Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Bóng Đen Đằng Sau "Vụ Án Báo Chí"

Bùi Tín
Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải của báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ đã bị cơ quan công an bắt tạm giam. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc đã về nghỉ, nguyên Cục trưởng cục điều tra (cục 14), cùng thượng tá Đinh Văn Huynh điều tra viên cấp cao của Cục 14 cũng bị khởi tố. Cả 4 người bị tố cáo là từng đưa những tin tức sai lạc về những việc làm bị coi là phạm pháp của nguyên thứ trưởng thường trực bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến hồi đầu năm 2006.

Nét mới của ''vụ án báo chí 2008'' này là 2 nhà báo bị cáo không chút tỏ ra nao núng, còn rất tự tin, được các đồng nghiệp và cấp trên tiễn đưa trong tình nghĩa thân thiết, trước sự ngỡ ngàng của cán bộ công an đến đọc lệnh tạm giam. Tổng biên tập báo Thanh Niên còn tuyên bố phản đối công an đã không đọc lệnh tạm giam nhà báo Nguyễn Việt Chiến tại cơ quan, lại đọc tại gia đình nhằm đe dọa vợ và con anh. Cũng trong ngày, báo Thanh niên và báo Tuổi Trẻ đều có bài bênh vực phóng viên của báo mình và quyết định thuê ngay luật sư để bênh vực người của mình.

Thế mới biết thời thế đã thay đổi sâu sắc như thế nào. Xưa kia, khi đảng tuyên bố nhà báo nào phạm pháp là ngay trong nội bộ đồng nghiệp, không ai dám quan hệ thân thiết với đương sự nữa. Người ta nghĩ ngay là anh phóng viên ấy có tội vì đảng bao giờ cũng đúng; hơn nữa, mọi người sợ đảng hơn sợ cọp, chống lại đảng, mất ''mạng sống'' như chơi. Vậy mà hai hôm nay, báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên còn nhận được hàng chục email và thư của bạn đọc báo khắp nơi chia sẻ niềm lo lắng, cảm phục và cả sự phẫn nộ với bạo quyền, gửi đến 2 báo và 2 phóng viên từng dẫn đầu chống tham nhũng; 2 nhà báo cũng là 2 nhà thơ có tài năng, từng được thưởng giải văn học và giải báo chí toàn quốc.

Điều mới nữa là các báo bạn, báo mạng, như Tiền phong, Pháp luật, Việtnam-Net, Đại Đoàn kết, Tia sáng đều đưa tin theo hướng bảo vệ 2 nhà báo có dũng khí, trên tinh thần tương thân nghề nghiệp, trừ vài tờ báo như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Việt nam Thông tấn xã, Đài phát thanh Tiếng nói Việt nam, những công cụ để chế độ sai bảo. Chủ tịch Hội nhà báo Việt nam thường quen nếp vâng lời đảng dạy, lần này cũng đổi thái độ, lên tiếng sẽ bảo vệ hội viên của mình.

Cho nên ''Vụ án 2 nhà báo năm 2008'' sẽ là sự kiện lý thú, nổi bật của những tháng trước mắt. Nó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, giữa thế giới bảo thủ của giới cầm quyền độc đoán với thế giới đổi mới tôn trọng những giá trị tự do, bình đẳng đang được xã hội tiếp nhận. Đó cũng là cuộc đấu tranh không khoan nhượng của số nhà báo chân chính trong 16 nghìn nhà báo, được đào tạo bài bản theo nghề làm báo hiện đại, có lương tâm nghề nghiệp, hiểu rõ chức năng cao quý của ngòi bút:

''chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
đâm mấy thằng gian bút chẳng tà'',

đối lập với thế lực cai quản báo chí, các ''quan báo'' ở bộ văn hóa thông tin lập ra để kềm kẹp, sai khiến và chăn dắt các nhà báo. Chính do đảng tận tình chăn dắt mà báo chí Việt nam đứng hàng thứ 185 trên 197 nước về tự do báo chí, nghĩa là chỉ khá hơn 12 nước, như Iran, Soudan, Nigiêria, Maroc, Libye, Dimbabuê và Miến điện... (!). Rõ đẹp mặt chế độ.

Từ trong nước, nhiều nhà báo trẻ cho rằng cuộc phản kích của cựu thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến có một chỗ dựa rất vững chắc, đó là nhân vật số 1 của chế độ, nghĩa là chính Tổng bí thư đương nhiệm Nông Đức Mạnh. Họ coi đó là cái bóng đen đứng sau vụ án.

Lại theo một nguồn nữa từ văn phòng trung ương đảng trên đường Nguyễn Cảnh Chân, nhân vật số 1 không những là chỗ dựa, còn có thể là người vạch ra kế hoạch phản công bề thế này, vì chính ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đích thân tuyển chọn Nguyễn Việt Tiến thành nhân tài của chế độ, để ghi vào danh sách ủy viên trung ương chính thức tại đại hội X của đảng CS năm 2006, đứng trước cả cậu ấm con trai của ông là Nông Quốc Tuấn. Công luận thủ đô Hànội đều biết con gái của ông Mạnh cùng chồng đều là ''viên chức cưng'' ở Bộ Giao thông (được nhân viên ở đó gọi là ''công chúa và phò mã''), trực tiếp dưới trướng của thứ trưởng Tiến. Nếu để ông Tiến trong cảnh phạm pháp và tù tội thì con gái và con rể ông Mạnh vẫn không an toàn, như ngồi trên bom nổ chậm.

Nhà văn xã hội Võ Thị Hảo chuyên viết về những nghịch cảnh xã hội cũng là nhà kinh doanh ngành xuất bản, đánh giá '' vụ án báo chí '' này là kinh khủng! là không thể tưởng tượng, là ghê gớm quá ! vụ án làm cho giới cầm bút hoang mang sửng sốt. Bởi vì đưa tin một vụ án phức tạp đang quá trình điều tra, bên cạnh nhiều tin đúng có thể có một số tin sai, báo chí nêu lên cả 2 mặt là chuyện bình thường, khi biết là sai thì cải chính, xin lỗi, nặng nữa thì bồi thường, chứ không thể bị bắt giam, khởi tố với tội ''lợi dụng tự do báo chí'' được. Kiểu ấy vẫn là luật rừng.

Dư luận xã hội đang chờ đợi phản ứng của các đại biểu Quốc hội hiện đang họp để xem các ông bà nghị từng tuyên bố hăng hái chống tham nhũng nay phản ứng ra sao về vòi nước lạnh dội vào không khí chống tham nhũng vốn đã hạ nhiệt đi nhiều phần. Mọi người cũng chờ đợi phản ứng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng coi chống tham nhũng là ưu tiên số một của chính quyền, từng coi ''vụ án PMU 18'' - cũng gọi là ''Vụ án Bùi Tiến Dũng - Nguyễn Việt Tiến'' -, là vụ án số 1 trong 10 vụ án trọng điểm của năm 2006, vậy mà nay vào giữa năm 2008 rồi, sau 2 năm rưỡi vụ án vẫn còn lây bây, rối rắm, nay còn đang bị mưu đồ ''lật án'', lộn ngược lại, làm trò dở khóc dở cười cho toàn xã hội. Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ăn nói ra sao trước Quốc hội và trước các nhà báo khi ông vẫn tự coi là thủ tướng tự nguyện đi đầu chống tham nhũng và cũng từng đánh giá cao báo chí trong sự nghiệp chống tham nhũng.

Thật ra mưu đồ lật án đã manh nha từ cuối năm 2006, sau ''thắng lợi tại đại hội X'', vụ án PMU 18 không bị đem ra xử xong trước khi họp đại hội X, rồi cũng không bị đem ra mổ sẻ sâu sắc giữa đại hội X để rút ra những bài học sốt dẻo làm đà cho việc diệt tham nhũng như diệt giặc nội xâm! Tiếp theo là tin kỳ lạ: Bùi Tiến Dũng kẻ nướng 2 triêụ 7 đôla vào canh bạc cá độ được miễn tội tham ô! vậy thì 50 tỷ đồng VN ấy Bùi Tiến Dũng lấy ở đâu ra vậy? Đó, việc lật án khởi đầu như thế..

Hồi ấy liên quan đến Nguyễn Việt Tiến, cơ quan điều tra đã xác minh rằng bà Nguyễn Bích Liên con gái ông Tiến được ông Tiến đưa vào làm Chánh văn phòng tư vấn của Dự án PMU, một phó giám đốc cũng là cháu ruột của ông Tiến, và con rể ông Tiến là Nguyễn Nhật Ánh từng lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt phi pháp 7 héc-ta đất quý ở vùng Chí Linh - Hải Dương. Nay phải chăng tất cả những việc trên đều là chuyện vu cáo, tưởng tượng, do người ở cơ quan điều tra bịa đặt rồi mớm cho các báo, và nay những kẻ vu cáo phải bị trừng trị?. Ông Nguyễn Việt Tiến bị khai trừ đầu năm 2006, vừa được khôi phục đảng. Ông đang đòi khôi phục chức vụ cũ là thứ trưởng thường trực nghĩa là thứ trưởng thứ nhất bộ giao thông. Có tin ông Nguyễn Việt Tiến còn đòi trở về làm phó bí thư hoăc bí thư đảng uỷ bộ giao thông, kiêm trưởng ban chống tham ô lãng phí của bộ như hơn hai năm trước. Một cuộc lật án hoành tráng. Tội phạm thành nạn nhân, thì nhà báo phải thành tội phạm.

Thật ra vụ lật án PMU18 lần nay đâu phải là vụ lật án đầu tiên. Cách đây 2 năm đã có một vụ ''xóa án'', cao hơn lật án, còn ly kỳ, hoành tráng hơn nhiều.

Đó là ''vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục 2 và T4'' ầm ĩ một thời. Một vụ án chính trị chưa từng có, lập nên một tổ chức tình báo đứng trên đảng, nhà nước, quân đội, luật pháp. Bộ chính trị khóa IX đã phải lập ra Ban kiểm tra liên ngành gồm Bộ chính trị, Ban kiểm tra trung ương, Viện Kiểm sát tối cao, Tòa án Tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ công an..., Ban này đã làm việc, thảo ra bản báo cáo và kết luận, thế mà chính ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã táo tợn thực hiện mưu đồ ''xóa án'', còn ghê gớm hơn là lật án.

Một loạt đại công thần của chế độ cay lắm, nhưng phần nhiều là đã nghỉ hưu, không còn quyền thế, vẫn nhu nhược sợ hãi nhóm đương quyền, dù cho những kẻ này từng là cấp dưới xa, dù cho những kẻ này chà đạp cả luật pháp và điều lệ đảng một cách ngang nhiên và liều lĩnh, dù cho nhóm này dám hạ cả ban chấp hành trung ương đảng 181 người (160 chính thức, 21 dự khuyết) coi như là cấp dưới của họ. Điều kỳ lạ là chính 181 vị này về nguyên tắc là cấp cao hơn bộ chính trị, cũng tự nguyện từ nhiệm trách nhiệm và quyền hạn của mình, chịu quỳ gối cúi đầu để cho viên tổng bí thư yếu kém nhất trong lịch sử đảng CS Việt nam cưỡi trên cổ mình. Điều họ sợ chính là bộ máy tình báo ma quái.

Đây là bi kịch thê thảm nhất của Đại hội X, đánh dấu sức chiến đấu nội bộ cho lẽ phải của đảng đã tàn lụi, bệ rạc và nó chỉ có ''tài giỏi'' khi đàn áp người dân lương thiện.

Một đảng viên có lương tâm tại Văn phòng trung ương đảng có trong tay toàn văn biên bản cuộc Hội nghị lấy ý kiến các vị nguyên là ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, ủy viên ban kiểm tra, gồm gần 40 vị, diễn ra trong 3 ngày 6,7 và 8 tháng 4-2005, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị trung ương lần thứ 12 khóa IX và cho Đại hội X (tháng 4-2006). Chính ông tổng Mạnh cùng Trần Đinh Hoan chủ tọa hội nghị.

Xin nhân đây trích tóm tắt những ý kiến tiêu biểu, rút ra tư tập biên bản tuyệt mật ấy:

* Đỗ Quang Thắng (nguyên Ủy viên Kiểm tra trung ương): Bộ chính trị, Ban bí thư phải chịu trách nhiệm về vụ T4; Vụ này rất nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều đại hội. Tại sao tình báo quốc phòng lại lấn át tình báo quốc gia?

* Mai Chí Thọ: thành lập Tổng cục II là sai. Lê Đức Anh, Vũ Chính, Nguyễn Chí Vịnh phải chịu trách nhiệm lớn.

* Võ Nguyên Giáp: nhiều thư gửi tới Bộ chính trị, nhưng không giải quyết, kể cả thư của tôi. Vụ T4 là vụ nghiêm trọng. Biết là sai, phải giải quyết triệt để. Về Nguyễn Chí Vịnh, tôi đã nói anh Nông Đức Mạnh, vậy mà cứ đề bạt; thế là phá quân đội, làm mất uy tín của đảng! Phải giải quyết triệt để vụ Tổng cục II.

* Lê Phước Thọ: tham nhũng lan tràn cả ở cấp trên lẫn cấp dưới, đảng viên có ngừơi là tỷ phú. Sao để xảy ra vụ T4 mà không giải quyết ?

* Nguyễn Đức Tâm: vi sao vụ T4 dừng lại không nói nữa? kỷ luật không nghiêm, bao nhiêu thư từ, cả băng ghi âm gửi đến cũng không được xem xét...

* Hoàng Tùng: sự việc sai không kết luận. Ta đã có bài học Liên xô, sụp đổ là do nội bộ, do bên trong chứ không phải bên ngoài.

* Nguyễn Thanh Binh: (khóc vi quá xúc động) uy tín của đảng ngày nay thật đáng buồn. Các vấn đề bức xúc phải giải quyết tại đại hội X này.

* Chu Huy Mân: ta nói chống tham nhũng quyết liệt nhưng có làm gi đâu; Vụ T4 tôi, anh Văn (Giáp) và anh Nam Khánh đã có thư gửi bộ chính trị, nhưng đã giải quyết thỏa đáng đâu. Cần giải quyết trước Đại hội X. (chỉ vào mặt Trần Đình Hoan) anh làm tổ chức mà đề bạt Nguyễn Chí Vịnh, biết bao đơn tố cáo mà anh cứ làm; không làm được thì thôi đi.

* Đồng Sỹ Nguyên: Vụ T4 là nghiêm trọng cần giải quyết; phải giải quyết trước Đại hội X.

* Nguyễn Văn Trân: Cần giải quyết vụ T4, vụ Sáu Sứ trước Đại hội X.

Bị sức ép mạnh mẽ quyết liệt như trên, ông tổng bí thư ghé nhà ông Đỗ Mười. Nhà mưu sỹ căn dặn mưu thâm: yên lặng, ỉm đi, khoanh lại; không nói gi đến Tổng cục II, đến T4 nữa, coi như đã giải quyết xong xuôi trong bộ chính trị, thông báo cho trung ương là bộ chính trị đã giải quyết trong nội bộ xong cả rồi; đây là chuyện rất cũ, thuộc về lịch sử, đóng lại, đừng khơi ra, địch đủ loại sẽ lợi dụng, nguy hiểm cho toàn đảng. Cứ thế mà làm. Chính vì thế mà ông Mạnh được ở lại nhằm lỳ lợm thực hiện mưu thâm ''xóa án'' này.

Trở lại ''vụ án báo chí'' vừa nổ ra, không ít nhà báo trong nước cho rằng chính ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh hỗ trợ phe Nguyễn Việt Tiến - Bùi Tiến Dũng, hỗ trợ phe tham nhũng, với lập luận của ông, rằng:

''như ta đây, từng ngang nhiên bảo vệ Tổng cục II, từng ngang nhiên khoanh vụ T4 lại, bất chấp yêu cầu khẩn thiết của hàng mấy chục vị đặc đẳng công thần của chế độ, từng bác bỏ yêu cầu gay gắt của 3 ông đại tướng Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ, Chu Huy Mân , từng xóa phăng vụ án được coi là siêu nghiêm trọng, những kẻ phạm trọng tội đều nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật, còn lên chức lên cấp, thì có gì mà ta không làm nổi. Đảng là ta, chế độ là ta, pháp luật là ta, tổng bí thư là Vua, là người có quyền ra quyết định cuối cùng kia mà''. Sau 7 năm làm tổng bí thư, một con cừu đã hóa cáo.

Vụ án báo chí nổ ra là biểu hiện của mưu đồ lật toàn bộ vụ án tham nhũng số 1 PMU 18, bảo vệ chế độ độc quyền độc đoán độc đảng, bóp ngẹt tự do, trước hết là tự do báo chí, là cuộc ''thừa thắng tiến lên'' sau Đại hội X, giữ vững định hướng ''xã hội chủ nghĩa'' mác-xít, mà nội dung chủ yếu là: nhà nước kềm chặt nền báo chí, cấm báo chí và xã hội bàn đến nền dân chủ đa đảng, cấm bàn đến việc lập hội được ghi trong hiến pháp, cấm bàn đến báo chí tư nhân, cấm nói đến mất đất, mất biển, mất tài nguyên hải sản, mất đảo Hoàng sa và Trường sa, trừng phạt nặng những ai dám biểu tình yêu nước chống bành trướng, do chính tổng bí thư điều hành, được cả bộ chính trị cúi đầu thuần phục.

Một cuộc đọ sức quyết liệt đã bắt đầu. Cần nhìn rõ sự hình thành của 2 trận tuyến.

Qua cuộc đọ sức, ta có thể thấy trong thời đổi mới và hội nhập, xã hội dân sự văn minh ở nước ta đã phát triển đến mức nào. Nỗi sợ hãi lưu cữu trước bạo quyền trong xã hội đã giảm sút đến mức nào. Lực lượng báo chí đủ loại đủ ngành gồm 16 ngàn con người còn chịu là một đàn cừu ngoan ngoãn hay đang thức tỉnh thành những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời thông tin hiện đại. Giới luật gia từng tuyệt chủng trong gần nửa thế kỷ ''xã hội chủ nghĩa '' mác- xít đang hồi sinh sẽ góp sức được bao nhiêu vào việc hình thành xã hội mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tại đó không có tiếng nói nào to hơn cao hơn là tiếng nói của các đạo luật được áp dụng đúng đắn.

Một bạn nhà báo trẻ trong nước cho biết: ông tổng Mạnh hung hăng vậy nhưng thế đang cực yếu; trong đảng ai cũng cho ông ta là tổng bí thư kém cỏi toàn diện, cần sớm thay thế, qua một cuộc đại hội nửa nhiệm kỳ đã hẹn nhưng ông ta đang tảng lờ để làm '' vua'' thêm ít lâu nữa! Có người đoán rồi đến lúc vụ án Tổng cục 2 và T4 được dựng dậy và nổ lớn, nổ cực lớn!

Có 2 khả năng. Một là thế lực cũ vẫn áp đảo, kẻ cầm quyền luôn có lý. Nguyễn Việt Tiến cùng vợ, em và con vẫn ngự trị ở Bộ Giao thông và vùng Chí linh, còn thăng tiến trong đảng và bộ máy nhà nước; tiếp đó Bùi Tiến Dũng đã không bị truy tố về tội tham nhũng sẽ nhẹ tội thêm và được lật án. Nhiều nhà báo sẽ bị tù. Làng báo Việt nam mới khởi sắc tý chút sẽ nhụt chí. Các luật sư có công tâm sẽ nản lòng. Đất nước bị lạm phát tàn phá sẽ trì trệ thêm.

Khả năng 2 là trước biến cố chấn động của Vụ án báo chí, xã hội Việt nam sẽ nhảy một bước khá ngoạn mục, để trả lời nhóm cầm quyền bảo thủ ngạo mạn duy ý chí:

- đủ rồi! quá đủ rồi! hãy dừng lại! các người không thể muốn gì được nấy nữa;

- thời thế đã thay đổi. Tự do không do ai ban phát. Tự do là vốn có của mọi người;

- tham nhũng quyền lực, tước đoạt tự do là tội ác lớn nhất chống toàn xã hội;

- chúng tôi, tập thể nhà báo Việt nam, nhân vụ án báo chí này, tuyên bố tự mình có trọn quyền tự do báo chí và cùng nhân dân dành lại trọn vẹn tự do cho toàn xã hội.

Là một nhà báo tự do, có nhiều bạn làm báo ở trong nước, tôi tin và hy vọng.

Bùi Tín
Paris 14-5-2008
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Image


10 Bức Ảnh Chụp Trộm Đắt Giá
Tạp chí SIM của Nga vừa công bố 10 bức ảnh đắt nhất do các paparazzi thực hiện. Xem ra, sự tò mò của công chúng đối với đời tư của những người nổi tiếng luôn là động lực để các tay săn ảnh trộm, các tạp chí, các báo hái ra tiền.

1. Săn lùng
Freddie
Mercury
230 nghìn đô


Vào năm 1990, các tay săn ảnh trộm đã làm một cuộc săn lùng thực sự đối với Freddie Mercury khi nghe tin đồn ca sĩ lừng danh này bị nhiễm virus HIV.

Mercury hầu như không ra khỏi nhà, tuy nhiên các tay săn ảnh cuối cùng cũng phục và chụp được anh cùng ngôi sao nhạc rock người Anh - Gary Glitter, đi ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng ở London.

Đáng chú ý là Freddie Mercury chỉ thú nhận trước công luận mình nhiễm căn bệnh thế kỷ một ngày trước khi anh qua đời. (H.1)

2. Tấn công Britney Spears - 250 nghìn USD

Ngày 21/2/2007, trước ngôi nhà người chồng cũ của mình - Kevin Federline, một chiếc xe của tay săn ảnh trộm có biệt danh “Danny Boy” của hãng tin X17, đã “tấn công” Britney Spears khi nhìn thấy cô cạo trọc đầu, còn tay thì cầm chiếc ô.

Hãng tin X17 của thành phố Log Angeles là “trung tâm của các tay săn ảnh trộm” quy tụ gần 100 nhân viên, chỉ chuyên theo dõi Britney Spears. Cả ngày và đêm, thường có một, hai chiếc xe chuyên đeo bám theo cô ca sĩ này.

Tác giả của bức ảnh Britney cạo trọc đầu được trả công 250 nghìn USD. Ngoài ra, anh ta còn bán chiếc xe mà mình đã dùng để theo dõi Britney với giá 40 nghìn USD. (H.2)

3. Kate Moss hít ma túy = 300 nghìn USD

Vào tháng 10/2005, Báo The Daily Mirror của Anh công bố bức ảnh người mẫu Kate Moss đang hít ma túy cùng với người bạn trai của mình Pete Doherty.

Kết quả là hãng Chanel và Burberry đã cắt hợp đồng với Kate Moss. Người mẫu danh giá đã phải thanh minh nhiều lần, rồi xin lỗi người hâm mộ và sau đó phải trải qua một khóa học chữa trị cai nghiện.

Tay săn ảnh đã “chộp” được bức ảnh đầy tai tiếng này nhận thù lao 300 nghìn USD. (H.3)

4. Anna Kournikova “giả” - 500 nghìn USD

Tạp chí Penthouse được “một quả đắng nhớ đời” khi cho đăng một số tấm hình được cho là búp bê quần vợt xinh đẹp người Nga – Anna Kournikova.

Những tấm ảnh này do một tay săn ảnh amateur từ Saint- Louis bán lại. Tay này còn quay được một đoạn video trong đó có vài cô gái đang tắm nắng và khẳng định một trong số đó là Kournikova.

Tuy nhiên sau đó ít lâu, tay săn ảnh này thú nhận là mình chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy Kournikova. Qua điều tra, đó không phải là người đẹp Nga mà là Judith Soltesz-Benetton, kiều nữ của nhà tạo mẫu người Ý - Luciano Benetton. Do không kiểm tra nên Penthouse đã mua bức ảnh này với giá 500 nghìn USD. (H.4)

5. Một triệu USD cho mẹ con Gwyneth Paltrow

Tháng 9/2004, tại London, tay săn ảnh lừng danh Steve Sands chụp được hình con gái của nhạc sĩ rock, trưởng nhóm Coldplay là Chris Martin và nữ nghệ sĩ Gwyneth Paltrow.

Đây là bức ảnh trẻ em của những người nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử paparazzi và đương nhiên nó được trả giá 1 triệu USD.

Sau này vào năm 2007, những siêu sao như Brad Pitt - Angelina Jolie hay Tom Cruise - Katie Holmes làm giá, đòi hàng triệu USD cho ảnh những đứa con của mình.

Quả thực là trong một cuộc phỏng vấn Steve Sands nói rằng, Gwyneth Paltrow chưa bao giờ làm điều gì miễn phí. Có lẽ anh ta cùng Paltrow chia nhau số tiền bán bức ảnh của con mình. 1 triệu USD/1 tấm ảnh, quả là điều khó tưởng. (H.5)

6. Cuộc phiêu lưu của công chúa – 1,1 triệu USD

Vào năm 1982, công chúa vương quốc Monaco – Karolina, sau khi ly dị với chồng là nhà ngân hàng Philipp Juno, bắt đầu gặp gỡ với tay quần vợt đang lên người Argentina - Guillermo Vilas.

Tấm ảnh chụp hai người xuất hiện trên trang bìa của... 54 tạp chí. Cho đến nay, việc sử dụng hiệu quả bức ảnh đã thu về 1,1 triệu USD cho các tạp chí. Và nó được sử dụng rộng rãi trên internet.(H.6)

7. Jacqueline Bouvier khỏa thân - 1,2 triệu USD

Tay săn ảnh nổi tiếng Ron Galella được nhận 1,2 triệu USD do đã “chộp” được khoảnh khắc Jacqueline Bouvier đang khỏa thân.

Vào năm 1970, Ron Galella đóng giả một người làm vườn Mexico, giấu ống kính trong bụi cây ngay trước dinh thự của Jacqueline Bouvier và đã tạo nên bức ảnh “tuyệt mỹ”.(H.7)

8. Vua Ai Cập nổi giận – 1,4 triệu USD

Buổi chiều tối ngày 15/8/1958, tay săn ảnh Tazio Secciaroli đi dạo ở Roma và bất ngờ gặp Vua Ai Cập – Farukh, ngồi cùng hai người đẹp trong quán Cafe de Paris. Tazio chụp bức ảnh khi đức vua xô bàn và giơ nắm đấm về phía ông ta.

Hình ảnh Tazio Secciaroli đã đi vào điện ảnh khi ông chính là hình mẫu của tay săn ảnh trong phim Cuộc sống ngọt ngào. (H.8)

9. Cái chết của Anna Nicole Smith - 1,5 triệu USD

Trong lần này, các tay săn ảnh trộm đã đề ra cả một chương trình hành động. Băng ghi hình video cho thấy ngôi sao Playboy đang được thở nhân tạo, rồi xoa bóp tim được hãng Picture & Agency mua với giá 1,5 triệu USD.

Tại sao lại có giá cao như thế?

Vì băng ghi hình này xuất hiện vài tiếng ngay sau khi Anna Nicole Smith bị chết. Còn bức ảnh chụp Smith trong bao và đang được đưa về nhà xác, được mua với số tiền lớn và Tạp chí National Enquirer, nơi mà sinh thời có một chuyên mục riêng của Smith đã không ngần ngại đăng bức ảnh này.(H.9)

10. Công nương Dianna – 6 triệu USD

Vào năm 1997, khi các tay săn ảnh trộm bị cáo buộc họ là nguyên nhân gây nên cái chết của Công nương Dianna, thì họ đã kêu lên: “Làm thế nào được khi lũ trẻ giết người mẹ đã nuôi dưỡng mình(!)”.

Bức ảnh công nương cùng người tình được bán giá cao nhất trong lịch sử: 6 triệu USD. (H.10)

Theo Hoàng Hoài Sơn
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Obama bênh vợ
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Barack Obama lên tiếng bảo vệ vợ ông, sau khi đảng Cộng hòa cho đăng tải một đoạn video trên YouTube về bà.


Đoạn video dài bốn phút đăng trên mạng chia sẻ YouTube từ cuối tuần trước, đã được 363.000 lượt truy cập tính đến hôm qua. Trong đó có trích lại câu nói: "Lần đầu tiên từ khi trưởng thành, tôi thật sự tự hào về đất nước mình" của bà Michelle Obama nói hồi tháng 2.

Một số người chỉ trích phát biểu trên là không yêu nước và cho rằng bà Michelle chưa bao giờ tự hào về quê hương cho đến khi chồng tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
Image
Thượng nghị sĩ Barack Obama và phu nhân Michelle. Ảnh: Reuters.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đã gọi đoạn phim trên là "hạ cấp" trong cuộc phỏng vấn của đài ABC. Obama cho biết nếu ông chính thức trở thành ứng viên tổng thống đại diện đảng thì phía Cộng hòa sẽ có thể nói bất cứ điều gì về ông.

"Nếu họ cố gắng đưa Michelle vào cuộc đua này, họ nên cẩn thận vì tôi thấy không thể chấp nhận được việc họ bắt đầu tấn công vào vợ và gia đình tôi", Obama lên tiếng. Trong khi đó, bà Michelle cũng phản biện rằng bà luôn yêu nước.

Trong cuộc đua vào vị trí ứng viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ, ông Obama đang giành được sự ủng hộ nhiều hơn so với đối thủ Hillary Clinton. Bên cạnh đó, ông còn có hậu thuẫn dồi dào về tài chính, trái ngược với tình cảnh khủng hoảng của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ.

Mai Nguyên (theo Telegraph, News.com.au
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Trào Lưu "Em Yêu Chị" Vô Cùng
Nhiều 9X chưa kịp trẻ đã bị gọi là “phi công trẻ” khi cặp kè cùng các "em" lớn hơn mình vài tuổi…

'Em yêu chị" có phải là một trào lưu?.

Với lối sống nhanh, vội và hiện đại, giới trẻ ngày nay thích nghi với trào lưu mới - "tình-chị-em" - rất dễ dàng. Nếu quay ngược thời gian về quá khứ 10 năm trước có vẻ còn lạ lẫm thì giờ đây những mối tình kiểu này là chuyện hoàn toàn bình thường, thậm chí còn mới lạ và hấp dẫn nhiều người.

Đa số người được hỏi cho rằng tình yêu “chị em” chỉ tồn tại khi không phải tiếng sét. Hai người chỉ có thể “chịu đựng” và “yêu thương” nhau sau quá trình bén duyên dài, tình cờ và tự nhiên.

Phương Chi, lớp 11 trường Việt Đức đang có tình ý với một “bạn” sinh năm 93 chia sẻ: “Hai đứa quen nhau tình cờ, qua bạn bè giới thiệu, mình đi ăn sinh nhật cô bạn và cũng là chị họ cậu ấy. Phải mất gần 2 tháng mới chấp nhận và thổ lộ tình cảm. Ở bên cậu ấy thấy rất hồn nhiên và yên tâm, thậm chí thấy 2 người hiểu nhau đến lạ. Chỉ có điều khi có khúc mắc thì dỗi rất lâu nhưng thường vẫn là cậu ấy chủ động làm lành trước!”.

Còn Quang Anh, một “phi công trẻ” học lớp 10 thú nhận: “Cơ bản tình cảm xuất phát từ những gì khó đoán bắt được trước. Nhìn mấy em cấp 2 chụp ảnh phồng mồm trợn má đôi lúc cũng thấy rung động nhưng quả thật không ở gần mấy em ý được. Tình tình quá trẻ con, đỏng đảnh mà mình lại chúa ghét mấy kiểu công chúa ấy.

Ngay khi gặp bạn gái hiện tại, mình đã có cảm giác bị cuốn hút, đơn giản vì sự dịu dàng và biết chăm sóc người khác của cô ấy. Sau này càng tìm hiểu càng thấy 2 người hợp nhau. Bọn mình đã được 3 tháng chính thức rồi, ban đầu bạn bè cũng lời ra tiếng vào nhưng dần cũng quen, còn vun vào ý chứ”.

Thiên hạ xì xào vẫn xì xào, thậm chí đến tai phụ huynh, tìm đủ mọi cách ngăn cấm nhưng họ vẫn cứ yêu, thậm chí không thoát khỏi nguyên lý càng khó khăn càng yêu nhiều và tha thiết. Người ngoài cuộc thì có những nhận xét bâng quơ: “Yêu chị hay yêu bạn cũng như nhau cả thôi. Thời buổi hiện giờ điều đó đâu còn quan trọng. Cả mấy chục năm trước, bà hơn tuổi ông, đến mẹ lại hơn bố, bây giờ con cái tiếp tục truyền thống cũng chẳng có gì mà ngăn cấm”.

Những chuyện tình này lại càng thành trào lưu khi các bộ phim gây sốt gần đây đề cập khá nhiều đến đề tài này như “Lời cầu hôn thứ 2, Nàng Kim Sam Soon, Mùa xuân của Dal-Ja…” hay sắp tới là “Chúc mừng tình yêu của đôi ta” với mối tình phải gọi là mẹ-con chứ không phải chị-em khi "nàng" là mẹ bạn và hơn chàng đến... 2 giáp.

Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng từ phim ảnh và thần tượng tới đời sống của teen là rất lớn. Nhưng điều đó cũng dễ dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về tình yêu học trò.

Duy - cùng lớp với Quang Anh - cho biết: “Riêng mình tuy chưa có mảnh tình nào vắt vai nhưng lại không bao giờ tin chuyện tình chị em có thể kết thúc tốt đẹp. Không riêng gì Quang Anh, bạn mình phải có đến 4, 5 đứa yêu kiểu này, có đứa chấm dứt ở tháng thứ 6 vì bị đá, có đứa chán quá nói chia tay khi mới được chục ngày ngỏ lời”.

Nhiều người chọn yêu “chị gái” vì muốn đuổi kịp trào lưu, như thấy hoa khôi nào ưng mắt là tấn công ngay, cũng bài bản và giàu kinh nghiệm không thua kém các đàn anh. Cưa cẩm xong đi cùng nhau mấy hôm lại chán, rồi chia tay với lý do bị cai quản và chăm sóc còn hơn ở nhà! Dĩ nhiên, đó không phải là tất cả. Cũng có nhiều đôi đũa lệch đi cùng nhau tới đích cuối cùng nhưng số đông đều không giữ được những kỷ niệm đẹp sau khi "tạm biệt một cuộc tình”.
tankhoasinh
Posts: 838
Joined: Sat Jun 23, 2007 4:20 am
Contact:

Post by tankhoasinh »

Image


“ÔNG THẦY”

Nguyễn Thượng Chánh

Quả thật Dê là loài gia súc rất hữu dụng. Bản chất hiền hậu, mộc mạc và dễ nuôi. Khi vui, khi buồn gì cũng chỉ kêu be hé be he mà thôi. Bên cạnh loài Dê 4 cẳng vừa kể, trong xã hội cũng đầy rẫy một loại Dê khác, nhưng đặc biệt là chúng chỉ có 2 cẳng mà thôi...

Tổ tiên Dê 2 cẳng thuộc Homo Sapiens, cùng nhóm Primate với loài vượn và loài khỉ.

Có thuyết nói rằng, căn cứ theo lịch sử tiến hóa, thì Dê 2 cẳng từ loài vượn mà ra. Dê 2 cẳng thuộc về nhóm ăn tạp (omnivorous). Mặc dù chỉ có một cái bao tử duy nhất nhưng chúng đớp bất cứ loại thức ăn nào cũng được hết... Dê 2 cẳng có tư duy, có lý trí, có tình cảm và cũng có đủ tham sân si hỉ nộ ái ố. Loại Dê nầy diễn đạt bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau và sống hợp đoàn thành xã hội. Có 4 màu da chính: trắng, đen, vàng và đỏ.

Ngược lại, loài Dê 4 cẳng thì thuộc nhóm ăn cỏ (herbivorous). Chúng có tới 4 cái bao tử nhưng chỉ ăn thuần có lá cây và cỏ mà thôi... Loại Dê 4 cẳng diễn đạt tình cảm và liên lạc với nhau bằng cách kêu be he be hé chớ không biết nói tiếng Tây tiếng U như Dê 2 cẳng.

Dê 2 cẳng có thể được sinh vào bất cứ năm nào của 12 con giáp, nhưng nếu được sinh đúng vào năm mùi thì số quý lắm. Dê 2 cẳng, tất cả đều là con đực, phần đông đến tuổi trổ mã hay tuổi dậy thì mà Tây Mẽo họ gọi là adolescence hay teen age gì đó, thì cũng thấy tính chất Dê lần lần xuất hiện ra. Bởi vậy những Dê 2 cẳng loại nầy, khi ra đường hễ có gặp Dê 4 cẳng thứ thiệt thì nên lột nón xuống, chấp tay xá xá 3 cái để tỏ lòng biết ơn và tôn kính “Ông Thầy” hay Sư Phụ của mình.

Vào những năm 50, Saigon yêu dấu của chúng ta có nạn cờ bạc xổ đề mỗi ngày. Trong món đỏ đen này có tất cả là 40 số, trong đó số 35 tượng trưng cho con Dê. Do đó, hễ ai có máu be he thì bị ngạo là đồ Dê hay là đồ 35. Không biết chữ Dê xuất phát từ đâu, nhưng người viết đoán mò là xuất phát từ hình ảnh của Dê 4 cẳng, lẽ tức nhiên là con đực rồi, quá super về cái vụ kia nên bọn đàn ông phải gió như đa số chúng ta mới ghi nhớ thành tích và thán phục nó hết cỡ và tôn vinh loài Dê 4 cẳng lên hàng...sư phụ của mình.

Hình như tính Dê bắt đầu sau thời gian dậy thì ở người con trai, và nó tiếp tục khi thì âm thầm, khi thì ầm ĩ suốt cuộc đời của họ… Đây là một biểu hiệu tâm sinh lý bình thường, rất normal mà thôi. Là đàn ông con trai ai mà chả có máu dê...(xin lỗi các nhà đạo đức).

Cách dê, kiểu dê thì nhiều lắm kể không hết, và chiến thuật dê thì cũng rất đa dạng, thiên ứng vạn biến. Chỉ khác nhau là có người dám Dê ra mặt còn người khác thì nhút nhát quá trời, hay e thẹn mắc cỡ nên không dám Dê ra mặt, nhưng chắc họ cũng Dê ngầm trong bụng chớ làm gì khỏi được. Thằng nhát gái không có nghĩa là nó không biết Dê.

Nghĩ cho cùng, tính Dê tự nó cũng không hoàn toàn xấu xa gì cho lắm. Đây chẳng qua là một sự bộc lộ tình cảm, một sự ham muốn, một sở thích, một sự ưu ái hay ngưỡng mộ đối với người khác phái mà thôi. Dê cũng có mục đích là để chinh phục. Hành động Dê sẽ trở nên đê tiện, bất lịch sự, nếu nó được biểu lộ bằng cử chỉ hay bằng lời nói khiếm nhã, sàm sỡ không thích hợp, làm chạm tự ái, tổn thương danh dự và làm cho người đẹp quê xệ trước mặt người khác.

Dê cũng gắn liền với cá tính của mỗi người nam. Người nghèo, người giàu, có học thức hay i tờ ai ai cũng đều Dê hết. Có người hồi còn nhỏ đã Dê, lớn lên có vợ con rồi hoặc đã là ông nội ông ngoại rồi mà cũng chẳng chịu chừa bỏ tính be he.

Có người Dê ra mặt, Dê bằng cử chỉ, Dê bằng lời nói, Dê qua lời văn lời viết, Dê lộ liễu, Dê trắng trợn, Dê quá trớn, Dê đạo lộ, Dê đại trà, Dê cấp tốc, Dê đại, Dê càng, Dê lì, Dê ẩu, Dê rẻ tiền, Dê hạ cấp, Dê ba đá ba gai, Dê húc càng, Dê kiểu xích lô xe kéo hoặc Dê không đúng người, trẻ không tha, già không bỏ, bạ đâu Dê đó…

Ngược lại, thì cũng có loại Dê ngầm, Dê kín đáo, Dê làm thinh chỉ len lén liếc mà thôi, Dê thầm lặng, Dê trong tư tưởng, Dê tế nhị, Dê trí thức, Dê cao cấp…
Tùy theo cá tánh, giai cấp, hoàn cảnh, trình độ hiểu biết và trình độ văn hóa của người đẹp mà sự đáp ứng có thể khác nhau. Nhưng, có lẽ loại Dê ngầm, Dê cao cấp là hiệu quả nhất vì nàng cảm nhận rằng mình được ái mộ, được ưu ái, được tôn trọng, được giúp đỡ và chưa kể là quà cáp được nhận tới tấp mệt nghỉ. Kiểu Dê nầy làm nàng rất cảm động, cảm thấy sung sướng quá và sớm muộn gì thì nàng cũng phải xiêu lòng mà thôi. Cũng có trường hợp Dê 2 cẳng vì tính quá nhút nhát, thiếu kinh nghiệm chiến trường nên để người đẹp vuột mất qua tay Dê khác.

Tính Dê là một thứ tình cảm đầy sáng tạo, linh động và thường được biểu thị bằng vô số cách. Có ông thì thường ngày rất keo kiệt,hà tiện, bủn xỉn, nhưng đối với đàn bà con gái nào coi hơi được một chút thì ông ta lại tỏ ra rất rộng rãi.

Một Dê 2 cẳng nhiều kinh nghiệm và sành sỏi có thể dùng lời đường mật ngon ngọt gạt nai tơ không khó khăn gì.

Hiện tượng bên ngoài chưa chắc là một sự phản ảnh trung thực của tình cảm bên trong. Chỉ có đương sự trong cuộc mới biết mình thật sự có Dê hay không?

Có nhiều Dê 2 cẳng, hễ gặp đàn bà con gái là xáp vô bô lô bô la cái miệng, tâng bốc và chọc ghẹo chơi cho vui, chỉ có thế thôi chớ họ không có tình ý gì khác hết. Tuy vậy, cũng có một số nàng quá chủ quan, mỗi khi thấy có ai chiếu cố đến mình thì tưởng bở và nghĩ rằng chắc ảnh muốn Dê tui đó, chắc ảnh khoái tui quá xá đó, v.v...!

Nếu còn quá nhỏ tuổi mà đã trổ mòi Dê rồi thì người ta gọi là Dê cám, Dê mén, Dê mini, Dê ốc tiêu, Dê hỉ mũi chưa sạch, Dê non hay Dê con gì đó. Hễ già mà còn Dê thì bị người ta chửi là đồ Dê xồm, đồ Dê cụ, đồ Già Dê, Già Dịch, Già không nên nết (mà có nết đâu mà nên hay không nên) hoặc là đồ Yamaha (Già mà ham). Đúng là có sự kỳ thị về tuổi tác, đời sao mà bất công quá!.

Dê là chinh phục lẫn nhau, là khen tặng, là ưu ái, là nhớ nhung và là khắc khoải lo lắng …. Đây là một loại tình cảm làm lâng lâng tâm hồn của Dê 2 cẳng. Khi chinh phục được đối tượng, thành bồ hoặc thành vợ rồi thì cái tình cảm trên cũng phai bớt đi và nhường chỗ cho một thứ tình cảm khác hơn và ít âm ỉ hơn. Thời kỳ chinh phục lẫn nhau là thời gian mà mình thấy háo hức nhất, hồi hợp hơn là lúc đã dính nhau rồi. Tính Dê rất khó mai một theo năm tháng. Bản chất Dê lúc nào cũng vẫn còn đó và chờ dịp nhân hòa địa lợi thì Dê 2 cẳng sẽ trổ mòi be he với người khác.

Tính Dê cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của giáo dục gia đình và của tôn giáo. Kinh nghiệm sống và môi trường sinh hoạt bản thân sẽ chi phối các biểu hiệu của tính Dê.

Thường thì tính Dê sẽ giảm cường độ đi rất nhiều lúc Dê 2 cẳng đã lấy vợ. Lý do chính yếu là tại áp lực kiểm soát thường xuyên của bà xã muốn độc quyền chiếm đoạt Dê 2 cẳng làm của riêng. Bả muốn Dê 2 cẳng lúc nào cũng phải phục tùng mình và không muốn thấy Dê 2 cẳng nhảy rào phóng ẩu qua chuồng Dê khác bất tử. Bả còn cấm Dê trong tư tưởng nữa. Tuy vậy, bà xã chỉ quản lý được hành động Dê bên ngoài, nhưng không thể kiểm soát nổi bản chất Dê bên trong. Càng ngăn cấm nó Dê thì càng kích thích nó Dê dữ tợn hơn nữa. Đó là tâm lý mà.

Tính Dê sẽ thật sự giảm đi hay biến mất trong trường hợp Dê 2 cẳng hết còn ham muốn, lúc chỉ biết húp cháo chớ không có thể ăn cơm được nữa. Lúc đó là lúc Dê 2 cẳng sắp xuống lỗ gần đất xa trời, Dê 2 cẳng hết còn xí quách, hết libido, mất điện hay điện yếu hoặc bị cúp bình thiếc, bị bệnh hoạn liên miên, bị stress khiến đầu óc quá căng thẳng, hoặc lúc đạt đến trạng thái tư duy đối cảnh vô tâm, v.v…

Chỉ có tinh thần thật sự giác ngộ mới gọt bỏ được hoàn toàn tính Dê. Đó là trường hợp Dê 2 cẳng thật sự yêu thương vợ con mình, ý thức bổn phận và trách nhiệm cao, nên rất dửng dưng trước ngoại cảnh cũng như trước mọi cám dỗ bên ngoài, nên không màng để ý đến ai khác.

Thực tế cho biết tính Dê chỉ nên dành riêng cho những bạn trẻ còn độc thân, hoặc cho những ai hoàn toàn không còn vướng bận gì cả mà thôi.

Nếu đã có vợ con đùm đề rồi thì nên chừa bỏ máu be he đi để cho người khác nhờ. Tội nghiệp vợ con lắm nghe hôn các cụ máu Dê. Dê ẩu người ta tưởng thiệt đeo theo luôn thì gỡ hổng ra đó nghen!

Tóm lại, Dê là một hành động rất ư là phổ biến và tự nhiên ở người đàn ông con trai bình thường.

Nhưng đối với phái nữ, họ cũng có tính Dê chớ bộ, tuy nhiên nó kín đáo tế nhị hơn chớ không quá lộ liễu như tính Dê ở phái nam. Không biết có nên dùng tiếng Ngựa (xin lỗi các chị!) để chỉ tiếng Dê ở người phụ nữ hay không? Đôi khi chính nàng lại là người chủ động giăng bẫy tình cảm để cho Dê 2 cẳng sụp vào mà không hay đó thôi!. Người phụ nữ cảm nhận thế nào lúc Dê hoặc lúc bị Dê?

Câu hỏi này người viết xin nhờ các chị trả lời hộ dùm.

Ở đời, tất cả mọi việc, tất cả mọi sự vật đều có thể biến đổi theo thời gian và theo không gian. Lúc tác giả bắt đầu mới biết Dê, khoảng 18-19 tuổi gì đó, thì hình thức Dê và cách Dê cũng đều khác xa với kiểu Dê của các cháu ngày nay. Hồi đó, ngày nào thấy được mặt người ta được một chút xíu thôi, nói một câu lãng xẹt thì ngày đó mình mừng hết lớn cảm thấy sướng ơi là sướng, tương tư cả ngày cả đêm, quên cả bài vở và quên cả cơm nước. Làm gì có vụ dám bạo gan nắm tay nắm chân như giới trẻ ngày nay. Sợ nhất là người lớn trong nhà biết được thì bị rầy chết đi, và ngoài ra cũng còn phải lo đối phó với đám bạn bè, chúng chờ có dịp để ngạo, để chọc quê mình cho bỏ ghét, mệt lắm chớ chẳng phải chơi đâu.

Ngày nay, Dê còn có thể thấy xảy ra giữa 2 người cùng phái tính. Người ta gọi đó là bóng, là Homo, Gay, hay Lesbian gì đó…

Cuối cùng, cũng xin nhắc nhở các bạn là luật lệ ở các xứ Tây phương này nó kỳ cục lắm. Mỗi khi nịnh đầm một câu để xã giao lấy lòng hay để Dê cũng vậy, nếu nói mà không đúng người, không đúng cách hay không đúng lúc hoặc không đúng chỗ, thì người đẹp sẽ nổi dóa lên bất tử và thậm chí có thể lôi mình ra tòa về tội xách nhiễu tình dục, v.v... Và phải nhớ là tuyệt đối là bạn không nên bao giờ Dê hay khen ngợi một người đẹp nào khác trước mặt bà xã của mình hết, vì mặt bã sẽ đầm đầm cho một đống, thì đáng ngại đó lắm các bạn ạ!.

Bye bye “Ông Thầy”
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Những cánh bướm đêm trên đường phố Sài Gòn
Image
Hai “bướm đêm” đang chạy xe máy lòng vòng để bắt khách. (Hình: của Văn Lang).


Image
Một tấm pa-nô cảnh cáo các tay chơi về sự nguy hiểm lây nhiễm bệnh HIV/AIDS trên đường phố Sài Gòn. (Hình: của Văn Lang)
Văn Lang


Một lần tôi chở người bạn già là Việt kiều từ Thủ Ðức về Sài Gòn bằng xe Honda (sau một chầu nhậu khá “đã đời” tại nhà người bạn), lúc đó đêm cũng đã khá khuya (sau lúc O giờ ).

Qua khỏi ngã tư Hàng Xanh một đoạn, đường khuya không còn đông như lúc ban ngày, nhưng đèn đường sáng và người qua lại bằng xe Honda trên đường cũng khá “lai rai”... Người bạn già của tôi thấy mấy cô gái áo dây hai mảnh, phóng xe tay ga ào ào qua mặt, đồng thời phơi tấm lưng trần “trắng nõn” thì lấy làm ngạc nhiên lắm, thắc mắc với tôi: Con gái nhà tử tế sao lại đi đêm đi hôm như thế?!”.

Tôi “cười ngất” mà “xin thưa” với anh rằng: “Ðó là những cánh bướm đêm của Sài Gòn đang hành nghề, kiếm khách đó anh à!”.

Anh bạn già của tôi càng thắc mắc:

- Sao nó thấy hai đứa mình mà chẳng chịu “tấp” vô chào mời chi cả?

Tôi lại cười “ngoác mồm” ra mà giải thích cho anh hiểu, rằng thì là:

- Tụi nó thấy anh râu tóc bạc phơ, tưởng là “tiên phong đạo cốt” như anh thì chắc là không màng tới gái, còn tôi đi xe “cà-mèng” chúng nó tưởng là dân chạy xe Honda ôm nên đâu có thèm chào mời chi anh?!.

Anh bạn già của tôi cười ngất, bảo rằng: “Chúng nó lầm!”...

Sở dĩ tôi “nhận diện” ra những “cánh bướm đêm” trên đường phố Sài Gòn là vì tôi cũng đã bị lầm mấy lần, rồi sau này tôi mới có “kinh nghiệm”...

Một lần, trời Sài Gòn vừa tắt nắng, đèn đường vừa lên (vào khoảng hơn 6 giờ chiều-tối). Tôi chạy xe Honda chầm chậm qua khu vực sân banh Ðạt Ðức (thuộc quận Gò Vấp), tính kiếm quán cà-phê vỉa hè làm ly nước cho mát. Chạy xe phía trước tôi là một cô gái còn rất trẻ, bận quần jeans áo thun (sát-nách) khoe dáng người thon thả, với mái tóc “thề” bay bay nhìn rất “bắt mắt”, nhìn cô có vẻ “tiểu thư con gái nhà giàu”.

Dĩ nhiên đàn ông ra đường thấy con gái trẻ đẹp ai mà chả ham nhìn (vì luật không cấm, mà “thuế” cũng không phải đóng) thì cứ nhìn “tới” đi chứ. Nhưng tôi cứ luôn dặn lòng: “Nhìn thì được nhưng mà ‘hy vọng’ thì đừng!”. Nào ngờ, thấy tôi nhìn nhìn “nàng tiểu thư” quay lại nở một nụ cười thật là tình tứ dễ thương, tôi vội cười đáp lễ, nhưng cứ nghĩ có khi mình... nằm mơ. Vì ai đời “giữa thanh thiên bạch nhật” này lại có một tiểu thư trẻ đẹp cười với cái thằng “kiết xác” là... tôi, cơ chứ?! Nhưng không ngờ cô nàng rà chiếc xe Honda (Dream) lại sát bên tôi và buông lời: “Ði chơi không anh?!”. Tôi nghe mà “chới với” thế là “tan tành” giấc mộng đẹp, vì dẫu biết khu này có nhiều bướm đêm hành nghề, nhưng tôi đâu có ngờ là trời còn sớm như thế mà đã có cô “xuống đường”. Tôi “ỡm ờ” hỏi cô gái trẻ đẹp về giá cả, có ta cho biết:

- Một “dù” là 200 ngàn, phòng ốc em lo!

Tôi làm bộ chê đắt, cô ta hỏi lại giọng chắc nịch: “Mà anh có định đi không?!” Tôi vội lắc đầu lấy lý do là trời còn sớm quá, tôi còn phải đi gặp... bạn. Cô gái vội quay đầu xe phóng ào đi một đoạn, rồi lại chạy chầm chậm tìm kiếm khách trên đường...

Nghe tôi kể chuyện bướm đêm giữa... ban ngày, một tay dân chơi cười ngất, hắn nói: “Tưởng gì, muốn tìm bướm đêm thì cứ ra khu vực Sở Thú, đoạn từ trước đài truyền hình ra tới cầu Thị Nghè, hoặc đoạn từ ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm giao với Nguyễn Văn Thủ tới khu bùng binh hướng ra cầu Văn Thánh thì bướm đêm... bay đầy!”

Về chuyện giá cả và “phương thức giao dịch” thì tay dân chơi này ỡm ờ:

- Cứ ra đó “khảo giá” thì biết!

Ðoạn đường mà tay dân chơi cho biết thì tôi cũng đã mấy lần “đụng hàng”. Ðó là lần tôi đưa một người bạn về, lúc quay về ngang Sở Thú, trời mưa tôi chạy chậm, lúc đó mới khoảng 9 giờ tối, một cô gái phấn son chạy xe tay ga hiệu Spacy rà sát xe tôi và hỏi tôi có muốn đi vui vẻ không? Tôi hỏi địa điểm thì cô ta cho biết khách sạn cũng gần đó.

Lần khác, trời đã khuya, đưa bạn về xong tôi chạy xe ngang khu vực bùng binh mà tay dân chơi kia kể, thấy ba, bốn cô gái đi xe tay ga loại đắt tiền, vóc dáng rất tiểu thư, chạy xe dàn hàng ngang trên đường, vừa chạy xe vừa cầm điện thoại “a-lô”. Nhìn dáng vẻ của họ, tôi chẳng chút nghi ngờ chỉ nghĩ thầm trong bụng: “Mấy người đẹp ở đâu mà đi chơi khuya quá trời!” Nào ngờ, tôi vừa nhìn họ một cái thế là một em đã nhanh chóng “tách hàng” xáp lại và hỏi một câu “quen tai”: “Ði chơi không anh?!”...

Về phương thức hoạt động của các cánh bướm đêm thì một tay dân chơi cho biết. Ngoài các em hoạt động tại các nhà hàng, vũ trường, hiện nay phương thức dùng xe đắt tiền di chuyển trên những đoạn đường nhất định để bắt khách là khá phổ biến. Cách này có “ưu điểm” là có thể chạy theo “con mồi” tuy không có nhu cầu tìm gái mua vui nhưng thấy có người đẹp đi xe “hạng sang” rủ đi chơi thì cũng dễ “xiêu lòng”, hoặc khi gặp công an thì có thể nhanh chóng “tan hàng”, hoặc thả xe tà tà trên đường như khách đi đường công an cũng khó mà “vịn”...

Tôi quyết định thử đi tìm hiểu một phen xem sao. Khoảng gần chín giờ tối, trời mưa lất phất tôi chạy xe Honda qua phía cầu Thạch Lộc (cây cầu giáp ranh quận Gò Vấp và quận 12). Mới tới bên đây cầu đã thấy mấy cô từ bên kia cầu nháo nhác phóng qua. Tôi nhìn ra phía xa, hình như có tín hiệu của xe công an đi tuần, nhưng chiếc xe không qua bên đây cầu nên sau đó các cô lại quay về “vị trí” cũ.

Ðây cũng là một phương thức hoạt động của giới giang hồ Sài Gòn, thường chọn vị trí giáp ranh giữa hai quận hoặc hai phường và khi có động tĩnh gì thì chạy qua lằn ranh phía bên kia. Thế là công an tuần tra của quận hoặc phường đành thôi vì họ chỉ đi tuần trong phạm vi của họ trừ khi có chiến dịch liên phường, hoặc liên quận mà chuyện này ít khi xảy ra... Về chuyện này một anh bạn Việt kiều cho biết, bên Mỹ khi cảnh sát rượt đuổi tội phạm mà xe tội phạm sắp vượt qua lằn ranh của tiểu bang thì cảnh sát sẽ điện báo trước cho cảnh sát của tiểu bang bên kia chờ sẵn khi xe tội phạm vượt qua “biên ải” thì đã có lực lượng “chào đón” và cuộc rượt đuổi như xi-nê lại bắt đầu...

Quay trở lại khu sân banh Ðạt Ðức, gặp một bướm đêm đứng đường tại đây, hỏi thăm cô ta ra giá là 200 ngàn đồng một “dù” tiền phòng cô ta bao, kiếm cớ để từ chối, tôi rủ cô ta đi “over-night” nhưng cô ta từ chối đi qua đêm mà chỉ chấp nhận đi “dù” nào tính tiền “dù” đó.

Ðang xớ rớ thì cô một cô gái trẻ đẹp đi ngang qua miệng cười cười, rồi bước sang phía bên kia đường. Tôi rà xe theo cô ta, hỏi chuyện “over-night” cô ta “hét” giá là 800 ngàn đồng. Tôi cố tình trả giá là 500 ngàn đồng mong cô ta từ chối để có cớ bỏ đi, nhưng cô ta đã nhanh chóng móc di động ra và gọi cho một ai đó, sau khi trò chuyện qua điện thoại một chút cô ta “OK” với giá 500 ngàn đồng.

Tôi vờ thắc mắc về cuộc điện thoại vừa rồi, cô ta cho biết là đã gọi cho chủ để “xin ý kiến” và đã được chủ chấp thuận. Tôi hỏi:

- Tưởng em là gái tự do chứ!

Cô ta lắc đầu, nói:

- Tụi gái bên kia đường mới là gái không có chủ, còn hàng “xịn” như tụi em phải có người “chăn dắt” chớ!

Tôi thận trọng liếc mắt nhìn quanh, thấy có hai gã gương mặt rất “cô hồn” đang ở phía sau một gốc cây gần đó đang chú ý quan sát cuộc “ngã giá” của tôi với cô gái trẻ. Tôi giả bộ xin phép cô gái về nhà cất xe Honda rồi sẽ đi Honda ôm quay trở lại (việc này cũng thường tình vì đa số dân đi chơi ai cũng phải lo “thủ thế” tài sản của mình).

Cô gái đòi tôi cho số phone để giữ liên lạc, sau khi “nhá máy” qua mobile của tôi để kiểm tra số thật, giả cô gái cho tôi biết cô tên là Thúy (không rõ tên thật hay tên giả).

Cô ta hỏi lại một lần nữa: “Có chắc là anh sẽ quay trở ra không?”

Tôi nói là “chắc” trừ khi về nhà bị... “vợ” làm khó dễ không cho... ra. Thúy bĩu môi, nói:

- Ðàn ông đi chơi có một chút mà cũng sợ vợ!

Tôi cười: “Vợ mà không sợ thì còn sợ cái gì nữa trời?!”

Thúy hối tôi đi lẹ lẹ rồi quay trở lại, còn “đe dọa” ra trễ Thúy đi khách với người khác ráng... chịu. Tôi ừ, ào cho qua chuyện rồi phóng xe đi. Tôi chạy ra khu bùng binh giao giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ðiện Biên Phủ để xem hoạt động của những bướm đêm tại khu vực này...

Không thấy “bướm” đi hàng đàn như mọi lần, tôi dừng xe bên vỉa hè đứng chờ, nhìn đồng hồ là gần 10 giờ 30 tối. Thúy liên tục “nhá máy”vô số di động của tôi để “hối”, cuối cùng tôi đành gọi lại cho Thúy với giọng “ăn năn, thành khẩn” tôi thú nhận là “mụ vợ già” không cho đi. Thúy “nguyền rủa” tôi là đồ “sợ vợ” và yêu cầu tôi là đừng bao giờ gọi cho Thúy nữa (hú hồn hú vía!). Thấy lác đác có những cánh bướm đêm chạy qua trên những chiếc xe tay ga, tôi rất muốn chụp những tấm hình họ đang “dụ” khách trên đường, nhưng nhìn quanh thấy nhiều gương mặt “cô hồn” lảng vảng tôi bỏ ý định này và quyết định chạy xe theo những cánh bướm đêm khi thuận tiện sẽ “ra tay” chụp hình.

Các cô gái chạy xe lòng vòng trên đường, mỗi khi gặp đèn đỏ thì họ quay xe trở lại chứ không chịu dừng như tôi tính toán. Một cô gái thấy tôi chạy xe chầm chậm trên đường thì tưởng là khách làng chơi nên vượt qua tôi một đoạn rồi dừng xe... chờ. Tôi rà xe lại, và lại “điệp khúc” cũ, giá “một dù”, qua đêm... Khi cô gái bỏ đi, tôi chạy vòng qua hướng cầu Thị Nghè. Bên kia cầu mấy người dân phòng đứng gác, bên này cầu các cô gái đứng đường bình thản “ngã giá” với khách, có lẽ việc ai người đó làm, quen rồi. Trong ánh đèn đường sau làn mưa nhạt nhòa bên cạnh những gương mặt phấn son chán chường là những cô gái trẻ, khá đẹp với gương mặt rất thanh tú...

Tôi quay trở lại đoạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa trước khi trở về nhà (đêm đã khá khuya, gần 12 giờ đêm). Ngay khu bùng binh tôi thấy năm, sáu cô gái tóc dài đi xe tay ga dàn hàng ngang và mấy tên thanh niên choai choai cũng trên xe Honda nhưng đứng trên vỉa hè, cả hai “toán” nhanh chóng thỏa thuận giá cả rồi cùng lên xe phóng đi, tôi tò mò chạy theo phía sau họ. Ðoàn xe Honda quẹo gấp vào một con đường nhỏ trên xa lộ, tôi quẹo theo, thấy cả hai nhóm cho xe chạy thẳng vào một “ Mini Hotel”...

Mấy ngày sau, gặp lại tay dân chơi kia, kể lại chuyến đi “khảo giá” chợ đêm của mình, tay kia cười ngất. Hắn cho biết, mấy lần hắn đã đi kiếm “bò lạc” và tới một “Mini Hotel” gần cầu Thị Nghè, tại đây dân chơi ra vô tấp nập như một... siêu thị (?!)và đặc biệt là giới bướm đêm vô đây em nào cũng đẹp như... các tiên sa (!).

Khi tôi thắc mắc tại sao có nhiều em là gái đứng đường mà lại rất đẹp không có vẻ gì là “hàng dạt”. Tên dân chơi “cảnh cáo” tôi bằng câu của dân chơi: “Hoa đẹp là hoa độc!”. Hắn đã từng gặp lại mấy cô gái đứng đường trước kia là gái hạng sang tại các vũ trường, nhưng bị giới dân chơi cho rớt vì nghe đồn là bị bệnh aids, nên bí đường các cô phải đi đứng đường. Nghe tay dân chơi nói không biết thiệt hư thế nào nhưng tôi cũng thấy rùng mình đúng là hoa đẹp là hoa có... gai, mà là “cầu gai” mới chết chứ.

Tay dân chơi cũng cảnh báo tôi đừng có thấy mấy em trẻ đẹp ra giá rẻ mà ham, đi theo em coi chừng... mất mạng (?!).Tôi lơ mơ hỏi lý do, hắn cười ngất: “Coi chừng sập bẫy mỹ nhân kế!”, nhiều băng cướp đường phố dùng gái đẹp để “điều” khách tới những nơi bọn chúng phục sẵn, thế là nhẹ thì tiền mất tật mang, nặng thì có thể... toi đời.

Hú hồn hú vía! Ðúng là nghề đi chơi đêm coi vậy mà cũng lắm chông gai...

SG, ngày 21 tháng 05 năm 2008.

Văn Lang
tranphuongdong
Posts: 524
Joined: Wed May 30, 2007 2:08 am
Contact:

Post by tranphuongdong »

Image

Tán gẫu trong quán cà phê
Tác giả: Lâm Chương



Vác đá. Đốn cây. Bửa củi. Gánh nước. Những công việc nặng nề như thế, lúc nào cũng có thể làm được, chỉ cần vận dụng bắp thịt và thêm một chút cố gắng là xong. Thế nhưng làm thơ viết văn thì khác. Nó không cần bắp thịt và cố gắng cũng không xong. Nói thế cũng hơi quá. Cố gắng cũng có thể xong, nhưng bài viết không đủ sức lôi cuốn, làm người đọc dễ buồn ngủ.

Tình cờ tôi đọc một quyển sách “dạy” làm thơ viết văn, khuyên những người cầm bút, dù muốn dù không cũng nên ngồi vào bàn viết ít nhất 2 giờ mỗi ngày. Viết bất cứ ý nghĩ gì trong đầu. Viết hoài, viết mãi sẽ có ngày làm nên tác phẩm. Một ý kiến hay. Làm văn thi sĩ cũng dễ thôi. Một hôm, tôi gặp ông bạn viết văn than phiền rằng cả năm không viết được chữ nào. Tôi mách cho ông tựa đề quyển sách mà tôi đã đọc. Tháng sau gặp lại, ông bảo theo lời chỉ dẫn ngồi vào bàn viết 2 giờ mỗi ngày, cũng viết ra chữ đấy nhưng toàn là những ý tưởng vụn vặt nhảm nhí chẳng ra làm sao cả. Vậy thì làm thơ viết văn đâu phải cố gắng là viết hay được. Tệ hại hơn nữa, khép mình theo thời biểu định sẵn, viết theo chỉ tiêu thì cái đầu càng đóng băng cứng ngắc. Khi cái đầu đã đóng băng, lại phải hoàn thành bài viết theo “đơn đặt hàng” thì bài viết ấy hoàn toàn vô vị, nhạt thếch. Cũng có nhiều trường hợp, người ta viết như một “thiên tài”, lúc nào và ở đâu cũng có thể viết được. Viết tràng giang đại hải, cuối cùng đọc lại thấy chẳng ra chi. Có tác phẩm đấy, nhưng toàn là rác rưởi. Vì không là “thiên tài” nên khi viết, tôi rặn từng chữ như người táo bón. Rặn mãi cũng ra được chữ, nhiều chữ làm thành một bài. Đắc ý, đưa vợ đọc thử. Vợ đọc như người bị mắc nghẹn. Vợ bảo, hành văn trúc trắc, chữ nghĩa đá sỏi khô khan. Đọc không suông, nuốt không vô. Vất! Viết văn làm thơ không dễ chút nào.

“Văn mình vợ người”. Ý nói văn mình hay, vợ người đẹp. Đó là cái bệnh chung của người cầm bút. Đem hết tâm sức còng lưng ngồi viết thì bài của mình không hay sao được? Văn ta là số 1, thơ ta hay nhất! Thỉnh thoảng có báo nào đăng bài của ta. Cầm tờ báo, ta đọc bài của ta trước nhất, dù trước khi gửi bài, ta đã đọc hàng trăm lần rồi. Bây giờ thấy nó nằm chình ình trên mặt báo, nghĩa là được chính thức ra mắt người đọc. Lấy tư cách là độc giả, ta đọc lại bài ta. Trời ơi, sao mà hay dữ vậy? Sau đó, đọc lướt qua những bài của tác giả khác. Cũng có vài bài khá đấy, nhưng bài ta vẫn là bài khá nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, ta là một tài năng lớn. Sở dĩ ta chưa nổi tiếng vì người đời chưa khám phá ra ta đấy thôi. Nếu có ai “góp ý” xuyên tạc bất lợi cho ta, chắc họ thấy ta có tài nên sinh lòng ghen tị muốn “ém tài” ta. Gặp người mới quen, họ chưa biết ta là nhà thơ kiêm nhà văn A, ta hỏi trên văn thi đàn ông thích những tác giả nào? Mục đích để dò xem họ đánh giá ta ra sao. Người quen nêu một lô những tác giả mà họ thích, trong đó không có tên ta. Ta hơi thất vọng về người mới quen. Hỏi thêm lần nữa, ông nghĩ thế nào về nhà thơ kiêm nhà văn A? Người quen bảo, ông này viết lảm nhảm chẳng ra chi. Vậy mà có vài tờ báo cũng đăng bài của ông ấy. Có lẽ ông ấy mướn đăng bài như các cơ sở thương mại mướn đăng quảng cáo. Ta xám mặt lãng đi nơi khác, thầm nghĩ thằng cha này trình độ hiểu biết thấp quá, chưa đủ tư cách nhận định về văn chương. Hơn nữa, nó ít đọc sách, làm sao theo kịp trào lưu tư tưởng mới của thế thế kỷ 21. Chỉ những ai uyên bác mới hiểu được ta thôi.

Cái bệnh “văn mình vợ người” coi bộ khó trị. Bởi nhìn ra cái tệ của ta là điều khó. Nếu có kẻ chỉ ra khuyết điểm của ta, lập tức ta phản kháng rằng thằng đó bới lông tìm vết. Phản kháng là ý thức tâm lý, nó luôn ứng chiến sẵn sàng đối đầu với bất cứ ai dám chạm đến ta. Nhưng một đôi khi trầm tĩnh, ta cũng thấy thằng đó nói có phần đúng. Chỉ đúng chút xíu thôi. Vậy ta phải sửa sai cho văn ta được hoàn hảo hơn. Bởi ta là người có tinh thần cầu tiến mà. Sửa sai nghĩa là tự đánh mình. Đánh ai cũng dễ, nhưng tự đánh mình là điều khó quá, mình cảm thấy đau quá. Thôi thì cứ để nguyên như thế. Coi như một nét văn phong độc đáo của riêng ta, để người đọc dễ phân biệt ta và người khác. Nếu không, sao gọi văn tức là người? Cuối cùng, ta vẫn là số 1. Độc Cô Cầu Bại đốt đuốc đi tìm cũng không ra kẻ tài danh nào đánh bại được ta.

Có một nhà văn (hình như Lâm Ngữ Đường, tôi không dám tin chắc nơi trí nhớ) bảo rằng, “tác giả tự khen tác phẩm mình thì cũng tệ như bà mẹ khen con mình”. So sánh nghe có vẻ mỉa mai châm biếm. Nhưng nếu ta không tự khen ta thì ai vào đây khen ta? Nỗi buồn thời đại lớn nhất của tác giả là khi in ra tác phẩm chẳng có ma nào thèm nói tới một lời. Tác phẩm bị chìm vào quên lãng một cách tội nghiệp. Vậy để gây sự chú ý, ta phải nhờ một bạn thân nào đó viết bài làm bộ phê bình, nhưng thật ra là ca tụng một cách kín đáo. Người viết bài phê bình có chút danh tiếng càng tốt. Do đó, nhiều khi người đọc thấy tác giả của bài phê bình là nhà văn X, hoặc thi sĩ Y. Phê bình đâu phải lãnh vực của mấy ông này, sao lại nhào vô đây khoác lác tùm lum? Dù cùng là nghề cầm bút, nhưng sáng tác và phê bình là hai bộ môn khác biệt. Sáng tác hay, chưa chắc đã biết cách phân tích phê bình. Phê bình giỏi, chưa chắc đã sáng tác được bài văn cho ra hồn.

Buồn cười hơn nữa, trong lãnh vực văn nghệ, thấy tên tác giả kèm theo học vị tiến sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tiến sĩ khoa học hay kinh tế thì biết chi về văn học? Ông chỉ nên đề tiến sĩ khi viết về chuyên ngành của ông thôi. Sang lãnh vực văn học mà vác theo cái bằng tiến sĩ là có ý muốn khoe khoang, hù thiên hạ. Cũng như thế, y khoa là ngành chuyên biệt, bác sĩ khi thích cũng có thể làm thơ, và khi đề tên tác giả xin đừng kèm theo hai chữ bác sĩ. Điều đó không có gì bảo đảm cho giá trị của bài thơ. Nhưng nếu ông viết về y khoa thì lại rất nên kèm theo học vị để người đọc tin rằng ông có đủ thẩm quyền nói về lãnh vực chuyên môn của mình. Tôi rất thích đọc những bài viết bàn về vấn đề môi trường của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, hoặc nói về sức khoẻ của bác sĩ Nguyễn Ý Đức, bác sĩ Trầ Mạnh Ngô và vân vân. Nhất là bác sĩ Nguyễn Ý Đức khi nói về tứ sát thủ âm thầm: mập, cao mỡ, cao máu, tiểu đường. Đề tài khô khan, nhưng qua ngòi bút hóm hỉnh của ông, thỉnh thoảng người đọc có thể nở một nụ cười. Ngay cách đặt tựa đề Tứ Sát Thủ Âm Thầm cũng nghe như có chút hơi hướm của giới giang hồ kiếm hiệp. Một lần duy nhất tôi gặp ông ngoài bãi đậu xe của hội trường cộng đồng người Việt Dallas. Khi biết ông là bác sĩ Nguyễn Ý Đức, và thấy ông đang vui, tôi hỏi người bị tiểu đường có thể làm thằng nhỏ bị ủ rủ buồn hiu. Vậy có thể dùng Viagra để nó lấy lại sức mạnh tinh thần vui tươi phấn khởi hơn không? Ông bảo, đúng thuốc rồi, Viagra ra đời là cứu tinh và vực dậy thằng nhỏ ủ rủ buồn hiu của mấy ông tiểu đường, hahaha!

“Văn hay chẳng luận đặt dài”. Câu này như một châm ngôn. Ngày còn trên ghế nhà trường, tôi sợ nhất là môn tập làm văn. Trong đầu không có bao nhiêu chữ nghĩa, nhưng phải nặn óc viết cho ra chữ, càng dài càng tốt. Tưởng sẽ được khen, nào ngờ cô giáo phê một câu độc địa: “nhiều lời ít ý”. Sau này ngẫm lại thấy đúng. Nhất là khi nhân loại đạt đến tốc độ phi thuyền, đời sống thôi thúc phải chạy đua từng giờ từng phút, không ai có thì giờ ngồi đọc những bài dài lê thê, nhưng nội dung tư tưởng nghèo nàn. Không thể dùng vài trang giấy chỉ để tả một đoá hoa. Mất thì giờ lắm. Người đọc chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Nói thế không phải tôi hoàn toàn phủ nhận những bài dài đầy tính nghệ thuật và ý nghĩa sâu xa. Những bậc phù thủ văn nghệ có tài biến hoá một Tôn Ngộ không thành trăm ngàn Tôn Ngộ Không mà vẫn lôi cuốn người đọc. Một tác giả viết được nhiều quyển sách, chưa chắc đã hay. Số lượng nhiều vẫn không có gì bảo đảm chất lượng cao. Viết văn trong thời buổi @ giống như sắc thuốc Bắc, ba chén nấu còn tám phân. Chỉ giữ lại phần cốt tủy mà thôi. Ngắt bỏ những chi tiết râu ria rườm rà không cần thiết cho bài viết cô đọng gọn gàng càng đỡ tốn thì giờ người đọc.

Đọc sách, nhiều khi thấy tác giả liệt kê đã in được vài chục quyển sách, và những tựa đề một số sách sắp in. Sắp in thì nói làm gì? Đôi khi chỉ là những dự định trong đầu, chắc gì sẽ viết xong? Mà viết xong, chắc gì in được? Có thấy mới tin! Tôi từng gặp nhiều người khoe rằng đang viết quyển sách dày cỡ vài trăm trang. Chờ mấy năm sau, vẫn không thấy mặt mũi quyển sách ra đời. Còn chuyện liệt kê sách đã in vài chục quyển ư? Số lượng thì nhiều thật đấy, nhưng văn chương đâu cần số lượng? Người ta chỉ cần phẩm. Viết văn làm thơ đâu phải bửa củi mà tính số lượng nhiều hay ít? Bửa được một đống củi, được khen là giỏi. Nhưng viết một đống sách, lựa hoài chẳng có quyển nào đáng đọc thì cũng xem như củi đốt lò mà thôi.

Hành văn tối nghĩa là một trong những bệnh bất trị của người cầm bút bất tài. Người đọc không hiểu nội dung bài viết là lỗi ở tác giả. Không thể nói người đọc không đủ trình độ lãnh hội, mà phải quy trách nhiệm về tác giả không có tài diễn đạt tư tưởng của mình một cách sáng sủa, hoặc thiếu khả năng trình bày một vấn đề cho thông suốt và dễ hiểu. “Cơn gió nhan nhác thổ ngơi quê nhà muối mặn điều tiết hơi thở ta phả vào ngực em khí hậu lá xanh nõn giây phút sinh thái của đá tảng đầu thai núi non và rừng cây đại thụ vỗ cánh ký ức hung hãn động huyệt mùi mẩn thân xác run cọ rời rợi đường cong mềm mại va chạm phế tích rùng mình ở phía chân trời duỗi rộng tiền kiếp hun hút phận người còn vang vọng mãi tiếng chuông câm.” Trời đất! Cái gì vậy? Thần chú hả? Dạ thưa, không phải. Tôi vừa trích dẫn một đoạn thơ xuôi. Chữ nghĩa thật là kinh khủng. Có ai hiểu ý tác giả muốn nói gì không? Nếu không hiểu, có phải tại người đọc không đủ trình độ lãnh hội, hay tại cách viết tối nghĩa? Riêng tôi, đọc qua một lần không hiểu. Đọc lại vài lần nữa với sự chú tâm đặc biệt, vẫn không hiểu. Vô nghĩa và răc rối khó khăn như một bài thần chú. Thần chú là ngôn ngữ của thần linh, người phàm không thể hiểu. Tác giả sáng tác đoạn thơ trên trong cơn đồng thiếp. Kẻ phàm phu đọc đi đọc lại hoài, nếu không “ngộ”, ắt bị tẩu hoả nhập ma.

Lại nói đến hành văn rắc rối, chữ nghĩa khó khăn. Xưa nay tôi vẫn thầm ngưỡng mộ những người làm thơ viết văn. Chữ nghĩa đầy bụng, họ là bậc thầy của ngôn ngữ. Trong một bài chỉ ngần ấy chữ, nhưng họ khéo léo sắp xếp đúng vị trí ngôn từ làm thành bài thơ hay, đọc lên nghe truyền cảm lạ lùng. Ngược lại cũng có những người nhân danh đổi mới cấu trúc, làm mới ngôn từ, họ không đi theo “đường xưa lối cũ” nữa. Họ chủ trương khai phá những vùng đất âm u chưa có người đặt chân đến bao giờ. Vậy thì tốt thôi. Nhưng hãy coi chừng, phía trước có nhiều hầm chông gai lửa lắm đấy. Can đảm cầm súng xông pha ngoài trận mạc, người ta gọi là anh hùng. Nhưng can đảm cầm súng đi phá phách xóm làng, người ta lại gọi là quân bất lương. Lòng can đảm thể hiện không đúng chỗ, tác hại còn lớn hơn kẻ nhát gan. Các ngài vác dao đi khai phá thì cứ đi. Xin đừng chê bai những người theo “đường xưa lối cũ”. Cái gì là “hậu hiện đại” chứ? Tôi có đọc những bài lý thuyết về “hậu hiện đại”, nhưng thật tình không hiểu các ngài muốn nói cái gì? Đừng bảo rằng tôi không đủ trình độ lãnh hội nhé. Trình bày một vấn đề mà người đọc không hiểu là lỗi của các ngài. Người đời xưa hay sợ thần linh. Tất cả những gì không hiểu, không giải thích được đều phảng phất nhang khói thần linh. Ngày nay đừng hù nhau theo kiểu đó nữa. Đổi mới cách hành văn, làm mới ngôn từ ư? “Anh chàng mây nào kia nhỉ? Sao lại xuất hiện vào lúc này? Trời oản lưng gánh đá. Rét bắt đầu ngun ngoe. Thi vị gì chứ cho việc rong chơi? Đã không hào hứng với mình mà còn gây trở ngại cho người khác. Tốt nhất là chui vào chăn đánh một một giấc thật đẫy. Bạn bè anh ta ngủ hết cả. Mình? Đang thèm đóng đôi mắt đã bắt đầu trông một thành hai này rồi. Giá không màn bi kịch sắp diễn, mình cũng xếp tóc thả gồng bắp gỗ sượng trơ mặc trời đất gừ gào sương muối.” Lại cái gì nữa đây? Lại cũng xin thưa rằng, đây là đoạn trích dẫn mở đầu một bài viết thể hiện sự đổi mới ngôn từ. Mới đọc chừng ấy thôi, tôi cũng nổi hứng muốn làm thơ, và thấy rằng làm thơ theo kiểu đổi mới ngôn từ cũng dễ thôi:

Hiểu gì? Có hiểu gì không?

Ngun ngoe gánh đá. Oản lưng gừ gào

Hiểu gì? Không hiểu gì sao?

Thả gồng bắp gỗ chui vào chăn mây

Sau khi làm 4 câu thơ “bí hiểm”, tôi chợt nhớ đến nhà thơ Bùi Giáng. Ông điên, và vì thế thơ ông cũng khó hiểu đối với một người bình thường. Ông xứng đáng đại diện cho “trường phái thơ bí hiểm” đang thịnh hành thời “hậu hiện đại”. Nhiều người bắt chước ông làm thơ điên, nhưng tất cả đều thất bại. Dù cuộc đời có quá nhiều lọc lừa dối trá, nhưng người đời lại không thích kẻ giả danh. Ông Bùi Giáng điên có căn bản, nghĩa là điên thật tình. Kẻ nào giả điên, họ đang đóng kịch giữa cuộc đời. Có lúc màn kịch phải ngừng lại cho diễn viên nghỉ mệt. Họ hiện nguyên hình là người không điên. Không điên mà muốn làm thơ điên, khó lắm.

Trong “Ngàn Thu Rớt Hột”, nhiều bài thơ làm tôi như đi lạc vào vào cơn điên mê mộng ảo. Trích dẫn một bài:

Lạc về đầu rú khe truông

vốc năm ngón nhỏ gieo buồn rã riêng

Tuổi xanh nhiếp dẫn sai miền

đổ xiêu phấn bướm phi tuyền vọng âm

Tuần trăng quẩy gánh đau ngầm

Cõi bờ phôi dựng gió nhầm tin hoa

Em về rắc cỏ tháng ba

xuống trang hồng hạnh tin già in rêu

Bùi Giáng


Chữ nghĩa nhẹ nhàng êm ái, có sức truyền cảm thẩm thấu sâu tận lòng người. Nhưng bảo giải thích ý thơ liền lạc thì không thể nào. Bởi thế người ta mới cho rằng yếu tính của thơ là truyền cảm. Hay nói cách khác, truyền cảm là yếu tính quan trọng nhất của một bài thơ. Nhiều người mê thơ Bùi Giáng, hết lời ca tụng. Hơi thơ phảng phất một điệu buồn xa xăm huyển mộng không có thực ở cõi đời này. Vì là thơ điên vô nghĩa, nên bạn đọc cũng có thể chơi trò “xóc chữ” đảo lộn những chữ trong câu, làm thành bài thơ khác. Hai bài thơ chơi “xóc chữ” thơ Bùi Giáng sau đây, tôi trích dẫn trong nguyệt san Hương Xưa, xuất bản vào tháng 7 & 8, năm 2002, tại Na Uy:

1.

Khe về rú lạc đầu truông

Gieo năm ngón nhỏ vóc buồn rã riêng

Dẫn xanh sai nhiếp tuổi miền

bướm xiêu phấn đổ vọng tuyền phi âm

Gánh đau quẩy xuống trăng ngầm

bờ phôi tin gió dựng nhầm cõi hoa

Cỏ em về rắc tháng ba

hồng in tin hạnh trăng già xuống rêu

2.

Rú đầu khe lạc về truông

vốc năm ngón rã gieo buồn nhỏ riêng

Nhiếp sai dẫn tuổi xanh miền

phấn xiêu phi bướm vọng tuyền đổ âm

Trăng đau tuần quẩy gánh ngầm

dựng bờ tin gió cõi nhầm phôi hoa

Rắc em về cỏ tháng ba

xuống in trang hạnh hồng già tin rêu


Sau khi “xóc chữ” bài thơ của Bùi Giáng, ta có được 2 bài thơ khác. Từ đây ta không cần làm thơ nữa. Ta mượn thơ Bùi Giáng và “xóc chữ” làm thành thơ ta. Nổi danh thi sĩ mấy hồi. Nếu không nói trước, người đọc dễ lầm 2 bài “xóc chữ” trên là thơ Bùi Giáng. Hay ít ra cũng mang âm hưởng Bùi Giáng. Êm đềm truyền cảm, nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Bùi Giáng là bậc thầy về ngôn từ lạ và là phù thủy của thơ.

Về Bùi Giáng, tôi nghe kể một giai thoại rất lý thú trong thời gian lúc điên lúc tỉnh của ông. Ông có nuôi con khỉ nhỏ. Đi đâu ông cũng để nó ngồi trên vai. Một hôm, vào quán ăn, ông để khỉ trên bàn. Ông cầm đủa, khỉ nhỏ bốc bằng tay. Cả hai cùng ăn chung. Có người khách thấy lạ, hỏi sao lại để người và khỉ cùng ăn chung như thế? Bùi Giáng nói, chúng sinh bình đẳng! Chỉ một câu trả lời đơn giản, ông đã nói lên được cái thuyết uyên áo thâm trầm sâu xa của nhà Phật. Ai bảo rằng ông điên? Ai bảo rằng ông tỉnh? Bao giờ ông cũng là người khó hiểu như chính thơ ông. Có lẽ, cõi trần gian đối với ông chỉ là chốn rong chơi của một vì tiên mắc đoạ lỡ sa chân vào vòng sinh tử.

Nói tới cái điên Bùi Giáng, lại nhớ thêm một người điên cầm bút nữa, Nguiễn Ngu Í. Ông chủ trương không dùng chữ “Y” trong chữ Việt. Ông thể hiện điều ấy ngay cách viết tên ông, và trong tất cả bài của ông trên báo. Ông có bệnh, mỗi năm ông phải vào dưỡng trí viện Biên Hoà vài tháng. Phần lớn những bài của ông trên báo Bách Khoa được hoàn thành trong thời gian này. Ông là một bệnh nhân hay phạm nội quy, hay trốn viện về Sài Gòn rong chơi, vài bữa thấy chán lại tự động về nhập viện. Ông điên mà vui hết biết, lúc nào miệng cũng nở nụ cười rất tươi. Ông Nguyễn Văn Xung là bạn của ông Nguiễn Ngu Í. Tôi thường thấy hai ông nói chuyện rất tâm đắc. Có lần Nguiễn Ngu Í vừa về từ dưỡng trí viện Biên Hoà, ghé lại nhà Nguyễn Văn Xung. Ông Xung hỏi, trốn đi chơi hay được cấp giấy xuất viện? Nguiễn Ngu Í cười ha hả, được xuất viện và có giấy bác sĩ chứng nhận tôi là người không điên. Còn ông? Ông có giấy bác sĩ chứng nhận là người không điên không? Ông Xung nói, tôi bình thường, cần gì phải có giấy đó? Nguiễn Ngu Í lại cười lớn, không có giấy chứng nhận của bác sĩ, vậy thì không có gì bảo đảm rằng ông không điên. Nói xong, ông móc túi đưa ra tờ chứng nhận của bác sĩ. Ông nói, thiên hạ đều điên hết, chỉ Nguiễn Ngu Í này là tỉnh thôi!

Phần trên có nói tới “đơn đặt hàng”, không thể không nói đến báo Xuân. Trời đang tiết mùa Đông, các ông chủ báo gọi bài giục giã viết về Tết và mùa Xuân năm sau. Báo chí phải chuẩn bị trước bài vở, chứ nếu để tới nơi thì trở tay sao kịp? Những tay viết báo nhà nghề đang nhìn mùa Đông ảm đạm, cây cối trơ cành rét mướt, nhưng họ có thể viết về mùa Xuân chan hoà nắng ấm và cây lá xanh tươi. Viết một cách sống động y như người người đang hớn hở trước mặt. Thông thường làm 3 số báo: Tất Niên, Xuân và Tân Niên. Xuân là số quan trọng nhất, tuyển chọn những bài chủ lực. Ngày đầu năm, độc giả trịnh trọng mở tờ báo Xuân ra coi. Hình ảnh vui tươi, nội dung bài viết rộn ràng đầy sức sống như trẫy hội trên đường phố. Buồn cười nhất là những bài về “Đầu Năm Đi Xông Đất” ông Thần này, ông Thánh kia. Toàn là láo cả. Tết và Xuân nào vậy? Xuân năm ngoái hay năm nay? Nhưng độc giả phần đông dễ tính, miễn sao có chữ Xuân và Tết là vui rồi. Qua Tết, liệng bỏ. Giữ lại làm gì nhữngh bài viết láo. Chẳng trách người ta hay bảo, nhà báo nói láo ăn tiền!

Trước năm 1975, tôi có ông bạn chuyên viết truyện dài cho các nhật báo. Ông đảm trách viết một lúc 3 cái truyện dài. Không bao giờ ông viết trước. Buổi sáng, ông làm trong tòa soạn về kỹ thuật và sắp xếp bài vở tin tức. 2 giờ chiều xong việc, ông xách xe đi nhậu với bạn bè. Thường là nhậu đến 8 giờ tối, đôi khi cuộc vui kéo dài đến 12 giờ khuya. Tàn tiệc, trong hơi men chếnh choáng, ông về nhà ngủ đến khi đồng hồ báo thức là 4 giờ sáng. Ông nhỏm dậy, đi rửa sơ cái mặt cho tỉnh người. Sau đó, ông ngồi vào bàn viết. Viết một mạch đến 8 giờ sáng là vừa đủ số trang tiếp theo của 3 cái truyện dài. Mỗi ngày, ông làm việc đều đặn theo thời biểu như một cái máy. Tôi thắc mắc, làm sao một lúc có thể hoàn thành phần tiếp theo đúng số chữ, số cột báo cuả 3 cái truyện dài với 3 đề tài khác biệt? Ông nói, viết mãi thành thói quen. Tôi lại thắc mắc, nếu không cảm hứng thì làm sao viết được? Ông cười, đâu cần phải hứng. Có sức mạnh của đồng tiền thúc đẩy thì làm việc gì cũng xong. Tôi lại hỏi, ông có viết theo dàn bài định sẵn trong đầu không? Ông bảo, nghĩ tới đâu viết tới đó, chẳng dàn bài gì cả. Khi nào thấy cái truyện dài vừa đủ in một quyển sách thì tìm cách chấm dứt. Tóm lại, ông viết thật dễ dàng, nhưng giá trị văn học còn phải coi lại. Và ông cũng đâu cần gì giá trị văn học. Đối với ông, cầm bút như cầm chiếc cần câu cơm. Càng câu được nhiều cơm, đời càng thoải mái. Nguyễn Du thắc mắc “không biết ba trăm năm sau, người trong thiên hạ có còn ai khóc Tố Như?” Bạn tôi không hề nghĩ xa như thế. Ông chỉ cần hiện tại mà thôi. Sau khi mất rồi, dù ai khóc lóc, binh phẩm khen chê, nhớ hay không nhớ cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho nắm xương tàn trong lòng đất. Đời người như chim bay mất dấu. Vì vậy, khi ông bỏ đời mà đi cũng không để lại một tác phẩm nào cho thế gian.

Nhân đây, thuật lại một chuyện vui vui trong làng báo. Chuyện vui vui này, tôi cũng đọc trên báo, chứ bản thân không hề quen với nhà văn Lê Xuyên. Khi Lê Xuyên đang viết truyện dài Chú Tư Cầu. Độc giả thích thú theo dõi tình tiết diễn biến câu chuyện mỗi ngày. Chuyện hấp dẫn đến mức trong quán cà phê người ta cũng bàn tán, đoán già đoán non tình huống sắp xảy ra của một cặp tình nam nữ nhà quê. Chẳng biết cái gã nông dân quê mùa chất phác có “làm thịt” được con nhỏ kia không? Lê Xuyên cũng ra ngồi quán cà phê, lắng nghe người ta bàn tán về cái truyện của mình. Nếu người ta tiên đoán tình huống sắp tới sẽ xảy ra thế này, thì ông sẽ lái câu chuyện sang hướng khác. Cứ thế, ông gây cho độc giả nhiều lý thú bất ngờ. Ông lại có tài viết đối thoại. Hai người nói qua nói lại một cách rất ỡm ờ, có lúc tưởng xáp lại gần làm cái chuyện truyền giống tự nhiên của loài người. Nhưng không, họ cảm thấy bẽn lẽn, và tiếp tục ỡm ờ nữa. Ông kéo dài cuộc đối thoại đến mấy chục trang. Vào thời Lê Xuyên, viết truyện dài cho nhật báo, tính dòng ăn tiền. Càng viết đối thoại, càng xuống dòng nhiều. Có khi mỗi dòng chỉ vài chữ. Và dĩ nhiên, nhiều dòng thì nhiều tiền.

Lê Xuyên cũng mất rồi. Vài tờ báo hải ngoại đăng lại bài của ông như một niềm… hoài cổ, chứ không phải vì giá trịc tác phẩm.

Lâm Chương
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ngày ấy... Sáng Tạo

Tác giả: Trần Thanh Hiệp


Măt trời moc
Mặt trời mọc
Rưng rưng mùa hoa gạo
Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Thì hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao
Ðể nhìn các anh như vừa gặp buổi hôm nào
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo
Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo

(Quách Thoại)

Nửa thế kỷ không lâu hơn một nỗi buồn tứ thơ mộc mạc này của một bài thơ cũ bất chợt hiện lên trong trí nhớ tôi khi mấy ngón tay tôi đập xuống bàn gõ để nói về đất nước, về thân phận con người của một thời đã qua. Ðể viết về tờ báo Sáng Tạo mà dăm ba anh em bạn chúng tôi tình cờ quen biết nhau, cho ra đời ở miền Nam Việt Nam vào giữa những năm 1950, tôi thấy khó giữ được sự thản nhiên của một người kể chuyện cũ. Tôi tự cảm thấy tôi là một người sống sót, trên đường trở về từ nỗi buồn của mình...

Image
Hình Đám Cưới (04-07-1964)Từ Trái qua Phải
Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn, nhà văn Mai Thảo, họa sĩ Thái Tuấn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và chị Cao Mai Hoa (cô dâu & chú rể) , nhà văn Nguyễn Sỹ Tế, họa sĩ Ngọc Dũng, nhà văn Trần Thanh Hiệp


Mặt trời mọc...
mặt trời mọc...
rưng rưng mùa hoa gạo
Tại sao có Sáng Tạo? Và Sáng tạo là gì? Nó ở đâu ra? Những câu hỏi này đã được nêu lên nhiều lần và đã được nhiều người trả lời theo nhiều cách. Những gì đọc thấy dưới đây về Sáng Tạo không phải là những trang hồi ký phơi lòng mình trên kè đá của một người trong cuộc. Tôi muốn ghi lại những tiếng vọng của quá khứ như một cuộc đối thoại giữa những người trong cuộc với những người ngoài cuộc, giữa các thế hệ của một nước Việt Nam ở vào thời điểm cuối thế kỷ XX, lãnh thổ quốc gia thêm một lần nữa phải chia đôi vì cuộc tranh chấp đẫm máu giữa hai ý thức hệ ngoại lai mà tờ báo Sáng Tạo là một trong nhiều mảnh gương phản chiếu.

Thanh Tâm Tuyền, ngòi bút cột trụ của tờ báo này, năm 1998, đã nói về thời kỳ thai nghén của Sáng Tạo, mở đường cho việc lập cho nó một tờ tông chi:

“Khu lều bạt Thăng Long nơi tạm trú của Sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố, trên đất Khám Lớn Sài Gòn cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Ðại Học Xá Minh Mạng, dù công trình xây cất chưa hoàn tất. Ðặc san Lửa Việt của Hội Sinh Viên Ðại Học Hà Nội [HSVÐHHN], do anh Trần Thanh Hiệp làm Chủ nhiệm, anh Nguyễn Sĩ Tế làm Chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng cũng ngưng xuất bản.


Bấy giờ là năm 1955. Di cư đã đến hồi vãn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng 10 năm trước. Sài Gòn vẫn còn xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.


Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sĩ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - đồng ý cần có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công việc chung.


Trong khi chờ anh Hiệp tìm kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Hòa Bình của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo vì rảnh thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc.


Nhờ trang báo này mà tôi gặp thêm bạn (...)


Mai Thảo gửi đến chúng tôi Ðêm Giã Từ Hà Nội
Tôi nhận được một bao thư dày cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.


Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:


Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hà Nội ở dưới ấy (...).”

Tiếp nối đặc san Lửa Việt là tờ tuần báo Người Việt mà nội dung thiên về văn nghệ hơn chính trị. Chính tờ Người Việt đã giới thiệu nhà thơ Nguyên Sa, người đã mang tới cho Sài Gòn chút hương vị Paris và tăng viện cho hai nhà thơ tự do Thanh Tâm Tuyền và Quách Thoại.

Cũng trên Người Việt, Quách Thoại, qua một bài thơ tự nhiên như cuộc đời, đã gõ ba tiếng mở màn và nói những câu đầu trò cho kịch bản Sáng Tạo sau này:


Tôi đổ lệ khóc đêm nay
Nào các anh có biết
Khi tôi đọc những bài văn anh, bài thơ anh thắm thiết
Những mối tình yêu đời bất diệt
của lòng anh, của hồn anh trinh khiết
hiện nguyên hình trên chữ mực vừa in.
Tư tưởng -- giòng câu -- chứa đựng vạn niềm tin
Bao tâm huyết đổ dồn trên ý nghĩ
Thơm tho thay những ý tình tế nhị
Nói không cùng những cảm động ẩn trong lời
Tôi biết các anh những kẻ đã khóc cười
Là những kẻ còn tin yêu vững sống
Còn sáng tạo các anh hãy còn sáng tạo
Mặt trời mọc!
Mặt trời mọc!
Rưng rưng mùa hoa gạo
Lỡ một mai tôi chết trần truồng không cơm áo
Thì hồn tôi xin phảng phất chốn trăng sao
Ðể nhìn các anh như vừa gặp buổi hôm nào
Và trong câu chuyện tôi sẽ cười nhắc bảo:
Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo.


Cuối năm 2001, Nguyễn Sỹ Tế, bộ óc suy nghĩ của Sáng Tạo, ở hải ngoại, trên nguyệt san Khởi Hành, đã nhìn lại Sáng Tạo với cái nhìn của sử gia về văn học.



“Tạp chí Sáng Tạo là một diễn đàn văn học và nghệ thuật, đã ra đời và hoạt đông tại miền Nam Việt Nam trong một bối cảnh chính trị và văn hóa đặc biêt. (...) Cuộc di cư năm 1954, một cuộc di cư ào ạt, vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc so cả với thời kỳ Lê (Trịnh) Nguyễn phân tranh cốt yếu là một cuộc chọn lựa chính trị, chọn lựa chế độ cai trị giữa guồng máy Cộng Sản và guồng máy Quốc Gia. Cuộc di cư lớn lao từ Bắc vào Nam đó có điều đáng ghi nhận là nó bao gồm đủ mọi thành phần quốc dân từ nông thôn qua thị thành, từ bình ngyên lên cao nguyên, nào quân nhân, công chức, nào văn nghệ sĩ, giáo chức, học sinh-sinh viên... thôi thì sĩ–nông-công- thương đủ cả. Nguyễn Ðăng Quý, sau này là chủ nhiệm Mai Thảo của Tạp chí Sáng Tạo, ở trong làn sóng di cư này với tư thế là một người trẻ không có trường để học, một công tử lang thang hết chỗ để ngao du, một nhà văn vào nghề không có nơi dụng võ. (...) Tạp chí Sáng Tạo đã bắt nguồn từ biến thiên lịch sử nói trên, nhất là cuộc di cư của anh em sinh viên Hà Nội. (...) năm 1956 (...) sau cuộc triển lãm của Duy Thanh và Ngọc Dũng, với sự giúp đỡ tận tình của nhiều nhân vật các giới, tờ nguyệt san Sáng Tạo của Mai Thảo ra đời...”.

Sự ra đời này xuất hiện như những ánh nắng đầu tiên của mặt trời, đột ngột nhưng, trong rung cảm của Quách Thoại, rất hiền lành chỉ đủ làm cho “hoa gạo rưng rưng”.

Sáng Tạo, các anh là ai ? hay Giữa đất trời nhau...

Mười lăm năm sau khi tờ Sáng Tạo được khai sinh và tám năm sau khi nó chết, Mai Thảo làm bản tổng kết, nhân dịp giới thiệu một số Truyện đã đăng trên Sáng Tạo được xuất bản.

“Tạp chí Sáng Tạo nếu được nhắc lại ở đây cũng chỉ là môt chặng đường nhỏ của đường dài và hành trình lớn. Tờ báo cũ ấy chỉ muốn như vậy. Tự nhận cho nó như vậy”.

Nhưng đi ngược dòng thời gian, dừng lại thời điểm cuối những năm 1950 thì lại có thể có cách tính sổ khác, cách của Thanh Tâm Tuyền trong bài thơ Trưởng thành đăng trên Sáng Tạo.

Anh biết vì sao cộng sản thủ tiêu Khái Hưng

Mỗi lần hoàng hôn tôi bước cùng đám đông
lòng khẩn cầu cách mạng

anh biết vì sao cộng sản thủ tiêu Phan Văn Hùm

mỗi lần hoàng hôn tôi chạm mặt từng người
có phải chúng ta đang sửa sọan

anh biết vì sao cộng sản thủ tiêu Tạ Thu Thâu

mỗi lần hoàng hôn tôi cố thở cho nhiều
các anh nhớ tôi còn sống
quờ quạng tay dan díu
cách mạng nổ trong sự nín thinh

anh biết vì sao cộng sản thủ tiêu
vì sao cộng sản thủ tiêu
vì sao cộng sản thủ tiêu

Mỗi lần hoàng hôn tôi chỉ là người văn nghệ bé nhỏ
hoặc tôi câm mồm hoặc tôi thét la

mặc chúng dụ dỗ mặc chúng dọa nạt
chúng sợ cách mạng vô cùng

cộng sản thủ tiêu Hưng Hùm Thâu

mỗi lần hoàng hôn chúng tôi tìm gặp nhau
những người văn nghệ yếu đuối
mê cách mạng năng lực tựa thiên thần
tôi còn Trọng Lang ba lẩn cộng sản giết hụt
tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
tôi còn Duy Thanh mầu mai nghẹt thở
tôi còn Thanh Hiệp đau khổ bằng ông cụ già
một ông cụ già bất mãn và khó tính
tôi còn Quốc Sỹ sạch và trong hơn ngọn suối
của những chuyện thần tiên
tôi còn Sỹ Tế bén nhậy điềm tĩnh như cuộc đấu tranh
ngày mai qua bao nhiêu hình ảnh

mỗi lần hoàng hôn tôi đốt người tôi tới trước
và các bạn tôi
nghĩa là điệp điệp trùng trùng
có ngã xuống còn kịp nói với nhau
chúng mình chết tự do quá chừng


Nguồn rung cảm Sáng Tạo với một cường độ cao của những con người họp mặt trong không khí “buổi chiều lớn” chờ đợi “ngày mai ca hát”.


“Các anh Cộng hòa đã chiến đấu cho Tây Ban Nha
xứ sở Lope de Vega Garcia Lorca
một Breton tình điên còn nức nở
mà Hy vọng Malraux còn thổn thức
và mãi Ernest còn tiếc thương...”
Tiếng thơ Thanh Tâm Tuyền vang lên như âm mẫu của nguồn rung cảm này. Tự do gắn liền với Cách mạng và Cách mạng là để khai sinh ra Tự do, không phải để làm công cụ cho bạo lực độc tài. Thời sự đã mang lại cho Sáng Tạo cơ hội ra quân. Ba ngòi bút xung phong của Sáng Tạo, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Thanh Tâm Tuyền đồng loạt lên án cuộc thảm sát năm 1956 ở Budapest khi dân chúng Hung Gia Lợi nổi dậy đòi tự do. Hơi thở của Thanh Tâm Tuyền hừng hực “Chúng tôi nhúng ngòi vào máu, những giới thuyết thoát ra ngoài địa hạt siêu hình, thế nào là dân tộc thế nào là cách mạng....”, “Hãy cho tôi khóc bằng mắt em, những cuộc tình duyên Budapest”.

Có một Nhóm Sáng Tạo không ?

Trong bài Nhìn lại Tạp chí Sáng Tạo đăng trên tờ Khởi Hành số 61 tháng 11-2001, Nguyễn Sĩ Tế có viết rằng “(...) trong lãnh vực văn chương và nghệ thuật, chúng tôi vẫn hằng theo dõi trào lưu tiến hóa của Văn học Tây phương sau cuộc Thế giới chiến tranh, lại nhận thấy cái lỗi thời, yếu kém, trì trệ của văn học nước nhà lúc đó (trong Nam cũng như ngoài Bắc) cho nên chúng tôi muốn thổi một làn gió mới vào văn đàn miền Nam để đóng góp một phần nào vào cuộc đấu tranh chính trị và ý thức hệ của toàn dân trong lẽ sống còn của quốc gia. Có thể nói chủ trương của Sáng Tạo là dùng phương tiện văn chương và nghệ thuật tranh đấu cho tự do, thúc đẩy sự đổi mới, dung nạp những dị biệt cá tính trong một nền văn hóa phong phú và cởi mở hơn...”

Doãn Quốc Sỹ để cho ra mắt toàn bộ tác phẩm của mình được nhà xuất bản Văn Hóa ở Houston ấn hành cũng giúp làm hiểu thêm sự ra đời của Sáng Tạo. “Khi thấy tác phẩm của mình - truyện SỢ LỬA - được in trên báo tôi thấy lòng hứng khởi tràn trề. Thế là như lửa gặp gió tôi tiếp tục viết rồi đứng tên chủ nhiệm tờ báo lấy tên là Người Việt. Kế đó gặp Mai Thảo, cả bọn xúm lại chủ trương nguyệt san Sáng Tạo. Tới đây là tôi hoàn toàn đi vào định mệnh của kẻ mang nghiệp cầm bút. Cứ thế là viết... viết... viết rất nhiều bên cạnh nghề cầm phấn của nghiệp nhà giáo...”
Image
Hình chụp sau 1975, từ Trái qua Phải
Nhà văn Phạm Kiều Tùng, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, họa sĩ Thái Tuấn
Mọi người thường gọi anh em chúng tôi Nhóm Sáng Tạo. Nếu hay hội họp với nhau, lúc nhiều lúc ít mà là Nhóm thì cũng có thể nói rằng có Nhóm Sáng Tạo. Nhưng bên trong chúng tôi thì thật ra không có Nhóm ấy. Và nhất là Sáng Tạo không phải là một văn đoàn. Chúng tôi không thành nhóm, không thành văn đoàn chỉ vì tôn trọng sự tự do của nhau... Nguyễn Sỹ Tế kể lại rằng có lúc dân Sài Gòn đã vui đùa mà nói đến chơi nhà Sáng Tạo chỉ thấy bốn năm ông nhà văn mỗi ông ngồi một xó trước cái bàn thờ tổ sư riêng. Tạp chí Sáng Tạo không hề có chức chủ bút và tổng thư ký tòa soạn đích danh... Nhưng sự gắn bó giữa những người bạn với nhau thì lại rất chặt chẽ. Mai Thảo trong thơ của anh gọi hiện tượng này là “giữa đất trời nhau”. Giữa thập niên 80, Thái Tuấn từ trong nước sang định cư ở Pháp, mang theo một bài thơ Thanh Tâm Tuyền mới ở trại cải tạo về, làm để gửi cho anh em Sáng Tạo thất tán khắp nơi, bài thơ tựa đề là “Xuân tứ”:


Cỏ hoa thầm thì hát
Ngoài vườn trăng đêm nay
Xuân ngàn mùa vẫn một
Hương sắc không hề phai
Sự trôi chảy mãi thật
Tình đơn sơ còn đây
Ôi nỗi niềm bát ngát
Thủy chung chẳng vơi đầy



Cần sống để nói lên sự thật
Cách đây cũng đã lâu, Nguyễn Tà Cúc, tác giả của bài “Sáng Tạo mùa thay đổi ấy” đăng trên cùng số Khởi Hành có đăng bài của Nguyễn Sỹ Tế, lần đầu tiên tôi gặp cùng với Viên Linh, có bảo tôi rằng tôi cần nói lên nhiều sự thật [tôi hiểu là về Sáng Tạo]. Vào dịp đó tôi đang cùng Nguyễn Sỹ Tế và Ðỗ Ngọc Yến tổ chức những cuộc hội thảo về Sáng Tạo. Công việc đang làm dở dang thì Ðỗ Ngọc Yến phải vào nhà thương. Từ lúc ấy đến nay gần mười năm đã qua mà cuốn sách tôi định viết về tờ Sáng Tạo vẫn còn bỏ dở. Trong khi đó thì tiếp theo Mai Thảo, thêm ba người nữa đã ra đi là Nguyễn Sỹ Tế, Ðỗ Ngọc Yến và Thanh Tâm Tuyền. Tôi xin mượn - để nói lên một phần của sự thật - lời kết luận mà Nguyễn Sỹ Tế yêu cầu tôi đặt vào phần kết thúc cuốn sách ấy khi nó hoàn tất.



“Mọi sự đều đã đổi thay. Những xúc động của ngày hôm qua không còn là những xúc động của ngày hôm nay. Giá của không gian, thời gian, thời thế và thân thế. Sự ngăn cản và vướng mắc muôn đời của con người nằm ngay trong cái rào cản của ngôn từ - le barrage du discours - Nhưng vẫn có một lớp cấn đọng nào đó của lịch sử nơi từng dân tộc và từng con người để chúng ta cùng suy ngẫm. Tôi nghĩ lớp phù sa của tạp chí Sáng Tạo đã mang lại cho dòng sông văn học Việt Nam là sự đổi mới trong tự do và sáng tạo”.



Paris, Viết để tưởng niệm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
Trần Thanh Hiệp

Image

Từ trái sang phải : Doản Quốc Sĩ, Tô Thùy Yên và Trần Thanh Hiệp

Image

Hình chụp sau 1990, tại Mỹ,từ Trái qua Phải
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhạc sĩ Cung Tiến, nhà thơ Tô Thùy yên, nhà thơ Cung Trầm Tưởng
dailien
Posts: 2458
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »

MU 'vinh quy bái tổ'

Tối hôm qua, chuyến bay chở các thành viên MU cùng chiếc Cup Champions League 2007-2008 hạ cánh xuống sân bay Manchester.


Image

Image
Dẫn đầu đoàn quân chiến thắng là HLV Alex Ferguson. Ngay sau ông, Ryan Giggs hớn hở nâng chiếc Cup Champions League, còn Rio Ferdinand cầm chức vô địch Ngoại hạng.

Image
Sau 22 năm gắn bó với MU, nhà cầm quân 67 tuổi đã có tất cả 28 danh hiệu.

Image
MU khép lại mùa giải thành công bằng cú đúp danh hiệu cao quý bậc nhất.

Image

MU dự định diễu hành trên xe buýt quanh thành phố, nhưng kế hoạch này không được thực hiện. Chính quyền lo ngại xảy ra tình trạng bất an (tuần trước, tại Manchester đã xảy ra ẩu đả sau trận chung kết Cup UEFA giữa Rangers và Zenit St Petersburg).


Image
Tuy nhiên, "Quỷ đỏ" vẫn có những cách khác để ăn mừng chiến công.

Image
Một bữa tiệc hoành tráng với rượu và tiếng cười tại đại bản doanh, kéo dài từ tối muộn đến 8 giờ sáng hôm sau.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Cờ Đỏ VC Sẽ Tung Bay Ở New York, Nếu…

TUYẾT MAI .

Từ nhiều năm qua CSVN đã tranh chấp gay go trước Tòa án NY để dành quyền đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế hằng năm, nhưng không thành công. Năm nay tình hình chính trị có nhiều biến động, CSVN đang nỗ lực thi hành Nghị Quyết 36 ở nhiều nơi trên nước Mỹ và hiện CSVN đang là Ủy Viên Không Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, có lẽ cũng đang vận động mạnh. Nếu đồng hương lơ là , không tham dự, không đóng góp, không đủ ngân quỹ, chúng ta không thể tham gia cuộc diễn hành này thì CSVN sẽ vào thay thế. Cờ đỏ sao vàng sẽ phất phới tung bay trên đại lộ ở New York, một thành phố thương mãi lớn nhất của HK và thế giới. Vì lý do trên, năm nay Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN đang hợp tác với Cộng Đồng New York để tổ chức cuộc Diễn Hành Văn Hóa QT lần thứ 23 này, sẽ được tổ chức vào ngày 21 Tháng 6, 2008 tại New York.

Hằng năm Cơ quan Di Dân Quốc Tế (International Immigrant Foundation)
có tổ chức một cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế, đặc biệt dành cho các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, trên một đại lộ ở Thành Phố New York, NY . Cuộc diễn hành này đã được tổ chức hai mươi năm qua, mỗi năm một lần với sự tham gia của nhiểu Cộng Đồng Di Dân ở HK như Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Phi luật Tân.. Đến năm thứ mười lăm, tức là năm 2000 thì Cộng Đồng Việt Nam được mời tham gia. Các cộng đồng di dân trình diễn văn hóa của nước mình qua cách trang trí xe diễn hành, thời trang, âm nhạc và các điệu múa dân tộc vv..

Năm 2000 Cộng Đồng VN tham gia cuộc diễn hành Văn Hóa Quốc Tế với chủ đề Hai Bà Trưng, được ba giải nhất. Từ đó đến nay Cộng Đồng VN tham gia mỗi năm một tích cực, mạnh mẽ, ý nghĩa hơn. Trong những năm gần đây, đoàn diễn hành của người Việt Nam đông nhất với hằng ngàn người, mỗi người tay cầm cơ vàng tung bay phất phới, trải dài nhiều blocks trên một đại lộ ở New York.

Ngoài mục tiêu văn hóa thuần túy để giới thiệu với người ngoại quốc nét đẹp thuần túy của văn hóa VN, đoàn diễn hành VN với đại biểu của rất nhiều cộng đồng VN từ Âu Châu, Canada, Bắc Cali, Nam Cali, Texas, Georgia, Pensylvania ..với hằng ngàn người tay cầm cờ vàng phất phới, cũng biểu dương một lực lượng chính trị hùng mạnh. Ngoài mục tiêu văn hóa cuộc diễn hành cũng thể hiện niềm hãnh diện lớn lao của tập thể người Việt hải ngoại. Qua truyền hình ngoại quốc truyền đi khắp nơi trên thế giới, chúng ta cho Hoa Kỳ và người ngoại quốc thấy, người Việt Nam với truyền thống kiêu dũng, hùng anh, dù hơn ba mươi năm lưu vong tản mác bốn phương trời, vẫn đoàn kết, vẫn yêu màu cờ Tổ Quốc và quyết một lòng tranh đấu cho cho đất nước, quê hương .

Mỗi năm, xe diễn hành chính trình bày một chủ đề, tốn vào khoảng năm ngàn mỹ kim, cùng với rất nhiều tiền mua cờ cho hằng ngàn người, thêm vào đó tiền đưa đón cho hai, ba trăm người từ xa về .. ngân quỹ cần cho cuộc diễn hành này từ hai mươi đến hai mươi lăm ngàn mỹ kim, do đồng bào khắp nơi nhiệt tình đóng góp.

Nếu đồng hương lơ là , không tham dự, không đóng góp, không đủ ngân quỹ, chúng ta không thể tham gia cuộc diễn hành này thì CSVN sẽ vào thay thế. Cờ đỏ sao vàng sẽ phất phới tung bay trên đại lộ ở New York, một trung tâm thương mãi lớn nhất của HK và thế giới.

Ý thức được tầm quan trọng của cuộc diễn hành này về mặt văn hóa cũng như chính trị, nhiều cá nhân và đoàn thể đã hy sinh, cùng chung sức tổ chức. Ông Trần Đình Trường, Chủ nhân Hotel Carter ở New York luôn tận tình giúp đở đồng hương ở xa về bằng cách cung ứng chổ ở trong khách sạn nhiều ngày trong dịp này. Năm nay Ông Bà Trần Đình Trường sẽ ưu ái dành cho đồng hương ở xa về được nghỉ ngơi tại khách sạn 04 ngày từ 19-22/6 hoàn toàn miễn phí.

Ban tổ chức Diễn Hành Văn Hóa ở New York rất mong mỏi được sự tham dự và tiếp tay đóng góp của đồng hương khắp nơi để việc tổ chức được thành công tốt đẹp, để người Việt Quốc Gia tiếp tục đại diện cho dân tộc Việt Nam trong cuộc diễn hành quốc tế này.

Bên cạnh diễn hành văn hoá, năm nay cũng là năm tranh đấu quyết liệt cho quê hương VN, nên trong dịp này ngày 23 tháng 6 sẽ có biểu tình trước Liên Hiệp Quốc để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam..
Mọi đóng góp xin gởi về


Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính trị Trị /VN
62 W. Kingsbridge Rd.
Bronx, New York 10468
Điện thoại (718) 364-3673
Email: tonghhoictcnctvn200 5@yahoo.com
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Nghề Y và Nha: những chuyên khoa nào có thu nhập cao nhất?

Phạm Khoa
Nghề bác sĩ và nha sĩ đã và vẫn đang là những nghề có thu nhập cao nhất xã hội. Nhiều người muốn bước vào những nghề này, đặc biệt là người gốc Á châu, dù mức độ đòi hỏi trách nhiệm, đầu tư thời gian và sức lực rất cao. Đây cũng hiện là những nghề sinh viên tốt nghiệp với số nợ đào tạo cao nhất nước Mỹ.

Những chuyên khoa nào của y, nha có thu nhập cao nhất hiện nay? Kết quả dưới đây căn cứ vào số liệu của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, theo mức thu nhập của tháng Năm 2007:

Anesthesiologists – Bác sĩ gây mê, hồi sức

Thu nhập trung bình: $192,780/năm.
Phân nửa các bác sĩ kinh nghiệm thu nhập cao hơn $320,000.
Tổng số việc làm trong nước Mỹ: 31,030
Tiểu bang trả lương cao nhất: Washington, tối thiểu $145,600
Thu nhập trung bình ở California: $201,170, Texas: $176,250

Surgeons – Bác sĩ phẫu thuật

Thu nhập trung bình: $191,410/năm
Phân nửa các bác sĩ kinh nghiệm có thu nhập cao hơn $280,000.
Tổng số việc làm trong nước Mỹ: 50,260, trong đó có 4,780 ở California.
Tiểu bang trả lương cao nhất: Wyoming, tối thiểu $145,600
Thu nhập trung bình ở California: $171,200, Texas: $192,570

Orthodontists – Bác sĩ chỉnh răng

Thu nhập trung bình: $185,340/năm
Tổng số việc làm trong nước Mỹ: 5,350
Tiểu bang trả lương cao nhất: Washington, tối thiểu $145,600
Thu nhập trung bình ở California: $187,570, Texas: $209,670.

Obstetricians – Bác sĩ sản phụ khoa

Thu nhập trung bình: $183,600/năm
Phân nửa các bác sĩ kinh nghiệm có thu nhập cao hơn $247,000.
Tổng số việc làm trong nước Mỹ: 21,340
Tiểu bang trả lương cao nhất: Wisconsin, tối thiểu $145,600
Thu nhập trung bình ở California: $173,870, Texas: $190,360.

California có 1,820 bác sĩ sản phụ khoa. 620 người tập trung ở khu vực đô thị Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, nơi mức thu nhập trung bình của chuyênkhoa này là $155,480. 330 người làm việc ở khu vực đô thị San Francisco-Oakland-Fremont, nơi mức thu nhập trung bình là $178,900. 170 người làm việc ở khu vực đô thị San Jose-Sunnyvale-Santa Clara, nơi mức thu nhập trung bình là $199,730.

Oral and maxillofacial surgeons – Bác sĩ chỉnh hình hàm/mặt

Thu nhập trung bình: $178,440/năm
Tổng số việc làm trong nước Mỹ: 5,040, trong đó hết 1,010 ở California.
Tiểu bang trả lương cao nhất: Wisconsin, tối thiểu $145,600
Thu nhập trung bình ở California: $146,400, Texas: $153,620.

Các chuyên khoa nói trên không chỉ là những chuyên khoa giàu nhất của ngành y, mà còn là những nghề giàu nhất trong mọi nghề ở Mỹ hiện nay.

Mặc dù vật giá, đặc biệt là giá nhà ở Texas, còn thấp so với mặt bằng chung cả nước, bác sĩ ở Texas có thu nhập khá cao, và cao hơn hẳn California. Texas hiện có tổng cộng khoảng 44,500 bác sĩ đang hành nghề, trong đó có khoảng 7,800 người gốc Á Châu. Phần lớn bác sĩ gốc Á Châu làm việc ở Quận Harris (2,450 người) vàDallas (1,200 người).

Số bác sĩ hành nghề ở California cao hơn gấp đôi so với Texas, nhưng vẫn còn thiếu so với dân số ở California. California có khoảng 18,500 bác sĩ gốc Á châu, trong đó có khoảng 1,600 bác sĩ gốc Việt. Khoảng 440 bác sĩ gốc Việt làm việc ở Quận Cam, 360 ở Quận Los Angeles và gần 200 ở Quận Santa Clara. Dân số gốc Việt ở Quận Cam cao khoảng gấp rưỡi so với Quận Los Angeles cũng như so với Quận Santa Clara (năm 2006, Quận Cam có khoảng 155,000 người Việt, trong khi Santa Clara có khoảng 111,000, và Los Angeles khoảng 105,000). Do vậy, xét tỉ lệ dân số, có thể nói Los Angeles có quá đông bác sĩ gốc Việt và Santa Clara có quá ít bác sĩ gốc Việt. Thu nhập trung bình của bác sĩ ở San Jose-Sunnyvale-Santa Clara cao hơn đa số các khu vực đô thị khác.

Ghi chú: các dữ liệu trong bài căn cứ vào thông tin của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, Medical Board of California, Texas Medical Board và Cục Thống Kê Hoa Kỳ.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

Nghiên cứu ở Pháp: Nước cốt trái cây giúp ngăn ngừa bế tắc động mạch

LONDON (BBC) - Nước cốt từ trái táo và trái nho mầu tía - và chính những trái cây này - có tác dụng bảo vệ để giúp cho động mạch tránh bị bế tắc, do đó tránh lên cơn đau tim và đột quị, theo một cuộc nghiên cứu mới.

Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm lên loài chuột hamster bằng cách cho chúng ăn trái cây, uống nước cốt trái cây, hoặc chỉ uống nước lã, đồng thời cũng cho chúng ăn những thực phẩm có nhiều chất béo.

Những con vật nào được nuôi bằng nước cốt trái nho thì giảm nguy cơ bị bế tắc động mạch, theo phúc trình nghiên cứu đã đăng trong đặc san Molecular Nutrition and Food Research chuyên về dinh dưỡng và thực phẩm, xuất bản ở Âu Châu.

Toán nghiên cứu của trường đại học Université Montpellier ở Pháp nói rằng những phúc lợi của nước cốt trái cây phát xuất từ sự chứa đựng nhiều chất phenol - một chất chống oxy-hóa (antioxidant).

Nhiều cuộc nghiên cứu trước đây đã cho thấy những phúc lợi của các chất chống oxy-hóa trong một số thực phẩm đối với sự lành mạnh của tim.

Toán nghiên cứu ở Pháp đã tìm hiểu xem khi lấy ra nước cốt ảnh hưởng tới sự chứa đựng của chất phenol trong trái cây như thế nào - vì đa số những cuộc nghiên cứu từ trước tới nay đã khảo sát chính trái cây, chứ không phải nước cốt của chúng.


Mỗi ngày uống 4 ly nước cốt trái cây


Kế đó họ khảo sát xem khi nuôi chuột hamster bằng những nước cốt trái cây khác nhau thì ảnh hưởng tới nguy cơ bị bế tắc trong động mạch của chúng như thế nào. Tình trạng động mạch bị chất mỡ làm bế tắc có thể gây ra cơn đau tim hoặc cơn đột quị.

Số lượng trái cây mà những con chuột hamster tiêu thụ tương đương với ba trái táo hoặc ba chùm nho mỗi ngày cho một người ăn.

Những con hamster được cho uống nước cốt trái cây tương đương với 4 ly mỗi ngày cho một người có sức nặng 70 kilogram (154 pounds).

Những trái táo và trái nho dùng trong cuộc thí nghiệm chứa đựng số lượng của chất phenol tương đương với nhau, trong khi nước cốt trái nho màu tía có chất phenol cao gấp 2.5 lần nước cốt trái táo.

Khi so sánh với những con hamster chỉ được uống nước lã, những con được ăn trái cây hoặc uống nước cốt trái cây thì có mức của chất mỡ cholesteol thấp hơn, giảm tình trạng căng thẳng oxy-hóa (oxidative stress), và giảm sự tích tụ chất mỡ trong động mạch chủ (aorta) - là động mạch chính cung cấp máu chứa dưỡng khí oxy cho cơ thể.

Cuộc nghiên cứu nhận thấy nước cốt trái nho màu tía có hiệu ứng mạnh nhất, kế đó là trái nho màu tía, nước cốt trái táo, và trái táo.

Các nhà nghiên cứu nói rằng những điều mà họ tìm thấy ngụ ý số lượng của chất phenol chứa đựng trong thực phẩm có hiệu ứng trực tiếp đối với những tác dụng chống oxy-hóa của chúng.

Những hợp chất chống oxy-hóa khác trong trái cây, như sinh tố C và những chất carotenoids, cũng có thể góp phần vào những hiệu ứng đó, theo lời các nhà nghiên cứu.

Toán chuyên gia của trường Ðại Học Montpellier, do Bác Sĩ Kelly Decorde cầm đầu, nói rằng những kết quả tìm thấy của họ “cung cấp bằng chứng cho sự tin tưởng rằng trái cây và nước cốt trái cây có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe của chúng ta.”

Một chuyên gia dinh dưỡng người Anh nói: “Mức cao của những chất chống oxy-hóa trong thực phẩm đã được nhìn nhận là tốt cho sức khỏe của chúng ta.” (n.m.)
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Hiệp Sĩ Salman Rushdi và Những Vần Thơ của Quỷ

Lê Quỳnh Mai
Theo tin tức tổng hợp từ nhiều quốc gia Hồi giáo, quyết định phong tước Hiệp Sĩ của Anh quốc cho tác giả The Satanic Verses (Những Vần Thơ Của Quỷ) đã gây công phẫn cực độ cho họ.


Tại Pakistan, hàng ngàn người dân biểu tình lên án đòi tử hình Salman Rushdie. Trong khi đó tại Srinagar, vùng có nhiều sắc dân Ấn Kashmir, cảnh sát đã sử dụng vòi chữa lửa và hơi ga để ngăn cản 300 người thuộc nhóm Hồi giáo bạo động. Tại Karachi có hơn 1000 người xuống đường cầu nguyện và ủng hộ quyết định tử hình Hiệp Sĩ mới của Hoàng Gia Anh quốc bằng bom tự tử của cảm tử quân!

Tại Kuala Lumpur, có khoảng 30 người Mã Lai của nhóm Hồi giáo cực đoan (PAS: Parti Islam Se- Malaysia) đứng trước tòa Đại Sứ hô to khẩu hiệu đòi tử hình tác giả và hăm dọa Anh quốc sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về việc này. Họ tuyên bố rằng không bao giờ quên được những dòng thơ chứa lời sỉ nhục Thánh Mohammed, chế riễu mạ lỵ kinh Koran, và chê bai khinh bỉ lịch sử Hồi giáo trong thời kỳ lập đạo. Thủ lãnh nhóm PAS đã phát biểu rằng trong xã hội văn minh tự do, không một dân tộc nào chấp nhận lời sỉ nhục chê bai và mạ lỵ tôn giáo của họ. Ông cho biết việc Anh quốc phong tước cho Salman Rushdie là một hành động vô trách nhiệm trong vấn đề ngoại giao. Ngoài những cuộc biểu tình đầy tính cách bạo động, các nước thuộc khối Hồi giáo như Iran và Pakistan cũng mời họp các đại sứ Anh quốc tại nước họ để bày tỏ sự phản đối.

Năm 1989, Giáo chủ Khomeini đã ban lệnh tử hình Salman Rushdie theo pháp lệnh Fatwa của Hồi giáo. Lúc bấy giờ chính quyền Iran im lặng không can thiệp, khiến Salman Rushdie phải trốn tránh liên tiếp trong gần 10 năm. Sau đó lệnh trên được hủy bỏ ông mới dám xuất hiện công khai. Hiện nay, nhóm quá khích Hồi giáo tại Iran, lại vừa tuyên truyền và kêu gọi tiếp tục thi hành bản án tử hình dành cho tác giả của The Satanic Verses. Tại Pakistan, nhóm cảm tử Islam nhân danh Osama bin Laden, tuyên bố trao giải thưởng 10 triệu rupeess (khoảng 165.000 mỹ kim) cho bất cứ ai chặt được đầu của tác giả tập thơ trên. Tuy bị cả khối Hồi giáo phản đối kịch liệt từ các quốc gia như Pakistan, Indonesia, Afghanistan, Iran và Iraq, nhưng Nữ Hoàng Anh vẫn giữ nguyên ý định trên với lý do việc phong tước Hiệp Sĩ cho các công dân đã đóng góp tinh thần, tài năng và có công trạng với quốc gia về nhiều lãnh vực, là công việc đã được thực hiện từ nhiều năm theo truyền thống của Hoàng gia Anh quốc!

Image
Padma Lakshmi, người vợ trẻ xinh đẹp của Salman Rushdi.
Nhà văn Salman Rushdie được phong tước Hiệp Sĩ cho những đóng góp về mặt văn hóa của ông, lễ nhậm chức đã diễn ra trong ngày sinh nhật Nữ Hoàng Elizabeth II năm 2007. Hiện nay trong tiểu sử của ông có ghi thêm tước vị: Sir Ahmed Salman Rushdie, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1947. Ông nổi tiếng qua tác phẩm thứ nhì khi nhận giải Booker của Anh quốc vào năm 1981 (Midnight’s Children). Đến năm 1988 với tác phẩm thứ tư The Satanic Verses, thì Salman nổi tiếng thế giới và sau đó bị án tử hình trong khối Hồi giáo.

Nhưng được một mất một: ngay sau khi Salman Rushdie được phong chức hiệp sĩ, Padma Lakshmi, người vợ trẻ sau cùng của tác giả The Satanic Verses--một người mẫu xinh đẹp và nổi tiếng nhờ chương trình truyền hình Top Chefs về những đầu bếp thượng hạng--đã xin li dị ông vì những bất đồng trong cuộc sống. Gần đây, Rushdie tâm sự với tờ Indian Times (số ra ngày 8 tháng Tư 2008) rằng sự đổ vỡ trong hôn nhân của ông với Padma đã làm ông suy sụp tinh thần trong một thời gian, không khác gì lúc ông bị án tử hình của Hồi giáo, nhưng là một người cần cù với nghiệp viết văn, ông đã vượt qua sự buồn phiền lớn lao trong đời này bằng cách lao mình vào sáng tác mới. Tác phẩm mới nhất của Rushdie, Người Đàn Bà Quyến Rũ Thành Florence (The Enchantress of Florence), sẽ được xuất bản vào cuối tháng Năm 2008.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Người Lao Động Việt-Nam Đã Sử Dụng Đến Vũ Khí Cuối Cùng?

LTS (Vietnam Review): Cách đây bốn ngày, trong bản tin về 7,000 công nhân Việt-Nam đình công tại Hải Phòng, Vietnam Review đã nhân định rằng "Với tình trạng lạm phát cao như hiện nay, năm 2008 sẽ chứng kiến những đợt sóng đình công mạnh mẽ." Lời tuyên bố dưới đây của TS Lê Đăng Doanh, một lần nữa xác nhận thân phận thiệt thòi của những người lao động Việt-Nam. Tuy nhiên người lao động Việt-Nam đã hiểu biết về quyền lợi chính đáng của mình, đã biết đến sức mạnh tập thể lớn lao của giới công nhân, và đã bắt đầu biết sử dụng sức mạnh đó và không ai có thể ngăn cản được.
Image

Hình (courtesy AFP): Lạm phát, giá cả liên tục tăng cao khiến đồng lương không đủ sống, là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng đình công của người lao động tại Việt Nam ngày một trầm trơng hơn.
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
26-05-2008


Nhận định về các cuộc đình công hiện nay của giới công nhân Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhiều kinh nghiệm của Việt Nam, cho rằng: Người lao động đã sử dụng đến vũ khí cuối cùng.

Làn sóng đình công tiếp tục lan rộng ở cả ba miền Nam Trung Bắc Việt Nam, ảnh hưởng môi trường đầu tư đe dọa bất ổn xã hội. Đặc biệt gần đây nhiều cuộc đình công kèm theo xung đột bạo lực.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nam Nguyên của đài chúng tôi, Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế nhiều kinh nghiệm của VN, đã đề cập tới một số khía cạnh liên quan tới vấn đề này. Từ Hà Nội TS Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định:

Không có dấu hiệu giảm bớt

TS Lê Đăng Doanh: Trong thời gian qua tình trạng đình công ở Việt Nam đã tăng lên và trong những tháng đầu năm cũng không có dấu hiệu giảm bớt.

Tình trạng công nhân đình công thì có nhiều lý do, trong đó lý do nổi bật là công nhân không cảm thấy hài lòng về sự trả lương, sự đối xử cũng như quan hệ thông tin giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Còn về phía người sử dụng lao động thì cũng có các nhận định không được tốt về người lao động, người công nhân.

Theo như công trình điều tra của Viện nghiên cứu về người lao động và công nhân trực thuộc ban chấp hành Tổng Liên Đòan Lao Động VN: tổng số các vụ đình công cho tới năm 2007 đã lên tới con số 1.600 vụ và gần đây đình công vẫn tiếp tục diễn ra. 68% các vụ đình công diễn ra ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chủ yếu là ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mức vừa và nhỏ. Trong khi ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có qui mô lớn của các công ty lớn thì ít có đình công.

Nam Nguyên: Thưa TS, để giải quyết tận gốc vấn đề đình công ở Việt Nam thì sẽ phải làm gì, bắt đầu từ đâu trong chừng ấy nguyên nhân mà ông vừa nêu ra?

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, gần đây tình trạng đình công trở nên phức tạp hơn vì lạm phát tăng cao và thu nhập của người lao động chậm được nâng lên; cho nên người lao động cảm thấy sức ép rất lớn và người lao động đã phải sử dụng vũ khí cuối cùng của mình là đình công.

Bên cạnh đó thì một số doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn do lạm phát, họ cũng không dễ dàng gì bởi vì họ chịu lãi suất ngân hàng cao, họ chịu tác động của đồng đô la giảm giá, rồi thì biến động tỷ giá, rồi thì khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng do ứ động hàng ở cảng ..v..v.. Cho nên họ cũng chậm trong việc cải thiện tiền lương đối với người công nhân.

Tình hình này trở nên phức tạp hơn vì quan hệ thông tin giữa hai bên là không được thông suốt. Qua các công trình nghiên cứu thấy là, người lao động lẳng lặng chuẩn bị việc đình công của mình mà không trao đổi với người sử dụng lao động. Còn người sử dụng lao động khi cần phải làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đáp ứng hợp đồng quá hạn, họ cũng không trao đổi đầy đủ với người công nhân. Tôi nghĩ đấy là khả năng mà hai bên có thể cải thiện tốt nhất.

Gần đây luật lao động sửa đổi có qui định, nếu như người lao động đình công bất hợp pháp thì có thể bị trừng phạt bồi thường vì những thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra. Tuy nhiên cho tới nay việc thực thi qui định đó vẫn chưa được thực hiện và vẫn phải chờ tương lai xem những đó sẽ được thực hiện ở mức độ như thế nào.

Giải pháp cho cả công nhân và doanh nghiệp?

Nam Nguyên: Thưa TS, bạo động trong nhiều vụ đình công, đặc biệt như vụ Bắc Giang mới đây, nên được giải thích như thế nào?

TS Lê Đăng Doanh: Gần đây trong một số vụ đình công, rất đáng tiếc là đã xảy ra tình trạng bạo động. Tình trạng bạo động đó đã diễn ra từ cả hai phía, phía người lao động thì đã quá bức xúc có hiện tượng đập phá xe cộ đập phá máy tính đồ dùng văn phòng.

Phía người sử dụng lao động cũng bức xúc có hành động bạo lực với người đình công, nhất là đối với những người mà họ nghi là dẫn đầu. Tôi nghĩ là những hành vi bạo lực như vậy nhất thiết phải được loại bỏ và trong trường hợp này thì cơ quan bảo vệ pháp luật cần có hành động kịp thời để ngăn chặn các diễn biến đáng tiếc xảy ra, như dẫn đến gây thương tích cho con người cũng như gây ra thiệt hại tài sản đối với doanh nghiệp.

Nam Nguyên: Thưa TS, ở một số nước người ta đã giải quyết vấn đề lạm phát và công nhân theo cách khác. Thí dụ Singapore yêu cầu doanh nghiệp giúp trực tiếp nâng cao đời sống công nhân thay vì tăng lương, vì tăng lương cũng tạo áp lực lạm phát. Thưa, Ông nhận định gì về điều này?

TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi ở VN đã có không ít những doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp Nhà nước đã có các biện pháp rất đáng chú ý. Thí dụ ở Công Ty Cổ Phần Bóng Đèn & Phích Nước Rạng Đông, ban giám đốc đã chi thêm 7 ngàn đồng một ngày công cho người công nhân khi đi làm, nghĩa là nếu người công nhân đi làm thì sẽ được bổ sung thêm 7 ngàn đồng vào suất ăn của mình, còn người nào không đi làm thì không được hưởng.

Các biện pháp như thế rất đáng chú ý, theo tôi được biết từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cho đến doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở VN hiện nay đã áp dụng những biện pháp tương tự như vậy.

Tôi nghĩ là chuyện này nên được khuyến khích phổ biến rộng rãi ở VN, để có thể tránh được các hiện tượng đình công không cần thiết, tránh được tổn thất gây ra cho người lao động cũng như doanh nghiệp.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành thì giờ cho đài RFA.
khieulong
Posts: 3554
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

California Hồi Hộp Chờ Động Đất
Một trận động đất mạnh cỡ thảm họa ở Tứ Xuyên xảy ra vào ngày 13-11-2008 tại tiểu bang California. Nhờ được chuẩn bị trước, chỉ có 1.800 người chết, 50.000 người bị thương, nhưng thiệt hại vật chất hơn 200 tỉ USD. Đây là kịch bản mà các nhà khoa học vừa trình bày trước một tiểu ban chuyên đề của Hạ viện Mỹ hôm 22-5 vừa qua.

Image
Thành phố San Francisco hoang tàn sau trận động đất năm 1906.
Không phải các nhà khoa học Mỹ đợi đến trận động đất mạnh 7,8 Richter ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 12-5-2008, giết chết hơn 55.000 người (tính đến ngày 23-5, theo số liệu chính thức), mới nghĩ ra một kịch bản giả lập và dự trù một cuộc tổng diễn tập xử lý những tình huống khẩn cấp sau động đất trên toàn nước Mỹ vào tháng 11 năm nay.

Một trận động đất lớn với tên gọi là “Big One” ở vùng đứt gãy San Andreas nổi tiếng, giáp ranh phía Bắc Mexico đã được các chuyên gia Mỹ về động đất cho rằng sẽ không thể tránh khỏi trong tương lai không xa. Trong 2 tháng qua, thung lũng Coachella trong vùng này đã chịu đựng hơn 20 cơn địa chấn nhỏ.

30 năm hồi hộp
Đó là thời gian mà các nhà khoa học Mỹ dự đoán có đến 46% khả năng xảy ra một trận động đất lớn cỡ 7,5 độ Richter trở lên ở miền Nam Cailifornia. Hơn 1 năm qua, một nhóm 300 người bao gồm các nhà khoa học, viên chức chính phủ, doanh nghiệp... đã làm việc cật lực xây dựng một kịch bản động đất lớn gần với thực tế nhất và trên cơ sở đó tính toán đến những khả năng ứng phó. Toàn bộ kịch bản đã được Cơ quan Nghiên cứu địa chất Mỹ (USGS) và Cơ quan Nghiên cứu địa chất California (CGS) phổ biến hôm 22-5 tại Hạ viện.

Cơ sở để các chuyên gia về động đất nghĩ đến một địa chấn kinh khủng cỡ 7,8 độ Richter là hoạt động của đứt gãy San Andreas dài 1.280 km do sự dồn ép của địa tầng Thái Bình Dương vào địa tầng Bắc Mỹ tạo nên. Đứt gãy này đã tạo ra những trận động đất lớn nhất ở California như trận động đất 7,8 độ Richter san thành bình địa thành phố San Francisco năm 1906, giết chết hơn 3.000 người.

Theo các chuyên gia, một đoạn của đứt gãy San Andreas đang tích trữ năng lượng lớn nhất và sẵn sàng bùng nổ. Trận động đất gần đây nhất của đoạn cực Nam đứt gãy này là năm 1690 ước tính đạt 7,7 độ Richter. Dùng các dàn máy tính điện tử cực mạnh, các chuyên gia đã mô phỏng hoạt động của cấu tạo địa tầng đứt gãy San Andreas để phỏng tính thời điểm bùng nổ và những tác hại của nó đối với hệ thống giao thông, nhà cửa và những cơ sở hạ tầng khác. Trung tâm địa chấn của trận động đất mới lần này có thể là miền Nam California đông đúc dân cư.

Khi trình bày trước Tiểu ban Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng của Hạ viện, các chuyên gia lưu ý rằng kịch bản nói trên không phải là một lời tiên tri nhưng khả năng xảy ra một trận động đất lớn trong vài thập niên tới là “rất thật”.

Ba phút kinh hoàng
Theo kịch bản nói trên, trận động đất xảy ra lúc 10 giờ thứ năm 13-11-2008. Nó bắt đầu từ phía Bắc biên giới Mexico gần vùng biển Salton chạy dài theo hướng Tây Bắc và kết thúc gần thành phố Palmdale, cách phía Bắc trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 64 km. Nó sẽ ảnh hưởng đến 22 triệu dân cư trong khu vực. Dưới đây là những diễn biến chính của kịch bản:

10 giờ: Đứt gãy San Andreas gây chấn động lớn với tốc độ 3,2 km/giờ.

30 giây sau: Vùng nông nghiệp thung lũng Coachella bị rung chuyển mạnh. Nhà cửa đổ sập. Cháy ở khắp nơi. Đường liên bang số 10, một trong những huyết mạch của hành lang Đông-Tây, đứt từng đoạn.

1 phút sau: Đường liên bang số 15 hư hỏng nhiều đoạn. Đường xe lửa đứt đoạn, một đoàn tàu lửa lật. Các quận Riverside và Bernadino, phía Đông Los Angeles bị chấn động mạnh.

1 phút 30 giây sau: Lòng chảo Los Angeles bị rung chuyển rất mạnh trong 55 giây.

2 phút sau: Chấn động kết thúc gần Palmdale nhưng dư chấn vẫn tiếp tục dồn về vùng duyên hải Santa Barbara và thành phố Bakersfield.

30 phút sau: Các đội cấp cứu đầu tiên đến các hiện trường. Một cơn dư chấn 7 độ Richter hướng về phía Nam Mexico. Nhiều cơn dư chấn khác tiếp tục làm rung chuyển trong những ngày và tháng kế tiếp.

Keith Porter, giáo sư Trường Đại học Colorado, cho biết sẽ có khoảng 16.000 đám cháy thiêu hủy 60 triệu m2 nhà cửa và bất động sản gây thiệt hại từ 40 tỉ đến 100 tỉ USD. Tuy nhiên, kịch bản này chưa tính đến khả năng tác động của gió mạnh đến từ Santa Ana. Nếu chuyện này xảy ra sẽ trở thành một cảnh tượng hết sức rùng rợn.

Ước tính sẽ có 1.800 người chết. Trong số này chỉ có 700 người bị vùi dưới đống gạch vụn, ít hơn trận động đất ở Tứ Xuyên nhờ nhà cửa cất theo tiêu chuẩn an toàn xây dựng Mỹ. Số còn lại chết vì các đám cháy. 50.000 người bị thương phải nhập viện. Thiệt hại này không kém cuộc tấn công khủng bố 11-9-2001 và cuồng phong Katrina. Thiệt hại vật chất có thể lên đến 200 tỉ USD.

Trận động đất năm 1906 ở San Francisco
Trận động đất tàn phá thành phố San Francisco và vùng duyên hải Bắc California xảy ra lúc 5 giờ 12 phút ngày 18-4-1906. Sức mạnh địa chấn dao động giữa 7,7 và 8,3 độ Richter nhưng con số được nhiều chuyên gia chấp nhận nhất là 7,8. Tâm chấn nằm cách thành phố San Francisco chỉ 3 km và tác động đến tiểu bang Oregon, thành phố Los Angeles, thậm chí ở tận miền Trung Nevada xa xôi.

San Francisco nằm trên đường đứt gãy San Andreas. Trận động đất xảy ra do địa tầng di chuyển 8,5 m. Trước trận động đất chính kéo dài 42 giây, có một cơn địa chấn khá lớn diễn ra trong vòng 20 đến 25 giây.

Đây gây ra những đám cháy khổng lồ vượt quá tầm kiểm soát của lực lượng cứu hỏa. 90% thiệt hại vật chất và người là do các đám cháy này. Số người chết là 3.000 người, phần lớn do sập và cháy nhà. Thiệt hại kinh tế ngang bằng với thiệt hại do trận bão Katrina gây ra gần đây.

Đây được coi là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests