Góc Phố Cà Phê

Tin trong và ngoài nước, tin Cộng Đồng ...
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Công Cụ Truyền Thông Của Đảng Và Nhà Nước Tự Ý Cắt Bỏ Câu Của Tổng Thống Bush Nhấn Mạnh Về Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền

Image
Nguồn hình: Tòa Bạch Ốc

Báo điện tử Vietnamnet của Việt gian cộng sản, trong bản tường trình về cuộc gặp gỡ giữa Việt gian Nguyễn Minh Triết với tổng thống Bush đã tự ý cắt bỏ câu tuyên bố của Bush về việc cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Trong bản tường trình của VietnamNet, nguyên văn đoạn sau đây của tổng thống Bush không hề được nhắc đến: " I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy. I explained my strong belief that societies are enriched when people are allowed to express themselves freely or worship freely"

Nguyên văn câu này được tạm dịch như sau: "Tôi cũng nhấn mạnh rất rõ là để cho quan hệ hai bên được sâu đậm hôn, điều quan trọng là các bạn phải cam kết tông trọng nhân quyền và tự do và dân chủ. Tôi đã giải thích sự tự tin của tôi là một xã hội chỉ có thể thăng hoa khi người dân được quyền tự do phát biểu và có quyền tự do tín ngưỡng."



Quý bạn đọc có thể đọc bài tường trình của VietnamNet tại link này:

http://vietnamnet. vn/chinhtri/ 2007/06/709535/

Và so sánh với video buổi gặp gỡ của Tổng Thống Bush với Việt gian Nguyễn Minh Triết cũng như đọc bản thông cáo báo chí đã đăng trải trên VietnamExodus.

http://www.whitehou se.gov/news/ releases/ 2007/06/20070622 -2.html
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Mùa Hè Đỏ Lửa,
Washington, DC 2007


Image

Nguyễn Minh Triết "Hiếp" Người Dân Quốc Nội Bị
Cờ Vàng "Bịt Miệng" Chui Cổng Hậu vô Bạch Ốc
Image

(Từ trái qua phải) luật sư Trần Thanh Phong, chủ tịch cộng đồng New York, ông Nguyễn Văn Tánh, ông Lý Văn Phước, chủ tịch cộng đồng Hoa Thịnh Đốn và Ngô Kỷ.
Trên dưới ba ngàn đồng bào Việt Nam từ khắp nơi trên nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới như Pháp, Canada…đã về biểu tình chống Nguyễn Minh Triết tại Công viên La Fayette, trước White House vào lúc 8:30 sáng ngày 22 Tháng 6, 2007.
Từ 8:30 sáng, nhiều xe bus đưa đồng bào từ Trung Tâm Thương Mãi Eden ở Falls Church, VA đến White House. Nhiều xe từ các tiểu bang lân cận như New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Georgia, North Carolina… đến thẳng White House. Cả rừng cờ vàng, biểu ngữ và hình ảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tràn ngập công viên La Fayette. Tại đây có hình Cha Lý bị bịt miệng được phóng thật to, do Cộng Đồng Bắc Cali đem về dựng lên, xây về phía White House. Một vài người diễn lại tấn tuồng man rợ CS bịt miệng Cha Lý trong phiên tòa ở Huế làm không khí chống Cộng thêm sôi sụt hờn căm, rực lửa.
Mở đầu, cô Nguyệt Ánh hát quốc ca Hoa Kỳ, kế đến tất cả người hiện diện cùng hát Quốc ca Việt Nam. Hằng ngàn người cùng cất cao giọng hát, trong khung cảnh và giờ phút này, lời ca có một ý nghĩa vô cùng đặt biệt, nó nói lên lòng thiét tha yêu nước của con dân Việt Nam dù xa xôi ngàn dặm, dù lưu lạc chân trời góc biển nào cũng cùng một lòng hướng về quê cha, đất tổ, về quê hương Việt Nam mến yêu.
Image
Toán Công An Việt Cộng.

Những bản án man rợ của bạo quyền Hà Nội áp đặt lên đầu người dân vô tội, những lời phát biểu can trường của Luật sư Lê Thị Công Nhân, của Nguyễn Văn Đài, thêm vào sự viếng thăm HK của Nguyễn Minh Triết trong lúc này, tất cả đã là chất xúc tác, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó keo sơn trong tập thể người Việt, quyết cùng nhau vượt qua nhiều dị đồng, dị biệt để cùng nhau chống kẻ thù chung là CS.
Đó là lý do lần biểu tình này được sự hỗ trợ mạnh của đồng bào, đã quy tụ trên 120 hội đoàn, đoàn thể từ khắp nơi với khoảng ba ngànđồng bào tụ họp về đây biểu tình thật quy mô, sống động ngày hôm nay.
Theo tin của Ban Tổ Chức thì Nguyễn Minh Triết sẽ đến White House vào lúc 10 giờ sáng, sẽ gặp Tổng Thống Bush vào lúc 10:30. Những người biểu tình đã “dàn chào” ông ta dọc theo Đại Lộ Pennsylvania, trước Toà Bạch Ốc.

Lúc 9:30 thì các nhóm biểu tình đã băng qua bên kia đường Pennsylvania, đứng trên lề đường phía White House hô to nhiều khẩu hiệu như “Free Father Ly’”, Freedom for Vietnam”, “Democracy for Vietnam”, “now ! now! “ now!…
Trước đây, trong cuộc biểu tình chống Phan Văn Khải, đoàn biểu tình đã đứng sát hàng rào White House, hô to khẩu hiệu như vậy, không bị trở ngại vì lúc đó đám biểu tình ít người hơn. Lần nầy thì số người biểu tình đông gấp ba, gấp 4 - khí thế đấu tranh vô cùng mãnh liệt, mọi người nức lòng căm thù CS, có thể gây trở ngại cho cuộc viếng thăm của Nguyễn Minh Triết, nên ngay sau đó khoảng vài chục cảnh sát đã đến đây tăng cường, giữ trật tự, an ninh.
Image
Cảnh sát đã đẩy người biểu tình trở lại công viên La Fayette như trên giấy phép và mười tám xe cảnh sát cùng với hai xe cảnh sát chở bốn con ngựa đến chận giữa đường Pennyslvania, ngăn chận không cho đoàn ngừơi biểu tình tràn lên lề đường và hàng rào White House.
Một nhóm người Việt Nam ra khỏi cổng rào White House để quay phim hay quan sát đám người biểu tình. BTC luôn nhắc nhở đồng bào phải biểu tình trong trật tự, đừng vì qua căm hờn uất hận mà tràn ra khỏi rào cản, nhào về phía CS, gây cảnh náo loạn. Chúng ta phải dùng cuộc biểu tình này để nói lên với giới truyền thông báo chí ngoại quốc, với quốc tế nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và người từ xa về tham dự với biết bao hy sinh và công khó, đừng để bị thất bại, thật là điều đáng tiếc.
Khoảng mười giờ thì có xe hú còi, trên đường, góc bên phải White House, giống như xe hộ tống Phạm Gia Khiêm khi ông ta đến thăm Bộ Ngoại Giao mấy tháng trươc đây. Đoàn người biểu tình không rõ đó có phải là xe của Nguyễn Minh Triết không. Mọi người kiên nhẫn chờ đợi dưới trời nóng, nắng gay gắt. Tất cả cùng hát, cùng hô nhiều khẩu hiệu trong lúc chờ đợi.
Nhiều người muốn Nguyễn Minh Triết thấy cờ vàng và hình Cha Lý bị bịt miệng từ xa nên đã đem theo nhiều cột cờ thật cao, nhưng Cảnh Sát ra lệnh không đuợc cao hơn 6 feet. Ông Jerry Kiley và phái đoàn của POW – MIA cũng có mặt trong cuộc biểu tình này.
Image
Đến mười một giờ khi thấy một số người từ White House ra về cửa trước White House thì mọi người hiểu là Nguyễn Minh Triết đã vào cửa sau và đã họp với Tổng Thống Bush xong rồi.
Mặc dầu không được dịp đối đầu để phản đối Nguyễn Minh Triết, nhưng đoàn người biểu tình không nãn chí, từ 11 giờ đến 12 giờ trưa, những ngừơi đại diện các đoàn thể thay phiên nhau hô to nhiều khẩu hiệu “Nguyễn minh Triết is Liar”, “Nguyễn Minh Triết go home”, “Free Father Ly’”… và ngừơi biểu tình hô theo, mỗi lần hô to thì tay cầm cờ phất lên, poster Cha Lý bị bịt được dơ cao lên. Gần ba ngàn người cùng hô một lượt, vang dội cả một góc trời. Khó mà có thể diễn tả được cái khí thế đấu tranh vô cùng mãnh liệt của đồng bào hải ngoại trong lúc này.
Tiếng hô khẩu hiệu, có lúc rền vang dũng mãnh, có lúc thiết tha như tiếng kêu gào, có lúc như tràn đầy hờn căm, uất hận, thể hiện một một ý chí sắt đá, một nghị lực kiên cường, mội nỗi niềm u buồn, xót thương "máu chảy ruột mềm” cho đồng bào ở quê nhà đang chịu cảnh đọa đày đầy khổ nhục, dưới gông cùm CS.
Lời kêu gọi “Free Father Lý”, Free Lê thị Công Nhân”, “Free Nguyễn Văn Đài”… thắm thiết, ròng rã, liên tục từ 11 giờ đến 12 giờ trưa. Già trẻ gì cũng cùng một lòng, một ước nguyện, không mệt mõi, gào thét, vang dội như tiếng kêu thống thiết lên Thượng Đế, lên trời xanh, hãy xót thưong cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà đang chịu đựng bao nỗi thống khổ oan khiên bởi sự đàn áp dã man, tàn bạo của bọn CS độc tài Đảng trị.
Image

Bên cạnh sự đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào ở quê nhà, trong đoàn ngừơi biểu tình cũng có khoảng một trăm đồng bào Thuợng đến từ North Carolina, đại diện cho đồng bào sắc tộc cao nguyên Trung Phần Việt Nam. Họ đến đây biểu tình để đòi hỏi cho đựơc tự do tôn giáo, được tự do hành đạo và thờ phượng Chúa
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Úc Châu: Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu Dân Chủ cho Việt Nam
Image
Sydney (23/6/07) - Ðể hiệp thông với những khó khăn, gian khổ, tù đày cộng với sự đàn áp của nhà cầm quyền CSVN mà các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đang phải gánh chịu, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu / NSW đã tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam vào tối Thứ Bảy 23/6 tại công viên Paul Keating Park, Bankstown. Chương trình dự trù bắt đầu lúc 7 giờ tối, nhưng vì Úc Châu trời mùa đông nên mau tối, mới 6 giờ chiều đã có một số khoảng 500 đồng hương hiện diện. Đến gần giờ bắt đầu thì thì các bãi đậu xe chung quanh thành phố Bankstown đã chật kín và con số tham dự ước lượng khoảng trên 1,500 người.
Image
Đúng 7 giờ tối, sau lời giới thiệu của người điều khiển chương trình thì ba hồi chiêng trống bắt đầu, và tiếp theo sau là phần chào cờ khai mạc do Ca đoàn Công giáo Lakemba phụ trách.

Luật Sư Võ Trí Dũng, Chủ tịch Cộng đồng tiểu bang NSW, thay mặt Ban tổ chức phát biểu chào mừng quan khách, nêu lên ý nghĩa của Đêm Thắp Nến. Tiếp đó là phần đốt đuốc tại lễ đài, chuyền ngọn lửa tự do xuống để thắp nến cho đồng bào tham dự. Lần lượt từng ngọn nến được đốt lên, long lanh trong đêm tối, tạo nên một cảnh vừa tuyệt đẹp, vừa nghiêm trang, sưởi ấm lòng người giữa một buổi tối mùa đông Úc Châu.
Image
Đại diện các tôn giáo và quan khách tuần tự lên dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc, và đọc lời cầu an cho các nhà đấu tranh và các vị tu hành đang bị nhà cầm quyền CSVN bách hại.

Hai màn hình lớn được dựng lên ở hai bên lễ đài để trình chiếu slideshow chân dung các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, cảnh công an đàn áp dân oan. Đặc biệt là hình Hoà Thượng Thích Quảng Độ bị hai tên công an áp giải hai bên, và hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người tham dự, kể cả quan khách Úc.
Image
Thay mặt Ban chấp hành CĐNVTD Liên Bang Úc Châu, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã phát biểu với đồng hương và quan khách tham dự. Sau đó là phần phát biểu của các thân hào nhân sĩ và đại diện các tôn giáo như Ðại tá Võ Đại Tôn, Linh mục Nguyễn Khoa Toàn (Tuyên Uý Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại New South Wales), Đại đức Thích Phước Đạt (Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vùng Úc Châu & Tân Tây Lan), Đại đức Thích Giác Tín (Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc & Tân Tây Lan), ông Nguyễn Paul (Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Úc Châu), ông Nguyễn Văn Bán (Hội Trưởng Hội Đồng Cao Đài Giáo NSW).

Cũng có mặt tại Đêm Thắp Nến một số chính khách Úc như Thị trưởng Bankstown cô Tania Mihailuk, Dân biểu đại diện lãnh tụ đối lập liên bang ông Michael Hatton, Dân biểu liên bang Laurie Ferguson, các Dân biểu tiểu Bang NSW ông Tony Stewart và Charlie Lynn, đai diện lãnh tụ đối lập tiểu bang ông David Clark, và ông Jason Clare, ứng cử viên Đảng Lao Động vùng Blaxland.
Image
Trong phần phát biểu của mình, ông Michael Hatton, một vị dân cử có nhiều gắn bó với các sinh hoạt của CĐNVTD Úc Châu, đã nhắc đến sự quan tâm của ông về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và thuật lại những lần nói chuyện bằng điện thoại với các nhà dân chủ trong nước. Ông Hatton đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ sự can trường của Linh mục Nguyễn Văn Lý qua tấm hình Bịt miệng gây xúc động lòng người. Ông đã kết thúc bài phát biểu bằng cách hô to 3 lần câu "Đả đảo Cộng sản".

Đêm Thắp Nến đã kết thúc lúc 8.45pm với bài "Việt Nam - Việt Nam" do toàn thể đồng hương cùng hát với Ca đoàn Lakemba.

Lê Minh Úc ghi nhanh từ Sydney
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Mặt Trận Miền Tây Không Yên Tỉnh

Freedom For Viet Nam... Now... Now...
Nguyễn Minh Triết Go Home... Vixi Go Home
Democracy For Việt Nam... Now... Now
Hàng vạn tiếng hò hét vang động cả một block đường khi đến gần khu vực khách sạn St Regis Monarch Beach Resort. Bên cạnh đó là hùng ca "vẫn còn đây, vẫn còn đây các con của Mẹ... Vẫn còn đây, vẫn còn đây các con của Cha"...
Image
Nữ Giám sát viên Janet Nguyễn đứng đầu chiến tuyến...
Hàng chục xe bus, xe hơi treo Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ các loại khởi hành từ Little Saigon chạy vùng vụt hướng về Dana Point vào lúc 2 giờ chiều thứ sáu 22 tháng 6 năm 2007. Tại đây, hàng rào cảnh sát đã dựng sẳn chờ đợi đoàn biểu tình. Họ đã biết, đã dự trù có cuộc biểu tình lớn của Người Việt Tị Nạn.

Toán tiền sát đã hiện diện, Cờ Vàng treo đầy ngạo nghể tung bay ngay trên những rào chắn đó, dọc theo khung rào là hình ảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị "bịt miệng" và nhiều khẩu hiệu đã đảo cộng sản.
Image
Trên dưới 10,000 ngàn người đã hiện diện tại St Regis Monarch Beach Resort chiều ngày thứ sáu 22 tháng 6 và sáng ngày thứ bảy 23 tháng 6 năm 2007.

Nếu Hoa Thịnh Đốn và New York là trận đụng độ về "chính trị" thì tại Nam California có thể nói là đụng độ về "quân sự". Trong cả hai lần, chống Nguyễn Minh Triết vào (chiều thứ sáu) và Nguyễn Minh Triết ra (trưa thứ bảy), nhân viên công lực và đoàn người biểu tình đã dàn hàng ngang "mặt đối mặt" ngay giữa con lộ.
Image
Rút kinh nghiệm trong "biến cố Trần Văn Trường", cảnh sát Dana Point đã vô cùng hòa nhã, không một khiêu khích nào bộc lộ. Họ chỉ làm đúng nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, nếu không nói là thân thiện với đoàn biểu tình. Khi đoàn người ùa ra bao vây xe Nguyễn Minh Triết, hàng trăm nhân viên công lực nhào ra chắn đường và nhỏ nhẹ... Please... Please, back down. Vào lúc gần vãn cuộc, những người cảnh sát lái mô tô rà sát đoàn biểu tình và liên tục cất tiếng thật rỏ trong môi... Thanks You... Thanks You.

Giám sát viên Janet Nguyễn đã có mặt thật sớm vào chiều ngày thứ sáu. Cô và những phụ tá bước qua bên kia đường khu vực cấm để nói chuyện với cảnh sát, cô đứng ngay trước đoàn biểu tình mổi khi xe cảnh sát chạy tới yêu cầu đoàn biểu tình lùi lại lên lề đường. Cô là người cầm loa hô to: Việt Cộng... Go Home...
Image
Bên cạnh đó, nghị viên Andy Quách liên tục chở những chai nước lạnh, những gói "chip" tiếp tế cho đoàn biểu tình. Hiện diện hòa mình cùng đoàn người tị nạn là các vị dân cử, Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa, nghị viện Tạ Đức Trí, ủy viên giáo dục, luật sư Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Quang Trung.

Nhiều đoàn thể, đảng phái, lực lượng đã kết đoàn liên kết chống sự hiện diện của Nguyễn Minh Triết.

Vẫn Còn Đây
Các Con của Mẹ
Từng đoàn xe bus đổ người từ các nơi xuống, xa xôi nhất là phái đoàn Sacramento, San Jose đã cùng về "dàn chào" Nguyễn Minh Triết bên cạnh khối người tị nạn kéo xuống từ Orange County, từ San Diego.
Image
Dana Point là một nơi cách xa Freeway 5 sâu hun hút. Từ xa lô đi vào không dưới 20 phút xe. Bọn Việt Cộng có lẽ đã nghiên cứu để tránh mủi nhọn của đoàn người tị nạn... Đạy là bài học thương đau của Cộng Sản Việt Nam. Nơi đâu có dấu chân Việt Cộng ở đó có Người Việt Tị Nạn chống đối.

Gần phân nữa số người hiện diện trong đoàn biểu tình là thế hệ 1.5, thế hệ thứ 2. Họ 20 tuổi. Họ 30 tuổi, 40 tuổi. Và họ không chấp nhận chế độ cộng sản như các bậc cha anh 50, 60, 70, 80 tuổi đã nghẹn ngào bỏ nước ra đi. Những người đó đang hiện diện nơi đây, chung vai sát cánh reo hò "freedom For Việt Nam".
Image
Đã từ lâu sau vụ Trần Văn Trường, Nam Cali mới có cảnh sôi động bừng bừng khí thế như hôm nay. Sự kết đoàn để chống tên đầu sỏ Bắc Bộ Phủ đến Hoa Kỳ trong nổi nhục nhã, xem thường của chính phủ Hoa Kỳ.

Những tên công an Cộng Sản lấp ló bên kia khu khách sạn. Núp ló sau những cột nhà. Lén lút không dám chường mặt ra.

Trưởng toán đặc nhiệm Phan Kỳ Nhơn cùng các anh Nguyễn Phục Hưng (Thủy Quân Lục Chiến), Cao Viết Lợi (Phong Trào Giáo Dân) Lê Quang Dật (Huynh Trưởng Gia Đình Phật Trưởng miền Quảng Đức) Nguyễn Phương Hùng (Biệt Động Quân) đã điều hành vai trò một cách tốt đẹp. Trung Úy Phạm Hòa (Nha Kỷ Thuật) lái chiếc xe Jeep rằn ri treo 2 lá đại kỳ chạy tới chạy lui tuần tiểu dọc theo 2 bên lộ suốt một block dài đầy nghẹt người biểu tình.
Image
Các đoàn thể đảng phái, lực lượng đấu tranh, chúng tôi ghi nhận có Trần Trọng Đạt, Phan Thanh Châu, Lê Minh Nguyên, Lương Văn Tín, Hồ Anh Tuấn, Phạm Quang, Thái Hòa, Ngô Chí Thiềng, Nguyễn Tấn Lạc cùng hàng trăm anh em mặc quân phục đủ các binh chủng
Image
Hầu hết anh em truyền thông đều có mặt, Nguyên Huy (báo Người Việt), Nguyễn Văn Thành (báo Viễn Đông), Bùi Bỉnh Bân (điện báo Người Việt Quốc Gia TV), Du Miên (Thời Báo) CNN Nguyễn Ngọc Chấn (đài phát thanh VNCR), Thanh Toàn (đài truyền hình ST-BN), Vương Trùng Dương (điện báo CaliWeekly) Huỳnh Lê (ký giả tự do) vợ chồng anh Thái Hiến (diễn đàn Chống Cộng) Nguyên Dzuy, Nick Út .v.v. Đông nhất có lẽ là phóng viên của đài truyền hình ST-BN với trên dưới 10 người. Vì đồng hương quá đông chen chúc trên lối đi của một block đường, có thể nhiều anh em khác chúng tôi không gặp mặt.

2 chuyến xe bus vẽ hẳn Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của hãng xe đò Long Thành chạy ngược chạy xuôi chở phái viên của đài truyền hình ST-BN quay phóng sự.

Những lời
nói dối

Báo quốc nội loan tin: Chủ tịch kể với bà con: “Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn.
Image
5 ngàn người không thể là một số ít "bà con". Người đứng đầu một nước không nên nói dối. Những lời "chân thành" của Nguyễn Minh Triết trơ trẻn, xuất phát từ đầu môi của những người chuyên bóp méo sự thật, để dối gạt đồng bào quốc nội mà thôi.
Image
Buồn thay, bên cạnh đó là những con buôn vì lợi nhuận bán buôn đã quên đi nổi nhục bị lùa ra biển, bị giam cầm tủi nhục cách đây 32 năm. Hàng thần lơ láo Nguyễn Cao Kỳ đã có mặt bên trong hội trường như một miếng mồi câu nhữ các tên ăn cơm cộng đồng quay lưng phản bội đồng hương tiếp tay làm lợi cho Việt Cộng. Chúng tôi sẽ công bố toàn thể những người có mặt tại địa điễm St Regis Monarch Beach Resort trong 2 ngày thứ sáu 22 tháng 6 và thứ bảy 23 tháng 6 năm 2007.


Những Chuyện Bên Lề sẽ được tiếp tục cập nhật

http://www.youtube. com/watch? v=FbuQvkr9pZs


http://www.youtube. com/watch? v=JrN59F6ZM- w


http://www.youtube. com/watch? v=FPELOFy1Pcs
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Cựu trung tướng Nguyễn Chánh Thi qua đời
Trần Củng Sơn tổng hợp

Theo tin từ các thân hữu Mũ Đỏ cho biết Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, cựu tư lệnh Binh Chủng Nhảy Dù Quân Đội VNCH đã từ trần vào lúc 6 giờ 42 chiều thứ bảy 23/6/2007 tại Landcaster, tiểu bang PA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 84 tuổi.

Trung tướng Nguyễn Chánh Thi được biết đến là người đã cầm đầu cuộc đảo chánh tổng thống Ngô Đình Diệm vào năm 1960 cùng với Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng và một số chính trị gia của các đảng phái Việt Nam thời đó.

Đảo chánh thất bại, ông lưu vong qua Cam Bốt và trở về sau khi Hội Đồng Quân Nhân do đại tướng Dương Văn Minh lên nắm chính quyền vào năm 1963.

Năm 1966, có cuộc tranh chấp giữa chính quyền quân đội và đồng bào Phật tử ở Huế, Nguyễn Chánh Thi lúc đó là tư lệnh quân khu 1 đã đứng về phía địa phương và ông bị cách chức và sau đó bị bắt phải lưu vong tại Mỹ vào năm này.

Như vậy cuộc đời của vị tuớng Nhảy Dù đã sống tại Hoa Kỳ được 41 năm cho đến ngày qua đời. Trong một lần gặp gỡ, tướng Nguyễn Chánh Thi đãkể lại nỗi buồn lưu vong trong những năm đầu nơi xứ lạnh Bắc Mỹ. Từ khi có hàng triệu người VN tị nạn qua hải ngọai, cuộc sống của ông có phần ý nghĩa hơn. Oâng đã viết hồi ký Một Trời Tâm Sự kể lại cuộc đảo chánh năm 60 và cuộc đời thăng trầm binh nghiệp và chính trị của mình.

Những phong trào kháng chiến của người hải ngọai thập niên 80 đã bùng lên và tướng Nguyễn Chánh Thi là một trong những quân nhân được chú ý để làm người lãnh đạo. Các nhân sự trong tổ chức Người Việt Tự Do đã tìm đến ông nhưng việc hợp tác không thành và sau đó đề đốc Hoàng Cơ Minh đảm trách.

Mặc dù đã cuộc tranh luận ai là người thực sự cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1960 giữa Vương Văn Đông và Nguyễn Chánh Thi, nhưng phải công nhận dù ít hay nhiều tuớng Thi cũng có phần. Và lịch sử ghi lại một hành động can đảm của một vị tướng dám đảo chánh một chế độ đang vững mạnh, cho dù đúng hay sai tùy theo cái nhìn của mỗi phe phái. Nói theo nhận xét của một người lính Nhảy Dù về tướng Nguyễn Chánh Thi là ông ngay thẳng, bộc trực và bình dân.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image

Tướng Tôn Thất Đính Kể Tướng Thi Nhớ Quê Hương Muốn Về:Tướng Thi Tới Phi Trường TSN, Bị Cấm, Phải Quay Trở Lại Mỹ

Cựu Trung tướng Tôn thất Đính nói về cố Trung tướng Nguyễn Chánh Thi.

Westminster (VB) . - Bộc trực, đánh giặc giỏi, đem quân nổi dậy chống chế độ độc tài, rồi chống cả kiêu binh quân phiệt, tham gia phong trào đấu tranh của Phật Giáo đòi hỏi thành lập Quốc Hội Lập Hiến thành công, nhưng rốt cuộc laị bị chính quyền đẩy đi lưu vong "để chữa bịnh đau mũi" và cấm cửa không cho trở về dù nhớ quê hương xứ sở.

Đó là nội dung những cảm tưởng được bày tỏ bởi cựu Trung tướng Tôn thất Đính về cựu Trung tướng Nguyễn Chánh Thi vừa qua đời lúc 84 tuổi, sau thời gian sống lưu vong suốt 40 năm, kể từ khi bị cách chức Tư Lịnh Quân Đoàn 1 và Vùng 1 chiến thuật do những xáo trộn ở vùng này năm 1966.

Tướng Đính nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi chống chế độ nhà Ngô năm 1963, còn ông Thi chống từ năm 1960 lận ! Nhưng bởi tướng Thi lúc đó tổ chức gấp rút quá, nên không thành công. Năm 1966, ông cũng đứng về phía lập trường dân tộc tham gia phong trào đấu tranh đoì hỏi thành lập Quốc Hội Lập Hiến. Cuộc tranh đấu biến tình hình Miền Trung căng thẳng, xáo trộn. Tôi đang lúc bị "trù" với chức thanh tra, quân huấn, được tướng Thiệu yêu cầu ra Trung gấp giúp giải quyết tình hình. Tôi ra gặp Tướng Thi, thuyết phục mình cần lo đánh giặc trước, để tình hình rối loạn sẽ không lợi. Tướng Thi bàn giao chức vụ cho tôi và trở về Saigon. ổn định được tình hình rối loạn lúc đó."

Sau đó, Tướng Thi bị chính phủ của Tướng Thiệu Tướng Kỳ cô lập, đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật, ép buộc qua Mỹ với lý do để chữa bệnh đau mũi.

Những năm tháng kế đó, Quốc Hội Lập Hiến được thành lập, với QH Lưỡng Viện. Cựu trung tướng Đính trở thành nghị sĩ Thượng Viện VNCH và có lúc được bầu làm chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng. Khi phái đoàn QH công du HK, tướng Thi tâm sự nhớ quê hương gia đình, nhờ Quốc hội vận động để hồi hương, theo nội dung lời thuật.

Tôi và các nghị sĩ trong Ũy Ban QP vận động công khai trước Ủy ban, trước khoáng đại QH, cả lúc gặp Tổng Thống Thiệu. "Được đồng ý cho tướng Thi về, nên Tướng Thi mới về bằng chuyếnbay hãng PanAm. Nhưng khi về tới phi trường Tân Sơn Nhất, thấy thân nhân tiếp đón đông đảo quá hay sao đó, chính quyền có lịnh máy bay phải đưa Tướng Thi trở lại Mỹ, các nghị sĩ chúng tôi trở tay không kịp và thấy sự ngăn cấm thật vô lý", cựu nghị sĩ Đính thuật lại.

Tướng Đính cũng kể ra nhiều chiến công của cựu trung tướng Nguyễn Chánh Thi nhưng cũng nhận xét Tướng Thi thẳng thắn, bộc trực, và... nóng nảy.

Ông cho biết, sẽ đến dự lễ cầu siêu, tưởng niệm vào chiều Thứ Sáu này tại chùa Phổ Đà, "bởi Tướng Thi là một người đánh giặc giỏi, yêu nước, chống độc tài và quân phiệt, chống sự thao túng của ngoại bang, đòi hỏi phải có Quốc Hội Lập Hiến mới để đáp ứng tình thế, nhưng rồi bị đẩy phải sống xa đất nước".
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Ông bạn Pete Cờ Vàng

Giao Chỉ, San Jose 2006

Lời nói đầu: Đã có nhiều bài viết về thành phố San Jose nhưng hình như không ai biết mẹ của thành phố San Jose là ai. Thưa quý vị, thân mẫu của San Jose chính là bà “quận chúa” Santa Clara.

Quận hạt Santa Clara có 15 thành phố nhưng về nuôi dưỡng và giáo dục quản trị hành chánh đều trong tay bà mẹ. Từ cậu con trai lớn San Jose đến cô út ở Gilroy, việc học hành chợ búa đều thuộc Santa Clara County. Bài này kể chuyện ông Pete Cờ Vàng nhưng cũng nói qua về bà Quận Santa Clara.

* * *

Nước Mỹ có 50 tiểu bang, ai mà chẳng biết. Mỗi tiểu bang gồm nhiều đơn vị hành chánh gọi là County thường dịch là quận hạt.

Riêng phần tiểu bang California thân yêu của chúng ta có tất cả 115 quận hạt. Trong số này niềm hãnh diện đối với cộng đồng Việt Nam Bắc Cali nằm tại quận Santa Clara. Mỗi khi nói đến nơi tập trung dân Việt đông đảo nhất, ta thường nói đến quận Cam ở miền Nam California.

Tiếp theo đến vùng Vịnh Cựu Kim Sơn có Thung Lũng Điện Tử ở vị trí quan trọng nhất. Thung Lũng Điện Tử cũng còn gọi là Thung Lũng Santa Clara gồm có 15 thành phố và San Jose chiếm vị trí số 1 thường gọi là Kinh Đô Điện Tử.

Vào tháng 1-1850, khi mới thành lập các quận đầu tiên cho tiểu bang California, đất này được gọi là San Jose County. Nhưng đến tháng 4-1850 thì đổi thành Santa Clara. Giữ lại tên San Jose dành cho thị xã.

Suốt từ 2 thập niên từ 1980, vùng Santa Clara dẫn đầu về các phát minh điện tử, dù bây giờ có chậm lại thì vẫn dẫn đầu thế giới. Nước Mỹ có 20 thành phố xếp hạng nhất về các sáng chế điện tử thì CA dành được 13, trong đó vùng Santa Clara đã lên bảng danh dự 10 thành phố. Năm 2005 vừa qua San Jose dẫn đầu với 3,867 bằng sáng chế và Sunnyvale đứng hạng nhì toàn quốc với 1881 bằng sáng chế. Bà mẹ Santa Clara rất cưng chiều hai đứa con điện tử này.

Quận Cam miền Nam Cali của các bạn đồng hương Việt Nam còn kém xa trên này về các bằng sáng chế. Vì vậy, ăn cây nào rào cây đó, mọi thứ ở quận ta đều phải coi như hơn các quận khác.

Nói đến bà mẹ và nói đến đám con cái đông đảo, ta nên biết thêm về các chị em. Bà Quận Santa Clara hiện có ba chị em kết nghĩa. Một cô quốc tịch Ý là quận Florence, một cô quốc tịch Nga là quận Mạc Tư Khoa và có cả cô em quốc tịch Tàu Đài Loan là quận Hsinchu.

Xem ra về gia thế bà Quận của chúng ta cũng khá danh tiếng. Dù chị em kết nghĩa chỉ thuần túy xã giao, thương mại và thăm hỏi hàng năm mà thôi.

Bây giờ nói đến chuyện nội bộ gia đình.

Mỗi quận có một hội đồng giám sát gồm các ông bà giám sát, mỗi vị coi một khu. Tại Santa Clara County có 5 ông bà, trong số đó có một ông rất bồ bịch với cộng đồng thiểu số và đặc biệt là cộng đồng Việt Nam.

Bài báo này xin viết riêng về ông giám sát “Pete Cờ Vàng.”

Ông Pete McHugh ngày xưa cũng làm điện tử cho hãng IBM như hàng ngàn thầy cô điện tử Việt Nam. Sau đó ông ra ứng cử chính quyền tại địa phương. Trải qua hai nhiệm kỳ thị trưởng Milpitas gần 10 năm, ông qua làm giám sát quận Santa Clara hơn 10 năm. Bây giờ ông ở nhiệm kỳ thứ ba và là đoạn cuối. Sẽ chấm dứt vào năm 2008. Hỏi rằng sau năm lẻ 8, ông sẽ làm gì? Chàng cười cười không trả lời.

Trong hơn 20 năm làm dân cử tại địa phương Mr. McHugh là bạn của hàng chục ngàn người dân trong quận từ Milpitas xuống đến Gilroy. Dáng dấp già Noel, ông tả xung hữu đột trong mọi lãnh vực, bắt tay đủ cả các sắc dân và đến với tất cả mọi người ở mọi nơi. Phải công nhận rằng trong số 5 ông bà giám sát thì đa số chúng ta chỉ nhớ có ông bạn Cờ Vàng. Ở đâu có rắc rối, có hội hè đình đám, có chuyện nhờ cậy là có Pete McHugh. Vui cũng có ông mà buồn cũng có ông.

Đối với các ông bà nghị viên San Jose, anh em ta còn đôi khi chia ra mà ủng hộ. Nhưng với ông Pete Cờ Vàng, người Việt dồn phiếu tối đa cho bạn vàng của chúng ta. Tuy nhiên, kỳ vừa qua ông vẫn thất cử vào chức vụ kiểm soát viên thuế thổ trạch của quận Santa Clara. Nhưng chỉ sau vài ngày là ông già Noel của chúng ta lại vui vẻ trở lại và luôn luôn thực hành mấy câu tiếng Việt học được lõm bõm: “Tên tôi là Pete McHugh. Tôi là “Ám Sát Viên” của Santa Clara County.” Bà con cười rần. Ông đem không khí mùa Giáng Sinh đến ngay trong buổi trưa hè ở công viên Kelley Park.

Tháng Giêng 2006, nhân dịp đi họp về Housing, ông Pete Cờ Vàng ghé thăm khu triển lãm tạm của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân. Ông già hết sức xúc động. Bao nhiêu năm nghe nói về thuyền nhân, nghe nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dự các Hội Tết Fairgrounds, Hội Xuân Diễn Hành, tham dự chào cờ Việt Nam Cộng Hòa, tình cảm riêng tư lẫn với xã giao chính trị, nào ai biết được đâu là thật đâu là giả.

Nhân ghé Viện Bảo Tàng, nhìn mô hình Nghĩa Trang Quân Đội, xem lại tấm hình lễ chào cờ ở thị xã Milpitas, ông Pete nhớ lại chuyện 20 năm trước. Ông xúc động chân thành chứ không phải màu mè chính trị.

Chuyện ngày xưa ở Milpitas như thế này.

Lúc đó, Liên Hội tổ chức chào cờ đầu năm tại các thành phố. Milpitas của Pete McHugh tán thành. Chào được hai năm, qua năm thứ ba dân chúng địa phương và một số cựu chiến binh Hoa Kỳ phản đối. Hội Đồng Thành Phố đành từ chối vào năm thứ ba. Thị trưởng Pete McHugh bèn xoay xở dành ra một số tiền dựng luôn hai cột cờ ở công viên Victoria bên hữu ngạn xa lộ 680 của đất Milpitas. Bà con ta tha hồ tổ chức chào cờ và sinh hoạt thoải mái.

Vào những buổi sáng mưa lạnh, lễ chào cờ thưa thớt, ông bạn già McHugh vẫn cầm dù đứng chờ anh em đến làm lễ. Trên khuôn mặt phúc hậu và hồn nhiên nở nụ cười, cổ áo đeo cà vạt quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, Pete trở thành Pete Cờ Vàng.

Trong các kỳ đấu tranh dành ngân khoản cho IRCC nhỏ bé chống đối cơ quan USCC quá mạnh 18 năm về trước. Cả hội đồng giám sát quay mặt đi, chỉ có một mình ông Pete bỏ phiếu ủng hộ IRCC, dù biết rằng chẳng đi đến đâu nhưng cũng là một lá phiếu ân tình.

Rồi đến lúc gặp ngày sóng gió, thiên hạ kéo lên County biểu tình chống cơ quan, lại ông Pete từ trên lầu 9 xuống nhận đơn khiếu nại. Đối với ông Peter, phía nào cũng là bạn cả. Ở đâu cũng cần xã giao chính trị, nhưng với vai trò ông già Giáng Sinh, ông đã lấy thời gian làm tan tuyết đông lạnh giá. Đối với Peter ngày Xuân luôn luôn trở lại. Nếu chưa tới thì gắng chờ. Tấm lòng của ông luôn luôn bên cạnh chúng tôi.

Với một mối ân tình gần 30 năm, với niềm xúc động đối với dự án bảo tàng, ông thật sự muốn đứng ra ngỏ lời cảm ơn các nhóm hội đoàn đã góp phần xây dựng dự án. Đó là lý do ngày ân tình được tổ chức do ông giám sát viên đứng thư mời.

Giao Chỉ, San Jose 2006
thienthanh
Posts: 3384
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Post by thienthanh »

Image

Một Thoáng Paris

Ý thơ Tùy Anh,
Nhạc:Minh Thao
Hòa âm: Quang Đạt
Quang Minh trình bày
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Made In Vietnam
Tiểu Tử

Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần :

- Có phải ông là bác sĩ Lee không ?

Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là " Lee ", nên ông được gọi là " ông Lee " (Li ).

Ông ôn tồn trả lời nhiều lần: - Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.

- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu á đông không?

- Thưa cô phải.

- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không ?

Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực ! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn :

- Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì ?

Giọng cô gái như reo lên :
- Vậy là đúng rồi ! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng :

- Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì ?

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống :
- Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…

- Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.

- Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à.

- Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được !

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn :

- Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt : " Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không ?"

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp :
- Không có việc làm là chết, bác sĩ à…

Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn :

- Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin thông cảm.

- Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…

- Cám ơn bác sĩ. Cám ơn ! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.

- Xin lỗi. Cô tên gì ?

- Kim. K, I, M.

Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ : " Tội nghiệp ! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hâm he như vậy. Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó ''su'' mình thì khổ ! "

Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu " punk " : quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát :

- Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không ?

Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc :" Không ! Không !". Rồi ông bước tránh qua một bên :" Mời cô !"

Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay :

- Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.

Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt :

- Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.

Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo.

Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên :

- Bác sĩ là người Việt mà con cứ tưởng là người Tàu ! Tên " Lee " nghe Tàu trân !

- Ủa ! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ !

Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái " punk" hồi nãy nữa !

Ông đưa cho cô cái đĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói : - Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.

Cô gái làm theo như cái máy.

Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa ( ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt ). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.

Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi : - Cô bịnh làm sao ? Nói tôi nghe.

- Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt. Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ !

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :
- Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không ?

- Không. Dạ thưa không.

- Cô có hút thuốc không ?

- Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…

- Cô có xì ke ma túy gì không ? Nói thiệt tôi nghe.

- Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm !

- Cô le lưỡi tôi coi.

- Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.

Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều : gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc "punk", vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói :

- Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp :

- Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.

Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi :

- Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy ?

Cô gái cười khúc khích :

- Bác sĩ coi đi !

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm : Made In VietNam ! Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói :

- Cha…Bạo quá há !

Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im. Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ " Made In VietNam" nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn " Made In VietNam ", từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…

Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng " cám ơn ". Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi :" Tôi cũng made in đây !". Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ " Made In VietNam", xâm ở trong lòng…

Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim. Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó :

- Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana . Ảnh là thợ xâm…

- Ủa ! Rồi sao bây giờ cô ở đây ?

- Con theo ba má con dọn về Cali , ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.

- Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.

Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim : - Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì ?
- Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì ?

Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang : - Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing, còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.
- Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing, còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.

- Vậy rồi cô ở với ai ?

- Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.

- Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm ?

Giọng cô gái như nghẹn lại : - Khổ lắm bác sĩ.
- Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp :

- Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: "Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả !"

Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại :

- Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…

Rồi nghẹn ngào : - Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…
- Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…

Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó !

Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết !

Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi :

- Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.

Tiếng " dạ " bỗng nghe như đầy nước mắt.

Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói :

- Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi.

Cô gái ngồi lên nói "cám ơn" mà đôi mắt vẫn còn mọng nước. Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng…

Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi :

- Bao nhiêu vậy, bác sĩ ?

- Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả.

- Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con…

- Cô yên tâm. Rồi mình tính.

Ông bác sĩ đưa dĩa nữ trang : - Cô đừng quên mấy thứ này.
- Cô đừng quên mấy thứ này.

Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi :

- Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ ?

- Tuần tới, cũng ngày này giờ này.

Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân :

- Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule.

Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ :

- Bớt hút thuốc đi, nghen ! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa.

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn : - Tôi muốn nói với cô điều này…
- Tôi muốn nói với cô điều này…

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói :

- Mình là người Việt , ăn mặc theo " punk " không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm ! Mình phải xứng đáng là Made In , chớ cô.

Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy !

* * *

Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ ( Orange County – Nam Cali). Ông kể tiếp :

- Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì " punk " hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiana có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali . Cổ nói như mếu :" Ảnh có vợ rồi ". Tôi biết : như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào :
- Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.

- Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói :" Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà ".

- Sau đó cổ có đi học thiệt không ?

- Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.

- Cổ bây giờ ra sao rồi ?

- Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm !

- Mừng cho cổ, há !

- Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm. Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi :" Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không ? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…"

- Dễ thương quá !

- Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.

- Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há !

- Đã hết đâu ! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn giẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm !

Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười :

- Anh thấy không ? Cô ta mới đúng là "Made In VietNam" đó ! Còn nguyên chất, hè !

Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng :

- Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình "Made In VietNam ", không ?

- Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu " Made In USA " nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !

Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Image

Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu
Nhạc và Lời : Trịnh Công Sơn
Hoà Âm : Duy Cường



Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới
Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói
Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi
Thời gian nơi đây

Bây giờ anh vui, một linh hồn rỗi
Tình yêu xứ này
Một lần yêu thương, một đời bão nổi
Giã từ giã từ.
Chiều mưa giông tới em ơi em ơi

Sầu thôi xuống đầy, làm sao em nhớ
Mưa ngoài sông bay, lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đầy
Sầu thôi thôi đầy
Sầu thôi xuống....đầy.
hoanghoa
Posts: 2253
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Post by hoanghoa »

Image


Tư duy tự do
Video clip
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »

Image

Kỷ niệm sinh nhật thứ 231 của Hoa Kỳ
Happy Birthday to the USA! Hôm nay ngày 4 tháng 7, người dân và đất nước Hoa Kỳ sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 231, tức là lễ Quốc Khánh trong không khí lễ hội tưng bừng. Một trong những hình thức chào đón trang trọng nhất cho ngày lễ này là các buổi bắn pháo bông tại các thành phố lớn.

Ở thành phố New York, trung tâm tài chính của nước Mỹ, tiệm Macy sẽ bảo trợ cho buổi lễ bắn pháo bông lớn nhất tại đây trong suốt 30 năm qua với hơn ba triệu người theo dõi trực tiếp.

Sự kiện này còn được truyền hình trực tiếp trên toàn nước Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Lễ Quốc Khánh tức lễ 4th of July trùng với thời điểm mùa hè ở Mỹ. Vì thế, thời gian này cũng là dịp đoàn tụ của các gia đình Mỹ với các hình thức giải trí phổ biến như đi đi biển, cắm trại, picnic và nướng barbecue ngoài trời. Cơ quan AAA hồi đầu tuần dự báo số người Mỹ đi xa nghỉ lễ Độc Lập năm nay sẽ đạt con số kỷ lục là 41.1 triệu người, mặc dù giá xăng tuy giảm đôi chút nhưng vẫn đứng ở mức cao và ngày nghỉ rơi vào giữa tuần. Với con số vừa nêu, số người Mỹ đi xa nghỉ lễ năm nay cao hơn đến 0.8% so với năm ngoái.

Nhiều người Mỹ nói rằng với ngày lễ nghỉ rơi vào thứ tư, họ sẽ lấy phép và nghỉ nguyên tuần. Vẫn theo kết quả thăm dò trên, sẽ có 84% người Mỹ dùng phương tiện xe hơi đi xa nghỉ lễ và 11% sử dụng đường hàng không. Các tiểu bang đông nam sẽ có số người đi xa nghỉ lễ cao nhất toàn quốc với số người sử dụng xe hơi lên đến 8.9 triệu.

Trong khi đó, số người sử dụng đường hàng không đi nghỉ lễ cao nhất là tại các tiểu bang miền Tây với 1.8 triệu người, mặc dù giá vé năm nay tăng đến 12% so với năm ngoái.

Theo loan báo của cơ quan An Ninh Vận Chuyển gọi tắt là TSA đưa ra, hành khách sử dụng đường hàng không đi nghỉ lễ Độc Lập năm nay sẽ phải kiên nhẫn đối với các biện pháp tăng cường an ninh nghiêm ngặt tại các phi cảng sau khi xảy ra vụ tấn công tại phi trường Glasgow tại Scotland hôm thứ bảy và vụ tấn công khủng bố bất thành tại Luân Đôn hôm thứ sáu. TSA cho hay sẽ tăng cường cảnh sát và nhân viên an ninh, đồng thời nhiều xe cộ và hành lý có thể bị yều cầu kiểm tra bất ngờ.

Cơ quan này cho biết hiện không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ giữa vụ tấn công khủng bố ở Anh với các biện pháp tăng cường an ninh nói trên. Tuy nhiên TSA khuyến khích mọi người nên báo ngay cho cơ quan an ninh người hoặc những gì khả nghi.

Một thống kê khác nhân ngày lễ Quốc Khánh cũng cho thấy chỉ có 62% người Mỹ muốn treo cờ trong dịp lễ. Trong cuộc thăm dò được Pew Research Center tiến hành trong tuần trước lễ Độc Lập và công bố vào ngày hôm qua, kết quả cho thấy biểu tượng của lòng ái quốc của người dân Mỹ qua việc treo cờ có phần giảm sút so với thời điểm xảy ra vụ tấn công khủng bố 911. Vào thời điểm đó, kết quả thăm dò cho thấy có gần 2/3 người dân Mỹ cảm thấy hãnh diện treo cờ quốc gia tại nơi ở, sở làm hoặc trên xe. Tuy nhiên con số ghi nhận trong năm 2007 giảm chỉ còn 62%. Trong cuộc thăm dò tiến hành vào tháng 8 năm 2002, gần một năm sau biến cố 911, kết quả cho thấy có 75% người dân Mỹ cho biết họ treo cờ trong các dịp lễ.

Đối với các công dân cử tri Cộng Hoà, lòng ái quốc biểu lộ qua tấm lòng đối với lá cờ biều tượng quốc gia cũng được ghi nhận giảm từ 71% trong năm 2002 xuống còn 61% trong năm 2007. Đối với công dân cử tri dân Chủ con số là 48% trong năm 2003 giảm còn 45% trong năm nay. Bản thăm dò ghi nhận cử tri nam giới có tỉ lệ muốn treo cờ cao hơn nữ giới với 65% so với 59%; cử tri da trắng cao hơn cử tri da đen với 67% so với 41%: Cộng Hoà cao hơn Dân Chủ với 73% so với 55%, còn người Việt Nam chỉ thích treo cờ vàng ba sọc đỏ, hơn là treo cờ Mỹ rất nhiều.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Cảnh tượng người Hmong bị truy nã như súc vật trong rừng khiến thêm nhiều người đoàn kết ủng hộ họ
Jul 07, 2007

Image
- Trong lúc người Hmong khắp nơi tập trung lại ở Sacramento để biểu tình trước tòa án phản đối vụ xử tướng Vang Pao và các “đồng phạm” khác, thì nhiều người Hmong giương cao hàng chữ “Hãy nghe họ khóc, họ đang bị truy đuổi như súc vật!”…

Những người biểu tình muốn thế giới hiểu chính nghĩa của họ khi họ cho phát hành cuốn video trtên mạng Net dài khoảng 75 phút, cho thấy tình cảnh khốn khổ của người Hmong trong nước ra sao.

Nhà làm phim Rebecca Sommer đã thực hiện bộ phim này, trong đó có nhiều câu chuyện của nhiều ngàn người Hmong đang trốn chui trốn nhủi trong rừng, vì sợ quân nhân của Pathet Lào sát hại hay giam cầm.

Có nhiều đoạn trong bộ tài liệu là các thước phim do chính người Hmong quay trong rừng. Họ là những kẻ trốn tránh khi Cộng Sản tràn ngập Đông Dương từ năm 1975 trở đi. Có nhiều người thoát qua được Thái Lan.

Trong bộ phim, có một phụ nữ Hmong kể lại cảnh em gái của chị bị hãm hiếp và cơ thể bị chặt ra làm nhiều khúc và một người chị chồng bị đốt chết cháy trong căn lều ra sao.

Đạo diễn Sommer cho hay bà không có ý định lưu hành rộng rãi bộ phim, chỉ chiếu cho các cơ quan của chính phủ Hoa kỳ và cho Liên Hiệp Quốc biết mà thôi.

Nhưng kể từ khi cuốn phim được lên mạng Net thì nó đã được xem tới 68,000 lần chỉ trong có 4 tháng. Còn địa chỉ của bà Sommer thì cũng có 68,000 người vào xem trong vòng 1 tháng.


Image

Nhà đấu tranh Lee Pao Yang
xem cuốn video được gửi sang từ Lào,
về anh mình, Lue Yang,
người cha của 9 đứa con,
tối ngày phải chạy trốn
tìm thực phẩm.
Lee Pao Yang còn nói thêm là
bộ đội Lào Cộng còn săn đuổi họ
bằng vũ khí hoá học.
khieulong
Posts: 3552
Joined: Sat Jun 02, 2007 9:30 pm
Contact:

Post by khieulong »

Nói Xấu Vợ !
Xin kính chào tất cả các bác các anh, các chị. Chào tất cả quý vị từ thành thị tới nông thôn, từ sân “golf” tới sân bóng đá. Em chào từ Thanh Hoá đến tít tận Tuyên Quang; và em chào từ Hà Giang chào sang Yên Bái, em chào từ Móng Cái đến mãiiii... Hà Nội quê mình. Với tất cả ân tình, em xin chào các bác ạ!

Tên em là Lò Văn Son người thì thấp bé nhỏ con nhưng có tài. Bố em là Lò Văn Sài bán rượu ở đường Liễu Giai gần nhà. Mẹ em là Bạch Thu Hà bán trà đá tít bến phà Phiến Lương. Gia đình kinh tế [*] tầm thường nhà chỉ có mỗi cái giường 4 chân. Bố mẹ em sống ly thân bởi vì bố quá nhiều lần rượu say, mà rượu say thì bát đĩa cũng bay... xin các bác 1 phát vỗ tay cho đỡ buồn...

Các bác ạ, các cụ đã bảo rồi: "Trai khôn lấy được vợ hiền như nhặt được tiền như trúng được lô [1.]" Em dại lấy con vợ ngu mấy lần nó doạ... cắt ư..ư..hứ..hứ… nhưng mà không thành. Khổ quá.

Con vợ em nó đểu lắm các bác ạ, hôm nào nó cũng đánh em, vui nó cũng đánh, buồn nó cũng đánh, phấn khởi nó cũng đánh; kể cả lúc xúc động nó cũng đánh. Có đêm 2 vợ chồng vừa mới... (abc) nó cũng đánh em. Nó bảo là đánh để cảm ơn ! Có hôm em đang ngồi xem “ti-vi,” nó đi đâu về nó tắt “ti-vi,” nó “xông phi” em 1 phát vào mặt. Nó bảo là: "Vừa trúng con lô" May mà nó trúng lô chứ nó mà trúng ô-tô nó phải dùng vồ nó đập em các bác ạ ! Con này đểu lắm các bác ạ, uhm... đấy hôm nào nó cũng ra đường nó đọc vè chửi chồng. Nó bảo là:

"Chồng người đi Pháp, Hồng-Kông.
Chồng em như con chó chạy dông suốt ngày.
Chồng người thịt nạc da dày.
Chồng em chẳng khác nào cái cầy mất răng"


Em cũng không chịu thua kém. Em ra đường em đọc vè chửi nó còn to hơn. Em bảo là:

"Vợ người khuya sớm tảo tẩn.
Vợ em vừa dốt, vừa đần lại vừa ngu"


Đây này, hậu quả của mùng 8 tháng 3 [2,] nó phấn khích [*] nó tung 3 cú đòn. Nó bảo đấy là nó còn nể các con; chứ không thì nó đập cho không còn 1 cái răng đấy các bác ạ !

Các bác ơi ! Em tán con vợ em mất 4 đôi dép tông [*,] mất không mấy tạ thóc, khóc ròng rã mấy năm tròn mới đưa được nó về. Ai lại cái hôm cưới rất là hoành tráng [*]. Lúc ông trưởng ban tổ chức đang đọc diễn văn (cũng rất là hoành tráng;) tự nhiên cô dâu phớn lên. Nó lao lên cướp “mi-cờ-rô” của ông trưởng ban tổ chức khi ông ấy đang đọc cái diễn văn của ông như thế này các bác ạ :

"Gia đình chúng tôi vô cùng cảm ơn họ hàng gần xa, bà con khối phố [*,] họ hàng bên nội, họ hàng bên ngoại, các cháu thiếu niên nhi đồng hội phụ nữ, hội phụ lão đã không quản ngại đường xá xa xôi đến đưa tiễn cháu chúng tôi là cháu Thoát-Thị-Y về nơi ‘yên nghỉ cuối cùng’ bên nhà chồng."

Ngay sau khi con vợ em nó cướp “mi-cờ-rô” của ông trưởng ban tổ chức. Nó bảo là: "Xin cho cô dâu hát 1 bài."

Ngu thế nị ? Ngày cưới mà lại để cô dâu xin hát 1 bài. Nhưng con này nó dở hơi rất lâu rồi các bác ạ. Mãi đến hôm cưới em mới phát hiện ra thì cũng đã muộn rồi. Nó xin hát 1 bài chẳng lẽ không cho nó hát - bởi vì nó là “ngôi sao [3]” trong ngày cưới. Thế là nó lên, nó tung tẩy, nó bảo: "Cô dâu xin hát bài ‘Áo em chưa mặc 1 lần’ " (Con lợn này ngu thật ấy chứ lị! Chọn cái bài không chọn, lại chọn bài “Áo em chưa mặc 1 lần ?” Chẳng hoá ra từ bé đến giờ con này toàn cởi trần à?)

Ông già tía em đang ngồi nói chuyện với ông già nó trong nhà. Ông nghe thấy con dâu hát như thế, ông ấy cũng tớn lên, lao ra cướp cho bằng được cái “mi-cờ-rô” của con dâu. Tưởng bố gìa lên để giữ thể diện cho con giai; có ai ngờ đâu bố gìa bảo: "Nhà trai cũng xin hát 1 bài cho nó máu [*.] Nhà trai xin hát bài ‘Sao em lỡ vội lấy chồng !’ "

Ối giời ơi! Em mong ngày mong đêm để được lấy vợ; bố gìa lại tương ngay bài “Sao em lỡ vội lấy chồng” cũng cầm bằng như ông bảo rằng "Cho mày ở không [4] suốt đời."

Còn con vợ em. Nó càng sống với em nó càng bộc lộ những cái tinh hoa hơn giời !

Ai đời, nó thấy cái thằng “sun sun,” “săn săn,” “choi choi” nào đó ở trong 1 phim Hàn Quốc đẹp dzai hơn chồng. Nó đang ngồi xem “ti-vi” nó bảo: “Chậc.. chậc.. chậcccc... thằng này mà ở bên này thì mình phải… chậc... hôn cho nó 1 phát."

Úi dzời đất ơi! “Hôn cho nó 1 phát!” Hôn cho nó 1 phát; nó chả tát cho vêu mồm ra chứ ở đó mà “hôn cho nó 1 phát!”

Nhưng mà nó cực kì tài giỏi đấy các bác ạ! Ai ngờ nó ăn một lúc hết 3 bát cơm, nó lại đơm bát thứ 4, nó ăn ngốn bát thứ 5, xong nó tăm sang bát thứ 6, máu lên nó chơi luôn bát thứ 7, xong nó nhảy sang bát thứ 8! (Không ngờ đánh nhầm vào nồi cám!)

Trong làng em gọi nó là “ngôi sao” đánh chồng. Nó đánh cực kì là giỏi. Em đã lẩn vào đống củi, lủi vào đống rơm; thế mà làm sao không biết dép guốc của nó vẫn tìm ra để “thơm” vào cái mặt của em đánh “đốp” một cái chứ lị ! Dạo này nó còn chơi cái kiểu chê đồ nội sính đồ ngoại [*.] Em bảo nó rồi:

"Chồng mình rách rưới mình thương.
Chồng người tứ xứ thập phương mặc người."


Nó nghe ở đâu không biết? Nó thấy thằng Thi chồng con Thố ở bên Nga ngố mới về, đi ngang qua ngõ nhà em. Thế là lúc nó đang cho con út bú; nó giật con bé ra khỏi vú đến “phịch” 1 cái. Xong, nó ném con bé xuống giường. Nó lao ra đường nó bảo: "Ối giời ôi, phong độ [*] thế!" Vừa nói “phong độ thế” xong thì nó được ăn ngay 1 cái ghế của thằng Thi nó phi vào mặt.

Các bác ạ. Em lấy vợ năm nay đã được 10 năm rồi, mới được 9 mặt con. 8 cháu đầu thì đều là gái. Đẻ mãi đến cháu thứ 9 cũng là nữ. Nói chung các cháu đều ngoan cả, cãi mẹ như chém chả, cãi bố như băm viên. Cho nên con vợ em nó đánh thường xuyên luôn.

Đầu tiên là nó đẩy con bé cả, xong nó vả con thứ 2, nó véo tai con thứ 3, nó rầy la con thứ 4, nó đốn ngã con thứ 5, xong nó bóp cằm con thứ 6, nó nổi cáu con thứ 7, nó nhảy lên nó “xông phi” con thứ 8. Nó không dám đánh con thứ 9 - bởi vì con thứ 9 còn bé quá!

Các bác ơi. Nhưng cái điên của em là nó bảo em là thằng chồng vô trách nhiệm. Nó nghĩ đâu năm ngoái mùng 8 tháng 3, nó phấn khởi nó đi ra đi vào, trên tay nó cầm nửa quả đào, vừa đưa vào miệng thế nào đánh rơi. Thương vợ em mới cất nhời. Nó bảo: "Thằng dở hơi lắm mồm." Thế là vào hôm 20 tháng 10 [?] cả ngày nó cứ nói nói cười cười với em. Nó bảo: “Em có mảnh giấy rất muốn mở cho anh xem. Giở ra cho anh thấy cái dòng chữ lem nhem. Anh không tặng em cái gì à?" Tính em vốn tính dĩ thật thà, nghe vợ nói là mua quà tặng ngay. Đầu tiên là 2 chỉ đeo tay; qua đầu chợ sắm ngay cho cái váy đầm. Bánh kẹo thì chất 1 mâm. Sau đợt đấy, nó lại bảo em là “thằng hâm [*]” nhất làng.

Năm nay lại mùng 8 tháng 3. Nó phấn khích [*] nó ăn na, ăn đào. Trên tay nó cầm 1 con dao. Đang lúc gọt vỏ thế nào đứt tay ? Em liền dùng giẻ băng ngay. Nó bảo: "Không phải việc của mày phắn đê [*.]" Cũng lại hôm 20 tháng 10 [?] cả ngày nó cứ nói cười huyên thuyên. Em mặc cho nó hồn nhiên, thế mà tối nó lại nổi điên nó đánh chồng. Em hỏi có nhất thiết phải thế không? Nó liền vớ mấy quả hồng nó ném em. Lúc đấy trời đã nhá nhem. Còn em đứng ngoài thềm khóc than. Nó liền rút cái cọc màn. Nó khua 1 phát vỡ tan cái ấm trà. Nó bảo chứ là: "Đừng có mà đụng đến bà. Léng phéng bà bán cả nhà đánh lô." Ối dzời ơi ! Các bác nghe thế có được không ?

Mấy cái đấy em còn bỏ qua được; nhưng mà có một cái điên nhất đối với em bây giờ mà em không thể bỏ qua được. Các bác có biết là cái gì không? Nó sống với em mà nó tơ tưởng đến cái ông Nguyễn Ngọc Ngạn ở bên hải ngoại. Nó bảo nó không nhìn thấy hình của ông đấy thì nó chết ! Nó không nghe được tiếng của ông ấy trong đêm thì nó không ngủ được. Đêm nào cũng như đêm nấy các bác ạ.

Các bác thấy như thế có được hay không? Nó sống với em mà nó còn mê ông Ngạn, thế nó mới thật là đểu chứ lị. Mà biết bao nhiêu đứa con gái đẹp trong làng em phũ phàng [* ] không yêu, em lại đâm đầu yêu con dở hơi tập bơi này đấy! Có con bé Hành nhà bà Hạ đấy… Nó làm cái nghề tối tối đứng ở gốc cây vẫy khách. Nghề nghiệp của nó ổn định như thế mà em không thèm. Thế mà em lại đâm đầu vào con này.

Các bác đừng có vội cười! Con Hành này hôm nào nó chả có việc làm ? Nó có việc làm đều đặn đấy chứ! Tháng nào nó cũng mang tiền về nuôi mẹ nó ở dưới quê. Vừa mới rồi, nó đưa một số chị em dưới quê thất nghiệp lên thành phố tìm việc. Tất cả có việc làm hết cả rồi nhá; mà lại làm tập trung 1 chỗ mới giỏi! Nó làm cái gì mà hiện đại [*] lắm. Nó làm “mát từ xa” ở đằng sau nhà bà Na. Mọi người trìu mến gọi là “mát xa sau na [5.] Đấy! Ngày xưa em tán con Hành nhà bà Hạ chỉ có mỗi một câu vọng cổ mà nó đổ [*] luôn; có phải mất 4 đôi dép tông nào đâu ? Em chỉ tán như thế này các bác ạ. Các bác cho phép em được bắt đầu ca cái câu vọng cổ ấy nhá:

"Đêm hôm đó Đảo về nhà, hắn rất là buồn vì chiều nay đánh con lô 89 nó lại về 90... "

Đấy em tán có mỗi 1 câu mà con Hành nhà bà Hạ nó đổ [*] luôn. Mà con Hành nhà bà Hạ này nó nó hồn nhiên lắm các bác ạ! Sáng nó nhặt lá, trưa nó đá ống bơ [6,] tối nó làm thơ, đêm nó thẫn thờ chờ trời sáng. Nhiều người lại cứ bảo nó điên, nhưng theo em thì không phải nó điên, đây là 1 sự hồn nhiên của 1 thanh niên đứng trong công viên. Nó nhảy theo vũ điệu thần tiên, điên đâu mà điên, mọi người đừng có liên thiên!

Các bác à ! Cứ nghĩ đến con Hành nhà bà Hạ em lại càng căm phẫn con vợ dở hơi tập bơi nhà em. Mà có nói xấu con này thì cũng đến sáng mai cũng em không nói hết được các bác ạ. Thôi xin phép các bác em phải vào ngủ với nó một tí; chứ bây giờ nói xấu mà nó nghe được thì đêm nay nó “cấm vận [7]” em chết.

Xin phép các bác cho em về. Hết ạ !

Khuyết Danh

Ghi Chú:
[1] “trúng được lô” : trúng sổ số - Win lottery.

[2] “mùng 8 tháng 3”: ngày phụ nữ ở VN – Women’s Day

[3] “ngôi sao” : Minh tinh – Star.

[4] “ở không” : độc thân, ở giá – Single.

[5] “mát xa sau na:” Phòng tắm hơi, đấm bóp – Massage sauna.

[6] “ống bơ” : ống lon – Empty can.

[7] “Cấm vận” : Phong tỏa kinh tế - Economic embargo.

[*] Những chữ được xử dụng sau ngày 30/4/75 ở VN. Xin đọc gỉa tự tùy nghi mà luận ý.
vuphong
Posts: 2749
Joined: Sun Jun 03, 2007 12:31 am
Contact:

Post by vuphong »


Image
Đại Hội GĐ 81 Biệt Cách Dù: Nhớ Đồng Đội Vì Nước Hy Sinh

Santa Ana Đai Hội kỳ 6 gia đình 81 Biệt Cách Dù đã diễn ra tại Nhà Hàng Regent West Restaurant 4717 West First ST, liên tiếp trong hai ngày thứ bảy ngày 7 tháng 7 và chủ nhật ngày 8 tháng 7 năm 2007.

Ngày thứ 7 sinh hoạt nội bộ, Anh em gặp nhau hàn huyên tâm sự và lựa chọn nhân sự để bầu Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2007-2010.

Đại Hội chính thức khai mạc vào lúc 12 giờ trưa ngày chủ nhật 8/7/2007 khoảng 600 Quan Khách, Đại Diện Cộng Đồng, Hội Đoàn, Các Quân Binh Chủng bạn, thân hửu và Đại gia đình Biệt Kích tham dự. Đặc biệt có Cựu Trung Tá Cố Vấn Lực Lượng Đặc Biệt James Collins đến từ VA. Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá….

Sau phần nghi thức khai mạc. Cựu Đại Tá Phan Văn Huấn người Anh cả đầu đàn của Gia Đình Biệt Kích đã ngỏ lời cảm ơn Quan Khách cũng như toàn thể qúi vị hiện diện trong hội trường. Tiếp theo là giới thiệu thành phần trong Ban chấp hành mới. Được biết sau một ngày làm việc khá sôi nổi toàn thể Anh Chị em trong đại gia đình 81 Biệt kích dù đã đồng ý lưu nhiệm toàn thể các Chiến Hửu trong ban Chấp Hành nhiệm kỳ vừa qua để tiếp tục điều hành Hội. Mặc dù Anh tâm sự vì tuổi già sức yếu không thể đảm đang chức vụ chủ tịch Hội nhưng Trong bầu không khí thân tình và xúc động nhiều chiến hữu đã đọc thật to lời nói của Anh em trong gia đình Biệt Kích đối với người Anh Cả, một vị chỉ huy khả kính mà Anh em ai cũng thương mến nói rằng: "Anh Cả còn là còn tất cả." Câu nói thật thắm tình huynh đệ chi binh chính những yếu tố đó là chất keo gắn bó những người lính nói chung và những anh em Biệt Kích nói riêng. Được biết sau nhiều năm làm Hội trưởng Anh là sợi dây nối kết tất cả Anh Em ở khắp nơi qui tụ thành một khối thật thân tình trong gia đình Biệt Kích thế là một nhiệm kỳ nữa do Đại Tá Phan Văn Huấn tiếp tục làm "Tư Lệnh" những tràn pháo tay vang lên đề chào mừng đại hội thành công.

Nói đến 81 Biệt Cách Dù không ai không nhớ 2 câu thơ đã in sâu vào tâm khảm mỗi người lính, mỗi lần đọc lại hai câu thơ :

An Lộc, địa sử ghi chiến tích.

Biệt Kích Dù vị Quốc vong thân.

Biết bao những chiến sĩ đã vì lý tưởng tự do hy sinh thật anh dũng trên các chiến trường trong đó có Bình Long An Lộc. Đã một thời hàng hàng lớp lớp lên đường với bầu nhiệt huyết không sợ hiểm nguy, Biệt Cách Dù để bây giờ chúng ta gặp lại nhau nơi quê người mang theo những kỷ niệm khó quên.

Tiếp theo Đại Tá Hội trưởng giới thiệu các chiến hữu đại diện khắp nơi về tham dự như Canada, Úc Đại Lợi và các Tiểu Bang trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ lên khán đài để chào mừng Quan Khách và mỗi người tự giới thiệu về mình sau đó kể qua một vài kỷ niệm trong đời quân ngủ, những lần nhảy toán, những lúc thi hành công tác trong gian khổ, trong nguy hiểm nhưng tất cả đối với người lính Biệt Cách dù đó là bổn phận và nhiệm vụ của người trai thời loạn .

-Phần phát biểu của trung Tá Cố Vấn James Collins. Ong kể về những kỷ niệm những ngày chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Biệt Cách Dù, những chuyến trực thăng tải thương, những chuyến hành quân, đối với Ong cho đến bây giờ Ong vẫn thấy hảnh diện vì Ong đã làm việc bên cạnh những chiến sĩ can trường và sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ , với ông, Ong có qúa nhiều kỷ niệm để ca ngợi người lính Biệt Cách Dù trong đại gia đình Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau cùng là buổi cơm thân mật bắt đầu xen lẫn chương trình văn nghệ do Anh chị em trong gia đình Biệt Kích và thân hữu trình diễn thật đặc sắc.

Thời gian vẫn êm đềm trôi, mỗi lần gặp lại nhau điểm danh để thấy kẻ mất người còn nhưng không ai không hãnh diện về những hy sinh của những chiến sĩ Biệt kích dù trên các nẽo đường đất nước. Đại Hội bế mạc, mọi người chia tay nhau trong niềm lưu luyến và ai cũng hẹn gặp lại nhau trong kỳ Đại Hội tới.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 0 guests