm nhòm ngó gì đến tôi và trả lời cộc lốc :

- Đéo biết.

Miết rồi cũng tìm thấy nhà ông trưởng khu phố văn hóa. Khi gặp ông, tôi kể lại chuyện này cho ông ta nghe với lời than thở :

- Anh ạ, các bậc cha mẹ ở đây không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với những người khách lạ một cách thô bỉ và tục tĩu đến thế hả anh ?

Chẳng cần suy nghĩ, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay:

- Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó…đéo nghe.

Lúc ấy người con gái của ông bạn tôi, hiện là một cô giáo dạy môn văn, vừa từ nhà trường trở về và tôi liền đem câu chuyện ấy ra mà kể.

Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một sự việc như sau :

Hôm ấy, cháu giảng bài văn, có đoạn trình bày thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục giặc Tây, đã đánh nhào giặc Mỹ…Cuối cùng, cháu kêu một em trai lớn nhất lớp và bảo :

- Em hãy định nghĩa xem hai chữ “dũng cảm là gì ?”

Nó đứng lên, suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn :

- Thưa cô, nghĩa là…đéo sợ ạ.

Sau đó, trong cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, cháu liền đem câu chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa hai chữ “dũng cảm” là…”đéo sợ” cho ông ta nghe.

Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn tôi, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa mới khám phá ra một chân lý cao siêu, ông ta chậm rãi đáp :

- Ừ, nó cắt nghĩa như thế thì cũng…đéo sai.

Nghe vậy, tôi chua chát nghĩ thầm trong bụng rằng :

- Giáo dục và đào tạo theo kiểu này thì đất nước mình…đéo khá lên được.

Gã nghĩ rằng mẩu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại được “phệu ra” với một chủ đích…châm chích chọc nào đó mà thôi. Nhưng câu chuyện dưới đây lại là một câu chuyện có thật một chăm phần chăm, do một cha già khả kính đã kể cho gã nghe.

Vào buổi sáng ngày lễ Giáng sinh, cha già đạp xe từ nhà thờ xứ tới nhà thờ họ lẻ để ban lễ vào lúc tám giờ. Cũng trong khoảng thời gian ấy, có hai vợ chồng nhà kia chẳng hiểu lục đục với nhau vì lý do gì, đã chửi bới nhau một cách thậm tệ.

Thế nhưng, đang lúc hăng say dọn cho nhau xơi những thứ cao lương mỹ vị, chị vợ nhác thấy bóng cha già sắp đi qua bèn đề nghị…đình chiến. Chị nói :

- Thôi, không cãi nhau nữa, cha đấy.

Anh chồng còn đang hậm hực và tức tối, từ trong nhà chõ mõm ra ngoài ngõ và quát lớn:

- Cha thì ông cũng…đéo sợ.

Ngay lúc đó, vị cha già khả kính của gã đạp xe ngang qua và đã nghe thấy “nguyên văn” câu nói ấy.

Như vậy, chẳng phải chỉ có người Hà Nội mới chửi, mà người Saigon cũng chửi. Chẳng phải chỉ có người miền Bắc mới chửi, mà người miền Nam cũng chửi. Chẳng phải chỉ có đờn ông mới chửi, mà đờn bà cũng chửi. Ngôn ngữ chửi là ngôn ngữ chung của mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc, từ đông sang tây cũng như từ cổ chí kim.

Và gần đây, gã thấy hiện tượng này xem ra đã bùng nổ mãnh liệt và liên tục phát triển nơi giới…nữ sinh. Cứ nhìn những cặp môi ngây thơ và xinh đẹp ấy phát ngôn một cách bừa bãi, tuôn ra rông rổng những lời chửi bới cộc cằn. Chẳng khác gì các bà hàng cá, hàng tôm, hàng thịt… Dường như đối với các em mới nhớn này phải biết chửi mới là dân chơi thứ thiệc, chính hiệu con nai vàng ngơ ngác.

Tình cờ đi qua một đám nữ sinh đang chu mỏ lại bình loạn về lão nọ, lão kia. Nhưng những lão ấy là ai thế ? Gã xin thưa những lão ấy có khi là cha mẹ của họ, có khi là thầy dạy của họ và cũng có khi là…bồ bịch của họ nữa.

Nghe được những lời bình loạn này, hẳn nhiều người sẽ phải sởn gai ốc, nổi da gà và phát sốt phát rét lên ấy chứ. Nếu có sống lại, Đức Khổng Tử cũng phải thở dài thườn thượt, rồi sau đó lăn đùng ra mà chết, miệng vẫn còn nói những lời sau cùng như muốn cảnh báo :

- Hỉ ôi! Hỉ ôi! Hậu sinh khả…ố. Tứ đức công dung ngôn hạnh của ta biến sạch đằng nào cả rồi ?

Như trên gã đã xác quyết bằng cả hai tay lẫn hai chân rằng :

- Ngôn ngữ chửi là ngôn ngữ chung của mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Thực vậy, đã là người thì ai cũng có tình cảm. Và theo sự phân tích của người xưa, thì có bảy thứ tình cảm chi phối toàn bộ đời sống con người và được gọi là thất tình.

Vì vậy, gã xin cả tiếng lại dài hơi thanh minh thanh nga rằng : thất tình ở đây chẳng phải là mất đi tình yêu để rồi phát buồn phát sầu mà đi lang thang như người cõi trên. Trái lại, thất tình là bảy thứ tình cảm chất chứa trong lòng con người, đại khái như sau :

Thứ nhất hỉ là mừng.

Thứ hai nộ là giận.

Thứ ba ai là buồn.

Thứ tư cụ là sợ.

Thứ năm ái là yêu.

Thứ sáu ố là ghét.

Thứ bảy dục là muốn.

Kinh nghiệm cho thấy khi cái sự “nộ” tức là cái sự giận nổi lên đùng đùng, nó sẽ ám vào lục phủ ngũ tạng khiến cho đương sự như bị tẩu hỏa nhập ma, mặt đỏ tía tai và thế nào miệng cũng phát ra những lời chửi bới độc địa.

Vậy thế nào là chửi ?

Theo gã nghĩ chửi là biểu lộ sự nóng giận của mình bằng những lời lẽ thô lỗ, xúc phạm tới ông bà cha mẹ người ta, gán cho người ta những tên xấu xa của súc vật, hay cho người ta ăn những của lạ…Như vậy, sự chửi bới thường đi đôi với những lời nói tục tĩu.

Gã không phải là một nhà ngôn ngữ học, nhưng xem ra cách chửi của dân An-nam-ta vừa trầm lại vừa bổng, vừa đậm đà lại vừa ý vị, ăn đứt những dân tộc khác trên trái đất này.

Nếu coi việc chửi bới là như một chứng bệnh, thì gã có thể phân chia thành hai loại.

Loại thứ nhất là chửi mãn tính.

Chửi mãn tính là thứ chửi thường xuyên. Người mắc phải chứng bệnh này, hễ mở mồm ra là phải chửi. Họ chửi một cách tự nhiên. Họ chửi một cách vô tư, không tội vạ chi sốt. Nếu không chửi thì xem ra họ sẽ bị nhạt miệng hay bị ngứa ngáy khó chịu.

Bất cứ câu nói nào của họ cũng phải được đệm theo một thứ tiếng lạ, như tiếng Đức hoặc tiếng Congo... Tất cả tạo thành một thứ hợp âm cho ngôn từ của họ được tròn trịa, được hài hòa và cân đối.

Hồi còn bé sống trong nội trú, tên nào chửi tục mà bị thầy giám thị vớ được, sẽ bị trừ điểm kỷ luật và chiều thứ năm, thay vì được đi “bát phố”, thì sẽ phải ở nhà để làm công tác. Vì thế, những tên “ghiền” chửi tục, đã bịa ra những từ nhẹ nhàng và thanh tao hơn để mà chửi, cho dù bản chất vẫn là thô tục.

Chẳng hạn như từ “điếu” :

- Ông điếu sợ…

Chẳng hạn như từ “bè mẹ” :

- Bè mẹ nó chứ, ông đánh cho vỡ mỏ ra bây giờ.

Thanh thử, đám trẻ cứ thoải mái qua mặt thầy giám thị cái vù, mà chẳng hề hấn chi.

Gã có một anh bạn mắc phải chứng bệnh này một cách “thâm niên quân vụ”. Là miền người Bắc, nhưng vì sống lâu năm với đám học trò nhỏ người miền Nam, nên tiếng đệm của anh ta cũng bị pha trộn.

Hầu như lúc nào trên môi miệng anh ta cũng vang lên điệp khúc “đủ mẻ”. Vì thế, gã đã phong cho anh ta cái hỗn danh là “ông thầy Đủ Mẻ”.

Ngày kia, anh ta đang lái xe phom phom đi trên đường phố, nhưng có lẽ vì lơ đãng hay sao ấy, anh ta đã va quẹt vào chiếc xe của một cô gái. Thế là nhanh như chớp, anh ta xuống xe, khoa chân múa tay mà chửi :

- Đủ mẻ, lái thế mà coi được à. Bộ đui bộ mù hay sao ?

Tội nghiệp cho cô gái, hai mắt rưng rưng như muốn khóc, lên tiếng năn nỉ ỉ ôi với anh ta:

- Thôi mà chú. Tội nghiệp cháu. Chú đừng chửi nữa. Cháu sợ lắm. Hết bao nhiêu cháu xin đền ạ.

Về tới nhà, gã bèn hỏi anh ta :

- Sao lúc đó ông hung hăng con bọ xít đến thế ?

Anh ta điềm nhiên trả lời :

- Đủ mẻ nó chứ, hễ đụng xe là phải chửi liền tù tì. Bắn chậm thì chết thế nào, thì chửi chậm cũng chết như vậy. Đó là quy luật của muôn đời, mày phải nhớ cho kỹ, rồi đem ra mà áp dụng mỗi khi…hữu sự nghe con.

Đặc biệt nhất là khi tâm hồn anh ta sảng khoái và ngồi vào bàn nhậu. Anh ta đã từng phát biểu thật hách xì xằng :

- Đã không “dzô”thì thôi, “dzô” thì là một chăm phầm chăm. Đủ mẻ thế mới đã!

Thậm chí anh ta còn cao hứng nghêu ngao hát :

- Đâu có tình yêu thương, ở đó uống rượu thật nhiều.

Đâu có tình bác ái, ở đó uống rượu không say.

Đâu ý hiệp tâm đầu, ở đó uống chăm phần chăm.

Còn rất nhiều những sự việc hay ho hấp dẫn về “ông thầy Đủ Mẻ” này, nhưng gã xin khép lại ở đây để tiếp tục bàn về chứng bệnh chửi.

Loại thứ hai là chửi cấp tính.

Chửi cấp tính là thứ chửi đột xuất, khi tự ái bị chạm mạch và sự nóng giận bốc lên đầu, khiến người ta chửi thành từng câu hay thành từng bài với ý đồ thâm hiểm nhằm hạ nhục đối phương, làm cho đối phương phải te tua nát nước.

Tùy theo tính tình của từng người mà cơn bệnh cấp tính này mang những âm độ khác nhau.

Trước hết, đối với với những kẻ nhát gan, không đủ can đảm biểu lộ sự bực tức ra bên ngoài, bèn nuốt giận mà chửi lén hay chửi thầm.

Chửi lén là chửi sau lưng, là chửi lúc người ta vắng mặt. Họ giống như hội đồng nhà chuột. Căm thù trước sự dã man của mấy lão mèo, dòng họ nhà chuột đã họp hội đồng và trong cuộc đại hội này, từ tên chuột cống đến tên chuột nhắt, tất cả đều to mồm chửi bới mấy lão mèo. Thế nhưng khi mấy lão mèo xuất hiện, thì họ hàng nhà chuột đều mạnh ai nấy trốn, bỏ của chạy lấy người. Giá như có một tí trí khôn để suy nghĩ, thì không thiếu những tên chuột khom lưng quì gối mà nịnh bợ mấy lão mèo.

Còn chửi thầm là chửi âm ỉ trong cõi lòng của mình mà không phát thành tiếng thành lời, bản lãnh lắm thì cũng chỉ lẩm bẩm nơi cửa miệng mà thôi. Nhiều khi cơn giận làm cho thâm gan tím ruột, mà bản mặt thì vẫn cứ phải tươi cười, cho dù cái cười có quay quắt và héo hắt.

Tiếp đến, đối với những kẻ bạo phổi thì sự bực tức được phát tiết ra bên ngoài, nhất là nơi miệng lưỡi bằng những lời lẽ cộc cằn và thô lỗ. Đồng thời, tùy theo đối tượng được nhắm tới, gã có thể chia loại chửi này thành hai kiểu.

Kiểu thứ nhất là chửi trực diện, hay nói theo ngôn ngữ tin học, thì đó là chửi trực tuyến, nghĩa là chửi thẳng vào mặt đối phương, chẳng cần phải nể nang, chẳng cần phải rào trước đón sau. Những “lời hay và ý đẹp” cũng như những món “cao lương mỹ vị” cứ tuôn ra ào ào, khiến cho đối phương bị tối tăm mặt mũi chẳng biết đâu mà đỡ. Nếu không có nội lực thâm sâu, thì chắc chắn sẽ bị…sụm bà chè mất thôi. Kiểu chửi này được bàn dân thiên hạ gọi chửi tưới hột sen, chửi như tát nước.

Kiểu thứ hai là chửi gián tiếp. Ta cứ gào to giữa làng và giữa xóm, giữa đường và giữa phố, để cho ai có tật thì phải giật mình. Ta cứ rút dây cho rừng phải động. Ta cứ nổ sấm bên đông cho động tới bên tây. Ta cứ nói đấy để cho đây phải chạnh lòng. Vì thế, kiểu chửi này được bàn dân thiên hạ gọi là chửi đổng, chửi khống, chửi lông bông, chửi xiên chửi xéo…

Một đứa bé học trò nghịch ngợm trong lớp, bị ông thầy đánh cho ba roi. Trong khi ông thầy quất cái roi xuống, đứa bé theo phản xạ tự nhiên bèn đưa tay ra đỡ. Chẳng may cái roi dụng phải cái móng tay đứa bé và làm cho nó chảy máu.

Đứa bé nước mắt lưng tròng chạy về nhà kể lể và tả oán với bố nó. Ông bố cáu tiết bèn làm một màn chửi đổng. Ông ta vừa chạy dọc theo con đường duy nhất trong làng, vừa quát tháo ầm ĩ :

- Tiên sư bố nó. Nó không đẻ, nó không đau, nó dám đánh con người ta như thế kia à. Tiên sư bố nó…Tiên sư bố nó…

Gã có thể quả quyết được rằng việc chửi đổng hay chửi xiên chửi xéo nơi một số quí bà quí cô đã đạt tới trình độ nghệ thuật với chất lượng cao, nếu không muốn nói là tuyệt vời và trên cả tuyệt vời nữa.

Họ chửi có cung có điệu và có trầm có bổng. Họ chửi thành câu thành cú và thành bài thành bổn. Lời họ chửi chẳng khác chi một bài thơ, có bằng có trắc và có vần có vế. Tiếng họ chửi khi thì dồn dập như thác lũ, khi thì nỉ non ai oán như tiếng người vợ nức nở tiễn đưa người chồng vào nơi chín suối.

Trời bắt đầu nhá nhem. Bà hàng xóm ném một nắm thóc xuống khoảng sân đất và lên tiếng gọi :

- Chắt, chắt, chắt…

Bầy gà lục tục kéo nhau về, mổ những hạt thóc cuối cùng trong ngày trước khi lên chuồng.

Bà hàng xóm đếm đi đếm lại mà sao vẫn thiếu một anh gà trống choai. Rồi bà đếm lại đếm đi mà sao vẫn cứ thiếu. Và thế là bà ra đứng trước ngõ, mắt long lên còng cọc, cất cao giọng the thé mà chửi một bài cả thể.

Nhân vật được bà ưu ái nhắm tới thuộc vào hàng vô ngã, “impersonnel”, nên lời chửi của bà cũng vu vơ và bâng quơ. Tuy vu vơ và bâng quơ, nhưng lại nhằm trực tiếp tới một thằng cha nào đó đã cả gan dám ăn cắp gà của bà.

Tiếng chửi của bà nhờ gió chuyển tới các gia đình trong khu xóm :

- Cha tiên sư ông cụ,

ông kỵ bảy đời nhà nó.

Nó chẳng bỏ công nuôi,

mà lại muốn ăn không của bà.

Thì đây bà cho nó ăn….

Tới chỗ này thì xin cho gã tự đục bỏ và cắt xén, không dám viết thêm nữa vì sợ sẽ làm cho kẻ thanh sạch mất lòng khiết tịnh. Chỉ biết rằng anh gà trống choai của bà hàng xóm sáng hôm sau đã xuất hiện thật sớm trên khoảng sân đất. Anh ta vỗ cánh đùm đụp, rồi cất giọng ồ ề mà gáy. Có lẽ đêm hôm qua anh ta đã đi tán tỉnh, hay đi mừng sinh nhật của một chị gà mái tơ nào đó chăng ?

Về việc chửi bới cũng như về nhiều việc khác nữa, đôi khi đã xảy ra một nghịch lý đáng buồn trong phạm vi gia đình.

Thực vậy, cha mẹ nào cũng muốn dạy bảo con cái mình phải nghiêm túc trong lời nói, tránh đi những lời nói nóng nảy, cộc cằn và tục tĩu. Thế nhưng, chính những bậc làm cha làm mẹ ấy lại luôn có những lời nói nóng nảy, cộc cằn và tục tĩu ấy trên môi trên miệng của mình.

Một ông bố đã căn dặn con mình như sau :

- Mày nhớ nhé, không được nói tục nghe con. Mày mà nói tục, ông cha sở nghe thấy, thì ông ấy sẽ xẻo lưỡi mày đấy. Đủ mẻ mày đã nghe rõ chưa ?

Cũng thế, một bà mẹ luôn nhắc nhở đứa con gái cưng của mình phải thành thật. Thế nhưng, khi có người đến đòi nợ, bà đã trốn kỹ dưới bếp và sai đứa con gái ra nói người khách bất đắc dĩ ấy rằng bà đi vắng.

Đứa con gái mở cổng và rất ngây thơ nói với người khách :

- Thưa bác, má cháu bảo cháu ra nói với bác rằng má cháu không có nhà.

Cũng thế, buổi sáng nghe chuông nhà thờ vang lên, ông bố cuộn mình trong chăn, vội lên tiếng giục giã con cái :

- Nào, thức dậy, đi đái, lấy nước, súc miệng, đánh răng, rửa mặt, đi lễ.

Trong khi con cái uể oải thực thi những mệnh lệnh kể trên, thì ông bố vẫn cứ nằm ngủ nướng…nướng đến độ cháy khê cháy khét.

Thảo nào, khi người ta hỏi một cậu bé rằng :

- Em muốn gì ?

Cậu bé không ngần ngại trả lời :

- Em muốn làm người lớn.

Người ta hỏi tiếp :

- Tại sao lại thế ?

Cậu bé nhoẻn một nụ cười đầy bí mật và nói :

- Để được chửi tục, nói dối và nằm ngủ nướng mà không bị la mắng!

Cha mẹ nói một đàng nhưng lại làm quàng một nẻo, thành thử trống đánh xuôi kèn thổi ngược, những lời dạy bảo của họ không đủ sức thuyết phục con cái.

Phương thế giáo dục đạt hậu quả cao nhất, đó chính là gương sáng của cha mẹ, bởi vì chỉ gương sáng của cha mẹ mới là một bài giảng hùng hồn hấp dẫn được con cái mà thôi, chả thế mà người xưa đã bảo :

- Lời nói như gió lung lay,

Việc làm như tay lôi kéo.

Để kết luận, gã nhớ lại lời người xưa đã khuyên :

- Hãy ngoáy lưỡi bảy lần trước khi nói.

Có nghĩa là phải thận trọng đắn đo trước khi nói, để tránh đi những lời chửi bới và tục tĩu, trái lại hãy có những lời ôn tồn và thành thực để tạo được một bàu khí hòa thuận cũng như bắc được một nhịp cầu cảm thông, vì :

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Hơn thế nữa, kinh nghiệm cũng cho thấy :

- Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.

Hay như người Pháp cũng đã bảo :

- Khi chửi bới thì chính chúng ta lại là người đầu tiên phải nghe những lời tục tĩu ấy.

Hơn thế nữa, lòng đầy thì mới tràn ra ngoài. Căn cứ vào lời nói mà thiên hạ có thể đánh giá được con người chúng ta. Nếu lời nói của chúng ta cộc cằn và thô lỗ, thì con người chúng ta cũng cộc cằn và thô lỗ như vậy. Trái lại :

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe.

Gã Siêu
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Lý luận kiểu Gà Què
Tác giả: Gà Què


Cách đây hơn sáu chục năm về trước, sau một trận đại chiến thì ra đời tổ chức Liên Hiệp Quốc,gồm nhiều quốc gia cùng ngồi lại với nhau trong một tổ chức, nhằm mục đích điều phối hòa bình, khắc phục kinh tế, giải quyết hậu quả chiến tranh. Hội viên của LHQ là những quốc gia “yêu chuộng hòa bình”. Đồng thời, chấp nhận “ bổn phận”trong hiến chương LHQ.Qua hiến chương nầy LHQ bắt buộc các quốc gia thành viên phải khuyến khích sự tôn trọng toàn diện, tuân thủ về nhân quyền. Năm 1948 đã có một tuyên bố chung về Nhân quyền, nhằm để các nước thành viên phải tuân thủ cái quyền con người nầy, không phân biệt lãnh thổ,màu da,giới tính, thành phần xã hội, cả về chuyện trình độ học hành.Tuyên ngôn nhân quyền gồm có 30 điều, qui định những giá trị phổ quát về quyền con người cho tất cả ai “ diễm phúc hay bất hạnh “ sinh ra làm con người trên cõi đời nầy.Và, điều 30 đã ghi cụ thể như sau:

Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền viện dẫn bất cứ lý do gì để có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Người viết phải dài dòng văn tự tới như vậy để nhắc lại những gì mà nhiều người biết và có hẳn sự giám sát của LHQ về Quyền con người thông qua một cơ quan trực thuộc, có tên tiếng Anh là United Nations Human Rights Council .Diễn Nôm là Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Có lẽ, những người soạn thảo ra Tuyên ngôn nầy rất uyên bác nên 60 năm sau, xã hội loài người tiến tới tốc độ phi mã. Vậy mà khi đọc lên vẫn không hề có thể sửa chữa nó. Nhưng rất tiếc, sự uyên bác ấy lại” bị” sửa chữa lệch lạc bằng những “ thông minh”phiến diện nhằm che đậy hành vi chống lại nó. Một giá trị phổ quát của cả loài người.

Không ít những quốc gia tìm cách tạo ra một xã hội mỗi ngày một tiềm cận với giá trị nầy. Trái lại có cũng nhiều nước khác , vì mục đích ích kỷ của một nhóm, một thể chế chính trị, đã đi ngược lại mục tiêu trên, dù họ luôn vỗ ngực rằng mình” tôn trọng” theo nhiều lý do viện dẫn nghe không suông sẽ lắm. Chính họ, nhà cầm quyền đã tốn cơm chầu chực xin vào LHQ,ký cam kết tôn trọng tuyên ngôn Nhân quyền.

Thật đáng tiếc, những quốc gia đang sống trong môi trường” phong kiến” là những nước còn theo thể chế Quân chủ như Vương quốc Anh, Vương quốc Thái lan, Nhật bản, lại là nước tiến bộ về sự tôn trọng quyền con người.Trong khi đó, những phần lãnh thổ thuộc cái chủ nghĩa gọi là “ Chủ nghĩa xã hội” thì đi ngược với giá trị phổ quát. Thì ra, ngôn ngữ mỹ miều không phải là thực tế đẹp đẽ, đôi khi sự mỹ miều ấy che đậy cho sự xấu xa không dám bóc trần.Việt nam là một quốc gia như vậy.

Tình hình vi phạm các quyền tự do tuy có chút đỉnh cải thiện so với những năm trước đây, khi chưa mở cửa. Nhưng so với những nước đáng lẽ thua kém Việt nam nhiều mặt như Campuchia( cũng là một vương quốc) thì lĩnh vực nầy xem chừng VN còn xa xôi lắm mới bắt nhịp xứ Chùa Tháp.Chỉ đơn cử chuyện đi bầu chọn người làm việc cho dân, cho nước thôi, thì nước ta vẫn còn kém lắm.Chuyện bầu bán chỉ còn là “bán” chứ chẳng thấy “bầu”.

Nói chuyện Nhân quyền ở Việt nam, thì cả thế giới nầy chẳng còn ai lạ gì. Chỉ lạ chăng là ngôn từ các chức sắc, cả nguyên thủ quốc gia của Việt nam nói ra nghe mới lạ. những câu nói đại loại như Việt nam có nhân quyền theo kiểu riêng phù hợp với phong tục tập quán của mỗi nước.Thì ra là vậy. Dân Việt nam có những tập quán riêng không giống, không phải của con người, nên bản tuyên ngôn ấy không thể sử dụng với người Việt nam. Phải chăng cả dân tộc Việt là một bầy cừu? Theo cách nói của các vị chức sắc mỗi khi ra nước ngoài hay tiếp xúc với giới ngoại giao có đề cập tới Nhân quyền.

Trước hết, đứng về phía lòng tự hào dân tộc, thì những chức sắc ấy xúc phạm nghiêm trọng tới những người đã truyền tử lưu tôn lãnh thổ nầy,đã đóng thuế trả lương cho họ, cung cấp cho họ mọi thứ hơn hẳn người thường cả về vật chất lẫn địa vị xã hội. Để rồi được họ nói cho nghe rằng mình không tương xứng thụ hưởng những giá trị mà những kẻ đi bằng hai chân ở một xứ sở khác được hưởng. Cách nói ấy chẳng khác nào hình thể địa lý,văn hóa xã hội , phong tục tập quán chưa cho phép người Việt làm con người.Xét cho cùng thì chức sắc nào cũng là cùng da vàng mũi tẹt, sự phân công xã hội, dù là cưỡng đoạt tiếm quyền để ăn trên ngồi trốc thì cũng lãnh đạo một cộng đồng dân cư. Nếu không công nhận họ là con người thì kẻ ấy cũng không phải con người nốt. Thật xót xa thay tiền nhân tốn xương máu bao đời chỉ để tôn vinh dòng giống Lạc Hồng, thì nay chính con cháu thụ hửơng không làm rạng rỡ hơn lên, lại cho thấp xuống dưới cái kiếp người. Nên coi được sinh ra đời là một diễm phúc hay bất hạnh?

Xét về phương diện quan hệ xã hội, đồng thời cũng là lòng tự trọng cá nhân của những vị ấy, thì có nên hãnh diện rằng mình là nguyên thủ quốc gia, dẫn dắt một dân tộc có 4000 năm văn hiến, đã triền miên chinh chiến chỉ với một mục đích là đôc lập dân tộc?Để đươc đứng dậy làm người thực sự, thoát ách nô lệ, bị trị bỡi thực dân xâm lược?Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu thành sông, thành núi giữ lại cái rừng rú hôm nay để các vị trở thành con “ dê đực” trong bầy dê khi các vị không chấp nhận dân tộc nầy có quyền hưởng giá trị phổ quát của con người?Nói toạc ra như vậy để thấy rằng không cho cộng đồng là con người thì kẻ đúng đầu chỉ là con mạnh trong bầy đàn không hơn không kém.

Thôi thì chuyện ấy xem như chuyện “ con dại cái mang”.

Thế nhưng, đã nói ra đây thì nói cho rốt ráo, chuyện trong nhà đóng của bảo nhau, cha mẹ có nói oan, quan có nói hiếp cũng là cung cách Việt từ thời vua chúa còn lại.Đành rằng, đại bộ phận người Việt nam, sống trong một môi trường bị che đậy thông tin,sự hiểu biết ngoài thế giới bao la ấy nó lạ lẫm như cá nhân Gà Què tôi cả đời ăn quẩn cối xay. Thế còn những kẻ khác luôn tự hào cho những đột phá nhân loại? Phải kể người đương nhiệm Tổng thư ký LHQ là ông Ban Ki Moon, rồi nguyên thủ của một “ siêu cường “ là Hoa kỳ như ông Bush? Các vị đang nghĩ gì khi cùng ngồi, tiếp xúc và trò chuyện với những kẻ mà “ phong tục tập quán” không cho làm người ấy? Chỉ có con chó mới nghe được tiếng sủa của chủng loài như nó, con dế mới hiểu được tiếng gáy của anh em nó. Các vị còn chấp nhận sự hiện hữu, chuyện trò với những kẻ sổ toẹt cái giá trị mà quí vị dày công thực hiện, cả tốn công, tốn lời, tốn của rồi cũng hạ mình xuống dưới hạng con người thì kể cũng là phi lý thật.

Nói tới đây, có lẽ nên dừng, để cho rộng đường dư luận. Để cho những kẻ tự hào mình là người đứng đầu của một tổ chức coi sóc toàn cầu,những nguyên thủ “ bút sa gà chết”nhìn lại mình đang tự hào vì cái gì? Khi chính các vị không làm tròn bổn phận của mình, là trên hành tinh nầy, sáu chục năm về trước từng có một bản văn uyên bác , bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Để rồi sáu chục năm sau, bao nhiêu nước chảy qua cầu, các vị còn ngồi cãi chày cãi cối rằng tôi, rằng anh, rằng nó có phải là con người hay chăng?Có áp dụng cho tôi, cho anh, cho nó được hay chăng?Suy cho cùng, làm thân con Gà Què, ăn quẩn cối xay, thui thúc trong chuồng xem ra còn hãnh diện chán. Vì đời một con gà dẫu có què cũng cung cấp cho nhân quần xã hội cân thịt.

Gà Què
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Phải chăng tình người ở Mỹ lạnh như băng đá???
Cali Today News – Tám Tàng từng bị một cú té quá mạng ở Mỹ, trời thì mưa, đường thì trơn, giày thì… hỏng bám, nó quăng cáí thân già Tám Tàng theo thuật ngữ “chổng bốn vó” và tư thế nằm trêm đất thì không thế nào gọi là đẹp mắt được.

Một cái gái Mễ đi ngang lo lắng hỏi: “You’re OK?”, Tám Tàng trổ hết phép lịch sự: “no problem, thanks!” Dù đau thấy 36 ông Sao, Tám Tàng hơi ngạc nhiên là cô gái chỉ hỏi chứ không hề đến đỡ Tám đứng dậy!

Tám sẽ thấy đỡ tủi nếu như ngày 5 tháng 6 năm nay, Tám đọc bảng tin của AP theo đó thì “một ông lão 78 tuổi bị một tên lái xe đụng (đụng xong bỏ chạy) hất tung lên trời như con búp bế và nằm bất động trên đoạn đường xe cộ và người ngợm qua lại tấp nập ở thành phố Hartford của Connecticut.”

Không một chiếc xe nào, không một người đi bộ nào ngưng lại để coi ông lão khốn khổ nằm bất động ra sao, sống chết thế nào. Tờ báo lớn nhất của thành phố chạy ngay hàng chữ tổ bố hôm sau: “SO INHUMANE” (dịch nôm na là “Quả là bất nhơn!”) và người cảnh sát trưởng thì thở dài: “Chúng ta không còn lương tâm con người!”

Me xừ Daryl Roberts, tên ông cảnh sát, cắt nghĩa: “Tôi giận dữ là do những gì tôi thấy trên băng video. Quá rõ ràng, thật là xấu hổ, chúng ta đối xử với nhau như thế sao?”

Jose Cordero, 37 tuổi, đang đứng với mấy người bạn, kể lại: “họ để ông già nằm như một con chó”. Robert Luna, vốn đang làm việc tại một tiệm gần bên nói: “Không có bất cứ ai làm bất cứ cái gì”.

Vui nhất là cả hai me xừ điển trai này cũng… quên nói tại sao “họ không chịu làm bất cứ cái gì, chỉ đứng ngó cho vui vậy thôi!”

Tám Tàng thấy hông, chuyện của Tám Tàng là… muối tiêu bỏ biển so với chuyện cụ ông nói trên. Tám còn được người đẹp Mễ Tây Cơ hỏi han chút đỉnh mà còn thấy tủi, ông lão mà có sống sót được sau này còn tủi thân tới đâu?

Cái thành phố 125,000 dân này vui lắm nghen Tám. Cách đó mấy hôm, chính ông Nicholas Carbone, cựu Phó Thị Trưởng, nay đã 71 tuổi, đang lò dò đi ăn sáng thì bị kẻ cướp đánh đập dã man để cầm nhầm vài món. Ông cụ bị đánh đến nỗi phải nằm viện và phải giải phẩu não sau đó, mặc dù cụ hỏng có ung thư não như cụ Kennedy nhà mình!

Hèn chi xếp cảnh sát Roberts chẳng than: “Hồi xưa thì được dạy dỗ đưa người già qua đường, bây giờ khám phá oánh người già hộc máu cướp của là ăn chắc!”

Nước Mỹ lạnh lùng?

Cũng khó nói, thứ nhất con người thời mạt Pháp thì chỗ nào mà chẳng cư xử theo kiểu… mạt rệp, nhưng chuyện này làm ê mặt xứ Cờ Hoa quá chừng, hèn chi dân Canada được phe ta ưa thí mồ mà tới trên 50% dân Canada tuyên bố “hổng ưa nổi anh Mỹ”.

Nhưng như thế thì tại sao me xừ Bill Gates bỏ ra bạc tỉ giúp đỡ nhiều người trên thế giới, tại sao theo thống kê hàng năm dân Mỹ bố thí đứng đầu hoàn vũ và tờ Reader’s Digest chuyên đăng những mẫu chuyện “anh hùng hảo hớn Hoa Kỳ” xả thân cứu đồng loại rất cảm động?

Thôi thì ta tự an ủi nhau: “Tại cái gì cũng tương đối trên cõi hồng trần.’ Cũng nhiều khi hệ thống luật của Mỹ cũng… ngộ, khiến phe ta ê càng. Đã có chuyện chủ tiệm rót ly nước nóng cho bà cụ uống thuốc sau đó bị “sue” tơi bời vì ly nước… nóng quá, làm phỏng miệng bà cụ. Còn chuyện ếch nhái, ruồi nhặng hay “cái lóng tay” rơi vô ổ bánh mì khiến tui nổi nóng, tui kiện cả công ty ra tòa đòi bồi thường bạc triệu là chuyện hơi bị nhiều.

Có thể phe ta nghĩ tới mấy chuyện ruồi bu đó mà ngại ngùng, nhưng Tám thấy hôn, ngày cuối xuân nắng còn đẹp mà đọc tin ‘ông cụ nằm sõng soài như con chó trên đường trên vũng máu chẳng ma nào tới giúp’, nghe sao giống “âm hưởng đêm đông lạnh giá, lũ khách lê gót…” quá Tám à!

Thôi thì… ở chỗ nhân gian này còn vạn điều chưa hiểu, và càng hiểu không ra lúc cuối đời.

Hồng Quang
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Xa rồi những khúc đồng dao


Đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em trong lúc vui chơi giải trí, đùa giỡn. Mỗi khi hát có thể kết hợp với những trò chơi hoặc không có những trò chơi. Những trò chơi dân gian được kết hợp với bài hát: “Chuyền chuyền”; “Tập tầm vông”, “Ve... cắt”,v,v... Những bài đồng dao này giữ vai trò đệm nhịp cho trò chơi. Nhưng có những bài liên quan đến trò chơi mà không giữ vai trò đệm nhịp trong quá trình trò chơi diễn ra như trò “Thả đỉa ba ba”.

Vui chơi giải trí không phải lúc nào cũng phải có trò chơi. Nghĩa là phần trò chơi chỉ ở dạng quây quần, chạy nhảy, đi lại... Có thể chỉ nắm tay hoặc bám vai nhau, giậm chân đi đều trên sân, trên đường làng trong những đêm trăng sáng là cái cớ, cái nền làm nảy sinh trò chơi.
Ngôn ngữ đồng dao gần gũi với ngôn ngữ đời thường, ngắn gọn, súc tích, câu cú mạch lạc, nhịp điệu thể hiện rất rõ ý và lời để trẻ em dễ hát, dễ nhớ và dễ thuộc. Hát đồng dao ở Nam Bộ gồm các điệu Cùm nụm cùm niệu, Bắc kim thang, Tập tầm vông, Con chim manh manh...

Chừng ba bốn em gái nhỏ cùng ngồi chung quanh chiếc gậy cắm thẳng. Mỗi em thay nhau nắm tay vòng chiếc gậy, tay này tay nọ chồng lên nhau cho đến đầu gậy rồi làm ngược lại, vừa làm vừa hát bài Cùm nụm cùm niệu như sau:

“Cùm nụm cùm niệu
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hột lúa ba bông
Ăn trộm ăn cướp trứng gà

Bù xa bù xít
Con rắn con rít
Thì ra tay này”

“Bắc kim thang” là điệu hát kết hợp với trò chơi của mấy đứa trẻ. Trong những đêm trăng sáng, các em quây quần lại, mỗi tốp chừng ba bốn em, nắm tay nhau thành vòng tròn, rồi xoay người lại, chân trái xỏ rế lên nhau, sau đó buông tay, vừa vỗ tay vừa nhảy cò cò bằng chân phải, miệng hát vang bài “Bắc kim thang” hết sức nhịp nhàng và uyển chuyển. Em nào té coi như thua cuộc, phải cõng lần lượt các em kia đi một quãng hoặc búng vào tay... đau điếng !

“Bắc kim thang cà lang bí rợ,
Cột qua kèo là kèo qua cột.
Chú bán dầu qua cầu mà té,
Chú bán ếch ở lại làm chi.

Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te...”

“Con chim manh manh” là một bài hát đồng dao rất đổi quen thuộc, nét nhạc xinh xắn rất dễ thương. Các em nhỏ vừa hát theo nhịp vỗ tay vừa nhảy múa. Lời và nhạc bài này cứ hát đi hát lại, nhạo tới nhạo lui, cứ hát “dần lân” không biết khi nào mới dứt...

“Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi vác miểng sành
Tôi liệng nó chết giãy

Tôi làm thịt bảy mâm
Tôi dâng cho ông một mâm
Tôi dâng cho bà một dĩa
Bà hỏi tôi con chim gì?

Tôi nói con chim manh manh
Nó đậu cây chanh...”

“Tập tầm vông” là điệu hát nói rất đơn giản, được nhiều trẻ con ưa chuộng. Lời hát là thể thơ 3 chữ, nhịp 1/4, sắc thái gọn và đều đặn. Hai em ngồi đối mặt, vừa hát vừa vỗ tay. Nhịp thứ nhất: mỗi em tự vỗ tay. Nhịp thứ hai: tay phải em này vỗ chéo qua tay phải em kia. Nhịp thứ ba: mỗi em tự vỗ. Nhịp thứ tư: tay trái em này vỗ chéo qua tay trái em kia. Và cứ thế vừa vỗ tay vừa hát với tốc độ nhịp nhàng, từ chậm đến nhanh, rồi hát dồn dập... “Tập tầm vông tay nào không, tay nào có?

Tập tầm vó, tay nào có, tay nào không?”

Đây là bài hát đồng dao theo nhịp 2/2 rất dễ nhớ, dễ thuộc:

“Cá rô cá rạch
Gặp trận mưa rào
Mày chẳng ở ao
Mày lên rãnh nước
Nước xuôi mây ngược
Mày thích ra sông
Thỏa chí vẫy vùng...”

Bài đồng dao này tôi thường nghe bà nội hát vào những chiều mưa, khi một con cá rô nhỏ xíu lạc theo dòng chảy lách tách rơi vào sân nhà. Nội bắt nó thả vào thau nước, để ngày mai tôi đem thả nó về lại ruộng đồng. Tuổi thơ tôi lớn lên cùng đồng dao. Những câu hát ngô nghê dù có nghĩa hay vô nghĩa cũng chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc đời. Những chiều mưa dầm ngồi trước hiên nhà nhìn bong bóng mưa lần lượt vỡ tan ra, tôi lại lẩm nhẩm:

“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp”

Những đêm trăng sáng ở quê ngày xưa, chúng tôi thường tập trung trước sân nhà để chơi trò “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc...” hay túm tụm lại và thay nhau đọc từng câu:

“Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông Bụt thì ông Bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính, cho đến khi không tìm ra người bạn nào cho ông trăng nữa thì thôi.

Rồi trò:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế”

Lâu rồi không nghe ai hát đồng dao. Cả những đứa trẻ ở miền quê xa cũng dường như không còn mấy nhớ và hát đồng dao. Tôi thấy buồn vì người ta đã quên những khúc đồng dao, loại chúng khỏi cuộc sống của trẻ con, xóa chúng khỏi ký ức của người lớn. Khi người ta còn nhớ về tuổi thơ, là người ta còn có thể sống tốt đẹp. Trở về với đồng dao, là trái tim ta trở về với niềm hứng khởi nguyên sơ và ngời sáng. Tình yêu cuộc sống bỗng trỗi dậy và được thanh lọc khỏi những bộn bề của bao nhiêu năm tháng bon chen. Cuộc đời bắt đầu từ những điều nhỏ bé, thời gian bắt đầu từ một giây. Và nhân loại, chẳng phải bắt đầu từ trẻ con đó sao?!

Có thể nói, đồng dao kèm theo diễn xướng trong một không gian rộng, con trẻ có điều kiện hòa nhập với thiên nhiên, hòa nhập với nhau và với cuộc sống nói chung. Từ đó nảy sinh tình cảm, tình yêu thiên nhiên, tình đoàn kết, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau cũng như tình yêu cuộc sống. Có những bài đồng dao đã góp phần giáo dục các em ý thức lao động, ý thức giúp đỡ cha mẹ và những người thân trong gia đình.

Mặc dù đồng dao là những bài hát của trẻ em nhưng ta vẫn thấy yếu tố tư tưởng của người lớn. Ở một số bài, người lớn đã mượn lời trẻ để bộc lộ tâm tư nhưng phải thông qua sự chế tác, thay đổi của trẻ thì đồng dao mới dễ dàng được trẻ em chấp nhận. Rất nhiều trường hợp trẻ em đã tự đặt lấy bài hát và trò chơi cho mình. Lúc đầu còn ở dạng thô sơ, đơn giản nhưng một khi đã phù hợp với các em thì sẽ được phát triển bổ sung thêm cho đến mức tương đối hoàn chỉnh. Đồng dao có thể còn thay đổi khi di chuyển từ xóm nọ sang xóm kia. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính dị bản của đồng dao.

Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động, phong phú chứa chan sức sống và màu xanh. Trong đồng dao có đủ hình ảnh của những con trâu, con nghé, con voi, con ve, con kiến... cho đến con tôm, con tép, con còng, con cua... Đồng dao cũng có cây cỏ, đất nước, nhà cửa, đồ ăn thức uống. Tất cả đều có hồn, biết trò chuyện, biết tâm sự cùng trẻ em. Nhiều tưởng tượng bất ngờ đã giúp các em có được một cuộc sống hồn nhiên, thân mật và đậm đà xung quanh mình. Với đồng dao, dường như không có sự cách biệt giữa trẻ em và thiên nhiên.

Đồng dao nằm trong kho tàng văn hóa dân gian, có nội dung trong sáng, lành mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Hiện nay, chúng ta đang từng bước khôi phục những bài hát đồng dao cũng như sáng tác mới các bài hát này bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc làm này hiện nay còn nhiều hạn chế. Mong sao đồng dao sớm được quay trở lại với đời sống tinh thần của con trẻ.

Nguyễn Bình Đông
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

NẾU CÓ TIỀN...
Chu tất Tiến
Một buổi sáng, bỗng nhận được một thông điệp qua thư điện tử, mở ra, thấy nhiều điều đơn giản nhưng rất chí lý làm bừng tỉnh một giấc mơ vàng. Thông điệp thuộc loại dây chuyền, yêu cầu người nhận hãy chuyển đi ít nhất hai chục nơi để có thể được may mắn ngay lập tức. Nếu không, sự xui xẻo sẽ đến với người nhận. Bỏ qua những yếu tố may rủi có tính huyền hoặc này, thông điệp đã đem lại những suy nghĩ rất bổ ích cho cuộc sống hiện tại. Thông điệp bắt đầu bằng hai chữ "Có Tiền": "Có tiền, ta có thể mua được một ngôi nhà, nhưng không mua được tổ ấm. Có tiền, ta có thể mua được chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian. Có tiền, ta có thể mua được chiếc gường, nhưng không mua được giấc ngủ. Có tiền, ta có thể mua được cuốn sách, nhưng không mua được kiến thức. Có tiền, ta có thể đi khám bác sĩ, nhưng không mua được sức khỏe tốt. Có tiền, ta có thể mua được địa vị, nhưng không mua được sự nể trọng. Có tiền, ta có thể mua được máu, nhưng không mua được cuộc sống. Có tiền, ta có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu." Đúng lắm! Rất nhiều lần, ta cảm thấy thèm thuồng khi nhìn thấy những ngôi nhà đẹp như mơ, lãng mạn như trong chuyện cổ tích. Ta chợt cảm thấy thất vọng, và tự nhủ: "Thôi, chắc chờ kiếp sau vậy! Kiếp sau nhớ kiếm chỗ đầu thai nào giầu thật giầu, sang thật sang, để có một ngôi nhà đẹp như vậy, để có một chiếc giường êm ái như vậy, có những cuốn sách lộng lẫy dát vàng như thế, có chiếc đồng hồ oai vệ như thế, và nhất là có cái địa vị, cái tên mà người ta ghi lại trong những cuốn sách dành riêng cho giới thượng lưu quốc tế..." Từ đó, ta buồn. Ta đâm chán đời, giận ghét, ghen tị bùng lên. Tại sao ta cũng có hai tay, hai chân như thiên hạ, mặt mũi ta cũng đầy đủ như ai, mà sao thiên hạ sang trọng quá, giầu quá? Tưởng tượng ra cách xài tiền của thiên hạ! Kìa! Trong cuốn sách về kiến trúc, có nguyên chục trang in hình về ngôi nhà của người ấy, ngôi nhà độc lập, đứng một mình giữa trùng trùng điệp điệp núi cao, cây cối xanh tươi, lả lướt. Người vẽ kiểu căn nhà đó đã tả lại từng góc cạnh, từng loại vật liệu, và thời gian, và tính cách của từng căn phòng.. đọc như mê đi. Ánh sáng, mầu sắc, kiểu cọ được phân phối hài hòa, độc đáo, cả thế kỷ không có căn nhà thứ hai.

Nhưng, "có tiền, ta có thể mua được một ngôi nhà, nhưng không mua được tổ ấm!" Ngôi nhà khác với Tổ Ấm! À, ra thế! Mà con người thì cần tổ ấm, chứ không cần ngôi nhà. Nếu có nhà đẹp, mà không phải là Tổ Ấm, thì cũng như không. Có khi còn khổ hơn nữa. Những người làm chủ ngôi nhà đẹp như mơ đó, liệu có hạnh phúc không? Liệu có vui vẻ suốt ngày không? Vợ chồng có tình yêu không? Tư tưởng của họ có hòa hợp không? Khi vắng nhau, có nhớ nhau không? Hay là chồng chỉ kiếm cớ vắng nhà để đi tìm người đẹp khác? Một người không đủ, phải hai, ba người? Cô này giọng chua quá, lúc nào cũng léo nhéo. Cô kia chỉ tham tiền, sẵn sàng bán sắc đẹp cho bất cứ ai trả giá cao. Người đẹp kia, người to bao nhiêu thì óc nhỏ bấy nhiêu, suốt ngày õng ẹo, lượn qua lượn lại. Còn người đàn bà làm chủ ngôi nhà này, có tình yêu không? Con cái có ngoan ngoãn, yêu mẹ thương cha, hay mỗi đứa mỗi tổ? Con trai chỉ lái xe đi tìm ruợu, hết con bồ này đến con đào kia, con nào trông cũng giống ngựa. Đứa con gái vừa phá thai hai tháng trước, lại sắp sửa vào bệnh viện cai ma túy. Thằng út mới 19 tuổi, khỏe mạnh, đẹp trai, chợt lăn đùng ra chết vì cúm tim. Còn bản thân, đôi khi chán chường vì những cuộc tình nhầy nhụa, sớm nở tối tàn, lại vừa nghe bác sĩ cho biết bị buớu tử cung, có thể ung thư...

Vậy đó, có tiền nhiều chưa chắc mua được hạnh phúc. "Có tiền, mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu!"Thử coi Donald Trump. Người tỉ phú ăn chơi, tuổi cũng chưa già, chung quanh đầy gái đẹp, mà da mặt nhăn nheo như ông lão. Trang điểm tối đa rồi, mà nhìn lâu phát nhợn. Ông ta có người bạn thân nào để tâm sự không? Hay chỉ toàn người nịnh và những kẻ chờ ông ta xẩy chân, là đá cho ngã luôn? "Có tiền, ta có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian." Thử nghe Bill Gates nói chuyện. Toàn những con số rối rắm, nhức đầu, những hệ thống chằng chịt, giờ giấc định sẵn từ cả tháng trước, những "stock" và "bond", "software" và "programs". Dĩ nhiên, Bill Gates có thể có những giấc mơ dễ chịu hơn Donald Trump vì sẵn sàng chia xẻ tiền bạc cho những người nghèo, cho những ai bất hạnh, và cho lớp thanh niên có ý chí tiến thủ. Có một điều chắc chắn là cả hai đều khó ngủ vì những con số, những dự định, kế hoạch lớn nhỏ cứ ồn ào trong đầu, không lúc nào yên.

Thử nhìn vào những nhân vật lãnh đạo đất nước, những chính trị gia nổi tiếng, mà tên tuổi lừng lẫy thế giới. Như Hillary, như Obama, như McCain. Hình ảnh họ đâu đâu cũng thấy. Mỗi lời nói là mỗi thông điệp để cho toàn dân thiên hạ suy gẫm. Nhưng, nếu có thể nhìn vào giấc ngủ của họ, nhập vào trong giấc mơ của họ, sẽ thấy cả một cuộc chiến tranh khốc liệt. Mệnh lệnh, nghị quyết, dự định, cân nhắc từng chữ từng lời, giận dữ, lo âu, buồn phiền, chán nản, kế hoạch và kế hoạch...tràn ngập trong đầu. Tình bạn chỉ là những lời giả trá, hoặc quỵ lụy, hoặc trách móc. Tình yêu? Có lẽ chỉ còn tình nghĩa. Còn tình yêu vợ chồng đã chắp cánh bay đi, nhường chỗ cho say mê chính trị.

Trong khi đó, nhìn ra công viên kia, hai ông bà cụ ngồi trên ghế đá, tay trong tay, yên lặng, nhìn đám con cháu vui chơi, mà mỉm cười, những nụ cười chan hòa hạnh phúc.

Xa hơn, cũng hai bóng người chập chờn bên nhau, tay trong tay, tản bộ giữa rừng cây, lúc thì nhìn lên những đỉnh cây cao vút, lúc lại nhìn thật gần trong mắt nhau, tưởng như chỉ có một trái tim đang hòa cùng một nhịp. Tâm hồn họ đang lâng lâng, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, lắng nghe tiếng chim tung cánh, tiếng lá rơi, tiếng bước chân xào xạc. Một con sóc nhỏ chạy vụt qua cũng tạo được một nụ cười. Hồn nhiên, thơ trẻ. Lúc ngồi trên ghế đá công viên, từng chuỗi kỷ niệm hiện về. Những mùi thơm của trái cây, của thức ăn cũng nhẹ nhàng trở lại. Một giây phút xa xưa, nằm bên mẹ, ngửi mùi sữa ngọt, ngửi tấm áo mẹ, mà trí tưởng bay tung. Ngày đầu tiên tới trường, như Thanh Tịnh tả, "buổi mai hôm ấy..." Rồi dào dạt những giấc mơ, những lần say mê bất chợt, một tiếng gọi, một giọng nói thân quen, một cuốn phim hay, một hình ảnh thân mến... Có những rung động thầm kín mà không ai biết. Có những tình cảm mà không ai hay. Có những giây phút tuyệt diệu mà chỉ có mình mới cảm nghiệp được. Hồn như bung ra, tươi nở. Tim như rộn ràng, trẻ trung.

Như thế, nhà cao cửa rộng mà chi? Vàng bạc óng ánh mà chi? Ngày mai, ngày mốt, bất chợt một cơn đau ùa đến, tay chân bỗng thừa thãi, muốn nắm lại cũng không được, muốn gọi tên em cũng không có âm thanh. Thèm di động đôi chân, thèm tự tay rót ly nước, thèm nghe tiếng nói thân quen, thèm làm một người bình thường, không có nhà cũng được, miễn sao lại sống, lại thở bình thường. Mới tuần trước, soi gương, thấy mình đẹp quá, sang trọng quá, hào hoa quá. Giờ này, như ông lão, bà lão tám mươi, mệt mỏi, chán chường và trên hết, lo sợ ông Thần chi có lưỡi hái dài dài, nhọn sắc, đang đi tìm địa chỉ nhà mình. Hối hận đã không sống một đời đáng sống thì đã muộn rồi. Muốn chia xẻ niềm vui với người bên cạnh, với bạn bè xưa cũ, với người yêu thì cũng không còn hơi sức nữa rồi! Cô đơn kinh khủng! Sợ hãi kinh khủng! Nghĩ đến cái hòm, đến hai thước đất, hay một cái hộp tro tàn... Ôi! Đời ta rồi qua đi, những giọt lệ rồi cũng khô, xe cộ vẫn chạy đầy đường, đầy phố. Người ta vẫn yêu nhau, tán nhau, bỏ nhau, cái tên ta rồi chỉ là một thoáng nào nhắc nhở trong vài người thân, và thời gian sẽ xóa sạch. Như trong phim ảnh. Những tấm bia ngả nghiêng, chờ cát bụi làm mòn...

Vậy, nếu có tiền, ta làm chi nhỉ? Sao không chia cho người bất hạnh quanh ta để đổi lấy những nụ cười, những bắt tay, những ôm vai ân cần, ấm áp. Để ngày ấy đến, ta nhắm mắt mà vẫn vui...Vì nếu biết xử dụng tiền, thì ta sẽ có Tình Yêu, và nếu có Tình Yêu, sẽ có tất cả, trừ sự Cô đơn.

Chu Tất Tiến.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 4 guests