Bình Luận , Quan Điểm

thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thienthanh »

Vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe và Giáo hội Thống Nhất
Hiếu Chân

Image
Người dân Tokyo mang hoa đến đền thời Zojoji viếng tang cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Hai 11 tháng Bảy 2022. Ảnh Yuichi Yamazaki/Getty Images

Việc sát hại cựu Thủ tướng Shinzo Abe làm nổi bật mối liên hệ giữa các chính trị gia Nhật Bản với Giáo hội Thống Nhất, còn gọi là Moonies – một giáo phái có màu tà đạo xuất xứ từ Hàn Quốc.

Hung thủ sát hại ông Shinzo Abe, Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, khai với cơ quan điều tra rằng anh ta giết ông Abe vì ông có mối quan hệ mật thiết với giáo phái Moonies mà mẹ của anh ta là một thành viên. Yamagami nói những khoản đóng góp tiền bạc lớn của mẹ anh ta cho giáo phái Moonies đã khiến kinh tế gia đình khánh tận và gây ra nhiều đau khổ cho anh.

Giáo hội Thống nhất là gì?

Giáo phái Moonies, tên đầy đủ là Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới (Family Federation for World Peace and Unification), tiền thân là Hội Thánh Linh vì Sự Thống Nhất của Cơ Đốc Giáo Thế giới (the Holy Spirit Association for the Unification of World Christianity), và được gọi tắt là Giáo hội Thống Nhất (Unification Church) được thành lập vào năm 1954 tại thành phố cảng Busan của Hàn Quốc. Người sáng lập giáo hội, ông Moon Sun-myung là mục sư phái Trưởng Lão (Presbyterian) đã bị rút phép thông công. Ông ta tuyên bố mình là người được Đức Chúa Trời sai xuống thế gian để hoàn thành công việc còn dang dở của Chúa Giê-su Ki Tô. Ông ta cũng tự xưng mình là Đấng Cứu Thế (Messiah) và là người chống cộng cuồng nhiệt.

Bị công chúng rộng rãi coi là một giáo phái có hơi hướng tà đạo nhưng Giáo hội Thống nhất đã truyền sang phương Tây vào cuối những năm 1950 và lan mạnh trên khắp thế giới vào những năm 1990. Chi nhánh Nhật Bản của giáo hội được mở vào năm 1959 và có tới 600,000 thành viên. “Giáo chủ” Moon Sun-myung được biết đã xây dựng cả một đế chế kinh doanh với hàng trăm công ty ở nhiều quốc gia, kinh doanh cả trường đại học, bệnh viện, nhật báo và các đoàn ca nhạc.

Hoạt động nổi bật nhất của giáo phái là tổ chức những đám cưới tập thể, lên tới hàng ngàn cặp nam-nữ, có khi đến từ nhiều nước khác nhau, nhắm tới xây dựng một thế giới tôn giáo đa văn hóa. Để tạo thuận lợi cho hoạt động này, cũng như giáo phái Pháp Luân Công (Falun Gong) của Trung Quốc, giáo phái Moonies lập nhiều công ty truyền thông, xuất bản báo chí ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ – tờ Washington Times ở Mỹ là ấn bản của giáo phái này, theo tin Reuters.

Từ một nỗi phẫn nộ

Người đứng đầu chi nhánh Nhật Bản của giáo phái xác nhận mẹ của nghi phạm Tetsuya Yamagami là một thành viên của nhà thờ. Tuy nhiên, người đứng đầu chi nhánh Tomihiro Tanaka từ chối bình luận về thông tin những món đóng góp lớn của mẹ Yamagami đã khiến gia đình anh ta rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính trầm trọng và nói rằng đóng góp cho giáo hội từ các thành viên là việc làm tự nguyện.
Image
Hung thủ Tetsuya Yamagami, giữa, với vũ khí tự chế, bị bắt giữ gần nơi anh ta bắn vào ông Abe từ phía sau lưng khi ông Abe đang diễn thuyết ở Nara, miền tây Nhật Bản hôm 8 tháng Bảy 2022. (Nara Shimbun/Kyodo News via AP)

Tại một cuộc họp báo mà chỉ các hãng truyền thông hàng đầu của Nhật Bản mới được mời, ông Tanaka nói rằng mẹ của nghi phạm Yamagami là một thành viên của giáo phái từ khoảng năm 1998 và đã tham dự các sự kiện của nó cho đến cách đây hai tháng. Bản thân nghi phạm 41 tuổi không tham gia giáo hội.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin rộng rãi rằng Yamagami, một cựu thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói mẹ anh đã quyên góp rất nhiều tiền cho giáo hội, làm đảo lộn tình hình tài chính của gia đình của họ. Nhưng báo chí không thể liên lạc với mẹ của Yamagami để đưa ra bình luận.


Ông Tanaka từ chối bình luận về khoản đóng góp của người mẹ, nhưng cho biết giáo hội không ép buộc tín đồ đóng góp trái với ý muốn của họ. Ông ta nói dường như mẹ của Yamagami bị phá sản vào năm 2002.

“Chúng tôi cảm thấy bối rối và khó hiểu tại sao sự phẫn nộ chống lại giáo hội lại dẫn đến việc giết hại cựu Thủ tướng Abe”, ông Tanaka nói tại cuộc họp báo, hãng Kyodo cho biết.

Quan hệ chính trị và giáo phái


Trong nhiều thập niên, mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo phái Moonies và các nhân vật quyền lực trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền là một bí mật ít được thảo luận trong chính trị Nhật Bản.

Nhưng cái chết của ông Abe và những cáo buộc của nghi phạm với giáo phái đã buộc mọi người phải chú ý tới mối quan hệ đó khi tìm kiếm câu trả lời cho một trong những vụ bạo lực chính trị tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Mặc dù không phải là thành viên của giáo phái, cựu Thủ tướng Abe và ông ngoại quá cố của ông, ông Nobusuke Kishi, cũng là một cựu thủ tướng Nhật Bản, được công khai biết đến là những người ủng hộ giáo phái này. Hung thủ Yamagami tin rằng ông Kishi có vai trò trong việc thành lập giáo pháo Moonies ở Nhật Bản. “Chính ông Kishi là người đã đưa giáo phái phá hủy gia đình tôi nên tôi đã nhắm vào cháu trai của ông ấy”, báo chí Nhật Bản dẫn lời anh ta nói với các nhà điều tra. Các quan chức cảnh sát địa phương từ chối bình luận.

Jeffrey J Hall, một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kanda, cho biết Giáo hội Thống nhất đã tham gia vào chính trị bảo thủ ở Nhật Bản kể từ thời ông ngoại của Abe. “Giáo phái này là một trong những cơ sở của LDP kể từ thời Chiến tranh Lạnh khi giáo phái là đồng minh đáng tin cậy của giới chính trị bảo thủ Nhật Bản chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã làm việc với phe Kishi của đảng LDP, mà sau này trở thành phe Abe,” giáo sư Hall nói, theo báo Financial Times.

Giáo phái không thừa nhận đã cung cấp các khoản đóng góp tài chính cho đảng LDP. Nhưng ông Hall cho biết luật nghiêm ngặt về vận động chính trị Nhật Bản dẫn tới chuyện các đảng chính trị không nhất thiết liên kết với cử tri qua đóng góp tài chính mà những mối liên hệ phi tiền tệ cũng hết sức quan trọng.

“Các nhóm tôn giáo có thể cung cấp một thành phần cử tri rất đáng tin cậy, những người chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử, chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho đảng của bạn, có thể cung cấp tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của bạn,” ông Hall nói.


Vào tháng Chín năm ngoái, ông Abe đã xuất hiện tại một sự kiện do người vợ góa của người sáng lập giáo phái Moonies tổ chức. Sự kiện còn có sự góp mặt của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với tư cách là diễn giả chính. “Tôi rất vinh dự khi được tạo cơ hội để nói chuyện với người bạn thân của tôi, Tổng thống Trump, người cũng là động lực cho hòa bình thế giới,” ông Abe nói trong bài phát biểu dài năm phút tại sự kiện.
Image
Cựu Tổng thống Donald Trump và cựu Thủ tướng Shinzo Abe trong lần ông Trump thăm Nhật Bản tháng 11-2017 khi hai ông còn đang nắm quyền Ảnh Toru Hanai / Pool/Anadolu Agency/Getty Images.
Không thể tiếp tục làm ngơ

Nhưng mối quan hệ giữa các chính trị gia và đảng chính trị với các giáo hội, giáo phái luôn bị nghi ngờ.

Mạng Lưới Luật Sư Toàn Quốc Chống Buôn Bán Tâm Linh (The National Network of Lawyers Against Spiritual Sales), đại diện cho những người bị buộc phải đóng góp hoặc phải mua “hàng hóa tinh thần” như bùa chú và bình lọ từ các nhóm tôn giáo, đã phản đối sự xuất hiện của ông Abe vào năm ngoái tại sữ kiện nói trên. Mạng Lưới cáo buộc rằng giáo phái Moonies “đã gây ra thiệt hại trầm trọng cho nhiều công dân ở Nhật Bản, làm tan vỡ gia đình và hủy hoại cuộc sống”.

Theo các luật sư, giáo phái đã gây thiệt hại cho các thân chủ của họ tổng cộng hơn 123 tỷ yên Nhật ($894 triệu) trong 30 năm qua. Trong một trường hợp, một gia đình đã đóng góp tới 2 tỷ yên Nhật cho giáo hội.

Một chủ tịch Giáo hội Thống nhất Nhật Bản đã từ chức vào năm 2009 sau khi một số giám đốc điều hành của tổ chức này bị buộc tội bán hàng bất hợp pháp đến tận cửa nhà dân. Hiroshi Yamaguchi, một trong những luật sư đại diện cho các nạn nhân, cho biết: “Những người theo giáo phái Moonies vẫn bị ấn định hạn ngạch đóng góp rất nghiêm ngặt.”

Kimiaki Nishida, một chuyên gia về tâm lý sùng bái tại Đại học Rissho cho biết giới truyền thông và các định chế nhà nước Nhật Bản từ lâu đã làm ngơ trước những mối liên hệ giữa giới chính trị với giáo phái Moonies. “Đây không phải là một nhóm tôn giáo mà là một giáo phái ham tiền. Nhưng không ai động đến họ cả,” ông Nishida nói.
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

KẺ THAY THẾ KHI TRUMP SA CƠ, SẼ KHÔNG PHẢI LÀ RON DESANTIS
August 5, 2022

Image
U.S. President Donald Trump speaks about Ukraine and the whistleblower complaint during a joint news conference with Finland's President Sauli Niinisto in the East Room of the White House in Washington, U.S., October 2, 2019.
REUTERS/Leah Millis

Trước đây, tôi đã có viết nhiều bài bình luận nói về Donald Trump và Ron DeSantis, một Trump 2.0, nhân vật có thể thay thế Trump một khi ông ta rời khỏi đường đua vì bất kỳ lý do gì, bệnh tật, tù tội hay nhẹ nhất là bị tước quyền tái tranh cử, thì người mà tôi nghĩ ngay đến là Ron DeSantis, nhưng với một số thông tin mới nhật mà tôi tìm hiểu được, thì dường như phán đoán đó của tôi đã sai, rằng Ron DeSantis sẽ không được giới tinh hoa chính trị của đảng Cộng Hòa xem là một nhân vật đủ tư cách để thay thế một con ngựa già phải rời khỏi trường đua vì nhiều lý do khác nhau.
Một Ron DeSantis, tốt nghiệp cả hai trường đại học danh tiếng Yale và Harvard có thể sẽ không thể giành được cơ sở của Trump vì nhiều lý do.

Thực sự, giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa vẫn đang cố sức thoát khỏi ảnh hưởng của Donald Trump nhiều nhất có thể và trễ nhất là sau cuộc bầu cử giữa kỳ.

Ban đầu, giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa chú ý đến Ron DeSantis, hy vọng một thống đốc trẻ của tiểu bang Florida được tốt nghiệp cả ở Yale và Harvard đủ khôn ngoan, khéo léo và cả sự tàn nhẫn, thẳng thắn đối đầu có thể thu phục cử tri của Trump mà không bị vướng bận những hành trang xấu xí, tai tiếng của Donald Trump.
Thực sự thì với Trump, bất cứ điều gì đều có thể xảy ra, đặc biệt nếu Bộ Tư pháp thực sự đủ mạnh mẽ để làm điều đúng đắn khi buộc tội Trump về một hoặc nhiều tội ác của ông ta. Đặc biệt, ngày 6 tháng 1 là một sự kiện bê bối, đáng xấu hổ độc nhất vô nhị trong lịch sử nước Mỹ dường như vẫn chưa hoàn toàn sẽ được đi đến tận cùng, nếu không thì điều chắc chắn là Trump sẽ cố gắng thử một lần nữa tìm cách vào lại TBO lần thứ hai.

Nhưng nếu những gì giới tinh hoa GOP đang tìm kiếm là một người có thể đủ mạnh để kích thích những bộ não cuồng tín MAGA và các đảng viên Công Hòa trơ trẽn, bạc nhược thì DeSantis lại không đúng là nhân vật mà giới tinh hoa chính trị của đảng Cộng Hòa đang tìm kiếm.
Chắc chắn, DeSantis đang thể hiện khá tốt trong một số trận đấu nhỏ và nhận được số phiếu ủng hộ khá tích cực để chứng tỏ thực lực trước Donald Trump ngay bây giờ, nhưng điều đó không thực sự có nhiều ý nghĩa.
Hầu hết các cử tri không thực sự chú ý hay không thực sự biết nhiều về DeSantis hoặc thậm chí chịu lắng nghe những phát biểu của DeSantis.

Nhà báo Michael Cohen, trong một bản tin gần đây, đã giải thích lý do tại sao một số giới tinh hoa chính trị đảng Cộng Hòa nghĩ về một Ron DeSantis như một bánh xe dự phòng hơn là bánh xe dùng để chạy cho một cuộc đua. Có lẽ vì DeSantis là “một kẻ tự mãn và không đủ lực quyến rũ” dù DeSantis đã cố gắng xây dựng hình ảnh của bản thân như một “chiến binh dũng cảm, khôn ngoan và mạnh mẽ nhất mà đảng Cộng Hòa nên nhìn nhận như một sự thay thế chính thức”.
Nhưng với Donald Trump, không giống như DeSantis, ông ta “quyến rũ và lôi cuốn” đối với nhiều người Mỹ, nhất là nhóm MAGA và các nhà lập pháp cực đoan của đảng Cộng Hòa.
Thực sự, Donald Trump có một sự hấp dẫn mà DeSantis không có. “Sức hút” của Donald Trump là thế mạnh của một kẻ thích bắt nạt những người khác yếu thế hơn. Người hâm mộ của Trump yêu thích những lời lăng mạ, miệt thị, tấn công người khác của Trump một cách không nương tay, bất kể là người khuyết tật, phụ nữ, người đồng tính hoặc người da màu.

Tính cách bặm trợn, ngỗ ngáo, ngang ngược của Trump đã làm bùng cháy những khát vọng của những người theo dõi ông ta yêu thích bạo lực, thu hút những người muốn tự chứng tỏ với mọi người rằng, họ cũng có thể trở nên tồi tệ, ngang ngược như Trump trước mặt mọi người mà không phải trả giá cho những hậu quả xã hội và pháp luật.
Họ hiểu và biết rất rõ những tội lỗi tày trời mà Trump đã gây ra, nhưng cho đến giờ này, họ thấy Trump dường như vẫn miễn nhiễm với luật pháp, và đây chính là điều gây nên sự thu hút, thần tượng, sùng bái một lãnh tụ, người có thể làm bất cứ điều gì mà không thể bị hậu quả hay xem Trump như một bậc siêu nhiên có một sức mạnh khủng khiếp, người có thể đứng trên pháp luật.
Với DeSantis, ông ta cũng thủ đắc bản tính tàn nhẫn như Trump, DeSantis tạo được một sự thu hút vừa phải đối với các cơ sở Cơ đốc giáo theo chủ nghĩa chính thống cứng rắn của GOP, nhưng lại không được lòng một bộ phận rất lớn cử tri Trump.

Chìa khóa để hiểu được sự nổi tiếng của Trump và sự thất bại của DeSantis nằm ở điều này: Trump đã đánh lừa rất nhiều người tin rằng ông ta không phải là một cầu thủ cánh hữu cấp tiến, nhưng thực sự, ông ta chính là một người như vậy, không sai. DeSantis chỉ là không biết làm sao để lột trần được bộ mặt thật cánh hữu cấp tiến của Trump xuống mà thôi.
Lý do quyền lực của Trump đối với GOP chỉ tăng mà không giảm sau khi ông ta thua cuộc bầu cử năm 2020 là vì ông ta đã thu hút được hơn 74 triệu cử tri, ít hơn 7 triệu so với Joe Biden, nhưng nhiều hơn 15 triệu so với Mitt Romney vào năm 2012.

Cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 có thể khiến nhiều người tin rằng Trump là một kẻ theo chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, các cử tri Trump đã đưa ra những lý do hợp lý khác mà họ tin là sẵn sàng để bỏ qua việc trruy cứu trách nhiệm về cuộc bạo động ở Capitol.

Nhưng, tóm lại, nếu Trump bị thách thức hay bị thất thế trong cuộc chạy đua vào năm 2024 thì đảng Cộng hòa cần một người vừa có khả năng thu hút được những người theo trào lưu chính thống Cơ đốc giáo vừa có thể lôi kéo được những kẻ cuồng tín trong nhóm MAGA, thì thực sự Don DeSantis chưa đủ khả năng, uy tín và sự hấp dẫn, lôi cuốn được những Cơ đốc nhân và những con cừu MAGA cùng nhập đoàn sau lưng ông ta.
Giới tinh hoa chính trị của đảng Cộng Hòa đang tìm một nhân tố mới, chưa lộ diện, bất kể là ai, nam hay nữ, chúng ta chưa biết, nhưng phải có thực lực và sự hấp dẫn, lôi cuốn như Donald Trump, có thể là một khuôn mặt nào đó, nhưng chắc chắn sẽ không phải là Ron DeSantis.

Việt Linh
05.08.2022
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

Vụ khám nhà ông Trump: Từ nguồn tin mật của FBI
Bài tường thuật độc quyền của báo Newsweek đăng Thứ Tư 10 Tháng Tám đưa ra nhiều chi tiết
Hiếu Chân
10 tháng 8, 2022

Image
Dân New York đổ ra xem đoàn xe chở ông cựu Tổng thống Donald Trump tới Văn phòng Bộ Tư pháp tiêu bang New York sáng nay thứ Tư 10 Tháng Tám để ông trả lời thẩm vấn của Bộ trưởng Letitia James về những khuất tất của công ty Trump Organization. Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images.

Vụ khám xét dinh thự riêng của cựu Tổng thống Donald Trump đang làm chia rẽ nước Mỹ và gây bão trên truyền thông. Sự việc bắt đầu như thế nào, một bài tường thuật độc quyền của báo Newsweek đăng Thứ Tư 10 Tháng Tám đưa ra nhiều chi tiết

Newsweek dẫn nguồn từ hai quan chức cấp cao của chính phủ cho biết cuộc đột kích vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump dựa trên thông tin từ một nguồn tin mật của Cục Điều tra Liên bang (FBI), một người có khả năng xác định ông cựu tổng thống đang cất giấu những tài liệu mật nào và biết cả vị trí cất giấu chúng.

Cuộc đột kích được cố tình sắp xếp vào thời điểm mà ông Trump đi vắng để không thu hút sự chú ý của công luận. Những người có thẩm quyền quyết định của FBI tại trụ sở ở Washington và chi nhánh Miami – nơi có khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago – không muốn cho ông cựu tổng thống có một cơ hội chụp ảnh hoặc ngăn cản cuộc đột kích. Nỗ lực đó đã thất bại: nó đã dẫn đến phản ứng giận dữ của các nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa (GOP) và những người ủng hộ ông Trump.


Cả hai quan chức chính phủ cấp cao đều nói rằng cuộc đột kích không có động cơ chính trị, FBI chỉ nhằm mục đích thu hồi các tài liệu tuyệt mật đã bị đưa ra khỏi Tòa Bạch Ốc một cách bất hợp pháp. Việc chuẩn bị một hoạt động như vậy đã bắt đầu từ nhiều tuần trước, nhưng về ngày giờ, văn phòng thực địa của FBI tại Miami và trụ sở chính ở Washington đều tập trung vào việc tránh “màn xiếc” của giới truyền thông và lo ngại rằng tài liệu có thể bị tiêu hủy.
Image
Những người ủng hộ trước cổng tư dinh của cựu Tổng thống Donald Trump tại Mar-A-Lago ngày 8 Tháng Tám 2022 để phân đối vụ khám xét (ảnh: Eva Marie Uzcategui/Getty Images)

Vào khoảng 10 giờ sáng thứ Hai 8 Tháng Tám theo giờ miền Đông, khoảng hai chục nhân viên và kỹ thuật viên FBI đã có mặt tại nhà riêng của Donald Trump ở Florida để thực hiện lệnh khám xét nhằm thu giữ bất kỳ tài liệu nào thuộc sở hữu của chính phủ hoặc có thể thuộc quyền sở hữu của Trump nhưng phải giao cho Nha Lưu trữ Quốc gia theo quy định của Đạo luật Hồ sơ Tổng thống năm 1978 (Presidential Records Act of 1978 – PRA). (Để đối phó với vụ bê bối thư điện tử của bà Hillary Clinton, năm 2018 chính ông Trump đã ký một đạo luật quy định việc xóa và giữ lại các tài liệu mật trở thành một trọng tội).

Đạo luật PRA quy định hồ sơ tổng thống là tài sản của chính phủ liên bang Hoa Kỳ chứ không phải là tài sản riêng của tổng thống và đặt các hình phạt nghiêm khắc cho những ai không tuân thủ. “Bất cứ ai lưu giữ bất kỳ hồ sơ, biên bản, bản đồ, sách, tài liệu, giấy tờ hoặc những thứ khác, cố ý và bất hợp pháp che giấu, xóa, cắt xén, loại bỏ, làm sai lệch hoặc phá hủy những thứ đó, sẽ bị phạt $2,000, lên đến ba năm tù giam hoặc sẽ bị tước bỏ chức vụ và không đủ tư cách đảm nhiệm bất kỳ chức vụ nào của Hoa Kỳ.”

Theo nguồn tin của hai quan chức cấp cao, chính mối lo ngại về việc sở hữu bất hợp pháp “thông tin quốc phòng” bí mật là cơ sở cho lệnh khám xét và không liên quan đến cuộc điều tra của Ủy ban Hạ Viện ngày 6 Tháng Giêng hoặc bất kỳ hành vi sai trái nào khác bị cáo buộc của ông cựu tổng thống.

***

Con đường dẫn đến cuộc đột kích bắt đầu cách đây một năm rưỡi. Ngay trong quá trình chuyển giao từ chính quyền Trump sang chính quyền Tổng thống Joe Biden, Nha Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia (National Archives and Records Administration – NARA) đã đặt câu hỏi liệu hồ sơ tổng thống có được chuyển giao đầy đủ cho cơ quan liên bang để lưu giữ lịch sử hay chưa.


Vào Tháng Hai, chuyên gia lưu trữ David Ferriero ra làm chứng trước Quốc Hội rằng cơ quan NARA đã bắt đầu nói chuyện với người của ông Trump ngay sau khi họ rời nhiệm sở và nhóm ông Trump đã trả lại 15 hộp tài liệu. Ông Ferriero nói rằng trong những tài liệu đó, NARA phát hiện ra các tài liệu “được đánh dấu là thông tin an ninh quốc gia đã được phân loại”; từ đó đặt thêm nghi vấn liệu ông Trump có tiếp tục sở hữu tài liệu mật hay không.

Bản thân ông Trump cũng nói rằng, ông đã trả lại các hồ sơ chính thức cho cơ quan Lưu trữ, và nói việc mang các hồ sơ đó về dinh thự Mar-a-Lago là “một quy trình bình thường và thường xuyên để bảo đảm việc bảo tồn di sản của tôi và phù hợp với Đạo luật Hồ sơ Tổng thống.” Ông cũng tuyên bố cơ quan lưu trữ “không tìm thấy” bất cứ thứ gì trong những thứ đã được ông trả lại, chứng tỏ không có gì nhạy cảm. Ông cũng nói các tài liệu đã vô tình được chuyển đến Florida trong khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài sáu giờ khi đồ đạc của ông được chuyển ra khỏi Tòa Bạch Ốc.

Theo nguồn tin của Bộ Tư pháp, cơ quan Lưu trữ nhìn nhận vấn đề rất khác; họ tin rằng Tòa Bạch Ốc thời ông Trump đang cản trở họ và tiếp tục sở hữu tài liệu trái phép. Đầu năm nay, NARA đã yêu cầu Bộ Tư pháp mở cuộc điều tra.


Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Trump, viết tweet rang khi đã bị FBI sờ gáy thì nên chuẩn bị vô tù.
Vào cuối Tháng Tư, một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã bắt đầu xem xét liệu ông Trump có vi phạm Đạo luật Hồ sơ Tổng thống hay liệu Tổng thống Trump có sở hữu bất hợp pháp thông tin an ninh quốc gia hay không. Thông qua quy trình đại bồi thẩm đoàn, cơ quan lưu trữ quốc gia đã cung cấp cho các công tố viên liên bang bản sao các tài liệu nhận mà ông Trump nộp lại vào Tháng Giêng năm 2022 và đại bồi thẩm đoàn kết luận rằng đã có hành vi vi phạm pháp luật, theo nguồn tin của Bộ Tư pháp.



***

Vào tuần trước, các công tố viên của vụ án và Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ tại địa phương đã đến gặp thẩm phán liên bang Bruce Reinhart của Florida ở West Palm Beach để yêu cầu phê duyệt việc khám xét nhà riêng của Donald Trump. Nguồn tin tình báo cho biết để có được lệnh khám xét, các công tố viên đã trình bày các bản khai hữu thệ chứa đựng nhiều chi tiết thuyết phục rằng ông Trump tiếp tục sở hữu các hồ sơ mật, vi phạm luật liên bang và các nhà điều tra có đủ thông tin để chứng minh rằng những hồ sơ đó được cất giữ tại khu nghỉ dưỡng Mar-a- Lago — kể cả chi tiết chúng được cất trong một két sắt cụ thể trong một căn phòng cụ thể.

Nguồn tin tình báo cho biết: “Để có thể thuyết phục thẩm phán liên bang ở Florida chấp thuận một cuộc đột kích chưa từng có như vậy, các nhà điều tra phải có bằng chứng rất chắc chắn.” Thẩm phán Reinhart đã xem xét các bằng chứng và đặt ra nhiều câu hỏi về các nguồn tin và mức độ khẩn cấp, sau đó ông thẩm phán đã ký lệnh khám xét cho phép FBI tìm kiếm tài liệu liên quan trong khu dinh thự của ông Trump.

Có được lệnh khám nhà, FBI sau đó lên kế hoạch đột kích Mar-a-Lago trong thời gian ông Trump đi chơi golf ở Bedminster, New Jersey. Một nguồn tin mật vụ cho biết giám đốc Sở Mật Vụ – cơ quan bảo vệ an ninh cho tổng thống, cựu tổng thống và gia đình họ – đã được báo trước về các chi tiết cụ thể của cuộc đột kích. Và FBI cũng đã phối hợp với Cơ quan Mật vụ để tiếp cận khu nghỉ dưỡng.
Image
Lực lương Mật Vụ trước tư dinh ông Trump tại Mar-A-Lago ngày 8 Tháng Tám 2022 (ảnh: Eva Marie Uzcategui/Getty Images)
Vào giờ đã định, một đoàn xe gồm nhiều chiếc SUV màu đen không mang phù hiệu và một chiếc xe tải cho thuê Ryder chở khoảng hai chục đặc nhiệm và kỹ thuật viên FBI tiến vào cổng khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Các nhân viên Sở Mật vụ trang bị vũ khí dày đặc túc trực ở cổng nhà. Sở cảnh sát Palm Beach cũng có mặt tại hiện trường.

Toàn bộ hoạt động được tiến hành tương đối lặng lẽ. Không có nhân viên nào của FBI mặc những chiếc áo gió màu xanh sẫm mang biểu tượng của họ, không cho thấy sự hiện diện của FBI. Và mặc dù cơ quan thực thi pháp luật địa phương có mặt chứng kiến cuộc khám xét, Sở Cảnh sát Palm Beach đã cẩn thận đăng tweet vào hôm thứ Ba rằng họ “không biết về sự tồn tại của lệnh khám xét cũng như không hỗ trợ FBI thực hiện lệnh khám xét.”

Theo báo cáo, có khoảng 10-15 hộp tài liệu đã được chuyển khỏi khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago sau cuộc khám xét. Ông Donald Trump nói trong một tuyên bố rằng FBI đã mở két sắt cá nhân của ông như một phần trong cuộc tìm kiếm. Luật sư của Trump, Lindsey Halligan, người có mặt trong cuộc khám xét kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, nói rằng FBI đã nhắm mục tiêu vào ba phòng – một phòng ngủ, một văn phòng và một nhà kho. Điều đó cho thấy FBI đã biết cụ thể cần phải xem xét chỗ nào trong khu dinh thự rộng lớn, có tới 124 phòng của ông Trump.
MatVit
Posts: 1309
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:10 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by MatVit »

Di sản của Nguyễn Phú Trọng
Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
08/12/2022

Một đánh giá miễn cưỡng đối với nhà lãnh đạo già của Việt Nam


Image
Ảnh: Khoảnh khắc vui sướng trong Hành lang Quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với “tam trụ” (từ trái sang) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo 78 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định rằng, ông sẵn sàng nghỉ hưu bất cứ khi nào Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý về một người kế nhiệm xứng đáng. Không nghi ngờ gì với cái gật đầu ngầm của Trọng, các nhà xuất bản nhà nước đang biên soạn những ấn bản dày đặc quà tặng với các bài phát biểu và bài viết trong suốt 55 năm sự nghiệp của ông.

Đặc trưng điển hình nhất của Trọng là nhà lãnh đạo lâu năm mà chẳng để lại dấu vết tầm cỡ lớn nào. Kiểu cách ông cụ và lối sống khiêm tốn của ông dễ gây lầm lẫn; ông cứng như đá. Trong suốt một thập niên, ông không hề khoan nhượng khi những nhân vật nặng ký trong đảng, thậm chí cả những người đồng chí lâu năm, được phát hiện là đã dùng sự ưu ái (ô dù) để đổi chác tiền bạc hoặc ‒ có lẽ tệ hơn ‒ bị phát hiện là lấy sự ngờ vực về học thuyết Mác-Lênin. Năm 2015, ông đã bóp nát âm mưu muốn thay ông làm Tổng Bí thư của thủ tướng đương nhiệm. Kể từ đó, không còn bị thách thức, Trọng đã nỗ lực hết sức để thanh lọc tham nhũng và kiểu suy nghĩ mơ hồ trong Đảng. Đó là một trận chiến không hồi kết.

Sau khi bị đột quỵ một thời gian vào năm 2019, Trọng đã đề xuất sát thủ trung thành của mình làm người kế nhiệm. Khi hầu hết các đồng liêu của ông trong Ủy ban Trung ương bị nghẹn họng về điều , Trọng quyết định rằng, dù có bị bệnh hay không, ông vẫn chưa sẵn sàng nghỉ hưu. Thay vào đó, ông đã vận dụng các quy tắc của đảng để bảo đảm một nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có ở vị trí lãnh đạo.

Bây giờ, khi thời điểm giữa nhiệm kỳ thứ ba đó đang đến gần, tất nhiên là các ứng viên kế nhiệm Trọng đang lập kế điều động một cách kín đáo. Dường như không ai trong số các ứng viên hàng đầu chia sẻ niềm đam mê cải cách của Trọng, mặc dù đó có thể là cái giá phải trả cho việc ông ta thoát khỏi đời sống chính trị một cách lịch lãm.

Cái gì thúc đẩy ông Trọng?

Những thành công và thiếu sót trong nỗ lực của Nguyễn Phú Trọng trong việc trấn áp các vụ tham nhũng của các quan chức cấp cao đã được tường thuật rộng rãi, bao gồm cả ở đây. Ít thấy hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng là chiến dịch trong nội bộ Đảng của Trọng nhằm dập tắt xu hướng tiêu cực “tự diễn biến và tự chuyển hóa”.

Theo như những bằng chứng công khai, Nguyễn Phú Trọng chưa từng dao động trong niềm tin rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội ‒ kiểu Lênin, trong đó một đảng tiên phong “đưa quyền làm chủ của nhân dân thành hiện thực” ‒ mới có thể đưa Việt Nam đến “một kiểu xã hội mới về chất . . . có khả năng phát huy được sự sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân”.

Chưa hết, khi Trọng gần đến tuổi hưu sau một thời gian dài ‘phục vụ’ với tư cách là một nhà lý luận và giáo sư về ‘xây dựng đảng’, ông ta nhận thấy rằng đảng của Hồ Chí Minh đang mục ruỗng từ bên trong. Trong thời đại có nhiều cơ hội để ‘tự xử lý, các quan chức đang trở nên giàu có và những người dân thường đang mất niềm tin vào Đảng Cộng sản.

Theo tính toán của Trọng, việc chỉ nâng cao tính chính đáng trong hoạt động của Đảng là không đủ. Nó cũng phải chứng minh tính chính đáng về mặt đạo đức của mình bằng cách loại bỏ bọn sâu sa ngã.

“Một số lượng lớn cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống”, ông nói tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng 10 năm 2016. Họ đi xa đến mức “đòi ‘đa nguyên’, cổ xúy cho ‘tam quyền phân lập’, và ca ngợi ‘xã hội dân sự’… Họ lợi dụng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan tiêu biểu nhất của Đảng và trong những năm gần đây là cơ quan quyền lực nhất. BCH có khoảng 200 ủy viên, bao gồm một số khá lớn các lãnh đạo thành phố và tỉnh, các quan chức chính quyền trung ương và đại diện các doanh nghiệp nhà nước, cũng như các ủy viên đến từ các ban ngành trong trụ sở chính của Đảng. Đáp lại yêu cầu của Tổng Bí thư, họ đã thông qua Nghị quyết 4 hồi tháng mười 2016. Đó là một tài liệu dài cho phép ông có quyền làm (theo cách nói của ông) “đảo ngược sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống… trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý”.

Trái ngược với chiến dịch rất công khai của Trọng nhằm xác định và truy tố các quan chức tham nhũng, chiến dịch chống ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ đã được theo đuổi như một vấn đề nội bộ của đảng CSVN. Trọng giải thích rằng, sự tự tin thái quá thể hiện ở chỗ một cán bộ “muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh của đảng. Khi xảy ra chuyện đó, anh ta có còn là đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ?”

Nghị quyết 4 gần như ngay lập tức dẫn đến việc Đảng khai trừ một số trí thức phục vụ lâu năm có tư tưởng tự do. Các thành viên khác của đảng trở nên cẩn trọng hơn, ít nhất là khi phát biểu trước công chúng.

­Truyền thông xã hội bị chế ngự; Xã hội dân sự bị kỳ thị

Nghị quyết 4 cũng nâng tầm nền tảng lý thuyết cho một động lực thành công phần lớn trong việc hạn chế các cuộc tranh luận tự do trên không gian mạng và gây ra sự nghi ngờ về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự.

Đến năm 2016, cả Facebook và công ty con YouTube của Google đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam, là nơi đăng nội dung chỉ trích nhà nước. Chính quyền Hà Nội yêu cầu việc này phải dừng lại. Những gã khổng lồ truyền thông xã hội giải thích rằng việc kiểm duyệt nội dung là trái với chính sách của họ. Chính quyền (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Cộng an) đã báo cho các công ty Việt Nam rút quảng cáo khỏi hai nền tảng (website) này. YouTube đã kịp thời tuân theo, thay vì để mất phần lớn thu nhập ở thị trường Việt Nam đang sinh lời. Facebook đã cố gắng thương lượng nhưng không có kết quả.

Từng chút một, Facebook và những công ty truyền thông xã hội đã nhân nhượng hơn là để đánh mất một thị trường được cho là trị giá khoảng một tỷ Mỹ kim hàng năm. Đến năm 2020, cơ quan chức năng của Việt Nam có thể báo cáo rằng, cả hai công ty này đã trở thành công dân internet tốt. Lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Truyền thông – Thông tin ca ngợi YouTube và Facebook đã kịp thời xóa các bài đăng được coi là thù địch hoặc xúc phạm do đội quân giám sát nội dung của chế độ điểm chỉ và hơn nữa là đình chỉ các tài khoản liên tục đăng nội dung đó.

Cũng sau khi Nghị quyết 4 được thông qua, các cơ quan đảng trở nên ít khoan dung hơn đối với các tổ chức xã hội dân sự không trực thuộc chính phủ. Truyền thông của Đảng khẳng định rằng, đây là những công cụ của “các thế lực thù địch” bên ngoài, nhằm phá hoại vai trò lãnh đạo của đảng CSVN và sự đoàn kết dân tộc, cũng như tuyên truyền các tư tưởng về tự do cá nhân, nhân quyền vốn có và hệ thống chính trị đa đảng.

Chiến dịch bêu xấu các nhóm xã hội dân sự của đảng và nhà nước trước hết cho thấy, sự đàn áp tăng cao đối với một nhúm nhỏ các công dân cấp tiến, dám phản đối đường lối chính trị của chế độ. Vài trăm người hiện đang thụ án tù vì hoạt đông chống đối của họ; những người cùng ý khác đã trở nên cẩn trọng hơn.

Hơn nữa ‒ và điều này là mới ‒ các cơ quan của Đảng đã bắt đầu gộp chung những người phản đối chính trị với rất nhiều người khác vốn chọn cách làm việc trong các nhóm tự nguyện, độc lập với sự lãnh đạo của Đảng nhưng thường hợp tác với các văn phòng chính phủ, để đạt được các mục tiêu xã hội đa dạng như chống ngược đãi trẻ em, ủng hộ quyền động vật, hoặc phân phát thực phẩm cho những người có nhu cầu.

Các nhà lãnh đạo của một số tổ chức xã hội dân sự từng hợp tác với chính phủ ở cấp quốc gia đã bị bắt hồi đầu năm nay. Nổi bật nhất trong số đó, người sáng lập và lãnh đạo nhóm vận động chính sách môi trường, Green ID, đã từng cộng tác chặt chẽ với văn phòng Thủ tướng Chính phủ trong việc lập kế hoạch chuyển đổi nhiều năm cho Việt Nam, từ phụ thuộc vào than sang dựa vào năng lượng mặt trời và nguồn tài nguyên gió dồi dào của đất nước. Bị kết tội trốn thuế hồi tháng 6, cô ấy đang phải thi hành án tù hai năm.

Sự kết thúc của một kỷ nguyên?

Phần lớn các đồng liêu lãnh đạo đảng CSVN của TBT Trọng đã đồng ý vào năm 2011, 2016 và một lần nữa vào năm 2021 rằng ông ta là người “đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống… trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý”. Vẫn không thiếu củi cho ‘vào lò’ của Trọng. Nói một cách đơn giản, nhà lãnh đạo Đảng đã làm lẫn lộn những người hoài nghi, cho rằng các chiến dịch của ông sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và chỉ nhắm vào các đối thủ của ông và đồng bọn của họ.

Chỉ có thời gian mới biết được Trọng có ngăn chặn được sự thối nát trong nội bộ Đảng hay chỉ đơn giản là làm chậm lại. Thành công hay không, Trọng đáng khâm phục theo cách riêng của ông ta. Ông ta là một tín đồ thực sự trong một thời đại hoài nghi, ngoan cường trước mặt với nỗi thất vọng dai dẳng. Ông ta là một nhà lãnh đạo điển hình qua cách làm việc mà ông mong được làm khuôn mẫu cho cấp dưới của mình.

Trong một sơ lược tiểu sử gần đây, Reuters mô tả hình ảnh của Trọng là “hình ảnh của một người ghét sự thái quá, từ chối những món quà Tết Nguyên đán đắt tiền từ bạn bè”. Ông bà Trọng sống trong một biệt thự khiêm tốn, cạnh một trong những hồ nước ở Hà Nội, cách văn phòng làm việc một quãng đường lái xe ngắn. Hai người con của họ, được cho là quan chức, không hề được báo chí Việt Nam nhắc đến.

Lãnh đạo đảng ba nhiệm kỳ của Việt Nam không còn khỏe mạnh nữa: Sự chú ý mà các tờ báo Việt Nam dành cho chuyến đi trong ngày được sắp xếp cẩn thận gần đây đã gián tiếp đưa ra cái nhìn đó. Đây là lần đầu tiên ông Trọng ra khỏi Hà Nội kể từ khi ông bị đột quỵ hồi tháng 4 năm 2019. Ông đi ô tô đến Yên Tử, một cụm chùa cách Hà Nội 130 km về phía đông, gắn liền với vị vua thông tuệ Trần Nhân Tông hồi thế kỷ 13.. Có lẽ đây là một cơ hội tốt để ông cầu xin Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN sẽ chọn được một Tổng Bí thư kế nhiệm, đáp ứng các tiêu chuẩn của ông.

_______

Tác giả: Ông David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là một cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel. Ông có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quaichao »

Người Mỹ lo cho nền dân chủ, muốn điều tra ông Trump

Image
Người Mỹ coi mối đe dọa đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt.
Hiếu Chân


Các phiên điều trần công khai, các bằng chứng và lời khai của nhân chứng về vụ bạo loạn tấn công Quốc Hội phơi bày thực trạng nền dân chủ đang gặp nguy hiểm và khiến người Mỹ hết sức lo ngại. Ảnh chụp màn hình PBS
Người Mỹ coi mối đe dọa đối với nền dân chủ là vấn đề số 1, bi quan về tương lai và ủng hộ các cuộc điều tra những sai phạm của cựu Tổng thống Donald Trump liên quan tới vụ nổi loạn tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng năm ngoái, cuộc thăm dò ý kiến cử tri của NBC News mới đây cho thấy.

Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 12 đến 16 Tháng Tám 2022 với 1,000 cử tri thuộc mọi lứa tuổi, sắc tộc và đảng phái; bao gồm nhiều vấn đề kinh tế chính trị thời sự; với sai số +/- 3.1%.

Theo kết quả thăm dò công bố hôm Chủ Nhật 21 Tháng Tám, có 21% cử tri đã chọn “mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt” trong khi vấn đề chi phí sinh hoạt đắt đỏ chỉ chiếm vị trí thứ hai (16%); vấn đề việc làm và nền kinh tế xếp thứ ba (14%); tình trạng di dân ở biên giới chiếm vị trí thứ tư (13%). Trong cuộc khảo sát tương tự thực hiện hồi Tháng Năm 2022, chi phí sinh hoạt được coi là vấn đề quan trọng nhất (22%), sau đó là việc làm và kinh tế (12%); khi đó người trả lời chưa đề cập tới mối đe dọa đối với nền dân chủ.

Image
Cuộc bạo động tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6-1-2021 được coi là sự kiện báo động cho thấy nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh Wikipedia
Sự thay đổi nhận thức về mối đe dọa đối với nền dân chủ dường như đã được khơi dậy sau những phiên điều trần công khai của Ủy ban Hạ Viện điều tra vụ bạo loạn tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng 2021 được truyền hình trực tiếp trong tháng Bảy vừa qua. Vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI) khám xét nhà ông cựu Tổng thống Donald Trump và thu giữ nhiều tài liệu mật hôm 8 Tháng Tám cũng có thể tác động đến tâm lý cử tri.

Liên quan tới cuộc bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng, có 66% cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump là người chịu trách nhiệm gây ra; trong số này có 22% nói ông Trump là người độc nhất phải chịu trách nhiệm; 28% nói ông phải chịu trách nhiệm chính, còn 16% nói ông chịu một phần trách nhiệm. 33% còn lại nói ông Trump không phải chịu trách nhiệm về vụ bạo loạn.

Có đến 57% những người được hỏi ý kiến đồng ý cần phải tiếp tục điều tra những sai trái của cựu Tổng thống Donald Trump và truy cứu trách nhiệm của ông ta như mọi công dân khác, tăng thêm 5 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát tương tự hồi Tháng Năm 2022. Số người không đồng ý tiếp tục điều tra chiếm 40%. Trong số người đồng ý điều tra ông Trump bao gồm 92% thuộc đảng Dân Chủ, 61% người độc lập, nhưng chỉ 21% đảng viên đảng Cộng Hòa.

Hầu hết những được hỏi đều ít nhiều có niềm tin rằng Ủy ban Hạ Viện đang có một cuộc điều tra công bằng và vô tư; có 27% tin tưởng hoàn toàn vào Ủy ban, 15% rất tin tưởng, 13% tin tưởng một phần và 41% rất ít tin tưởng; chỉ có 4% hoàn toàn không tin tưởng vào cuộc điều tra.

Đối với hai đảng chính trị chính, quan điểm của cử tri khá cân bằng. Đảng Cộng Hòa có 34% đánh giá tốt (khen) và 49% đánh giá tiêu cực (chê), chênh lệch âm (-) 15 điểm; đảng Dân Chủ có các số tương ứng là 34% khen nhưng tới 51% chê, chênh lệch -17 điểm.


Với các chính trị gia nổi bật, hầu hết cử tri đều thất vọng khi số đánh giá tích cực thấp hơn số đánh giá tiêu cực. Tính theo độ chênh lệch giữa hai sự đánh giá, khảo sát cho thấy Dân biểu Liz Cheney (Cộng Hòa – Wyoming) có 28% khen, 34% chê, chênh lệch -6 điểm; Tổng thống Joe Biden có các số 40%, 48% và -8 điểm; cựu Tổng thống Trump 36%, 54% và -18 điểm, Phó Tổng thống Kamala Harris 32%; 50%, và -18 điểm và cựu Phó Tổng thống Mike Pence 25%, 44%, và -19 điểm.
Image
Hôm 16 -8 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden ký ban hành đạo luật Giảm Lạm Phát, đưa ra kế hoạch làm giảm chi phí chăm sóc y tế, chống biến đổi khí hậu và áp thuế lên các doanh nghiệp lớn. Tỉ lệ người dân tán thành sự điều hành của ông có tăng lên nhưng vẫn chỉ ở mức 42%, thấp hơn số người không tán thành. Ảnh Drew Angerer/Getty Images.
Riêng về sự điều hành của Tổng thống Joe Biden trên các lĩnh vực kinh tế và đối ngoại, số người ủng hộ ông là 42%, số người không tán thành là 55%; số ủng hộ giảm 9 điểm và số không tán thành tăng 12 điểm so với cuộc khảo sát tương tự hồi tháng Tư 2021, lúc ông mới lên cầm quyền.

Nhìn tới cuộc bầu cử giữa kỳ vào Tháng Mười Một sắp tới, có 47% nghĩ rằng đảng Cộng Hòa sẽ giành lại thế đa số trong Quốc Hội, nhưng cũng có tới 45% tin rằng đảng Dân Chủ sẽ tiếp tục giữ vị thế đa số hiện nay.

Đánh giá tổng thể tình hình đất nước, người Mỹ khá bi quan; chỉ 21% số người được hỏi nói rằng đất nước đang đi đúng hướng trong khi 74% nói rằng đất nước đã đi sai đường. Hầu hết – 68% – tin rằng nước Mỹ đang suy thoái; nhưng tỷ lệ này đã giảm so với mức 76% hồi Tháng Năm.

Nhìn xa hơn vào tương lai, đa số người Mỹ cho rằng những năm tháng tốt đẹp đã lùi vào dĩ vãng với 58% số người được hỏi, chỉ có 35% tin rằng những điều tốt đẹp vẫn còn ở phía trước. Nhìn tương lai năm năm tới, có 36% cho rằng cuộc sống sẽ tốt hơn hôm nay, 34% cho rằng sẽ tệ hơn hôm nay và 21% nói sẽ không có thay đổi đáng kể.
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quaichao »

Người Mỹ lo cho nền dân chủ, muốn điều tra ông Trump

Image
Người Mỹ coi mối đe dọa đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt.
Hiếu Chân


Các phiên điều trần công khai, các bằng chứng và lời khai của nhân chứng về vụ bạo loạn tấn công Quốc Hội phơi bày thực trạng nền dân chủ đang gặp nguy hiểm và khiến người Mỹ hết sức lo ngại. Ảnh chụp màn hình PBS
Người Mỹ coi mối đe dọa đối với nền dân chủ là vấn đề số 1, bi quan về tương lai và ủng hộ các cuộc điều tra những sai phạm của cựu Tổng thống Donald Trump liên quan tới vụ nổi loạn tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng năm ngoái, cuộc thăm dò ý kiến cử tri của NBC News mới đây cho thấy.

Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 12 đến 16 Tháng Tám 2022 với 1,000 cử tri thuộc mọi lứa tuổi, sắc tộc và đảng phái; bao gồm nhiều vấn đề kinh tế chính trị thời sự; với sai số +/- 3.1%.

Theo kết quả thăm dò công bố hôm Chủ Nhật 21 Tháng Tám, có 21% cử tri đã chọn “mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt” trong khi vấn đề chi phí sinh hoạt đắt đỏ chỉ chiếm vị trí thứ hai (16%); vấn đề việc làm và nền kinh tế xếp thứ ba (14%); tình trạng di dân ở biên giới chiếm vị trí thứ tư (13%). Trong cuộc khảo sát tương tự thực hiện hồi Tháng Năm 2022, chi phí sinh hoạt được coi là vấn đề quan trọng nhất (22%), sau đó là việc làm và kinh tế (12%); khi đó người trả lời chưa đề cập tới mối đe dọa đối với nền dân chủ.

Image
Cuộc bạo động tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6-1-2021 được coi là sự kiện báo động cho thấy nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh Wikipedia
Sự thay đổi nhận thức về mối đe dọa đối với nền dân chủ dường như đã được khơi dậy sau những phiên điều trần công khai của Ủy ban Hạ Viện điều tra vụ bạo loạn tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng 2021 được truyền hình trực tiếp trong tháng Bảy vừa qua. Vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI) khám xét nhà ông cựu Tổng thống Donald Trump và thu giữ nhiều tài liệu mật hôm 8 Tháng Tám cũng có thể tác động đến tâm lý cử tri.

Liên quan tới cuộc bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng, có 66% cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump là người chịu trách nhiệm gây ra; trong số này có 22% nói ông Trump là người độc nhất phải chịu trách nhiệm; 28% nói ông phải chịu trách nhiệm chính, còn 16% nói ông chịu một phần trách nhiệm. 33% còn lại nói ông Trump không phải chịu trách nhiệm về vụ bạo loạn.

Có đến 57% những người được hỏi ý kiến đồng ý cần phải tiếp tục điều tra những sai trái của cựu Tổng thống Donald Trump và truy cứu trách nhiệm của ông ta như mọi công dân khác, tăng thêm 5 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát tương tự hồi Tháng Năm 2022. Số người không đồng ý tiếp tục điều tra chiếm 40%. Trong số người đồng ý điều tra ông Trump bao gồm 92% thuộc đảng Dân Chủ, 61% người độc lập, nhưng chỉ 21% đảng viên đảng Cộng Hòa.

Hầu hết những được hỏi đều ít nhiều có niềm tin rằng Ủy ban Hạ Viện đang có một cuộc điều tra công bằng và vô tư; có 27% tin tưởng hoàn toàn vào Ủy ban, 15% rất tin tưởng, 13% tin tưởng một phần và 41% rất ít tin tưởng; chỉ có 4% hoàn toàn không tin tưởng vào cuộc điều tra.

Đối với hai đảng chính trị chính, quan điểm của cử tri khá cân bằng. Đảng Cộng Hòa có 34% đánh giá tốt (khen) và 49% đánh giá tiêu cực (chê), chênh lệch âm (-) 15 điểm; đảng Dân Chủ có các số tương ứng là 34% khen nhưng tới 51% chê, chênh lệch -17 điểm.


Với các chính trị gia nổi bật, hầu hết cử tri đều thất vọng khi số đánh giá tích cực thấp hơn số đánh giá tiêu cực. Tính theo độ chênh lệch giữa hai sự đánh giá, khảo sát cho thấy Dân biểu Liz Cheney (Cộng Hòa – Wyoming) có 28% khen, 34% chê, chênh lệch -6 điểm; Tổng thống Joe Biden có các số 40%, 48% và -8 điểm; cựu Tổng thống Trump 36%, 54% và -18 điểm, Phó Tổng thống Kamala Harris 32%; 50%, và -18 điểm và cựu Phó Tổng thống Mike Pence 25%, 44%, và -19 điểm.
Image
Hôm 16 -8 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Joe Biden ký ban hành đạo luật Giảm Lạm Phát, đưa ra kế hoạch làm giảm chi phí chăm sóc y tế, chống biến đổi khí hậu và áp thuế lên các doanh nghiệp lớn. Tỉ lệ người dân tán thành sự điều hành của ông có tăng lên nhưng vẫn chỉ ở mức 42%, thấp hơn số người không tán thành. Ảnh Drew Angerer/Getty Images.
Riêng về sự điều hành của Tổng thống Joe Biden trên các lĩnh vực kinh tế và đối ngoại, số người ủng hộ ông là 42%, số người không tán thành là 55%; số ủng hộ giảm 9 điểm và số không tán thành tăng 12 điểm so với cuộc khảo sát tương tự hồi tháng Tư 2021, lúc ông mới lên cầm quyền.

Nhìn tới cuộc bầu cử giữa kỳ vào Tháng Mười Một sắp tới, có 47% nghĩ rằng đảng Cộng Hòa sẽ giành lại thế đa số trong Quốc Hội, nhưng cũng có tới 45% tin rằng đảng Dân Chủ sẽ tiếp tục giữ vị thế đa số hiện nay.

Đánh giá tổng thể tình hình đất nước, người Mỹ khá bi quan; chỉ 21% số người được hỏi nói rằng đất nước đang đi đúng hướng trong khi 74% nói rằng đất nước đã đi sai đường. Hầu hết – 68% – tin rằng nước Mỹ đang suy thoái; nhưng tỷ lệ này đã giảm so với mức 76% hồi Tháng Năm.

Nhìn xa hơn vào tương lai, đa số người Mỹ cho rằng những năm tháng tốt đẹp đã lùi vào dĩ vãng với 58% số người được hỏi, chỉ có 35% tin rằng những điều tốt đẹp vẫn còn ở phía trước. Nhìn tương lai năm năm tới, có 36% cho rằng cuộc sống sẽ tốt hơn hôm nay, 34% cho rằng sẽ tệ hơn hôm nay và 21% nói sẽ không có thay đổi đáng kể.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Image

Gorbachev qua đời do sốc và hoang mang vì xung đột Ukraine – theo người phiên dịch của ông
Cù Tuấn, dịch
2-9-2022
Matxcơva, ngày 1 tháng 9 (Reuters) – Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, đã bị sốc và hoang mang trước cuộc xung đột Ukraine trong những tháng trước khi ông qua đời và bị suy sụp tâm lý trong những năm gần đây do quan hệ ngày càng tồi tệ của Matxcơva với Kyiv, theo người phiên dịch của ông cho biết hôm thứ Năm.


Pavel Palazhchenko, người đã làm việc với cố tổng thống Liên Xô này trong 37 năm và đã ở bên cạnh Gorbachev tại nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô, đã nói chuyện với Gorbachev vài tuần trước qua điện thoại và cho biết ông và những người khác đã cảm thấy choáng váng khi thấy các sự kiện xảy ra tại Ukraina đã làm tổn thương nặng nề tới Gorbachev.


“Không chỉ là hoạt động (quân sự đặc biệt) bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, mà toàn bộ diễn biến của mối quan hệ giữa Nga và Ukraine trong những năm qua thực sự, thực sự là một đòn đánh mạnh vào ông ấy. Nó thực sự đã nghiền nát ông ấy về mặt tình cảm và tâm lý,” Palazhchenko nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi thấy rất rõ ràng trong các cuộc trò chuyện với Gorbachev, rằng ông ấy bị sốc và hoang mang trước những gì đang xảy ra (sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine vào tháng 2) vì đủ loại lý do. Ông ấy không chỉ tin vào sự gần gũi giữa người Nga và người Ukraine, mà ông ấy còn tin rằng hai quốc gia này còn ràng buộc chặt chẽ với nhau.”

Tổng thống Vladimir Putin đã đưa hàng chục nghìn quân vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái mà ông gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” mà theo ông là cần thiết để đảm bảo an ninh của Nga trước một liên minh quân sự NATO đang mở rộng thêm, và để bảo vệ những người nói tiếng Nga.


Kyiv nói rằng quốc gia này không gây ra mối đe dọa nào và hiện đang tự bảo vệ mình trước một cuộc chiến tranh xâm lược kiểu đế quốc mà không có lý do chính đáng. Phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Matxcơva để cố gắng khiến Putin rút quân Nga trở lại, nhưng đó là điều mà Putin không hề có dấu hiệu sẽ làm.

Trong các bức ảnh chụp hội nghị thượng đỉnh những năm 1980 với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh đầu trọc, râu ria xồm xoàm của Palazhchenko ở bên cạnh Gorbachev, nghiêng mình để lắng nghe và phiên dịch từng lời nói.

Năm nay đã 73 tuổi, Palazhchenko đủ biết rõ về trạng thái tâm trí của vị chính trị gia quá cố trong giai đoạn trước khi ông qua đời. Bản thân ông đã gặp Gorbachev trong những tháng gần đây và có liên lạc với Irina, con gái của Gorbachev.


Palazhchenko cho biết ông Gorbachev, 91 tuổi, qua đời hôm thứ Ba vì một căn bệnh không xác định, có mối liên hệ mang tính gia đình với Ukraine. Ông đang phát biểu tại trụ sở chính ở Matxcơva của Quỹ Gorbachev nơi ông làm việc và nơi Gorbachev giữ một văn phòng có bức chân dung rất lớn của người vợ quá cố Raisa của ông. Bà có cha là người Ukraine.

MÂU THUẪN VÌ UKRAINE

Khi còn tại vị, Gorbachev đã cố gắng giữ cho 15 nước cộng hòa của Liên Xô, bao gồm cả Ukraine, gắn chặt với nhau nhưng không thành công sau khi những cải cách mà ông tiến hành đã gợi ý nhiều nước nằm trong Liên bang Xô viết đòi độc lập.

Quân đội Liên Xô đã sử dụng vũ lực chết người trong những ngày cuối của Liên Xô để chống lại dân thường các quốc gia này. Các chính trị gia ở Litva và Latvia nhớ lại những sự kiện đó với sự kinh hoàng. Và sau cái chết của Gorbachev, họ nói rằng họ vẫn đổ lỗi cho ông về những vụ đổ máu trong quá khứ.

Palazhchenko cho biết Gorbachev, người mà ông nói rằng chỉ tin vào việc giải quyết các vấn đề thông qua các biện pháp chính trị thuần túy, đã không biết trước về một số vụ giết người đẫm máu đó hoặc “cực kỳ miễn cưỡng” cho phép sử dụng vũ lực để ngăn chặn sự hỗn loạn.


Palazhchenko cho biết quan điểm của Gorbachev về Ukraine là phức tạp và mâu thuẫn trong suy nghĩ của ông, bởi vì vị chính trị gia quá cố này vẫn có lòng tin vào ý tưởng về một Liên bang Xô viết.

Palazhchenko nói: “Tất nhiên trong trái tim ông ấy, cái bản đồ tinh thần đối với ông ấy và đối với hầu hết những người thuộc thế hệ của ông ấy vẫn là một đất nước tưởng tượng bao gồm phần lớn Liên Xô cũ”.

Nhưng theo Palazhchenko, Gorbachev sẽ không tiến hành chiến tranh để khôi phục lại đất nước hiện đã không còn tồn tại mà ông đã từng lãnh đạo từ năm 1985-1991.

“Tất nhiên là tôi không thể tưởng tượng được việc Gorbachev sẽ nói ‘đây là Liên Xô, và tôi sẽ làm bất cứ điều gì để áp đặt sự tồn tại của nó.’ Không.”

Trong khi Gorbachev tin rằng nhiệm vụ của ông là thể hiện sự tôn trọng và ủng hộ đối với Putin, thì người phiên dịch cũ của ông cho biết Gorbachev đã công khai lên tiếng khi không đồng ý với Putin, chẳng hạn như về cách đối xử với giới truyền thông. Nhưng ông đã quyết định không “đưa ra một bình luận tại chỗ” về Ukraine, ngoài việc thông qua một tuyên bố hồi tháng Hai kêu gọi chấm dứt sớm các hành động thù địch và giải quyết các mối quan ngại về vấn đề nhân đạo.


Mối quan hệ của Gorbachev với Ukraine đôi khi gặp khó khăn. Kyiv đã cấm Gorbachev nhập cảnh vào năm 2016 sau khi Gorbachev nói với tờ Sunday Times của Anh rằng ông sẽ hành động theo cách giống như Putin đã làm vào năm 2014 trong việc sáp nhập Crimea.

“Tôi luôn ủng hộ ý chí tự do của người dân và hầu hết người dân ở Crimea muốn được đoàn tụ với Nga”, Gorbachev nói vào thời điểm đó, đề cập đến kết quả của cuộc trưng cầu dân ý mà Kyiv và phương Tây coi là bất hợp pháp.

Một số người Ukraine cũng đổ lỗi cho ông vì sự che đậy ban đầu của Liên Xô về thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.

ĐÁNH GIÁ CỦA LỊCH SỬ

Trong khi thừa nhận rằng một số người Nga và người dân trên khắp đế chế Liên Xô cũ có quan điểm cực kỳ tiêu cực về Gorbachev vì những biến động kinh tế và địa chính trị sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Palazhchenko lập luận rằng di sản của Gorbachev để lại vẫn còn rất lớn.

Ông nói, Gorbachev không chỉ giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân, mà còn tự nguyện xóa bỏ chủ nghĩa toàn trị bên trong Liên Xô và cho Nga cơ hội được tự do và dân chủ.

Palazhchenko nói: “Tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn lạc quan về tương lai của nước Nga, mặc dù di sản của ông ấy bị “xáo trộn” và còn lại một số ý kiến ông ấy coi là “những lời chỉ trích không công bằng”.

“Ông ấy tin rằng người dân Nga là những người rất tài năng và một khi họ được trao cơ hội thể hiện, không lần thứ nhất thì lần thứ hai, tài năng đó… sẽ được thể hiện.”

Palazhchenko, người hồi tưởng về các hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và các cuộc trò chuyện trên xe limousine với Gorbachev sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, cho biết giờ đây ông và các đồng nghiệp phải đối mặt với nhiệm vụ đọc lại các giấy tờ và sách của Gorbachev tại nhà nghỉ thuộc sở hữu nhà nước của vị chính trị gia quá cố ở ngoại ô Matxcơva, vì có rất nhiều tài liệu vẫn chưa được lập danh mục một cách có hệ thống trong kho lưu trữ của ông.

Palazhchenko tỏ ra tức giận trước những lời chỉ trích đối với Gorbachev kể từ khi ông qua đời của một số người trên mạng xã hội mà ông gọi là “những kẻ thù ghét”. Palazhchenko cho biết người lãnh đạo cũ của ông nghĩ rằng lịch sử sẽ đánh giá ông chính xác hơn.

“Gorbachev hay nói rằng lịch sử là một phụ nữ đỏng đảnh. Tôi nghĩ rằng Gorbachev luôn tin tưởng và mong rằng phán quyết cuối cùng của lịch sử về ông ấy sẽ là những lời tích cực.”
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Tòa có cứu được Trump?
September 9, 2022

Hiếu Chân/Người Việt
Cuộc điều tra hành vi cất giữ tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ tại khu dinh thự kiêm câu lạc bộ Mar-a-Lago của cựu Tổng Thống Donald Trump lại vướng vào một cuộc tranh tụng mới giữa Bộ Tư Pháp và bà Aileen Cannon, chánh án tòa liên bang khu vực Nam Florida.
Image
Khi khám xét nhà cựu Tổng Thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, FBI đã thu giữ hơn 11,000 trang tài liệu, trong đó có hơn 100 tài liệu được đánh dấu phân loại, bao gồm 18 tài liệu được đánh dấu tuyệt mật, 54 tài liệu mật; 31 bí mật và 11,179 tài liệu, hình ảnh không có dấu phân loại. Trong hình, cựu Tổng Thống Donald Trump tại Wilkes-Barre, Pennsylvania, hôm 3 Tháng Chín. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Diễn biến mới nhất là hôm Thứ Năm, 8 Tháng Chín, Bộ Tư Pháp đã yêu cầu bà thẩm phán tạm ngừng một phần phán quyết mà bà đưa ra hôm 5 Tháng Chín theo đề nghị của phía ông Trump. Bà Cannon quyết định Bộ Tư Pháp tạm thời không được sử dụng các tài liệu thu được ở nhà ông Trump trong cuộc điều tra của họ.

Quyết định ấy có có cứu được ông Trump khỏi cuộc điều tra hình sự của chính phủ hay không?

Từ xung đột Trump – Bộ Tư Pháp…

Như truyền thông đã loan tin rầm rộ hơn một tháng qua, Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đã khám xét dinh thự riêng của ông Trump sau khi được một thẩm phán liên bang ở Florida cho phép. Tại cuộc khám xét, FBI đã thu giữ hơn 11,000 trang tài liệu, trong đó có hơn 100 tài liệu được đánh dấu phân loại, bao gồm 18 tài liệu được đánh dấu tuyệt mật, 54 tài liệu mật; 31 bí mật và 11,179 tài liệu, hình ảnh không có dấu phân loại.

Bộ Tư Pháp cho rằng các tài liệu mật này là tài sản của chính phủ Hoa Kỳ, ông Trump lấy và đưa chúng về nhà riêng là vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật an ninh quốc gia. Một cuộc điều tra hình sự đang được thực hiện để tìm bằng chứng chứng minh hành vi đó vi phạm các đạo luật quan trọng như luật chống gián điệp, luật về hồ sơ của tổng thống và cản trở cơ quan thực thi pháp luật.


Cựu Tổng Thống Trump tất nhiên phản đối rất gay gắt. Ông Trump và đội ngũ pháp lý của ông đã đưa ra nhiều lý do thất thiệt để phản đối vụ khám xét, chẳng hạn như ông nói ông đã giải mật toàn bộ các hồ sơ đó, việc các tài liệu có ở nhà ông là do nhân viên lưu trữ bị nhầm lẫn khi đóng gói đồ đạc; thậm chí ông tố cáo FBI “cấy bằng chứng giả” tại nhà ông… Khi những lời biện hộ này được chứng minh sai sự thật, ông lên mạng xã hội Truth Social lên án vụ khám xét là trò lừa đảo của FBI và của Biden, tố cáo FBI là “con quái vật” hãm hại ông. Ông cũng đã phát đơn kiện ngược lại Bộ Tư Pháp về vụ khám xét.

…đến bất đồng quan điểm giữa tư pháp và hành pháp

Nhưng tuần này, nhóm ông Trump giành được một thắng lợi pháp lý quan trọng khi Chánh Án Aileen Cannon quyết định sẽ bổ nhiệm một giám sát viên độc lập xem xét các hồ sơ tài liệu mà FBI đã thu giữ, và Bộ Tư Pháp không được sử dụng các hồ sơ đó cho đến khi trọng tài viên độc lập hoàn thành công việc.

Theo phán quyết, giám sát viên độc lập sẽ được cấp quyền xem xét, xác định và tách ra những tài liệu mà ông Trump có quyền sở hữu do “đặc quyền hành pháp” hoặc do đặc quyền luật sư-thân chủ hoặc chỉ thuần túy là tài liệu cá nhân.


Quyết định của bà Cannon dựa trên quan điểm rằng cựu Tổng Thống Trump có “đặc quyền hành pháp” đối với một số hồ sơ của chính phủ, và các hồ sơ đó phải được trả lại cho ông Trump.

Quan điểm gây tranh cãi của bà Cannon bị giới luật gia cho là đối xử ưu ái với ông Trump và làm gián đoạn một cuộc điều tra hình sự trước khi có bản án buộc tội. Quan điểm đó cũng trái với cách nhìn nhận của Bộ Tư Pháp rằng “đặc quyền hành pháp” chỉ dành cho người đang tại vị ở Tòa Bạch Ốc, và đã mất hiệu lực khi ông Trump rời nhiệm sở.

Trên đài Fox News hôm Thứ Ba, ông William Barr, cựu bộ trưởng Tư Pháp trong chính phủ Trump và từng là người thân cận của ông Trump, nói rằng phán quyết của bà Cannon là “có khiếm khuyết trầm trọng” và ông thúc giục Bộ Tư Pháp kháng cáo. “Tôi nghĩ, quan điểm [của chánh án] là sai và tôi nghĩ chính phủ nên kháng cáo. Nó có khiếm khuyết nghiêm trọng về nhiều mặt,” ông Barr nói.

Quyết định của Chánh Án Cannon đã đẩy Bộ Tư Pháp vào thế khó xử: Nếu chấp hành quyết định của tòa thì cuộc điều tra hình sự có thể bị gián đoạn và có nguy cơ bị đóng băng; còn nếu kháng cáo thì tiến trình phân định đúng sai sẽ kéo dài nhiều tháng vào lúc Bộ Tư Pháp đang tìm cách cân bằng giữa việc đẩy nhanh cuộc điều tra và hạn chế sự lạm quyền của ngành hành pháp như ông Trump cáo buộc.

Tòa không cứu được Trump

Trên mạng Truth Social, ông Trump ca ngợi bà Cannon, 41 tuổi – một thẩm phán do ông bổ nhiệm trong những ngày cuối của nhiệm kỳ khi ông đã bị thua phiếu ông Joe Biden – là “một thẩm phán sáng chói và dũng cảm mà phán quyết của bà vang dội khắp cả nước.”

Nhưng nhiều chuyên gia pháp lý nhận định, bà Cannon chỉ có thể làm chậm lại chứ không thể chuyển hướng cuộc điều tra ông Trump. Khả năng tòa án “cứu” được ông Trump trong vụ tài liệu mật là rất khó, nếu không nói là không thể, cho dù trước khi rời nhiệm sở, ông Trump đã bổ nhiệm hơn 200 thẩm phán tòa liên bang và đề cử ba thẩm phán Tối Cao Pháp Viện để tạo thuận lợi cho những cuộc tranh tụng của ông sau này.


Tại sao như vậy? Trước hết, phán quyết của bà Cannon chỉ tác động tới các hồ sơ được FBI thu giữ trong vụ khám xét ngày 8 Tháng Tám mà không liên can tới các hồ sơ mà ông Trump và nhóm pháp lý của ông đã tự nguyện trả lại trước đó. FBI cho biết đã xác định được 184 tài liệu có dấu phân loại mật trong 15 hộp tài liệu được Văn Khố Quốc Gia thu hồi vào Tháng Giêng và trong một phong bì mà nhóm ông Trump nộp trong chuyến thăm của FBI tới Mar-a-Lago hồi Tháng Sáu.

Phán quyết cũng không liên can tới cuộc điều tra hành vi cản trở công lý của Trump khi ông ta năm lần bảy lượt từ chối trả lại hồ sơ cho chính phủ dù đã có trát đòi của đại bồi thẩm đoàn. Việc thu giữ hơn 100 tài liệu đã phân loại mật trong vụ khám xét chứng minh những lời ông Trump nói về “hoàn toàn hợp tác” với chính quyền trong vụ này là dối trá.

Hơn thế nữa, ba đạo luật được Bộ Tư Pháp viện dẫn làm căn cứ pháp lý cho cuộc điều tra của họ quy định việc mang về nhà riêng các hồ sơ về an ninh quốc gia của chính phủ là bất hợp pháp, cho dù các hồ sơ đó có thuộc loại mật hay không. Trong số hồ sơ thu được ở nhà ông Trump, FBI còn tìm thấy một tài liệu về năng lực quốc phòng của một nước ngoại quốc, gồm cả võ khí nguyên tử của quốc gia này, theo một số nguồn tin thông thạo của tờ Washington Post.


Cuối cùng, trong những hồ sơ mật thu được có những tài liệu “nhạy cảm” đến mức nhiều giới chức an ninh cao cấp quốc gia cũng không được xem, nếu không có sự cho phép từ giới chức cao cấp nhất, gồm tổng thống, bộ trưởng. Một trọng tài viên độc lập do tòa bổ nhiệm sẽ không được phép xem các tài liệu đó nếu không được cấp quy chế an ninh tối đa.

Chính vì vậy, trong đề nghị gửi tới Chánh Án Cannon hôm 8 Tháng Chín, các luật sư của Bộ Tư Pháp yêu cầu chánh án cho phép các điều tra viên tiếp tục sử dụng “các hồ sơ mật – một bộ hơn 100 tài liệu riêng rẽ” mà không giao chúng cho trọng tài viên độc lập xem xét nhằm bảo đảm cuộc điều tra không bị gián đoạn. Chính phủ và công chúng “sẽ bị tổn hại không đền bù được nếu cuộc điều tra hình sự những hành vi gây rủi ro cho an ninh quốc gia” bị đóng băng hoặc bị đình hoãn, đơn kháng cáo của Bộ Tư Pháp viết.

Bà Cannon lệnh cho nhóm pháp lý của ông Trump phải trả lời các đề nghị của Bộ Tư Pháp chậm nhất vào Thứ Hai tuần tới. Đơn nộp lên tòa của Bộ Tư Pháp cho biết nếu đề nghị của họ không được chấp nhận, Bộ Tư Pháp sẽ tiếp tục kháng cao lên Tòa Phúc Thẩm Liên Bang Khu Vực 11 ở Atlanta, Georgia, dù biết tiến trình kiện tụng sẽ mất nhiều thời gian và kết quả không thể đoán trước vì tòa này có 11 thẩm phán thì trong đó có bảy người có quan điểm bảo thủ và do ông Trump bổ nhiệm.

Tranh chấp sẽ còn kéo dài nhưng cửa thắng của ông Trump càng lúc càng hẹp. [qd]
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Tại sao Việt Nam lại tệ như thế?
Jackhammer Nguyễn

14-9-2022
Cứ mỗi lần xem hình ảnh, hay tin tức về tổn thất kinh hoàng của quân đội Nga trong cuộc xâm lược Ukraine, tôi lại đặt ra câu hỏi: Vì đâu nên nỗi?

Cùng câu hỏi ấy, tôi cũng đặt ra khi xem tin tức về vụ 39 người Việt chết thê thảm trong thùng xe đông lạnh ở nước Anh.

Ký ức lại dắt tôi về câu chuyện mấy mươi năm về trước, khi tôi đi thăm hai người bạn ở Sofia, Bulgaria. Lúc ấy nước này đã không còn sự cai trị độc đảng của người cộng sản nữa. Đi giữa những phố phường cũ kỹ, rải rác những “di tích” bê tông xấu xí thời cộng sản (lăng Dimitrov chẳng hạn), Milene, bạn tôi cứ nhiếc móc thậm tệ người … Nga, những kẻ mà theo họ đã gây ra sự èo uột của nước Bulgaria mấy mươi năm.

Tôi bèn thử phản biện: Này, tôi thấy các bạn không công bằng, cái gây ra khổ nạn cho Bulgaria là chế độ cộng sản Soviet, chứ đâu phải người Nga. Họ cũng chịu nạn cộng sản như các bạn vậy? Tôi thấy người Nga họ cũng dễ mến mà!

Milene nhìn sững vào tôi: Họ có thể dễ mến, nhưng họ ngu ngốc quá, cứ để cho cái bọn độc tài nó đè đầu cưỡi cổ, từ Sa hoàng, cho đến Lenin, Stalin…


Tôi không bao giờ quên câu mắng nhiếc một dân tộc thậm tệ như thế của Milene. Cứ mỗi lần nhớ tới nó, tôi lại chột dạ: Không biết có ai nói dân Việt Nam cũng là những người dễ mến, nhưng ngu ngốc vì để bọn độc tài đè đầu cưỡi cổ không?!

Đã có nhiều tranh cãi vì sao người Việt lại “cam tâm” nằm dưới sự cai trị của đảng Cộng sản gần nửa thế kỷ như thế (đối với miền Bắc Việt Nam thì đã gần 70 năm), thậm chí là có cả một lý giải khá siêu hình là chuyện quả báo của người Việt, vì họ là thủ phạm tiêu diệt cả một nền văn minh Champa rực rỡ, gần như diệt chủng cả một giống nòi.

Người Việt thì không bị diệt chủng, mà họ ngày càng đông lên, nhưng lại không tạo được một cuộc sống xã hội bình thường như những người bình thường nghĩ đến.


Trước đây, nông dân nghèo từ những vùng “toàn cát” như Nghệ Tĩnh, Quảng Bình,… đổ vào các khu công nghiệp mới mở vùng Đông Nam Bộ để bán sức lao động rất rẻ của họ cho tư bản nước ngoài. Bây giờ thì đến cả nông dân vùng sông nước vang bóng một thời là miền Cửu Long, cũng đổ lên phố kiếm việc, để lại cả một vùng quê xơ xác.

Mà lên phố như vậy cũng có đổi đời được là mấy. Chỉ mấy mươi ngày cách ly chống dịch Covid hồi giữa năm 2021, đã làm cho cả triệu công nhân chạy nháo nhào vì… đói.

Học trò giỏi, sau khi được ra nước ngoài học hành, thì tìm cách ở lại, vì về nước để làm gì?

Mà đâu chỉ học trò giỏi, học trò không giỏi đi làm thuê ở nước ngoài (gọi cho sang là hợp tác lao động), cũng tìm cách ở lại.

Trước đây các em gái ít học vùng Cửu Long lớn lên thì theo mai mối đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, nay có vẻ khuynh hướng này chuyển sang cả các em có học. Mới đây thành phố Mungyeong ở Hàn Quốc đề ra “chính sách” khuyến khích các nông dân già, ế vợ, lấy nữ du học sinh Việt Nam để gia tăng dân số.


Trên đây tôi chỉ liệt kê ra những gì liên quan tới vật chất, đo đếm được, chứ không bàn đến chuyện tinh thần. Chuyện này rất khó tranh cãi vì nó tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm,… chẳng hạn như những ồn ào gần đây về cúng vong, giải hạn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đương nhiên đảng Cộng sản Việt Nam là người chịu trách nhiệm cho tất cả những sự khổ ải ấy của người dân Việt Nam, vì có ai khác ngoài họ cầm quyền đâu.

Tuy nhiên sẽ có một câu hỏi được đặt ra là tại sao họ (đảng Cộng sản Việt Nam) cầm quyền tệ hại như vậy mà không ai làm gì được họ cả?

Điểm lại những thay đổi triều đại ở Việt Nam từ khi có sử ghi chép đến nay, chúng ta không thấy có bất cứ triều đại nào bị dân chúng lật đổ cả, mà chỉ kết thúc bằng những cuộc xâm lăng từ bên ngoài, hoặc bằng những thanh toán cung đình, như từ triều Lý chuyển sang triều Trần, triều Trần chuyển sang triều Hồ, hay là cuộc nội chiến kéo dài Trịnh và Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

Tóm lại là không có … cách mạng!

Đó là mẫu số chung của nền văn minh Trung Hoa mà Việt Nam sống trong ảnh hưởng của nó cả ngàn năm.

Trong nền văn minh của những … quan phụ mẫu, dân chúng rất vâng lời, không phản kháng. Trước kia không phản kháng các vị tiên chỉ, thì nay cũng không phản kháng các vị bí thư chi bộ xã.


Chủ nghĩa cộng sản, một sản phẩm thất bại của nền văn minh Do Thái Ki Tô phương Tây đến với Trung Quốc, Tiều Tiên và Việt Nam trong bối cảnh “giải thực”, nên đã thắng thế. Tại miền đất mới, nó biến dạng và lai tạp với đám quan phụ mẫu phương Đông. Đứa con lai ấy chính là chế độ gọi là cộng sản ở Việt Nam.

Nó lai thêm lần nữa sau biến cố Đông Âu năm 1989, để biến thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dân chủ tập trung, trong đó vẫn còn các quan phụ mẫu, và vẫn còn đám dân chúng không bao giờ cãi cơ quan công quyền.

Cuộc đô hộ trăm năm của người Pháp, cuộc can thiệp chống cộng sản 20 năm của người Mỹ, tạo nên một nhóm người Việt có ý thức khác với các “quan phụ mẫu”. Nhưng nhóm này vẫn là một thiểu số rất ít trong xã hội Việt Nam. Với cái số ít đó, những ai muốn phản kháng thì phản kháng… bằng chân. Nói hoa mỹ là bỏ phiếu bằng chân.

Nhưng đừng tưởng bỏ phiếu bằng chân, sang đến “bến bờ tự do” rồi thì sẽ không còn các “tiên chỉ” nữa. Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng có đầy các “tiên chỉ”. Chỉ có điều là trong môi trường xã hội mới, sự “tinh tướng” của các “tiên chỉ” này bị giới hạn rất nhiều, vợ con họ không còn bị họ tác oai tác quái nhiều như khi còn ở cố hương.

Trở lại câu hỏi tại sao của tôi ở đầu bài, tôi không đủ kiến thức để trả lời chuyện người Nga cứ húc đầu vào chỗ tai ương (thời thế chiến thứ nhất, quân đội Nga bị các ký giả phương Tây gọi là cái cối xây thịt, vì họ chết rất nhiều).

Đối với Việt Nam thì thủ phạm cho cái chết của các cô gái Việt trong thùng xe đông lạnh ở Anh, hay cô du học sinh Việt nào đó lấy ông nông dân Hàn Quốc già (có gì khác nhau?), chính là các… “tiên chỉ”.

Có người sẽ không đồng ý với tôi mà hét lên rằng: Thủ phạm là cộng sản.

À vâng, cộng sản!
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Nước Nga phải chịu trách nhiệm về sự tàn phá ở Ukraine
Trương Nhân Tuấn
23-9-2022
Putin ban bố lệnh “động viên từng phần”, mục đích gom đủ 300 ngàn quân (trừ bị) để bổ sung vào chiến trường Ukraine, đồng thời đe dọa sử dụng bom hạt nhân nếu lãnh thổ Nga bị xâm phạm. Vấn đề là hôm nay, thứ sáu 23-9-2022 các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở các vùng Đông và Đông Nam Ukraine nhằm sáp nhập các vùng lãnh thổ (mà Nga chiếm trong chiến dịch) vào nước Nga. Tức là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin, kể từ ngày mai trở thành cuộc chiến “vệ quốc”, bảo vệ lãnh thổ.


Báo chí hai ngày qua đã đăng nhiều bài phân tích, bình luận về tính “thuyết phục” trong sự răn đe hạt nhân của Putin.

Từ đầu, trước khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” được thi hành (ngày 24-2-2022), Putin cũng có bài diễn văn với lời lẽ răn đe NATO (Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân) nếu liên minh quân sự này can thiệp. Nhiều lần trong quá khứ Putin cũng có những tuyên bố đại khái rằng sự phồn thịnh của thế giới này không có nghĩa lý gì nếu Nga bị loại ra ngoài.

Tinh thần chiến đấu anh dũng của các quân dân Ukraine đã ngăn chặn được bước tiến xâm lược của quân Nga. Nhưng các chiến thắng của phe tự vệ đã không “huy hoàng” như đã thấy, đến đỗi đã dồn Putin vào chân tường, nếu không có sự trợ giúp vũ khí của Mỹ và các quốc gia EU.


Ta nhận thấy rằng Putin đã không làm gì được trước các hành vi cô lập kinh tế đồng thời viện trợ quân sự cho Ukraine của Mỹ và EU. Ta có cảm tưởng rằng (việc cô lập kinh tế và) viện trợ vũ khí của Mỹ và EU luôn “ở dưới mức đỏ” mà Putin đã đặt ra (không can thiệp quân sự trực tiếp và không viện trợ cho Ukraine vũ khí có thể tấn công qua lãnh thổ Nga). Lời lẽ của Mỹ và EU đối với Nga luôn “chừng mực”, không khiêu khích. Nước Pháp tuyên bố không tuyệt giao với Nga mà vẫn luôn giữ một “kênh” để hai vị tổng thống Macron và Putin tiếp tục nói chuyện.

Câu hỏi đặt ra là “lằn ranh đỏ” của Putin có thể “co giãn” hay là cách viện trợ (vũ khí) của Mỹ và EU cho Ukraine “khéo léo” quá, lằn ranh đỏ đã vượt qua từ lúc nào mà Putin không hay biết?


Dầu thế nào thì câu hỏi đó đã là quá khứ, không cần thiết phải trả lời.


Vấn đề hôm nay là Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân (ở các vùng lãnh thổ vừa sáp nhập) hay không?

Putin nói là “không tha thứ” nếu lãnh thổ Nga bị tấn công.

Ta đã thấy phi trường Crimée bị tấn công, một số quan trọng chiến đấu cơ của Nga trong dịp này bị tiêu diệt. Ukraine cũng mở các cuộc không kích (và du kích) phá hủy các đơn vị hậu cần ngay trên lãnh thổ Nga. Vũ khí HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukraine đã vô cùng hữu hiệu. Dĩ nhiên tầm bắn của HIMARS, tùy địa điểm, mà nó có thể đánh qua nước Nga hay không.

Ta đã thấy Putin không có phản ứng gì.

Theo tôi, vụ huy động 300 ngàn quân sẽ không làm thay đổi cục diện chiến tranh. Không đủ vũ khí phù hợp, không được huấn luyện đúng mức, 3 triệu quân cũng không làm được gì.

Thống kê từ Thế chiến thứ II cho thấy Mỹ sản xuất năm 1939 khoảng 2.000 chiến đấu cơ. Năm 1944 sản xuất đến hơn 96.000 chiếc. Trong khi sản xuất của Đức từ 8 ngàn (1939) đến 40 ngàn chiếc (1944).


Ta thấy hiện nay Nga đã cầu cứu đến Iran và Bắc Hàn. Ngay cả các quốc gia này đoàn kết một lòng với Nga thì Nga vẫn không đủ xe tăng, trọng pháo, hỏa tiễn, đạn dược… phù hợp cho chiến trường.

Tức là Nga trên đà “thua cuộc” và diễn tiến này không thể đảo ngược. Sản xuất vũ khí của Nga bị ngưng trệ vì thiếu đủ thứ nguyên vật liệu, từ thép cho đến những con chíp điện tử.

Không có vũ khí thì 3 triệu quân bổ sung cũng trở thành bia đỡ đạn mà thôi.

Với những thủ thuật “trưng cầu dân ý” và răn đe sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin có thể bảo vệ thành quả của mình hay không?

Theo tôi, Putin có thể lợi dụng mùa đông sắp tới, quân Ukraine có thể phải đóng quân “dồn cục”. Các vị trí này có thể trở thành mục tiêu của các đầu đạn hạt nhân “chiến thuật” của Nga.

Dĩ nhiên trong đầu các chiến lược gia của Mỹ, EU và Ukraine đã có các phương án đối đầu. Nhưng trái banh vẫn ở trong chân TT Biden.

Theo tôi, TT Biden cần có những lời lẽ mạnh mẽ thích hợp để đáp trả (hành vi trưng cầu dân ý và đe dọa hạt nhân của Putin). Kiểu tất cả các quốc gia thành viên NATO đều có thể vịn quyền “tự vệ chính đáng” để can dự sâu rộng vào chiến tranh. Ngay cả Mỹ cũng có quyền can dự vào cuộc chiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Thử tưởng tượng khi vũ khí hạt nhân được sử dụng trong mục tiêu xâm lược. Ta có thể nói rằng tất cả các quốc gia không hạt nhân đều cảm thấy bị đe dọa bởi các đại cường hạt nhân. Dĩ nhiên các quốc gia này tìm đủ cách để (thụ đắc kỹ thuật và) vũ trang hạt nhân nhằm tự vệ chính đáng. Các kết ước quốc tế về vũ khí nguyên tử sẽ vô hiệu lực.

Con chó bị dồn vào đường cùng nó sẽ cắn lại. Rõ ràng Putin (qua các cuộc trưng cầu dân ý dỏm) đã dồn Ukraine vào đường cùng. Nhưng Putin vẫn ngụy biện rằng Nga là nạn nhân, bị Mỹ và EU dồn vào đường cùng.

Chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ Ukraine và biên giới Ukraine luôn mở rộng để quân Nga rút về.

Putin tự mình qua sông đục lổ thuyền. Bây giờ thuyền sắp chìm. Lỗi không lẽ là của thế giới?

Theo tôi Putin không chỉ là kẻ phạm tội ác chiến tranh, kẻ gây tội ác diệt chủng trên lãnh thổ Ukraine. Putin đã đem quân qua Ukraine tàn phá đất nước này. Dĩ nhiên Putin phải bị dẫn độ ra trước một tòa án hình sự đặc biệt để trả lời những tội ác của mình, như ý kiến của TT Zelensky nói tại diễn đàn LHQ hôm qua. Nước Nga phải chịu trách nhiệm về sự tàn phá ở Ukraine. Người dân Nga có trách nhiệm phải bồi thường cho Ukraine, vì dân Nga đại đa số ủng hộ Putin.

Sử dụng vũ khí hạt nhân Putin sẽ đưa liên bang Nga vào con đường “giải thể”. Thế giới sẽ phát triển trở lại mà lần này không còn nước Nga nữa.

Hiện hữu hay bị tiêu diệt là quyết định của chính người dân Nga.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Nga cướp đất của Ukraine: Không dễ!
Có tin Kremlin quyết định hoãn sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina để không khiến người Nga tức giận.
Hiếu Chân
28 tháng 9, 2022


Image
Kremlin nói Nga vẫn tiếp tục chiến tranh ngay cả sau khi tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, và quyết chiếm toàn bộ lãnh thổ vùng Donbass của Ukraine. Ảnh một phụ nữ than khóc khi nhân viên cứu hộ tìm thấy các thi thể dưới đống đổ nát do hỏa tiễn Nga đánh sập ngôi trường trung học ở Mykolaivka, tỉnh Donetsk hôm nay thứ Tư 28 Tháng Chín 2022. Ảnh Andriy Andriyenko/SOPA Images/LightRocket via Getty Images.

Nhằm mang lại cho Nga một nước sơn hợp pháp che giấu một vụ cướp đất, các chính quyền do Moscow dựng lên trên các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin nhanh chóng sáp nhập các khu vực này vào nước Nga, viện cái gọi là kết quả trưng cầu dân ý mà Ukraine và đồng minh coi là “giả mạo” và cương quyết phản đối. Thế nhưng Kremlin dường như muốn thay đổi kế hoạch.

Cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, nhiều nơi người dân bỏ phiếu trước họng súng, kéo dài năm ngày đã kết thúc vào thứ Ba 27 Tháng Chín 2022 tại bốn khu vực thuộc Ukraine bị Nga chiếm đóng: tỉnh Donetsk, tỉnh Luhansk trong khu vực Donbass ở phía Đông, vùng Kherson và vùng Zaporizhzhia ở phía Nam Ukraine,

Pavlo, một cư dân thị trấn Berislav, trong vùng Kherson, đã chế giễu ý tưởng muốn gia nhập Nga: “Lần đầu tiên họ [lính Nga] đến thị trấn, họ đã đánh tôi và lấy đi cả hai chiếc xe của tôi. Và bây giờ họ đe dọa nếu tôi không bỏ phiếu thuận, họ sẽ đuổi gia đình tôi khỏi căn hộ của chúng tôi,” Pavlo nói với báo The New York Times. Vì những lời đe dọa, Pavlo cho biết, ông đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga.


Nên để ý, Nga chỉ kiểm soát được một phần bốn khu vực này; dân Ukraine trong vùng đã tản cư về miền Tây Ukraine để tránh bom đạn và các cuộc phản công của quân đội Ukraine đang buộc Nga phải rút khỏi nhiều vị trí.

Hôm thứ Tư 28 Tháng Chín, Ukraine tiếp tục giành lại nhiều thị trấn và làng mạc ở phía Đông trong khi tấn công các vị trí của Nga ở phía Nam. Xe tăng Nga bị phá hủy và thi thể binh sĩ Nga vứt bừa bãi bên đường binh sĩ Ukraine tiến về thành phố Lyman có tầm quan trọng về chiến lược của vùng Donbass.
Image
Trưng cầu dân ý giả mạo tại thành phố Mariuopl, tỉnh Donetsk bị quân Nga tạm chiếm hôm 26 Tháng Chín. Dân chúng bị buộc phải bỏ phiếu chấp thuận sáp nhập vào Nga, nếu không sẽ bị trừng phạt. Ảnh Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)

Donetsk và Luhansk là hai tỉnh đã ly khai và chống đối chính quyền trung ương Ukraina từ năm 2014; ở đó Nga đã lập chính quyền bù nhìn của Moscow và dựng lên hai “nước cộng hòa nhân dân” không được thế giới công nhận ngoài Moscow.

Denis Pushilin, lãnh đạo cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk cho biết ông ta sẽ lên đường đi Moscow, mang theo những tài liệu trình bày kết quả trưng cầu dân ý để làm căn cứ xin sáp nhập vào nước Nga, theo thông tin của hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS.

Leonid Pasechnik, lãnh đạo cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk, được biết cũng đang trên đường tới Moscow. Ông ta đăng lên mạng một đoạn video trong đó ông ta yêu cầu ông Putin chấp nhận cái gọi là kết quả bầu cử.


Ở vùng Zaporizhzhia và Kherson ở miền Nam, chính quyền bù nhìn tuyên bố “độc lập” khỏi Ukraine, việc mà họ nói là bước đầu tiến tới sáp nhập vào lãnh thổ nước Nga. Ở Kherson, Volodymyr Saldo, lãnh đạo chính quyền bù nhìn do quân đội Nga dựng lên sau khi chiếm được thành phố hồi đầu cuộc chiến tranh, lên mạng Telegram khẩn cầu ông Putin chấp nhận thành phố này là một phần của nước Nga. Hiện 25,000 quân Nga đóng ở Kherson đang bị vòng vây của quân đội Ukraine khép chặt, mọi đường tiếp liệu đều bị cắt đứt sau khi các cây cầu bắc qua sông Dnipro dẫn vào thành phố đều đã bị đánh sập.

***

Nga đang diễn lại kịch bản chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, coi những nhân vật do quân đội Nga dựng lên ở các vùng tạm chiếm là đại diện độc lập của người dân Ukraine. Sau khi sáp nhập các lãnh thổ này, Nga sẽ coi các cuộc tấn công của quân Ukraine là tấn công vào lãnh thổ Nga. Việc sáp nhập cũng tạo cớ để Nga bắt lính các thanh niên Ukraine trong vùng tạm chiếm, buộc họ cầm súng chống lại người Ukraine, chống lại tổ quốc thực sự của họ.

Putin có thể ngừng kịch bản này bất cứ lúc nào. Chưa rõ ông ta có quyết chiếm đất đai của Ukraine như một thứ “chiến lợi phẩm” của cuộc chiến tranh phi nghĩa hao người tốn của gần tám tháng qua hay chỉ dùng trò chiếm đất như một quân bài để buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện của Moscow để Nga có thể ngừng cuộc chiến mà không bị mất mặt.

Đề nghị được sáp nhập vào Nga của các chính quyền bù nhìn trong các vùng tạm chiếm phải được cả hai viện của Quốc Hội Nga phê chuẩn trước khi ông Putin ra quyết định chấp thuận. Đây chỉ là thủ tục thuần túy, Quốc Hội Nga gồm toàn tay chân của Putin nên sẽ không có trở ngại nào.

Image
Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn ngày 27 Tháng Chín để thảo luận tình hình Ukraine. Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield và Đại sứ Albania Ferit Hoxha cùng đưa ra một nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo mà Nga vừa thực hiện trong bốn khu vực tạm chiếm của Ukraine. Tổng thống V. Zelenskiy dự họp qua video, yêu cầu cải tổ Hội đồng Bảo an cũng như trục xuất Nga ra khỏi hội đồng này. Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images.


Trở ngại nằm ở chỗ Ukraine và các đồng minh phương Tây của Kyiv coi kịch bản chiếm đóng – trưng cầu dân ý – sáp nhập lãnh thổ của Putin chỉ là trò trình diễn chính trị. Phương Tây coi cuộc bỏ phiếu là trò giả mạo, tố cáo sáp nhập lãnh thổ là phi pháp, vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và dọa sẽ có biện pháp trừng phạt. Ukraine thì tuyên bố cho dù Nga nói gì làm gì thì cũng không ngăn cản được mục tiêu của quân kháng chiến là đuổi các lực lượng Nga ra khỏi đất nước, trở về bên kia đường biên giới Ukraine đã được quốc tế công nhận.

“Không một hành động tội phạm nào của Nga thay đổi được điều gì ở Ukraine,” Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong một thông điệp gửi tới toàn dân Ukraine.

“EU không và không bao giờ công nhận các cuộc ‘trưng cầu dân ý’ phi pháp này cũng như kết quả sai lầm của chúng, không công nhận bất kỳ quyết định nào dựa trên căn bản các kết quả đó và thúc giục tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc có hành động tương tự,” tuyên bố của Liên minh châu Âu hôm thứ Tư 28 Tháng Chín nêu rõ.

EU cũng thông báo các biện pháp cấm vận mới nhằm trừng phạt Nga về các hành động phi pháp mới nhất; bao gồm giới hạn giá dầu, hạn chế thương mại và đưa vào danh sách đen một số cá nhân chịu trách nhiệm cho các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo. “Tuần trước, Nga đã leo thang cuộc xâm lược Ukraine lên một cấp độ hoàn toàn mới. Chúng tôi quyết tâm khiến Kremlin phải trả giá cho hành động leo thang của họ,” bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch EU khẳng định.

Chưa rõ có phải do phản ứng quốc tế hay không mà đến nay ông Putin có vẻ lưỡng lự trước quyết định sáp nhập vào Nga bốn vùng lãnh thổ chiếm được của Ukraine. Vài hôm trước, hãng tin nhà nước Nga RIA-Novosti nói Quốc Hội Nga sẽ bắt đầu thảo luận một đạo luật sáp nhập các vùng lãnh thổ này vào Thứ Năm 29 Tháng Chín và ông Putin sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội vào Thứ Sáu để “hợp pháp hóa” vụ xâm chiếm lãnh thổ trắng trợn này. Nhưng hôm thứ Tư, phát ngôn viên của ông Putin là Dmitry Peskov nói với báo chí rằng nhà lãnh đạo Nga hôm nay đã trở về Moscow từ khu nghỉ mát của ông ta ở Sochi trên bờ Hắc Hải nhưng không có kế hoạch bình luận hoặc phát biểu về vấn đề trưng cầu dân ý.

Trên các mạng xã hội Nga đang lan truyền thông tin Kremlin quyết định hoãn sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina, “để không khiến người Nga tức giận” giữa lúc lệnh tổng động viên của Putin đang gây phẫn nộ trong các tầng lớp dân chúng. Người dân Nga dường như không tin rằng nước Nga – đất nước có diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới – cần có thêm những vùng đất này, nhất là khi các thanh niên của họ phải cầm súng ra chiến trường trong một cuộc chiến phi nghĩa, không có khả năng chiến thắng, chỉ để đổi lấy “chiến lợi phẩm” đó.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Thất bại trong chiến tranh, ông Putin muốn gì?

Hiếu Chân

Image
Putin (giữa) và các quan chức bù nhìn do Nga lập ra tại bốn vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine trong buổi lễ sáp nhập các lãnh thổ này vào Liên bang Nga tổ chức tại cung điện Kremlin sáng ngày Thứ Sáu 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Contributor/Getty Images.

Putin không chỉ muốn chiếm đất của Ukraine. Ông ta có tham vọng và kế hoạch đối đầu với Phương Tây, giành lại vị thế ngang bằng với Hoa Kỳ trên trường quốc tế cho dù có phải lôi kéo cả thế giới vào một cuộc chiến hạt nhân mà hậu quả không thể lường trước được. Nhưng tham vọng đó không dễ thực hiện.

Hôm thứ Sáu 30 Tháng Chín 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một đại lễ đánh dấu sự kiện sáp nhập vào lãnh thổ Nga bốn khu vực của Ukraine mà quân Nga đang chiếm đóng một phần bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Ukraine và cộng đồng quốc tế. Nhưng bài diễn văn dài 37 phút mà Putin đọc tại điện Kremlin trước hàng trăm nghị sĩ, thống đốc và giới thượng lưu chính trị Nga không chỉ nói tới chuyện bành trướng lãnh thổ mà còn thể hiện khá rõ những tham vọng của nhà độc tài đang cố vùng vẫy để thoát ra khỏi cái bẫy chính ông ta lập nên.

Vụ sáp nhập tất nhiên vẫn là chủ đề chính. “Đây là ý chí của hàng triệu người. Đây là quyền của họ, quyền bất khả xâm phạm của họ,” ông Putin nói về cuộc trưng cầu dân ý giả mạo mà Nga vừa thực hiện ở bốn vùng lãnh thổ của Ukraine mà quân Nga đang tạm chiếm và dựng lên những chính quyền bù nhìn tay sai. Ông ta tuyên bố Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các vùng đất mới chiếm được, sẽ bảo vệ chúng như là một phần sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga và sử dụng “mọi lực lượng, mọi phương tiện sẵn có”. Cư dân của bốn bốn vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng sẽ trở thành công dân Nga vĩnh viễn, ông Putin nói thêm.


Vụ sáp nhập lãnh thổ – mà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ gọi thẳng là “chiếm đất” (land grab) dù sao cũng chỉ là kết quả của một kế hoạch mà Nga đã sử dụng nhiều lần: đưa quân chiếm đất, tổ chức trưng cầu dân ý giả mạo rồi sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Tám năm trước, Putin đã làm điều tương tự để thâu tóm bán đảo Crimea của Ukraine và ngày đó Putin cũng đọc diễn văn ngay tại cung điện dát vàng mà ông ta đang đứng.
Image
Ông Vladimir Putin phát biểu tại buổi hòa nhạc ủng hộ việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Liên bang Nga. Ảnh chụp tại Hồng Trường Moscow tối ngày 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Contributor/Getty Images.
Nhưng phần chủ yếu của bài diễn văn là cách nhìn và giải thích thế giới của Putin, là một bài giảng lịch sử bị bóp méo, một bản liệt kê tẻ nhạt về những tội lỗi của phương Tây và sự bất bình, cũng như lựa chọn của nhà lãnh đạo Nga. Từ cách nhìn đó, nước Nga tự đặt mình vào một cuộc đối đầu không khoan nhượng với Hoa Kỳ, với phương Tây và chiến tranh hủy diệt là khó tránh khỏi.

Lần đầu tiên Putin công khai tuyên bố Phương Tây là “kẻ thù”, là những kẻ đang tìm cách phá hoại nước Nga, biến nước Nga thành thuộc địa. Trên bình diện ý thức hệ, Putin lên án “chủ nghĩa chuyên chế của giới tinh hoa phương Tây”, coi đó là “sự lật đổ đức tin và các giá trị truyền thống”, giống như một tôn giáo bị đảo ngược mà ông ta gọi là “chủ nghĩa Sa-Tăng thuần túy” (pure Satanism) do Hoa Kỳ dẫn đầu.

“Điều hết sức quan trọng đối với họ là tất cả các quốc gia phải từ bỏ chủ quyền để phục vụ nước Mỹ,” Putin nói. Ông ta kể ra hàng loạt hành động quân sự của Phương Tây trải dài nhiều thế kỷ – từ cuộc Chiến tranh Nha Phiến mà đế quốc Anh thực hiện ở Trung Hoa thế kỷ 19, việc Đồng Minh dội bom nước Đức trong Thế Chiến thứ Hai đến các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên.

Phương Tây hiện nay, theo lời Putin, là một “hệ thống thực dân mới” và Nga là nước lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại hệ thống đó. “Phương Tây không chỉ phủ nhận chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế. Sự bá quyền của họ là thuộc tính của chủ nghĩa toàn trị, chuyên chế và phân biệt chủng tộc,” Putin nhấn mạnh và dùng những từ ngữ mà Phương Tây sử dụng để chỉ chế độ độc tài của chính ông ta.


“Sự sụp đổ của chủ nghĩa bá quyền Phương Tây là không thể đảo ngược được”, Putin nói “Số phận và lịch sử kêu gọi chúng ta ra chiến trường, vì nhân dân chúng ta, vì đế chế Nga vĩ đại”, Putin kêu gọi và tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine là cần thiết, là “phía đúng đắn của lịch sử”!

***

Ngoài những kiến thức lịch sử lệch lạc, bài diễn văn của Putin đặt ra một kế hoạch khá cụ thể:

Một là, Putin đổ tội cho Hoa Kỳ gây ra các vụ nổ gần đây làm hư hại đường ống Nord Stream dẫn khí đốt dưới đáy biển Baltic từ Nga sang châu Âu. Không có bằng chứng nào ủng hộ lời buộc tội của Putin và sự việc đang được cả Hoa Kỳ và châu Âu điều tra.

Nhưng đổ tội cho Hoa Kỳ, Putin coi như trút bỏ trách nhiệm trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu khi mùa đông lạnh giá đang đến gần. Đổ tội cho Mỹ một cách vô căn cứ, Putin còn có cớ để “ăn miếng trả miếng”: trong tương lai, Nga có thể ra tay phá hoại những đường ống dầu khí của Phương Tây và biện minh rằng Hoa Kỳ đã làm như vậy với đường ống của Nga.

Thứ hai, Putin gợi ý rằng các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nên bắt đầu ngay lập tức. Ông kêu gọi Ukraine chấm dứt các hành động thù địch, rút ​​quân khỏi “các vùng lãnh thổ mới của Nga” và ngồi vào bàn đàm phán. Điều kiện mà Putin đưa ra là việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Liên bang Nga là “không thương lượng được”.
Image
Hiện trường vụ hỏa tiễn Nga bắn vào một đoàn xe chở hàng viện trợ và di tản thường dân ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine mới bị Nga thâu tóm, ít nhất 25 người bị thiệt mạng. Ảnh ngày 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Wojciech Grzedzinski for The Washington Post via Getty Images

Trước khi xua quân xâm lược Ukraine tám tháng về trước, Putin đã đưa ra yêu sách tương tự. Ngày 21 Tháng Hai 2022, ông Putin đã chính thức công nhận cái gọi là “các nước cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk, sau đó ông ta yêu cầu quân đội Ukraine rút khỏi cả hai tỉnh này. Khi Ukraine từ chối từ bỏ lãnh thổ, trong vòng vài ngày, Putin đã phát động cuộc xâm lược.

Nhưng có sự khác biệt lớn giữa tình hình hiện nay và lúc đó. Cuộc kháng chiến của người dân Ukraine mạnh mẽ và hiệu quả không ngờ và quân Nga đã liên tục thất bại. Những vụ rút lui nhục nhã khỏi vùng thủ đô Kyiv, khỏi khu vực Kharkiv ở miền Đông và mới nhất là tháo chạy khỏi thành phố Lyman ở Donetsk chỉ một ngày sau khi Putin tuyên bố thâu tóm vùng đất này là những ví dụ. Chính thất bại quân sự đã thúc đẩy Putin ra sắc lệnh tổng động viên quân dự bị và vội vàng sáp nhập các vùng lãnh thổ chỉ mới chiếm được một phần.

Người Ukraine tất nhiên không chấp nhận yêu sách của Nga, đòi Nga phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ đã chiếm đóng và thề sẽ chiến đấu đến khi nào đất nước sạch bóng quân xâm lược với đường biên giới được quốc tế công nhận. Ngồi vào bàn đàm phán lúc này, với người Ukraine, cũng có nghĩa là đầu hàng. Chính phủ Ukraine nhiều lần nói việc sáp nhập lãnh thổ có nghĩa là chấm dứt mọi nỗ lực đàm phán với nước Nga của ông Putin.“Không thể có một hiệp ước chung sống hòa bình, bình đẳng, chân thật với tổng thống Nga hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Nga, nhưng chỉ với một tổng thống Nga khác”, Tổng thống Ukraine Zolodymyr Zelenskiy nói.


Điểm thứ ba trong bài diễn văn của Putin là rất đáng báo động. Putin nói Hoa Kỳ đã “tạo tiền lệ” cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Hàm ý của Putin rất dễ thấy: Nếu phương Tây tiếp tục gửi vũ khí tới Ukraine và từ chối gây sức ép để Kyiv đồng ý với một giải pháp hòa bình theo điều kiện của Nga thì Putin có thể dùng đến vũ khí hạt nhân.

Putin bị ám ảnh với tham vọng được ngang bằng với Mỹ – một vị thế đã tan tành khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991 – sự kiện mà Putin nhiều lần gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20” và ông ta tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử phải khôi phục lại vị thế ngang bằng đó.

Để ngang hàng với Mỹ, Putin phải chứng tỏ rằng Nga có thể làm bất cứ điều gì mà người Mỹ có thể làm; nếu Mỹ đã từng ném bom nguyên tử thì Nga cũng có quyền sử dụng bom hạt nhân. Putin và đồng đảng của ông ta không quan tâm người Mỹ đã làm điều đó vào thời điểm nào hay bối cảnh ra sao.

Trước cuộc xâm lược, Nga quyết liệt phủ nhận không có ý định xâm lược. Bây giờ Putin đang làm ngược lại. Tổng thống Zelenskiy có lý khi nói rằng, “sử dụng vũ khí hạt nhân hôm qua là lời đe dọa, là trò chơi tháu cáy của Putin, nhưng hôm nay là một thực tế”.

Đau đớn cho Putin là trong lúc thực hiện tham vọng ngang bằng với Mỹ thì cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta lại biến nước Nga thành một đất nước bị ruồng bỏ, bị xa lánh, và sắp trở thành một chư hầu mới của Tập Cận Bình!
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Putin và cái bẫy của Tập Cận Bình

Hiếu Chân

Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Ảnh chụp tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ngày 4-2-2022 sau khi Tập và Putin cam kết “hợp tác không giới hạn”, bật đèn xanh cho cuộc xâm lược Ukraine và cũng giương một cái bẫy để Putin đưa nước Nga vào. Ảnh Li Tao/Xinhua via Getty Images.

Khi xâm lược Ukraine, Nga có phần đã rơi vào cái bẫy mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giăng sẵn, biến Nga thành một chư hầu mới của Bắc Kinh.


Tập xuất ngoại sau 750 ngày cấm cung


Sau hơn hai năm cấm cung trong khu dinh thự được canh phòng cẩn mật có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến xuất ngoại đầu tiên. Ông Tập đã đến Samarkand, thành phố của nước Cộng hòa Uzbekistan – một tiểu quốc vùng Trung Á tách ra từ Liên Xô cũ – để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization – SCO) diễn ra trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu tuần này.

Ngoài ông Tập, hội nghị còn có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và lãnh đạo một số nước thành viên SCO khác. Cuộc chiến tranh ở Ukraine và tình hình Đài Loan chắc chắn là những đề tài được hội nghị này thảo luận bên cạnh việc mở rộng SCO, kết nạp thêm Iran, Belarus và có thể cả Afghanistan.


Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập diễn ra chỉ một tháng trước ngày khai mạc đại hội toàn quốc, năm năm mới có một lần, của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho đến nay, những người quan sát Trung Quốc đều tin rằng, đại hội sẽ sửa đổi điều lệ đảng để ông Tập đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba – một việc chưa từng có sau thời Mao Trạch Đông.

Trước đại hội là thời gian đấu đá ác liệt trong giới chóp bu của đảng Cộng sản để giành quyền lực, thường tạm kết thúc sau hội nghị bí mật ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, nơi những quan chức cao cấp nhất, đương nhiệm và tiền nhiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc bàn chuyện sắp xếp guồng máy lãnh đạo của đảng và nước Trung Quốc trong nhiệm kỳ mới. Năm nay cuộc tranh giành được cho là rất gay gắt giữa phe đảng Cộng sản của Tập Cận Bình và phe chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường; trong đó phe chính phủ đổ lỗi cho chính sách phong tỏa để phòng dịch COVID (zero-Covid) của ông Tập làm cho kinh tế Trung Quốc suy sụp.

Trong các thời kỳ tranh giành như vậy, những nhà lãnh đạo chóp bu như Tập đều tránh đi nước ngoài, sợ ở nhà có biến. Sự kiện ông Tập đi công du Trung Á ngay trước đại hội là dấu hiệu cho thấy ông ta đã giải quyết xong chuyện đấu đá nội bộ; số phận của Thủ tướng Lý Khắc Cường chắc đã được an bài. Nay là lúc ông Tập đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế và thu hoạch những lợi ích mà các thủ đoạn thâm hiểm của ông ta mang lại.

Putin mắc bẫy như thế nào?

Trái với Tập, ông Putin tới hội nghị SCO với nỗi nhục nhã ê chề: Trong hơn tuần qua, quân dân Ukraine đã phản công dữ dội, giành lại được hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ mà quân Nga chiếm đóng trong vùng Kharkiv và đang tiếp tục gây sức ép lên các mặt trận hướng Đông Bắc và hướng Nam, buộc quân Nga liên tục tháo chạy; “chạy tụt cả quần” như một bài tường thuật trên báo The Washington Post cho biết.

Thất bại trên chiến trường đã làm cho giới tinh hoa Nga chuyển sang phản đối Putin và cuộc phiêu lưu quân sự của ông ta. Đã có những tiếng nói khẳng định Nga không thể chiến thắng ở Ukraine, hàng chục nghị sĩ ký kiến nghị yêu cầu Putin từ chức và không loại trừ khả năng giới chóp bu quân sự và tình báo Nga có thể “khử” Putin để hạn chế thiệt hại cho đất nước.


Khó khăn của Putin đã trao cho Tập tư thế bề trên trong quan hệ Nga-Trung. Tại cuộc gặp, Putin chắc chắn sẽ nài nỉ Tập hỗ trợ kinh tế để làm dịu tác động các biện pháp trừng phạt của phương Tây, viện trợ quân sự để duy trì cuộc chiến. Và vô hình chung, Putin đã đưa nước Nga rơi vào cái bẫy mà Tập đã giăng sẵn.

Lần mới nhất Putin-Tập gặp nhau là vào Tháng Hai 2022 nhân khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông. Dù dịch COVID đang hoành hành và Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt, Putin vẫn thân hành tới Bắc Kinh diện kiến “hoàng đế” Trung Hoa và hai bên ký một thỏa thuận “hợp tác không giới hạn” cùng chống Mỹ và phương Tây. Yên tâm là đã được Bắc Kinh bật đèn xanh và chống lưng, trở về Moscow, Putin xua quân xâm lược Ukraine, phát động cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên trên lục địa châu Âu sau Thế chiến thứ Hai.

Cam kết “hợp tác không giới hạn” của Tập hóa ra chỉ là lời chót lưỡi đầu môi. Bị phương Tây trừng phạt nặng nề nhưng Moscow không được Bắc Kinh hỗ trợ hết mình như đã hứa.

Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga hầu như chỉ bằng lời nói. Bắc Kinh từ chối lên án cuộc xâm lược của Moscow, che chắn cho Nga tại những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc và tuyên truyền cho dân chúng trong nước những quan điểm của Nga về cuộc chiến, đổ lỗi cho Mỹ và NATO. Giọng điệu đó phù hợp với đường lối chống phương Tây cực đoan của chính Bắc Kinh.

Đi xa hơn vào các vấn đề cụ thể thì Tập rất thận trọng. Thực tế Trung Quốc đã mua nhiều dầu khí của Nga khi việc xuất cảng dầu khí của Moscow sang châu Âu bị tắc vì lệnh cấm vận của EU. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, trong Tháng Bảy 2022, Trung Quốc đã mua của Nga 7.15 triệu tấn dầu, cao hơn 7.6% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc cũng mua của Nga nhiều mặt hàng khác như than đá và phân bón hóa học. Tiền mua hàng của Trung Quốc đã giúp ngân khố của Nga không bị cạn kiệt và đồng rúp Nga không bị phá giá.

Trung Quốc cũng cung cấp cho Nga hàng hóa tiêu dùng, lấp vào khoảng trống ở các siêu thị mà các công ty đa quốc phương Tây bỏ lại. Có đến 80% số xe hơi tiêu thụ ở Nga hiện nay là xe Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cung cấp cho Nga vi mạch điện tử, nguyên liệu và các thiết bị khác.

Nhưng xem kỹ, những hoạt động mua bán của Trung Quốc nhằm phục vụ cho lợi ích của chính Trung Quốc hơn là giúp đỡ Nga; ví dụ Trung Quốc mua nhiều dầu của Nga nhưng với giá thấp hơn giá thị trường tới 30%.

Cái mà Nga cần nhất là vũ khí tân tiến phục vụ cuộc xâm lược thì Trung Quốc lắc đầu! Do vũ khí của Nga vừa bị “nướng” với số lượng lớn trên mặt trận, vừa quá kém so với các loại vũ khí mà Ukraine được viện trợ từ Mỹ và phương Tây, Putin buộc lòng phải cầu cứu Tập mà không có kết quả. Tại một diễn đàn kinh tế ở Nga tuần trước, Putin than thở rằng người Trung Quốc là những kẻ mặc cả rất cứng rắn và chỉ biết tới quyền lợi quốc gia của họ. Bí thế, Nga phải mua máy bay không người lái (UAV) của Iran và đạn đại bác của Bắc Hàn – những quốc gia không mấy tiếng tăm về công nghệ vũ khí và sản phẩm của họ có nhiều khiếm khuyết.


Sự cả tin vào lời cam kết của Tập là yếu tố đẩy Putin tới tình huống nguy hiểm hiện nay.

Vì sao Trung Quốc không giúp Nga?


Vì sao Tập không nhiệt tình hỗ trợ Putin? Thái độ phản trắc của Trung Quốc có phần do Bắc Kinh chưa dám đứng cùng chiến hào với Nga tuyên chiến với Mỹ và phương Tây, nhưng phần khác do Tập muốn thủ thế “tọa sơn quan hổ đấu” và “ngư ông đắc lợi”. Tập biết, đối đầu với Mỹ và châu Âu vào lúc này, dù để ủng hộ Nga hay để xâm lược Đài Loan, là đi vào chỗ chết mà Putin là sự kiện nhãn tiền. Hơn thế nữa, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ tàn phá thê thảm đất nước Đông Âu này mà còn khiến cho cả Nga và châu Âu suy yếu; và tọa sơn quan hổ đấu mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích nhất.

Nếu Nga thắng – một chuyện bất khả thi – thì Trung Quốc sẽ có một đồng minh thân thiết hùng mạnh cùng sánh vai chống Mỹ và cái trật tự quốc tế do Mỹ lập ra và duy trì suốt 70 năm nay. Nếu Nga bị đánh bại – điều chắc chắn sẽ xảy ra – thì Moscow sẽ nhanh chóng biến thành chư hầu của Bắc Kinh. Một nước Nga chuyên chế, có vũ khí hạt nhân nhưng kinh tế kiệt quệ, bị cô lập trên trường quốc tế thì chỉ có thể là một Bắc Hàn mới, một thứ đàn em trung thành sẵn sàng làm tên lính xung kích của Bắc Kinh trong cuộc đấu với phương Tây.

Chưa kể Trung Quốc có thể lợi dụng hoàn cảnh Nga sa lầy ở phía châu Âu để bành trướng lãnh thổ, chiếm vùng Viễn Đông Nga đất rộng người thưa và nhiều tài nguyên khoáng sản mà lâu nay Bắc Kinh vẫn hết sức thèm muốn!

Cuộc hội ngộ Tập – Putin bên lề hội nghị SCO đang diễn ra chắc chắn sẽ có những cuộc đàm phán bí mật, trong đó Putin sẽ cố năn nỉ Tập ra tay cứu và tất nhiên Nga sẽ phải nhượng bộ hết cỡ, phải hy sinh những lợi ích thiết thân của Nga về lãnh thổ, về kinh tế để phục vụ cho tham vọng của Putin ở châu Âu!

***

Trung Quốc không chỉ “lừa” Nga mà còn dụ dỗ nhiều nước khác, nhất là các nước láng giềng phía Nam. Bằng túi tiền rủng rỉnh và những lời đường mật, bằng thủ đoạn hối lộ, mua chuộc và gài bẫy các chính trị gia nắm giữ quyền lực đi kèm với đe dọa quân sự, Bắc Kinh đã chiêu mộ được khá nhiều đệ tử trung thành ở Việt Nam, Lào, Cambodia, Myanmar và vài nước khác; ngăn chặn con đường dân chủ hóa ở các nước này và nhân rộng thể chế độc tài toàn trị của Bắc Kinh.

Đã đến lúc các nước nên nhìn vào tấm gương Putin mà rút ra bài học trong quan hệ với bố già Tập Cận Bình trước khi quá muộn.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Vụ Trương Mỹ Lan và mặt thật của một chế độ
October 11, 2022

Hiếu Chân/Người Việt

Sự kiện gây chấn động mạnh nhất trong dư luận mấy ngày qua là vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn, báo hiệu những diễn biến khó lường của tình hình chính trị Việt Nam những ngày tới.

Image
Bà Trương Mỹ Lan (trái) và ông Lê Thanh Hải. (Hình: Bộ Công An, Getty Images)
Cùng bị bắt với bà còn có bà Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), bà Nguyễn Phương Hồng, và ông Hồ Bửu Phương, trong đó bà Nguyễn Phương Hồng, 39 tuổi, chết chỉ sau hai ngày bị bắt tạm giam.

Liên quan đến vụ bắt bớ này đã xảy ra hiện tượng người dân tụ tập đông đảo trước các phòng giao dịch của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) để rút tiền, buộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) phải họp báo trấn an.


Cũng như thông tin về cái chết bí ẩn của bà Nguyễn Phương Hồng, toàn bộ thông tin về SCB và các nhân vật lãnh đạo của nó đều bị báo chí trong nước âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng vài giờ.

Tuyên bố dối trá về mối liên quan giữa SCB và Vạn Thịnh Phát, cũng như cách bưng bít thông tin của nhà cầm quyền, đã tạo điều kiện tốt cho sự lan truyền các loại tin đồn và thuyết âm mưu, khiến cho việc phân tích và đánh giá sự kiện thêm khó khăn bội phần.

Phất lên nhờ quan hệ

Tuy nhiên, lần theo các mạch dư luận, có thể thấy đây là một vụ án lớn, phơi bày bộ mặt thật của một chế độ trong đó giới chức chóp bu cấu kết ăn chia với giới tư bản cá mập – có thể có cả thế lực nước ngoài – để trục lợi từ tài sản quốc gia và nỗi khốn khổ của người dân

Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa, tên thật là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông, Quận 5, Sài Gòn. Nhờ quan hệ thân thiết với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Quận 5, cựu chủ tịch và cựu bí thư Thành Ủy.


Trong một thời gian dài, bà Trương Muội đã xây dựng được một “đế chế” kinh doanh hùng mạnh mang tên Vạn Thịnh Phát (VTP), có giá trị nhiều tỷ đô la, với nhiều công ty con trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản.

Để đánh bóng tên tuổi và đánh lừa dư luận, bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan, giống với bà Trương Mỹ Hoa, chị của bà Trương Thị Hiền, và là cựu phó chủ tịch nước.

Quá trình lớn mạnh của VTP gắn chặt với quá trình thăng tiến của ông Lê Thanh Hải, từ người đứng đầu cơ sở đảng CSVN ở Quận 5 lên tới Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng toàn quốc, đến mức khó tách bạch rõ ông Hải đỡ đầu cho bà Lan của VTP hay ngược lại.

Có điều, nhờ quyền lực “nghiêng trời” của ông Hải ở Sài Gòn mà VTP thâu tóm được rất nhiều những lô đất “kim cương” ở trung tâm thành phố có thời được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông.”


Những lô đất này từng là dinh thự của các cơ quan chính phủ thời VNCH, bị chính quyền cộng sản tịch thu sau ngày miền Nam sụp đổ.

Cấu kết, ăn chia với ông “trùm đảng” Lê Thanh Hải và tay chân, VTP được giao các lô đất đó với giá rẻ để phát triển thành các dự án cao cấp như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…

VTP chỉ là một trong nhiều công ty bất động sản của phe ông Lê Thanh Hải và đồng bọn, nhưng có lẽ là công ty được ưu ái nhất, được dành nhiều lô đất đẹp nhất ở các đại lộ trung tâm Quận 1.

Và không chỉ ông Hải, VTP còn có bè cánh với các quan chức cao cấp ở Ba Đình.

Ngày 7 Tháng Giêng, 2014, trong vụ án tại Cục Hàng Hải, bị cáo Dương Chí Dũng khai với tòa rằng ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan chuyển 20 tỷ đồng ($1 triệu) cho Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, lúc đó là thứ trưởng Bộ Công An, để nhờ ông giúp VTP được thực hiện dự án trên khu đất Cảng Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4, sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái. Sau lời khai đó, ông Ngọ lăn ra chết một cách bí ẩn (báo chí đăng là bị ung thư) mà bà Lan vẫn vô can, được coi là “bất khả xâm phạm” chứng tỏ bà có ô dù rất lớn che chở.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Có đất đẹp, VTP liền huy động tiền bạc để thực hiện các dự án. Cách làm ăn thông thường của các đại gia bất động sản Việt Nam “tay không bắt giặc” là thành lập ngân hàng, lấy nguồn tiền của bá tánh để làm vốn. Được sự chống lưng của NHNN, năm 2011, bà Lan thâu tóm ba ngân hàng nhỏ là Ngân Hàng Sài Gòn, Ngân Hàng Đệ Nhất (FCB) và Ngân Hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) nhập chúng vào thành một ngân hàng mới lấy tên cũ là Ngân Hàng Sài Gòn (SCB).

Tuy không ra mặt, nhưng ở Sài Gòn, ai cũng biết bà Trương Mỹ Lan và VTP chính là chủ nhân thực sự của SCB. Ngân hàng này huy động tiền tiết kiệm của dân bằng việc trả tiền lời cao hơn từ một đến hai “chấm” so với các ngân hàng thương mại khác nên luôn có lượng khách rất đông đảo, phần lớn là người về hưu, người kinh doanh nhỏ ham tiền lời cao và tin vào sự “bất khả xâm phạm” của bà Lan.


Dòng tiền không chảy trực tiếp từ SCB tới các dự án của VTP mà đi vòng qua các công ty đầu tư như công ty đầu tư An Đông, công ty đầu tư Times Square, công ty tập đoàn Sài Gòn Peninsula… tất cả đều là những chân rết huy động vốn cho VTP. Người gửi tiền vào SCB được khuyến khích mua trái phiếu (bond) có tiền lời cao của các công ty đầu tư này, SCB bảo đảm mua lại trái phiếu khi đáo hạn. Chính vì thế, khi có tin “Bộ Công An quyết định khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông” thì người có tiền gửi ở SCB như ngồi trên đống lửa, gọi nhau đi rút tiền thì đã muộn!

Ngày 7 Tháng Mười, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm giam để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can đã gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019, trong đó chỉ riêng công ty An Đông chiếm đoạt khoảng 25,000 tỷ đồng (khoảng $1 tỷ). Văn bản truy tố chưa đề cập tới những hành vi vi phạm pháp luật khác của bà Lan và VTP như hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi.

Từ án kinh tế tới động đất chính trị

Nếu chỉ căn cứ vào thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công An thì vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan chỉ là một vụ án kinh tế như hàng chục vụ án bất động sản và ngân hàng mấy năm gần đây. Nhưng để phá một vụ án như vậy, có cần ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải cất công dẫn một phái đoàn cao cấp – bao gồm bốn ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó có hai bộ trưởng Công An và Quốc Phòng – từ Hà Nội vào Sài Gòn hôm 23 Tháng Chín để họp với ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy và cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị?

Chuyến kinh lý của ông Trọng, cùng với những mối quan hệ chằng chịt giữa VTP với các giới chức đảng và chính phủ khiến dư luận nghi ngờ rằng vụ án đã trở thành một vụ “động đất chính trị.”


Ai cũng tin, bà Trương Mỹ Lan sẽ là đầu mối dẫn tới việc thanh trừng ông Lê Thanh Hải và bộ sậu của ông – gồm các cựu lãnh đạo thành phố như ông Lê Hoàng Quân (chủ tịch), ông Nguyễn Văn Đua (phó chủ tịch), ông Nguyễn Thành Phong (chủ tịch), sau khi ông Nguyễn Thành Tài (phó chủ tịch) và ông Tất Thành Cang (phó chủ tịch) lần lượt ra trước vành móng ngựa gần đây. Niềm tin là như thế nhưng cái “lò” của ông Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không thì chưa biết chắc được.

Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan còn có những cái chết bí ẩn. Bắt đầu từ cái chết của ông Phạm Quý Ngọ nêu trên, gần đây lại có những cái chết khó hiểu của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch công ty chứng khoán Tân Việt, thành viên hội đồng quản trị SCB trong đế chế VTP và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc tập đoàn VTP.

Ông Thành chết một ngày trước khi bà Lan tra tay vào còng. Bí ẩn nhất là cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, người cùng bị bắt với bà Trương Mỹ Lan, và chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam. Từ sáng 11 Tháng Mười, trên mạng xã hội, người dân lại đồn hai quan chức cao cấp khác của SCB, ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc, và ông Lưu Quốc Thắng, trưởng ban kiểm soát, đều đã qua đời tại nhà riêng. Thông tin này chưa kiểm chứng được.

Nếu như những cái chết bí ẩn đó là do một thế lực bí mật ra tay diệt khẩu bịt đầu mối thì quả thực vụ Trương Mỹ Lan không đơn giản là án kinh tế mà dính líu chặt đến các giới chức chóp bu trong đảng, bộc lộ bản chất tội phạm của một tổ chức “mafia” có tên đảng CSVN. Từ vụ án này, người ta mới thấy được đằng sau vẻ hào nhoáng của các tòa nhà chọc trời bằng nhôm và kính trên các đại lộ trung tâm Sài Gòn là cả một đế chế quyền và tiền quyện chặt vào nhau để lường gạt và trục lợi, với nhiều thủ đoạn.

Ông Nguyễn Phú Trọng và cái lò của ông sẽ đốt được gì? Hãy chờ xem! [đ.d.]
caubennoc
Posts: 535
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:43 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by caubennoc »

Hoang tưởng phong kiến Đế chế của Putin, đất nước buồn nhất thế giới

Tác giả: Thomas Schmoll
Việt Hùng, dịch


Bi kịch của Nga: Nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Sau đó, những nỗi đau ma quái của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất. Nhưng nó còn cách đây vài năm ánh sáng.

Không một ngày nào trôi qua khi tin tức từ Nga hoặc tuyên bố của Putin và quần thần về các chính sách giết người của họ, không làm bạn lạnh máu. Nhưng cũng có những hình ảnh từ đất nước rộng lớn nhất trên trái đất khiến bạn choáng váng, ví dụ như khi các giáo sĩ rao giảng điều răn của Cơ đốc giáo, rằng bạn không được giết người, để lấy âm hưởng và hương khói ban phước cho binh lính trước khi họ ra trận cho một kẻ thống trị. Tự nhận bản thân là một hoàng đế ở đâu đó giữa Peter Đại đế và Stalin, nhưng thực sự là một kẻ tàn ác.


Putin đã biến đế chế của mình thành đất nước buồn nhất thế giới. Nga là một phiên bản đặc biệt hoàn hảo của một quốc gia thất bại. Nhà nước tuy hoạt động. Nhưng một người cai trị duy nhất và băng đảng của ông ta đã biến ông ta thành con mồi của họ và dựng lên một tòa nhà cai trị thuộc loại được biết đến từ các nước châu Phi. Sự tập trung quyền lực vào Putin đã mang những hình thức
phong kiến. Ngay cả sự hoang tưởng của ông ta về việc mắc bệnh hoặc bị giết cũng phù hợp với hình ảnh của các hoàng đế và các vị vua của những thế kỷ trước. Một cách ngẫu nhiên, cũng là sự vênh váo vô lý khi vị chúa tể của những chiếc bàn dài quá mức, sải bước qua các sảnh lớn trong cung điện của mình, những người lính trong bộ quân phục bắt chước từ thời Nga còn là một đế chế
thực sự chứ không phải chỉ là một nhận thức.


Tất nhiên, ở các nước phương Tây cũng có những cách trình bày kỳ quái tương tự. Tuy nhiên, các chính trị gia (và quốc vương) không quá coi trọng bản thân ở đó và không ăn mừng sự xuất hiện của họ theo cách mà người cai trị trong Điện Kremlin ưa thích. Nếu Putin từng có cảm giác về việc tự đề cao bản thân có vẻ ngớ ngẩn, thì ông ấy đã đánh mất nó. Nếu không ông ta sẽ biết rằng, lòng yêu
nước cường điệu ngày nay nhanh chóng kết thúc trong lĩnh vực trào phúng. Điều này đã được thể hiện trong buổi biểu diễn thôn tính điên cuồng ở Điện Kremlin, khi Putin và các nhà lãnh đạo phe ly khai mà ông đang chỉ đạo đặt tay lên nhau và cổ vũ, với những tiếng la hét “Rossiya”, một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong ảo tưởng về sự vĩ đại

Tuy nhiên, Putin cũng không nhận thấy điều đó. Ông ấy đã thành công trong việc phong tỏa bản thân khỏi những lời chỉ trích và ảnh hưởng từ bên ngoài. Có lẽ Putin có ảo tưởng vĩ đại của mình đến mức thực sự tin rằng hàng triệu người Ukraine đã bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga. Phải cẩn thận với bệnh lý – nhưng với Putin, có một số bằng chứng cho thấy, ông không còn đến từ thế giới này nữa, mà bị điều khiển bởi những bóng ma não của chính ông, những người liên tục nói với ông: Bạn là người vĩ đại nhất. bạn là hoàng đế.

Làm thế nào mà Darth Wladi có thể nói vô số điều vô nghĩa mà không ngừng lại hoặc phá ra cười. Khi sáp nhập lãnh thổ quốc gia Ukraine, kẻ xâm lược viện dẫn các nguyên tắc của Liên Hiệp quốc về “quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc”. Chúng ta nhớ rằng: Liên Hiệp quốc là thể chế mà Putin coi thường và lạm dụng. “Chúng tôi đang kêu gọi chính quyền Kiev ngừng các cuộc pháo kích và tất cả các cuộc giao tranh ngay lập tức và quay trở lại bàn đàm phán”, Putin, lãnh chúa đã từng xâm lược đất nước láng giềng của mình, nói. Kẻ tấn công yêu cầu kẻ bị tấn công ngừng phản công. Đây là chứng điên mà không cần kiểm tra tâm thần để nhận ra.


Có những quốc gia rất đáng buồn khác trên trái đất, nhiều quốc gia trong số họ ở châu Phi, hoặc Afghanistan. Nhưng những quốc gia này, tất cả những cựu thuộc địa của các nước phương Tây, đã có rất ít cơ hội thực sự trong lịch sử gần đây của họ, để lật ngược tình thế theo hướng dân chủ. Không nói đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc (tạm thời), Nga đã có cơ hội trở thành một quốc gia hiện đại, mở cửa và bảo tồn bản sắc của mình, xây dựng một nền
công nghiệp hiện đại và sống không chỉ bằng nguyên liệu thô và rượu vodka.

Chủ nhắm về phía Tây phương

Cánh cửa đã mở, để bỏ lại thời kỳ của những người cai trị bị ám ảnh bởi quyền lực và giải quyết tình trạng xung đột đã ảnh hưởng đến nước Nga trong nhiều thập niên: từ chối phương Tây nhưng vẫn muốn càng giống như phương Tây càng tốt. Để cạnh tranh với phương Tây, coi đó là thước đo thành công của chính mình và đồng thời coi thường nó, chắc chắn phải dẫn đến một thử thách, hiện đang
nổ ra trong cuộc chiến chống Ukraine.

Bất cứ ai cho phép chơi punk cũng phải chịu đựng những hình ảnh trông kỳ quặc trong khung cảnh đường phố. Cả hai đều không thể. Và do đó, dần dần có sự lên án mọi thứ tự do đã đến với Nga từ phương Tây. Bối cảnh văn hóa đổi mới vô cùng tốt đẹp như chết, nó chỉ diễn ra trong các ngõ ngách (hoặc ở nước ngoài). Cuối cùng, nhân quyền cũng trở thành nạn nhân của vòng xoáy bạo lực thể
xác và lời nói này. Nhân quyền không có giá trị gì ở đất nước buồn nhất thế giới này, ngoài sự tàn bạo cổ điển. Hãy nhìn người đứng đầu Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Ramzan Kadyrov, tự hào tuyên bố rằng ông sẽ cử ba người con trai chưa đủ tuổi tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine. Thật là điên rồ.


Việc một lãnh chúa châu Âu ở thế kỷ 21 dám coi hàng trăm nghìn người là bia đỡ đạn cho thấy sự thiếu tôn trọng hoàn toàn đối với loài người. Đối với Putin – một cách tiếp cận quản trị hậu phong kiến khác – công dân là quân nhân hoặc quần thần, trong mọi trường hợp là những người ủng hộ chính nghĩa của ông. Ngược lại, nếu bạn không ở bên ông ta, bạn đang chống lại ông ta. Lợi ích của người dân nói chung, đặc biệt là ở các khu vực xa Moscow và St.Petersburg, đóng một vai trò quan trọng. Putin chỉ quan tâm đến họ khi nhận ra rằng, mọi thứ đang trở nên căng thẳng với mình.

Sự nghèo đói là điều hiển nhiên, vì chỉ một bộ phận nhỏ người dân Nga được hưởng lợi từ sự giàu có của đất nước và ân sủng của Putin. Tác giả của những dòng này đã có vinh dự được giúp đỡ Julia Solska, người Ukraine, xuất bản ở Đức cuốn nhật ký của mình từ những ngày đầu của cuộc chiến. Trong đó, cô viết về nạn cướp bóc cho phép rút ra kết luận về mức sống trong đế chế của Putin. “Người Nga xâm lược một quốc gia, giết người và phá hủy để đánh cắp máy tính và giày dép. Nếu chúng tôi biết rằng binh lính của Putin muốn TV màn hình phẳng và máy tính bảng, chúng tôi đã gửi chúng cho họ. Vậy thì họ có thể tha cho chính mình và chúng tôi”.

Bi kịch của Nga là nó có thể là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên trái đất, cạnh tranh một cách hòa bình với Trung Quốc và Mỹ. Khi đó, bóng ma của sự tự ti mặc cảm về mặt nhận thức sẽ biến mất và Nga sẽ không còn cần phải đổ lỗi cho phương Tây về những thiếu sót của chính mình. Có lẽ thế giới sẽ tồn tại để nhìn thấy nước Nga này. Đó sẽ là một may mắn cho nhân loại.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 8 guests