Dien Ảnh Ca Nhạc

Thơ nhạc trữ tình, thơ nhạc lính, video...
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Tìm hiểu về soạn giả Viễn Châu
Việt Hải


Soạn giả Viễn Châu đã tạo ra một gia tài văn hóa đặc thù rất phong phú của hơn 2.000 bài vọng cổ và 70 vở cải lương... Trong đó tôi rất thích bài tình ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu", được nghệ sĩ Út Trà Ôn trình bày.

"Hò ơ...
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm.
Công tôi cực lắm, mưa nắng dãi dầu.
Chiếu này tôi chẳng bán đâu.
Tìm em không gặp... Hò ơ...
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm...


1/ Ghe chiếu Cà Mau đã cấm sào trên bờ kinh ngã bảy, sao người con gái năm xưa chẳng thấy ra chào... Cửa vườn cô đã khoá kín tự hôm nào, tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước vắng tanh gió lạnh chiều hôm bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm.

2/ Cô đã đặt đôi chiếu bông bề dài hai thước có lẽ để điểm tô ở chốn loan phòng, hôm nay cô đã quên tôi để cất bước theo chồng. Cô ơi đôi chiếu này tự tay tôi dệt lấy, tôi đã lựa từng cọng lát sợi gai nhưng khi tôi đến nơi thì cô đã rời bỏ quê nhà sang qua xứ khác, tôi đứng trước cổng vườn xưa nỗi buồn man mác, còn đôi chiếu này tôi biết tặng cho ai?...

3/ Nhớ năm ngoái khi ghe vừa tới vàm sông ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn tôi đến tận nhà cô; đưa tôi vào chốn phòng riêng để đo ni chiếc giường gõ đỏ và cô đặt tôi làm đôi chiếu, cô hỏi qua gía cả, tôi trả lời lấy giá rẻ làm quen .Năm hôm sau tôi sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng, sau khi cô đà quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre, cô có biết đâu tôi đã lấy nón lá che ngang để dấu đôi giòng nước mắt vì không muốn bàng quan thiên hạ họ cười tôi là một kẻ si tình.

(nói lối)
Khi hỏi lại xóm riềng tôi mới biết
Cô theo chồng đã được bốn trăng qua.
Mình dám đâu sai hẹn với người ta
Mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác

4/ Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không hồn... nước mắt tuôn rơi như lá rụng trên đường, gió Đông vụt vù thổi mạnh lạnh đất trời lạnh đến cả tâm can.
Người ta đã có đôi rồi
Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung,
Để mình vác cặp chiếu bông
Chờ đợi chi nữa uổng công đợi chờ.

5/ Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng... tôi thấy đời tôi sao lạnh lẽo khôn cùng... còn chi buồn hơn nghề bán chiếu để tô điểm loan phòng cho những gái còn Xuân... đến khi họ cất bước sang ngang lại không một lời hỏi han từ giã đến đôi chiếu bông tôi đã bỏ công ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rã mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoan thuyền.

6/ Ngọn gió Đông ơi đừng thổi nữa lòng tôi lạnh lắm gió Đông ơi. Tôi nhổ sào cho ghé chiếu trôi xuôi lòng nặng trĩu một nỗi sầu tê tái, tôi ngồi yên sau lái đôi mắt vẫn hướng về nẻo cũ vườn xưa. Hỡi ơi con sông Phụng Hiệp chảy ra bảy ngã thì lệ của tôi sao nó cũng lai láng muôn giòng. Có ai biết được tấm lòng của tôi với cô gái mỹ miều trên kinh Ngã Bảy
Sông sâu bên lở bên bồi Tình anh bán chiếu trọn đời không phai."

Đó là nguyên bài sáu câu tình ca nói lên một chuyện tình buồn. Đại ý của bài vọng cổ này nói lên sự lãng mạn si tình của anh bán chiếu. Khi người con gái đặt mua chiếu, rồi anh bán chiếu đem lòng nhớ thương. Khi ghe đến ngã sông Phụng Hiệp, nơi chia ra 7 nhánh sông con gọi là Ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn anh đến tận nhà cô, cô đưa anh vào chốn phòng riêng để anh đo ni chiếc giường gõ đỏ và đặt anh làm đôi chiếu. Cô hỏi qua giá cả xong anh trả lời lấy giá rẻ để làm quen. Năm ngày sau khi anh sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng. Sau khi cô đã quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre. Cô biết đâu rằng anh đã lấy nón lá che ngang để che giấu đôi hàng nước mắt chảy dài, và anh không muốn bàng dân thiên hạ chê cười vì anh là gã trai si tình. Yêu một người con gái với trái tim thành thật có xấu không? Rồi si tình người con gái mới quen đến độ sung sướng để hàng lệ rơi có xấu không? Thưa không, nhưng nét đẹp của văn hóa cổ xưa của đất nước chúng ta rất dễ thương vì nhà thơ Xuân Diệu nhớ người tình cũng đã để nước mắt tuôn trào như sau:

"Nằm đêm anh cứ thương em
Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
Thế này cho hết trăm năm
Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em"
(bài "Nằm Đêm Anh Cứ Thương Em", XD)


Nguyễn Bính cũng âu sầu tương tư bóng hình người láng giềng qua giậu mùng tơi, Hàn Mặc Tử nhớ Mai Đình để hàng lệ rơi, những mối tình xưa trong văn học Việt Nam còn nhiều lắm, và trong đó có "Tình anh bán chiếu" của soạn giả Viễn Châu. Cái đau lòng của anh bán chiếu là khi năm sau anh trở lại chốn xưa thì hỡi ơi cô khách hàng đã theo chồng. Cái đau cho cuộc tình một chiều là ở sự kiện "tan nát tình anh". Lời ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn làm cho người nghe xót xa cho chàng bán chiếu đã ươm một mối tình quá oan khiên qua mấy câu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu.

Vậy soạn giả Viễn Châu là ai?

Tôi tham khảo sách "Ngũ Đại Gia của Sân khấu Cải lương" do soạn giả Nguyễn Phương biên soạn, Trường Kỳ phát hành cùng với tài liệu của nhà văn Ba Bé cung cấp như sau:

Huỳnh Trí Bá là tên thật của nhạc sĩ Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu. Vì sinh trưởng trong gia đình có 7 người con, ma ông là thứ 7 nên bạn bè trong xóm gọi tên tục thân thiện là "Bảy Bá". Ông sinh năm 1924 trong một gia đình gia giáo nho học tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Sự hiểu biết về bài bản cải lương là do ông học lóm chương trình ca cổ nhạc ở các dĩa nhựa và đài phát thanh, ngoài ra, ông được dịp làm quen, học hỏi nhiều về đờn ca với nghệ sĩ ở đoàn hát thời xưa như Văn Võ hí ban, bầu Lúa, bầu Phục, bầu Hùng mỗi khi đến địa phương lưu diễn. Bảy Bá có khiếu viết văn , làm thơ và ham mê âm nhạc, năm ông 15 tuổi ông tỏ ra xuất chúng về môn đàn tranh. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi. Ham vui, ông bỏ nhà lên Sài Gòn tìm đến các ban nhạc lừng danh lúc bấy giờ. Nhờ tài hoa nên ông có mặt trong một dàn nhạc cùng với rất nhiều nhạc sĩ tài danh lúc đó như Jean Tịnh (violon), Bảy Hàm (đàn cò), Hai Biểu (tranh), Chín Hòa (kìm)..., là một ban cổ nhạc có tiếng ở đài phát thanh bấy giờ, đàn cho các danh ca lúc đó như: Cô Năm Cần Thơ, Ngọc Nữ, Ba Vĩnh Long, Tư Bé,... Cái tên Bảy Bá được nổi danh từ lúc đó.

Một kỷ niệm đáng nhớ của nhạc sĩ Bảy Bá trong những năm đầu mới vào nghề là ông thường lui tới những nơi có đờn ca tài tử và quen biết với nhạc sĩ Mười Còn, lúc đó đang đờn cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Bất ngờ, trước chuyến lưu diễn ra Hà Nội, nhạc sĩ đàn tranh của đoàn bị bệnh, ông dược dịp thế chân. Trước khả năng đó nhạc sĩ Mười Còn thuyết phục Bảy Bá theo đoàn đi lưu diễn suốt hai tháng rưỡi... nhưng khi vừa về tới Sài Gòn thì một người anh của ông là Huỳnh Thanh Tòng bắt ông về quê, không cho theo đoàn hát nữa. Sau khi cha mẹ mất, ông rời những thân nhân cùng cuộc đời ruộng rẫy nghèo khổ để bắt đầu cuộc phiêu lưu mới vào phạm trù âm nhạc. Ông quyết định trở lên thủ đô, tại Saigòn thì ông ở trọ nhà một người bạn cũng nghèo. Nghệ sĩ Bảy Bá phải mưu sinh bằng nghề đi đờn đám, như các đám cưới, đám hỏi, liên hoan, sinh nhật…Nhiều khi đi về quá khuya, mà cửa nhà đã đóng then cài thì ông không dám kêu cửa vì sợ phá giấc ngủ của người bạn, nên ông kê cây đờn làm gối ngủ phê một giấc cho tới sáng hôm sau ngay ở ngoài hàng ba nhà trọ. Đó là nỗi đam mê yêu nghệ thuật, và chính nó đã khiến nhạc sĩ Viễn Châu gặp nhiều lận đận, rồi cuộc đời chấp nhận sống lang thang, bụi đời trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Năm 1943, nghệ sĩ Bảy Bá tham gia vào đoàn Việt Kịch Năm Châu và lưu diễn khắp mọi miền đất nước, và được bậc thầy của sân khấu cải lương là ông Năm Châu đã tận tình nâng đỡ về nghề nghiệp. Lúc này thì soạn giả Viễn Châu bắt đầu tập viết tuồng vào những năm cuối cùng của thập niên 40, với vở đầu tay tựa đề Nát Cánh Hoa Rừng, cảm tác từ chuyện đường rừng của nhà văn Khái Hưng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Soạn phẩm này đã thành công trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, mở đường cho những thành công liên tiếp sau đó. Ông đã đ ược nhiều người mến mộ.

Phải nói là trên bước đường nghề nghiệp, Bảy Bá được các nghệ sĩ đàn anh tận tình giúp đỡ, như đã nói trong đó có vợ chồng nghệ sĩ Năm Châu và Kim Cúc là phần chính. Nhưng với bản thân ông, ông mang một nỗi niềm đam mê dào dạt bộ môn cải lương, một tâm hồn xao xuyến đa cảm và một khả năng sáng tác dồi dào đã đưa ông đến hết thành công này đến thành công khác. Vì trong khoảng thời gian hơn 60 năm mang kiếp nghệ sĩ cổ nhạc, sự nghiệp sáng tác của ông đã có hơn 70 vở tuồng và hơn 2.000 bản vọng cổ. Một gia tài quá lớn mà ông dể lại cho nền âm nhạc Việt Nam. Những khía cạnh đáng nhớ về soạn giả Viễn Châu:

Vọng Cổ Hài Hước:

Ông là người tạo ra hệ phái vọng cổ hài hước mà sau này nhiều gương mặt nổi danh nhờ những bài ca vui, dí dỏm như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,... Sáng kiến này tạo sự mới mẻ và gây tiếng vang lớn về phạm vi vọng cổ hài hước, nhạc ông đã đưa Văn Hường trở thành một ca sĩ vọng cổ hài hước duyên dáng và độc đáo. Đến nay nhiều người còn nhớ những bài: "Tôi đi làm rể", "Ba chàng rể quý", "Tư Ếch đi Sài Gòn", "Vợ tôi tôi sợ", "Văn Hường nể vợ", "Tâm sự Văn Hường", "Vợ tôi nói tiếng Tây",...

Tân Cổ Giao Duyên:

Từ năm 1964, ông mạnh dạn làm một cuộc cách mạng bằng một cuộc giao duyên giữa nhạc tân và nhạc cổ. Bản đầu tiên "Chàng là ai?" (Tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết), bản nhạc này do nữ nghệ sĩ Lệ Thủy ca. Dù lúc đó có một số ý kiến chống báng, không đồng tình với sự giao duyên tân cổ nhạc này. Nhưng càng về sau quần chúng đã nồng nhiệt chấp nhận những tác phẩm của ông, nên các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Một số đoàn hát lúc đó cũng theo loại nhạc ghép tân cổ giao duyên và thêm vào đôi hai giọng ca tân nhạc và vọng cổ.
Thời gian trôi qua vọng cổ đã thăng hoa, các danh ca được người xem ưa thích nhờ làn hơi "mùi", mượt mà, nhưng nội dung bản vọng cổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình. Soạn giả Viễn Châu được mệnh danh là "người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Tấn Tài với "Mùa xuân của mẹ", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu", Bạch Tuyết với "Hai sắc hoa Ti-gôn", Thanh Nga với "Nguyệt Kiểu xuất gia" và "Hai lối mộng",...

Vở Tuồng Cải Lương:

Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã sáng chói trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương, ông thành công với khoảng 70 vở tuồng được xem là ăn khách hàng đầu, như Sau Bức Màn Nhung, Đời Cô Nga, Hoa Mộc Lan, Hàn Mạc Tử, Nợ Tình, Qua Cơn Ác Mộng…

Tóm lại, tên tuổi của soạn giả Viễn Châu đã thật sự thành công vượt bực trong ngành cổ nhạc. Như trên đã trình bày ông viết nhiều tuồng cãi lương, những bản vọng cổ ăn khách nhất với lời văn mượt mà, bay bướm, nhẹ nhàng đầy chất thơ nhạc, nhiều tác phẩm của ông gợi lại hình ảnh nông thôn lam lũ và bình dị, để châm biếm những cảnh trái tai, gai mắt trong xã hội muôn mặt, hay để hoài niệm về một thời dĩ vãng, bày tỏ tâm sự của những tâm hồn đa cảm và những mối tình dang dở. Người ái mộ ông chưa hẳn là thích cốt chuyện tình tiết éo le, nhưng vì những tuồng tích quen thuộc đó được ông đệm vào bằng những lời ca văn chương trau chuốt, mượt mà và rất trữ tình. Do đó nếu so sánh giữa những bài ca vọng cổ đơn chiếc và những vỏ tuồng cải lương dài thì vì tài viết văn ghép vào nhạc của ông quá xuất sắc hay quá điêu luyện, nên ông được nhiều bình luận gia về cổ nhạc cho rằng ông đã vượt trội về tên tuổi trong các tác phẩm vọng cổ hơn là soạn giả của những vở tuồng dài cải lương. Lời nhận xét này cũng là lời kết luận của bài viết này vậy.

Việt Hải, Los Angeles
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Hồng Nhung đã đính hôn với chú rể Mỹ
Chú rể Kevin, một chàng trai Mỹ ít hơn Hồng Nhung 3 tuổi đã có thời gian làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Kevin trẻ trung, gương mặt có nét dòng dõi quý tộc, dáng người dong dỏng cao và thanh nhã.

Những ngày cuối cùng của tháng 6, làng văn nghệ Việt Nam xảy ra một sự kiện mà chỉ có khoảng hơn 50 người được biết và được tham dự: Lễ đính hôn của ca sĩ Hồng Nhung.

Lễ đính hôn được tiến hành theo phong cách của các ngôi sao Hollywood: chớp nhoáng, gọn nhẹ, cực kỳ sang trọng, giàu ý tưởng sáng tạo riêng biệt và tuyệt mật (về thời gian, địa điểm, thành phần khách mời).
Image

Hồng Nhung và chú rể Kevin 3 năm trước. Ảnh: TNTS.
Trước khi diễn ra lễ đính hôn một ngày, các khách mời nhận được một cuộc gọi của Hồng Nhung hoặc Kevin: ngày ấy tháng ấy giờ ấy tại thành phố Vũng Tàu, mời anh/chị đến chung vui với Hồng Nhung.

Chú rể Kevin, một chàng trai Mỹ ít hơn Hồng Nhung 3 tuổi đã có thời gian làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Kevin trẻ trung, gương mặt có nét dòng dõi quý tộc, dáng người dong dỏng cao và thanh nhã.

Quà cưới của mẹ chú rể dành cho cô dâu Hồng Nhung được mang từ Mỹ sang. Đó là một valy đầy ắp... tã lót, quần áo sơ sinh, tranh ảnh, những bài văn đầu tiên, cuốn sách đầu đời, cuốn nhật ký mẹ viết cho con... của Kevin do bà tập hợp, cất giữ bao nhiêu năm qua, giờ trao lại cho người đàn bà thứ hai "tiếp quản" đời con trai bà. Khỏi phải nói, cô dâu cảm động không thốt nên lời khi được giao phó lại cả một đoạn đời trong khúc quan trọng bậc nhất của chàng như thế.

Hồng Nhung hôm ấy trẻ trung và xinh đẹp với tóc vấn cao, áo đầm trắng tinh khôi dài tha thướt, trang điểm nhẹ nhàng, giản dị, thanh lịch.

Buổi lễ diễn ra trên bãi biển lộng gió được design bởi những dải lụa trắng và hoa tươi. Trước giờ G, trời đổ mưa, cô dâu chú rể tưởng chỉ có phần tiệc, phải hủy phần lễ. Nhưng rồi mưa tạnh và họ vẫn kịp giờ làm lễ. Lễ vừa xong, trời lại mưa như trút.

Khách mời hôm ấy trong giới nghệ có bố con Quốc Trung, Hà Kiều Anh, ca sĩ Quang Dũng và người đẹp Jennifer Phạm...

Thế là Hồng Nhung, trong một thời gian ngắn không những có album mới hát chung với Quang Dũng mà còn có tân gia và tân lang Kevin.

(Theo Thanh Niên Tuần San)
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Angelina Jolie không muốn sống ở Mỹ
"Bà Smith" sống tại dinh cơ Brad Pitt mới mua ở Malibu chưa đầy một tháng, khiến anh rất buồn. Đôi tình nhân còn thường xuyên tranh cãi về nơi ở khi Angie chỉ thích ra nước ngoài.

Image
Đôi tình nhân Brad Pitt và Angelina Jolie. Ảnh: HD.


Brangelina dành phần lớn thời gian của họ ở bên ngoài nước Mỹ. Một nguồn tin tiết lộ với tờ Life & Style rằng, Angie rất hạnh phúc khi đến các nước đang phát triển. Cô không ưa cuộc sống hào nhoáng ở Los Angeles mà Brad Pitt yêu thích. Nguồn tin trên kể: "Angelina Jolie cho rằng, cư dân ở Malibu toàn những người vô công rồi nghề, suốt ngày chỉ nằm phơi nắng và đi chơi. Nếu muốn đi biển, cô thích tới châu Phi hoặc miền nam nước Pháp hơn".

Quan hệ của cô và người yêu ngày càng trở nên căng thẳng, sau khi họ kết thúc chương trình quảng bá cho bộ phim A Mighty Heart. Ngoài ra, Angie còn thêm mệt mỏi với thân hình gày gò của mình. Nguồn tin trên nói: "Chàng và nàng toàn cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt, như chuyện một người mua nhầm loại sữa đậu nành".
Image
Angelina Jolie, Brad Pitt cùng hai con. Ảnh: Socialite.


Hiện nay, "ông bà Smith" đang ở Massignac, vùng Charente-Limousin của Pháp. Họ đã đưa 3 người con nuôi là Maddox, Pax Thiên và Zahara đến chơi công viên Adventure. Họ nhất định trả tiền, dù được những người soát vé cho vào miễn phí. Các nhân viên ở đây đều bất ngờ khi nhận ra cặp "sao" lừng danh ở Hollywood. Thị trấn nhỏ của họ chẳng mấy khi được tiếp đón các nhân vật nổi tiếng.

Mai Trần (theo Ledger)

thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Vinh Danh Nhạc Sĩ

Dương Ngọc Lãng
Kể từ khi có các băng hình ca nhạc hải ngọai do các trung tâm thực hiện thì một số nhạc sĩ được mời lên cho bà con thấy mặt, trả lời mấy câu hỏi thắc mắc của người ái mộ về tác giả, tác phẩm.

Trung tâm Thúy Nga đã tiên phong thực hiện khá nhiều nhạc sĩ nào là Phạm Duy, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Ngô Thụy Miên… Làm chủ đề như vậy thường chỉ có một dòng nhạc của tác giả cũng dễ làm người ta chán và đôi khi khó bán chạy trừ trường hợp một vài nhạc sĩ xuất sắc.

Nhưng trung tâm Thúy Nga vinh danh nhạc sĩ lại không đều tay vì có người làm tới 3 cuốn như nhạc sĩ Lam Phương, Phạm Duy và Hoàng Thi Thơ 2 cuốn. Trong khi đó có cuốn dồn 3 nhạc sĩ lại thành một như Phạm Mạnh Cương, Trường Sa, Lê Dinh…. Và một mình Đức Huy và Ngô Thụy Miên được dành riêng một cuốn.

Trường hợp nhạc sĩ Hoàng Trọng, người có khá nhiều nhạc phẩm thì lại không có cuốn nào. Theo lời ông kể khi còn sống, thì ông từng nhờ một người bạn ở Nam Cali cũng là dân quay phim làm đại diện để liên lạc với trung tâm Thúy Nga nhưng vì giữa người đại diện và trung tâm có chuyện bất đồng cho nên chuyện không thành. Mà Hòang Trọng muốn giữ lời hứa với bạn cho nên cũng bỏ luôn chuyện này, chứ nếu ông trực tiếp nói chuyện cùng trung tâm thì có lẽ đã có cuốn video Hòang Trọng phát hành rồi.

Và Trần Thiện Thanh cũng lại không có duyên với Thúy Nga, mãi đến khi ông chết thì trung tâm Asia mới thực hiện cuốn Anh Không Chết Đâu Anh và cuốn này nghe đâu đã trúng lớn.

Hỏi tiệm bán băng nhạc thì họ nói là cuốn chủ đề Lam Phương mới kỳ này bán cũng khá chạy vì dòng nhạc của ông được thính giả thích. Có người bạn phàn nàn là một số bài hát trong cuốn mới này đã dùng trong hai cuốn trước.

Như vậy về mặt thương mại thì trung tâm có lời nhưng về mặt nghệ thuật thì có người khó tình thì lại là ít có gì mới. Nhưng cuộc đời là thế, một bài hát cứ do ca sĩ này, ca sĩ kia liên tục thu băng mà vẫn có người mua vì có lẽ ngòai bài hát người ta còn nghe cả giọng ca nữa.

Nhìn lại phim bộ Hồng Kông, các truyện chưởng của Kim Dung cứ được làm thành phim nhiều lần, nhưng mỗi lần là tài tử khác đóng và khán gỉa cũng tò mò coi thử để so sánh với các cuốn trước và phim bộ vẫn bán chạy như thường.

Nhìn lại 32 năm ca nhạc hải ngọai đã dùng một số ca khúc của miền Nam trước đây. Tính từ năm 1954 tới năm 1975 là 21 năm ngắn ngủi nhưng các ca khúc đó rất hay và hải ngọai xài hòai không hết.

Nhưng xét lại thì các ca khúc này cứ xài đi xài lại trong các chủ đề. Chẳng hạn chủ đề 10 năm thì dùng bài này, chủ đề 20 năm cũng xài và chủ đề 30 năm cũng xài, chưa kể là xài trong một số chủ đề khác.

Nghĩ cũng khó cho các trung tâm vì mỗi năm họ thực hiện tới 4 cuốn băng hình, và phải cố làm sao tìm các bài hát để trám vào cho đầy nội dung. Tìm bài mới thì rất khó vì khách đa số ưa nghe những bài quen và bài mới hay cũng không nhiều vì cả cộng đồng hải ngọai rải rác và đa số người sáng tác không phải chuyên nghiệp vì phải lo làm việc khác kiếm sống.

Nếu sử dụng ca khúc sáng tác ở trong nước thì cũng dễ bị lạc đề vì những dòng nhạc này và ca từ bị ảnh hưởng của chế độ mà người hải ngọai đã phải từ bỏ để sống lưu vong. Và nếu làm như vậy thì làm sao mà cạnh tranh lại với những nhà thực hiện ở bên đó.

Nói tới chuyện vinh danh nhạc sĩ thì không cách nào hay hơn là phổ biến ca khúc của họ. Qua băng hình, bài hát sẽ bay thật xa tới khắp cùng quả đất nơi có người Việt sinh sống từ trong nước cho đến một xứ Do Thái, Ả Rập có vài chục đồng hương cư ngụ.

Nhưng nghe đồn có khi cái chuyện lăng xê một bài hát lên băng hình cũng có những chuyện móc nối, vận động, lo lót, nhờ vả… cho những người chưa có tên tuổi đối với trung tâm băng nhạc.

Khán giả đã thấy rằng có những ca khúc không có giá trị mà vẫn được hát hoài trên băng hình và có những bài hát dễ thương không bao giờ được chọn.

Mặc dù nói tới nghệ thuật, nhất là về ca khúc thì khó có mấy ai đồng ý với nhau hoàn toàn rằng nó hay hoặc dở. Nhưng ít nhất cũng phải cần những bài phê bình âm nhạc nghiêm túc đưa ra ý kiến khen chê. Thế nhưng báo chí truyền thông hải ngọai lâu nay thiếu vắng những lọai bài như thế.

Lam Phương là một nhạc sĩ lớn của Việt Nam, sánh ngang với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Về số lượng nhạc phẩm và sự phong phú của nét nhạc thì ông xứng đáng được ca ngợi và sự việc trung tâm Thúy Nga thực hiện cuốn thứ 3 chủ đề Lam Phương mà vẫn bán chạy nói lên sự thật đó. Nhưng có những nhạc sĩ chưa bao giờ được nhắc tới trên băng hình thì cũng là điều không công bằng nếu các trung tâm nghĩ là họ đang làm công tác giữ gìn và phát huy văn hóa nghệ thuật ở hải ngọai.

Có lẽ cuộc đời này là một trường tranh đấu. Kinh tế, chính trị thì tranh giành là chuyện đương nhiên nhưng nghệ thuật mà cũng phải bị chi phối bởi qui luật đó thì quả thật đó là qui luật. Nhưng mà nghệ thuật phải đi đôi với thương mại, làm băng hình mà bán không được thì sao? Một chủ hãng băng đã phát biểu như thế. Có điều ai mà dám khẳng định mình sẽ thắng 100%, đâu phải cuốn nào cũng lời.

Mặc dù nạn sang băng lậu dễ dàng nhưng cộng đồng hải ngọai cũng đông hơn ngày xưa nên số băng bán ra cũng đủ nuôi sống trung tâm. Có lẽ những cuốn băng hình ca nhạc là những biểu hiện cụ thể nhất sinh họat của người Việt lưu vong đang dần bị đồng hóa nơi đất lạ quê người. Và cho đến nay nó cũng là niềm hãnh diện của hải ngọai đối với đồng bào trong nước.

Dương Ngọc Lãng
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Người tình thơ” của Hàn Mặc Tử qua đời

Image

Mộng Cầm lúc quen Hàn Mặc Tử - Ảnh tư liệu


Nữ sĩ Mộng Cầm, tên thật là Huỳnh Thị Nghệ (sinh ngày 17-7-1917 ở Quảng Ngãi) - “người tình thơ” của cố thi sĩ tài hoa yểu mệnh Hàn Mặc Tử - vừa qua đời lúc 21g30 ngày 23-7 tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo (Phan Thiết, Bình Thuận), hưởng thọ 91 tuổi.

Theo nhiều tài liệu, Hàn Mặc Tử quen biết Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ báo Trong Khuê Phòng ở Sài Gòn vào khoảng năm 1934.

Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì “nhiễm tinh thần thơ văn” của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận được một số bài thơ của “cô Nghệ” dưới bút danh Mộng Cầm gửi đến và từ đó làm quen với nhau. Cũng chính sự quen biết giữa thi sĩ họ Hàn và Mộng Cầm đã nảy nở tình bạn thơ Hàn Mặc Tử - Bích Khê thắm thiết sau này.

Trong số những tuyệt tác thi ca để lại cho đời, người ta vẫn ngờ rằng có những áng thơ mà chàng thi sĩ tài danh họ Hàn viết riêng cho “người tình thơ” Mộng Cầm: “Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi/Thân tàn ma dại đi rồi/Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan…” (Muôn năm sầu thảm).

L.TRƯỜNG
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Thực hư chuyện tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ "Trong Khuê Phòng". Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, vì "lây nhiễm tinh thần thơ văn" của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo.

Hàn Mặc Tử đã nhận một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó họ làm quen với nhau. Hai mươi năm sau ngày mất, vào năm 1961, nhà thơ Nguyễn Vỹ, chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thông đã cử ông Châu Mộng Kỳ tìm gặp Mộng Cầm để thực hiện bài phỏng vấn về mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm. Nhờ mối quan hệ đặc biệt, ông Châu Mộng Kỳ là thày dạy con riêng của chồng Mộng Cầm, nên bài phỏng vấn mới thực hiện được. Trước đó nhiều nhà báo đã bị từ chối. Trong bài trả lời phỏng vấn đăng ở tạp chí Phổ Thông số 63, ra ngày 15/8/1961, Mộng Cầm đã phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện... Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần, Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà và trong nhiều bức thư, anh đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời, nhưng luôn luôn ngụy biện để từ chối: Em thiết nghĩ chúng ta sống như thế này thanh cao hơn, tôn giáo bất đồng, chữ hiếu bắt buộc em phải nghe lời thân mẫu".

Bài phỏng vấn này đăng lên, Nguyễn Vỹ cho biết Mộng Cầm đã đọc và không có điều chi thắc mắc và ông kết luận "đã giải đáp dứt khoát một nghi vấn thường bị nhiều người xuyên tạc". Tuy nhiên với độc giả, bài trả lời phỏng vấn của Mộng Cầm đã gây sốc. Bởi mối tình Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử đã được người đời nâng lên thành huyền thoại.

Ngay cả Ngọc Sương, dì ruột của Mộng Cầm, cũng phản đối. Rồi đến Quách Tấn, người đã ủng hộ việc Mộng Cầm đi lấy chồng khi hay tin Hàn Mặc Tử bị bệnh nan y, cũng giận dữ trước lời phát biểu này. Quách Tấn viết: "Cuộc tình duyên giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, tôi biết rõ lắm. Nhưng tôi chỉ nói những gì có thể nói được, nói những gì có thể giúp bạn đọc hiểu thêm tâm hồn Tử, văn chương Tử mà thôi". Mộng Cầm đã nói thật hay nói dối? Vì sao nàng lại phủ nhận mối tình này? Thật ra, trong thời gian quen biết với Mộng Cầm, căn bệnh phong của chàng chưa bột phát. Ngay cả chàng cũng không hề "cảm thấy", làm sao Mộng Cầm có thể "nhận ra". Rất dễ thấy rằng đó là những lời nói dối của một người con gái muốn quên quá khứ để bảo vệ hạnh phúc hiện tại. Một lý do rất thường tình và đáng thông cảm.

Mối tình Hàn Mặc Tử - Mộng Cầm đã được rất nhiều người gần gũi xác nhận. Trần Thanh Mại, một người bạn của chàng, đã công bố những chi tiết của mối tình này trong cuốn sách Hàn Mặc Tử xuất bản năm 1942. "Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyền những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm.

Thường thường thì họ hay gặp nhau ở hai tỉnh: Quy Nhơn và Phan Thiết. Họ đưa nhau đi chơi bờ bể, họ đi viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau, và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới".

Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đầy nước mắt về mối tình này. Trong bài Muôn năm sầu thảm, chàng đã kêu tên nàng một cách thảm thiết: "Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi". Bài Phan Thiết Phan Thiết, chàng nhắc tới những kỷ niệm xưa về lầu Ông Hoàng, nơi chàng và Mộng Cầm từng dạo chơi thuở nào: "Ta lang thang tìm tới chốn lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết/Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi".
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Cát Tiên: Bất Ngờ Trở Thành Ca Sĩ
Trường Kỳ


Cô thiếu nữ có tên thật là Vũ Thủy Tiên mà tác giả giới thiệu đến quí vị hôm nay chính là nữ ca sĩ trẻ Cát Tiên. Sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, vì thế Cát Tiên không thể hình dung ra cảnh cực khổ, vất vả của những người nông dân - có thời gian bố mẹ cô từng ở trong thành phần đó ở Rạch Giá trước khi vượt biển đến Hoa Kỳ vào năm 1980.

Cát Tiên về thăm quê cha đất tổ lần đầu tiên sau khi thu hình video cho Trung tâm Vân Sơn ở Phi Luật Tân cách đây khỏang 2 năm, nhờ đó cô mới thấu hiểu được cảnh lam lũ và cực nhọc của những người dân quê, quanh năm chỉ sống bám vào thửa ruộng trong cảnh dãi dầu mưa nắng. So sánh với cuộc sống cô được hưởng ở Mỹ thật là cả một trời một vực, cô ý thức được sự cực khổ của các bậc sinh thành qua lời tâm sự: So sánh cuộc sống ở quê cháu với Mỹ thật là hoàn toàn khác biệt. Tại vì bên đây anh chị em cháu được bận đồ hiệu, mang giầy hiệu, lái xe. Trong khi về quê, cháu thấy mấy đứa bà con của cháu nghèo mà bận áo rách. Thấy vậy, cháu nói với đứa em út phải cố gắng đi học vì ba má khổ lắm mới đem được gia đình qua bên Mỹ. Nếu mà cháu ở bên Việt Nam, không biết cháu sẽ cái gì?

Cũng từ ý thức tự phát đó, Cát Tiên không những không mặc cảm mình là con của một gia đình nông dân nghèo khó, mà còn hãnh diện vì đã có một người bố, người mẹ đã khổ công nuôi dưỡng mình cùng các anh chị em để có được cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay. Trong số đó, chị của cô là một bác sĩ nhãn khoa. Như Cát tiên vừa nói, thật sự nếu cô sinh ra và lớn lên ở vùng quê của bố mẹ cô thì không biết bây giờ cô sẽ ra sao.

Được hỏi có thích về thăm quê hương Việt Nam hay không, Cát Tiên đã trả lời không lưỡng lự là cô từng đi nhiều nước và cảm thấy thoải mái hơn là về nơi quê cha đất tổ. Vì không thể nào thấy thoải mái và sung sướng được khi cuộc sống chung quanh mình còn quá nghèo nàn, cực khổ, cho nên nếu có dịp về chỉ để giúp đỡ phần nào những người thân trong gia đình, gọi là mang đến cho họ chút niềm vui.

Đối với Cát Tiên, trở thành một ca sĩ được nhiều ngưồi biết tới như hiện nay là điều cô không bao giờ ngờ tới. Dù rất yêu nhạc, mê nhạc, nhưng cô chỉ nghĩ rằng được đi hát vào những dịp cuối tuần trong những tiệc cưới đã là điều hạnh phúc.

Cát Tiên cho biết trước kia không hề ước mơ mình sẽ trở thành một ca sĩ nhà nghề, trong khi luôn nhắm tới một việc làm ổn định sau khi ra trường để có khả năng giúp đỡ gia đình, dù rằng bố mẹ của nguời nữ ca sĩ 25 tuổi này còn rất trẻ, cả hai năm nay chưa đầy 50. Ngoài ra, được hát trong những thánh lễ vào ngày Chúa nhật cùng với ca đoàn của giáo xứ cô cư ngụ cũng đã là một niềm vui lớn.

Một sự tình cờ đã khiến nếp sống của Cát Tiên hoàn toàn thay đổi. Trong thời gian cô cộng tác với ban nhạc The Blue Ocean ở Philadelphia, Pennsylvania - nơi cô sống với gia đình - một thời gian, Cát Tiên đã được MC Việt Thảo của Trung tâm Vân Sơn để ý đến giọng ca khàn khàn đặc biệït cùng những nét diễn tả linh động và trẻ trung của cô. Lúc ấy, nếu như được hỏi về ý định có nhận lời cộng tác với trung tâm này hay không thì có thể cô còn lưỡng lự. Trong lần trình diễn đó của Cát Tiên, khi Việt Thảo đã đứng trên sân khấu hỏi ý kiến khán giả có đồng ý nếu Trung tâm Vân Sơn mời một nữ ca sĩ địa phương của Philadelphia là Cát Tiên hát với tính cách nhà nghề hay không, toàn thể khán giả đã nhiệt liệt hoan nghênh ý kiến này. Trước một áp lực đầy cảm tình của khán giả có mặt, Cát Tiên khó có thể chối từ.

Và cuộc đời của Cát Tiên thay đổi hoàn toàn từ trường hợp bất ngờ đó, cô được trung tâm Vân Sơn mời cộng tác. Đúng hơn là kể từ chương trình video Vân Sơn 21, trong đó cô trình bày một nhạc phẩm Thái Lan, lời Việt mang tựa đề Ôi, Tình Yêu.

Mặc dù chưa từng được theo học nhạc, ngoài những giờ học nhạc căn bản ở bậc trung học, nhưng Cát Tiên đã tỏ ra rất có năng khiếu về ca hát. Cô cho là việc bố cô thường hay hát Karaoke đã ảnh hưởng không ít đến cô. Từ khi còn trong tuổi thiếu nhi, tiếng hát của Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh, Thanh Tuyền, Khánh Ly đã in sâu trong đầu óc cô. Tuy vậy, khi trở thành một giọng hát chuyên nghiệp, Cát Tiên chỉ chuyên về trình bày loại nhạc trẻ ngoại quốc được soạn lời Việt. Cát Tiên giải thích là do ảnh hưởng nặng nề của loại nhạc Rhythm & Blues mà cô được nghe rất nhiều ở thành phố Philadelphia - nơi có nhiều người Mỹ da đen cư ngụ. Có óc quan sát và thích học hỏi, những động tác nhún nhảy của nhạc R & B đã được Cát Tiên áp dụng khéo léo vào những tiết mục trình diễn của mình.

Với khả năng sáng tạo phong phú, Cát Tiên đã đóng góp nhiều ý kiến của cô về cách trang phục, về góc cạnh hình ảnh, vv.. .cho những lần xuất hiện của mình trên video. Sự luôn luôn đổi mới trong phần trình diễn của Cát Tiên đã khiến người thưởng thức không cảm thấy nhàm chán.

Sau khi nhận lời cộng tác với Trung tâm Vân Sơn và sau khi học xong College, cô con gái áp út trong một gia đình với bố mẹ là người miền Bắc gồm 4 người con này quyết định giã từ Philadelphia để sang nam California vào năm 2003 để những hoạt động ca nhạc của mình được thuận tiện hơn. Thoạt đầu, bố mẹ Cát Tiên không khuyến khích cô lắm trong việc theo đuổi con đường ca hát vì không nhận thấy tính cách chắc chắn của nghề này. Nhưng bây giờ Cát Tiên cho biết cả hai rất ủng hộ cô...

Mặc dù vậy, Cát Tiên cho biết theo nghề ca sĩ vì đã nhận thức được một điều theo cô rất thực tế : Cháu không nghĩ là theo nghề này lâu dài vì cháu hát nhạc trẻ và cháu biết là nhạc trẻ thì lúc nào cũng cần kiếm ca sĩ mới trẻ hơn, đẹp hơn. Cho nên cháu nghĩ là tới đâu thì hay tới đó thôi. Cháu tin là mình sẽ do the best I can..
Image
Lần đầu tiên rời gia đình ở Philadelphia để qua sống một mình ở Nam California, Cát Tiên đã phải tự lo liệu lấy mọi thứ nên gặp nhiều khó khăn và vất vả. Hiện nay cô đã quen với cuộc sống tự lập, và cô không còn cảm thấy lẻ loi khi cùng với nữ ca sĩ Như Loan thuê chung một căn nhà. Từ ngày dời về nam California, Cát Tiên không còn tham gia vào sinh hoạt ca đoàn như xưa vì thường xuyên đi lưu diễn mỗi tuần. Là một người sinh ra trong một gia đình Công giáo ngoan đạo, Maria Vũ Thủy Tiên tiếc là không còn được dự thánh lễ đều đặn vào những ngày Chúa nhật. Nhưng dù bận thế nào chăng nữa, cô cũng không bỏ lễ trong những dịp Giáng sinh hay Phục sinh.

Ngoài việc đi show hay thu thanh, thu hình, cuộc sống thường ngày của Cát Tiên cũng là một cuộc sống bình thường như bao người khác: đi ngân hàng, ra bưu điện, đi chợ và nấu ăn. Cuộc sống máy móc hiện nay đã không làm mất đi bản sắc con người Á Đông nơi Cát Tiên khi cô vẫn nói được tiếng Việt sành sỏi mặc dù sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Không những thế, cô còn thích nấu những món ăn thuần túy Việt Nam như bánh canh, canh khổ qua, bò kho, v.v...

Cát Tiên không bị cái hào quang bên ngoài của nghề nghiệp làm chóa mắt để không nhìn thấy trước những vất vả, cực khổ mà những người không trong nghề không thấy được. Cô chấp nhận mọi thứ trước khi bước chân vào nghề này. Cô chấp nhận cả những gì không mấy đẹp mà thường xẩy ra phía sau hậu trường sân khấu. Theo như Cát Tiên đã nói, cô sẽ không theo nghề ca hát lâu dài vì biết thể loại nhạc cô trình bày luôn đòi hỏi sự trẻ trung nơi những nghệ sĩ trẻ tuổi. Nếu nghỉ hát, cô sẽ có dự định gì? Sẽ theo ngành thiết kế tóc, đó là câu trả lời của Cát Tiên vì ngành này đòi hỏi nhiều đầu óc thẩm mỹ. Còn về sở thích của mình, Cát Tiên mong muốn sẽ trở thành một giám đốc nghệ thuật, rất thích hợp với đầu óc sáng tạo thẩm mỹ của cô.

Sau gần 20 chương trình video Vân Sơn, Cát Tiên đã xác định được chỗ đứng của mình trong tâm hồn khán thính giả, xứng đáng được coi như là một trong những giọng ca trẻ thành công hiện nay.


Một vài chi tiết
về Cát Tiên:


Sở thích:
- Tất cả những gì liên quan đến nghệ thuật. Thích thể dục và nghe nhạc, nhất là trước khi đi ngủ. Ngòai ra còn rất thích sưu tầm các lọai đèn cầy!
- Những món ăn khóai khẩu: tất cả các loại khoai tây: khoai tán, chiên hoặc bỏ lò, nhất là khoai chiên McDonald''s!
- Những món Việt Nam thích nhất: canh khổ qua. Hồi còn nhỏ không ăn nổi vì thấy quá đắng, nhưng bây giờ thì bao nhiêu cũng hết! Không những vậy còn thường uống trà khổ qua mà chẳng còn cảm thấy đắng chút nào!
- Thích ăn nhiều cá. Tuy vậy lại bị dị ứng với hầu hết đồ biển, nhất là cua!
- Những nam nữ nghệ sĩ ngọai quốc và Việt Nam ưa thích: Diễm Liên, Céline Dion, Peter Max, Mariah Carey, v.v...
- Những nam nữ diễn viên ưa thích: Julia Roberts, Angela Basset, Tom Hanks, Matt Damon, v.v...
Những albums đã thực hiện: Ôi Tình Yêu; Tình Còn Mãi Buốn; With You Tonight; No 1; Ooh La La!
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Ảnh cưới ca sĩ Duy Quang

Sau một tháng tìm hiểu, con trai của nhạc sĩ Phạm Duy đã rước ca sĩ Yến Xuân "về dinh" hôm 23/7.
Dưới đây là bộ ảnh cưới của tân lang - tân nương. Duy Quang - Yến Xuân.



Image

Image

Image

Image

Image

Cô dâu, chú rể cùng bố chồng - nhạc sĩ Phạm Duy (trái) trong ngày cưới.


Image
Chụp hình lưu niệm với gia đình
Theo Ngôi Sao
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

10 mỹ nhân thất bại trong tình trường

Một định mệnh buồn dường như vẫn tiếp tục đeo đuổi các ngôi sao Hollywood: thành công và danh vọng luôn song hành với trái tim tan vỡ. Nữ ca sĩ Sheryl Crow, diễn viên Jennifer Aniston, ca sĩ Mariah Carey là những ngôi sao ít may mắn nhất, theo bình chọn của độc giả tạp chí In Touch (Mỹ).

1. Sheryl Crow:

Image
Ca sĩ Sheryl Crow. Ảnh: Stuff.

Có bạn trai và trao "nụ hôn kiểu Pháp" từ khi học lớp 6, ca sĩ 45 tuổi này vẫn đang một mình một bóng. Cô từng hò hẹn với các rocker Eric Clapton và Kid Rock, diễn viên Owen Wilson, nhưng tất cả đều nhanh chóng kết thúc. Khi gặp vận động viên Lance Armstrong năm 2003, Sheryl tưởng chuỗi ngày u ám trong đường tình duyên của mình đã kết thúc. Nhưng chỉ 5 tháng sau lễ đính hôn và lên bìa báo Allure trong váy cô dâu hiệu Vera Wang, cô và nhà vô địch đường đua Vòng quanh nước Pháp tuyên bố chia tay vào tháng 2/2006. Sheryl Crow than vãn: "Tôi không muốn suốt đời cô đơn đâu. Tôi sợ lắm".

2. Jennifer Aniston:

Image
Diễn viên Jennifer Aniston. Ảnh: HollywoodCelebs.

Khi gặp Brad Pitt năm 1998, ngôi sao phim Friends (Những người bạn) mong rằng cô sẽ có người chia sẻ buồn vui vĩnh viễn. Nhưng đôi vợ chồng vàng của Hollywood chia tay nhau năm 2005, sau khi xuất hiện những đồn đại rằng Brad vướng tình với Angelina Jolie khi đóng phim Mr & Mrs Smith (Ông bà Smith). Jen thừa nhận: "Thật khó khăn biết bao khi một người tuyệt vời đang là người thân của mình, bỗng nhiên dứt áo ra đi". Trong thời gian sầu muộn, nữ diễn viên 38 tuổi tìm đến với Vince Vaugh, bạn diễn của cô trong The Break-Up. Tuy cuộc tình đổ vỡ nhưng Jennifer Aniston không quay lưng lại với tình yêu. Cô nói: "Tôi sẽ yêu nữa. Chắc chắn người đàn ông là bố của các con tôi đang ở ngoài kia".

3. Paula Abdul:

Image
Ca sĩ - biên đạo múa Paula Abdul. Ảnh: Askmen.

Ngay khi khởi nghiệp làm biên đạo múa, Paula đã hẹn hò với cả tá anh chàng nóng bỏng của Hollywood. Ở tuổi 44, cô đã có 2 đời chồng. Paula thừa nhận: "Tôi thuộc mẫu người luôn yêu hết mình". Sau khi ly hôn lần thứ hai, cô vẫn chưa tìm thấy người tình lý tưởng.

4. Hilary Duff:

Image
Diễn viên Hilary Duff. Ảnh: Skins.

Nữ diễn viên 19 tuổi không được số phận ưu ái ban tặng cuộc đời của nàng Cinderella. Năm 2003, Hilary nếm vị đắng đầu tiên năm 2003, khi ca sĩ Aaron Carter chơi trò bắt cá hai tay với cô và Lindsay Lohan. Cô cay đắng nhớ lại: "Anh ấy là người tình đầu tiên của tôi và chúng tôi thực sự yêu nhau". Sau đó, Hilary lao vào vòng tay của Joel Madden, ca sĩ ban nhạc Good Charlotte, nhưng mối tình cũng tan vỡ năm ngoái. Cô gái trẻ đành phải tìm niềm vui trong cuộc sống đơn độc. Hilary nói: "Tôi chẳng muốn yêu đương gì nữa".

5. Tyra Banks:

Image
Siêu mẫu Tyra Banks. Ảnh: HollywoodCelebs.

Sở hữu thân hình đáng mơ ước thế giới và 2 sô truyền hình, nhưng siêu mẫu da màu lại chẳng có tình yêu. Cô gái 33 tuổi nói: "Tôi thèm được lấy chồng và sinh con. Nhưng tôi càng thành công thì đàn ông càng xa lánh tôi". Tyra Banks tưởng những cuộc trò chuyện cởi mở và chân thành trên truyền hình sẽ giúp cô giải quyết vấn đề, nhưng hóa ra tình hình càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, cô vẫn rất lạc quan khi nói: "Tôi không sợ đâu. Tôi sẽ đợi đến thời điểm phù hợp".

6. Lauren Conrad:

Image

MC Lauren Conrad. Ảnh: lauren-conrad.

Ngôi sao của nhiều chương trình truyền hình thực tế trên kênh MTV đã 3 lần thất tình, và lần nào cũng được khán giả quan tâm theo dõi. Người yêu thời trung học, Stephen Colletti, chọn Kristin Cavallari thay vì chọn cô. Anh chàng Jason Wahler hôn người yêu cũ ngay trước mắt cô. Brody Jenner quay sang yêu người bạn thân nhất của cô. Ở tuổi 21, Lauren vẫn cô đơn. Cô nói: "Không có người yêu thì buồn lắm. Nhưng tôi sẽ chỉ chọn những người đến với tôi không phải vì tôi có tiếng tăm trên truyền hình".

7. Mariah Carey:

Image
Ca sĩ Mariah Carey. Ảnh: Skins.

Nữ ca sĩ có hàng triệu người hâm mộ thừa nhận: "Các fan dành cho tôi một tình yêu vô điều kiện, điều mà tôi không thể tìm thấy ở bất kỳ ai quen biết". Cưới nhà sản xuất âm nhạc Tommy Mottola khi 24 tuổi, Mariah phải khó khăn lắm mới thoát khỏi cuộc hôn nhân đầy tính thương mại này. Nữ ca sĩ 38 tuổi nói: "Tôi không dễ tin người đâu. Mỗi khi tôi hẹn hò với một người nổi tiếng, họ thường lừa dối tôi. Chính vì vậy, đến nay số đàn ông tôi từng ngủ cùng chưa quá 5 người đâu". Mariah từng hẹn hò với cầu thủ bóng rổ Derek Jeter và ca sĩ Luis Miguel.

8. Carrie Underwood:

Image
Ca sĩ Carrie Underwood. Ảnh: Vanity Fair.

Trong bài Before He Cheats (Trước khi hắn lừa dối), Carrie hát về một cô gái đập vỡ đèn và cào xước sơn xe của một kẻ trăng hoa. Tuy nhiên, cô khẳng định mình không bao giờ làm những việc như vậy, dù bị người yêu thời trung học phản bội. Từ khi nổi tiếng, ca sĩ 24 tuổi này đã hẹn hò với nhiều người, trong đó có các ca sĩ Anthony Fedorov và Tony Romo. Carrie Underwood vẫn chưa tìm được người đàn ông của mình. Cô nói: "Tôi hay ngượng lắm nên thường phải chờ người ta đến với mình".

9. Kirstie Alley:

Image

Diễn viên Kirstie Alley. Ảnh: fulmerbelly.

Sau 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ, nữ diễn viên 56 tuổi hiểu rất rõ tại sao cô không may mắn trong tình yêu. Cô nói: "Trước đây, tôi luôn tìm kiếm những anh chàng vừa đẹp trai, vừa giỏi giang trong phòng ngủ. Bây giờ ai muốn đến với tôi đều phải yêu thương các con tôi". Kirstie Alley có 2 người con, William 14 tuổi và Lillie 12 tuổi. Cô cũng sẵn sàng chấp nhận một tỷ phú góa vợ và có một dinh cơ tuyệt vời ở Italy.

10. Cameron Diaz:

Image

Diễn viên Cameron Diaz. Ảnh: Skins.

Cô đã gắn bó với những chàng trai "hot" nhất Hollywood như Matt Dillon, Jared Leto và cả Justin Timberlake, nhưng chẳng muốn cưới ai. Nữ diễn viên 34 tuổi thừa nhận: "Tôi sợ hôn nhân lắm". Sau khi chia tay Justin, cô tiếp tục tìm kiếm tình yêu nhưng muốn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân. Cameron nói: "Khi một cuộc tình đổ vỡ, điều đầu tiên nên làm là quan tâm đến chính mình, giúp mình có đủ nghị lực đối đầu với những chuyện không hay sắp xảy ra".

H.T. (theo The Bosh)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bruce Willis mê người mẫu Playboy
Tài tử 52 tuổi đã có một buổi tối lãng mạn với Tamara Witmer tại khách sạn Peninsula ở Los Angeles (Mỹ). Cô gái này 23 xuân xanh, hơn con cả của Bruce 5 tuổi.
Image
Người mẫu Tamara Witmer. Ảnh: Chrudat.
Tamara và Bruce Willis thường xuyên trò chuyện qua điện thoại. Cô kể: “Anh ấy có giọng nói rất quyến rũ, mềm mại và ngọt ngào. Tôi chẳng băn khoăn chuyện anh ấy bị hói vì anh ấy rất điển trai. Tuổi tác cũng chẳng phải vấn đề gì to tát”.
Image
Diễn viên Bruce Willis. Ảnh: Amber.


Người mẫu xinh đẹp không giấu giếm ý định chinh phục các ngôi sao Hollywood. Tamara thổ lộ: “Tôi từng hẹn hò với vài diễn viên hạng A. Tôi gặp họ trong những buổi tiệc của báo Playboy. Tôi mê những anh chàng nổi tiếng và luôn tìm cách quyến rũ họ. Nhiều người nói với tôi rằng, Owen Wilson là một anh chàng tuyệt vời”.

Người đẹp này tuyên bố, cô đã hứa với Bruce Willis rằng, nếu chia tay, cô sẽ không bao giờ bán chuyện tình của họ cho báo chí.

Mai Trần (theo Femalefirst)
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Zhang Jingchu, ngôi sao mới trên bầu trời Hollywood

Là một trong 10 nữ diễn viên hàng đầu Trung Quốc năm 2006 theo bình chọn của Sina.com, Zhang Jingchu mơ ước một ngày nào đó sự nghiệp của cô sẽ tỏa sáng tại kinh đô điện ảnh Hollywood. Trước ngày khởi chiếu Rush Hour 3 (10.8.2007), cô gái lục địa sinh năm 1980 phần nào đã có thể mỉm cười hài lòng.


Với chiều cao 1m65, khuôn mặt thanh tú, số đo ba vòng cân xứng, tên của Zhang liên tiếp lọt vào các bảng xếp hạng người đẹp quyến rũ, nữ diễn viên gợi cảm... được bình chọn bởi độc giả của những tạp chí, website chuyên về giải trí. Cô là gương mặt đại diện của hãng đồng hồ Rado, mỹ phẩm Shisheido tại thị trường Nhật Bản… Tuy nhiên, Zhang được đánh giá cao không chỉ vì những ưu điểm ngoại hình kể trên. Tài năng, tính cách cộng với trình độ học vấn và nhất là khả năng nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ mới chính là chiếc chìa khóa vàng giúp Zhang trở nên nổi tiếng như ngày hôm nay. Năm 2005, Zhang được tạp chí uy tín Time trao tặng danh hiệu Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong năm.
Image
Zhang Jingchu, một trong 10 nữ diễn viên "hot" nhất Trung Quốc - Ảnh: T.L

Tốt nghiệp khoa Đạo diễn, Học viện Kịch nghệ Bắc Kinh, người đẹp Trung Hoa tự tin bước đi trên con đường mà cô đã chọn. Từng sánh vai với Charie Young, Kim So Yeun trong Thất kiếm, mới đây, Zhang lại được dịp chứng tỏ sức hút của mình trong một bộ phim của đạo diễn Nhĩ Đông Thăng Moon to, đóng chung với dàn diễn viên gạo cội của Trung Quốc như: Lưu Đức Hoa, Ngô Ngạn Tổ, Cổ Thiên Lạc, Viên Vịnh Nghi.

Năm 2007 đánh dấu sự thành công vượt bậc đầu tiên của cô khi Zhang "may mắn” được đoàn làm phim Rush Hour 3 của Mỹ chọn vào vai Soo Yung, con gái của vị đại sứ Trung Quốc Han, xuất hiện bên cạnh đồng hương Thành Long. Phấn khởi khi nhận được lời mời song Zhang cho biết cô cũng rất lo lắng bởi đây là bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên cô tham gia.

Đối với một người đã từng qua bậc đại học như Zhang, vốn tiếng Anh được học từ nhà trường cũng đủ giúp cô giao tiếp. Nhưng, để diễn xuất bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ thì Zhang thành thật cho biết cô chưa quen. “Công việc diễn xuất đa phần đòi hỏi người diễn viên phải thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhân vật bằng lời. Mà tiếng Anh lại không phải là ngôn ngữ tôi sử dụng hàng ngày nên… rất khó”, Zhang chia sẻ.
Image
Zhang và Thành Long trong Rush Hour 3 - Ảnh: imdb

Dường như biết rõ điều này, ngay sau khi Zhang đặt bút ký vào bản hợp đồng, nhà sản xuất Rush Hour 3 lập tức sắp xếp một giáo viên luyện tiếng riêng cho cô. Đây cũng là người đã từng đào tạo cho Chương Tử Di khi ngôi sao này quay Hồi ức của một Geisha (Memoirs of A Geisha). Vài tháng trước khi bộ phim bấm máy, Zhang đã phải luyện nói tiếng Anh hằng giờ mỗi ngày. Thế rồi, trời không phụ lòng người, sau khi bộ phim đóng máy, nhiều người khi nghe Zhang nói đã lầm tưởng cô sinh trưởng tại Mỹ.

Nam tài tử nổi tiếng Thành Long cũng đã lên tiếng khen ngợi “cô bạn nhỏ” trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí. "Tôi không biết Zhang học tiếng Anh từ khi nào nhưng cô ấy nói tiếng Anh rất chuẩn. Tôi đã từng làm việc với nhiều nữ diễn viên châu Á trong một số bộ phim đối thoại hoàn toàn bằng tiếng Anh nhưng Zhang là người khá nhất tôi được biết", Thành Long phát biểu.

Trả lời trên tờ Morning Post sau khi trở về từ Mỹ, Zhang nói cô muốn gởi lời cảm ơn đến đoàn làm phim Rush Hour 3 vì đã tạo cơ hội cho cô tham gia khóa huấn luyện nói trên. Sau lần ấy, vốn tiếng Anh của cô tiến bộ rõ rệt. Rồi Zhang đi đến kết luận, ngôn ngữ chính là rào cản đầu tiên đối với những diễn viên muốn thành công tại Hollywood.
Image
Zhang Jingchu sở hữu một khuôn mặt đẹp hoàn hảo - Ảnh: T.L

Tuy nhiên, con đường hoa hồng Zhang đang đi cũng không hoàn toàn êm ái. Dù không muốn bị đem ra so sánh với Chương Tử Di, một ngôi sao lớn của nền điện ảnh Trung Quốc lẫn thế giới, song nữ diễn viên từng đoạt giải tại LHP Quốc tế Cairo năm 2006 (Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Fang xiang zhi lu) đang tiến vào Hollywood trên chính con đường mà đàn chị của cô đã đi. Cách đây 6 năm, Chương Tử Di đã được Hollywood biết đến qua bệ phóng Rush Hour 2.

Cũng trên Morning Post, Zhang tiết lộ cô đang lên kế hoạch cho lần tiến vào Hollywood kế tiếp. Cuối năm nay, Zhang sẽ tái hợp cùng Thành Long trong Shinjuku, một bộ phim có tính chất văn học kể câu chuyện về một người Trung Quốc di cư tại Nhật.
Chùm ảnh Zhang Jingchu:
Image

Image

Image
P.T
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Rắc rối quanh ảnh quảng cáo của Britney Spears

Tấm poster công chúa nhạc pop và nước hoa Believe của hãng Elizabeth Arden khiến những người quan tâm đến ca sĩ này ngỡ ngàng, vì cô đẹp hơn nhiều so với hình ảnh xuất hiện trên báo chí gần đây.

Image
Britney Spears quảng cáo cho nước hoa Believe. Ảnh: Planet.

Trong ảnh quảng cáo, Britney trông rất mảnh mai, tao nhã và mái tóc vàng óng ả chảy xuống vai. Hình tượng này khác hẳn với một Britney hung hăng, cư xử khác thường, đầu trọc lốc và liên tục xuất hiện với trang phục "nhìn xuyên thấu".

Image
Britney hồi tháng 5. Ảnh: JJ.

Trước ý kiến cho rằng, Elizabeth Arden sử dụng hình ảnh của ca sĩ này thời cô còn ở đỉnh cao, đại diện của hãng mỹ phẩm nổi tiếng đã lên tiếng bác bỏ. Đại diện của Elizabeth Arden nói: "Chúng tôi đã chụp ảnh Britney hồi đầu mùa hè. Lúc cô ấy bỏ phòng chụp để ra ngoài một lúc, chúng tôi nhờ Cayli (trợ lý của Brit) làm mẫu để chỉnh ánh sáng. Khi Britney quay lại, chúng tôi đã chụp bộ ảnh quảng cáo cho nước hoa Believe. Người xuất hiện trên các tấm ảnh trên khắp nước Mỹ chính là Britney Spears".

Tuy nhiên, giới báo chí không thỏa mãn với lời giải thích trên. Họ thắc mắc về sự vắng mặt của những hình xăm trên người cô ca sĩ 25 tuổi. Một số giả thiết cho rằng, đây là bức ảnh chụp năm 1998, khi Britney chưa mang thai lần đầu nên vòng eo mới thon thả như vậy.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

TIẾNG HÁT BAY TRÊN HÀNG PHỐ BÂNG KHUÂNG
Trần Cũng Sơn
Chiều hôm nay đọc tin ca sĩ Lệ Thu trả lời những câu hỏi của những người yêu nhạc trên mạng lưới trong nước, lòng bâng khuâng. Chị đã trở về Sài Gòn và hát trong đêm nhạc chủ đề nhạc và họa Trịnh Công Sơn mang tên Rơi Lệ Ru Người cùng nhiều tiếng hát thời danh trong nước vào cuối tháng 6/2007 tại nhà hát Hòa Bình với ca khúc Hạ Trắng mà theo lời kể thì Lệ Thu là người đầu tiên nhận được sáng tác này từ nhạc sĩ họ Trịnh gởi tới.

Vào hai ngày 24, 25 tháng 8, tại sân khấu của nhạc viện Hồ Thành ( Sài Gòn), Lệ Thu sẽ xuất hiện chính trong chương trình nhạc Theo Dòng Thời Gian với những ca khúc nổi tiếng Chiều Một Mình Qua Phố, Mắt Lệ Cho Người, Serenade, Đêm Đông cùng với hai giọng ca nam Cao Minh và Trọng Tấn. ( Nhắc tới Cao Minh chợt nhớ tới giọng ca trầm ấm và khỏe trong bản Thuyền Và Biển, thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Hùynh Điểu, rất thành công).

Ký ức chợt trở về khỏang thời gian sau năm 1975, Lệ Thu lúc chưa vượt biển được phải đầu quân cho một đòan hát văn công và mỗi đêm khán giả vẫn nghe chị hát bản Tự Nguyện của Trương Quốc Khánh có câu : “Nếu là chim tôi sẽ là lòai bồ câu trắng…” Và thập niên 80, chị có mặt tại hải ngọai và trở lại với nghề ca hát, sống trong cộng đồng người tị nạn hải ngọai hơn hai chục năm, tính từ thời đó cho đến nay.

Ngòai những bài hát nổi tiếng thời trước được thu băng lại bên này, có lẽ bản Mười Năm Tình Cũ của Trần Quảng Nam vào năm 1985, chị hát một cách xuất thần mà ngay chính sau đó vài năm chị cũng hát lại bài này trong một cuốn băng do một trung tâm thực hiện cũng không bằng.

Có người cho là tiếng hát của Lệ Thu hay nhất là vào thời điểm khi Sài Gòn chưa thất thủ. Cuốn băng Sơn Ca 2 chủ đề giọng ca Lệ Thu, chị hát những bài chọn lọc thật tuyệt vời, rất tiếc lọai băng cassette này theo năm tháng đã nhão mòn, khó mà giữ lại được âm thanh như cũ.

Trong cuốn Tình Khúc Ngô Thụy Miên 1, Lệ Thu trình bày hai bản Giáng Ngọc (Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa…) và Bản Tình Cuối (Mưa có rơi và nắng có phai…) cũng được coi là truyền cảm nhất và sau này ca sĩ Khánh Ly khi được yêu cầu hát đã phải từ chối và nói là Lệ Thu hát hai bản này quá hay cho nên xin nhường sự độc quyền cho chị.

Nhận xét về chất giọng Lệ Thu quả thật có nét đặc biệt, cách đọc lời bằng giọng Bắc Hà Nội cao sang, (khác hẳn giọng Hà Nội sau năm 1975 đã pha chất Thanh Nghệ Tĩnh như Trần Thu Hà, Thu Phương, Bằng Kiều..) và nhất là giọng rung rất truyền cảm. Độ rung của giọng ca Lệ Thu không dài, không ngắn và vừa đúng mức độ hòan hảo để tạo sự rung cảm cho người nghe.

Một lần gặp nhạc sĩ Lê Văn Thiện tại tiệm sách Tú Quỳnh mười mấy năm trước trong câu chuyện gẫu, có hỏi một câu là giữa Khánh Hà và Lệ Thu ai hát hay hơn thì ông cho là Khánh Hà. Và cũng trong một lần nói chuyện với Tuấn Ngọc thì nam ca sĩ này cho là tiếng hát Lệ Thu vào thời điểm sung mãn nhất của cuộc đời vẫn được chấm là hay nhất trong các ca sĩ.

Nguời viết bài này hòan tòan đồng ý với Tuấn Ngọc cho dù khi nói nghệ thuật thì khó mà nói là ai hay hơn ai một cách rõ ràng.

Chẳng hạn những năm sau này, Lệ Thu đã tâm sự rằng bây giờ chị hát hay hơn thời trước với lý do là chị hiểu các lời ca kỹ hơn để mà diễn tả cho có hồn, nhưng mà tôi vẫn thích nghe tiếng hát của chị trước năm 1975 hơn hiện tại.

Trong một sô ca nhạc tại San Jose, mời những ca sĩ nổi tiếng để trình bày ca khúc mà thính giả cho là họ hát hay nhất thì Lệ Thu trình bày ca khúc Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa: “Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng….” Cũng theo lời kể thì chị hát vào năm 1972, và tác giả đã vẽ ra tiếng hát Lệ Thu với câu ca trên.

Phạm Duy thì viết hẳn một bài hát Nước Mắt Mùa Thu để tặng cho Lệ Thu, tuy là có ý nghĩa riêng cho một ca sĩ nhưng giá trị của bài hát chưa ở trên đỉnh cao nghệ thuật so với những ca khúc khác của ông.

Khán giả trẻ có thể không thấy hào hứng với một dáng đứng của nữ ca sĩ Lệ Thu đứng yên một chỗ trên sân khấu trong tà áo dài, nhưng đó là nét đặc biệt của chị. Có lẽ chị cho là người ta cần nghe tiếng hát của chị hơn là xem chị trình diễn.

Một vài lần cùng có dịp đi ăn quán với Lệ Thu, ăn xong trong lúc chờ người khác nói chuyện thì chị dán mắt vào cuốn truyện cầm trong tay, điều này nói lên sự ham mê đọc sách của chị như câu trả lời trên báo điện tử. Tuy đọc sách nhiều nhưng người nữ ca sĩ này lại rất ít nói trên sân khấu và chỉ hát mà thôi.

Với số tuổi trên sáu mươi, trải dài tiếng hát trên khắp vùng đất nước cho đến hải ngọai thì hôm nay Lệ Thu lại trở về trên sân khấu của nhạc viện thành phố để hát những bài xa xưa, những bài hát có thời bị chế độ cấm. Con đường Nguyễn Du rất thơ mộng của Sài Gòn, nơi có trường nhạc, sẽ lại vang lên tiếng hát của chị, chất đầy kỷ niệm.

Thời gian mấy chục năm, nhiều thay đổi, tôi tưởng tượng ra hình ảnh lãng mạn của đêm văn nghệ, nhớ lại những đêm đạp xe đến nghe các buổi diễn của nơi này, một thời tuổi trẻ đam mê. Có lẽ nghệ thuật là một trong những thứ còn lại lâu bền nhất.

Đầu óc chợt lan man… “Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng”.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

“Ngày về” với Hoàng Giác

Image
Nhạc sĩ Hoàng Giác, giữa thế kỷ trước.


Image
Bà Kim Châu, cựu hoa khôi Hà Thành, trong tấm hình chụp thời trẻ.

Nếu gặp gỡ mà tôi có được với bà quả phụ Huy Cận, là một gặp gỡ “Ngậm Ngùi”, vì sự ra đi vĩnh viễn của tác giả “Lửa Thiêng;” thì cuộc gặp gỡ tôi có được với tác giả những ca khúc đã trở thành bất tử, như “Mơ Hoa,” “Ngày Về,” “Quê Hương, “Khúc Hát Thương Binh”... lại là một gặp gỡ đầm ấm, hạnh phúc trong căn nhà nằm sâu trong một con ngõ, phố cổ, Hà Nội, Hàng Bạc.

Tôi nghĩ, cảm nhận của tôi, tối thiểu cũng đã không sai, trước nụ cười, vẻ rạng rỡ, nét sang cả, phong cách khuê các không bị thời gian ác độc lấy đi khỏi gương mặt, giọng nói của bà Kim Châu. Người phụ nữ hoa khôi, nổi tiếng một thời của Hà Thành. Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm. Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi.


“Tung cánh chim tìm về tổ ấm/ Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...”


Ðúng vậy! Ngay khi vừa đến trước ngôi nhà nhỏ bé của nhạc sĩ Hoàng Giác, dòng nhạc đầu tiên của ca khúc “Ngày Về” đã thánh thót tới run rẩy vang lên trong tôi...

Chỉ mấy ca từ đơn giản vậy thôi mà, tôi bỗng nhận ra, như một khám phá ngỡ ngàng về chính mình:

“Ô! hóa ra tôi đã lớn rồi ư? Tôi đã trưởng thành? Ðã đủ lông cánh để một mình bay nửa vòng trái đất. Thực hiện lấy cho mình một “ngày về”? Ngày về lại: “Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...” Dù nơi chốn mang tên quê hương, mang tên “đằm thắm” kia, có với tôi, không được bao lâu. Nhưng đó vẫn là “tổ ấm” đầu tiên của tôi.

“Tổ ấm” lớn, nơi tôi trải qua một phần tuổi thơ của mình. Nơi tôi muốn trở lại tìm kiếm tình yêu thứ nhất. Cái tình yêu dành cho căn nhà nhỏ, ủ trong một khu cư xá, nơi tôi chào đời. Cái tình yêu dành cho những con đường tuổi thơ tôi đi qua. Ngôi trường tôi đã học. Sân chơi tôi đã sống với đôi mắt và trái tim mở lớn, lúc nào cùng háo hức tiếp thu thế giới lạ lẫm, quyến rũ muôn màu. Nơi tôi có những đứa bạn, tôi từng quấn quýt, yêu thương. Như yêu thương phần lấp lánh đáng yêu nhất của đời mình.

Tất cả những thứ tình yêu đó, đã như những cánh cửa đời sống cực lớn, mở rộng, dẫn đường đi tới hôm nay.

“Tung cánh chim tìm về tổ ấm...”

Chỉ mấy ca từ đơn giản vậy thôi, mà mỗi giây, âm vang một khuếch đại trong tôi, như những dòng thác ầm ầm đập dội bốn vách tường ký ức.

Ô! Hóa ra tôi không chỉ có một tổ ấm nhỏ bé là ngôi nhà ở gần một góc đường, thành phố Garden Grove, tiểu bang California, với bố mẹ và H.”

Hóa ra tôi không chỉ có một “tổ ấm” bao lần to lớn hơn, là quê hương, mà tôi còn có nhiều “tổ ấm” khác nữa? Một trong những “tổ ấm” khác nữa đó, chính là cái “tổ ấm” trong “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác. Một thứ “tổ ấm” rất riêng mà hóa chung, cho mọi người.

Thứ “tổ ấm” của tình yêu nguồn cội. Thứ “tổ ấm” của “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm...” Và, giờ đây, giây phút này, tôi sắp được bước vào. Bước vào “tổ ấm” của “tổ ấm” Hoàng Giác.

Thời gian chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm” để xuất ngoại, tôi còn nhỏ lắm. Nhưng chẳng vì thế mà tôi không thấm thía, không muốn chảy nước mắt khi, “Nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh...”

Tôi nghĩ không biết có quá sai chăng, khi tin rằng bất cứ ai, một khi đã có tình yêu với đất nước, với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, thì dù ở độ tuổi nào, tình yêu ấy cũng vẫn là một tình yêu thực, đến có thể sờ mó, cầm nắm được.

Sự khác nhau, nếu có, chỉ ở nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi độ tuổi mà thôi.

Khi phải chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm,” ở tuổi còn rất thơ dại, tình yêu thực ấy, với tôi, rất thực!

Vào những giờ phút trước khi lìa bỏ căn nhà đã ở, tôi đăm đăm nhìn chiếc sân chung rộng thênh, chứng nhân của biết bao cảnh ngộ khóc cười! Nơi mỗi sáng, tôi chờ đợi tới nuối lòng, những gánh quà rong. Nơi tôi lăn những vành bánh xe đạp đầu tiên. Những cuối tuần, ngó mông lung đường cái, chờ bạn.

Ðó cũng là lúc tôi ngắm nhìn từng bốn bờ tường, nơi những cuốn lịch được gỡ xuống, treo lên, bao năm chỗ ấy. Nơi những khung hình không bảo vệ nổi sự xâm chiếm thầm lặng nhưng tàn nhẫn của thời gian. Khiến những tấm ảnh gia đình, người thân, còn mất vàng phai, nhòe ố. Nơi có chiếc ghế tôi quen ngồi. Chiếc bàn những bữa cơm. Chiếc quạt máy chóc ngóc góc nhà, khi chạy khi ngưng... nhìn tôi, hấp háy ngạc nhiên. Nơi tủ sách của mẹ, tôi từng tần ngần, thèm khát ngắm nghía bao lần, với câu hỏi:

“Bao giờ ta mới được tự do (dù phải bắc ghế) rút những cuốn sách muốn đọc, trong tầng tầng sách vở kia?...” Và tức chết đi được, mỗi khi nhờ anh Cu Quân lấy giùm, lại tốn mất một cây cà rem.

Khi phải chia tay với “nơi sống bao ngày giờ đằm thắm,” ở độ tuổi còn rất thơ dại, tình yêu thực ấy, với tôi, rất thực.

Vào những giờ phút cuối cùng trước khi lên xe ra phi trường, tôi nắm tay Diễm My. Nhìn sâu trong mắt bạn. Tôi hứa hẹn sẽ viết thư cho Diễm My. Tôi cam kết học xong, trưởng thành, tự lập rồi... tôi sẽ trở về kiếm My. Tôi nói với bạn bằng tất cả nỗi ngậm ngùi thơ dại, (như một thứ thề bồi trai gái) khiến cả hai cùng muốn chảy nước mắt.

“Nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi/ luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh...”

Tôi nghĩ không biết có quá sai chăng, khi tin rằng, chẳng cuộc đời nào không có ít nhất một lần, “ngại ngùng bước chân đi...” Chẳng cuộc đời nào, không có ít nhất một lần “luyến tiếc... ngày xanh!” Cũng như chẳng cuộc đời nào, không có ít nhất một lần “tha thiết mong tìm về bạn cũ...” Cũng hệt như tôi vẫn đinh ninh (sau nhiều lần òa khóc) rằng, đã là con người, dù cứng rắn mấy, ai chẳng đôi lần, nước mắt.

Giờ đây, tôi đã trở về. Tôi trở về, đứng tại đầu nguồn, nơi phát xuất cái “tổ ấm” nhắc nhở, khuyến khích, thôi thúc tôi phải “tung cánh chim tìm về tổ ấm...”

Tôi không biết có phải âm vang biển dội của “Ngày Về” hay sự sống lại với quá khứ “nhớ phút chia ly ngại ngùng bước chân đi” hoặc cụ thể hơn, lát nữa đây, tôi sẽ được chiêm ngưỡng cha đẻ của “Ngày Về,” (một trong vài ca khúc ươm mầm thương nhớ quê hương, trong tâm hồn tôi,) là tác nhân chính khiến tôi nôn nao, choáng váng?

Tôi nghĩ, có thể không riêng một yếu tố nào, mà tất cả... Tất cả “đất trời” của những điều vừa kể, đã tác thành cảm thức rưng rưng mỗi giây một thêm bồng bột trong tôi.

Và, tôi cũng không biết có phải vì tôi chăm chắm, hồi hộp nghĩ tới chuyện được diện kiến nhạc sĩ Hoàng Giác, nên phần nào tôi đã bất ngờ, ngỡ ngàng khi người đầu tiên tiếp tôi, lại là bà Hoàng Giác!

Tôi cũng không hiểu lý do gì, khiến tôi cứ chắc mẩm, người tôi gặp đầu tiên, sẽ là tác giả của những ca khúc như “Mơ Hoa,” “Ngày Về”... mà không phải bà Hoàng Giác!

Tôi cũng không biết phản ứng của tôi sẽ ra sao, thế nào, nếu tôi không nhận được vòng tay rộn rã tình thương của bà.

Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã qua một cách suông sẻ.

Bà Kim Châu thương yêu cầm tay, dắt tôi bước vào cái khoảng không gian có phần khiêm tốn, thanh bạch, nhưng không kém phần đầm ấm của ông bà.

Bà reo vui giới thiệu tôi với nhạc sĩ Hoàng Giác. Bà nói với ông, về tôi, như thể tôi là đứa cháu được bà thương yêu nhất, lâu ngày mới gặp lại. Một đứa cháu nhỏ nhít bày đặt “tung cánh chim tìm về tổ ấm...”

Bà chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế cách nhạc sĩ Hoàng Giác một chiếc bàn nước nhỏ. Nụ cười đôn hậu, an bình của tác giả “Ngày Về” gửi sang tôi niềm hân hoan bồng bềnh. Nhưng giữa những chân tóc đã bạc của ông, tôi vẫn thấy lấp ló đâu đó, ít nhiều nhẫn nhịn, chịu đựng.

Tôi đặt bàn tay nhỏ bé, run rẩy của mình, lên bàn tay tài hoa của ông. Tôi nghe được những đợt hơi ấm (từ trái tim ông,) ân cần chuyền qua tôi. Không một khoảng cách. Tuy nhiên, nếu không có sự đon đả, cởi mở đầy tình thân của bà, chắc tôi sẽ không biết nên mở lời, nên nói với ông điều gì...

Bà Hoàng Giác!

Tôi chợt nhớ tới điều mẹ tôi thường nhắc nhở tôi:

“Chẳng phải khi không một người phụ nữ bỗng trở thành bà Văn Cao, bà Huy Cận...”

Tôi tiếc mẹ tôi không ở bên cạnh, lúc này, để tôi có dịp xác nhận:

“Ðúng đấy, mẹ ơi! Chẳng phải khi không mà bà Kim Châu trở thành bà Hoàng Giác, mẹ ạ.”

Tôi càng thấy tiếc hơn nữa, sự vắng mặt mẹ tôi, lúc bà Hoàng Giác mang cuốn album lưu giữ từng bản nhạc của Hoàng Giác, kèm theo ảnh chân dung những người con gái được coi là linh hồn hay nguồn gốc của những tình khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Giác.

Bà thân ái chỉ tôi thấy từng người. Kể vanh vách từng tên tuổi, thành tích “kẻ thù” của bà, bằng giọng ngân nga tự tin... Nhưng bà vẫn không che dấu được ít nhiều biếm nhẽ khi tôi chỉ bức hình người con gái rất đẹp, đi kèm bản nhạc “Mơ Hoa.” Tôi những tưởng đó là chân dung thời thiếu nữ của bà. Ðâu ngờ, bà lắc đầu, cười bao dung, buông gọn:

“Bà làm gì mà... tân thời được đến thế, con!...”

Tôi nhìn qua ông. Tác giả “Mơ Hoa” đã bước qua tuổi 80 nhưng nét phong nhã của một nghệ sĩ đất Thăng Long vẫn còn lưu luyến, thân ái chưa chia tay ông. Ông nhìn lại tôi, với nụ cười hóm hỉnh. Không một lời, ông chỉ gục gặc đầu, nửa như xác nhận, nửa như xấu hổ...

Sau câu chuyện của một thứ nữ... “Thập diện mai phục”(Mẹ tôi thường gọi như thế) từ quá khứ, bà Hoàng Giác quay về với những nơi chốn, những “ngày giờ đằm thắm...” Bắt đầu từ cuộc hôn nhân giữa bà và nhạc sĩ Hoàng Giác.

Nói về cuộc hôn nhân mà định mệnh (rất hiếm khi rộng lượng) đã gõ và mở lớn cánh cửa ước mơ thầm kín của mình, bà kể, trước ngày toàn quốc kháng chiến, năm 1945, theo ghi nhận của một số người cùng thời, thì bà được coi là hoa khôi đường Quán Thánh.

Sinh trưởng trong một gia đình nho phong nề nếp, sắc đẹp của bà Hoàng Giác không chỉ là đề tài trên môi của nhiều tài tử, giai nhân; bà còn là niềm mơ ước thầm kín của rất nhiều chàng trai Hà Thành.

Nhưng những người này đâu biết rằng, chỉ sau một vài lần theo cha mẹ tham dự mấy buổi trình diễn nhạc tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, trái tim thanh khiết của cô hoa khôi đường Quán Thánh đã thầm trao gửi cho tiếng hát, tiếng đàn của người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác.

Tôi nghĩ, điều nên nhấn mạnh ở đây là, không chỉ những người theo đuổi bà, mà ngay người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác, cũng không hề hay biết trái tim nàng Kim Châu đã ký thác cho ông, như một ước nguyền trăm năm, bất biến.

Bà kể, có thể khi ấy, tác giả “Ngày Về” vẫn chưa ra khỏi giấc mơ đầu đời, bất hạnh! Bà nói:

“Ông vẫn còn mụ người vì cái cô hàng xóm, đã lấy chồng, người khiến ông viết bài ‘Mơ Hoa’, con à!...”

Tới đây, không một chút ý hướng bênh vực nào hết, tôi trộm nghĩ, nếu không có giấc mơ bẽ bàng kia, liệu nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn mở đường, có thể có một Hoàng Giác, nhạc sĩ mà tài năng được thực chứng ngay tự ca khúc đầu tay “Mơ Hoa”? Một tác phẩm nằm trong dòng lãng mạn, nhưng không quá sướt mướt, bi lụy như đa số những ca khúc tiền chiến, mở đường:

“Tan giấc mơ hoa/ bóng người khuất xa/ đôi đường từ đây/ ai bước đi không hẹn ngày/ người tuy xa cách/ nhưng lòng ta khắc ghi/ bên đèn một bóng/ tháng ngày chờ mong...” (Trích ca khúc “Mơ Hoa”)

Tôi lại nghĩ, biết đâu, chính vì cái tâm sự “bên đèn một bóng/ tháng ngày chờ mong” của nhạc sĩ Hoàng Giác, đã chẳng khiến nàng Kim Châu “nhận ra” tính thủy chung một cách “thành khẩn” của tác giả... Nên chi, khi Hoàng Giác cất tiếng hát... ông đã vô tình làm thành một giấc “Mơ Hoa” khác, âm thầm thắp sáng trái tim thiếu nữ chớm biết tương tư của nàng Kim Châu?

Biết đâu, từ giấc “Mơ Hoa” với “bên đèn... một bóng...” của Hoàng Giác, “quan hệ” với một người con gái khác, lại chẳng trở thành một giấc “Mơ hoa... mới” với “bên đèn... đôi bóng” của người con gái hoa khôi đường Quán Thánh?

Tuy nhiên, tôi hằng nghĩ (hy vọng không sai lắm) rằng, mỗi con người, dù ở tuổi nào, đều có cho riêng mình, những giấc mơ... hoa. Và, giấc mơ... hoa đó, chỉ có thể thành sự thực, nếu định mệnh cay nghiệt chịu nhắm mắt, quay lưng, để thần may mắn mỉm cười với kẻ đó.

Bà Hoàng Giác kể rất thành thật rằng, giống như thần may mắn đã mỉm cười với bà, với giấc “Mơ Hoa” thầm kín của bà, khi song thân tác giả “Ngày Về” nhờ người mai mối bà, cho con trai của họ.

Lúc đó, nhạc sĩ Hoàng Giác của chúng ta, đã 28 tuổi nhưng vẫn còn “bên đèn một bóng”...

“Con có biết rằng, đàn ông con trai thời đó, 28 tuổi mà vẫn chưa có vợ thì kể như là... trai già rồi đấy...” Bà Hoàng Giác dí dỏm, âu yếm nhìn chồng sau câu nói.

Trở lại với “tình sử” của mình, bà Hoàng Giác tiết lộ, trong gặp gỡ đầu tiên kia, chỉ riêng bà biết, định mệnh đã nghe được lời khẩn nguyện tha thiết của bà. Trong khi tác giả “Mơ Hoa” lại tự hỏi, ông ngủ mơ chăng(?),khi nàng Kim Châu nhận lời cầu hôn của ông? Tới giờ chót, ông vẫn còn hồi hộp, lo lắng...

Bà Hoàng Giác nói, sở dĩ có chuyện nhạc sĩ Hoàng Giác “hồi hộp, lo lắng” vì ngay khi có tin “Hoàng Giác cầu hôn Kim Châu” dư luận Hà Nội đã xôn xao, bàn tán...

Rất nhiều người bằng nhiều hình thức khác nhau, lên tiếng cảnh cáo, can ngăn bố mẹ bà không nên gả con gái cho một anh chàng nhạc sĩ “nghèo rớt mồng tơi!” Nhưng bà quyết liệt cho thấy, nếu không phải là nhạc sĩ Hoàng Giác thì bà sẽ không lấy bất cứ một người đàn ông nào khác, dù giàu có, hoặc địa vị tới đâu.

Ðể kết luận chuyện tình đẹp của mình, bà bảo:

“Lúc đám cưới diễn ra, bà vừa đúng 19 tuổi con à!”

Nghe tới đây, tự dưng hình ảnh bà Huy Cận buổi chiều, bên cửa sổ, trong căn phòng khách sạn nơi tôi ở tạm, bỗng trỗi bật. Tôi thấy gờn gợn như nghe được tiếng ho lục khục của định mệnh trớ trêu, an bài.

Và, cũng thật may mắn cho tôi, khi sau đó, bà Hoàng Giác quay lại khúc phim gia đình ly tán!

Ðó là thời gian toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Hà Nội sơ tán. Nhạc sĩ Hoàng Giác tham gia đoàn Tuyên Truyền Xung Phong. Trong lần được phép về thăm vợ con khi đó đã tản cư tới Phúc Yên, để đánh dấu ngày gặp lại, Hoàng Giác viết “Ngày Về.” Một “Ngày Về” ngợi ca tình yêu. Một “Ngày Về” đơm hoa cho quá khứ đã tan nát... Một “Ngày Về” mà, “tổ ấm” đôi lứa, cũng là tổ quốc - người yêu trong ca khúc, cũng là quê hương... Lời 1 khởi đầu với:

“Tung cánh chim tìm về tổ ấm/Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm/Nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi/Luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh/Tha thiết mong tìm về bạn cũ/Nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió/Vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây/Mờ khuất xa xôi nghìn phương...”

Nhưng, phải chăng sự liên tưởng từ một tiểu gia đình, thành tổ quốc, lớn rộng?- Từ một người vợ thương yêu, nhỏ bé, tội nghiệp... tới một quê hương đau thương, chìm trong binh lửa... được chuyển tải tới đám đông bằng giai điệu cực kỳ thiết tha; khiến những người dễ mủi lòng, có thể chảy nước mắt...

Bà Hoàng Giác còn kể cho tôi nghe cái tai nạn bất ngờ mà ca khúc “Ngày Về” mang lại! Ðúng hơn, đó là cơn bão khủng khiếp đã úp chụp xuống gia đình bà.

Bà nói, vào khoảng giữa thập niên 1960, khi miền Nam Việt Nam, dùng ca khúc “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác, làm nhạc hiệu cho chương trình phát thanh Chiêu Hồi!

Riêng tôi khi được sinh ra thì, miền Nam Việt Nam đã mất. Tôi không có một chút ý niệm, dù mơ hồ nào về thời thế, chính trị của đất nước trước năm 1975. Luôn cả những sáng tác thuộc lãnh vực Văn học và nghệ thuật, thời gian còn ở Việt Nam, tôi cũng không hay biết, không tiếp cận... mãi cho tới khi tôi được theo mẹ qua Canada.

Tôi muốn nói, trong ghi nhận non nớt của tôi, trước sau “Ngày Về” vẫn là một tình khúc cảm động. Ca khúc ngợi ca một tình yêu dù vẫn còn, hay đã vĩnh viễn biến mất. Vẫn trong ghi nhận non nớt của tôi thì, “Ngày Về” của Hoàng Giác là ngày về với tình yêu dành cho Kim Châu - Dành cho những người thân yêu và, quá khứ “đầm ấm” một thời thanh bình của ông.

“Ngày Về” của tôi sau mười mấy năm, cũng tương tự như “Ngày Về” của nhạc sĩ Hoàng Giác, cách nay trên nửa thế kỷ. Cũng là “Tha thiết mong tìm về bạn cũ...” Cũng bùi ngùi khi phải đối diện với “nhưng... cánh chim mịt mùng bạt gió...”

Ðó là tôi chưa kể, lúc cất tiếng hát một ca khúc của mình, tác giả đã bước qua tuổi 80. Tác phẩm đã có trên nửa thế kỷ tuổi đời. Sự hiện diện của linh hồn “Ngày Về,” bà Kim Châu. Hà Nội, một buổi trưa Mùa Hè. Và mấy chục năm trước, thảm họa trên trời giáng xuống cả gia đình nhạc sĩ Hoàng Giác, khiến tôi càng thêm bàng hoàng, xốn xang, chua xót.

Tai họa đã biến bà Hoàng Giác đã từ vai trò một người vợ yếu đuối, thành người lo toan chuyện cơm áo, chạy vạy nuôi cả gia đình!

Bà kể, trong suốt thời gian đằng đẵng ấy, đã có không biết bao thức trắng, cúi xuống chiếc máy may cũ kỹ, cầm lên những que đan sờn tróc... để may vá, đan thuê cho người... Thời gian ấy, để cứu sống chồng con, bà cũng không từ bất cứ công việc gì, kể cả những việc chỉ đem lại cho bà một lợi tức bèo bọt, như phết hồ dán bao nylon...

Kết luận về thời gian bị tai họa bi thương nhất của cuộc đời mình, với nụ cười hãnh diện, bà Hoàng Giác nói:

“Tuy nhiên, thời gian đó, cũng là thời gian bà rất hạnh phúc con à. Bà cảm thấy hạnh phúc không chỉ vì chia xẻ được hoạn nạn, khó khăn với chồng con, mà còn vì bà từng bắt gặp ông che mặt khóc, khi thấy bà quá cơ cực... Với bà, chừng đó, đã là một đền bù đáng kể rồi, con à...”

Bà không nói, nhưng tôi biết, biết rất rõ, bà còn được trời đất đền bù cho bà những người con thành đạt. Trong số những người con đó, của ông bà, có thể kể nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, một tài hoa của Hà Thành hôm nay.


Orchid Lâm Quỳnh
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Britney Spears khóc vì sợ mất con
Sau cuộc thảo luận với luật sư, công chúa nhạc pop ra về với đôi mắt sưng húp và mọng nước. Cuộc đối đầu của Britney và chồng cũ trong việc nuôi con đang trở nên gay gắt khi Kevin Federline thu thập chứng cứ chống lại cô.

K-Fed, 29 tuổi, đã xin tòa án Los Angeles cho anh được toàn quyền giám hộ hai cậu con trai. Anh và Britney đã hoàn tất quá trình ly hôn, được chia quyền nuôi Sean Preston (2 tuổi) và Jayden James (1 tuổi).
Image
Britney Spears tỏ ra căng thẳng khi rời văn phòng luật sư và giấu đôi mắt mọng nước sau cặp kính mát. Ảnh: X17.
Các nhà chức trách đã yêu cầu một người thân thiết với Britney Spears xác nhận rằng ca sĩ này là một người mẹ chu đáo. Trong số đó có Alli Sims - em họ nữ ca sĩ 25 tuổi và Shannon Funk - người bị đồn là người tình đồng tính của Brit. Cả hai người này đều từng là trợ lý cho Britney. Ngoài ra còn có vệ sĩ Daimon Shippen của cô.
Image
Britney cùng em họ Alli Sims. Ảnh: Splash.
Nguồn tin gần gũi với Kevin Federline cho biết, chàng cựu vũ công này ngày càng lo lắng cho các con khi biết vợ cũ có nhiều hành xử bất thường. Britney Spears đã ve vãn cậu sinh viên Matt Encinias bên bể bơi của khách sạn rồi gọi anh này vào phòng riêng. Vài ngày sau đó, cô cùng Shannon Funk lao xuống bể bơi, để ngực trần rồi đùa giỡn nhau. K-Fed cho rằng, nếu ở với mẹ, các con trai anh sẽ gặp những nguy hiểm mà chúng có thể tránh được nếu về với cha.
Image
Britney trên tạp chí Allure số ra tháng 9.
Người quen của Britney cho biết, ca sĩ này rất sợ hãi trước viễn cảnh phải giao con cho chồng và đã khóc rất nhiều.

Mai Trần (theo Daily Mail)
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests