Dien Ảnh Ca Nhạc

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by hoanghoa »

Love Story – Biết dùng lời rất khó…
Lê Hồng Minh

Ngày 20 Tháng Ba 1971, nhạc phẩm chủ đề của phim “Love Story” (“Chuyện tình”) nhảy vọt lên đứng đầu bảng xếp hạng của thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, và ngự trị trên đỉnh cao này liên tục trong suốt một tháng! Nhiều nhà phê bình âm nhạc cho rằng “Love Story” là một bản nhạc xuất sắc, gọi là kiệt tác là xứng đáng.

Còn Viện Phim ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) thì bình chọn đây là tác phẩm nằm trong TOP 10 của 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim “Love Story” đứng hạng thứ 9, xếp sau các nhạc phim kinh điển như “Casablanca”, “Cuốn theo chiều gió”, “Bác sĩ Zhivago”!

___________________

Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim này đến nỗi rất ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là “Where do I begin” (“Bắt đầu từ đâu”). Nhưng khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài “Love Story”. Đó là khoảng không của một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man đến dịu dàng, đã gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc cứ trầm trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng loanh quanh khoảnh khắc tơ vương.


Thực ra Francis Lai sáng tác cho phim là nhạc nền, không có lời; sau khi phim công chiếu, ở bên Mỹ ông Carl Sigman viết lời bằng tiếng Anh, ở bên Pháp bà Catherine Desage viết lời bằng tiếng Pháp, hai lời này độc lập với nhau, không phải là bản dịch của nhau và khác biệt lớn nhất ở chỗ: Lời tiếng Anh là lời của chàng trai, còn trong tiếng Pháp lại là lời của cô gái (sắp từ giã cõi đời).

Những người hát thành công nhất là hai danh ca Andy Williams và Shirley Bassey. Ca khúc này cũng đã chu du vòng quanh thế giới với gần 800 phiên bản và được chuyển lời sang 25 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Phiên bản tiếng Việt “Chuyện tình”, do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời với ca từ quen thuộc “Biết dùng lời rất khó…”.

SỐ PHẬN LẠ KỲ

Như đã chia sẻ, trước khi trở thành một bản tình ca nổi tiếng ướt đẫm nước mắt như mọi người đã biết, nhạc phẩm “Love Story” trước hết chỉ là giai điệu chủ đề bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim này ra mắt khán giả vào ngày 16 Tháng Mười Hai 1970, dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Khởi đầu, nó được viết như một kịch bản phim, nhưng “Love Story” chẳng rõ vì sao lại không được bất cứ một hãng phim nào mua bản quyền cả.

Sau đó tác giả phải viết lại thành truyện ngắn để đăng trên báo, rồi từ đó được hoàn chỉnh trở lại để chuyển thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào ngày “Lễ tình yêu Valentine” năm 1970. Erich Segal (1937-2010), dù là gương mặt không hề xa lạ với giới xuất bản hồi đó và cả sau này, nhưng ông là nhà văn chỉ nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất vừa kể trên, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó. Chính con gái của Erich Segal đã tâm sự: “Có hai thứ làm nên cuộc đời của cha tôi – đỉnh cao và vực thẳm, đó là tiểu thuyết Love Story và căn bệnh Parkinson”!
Image
Ringo Starr (ngồi), thành viên nhóm The Beatles, và Erich Segal (Getty Images)

Khi hãng phim Paramount công chiếu phim “Love Story” vào mùa Đông năm 1970 (với Ryan O’Neal vai Oliver và Ali MacGraw vai Jenny), dù được dự báo nó trở thành một quả bom tấn làm nổ tung mọi kỷ lục trước đó về doanh thu nhưng có lẽ chắc những ông chủ của hãng phim cũng không ngờ xuất phẩm của họ làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới như vậy, với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách.


Motif tình dang dở trái ngang giữa Jenny – một nữ sinh nhà nghèo, với Oliver – chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, chắc cũng không quá xa lạ nhưng chính ca khúc chủ đề, hoặc lời thoại của phim… đã trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ!

Một chi tiết khá thú vị là câu thoại nổi tiếng trong phim đã ăn sâu vào tâm trí người xem và thậm chí “tràn” ra cả cuộc sống thực tế của nhiều thế hệ, câu “Love means never having to say you’re sorry” (tạm dịch “Yêu là không bao giờ phải nói lời xin lỗi”)!

Câu thoại nổi tiếng này được mọi người biết “Love means never having to say you’re sorry/Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói lời hối tiếc” thực ra là một lỗi của diễn viên khi nói sai trong kịch bản, lẽ ra phải là “Love means not ever having to say you’re sorry”.

Viện Phim Mỹ đã xếp câu thoại trên ở vị trí thứ 13 trong top 100 lời thoại kinh điển nhất lịch sử màn ảnh. Không chỉ xuất hiện trong nhiều bài hát và tựa phim sau này, câu nói trên phổ biến đến mức trở thành tuyên ngôn mạnh mẽ cho tình yêu, được dùng trong nhiều đám cưới, bức thư tình.
___________________

Một trong những nguyên nhân khiến bộ phim tình cảm ướt át này được yêu mến đến vậy là nhờ phần nhạc của bộ phim, xâm chiếm hết cảm xúc của công chúng. Ca khúc này mỗi lần nghe lại đều mang đến cho ta một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người chút cảm giác bâng khuâng, để nhớ về một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.

Stanley Jaffe, ông chủ hãng phim Paramount khi giao đề bài cho nhạc sĩ người Pháp, Francis Lai, người soạn nhạc cho phim “Love Story”, nói ngắn gọn như ra lệnh: “Không cần lời, chỉ cần giai điệu”! Câu chuyện ly kỳ có lẽ đã bắt đầu từ đây…

NGƯỜI CHA ĐẺ FRANCIS LAI

Trước khi đến Paris lập nghiệp, nhạc sĩ Pháp Francis Lai (1932-2018) đã tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice. Thời thanh niên sôi nổi, ông trau dồi thêm nhạc lý với nhiều bậc đàn anh, trong đó có Bernard Dimey, người được xem là hướng dẫn ông trong lĩnh vực sáng tác nhạc phim. Những năm 1950, Francis Lai tách ra khỏi xu hướng hiện thực của dòng nhạc Pháp, và ở thời điểm những năm 1960, ông đã nổi tiếng khắp thế giới như là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn.

Image
Nhạc sĩ Francis Lai (ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images)

Trong suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã viết khoảng 600 bài hát và hơn 100 ca khúc cho phim. Thật ra, ông đã thành danh trong làng nhạc quốc tế từ năm 1966, nhờ soạn ca khúc chủ đề của bộ phim “Un homme et une femme” (tạm dịch “Một người đàn ông và một người đàn bà”) của đạo diễn Claude Lelouch. Phim này từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes và bốn giải Oscar. Từ năm đó trở đi, ông rất bận rộn với công việc do được nhiều đạo diễn mời hợp tác.

Ngoài nhạc phim, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc ăn khách trong lĩnh vực nhạc nhẹ. Tính tổng cộng, có trên dưới 60 nghệ sĩ tên tuổi từng hát nhạc của ông, từ danh ca Edith Piaf, Dalida, Aznavour, Patricia Kaas – phía nhạc Pháp; tới các bậc thượng thặng như Ella Fitzgerald, Elton John hay Carly Simon – phía nhạc Anh-Mỹ.

Với ca khúc “Love Story” do Andy Williams và Shirley Bassey lần lượt thể hiện, ông đã giành được một tượng vàng Oscar năm 1971 ở hạng mục “Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất”. Cũng trong năm 1971, bài hát này cũng mang về cho ông giải Quả cầu vàng danh giá.

Trong Francis Lai tồn tại một quan niệm khá độc đáo rằng, âm nhạc là thứ ngôn ngữ không biên giới, nên có thể chẳng cần đến ca từ mà nó vẫn có thể ăn sâu vào lòng người! Hầu hết bản nhạc (kể cả bài “Love Story”) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó mà thôi, và thường do những người khác đặt. Ông thố lộ rằng sở dĩ ông ưa nhạc không lời là xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz!

Francis Lai góp phần vào thành công của hơn 100 bộ phim với những ca khúc chủ đề đi vào lòng người và nhiều người nhận định rằng, chỉ với một vài nốt nhạc thôi, Francis Lai đã làm cho các bộ phim trở nên đẹp đẽ và gây xúc động hơn. Chính vì thế những ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ được mệnh danh “ông vua của những câu chuyện tình” này đã luôn có chỗ đứng để mãi ngân nga trong trái tim của nhiều thế hệ người yêu nhạc từ trước đến giờ!
Image
Ryan O’Neal và Ali MacGraw trong ‘Love Story’, kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết của Erich Segal và được đạo diễn bởi Arthur Hiller (ảnh: Michel Ginfray/Sygma/Sygma via Getty Images)

5 NỐT THỔN THỨC KHÔNG BAO GIỜ CHẾT

Sau khi nhận “đơn đặt hàng” của chủ hãng phim Paramount, Francis Lai tìm được giai điệu của khúc nhạc “Love Story” vào lúc… nửa khuya. Ban đầu ông định sáng tác trên bốn nốt nhạc căn bản ấy, nhưng nghĩ lại nếu làm như vậy thì thấy gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách đã trở nên đình đám hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim “Romeo & Juliette” (“A time for us” của Nino Rota).

Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn, ông cho thêm một nốt nhạc nữa, biến thành năm, trong khi các câu kế tiếp chỉ có bốn, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Vì sự thêm vào một nốt nhạc này, mà đến tận hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn “đẹp không tì vết”, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn lạ thường. Nhiều người đúc kết rằng mỗi bài hát thì sẽ cũng sẽ có những giai thoại nào đó đi theo nó, nhưng với trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã trở thành huyền thoại!

Bộ phim “Love Story” có tiết tấu khá nhẹ nhàng trên giai điệu dìu dặt của bản nhạc nền đó, và đây được xem là điều ấn tượng. Đạo diễn phim đã sử dụng một hình ảnh cho cảnh ban đầu phim và lúc bộ phim kết thúc: Một người đàn ông ngồi đối diện hàng rào trong công viên tuyết phủ trắng. Anh ta vừa mất đi một người yêu anh nhiều hơn bản thân người đó, và anh cũng yêu người đó hơn chính bản thân mình. Nhưng, anh vẫn tự nhủ: “Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói hối tiếc”.

Image
Ali MacGraw và Ryan O’Neal trong ‘Love Story’ (ảnh: ullstein bild/ullstein bild via Getty Images)

Chính vì khá đắt “show” viết nhạc cho phim (điển hình là bài hát trong những bộ phim diễm tình như “Bilitis”, “Emmanuelle” rất được yêu thích) nên Francis Lai đã có tới hai lần từ chối khi hãng phim Paramount có dự án chuyển thể tiểu thuyết “Love Story” lên màn bạc, bởi vì vào thời điểm đó, ông đang phải soạn nhạc chủ đề cho… bốn phim khác nhau. Nhà sản xuất người Mỹ Bob Evans thấy vậy mới gọi điện thoại cho nam tài tử Alain Delon cậy nhờ anh thuyết phục, vì biết rằng hai người là bạn thân của nhau. Nể bạn, nên Francis Lai mới nhận lời, nhưng dường như ông cũng loay hoay mãi vẫn không tìm ra được một giai điệu ưng ý để thể hiện.

Được mệnh danh là ông vua sướt mướt, nghe nhạc của Francis Lai, nếu ai không bùi ngùi thì cũng trở thành thơ thẩn, rất dễ bị đeo đuổi không dứt ra được bởi những giai điệu cứ quẩn quanh quẩn quanh. Chọn Francis Lai viết nhạc phim, giới chủ hãng phim Paramount “chắc cú” rằng chỉ cần những giai điệu không lời của Francis Lai cùng với hình ảnh diễm lệ của bộ phim nói về một cuộc tình đẹp và đau đớn, là “ăn tiền”, là đủ. Thậm chí quá đủ!

Khi được chủ hãng phim nhấn mạnh rằng phải làm sao đó để nó luôn… ám vào đầu công chúng giai điệu bài hát và hình ảnh bộ phim, chứ không cần bất cứ lời hát nào, bởi phần lời bài hát ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hai điều trên, thậm chí có nguy cơ sẽ làm trôi tuột đi tất cả, Francis Lai đã cho ra đời bản nhạc phim có giai điệu như tuôn chảy từ trái tim, như cửa sổ mùa thu đón chào nắng mới, có một nỗi buồn xen lấn nhưng lại dịu ngọt và tan chảy chậm rãi.

Trên nền nhạc ấy, cuộc tình hai nhân vật chính bỗng lung linh như cổ tích, như thể cái chết không xóa nhòa được sự tận hiến. Khi bộ phim chính thức phát hành, nó đã xô đổ mọi kỷ lục và trở thành phim “bom tấn” của năm 1970. Cùng với đó, bài nhạc trong phim được yêu thích một cách đặc biệt. Tất cả các đài phát thanh đều được yêu cầu phát đi phát lại phần biểu diễn của dàn nhạc Henry Mancini.
Image
Ryan O’Neal và Ali MacGraw trong ‘Love Story’
Và một “hệ quả” đã xảy ra: Nhiều ông chủ của các hãng đĩa gọi điện về cho Paramount yêu cầu được biến bài nhạc này thành ca khúc có lời. Họ nói rằng đang có một loạt các ca sĩ gạo cội yêu cầu được hát bài hát trong phim và yêu cầu này là không thể từ chối! Ba ngày sau khi phim công chiếu, “ông trùm” điện ảnh Stanley Jaffe gật đầu đồng ý với điều kiện: Bài hát này chỉ được phát hành sau nhiều tuần nữa bởi ông vẫn không muốn bộ phim và phần nhạc tuyệt vời của Francis Lai bị ảnh hưởng.

Và Carl Sigman, người khả dĩ nhất có thể cho ông một phần lời bất hủ, được chọn để giao trọng trách này, bởi sự nghiệp của ông gắn liền nhiều bài nhạc phim phổ lời rất nổi tiếng như “Till”, “What Now My Love”… kèm theo lời nhắn: Đây là một bộ phim sướt mướt nên phần lời cũng phải như vậy, càng buồn càng tốt, còn “viết kiểu gì thì tùy ông”. Và chỉ trong vòng một ngày sau đó, Carl Sigman đã viết xong lời bài hát, cũng nhanh như kiểu Francis Lai đã làm!

Dưới cây bút của mình, Carl Sigman đã làm cho bản nhạc trở thành một bài hát, có tựa đề “Jenny – A love story” (“Jenny – Một câu chuyện tình”). Bao trùm bài hát là một nỗi buồn được tả qua sắc lá Tháng Tư với những chiếc lá rơi buồn bã. Đó là tâm trạng của chàng trai Oliver ngồi chờ đợi Jenny khi nhớ lại những hơi thở ngọt ngào của Jenny đã bỏ lại phía sau.

“Nàng đến và ra đi như những cơn mưa mùa hè, như chiếc lá vô tình chạm vào Tháng Tư buồn bã” và rồi “nàng chia sẻ cùng tôi thế giới đặc biệt của nàng, nàng trải dài nó ra với tất cả tình yêu của mình và rồi đột ngột biến mất. Tôi với tay nhưng vẫn không chạm vào được”…


Khi trình bày thử được nhiều người khen, nhưng hóa ra đời đâu có đơn giản như vậy. Bob Evans, một sếp có số má trong hãng Paramount và còn là bạn trai ngoài đời của… Ali MacGraw (người thủ vai Jenny trong “Love Story”) sau khi xem xong phần lời đã nói rằng nó quá buồn bã và kéo cảm xúc chùng xuống. Evans yêu cầu Sigman… viết lại.

Carl Sigman tức điên lên và nói rằng sẽ không sửa bất cứ một từ nào. Sau một hồi đi vòng vòng trong phòng, bỗng Sigman dừng lại, và tự hỏi rằng “Where do I begin?” (tạm dịch “Tôi bắt đầu từ đâu đây?”). Nói xong, ngay lập tức Sigman lấy tờ giấy, kéo ghế ngồi xuống bàn và từ đó ca từ tuôn chảy. Ngay dòng đầu tiên, tựa bài hát ông đã viết luôn: (“Where do I begin”) Love Story”. Ở thời điểm này, mạch câu chuyện bắt đầu… chuyển hướng và đó là giây phút lịch sử để tạo nên một bài hát huyền thoại như chúng ta đã biết!

Sigman đã “hóa thân” cho câu chuyện cũ để đổi màu câu chuyện ấy, bỏ đi tên các nhân vật trong phim, chuyển nội dung từ thể bi quan sang thể hồi tưởng với đầy ắp những lời tán dương tuyệt diệu…

“Tôi biết bắt đầu từ đâu, để kể một câu chuyện tình tuyệt diệu đến nhường nào, một chuyện tình ngọt ngào mà nàng đã mang đến cho tôi, lấp đầy cả một thế giới trống rỗng. Nàng đến và biến đời tôi thành đáng sống, với những bài ca thiên thần cùng mộng tưởng hoang dại, lấp trong tôi tình căng tràn”…

Viết xong xuôi, Sigman cảm giác như mình vừa bị hút hết hơi ra khỏi người. Nhưng ông khoan khoái tựa lưng vào ghế và nghĩ “Tay Evans đó đã đúng, phần lời trước quả thực quá tệ”.

Ngày hôm sau, phần lời của bài hát được chính thức mang tên (Where do I begin) Love Story. Bài hát được gửi đến các ông chủ nhiều hãng đĩa danh tiếng và chờ ngày phát hành.

Trong lịch sử ghi âm Mỹ, chưa có trường hợp nào mà cùng một bài hát lại có đến ba phiên bản của ba nghệ sỹ khác nhau cùng phát hành… một ngày. Nhưng chuyện này đã xảy ra với (Where do I begin) Love Story, khi hãng dĩa Columbia vì quá đau đầu với cuộc chiến cover bài (Where do I begin) Love Story giữa ba ông hoàng Tony Bennett, Andy Williams và Johnny Mathis nên quyết định phát hành bài này vào cùng thời điểm, ngày 20 Tháng Ba 1971.

Cả ba ca sỹ này đều là con cưng của hãng Columbia và ai cũng đều muốn mình là người hát đầu tiên nên cuối cùng ông chủ hãng đĩa quyết định: Tung cả ba bản ra thị trường để cả ba ca sỹ có cơ hội thi tài với nhau, mà công chúng sẽ là người phán xử công bằng.


Kết quả: Andy Williams thắng gần như tuyệt đối. Ông được mời lên kênh NBC (với hàng chục triệu khán giả theo dõi mỗi đêm) hát bài này 12 lần liên tục. Đĩa đơn này còn thắng tuyệt đối với hàng triệu đĩa bán ra. Ở Nhật, bài này bán được 600,000 bản tiếng Anh trong bốn tuần và 600,000 bản tiếng Nhật chỉ trong vòng có ba tuần mà thôi.

Trong khi đó, phiên bản của Tony Bennett dù hát khá tình cảm nhưng nhịp điệu lại khá chậm và nó không thu hút bằng Andy Willlams. Johnny Mathis là người xếp ở vị trí cuối cùng khi ông chỉ thắng nhờ bài hát nằm trong album mà không phát hành thành single.
Image

ANDY WILLIAMS VÀ SHIRLEY BASSEY – BÁU VẬT SỞ HỮU VẬT BÁU

Năm 1971, (Where do I begin) Love Story trở thành bài hát… toàn cầu và được rất nhiều nghệ sỹ tên tuổi cover. Bài hát trở thành bài “hit” lớn nhất trong sự nghiệp của nhà viết lời Carl Sigman và rất nhiều ý kiến cho rằng, ông chính là người cha thứ hai của “Love Story”, bên cạnh Francis Lai, đưa bài hát ra khỏi ánh hào quang của một bộ phim và độc lập trở thành một bài hát kinh điển.

Nếu chỉ dừng lại ở bản nhạc của Francis Lai và phần viết lời của Carl Sigman thì chưa phải hết chuyện. Thế giới đã sinh ra Francis Lai và Carl Sigman thì cũng sẽ sinh ra Andy Williams và Shirley Bassey – một nam và một nữ danh ca, người nam da trắng, còn người nữ da màu – cả hai người đều được coi là vô đối trong ca khúc này!
Image
Andy Williams, 1965 (ảnh: David Redfern/Redferns)
Howard Andrew “Andy” Williams (1927-2012) là một ca sĩ và người sáng tác nhạc người Mỹ. Trong sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của mình, ông đã thu âm 44 album, với 18 đĩa vàng, ba đĩa bạch kim và năm đề cử giải Grammy. Nhắc tới ông thì không thể không nhắc tới “Moon River” – ca khúc trong bộ phim kinh điển “Breakfast at Tiffany’s”, từng đoạt Oscar ca khúc hay nhất năm 1962. Ông còn là người dẫn chương trình cho “The Andy Williams show”, một show truyền hình tạp kỹ, kéo dài từ năm 1962 tới năm 1971, và nhiều sản phẩm truyền hình đặc biệt. Nhà hát Moon River ở Branson, bang Missouri, được đặt theo tên của bài hát được biết đến nhiều nhất mà ông hát: “Moon River”.

Sinh năm 1927 tại Wall Lake, Iowa, Andy Williams bắt đầu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp từ năm lên 8 tuổi khi tham gia ban nhạc Williams Brothers Quartet cùng ba anh trai. Tới năm 1951 ban nhạc tan rã, Andy vừa chuyển hướng sang các hoạt động truyền hình, vừa tiếp tục theo đuổi âm nhạc.

Năm 1956 ông sánh vai với Elvis Presley trở thành ngôi sao, và tiếp tục được yêu mến ở những thập niên 1960, 1970 sau đó với một loạt bản hit như “Butterfly”, “Love Story”, “Can’t get used to losing you”, “Almost there”… Giọng ca ngọt ngào, trữ tình của ông từng được Tổng thống Ronald Reagan ngợi ca là “báu vật quốc gia”.

Ởcác danh ca nữ, giọng hát trội nhất nhạc phẩm (Where do I begin) Love Story chỉ có thể là Shirley Bassey. Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ. Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi giọng ca vàng Frank Sinatra.

Thành danh từ những năm 1962-1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm “Love Story” mà đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 1970. Hầu hết ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm “Diamonds are forever”, phát hành năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm “Love Story”. Được xem là giọng hát trau chuốt mài giũa tựa như một viên đá quý nên cũng từ đó mà giới chuyên môn đặt cho Shirley Bassey biệt danh “Diva kim cương” (Diamond diva) là vậy!

Giai điệu của tình khúc “Love Story” cứ hoài mãi ngân vang lên cho những hình ảnh khép lại một câu chuyện tình đẹp và đẫm nước mắt của người ngồi xem, để rồi đâu đó dưới hàng ghế khán giả, chắc chắn có không ít khán giả độ tuổi trung niên ở hôm nay sẽ bất chợt hát theo lời Việt mà nhạc sĩ Phạm Duy viết cho ca khúc bất tử này.

“BIẾT DÙNG LỜI RẤT KHÓ!”

Năm 1970 ở Sài Gòn, thanh niên ai ai cũng rất yêu thích ca khúc “Love Story” do ca sĩ Andy Williams trình bày. Dựa vào lời tiếng Anh, nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt “Chuyện tình” mà giờ ai cũng thuộc với đoạn mở đầu gần như… năn nỉ: “Biết dùng lời rất khó để mà nói rõ, ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá…”.

Không phải bàn cãi, cũng như nhiều ca khúc quốc tế khác mà ông đã Việt hóa, có thể nói nghệ thuật chuyển ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy qua ca khúc này đã lên tới đỉnh cao nhất.

Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ
Ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá
Chuyện tình đáng nhớ, tuy cũ như là biển già trắng xóa
Cuộc tình quý giá như những ngọc ngà nàng dành cho ta
Ôi biết nói gì?

Với một lời quý mến, mà nàng nói đến
Khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt
Cuộc tình thứ nhất, muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn
Vì nàng đã hiến đôi cánh tay mềm nghìn đời quyến luyến
Lòng ta đầy kín, lòng ta đầy kín
Là muôn nghìn chuyện yêu đương, câu hát thần tiên
Và những mộng huyền mênh mang, đầy kín hồn hoang
Man mác tình duyên
Thôi hết cuộc đời im tiếng
Ðời lẻ loi đã tan, ta đã được nàng
Làm gì còn tiếng than, nắm đôi tay thiên thần
Ði suốt mùa Xuân…

Sẽ còn được biết mấy? Một đời luyến ái
Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn? Thật là khó đoán
Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết, loài người có chết
Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt
Em vẫn gần ta!


_____________

Ký ức của nhiều thanh niên Sài Gòn ngày ấy – mà người viết bài có duyên gặp ở thời điểm hiện nay – là kỷ niệm từng nô nức đi xem phim “Love Story”. Họ chạy theo mốt mặc áo thun có in hình đôi diễn viên với câu nói nổi tiếng trong phim: Love means never having to say you’re sorry (Yêu là không bao giờ phải nói hối tiếc).


Tiểu thuyết “Chuyện tình” của Erich Segal mà bản tiếng Việt của Phan Lệ Thanh dịch ngay sau đó cũng được phát hành. Lúc đó khán giả mới biết kịch bản phim “Love story” do chính Erich Segal viết, sau đó ông chuyển thành tiểu thuyết.

Năm 1987, Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới (nay là NXB Hội Nhà Văn) in “Love Story” với bản dịch của Hoàng Cường, với tựa đề “Câu chuyện tình yêu”. Cuốn sách này không tạo được hiện tượng như in lần đầu ở Sài Gòn năm 1972, vì thiếu đi cuốn phim trứ danh và ca khúc tuyệt vời hỗ trợ. Một phần, do năm 1972, thanh niên Sài Gòn đã quá lo âu và mệt mỏi vì chiến tranh nên họ muốn tìm quên lãng trong những cuốn tiểu thuyết, bộ phim lãng mạn. Và “Love Story” đã đáp ứng được điều đó, khi mỗi cuốn sách đều có một phước phận của riêng nó.



Với việc đặt lời Việt cho nhạc phẩm này, nhiều người biết hiện còn một phiên bản lời Việt khác có tựa đề “Tình sử” do Ngọc Chánh viết, từ trước năm 1975 đã được ca sĩ Thanh Lan trình bày. Sau này tại hải ngoại, phiên bản lời Việt “Tình sử” này cũng đã được giọng ca Ngọc Lan hát chung với phiên bản lời Pháp “Une histoire d’amour”, tuy nhiên tựa đề tiếng Việt “Tình sử” đã đổi thành “Chuyện tình”. Đâu đó ở trên internet, chúng ta cũng có thể sẽ bắt gặp một phiên bản lời Việt được ghi là “Chuyện tình” (Phạm Duy) nhưng với lời hát khác hoàn toàn phần đặt lời của nhạc sĩ Phạm Duy mà lâu nay chúng ta vẫn biết, chắc là của một fan khuyết danh nào đó!

Khi nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, chúng ta như được sống lại kỷ niệm về một quãng thời gian đáng nhớ cùng với những niềm vui, những nỗi buồn và ký ức của riêng mỗi người. Phải chăng nghe “When do I begin” hay “Biết dùng lời rất khó” là cũng là nghe và mường tượng về kỷ niệm, mà nhờ kỷ niệm ấy, âm thanh của bài nhạc ấy đã ở lại trong tâm hồn ta lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn.

Ngày nay mở YouTube ra nghe chẳng có gì là khó, nhưng ai trong chúng ta nếu có cơ hội nhìn thấy những bản nhạc cũ in từ trước 1975, hỏi có xúc động không? Những bản nhạc tờ rời ngày ấy dù được in khá đơn sơ, trang trí có phần mộc mạc giản dị, nhưng nhờ có nó mà chuyển tải âm nhạc và những câu chuyện xung quanh nó đến thật gần với mọi người.

Có người còn kể lại khi còn nhỏ, nhìn thấy các anh của mình ôm guitar ngồi hát, trước mặt là những bản nhạc đơn giản như thế, là đã xuất hiện cảm xúc mãnh liệt, dâng trào. Có người còn nói, thời điểm đó, nhìn hình của tờ nhạc rời in bằng ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp thì là một cơ hội không thể quý báu và tiện lợi hơn, cho việc… học ngoại ngữ. Còn thời điểm hiện tại, muốn tiếp cận một bản nhạc như thế thiệt là khó!

Trong bản nhạc được in ngày trước có hai lời tiếng Anh và tiếng Pháp đề ngay dưới lời Việt, nên thật dễ để so sánh cách chuyển ngữ bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy và từ đó tìm ra những điều thú vị nho nhỏ.

Bản chuyển ngữ tiếng Việt của nhạc sĩ Phạm Duy đã theo theo sát lời tiếng Anh hơn nhưng ông sửa câu văn “rặt Anh ngữ” thành “rặt Việt ngữ” thiệt là tài tình. Ý nghĩa của đoạn tiếng Anh là “bắt đầu từ đâu bây giờ, để nói về câu chuyện mà tình yêu có thể trở nên thật tuyệt vời”, được ông sắp xếp gọn ghẽ lại thành “biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ, ôi biết nói gì, cuộc tình lớn quá”.

Người nhạc sĩ lúc này đang đứng ở chủ thể của câu chuyện nên ông bày tỏ sự “lúng túng” của người kể: “Để mà nói rõ”… rồi lại “ôi biết nói gì”, thay vì chỉ đơn thuần kể lại như bản gốc!

Ông đã biến câu “một sự thật đơn giản về tình yêu mà nàng đem lại cho ta” trở thành “cuộc tình quý giá” với so sánh “như những ngọc ngà”. Câu tiếng Anh “she brings to me” nghe có phần hơi đơn giản, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy lại “nâng cấp” nó lên thành “nàng dành cho ta” nghe thân mật gần gũi hơn. Và còn nữa, “Ôi biết nói gì?” trong khúc ca tiếng Việt nghe “đã” hơn, thay vì dịch theo cách Mỹ “Bắt đầu từ đâu bây giờ?”.

Và trong khi bản gốc viết “với câu chào hello đầu tiên, nàng đã đem ý nghĩa đến cho đời sống trống rỗng của tôi”, Phạm Duy đã Việt hóa thật tự nhiên thành “Với một lời quý mến, mà nàng nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt”. Phạm Duy dùng hình tượng cụ thể để nói về tinh thần: Thay vì chỉ “bước vào đời” thì “khi bước chân vào” sẽ trở nên rõ ràng hơn và đầy hình tượng hơn; rồi thay vì chỉ “vắng” thì thành “vắng ngắt”, với cấp độ cao hơn. Biết nói gì hơn nữa về thiên tài Phạm Duy!

Với cá nhân tôi, qua ba đào của thời cuộc, ngần ấy năm của nhạc phẩm này kể từ khi nó ra mắt cũng là ngần ấy thời gian kể từ ngày tôi ra đời. Rồi lớn lên, rồi sống với những ký ức mà Love Story cũng như những ca khúc thời đó để lại, tôi luôn thấy mình biết ơn biết chừng nào những Francis Lai, những Andy Williams, những Phạm Duy… Họ đã tưới mát tâm hồn tôi. Tôi biết ơn họ nhiều đến mức đôi khi tôi không phải biết nói như thế nào… Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ…
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by tiendung »

Thế giới có bao nhiêu ca bệnh giống Bruce Willis?
Lương Thái Sỹ

Image
Bruce Willis được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ thuỳ trán thái dương (frontotemporal dementia) – một căn bệnh nghiêm trọng hiếm gặp (ảnh: Rich Fury/Getty Images)

Từ việc nam diễn viên phim hành động Bruce Willis mắc chứng mất trí nhớ thuỳ trán thái dương (frontotemporal dementia-FTD), các chuyên gia đã cung cấp thêm một số thông tin ít được đề cập về căn bệnh chưa có thuốc chữa này…

Đa số bệnh nhân từ 40-60 tuổi

Nam diễn viên Bruce Willis đã được chẩn đoán mắc FTD, một loại chứng mất trí nhớ hiếm gặp. FTD là một loại bệnh sa sút trí nhớ ảnh hưởng đặc biệt đến thùy trán và thùy thái dương của não và cũng là dạng sa sút trí nhớ phổ biến nhất ở những người dưới 60 tuổi. Căn bệnh này còn được gọi là thoái hóa thùy trán (frontotemporal degeneration) và hiện chưa có cách điều trị hoặc chữa khỏi.

Gia đình Willis cho biết Tháng Ba 2022, ông được chẩn đoán mắc chứng mất ngôn ngữ, rối loạn giao tiếp khi sắp nghỉ hưu, nhưng trong thông báo mới ngày 16 Tháng Hai, gia đình nói thêm “tình trạng của Bruce đã tiến triển và hiện chúng tôi đã có chẩn đoán cụ thể hơn: Chứng mất trí nhớ trước trán”.


Theo The Washington Post, các nhà thần kinh học cho biết sa sút trí tuệ vùng trán thái dương là một loại bệnh thoái hóa thần kinh cùng họ với bệnh Alzheimer và Parkinson. Hiện có khoảng 50,000 đến 60,000 người ở Mỹ mắc FTD và chủ yếu ở những người trong độ tuổi từ 40 đến 60. Joel Salinas, nhà thần kinh học hành vi, trợ lý giáo sư thần kinh học tại cơ sở y tế NYU Langone Health kiêm giám đốc y tế của Isaac Health cho biết thuật ngữ chính xác nhất là “thoái hóa thùy trán” để chỉ rõ quá trình diễn ra trong não.

Các chuyên gia cho biết chính các protein bất thường như TDP-43 tích tụ trong não là nguyên nhân gây ra FTD. Về lâu dài, những protein gây bệnh này sẽ gây nhiễm độc thần kinh và cuối cùng làm chết tế bào. Paul Schulz, giáo sư thần kinh học và rối loạn thoái hóa thần kinh tại Trường Y McGovern thuộc Đại học UT Health Houston giải thích:

“Có ít nhất 15 đột biến gene liên quan đến FTD và mỗi loại có thể gây ra một FTD khác nhau. Điều đó có nghĩa là mỗi loại có thể có những nguyên nhân khác nhau. Cũng có nhiều bệnh nhân bị FTD mà không xác định được đột biến gene. FTD của họ có thể do nguyên nhân môi trường như chấn thương đầu dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa”.

Chẩn đoán không dễ

Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau và phụ thuộc vào nơi các protein bất thường bắt đầu tích tụ, ở thùy trán hoặc thùy thái dương. Các bác sĩ cho biết có thể mất vài năm để một bệnh nhân được chẩn đoán đã mắc FTD, vì các triệu chứng rất đa dạng và cũng có thể gặp ở những người mắc các bệnh khác.

Một bệnh nhân bị bất thường ở thùy trán sẽ có hành vi bốc đồng và mất kiềm chế được gọi là “hoạt động biến thể hành vi” (behavioral variant activity), khá phổ biến trong những người bị FTD. “Ví dụ, một người lịch sự có thể trở nên thô lỗ và một người tử tế có thể trở nên tự cho mình là trung tâm vũ trụ! – Andrew Budson, trưởng khoa thần kinh nhận thức & hành vi, phó Giám đốc giáo dục và Giám đốc Trung tâm Khoa học thần kinh nhận thức chuyển dịch (Center for Translational Cognitive Neuroscience) tại Veterans Affairs Boston Healthcare System nhận định – Cũng có thể do thiếu tự chủ mà đôi khi ăn quá nhiều, ví dụ một bệnh nhân của tôi đã ăn nguyên một lọ sốt mayonnaise!”.


Ryan Darby, trợ lý giáo sư thần kinh học và Giám đốc Phòng khám Sa sút trí tuệ trán thái dương tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt bổ sung: “Sự chán nản với xã hội cũng là một triệu chứng. Thậm chí người mắc FTD có thể gây án vì mất kiềm chế và có những hành vi không phù hợp với xã hội. Họ mất đi sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với người khác”. Khi sự bất thường phát triển ở thùy thái dương, đặc biệt là phần liên quan đến lời nói và ngôn ngữ, bệnh nhân có thể mắc “chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát”, đó là những gì Bruce Willis mắc phải. Những người mắc chứng mất ngôn ngữ cảm thấy khó hiểu ngôn ngữ hoặc khó tạo ra ngôn ngữ, hoặc cả hai”.

Nhà thần kinh học Brad Dickerson, Giám đốc Frontotemporal Disorders Unit thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts kiêm giáo sư thần kinh học tại Trường Y Harvard, cho biết:

“FTD là nguyên nhân gây ra hai dạng phụ chính yếu của chứng mất ngôn ngữ. Đó là dạng ngữ pháp và dạng ngữ nghĩa. Dạng ngữ pháp sẽ gặp vấn đề trong việc tạo ra các câu cần đến ngữ pháp đúng; còn dạng ngữ nghĩa liên quan đến ý nghĩa của từ. Dạng ngữ pháp có thể là do protein tau tích tụ trong não, ảnh hưởng nhiều hơn đến thùy trán. Trong khi dạng ngữ nghĩa có thể là do protein TDP-43, ảnh hưởng nhiều đến thùy thái dương của não”.

Các chuyên gia cảnh báo một số người có thể phát triển protein bất thường trong các phần của não liên quan đến chức năng vận động và chuyển động của mắt mà không biết do FTD. Các dấu hiệu đầu tiên của FTD có thể rất tinh tế, chẳng hạn thay đổi hành vi, lời nói hoặc cử động.

Salinas nhấn mạnh: “Các bệnh thoái hóa thần kinh như FTD bắt đầu với những thay đổi nhỏ, như mất khả năng quan tâm đến người khác, suy giảm nhận thức hoặc có hành vi ngẫu hứng. Tiếc thay, chúng thường không được phát hiện trong thử nghiệm lâm sàng. Khi những thay đổi này tiến triển và dễ thấy hơn, chúng mới được chẩn đoán là suy giảm nhận thức hoặc suy giảm hành vi nhẹ. Đến khi chúng bắt đầu cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày, chẩn đoán sẽ nâng lên thành “chứng sa sút trí tuệ”.

Sa sút trí tuệ có ít nhất ba giai đoạn, nhẹ, trung bình và nặng. Bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn cuối ít tương tác và gặp khó khăn khi ăn và nuốt. Tiến triển của bệnh có thể khác nhau. Tuổi thọ trung bình của người bệnh FTD khoảng từ 7 đến 13 năm, tuy nhiên một số bệnh nhân chết sau vài năm, trong khi những người khác có thể sống 20 năm từ lúc chẩn đoán”.
Image
Minh họa: robina-weermeijer-unsplash

Chưa có cách chữa

“Giống như Alzheimer hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị FTD – Chi-Ying Lin, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y Baylor nói –Hiệu quả của những viên thuốc điều chỉnh trí nhớ hoặc nhận thức của người bệnh Alzheimer đều dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi đối với người bệnh. Những chất ức chế cholinesterase gọi là Donepezil hoặc Rivastigmine, có thể sử dụng trong giai đoạn nhẹ của Alzhiemer và FTD. Phương pháp điều trị thứ hai là memantine, một chất đối kháng thụ thể NMDA, tuỳ vào tình trạng bệnh, từ vừa phải đến nghiêm trọng.

Ở những người bệnh Alzheimer, uống thuốc này, tốc độ suy giảm nhận thức có thể chậm lại. Nhưng ở bệnh nhân FTD, không có dữ liệu chứng minh. Các bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân FTD và gia đình họ kiểm soát các triệu chứng bệnh. Bệnh nhân có thể cần giúp đỡ quản lý sự lo lắng, trầm cảm, hung hăng, kích động và hành vi ám ảnh. Budson lưu ý: “Các loại thuốc SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) trong họ thuốc Prozac có thể giải quyết được một số vấn đề về hành vi trong chứng mất trí nhớ thái dương biến thể hành vi. Liệu pháp ngôn ngữ cũng hữu ích đối với các giai đoạn ban đầu của chứng mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát, nhưng chưa có loại thuốc nào hiệu quả”.

FTD có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai dù một số trường hợp có thể do di truyền. Darby nói: “Có tiền sử gia đình, một số loại bệnh mất trí nhớ hoặc thoái hóa thần kinh chiếm khoảng 40% trường hợp FTD. Và trong 10% trường hợp, có một gene được xác định là gene trội trên nhiễm sắc thể bình thường. Vì vậy, nếu bạn mang gene này, có khả năng hoặc gần như chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh FTD vào một thời điểm nào đó”.

Nhưng không giống Alzheimer, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ vùng trán và thái dương không tăng theo tuổi tác. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân mới cần được hỗ trợ nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày, gồm cả việc mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm rửa và ăn uống.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by thienthanh »

Oscar 2023 và “nhóm xử lý khủng hoảng”
Mỹ Anh
23 tháng 2, 2023

Image
Sự kiện Oscar ngày càng mất sức thu hút (ảnh: David McNew/Getty Images)

Chương trình trao giải Oscar năm nay sẽ có một “nhóm xử lý khủng hoảng”, được thành lập nhằm có thể xử lý mọi sự cố theo thời gian thực. Đây là giải pháp của Viện Hàn lâm Khoa học Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) sau sự cố ồn ào trong chương trình Oscar 2022 khi diễn viên Will Smith gây sốc thế giới bằng cú tát trời giáng nhằm vào người dẫn chương trình Chris Rock.

Chủ tịch AMPAS Bill Kramer nói với tạp chí TIME rằng nhóm xử lý khủng hoảng (crisis team) đã “thực hiện nhiều kịch bản” để “sẵn sàng cho mọi tình huống”. Trong buổi lễ năm ngoái, AMPAS rõ ràng là quá lúng túng trước hành động cực kỳ vô văn hóa của Will Smith. Sau khi tát Chris Rock, Will Smith vẫn trở về chỗ ngồi và thậm chí được gọi tên lên nhận giải (hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong King Richard). Mặc dù Smith sau đó tự nguyện rút tư cách thành viên khỏi AMPAS nhưng phải mất thêm vài ngày ban tổ chức mới đưa ra quyết định về tư cách thành viên của đương sự. Cuối cùng Will Smith bị cấm tham gia dạ tiệc Oscar và các sự kiện khác của AMPAS trong 10 năm.
Image
Oscar 2022: Will Smith tát Chris Rock – sự kiện mãi là vết nhơ lịch sử điện ảnh Mỹ (ảnh: Neilson Barnard/Getty Images)

Kể từ khi đảm nhận vị trí chủ tịch AMPAS vào Tháng Bảy 2022, Bill Kramer đã dành nhiều thời gian để chấn chỉnh nhằm lấy lại thanh danh cho AMPAS. Kramer trước đây từng thành công trong việc ra mắt Academy Museum, nơi tính đến nay thu hút hơn một triệu lượt khách kể từ khi mở cửa vào Tháng Chín 2021. Kramer tự hào nhấn mạnh rằng một nửa số khách là những người thuộc thế hệ trẻ (dưới 40 tuổi), những người vốn chịu ảnh hưởng mạnh của mạng xã hội và có phần thờ ơ với những hoạt động văn hóa truyền thống “kiểu Mỹ” chẳng hạn xem Oscar.


Bill Kramer muốn đưa giải Oscar trở lại hào quang khi xây dựng chương trình với những câu chuyện hậu trường, tương tự cách làm khi giới thiệu các minh tinh màn bạc giúp thu hút giới trẻ đến Academy Museum. Ông cũng có kế hoạch đưa lên sân khấu chương trình Oscar những giải thưởng liên quan kỹ thuật (technical awards) vốn không được phát sóng vào năm ngoái; đồng thời thêm những buổi diễn hoạt náo vui nhộn.

Hai năm qua, sự thu hút của chương trình Oscar đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Lễ trao giải lần thứ 94 (2022) thu hút 15.4 triệu người xem trên kênh ABC với 3.2 lượt người xem ở độ tuổi từ 18 đến 49, theo ghi nhận của Nielsen. Năm 2021, chỉ có 9.85 triệu người xem Oscar! Ngày 9 Tháng Hai 2020 (trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ), lễ trao giải Oscar chỉ thu hút được 23.6 triệu người xem (trong khi hãng ABC vẫn trả khoảng $100 triệu mỗi năm cho quyền phát sóng chương trình cho đến năm 2028).

Những người tổ chức chương trình, trong thực tế, có vẻ rất nỗ lực để đảo ngược tình trạng trượt dốc kéo dài nhưng càng làm càng cho thấy họ loay hoay lúng túng. Để thu hút sự quan tâm, họ đã mời những gương mặt nổi tiếng trong giới trẻ như Regina Hall, Amy Schumer và Wanda Sykes để dẫn giới thiệu trao giải; chuyển một số giải thưởng xuống phân đoạn được ghi âm trước; mời người hâm mộ bình chọn trên Twitter cho bộ phim yêu thích…

Tuy nhiên, khán giả nói chung vẫn “ngó lơ” Oscar. Chương trình Oscar đạt đỉnh điểm vào năm 1998, khi 55.2 triệu khán giả theo dõi và xem Titanic càn quét các giải thưởng. Ánh hào quang rực rỡ lần thứ hai trong lịch sử Oscar xảy ra vài năm trước đó: 1995, khi Forrest Gump giành giải cao nhất, trong chương trình có trung bình 48.3 triệu người xem. Tuy nhiên, kể từ đó, chương trình Oscar liên tiếp tuột dốc không phanh.

Ban tổ chức phải vật lộn để chống trả những khuynh hướng văn hóa khác hấp dẫn giới trẻ hơn. Trong thực tế, nhiều chương trình Oscar gần đây được xây dựng rất kém, vô cùng nhàm chám và rất thiếu sự sáng tạo. Điều đáng nói là tất cả sự tuột dốc về xây dựng chương trình không phải đến từ nguyên nhân thiếu tiền.
Image
Bill Kramer, Chủ tịch AMPAS (ảnh: Gilbert Flores/Variety via Getty Images)

Chương trình Oscar vẫn hốt bộn bạc từ doanh thu quảng cáo. Năm 2022, dựa vào tỷ lệ được ước tính bởi Standard Media Index (SMI), chương trình Oscar thu được đến $1.71 triệu cho mỗi 30 giây quảng cáo – tăng từ $1.53 triệu năm 2021! Một “dân trong nghề” thậm chí nói với tờ IndieWire rằng, một số vị trí 30 giây có giá lên tới $2.2 triệu trong chương trình Oscar 2022. Theo công ty dữ liệu Kantar, doanh thu quảng cáo cho chương trình Oscar là $102 triệu vào năm 2016, $114 triệu vào năm 2017, $132 triệu vào năm 2018, $114 triệu vào năm 2019, $129 triệu vào năm 2020 và $115 triệu vào năm 2021.

Thật ra AMPAS cần có một nhóm “xử lý khủng hoảng” quan trọng hơn: Tái thiết kế chương trình sao cho thật sự hấp dẫn, với đầy tính sáng tạo và đầy yếu tố bất ngờ, hệt như chính những gì họ đã làm vào thập niên 1990. Chẳng có gì có thể cứu mình bằng sự tự thay đổi.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by quaichao »

Những bộ phim Hàn đáng xem sẽ dừng chiếu trên Netflix
Y Nguyên

Image


Trong năm 2023, sẽ có một loạt phim truyền hình dài tập ăn khách trên Netflix sẽ khóa lại, không còn xem được nữa. Nhiều người thích các kịch bản và diễn viên của Hàn Quốc sẽ tiếc nuối, nếu chưa kịp xem – dĩ nhiên, bắt đầu ngay bây giờ vẫn còn kịp.

Mặc dù các phim này luôn được giới thiệu là Netflix Originals, cũng cần nên hiểu là không có nghĩa là Netflix trả tiền thực hiện các phim này, mà chỉ là hãng này chịu trả phí cao để trở thành nhà phân phối độc quyền trên toàn thế giới bên ngoài Hàn Quốc.

Lý do khiến những bộ phim truyền hình Hàn Quốc này ngừng chiếu là vì quyền phát trực tuyến mà Netflix trả tiền chỉ có trong một khoảng thời gian giới hạn. Thông thường dao động trong khoảng từ năm đến mười năm tùy thuộc vào thỏa thuận. Và dưới đây là những loạt phim thú vị, mà bạn cần lưu ý ngay, trước khi không thể truy cập được nữa.
Image
Prison Playbook

Phần: 1 | Số tập: 16

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: 23 tháng 1 năm 2023

Hiện đang đứng thứ 24 trong danh sách phim truyền hình cáp có nhiều người xem cao nhất mọi thời đại, bộ phim từng là phim truyền hình cáp có số người xem cao thứ ba của Netflix. Bạn nên thử xem qua trước khi nó ra đi. Chuyện phim nói về một vận động viên ném bóng ngôi sao phải vào tù và học cách thao túng thế giới mới của mình.
Image
Bad Guys: Vile City

Phần: 1 | Số tập: 16

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: ngày 8 tháng 3 năm 2023

Một bộ phim hành động và hiện thực vượt qua mọi phim truyền hình Hàn Quốc. Phim nói về một công tố viên được lệnh hạ gục một thủ lĩnh kinh doanh độc ác đang kiểm soát thành phố, chiến dịch được tập hợp những người phải “đen” hơn cả xã hội đen để có thể chiến thắng.
Image
A Korean Odyessy

Phần: 1 | Số tập: 20

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: ngày 9 tháng 3 năm 2023

Phiên bản ăn theo của Hàn Quốc, dựa theo của câu chuyện cổ điển Trung Quốc Tây du ký, nhưng hoàn toàn mới lạ và đầy bất ngờ. Kịch bản xoay quanh nỗ lực giành lấy sự bất khả chiến bại của một sinh vật thần thoại đã phản tác dụng, khi anh ta tìm thấy người phụ nữ làm rung động trái tim mình.
Image
Live

Phần: 1 | Số tập: 18

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: ngày 16 tháng 3 năm 2023

Netflix đã có được phim này trên hệ thống của mình, nhờ mối quan hệ với Studio Dragon, xưởng sản xuất đằng sau Live. Một bộ phim truyền hình có các tình tiết tố tụng cảnh sát không thể nói khác hơn là khen ngợi. Hy vọng rằng Live sẽ là một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được quay trở lại Netflix vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Truyện phim mô tả các sĩ quan cảnh sát tại một bộ phận tuần tra bận rộn nhất của Hàn Quốc làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm với tư cách là những người gìn giữ luật pháp và hòa bình — nhưng thực tế thì khác xa với trật tự.
Image
Wolf Brigade

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: 24 tháng 5 năm 2023

Là một trong những bộ phim Hàn Quốc được cấp phép bản quyền trình chiếu quốc tế đầu tiên trên Netflix. Nội dung của Wolf Brigade dựa theo Wolfenstein, một trò chơi điện tử nổi tiếng.
Image
Hymn of Death

Phần: 1 | Số tập: 3

Ngày cuối cùng để xem trên Netflix: ngày 5 tháng 12 năm 2023

Một số phim truyền hình hay nhất trên Netflix là phim cổ trang. Với các chọn lọc để quảng bá lịch sử phong phú, Hàn Quốc không thiếu các sự kiện để dựng nên các bộ phim mới xuất sắc. Ba tập phim mô tả trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản, một nhà viết kịch đã phải lòng giọng hát nữ cao Yun Sim-deok, một trong những phụ nữ thời đại mới nổi tiếng của Hàn Quốc.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by hoanghoa »

Khi tượng Oscar ngả màu sang “vàng”
Oscar 2023: Chiến thắng của châu Á

Mỹ Anh


Image
Trái sang: Jamie Lee Curtis, James Hong, Ke Huy Quan, Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh), Jonathan Wang, Daniel Kwan, Stephanie Hsu, và Daniel Scheinert – với chiến thắng giải Phim hay nhất cho ‘Everything Everywhere All at Once’ (ảnh: Rodin Eckenroth/Getty Images)
Khoảnh khắc lịch sử đã đến với giới điện ảnh châu Á tại Oscar lần thứ 95, trong chương trình trao giải Oscar ngày 12 Tháng Ba 2023. Viện Hàn lâm nghệ thuật khoa học điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS), từng bị chỉ trích nặng trong suốt nhiều năm lịch sử của họ, khi luôn “quá trắng”, đã thay đổi dần khi chuyển sang “đen”, và bây giờ họ bắt đầu “vàng”…


Chiến thắng của “Everything Everywhere All at once” tại Oscar lần thứ 95 vào Chủ nhật 12 Tháng Ba 2023 là một cột mốc quan trọng đối với những tài năng điện ảnh châu Á. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy AMPAS bắt đầu chấp nhận sự khác biệt để đón nhận và tôn vinh một bộ phim mà, trên lý thuyết, không thuộc truyền thống “tư duy chấm giải” của các thành viên trong “hệ thống” vốn cực kỳ khắt khe, thiên kiến và bảo thủ của AMPAS.

Hãng A24 đã thắng đậm với bảy giải, trong đó có giải Phim hay nhất, Đạo diễn hay nhất và Kịch bản gốc xuất sắc nhất cho Daniel Kwan và Daniel Scheinert; Nữ diễn viên hay nhất cho Dương Tử Quỳnh; Nữ diễn viên phụ cho Jamie Lee Curtis; và Nam diễn viên phụ Ke Huy Quan.

Daniel Kwan trở thành người châu Á thứ hai lập “hat trick” – với chiến thắng ở hạng mục Phim hay nhất, đạo diễn và kịch bản – sau Bong Joon Ho với phim “Parasite” (2019). Daniel Kwan cũng là đạo diễn châu Á thứ tư giành chiến thắng – sau Lý An (“Ngọa hổ tàng long” và “Life of Pi”), Bong Joon Ho và Chloé Zhao (“Nomadland”). “Everything Everywhere” là phim thứ ba đoạt giải Phim hay nhất với các nhà sản xuất châu Á, trong đó có nhà đồng sản xuất Jonathan Wang.
Image
Dương Tử Quỳnh, người châu Á đầu tiên trong lịch sử Oscar giành chiến thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (ảnh: Kevin Winter/Getty Images)
Với Dương Tử Quỳnh, đây thật sự là một chiến thắng lịch sử. Cô trở thành nữ diễn viên da màu thứ hai và là người châu Á đầu tiên được AMPAS công nhận sau 95 năm lịch sử Oscar. 22 năm sau Halle Berry (với “Monster’s Ball”), người đầu tiên phá được bức tường màu da khi giành giải Nữ diễn viên chính, Dương Tử Quỳnh đã vượt qua đồng nghiệp lừng lẫy Cate Blanchett, để giành chiến thắng. Kỳ tích lịch sử với “dấu ấn châu Á” của Dương Tử Quỳnh đến sau 40 năm kể từ khi Ben Kingsley, người gốc Ấn Độ, trở thành nam diễn viên chính châu Á đầu tiên đoạt giải với phim “Gandhi” (1982).

Và với Ke Huy Quan, anh là người châu Á thứ hai giành chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên phụ, sau Haing S. Ngor với “The Killing Fields” (1984).

Có thể hiểu tại sao châu Á đang “bùng nổ” phấn khích. Khắp Kuala Lumpur, người ta vội vã dựng các tấm panô gọi Dương Tử Quỳnh là “niềm tự hào của Malaysia”. Mẹ của Dương, bà Janet Yeoh, 84 tuổi, nói rằng bà luôn tin ngày lịch sử này sẽ đến với con gái bà. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng nói tương tự.

Hành trình của tôi bắt đầu trên một chiếc thuyền. Tôi đã trải qua một năm trong trại tị nạn. Bằng cách nào đó, tôi đã kết thúc ở đây trên sân khấu lớn nhất của Hollywood – KE HUY QUAN
Đối với tất cả những cậu bé và cô bé nhìn [vẻ ngoài] giống như tôi đang xem đêm nay, đây là ngọn hải đăng của hy vọng và khả năng. Đây là bằng chứng cho thấy ước mơ lớn và ước mơ sẽ thành hiện thực – DƯƠNG TỬ QUỲNH
“Với thành tựu này, sự nghiệp lẫy lừng và gương mẫu của Dương Tử Quỳnh chắc chắn tiếp tục là nguồn cảm hứng và động lực lớn cho giới diễn viên, nam cũng như nữ, trong nước chúng tôi, đồng thời tạo động lực lớn hơn nữa cho sự phát triển ngành công nghiệp điện ảnh địa phương,” Thủ tướng Anwar Ibrahim nói.
Image
Ke Huy Quan với giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (ảnh: Kevin Winter/Getty Images)


Năm nay, Ấn Độ cũng nhận tượng Oscar đầu tiên, không chỉ một mà đến hai: “Naatu Naatu,” bản hit bằng ngôn ngữ Telugu từ phim “RRR,” giành giải bài hát gốc hay nhất; và “The Elephant Whisperers” giành giải Phim tài liệu ngắn xuất sắc nhất. Chiến thắng của nhà soạn nhạc M.M. Keeravani và người viết lời Chandrabose đã nhận được lời chúc mừng từ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. “Tôi cảm thấy đây là khởi đầu của mọi thứ để thế giới – đặc biệt thế giới phương Tây – tập trung nhiều hơn vào âm nhạc Ấn Độ và âm nhạc châu Á,” nhạc sĩ M.M. Keeravani nói.
Image
Lady Gaga trình diễn tại Oscar lần thứ 95, ngày 12 Tháng Ba 2023 (ảnh: Myung J. Chun / Los Angeles Times via Getty Images)

Phải nói là người hâm mộ đã chờ rất lâu mới chứng kiến sự trở lại của những gương mặt châu Á tại Oscar, kể từ 2004, với các đề cử cho Ben Kingsley (Ấn Độ), Shohreh Aghdashloo (Iran), và Ken Watanabe (Nhật). Những tài năng châu Á khác được công nhận năm nay, khi có mặt trong bảng đề cử, là Kazuo Ishiguro (Nobel Văn chương 2017) với kịch bản “Living”, chuyển thể từ Ikiru (To Live) của Akira Kurosawa; và Domee Shi, đạo diễn phim hoạt hình Turning Red (Pixar).
Image
Stephanie Hsu (trái) và David Byrne trình diễn tại Oscar lần thứ 95 (ảnh: Kevin Winter/Getty Images)
Image
Màn trình diễn ‘Naatu Naatu’ (nhạc phẩm từ phim “RRR”) của các nghệ sĩ Ấn Độ (ảnh: Rich Polk/Variety via Getty Images)

Sự hiện diện những gương mặt “da vàng”, biến Oscar thành “màu vàng” trên thảm đỏ lẫn sân khấu Oscar 2023, nhìn chung, là một sự kiện đáng nhớ. Tổng cộng, hơn 3,100 tượng vàng Oscar đã được trao ở tất cả hạng mục nhưng người châu Á chỉ mới ôm được 43 tượng, trong đó có bốn tượng mới nhất của Daniel Kwan, Dương Tử Quỳnh, Ke Huy Quan và Jonathan Wang (với vai trò nhà sản xuất “Everything Everywhere All at once”) – một nhà làm phim người Mỹ gốc Đài Loan.

Những giấc mơ là thứ mà bạn phải tin vào. Tôi gần như đã từ bỏ giấc mơ của mình. Gửi đến tất cả các bạn ngoài kia, xin hãy giữ cho những giấc mơ của bạn được sống – KE HUY QUAN
Sự kiện cho thấy, AMPAS nói riêng và Hollywood nói chung, đã có cái nhìn khác trong khái niệm “đại diện về văn hóa” trong nghệ thuật thứ bảy, chấp nhận và tôn vinh những tiếng nói mới cũng như tài năng sáng tạo mà chiến thắng của họ đã giúp mở rộng cánh cửa hơn để bất kỳ kẻ mơ mộng nào cũng có thể hy vọng “đột nhập” Hollywood và chứng tỏ tài năng của họ không thua kém ai khác, bất luận màu da và sắc tộc.

_____________
OSCAR LẦN THỨ 95
PHIM HAY NHẤT

“All Quiet on the Western Front”

“Avatar: The Way of Water”

“The Banshees of Inisherin”

“Elvis”

“Everything Everywhere All at Once” *WINNER

“The Fabelmans”

“Tár”

“Top Gun: Maverick”

“Triangle of Sadness”

“Women Talking”



NỮ DIỄN VIÊN PHỤ

Angela Bassett, “Black Panther: Wakanda Forever”

Hong Chau, “The Whale”

Kerry Condon, “The Banshees of Inisherin”

Jamie Lee Curtis, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER

Stephanie Hsu, “Everything Everywhere All at Once”



NAM DIỄN VIÊN PHỤ

Brendan Gleeson, “The Banshees of Inisherin”

Brian Tyree Henry, “Causeway”

Judd Hirsch, “The Fabelmans”

Barry Keoghan, “The Banshees of Inisherin”

Ke Huy Quan, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER



PHIM NƯỚC NGOÀI (INTERNATIONAL FEATURE FILM)

“All Quiet on the Western Front,” Germany *WINNER

“Argentina, 1985,” Argentina

“Close,” Belgium

“EO,” Poland

“The Quiet Girl,” Ireland



PHIM TÀI LIỆU NGẮN – DOCUMENTARY (SHORT)

“The Elephant Whisperers” *WINNER

“Haulout”

“How Do You Measure a Year?”

“The Martha Mitchell Effect”

“Stranger at the Gate”



PHIM TÀI LIỆU DÀI (DOCUMENTARY FEATURE)

“All That Breathes”

“All the Beauty and the Bloodshed”

“Fire of Love”

“A House Made of Splinters”

“Navalny” *WINNER



CA KHÚC NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SONG)

“Applause” from “Tell It like a Woman”

“Hold My Hand” from “Top Gun: Maverick”

“Lift Me Up” from “Black Panther: Wakanda Forever”

“Naatu Naatu” from “RRR” *WINNER

“This Is A Life” from “Everything Everywhere All at Once”



PHIM HOẠT HÌNH (ANIMATED FEATURE FILM)

“Guillermo del Toro’s Pinocchio” *WINNER

“Marcel the Shell With Shoes On”

“Puss in Boots: The Last Wish”

“The Sea Beast”

“Turning Red”



KỊCH BẢN CHUYỂN THỂ (ADAPTED SCREENPLAY)

“All Quiet on the Western Front”

“Glass Onion: A Knives Out Mystery”

“Living”

“Top Gun: Maverick”

“Women Talking” *WINNER



KỊCH BẢN NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SCREENPLAY)

“The Banshees of Inisherin”

“Everything Everywhere All at Once” *WINNER

“The Fabelmans”

“Tár”

“Triangle of Sadness”



NAM DIỄN VIÊN CHÍNH

Austin Butler, “Elvis”

Colin Farrell, “The Banshees of Inisherin”

Brendan Fraser, “The Whale” *WINNER

Paul Mescal, “Aftersun”

Bill Nighy, “Living”



NỮ DIỄN VIÊN CHÍNH

Cate Blanchett, “Tár”

Ana de Armas, “Blonde”

Andrea Riseborough, “To Leslie”

Michelle Williams, “The Fabelmans”

Michelle Yeoh, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER



ĐẠO DIỄN

Martin McDonagh, “The Banshees of Inisherin”

Daniel Scheinert and Daniel Kwan, “Everything Everywhere All at Once” *WINNER

Steven Spielberg, “The Fabelmans”

Todd Field, “Tár”

Ruben Ostlund, “Triangle of Sadness”



THIẾT KẾ PHIM TRƯỜNG (PRODUCTION DESIGN)

“All Quiet on the Western Front” *WINNER

“Avatar: The Way of Water”

“Babylon”

“Elvis”

“The Fabelmans”



QUAY PHIM (CINEMATOGRAPHY)

“All Quiet on the Western Front” *WINNER

“Bardo, False Chronicle of a Handful of Truths”

“Elvis”

“Empire of Light”

“Tár”



PHỤC TRANG (COSTUME DESIGN)

“Babylon”

“Black Panther: Wakanda Forever” *WINNER

“Elvis”

“Everything Everywhere All at Once”

“Mrs. Harris Goes to Paris”



KỸ THUẬT ÂM THANH (ACHIEVEMENT IN SOUND)

“All Quiet on the Western Front”

“Avatar: The Way of Water”

“The Batman”

“Elvis”

“Top Gun: Maverick” *WINNER



PHIM HOẠT HÌNH NGẮN (ANIMATED SHORT FILM)

“The Boy, the Mole, the Fox and the Horse” *WINNER

“The Flying Sailor”

“Ice Merchants”

“My Year of Dicks”

“An Ostrich Told Me the World Is Fake and I Think I Believe It”



PHIM NGẮN (LIVE ACTION SHORT FILM)

“An Irish Goodbye” *WINNER

“Ivalu”

“Le Pupille”

“Night Ride”

“The Red Suitcase”



NHẠC NỀN NGUYÊN THỦY (ORIGINAL SCORE)

“All Quiet on the Western Front” *WINNER

“Babylon”

“The Banshees of Inisherin”

“Everything Everywhere All at Once”

“The Fabelmans”



HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT (VISUAL EFFECTS)


“All Quiet on the Western Front”

“Avatar: The Way of Water” *WINNER

“The Batman”

“Black Panther: Wakanda Forever”

“Top Gun: Maverick”



DỰNG PHIM (FILM EDITING)

“The Banshees of Inisherin”

“Elvis”

“Everything Everywhere All at Once” *WINNER

“Tár”

“Top Gun: Maverick”



HÓA TRANG (MAKEUP AND HAIRSTYLING)

“All Quiet on the Western Front”

“The Batman”

“Black Panther: Wakanda Forever”

“Elvis”

“The Whale” *WINNER
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by hoanghoa »

Johnny Depp và Cannes 2023
Lương Thái Sỹ

Image
Johnny Depp và diễn viên Maïwenn (trái) tại LHP Cannes 2023 (ảnh: Michael Buckner/Variety via Getty Images)

Một năm sau phiên tòa gây tranh cãi với người vợ cũ Amber Heard, tài tử Johnny Depp 59 tuổi trở lại như một người hùng tại liên hoan phim Cannes với buổi ra mắt bộ phim mới “Jeanne du Barry”…

“Jeanne du Barry” nhận được sự chào đón nồng nhiệt nhất và lộng lẫy nhất khi được chọn chiếu trong đêm khai mạc Liên hoan phim Cannes 2023. Người hâm mộ xin chụp ảnh selfie và chữ ký, với những tấm biển ghi “Chúng tôi yêu Johnny!” và “Viva Johnny!”. “Jeanne du Barry” được khởi chiếu trên toàn nước Pháp cùng thời điểm ra mắt tại Cannes. Huy hoàng lại đến với Johnny Depp. Tuần trước, Dior trao cho Depp $20 triệu trong hợp đồng nước hoa nam lớn nhất từ ​​trước đến nay…

Johnny Depp luôn được yêu mến tại Pháp. Anh từng mua cả một ngôi làng gần St. Tropez, nơi có ngôi nhà anh sống suốt 14 năm với nữ diễn viên kiêm ca sĩ người Pháp Vanessa Paradis (Depp đã rao bán ngôi nhà trên thị trường với giá $55 triệu). Trong “Jeanne du Barry”, Depp nói tiếng Pháp khi anh đóng vai vua Louis XIII say đắm cô kỹ nữ Jeanne du Barry do Maïwenn thủ vai.

Chưa đầy một năm kể từ khi những chi tiết tồi tệ về mối quan hệ không ổn định của Depp với vợ cũ Amber Heard được phát suốt sáu tuần trong một phiên tòa trở thành một “hiện tượng văn hóa” mà nhiều nhà quan sát xem là phản ứng dữ dội nhắm vào phong trào nữ quyền #MeToo”, sự xuất hiện của Depp tại lễ khai mạc Cannes có vẻ là sự sắp xếp chủ ý, để “Jeanne du Barry” lấn át tin tức về các bộ phim nổi bật nhất tại Cannes trong nhiều năm qua như “Killers of the Flower Moon” của Martin Scorsese, “Asteroid City” của Wes Anderson, “May December” của Todd Hayne (với Natalie Portman và Julianne Moore) và “The Zone of Interest” của Jonathan Glazer (dựa trên tiểu thuyết của Martin Amis và là phim đầu tiên của đạo diễn này sau 10 năm, kể từ “Under the Skin”).
Image
Maïwenn trong buổi họp báo giới thiệu phim ‘Jeanne Du Barry’ tại Palais des Festivals, Cannes 2023 (ảnh: Guillaume Horcajuelo/Pool/Getty Images)

Ngoài “Jeanne du Barry”, Liên hoan Cannes cũng sẽ ra mắt loạt phim “The Idol” sắp chiếu trên HBO với sự tham gia của con gái Depp, Lily-Rose Depp, trong vai một siêu sao nhạc pop bị quản thúc bởi một thủ lĩnh giáo phái (do Abel Tesfaye, còn gọi là Weeknd đóng). Loạt phim này cũng vướng vào tranh cãi và nhà sáng tạo bộ phim “Euphoria” Sam Levinson phải quay lại hoàn toàn sau khi đạo diễn Amy Seimetz đã quay được 80%. Theo các nhà phê bình, “The Idol” quá gợi dục, nói về một người phụ nữ thích bị lạm dụng.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Liên hoan phim Cannes thường gây ồn ào với những bộ phim khiêu khích kích động những tiếng la ó, phản đối bỏ về! Năm 2009, “thảm đỏ LHP Cannes đã nhuộm máu” là câu mở đầu bài viết của Kirk Honeycutt trên chuyên san điện ảnh Hollywood Reporter khi Cannes vừa khai mạc. Gần như tất cả phim được trao giải tại LHP Cannes 2009 đều đậm đặc cường độ bạo lực. The White Ribbon – được dựng với kỹ thuật đen trắng, không nhạc nền – thuật câu chuyện về một dàn đồng ca thiếu nhi tại ngôi làng ở miền Bắc Đức ngay trước khi Thế chiến thứ nhất xảy ra.

Như đạo diễn Haneke (từng đoạt Giải thưởng lớn tại Cannes 2001 với The Piano Teacher) nói, The White Ribbon kể về “nguồn gốc của tất cả các loại khủng bố, xét về chính trị hay tôn giáo”, với đầy ắp sự thù hận và oan nghiệt mà một số hành động bạo lực kinh hoàng lại do chính bàn tay trẻ em gây ra. Với Giải thưởng lớn (giá trị thứ hai tại Cannes), tác phẩm A Prophet của đạo diễn Pháp Jacques Audiard đã được trao. Trong A Prophet, người ta thấy một thanh niên trẻ mù chữ trở thành tên tội phạm “bậc thầy” sau 6 năm bóc lịch trong tù và làm đàn em của một tên “đại bàng”.

Gây ngạc nhiên nhiều nhất và bị chỉ trích nặng nhất có lẽ là giải đạo diễn cho Brillante Mendoza (Philippines) với phim Kinatay đầy chi tiết ghê rợn. Kinatay kể về một vũ nữ thoát y bị bắt cóc, bị hiếp và tra tấn đến chết bởi một nhóm tội phạm ma túy; trong đó có cảnh nạn nhân bị chặt từng khúc bằng con dao cùn!

Và tại Cannes 2006, dư luận đã sốc khi thấy những tác phẩm mang đến Cannes toàn phim khiêu dâm! “Bọn trẻ bây giờ xem phim khiêu dâm từ rất sớm, trước khi chúng thật sự nếm mùi chăn gối” – phát biểu của Larry Clark, một trong những đạo diễn bộ phim sặc mùi tình dục Destricted. Trong cuốn phim ngắn này, Clark phỏng vấn nhiều thiếu niên về chủ đề tình dục và sau đó cho một đối tượng trong đó xuất hiện cùng một diễn viên khiêu dâm. “Khi tôi còn nhỏ, chẳng ai nói với tôi gì cả (về chủ đề tình dục). Bây giờ, người ta có thể lên mạng và tìm bất cứ gì. Thiếu niên đang dí mũi vào phim khiêu dâm và họ nghĩ đó là cách để chăn gối” – Clark nói tiếp, về cuốn phim mang tính “giáo dục” của mình (ít nhất đó cũng là cách nghĩ của Clark).
Image
Cannes lần thứ 76 tổ chức từ ngày 16 Tháng Năm đến ngày 27 Tháng Năm 2023 (ảnh: Gao Jing/Xinhua via Getty Images)

Mang đến Cannes phim Shortbus, đạo diễn Mỹ John Cameron Mitchell cũng đồng ý rằng thế hệ trẻ ngày nay đang tăng cường độ sử dụng Internet để thay thế tình dục thật. Trong Shortbus, Mitchell sử dụng loạt diễn viên không chuyên đồng ý tham gia những cảnh sex thật một cách trần trụi và ông cũng không nghĩ rằng bộ phim mình là một thứ khiêu dâm trá hình hay đại loại như vậy. Ngoài ra, còn có nhiều phim khác cũng biến loạt màn bạc tại thành phố nghỉ mát Cannes thành phòng ngủ, chẳng hạn Princess của đạo diễn Đan Mạch Anders Morgenthaler.

Bộ phim này có thể khiến bất kỳ nhà mô phạm hay xã hội học nào nhăn mặt bất bình. Nội dung kể về câu chuyện một thầy dòng quyết định phá hủy toàn bộ “di sản” gồm các cuộn phim khiêu dâm của người chị/em quá cố mình (vốn là diễn viên khiêu dâm) và nhận đứa con gái 5 tuổi của cô ấy về nuôi. Điểm khác biệt giữa Princess với các phim đề tài khiêu dâm khác trình chiếu tại LHP Cannes là Morgenthaler thể hiện nó bằng ngôn ngữ hoạt hình.

“Tôi quyết định làm một phim về ảnh hưởng khiêu dâm trong xã hội bởi tôi thấy phim khiêu dâm đang thâm nhập mọi ngóc ngách, từ quần áo đến đồ chơi. Có “một cách khiêu dâm” để kinh doanh, bởi sex luôn giúp dễ bán. Tôi rất giận về vai trò lan tràn của hình ảnh khiêu dâm”. Gần tương tự Anders Morgenthaler, nhóm đạo diễn Anh-Na Uy cũng hợp tác để sản xuất phim khiêu dâm kỹ thuật số Free Jimmy… Sex trở thành chủ đề chính tại Cannes năm nay với mật độ phim dày đặc đến mức nhà điều phối chương trình LHP Cannes, Henri Behar, phải thừa nhận rằng chẳng bao giờ Cannes đầy mùi vị sex đến vậy.

Cannes cũng có lịch sử lâu đời tôn vinh những quý ông có tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng đối xử tệ bạc với phụ nữ. Roman Polanski đã giành giải Cành cọ vàng cho bộ phim “The Pianist” năm 2002, trong khi đangđối mặt với cáo buộc tấn công tình dục một bé gái 13 tuổi năm 1977. Ông không gặp vấn đề gì khi đến Pháp nhận giải. Đây cũng là liên hoan đã tôn vinh bộ phim “Cafe Society” của Woody Allen chiếu khai mạc năm 2016, hai năm sau khi con gái riêng của đạo diễn, Dylan Farrow, viết một bài báo cáo buộc ông lạm dụng tình dục cô.

Và ngay trước chương trình LHP Cannes năm nay, một trong những nữ diễn viên hàng đầu của Pháp, Adèle Haenel (“Portrait of a Lady on Fire”) đã viết một lá thư thông báo bà sẽ bỏ nghề vì “sự tự mãn của những kẻ xâm hại tình dục trong ngành công nghiệp điện ảnh Pháp” (bà đề cập đến những cáo buộc chống lại Polanski và Gerard Depardieu).

Cá nhân nữ diễn viên Maïwenn, đóng chung với Johnny Depp trong “Jeanne du Barry”, cũng là một nhân vật gây tranh cãi. Bà kết hôn với đạo diễn Luc Besson lúc mình chỉ 16 tuổi trong khi Luc Besson 32 tuổi. Họ gặp nhau khi bà 12 tuổi! Maïwenn là người phản đối phong trào #MeToo và hiện lùm xùm vụ tấn công một nhà báo Pháp trong một nhà hàng khi giật tóc và nhổ nước bọt vào mặt anh ta.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by tiendung »

Phim bộ Hàn Quốc trên Netflix sắp tới có gì hấp dẫn?
Đoan Thư
25 tháng 6, 2023

Image

Phim bộ Hàn Quốc không chỉ thu hút khán giả châu Á. Dân Mỹ cũng ghiền coi những bộ phim dài tập được dựng rất hấp dẫn với kịch bản hoàn hảo của công nghiệp điện ảnh chuyên nghiệp Hàn Quốc.

Một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đang làm mưa làm gió, thu hút khán giả Netflix ở Mỹ là The Glory dài 16 tập. The Glory đã trở thành bộ phim được đông đảo khán giả yêu thích trong năm nay và hiện được xếp hạng là series phim truyền hình không nói tiếng Anh phổ biến thứ năm trên Netflix.

Sau khi phát hành loạt tập đầu tiên vào Tháng Mười Hai 2022, tám tập cuối của The Glory nằm trong số 34 tựa phim Hàn Quốc mà Netflix cho biết sẽ phát hành từ giờ đến cuối năm 2023. Đây là đợt ra mắt ào ạt nhất của phim bộ Hàn Quốc trên Netflix, cho thấy sự phát triển kinh khủng của công nghiệp giải trí Hàn Quốc nói chung trên thị trường thế giới, trong đó có Mỹ. Tháng Tư 2023, đồng Giám đốc điều hành Netflix Ted Sarandos đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Washington và cho biết Netflix sẽ đầu tư $2.5 tỷ vào thị trường Mỹ trong bốn năm tới.

K-drama trên Netflix đã có một khởi đầu ấn tượng trong năm nay, với nhiều thể loại khác nhau. Ngoài bộ phim chính kịch nặng nề The Glory, khán giả cũng thích thú với thế giới đen tối của những người giao hàng trong Black Knight; bộ đôi mẹ con đáng yêu trong The Good Bad Mother; hoặc bộ phim hài lãng mạn Love to Hate You. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, Netflix còn tung ra tiếp những bộ phim sau:

Bloodhounds

Ngày phát hành: 9 Tháng Sáu

Dựa trên webtoon cùng tên của hãng Naver, bộ phim hành động ly kỳ Bloodhounds xoay quanh câu chuyện hai võ sĩ trẻ bước vào thế giới của những kẻ cho vay nặng lãi. Geon-woo (diễn viên Woo Do-hwan, từng xuất hiện trong The King: Eternal Monarch), một học sinh trung học bỏ học muốn trả nợ cho gia đình, so găng trên võ đài quyền Anh với Woo-jin (diễn viên Lee Sang-yi, từng đóng trong bộ phim tình cảm hài Hometown Cha-cha).
Image
Bloodhounds (Netflix)

Dù thoạt đầu đụng độ nhau với tư cách đối thủ sống mái, nhưng sau đó hai người hợp tác trong hành trình tìm kiếm công lý chống lại những kẻ cho vay nặng lãi giàu có và quyền lực. Bloodhounds được đạo diễn bởi Jason Kim. Ai xem phim bộ Hàn Quốc nhiều hẳn còn nhớ bộ phim hài hành động ăn khách năm 2017 Midnight Runners của Jason Kim. Với Bloodhounds, đây là lần đầu tiên Kim làm việc với Netflix.

D.P. (Mùa 2)

Ngày phát hành: Quý 3 năm 2023

Mùa đầu của D.P., phát hành năm 2021, miêu tả sự trần trụi kinh khủng của “văn hóa” ngược đãi trong hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Hàn Quốc, đến nỗi nhiều tân binh phải cố thoát khỏi. Tựa phim “D.P.”, có nghĩa “deserter pursuit”, nói đến một nhóm lính có nhiệm vụ săn lùng những tân binh đào ngũ. Dù mùa thứ nhất chỉ có sáu tập nhưng bộ phim gây được tiếng vang lớn, đặc biệt đối với các cựu quân nhân, khiến thậm chí Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phải lên tiếng về tình trạng bạo lực và lạm dụng trong quân đội. Đạo diễn Han Jun-hee trở lại với mùa thứ hai, cùng các diễn viên Jung Hae-in và Koo Kyo-hwan.
Image
D.P. (Netflix)

A Time Called You

Ngày phát hành: Quý 3 năm 2023

Với những ai thích du hành thời gian, A Time Called You – phiên bản làm lại của bộ phim truyền hình Đài Loan Someday or One Day năm 2019 – là bộ phim dành cho mình. Ahn Hyo-seop, một trong những nam tài tử bảnh bao sang chảnh trong bộ phim lãng mạn Business Proposal năm 2022, sẽ đóng cặp với người đẹp Jeon Yeo-been (từng xuất hiện trong Vincenzo). A Time Called You kể về một người phụ nữ quay ngược thời gian và gặp một thanh niên trông giống người yêu quá cố của mình. Bộ phim gốc của Đài Loan (Someday or One Day) cũng rất ăn khách, thành công đến mức dẫn đến sự bùng nổ du lịch tại nhiều địa điểm được sử dụng làm phim trường.
Image
Jeon Yeo-been và Ahn Hyo-seop trong A Time Called You (Netflix)


Sweet Home (Phần 2)

Ngày phát hành: Cuối năm 2023

Nam tài tử điển trai Song Kang sẽ trở lại trong mùa hai của bộ phim kinh dị Sweet Home. Phần đầu của Sweet Home, phát hành Tháng Mười Hai 2020, kể về cậu học sinh trung học Cha Hyun-soo (do Song Kang thủ vai) chuyển đến một khu chung cư tồi tàn và phát hiện rằng toàn bộ tòa nhà bây giờ đã bị quái vật chiếm cứ. Ai xem phim kinh dị Hàn Quốc chắc đều biết rằng, Hollywood chỉ đáng… xách dép điện ảnh Hàn Quốc về thể loại kinh dị. Phim kinh dị Hàn Quốc coi… rất “bệnh”, rất “điên”, với mức độ quái phải nói là hơn quái đản, đạt đến đỉnh điểm của rùng rợn. Sweet Home mùa một thành công đến mức người ta lên kịch bản thêm hai mùa nữa. Và mùa thứ hai dự kiến phát hành vào quý 4 năm 2023. Mùa hai Sweet Home cũng có sự góp mặt của nhiều diễn viên ban đầu.
Image
Cảnh trong Sweet Home (Netflix)

Doona!

Ngày phát hành: Cuối năm 2023

Bộ phim lãng mạn dành cho lứa tuổi mới lớn này có sự tham gia của thần tượng K-pop Bae Suzy trong vai chính Doona. Nổi tiếng như cồn nhưng Doona sớm rời sân khấu sống với chàng sinh viên đại học Lee Won-joon (do Yang Se-jong thủ vai). Đạo diễn của Doona! là gương mặt quen thuộc: Chính là người ngồi ghế đạo diễn của bộ phim nhiều tập từng gây sốt toàn cầu: Crash Landing on You.
Image
Suzy, diễn viên chính trong Doona! (ảnh: The Chosunilbo JNS/Imazins via Getty Images)


Gyeongseong Creature

Ngày phát hành: Cuối năm 2023

Park Seo-joon, tài tử có mặt trong The Marvels (bộ phim sắp ra mắt vào Tháng Mười Một 2023), trở lại màn ảnh nhỏ với vai chính trong Gyeongseong Creature. Park Seo-joon từng xuất hiện trong Itaewon Class năm 2020, bộ phim truyền hình được giới phê bình đánh giá cao. Trong Gyeongseong Creature, Park cùng dàn tài tử hạng A, đóng vai một chủ tiệm cầm đồ giàu có ở Gyeongseong, nay là Seoul, thề chiến đấu đến cùng với những con quái vật thần thoại sinh ra từ lòng tham con người. Bộ phim kinh dị có bối cảnh vào mùa xuân 1945, trước khi Thế chiến II kết thúc và Nhật Bản thôn tính Hàn Quốc. Những diễn viên khác trong Gyeongseong Creature có Han So-hee (The World of the Married), Claudia Kim (Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald) và Wi Ha-joon (Squid Game).
Image
Han So-hee và Park Seo-joon in Gyeongseong Creature (Netflix)

Daily Dose of Sunshine

Ngày phát hành: Cuối năm 2023

Bộ phim nhiều tập này được chuyển thể từ Morning Comes To Psychiatric Wards Too, một webtoon của Lee Ra-ha. Kịch bản được thiết kế nhằm lấy nước mắt khán giả, Daily Dose of Sunshine đưa người xem vào một khu điều trị tâm thần, nơi làm việc của y tá mới vào nghề Da-eun (được diễn bởi Park Bo-young; từng xuất hiện trong Strong Girl Bong-soon, Oh My Ghost). Phim được đạo diễn bởi Lee JQ, người cũng từng đạo diễn bộ phim ăn khách All of Us Are Dead.
Image
Park Bo-young trong Daily Dose of Sunshine (Netflix)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by tiendung »

Hai bố già thực thụ
P. Nguyễn Dũng
21 tháng 7, 2023

Image
Al Pacino và Robert De Niro (ảnh: Michael Buckner/Variety/Penske Media via Getty Images)


Trong giới diễn viên điện ảnh hàng đầu Hollywood, Al Pacino và Robert De Niro là hai bạn thân của nhau, từng thủ vai bố già và nay lại là hai bố già thực thụ!

Cùng sinh ra và lớn lên ở New York trong gia đình cùng gốc Ý và họ đều trở thành hai nghệ sĩ gạo cội với danh thơm rộng khắp thế giới, chủ yếu với các phim của đạo diễn Mỹ gốc Ý tài hoa Martin Scorsese. Lớn hơn Robert de Niro 3 tuổi, Al Pacino (nay đã 83 tuổi) từng là Bố già Michael Corleone trong Godfather II và The Godfather III, còn Robert de Niro chính là Bố già Vito Corleone khi còn trẻ, tức bố của Bố già Michael Corleone sau này.

Hồi Tháng Năm 2023, khi một đài truyền hình ở Canada giới thiệu Robert de Niro, nay 79 tuổi, là bố của sáu người con thì tài tử này cải chính, “Không tôi là bố của bảy đứa con!” Thực tế là trước đó không lâu, vào ngày 6 Tháng Tư, ông đã mừng đón đứa con thứ bảy chào đời, bé gái Gia Virginia Chen De Niro, mẹ là Tiffany Chen, bạn gái của De Niro. Còn sáu chị và anh của nó là Drena, 51, Raphael, 46; Julian và Aaron, song sinh, 27; Elliot, 24 và Helen Grace, 11. Ông có sáu người con này với bốn vợ và bạn gái.

Không lâu sau đó, đến lượt bạn già Al Pacino của diễn viên già Robert de Niro cũng lên tiếng cho biết chỉ sau vài ba tháng nữa, ông sẽ lại làm bố. Đó sẽ là con thứ tư của ông với cô bạn gái mới Noor Alfallah, chỉ 29 tuổi, chuyên nghề sản xuất phim ảnh! Giới paparazzi phát hiện Al và Noor thân yêu bên nhau từ Tháng Tư 2022.
Image
Al Pacino và Robert De Niro trong buổi ra mắt phim ‘Heat’ tại Tribeca Festival 2022, United Palace Theater, New York City, ngày 17 Tháng Sáu 2022 (ảnh: Dimitrios Kambouris/Getty Images for Tribeca Festival)

“Làm bố luôn là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi,” Al nói với tuần báo giải trí People. Quả thật Al luôn là một ông bố tốt của Julie Marie nay 33 tuổi (sinh bởi bạn gái cũ của Al là Jan Tarrant, một hướng dẫn viên nghệ thuật diễn xuất); cặp song sinh Anton và Olivia, 22 tuổi (sinh bởi bạn gái cũ Bevery D’Angelo từ 1997 đến 2003).

“Sự nghiệp diễn viên của Al đã bùng nổ với phim The Godfather và hai năm sau đó là trong The Godfather Part II. Tôi cũng có mặt trong phim này, thủ vai Vito Corleone lúc trẻ, tức tôi là bố của Al trong vai Micheal Corleone,” De Niro hồi tưởng. Đây cũng là phim đột phá lên đỉnh danh vọng của ông, vì vai Vito Corlone đã mang về cho ông giải Oscar Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, dù trước đó ông từng được chú ý đến với phim hình sự Mean Streets của Martin Scorsese năm 1973.
Image
Robert DeNiro và Al Pacino tại chương trình Oscar 2020 (ảnh: P. Lehman/Future Publishing via Getty Images)

Với tượng vàng Oscar làm vốn, De Niro chứng minh thêm tài nghệ của mình trong một phim hình sự khác cũng của Scorsese là Taxi Driver, năm 1976. Hẳn khán giả vẫn còn nhớ trường đoạn gã Travis cực kỳ căng thẳng gằn giọng một mình trước gương mà nói miết “You talkin’ to me” trong phim này. Vai này và cả vai trong phim The Deer Hunter (1978, đạo diễn Michael Cimino) về đề tài cuộc chiến tại Việt Nam đều giúp De Niro được đề cử Oscar.

Phải đợi đến năm 1995 thì Al Pacino và Robert de Niro mới có vai trong cùng phim, mà đó là vai đối thủ của nhau trong Heat, một phim hình sự rất hay của Michael Mann. Trường đoạn dài vài phút họ đối diện nhau bên chiếc bàn ăn là một cảnh căng thẳng rất hấp dẫn. Lại thêm 13 năm trôi qua, khán giả mới lại thấy Al và De Niro đóng chung trong Righteous Kill.

Khi không diễn chung với nhau thì họ cũng gặt hái thành công lớn, De Niro với các phim gangster Mỹ-Ý Goodfellas, Casino… và cả phim hài Meet the Fockers; còn Al với các phim hình sự Scarface; Sea of Love; Serpico; Carlito’s Way… và các phim tình cảm Frankie and Johnny; Scent of a Woman.

Lớn tuổi hơn, hoạt bát dễ trò chuyện hơn nên Al thường nhanh miệng trả lời thay cho De Niro, bênh vực De Niro, một người rất kiệm lời, dễ nổi cáu khi bị các nhà báo “bao vây” với nhiều câu hỏi về đời tư, sự nghiệp. Và De Niro không bao giờ tỏ ra khó chịu vì ông anh Al hay nói thay mình. Họ đã quen cách ứng xử này từ lâu lắm rồi.

“Khi chúng tôi lần đầu gặp nhau thì tôi khoảng hơn 20 tuổi, anh ấy lớn hơn vài tuổi, mà đó là chuyện xảy ra cách nay hơn 50 năm,” De Niro kể. “Tôi thì nhớ rõ lần ấy. Anh chàng ta được mọi người gọi là Bob, tôi chẳng thấy anh ta làm việc gì cả, anh ta lông bông trên phố nhưng tướng tá của anh ta toát ra sức hút lạ lắm và chúng ta thành bạn của nhau,” Al nói.

Họ dễ thân nhau vì thời thế và hoàn cảnh của họ hồi đầu thập niên 1970 đẩy đưa họ. “Khi ấy cả hai chúng tôi còn rất trẻ, chưa có gì trong tay, cùng tập tành làm diễn viên, thất nghiệp dài dài, vậy mà rồi chỉ ngày trước ngày sau đã được mọi người biết đến, yêu mến và tán dương,” Al tâm sự. “Có thể nói rằng chúng tôi là bàn đạp và chỗ dựa của nhau, chúng tôi giúp nhau thăng tiến, tồn tại và vui sống”.
Image
Al Pacino và Robert De Niro cùng được trao giải Best Acting Ensemble cho phim ‘The Irishman’, Critics’ Choice Awards 2020 (ảnh: Matt Winkelmeyer/Getty Images for Critics Choice Association)

Năm 2019, người hâm mộ lại được xem đôi bạn “bố già” diễn chung trong phim hình sự gangster The Irishman, cũng của Martin Scorsese, về trùm Jimmy Hoffa. “Phải nhìn nhận rằng tôi và De Niro may mắn hơn những đôi bạn thân khác, chẳng hạn như Paul Newman và Robert Redford. Họ thân nhau lắm, muốn cùng được làm việc chung với nhau lần nữa nhưng đến nay nào có cơ hội đâu?”. Paul Newman và Robert Redford diễn với nhau rất thành công trong phim cao bồi Butch Cassidy and the Sundance Kid (năm 1969) nay được xem thuộc dạng classic và sau đó là phim hình sự The Sting, năm 1973.

Vai Bố già (năm 1972) mang về cho Al Pacino một đề cử Oscar nhưng ông chỉ được ôm tượng vàng với phim tình cảm Scent of a woman thực hiện sau đó 20 năm. Nhưng ông còn nhiều lần được đề cử Oscar với các phim Serpico (1973), The Godfather Part II (1974), Dog Day Afternoon (1975), … And Justice for All (1979), Dick Tracy (1990), Glengarry Glen Ross (1992) và The Irishman (2019).

Liệu The Irishman có là phim cuối cùng Al và De Niro đóng chung hay không? “Ai biết được chuyện gì sẽ đến?” Al nói. “Trước mắt chúng tôi có thể sẽ hợp tác làm chung… một sân chơi cho hai đứa nhóc,” De Niro nói…
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by thienthanh »

Nâng ly tequila tưởng nhớ một đại bàng Mỹ
P. Nguyễn Dũng
28 tháng 7, 2023

Image
Randy Meisner, 1981 (ảnh: Paul Natkin/WireImage)

Tháng Bảy mưa ngâu, tin buồn tiếp nối tin buồn khiến giới yêu nhạc lặng người. Sau đàn anh gạo cội Tony Bennett qua đời ở tuổi 96 là diva soul jazz Sinead O’Connor sớm ra đi ở tuổi 56 và nay là nghệ sĩ country rock Randy Meisner ở tuổi 77.
Image
Những con đại bàng, trái sang: Randy Meisner, Don Henley, Glenn Frey và Bernie Leadon – trong buổi diễn Pop Gala ngày 10 Tháng Ba 1973 tại Voorburg, Hà Lan (ảnh: Gijsbert Hanekroot/Redferns)

Có thể có vài người thắc mắc Randy Meisner là ai? Ông là một thành viên đồng sáng lập nhóm The Eagles mà nay được sử sách nhạc trẻ ghi nhận là nhóm nhạc gầy nên dòng nhạc country rock Mỹ; và là đồng tác giả kiêm ca sĩ chính của một trong những tuyệt tác của nhóm này, bài Take It to the Limit. Chơi tới bến, chơi tới cùng! Và ngày 26 Tháng Bảy vừa qua, Randy đã đi đến giới hạn cuối cùng của mình, lìa cõi trần khi đi hết cái giới hạn của cuộc đời.

Cách nay 52 năm, các bạn trẻ có tài sáng tác và đàn hát giỏi Randy Mesiner, Glenn Frey, Don Henley và Bernie Leadon đã tụ lại thành nhóm The Eagles. Randy chơi bass và góp giọng ở một số tuyệt tác trong các album bán chạy của nhóm, từ Eagles, Desperado qua On The Border, One of These Nights đến Hotel California.
Image
Trái sang: Randy Meisner, Don Felder, Glenn Frey và Bernie Leadon (ảnh: Gijsbert Hanekroot/Redferns)

Randy chào đời tại Scotts Bluff, bang Nebraska ngày 8 Tháng Ba 1946 nhưng khi lớn lên thường tìm đến Los Angeles để hoàn thành giấc mơ được làm nghệ sĩ âm nhạc. Và anh được như ý khi trở thành tay đàn đánh thuê hợp đồng cho vài nhóm. Cuối những năm 1960, Meisner lần đầu quen biết tay đàn mà sau này sẽ thay chỗ của anh trong The Eagles là Timothy B. Schmit.

Lúc ấy cả hai đến studio thử nghề để gia nhập nhóm Poco; và Randy đã được chọn, tham gia ghi âm album đầu tay của Poco là Pickin’ Up the Pieces. Nhưng đĩa nhạc chưa kịp tung ra vào Tháng Năm 1969 thì Randy đã chào tạm biệt. Rồi anh được John Boylan mời về tham gia cùng Don Heley và Glenn Frey chơi đàn cho nữ nghệ sĩ country Linda Ronstadt. Lúc ấy, Bernie Leadon còn làm việc với nhóm Flying Burrito Brothers và sau đó mới về họp thành The Eagles.

“Họ thường đến nhà tôi tập dợt. Khi ấy tôi sống với J.D. Souther và có cái phòng khách rộng hơn nhà của họ thuê,” Linda kể. “Tôi nhớ có một hôm tôi về nhà lúc họ đang chơi Witchy Woman. Thật là tuyệt vời, tôi biết ngay nó sẽ là một ca khúc lên đỉnh cao. Họ có giọng ca rất khỏe và lại có tài soạn ca khúc. Chưa kể là họ còn có những tài năng sáng tác cho họ nữa, nào là Jackson Browne (ca khúc Take it Easy đưa nhóm ra khỏi bóng tối vào năm 1972); Jack Tempchin (bài Peaceful Easy Feeling, thành công lớn thứ hai của The Eagles)…
Image
Randy Meisner (ảnh: Richard E. Aaron/Redferns)

Trong mấy năm ngắn ngủi, những con đại bàng đã tung ra sáu album và Take It to The Limit (album One of These Nights) là đĩa đơn đầu tiên từ các album ấy, tiêu thụ được một triệu bản. Đáng nể thay, đó là sáng tác của Randy Meisner. Nhưng là người trầm tính, hiền lành, Randy không thể cầm cự được với vòng xoáy ghi âm, biểu diễn, du diễn liên tục, hào quang chói lòa của The Eagles nên rút ra vào năm 1977, trở thành nghệ sĩ solo, thỉnh thoảng góp tiếng đàn tiếng hát cho các bạn nghệ sĩ, ban nhạc.

Tính đến năm 1982, ông đã tung ra được ba album solo (gồm hai đĩa mang họ tên mình) nhưng không gây chú ý với các fans, họ chỉ quen The Eagles nên One More Song, phát hành năm 1980, chỉ leo được đến hạng 50 trên danh sách các đĩa nhạc bán chạy nhất. Tuổi già ập đến, sức khỏe yếu dần, Randy chỉ thỉnh thoảng chơi nhạc cho các đồng nghiệp và rồi nghỉ hẳn từ cuối thập niên đầu tiên của Thiên niên kỷ mới.
Image
Những con đại bàng bất tử – trái sang: Randy Meisner, Glenn Frey, Joe Walsh, Don Henley và Don Felder (ảnh: RB/Redferns)

Năm 1994 khi The Eagles tái hợp với chương trình du diễn Hell Freezes Over thì Randy Meisner không tham gia nhưng khi nhóm được lưu danh vào Rock and Roll Hall of Fames tại New York City năm 1998 thì ông có mặt. Hôm ấy, họ đã chơi lại Take It Easy và Hotel California. Năm 2013, các bạn trong nhóm mời ông tham gia vòng lưu diễn thế giới History of the Eagles nhưng vì sức khỏe yếu nên ông từ chối.

Trong phim tài liệu cùng tên History of the Eagles thực hiện năm 2013, Randy giải thích ca khúc Take it to the Limit là thông điệp tôi muốn nói với mọi người rằng sống thì phải nỗ lực mãi cho đến khi mình đạt một điểm giới hạn cuối cùng, cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể. Đó là khi tuổi già đến với mình, nhưng vẫn cố gắng được tới đâu hay tới đó”.

Đúng như vậy, Glenn Frey cũng đã đạt tới mức cuối, lâm bệnh nặng, qua đời Tháng Một 2016. Và nay Randy đã đi gặp bạn Glenn. Hãy nghe lại tuyệt tác Tequila Sunrise, và cùng nâng ly tequila chia tay họ. Họ đã đi đến cùng, đã đến sự giới hạn của cuộc đời, nhưng những gì họ để lại thì vĩnh viễn không có giới hạn.

____________________

Nửa thế kỷ âm vang, từ đệ nhất mỹ nhân rock đến đại bàng tung cánh

45 năm tuyệt tác pop-rock ‘Hotel California’

____________________

TOP 10 SÁNG TÁC CỦA RANDY MEISNER

10.Nothin’ To Hide (nhóm Poco, album Legacy, 1989)

9.Too Many Hands (đồng sáng tác với Don Felder, The Eagles, album One of These Nights, 1975)

8.Bad Man (album Randy Meisner, 1978) được xem là cuộc tái hợp mini của The Eagles do có sự hợp tác của Glenn Frey, J.D Souther và Linda Ronstadt.

7.Strangers (Randy Meisner với Ann Wilson, thành viên nhóm Heart, 1982)

6.Try and Love Again (đồng sáng tác The Eagles, album Hotel California, 1976)

5.Is It True (album On the Border, The Eagles, 1974)

4.Daughter of the Sky (album Randy Meisner, 1978)

3.Saturday Night (đồng sáng tác cùng Don Henley, album Desperado, 1973)

2.Tryin’ (album Eagles, 1972, Remastered)

1.Take It to the Limit (album One of These Nights, 1975)

________________

hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by hoanghoa »

5 tác phẩm chuyển thể sách thành phim chính xác nhất của Hollywood
August 10, 2023
Thiện Lê/Người Việt


HOLLYWOOD, California (NV) – Sách là một nguồn cảm hứng gần như vô tận cho Hollywood vì có không biết bao nhiêu tác phẩm được chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, không phải phim nào cũng được chuyển thể theo sách hoàn toàn chính xác.

Image
Marlon Brando (phải) trong “The Godfather.” (Hình: Paramount/Getty Images)

Sách và phim là hai phương tiện truyền thông khác nhau, nên để chuyển thể một quyển sách mấy trăm trang thành một phim dài khoảng hai tiếng đồng hồ không dễ chút nào. Các nhà làm phim phải thay đổi nhiều chi tiết trong sách, thậm chí thay đổi cả nhiều phần quan trọng như kết cuộc của câu chuyện.

Trong nhiều năm, Hollywood có không biết bao nhiêu phim dựa theo sách thành công, và dưới đây là một số phim chuyển thể sách chính xác tiêu biểu nhất.

The Godfather

Khi nhắc đến điện ảnh Mỹ, danh sách những phim được coi là hay nhất của mọi thời đại lúc nào cũng có “The Godfather” chiếu năm 1972, còn được nhiều người biết qua tựa tiếng Việt là “Bố Già.”

Dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Mario Puzo, “The Godfather” nói về gia đình mafia Corleone, với ông trùm là Vito Corleone do cố tài tử Marlon Brando đóng.

Ông Corleone là một người luôn coi trọng gia đình và sẵn sàng làm mọi cách để bảo vệ họ. Từ lúc còn nhỏ, ông được dạy không có gì quan trọng hơn gia đình, và luôn tìm cách để trả thù cho cha mẹ mình sau khi họ bị mafia giết ở Ý.

Ông bỏ chạy đến New York, lớn lên, lập nghiệp và lập gia đình ở thành phố này, rồi cuối cùng trở thành người đứng đầu một trong những gia đình mafia lớn nhất.

Tuy là trùm mafia, nhưng ông Corleone luôn giúp đỡ cộng đồng, luôn quý tình bạn của nhiều người, nên được gọi là “cha đỡ đầu” như tựa phim “The Godfather.”

Ông lúc nào cũng nghiêm khắc với con cái, nhưng rất công bằng, và luôn có nhiều điều để dạy bảo họ, lại chăm sóc gia đình rất đầy đủ. Tuy là trùm mafia, nhưng Vito Corleone lúc nào cũng được xem là một người cha tốt.

Qua diễn xuất thần sầu của tài tử Marlon Brando, đến nay khán giả vẫn không nghĩ được ai sẽ thay thế được ông trong vai Vito Corleone.

“The Godfather” chuyển thể sách thành phim rất chính xác, chỉ thay đổi một số chi tiết như không có đoạn nói về quá khứ của ông Vito Corleone, nhưng được đưa vào phim “The Godfather II.” Vì vậy, đây là một trong những phim chuyển thể sách chính xác nhất của Hollywood.
Image
Tài tử Sean Penn (trái) và Kevin Bacon trong “Mystic River.” (Hình: Facebook Mystic River)

Mystic River

Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dennis Lehane, “Mystic River” chiếu năm 2003 được đạo diễn Clint Eastwood đưa lên màn ảnh lớn rất chính xác.

Đây là một phim trinh thám có bối cảnh ở Boston, nói về sự thương tiếc, sự giận dữ và những nỗi ám ảnh trong tâm lý của một con người. Đây là những chủ đề mà ông Eastwood gần như chưa bao giờ đưa lên màn ảnh, nhưng lại rất thành công.

Bộ phim này có nhân vật chính là Jimmy Markum do Sean Penn đóng, và có tài tử Tim Robbins trong vai Dave Boyle.

Hai nhân vật này cùng với Sean Devine quen nhau từ nhỏ, nhưng ba người dần dần xa cách nhau khi lớn lên và gần như không quen biết nhau nữa sau 25 năm.

Ông Dave từng bị hai người đàn ông bắt cóc và hãm hiếp lúc còn nhỏ. Điều đó làm tâm lý ông bất ổn.

Sau 25 năm, ông Jimmy từng ngồi tù và bây giờ đang làm chủ một tiệm tạp hóa ở Boston. Nhân vật Sean thì thành điều tra viên của cảnh sát tiểu bang Massachusetts, còn ông Dave thì thành công nhân, và vẫn bị ám ảnh khi bị bắt cóc.

Con gái của ông Jimmy là cô Katie bị giết, khiến ông phải tự điều tra để tìm hung thủ. Sau nhiều tình tiết, ông nghi ngờ Dave là người giết con gái mình.

Đạo diễn Eastwood cùng các diễn viên và đội ngũ làm phim thể hiện rất chính xác các nhân vật, nội dung, còn thể hiện thành công bối cảnh của thành phố Boston như trong sách.

Sự thể hiện đó giúp tài tử Sean Penn đoạt giải Oscar vai chính hay nhất, tài tử Tim Robbins đoạt giải vai phụ hay nhất.
Image
Tài tử Javier Bardem trong “No Country for Old Men.” (Hình: Facebook No Country for Old Men)

No Country for Old Men

Tác phẩm “No Country for Old Men” chiếu năm 2007 thành công vang dội, và một phần của sự thành công đó là chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cormac McCarthy rất chính xác.

Phim có nhân vật chính Llewelyn Moss do tài tử Josh Brolin đóng. Ông Moss đi săn và phát hiện một cuộc mua bán ma túy trở nên đẫm máu, và lấy được một số tiền lớn từ hiện trường.

Sau đó, ông bị sát thủ Anton Chigurh (tài tử Javier Bardem đóng) săn lùng để lấy lại số tiền đó. Trong suốt bộ phim, ông Moss phải tìm cách trốn khỏi sát thủ, phải tìm cách tự vệ và lúc nào cũng căng thẳng vì không biết sẽ bị tấn công lúc nào.

Tài tử Tommy Lee Jones đóng vai Cảnh Sát Trưởng Ed Tom Bell, một người trung thực và thẳng thắn. Ông phải tìm cách bảo vệ nhân vật Moss khỏi nhiều nguy hiểm.

Tài tử Bardem gây ấn tượng rất mạnh vì tạo ra một vai phản diện không thể nào quên được. Trong khi đó, tài tử Jones đóng vai cảnh sát trưởng, có tính cách hoàn toàn trái ngược với vai phản diện.

Trong suốt phim, khán giả đi theo hai vai chính diện và phản diện, với một người trốn chạy và một người luôn đuổi theo phía sau. Ông Moss lúc nào cũng đề phòng, còn sát thủ Chigurh làm mọi cách để săn lùng vai chính và lấy lại số tiền, không biết lúc nào sẽ xuất hiện.

Khán giả luôn hồi hộp để xem cuộc đối đầu giữa hai người. Tuy nhiên, ông Moss bị sát thủ Chigurh giết chỉ vì một phút bất cẩn, và các nhà làm phim không cho khán giả thấy cảnh ông bị giết. Điều đó cho thấy sự lạnh lùng của vai phản diện, lúc nào cũng theo đuôi vai chính.

Sau khi giết ông Moss và lấy lại được số tiền, sát thủ Chigurh còn giết vợ ông như đã hứa lúc đầu phim.

Có thể nói, “No Country for Old Men” chuyển thể sách thành phim gần như là chính xác đến từng chữ, từ những đoạn đối thoại của các nhân vật đến đoạn kết của phim. Nhờ vào điều đó, phim này đoạt đến bốn giải Oscar, trong đó có phim xuất sắc nhất và chuyển thể kịch bản hay nhất.
Image
Morgan Freeman trong “The Shawshank Redemption.” (Hình: Castle Rock Entertainment/Getty Images)

The Shawshank Redemption

Tác phẩm “The Shawshank Redemption” chiếu năm 1994 luôn được coi là một phim chuyển thể từ sách hay nhất mọi thời đại, thể hiện được từng cảm xúc của tiểu thuyết do nhà văn Stephen King sáng tác.

Đây là phim được khán giả đánh giá cao nhất trên trang web IMDB, đứng đầu danh sách 250 phim được coi là hay nhất của trang web này, với điểm 9.2/10, cao hơn hai phần đầu của dòng phim “The Godfather” kinh điển.

Bộ phim này có vai chính ông Andy Dufresne (Tim Robbins đóng), một nhân viên ngân hàng bị kết án tù chung thân vì giết vợ và người tình của bà. Tuy nhiên, chỉ có mình ông biết mình không có tội, và không có cách nào để chứng minh.

Trong nhà tù Shawshank, ông Andy kết bạn với tù nhân Ellis Redding (Morgan Freeman), được gọi là “Red,” một người buôn lậu cũng bị kết án chung thân.

Hai người có một tình bạn rất thân thiết, và ông Andy luôn mơ ước vượt ngục.

Trong suốt bộ phim, hai nhân vật chính phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn để ông Andy tìm cách vượt ngục và tìm hiểu về cái chết của vợ mình.

Từng cảm xúc trong bộ phim này đều được thể hiện rất thần sầu, không có cách nào diễn tả lại được.

Tác phẩm này thể hiện chính xác gần như từng chi tiết của sách, chỉ thay đổi một số nhân vật nhỏ để phù hợp với màn ảnh. Một thay đổi khác nữa là đoạn kết trong phim u tối hơn tiểu thuyết.
Image
Anthony Hopkins trong “The Silence of the Lamb.” (Hình: Facebook The Silence of the Lamb)

The Silence of the Lamb

Dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Thomas Harris, “The Silence of the Lambs” chiếu năm 1991, chinh phục khán giả qua chuyển thể sách thành phim rất chính xác và thể hiện được xuất sắc hai nhân vật chính là Bác Sĩ Hannibal Lecter và đặc vụ Clarice Sterling.

Ông Lecter là một bác sĩ tâm lý rất giỏi, được coi là một thiên tài. Ông còn là một người giỏi nấu ăn, nhưng các nguyên liệu mà ông sử dụng là thịt và nội tạng của các nạn nhân bị mình giết.

“The Silence of the Lambs” là phần thứ hai của dòng phim “Hannibal,” nhưng là phần gây ấn tượng mạnh nhất, phần lớn nhờ vào diễn xuất của tài tử Anthony Hopkins và minh tinh Jodie Foster.

Sau phần một là “Manhunter,” Bác Sĩ Lecter phải ngồi tù chung thân vì tội giết người hàng loạt.

Đặc vụ FBI trẻ là cô Clarice Starling (Jodie Foster đóng) đang được huấn luyện trong ban tâm lý tội phạm thì được cấp trên cử đi thẩm vấn Bác Sĩ Lecter để lấy được thông tin về một kẻ giết người hàng loạt khác là Buffalo Bill, chuyên giết phụ nữ và lột da họ.

Vì từng là một bác sĩ tâm lý xuất sắc và một kẻ giết người, ông Lecter lấy thông tin từ đặc vụ Sterling để đào sâu vào tâm lý của Buffalo Bill, giúp FBI tìm nghi can đó.

Phim chỉ có một điểm khác với sách là không có những đoạn nội tâm của đặc vụ Sterling về cách cô phải cố gắng rất nhiều vì là phụ nữ trong thế giới FBI có đa số là đàn ông. Tuy vậy, phim có những cảnh cho khán giả biết được suy nghĩ đó mà không cần phải nói về nội tâm của nhân vật này.

Vừa làm được khán giả hồi hộp, lại có diễn xuất thần sầu từ hai vai chính, “The Silence of the Lambs” đoạt đến năm giải Oscar, trong đó có hai giải nam và nữ chính xuất sắc nhất của tài tử Anthony Hopkins và minh tinh Jodie Foster. (Thiện Lê)
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by tiendung »

Hồng Châu, ‘giọt sương gốc Việt thuần Á’ của Hollywood

Kalynh Ngô

(Saigonnhonews.com) – “Những gì thiếu về số lượng thì nó sẽ được bù đắp lại bằng chất lượng”

The Vogue đã bắt đầu như thế khi nói về Hồng Châu – nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt được đề cử hạng mục Diễn viên Phụ Xuất sắc nhất mùa giải Oscar 2023.

Nói về số lượng trước để nhanh chóng thấy rõ nhận định của Vogue. Sự nghiệp của Hồng Châu cho đến nay có thể nhắc đến khoảng 30 phim với vai trò là “supporting actress”. Nhưng, đừng nghĩ “vai phụ” chỉ là “phụ” thôi nhé.

Image
Trong ảnh là Hồng Châu và Brendan Fraser trong đêm nhận giải thưởng của Palm Springs International Film Festival Awards tại Palm Springs Convention Center ngày 1 Tháng Năm, 2023. (Hình: Photo by Kevin Winter/Getty Images)

Năm 2017, đạo diễn Alexander Payne của Downsizing gần như đã có tên các diễn viên được chọn thử vai Trần Ngọc Lan, một cô gái Việt Nam, trong đó có Hồng Châu, 40 tuổi và hơn 10 năm tuổi nghề. Gia tài diễn xuất của cô khi ấy đã có những vai gốc Á như Minh của Finding My America (2006); Linh của Treme (2013); Jade của Inherent Vice (2014).

Alexander Payne đã gửi email cho Paul Thomas Anderson, đạo diễn phim Inherent Vice (2014) để hỏi về nữ diễn viên mà ông có ý định mời thử vai. Ngay lập tức ông nhận được thư hồi âm của Anderson: “Hong Chau is a star”.


Sau khi hợp đồng sản xuất được ký kết, Hồng Châu được giới thiệu với giám đốc hãng phim và các đạo diễn trong phim. Cô xuất hiện sau lời giới thiệu ngọt ngào đậm chất “xi-nê khéo léo của Hollywood: “Một phụ nữ lãng mạn sánh vai với Matt Damon trong bộ phim của Alexander Payne.”

“Sự háo hức của mọi người làm cho tôi nghĩ có vẻ như họ đang mong đợi gặp một Margot Robbie gốc Á. Nhưng đó không phải là con người thật của tôi. Tôi phải nói với quản lý của mình là ‘đừng ném đá tôi như vậy chứ’” Hồng Châu cười lớn và nói trong cuộc nói chuyện với Vulture.


Sau Downsizing, Hồng Châu xuất hiện trong bốn tập của Watchmen, phim khoa học viễn tưởng với vai Lady Trieu; Audrey Temple trong 11 tập của Homecoming; Elsa trong The Menu, và ấn tượng nhất là Liz trong The Whale – vai diễn được chọn vào hạng mục đề cử Diễn viên phụ xuất sắc nhất của Oscar 2023. Đây cũng là vai diễn đã giành giải Best Supporting Actress của New York Film Critics Online Award năm 2022.

Rồi năm 2022 tiếp tục là một năm toả sáng cho Hồng Châu. Vai y tá Liz, bạn của người đàn ông cân nặng 600 pounds Charlie, do Brendan Fraser đóng, trong phim The Whale đã mang đến cho cô vinh dự là nữ diễn viên gốc Việt đầu tiên được xướng tên trong hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Oscar 2023.

Trong năm 2023, ít nhất ba dự án điện ảnh đang nằm trong lịch làm việc của Hồng Châu, như Showing Up của Kelly Reichardt và Asteroid City của Wes Anderson, lấy bối cảnh ở Tây Ban Nha.

Toả sáng

Sau thành công của Downsizing, khoảng năm năm sau, sự nghiệp của cô toả sáng lần nữa với The Whale. Nói đúng hơn là cô tìm được một kịch bản mà ở đó, cô có thể thoát hẳn ra khỏi Trần Ngọc Lan. Châu từng nói, “mọi người thích thấy bạn làm điều tương tự mà bạn vừa làm.”

Sau khi sinh đứa con đầu lòng vào Tháng Mười Một năm 2020, Hồng Châu dành trọn vẹn thời gian ở nhà và tận hưởng thiên chức làm mẹ.


“Tôi đã chờ đợi rất lâu giây phút này. Sau “Homecoming” và “Watchmen”, tôi đã dành dụm được một số tiền, tôi có thể nghĩ đến chuyện sanh con. Điện ảnh có thể sẽ chào đón tôi một ngày nào đó tôi quay lại. Tôi cảm thấy mình đã hy sinh một thời gian cho sự nghiệp và hạnh phúc với những gì tôi có, tôi không muốn nhiều hơn nữa. Tôi muốn sống cuộc sống riêng của mình, không phải diễn xuất,” Hồng Châu chia sẻ với Vogue.

Thế rồi vài tháng sau đó, người đại diện của cô gửi đến một kịch bản. Trong đó, vai y tá Liz, nguyên thuỷ là một người Mỹ trắng. Phản ứng đầu tiên của Châu là, “không đời nào tôi nhận được vai này nên tôi không muốn đầu tư cảm xúc vào việc kịch bản.”

May mắn là cô đã thay đổi quyết định.

Cuộc gặp đầu tiên giữa cô với đạo diễn của The Whale, Darren Aronofsky diễn ra qua FaceTime. Hôm đó, Châu cho con gái của mình bú sữa. “Darren Aronofsky hoàn toàn bình tĩnh, không hề bối rối. Đó là dấu hiệu cho thấy những cảnh quay sắp tới của phim sẽ diễn ra như thế nào,” cô kể lại.

“Có rất nhiều thứ được suy ngẫm trong The Whale,” Hồng Châu nói. Nhận kịch bản khi đã trở thành người làm mẹ, Hồng Châu thừa nhận cô rất xúc động trước câu chuyện của nhân vật Charlie. Cô đồng cảm với khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại (clock ticking) của người đàn ông này. Charlie thực sự muốn trở thành một người cha tốt lại ở trong một tình huống mà anh ta không thể làm được. Anh bị con gái của mình xa lánh và cố gắng thay đổi điều đó trong tuần cuối cùng của cuộc đời mình.

‘Giọt sương thuần Á’

Hồng Châu, là diễn viên người Mỹ gốc Việt. Năm 1979, gia đình cô trong số hàng triệu gia đình vượt biển tìm tự do. Khi đó mẹ của Châu đang mang thai sáu tháng. Ba tháng sau, Hồng Châu chào đời ở trại tị nạn Thái Lan. Sau đó, gia đình cô được một nhà thờ ở New Orleans, Louisiana bảo lãnh. Châu lớn lên với tiếng Việt là ngôn ngữ chính cho đến khi cô đến trường.

Bày tỏ với Hollywoord Reporter, Hồng Châu nói rằng trải nghiệm trong quá khứ của cô về những (đề cử) giải thưởng làm cho cô cảm thấy “chẳng là gì” đối với đề cử Oscar 2023 cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.


Khoan, đừng vội “ném đá” cô ấy. Đó chính là bức tường áp lực vô cùng to lớn mà một diễn viên (được đề cử) phải đối diện.

Trường hợp Downsizing năm 2017 là một ví dụ. Bộ phim do hãng Paramount Pictures sản xuất, đóng cùng với một trong những tài tử nổi tiếng nhất thế giới Matt Damon, và được đề cử hàng loạt giải thưởng cho hạng mục Diễn viên phụ xuất sắc nhất như Quả Cầu Vàng, Critics’ Choice Movie Award; St. Louis Gateway Film Critics Association Award…

Nhưng tất cả đề cử đã chỉ là đề cử. Thay vào đó, Hồng Châu đã mất sáu tháng đằng đẵng chỉ để trả lời báo chí, chủ yếu là phóng viên da trắng, về cách mà nhân vật Trần Ngọc Lan phát âm tiếng Anh theo giọng Việt trong phim, và liệu đó có phải là khuôn mẫu của một người phụ nữ Việt Nam sau chiến tranh?
Image
Hồng Châu đã đóng tròn vai Trần Ngọc Lan. Dáng vẻ chân chất, nhỏ bé, gương mặt thuần Á Đông của cô đã tạo nên một Trần Ngọc Lan hiền lành, nhẫn nhục pha trộn với sự mệt mỏi đến nao lòng. Ảnh: Chụp từ màn hình phim

Nếu Jade trong Inherent Vice được Hồng Châu miêu tả là “nhỏ bé và mong manh như giọt sương thuần Á” thì vai diễn Trần Ngọc Lan trong Downsizing là một nhân vật hiếm có trong những phim điện ảnh Mỹ: một người Việt Nam tị nạn, một nhà bất đồng chính kiến với chiều cao trung bình chỉ 5 feet (1.5 m) và một chân bị tật nguyền.

Hơn thế nữa, phần thoại của nhân vật này được thể hiện bằng giọng “broken English” – một chất giọng mà E. Alex Jung của Vulture gọi là “loại tiếng Anh để sinh tồn.” Không một người Việt Nam nào sống ở Mỹ mà xa lạ với cách phát âm này. Nó như bản thể của một thế hệ, một dân tộc chịu kiếp lưu vong.


Hồng Châu cho biết phần lớn những lời chỉ trích của dự luận là “vô căn cứ” và nó không đến từ những người (kể cả gốc Á) dễ đồng cảm với nhân vật thuộc “tầng lớp lao động châu Á và người nghèo,” như cha mẹ của cô. Họ rời khỏi đất nước của họ sau cuộc chiến và trải qua nhiều năm lao động chân tay.

“Tôi cảm thấy những người để ý đến giọng nói và nhân thân của Ngọc Lan trong xã hội là những người may mắn có xuất thân giàu có. Không ai (phóng viên) nào đi hỏi những người phụ nữ làm việc tại tiệm nail nghĩ gì về nhân vật đó? Hay những người làm việc trong nhà bếp của tất cả những nhà hàng này?,” Hồng Châu nói.

Và cô nhận định, bất cứ khi nào bạn nhận được ý kiến về người Mỹ gốc Á, ý kiến đó thường đến từ một người châu Á rất giàu có, có học thức và có xuất thân rất khác với những gì cô đã lớn lên cùng với nó.

Sự thật là Hồng Châu đã đóng tròn vai Trần Ngọc Lan. Dáng vẻ chân chất, nhỏ bé, gương mặt thuần Á Đông của cô đã tạo nên một Trần Ngọc Lan hiền lành, nhẫn nhục pha trộn với sự mệt mỏi đến nao lòng. Những phân cảnh “đấu khẩu” giữa cô với Paul Safranek (Matt Damon) toát lên được cái khẩu khí kiêu hãnh, thẳng thắn, tự trọng của một cô gái ý thức được cơ thể khiếm khuyết của mình.

Trần Ngọc Lan là một phần đáng nhớ trong đời diễn xuất của Hồng Châu. Nhiều năm sau khi bộ phim bấm máy, cô vẫn nghĩ về Ngọc Lan như một người bạn cũ.

Bền bỉ

Sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên thế hệ 7x này như cây tre làng, gầy gò nhưng bền bỉ vươn cao mỗi ngày, mặc cho cuồng phong bão tố vốn là bản sắc của thế giới điện ảnh.

Hồng Châu nhận các nhân vật của mình bằng cách “ngồi” với họ, một mình. Đối với cô, đạo diễn giỏi là người không “cầm tay diễn viên”. Họ tìm kiếm một nghệ sĩ độc lập có thể phô diễn tất cả khả năng vốn có. Càng ít người bên cạnh cô lúc cô nghiên cứu kịch bản, càng tốt.


Khi lần đầu tiên nhận vai diễn, cô đọc đi đọc lại cho đến khi cảm nhận được linh hồn của nó. Châu mang nó theo bên người suốt một ngày và đặt nó bên cạnh khi ngủ.

Mỗi phân tử trong năng lượng tưởng tượng của cô đều dùng để xây dựng một thế giới tiềm ẩn bên trong của tình huống mà chúng không được viết ra trong kịch bản. Và khi phim bấm máy, Châu giải thoát năng lượng đó ra khỏi tiềm thức như một viên kim cương mang ra mài dũa.

Oscar 2023 đã có chủ. Tuy Hồng Châu không được xướng lên trong hạng mục Nữ Diễn viên phụ xuất sắc nhất ở lễ trao giải, nhưng nữ diễn viên này vẫn là một “giọt sương gốc Việt thuần Á” của điện ảnh Hollywood và thế giới.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by thienthanh »

“Eras Tour” lên màn bạc
Minh Đăng


Image
“Taylor Swift | The Eras Tour” là tour diễn thành công nhất mọi thời (ảnh: Hector Vivas/TAS23/Getty Images for TAS Rights Management)
Tour diễn thành công ngoạn mục của Taylor Swift được dựng thành phim màn ảnh đại vĩ tuyến và trình chiếu vào Tháng Mười – Taylor Swift vừa loan báo trên Instagram vào sáng Thứ Năm 31 Tháng Tám 2023.

Hiện tượng ‘Eras Tour’ của Taylor Swift thật sự đang gây chấn động và thu hút sự chú ý của gần như tất cả mọi người trong giới chuyên môn lẫn truyền thông. Jarred Arfa, phó Chủ tịch điều hành kiêm trưởng bộ phận âm nhạc toàn cầu của Independent Artist Group, người đại diện cho Billy Joel, Metallica và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác, cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy trong chuyến lưu diễn đặc biệt này của Taylor giống như một hiện tượng chỉ có một lần trong đời. Thật đáng kinh ngạc.”

“The Eras Tour là trải nghiệm có ý nghĩa nhất cuộc đời tôi cho đến nay và tôi vui mừng khôn xiết khi thông báo với các bạn rằng nó sẽ sớm được đưa lên màn ảnh rộng,” ca sĩ “Anti-Hero” viết; và nói thêm rằng vào ngày 13 Tháng Mười, “bộ phim hòa nhạc” (the “concert film”) sẽ ra rạp ở Bắc Mỹ và vé đã bắt đầu được bán.


Thông báo của Swift kèm theo đoạn giới thiệu cho bộ phim hòa nhạc, được quay tại Sân vận động SoFi ở Los Angeles trong thời gian lưu diễn sáu đêm của cô tại địa điểm này. “Taylor Swift: The Eras Tour Concert Film” sẽ chiếu tại các rạp AMC trên màn hình IMAX và sẽ chiếu ít nhất bốn suất chiếu mỗi ngày tại Hoa Kỳ, Canada và Mexico vào các ngày Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Phim cũng sẽ được chiếu tại hệ thống rạp Regal và Cinemark.

Phim có thời lượng hai giờ 45 phút và được đạo diễn bởi Sam Wrench, người nổi tiếng với các bộ phim hòa nhạc và những sự kiện lớn được thực hiện cho các nghệ sĩ Billie Eilish, Lizzo. Sam Wrench cũng là người thực hiện bộ phim tài liệu Netflix “Halftime” cho Jennifer Lopez.

Ticketmaster từng gặp sự cố do lượng người mua vé quá lớn, do vậy, để tránh xảy ra tình trạng tương tự, AMC lưu ý trong thông cáo báo chí rằng chuỗi rạp của họ đã “nâng cấp trang web và công cụ bán vé” để xử lý lượng khán giả mua ào ạt. “Chương trình ‘Eras Tour’ không chỉ phá vỡ mọi kỷ lục doanh thu hòa nhạc mà còn khiến hàng chục triệu người hâm mộ yêu mến muốn xem thêm, vì họ đã tham dự buổi hòa nhạc và muốn xem lại, hoặc vì không thể mua được vé,” thông báo của AMC nêu rõ.

Taylor Swift, 33 tuổi, có thể nói là gương mặt âm nhạc có sức ảnh hưởng số một thế giới hiện nay, không chỉ trên sàn diễn và không chỉ trong lĩnh vực ghi âm. Cô đã vượt qua các nhà điều hành âm nhạc để kiểm soát bản quyền bài hát của mình và cực kỳ thông minh khi tạo ra một lực lượng fan trung thành khổng lồ. Trong khi một số ngôi sao, chẳng hạn Rihanna, dùng hình ảnh nghệ sĩ của họ để mở các hoạt động kinh doanh khác thì Taylor Swift chưa bao giờ đi ra khỏi giới hạn của biên giới âm nhạc.

Một trong những yếu tố giúp Taylor Swift thành công là cô biết chụp đúng khoảnh khắc. Trước khi phát hành một album, những gương mặt mới trong làng âm nhạc đồng quê thường phải chịu khó lê lết khắp nước Mỹ, biếu tặng CD cho khoảng 200 đài phát thanh mà bảng xếp hạng của họ có ảnh hưởng đến các bảng xếp hạng của ngành. Nếu may mắn được thính giả thích, bài hát leo hạng thì từ đó mới có thể khiến giới sản xuất và hãng đĩa chú ý mời ký hợp đồng. Quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn này thường làm “nản chí anh hùng” và nhiều người sớm đầu hàng. Với Taylor Swift, ngoài sự kiên nhẫn, yếu tố thông minh giúp ứng biến nhanh mới thật sự là điều quan trọng.

Vé xem phim “Taylor Swift: The Eras Tour Concert Film” hiện bán trên website AMCtheaters.com.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by tiendung »

Lương Triều Vỹ giành Giải Sư tử vàng thành tựu trọn đời
Minh Đăng
6 tháng 9, 2023

Image
Lương Triều Vỹ với Giải Sư tử vàng thành tựu trọn đời tại LHP Venice 2023 (ảnh: Stephane Cardinale – Corbis/Corbis via Getty Images)
Tại Liên hoan phim quốc tế Venice 2023, tài tử gạo cội Hong Kong Lương Triều Vỹ (Tony Leung Chiu-wai) đã được vinh danh với Giải Sư tử vàng thành tựu trọn đời…

Lương Triều Vỹ là một trong những diễn viên châu Á được quốc tế công nhận, với những vai diễn mùi mẫn có, dữ dội có, nhẹ nhàng có, quyến rũ có, mãnh liệt có… Được ví như “Clark Gable của châu Á”, Lương Triều Vỹ được đánh giá là một trong những diễn viên châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông là diễn viên Hong Kong lần đầu tiên đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes với bộ phim “Hoa dạng niên hoa” (In the mood of love, 2000), và hiện giữ kỷ lục về số lần chiến thắng giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Kim Tượng (điện ảnh Hong Kong) lẫn Kim Mã (điện ảnh Đài Loan).
https://saigonnhonews.com/wp-content/up ... 97.jpg[img][/img]
Lương Triều Vỹ và vợ Lưu Gia Linh (Carina Lau Kar-ling) tại LHP Venice, ngày 2 Tháng Chín 2023 (ảnh: Franco Origlia/Getty Images)
Lương Triều Vỹ được biết đến nhiều qua các bộ phim hợp tác với đạo diễn Vương Gia Vệ – bao gồm A Phi chính truyện (1990), Trùng Khánh Sâm Lâm (1994), Đông Tà, Tây Độc (1994), Xuân quang xạ tiết (1997), Tâm trạng khi yêu (2000), 2046 (2004) và Nhất đại tông sư (2013). Ông có mặt đủ cả ba phim đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice là Bi tình thành thị (1989), Xích lô (1995) và Sắc, Giới (2007).


Lương Triều Vỹ sinh ngày 27 Tháng Sáu 1962 tại Hong Kong, trong một gia đình khó khăn, cha mẹ xung đột không hạnh phúc. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, đi học thường xuyên đánh nhau và bị thầy cô phạt thường xuyên. Năm Lương Triều Vỹ 10 tuổi, cha mẹ ly hôn. Người mẹ một mình nuôi hai con, khi không thể chịu nổi cảnh sống với người chồng suốt ngày cờ bạc, say xỉn. Năm 15 tuổi, Lương Triều Vỹ phải bỏ học để đi làm kiếm tiền giúp mẹ. Cậu làm đủ nghề, từ bán báo, nhân viên giới thiệu sản phẩm đến tạp vụ.

Năm 19 tuổi, Lương Triều Vỹ xin được vào một cửa hàng điện gia dụng. Ông từng chia sẻ rằng vào thời điểm đó, nếu cuộc đời cứ trôi một cách bình thường tự nhiên, ông sẽ nỗ lực phấn đấu lên chức giám đốc bán hàng. Tuy nhiên, một người bạn thân – Châu Tinh Trì (sau này cũng là diễn viên-đạo diễn nổi tiếng đất Hương Cảng) – không ngừng lôi kéo rủ rê thi vào lớp đào tạo diễn xuất của Đài TVB. Dù bị mẹ ngăn cản nhưng Lương vẫn thử thời vận.
Image
Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc (Maggie Cheung) trong “In The Mood For Love” (ảnh: 2000 USA Films/ Online USA)

Image
Lương Triều Vỹ với chiến thắng tại Cannes Film Festival 2000 cho vai diễn trong “In The Mood For Love” (ảnh: FocKan/WireImage)

Năm 1982, Lương Triều Vỹ đăng ký khóa 11 lớp đào tạo diễn xuất TVB. Ngay từ khi vừa vào học, ông đã được phân vào nhóm ngôi sao. Năm 1983, Lương Triều Vỹ cùng với Thang Chấn Nghiệp, Miêu Kiều Vỹ, Huỳnh Nhật Hoa và Lưu Đức Hoa được Thiệu Dật Phu – ông chủ đài TVB – đặt cho danh hiệu “Ngũ hổ tướng”.

Năm 1984, khi 22 tuổi, Lương Triều Vỹ đóng vai Vi Tiểu Bảo trong bộ phim truyền hình Lộc Đỉnh Ký, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Kim Dung. Bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng. Một năm sau, Lương Triều Vỹ hóa thân thành viên cảnh sát anh hùng trong Tân trát sư huynh tục tập. Ông tiếp tục đóng vai chính trong hàng loạt bộ phim truyền hình đình đám của TVB như Ỷ Thiên Đồ Long ký (1986), Song hùng kỳ hiệp (1988), Hiệp khách hành (1989). Năm 1987, Lương Triều Vỹ nhận Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong (Kim Tượng) lần đầu tiên với vai phụ trong phim Nhân dân anh hùng. Sau bảy năm gắn bó với TVB, ông ngưng đóng phim truyền hình và từ năm 1990 chuyển sang điện ảnh.

Năm 1989, Lương Triều Vỹ đóng vai chính trong Bi tình thành thị (A City of Sadness) của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền – bộ phim giành Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 46, từng được bầu chọn là tác phẩm vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Bi tình thành thị đưa tên tuổi Lương Triều Vỹ vượt ra khỏi biên giới Hong Kong, vươn tầm châu lục và thế giới. Năm 1990, ông lần đầu tiên hợp tác với đạo diễn Vương Gia Vệ trong A Phi chính truyện (The True Story of Ah Fei). Năm 1992, Lương Triều Vỹ đóng vai chính cùng Châu Nhuận Phát trong Lạt thủ thần thám – tác phẩm do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, được Taste of Cinema bình chọn là bộ phim hành động có cảnh đấu súng đẹp mắt nhất.

Image
Lương Triều Vỹ với giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong “Lust, Caution” (Sắc, Giới) tại Asian Film Awards 2008, Hong Kong (ảnh: Andrew Ross/Getty Images)

Năm 1994, Lương Triều Vỹ giành chiến thắng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải Kim Tượng lẫn Giải Kim Mã sau khi tham gia bộ phim Trùng Khánh Sâm Lâm (Chungking Express) của đạo diễn Vương Gia Vệ – bộ phim được xếp thứ 17 trong danh sách phim hay nhất mọi thời do tạp chí TIME bình chọn. Cũng trong năm 1994, ông tiếp tục hợp tác với Vương Gia Vệ trong Đông Tà, Tây Độc (Ashes of Time). Một năm sau, Lương Triều Vỹ góp mặt trong bộ phim Xích lô của đạo diễn Việt Nam Trần Anh Hùng, gặt hái thành công với giải Sư tử vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52…
Image
Lương Triều Vỹ với giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim “2046”, tại Hong Kong Film Award 2005 (ảnh: Getty Images)
Năm 2000, Lương Triều Vỹ đóng cùng Trương Mạn Ngọc trong Tâm trạng khi yêu (In the mood of love; tựa tiếng Hoa là Hoa dạng niên hoa). Bộ phim tình cảm của đạo diễn Vương Gia Vệ trở thành tác phẩm hiếm hoi của điện ảnh châu Á gây tiếng vang thế giới, được BBC bình chọn là tác phẩm vĩ đại thứ hai của điện ảnh thế giới thế kỷ 21, xếp sau Mulholland Drive (2001). Với Tâm trạng khi yêu, Lương Triều Vỹ trở thành diễn viên Hong Kong đầu tiên nhận giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes.

Năm 2002, Lương Triều Vỹ tiếp tục cùng Trương Mạn Ngọc xuất hiện trong Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Cùng năm đó, Lương Triều Vỹ có thêm một vai diễn xuất sắc khi hóa thân thành tay cảnh sát chìm cài cắm vào băng xã hội đen trong Vô gian đạo. Chính nhờ tài diễn xuất tuyệt vời của ông cùng với Lưu Đức Hoa mà Vô gian đạo thành công vượt bậc (Vô gian đạo thậm chí được Hollywood mua kịch bản và dựng lại với tựa The Departed – một kiệt tác điện ảnh của đạo diễn Martin Scorsese với diễn xuất của dàn tài tử thượng thặng Leonardo DiCaprio, Matt Damon, Jack Nicholson, Mark Wahlberg, Martin Sheen, Alec Baldwin…)
Image
Lương Triều Vỹ tái ngộ Lưu Đức Hoa trong “Kim thủ chỉ” (‘The Goldfinger’) dự kiến ra mắt cuối năm 2023 (ảnh: VCG/VCG via Getty Images)

Năm 2008, bộ phim Sắc, Giới mà Lương Triều Vỹ hợp tác cùng đạo diễn Lý An đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 64 và giành bảy giải quan trọng tại Kim Mã, trong đó có giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho ông. Hai năm 2008 và 2009, Lương Triều Vỹ đóng vai Chu Du trong phim sử thi hai phần Đại chiến Xích Bích của đạo diễn Ngô Vũ Sâm.

Năm 2013, Lương Triều Vỹ đóng vai võ sư Diệp Vấn trong Nhất đại tông sư của đạo diễn Vương Gia Vệ. Năm 2018, Lương Triều Vỹ chính thức rời công ty điện tử Trạch Đông của đạo diễn Vương Gia Vệ, kết thúc 20 năm hợp tác thành công. Cũng trong năm 2018, trả lời phỏng vấn tờ Sina, Lương Triều Vỹ chia sẻ rằng tuổi tác khiến ông ngày càng mệt mỏi và muốn rời xa phim trường…

Lương Triều Vỹ được biết đến là người kiệm lời, khiêm tốn, không ồn ào. Năm 2000, khi giành giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes, Lương Triều Vỹ trả lời báo chí: “Tất cả chỉ là nhờ may mắn thôi. Năm nay tôi may lắm, mà giải của tôi cũng không có cạnh tranh lớn.” Lương Triều Vỹ là một Phật tử thuần thành. Lễ cưới năm 2008 của vợ chồng Lương Triều Vỹ được cử hành theo nghi thức Phật giáo. Năm 2016, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích ông cùng một số nhân vật nổi tiếng tham dự một sự kiện Phật giáo ở Đông Bắc Ấn Độ với các thành viên của Chính phủ lưu vong Tây Tạng.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by nguyenvsau »

Tưởng nhớ nhạc sĩ Đan Thọ
Vương Trùng Dương
15 tháng 9, 2023

Image
Ảnh do tác giả gửi

Nhạc sĩ Đan Thọ qua đời ngày 4 Tháng Chín năm 2023, thành phố Houston, Texas, hưởng đại thọ 99 tuổi. An giấc nghìn thu ngày 18 Tháng Chín, tại Nhà quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), Houston, Texas. Với tuổi ta, nhạc sĩ được bách niên (100 tuổi) tuổi hạc đại thượng thọ trên cõi trần.

Nhạc sĩ Đan Thọ tuy không sáng tác nhiều nhưng cả cuộc đời cho nghệ thuật với niềm đam mê âm nhạc và những đóng góp của ông trong lãnh vực này từ thời tiền chiến ở Hà Nội, hai thập niên ở Sài Gòn và thời gian ở hải ngoại.

Những nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Đan Thọ như: Bóng Quê Xưa (1952), Vọng Cố Đô (chung với Nhật Bằng), Thú Ly Hương… Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn), Chiều (lời Đinh Hùng). Có lẽ nhạc phẩm Dương Cầm của ông (ý thơ Mùi Quý Bồng, con rể) là ca khúc cuối đời. Trong đó hai ca khúc Tình Quê Hương và Chiều Tím được giới thưởng ngoạn âm nhạc yêu thích nhất.


Tài hoa của nhạc sĩ Đan Thọ điêu luyện với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone rất tuyệt, ngoài ra với đàn hạc (harpe) loại đàn cổ nhất của Ai Cập thời xa xưa và đàn bandura của đất nước hoa hướng dương (Ukraine).

*

Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 Tháng Sáu 1924 tại Nam Định, Bắc phần, theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin trong khoảng từ năm 1936 đến 1941 và thời gian này học vỹ cầm. Từ năm 1942 đến 1945, ông học hòa âm và sáng tác với các giáo sư, nhạc sĩ Tạ Phước (vị Hiệu trưởng đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội). Năm 1945, ông chơi đàn violin cho phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922-1998) ở Nam Định.

Năm 1945, ông lập gia đình với cô thiếu nữ Hà Nội Nguyễn Thị K. Thanh mới 16 tuổi, (sinh năm 1929) gia đình có phần e dè khi biết con gái sắp thành thân với nhạc sĩ. Thế nhưng ông bà sống với nhau trọn đời, cùng nuôi dạy nên người một con trai và ba con gái (trưởng nam Đan Đình Thành, trưởng nữ Đan Kim Tâm, thứ nữ Đan Kim Trang (quá vãng), út nữ Đan Kim Thư.

Năm 1948, nhạc sĩ Đan Thọ gia nhập ban Quân nhạc Đệ Tam Quân khu Hà Nội cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng… Trong thời gian này, ông được Nhạc trưởng Quân nhạc Schmetzler hướng dẫn về kèn.

Năm 1954, ban quân nhạc cùng gia đình ông di cư vào Nha Trang. Năm 1956 vào Sài Gòn, ông được mời cộng tác với vũ trường Đại Thế Giới, và ông tiếp tục trau giồi môn kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân.

Năm 1956, ông là trưởng ban nhạc nhẹ của Ðài Phát thanh Tiếng nói Quân đội trong khoảng thời gian mười năm, gồm các nhạc sĩ nổi tiếng như Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân,… Năm 1965, Đan Thọ giải ngũ và sau đó tham gia vào ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục chơi nhạc tại các phòng trà, vũ trường cho tới năm 1975.

Gia đình Đan Thọ kẹt lại Việt Nam đến Tháng Ba 1985 mới tới Hoa Kỳ, theo diện đoàn tụ, do sự bảo lãnh của người em vợ. Nhạc sĩ Đan Thọ không định cư ở Washington D.C. lấy lý do sợ cái lạnh của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ nên xin với phái đoàn sắp xếp chuyến bay sang New Orleans để sống với gia đình người con gái.

Đây là quê hương của nhạc Jazz, hợp với sở trường của ông nhưng ít người Việt sinh sống. Nhạc sĩ Đan Thọ đã một thời tự lập và vẫn còn đam mê với âm nhạc nên theo lời thân hữu, ông bà chuyển sang Little Saigon. Bà Đan Thọ là mẫu người mẹ Việt Nam hiền thục, tận tụy với con, chiều chồng (thời trước, nhạc sĩ Đan Thọ chơi nhạc ở vũ trường, đến khuya mới về nhà, bà vẫn đợi chồng về mới đi ngủ). Ông và vợ đi làm cho hãng General Ribbon ở Van Nuys, Tây Bắc TP Los Angeles.

Mỗi ngày phải đi khá xa nhưng ông bà “đôi ta có nhau” trong những năm dài. Vẫn nhớ bầu không khí của một thời xa xưa nên cuối tuần, ông chơi vỹ cầm, kèn saxo trong vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh, người bạn thân với ông trong ban nhạc Shotguns ở Sài Gòn.

Ngày 30 Tháng Sáu 1995, nhạc sĩ Đan Thọ mở đêm nhạc từ giã bạn bè California về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng.
Image
Ảnh do tác giả gửi

Những tưởng an hưởng tuổi già với con cháu, năm 2005, trận bão Katrina quét qua New Orleans, trong thiên tai này, nhạc sĩ lại mất sạch những nhạc cụ ông yêu quý, trong đó có cây vỹ cầm đến hơn 250 tuổi và cây kèn saxo mạ vàng, hai báu vật của ông. Ông bà dọn về Florida lánh nạn ở nhà trưởng nam Đan Thành. Và những năm cuối đời ông bà dọn về Houston, Texas, cùng nơi cư ngụ của các con gái cho đến ngày nay.

Với nhạc sĩ cả cuộc đời sống với âm nhạc nên đã có nhiều bài viết. Nay trích dẫn vài hồi ức trong gia đình.

Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ của anh Đan Thành (trưởng nam, kiến trúc sư) viết về chiếc vỹ cầm vào năm 2017:

“Bố tôi cũng thế, ông nâng niu và xem chiếc vỹ cầm như một người tình, lãng mạn và hay hờn giận qua những lần thay dây đàn. Ông thương yêu, gìn giữ như một báu vật. Sau những buổi trình diễn, tôi thấy ông cẩn thận lau chùi, nhẹ nhàng cất vào hộp đàn với tấm nhung mềm mại che chở bao quanh người tình trẻ. Mọi người nhắc đến tên ông nhạc sĩ Đan Thọ luôn đi theo với tiếng vỹ cầm réo rắt của ông.

Chiếc vỹ cầm đã theo ông đi khắp miền đất nước, từ một góc quán Thiên Thai ở Nam Định, qua Hà Nội của những năm 40-45, xuống thôn Vĩ Dạ miền Trung, trong những hộp đêm tráng lệ Sài Gòn ngày nào… Tiếng đàn của ông cao vút bay xa, vượt qua khoảng không gian nhất định, chạm vào hơi thở của người đang thưởng thức, thật đúng như:

Tiếng đàn đã gíúp ông nuôi sống gia đình, che chở đàn con khờ dại trong mấy chục năm trời.

… Bố tôi rửa tay gác kiếm, nói theo phong cách của nhà văn Kim Dung, hằng ngày vui cùng cỏ cây, thỉnh thoảng ông mang chiếc vỹ cầm xưa ra lau chùi và tấu lên giòng nhạc của dân du mục Gypsy xa xưa… âm thanh quyện với thời gian cùng tâm sự người xa xứ…

Tháng 8 năm 2005, chúng tôi lo ngại và thường xuyên gọi điện thoại thăm hỏi nhắc chừng. Sự lo ngại trở thành sự thật, cơn bão Katrina lớn quá sức tràn qua những vùng Bắc Florida, Albama và đổ vào New Orleans, trung tâm bão nằm ngay trên hồ điều chỉnh nước Lake Pontchartrain. Nước tràn qua đê ngăn và đổ xuống vùng thấp, nơi bố mẹ và gia đình hai em gái tôi đang trú ngụ.

Bố mẹ tôi chỉ có 30 phút để chạy ra khỏi nhà, giòng nước mạnh bạo tràn xối xả vào khu dân cư tạo thành những giòng nước cao gần 15 feet… Từ ngày đó, bố tôi thường nhắc đến chiếc đàn xưa của ông hãy còn chìm trong giòng nước lạnh”.

Sau trận thiên tai, anh Đan Thành đưa thân phụ trở lại căn nhà xưa:

“Tay bố tôi run rẩy khi chạm vào chiếc vỹ cầm, hình như ông xúc động lắm khi nhìn những mảnh vỡ của chiếc vỹ cầm, như thấy đứa con trở về qua bao lần sóng gió. Ông cẩn thận gom từng mảnh vụn của chiếc đàn, lau chùi nhẹ nhàng đặt chúng theo thứ tự vào hộp, có lẽ trong đầu ông còn bàng hoàng không tin vào những gì đã xảy ra do cơn bão để lại”.

Hồi Ức Về Nhạc Sĩ Đan Thọ về ca khúc Dương Cầm của con rể Mùi Quý Bồng (bác sĩ, nhà thơ với thi phẩm Mong Manh (1994) và với bút hiệu Chẩm Tá Nhân, tập thơ vui Tiếu Lâm Chân Kinh dày 632 trang, ra mắt ở Little Saigon, July, 2022).

Bác sĩ Mùi Quý Bồng lập gia đình với trưởng nữ nhạc sĩ Đan Thọ là Đan Kim Tâm năm 1971. Du học ở Mỹ năm 1973, sau năm 1975 bị kẹt lại, nhớ vợ nên làm thơ tình cho đến khi vợ con qua vào Tháng Tư 1979. Sau thời gian làm Orientation ở Washington DC, anh xuống New Orleans từ Tháng Giêng năm 1974 cho đến trận bão Katrina năm 2005, gây thiệt hại cho gia đình anh trắng tay nên sau đó dời về chuyển sang Houston, Texas. Là bác sĩ với tâm hồn nghệ sĩ, anh viết:

“Một buổi chiều Thu năm ấy, đã lâu lắm rồi. Ngồi trên chiếc phi cơ từ Orange County, California trở về New Orleans, Louisiana, tôi gắn ống nghe vào tai, ngả đầu trên ghế, mở nhạc nghe cho qua thì giờ. Đột nhiên những âm thanh thánh thót, trầm bổng qua tiếng dương cầm trong bản Piano Concerto No 21 của Mozart trong một thoáng chốc bỗng đem tôi rời khỏi khung cảnh chật hẹp trong lòng chiếc phi cơ đến một cõi mộng mơ xa vời nào đó khiến tôi quên hết thực tại.

Tôi thấy mình như đang bay bổng giữa một không gian Liêu Trai xa vắng, mơ hồ, ngây ngất. Bản nhạc vừa dứt thì tôi cũng bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mơ. Ý thơ từ đâu bỗng cuồn cuộn chẩy đến, và tôi đã viết bài thơ Dương Cầm ngay lúc đó, trên một tờ napkin cô tiếp viên tóc vàng xinh xắn vừa đưa cho tôi cùng với ly cà phê ít phút trước.

…Bận rộn với công việc, thời gian sau đó tôi cũng quên đi, không nhớ đến nó. Cho đến một hôm nhạc sĩ Đan Thọ đưa tôi xem bản nhạc Dương Cầm ông vừa viết xong, dựa theo ý bài thơ của tôi. Ông nói ông đã có cảm hứng khi ngồi nhìn và nghe cô cháu ngoại, YLan, ngồi trước cây đàn dương cầm, tập dượt cho một buổi trình tấu của Đại Học Loyola ở New Orleans. YLan là cô con gái thứ hai của tôi và Đan Kim Tâm, trưởng nữ của nhạc sĩ Đan Thọ.

…Một điểm thú vị là ít lâu sau đó nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi cho tôi một phiên bản khác của Dương Cầm. Ông nói ông rất thích bản Dương Cầm của Đan Thọ, nhưng ông muốn viết một phiên bản mới để giữ cho bản nhạc đi sát với lời thơ hơn.

…Tôi có cái may mắn được gọi nhạc sĩ Đan Thọ là nhạc phụ, và sau này, khi ông từ Orange County về New Orleans, rồi sau trận bão thảm khốc Katrina, qua Houston sinh sống, trở thành y sĩ riêng, chăm sóc sức khỏe cho ông, giữ cho ông còn được vui sống với con cháu cho đến ngày nay dù đã trên 90 tuổi”.

Cháu Mùi Quý Y Lan (Ylan Mui) ái nữ của anh chị Mùi Quý Bồng – Đan Tâm, cháu ngoại của nhạc sĩ Đan Thọ, Mùi Quý Y Lan từ nhỏ chơi dương cầm và hình ảnh cô ngồi đàn piano thuở bé đã tạo cảm hứng cho ông ngoại sáng tác bản nhạc cuối cùng tựa đề Dương Cầm với ý thơ Mùi Quý Bồng. Ylan Mui từng là giáo sư thỉnh giảng ngành báo chí tại đại học University of Maryland. Sau gần 15 năm làm phóng viên chuyên về giáo dục rồi tài chánh cho nhật báo The Washington Post, bước sang lãnh vực truyền hình và cộng tác với hệ thống CNBC, ký giả Y Lan thường xuyên được mời xuất hiện trên đài C-SPAN.

Bài viết về Ông Ngoại với những kỷ niệm và tâm tình dành cho ông ngoại Đan Thọ, nguyên tác tiếng Anh (BS Mùi Quý Bồng dịch sang Việt ngữ) với tâm tình:

“Khi tôi còn nhỏ, Ông Bà Ngoại tôi sống trong một căn nhà bình thường, trên một con đường khiêm tốn trong khu Garden Grove. Đây là một căn nhà một tầng, với một hồ bơi, một mái hiên đằng sau, và một cái bếp nho nhỏ. Nhưng với một cô bé 10 tuổi, đó là một thế giới thần tiên, kỳ diệu.

Chị em tôi và những người anh em họ đã có những ngày Hè dài vẫy vùng trong hồ bơi, tắm mát trong ánh nắng trường cửu của California…

…Nhưng không có tiếng nhạc nào ngọt ngào hơn những âm thanh từ chiếc vỹ cầm của Ông Ngoại. Ông đã cho tôi được ôm chiếc vỹ cầm ấy một lần khi tôi đến thăm ông, trao phó bảo vật ông quý nhất vào bàn tay vụng về của tôi. Tôi cố gắng kéo được vài nốt nhạc, và lập tức hiểu rằng những âm thanh kỳ diệu ông tạo ra từ cây vỹ cầm của ông đòi hỏi cả một đời để tôi luyện.

Ông Ngoại và âm nhạc, trong tâm trí tôi, là một. Lớn dần lên theo ngày tháng, nhưng tôi không hiểu rõ lắm hoàn cảnh và sự phấn đấu của gia đình. Chiến tranh và những chịu đựng là một khái niệm trừu tượng đối với cái tâm hồn Mỹ hóa của tôi. Nhưng tôi hiểu Ông Ngoại và âm nhạc của ông.

Tôi vẫn biết rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, không những với vỹ cầm, mà còn với saxophone, và cả dương cầm. Khi ông đàn, ông gợi lên những dấu nét của một quốc gia mà tôi, thế hệ Việt Nam thứ hai, mới bắt đầu thấu hiểu. Cái hoa mỹ, cái lãng mạn, cái khổ tâm, hoà hợp làm một. Đến khi tôi đã lớn khôn, tôi mới nhận ra cái giá gia đình chúng tôi đã phải trả để Ông Ngoại có thể cho tôi thưởng thức âm nhạc trong căn nhà nho nhỏ, bình thường của ông ở khu Garden Grove.

Ông Ngoại đã truyền cái khả năng âm nhạc ấy vào hệ DNA của tôi. Tôi cảm nhận được sự hãnh diện của ông khi ông theo dõi sự tiến bộ về dương cầm của tôi. Ông thường nở nụ cười thoả mãn và dìu tôi đến ngồi trên ghế để tập dượt. Ông, người nhạc sĩ chuyên nghiệp và người bảo trợ của tôi!

Ông Ngoại là người tạo cảm hứng cho tôi là chuyện hiển nhiên. Nhưng tôi không ngờ tôi cũng đã là nguồn cảm hứng của ông! Một ngày nọ, sau khi nghe và nhìn tôi tập dượt, ông đã viết một bản nhạc mới mang hình ảnh tôi. Lời bài nhạc dựa theo ý một bài thơ do Bố tôi viết. Tựa bài nhạc là Dương Cầm. Một bản nhạc mới, viết trên một quê hương mới, một kết hợp phản ảnh ba thế hệ trong gia đình tôi! Đây là bản nhạc duy nhất Ông Ngoại viết trong những ngày sống tha hương, và là bản nhạc cuối cùng ông viết trong cuộc đời nghệ sĩ.

Lần chót Ông Ngoại đàn cho tôi là trong lễ cưới của tôi. Ông đã trình bầy bản nhạc nổi tiếng nhất của ông: Chiều Tím. Dường như cặp mắt ông chỉ hướng về tôi trọn vẹn trong những giây phút ấy, mặc dù có rất nhiều bạn bè, và gia đình thân thuộc khắp chung quanh. Ông đã đàn để thương tặng tôi một lần nữa, làm tôi nhớ lại những tháng ngày kỳ diệu của tuổi thơ tôi, nguồn âm nhạc đã luôn gắn bó chúng tôi với nhau, và niềm yêu thương còn mãi tồn tại sau khi những nốt nhạc cuối cùng đã dần lịm tắt”.

Nhạc sĩ Nguyên Bích, bác sĩ Quân y, tác giả ca khúc Tâm Sự Kẻ Xa Quê và Tình Si (thơ Mùi Quý Bồng) chia sẻ về đàn hạc:

“Một lần qua New Orleans chơi với Bồng, con rể bác Đan Thọ, tôi được bác cho xem một cây đàn lạ mà bác mới mua được của một người Mỹ gốc Nga. Bác có cho tôi biết tên của cây đàn này, một lọai đàn riêng của sắc dân một nước nhỏ vừa tách rời nước Nga thời đó. Đàn có nhiều dây, cũng tương tự như đàn dương cầm nhưng không bấm phím mà lại gẩy bằng ngón. Tiếng đàn nghe rất ấm có lẽ vì có thùng đàn lớn và có thể chơi nhiều âm một lúc chứ không phải đơn âm. Cây đàn to và cồng kềnh quá, không biết các nhạc sĩ nước này sử dụng nhạc khí này thế nào, riêng tôi thì thấy không đủ sức khỏe và tầm vóc để chơi cây đàn này rồi.

Tháng Tám năm 2005, bão Katrina thổi ào vào New Orleans nhận chìm nhà bác và luôn cả cây đàn. Gặp bác ở Houston, hỏi thăm bác về cây đàn, bác với giọng rầu rầu bảo bác bị mất cây đàn ấy rồi. Cây violin mà bác quý hơn vàng Carlo Bergonzi làm từ năm 1741 cũng bị hư luôn. Bác Đan Thọ sở trường về violin và saxophone nhưng tài bác không dừng lại ở đó, mà bác đã viết hòa âm bài Dương Cầm cho violin và piano để hai ông cháu hòa tấu trong buổi tiệc sinh nhật của bác ở New Orleans. Bác thích thú phân tích với tôi từng khúc trong hòa âm bài này “làm sao cho cháu nó chơi được khúc này chứ”…

Cây đàn Nga này có một sức quyến rũ với tôi một cách đặc biệt, và cũng từ đó tôi ưa để ý đến những nhạc cụ dân tộc của từng xứ, nhất là những xứ Bắc Âu.

Cây đàn nhạc sĩ Đan Thọ bị mất trong trận bão Katrina là đàn bandura, một nhạc cụ dân tộc của Ukraine. Ngày xưa các nhạc sĩ hát dạo Ukraine dùng cây đàn này cùng với những bài ca và nhạc của họ làm công cụ truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác những thiên hùng ca của dân tộc Ukraine chiến đấu chống Nga Hoàng và đảng Cộng sản Nga. Các nhạc sĩ này, đa số khiếm thị, vì thế đã bị chính quyền Nga giết hại. Đàn bandura được coi như biểu tượng của Ukraine và có một âm sắc hết sức độc đáo. Cây đàn bandura ngày nay có 65 dây”.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa được ra mắt công chúng vào năm 2005 với dàn nhạc giao hưởng Kyiv Symphony Orchestra và Chorus của Ukraine, viết về cây đàn bandura “Nếu người Việt coi đàn tranh là nhạc cụ cổ truyền thì người Ukraine hãnh diện với cây đàn truyền thống bandura có âm thanh du dương không kém đàn tranh nhưng âm vực rộng hơn so với ngũ cung trong đàn tranh”.

Nay nhạc sĩ Đan Thọ về với cát bụi cùng với những cây đàn đã một thời gắn liền với thú đam mê trong âm nhạc của ông nơi cõi vĩnh hằng. Ông đã ra đi để lại trong lòng mọi người hình ảnh đáng quý, trân trọng.

Ca khúc Chiều Tím tạo nên tên tuổi, với tôi thì ca khúc Tình Quê Hương điệu Tango Habanera, Tinh Hoa ấn hành năm 1956 đã in sâu trong thời chinh chiến:

“Anh về qua xóm nhỏ,
Em chờ dưới bóng dừa.
Nắng chiều lên mái tóc,
Tình quê hương đơn sơ.

Quê em nghèo, cát trắng,
Tóc em lúa vừa xanh.
Anh là người lính chiến,
Áo bạc màu đấu tranh .

…Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ…”.

Trong ca khúc Bóng Quê Xưa (1952) với nỗi niềm:

“Xa quê hương thân yêu
Với bao nhiêu tình thương”

Nhạc sĩ Đan Thọ không còn nữa nhưng tình cảm với mọi người và tình quê hương trong lòng người xa xứ khi nhớ về cố hương. Oliver Wendell Holmes, Sr nhà thơ, bác sĩ Mỹ vào tiền bán Thế kỷ XIX nói: “Where we love is hometown, hometown that our feet may leave, but not our hearts” (Nơi chúng ta yêu là quê hương, quê hương là nơi đôi chân chúng ta có thể rời đi, nhưng trái tim thì không). Và, trái tim đó trong ca khúc của nhạc sĩ Đan Thọ cách nay bảy thập niên, sẽ mãi mãi.

Little Saigon, September 10, 2023
bichphuong
Posts: 620
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:13 pm
Contact:

Re: Dien Ảnh Ca Nhạc

Post by bichphuong »

Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023): “Danh tiếng chỉ là số mệnh”
Tuấn Khanh
24 tháng 9, 2023

Image
Nhạc sĩ Quóc Dũng (Ảnh: Việt Hà)

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật, suy yếu.

Nhạc sĩ Quốc Dũng là một trong những nhân tài đặc biệt của thế hệ vàng nhạc trẻ miền Nam Việt Nam. Cùng lứa với ông là Bảo Chấn, Đức Huy, Nam Lộc… cũng sắp bước qua thập niên 70 của đời người. Nếu còn sống, thì Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang cũng đã 77, 76 tuổi. Nhiều năm nay, những người yêu mến di sản văn hoá miền Nam đã đón nhận quá nhiều tin buồn, nên tin về sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng như thêm một tiếng chuông điểm lặng lẽ vào khoảng không gian phải đến, trong sự nuối tiếc khó tả.

Tiểu sử của ông có ghi tên đầy đủ là Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, khi Quốc Dũng ba tuổi, gia đình ông về nước. Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn; năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh. Tuy nhiên, những cột mốc đó không tả hết được những dữ kiện sôi động và khuynh hướng phá cách trong đời của ông.


Năm 1975, nhạc sĩ Quốc Dũng chọn ở lại quê nhà, vì theo tinh thần Phật giáo, ông chọn sống theo số mệnh. Sự có mặt của ông sau đó, đã góp sức vực dậy tinh thần của các anh em Lê Hựu Hà, Bảo Chấn… khi cùng tham gia các đoàn biểu diễn đi về thôn quê, tìm vui trong âm nhạc. Cũng từ các chuyến biểu diễn đó, ở Cần Thơ, Lê Hựu Hà và Quốc Dũng lần đầu phát hiện hai tiếng hát định mệnh của đời mình là ca sĩ Nhã Phương và Bảo Yến.

Lê Hựu Hà từng tìm lại được nguồn cảm hứng với tiếng hát Nhã Phương, làm dậy sóng đời sống âm nhạc Việt Nam qua các ca khúc như Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình, Trả Hết Cho Người… còn với Quốc Dũng khi kết hợp với Bảo Yến đã tạo nên những cơn sốt với thị trường âm nhạc, vốn đang đầy những định kiến và kiểm duyệt khe khắt.

Năm 1986, phối hợp với nhạc sĩ Hoàng Phương, Quốc Dũng cho ra mắt một album bị coi là “lậu”, vì không qua kiểm duyệt, với tiêu đề Chiều Hạ Vàng, toàn bộ với tiếng hát Bảo Yến. Thời đó, mọi công cụ ghi âm và phòng thu của Sài Gòn cũ đều bị quản lý chặt. Nhạc sĩ Hoàng Phương kể rằng ông đã cho thử đi duyệt nhưng bị nhiều cơ quan văn hoá chối, coi là lời lẽ và loại âm nhạc này mang hơi hướng “văn hoá đồi trụỵ”.
Image
Nhạc sĩ Quốc Dũng (tư liệu Trường Kỳ)

Nên sau khi bàn bạc với nhạc sĩ Quốc Dũng, hai người quyết định thực hiện nhạc nền và cho thu tại nhà với những dụng cụ mà nhạc sĩ Quốc Dũng tìm được. Rất nhiều người ngạc nhiên vì âm thanh trống đàn của băng nhạc này rất hiện đại (lúc đó, trống điện tử còn rất hiếm ở Việt Nam), nhạc sĩ Quốc Dũng cười bí hiểm và tiết lộ sau đó nhiều năm: Ông vô tình phát hiện cây đàn cho trẻ con Yamaha PSR-480, lúc đó lại tích hợp những âm thanh cần thiết, nên đã dùng vào ghi âm cho album này. Mọi thứ lúc đó chỉ thu vào băng cassette gốc rồi giao cho nhạc sĩ Hoàng Phương đi sang “lậu” bên ngoài.

Thời đó, chưa có hệ thống phát hành, cũng không biết làm sao để thể nghiệm với người nghe. Nhạc sĩ Hoàng Phương nhờ vào sự quen biết của mình, xin rạp hát Chiến Thắng ở Gò Công phát trước và sau giờ chiếu phim để thử phản ứng khán giả. Chuyện thú vị xảy ra, dân chúng không nhớ phim chiếu, mà nhớ các bản nhạc được phát, thậm chí có người còn đến trước rạp đứng nghe nhạc phát qua loa phóng thanh và hỏi nhạc gì, của ai.


Đó là giai đoạn mà âm nhạc trong nước chỉ chủ trương ca hát về lao động sản xuất, ca ngợi lãnh tụ và “đất nước đổi mới”… Giai điệu và lời hát ngọt ngào của ca sĩ Bảo Yến, cùng cách tổ chức của nhạc sĩ Quốc Dũng đã khiến loạt bài hát Gò Công như Chiều Hạ Vàng, Mẹ Gò Công, Thương Một Người Ở Xa, Chuyện Tình Hoa Muống Biển… như dòng nước mát rót vào đời sống đang tha thiết mong được thưởng thức thật sự.

Ca sĩ Bảo Yến từng tâm sự rằng “Băng nhạc Gò Công đó đã biến tôi từ một ca sĩ vô danh tiểu tốt thành ngôi sao nổi tiếng. Khán giả bất ngờ khi lâu lắm mới được nghe băng nhạc Bolero trữ tình hay đến thế nên thích, tên tuổi tôi nổi như cồn. Từ đó, tôi đi show tỉnh nhiều quá trời. Trước đó, tôi chỉ hát ở thành phố, thu nhập cũng có nhưng không nhiều như đi tỉnh. Nếu không có anh Quốc Dũng, tôi chỉ nổi tiếng được phần nào thôi, nhờ anh ấy mà tôi được chắp cánh nổi đình đám”.

Sự kiện băng nhạc Gò Công lan ra mọi miền, đi theo trên những chuyến xe đò tỉnh xa, đến những vùng quê nghèo miền Trung, rồi miền Bắc. Dần dà, vì thấy album này nổi tiếng quá, mà “không có gì vi phạm” nên các đài phát thanh, đài truyền hình cũng bắt đầu sử dụng theo.

Có lần tán gẫu với nhạc sĩ Quốc Dũng, hỏi về album này, ông cười và nói rằng không thể có lần thứ hai. Quả là trong dòng lịch sử không được ghi chép của âm nhạc những ngày tháng đó, chuyện đam mê, cộng với tuổi trẻ bất cần, thích “vượt rào” để làm chuyện mình thích chỉ có thể đến một lần.
Image
Nhạc sĩ Quốc Dũng cùng hai con trai: Khải Ca (trái) và Bảo Châu (phải)

Cuối thập niên 1990, nhạc sĩ Quốc Dũng từ chối mọi công việc, và chọn lui về cuộc sống sáng tác riêng bỏ ngăn kéo, để con mình và vợ hát chơi. Những bài hát của ông trầm lắng hơn, thế sự hơn và đầy những điều bất cập lẽ đời.

Chẳng hạn, trong bài Ông Lão Và Con Chó Ngoan, ông viết về một người già mù và con chó sống nơi hè phố, cái nhìn chia sẻ và đau xót cho những tháng ngày họ sống nương tựa vào nhau.

“Ông gác tay gối đầu
Trên tấm chăn cũ nhàu
Con chó như biết sầu
Lặng nằm bên ông ngước trông trời cao”


Hoặc quay về với những âm hưởng của Phượng Hoàng, sự yên lặng của căn cội Phật giáo trong ông, như bài Giấc Mơ Việt Nam.


“Rồi tôi lạc bước đến nơi xa vời.
Bầy thú dữ đi bên bầy nai,
Cạnh con suối lung linh màu xanh núi đồi.
Và tôi đã đến khắp năm châu.
Và đã sống giữa bao thương yêu,
Mọi người biết sớt chia niềm vui nỗi sầu”


Nhiều tờ báo trong nước khi đến phỏng vấn nhạc sĩ Quốc Dũng – khi ông trả lời hoặc từ chối – thì thấy ông cười hiền, nên mô tả ông là người “hiền lành, nhỏ nhẹ, dễ gần, hoà đồng…” nhưng thật ra, Quốc Dũng “thật” là một tính cách sắc sảo, hài hước và chọn lọc mối quan hệ. Ông không dễ kết bạn, cũng không dễ nói suy nghĩ của mình cho người ngoài biết.

Quốc Dũng không nhận mình là một người nổi tiếng. Ông nói, danh vọng đến với ông là số mệnh, vì có nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tài hoa hơn ông, nhưng họ không nổi tiếng. “Không phải được danh tiếng là có tất cả”, ông nói, khi điểm lại sự nghiệp của mình từ năm 17 tuổi, lúc làm giới văn nghệ Sài Gòn ngỡ ngàng với ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa.

Trong một lần đến nhà nhạc sĩ Quốc Dũng, thấy ông đang ngồi xem chương trình ca nhạc một mình trước tivi. Đó là loại chương trình ca nhạc thời thượng quen thuộc. Tôi ngạc nhiên hỏi sự kiên nhẫn của ông, “Anh coi những chương trình này sao, toàn lặp đi lặp lại”. Nhạc sĩ Quốc Dũng quay sang nhìn tôi, ánh mắt thú vị “Hay chứ, coi đi em, chương trình hay mà”. Nể lời ông, tôi ghé vào ngồi coi, được dăm ba bài thì mất kiên nhẫn đứng dậy. “Hôm nào anh có thời gian, phân tích cho em biết coi cái hay của loại chương trình này nha”.

Nhạc sĩ Quốc Dũng lúc đó bật cười sảng khoái “Hay chứ, làm kỳ cục như vậy mà họ vẫn làm được, là họ hay hơn mình rồi”. Có những lúc như vậy, mới biết Quốc Dũng thú vị đến chừng nào.

Tạm biệt nhạc sĩ Quốc Dũng, người nhạc sĩ tài hoa, người suốt cuộc đời sống với đam mê, và ra đi yên lặng, như bóng cổ thụ trải bóng mát sâu rộng, nhưng ít khi chịu kể chuyện đời mình.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 3 guests