Tạp Ghi

thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Sự sợ hãi

Huy Phương

Năm ngoái trong khi thực hiện loạt bài “Chân Dung Một H.O.”, tôi có tìm cách phỏng vấn một vị Cựu Ðại Tá, cựu tù nhân chính trị. Sau khi tra hỏi nhiệm vụ và gốc gác tôi, ông vào đề:

- “Tôi sợ anh là người của Việt Cộng gài vô để hỏi tôi”.

Tôi thưa với ông, có lẽ cũng khá vô lễ:

- Thưa anh, anh đã ở tù Cộng Sản 13 năm, anh đã làm “lý lịch trích ngang”, bản tự khai hằng trăm lần, xin lỗi anh, lý lịch anh đã như cái xơ mướp, có gì nữa mà phải giấu!

Gần đây, có một cựu cán bộ XDNT có gởi cho tôi một cái CD có mấy bản nhạc thu trong buổi trình diễn ở trại huấn luyện Vũng Tàu giữa năm 1969. Vì không gặp mặt trực tiếp, người này gởi CD này cho tôi ở “front desk” khách sạn và nhắn cho tôi qua điện thoại:

- “Anh đến lấy gấp, đừng để cái CD này vào tay Cộng Sản thì phiền lắm”.

Có nhiều trường hợp tôi có hẹn với một vài vị cựu tù nhân hay cựu quân nhân để thăm hỏi và đưa ra những trường hợp điển hình cũng như những gương hy sinh đặc biệt hy vọng để lại một tấm gương cho con em. Nhưng phút chót (khi nào cũng phút chót) tôi nhận được một vài lời nhắn gởi:

- “Thôi anh thông cảm, tôi còn hai đứa con gái ở Việt Nam, tôi không muốn chúng nó phải gặp phiền phức”, hay:

- “Tôi thì không về đâu, nhưng vợ tôi thường đi Việt Nam lắm, xin hẹn anh dịp khác!”

Tôi biết sẽ không bao giờ có dịp khác, vì mỗi năm ông bạn này càng già, càng gần với cái chết, đáng lý ra bớt sợ hơn, ông lại càng ngày càng sợ.

Nhiều người không đi biểu tình chống Cộng vì sợ Cộng Sản quay phim chụp hình. Nhiều người không dám tham gia hội đoàn hải ngoại vì mỗi năm còn phải đi Việt Nam một lần.

Ngay đối diện với kẻ thù, trong các trại tù tập trung, cũng có người cởi áo, phanh ngực nói với bọn cai tù:

- “Mày bắn tao đi!”

Hay phát biểu sau giờ “học tập”:

-“Tôi xác định không bao giờ tôi tin tưởng vào đường lối khoan hồng, nhân đạo gì của Cách Mạng!”

Có tù nhân chính trị đã bạt tai vệ binh. Bao nhiêu người đã bị nhốt vào cũi sắt, xà lim, bỏ đói hay bị đem ra bắn vẫn hiên ngang trước mặt kẻ thù, ngay trong cảnh “chim lồng cá chậu” và chắc chắn sẽ nhận lãnh việc trả thù tức khắc của Cộng Sản.

Thật ra người ở lại, nhất là anh em cựu chiến binh và thương binh, trong hoàn cảnh nghèo đói và áp bức, họ cũng hy vọng vào những người anh em chiến hữu đã có cơ hội may mắn ra đi làm được một điều gì, nói được một điều gì cho đồng bào trong nước. Nhưng cuối cùng họ chỉ thấy những “Việt kiều áo gấm về làng” vung vít, đãi đằng, khoe khoang, hợm hĩnh về những điều may mắn mà có của mình. Không những sợ hãi mà một số người còn tiếp tay tuyên truyền cho chính quyền Cộng Sản bằng những cái nhìn và nhận xét hời hợt về cảnh tượng nhà cao cửa rộng, nhà hàng khách sạn, “thú ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay”.

Chỉ nói những chuyện gần đây thôi, nếu sợ hãi thì đất nước không thể nào có những Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân hay Trần Khải Thanh Thủy. Còn sợ hãi thì mãi chúng ta sẽ còn đứng trước những tên công an lạnh lùng, dúi tờ giấy 5 đô la, cười giả lả, “giả dại qua ải” cho xong một kiếp người.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Rào Cản
Nguyễn Ðạt Thịnh
Tờ Nhân Dân ngày 11/9/2007 viết về công tác chỉnh tranh đô thị Sài Gòn và Hà Nội như sau, “Hiện nay ở một số tỉnh, thành phố lớn giá nhà tăng vọt. Với công nghệ kích giá của các phần tử đầu cơ (mua đi bán lại trên giấy), giá nhà tăng "chóng mặt".

“Họ "vớ bở" nhất vì giá càng cao, lời càng nhiều; đồng thời thực tế không phải chịu sự điều tiết về thuế. Trong khi phần thua thiệt thuộc về cán bộ, công chức và người lao động có thu nhập thấp.

“Những người có nhu cầu nhà ở thật sự, nhưng cơ hội ngày càng trở nên xa vời vì thu nhập từ tích lũy và tiết kiệm của họ không đủ để theo nổi mức giá bị đẩy lên.

“Việc xây dựng phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị tại các nơi này thường ách tắc ở khâu đền bù giải tỏa, nay chắc sẽ gặp khó khăn gấp bội bởi người dân ở đó không thể không so sánh giá đền bù và giá thị trường "trên trời"! Nhiều dự án xây dựng không thực hiện được là do "rào cản" này.

“Lẽ nào các cơ quan quản lý lại bó tay?”



NHÂN DÂN không phải là tờ báo của nhân dân mà là báo của Ðảng, và vị trí của Ðảng là ở “trên trời” như giá nhà đang bị các phần tử đầu cơ sử dụng công nghệ “kích giá” lên thật cao để “vớ bở” thật nhiều.

“Cơ quan quản lý” là những bộ phận nằm trong chính phủ, và chính phủ nằm dưới Ðảng, do đó cơ quan quản lý không thể không bó tay nếu “rào cản” là những phần tử đang “vớ bở” -- những đảng viên cộng sản.

Ngoài đảng viên ngồi cao ai trồng khoai đất này?

Nhưng công tác “xây dựng phát triển hạ tầng” không thể để bị “ách tắc ở khâu đền bù giải toả” bất chấp những “khó khăn gấp bội bởi người dân (bị giải tỏa nhà) không thể không so sánh giá đền bù và giá thị trường ‘trên trời’.”

Lập luận loanh quanh như vậy để hiểu báo Nhân Dân đang chỉ thị cho cơ quan quản lý không được bó tay, mà phải làm mọi cách để giải tỏa nhà cũ “giải phóng mặt bằng” hầu có chỗ dựng nhà mới, tạo thị trường nhà cửa cho những đảng viên đang “vớ bở” tiếp tục vớ được nhiều món bở hơn nữa.

Giá bán những căn “hộ” mới là số thành của bài toán cộng 3 con số (1) phí tổn xây nhà “phẩm chất cao”, (2) “số lượng vớ bở”, và (3) số đền bù. Con số thứ nhất không thay đổi được nếu không muốn xây nhà rút ruột, để xây vừa xong, ở vài năm là … xụp; con số thứ nhì phải “trên trời”; và con số chót phải nén xuống cho thật thấp để nâng cao tính “trên trời” của con số thứ nhì.

Nói theo phép làm toán thì chỉ có hai con số variable (số bất định) --số thứ nhì và số thứ ba—và hai con số này lại tuỳ thuộc vào nhau theo tương quan ngược: số thứ nhì cao thì số thứ ba thấp, hoặc số thứ ba cao thì số thứ nhì phải thấp.

Không thể để số thứ nhì thấp được, vì đó là số “lượng vớ bở”, số lợi nhuận của đảng viên năng hoạt động để cải thiện thu nhập, do đó cơ quan quản lý chức năng phải nâng con số này lên mức cao nhất.

Nhưng con số bất định này lại tùy thuộc vào con số thứ ba: số đền bù. Cách duy nhất để “kích” con số thứ nhì lên “trên trời” là ép đè con số thứ ba xuống sát mặt bằng.

Việc làm này có thể tạo ra một số dân oan nạn nhân giải tỏa, hiểm họa này không đáng kể vì các cơ quan chức năng có kinh nghiệm đối thoại với dân oan, và có khả năng giải quyết cao để đối phó với những cuộc biểu tình của họ.

Việc chỉnh trang đô thị chỉ là một trong nhiều “vụ việc” giúp kích động khả năng tư doanh của đảng viên để tạo ra “siêu lợi nhuận.”

Một “vụ việc” vớ bở khác là cho xăng dầu “chẩy” ra nước ngoài, trong lúc nhiên liệu lên giá trên khắp thế giới, và đương nhiên cũng lên giá tại những lân quốc với Việt Nam.

Xăng “chẩy” không phải là dầu thô mà các nhà thầu đang bơm từ những giếng dầu Việt Nam lên, mà là nhiên liệu đã lọc và nhập cảng từ nước ngoài vào. Nhập cảng vào công khai, nhưng chẩy ra lén lút, vì giá dầu tại Việt Nam (được nhà nước bỏ hàng nghìn tỉ bạc ra “bao cấp”) rẻ hơn giá thị trường tự do.

Tờ Nhân Dân cũng viết về vụ thất thoát xăng và tiền “bao cấp” giá xăng: “Cho đến hôm nay, các phương tiện thông tin đại chúng chưa thấy cảnh báo về việc xăng, dầu "chảy" qua biên giới, nhưng nghĩ rằng việc này nói sớm cũng không thừa.”

Ăn tham và ăn bẩn đến như vậy thì tiếng Tây cũng “phi ní lỗ đía”.

Nguyễn Ðạt Thịnh
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

“TÔI BIẾT THẾ NÀO ANH CŨNG ĐẾN!”
HUY PHƯƠNG
“Trong một trận chiến xẩy ra vào thời Đệ I Thế Chiến, một chiến binh bị thương nặng không rút theo đơn vị mình về lại phòng tuyến được, phải nằm lại một vùng đất không người đầy bom đạn. Một đồng đội của anh, vì tình chiến hữu, muốn xin phép viên chỉ huy rời hầm chiến đấu để phóng người ra chỗ nguy hiểm dìu bạn mình về, nhưng người chỉ huy từ chối lời thỉnh cầu đó vì lý do họ đang ở trong một tình trạng rất nguy hiểm mà người lính trẻ đi cứu bạn có thể mất mạng. Thừa lúc cấp chỉ huy không để ý, người lính rời chỗ ẩn nấp, chạy băng qua phòng tuyến không người, đến nơi người bạn bị thương. Mặc dầu dưới hỏa lực dầy đặc, anh cũng đã đến nơi người bạn bị thương nằm và tìm cách dìu bạn về phòng tuyến của mình. Trên đường trở lại, anh kéo người bạn bị thương đằng sau anh và đã bị trúng một phát đạn vào người. Dùng hết sức lực trong nỗi đau đớn tận cùng, anh vừa bò vừa kéo theo người bạn về phòng tuyến mình. Khi cả hai cùng rơi xuống giao thông hào, anh quay lại định nói với bạn điều gì đó và kinh hãi nhận ra bạn mình đã chết từ lúc nào.

Viên chỉ huy giận dữ nói: -“Tôi đã bảo anh đừng liều mạng làm một việc điên rồ như vậy, anh thấy không? Giờ anh bị thương mà bạn anh cũng đã chết. Anh đã làm một việc vô ích!”.

Người lính trẻ bị thương thều thào đáp: -“Thưa Trung Úy, việc ấy đáng làm lắm chứ! Khi tôi đến thì anh ta chưa chết và anh đã nói với tôi:- Jim, tôi biết thế nào anh cũng đến!”

-“Tôi biết thế nào anh cũng đến!” Câu nói ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Tình chiến hữu đẹp đẽ biết bao! Người lính tên Jim đã bất tuân lệnh cấp chỉ huy để lăn mình đi cứu bạn. Anh biết bạn mình đang chờ và sự chờ đợi ấy sẽ kinh khủng như thế nào khi người lính bị thương ấy biết mình đang bị bỏ rơi giữa một “vùng đất không người”. Jim có thể hy sinh tính mạng của mình để chứng tỏ cho một chiến hữu biết không hề bị đồng đội bỏ rơi”.

Đây câu chuyện của ông Robert L. Funseth, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thương thuyết gia của chính phủ Hoa kỳ trong việc giúp hàng nghìn cựu tù nhân chính trị được đến định cư tại Hoa Kỳ, trong bài nói chuyện với gia đình tù nhân chính trị Việt Nam vào tối ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Virginia, tại bữa cơm “Đồng Tâm và Hội Ngộ” chào đón những người tù “cải tạo” đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Từ câu chuyện của người lính tên Jim, ông Funseth đã tỏ sự hối tiếc do sự chậm trễ của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thương thảo khó khăn với chính phủ CSVN đã kéo dài 8 năm, nhiều tù nhân đã chết trong trại tập trung của Cộng Sản hoặc sau khi ra tù. Nhưng với những việc làm của ông, ông Funseth tin rằng, trước khi gục ngã, nhiều người tù “cải tạo” đã tin rằng họ đã không bị bỏ rơi, và chương trình nhân đạo này đã dìu dược bao nhiêu người tuyệt vọng giữa “vùng đất không người” về được một nơi chốn an toàn.

Thật ra điều kinh khủng ở trong các trại tù không phải là bị bỏ đói, lao động khổ sai hay bị hành hạ mà chính là thấy tháng ngày vô vọng, và nỗi đau đớn thấy mình bị bỏ quên, mất hết lòng tin về những chiến hữu hay những đồng minh đã kề vai sát cánh cùng nhau ngày trước. Chúng ta cũng biết chính sách của nhà tù Cộng Sản là cô lập người tù với thế giới bên ngoài để họ không còn trông mong, hy vọng gì nữa. Bà Ginetta Sagan, một tù nhân của Phát Xít Đức đã nói rằng chế độ lao tù Cộng Sản đối với tù binh miền Nam không khác gì Phát Xít. Khi phỏng vấn hằng nghìn cựu tù nhân “cải tạo” để làm một bản tường trình về chế độ lao tù Cộng Sản, bà đã kinh hãi nhận ra rằng nỗi khổ của những người tù trong các trại tập trung này không phải là bị đối xử khắc nghiệt mà vì hoàn toàn bị cô lập, cắt đứt với thế giới bên ngoài, để họ không còn hy vọng, không còn niềm tin gì nữa.

Hiện nay nỗi khổ đau của hàng chục nghìn thương phế binh VNCH không phải chỉ do sự đói nghèo, tủi nhục mà do cái cảm tưởng mình đã bị bỏ quên. Biết bao nhiêu tướng lãnh, cấp chỉ huy và đồng đội ngày trước đã làm được gì cho những người bất hạnh ở lại để họ có thể nói như người lính bị thương kẹt lại giữ chiến trường, nói với người bạn tên Jim trong câu chuyện trên: “Tôi biết thế nào anh cũng đến!”

Cũng nhờ trong chúng ta có những người đã có lòng và biết nói lời “Cám ơn anh, người thương binh VNCH” mà có những người bạn thương binh của chúng ta, trước khi qua đời đã có đôi chút hạnh phúc khi nghĩ rằng mình chưa bị bỏ quên.

Hải ngoại hiện nay không quên những người dân thấp cổ bé miệng đang bị bóc lột và đàn áp đến tận cùng ở quê nhà, những người đang cần đến tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng ta cầu mong sao, một này nào đó, những người này có thể nói một lời như trong câu chuyện người lính trẻ cứu bạn-“Tôi biết thế nào anh cũng đến!”

Huy Phương
TRA-MAI
Posts: 20
Joined: Sun Jun 03, 2007 7:27 pm
Location: San Diego
Contact:

Post by TRA-MAI »

Đàn Ông Việt Nam Sao Quá Hèn!!!

Ở đâu và đời nào cũng có những vị anh hùng dân tộc cho nên bài viết nầy không nhằm vơ đủa cả nắm. Tôi chi muốn nói ra hết những điều chân thật từ trong tâm mình.

Những gì tôi suy nghĩ chắc chắn sẽ có những phản biện vì tự ái Dân Tộc. Nhưng vì mang dòng máu Việt Nam, con cháu Trưng Nử Vương, nên phải mặc cảm bởi những người đàn ông quá hèn hạ nầy.

Đồng ý là thời nay có một số phụ nữ hãi ngoại cứ bắt chồng phải lo việc gia đình và cản chồng không được làm việc chống cộng nên mới xảy ra cái chuyện “Hèn Cả Đám”. Nhưng nếu đàn ông hèn vì bi ảnh hưởng của đàn bà thì không đúng. Khi đàn ông hèn và không làm chủ được gia đình thì đàn bà sẻ chủ động vì đây là một nhu cầu và cũng là một cơ hội.

Nhưng phụ nữ không thể và không bao giờ nên chủ động chuyện Quốc Gia Đại Sự. Người phụ nữ Việt Nam ảnh hưởng đạo Khổng, Lão chỉ nên lo "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Chuyện nước non không phải là trách nhiệm chính của họ.

Tuy nhiên trong sử VN cũng có những anh hùng như hai bà Trưng, bà Triệu, cô Bắc, cô Giang thì quả là hiếm và quí.

Bất cứ cuốn sách giáo khoa sử ký của bất kỳ quốc gia nào cũng đưa ra những nét hay, vẽ đẹp, ca ngợi anh hùng dân tộc để đưa vào học đường.

Nước ta thì sao? Tôi nhìn thấy đất nước VN đang đau khổ dưới bàn tay thống trị của đảng CSVN vậy mà không thấy một sự phản kháng nào tại quốc nội trong hơn 32 năm nay. Sự phản kháng mà tôi muốn nói là một cuộc phản kháng bằng vũ lực như các anh hùng trong lịch sử vậy.

Đàn ông VN đâu mất hết rồi? Phía Việt Gian CS lúc nầy khoe khoan là "bây giờ nhân dân đang ủng hộ đường lối của đảng và nhà nước nên đâu có ai chống lại".

"Cái đám Việt Gian CS cứ lải nhải cái bằng chứng nầy trên khắp forums và Paltalk". Đúng hay sai chưa ai biết, nhưng đích thực là 32 năm qua chưa có một cuộc đão chánh nào thành công.

Người Hải Ngoại có về nước phục quốc được vài trăm người nhưng hầu hết đã bị bắt, bị giết ngoài mặt trận hay bị CS tử hình không còn một ai. Vậy còn vài chục triệu đàn ông đang ở Quốc Nội thì sao? Họ vẫn còn im hơi lặng tiếng lâu thế?

"Một nghìn năm đô hộ giặc tàu". "Một trăm năm nô lệ giặc Tây".

Nước ta bị bọn Tàu phù xâm lăm trên một nghìn năm thì quá khiếp. Nếu đàn ông VN không hèn thì không đến nổi để bọn Tàu phù chiếm đất 1,000 năm và bọn Tây trên 100 năm như vậy được. Trong một nghìn năm bị Tàu và 100 năm Tây đô hộ đó, tôi đọc trong sách lịch sử chỉ thấy những cuộc kháng chiến đếm được trên đầu ngón tay thôi.

Than ôi lịch sử lại lập lại lần nữa ở cái thế kỷ 21 nầy.

Hơn 3 triệu người Việt đã vượt khỏi chế độ CS và trên phân nữa là đàn ông VN. Bao nhiêu người có lòng tranh đấu Dân Chủ? Số còn lại làm gì?

Tôi xin được việc làm trong một hãng điện tử ở vùng Bắc California. Hãng tôi đa số nhân công là người Việt Nam. Những người đàn ông trong hãng tôi rất hăng hái kiếm tiền overtime, weekend thì hẹn nhau ngồi nhậu. Tôi ngồi ăn ngoài phòng Cafeteria mỗi ngày điều nghe được họ bàn về "mua nhà" "sắm xe đẹp". Còn việc đất nước đang bị đày đọa thì tôi chưa bao giờ nghe họ bàn qua một lần!

Nhờ vào cái nhan sắc dễ nhìn cộng thêm cái tính trầm lặng nên tôi thân được vài người đàn ông làm cùng hãng xem là bạn thân. Nhờ vậy tôi được gần gủi hơn để nghe họ kể chuyện đời tư về những chuyến đi VN.

"Việt Kiều về nước phải ăn mặc cho ra Việt Kiều " 'Tóc tai phải láng o, điện thoại di động loại xịn cài vào quần cho nó oai. Lâu lâu nói chuyện phải đệm thêm vài chữ tiếng Anh cho ra nét. Chưa hết, chuyện gái Việt Nam họ bảo là "chơi chán luôn không hết".

Trời ơi! Đất nước Việt Nam mến yêu sao lại có những giống vật nầy? Đây là đàn ông Việt Nam ư?

Biết bao nhiêu gia đình tan nát vì đảng CS tham ô cướp bóc để người phụ nữ ngày hôm nay phải bán mình nuôi gia đình, nuôi thân và họ không khác gì những nàng Kiều thời đại. Người đàn ông nở nào lại dẫm nát trên những thân thể đã tan nát nầy thêm lần nữa.

Đó chỉ là một góc nhỏ tôi nhìn thấy ở Hải Ngoại. Vào cuối năm 2006 tôi về VN trong một chuyến đi dài. Đàn ông VN đa số bây giờ chỉ lo kiếm cơm bằng những nghề như xe ôm. Xe ôm có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc tôi xuống trạm, họ chạy theo nắm tay khách lôi kéo, thậm chí còn chửi mắng khi khách gọi Taxi.

Đàn ông làm xe ôm đông lắm và chỉ biết phục tùng theo đồng tiền và thế là hết. Họ chỉ biết sống như những con chuột trong xã hội. Tại sao không đứng lên đòi quyền sống từ bọn tham ô đảng CSVN. Tại sao không kháng chiến? Nếu sợ chết thì ai rồi cũng một lần chết. Chết để cho người khác sống hạnh phúc mà trong đó có cả gia đình mình thì chết cũng đáng lắm chớ.

Trong đời sống, thật ra không có nghề nào xấu mà chỉ có con người xấu và nữa triệu đàn ông đang phục tùng trong "Quân Đội Nhân Dân" của đảng cướp CS cũng vậy. Bọn đàn ông nầy tôi phải nói là hèn nhất. Có súng đạn trong tay mà không biết dành lấy độc lập mà chỉ biết phục tùng cho đám chó chết trong bộ chính trị.

Đánh Tàu thì không dám, biên giới bị Tàu lấn chiếm thì ngồi cười. Đồng lương thì 1 tháng chưa tới 2 triệu mà phải đi làm tôi tớ cho cái đám tham quan cho con đi du học mổi tháng trên vài nghìn đô.

Phải nói là người đàn ông Việt Nam hèn và yếu thật. Đàn ông Việt Nam quá hèn không thể chối cãi được. Nếu không hèn sao bị đè đầu cưỡi cổ, bị đánh đuổi chạy vong quốc tới giờ phút này còn chưa chịu vùng lên?

Nếu phải so sánh thì thật đau đớn:

CSVN : Địch Vận đã chiếm được miền nam VN.
QGVN : Địch Vận còn quá yếu.

CSVN :Dân Vận đã kềm kẹp được qua miếng ăn và manh áo.
QGVN :Dân Vận còn yến hơn nữa.

CSVN :Ngoại Vận thì đã mua chuộc được cả Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ.
QGVN : Ngoại Vận thì gần như không có.

Một lần nửa, phụ nữ Việt Nam phải có trách nhiệm giúp đở và ủng hộ chồng con trong mọi việc chống cộng. Phụ nữ Việt Nam đang mong đợi những anh hùng Việt Nam đứng lên đánh đuổi CSVN để cứu dân tộc thân yêu.



Nguyễn Thị Bình An

November 09, 2007
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Diễn văn đọc vào bọng cây


Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Rồi mai đây, chúng ta sẽ làm một tấm bia tưởng niệm cho lòng nhân ái của con người, lòng kính trọng cho nền giáo dục. Tấm bia có thể sẽ được dựng ở quảng trường thành phố, khắc ghi với dòng chữ “ở đất nước này, nơi đây, đã từng có một giai đoạn, con người đối xử với nhau như dã thú. Công an đã nhét súng vào họng thường dân để tra khảo. Thầy cô đã giao học trò mình cho những người có vũ trang đánh đập. Người cùng màu da đã nhục hình trẻ con 10 năm. Thế hệ trẻ đã hận thù nhà trường, căm hận xã hội và cười chê, phỉ nhổ vào nền đạo đức giáo khoa... và tất cả những điều đó, điều đã bị lãng quên trong sự vô và cố tình của của nhiều tầng lớp con người, kể cả quan chức có trách nhiệm”.

Khi nào chúng ta có thể lập tấm bia đó? Ở thời điểm nào mà chúng ta có thể tự cam đoan với nhau rằng những điều thương tâm đó chỉ còn là quá khứ? Khi nào chính quyền có thể mạnh mẽ lên tiếng rằng xã hội đã thật sự có bình an. Và khi nào pháp luật sẽ nghiêm minh và quyền con người đã đủ để công an không còn tụ họp nhau đánh thường dân, không còn vô cớ tát tai người đi đường, dân quân không lấy nhục hình ở trẻ em làm niềm vui cho mình?

Những điều dị thường đó, xảy ra hàng ngày, khiến những giọt nước mắt khóc thương cho bé trai 13 tuổi tự tử vì danh dự 47,000 đồng đã rơi ít đi, niềm vui cho bé gái bị nhà trường tra khảo đến phát điên vì 47,800 đồng oan, nay đã nói lại được cũng lặng lẽ hơn. Xã hội đã chai lì, con người đã làm quen với những điều bất khả mà nay quá thường nhật: như con thú ăn cỏ sau khi làm quen uống máu đồng loại đã biến thái vô luân.

Thật độc đáo, như một gánh xiếc thương tâm. Mỗi ngày trên đất nước Việt Nam, chúng ta lại có thêm một câu chuyện quái gở và phi nhân, thường nhật như mỗi sáng ta phải ăn sáng trong máu và gặm rỉa những điều nhức nhối của dân tộc mình như loài quái điểu. Không ai nói, và cũng không ai biết vì sao những điều điên loạn đó không ngừng lại. Một xã hội tự hào với 4,000 năm Văn Hiến đột nhiên lại vật vã thiếu văn minh nhưng thừa thãi các quan chức tập thắt cà-vạt kiểu Anh và tập bước xuống đúng thế từ những chiếc xe hơi bóng lộn.

Chúng ta sẽ làm sao? Hay chúng ta rồi sẽ ra sao?

Sự phẫn nộ là đám mây đen đang che phủ. Các nhà lãnh đạo có thể kiêu ngạo và chỉ nhìn thấy sự im lặng của dân chúng trước những điều xảy ra, nhưng với đám đông, ai đứng trong đó cũng cảm nhận thấy rằng đó là sự bùng nổ đang đợi giờ chín muồi. Cái gì sẽ xảy ra? Không ai biết và cũng không ai có thể tưởng tượng đúng được những điều sẽ đến. Chỉ mơ hồ biết là đau khổ rồi sẽ chồng chất khổ đau.

Những dòng tin gọi là “công lý” được đưa ra từ báo chí Việt Nam, bỗng vang lên như tiếng cười tràn đầy nước mắt của những ai có lương tâm. 25 triệu đồng bồi thường cho bé gái bị câm do tra khảo. Một cuộc đời phía trước sẽ bị lãng quên với cái giá rẻ mạt như vậy. 4 dân quân thích hành hạ trẻ em bị đưa ra khỏi lực lượng tự vệ như một cách làm yên lòng dân. Công an đánh dân được đổi đi làm việc nơi khác để trấn an lương tâm xã hội, kẻ quyền chức làm sai được thuyên chuyển công tác, đôi khi là bí mật nhậm chức cao hơn... Nhân tâm Việt Nam bị thách thức, đạo lý và tri thức Việt Nam bị sỉ nhục trước thói quen coi thường nhân dân của một hệ thống quan quyền nghĩ mình có thể làm tất cả, thậm chí bóp méo lương tri, sự thật... của dân tộc mình. Ai sẽ trả lại cho niềm tin xã hội đã bị tước đoạt? Ai sẽ đem lại một đời sống trong lành và công bằng giữa một thế giới nhiều ngụy biện và ác độc của loài ma sói?

Bọng cây không trả lời tôi.

Tất cả những câu hỏi của tôi cũng như những lời kêu gào đòi lại nhân ái và công bằng bên ngoài kia cuộc đời cũng rơi vào bọng cây, im lặng và vô vọng.

Tôi không thích tên của đất nước mình nằm trên bảng đồ thăng tiến rực rỡ khi bên trong đó, ngày ngày những bản biến tấu của uất hận và nước mắt cứ vang lên. Tôi không mong tên đất nước mình đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng Mùa Xuân đến vẫn có hàng triệu người dân tôi đói thấp thỏm. Tôi cũng không mong quốc gia mình có quân lực nhất nhì Châu Á để thừa thãi súng để kê vào miệng thanh niên nhưng im lặng nhìn khi kẻ thù phía Bắc bức hiếp dân mình trên biển.

Những thằng trí thức - như tôi - chỉ là đồ tồi.

Ví chúng chỉ có chữ nghĩa và sự bất lực đồng hành, viết lên mấy câu và làm một điều gì đó chẳng đáng gì với thế giới sống của nó.

Tôi mượn bọng cây để phỉ nhổ vào mặt mình, và xin lỗi bọng cây vì tôi đã lợi dụng nó. Tôi tệ đến mức chẳng còn biết lợi dụng ai, ngoài cái bọng cây.

Bọng cây biết cách im lặng, cho qua mọi thứ tôi đã đọc vào. Nhưng tôi tệ hơn một cái bọng cây, vẫn ôm những thứ đó, thậm chí biết rằng mình mang theo những nỗi buồn, đến chết cũng không thể nào quên được.

Nguồn: Blog nhạc sĩ Tuấn Khanh
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

GIỌT LỆ TRI ÂN
HUY PHƯƠNG
Trước đây chúng ta đã biết đến việc anh Nguyễn Hùng Cường, sau 22 năm đặt chân đến đất Mỹ đã đi tìm lại vị thuyền trưởng Nam Hàn ngày xưa đã vớt ông và 96 thuyền nhân khác trên biển Thái Bình Dương trước giờ con tàu mỏng manh sắp gặp cơn bão lớn. Cuộc trùng phùng đầy tình nghĩa và đẫm nước mắt này đã làm xúc động cả hai dân tộc Việt Hàn tại Nam California, báo chí đã viết về biến cố này và cho rằng lòng biết ơn là một đức tính của người Việt chúng ta.

Cũng vào năm 1981, một con thuyền vượt biển nhỏ khác chở 38 người đã bị hải tặc tấn công hai lần, cuối cùng tàu chết máy và trôi giạt theo sóng biển trong nhiều ngày với một tình trạng truyệt vọng. Nhiều con tàu đã nhận được tín hiệu cấp cứu nhưng đều quay mặt, cuối cùng là chiến hạm USS Lange của hải quân Hoa Kỳ đã dừng lại và cứu những người trên con tàu tả tơi này. Gia đình ông Châu, một cựu sĩ quan hải quân gồm một vợ và ba con nhỏ, đã giữ những giấy tờ và hình ảnh của con tàu cứu nạn, khi định cư yên ổn ở Hoa Kỳ, ông đã trao lại cho những đứa con và căn dặn “đừng quên những kẻ đã cứu mạng sống của mình”.

Hai mươi sáu năm sau, ngày 18 tháng 8 vừa qua, trong một cuộc hội ngộ giữa những cựu sĩ quan của con tàu năm xưa và các thuyền nhân tại nhà hàng Yellowfin, thành phố Edge Water, Maryland, cô Lena, ngày được tàu USS Lange vớt chỉ mới lên năm, nay đã trưởng thành đã cùng mẹ từ Texas đến đây để chỉ nói một lời cám ơn trong buổi hội ngộ với các cựu sĩ quan hải quân của con tàu cứu tử ngày nào. Buổi gặp mặt này đã gây xúc động cho người tham dự, trong đó có những binh sĩ trẻ trung trên chiến hạm xưa kia đã không ngăn được những dòng nước mắt.

Một người có mặt trên chiến hạm lúc dừng lại để vớt 38 thuyền nhân bỏ nước ra đi đã nói rằng:“Tôi cũng khóc. Tôi thấy tấm ảnh cũ và nhớ họ liền. Lúc đó cả gia đình sợ hãi, đói khát, có người bị bệnh nặng và cơ thể mất nước”. Ông Calvin Aitch, một sĩ quan trên chiến hạm Hoa Kỳ nay đã về hưu tại San Diego cho rằng: “bạn bè phiêu bạt khắp bốn phương trời, nhưng tôi không tưởng tượng là có ngày có thể gặp lại các thuyền nhân Việt Nam mà mình đã cứu vớt ngày xưa!”

Đầu tháng 9 vừa qua, một cuộc gặp gỡ khác diễn ra tại thành phố Westminster giữa bà Khúc Minh Thơ đến từ Washington DC và các anh em cựu tù nhân chính trị là một cuộc hội ngộ tri ân đầy xúc động. Nếu không có sự vận động của “Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam” với các cơ quan dân cử, hành pháp và đến cả Tổng Thống Ronald W. Reagan, đưa đến bản thỏa hiệp ngày 31 tháng 7-1989 thì hôm nay chắc chắn 300, 000 người tù “cải tạo” và gia đình đã không không có mặt tại Hoa Kỳ và có thể chết dần chết mòn trong những vùng kinh tế mới và trong nhà tù lớn XHCN Việt Nam. Nơi gặp gỡ đã không đủ chỗ cho những anh em H.O. đến chậm, nhiều người đã nói với ban tổ chức rằng: “Hãy cho tôi vào gặp mặt bà Khúc Minh Thơ, dù đứng cũng được”. Một người vợ tù đến từ San Diego sau gần hai giờ lái xe , đã nói với người ân nhân của những người tù “cải tạo”: “Xin chị cho tôi ôm chị vào lòng một tí. Từ lâu tôi vẫn ngưỡng mộ và khát khao được gặp chị”. Mọi người đều không ngăn được nước mắt. Cuộc đời đẹp vì đã có những tấm lòng biết ơn và người ta cư xử với nhau có chung có thủy. Vì biết ơn, nên những người Việt Nam bỏ nước ra đi đã nhiều năm nay vẫn canh cánh bên lòng những điều ân nghĩa phải đền đáp. Người ta đã nghĩ đến cha mẹ già, anh em phải bỏ lại. Người ta nghĩ các thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước để chúng ta được ra đi. Chúng ta nghĩ đến bà con hàng xóm láng giềng những ngày cơ cực, nghèo đói để ngày nay còn có cơ hội đền đáp. Cuộc đời chúng ta thế nào cũng có một lần mang ơn ai đó để rồi không bao giờ quên và trong chúng ta ai cũng mang trong lòng hình ảnh một người ân. Ngoài các bậc sinh thành ra, ân nhân chúng ta có thể là một cô giáo, một người bạn, một người láng giềng hay một người qua đường nào đó.

Việc cử hành lễ Thanksgiving tại Hoa Kỳ có lẽ là một truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất về lòng tri ân ở xứ sở này. Vì chưa hề vong ân nên chúng ta ở hải ngoại thường có ngay tri ân phụ mẫu, vinh danh cô thầy giáo trong những lần họp mặt trường cũ. Cứ nghĩ đến ngày lễ Trung Thu, tiệm bánh đầy người ra vào, không phải chúng ta mua bánh về nhà để thưởng trăng mà hầu hết mua làm quà biếu cho những người mà chúng ta nghĩ là đã có lần giúp đỡ chúng ta. Đối với người Việt chúng ta, những món quà này vừa mang tình cảm tri ân, vừa mang điều lễ nghĩa, như đối với ông bà nhạc gia, người chủ hãng, ông bác sĩ gia đình hay người chủ căn nhà cho mình thuê. Đối với những người sau, chúng ta sống không bao giờ nghĩ chuyện sòng phằng tiền bạc trong lúc giao tiếp, mà nghĩ rằng trong đó còn chút tình cảm qua lại.

Quà Trung Thu phần lớn chúng ta dành cho những người có vai vế lớn, trái lại món quà Giáng Sinh để dành cho người mình thương yêu, những bạn bè thân thuộc và cả những người thường tiếp xúc quen biết hằng ngày. Tất cả đều mang ý nghiã tri ân, dù đó là tình yêu hay trên công việc. Do đó chúng ta thường có quà Giáng Sinh cho người yêu, cho bằng hữu, nhưng cũng không quên người đưa thư, người làm vườn hay người giúp việc nhà.

Gần đây trên các chương trình ca nhạc của hải ngoại, chúng ta thấy có phần vinh danh các nhân vật phục vụ cộng đồng, các văn nghệ sĩ đã cống hiến cho đất nước những tác phẩm văn hóa để đời, cũng như những nhà tranh đấu cho tự do trong gông cùm. Đó chính là những hành động tri ân của những con người có lòng, tử tế, không bao giờ quên điều ân nghĩa. Chúng ta cố gắng để đừng bao giờ hối hận vì đã bỏ qua một cơ hội bày tỏ điều ân nghĩa với ai đó. Người nhận thì luôn cảm thấy ấm áp trong cõi lòng, vì biết rằng trên đời này có những người còn nhớ đến mình.

Biết bao giờ tôi mới có dịp trở lại cái xã Cẩm Nhân, một làng cận sơn tỉnh Yên Báy, Hoàng Liên Sơn, để thăm lại ông cụ già người dân tộc Tày, ở ngôi nhà sàn cạnh trại tù, đã vứt ra đường mấy củ sắn còn nóng cho chúng tôi khi chúng tôi đi qua, hay gặp lại người đàn bà ở bên con đường đất đỏ đã cho tôi nắm ớt hiểm cho ấm lòng một ngày mùa đông giá buốt. Những người này không biết tôi là ai, tôi cũng không biết đến tên tuổi những người này. Không chắc gì tôi tìm gặp lại họ được, thời gian ba mươi hai năm có thể đã đưa họ vào thiên cổ.

Ngấn lệ tri ân đã làm đẹp thêm cuộc đời này dù cuộc sống vẫn có nhiều gian trá, bội ân và quên lãng.

Huy Phương
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ðối thoại với người Mỹ -
Nguyễn Ðạt Thịnh


Ông Ðỗ Thành Công bảo truyền thông toàn cầu và chính giới Hoa Kỳ là không hề có tự do tôn giáo tại Việt Nam, phản bác sai lầm của ông Scott Marciel, phụ tá đặc trách về Đông Á của ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Ðiều trần trước Tiểu ban Ngoại vận Quốc hội hôm mùng 6 tháng 11 Marciel nói, "trong khi Việt Nam còn ngập ngừng trên tiến trình tự do chính trị, thì trên bình diện tự do tôn giáo, Việt Nam lại thực hiện được những tiến bộ thực sự và đáng kể.” (Whereas Vietnam has made only halting progress in advancing political freedoms, on religious freedom, the country has made real, significant improvements.)

Là một viên chức cao cấp ngoại giao, mà Marciel lại dốt đặc về chính tìnhViệt Nam, một quốc gia nằm trong vùng ông có trách nhiệm phải hiểu biết. Ba chữ “only halting progress” ông dùng để mô tả Việt Nam không chỉ hoàn toàn sai, mà còn diễu cợt sự hiểu biết của chính quyền Hoa Kỳ nữa.

Viết thư cho quốc hội Hoa Kỳ và cho truyền thông thế giới, ông Công nói, “Tự do tôn giáo không thể đơn giản chỉ dựa vào số lượng nhà thờ được cho phép đăng ký hay tổ chức Phật Giáo hoặc Chùa vừa được thành hình. Nó phải là một sự thể hiện về mặt bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng đã được công nhận như một quyền căn bản của con người. Sự thực là, để có thể cử hành các tâp tục về mặt tín ngưỡng, người Việt cần phải có sự chấp thuận từ phiá nhà cầm quyền Hà Nội; hoặc là phải đăng ký theo thủ tục, hoặc phải được cấp giấy phép. Tự bản chất của thủ tục như vậy đã trái ngược lại nguyên tắc của bản Hiến Chương Quốc Tế Về Nhân Quyền xác định về tự do tôn giáo trong điều 18 như sau "Mọi người có quyền tự do về tư tưởng, ý thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, niềm tin và quyền tự do cử hành trong phạm vi cá nhân hay cộng đồng với những người khác ở tư nhân hay nơi công cộng để bày tỏ niềm tin về tôn giáo, thực hành, thờ cúng và cữ hành các nghi lễ".

Trong một chế độ độc tài toàn trị, số lượng nhà thờ đăng ký không nói lên một điều gì cụ thể cả. Chế độ độc tài có thể công bố hàng ngàn nhà thờ được cho phép đăng ký để đánh lừa dư luận quốc tế nhằm đạt các mục tiêu chính trị nhưng bản chất của nền tảng về vi phạm tự do tín ngưỡng vẫn không thay đổi. Nhà cầm quyền Hà Nội từng tuyên bố mãnh mẽ rằng họ có hơn 600 cơ quan ngôn luận, con số này đang trên đà gia tăng. Nhưng thực chất thì vẫn không có tự do báo chí tại Việt Nam . Gần đây, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố bản báo cáo của họ, Việt Nam xếp thứ 162 trong tổng số 169 nước dẫn đầu về chế độ kiểm duyệt báo chí.”

Ông Công đối đáp với câu ông Marciel trả lời dân biểu Bill Delahunt, Chủ tịch Tiểu ban Ngoại vận đặc trách về các tổ chức quốc tế, nhân quyền và giám sát, hỏi về những chỉ dấu tiến bộ của tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Nguyên văn câu ông Marciel nói, " Hoa kỳ đã nhận nhiều bản báo cáo cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã cho phép đăng ký hàng trăm nhà thờ tại Việt Nam, điều này đưa đến tin tưởng là tự do tôn giao tại Việt Nam đã được cải thiện”. (The U.S. has received reports showing that Hanoi allowed registration of hundreds of Churches in Vietnam, leading to believe that freedom of religion in Vietnam has been improved.)

Tôi không ngạc nhiên về lầm lẫn của ông Marciel vì nửa thế kỷ trước, tôi đã chứng kiến những ông chú (ông trẻ) của Marciel bị Việt Cộng xí gạt như con nít, khi chúng bảo những chính khách Hoa Kỳ già hơn Marciel hai thế hệ là có hai lực lượng quân sự tấn công VNCH: quân đội Vi Xi, và quân đội Bắc Việt. Và chính khách Hoa Kỳ đã ngoan ngoãn tin trò đánh lận tai hại đó.

Xin ca tụng ông Công đã đối đáp rất vững với những lập luận sai lầm của ông Marciel, bằng cách dẫn chứng hiện tượng 600 cơ quan ngôn luận đang hoạt động tại Việt Nam dưới quyền một ông chủ duy nhất --đảng Việt Cộng-- không hề có nghĩa là Việt Nam có tự do ngôn luận, và viện dẫn bản xếp hạng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới về vị trí thứ 162 trong tổng số 169 nước được đánh giá về tự do báo chí.

Hoàn toàn ý thức được những khó khăn trong việc đối thoại với người Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn nói rõ là tôi chỉ ca ngợi khả năng biện luận tuyệt vời của ông Công có một phần, mà tôi ca ngợi thiện chí và lòng can đảm của ông tới 10 phần.

Trong suốt hai năm trời đấu tranh dân chủ trong quốc nội, tôi không nhớ là đã có một nhân vật nào trước ông Công lên tiếng cứng cỏi và đầy đủ như ông --có thể trí nhớ của một ông lão gần 80 thiếu sót.

Tôi mãnh liệt tin tưởng là không một người Việt hải ngoại nào không muốn yểm trợ những chiến sĩ dân chủ đang can đảm vào tù ra khám, những người dân oan đang chịu cái lạnh tháng Mười cắt da, tái thịt, ngủ ngoài vườn hoa, ăn trong lon nhôm để trường kỳ tranh đấu.

Tôi chỉ xin mỗi người tự hỏi xem minh đã làm gì chưa để tiếp tay với quốc nội; phần tôi, tôi đang ca tụng ông Công, người có khả năng và thiện chí làm công việc tôi rất muốn tự tay mình làm, nhưng không đủ tài, đủ sức để làm.

Xin bạn đọc hãy ca tụng người có can đảm và có khả năng gánh vác khó khăn, và tuyệt đối không chê bai họ, dù họ có một vài thất thố nho nhỏ.

Nguyễn Ðạt Thịnh
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

ĐẠI HÁN, ĐẠI GIAN
(Nhân vụ Trung Cộng sát nhập Tam Sa thành một huyện, trực thuộc tỉnh Hải Nam tháng 12-2007)

HUY PHƯƠNG
Thời Xuân Thu bên Tàu, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, vua nước Việt là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Ngô Phù Sai bắt làm tù binh, dẫn về Ngô, nhận đủ mọi sự nhục nhã. Trong thời gian này Câu Tiễn nằm gai nếm mật không quên ý chí trả thù, chịu nhục để lấy lòng vua Ngô, nếm phân để chẩn bệnh khi vua Ngô lâm trọng bệnh. Sau ba năm “cải tạo”, Câu Tiễn được phóng thích cho về nước. Ông cùng với Phạm Lãi nuôi ý chí trả thù, dùng mỹ nhân kế dâng Tây Thi cho Ngô Phù Sai, giả vờ kêu mất mùa mượn thóc lúa của nước Ngô.

Năm sau, Phạm Lãi cho lệnh chọn mua thóc tốt để hoàn trả cho nước Ngô, nhưng trước khi trả, ngầm đem luộc tất cả mấy trăm nghìn hộc thóc này. Vua Ngô trúng kế, thấy thóc quá tốt đem cất vào kho. Năm ấy, lại chịu cảnh mất mùa, Ngô ra lệnh cho đem thóc tốt của nước Việt trả ra gieo. Kết quả là nước Ngô bị đói thê thảm, quân lính cũng như dân không có gạo mà ăn, trong khi Ngô Phù Sai đắm mê tửu sắc, nhờ đó, Câu Tiễn nước Việt, trả được mối thù xưa, đã đánh bại nước Ngô.

Tất cả công lao này đều do Phạm Lãi, một mưu sĩ lừng danh lập kế cứu nước Việt. Vào thời Tề - Sở phân tranh thì có Tướng quốc Quản Trọng dùng mưu mà đánh bại nước Sở.

Nguyên Tề Hoàn Công xưng bá Trung Nguyên, muốn chinh phục nước Sở. Quản Trọng hiến kế giúp vua Tề, sang Sở đi đâu cũng loan tin vua Tề rất quí hươu, đắt bao nhiêu cũng mua. Vua quan nước Sở lấy làm mừng vì cách đó mười năm, Vệ Ý Công vì yêu quý hạc cảnh mà mất nước, nay Tề Hoàn Công mê hươu tất phải đi theo vết xe đổ. Thương nhân nước Sở thấy lợi, nô nức đi buôn hươu, giá hươu từ ba đồng lên đến năm đồng một con, vài tháng sau lên đến bốn mươi đồng. Người nước Sở thấy giá hươu tương đương với nghìn cân thóc, vứt bỏ nông cụ, vào sâu trong rừng săn hươu.

Binh lính, sĩ quan nước Sở cũng bỏ huấn luyện, lén đổi vũ khí lấy dụng cụ để tìm săn hươu đem bán cho Tề. Năm ấy, Sở mất mùa nhưng tiền chất như núi. Quản Trọng phát lệnh cấm các nước chư hầu bán lương thực cho Sở. Quân dân nước Sở thiếu lương thực, người ngựa không còn đủ sức chiến đấu. Thấy thời cơ đã đến, Quản Trọng bèn cất quân đánh Sở. Đương nhiên Sở phải thua.

Xem chuyện Tàu, thấy Tàu có rất nhiều mưu sĩ, có mưu thâm độc, nhiều khi không tốn một mũi tên mà phá được thành, thôn tính được cả một nước. Trong lịch sử, ngay cả sau khi thắng Tàu, Việt Nam cũng phải cầu hòa, thần phục để giữ yên bờ cõi.

Ngày nay, Việt Nam sống sát nách anh Tàu, một anh đàn anh dân đông, nước lớn, mưu kế thâm sâu, độc địa không bao giờ muốn cho em út ngẩng đầu lên hay tiến nhanh bằng mình và tìm mọi cách để chèn ép. Khi em út yếu thế, có thể đem quân cụ, lương thực và kể cả quan binh giúp đỡ, nhưng khi thấy đàn em xấc láo, trở mặt không ngần ngại mà cho nó một bài học như vụ CSVN tiến quân qua Kampuchia đánh Khờ Me đỏ. Sống với một anh Đại Hán, mưu sâu, gian ác, hiểm độc, theo như truyền thống của nước Tàu, Việt Nam vừa run mà vừa sợ, chưa bao giờ dám mạnh miệng lếu láo hoặc khoa trương thế lực. Nông Đức Mạnh ngày nay muốn chơi với Mỹ, nhưng vẫn lấm lét sợ anh Tàu một mực. Còn anh Tàu thì luôn luôn tìm cách “chơi” em út sát ván, không chơi chuyện lớn được thì chơi chuyện nhỏ, rất tiểu nhân, không bao giờ có trò quân tử, nếu có thì nhân gian ta đã không gọi là “quân tử Tàu”.

Trước hiệp định Genève và cả “đêm trước” trận Điện Biên Phủ, cố vấn, quân cụ, hàng hóa, thuốc men và cả hàng hóa tiêu dùng của Tàu đã đổ vào miền Bắc ồ ạt. Chuyên viên, công nhân, thương gia Tàu vào thời đó đã vào miền Bắc lên tới cả trăm nghìn người, vẫn được CSVN hô hào là độc lập tự do, trên đất nước không có bóng người ngoại bang. Rồi văn hóa, chữ nghĩa “các chú” tràn ngập, người Việt lệ thuộc vào Tàu một cách quái đản, như ngày nay còn rơi rớt lại với những danh từ trong thời đó, “rèn cán chỉnh cơ”, “tọa đàm”, “tự kiểm”, “phản tỉnh”, “nhất trí”, ”nghiêm túc”...

Đau đớn nhất cho dân tộc Việt Nam là vụ đấu tố địa chủ do cố vấn Tàu chủ trương, phát động, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đã giết chết hàng nghìn nông dân vô tội, trong khi hoàn cảnh của miền Bắc Việt Nam hoàn toàn khác xa với Tàu Cộng. Ngay Hồ Chí Minh cũng biết sai lầm mà không dám hé răng vì tình hình Bắc Việt lúc bấy giờ đã hoàn toàn lệ thuộc phương Bắc từ miếng cơm, manh áo đến súng đạn. Tàu Cộng với CSBV tuy gọi là huynh đệ nhưng vẫn “chơi cha”, ngay cả khi chiếm được miền Bắc, Bộ Chính Trị CS vẫn sang chầu Thiên Quốc mỗi năm, nhưng chẳng có ông lớn nào của Trung Quốc bước chân qua thăm đàn em.

Ở Kampuchia, thời CSVN, chiếm đóng, cố vấn mưu sĩ Tàu lại chơi đòn ly gián cho “ta” và “bạn” giết nhau, để Hà Nội thịt rất nhiều người của Hunsen cho bõ ghét. Sau vụ này, Lê Đức Anh sang chầu, chỉ được tiếp kiến ở một tỉnh nhỏ mà không cho tới Bắc Kinh, làm cho đàn em bỉ mặt để trả thù ...

Noi gương thời Xuân Thu, theo gương gian ác của ông cha trong vụ mua hươu và luộc lúa, mấy năm gần đây CSVN đã thôn tính miền Nam, Tàu Cộng cũng làm cho đàn em thất điên bát đảo, mắc mưu và chịu nhiều đòn khá đau.

Trận chiến “ốc bưu vàng” là một thí dụ. Tàu tung tin ốc bưu vàng là thứ ốc quí, chẳng những nhậu ngon mà còn bổ dưỡng, nếu biết kinh doanh nuôi loại ốc này thì chẳng mấy chốc mà giàu có. Lẽ cố nhiên Tàu cũng chuồi qua đường biên giới loại ốc quí này cho nhân dân anh em làm vốn.

Cách đây khoảng mười năm quả nhiên ốc vàng sản xuất có lời, nhiều người trở nên giàu to và loại ốc này sinh sản quá nhanh, chẳng mấy chốc mà tràn lan khắp ruộng đồng, nhậu không làm sao hết, nhưng chính ốc vàng lại có khả năng “nhậu” lúa, làm tan hoang mùa màng. Những người có trách nhiệm về nông nghiệp không có đầu óc nhìn xa thấy rộng, bị đàn anh lừa mà không biết.

Thấy đàn em còn khả năng xuất cảng gạo lúa (mặc dầu dân đang còn thiếu gạo ăn), nghe đâu đứng hạng nhì, hạng ba thế giới, Tàu Cộng mở chiến dịch ăn thịt mèo và thịt rắn nhập cảng từ Việt Nam qua với giá cao. Đây không phải là chiến dịch “mèo trắng, mèo đen mèo nào cũng là mèo” trong thời mở cửa thị trường của Đặng Tiểu Bình, mà là chiến dịch tiêu diệt mèo, diệt rắn để cho chuột lộng hành, phá hại mùa màng của Việt Nam.

Dân ta lại mắc mưu - kiểu bỏ tay cầy tay cấy đi bắt hươu thời Xuân Thu - đem mèo, đem rắn xuất cảng sang Trung Cộng để kiếm đồng tiền tốt, tưởng rằng các ông anh thích nhậu rắn, nhậu mèo, trong khi chuột lại hoành hành phá hại ruộng vườn của nông gia. Tàu Cộng một khi đã ra chiêu thì đàn em Việt Nam không làm sao đỡ nỗi, nói gì việc dùng mưu mà chọi lại.

Tàu Cộng trong mấy năm gần đây lại cho nhập cảng đủ loại hàng giả sang Việt Nam, từ các loại băng dĩa cho đến các thiết bị máy móc, hàng hóa tiêu dùng rẻ và tốt hơn hàng Việt Nam làm cho nền công nghiệp VN đi xuống thê thảm.

Ở Việt Nam hiện nay mưa acid mỗi ngày một nhiều và nồng độ acid mỗi ngày một cao hơn, đến độ có thể làm chết cá ở ao hồ. Bà Nguyễn Kim Lan, Trung Tâm Khí Tượng Phía Nam VN đã nói rằng hiện tượng này phần lớn là do khí thải của các nhà máy lân bang (lân bang này có ai khác hơn là ông anh vĩ đại thân yêu ngày trước), và Việt Nam trở thành cái hố rác chứa chất thải, khí độc của Tàu.

CSVN chưa bao giờ độc lập với đàn anh Trung Quốc, khi vui thì nói rằng thế đoàn kết keo sơn, núi liền núi, sông liền sông, thế gắn bó như răng với miệng, nhưng lúc khác cũng coi nhau như thù địch là chuyện thường tình. Các nhà ly khai trong nước đã tố cáo ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng ký thảo ước dâng hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng, đến nay nước Việt bị đoạt ít nhất là 11 nghìn cây số vuông đất biên giới, hải đảo.

Tình “huynh đệ như thủ túc” trong xã hội CS không ngang bằng mà lúc nào đàn anh cũng nắm phần hơn. Đàn anh Tàu Cộng hiếp đáp CSVN ra sao, thì CSVN đối với đàn em Kampuchia cũng như thế, đòi sang giải phóng con người ta rồi ở lại luôn nhà người suốt mười năm, với vai trò trịch thượng.

Anh Tàu vốn “đa mưu túc kế” hay tìm mưu mô làm hại, hay làm nhục người ta nhưng vừa rồi cũng bị cao thủ Nhật Bản chơi lại một vố đau khôn tả. Đó là một nhóm người Nhật lên đến vài trăm người sắp xếp một chuyến du lịch sex với một công ty du lịch sang Trung Cộng, được cung cấp đầy đủ món hàng son phấn, mà cả chính quyền nước chủ nhà không hay biết gì cả, mồm vẫn bô bô là nước mình không có nạn mãi dâm. Trong khi Tàu chưa trả được mối nhục Nhật chiếm đóng và bắt gái Tàu phục vụ, thì con cháu thời nay của quân phiệt Nhật đã lanh chân trở lại làm nhục Tàu thêm lần nữa. Thôi thì “cao nhân tất hữu cao nhân trị”, quí vị Đại Hán tiên sinh chẳng đã nói như thế sao?

(trích “Đi Lấy Chồng Xa” tạp ghi của Huy Phương -2006)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH
HUY PHƯƠNG
Buổi tối trước đêm Giáng Sinh, cũng như mọi năm gần đây, cả gia đình con cháu một ông già H.O. họ Phan tụ tập sum họp nơi căn nhà nhỏ của ông tại thành phố Westminster. Sau bữa ăn tối thịnh soạn, già trẻ, lớn bé quây quần lại xung quanh cây Giáng Sinh để mở quà. Những hộp quà lớn nhỏ, bọc giấy màu sặc sỡ với những chiếc nơ xinh xắn được vội vã xé ra, bày ra những món quà tặng. Bọn trẻ reo cười trong khi người lớn vui vẻ trong không khí vui tươi, đầm ấm của một ngày lễ thiêng liêng.

Khi món quà cuối cùng của đứa cháu lớn nhất được mở ra, ông Phan đem ra một chiếc hộp nhỏ, kiểu những chiếc hộp người ta thường bưng đi để quyên tiền vào những dịp cứu trợ lụt bão, người cùi ngoài phố. Ông kêu gọi bầy con cháu khoảng trên hai mươi người im lặng chú ý vì ông sắp nói chuyện. Tôn trọng lời cha, mấy người con ra dấu bảo đàn con yên lặng và nhìn về phía ông nội ông ngoại. Ông hỏi đứa cháu ngoại năm nay đã vào Middle School:

- Cháu là người gì?

- Cháu là người Việt Nam.

- Sao cháu lại có mặt ở Mỹ?

- Cháu không biết nhưng cháu biết mẹ cháu đi theo ông ngoại qua Mỹ, và cháu sinh ra tại Mỹ này.

Ông già H.O. quay sang hỏi mẹ thằng nhỏ, năm nay khoảng bốn mươi tuổi:

- Còn con.

- Đương nhiên là con đi theo Ba qua Mỹ theo diện H.O. rồi.

- Trước khi được đi Mỹ con làm nghề gì ở Việt Nam?

Đứa con gái không biết ông già sắp làm cái gì cắc cớ đây, nhưng nó cũng nói, có vẻ ngượng nghịu với mấy đứa em và mấy đứa cháu vây quanh.

- Thì Ba cũng biết rồi, con phải bán rau muống ngoài chợ Vĩnh Long.

Hai thằng em nhìn nhau, nó không muốn khai trước mặt vợ chúng nó là một đứa ngoài giờ học phải đi hốt mạt cưa ở hãng cưa gần bến bắc về nấu cơm, đứa kia lớn hơn thì phụ giữ xe đạp cho người ta ở rạp hát trước khi theo ông già leo lên máy bay sang Mỹ, bây giờ một thằng là kỹ sư, một thằng ra accouting mở văn phòng khai thuế.

Ông già Phan nói tiếp trong khi bọn trẻ bắt đầu ồn ào vì không hiểu ông nội, ông ngoại nói gì có vẻ khó hiểu đối với tuổi chúng:

- Tụi con hay nói là rất cám ơn nước Mỹ, có đứa rành hơn lại nói là mang ơn bà Khúc Minh Thơ đã vận động cho những người như ông già này được đi định cư ở Mỹ. Nhưng cám ơn, mang ơn rồi không làm gì cả. Đây là cái thùng, Ba cần các con bỏ vào đây tùy lòng một số tiền nhỏ để mình có thể giúp cho một hai người thương phế binh ở bên nhà.

Tụi nhỏ chưa quen với công việc này, nhưng chúng cũng góp nhau cho vào thùng một ít tiền lẻ. Người lớn có mười, hai chục đồng, lũ cháu bỏ vào đó một vài tờ bạc $1.00. Cô con dâu phụ trách việc khui thùng và đếm tiền, được $193.00. Ông Phan móc túi bỏ vào cho đủ $200.00.

Chỉ trong mấy phút ông đã kiếm đượcc $200.00 để giúp cho hai người bạn thương phế binh. Ngày mai ông sẽ đi gặp bà Hạnh Nhơn ở Hội HO Cứu TRợ TPB- QP.VNCH để xin hai hồ sơ, địa phương nào hay thương tật ra sao là tùy ông lựa chọn. Ông sẽ đi gởi cho hai người thương binh này trước Tết Dương Lịch, ông chắc những thương binh sẽ rất vui mà lòng ông cũng cảm thấy vui vui. Lâu này ông hay một mình bỏ chút ít tiền ra hằng tháng giúp đỡ cho thương binh qua Hội mà chưa bao giờ nhắc nhở gì với con cháu. Có lẽ đó là một điều thiếu sót. Đêm Giáng Sinh này, ông thử làm một việc nhỏ, nhưng kết quả khá tốt, và ông hy vọng trong gia đình vào những ngày Lễ Tết, Sinh Nhật của con cháu, ông sẽ quyên góp chút đỉnh để đem lại nguồn vui cho một hai gia đình thương binh bất hạnh ở quê nhà.

Ông có nghĩ là, ông sẽ dặn con cái khi ông hay bà mất đi, cứ nhận tiền phúng điếu của bà con, nhưng gởi trọn số tiền đó để giúp anh em Thương Phế Binh, còn hơn là mua một vòng hoa bình thường cũng tốn $100.00, bỏ ngoài mộ hay gần lò thiêu cũng phí.

Sáng ngày mai, ông Phan thấy thằng cháu nội lui cui lượm mấy đồng cắc của ba nó đi làm về bỏ trên bàn computer, ông nói:

- Sao con lượm tiền cắc của ba con chi vậy?

Nó cười ranh mảnh:

- Con đâu có lấy cho con. Con bỏ heo để giúp cho mấy người bạn cụt giò hay mù mắt của ông nội bên Việt Nam.

Ôm thằng cháu vào lòng, ông Phan nói:

- Ông rất hãnh diện về cháu!

Thằng bé giương đôi mắt nhìn ông nội, trong trí não nửa Mỹ, nửa Việt của nó, cuốn tự điển Việt Nam mới chỉ có hơn nghìn chữ, nó không hiểu hai chữ “hãnh diện” là gì.

Huy Phương
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

QUÊ NHÀ, QUÊ NGƯỜI
Huy Phương
Những bản tin như hồi trống trận
Thúc lòng ai nỗi nhớ quê nhà
Những hình ảnh như nghìn mũi nhọn
Đâm vào lòng những đứa con xa.
(Huy Phương)

Nói đến quê nhà, quê người là nói đến tấm thân lưu lạc, tha hương. Sao bỗng dưng một ngày nọ, bồng bế nhau đến xứ này. Thoạt đầu là lạ nước lạ non, bây giờ đâu cũng là nhà, nhiều khi quên mình đang sống trên đất khách. Sang đây thoạt đầu như cây trồng đất lạ, chưa quen thổ ngơi, lá còn héo, thân còn gầy, riết rồi cũng đâm chồi nẩy lộc.

Người bạn của tôi sang định cư tại Hoa Kỳ đã gần hai mươi lăm năm, con đàn cháu đống, đứa cháu ngoại cũng đã vào đại học. Trong khoảng thời gian này, anh chị có công ăn việc làm khá, tậu được nhà cửa, xe cộ và lẽ cố nhiên toàn gia cũng đã có quốc tịch của xứ này. Anh sống, thở, ăn mặc, làm việc, du hý như một người bản xứ, cũng có thể con anh cũng đầu quân hy sinh và chiến đấu cho đất nước này, nhưng xem ra chẳng có ai xem anh hay gọi anh là một người Mỹ. Người bản xứ xem anh là một người thiểu số nào đó đến sinh sống ở đây, đôi khi dưới con mắt kỳ thị, dù anh có cố gắng càng ngày càng cho ra Mỹ.

Phải chăng như vậy nên anh vẫn gọi nơi này là “quê người”?

Thế thì “quê nhà biết ở nơi đâu?”

Từ ngày anh bỏ nước ra đi, “quê nhà” gọi anh là những tội đồ, phản quốc chạy theo bọn đế quốc để chống phá tổ quốc. Một thời gian khá lâu sau, anh được người ta gọi là “Việt kiều”.Thương quý anh hơn theo miệng lưỡi nhà buôn thì người ta gọi anh một cách văn chương bóng bẩy là “khúc ruột nghìn dặm” nếu anh đem được đồng tiền về để “xây dựng đất nước”. Nghe đến thành ngữ “khúc ruột nghìn dặm”, ai mà không mủi lòng rơi lệ, nghĩ cùng chung một dòng máu, ai mà nỡ chia cắt khúc ruột theo cái nghĩa “đoạn trường” xót xa biết là ngần nào, cho nên ruột phải liền với ruột! Không biết ai đã mang tâm lý mỉa mai đặt ra câu ngạn ngữ “đồng tiền liền khúc ruột”.Thật là đểu giả, phũ phàng, ai lại đi so sánh tình thịt da, máu mủ với chuyện lý tài, lợi lộc.
Lúc thù hận, khinh ghét và thêm chút ganh tỵ thì người ta gọi anh là bọn “tha phương cầu thực” nghĩa là đi xứ khác để kiếm miếng ăn, lúc cần ve vãn thì gọi anh là “Việt kiều yêu nước”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Điều mâu thuẫn chính là nơi “quê người”, sao khi trở lại nơi này, dù là đi du lịch ở xa về, hay từ cả lúc từ “quê nhà” trở lại, sao chúng ta bỗng cảm thấy yên ổn trong lòng như chúng ta trở lại ngôi nhà thân yêu của chúng ta vậy. Vậy thì đi và về đâu là một nghĩa như nhau! Những người dù đang sống ở “quê người” mà lòng vẫn vương vấn chuyện “quê nhà”, với bao nhiêu nỗi xót xa. Không một ngày nào là không theo dõi chuyện quê hương. Chuyện con cháu chúng ta phải bỏ xứ ra đi lấy chồng xứ lạ, trẻ vị thành niên sang Kampuchea bán thân, ở Mã lai có đàn bà Việt Nam làm điếm. Chuyện lương dân bị bọn cướp ngày bức hiếp, tiếng trống đánh trước cửa quan kêu oan không vượt qua được bức tường dày điếc của chế độ. Chuyện những trang thanh niên tài hoa tuấn tú của đất nước bị còng tay trước cường quyền. Chuyện quan quyền tham ô, nhũng lạm, đục khoét công khố, vung tiền qua cửa sổ trong khi dân không có cháo mà ăn.

Đành lòng sao khi chúng ta thức ăn dư thừa phải đổ thùng rác, sữa tươi trong tủ lạnh quá hạn, sợ thịt, sợ trứng trong khi ở quê nhà những đứa trẻ đang còn bươi móc trong đống rác mỗi ngày, những bà mẹ nhấp nhem đôi mắt vét trong nồi cơm những hạt cuối cùng. Năm vừa qua, chính phủ Việt Nam “hồ hởi” loan báo số tiền Việt Kiều gởi về giúp quê nhà đã lên đến 7 tỷ rưỡi đô la, đã vượt con số tiền của di dân Mễ gởi về giúp đồng bào của họ. Ở các thành phố đông người Việt cư ngụ, các công ty chuyển tiền càng ngày càng ăn nên làm ra, một đại lý nhân thành năm bảy. Trông cái cảnh những bà cụ chỉ có tiền già mà số tiền mang đến gởi lên đến số nghìn, số tiền này gom góp từ tiền trợ cấp, tiền con cháu chu cấp. Tiền này không phải chỉ gởi về cho Saigon mà cho cả Hà Nội, Hải Phòng, Sơn Tây hay Hà Nam Ninh để cứu đói, cứu nghèo hay cho nở mặt nở mày với quê hương, bà con ruột thịt, có “thân nhân ở nước ngoài”.

Không tuần nào “quê người” không có gây quỹ, lạc quyên, không giúp người đói thì cũng giúp người nghèo, không giúp thuốc men thì cũng sách vở. Nào là người cùi, mù mắt, vá môi, nào là lụt lội, mưa bão. Mỗi chuyện sập cầu Cần Thơ cũng đã làm rúng động lòng người hải ngoại. Dù ở tha phương phải cầu thực để có miếng ăn, ở quê người không ai quên quê nhà. Trong khi ở quê người, đồng bào ruột thịt góp từng đồng mua từng ký gạo cứu đói, gởi cho kẻ neo đơn, người già không nơi nương tựa, thì ở quê nhà, Nông Đức Mạnh nhân chuyến viếng thăm quốc gia đại ác “Chí Phèo” Bắc Triều Tiên, đã biếu người anh em 20,000 tấn gạo để tỏ tình “vô sản công nông”. Những nỗi lo nghĩ ưu tư của kẻ tha phương xứ người đôi khi trở thành vô nghĩa và phi lý.

Máu chảy ruột mềm, đây mới là nỗi đau thực sự của người hải ngoại nhìn về những người xấu số trong nước, tuy không đến nỗi nhịn ăn nhịn mặc, nhưng cũng đã chia cơm xẻ áo với người kém may mắn hơn mình. Nhờ tấm lòng của “quê người”, “quê nhà” mới có số tiền hơn 7 tỷ, số tiền mà miền Nam trước đây không có đủ để chống đỡ, giữ vững miền nam. Đối với Cộng Sản, hải ngoại cứ chửi bới, đả đảo, biểu tình bao nhiêu cũng được, miễn là những người này cứ về Việt Nam như đi chợ, đồng tiền vẫn cứ tuôn về quê nhà đều đều là tốt. Cứ nhìn cung cách chính quyền o bế, tuyên dương, gắn “mác” Việt Kiều yêu nước cho những nhân vật đã “tiếp máu” cho chế độ trong nước, chúng ta sẽ thấy rõ đường lối và chủ trương của khúc ruột “quê nhà” ra sao!

Người miền Nam thua Cộng Sản miền Bắc ở cái ác, cái tráo trở. Bây giờ quê người thua quê nhà ở chỗ sống vì lòng nhân ái, không thù hận, không thể quay mặt đi để khỏi nhìn đồng bào đói khổ. Bồi dưỡng cho thân thể đang mang bệnh ung thư thì đương nhiên ung thư càng phát triển, chưa ai nỡ diệt ung thư bằng cách giết luôn mạng sống con người. Cuối cùng chúng ta đành bó tay, thúc thủ như một ngày nào đã buông súng thua trận.

Lưỡi dao “quê nhà” xuyên suốt trái tim hải ngoại, đau đớn mà ngọt ngào, biết cách nào mà chống đỡ.

Huy Phương[/color
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

MƯỜI HAI CON GIÁP
HUY PHƯƠNG
Ông thầy bói hấp hem đôi mắt nửa mù nửa sáng, mấy ngón tay co lại, đếm ngay trên bàn tay mình, lẩm bẩm, rồi xuýt xoa mấy chữ: “Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân” hay “Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ...” Ông thầy bói đang nói tới mười hai địa chi và mười thiên can để tính tuổi khách xem bói. Mười hai địa chi mà dân gian gọi là mười hai con giáp gồm: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão hay Mẹo (mèo) Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa)ï, Mùi (dê hay cừu), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Theo lịch Trung Hoa, chúng ta ai cũng phải mang một con Giáp, nghĩa là sinh vào một năm nào, mang theo một con vật biểu tượng cho năm sinh, xoay một vòng là mười hai năm. 12 con Giáp phải đi theo 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Những năm cùng tên sẽ trở lại tên cũ sau một vòng xoay 60 năm. Tên năm Âm Lịch năm nay Đinh Hợi 2007, đã có năm 1947, sẽ trở lại vào năm 2007+60= 2067.

Ngày xưa dân quê ta thường không nhớ tới năm sinh theo những con số của dương lịch của mình mà chỉ nhớ sinh vào tuổi con gì của âm lịch, cũng không cần nhớ tới “can” đi theo nữa, cứ tính theo Tý lớn hay Tý nhỏ, Sửu lớn, Sửu nhỏ mà biết tuổi. Tên của 12 chi và 10 can cũng thường đem đặt tên cho con để dễ nhớ tuổi, những tên Tý, Sửu hay Giáp, Ất rất thông dụng ở thôn quê.

Hình ảnh những con vật trong 12 con giáp có con trông oai phong lẫm liệt như cọp, rồng... nhưng cũng có con trông bẩn thỉu như chuột, heo, chó. Để mỉa mai và mô tả một nhân vật nào kỳ quái ngoài đời, người ta hay dùng thành ngữ “chẳng giống con Giáp nào”. Và cũng không mấy ai vui khi được giới thiệu là tuổi con heo mang tiếng bẩn lại lười như tuổi năm này, hay con rắn có vẻ luồn lách, hiểm độc. Vì vậy hiện nay ở Trung Quốc, người ta đang thảo luận để tìm cách đổi tên lại cho 12 con giáp, loại trừ các con “chuột, rắn, gà, heo” ra và đem thay vào đó các con vật tốt đẹp hơn là các con “sư tử, cá, chim hạc và phượng hoàng”. Con gà không xấu nết như heo, rắn hay chuột nhưng khi phát âm lại nghe tiếng “ji”(kê) là đói, nên cứ tới năm gà lại lo nạn đói sẽ xẩy ra, trong khi con cá (ngư) thì phát âm như từ “dư ” (yu) là dư dả, no ấm. Người ta chọn con chim hạc là biểu tượng cho sự trường thọ (tuổi hạc), chim phượng hoàng là giống chim cao sang (phượng múa rồng bay), còn sư tử là giống oai vệ (Hà Đông sư tử hống).

Người Việt vẫn còn những điều tin tưởng về mười hai con Giáp một cách đơn giản và vô căn cứ, cứ tuổi Sửu là phải đi... cày mới có ăn, tuổi Hợi là ... “nằm đợi mà ăn”, trai thuộc can “Nhâm- Đinh”, gái thuộc “Giáp – Quý” là sang, “Quý Mùi không chùi cũng sáng”, tuổi Dậu như con gà là phải... bươi móc. Vợ chồng cùng tuổi thì “nằm duỗi mà ăn”. Trong khi dân Trung Hoa chọn năm Thìn để sinh con trai cho nó sang vì Rồng tượng trưng cho Vương quyền , thì người Nhật, con gái tuổi Ngọ là tuổi cao số, không ai dám rước về Dinh, nên nhiều cô phải tự tử. Nam mạng nào có tới ba... Tý thì số được làm lớn, không Vua thì cũng Tổng Thống, vì vậy nên nhiều nhân vật đã sửa lại ngày tháng năm sinh, đánh bóng lại tử vi để tạo huyền thoại, gây lòng tin cho dân chúng.

Vì sao tuổi Đinh Hợi là tuổi của năm nay (2007), cũng như tuổi Bính Tuất là tuổi tốt, mà người Trung Hoa muốn chọn để đẻ con? Sách vở nói hai tuổi này là tuổi “ốc thượng thổ” (ngói lợp nhà), rất tốt, nó hợp với tất cả tuổi khác. Ngói lợp nhà trước hết là đất (thổ), phải dùng cuốc (kim) để đào xới lên, đem nhào nặn với nước (thuỷ), xong đem vào lò đốt (hoả), lên mái nhà có rui, mè (mộc) đỡ, nghĩa là đầy đủ ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.

Hai năm Thân Dậu (1944-1945) ở Việt Nam được coi như hai năm đói kém, nên ca dao dân gian đã nhắc nhở:

“Được mùa chớ phụ môn khoai,
Đến năm Thân, Dậu lấy ai bạn cùng.”

Có những năm, người ta không còn nhớ đến những con số mà chỉ gọi đến tên của con giáp, như cơn bão năm Thìn ở Huế, trận đói năm Thân, Dậu. Cũng như dân Huế, mỗi khi nói đến Mậu Thân (1968), người ta không nghĩ đến thứ tự của một con giáp mà người ta nghĩ đến một vụ thảm sát man rợ nhất của Việt Cộng trong lịch sử của cuộc chiến Việt Nam.

Sấm Trạng Trình có một bài thơ thất ngôn, nói đến các biến chuyển của những niên biểu mà cho mãi đến bây giờ, người ta vẫn chưa đoán ra được là đích xác năm nào:

“Long vĩ (cuối năm Thìn), xà đầu (đầu năm Tỵ), khởi chiến tranh

Can can xứ xứ khởi đao binh

Mã đề (trán ngựa- đầu năm Ngọ), dương cước (chân dê- cuối năm dê) anh hùng tận, (1)

Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.”

Về vấn đề xung khắc của các con giáp, ngày xưa, đã biết bao nhiêu đôi trai gái thương yêu nhau nhưng phải chịu cảnh chia lìa vì cha mẹ mê tín đị đoan, không cho lấy nhau vì kỵ tuổi, tuổi xung khắc. Theo sách tử vi, Dần Thân Tỵ Hợi là bốn tuổi xung khắc:

“Dần Thân Tỵ Hợi tứ hành xung
Dặn anh hãy xét lại cho cùng,
Đính hôn mai mối,em sợ trùng không nên.”

hoặc:

“Biết con đặng hữu phước hay phải chịu vô phần
Gặp mặt nhau đây, nguyện ước Châu Trần,
Nhưng mà em e tuổi Hợi, tuổi Dần khắc xung”.

Riêng tuổi Thân không nghe nói kỵ, xung với ai, tuổi Thân cũng không được coi như là một tuổi xấu, nhưng vì chữ “tuổi” đọc âm lên nghe tựa như “tủi”, nói “tuổi thân” nghe như “tủi thân”:

“Người ta tuổi Sửu tuổi Mùi
Tôi nay phải chịu ngậm ngùi tủi... Thân.”

Do vậy ai là tuổi Thân thì cũng cảm thấy chút buồn buồn. Mặc dầu đây là một lối chơi chữ hiếm thấy trong văn chương bình dân.

Là người Việt Nam, ảnh hưởng văn hoá của người Tàu tự nghìn xưa, chúng ta sinh ra dưới tên gọi của một năm với một con vật tượng trưng, thì dù là Tý Sửu hay Dần Mão, dù suy ra nó cũng vô nghĩa nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận nó và mang bên mình, nghĩ cũng vô hại. Nhưng nếu sống không ra con người, để cho bàng dân thiên hạ gọi chúng ta là con người “không giống con giáp nào”, thì đó không phải là con người có cá tính nữa, mà là một khuôn mặt kỳ quái, và chắc chắn đó không thể nào là một con người tử tế được.

(1) Đề còn có nghĩa là móng chân thú. Móng chân thì không thể giải nghĩa là cuối năm được. Chữ đề trong câu này theo nghĩa là cái trán (đầu năm) có lẽ đúng hơn.

Huy Phương
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image


HOA MAI
Trần Tuấn Mẫn

Hoa mai đẹp. Ở miền Nam chỉ thấy có mai vàng, thật hiếm có mai trắng và thật hiếm thấy mai trắng nở hoa. Hoa vàng thì nhiều, rất nhiều, năm cánh, sáu bảy cảnh, hoặc mới đây có hoa mười lăm mười bảy cánh, vàng đậm, vàng tươi, rực rỡ trong ngày Xuân và thiêng liêng như hồn Xuân vậy. Người trồng mai nếu không tính toán kỹ thì có thể mai nở trước Tết hoặc sau Tết. Vậy nếu để tự nhiên, hoa mai sẽ nở vào lúc nào?
Nguyễn Gia Thiều có câu thơ nói về mai:
Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai
Gió đông là gió mùa Đông hay gió Xuân (mùa xuân thuộc phương đông, đông phong là gió xuân)? Vịnh hoa mai, vua Lê Thánh Tông viết:
Đa thiểu Quỳnh lâm Xuân tín tảo
Phong tiền thác lạc ngọc thiên chu.
(Bao mấy rừng Quỳnh tin xuân sớm
Tung bay trước gió ngọc ngàn cây)


Tin Xuân sớm nghĩa là vào lúc đang đông, vậy là hoa mai nở vào cuối đông.
Nhưng hoa mai mà các thi nhân ngày xưa ca tụng là mai trắng hay mai vàng? Tôi nghĩ là miền Bắc không có mai vàng vì đến nay tôi vẫn nghe nhiều người nói như thế. Được biết trước kia ở ngoại ô Hà Nội có xã Hoàng Mai và xã Bạch Mai, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, lại có bệnh viện Bạch Mai. Vậy mai trắng hẳn là có ở đất Bắc nhưng mai vàng liệu có ở Hoàng Mai hay nơi nào khác?
Vua Lê Thánh Tông bảo hoa mai là “thanh hương diễm sắc” (hương nhẹ nhàng, sắc mỹ lệ) và có câu “nguyệt hạ phù hương nhập mộng vô” (Dưới nguyệt, hương vào cõi mộng không – bài Mai hoa thi, Quỳnh Uyển Cửu Ca). Mai ở đây là mai trắng, vì bài họa của Thân Nhân Trung có hai câu:
Cô xạ thiên tiên tiết tháo cô
Phục phi tố luyện, bội minh châu
(Tiết tháo tột cùng, tiên núi Cô
Khoác y lụa trắng, ngọc ngời phô)
Lụa trắng (tố luyện) nhằm trỏ sắc hoa, còn hương thì nhẹ nhàng thanh thoát, cho nên sách Tỳ Nhã bảo: “Mai ưu ư hương, đào ưu ư sắc” (Mai ưu thắng do mùi hương, đào ưu thắng do màu sắc). Mùi hương tinh khiết này được Thôi Nhật Dụng nhắc đến:
Khúc trì đài sắc băng tiền dịch
Thượng uyển mai hương tuyết lý phiêu
(Rêu nơi ao Khúc in băng lạnh
Mai chốn vườn Vua ngát tuyết trong)
Nguyễn Trãi cũng ca tụng sự thanh khiết của hoa mai kèm với hình ảnh tuyết trắng:
Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà
Ái duyên tuyết bạch, mai thanh khiết.
(Yêu mai, yêu tuyết bởi vì sao
Bởi vì tuyết trắng, mai thanh khiết.)
(Ức Trai thi tập, Đề Hoàng Ngự sử Mai Tuyết hiên)


Bà Huyện Thanh Quan nêu lên hình ảnh đẹp của rừng mai bát ngát:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có khoảng 20 câu thơ nhắc đến mai. Trong bộ tam tùng, trúc,mai, mai được xem là của mùa đông cùng với tùng, trúc. Trong bộ tứ mai, lan, cúc, trúc, mai lại đại diện cho mùa xuân. Mai được rất nhiều nhà thơ nói đến theo tính ước lệ, nhằm trỏ sự mảnh mai, tinh khiết, thanh cao hoặc nhằm trỏ người phụ nữ đẹp. Các thi sĩ nước ta ngày xưa vẫn thường tả mai theo ước lệ, lấy ý tưởng và hình ảnh mai của Trung Hoa để đưa vào thơ mình. Thế nhưng lắm khi cùng một tên hoa mà hoa ở Trung Quốc lại khác hoa ở Việt Nam, như trường hợp hoa mẫu đơn, hải đường, đỗ quyên, dương liễu… Hoa mai thì sao? Cứ xem tranh Tàu vẽ hoa mai ta thấy toàn là hoa trắng, giống với hoa mai trắng ở nước ta, dù cánh hoa có vẻ lớn hơn.

Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị nói về mai như sau: 1) Cây hoa có màu trắng hay vàng, cuối Đông nở hoa, lại chua thêm tiếng Pháp: Variéte de rosacées aux fleurs odorantes (thuộc loại hoa hồng, hoa có mùi thơm), và 2)Cây mơ,chua thêm tiếng Pháp: Prunier. Tra thêm chữ Mơ, ta thấy: cây thuộc loại mận, quả có vị chua (Abricotier). Tra đến chữ Mận: cây thuộc loại mơ, quả ăn được (Prunier). Thế là lại trở về mơ và có thêm mận và các từ abricoter, prunier. Abricotier và prunier của tiếng Pháp đồng nghĩa với apricot và prune của tiếng Anh. Tân tiêu chuẩn Anh Hán từ điển giải thích: cây apricot có trái màu vàng, có hột, có bà con với cây hạnh (chữ hạnh là chữ Hán chua thêm để giải thích từ plum). Tra chữ Plum: chỉ cho những loại quả có hạt và cây có quả ấy (lại có chua thêm các từ chữ Hán: mai, lý). Bây giờ ta lại trở về từ mai, lại có thêm từ lý! Hẳn ai cũng có lần gặp phải sự lẩn quẩn như thế này khi dò lần theo từ điển! Đang đi tìm mai lại gặp mận, mơ, lý, hạnh! Từ điển Webster giải thích: plum là một loại cây cao hoặc cây bụi, trái da mịn, có hình cầu hay hình trứng, mọng nước và có hạt hình chữ nhật; apricot là loại trái có hình trứng, màu cam, cây thuộc vùng ôn đới, trái có vị giống như đào (peach), mận (prune).

Các từ điển trên đều giải thích mai là loại cây có quả. Từ điển Từ Hải ghi: Mai là loại cây lớn; lại bảo: Mai là loại cây rụng lá, nở hoa vào đầu xuân, có hai loại đỏ và trắng. Loại trắng thì khi mới nở hoa có màu lục, cũng là loại lục ngạc mai (hoa mai có đài màu lục). Sau khi rụng lá, cây sinh hoa, (cánh) hoa hình trứng mà nhọn, viền răng cưa. Quả có vị chua, sau tiết lập hạ thì chín. Trái mới sinh có màu xanh, khi chín thì vàng.

Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì ghi: “Mai: cây mơ, đầu mùa xuân thì nở hoa, có hai loại trắng và đỏ”. Cây mơ cũng có hoa trắng như hoa mai nở vào đầu xuân; vậy có phải mai là mơ? Có lẽ thế nên ở Hà Nội, gần Bạch Mai có chợ Mơ. Trái mơ rất quen thuộc với người miền Bắc, trái mơ ngâm đường làm thức uống rất tốt. Kinh Thi lại có câu: “Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm mai” (nếu cần hòa và canh, chỉ có mai ngâm muối (là ngon nhất).

Thiền sư Pháp Thường đắc pháp với ngài Mã Tổ qua câu “Tức tâm là Phật”, về tu ở núi Đại Mai, nơi có nhiều mai, nhân đó mới có hiệu là Đại Mai. Về sau Mã Tổ sai một vị Tăng đến dò hỏi Sư. Vị Tăng bảo rằng Mã Tổ không còn dạy rằng “Tức tâm là Phật” nữa, mà lại dạy “Chẳng phải tâm chẳng phải Phật”. Sư nói: “Lão già này cứ làm người ta mê loạn, không biết đến bao giờ mới thôi. Mặc cho các người “Chẳng phải tâm chẳng phải Phật”, ta đây cứ “Tức tâm tức Phật”. Nghe vị Tăng trở về thuật lại, Mã Tổ khen: “Quả mai đã chín” (Mai tử thục dã) – Xem Mã Tổ ngữ lục. Quả mai ở đây hẳn là quả mơ!
Hãy trở lại với hoa mai. Bài kệ của Đại sư Mãn Giác (1052-1069) đời Lý có hai câu kết rất nổi tiếng:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Trước sân, đêm trước một cành mai).
Lắm người nghĩ rằng bài kệ trên là một bài thơ xuân, thậm chí là bài thơ vịnh hoa mai. Hai câu trên thường được in trên thiệp chúc Tết, bằng chữ Hán, thảo tự hoặc bằng “thư pháp” chữ Việt, có kèm tranh vẽ hình chụp một cành hoa mai vàng rực rỡ.
Theo Thiền uyển tập anh, Đại sư Mãn Giác tịch vào tháng 11 (năm 1096). Trước lúc Sư tịch, đồ chúng tụ tập quanh Sư, hẳn là ai cũng sầu thương. Sư đọc bài kệ thị tịch:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Xuân đi, trăm hoa rụng; Xuân đến, trăm hoa nở; Sự việc cứ qua trước mắt; Tuổi già đến trên đầu;…). Rõ ràng là nhân đồ chúng buồn thương vì Sư sắp tịch, Sư khuyên họ chớ buồn vì đời là vô thường, đó là lý tự nhiên. Xuân đi, xuân đến, hoa nở, hoa rụng ở đây không nhằm trỏ riêng mùa xuân mà chỉ giống như trăng tròn, trăng khuyết, mây tụ, mây tán, hết nắng lại mưa… đều là những biểu hiện tính vô thường, tự nhiên. Điều cần thiết là mọi người hãy cố gắng tu tập để nhận rõ cái chân tâm thường trụ của mình, đó là bản lai diện mục, pháp tính, Phật tính,… không hề tăng giảm, không hề tiêu mất.

Đêm trước một cành mai là sao? Đã bảo là xuân tàn hoa rụng hết, sao lại còn một cành mai? Sư tịch vào tháng 11, khi hoa mai chưa nở; khi xuân đến mai nở chỉ trong vài ngày, không lẽ xuân tàn vẫn còn hoa mai? Và nếu còn thì có ý nghĩa gì đâu? Không lẽ Sư khuyên mọi người hãy vui vì còn mấy bông hoa trên cành? Thế thôi sao? Cành mai ở đây là một cành của cây mai, không có hoa vì hoa đã rụng rồi; nhưng khả năng nở hoa, cái tính nở hoa của cành vẫn còn đó, không mất đi đâu cả, nó sẽ đơm hoa khi thời tiết nhân duyên đến, cũng như Phật tính vẫn có sẵn ở mỗi người, sẽ thể hiện vào một lúc nào đó thuận hợp. Có lẽ đây mới là cốt lõi của bài kệ.
Vì là bài kệ ứng khẩu, cũng như nhiều thiền sư khác, ngài Mãn Giác không cố ý làm thơ cho hay, ngài chỉ chợt nhớ, chợt nghĩ đến một ý tưởng, một hình ảnh cũ nào đó và ngài đưa vào bài kệ. Có lẽ ngài nhớ đến hai câu thơ trong bài ngũ ngôn tứ tuyệt Tảo mai của Hòa thượng Tề Kỷ đời Đường:
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai
(Thôn trên dày tuyết phủ
Đêm trước nở cành mai)
Cành mai của Tề Kỷ là cành mai nở sớm (tảo mai) trong đám tuyết dày cuối đông; cành mai của Mãn Giác là cành mai chỉ có lá, hoa đã rụng từ lâu vì bấy giờ xuân đã tàn. Cành mai của ngài Tề Kỷ thật đẹp đẽ, thanh khiết; cành mai của ngài Mãn Giác thật đầm ấm, vỗ về, lạc quan, tràn đầy hy vọng.

Những ngày cuối năm… Tôi vẫn thường quây quần với vài ba người bạn bên bàn với những tách cà phê đen đậm. Đám bạn bè cũ năm nọ với câu chuyện hoa mai đã tứ tán, nói theo kinh Bổn sinh, họ đã đi theo nghiệp của họ: đi làm ăn xa, bận bịu với công việc, nằm bệnh với tuổi già, không còn trên đời nữa hay đang hóa thân trong một kiếp sống mới…
Ly cà phê cạn, buồn tênh. Tuổi đời vẫn thêm, lắm khi không uống cạn hết ly đen, tôi vẫn mong mời rủ hay được mời rủ, cùng bằng hữu uống cà phê. Thì ra cái “sự cà phê” trong tôi vẫn còn đó. Xuân sắp đến, sẽ rực rỡ mai vàng, ai sẽ cùng tôi bên ly đắng?
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Những cuốn sách cũ


Huy Phương
Nếu có một cuốn sách dạy làm người, làm người lương thiện và tử tế thì tôi không ngần ngại nói đó là tập sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Xin lỗi các bạn trẻ, chúng tôi, những người bây giờ đã quá tuổi 60, tâm hồn ai lại không đẫm chất “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” của một thời thơ ấu. Quen quá với “Xuân đi học coi người hớn hở”, hay “cậu Thu đi ở giữa đường”. Làm sao chúng ta không nhớ đến cậu bé “ngất nghểu trên mình trâu”, hình ảnh cụ già hì hục khuân tảng đá, như nghe được tiếng ru của bà trong một buổi trưa “trời nắng chang chang, gió im phăng phắc”. Không có Quốc Văn Giáo Khoa Thư, những ngày còn thơ ấu, làm sao chúng ta biết những chuyện bên Tàu như thầy Tử Lộ đội gạo nuôi song thân, ông Lý Tích nấu cháo cho chị mà bị cháy râu, ông Lưu Khoan tha thứ cho người nữ tỳ đổ cháo lên áo ông, rồi cả chuyện bên trời Tây như ông Carnot trở lại trường xưa thăm thầy cũ. Chúng ta cũng được biết những hiếu học như chàng Thừa Cung chăn lợn qua trường học, ông Châu Trí ở tại chùa Long Tuyền đốt lá đa làm đèn. Tất cả những nhân vật quen thuộc của “một thời giáo khoa thư” đều là những gương tốt, đôn hậu, thật thà, thương yêu, nhân ái và một ý tưởng luôn luôn nghĩ đến người khác.

Thương biết mấy “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” với những vần thơ lục bát, mỗi bài chỉ có từ sáu đến mười câu nhưng chan chứa ý nghĩa thâm sâu, vần điệu ngọt ngào như ru. Chúng ta đã thuộc nằm lòng những mẩu chuyện trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nhiều câu văn đã trở thành những “thành ngữ” phù hợp với những chuyện thường xẩy ra trong đời thường. Chúng ta ai cũng đã nghe và thuộc những câu “chốn quê hương đẹp hơn cả”, “ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”. Cuốn sách do các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận biên soạn thuộc “Nha Học Chính Ðông Pháp” dưới thời kỳ Pháp thuộc (khoảng năm 1940) nhưng không có lấy một dòng ca tụng “mẫu quốc”, những “Liên Xô, Trung Quốc vĩ đại” như cái thời “độc lập, tự do, hạnh phúc” thời nay.

Một cuốn sách khác, tuy là phát xuất từ phương trời Âu, một cuốn sách dịch, nhưng đã gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn thơ dại của chúng tôi trong những ngày tháng cũ. Làm sao tôi quên được cái câu “Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng Hè trôi qua như một giấc mộng. Sáng nay mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba Lệ Tư để ghi tên lên lớp ba...” trên bài thứ nhất viết về Tháng Mười của cuốn Tâm Hồn Cao Thượng do ông Hà Mai Anh dịch từ cuốn Grand Coeur của Edmond De Amicis (1846-1908). Chúng tôi biết đến cái tên Hà Mai Anh rất sớm. Mặc dầu với những cái tên phiên âm rất trúc trắc, xa lạ, tôi như đã có nhiều bạn bè quen biết với những cái tên như An Di, Phan Tín, Hạ Long như những thằng bạn cùng lớp cũng như hình ảnh của thầy Bích Niên với mái tóc bạc hay cô Ðan Cát Tiên hiền lành.

Cuốn sách có 10 chương, mỗi chương là một tháng học trong niên khóa, mỗi tháng có sáu câu chuyện thể ký sự của một cậu bé 11 tuổi tên An Di và một câu chuyện kể trong tháng. Những câu chuyện của An Di trong “Tâm Hồn Cao Thượng” chỉ là những câu chuyện chung quanh rất “đời thường” xẩy ra trong lớp học, ở một thành phố nhỏ tên Turin ở phía Bắc nước Ý. “Tâm Hồn Cao Thượng” là những chuyện về lòng thương yêu của cha mẹ, sự tận tụy của thầy cô giáo, lòng nhân ái của con người, làm cho chúng ta xúc động có khi rơi nước mắt về những câu chuyện kể. Chúng ta đã nghe câu chuyện về những trẻ em mù, khi một em bé đã thốt lên câu nói xót xa: “Lạy trời cho tôi được mở mắt một phút thôi, để tôi nhận lại mặt mẹ tôi mà tôi đã quên mất rồi!” Cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” nói cho chúng ta biết hạnh phúc là gì, nói về những điều chúng ta hiện có mà chúng ta không hay. Ðây chỉ là những câu chuyện kể rất bình thường, tỉ tê, dịu dàng của một người thầy nói với học trò, một người mẹ nói với con, không chỉ làm rung động những tâm hồn ấu thơ và ngay đối với những cụ già, lần giở những trang sách cũ mà không khỏi bồi hồi xúc động về những câu chuyện bình thường mà chan chứa những điều nhân nghĩa. Dù cuốn sách lấy bối cảnh của một thành phố xa xôi tận bên nước Ý, nhất là vào một thời điểm mà thế giới chưa thu hẹp như ngày nay, nhưng chúng ta vẫn thấy gần gũi với những câu chuyện “rất người”. Như nhan đề “Tâm Hồn Cao Thượng”, cuốn sách làm cho tâm hồn người đọc hướng thượng, tốt hơn, hiền hơn, biết yêu thương hơn.

Những danh từ “hy sinh”, “nghĩa hiệp”, “trách nhiệm”, “danh dự” trong “Tâm Hồn Cao Thượng” hình như chúng ta khó tìm thấy trong cái xã hội Cộng Sản đạo lý suy đồi hiện nay.

Một cuốn sách khác là cuốn thơ ngụ ngôn “Les Fables de La Fontaine” do ông Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ Pháp ngữ, với phần minh họa của họa sĩ tài hoa Mạnh Quỳnh. Chắc chắn nếu không có học giả Nguyễn Văn Vĩnh, thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine (1612-1695) không phổ biến đến đại đa số người Việt Nam trong những thập niên 1940, 1950. Ngày nay những lời dịch của ông Nguyễn Văn Vĩnh từ thơ La Fontaine đã thành những thành ngữ rất quen thuộc như “lý kẻ mạnh bao giờ cũng đúng” (la raison du plus fort est toujour la meilleur), “Con Nhái Muốn To Bằng Con Bò” (La Grenouille Qui Se Veut Faire Aussi Grosse Que Le Boeuf), “Con Cáo với Giàn Nho” (Le Renard et Les Raisins), “Hội Ðồng Chuột” (Conseil Tenu Par Les Rats), “Bán Da Gấu”(vendre la peau de l'ours), “Gà Ðẻ Trứng Vàng” (La Poule aux Oeufs d'Or),”Chuyện Cô Bê Rét” (La Laitière et Le Pot Au Lait).

Thơ ngụ ngôn của La Fontaine đã đưa ông lên vị trí của những nhà thơ cổ điển nước Pháp và đối với một đất nước xa xôi như Việt Nam, phải ba thế kỷ sau, đa số quần chúng Tây học mới biết nhiều đến những chuyện ngụ ngôn Tây phương nhờ qua những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine. Có những ví von, những câu nói cửa miệng chúng ta dùng ngày nay mà ít khi nghĩ đến nó phát xuất từ những chữ nghĩa mỉa mai, răn đời của nhà thơ thiên tài La Fontaine.

Ngày nay, trong hàng nghìn cuốn sách không cần đến tác quyền được in lại, những tập sách cũ này được xuất bản tại Việt Nam, nhưng nó không hề được xem như một loại sách giáo khoa hay được phụ huynh học sinh khuyến khích con em tìm đọc. Những danh từ “luân lý”, “đạo đức” nghe như ngô nghê, lỗi thời trong một xã hội vị lợi mà con người chỉ biết chạy theo đồng tiền và vật dục không lý gì đến nhân nghĩa. Ðây chỉ là những cuốn sách cũ không còn được ai lưu tâm, nó nằm trong góc tối của một những nhà sách không ai buồn hỏi mua và trong tâm hồn những người của một thế hệ trước, ngày nay phần lớn không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. Phải chăng đây là những cuốn sách dễ thương của những con người tử tế, giở lại từng trang như thấy những ngày thơ ấu xưa kia hiện về, và mặc dù ngày nay nó được in trên những trang giấy mới, bìa mới, có thể thơm mùi mực mới, nhưng đây chính là... những cuốn sách cũ trong cái “thư viện tâm hồn” cổ kính, già nua của chúng ta...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cái nhà cầu

Huy Phương

Thường thường tôi mang tiếng viết tạp ghi “đứng đắn và hiền lành”. Ðứng đắn và hiền lành có nghĩa là không nói cái gì “tục”, cái gì “bẩn”, và những cái gì “ác”, nhưng hôm nay tôi bắt buộc phải viết về cái nhà cầu, nói theo nhiều cách là cái nhà “xí”, cái “cầu tiêu”, nhà “vệ sinh” hay là cái “lăng Bác” tùy theo ý thích của mỗi người. Chính cô Pamela Badcock, 35 tuổi, ở tiểu bang Kansas, đã cho tôi sự hứng thú để viết về cái nhà cầu. Tính cô nhút nhát và yếu đuối, thuở nhỏ, mỗi khi có cái gì lo lắng, sợ hãi thì cô chui vào ngồi ở trong nhà cầu. Bốn bức vách của cái nhà cầu có thể che chắn cho cô xa sự sợ hãi, có lẽ điều này ám ảnh cô nên từ hai năm nay, cô đã vào “ngồi” luôn trên cái bàn cầu, ăn uống, ngủ và làm việc “tiểu, đại” ngay trên cái bàn cầu đến nỗi da thịt cô muốn dính luôn vào mặt bàn cầu, khiến người ta phải cưa luôn cái chỗ cô ngồi để đem theo cô vào bệnh viện.

Tôi hiểu và thương cô, vì thời thơ ấu tôi cũng đã có những thảm kịch gia đình vì sự bạo hành trong gia đình. Mỗi lần tôi nghe tiếng khóc thét kêu gào của mẹ tôi, chỗ mà tôi có thể ẩn náu duy nhất trong cái nhà này là cái cầu tiêu nằm tuốt sau vườn nhà. Ðêm khuya, tôi có thể sợ ma, sợ bóng tối nhưng tôi còn sợ hơn tiếng la khóc của mẹ tôi và những đứa em đang thức giấc, ôm choàng lấy nhau. Tôi nhỏm dậy, xuống giường và chạy vội, mở cửa ra vườn, chui vào cái cầu tiêu dựng bằng tre tranh đầy bóng tối. Ở đây, tôi chỉ cần bịt tai lại là không còn nghe gì nữa hoặc nghe những tiếng la khóc rất mơ hồ. Cũng có lúc tôi ngồi co rúm, yên lặng rồi ngủ quên, sau đó có lẽ khá lâu, thức giấc giữa tiếng côn trùng trong khu vườn vào ban khuya, cảm thấy run lên vì sợ hãi, tôi lại vùng chạy vào nhà và tiếp tục vùi đầu trong giấc ngủ, không còn nhớ gì những chuyện đã qua. Ở nhà quê, tuy vẫn có một nhà cầu sau vườn, nhưng mỗi khi đi học về buổi chiều, hay những ngày nghỉ học tôi vẫn có cơ hội hưởng được cái sướng sau “nhất Quận Công” (1) của một thời thơ ấu.

Cầu tiêu quả là một cõi riêng biệt, nghỉ ngơi trong tĩnh lặng (rest in peace), vì trong những ngày tù tội, đang lao động nặng nhọc, thỉnh thoảng đưa tay kêu toáng lên với bọn canh tù, xin đi cầu một cái. Ở trong một cái bụi rậm nào đó, khuất xa cái bản mặt mấy đứa AK kè kè trong tay và cả thằng đội trưởng “lấy điểm”, chăm chăm lo cho đủ chỉ tiêu, mình có thể “phè cánh nhạn” ít ra cũng được dăm ba phút nhàn tản trong cái đời tù khốn nạn, “tai nghe chim hót trên cành cây, mắt trông bướm lượn trên bãi cỏ”. Những ngày mới đến Mỹ, đi làm hãng đứng suốt hằng giờ, tứ chi ê ẩm, thì cầu tiêu cũng là cái “cõi riêng” để có thể “thư giãn” đôi chút. Vậy thì cái cầu tiêu đâu có gì là dơ bẩn, thối tha. Tuy vậy, bây giờ nghĩ lại cái lối ngồi phải bẻ gập đầu gối lại, ép cái bụng vào đôi vế thì chắc không có ai làm được. Cứ nhìn cái cầu tiêu nhà bà mẹ trong cuốn phim ngắn “Daughter from Danang” chiếu mấy năm trước đây mà thấy cả một dĩ vãng kinh hoàng.

Vào đến Saigon tôi mới thấy người ta làm nhà cầu ngay trong nhà ở, không riêng biệt như những nhà vườn ở Huế, có dịp sang tới Mỹ lại thấy giá như kẹt có ngủ ở trong cầu tiêu cũng chẳng sao, nếu nhớ lại những tháng ngày cũ đi xe lửa ở Việt Nam, hành khách nằm ngồi chen chúc, phải ngủ trên cả lối đi, sát cánh cửa ra vào cầu tiêu trên toa xe. Tôi lại có dịp nhận xét vì sao ở Pháp và ở Úc, người ta lại phải rắc rối làm cái cầu tiêu riêng biệt với cái phòng tắm vừa choán diện tích, vừa bất tiện cho những người đi cầu muốn tắm hay người tắm muốn đi cầu. Tôi cũng đã trông thấy tại nhà một người bạn ở Paris, một cái bồn tiểu được xây bên cạnh một cái bồn cầu, y như chuyện một nhà thông thái khoét hai cái lỗ, một lớn một nhỏ ở cánh cửa và giải thích với người hàng xóm hỏi chuyện là cái lỗ lớn cho con chó to, và cái lỗ nhỏ cho con mèo cưng của ông. Ở Mỹ, thì phòng tắm được hiểu như là cái cầu tiêu, vì tuy hai mà một.

Ngày xưa ở Việt Nam dù một gia đình có 20 người đi nữa thì cũng chỉ có một cái nhà cầu, cũng như những ngôi nhà xây dựng đã quá lâu ở Mỹ có khi bốn phòng ngủ mà chỉ có một nơi làm vệ sinh. Cứ nghĩ mỗi buổi sáng thức dậy đi làm mà cái nhà cầu đang kẹt người thật là đại nạn, cho nên ngôi nhà lý tưởng ngày nay là một ngôi nhà có ba phòng ngủ nhưng có đến bốn phòng tắm (cầu tiêu) vì một còn dành cho khách, và người mua nhà ai cũng biết đến con số bathroom: 3, 2.25, 2.50 hay 2.75. Thì ra càng văn minh chừng nào thì người ta xem chuyện ấy là quan trọng. Có lẽ ngày xưa ở Việt Nam, việc đi làm quá nhàn hạ, kẻ trước người sau, có nín đi một tí cũng được, mà không nín thì có bụi chuối hay gốc cây nào đó sau vườn cũng xong.

Bây giờ người Việt cũng có cái lối đọc sách trong nhà cầu như Âu Mỹ mới ác. Vào nhà những người quen, không thấy tác phẩm của mình nằm trong kệ sách mà nằm trong nhà cầu, nếu là tác giả của những cuốn sách ấy, bạn nghĩ sao? Bạn có than phiền với gia chủ là đã coi thường văn chương của mình, xếp vào loại chỉ đáng đọc trong nhà cầu không, hay là lặng lẽ thu vào tay áo đi thủ tiêu mà không cho chủ nhà hay. Trước đây cũng đã có ông nhạc sĩ nói là mình chỉ sáng tác nhạc trong cầu xí, vẫn có người ầm ầm khen hay, thì văn chương của ta được đọc trong nhà cầu cũng là vạn hạnh lắm rồi, còn hơn là bị mang đi gói xôi hay mắm ruốc.

Ký giả Bùi Bảo Trúc có kể chuyện một nhà xuất bản rất thành công với những cuốn sách “Bathroom Reader”, những cuốn sách với bài viết ngắn vừa đủ làm xong chuyện ở dưới (?)thì ở trên cũng đọc xong. Không biết “bạn tôi” có ám chỉ ai không, nhưng chuyện ấy cũng làm cho tác giả bài tạp ghi này cũng giật mình, vì mình cũng có thói quen viết ngắn, vừa đủ thời gian, không lỏng mà cũng không đặc.

(1) “...nhì ỉa đồng”.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chuyện trò cùng đồng đội: Người lính vô danh

Huy Phương
Tôi nhớ lúc đó vào khoảng năm 1972, lúc đó là vào Mùa Hè 1972, các mặt trận Quảng Trị, Bình Long, An Lộc, KonTum dậy lửa, chiến thắng cũng có nhưng chết chóc cũng nhiều. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị lúc đó có yêu cầu Cục Tâm Lý Chiến tung ra một loạt hình ảnh các vị sĩ quan cao cấp, vẽ trên những tấm biển lớn dựng trên đường phố Saigon như cố Chuẩn Tướng Thiết Giáp Trương Hữu Ðức (rớt trực thăng), cố Ðại Tá Nhảy Dù Nguyễn Ðình Bảo (căn cứ Charlie) và một vài vị cấp tá khác mà qua thời gian, tôi không nhớ hết tên, để ca ngợi sự hy sinh anh hùng của các vị này.

Lúc bấy giờ đang làm việc tại Cục Tâm Lý Chiến, trước sự việc này, tôi đã viết một bài ngắn trên tuần báo Diều Hâu do ông Nguyễn Ðạt Thịnh làm chủ nhiệm, nêu ra vấn đề là vì sao, trong cuộc chiến, chúng ta có bao nhiêu anh hùng cấp nhỏ, binh sĩ hay hạ sĩ quan mà không thấy nêu tên mà chỉ thấy toàn ca tụng những sĩ quan cao cấp như trên. Kết quả bài báo là ông Nguyễn Ðạt Thịnh cấp chỉ huy trực tiếp của tôi được ông Tổng Cục Trưởng CTCT lúc bây giờ gọi lên than phiền là một sĩ quan thuộc ngành lại phê bình công việc của Tổng Cục và có lẽ ông cũng không đồng ý cho lắm với quan điểm của một sĩ quan cấp nhỏ như tôi. Tôi không bị phạt hay bị đổi đi đơn vị khác là nhờ ông Nguyễn Ðạt Thịnh đã bênh vực ý kiến của tôi một cách thẳng thắn và công bằng.

Cái “tôi” quả là trơ trẽn, nhưng tôi muốn đưa câu chuyện này trở lại là để thấy chúng ta thường có thói quen ca tụng những “anh hùng cấp lớn” mà không để ý đến những gương hy sinh anh dũng của những cấp nhỏ, thậm chí là những anh hùng vô danh không hề có tên tuổi. Những tướng lãnh “công thành” trên “vạn cốt khô” của những người lính thật thà, chết đi vì tổ quốc, tên tuổi và thân xác tan biến vào sự quên lãng vô tình của con người và thời gian. Chúng ta không hề thiếu những người binh sĩ sống trong lô cốt ở tuyến đầu giáp với đất giặc cùng với vợ con của họ, bắn đến băng đạn cuối cùng, sử dụng đến quả lựu đạn cuối cùng và cùng chết với cả gia đình trong cái “chốt” nhỏ bé này. Nhiều khi chúng ta có cái cảm tưởng rằng cuộc chiến này chúng ta chỉ có Tướng Lãnh mà không có hàng binh sĩ hay sĩ quan cấp nhỏ.

Trong cuộc “lui binh” trên tỉnh lộ 7B từ Phú Bổn về duyên hải, hàng nghìn quân nhân và gia đình phải chạy bộ hoặc chất chồng trên những chuyến xe hàng, xe vận tải hay xe gắn máy, họ không có trực thăng như những chỉ huy cao cấp nhưng cũng nơi này, trong suốt cuộc hành trình đẫm máu, như lời cựu Ðại Tá Phạm Văn Ðồng, Tư lệnh Lữ đoàn II Kỵ Binh, không hề nghe một tiếng gọi nào trong máy truyền tin để hướng dẫn, yểm trợ cho đoàn quân “tái bố trí” này. Cấp chỉ huy cao cấp đã tắt máy truyền tin và đang ở một nơi nào đó an toàn ở vùng duyên hải.

Hình ảnh người lính địa phương quân vẫn đứng lặng lẽ gác cầu Bạch Hổ Huế trong những giờ phút hấp hối của Quân Khu I, khi tất cả các lực lượng khác đang rời bỏ phòng tuyến để rút về phía Nam là hình ảnh của một người lính chỉ biết tuân phục, không bao giờ bỏ trách nhiệm. Họ tuân thủ luật lệ của đất nước họ để được động viên vào quân ngũ hay tình nguyện theo sở nguyện của mình, tất cả đều nhắm mục đích phục vụ quốc gia và dân tộc. Phần lớn họ chết trên chiến trường giữa tuổi thanh xuân, có người chưa hề biết qua lạc thú của cuộc đời. Có người trấn đóng ở nơi rừng núi xa xôi, ở các tiền đồn heo hút, cắt bỏ mọi luyến ái gia đình, có khi dở dang cả một cuộc tình thời niên thiếu.

Chúng ta hãy nhìn lại đời sống của một người lính địa phương quân, nghĩa quân trong những xóm làng xa xôi, vợ con cùng ở chung trong cái lô cốt hay dưới nhưng mái tôn nóng bức, chật hẹp, thiếu thốn mọi bề. Ðồng lương lính không qua nỗi mười ngày đầu tháng, chắc chắn là cơm bữa đói bữa no, nhưng các người lính này không bao giờ than vãn hay xót xa đến số phận của mình. Những người lính chiến đấu dưới lá cờ quốc gia, mong sẽ được phục vụ tổ quốc, sẵn sàng lao về phía trước, mặc dầu họ biết trong vài mươi giây trước mặt, họ có thể bị kết liễu cuộc sống bằng một viên đạn hay một mảnh trái phá.

Ðất nước trông cậy vào đám đông, đa số là những người lính vô danh, thầm lặng, thường rơi vào sự quên lãng. Tên tuổi họ không bao giờ được nêu cao và thậm chí thân xác bị vùi dập dưới những tấm bia mộ ghi là “vô danh”. Ðó là những người cần phải được chúng ta ghi nhớ và đề cao.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest