Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ca Sĩ Quốc Việt Đã Qua Đời

Đỗ Dzũng

Image
Ca sĩ Quốc Việt.
(Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp).
Ca sĩ trẻ Quốc Việt vừa qua đời vào lúc 8 giờ 30 phút tối Thứ Bảy vừa qua tại bệnh viện Fountain Valley Hospital, Fountain Valley, vì bệnh phổi, hưởng dương 39 tuổi. Nghệ sĩ Trần Quốc Bảo, một người anh tinh thần của ca sĩ quá cố này, cho báo Người Việt biết như vậy.

Theo nghệ sĩ Trần Quốc Bảo, hai lá phổi của ca sĩ Quốc Việt đã yếu từ lâu. Gần đây, bệnh tình của anh trở nên nặng hơn và anh được đưa vào bệnh viện hồi đầu Tháng Bảy.

Lúc biết mình khó qua khỏi, ca sĩ Quốc Việt đã thông báo cho bạn bè là anh sắp “hấp hối” và mọi người, kể cả những khán giả ái mộ, đã vào bệnh viện thăm anh trong những ngày cuối đời.

Sự ra đi của ca sĩ trẻ này là một mất mát lớn cho cộng đồng Việt .

“Ðây là một mất mát lớn cho cộng đồng chúng ta. Quốc Việt luôn có tâm hát cho cộng đồng, không bao giờ nghĩ đến thù lao, đặc biệt là đối với các đoàn thể và hội đoàn tôn giáo, nên rất được nhiều người mến mộ,” nghệ sĩ Trần Quốc Bảo tâm sự như vậy.

Nghệ sĩ này nói tiếp: “Ðiểm yếu duy nhất của Quốc Việt là thẳng tính, làm chạm lòng nhiều người. Nhưng khi hiểu, ai cũng thương".

Ca sĩ Quốc Việt sinh ngày 17 Tháng Ba, 1969 tại Biên Hòa với tên thật là Nguyễn Ðăng Lưu. Anh sang Hoa Kỳ năm 1988 theo diện con lai do nhà thờ của Mục Sư Nguyễn Nam Hải bảo lãnh.

Khi Mục Sư Hải qua đời, Quốc Việt chuyển về nhà thờ của Mục Sư Trần Thanh Vân học Anh Văn và bắt đầu ca hát.

Năm 1992, ca sĩ Quốc Việt tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ tổ chức tại phòng trà Ritz. Sau đó, anh thực hiện băng nhạc đầu tay tại vũ trường Diamond. Tổng cộng, ca sĩ Quốc Việt cho ra đời bốn băng nhạc và CD.

Song song với ca hát, ca sĩ Quốc Việt cũng hành nghề địa ốc cho nhiều công ty, trong đó công ty cuối cùng anh cộng tác là công ty Synoia, Inc.

Ca sĩ Quốc Việt qua đời để lại một mẹ già, một anh trai (đang sống ở Việt ) và một em trai (đang sống ở New York ).

Cũng theo nghệ sĩ Trần Quốc Bảo, “Vì luôn luôn muốn là người Việt nên ca sĩ này lấy tên Quốc Việt khi đi hát và dùng tên mình làm họ nên có tên đầy đủ là Lưu Quốc Việt. Nhưng khi làm địa ốc, anh dùng họ cũ với tên Quốc Việt Louis Nguyễn.”

“Trong thời gian qua, mẹ anh cũng bị bệnh và không thể chăm sóc anh được. May mắn thay, Quốc Việt có những người bạn thân giúp đỡ như anh Tiến Huy, chị Bích Loan và ba mẹ nuôi (chủ tiệm Hòa Bình Fabric), ông bà Lâm Tường Dũ và ông bà Trương Minh Hoàng,” nghệ sĩ Trần Quốc Bảo cho biết tiếp như vậy.

Ðối với nghệ sĩ Trần Quốc Bảo, ca sĩ Quốc Việt là một người bạn tốt và có lòng nhân từ.

Nghệ sĩ này kết luận: “Quốc Việt từng cộng tác với tôi tại vũ trường Bleu. Anh hát không có tiền, nhưng luôn có trách nhiệm. Anh là một người bạn tốt, luôn nghĩ đến người bất hạnh, những bạn bè thuở hàn vi và luôn biết kính trên nhường dưới.”

Chương trình tang lễ ca sĩ Quốc Việt tại nhà quàn Peek Family:

- Thứ Tư, 1 Tháng Tám: 1PM-8 PM (viếng xác)

- Thứ Năm, 2 Tháng Tám: 8AM-8PM (viếng xác)

- Thứ Sáu, 3 Tháng Tám: 8AM-11AM (viếng xác)

11AM-1PM: Linh cữu sẽ được đem đến làm lễ tại nhà thờ của Mục Sư Trần Thanh Vân

1PM-2PM: Linh cữu sẽ được đem về lại nhà quàn Peek Family để chôn cất

Ðêm Âm Nhạc Quốc Việt, Thứ Tư 15 Tháng Tám, 2007, tại vũ trường Majestic, Huntington Beach, với sự góp mặt của trên 100 nghệ sĩ.

Mọi chi tiết xin gọi 714-981-9255
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Mười bí quyết sống lâu vui khoẻ


Người Trung Quốc có câu: "Không sống nổi 100 tuổi, lỗi chính là tại mình".
Vậy làm cách nào để trường thọ? Các nhà khoa học cho rằng, nếu làm được 10 điều sau thì việc sống lâu trăm tuổi là trong tầm tay.
1. Có mục tiêu: Luôn tâm niệm tất cả vì mục tiêu sức khỏe, mọi hoạt động đều phải xoay quanh mục tiêu này. Chỉ có sức khỏe tốt, bạn mới có cuộc sống chất lượng cao.

2. Thư giãn: Hãy thư giãn một chút khi phiền muộn. Lúc vui vẻ sảng khoái hãy nhâm nhi một chút rượu, một chén trà, một chút thư giãn sẽ làm cho tâm hồn thảnh thơi. Trồng hoa, chăm cây, câu cá, thả chim, du lịch, đọc sách... sẽ làm cho tâm hồn khoáng đạt.

3. Nên quên: Quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù, không được để ý nghĩ "mình già rồi" thường trực trong đầu và là câu cửa miệng. Nói già, già sẽ đến, nói bệnh, bệnh tự sinh. Luôn canh cánh hận thù, oán đời... là kẻ thù của tuổi thọ.

4. Vận động: Luôn để cơ thể đang trong trạng thái vận động. Cách vận động tốt nhất là đi bộ, hãy đi bộ mỗi ngày 3 cây số trong vòng 30 phút. Các hình thức vận động khác như bơi lội, đạp xe, thể dục, đánh bóng, leo cầu thang cũng rất thích hợp.

5. Giảm tinh bột: Tuổi càng cao nên ăn thanh đạm là chính, ăn nhiều rau, hoa quả. Lương thực nên dùng chủ yếu là các loại lương thực sơ chế, các chế phẩm từ đậu, rau dại... Mỗi ngày nên ăn 1 ít thịt nạc, trứng, cá. Còn mỡ, nhất là mỡ động vật, đường và muối chỉ nên dùng một chút. Mỗi bữa không nên ăn quá no.

6. Giảm ham muốn: Lòng tham là kẻ thù của tuổi thọ. Chớ ham danh lợi, vứt bỏ các điều phiền muộn làm cho thân thể và đầu óc luôn được thảnh thơi, vui vẻ và hạnh phúc.

7. Nhân nhượng: Hãy chân thành đãi nhau, khi có tranh chấp nên đặt chữ Nhẫn lên trên. Nên làm nhiều việc thiện, khoan dung với mọi người.

8. Giao hảo: Cô đơn là kẻ thù lớn của sức khỏe. Cô độc lâu dài não sẽ bị thoái hóa, làm người chóng già, thậm chí còn có thể gây bệnh ngớ ngẩn cho người già. Tăng cường giao lưu với bạn bè tốt sẽ gia tăng hứng thú cho cuộc đời.

9. Giảm rượu, bỏ thuốc lá: Một chút rượu màu cho 1 ngày có lợi cho sức khỏe, nhưng uống nhiều rượu trắng lại làm bệnh tật gia tăng. Mỗi ngày không nên dùng quá 15gr rượu. Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

10. Cởi mở: Tâm tình khoáng đạt, chớ so kè với mọi người, luôn giữ cho tâm lý cân bằng. Hòa thuận với người, vui vẻ giúp bạn, đọc nhiều làm vui... Tự tận hưởng những ngày thú vị.
lynhcao
Posts: 23
Joined: Sun Jun 24, 2007 3:57 pm
Contact:

Post by lynhcao »

Một phản bội trắng trợn

Lê Duy Nhân
Mặc dầu ai cũng hiểu rằng đảng CSVN sẽ phe lờ nguyện vọng chính đáng của hàng nghìn nông dân khiếu kiện ruộng đất bị cướp đoạt nhưng không ai nghĩ rằng đảng lại sử dụng bạo lực đối với giai cấp nòng cốt của đảng.

Báo Saigon Giải Phóng, cơ quan ngôn luận chính thức của thành ủy Saigon, trong số phát hành ngày 19 tháng 7 đã gian dối một cách đáng khinh bỉ khi đưa tin về vụ đàn áp nông dân đêm 18 tháng 7 như sau: “Toàn bộ 500 người dân của 20 tỉnh, thành phía Nam tập trung khiếu kiện tại Văn Phòng 2 Quốc Hội từ ngày 22 tháng 6 đã được lãnh đạo các địa phương đưa về quê trong trật tự và an toàn tối 18-7”.

Thực tế hoàn toàn trái ngược. Theo tin của các đài phát thanh BBC và RFA thì những người có mặt tại hiện trường trong đêm đàn áp cho biết “Họ huy động lực lượng các tỉnh, thành có dân khiếu kiện lên đây để thúc bách dân về. Thành phố này thì huy độâng đến cả ngàn cảnh sát, công an trang bị súng ống, roi điệân, dùi cui, mũ chống khói. Xe cứu thương có tám chiếc, xe chở dân trên dưới 100 chiếc, đủ loại, xe chở khách, xe chở tù nhân, có cả xe dùng để chở xúc vật... Ai không chịu lên xe thì bị ném lên xe như ném súc vật. Nhiều người bị đánh đến mang thương tích.”

Tại sao lại phải dùng vũ lực đối với người đi khiếu kiện? Họ tập trung khiếu kiện chứ có biểu tình “bất đồng chính kiến đâu”. Chưa có quốc gia nào người dân không được phép khiếu kiện vì bị đối xử bất công.

Đảng CSVN đứng về phía nào? Phía người dân bị mất ruộng đất? Hay phía bọn cướp ruộng đất? Nếu đảng CSVN là đảng “của dân, vì dân và do dân” như vẫn vỗ ngực tuyên xưng thì phải đòi lại ruộng đất cho dân. Còn nếu dùng bạo lực để xua đuổi dân thì đảng là đảng của bọn thổ phỉ ruộng đất.

Hành động đàn áp người khiếu kiện đã làm thế giới bất bình. Người dân đi ủy lạo, tiếp tế cho người khiếu kiện thì bị chụp mũ là sách động quần chúng. Ai đứng về phía người khiếu kiện thì bị quy kết là “những đối tượng cầm đầu, xúi giục, có liên quan tới các tổ chức phản động ở nước ngoài” (Lời một thứ trưởng Bộ Công An).

Ông Trương Vĩnh Trọng, phó Thủ tưóng giải quyếât nỗi oan ức của nông dân giống như một kẻ bàng quan, trút hết trách nhiệm cho các địa phương mà quên rằng nếu chính quyền địa phương chịu giải quyết thì người khiếu kiện đâu phải bỏ công ăn việc làm, chịu cảnh màn trời chiếu đất ở vỉa hè thành phố hàng tháng trời chờ “đèn trời” soi xét làm gì.

Tổ chức Human Rights Watch đã lên tiếng: “Chính phủ VN nói nhiều lần rằng họ cam kết cải cách tăng cường nhà nước pháp quyền thế nhưng họ lại ngăn cấm công dân biểu tình ôn hòa để phản đối việc họ bị các quan chức địa phương lạm dụng.”

Bà Sophie Richardson, Phó Giám Đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch nói rằng “Việt Nam phải tôn trọng quyền của những người phản đối, đó là quyền tụ tập ôn hòa và nói lên những bất công mà họ phải chịu.”

Khi kháng chiến chống Pháp và tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam, đảng CSVN theo sách lược của Trung Quốc là lấy nông dân bao vây thành thị, nghĩa là họ dựa vào sức người, sức của của nông dân để nuôi dưỡng chiến tranh. Nhưng khi đoạt được chiến thắng thì Đảng quay lưng lại với những người đã hy sinh tất cả cho Đảng như lời Marx nói “quay lưng lại nỗi thống khổ của đồng loại để chăm sóc bộ lông của mình.”

Rồi số phận những người khiếu kiện bị ném trả lại vào vòng tay của bọn đã cướp ruộng đất của họ sẽ ra sao? Chính quyền trung ương thừa hiểu rằng bọn cướp đất ở địa phương không đời nào nhả miếng ăn đã nuốt sâu vào bụng. Người khiếu kiện sẽ không lấy lại được ruộng đất mà nay mai, có thể là một tháng, một hay vài năm... sẽ ăn đòn thù khi mọi người quên đi cảnh đàn áp đêm 18 tháng 7.

Đảng dẹp được người khiếu kiện nhưng không dẹp được nỗi phẫn hận của người nông dân. Ngày 18 tháng 7 sẽ rơi vào dĩ vãng nhưng nỗi oan khiên của người nông dân sẽ không bao giờ phai mờ như nỗi oan khiên trong cuộc đấu tố ruộng đất, trong chiến dịch đánh tư sản miền Nam.

Đảng Cộng Sản có nên giữ lại cái tên gọi nữa không khi đảng viên tranh nhau làm giầu bằng cách chiếm công vi tư ruộng đất của nông dân? Những người dân được nhân dân bầu lên đểâ làm đại diện cho họ khi ngồi ở Quốc Hội thì chỉ biết gật, khi dân đội sớ khiếu kiện, kêu oan thì lẩn trốn để mặc cho chính quyền đàn áp, như thế còn tư cách Đại biểu Quốc Hội nữa không?

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi gặp gỡ một số Việt kiều ở California nói như một “người yêu nước” thực sự: “Tôi mong bà con của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng mẹ hiền VN, đất nước giầu mạnh, hùng cường.”

Còn ai tin được lòng yêu nước thương dân của ông Nguyễn Minh Triết nữa không?
Houston, 24-7-2007
Lê Duy Nhân
.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

MƯA NGÂU

Nguyễn Quý Đại
Tháng bảy mưa ngâu, làm chúng ta nhớ lại chuyện Ngưu Lan Chức Nữ (1) chuyện tình lãng mạn, nhưng đời sống hôn nhân của họ bị sông Ngân Hà ngăn cách đôi bờ, hàng năm chỉ gặp nhau một lần qua nhịp cầu Ô thước; ca dao còn lưu truyền trong dân gian:

Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần...
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu

Chuyện trên trời là vậy, còn chuyện dưới thế gian thì nhiều vô số. Biến cố lịch sử năm 1954 chia đôi Nam-Bắc dòng sông Bến Hải có cầu Hiền Lương nhưng ngăn cách giữa hai miền ! Đến 21 năm sau, dù được nối liền nhưng tình người vẫn còn ngăn cách!

Năm 1975 đất nước thống nhất, nhưng xảy ra nhiều chuyện tang thương. Tình yêu, vợ chồng, cha mẹ, anh em mỗi người một phương trời, phần lớn Quan - Chức làm việc dưới chế độ VNCH, kể cả tu sĩ đều bị chính quyền CS tập trung vào trại cải tạo, nhiều gia đình bị đánh tư sản đuổi đi vùng kinh tế mới…. Những người may mắn chạy thoát trước khi miền Nam bị thất thủ, vì hoàn cảnh không thể đem theo vợ hiền con thơ, cha mẹ già. Người ở lại nhiều năm trong mong nhớ đợi chờ ….

Từ 30. 4.1975, nước mắt của người dân ở miền Nam có thể nhiều hơn mưa ngâu tháng bảy. Nhiều người vợ ở nhà phải đảm đang, gánh vác nuôi con, thay chồng phụng dưỡng cha mẹ già, dành dụm tiền bạc mang quà đi thăm chồng, vất vả xin giấy phép tìm đến trại cải tạo, bị cán bộ quản giáo lạnh lùng canh gác nghe ngóng chuyện nhà, thân nhân tới thăm nhìn nhau nức nở khóc, ngồi cách nhau một cái bàn… Tháng Bảy mưa ngâu tháng báo hiếu Mẹ trong ngày lễ Vu Lan. Tôi đeo bông hồng trắng tưởng nhớ Mẹ, không thể quên ngày xưa Mẹ tôi đường xa lặn lội đến thăm, buổi chiều ngày đó trời đổ mưa, mấy năm xa cách gặp lại Mẹ, Mẹ ôm tôi khóc thật nhiều, tình thương của Mẹ như nước trên nguồn luôn chảy về biển rộng bao la. Mẹ tôi nói chưa hết chuyện nhà, thì cán bộ ra lệnh „hết giờ thăm“. Giỏ xách qùa bánh Mẹ cho, liền bị cán bộ chận lại kiểm soát, và khiển trách: „uỷ mị khóc lóc ….“

Mẹ ra về mang theo thương nhớ lo âu, nhìn theo Mẹ tôi nghẹn ngào nước mắt lưng tròng…. Hơn 3 năm trong trại cải tạo, tôi phải trả giá quá đắt so với thời gian ra trường, làm công chức của VNCH thâm niên 8 tháng !! Ngày được trả tự do, về nhà bị quản chế, không có quyền công dân, mỗi tuần phải trình diện công an Phường. Chính quyền địa phương gọi đi thủy lợi, hăm dọa đuổi đi vùng kinh tế mới.. Mẹ tôi thao thức nhiều đêm không ngủ, sau đó cho tôi mấy cây vàng và bảo:

„-Con cầm lấy tìm đường vượt biên, thế hệ con không thể sống với chế độ mới.

Tôi ra đi, may mắn đến được bến bờ tự do. Đường về quê hương đã hơn 27 năm xa cách, ngày trở về với vợ con mái tóc đã bạc màu, Cha Mẹ đã ra người thiên cổ, chúng tôi qùy trước những ngôi mộ của ông bà, cha mẹ với tấm lòng thành thương nhớ, những giọt lệ rơi….

Hàng năm ở Đức cũng như các nước Tây Phương tổ chức ngày vinh danh Mẹ Mother´s day, ngày của Cha Father´s Day. Báo chí đăng những bài viết về Mẹ rất thiết tha, những nhạc phẩm ca tụng Mẹ tuyệt vời…. Hai ngày đó những người cha mẹ còn sống con cháu về chúc mừng.. Chúng tôi nhận quà của 2 con, và mua hoa để trên bàn thờ, đốt nhang đèn tưởng nhớ công sinh thành dưỡng dục, trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân Ước đều có rất nhiều đoạn nói đến lòng hiếu thảo đối với Cha Mẹ, đến nhà thờ nghe bản thánh ca cầu cho Cha Mẹ.

„Xin Chúa chúc lành cho đời cha mẹ con. Công ơn Người như núi non, dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn…Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dầu xa vô bờ, vẫn nhớ đến tình Mẹ…..“

Lần đầu về Việt Nam, nhằm tháng bảy âm lịch. Đời sống ở Sài Gòn bon chen chạy đua theo thị trường…Nhưng người ta vẫn giữ phong tục rằm tháng Bảy cúng cô hồn, cho những linh hồn lang thang không người thờ cúng

„Dấu người thập loại biết là đâu
Hồn phách mơ màng trải mấy thu
Cồn biển nghinh ngang bầu thế giới
Những mồ vô chủ thấy mà đau..“

Buổi tối trước sân, người ta cúng bánh kẹo, chuối, trái cây… mùi nhang thơm thoang thoảng bay xa. Đám trẻ tinh nghịch trong xóm đến đứng chờ ngoài ngõ mong nhận được bánh… sau khi gia chủ cúng xong. Các Chùa Phật Giáo tổ chức lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá tội vong nhân. Sinh hoạt của Phật Giáo cũng có một vài khác biệt, Phật giáo Bắc Tông (Ðại Thừa) tổ chức lễ Vu Lan; nhưng Phật Giáo Nam Tông thì không.

Lễ Vu Lan, khởi thủy tại Ấn Ðộ. Lễ Vu Lan theo đạo Phật vào Trung Hoa, Ðại Hàn, Ðài Loan, Việt Nam, Nhật Bản. Ngoài các quốc gia ảnh hưởng Phật giáo Nam Tông như: Miến Ðiện, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Nam Dương... mỗi ngày ăn hai buổi, 6 giờ sáng và 11 giờ trưa, theo lối khất thực, Nam Tông đều không ăn cơm tối, nhưng được phép ăn mặn, không tổ chức lễ Vu Lan. Danh từ Vu Lan nguồn gốc từ tiếng Phạn Sanskrit "ullambana," được dịch là Vu Lan Bồn. Ullam theo Hán tự có nghiã là đảo huyền, treo ngược. Người Việt gọi là lễ Vu Lan, nghiã là giải thoát những khổ đau, cởi bỏ những nghiệp chướng của con người ở thế gian….

Trong kinh Phật đã dẫn chứng trường hợp của Ông Mandgalyayana theo Sanskrit; Moggallana, Pali; tiếng Hán phiên là Mục Kiền Liên, đọc tắt là Mục Liên, còn gọi là Ðại Mục Kiền Liên, quy y theo Phật là người đệ tử "thần thông bậc nhất." đắc đạo, trở thành La hán, ông có thể nhìn thấy dưới địa ngục và đã thấy mẹ là bà Thanh Đề bị hình phạt, vì kiếp trước bà mẹ làm nhiều việc ác. Ông xuống điạ ngục lấy bình bát đựng cơm dâng mẹ. Bà Thanh Đề cầm lấy ăn, tức thời cơm hóa ra lửa hồng…không thể ăn được. Ông đau đớn đến trình đức Phật, được Phật dạy là bà mẹ của ông kiếp trước gây nghiệp chướng tội lỗi, phải chờ đến ngày Rằm Tháng Bảy, làm đại lễ mời Phật và tăng giới mười phương, cùng tụng kinh cầu nguyện phù trợ, mới có thể giúp mẹ ông giải tội. Ông Mandgalyayana làm đúng theo lời Phật dạy, và mẹ của ông được siêu thoát. Tín đồ Phật giáo noi theo gương Mục Kiền Liên và từ đó lễ Vu Lan đi vào nghi lễ Phật Giáo Bắc Tông, lưu truyền cho tới ngày nay. Vào tháng bảy cầu cho Cha Mẹ Tổ Tiên của chúng sinh, nếu con cái hiếu thảo biết dâng lễ Vu Lan cầu xin chuộc tội, cũng sẽ được xóa tội vong thân….

Trước năm 1975, các ngày lễ lớn của Phật Giáo như Phật Đản, Vu Lan thường được treo cờ, tổ chức đại lễ lớn có xe hoa lộng lẫy. Tôi đã đi ngang qua nhiều Chùa yên lặng không cờ xí như xưa ! thoáng một chút hoài cổ „dấu xưa xe ngưạ hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương“. Chùa Ấn Quang một thời làm sóng gió của phong trào tranh đấu Phật Giáo với chính quyền miền Nam, Hiện nay gắn bảng hiệu mới: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, không còn của „GHPHVNTN“ những người trước 1975, từng tranh đấu nhân danh đạo Pháp không biết họ ở đâu bây giờ?

Chú em giao việc văn phòng Luật cho nhân viên, mời tôi đi Chùa dự lễ Vu Lan báo hiếu. Chúng tôi đến Việt Nam Quốc Tự, xe đến trước cổng đã có các em mời mua các con vật để phóng sanh. Những con khỉ, chim bị nhốt trông thật tội nghiệp, chúng mong được giải thoát, nhớ lại những năm trong trại cải tạo, tôi trả tiền mở cửa lồng cho đàn chim bay. Trong cổng Chùa hai bên bán nhang đèn, hoa sen để cúng Phật. Sân chùa đông người vội vã đến và đi. Bên trong Chánh điện khói nhang bay lên mù một khoảng không gian… tiếng chuông mõ đều đặng… Tôi muốn cảnh chùa thanh tịnh hơn, chú em đưa tôi đến gần khu du lịch Đầm sen. Ngôi chùa nhỏ tu theo phái Thiền (thờ Tổ Sư thiền). Thầy trụ trì là Hòa Thượng Thích Minh Cảnh (?), chúng tôi đốt nhang đảnh lễ ở chánh điện và cúng tịnh tài. Vườn chùa có cây lá xanh tươi yên tĩnh, giếng nước trong mát vào buổi trưa „Ngọ trai“ phía sau chùa, nhiều Phật tử đang tiếp tục nấu nồi cà ri vàng sôi sùng sục, phòng bên cạnh đã đông người sinh hoạt, mặc áo dài màu lam, nhưng không thấy ai đeo bông hồng đỏ hay trắng... Thức ăn không bán, ai muốn ăn gì thì tự chọn lấy. Tôi rất thích phong cảnh thiên nhiên nơi nầy, Thầy Trụ trì mời chúng tôi vào dùng „cơm trưa“, thật là hân hạnh được ăn chay ở chùa thấy lòng mình thanh thản, an toàn không sợ ngộ độc! Phía sau Chánh điện là phòng nhỏ kê dãy bàn dài, để nhiều loại bánh chay, xôi, chè, trái cây đủ loại vừa cúng xong. Những diã rau thơm giá trắng sắp thứ tự, chú Điệu đầu còn để chóp mang 2 tô bún tới mời… bình trà sen thơm ngát.

Lần đầu tiên, tôi được thưởng thức món ăn chay với bánh, xôi, chè, cúng xong trên bàn Phật. Thức ăn có mùi hương đặc biệt, mùi của trầm, hoa sen … Chúng tôi có dịp hầu chuyện với thầy trụ trì, được biết thầy đã từng dạy môn Hán Văn, giảng dạy cho nhiều sinh viên tu học đã lên chức Đại Đức, Thượng Toạ, vì đông người, tôi ngại không hỏi nhiều về vấn đề tự do Tôn giáo… Thầy am hiểu sinh hoạt của người Việt hải ngoại, đại đức Thích Đồng Văn trụ trì chùa Tâm Giác Munich được tấn phong lên Thượng Toạ nhiều người chưa biết, nhưng thầy đã biết… Trong nước các ngày lễ lớn, tổ chức đúng ngày tháng theo âm lịch, nhưng ở hải ngoại thường chọn ngày cuối tuần, vì trong tuần mọi người phải đi làm việc. Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, luôn phát huy và trường tồn, mang bản sắc văn hoá Việt Nam hoàn toàn độc lập và tự do. Người Việt hải ngoại đã đóng góp nhiều về việc từ thiện, gởi tiền về giúp tu sửa Chùa, nhà Thờ bên quê nhà.

Thời gian ở Việt Nam tôi dành thì giờ đến các nơi mang dấu ấn lịch sử, như nhà thờ cha Tam ở Chợ lớn, nơi cố TT ngô Đình Diệm dự thánh lễ cuối cùng, Thánh Thất Cao Đài, Cồn Phụng của ông Đạo Dừa (Vừa). Tôi muốn đến Thanh Minh Thiền Viện thăm danh tăng đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, nhưng có người khuyên đừng tới đó, gây ảnh hưởng người nhà. Ông bạn tôi làm nghề giáo trước 1975 được hoãn dịch gia cảnh, nên được dạy học tiếp tục đã kể với tôi:

- Đứa học trò lớp 9 con nhà nghèo cha mẹ mất sớm, ở với bà ngoại đi học chăm và ngoan, không ngờ nó nghe lời bạn bè bán cần sa kiếm tiền, bị bắt giam ở khám Chí Hoà. Vì tình thầy trò, ông xin giấy phép tới thăm, lấy tình thương khuyên bảo, cũng như hứa sau khi hết thời gian tù về sẽ giúp nó học lại để thành người tốt hơn. Sau đó ông gặp người học trò khác làm công an cho biết, sở CA thành phố có lệnh cho theo dõi thầy, vì đi thăm can phạm buôn bán ma tuý… ông khuyên tôi, đừng để thân nhân bị ảnh hưởng trong lúc tôi ở trong nhà, Thanh Minh thiền viện thuộc GHPGVNTH trước 1975, nhà nước CSVN không công nhận, ngày nay chỉ có Giáo Hội quốc doanh mà thôi. Nên ngày đêm, có công an thường phục theo dõi ai đến tiếp xúc với các Sư. Thật ra tôi nghe danh và kính mến Hòa Thượng, muốn đến thăm ngài chứ không mang một sứ mạng nào hết !

Lần đến Cần Thơ, tôi muốn đến tòa Tổng Giám mục, thăm vị Linh mục trước đây theo học thần học ở Roma, xong tiến sĩ về làm Phó TGM, bị chú em từ chối với lý do vì đi xe nhà, nếu đến đó bị CA ghi bản số xe thì phiền phức…. Như vậy chúng ta đã hiểu được vấn đề Việt Nam có tự do hay không ? Những người đấu tranh bất bạo động cho tự do, dân chủ, đều bị kết tội theo điều 88 hình luật !!

Tôi cũng hỏi một vài Tu sĩ về vấn đề tự do tôn giáo, đều được trả lời như nhau: theo lệnh của nhà nước đi tu phải „đẹp đạo tốt đời„ dù xuất gia đi tu, nhưng vẫn bị sự quản lý của công an và nhà nước… Vấn đề nầy khác trước 1975 ai muốn tu thì vào Chùa, Chùa có sinh hoạt độc lập và được tôn trọng trong khuôn viên của Chùa, Cảnh sát không được bước vào kiểm soát ! Giáo Hội tự trị có nhiều cơ sở văn hoá riêng, các trường Trung và Đại học…

Sau hơn 3 thập niên Việt Nam hoà bình, nhìn bề ngoài kinh tế phát triển, dân trí phải tiến bộ, nhưng không tiến được còn thụt lùi, con gái nhà quê bị rao bán làm nô lệ, xuất cảng lao động v.v.. Môi trường sông nước bị ô nhiễm trầm trọng, Thành phố tăng khoảng 8 triệu người, nhưng không có nhà vệ sinh công cộng… Nhà thờ Đức Bà theo lịch sử 300 năm, nhưng góc cạnh phiá sau tường bị xâm thực, đổi màu vì người ta quên sự trang nghiêm của Giáo Đường làm nơi ấy để đi tiểu. Thế kỷ thứ 21 mà Việt Nam vẫn còn trình trạng như các nước chậm tiến, thiếu văn hoá.

Mùa Vu lan ở Sài Gòn không thấy Đoàn Thanh Niên Phật Tử áo lam đeo huy hiệu hoa sen? Ngoài phố chỉ thấy xe cộ xuôi ngược vội vã đêm ngày, đám trẻ „cháu ngoan“ thì khăn quàng đỏ. Chùa, nhà Thờ không có cái nào được xây thêm (ngoại trừ ở Đà Lạt có thêm Thiền viện Trúc Lâm của H.T Thích Thanh Từ ?) Đi các nơi đều thấy tượng ông Hồ, đứng ở công viên, bến tàu, đầu đường xó chợ, rồi Đền thờ, phần viện bảo tàng cho ông ta...?

Tháng bảy mưa ngâu, thời tiết vẫn như vậy, nhưng nếu đời sống xã hội không thay đổi theo văn minh của nhân loại, không có tự do, dân chủ thì con người vẫn ở cuối dòng sông, cuộc sống chỉ lo miếng cơm manh áo, bon chen đói khổ, thì tình người trở nên thiếu chân thật.. Hình ảnh quê hương rất đẹp! lâu năm sống ở hải ngoại, ai cũng muốn một lần về viếng mộ, xây nhà thờ Tộc để trả một phần công ơn cha mẹ, tổ tiên… Đối diện với cuộc sống hơn 30 năm Xã Hội Chủ Nghiã khá nhiều đổi thay… giã từ Việt Nam, chúng ta mỗi người đều mang theo một nỗi buồn nào đó chen vào hồn. Mùa xá tội vong thân, cầu mong cho dân tộc Việt Nam cỡi bỏ bớt nghiệp chướng của nhiều năm qua, Những giọt nước mưa Ngâu tưới xuống ruộng đồng xanh tươi, Phong trào đấu tranh cho Tự do Dân Chủ sớm thành công.

(1) Ngày xưa ngày xưa có nàng Chức Nữ là con gái yêu của Thiên Vương, Nàng thường dệt vải hay ngồi bên bờ sông Ngân may áo cho các em. Ngày kia một chàng trai dắt trâu đến bờ sông, chàng tên là Ngưu Lang đẹp trai thấy nàng chàng liền si mê, Riêng nàng cũng yêu thương chàng Thiên Vương hiểu được mối tình của hai người nên đã ưng thuận cho Chức Nữ và Ngưu Lang kết duyên vợ chồng. Nhưng họ phải lo tiếp tục công việc sau khi cưới nhau.

Hai người sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên suốt ngày bên nhau cho nên đã chểnh mãng công việc Thiên Vương giao, khung cửi bỏ không, đàn trâu gầy đói. Thiên Vương giận dữ đầy cả hai xuống bờ sông Ngâu, nhưng bắt mỗi người ở một bên bờ. Mỗi năm Trời chỉ cho hai người gặp nhau một lần vào ngày 1 tháng 7 Âm lịch. Vào ngày ấy, bao giờ cũng mưa dầm dề, đó là nước mắt của cả Ngưu Lang lẫn Chức Nữ. Nhân dân gọi đó là mưa Ngâu. Những vợ chồng trẻ vì nhiệm vụ hay vì một hoàn cảnh nào đó mà luôn phải xa cách nhau thường được ví là "như vợ chồng Ngâu".

Nguyễn Quý Đại
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Cơm Bụi Sài Gòn
Cali Today News - Có những điều mà khi xa Việt Nam chúng ta không thể mang theo, và cũng khó thể nào tìm được nơi đời sống xứ người… và một trong những điều đó là cơm bụi…

Thật tình mà nói tôi không biết từ đâu và lúc nào có chữ cơm bụi, thế nhưng, tôi biết đến chữ cơm bụi trong thời sinh viên,… Từ miền Trung nghèo nàn vào Sài Gòn học, làm gì biết cơm sang, mà luôn gắn liền với cơm bụi… Cơm bụi gắn liền với đời sống sinh viên, đời sống giới bình dân, giới người lao động cùng khổ như xích lô, xe ôm,…

Bụi: Một cái từ nghe rất bình dân, rất thân quen, mà chỉ cần ghép thêm một chữ vào như “bụi đời”, cà phê bụi, bụi tình, du lịch bụi, sống bụi, ngủ bụi,… thì chúng ta có thể hình dung ra một thế giới riêng, một đời sống riêng của một tầng lớp dân chúng nào đó trong xã hội Việt Nam… Ở Mỹ không thấy có khái niệm này.

Có người còn đi xa hơn như nói “10 năm gió bụi”, “một đời gió bụi”,… để nói đến những năm tháng lang bồng, phiêu lãng, trôi giạt giang hồ,… bất định, không một bến đỗ,…

Tôi về sài Gòn thăm quê. Bạn bè tôi cứ kéo nhau vào các khu ăn, chơi sang trọng để hưởng cái thú vui trần thế hạng nhất tại Sài Gòn, để bù cho những năm tháng đi cày khổ cực nơi quê người, để hưởng thụ, để vui, và có khi cũng để tránh cái nóng nung người, cái thiếu vệ sinh của cuộc đời gió bụi….

Còn tôi, tôi tìm vào đời sống bụi, với cơm bụi, với du lịch bụi,… để tìm và sống lại với những ngày tháng sinh viên cũ mà tôi từng trải qua ngày nào, và sống hoà mình với những người nghèo trên quê hương tôi để nghe, để cảm, để thương và để hiểu họ, những người từng như tôi, và không có được sự may mắn như tôi…

Nhìn thấy họ, sống với họ, tôi dường như cảm thấy cái khổ đau, túng thiếu vẫn là nốt nhạc chính, tông màu chính trên quê hương Việt Nam, và thế giới thượng lưu chỉ là một vết sơn nhẹ trên bầu trời xám xịt màu đen…

Cơm bụi, cơm bình dân, cơm gánh, cơm hàng cháo chợ,… là những hình ảnh mà tôi bắt gặp gần như mọi nơi trên quê nhà…

Nơi hoạt động là trên hè phố, lề đường, trong hẽm, ở nhà ga, nơi bến xe, bến tàu, khu lao động, bên cạnh trường học,… Nói chung là những nơi rất bình dân, rẽ tiền, và đông đúc người lao động, giới nghèo,…

Cũng chính vì thế mà nhiều người từ ngoại quốc về, và những người giàu có… sợ cơm bụi, cà phê bụi, du lịch bụi, tình bụi,… vì thiếu vệ sinh, nhưng nhiều nơi “bụi” cũng sạch lắm, có khi còn sạnh hơn cả nhà hàng đông khách, chỉ sạch bên ngoài, mà dơ dáy ở phiá bên trong bếp,…

Thế nhưng, xét về hoàn cảnh hoạt động, cơm bụi dễ dơ hơn, có tỷ lệ dơ cao hơn là cơm nhà hàng, nhất là nhà hàng sang,…

Cơm bụi thật ư là gọn. Có khi chỉ là chiếc gánh, có khi là một vài cái bàn nhỏ ghép lại và có khi chỉ là chiếc xe nay lốc cốc bên lề đường với lời rao thật não nùng trên đất mẹ: Cơm nóng, canh chua, hột vịt luột đây; cơm nóng, thịt kho trứng, rau muống đây,…

Cái âm vang đó, lời rao đó như âm vang độc đáo từ quê mẹ, chỉ riêng nơi quê mẹ, mà tôi không tìm thấy nơi nào trên bươc đường tha hương nơi xứ lạ…
Tôi thèm nghe âm thanh ấy đến lạ lùng…

Tôi quên cả chuyện sạch hay dơ, mà đắm chìm vào thế giới cơm bụi đầy kỷ niệm…
Với tôi kỷ niệm cơm bụi còn đáng yêu hơn. Mẹ của bạn tôi cả đời bán cơm bụi ,mà nuôi đến năm ba đưá con trưởng thành, có học và đầy nhân cách,…

Tôi ngồi đó, nhìn người phụ nữ gìa nua bán cơm bụi, mà nhìn thấy một quê hương yêu dấu ngút ngàn từ kỷ niệm…

Một ngày nào đó, Sài Gòn không còn cơm bụi, tôi sẽ mất nhiều hình ảnh kỷ niệm về Sài Gòn và thế giới sinh viên một thời của tôi…

Cơm bụi, cà phê bụi, sống bụi, du lịch bụi, và tình bụi là một trong những đặc trưng rất Sài Gòn, rất Việt Nam và mời bạn xem thêm một số hình ảnh cơm bụi sau đây….
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Tin mới nhất về tù nhân lương tâm
linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
và các chiến hữu

09-08-2007 Phóng viên FNA từ Huế
Hôm 06-08-2007 mới rồi, thân nhân linh mục Nguyễn Văn Lý gồm có bà chị Nguyễn Thị Hiếu và một người cháu gọi bằng chú là Nguyễn Văn Hùng đã từ huyện Quảng Biên, tỉnh Đồng Nai ra tỉnh Hà Nam, đến trại K1, Ba Sao, huyện Nam Hà, thăm vị tù nhân lương tâm, bắt đầu từ 8 giờ sáng. Đây là lần thứ hai thân nhân được gặp mặt linh mục. Lần thứ nhất là vào ngày 27-5, gần hai tháng sau khi linh mục Lý bị chuyển ra trại (ngay khi chấm dứt phiên tòa tại Huế ngày 30-3-2207).

Linh mục Lý đã ở trại này từ năm 2001 đến 2005. Về lại nhà tù cũ (“chỗ xứng đáng nhất cho mọi nhà đấu tranh dân chủ trong các chế độ độc tài”, theo lời một danh nhân hiện đại), cha Lý bị nhốt tại một khu nhà có 4 phòng, nhưng giờ chỉ có một mình cha, trong một khuôn viên khoảng 400m2. Ban quản trại không muốn cho ai ở gần linh mục cả. Cha Lý cũng bị cấm liên lạc qua thư từ vì hiện nay cha không được giữ một cây bút và một mảnh giấy nào. Cuốn sách kinh của cha (sách nhật tụng mà mọi linh mục phải luôn mang theo để đọc mỗi ngày) đến nay trại vẫn không cho nhận.

Gia đình cho biết linh mục Lý vẫn mạnh khỏe, sắc diện hồng hào, còn tinh thần thì vẫn kiên gan như mọi lúc. Mỗi tháng linh mục tuyệt thực 6 ngày để cầu nguyện. Ban đầu cha dự định tuyệt thực 15 ngày, nhưng sau khi cầu nguyện xin ơn soi sáng, cha quyết định chỉ tuyệt thực 6 ngày, vì sợ bệnh phổi tái phát, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Linh mục cho biết: giả như giai đoạn này linh mục trở về lại giáo xứ Bến Củi (nơi cha đã bị quản thúc từ 24-2 đến 29-3-2007), thì cũng chưa làm được chi. Có lẽ ở trong nhà tù này lại có ích hơn cho Giáo hội (hình ảnh linh mục bị bịt miệng chẳng phải là tiếng sấm long trời lở đất sao?). Đối với các vị bề trên, cần phải cảm thông, thấu hiểu và yêu quý các ngài. Linh mục cũng tâm sự cùng người cháu: lúc này chú phải tranh đấu căng thẳng hơn thời gian trước nhiều, xin bà con hiệp ý và tiếp tục cầu nguyện nhiều cho chú. Cũng xin cháu nhắn lại với thân bằng quyến thuộc và bạn bè năm châu rằng chú hết lòng cảm ơn mọi người và rất lấy làm an ủi được sống trong tình thương và nỗ lực tranh đấu của mọi người. Linh mục Lý dự đoán sẽ có những phái đoàn quốc tế đến thăm linh mục trong thời gian tới, vì ban quản trại đang cho sửa sang phòng ốc nơi linh mục bị giam giữ.

Một chi tiết vui: Khi hết giờ thăm (một tiếng đồng hồ), cán bộ đã giục linh mục vào trại (phòng khách nằm gần ngoài cổng), linh mục liền phản ứng dữ dội: “Gia đình tôi lặn lội cả ngàn cây số, ra đây thăm tôi, tâm sự chưa xong, thế mà các anh đã bắt tôi vào là tại làm sao? Không cho tôi nói chuyện tiếp, tôi tuyên bố từ nay sẽ không cần gặp mặt gia đình, không cần nhận quà thăm nuôi. Coi ai là người phải sợ cho biết!” Thế là mấy tay cán bộ đành phải để linh mục tâm sự cho xong với gia đình mình.

Cũng xin nói thêm là cách đây hơn một tuần, Tòa Tổng giám mục Huế có làm đơn để cử một phái đoàn (gồm linh mục, nữ tu) đi thăm linh mục Lý. Nhưng chính quyền địa phương đã không cho, lấy cớ sau chuyến Mỹ du của ông Nguyễn Minh Triết, có nhiều lộn xộn và dư luận bất lợi cho nhà nước !?!

Tin về hai chiến sĩ Nguyễn Phong và Nguyễn Bình Thành. Sau khi bị giam tại lao Thừa Phủ (ngay trong thành phố Huế) từ tháng 4 đến tháng 6, anh Nguyễn Phong đã bị đưa ra một trại giam ở tỉnh Thanh Hóa. Chị Trịnh Trị Thúy mới đi thăm chồng được một lần và cho biết anh Phong vẫn mạnh khỏe thể xác và kiên vững tinh thần. Tuy nhiên, anh vẫn bị giữ trong trại, chưa đi ra ngoài lao động như các tù nhân khác. Phần anh Nguyễn Bình Thành thì bị chuyển vào một trại giam tại Xuân Lộc, Đồng Nai (cùng thời điểm với anh Phong). Chị Hồ Thị Bưởi cũng mới đi thăm chồng một lần và cho biết anh Thành vẫn mạnh khỏe, tinh thần thư thái. Anh Thành không đi lao động nặng bên ngoài nhưng phục vụ bên trong trại. Hai chiến sĩ đảng Thăng Tiến xin nhắn lời cảm ơn bà con bằng hữu xa gần đã tưởng nhớ, cầu nguyện, hỗ trợ và tranh đấu cho hai anh.

Phóng viên FNA từ Huế, ngày 09-08-2007
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

AI LÀ CHA ĐẺ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DẠ LAN
NỖI TIẾNG MỘT THỜI CỦA ĐÀI PHÁT THANH QUÂN ĐỘI

12/08/2007
Kính gởi: Hai ông Huy Phương và Dương Ngọc Hoán

Thưa hai ông,

Tôi có việc phải đi xa vắng nhà 2 tuần lễ đến nay 29 tháng 7 năm 2007 mới về, xem email thấy bài viết của 2 ông có vẽ thắc mắc về đề tài do các ông đưa ra:
“AI LÀ CHA ĐẺ CỦA CHƯƠNG TRÌNH DẠ LAN NỖI TIẾNG MỘT THỜI CỦA ĐÀI PHÁT THANH QUÂN ĐỘI”?
Ông Huy Phương viết * Câu trả lời: - Đại Tá Trần Ngọc Huyến (xuống hàng ông viết tiếp)

- Ít nhất đã có hai vị Đại Tá tự nhận là chính mình khai sinh ra chương trình này.

Ông Huy Phương đọc email của ông Dương Ngọc Hoán, viết:

LTG. Tuần qua tôi có nhận được email của anh Dương Ngọc Hoàn, cựu Đại Úy, phục vụ tại Đài Phát Thanh Quân Đội từ năm 1965. Nội dung bức thư như sau:
“Anh Huy Phương ơi,

Tôi vừa xem xong chương trình “Paris By Night 88”, đặc biệt về nhạc sĩ Lam Phương, và buồn về chuyện “đất nước nhiễu nhương” có người nhãy ra vỗ ngực là đã làm ra chương trình Dạ Lan trên đài Quân Đội, rồi bịa đặt ra đã dùng nhạc Lam Phương trong chương trình này như thế nào cho công tác “địch vận” (trong khi ai cũng biết Dạ Lan là một chương trình “binh vận”).

Qua đây, ai muốn nói trước đây mình làm gì cũng được, chẳng nể nang gì ai, chẳng sợ có người phán xét lời nói của mình. Phải chi những người xem chương trình này đều được đọc bài viết của anh về chương trình Dạ Lan để biết thật giả ra sao ?
Vài hàng thăm anh chị,
Thân mến, Hoán”

Ông Huy Phương viết tiếp: “Vì cho cả người sống (anh chị em phục vụ trong Đài Quân Đội như Phạm Văn Thúy, Anh Ngọc, Đan Thọ, Dương Ngọc Hoán...) và người chết (Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Trung Tá Lê Đình Thạch), bài báo này buộc phải đăng lại . (Huy Phương)

Bài viết của ông Huy Phương và Dương Ngọc Hoán dài trên 6 trang giấy có chỗ đúng chỗ sai, đại cương ông nói những hiểu biết của ông về Đại Tá Trần Ngọc Huyến, khen ngợi Đại Tá Trần Ngọc Huyến “người có bằng Cử Nhân Văn Chương trước khi vào lính (xin nói thêm với ông HP cử nhân Pháp) làm việc táo bạo và khôn ngoan, phải nói ông là người có sáng kiến và dám làm” nhận định này của ông HP có phần đúng, nhưng khi ông viết “Đại Tá Trần Ngọc Huyến chính ông là người thay đỗi hoàn toàn đường lối chiến tranh tâm lý của Quân Đội” là không đúng, vì Đại Tá TNH làm việc tại Nha CTTL /BQP không được lâu mà phải kiêm thêm nhiều chức vụ như: Giám Đốc Báo Chí Phủ Thủ Tướng và các công tác chính trị khẩn thiết cấp Quốc Gia do Đại Tướng Nguyễn Khánh là Thủ Tướng giao phó, được ít lâu có sự bất đồng chính kiến với Đại Tướng Nguyễn Khánh nên Đại Tá TNH phải ra đi...lên vùng 2 Chiến thuật (lý do không hiểu hai ông DH và HP có biết không chớ tôi thì biết rất rỏ, vì hầu hết mọi việc tốt hay xấu xãy Đại Tá TNH đều nói lại cho 2 người làm việc thân cận nhất của ông lúc bấy giờ, đó là: Trung Tá Nguyễn Vĩnh Nghi và tôi Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam (trước 1975 Trung Tá N.V.Nghi là Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV).

Đại Tá Trần Ngọc Huyến đang làm Lãnh Sự tại Hồng Kông, ông Huy Phương viết: cũng không biết vì lý do nào, sau đó Đại Tá Trần Ngọc Huyến lại được triệu về giao chức vụ Thứ Trưởng Bộ Thông Tin kiêm Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý ? Chắc ông Huy Phương chưa biết nên mới viết như vậy, người biết nhiều về tài năng của Đại Tá TNH không ai khác hơn đó là Đại Tướng Nguyễn Khánh. Hai người đã mến tài lẫn nhau, chính Đại Tá TNH cũng đã có lần nói với tôi và một số các sĩ quan khác tại Nha CTTL, các Tướng lãnh VNCH của mình đánh giặc gan lì và giỏi phải kể đến Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Đỗ Cao Trí.
Một sĩ quan thao lược và đa tài như Đại Tá TNH thật khó tìm thấy trong Quân Đội, ông đã làm được rất nhiều việc quan trọng cho Quân Đội, nhưng nếu giao phó cho công tác “chính trị” mà ông thấy không thích hợp, hoặc chưa đúng lúc đúng thời, thi hành không mang lại kết quả thì ông nhất quyết chối từ dù phải bị cấp trên đối xử ra sao! Đó là đức tính cương trực đáng kính của Đại Tá TNH.

Có đoạn ông HP viết về Đại Tá TNH: “Ông cũng là một sĩ quan có văn hóa, lương thiện, có đầu óc cầu tiến, nhưng chắc chắn con người không tránh khỏi đôi chút kiêu hãnh nhất là đối với những tướng tá kém cỏi nhưng đầy quyền lực trong thời đại của ông, tác phong và kiến thức của ông trong quân đội đáng lẽ còn đưa ông tới những cấp bậc chỉ huy và tham mưu cao hơn, nhưng ông là người bất phùng thời, bị trù dập, chỉ mang tới cấp bậc Đại Tá là cùng,

Dư luận cho rằng ông không lên cấp Tướng được là vì ông là sĩ quan trừ bị và không chịu vào hiện dịch. Nhưng khi thấy một sĩ quan cấp Đại Tá bị đày ra chiến trường với cái chức vụ kỳ quái được Bộ Tổng tham Mưu phong cho là “quan sát viên chiến trường” phải xuống tới cấp Tiểu Đoàn Bộ Binh, thì người ta phải hiểu rằng ông đã bị chèn ép như thế nào ?.......

Đoạn nhận định này ông HP viết không sai hẳn mà cũng không đúng hoàn toàn như:.”con người ông không tránh khỏi đôi chút kiêu hãnh nhất là đối với những tướng tá kém cỏi nhưng đầy quyền lực trong thời đại của ông”...Đại Tá TNH là người có đức tính cao cả và rộng lượng, không phải ông bất mãn vì trong thời đại của ông có những Tướng, Tá kém cỏi mà đầy quyền lực, bởi vì ai ai cũng biết thời đại nào mà lại không có những trường hợp như vậy ! Nên nói thẳng ra và đúng với sự thật để ông HP biết: trong giai đoạn đó chỉ có ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Trần Ngọc Huyến là hai người có mối bất đồng và bất hòa quá lớn không thể giải quyết được...và Đại Tá TNH đã cho Trung Tá Nguyễn Vĩnh Nghi và tôi biết trước, ông sẽ xin giải ngũ.

Ông HP viết tiếp: ”nhưng ông là người bất phùng thời, bị trù dập, chỉ mang tới cấp bậc Đại Tá là cùng ” đoạn này cũng không đúng, đâu phải Đại Tá TNH vì sợ bị trù dập chỉ mang tới cấp bậc Đại Tá là cùng nên ông phải xin giải ngũ ! Ông HP viết tiếp: ”và ông không lên cấp Tướng được là vì ông là sĩ quan trừ bị và không chịu vào hiện dịch.... lại càng không đúng, mặc dầu ông HP chưa phục vụ nhiều năm trong quân ngũ nhưng chắc ông cũng biết không bao giờ có việc thượng cấp muốn phong Tướng cho thuộc hạ là Đại tá thì phải hỏi trước ông Đại Tá có chịu vào hiện dịch hay không rồi mới phong Tướng, nếu đây chỉ là dư luận thì thuộc vào loại dư luận bá láp, ông HP không nên tin và cũng không viết lại.

Ông DH và ông HP là người trẻ có học thức, có văn hóa nên mới được thuyên chuyễn về làm việc tại Nha CTTL/BQP vào thời kỳ đó, các ông gặp được Đại Tá TNH người biết trọng nhân tài, nên các ông quý mến là phải, có điều các ông vào làm việc ngay với chương trình Dạ Lan đã có sẳn, nhưng không tìm hiểu sâu xa hơn vì sao có chương trình này, có từ lúc nào, tại sao gọi là Dạ Lan mà không gọi bằng tên nào khác ? có nghĩa là các ông chỉ biết một không biết hai, chưa biết đến mười mà lo đi phê bình chỉ trich người ?


Đây là chi tiết và sự thật: Sau biến cố tháng 11/63 rồi đến cuộc chỉnh lý năm 1964, tinh thần quân nhân các cấp bị sa sút đáng ngại, ngoại trừ những người có tham gia vào cuộc chính biến thắng lợi thì vui, thảm bại thì buồn ! Đa số những quân nhân khác đều hoang mang và giao động, không biết rồi đây đất nước sẽ ra sao, cuộc chiến sẽ đi về đâu ? Lúc bấy giờ tôi mang cấp bậc Thiếu Tá, không lớn mà cũng không nhỏ lắm, nhưng các cuộc biến động nói trên tôi đều không tham gia và không thiên về bên nào, chỉ lo thi hành 2 nhiệm vụ Quân Đội giao phó:

1) Chánh Sự Vụ Sở Địch Vận, hoạt động Công Tác Đặc Biệt (ẩn danh Sở C), 2) kiêm nhiệm, Trưởng Khối Tình Báo Tâm Lý Chiến, thi hành công tác đặc biệt cho cả 3 lãnh vực: Quân, Dân và Địch Vận. Tôi giữ nhiệm vụ này từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa do Thiếu Tướng Trần Tử Oai làm Giám Đốc Nha CTTL /BQP, sau biến cố 63 và 64 có nhiều vị Giám Đốc đi qua rồi mới đến Đại Tá Trần Ngọc Huyến và Trung Tá Nguyễn Vĩnh Nghi từ Trường Võ Bị Quốc Gia Dalat về giữ chức vụ Giám Đốc và Phó Giám Đốc.

- Trong một buổi họp mặt bất thường vào khoảng tháng 6/1964 tại Nha CTTL gồm có: Đại tá Trần Ngọc Huyến Giám Đốc, Trung Tá Nguyễn Vĩnh Nghi Phó Giám Đốc, Thiếu Tá Lê Đình Thạch CSV Sở Kỷ Thuật, Thiếu Tá Lê Văn Tâm CSV Sở Kế Hoăch, Thiếu Tá Đỗ Sinh Tứ CSV Sở Hành Chánh, Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam CSV Sở Địch Vận và KTB/TLC, Thiếu Tá Phạm Văn Sơn CSV Sở Tài Liệu Quân Sử,

Trung Tá Cao Đăng Tường Chi Huy Trưởng Trường Cán Bộ TLC, và Đại Úy Nguyễn Văn Lý Chánh Văn Phòng của Đại Tá Giám Đốc.

- Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Chủ tọa nói tổng quát về tình hình chính trị và quân sự, sau phần báo cáo công tác của các Sở thuộc Nha, Đại Tá TNH nói đến tinh thần binh sĩ rất sa sút và nhấn mạnh rằng: bằng mọi cách chúng ta (tức Nha CTTL, về sau Cục TLC) phải tìm phương thức thích nghi để nâng cao tinh thần chiến đấu của chiến sĩ ngoài tiền tuyến...

Trong buổi họp tham mưu quan trọng như thế này, mọi người không thể lạc quan trước tình trạng khẫn thiết nên tất cả đều chú trọng đến việc tăng cường viết bài hướng về binh sĩ để phát thanh trên đài Tiếng Nói Quân Đội. Thiếu Tá Tâm CSV Sở Kế Hoặch, sốt sắn tình nguyện viết thật nhiều tài liệu “binh vận” để phát cho quân nhân các cấp và xin thượng cấp chỉ thị cho các đơn vị tổ chức học tập thường xuyên cho các HSQ và binh sĩ...

Ngày hôm ấy, lòng tôi bồi hồi lo lắng, phải nghĩ ra diệu kế đặc biệt nào để giải quyết bài toán khó này, việc tăng cường viết bài làm tuyên vận hay mở chiến dịch tổ chức đi thuyết giảng tại các đơn vị chiến đấu thì cũng tốt, nhưng rất tốn kém và mất nhiều thời gian, mà không chắc nắm được kết quả mong muốn ? Cán bộ TLC đi nói chuyện được một thời gian rồi cũng sẽ nhàm chán ? Vã lại, nhiệm vụ của tôi phải làm cái gì đặc biệt vì là Sở Công Tác Đặc Biệt, có thể nói “Sở C” từ thời Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa đều được các vị Giám Đốc Nha CTTL/BQP, về sau là Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục CTCT, đặc biệt lưu tâm giúp đở cho cả 3 lãnh vực công tác: Quân vận, Dân Vận và Địch Vận, có cả những công tác chìm, Kín và Bí Mật. Khi nói đến công tác chìm “Đen và Xám” (action clandestine) là cả một công trình lớn lao và nghiêm túc, những người trong cuộc đều biết phải có được sự giúp đở phương tiện của các cơ quan tình báo bạn (CIA) thì các hoạt động mới mong đem lại hiệu quả tốt đẹp.

Hai (2) ngày sau buổi họp tôi trình một sáng kiến.

Tôi trình (riêng) lên Đại Tá Giám Đốc 2 dự án chương trình phát thanh đặc biệt:

1) Dự án chương trình phát thanh với chủ xướng “Trắng” (Mỹ gọi là Sponsor, tên sẽ đặt sau).

2) Dự án chương trình phát thanh với chủ xướng “Xám” (Sponsor tên sẽ đặt sau)

1) Để thực hiện dự án chương trình phát thanh “Trắng” tôi xin kể lại cho Đại Tá TNH nghe câu chuyện lúc tôi lên 12 tuổi (1944-45) thời Đệ II Thế Chiến quân Nhật chiếm đóng tại Việt Nam, nhà tôi ở Phú Nhuận bên kia vách tường rào của biệt thự lớn, sau này là cơ sở quận Tân Bình, khi quân Nhật chiếm đóng lấy nơi này làm căn cứ quân sự. Chị tôi (mẹ của ca sĩ Kim Loan) có mở một ăn quán nhỏ, hàng ngày quân Nhật đến ăn uống, có những buổi chiều rạng tối độ 7 giờ, một tên sĩ quan Nhật rút ra từ cây gươm dài phóng lưỡi cắm xuống đất rồi vặn nút ở tay cầm của cây gươm, để cho quân lính nghe tiếng nói và nhạc của Nhật, sau vài lần mọi người biết đó là máy thu thanh (radio) nghe chương trình phát tuyến tiếp vận từ Đông Kinh có tên “Rose du Tokyo” cô gái nói tiếng Nhất và những bản nhạc Nhật, lúc nghe Radio thấy mấy tên lính Nhật vui vẽ, thích thú, thay đỗi hẳn bộ mặt, về sau này khi vào Quân Đội tôi mới biết đó là chương trình binh vận (hay quân vân) tiếng nói của các cô gái hậu phương đến với những anh trai tiền tuyến. Ngoài ra tôi được biết đài này còn phát thanh một chương trình khác nữa, một cô gái Mỹ XNV tiếng Anh cho chương trình “Tuyên vận” nhầm vào đối phương, quân đội Anh + Mỹ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương...

Tôi đề nghị Đại Tá Giám Đốc cho thực hiện chương trình “binh vận” đặc biệt hướng về QL/VNCH, đồng thời yêu cầu cơ quan truyền tin Quân Đội thực hiện số lớn Radio phát cho các đơn vị tác chiến, để lôi kéo sự chú ý của chiến sĩ tiền tuyến, dĩ nhiên sẽ có sự kiểm soát của các cấp chỉ huy, chỉ được phép mở đài trong những giờ phát thanh của chương trình, vừa đủ nghe chớ không làm trở ngại trong lúc hành quân.

Trong lúc tôi kể chuyện thì Đại Tá TNH cũng phụ họa nói thêm nhiều ý kiến bổ túc vì ông cũng đã có biết qua các chương trình này và tinh thần tác chiến dũng cảm đáng khen ngợi của Hoàng Quân Nhật.

2) Tôi trình tiếp dự án phát thanh chương trình “Xám” chủ xướng (sponsor) là tập thể “Kháng Chiến Quân Mùa Thu” những người miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp Định Geneve 1954 (xin được miễn nói chi tiết) chương trình phát thanh 7 ngày trong tuần, thời gian 3 tháng đầu mỗi ngày 2 giờ, từ 7 giờ chiều đến 9 giờ tối. Nếu có kết quả tốt số giờ sẽ gia tăng. Phương tiện phát thanh xử dụng đài phát thanh di động sẳn có, với máy phát tuyến cực mạnh đặt trên chiếc xe Camion loại lớn, hiện đậu trong vòng rào của “Sở C”(Khối TB/TLC) phía trái của Nha CTTC/BQP, gần cầu Thị Nghè. Đài này được thiết kế hệ thống giây trời điều hướng (antenne dirigée). Nếu được Đại Tá Giám Đốc chấp thuận dự án chương trình “Xám” này tôi sẽ xin phương tiện từ cơ quan bạn (CIA) để thực hiện.

Sau hơn 1 giờ trình bày chi tiết của cả 2 dự án chương trình, Đại Tá Giám Đốc quyết định chọn dự án phát thanh chương trình “Trắng”, ông nói trong tình thân mật: “OK Anh chọn dự án “Trắng“ này và phát thanh trên hệ thống đài Quân Đội, “Cùi” Nam lo tuyễn người và sắp xếp mọi việc trình lại Anh sau”.

Vì sao chương trình binh vận đặt tên Dạ Lan ?

Song song những công tác tăng cường phát thanh với chủ đề “Lính” trên đài Quân Đội, những tài liệu “binh vận” do Sở Kế Hoặch của Thiếu Tá Tâm viết ra gởi đến các đơn vị..., tôi “Sở C”lo việc thực hiên dự án phát thanh chương trình “Trắng” Đại Tá Giám Đốc vừa phê chuẩn.

Nhìn lại dưới sự điều hành của tôi, hiện đang có tất cả 3 chương trình phát thanh đặc biệt hàng ngày: một (1) chương trình phát thanh trên đài di động đặt tại Sở C gần cầu Thị Nghè, và hai (2) chương trình phát thanh đặc biệt tại đài Đồng Hà, một hướng ra miền Bắc vùng từ Hà Nội đến Hải Phòng, một hướng khác dọc vùng cao nguyên biên giới Hoa-Việt về phía Tây Bắc. Đài phát thanh Đồng Hà ban ngày phát thanh chương trình Trắng, tiếp vận đài Quân Đội từ Saigon, loan những tin tức sinh hoạt có tánh cách địa phương. Ban đêm phát thanh 2 chương trình đặc biệt “Đen, Xám” thu âm từ Saigon (Sở C) phát đi 2 hướng như đã nói trên.

Nói về số nhân viên: lấy tin từ hiệu thính đài, điểm báo, làm bản tin, biên tập, đánh máy, xướng ngôn, phiên dịch, thủ kho, hồ sơ...tất cả nhân viên dân chính trên dưới 40 người (không kể số quân nhân cơ hữu)

Nay thêm một chương trình phát thanh thứ tư nữa cũng không thấy khó khăn gì, để hình thành nhanh chóng lúc ban đầu chỉ cần mỗi người đóng góp phụ trội từ 10 đến 15 phút /ngày là xong. Tôi chỉ cần tuyễn dụng người XNV có giọng đọc và nói hấp dẫn, thật sự yêu nghề để làm lâu dài, số nhân viên trả lời thư tín thay cho cô Dạ Lan, vì tên Dạ Lan sẽ ngày một gắn bó với anh em binh sĩ khắp nơi đặc biệt ngoài tiền tuyến.

Trong chuyến thăm viếng định kỳ mỗi Tam Cá Nguyệt tại đài Đồng Hà, vào khoảng tháng 6/1964 lần này tôi đi thăm đài cùng đi có Thiếu Tá Lê Văn Duyên, kỷ sư Vô Tuyến từ Pháp về làm Phụ tá Kỷ thuật cho CSV sở C, đặc trách công tác đặt máy phát tuyến, thiết kế antenne định hướng cho chương trình các nơi...

Tình cờ trong lúc dùng cơm trưa tại đài do Đại Úy Duy Phạm quản đốc đài thết đải, Thiếu Tá Duyên và tôi phấn khởi khi nghe giọng đọc và nói của cô xướng ngôn viên trên đài thật êm ái, tha thiết, triều mến... Tôi hỏi Đại Úy Duy về tên họ, lý lịch và gia cảnh của cô, được ông cho biết cô tên Nguyễn Thị Lan thường gọi là Xuân Lan, độc thân vui tính, siêng năng làm việc, viết tay chữ rất đẹp... Tôi nói qua dự án thành lập chương trình phát thanh “Trắng” tại đài Quân Đội hướng về chiến sĩ tiền tuyến cho Đại Úy Duy nghe và xin ông cho tôi được đưa cô Lan về Sở C làm việc tại Saigon. Vì nhu cầu cấp thiết Đại Úy Duy đành phải cho cô thuyên chuyễn, với điều kiện cho thu dụng ngay người thay thế. Đại Úy Duy cũng cho biết có cô Nguyễn Thị Duệ, ghi danh xin làm XNV tại đài, cô Duệ có giọng đọc rất hay có thể thay thế cô Lan để sớm vào Saigon trình diện. Tôi chấp thuận ngay đề nghị này của Đại Úy Duy Quản đốc đài.

Xong phần xướng ngôn của cô Lan trên đài, tôi có gặp cô và cho biết ý định mời cô vào Saigon cộng tác với chương trình mới đang thành lập. Cô Lan vui mừng nhận lời ngay, cô cho biết đang có người bà con gọi vào Saigon tìm việc làm để được gần gia đình, cô đang có ý định xin về Saigon, đây quả thật là dịp may.

Trở về Saigon tôi trình lại sự việc lên Đại Tá TNH, sau khi thảo luận tôi xin đặt tên chương trình “binh vận” đặc biệt này là chương trình “Dạ Lan”, có nghĩa là Hoa Lan nở về đêm. Đại Tá Giám Đốc chấp thuận ngay, độ 3 ngày sau cô Lan vào Sở C, tôi đưa cô đến văn phòng trình diện Đại Tá Giám Đốc, Đại Tá rất vui vẻ tiếp nhận cô.

Chương trình Dạ Lan nhanh chóng thành công làm vui lòng tất cả mọi người, mỗi ngày nhận rất nhiều thư của anh em chiến sĩ từ các đơn vị xa xôi gởi về, Đại Tá Giám Đốc chỉ thị cho chúng tôi (Khối Kỷ Thuật và Khối Tình Báo/TLC) chọn người trả lời thư tín không thể để cho một lá thơ nào đến mà không có hồi âm.
Trong tạm thời Khối tình báo/TLC luân phiên gởi đến đài Quân Đội 3 sĩ quan trẻ xuất thân từ trường Võ Khoa Thủ Đức là nhà thơ Chinh Yên tức Đại Úy Danh, Đại Úy Thịnh và Đại Úy Minh trả lời thư tín, cho đến khi đài có người thay thế, sau đó có thể ông DH và HP về làm việc tại đài trong khoảng thời gian này...

Chương trình Đồng Minh Vận.

Sau khi thành công chương trình binh vận qua tiếng nói Dạ Lan, Đại Tá TNH gọi tôi đến họp riêng, ông chỉ thị tôi giao hẳn chương trình Dạ Lan cho đài Quân Đội kể cả việc trả lương cho cô Nguyễn Thị Lan (Xuân Lan) sở C cũng không phải đảm trách nữa để cho Khối Kỷ Thuật và Khối Hành Chánh lo liệu.

Đại Tá TNH có chỉ thị mới cho tôi, phải lo tổ chức thêm một chương trình phát thanh nữa, (tương tự như chương trình Dạ Lan) nhưng mà cho công tác “Đồng Minh Vận” có nghĩa là cô gái hậu phương Việt Nam nói tiếng Anh dùng tâm lý vận động tinh thần chiến đấu chống Cộng của các anh lính Mỹ và Đồng Minh mỗi lúc tham chiến càng đông trên chiến trường Việt Nam.

Một lần nữa tôi mở đầu việc tổ chức chương trình phát thanh bằng Anh ngữ trên đài Quân Đội QL/VNCH

Thoạt tiên Sở C (Công Tác Đặc Biệt) hợp tác với cơ quan “TB/Mỹ”.Về nhân sự phía cơ quan TB/Mỹ gởi đến một (Nam) XNV đó là Trung Úy Williams, phía Sở C thu dụng một (Nữ) XNV tiếng Anh cho chương trình “Đồng Minh Vận” một cô gái trẻ đẹp, duyên dáng, hiền thục, tiếng nói trong trẻo, 20 tuổi, nói và viết thông thạo Anh và Việt ngữ, cô tên Phạm Trúc Diệp, còn có cái tên Mỹ “Denise Pham”, là con gái lớn (cô còn có người em gái kế) cả 2 chị em trẻ đẹp này là con người bạn thân của tôi tên Xuân Phạm Thiếu Tá phục vụ nơi Cơ quan Trung Ương Tình Báo /VNCH. tại Saigon.

Chương trình “Đồng Minh Vận” phát thanh vào mỗi buổi sáng nên tôi đặt cho nó cái tên là chương trình “Mai Lan” có nghĩa là Hoa Lan nở vào buổi sáng (tương tự như trước đây lấy tên chương trình “Dạ Lan” có nghĩa là Hoa Lan nở vào ban đêm). Chương trình Mai Lan “Đồng Minh Vận” cũng nhanh chóng thành công, hàng ngày có rất nhiều thư gời về từ các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đang chiến đấu chống Cộng trên chiến trường Việt Nam.

Cô Mai Lan ngoài việc xướng ngôn vào mỗi buổi sáng trên đài Quân Đội, cô trở về Sở C cùng với Đại Úy Minh, làm công tác phiên dịch các bài viết từ “Việt ngữ” ra “Anh ngữ” của các chương trình phát thanh đặc biệt “Đen, Xám”. Cô Mai Lan và Đại Úy Minh lúc đầu gặp phải trở ngại vì còn yếu sinh ngữ trong việc phiên dịch những từ ngữ quá khó khăn ở các bài viết phát thanh Việt ngữ, nên tôi đến nhờ và được sự chấp thuận của ông Phạm Thái, đương nhiệm Bộ Trưởng Bộ Thông Tin VNCH, hàng tuần dành một số giờ dạy kèm cho 2 môn sinh Minh và Mai Lan, nhờ tinh thần giúp đở của ông Bộ Trưởng nên chỉ nhận thù lao tượng trưng (ông Bộ Trưởng Phạm Thái nguyên là giáo sư Anh Văn rất nỗi tiếng tại Saigon).

Chương trình Mai Lan hoạt động gần 1 năm tôi được lệnh chuyễn giao toàn bộ công tác và nhân viên cho đài Quân Đội. Trung Úy Williams sắp mãn hạn phục vụ tại Việt Nam đang chuẩn bị về Mỹ, đài Quân Đội lo tìm người thay thế...

Những bản nhạc của nhạc sĩ Lam Phương có dùng vào chương trình Dạ Lan hay không ? Ô. Nguyễn
Văn Nam trả lời cuộc phỏng vấn trên chương trình “Paris By Night 88” có đúng sự thật hay không ?

Ông Huy Phương vịnh vào email của ông Dương Ngọc Hoán gởi đến để làm vi chứng, và viết:“Sở dĩ tôi nêu chuyện này lên là để nói với cựu Đại Tá Trần Văn Nam (thời 1964 ông là Thiếu Tá, Trưởng Khối Tình Báo (địch vận) không có liên hệ gì đến chương trình Dạ Lan là “binh vận” đúng như anh Dương Ngọc Hoán đã nói là việc phát nhạc trên đài nếu có là do các ông chủ nhà xuất bản, băng đĩa lo liệu, không cần ai ở Nha Chiến Tranh Tâm Lý hay Cục Tâm Lý Chiến phải đi năn nĩ nhạc sĩ Lam Phương bằng lòng cho chương trình Dạ Lan chạy nhạc như thế. Đề cao ông Lam Phương như thế là quá đáng và hoàn toàn sai sự thật”.

Qua năm hàng chữ phía trên do ông HP viết đã cho người đọc thấy rỏ ông HP là người rất giản dị nhưng thiếu chững chạc, hay nói một cách khác là người bộc trực nhưng có tánh bốc đồng, nghe sao nói lại vậy, nghĩ thế nào viết lại thế ấy, không suy xét, không tra cứu, ngay cả tên những người trong cuộc ông cũng viết sai ? Đải phát thanh Quân Đội đâu phải đài thương mại mà các ông chủ nhà xuất bản hay băng đĩa tự tiện đưa nhạc bản vào cho chạy ? lẽ tất nhiên ông sẽ phải nhận trách nhiệm về những sai lầm của ông ! Đến một lúc nào đó người ta không còn tin ông nói, không đọc bài ông viết ?

Ông HP cho biết sở dĩ ông nêu lên câu chuyện chương trình Dạ Lan này là muốn nói với tôi Nguyễn Văn Nam, là Trưởng Khối Tình Báo (địch vận) không có liên hệ gì đến chương trình Dạ Lan là “binh vận”

Ông HP nói như vậy là không hiểu biết tài lãnh đạo và chỉ huy của Đại Tá Giám Đốc.Tổ chức và điều hành là hai việc làm khác nhau. Đại Tá TNH ra lệnh cho Sở C thi hành công tác đặc biệt tổ chức nhanh chóng chương trình phát thanh Dạ Lan “Binh Vận” và chương trình phát thanh Mai Lan “Đồng Minh Vận” phát tuyến xong tốt đẹp rồi giao lại cho Khối Kỷ Thuật điều hành vì đài Quân Đội trực thuộc Khối Kỷ Thuật.

Cương vị của Đại Tá Giám Đốc là ra lệnh và kiểm soát việc thi hành của nhiều kế hoặch và nhiều chương trình chớ ông không bao giờ háo danh nghĩ rằng khi chương trình nào thành công thì tự xưng mình là Cha đẻ của chương trình đó như những kẻ thấp kém nghĩ sai cho ông như vậy. Cũng như ông Nguyễn Văn Nam là CSV sở Công Tác Đặc Biệt người nhận chỉ thị trực tiếp của Đại Tá Giám Đốc tổ chức 2 chương trình Dạ Lan, Mai Lan và biết bao nhiêu kế hoặch, chương trình khác từ nhiều năm qua, ông cũng không bao giờ nghĩ rằng chương trình nào thành công thì đứng ra vỗ ngực, xưng tên là chính mình làm việc đó !

Vì sao đã 32 năm qua không có ai nhắc đến chương trình Dạ Lan trên đài phát thanh hay báo chí, mà nay lại có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nam trên chương trình “Paris By Night 88”để rồi có chuyện kẻ nói qua người nói lại tạo không khí bất hòa vì câu chuyện rất hết sức trẻ con ?

Đặt ra câu hỏi trên để thỏa mãn một số đông khán thính giả có cùng quan điểm ôn hòa, tôi viết lên bài này để hỏi hai ông Huy Phương và Dương Ngọc Hoán, vì sao không tìm gặp nhau hoặc điện thoại cho nhau để trao đổi hiểu biết tìm sự thật mà vội cho lên mạng lưới và đăng trên báo để tạo nên mối bất hòa vô ích ?

Như tôi đã nói trên ông HP là người bộc trực nghĩ sao viết lại vậy, nên ông quên rằng thời gian bắt đầu thành lập chương trình Dạ Lan và thời gian các ông HP và DH điều hành chương trình Dạ Lan khác nhau. Cũng như phương thức xử dụng nhạc trên đài cho các chương trình phát thanh trước và sau cũng khác biệt. Những ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác và nhạc sĩ làm việc tại đài Quân Đội kỳ cựu như: Anh Ngọc, Nhật Bằng, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Nguyễn Đức, Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Hữu Thiết, Song Ngọc..v..v...

Vào nhưng năm 1962, 1963 có nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà xuất bản, nhất là các nhạc sĩ quân đội thường hay móc nối với vị Quản đốc, nhạc sĩ chơi đàn và những nhân viên làm việc tại đài để được đưa nhạc của mình phát thanh nhiều lần mục đích để cho thính giả nghe quen tai, thích nhạc rồi đi mua bản nhạc đó.

Bởi vậy, có nhiều bản nhạc được phát đi phát lại nhiều lần nghe nhàm chán mà cũng cứ vẫn tiếp tục cho chạy. Nhân viên tại đài ghi lại những lần phát thanh của từng thân chủ gởi bản nhạc cho chạy để rồi hàng tuần Thứ Bảy hay Chủ Nhật hẹn nhau tại nhà hàng Thanh Thế gần chợ Bến Thành (Saigon) để thanh toàn sổ sách...Thời gian dài, những bất công xảy ra vì kẻ được người không nên có rất nhiều thơ rơi tố cáo đến tay Thiếu Tướng Trần Tử Oai, Giám Đốc Nha CTTL. Sở C đảm trách An Ninh Tình Báo của Nha, Thiếu Tướng Giám Đốc chỉ định tôi thụ lý điều tra nội vụ. Tôi còn nhớ rỏ kết quả điều tra 3 nhạc sĩ gởi nhạc cho chạy nhiều nhất nhưng không tìm được tang chứng mờ ám, đó là: NS. Trần Thiện Thanh, Nguyễn Văn Đông và Song Ngọc. Vì là lần đầu tiên việc này đỗ bễ ra nên tôi đề nghị cảnh cáo, Thiếu Tướng chấp thuận và tôi liên lạc từng người để thông báo. Thời gian không lâu lại có việc thưa kiện lẫn nhau giữa hai Nhạc sĩ Song Ngọc và Nguyễn Văn Đông, nội vụ kết thúc qua nhiều phiên tòa.

Bởi những rối rấm như vậy nên việc phát thanh trên đài được thượng cấp đặc biệt chú ý. Vào năm 1962 chưa có chương trình “Chiêu Hồi” mà chỉ có chương trình “Địch Vận”, từ sau ngày Đại Úy Nguyễn Bé (trước 1975 là Đại Tá) xin được về Chiêu hồi, với những đề nghị đứng đắn và giá trị của anh được thượng cấp chấp thuận cho mở ra Trung Tâm Huấn Luyện Chiêu Hồi ở Thị Nghè do Thiếu Tướng Trần Tử Oai làm Giám Đốc, sau đó Chánh Phủ có thêm Bộ Chiêu Hồi hoạt động đến tháng 4/75. Thời gian này tôi đảm trách phần lớn chương trình Địch Vận và Chiêu Hồi, tôi có chọn một số bản nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Lam Phương, thích hợp cho chương trình. Một buổi sáng Chủ Nhật tôi có hẹn gặp NS Nguyễn Văn Đông tại một nhà hàng trên đường Phan Đình Phùng (khu chợ vườn chuối) để xin phép anh cho tôi được xử dụng những nhạc phẩm của anh, đặc biệt sửa lời bản nhạc “Chiều Mưa Biên Giới” (bị kiểm duyệt và đang cấm) cho công tác Địch Vận và Chiêu Hồi, tôi được anh vui vẻ chấp thuận. Sau đó, vào năm 1964 tôi đảm trách tổ chức khẫn cấp chương trình Dạ Lan đồng thời cho chương trình PT1 có tên sponsor đài “Mẹ Việt Nam” tôi có đến tận nhà anh Lam Phương, khu Cư Xá Lữ Gia Phú Thọ thăm anh và xin phép xử dụng nhạc của anh, tôi cũng được anh vui vẻ chấp thuận như anh Nguyễn Văn Đông.

Anh Nguyễn Ngọc Ngạn XNV chương trình “Paris By Night 88”điện thoại muốn được phỏng vấn tôi về việc xử dụng nhạc của NS Lam Phương cho các chương trình “Dạ Lan” và đài ‘Mẹ Việt Nam”.

Vào khoảng 20 tháng 4 /2007, độ 15 hôm trước ngày thu hình chương trình “Paris By Night 88” anh Nguyễn Ngọc Ngạn có gọi điện thoại ngỏ ý muốn phỏng vấn tôi về việc xử dụng nhạc của NS Lam Phương cho các chương trình phát thanh Dạ Lan và đài “Mẹ Việt Nam” trước đây của tôi ở Viêt Nam. Thoạt đầu tôi muốn từ chối vì nhắc đến chương trình Dạ Lan làm cho tôi rất buồn và nhớ đến Đại Tá Trần Ngọc Huyến là cấp chỉ huy và cũng là người đàn anh đáng kính của tôi trong Quân Đội cách nay trên 43 năm, đặc biệt là những lời trăng trối với chúng tôi độ 30 ngày trước khi ông nhắm mắt !

Trước khi trả lời có đồng ý cho cuộc phỏng vấn hay không tôi hỏi anh Nguyễn Ngọc Ngạn: vì sao anh biết số điện thoại của tôi mà gọi ? Anh N.N.Ngạn nói do anh Lam Phương cho. Tôi hỏi thêm: anh Lam Phương nói những gì về tôi và anh có biết tôi xử dụng nhạc của anh Lam Phương vào đâu không ? Tôi hỏi nhiều như vậy để nghe anh Ngạn trả lời xem thằng bạn bệnh hoạn của tôi có còn nhớ nhiều không ? Anh N.N.Ngạn hỏi lại tôi: Anh có phải là bạn học trước đây của anh Lam Phương không ? có phải anh dùng nhạc của anh Lam Phương vào chương trình Dạ Lan và đài Mẹ Việt Nam không ? Tôi mừng quá vì Lam Phương còn nhớ chuyện xưa cách đây trên 40 năm tôi đến nhà anh nói như vậy mà anh chưa quên tí nào. Tôi cười mừng và trả lời OK được rồi anh.Ngạn chúng mình sẽ gặp lại sau.

Trên đây là những đối thoại thật sự giữa anh NN.Ngạn với tôi, lời nói của Lam Phương với anh Nguyễn N.Ngạn cũng là lời chí tình ấp ủ trong lòng anh từ trên 40 năm qua....Nhưng khi nhìn lại đoạn văn viết trên email và đăng trên báo xuyên tạc sự thật làm cho tôi thấy ngao ngán cho sự đời. Đoạn văn như sau: “ Cựu Đại Tá Trần Văn Nam (tôi họ Nguyễn) thời 1964 là Thiếu Tá Trưởng Khối Tình Báo (địch vận) không có liên hệ gì đến chương trình Dạ Lan là “binh Vận” đúng như anh Dương Ngọc Hoán đã nói là việc phát nhạc trên đài nếu có là do các ông chủ nhà xuất bản, băng đĩa lo liệu, không cần ai ở Nha Chiến Tranh Tâm Lý hay Cục Tâm Lý Chiến phải đi năn nĩ nhạc sĩ Lam Phương bằng lòng cho chương trình Dạ Lan chạy nhạc như thế. Đề cao ông Lam Phương như thế là quá đáng và hoàn toàn sai sự thật”.

Ông DH và ông HP ơi! các ông có nghĩ rằng lời phê phán của các ông mới thật là quá đáng không ? một người bệnh hoạn như NS Lam Phương tránh né được tử thần ngày nào mừng ngày nấy mà còn tham danh háo lợi nữa sao ? và ông tự bịa đặt ra chuyện không nói có để tự hại mình hay sao ? Tôi nghĩ rằng nếu NS Lam Phương nghe biết được nhưng lời miệt thị này của các ông thì ông ấy sẽ sớm xa lánh cỏi trần tìm đường đến thăm Đại Tá TNH để hỏi mọi việc cho ra hư thực !

Như lời trăn trối của Đại Tá Trần Ngọc Huyến ?

Được tin Đại Tá TNH không được khỏe, anh Vũ Văn Hoa, chủ nhiệm Nhật Báo Việt Nam Mới tại Houston và tôi sau khi uống hết tách Cà Phê Pháp trên đường Westheimer gốc Beltway 8, vào lúc 6:00 chiều chúng tôi đến nhà thăm Đại Tá TNH, nhà chỉ có 2 ông bà, sau khi rót cho chúng tôi mỗi người một ly nước trà bà Huyến lên lầu để chúng tôi tự do nói chuyện với ông. Đại Tá hơi gầy, da mặt vẫn hồng hào nhưng những làn da nhăn của tuổi 80 không che giấu được. Nói năng vẫn lưu loát, tôi có lời khen “nhìn Đại Tá vẫn còn phong độ lắm”, anh Hoa hỏi: Đại Tá có thể đi dùng cơm tối với tụi này không ? Đại Tá trả lời: cám ơn tụi Toi, mình vừa ăn xong, sức khỏe cũng yếu dần và trí nhớ mình cũng bị mất nhiều. Tôi hỏi: Đại Tá có viết lại hồi ký không ? Đại Tá có biết bao nhiêu là việc để nói, để viết...Đại tá trả lời: mình có viết mà không viết nhiều nhưng có đọc, có nói và thu vào 2 cuốn tapes. Tôi hỏi: Đại Tá viết và nói những gì ? Ông nói: nhiều lắm Moi để lại 2 cuốn tapes này chỉ có 2 “Cùi” tụi Toi, Nam và Hoa muốn làm gì thì làm, xử dụng gì được cứ xử dụng. Anh Hoa hỏi: Đại Tá có viết về ông Thiệu, ông Kỳ, ông Khánh gì không ? Đại Tá trả lời: có chớ nhiều lắm, rồi ông tự ý nói với anh Vũ Văn Hoa về những việc làm của ông và tôi lúc ở Nha CTTL những chương trình Đen, Xám, trong Nam, ngoài Bắc, chương trình Dạ Lan .v..v.. rồi ông nghiêm túc nói với anh Vũ Văn Hoa: “Đất nước mà không mất “Cùi Nam này công trạng lớn lắm” ông lập lại 2 lần với anh Vũ Văn Hoa như thế, tôi nói: Cám ơn Đại Tá còn nhớ đến những chuyện xưa. Đại Tá nói: chốc nữa Moi nói với Bà đưa 2 cuốn tapes cho tụi Toi.

Cuộc đàm đạo thật lý thú đến gần 9 giờ tối chúng tôi mới từ giả Đại Tá TNH ra về. Thời gian 1 tháng sau bổng nghe hung tin Đại Tá Trần Ngọc Huyến được Chúa gọi, anh Vũ Văn Hoa và tôi thật sửng sốt không ngờ lần gặp mặt của tháng trước lại là lần cuối, những lời tâm tình chân thật lại là những lời trăng trối sau cùng. Nếu mà Đại Tá TNH còn sống, hôm nay tôi không phải ngồi đây viết những dòng chữ bực mình này !

Đề nghị kiểm chứng những phần viết của tôi để rỏ hư thực.

Bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng qua những người trong cuộc hay có hiểu biết về chương trình này:

• Cô Nguyễn Thị Lan (Xuân Lan) hiện cư ngụ ở Saigon nghe đâu là phu nhân của nhà văn Văn Quang.

• Cô Phạm Trúc Diệp (Denise Phạm) cư ngụ trên vùng Washington DC hay Virgignia.

• Cô Nguyễn Thị Duệ thay thế cô Lan và làm việc tại sở C đến cuối 30/4/75 cư ngụ tại Hawaii, USA.

• Thiếu Tá Duy Phạm, nguyên Quản đốc đài Đồng Hà hiện cư ngụ tại San José, CA.

• Ông Vũ Văn Hoa Chủ Nhiệm, Chủ bút Nhật Báo Việt Nam Mới tại Houston, Texas

• Cựu Đại Tá, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sau nhiều năm cải tạo hiện sống tại Saigon, Việt Nam.

• Cựu Trung Tá Võ Minh Chánh, phụ tá CSV sở Địch Vận (Sở C) + Trưởng Khối TB/TLC lúc tôi làm việc tại đây, thời gian sau thay thế điều hành Sở này đến cuối tháng 4/75, cư ngụ tại San José, CA

• BS. Trang Châu và phu nhân cựu Á Hậu Hoàng Kim Uyên (1966) ở Canada và Santa Anna, CA

• Cựu Luật Sư Thiện ý Nguyễn Văn Thắng có hiểu biết về tôi và phu nhân là cựu nhân viên của Sở C chúng tôi, và những người trước đây hiểu biết rỏ về việc thành lập chương trình Dạ Lan...

Lời nói riêng vời ông Dương Ngọc Hoán.

Thưa ông Hoán,

Là bạn của ông HP ông biết rỏ đức tính của bạn mình, dể giải, dể tin, qua bài viết mọi người đều biết đầu đuôi câu chuyện này đều do ông gây ra, ông đốt củi, ông châm dầu, khơi mào bằng một email rất là độc hại dẫn chứng bằng lý luận nghe qua thì hợp lý những lại sai sự thật. Ông lý luận rằng tôi là CSV sở Địch Vận mà chương trình Dạ Lan thuộc về “Binh Vận” nó không liên hệ gì với nhau cả, có nghĩa tôi là người hèn hạ tham danh, mạo nhận mình làm một việc nỗi tiếng mà thật ra mình không có làm ?

Ông HP không tiếc lời sĩ vã tôi và hứa sẽ (nay đã) đăng báo khắp nơi để mạ lỵ tôi, ông Hoán nghĩ ông HP có thể làm gì được tôi khi tôi trình bày sự thật trái ngược những gì các ông vu vơ cáo buộc ?

Chắc ông Hoán còn nhớ khi ông gặp lại tôi tại Houston Texas, ông không tiếc lời nói với những người bạn, tôi là Thượng cấp của ông, mặc dù mất nước nhục nhã ra đi tôi không hề xưng hô mình là gì cả. Tại Hoa Kỳ ngay cả những cuộc tranh đấu thập tử nhất sanh để bảo tồn danh dự và sự sống còn cho Tập thể tôi cũng không nói lên cái Ta của mình. Từ lâu tôi vẫn nghĩ Dương Ngọc Hoán là người bạn trẻ rất thân, tuy không có dịp gặp nhau nhiều lần nhưng nói đến tên Dương Ngọc Hoán là tôi có tình quý mến. Do đó, nếu có một ai nói rằng họ tận mắt thấy DNH làm điều sằn bậy hay phạm pháp, trước nhất tôi có lời bênh vực và yêu cầu cứu xét lại cho rỏ thưc hư...Tôi thất vọng vì DNH đã đặt tôi là kẻ thù, cần phải đánh phá và tiêu diệt ?

Tôi biết các ông nóng lòng vì nghe lời khen ngợi NS Lam phương của tôi với sự nhiệt liệt hưởng ứng của đông đảo khán thính giả, các ông không dằn được cá tính kỳ thị địa phương của mình nên bộc lộ một cách mạnh mẽ và lố bịch như vậy, chứ việc có nhận là người thi hành chỉ thị thượng cấp tổ chức phát thanh chương trình Dạ Lan hay không có làm tăng hay giảm giá trị con người tí nào đâu ?

Nhưng các ông DH và HP ơi ! sự thật vẫn là sự thật, nhạc của NS Lam Phương có hay hoặc dở đến đâu mọi người cũng đã biết. Nhận định của tôi nhạc của anh Lam Phương rất hay, thích hợp với mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh, và nhiều thế hệ, như nhà văn Nhất Tuấn đã nói NS Lam Phương là một trong số nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam, chúng tôi nói như vậy và tin sự thật đúng như thế.

Vậy, xin ông DH và HP cho biết tôi sẽ làm gì cho phải lẽ, quyết chống đối tới cùng vì câu chuyện không đáng gì để mọi người phỉ nhổ, hay cứ im lặng để các ông muốn làm gì thì làm ?

Xin chào,

Houston, ngày 29 tháng 7/2007

Nguyễn Văn Nam
(281) 515-0620
Ký tên
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Việt Nam có thể được chọn làm nơi tổ chức thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2008
Aug 13, 2007

VOA - Một tờ báo địa phương loan tin hôm thứ hai và tin nầy đã được Tân Hoa Xã trích lại, tiết lộ là Việt Nam có thể được chọn làm địa điểm tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008 vì lẽ ủy ban tổ chức cuộc thi đã thăm dò các điều kiện tại Việt Nam, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Người đứng đầu ủy ban nầy là bà Paula Mary Shugart đã đi thăm một số thành phố ở Việt Nam.

Bà cho hay để được chọn làm địa điểm tổ chức cuộc thi, Việt Nam phải có hậu thuẫn của quần chúng, phải có nhiều cảnh đẹp, phải có cơ sở hạ tầng tốt – nhất là những khách sạn sang trọng – và phải bỏ ra khoảng 15 triệu dollars.

Theo bà Shugart thì trong số tiền đó, hơn 7 triệu là tiền huê hồng và số còn lại để trả cho việc thuê mướn người và các chi phí khác.

Trong cuộc thi diễn ra hồi tháng 5 vừa qua ở Mexico, Hoa Hậu Nhật, cô Riyo Mori, đã được chọn là hoa hậu hoàn vũ năm 2007.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ôi Nguyễn Cao Kỳ!

Trần Đỗ Cung
Image
Tôi biết anh ta hồi tôi mới ở Pháp về năm 1953 khi được Thiếu tá Hổ cho làm phụ tá kỹ thuật. Lúc ấy Không Quân Việt Nam còn trong giai đoạn phôi thai, mới có loe ngoe vài đơn vị máy bay bà già và còn các cố vấn Pháp mọi nơi. Nguyễn Cao Kỳ cũng mới hồi hương được ông Hổ chỉ định vào làm việc trong Groupe Sénégal của Pháp để nhận đơn vị vận tải này khi Pháp chuyển giao. Trong một phi vụ huấn luyện trên đường bay Sài Gòn-Clark Field-Okinawa-Tokyo và trở lại trong 5 ngày tôi được chỉ định tháp tùng và gặp Kỳ làm phi công phụ cho một Đại Úy Pháp là phi trưởng chỉ huy. Tôi thấy Kỳ ít nói, chăm chú theo chỉ dẫn của viên Đại Úy Pháp, sắc mặt bì bì, nước da ngăm đen xám, người dong dỏng cao và đặc biệt có bàn tay nhỏ nhắn với ngón thuôn dài và khẳng khiu luôn kẹp điếu thuốc lá và cặp mắt bít có người gọi là mắt lươn.

Trong hành trình đến phi trường quân sự Mỹ Clark Field khi lo với căn cứ Mỹ này để dành chỗ nghỉ qua đêm thì tôi đứng ra thu xếp vì vốn Anh ngữ của tôi tuy nghèo nàn nhưng còn hơn mọi người đến nỗi viên Đại Úy Pháp quay nói với Kỳ, “Il parle Anglais comme père et mère”! Trong suốt chuyến bay mọi việc liên lạc với không lưu đều do Đại Úy Tây làm hết, nhất là khi đến Okinawa với thời tiết xấu thì các thể thức khẩn cấp và đáp đều do anh này thực hiện. Tới Tokyo ở lại ba ngày tại Akasaka Price Hotel, khi đi ra phố cả nhóm tôi mới có dịp chuyện trò đôi chút với Kỳ để thấy anh ta ít nói, giọng trầm và nét mặt không bao giờ thay đổi.

Trong công việc phụ tá kỹ thuật cho Thiếu Tá Hổ có vài lần tôi qua Phi Đoàn Vận Tải đã chuyển giao cho ta và Kỳ được giao chỉ huy. Buổi trưa khi mọi người đều nghỉ tôi leo lên vài chiếc Dakota khám xét các giây cáp điều khiển bánh lái. Tôi rút chiếc mù xoa trắng tinh trong túi ra và lúi húi tuốt từng sợi cáp thì thấy chỗ nào cũng vướng dính các sợi bông trắng của khăn tay, nghĩa là những sơi cáp nhỏ hơn ngón út một chút đã có những sợi con bện lại bị tưa đứt. Các phi cơ do Pháp xử dụng trong chiến trường Bắc Việt đã quá lâu không được chăm nom đầy đủ vì chiến trường cấp bách. Vì an toàn tôi liền đề nghị Thiếu Tá Hổ cho lệnh ngưng bay các C-47 để chờ các cơ phận cáp mới thay thế. Trong một buổi họp tham mưu dưới quyền Thiếu Tá Hổ, Đại Úy Kỳ hùng hổ chỉ mặt tôi và nói, “Từ nay tôi không muốn Đại Úy Cung mò sang đơn vi tôi leo lên phi cơ mà không có phép của tôi”! Thiếu Tá Hổ ôn tồn trả lời, “Đại Úy Cung làm việc là thay mặt tôi” và Kỳ im bặt.

Một lần nữa dưới sự chủ tọa của Tư Lệnh mới Trung Tá Nguyễn Xuân Vinh khi mọi người đang chăm chú họp bàn thì Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ bỗng nhiên rút khẩu colt 45 đặt cái phịch xuống bàn và ngang nhiên tuyên bố, “Tôi không đồng ý đưa chính trị vào Không Quân. Nếu quanh ta mọi sỹ quan đều thăng thưởng và sắp xếp chỉ huy vì vào đảng nào đó thì chẳng mấy chốc mà quanh ta chỉ còn lại một lũ điếu đóm bất tài thôi”! Tư Lệnh Vinh xa xầm nét mặt từ đỏ xuống xám xanh rồi cuộc họp chấm dứt sau đó một cách hết sức vô duyên. Nhắc lại hồi ấy là đầu 1960 khi quan sát phi hành Đỗ Khắc Mai là Cấn Lao Ủy Không Quân làm việc tại trung tâm huấn luyện Nha Trang đã giới thiệu Vinh với Ngô Đình Cẩn để được đề bạt thăng cấp nhanh chóng về thay ông Hổ. Công việc đầu tiên của tư lệnh mới là đưa Đỗ Khắc Mai về làm Tham Mưu Trưởng để thiết lập bàn tại Phi Đoàn Liên Lạc của Thiếu Tá Phạm Ngọc Sang gọi các sỹ quan đến ký gia nhập đảng Cần Lao Nhân Vị.

Bẵng đi khá lâu, sau khi đi thụ huấn Tham Mưu ở Mỹ về và được chỉ định vào chức Tham Mưu Phó vô thưởng vô phạt thì Nguyễn Cao Kỳ bị thất sủng mất chức chỉ huy Liên Phi Đoàn Vận Tải để chờ đi làm huấn luyện viên phi hành ở Nha Trang. Tôi được Trung Tá Phạm Ngọc Thảo móc nối vào vụ đảo chính Ngô Đình Diệm với mục đích lôi không quân vào nội vụ. Sau khi tôi đề nghị nên kéo Kỳ đang bất mãn vào công việc thì họ yêu cầu tôi liên lạc việc này. Tôi liên lạc với Kỳ tại văn phòng chỉ huy và nhận thấy anh ta mất hẳn cái sắc khí tự đắc thường nhật rồi xiết tay tôi chặt chẽ đồng ý.

Đêm đảo chính xẩy ra tôi vẫn ngồi tại bàn giấy nghe tin tức thì khoảng ba giờ sáng Kỳ hùng hổ đi qua kéo theo bốn năm người thủ túc súng ống đầy mình đi bắt Tư Lệnh Huỳnh Hữu Hiền và Trung Tá Phạm Ngọc Sang là phi công riêng của Tổng Thống.

Thế rồi viên sỹ quan vô danh bỗng chốc trở nên xông xáo trong cái Hội Đồng Quân Lực bát nháo, thăng cấp nhanh chóng lên Thiếu Tướng Tư Lệnh Không Quân, đóng vai chủ động trong các cuộc chỉnh lý và đảo chính liên tiếp, ăn nói xàm xỡ như đùa Nguyễn Văn Thiệu “mắc bệnh teo chim”! Khi được cử đi bái yết Vua Thái Lan trên một phi cơ C-47 Không Quân, có nữ tiếp viên Hàng Không Việt Nam qua phục dịch, Kỳ đã nham nhở tán tỉnh mặc dầu biết là cô Đặng Tuyết Mai đã hứa hôn với một phi công dưới quyền. Rồi anh ta lấy trực thăng bay là là trên không phận thủ đô dọc đường Bonard để cua đào khiến cho Thủ Tướng Trần Văn Hương tức bảo tên phi công nào hỗn láo dám bay trên địa bàn Sài Gòn.

Tên phi công này chính là Bộ Trưởng Thanh Niên trong chính phủ Hương, giao cho tôi làm Đổng Lý Văn Phòng và chỉ đến Bộ có một lần bằng trực thăng đáp xuống sân cỏ phô trương với các công chức nam nữ vỗ tay tán thưởng.

Sau khi chính phủ dân sự Phan Huy Quát từ chức giao lại công việc cho Hội Đồng Quân Lực thì cái hội đồng vô phèng nầy đề nghị Tướng Phạm Xuân Chiểu lãnh trách nhiệm lập chính phủ. Tướng Chiểu khiêm tốn chối từ và anh Xuân-Tóc-Đỏ Nguyễn Cao Kỳ hăng hái đứng lên thành lập chính phủ của dân nghèo dưới Đảng Ka Ki. Mặt Trận Giải Phóng gia tăng áp lực kinh tế phong toả gạo nước và thực phẩm bóp nghẹt đời sống thủ đô làm cho dân chúng nhốn nháo. Nội các lập ra Tổng Cuộc Tiếp Tế lo đương đầu tình thế giải tỏa sức ép đối phương. Khi tôi đưa chương trình năm điểm mù mờ lên Thủ Tướng thì không ngờ Kỳ chẳng cần hỏi han cặn kẽ lý do phóng bút ký toẹt thuận bên lề bằng một chữ ký mà chữ y kéo dài xuống hết trang giấy. Anh ta chỉ nói vẻn vẹn một câu vắn tắt, “Tôi giao cho ông Cung và Đô Trưởng Văn Văn Của lo công việc thịt heo mà nếu không xong thì nhốt cả hai ông vào kho đông lạnh của BGI”!
Image
Năm 1975 vài ngày trước khi Việt Cộng tiến chiếm Sài Gòn Tướng Kỳ còn ra nhà thờ Tân Sa Châu hăng hái tuyên bố, “Mọi người cùng tôi ở lại chiến đấu đến phút chót”. Thế rồi chỉ ít lâu sau y trở vào căn cứ Tân Sơn Nhứt, lỉnh lên trực thăng riêng bay ra hạm đội 7, để lại cả bọn bạn bè ngơ ngác. Ta đã thấy cảnh Tướng Kỳ buồn xo bước chân xuống sàn chiến hạm Mỹ, tháo bỏ chiếc súng lục ném xuống bể mà mặt mày tiều tụy.

Khi gia đình chúng tôi tạm trú tại Fort Chaffee chưa biết tương lai ra sao thì ngày 10 tháng Sáu bỗng thấy Kỳ xuất hiện, ăn mặc chải chuốt một bộ quần áo da lộn mầu nâu nhạt loại đắt tiền của các minh tinh Hollywood, nói năng thăm hỏi và khuyên nhủ mọi người như thể nắm vững tình hình! Sau khi ra trại ngày 3 tháng 7 1975 về Monterey với sự bảo trợ của nhà thờ Saint Timothy Lutheran Church, chúng tôi đã ổn định đời sống và vào được hệ thống franchise 7-Eleven cuối năm 1976. Bỗng một hôm vào tháng 9 1977 Kỳ điện thoại liên lạc muốn lên gập. Kỳ và vợ đi cùng cô con gái Kỳ Duyên 12 tuổi kéo theo một đoàn tùy tùng như xưa ở Sài Gòn. Tôi đưa họ đến El Rancho Motel cũng lịch sự ngay đường chính Fremont. Nhung khi cùng đi ra thì bà Kỳ nói riêng với tôi, “Con nhỏ hôm nay buồn lắm vì nó quen đi với bố mẹ ở những chỗ sang trọng rồi”! Tôi thấy nóng mặt nên ra Motel Office đòi lại thẻ Visa.

Chiều tôi mời về nhà ăn cơm với canh chua cá bể. Trong lúc ngồi ăn vui vẻ thì bỗng nhiên Kỳ chỉ mặt vợ nói to, “Moa cho toa biết nếu toa lộn xộn thì moa bắn bể óc”! Mọi người sững sờ và bà Kỳ sửng sốt nói, “Sao anh nói năng kỳ vậy trước mặt anh chị Cung”? Và ăn uống tiếp diễn trong bầu không khí lạnh nhạt khi Kỳ đề nghị tôi chung vốn mua tàu đánh cá. Tôi trả lời đâu có tiền mà chung với đụng và Kỳ nói tôi không cần tiền mà chỉ cần khả năng quản trị của tôi thôi.

Thế rồi Kỳ về Nam mua một tầu đánh cá giao cho một cựu phi công chỉ huy và bị chìm mất cả vốn cũng như vụ liquor store trước đó. Kỳ qua New Orleans đi đánh tôm gập bà Kim là vợ một Trung Tá Không Quân mở nhà hàng ăn ở đó và lang bang thế nào lại chôm luôn bà này, cũng là vợ một chiến hữu. Đó là bước đầu cho một sự nghiệp mới trong khi rách nát không còn ai muốn tennis cá độ với mình vì được thì lấy tiền cá mà thua thì chỉ ký sổ. Nghe nói bà Kim có liên hệ với Phan Văn Khải qua cô con gái khi mở bar cho khách Mỹ ở Cam Ranh cho nên đã có cửa hàng nouveautés tại Hà Nội. Vì vậy mà tên Nguyễn Đình Bin móc nối đưa Kỳ về thần phục, môi giới xây dựng sân golf gần Dồ Sơn ăn hoa hồng với nhóm tư bản Mỹ.

Năm 2004 sau khi họp hội Không Quân dưới Westminster về sớm vì việc nhà thì tôi được cựu chuẩn tướng Đặng Đình Linh điện thoại cho biết, “Anh không ở lại đi ăn cơm với Tướng Kỳ”. Hỏi ra mới biết là ngay hôm sau ngày hội ngộ 7-3-2004 (Kỳ tránh không đi họp), Kỳ cho liên lạc mời một số Không Quân đi ăn cơm trưa tại một nhà hàng ăn Tây. Có cả thẩy độ hai chục người dự. Mở đầu Kỳ nói, “Tôi muốn báo để các bạn mừng cho tôi là tình hình kinh tế của tôi bây giờ đã dễ thở rồi”. Vừa ngồi bàn được chừng nửa giờ thì có một thanh niên cỡ ba chục tuổi, ăn mặc diêm dúa sang trọng, veston cravatte lịch sự bước vào. Anh ta nói, “Cháu xin kính chào các chú các bác”. Kỳ giới thiệu ngay, “Đây là con nuôi tôi”. Cậu này tiếp tục nói, “Khi nào các chú các bác muốn về thăm quê hương thì cho cháu biết để thu xếp mọi viêc cho đàng hoàng đón tiếp”.

Mọi người ăn uống thoải mái khi chàng này chào từ biệt. Có lời xầm xì nói đó là con trai Phan Văn Khải và mục đích của Kỳ mời ăn là chứng tỏ cho phe bên kia biết là ta có hậu thuẫn đây.
Image
Kỳ đi về Sài Gòn như cơm bữa, được đảng cho ở Hotel Sheraton, có Bác Sỹ săn sóc, mỗi ngày chi phí cả ngàn dollars. Anh ta tuyên bố lăng nhăng về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, hòa hợp hòa giải với người chết trước. Được trọng đãi ngập mặt, anh phải trả ơn. Đó là dịp Nguyễn Minh Triết qua Hoa Kỳ gọi cò mồi về săn đón tại phi trường. Trong bữa tiệc tại Dana Point, Kỳ phải muối mặt đứng đọc vài lời bất hạnh, tự nhận là đại diện cho đồng bào hải ngoại ở Mỹ, ăn nói hết sức ti tiểu, bẩm báo với “Ngài Chủ Tịch” rất hạ cấp. Trên màn hình TV ai cũng thấy một gương mặt chuột kẹp, trán hói lên đến đỉnh đầu, đôi mắt lươn lờ đờ, làm cho mọi người ngỡ ngàng sao mà có thể xuống cấp nhục nhằn thô bỉ đến như vậy! Tôi sực nghĩ đến danh hiệu Don Quichote tôi đã đặt cho y trong buổi họp tiền đảo chính với Trung Tá Phạm Ngọc Thảo và Trung Tá Phạm Đăng Tấn tại căn nhà của Đại Tá Đỗ Mậu hồi tháng Tám 1962 như là một người liều mạng mà trí đoản, tôi bây giờ mới thấy là một cái tên quá sang đối với một người quá bần tiện.

Trần Đỗ Cung
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Đêm Lâm Viên: Cựu SVSQ Trường Võ Bị QGVN Họp Mặt
TUYẾT MAI .
Trong những ngày lưu lạc tha hương, người tỵ nạn có khuynh hướng tìm về với nhau để chia sẻ buồn vui, nhắc nhớ những kỷ niệm êm đềm ở quê nhà, nên những đồng hương cùng trường, cùng quê, cùng nghề nghiệp, cùng binh chủng…thường lập hội và mỗi năm tổ chức một ngày họp mặt để anh chị em có dịp gặp lại nhau …trong mục đích đó Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia VN vùng HTDD đã tổ chức Đêm Lâm Viên vào lúc 7:30 chiều ngày 17 Tháng 8, 2007 tại Nhà hàng Thần Tài, Falls Church , VA.

Có gần bốn trăm người tham dự trong một không khí đầm ấm thân thương, trong đó có Cựu Trung Tướng Lữ Lan, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Cựu Chuẫn Tướng Trần Quang Khôi, Cựu Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ… và rất nhiều đại diện các quân binh chủng và các đoàn thể trong cộng đồng.

Sau nghi lễ chào quốc kỳ Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan VBQGVN có lời chào mừng quan khách và tường trình thành quả hoạt động của hội trong nhiệm kỳ hai năm qua.

Về mặt sinh hoạt cộng đồng, hội luôn đáp ứng các yêu cầu của CD, tích cực tham gia các cuộc biểu tình phản đối các phái đoàn CS từ VN đến như phái đoàn Phan Văn Khải, phái đoàn Nguyễn Minh Triết. Hội cũng tham gia Diễn HànhVăn Hóa Quốc Tế tại New York , Lễ Độc Lập tại Washignton, D.C., và Lễ Khánh Thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản tại Washignton, D.C.

Về tổ chức Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu, một buổi hội thảo nhằm kiện toàn tổ chức Đoàn TTNDDH vùng HTDD và phụ cận đã được tổ chức tại nhà CSVSQ Lâm Duy Tiên (K12) với sự tham dự của một số TTNDDH. Các TTDDH hiện diện hứa sẽ cố gắng vận động các thành phần TTNDDH tại địa phương và tìm sự đồng thuận để tiến tới việc thành lập Đoàn.

Hội CSVSQ luôn tha thiết kêu gọi các cháu thuộc thế hệ hậu duệ mạnh dạng dấn thân, hoàn thành tổ chức trong thời gian sớm nhất, phát huy sức mạnh của thế hệ trẻ ở hải ngoại để yểm trợ thế hệ trẻ quốc nội đang chuyển mình tranh đấu cho đất nước có được Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền .

Được biết Hội Cựu Sinh Viên Trường Võ Bị Quốc Gia VN (CSVVBQGVN) vùng HTDD được thành lập cách đây 22 năm. MC Nguyễn Đức Thu cho biết đêm hội ngộ của Cựu Sinh Viên Sĩ Quan VBQGVN có tên “ Đêm Lâm Viên", Lâm Viên là một ngọn núi cao nhất của Đà Lạt, có mây mù và sương phủ quanh năm . Tất cả các sinh viên sĩ quan trước khi trở thành sĩ quan phải chinh phục được ngọn Lâm Viên để chứng tỏ họ có khả năng chế ngự bất cứ hoàn cảnh nào. Lâm Viên là tiêu biểu cho sự kiêu hãnh đầu đời của các sinh viên sĩ quan VBQGVN.

Lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam gắn liền với lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và giòng Quân Sử Việt Nam nói riêng. Vào khoảng năm 1945, Trường sĩ quan Huế là trường sĩ quan đầu tiên của Việt Nam, được xây cất tại Đập Đá, bên cạnh giòng sông Hương. Sau hai năm Trường Sĩ Quan Huế được di chuyển về Đà Lạt vì nơi đây có đủ điểu kiện về khí hậu cũng như địa thế để huán luyện các sinh viên sĩ quan thích ứng với mọi hoàn cảnh của chiến trường. Trường được cải tổ toàn bộ và được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.

Năm 1960 Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký sắc luật cải danh Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Chương trình huấn luyện ở đây là bốn năm, với quy chế của một trường Đại Học bậc Cao Đẳng chuyên nghiệp, phỏng theo các tiêu chuẫn đào tạo Sĩ Quan của Trường Võ Bị West Point của HK. Trường đã đào tạo nhiều cấp lãnh đạo trong Quân Đội như các Tư Lệnh Quân Đoàn, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô…

Mỗi khóa trung bình có khoảng 150 - 300 sinh viên. Khi tốt nghiệp, sĩ quan xuất thân từ VBQGVN có khả năng chỉ huy, ổn định đất nước trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời bình.

Muốn gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam ứng viên phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học, về quân sự các sinh viên được huấn luyện chiến thuật tác chiến và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa sinh viên sĩ quan được học chương trình bậc đại học dân chính. Khi mãn khóa các sĩ quan được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng.

Từ ngày thành lập 1945 đến tháng 4, 1975 trường đã đào tạo 29 khóa sĩ quan với tổng sổ gần 7000 sĩ quan, cùng với 500 sinh viên sĩ quan của hai khóa cuối cùng. Các sĩ quan tốt nghiệp được thuyên chuyển đi các quân binh chủng để đảm trách vai trò cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào kỹ thuật hay tác chiến người sĩ quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam luôn nuôi dưỡng tinh thần “Tự Thắng Để Chỉ Huy” và câu châm ngôn “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”.

MC Nguyễn Đức Thu, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 16 cho biết một vài cảm tưởng, sau năm 1975, các sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia VN có ngưiờ đã nằm xuống hoặc đã di tản ra ngoại quốc và sống cuộc đời tỵ nạn, lưu vong, nhưng khí phách hùng anh, truyền thống hào hùng bất khuất của các sĩ quan vẫn chưa lịm tắt trong tâm tư của những sĩ quan xuất thân từ ngôi truờng lịch sử này.

Đây là cơ hội để các anh em ngồi lại với nhau, nhớ lại mái trường xưa, nhớ lại tình huynh đệ chi binh với những kỷ niệm vui buồn, kỷ niệm một thời oanh liệt và truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ hậu duệ , hy vọng thế hệ mai sau có thể làm được gì tốt đẹp cho quê hương Việt Nam.

Chương trình được tiếp tục với phần văn nghệ cây nhà lá vườn do các ca sĩ thuộc gia đình CSV/VBQGVN trình diễn và chương trình khiêu vũ rất sôi động với Ca sĩ Thiên Kim và ban nhạc nổi tiếng Hải Dăng.
Chương trình được chấm dứt lút 12 giờ đêm.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Post by dailien »


Image

Gửi súng cho tao
Nguyễn Cung Thương

Tao cụt một chân một tay,
Nhưng còn một tay
Viết thư giùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày "cày" như trâu
Nhưng không quên đồng đội
Chia đôla cho chúng tao, như chia máu ngày nào
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: phế binh Việt Cộng!
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu..

Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hoà hợp được không
Với lũ kênh kênh hổ báo?
Những con thú cực kỳ giầu có
Mang " thẻ đỏ , tim đen "
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với quan thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Jesus lần nữa
Bịt Miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư quản lý chùa

Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh!
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nước cần nhiều "quốc táng"
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn

Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hãy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh


Nguyễn Cung Thương
Sàigòn, VN
Last edited by dailien on Sun Aug 26, 2007 9:39 pm, edited 1 time in total.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ

Chu tất Tiến
Thập niên trước, Mục Sư Martin Luther King đã viết một đoạn văn ngắn nhưng đầy xúc động “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream), trong đó ông mơ ước đến một ngày mà nạn kỳ thị mầu da không còn, người người sống chung trong hạnh phúc.

Ngày hôm nay, những người tị nạn Cộng Sản ở trên khắp thế giới cũng có một giấc mơ. Giấc mơ một ngày nào trở về Sàigòn thân yêu, mừng mừng rỡ rỡ. Bước xuống sân bay, không thấy bóng dáng Công An, Hải Quan, mà chỉ thấy những nhân viên hành chánh phục vụ. Không còn phải sắp sẵn tờ đôla xanh hoặc chuẩn bị cự nự. Những bác tài xế tắc xi nói chuyện thoải mái về chính trị, về những người cầm quyền trong xe không gắn máy nghe lén hoặc còng số tám. Vừa bước ra cổng phi trường, tấm bảng chào mừng vĩ đại: “Sàigòn: 2 cây số” nở nụ cười với khách về thăm quê hương hay dựng xây đất nước mà không cần có ông Chủ Tịch nước mời chào: “Về nước đi, nhiều con gái đẹp lắm!”. Vào đến thành phố, không còn thấy những em bé đánh giầy, bán vé xố đi thất thểu trong nắng. Bước vô nhà hàng, không có những người hành khất buồn bã đứng chìa tay, hay lén chụp lấy tô phở ăn dở mà đổ vội vào mồm. Bước đi khắp phố, không thấy những chữ “Ôm” khổng lồ trong đầu óc mọi người: cà phê ôm, ngủ trưa ôm, hớt tóc ôm, karaokê ôm, võng ôm, bắp nướng ôm, mía luộc ôm... Đi trong ngõ hẻm những quận ngoại ô, không thấy thương phế binh nằm dài trên các tấm phản gỗ long đinh, không thấy những khuôn mặt đỏ rực vì ruợu, vì cờ bạc, không thấy những người đàn bà lõa thể tắm trần truồng bên lối đi, cạnh những căn lều làm bằng giấy cạc tông. Rác rưởi tràn ngập. Nhất là không thấy những gia đình ba thế hệ sống trên “bô” rác. Ông nội, bà ngoại, cha mẹ, rồi con cháu lanh quanh lẩn quẩn với đống rác, suốt ngày tay que, tay khều. Con nít mới đẻ ra đã co quắp cánh tay, chỉ chờ đủ tuổi là gắp gắp, nhặt nhặt.

Buổi chiều vừa tắt nắng, đi dọc theo các lộ trình lớn nhỏ Sàigòn, không thấy hàng đàn hàng lũ những cô gái bán thân nuôi miệng, các xe gắn máy lượn lờ đầy dẫy, chở ma cô, đĩ đực, đĩ cái, từ 14, 17 mập mạp đến già khú, lỏng khỏng lèo khoèo. Không còn nghe đầy tai những câu chào mời :”chú, chơi cháu không, chú?” Dọc theo các bờ tường, các công viên, không thấy kim tiêm vứt lổn nhổn chọc mũi lên trời. Qua những trung tâm chuyên trị bệnh “Aid”, không thấy những người nằm chiếu, đắp chăn, thò cái đầu lâu xương cái ra nhìn chằm chằm vào khách đến thăm.
Ở lại thành phố vài ngày, không nghe nói đến công nhân đi làm vợ thuê, đẻ thuê. Không còn những trung tâm tuyển “vợ” mà thực chất là mua bán nô lệ xác thịt. Thiếu nữ vào đây phải trần truồng cho mấy lão già ngoại quốc sờ sờ nắn nắn, ngã giá như mua heo. Vào trường đại học, thấy sinh viên đối thoại chính trị thoải mái, những nữ sinh viên không còn lo phải đi ngủ với khách, kiếm tiền trả tiền sách vở; nam sinh viên không còn lo cờ bạc, giải tỏa cơn sầu.

Đi làm thủ tục hành chánh không thấy “đường dây” nhào ra chụp giật: đường dây bán máu, đường dây chạy án, đường dây phá thai, đường dây xin việc, đường dây mua bằng, đường dây nằm bệnh viện, đường dây du học, đường dây trấn lột, đường dây mua bán xe ăn trộm, đồ ăn cắp, vàng ăn cướp, đường dây xin giấy phép kinh doanh, và cả đường dây du lịch.

Trên hết, không thấy hai chữ “Dân Oan” trùng trùng điệp điệp, những tấm biểu ngữ căng dầy góc phố, tuyến đường, “Chủ Tịch ăn cướp!”, “Bí Thư gian lận”, “Huyện ủy chuyên quyền, ăn hiếp con tôi”. Không thấy mẹ già, da mặt nhăn nheo chỉ thua khỉ đột, ngồi bó gối nhá miếng trầu thuốc, nước mắt rơi xuống từng giọt cứng như nước đá. Mẹ đã khóc bao nhiêu năm trước một chế độ độc tài, ăn hiếp dân đen? Mẹ khóc trước những bin-đinh khổng lồ, đủ mầu đủ vẻ, những chiếc xe láng coóng cả trăm ngàn đô la, đủ cho cả làng nghèo sống cả tháng.
Từ chữ “Không” biến thành chữ “Có”. Cuộc sống xã hội bừng lên, thanh bình, tở mở. Người người vui vẻ, chan hòa. Cha mẹ anh em đông đủ, bàn luận tương lai. Chính phủ và dân chúng như một đại gia đình, nắm tay nhau tiến về phía trước.

Nhưng,
Muốn được ngày ấy, lại mơ về cộng đồng hải ngoại, một cộng đồng đoàn kết đấu tranh với khí thế mới, khi thế chống Cộng một cách khoa học, tinh thông, có chương trình, kế hoạch. Mỗi một ý kiến, chương trình đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam được tính toán kỹ càng, không nóng vội. Không có chụp mũ nhì nhằng. Nói có sách, mách có chứng. Làm việc chung thì “Tập thể chỉ định, cá nhân phụ trách”. Nhân sĩ lớn tuổi hợp tác với giới trẻ cùng tham gia, đòi hỏi các nhân vật chính trị Hoa Kỳ phải can thiệp vào sự đối xử thô bạo của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam với dân chúng. Đòi hỏi Quyền Làm Người phải được nhà cầm quyền tôn trọng. Không còn cảnh Người Bóc Lột Người. Những nhà đấu tranh cho Dân chủ phải được kính nể, được Tự Do viết những chương trình làm rạng danh đất Việt. Nhà cầm quyền phải nghiên cứu mọi ý kiến đóng góp của dân chúng một cách khách quan hầu cho nước Việt sớm sánh ngang tầm những quốc gia lớn trên thế giới.

Muốn được như thế, phải tập trung sức mạnh cộng đồng. Không biểu tình nhỏ lẻ, không xuống đường chống đối cá nhân, làm giảm đi sức mạnh không cần thiết. Biểu tình cá thể sẽ từ từ làm nhụt chí người tham gia, dần dần mệt mỏi, tản mất lực lượng. Mà biểu tình hoài sao được, khi số lượng những kẻ ham tiền, mất lương tri, thích buôn bán với Cộng Sản ngày càng gia tăng, ngay cả trong thành phần vượt biên đẫm máu. Không lẽ biểu tình hết đường này đến đường khác?

Về vấn đề xâm nhập của văn hóa phẩm Cộng Sản, chỉ cần không mua, không xem những cuốn băng Video, DVD truyện phim, băng nhạc sản xuất bởi người Cộng Sản, nhất là không mua "hộp Tivi" để xem chào lá cờ máu, dù có rẻ và chiếu suốt 24 giờ, không phải trả tiền hàng tháng. Cương quyết tẩy chay cácbuổi trình diễn Duyên Dáng Việt Nam do Đảng tổ chức, xử dụng toàn bộ sức mạnh thông tin để thông báo cho bà con xa gần không đi dự. Đồng thời lên án và tẩy chay những ca sĩ hải ngoại vì tham tiền mà quên nguồn cội, để trình diễn cho Duyên Dáng Việt Nam. Nhưng không biểu tình chống đối những ca sĩ Việt Nam sang đây trình diễn cá thể, chỉ với mục đích nghề nghiệp và thương mại. Ngược lại, chuyển hóa tư tưởng của họ bằng cách chỉ cho họ thấy Tự Do, Dân Chủ là đáng quý, để khi trở về nước, họ sẽ là cái loa Dân Chủ rất hiệu quả.

Thực tế, muốn giành chiến thắng, phải dành lực lượng, đến khi cần biểu dương thì như triều dâng, bão nổi, hàng hàng lớp lớp, choáng ngợp không gian. Đoàn người đi đến đâu, đường phố giạt ra đến đó. Vài ngàn người đến vài chục ngàn người, cờ vàng rợp trời, số lượng cảnh sát bảo vệ lên đến vài trăm, đặc biệt là sự hiện diện của một vài vị Dân Cử Việt Mỹ, cho truyền thông đại chúng khắp nơi phải chạy xô tới, thu hình, thu âm, rồi phổ biến tin đi khắp nới. Từ Quận Hạt đến Tiểu Bang, đến Tòa Bạch Ốc, ra nước ngoài đâu đâu cũng nghe về cuộc biểu tình vĩ đại. Vĩ đại như thế nhưng vẫn cư xử ôn hòa, lịch sự. Những cuộc biểu tình trong trật tự sẽ lôi kéo được hàng vạn người tham gia, sẽ chiếm được cảm tình của hàng triệu triệu người trên thế giới. Không xử dụng ngôn ngữ hạ lưu, không tấn công người vô can, tôn trọng Tự Do của người tiêu thụ, để khỏi mang tiếng là những kẻ cực đoan, cuồng tín, làm mất Chính Nghĩa của mình. Như vụ Trần Trường năm xưa, không cần mang hình nộm đi bêu riếu mà vẫn thành công rực rỡ. Kéo lê hình nộm treo cổ đi vòng vòng: kẻ địch thì không sợ hãi, kết quả chẳng huy hoàng hơn, trái lại còn làm cho thiên hạ, báo chí Hoa Kỳ cười mình hủ lậu, thiếu khoa học. Những bài báo đăng lại hình ảnh này đã chú thích với rất ít thiện cảm. Nhất định hàng triệu người ngoại quốc khi đọc nhìn những hình ảnh này cũng sẽ không có thiện cảm với nhóm chủ trương. Mục đích làm cho thế giới có thiện cảm với mình và sẽ hỗ trợ công cuộc đấu tranh của mình sẽ không đạt được nếu biểu tình chỉ gồm những lời chửi thề, những cái nắm đấm, những cái vỗ mông, những ngón tay giữa, những cái hình nộm kỳ cục. Thế kỷ 21 là thế kỷ của Khoa Học, vậy công cuộc đòi Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam cũng phải biến đổi theo chiều hướng Khoa Học, có như vậy, giấc mơ trở về Sàigòn thân yêu sẽ sớm được thực hiện.
Ôi! Sàigòn ơi! Tôi có một giấc mơ nhỏ bé...

Chu tất Tiến.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Tuấn Ngọc - Riêng một góc trời


Khi Tuấn Ngọc bước ra sân khấu trong bộ veston cài nơ đen, bất giác người ta tới ngay những crooner (người hát tình ca) huyền thoại của trời Tây, từ Paul Anka, Andy Williams đến Tom Jones, Engelbert Humperdinck v.v.. Họ sang trọng như những quý ông lịch thiệp, điềm đạm và hát bằng tất cả hơi thở của thời gian. Ý nghĩa của sự hoài niệm thường được đong đầy bằng khoảng cách trôi qua của từng đơn vị thời gian. Đêm hôm qua Tuấn Ngọc là 1 crooner đích thực. Anh hát lên và cả nhiều thế hệ bỗng khẽ hát cùng nhau và cùng ngồi sờ nắn lại những khoảng thời gian đã vụt trôi qua trong đời.

Những thế hệ khác biệt tuổi tác, vị trí xã hội, giới tính cùng tìm thấy ở Tuấn Ngọc một điểm chung gắn kết. Một chiếc vé 1 triệu hay 450 ngàn hay cả 3 triệu cho một chiếc vé chợ đen cũng mang giá trị ngang nhau. Người ở xa tít hàng ghế cao nhất trên lầu hay người ngồi ngay hàng ghế sát sân sân khấu cũng đều nhấp nháy môi, nhắm mắt và khẽ khàng thở dài khoan khoái. Tuấn Ngọc mang đến cho đêm diễn cảm giác của một sự trở về. Trở về không phải trên chiếc xe gắn động cơ máy nổ mà như leo lên xe đạp và ngược quá khứ bằng ghi đông gắn thêm 1 cành hoa mỉm cười trước gió. Ngược quá khứ nhặt chút lá vàng rơi và tìm lại từng con đường năm xưa, lối ta đi qua những ngày thơ ấu (Hà Nội mùa lá bay, sáng tác: Hữu Xuân).

"Đừng bao giờ em hỏi, vì sao ta yêu nhau, vì sao môi anh nóng, vì sao tay anh lạnh, vì sao thân anh run, vì sao chân không vững, vì sao và vì sao", nghe lại Khúc Thụy Du của nhạc sỹ Anh Bằng (thơ Du Tử Lê) bỗng chợt nhận ra thật khó ai có thể níu kéo được nỗi buồn và cảm giác trống vắng đầy mê man bằng giọng hát Tuấn Ngọc.

Cảm giác trống vắng bỗng ướt mình trong cơn mưa chiều mộng mị. Em đến thăm anh một chiều mưa để ước vọng về một ngày thêu nắng, để quên đi niềm cay đắng và quên cả đường về. Đã xem Tuấn Ngọc hát nhiều lần trong các chương trình video ca nhạc nhưng có trực diện giọng hát anh mới cảm rõ được cơn mưa như đang rơi nặng hạt bên ngoài nhà hát, bỗng cảm thấy cần có thêm một bàn tay ấm áp và một chiếc áo mưa đủ giữ cho khỏi ướt sũng hai mái đầu.

Lối hát dựa trên nền hơi thở tha thiết, độ rung mãnh liệt của Tuấn Ngọc dễ đẩy tinh thần bài hát xoáy vào tâm can người nghe. Những ca khúc của anh thường mang dáng vẻ trầm buồn nhưng không bao giờ bộc lộ sự bi lụy, giản dị nhưng không tầm thường. Giọng hát Tuấn Ngọc là một phong cách đặc trưng mà dù vô tình hay hữu ý thì các thế hệ đàn em chuyên trị tình ca cũng đều bị ảnh hưởng ít nhiều.


Sự trở lại chính thức đầu tiên của Tuấn Ngọc vang đầy tiếng vỗ tay và cảm giác tiếc nuối. Mỗi người tình của anh lần lượt xuất hiện quyến rũ và mơ màng đến lạ. Mỗi người là một câu chuyện nhỏ, là một gạch ngang của thời gian, nối khớp những mảng màu xưa cũ. Nghe lại những Ngậm ngùi, Mộng dưới hoa, Mắt lệ cho người, Chiều một mình qua phố, Gửi gió cho mây ngàn bay, Nỗi lòng... và đặc biệt Riêng một góc trời bỗng thấy cảm hơn về người đàn ông tuổi đã lục tuần nhưng những mong muốn về cuộc sống bình yên lại chưa bao giờ đượm tuổi.

Những mái đầu hoa niên, những cánh váy xuân thì rực rỡ đêm hè... không ngớt vỗ tay khi màn sân khấu từ từ kéo lại. Sự trở về của Tuấn Ngọc đầy trọn vẹn. Anh bảo rằng khi anh ra đi và khi anh trở về là 2 con người khác hẳn nhau. Một chàng thanh niên Lã Anh Tuấn (tên thật của Tuấn Ngọc) khi xưa từng nghĩ mình không thể hát được nhạc Việt mà miệt mài gò lại những bản tình ca ngoại quốc giờ đã trở thành người hát tình ca Việt rất được yêu mến.

Riêng 1 góc trời, bản tình ca nổi tiếng của nhạc sỹ Ngô Thụy Miên đã định danh riêng một Tuấn Ngọc trong đêm nay. Sài Gòn đêm về bỗng yên tĩnh lạ, dường như khoảnh khắc của đêm diễn vẫn chưa vơi khỏi tâm trí. Và bất giác khẽ hát "Một mai em nhé, có nghe thu về, trên hàng lá khô. Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa. Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá. Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau", bỗng thấy mình hát cũng chẳng thua Tuấn Ngọc là bao, chắc tại "bay" quá đấy mà thôi.

Minh Cường
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

“Hội ngộ tri ân” bà Khúc Minh Thơ, ân nhân H.O


CALIFORNIA - Bà Khúc Minh Thơ được biết tới nhiều như người đã có công tranh đấu cho tù nhân chính trị bị giam giữ tại các trại tập trung “cải tạo” ở Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975.

Dưới danh nghĩa Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, được thành lập năm 1977 tại Hoa Kỳ, bà Khúc Minh Thơ đã cùng một số thân nhân tù cải tạo trong hội kiên trì vận động trong nhiều năm, để cuối cùng đã đưa đến bản thỏa ước được ký kết ngày 30 Tháng Bảy 1989 tại Hà Nội giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mở đầu cho chương trình H.O. mà đến nay đã có gần 300 ngàn cựu tù cải tạo và gia đình được di cư sang Hoa Kỳ.

Ðây là kết quả của một cuộc tranh đấu lâu dài, khó khăn, không chỉ đòi hỏi trí tuệ, lòng kiên nhẫn, mà trên hết là tình thương và sự hy sinh đã thể hiện qua những hoạt động của bà Khúc Minh Thơ, người đã giữ chức chủ tịch Hội GÐTNCHVN trong nhiều năm từ ngày mới thành lập. Sự dấn thân và lòng tận tụy là những yếu tố đã giúp tiếng nói của Hội GÐTNCTVN được lắng nghe và được sự trợ giúp ở mọi nơi - từ Quốc Hội Hoa Kỳ đến Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và Tòa Bạch Ốc, và đã đạt được kết quả mà trong những năm đầu ít ai dám nghĩ đến. Có thể nói sau năm 1975, Hội GÐTNCTVN là tổ chức duy nhất của người Việt ở hải ngoại đã có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Hoa Kỳ để giải quyết một vấn đề khó khăn và quan trọng nhất sau chiến tranh.

Bà Khúc Minh Thơ đã tìm thấy trong việc tranh đấu cho tù nhân chính trị Việt Nam một ý nghĩa cao quý và đã hăng say dành tất cả thì giờ, tâm trí, tiền bạc để biến ước mơ thành hiện thực: chấm dứt những năm tháng đen tối của hàng trăm ngàn người tù cải tạo và mở ra một chân trời hy vọng cho họ và cho con cái họ.

Bà Khúc Minh Thơ đã nghỉ hưu ở quận Arlington sau hơn 22 năm làm việc để sinh sống, và hiện giờ bà dành nhiều thì giờ hơn cho việc tái định cư cựu TNCTVN và thân nhân, cũng như cho gia đình và con cháu của bà.

Cuộc vận động mới đây mở lại chương trình H.O., U11 và V11 đã được thành công sau mười năm, các chương trình mới này được gọi là Chương Trình Ðịnh Cư Nhân Ðạo, Humanitarian Resettlement (HR).

Hình ảnh và công lao của bà Khúc Minh Thơ sẽ vẫn còn trong tâm trí của nhiều cựu tù nhân chính trị trong nhiều năm, cùng với lòng biết ơn đối với vị ân nhân này.

Nhân dịp bà Khúc Minh Thơ từ Hoa Thịnh Ðốn ghé thăm Little Saigon, Gia Ðình Cựu Tù Nhân Chính Trị sẽ tổ chức một buổi “Hội Ngộ Tri Ân” để chuyện trị với người đã và đang vận động cho chương trình định cư của các cựu tù nhân chính trị tại Hoa Kỳ.

Thời gian: 6PM-10PM ngày Chủ Nhật 9 Tháng Chín năm 2007.

Ðịa điểm: Nhà hàng Paracel Seafood, 1553 Brookhurt Street, Westminster, CA 92683.

Có phần văn nghệ - ban nhạc Star Band và ban Tù Ca Xuân Ðiềm.

Cơm tối thân mật.

Chi phí cho mỗi người: $25.00. Số tiền sẽ tổng kết ngay sau buổi tiệc và số còn lại sẽ dành cho TPB/VNCH.

Các đòan thể, binh chủng, hay các nhóm anh em CTNCT xin gọi để đặt bàn. Nếu có phát biểu, tặng hoa hay quà lưu niệm xin cho ban tổ chức biết trước để tiện sắp đặt. Cá nhân có thể đến ghi danh tại chỗ trước giờ khai mạc.

Ðiện thoại liên lạc: Nguyễn Thanh Thủy (714) 891-4359, Nguyễn Hạnh Nhơn (714) 539-3545, Phan Nhật Nam (714) 200-4188, Huy Phương (949) 241-0488.
khieulong
Posts: 3553
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Thu Phương, giữa hai bến bờ
Ðại Nghĩa
Theo bản tin của VnExpress vào thứ Sáu, 24 tháng 8 năm 2007: “Sau hơn 4 năm với nhiều biến cố ở Mỹ, Thu Phương - giọng hát một thời được xếp hạng bên cạnh những Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh - đã trở về thăm người thân vào cuối tháng 7.

Thông tin Thu Phương về Việt Nam bắt đầu râm ran trong giới nghệ sĩ từ giữa tháng 6 khi một số ca sĩ xuất ngoại biểu diễn được các bầu sô ở Mỹ cho biết. Tuy nhiên, những người thân trong gia đình cô ở Việt Nam lại từ chối xác nhận thông tin này. Ðầu tháng 8, Thu Phương xuất hiện tại Hà Nội's Café (11 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội).

Những ngày lưu lại Việt Nam thăm bố mẹ và 2 đứa con, Thu Phương từ chối tất cả cuộc gặp với báo chí và người hâm mộ. Những cuộc gặp gỡ với bạn bè của cô cũng hạn chế tối đa. Chỉ một số ít ca sĩ ở Hà Nội biết cô về nhưng cũng không được gặp.

Cùng đi với Thu Phương trong lần trở về này là một nhân vật khá nổi tiếng trong giới tổ chức sô diễn ở hải ngoại - ông bầu Dũng “Ðen”. Ngoài thời gian thăm gia đình, cô có một chuyến đi ngắn ngày vào Quảng Nam - Ðà Nẵng để tìm mộ một người chú. Cô và bầu sô Dũng “Ðen” đã trở lại Mỹ vào trung tuần tháng 8...

“... Ông Phạm Ðình Thắng, Trưởng phòng Quản lý tổ chức biểu diễn ca nhạc và băng đĩa sân khấu, ca nhạc (Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), cho biết, cơ quan này chưa nhận được thông tin Thu Phương về nước. Theo quy định, Cục chỉ quản lý những vấn đề liên quan đến biểu diễn. Còn việc cho phép về nước, đi lại, cư trú ở Việt Nam... thuộc cơ quan ngoại giao và công an A18 (Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) quản lý.

... Cũng theo ông Thắng, việc xem xét cho Thu Phương biểu diễn trở lại trong nước phải có ý kiến của Bộ, Cục không đủ thẩm quyền cấp phép trường hợp này. Các chương trình băng đĩa nhạc của Thu Phương vẫn bị cấm phát hành tại Việt Nam...”

Ngày 22 tháng 7 năm 2004, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, nhạc sĩ Việt Dzũng tổ chức buổi gặp gỡ với giới truyền thông Việt ngữ tại Little Saigon. Trong buổi gặp gỡ nầy, Thu Phương cho biết, là ca sĩ mong muốn được tự do trình diễn nhưng ở Việt Nam bị hạn chế rất nhiều vì vậy cô muốn được định cư tại Hoa Kỳ để tiếp tục sự nghiệp ca hát trong bầu không khí tự do và cởi mở.

Sau buổi gặp gỡ đó, theo bản tin của VnExpress, thứ Năm, ngày 5 tháng 8 năm 2004 trích từ báo Công An ở Sài Gòn: “Phía Mỹ đã phát hiện giấy ly hôn của Thu Phương và Huy MC là giả, trên thực tế, cô chỉ có quan hệ tình cảm với một ông bầu nhưng chưa kết hôn. Rất có thể cô ca sĩ này sẽ bị trục xuất về nước và khó có thể sang Mỹ lần sau...”.

Tiếp theo bản tin của Lê bảo trên VnExpress, thứ Ba, ngày 23 tháng 11 năm 2004 cho biết:

“Ngày 22/11, Cục nghệ thuật Biểu diễn ra công văn, nêu rõ ca sĩ Thu Phương và Bằng Kiều tự ý rời bỏ tổ quốc, phát biểu xuyên tạc chế độ dân quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật VN. Cục quyết định hai nghệ sĩ không được hưởng quyền của nghệ sĩ VN.

Về điều này, ông Lê Nam - Trưởng phòng Băng đĩa nhạc - nói rõ thêm, Bằng Kiều và Thu Phương đã vi phạm pháp luật Mỹ, khi cố tình lợi dụng danh nghĩa đi du lịch để ở lại Mỹ. Theo ông Nam, để chứng minh “lòng chân thành và sự tình nguyện” đối với Mỹ, hai ca sĩ đã không ngần ngại xuyên tạc, nói xấu chế độ nhân quyền Việt Nam...

Theo công văn của Cục Nghệ thuật, việc làm của Thu Phương, Bằng Kiều đã gây phản ứng, bất bình trong giới văn nghệ sĩ, khán giả Việt Nam. Vì thế Cục đề nghị các Sở Văn hóa thông tin, các Ðài phát thanh, truyền hình trên toàn quốc, các nhà xuất bản, đơn vị nghệ thuật, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và các đơn vị sản xuất, phát hành băng đĩa, ca múa nhạc, sân khấu không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục biểu diễn của 2 ca sĩ Bằng Kiều, Thu Phương và những bài hát do Bằng Kiều sáng tác. Ðối với các chương trình băng đĩa, các ấn phẩm xuất bản đã được phép phát hành, khi tiếp tục nhân bản hoặc tái xuất bản phải cắt bỏ các tiết mục của hai ca sĩ, cũng như không sử dụng những ca khúc của Bằng Kiều. Hai ca sĩ này cũng không còn được hưởng quyền công dân Việt Nam”.

Không biết thủ tục “giấy ly hôn của Thu Phương và Huy MC là giả” hiện nay đã được giải quyết thế nào? Nếu nguồn tin trong báo Công An chính xác thì Thu Phương vi phạm tội man khai với luật pháp Hoa Kỳ. Nếu có “giấy ly hôn hợp pháp” thì báo Công An vu khống để trả thù, xuyên tạc khi có cuộc họp báo của Thu Phương ở Little Saigon vào ngày 22 tháng 7 năm 2004.

Rất mong giới truyền thông Việt ngữ tìm hiểu để phổ biến trước công luận.

Ðại Nghĩa
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 7 guests