Tạp Ghi

dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại!
Image
Bài viết dành cho tôi và những thanh niên kém cỏi và đang lạc lối khác.
1. Bức hình này đã được lan truyền trên mạng, nó bình thường đến nỗi người ta nhìn vào nó rồi sẽ hỏi:"Rồi sao nữa ? Bức hình này có vấn đề gì à ? Mấy đứa này bạn mày hả ? Chúng nó bị ung thư gan chết hết rồi à ?"

2. Người ta nói, ở Việt Nam, đâu đâu cũng thấy đầy rẫy những chỗ nhậu nhẹt. Người ta vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, đám cưới cũng nhậu, đám ma cũng nhậu, thậm chí không biết làm gì cũng phải nhậu. Bởi thế cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi lượng rượu bia ở Việt Nam lại nằm trong tốp những nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tôi đã nghe ai đó đã nói, rượu bia, thuốc lá và ma túy là những thứ mà ngày xưa những nước thực dân khi đi xâm chiếm các thuộc địa đã sử dụng những thứ này để làm suy yếu nội lực, tinh thần phản kháng của dân tộc đó. Việt Nam mình có lẽ cũng đang may mắn và tình cờ bị như thế ? Ai đang cố làm suy yếu dân tộc ta ?

3. Người ta nói, có một câu châm ngôn ở Việt Nam mà ai cũng thuộc và làm theo "Vì cuộc sống là không chờ đợi". Đúng, chúng tôi không quen chờ đèn đỏ chuyển qua xanh để được đi. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn xếp vào hàng để chờ đến lượt mua đồ ăn hay tấm vé xem một chương trình nào đó. Khi chúng tôi xảy ra va vẹt xe trên đường, chúng tôi không đợi người có thẩm quyền đến giải quyết, mà chúng tôi sẽ rút dao, mã tấu xông vào đối phương quyết một phen sống mái, để mọi ân oán được giải quyết bằng máu và nước mắt cho thỏa chí nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất ung dung tự tại chả khác gì các vị hảo hán anh hùng Lương Sơn bạc.

4. Người ta nói ở Việt Nam người ta đi làm gái nhiều lắm. Ừ thì không làm gái thì biết làm gì bây giờ. Rừng đã mất, biển đã chết, sông đã cạn thì lấy gì làm để mà nuôi thân.

5. Người ta nói ở Việt Nam để được nổi tiếng dễ lắm. Chỉ cần bạn có mông to và ngực bự thì bạn đã có được 50% cơ hội được nổi tiếng rồi. 50% còn lại thì phụ thuộc vào độ chai của da mặt bạn, và sản phẩm make up mà bạn đang tin dùng để che đi lớp da mặt bị chai đó.

6. Người ta nói ở Việt Nam làm quan dễ lắm. Bạn chỉ cần có bố hoặc mẹ đang là quan, hoặc cô dì chú bác, hoặc thậm chí là ông hàng xóm là tình cũ của mẹ bạn cũng có thể giúp bạn trên con đường quan lộ. Xin vào làm quan mới khó, chứ đã là quan rồi thì dễ í mà. Chức cao thì ăn cái to, chức nhỏ thì ăn nhỏ, quan trọng là có "vẽ" thì mới có ăn, và ăn chia sòng phẳng lúc nào cũng phải là điều kiện tiên quyết. Thành công thì chia cho trên, sẻ ở dưới. Thất bại thì rút kinh nghiệm, kiểm điểm, cảnh cáo thôi cũng đã đủ nghiêm khắc rồi.

7. Người ta nói, sống ở Việt Nam vui lắm. Ừ thì suốt ngày trên tivi ra rả đủ chương trình thi hài, game show hài này nọ thì bảo sao không vui. Ở một đất nước, mà những diễn viên hài với những câu nói "hài là phải nhảm, phải xàm, càng nhảm càng xàm thì càng vui, thì mới là hài". Tôi chưa thấy ở một đất nước nào, mà diễn viên hài lại được tôn vinh, được là thần tượng, là lấy làm mẫu chân lý sống cho giới trẻ như ở Việt Nam. Họ, những diễn viên hài đâu biết rằng hài là môn nghệ thuật lên án và châm biếm những mặt xấu xa của xã hội, và qua đó đằng sau những tiếng cười là để lại sự trăn trở về xã hội trong lòng người xem. Thay vì chúng ta tổ chức các chương trình kích thích sự tự học, rèn luyện sức khoẻ, ý chí vươn lên trong cuộc sống hay giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thì chúng ta lại tổ chức các chương trình thi tuyển trở thành diễn viên hài. Dường như cái hài nhảm, hài xàm nó đang giúp người dân Việt quên đi cái nghèo, cái đói cái tủi nhục khi sống dưới cái xã hội này ? Cái đất nước này vốn đã là một sân khấu hài lớn, và dường như cả xã hội ai cũng muốn được là một diễn hài trong cái sân khấu lớn đó ?

8. Người ta nói làm giới trẻ ở Việt Nam sướng lắm. Chỉ có "ăn, ngủ, phịch, ị". Trong khi, giới trẻ các nước khác như Hong Kong, Hàn Quốc...ừ thì mà là...trong khi giới trẻ chúng ta...là mà thì ừ.

9. Người ta nói...ừ thì cứ kệ người ta nói đi mà. Biết thì biết thế thôi chứ mình có thay đổi được gì đâu. Kệ đi!

10. Việt Nam chúng ta luôn tự hào là Con Rồng, Cháu Tiên thông minh xuất chúng, minh chứng hùng hồn nhất là chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược. Ừ thì giỏi đó, nhưng hậu thế lại biết đến những trận đánh là những cuộc nướng quân "quân địch chết ba, quân ta chết hết" hoặc qua những kế hoạch mang đậm dấu ấn cá nhân của anh Tám, chị Chín, thím Sáu nào đó: "chúng ta đã làm tiêu hao sinh lực địch đáng kể", nhưng thật ra là những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS với "quân địch chết ba dân ta chết tá". Ngoài những chiến tích đó ra, dường như chúng ta không có một thành công nào để minh chứng chúng ta là một dân tộc thông minh, không một công trình khoa học hay phát minh sáng chế nào đóng góp cho nhân loại.

Nếu tổ tiên ta thông minh, thì ngày xưa ba Quân mẹ Cơ đã ngồi xuống cùng giải quyết vấn đề, hoà hợp hoà giải chứ không phải phải đi đến quyết định ly thân, gia đình chia cắt kẻ dắt 50 con lên rừng, người dẫn 50 con xuống biển. Nếu vua Hùng thông minh, thì khi nghe câu nói của Mai An Tiêm thay vì sẽ ngồi suy nghĩ đúng sai về câu nói đó chứ không cố chấp đày chàng trai trẻ ra biển. Nếu An Dương Vương thông minh, thì đã không nhận đứa con của kẻ thù về làm rể, chứ không để con gái rượu cuối cùng phải thốt lên “Trái tim lầm lỡ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc”. Tuy đã là quá khứ, dân tộc nào cũng có sai lầm, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận, đối diện sự thật rằng dân tộc Việt Nam chúng ta không thông minh, và khi đã nhận thức được điều đó chúng ta cần phải mở mang đầu óc, tăng cường học hỏi những điều mới mẻ từ bên ngoài. Nhưng tiếc là thay vì chịu nhận ra điểm yếu và chịu khó học hỏi thì chúng ta lại cố chấp giữ gìn cái cũ với những sân si, hoang tưởng. Điều này thực sự là một bất hạnh cho dân tộc Việt. Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại !

Kỳ Anh
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

Vì sao lại sợ cờ vàng?


Bùi Văn Phú

14-1-2017
Image
Ca sĩ Mai Khôi trong buổi hát ở vùng Thủ đô Washington ngày 8/1/2017. Ảnh: FB Khai Nguyen
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cuối năm 2016 có ồn ào vụ Hùng Cửu Long định mặc áo dài đỏ với sao vàng đến Little Saigon, Quận Cam ở California để thách thức thiên hạ xem sao.

Tuy nhiên, khi đến đó ông ta đã không mặc áo dài đỏ với sao vàng, như ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ mà ông đã đi qua, mà ông chỉ mặc áo dài mầu vàng, bên ngoài khoác chiếc áo dạ mầu đen. Nhưng khi bị phát hiện trước khu thương xá Phước Lộc Thọ ở thành phổ Westminster, thủ phủ của người Việt tị nạn, Hùng Cửu Long cũng đã bị sỉ vả và bị một số người đuổi đi, cho đến khi cảnh sát đến để bảo đảm an ninh và đưa ông ra khỏi khu vực.

Trước vụ việc đó, có ý kiến cho rằng Hùng Cửu Long chỉ muốn làm nổi, tạo tiếng vang cho ông và công ty vàng bạc đá quí của ông.

Sự kiện Hùng Cửu Long đi nhiều nơi trên đất Mỹ mặc áo dài đỏ có sao vàng trước ngực rồi chụp hình quay phim đưa lên Facebook là sáng kiến của riêng ông, muốn tạo tiếng vang cho mình, cho công ty, hay ông làm thế là theo chỉ thị của nhà nước cộng sản Việt Nam thì chỉ ông biết. Ông được lợi gì và mất gì qua những hành động đó cũng chỉ có ông biết.

Ở Hoa Kỳ, mang cờ đỏ đến nơi có đông người Việt sinh sống là thách thức với cộng đồng người Việt ở đó.

Còn ai đến với cộng đồng người Việt ở Mỹ mà không muốn thấy cờ vàng ba sọc đỏ thì cũng sẽ bị phản đối. Điều này đã xảy ra với Đại sứ Ted Osius và vừa mới đây với cô ca sĩ Mai Khôi.

Hai năm trước, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius có đến San Jose gặp gỡ cộng đồng người Việt. Trong buổi tiếp xúc, một phụ nữ lên tiếng phản đối ban tổ chức về việc bà bị buộc phải cởi bỏ dây đeo trên cổ có hình cờ Việt Nam Cộng hòa và cờ Hoa Kỳ thì mới được cho vào dự. Khi biết có sự việc này, Đại sứ Osius phát biểu rằng ông tôn trọng lá cờ vàng và quyền tự do biểu đạt của vị khách. Còn việc ông đã nói trước với ban tổ chức là ông không muốn thấy cờ vàng trong phòng hội vì ông phải trở lại Việt Nam làm việc và không muốn làm phiền lòng nhà nước Việt Nam.

Điều này cho thấy Hà Nội rất bực mình và sợ hãi trước sự tồn tại của lá cờ vàng ba sọc đỏ, dù đã sau hơn 40 năm, từ ngày lá cờ này là đại diện cho một quốc gia là Việt Nam Cộng hòa bị sụp đổ vào ngày 30/4/1975, khi xe tăng với lính bộ đội cộng sản miền Bắc tiến vào Dinh Độc Lập và Tổng thống Dương Văn Minh đã phải đầu hàng.

Lá cờ vàng không còn là biểu tượng của một quốc gia, nhưng ngày nay nó là biểu tượng của cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ và đã chính thức được nhiều tiểu bang, quận hạt và thành phố công nhận.

Cờ vàng như chiếc gai chọc vào mắt quan chức Hà Nội nên nhà nước đã ra sức tuyên truyền rằng đó là biểu tượng của những thành phần cực đoan, chuyên chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, muốn khôi phục lại Việt Nam Cộng hòa. Những ai tìm cách giương cờ vàng lên là bị bắt giam, bị sách nhiễu.

Vì bị tuyên truyền như thế nên nhiều người Việt khi ra nước ngoài du học, du lịch hay tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thường e ngại, không muốn chụp hình bên cạnh cờ vàng.

Tuần trước có cô ca sĩ Mai Khôi (FB Do Nguyen Mai Khoi) từ trong nước qua Mỹ hát. Cô không phải là ca sĩ nổi tiếng, mà tự cho mình là nghệ sĩ, là người làm ra những sản phẩm nghệ thuật vì cô có viết một số bài hát phản đối chính quyền tham nhũng, kiểm duyệt, ngăn cản tự do sáng tạo nghệ thuật.

Cô được biết đến nhiều hơn sau khi ra tranh cử vào Quốc hội với tư cách ứng viên độc lập, nhưng bị loại từ những vòng hiệp thương đầu tiên. Sau đó, như là một người đại diện cho xã hội dân sự, ca sĩ Mai Khôi cùng dăm người nữa được gặp riêng Tổng thống Barack Obama nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông vào năm ngoái.

Mai Khôi không thích cờ vàng và cô đã nói điều này với nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, người đứng ra tổ chức buổi văn nghệ. Cô cũng yêu cầu không có quay video hay phỏng vấn trong buổi trình diễn. Trên FB của mình, Mai Khôi cho biết cô đã nói với ban tổ chức là: “Tôi có 3 điều tôi không muốn dính vào đó là: cờ vàng, Việt Tân, tham gia tổ chức nào đó…”.

Đến Mỹ, muốn gặp gỡ người Việt như cô mời gọi trên FB, mà cô ca sĩ đặt những điều kiện xem ra khó quá cho cộng đồng người Việt ở đây. Vì nếu ở nơi công cộng thì sao tránh khỏi cờ vàng. Còn nếu trong riêng tư thân hữu, ai là người của Việt Tân hay tham gia tổ chức nào thì sao biết được. Mà những người tham gia các hội đoàn, tổ chức ở Mỹ có gì không tốt mà cô không muốn dính vào?

Những gì đã diễn ra trong buổi hát chiều 8/1/2017 ở vùng Thủ đô Washington của Mai Khôi cho thấy giữa cô và ban tổ chức đã không hiểu rõ ý của nhau, hay cố tình làm khó cho nhau.

Ca sĩ Mai Khôi chỉ muốn hát trong vòng thân mật, riêng tư, nhưng ban tổ chức đã biến nó thành buổi hát cho công chúng, với chủ để “Trói vào tự do” qua tờ quảng cáo mời mọi người đến tham dự mà cô cũng đã đồng lòng phổ biến qua FB.

Theo như một phóng sự do nhà báo Bùi Dương Liêm thực hiện trên Truyền hình Việt Nam Hoa Thịnh Đốn (THVN-HTĐ), trước giờ trình diễn của Mai Khôi, cờ vàng và cờ Hoa Kỳ đã bị di chuyển tới lui trong phòng, từ phía trước xuống bên hông, rồi xuống cuối phòng mà ca sĩ vẫn chưa chịu hát. Sau một hồi chờ đợi, Mai Khôi bước vào và chuyển hướng ngồi hát qua bên hông, khán giả phải quay mình lại, chỉ vì cô ca sĩ muốn tránh thấy hình ảnh cờ vàng có thể lọt vào bên cạnh hay phiá sau của cô.

Còn chuyện không được quay video hay phỏng vấn, chẳng hiểu vì sao lại vẫn có, cô vẫn trả lời các câu hỏi như ghi nhận trong phóng sự dẫn trên đã được phát đi trên mạng.

Tôi đã gặp những tu sĩ, du học sinh, thương gia và người hoạt động chính trị đã định cư ở nước ngoài không muốn chụp ảnh họ với cờ vàng, nhưng không ai yêu cầu ban tổ chức phải dẹp bỏ cờ đi nếu đã có treo. Có một tu sĩ đến sinh hoạt, không tránh khỏi chụp hình mà không có cờ vàng nên đã yêu cầu nếu đưa hình lên báo thì tránh đừng cho có cờ vàng vì sợ phiền toái khi về lại Việt Nam.

Hy vọng các sự kiện trên đã cho những ai quan tâm đến chuyện cờ vàng một bài học. Đó là, nếu không muốn chụp hình có cờ vàng thì không nên xuất hiện trong những sinh hoạt mang tính đại chúng mà chỉ nên gặp gỡ thân mật ở một nơi chốn riêng tư mà thôi.

Một khi đã tham gia sinh hoạt cộng đồng, dù có yêu cầu không treo cờ vàng, như trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Mỹ Ted Osius, nếu ban tổ chức làm theo là không treo thì có thể vẫn có người tham dự đem cờ vàng vào phòng sinh hoạt, vào trong thính đường mà không ai có thể ngăn cản được, vì đó là quyền tự do của công dân.

Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc choàng cờ vàng vào cổ, hay trao cờ vàng cho những ai mới từ Việt Nam qua Mỹ, dù là để định cư hay chỉ tham gia sinh hoạt rồi trở về quê hương, vì làm như thế là gây bối rối và có thể khó khăn cho họ vì họ, sau bao nhiêu năm sống dưới sự tuyên truyền của cộng sản, chưa hiểu rõ được ý nghĩa của cờ vàng trong cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại.

Chúng ta có thể tặng cờ cho những dân cử Hoa Kỳ, những nhà hoạt động cộng đồng vì họ hiểu được ý nghĩa của biểu tượng cờ vàng.

Ca sĩ Mai Khôi trong chuyến đi Mỹ đã đến nơi trưng bày những sự kiện về Tu chính án Số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong đó có quyền tự do biểu đạt. Hy vọng cô đã có nhiều hiểu biết hơn về nếp sống tự do ở Mỹ.

© 2017 Buivanphu
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image


Cách thức quỵt nợ của "đảng ta": cộng sản tự phá sản

Tư nghèo
(Danlambao) - Dưới sự luôn luôn được lãnh đạo toàn diện bởi đảng, Bộ Tài chính đã mở đường cho các đồng chí (hướng làm giàu) trong các doanh nghiệp nhà nước cách thức chạy làng, chạy nợ, chạy được bảo kê.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sản. Nợ của doanh nghiệp quốc doanh sẽ không tính vào khoản nợ công. (1)

Trước hết nợ công là gì?

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Gồm:

- Nợ trong nước (vay từ người trong nước) và nợ nước ngoài (vay từ người ngoài nước).

· Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (1-10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). (2)

Kế đến Doanh nghiệp nhà nước là gì?


Đây là những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (3)

Do đó các quan chức của đảng đang nắm giữ các ghế trong chính phủ tha hồ tự mở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mở thì tiền đâu?

Thì cũng chính các quan lấy ngân sách quốc gia và tự cho mình mượn. Ngân sách này bao gồm tiền thuế của nhân dân và tiền các quan nhân danh chính phủ của nước Việt Nam đi mượn.

Sau khi tự mở, tự cho vay thì các quan trở thành người đại diện sở hữu chủ công ty.

Lấy thí dụ ngân sách quốc gia gồm tiền dân cộng tiền mượn là 100.

Các quan lấy ra 50 để làm ăn và làm giàu.

Làm được 10 các quan bỏ túi, làm không được các quan tìm cách thanh toán cái vốn 50 và bỏ vào túi 30.

Tổng cộng các quan bỏ túi 40.

Sau đó khai phá sản.

Con số 50 không cánh mà bay và quốc gia vẫn phải nợ 100.

Sau đó các quan về hưu, hạ cánh an toàn, tên của các quan không phải là "nhà nước" nên vô can với món "nợ công" - chỉ "liên quan" như 90 triệu dân đen khác.

Các quan cộng sản khác chui vào nhà nước với con số nợ cũ 100 thuộc quyền... sở hữu của nhân dân phải trả và lại mượn tiếp 100, tự cho vay tiếp và mở doanh nghiệp nhà nước, tự hốt liền hốt hết và sau đó tự phá sản.

17.01.2017
Tư nghèo
danlambaovn.blogspot.com
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image


Năm Con Gà Nghe Bài Chưởi Mất Nước -


Dân tau
(Danlambao)


“Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, Dân tau có một đất nước. Tối qua còn dòm ngược, ngó xuôi, ấp yêu, ve vuốt, thế mà bây giờ đất nước của Dân tau bị thằng nào trộm bán mất rồi! Ai thấy thì chỉ cho Dân tau biết, ai lỡ mua được thì cho Dân tau xin, nếu không trả thì Dân tau chửi cho mà nghe đấy… ấy… ấy!

Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa, lũ ăn cắp khốn nạn!

Bố mày thằng Cả Trọng.

Cả Trọng, tau biết mày rồi. Mầy là thằng trộm đất nước của Dân tau.

Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, sao nỡ ăn cắp của đất nước của Dân tau đây mà đem bán.

Mày xuất thân học trò, những tưởng theo gương liệt tổ, liệt tông, khai Dân trí, hậu Dân sinh. Thế mà. Trẻ thì học đòi nịnh hót thằng Lành, lớn lên thì ôm đít thằng Mác, thằng Lê, thằng Hồ háng, già rồi lú lẫn liếm dái thằng Tập đem đất nước của Dân tau mà bán.

Bố, mẹ mày thằng Cả Trọng, Dân tau nói cho mầy biết. Mầy bán nước lấy bao nhiêu tiền, đó là xương máu của Dân tau, mầy ôm năm chục ký lô vàng của “Phoọc cứt ra” tọng vào họng cha mày, ông tằng cố tổ mày. Đó là máu, là thịt, là nước mắt của Dân tau. Làng Đông Anh quê mày là nơi sinh ra những hào kiệt sao lại nảy nòi thứ lộn giống, cứt để trên đầu, tóc bạc mà lòng đen như mày vậy. Dân tau nhục cho mầy. Mầy ôm mấy cục tiền, nghĩ mà nuốt cho trôi à.

Mầy có súng, có đạn, có côn an, Dân tau có dao, có mác, có tầm vông, chông gỗ, dân oan. Đánh không lại mày Dân tau chưỡi. Mày đuổi bắt thì Dân tau chạy trốn. Ban ngày Dân tao không đánh nổi thì Dân tau đánh ban đêm. Đánh người sống không nổi thì Dân tau đánh người chết. Mồ mả ông, bà, cha, mẹ, cụ nội tằng tổ của mầy đều ở làng, sang ngủ dậy thấy cứt đội trên đầu, máu đàn bà tràn trên mặt thì đừng có trách. Khôn hồn thì hốt cốt họ hàng tổ tiên mày mà đem lên giấu ở mả ông nội Hồ hẹ của mày ở Ba Đình, không thì đem tuốt qua Tàu mà chôn ở bãi tha ma.

Mẹ cha mày thằng Cả Trọng. Dân tau bảo cho mày và lũ cộng sản bán nước chúng mày biết nhé. Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn…

Đất nước của Dân tau là gấm, là hoa, là cẩm, là tú, là máu xương, bị chúng mầy bắt trộm đem bán cho Tàu thì thành dáo, thành mác, thành gai nhọn, thành chông sắc, thành lửa đỏ, thành thác to. Đất nước của Dân tau sẽ đâm vào tim, chém vào cổ, chọc vào mắt, moi thủng ruột, đốt thành tro và quét sạch những thằng, những kẻ bán nước Dân tau. Không chỉ thế Đất nước của Dân tau còn mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, mày dù ở dưới mười tấc đất. Đất nước của Dân tau còn đay nghiến, nguyền rủa vợ , chồng, con cái của chúng mày đấy… ây… ấy !

Cả Trọng à, mày bán nước Dân tau mà ăn thì thì nhà mày ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, ăn ba miếng chết ba đứa, và ăn chưa hết bữa cơm thì đã chết cả nhà cả ổ nhà mày.

Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Trọng Lú. Mày gian tham đã ăn trộm, ăn cắp đất nước của Dân tau. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau. Chết mau, chết sớm! Chết trẻ, đẻ ngang nhá.

Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đem cả họ cả nhà mày ra đồng làng mà phơi đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay đất nước đó cho Dân tau, kẻo không mai kia Dân tau đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày đấy.

Hôm nay Dân tau chửi một bài, ngày mai Dân tau sẽ chửi hai lần liền. Dân tau chửi cho mày hóa điên, Dân tau rủa suốt tháng liên miên không ngừng.

Bây giờ Dân tau mệt quá chừng, Dân tau về chuẩn bị... ăn Tết, nhớ đừng quên a...
Muốn sống thì trả lại đất nước cho Dân tau, lạy Dân tau hai lạy, Dân tau tha cho mày”

Dân tau
danlambaovn.blogspot.com
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

Phim truyền hình thực tế: ‘The President’
Hà Tường Cát/Người Việt



Không thể phủ nhận rằng trong năm Con Khỉ, ông Donald Trump là đề tài được chú ý nhất tại Mỹ và trên toàn thế giới. Tranh luận giữa hai phe ủng hộ – xưng tụng thành tích phi thường của ông, và chống đối – lo ngại cung cách bất thường của ông, sẽ còn kéo dài qua năm Con Gà.

Bài viết này không đứng về bên nào trong hai phe ấy, và cho rằng hãy còn quá sớm để mường tượng về những chuyện chứa đầy ẩn số mà bất cứ dự đoán theo chiều hướng nào đều có thể hoàn toàn sai. Ở đây sự chú trọng nhắm tới một khía cạnh khác.

Nhớ lại trong một lần vận động tranh cử ở Cleveland năm ngoái, Tổng Thống Barack Obama nói về ứng cử viên đối thủ của bà Hillary Clinton: “Một kẻ suốt cuộc đời 70 năm sinh hoạt gắn liền với những cao ốc mới xây dựng, chiếc máy bay riêng của mình, với những bữa tiệc tùng sang trọng hoang phí, và chỉ quanh quẩn bên những người đẹp ở các cuộc thi hoa hậu, … bây giờ bỗng chốc nói về mức sống của dân nghèo, về nâng cao thu nhập cho giới công nhân trung lưu. Làm sao tin được một gã chỉ sống cho mình chưa bao giờ quan tâm đến người khác, bây giờ lại có nguyện vọng phục vụ dân chúng như thế? Vừa thôi cha!”

Cử tri Ohio không đồng ý với nhận định ấy và đến ngày bầu cử, bà Clinton đã thua tại tiểu bang này. Có lẽ ông Obama thiếu sót khi chỉ nhìn ông Trump trên bình diện một tỷ phú, doanh gia địa ốc, mà bỏ quên thực tế ông Trump là một danh nhân truyền hình (television personality), đóng góp cho việc phục vụ một nhu cầu rất quan trọng của đại chúng là giảỉ trí.

Ông Trump thành công với bộ phim truyện truyền hình “The Apprentice” (Người Tập Việc), thuộc thể loại truyền hình thực tế (reality television) trong vai trò nhà sản xuất, đồng thời là nhân vật thủ vai diễn. Đã qua rồi thời đại của các bộ phim với kết cục có hậu hay lâm ly bi đát làm khán giả rơi lệ. Truyền hình thực tế ra đời từ 70 năm trước và đến thế kỷ 21 thì phát triển thành trào lưu thu hút khán giả của màn ảnh nhỏ.

Truyền hình thực tế là loại kịch bản “người thật việc thật,” thủ diễn không hẳn là các nghệ sĩ chuyên nghiệp mà có thể là bất cứ người bình thường nào. Trên lý thuyết, câu chuyện xảy ra là hoàn toàn thật, không hư cấu, nhưng thật ra phải có sắp đặt dàn dựng với những sửa đổi thêm thắt thì mới hấp dẫn được khán giả. Giống như các cuộc thi trên truyền hình, khán giả được yêu cầu cho điểm góp phần đánh giá thí sinh; khán giả có thể can thiệp vào nội dung kịch bản truyền hình thực tế.

Trở lại việc ông Trump bắt đầu thi hành nhiệm vụ ở Tòa Bạch Ốc. Nhiều người tưởng lầm là Tổng Thống Trump đã ban hành rất nhiều sắc lệnh hành pháp. Thật ra, trong tuần lễ đầu tiên, ông chỉ ký sáu sắc lệnh, so với Tổng Thống Obama ký năm sắc lệnh năm 2009.

Trong suốt nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama ký 277 sắc lệnh, con số gần tương đương như Tổng Thống Ronald Reagan 381, Tổng Thống Bill Clinton 364, Tổng Thống George W. Bush 291, nhưng không thể so sánh với Tổng Thống Franklin D. Roosevelt 3,522.

Ngoài ra, các tổng thống cũng còn dùng các “memorandum” (bị vong lục, hay bản ghi nhớ nhắc nhở) hay tuyên ngôn, để ban hành những chỉ thị, tuy không phải là văn kiện chính thức và đầy đủ như sắc lệnh.

Nhưng có hai lý do khiến các sắc lệnh và bị vong lục ông Trump ký trong tuần lễ đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc gây nhiều ồn ào và chú ý. Thứ nhất, về nội dung, đó là những vấn đề nóng hổi: khởi đầu tiến trình thay đổi Obamacare; duyệt xét lại những quy định về môi trường và cho phép tiến hành xây dựng hai đường ống dẫn dầu; xây bức tường biên giới; tăng cường các biện pháp ứng phó chặt chẽ với di dân Mỹ Châu và Trung Đông, dành cho quân đội thêm nhiều quyền hạn.

Thứ hai, về hình thức, có lẽ nhằm mục đích chứng tỏ tân tổng thống đang tích cực thực hiện sự đổi mới, thay đổi đường lối của chính quyền cũ và thi hành lời hứa khi tranh cử, việc ban bố bốn sắc lệnh hay các chỉ thị khác đã được trình diễn long trọng và quảng bá rộng rãi. Ít có trường hợp những tổng thống trước kia, khi ký những sắc lệnh (chưa phải là ký ban hành một đạo luật), có các phụ tá cùng nhiều người khác vây quanh, và tổng thống trưng văn bản ra cho mọi người thấy để các phóng viên thu hình.

Qua những sự phô diễn đó, có thể cho rằng, dường như ông Trump đang tiếp tục thủ diễn một phân đọan của loại truyền hình thực tế quen thuộc với ông. Chương trình “Reality TV” này bây giờ không phải “The Apprentice” mà là “The President” (Ông Tổng Thống!)

“The President” không bao giờ thiếu người vì sẽ có rất nhiều diễn viên thủ vai, đó là toàn thể dân chúng Mỹ. Nhưng những màn kế tiếp thì không thể nào tiên đoán, bởi vì nếu biết trước thì kịch bản đâu có còn hấp dẫn nữa.

Trong một lần tranh luận với bà Clinton, ông Trump có phàn nàn tình trạng bị phân biệt đối xử. “The Apprentice” ba lần được đề cử nhưng chưa bao giờ được ban giám khảo trao giải Emmy Award của kỹ nghệ truyền hình. Điều ấy không còn quan trọng nữa vì “The President” có thể đọat những giải cao quý hơn nhiều, chẳng hạn giải nhân quyền Liên Hiệp Quốc hay giải Nobel của hàn lâm viện Thụy Điển/Na Uy.

Truyền hình thực tế “The Apprentice” trình chiếu từ 2003, mùa đầu tiên ông Trump được trả $50,000 mỗi kỳ, tổng cộng cả mùa khoảng $700,000. Gía biểu sau đó tăng lên tới $1 triệu mỗi kỳ. Theo lời giám đốc tranh cử của ông, qua 15 mùa, với 189 kỳ phát hình, NBC Universal đã trả $214 triệu, tuy nhiên, NBC không xác nhận điều này. Từ khi tranh cử, ông Trump không còn tiếp tục ký hợp đồng với NBC nữa, ông không thể cùng lúc thủ hai vai trong hai bộ phim khác nhau.

“The President” có thể diễn từ bốn đến tám năm, căn cứ theo thời gian Hiến Pháp Mỹ quy định, và hứa hẹn sẽ thu hút khán giả nếu tiếp tục có những pha ly kỳ hấp dẫn như cho đến nay.

Tuy nhiên, đừng nên quên rằng, truyền hình thực tế không phải là đời sống thực tế.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

Image

NGHỊCH LÝ
Đặng chí Hùng

Ở Việt Nam đảng đã chỉ ra rằng: Cái gì cũng có, không kém gì những nước tư bản “giãy chết”. Nhưng muốn có những cái đó, chỉ cần tự biến mình thành con cừu là đủ rồi.

Này nhé:
– Muốn chân dài, có nhiều chân dài để lựa và mua hơn bọn tư bản.
– Muốn siêu xe, có siêu xe, chơi còn bảnh hơn cả những quốc gia đang phát triển.
– Muốn Iphone là có Iphone nhanh hơn cả ở Mỹ.
– Muốn có xe phân khối lớn à ? Có tiền là có đầy.
– Muốn ở nhà lầu ư ? Họ đang xây nhà bán cả đống không hết.
– Muốn đi du học ư ? Có tiền là đi, dịch vụ du học tự túc nhiều như quân Nguyên.
– Muốn vui chơi à ? Game show hài, ca nhạc đầy nhóc…
– Muốn ăn nhậu ư ? Bia rượu và quán nhậu tràn lan.
– Muốn rảnh rang ư ? Ở VN vừa làm vừa cafe, đâu cần cày cật lực như ở xứ tự do.
– Muốn tự do à ? Đái bậy không ai bắt mà ?

Nhưng có thật là Việt Nam đã phát triển đến mức muốn gì có đó không ? Thật ra là không hề. Bởi vì đồng tiền đã chuyển từ việc đi vay nước ngoài về để xây nhà to, mua siêu xe, xây cầu đường, tổ chức game show, ăn nhậu vv….Cả một đất nước sống trong giàu sang ảo giác bởi vì các quan tham sau khi có tiền thì tìm cách ăn chơi, rửa tiền nên tiền được lan trải ra, cho nên người dân thấy có chút chút khá lên.

Nhưng, lại là nhưng…Cái khối nợ ấy đã được đảng CSVN quàng vào vai người dân. Không công nghiệp, không tư duy sản xuất nên nợ công đã vượt quá 96% GDP, mỗi người dân phải gánh nợ thay cho đảng từ già sắp chết đến trẻ mới sinh cả hơn 1200 USD.

Đảng vay, nhưng với tư cách nhà nước VN vay, cho nên món nợ xiết cổ thì vào chính người dân. Đảng viên thi nhau vơ vét để gửi ra nước ngoài đưa con cái trốn thoát, cuối cùng cái thòng lòng nợ lại rơi vào người dân thường….

Người dân cứ việc ăn chơi, đảng cứ việc đi vay để thỏa mãn cho những con cừu thích sống trong đồng tiền đi vay, thỏa mãn với cảm giác “Trưởng giả học làm sang”. Người dân chỉ cần im lặng như những con cừu để đảng làm mưa gió…Thế là đủ với đảng CSVN.

Trong khi đó, cứ đến gần tết, Việt Kiều lại lũ lượt về quê. Một người về, chục người đón. Không khí ăn chơi thật vui vẻ. Còn nhớ, Miền Nam trước 1975 chỉ cần vài trăm triệu USD mà đã duy trì được sự phồn thịnh cho dân. Ấy vậy mà hàng năm, CSVN nhận được trung bình 15 tỉ USD kiều hối…Vậy thì làm sao CSVN chết được ? Người dân có lòng thì không có phương tiện. Hi vọng CSVN sụp đổ kinh tế lại bị tiêu tan bởi chính những người hàng năm về VN du hí !!!​
(Trừ trường hợp cha mẹ mất, chuyện gia đình mồ mả quan trọng là có thể thông cảm được)…

Vậy nghịch lý đó là gì ? Đó là dân Việt Nam trong nước cứ chấp nhận ăn chơi, làm cừu để bình yên. Còn người Việt Hải Ngoại cứ về ăn chơi, cứ gửi tiền về VN để CSVN sống khỏe….Đất nước thì tiếp tục đau thương.

Đặng Chí Hùng
21/01/2017
trinhham
Posts: 133
Joined: Mon Dec 10, 2012 2:07 am
Contact:

Post by trinhham »

Đánh Biệt Kích

Nguyễn Đạt Thịnh

06.2.2017


Navy SEAL Team 6 - Yakla Raid - strikes Al-Qaeda Headquarters in Yemen (Jan. 28, 2017)


“Đánh biệt kích” là sử dụng một đơn vị nhỏ, vô cùng thiện chiến và được huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật đột ngột tấn công địch quân,
đánh nhanh, đánh tàn khốc ngay từ những phút đầu để đạt tối đa kết quả, rồi cũng nhanh chóng rút lui, trước khi địch kịp phản ứng.

Năm ngày sau khi nhậm chức, và trong bữa ăn tối thứ Tư, 25 tháng Giêng, 2017 với tân Bộ Trưởng Quốc Phòng -Đại tướng về hưu James Mattis-
Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã chuẩn thuận cho thực hiện cuộc đột kích ngày 28 tháng 1, vào một căn cứ của Qaeda tại Yemen.
Cuộc tấn công biệt kích này mang danh xưng nguỵ trang Yakla raid.

Tham dự bữa dạ tiệc còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, cố vấn an ninh Michael T. Flynn,
Đại Tướng Joseph F. Dunford Jr. tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ, và hai cố vấn Jared Kushner, Stephen K. Bannon -
những nhân vật tạo thành “bộ tham mưu quân sự” của Bạch Cung.

Image
Tổng Thống Trump và Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis thảo luận về cuộc tấn công biệt kích.


Image
Mục tiêu tấn công là một căn nhà gạch nhỏ được địch quân bố trí phòng thủ cẩn mật trong một sơn thôn Trung Bộ Yemen. Trong lúc còn tại chức Tổng Thống Obama đã duyệt xét kế hoạch đánh biệt kích này, nhưng không chuẩn thuận vì còn thiếu nhiều yếu tố ông đòi bộ Chỉ Huy Chiến Tranh Đặc Biệt bổ túc.

Một trong những yếu tố đòi hỏi là thời điểm tấn công; Obama chỉ thị tránh những đêm có trăng, vì bóng đêm càng dầy càng giúp người chiến sĩ biệt kích. Kế hoạch Yakla raid được thực hiện với vài chục chiến sĩ Người Nhái, và một đơn vị của quân đội United Arab Emirates.

Trực thăng đưa họ vào triền núi Yakla để tấn công căn nhà của lãnh tụ Al-Qaeda Abdul Rauf al-Dhahab; trên đường bay vào mục tiêu toán biệt kích nhận được tin là địch đã được báo động và đang bố trí phòng thủ.
Mất yếu tố bất ngờ, đáng lẽ cấp chỉ huy hành quân phải ra lệnh hủy bỏ cuộc đột kích, nhưng họ chỉ thông báo trên máy truyền tin cho toán biệt kích biết, rồi để mặc cuộc hành quân diễn tiến.

Do đó, ngay khi nhảy ra khỏi trực thăng, người lính biệt kích đã bị địch quân chào đón bằng nhiều loạt đạn AK47. Trực thăng võ trang bắn tới tấp vào quân Al Qaeda, trợ chiến cho người chiến sĩ biệt kích. Một chiếc Bell Boeing V-22 Osprey bị hư hại trong lúc đáp xuống đổ quân, gây thương tích cho ba chiến sĩ biệt kích, chiếc trực thăng V-22 Osprey đó -trị giá $75 triệu phải phá hủy bằng bom.

Anh Chief Petty Officer William Owens tử trận trong 50 phút kịch chiến với quân Al Qaeda; không quân trợ chiến gây nhiều tổn thất cho thường dân Yakla; trong số thường dân tử nạn có cô bé 8 tuổi, con của nhà tu chống Mỹ Anwar al-Awlaki.
Ông này bị drone giết ngày 30 tháng Chín, 2011, tại Al Jawf Governorate, Yemen.
Image
Vừa nhảy ra khỏi trực thăng, người lính biệt kích đã bị địch quân chào đón bằng nhiều loạt đạn AK47


Dư luận truyền thông nhấn mạnh vào chi tiết là chính Trump chấp thuận cuộc hành quân này, khiến cho 14 người chết, nhiều người bị thương, trong số đó có nhiều trẻ em.

Đại tá John Thomas, phát ngôn viên của Quân Khu Trung Ương (central command) nhận định, “Tại Arabian Peninsula, quân Al-Qaeda thường giữ đàn bà, trẻ con sống chung với họ trong những căn cứ đóng quân của họ, sử dụng thường dân như những cái mộc thịt sống đỡ đạn cho chúng. Chúng coi rẻ sinh mạng của thường dân.
Image
Cả Anwar al-Awlaki lẫn con gái ông -bé Nawar al-Awlaki đều là công dân Mỹ, và đều bị Mỹ giết
Image

Nawar al-Awlaki
Phát ngôn viên Bạch Cung Sean Spicer nói, "Không công dân Mỹ nào bị nhắm giết trong những cuộc hành quân chống khủng bố." Ý ông muốn phủ nhận cô bé Nawar al-Awlaki không phải là công dân Mỹ, dù bố cô là công dân Mỹ.

Trong một thông cáo, tướng Mattis xác nhận người chiến sĩ tử trận là Chief Petty Officer William “Ryan” Owens, 36 tuổi, và ca tụng Owens đã “dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho đất nước, và bảo vệ truyền thống cao thượng của người lính Mỹ.”

Bản thông cáo còn viết là cuộc đột kích giết 14 địch quân, trong số này có ba lãnh tụ Al Qaeda.
Owens nhập ngũ vào tháng Tám 1998, anh được thăng cấp “chief” tháng Chạp 2009; anh được tưởng thưởng ba huy chương đồng, hai trong ba huy chương này có kèm theo chữ V -có nghĩa là combat valor -anh dũng trên chiến trường.

Anh tử trận trong trận đánh biệt kích vào xào huyệt địch, ngoài anh, lực lượng hành quân còn có sáu người bị thương.

Hôm thứ Tư mùng 1 tháng Hai, Tổng Thống Donald Trump đã cùng ái nữ Ivanka Trump đến căn cứ Không Quân Dover, Tiểu bang Delaware để đón thi hài anh "Ryan" Owens. Anh là tử sĩ đầu tiên chết trong lúc phục vụ dưới quyền Tổng tư lệnh Trump.
Image
Tổng thống và Đệ Nhất Ái Nữ Ivanka Trump ra trực thăng Marine One đi đón thi hài tử sĩ "Ryan" Owens


Image
Tử sĩ "Ryan" Owens
Đánh biệt kích là lối đánh duy nhất có tiềm năng giúp Hoa Kỳ chiến thắng quân khủng bố IS và Al Qaeda mà không phải trả cái giá quá đắt của chiến thuật cổ điển. Người lính Hoa Kỳ vô cùng can trường lại được trang bị hùng mạnh, được yểm trợ bằng một hỏa lực khiếp đảm, giúp họ tạo ra nhiều chiến công thần thoại.
Thành công nhất trong chiến thuật “đánh biệt kích” là cuộc hành quân Operation Neptune Spear thực hiện ngày mùng 2 tháng 5, 2011, tấn công xào huyệt ẩn trốn của trùm khủng bố Osama bin Laden, người sáng lập ra lực lượng Al Qaeda.

Lực lượng tấn công là Toán Sáu, Người Nhái. Trách nhiệm tổ chức cuộc tấn công là CIA, cộng tác với JSOC (Joint Special Operations Command-Bộ Chỉ Huy Phối Hợp Chiến Tranh Đặc Biệt).

Hai tiếng đồng hồ trước phút khởi diễn hành quân, bộ tham mưu chiến tranh của chính phủ đã tụ họp tại Bạch Cung để chứng kiến trận đánh được trực tiếp truyền hình.

Tổng cộng lính biệt kích Mỹ giết 5 tên khủng bố trong xào huyệt Pakistan của bin Laden và bắt sống 18 tên khác.

Mỹ chịu đựng nhiều tổn thất trong 9 năm chiến tranh Việt Nam; chiến tranh chống khủng bố Hồi Giáo không gây cho Mỹ những tổn thất quá đáng như vậy, nhưng lại dài hơn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và học hỏi hơn.
Trận đánh biệt kích tại Yemen hôm đầu năm chứng minh là giới lãnh đạo Mỹ không học bài học kinh nghiệm. Họ có thể tự biện hộ đó là trận đánh đầu tay, và họ còn đang học việc.

Một chi tiết đáng ca ngợi trong trận đánh không thắng là Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã ra đến tận sân bay, đón anh "Ryan" Owens hồi hương trở về Hoa Kỳ trong hòm gỗ phủ cờ Hoa.

Nguyễn Đạt Thịnh
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Post by MatVit »

PHIẾM: CHUYỆN KỂ Ở TRẠI VĂN MINH

Nguyễn Cao Trí
9-2-2017

Image
Biếm họa Steve Bannon (Ba Nộng), Donald Trump và Nữ thần Tự Do. Nguồn: internet
Như một thằng mất trí, hắn, trong chiếc áo choàng tắm, trợn ngược mắt và nhảy nhổm lên khỏi chiếc ghế bành. Hắn gào lên: Ái chà, bọn báo chí nhảm nhí láo khoét này lại nói xấu ta, lại đơm đặt, lại bố láo bố toét. Thằng Ba Nộng đâu? Sao để chuyện này xảy ra hoài hả mậy?

Như thường lệ, đám cận thần bưng bô lăng xăng nhào đến. Có đứa té, nghe cái bịch. Nó không tìm thấy công tắc bật đèn. Dạ thưa lão gia, lão gia bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó. Bình tĩnh cái đầu mày! Đập chúng lại cho tao. Nghe chửa! Dạ, bẩm lão gia, tối qua em đã cho tiền bọn đệ tử rồi. Tốn chút đỉnh nhưng được việc. Hồi bữa “đăng quang” đó, bọn em nghe lời lão gia cũng đã phát tiền để chúng đến vỗ tay. Bộ tưởng tự nhiên được vậy sao? Tóm lại, lão gia yên tâm, sẽ có phản đòn ác liệt.

Hắn bồn chồn. Hắn như con thú dữ tìm mồi. Hắn chưa bao giờ thỏa mãn cơn đói. Chính xác hơn là hắn không đói. Hắn chỉ thèm cắn. Hắn khoái trá cảm giác đó ghê gớm. Nhưng mà, sâu trong tim, hắn luôn sợ. Hắn sợ nhất mình bị khinh. Ai đang nói xấu ta? Ai đang cản trở tham vọng của ta? Ai đang gây chiến với ta. Ai đang khinh bỉ ta? Ai, ai, ai?

Cái bọn đầu đất này, chúng phải hiểu rằng ta đã là ông trùm bự nhất xứ này rồi. Thế giới này là của ta. Ta nói vậy nghe rõ chưa, hả? Mẹ nó, tức quá! Hắn vớ lấy chiếc điện thoại. Hắn ú ớ không biết điều khiển cái trại văn minh này như thế nào nhưng nhắn chửi phong long là nghề của hắn. Hắn bắt đầu bấm bàn phím. Chết mẹ, bấm lộn, sai mẹ nó chính tả rồi. Thây kệ đi, chửi thì đâu cần chửi đúng chính tả. Miễn có chửi là được rồi. Haha…

Hắn là con thú dữ. Tuy nhiên, hắn luôn có cảm giác cô độc. Đám cận thần xum xoe coi vậy chứ chẳng coi hắn ra gì. Hắn biết tỏng. Không bọn chúng thì ai tuồn tin ra ngoài đây? Đồ phản phúc. Bọn bây làm bộ nịnh trước mặt ta nhưng sau lưng thì cười nhạo. Bộ tưởng ta không biết hả. Thông minh như tao, tao biết hết nha. Đừng có mà qua mặt! Hắn bỗng đứng phắt dậy. Vớ lấy cái remote. Kìa, bọn Xìu Ển Ển lại đăng “tin giả” nữa. Một bọn khốn nạn. Tụi bây rảnh quá ha. Coi tao nè, tao sẽ thay đổi trật tự thế giới. Tao sẽ làm khốn đốn bọn cộng sản. Tao sẽ trừng trị bọn Hồi giáo. Tao sẽ tiêu diệt tất cả. Lầm bầm xả tức, đột nhiên một tia điện lóe lên trong não: làm sao để làm được mấy thứ này ta, nào giờ mình có biết mẹ gì đâu. Phải hỏi thằng Ba Nộng mới được…

Hắn nhận ra một điều nữa: trong cái trại văn minh này, không phải hắn muốn làm gì thì làm. Hắn bị trói tay. Hắn bị kiểm soát. Lông trên cái bàn tay nhỏ xíu của hắn dường như cũng bị soi. Nghĩ đến đó, hắn lại phát cuồng. Mả cha tụi bây, sao không ngoan ngoãn nghe lời tao như bọn dân đen ở mấy nước cộng sản á! Văn minh cái con khỉ khô. Ước gì mình cai trị cái trại này như trại súc vật cộng sản.

Hắn muốn đạp đổ hết mọi thể chế dân chủ ràng buộc hắn. Hắn muốn đốt mẹ nó cái Hiến pháp. Hắn muốn tiêu diệt mẹ nó cái nền văn minh dân chủ này. Dân chủ cái con khỉ. Chúng mày ăn rồi đi biểu tình chống tao à. Tao thù chúng mày. Nhân dân là kẻ thù của tao, nghe chưa? Hắn nghĩ vậy. Nhưng không dám nói ra. Tức quá, hắn lại vớ cái điện thoại, bấm tweet. Tao chửi nữa nè, nha bây. Haha…

Giữa tràng cười dài đó, hắn tự đấm vào mặt mình cho hả giận. Ngoài kia, tiếng hô vang dội nguyền rủa hắn khiến tấm kính cửa sổ cũng rung lên. Hắn hoảng hốt. Sẽ có một lúc nào đó tấm kính vỡ, cứa vào mặt hắn và một mảnh vỡ ghim vào tim khiến hắn ngã gục, chết trong vũng máu ô nhục, lòng vẫn nặng trĩu hận thù…
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image


Không thể làm xiếc mãi.

Trên FB tràn ngập những logo tưởng niệm cuộc chiến biên giới 17-2-2019
Trên Facebook người dân treo ảnh tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung ngày 17-2-2019. Ảnh: FB


Đúng đến hôm nay, 17 tháng 2, vừa tròn 38 năm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979 (như người ta thường gọi thế). Nói một cách chính xác, đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, đồng thời là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Dù nhìn nhận dưới góc độ nào cũng vẫn chỉ là thực chất ấy.

Vài ngày nay, trên nhiều kênh thông tin, nhất là mạng xã hội, đặc biệt Facebook, đã sôi sùng sục tinh thần “hướng về ngày 17.2”. Nếu trước đó vài hôm, đám người trẻ tuổi còn mê cuồng với lễ Tình yêu, Valentine Day 14.2, thì chỉ 3 hôm sau, không chỉ bọn trẻ, mà đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi nhắc nhau ôn kỷ niệm, nhớ đến ngày 17.2. Họ còn chứng minh họ không phải là thứ người hay quên, quay lưng lại lịch sử, chối bỏ quá khứ oanh liệt của tổ tiên, ông bà, cha anh, bằng cách thay hình đại diện thành bông hoa sim tím. Hoa sim, cái màu tím rưng rức ấy, chả biết tự khi nào, thành biểu tượng của các tỉnh biên cương phía bắc. Bông sim nở xòe, được gắn với con số 17.2, như nhắc nhở một chặng, một vệt lịch sử không thể lãng quên.
Với sự thận trọng vốn có của mình, cộng thêm cả sự dè dặt quá mức, tôi không vội vào hùa với không khí náo nức ấy. Mình vội vàng quá, có thể sai. Mà sai thì khó chữa. Tôi ráng chờ đợi, như người con gái chính chuyên bị phụ bạc đang chờ kẻ phụ bạc biết đâu nghĩ lại mà quay về. Coi xem, lắng nghe chính quyền có tổ chức lễ lạt kỷ niệm, thông báo thông biếc gì không. Buổi sáng trôi qua. An ủi, biết đâu kế hoạch là buổi chiều thì sao. Rồi chiều cũng qua đi trong sự ấm ức. Thời tiết cả nước hôm nay đẹp thế cơ mà. Miền Bắc, nhất là thủ đô, trời se lạnh nhưng khô ráo, thật tiện cho những cuộc mít tinh, biểu tình, lễ lạt. Miền Trung và miền Nam tuy hơi nóng, nơi này nơi kia lác đác mấy hạt mưa, nhưng cũng đẹp, cái đẹp về hùa với công tác tổ chức huy động cộng đồng. Nhưng không động tĩnh gì. Thôi thì ráng chờ đến tối, vẫn còn khả năng diễn ra sự kiện vào buổi tối. Ấy là mình cứ tự đánh lừa mình thế thôi, chứ cũng hiểu nó như thế nào rồi.

Một ngày hiện tại, trùng với ngày lịch sử khởi đầu cuộc chiến đấu oanh liệt đầy mất mát hy sinh của 38 năm trước đã trôi đi, trong sự ấm ức của dân chúng, sự lặng lẽ thờ ơ cố ý của chính quyền.

Nói cho vuông, cũng có một số báo chí lục tục đăng bài gợi lại ký ức xưa. Có nhiều cách hiểu. Hoặc có sự chỉ đạo ngầm, thả cho báo chí được “cởi mở” chuyện “nhạy cảm”, hoặc báo chí tự cảm thấy vòng kim cô đã nới chút ít rồi, cứ làm đi, chả ai nỡ bắt tội. Dù gì đi chăng nữa, một cách thông tin không chính thống trên những tờ báo chính thống là chả hay ho gì, vẫn nói lên sự kìm kẹp vô hình của bàn tay sắt với báo chí xứ này. Điều đáng buồn là, ngay cả những điều tốt đẹp, chính đáng, chính nghĩa cũng chỉ được thông tin một cách rụt rè, sợ sệt, nhìn trước nhìn sau, “vừa đéo vừa run”, cái sướng thập thò kín đáo chứ không được trọn vẹn, vỡ òa.
Lâu nay, ở xứ này, dưới chính thể này, những thông tin mà nhân dân mong mỏi, được chờ đợi từ bộ máy cai trị chúng cứ nhạt dần, mất dần đi. Lực lượng cầm quyền đã khôn khéo thủ lợi, cố tìm cách có lợi nhất để không mất lòng kẻ thù (mà họ gọi là bạn), vừa đỡ gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Nếu họ nghĩ rằng họ đã thành công thì họ đã lầm to.

Bọn Trung Quốc nham hiểm, thâm như Tàu, thừa hiểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam chả tốt đẹp gì với chúng (Tàu). Có bắt tay bắt chân, ôm hôn thắm thiết, có nhũn nhặn chiều lòng đồng chí (như kiểu không dám một lần rầm rộ kỷ niệm cuộc chiến đấu chống Trung Quốc, dù năm chẵn, năm lẻ), thì chẳng qua cũng như con giao long nấp dưới đáy sâu, phủ kín nanh vuốt, câu giờ, chờ cơ hội, tránh bộc lộ, phơi mình đó thôi. Thằng Tàu ngu nhất nó cũng hiểu điều đó. Lừa ai chứ đừng lừa bọn Tàu. Với Tàu, chỉ nên đánh bài ngửa thôi.
Điều dễ thấy nhất, trong lúc người cầm quyền xứ ta mềm mỏng, tế nhị, im thin thít sợ mất lòng “bạn” như vậy (họ cắt nghĩa đó là cách bảo vệ hòa bình, giữ ổn định để phát triển) thì bên Tàu, “bạn” cứ bô bô lên ý nghĩa lịch sử, truyền thống vẻ vang của việc từng “dạy cho Việt Nam một bài học”. Nó láo với ta, ta lễ nghĩa với nó, chả khác gì thằng AQ tự đánh lừa mình.
Còn với dân, cách xử sự của nhà cai trị xứ này chỉ càng đào sâu thêm ngăn cách. Cả bộ máy, nhất là cơ quan tuyên giáo của họ vừa làm nhiệm vụ ru ngủ, trấn an người trong hàng ngũ, vừa đe nẹt, dọa dẫm, đánh lừa dân chúng. Không thể hiểu sao họ làm nhiệm vụ cầm cương về tư tưởng mà lại nín thinh được trước sự kiện lịch sử vừa đầy căm hờn, vừa hào hùng oanh liệt, rạng rỡ đất nước như vậy. Vẫn biết “Ở một nước đi dây hơn làm xiếc/Thì kỷ niệm một cuộc chiến tranh tùy thuộc kẻ cầm sào”, nhưng lờ ngày 17.2 một cách cố ý chả khác gì phỉ báng lại cha ông.

Ai dám nói không hào hùng, hiển hách. Chính báo Nhân Dân ngày 19.3.1979 đã tổng kết:
“Thêm một chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta:
Thắng lợi rất oanh liệt và toàn diện – Đánh bại 600 nghìn quân xâm lược Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng ra thông cáo: Từ ngày 17.2.1979 đến ngày 18.3.1979: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên Trung Quốc xâm lược; phá hủy 280 xe tăng, 276 xe vận tải, 115 khẩu pháo và súng cối; thu nhiều phương tiện chiến tranh, bắt nhiều tù binh.

Nhiệt liệt biểu dương các lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào các dân tộc các tỉnh biên giới phía bắc đã lập chiến công đầu xuất sắc; hoan nghênh quân và dân cả nước cùng kiều bào ở nước ngoài đoàn kết, tích cực góp phần cùng tiền tuyến đánh bại quân xâm lược.
Lập công xuất sắc chống quân Trung Quốc xâm lược: 48 đơn vị và 7 cá nhân được tặng thưởng huân chương”.

Có ai cắt nghĩa được, sau 21 năm ròng rã đánh nhau với đế quốc Mỹ khiến Mỹ chịu thiệt mạng gần 58.000 lính, cứ năm nào đến ngày 30.4 cả một xã hội rộn rịp lên đồng, tưng bừng không khí kỷ niệm chiến thắng “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”; còn chỉ sau 1 tháng 1 ngày đánh nhau với quân Trung Quốc, ta đã tiêu diệt được 62.500 tên giặc, nhưng mỗi lần đến ngày 17.2 nhà cầm quyền phải cố quên đi. Một tháng đánh giặc, kết quả hiển hách hơn 21 năm, có đáng bị quên lãng như thế không?
Dân chúng tầm nhìn hạn hẹp có thể không thấy hết sự phức tạp của chính trường, của bang giao quốc tế, chỉ có điều đã tự đứng ra giành lấy quyền lãnh đạo thì đừng hèn quá, “khôn” quá, đến mức để dân khinh thường.
Đừng làm xiếc mãi nữa. Có ngày ngã vỡ mặt. Lúc muốn lấy lại lòng dân khi có biến, phỏng có được không?

Nguyễn Thông.
bobinh
Posts: 221
Joined: Fri Feb 26, 2010 1:35 am
Contact:

Post by bobinh »



MƯA LÂU THẤM ĐẤT.

Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.

Olivier Clerc năm 2005 cũng viết một bài ngắn có tên hơi dài là «Con ếch không biết mình đang bị luộc….và những bài học khác ở đời», được Michel Debaig và Luis Maria Huette phổ biến dưới tiêu đề Sự Nghịch Lý của con ếch.
Sau này, để cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ trái đất đang bị hâm nóng từ từ, cựu phó TT HK là ông Algore có thực hiện một cuốn phim gọi là Sự Thực Mất Lòng cũng khai thác đề tài này.

Câu chuyện bắt nguồn từ một tài liệu xuất hiện năm 1897 ghi lại một cuộc thí nghiệm tại Institut John-Hopkins năm 1982 : Một con ếch bị bỏ trong một nồi nước lạnh, sau đó người ta nâng nhiệt độ lên một cách rất chậm, chỉ 0,002 độ C mỗi giây. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không nhúc nhích gì.

Câu chuyện lý thú nói trên khiến người ta liên tưởng đến hoàn cảnh nước Việt Nam ta, với tà quyền CS trong nước, và khối người Việt Hải Ngoại.

Vào đầu thập niên 1980, những người Việt định cư tại nước ngoài căm thù CS đến thâm gan, tím cật. Ai nói đến CS, là người ta chống đối mãnh liệt. Rồi ngày tháng qua đi, CS thì vẫn thi hành một chính sách độc tài, độc đảng như cũ, vẫn hà hiếp, bóc lột người trong nước như xưa, nhưng người tỵ nạn thì không phải tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ ác ôn hàng ngày. Mối hận thù cũng không thể quên, nhưng cường độ một ngày một giảm đi. Hơn nữa, sau một thời gian dài cần cù làm ăn, người tỵ nạn đã có của ăn, của để, họ nghĩ đến việc trở về cố hương, để trước là thăm nơi quê cha đất tổ, nhưng cũng có phần để lên mặt với đời.

Mới đầu, số người về rất ít, sau càng ngày càng nhiều, nhất là vào các dịp Tết,

Rồi Ông Nguyễn Cao Kỳ, Rồi ông Phạm Duy, rồi các ca sỹ nổi tiếng như Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương, gia đình Tuấn Ngọc, Khánh Hà..v..v.., ngày nào lếch thếch nơi Mã Lai. Hồng Kông, hay Thái Lan, Nam Dương, trong các trại tỵ nạn, nay áo quần diêm dúa, môi son đỏ choét, về lại cố hương, để có được «hạnh phúc hát trước đồng bào», làm như lòng yêu nước của họ to hơn số đô la chứa trong các phong bì mà họ nhận được sau những buổi trình diễn cuối đời.

Ngày nào, khi Đàm Vĩnh Hưng qua hát, người ta bảo nhau đi phản đối, tay cầm cờ vàng, miệng hô đả đảo. Ngày nay, Nguyễn Thanh Sơn, người quan trọng gấp mấy lần Đàm Vĩnh Hưng, đi Mỹ, đi Canada, chẳng ai thèm đặt vấn đề, lại còn bắt tay, phỏng vấn xỳ xèo.

Việc này, thực đâu có gì lạ, mà phải la làng.

Chỉ là một trong muôn ngàn thí dụ của «boiling frog syndrome».

Trung Hoa là một nước láng giềng của Việt Nam. Anh chàng láng giềng này lúc nào cũng muốn nuốt chửng Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, họ dùng 2 chiến thuật:

Chiến thuật «tầm ăn dâu», từng bước, từng bước lấy của VN những tấc đất, những vùng biển, như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, đất đai vùng biên giới, việc này gây ra sự chống đối mãnh liệt, nhưng ít quan trọng hơn so với chiến thuật thứ hai.

Chiến thuật «luộc ếch» thâm độc hơn nhiều : lập công ty Trung Hoa khai thác các tài nguyên thiên nhiên, di dân , lấy vợ, đẻ con, xây chùa chiền theo kiểu Tầu, viết chữ Tầu trên các mặt tiền và trong các chỗ thờ phương, các bảng hiệu, lập các làng Tầu trên đất Việt…v.v. Ngày một, ngày hai, người Việt sẽ thấy người Tầu, văn hóa Tầu, cách sống Tầu, quá thân thuộc với mình. Khi ấy, thì Việt Nam có thành một ngôi sao trên lá cờ Tầu, cũng chẳng có gì quan trọng.

Nghĩ đi, nghĩ lại, người Việt, và các con ếch, có gì khác nhau đâu??


Chris Phan
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image

Cái mặt Việt Nam
Tạp ghi Huy Phương

Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!

Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.

Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.

Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.

Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.

Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.

Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.

Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.

Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.

Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.

Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.

Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.

Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.

Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.

Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.

Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.

Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.

Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.

Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.

Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.

Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.

Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.

Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.

Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.

Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.

Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.

Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG HAY BẠO ĐỘNG CHO VIỆT NAM ?

Tôi biết thường những người ủng hộ cho đấu tranh bạo động thường bị ném đá.

Người cổ động cho đấu tranh bất bạo động luôn được đề cao là đạo đức, quân tử, bác ái v.v. Nhưng thực tế vấn đề này như thế nào?

Đấu tranh bất bạo động hay bạo động thực ra hoàn toàn lệ thuộc vào dân trí của từng nước. Ta không thể lấy cách đấu tranh bất bạo động của các nước dân trí cao phát triển để dùng cho VN. Có nhiều điểm khác biệt giữa các nước.

Ở các nước dân chủ, khi thấy chuyện sai trái, dân chúng sẽ tự giác xuống đường với số đông và khả năng bạo động sẵn sàng cho đến khi đòi được công lý.

Có một sự ngộ nhận mà nhiều người VN do bị cộng sản và những tổ chức tay sai đánh lận con đen với quan điểm: "Đấu Tranh Bất Bạo Động Như Là Một Chân Lý". Đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm và ngây thơ. Ngay cả các nước có dân trí cao và văn minh như Mỹ vẫn chưa bao giờ chấp nhận "chân lý" này.

Ông Nelson Mandela là người nhận giải Nobel Hòa Bình đã nói: "For me, nonviolence was not a moral principle but a strategy; there is no moral goodness in using an ineffective weapon."

Tam dịch: "Đấu tranh bất bạo động đã không phải là một chân lý của đạo đức mà nó chỉ là một phương cách; không có đạo đức nào hơn quyền tự vệ với vũ khí răn đe hiệu quả".

Cũng vậy Martin Luther King Jr. trong vụ "Birmingham Campaign" Ông với mục đích có một sự nổi dậy bạo động để nhiều người bị bắt để tạo ra một khủng hoảng và từ đó buộc chính quyền ngồi xuống đàm phán ôn hòa.

Chính sự bạo động hay khả năng có thể bạo động là một yếu tố quan trọng để dẫn đến ôn hòa.

Ngay tại Mỹ là một nước có trình độ dân trí cao. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có biểu tình bạo động. Vậy thử hỏi một nước có dân trí thấp như VN khó có thể tập trung được số đông để áp lực CS thì bất bạo động là tự sát. Chưa nói đến bản chất của cộng sản là bạo lực, gian trá với đủ mọi thủ đoạn.

Trở lại hoàn cảnh của VN. Ai cũng biết cộng sản cai trị bằng bạo lực và chưa bao giờ ôn hòa cả. Vấn đề ở chỗ là chúng ta không có đủ số đông và ý thức đấu tranh, cộng thêm quan điểm ngu ngơ "bất bạo động" đã biến chúng ta thành đàn cừu ngu xuẩn, mặc cho đám sói công an cắn xé.

Chính sự tuyên truyền và kêu gọi biểu tình bất bạo động của những người cầm đầu trước đây đã tước đi "khả năng bạo động" là một vũ khí răn đe hữu hiệu cho người biểu tình khi bị chính quyền đàn áp. Chúng ta có thể ôn hòa nhưng phải sẵn sàng để tự vệ và đánh trả.

Xin đừng rao giảng cái "đạo đức bất bạo động" vì sẽ không có bất cứ đạo đức nào của sự bất bạo động, gọi là Đạo Đức nếu chúng ta không có một khả năng tự vệ trước bạo quyền tàn ác. Chính sự tuyên truyền ôn hòa mị dân đã biến người dân thành con cừu và chính quyền thành con sói. Đã gián tiếp gây ra và kéo dài sự tang thương mất mát cho dân tộc VN. Đã đến lúc phải nhìn vào sự đấu tranh bất bạo động một cách nghiêm chỉnh và thấu đáo, không như những con vẹt.

Đấu Tranh Bất Bạo Động chưa bao giờ là chân lý, quảng bá nó là hành động "vô lương tâm" của những "kẻ làm chính trị" với "đạo đức giả"

Cộng sản rất sợ biểu tình và bạo động nên chúng đã tìm cách bóp nghẹt từ trong trứng nước. Cô lập các người tiên phong. Hù dọa khủng bố, tuyên truyền để mọi người dân sợ hãi mà không xuống đường.

Đừng sợ cộng sản, hãy làm những gì chúng sợ. Mỗi người đều có thể là tiên phong và dẫn đầu.

Tóm lại "Số Đông đoàn kết có ý thức" là điều kiện cần thiết, cộng thêm khả năng bạo động là vũ khí răn đe hữu hiệu để có được biểu tình ôn hòa dưới bất cứ chế độ nào kể cả cộng sản.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Người đàn bà trên cầu Nitelva

Phạm Tín An Ninh

Thực ra cây cầu không có tên, nhưng có lẽ vì nó bắc ngang qua đoạn quanh co và đẹp nhất của dòng sông Nitelva, nên người dân ở địa phương này thường gọi như thế. Đây là đoạn cuối cùng của một con sông lớn trước khi đổ ra biển.
Sau khi các con đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, vợ chồng tôi bán ngôi nhà rộng cũng nằm bên bờ sông này, nhưng ở tận vùng Fjerdingby xa xôi, về đây mua căn nhà nhỏ trong một khu apartment, nằm khá xa thành phố. Chỉ làm việc thêm một năm là đến tuổi về hưu. Sống trong vùng ngoại ô tĩnh mịch này, cả ngày không biết làm gì, ngoài cái thú đọc sách và đi bộ. Ở đây khá lâu rồi, nhưng lúc ấy còn phải đi làm, mùa hè thì bận bịu chuyện sửa sang nhà cửa, mùa đông thì chỉ nằm nhà hoặc bay sang Mỹ thăm con nhân dịp nghỉ lễ Phục Sinh, nên chúng tôi không biết gần bên nhà có một con đường đi bộ đẹp và thơ mộng đến như thế. Sau này, khi đã về hưu, nhờ ông bà láng giềng người bản xứ giới thiệu và rủ đi bộ, chúng tôi mới biết.
Con đường tráng nhựa đen bóng, lớn như những tỉnh lộ trong vùng, nhưng đặc biệt chỉ dành riêng cho người đi bách bộ. Chạy quanh co xuyên qua cánh rừng đầy những loại hoa dọc theo bờ sông Nitelva, đến khúc sông đẹp nhất, là một chiếc cầu đúc bắc qua để tiếp tục đến một khu rừng khác, nhưng bây giờ là cánh rừng thông với những hàng cây cao, thẳng tắp, che kín cả mặt trời.
Chúng tôi khởi sự đi bộ vào đầu mùa hè, bởi mùa đông con đường và cả khu rừng ngập đầy tuyết, dòng sông đóng cứng băng, chẳng ai có hứng thú. Chúng tôi thường đi vào buổi chiều tàn, vắng người. Mùa hè Bắc Âu trời tối muộn. Có những hôm, đến 12 giờ đêm mà vẫn còn chói chang ánh nắng mặt trời. Hôm đầu tiên và suốt cả tuần sau đó, khi đến giữa cây cầu, chúng tôi thấy một người đàn bà Á châu. Không biết bà đã đến đây từ lúc nào, nhưng khi vừa bước lên cầu chúng tôi đã thấy bà đứng bất động bên thành cầu nhìn đăm đăm xuống dòng sông, như không hề để ý đến mọi điều chung quanh. Muốn chào, hỏi thăm bà đôi câu, nhưng không dám, ngại làm mất đi cái không khí yên tĩnh riêng tư của bà.
Mãi một hôm, trên đường trở về, khi đến gần đầu cầu, trời đang nắng bỗng đổ xuống một cơn mưa rào, chúng tôi chạy vào trú mưa dưới một tàn cây khá lớn, bất ngờ gặp bà đứng sẵn ở đó. Bà gật đầu chào và kéo bà xã tôi đứng sát bên bà để tránh mưa tạt. Rất vui khi biết bà là người đồng hương, đến định cư ở nước Bắc Âu xa xôi này từ khá lâu, năm 1979. Nhìn mái tóc bạc, tôi đoán bà cao tuổi hơn mình. Trông bà hiền lành, nói năng từ tốn, thỉnh thoảng nở nụ cười, nhưng khó tìm được nét vui nào, bởi đôi mắt thật buồn. Và không ngờ cơn mưa rào hôm ấy đã đưa chúng tôi trở thành những người bạn già đồng hương sống đời lưu lạc.
Bà cho biết, bởi hoàn cảnh đặc biệt, nên hơn hai mươi năm nay, từ khi dọn về sống ở vùng này, bà không quen biết ai. Bà muốn sống yên lặng một mình trong căn nhà nhỏ, riêng tư với những nỗi niềm quá lớn của mình.
-Tôi vẫn muốn giữ lấy quá khứ buồn bã cho riêng mình, cứ sợ chia sẻ với người khác thì mình sẽ chẳng còn lại cái gì hết.
Lần đầu tiên, khi đến thăm chúng tôi bà tâm tình như thế.
Tôi nói như để an ủi bà:
-Người ta thường nói lời phân ưu, chia buồn. Nhưng thực ra cũng chỉ là một cách an ủi thôi. Chứ làm sao có thể chia sớt được nỗi buồn của người khác. Tuy nhiên, khi nói ra cũng là cách để làm nhẹ bớt những gì cứ đè nặng trong lòng mình đi chị ạ.
Sau đó bà thường đến chơi và càng lúc càng thân tình với vợ chồng tôi. Bả bảo thấy rất hợp với chúng tôi, vì có cùng những hoàn cảnh, hoạn nạn, và giờ thì đang cùng “sống ở cuối trời quên lãng” tận xứ Bắc Âu này. Sau lần vợ chồng tôi gật đầu trước đề nghị khi bà muốn được kết nghĩa chị em, bà ôm chầm lấy chúng tôi nước mắt sụt sùi, bảo là bà chỉ có một cô con gái, nhưng phải sống ở trong Trung Tâm dành cho người bị bệnh tâm thần, mất trí nhớ.
Trung Tâm này khá lớn nằm trong khu vực chúng tôi đang ở. Chúng tôi đã từng đi qua lại rất nhiều lần, nhưng không biết đó là một trung tâm như thế.
Chiều hôm sau, chúng tôi cùng đi bộ theo bà đến thăm cô con gái. Không ngờ đây là một cơ sở rất qui mô, có nhiều bác sĩ đảm trách. Cứ một bác sĩ phụ trách mười bệnh nhân, và mỗi bệnh nhân có riêng một y tá trực tiếp săn sóc, dẫn dắt đi chơi, mỗi năm có hai lần đi du lịch nước ngoài tùy theo hoàn cảnh, xuất xứ của mỗi người.
Cô bé trông khá xinh, nhưng đôi mắt thất thường. Có khi đang thật buồn, bất ngờ trở nên giận dữ. Dường như đôi lúc vẫn còn nhận ra mẹ, nên sau vài phút xa lạ, lại ôm vai và vuốt tóc mẹ. Khi mới đến, cả bà và vợ chồng tôi đã được dặn dò, bất cứ tình huống nào cũng luôn nở nụ cười. Có khi cô bé cũng cười với chúng tôi, nhưng bất chợt sa sầm nét mặt. Tôi nhìn thấy bà cười, nhưng có dòng lệ ứa ra từ khóe mắt. Trên đường về, thấy bà trầm ngâm, chúng tôi tìm cách đi sau bà, tôn trọng sự yên lặng và những suy nghĩ trong đầu bà. Đã có hẹn trước, chúng tôi mời bà về nhà dùng cơm tối với chúng tôi. Biết sở thích của bà, bà xã tôi đã cuốn sẵn chả giò, về nhà chỉ chiên lên là xong.
Tối hôm ấy, bà ở lại với chúng tôi, và ngồi kể lại cuộc đời mình. Bà cho biết đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất bà kể những điều này, bởi bà xem chúng tôi như người thân trong nhà, và có thể sau này có đôi điều cần thiết phải nhờ đến chúng tôi.
Trước ngày mất nước, chồng bà là thiếu tá Pháo Binh thuộc Quân Đoàn I. Ông là bạn học cùng lớp với ông anh cả của bà. Hai người làm đám cưới ở Nam Định, lúc bà vừa đúng 18 tuổi. Sau đó theo về sống cùng nhà chồng, ở thành phố Hải Phòng. Nhưng chỉ mấy tháng sau thì xảy ra chuyện Hiệp Định Genève, chia đôi đất nước, bà theo gia đình chồng xuống tàu há mồm di cư vào Nam, trong lúc cả gia đình của bà vẫn còn kẹt lại. Ngoài cha mẹ, bà chỉ có một người anh duy nhất, là bạn cùng học ở Hà nội với ông chồng.
Vào miền Nam, chỉ có một lần duy nhất bà nhận được tấm bưu thiếp của gia đình với đôi dòng vắn tắt, rồi bặt tin luôn. Nuốt bao đau đớn vào lòng, bà cố quên đi nỗi buồn chia ly, để cùng gia đình chồng tìm kế sinh nhai trên vùng đất mới, giúp chồng tiếp tục con đường học vấn dở dang.
Sau ba năm đại học, ông đi dạy toán ở một vài trường trung học tư thục để lo cho gia đình. Khi ấy ông bà cũng vừa có đứa con trai đầu lòng. Mấy năm sau, do tình hình chiến tranh ngày một leo thang, ông theo lệnh gọi nhập ngủ vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức. Sau đó được chọn theo học Ngành Pháo Binh.
Ra trường, ông lần lượt chuyển về phục vụ tại các đơn vị Pháo Binh của các Sư Đoàn Thuộc Vùng 3, rồi Vùng 2. Khi thăng cấp Thiếu Tá, đang làm Tiểu Đoàn Phó, ông được chọn sang Mỹ học một khóa chuyên môn. Về nước, được bổ nhiệm về Trường Pháo Binh Dục Mỹ để đảm trách huấn luyện. Năm 1971, tình hình chiến sự Vùng 1 trở nên quyết liệt, sau những thiệt hại nặng nề trong cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719, ông được chọn bổ sung cho Pháo Binh Quân Đoàn I. Bà và ba đứa con di chuyển theo ông, thuê căn nhà nhỏ ở thành phố Đà Nẵng. Bà lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ, ông ở đơn vị, mỗi tuần một đôi lần về thăm. Có khi bận hành quân cả tháng mới về được một lần rồi vội vã ra đi.
Đầu tháng ba 75, thấy tình hình có nhiều dấu hiệu bất lợi, ông thu xếp cho vợ và ba đứa con về lại Sài gòn, tá túc tạm thời với gia đình người em, một sĩ quan Hải quân, đang làm việc ở Hải Quân Công Xưởng. Hôm đưa ra phi cơ, ông ôm bà và hai đứa con thật chặc, không muốn rời nhau. Không ai ngờ đó lại là dấu hiệu của chia ly.
Ngày 11.3 Ban Mê Thuột thất thủ. Cuộc di tản từ Pleiku theo tỉnh lộ 7 B đã kết thúc số phận của các đơn vị thuộc Quân Đoàn II, từng tạo nên những chiến công hiển hách , đặc biệt đã đánh tan mấy Sư đoàn Cộng quân của Mặt Trận B3, để giữ vững Kontum và Tây Nguyên trong suốt mùa hè khói lửa 1972. Rồi tiếp theo là lệnh bỏ Quân Đoàn I của vị tướng lừng danh Ngô Quang Trưởng. Không mấy ai tin là ông sẽ bỏ vùng đất địa đầu từng thắm đẫm máu đào của hàng vạn sinh linh, đồng đội, một thời trấn giữ, giành lại từng tất đất, để dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Vậy mà cuối cùng đã bỏ, bỏ thật. Mọi người, từ quân tới dân đều bàng hoàng, hụt hẫng. Kế hoạch di tản và sự phối hợp, chỉ huy tồi tệ của một số tướng lãnh, đã tạo nên một cuộc bại trận đớn đau bi phẫn nhất trong lịch sử chiến tranh. Một cuộc lui quân đẫm máu trên bờ biển Thuận An, mà có những người lính gọi đó là pháp trường cát. Một vùng biển máu ngập những xác người, cả dân và đủ mọi sắc lính. Một quân đoàn với ba sư đoàn bộ binh thiện chiến, nhiều Liên Đoàn Biệt Động Quân dạn dày lửa đạn, những Thiết Đoàn Kỵ Binh với hỏa lực hùng mạnh, hai Lữ Đoàn TQLC của một đơn vị Tổng Trừ Bị vang danh, từng tạo những chiến tích lẫy lừng ở các trận chiến Mậu Thân, Quảng Trị, giờ phải lâm vào bước đường cùng, không còn lối thoát, không còn đạn để có thể chiến đấu. Nhiều người tự sát trong tiếng cười ngạo nghễ, nhiều người bị giết khi vừa bắn đi viên đạn cuối cùng, và tất cả số còn lại bị bắt bởi những tên du kích!
Chồng bà là một trong hàng vạn người lính bất hạnh ấy. Vị thiếu tá Pháo Binh đã phải phá hủy hết các khẩu pháo, từng bao nhiêu năm sống chết với mình, để chỉ tự vệ bằng cây súng cá nhân M16, rồi cuối cùng cũng phải vất đi để chiến đấu với sóng biển, với số phận, khi tìm cách bơi ra những chiến hạm Hải Quân lắc lư xa tít ngoài khơi, dưới xích sắt của những chiến xa M113 cũng lội sóng đi tìm sinh lộ.
Ở Sài gòn, mỗi ngày bà ra bến Bạch Đằng hỏi tin tức chồng mình, nhờ người em Hải quân liên lạc các chiến hạm công tác tại Vùng I. Nhưng tất cả đều không thể cho bà một tin tức nào cụ thể. Trong cái mất mát quá lớn và khủng khiếp ấy, cá nhân một ông thiếu tá, chồng bà, trở nên vô cùng nhỏ nhoi hơn bất cứ lúc nào.
Cuối cùng thì Cộng quân cũng vào đến Sài gòn. Người Mỹ có lệnh phải ra đi. Những người làm việc cho Mỹ hoặc có liên quan đến họ bắt đầu được ưu tiên di tản khỏi Việt nam bằng phi cơ. Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 BB của ông cùng các lực lượng Thiết Giáp, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân tăng phái, đã chiến đấu thật dũng mãnh, kiêu hùng, ngăn chặn hằng mấy quân đoàn địch tràn vào Long Khánh, làm cả thế giới ngạc nhiên, thán phục. Nhưng cũng chỉ cầm chân được hơn một tuần. Địch quân tránh đụng độ, mở đường sang hướng Biên Hòa để bao vây, uy hiếp Sài gòn.
Tối ngày 29.4, người em chồng từ Hải Quân Công Xưởng mang xe về nhà đón vợ con xuống tàu. Anh thúc hối bà và ba đứa con theo ông di tản. Nhưng bà nhất quyết cùng con ở lại chờ chồng.
Miền Nam mất vào tay Cộng Sản đã hơn một tháng, chồng bà vẫn biệt tăm. Bà nghĩ chắc ông đã bị bắt, lặn lội ra Đà Nẳng tìm. Vào các trại tù nhốt những sĩ quan miền Nam hỏi thăm, nhưng không ai biết chồng bà. Bà tìm đến nhà anh tài xế cũ, nhờ đưa bà đi thăm một số đồng đội của chồng. Cuối cùng, một anh trung sĩ, người lính thân cận của ông, cho biết là ông đã chết trên biển. Chính anh cùng bơi ra với ông, và nhìn thấy ông bị thương do pháo kích của địch, rồi chìm xuống biển, nhưng anh không thể nào cứu được, bởi lúc ấy, anh cũng không nghĩ là mình có thể sống sót. Bà nhờ anh trung sĩ đưa bà ra bờ biển và chỉ nơi nào ngoài khơi mà ông đã ra đi. Nhìn những cánh hải âu lượn lờ trên mặt nước, tưởng như hóa thân của chồng mình, bà quỳ xuống khóc nức nở.
Cuộc đổi đời đã dìm bà và cả ba đứa con xuống vực thẳm. Nhà ngươi em bị tịch thu, kẻ chiến thắng đuổi mẹ con bà không chỉ ra khỏi nhà mà ra khỏi cả Sài gòn. Bà dắt con chạy lên Long Khánh tá túc nhà một người bạn thân có vườn cây ăn trái, rồi mua lại một căn nhà tranh bên cạnh để sống qua ngày. Nhờ người bạn giúp, bà theo buôn bán trái cây. Cả ba đứa con phải nghỉ học, ở nhà khai khẩn thêm đất hoang, làm vườn, trồng khoai, trồng sắn.
Lo âu khốn khổ chất chồng, bà không còn biết đến thời gian. Mấy năm sau, nhờ những thùng quà của người em chồng từ Mỹ gởi về, mẹ con bà có được chút vốn làm ăn, cậu con trai lớn tập tành buôn bán thuốc tây. Bớt khổ một chút.
Nhưng đùng một cái, khi cậu con trai đầu lòng này vừa tròn 22 tuổi, thì trận chiến biên giới với Campuchia bùng nổ, Trung Cộng đòi dạy cho Việt nam một bài học. Thằng bé bị bắt “thi hành nghĩa vụ quân sự”. Bà phản đối, nêu lý do nó là con của “ngụy” sao các ông tin mà cho vào “Quân Đội Nhân Dân”. Nhưng họ vẫn nhất quyết cưỡng bách, bảo là đáng lẽ phải đi cả hai anh em, như vậy là nhân đạo lắm rồi. Cũng có thể thằng bé phải thế chỗ cho một thằng nào có tiền bạc chạy chọt hoặc quen biết bà con với đám chính quyền. Năn nỉ xin xỏ không được, bà khóc hết nước mắt tiễn con đi, làm lính cho kẻ thù. Bà đau lòng lắm, chỉ cầu mong Trời Phật và vong linh chồng bà phù hộ cho nó. Nhưng chỉ ba tháng sau, bà nhận giấy báo, đứa con trai đầu lòng của bà đã trở thành liệt sĩ! Không biết xác thân nằm ở nơi nào.Người ta chỉ mang đến cho bà tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công. Họ vừa ra khỏi nhà, bà xé nát rồi cho vào bếp lửa. Trong ngôi nhà tranh bé nhỏ giờ có hai cái bàn thờ, leo lét ánh đèn dầu.
Giữa năm 1979, muốn cướp tài sản của những người gốc Hoa, Cộng Sản bày ra chương trình “Ra đi bán chính thức”. Nhờ người em chồng ở Mỹ, liên lạc được một người lính thuộc cấp thân cận cũ gốc người Hoa Chợ Lớn, nhờ ứng vàng và lo lót cho công an, làm giấy tờ giả cho ba mẹ con bà ra đi. Ông sẽ hoàn tiền lại khi họ đến Mỹ.
Chiếc thuyền mới đóng, lớn và chắc chắn, nhưng mới ra khơi hai ngày thì hỏng máy. Hai người thợ máy đi theo lại chẳng biết gì về máy tàu, nên cuối cùng chiếc thuyền như thả trôi giữa biển mênh mông, mang theo số mạng của hơn hai trăm người. Tất cả chỉ còn cầu nguyện để mong có một chiếc tàu nào cứu thoát. Nhưng bao nhiêu lời cầu xin vẫn chưa làm động lòng Trời. Chiếc thuyền trôi dạt trên hai mươi ngày, lương thực đã cạn, và vì do không điều khiển được nên bị sóng đánh, nhiều lúc như muốn chìm. Nước tràn vào trong khoang. Mặc dù không còn sức, nhưng tất cả đàn ông đều được gọi lên trên mạn thuyền để thay nhau tát nước. Một số tháo những thanh gỗ trên đài chỉ huy, thu góp tối đa áo quần, chăn mền mang theo, đốt lên tạo thành cột khói để làm dấu hiệu cấp cứu. Con thuyền nghiêng ngả, những đợt sóng lớn đánh vào mạn thuyền, kéo theo một số người xuống biển khơi. Sinh mạng con người lúc này thật nhỏ nhoi. Ai cũng nghĩ rồi sẽ đến lượt mình. Khi tàu sắp chìm, thì Thượng Đế xuất hiện. Một chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu họ.
Thủy thủ đoàn trên tàu rất nhân đạo, tận tình cứu vớt. Họ thi nhau dùng dây đu xuống chiếc thuyền bị nạn, ưu tiên cõng theo con nít và đàn bà, và giúp những người đàn ông cố bám theo chiếc thang lưới, leo lên tàu. Ngay trên sàn tàu, họ sắp xếp đàn ông vào một khu, đàn bà một khu khác, rồi dùng vòi nước ngọt “tưới” lên những người bị nạn để giúp họ tỉnh táo lại, và phát quần áo mới để thay.
Sau khi hoàn hồn, không tìm thấy cậu con trai, bà và cô con gái chia nhau đi tìm nhưng không ai biết. Cả anh lính Hải quân đã giúp mẹ con bà cũng mất tích. Bà và cô con gái ôm nhau khóc nức nở, đòi nhảy xuống biển. Vị thuyền trưởng người Nauy biết chuyện nên lệnh cho cô bác sĩ đưa mẹ con bà vào phòng y tế săn sóc và bảo đảm sự an toàn. Bà bảo, nếu không nghĩ đến cô con gái út, bà đã nhảy xuống biển.
Đến định cư ở Nauy, một đất nước giàu có và đầy lòng nhân đạo, bà và cô con gái được ưu tiên sắp xếp cho định cư ngay tại thủ đô Oslo. Mẹ con được cấp một căn nhà mới khang trang, hai phòng ngủ có đầy đủ tiện nghi. Cô con gái được theo học một trường Gymnas (trung học đệ nhị cấp) sau một khóa học ngôn ngữ Nauy dành cho người ngoại quốc.
Bà cũng được theo học tại một trường Voksengymnas (trung học dành cho người lớn). Hằng tháng, với số tiền trợ cấp đặc biệt, hai mẹ con không những sống đầy đủ mà còn dành dụm trả dần cho vợ người lính Hải quân tiền tương ứng với số vàng mà người em chồng của bà đã hứa với người thuộc cấp cũ. Người lính ân nhân này cũng đã chết trên biển cùng với đứa con trai của bà.
Cuộc sống tưởng chừng yên ả, sau khi những đau thương mất mát tạm lắng xuống, thì cô con gái trở nên kỳ lạ, thất thường sau những cơn ác mộng. Ở nhà, ban ngày chỉ đóng cửa nằm suốt trong phòng, ban đêm thức giấc la hét thất thanh. Bà phải đưa con tới trường, nhưng nhiều hôm cô bé la hét và vất tung sách vở chạy ra ngoài. Được đưa vào bệnh viện tâm thần chữa trị, nhưng không thuyên giảm. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, mất dần trí nhớ. Thấy cô bé không còn làm chủ được mình, có thể nguy hại đến bản thân và cho người khác, Hội đồng Y khoa quyết định đưa vào một trung tâm đặc biệt dành chữa trị lâu dài. Bà không chịu, khóc lóc xin cho cô con gái được sống ở nhà, bà sẽ tự chăm sóc cho con, nhưng mọi người đều khuyên bà nên để cho cháu vào sống ở Trung tâm, để có thể chữa trị và giúp bà tự lo được cho mỉnh. Hơn nữa, mỗi tuần Trung Tâm sẽ sắp xếp cho bà hai lần vào thăm và ở lại với con khoảng ba tiếng đồng hồ.
Đúng vào lúc này bà lại nhận thêm một tin buồn. Người em chồng vừa qua đời ở Mỹ do một tai nạn giao thông. Bà không thể sang dự tang lễ được.
Trung Tâm đặc biệt này nằm trong khu vực chúng tôi đang ở. Bà thì đã dọn về đây từ lâu rồi, sau ngày cô con gái được đưa vào sống ở đây.
Từ ngày thân tình, bà luôn đi bộ với chúng tôi mỗi ngày trên con đường dọc theo bờ sông Nitelva. Nhưng khi đến giữa cầu bà dừng lại, đứng ở đó, chờ chúng tôi trở lại, sẽ cùng về với nhau. Điều đặc biệt, thành chiếc cầu này là một tấm lưới bằng sắt sơn màu xám, trên đó có treo rất nhiều ổ khóa, cả mấy trăm chiếc. Có những cái nằm riêng một mình, có những cái khóa chung vào với hai, ba cái khác. Trên nhiều ổ khóa có khắc tên hai người, một số có tên nhiều người. Đã mấy lần, vợ chồng tôi tò mò, đứng lại xem và đọc vài cái tên trên ấy. Chỉ toàn tên người bản xứ, Nauy. Tôi nghĩ có lẽ đây là nơi hẹn hò, thề non hẹn biển của những cặp tình nhân.
Buổi chiều, sau ngày đến thăm cô con gái và ở lại nhà chúng tôi, khi cùng thả bộ tới giữa cầu, bà dắt tay chúng tôi đến một chiếc ổ khóa lớn, nằm riêng rẻ trên tấm lưới thành cầu. Cái khóa đồng, có khắc đậm năm cái tên. Mặt trước là tên của vợ chồng bà, mặt sau là tên của ba đứa con. Cũng lần đầu tiên, bà giải thích vì sao bà thường đứng một mình giữa thành cầu. Vì cứ mỗi lần nhìn xuống dòng sông phía dưới, bà đều nhìn thấy hiện lên khuôn mặt của chồng bà và hai đứa con trai. Trong gợn sóng, bà vẫn thấy họ mỉm cười với bà. Chính điều này đã giúp bà có nghị lực để sống tới hôm nay.
Mỗi năm, bà làm giỗ chung cho ba cha con vào giữa tháng ba, vì họ đều mất trong cùng tháng ba. Tháng ba, Bắc Âu đang mùa Đông, trời rất lạnh. Khoảng thời gian này, vợ chồng tôi lại thường sang Mỹ thăm ba cô con gái, và cũng để trốn lạnh. Nhưng năm nay, chúng tôi ở lại Nauy, theo mong muốn của bà. Ước nguyện của bà là sau kỳ giỗ này bà theo chúng tôi sang Tây Ban Nha, sống trên đảo nào đó vài hôm, để bà có thể mỗi ngày ngồi trước biển, nhìn ra đại dương xa xăm, hy vọng sẽ thấy được quê hương và hình ảnh chồng và hai đứa con trai. Bà nghĩ như thế.
Trong ngày giỗ, bà khẩn khoản nhờ chúng tôi, trước khi trao một tờ giấy ủy quyền, để khi bà qua đời, thân xác được thiêu, và chúng tôi sẽ mang tro cốt rải xuống dòng sông Nitelva, nơi mà bà thường đứng trên cầu, mỗi buổi chiều hè, nhìn xuống đó. Bà cũng dặn dò, nhờ chúng tôi bỏ hết mấy tấm ảnh của gia đình, chồng và các con vào quan tài để cùng thiêu với bà.
Bà đi với vợ chồng tôi sang Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha và ở đây hai tuần. Bà bắt buộc chúng tôi phải để cho bà bao trọn chuyến du lịch này. Theo ước muốn của bà, mỗi ngày sau khi ăn điểm tâm xong, vợ chồng tôi đưa bà ra biển, nơi có mô đất cao, được làm thành một vườn hoa rất đẹp. Bà ngồi trên ghế đá có dù che, nhìn ra một vùng biển trời mênh mông trước mặt. Không biết bà có nhìn thấy được chồng con và quê hương ở phía cuối chân trời? Chúng tôi ngại, không dám hỏi bà.
Sau chuyến đi khoảng ba tháng, bà bị bệnh. Chúng tôi đến thăm. Bà than mệt, thỉnh thoảng lên cơn ho. Tôi nghĩ bà chỉ cảm nhẹ, hoặc mùa này nhiều người bị dị ứng phấn hoa, nên đi mua thuốc cho bà. Khi mang cốc nước đến cho bà uống thuốc, tôi vỗ vai, an ủi:
– Bà chị đã trên 80 rồi, tất nhiên sức khỏe có yếu đi, hay mệt, hoặc có thể bị dị ứng phấn hoa, chứ chẳng có chuyện gì đâu”
Bà xã tôi dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, làm ít món ăn bà thích, và dặn dò bà phải nghỉ ngơi, không được làm việc gì, nhà cửa, cơm nước để chúng tôi lo.
Không ngờ bệnh tình ngày một nặng hơn. Chúng tôi đưa bà vào bệnh viện. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bác sĩ cho biết trong phổi bà có nước, và có cả vi khuẩn. Tình trạng khá nguy hiểm.
Hơn một tuần sau bà mất. Là người thân duy nhất được bà ghi vào hồ sơ, chúng tôi được bệnh viện báo tin. Với tờ ủy quyền, chúng tôi nhận đứng ra lo việc an táng cho bà. Tôi đến Trung Tâm Tâm Thần, nơi cô con gái của bà ở, báo tin cho Bác sĩ Giám Đốc, và yêu cầu vào ngày tang lễ, xin Trung Tâm đưa cô con gái đến dự và chịu tang cho mẹ, theo truyền thống Việt nam
Đám tang tổ chức ngay tại nhà quàn bệnh viện. Ngoài vợ chồng tôi, chỉ có cô con gái của bà và hai người của Trung Tâm Tâm Thần. Tôi cũng mời một vị sư đến niệm kinh cho bà. Cô con gái ăn mặc đúng phong cách, một bộ vest đen mới toanh, theo sự hướng dẫn của cô ý tá, cùng chúng tôi quỳ xuống trước linh cữu của bà. Không biết cô gái có biết điều gì đang xảy ra hay không? Chỉ im lặng cúi đầu. Khi vị sư choàng chiếc khăn tang vào đầu, cô đưa tay giật xuống. Không biết cô ý tá nói nhỏ với cô điều gì, rồi lấy chiếc khăn tang quấn lại trên đầu. Lần này cô bé yên lặng, chống hai tay cúi xuống.
Đúng một trăm ngày, theo ước nguyện của bà, cũng là đầu tháng bảy, mùa hè, chúng tôi mang tro của bà ra rải giữa dòng sông, dưới chiếc cầu Nitelva, cùng lúc với những cánh hoa hồng trắng được bỏ xuống. Loại hoa bà thường cắm trên bàn thờ chồng và hai đứa con trai của bà. Hôm ấy trời đang thật đẹp, bỗng bất chợt một cơn mưa rào. Mùa hè ở đây thường như thế. Vợ chồng tôi vội vàng chạy vào dưới tàn cây ở phía đầu cầu trú mưa, nơi mà lần đầu tiên chúng tôi đã thực sự gặp bà, để rồi sau đó trở thành thân thiết.
Bệnh viện cũng đã trao lại cho chúng tôi những di vật của bà. Trong đó ngoài hai thẻ ngân hàng và mấy tấm ảnh còn có lá thư ngắn viết cho vợ chồng tôi và tờ di chúc viết bằng tiếng Việt. Bà nhờ tôi dịch ra tiếng Nauy hai bản. nhờ bệnh viện chứng nhận. Một bản trao lại cho kommune (văn phòng thị xã), một bản cho Trung Tâm Tâm Thần. Trong đó bà quyết định, tất cả tài sản, căn nhà và tiền bạc trong ngân hàng, bà xin hiến tặng cho Trung Tâm, nơi nuôi nấng chăm sóc con gái của bà. Bà chỉ có một yêu cầu, khi nào con gái bà qua đời, xin cho thiêu xác và rải tro xuống dòng sông, giữa cầu Nitelva, để cháu được đoàn tụ với bố mẹ và hai anh, khi theo dòng sông chảy ra biển và cùng nhau trôi dạt về lại quê nhà.

Phạm Tín An Ninh
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Post by nguyenvsau »

Image


Trump: một con người với ba thái độ

Jeffrey D. Sachs
Đỗ Kim Thêm dịch

Trong lịch sử gần đây chưa bao giờ có một sự thay đổi trong giới lãnh đạo mà thu hút được nhiều chú ý và suy đoán như việc trỗi dậy của Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Những thay đổi này có nghĩa gì và báo trước tín hiệu gì, nó đòi hỏi cần phải làm sáng tỏ ba chuyện bí ẩn, vì có ba phiên bản về con người của Trump.
Phiên bản đầu tiên vì Trump là bạn của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiệt tình của Trump dành cho Putin là một phần không hề thay đổi trong các lời hùng biện của ông. Mặc dù có một thế giới quan xem Hoa Kỳ là nạn nhân của các cường quốc nước ngoài - Trung Quốc, Mexico, Iran, Liên Âu - nhiệt tình của Trump dành cho Putin toả sáng.
C:\Users\Kim Them Do\Desktop\140.jpg

Tùy thuộc việc xem ai là người diễn đạt, hoặc xem Trump là một người hâm mộ ngây thơ về một con người bản lĩnh như Putin hoặc xem Trump là một công cụ lâu dài cho tình báo Nga. Chắc chắn là hầu như có một câu chuyện đằng sau ở đây, người ta có thể tiêu diệt chính quyền của Trump nếu một số tin đồn khủng khiếp này được xác nhận. Hiện nay, chúng ta biết rằng một số cuộc hẹn quan trọng và các chi tiết trong "hồ sơ" khét tiếng về mối quan hệ của Trump với Putin đã được xác minh, do một cựu viên chức tình báo của Anh tổng hợp.
Một số bằng chứng gián tiếp ngày càng tăng cho thấy rằng Trump đã được hỗ trợ bằng tiền bạc của Nga trong nhiều thập niên. Các giới đầu sỏ chính trị của Nga có thể đã cứu Trump khi bị phá sản cá nhân, và có tin tường thuật là có người đến tham gia một số chiến dịch tranh cử của Trump, có lẽ ông ta hoạt động như một nhân vật trung gian với điện Cẩm Linh. Và nhiều thành viên cao cấp trong toán công tác của Trump - bao gồm Paul Manafort, Giám đốc đầu tiên đặc trách chiến dịch tranh cử của Trump; Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia, gần đây bị mất chức; Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của công ty Exxon Mobil và bây giờ là Ngoại trưởng; và Wilbur Ross, Lãnh đạo Quỹ đầu cơ và Bộ trưởng Thương mại - tất cả đều có giao dịch kinh doanh quan trọng với Nga hoặc các giới đầu sỏ của Nga.


Phiên bản thứ hai vì Trump là một doanh nhân đầy ham muốn. Trump dường như có ý định chuyển đổi nhiệm kỳ tổng thống thành một nguồn thu khác cho tài sản cá nhân. Đối với hầu hết mọi người, nhiệm kỳ tổng thống có vẻ như là một phần thưởng cá nhân, mà không nhận tiền mặt (ít nhất là không phải trong khi còn tại chức). Điều này không đúng cho Trump. Trái ngược với tất cả các quy luật trước đó, và trong khi vi phạm các tiêu chuẩn được Cơ quan Đạo đức của Chính phủ đề ra, Trump đang còn giữ đế chế kinh doanh của mình, trong khi các thân nhân trong gia đình vận động để kiếm tiền nhân danh Trump trong các đầu tư mới trên khắp thế giới.
Phiên bản thứ ba vì Trump là một người thuộc trào lưu dân túy và mị dân. Trump là một nguồn bất tận của những lời nói dối, một người không quan tâm đến những lời đính chánh không thể tránh khỏi bởi các phương tiện truyền thông với lời cáo buộc về "tin tức giả mạo." Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, tổng thống đang quy tội cho báo chí một cách quá hung hãn. Tuần vừa qua, Toà Bạch Ốc cấm the New York Times, CNN, Politico và the Los Angeles Times tham gia một cuộc họp báo của Tuỳ viên Báo chí.

Theo một số diễn giải, thái độ mị dân của Trump nằm trong việc phục vụ của Stephen Bannon, nhà chiến lược chính của Trump, người lập luận bảo vệ cho một viễn cảnh đen tối của một cuộc chiến tranh sắp tới của các nền văn minh. Bằng cách làm tăng sự sợ hãi đến mức có thể là cao nhất, Trump nhằm tạo ra một tinh thần dân tộc của nước Mỹ là trên hết và có bạo lực. Từ trong lao tù ở Nuremberg sau khi thế chiến II, Hermann Göring đã giải thích khá khủng khiếp về một công thức rằng: “Mọi người có thể luôn tuân phục ý kiến của các nhà lãnh đạo. Điều đó thật dễ. Tất cả điều mà người ta phải làm là nói với họ rằng họ đang bị tấn công và tố cáo những kẻ hiếu hoà là họ thiếu lòng yêu nước và trình bày về tình trạng đất nước đang lâm nguy. Điều này áp dụng hữu hiệu cùng một cách như nhau dù trong bất cứ nước nào”
Một giả thuyết khác là tất cả ba thái độ của Trumps - một người bạn của Putin, một người chỉ lo tối đa cho cơ nghiệp và một người mị dân - thực sự ra là một: doanh nhân Trump đã từ lâu đã được hỗ trợ bởi các người Nga, họ đã sử dụng Trump trong nhiều năm qua như một bình phong lo chuyện rửa tiền. Người ta có thể nói rằng họ đã trúng lô độc đắc, đặt tiền cược ít mà chuyển thành một khoản tiền thu rất lớn - họ dàn dựng một cuộc bầu cử mà họ rất có thể là không bao giờ ngờ rằng Trump sẽ thắng cử -. Theo lối giải thích này, các cuộc tấn công của Trump với báo chí, các cơ quan tình báo, và FBI đặc biệt nhằm làm mất uy tín các cơ quan trước khi bị tiết lộ nhiều hơn về các giao dịch của Trump và nước Nga.
Những ai đã sống qua thời Watergate nhớ lại biết bao là khó khăn khi quy trách cho Richard Nixon. Nếu không có phát hiện ra cuốn băng ghi âm mật tại Toà Bạch Ốc, gần như chắc chắn là Nixon sẽ thoát việc bị huyền chức và truất nhiệm trước nhiệm kỳ. Điều này cũng đúng với Flynn, người có lúc nói dối và lại nói dối trước công chúng, và rồi tới Phó Tổng thống Michael Pence, việc thông tin liên lạc của ông với Đại sứ Nga trước khi ông nhậm chức. Tuy nhiên, giống như Nixon, ông đã chỉ vấp phải vì những lời nói dối của ông đã được ghi âm, trong trường hợp này là do các cơ quan tình báo Mỹ.
Khi những lời nói dối Flynn đã được phát hiện, phản ứng của Trump, đúng theo đặc tính của ông, là ông tấn công các rò rỉ, không phải là nhắm vào lời nói dối. Các bài học chính của Washington, và thực sự của chính trị của người bản lĩnh nói chung, là nói dối luôn luôn là phương tiện đầu tiên, không phải cuối cùng.
Nếu Quốc hội có đủ các dân biểu thành tín, khi đa số biết rằng Đảng viên Đảng Cộng hòa sẽ không theo dõi Đảng viên Đảng Cộng hòa, họ sẽ yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về quan hệ của Trump với Nga. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Rand Paul đã minh thị điểm này, ông tuyên bố rằng việc điều tra "không có ý nghĩa" để cho Đảng viên Đảng Cộng hòa điều tra Đảng viên Đảng Cộng hòa. Trump dường như có ý tạo áp lực cho FBI, các cơ quan tình báo, các tòa án, và các phương tiện truyền thông để nhường bước.


Những người mị dân sống sót nhờ sự hỗ trợ của công chúng mà họ cố gắng duy trì thông qua lời kêu gọi thuộc về háo lợi, chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước, phân biệt chủng tộc, và sợ hãi. Họ tung cho các người ủng hộ một số tiền mặt nhất thời, dưới hình thức là cắt giảm thuế và tiền trợ cấp, được tài trợ bằng cách gia tăng các khoản nợ công và để cho các thế hệ tương lai trả nợ. Cho đến nay, để làm cho giới quý tộc hạnh phúc Trump đã hứa cắt giảm thuế mà không thể kham nổi, trong khi đó ông làm mê hoặc cho tầng lớp lao động da trắng ủng hộ ông với sắc lệnh Hành pháp, ông trục xuất người nhập cư bất hợp pháp và cấm nhập cư cho các nước có đa số người theo Hồi giáo.
Không có một biện pháp nào trong các biện pháp này đã làm cho Trump được ưa chuộng. Mức đồng thuận dành cho vị tân tổng thống là mức thấp nhất trong lịch sử, khoảng 40%, so với khoảng 55% số người được hỏi là không hài lòng. Thỉnh cầu toà án xét lại các biện pháp của Hành pháp, các chống đở với các phương tiện truyền thông, những căng thẳng bắt nguồn từ các thâm hụt ngân sách tăng cao, và các tiết lộ mới liên quan đến Trump và nước Nga, tất cả sẽ tiếp tục sôi nổi - và sự hỗ trợ của công chúng dành cho Trump có thể tiêu tan.
Trong trường hợp này, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa dường như sẽ xoay ra chống Trump. Nhưng không ai nên đánh giá thấp một kẻ mị dân bao giờ, khi họ sẵn sàng sử dụng sự sợ hãi và bạo lực - thậm chí cả chiến tranh - để duy trì quyền lực. Và thực sự nếu Putin là người hỗ trợ và đối tác của Trump, các cám dỗ của Trump trong việc này sẽ mạnh mẽ.
***
Jeffrey D. Sachs, Giáo Sư Đại học Columbia, Giám Đốc Columbia’s Center for Sustainable Development và UN Sustainable Development Solutions Network. Tác giả của The End of Poverty, Common Wealth, The Age of Sustainable Development. Tác phẩm mới nhất là Building the New American Economy. Nguyên tác: The Three Trumps. Tựa đề bản dịch là của người dịch
https://www.project-syndicate.org/comme ... hs-2017-03
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Tổng Thống Trump, Những Ngày Đầu Sóng Gió

TOÀN NHƯ
Tân Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald J. Trump mà có người Việt gọi vui là Đỗ Nam Trâm hay Đỗ Năng Trâm mới nhậm chức từ ngày 21 tháng 01, 2017, đến nay chưa đầy hai tháng mà đã có biết bao nhiêu sóng gió. Ngay trong ngày ông tuyên thệ nhậm chức, đã có nhiều cuộc xuống đường, biểu tình bạo động phản đối ông xảy ra ở nhiều nơi và ở ngay thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gần nơi tổ chức buổi lễ. Kế tiếp qua ngày hôm sau, lại thêm hàng trăm ngàn quý bà, quý cô tham gia cái gọi là Cuộc Diễn Hành Phụ Nữ phản đối ông Trump ngược đãi, không tôn trọng phụ nữ căn cứ vào những lời nói và hành động của ông đã xảy ra từ rất lâu trong quá khứ. Cuộc biểu tình thứ hai này làm cho người viết nhớ lại những cuộc xuống đường của cái gọi là phong trào phụ nữ đòi quyền sống của bà Ngô Bá Thành ở Sài Gòn, Việt Nam, trước 1975 dạo nào vì nó trông cũng bát nháo, lố lăng, không giống ai; có lắm bà, lắm chị đi diễn hành đã mang theo những biểu ngữ tục tĩu lăng mạ vị tổng thống vừa đắc cử chẳng tiếc lời.

Image

Không loại trừ những cuộc biểu tình chống tổng thống Trump do đảng Dân Chủ và những người cấp tiến thuộc phe tả hậu thuẫn. Dường như họ cay cú vì ông Trump đã bất ngờ chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 vừa qua, cuộc bầu cử mà họ vẫn đinh ninh rằng ứng cử viên của họ, bà Hillary Clinton, đáng lẽ đã chiến thắng như các cuộc thăm dò trước đó đã tiên đoán. Trong niềm tin đó, họ bị hụt hẫng muốn phản kháng, tìm đủ cách để mong, nếu không hạ bệ được ông Trump thì cũng làm cho ông bị giảm uy tín và sự thất bại của bà Hillary Clinton cũng vớt vát được một chút vinh quang. Vì vậy, họ bày ra đủ trò để mong lật ngược tình thế. Nào là xin đếm phiếu lại; kêu gọi các đại cử tri đoàn không bỏ phiếu cho ông Trump; đòi tu chính hiến pháp để bầu cử Tổng thống theo lối phổ thông đầu phiếu để bà Clinton và đảng Dân Chủ dễ dàng đắc cử; tố cáo Nga can thiệp vào cuộc bầu cử làm hại bà Clinton và đảng Dân Chủ; đổ thừa cho cơ quan FBI đã mở cuộc điều tra về những email của bà Clinton vào phút chót; rồi xúi giục người đi nộp đơn kiện ông Trump về những việc xảy ra từ đời nào trong quá khứ, v.v… và v.v… Không những vậy, sau khi tất cả những trò trên đều thất bại, có người lại còn đi xa hơn, đòi truất phế hay đàn hạch (impeach) tổng thống Trump dù ông chỉ mới nhậm chức chưa đầy một tháng, chưa phạm một lỗi lầm nào nghiêm trọng.

Hiển nhiên, tất cả những sự phản đối hay chống nói trên chưa đủ sức mạnh để có thể lật đổ một tổng thống đã đắc cử hợp pháp như ông Trump chiếu theo hiến pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho ông không ít. Ngay sau khi kế hoạch làm việc trong 100 ngày đầu tiên của Tổng thống Trump được công bố, dù chưa bắt tay vào việc nhưng ngay lập tức kế hoạch này của ông đã bị nhiều chỉ trích và nó lại càng bị chống đối mạnh mẽ hơn khi ông ban hành một số sắc lệnh hành pháp (executive order) trong quyền hạn của tổng thống. Đáng chú ý nhất là những sắc lệnh hành pháp mà tổng thống Trump đã ký liên quan đến việc hủy bỏ đạo luật về chăm sóc sức khỏe gọi tắt là Obamacare của TT Obama vừa mãn nhiệm, rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP, và sắc lệnh mới tạm thời về di dân đối với một số nước ở vùng Trung Đông,…

Trong số những sắc luật trên, đáng chú ý nhất là sắc luật về di dân được Tổng thống Trump ký ngày 27/1/2017 dưới tiêu để “Protecting The Nation From Foreign Terrorist Entry Into The United States.” (Bảo Vệ Quốc Gia Thoát Khỏi Khủng Bố Nước Ngoài Xâm Nhập Vào Hoa Kỳ). Cụ thể, sắc luật ra lệnh tạm thời đình chỉ trong 90 ngày việc nhập cảnh những người đến từ 7 quốc gia từng bị chính quyền Obama xếp hạng cần quan tâm đặc biệt (CPC). Bảy quốc gia này là: Iran, Iraq, Syria, Sudan, Lybia, Yemen, và Somalia. Ngoài ra, sắc lệnh cũng tạm thời đình chỉ trong 120 ngày chương trình định cư tị nạn bất kể từ quốc gia nào (dĩ nhiên trong đó có Việt Nam).

Thật không thể hiểu, lệnh cấm của sắc lệnh nói trên chỉ có tính cách tạm thời nhằm mục đích để chính quyền có thời gian nghiên cứu tìm biện pháp rà soát, ngăn chặn khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ, bảo đảm an ninh cho quốc gia và an toàn cho người dân nhưng lại bị chống đối quyết liệt. Sắc lệnh không hề đề cập đến người Hồi giáo hay người Ả Rập nhưng vì 7 quốc gia nói trên có đa số là người Hồi giáo nên sắc lệnh đã bị gán ghép cho là kỳ thị người Hồi giáo. Thế là nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Sự chống đối không những vậy còn đi xa hơn lên tới tòa án phân xử. Thẩm phán liên bang James Robart tại tiểu bang Washington căn cứ vào một đơn kiện đã ra phán quyết có hiệu lực trên toàn quốc tạm ngưng thi hành sắc lệnh về di dân của tổng thống Trump nói trên. Phán quyết này đã bị chính quyền tổng thống Trump kháng cáo lên tòa kháng án liên bang khu vực 9 ở San Francisco yêu cầu tái phục hồi sắc lệnh nhưng đã không thành công. Mọi người cứ tưởng chính quyền sẽ kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV) nhưng việc này đã không xảy ra có thể vì TCPV hiện chỉ có 8 vị thẩm phán trong đó có 4 vị do các tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm và 4 vị do tổng thống Dân Chủ đề cử nên phán quyết có thể sẽ là 4-4 và như vậy, theo quy định, phán quyết ở tòa kháng án sẽ có hiệu lực. Có lẽ vì vậy mà tổng thống Trump đã không kháng cáo lên TCPV và chính phủ của ông có thể sẽ nghiên cứu để đưa ra một sắc lệnh khác hợp lý hơn để không bị chống đối. Tuy nhiên, dù có ra một sắc luật mới có gì bảo đảm nó sẽ không bị chống đối như sắc luật cũ?

Nhưng những sự chống đối TT Trump không dừng ở đó. Dường như bất cứ một quyết định nào của ông cũng bị truyền thông cánh tả, phần lớn có khuynh hướng Dân Chủ, soi mói để chỉ trích, phản đối. Từ việc xây bức tường ở biên giới phía nam cho đến việc bổ nhiệm các thành viên nội các.

Việc xây tường ở biên giới phía nam giáp ranh nước láng giềng Mễ Tây Cơ nếu thực hiện được cũng là điều tốt để ngăn chặn việc nhập cư lậu ở biên giới phía nam đã từ lâu không kiểm soát được dẫn đến tình trạng hiện có khoảng 12 triệu di dân bất hợp pháp trên nước Mỹ. Bức tường này có khác gì đâu một bức tường rào của từng nhà dân để ngăn ngừa việc xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Như vậy đâu có gì sai trái, có điều chỉ sợ kiếm không ra tiền để xây thôi chứ sao lại chống đối. Và không chỉ chống đối có người còn ví von bức tường này một khi được thành hình sẽ chẳng khác gì Bức Tường Bá Linh trước đây. Thật là một sự so sánh tưởng tượng quá đáng. Riêng về việc bổ nhiệm các thành viên nội các, cho đến nay (dù đã trên một tháng) việc đề cử vẫn chưa được Thượng Viện chuẩn thuận hết. Hầu hết các chức vụ trong nội các của ông hầu như được rất ít các thượng nghị sĩ Dân Chủ bỏ phiếu thuận, thậm chí có chức vụ chỉ có những TNS của đảng Cộng Hòa chuẩn thuận. Điều này cho thấy sự bất hợp tác và cố tình gây khó dễ của đảng Dân Chủ đối với ông Trump.

Trước cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11, 2016, truyền thông cánh tả và đảng Dân Chủ đã chỉ trích và chế nhạo ông Trump khi ông tuyên bố chỉ công nhận cuộc bầu cử nếu ông thắng vì ông nghi ngờ cuộc bầu cử có thể bị lũng đoạn, gian lận. Truyền thông và đảng Dân Chủ đã chỉ trích, chế nhạo ông về việc này và cho rằng ông Trump đã đi ngược lại với truyền thống bầu cử của Hoa Kỳ vốn được cho là dân chủ bậc nhất trên thế giới. Sở dĩ như vậy vì họ, những người đảng Dân Chủ, quá tin vào những cuộc thăm dò cho rằng bà Hillary Clinton, ứng cử viên của họ, sẽ chắc thắng. Thế nhưng kết quả đã không như dự đoán của họ và nay chính họ lại là những người tìm đủ mọi lý lẽ để không công nhận kết quả và phản đối người đã thắng cuộc bầu cử một cách hợp pháp, hợp hiến.

Sự chống đối tổng thống Trump đã để lộ ra tinh thần đảng phái hẹp hòi và cố chấp của những người được cho là cấp tiến hay cánh tả. Hình ảnh tiêu biểu cho sự bất hợp tác, cố chấp này được nhìn thấy rõ nhất trong buổi Tổng thống Donald Trump đọc bài diễn văn lần đầu tiên trước lưỡng viện Quốc Hội tối ngày 28/2/2017. Hầu hết những lần ông Trump được vỗ tay hoan nghênh không thấy có sự tham gia của những nghị sĩ đảng DC. Ngay cả trong giây phút đầy xúc động khi TT Trump vinh danh bà quả phụ Carryn Owens, vợ của chiến sĩ biệt kích Hải Quân William “Ryan” Owens, người vừa hy sinh trên chiến trường Yemen. Ống kính truyền hình đã cho thấy bà Carryn Owens dàn dụa nước mắt trong khi các dân biểu, nghị sĩ đảng Dân Chủ hầu như đã ngồi yên, không đứng lên vỗ tay trong lúc cả hội trường đã đứng lên vỗ tay trong một thời gian kỷ lục lâu tới 90 giây như một sự biểu tỏ lòng tri ân đối với bà quả phụ và chồng bà. Thật là một hình ảnh đáng xấu hổ cho đảng Dân Chủ!

Như chúng ta đều biết, trong bất cứ một cuộc bầu cử nào cũng đều có hai phe: phe bầu cho đảng này và phe bầu cho đảng khác. Chuyện đó cũng là bình thường vì chẳng có một ứng cử viên nào đắc cử với 100% phiếu bầu cả, ngoại trừ ở những nước độc tài như cộng sản. Vì thế, trong cuộc bầu cử ở Mỹ, đương nhiên có người là ‘fan’ của đảng Dân Chù, cũng như có người là ‘fan’ của đảng Cộng Hòa. Điều đó cũng là lẽ tự nhiên, bình thường. Cho nên cũng dễ hiểu, sau cuộc bầu cử vừa qua có kẻ bênh, người chống ông Trump. Đâu cần gì phải giương biểu ngữ “Trump’s Not My President” người ta mới biết mình không ủng hộ Trump.

Việc bênh và chống ông Trump dĩ nhiên không chỉ có ở trong cộng đồng người Mỹ mà còn có ngay trong cộng đồng người Việt. Trên các diễn đàn liên mạng, kể từ trước và sau cuộc bầu cử, đã có những bài viết bênh và chống ông Trump từ ở cả hai phía. Trong khi, những người ủng hộ đảng Dân Chủ cuồng nhiệt tìm cách chống ông Trump bằng mọi cách kể cả bạo động, nhưng họ lại không nhận họ là những người cuồng Dân Chủ, cuồng Hillary. Họ ra vẻ mình vô tư chánh trực dè bỉu, chê bai những người ủng hộ ông Trump và đảng Cộng Hòa là cuồng Trump, cuồng Cộng Hòa. Đúng là vừa đánh trống, vừa la làng.

Cho nên, có thể nói, chưa bao giờ sau một cuộc bầu cử tổng thống, nước Mỹ lại bị chia rẽ, phân hóa đến như vậy. Sự bất hợp tác, chống đối của đảng Dân Chủ đối với đảng Cộng Hòa đang cầm quyền có lẽ sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm 2018, năm sẽ diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống. Qua những chống đối này, đảng đối lập Dân Chủ hy vọng sẽ giành lại được thế đa số trong quốc hội để làm bàn đạp tiến tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 hầu tái chiếm lại Tòa Bạch Ốc. Cho nên, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông tổng thống Trump bị tấn công tối tăm mặt mũi kể từ khi nhậm chức tới giờ, bất kể ông đưa ra một quyết định gì. Riêng cá nhân người viết, chỉ có một ý kiến nhỏ rằng, hãy còn quá sớm để phê phán tổng thống Trump. Xin hãy để cho ông ấy làm việc rồi hãy phê phán: Wait and See!

TOÀN NHƯ
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest