Nghe Nhạc

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Chiều Trong Rừng Thẳm
Sáng tác : Anh Việt

Nhạc phẩm này đã bị đài Phát Thanh Pháp Á đổi tên thành bản " Nhạc Thanh Bình" ,với những lời ca mới như :

Đây ngày tươi sáng muôn chim ca hót tưng bừng.
Tắm ánh nắng mai ngàn hoa thắm tươi...

và được đổi thêm là : Cô Mười cô Tám, 2 cô anh muốn cô nào....


---------------------------------



Image

Chiều Trong Rừng Thẳm

Anh Việt (1947)


Trong rừng xa vắng âm u nhuộm ánh dương mờ
Tiếng gió rít lên ngàn cây xác xơ
Chuông chùa vang nhắc ngân lên như những oan hồn
Rừng con mang hận mãi trong hoàng hôn

Mây nặng u hoài
Thây ngập bên rừng tiếng dế hòa bi ai
Đây là nấm mồ
Bao nhiêu quân Nam hy sinh vì quốc dân

Bao ngày chinh chiến nơi đây nhuộm máu anh tài
Dấu vết vẫn ghi nghìn năm chẳng phai
Muôn cờ tươi thắm trong sương gợi chí tang bồng
Rừng chiều như vọng tiếng gọi thù xưa

Mau cùng nhau tiến
Không sờn nguy biến
Quyết cố đấu tranh
Dưới ngàn núi rừng
Trong nắng tưng bừng
Quốc dân mong chờ






Chiều Trong Rừng Thẳm
Trình bày: Khánh Ly (trích từ băng cassette Nhã Ca 2 )


Chiều Trong Rừng Thẳm
Trình bày: Nguyễn thanh Vân
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Mời các bạn nghe một bài hay của Jean-Jacques-Lafon

Le Géant de papier

[flash width=425 height=354][/flash]

Demandez-moi de combattre le diable
D'aller défier les dragons du néant
De vous construire des tours, des cathédrales
Sur des sables mouvants

Demandez-moi de briser les montagnes
D'aller plonger dans la gueule des volcans
Tout me paraît réalisable
Et pourtant...

REFRAIN :
Quand je la regarde
Moi l'homme loup au coeur d'acier
Devant son corps de femme
Je suis un géant de papier
Quand je la caresse
Et que j'ai peur de l'éveiller
De toute ma tendresse
Je suis un géant de papier

Demandez-moi de réduire en poussière
Cette planète où un dieu se perdrait
Elle est pour moi comme une fourmilière
Qu'on écrase du pied

Demandez-moi de tuer la lumière
Et d'arrêter ce soir le cours du temps
Tout me paraît réalisable
Et pourtant...

REFRAIN :
Quand je la regarde
Moi l'homme loup au coeur d'acier
Devant son corps de femme
Je suis un géant de papier
Quand je la caresse
Et que j'ai peur de l'éveiller
De toute ma tendresse
Je suis un géant de papier

REFRAIN :
Quand je la regarde
Moi l'homme loup au coeur d'acier
Devant son corps de femme
Je suis un géant de papier
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Nắng Quê Hương
Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em?
Nguyệt Ánh

[flash width=425 height=344][/flash]


Mưa Sài Gòn còn buồn không em?
Ta tìm đâu ngày cũ êm đềm
Những con đường ngập nước mưa đêm
Từng quầy hoa, ghế đá công viên

Nắng Sài Gòn còn ấm không em?
Hai hàng cây bóng ngã bên thềm
Nắng ban mai xanh màu mắt biếc
Gió ban chiều làm tóc em bay...

Mưa Sài Gòn ôi mưa Sài Gòn
Bờ đại dương em còn chờ ngóng
Ta ra đi mất lối quay về
Rồi chiều mưa ai đón đưa em

Mưa bên này buồn lắm em ơi!
Riêng mình anh lê bước trên đời
Dãi ngân hà ngăn cách đôi nơi
Từng giọt mưa như nước mắt rơi

Nắng bên này buồn lắm em ơi!
Một mình anh lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm QUÊ HƯƠNG...



Ngọc Lan trình bày
Asia 20th Anniversary Celebration
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Áng Mây Chiều
Dương Thiệu Tước
Quỳnh Giao trình bày




Trời hoàng hôn nắng vàng xao xuyến
Kìa làn mây gió quyến xa đưa
Mây trôi lững lờ, hồn ai luống ngẩn ngơ
Chiều lắng lắng xuống dần, lắng lắng gieo buồn, chiều mơ

Nhìn áng mây chiều
Thuyền mây lướt tha thướt về bến nao
Chìm trong bóng tà dưới trời u sầu
Làn mây kia gió đưa về đâu




Nhìn áng mây chiều
Lòng thao thức tưởng nhớ hình cố nhân
Ngày chia tay thiết tha bao tơ lòng
Mà giờ đây cách xa muôn trùng

Gió cuốn cuốn bóng ai mờ
Sương rơi rơi mắt lệ nhòa
Ai ra đi khắp bốn phương
Nơi biên cương chốn sa trường

Gió cuốn cuốn lớp mây bay
Sương rơi rơi khắp đó đây
Trong sương mù bóng ai ngồi
Nhớ nhung hoài tình xưa

Kìa áng mây chiều
Thuyền mây lướt tha thướt về bến nao ?
Chìm trong bóng tà dưới trời u sầu
Làn mây kia gió đưa về đâu ?

Này áng mây chiều
Thuyền mây ơi, trôi đi đừng vấn vương
Về phương xa nhắn ai khuây tơ lòng
Là nam nhi chí trai tang bồng

Bóng tối lan ...
Mây khuất ngàn xa ...
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Nhạc Sĩ Nguyễn Thiện Tơ

Post by nuoclanh »

Nhạc sĩ NGUYỄN THIỆN TƠ

Image


Nguyễn Thiện Tơ là nhạc sĩ còn lại của nhóm Myosotis (thành lập năm 1938 gồm những nhạc sĩ nổi tiếng như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh....), một trong ba nhóm lớn thời tân nhạc trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là một nghệ sĩ guitare Hawaine nổi tiếng thời ấy song song với sáng tác nhạc. Ca khúc "Giáo đường im bóng" là ca khúc đầu tay của ông, xuất phát từ nỗi nhớ cô gái xứ đạo - mối tình đầu của ông.


Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare hawaïenne, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ - tên cậu bé - màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.



Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.


Image


Hôm ấy, nàng yêu cầu chàng đàn một bài nàng thích là bài "forget me not"... Họ đã say nhau từ lúc đó. Cũng từ đấy, họ thỉnh thoảng thư từ cho nhau rồi hẹn gặp nhau. Có lần, họ củng nhau đi chơi bằng tàu điện khắp Hà Nội, những khoảnh khắc ấy kéo dài 6 năm. 6 năm "tình trong như đã..." nhưng tình yêu vẫn chữa vượt cái nắm tay.


Chàng bên lương nàng bên giáo. Để yêu nhau, họ không thể vượt qua rào cản của tôn giáo (mà thời ấy rào cản này rất dữ). Có những lần, chàng gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng tình yêu sẽ không đi đến đâu nên viết ca khúc "Giáo đường im bóng", ấy là năm 1938, lúc chàng 17 tuổi và nàng 16 tuổi. Sau khi đọc lời ca, thi sĩ Phi Yến đã sửa lời để tác phẩm hoàn thiện với những câu như " lá êm êm rơi trên gương hồ, hình như mối tơ duyên xa mờ...Sóng rung rinh hồ xưa đây, hồn tôi nhớ nàng mê say, ngày xa ấy u trầm quá.... Và sóng mắt huyên còn biết đâu tìm". Viết xong, chàng cũng không gửi cho nàng và nàng cũng chưa biết ý đồ cũa chàng trong bài hát đó.

Họ tiếp tục yêu trong lặng thầm, bởi ngăn cách tôn giáo. Hơn nữa gia đình nàng không đồng ý cho nàng lấy anh nhạc sĩ "lênh đênh". Có nhiều lúc chàng không làm chủ được nỗi nhớ, nỗi thất vọng mơ hồ, cầm bút viết nhạc để bày tỏ nỗi lòng. Do đó mới có những "Nhắn gió chiều", "Trên đường về", "Đêm trăng xưa", "Ngày vui đã qua", "Cung đàn xuân xưa" trong làng nhạc tiền chiến.

Nhưng rồi nàng cũng thuyết phục được gia đình, chấp nhận không có kim cương và nhẫn quý trong ngày cưới để làm vợ anh nhạc sĩ ấy. Lấy nhau rồi, người đẹp thành Nam yên vị với công việc của người vợ, còn chàng nghệ sĩ Hà Thành tiếp tục dạy guitare hawaiienne và Tây ban cầm (dạy từ năm 1940). Trong những học trò của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ngày ấy có những người đã đi vào lịch sử tân nhạc như Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn.... Sau khi tiếp quản thủ đô, ông về Đài Tiếng nói Việt Nam làm ở dàn nhạc giao hưởng, năm 1965 thì chuyển về Hãng Phim truyện Việt Nam.

Cô gái xứ đạo ngày xưa, người mà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gửi tiếng thương qua gió chiều thuở nào, giờ đây đã 83 tuổi. Ông bà vẫn sống ở giữa ngôi nhà 22 Mai Hắc Đế. Bà Vũ Hà Tiên vẫn còn giữ bài thơ ông gửi cho bà và những tấm hình thuở thiếu thời. Cây đàn guitare hawaiienne không còn nữa nhưng vẫn còn cây đàn Tây ban cầm, thỉnh thoảng ông lại đưa ra gảy....


tổng hợp từ nhiều nguồn trên net



Image

Nhắn Gió Chiều
Nguyễn Thiện Tơ
Lệ Thu trình bày


Chiều nay sớm về.. với sắc thu đắm u buồn
Cùng.. gió ngàn.. với sương thu mờ buông...
Ai.. có về.. nẻo xa.....
Cho.. nhắn cùng.. người xưa.....

Nhớ khi hoàng hôn.. cùng ai dưới.. màn sương
Bước dần trên đường.. lòng réo rắt.. yêu đương
Mây.. cùng với gió, lòng ta nhắn với.. đôi câu
Tới phương trời cũ cho người nhớ nhau.....

Lòng.. sao vẫn còn.. mang nỗi sầu.. mỗi thu về
Khi.. bóng ác tà.. khuất dưới làn sương chiều buông
Còn.. đây núi kia.. đây giòng sông nầy

Nào.. ai biết chăng.. tấm lòng nát tan
Còn đâu.. những phút tơ lòng hòa chung
Còn đâu.. những phút êm đềm nhớ nhau
Mà nay đến đây.. tơ đồng phím trùng
Nào ai biết cùng.. cõi lòng sầu thương...!

-------------------------------------

Trên Đường Về
Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ
Lời: Hoàng Giác
Trình bày: Thanh Lan


1941

Trầm vương trong khói lam chiều xuống
một bóng chìm sâu trong màn sương
Chập chờn lang thang trong u tối
mờ khuất sau ngàn dâu, lặng ngẩn ngơ vì đâu
Người ơi lòng vương chi u sầu
Lạnh lùng theo chim âu gào sóng
đừng oán có ngày xa cách nhau
Tình thế nhân đâu c̣òn hiểu ḷòng ta
Trên đường xa bóng ai dần khuất
Tim sắt se thẫn thờ dời bước
Bao đắng cay trên đời trong sương chiều xóa mờ
Đàn ̣lòng ngân cung oán hòa theo suối trầm
Ôi kiếp tha hương cố gạt sầu vương tiếc người ngàn phương
Lời xưa thầm vương trong gió còn bay ngàn trùng
Thề xưa còn hay lãng quên để lòng xao xuyến
nhắn uyên đưa lời nhớ thương, nhắn mây đem trao tình mến
ngày về nhớ lời xưa thề bên đồi huyền mơ....

----------------------------------------
Image

Giáo Đường Im Bóng
Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ
Lời: Phi Tâm Yến
Mai Hương trình bày



1953

Lời 1:
Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng kinh muôn lời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
quỳ ngân Thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
ngàn đời tôi mến yêu

Tiếng A men đều âm u
Hòa theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc mơ

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ

Lời 2:
Tới chốn xưa nàng vắng bóng,
Tôi mơ mắt huyền nhung trông.
Bao phút vui thần tiên qua,
Thấy đâu bây giờ.
Lá êm rơi trên gương hồ,
Hình như mối duyên xa mờ.
Nay đến làm tôi xao xuyến,
Hồi đời tươi sáng êm.

Sóng rung rinh hồ xưa đây,
Hồn tôi nhớ nàng mê say.
Ngày xa ấy u trầm quá,
Và chóng qua.

Biết đến đâu tìm kiếm,
Nối dây tình duyên,
Và sóng mắt mơ huyền còn biết đâu tìm.
Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng.
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ.


Ấn-bản 1951 - Tinh Hoa 150

--------------------------------------------------------
Qua Bến Năm Xưa
Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ
Lời: Hoàng Giác
Khánh Ly trình bày



1949



Kiếp giang hồ đây đó biết đâu là bến bờ
Bến xưa còn hay lời ước phai mờ .

Mấy thu thuyền xa bến, nước trôi lời ước nguyện
Cố nhân ngơ ngác chờ hình bóng thuyền mơ .

Giòng sông vẫn êm đềm còn in bóng thuyền xưa
Bóng thuyền vô tình lờ lững xuôi dòng .

Đò đi khách se lòng, càng xa vắng càng mong
khách còn qua đò còn nhớ bóng mơ .

Ai nào biết đâu
Muôn trùng nhưng lòng nhớ nhau.
Dòng nước êm gợn bao sóng buồn .
Đời éo le gieo sầu lệ tuôn.

Xa xa tìm đâu thuyền ai, con thuyền mơ hồ .
Bao ngày bên bờ sông hoa úa
theo giòng xuôi đi tìm bóng xưa.

Đâu người mến thương, bên giòng sông lòng thầm vương.
Nhắn người nay xa vắng với heo may ta về bến xưa.

Image
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Farewell to homeland


Bản Polonaise cung La thứ của nhạc sĩ người Ba Lan Michał Kleofas Ogiński (1765-1833 ). Bản này còn có tên là Tạm biệt tổ quốc (Farewell to Fatherland) hay đơn giản là Polonaise Oginski.

Đây là bản nhạc nổi tiếng nhất của Oginski viết về nỗi nhớ quê hương Ba Lan yêu dấu. Bản nhạc là nỗi nhớ da diết về quê hương Ba Lan an bình trong tâm khảm.

Image

Oginski là một hoàng tử của Polish-Lithuanian Commonwealth, và đi theo sự nghiệp chính trị từ nhỏ, cho đến khi quốc gia của ông bị Russia (Nga), Prussia (Phổ) và Austria (Áo) xâm lược, chia cắt và biến mất trên bản đồ thế giới. Cả cuộc đời ông lưu vong khắp nơi, khi là người chiến sĩ cách mạng, khi là nhà ngoại giao, khi là thượng nghị sĩ cho Nga Hoàng. Ông luôn đấu tranh để dành lại cho quê hương Ba Lan trước sự xâm lược của các nước Nga, Áo và Phổ.

Ông cũng là nhà soạn nhạc tài tử. Đóng góp lớn nhất của Oginski là những bản Polonaise, điệu nhảy Ba Lan, nhưng được soạn để nghe chứ không phải để khiêu vũ. Ông được coi là cha đẻ của dòng piano Ba Lan và ảnh hưởng lớn tới thiên tài Chopin trẻ tuổi.

Vào năm 1823, khi Oginski đã 58 tuổi, ông định cư biệt xứ ở Ý cho tới cuối đời, sau một cuộc đời hoạt động chính trị liên tục. Ông thất vọng và mất niềm tin vào chính trị. Vào năm này, ông viết nên bản Polonaise “Tạm biệt tổ quốc” để diễn tả nỗi nhớ về quê hương Ba Lan.

Bản nhạc đã sống mãi và là một trong những bản được yêu thích nhất, không chỉ ở Ba Lan mà ở tất cả những nước vùng Slavs.

(bài viết sưu tầm trên net)

Mời nghe
Oginski's Polonez
được trình bày với dàn pipe organ tại nhà thờ Święta Lipka Poland


Image



và xem video
Iza plays Oginski's Polonez

[flash width=425 height=344][/flash]
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Lâm Tuyền và Giấc Mơ Sông Hồ
Tạp Ghi Quỳnh Giao


Image
(Lâm Tuyền và Tùng Phương)


Có một số nhạc sĩ sáng tác tương đối ít, mà nổi tiếng ngay nhờ tác phẩm có sắc thái riêng biệt, và nhất là âm điệu phong phú và nhiều màu sắc.
Sắc thái riêng biệt là nghe một lần rồi nhớ và còn tìm thấy cả “chữ ký” hay “dấu ấn” của họ trong cách viết nhạc. Có lẽ, những nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới từ xưa tới nay đều như thế cả.





Nghe Mozart, ta liền nhận ra nét nhạc cực kỳ trong sáng, hoặc nghe Beethoven là thấy niềm u uẩn, lãng mạn. Nhạc Schubert êm đềm và dịu dàng... đến “tội nghiệp” (như cách nhận xét của ông anh Bửu Minh của người viết, một tay concert master của một dàn nhạc Ðức). Qua đến Chopin, sắc thái nên thơ diễm ảo là điều dễ nhận ra nhất.


Nhạc cũng như thơ, văn, biểu hiện cá tính con người. Gần với chúng ta, thơ Vũ Hoàng Chương kiêu bạc, hào phóng trong khi Ðinh Hùng não nùng, mê ảo trong mùi hương...


Trong tân nhạc, Lâm Tuyền cũng có những sắc thái riêng. Lãng mạn với giấc mơ sông hồ ở lời từ và có nét nhạc trong sáng, với giai điệu dễ nhớ.
Lâm Tuyền nổi tiếng từ thập niên 50. Hình như sáng tác đầu tay của ông là “Tơ Sầu” viết trên điệu tango lả lướt. Ðây là ca khúc duy nhất ông viết trên điệu tango và viết ở âm giai thứ (minor). Các ca khúc khác của ông đều soạn trên cung trưởng, major.


Trong “Tơ Sầu”, Lâm Tuyền dùng hình ảnh để tả âm thanh. “Tơ” ở đây là tơ đàn, tiếng đàn đầy màu sắc và mãnh lực, làm tim ta tê tái thương đau. Rồi từ tiếng tơ, hình ảnh của sợi tơ lại dẫn qua mái tóc người yêu, tiếng nhạc là mái tóc!... Lâm Tuyền viết về mãnh lực đa năng của nhạc, và chú ý đến chất “sầu” trong nhạc.

Trong chương trình “Tây Hồ” ngày xưa, Hoàng Trọng thường giao cho Duy Trác trình bày ca khúc này, vì lời ca thích hợp với giọng nam nhẹ nhàng và đầy tình cảm.
Ông thật có lý.

Có lẽ, một ca khúc của Lâm Tuyền được yêu thích nhất là “Hình Ảnh Một Buổi Chiều”, soạn trên điệu slow chậm rãi và tha thiết cung ré trưởng. Vì chuyển đoạn có nhiều nốt cao “gắt”, viết thành chuỗi dài cùng một cao độ, khiến nhiều người không hát rõ được lời và phải xuống một cung (cung đô):
Bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà
Nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời.
Dù bao nhiêu cay đắng, đến làm nát lòng ta tan nát rồi không đoái hoài...
Dù bao nhiêu sóng gió, quyết đem chí tung hoành, sống quên hết bao hận bên lòng.
Hồn tha hương vương vấn,
Bóng người khuất ngàn mây, ai biết lòng ta những khi chiều tàn...


Lâm Tuyền sử dụng tây ban cầm Hạ Uy Di (Hawaiian guitar) rất thuần thục, nhạc của ông cũng có những láy lượn và quãng âm (intervalles) rộng rãi mềm mại như âm sắc của loại đàn này. Ðã có nhiều ca sĩ trình bày “Hình Ảnh Một Buổi Chiều”, từ Mộc Lan, Thái Thanh, Kim Tước, Anh Ngọc, đến Mai Hương và Quỳnh Giao... Theo ý riêng thì giọng Châu Hà thật thích hợp với tác phẩm, nhất là khi cô trình bày với hòa âm của Văn Phụng.
Giọng của Châu Hà xuống thật thấp ở những nốt trầm, mở đầu bản nhạc: Ðàn chim tung cánh xa khuất mờ, chiều thu luyến màu thương nhớ... Những chữ “đàn” và “mờ” cô hát thật trầm và thật dầy, nghe như lời mời gọi quyến rũ và gần gũi. Chúng ta phải lặng người nghe cho hết, trong niềm hạnh phúc...


Lời ca của “Hình Ảnh Một Buổi Chiều” là do đạo diễn kiêm tài tử Hoàng Vĩnh Lộc viết với biệt hiệu là Dạ Chung. Câu văn của ông in ngay trên bài hát khiến ca khúc thêm nét hấp dẫn của một truyện tình, làm thính giả nhớ mãi mỗi khi nghe bài hát:

Anh không giữ trong tay một kho tàng hay danh vọng nào cả.
Mà chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em.
Ngẫu nhiên, hình bìa của bản nhạc theo trí nhớ của người viết là hình Lệ Quyên, một nữ ca sĩ xuất hiện một thời gian rất ngắn đầu thập niên 50, cô có dòng máu lai, nên mái tóc trong ảnh nâu hung như có chiếu ánh nắng chiều...


Ca khúc thứ hai quen thuộc với đa số thính giả là “Khúc Nhạc Ly Hương” cũng được soạn theo điệu slow và cung ré trưởng. Chủ đề “ra đi”, “phiêu lưu”, “sống trên sông nước” bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Lâm Tuyền. Dường như sự khao khát được phiêu bạt giang hồ (một kiểu dáng Nguyễn Tuân) ám ảnh tác giả rất nhiều, hầu hết lời ca của ông nói đến ước mơ đó, và ước mơ kéo dài đến ngày trở về:

Rồi một ngày nào ta sẽ hồi hương.
Trở về quê xưa thêm bao tình thương.
Bao con buồm xưa đến đón cố nhân.Với bóng thân yêu ngàn đời chờ mong, mây trời bao la...


“Khúc Nhạc Ly Hương” thật ra dễ hát hơn “Hình Ảnh Một Buổi Chiều” và được nhiều nam ca sĩ trình bày, từ Anh Ngọc đến Thanh Vũ, Nhật Trường... vì lời từ cho giọng nam. Nhưng người hát bài này hay nhất vì chất giọng lảnh lót, cao vút và nhọn, lại là Thái Thanh. Nhất là khi cô nhấn mạnh chữ “chiều tà lâm ly”, nghe thấy ảo não thê thiết...


Trong tất cả tác phẩm của ông, mà chúng ta đếm không quá mười ngón tay, thì “Tiếng Thời Gian” có nhạc thuật cao nhất. Lời ca rất đẹp cũng do Dạ Chung viết càng làm tăng giá trị của ca khúc. Bài hát có đoạn mở đầu dìu dặt nhịp Í (Boston) trong cung sol trưởng, tả cảnh đêm mưa hiu hắt Mùa Ðông, có sương mờ buông nhẹ cùng tiếng chuông buồn ngân. Nhân vật trong ca khúc là người lữ khách dừng chân bên sông, chờ người mà không thấy đến, và nhớ lại cuộc đời đầm ấm cũ đã phai theo thời gian...
Ông tài tình chuyển đoạn qua nhịp 4/4, với câu nhạc ngắn gọn, nhịp nhàng và có nhiều syncopes (nhịp chỏi). Lời ca diễn tả nỗi tê tái khi nhìn cây lá rơi rụng mà chạnh nhớ tới những ngày Xuân đã phôi pha. Ðứng từ dưới nhìn lên lầu nguy nga, bèn than cho phận mình đã bao nhiêu Mùa Xuân qua trống vắng tình yêu... Câu nhạc chơi vơi để trở về nhạc đề chính nhịp Í, chấm dứt ở chủ đề “cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian”.


Quỳnh Giao nghe bài hát này lần đầu qua giọng ca của cô đào cải lương miền Bắc là Kim Chung.
Nhiều độc giả có thể ngạc nhiên vì chi tiết này!
Chẳng là trong nhà có người dì (chị họ của mẹ) mê xem cải lương. Cứ vài đêm thì bà lại đi đến rạp Aristo xem Kim Chung và Bích Hợp ca diễn. Bà thường đi cyclo, thong dong thư thả, vì đêm Sài Gòn mát mẻ, chiến tranh chưa lan rộng, chưa có giới nghiêm. Một ngày nọ, đang học lớp ba thì người viết được bảng danh dự cuối tháng. Vui đáo để, vì hiếm khi được! Chạy về khoe mẹ, khoe dì. Hỏi muốn thưởng cái gì, con bé bèn tâu: cho con đi coi cải lương!

Thế là ngay tối Thứ Bảy hôm sau được đi xem hát. Cho đến bây giờ Quỳnh Giao còn nhớ vở tuồng “Sóng Nhạc Hương Tình” của đoàn Kim Chung. Còn nhớ bộ quần áo kiểu “hương xa” như áo dạ hội mà cô mặc hôm ấy. Những người đóng vai hiền thì bôi má hồng thật đậm, còn vai gian ác mặt trắng bệch!

Nhớ nhất đoạn Kim Chung hát bài “Tiếng Thời Gian”, giọng cô cao nhưng hơi chua, và khi cô lên nốt “mi” cao của câu “cuộc đời đầm ấm, đã theo thời gian” thật não nuột và chua xót, khiến trẻ con mà cũng thấy mắt mình rưng rưng...

Bài này nhạc sĩ Văn Phụng hòa âm thật độc đáo. Ông dùng cả dàn giây lẫn kèn và cũng chính ông thổi clarinette đoạn intro. Kim Tước và Châu Hà hát bản này tuyệt như nhau.


Quỳnh Giao chỉ tiếc là thời phong độ của nữ danh ca Minh Trang, thân mẫu của mình hát bài này như thế nào, mình bé quá không được thưởng thức. Chỉ nghe nhạc sĩ Vũ Thành lúc sinh tiền thường tấm tắc khen mỗi khi nghe ai hát cùng ca khúc: “Bài này bà Minh Trang hát vô địch, rất là tân kỳ!”.
Khi Lâm Tuyền viết “Trở Về Dĩ Vãng” thì người viết còn bé lắm, nhưng được cô Mộc Lan kể lại cho biết ông viết để tặng cho cô. Có lẽ vì mình bé nên cô mới kể, chứ không kể cho người lớn! Câu hát “Anh thường khóc khi chiều xuống, lòng nhớ nhung triền miên” ám chỉ cô, vì tên gọi chơi (nick name) của cô là Nhung, dù tên thật là Nga. Người viết suy đoán là ông dựa vào ý thơ của “Người Em Sầu Mộng”của Lưu Trọng Lư, vì những câu như “tình em như tuyết giăng đầu núi, tình anh như sóng đưa ngoài khơi”...
Ca khúc trữ tình này còn ai hát hay hơn chính Mộc Lan!
Những người yêu nhạc và sành sỏi thì không thể không biết đến ca khúc “Lặng Lẽ” của Lâm Tuyền, một ca khúc có lời từ đẹp nhất của Dạ Chung, cho các thanh niên thiếu nữ tỏ tình. Nghe loại nhạc ngày nay, không còn thấy cách tỏ tình e ấp ấy nữa vì xã hội đã đổi khác.
Nàng từ đâu tới đây, gieo sầu Mùa Thu.
Lặng nhìn ta dưới hoa, nhìn thôi chẳng nói, cớ sao nhìn ta.
Rồi lòng ta từ đó đắm say mơ màng, chìm trong đôi mắt. Ôi đôi mắt nhung huyền, nhìn ta không nói, chiều thu êm ái...
Có đúng là lời tỏ tình tha thiết mà thầm lặng không? Nhạc phẩm này Sĩ Phú trình bày thành công nhất. Giọng ông nhẹ, thủ thỉ tâm tình.
Còn một bài của Lâm Tuyền mà người viết không biết và chưa bao giờ nghe là bài “Nhắn Người Viễn Xứ”.
Toàn thể tác phẩm của Lâm Tuyền quả là ít, nhưng rất nghệ thuật và độc đáo. Vào thập niên 50, tân nhạc Việt Nam mới tiến qua ngưỡng cửa “phôi thai”, mà với nhạc thuật vững vàng, câu cú có hệ thống rành mạch như Lâm Tuyền thì thật ra rất hiếm. Nghe nhạc mình nhận ra trình độ của người sáng tác. Có học nhạc pháp, hòa âm mới viết được như thế.
Các nhạc trưởng có tài năng như Vũ Thành, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi đều công nhận giá trị nhạc thuật Lâm Tuyền và thích thú khi viết hòa âm cho các tác phẩm của ông.


Giờ đây ngẫm lại thì qua lời ca, Lâm Tuyền và Dạ Chung cùng nhiều nghệ sĩ khác của thời đại ấy đều mang một ước vọng phiêu lưu. Họ mơ được sống ở những chân trời xa cho thỏa mộng sông hồ, mà ít ai nghĩ rằng mình sẽ còn có ngày ra biển, thật sự ly hương. Và ra đi là không trở về nữa.
Chẳng biết đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc đã có bao giờ xuất ngoại chưa, nhưng Lâm Tuyền thì chưa hề đi khỏi Việt Nam. Năm 1975, một số đông nghệ sĩ thoát ra hải ngoại, riêng ông vẫn kẹt lại. Sau nhiều năm tù đày, Hoàng Vĩnh Lộc mất trước. Lâm Tuyền sống lây lất đến 1997 thì qua đời tại Sài Gòn. Ngày nghe tin ông mất, Quỳnh Giao và anh Lê Ðình Ðiểu (cũng đã mất) đang thu thanh chương trình “Vòng Chân Trời Văn Học Nghệ Thuật” cho đài VNCR. Hai người vội loan tin buồn tới thính giả, và cho phát thanh ca khúc bất hủ “Hình Ảnh Một Buổi Chiều”...
Bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà
Nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời...
Cả Lâm Tuyền và Dạ Chung đều chỉ mơ như thế mà thôi.

---------------------------------------------------
(Xin bấm vào tên bản nhạc để nghe)
---------------------------------------------------

Duy Trác
Tơ Sầu


Với ánh tơ sầu sắc thắm muôn màu
làm cho tim ta tê tái thương đau
Với ánh tơ sầu ném xuống nhân loại
làm cho bao giống người sầu đau

Ngàn muôn nhạc sỹ kia ơi
buồn thương tương tư chờ ai
đời người tươi thắm sáng như ngàn sao
Nguồn nhạc tinh túy xướng trong hồn người
không bao giờ phai là suối rừng mai
Tơ dáng như mây chiều
tơ úa như lá vàng
tơ giống như trăng ngà
nhiều khi tơ giống tóc người yêu.

Nhớ tới đêm nào gió thét mưa gào
hồn tim ta say đôi mắt nhung êm
Cố nắn tơ đồng khóc oán phong trần
hồn ta mưa gió lạnh lùng đau

Tơ dáng như mây chiều
Tơ úa như lá vàng
Tơ giống như trăng ngàn
Nhiều khi tơ giống tóc người yêu


-------------------------------------

Duy Trác & Mộc Lan & Kim Tước & Châu Hà
Hình Ảnh Một Buổi Chiều
Lời Dạ Chung


Đàn chim tung cánh xa khuất mờ
Chiều thu lưu luyến màu thương nhớ .
Nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng
Buồn biết bao giờ cho hết nguôi.

Lòng ta ai oán man mác sầu
Nhìn xa xôi nhớ thầm mong ước
Như sóng trùng dương theo cánh buồm
Là lúc quên đời không tiếc thương.

Bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà .
Nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời .
Dù bao nhiêu cay đắng
Đến làm nát lòng ta
Tan nát rồi không đoái hoài .
Dù bao nhiêu sóng gió
Quyết đem chí tung hoành .
Sống quên hết bao hận bên lòng .
Hồn ta luôn vương vấn
Bóng người khuất ngàn mây
Ai biết lòng ta những khi chiều tàn .

Nhìn ta say đắm man mác sầu
Lòng ta tha thiết tình thương nhớ
E ấp ngàn câu trong mắt buồn
Người biết ta sầu muôn ý nao.

Miền xa mây núi xanh ngát màu
Hồn bơ vơ lúc hoàng hôn xuống
Khi nắng vàng phai trên núi đồi
Là lúc ta buồn bao kiếp nguôi.

-----------------------------------


Anh Ngọc
Trở Về Dĩ Vãng

Em! hồn anh đang sầu đau
Hồn anh đang thổn thức
Ai se tình duyên thắm đẹp
Kề mái tóc đầy hương
Tình như áng mây hồng

Anh lặng lẽ trong chiều vắng
Lòng nhớ nhung triền miên
Trăng xưa về khuya bẻ bàng
Dường như nhắn người yêu
Tình mây nước còn đâu

Bao nhiêu ngày xuân đau thương sầu mộng chờ giai nhân
Bao nhiêu xuân qua, bóng em mờ đắm
Bao nhiêu thu qua nỗi đau còn mãi không phai

Biệt ly tình đôi ta vời vợi
Thuở ấy hồn anh đắm chơi vơi ngoài khơi
Người em sầu mộng của muôn đời
Thề ước guồng tơ thắm không bao giờ phai
Tình em như tuyết giăng đầu núi
Tình anh nhu ánh trăng trầm suối
Tình ta như áng mây chiều trôi
Về tràn trên gối chăn mờ phai

Biêt ly! ôi biệt ly
Ngậm ngùi -dêm thâu âm thầm đôi câu
Biệt ly, anh theo cánh gió chơi vơi
Phiêu du khắp bốn phương trời
Xa xôi tiếc nhớ khôn nguôi
Men say lấp kín môi cười
Biệt ly - sầu bi

-------------------------
Kim Tước
Tiếng Thời Gian


Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than.
Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân
Mưa đêm nay khóc thầm
Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian.

Ngoài kia gió sương mờ.
Lìa cây lá giang hồ.
Về đâu! Về đâu!
Ngày xuân thoát đi dần,
lòng ta tái tê sầụ
Người cười nhưng ta vẫn khóc thầm.
Ðời chim bạt gió
Kìa ai thoáng mơ hồ
Ngừng chân dưới mưa dầm.
Nhìn lầu nguy nga ước mơ thầm.
Bao nhiêu xuân qua, lòng không tình yêu

Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông mưa rét mướt, bến sông, ngừng chân
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than
Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân
Mưa đêm nay khóc thầm
Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian.


-----------------------

Mai Hương
Khúc Nhạc Ly Hương

Chiều chiều ngùi trông xa khơi mờ sóng
Tưng đàn chim bay trong ánh hoàng hôn
Chơi vơi hồn ai tới chốn xa xôi !
Khuất bóng Kim-Ô
chiều tàn lâm ly mây trời bao la
Lòng buồn sâù ước,
như lũ chim quyết tung trời mây ?
Bao nhiêu giông tố hề chi
Bao nhiêu mưa gió biệt ly
Thề quyết ra đi từ đây
Mặc đời giông tố muốn phũ phàng
Dàn chim Âu cứ tiến mơ màng dưới chớp xanh
Biển gầm mênh mông
không nơi ngừng cánh tránh gió táp
Gióng cười the thé với sóng gào!
Đời ta như cánh gió theo tàu đi bốn phương
Rồi một hoàng hôn

Rồi một hoàng hôn ta sẽ hồi hương
Trở về quê xưa thêm bao tình thương
Bao con buồm xưa đến đón cố nhân
Với bóng thân yêu ngàn đời chờ mong
Mây trời bao la lòng càng thổn thức
Quên hêt bao mối hận mà đi
yêu đương say đắm mà chi
Xa xôi đem thú biệt ly
Sầu nhớ đau thương làm chi
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Tử Phác(1923-1982)
Nguyễn Đình Toàn




Tử Phác chỉ để lại hai ca khúc: Tiếng Hát Quay Tơ và Tiếng Hát Lênh Ðênh sáng tác chung với Lương Ngọc Châu.

Nghe nói, Tử Phác mê nhạc từ khi còn nhỏ.

Nhưng thân phụ cấm không cho đàn hát vì sợ trở ngại cho công việc học hành của con.

Tử Phác phải năn nỉ mẹ mua dấu cho môt chiếc vĩ cầm, gửi bên nhà Lương Ngọc Châu, có dịp thì lén ghé qua tập dượt.

Sau ngày 30 Tháng Tư 75, ở miền Nam người ta mới được biết thêm một số tin tức và hay rằng, Tử Phác còn là một nhà thơ, thực tế, ông còn làm nhiều thơ hơn viết nhạc.

Ðiều ấy cũng giải thích vì sao các ca khúc của ông, bài nào lời ca cũng rất hay.

Nghe âm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình
Nghe vườn cây xao xác gió may
Mơ làm chiếc lá úa rơi đầy


Ðược biết, ông từng giữ những chức vụ cao cấp trong quân đôi miền Bắc và trong guồng máy cai trị của Ðảng. Sau vì có liên hệ với nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, ông bị tước cả quân hàm, cắt lương bổng, đưa đi cải tạo.

Ðược tha khỏi các trại cải tạo, ông không biết làm sao sống vì không xin được việc làm và đã phải trải qua những ngày đắng cay, điêu đứng.

Bế cháu trong lòng đã có lúc ông viết những câu thơ buồn bã thế này :

Chiếc mặt nạ treo cao rạp hát
Nửa cười nửa khóc tấn trò đời
Cũng giống mặt tôi nửa người nửa ngợm
Tôi quay đi khỏi tủi mắt cháu tôi
Thẹn thùng ý tứ với nhà thơ
Tầm Dương canh khuya người kỹ nữ
“Tay ôm đàn che nửa mặt hoa”
Tôi giữ cháu tôi trên đùi tôi nhún nhẩy
Quay đầu đi dấu nửa mặt mo


Trong nhiều năm gia đình sống trông chờ vào sự trợ giúp của các thân nhân bên nội, từ Pháp gửi về.

Thiếu thốn bù đắp bằng cách bán dần các vật dụng trong nhà. Chiếc dương cầm cũ kỹ là vật bán sau cùng.

Tôi biết đi đâu biết về đâu
Ðất lửa khi nao là đất thánh
Cát bụi bơ vơ giữa địa cầu
Nay bạn mai thù không hiểu nổi
Chuyện đời nhân nghĩa lộn đầu đuôi
Tôi muốn hỏi trên đường vạn nẻo
Ðâu đất lành dung lũ chúng tôi


Cuối cùng Tử Phác chọn quyết định giải quyết hoàn cảnh bức bách của mình bằng cách cho vợ con vượt biên.

Ông ở lại Hà Nội cùng với môt người con lớn, đã lập gia đình.

Nỗi lo sợ khi “ném vợ con vào chỗ chết để đi tìm đường sống” Tử Phác đã ghi lại trong một bài thơ khác:

Xưa tiễn Kinh Kha có sá gì
Sá gì tiếng sáo Cao Tiệm Ly
Sầu thế kỷ muôn lần hơn chuyện cổ
Tìm em nơi nao trên biển đông
Thuyền con như lá rớt giữa dòng
Lòng biển tối đen lòng đời hiểm độc
Em lênh đênh theo định mệnh hãi hùng

..........................................

Ðất đuổi tôi ra biển
Biển quẳng tôi về đâu
Chỉ nghe trong sóng gió
Thảm thiết thiết hải âu

.....

Ai xa quê hương mà nghe náo nức
Ai biệt chồng con vui sướng reo mừng
Ai đã chắc biệt ly là khổ
Ai cầm bằng đến được bờ vui
Vui ly biệt mà buồn thân phận


Không biết trên thế giới có bao nhiêu dân tộc người ta đã phải làm cái việc cố gắng lìa nhau để sống, vui mừng vì có người đi thoát khỏi đất nước, dù chẳng còn mong có ngày gặp lại.

Người ta gần như không còn tìm ra dấu vết thơ mộng, lòng yêu đời, yêu người, yêu đất nước của Tử Phác trong ca khúc Tiếng Hát Quay Tơ nữa :


Chiều không hương, buông mây lắng xuống đồng quê
Trời mênh mông, tím ngắt, thoi thóp pha hồng
Hàng nước mắt, lá rơi bên thềm
Vun vút bóng câu khắp trời, bát ngát khói hương

Thì thào lá biếc, có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng, heo may hòa đàn
Ngập ngừng xe quay, run run in bóng dáng người

Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay,
Dấn mình trong khói súng,
Chiến trường áo mong manh,
Căm thù nuôi ấm thân,
Quyết gắng sức nâng cao sắc cờ

Chàng ra đi giữ miếng vườn này, giữ mái tranh này
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay
Chiều nghe vang lá siết em run ngỡ tiếng, ngỡ tiếng bước ai về

Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sỹ yêu

Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, chăn ấm cuốn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối giây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang

Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng, quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông
Cho người chiến sỹ đêm không lạnh lùng
Ơn lòng trai cứu nước
Gửi cùng áo ấm muôn vàn nhớ thương



-------------------------------------------------


Tử Phác sống trong cảnh tù giam lỏng từ lúc được tha khỏi trại tù cải tạo cho đến lúc chết vì ung thư.

Trong bài ai điếu Trần Dần đọc trước đám tang ông có những câu :

Ngày xưa
Ngày xưa ... có một chàng trai
Trong ầm ầm gió rét mưa bay
Ðộng tâm vì những người chiến trường
áo mong manh
Liều lấy cả tuổi xanh mình
Tim thật mình
Quay tơ... may áo
Ai ai đều nhớ
Mỗi một đường tơ là mỗi giây tình
dâng người hiên ngang
Thế là khúc tâm ca thành áo ấm trữ tình
Cho hơn môt thế hệ những người áo mong
manh chiến trường

Như thế, văn nghệ sĩ miền Bắc trước ngày 30 Tháng Tư 75 cũng có những người khốn khổ chẳng khác văn nghệ sĩ miền Nam sau ngày 30 Tháng Tư 75.

Vậy, những ai là người sung sướng ?

.....

Nguyễn Ðình Toàn


Image

----------------------------------------

Tiếng Hát Lênh Đênh
Lương Ngọc Châu và Tử Phác



Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình
Nghe vườn cây xao xác gió may
Mơ làm kiếp lá úa rơi đầy

Chiều lắng xuống bao kiếp cô liêu, đìu hiu bến vắng, trong lòng muôn dòng nước trôi
Nhà ai thấp thoáng lửa hồng
Người đi có nhớ đường về, miền giang khô héo đìu hiu

Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình
Nghe vườn cây xao xác gió may
Mơ làm kiếp lá úa rơi đầy

Hiu hiu theo chiều gió dâng lời thầm ước
Anh nghe chăng lá vàng rụng lay lắt rót nhớ thương

Lời 1:
Anh nghe chăng bao tiếng đời, bao tiếng lòng
Ngàn muôn xa cách bừng lên phố phường
Hoa rung rinh chập chờn gió lướt bâng khuâng
Cho mềm cánh bướm phân vân

Lời 2:
Anh nghe chăng bao tiếng đời, bao tiếng lòng
Hòa muôn tiếng dế nỉ non mấy lời
Đêm không trăng, ai làm ngây ngất sương mây ?
Ai buồn tiếng hát lênh đênh

Tài Liệu Tham Khảo: Tiếng Hát Lênh Đênh, Tử Phác và Lương Ngọc Châu, Tinh Hoa ấn hành 1951

-----------------------------------
Tiếng Hát Quay Tơ
(lời copy từ một nguồn khác)


Chiều không hương buông mây lắng xuống đồng quê
Trời mênh mông tím ngát, thoi thóp pha hồng
Hàng nước mắt, lá rơi bên thềm, vun vút bóng cau
Khắp trời bát ngát khói sương
Thì thào lá biếc có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng heo may hòa đàn...

Ngập ngừng xe quay rung rinh in bóng dáng người
Ầm ầm... gió rét... mưa bay...
Chàng ra đi...
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay
Chiều nghe vang lá xiết em run
Ngỡ tiếng ngỡ tiếng bước ai về

Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay se áo rét dâng chàng...
Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng

Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng

Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông chọ..đêm không lạnh lùng
Gửi cùng áo ấm
Muôn vàn nhớ nhung...

Tử Phác, 1948

-----------------------------------
(xin click vào tên bản nhạc để nghe)

Anh Ngọc trình bày
Tiếng Hát Lênh Đênh


Quỳnh Giao trình bày
Tiếng Hát Lênh Đênh

Tài tử Ngọc Bảo trình bày
Tiếng Hát Quay Tơ


Mai Hương trình bày
Tiếng Hát Quay Tơ
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Nhắc đến bài "Hận Đồ Bàn" là ta nghĩ ngay đến Việt Ấn, mời cả nghe nhà văn Hồ Trường An kể về Việt Ấn:

----------------------------

Ca sĩ Việt Ấn


Việt Ấn: là người Việt lai Ấn nên anh có màu da sậm, thân vóc to lớn, cặp mắt hơi trố. Nhưng mặt mũi anh thấm nhuần vẻ hiền lành, hễ ai gặp anh là có cảm tình với anh ngay.

Việt Ấn đi hát từ thời nhạc sĩ nhạc sĩ Lê Thương lập ban nhạc kịch gồm có Mộc Lan, Bích Giang (sau đổi lại là Tuyết Vân), Yến Hương, Phạm Đức, Ngô Dương Cầm. Giọng anh rất phong phú về âm lượng, lại sang sảng như chuông. Chỉ tiếc một điều là anh không ngân nga vững vàng, khi có khi không. Việt Ấn thường hát “Tiếng Hát Dân Chàm” của Châu Kỳ, “Hận Đồ Bàn” của Xuân Tiên. Bài sau đưa tên tuổi anh sáng rực trên đài danh vọng, nhưng sau đó Tổng Thống Thiệu lại cấm bài đó được trình diễn vì ông cho đó là nhạc vong quốc.

Tội nghiệp cho Việt Ấn, anh chết vì tay một tên cao bồi du đãng mà chính quyền không thể truy nã được dấu vết của hung thủ ấy. Anh chết lúc anh bước vào tuổi tứ tuần và giữa lúc danh vọng anh chưa hề giảm thiểu ánh hào quang.

Hồ Trường An
(trích “Theo Chân Những Tiếng Hát” Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xb 1998)


----------------------------------------
Image

Hận Đồ Bàn
Nhạc Xuân Tiên
Tiếng hát Việt Ấn

Rừng hoang vu. Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru. Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương. Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương. Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng năm buồn ngân...
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?
Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một hàng.

Đồ Bàn miền Trung đường về đây
Máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm khó tan.
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga vượt khơi

Về kinh đô. Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù
Triền sóng xô. Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ
Tiệc liên hoan. Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban. Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.
Một thời oanh liệt
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu?
Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu

Người xưa đâu ?
Người xưa đâu ?

------------------------------
Tình Cố Đô
Lam Phương
Tiếng hát Việt Ấn


Buồn nhìn về xa xôi
Hà Nội ơi ! đã xa cách rồi
Mịt mù ngàn trùng khơi
Thành phố cũ lắng sau núi đồi
Đâu Thăng Long năm xưa
Cùng tháp cũ rêu xanh mờ
Còn tìm đâu nên thơ
Cành liễu úa rủ bên ven hồ

Nghẹn ngào nhìn ly bôi
Tình yêu nước nấu nung tháng ngày
Bềnh bồng trôi phương nao
Sầu ly tán mắt hoen lệ tràn
Ôi ! ta xa kinh đô
Vì nghiệp nước phải giang hồ
Dù xa xôi năm tháng
Hà Nội ơi ! ta nhớ muôn đời

Mãi mãi hướng về kinh đô
Ngấn lệ sầu vương
Ôi ! xiết buồn cảnh đời hải hồ
Mịt mù nhìn trời bao la
Nhắn theo chim chiều rằng:
Nơi này có người hoài hương

Rừng trùng trùng bao la
Đường bao xa dưới ánh dương tà
Này là dòng sông sâu
Nguồn nước đổ biết đâu chăng là
Hôm nay đây bơ vơ
Vì yêu nước, thương quê nhà
Hà nội ơi! nhớ nhé
Ngày hồi hương ta vẫn mong chờ

Hướng về kinh
Hà Nội yêu dấu chìm trong tháng ngày
Mối sầu cố đô


(xin bấm vào tên bản nhạc để nghe online)
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

TÚY HỒNG :
Tiếng hát phố vắng đèn khuya
.

Image

Vào năm 1955, 56 gì đó, tôi đã nghe Túy Hồng diễn kịch truyền thanh trên đài Sài Gòn trong ban Dân Nam. Thuở ấy cô nữ sinh Trương Ánh Tuyết vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh Bình Dương xuống Sài Gòn đầu quân cho ban Dân Nam lấy nghệ danh là Túy Hồng. Lúc đó bên phe nữ, ban này đã có Túy Hoa, Tuyết Vân, Tuý Phượng.

Túy Hồng vừa diễn kịch truyền thanh vừa ca hát chút ít. Thuở ấy, cô hát thua xa Tuý Phượng vì giọng hát cô chưa thuần thục lắm. Khi ông bầu Anh Lân của ban Dân Nam quyết lòng đem vở kịch "Áo Người Trinh Nữ" lên sân khấu có mời kỳ nữ Kim Cương vốn là đào hát cải lương để thủ vai chính trong thoại kịch ấy. Ông giao vai cô em gái của nữ nhân vật chính này cho Túy Hồng. Vỡ kịch thành công quá sức tưởng tượng. Kim Cương và Túy Hồng đã làm đổ lệ biết bao khán giả. Từ đó, Túy Hồng trở thành mục tiêu để cho báo chí và giới mộ điệu nhắc nhở tới. Thuở đó, cô xinh lắm, dáng dấp nữ sinh nhỏ nhắn, khuôn mặt mặn mà. Song song với công việc diễn kịch, cô còn ca phụ diễn tân nhạc. Vốn có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi nên cô không ngớt luyện giọng và trao dồi diễn xuất nên chẳng bao lâu, cô có một giọng hát vững vàng về kỷ thuật và một tài năng diễn xuất điêu luyện.


Tiếng hát Túy Hồng trong như pha lê, lúc nào cũng thanh và mỏng, tuy thế khi lên cao thì hơi chát nhưng không mất âm lượng. Lại nữa, cô biết láy nhẹ, biết bào mỏng ở vài chổ để cho tiếng hát mình gợi cảm và truyền cảm hơn. Thật ra, khi nói chuyện và khi hát, Tuý Hồng xài từ đầu tới cuối bằng giọng óc (ông bà mình gọi đó là giọng mái). Nhưng luyện được một giọng mái thuần túy mà không chói tai, không mỏng dính, lại còn dẻo mề dẻo mệt cũng đâu phải dễ. Ngọc Cẫm và Sơn Ca cũng hát bằng giọng mái từ đầu tới cuối, nhưng họ không biết ngân nga. Còn Túy Hồng ngân nga thật sướng tai, chuỗi ngân đã nhỏ và đều mà lại còn dài, còn dịu muốt, còn óng mượt nhung tơ.

Lúc đầu hát bản "Chiều Tàn" của Lam Phương, khi lên cao, Túy Hồng vừa hát faux vừa tét giọng. Nhưng về sau cô có dịp hát lại bài này. Khi lên cao, cô lướt được cái chổ cao hóc búa và nhiêu khê, tuy không lướt dũng mãnh như hỏa tiển vút lên cao nhưng cũng lướt phom phom như con tàu rẽ sóng.
Những ca khúc của Lam Phương do Túy Hồng diễn tả đều hay như "Đèn Khuya", "Kiếp Nghèo", "Kiếp Ve Sầu", "Tiễn Người Đi", nhất là hai bản "Chiều Tàn" và "Phút Cuối". Bài "Phút Cuối" khi mới ra lò được Diên An và Túy Hồng hát thu thanh vào dĩa nhựa, bán chạy rất nhanh. Về sau, phường lái nhạc lại giao cho Thanh Tuyền và sau đó giao cho Anh Khoa hát nữa. Nhưng những kẻ sành điệu nhận thấy rằng hai ca sĩ sau Diên An và Tuý Hồng hát gảy nhiều chổ, không điệu nghệ và không truyền cảm bằng Tuý Hồng.

Tuý Hồng rãi tình cảm của mình vào những bài hát mà cô trình bày rất đậm đà mà không lố lăng. Những bài hát của Lam Phương hầu hết không được cao sang thanh thoát, nhưng cách diễn tả của cô không quê mùa, khác xa với những ca sĩ thời danh được đào tạo ở lò Mạnh Phát cùng Nguyễn Văn Đông, lò Nguyễn Đức, lò Tùng Lâm...Túy Hồng lẫn Túy Phượng và Kim Vui là ba giọng hát có bản lĩnh, nhưng không được đời đãi ngộ xứng đáng với cái tài của họ. Người đời nhất là quần chúng tạp nhạp chỉ chuộng cái lãnh lót, cái màu mè riêu cua của giọng hát nên không chú ý đến cái nội lực và kỹ thuật chân truyền của giọng hát.

Ở bài "Đèn Khuya", Túy Hồng như dùng tiếng hát của mình trải trong cõi mường tượng của người nghe khung cảnh một con phố nửa đêm vắng lạnh với ánh đèn đường vàng vọt. Và trên con phố đó có một người đàn bà thất thễu bước về một ngõ tối, nhà của hai bên khép im ỉm. Người đàn bà ấy là ai? Có thể là một cô phụ sầu đời và cũng có thể là một cô gái ăn sương về già. Và dù là ai đi nữa, đó cũng vẫn là người không thỏa hiệp với cuộc sống hiện tại và mang trong đáy sâu của tâm khảm mình một vết thương. Đó là một khung cảnh buồn mà giọng hát của Tuý Hồng đưa người nghe đối diện với những tâm trạng lạc lõng, mất điểm tựa trong cuộc sống; đương sự đang tìm về một mái nhà đã tan nát, một hình bóng thân yêu đã xa xăm và một dĩ vãng đẹp đã bị xóa nhòa.

(Trích trong Chân Dung Những Tiếng Hát của nhà văn Hồ Trường An)

Image
------------------------------



Phút Cuối

Ngày tạm Biệt

Chờ Người
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image



Remember
tiếng hát Shimi Tavori,




Remember l'ombre des Shadows
Remember le temps des sixties
Mes lèvres sur tes lèvres roses
Nous aimer par gourmandise

Remember le temps des idoles
Remember les nuits en plein jour
Mais les mots se rayent et s'envolent
Comme les vieux quarante cinq tours
Tu es restée toujours la même
Comme une poupée qui dit encore "Je t'aime"
Et je suis là à repasser tout ça
Mais je suis seul au cinéma

Remember les Surprises parties
Remember les bancs du lycée
Les premières ‘love me, please love me’
Comme ta robe est blanche sans plissée

Remember les coups de soleil
Remember l’affaire rue Deslau
Toi tu n’avais jamais sommeil
Tu préférais courir dehors
Tu es restée toujours la même
Comme une poupée qui dit encore "Je t'aime"
Et je suis là à repasser tout ça
Mais je suis seul au cinéma

Remember c’était avant hier
Remember mes yeux se souviennent
Comme mes mains, je m’étends des heures
Te souviens tu de moi?
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Dạ Khúc

Tân nhạc Việt Nam từ trước tới nay đã có không ít nhạc sĩ chọn đề tài về đêm để viết. Chỉ tính riêng thế hệ nhạc sĩ thứ nhất, thứ hai đã thấy có Nguyễn Mỹ Ca, Phạm Duy, Nguyễn Văn Quỳ với ca khúc mang tựa đề Dạ khúc. Dạ khúc của Phạm Duy được viết lời từ tác phẩm Serenade của Schubert (năm 1948); của Nguyễn Văn Quỳ (sáng tác trong thập niên 1950), cả hai đều mang giai điệu phảng phất buồn, nhưng để lại một nỗi u sầu ám ảnh thì phải kể đến Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca (sáng tác 1945).

Image

Dạ Khúc
nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)
lời Hoàng Mai Lưu
Trình bày Võ Anh Tuấn




Gió gây hương nhớ
Nâng tiếng đàn xa đưa
Sầu vương vấn
Gây mơ khóc trên dây tơ
Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng
Nào đâu thấy tình xưa mơ mòng


Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô


Ôi cung đàn réo vang đêm trường
Giây tơ gào gío đê mê lòng
Lệ tràn vì đâu ?
Bao tình tê tái
Nương làn gío bay tìm ánh trăng sao .


Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn
Đàn ai ngân theo gió (xế xang) gieo buồn
Bồn chồn trong đêm tối
Lần dò chơn theo lối mấp mô


Tài Liệu Tham Khảo: Dạ Khúc, nhạc Nguyễn Mỹ Ca (1917-1946)-lời Hoàng Mai Lưu, Tinh Hoa Huế ấn hành 1953


------------------------------
Image


Trần Thái Hoà
Dạ Khúc ( Nguyễn văn Quỳ)

Mai Hương
Dạ Khúc (Nguyễn văn Quỳ)



Đêm về trong bước phong sương, lùa gió phũ phàng
Ai cười kiếp sống mong manh, lệ thắm cung đàn
Ai cất chén mong say sưa quên hận sầu
Mơ bóng dáng xưa trong tiếng tơ ngập ngừng, ai oán.


Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà
Lau thầm xơ xác im nghe sương chìm băng giá
Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn
Hòa theo cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng vẳng xa.


Còn tiếc khi hoa lòng tươi sắc dương
Ngời ánh mắt in hình xuân trắng trong
Mái tóc xanh ngát hương đời
Gió dịu hiền nhẹ rung lên ngàn lời thơ
Niềm trinh ngất ngây trong bao đợi chờ.


Nhưng ngày xanh thắm mau phai tàn áng mây vàng
Cây buồn xao xuyến thương hoa rã rời theo gió
Màu đêm lạnh lùng lấp cánh nhung mịn màng
Giọt sương sầu nặng lá... thầm buông.



---
Nguyễn Văn Quỳ (sinh năm 1925) là một nhạc sĩ Việt Nam. ông chuyên viết những bản sonate giành cho giàn nhạc giao hưởng, còn lại thì có 4 ca khúc nổi tiếng: Nhớ trăng huyền xưa, Dạ khúc, Bóng chiều, Chiều cô thôn.

Nguyễn Văn Quỳ sinh tại Hà Nội. Tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954.

Sau hiệp định Genève, ông ở lại giảng dạy về hòa âm tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội, từ năm 1956 đến 1978. Cho đến nay, ông đã hoàn thành được 9 bản Sonate và nhiều hợp xướng, dạ khúc...

ông được trao giải nhì (không có giải nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonate số 4, năm 1995 và bản Sonate số 8, năm 2005.

Hiện ông sống ở phố Nguyễn Quang Bích, Hà Nội.

.(cyvee.com

-------------------------


Cùng với Dạ khúc của NS Nguyễn Mỹ Ca, bài Dạ khúc của NS Nguyễn Văn Quỳ là hai bài Dạ khúc hay nhất Việt Nam, theo NS Phạm Duy và giới âm nhạc.
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image

Xa Quê
Nhạc : Lê Quang Nhạc
Lời : Hồ Đình Phương
Mai Hương trình bày


Chiều xa cố hương
Lắng nghe niềm thương
Xao lòng vấn vương

Chiều xa cố hương trông trời mênh mông nao nao gió ngân tơ trùng
Ôi ! Cánh chim chơi vơi triền miên áng mây trôi hoàng hôn rơi rơi . . .
Lặng nhìn vừng dương phai nhớ nhung vườn trăng soi nay đã xa vời!

Giờ ra đi khói sương tuôn mờ
Niềm chia ly theo gió lững lờ . . .
Dòng sông Tương là đây sóng chờ?
Sầu lâng lâng chiều lan đây đó . . .

Giờ ra đi suối vang âm thầm
Ngàn lau phai buông tiếng ngân trầm
Lòng bâng khuâng vương áng mây vần
Đồng quê xinh đã khuất xa dần!

Dáng chiều nghiêng bóng
Hồn tha phương nhớ giờ tiễn đưa!
Lá hoa rơi màu
Cùng lưu luyến chiều năm xưa

Ngồi bên suối tơ
Vời trông khóm tre xanh xa mờ
Trầm ngâm bóng quê
Lòng chim mơ bình minh bay về . . .


Image
-------------------------------------------------

Sầu Lữ Thứ
Hùng Lân
Mai Hương trình bày

Bao phen sương nhuốm bạc mái đầu
Nhìn lên chim én bay về đâu
Gió đưa mây trắng trở về Nam
Hoa lá ngả về Nam
Hương thắm toả về Nam
Cảnh quê người đủ muôn màu
Chẳng gây say hồn ta
Càng tươi thắm mỹ miều
Càng sui ta nhớ
Nước non quê nhà
Ôi non sông ơi !
Thấu tình sầu lữ thứ
Ngày về gần xa ?
Sống nơi quê người
Giờ đã mấy thu
Bao nhiêu thương nhớ xếp chặt đáy lòng
Lạnh lùng ra đi
Biên cương thẳng đường
Canh cánh mong chờ
Quên nỗi thê nhi
Xa quê lòng những băn khoăn sống hơi thở tàn
Xa quê còn biết chi hơn sầu than
Ngoài chân mây
Nắng sớm ghi thêm màu nhớ
Tình quê hương
Càng khơi muôn ngàn ý xưa
nuoclanh
Posts: 163
Joined: Wed May 30, 2007 12:09 pm
Contact:

Post by nuoclanh »

Image


Điệu Buồn Dang Dở
Tác giả: Hoàng Thi Thơ
Thúy Nga trình bày


Tình em, tình em, tình như gió heo may !
Tình em, tình em, tình như lá thu bay !
Mùa Thu, mùa Thu, mùa chia ly sầu nhớ :
bao nhiêu lá vàng bấy nhiêu dở dang !
Tình anh, tình anh, tình như gió mưa đông !
Tình anh, tình anh, tình như nước trên sông !
Mùa Đông, mùa Đông, mùa vui đâu còn nữa :
bao nhiêu mưa buồn bấy nhiêu lạnh lùng !

Ôi mùa Thu lá thu vàng úa ...
Ôi mùa Đông gió mưa phũ phàng ...
Ôi tình tôi như mùa Thu lá vàng tuôn,
mùa Đông mưa buồn rơi,
ôi tình tôi dở dang rồi !

Điệu buồn, điệu buồn tựa như tiếng kinh khuya
mà em và anh là đôi bóng con chiên ...
Ngàn đời, ngàn đời còn nghe kinh buồn ấy
với Thu võ vàng hay Đông bẽ bàng ...
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests