Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
dailien
Posts: 2451
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Góc Phố Cà Phê

Post by dailien »

Image

GÓC PHỐ CÀ PHÊ

Nơi chúng ta gặp nhau nói chuyện cà kê dê ngỗng ,
chuyện ngứa mắt ngưá tai , không có thì mình lai rai cà phê cà pháo ,
mấy thằng bố lếu bố láo thì ngại ngùng gì mà không xe pháo mang ra...
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »


Image

GÓC KỶ NIỆM CỦA BẦY DIỀU HÂU GẪY CÁNH
Khiêu Long
Như một thói quen cố hữu . Những buổi sáng , tôi và bạn bè thường ghé quán Ngọc Lan để uống càfé và trò chuyện .Ðó là một cái quán nhỏ nằm ở góc đường El Cajon và Menlo . Quán thì rất bình thường và nằm khiêm nhường trong khu vực có nhiều cơ sở thương mại của người Việt đang sống và sinh hoạt tại thành phố biển này . Thức ăn và thức uống ở đây cũng không có gì là đặc sắc cho lắm . Nhưng cái đăc
biệt độc đáo của Ngoc Lan là khi ngồi lại ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được cái tình của những người lính còn lại với nhau sau cuộc chiến .

Khách đến đây vào buổi sáng , đa số là những người lính cũ , trong đó có cả chúng tôi . Những câu chuyện trao đổi , thường là những kỷ niệm của một thời chinh chiến . Trong đó cái tình đồng đội , sự gian lao , nỗi nhọc nhằn của nhũng ngày chiến đấu bên nhau thường được đề cập đến . Anh Dương người chủ quán , cũng là một người lính khi xưa , do đó mỗi khi nói về đời lính , thì anh luôn là người hưởng ứng một cách nhiệt tình nhất . Cái chất lính hình như đã hằn chặt trong cuộc đời và ký ức của anh , vì vậy khi có dịp , anh luôn nói một cách say sưa về những năm tháng chiến đấu của mình một cách rất tự hào và hãnh diện vì mình đã là một người lính VNCH trong thời gian chiến tranh để bảo vệ miền Nam . Nhiều khi hăng say nói quá anh bỏ luôn cả chuyện bán buôn . Ðăc biêt khi nói về cái binh chủng Thiết Giáp của anh , cái binh chủng mà chính anh và đồng đội đã chiến đấu và hy sinh thế nào , tôi đã thấy mắt của anh đã sáng rực và bừng lên như ánh lửa .Trong một không gian nào đó , hình như anh đang sống lại của những ngày tháng hiên ngang , hào hùng ngồi trên pháo tháp của chiến xa để cùng đơn vị xung phong vào trận địa .

Cho xe vào parking xong , chưa bước ra khỏi xe tôi đã nghe tiếng cười sảng khoái và dòn tan của anh Lô , môt đàn anh của chúng tôi , một con người mà sự ưu tư , muộn phiền không thể tìm thấy ở anh . Tiếng nói oang oang của anh đang vang lên rộn rã .

_ Chúng mày thằng nào cũng cứ nhút nhát và rụt rè như thế này thì còn cơm cháo cái con mẹ gì . Tao nói thiệt , không thằng nào dám ra tranh cử kỳ này , Cứ để tao , thằng già này ra cho chúng mày mắc cở cả đám.
Anh Quy ngồi bên cạnh cũng bật cười và nói .
_ Thôi đi cha nội , để yên cho mấy thằng em mình nó làm việc .Tụi mình già ngáp rồi , tụi mình chỉ cần yểm trợ mấy thằng em thì chắc chắn viêc gì cũng xong .
_ Anh cứ để tui hù tụi nó một chút cho tụi nó ngán chút chơi vậy mà . Chứ tui là trưởng ban bầu cử kỳ này , tui mà không kiếm được thằng nào hy sinh thì tui cũng chết mẹ chứ giỡn sao . Tôi dã hứa trước đại hội kỳ rồi là phải tổ chức bầu cử kỳ này ngon lành , lỡ mà không xong chắc tôi cũng phải trốn luôn , chứ làm sao mà trả lời với anh em mình đây ,.

Thì ra mấy huynh trưởng của tụi tôi đang thảo luân về viêc chuẩn bị cho Ðại Hội thường niên của Thủ Ðức kỳ này vào đầu tháng 6 này , Và trong dịp này chúng tôi sẽ bầu lại Hội trưởng và Ban chấp hành mới . Công viêc coi như rất đơn giản nhưng cũng rất nhiêu khê . Từ hồi nào đến giờ , nói và phê bình thì ai cũng có thể phát ngôn một cách rất là thoải mái vô tội vạ , Nhưng khi dám đứng ra nhận trách nhiệm và thưc sự để làm việc thì ai cũng thật nhiều ngần ngại , tính toán , rồi né tránh . Ðây là công viêc chung , mọi viêc làm đều là tự nguyện , Trách nhiêm thì nhiều mà quyền lợi thì chẳng có gì cả , đã vậy lại gặp mấy tay phá thối , không làm gì cả nhưng tối ngày chỉ chực bắt lỗi , bắt phải để làm nản lòng chiến sĩ . Ðó là một hiện tượng chung ở các hội đoàn và chúng tôi cũng không là ngoại lệ .

Khi thấy chúng tôi từ xe bước ra , anh Lô đã giơ tay ngoắc và không quên lời trách móc kèm theo .

_ Mấy thằng này trốn mãi ở đâu hôm nay mới thấy măt . Hình như mấy chú mày gia nhập lực lượng người nhái hết rồi phải không ? Tao gọi điện thoại mỏi mồm mà chăng có thằng nào trả lời trả vốn gì hết .

Tôi vừa đưa tay chào các huynh trưởng , vừa cười vừa trả lời .
_ Huynh trưởng cũng thông cảm cho tụi em , mấy hôm nay bận viêc nhà quá . Phần thì con vợ của em nó về Vietnam do đó em phải túc trực ở nhà lo cho mấy đứa nhỏ . Trời ơi , huynh trưởng biết không mấy đứa nhỏ quậy mát trời ông địa luôn vậy đó .

_ Thôi đừng có xạo đi mày ơi ; Mới hôm qua tao gặp con vợ của mày đi chợ Viễn đông chứ đâu .Nó gặp tao nó còn chào và hỏi thăm anh đi đâu đó .

_ Ủa ; vậy mà em cứ tưởng nó còn ở Vietnam cơ chứ . Thôi xin huynh trưởng tha cho em đi nghe huynh trưởng .Ðể em về coi lại xem sao .

Tôi vừa trả lời vừa tuôn ra nụ cười cầu tài cho qua cầu được êm xuôi với mấy ông anh của mình .

Rảo mắt nhìn quanh , tôi thấy hôm nay anh em hình như đầy đủ cả . Các đàn anh như anh Lô , anh Quy , anh Quang , anh Hùng , anh Ty , anh Trí . Hôm nay có cả Thần ve chai Hoàng Thành , Mùa thu chết Bá Hòe, Ðại úy to mồm Duy Ân , người mãi cô đơn Phạm Hùng . Tất cả đang râm ran những câu chuyên chợt đến môt cách sảng khoái . Tiếng nhừa nhụa của Hoàng Thành đang nói với Hai Hỷ.

_ Ông cứ yên chí mà hy sinh thêm hai năm nữa cho tui . Thằng nào nó lạng quạng với anh em mình , ông để tôi xắt bỏ mẹ tụi nó . Ông tưởng tui đi làm với thằng Lẽ Nào là tôi bị nó xỏ mũi hay sao . Vậy là ông coi thường thằng bạn của ông quá ; Ông phải biết không thằng nào lợi dụng đươc tui đâu , với tôi tinh thần Quân Ðội là trên hết .

_ Ðược rồi , được rồi mày ơi ; Hay là tao đã hy sinh hai năm rồi , bây giờ tới lượt mày nghe Thành , Mày mà làm là không thằng nào dám chửi như tao đâu . Mày dân Thủy Quân Lục Chiến chứ đâu có phải dân bở như tao đâu .

Hoàng Thành cười lên hô hố và gân cổ lên nói :
_ Ông cứ ngon kêu 20 chai dầu gió xanh giải cảm đi , Tui làm cho ông coi . Bảo đảm không đẹp mắt không ăn tiền . Mấy thằng Nắng Mới , Con Ong nó dựng chuyên chửi ông nữa , Ð M tôi cắt dái tụi nó hết , Tụi nó cứ tưởng có phương tiện trong tay thì muốn chửi ai thì chửi hay sao .

Bá Hòe thấy Hoàng Thành xung quá bèn nhào vô ủng hộ tinh thần .
_ Tao ủng hộ mày Thành ; Chỉ có mấy thằng linh tinh lang tang , thủ cẳng , Ngụy quân tử mới sợ mấy thằng báo đời đó , chứ tụi mình trên răng dưới lựu đạn đâu có sợ thằng nào . Phải cho tụi nó biết thế nào là lễ độ . Không thể để cho tụi nó chà đạp sự hy sinh của những người lính đơn thuần như tụi mình .

Tiếng anh Hùng nhẹ nhàng bảo cả đám .
_ Thôi đi mấy thằng em , tụi bay đừng quậy quá người ta tưởng thiệt người ta cười cho cả đám bây giờ . Từ hồi nào đến giờ anh em mình có tiếng là đàng hoàng , việc nào ra việc đó , có việc gì cứ đóng cửa bảo nhau . Như kỳ này anh thấy thằng Hỷ đang làm rất được việc , lại có nhiều thiện chí và được anh em ủng hộ . Anh đề nghị em nên mạnh dạn để gánh vác thêm một nhiệm kỳ nữa . Ðâu có ai cũng được ủng hộ như em đâu .

Hai Hỷ mặt mày méo xẹo , đưa tay lên gãi đầu lia lịa , làm như hôm nay đầu mình có nhiều con chí đang đi du ngoạn một cách vô tổ chức .

_ Anh nói vậy là cuộc đời em coi như lại bị tàn phá một cách tan nát rồi , Con vợ em nó đã hăm em rồi đó , kỳ này mà em đắc cử nữa là nó sẽ khăn gói quả mướp để về bên nhà bà già vợ em luôn và sẽ không bao giờ trở lại .

Duy Ân nãy giờ ngồi nghe ngóng , bây giờ mới to mồm lên tiếng :

_ Ông đi chết đi ; Anh em tín nhiêm mà ông không dám làm vậy thì chết mẹ đi còn sướng hơn . Ðừng có lo gì cả , con vợ ông nó dọa ông thôi , nó mà đi tui gả con em vợ của tui cho ông . Ông không nghe huynh trưởng Trạng nói là làm chính trị thì phải lì mới được hay sao .

Hai Hỷ nhà ta cứ ngồi đực ra như là ông phỗng đá . Trong bụng thì muốn bỏ của chạy lấy người , mà bên ngoài bạn bè kêu gọi quá cũng thấy làm hãnh diện . Vì đâu có ai cũng được tín nhiêm như mình Và cái máu lính chợt trở dậy trong lòng , chàng đứng lên dơ hai tay lên một cách mạnh dạn , không phải để đầu hàng mà là hứng chí tuyên bố :

_Ðã chơi là phải chơi cho tới luôn , Anh em mà ủng hộ thì Hai Hỷ này sẽ tới luôn bác tài , xem có chết thằng khỉ gió nào không cho biết .Hồi xưa Việt Cộng nó bắt nhốt mấy lần đều không chết mà bây giờ không lẽ chết vì phải làm Hội Trưởng hay sao . Nhưng mà thằng Bá Hòe và thằng Thành phải ủng hộ tao tối đa , chứ tụi bay bị mấy thằng âm binh ganh tị xui dại mà trở quẻ với tao thì tình anh em chúng mình ba đứa bao nhiêu năm coi như là đi tàu xuốt đó các em .

Thế là cả bọn anh em chúng tôi đều cười vang rôn rã .Cười một cách hồn nhiên sảng khoái như những ngày mới vừa vào lính .

Anh em chúng tôi là như vậy đó , gặp nhau cười đùa vui vẻ , lúc chí chóe , ồn ào , đôi khi hục hặc , nhưng không bao giờ chúng tôi bỏ nhau . Cái tình lính đậm đà, tình đồng đội thương yêu đã liên kết chúng tôi như một chất keo nguyên tử không thể tan rã . Trong những năm tháng chinh chiến ngày xưa chúng tôi đã cùng sống chết với nhau trên những chiến trường khốc liệt , nhũng giọt nước mắt của chúng tôi đã tuôn rơi khi mà nhũng bạn bè không may đã phải nằm xuống trên chiến hào đẫm máu anh em . Nhũng thịt xương nào chúng tôi đã cống hiến cho quê hương , những dòng máu nào của chúng tôi đã tưới lên bờ cây , ngọn cỏ để bảo vệ màu cờ tổ quốc tung bay . Rồi trong nhũng trại giam nhục nhằn của kẻ thù , từng củ khoai , miếng cháo chia nhau , từng hơi thuốc nghĩa tình san sẻ .Từng cái dựa lưng nhau để tìm hơi ấm trong cái lạnh chập chùng của mùa đông xứ Bắc . Không lẽ bây giờ trong sự no đủ , tự do chúng tôi lại bỏ nhau sao ? Ðây là điều chúng tôi phải nhủ với lòng là không thể để xảy ra trong nhũng tháng ngày cuối cùng của một kiếp người lưu lạc .

Tôi thường gọi cái góc nhỏ của quán Ngọc Lan là góc kỷ niêm của những con diều hâu gãy cánh . Chúng tôi đó , những người lính ngày xưa đã còn lại gì đâu , sau cuôc chiến đầy căm phẫn , Chúng tôi đã thua kẻ thù vì chúng tôi bị cưỡng bách phải thua . Máu của bạn bè , đồng đội của chúng tôi phải đổ xuống cho những gì người ta gọi là nhu cầu chiến lược . Ðồng bào tôi bị đọa đày , lầm than cho những gì gọi là sự thử nghiệm của Tư do Những cánh tay của chúng tôi đã bị chặt xuống như những đôi cánh của những con diều hâu bị bẻ gẫy để không còn được bay cao trên bầu trời quê hương yêu dấu . Không còn lại gì , chỉ còn chăng là cái tình của những người lính với nhau , cái tình đồng đội không thể nào quên trong ký ức . Do đó chúng tôi thường tìm đến bên nhau để tìm về những tháng ngày xa xưa đầy kỷ niệm .

Chiều nay tôi lại đến quán Ngọc Lan một mình . Dù không có một ai ở quanh tôi nhưng tôi vẫn ngồi trong cái góc nhỏ đầy kỷ niệm để tận hưởng cái hương vị diệu kỳ của cái tình lính đậm đà , cái tình bạn thân thương khó thể nào quên . Tôi vẫn thấy hình ảnh của anh em tôi , bạn bè tôi như ở đâu đây . Những giọng nói tiếng cười của họ vẫn rôn rã trong trái tim tôi . Ngày mai đây tôi sẽ phải rời xa thành phố này để về một miền hoàn toàn xa lạ . Tôi đứng lên mà hình như nước mắt cứ rưng rưng và chân không muốn bước . Chuyến đi nào đều cũng phải có hành trang , Chuyến đi của tôi ngày mai cũng vậy . Nhưng cái hành trang quí nhất mà tôi mang theo , luôn nằm ở trong trái tim tôi .
Ðó là Ngọc Lan , Góc kỷ niệm của bầy diều hâu gãy cánh .


KHIEU LONG 2003
Last edited by khieulong on Tue Jan 10, 2012 2:38 am, edited 2 times in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

NGÀY LỄ TỪ PHỤ, NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI CHA CÔ ĐƠN.

Chu tất Tiến.

Trên một tờ báo điện tử, người ta đọc thấy một câu chuyện xúc cảm đầy nước mắt, tuy không hề nghe thấy một tiếng khóc. Một nhân viên người Việt còn trong giai đoạn tập sự tại một tỉnh trên miền Bắc xa khuất, nhận lời đến giúp một nhà hưu dưỡng hẻo lánh ít người thăm nom. Con đường đi vào căn nhà hưu dưỡng này quanh co và khúc khuỷu, chỉ có tiếng than van rền rĩ của rặng thông già âm u và cằn cỗi. Khi anh thanh niên này đến nơi và bắt tay vào việc, anh nhận ra có một ông già cứ ngồi trên xe lăn mà quay lưng vào trong, với một thái độ im lặng buồn bã. Anh đã đến gần và nhận ra đó là một người Việt Nam đã bước vào tuổi lão niên. Nhận ra anh là người Việt, ông già đó mừng rỡ lắm. Có lẽ không có sự mừng rỡ nào lớn hơn nữa, vì bao nhiêu năm, ông cụ không có dịp nói chuyện với ai. Cụ không rành tiếng Anh, mà chung quanh cả chục dặm cũng không có một người Việt nào lui tới. Sau khi hàn huyên và làm quen nhau, anh thanh niên hứa hẹn sẽ đến thăm cụ hoài. Anh đã giữ lời hứa trong một thời gian dài. Từ đó, anh mới biết tâm sự của cụ là một người cha đã hy sinh trọn cuộc đời cho một đứa con trai duy nhất.
Khi bà vợ đã khuất núi, cụ ở với đứa con trai và bao nhiêu thương yêu, cụ đã dành cho con hết cả. May mắn, cụ đã dựng được một cơ nghiệp đàng hoàng trên xứ Mỹ, có nhà đẹp, có xe tốt và có cả một tương lai thênh thang, hạnh phúc, không thiếu thốn điều chi. Hai cha con êm ấm sống chung với nhau cho đến khi cậu con trai đòi di chuyển đến thành phố lớn để theo đuổi việc học ở một trường danh tiếng hơn. Suy đi nghĩ lại mãi, cụ ông quyết định chiều ý con, mà bán hết cơ ngơi sự nghiệp của mình để đi theo cậu đến một nơi xa lạ. Ở đấy, vì không quen chỗ, cụ cứ phải từ từ tiêu dần tài sản dành dụm của mình cho sự học của cậu con mà không có cơ hội làm lại cuộc đời chi nữa, những mong cho con học thành tài là cụ vui sướng rồi. Điều cụ mong muốn đã đến. Sau nhiều năm học hành, cậu con ra trường, có việc làm tốt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, cậu đi theo tiếng gọi của con tim, bỏ cụ lại một mình, bỏ lại người cha hy sinh suốt đời cho con, bỏ lại bao kỷ niệm buồn vui giữa hai cha con, những ngày tháng xưa cũ đó. Cụ đau buốt tâm can. Nhất là tin tức của cậu dần dần biệt tăm. Quá đau khổ, cụ đã té ngã và bị liệt. Người ta đưa cụ vào nơi hẻo lánh này để chờ chết. Từ đó đến khi anh thanh niên tập sự kia gặp cụ, cũng đã mười năm…
Mười năm cô đơn, mười năm không có dịp nói tiếng quê hương, mười năm không thân nhân, thăm hỏi, mười năm đợi chờ trong tuyệt vọng... Mười năm hay mười thế kỷ?
Thời gian đằng đẵng trôi qua, mọi thứ hy vọng đã tàn lụi, cụ chỉ có một thèm khát duy nhất là một bát bún riêu nóng hổi. Chiều ý cụ, anh thanh niên kia đã lui cui tìm mọi cách để mang đến cho cụ một bát bún riêu theo như ý cụ mong muốn. Cụ đã vui mừng chầm chậm cho một tí mắm tôm vào tô bún, chầm chậm thưởng thức hương vị của bát bún riêu, như thưởng thức một phần đời người đang chết dở mà được sống lại.
Anh thanh niên không quen biết kia đã trở lại vài lần rồi vì công việc mới phải đi xa, nhưng anh hứa sẽ đến thăm cụ bất cứ khi nào tiện dịp. Rồi một ngày, anh nhận được tin báo của nhà hưu dưỡng: ông cụ đã qua đời, đúng ra là đã may mắn chấm dứt được cuộc sống đau khổ, buồn bã, cô đơn mà cụ đã phải gánh chịu nhọc nhằn trong nhiều năm qua. Thằng con trai của cụ, không biết lúc ấy ở đâu, nếu có vợ con, thì đứa bé cũng trên mười tuổi, và mỗi khi đến ngày Từ Phụ, chắc thằng con bất hiếu bất mục, vô ơn, khốn nạn ấy, lại nâng ly rượu đầy ắp, cười đùa vui vẻ khi nghe đứa bé nào đó chúc mừng “Happy Father Day, Dad!”
Hình ảnh người cha bất hạnh không phải là thiếu ở đâu đây. Hãy đến nhà hưu dưỡng ở Garden Grove, gần Trung Tâm Thủ Đô Tị Nạn này, sẽ thấy ngay một cụ ông trên 70 tuổi, còn nhanh miệng lắm, nhưng ngồi trên xe lăn mà nếu thấy ai có lòng, thì thế nào cũng nhờ “Ông ơi! Ông đẩy xe tôi ra bến xe Cần Thơ đi ông! Thằng con tôi nó đang đợi ở đó!” Rồi ông cụ giục “Nhanh lên! Nhanh lên! Kẻo nó không chờ nữa!” Và sau khi được đẩy ra tới cửa, thì ông cụ giơ tay, ngừng lại. “Đây rồi! Bến xe Cần Thơ đây rồi! Ông chờ tôi một tí nhé!” Người đẩy xe thế nào cũng nghẹn ngào, nghe nước mắt trong lòng đang chẩy xuống lặng lẽ. Con của cụ đâu cả rồi? Những đứa trẻ ngày xưa mà ông bồng bế, xi ỉa, tắm rửa, lau mặt, dậy cho nó đánh răng, dậy cho ngồi bô, ngồi cầu tiêu, dắt tay đi học… Những đứa trẻ hớn hở nhìn những quần áo mới mà bố chúng mới mua cho, ngày lễ, ngày Tết, bố con tung tăng trên đường phố Cần Thơ, hay ra bến Ninh Kiều hóng gió, mua cho con một quả bong bóng, một cây kem… Những đứa trẻ mà khi vượt biên còn đỏ hỏn, hay đã bắt đầu lớn, nhưng sợ hãi lo lắng thì nhiều, chỉ biết bám vào tay bố như một chỗ tựa nương duy nhất trong đời. Chúng nó bây giờ ở đâu? Bố chúng vẫn đợi chúng ở bến xe Cần Thơ ngay tại thủ đô tị nạn đấy…
Hãy vào trong nhà già này, thấy một cụ già ngồi trên xe lăn, không còn nói được, chỉ còn ánh mắt và hai bàn tay xếp những chữ A, B,C thành câu: “Ông bà đến chơi, tôi vui lắm!”
Cụ ông ngày xưa cũng đã một thời thanh niên bay nhẩy tung tăng, đi học, đi chơi với đào, rồi lấy vợ vui vẻ, hạnh phúc, nhìn những đứa con lớn lên với tất cả sự thoả mãn của một người cha trọn vẹn hy sinh. Giờ đây, những đứa con ấy ở đâu? Phương trời xa xôi nào? Có một lần nhớ đến người cha đã từng ẵm bồng chúng không?
Hãy đi thêm một bước nữa, để gặp một cụ chưa tới 80, nhưng chiều nào cũng thế, nhờ người đẩy xe lăn ra cửa, ngồi đó nhìn ra ngoài đường cho đến khi mặt trời lặn sau những mái nhà trước mặt, bóng tối phủ xuống âm u rồi mới chịu cho người đẩy xe vào phòng, nơi những kỷ niệm không bóng không hình chìm chìm ngập ngập, lãng đãng xa gần, những bóng hình thân yêu, người vợ tận tuỵ, mấy đứa con tung tăng chạy nhẩy, đấm đá um nhà…
Hãy đi khắp các nhà hưu dưỡng hay “nhà già” này để thấy đâu đâu cũng có những người cha cô đơn, những tâm hồn kiệt quệ, mà nỗi chết gần kề không đáng sợ bằng ngày tắt hơi không người thân vuốt mắt, không có tiếng khóc nức nở nỉ non, chỉ có âm thầm vài người áo trắng, lăng xăng thu dọn cho lẹ, cho nhanh, gói ghém phủ liệm chỉ trong giây phút, rồi tống ra dàn thiêu…
Thế là hết những người cha, đã có một thời oanh liệt, hoặc thương gia, hoặc quân đội.
Có thể họ đã từng xông pha mũi tên hòn đạn, đã từng gào lên hai tiếng “xung phong!” rồi băng mình về phía trước. Có thế họ đã là những thầy giáo, đứng trên bục giảng, hướng dẫn tương lai cho lớp trẻ lên đường. Có thể họ là những người thợ máy, công nhân, ngày ngày đi làm đổ mồ hôi, chỉ mong về đến nhà trông thấy thằng cu Tý, cu Tèo đùa đùa giỡn giỡn, tung con lên cao và nở những nụ cười hạnh phúc…
Giờ đây, chúng đang ở nơi nào? Trong những căn phòng ấm cúng, có thể chúng cũng lặp lại y hệt những cử chỉ của cha chúng ngày xưa, cũng tung con lên, đùa đùa giỡn giỡn..
Hỡi những người con còn có trái tim, hãy đi và hãy đến những nơi gọi là “nhà già”, nơi chỉ có cặp mắt là sáng còn mọi vật đều tối đen…
Ngày Từ Phụ đang đến.


Chu tất Tiến.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

HÃY DÀNH MỘT NGÀY CHO QUÊ HƯƠNG

[center]Image[/center]
Cho đến bây giờ Bộ Chính trị đảng CSVN tại Bắc Bộ Phủ vẫn còn điên đầu vì chưa tìm ra được kẻ phá họai đảng và nhà nước khi lén thu một đọan phim trong cuộc xử án Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại Huế ngày 30/3/2007. Đoạn phim có cảnh LM Lý bị bịp mồm tại tòa án đã được đài truyền hình của thông tấn xã AP trình chiếu chỉ vài phút ngay sau khi Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị tuyên án.

Qua đọan phim ngắn này, tòan thế giới đã chứng kiến một sự thật man rợ mà CSVN rất sợ hãi, luôn cố gắng bưng bít: Đó là cảnh công an CSVN đã vi phạm trắng trợn quyền làm người, nhất là quyền tự do tôn giáo khi chúng đưa một vị tu sĩ ra tòa và dùng bạo lực, bịp mồm lôi ra khỏi tòa cấm cản mọi hình thức biện hộ.

Xem lại từ đầu đọan phim, chúng ta không thấy một phóng viên, hay một thường nhân ngồi từ phía trên chụp hình hoặc quay phim ngọai trừ quan tòa, bồi thẩm đòan, và nhân viên công lực. Do đó vịêc thu hình từ phía trên để thâu rõ ràng mặt LM Lý, cảnh 2 nhân viên cảnh sát và một công an mặc thường phục đứng sau LM Lý và còn thu được tiếng hô quật cường: ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN không phải là việc dễ thực hiện. Chúng ta biết chắc chắn CSVN đã không cho một cơ quan truyền hình, phóng viên nào quay phim (hoặc nếu có sẽ bị tịch thu ngay nếu không có lợi cho sự tuyên truyền). Vậy thì ai là người đã quay được quang cảnh lịch sử này và đã chuyển nó ra ngoài một cách an tòan để đọan phim đươc trình chiếu?

CSVN là một tập đoàn tráo trở, trơ trẽn, luôn đánh lừa dư luận, nên chúng rất sợ hãi sự thật. Vì muốn bưng bít sự thật, chúng đã thẳng tay đàn áp, tống giam những người VN can đảm, bất chấp nguy hiểm cho bản thân, cất cao tiếng nói đòi hỏi tự do cho dân tộc.

Đồng bào ruột thịt của ta ở trong nước đang bị đảng CS bóc lột, hà hiếp, bịt mồm bịt miệng, Vì thế, tập thể người Việt ty nạn cộng sản, những người đang sống trong tự do tại hải ngọai không thể làm ngơ, lãnh đạm với cao trào đấu tranh dân chủ từ trong nước. Vì im lặng trong hoàn cảnh này là dung túng và đồng lõa với tội ác.

Chúng ta không thể bịt tai để không nghe thấy tiếng kêu cứu của Luật Sư Lê Thị Công Nhân, một phụ nữ trong số nhiều phụ nữ trẻ, hiện đang bị giam cầm trong ngục tối: " Đồng Bào ơi hãy cứu chúng tôi";

Chúng ta không thể bịt tai để không nghe tiếng hô dõng dạc trước bạo quyền của LM Nguyễn Văn Lý và hàng trăm, hàng ngàn người khác tại quốc nội đã hoặc sẵn sàng hy sinh bản thân, chấp nhận cảnh tù tội để đánh đổi lấy dân chủ tự do cho dân tộc.

Image
Phái đoàn Việt Cộng Nguyễn Minh Triết sẽ đến Hoa Kỳ và sẽ được gặp Tổng Thống Bush tại tòa Bạch Ốc vào ngày 22 tháng 6, năm 2007.

Đây là dịp may hiếm có để người Việt Nam Tự do của chúng ta cùng nhau đứng lên bày tỏ lập trường và tố cáo với dư luận quốc tế tội ác của CSVN khi phái đòan của chúng đến đây để tạo điều kiện cho CS thêm dịp vơ vét tiền bạc của đế quốc hoặc của những con thiêu thân Việt Kiều mang tiền về đầu tư và hành lạc ngay chính quê hương của mình.

Vì lợi nhuận nhất thời, tài phiệt Mỹ đã quên đi bức tường của hơn 58 ngàn tử sĩ, họ đầu tư vào Việt Nam để tận dụng giá nhân công rẻ mạt U.S $ 60.00/tháng cho 60 giờ làm việc mỗi tuần và mong mỏi có cơ hội làm giàu tại đất nước mà hàng vạn người đồng hương của họ đã nằm xuống để bảo vệ chính thể dân chủ, và hiện tại vẫn có những người tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ tại nơi này.

Trong cuộc giao lưu thương mại giữa hai nước, CSVN sẽ bớt đóng thuế hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ, và mua máy bay, hàng điện tử. Để đền bù Hoa Kỳ sẽ làm ngơ việc cho CS bắt bớ những nhà đối kháng và đồng ý dân chủ theo chủ nghiã cộng sản.

Tuy nhiên, là một cộng đồng vững mạnh, có tiếng nói chống cộng thống nhất, chúng ta đã được dân chúng Hoa Kỳ, anh em Cựu Quân nhân Hoa Kỳ và những vị dân cử như Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu yểm trợ và đã áp lực hành pháp qua bộ ngọai giao phải lưu tâm đến Việt Nam.

Chúng ta hãy rủ nhau dành một ngày cho quê hương, cùng nhau bỏ thì giờ, hãy từ khắp nơi quy tụ về New York, Washington DC và California nhân chuyến đi Hoa Kỳ của cộng sản Nguyễn Minh Triết để cất cao tiếng nói của mình. Đây là dịp để chúng ta chứng minh với thế giới và nhất là giới Hành Pháp Hoa Kỳ, là dù 32 năm đã trôi qua nhưng chúng ta vẫn kiên trì đấu tranh cho dân chủ của nước Việt.

Hỡi những anh chị em thanh niên sinh viên học sinh, chúng ta hay cùng nhau tề tựu, để góp tay cùng thế hệ cha anh, tranh đấu cho thế hệ trẻ tại VN vì miếng cơm manh áo đã phải sớm rời ghế nhà trường.

Xin hãy tố cáo trước dư luận thế giới nạn buôn bán Lao Nô, và gióng lên tiếng chuông cùng thế giới để chấm dứt tệ trang buôn bán trẻ em và phụ nữ. Tuổi trẻ Việt Nam không thể đồng nghĩa với Nô Lệ Lao Động, Nô Lệ Tình Dục. hãy tiếp tay in hàng ngàn tờ truyền đơn để thức tỉnh lương tâm của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Hỡi những người vợ đã có chồng đã đi tù cải tạo, hãy nhớ đến nỗi nhọc nhằn , những cơ cực mà các vị đã gánh chịu từ 30/4/75. Xin hãy nghĩ đến những người vợ của các chiến sĩ tự do ở trong nước đang lâm cảnh tù tội. Họ đang cùng cảnh ngộ với chúng ta nhiều thập niên trước đây. Được sự quan tâm của đồng bào hải ngọai, họ sẽ ấm lòng bao nhiêu trong những đêm trường ôm con cô quanh, khi người chồng tù tội phương xa không biết có ngày về?

Hỡi những chiến sĩ tự do, những quân cán chính, xin đừng chần chừ, e ngại, hãy tham gia vào giòng chính của dân tộc, xin hãy góp phần mình, trực diện kẻ thù để nói lên được những điều ta muốn nói. Sự tranh đấu của chúng ta cho quê hương là niềm an ủi cho những người đàn bà cơ cực tại quê nhà.

Hỡi những bà mẹ Việt Nam, những người có con trong cuộc chiến hay đi tù cải tạo, dù còn sống hay đã hy sinh, hỡi những bà mẹ mất con trên biển cả, xin hãy dành một ngày cho quê hương, hãy đến để nói lên tiếng nói của 83 triệu con dân còn đang ở lại VN, xin hãy đọc thật to bản cáo trạng của tên tội đồ dân tộc và bè đảng.

Xin hãy cổ động những anh chi em Cựu chiến binh Hoa Kỳ . Họ sẽ cùng chúng ta vạch mặt chỉ tên Nguyễn Minh Triết chính là một tên tội phạm chiến tranh, Nguyễn Minh triết đã đóng góp cho danh sách 58 ngàn thanh niên yêu quý chết vì Lý Tưởng Tự Do tại VN. Chúng ta sẽ bắt buộc Nguyễn Minh Triết phải đưa danh sách hơn 2000 quân nhân bị mất tích mà chỉ có CSVN biết rất rõ thân phận những người này.

Cuộc biểu tình Chính Nghĩa của chúng ta nhất định phải thành công, và sẽ được thế giới ngưỡng mộ nếu tập thể tỵ nạn Công Sản chúng ta chứng tỏ được ý chí quật cường và lòng cương quyết đấu tranh cho quê hương.

LLQDVN sẽ hòa mình trong cuộc đấu tranh chung và chu tất những công tác được cộng đồng giao phó.

Lực Lượng Quốc Dân Việt Nam
www.llqdvn.org
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »



NHỮNG BÀI HÁT CỦA MỘT THỜI BINH LỬA
(Thay một vòng hoa cho
ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh )

Từ giữa thập niên 60, chiến trường miền Nam bắt đầu sôi động, hàng hàng lớp thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị ,"xếp bút nghiên theo việc kiếm cung". Người lính miền Nam lúc âý được thi ca nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo thơ túi rượu bầu và hình ảnh một người tình nho nhỏ ở hậu phương:
"..Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình
Ăn muối đá và hăng say chiến đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân với rượu đế mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.."

( NBS)
Những chàng lính 19, 20 thời ấy không phải là những người hăng say chém giết, không hề muốn " xẻ dọc trường sơn" để "sinh bắc tử nam", mà chỉ muốn anh em một nhà cùng sống trong hòa bình an lạc:
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu

(NBS)
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh và tiếng hát của chính anh, ca sĩ Nhật Trường. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương như mùa thu, như hoa tím trong rừng sim, cho dù kết cuộc chỉ còn là những "chiếc khăn sô của người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân và những dòng nuớc mắt" .

Ta thử hình dung những người lính ấy trong bài "Tình Thư của Lính" :
" Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis

Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây

Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu

Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao. . ."
Người lính thuở ấy, dù nay đây mai dó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát. Cho dù lúc nào " ngày anh đi sông hồ cũng in dáng em" và vẫn biết là:
"..nếu em không là người yêu của lính
em sẽ nhớ ai chủ nhật trời xanh
em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ?"
nhưng người lính lúc nào cũng lo sợ mình sẽ mang nỗi buồn và điều bất hạnh đến cho người tình nhỏ, nên nhiều lúc đành phải lặng lẽ chia tay: " biết trả lời sao, khi chưa nói yêu mà đã xa rồi..".." sẽ không trả lời đâu, khi anh muốn em đừng vướng u sầu.."

Cho dù biết " tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa" (Hoa Trinh Nữ), " trong bao lần quân hành, tôi qua vùng khô cằn mồ hôi thành biển mặn trên môi " (Biển Mặn) hay " Anh vì lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông.. Từng chiều rớt bên sông em có mơ gì không ? (Chân Trời Tím)

Và cho dù người tình của lính có sẵn lòng chấp nhận thương đau:
".. Nếu anh không về nữa, thì em xin chiếc khăn sô
Lỡ anh không về nữa, hàng cây đêm sẽ đứng gục đầu
Và vì sao khuya khép mắt sầu",

(Chân Trời Tím)
nhưng người lính đa tình vẫn luôn ưu tư cho người tình nhỏ:
"..Giờ này thành phố chợt bùng lên
Em dòng lệ bất giác chạy quanh
Nghĩ đến một điều em không rõ
Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ
Đến một người đi giữa chiến tranh
Lại nghĩ tới anh.. . . . ..nghĩ tới anh..

(Chiều Trên Phá Tam Giang)
để cuối cùng đành nói một lời khuyên:
" Nếu em biết rằng, có những người đi đấu tranh cho đời
mang lời thề lên miền sơn khê
Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng đang áo lạnh từng đông
Thì duyên tình mình có nghĩa gì không ? "

(Tạ Từ Trong Đêm)
Những khúc hát này ngày xưa, những người cùng thế hệ thời ấy ai cũng có lần đã hát. Những tiếng hát đó không phải là những tiếng kèn hung hản thúc quân vào trận mạc, nhưng chính là những làn gió ngát hương trên từng bước quân hành của người lính chiến miền Nam. Nó không làm át đi phần nào tiếng súng nhưng có lẽ đã làm dịu bớt đi những vết thương, những khốn khổ, chia lìa của cả một thời ly loạn.

Tác giả những bài hát này, và cũng chính anh đã hát hay nhất những sáng tác của anh, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi ngày 13.05 vừa qua ở một nơi không phải là quê hương anh. Nhưng những lời ca khúc hát của anh vẫn còn mãi vang vọng tự quê nhà và khắp cả năm châu. Bởi vì ở đó vẫn còn những người lính và cả những ngưòi suốt một đời yêu lính. Cho dù, những người lính ngày xưa bây giờ đã là những nắm xương trong những nghĩa địa hoang tàn, hoặc là những thương binh khốn khổ đâu đó ở quê nhà, còn lại là những người lính già sống uất nghẹn ở những nơi nào đó thật xa xăm.

"Nhạc sĩ của Lính" là tên mà rất nhiều người miền Nam đã đặt cho anh. Bởi anh đã viết và hát trên 200 ca khúc, không phải chỉ về đời lính, về người tình của lính, mà còn ngợi ca người lính. Sự ngợi ca của anh không phải là những bản hùng ca rầm rộ tiếng quân hành, nhưng nó nhè nhẹ len lỏi vào tận cùng tâm thức, khua động những tình cảm rất thật, rất người. Nhạc của anh đã làm cho người ta hiểu và yêu lính hơn, và làm cho chính người lính thấy yêu đời lính của mình hơn. Những người lính với đầy đủ những bi hùng, nhưng cũng đầy ắp những lãng mạn, vị tha và nhân bản.

Sau mùa hè 1972, đơn vị tôi từ chiến trường Kontum được chuyển về dưỡng quân một tháng tại hậu cứ Sông Mao, Phan Thiết. Trong một đêm văn nghệ do tỉnh Bình Thuận tổ chức ủy lạo chiến sĩ, bất ngờ có sự tham gia của ca sĩ Nhật Trường nhân dịp anh từ Sài gòn về thăm quê (quê anh ở Phan Thiết). Lúc ấy anh còn trẻ, đẹp trai và hoạt bát. Anh ngồi chung bàn với tôi. Trong lúc tâm tình, khi nghe tôi nói là ngày mai sẽ về thăm vợ ở Ninh-Hòa, anh tròn mắt nhìn tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ, có một thời anh đã say mê một cô gái Ninh-Hòa. Sau đó anh lên sân khấu hát tặng tôi bài Mùa Đông Của Anh, và nhờ tôi chuyển đến cô gái Ninh-Hòa nào đó hai câu:
" ..Xưa hôn em một lần mà đau thương tràn lấp..
Anh yêu em một ngày rồi xa em trọn kiếp.."
Rất tiếc, cho đến khi tôi biết được cô gái Ninh- Hòa ấy, thì thế sự đã đổi thay.

Tôi không còn muốn nói với cô những điều anh gởi gấm.

Sau hơn 20 năm, nhìn lại anh trên sân khấu hải ngoại, tôi thấy chạnh lòng. Anh cười nhưng khuôn mặt anh khắc khổ. Nụ cười có vẻ héo hon. Có lẽ anh đã phải bỏ sân khấu khá lâu, nên đi tới đi lui không còn tự nhiên như ngày trước. Anh ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều. Tôi tội nghiệp cho Anh. Không biết những đau thương nào từ cuộc đổi đời đã làm anh đổi thay đến thế.. Hôm ấy, anh hát bài Biển Mặn, dù giọng hát không còn được như xưa, nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh hát hay và cảm động như thế.

Rồi đến khi ca sĩ Thanh Lan bất ngờ tái ngộ. Hai người hát lại bài Chiều Trên Phá Tam Giang. Hai mái tóc đã ngã màu. Cả hai không còn là cô sinh viên và người lính trẻ ngày nào. Nhưng hôm đó họ đã hát với nhau rất tuyệt vời và diễn xuất đến xuất thần. Thanh Lan đã khóc sụt sùi. Có lẽ mọi người cũng không ngăn được dòng lệ cảm xúc.
(Dường như tôi đã đọc được ở đâu đó những dòng tương tự trên đây mà tôi có cùng chung cảm xúc.)

Nhật Trường Trần Thiện Thanh ! Xin cám ơn Anh, và vĩnh biệt Anh trong muôn vàn thương tiếc.

Phạm Tín An Ninh
Vương Quốc Nauy
Last edited by khieulong on Tue Jan 10, 2012 2:39 am, edited 1 time in total.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Hãy Cho Cả Thế Giới Thấy Người Việt Hải Ngoại
Chống Cảnh "Còng Tay Bịt Miệng"


Image

Nguyễn Minh Triết đã đặt chân đến Hoa Kỳ, hiện đang ở New York. Đối với thế giới tự do dân chủ, Nguyễn Minh Triết là kẻ đứng đầu của một nước. Là nguyên thủ quốc gia.

Một nguyên thủ quốc gia nhục nhã được xứ người đón tiếp không có 21 phát súng chào mừng.

Image

Hình ảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị còng tay kéo lê ra khỏi phòng xữ, bị tên công an to lớn bịt miệng, đầu bị bẽ ngoặt trong khi đã đuối sức vì tuyệt thực... Cả thế giới đã nhìn, chúng ta đã nhìn. Bây giờ không còn là giờ phút "Nói Cho Nhau Nghe". Chúng ta cần phải hành động.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình được thả ngày 9 tháng 6 năm 2007 là do sự đòi hỏi và áp lực của chúng ta.

Chúng ta đòi hỏi Việt Cộng phải thả ngay linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và những nhà đấu tranh dân chủ vừa bị bắt giữ.
Chúng ta hãy cùng nhau về hai tuyến đầu mà toàn thể truyền thông thế giới sẽ ngắm nhìn. Hoa Thịnh Đốn - New York đều chờ bạn. Bất cứ chổ nào cũng cần tấm lòng, cần bàn tay.

Đi bằng máy bay, bằng xe bus, bằng bất cứ phương tiện nào chúng ta có được. Nếu đến New York trước ngày 20 tháng 6 năm 2007, sẽ có cơ hội đến Hoa Thịnh Đốn bằng xe bus do cộng đồng New York cung cấp. Được chủ nhân khách sạn Carter, ông Trần Đình Trường lo phòng ở miễn phí.

Cái gì cần nói chúng ta đã nói. Cần nghe chúng ta đã nghe. Bây giờ Cần Hành Động.

Hình Ảnh Trực Tiếp LM Nguyễn Văn Lý Trước Phiên Tòa Rừng Rú Man Rợ.

Chúng ta hãy cho cả thế giới thấy Người Việt Tị Nạn không chấp nhận Tà Quyền Cộng Sản Việt Nam.

Chúng ta cần tràn ngập Tòa Bạch Ốc, Liên Hiệp Quốc và bất cứ nơi nào Nguyễn Minh Triết đến.

Chúng ta hãy "Chỉ Lổ" cho ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chui... vô Tòa Bạch Ốc.

Không thể đi được, chúng ta hãy tiếp tế tài chánh và tinh thần cho những đồng đội nơi tuyến đầu.

Mười đô, 20, 50... Kể cả 5 đô đều quý trong giây phút này. Chúng ta chỉ còn có vài ngày.
Gửi về New York:
Chi phiếu ủng hộ xin đề NYVACA hay CDNVQGNY
gởi về: PO Box 520534
Flushing New York 11352 – 0534

Gửi về Hoa Thịnh Đốn:
Mọi đóng góp tài chánh xin đề:
The Vietnamese Community of WDC, MD & VA
và gửi về
P.O. Box 801, Annandale, VA 22003.


THÔNG BÁO KHẨN CẤP

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA NEW YORK KHẨN CẤP THÔNG BÁO:


Chúng tôi nhận được tin đích xác là Nguyễn Minh Triết và phái đoàn sẽ tới:
- ngày thứ Hai, 18 tháng 6 năm 2007: Foley Square Court, 500 Pearl St *New York NY 10007
- ngày thứ Ba, 19 tháng 6 năm 2007: Trụ sở Liên Hiệp Quốc, 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017
- ngày thứ Tư, 20 tháng 6 năm 2007: New York Stock Exchange (Thị trường Chứng khoán), số 11 Wall Street New York, NY 10005
- ngày thứ Tư, 20 tháng 6 năm 2007: Asia Society, 725 Park Avenue at 70th Street New York, NY 10021

Do đó CÐNVQGNY sẽ phối hợp với các đoàn thể, cộng đồng bạn như Cộng Ðồng Nguời Việt tại Nam New Jersey, Philadelphia, Connecticut, Massachusetts, Washington DC…, tổ chức các cuộc biểu tình :

Ngày: Thứ Hai 18 tháng 6 năm 2007
Giờ tập họp: 10 giờ sáng
Ðịa điểm: 500 Pearl St * Foley Square New York NY 10007

Ngày: Thứ Ba 19 tháng 6 năm 2007
Giờ tập họp: 9 giờ sáng
Ðịa điểm: Trụ sở Liên Hiệp Quốc, 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017

Ngày thứ Tư, 20 tháng 6 năm 2007:
Giờ Tập Họp: 7 giờ 30 sáng
Địa điểm:New York Stock Exchange (Thị trường Chứng khoán), số 11 Wall Street New York, NY 10005

Ngày thứ Tư, 20 tháng 6 năm 2007:
Giờ Tập Họp: 10 giờ 30 sáng
Địa điểm: Asia Society, số 725 Park Avenue at 70th Street New York, NY 10021

để phản kháng bạo quyền Cộng Sản Việt Nam đã và đương:
- vi phạm quyền Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của Ðồng Bào tại Việt Nam
- giam giữ các nhà Tranh Ðấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam

Xin các Ðoàn Thể , Cộng Ðồng , Ðồng Hương Việt Nam tại Hải Ngoại tích cực hỗ trợ, tham gia các cuộc biểu tình phản kháng này, để biểu dương tinh thần đoàn kết tranh đấu của chúng ta với Ðồng Hương tại quê nhà.

Trân trọng kính chào

New York ngày 14 tháng 6 năm 2007
LS Nguyễn Thanh Phong
Chủ Tịch CÐNVQGNY

Ông Nguyễn Văn Tánh
Cố Vấn Thường Vụ CÐNVQGNY
Trưởng ban Vận Ðông và Ðiều Hợp

Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc với:

* Nguyển Văn Tánh, cell phone (646) 920 - 4120 * email: nguyenvantanh718@yahoo.com
* LS Nguyễn Thanh Phong, cell phone (646) 920 - 4118
* email: pnguyen@parknguyenlaw.com
* Trần Quán Niệm, cell phone (917) 760-7082 * email: lachongmagazine@comcast.net
* Lương phúc Thọ, cell phone (646) 920 - 4122 * email: tho2nhung@yahoo.com
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Chủ tịch Yahoo Terry Semel bất ngờ loan báo từ chức tổng giám đốc điều hành vì thua… Google

Đăng Khoa-Source:AP, Jun 18, 2007
Image
Cali Today News – Hôm thứ hai, trong một loan báo nay bất ngờ chủ tịch hội đồng quản trị Yahoo Terry Semel đã loan báo từ chức tổng giám đốc điều hành công ty. Động thái này cho thấy Yahoo đã thua trong cuộc chạy đua với công ty Google Inc. Điều này đã làm các cổ đông và nhân viên bị dao động.

Yahoo, với trụ sở chính tại Sunnyvale, đã bổ nhiệm Jerry Yang, đồng sáng lập viên vào chức vụ nói trên và đề bạt Susan Decker làm chủ tịch. Decker vốn là giám đốc tài chánh cuả công ty đã được chỉ định trông coi những hoạt động quảng cáo cuả công ty cách đây không lâu.

Theo quyết định nói trên, ông Semel, 64 tuổi, sẽ vẫn tiếp tục giữ ghế chủ tịch hội đồng quản trị nhưng không có vai trò điều hành sau 6 năm giữ vai trò này.

Cổ phiếu Yahoo đã giảm gần 30% trị giá trong 18 tháng qua trong khi mức lời cuả Yahoo ngày càng thua sút Google.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ hai, ông Semel nói rằng “Công ty nay đã nằm trong tay những nhà điều hành tốt. Tôi cảm thấy đây là lúc tôi nên giữ vai trò huấn luyện viên hơn là vận động viên”

Loan báo trên lập tức tác động lên giá cổ phiếu Yahoo trong phiên giao dịch hôm thứ hai với mức tăng 81 xu nay giá cổ phiếu lên $28.12.

Trong cuộc họp báo hôm thứ hai, tân tổng giám đốc điều hành Yang đã ca ngợi ông Semel là “mẫu mực noi theo và là vị cố vấn đáng tin cậy”. Đồng thời ông Yang cũng bác bỏ dư luận cho rằng Yahoo sẽ được bán cho Microsoft Corp. Được biết ông Yang, 38 tuổi, nắm 4% cổ phần trong công ty với trị giá lên đến $1.5 tỉ đô la. Một đồng sáng lập viên khác là David Filo sở hữu 6% cổ phần với trị giá lên đến khoảng $2.3 tỉ.

Đăng Khoa-Source:AP
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Biểu Tình ở New York -
Nguyễn Minh Triết Trốn Mất... Không Dám Đến...

Tuyết Mai
Hàng trăm đồng bào gồm đại diện của nhiều đoàn thể, cá nhân từ nhiều Tiểu bang Pennsylvania, New Jersey, Connecticut, Massachusettes, Hoa Thịnh Đốn, Maryland, Virginia, Califoria… đã tập hợp biểu tình chống phái đoàn CSVN Nguyễn Minh Triết vào lúc 11:30 sáng ngày 18 Tháng 6, 2007 tại Foley Square (đối diện với Toá Án Kháng Cáo của HK) ở New York, NY.
Image
Cuộc biểu tình ngoài toàn thể cộng đồng New York còn có sự hiện diện của Ông Nguyễn Trung Châu, Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, phái đoàn Hưng Ca với Nguyệt Ánh. Bên cạnh có nhiều nhà đấu tranh như Lý Tống, Ngô Kỹ, Trần Quán Niệm, Nguyễn Tường Thược, nhà báo Nguyễn Đình Toàn cùng phái đoàn từ Hoa Thịnh Đốn.

Quang cảnh biểu tình rất sôi động, Ông Nguyễn Tường Thược ở New Jersey trang bị một chiếc xe với nhiều biểu ngữ như “No human Rights, No Justice, No Freedom in VN” và hệ thống âm thanh tốt để phổ biến mục đích của cuộc biểu tình bằng tiềng Anh và tiếng Việt. Tất cả người tham dự biểu tình đều cầm cờ vàng. Hình của Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an bị miệng trong phiên toà của CS ở Huế được phóng to và cờ vàng được treo tràn ngập Foley Square, nơi biểu tình.

Đoàn người biểu tình đứng ở mặt tiền trước tòa. Phái đoàn CS có hai “nạn nhân của chất độc da cam”, bên cạnh có năm ba người VN. Những viên chức cao cấp CS tham dự phiên tòa đi cửa sau. Tổng cộng phái đoàn của CSVN có khoảng năm sáu người. Những người ủng hộ CS đứng bên ngoài, gồm một ít người VN và mười mấy cựu quân nhân phản chiến HK, đeo nơ màu cam và bong bóng màu cam. Tất cả phe ủng hộ có khoảng hai mươi người. Những người này không xô xác với đoàn người biểu tình. Hai bên có cải qua, cải lại họ nhưng thấy bên phía biểu tình đông quá nên rút lui, tránh xa. Đoàn người biểu tình trong trật tự không "mắc kế" khiêu khích của Việt Cộng.

Du khách rất ngạc nhiên trước khung cảnh sôi động của cuộc biểu tình với sự hiện diện đông đảo của các đài truyền hình lớn của HK như CBS, CNN, ABC, các đài truyền hình địa phương ở Nũu Ước cùng các hãng thông tấn lớn như Reuter, AP, AFP và các đài phát thanh của Hoa Kỳ.
Image
Lúc đầu các cơ quan truyền thông quốc tế không hiểu mục đích của cuộc biểu tình nên họ thắc mắc tại sao đám biểu tình tìm cách đẩy lui đám “nạn nhân bị chất độc da cam”....

Để tránh hiểu lầm, phái đoàn biểu tình đã chia nhau giải thích cho các cơ quan truyền thông quốc tế hiểu các công động VN đến đây biểu tình là chống phái đoàn CS, chứ không phải chống phiên tòa Da Cam.

Báo chí quốc tế đã hiểu rõ vấn đề tranh đấu và phản đối của những người biểu tình, vì vậy họ đã tỏ ra rất có cảm tình với đoàn biểu tình.

Cố nhiên có một vài cựu chiến binh HK phản đối, nên có lời qua tiếng lại, nhưng đặc biệt là trong số những cảnh sát giữ trật tự, an ninh ở đây có một số là người Việt Nam, họ đã giúp đỡ rất nhiều để nhóm biểu tình giữ chủ động ở Foley Square này.
Image
Phiên tòa bắt đầu từ một giờ trưa đến bốn giờ chiều, Luật Sư Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch CĐ Người Việt Quốc Gia New York có mặt bên trong phiên tòa cho biết, phái đoàn chính thức của Hà Nội chỉ có năm ba tên, họ đã đi cửa sau để vào tòa. CS Hà Nội đã dự trù sẽ mở một cuộc họp báo sau phiên tòa ở ngay công viên này, nhưng họ không dám xuất hiện trước đoàn biểu tình. Đặc biệt Nguyễn Minh Triết đã không dám có mặt tại tòa như dự trù.

Tòa án cũng chưa có quyết định, chỉ ghi nhận sự trình bày của hai bên chứ chưa có phán quyết. Qua sự bình luận của các giới chức có mặt bên trong phiên tòa thì CSVN sẽ thua lần này. Họ không thể thắng được.

Có thể nói là cuộc biểu tình rất thành công vì những cơ quan truyền thông quốc tế đến đây với mục đích phỏng vấn nạn nhân chất độc da cam của CS, mà qua sự trình bày của những người biểu tình họ đã quay ống kính lại để quay thật kỷ những hình ảnh Linh Mục Lý bị bịt miệng và phỏng vấn những nguời biểu tình về tình trạng nhân quyền ở VN.
Image
Đây là cơ hội tốt để nói lên với các cơ quan truyền thông thế giới thảm trạng đất nước VN nói chung, và việc các nhà lãnh đạo dân chủ trong nước đang bị đàn áp, bắt bớ giam cầm trong ngục tù CS hiện nay.

Hình công an CS bịt miệng Linh Mục Lý đã được phóng to và treo khắp nơi ở Foley Square, đã nói lên được đời sống người dân Việt Nam đang bị đàn áp, không tự do, không nhân quyền dưới chế độ CS hiện nay. Đây là điều chúng ta đang muốn đánh động dư luận, tố cáo tội ác của CS.

Trả lời một cuộc phỏng vấn, Ngô Kỷ, người tham dự biểu tình cho biết, có nhiều người nêu lên thắc mắc tại sao CS đến đây để tranh đấu cho quyền lợi đồng bào nạn nhân da cam, mà các cộng đồng quốc gia biểu tình chống đối. Ông Ngô Kỷ nói, ông muốn dư luận Mỹ và Việt Nam biết rõ, CS sẽ dùng tiền đó để làm giàu những tên lãnh đạo, chứ tiền này sẽ không tới nạn nhân của chất độc da cam. Bọn CS luôn lợi dụng danh nghĩa của đồng bào, luôn thủ lợi cho cá nhân bọn họ mà thôi.

Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 4 chiều, trước khi ra về đoàn biểu tình đã tuần hành hai vòng trong Foley Square và hô to nhiều khẩu hiệu như “Đả Đảo Cộng Sản”, “Human Rights for VietNam”.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Lửa OC - Lửa Saigon:

Thông Báo Khẩn Số 1
Ủy Ban Ðặc Nhiệm Chống Cộng



Trân trọng thông báo Ðồng bào được rõ:

Tin đáng tin cậy cho biết người cầm đầu nhà nước CS Hà nội là Nguyễn minh Triết sẽ đến Quận Cam vào ngày 23 tháng Sáu năm 2007. Y sẽ mở cuộc tiếp tân tại Saint Regis Resort Hotel, One Monarch Beach Resort ở Thành Phố Dana Point, CA 92629, từ 9 giờ 30 sáng đến 12 giờ 30 trưa.

Thực hiện kế hoạch biểu tình chống Ô Triết đã được đồng bào thảo luận và biểu quyết và cung ứng phương tiện, bằng thông báo này, Uy Ban kính mời bà con cô bác thân hào nhân sĩ, đại diện các cơ quan đoàn thể:
( 1) Tập hop lúc 7 giờ sáng và khởi hành lúc 8 giờ ngày 23 tháng Sáu năm 2007 tại 3 địa điểm sau: Sân đài phát thanh Little Saigon, nhật báo Người Việt đường Moran, và Garden Grove Park. Nếu có người nhà nhờ đưa đến địa điểm tập họp càng tốt để tránh bớt chỗ đậu xe. 10 chiếc xe bus của các cơ sở và nhân sĩ đã giúp sẽ đưa đón bà con đồng bào đi biểu tình và về.

( 2 ) Nhớ mặc áo trắng càng tốt, đem theo nón, thức ăn nhẹ và nước uống nếu cần. Không nên đem theo dù và những vật liệu cứng nhọn. Không đem theo biểu ngữ riêng. Ủy Ban sẽ cung ứng cờ, biểu ngữ, bích chương, hình ảnh LM Lý bị bịt miệng và hình những nhà đấu tranh bị CS trấn áp. Mỗi xe đều có anh chị em được chỉ định sinh hoạt về ý nghĩa ( đọc thông cáo báo chí) , cách thức biểu tình ôn hòa và văn minh vì báo chí Mỹ sẽ chú mục vào cuộc biểu tình này.
Trường hợp người đi xe riêng cũng xin ghé đia điểm tập họp để nhận bản đồ lộ trình, cờ và tài liệu cần thiết.

( 3) Kể từ giờ phút thông báo này được phổ biến, xin đồng bào thường xuyên mở ra dô và truyền hình của những đài địa phương của người Việt c! húng ta để theo sát phản ứng kịp thời nhứt trong việc thực hiện biểu tình vì CS rất trí trá có thể dương đông nhưng kích Tây, nhưng khó mà qua mắt được tập thể người Việt chúng ta ở Mỹ nhờ được sự giúp đỡ của những người Mỹ ủng hộ chánh nghĩa tư do, dân chủ, nhân quyền cho VN.


Little Saigon ngày 19 tháng Sáu năm 2007

Liên lạc
Phan kỳ Nhơn; ÐT ( 714) 837 9936
Cao viết Lợi; ÐT ( 714) 889 9120
Nguyễn phục Hưng; ÐT ( 714) 553 4672
Vi Anh; ÐT ( 714) 881 9422 ( về truyền thông)
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Chuyện Bên Lề Chống
Nguyễn Minh Triết tại New York

(Trần Quán Niệm ghi nhanh tại chỗ)
Image
Theo tin tức trên website của CS thì lực lượng họp báo của chúng khoảng 100 tên, thuộc nhóm CA tùy tùng phái đoàn Nguyễn Minh Triết, cộng thêm một số cảm tình viên tại hải ngoại (Việt và Mỹ) và du sinh tại NY và miền Đông thêm vào đó là nhóm cựu chiến binh phản chiến Mỹ, tổng cộng chừng 200. Chúng sẽ họp báo và thả bóng mầu cam. Ban Tổ Chức Biểu Tình tại CĐ NY suy đoán như vậy chúng ta sẽ trực diện với phái đoàn VC có mang theo cờ Máu và hệ thống loa phóng thanh ngay giữa công viên Foley. Và điều ưu tư nhất là làm sao chúng ta phải đủ đông để áp đảo họ trong trận chiến đầu tiên này, trước con mắt của giới truyền thông Mỹ, Việt và đồng hương hải ngoại và quốc nội, nhất là đồng bàoViệt tại Úc châu lắng nghe và chờ xem hình ảnh.
Image
Để áp đảo VC, BTC vạch định bốn mũi dùi tấn công:
1- Huy động được trên 200 đồng hương từ khắp nơi (ngày làm việc)
2- Xe loa phóng thanh của ông Nguyễn Tường Thược và loa tay cùng tiếng hô vang dội sẽ lấn át âm thanh cuộc gọp báo.
3- Cờ vàng và hình ảnh cha Lý và hình gạch chéo mặt 3 tên đầu sỏ CS là Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh và Phan Văn Khải (do bà Nguyễn Thị Lễ thực hiện) sẽ bao vây cờ Máu.
4- Thả 500 bong bóng mầu vàng có dán cờ VN và có treo hình cha Lý (cỡ card postal) để đè bẹp chừng 50 bóng mầu cam của CS.

Đúng 10 giờ sáng thành phần cơ hữu của CĐ NY đã có mặt tại công viên, gắn cờ Vàng và hình cha Lý khắp nơi (trên ghế đá, gốc cây, trụ đèn vv. với mục đích lấn đất.)
Image
Xe bus của đồng bào các nơi liên tục đổ quân tiếp viện NY - 11 giờ 30 toán VC tới gồm 2 xe bus chở theo chừng 100 du sinh (bị lùa đi, không tham dự sẽ bị kiểm thảo và hình phạt). Thấy lực lượng hải ngoại đông đảo, bừng bừng khí thế nên du sinh bị đưa ngay vào tham dự phiên tòa, không dám héo lánh ở ngoài công viên (có lẽ sợ bị chụp hình nhận diện, khó an thân mà ăn học tại Mỹ.) Số còn lại gồm chừng 12 CS gồm 2 cán bộ cao cấp mặc thường phục, một người chúng tôi nhận diện là Thiếu Tướng CA CS tên Sinh) và 4 nạn nhân Da Cam chống gậy hay ngồi xe lăn), thêm vào đó là khoảng vài thanh niên, thiếu nữ chụp hình, ghi âm, quay phim. Đi yểm trợ là khoảng 20 Cựu Chiến Binh phản chiến HK và đàn bà. Cựu Chiến Binh đeo nơ mầu cam và cầm bảng nhỏ ủng hộ nạn nhân Da Cam. CS cũng đeo nơ mầu cam, không thấy huy hiệu cờ đỏ sao vàng trên ve áo như lần Phan Văn Khải tới. Hoàn toàn không thấy trưng cờ Máu dù nhỏ hay lớn..

Cả bọn lúng túng kéo vào công viên, chọn một góc để họp báo. Có một số đài truyền hình bu lại phỏng vấn, ghi hình.

Lập tức đoàn biểu tình phóng tới, bao quanh la Đả Đảo Cộng Sản. Communist go home . v.v.và nhiều khẩu hiệu khác bằng tiếng Mỹ. Sợ VC bị đánh, nhóm CCB phản chiến cầm tay nhau tạo thành vòng tròn, bảo vệ CS. Cuộc họp báo không sao thực hiện được vì ồn quá. Cảnh sát bèn tách rời nhóm biểu tình các h VC chừng 10 thước. Chúng ta vẫn tiếp tục hô khẩu hiệu và phản đối (tiếng Mỹ do dược sĩ Tuấn (MA), Ngô Kỷ, Lý Tống và một vài nhân vật tranh đấu khác). Lúc này xe loa phóng thanh của ông Nguyễn Tường Thược tiến lên áp đảo, phát thanh lời hô khẩu hiệu và nhạc đấu tranh.
Image
Thấy không êm, CS rút ra một góc xa hơn nữa, cách nhóm biểu tình chừng 50 thước nhưng vẫn không thoát khỏi tiếng loa của xe ông Nguyễn Tường Thược lái xe rề rề theo sau, chạy quanh công viên vì ở đây không có chỗ đậu. Cảnh sát tính chặn xe vì âm thanh quá lớn (giấy phép chỉ cho giới hạn 80 decibel), nhưng vì xe loa chạy quanh mà xe cộ thì đông như mắc cửi do đó Cảnh Sát không thành công trong việc chặn xe ông Thược nên sau này mặc kệ, dồn nhân lực canh chừng hai nhóm CS và QG, sợ đánh nhau.

Đám Cộng Sản thua to, hủy bỏ họp báo, kéo nhau vào Toà Án.

Một lúc sau, 2 chiếc xe mầu đen chạy tới đậu ngang hông Toà Án. Đồng bào tưởng Nguyễn Minh Triết đến nên ùa ra đả đảo. Nhưng sau mới biết là không phải. Đây chỉ là nhóm viên chức cao cấp của CS. Bọn này được Cảng Sát hộ vệ vào trong.

Nhóm biểu tình, kiếm ghế đá ngồi nghỉ dưới bóng cây, ăn bánh mì, uống nước lạnh do Ban Tổ Chức cung cấp.

Nghỉ ngơi một lúc Ban Tổ Chức kêu gọi đồng bào tuần hành quanh công viên, hô khẩu hiệu. Sau đó đi quanh khu vực tòa án. Khi đến cổng sau thì đụng đầu đám cựu chiến binh Mỹ và các cảm tình viên Mỹ. Hai bên đấu khẩu nhưng không xô xát

Image
Lúc đó khoảng hơn 3 giờ chiều, được tin do Luật Sư Phong, Chủ tịch CCĐ NY từ trong toà án báo ra là phiên tòa chấm dứt. BTC đoán chừng CS sẽ ra họp báo như chúng đã loan tin trên Web CS nên kéo đoàn Biểu Tình ra trước tòa án dàn chào, sợ chúng lẻn ra cửa sau nên toán biểu tình chia làm hai nhóm, một trước Toà An và 1 ở cửa hông.

Có lẽ thấy đoàn biểu tình vẫn còn đóng quân án ngữ nên CS hủy bỏ họp báo (kết quả phiên tòa vẫn chưa ngã ngũ).

Kết quả các cộng đồng thành công tuyệt đối, phá hỏng cuộc họp báo và đánh phủ đầu chúng ngay tại New York, ải địa đầu của tuyến tỵ nạn tranh đấu, làm chúng phải hãi sợ, trở lại phương thức cũ là chuồn bằng cửa hậu.

Được biết, thứ Tư 20 tháng 6, khi Nguyễn Minh Triết đãi đằng giới doanh nghiệp tại Asia Society 725 Park Ave. NY, cộng đồng New York lai đem quân tới để chúng phải kinh hoảng, không lúc nào yên thân. Cam đoan có tiết mục đặc biệt, mà bây giờ BTC chưa thể tiết lộ.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Bản Tin Kỷ Niệm Ngày Quân Lực VNCH 19/6 tại Frankfurt am Main,
Ngày 19/06/2007 - Trương Nhân

Image
Ngày Quân Lực VNCH 19/6 đã được tổ chức trọng thể vào lúc 14:00 giờ ngày 16.06.2007 tại điạ điểm: Saalbau am Buegel (ZAB), Ben-Gurion-Ring 110 A, 60437 Frankfurt (Bonames), West Germanỵ

Chương Trình diễn tiến như dự trù, quý Niên Trưởng và Đồng Bào họp mặt lúc 14 giờ.

Đúng 15 giờ khai mac chương trình với nghi thức rước Quốc Quân Kỳ QLVNCH thật trang nghiêm và nghi lễ chaò Quốc kỳ cùng phút mặc niệm ,

Văn Tế trước Bàn Thờ, lễ đặt vòng hoa vơí hàng chữ Tổ Quốc Ghi Ơn do Niên trưởng Hoàng Cơ Lân và Niên trưởng Nguyễn Thành Nam phụ trách, Lơì Chào Mừng Quan Khách cuả Niên trưởng Hoàng Tôn Long, Niên trưởng Nguyễn Hưũ Dõng, thay mặt Ban Chấp Hành cuả Tập Thể Cưụ Chiến Sĩ VNCH tại Cộng Hoà Liên Bang (CHLB) Đức.

Phần Slide-Show (PowerPoint) vơí những Hình Ảnh cuả Nghiã Trang Quân Đôị VNCH Biên Hoà cũng đã được trình chiêú đến moị ngươì trong Hôị Trường.

Tiếp theo là Bài noí chuyện rất cảm động về Nghiã Trang Quân Đội VNCH, Biên Hoà, vào lúc 15 giờ 30, vơí Diễn Giả là Niên trưởng Hoàng Cơ Lân (đến từ Paris, Pháp quốc), Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điêù Hợp Âu châu, Tập Thể Ch/Sĩ VNCH Hải Ngoại

Xen kẽ là phần Văn nghệ phụ diễn lúc 16 giờ, các Ca Sĩ "Cây Nhà Lá Vườn" đã trình bày những Nhạc phẩm: Tuyết trắng, Ngươì ở lại Charlie, Anh không chết đâu em, v.v... vơí những tràng vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng cuả Khán Giả.

Nhiêù trao đôỉ, chia xẻ cuả quý Niên Trưởng trong phần Thaỏ Luận cũng đã hâm nóng bâù không khí cuả Hôị Trường, trong tinh thần Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm ngươì cưụ quân nhân VNCH xác quyết bổn phẩn tiếp tục dấn thân cho công cuộc đâú tranh cuả Toàn Dân để giải trừ chế độ Việt gian Cộng sản bạo tàn, buôn dân bán nước.

Trong không khí thân mật ấm cúng cuả đại gia đình tập thể cưụ Chiến Sĩ và Thế Hệ Hâụ Duệ Ch/Sĩ VNCH tại CHLB Đức - DVD về Ngày Quân Lực VNCH 19.06.1973 tại SàiGòn đã được chiêú trên màn ảnh lớn vào lúc 16 giờ 30 để Kỷ Niệm Ngày QLVNCH 19/6.
Image
Mọi ngươì dùng tôí lúc 18 giờ và phần Văn nghệ hàn huyên được tiếp tục lúc 19 giờ 30. Chương Trình chấm dứt lúc 21 giờ cùng ngàỵ Buôỉ Lễ thành công tốt đẹp, vơí nhiêù Niên Trưởng đến từ những vùng xa cuả Tây Đức như Saarland (Saarbruecken), Krefeld, Koeln, Troisdorf, Hannover, v.v... và các Vùng Phụ Cận cuả Frankfurt như Hanau, Bad Vilbel, Egelsbach, Wiesbaden, v.v...

Hâụ duệ Trương Nhân tường trình từ Frankfurt am Main, West Germany
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ông Jerry Keily & Anh Đức Trần Xâm Nhập Vào Buổi Tiệc Tại New York
Và Mắng Thẳng Vào Mặt Việt Gian Nguyễn M Triết


Image

Chúng tôi vừa nhận được tin ông Jerry Kiley và anh Trần Văn Đức đã xâm nhập vào buổi tiệc do tổ chức Asian Society tổ chức khoãn đải Triết tại New York. Ông Jerry Kiley đã hét thẳng vào mặt Việt gian Nguyễn Minh Triết phải thả tất cả các nhà bất đồng chính kiến và trả tự do cho 83 triệu người dân Việt Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại ông Jerry Kiley là người đã tạt ly rượu vào mặt Phan Văn Khải vào tháng 06, 2005.

Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bức thư bằng tiếng Anh do chính ông Jerry Kiley kể lại vụ xâm nhập này. Vì quá bận với nhiều tin tức cần phải đưa lên mạng nên chúng tôi không có giờ để dịch ra tiếng Việt. Mong quý bạn đọc thông cảm.


From: Jerry Kiley
Date: Jun 20, 2007 6:15 PM
Subject: Triet Luncheon Write-up

As planned, Duc Tran previously bought two tickets for the 1 PM luncheon honoring the President of Vietnam at the Asian Society in New York City on June 20th. Duc placed his name on the list of attendees however he simply said the other person was a friend of his. That friend was Jerry Kiley; the same person who was arrested for tossing red wine in Khai's direction in June 2005, two years earlier.

Since his name was not on the official list of attendees they had to make a special name tag with his formal name of Gerard Kiley. Both Duc and Jerry were scanned through the metal detector by the Asian Society security people and the Secret Service who are assigned to protect communist president Triet during his visit to America.

They entered a very large banquet hall comprised of three areas and were seated farthest away from the main area because that was already full. Duc and Jerry immediately sensed a possible problem with security so they decided to sit at different tables giving themselves two chances to succeed in making their point.

After eating lunch Triet was introduced and about a minute later Jerry made the first move by getting up to go to the bathroom, in order to get closer to the podium, when a Secret Service Agent stepped directly in front of him and said, "I'd like to talk to you." Jerry said OK and then made a quick move to get past the agent so he had direct sight of Triet. As a dozen security people and Secret Service Agents converged on Jerry he yelled out, "Free father Ly, free the Vietnamese people, and free the live American POWs you are still holding." In a voice even louder, he looked directly at Triet and said again, "Free father Ly".

Jerry was then removed from the luncheon and questioned by a Secret Service Agent about how he got into the event and he refused to answer. The agent had a folder with his picture and a write-up that confirmed what he thought, both Duc and Jerry had been identified, isolated and surrounded at the luncheon and yet they still succeeded in personally delivering a simple message, freedom for all.

Jerry told the agent he did this to tell communist Vietnam that we will not stop until Ly and all the political prisoners are released, the Vietnam people are free from this brutal repressive communist regime, and all the
live American POWs are returned home. He was asked what he intended to do next and he refused to answer and eventually walked out without being arrested. Two Secret Service Agents visited his home later that evening for about 30 minutes to make sure he was no physical threat to Triet.

Duc Tran was also questioned after he was escorted out of the luncheon.

If you want to meet Duc Tran and Jerry Kiley you can do so at the 8 PM Candle light vigil in front of the Capitol in Washington DC on Thursday, June 21st, and then at 8 AM on Friday, June 22nd, in Lafayette Park across from the White House during the meeting between Bush and Triet.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

DB Sanchez, TT Giác Đức, GS Bích, Ô Điềm, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Bàn Về Dân Chủ VN Trước Khi Chủ Tịch Hạ Viện Sẽ Gặp Ông Triết

Image

Từ phải: Dân Biểu Sanchez, TT Giác Đức, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ DB Pelosi, GS Nguyễn Ngọc Bích, ông Đỗ Hoàng Điềm bàn về dân chủ VN hôm Thứ Tư trước khi Chủ Tịch CSVN Nguyễn Minh Triết tới gặp các lãnh đạo quốc hội Mỹ vào Thứ Năm.


Washington, D. C. -- Hôm Thứ Tư 20-6-2007, dân biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ - Garden Grove) đã cùng với Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ trước chuyến viếng thăm Thủ Đô Washington D.C. của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết trong ngày 21 tháng 6 nơi ông sẽ gặp gỡ riêng với Tổng Thống Bush và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi.

Những nhà hoạt động dân chủ được tiếp đón hôm Thứ Tư bởi dân biểu Sanchez và Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi gồm ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, Giaó Sư Nguyễn Ngọc Bích của Nghị Hội Người Mỹ gốc Việt và Thượng Tọa Thích Giác Đức, và họ đã trình bày sự quan tâm đối với những chiến dịch đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Dân biểu Sanchez và Pelosi đã lãnh đạo những nỗ lực của Quốc Hội Hoa Kỳ để tạo sự quan tâm trước sự gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam: bản án 8 năm tù đối với Linh Mục Nguyễn Văn Lý, bắt giữ những luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Lê Quốc Quân, từ chối cung cấp dịch vụ y tế cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình khi ông bị giam trong tù. Khoảng 200 người đã bị bắt giữ mà không được xử tại toà án, bao gồm những nhà lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Huyền Quang...

Dân biểu Sanchez phát biểu: “Chúng tôi đã cộng tác sát cánh với những nhà lãnh đạo này để tạo sự chú ý trên toàn quốc đối với tình hình tại Việt Nam. Chúng tôi muốn tạo cơ hội để cộng đồng người Mỹ gốc Việt đề cập đến những quan tâm của họ trước khi Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi gặp gỡ Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết vào ngày mai. Tôi hy vọng rằng nhân quyền sẽ là đề tài trong cuộc thảo luận của Tổng Thống Bush với Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết. Nhân quyền phải là một yếu tố quan trọng trong quan hệ song phương với Việt Nam.”

Dân biểu Sanchez, đồng sáng lập viên của Việt Nam Caucus, đã hoan nghênh sự trả tự do đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình, một nhà hoạt động dân chủ đã bị tuyên án 7 năm tù.

Vào tháng Hai năm 2007, dân biểu Sanchez đã viết thư gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Condoleezza Rice để bà yêu cầu bà quan tâm đến tình hình đàn áp tại Việt Nam. Luật sư Lê Quốc Quân, nghiên cứu sinh của U. S. National Endowment for Democracy, người đã được sự đề cử của dân biểu Sanchez, đã được trả tự do trong tuần qua trước những nỗ lực tranh đấu của cộng đồng người Việt, các dân biểu và công chức chính quyền Hoa Kỳ.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ tố cáo CSVN

Image
•DB Ed Royce Tố Cáo Việt Nam Tàn bạo với các nhà tranh đấu tại VN.
• DB Dana Rohrabacker không ngờ TT Bush gặp thủ lãnh băng đảng Việt Nam.
• DB Zoe Lofgren không ngồi chung bàn, thương thuyết với CSVN.


Image
Hoa Thịnh Đốn (DC) -- Chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết và phái đòan thương mại CSVN đã có mặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, khối dân biểu Liên bang Dân chủ và Cộng Hoà Liên bang chống lại cuộc thăm viếng CSVN đã mở cuộc họp báo tại phòng họp báo chí của Hạ Viện vào lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.

Các Dân biểu Zoe Lofgren, Tom Davis, Dana Rohrabacker, Chris Smith đã đồng lên tiếng chỉ trích chế độ bạo tàn của Cộng Sản trong buổi họp báo.

Bà Dân biểu Zoe Lofgren mở đầu cho buổi họp báo bà nhắc lại với báo chí rằng bà đã cảnh cáo chính quyền Bush để cho Việt Nam gia nhập Cơ Quan Mậu Dịch Quốc Tế với những điều kiện dễ dàng sẽ bị Việt Nam phản bội. CSVN đã trắng tợn vi phạm các luật lệ WTO ngay sau khi được tham dự vào tổ chức này. Tình trạng bắt bớ các nhà khác biệt chính kiến, triệt hạ tôn giáo đã tăng gia tại Việt Nam.

DB Lofgren cho biết đã giới thiệu một nghị quyết yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần được quan tâm, được các tham dự viên gốc Việt vỗ tay tán thưởng.

Dân biểu Tom David đã nói với báo chí hiện diện ông sẽ tiếp tục đứng bên cạnh cộng đồng Việt để tranh đấu cho Việt Nam được tự do, dân chủ hơn. Ông được mô tả là một người bạn của cộng đồng Việt Nam và đã cùng nhiều dân biểu khác sẽ giới thiệu lại dự luật nhân quyền cho Việt nam .

“Tôi không ngờ Tổng Thống Bush lại nói chuyện với chính quyền băng đảng Việt Nam”, DB Dana Rohrabaker tuyên bố mở đầu. Ông cho rằng Hoa Kỳ đã lầm lỗi khi cho Việt Nam gia nhập WTO. Ông nói bài học Trung Quốc gia nhập WTO vẫn còn đó. CSVN dập mẫu Trung quốc tiếp tục không tôn trọng các quyền căn bản của con người.

Riêng dân biểu Ed Royce đã có mặt sớm hơn các dân biểu khác. Tuy nhiên ông phải dời phòng họp để cùng 4 dân biểu khác gặp ông Triết tại văn phòng bà chủ tịch Hạ Viện cùng giờ với buổi họp báo

Sau buổi họp mặt, DB Ed Royce đã dành riêng cho một số báo chí Việt buổi họp báo, trong đó có đài Radio Bolsa, Đài Quê Hương, đài Truyền hình STBN, Lửa Việt.

Ông Royce đã đặt thẳng vấn đề với Chủ tịch Triết, yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội thả ngay một cách vô điều kiện Cha Lý và nhiều nhà tranh đấu trong nước.

Image


Được hỏi về phản ứng của ông Triết trước câu hỏi gay gắt, DB Royce cho biết ông Triết cứng họng không biết trả lời sao về những chứng cớ rành rành đã được công luận Hoà Kỳ và thế giới biết đến.

DB Royce còn cho biết ông đã gửi thư cho Tổng thống Bush biết phái đoàn CSVN không được quần chúng, quốc hội Hoa Kỳ tán thành. Ngoài ra, ông đã phóng tấm hình lịch sử của cha Lý thật lớn để trước ống kính truyền hình quốc tế trong buổi họp báo và những tấm hình này sẽ gửi đến Tổng thống Bush, và các bạn đồng viện để các cơ quan Lập pháp và Hành pháp Hoa Kỳ biết sự thật về tự do dân chủ tại Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ cùng các bân biểu Liên bang Hoa kỳ tiếp tục vận động, tranh đấu để Cha Lý và các nhà tranh đấu dân chủ khác tại Việt Nam được sớm tự do”, Dân biểu Văn nói.

Sau 2 ngày vận động hành Quốc hội và toà Bạch Ốc, DB Văn đã dời Hoa Thịnh Đốn chiều thứ thứ Năm, trở về California để hỗ trợ cộng đồng Việt tại miền Nam California đang sửa soạn nhiều cuộc biểu tình chống Nguyễn Minh Triết vào cuối tuần.


(Tin Lửa Việt tường trình tại Hoa Thịnh Đốn).
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

BIỂU TÌNH CHỐNG NGUYỄN MINH TRIẾT DỰ TIỆC
Ở RONALD REAGAN BUILDING, HOA THỊNH ĐỐN



Sau phiên tòa man rợ với hình ảnh Linh Mục Nguyễnn Lý bị bịt miệng kế đến hai bản án bất công của Luật sư Lê thị Công Nhân, LS Nguyễn văn Đài và sự bắt bớ giam cầm của nhiều nhà đấu tranh khác, lòng dân tỵ nạn ở hải ngoại đã sôi sụt căm hờn, lại thêm Chủ Tịch Nhà Nước CS Nguyễn Minh Triết đến thăm Hoa Thịnh Đốn trong lúc này, như một thách thức ngạo ngược, đã đổ dầu thêm vô lữa, càng làm cho đồng bào tỵ nạn đoàn kết chặt chẽ hơn trong mặt trận chống CS.

Image

Từ chiều hôm nay, một ngày trước khi có biểu tình trước White House hằng trăm đồng bào từ những tiểu bang xa như Texas, California, Canada, Florida, New Jersey, Pennsylvania… lái xe hai ba chục giờ đã lần lượt về Hoa Thịnh Đốn dự biểu tình chống Nguyễn Minh Triết.

Cộng Đồng HTĐ, MD&VA đã tổ chức một bữa cơm “Đồng Tâm“ vào lúc 4 giờ chiều ngày 21/6 ở Nhà hàng Thần Tài, Falls Church để tiếp đón những phái đoàn ở xa về. Đây cũng là dịp để đồng bào kết tình thân, chia sẻ buồn vui trên bước đường tranh đấu cho quê huơng.

Sau đó khoảng một trăm người đã đến Ronald Reagan Building ở Washington, D.C. để biểu tình chống đối Nguyễn Minh Triết và phái đoàn CS được Bà Virginia Foote thuộc Chamber Of Commerce HTD khoản đãi vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

Tại đây có khoảng ba trăm đồng bào từ nhiều tiểu bang ở xa về, đã dàn hàng ngang dọc theo lề đường, đối diện với Ronald Reagan Building cầm nhiều cờ, biểu ngữ và hình Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng… biểu tình, hô to nhiều khẩu hiệu như “Free Father Lý”, “Freedom for Viet Nam”, Human Right for Viêt Nam”… phần đông những người tham dự cuộc biểu tình này từ xa về, họ là những người có tinh thần rất cao, lái xe hằng mấy chục giờ để về tham dự, nên không khí khác những cuộc biểu tình ở địa phương trước đây. Tiếng hô to của đoàn biểu tình rất mạnh bạo, thể hiện một ý chí sắt đá, một nỗi uất hận, căm hờn, như tiếng gào thét vang vọng trời xanh, tạo một khí thế đấu tranh vô cùng mãnh liệt, rực lửa.

Image

Một người từ Texas nói tôi là quân nhân của QLVNCH, tôi chưa giải ngũ, tôi còn tiếp tục chiến đấu cho đến bao giờ đất nuớc được tự do, dân chủ.

Trời đổ mưa tầm tã, mọi người ướt như chuột lột, nhưng cơn mưa xối xả không đủ sức làm sờn lòng người yêu nước, biểu tình. Họ đứng nguyên tại chỗ như thách thức cùng đất trời. Tiếng gào thét “Free Father Ly “, Freedom for Viet nam”, “Democracy for Viet Nam” tiếp tục vang dội. Tiếng thét như xuất phát từ đáy tim của mỗi ngừơi đã bay bổng lên cao, kêu gào cho thấu Trời xanh, hãy xót thương cho con dân nước Việt, cho những người dân vô tội, đang bị đọa đày trong ngục tù, dưới gông cùm CS.

Nếu Linh Mục NguyễnVăn Lý, Luật Sư Lê thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và những nhà đấu tranh khác có thể nghe thấy đuợc cảnh đồng bào hải ngoại dầm mình dưới cơn mưa tầm tã để đấu tranh cho họ, cho đồng bào ở quê nhà như thế này, hẳn họ sẽ rất vui mừng và vô cùng phấn khởi.

Image

Những nhà đấu tranh này không phải là những người làm chính trị chuyên nghiệp, họ chỉ là một công dân bình thường, nhưng trước những bất công của chế độ, họ đã đứng lên chống lại bạo quyền. Luật sư Lê Thị Công Nhân là một thiếu nữ có vóc dáng nhỏ bé, yêú mềm đã phẫn uất nói lên: “Cho dù chỉ còn một mình tôi chiến đấu tôi cũng sẽ tiềp tục”, và “bị bỏ tù chưa phải là điều tệ nhất”. Những nhà đấu tranh trong nước đang đặt kỳ vọng ở chúng ta, ở hải ngoại; có tự do, có dân chủ hãy tranh đấu cho họ và cho dân tộc Việt Nam thoát cảnh khổ nhục trong gông cùm CS.

Hơn một giờ sau ba trăm người biểu tình đã diễn hành mười ba blocks, dọc theo đường Pennyslvania đến trước tiền đình Quốc Hội để dự Lễ Cầu Nguyện của Liên Tôn.

Sau khi tới nơi mọi người ngồi rải rác nghỉ chân, giải lao, trò chuyện, những người đồng tâm, hợp chí gặp nhau trò chuyện, khung cảnh vui như ngày hội lớn. Hình như trong lòng ai cũng mong một ngày vui về trên quê hương.

Image

Mây kéo đến đen nghịch, có vẽ sẽ có mưa to, nên Ban Tổ Chức đã đi vào chuơng trình nghi lễ ngay. Mở đầu Ca Sĩ Nguyệt Ánh hát Quốc ca HK, sau đó tất cả cùng hát quốc ca Việt Nam, rồi Ban Hưng Ca hát tiếp những bản nhạc hùng để hâm nóng không khí như ”Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”, “Cờ Bay”…

Tại đây trời bắt đầu đổ mưa nhẹ hạt, người che dù, người che ny long, nhưng vẫn hăng hái tiếp tục buổi lễ,l ắng nghe những lời phát biểu của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh đến từ Cali, nói về vấn đề CS đề nghị hòa giải dân tộc. Ông muốn từ nay CS nên chấm dứt nói về vấn đề này. Ông đưa ra những con số dựa trên tài liệu chính xác, từ 54 đến 75 CS đã làm thiệt mạng bằng cách này hay cách khác 5.980 triệu người, và con số bị ảnh hưởng, khổ lụy bởi CS là 14 triệu người.

Image

Ông Jerry Keiley, một cựu chiến binh HK trước đây đã tạt rượu về phía Thủ Tướng CS Phan Văn Khải, kể lại chuyện đêm hôm qua ông và Trần Đông Đức đã mua vé vào dự buổi tiếp tân đặc biệt dành cho Nguyễn minh Triết. Lúc Nguyễn Minh Triết đang phát biểu, Ông Jerry Kiley bắt đầu đứng dậy đi về phía Nguyễn Minh Triết, ông đã bị cảnh sát chìm chận lại, nhưng ông tránh né đến được gần Nguyễn Minh Triết thì ông bắt đầu la to, “Trả tự do cho Cha Lý, trả tự do cho những nhà đấu tranh Việt Nam, trả tự do cho những tù binh HK còn sống…”

Ông bị cảnh sát bao vây, lúc đó 150 người trong phòng chú ý chuyện bất thường, lúc đó Nguyễn minh Triết đã ngưng phát biểu, nhìn về phía ông thì Ông Jerry Kiley đã nói thật to đủ đề Ông Triết nghe là “Trả tự do cho cha Lý”. Sau đó ông bị Cảnh Sát đưa ra ngoài. Ông nói lần trứơc ông tạt rượu nên bị ra tòa, ông học được kinh nghiệm nên lần này ông không tạt rượu mà chỉ to tiếng, nên không bị khó khăn gì.

Ông Kiley chỉ vào Quốc Hội Hoa Kỳ và White House nói, Quốc Hội và Chính Phủ HK đã phản bội 58 ngàn chiến sĩ HK đã hy sinh cho tự do và dân chủ ở VN. Ông cũng nói Ông Bush không khá gì hơn Ông John Kerry, và Ông đang cố gắng gây quỹ để chống John McCain, vì ông này ủng hộ CSVN.

Image

Sau đó hai vị lãnh đạo tôn giáo là Cha Thanh Nguyễn từ Cali và Ông Huỳnh Văn Hiệp, Hòa Hảo đã làm lễ cầu nguyện theo nghi lễ Công Giáo và Hòa Hảo cho đất nước Việt Nam sớm được có tự do , dân chủ và nhân quyền.

Buổi lễ cầu nguyện của Liên Tôn và thắp nến ở tiền đình Quốc Hội HK được chấm dứt vào lúc 9 giờ tối.

Tuyết Mai
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests