Bình Luận , Quan Điểm

thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Dân chủ và chuyên chế – thể chế nào tốt hơn?

Hiếu Chân
Người Việt
Cuộc đấu tranh giữa hai thể chế chính trị dân chủ và chuyên chế trên thế giới đang có diễn biến mới, trong đó dân chủ không suy tàn và chuyên chế không thắng thế như lo ngại của những người quan tâm tới thời cuộc. Những cuộc phản kháng mạnh mẽ của người dân Trung Quốc, Iran, Nga cho thấy sự thật đó.
Image
Cư dân Thượng Hải, Trung Quốc, đổ ra đường hôm 27 Tháng Mười Một biểu tình phản đối chích sách “không COVID” của ông Tập Cận Bình. (Hình minh họa: Hector Retamal/AFP via Getty Images)
Chỉ vài tháng trước, đã có hồi chuông cảnh báo về cuộc suy thoái của các thể chế dân chủ sau những diễn biến đáng lo ngại.

Ở Hoa Kỳ, sau cuộc bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội hồi Tháng Giêng, 2021 mà diễn tiến và động cơ được trình bày khá chi tiết trong chín phiên điều trần công khai tại Hạ Viện, nhiều người Mỹ đã nhận ra tính chất mong manh của nền dân chủ lâu đời nhất hành tinh. Một cuộc thăm dò ý kiến của đài NBC News hồi Tháng Tám cho thấy 21% cử tri cho rằng “mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt” trong khi vấn đề chi phí sinh hoạt đắt đỏ chỉ chiếm vị trí thứ hai (16%); vấn đề việc làm và nền kinh tế xếp thứ ba (14%); tình trạng di dân ở biên giới chiếm vị trí thứ tư (13%). Trong cuộc khảo sát trước đó ba tháng, người trả lời thậm chí còn chưa đề cập tới mối đe dọa đối với nền dân chủ.


Ngay cả Tổng Thống Joe Biden cũng phá lệ để thẳng thắn cảnh báo các giá trị dân chủ của nước Mỹ đang bị các lực lượng cực đoan trung thành với cựu Tổng Thống Donald Trump tấn công. Đọc diễn văn tại Tòa Nhà Độc Lập ở Philadelphia tối ngày 1 Tháng Chín, ông Biden lên án ông Trump và đảng Cộng Hòa MAGA như là những đại diện cho chủ nghĩa cực đoan làm suy yếu nền tảng của nền cộng hòa và lo lắng về một “làn sóng đỏ” sẽ nổi lên trong cuộc bầu cử giữa kỳ đầu Tháng Mười Một – điều đã không xảy ra.

Ở Châu Âu, cuộc bầu cử Quốc Hội Ý hôm 25 Tháng Chín đưa lên cầm quyền một đảng có nguồn gốc Phát-xít, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài ngoại, chống di dân. Trước đó, đảng Dân Chủ Thụy Điển theo đường lối cực hữu đã trở thành đảng chính trị lớn thứ hai của nước này. Với các đảng cánh hữu đã cầm quyền ở Hungary, Ba Lan, Châu Âu đang đối mặt với thách thức trầm trọng về thể chế chính trị.


Như vậy, ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các nền dân chủ đang gặp khó trước sự trỗi dậy của các xu hướng cực đoan, dân tộc chủ nghĩa.

***

Từ lâu, các nhà độc tài truyền bá quan niệm chế độ dân chủ là hỗn loạn và đề cao chế độ chuyên chế như một phương thức quản trị quốc gia khác, thay thế và hiệu quả hơn chủ nghĩa dân chủ. Với quan niệm “Phương Đông đang trỗi dậy, Phương Tây đang suy tàn,” Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là đại diện cho niềm tin đó.

Cho đến gần đây.

Ba quốc gia có chế độ chuyên chế hung bạo nhất hành tinh – Nga, Trung Quốc, và Iran – đang rung lắc tận nền tảng vì phong trào phản kháng của dân chúng, đòi tự do và quyền sống với phẩm giá con người.

Trường hợp gây ngạc nhiên nhất là Trung Quốc. Các cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy kể từ thời biến cố Thiên An Môn năm 1989 đã đồng loạt nổ ra ở nhiều thành phố, thu hút đông đảo sinh viên, trí thức và tầng lớp trung lưu đô thị. Nguyên nhân chính của vụ biểu tình là chính sách “không COVID” của ông Tập làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn, trái hẳn với các quốc gia khác “sống chung với dịch” và đã trở lại sinh hoạt bình thường.


Vấn đề của chế độ độc tài là việc lập chính sách diễn ra trong các phòng họp đóng kín cửa của giới lãnh đạo chóp bu, như Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản chẳng hạn, toàn dân không được quyền bàn bạc hay bày tỏ thái độ. Rồi khi chính sách đã ban hành thì họ không chịu thay đổi, không muốn cho dân biết họ cũng đã có lúc sai lầm. Chính sách “không COVID” đầy tai họa của ông Tập Cận Bình là một ví dụ như vậy. Phải đến khi người dân tức giận đổ ra đường biểu tình và đụng độ với cảnh sát thì nhà cầm quyền Bắc Kinh mới xem xét nới lỏng vài biện pháp phong tỏa để xoa dịu cơn phẫn nộ.

Ở các xã hội dân chủ nhà lãnh đạo luôn bị người dân theo dõi và gây áp lực phải thay đổi chính sách. Phê phán nhà cầm quyền là nghĩa vụ của người dân yêu nước. Các chuyên gia đủ mọi ngành nghề luôn soi mói các quyết sách của chính phủ, vạch ra những chỗ sai lầm hoặc trái luật, đảng đối lập đưa ra những giải pháp khác với đảng cầm quyền mà không sợ bị chụp mũ “phản động.” Giới lãnh đạo biết sự nghiệp của họ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri nên nếu chính sách không đúng thì phải thay đổi chính sách nếu không muốn bản thân họ bị thay đổi.


Ở Nga, nhà độc tài Vladimir Putin vô cớ xua quân xâm lược nước láng giềng Ukraine, hy sinh hàng chục ngàn nhân mạng và đẩy nền kinh tế quốc gia tới chỗ suy sụp. Nhưng không ai có thể ngăn cản hoặc làm ông Putin thay đổi kế hoạch. Báo chí đối lập bị đóng cửa, những ai nói khác với chính quyền, kể cả việc gọi sự việc đúng tên của nó là cuộc chiến tranh, đều bị bắt vô tù với những bản án khắc nghiệt. Ông Putin cùng với đám cận thần của ông mặc sức theo đuổi kế hoạch điên rồ, hoang tưởng và đẫm máu của họ. Rồi trong thế cùng, ông ra lệnh tổng động viên để cung cấp binh lính cho chiến trường thì hàng trăm ngàn người Nga bỏ chạy sang nước khác. Một cuộc bỏ phiếu bằng chân khổng lồ để phản đối một chính sách phi nhân vì người dân không còn cách nào khác để thay đổi quyết định của nhà độc tài.

Ở Iran, một chế độ thần quyền áp đặt sự kiểm soát tư tưởng lên toàn dân, quy định cả lối ăn mặc của họ. Các tăng lữ Hồi Giáo cầm quyền tin rằng giáo luật của đạo Hồi chính thống phải được áp dụng thay cho luật pháp thế tục. Không chịu được sự áp bức như vậy, người dân Iran lại đổ ra đường biểu tình và đến nay hàng trăm người đã bị giết chết! Chế độ dân chủ không bao giờ cố áp đặt tư tưởng cho người dân, không coi tôn giáo nào là quốc giáo mà tin rằng con người phải có quyền tự do lựa chọn niềm tin và mưu cầu hạnh phúc.

***

Các chế độ độc tài chuyên chế, đặc biệt ở Trung Quốc, từng làm cho người bên ngoài có ấn tượng tốt với khả năng huy động toàn bộ năng lực quốc gia vào một số mục đích nào đó, chẳng hạn như tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, phát triển kinh tế bằng mọi giá… Nhưng về lâu dài, chế độ chuyên chế không linh hoạt ứng phó khi hoàn cảnh thay đổi và rơi vào cái bẫy do chính họ giăng ra.

Nếu chế độ dân chủ huy động được trí tuệ của toàn xã hội vào cuộc tranh luận tìm ra câu trả lời đúng nhất cho từng vấn đề thì chế độ chuyên chế bóp chết tinh thần sáng tạo, mọi người phải suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu nhất định. Bộ óc của một thiểu số thì không thể so được với cộng đồng xã hội.


Chế độ chuyên chế với quyền lực không bị kiểm soát làm tha hóa người lãnh đạo. Địa vị chức tước càng cao thì càng xa rời thực tế đời sống, rơi vào hoang tưởng và trở thành lực cản cho sự tiến bộ. Đến lúc người dân bị trị không còn chịu đựng được nữa thì họ vùng dậy đòi thay đổi. Tình hình ở Trung Quốc, Nga, và Iran hiện nay là minh chứng cho quy luật đó.

Chế độ dân chủ có những vấn đề của nó, và thật sự rất mong manh. Nhưng như lời cựu thủ tướng nổi tiếng của Anh, ông Winston Churchill, chế độ dân chủ là hình thức chính quyền tệ hại nhất nếu không tính tới tất cả các chế độ khác.

Những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran, Trung Quốc, và Nga có thể chưa dẫn tới sự thay đổi từ gốc rễ, nhưng ít nhất chúng cho thấy chế độ chuyên chế không mạnh, không bền vững như người ta tưởng và chế độ dân chủ tuy mong manh nhưng vẫn có sức sống bền bỉ. [đ.d.]
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Putin chuẩn bị cuộc tấn công mới ở Ukraina
Kim Văn Chính, tóm lược từ Dialog

28-1-2023

“Putin đang thúc giục các tướng lĩnh của mình thực hiện một cuộc tấn công mới ở Ukraina – ông ta cần gấp 200.000 “lính mới”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch huy động hàng trăm nghìn người Nga và tổ chức một cuộc tấn công mới ở Ukraine vào mùa xuân.

Vào tháng 2 đến tháng 3, Điện Kremlin có thể tổ chức một cuộc tấn công mới ở Ukraine. Để làm điều này, Vladimir Putin đang lên kế hoạch cho một đợt huy động mới, sẽ có sự tham gia của hàng trăm nghìn người Nga, Bloomberg đưa tin, trích dẫn các nguồn tin thân cận với Điện Kremlin.

Sau những thất bại lớn và sự đầu hàng của một nửa số lãnh thổ bị chiếm giữ kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, ngay cả chủ nhân của Điện Kremlin cũng bắt đầu nhận ra sự thất bại của “đội quân được mệnh danh là thứ hai thế giới”. Một số quan chức ở Moscow công khai thừa nhận rằng, họ sẽ coi việc kiểm soát được các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là một điều thần kỳ. Tuy nhiên, Putin đã đặt cược quá nhiều vào cuộc chiến và không thể chấp nhận thất bại.


Để thỏa mãn tham vọng của bản thân, ông ta sẵn sàng chịu tổn thất nhân mạng lớn nhất cho nước Nga kể từ sau Thế chiến Thứ hai. Có lẽ, nhà độc tài đang tin tưởng rằng, các đồng minh phương Tây của Kiev sẽ sớm cảm thấy mệt mỏi với các hoạt động thù địch kéo dài, và nguồn lực huy động của Ukraina sẽ cạn kiệt.

Theo các nguồn tin từ Nga, Tổng thống Liên bang Nga đã gây áp lực lên các tướng lĩnh của mình và thúc giục họ tấn công trước thời điểm Lực lượng Vũ trang Ukraine nhận được xe tăng phương Tây và làm chủ chúng. Bằng cách dàn dựng một cuộc “tắm máu” ở các chiến tuyến với Ukraine, ông ta muốn chứng tỏ rằng, Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường. Sau đó, Điện Kremlin sẽ đề xuất và “đồng ý” đàm phán theo các điều kiện của mình. Để thực hiện kế hoạch này, Putin tính rằng phải huy động thêm 200.000 người Nga. Các “lính” đã bị tử trận hoặc bị thương nặng, sẽ được thay thế bởi đợt tuyển quân mới.

Nhớ lại rằng, trước đó nhà báo Yulia Latynina đã cảnh báo người Nga rằng họ sẽ bị tuyển dụng vào chiến tranh cho đến khi tất cả những người nằm trong diện huy động bị chết hoặc bị thương ở Ukraine hoặc cho đến khi họ nổi dậy chống lại Putin.

Trong khi đó, các cơ quan, công ty ở Nga đã nhận được danh sách từ các cơ quan đăng ký quân sự và nhập ngũ để chuẩn bị động viên họ gửi ra mặt trận.

Đọc thêm trên trang web Dialog.UA: https://www.dialog.ua/war/266847_1674845761
quaichao
Posts: 1186
Joined: Mon Jun 11, 2007 5:32 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by quaichao »

Kissinger nhận sai lầm – quá muộn và không đủ
Hiếu Chân
1 tháng 2, 2023

Image
Henry Kissinger là khách tham dự thường xuyên của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ảnh chụp tại buổi khai mạc Diễn đàn Davos năm 2015. Ảnh Jeff J Mitchell/Getty Images

Tên tuổi của Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, không xa lạ với người Việt Nam. Mới đây, theo truyền thông Hoa Kỳ, Kissinger ngầm thừa nhận rằng, khi đề nghị Ukaine nhượng lãnh thổ cho Nga để có hòa bình, ông ta đã đánh giá sai trầm trọng về Nga, cuộc chiến của nước này với Ukraine, cũng như phẩm chất của các nhà lãnh đạo và người dân Ukraine.

Kissinger vối Nga và Ukraine

Sai lầm của Kissinger về Ukraine có nguồn gốc từ sự thỏa hiệp với kẻ thù, “thân thiện” với các chính thể độc tài, xuyên suốt trong học thuyết chính trị thực dụng của ông ta.
Image
Henry Kissinger trong một lần gặp Vladimir Putin – Moscow ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)

Sau khi Vladimir Putin mô tả sự tan rã của Liên Xô và đế chế đàn áp của nó là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20,” và cho rằng Liên Xô nên được tái thành lập, Kissinger đã tán thành và kêu gọi chính phủ Mỹ “thể hiện sự nhạy cảm hơn đối với những vấn đề phức tạp của Nga.”


Sau khi Putin xâm lược Georgia và bị thế giới phương Tây phản đối, Kissinger tuyên bố “cô lập Nga không phải là một chính sách lâu dài bền vững”. Khi Putin chiếm vùng Donbass ở miền đông Ukraine và bán đảo Crimea, Kissinger đã thúc giục Kyiv chấp nhận sự trung lập giữa Nga và phương Tây: “Nếu Ukraine muốn tồn tại và phát triển, nó không được là tiền đồn của bên nào chống lại bên kia”.

Ngày 23 tháng Năm 2022, hai tháng sau ngày Putin xua quân xâm lược Ukraine, Kissinger phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Davos: “Các cuộc đàm phán cần bắt đầu trong hai tháng tới trước khi nó tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia phải là sự trở lại hiện trạng trước đây. Theo đuổi cuộc chiến vượt quá thời điểm đó sẽ không phải vì tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga”.

Cái gọi là “nguyên trạng trước đây” của Henry Kissinger là Ukraine phải chấp nhận để Nga chính thức sáp nhập bán đảo Crimea và kiểm soát không chính thức hai tỉnh cực Đông của Ukraine là Luhansk và Donetsk hợp thành vùng Donbass. Nói cách khác, Ukraine phải nhượng lãnh thổ cho Nga để được hòa bình.

Phát biểu của Henry Kissinger khiến nhiều chính khách Ukraine phẫn nộ. Nghị sĩ Ukraine Inna Sovsun nói rằng quan điểm của Henry Kissinger “thật sự đáng xấu hổ”, rằng “thật nhục nhã cho một cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ lại tin rằng việc nhượng một phần lãnh thổ có chủ quyền là cách để tìm kiếm hòa bình cho bất kỳ quốc gia nào”.

Khi ấy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chế giễu: “Có vẻ như lịch của ông Kissinger không phải là năm 2022 mà là năm 1938, và ông ấy nghĩ rằng mình đang nói chuyện với khán giả không phải ở Davos mà là ở Munich vào thời điểm đó. Nhân tiện, vào năm 1938, khi gia đình ông Kissinger chạy trốn Đức Quốc xã, không ai nghe thấy rằng cần phải làm hài lòng Đức Quốc xã thay vì chạy trốn hoặc chiến đấu với chúng.”


Phụ tá của Zelensky, Mykhailo Podolyak, thậm chí còn gay gắt hơn: “Thật không may, ông Kissinger đã không hiểu gì về bản chất của cuộc chiến này, cũng như tác động của nó đối với trật tự thế giới. Công thức mà cựu ngoại trưởng kêu gọi, nhưng ngại nói ra, rất đơn giản: xoa dịu kẻ xâm lược bằng cách hy sinh một phần lãnh thổ Ukraine.”

Vấp phải những lời chỉ trích mạnh mẽ, vào tháng Bảy 2022, Kissinger chống chế: “Tôi không nói rằng [Ukraine] nên từ bỏ các vùng lãnh thổ đó mà chỉ ngụ ý rằng chúng nên có một quy chế riêng biệt trong các cuộc đàm phán.” Ông ta nói miền đông Ukraine và Crimea nên được đối xử khác biệt “vì tầm quan trọng đặc biệt của chúng đối với nước Nga”.

Cách đây nửa tháng, vào ngày 17 tháng Giêng 2023, tại một hội nghị khác ở Davos, Kissinger bắt đầu rút lui một phần ý kiến. Ông ta nói rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine, điều mà ông ta đã phản đối từ lâu, sẽ là một “kết quả thích hợp. … Ý tưởng về một Ukraine trung lập trong những điều kiện này không còn ý nghĩa nữa.”

Cuối cùng thì Kissinger, 99 tuổi, cũng hiểu ra rằng, Ukraine không thể nhượng đất cho Nga, không thể là nước trung lập mà phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Trở thành thành viên NATO là yếu tố quyết định, bảo đảm hòa bình và độc lập của Ukraine trước âm mưu thôn tính của Nga, bây giờ và cả trong tương lại.

Kissinger bán đứng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
Image
Phái đoàn Bắc Việt và phái đoàn Mỹ hội đàm tại Paris ngày 13/01/1973. Đoàn Mỹ bên phải bức ảnh, Kissinger mang kiếng gọng lớn ngồi ở giữa, bên cạnh là trợ lý Winston Lord. Ảnh White House via CNP/Getty Images


Nhưng trong cuộc đời chính trị dài dằng dặc của mình, Kissinger không chỉ sai lầm với Ukraine; ông ta đã sai lầm trầm trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam và trong vấn đề quan hệ Đài Loan – Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước. Do thời đó ông ta còn nắm quyền lực to lớn – Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Richard Nixon – những sai lầm của Kissinger không chỉ là lời phát biểu trên diễn đàn hội nghị mà trở thành chính sách, gây hậu quả thảm khốc hơn rất nhiều mà đến nay ông ta chưa bao giờ tỏ ý ân hận hoặc hối tiếc.

Năm mươi năm trước, ở hội nghị Paris Kissinger đã bán đứng VNCH. Để đạt mục đích rút hết quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam, Kissinger lén lút gặp phái đoàn Bắc Việt, bí mật ký kết với Lê Đức Thọ của cộng sản trong các cuộc mật đàm những nhượng bộ vô nguyên tắc và hết sức tai hại cho nền cộng hòa Việt Nam. Có thể tìm hiểu thêm về sự phản bội của Kissinger trong các bài phân tích của Sài Gòn Nhỏ theo các đường dẫn (link) ở bên dưới.

Điều lạ mà các tài liệu mới giải mật năm ngoái cho thấy là Kissinger đã giấu kín những thỏa thuận của ông ta với chính phủ Hoa Kỳ, với chủ của ông ta là Tổng thống Nixon và với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, dù ngay từ năm 1971 Kissinger đã tiết lộ những thông tin đó cho kẻ thù là Nga và Trung Quốc, qua đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Tổng thống Nixon và Tổng thống Thiệu chỉ biết được nội dung “các cuộc đi đêm” của Kissinger khi đã quá muộn, ngay trước khi hiệp định Paris được ký kết ngày 27 tháng Giêng 1973. Hành vi đó đã đủ để coi Kissinger như một đặc vụ của cộng sản cài cắm vào hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của chính phủ Mỹ hay chưa?


Với hiệp định Paris, Kissinger (cùng với Lê Đức Thọ) được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 -một sự kiện gây sốc cho nhiều người theo dõi thời cuộc lúc đó và đã có ít nhất hai trong năm ủy viên của Ủy ban đã từ chức để phản đối. Dù biết rõ sẽ không có một nền hòa bình nào cả, Kissinger vẫn xông ra nhận giải; để rồi gần hai năm sau, khi cộng sản Bắc Việt thôn tính hoàn toàn miền Nam, ông ta mang giải thưởng tới trả lại cho Ủy ban Nobel như một sự thừa nhận thất bại của mình. Có điều, không ai nhận lại giải đã trao.

Mục đích của Kissinger, hòa bình và danh dự đều không thực hiện được, hòa bình đã không đến và những người Mỹ cuối cùng tháo chạy khỏi Sài Gòn một cách nhục nhã. Miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản và sự phản bội của Kissinger làm cho uy tín quốc tế của Mỹ bị sứt mẻ không hàn gắn được cho tới ngày nay.

Kissinger khấu đầu trước Trung Quốc

Nhưng sai lầm lớn nhất của Kissinger là khấu đầu trước Trung Quốc cộng sản, bắt đầu từ Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 – “tội tổ tông” trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Image
Kissinger (bên trái) đàm phán với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai về Thông cáo chung Thượng Hải ở Bắc Kinh năm 1972. Ảnh Bettmann / GettyImages

Kissinger coi nhiệm vụ của mình là cống hiến cho Trung Quốc nhiều nhất có thể. Năm 1972, Kissinger cho rằng Hoa Kỳ phải nhượng bộ một phần vấn đề Đài Loan để khai thông quan hệ với Trung Quốc trong chuyến đi Bắc Kinh lịch sử của Tổng thống Nixon.

Sự nhượng bộ đó được ông ta và Chu Ân Lai thỏa thuận thành một thông cáo, trong đó mỗi bên nêu quan điểm của mình đối với Đài Loan và các vấn đề khác. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan hoàn toàn thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong khi phía Hoa Kỳ không “thách thức” lập trường đó và chỉ “thừa nhận” (acknowledge) nó.

Sự lựa chọn thuật ngữ mơ hồ đó dẫn đến những cách giải thích trái ngược nhau và làm cho Trung Quốc và Hoa Kỳ đi theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng Washington đồng ý với quan điểm của họ, mà họ gọi là “nguyên tắc một Trung Quốc”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ khẳng định rằng “thừa nhận” (acknowledge) lập trường của Bắc Kinh không đồng nghĩa với việc “đồng ý” (agree) với lập trường đó, không đồng ý rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc” đó. Washington luôn khẳng định chắc chắn rằng tương lai của Đài Loan chỉ có thể được quyết định một cách hòa bình bởi chính phủ và người dân Đài Loan.

Bản thân Kissinger đã pha trộn các khái niệm này để tạo lợi thế cho Trung Quốc, dần dần ông ta coi lập trường của Bắc Kinh là của chính ông ta. Năm 2007, Kissinger cảnh báo Đài Loan hãy nghiêm túc trong việc thỏa thuận với Bắc Kinh về tương lai của họ vì “Trung Quốc sẽ không chờ đợi mãi”.


Tập Cận Bình, chia sẻ sự thiếu kiên nhẫn của Kissinger, đã liên tục đe dọa sử dụng hành động bạo lực để thâu tóm Đài Loan. Các tướng lĩnh của quân đội Hoa Kỳ gần đây dự đoán Trung Quốc sẽ khởi binh đánh Đài Loan trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2027.

Ngoài vấn đề Đài Loan, Kissinger còn thay mặt Bắc Kinh vận động các nhà ngoại giao và quan chức an ninh cao cấp Hoa Kỳ đánh bóng hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi Cộng sản Trung Quốc gây ra vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn tháng Sáu 1989, Kissinger đã viết trên tờ Washington Post: “Không chính phủ nào trên thế giới có thể dung thứ cho việc quảng trường chính của thủ đô bị chiếm đóng trong 8 tuần” và vì thế “một cuộc đàn áp là không thể tránh khỏi.”

Đằng sau hậu trường, Kissinger liên tục thúc giục cựu Tổng thống George H.W. Bush phải im lặng, không ban hành các biện pháp trừng phạt, và chấm dứt cô lập Trung Quốc.

Dưới thời chính quyền Donald Trump, Kissinger cũng đã thuyết phục Trump không gặp vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Image
Henry Kissinger (ảnh: Adam Berry/Getty Images

Xem ra cuộc đời chính trị và ngoại giao dài dằng dặc của Henry Kissinger đầy những hành vi phản trắc, khích lệ các chế độ độc tài và xói mòn các nỗ lực dân chủ tự do trên khắp thế giới. Nhiều người khen ngợi Kissinger là người thông minh nhưng những quan điểm, phát biểu, hành động của ông ta lại cho thấy một kẻ thiển cận và tự cao tự đại.

Học thuyết ngoại giao thực dụng của Kissinger tóm lại chỉ có một nội dung là sẵn sàng thỏa hiệp, bắt tay với độc tài để nhắm đạt những mối lợi trước mắt. Kissinger không hiểu được khát vọng tự do cháy bỏng của các dân tộc như người Ukraine, người Đài Loan, người Việt Nam và cả người Nga, người Trung Quốc; không hiểu được vì tự do mà người ta có thể hy sinh tất cả để đối đầu với cường quyền như thế nào.

Có người bình luận việc Kissinger thừa nhận sai lầm trong vấn đề Ukraine cho thấy một ông già đã gần đất xa trời vẫn có khả năng hối cải, thừa nhận sai lầm không bao giờ là muộn màng. Nhưng với một con người thâm hiểm và lật lọng như Kissinger, mọi sự hối cải hay thừa nhận sai lầm đều không đủ, đơn giản vì ông ta mắc quá nhiều sai lầm và gây ra những hậu quả không thể sửa chữa được.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Nên minh bạch lý do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức
Huy Đức
8-2-2023
“Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á”. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng cơ hội cuối cùng trong Phủ Chủ tịch để gửi tới toàn dân lời thanh minh. Nếu “điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) kết luận” như tuyên bố của ông, thì UBKT Trung ương hoặc Ban Bí thư nên là bên đứng ra công bố, “đập tan” những “luận điệu” gọi bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm cuối”.


Và tất nhiên, UBKT cũng nên cho dân chúng biết 3 vụ bắt giam: Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân (tối 31-12-2022); Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bạch Thùy Linh (tối 4-1-2023). Đặc biệt, Thủy và Linh đã “lợi dụng ảnh hưởng” của ai mà có thể “can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á”.

Hẳn nhiều người còn nhớ: Chủ tịch nước hôm 16-11-2022 còn rạng rỡ bên cạnh phu nhân trong chuyến thăm Thái Lan; chiều 1-12-2022, báo chí còn đăng thông cáo của Bộ Ngoại Giao nói, 4 đến 6-12, “Chủ tịch nước sẽ thăm Hàn Quốc cùng phu nhân” nhưng tối hôm đó thì thông tin “cùng phu nhân” đã không còn nữa. Hai chuyến công du cuối cùng của ông “không có Thu”.

Danh dự của một nguyên thủ quốc gia là rất quan trọng nhưng dân chúng không chờ một lời thanh minh, không chờ ngay cả một lời xin lỗi mà chờ nghe sự thực. Sự thực về chính sách “Zero Covid”, chủ yếu được ban hành dưới thời Chính phủ của ông.

Bao nhiêu người bệnh Covid đã chết trong các “trại tập trung” thiếu sự chăm sóc vì quá tải. Bao nhiêu ánh mắt khắc khoải vì phút lâm chung không bóng người thân. Bao nhiêu người mắc những căn bệnh khác đã chết vì không thể đến bệnh viện, vì không thể ra ngoài mua thuốc. Bao nhiêu “F1” đã thành “F0” vì bị cách li tập trung trong những cơ sở tạm bợ, đối diện nhiều hơn với nguy cơ lây bệnh.

Dịch bệnh là một thảm họa mà loài người phải đối diện, ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng có hàng triệu người chết. Nhưng, không phải ở quốc gia nào, ngay giữa tâm dịch, dân chúng lại chịu đựng thêm nhiều bi kịch do chính chính sách chống dịch gây ra.

Cuối năm 2020, thế giới đã có vaccine, trước đó một số nhà sản xuất vaccine đã tiếp cận với Chính phủ Việt Nam. Nhưng, cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ, Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn không hề có chiến lược vaccine. Quan sát thảm họa ở TP.HCM và tình hình dịch bệnh lan tới Hà Nội và các địa phương khi đã có vaccine mới thấy, dân chúng TP.HCM đã trả giá cho sự chậm trễ này trong đau đớn.

Thật khó mà quên hình ảnh của những nhà lãnh đạo say sưa với “Zero Covid”, ngạo nghễ với giải cứu, đánh bóng hình ảnh bằng “tự lực vaccine và test kit”.

Ngay bên cạnh Việt Nam, chính phủ Campuchia không điều động đội Airbus 350 hay Boeing 787 đi giải cứu. Nhưng, người Campuchia từ các vùng dịch trở về Phnom Penh chỉ mất 650 USD thay vì phải từ 2.500 – 3.000 USD như “tự hào người dân Việt Nam” [Đấy là con số chính thức trả cho tiền vé].

Tối qua, khi báo chí đưa lời thanh minh của “nguyên chủ tịch nước” Nguyễn Xuân Phúc, một người từng nằm 3 tuần cách li sau nhập cảnh nói, anh không thể nào quên được tiếng gào khóc của một đứa con phải bỏ ra cả trăm triệu bay về vì cha hấp hối, bị giữ ở cơ sở cách li, không có nhà chịu tang cha được.

Những người phải cố chen lên những chuyến bay giải cứu đều đang ở trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải người “xuất khẩu lao động” hay sinh viên nào cũng thuộc gia đình khá giả. Nhiều bậc phụ huynh phải vay mượn để cho con trở về. Họ đâu biết, trong số những đồng tiền mà họ trả cho công cuộc giải cứu đó, phần lớn bị ăn chia. Họ đâu biết, có lợi ích của người phân bổ khách sạn và kéo dài thời gian cách li. Họ đâu biết, hàng triệu người dân bị ngoáy mũi, có người bị phá cửa, còng tay lôi ra… không chỉ để chống dịch mà còn để tăng doanh thu cho Việt Á.

Họ thực sự cần một ông chủ tịch nước bị truất phế đứng ra thanh minh?

Không phải bây giờ quan chức mới tham nhũng và cũng không thể căn cứ vào số quan tham bị xử lý để nói bây giờ tham nhũng nhiều lên hay ít đi. Điều khác là, trước đây tham nhũng an toàn hơn và nay, trong số các quan tham có nhiều người bị bắt.

Tuy nhiên, ở năm thứ năm của công cuộc chống tham nhũng do Tổng bí thư phát động mà tham nhũng vẫn vươn lên đến hàng… tối cao. Ngay trong thảm họa, mà người ta vẫn chia chác trên sinh mệnh của nhân dân. Thì, đó là tội ác chứ không phải đơn giản là tội phạm.

Hẳn nhiều người còn nhớ, ngày 19-11-2009, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội về tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, “Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào”.

Tuyên bố trên đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu tượng như tư lệnh phất cờ. “Sâu bọ” từ đấy nhung nhúc, tham nhũng từ đấy phát triển sâu rộng như một tầng “văn hóa”. Không phải tự nhiên nhiều quan chức khi đã đạt đến một vị trí nhất định, tin rằng mình có tham nhũng thì vẫn an toàn.

Việc Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn chưa phải là mục tiêu của công cuộc “đốt lò” đã gửi đi một thông điệp sai lệch. Đặc biệt, gần đây, khi con gái của Nguyễn Tấn Dũng lấn sông [Rạch Đỉa, Nhà Bè] với một diện tích rộng gấp ba khuôn viên căn biệt thự cô ta sở hữu mà không hề bị chính quyền TP.HCM xử lý, càng gửi đi một thông điệp xấu. Hành vi vi phạm pháp luật này kéo dài hàng năm, báo Tuổi Trẻ phản ánh đã gần ba tháng nhưng chính quyền vẫn không dám triệu tập chủ nhà. Nghe nói, Huyện ủy Nhà Bè cũng chỉ dám có một báo cáo mà không ai đọc được vì “tối mật”.

Lấn chiếm 4.500m2 đất mặt sông là ăn cướp, là chiếm đoạt tài nguyên quốc gia chứ không phải vi phạm đơn thuần hành chánh. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên vẫn được tiếng là giữ gìn khá sạch. Nhưng cương vị của ông không chỉ là giữ gìn trong sạch cho cá nhân. Việc chính quyền của ông bất lực trước “con gái nguyên thủ tướng” và thẳng tay với sai phạm của thường dân, đã nêu một hình ảnh xấu của cả ông và thành phố.

Hành vi coi thường nhà nước của Nguyễn Thanh Phượng và câu chuyện những người phụ nữ xung quanh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho thấy, khi thiết lập ở tầng nấc nào đấy tính chất nửa vời, quan chức sẽ cố ngoi lên những nơi trú ẩn an toàn thay vì thôi tham nhũng.

Làm quan dưới thời Nguyễn Tấn Dũng thật khó để không bị nhem nhuốc. Nhưng hậu Tấn Dũng thì cần phải phân biệt loại quan chức biết sửa mình với loại quan chức vẫn “ăn của dân không từ một thứ gì”. Cần phân biệt những người khi ở cấp thấp cũng có phạm sai lầm nhưng càng lên cao thì càng biết sửa mình, biết khát vọng làm thay đổi hình ảnh cá nhân và quốc gia, với những người tưởng đã chễm chệ ở trên cao thì để quyền lực và lòng tham bịt tai bịt mắt.

Minh bạch lý do bị phế truất của ông Nguyễn Xuân Phúc là rất cần thiết. Nếu ông xin từ chức vì có nhiều cấp dưới bị sai phạm, vì trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, thì trong hệ thống chính trị này, Chủ tịch nước chưa phải là người đứng đầu. Nếu những người xung quanh ông sử dụng ảnh hưởng của ông để trục lợi thì không nên tiễn ông bằng hoa và sụt sùi nước mắt.

Uy tín của một quốc gia không mất vì có nguyên thủ tham nhũng, uy tín quốc gia chỉ mất khi nguyên thủ tham nhũng mà quốc gia bó tay và nhân dân thì chẳng biết đâu là sự thật.

Khi kỷ luật đồng chí của mình, nếu hỏi, ai trong các đồng chí tin mình trong sạch xin hãy giơ tay, sẽ có bao nhiêu người giơ tay? Trong 7 năm qua, tuy đạt được những kết quả không thể không ghi nhận như bắt bớ, kỷ luật hoặc buộc thôi giữ chức hàng trăm cán bộ. Nhưng, gần như chưa có cải cách nào đáng kể, xây dựng trong tương lai một môi trường minh bạch để quan chức không muốn tham nhũng, không phải tham nhũng (cũng sống xứng đáng) và không thể tham nhũng.

Sự kiện Chủ tịch nước bị phế truất càng cho thấy, chúng ta đang vận hành công cuộc chống tham nhũng này với gần như chỉ có một bàn tay sạch. Điều này vui ít, lo nhiều. Vì, bất cứ sự nghiệp quốc gia nào lệ thuộc vào một người, dù đạt được bước tiến như thế nào, rồi cũng có ngày phải bắt đầu lại.
thienthanh
Posts: 3386
Joined: Thu Jun 07, 2007 4:14 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thienthanh »

Việt Nam lại một lần nữa bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine

Lê Nguyễn Duy Hậu
24-12-2023
Tròn một năm trước, Putin xua quân đội và người dân Nga vào một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Cho đến nay, dù có nói gì đi nữa, thì ai cũng hiểu cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chỉ là lời nói dối nhằm che đậy cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Và cho dù biện minh bằng cách nào thì bản chất cuộc chiến tranh của Putin phát động tại Ukraine vẫn rất rõ ràng: một cuộc chiến tranh xâm lược theo đúng luật pháp quốc tế.


Tất nhiên, chuyện chính trị quốc tế vốn phức tạp và không phải lúc nào cũng có một phe chính nghĩa, một phe phi nghĩa. Việt Nam trong một năm qua đã bị đặt vào một thế khó, và ứng xử của Việt Nam đối với năm bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến tranh của Putin chống lại Ukraine có thể giúp Việt Nam “tai qua nạn khỏi” lúc này, nhưng những hệ lụy của nó về sau thì có thể rất lớn. Rõ ràng, bằng cách bỏ 4 phiếu trắng và 1 phiếu chống, Việt Nam đã luôn chọn đứng về phe thiểu số trong cộng đồng quốc tế khi nói về cuộc chiến ở Ukraine. Lập luận cho rằng tuy số phiếu trắng và chống có phần ít hơn nhưng nó đến từ các quốc gia đông dân, chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga) nên đó mới là đại diện cho quan điểm đa số thì lại là một lập luận tự bắn vào chân mình.

Trật tự thế giới mà Việt Nam đang tham gia vào được lấy cảm hứng từ trật tự Westphalia và Hiến chương Liên Hiệp Quốc: theo đó, bất kể giàu, sang, nghèo, hèn, đông dân, ít dân… các quốc gia đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu chỉ vì cuộc chiến này, hay vì tình yêu mù quáng nào đó với quá khứ của Liên Xô, hay sự sùng bái với Putin, mà ta chấp nhận rằng nước nào càng đông dân thì càng có chính nghĩa, thì cần nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia đông dân nhất, và càng đang sống kế bên một quốc gia đông dân nhất thế giới, ngày đêm tranh cãi với chúng ta. Không chấp nhận một trật tự thế giới hiện đang có, mà cũng không mạnh dạn đạp đổ nó, thì rất có thể trong tương lai, những gì chúng ta đang làm sẽ chống lại chúng ta.

Đã không đứng về phe đa số, vậy Việt Nam có thực sự chọn chính nghĩa không? Điều quan trọng cần phải định nghĩa “chính nghĩa” ở đây là gì. Nếu chính nghĩa là các bên kiềm chế, hạn chế xung đột, hòa bình, tuân thủ pháp luật quốc tế như đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc từng tuyên bố, vậy chúng ta giải thích thế nào với các phiếu trắng (tôi không ý kiến gì, không có quan điểm gì?) với các nghị quyết của Đại Hội Đồng? Tất nhiên, sẽ có người nói rằng các nghị quyết kia thường bị thiên lệch sang phe phương Tây, chẳng hạn như nghị quyết ngày 2/3/2022 lên án gay gắt Nga và cho rằng hai xứ tự trị mà Nga công nhận là bất hợp pháp là hơi gây tranh cãi, hay nghị quyết ngày 7/4/2022 (nghị quyết duy nhất Việt Nam bỏ phiếu chống) đòi loại bỏ Nga ra khỏi HĐ Nhân quyền là quá đáng, hay thậm chí nghị quyết ngày 12/10/2022 lên án các cuộc bỏ phiếu ở bốn vùng thuộc Ukraine bị Nga sát nhập là chưa thỏa đáng. Nhưng Việt Nam giải thích thế nào với việc tiếp tục bỏ phiếu trắng với nghị quyết ngày hôm nay mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua?

Nếu bạn vẫn nghĩ rằng chắc có lý do gì đó quá đáng, thì hãy cùng xem một số điểm có thể gây tranh cãi của nghị quyết mà Việt Nam cho rằng quá tranh cãi và không có ý kiến:

– Lên án các hậu nhân quyền và nhân đạo của cuộc chiến của Nga tại Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào các hạ tầng dân sự trên khắp cõi Ukraine (không nói rõ ai tấn công các hạ tầng này) >>> Điều này có phải lẽ phải không?

– Nhắc lại yêu cầu rằng Nga phải rút quân ngay lập tức, toàn bộ, và vô điều kiện khỏi lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine, và kêu gọi chấm dứt xung đột >>> Điều này có gì trái với các nguyên tắc mà Việt Nam vẫn theo đuổi? Có phải là lẽ phải không?

– Yêu cầu các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế bao gồm việc đối xử tốt với tù bình chiến tranh và chấm dứt tấn công vào các cơ sở dân sự của Ukraine >>> có gì gây tranh cãi? Có khó để có ý kiến không?


– Nhấn mạnh yêu cầu phải quy trách nhiệm cho các tội ác nghiêm trọng đã xảy ra trong lãnh thổ Ukraine và đảm bảo việc xét xử công bằng (mà không nói là do Nga hay Ukraine gây ra, tức là ai gây ra tội ác đều phải bị xử lý) >>> đây nếu không phải lẽ phải thì là gì?

Không chống, không ủng hộ, thậm chí không đề xuất sửa đổi nếu thấy có gì lăn tăn, Việt Nam đơn giản bỏ phiếu trắng và nói rằng tôi không can dự. Rốt cuộc thì làm sao mà sự đi dây này lại là “đứng về chính nghĩa”? Mình trộm nghĩ, nếu có ai đó yêu cầu chúng ta vẽ lại bản đồ thế giới một cách chính thức, thì chúng ta sẽ vẽ Ukraine như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mình hy vọng Việt Nam đã có câu trả lời, chứ không phải để lơ cho nó qua.

Nhớ lại sự gay gắt của Việt Nam khi lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq (và mình ủng hộ sự gay gắt đó) ngay cả khi Bush nói rằng ai không theo họ là chống lại họ, mình hiểu rằng Việt Nam thực sự đã không chọn chính nghĩa như đang nói, mà đơn giản là đang chọn đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Chúng ta đang chọn nói thật lòng mình với những quốc gia quá quen với sự chỉ trích vì biết rằng sự trả đũa có thể không có, và chọn ve vuốt tránh né khi phải đối xử với những tên côn đồ và tiểu nhân như Putin. Vậy thì lựa chọn đã rõ. Chúng ta không chọn chính nghĩa, chúng ta cũng chẳng chọn theo số đông. Chúng ta đang chọn yên thân.

Hy vọng rằng chúng ta không phải rơi vào tình huống mà đến lượt chúng ta lên án sự yên thân của kẻ khác. Và hy vọng rằng khi nhìn thấy sự phản ứng khác nhau của Việt Nam với những đối tượng khác nhau trong cùng một hành vi, mọi người hiểu ai mới thật sự là côn đồ.
dailien
Posts: 2456
Joined: Sun Jun 03, 2007 3:37 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by dailien »

“Gấu mẹ vĩ đại” Nga sau một năm cấm vận: Chưa chết nhưng… khó sống!
Việt Bình
25 tháng 2, 2023

Image
CNN cho biết, chính phủ Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách khoảng 1,761 tỷ rúp ($23.5 tỷ) vào Tháng Một 2023. Chi tiêu tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 35% (ảnh: Getty Images)

Một năm sau cuộc xâm lược Ukraine của Putin, không ít ý kiến cho rằng giải pháp cấm vận không mang lại kết quả như mong muốn. Chế độ Putin vẫn sống nhăn răng. Tuy nhiên, “sống” ở đây nên được hiểu như thế nào?
Image
Với sự ảm đạm của sinh hoạt thường nhật, khó có thể nói kinh tế Nga hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận ngặt nghèo của phương Tây (ảnh: Maksim Konstantinov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Chưa đổ quỵ nhưng bắt đầu gục ngã

Người khổng lồ Nga vẫn “khổng lồ” xét về kích cỡ nhưng sức khỏe người khổng lồ đang ngày càng cạn kiệt (và thậm chí có thể đã đổ gục nếu không có sự hà hơi tiếp sức của Trung Quốc). Áp lực mà thế giới áp đặt cho Kremlin đã làm xói mòn sức mạnh kinh tế Nga. Dưới đây là những thất bại kinh tế đáng chú ý nhất của Nga, theo ghi nhận của Fortune:

Hơn 1,000 công ty toàn cầu đã rút khỏi Nga. Phần lớn trong số đó đã thoái vốn hoàn toàn hoặc đang trong quá trình tách hoàn toàn khỏi Nga và không có kế hoạch quay trở lại. Cần nhấn mạnh, họ là những công ty có doanh thu tương đương 35% GDP của Nga, sử dụng 12% lực lượng lao động của nước này.


AP cho biết thêm, hơn 30 quốc gia tẩy chay Nga, trong đó có Mỹ, EU, Vương quốc Anh, Canada, Úc, Nhật Bản và nhiều nước khác – đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế thế giới – là một phần của nỗ lực chưa từng có trong lịch sử kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Họ đã áp đặt giá trần đối với dầu và dầu diesel của Nga, đóng băng các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga và hạn chế quyền truy cập vào SWIFT, hệ thống chi phối các giao dịch tài chính toàn cầu.

Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các tổ chức và lĩnh vực kinh tế quan trọng, phương Tây đã trực tiếp trừng phạt khoảng 2,000 công ty, quan chức chính phủ, đầu sỏ chính trị và gia đình của những kẻ chóp bu tinh hoa thân Putin. Tổng cộng, các nước phương Tây đã công bố hơn 11,300 biện pháp trừng phạt Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin và đóng băng khoảng $300 tỷ dự trữ ngoại hối của nước này.

Các biện pháp trừng phạt khiến họ không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng lẫn sự tiếp cận thị trường tài chính ở Mỹ, chặn đứng việc họ kinh doanh với người Mỹ và đi du lịch đến Hoa Kỳ, v.v. Năm 2022, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thành lập một lực lượng đặc trách truy lùng các khoản thu bất chính của giới nhà tài phiệt Nga. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tịch thu hai du thuyền sang trọng – ở Fiji và Tây Ban Nha – được cho là thuộc về các nhà tài phiệt. Công tố viên cũng đưa ra các cáo buộc hình sự đối với các nhà tài phiệt bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt, trong đó có Oleg Deripaska, một ông trùm nhôm và là cộng sự thân cận của Putin.
Image
Sự rút lui của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ đã tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất của nền công nghiệp Nga nói chung (ảnh: Vlad Karkov/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Chính sách cấm vận phiên bản mới

Không như các biện pháp trừng phạt áp đặt cho Iran và Triều Tiên, những hạn chế đối với Nga nhắm vào các ngành, công ty và cá nhân cụ thể. Cách tiếp cận này được thiết kế để giữ cho dầu và khí đốt tự nhiên của Nga lưu thông, nhằm hạn chế sự gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc có thể tiếp tục xuất khẩu năng lượng đã giúp Nga bổ sung nguồn tài chính và ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng. Đó là lý do Nga chưa chết. Tuy nhiên, một quốc gia công nghiệp hóa với quy mô lớn (là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới vào năm 2021) chưa bao giờ phải đối mặt với áp lực tài chính như vậy.

CNN cho biết, chính phủ Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách khoảng 1,761 tỷ rúp ($23.5 tỷ) vào Tháng Một 2023. Chi tiêu tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 35%. Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga sẽ cắt sản lượng dầu khoảng 5% bắt đầu từ Tháng Ba 2023. Janis Kluge, một chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức, nói: “Kỷ nguyên kiếm được lợi nhuận trời cho từ thị trường dầu mỏ và khí đốt đối với Nga đã kết thúc”.

Image
Đời sống ngày càng khó khăn là điều không người dân nào không cảm nhận được (ảnh: Getty Images)
Trong khi đó, đồng rúp đã giảm xuống mức yếu nhất so với đôla Mỹ kể từ Tháng Tư 2022. Sự yếu kém của đồng tiền đã góp phần làm tăng lạm phát. Hầu hết doanh nghiệp nói rằng họ không thể nghĩ đến việc phát triển ở thời điểm này do mức độ bất ổn kinh tế cao, theo một cuộc khảo sát gần đây của một tổ chức tư vấn Nga. Một cuộc khảo sát hơn 1,000 doanh nghiệp Nga do Viện Tăng trưởng Kinh tế Stolypin thực hiện vào Tháng Mười Một 2022 cho thấy gần một nửa có kế hoạch duy trì sản xuất trong một đến hai năm tới và không nghĩ đến tăng trưởng.

Daniel Fried, cựu trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu, nói rằng “việc hoạch định chính sách cấm vận kiểu này là một phát súng trong bóng tối.”

Dĩ nhiên với nền kinh tế qui mô lớn như vậy thì không có chuyện trong một sớm một chiều mà gấu Nga ngã gục hoàn toàn.

Tom Firestone, một luật sư về lệnh trừng phạt, cho biết cần thêm thời gian để các lệnh trừng phạt có hiệu lực. Bất cứ ai mong đợi các biện pháp trừng phạt lớn có thể khiến chế độ Nga sụp đổ lập tức là không hợp lý.


Tom Firestone nói: “Đó là một nền kinh tế lớn với nguồn dự trữ lớn. Họ có rất nhiều đối tác thương mại. Những gì chúng ta đang chứng kiến và những gì chính phủ Mỹ đang nói cho thấy họ (phương Tây) đang đi đúng hướng và điều đó đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động của Nga”.

Hơn nữa, Nga cũng xoay sở bằng cách móc nối với các quốc gia từ chối tham gia nỗ lực trừng phạt. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, xuất khẩu của Nga sang Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng ít nhất 50% kể từ khi chiến tranh bắt đầu so với năm trước đó. Ngoài ra, Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu một số loại gỗ, nhôm và các hàng hóa khác sang Mỹ, dựa trên nhu cầu đối với các sản phẩm này ở Mỹ. Hàng hóa của Nga nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt tổng trị giá $14.5 tỷ vào năm 2022 – tương đương chưa đến 1% tổng hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ và bằng khoảng một nửa trong $30 tỷ nhập khẩu của Nga vào Mỹ vào năm 2021.

Để chống trả luật cấm vận phương Tây, Kremlin phải bung tiền ra thật nhiều. Chi tiêu chính phủ tăng 30% so với năm trước. Ngân sách liên bang năm 2022 của Nga bị thâm hụt 2.3%. Putin phải lựa chọn giữa việc tăng cường chi tiêu quân sự và đầu tư vào các chương trình xã hội như nhà ở và giáo dục – một quyết định có thể gây ra hậu quả cho cả cuộc chiến và sự ủng hộ của công chúng Nga.

Trong thực tế, doanh thu năng lượng của Nga giảm mạnh. Nền kinh tế Nga từ lâu sống nhờ công nghiệp dầu khí, chiếm hơn 50% doanh thu của chính phủ, hơn 50% thu nhập xuất khẩu và gần 20% GDP mỗi năm. Trong những tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược, thu nhập từ năng lượng của Putin đã tăng vọt. Giờ đây, theo các nhà kinh tế của Deutsche Bank, Putin đã mất $500 triệu thu nhập từ xuất khẩu dầu khí mỗi ngày.

Điều khiến cho tương lai Nga ảnh hưởng đáng kể nữa là sự ra đi của hàng triệu người. Thoạt đầu là cuộc tháo chạy của khoảng 500,000 công nhân lành nghề vào Tháng Ba 2022 rồi tiếp đó là ít nhất 700,000 người nữa, chủ yếu nam giới trong độ tuổi lao động chạy trốn khỏi lệnh bắt lính vào Tháng Chín của Putin. Chỉ riêng Kazakhstan và Georgia, mỗi nơi hiện có ít nhất 200,000 người Nga tạm đến náu thân.

Điều gì xảy ra trong năm 2023?

Ở cấp độ người tiêu dùng hàng ngày, đối diện sự rút lui của các công ty phương Tây, doanh nghiệp Nga đang lấp đầy khoảng trống. Một công ty khởi nghiệp của Nga đã tạo ra một sản phẩm tương tự McDonald’s khá thuyết phục. Tuy nhiên, một số lĩnh vực phải chịu thiệt hại nặng nề do lệnh trừng phạt cùng sự ra đi của các công ty nước ngoài. Công nghiệp xe hơi bị ảnh hưởng nặng nề. Một phân tích thị trường từ Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, đại diện cho các công ty châu Âu tại Nga, cho biết doanh số bán xe hơi mới trong Tháng Một thấp hơn 63% so với một năm trước đó.

Những nhà sản xuất xe hơi nội địa như Avtovaz, nơi sản xuất chiếc Ladas mang tính biểu tượng, đã phải vật lộn với tình trạng thiếu linh kiện và vật liệu. Ngành công nghiệp xe hơi Nga gần như chết đứng sau khi các công ty như Volkswagen, Renault, Ford và Nissan tạm dừng sản xuất và bắt đầu bán tài sản địa phương của họ vào năm ngoái.
Image
Ảnh: Jakub Porzycki/NurPhoto via Getty Images

Tại Ba Lan vào Thứ Ba 21 Tháng Hai 2023, Tổng thống Biden nói rằng “chúng tôi sẽ công bố thêm các biện pháp trừng phạt trong tuần này cùng với các đối tác của mình.”

___________

Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến áp đặt một đợt trừng phạt lớn khác đối với Nga. Daniel Pickard, một luật sư về chính sách cấm vận, cho biết các biện pháp trừng phạt “sẽ tiếp tục được sử dụng với tần suất cao hơn, cho phép tổng thống hành động mà không cần phải hỏi ý kiến Quốc hội và có thể được điều chỉnh liên quan đến các sự kiện đang thay đổi trên thực tế.”

Bất luận thế nào, các vết nứt trong nền kinh tế đang bắt đầu lộ ra và chúng sẽ giãn rộng ra trong 12 tháng tới. EU – từng chi hơn $100 tỷ cho nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2021 – đã đạt được những bước tiến lớn trong việc loại bỏ dần việc mua nhiên liệu. EU đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga vào năm ngoái và chính thức cấm hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển vào Tháng Mười Hai.

“Năm nay thực sự có thể là một bài kiểm tra quan trọng,” nhận xét của Timothy Ash, một thành viên cộng tác trong chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House. Bloomberg Economics ước tính cuộc chiến của Putin ở Ukraine sẽ làm thiệt hại $190 tỷ trong tổng sản phẩm quốc nội của Nga vào năm 2026 so với trước thời điểm trước chiến tranh.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Ông Thưởng có nhiều điểm rất gần với ông Trọng

Song Chi
3-3-2023
Trong 4 nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản VN hiện nay mà người dân vẫn thường nói một cách nôm na là “Tứ trụ”, thì ba ông đều học hành từ các nước XHCN cũ: ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học ở Liên Xô, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng học ở Romania, ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ học ở Slovakia, chỉ có ông tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là học trong nước.


Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân là dân học Văn, có bằng Cử nhân Ngữ văn, nhưng sau đó đi theo chuyên ngành Sử và Lý luận Mác Lê, bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Liên Xô, được phong Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng, mở miệng ra nếu không làm… thơ thì nói chuyện lý luận Mác Lênin. Vì vậy làm Tổng Bí thư đảng CS là phải, vì ngoài việc quan tâm bảo vệ đảng thì ông không biết bất cứ lĩnh vực nào khác.

Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính từng có bằng Kỹ sư xây dựng ở Romania nhưng sau đó lại quẹo sang Luật, lấy bằng Tiến sĩ Luật, tuy nhiên chủ yếu là làm việc ở ngành công an, tình báo, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, có cấp hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam.


Ông Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ học tiếng Tiệp tại Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội) sau đó lấy bằng Phó Tiến sĩ Kinh tế tại Slovakia, có một thời gian dài làm ở Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội trước khi chuyển sang công tác chính quyền.

Ông Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là thạc sĩ Triết học Mác Lenin, cũng chuyên về các lĩnh vực lý luận, tuyên truyền, giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương từ năm 2016-2021, và có sự nghiệp chính trị lâu dài với 20 năm trong lĩnh vực thanh niên Việt Nam, công tác đoàn, ví dụ như Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam v.v…

Cả 4 ông do đó đều rất “hồng”, nếu không là dân lý luận, tuyên giáo thì cũng là dân tình báo, công an. Nếu không học ở các nước XHCN cũ thì học trong nước, chứ không học của bọn tư bổn phương Tây. Không một ông nào là dân khoa học, công nghệ.


Trong 4 ông chỉ có mỗi ông Vương Đình Huệ là học về Kinh tế-Tài Chính, nhưng nếu nhìn lại, thì ông bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ ngành Kinh tế học về chủ đề “Kế toán trong nông nghiệp”: Luận án nghiên cứu về sự phát triển của kế toán trong các xí nghiệp nông nghiệp ở Tiệp Khắc và quá trình áp dụng kinh nghiệm của Tiệp Khắc vào Việt Nam”, thì cũng quá lỗi thời. (Các thông tin lấy từ tiểu sử của các ông trên Wikipedia).

Còn nếu nhìn vào bằng cấp, học hàm, cũng giống như phần lớn quan chức từ cỡ trung cho tới cỡ bự của đảng và nhà nước cộng sản VN, 4 ông đều có bằng cấp, học hàm rất cao, toàn là Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư. Có thể nói, so với nhiều cường quốc dân chủ phương Tây, bằng cấp, học hàm của quan chức Việt là cao ngất ngưỡng, còn chất lượng bằng cấp ra sao hay tại sao bằng to như vậy mà lại làm việc không hiệu quả bằng người ta thì là chuyện khác.

Trước khi ông Võ Văn Thưởng được đảng quyết định chọn làm Chủ tịch nước, đã có những nguồn tin vỉa hè cho rằng ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là người có khả năng được chọn vào cái ghế này nhất, nhưng ông Tô Lâm có quá nhiều “phốt”, trong đó có những vụ nước ngoài đều biết như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hay vụ ăn “bò dát vàng” ở London, ông Tô Lâm cũng đang dính tới mấy vụ tham nhũng khác, chưa kể 4 ông mà hết 2 ông từng là dân công an thì cũng hơi lộ liễu cái bản chất “công an trị” của chế độ.

Mặt khác, chính ông Tô Lâm cũng chẳng dại gì ngồi vào ghế Chủ tịch nước, tiếng là “lên” mà thật ra là không còn quyền lực nhiều như là Bộ trưởng Bộ Công an, giống như hổ bị đưa ra khỏi rừng. Làm ngành công an, vừa bị dân căm hờn vì thẳng tay đàn áp nhân dân, vừa tích cực hỗ trợ ông Trọng “khui” ra bao nhiêu vụ án tham nhũng của các “đồng chi”, ân oán quá nhiều, về ngồi ở ghế Chủ tịch nước sẽ khó mà an toàn; vả chăng cái ghế Chủ tịch nước dường như đang bị cái “dớp” xui xẻo, hết ông Trần Đại Quang (cũng từng là Đại tướng Công an nhân dân, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam) chết vì “bịnh lạ”, đến Nguyễn Xuân Phúc phải rời ghế, nên ông Tô Lâm quyết định ngồi lại chỗ cũ, nắm ngành công an trong tay, vậy mà yên tâm.

Ông Thưởng có nhiều điểm rất gần với ông Trọng, cũng là dân lý luận, tuyên giáo, tuyên truyền, cũng “tụng” triết Mác Lê. Một bên chuyên xây dựng đảng thì một bên chuyên công tác xây dựng đoàn, lực lượng kế thừa của đảng. Ông Trọng là người Bắc (sinh ở Bắc Ninh), hai ông Chính, Huệ là dân miền Trung-ông Chính sinh ở Thanh Hóa, ông Huệ sinh ở Nghệ An, còn ông Thưởng gốc gia đình là miền Nam nhưng sinh ở Hải Dương, thời niên thiếu lớn lên ở miền Bắc. Sau này thì ông sống chủ yếu tại Sài Gòn.

Và có một điều chắc chắn rằng, cũng giống như các đời lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước cộng sản cho đến nay, cả 4 người đều sẽ “đồng ý”, “nhất trí” quyết tâm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ đến cùng.
thuytrieu
Posts: 90
Joined: Mon Mar 14, 2016 4:09 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by thuytrieu »

Ngày mất của Stalin 70 năm trước và người đầu bếp

Nguyễn Thọ
5-3-2023
Trong lịch sử nước Nga và Liên Xô không ai vượt qua được Josef Stalin về tính tàn bạo và sự chuyên quyền. Người ta từng nghĩ rằng ông bất tử và ở tận nước Việt nam xa xôi, khẩu hiệu Stalin muôn năm được treo khắp nơi.


Vậy mà đêm 28.02.1953 ông ta bỗng ngã vật trong nhà riêng ở ngoại ô Moskva vì xuất huyết não. Sáng 01.03 các nhân viên bảo vệ thấy ông dậy muộn nhưng không ai dám vào phòng. Ai cũng sợ nhà độc tài khó tính. Mãi đến 10 giờ sáng, một anh lính mới lén mở cửa phòng ngủ và phát hiện ra ông đang nằm trên sàn nhà. Toàn bộ thủ hạ của ông ta, từ Khrushev đến trùm mật vụ Beria đều luống cuống và không ai dám đưa ra quyết định nào về phương cách cứu chữa. Trước một Stalin đã hôn mê, mọi người vẫn sợ trách nhiệm và không ai dám khẳng định vai trò của mình. Không khí nghi kị từ 26 năm qua vẫn bao trùm chế độ. Stalin cứ nằm đó hàng chục tiếng đồng hồ nữa không được cấp cứu.


Ngay cả việc mời bác sỹ nào cũng là vấn đề tranh cãi. Chỉ cách đó vài tuần, Stalin đã ra lệnh cho Beria bắt giam bác sỹ riêng, giáo sư Vinogradov cùng nhiều bác sỹ giỏi khác trong vụ án “Âm mưu bác sỹ” [1]

Mãi đến ngày 2.3 bác sỹ mới được cử đến và phải điều trị một bệnh nhân nằm trong vũng nước tiểu trên ghế sofa. Mọi biện pháp cấp cứu đều vô nghĩa vì quá muộn.

Điều trớ trêu của lịch sử. Stalin trở thành nạn nhân cuối cùng của chế độ độc ác mà ông tạo ra. Bị cấp cứu muộn vì không ai dám quyết định gì mà không có ý kiến của ông. Những bác sỹ có thể cứu được ông đều đã bị bắt giam.

Ngày 05.03.1953, ngày này 70 năm trước đã chấm dứt cuộc đời nhà độc tài, người đã xây dựng ra một đế chế Xô Viết kéo dài từ eo biển Bering sát nước Mỹ đến tận bờ sông Elbe nằm giữa nước Đức.


Cuối năm 1989, đế chế này bắt đầu sụp đổ, khi người dân Đông Đức nổi dậy phá bỏ bức tường Berlin, và toàn bộ Đông Âu bỗng thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Liên-Xô. Người chứng kiến sự sụp đổ này là đại úy Wladimir Putin, khi đó là nhân viên tình báo KGB ở Dresden. Đối với Putin, thế giới xung quanh anh ta sụp đổ. Việc biến Đông Âu thành khu vực phên dậu của nước Nga được Putin coi là “chiến lợi phẩm” của cuộc chiến tranh thế giới II đã giết chết 27 triệu công dân Xô Viết. Từ bỏ Đông Âu và các nước lân bang khác là điều không thể chấp nhận đối với Putin.
Image
Lãnh thổ nước Nga 1914 do Sa Hoàng để lại (màu đỏ + sọc chéo) và biên giới nước Nga hiện nay (màu đỏ). Nguồn T-Online.de

Mặc dù trong những năm qua, Putin có lúc tỏ ra đoạn tuyệt với chế độ Stalinist, như việc năm 2017 ông ta khánh thành “Bức tường đau thương” ở Moskva để tưởng niệm các nạn nhân của Stalin, nhưng Putin luôn coi Stalin và các vua Sa Hoàng là những tấm gương. Putin không tiếc xương máu của thanh niên Nga trong các cuộc chiến tranh ở Chechnia, Gruzia, Syria và nay ở Ukraine chỉ để thỏa mãn giấc mộng đế quốc của ông ta. Trong tay áo của Putin còn có nhiều quân bài, như các cộng đồng Nga ở Moldavie, ở các nước Pribaltic và các nước Trung Á. Nếu như Nga không bị quân đội Ukraine chặn đứng bên bờ sông Dniepr như hiện nay thì thế chẻ tre của Putin đã làm thay đổi biên giới châu Âu khá nhiều.

Đến các nhà độc tài ở Belarus hay ở các quốc gia hậu Xô viết Trung Á và Kavkaz nay cũng bắt đầu nhìn tham vọng lãnh thổ của Putin bằng cặp mắt lo ngại. Chỉ còn số ít người Việt tin vào luận điệu “chống phát xít” của Putin ở Ukraine.


Khi đọc lại mối quan hệ giữa Putin và Stalin, tôi bỗng phát hiện ra một liên hệ rất thú vị:


Đầu những năm 1920 có một ông già tên là Spiridon Putin (sinh năm 1879) làm đầu bếp cho gia đình Lenin ở thị trấn Gorki, ngọai ô Moskva. Lenin lúc này đang ốm nặng nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Ông Spiridon từng là đầu bếp giỏi trong các khách sạn sang của chế độ Sa Hoàng nên được nhiều nhà cách mạng lúc đó biết đến, vì đa số họ đều xuất thân từ tầng lớp trên của xã hội Nga. Thế là họ điều ông về nấu cho Lenin [2].
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

Thế giới bên bờ vực thảm họa nguyên tử

Hiếu Chân
26 tháng 3, 2023

Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo hôm thứ Bảy 25 Tháng Ba 2023. Tháng trước, Putin cũng đã tuyên bố đơn phương đình chỉ hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân New-START ký kết giữa Nga và Mỹ năm 2010, có hiệu lực đến Tháng Hai 2026. Những hành động quyết đoán của Moscow đang đẩy thế giới tới một thảm họa chiến tranh nguyên tử mà hậu quả là một sự hủy diệt khủng khiếp.

Belarus là một “chư hầu” của Nga giáp biên giới phía Bắc của Ukraine và từng được Putin sử dụng làm nơi tập trung quân đội và vũ khí để mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine trong những ngày đầu cuộc chiến. Belarus cũng có chung đường biên giới với ba nước thành viên NATO là Lithuania, Latvia và Ba Lan. Việc Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, lần đầu tiên kể từ năm 1996, được cho là một phản ứng đe dọa không chỉ với Ukraine mà cả với NATO nói chung.

Ông Putin cho biết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhiều lần yêu cầu Nga đưa vũ khí nguyên tử chiến thuật tới nước ông để đối phó NATO. Ông Putin chỉ đưa ra quyết định nói trên sau khi ký kết một thỏa thuận với Lukashenko trong tuần qua. Cũng theo ông Putin, Nga sẽ xây dựng xong căn cứ chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus chậm nhất vào Tháng Bảy 2023 và quyền kiểm soát các vũ khí này vẫn thuộc về quân đội Nga.

Vẫn chưa rõ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ được bố trí ở đâu trên đất Belarus, nhưng giới quan sát đều cho rằng Nga sẽ đặt gần biên giới Belarus với Lithuania và Ba Lan, hoặc ở Kaliningrad – vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga trên bờ biển Baltic.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật (tactical nuclear weapons – TNW) được cho là những loại vũ khí hạt nhân dùng cho một mục tiêu đặc biệt trên chiến trường thay vì để hủy diệt toàn bộ một thành phố của đối phương. TNW kích thước nhỏ, sức công phá từ 1 đến 150 kiloton (quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945 có sức công phá 15 kiloton), có thể được gắn vào đầu các hỏa tiễn, thủy lôi, được phóng đi từ mặt đất, từ tàu ngầm, thả từ phi cơ hay chỉ đơn giản là đặt nó tại một địa điểm nào đó rồi kích nổ từ xa.

Nga có ưu thế tuyệt đối về số lượng TNW; Hoa Kỳ tin rằng Nga hiện có khoảng 2,000 TNW, gấp 10 lần Mỹ và các đồng minh phương Tây. Khi Liên Xô tan rã năm 1991, kho vũ khí hạt nhân của nước này có khoảng 22,000 TNW trong khi Mỹ có khoảng 11,500 TNW. Sau đó, Mỹ đã nỗ lực vận động chuyển toàn bộ số TNW mà Liên Xô bố trí tại các nước Ukraine, Belarus và Kazakhstan về Nga, đồng thời ký hiệp định giải trừ quân bị với Nga. Tại hội nghị Budapest (Hungary) năm 1994, Ukraine đồng ý chuyển giao cho Nga toàn bộ vũ khí hạt nhân đổi lấy việc các cường quốc, kể cả Nga, cam kết bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Đến nay, phần lớn số vũ khí hạt nhân đó đã được phá hủy hoặc chờ phá hủy.

Bằng việc chiếm bán đảo Crimea năm 2014 và phát động chiến tranh xâm lược năm 2022, Putin đã phản bội cam kết với Ukraine trong hiệp ước Budapest 1994. Thêm nữa, lợi dụng ưu thế về số lượng TNW, từ đầu cuộc chiến cách đây 13 tháng, Nga – đặc biệt là ông Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga – đã thường xuyên đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Ukraine. Nhưng với quyết định bố trí đầu đạn hạt nhân chiến thuật ở Belarus, Nga đang từng bước biến lời đe dọa đó thành sự thật. Trước mắt việc bố trí TNW ở Belarus của Putin đang gửi một thông điệp cảnh cáo đến Hoa Kỳ và NATO do các nước này tiếp tục hỗ trợ quân sự cho cuộc kháng chiến của Ukraine
Image
TT Nga Vladimir Putin (trái) và TT Belarus Alexander Lukashenko hồi tháng 12 năm ngoái khi Putin đến thăm Minsk. Nga và Belarus đã ký thỏa thuận để Nga bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus nhằm răn đe NATO và Ukraine. Ảnh Contributor/Getty Images

Khi tuyên bố tái bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus, Putin nói rằng Nga phản ứng với tuyên bố của Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine loại đạn pháo có chất uranium làm nghèo – loại đạn có khả năng xuyên thủng vỏ giáp sắt của xe tăng đối phương. Putin nói rằng, bằng đạn pháo có uranium Ukraine và NATO đã dùng “vũ khí nguyên tử” mà Nga phải trả đũa.

Lập luận này không đúng bởi vì đạn pháo có uranium nghèo, được phóng đi bằng chất nổ thông thường, được coi là vũ khí quy ước (conventional weapon) mà quân đội nhiều nước, kể cả Nga và Mỹ, đã trang bị, không thể đánh đồng với TNW là vũ khí hạt nhân thật sự.

Hành động của Nga cũng được Putin giải thích là một phản ứng đối với chiến lược răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ. Trong số 200 TNW của Mỹ, một số hiện được bố trí tại sáu căn cứ quân sự Mỹ ở Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan, không chỉ phòng vệ sự tấn công của Nga mà còn răn đe các nhà nước cực đoan và các tổ chức khủng bố ở Bắc Phi và Trung Đông.

Luật quốc tế cấm một cường quốc hạt nhân xuất cảng vũ khí hạt nhân hoặc công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân cho các nước chưa sở hữu loại vũ khí này nhưng không cấm việc bố trí các loại vũ khí đó bên ngoài lãnh thổ của mình chừng nào vẫn giữ quyền kiểm soát các vũ khí đó. Như vậy, hành động bố trí TNW của Mỹ ở châu Âu và của Nga ở Belarus không vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu (The Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons) mà cả Nga và Mỹ đều đã ký kết.

Tuy nhiên, sự khác nhau nằm ở chỗ Mỹ vẫn đang là cường quốc số một, không bị một thế lực quân sự nào đe dọa và do đó không có lý do để sử dụng vũ khí hạt nhân. Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng chưa bao giờ tuyên bố vũ khí hạt nhân là lựa chọn cuối cùng họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Trong khi đó Nga hiện sa lầy trong cuộc chiến tranh phi nghĩa chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước láng giềng Ukraine và các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga như Medvedev, Putin, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để lật ngược tình thế nếu quân Nga thảm bại trên chiến trường. Ông Medvedev còn dọa bắn hỏa tiễn siêu thanh vào trụ sở Tòa Hình sự quốc tế (ICC) tại The Hague, Hoà Lan và tấn công hạt nhân bất cứ nước nào bắt giữ ông Putin theo lệnh của tòa ICC. Nga cũng đã nhiều lần dọa dùng vũ khí hạt nhân để xóa sổ nước Anh vì sự ủng hộ mạnh mẽ mà London dành cho Kyiv trong cuộc chiến.

Sau 13 tháng chiến tranh với tổn thất vô cùng lớn cả về binh lính lẫn vũ khí, Nga đang lâm vào tình thế bi đát. Giới phân tích dự báo khi mùa xuân đến, thời tiết tốt hơn và nhận được các loại vũ khí tân tiến của Phương Tây, quân Ukraine sẽ tổ chức phản công đuổi quân Nga ra khỏi bờ cõi, giành lại những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Nếu như vậy, thất bại trên chiến trường Ukraine có thể châm ngòi cho những sự thay đổi chính trị lớn ở Moscow và số phận của Vladimir Putin cùng bộ sậu thân cận của ông ta sẽ gặp nguy hiểm. Tình huống đó có thể là yếu tố thúc đẩy nhà độc tài Nga bấm nút khởi động chiến tranh nguyên tử, lôi kéo Mỹ và NATO vào cuộc hủy diệt kiểu “Trạng chết chúa cũng băng hà”.
Image
Một người cầu nguyện trước đài tưởng niệm nạn nhân của quả bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh Tom McShane/Loop Images/Universal Images Group via Getty Images

Đáp lại bước leo thang hạt nhân của Putin, hôm Chủ Nhật 26 Tháng Ba, tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng những phát ngôn về vũ khí hạt nhân chiến thuật của ông Putin là “nguy hiểm và vô trách nhiệm”. Phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu nói nhận định của Putin về chiến lược vũ khí hạt nhân của khối này là sai lạc. “Các đồng minh NATO hành động với sự tôn trọng đầy đủ các cam kết quốc tế của họ. Nga đã liên tục phá vỡ các cam kết kiểm soát vũ khí của mình, gần đây nhất là đình chỉ tham gia Hiệp ước START mới”, Lungescu nói với hãng tin Reuters.

Đến nay NATO và Hoa Kỳ đều cho rằng chưa thấy có sự thay đổi nào trong bố trí và điều động vũ khí hạt nhân của Nga. Một quan chức quân sự cao cấp của Mỹ cho biết: “Chúng tôi chưa thấy có bất cứ lý do nào để điều chỉnh tư thế hạt nhân chiến lược của mình, cũng chưa có dấu hiệu Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi vẫn duy trì cam kết phòng vệ tập thể của NATO”.

Tuy vậy rất khó đoán trước hành động của Putin và tình thế thay đổi rất nhanh khiến cho mọi dự báo đều khó phản ánh đúng thực tế. Bóng ma một cuộc đối đầu nguyên tử giữa Nga và Phương Tây, nguy cơ nền văn minh nhân loại bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân chưa bao giờ hiển hiện rõ ràng như hiện nay. “Trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine, nguy cơ hiểu lầm, tính sai là hết sức cao. Chia sẻ vũ khí hạt nhân làm cho tình hình thêm tồi tệ và có thể dẫn tới hậu quả thảm khốc cho nhân loại”, Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (The International Campaign to Abolish Nuclear Weapons) cảnh báo.

Đọc thêm:

Bế tắc cùng quẫn, Putin sẽ điên cuồng xài vũ khí hạt nhân?
Putin sẽ xài vũ khí hạt nhân?
Ukraine cảnh báo Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Thói bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông sắp hết thời?
Mai Vũ Phạm
28 tháng 3, 2023


Image
Hình ảnh vệ tinh Maxar về Đá Chữ Thập ở Biển Đông, một phần của quần đảo Trường Sa. Ảnh: Getty Images

Trong lúc cả thế giới hướng về cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông. Tuy nhiên, thói bắt nạt này của Trung Quốc dường như sắp ‘hết thời’ khi mà Indonesia, Việt Nam, và Philippines chủ động đáp trả “ăn miếng trả miếng.”

Năm 2016 Toà án Trọng tài Quốc tế ở The Hague, Hoà Lan, đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa,Hoàng Sa và các cấu trúc đất liền khác trong “đường lưỡi bò 9 đoạn” do vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

Biển Đông có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh hàng đầu đối với Trung Quốc. Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính rằng Biển Đông có trữ lượng dầu khí vào khoảng 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, 11 tỷ thùng dầu. Biển Đông cũng ước tính có khoảng 80 tỷ tấn ‘băng cháy’, là nguyên liệu được xem là nguồn năng lượng thay thế tiềm năng trong tương lai. Nguồn băng cháy tại Biển Đông sẽ có thể giúp Trung Quốc giải quyết nhu cầu dầu mỏ trong 200 năm.
Image
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tòa nhà và cấu trúc được xây dựng trên đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Đá SuBi tại Quần đảo Trường Sa của Viet Nam ngày 25 Tháng Mười năm 2022. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images

Biển Đông cũng có tầm quan trọng quân sự đối với Bắc Kinh. Nếu thành công kiểm soát khu vực này, Trung Quốc có thể ngăn chặn hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Đài Loan trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan.

Việt Nam

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã xâm nhập vào các khu vực thăm dò khí đốt trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zones – EEZ) của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ Tháng Giêng năm 2022. Theo một bản tin ngày 26 Tháng Ba của Reuters, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã tuần tra một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong của vùng EEZ Việt Nam.

Theo dữ liệu từ Marine Traffic, tàu Hải Cảnh Trung Quốc, CCG5205, đã bị tàu Kiểm Ngư 278 của Việt Nam truy đuổi và hai tàu đã gần như sắp đụng nhau vào khoảng 7 giờ sáng Chủ nhật 26 Tháng Ba (PST). Sau khoảng 90 phút, tàu Hải Cảnh Trung Quốc CCG5205 đã rời vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và đậu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Image
Tàu Kiểm Ngư KN-278 vờn nhau với tàu Hải Cảnh CCG 5205 tại bãi Tư Chính. (Hình: SCSCI)

Theo Ray Powell, Trưởng dự án Myoushu (Biển Đông) tại Đại học Stanford, người đầu tiên phát hiện ra sự cố, có lúc hai con tàu cách nhau chưa đầy 10 mét. Ông Powell nói: “Tàu Việt Nam khá táo bạo do sự khác biệt về kích thước, bởi tàu Trung Quốc lớn gấp đôi tàu Việt Nam. Đó hẳn là một cuộc đụng độ rất căng thẳng.” Collin Koh, một nhà phân tích hàng hải khu vực có trụ sở tại Singapore, trả lời Đài Á Châu Tự Do (RFA): “Khoảng cách 10 mét giữa các tàu thực sự là quá gần. Tùy thuộc vào tình hình lúc đó, nguy cơ va chạm là khá cao.”

Một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của nhà nước Việt Nam, nói với RFA trong điều kiện giấu tên, cho biết hai con tàu chắc chắn đã thoát khỏi vụ va chạm trong gang tấc vì chúng đi ngược chiều nhau và với tốc độ rất chậm. Sĩ quan này cũng cho biết thêm trước đây tàu Trung Quốc đã cố tình đâm các tàu tuần tra của Việt Nam, nhưng những năm gần đây thì không. Điều này cho thấy sự việc xảy ra cuối tuần qua là một trong những đáp trả hiếm hoi của nhà cầm quyền Việt Nam trước một tàu cảnh sát biển Trung Quốc.


Indonesia


Các mỏ giàu khí đốt do các công ty Nga khai thác trong vùng biển Việt Nam gần ranh giới chiến lược với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và các khu vực mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Kể từ Tháng Mười Một năm ngoái, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã mở rộng lộ trình tuần tra lô 12-11 do công ty Zarubezhneft (Nga) và PetroVietnam cùng khai thác và mỏ dầu khí 12W do Công ty Harbour Energy của Vương Quốc Anh thăm dò và khai thác. Cuối năm ngoái, Indonesia và Việt Nam đã ký thỏa thuận nhằm xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của hai nước ở khu vực Biển Đông, mở đường cho các thỏa thuận khí đốt.

Mặc dù không chính thức phản đối thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta, nhưng Bắc Kinh đã bày tỏ thái độ phản đối bằng cách triển khai tàu tuần duyên lớn nhất đi vào các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và Việt Nam. Tập đoàn Harbor Energy và Zarubezhneft đang vận hành cụm mỏ khí Tuna, gồm mỏ Kuda Laut và Singa Laut có trữ lượng thu hồi hơn 10 tỉ m3 khí đốt thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Trung Quốc đã cử các tàu cảnh sát biển tuần tra khu vực này cuối năm ngoái. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Indonesia đã đáp trả bằng cách cho các tàu hải quân truy đuổi các tàu Trung Quốc ra khỏi hải phận.

Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, cho biết: “Mặc dù Trung Quốc có thể quay lại để tiếp tục quấy rối, nhưng tôi không nghĩ rằng Indonesia sẽ sợ hãi trước bất cứ điều gì.” Chính phủ Indonesia thường im lặng trước sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông vì nước này là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Tuy nhiên, hành động cho tàu quân sự xua đuổi tàu Trung Quốc cho thấy Indonesia đã chấm dứt nhượng bộ và bắt đầu đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc.

Philippines

Đi ngược chính sách thân thiện với Bắc Kinh của người tiền nhiệm, Tổng thống mới của Philippines, Bongbong Marcos, đã tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ. Sau cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào Tháng Hai năm 2023, Tổng thống Ferdinand Marcos đã đồng ý cho phép Hoa Kỳ sử dụng ít nhất 9 căn cứ quân sự của Philippines dưới Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA). Ba căn cứ trong số này thuộc hòn đảo Luzon, là phần lãnh thổ duy nhất của Philippines gần Đài Loan. Một căn cứ quân sự khác nằm ở đảo phía Tây Palawan, hướng về quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tất nhiên, Trung Quốc đã phản đối Philippines cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân đội. Quan trọng hơn, các nhà ngoại giao Philippines đã mạnh mẽ phản đối sự hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông với các quan chức nước này trong các cuộc đàm phán kín vào thứ Sáu Ngày 24 Tháng Ba. Tháng Hai vừa qua, Phillipines đã tố cáo hải quân Trung Quốc tấn công một tàu tuần tra nước này bằng tia laser cấp độ quân sự, khiến một số thủy thủ đoàn bị mù trong thời gian ngắn. Chỉ riêng trong năm 2022, Philippines đã gửi gần 200 công hàm phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.
Image
Hình ảnh đảo Nam Sơn ở Biển Đông. Đây là hòn đảo lớn thứ tám của quần đảo Trường Sa về phía đông của Đảo Thị Tứ. (Ảnh: DigitalGlobe via Getty Images via Getty Images)

Rõ ràng, Philippines sẽ không còn nhân nhượng trước các hành động “coi trời bằng vung” của Trung Quốc, ít nhất dưới thời Tổng thống Joe Biden. Bởi chính quyền Ferdinand Marcos nhận thức rằng tăng cường quan hệ thân thiết với siêu cường Hoa Kỳ có thể giúp ngăn chặn một Trung Quốc hung hăng.

Tương lai Biển Đông

Với tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông, chóp bu ĐCSTQ sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại đây và tìm mọi cách để đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Biển Đông. Để có thể đạt được tham vọng chiếm trọn Biển Đông, Trung Quốc sẽ duy trì chính sách lâu năm “cây gậy và củ cà rốt” (Carrot and Stick).

Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại của Hoa Kỳ tại các khu căn cứ quân sự ở Philippines là một tin dữ đối với Trung Quốc. Có lẽ nhờ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, mà Indonesia, Việt Nam, và Philippines đã mạnh dạn đối đầu, cho tàu quân sự truy đuổi tàu Trung Quốc.

Theo Tiến sĩ Stephen Burgess, giáo sư nghiên cứu an ninh quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hàng không Hoa Kỳ, giải pháp lâu dài để Hoa Kỳ có thể giành lại ưu thế ở Biển Đông là “cung cấp các giải pháp an ninh đầy đủ và thích hợp ở Biển Đông để giúp Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ ngăn chặn Trung Quốc, đưa nước này vào bàn đàm phán và buộc phải tuân thủ luật pháp quốc tế.” Thực vậy! Chỉ có một liên minh giữa các nước Đông Á, do Hoa Kỳ lãnh đạo bằng một chiến lược quyết đoán và một cam kết an ninh, mới có thể buộc Bắc Kinh từ bỏ sự hung hăng và tham vọng chiếm trọn Biển Đông.
lengoi
Posts: 486
Joined: Sat Oct 23, 2010 7:17 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by lengoi »

Công lý đã thua và không thể phục hồi lại được

Lê Nguyễn Duy Hậu

Trong khi cả thế giới chú ý đến vụ việc Trump xuất hiện tại phiên tòa ở New York để nghe cáo trạng chống lại mình, thì tại Việt Nam, bản cáo trạng liên quan đến vụ án chuyến bay giải cứu có lẽ là đáng quan tâm hơn rất nhiều. Năm mươi bốn bị cáo đại diện cho một vòng tròn khép kín “làm ăn” trong suốt hai năm chống dịch, từ người phê duyệt chuyến bay, tổ chức chuyến bay, giám sát chuyến bay, đến cả người sau này nhận trách nhiệm điều tra, xử lý sai phạm liên quan đến chuyến bay – tất cả đều cảm thấy, theo cáo trạng, bản thân có quyền làm giàu từ chức phận của mình.


Tần suất các bị cáo liên hệ, gặp gỡ nhau cũng làm mọi người đáng kinh ngạc và nếu có ai đó vẽ một bản đồ những địa điểm và số lần các bị cáo gặp nhau trong mùa dịch để giao dịch, thì kết quả chắc cũng không kém phần sửng sốt như cách mà chúng ta từng contact tracing và lên án những F0 có lịch trình di chuyển nhiều ngày xưa. Điểm khác nhau đó là các F0 là người vô tội, nhưng thời điểm đó có lẽ họ cũng bị chính những bị cáo ngày hôm nay lên án. May mắn là pháp luật cuối cùng cũng được đem ra để phân xử tội trạng của những bị cáo này, và hy vọng đó là một phiên tòa công tâm.


Nhưng trong chính cái “may mắn” đó, mình vẫn có một chút gợn trong lòng khi đọc những comment của người dân trên các bản tin về vụ án. Ngoài những tiếng hô vang ủng hộ Đảng và chính phủ làm quyết liệt, mình để ý đến những người đã từng bất đắc dĩ tham gia vào guồng quay đó. Có người chia sẻ họ mất trắng công sức làm việc mấy năm trời ở xứ người chỉ để mua một vé máy bay combo trị giá vài ngàn đô-la để về nước. Có người bồi hồi nhớ lại người thân mình đã mất mà họ không về kịp để nhìn lần cuối. Đó là những nạn nhân thật sự. Họ có câu chuyện, và mất mát của họ là thực tế. Nhưng chắc là họ sẽ không có một tư cách nào trong phiên tòa sẽ diễn ra. Điều trớ trêu rằng tội phạm nhận hối lộ đang được truy tố có khách thể được bảo vệ không phải là những nạn nhân là con người, mà là những thứ trừu tượng hơn: uy tín của nhà nước với nhân dân, hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước v.v…


Trong một vụ án hối lộ, “người bị hại” nếu có chính là Nhà nước, chứ không phải hành khách trên các chuyến bay. Nói cách khác, vụ án sắp tới diễn ra sẽ là một vụ án mà những nạn nhân thực sự của nó không xuất hiện. Một vụ án với những người bị hại vô danh. Hành vi của các bị cáo nếu đúng với những gì cáo trạng kết tội thì là hành vi tham nhũng, theo luật định. Nhưng với những người dân bình thường, những nạn nhân thực sự của vụ án, thì hành vi đó đơn giản chỉ một từ: Cướp. Và đó là một vụ cướp tinh vi, được thực hiện bởi những người lẽ ra phải bảo vệ họ. Tham nhũng suy cho cùng chỉ là một uyển ngữ cho hành vi Cướp mà thôi.

Trong lịch sử, sau mỗi một cuộc bể dâu, người ta thường sử dụng các phiên tòa tư pháp để khép lại thời kỳ biến động. Trong những phiên tòa như vậy, diễn ngôn chính thức về thời kỳ biến động sẽ được xây dựng nên. Vì các hành vi của bị cáo mà khiến bao nhiêu người lầm than. Vì những gì các bị cáo làm mà việc chống dịch thêm phần thất bại. Nhưng quả thật không ai dám chắc rằng nếu vụ án không xảy ra, thì lịch sử có khác đi không. Không ai quan tâm, vì mục đích của phiên tòa là để khép lại, không phải để mở ra thêm các câu hỏi.

Vụ án này có lẽ cũng là một phiên tòa như vậy. Những tội vạ của hai năm chống dịch Covid đang một phần được đổ lên đầu của 54 bị cáo, và sẽ đổ lên đầu một số bị cáo khác trong vụ Việt Á. Nhưng cho dù làm cách nào, rất khó để những phiên tòa sắp diễn ra tránh khỏi vết xe đổ của những phiên tòa kể trên. Những câu hỏi sẽ vẫn còn, và khó có lời giải đáp. Liệu đây có phải là cách tốt nhất để khép lại cuộc bể dâu? Ai là nạn nhân, ai là thủ phạm trong những vụ án này? Và nạn nhân có được điều gì từ bản án? Ai trả công bằng cho những “thủ phạm” bất đắc dĩ khác trong mùa dịch?

Công lý đã thua và không thể phục hồi lại được.
hoangphong
Posts: 360
Joined: Tue Feb 12, 2019 6:49 am
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoangphong »

“Những kẻ này không phải con người”
Lý Trần
24-4-2023
Đó là nhận xét của anh Pavlov, công dân Nga về chính quyền Việt Nam làm cánh tay nối dài theo lệnh của Putin trục xuất những kiều dân Nga phản đối cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga ở Ukraine.

Việc Việt Nam trục xuất những người này về Nga là sự vi phạm luật pháp quốc tế . Điều này chỉ càng khẳng định thói đạo đức giả của chế độ CSVN, nó sẵn sàng ký vào bất cứ công ước nào rồi ngồi xổm lên công ước đó và làm ngược lại. Một sự mỉa mai cay đắng cho Hội đồng nhân quyền LHQ và những ai đấu tranh cho nhân quyền, CSVN đàn áp nhân quyền khốc liệt, nhưng có chân trong hội đồng đó!

Khi cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Nga chống lại một nước có chủ quyền Ukraine, ngay lập tức Nga bị hầu hết (141/193) các quốc gia thành viên LHQ lên án. Cuộc chiến tranh gieo rắc biết bao đau khổ, tàn phá, chết chóc cho người dân Ukraine, như cả thế giới chứng kiến hàng ngày trên mọi phương tiện truyền thông quốc tế.

Sự thật đó chỉ những kẻ vô đạo đức, đồng lõa với tội ác mới nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí hoan hỉ, như trên các phương tiện truyền thông quốc doanh Việt Nam, từ báo QĐND, CAND, đến VietnamPlus, VTC … bằng những tiêu đề như “Nga tiêu diệt …”, “Vũ khí uy lực của Nga đang nã vào …” …

CSVN hiện nguyên hình là một lũ “cười thuê, khóc mướn” thảm hại!


Nhiều người dân Việt đã liên tưởng cuộc xâm lược này của Putin với “Chiến dịch quân sự đặc biệt” kéo dài 10 năm, từ 1979 đến 1989 của Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học” với bao tội ác man rợ.

Chế độ CSVN có một logic là, một khi đã là đồng chí với nó, thì kẻ đó có thể cướp, giết, hiếp … nhưng vẫn là đồng chí tốt. Cuộc cướp, giết, hiếp… thường được gán cho cụm từ “nhiệm vụ quốc tế”. Với CSVN, sự xâm lược nước khác của các nước “anh em” đều có tên như vậy: Liên Xô đưa xe tăng và quân đội vào đàn áp Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968), Afganistan (1979) … và nay là Ukraine.

Vì sao chế độ CSVN ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Nga?


Đã có rất nhiều phân tích và bình luận về hiện tượng CSVN ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Putin. Các nhận xét hầu hết giải thích vì Việt Nam mua vũ khí của Nga, cùng khai thác dầu khí với Nga … Những sự biện hộ này đều đúng nhưng chưa đủ. Có một lý do sâu xa hơn thế. Rồi đây, sau thất bại của Putin ở Ukraine với màn phô diễn thảm hại của vũ khí “vô địch”, đảng CSVN vẫn tiếp tục mua vũ khí của Nga. Chủ yếu vì khoản 25% “lại quả” trên mọi hợp đồng!

Ý thức hệ Cộng sản mới chính là ly do sâu xa, thúc đẩy hành vi ủng hộ lũ cướp, đặc biệt trong hoàn cảnh những kẻ đứng đầu đảng CSVN chỉ biết cắm đầu vào Mác-Lê và đơn giản vì không có kiến thức khoa học hay kinh tế nào khác.

Trong lịch sử của mình, Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lược. Nhưng nay chính quyền CS, chỉ vì ý thức hệ Mác-Lê mà loài người tiến bộ đã bỏ vào thùng rác, sẵn sàng vục mặt ủng hộ cuộc chiến của Putin xâm lược nước láng giềng.

Đảng CSVN thấy rằng, Ukraine đang có xu hướng trơ thành một nước có chế độ dân chủ, thứ mà các chế độ độc tài ghét cay ghét đắng. Tuy chê độ Putin về mặt hình thức không phải là chế độ CS, nhưng nó vẫn mang trong máu chất độc tài khát máu CS, coi thường tính mạng người dân. Giới chóp bu CSVN luôn tin rằng, “đồng chí tổng thống” (lời của ông Trọng) vẫn là CS và đang muốn khôi phục đế chế Soviet, chỗ dựa cho các chế độ độc tài.


Nước Nga dưới chế độ Putin rất sợ nếu Ukraine, nước có tiềm lực nhất trong khối Soviet cũ, trở thành nước dân chủ, con virus dân chủ ấy sẽ lây sang Nga làm lung lay chế độ độc tài của Putin.

Đừng quên rằng Ukraine, khi còn trong Liên Xô, là cộng hòa chủ chốt sản xuất từ động cơ máy bay, xe tăng, tên lửa … Chỉ sau khi tay tổng thống tham nhũng thân Nga lên nắm quyền, ông ta vô hiệu hóa, gần như tước vũ khí của quân đội Ukraine, phó mặc cho Nga thao túng quân đội và tình báo… Việc đó dẫn đến Nga thôn tính Crimea không tốn một viên đạn nào. Ukraine đã và đang thanh lọc bọn gián điệp Nga trong hàng ngũ của mình.

Khá nhiều người Việt, do bị nhồi sọ quá lâu đến u mê, nhai lại luận điệu của Nga, rằng Nga tấn công Ukraine để ngăn chặn sự mở rộng của NATO. Lẽ ra, họ nên tự hỏi tại sao trước đây “cùng trong một gia đình” vậy mà bây giờ người ta quyết rời bỏ mình để kết thân với người nơi xa?

“Mình phải có thế nào thì người ta mới thế chứ!” (Lời của ông Trọng). Vả lại, ‘chơi’ với ai là quyền của mỗi quốc gia có chủ quyền. Anh là hàng xóm sát nách mà tôi không muốn chơi với anh thì anh phải tự xem lại mình! Đạo đức đơn giản là như thế.


Với guồng máy Tuyên giáo khổng lồ, với hàng trăm tờ báo, hàng trăm đài truyền hình, hàng vạn dư luận viên … CSVN hàng ngày, hàng giờ, bơm vào đầu người dân Việt những thông tin độc hại, rằng Putin và nước Nga đang khôi phục chế độ Cộng sản. Xe tăng Nga treo cờ búa-liềm đang giết bọn Ukraine. Trong khi đó, Putin tự khoe khoang chiếm được những vùng đất, “mở mang bờ cõi”, mà các Nga hoàng “ước mơ nhưng không làm được”. Thật là nực cười!

Sự tự trói buộc mình vào ý thức hệ hoang tưởng và khát máu đó giải thích tại sao những kẻ trên tuyến đầu ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Putin là Bắc Triều Tiên, Eritrea, TQ, Cuba, … và Việt Nam.

Một câu hỏi: Đến bao giờ Việt Nam sẽ thoát khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ CS Soviet? Nhiều người hy vọng rằng đó là khi thế hệ kiên định Mác-Lê, cầm đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đi gặp Karl Marx- Lenin hết, và thế hệ CS trẻ với những nhà kỹ trị có học thức sẽ nhạt dần Mác-Lê.

Tôi không lạc quan đến thế vì gương các nước CS đông Âu cũ cho thấy, tàn dư của con quái vật CS vẫn tại đây, mặc dù họ đều có sẵn nền tảng văn minh châu Âu. Ở Việt Nam, ông Trọng từng tuyên bố rằng, phát triển kinh tế không quan trọng bằng sự tồn vong của chế độ CS. Vẫn tư duy làm kiệt quệ đất nước từ thời Soviet “chính trị trên hết, quân sự là hàng đầu”. Và, những gì kẻ thù chống thì ta ủng hộ, những gì kẻ thù ủng hộ thì ta chống, vẫn theo triết lý của Mao. Cho nên Việt Nam vẫn đi ngược chiều với loài người văn minh.

Đảng CSVN ủng hộ Putin vì sức ép của đảng CSTQ?

Trung Quốc chẳng cần gây sức ép, mà đảng CSVN tự nguyện làm tay sai, thực hiện những gì đảng CSTQ muốn. Sức ép đó xuất phát từ chính nhu cầu tồn tại của chế độ CSVN, vì chỗ dựa chính của nó là đảng CSTQ.

Những ai tham dự các cuộc họp từ cấp chi bộ đảng CSVN đều được biết như vậy. Mọi đảng viên đều được đảng bóng gió dọa rằng, “chơi với Mỹ là mất chế độ, chơi với TQ thì mất ít đất, nhưng được TQ bảo vệ, còn mất chế độ là mất sổ hưu”. Bảo vệ chế độ là bảo vệ cái sổ hưu!

Quay lại chuyện CSVN trục xuất những người Nga lên tiếng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Putin. Khi Putin tấn công Ukraine, ông Tô Lâm thăm Nga và Belarus. Chắc để nhận nhiệm vụ?

Cái gì phải đến ắt sẽ đến, Putin, kẻ cầm đầu, đã bị Tòa Hình sự Quốc tế ICC chỉ mặt là tội phạm chiến tranh cần bắt giữ.

Một bài viết không thể thảo luận được nhiều vấn đề. Chỉ xin nhắc lại câu nói của anh Pavlov về chế độ CSVN: “Những kẻ này không phải là con người”.
tiendung
Posts: 874
Joined: Tue Jun 19, 2007 7:47 am
Location: Paris
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by tiendung »

The End of “Made in China”
May 15, 2023

Image
Lời Mở Đầu.

Trung Quốc là một công xưởng của thế giới bốn thập kỷ và họ đang tự đánh mất vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng thế giới bởi những lý do mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Từng được coi là công xưởng của thế giới, nhưng COVID-19 đã làm cho thế giới cân nhắc lại liệu trong tương lai Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục đáp ứng và duy trì một chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ như những năm trước.

Chính cách điều hành và sự ứng phó nạn đại dịch pandemic Covid-19 đã làm cho các nhà đầu tư phải xét lại. Chính sách COVID-19 của Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty phải nghỉ đến đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong kế hoạch rút ra khỏi nước này.

Trong thực tế họ đã bắt đầu giải quyết những căng thẳng về địa chính trị và thuế quan từ thời Donald Trump với chính sách bài Trung Quốc hay ít nhất các chính quyền kế tiếp bắt buộc phải theo đuổi vì ít nhất cái tư tưởng bài Trung Quốc đã thấm nhuần vào suy nghĩ của người dân không những chỉ ở trong nước Mỹ mà hầu hết khắp thế giới.

Đối với các chính quyền kế tiếp, họ buộc lòng phải theo đuổi để được cái gọi là hợp với ý nguyện của công chúng.

Có năm quốc gia đang chuẩn bị thay thế Trung Quốc trong vai trò Công Xưởng Thế Giới.

Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Bangladesh đang đẩy mạnh mọi khả năng thừa kế này.

Ấn Độ:

Tháng 5, 2022 India chính thức trở thành quốc gia có nền kinh tế thứ 5 trên thế giới sau khi qua mặt Vương quốc Anh,. Hiện giờ đây, Hoa Kỳ, Trung Quốc , Nhật Bản và Đức là những quốc gia duy nhất có nền kinh tế lớn hơn Ấn Độ.

Tăng trưởng Tổng sản lượng quốc nội (GDP) thực tế từ 6-6,5% trong một thế giới đầy bất ổn là điều lạ lùng và Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2029.

Làm thế nào Ấn độ lại thu hoạch kỳ tích như vậy? Đó là nhờ vào sự quy mô của nền kinh tế Ấn Độ tính theo tiền mặt “danh nghĩa” trong quý tính đến tháng 3 năm 2022 là 854,7 tỷ USD trong khi đối với Vương quốc Anh là 816 tỷ USD. ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.

Với một thế chế chính trị vững chắc, công ty Apple đã quyết định dọn sang Ấn Độ và kéo theo một công ty khác, công ty Foxconn.

Công ty Tata chuyên sản xuất xe hơi của Ấn độ đã bắt đầu có mặt trên các thành phố lớn trên thế giới và từng là nhà sản xuất Solar panels, wind turbine motors, Ấn độ có khả năng thay thế China trong nhiều mặt hàng nếu không muốn nói sẽ là một công xưởng thế giới kể tiếp.

Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc hãnh diện tuyên bố năm 2025 sẽ là kỷ nguyên của Made in China, Tập Cẫm Bình đã vô tình giúp các nhà đầu tư nước ngoài càng quyết tâm rút chân ra khỏi China .

Quan chức công ty nước ngoài lo lắng về sự đe dọa, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và mức độ ô nhiễm, và các chính phủ trên toàn thế giới lo ngại về sự phụ thuộc quá mức và sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Do hệ thống khép kín và không minh bạch, các công ty không thể tiến hành thẩm định báo cáo tài chính tam cá nguyệt và hàng năm của các đối tác địa phương. Số liệu thống kê của chính phủ và doanh nghiệp địa phương đôi khi là bịa đặt. Trung Quốc đang đánh mất lợi thế nhân công giá rẻ do AI ( Artificial Intelligence) và tự động hóa. Lợi thế chi phí khi đầu tư vào Trung Quốc đang giảm do những lo ngại như chuyển giao công nghệ, trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát chất lượng, gian lận tài chính, vi phạm hợp đồng và chi phí quản lý và hậu cần. Các luật về xã hội, an ninh mạng và quản trị cũng như các hoạt động tuyển dụng không công bằng của các đối tác địa phương là mối quan ngại lớn.

Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ” trong đó có Việt Nam, Thailand, Malaysia và Bangladesh.

Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn để tất cả các quả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 feet đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.

Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone của mình sang các bang Tamil Nadu và Karnataka của Ấn Độ và đang khám phá việc chuyển hoạt động sản xuất iPad sang quốc gia Nam Á này. Các nhà phân tích của JPMorgan kỳ vọng Apple sẽ chuyển 5% sản lượng iPhone 14 sang Ấn Độ vào cuối năm 2022, họ viết trong một ghi chú tháng 9. Họ cho biết họ tin rằng cứ 4 chiếc iPhone sẽ có 1 chiếc được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2025.

Julie Gerdeman, Giám đốc điều hành của Everstream, một cơ quan nghiên cứu về các rủi ro trong ngành quản lý của các chuỗi cung ứng, nói với Business Insider: “Ấn Độ có lực lượng lao động lớn, lịch sử sản xuất lâu đời và sự hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp và xuất khẩu”. Vì điều này, nhiều người đang xem xét liệu ngành sản xuất của Ấn Độ có phải là một giải pháp thay thế khả thi để thay thế Trung Quốc hay không.

Việt Nam:

Là một quốc gia cộng sản, Việt Nam — giống như Trung Quốc — đã tiến hành cải cách kinh tế nhanh chóng kể từ năm 1986.

Các cải cách đã mang lại kết quả, đưa Việt Nam từ “một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ”, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bài đăng vào tháng 11.

Vào năm 2021, Việt Nam đã thu hút hơn 31,15 tỷ đô la cam kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài — tăng hơn 9% so với năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư của nước này. Khoảng 60% vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến. Là một quốc gia trẻ , Việt Nam đã quen với công việc chế biến giày dép quần áo may mặc , đồ điện tử , và máy móc thực dụng hàng ngày Apple đã chuyển một số dây chuyền sản xuất iPhone sang Việt Nam và đang có kế hoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất MacBook sang quốc gia Đông Nam Á này.

Các công ty khác đã chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam là Nike, Adidas và Samsung.

Thailand:


Thailand từng là một nơi sản xuất xe auto và hàng điện tử..Trong giai đoạn 2020 – 2021, số tiền FDI ( Foreign Direct Investment) đã tăng gấp 3 lần. Là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, Thái Lan đã và đang nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất và là trung tâm sản xuất phụ tùng ô tô, phương tiện vận tải và đồ điện tử, với các công ty đa quốc gia như Sony và Sharp đang thiết lập cửa hàng tại đây.

Sony cho biết vào năm 2019, họ đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh ở Bắc Kinh để cắt giảm chi phí và chuyển một số hoạt động sản xuất sang Thái Lan. Cùng năm đó, Sharp cho biết họ đang chuyển một số dây chuyền sản xuất máy in sang Thái Lan vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Ngay cả các công ty Trung Quốc cũng đã chuyển một phần chuỗi cung ứng của họ sang Thái Lan. Các công ty sản xuất Solar panels, chẳng hạn như JinkoSolar của Thượng Hải, đang chuyển hoạt động sản xuất của họ sang quốc gia này để tận dụng chi phí nhân công thấp hơn và tránh căng thẳng địa chính trị, South China Morning Post đưa tin vào tháng 7.

Zhuang Yan, chủ tịch của Canadian Solar, cho biết: “Việc thành lập các nhà máy sản xuất ở nước ngoài không xuất phát bởi cơ hội, mà là một chiến lược đối phó với các thách thức để tiếp cận thị trường”. , theo tờ South China Morning Posts (SCMP ) đã viết.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp ba lần lên 455,3 tỷ baht( tiền Thái Lan), tương đương khoảng 13,1 triệu USD, từ năm 2020 đến năm 2021, Ủy ban Đầu tư Thái Lan công bố vào tháng Hai.

Bangladesh:


Bangladesh đã là nước hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Bây giờ họ đang chờ một cái bánh lớn hơn.

Ngay cả trước khi lệnh phong tỏa do COVID-19 làm tê liệt lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc, Bangladesh đã là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc.

Sự gia tăng của Bangladesh chủ yếu là do chi phí lao động tăng ở Trung Quốc trước nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Chênh lệch chi phí lớn — lương tháng trung bình của một công nhân ở Bangladesh là 120 đô la, hoặc ít hơn 1/5 so với 670 đô la mà một công nhân Trung Quốc nhà máy mang về nhà ở Quảng Châu, trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc, Mostafiz Uddin, chủ sở hữu của người Bangladesh nhà sản xuất quần áo Denim Expert, nói với Insider.

“Hơn nữa, chi phí nguyên liệu tăng đang thúc đẩy các công ty may mặc tìm kiếm các điểm đến thay thế như Bangladesh, nơi giá sản xuất tương đối thấp”, Uddin nói.

Bất chấp vụ sập tòa nhà cao cấp làm ít nhất 1.132 người thiệt mạng vào tháng 4 năm 2013 và làm giảm uy tín về an toàn lao động của Bangladesh, ngành sản xuất hàng may mặc của nước này vẫn là một trụ cột chính của nền kinh tế, chiếm gần 85% các chuyến hàng, tương đương hơn 42 tỷ đô la Mỹ. xuất khẩu của đất nước, vào năm 2021. Nước này cũng là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.

Bangladesh, hiện đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư về sản xuất các chất phân bón, nông phẩm và bào chế thuốc men.

Malaysia:

Malaysia hiện đang có 32 dự án đầu tư từ các nhà tài phiệt tư bản đỏ Trung Quốc , theo cơ

quan Malaysian Investment Development Authority, tuy nhiên họ không tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc chạy trốn từ China sang nước ngoài.

Nhưng ngay cả trước đại dịch, các khoản đầu tư công nghệ vào Malaysia đã tăng lên do chi phí lao động thấp hơn và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Các thỏa thuận lớn trong vài năm qua bao gồm khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ ringgit Malaysia, tương đương 339 triệu USD, bởi gã khổng lồ chip Mỹ Micron trong 5 năm kể từ năm 2018. Jabil, một công ty Mỹ sản xuất vỏ iPhone, cũng đã mở rộng hoạt động tại Malaysia.

Theo thông tin chính thức của chính phủ, dòng vốn FDI của Malaysia đạt mức cao nhất trong 5 năm là 48,1 tỷ USD vào năm 2021, với lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử và xe cộ là đóng góp chính.

Công ty Tư Nhân Trung Quốc Cũng Muốn Chạy ra khỏi China.

Một số đông các công ty Trung Quốc cũng rụt rịch dọn sang các nước lân cận như Việt Nam và Thailand và đồng thời 5 đại công ty của China cũng tự động rút ra khỏi thị trường chứng khoán New York với lý do họ đã bị rơi vào tầm nhắm của các cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán của Mỹ và cũng vì áp lực từ chính quyền trung ương China muốn thu hồi vốn lo sợ bị vỡ nợ hay vì lý do khủng hoảng địa chính trị ( Geopolitical Conflicts) trong đó có công ty dầu khí Sinopec, Petro China , tập đoàn insurance công ty bảo hiểm China Life Insurance, người khổng lồ trong ngành nhôm Chalco và một chi nhánh khác của Sinopec đóng trụ sở tại Thượng Hải. Việc các công ty này rút khỏi Wall Street là dấu hiệu một cơn địa chấn sắp xảy ra.

Sự Chấm dứt Của Made in China.

Mặc dù Covid 19 đã làm tê liệt hầu hết thế giới, đại dịch Covid cũng là một thử thách cho các chính quyền thế giới với nhiều cách ngăn ngừa và trấn an xã hội cũng như sự ảnh hưởng của nó trong lãnh vực kinh tế.

Sau hơn hai năm, hầu hết các quốc gia đã gần như bình phục nhờ phát minh các loại vaccines và China cũng không ngoại lệ.

Nhưng cuối năm 2022, chính xác là ngày 21 November, China báo cáo có ít nhất 31,000 cases mỗi ngày và con số này cứ gia tăng hàng ngày.

Đầu tháng 12, Beijing đóng cửa các công viên, nơi tụ họp công cộng và bắt đầu shut down Shanghai, thành phố tài chính , Covid tiếp tục lan rộng , Beijing bắt đầu lock down các thành phố lân cận trong đó có khu vực kỹ nghệ Guangzhou hay Quảng Châu , thành phố lớn thứ ba sau Bắc Kinh và Thượng Hải, trở thành 100/100 lock down hầu hết các thành phố lớn khác đều báo cáo có sự gia tăng ca lây nhiễm.

Chính quyền Bắc Kinh cho ra đời kế hoạch Zero Covid với mục đích cứu vớt ngành công nghiệp đang bị thiệt hại nặng nề , và một cuộc chạm trán giữa công nhân và hàng rào an ninh tại campus Zhengzhou ( Trịnh Châu) của công ty Foxconn, hàng ngàn công nhân đã tìm cách phá vỡ hàng rào an ninh để thoát về nhà vì lo sợ bị lây nhiễm khi bị bắt buộc phải ở lại trong cơ xưởng.

Chính sách Zero Covid là thủ phạm.

Cùng lúc với kế hoạch rút ra khỏi China của những đại công ty, Hoa Kỳ cũng đã tiếp tay phá vỡ ngôi vị độc tôn Made in China bằng cách tiếp tục chế độ tariff đối với hàng nhập khẩu từ China, với những tác động của cuộc chiến thương mại vẫn còn. Tổng thống Joe Biden đã không những không hủy bỏ các mức thuế cao mà Trump áp đặt đối với Trung Quốc – trên thực tế, vào tháng 10, ông đã áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị vận chuyển đến các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc sản xuất chip logic tiên tiến. Điều này càng tạo thêm căng thẳng cho một mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

Vai trò quan trọng của FOXCONN trong Khả năng Triệt tiêu Made in China.

Đây là con số mới nhất về công ty Foxconn:

Thu hoạch : US$ 175 billion (2021)

Kinh phí hoạt động :US$193.57 billion (2021)

Lợi tức : US $139.32 billion (2021)

Giá trị công ty : US $3.908 trillion (2021)

Total Equity: US $1.573 trillion (2021)

Tổng số nhân công : 1,290,000 khắp thế giới (2020)

Các công ty phụ thuộc:

Fii Foxconn Industrial

Internet

FIT Foxconn Interconnect

Technology

FIH Mobile

ShunSin

Healthconn

CircuTech

Asia Pacific Telecom

Sharp Corporation

Smart Technologies

Belkin

Được biết một mình Foxconn cũng đã tạo ra gần 800 thương vụ liên hệ. Năm ngoái, Foxconn đã ngưng kêu lại trên 10,000 nhân viên tạm cho về nghỉ vì Covid chỉ là một thí dụ nhỏ trong hàng trăm, hàng ngàn công ty không thể đáp ứng chiến dịch Zero Covid, buộc lòng phải sa thải và thay thế lực lượng lao động tạm thời, khiến cho người lao động Trung

Quốc bất mãn và họ đã bất chấp Covid, biểu tình rầm rộ liên tục. Giờ đây, khi chiến lược tốn kém của họ Tập đột ngột bị dỡ bỏ sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại nó, Tập đã im lặng.

Việc dỡ bỏ nhanh chóng các hạn chế COVID ở Trung Quốc đang làm giảm thêm sức hấp dẫn của nước này với tư cách là công xưởng của thế giới, bên cạnh những căng thẳng leo thang với Mỹ. Các công ty từ Meta đến Google đã lên kế hoạch chuyển ít nhất một số hoạt động sản xuất và tìm nguồn cung ứng ra khỏi China sau cuộc chiến thương mại nổ ra dưới thời tổng thống của Donald Trump, khi nó bị tăng thuế.

Dell có kế hoạch ngừng sử dụng chip máy tính sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024 và giảm các linh kiện “Made in China” khác trong các sản phẩm của mình.

Chính quyền Biden hiện đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của các công ty Mỹ vào Trung Quốc. Trong đó, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp kiểm soát hạn chế xuất khẩu công nghệ từ Hoa Kỳ tới các nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát thậm chí còn ảnh hưởng đến một số công ty ở châu Âu, với sự cảnh báo mọi vi phạm có thể sẽ gặp rủi ro về địa chính trị trong công việc thương mại.

Sự gia tăng COVID của Trung Quốc làm tăng thêm mối lo ngại mà các công ty đa quốc gia phải đối mặt. Sau khi gia công phần mềm sản xuất ở các địa điểm rẻ hơn ở nước ngoài, thúc đẩy kỷ nguyên toàn cầu hóa kéo dài ba thập kỷ, nhiều công ty đang xem xét đưa hoạt động sản xuất trở lại gần quê hương hơn là hoạt động ở những nước xa xôi.

Theo các tài liệu về thương mại, với chuyện các đại công ty đã lần lượt rút ra khỏi China, Tài liệu của Japanese Investment Nomura cho biết đã có 56 công ty lớn ngoại quốc dọn ra khỏi China chỉ trong khoảng từ Apr. 2018 và Sept.2019.

Trong số 56 công ty đó, 3 công ty dọn sang India , 2 dọn qua Indonesia, 8 qua Thailand, 11 dọn qua Taiwan và 26 dọn qua Việt Nam.

Tháng 12 , 2022 Nike, Adidas, Samsung chính thức hoàn tất dọn sang Việt Nam.

Và mới đây công ty Foxconn của Taiwan cũng đã xác định chuyện rời khỏi China theo sau tin công ty điện thoại di động Smartphone lớn nhất thế giới, IPhone sẽ từ từ rời China và chuyển sang Ấn Độ và Việt Nam.

Đây là một cú shock lớn cho ngành kỹ nghệ chế biến điện tử cao cấp của China.

Foxconn hiện có 90 mặt hàng điện tử khác nhau và với số lượng nhân viên trên 249,00, 300,000 và 450 000 người tại 12 cơ xưởng rải rác ở 9 thành phố lớn trong mainland China, trụ sở chính ở Longhua Subdistrict, Shenzhen, chỉ một Foxconn ở Zhengzhou đã đóng góp 80 % vào ngân sách của thành phố Trung Châu, và 60% lợi tức cho toàn thể tỉnh Hà Nam, Trung Quốc , Foxconn là đại diện cho hơn ⅓ ngành sản xuất mobile phone cho toàn thể China và khi iPhone đã quyết định từ giã China, Foxconn buộc lòng phải đi theo, điều này có nghĩa là họ sẽ cho dời luôn toàn bộ lực lượng nhân viên, một số sang Ấn Độ và một số qua Việt Nam và một số khác buộc lòng phải cho nghỉ việc, đó là những người thợ Trung Quốc.

Tháng 10 năm ngoái, Foxconn bị ảnh hưởng bởi Covid rất trầm trọng , cộng thêm một số đông nhân viên giả vờ bị Covid để trốn thoát về nhà bởi quy luật khắc khe do chế độ Zero Covid buộc Foxconn phải tuân thủ, tất cả nhân viên đều phải ăn ngủ tại xưởng máy, lo sợ bị lây nhiễm họ đã phá vỡ hàng rào an ninh và chạy bộ trốn ra khỏi cơ xưởng.

Logistics tê liệt, các tanker khổng lồ rổng tuếch, sa thải, xuất khẩu và tiêu thụ giảm.

Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng được gọi là ba động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng nhìn vào tình hình kinh tế tổng quát hiện tại ở Trung Quốc, có vẻ như cả ba lực lượng đang bị mất động lực.

Với cả xuất khẩu và đó tiêu dùng đang gặp khó khăn, ĐCSTQ chỉ có thể dựa vào đầu tư.

Chính chế độ Zero Covid , mặc dù đã được bãi bỏ nhưng chính sự phán đoán bất cẩn và độc đoán của ĐCSTQ đã tạo ra mối nghi ngờ về một trường hợp tương tự trong tương lai đồng thời bởi sự che đậy các nguồn tin về Covid, không một phép màu nào có thể trong một thoáng một chiều từ Out break tự nhiên trở lại bình thường, chính khả năng bào chế vaccine của CSTQ cũng bị nghi ngờ vì sự hãnh diện hão và thực sự tình trạng lây nhiễm Covid vẫn còn trầm trọng, người mang tiền đến đầu tư phải suy nghĩ trở lại.

Câu Chuyện iPhone và Samsung.

Bất kể Samsung cố gắng thế nào, Apple IPhone vẫn là một công ty smartphone thành công nhất về lợi nhuận và innovations (sáng tạo) Nhưng khi IPhone thành công cũng là lúc Samsung kiếm tiền.

Năm 2017, Samsung bán cho Apple từ 180 cho đến 200 triệu cái màn hình OLED cho Apple iPhone X , Samsung kiếm tiền nhiều hơn chính cái series Galaxy 8 của mình.

Năm 2022, Apple mua 70% cái màn hình cho IPhone 14 từ công ty khổng lồ Samsung, lý do là Apple không tự chế tạo sản phẩm của mình mà chỉ design và nghiên cứu thị trường, sự thành công của iPhone là họ đã tạo ra được một thị trường gọi là IPhone Culture, mỗi chiếc iPhone được xem như một “Mỹ phẩm” một boutique luxury item, một hàng hiệu phải đi cùng với những thương hiệu luxury khác như các ví tay đắc tiền của phụ nữ nhưng IPhone cũng mang lại rất nhiều thành công cho các công ty con.

LG Korea + China

Trường hợp của LG, một công ty khổng lồ nữa của Nam Hàn cũng đang suy nghĩ về sự triệt thoái khỏi China, năm 2021, LG chính thức rút ra khỏi thị trường smartphone vì không cạnh tranh nổi với Samsung và Apple , năm 2022 , LG cũng tuyên bố rút ra khỏi thị trường Solar Panel vì China có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên LG cũng đã thành công với loại màn hình mới cho TV và smartphone với phát minh mới LG OLED evo G3 đang làm mưa làm gió trên thị trường màn hình , và Apple IPhone cũng đang ngắm vào , sau việc quyết định chọn Việt Nam và India của IPhone, LG chắc chắn cũng nối gót Samsung, còn lại tại China là những nhà máy chế tạo household appliances như Tủ lạnh, máy giặt máy sấy.

Trong tháng Sáu năm ngoái trong chuyến công du Hoa Kỳ, chắc chắn ông chủ Apple là Tim Cook đã đãi tiệc Phạm Minh Chính tại phòng dạ tiệc của Apple tại Cupertino, California, hai người đã vui vẻ nâng ly Không biết vừa rồi Phạm Minh Chính có hứa hẹn gì với Tim Cook nhưng chắc chắn dân Việt Nam sẽ có thêm công ăn việc làm.

Việc sản xuất MacBook tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 5 năm 2023.

Apple đã bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ và có kế hoạch tăng gấp ba số lượng trong hai năm tới. Khi các hệ thống dây chuyền lắp ráp bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Apple sẽ có cơ sở sản xuất thứ hai cho các sản phẩm chủ lực của mình.

Và nếu các bạn không quên, họ Tập từng kiêu hãnh tuyên bố, năm 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên “Made in China”. Tập Cận Bình không ngờ Covid-19 đã xoay ngược tình thế.

Hiện tại, tại khu vực biển Đông, nơi đang nóng bỏng với những vụ cọ xát giữa Hải quân Hoa Kỳ và China chung quanh Đài Loan , dưới con mắt của những chiến lược gia , đây là bước đầu của những xung đột quân sự giữa hai cường quốc, nhưng đối với con mắt của các kinh tế gia, đây cũng là một nguyên nhân cho cuộc di tản các công ty lớn ra khỏi China, vì không ai khờ lại mang tiền vào làm ăn trong một khu vực sắp có chiến tranh, một mưu kế tựu kế từ chính quyền Joe Biden và các đồng minh?

Và đối với những nhà đầu tư đại tư bản, họ cần một thị trường lao động trẻ, có trình độ học vấn đủ để huấn luyện nghề nghiệp và một chế độ chính trị vững chắc và nhất là thị trường nhân công rẻ, Việt Nam , Ấn Độ, Malaysia, Thailand và Bangladesh hội đủ những yếu tố như trên, tất cả 5 quốc gia này vẫn còn đồng lương bằng phân nửa 530$US/ tháng bên China.

Sau Covid và trước cuộc di tản của những đại công ty Tây phương ra khỏi China và trước sự đổ bộ vào Việt Nam cũng lôi cuốn theo các nhà tài phiệt tư bản đỏ của Trung Quốc trong đó Luxshare Precision chuyên về các linh kiện li ti và máy in cũng đã có mặt tại khu kỹ nghệ Deep “C” tại miền Bắc Việt Nam, công ty Growatt chuyên môn về dự trữ điện năng cũng đã có mặt tại hai miền Nam Bắc, trên 50 công ty Trung Quốc đã nộp đơn xin đầu tư và 45 dự án đã đệ trình.

Nhìn lại, một cuộc chiến âm thầm về Địa Chính Trị (Geopolitical war) đã bắt đầu tuy nó không ồn ào nhưng chắc chắn cái nhản hiệu “Made in China” sẽ từ từ nhỏ dần trước khi sẽ biến mất, vì trong lúc này , chúng ta đã thấy những stickers “Designed in The USA”, package in ROC (Republic of China) hay Assemble For Walmart những dấu hiệu sẽ giúp người mua hàng từ từ quên đi hàng chữ Made in China.

Năm 2025, năm của exodus ra khỏi nhà máy chế biến lớn nhất của thế giới và giấc mơ của Tập Cận Bình sẽ không bao giờ thành sự thật.

Câu nói Man Proposes, God Disposes hay Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên trong trường hợp này nên được sửa lại thành Mưu Sự Tại Họ Tập thành sự do Đại Tư Bản.

Và thế nào một Việt Nam?

Chắc chắn một điều là chế độ Cộng sản chuyên chế vẫn phải tồn tại lâu dài, tư bản đỏ VN sẽ càng ngày càng giàu và càng nhiều, tuy đời sống người Việt Nam có nhiều triển vọng khá hơn nhiều nhưng nên nhớ đồng lương căn bản chỉ khá hơn theo kiểu nhỏ giọt, Việt Nam sẽ là một thị trường tiêu thụ với gần 100 triệu người, và Việt Nam là điểm đến chắc chắn bởi các hiệp ước free trade với thế giới nhất là với Âu Châu đã bắt đầu có hiệu lực.. nhưng đừng nghĩ rằng Việt Nam sẽ hóa rồng ngoại trừ Việt Nam biết đầu tư trở ngược vào khối óc thông minh của người Việt bằng cách, nới lỏng sự tự do về tư duy, cởi mở về quan điểm chính trị, đón nhận sự tham gia của người dân hai miền như những bước đầu tập tễnh cho một thế chế dân chủ như Nam Hàn hay Nhật Bản.

Điều quan trọng và chắc chắn sẽ xảy ra đó là sự bắt đầu của một chấm dứt, cái nhản hiệu Made in China.

ST. ( Edited by LK)
hoanghoa
Posts: 2259
Joined: Wed Jun 06, 2007 11:50 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by hoanghoa »

Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng độc quyền của thế giới
Lê Tây Sơn


Image
Tim Cook, CEO của Apple, trong buổi khai trương “Apple Store” đầu tiên tại Ấn Độ (tại khu phức hợp Bandra-Kurla ở Mumbai) ngày 18 Tháng Tư 2023 (ảnh: Anshuman Poyrekar/Hindustan Times via Getty Images)

Các công ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.

Những yếu tố khiến Trung Quốc mất sức hấp dẫn

Khi nỗ lực để làm cho môi trường kinh doanh thân thiện hơn trước, chính phủ Ấn Độ đã nhận được phản hồi lớn với quyết định của hãng Apple mở rộng hơn nữa sản xuất iPhone ở Ấn Độ, kể cả tăng lượng mẫu máy mới nhất. Các dấu hiệu về một Ấn Độ “công xưởng sản xuất” mới của thế giới có thể nhìn thấy tại các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur, một thành phố thuộc bang miền Nam Tamil Nadu. Từ lâu, các nhà máy nước ngoài ở đây đã sản xuất xe hơi và thiết bị cho thị trường Ấn Độ, nay, cùng tham gia với họ là các tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin mặt trời, turbin gió đến đồ chơi và giày dép. Tất cả là nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công xưởng Trung Quốc – Wall Street Journal cho biết.

Năm 2021, Vestas, một trong những nhà sản xuất turbin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch, đã xây dựng hai nhà máy mới ở Sriperumbudur. Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn tất cả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 foot đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.

TQ trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Nhưng nguy cơ quá lệ thuộc vào công xưởng này và các chính sách đơn phương của TQ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến nhiều công ty đầu tư vào TQ phải tìm giải pháp dự phòng. Chi phí lao động tăng cao và áp lực chuyển giao công nghệ của chính phủ TQ cho các công ty nội địa đối thủ cạnh tranh của họ cũng là lực đẩy ra đi. Sau đó là chính sách áp đặt thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TQ, rồi các đợt phong tỏa do Covid-19 từ 2020 đến cuối 2022, và nay là xu hướng của các chính phủ phương Tây muốn nền kinh tế ít lệ thuộc vào TQ. Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ”, đặc biệt là Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia.
Image
Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới (do Samsung Electronics đầu tư), Tháng Bảy 2018 (ảnh: Sunil Ghosh/Hindustan Times via Getty Images)

Chính sách thu hút đầu tư của Ấn Độ có gì đáng chú ý?


Ấn Độ có những vấn đề mãn tính khiến nước này chỉ có vai trò nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết lực lượng lao động còn nghèo, không có kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện với các quy định lạc hậu. Sản xuất vẫn manh mún so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên cố gắng thay đổi, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2021 xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ chỉ bằng 1/10 TQ, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác, trừ Mexico và Việt Nam. Mức tăng lớn nhất thuộc lĩnh vực điện tử, nơi xuất khẩu một năm tăng ba lần kể từ 2018 lên $23 tỷ trong tài khoá kết thúc vào Tháng Ba, 2023. Theo Counterpoint Technology Market Research, thị phần sản xuất điện thoại thông minh cầm tay của Ấn Độ trên thế giới đã tăng từ 9% trong năm 2016 lên 19% trong năm nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình $42 tỷ hàng năm từ 2020-2022, tăng gấp đôi trong chưa đầy một thập niên.

Kể từ khi TQ tuyên bố tình hữu nghị “không giới hạn” với Nga vào đêm trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Mỹ và các đồng minh đã đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ. “Hoa Kỳ đang tăng cường hội nhập với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy, gồm cả Ấn Độ” – Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố trong chuyến thăm Ấn vào Tháng Hai qua.

Không có công ty nào thể hiện tốt hơn việc đặt cược vào Ấn Độ sẽ là “TQ tiếp theo” hơn Apple. Trong 15 năm qua, Apple đã xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở TQ để sản xuất từ máy tính xách tay đến iPhone, phụ kiện và giúp ích rất nhiều để nâng vị thế “công xưởng sản xuất” của TQ. Tình hình nay đã khác. Apple lắp ráp các mẫu iPhone cấp thấp ở Ấn Độ kể từ năm 2017 nhưng bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 cao cấp mới nhất tại đây.

J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ sản xuất tại Ấn Độ trong năm 2025. Các quan chức Ấn Độ hy vọng sự hiện diện tích cực của Apple sẽ thúc đẩy những công ty khác đi theo. “Những công ty chủ lực thường tạo ra xu hướng. Lần này Apple đang gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản” – Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal trả lời một cuộc phỏng vấn. Apple đã và đang thúc đẩy các nhà cung cấp vệ tinh đa dạng hóa nhà máy ra ngoài TQ sau khi họ phải đối mặt với gián đoạn sản xuất trong thời gian TQ đóng cửa vì “zero-Covid”.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ-TQ và giữa Bắc Kinh-Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Foxconn Technology Group, nhà sản xuất chính của Apple, cũng khiến công ty này phải mở rộng sản xuất iPhone tại nhà máy gần thành phố Chennai của Ấn Độ với sản lượng iPhone khoảng 20 triệu chiếc mỗi năm từ 2024 và tăng gần gấp ba số công nhân lên 100,000 người.

Để tạo môi trường kinh doanh thân thiện, chính phủ Ấn Độ đã tháo gỡ một số rào cản kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Narendra Modi công bố chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) để thúc đẩy sản xuất. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng container và nhà máy điện. Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của WB và tăng “chỉ số đổi mới toàn cầu” (global innovation index) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) đồng thời thương lượng được nhiều hiệp định thương mại tự do để hội nhập toàn cầu.

Sasikumar Gendham, giám đốc điều hành công ty Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhận định: “Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu từ năm 2015 và nâng cấp chúng vào năm 2021. Giảm thuế hải quan là cú huých cho toàn bộ ngành công nghiệp điện tử”. Kể từ 2014, lực lượng lao động tại chỗ của Salcomp đã tăng gấp sáu lần lên 12,000 người và hãng đặt mục tiêu thuê thêm 25,000 người nữa trong hai năm tới. Hiện Salcomp sản xuất khoảng 100 triệu chiếc mỗi năm tại Ấn Độ so với 180 triệu chiếc ở TQ.

Image
Trong một nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử thuộc công ty Intex Technologies của Ấn Độ (ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Còn một số rào cản

Tuy nhiên, Jules Shih, giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA của Đài Loan có trụ sở tại Chennai, nhắc rằng, “ở nhiều khía cạnh Ấn Độ vẫn tụt hậu so với các nước khác”. Ví dụ mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt địa điểm và xây dựng nhà máy cũng như xin thị thực rất chậm cho các kỹ thuật viên, nhà quản lý và kỹ sư người nước ngoài.

Tháng Ba, 2020, Ấn Độ công bố “các biện pháp khuyến khích liên kết sản xuất” nhằm trợ cấp trực tiếp cho các sản phẩm mục tiêu, bắt đầu là điện thoại di động và linh kiện, dược phẩm và thiết bị y tế. Nhưng một số công ty nước ngoài nhận thấy quá trình đề nghị hưởng các ưu đãi này còn nhiêu khê. Trong số phàn nàn có công ty Hàn Quốc Samsung Electronics. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động bắt đầu xuất hiện ở các trung tâm sản xuất của Ấn Độ. Trong khi TQ khuyến khích các công ty nước ngoài đưa nhà máy của chuỗi cung ứng đến các đặc khu kinh tế, nơi được giảm thuế linh kiện và máy móc nhập khẩu thì chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” lại ưu tiên cho các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu!

Tăng thuế không có lợi cho các công ty phải nhập khẩu nhiều linh kiện. Viral Acharya, nhà kinh tế tại Đại học New York và là cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ nhận xét trong một báo cáo gửi cho Viện Brookings vào Tháng Ba: “Ấn Độ đang theo chủ nghĩa bảo hộ sản xuất hàng hóa trong khi đang khao khát trở thành công xưởng của thế giới”.

Trong bản đánh giá thường niên về nền kinh tế Ấn vào cuối năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo: “Việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Ấn Độ đang bị đình trệ. Tỷ trọng của khu vực sản xuất trong GDP đã thực sự bị thu hẹp kể từ khi ‘Make in India’ được triển khai, xuống còn 14% trong năm 2021, thấp hơn nhiều so với Mexico, Việt Nam và Bangladesh”.
nguyenvsau
Posts: 1134
Joined: Thu Jul 08, 2010 11:25 pm
Contact:

Re: Bình Luận , Quan Điểm

Post by nguyenvsau »

Yevgeny Prigozhin, đồ tể của Putin, bắt đầu điên loạn
Lê Tây Sơn
25 tháng 5, 2023


Image
Một góc Bakhmut ngày 23 Tháng Năm 2023 (ảnh: Defense of Ukraine / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)


Yevgeny Prigozhin, ông trùm Tập đoàn đánh thuê Wagner, cho biết 20,000 binh sĩ của ông ta đã chết trong cuộc chiến đẫm máu chiếm thành phố Bakhmut của Ukraine. Những chỉ trích mới đây của Prigozhin trong một cuộc phỏng vấn cho thấy cuộc chiến ngôn từ của ông ta với các quan chức quân sự cấp cao Nga ngày càng ở mức độ không thể kiểm soát…

Kêu gọi tiến hành “cuộc cách mạng 1917” mới

Vừa tuyên bố chiến thắng khi chiếm được thành phố Bakhmut của Ukraine, Yevgeny Prigozhin đã cảnh báo “cuộc chiến tàn bạo của Moscow có thể đẩy nước Nga vào tình trạng hỗn loạn tương tự cuộc cách mạng năm 1917”, trừ khi giới thượng lưu giàu có, sống tách biệt của nước này trực tiếp tham gia và đóng góp nhiều hơn vào cuộc chiến.

Trong cuộc phỏng vấn video dài với blogger hoạt động chính trị và ủng hộ chiến tranh Konstantin Dolgov đăng trên Telegram vào ngày 23 Tháng Năm, Prigozhin, người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn lính đánh thuê Wagner khẳng định: “Chiến dịch quân sự đã phản tác dụng một cách nghiêm trọng vì Kremlin thất bại trong việc ‘phi quân sự hóa Ukraine’ (một trong những mục tiêu của Putin)”.


Kêu gọi hãy quay trở lại chính sách độc tài toàn trị, ông ta nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong một tình huống có thể mất nước Nga một cách đơn giản. Chúng ta phải thiết quân luật, phải công bố đợt tuyển quân mới. Phải đưa tất cả những người còn khả năng lao động vào dây chuyền sản xuất đạn dược. Nga cần phải sống như Bắc Hàn trong vài năm, kể cả đóng cửa biên giới và lao động cưỡng bức!”.

Viện dẫn sự tức giận của công chúng đối với lối sống xa hoa của những người giàu có và quyền lực, Prigozhin cảnh báo “nhà của họ có thể bị những người cầm chĩa ba tấn công”. Ông ta nêu tên Ksenia Shoigu, con gái của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bị phát hiện đi nghỉ ở Dubai cùng chồng chưa cưới, blogger thể hình Alexei Stolyarov. Prigozhin nhấn mạnh: “Những đứa trẻ của giới thượng lưu tốt nhất là nên cô lập chúng và không cho phép chúng có một cuộc sống xa hoa, béo tốt và vô tư một cách lộ liễu. Sự phân chia lối sống có thể kết thúc như năm 1917 bằng một cuộc cách mạng nếu những người lính tiên phong đứng dậy và những người thân yêu của họ theo sau”.



Image
Ảnh vệ tinh ghi nhận sự tan nát tại Bakhmut vào thời điểm ngày 8 Tháng Năm 2022 so với thời điểm ngày 15 Tháng Năm 2023 – Getty Images



Tiếp tục tấn công các tướng lĩnh chóp bu

Cũng trong cuộc phỏng vấn, Yevgeny Prigozhin tiết lộ 20,000 binh sĩ của ông đã thiệt mạng trong trận chiến giành thành phố Bakhmut phía Đông Ukraine, một cuộc chiến kéo dài hàng tháng làm tiêu hao người và khí tài của cả hai bên. Prigozhin cho biết, khoảng 10,000 cựu tù nhân trong 50,000 người mà ông tuyển mộ để chiến đấu ở Ukraine đã thiệt mạng, cộng thêm 10,000 quân chính quy của Wagner – The Washington Post cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn video đăng trên Telegram ngày 23 Tháng Năm, Prigozhin cho biết quân đội của ông ta sẽ rời Bakhmut khoảng ngày 1 Tháng Sáu để “tái cơ cấu, tái trang bị và tái vũ trang”, đồng thời nhấn mạnh: “427 ngày chiến đấu rất gian khổ. Khi Wagner rời Bakhmut, thành phố sẽ thuộc trách nhiệm tiếp quản của Bộ Quốc phòng (Nga). Nếu họ không chấp nhận thì những người có trách nhiệm nên tự sát!”.

Trong đoạn video dài hơn một giờ, Prigozhin chỉ trích quân đội chính quy Nga không thể chống lại nhóm tấn công bên trong lãnh thổ Nga mới đây. Ông ta nói, “Thật đáng xấu hổ khi để chúng xâm nhập vào khu vực biên giới Belgorod. Lực lượng bảo vệ biên giới của chúng ta chưa sẵn sàng để ngăn chặn chúng theo bất kỳ cách nào. Đâu có gì đảm bảo chúng không đến Moscow trong nay mai?”


Cuộc đối đầu của Prigozhin với các quan chức quân sự cấp cao ngày càng trở thành dấu hiệu chia rẽ nghiêm trọng nhất và đáng chú ý nhất trong hàng ngũ quân sự và nội bộ chính trị Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine từ Tháng Hai năm ngoái. Prigozhin đã nhiều lần cáo buộc giới chức quân sự hàng đầu ở Moscow không cung cấp đạn dược cho các chiến binh của ông ta trong trận chiến giành Bakhmut và đổ lỗi cho họ về thương vong nặng nề của Tập đoàn đánh thuê Wagner. Trong cuộc phỏng vấn, ông ta nhắc lại: “80% thương vong của Wagner là do thiếu đạn dược”.
Image
Yevgeny Prigozhin (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)

Những thất bại của Moscow ở Ukraine đang gây căng thẳng cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin. Putin đã làm rất ít để kiềm chế các cuộc công kích của Prigozhin nhắm vào các quan chức quân sự hàng đầu. Việc chiếm đóng Bakhmut do Wagner lãnh đạo là thắng lợi lãnh thổ đáng kể duy nhất của Nga kể từ Tháng Bảy năm ngoái.

Phần mình, các chỉ huy Ukraine cũng đối mặt những chỉ trích vì phòng thủ Bakhmut quá lâu dẫn đến thiệt hại nhân mạng với hàng ngàn thương vong và hao tổn vũ khí viện trợ quí giá. Kyiv biện minh rằng việc cầm chân Nga tại Bakhmut là nhằm giảm khả năng tấn công của các lực lượng Nga và kéo dài thời gian kế hoạch tái chiếm các lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Tại Belgorod trong lãnh thổ Nga, chiến sự vẫn diễn ra gay gắt.

Ngày 24 Tháng Năm, Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết khu vực này đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong một đêm. “Một số nhà riêng, văn phòng và đường ống dẫn khí đốt bị thiệt hại” – ông viết trên Telegram. Trong khi đó, theo Oleh Synehubov, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự tỉnh Kharkiv, Nga đã nã pháo vào ba quận của tỉnh, nơi có chung đường biên giới với Belgorod, làm hư hại tài sản và phương tiện.

Cho đến thời điểm này, Ukraine vẫn nhận được ủng hộ tiền của lẫn vũ khí từ phương Tây. Ngày 24 Tháng Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace đã gặp người đồng cấp Ukraine tại Kyiv để thảo luận về việc tiếp tục huấn luyện binh lính Ukraine tại Vương quốc Anh và chuyển giao vũ khí, gồm cả tên lửa Storm Shadow tầm xa cho Ukraine.
Post Reply

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 6 guests